BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT...

169
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2015

Transcript of BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT...

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2015

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014

BÁO CÁOTỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2015

PHẦN THỨ NHẤT TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014

Năm 2014, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước mặc dù có được cải thiện song vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Đông khiến tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng và kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, thách thức. Dự báo đúng tình hình, ngay từ đầu năm Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,8%; quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng và nâng cao hiệu quả.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên của cán bộ, công chức, viên chức toàn Ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác năm 2014, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành TTTT trên các mặt trận chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế - xã hội và góp phần cùng đất nước hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2014

1. Công tác quản lý nhà nước1.1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch

1

Xác định công tác xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của ngành, Bộ TTTT luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với sự tập trung chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, năm 2014 là năm có số lượng đề án do Bộ TTTT xây dựng, tham mưu được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều nhất từ trước đến nay với 21 đề án, trong đó: Bộ Chính trị ban hành 01 nghị quyết, Chính phủ ban hành 02 nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 quyết định.

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ đã tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW trong khối các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp Trung ương. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị về ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2020, trên cơ sở những việc đã và chưa làm được trong hơn 10 năm qua, Bộ đã xây dựng, hoàn thiện và trình Bộ Chính trị dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Ngày 01/7/2014, Tổng Bí thư đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Triển khai nhiệm vụ Bộ Chính trị và Chính phủ giao, Bộ cũng đã xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, dự thảo Luật An toàn thông tin đã được Bộ trình Chính phủ tại Tờ trình số 14/TTr-BTTTT ngày 21/3/2014 và đã được Quốc hội khóa XIII quyết định sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng đã ký Tờ trình và hồ sơ dự thảo Luật trình Quốc hội.

Thực hiện Nghị quyết số 70/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 30/5/2014, Bộ TTTT được giao chủ trì xây dựng Luật Báo chí thay thế Luật Báo chí năm 1989 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999. Triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí để có thêm cơ sở thực tiễn trong quá trình triển khai xây dựng Luật Báo chí (mới). Tính tới thời điểm này, Bộ đã dự thảo xong kế hoạch, đề cương chi tiết, chuẩn bị dự thảo ban đầu của Luật và dự kiến sẽ trình dự án Luật lên Quốc hội trong năm 2015.

Vấn đề quy hoạch báo chí luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng nhằm tạo ra một hệ thống báo chí phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Điều 17, Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về báo chí. Bộ đã hoàn thiện và trình Bộ Chính trị dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển

2

và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban cán sự Đảng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai Chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2014, Bộ đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập để tổ chức xây dựng dự thảo Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Ban soạn thảo đã tiến hành thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý về thông tin cơ sở, nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thông tin cơ sở hiện nay để xây dựng dự thảo Chỉ thị chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi trình Ban Bí thư xem xét, phê duyệt.

Năm 2014, Bộ đã trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 08 đề án thuộc Chương trình công tác năm 2014 và 20 đề án ngoài Chương trình công tác (xem Phụ lục II). Trong tổng số 28 đề án trình trong năm 2014, có 01 đề án trình Quốc hội là dự thảo Luật An toàn thông tin, 04 đề án trình Chính phủ, 22 đề án trình Thủ tướng Chính phủ và 01 đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bên cạnh việc xây dựng các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ cũng đã tích cực chỉ đạo công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo thẩm quyền nhằm hướng dẫn và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân hoạt động trong lĩnh vực TTTT. Trong năm 2014 Bộ đã ban hành 20 thông tư và phối hợp ban hành 02 thông tư liên tịch (xem Phụ lục III).

1.2. Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành1.2.1. Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin

cơ sở, thông tin đối ngoạiNăm 2014, Bộ đã tăng cường định hướng cho các cơ quan báo chí tuyên

truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các ngành, các cấp, các địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ; thông tin, phổ biến, giải thích rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2014, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 47/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; thông tin đầy đủ về Hiến pháp, Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp và các nội dung, kết quả của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kỳ họp thứ 7, 8 Quốc hội khóa XIII. Tập trung tuyên truyền về Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch

3

Hồ Chí Minh; tăng cường phát hiện, tôn vinh và tuyên truyền về những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; uốn nắn những cách nhìn lệch lạc, đồng thời phản ảnh những ý kiến xây dựng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để điều chỉnh những điểm chưa hợp lý; phân tích, đánh giá đúng mức về các sự kiện, vấn đề thời sự trong nước và quốc tế; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước và con người Việt Nam với các nước trên thế giới… Qua đó, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; phản bác kịp thời những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội.

Chỉ đạo các cơ quan báo chí tập trung thông tin, tuyên truyền toàn diện về công tác thông tin đối ngoại, bảo vệ chủ quyền biển, đảo để người dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về hành động sai trái của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đặc biệt đã phối hợp có hiệu quả với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cho các nhà báo, phóng viên trong và ngoài nước ra tác nghiệp trực tiếp trên thực địa; phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Bộ đã tổ chức Lễ tiếp nhận, công bố và xây dựng kế hoạch thẩm định Bộ Atlas thế giới, xuất bản ở Bruxelles năm 1827, có giá trị quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc biên soạn và xuất bản bộ tài liệu triển lãm tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tổ chức 20 cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại 14 tỉnh, thành phố.

Thông tin, phản ánh đầy đủ về các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhất là kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các anh hùng liệt sĩ trong trận chiến bảo vệ biên cương, biển đảo của Tổ quốc, 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân,…; công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giá cả thị trường và những vấn đề xã hội, dư luận quan tâm. Chỉ đạo Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát và thống kê hoạt động thông tin điện tử trên mạng; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí. Hoạt động được dư luận và xã hội đồng tình, đánh giá cao là việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin, bài sai sự thật, thiếu nhạy cảm chính trị, chạy

4

theo xu hướng giật gân, câu khách, xa rời tôn chỉ, mục đích, vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về báo chí.

Triển khai hiệu quả các đề án tuyên truyền được Chính phủ giao: An toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm; Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;... và các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Tổ chức nhiều hội nghị tập huấn cho phóng viên, biên tập viên các báo, đài, trong đó có Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền triển khai Hiến pháp; Hội nghị quán triệt Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí. Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức loạt sự kiện tuyên truyền về an toàn giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và các tỉnh lân cận và công tác phòng, chống ma tuý tại Hà Tĩnh. Tổ chức Liên hoan Phim tài liệu truyền hình và phóng sự chuyên đề lần 3. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc, Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; ban hành Kế hoạch thông tin đối ngoại giai đoạn 2015-2017 của Bộ. Tiếp tục triển khai xây dựng Cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Cầu Treo. Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại tại Lạng Sơn, Vĩnh Long, Hà Tĩnh và Lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ chuyên trách về thông tin đối ngoại cho 31 Sở TTTT. Triển lãm ảnh, báo chí và tuần phim “40 năm quan hệ Việt Nam - Pháp và Việt Nam điểm hẹn thế giới” tại Pháp, “Không gian Việt Nam” tại Hà Lan, “Việt Nam - điểm hẹn thế giới” tại Anh, Bỉ; tổ chức Liên hoan ảnh và phim phóng sự, tài liệu bảo vệ môi trường biến đổi khí hậu cộng đồng ASEAN; mở nhiều lớp đào tạo cho các nhà báo Lào. Tham gia các hoạt động công tác liên ngành về nhân quyền.

1.2.2. Về xuất bản, in và phát hànhCông tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý

xuất bản, in, phát hành đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và đem lại kết quả cụ thể. Tăng cường triển khai Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; các nghị định về chế độ nhuận bút và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Chỉ đạo các nhà xuất bản, các cơ sở phát hành sách tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các xuất bản phẩm có giá trị về tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật và các văn hóa phẩm phục vụ nhân dân trong các dịp lễ kỷ niệm; tăng cường phát hành các xuất bản phẩm bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo. Xây dựng các nội dung của dự án “Xuất bản phẩm theo chuyên đề” và “Quảng bá xuất bản phẩm tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã” thuộc Chương trình mục tiêu

5

quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm 2014; hướng dẫn các cơ quan chủ quản về định hướng đề tài xuất bản phẩm đặt hàng năm 2015. Khảo sát, điều tra thực trạng mạng lưới phát hành xuất bản phẩm địa bàn Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Tây Bắc. Hướng dẫn các các Sở TTTT, đơn vị nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của Luật Xuất bản. Làm việc với các bộ, ngành, địa phương về xem xét, ban hành những quy định mang tính chất đặc thù trong hoạt động xuất bản và giải quyết khó khăn về tiền thuê nhà, đất của các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành sách. Xây dựng Kế hoạch tổng thể về tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho các đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Triển khai Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ biên tập cho biên tập viên.

Tổ chức Lễ công bố Ngày Sách Việt Nam tại Hà Nội và chuỗi sự kiện Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất trên toàn quốc; Triển lãm Sách kỷ niệm 60 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ; Hội chợ sách TP. Hồ Chí Minh. Ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ TTTT và Bộ Văn hóa Cuba và triển khai các nội dung hợp tác. Kiện toàn Đoàn Liên ngành phòng chống in lậu tại Trung ương, tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành về xuất bản. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm; tăng cường chấn chỉnh hoạt động liên kết để làm trong sạch môi trường xuất bản; xử lý nghiêm các xuất bản phẩm và các nhà xuất bản có xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật.

1.2.3. Về bưu chính Sau 6 năm thực hiện chính sách cung ứng dịch vụ công ích, phát hành một

số báo in trên mạng bưu chính công cộng theo lộ trình trợ cấp giảm dần, VNPost đã có những bước phát triển lớn và đạt được những thành tựu đáng kể. Theo đúng lộ trình, từ năm 2014, VNPost tự đảm bảo chi phí cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trên cơ sở quản lý, vận hành hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Từ đầu năm 2014, Bộ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế quản lý, hỗ trợ đối với việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích về phát hành báo chí giai đoạn 2015-2020.

Bên cạnh công tác xây dựng cơ chế, chính sách thì công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực bưu chính cũng được chú trọng triển khai nhằm giúp phân định rõ kinh doanh và nhiệm vụ công ích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bưu chính cạnh tranh lành mạnh, cụ thể: tập trung chỉ đạo doanh nghiệp được chỉ định xây dựng và trình đề án cước phát hành báo chí công ích; nghiên cứu điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính phổ cập theo đúng lộ trình của phương án giá cước dịch vụ thư cơ bản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện điều tra thống kê và kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính công ích năm 2014. Chú trọng tập huấn và chỉ đạo các Sở TTTT rà soát

6

văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng bưu chính công ích và thẩm định danh mục xã thuộc vùng có điều kiện địa lý đặc biệt phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế. Chỉ đạo doanh nghiệp được chỉ định tiếp tục có các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, mạng lưới hoạt động hiệu quả, ổn định; các hoạt động khai thác và vận chuyển được thực hiện đúng lịch trình, bưu gửi được kịp thời lưu thoát, không bị tồn đọng. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Quỹ Bill-Melinda Gates tại 12 tỉnh thuộc bước 3 - giai đoạn II.

Năm 2014, Bộ đã cấp 21 giấy phép bưu chính và 15 xác nhận thông báo hoạt động bưu chính cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động bưu chính trên thị trường, nâng tổng số lên trên 100 doanh nghiệp. Ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính phát hành năm 2015; thẩm định, phát hành 12 bộ tem bưu chính, trong đó chỉ đạo và phối hợp tổ chức phát hành đặc biệt 4 bộ tem “Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh”, “Kỷ niệm 100 năm sinh Lê Trọng Tấn” và “Thú linh trưởng Việt Nam”. Chuẩn bị cho việc tổ chức Triển lãm tem bưu chính quốc gia Vietstampex 2015. Thực hiện công tác nhận bàn giao kho tem tuyên truyền về Bộ TTTT quản lý và khai thác. Tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 và phát động cuộc thi lần thứ 44.

Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Chương trình phối hợp tăng cường phục vụ đọc sách báo tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; thành lập và khai trương Điểm Bưu điện - Văn hóa xã tại các đảo Trường Sa và Sinh Tồn nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, sách báo, internet phục vụ thông tin, liên lạc cho chiến sỹ và nhân dân thuộc huyện đảo Trường Sa.

1.2.4. Về viễn thông, internet và tần số vô tuyến điệnCông tác quản lý nhà nước về viễn thông đã được triển khai đồng bộ các

nội dung gồm quản lý thị trường, cơ sở hạ tầng viễn thông, tài nguyên viễn thông, giá cước, khuyến mại, chất lượng nhằm duy trì tốt thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. An toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng viễn thông tiếp tục được bảo đảm.

Trên từng nghiệp vụ quản lý cụ thể, trong năm 2014, Bộ đã tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông; đẩy mạnh công tác tư vấn xây dựng, thẩm định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho các tỉnh, thành phố; tìm giải pháp hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc di dời các công trình viễn thông nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông. Tăng cường quản lý dịch vụ chuyển vùng quốc tế, công tác quản lý giá cước, khuyến mại, kịp thời xử lý các hành vi có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. Triển khai các quy định về đấu giá, chuyển

7

nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet. Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tổ chức triển khai thử nghiệm phương án kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về. Nghiên cứu về việc thiết lập số điện thoại khẩn cấp phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Hoàn thành giám sát lắp đặt tuyến cáp quang biển APG. Xử lý việc nợ phí kho số, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông. Tăng cường giám sát, xử lý và thu hồi giấy phép viễn thông theo quy định. Năm 2014 cấp mới 06 giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, 10 giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, 02 giấy phép thiết lập mạng dùng riêng. Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và một số đơn vị tổ chức nhiều chiến dịch nhắn tin qua Cổng thông tin nhân đạo 1400, trong đó nổi bật là các chiến dịch “Chung sức vì biển đảo quê hương”, “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Qua sự ủng hộ của cộng đồng đối với chiến dịch “Kết nối Biển Đông”, Bộ đã tổ chức phân bổ, bàn giao thiết bị thông tin liên lạc cho các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam. Thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tại khu vực Tây Nguyên, Quảng Ninh.

Nhằm thông tin, tuyên truyền hiệu quả cho công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lần đầu tiên Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông gửi tin nhắn cho các thuê bao điện thoại di động về thông điệp của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi nhân dân đồng lòng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp trong nước và quốc tế, mang lại hiệu ứng tích cực, được Thủ tướng Chính phủ và dư luận xã hội đánh giá cao.

Công tác quản lý tài nguyên internet được thực hiện tốt, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động internet. Thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống mạng dịch vụ DNS và hệ thống kỹ thuật quản lý, cấp phát tài nguyên internet quốc gia. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả của hệ thống trạm trung chuyển lưu lượng internet quốc gia VNIX. Thực hiện tốt công tác phát triển tên miền, tính đến hết 30/11/2014, đã phát triển mới được 95.640 tên miền “.vn”, nâng tổng số tên miền “.vn” đạt 295.577 tên miền, tiếp tục là tên miền quốc gia (ccTLD) có số lượng đăng ký sử dụng cao nhất khu vực Đông Nam Á – ASEAN, nằm trong TOP10 tên miền quốc gia ccTLD có số lượng tên miền đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực Châu Á. Tên miền tiếng Việt tiếp tục phát triển mạnh, tính đến 30/11/2014, có 79.057 tên miền tiếng Việt đăng ký mới. Đặc biệt năm 2014 đánh dấu sự kiện quan trọng tên miền tiếng Việt đạt mốc 1 triệu, đưa tên miền đa ngữ Việt Nam đứng thứ 1 trên thế giới về số lượng đăng ký. Tăng cường triển khai các công tác thúc đẩy ứng dụng IPv6 tại Việt Nam; tổ chức Ngày IPv6 Việt Nam. Xây dựng kế hoạch định kỳ rà soát, theo dõi sử dụng các tên miền nhạy cảm liên quan đến biển, đảo.

Công tác quản lý tần số vô tuyến diện tiếp tục thực hiện có nền nếp. Đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các băng tần số được đấu giá và trên cơ sở đó xúc tiến việc hoàn thiện các hồ sơ đấu giá theo quy định. Cho phép

8

các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm công nghệ 3G trên băng tần 900MHz song song với việc nghiên cứu, sửa đổi quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần (821-960) MHz và (1710-2200) MHz. Năm 2014 đã cấp và gia hạn tổng số hơn 27.800 giấy phép các loại. Công tác kiểm soát tần số, xử lý can nhiễu, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng tần số tiếp tục được thực hiện tốt. Phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ đội Biên phòng hướng dẫn cấp phép, tuyên truyền pháp luật, tập huấn nghiệp vụ, xử lý vi phạm. Hoàn thành tổ chức phối hợp tần số biên giới với Campuchia, Lào, Trung Quốc. Chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới năm 2015. Tham dự Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế (PP-2014) tại Hàn Quốc. Tại Hội nghị này, đại diện của Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới nhiệm kỳ 2015-2018.

Triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020: Công bố Biểu trưng số hóa truyền hình Việt Nam; triển khai việc thành lập và cấp phép cho các doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ; tăng cường quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam về truyền hình số và quy chuẩn về thiết bị thu truyền hình số; tổ chức các hội nghị tập huấn và tiếp tục thông tin tuyên truyền về Đề án. Triển khai Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014-2017.

1.2.5. Về công nghệ thông tinPhổ biến, quán triệt Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ

Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết. Phát hành Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của Ban điều hành Triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Ban điều hành Triển khai các chương trình công nghiệp CNTT, Hội đồng Giám đốc CNTT trong các cơ quan nhà nước. Triển khai Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020; Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trong Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, các dự án công nghiệp CNTT, các hợp phần thuộc dự án phát triển CNTT do World Bank tài trợ và các công việc về CNTT liên quan đến Đề án 896 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư.

Tổ chức đôn đốc triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ sơ kết 03 năm thực hiện

9

Chương trình, xúc tiến xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020. Kịp thời có ý kiến góp ý, thẩm định cho một số Đề án ứng dụng CNTT của các bộ, ngành và địa phương. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ hành chính công ở một số bộ, ngành và địa phương. Chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo ICT Index 2014, công bố “Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2013” và tổng kết, đề xuất xây dựng phương pháp đánh giá, xếp hạng mới. Tiếp tục triển khai các dự án Thí điểm đầu tư trang thiết bị ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Tổ chức triển khai nhiệm vụ phát triển hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan Chính phủ (hệ thống e-Doc). Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm sớm xử lý dứt điểm các tồn tại của Đề án 112.

Xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước. Chú trọng công tác phổ biến pháp luật về CNTT cho doanh nghiệp. Thực hiện đánh giá các phần mềm nguồn mở để khuyến cáo sử dụng. Nghiên cứu, xây dựng Đề án tham gia Hiệp định CNTT mở rộng (ITA). Làm việc với các hội, hiệp hội để hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu thiết bị.

Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới. Thực hiện điều phối, xử lý 1.138 sự cố trang tin lừa đảo, 4.493 sự cố tấn công thay đổi giao diện, 5.976 sự cố về phát tán mã độc, cảnh báo xử lý 8.233 lượt địa chỉ IP của các cơ quan nhà nước bị nhiễm mã độc. Điều phối các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) thực hiện các biện pháp ngăn chặn 49 trang tin có nội dung vi phạm pháp luật, chống phá Đảng và Nhà nước. Hoàn thành kế hoạch đánh giá an toàn thông tin cho 82 cổng/trang thông tin điện tử quan trọng của các cơ quan nhà nước. Kịp thời cảnh báo và hướng dẫn triển khai khẩn cấp một số biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn tấn công của tin tặc nước ngoài theo tình hình thực tế. Tổ chức thành công diễn tập ứng cứu sự cố máy tính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APCERT).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về lĩnh vực chữ ký số. Tổ chức kiểm tra việc ứng dụng, triển khai chữ ký số tại UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương và các CA công cộng; giám sát việc thực hiện các kết luận kiểm tra để các CA công cộng chấn chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá việc ứng dụng chữ ký số công cộng trong các dịch vụ hành chính công, trọng điểm là khai báo thuế qua mạng và hải quan điện tử; kiểm tra tình hình sử dụng chứng thư số nước ngoài và tuyên truyền hiểu biết pháp luật về chữ ký số, chứng thư số nước ngoài.

10

Đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của Bộ. Kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ; tổ chức họp và thông qua Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2015. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thử nghiệm hệ thống liên thông văn bản giữa Bộ với các Sở TTTT. Trong năm 2014, trang thông tin điện tử của Bộ cập nhật được khoảng 1.800 tin bài, 20 video clip, 118 văn bản quy phạm pháp luật. Số lượt truy cập xem nội dung tăng trên 160% so với năm trước.

1.2.6. Công tác pháp chế, kiểm soát thủ tục hành chính

Đẩy mạnh việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch kế hoạch phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển lĩnh vực TTTT, Bộ đã tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc việc xây dựng các đề án trong Chương trình công tác trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên cập nhật tiến độ, điều chỉnh, bổ sung Chương trình công tác, nhờ vậy chất lượng văn bản ban hành đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước. Trong năm, Bộ đã kiểm tra, rà soát và góp ý kiến gần 500 lượt dự thảo văn bản của Bộ và các bộ, ngành. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra thực hiện văn bản; rà soát, hệ thống các đề mục cần được pháp điển thuộc lĩnh vực TTTT. Định kỳ công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về TTTT hết hiệu lực thi hành. Thường xuyên kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, các bộ, ngành và địa phương có liên quan đến lĩnh vực TTTT để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chung của nhà nước.

Bộ đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai, thi hành Hiến pháp. Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý, tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giải đáp cho doanh nghiệp. Công tác thẩm định văn bản thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Công tác rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc, phát hiện sớm các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; xử lý kịp thời các văn bản trái pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực TTTT. Công tác thực thi pháp luật ngày càng đi vào nề nếp, có chất lượng và hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được tăng cường, giúp các doanh nghiệp và các Sở TTTT trang bị, cập nhật kịp thời các văn bản để phục vụ công tác quản lý nhà nước ở địa phương cũng như trong quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhiều thủ tục hành chính của Bộ đã được nghiên cứu, xem xét và đề xuất cắt giảm; công bố, công khai các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính theo đúng quy định. Tổ chức khảo sát công tác về cải cách thủ tục hành chính và thực thi

11

pháp luật trong lĩnh vực TTTT tại nhiều tỉnh, thành phố. Tham gia các hoạt động triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư của Chính phủ.

1.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáoHoạt động thanh tra, kiểm tra được tăng cường góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Bộ đã kiện toàn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Bộ và thanh tra chuyên ngành; quy định chi tiết mối quan hệ công tác giữa Thanh tra Bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra các Sở TTTT. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành TTTT năm 2014 cho các cán bộ, công chức làm công tác thanh tra tại các Cục thuộc Bộ, các Sở TTTT và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TTTT trên cả nước. Chuẩn bị nội dung, kế hoạch, thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ. Chỉ đạo Sở TTTT các tỉnh, thành phố và phối hợp tốt với Thanh tra các bộ, ngành, các cơ quan của Bộ Công an phát hiện, thanh, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về TTTT; phối hợp với Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2009/TTLT-BTTTT-BCA về phối hợp phòng, chống in lậu.

Thanh tra Bộ đã thanh tra việc chấp hành pháp luật tại 57 tổ chức, doanh nghiệp, trong đó lĩnh vực bưu chính: 11; báo chí và thông tin điện tử: 16; xuất bản, in và phát hành: 08; viễn thông và CNTT: 22. Thanh tra hành chính 16 đơn vị. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ tiến hành 12 cuộc thanh tra. Ban hành 125 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt gần 3,8 tỉ đồng. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý dứt điểm các vụ khiếu kiện. Công tác tiếp dân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Quy chế tiếp công dân của Chính phủ. Năm 2014, Bộ đã tiếp 08 lượt công dân đến khiếu nại, đề nghị, phản ánh...; không có khiếu kiện kéo dài cũng như khiếu kiện đông người. Kết quả thanh tra đảm bảo chính xác, trung thực, bên cạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước còn góp phần bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người dân; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp sai phạm.

1.2.8. Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bảnThực hiện chủ trương tiết kiệm, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và đôn

đốc việc thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách và đầu tư năm 2014; phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kế hoạch đấu thầu các dự án đúng nguyên tắc, thủ tục. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị rà soát, quản lý tài sản công theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính; hướng dẫn các đơn vị tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm trang thiết bị theo đúng chủ trương của Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra quyết toán ngân sách chi thường xuyên, chi khoa học - công nghệ;

12

điều hành tốt công tác thu phí, lệ phí và nộp ngân sách. Công bố một số định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để tăng cường hiệu quả quản lý. Tổ chức tốt Hội nghị giám sát, đánh giá đầu tư năm 2014 và hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 27/6/2014 của Chính phủ. Thực hiện nghiêm công tác báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu và giám sát đánh giá tổng thể đầu tư; công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

Quán triệt các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014) và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014), Bộ đã xây dựng, hoàn thiện kế hoạch phát triển ngành và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Xây dựng, bảo vệ tốt dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2015; chỉ đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu, chi năm 2014 và triển khai giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015. Đề xuất chủ trương đầu tư đối với 02 chương trình mục tiêu của ngành Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2016-2020, gồm: Chương trình mục tiêu đưa thông tin về cơ sở giai đoạn 2016-2020; Chương trình mục tiêu về CNTT giai đoạn 2016-2020. Xây dựng phương án điều tra hiện trạng phổ cập internet và nghe nhìn năm 2015. Hoàn thành việc quyết toán Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010. Xây dựng các văn bản, đề án điều chỉnh Quyết định số 1643/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015.

Thẩm định, giao kế hoạch tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2014 cho từng doanh nghiệp; thẩm định, thực hiện báo cáo giám sát tài chính năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đối với từng doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý đúng theo quy định. Phê duyệt Quyết định xếp loại doanh nghiệp năm 2013 đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý. Kiểm tra và đôn đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC triển khai các hạng mục của gói thầu XL-09 thuộc công trình xây dựng Nhà Quốc hội mới đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và chất lượng.

1.2.9. Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thi đua, khen thưởng

Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập. Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp cho các đối tượng là viên chức đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trong ngành TTTT; xây dựng quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khối cơ quan Bộ; xây dựng Chương trình

13

phát triển thanh niên Bộ TTTT giai đoạn 2014–2020; xây dựng đề án thành lập Công đoàn ngành TTTT. Triển khai xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong Bộ. Thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ của cơ quan thường trực quốc phòng - an ninh, tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên với hơn 100 cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương và báo Ngành trên phạm vi toàn quốc.

Bộ đã thực hiện đúng theo quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, tuyển dụng, tiếp nhận, cho thôi việc, giải quyết chế độ nghỉ hưu cho công chức, viên chức, người lao động. Tăng cường công tác đào tạo lại, cử hơn 700 lượt cán bộ đi công tác, đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài; gần 300 cán bộ đi đào tạo ngắn hạn trong nước, 10 cán bộ đi đào tạo sau đại học tại nước ngoài; 08 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh; 23 cán bộ đi bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp.

Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2013-2015. Chỉ đạo, định hướng VNPT triển khai đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập 3 Tổng Công ty trực thuộc VNPT. Ban hành quyết định và triển khai việc chuyển Công ty Thông tin di động VMS, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Bộ và thành lập Tổng Công ty Viễn thông Mobifone trên cơ sở tổ chức lại Công ty Thông tin di động VMS. Phê duyệt chủ trương thành lập các đơn vị trực thuộc VNPost, các đơn vị hạch toán phụ thuộc đơn vị trực thuộc VNPost. Hướng dẫn Tổng công ty VTC và Đài THKTS VTC chia tách, bàn giao tài sản. Các trường, cơ sở đào tạo thuộc Bộ chuẩn bị và tổ chức tốt kỳ tuyển sinh năm học 2014-2015.

Công tác thi đua, khen thưởng được quan tâm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bộ đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thi đua, phát động thi đua và chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, kinh tế - xã hội của ngành TTTT. Bộ đã đề xuất với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho 01 tập thể và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ cứu nước cho 02 cá nhân, xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 05 cá nhân, Huân chương Độc lập hạng Nhì cho 02 tập thể, Huân chương Độc lập hạng Ba cho 03 tập thể và 01 cá nhân, Huân chương Lao động các loại cho 53 tập thể và 80 cá nhân, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 56 tập thể và 200 cá nhân, Cờ thi đua của Chính phủ cho 25 tập thể.

1.2.10. Công tác khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượngCông tác quản lý khoa học và công nghệ (KHCN) được thực hiện tốt theo

kế hoạch. Bộ đã triển khai phân bổ Kế hoạch KHCN trong lĩnh vực TTTT nguồn vốn ngân sách năm 2014 và thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, hoàn thành nghiệm thu tốt các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ. Xây dựng phương hướng, mục tiêu,

14

nhiệm vụ KHCN giai đoạn 2016-2020 lĩnh vực TTTT làm định hướng hoạt động trong giai đoạn tới.

Về công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Bộ đã ban hành 12 QCVN và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 14 TCVN về thiết bị, dịch vụ viễn thông và truyền hình số, an toàn thông tin, kỹ thuật phần mềm... Tổ chức đánh giá, chỉ định/chỉ định lại 07 phòng đo kiểm viễn thông, truyền hình, kiểm thử phần mềm; tổng số phòng đo kiểm được chỉ định đang có hiệu lực là 19. Tiếp tục triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp viễn thông (TEL MRA) trong APEC: Tổng số phòng đo kiểm nước ngoài đã thừa nhận đang có hiệu lực là 64 (43 của Hoa Kỳ, 19 của Hàn Quốc, 01 của Canada và 01 của Singapore).

Tăng cường giám sát và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn CNTT trong cơ quan nhà nước theo quy định. Nghiên cứu, hướng dẫn và chuẩn bị triển khai đăng ký tiêu chuẩn dữ liệu trong cơ quan nhà nước; nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn đảm bảo kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cập nhật Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận ICT trong khuôn khổ Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020; tiếp tục triển khai các nội dung tiêu chuẩn hóa về IPv6. Tích cực xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn thông tin số và chuẩn trao đổi thông tin để phục vụ quản lý về nội dung thông tin số, an toàn thông tin.

Phối hợp với các bộ, ngành trong đàm phán các nội dung sở hữu trí tuệ và hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đáp ứng mục tiêu hội nhập nhưng vẫn đảm bảo tính khả thi cũng như quyền lợi của quốc gia và doanh nghiệp. Điều phối, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại các các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ; hướng dẫn duy trì và cải tiến các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Khối cơ quan Bộ. Đến nay nhiệm vụ xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 đã triển khai tại 20 đơn vị trực thuộc Bộ và 17/20 đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với TCVN ISO 9001:2008 (tăng 3 đơn vị so với cuối năm 2013), trong đó 09/17 đơn vị có thủ tục hành chính thực hiện theo kết quả Đề án 30. Việc đẩy mạnh thực hiện công tác này đã nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị về quản lý chất lượng theo ISO 9001 và mang lại những hiệu quả bước đầu trong công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị.

1.2.11. Công tác hợp tác, hội nhập quốc tếBộ tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước; triển

khai Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ về hội nhập quốc tế; phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và tình hình đàm phán các hiệp định thương mại tự do đối với lĩnh vực TTTT. Chú

15

trọng và tích cực tham gia các Ủy ban Liên chính phủ góp phần nâng cao vai trò của ngành TTTT trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và khoa học giữa Việt Nam với các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới. Tập trung và chủ động tổ chức nghiên cứu xây dựng các phương án đàm phán phục vụ cho đàm phán các Hiệp định trọng điểm mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Việt Nam – Hàn Quốc; Hiệp định CNTT mở rộng trong khuôn khổ WTO...

Tổ chức và tích cực tham gia các chương trình, hoạt động lớn của quốc tế để tăng cường công tác quảng bá về các chủ trương, chính sách và thương hiệu lớn của ngành TTTT. Việc xây dựng và triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế được tăng cường. Bộ đã đóng góp nhiều ý kiến và triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế của Chính phủ; xây dựng và ký kết theo ủy quyền của Chính phủ kế hoạch hành động triển khai hiệp định hợp tác trong lĩnh vực TTTT giữa Việt Nam và Belarus, Hiệp định giữa Việt Nam và Nga; dự thảo Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực CNTT và truyền thông giữa Việt Nam với: Cuba, Hungary, Ấn Độ, các Tập đoàn Intel, Microsoft. Chuẩn bị nội dung xây dựng cộng đồng ASEAN sau năm 2015.

Mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương và hoạt động trong các tổ chức quốc tế, tổ chức chuyên ngành, tổ chức phi Chính phủ để kêu gọi tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình, mục tiêu phát triển ngành, hỗ trợ và tìm kiếm thị trường, cơ hội đầu tư kinh doanh ở các thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực và hợp tác nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực TTTT. Tổ chức tốt các đoàn thăm, làm việc và tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo ở nước ngoài. Trong đó Lãnh đạo Bộ tham dự đoàn công tác của Chính phủ thăm và làm việc tại Hà Lan, Cuba, Haiti, Hàn Quốc, Nga, Belarus; có các chuyến công tác tới Pháp, Anh, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Campuchia, Myanmar, Lào, Đức, Malaysia, Myanmar, Peru, Brasil, Hàn Quốc, Đức, Séc, Nga, Belarus, New Zealand... Bộ cũng đã tổ chức đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn khách quốc tế, trong đó có các đoàn cấp cao: Lào, Cuba, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Bungari, Hungary, Na Uy...

1.2.12. Công tác văn phòng và các công tác khácTiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Bộ đã ban hành Kế hoạch của

Bộ TTTT về phân công các nhiệm vụ tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng (Quyết định số 125/QĐ-BTTTT ngày 18/8/2014); hoàn thành báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) Bộ Thông tin và Truyền thông trình Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

16

kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông trình Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Công tác Văn phòng đã thực hiện tốt chức năng tổng hợp, tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành; làm tốt vai trò là đơn vị đầu mối trong việc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan của Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan khác trong công tác xây dựng các đề án trong Chương trình công tác trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Văn phòng Quốc hội trong việc chuẩn bị cho các kỳ họp của Quốc hội, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội và trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII. Chuẩn bị tốt nội dung Bộ trưởng đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”.

Công tác tham mưu, tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Chính phủ và của Bộ có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức theo hướng ngắn gọn, đầy đủ, xúc tích. Chủ động tổng hợp các kiến nghị, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của địa phương để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương. Chuẩn bị tốt nội dung và công tác hậu cần phục vụ các hội nghị giao ban tháng, quý, sơ kết năm và nhiều hội nghị lớn của Ngành, tổ chức tốt các hội nghị tập huấn công tác văn phòng và văn thư, lưu trữ cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp và Sở TTTT.

Trong năm đã ban hành 43 thông báo kết luận của Lãnh đạo Bộ tại các cuộc họp và làm việc; 52 báo cáo tuần, 12 báo cáo tháng/quý, 02 báo cáo kiểm điểm điều hành gửi Chính phủ; các báo cáo chuyên đề. Trả lời 45 câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri các tỉnh, thành phố. Tổ chức và phục vụ hơn 400 cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Bộ, 85 chuyến công tác của Lãnh đạo Bộ đến các đơn vị, địa phương. Thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật và đi vào nền nếp công tác văn thư, lưu trữ, tài chính, kế toán, quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện đi lại, làm việc cho Lãnh đạo Bộ và khối cơ quan tham mưu của Bộ. Duy trì tốt công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự, an toàn và phòng, chống cháy, nổ; lễ tân, khánh tiết; đầu mối thực hiện các nghĩa vụ của cơ quan Bộ đối với địa phương.

Cổng thông tin điện tử nội bộ về công tác Văn phòng đã thực hiện tốt việc triển khai một số nhiệm vụ: Theo dõi và đôn đốc tiến độ các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao; tổng hợp và theo dõi thông tin quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tại các địa phương; cung cấp tài liệu phục vụ nhu cầu tham khảo nội bộ của cán bộ, công chức và cung cấp một số dịch vụ trực tuyến thiết yếu khác phục vụ Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

17

Trong năm 2014, Bộ đã tiếp nhận và xử lý 14.638 văn bản đến; làm thủ tục cấp số 6.341 văn bản đi, trong đó có 20 thông tư, 1.907 quyết định, 359 giấy phép, 04 chỉ thị, 68 tờ trình, 3.655 công văn, 85 báo cáo, 243 thông báo (tính đến ngày 16/12/2014).

