Bộ Môn Cầu Hầm

4
Bộ Môn Cầu Hầm (Section of Bridge and Tunnel Engineering) Khoa Công Trình – ĐH Giao Thông Vận Tải http://bte-utc.edu.vn [email protected] P.305-A6-ĐH GTVT (04) 37 66 80 29 LỊCH SỬ & ĐỘI NGŨ Được thành lập năm 1962 (ngay sau khi thành lập trường ĐH GTVT), Bộ môn Cầu Hầm là một trong những bộ môn có bề dày truyền thống và uy tín đào tạo của trường ĐH GTVT. Bộ môn đã được trao tặng Huân chương độc lập hạng 3 và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ GTVT, Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. Tập thể cán bộ, giảng viên BM Cầu-Hầm TẬP THỂ LÃNH ĐẠO Nhiệm kỳ hiện tại ban lãnh đạo bộ môn bao gồm: Trưởng BM PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long; Phó trưởng BM phụ trách đào tạo: TS. Nguyễn Duy Tiến; Phó trưởng BM phụ trách khoa học: TS. Bùi Tiến Thành PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long Trưởng Bộ Môn Phó Hiệu Trưởng TS. Nguyễn Duy Tiến P. Trưởng Bộ Môn Phó Trưởng Phòng KHCN TS. Bùi Tiến Thành P. Trưởng Bộ Môn Phó Trưởng Khoa CT CÁC THẾ HỆ CỰU SINH VIÊN Một số gương mặt tiêu biểu của cựu sinh viên thành đạt các lớp chuyên ngành thuộc Bộ môn Cầu Hầm đào tạo có thể kể đến là Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, cựu SV lớp Cầu Hầm K15; Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT PGS.TS Hoàng Hà, cựu SV lớp Cầu Hầm K21; ông Chu Ngọc Sủng –Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), cựu SV lớp Cầu Hầm K6; ông Lâm Văn Hoàng –Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, cựu SV lớp Cầu Hầm K31; ông Lê Hoàng Minh – Chánh văn phòng Quỹ bảo trì Đường bộ TW, cựu SV lớp Cầu Đường Bộ K38; Các thầy cô giáo của Bộ môn đã được phong tặng các danh hiệu cao quý: 01 NGND, 01 GS, 02 NGƯT, 04 PGS. Hiện tại, đội ngũ cơ hữu tại bộ môn gồm 34 giảng viên, trong đó có 04 PGS, 16 Tiến sĩ, 10 Nghiên cứu sinh, 06 Thạc sĩ và giảng viên chính. Toàn bộ các thầy cô giáo của bộ môn đều đạt trình độ sau đại học. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phát biểu tại Lễ khởi công các cầu ở Hải Dương

Transcript of Bộ Môn Cầu Hầm

Page 1: Bộ Môn Cầu Hầm

Bộ Môn Cầu Hầm(Section of Bridge and Tunnel Engineering)

Khoa Công Trình – ĐH Giao Thông Vận Tải

http://bte-utc.edu.vn [email protected] P.305-A6-ĐH GTVT (04) 37 66 80 29

LỊCH SỬ & ĐỘI NGŨ

Được thành lập năm 1962 (ngay

sau khi thành lập trường ĐH

GTVT), Bộ môn Cầu Hầm là một

trong những bộ môn có bề dày

truyền thống và uy tín đào tạo

của trường ĐH GTVT. Bộ môn đã

được trao tặng Huân chương

độc lập hạng 3 và nhiều bằng

khen, giấy khen của Bộ GTVT, Bộ

GD&ĐT và của Nhà trường.Tập thể cán bộ, giảng viên BM Cầu-Hầm

TẬP THỂ LÃNH ĐẠO

Nhiệm kỳ hiện tại ban lãnh đạo bộ môn baogồm: Trưởng BM PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long;Phó trưởng BM phụ trách đào tạo: TS. NguyễnDuy Tiến; Phó trưởng BM phụ trách khoa học:TS. Bùi Tiến Thành