Cục Công tác phía Nam, Đại diện Văn phòng Bộ tại miền Trung và Tây Nguyên đã từng bước ổn định tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua các báo cáo, các hội nghị, hội thảo, tiếp xúc, trao đổi công việc và những chuyến công tác địa phương đã nắm bắt, tổng hợp thông tin về công tác quản lý nhà nước tại khu vực miền Nam và miền Trung - Tây Nguyên, phản ánh cho Lãnh đạo Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về tình hình hoạt động của các địa phương trên địa bàn được giao phụ trách. Đảm bảo tốt phương tiện đi lại và điều kiện làm việc cho các đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ và các cơ quan tham mưu thuộc Bộ.

1.2.13. Công tác Đảng, đoàn thểĐảng ủy Bộ đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết,

Chỉ thị của Đảng, của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, của Ban cán sự Đảng và của Đảng ủy Bộ TTTT. Tham gia chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng chi bộ, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Từng bước đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành ý thức tự giác, việc làm thường xuyên của từng chi bộ và mỗi đảng viên, qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và từng tổ chức cơ sở đảng. Tổ chức thành công việc chuyển giao Đảng bộ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ trực thuộc Đảng ủy Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC (thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương) về trực thuộc Đảng ủy Bộ TTTT (thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương). Chuyển giao Đảng bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ Tập đoàn VNPT về Bộ.

Các hoạt động công đoàn, đoàn thể luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ và sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn. Công đoàn Bộ đã tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của Công đoàn đến các công đoàn cơ sở và toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn dưới nhiều hình thức. Hướng dẫn các công đoàn cơ sở triển khai, thực hiện các hoạt động cụ thể như: Ngành TTTT chung sức xây dựng nông thôn mới, Lao động giỏi, Xây dựng cơ quan văn hoá và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả... Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động tại đơn vị. Thường xuyên vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và tham gia đóng góp ý kiến vào các cơ chế, chính sách. Công đoàn Bộ hiện có 2.827 đoàn viên công đoàn sinh

18

hoạt tại 27 Công đoàn cơ sở trực thuộc, có 1.194 đoàn viên công đoàn là đảng viên, chiếm tỷ lệ 42,23%. Trong năm 2014 đã giới thiệu 125 đoàn viên tham gia lớp nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam, bồi dưỡng, giới thiệu kết nạp Đảng cho 88 đoàn viên công đoàn.

Đoàn Thanh niên Bộ luôn chú trọng công tác rèn luyện tư tưởng và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên, hướng đoàn viên, thanh niên vào các hoạt động cụ thể, thiết thực. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, đoàn kết, Đoàn Thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động đoàn đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, gắn kết, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành TTTT như: Tham gia cuộc thi Công chức, viên chức trẻ tiêu biểu lần thứ nhất Khối các cơ quan Trung ương, tổ chức tọa đàm với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phát động Cuộc thi nhiếp ảnh TTTT 2014, ký Biên bản ghi nhớ với Tỉnh Đoàn Thái Nguyên chung tay đưa CNTT và truyền thông tới tuổi trẻ Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016, tổ chức tuyên truyền về Biển đảo và phát động đoàn viên sinh viên tham gia “Nhắn tin chung sức vì Biển đảo quê hương”, Hội diễn Văn nghệ Đoàn Thanh niên Bộ và nhiều hoạt động tri ân, tình nguyện. Phối hợp với Công đoàn duy trì thường xuyên, đều đặn dưới nhiều hình thức các phong trào thi đua. Tính đến cuối năm 2014, tổng số đoàn viên thanh niên của Bộ là 17.000 đoàn viên.

Hội Cựu chiến binh Bộ thực hiện đúng các quy định của Điều lệ Hội và các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Triển khai tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh Bộ lần thứ IV; Hội nghị Hội Cựu chiến binh các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; thăm và làm việc với các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An...

2. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước tại địa phươngTrong năm 2014, Lãnh đạo Bộ đã đến thăm và làm việc với 38 địa phương

(UBND, Sở TTTT và các doanh nghiệp ngành TTTT) nhằm định hướng kế hoạch hoạt động, động viên, tháo gỡ khó khăn, góp phần tăng cường công tác chỉ đạo thông suốt từ Trung ương đến cơ sở và thúc đẩy lĩnh vực TTTT tại các địa phương phát triển.

Triển khai thực hiện Nghị định số 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT, Bộ đã chỉ đạo Sở TTTT các tỉnh, thành phố rà soát chức năng, nhiệm vụ được giao để phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Sở TTTT.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Sở TTTT các địa phương đã tăng cường định hướng, hướng dẫn các cơ quan báo, đài tập trung phản ánh về tình hình kinh tế - xã hội và các giải pháp của Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền về các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương. Tích cực chỉ đạo tuyên truyền về công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, quy định quản lý điểm

19

truy nhập internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí tại các địa phương.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, lập lại môi trường lành mạnh cho hoạt động báo chí, Bộ đã chỉ đạo các Sở TTTT kiểm tra, rà soát các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí trên địa bàn, thông báo hoặc công bố công khai danh sách các phóng viên đã đăng ký hoạt động nghiệp vụ của từng cơ quan đại diện, cơ quan thường trú đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn để tạo thuận lợi cho việc phối hợp, cung cấp thông tin và tác nghiệp của nhà báo.

Tổ chức hướng dẫn các Sở TTTT, đơn vị nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện theo quy định mới của Luật Xuất bản. Tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng cho đối tượng là cán bộ Sở TTTT, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có liên quan. Chỉ đạo triển khai Chương trình viễn thông công ích tại Điểm Bưu điện - Văn hóa xã; thực hiện Dự án Quỹ Bill-Melinda Gates tại 12 tỉnh thuộc bước 3-giai đoạn II. Chỉ đạo Sở TTTT các tỉnh, thành phố về báo cáo sơ kết 1 năm Chương trình phối hợp công tác Điểm Bưu điện - Văn hóa xã giữa Bộ TTTT và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đẩy mạnh công tác tư vấn, thẩm định quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho các tỉnh, thành phố. Tăng cường triển khai Đề án số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020 bằng việc tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác thông tin, truyền thông số hóa truyền hình mặt đất; tổ chức các buổi làm việc với các tỉnh, thành phố trực tiếp triển khai Đề án trong năm 2014, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện Đề án đạt hiệu quả. Đẩy mạnh hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc đôn đốc các cơ quan nhà nước tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi văn bản trong công việc. Kiểm tra các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số, tình hình ứng dụng chữ ký số. Hướng dẫn các địa phương thực hiện xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước.

Chỉ đạo, tổ chức và bố trí các lực lượng ứng trực tại các khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Tiếp tục phối hợp với UBND, hướng dẫn các Sở triển khai Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất; các thủ tục cấp phép hoạt động In; kiện toàn Ban Chỉ đạo CNTT của tỉnh theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc gia về CNTT; thúc đẩy công tác tăng cường đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về TTTT tại địa phương.

Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước về TTTT tại địa phương đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Các Sở TTTT đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trong quản lý nhà nước về TTTT, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội các địa phương (xem Phụ lục V).

20

3. Tình hình phát triển lĩnh vực TTTTVới sự vào cuộc quyết liệt của Bộ trong việc thực hiện Chương trình hành

động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, cùng với sự năng động, sáng tạo và quyết tâm của các tổ chức, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực TTTT tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, góp phần ổn định giá cả thị trường trong nước, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Đến nay, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm báo chí (trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo in và 507 tạp chí; địa phương có 113 báo in và 132 tạp chí); 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; có gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ và khoảng 5.000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài. Nhìn chung, các cơ quan báo chí hoạt động và thông tin đúng tôn chỉ, mục đích và đúng định hướng. Do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn thu chủ yếu từ thu quảng cáo của các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo in, giảm đáng kể; mặt khác do nguồn ngân sách hạn hẹp nên các đơn vị, cơ quan báo chí phải vừa đảm bảo hoạt động chuyên môn chính trị, vừa phải khắc phục khó khăn trang trải chi phí, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

Hiện cả nước có 180 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá (tăng 02 kênh so với năm 2013, trong đó 105 kênh truyền hình quảng bá và 75 kênh phát thanh quảng bá); tổng số kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép là 40 kênh (tăng gần gấp đôi so với năm 2013); cả nước có 05 đơn vị phát sóng truyền hình số mặt đất và 03 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh; 27 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Số lượng thuê bao truyền hình số mặt đất đạt 7.000.000 thuê bao, tăng gấp đôi so với năm 2013; 973.000 thuê bao truyền hình số vệ tinh và 4.300.000 thuê bao truyền hình cáp. Tổng doanh thu trong lĩnh vực truyền hình ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013; tổng số lao động trong lĩnh vực này là 10.685 người. Diện tích phủ sóng phát thanh đạt trên 95% lãnh thổ; diện tích phủ sóng truyền hình đạt trên 98% diện tích lãnh thổ (với hai phương thức là công nghệ analog và DTH).

Ngành xuất bản vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng phần lớn các nhà xuất bản đã khắc phục, vươn lên, chủ động khai thác nguồn bản thảo trong và ngoài nước, tổ chức có hiệu quả việc huy động nguồn lực trong xã hội nên số đầu sách trong giai đoạn này không giảm. Các nhà xuất bản đã chú trọng xuất

21

bản sách, tài liệu, văn kiện phục vụ cho công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, an ninh, trật tự, môi trường, chính sách xã hội, ngoại giao, chủ quyền quốc gia,… Toàn quốc có 63 nhà xuất bản; khoảng 1.500 cơ sở in công nghiệp, trong đó có 145 cơ sở in thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước, còn lại là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; hơn 13.700 cơ sở phát hành xuất bản phẩm, trong đó có 117 công ty, đơn vị phát hành sách tỉnh, thành phố, 80 công ty thuộc thành phần kinh tế khác và hơn 13.500 trung tâm, siêu thị sách, nhà sách, hộ kinh doanh, các điểm bán sách trên toàn quốc. Ngành đã xuất bản được hơn 25.000 cuốn sách với trên 361 triệu bản; xuất bản 859 loại văn hóa phẩm với gần 28 triệu bản, trong đó xuất bản trên 210 loại mẫu lịch với 18 triệu bản. Ngành in dự kiến đạt khoảng hơn 1.000 tỉ trang in 13x19cm. Tổng doanh thu toàn ngành xuất bản, in, phát hành ước đạt 2.465,4 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của lĩnh vực xuất bản và phát hành ước đạt 22,3 triệu USD, trong đó nhập khẩu là 18,8 triệu USD; xuất khẩu là 3,5 triệu USD.

Mạng lưới bưu chính tiếp tục hoạt động ổn định, chất lượng được đảm bảo; tuy còn nhiều khó khăn, nhưng hệ thống bưu chính đã từng bước được mở rộng vùng phục vụ đến tận vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước. Mạng lưới bưu chính công cộng hiện nay có 12.642 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 2.332 bưu cục (cấp 1, 2, 3), 8.085 điểm Bưu điện - Văn hoá xã, 680 bưu cục phát, 1.545 thùng thư công cộng độc lập, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,82 km/điểm, số dân phục vụ bình quân đạt 7.022 người/điểm; 91,7% số xã trong cả nước có báo Nhân Dân đến trong ngày. Thị trường dịch vụ bưu chính những năm gần đây đã có sự cạnh tranh khá mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ với số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng và thành phần doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, trong đó có cả các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.

Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet của Việt Nam tiếp tục hoạt động ổn định, thị trường dịch vụ viễn thông và internet tiếp tục cạnh tranh, lành mạnh. Tính đến nay có khoảng 24 doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng; hơn 100 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Số lượng thuê bao internet băng rộng đạt 11.923.000 thuê bao. Trong đó: Băng rộng cố định đạt 6.980.000 thuê bao, băng rộng di động 3G (Datacard 3G): 4.943.000 thuê bao. Số lượng thuê bao di động đạt 138.630.000 thuê bao. Mặc dù số thuê bao cố định có xu hướng giảm, nhưng do số lượng thuê bao di động phát sinh cước tăng nên tổng doanh thu trong lĩnh vực viễn thông năm 2014 ước đạt 305.000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện tốt các dự án đầu tư ra nước ngoài, tập trung vào một số thị trường như: Lào, Campuchia, Môdămbích, Peru.

22

Công nghiệp CNTT tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế quan trọng, đã và đang tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng GDP cũng như xuất khẩu của cả nước. Trong điều kiện giảm sút vốn đầu tư nước ngoài FDI và kinh tế khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam như: Samsung, LG, Panasonic, Canon, Intel... Tổng doanh thu công nghiệp CNTT tiếp tục đạt mức cao, ước tính đạt hơn 27 tỷ USD. Các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, dịch vụ CNTT tiếp tục phát triển khá, đa dạng các loại hình dịch vụ. Tổng số nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 350.000 người. Về ứng dụng CNTT, 100% cơ quan nhà nước có Trang/Cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT tiếp tục được duy trì ổn định với khoảng 290 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và gần 150 cơ sở đào tạo nghề về CNTT-TT.

Một số chỉ tiêu cụ thể đạt được trong năm 2014: 1. Tổng doanh thu phát sinh toàn ngành

(chưa tính công nghiệp CNTT): ước đạt 500.000 tỷ đồng.

2. Tổng nộp ngân sách nhà nước: ước đạt 52.000 tỷ đồng.

3. Tỷ lệ thuê bao di động: 140 thuê bao/100 dân.

4. Tỷ lệ thuê bao internet băng rộng cố định: 7 thuê bao/100 dân.

5. Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động: 26 thuê bao/100 dân.

6. Tỷ lệ người sử dụng Internet: 41% dân số.

7. Tỷ lệ phủ sóng di động: 94%.

8. Tỷ lệ số xã có máy điện thoại: 100%.

9. Tỷ lệ xã có Điểm Bưu điện-Văn hoá xã: 98%.

10. Sản lượng báo xuất bản hàng năm: 1.000 triệu bản.

11. Mức hưởng thụ báo chí bình quân: trên 14 bản báo/người/năm.

12. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh: trên 95% diện tích cả nước.

13. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình: trên 98% diện tích cả nước.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt đượcNăm 2014, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,

kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực

23

trên các lĩnh vực. Trong xu thế đó, ngành Thông tin và Truyền thông đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, tiếp tục có nhiều bước phát triển mới và có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của đất nước.

Bộ đã chủ động xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quản lý sát với yêu cầu thực tiễn. Các quy hoạch, chiến lược trong lĩnh vực TTTT được tập trung nghiên cứu xây dựng và định hướng theo chiến lược phát triển chung của quốc gia. Những văn bản mới được ban hành đã góp phần tiếp tục hoàn thiện thêm một bước hệ thống các quan điểm, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành TTTT, tăng cường nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống xã hội đang đòi hỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để ngành TTTT tiếp tục phát triển.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, triển khai hiệu quả các giải pháp, thúc đẩy lĩnh vực TTTT tiếp tục phát triển, nhiều văn bản chỉ đạo điều hành được ban hành. Trong đó, phải kể đến Chương trình hành động của Bộ TTTT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014; Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong lĩnh vực TTTT. Bộ đã tiến hành Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới; Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2016-2020 trong lĩnh vực TTTTT để chuẩn bị và phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng XII.

Hoạt động báo chí, xuất bản tiếp tục được tăng cường, đã phân tích, nêu rõ được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự phối hợp trong định hướng, chỉ đạo thông tin tuyên truyền giữa các ban, bộ, ngành và các địa phương ngày càng chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhịp nhàng và bảo đảm tính đồng thuận cao. Bộ đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với một số cơ quan báo chí, xuất bản có biểu hiện chệch hướng về đường lối, mắc sai phạm nghiêm trọng có tính hệ thống, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - tư tưởng, bảo vệ nền báo chí cách mạng, làm lành mạnh hóa hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, được dư luận đồng tình, đánh giá cao. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách, các hoạt động, sự kiện chính trị lớn của đất nước; tuyên truyền các phong trào lớn như Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam... Đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội; đồng thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn

24

dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân.

Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo được tập trung đẩy mạnh. Bộ đã chỉ đạo và định hướng tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội của đất nước và thế giới; các vấn đề liên quan đến đối ngoại, chủ quyền biển, đảo để người dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các nhà xuất bản tăng cường phát hành các xuất bản phẩm bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, hải đảo, khẳng định cơ sở pháp lý của lãnh thổ đất nước đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các xuất bản phẩm có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Bộ cũng đã chỉ đạo các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông phổ biến tinh thần Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự để tuyên truyền, vận động nhân dân không có những hành động trái pháp luật, cùng nhau giữ gìn an ninh, trật tự, đoàn kết, góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm góp tiếng nói tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Công tác quản lý xuất bản, in và phát hành được tăng cường qua việc triển khai Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các nghị định về thi hành Luật Xuất bản và chế độ nhuận bút, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nội dung xuất bản phẩm đã bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước. Bộ đã tổ chức thành công Lễ công bố Ngày Sách Việt Nam tại Hà Nội và chuỗi sự kiện Ngày Sách Việt Nam lần thứ nhất tại các địa phương trên toàn quốc; Triển lãm Sách kỷ niệm 60 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hoạt động khai thác mạng lưới, vận chuyển trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát ổn định. Bộ chỉ đạo tốt việc điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính phổ cập; triển khai xây dựng đề án điều chỉnh giá cước phát hành báo chí công ích; tiếp tục tập trung chỉ đạo tăng cường các hoạt động động phục vụ sách, báo và nâng cao khả năng sử dụng máy tính, truy nhập internet công cộng tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã.

Hệ thống viễn thông, internet đảm bảo hoạt động ổn định và tiếp tục phát triển, phục vụ tốt việc thông tin, liên lạc của Nhà nước, nhân dân và việc phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông; hoàn thiện chính sách quản lý đầu số tin nhắn, thuê bao di động trả trước; xây dựng chính sách đối với các dịch vụ liên lạc trên mạng internet. Tháng 8/2014 ghi dấu việc số lượng tên miền tiếng Việt đã vượt qua mốc 01 triệu. Cổng thông tin nhân đạo 1400 tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong các chương trình nhân đạo. Nhiệm vụ triển khai Đề án số hóa truyền dẫn,

25

phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020 được khẩn trương thực hiện. Đặc biệt, trong công tác quản lý tần số vô tuyến điện, tại Hội nghị toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế, đại diện của Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới nhiệm kỳ 2015-2018.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được chú trọng. Bộ đã xây dựng đề án và tham mưu Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT; hoàn thành điều tra thực trạng và nguồn nhân lực để triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước; nâng cấp Hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia; phát hành Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2014. Chương trình Ngày hội Máy tính cho cuộc sống được tổ chức góp phần nâng cao kiến thức cho người dân, thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được tập trung thực hiện để phòng, chống các cuộc tấn công mạng với quy mô ngày càng lớn, nhất là từ nước ngoài.

Công tác hợp tác quốc tế tiếp tục được chú trọng với việc tích cực chuẩn bị các nội dung cam kết cuối cùng thuộc lĩnh vực TTTT trong đàm phán Hiệp định TPP. Ký kết Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thông tin liên lạc, CNTT và truyền thông đại chúng với Bộ Viễn thông và Truyền thông đại chúng Liên bang Nga; Kế hoạch hành động triển khai Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực TTTT giai đoạn 2014-2016 với Bộ Thông tin Belarus; các Biên bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Văn hóa Cuba, Bộ Phát triển Quốc gia Hungary và Microsoft. Hoàn thành phối hợp tần số khu vực biên giới với Campuchia, Lào, Trung Quốc. Tham gia diễn tập an ninh mạng Châu Á – Thái Bình Dương; tiếp tục tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44; tham dự các hội nghị cấp cao và làm việc với nhiều đoàn lãnh đạo cao cấp của quốc tế.

Các đề án lớn tiếp tục được chú trọng triển khai như: Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020... Triển khai tốt Kế hoạch của Bộ TTTT tổ chức thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và các Chương trình hành động Bộ đã ban hành.

Hoàn thành đúng tiến độ thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư năm 2014 và việc quyết toán Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006-2010. Công tác thanh tra được tăng cường, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng, tham mưu thuộc Bộ với các Sở TTTT tiếp tục được triển khai thường xuyên.

Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ, ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đặc biệt là các đơn vị mới được thành lập. Nhiệm vụ quản lý, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực TTTT được

26

tập trung thực hiện với việc xây dựng và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015. Bộ tập trung xây dựng mô hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là việc nâng cấp Công ty Thông tin di động VMS thành Tổng công ty Viễn thông Mobifone, thành lập 03 tổng công ty trực thuộc VNPT. Công tác chia tách giữa Tổng công ty VTC và Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC; điều chuyển các đơn vị, doanh nghiệp về trực thuộc Bộ cũng được chỉ đạo sát sao. Các doanh nghiệp thuộc Bộ đã thực hiện đúng tiến độ nhiệm vụ xây dựng các hạng mục của công trình Nhà Quốc hội mới. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực TTTT tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giữ vững tốc độ phát triển cao, có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Các Sở TTTT đã triển khai toàn diện công tác quản lý nhà nước hiệu quả, thiết thực; tập trung chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm sách, báo phục vụ người dân, đặc biệt là trong dịp Tết và trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các Sở TTTT đã chủ động tham mưu cho địa phương ban hành nhiều chương trình, kế hoạch và những nội dung liên quan đến lĩnh vực TTTT mang tầm chiến lược, cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế; các kiến nghị, khó khăn của địa phương đã được tổng hợp kịp thời để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; đồng thời tích cực triển khai toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTTT hiệu quả, thiết thực, khẳng định được vị thế của các Sở TTTT ở địa phương.

Sự phối hợp của Bộ với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc trả lời chất vấn, trả lời kiến nghị đã được thực hiện tốt, tạo được sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội và cử tri. Công tác phối hợp, thông tin giữa Bộ với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, Sở TTTT được tăng cường, thường xuyên và gắn kết hơn.

2. Các tồn tại và khó khăn- Một số đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải điều chỉnh tiến

độ xây dựng nhiều lần. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ còn chậm, so với yêu cầu, tỷ lệ đề án hoàn thành đúng tiến độ thấp.

- Một số báo, trang thông tin điện tử hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, để xảy ra sai phạm, chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, đưa thông tin chưa được kiểm chứng hoặc không tuân theo kỷ luật đưa tin, vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, về quảng cáo gây bức xúc trong dư luận, đã bị xử phạt, thậm chí tước giấy phép hoạt động, thu hồi ấn phẩm sai phạm.

- Một số cơ quan báo chí thành lập cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú tại địa phương không tuân thủ quy định của Bộ, không có quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ dẫn đến có nhiều vi phạm.

27

- Sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của nhiều nhà xuất bản, một phần do hiện tượng làm sách giả, sách lậu và tình trạng in lậu vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó là tình trạng các nhà xuất bản chưa kiểm soát được triệt để chất lượng các cuốn sách liên kết với đơn vị bên ngoài dẫn đến phải thu hồi và tiêu hủy các bản sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội, nhất là sách giáo dục.

- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đang phải đối mặt với các vụ tấn công ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn mức độ ảnh hưởng. Nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp bị tin tặc nước ngoài tấn công với các hình thức khác nhau. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn, an ninh cho các Trang/cổng thông tin điện tử chưa được các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đúng mức.

- Các thế lực thù địch vẫn tăng cường lợi dụng môi trường internet để tuyên truyền, chống phá Đảng và nhà nước; kích động, xúi giục nhân dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo gia tăng và còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các đầu số thông tin di động.

- Nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án, nhất là cho hoạt động an toàn thông tin và thông tin cơ sở còn thiếu.

3. Nguyên nhân của các tồn tại, khó khăn- Nguồn ngân sách hạn hẹp và bị cắt giảm nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ

đến việc triển khai công tác quản lý nhà nước cũng như các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Điều kiện làm việc của một số đơn vị thuộc Bộ và nhiều Sở TTTT còn hạn chế. Chưa có mục chi ngân sách cho TTTT nên hoạt động ở các địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chế độ lương, thưởng hiện tại chưa đủ hấp dẫn để giữ và thu hút nhân tài làm công tác quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực do Bộ quản lý.

- Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để quản lý đôi khi chưa theo kịp thực tiễn phát triển, còn thiếu do các lĩnh vực viễn thông, CNTT, thông tin điện tử có tốc độ phát triển rất nhanh.

- Một số đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan, tổ chức trong ngành TTTT còn chưa thật sự tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ.

- Môi trường internet với nhiều trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, blog cá nhân có máy chủ đặt tại nước ngoài nên khó kiểm soát.

- Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của báo. Sự cạnh tranh về tốc độ đưa tin giữa các trang thông tin điện tử tạo sức ép khiến các trang tin nhiều khi vì để đưa tin nhanh mà thiếu đi sự kiểm chứng.

28

- Một số nhà xuất bản không thực hiện đúng các quy định về hoạt động liên kết, khoán trắng cho đối tác liên kết do đó để xảy ra nhiều sai phạm.

- Cùng với sự phát triển của CNTT, số lượng các tin tặc gia tăng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài và tăng cường phá hoại các trang thông tin điện tử của Việt Nam với nhiều mục đích. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TTTT ngày càng tinh vi, thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại.

- Số lượng thuê bao và các dịch vụ nội dung, ứng dụng trên mạng viễn thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng lợi dụng phương tiện truyền thông để quảng cáo, lừa đảo, cung cấp nội dung không lành mạnh còn nhiều.

- Công tác thanh tra chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân sự, kinh phí. Vì vậy, việc thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực quản lý còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

4. Một số kiến nghị với Chính phủ4.1. Sớm xem xét, ban hành các đề án: Quy hoạch phát triển và quản lý

báo chí toàn quốc đến năm 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2020; Quy hoạch phát triển các khu CNTT tập trung ở Việt Nam đến năm 2020; Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020...

4.2. Bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện tốt mục tiêu các đề án đã được phê duyệt: Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2012-2015; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020...

4.3. Đề nghị tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho ngành TTTT, nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện. Đặc biệt theo Nghị định số 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT, Bộ được tổ chức một số đơn vị mới như Cục An toàn thông tin, Vụ Thông tin cơ sở. Đây là những đơn vị rất cần thiết hiện nay trong việc thực hiện an toàn thông tin trên môi trường mạng và thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền ở cơ sở lâu nay bỏ trống, nên cần có biên chế hợp lý để thực hiện nhiệm vụ.

4.4. Xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp với Bộ TTTT xây dựng chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp

29

tham gia công tác quản lý nhà nước về TTTT; tạo điều kiện về các nguồn lực trong công tác tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực TTTT.

4.5. Có mục chi ngân sách riêng cho ngành TTTT: Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành thông tin và truyền thông hiện nay bao gồm việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin từ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (trước đây) và chức năng quản lý nhà nước về thông tin từ Bộ Văn hoá - Thông tin (trước đây). Tuy nhiên trong hệ thống các chỉ tiêu về quản lý dự toán ngân sách nhà nước, các khoản thu, chi cho ngành TTTT vẫn còn gộp chung vào với ngành Văn hoá. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan xem xét chỉ đạo, hướng dẫn trong quản lý ngân sách nhà nước, có sự phân tách thành chỉ tiêu riêng về thu, chi ngân sách của ngành TTTT trong quá trình lập, theo dõi thực hiện ngân sách nhà nước và có chỉ đạo phân bổ ngân sách cho lĩnh vực công nghệ thông tin từ cơ cấu chi ngân sách dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ hiện nay để các cấp thống nhất thực hiện.

4.6. Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để Bộ TTTT thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và internet, nhất là thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.

30

PHẦN THỨ HAI CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2015

Năm 2015, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, xung đột tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, kinh tế thế giới dự báo phục hồi chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khu vực đang diễn ra quyết liệt và tranh chấp chủ quyền biển đảo vẫn rất phức tạp.

Năm 2015 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta, năm cuối của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015; kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng và phải cạnh tranh gay gắt hơn; là năm diễn ra nhiều sự kiện lớn, quan trọng của đất nước, của ngành TTTT, như: năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam... Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước tạo ra nhiều cơ hội, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi ngành TTTT phải nỗ lực phấn đấu cao nhất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Năm 2015, ngành TTTT tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa việc thực hiện Hiến pháp; Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là các nội dung liên quan tới bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hoàn thiện môi trường pháp lý, thực thi hiệu quả công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai thực hiện các đề án lớn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Chương trình hành động Bộ đã ban hành. Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, bộ máy, nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; tiếp tục tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ TTTT trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, sự chỉ đạo, điều hành Thủ tướng Chính phủ.

31

2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản đã đăng ký với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Luật An toàn thông tin, Luật Báo chí, Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật góp phần tạo môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

3. Tập trung, tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

4. Tăng cường triển khai Nghị quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và các đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020; Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet; Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020; Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2012-2015; Quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020; Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020; Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020; Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015-2020; Quy hoạch phát triển hệ thống TTTT các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020; Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015;... và các Chương trình hành động Bộ đã ban hành như: Ngành TTTT thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016; Bộ TTTT thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Bộ TTTT thực hiện Đề án Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.

5. Tiếp tục triển khai Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT. Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực TTTT; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, chủ sở hữu đối với

32

doanh nghiệp nhà nước; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ và bền vững.

6. Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thông tin, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương ứng phó kịp thời trước các nguy cơ tấn công từ bên ngoài qua mạng internet, bảo đảm chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

7. Tập trung điều hành thu chi ngân sách nhà nước, tiết kiệm mua sắm nguồn chi thường xuyên và giám sát công tác đầu tư các dự án. Thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015. Xây dựng và bảo vệ tốt kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 và các năm tiếp theo.

8. Tổ chức và triển khai hiệu quả các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế lớn. Tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, xây dựng phương án đàm phán các hiệp định trọng điểm mà Việt Nam tham gia.

9. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương, hướng dẫn các Sở TTTT thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TTTT, nhất là đối với cấp huyện. Thực hiện tốt công tác trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.

10. Phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực TTTT. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng CNTT, áp dụng quy trình ISO trong triển khai nhiệm vụ.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại

- Hoàn thiện dự thảo Luật Báo chí; Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình; Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020...

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Tập trung thông tin, tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Hiến pháp; các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của đất nước, các hoạt động

33

kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhất là kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miện Nam, thống nhất đất nước. Tiếp tục thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nhận thức sâu sắc về tình hình thế giới, trong nước, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực thù địch, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội.

- Tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế về Quốc hội Việt Nam, về ý nghĩa quan trọng của việc Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-132).

- Tăng cường phổ biến Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí, các báo, trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, thông tin thiếu chính xác, phản cảm. Đẩy mạnh công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ thông tin trên internet; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, nội dung thông tin trên di động, thông tin xuyên biên giới.

- Tổ chức quản lý, giám sát nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020 và các đề án tuyên truyền Chính phủ giao; tiếp tục tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại các tỉnh, thành phố.

2. Về xuất bản, in và phát hành

- Tập trung xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động xuất bản để tháo gỡ khó khăn. Xây dựng đề án quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Triển khai Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in.

- Chỉ đạo tăng cường xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam; đề cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

34

- Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, nhất là tập trung ngăn chặn việc in lậu, vi phạm bản quyền.

3. Về bưu chính- Tập trung xây dựng, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ đối

với việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích về phát hành báo chí giai đoạn 2015-2020.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra và giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính công ích tại các tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích.

- Tăng cường chỉ đạo công tác điều tra thống kê sản lượng dịch vụ bưu chính công ích trên toàn mạng bưu chính công cộng; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và hướng dẫn các Sở TTTT thực hiện tốt công tác điều tra thống kê sản lượng dịch vụ bưu chính công ích.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng triển khai Chương trình phối hợp công tác với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân.

- Tổ chức và triển khai hiệu quả dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã và thư viện công cộng.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thành công Triển lãm tem bưu chính quốc gia 2015 - Vietstampex 2015 “Chào mừng Cộng đồng ASEAN”.

- Tích cực phối hợp với các bộ, ngành để hỗ trợ, tạo điều kiện cho VNPost được tham gia cung cấp các dịch vụ công nhằm khai thác hiệu quả mạng bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.

4. Về viễn thông, internet và tần số vô tuyến điện- Đẩy nhanh công tác xây dựng các chính sách, văn bản quản lý và phát

triển thị trường viễn thông bền vững, quản lý dịch vụ trên mạng internet di động (OTT); hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thuê bao di động trả trước, đầu số tin nhắn, quy hoạch và quản lý kho số viễn thông. Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 75/CT-BTTTT về tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế.

- Chỉ đạo các nhà mạng viễn thông tiếp tục có các giải pháp thông tin, tuyên truyền về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giữ gìn an ninh trật tự trong nước; đảm bảo mạng lưới viễn thông hoạt động ổn định; ngầm hóa các mạng cáp và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

35

- Thực hiện tốt công tác quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống internet và tên miền, đặc biệt là các tên miền có liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Tiếp tục thúc đẩy phát triển IPv6.

- Đẩy mạnh việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Triển khai tốt công tác của Ủy ban Tần số vô tuyến điện quốc gia. Tập trung triển khai Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Đẩy mạnh xử lý các vụ vi phạm và can nhiễu, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số. Tăng cường công tác phối hợp quản lý tần số tại địa phương, hỗ trợ cho các phương tiện nghề cá. Tiếp tục thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về phối hợp tần số khu vực biên giới, phối hợp quỹ đạo vệ tinh, hợp tác song phương và đa phương. Tham dự Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới WRC-2015.

5. Về công nghệ thông tin- Hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật An toàn

thông tin; triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật.

- Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sau khi được phê duyệt. Xây dựng hoàn thiện phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước.

- Đẩy mạnh triển khai Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin đến năm 2020”; đề án phát triển hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các cơ quan chính phủ; thực hiện đo kiểm, kiểm thử các giải pháp CNTT phục vụ phát triển chính phủ điện tử theo yêu cầu.

- Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Điều phối, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; các Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2015. Xây dựng Sách Trắng về CNTT-TT Việt Nam năm 2015.

- Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020. Tiếp tục theo dõi, ứng cứu xử lý sự cố, đặc biệt là tăng cường giám sát, thu thập thông tin và cảnh báo sớm về an toàn thông tin trên mạng internet Việt Nam; đẩy mạnh các hoạt động chống thư rác và các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo đảm an toàn thông tin.

36

- Tăng cường xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chữ ký số và xác thực điện tử và nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng chữ ký số trong quy trình hành chính thay cho chữ ký tay và con dấu; xây dựng cơ chế xác thực điện tử hỗ trợ công tác cải cách hành chính. Tổ chức đánh giá về hiện trạng triển khai các ứng dụng chữ ký số tại một số địa phương trọng điểm. Khảo sát yêu cầu, hoạt động của các CA công cộng và chuyên dùng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

6. Các công tác khác- Tiếp tục triển khai Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TTTT. Chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành để xây dựng và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của các Sở TTTT và bộ phận chuyên trách về TTTT cấp huyện. Hướng dẫn các Sở TTTT thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TTTT.

- Đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực TTTT; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục triển khai Quyết định số 888/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015; xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; phương án cổ phần hóa Mobifone. Triển khai công tác điều chuyển và tiếp nhận Bưu điện Trung ương về Bộ.

- Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015. Xây dựng và bảo vệ tốt Kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016. Triển khai thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 để phát triển nhanh cơ sở hạ tầng thông tin băng rộng và cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội khó khăn, biên giới và hải đảo. Thực hiện hiệu quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam; Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2015.

- Triển khai Quyết định số 1759/QĐ-BTTTT ngày 25/11/2014 phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2015. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực TTTT. Kịp thời chấn chỉnh các vi phạm trong lĩnh vực TTTT, nhất là các sai phạm về báo chí, xuất bản, viễn thông, internet, các nội dung liên quan tới chủ quyền biển, đảo.

- Tăng cường hoạt động định hướng công nghệ, xây dựng bản đồ công nghệ trong lĩnh vực TTTT. Đẩy mạnh xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn CNTT, thúc đẩy sự tham gia tích cực từ các doanh nghiệp và các hiệp hội chuyên ngành trong hoạt động tiêu chuẩn hóa về CNTT.

37

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tích cực chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế. Hoàn thiện phương án cam kết thuộc lĩnh vực TTTT trong đàm phán Hiệp định TPP.