PGS.TS. Nguyễn Ngọc LongTrưởng Bộ MônPhó Hiệu Trưởng

TS. Nguyễn Duy TiếnP. Trưởng Bộ MônPhó Trưởng Phòng KHCN

TS. Bùi Tiến ThànhP. Trưởng Bộ MônPhó Trưởng Khoa CTCÁC THẾ HỆ CỰU SINH VIÊN

Một số gương mặt tiêu biểu của cựu sinh viên

thành đạt các lớp chuyên ngành thuộc Bộ môn

Cầu Hầm đào tạo có thể kể đến là Thứ trưởng

Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, cựu SV lớp Cầu

Hầm K15; Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT PGS.TS

Hoàng Hà, cựu SV lớp Cầu Hầm K21; ông Chu

Ngọc Sủng –Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị

Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), cựu SV

lớp Cầu Hầm K6; ông Lâm Văn Hoàng –Tổng

giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, cựu SV

lớp Cầu Hầm K31; ông Lê Hoàng Minh – Chánh

văn phòng Quỹ bảo trì Đường bộ TW, cựu SV lớp

Cầu Đường Bộ K38;

Các thầy cô giáo của Bộ môn đã được phong

tặng các danh hiệu cao quý: 01 NGND, 01 GS, 02

NGƯT, 04 PGS. Hiện tại, đội ngũ cơ hữu tại bộ

môn gồm 34 giảng viên, trong đó có 04 PGS, 16

Tiến sĩ, 10 Nghiên cứu sinh, 06 Thạc sĩ và giảng

viên chính. Toàn bộ các thầy cô giáo của bộ môn

đều đạt trình độ sau đại học.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn HồngTrường phát biểu tại Lễ khởi công cáccầu ở Hải Dương

Page 2: Bộ Môn Cầu Hầm

ông Phan Quốc Hiếu –Phó Cục trưởng -

Cục Quản lý XD & Chất lượng CTGT, Bộ

GTVT, cựu SV lớp Cầu Hầm K21; ông

Nguyễn Tuấn Huỳnh –Tổng giám đốc Tổng

công ty Xây dựng CTGT 4 – CTCP

(Cienco4), cựu SV lớp Cầu Hầm K36; ông

Lương Phan Kỳ – Giám đốc Sở GTVT Hà

Tĩnh, cựu SV lớp Cầu Hầm K23; ông Bùi

Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT TP Hồ

Chí Minh, cựu SV lớp Cầu Hầm K33.Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ GTVT PGS.TS Hoàng Hà tại Lễ Ký kết Chương trình công tác.

Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh (đứng giữa) –Tổnggiám đốc Tổng công ty Xây dựng CTGT 4 –CTCP (Cienco4) tại Hội nghị Công tác cán bộ.

Ông Bùi Xuân Cường (thứ 2 từ trái sangphải)– Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh tạilễ hợp long cầu

CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN HỌC

Bộ môn Cầu Hầm là một trong những đơn vị

đảm nhận nhiệm vụ đào tạo bậc đại học ngành

Kỹ thuật XD CTGT của Trường ĐH GTVT cho 4

chuyên ngành với quy mô khoảng 400 kỹ sư hệ

chính quy. Tổng thời gian đào tạo là 4,5 năm.

Hàng năm, chương trình khuyến học của cựu

SV chuyên ngành cầu hầm trao tặng học bổng

cho sinh viên trúng tuyển thủ khoa vào chuyên

ngành Cầu, Hầm; và cấp 70 suất học bổng cho

sinh viên các năm thứ 3 và thứ 4 chuyên ngành

Cầu, Hầm đạt thành tích học tập xuất sắc.Ông Cấn Hồng Lai, Tổng giám đốc CIENCO 1trao học bổng cho sinh viên

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CẦU HẦM

Ngoài việc được cung cấp các kiến thức theo chương trìnhchung của ngành Kỹ thuật XD CTGT, SV còn được đào tạochuyên sâu trong các lĩnh vực: Lập dự án, thiết kế kết cấu, kỹthuật-công nghệ và tổ chức thi công, khai thác bảo trì, khôiphục và tăng cường các công trình cầu, hầm.

Chuyên ngành trang bị những kiến thức về cơ học, kỹ năngtính toán và phân tích kết cấu phục vụ cho nhiệm vụ thiết kếcầu, hầm, giới thiệu về kỹ thuật xây dựng truyền thống và côngnghệ hiện đại trong lĩnh vực thi công cầu, hầm.

Page 3: Bộ Môn Cầu Hầm

Từ giai đoạn học chuyên ngành, các sinh viên có thể lựa chọn thiết kế tốt nghiệp công trình cầuhoặc công trình hầm. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư chuyên ngành cầu hầm có thể tham gia đảmnhiệm các công tác thiết kế, giám sát, thi công và quản lý trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, thủylợi hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về lĩnh vực cầu hầm.