*

* *

Bộ TTTT chân thành cảm ơn sự chỉ đạo, điều hành sâu sát của Đảng và Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, đoàn thể; sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; sự nỗ lực, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014. Năm 2015, Bộ TTTT mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, hợp tác, giúp đỡ, ủng hộ của các cấp, các ngành để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chính trị - an ninh - quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước./.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

38

Phụ lục IDANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH, THÔNG QUA NĂM 2014

(tính đến ngày 15/12/2014)

TT Cơ quan ban hành Số hiệu Ngày ban

hành Trích yếu

1. Thủ tướng Chính phủ 99/QĐ-TTg 14/01/2014

Phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020

2. Thủ tướng Chính phủ 109/QĐ-TTg 15/01/2014 Thành lập Ủy ban Quốc gia về

ứng dụng CNTT

3. Thủ tướng Chính phủ 115/QĐ-TTg 16/01/2014

Phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4. Thủ tướng Chính phủ

11/2014/QĐ-TTg 27/01/2014

Tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

5. Thủ tướng Chính phủ 211/QĐ-TTg 27/01/2014 Phê duyệt Thể lệ Viễn thông

quốc tế sửa đổi

6. Thủ tướng Chính phủ 284/QĐ-TTg 24/02/2014 Ngày Sách Việt Nam

7. Thủ tướng Chính phủ 296/QĐ-TTg 26/02/2014 Ban hành Kế hoạch thông tin đối

ngoại của Chính phủ năm 2014

8. Chính phủ 18/2014/NĐ-CP 14/3/2014 Chế độ nhuận bút trong hoạt

động báo chí, xuất bản

9. Thủ tướng Chính phủ 835/QĐ-TTg 03/6/2014

Phê duyệt các băng tần được đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

10. Thủ tướng Chính phủ 888/QĐ-TTg 10/6/2014

Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015

11. Chính phủ 60/2014/NĐ-CP 19/6/2014 Quy định về hoạt động in

12. Bộ Chính trị 36-NQ/TW 01/7/2014

Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

39

TT Cơ quan ban hành Số hiệu Ngày ban

hành Trích yếu

13. Thủ tướng Chính phủ

38/2014/QĐ-TTg 01/7/2014

Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet

14. Thủ tướng Chính phủ 1290/QĐ-TTg 01/8/2014

Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

15. Thủ tướng Chính phủ 1572/QĐ-TTg 05/9/2014

Phê duyệt Đề án Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020

16. Thủ tướng Chính phủ 1592/QĐ-TTg 09/9/2014

Thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trực thuộc Bộ TTTT

17. Thủ tướng Chính phủ 1593/QĐ-TTg 09/9/2014

Ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TTTT

18. Thủ tướng Chính phủ 1694/QĐ-TTg 22/9/2014 Phê duyệt Đề án Nâng cao chất

lượng Giải Báo chí quốc gia

19. Thủ tướng Chính phủ 1939/QĐ-TTg 28/10/2014

Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020

20. Thủ tướng Chính phủ 1984/QĐ-TTg 31/10/2014

Phê duyệt Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015-2020

21. Thủ tướng Chính phủ 2053/QĐ-TTg 13/11/2014 Phê duyệt Đề án Truyền thông

về xây dựng xã hội học tập

40

Phụ lục IICÁC ĐỀ ÁN TRÌNH BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, QUỐC HỘI,

CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2014(tính đến ngày 15/12/2014)

1. Các đề án trình trong Chương trình công tác năm 2014

TT Tên đề án Tờ trình Đã ban hành

1.

Nghị định về quản lý hoạt động in (thay thế Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm)

Số 03/TTr-BTTTT ngày 25/01/2014

Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014

2. Luật An toàn thông tin Số 14/TTr-BTTTT ngày 21/3/2014

3.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu CNTT tập trung ở Việt Nam đến năm 2020

Số 28/TTr-BTTTT ngày 02/6/2014

4. Đề án Tổ chức lại Bưu điện Trung ương Số 57/TTr-BTTTT ngày 16/9/2014

5.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển thông tin và truyền thông đối với các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam

Số 60/TTr-BTTTT ngày 3/10/2014

Quyết định số 1939/QĐ-TTg

ngày 28/10/2014

6.

Quyết định sửa đổi Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020

Số 53/TTr-BTTTT ngày 28/8/2014

7.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phối hợp công tác giữa các cơ quan trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin

Số 202A/TTr-BTTTT ngày 28/11/2014

8.

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020

Số 78/TTr-BTTTT ngày 12/12/2014

Tổng số: 08 02

41

2. Các đề án trình trong năm 2014 ngoài Chương trình công tác

TT Tên đề án Tờ trình Đã ban hành

1. Quyết định ban hành Kế hoạch thông tin đối ngoại của Chính phủ năm 2014

Số 05/TTr-BTTTT ngày 13/02/2014

Quyết định số 296/QĐ-TTg

ngày 26/02/2014

2.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam

Số 08/TTr-BTTTT ngày 01/02/2014

Quyết định số 284/QĐ-TTg

ngày 24/02/2014

3.Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

Số 11/TTr-BTTTT ngày 03/3/2014

Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014

4.

Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Số 13/TTr-BTTTT ngày 19/3/2014

Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014

5.Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

Số 299-TTr/BCSĐ ngày 27/3/2014

Số 361-TTr/BCSĐ ngày 28/8/2014

6.Đề án “Tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2015”

Số 20/TTr-BTTTT ngày 21/4/2014

Quyết định số 888/QĐ-TTg

ngày 10/6/2014

7.Đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước

Số 22/TTr-BTTTT ngày 15/5/2014

Văn bản chỉ đạo số 6022/VPCP-

KGVX ngày 07/8/2014

8.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet

Số 27/TTr-BTTTT ngày 30/5/2014

Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg ngày 01/7/2014

9.

Quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tài chính nhà nước và các cơ quan báo chí khác trực thuộc Bộ TTTT

Số 34/TTr-BTTTT ngày 01/7/2014

Quyết định số 1593/QĐ-TTg ngày 09/9/2014

10.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước

Số 50/TTr-BTTTT ngày 18/8/2014

Số 74/TTr-BTTTT ngày 25/11/2014

11. Đề nghị hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc Số 51/TTr-BTTTT

42

TT Tên đề án Tờ trình Đã ban hành

về xây dựng năng lực tin học hóa quốc gia ngày 21/8/2014

12.

Phê duyệt việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN (TELMIN) vào năm 2015

Số 52/TTr-BTTTT ngày 27/8/2014

Công văn số 9515/VPCP-HTQT ngày 27/11/2014

13.Tên gọi, mô hình tổ chức của Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động

Số 58/TTr-BTTTT ngày 16/9/2014

Công văn số 2333/TTg-

ĐMDN ngày 18/11/2014

14.

Đề án cung ứng dịch vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2020

Số 59/TTr-BTTTT ngày 02/10/2014

Quyết định số 1984/QĐ-TTg

ngày 31/10/2014

15.

Báo cáo và đề xuất một số nội dung trong quá trình triển khai Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Số 61/TTr-BTTTT ngày 03/10/2014

16.

Phê duyệt kế hoạch tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” giai đoạn năm 2015-2017

Số 65/TTr-BTTTT ngày 27/10/2014

17.Đề án “Truyền thông về xây dựng xã hội học tập”

Số 67/TTr-BTTTT ngày 27/10/2014

Quyết định số 2053/QĐ-TTg

ngày 13/11/2014

18.Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn nhà nước

Số 70/TTr-BTTTT ngày 10/11/2014

19

Xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Số 72/TTr-BTTTT ngày 25/11/2014

20Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Số 73/TTr-BTTTT ngày 25/11/2014

Tổng số: 20 12

43

Phụ lục IIIDANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT,

CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH ĐƯỢC BỘ BAN HÀNH THEO THẨM QUYỀN NĂM 2014

(tính đến ngày 16/12/2014)

TTLoại văn bản

/Số hiệu

Ngày ban hành Trích yếu nội dung

I. Thông tư, thông tư liên tịch1. 01/2014/TT-

BTTTT 20/02/2014Quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

2. 02/2014/TT-BTTTT 10/3/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

3. 03/2014/TT-BTTTT 11/3/2014 Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT

4.

04/2014/TT-BTTTT 19/3/2014

Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

5. 05/2014/TT-BTTTT 19/3/2014

Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TTTT

6. 06/2014/TT-BTTTT 08/5/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

7. 07/2014/TT-BTTTT 25/7/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ

tin nhắn ngắn trên mạng viễn thông di động mặt đất8. 08/2014/TT-

BTTTT 30/7/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ IPTV trên mạng viễn thông công cộng cố định

9. 09/2014/TT-BTTTT 19/8/2014 Hướng dẫn Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về hoạt

động của trang thông tin điện tử và mạng xã hội10. 10/2014/TT-

BTTTT 28/8/2014Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000

11. 11/2014/TT-BTTTT 05/9/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu

truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại điểm thu12. 12/2014/TT-

BTTTT 02/10/2014 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất

13. 145/2014/TTLT-BTC-

BTTTT03/10/2014

Quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất

44

TTLoại văn bản

/Số hiệu

Ngày ban hành Trích yếu nội dung

14. 13/2014/TT-BTTTT 06/10/2014

Quy định mối quan hệ công tác giữa Thanh tra Bộ TTTT, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thanh tra Sở TTTT

15. 03/2014/TTLT-UBDT-

BTTTT-BVHTTDL

15/10/2014

Sửa đổi, bổ sung một số điều của TTLT số 02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg và Quyết định số 1977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

16. 14/2014/TT-BTTTT 14/11/2014

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng tín hiệu truyền hình cáp số DVB - C tại điểm kết nối thuê bao

17. 15/2014/TT-BTTTT 17/11/2014 Ban hành Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc

diện quản lý chuyên ngành của Bộ TTTT18. 16/2014/TT-

BTTTT 18/11/2014 Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

19. 17/2014/TT-BTTT 26/11/2014 Quy định chế độ báo cáo về hoạt động chứng thực

chữ ký số20.

18/2014/TT-BTTTT 26/11/2014

Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện

21.20/2014/TT-

BTTTT 05/12/2014Quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước

22. 21/2014/TT-BTTTT 16/12/2014

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện

II. Quyết định1. 68/QĐ-

BTTTT 17/01/2014 Ban hành Quy chế giao ban báo chí ngành TTTT

2. 75/QĐ-BTTTT 21/01/2014

Phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ TTTT

3.

112/QĐ-BTTTT 27/01/2014

Ban hành Chương trình hành động của Bộ TTTT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014

4. 228/QĐ- 10/3/2014 Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp

45

TTLoại văn bản

/Số hiệu

Ngày ban hành Trích yếu nội dung

BTTTT nước CHXHCN Việt Nam trong lĩnh vực TTTT5. 280/QĐ-

BTTTT 19/3/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế

6. 301/QĐ-BTTTT 21/3/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Viện CNPM và NDS

7. 463/QĐ-BTTTT 17/4/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại

8. 655/QĐ-BTTTT 23/5/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Báo Bưu điện Việt Nam

9. 735/QĐ-BTTTT 03/6/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Đài THKTS VTC

10. 964/QĐ-BTTTT 11/7/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế

11. 981/QĐ-BTTTT 16/7/2014

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

12. 984/QĐ-BTTTT 16/7/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Báo chí

13. 1035/QĐ-BTTTT 24/7/2014 Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

TNHH một thành viên MobiFone

14. 1146/QĐ-BTTTT 12/8/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam

15. 125/QĐ-BTTTT 18/8/2014 Ban hành Kế hoạch của Bộ TTTT về phân công các

nhiệm vụ tổ chức phục vụ Đại hội XII của Đảng

16. 1278/QĐ-BTTTT 09/9/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Xuất bản, in và phát hành

17. 1281/QĐ-BTTTT 09/9/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục An toàn thông tin

18. 1288/QĐ-BTTTT 10/9/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Vụ Quản lý doanh nghiệp

19. 1305/QĐ-BTTTT 12/9/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Vụ Khoa học và Công nghệ

20. 1304/QĐ-BTTTT 12/9/2014

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử đối ngoại trực thuộc Cục Thông tin đối ngoại

21. 1306/QĐ- 13/9/2014 Về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất cơ chế,

46

TTLoại văn bản

/Số hiệu

Ngày ban hành Trích yếu nội dung

BTTTT chính sách trong công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại

22. 1318/QĐ-BTTTT 15/9/2014

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đài truyền hình KTS VTC tại thành phố Hồ Chí Minh

23. 1376/QĐ-BTTTT 26/9/2014 Về việc thành lập Ban Lịch sử - Truyền thống của

Bộ TTTT24. 1413/QĐ-

BTTTT 02/10/2014 Ban hành Quy chế giao ban báo chí, xuất bản ngành Thông tin và Truyền thông

25. 1441/QĐ-BTTTT 07/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ26. 1456/QĐ-

BTTTT 08/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thi đua - Khen thưởng

27. 1518/QĐ-BTTTT 22/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Vụ Bưu chính28. 1519/QĐ-

BTTTT 22/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thông tin cơ sở

29. 1526/QĐ-BTTTT 23/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của tạp chí CNTT và Truyền thông30. 1528/QĐ-

BTTTT 23/10/2014 Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

31. 1598/ QĐ-BTTTT 31/10/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Văn phòng Bộ32. 1610/ QĐ-

BTTTT 31/10/2014Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia

33. 1648/QĐ-BTTTT 07/11/2014

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

34. 1649/QĐ-BTTTT 07/11/2014

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông

35.

1686/QĐ-BTTTT 13/11/2014

Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Bộ TTTT

36. 1765/QĐ-BTTTT 25/11/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Thanh tra Bộ TTTT

47

TTLoại văn bản

/Số hiệu

Ngày ban hành Trích yếu nội dung

37. 1766/QĐ-BTTTT 25/11/2014 Ban hành tạm thời Quy chế tổ chức và hoạt động

của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông38. 1798/QĐ-

BTTTT 01/12/2014Thành lập Tổng công ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Thông tin di động

III. Chỉ thị1. 02/CT-

BTTTT 14/01/2014 Về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014

2. 16/CT-BTTTT 07/4/2014 Về tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch

vụ viễn thông3. 19/CT-

BTTTT 14/4/2014 Về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014

4. 42/CT-BTTTT 01/8/2014

Yêu cầu các cơ quan báo chí trong cả nước tăng cường tuyên truyền về văn học, nghệ thuật trên các phương tiện truyền thông

IV. Công điện1. 930/CĐ-

PCLB&TKCN 17/7/2014 Chỉ đạo đối phó với bão số 2

2. 1241/CĐ-PCLB&TKCN 15/9/2014 Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm,

cứu nạn Bộ TTTT chỉ đạo đối phó với bão số 3

48

Phụ lục IVCÁC ĐỀ ÁN TRÌNH BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ,

QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2015

TT Tên đề ánDự kiến thời gian

trình

Cấp trình

TTgCP CP BBT BCT QH

1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích về phát hành báo chí sử dụng mạng bưu chính công cộng

Quý I x

2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí và danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia

Quý I x

3. Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Quý I x

4. Chỉ thị của Ban Bí thư về Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới

Quý I x

5. Luật an toàn thông tin Tháng 5 x

6. Nghị định quy định điều lệ, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Quý II x

7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đến năm 2020

Quý II x

8. Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020

Quý II x

9. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành phân bổ băng tần trên 470MHz phục vụ mục đích kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh

Quý II x

10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Quý III x

49

TT Tên đề ánDự kiến thời gian

trình

Cấp trình

TTgCP CP BBT BCT QH

11. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin.

Quý III x

12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng

Quý III x

13. Quy chế quản lý hoạt động văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài

Quý III x

14. Đề án Quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2015-2020

Quý III x

15. Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020 Quý III x

16. Đề án xây dựng và khôi phục mạng lưới phát hành sách cấp huyện tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Quý IV x

17. Đề án Giải thưởng Sách Quốc gia Quý IV x

18. Luật Báo chí (mới) 2015 x

19. Chương trình Sách Quốc gia Quý IV x

20. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, hoạt động thông tin cơ sở

Quý IV x

21. Đề án thí điểm mô hình văn phòng đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài chung đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước

Quý IV x

22. Đề án thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho tất cả các tình huống tìm kiếm cứu nạn, trong đó có tìm kiếm cứu nạn trên biển

Quý IV x

23 Nghị định của Chính phủ về quản lý và phát triển thị trường viễn thông bền vững

Quý IV x

Tổng số: 23 16 4 1 2

50

Phụ lục VHOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

CỦA SỞ TTTT CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ 1

1. Sở Thông tin và Truyền thông An Giang Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ TTTT giao đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Công tác thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tiếp tục được tăng cường.

Thực hiện chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tuyên truyền các sự kiện lớn, các ngày kỷ niệm của đất nước và của tỉnh; các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh và truyền hình, xuất bản và phát hành sách phát triển mạnh và nâng cao chất lượng.

Ứng dụng CNTT đã gắn kết với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh và Bộ TTTT, đồng thời gắn kết hoạt động cải cách hành chính tại các ngành, các huyện; công tác an toàn, an ninh mạng được đảm bảo. 100% UBND cấp xã và Phòng chuyên môn cấp huyện trở lên có đường truyền internet băng rộng, tỉ lệ máy tính/cán bộ, công chức trên 90%. Triển khai liên thông 100% phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng đến sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và đến 50% xã, phường, thị trấn. Đã triển khai phần mềm một cửa ở 100% sở, ban, ngành tỉnh có dịch vụ hành chính 1 cửa và 09/11 huyện, thị xã, thành phố; đang triển khai nhân rộng mô hình 1 cửa điện tử cấp xã. 100% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc. 100% cơ quan hành chính, nhà nước từ tỉnh đến xã được cấp chứng thư số và sử dụng trên văn bản điện tử. 100% UBND cấp huyện và 8 sở, ngành đã trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đến tận nhà người dân. 100% triển khai phần mềm và màn hình cảm ứng chấm điểm, đánh giá cán bộ, công chức làm việc tại văn phòng một cửa.

Hạ tầng bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển, hạ tầng mạng lưới với công nghệ hiện đại có độ bao phủ rộng, thông lượng lớn, tốc độ cao đồng bộ với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của tỉnh. Mật độ điện thoại đạt 80 máy/100 dân, bán kính phục vụ các điểm bưu chính ngày càng giảm; chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân các vùng miền góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông Bà Rịa – Vũng TàuSở đã tích cực triển khai công tác thông tin đối ngoại, thông tin biển đảo

qua các hình thức: Thực hiện 5 chương trình truyền hình với thời lượng 30 phút/ chương trình trên Kênh VTC 10; tổ chức triển khai thực hiện in ấn và phát hành

1 Theo bản tóm tắt của Sở TTTT các tỉnh, thành phố.

51

1.000 ấn phẩm thông tin đối ngoại; xây dựng, lắp đặt 03 pa nô thực hiện công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại và thông tin biển đảo; thực hiện biên tập in ấn và phát hành hơn 17.000 tập gấp tuyên truyền biển đảo; thực hiện tổ chức Chương trình ký kết liên tịch thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại khu vực biển đảo tại tỉnh Trà Vinh và Kiên Giang; trang bị cụm loa phóng thanh nhằm củng cố hệ thống thiết bị, cơ sở vật chất thông tin truyền thông cơ sở của đồn biên phòng và bảo đảm công tác thông tin đối ngoại đạt hiệu quả của Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.

Triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, thực hiện tích hợp chữ ký số, chứng thư số vào phần mềm Văn phòng điện tử nhằm phục vụ hoạt động giao dịch điện tử, trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thực hiện liên thông hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính xã-huyện-tỉnh. Hiện tại, đã thực hiện liên thông 06 thủ tục ở lĩnh vực đất đai. Tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020 và ban hành quy định quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông Bạc LiêuLĩnh vực CNTT đã kịp thời triển khai thực hiện bảo đảm an ninh và an

toàn thông tin mạng trong tình hình mới; tổ chức bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước; triển khai vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Bạc Liêu, chuyển đổi hệ điều hành Microsoft sang hệ điều hành Ubuntu và triển khai phần mềm bản quyền Microsoft Office 2010 cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Lĩnh vực báo chí - xuất bản đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tuyên truyền sự kiện Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014 và các sự kiện lớn của địa phương; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và đưa chương trình truyền hình lên Vinasat với chất lượng cao; tăng thời lượng phát sóng truyền hình từ 19 giờ/ngày lên 24 giờ/ngày. Lĩnh vực bưu chính, viễn thông đã tiếp nhận lắp đặt thiết bị tại các điểm Thư viện và Bưu điện - Văn hóa xã thuộc dự án Quỹ Bill-Melinda Gates của tỉnh Bạc Liêu; phát triển mới 19 Điểm Bưu điện - Văn hoá xã trên địa bàn tỉnh, kiểm tra, công nhận 04 xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới (Tiêu chí số 8 về Bưu điện); cải tạo và làm gọn hệ thống cáp thông tin trên địa bàn tỉnh đối với 16 tuyến đường, đã hoàn thành trên 99% khối lượng công việc; tham mưu ban hành quy định sử dụng chung cột điện để treo, mắc cáp viễn thông, cáp truyền hình trên địa bàn tỉnh và phê duyệt Đề án Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4. Sở Thông tin và Truyền thông Bắc GiangSở đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 02 văn bản quy phạm

pháp luật và một số văn bản khác và 03 Đề án, Dự án. Tiêu biểu là: Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quy định quản lý điểm truy cập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện

52

tử công cộng trên địa bàn; Đề án Nâng cao hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở; Dự án xây dựng Hệ thống tích hợp giải quyết thủ tục Hành chính công liên thông từ tỉnh đến xã. Đến nay, 100% các cơ quan thuộc UBND tỉnh và 10/10 huyện, thành phố đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành qua mạng (05 huyện liên thông tới cấp xã), duy trì ổn định hoạt động Trang thông tin điện tử. 10/10 huyện, thành phố, 13/18 Sở, ngành (100% các Sở có thủ tục hành chính công) đã triển khai Một cửa điện tử; 8 huyện liên thông đến cấp xã, 01 sở liên thông đến cấp huyện; 50% xã đã triển khai Một cửa điện tử. Công tác gửi nhận văn bản điện tử được duy trì nề nếp, tỷ lệ văn bản điện tử đến ước đạt: 76,6%; tỷ lệ văn bản điện tử gửi đi ước đạt: 74,1%. Sở đã tổ chức Hội nghị học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các Trung tâm CNTT&TT khu vực phía Bắc (22 tỉnh, thành); thành lập Hội tin học tỉnh Bắc Giang; tổ chức 03 cuộc thi CNTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, cán bộ không chuyên về CNTT, cán bộ Ban biên tập Trang TTĐT trong toàn tỉnh; đào tạo CNTT được 13 lớp cho cán bộ xã. Thông tin liên lạc được đảm bảo; doanh thu BCVT tiếp tục tăng, năm 2014 tổng doanh thu BCVT ước đạt 1.590,7 tỷ đồng, bằng 113% so với cùng kỳ; nộp ngân sách ước đạt trên 125 tỷ đồng, bằng 115% so với cùng kỳ. Sở đã duy trì hàng quý giao ban với các doanh nghiệp BCVT, tổ chức tập huấn được 10 lớp về pháp luật cho các đại lý internett... Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh duy trì hàng quý tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về tình hình KTXH của tỉnh. Đầu tư xây dựng mới 05 Đài truyền thanh xã, nâng cấp 9 Đài truyền thanh xã. In 1000 khẩu hiệu tuyên truyền về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép tại Biển Đông. In và phát hành 500 cuốn tài liệu về Công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND

ngày 21/7/2014 Quy định thời gian hoạt động của đại lý internet và điểm truy nhập internet công cộng của doanh nghiệp không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc ban hành Quy định quy trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Xây dựng xong dự thảo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Tham mưu xây dựng dự thảo Chỉ thị của Tỉnh ủy về hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Tổ chức lớp tập huấn về an toàn, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách/phụ trách CNTT các sở, ban, ngành, UBND các huyện/thị xã của tỉnh. Tổ chức thành công Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông Bắc NinhSở đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về phát

triển hệ thống phát thanh, truyền hình tỉnh Bắc Ninh; phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho

53

báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh; đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; dự thảo Quy định về quản lý điểm truy cập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; danh mục các dự án ứng dụng CNTT;...

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản thực hiện có hiệu quả, các hoạt động thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần có hiệu quả trong định hướng dư luận xã hội, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tiếp tục được tăng cường, đảm bảo các doanh nghiệp phát triển đúng kế hoạch, định hướng. Năm qua, các doanh nghiệp BCVT trên địa bàn tỉnh duy trì tăng trưởng khá, tổng doanh thu BCVT đạt 1.545 tỷ đồng; tổng số thuê bao điện thoại 1.270.000, đạt mật độ thuê bao điện thoại 120 thuê bao/100 dân; Tổng số thuê bao truy nhập internet 368.768 thuê bao, quy đổi 69 người sử dụng/100 dân. triển khai lắp đặt 17 điểm phát sóng thuộc Đề án phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh và công tác phòng, chống lụt, bão đảm bảo thông suốt, kịp thời.

Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh, đã từng bước tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa đầu tư hạ tầng CNTT với triển khai hệ thống phần mềm ứng dụng. Mạng truyền số liệu chuyên dùng bằng cáp quang được triển khai tới 100% các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã trên toàn tỉnh; cấp 5.840 tài khoản thư điện tử của tỉnh cho cán bộ công chức, viên chức các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; trong đó 98% cán bộ, công chức. Triển khai phầm mềm quản lý văn bản điều hành cho 27 cơ quan và đơn vị; cấp 2.200 tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng trong điều hành văn bản điện tử. Hệ thống một cửa liên thông hiện đại triển khai tới 05 Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, 08 huyện, thị xã, thành phố và 58 UBND cấp xã. Việc ứng dụng hiệu quả các phầm mềm dùng chung đã góp phần tích cực đối với công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính các cấp. Chỉ số VN ICT Index tỉnh Bắc Ninh liên tục nằm trong top 10 của cả nước, năm 2014 xếp thứ 2 trên 63 tỉnh, thành phố

7. Sở Thông tin và Truyền thông Bến TreCông tác quản lý nhà nước về TTTT được tăng cường trên tất cả các mặt

công tác. Sở tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành như: Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước; Thành lập Trung tâm CNTT và Truyền thông Bến Tre; ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Quy định về việc sử dụng chung cột điện để treo cáp viễn thông và chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông treo trên cột điện; Phê duyệt Dự án cấp máy tính cho các xã, phường, thị trấn; hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-

54

2017; Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm 2015 cho 16 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.

Việc kiểm tra và đọc xuất bản phẩm lưu chiểu được thực hiện thường xuyên nên việc xuất bản các ấn phẩm chấp hành tốt theo quy định của Luật Xuất bản. Tổ chức 04 lớp tập huấn về Thông tin đối ngoại và phát ngôn cho 550 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Triển khai chương trình phổ cập kiến thức về tin học và internet cho người dân trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành (giai đoạn 2) trên địa bàn tỉnh và rà soát các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng tại 26 đơn vị. Phối hợp với các cơ quan có liên quan vận hành trang thông tin phục vụ hoạt động thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới biển tỉnh Bến Tre (biengioibienbentre.vn).

8. Sở Thông tin và Truyền thông Bình DươngCông tác quản lý nhà nước tiếp tục được Sở duy trì hiệu quả trên các lĩnh

vực hoạt động của ngành. Theo đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; Quyết định về việc áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong các cơ quan nhà nước; Quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và tham mưu cho UBND tỉnh một số văn bản chỉ đạo điều hành trên lĩnh vực TTTT. Để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chỉnh trang, bó gọn hệ thống cáp viễn thông treo giai đoạn 2014-2016; dự thảo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng văn bản điện tử và sử dụng phần mềm quản lý văn bản mới vào công tác điều hành, quản lý văn bản, góp phần đáp ứng đáng kể việc xử lý và sao gửi văn bản điều hành giữa các cơ quan, sở, ban ngành trong tỉnh được thuận lợi, nhanh chóng và nâng cao chất lượng công việc, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 30/5/2014 về việc “Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh”. Triển khai bước đầu công tác khảo sát Đề án Hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận CNTT và truyền thông. Sở đã tập trung chỉ đạo các báo, đài tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong năm 2014. Nhằm tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam, góp phần cung cấp các thông tin, tài liệu nghiên cứu khách quan về chủ quyền Biển Đông, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền phản bác yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh năm.

9. Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời nhiều văn bản chỉ đạo,

quản lý hoạt động ngành. Công tác quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình trong năm đi vào nề nếp, các báo chí địa phương và các văn phòng đại

55

diện, phóng viên thường trú chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về báo chí. Trong công tác thông tin, tuyên truyền, Sở TTTT đã đóng vai trò chủ trì, làm đầu mối trong các đợt tuyên truyền các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước, đặc biệt là tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định năm 2014...

Công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, internet tiếp tục được duy trì, vai trò của Sở ngày càng được khẳng định hơn. Hoạt động khai thác mạng lưới, vận chuyển trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát ổn định. Hệ thống viễn thông, internet tiếp tục phát triển, phục vụ tốt việc thông tin, liên lạc của lãnh đạo tỉnh, nhân dân và việc phòng, chống lụt, bão. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đã hoạt động có hiệu quả, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Công tác quản lý xuất bản, in và phát hành được tăng cường. Nội dung xuất bản phẩm đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Tổ chức thành công Lễ công bố Ngày Sách Việt Nam và Triển lãm Sách tỉnh Bình Định lần thức nhất năm 2014; Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2014...

Hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước tiếp tục được nâng cấp theo hướng đầu tư tập trung, đồng bộ, từng bước kết nối hệ thống mạng WAN giữa các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước năm 2014, nâng tỷ lệ 100% sở, ban, ngành và gần 91% huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh sử dụng hệ thống Văn phòng điện tử. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng được tập trung thực hiện để phòng, chống các cuộc tấn công mạng với quy mô ngày càng lớn. Đặc biệt, trong năm đã đầu tư hệ thống trang thiết bị bảo mật cho Trung tâm Hạ tầng thông tin.

10. Sở Thông tin và Truyền thông Bình PhướcSở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật

và 06 văn bản liên quan đến lĩnh vực TTTT.Thực hiện ký kết với Báo Sài Gòn Giải Phóng về quảng bá tình hình kinh

tế, đầu tư, văn hóa, quốc phòng, an ninh, các chương trình công tác xã hội của tỉnh Bình Phước; VTC10 về quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước lên kênh VTC10 về nội dung liên quan đến hoạt động thông tin đối ngoại. Tích cực tổ chức các lớp bồi dưỡng: Kỹ năng thiết lập và quản lý trang thông tin điện tử; kỹ năng, nghiệp vụ thông tin đối ngoại; nghiệp vụ tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm; Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014.

Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến đã được đưa vào khai thác và sử dụng tại 12 điểm cầu; duy trì 3.200 hộp thư điện tử tại địa chỉ http://mail.binhphuoc.gov.vn; Trên địa bàn tỉnh đã có 1.216 dịch vụ hành chính công từ mức độ 2 trở lên. Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa được triển khai

56

và đưa vào vận hành tại thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành đã mang lại thành công đáng kể, tính từ tháng 01/2014 đến nay đã tiếp nhận 46.091 hồ sơ trong đó giải quyết đúng hạn là 45.543 hồ sơ, 548 hồ sơ đang chờ xử lý.

11. Sở Thông tin và Truyền thông Bình ThuậnSở đã triển khai hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước chuyên ngành

TTTT trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chương trình hành động số 31-NQ/TU ngày 18/9/2014 để thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 480/KH-UBND ngày 18/02/2014, trong đó có nội dung “Xây dựng Bản tin lưu hành nội bộ hàng quý về an toàn, an ninh thông tin” nhằm nâng cao nhận thức và phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo về an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh. Triển khai ứng dụng chữ ký số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đến nay đã cấp 38 chứng thư số cá nhân, 12 chứng thư số tổ chức. Hiện có 33 đơn vị ban hành Quy chế, 12 đơn vị ban hành kế hoạch và 18 đơn vị có thông báo triển khai chữ ký số theo quy định. Các đơn vị đã triển khai việc gửi, nhận văn bản ký số (không gửi bản giấy) đối với các loại văn bản được quy định tại Quyết định 2515/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 06/09/2014 Quy định về quản lý dịch vụ internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh (thẩm tra điều kiện cấp phép cho các đại lý tại các huyện, thị xã, thành phố).

12. Sở Thông tin và Truyền thông Cà MauSở đã tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ tổ chức triển lãm bản đồ

và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” năm 2014 nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước trong các tầng lớp nhân dân. Sở đã tổ chức thành công Hội thao truyền thống ngành TTTT khu vực phía Nam lần thứ VIII - năm 2014. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các Hội đặc thù trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh.

Hoạt động báo chí, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử tiếp tục có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo và hoạt động có hiệu quả. Năm 2014 các cơ quan báo chí ước thực hiện tổng số 980.648 tờ (cuốn). Đài Phát thanh - Truyền hình đã thực hiện 59.476 đề tài, thời lượng phát sóng 29.568h , trong đó phát sóng truyền hình 24.192 giờ, phát thanh: 5.376 giờ. Hoạt động xuất bản đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Toàn tỉnh có 1.071 trạm BTS thu phát sóng thông tin di động, lắp đặt trên 839 vị trí nhà trạm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.198.983 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 97,7 thuê bao/ 100 dân. Có 318 cơ quan, đơn vị sử dụng VIC (tăng 8 đơn vị so với cuối năm 2013), số người đăng ký sử dụng VIC là 4.722 người, (tăng 96 người so với năm 2013), cấp hơn 2.200 tài khoản hộp thư điện tử. Đồng thởi Tỉnh đã đưa vào sử dụng Phần mềm Hệ thống tích hợp thông tin kinh tế - xã hội.

57

13. Sở Thông tin và Truyền thông Cao BằngTập trung tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm: 70 năm Ngày thành lập

Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2014) và Lễ công bố Di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo. Hoàn thành triển khai ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử, xây dựng Cổng TTĐT thành phần cho tất cả các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Phối hợp với Bộ TTTT tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" và một số tư liệu về phân giới cắm mốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện thu thập dữ liệu, bổ sung hoàn thiện đề án “Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến 2025” trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng chữ ký số chuyên dùng cho trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Cao Bằng năm 2014”.

14. Sở Thông tin và Truyền thông Cần ThơSở đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về TTTT, vận

hành tốt mạng lưới thông tin, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố. Ước cuối 2014, thực hiện vượt 27,88% về chỉ tiêu mật độ thuê bao internet của Nghị quyết Hội đồng nhân dân, hoàn thành 10/10 chỉ tiêu kế hoạch của UBND giao, các chỉ tiêu vượt kế hoạch từ 8,44% đến 27,9%. Chủ động tham mưu ban hành 01 nghị quyết, 02 chỉ thị, 09 quyết định, 03 kế hoạch ngành.

Các quy hoạch, chương trình, kế hoạch trung hạn, dài hạn về TTTT được chú trọng triển khai như: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020, hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản tác phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch phát triển giai đoạn 2016 - 2020.

Tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ nhân viên điểm Bưu điện – Văn hóa xã phục vụ đọc sách, báo. Tiếp tục phối hợp với Sở TTTT ba tỉnh An Giang, Sóc Trăng và Hậu Giang thực hiện các bước tiếp theo của dự án “Xây dựng hệ thống mạng cảm biến phục vụ giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai tại 4 địa phương khu vực Nam Sông Hậu”. Tổ chức luân chuyển trên 1.000 đầu sách với 7.463 bản và tặng 4 tủ sách với tổng giá trị trên 140 triệu đồng trong chương trình phục vụ sách, báo và luân chuyển tài liệu tại các điểm Bưu điện – Văn hóa xã giai đoạn 2014-2020. Ban hành kế hoạch về an toàn an ninh mạng, về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong cơ quan nhà nước. 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và xã, phường, thị trấn có mạng máy tính nội bộ (LAN) và được kết nối vào mạng internet băng thông rộng. 100% sở, ngành và UBND quận, huyện ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành. 100% các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nghe được đài phát thanh và xem được truyền hình. Năm đầu tiên ra mắt ấn phẩm ngành TTTT thành phố định kỳ hàng quý. Cổng thông tin điện tử thành phố với ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường mở

58

rộng quan hệ đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của thành phố Cần Thơ trong khu vực, trong nước và thế giới.