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG HẦM & METRO Chuyên ngành được mở ra nhằm mục tiêu đào tạo ra những kỹ sưcó kiến thức chuyên sâu hơn về tính toán thiết kế, về công nghệ xâydựng, bảo trì, khai thác các công trình đường hầm và đặc biệt làđường tàu điện ngầm trong đô thị (Metro).

Bên cạnh đó các kỹ sư chuyên ngành còn được trang bị các kiếnthức cơ bản về việc thiết kế, thi công các công trình Cầu đường nhưcác chuyên ngành đào tạo khác trong ngành XD CTGT.

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG BỘ

Sinh viên theo học chuyên ngành Xây dựng Cầu Đường Bộ đượctrang bị đồng thời các kiến thức chuyên sâu về lập dự án, thiết kếgiải pháp kết cấu, công nghệ và tổ chức thi công cho cả công trìnhcầu và đường bộ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với vai trò làkỹ sư thiết kế, tư vấn, chỉ đạo thi công tại các công ty xâydựng và quản lý các công trình giao thông.

CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG SẮT

Các môn học thuộc chuyên ngành này phục vụ cho việchướng dẫn lập dự án, thiết kế kết cấu, giải pháp và tổ chứcthi công các công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt vàđường sắt. Chuyên ngành này đào tạo đầy đủ các kiến thức về cơhọc, kỹ năng tính toán, phân tích kết cấu trong thiết kế cầuvà thiết kế đường sắt.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bộ môn Cầu Hầm là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng Công trình giaothông với hai chuyên sâu: Cầu hầm, Hầm và Công trình ngầm và đào tạo Tiến sĩ kỹ thuật Xây dựngcông trình Giao thông chuyên ngành Cầu hầm.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Hàng năm, bộ môn tiếp nhận và đào tạo khoảng 100thạc sỹ kĩ thuật và 10 nghiên cứu sinh. Bộ môn là địachỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáng tincậy cho ngành GTVT Việt Nam.

CÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

Chẩn đoán dao động của kết cấu công trình, theodõi và quan trắc thường xuyên kết cấu công trình cầu

Kiểm định và thử tải đánh giá khả năng chịu lực kết cấu công trình cầu.

Ảnh hưởng của các phá hủy, nứt bê tông đến độ bền tức thời và dài hạn của công trình.

Nghiên cứu phát triển kết cấu mới, ứng dụng vật liệu mới trong sửa chữa và tăng cường kết cấuvà gia cố nền móng công trình, giải pháp kết cấu cho giao thông đô thị.

Nghiên cứu tác động qua lại giữa kết cấu công trình và môi trường xung quanh, ứng xử cơ họcvà ứng xử kết hợp (multi-physics) của vật liệu xây dựng.

sử dụng kết quả đo dao động, tác động tương hỗ giữa đất nền và công trình

Page 4: Bộ Môn Cầu Hầm

Bộ môn Cầu Hầm là đối tác tin cậy về nghiêncứu khoa học và chuyển giao công nghệ trongngành xây dựng công trình giao thông ở ViệtNam. Bộ môn đã kí thỏa thuận phối hợp vềđào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giaocông nghệ khoa học giao thông vận tải vớinhiều doanh nghiệp thuộc ngành như: Công tyCổ phần 473, Công ty TNHH MTV quản lýđường sắt Hà Thái, Công ty cổ phần cầu 12,Công ty cổ phần Licogi 18.6.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp đàotạo, NCKH và CGCN với CTCP 473

HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA BỘ MÔN

Thực tập kỹ thuậtBảo vệ tốt nghiệp

Cuộc thi kỹ sư cầu tương lai

Hội

thảo

khoa

họcHợp tác quốc tếChương trình khuyến học

Đào tạo đại học

HỢP TÁC QUỐC TẾ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bộ môn đã đặt quan hệ hợp tác với nhiều cơ sở nghiêncứu của các trường ĐH trên thế giới như Trường ĐHCầu Đường Paris - CH Pháp, Trường ĐHTH kỹ thuậtDarmstadt - CHLB Đức, Trường ĐHTH kỹ thuật Graz - CHÁo, ĐH Liege - VQ Bỉ, Trường ĐHTH New South Wales –CH Ôxtrâylia, ĐH Công nghệ Montreal – Canada, ĐHAlabama – Mỹ… Từ năm 2000 tới nay Bộ môn đã tổchức thành công nhiều Hội thảo QT và trong nước vớisự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và chuyêngia trong lĩnh vực xây dựng cầu hầm. Thành viên bộ môn tham gia đề

tài NCKH Việt - Bỉ