15. Sở Thông tin và Truyền thông Đà NẵngSở đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành 08 văn bản quy phạm

pháp luật và quyết định hành chính. Các văn bản này đã phát huy tác dụng tốt trong công tác quản lý, điều hành, đạt hiệu quả cao.

Tổ chức thành công Lễ Khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động toàn bộ Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử, đánh dấu một bước phát triển đột phá mới của địa phương, đáp ứng nhu cầu xây dựng và vận hành chính quyền điện tử thành phố trong thời gian tới. Xây dựng, chuyển giao, hướng dẫn và đưa vào sử dụng 315 dịch vụ công trực tuyến mới, nâng số lượng dịch vụ công mức 3,4 lên 498/1196 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 41,6%, tăng 172,1% so với năm 2013. Triển khai có hiệu quả Đề án số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình, đến nay Đà Nẵng đã hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tác sang công nghệ số trước 60 ngày so với Kế hoạch. Hoàn thành việc cài đặt phần mềm giám sát trực tuyến cho 1019 đại lý internet (đạt 100%), vượt 50% so với kế hoạch, nhờ vậy, công tác quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ internet và trò chơi trực tuyến đã dần đi vào nền nếp và hiệu quả hơn. Hỗ trợ khắc phục các sự cố máy tính, lỗi kỹ thuật cho hơn 2.100 lượt ở xã, phường, quận, huyện, sở, ngành; giám sát chặt chẽ, bảo đảm cho các hệ thống thông tin của Thành phố hoạt động thông suốt, bảo đảm an toàn an ninh. Đào tạo CNTT miễn phí cho 120 học viên là thanh niên và nông dân 3 xã thuộc huyện Hoà Vang phục vụ Chương trình Nông thôn mới. Năm 2014, Sở TTTT Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của thành phố và đã được tặng nhiều Bằng khen của Bộ và UBND thành phố; tiếp tục xếp vị thứ Hai về cải cách hành chính; tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động phòng chống ma túy tại Hà Tĩnh, Hội thi An toàn giao thông các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên tại Đăk Lăk đạt giải cao. Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT, đánh dấu 6 năm liền (2009-2014) Thành phố giữ vững vị trí quán quân ICT Index; đặc biệt hơn, Đà Nẵng đã vinh dự được nhận giải thưởng Xuất sắc trong lĩnh vực Thu hẹp khoảng cách số của Tổ chức Chính quyền điện tử thế giới (WEGO), và cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam được trao giải thưởng này tại Kỳ họp Hội đồng - Tổ chức Chính quyền điện tử thế giới.

16. Sở Thông tin và Truyền thông Đăk LăkTham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật

quan trọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động TTTT như: Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND ngày 09/5/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống thư điện tử của tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 về việc ban hành Quy định mức chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được đăng tải trên Cổng, Trang Thông tin điện tử; Bản tin của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội; Đài

59

Truyền thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố; Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh phối hợp với Bộ TTTT tổ chức thành công 02 sự kiện lớn có ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng, tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực đó là Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa – Những bằng chức lịch sử và Hội thi tuyên truyền về An toàn giao thông khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận. Duy trì tốt hoạt động giao ban báo chí và họp báo định kỳ hàng tháng giúp UBND tỉnh tháo gỡ giải quyết nhiều vấn đề xã hội quan tâm.Quản lý tốt các Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo Trung ương hoạt động trên địa bàn.

Triển khai thành công hệ thống Một cửa liên thông đến 100% UBND các huyện, Thị xã, thành phố góp phần nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Duy trì được thứ hạng chỉ số ICT index. Tỉnh được xếp hạng 24/63 tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống thư điện tử tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước của tỉnh.

Tiến hành thanh tra diện rộng đối với hoạt động đăng ký, triển khai thuê bao di động trả trước; qua thanh tra đã phát hiện hàng trăm nghìn SIM thuê bao trả trước của cả 03 mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone có thông tin không chính xác, thậm chí là thông tin ảo, có hiện tượng đăng ký và kích hoạt đồng loạt SIM trả trước. Qua thanh tra đã kịp thời yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai công tác khắc phục, bổ sung thông tin khách hàng theo đúng quy định.

17. Sở Thông tin và Truyền thông Đăk NôngCông tác chỉ đạo thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng kịp thời, đa dạng và đúng trọng tâm, trọng điểm. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động thông tin tuyên truyền phản ánh khá đầy đủ kịp thời mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, tăng cường đưa chủ trương, đường lối, chính sách đến mọi người dân.

Về Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trong tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh từ tỉnh đến huyện: Hệ thống thư điện tử của tỉnh: Có khoảng 5.000 hộp thư; 19/21 Sở, Ngành và 06/08 UBND các huyện, thị xã có Cổng/Trang thông tin điện tử; có 17/21 Sở, Ngành, 04/08 UBND các huyện, thị xã đã triển khai ứng dụng phần mềm văn phòng điện tử eOffice.

Về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác chuyển phát kịp thời công văn, tài liệu phục vụ các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn, tăng cường phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông theo quy hoạch đã phê duyệt, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.

Sở tham mưu và trình UBND tỉnh 8 văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành thông tin truyền thông; tổ chức đào tạo 08 lớp tập huấn: Thông tin đối

60

ngoại, sử dụng dịch vụ internet và trò chơi trực tuyến, nghiệp vụ hoạt động in ấn và photocopy, sử dụng và quản lý tần số vô tuyến điện…

18. Sở Thông tin và Truyền thông Điện BiênSở TTTT tỉnh Điện Biên đã tích cực, chủ động tham mưu trình UBND tỉnh

ban hành 35 quyết định, chương trình, kế hoạch về lĩnh vực TTTT với nội dung cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tế tại địa phương. Bên cạnh công tác tham mưu UBND tỉnh, Sở đã xây dựng và ban hành 1.033 văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực TTTT theo thẩm quyền, hướng dẫn cụ thể các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Đặc biệt, năm 2014 Sở TTTT phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nằm trong chuỗi sự kiện, hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như: Triển lãm Sách, Phát hành đặc biệt bộ tem và thành lập Trung tâm Báo chí Quốc gia đặt tại Điện Biên. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động thông tin tuyên truyền phản ánh khá đầy đủ kịp thời mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, tăng cường đưa chủ trương, đường lối, chính sách đến mọi người dân. Sở TTTT đã phối hợp với các đơn vị sản xuất phim phóng sự về thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên như: Sức sống mới Điện Biên; Đường biên trong trái tim người dân, Đề án 79; Diện mạo mới Mường Nhé; Bản sắc văn hóa Điện Biên, tiềm năng du lịch và văn hóa Điện Biên; Điện Biên - Điểm dừng chân lý tưởng. Mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo an toàn, thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

19. Sở Thông tin và Truyền thông Đồng NaiSở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 04 văn bản quy phạm pháp luật

lĩnh vực TTTT. Xây dựng các kế hoạch đảm bảo bưu chính viễn thông và tham gia diễn tập phòng thủ. Phối hợp với VTC10 biên tập 10 phóng sự quảng bá về hình ảnh Đồng Nai phát sóng ở khu vực Châu Á, Châu Âu thông qua kênh NetViet của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp. Hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển, ước tính năm 2014 mật độ điện thoại đạt 121 máy/100 dân; tỷ lệ dân số sử dụng internet đạt 75%; doanh thu BCVT đạt 4.710 tỷ đồng (tăng 0,45% so với năm 2013). Hoàn thành trên 90% kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015: đã triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại đến 100% UBND cấp huyện, mở rộng thí điểm đến 26 xã/phường và 04 Sở ngành trên địa bàn tỉnh. Triển khai cung cấp dịch vụ công mức 3 đối với 15/15 thủ tục hành chính lĩnh vực TTTT, trong đó 03 thủ tục rút ngắn thời gian thực hiện còn 50%.

Hoàn thành việc tổ chức lớp đào tạo an ninh mạng chuyên sâu cho 39 cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nước. Tham mưu UBND tỉnh thành lập Đội ứng cứu sự cố máy tính của tỉnh giai đoạn

61

2014-2016. Tổ chức thành công Hội thi ứng dụng CNTT năm 2014 cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh với trên 120 người tham gia.

20. Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý lĩnh vực TTTT. Các cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành của tỉnh đã hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm, chú trọng và đi vào chiều sâu, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh và góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định phân cấp trong việc cấp giấy chứng nhận trò chơi điện tử công cộng; Quy định sử dụng chung trụ điện lực để treo cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh và tiến hành làm gọn cáp treo trên trụ điện lực trên địa bàn 2 thành phố của tỉnh; đang xây dựng Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đến năm 2025. Hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, đã phủ đến tất cả các xã, ấp mạng băng thông rộng, các mạng di động 2G, 3G với tổng số 1.950 trạm. Mạng lưới bưu chính tiếp tục duy trì và phát triển nhiều dịch vụ mới như trả thủ tục hành chính đến tận nhà dân, chi trả lương hưu... góp phần giúp các xã đạt tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Tỉnh tiếp tục triển khai các dự án phát triển hạ tầng CNTT như nâng cấp và mở rộng hệ thống máy chủ Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, máy chủ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng hệ thống mạng WAN kết nối từ tỉnh đến tất cả các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình từ 12/12 huyện đến 144/144 xã; triển khai đến tất cả sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện phần mềm quản lý văn bản và điều hành eoffice, phần mềm một cửa điện tử, mở rộng phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 167 thủ tục hành chính của một số Sở và huyện; triển khai giai đoạn 1 việc trang bị máy tính có nối mạng cho 60 xã phục vụ tra cứu miễn phí cho người dân nông thôn. Công tác an toàn, an ninh thông tin được tăng cường nhằm đảm bảo hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

21. Sở Thông tin và Truyền thông Gia LaiHệ thống "Văn phòng điện tử" được triển khai ở tất cả UBND các huyện,

thị xã, thành phố và các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Có hơn 50% công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh. Dự án "Một cửa điện tử" dùng chung trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai 11/17 đơn vị cấp huyện. Đã kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT theo hướng dẫn của Trung ương. Việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được chỉ đạo tăng cường. Duy trì tốt hệ thống hội nghị truyền hình giữa cấp tỉnh và huyện, nâng dần tỷ lệ cuộc họp qua mạng. UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư ứng dụng CNTT, năm 2014 đã đầu tư các dự án CNTT hơn 20 tỷ đồng, phê duyệt dự án Nâng cấp hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Gia Lai với gần 30 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2015-2016.

62

Công tác quản lý thuê bao trả trước và chương trình khuyến mãi được tăng cường. Doanh thu bưu chính, viễn thông vẫn tiếp tục tăng trưởng (ước năm 2014 đạt 1.380 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch năm 2014, tăng 7,23% so với năm 2013). UBND tỉnh đã phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Lĩnh vực báo chí, xuất bản, in và phát thanh, truyền hình tiếp tục phát triển và hoạt động đúng định hướng. UBND tỉnh đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Hướng dẫn và kiểm tra công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Lĩnh vực in, xuất bản, phát hành phát triển đúng hướng, đúng pháp luật. Sở đã chủ trì tổ chức thành công Liên hoan Phát thanh - Truyền hình toàn tỉnh lần thứ IV - năm 2014.

22. Sở Thông tin và Truyền thông Hà GiangSở đã nỗ lực tham mưu và triển khai tốt các hoạt động chuyên môn nghiệp

vụ có bước đột phá mạnh mẽ về lĩnh vực CNTT, báo chí phát thanh truyền hình. Sở đã tham mưu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 139/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ công chức viên chức làm chuyên trách CNTT trong các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Kết quả hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang đứng thứ 15/63 tỉnh thành phố. Báo chí, phát thanh truyền hình có sự phát triển mạnh mẽ, chính thức phát sóng quảng bá kênh truyền hình tỉnh Hà Giang lên vệ tinh; thành lập Trung tâm sản xuất tiếng dân tộc trực thuộc Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Hà Giang tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang ngày càng được nâng lên.

23. Sở Thông tin và Truyền thông Hà NamSở đã tham mưu ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho

báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Chỉ thị về việc công khai, minh bạch thông tin trên cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp; Quy định trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam.

Hoạt động báo chí, xuất bản tiếp tục vận động theo đúng định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Các cơ quan báo chí, xuất bản đã thông tin, tuyên truyền tốt các chủ trương, giải pháp của tỉnh, sự kiện chính trị lớn của đất nước. Đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh. Với chức năng quản lý thông tin truyền thông, Sở đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo tuyên truyền về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng xã hội học tập,

63

tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo được đẩy mạnh. Tham gia cuộc thi tuyên truyền cổ động về an toàn giao thông tại Hải Phòng. Công tác quản lý nhà nước về viễn thông được tăng cường, tạo điều kiện cho thị trường viễn thông phát triển bền vững. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, nhà nước và công tác phòng, chống lụt, bão đảm bảo thông suốt, kịp thời. Công tác quản lý thông tin trên mạng internet được đẩy mạnh giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã được tập trung chỉ đạo triển khai. Sở đã ký kết Chương trình phối hợp công tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tăng cường hoạt động đọc sách, báo tại các điểm này. Lĩnh vực CNTT có sự vận động, chuyển biến tích cực. Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước được đẩy mạnh.

24. Sở Thông tin và Truyền thông Hà NộiCông tác TTTT của Thủ đô tiếp tục có bước phát triển tiến bộ và toàn diện

trên các lĩnh vực công tác, cụ thể: Đã tham mưu UBND Thành phố ban hành và tổ chức triển khai: 05 văn bản quy phạm pháp luật, 18 kế hoạch, 01 đề án phát triển về lĩnh vực TTTT; triển khai đồng bộ công tác thông tin tuyên truyền tới các cấp, góp phần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Thành phố, tiêu biểu là tuyên truyền về “Năm trật tự văn minh đô thị - 2014” và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Thông tin đối ngoại được chú trọng, đặc biệt là công tác tuyên truyền về tình hình biển Đông, chủ quyền biển đảo. Quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin điện tử, mạng xã hội, blog được tăng cường, đã ban hành và triển khai tích cực Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn Thủ đô. Ứng dụng và phát triển CNTT thành phố đã được tập trung đẩy mạnh, đồng thời chú trọng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Đã trình UBND Thành phố: “Kiến trúc, lộ trình Chính phủ điện tử Thành phố”, Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh hơn”. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2014 được triển khai mang lại hiệu quả tích cực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính của Thành phố, từng bước xây dựng Chính quyền điện tử Thủ đô. Hà Nội xếp thứ 3 về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2014 (tăng 1 bậc so với năm 2013), xếp thứ 2 về mức độ ứng dụng CNTT năm 2014. Tích cực triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT và thu hút, kêu gọi đầu tư vào các khu CNTT tập trung trên địa bàn thành phố. Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tiếp tục được tăng cường, chú trọng vấn đề quản lý sắp xếp hệ thống đường dây đi nổi, quản lý duy trì vận hành hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị dùng chung. Đã xử lý thanh thải, sắp xếp hệ thống đường dây đi nổi gần 70 tuyến phố nội thành Hà Nội và tiếp nhận quản lý, duy trì gần 40 hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị dùng chung trên địa bàn. Tham mưu UBND Thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án vận hành hệ thống thông tin khắc phục sự cố công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung trên địa bàn

64

Hà Nội. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chủ động triển khai, tăng về số lượng và nâng cao tính chuyên ngành. Nổi bật là vụ phát hiện 14.000 thuê bao bị nghe lén tại Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng và vụ xử lý kinh doanh thiết bị phá sóng điện thoại di động và sóng định vị toàn cầu (GPS). Đã thực hiện 83 cuộc thanh tra; ban hành 65 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

25. Sở Thông tin và Truyền thông Hà TĩnhSở đã thường xuyên bám sát các nghị quyết, chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động tham mưu ban hành trên 30 văn bản cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành. Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được triển khai đồng đều, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý báo chí xuất bản, thông tin đối ngoại và thông tin cơ sở trên địa bàn được thực hiện ngày càng chặt chẽ và hiệu quả: Tham mưu và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý, xử lý vấn đề báo chí phản ánh và chỉ đạo các đơn vị địa phương phản hồi thông tin báo nêu. Công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông có nhiều tiến bộ, chỉ đạo phát triển hạ tầng mạng thông tin đúng quy hoạch, kế hoạch. Nhiều dịch vụ mới về bưu chính, viễn thông, CNTT, dịch vụ nghe, nhìn được phát triển, thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng trên địa bàn. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong phát triển hạ tầng, giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A, 8A, cung cấp dịch vụ ở khu kinh tế trọng điểm, chú trọng vùng nông thôn, biên giới và thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích. Về lĩnh vực CNTT đã tổ chức đào tạo chuẩn hóa 20 lớp cho cán bộ CNTT cấp xã, tổ chức 5 lớp cho lãnh đạo CIO và chuyên trách CNTT. Đề án Chính phủ điện tử triển khai đúng lộ trình, đã hoàn thành một số nội dung trong các dự án. Hiện đang triển khai xây dựng dự án Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Hà Tĩnh theo công nghệ điện toán đám mây. Khu CNTT tập trung hiện đã hoàn thành hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, đang triển khai xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

26. Sở Thông tin và Truyền thông Hải DươngSở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 01 quy hoạch (Quyết định số

2918/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính và chuyển phát tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), 02 văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 28/4/2014 của UBND tỉnh v/v ban hành “Quy định về công tác quản lý và kiểm duyệt thông tin trên Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Hải Dương” và “Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 v/v ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh”). Ngoài ra, Sở đã tổ chức tập huấn cho 186 nhân viên điểm Bưu điện - Văn hóa xã tập huấn về thủ tục cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho 250 người; tập huấn về quy trình thủ tục xin cấp phép điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cho 870 người; tập huấn Luật Xuất bản 2012 và các văn

65

bản quy phạm pháp luật có liên quan cho hơn 500 người...; Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham gia Hội thi các Đội tuyên truyền lưu động về An toàn giao thông khu vực Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận năm 2014. Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục được đảm bảo, đi vào nền nếp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được UBND tỉnh ban hành kịp thời, tạo động lực cho ngành TTTT phát triển; công tác thông tin, tuyên truyền đã có chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội và nâng cao dân trí; hoạt động báo chí được quan tâm, quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được triển khai tạo điều kiện cho đội ngũ phóng viên tác nghiệp; các hoạt động về xuất bản, in, phát hành, bưu chính, viễn thông, internet… ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng được nâng lên, giá thành giảm, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương...

27. Sở Thông tin và Truyền thông Hải PhòngHội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua Đề án và ban hành

Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 05/5/2014 về “nhiệm vụ, giải pháp phát triển viễn thông và CNTT thành phố Hải Phòng đến năm 2020”. Cổng Thông tin điện tử thành phố có bước phát triển lớn mạnh: Khai trương Trang thông tin tiếng Nhật trên Cổng Thông tin điện tử thành phố; mở chuyên mục “Dân hỏi, Giám đốc trả lời”. Hoàn thành phiên bản hỗ trợ người khuyết tật trên Cổng Thông tin điện tử thành phố theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, giúp những người khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng trên Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố Hải Phòng. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp với Bộ TTTT, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức thành công Hội thi các đội tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông khu vực đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh lân cận năm 2014. Xây dựng Kế hoạch tổng thể hoạt động tuyên truyền năm 2015 về: Cải cách hành chính, năm cộng đồng ASEAN, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Hải Phòng. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 năm 2014 tại Hải Phòng thu hút đông đảo các em học sinh tham gia, với tổng số 1,3 triệu bài viết, trong đó có 01 học sinh đạt giải nhất quốc gia và đạt giải khuyến khích quốc tế. Lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44 năm 2015 gắn với việc trao giải thưởng khuyến khích quốc tế được tổ chức tại thành phố Hải Phòng. Thực hiện Chủ đề năm 2014 “Phục hồi kinh tế - Đổi mới mô hình tăng trưởng”, các doanh nghiệp ngành TTTT trên địa bàn thành phố đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình, Viễn thông Hải Phòng là đơn vị đầu tiên đã thực hiện xong việc tái cơ cấu theo hướng chuyên biệt hóa các khâu kinh doanh và kỹ thuật trên toàn địa bàn Thành phố. Hoàn thành Kế hoạch điều tra phương thức thu xem, điều tra hộ nghèo để tham mưu cho Bộ TTTT và UBND thành phố các chính sách hỗ trợ người dân thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Tham mưu UBND thành phố ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của ngành: Quy định về quản lý điểm truy nhập

66

internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng địa bàn thành phố; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố; Quy định về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn thành phố.

28. Sở Thông tin và Truyền thông Hậu GiangCông tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đảm bảo chặt chẽ đúng Luật

Báo chí đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động báo chí tỉnh nhà phát huy tích cực góp phần cho việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Đến nay, Sở đã đọc bản thảo và cấp cấp phép 128 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, đặc san, giấy phép xuất bản tờ rơi, tin ảnh, thiết lập trang thông tin điện tử… của các sở, ngành và huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, tăng 51 giấy phép so với năm 2013 và không có hồ sơ tồn đọng.

Trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và internet có bước phát triển mạnh so với cùng kỳ năm 2013. Tăng cao về hạ tầng trạm BTS (tăng 19 trạm) và thuê bao điện thoại cố định (tăng 106 thuê bao); thuê bao điện thoại trả sau tăng 1.632; dịch vụ viễn thông và internet băng thông rộng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao, hỗ trợ nhiều dịch vụ giải trí được phát triển mạnh.

Sở TTTT đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành 06 cuộc kiểm tra (vượt 01 cuộc so kế hoạch) với các lĩnh vực: viễn thông; xuất bản phẩm, tần số vô tuyến điện qua đó đã phát hiện và xử lý 78 trường hợp vi phạm đã nộp ngân sách Nhà nước 54.500.000 đồng.

Tổ chức 03 lớp tập huấn chuyên ngành (tăng 01 lớp so với năm 2013): Lớp tập huấn áp dụng phần mềm một cửa điện tử; tập huấn sử dụng chữ ký số và chứng thực chữ ký số trong cơ quan nhà nước; tập huấn, bồi dưỡng công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy, với tổng số hơn 500 học viên tham dự. Áp dụng và khai thác, sử dụng có hiệu quả phần mềm một cửa điện tử nhằm tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính.

29. Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí MinhSở đã chú trọng triển khai công tác hỗ trợ giải quyết khó khăn, tạo điều

kiện cho hoạt động hợp tác, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, xây dựng quy hoạch phát triển ngành, đề xuất cơ chế chính sách, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Hoạt động đào tạo nhân lực, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử đã được chú trọng, đẩy mạnh và có những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp vi mạch thành phố.

Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước ngày càng được triển khai ở cấp độ chuyên sâu hơn. Việc đưa vào vận hành chính thức Hệ thống phần mềm quản lý văn bản của thành phố thể hiện sự quyết tâm của chính quyền thành phố đối với công tác thúc đẩy ứng dụng CNTT, sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, theo đó, đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ này là 100%. Triển khai thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại thành phố Hồ

67

Chí Minh, trong đó tập trung triển khai Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020..

Tập trung triển khai các quy hoạch: Quy hoạch CNTT đến năm 2025; Đề án xây dựng Công viên phần mềm Quang Trung 2, chuỗi công viên phần mềm Quang Trung; Quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông đến năm 2020; Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động; dự thảo Đề án quản lý nội dung thông tin trên internet; đăng ký xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, in, phát hành theo quy hoạch phát triển lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, triển khai một số nội dung tiêu biểu khác như: Thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; triển khai Kế hoạch số hoá trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Hỗ trợ Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với Đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Long thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất khu vực miền Nam; Hỗ trợ hoạt động kênh HTV Co.op; Thí điểm xây dựng, cải tạo điểm Bưu điện - Văn hóa xã...

Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã có những đóng góp tốt, tích cực trong công tác phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội, đặc biệt trong năm qua là công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, vận động, khơi gợi tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, đồng thời đẩy mạnh vận động tuyên truyền ý thức giữ gìn an ninh trật tự, thể hiện tinh thần yêu nước có trách nhiệm và đúng pháp luật. Hoạt động thanh, kiểm tra được tăng cường, chú trọng xử lý các vấn đề nhạy cảm dễ gây bức xúc trong xã hội như: xuất bản phẩm vi phạm, tạp chí, báo in, thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, thuê bao trả trước, tin nhắn rác, quảng cáo rao vặt sử dụng SIM rác, trò chơi điện tử.

30. Sở Thông tin và Truyền thông Hòa BìnhThực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển,

quản lý lĩnh vực TTTT, cụ thể: Tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành chủ trương về Quy hoạch viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai phát lại các chương trình truyền hình theo Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm 2014; triển khai thực hiện chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hòa Bình đến năm 2015; ban hành Quy chế đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; tuyên truyền những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng theo

68

đúng tôn chỉ, mục đích. Công tác quản lý hạ tầng viễn thông đã từng bước khắc phục những hạn chế do lịch sử để lại. Nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh từng bước được nâng lên. Việc bảo đảm hoạt động của hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến và dự án Văn phòng điện tử đã góp phần làm cho công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền được thông suốt, kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

31. Sở Thông tin và Truyền thông Hưng YênHạ tầng kỹ thuật viễn thông không ngừng được tập trung đầu tư phát triển.

Mạng lưới dịch vụ Bưu chính, Viễn thông được mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng cao đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dân. Ứng dụng CNTT tiếp tục được triển khai rộng khắp, đặc biệt đối với công tác điều hành, quản lý, cung cấp các dịch vụ công của cơ quan nhà nước. Báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích truyền tải kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và cung cấp đầy đủ các thông tin về đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội đến với người dân. Công tác quản lý TTTT ngày càng được tăng cường, nhất là về tần số vô tuyến điện và dịch vụ internet. Sở đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý 06 đơn vị vi phạm về sử dụng tần số vô tuyến điện, phạt tiền 24.500.000 đồng. Phối hợp với Công an tỉnh và 10 huyện, thành phố thanh kiểm tra 64 đại lý. Trong đó đã xử lý vi phạm 52 đại lý internet gồm: Phạt cảnh cáo 08 đại lý, đình chỉ hoạt động có thời hạn 02 đại lý, phạt vi phạm hành chính 42 đại lý. Tổng số tiền xử phạt 34.800.000 đồng. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh việc cung cấp và sử dụng dịch vụ ngày càng nền nếp và đúng pháp luật.

32. Sở Thông tin và Truyền thông Khánh HòaTham mưu và trình UBND tỉnh ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật,

15 văn bản chỉ đạo, điều hành. Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản được duy trì tốt; công tác cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh tuân thủ đúng quy định, không để xảy ra sai sót; hướng dẫn tuyên truyền 75 nội dung theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ TTTT. Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản – In – Phát hành xuất bản phẩm tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 04 dự án CNTT phục vụ cải cách hành chính của tỉnh như: Dự án Hệ thống kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cấp Trung tâm dữ liệu; nâng cấp hệ thống mạng diện rộng; hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến của tỉnh Khánh Hòa. Triển khai nhân rộng Bộ phần mềm một cửa điện tử (sản phẩm của dự án Hệ thống kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính). Đến nay, đã có 20 cơ quan cấp tỉnh, 08 UBND cấp huyện, 108/140 UBND cấp xã sử dụng phần mềm Quản lý hồ sơ văn bản; 16 cơ quan cấp tỉnh, 06/08 UBND cấp huyện và 108/140 UBND cấp xã sử dụng phần mềm Một cửa điện tử. Từ ngày 01/11/2014, tất cả các cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện trao đổi văn bản điện tử có ký số liên thông qua phần mềm Quản lý hồ sơ văn bản hoặc qua hệ thống thư điện tử công vụ.

69

33. Sở Thông tin và Truyền thông Kiên GiangSở đã chỉ đạo các cơ quan báo, đài tuyên truyền tốt các cuộc vận động lớn,

các ngày lễ, kỷ niệm, những sự kiện quan trọng của đất nước và của Tỉnh; nâng cao chất lượng các cuộc họp báo định kỳ, định hướng tốt công tác tuyên truyền; thực hiện tốt kế hoạch thoả thuận hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và UBND tỉnh năm 2014; xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, công tác thông tin đối ngoại được tăng cường; tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa và Trường Sa”; Tham gia Hội thi tuyên truyền lưu động về An toàn giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng Đề án phát triển mạng lưới truyền thanh tỉnh Kiên Giang đến năm 2020; Tham mưu UBND ban hành: Quyết định quy định mức chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được đăng trên cổng/trang thông tin điện tử thuộc tỉnh Kiên Giang và Quyết định quy định mức chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được phát trên Đài Truyền thanh cấp huyện thuộc tỉnh.

Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông hoạt động ổn định, đã triển khai xây dựng Quy hoạch mạng lưới bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025; thực hiện rà soát quy hoạch phát triển viễn thông tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Quyết định quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh đã được thẩm định.

Đầu tư hệ thống Một cửa điện tử cho 3 huyện nâng tổng số 10/15 huyện, thị xã, thành phố đang vận hành hệ thống Một cửa điện tử hỗ trợ cải cách hành chính phục vụ người dân; Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kiên Giang đến năm 2015, định hướng đến 2020; Tổ chức Hội thảo khoa học: “Ứng dụng CNTT sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển nông nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang năm 2014”;

Tổ chức 10 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 252 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, phát hiện 240 vụ (trong đó nhắc nhở 200 vụ), xử phạt 39 vụ với tổng số tiền 115.200.000 đ. Công tác quản lý TTTT cơ sở được quan tâm tăng cường, nhất là hệ thống truyền thanh được đầu tư trang thiết bị bước đầu khá tốt, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt công tác đưa thông tin về cơ sở.

34. Sở Thông tin và Truyền thông Kon TumXây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các quy định về dịch vụ internet

và trò chơi điện tử công cộng cho các đại lý internet. Kế hoạch Thông tin đối ngoại trung hạn của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2017; Kế hoạch về “Tuyên truyền, quảng bá ASEAN của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 – 2015; Kế hoạch tổ chức Ngày Sách Việt Nam hàng năm trên địa bàn Tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, huyện thành phố tăng cường sử dụng hộp thư điện tử có tên miền .gov.vn và văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, UBND các huyện, thành phố triển khai công tác tuyên truyền một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2014; tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn giao thông năm 2014; triển khai công tác tuyên truyền phòng, chống dịch

70

cúm gia cầm; tuyên truyền hưởng ứng chiến dịch “Chung sức vì biển, đảo quê hương”; tuyên truyền tổng rà soát chính sách ưu đãi người có công với cách mạng... Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh giai đoạn 2016-2020; Chương trình Hành động của UBND thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị; phối hợp các ngành đề xuất nhu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT năm 2015.

35. Sở Thông tin và Truyền thông Lai ChâuTham mưu UBND tỉnh ban hành: Quy chế hoạt động của Trạm Truyền

thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quy chế về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet tại các điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Tiếp nhận Trung tâm dữ liệu thuộc dự án thí điểm “Đầu tư trang thiết bị ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước”. Triển khai cài đặt phần mềm Office 2010 cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Triển khai xây dựng 08 trạm truyền thanh cho các xã vùng sâu, vùng xa biên giới của tỉnh. Triển khai Dự án Nâng cấp cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

36. Sở Thông tin và Truyền thông Lâm ĐồngCông tác xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được

lập kế hoạch cụ thể và triển khai đúng lộ trình; công tác thực thi nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực TTTT được thực hiện có hiệu quả - tiếp tục khẳng định vị thế của Sở trong công tác quản lý nhà nước các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực Báo chí - Xuất bản đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cơ quan Báo chí đã thực hiện nghiêm túc định hướng thông tin của cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; Nội dung thời sự chính luận đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, kịp thời của người dân, đảm bảo theo kế hoạch tuyên truyền, thông tin đa dạng kịp thời. Công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở được quan tâm, chú trọng và đi vào chiều sâu. Hệ thống Đài Phát thanh truyền hình, trạm truyền thanh cơ sở, Phòng Văn hóa Thông tin và cán bộ văn hóa xã đã thực hiện tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền tại cơ sở phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và quốc gia.

Mạng bưu chính viễn thông năm 2014 hoạt động ổn định, thông suốt, chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo phục vụ tốt thông tin liên lạc cho lãnh đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho doanh nghiệp và người dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu giao dịch thương mại của doanh nghiệp và quan hệ của người dân. Mạng lưới bưu chính, viễn thông vẫn tiếp tục phát triển, nâng cao dung lượng và mở rộng vùng phục vụ đến khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Các chỉ tiêu hoạt động của ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch được giao.

71

37. Sở Thông tin và Truyền thông Lạng SơnSở đã thực hiện tốt và có hiệu quả chức năng định hướng, chỉ đạo, tổ chức

triển khai thực hiện các hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, đáp ứng kịp thời các yêu cầu thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tỉnh; phối hợp tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hình ảnh Lạng Sơn trên sóng VTC10; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định về việc Quy định thời gian mở, đóng cửa kinh doanh của đại lý internet và trò chơi điện tử trên mạng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 về việc ban hành Quy định các khu vực khi lắp đặt trạm thu, phát sóng thông tin di động loại 2 phải xin giấy phép xây dựng; Trình UBND tỉnh quyết định về chế độ nhuận bút.... Mạng lưới viễn thông tiếp tục phát triển nhanh chóng, rộng khắp đưa dịch vụ về tới vùng sâu, vùng xa. Ước tính tổng số trạm BTS đạt 1.180 trạm (100% số xã có sóng di động 2G và 100% thị trấn, thành phố có sóng di động 3G). Tiếp tục triển khai công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến trong công tác cải cách hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNTT, chú trọng các nội dung về sử dụng thư điện tử, văn bản điện tử, thông qua nhiều hình thức: phổ biến, tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử. Đảm bảo an toàn, an ninh và sự vận hành thông suốt của Cổng thông tin điện tử và Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đến người dân và doanh nghiệp. Triển khai phần mềm Microsoft Office 2010 bản quyền do Bộ TTTT cung cấp đến các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; Cung cấp số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng và Phát triển CNTT-TT năm 2014.

38. Sở Thông tin và Truyền thông Lào CaiSở TTTT tỉnh Lào Cai đã tích cực, chủ động xây dựng 05 văn bản quy

phạm pháp luật quan trọng, góp phần thúc đẩy lĩnh vực TTTT trên địa bàn tỉnh phát triển. Các cơ quan báo chí của Trung ương, địa phương hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và sự chỉ đạo của Nhà nước, thông tin, tuyên truyền tốt về những sự kiện, hoạt động quan trọng của đất nước, của tỉnh, nhất là đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kỳ họp thứ 7,8 Quốc hội khóa XIII... Công tác thông tin đối ngoại tiếp tục được quan tâm bằng nhiều hình thức như: quảng bá hình ảnh của Lào Cai trên Cổng thông tin đối ngoại; xuất bản ấn phẩm “Vẻ đẹp Lào Cai” bằng 3 thứ tiếng Việt-Anh-Trung, xuất bản Sổ tay Thông tin đối ngoại; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức gần 90 buổi tuyên truyền pháp luật hơn 2 nghìn lượt người tham gia tập huấn tại các thôn, bản trong khu vực biên giới của tỉnh; phối hợp với VTC10 xây dựng, phát sóng 07 chương trình truyền hình thông tin đối ngoại.

Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế và tổ chức đánh giá, xếp hạng mức

72

độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lào Cai; hoàn thành đưa vào sử dụng Cổng thông tin du lịch tỉnh Lào Cai; xây dựng Đề án và triển khai kế hoạch Nâng cao an toàn an ninh thông tin số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; tiếp tục xây dựng hoàn thiện hạ tầng và triển khai cài đặt, đào tạo sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc cho thành phố Lào Cai và huyện Văn Bàn; xây dựng Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy và các Cổng thành viên; triển khai dự án hệ thống phần mềm một cửa liên thông điện tử và xây dựng phầm mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai ứng dụng chữ ký số cho 30 cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai. Mạng lưới bưu chính, viễn thông tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao cả về hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và doanh thu, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; đặc biệt đã chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai kết nối cáp quang đến 100% xã, phường.

39. Sở Thông tin và Truyền thông Long AnTrong năm 2014, ngành TTTT tỉnh Long An hoàn thành các nhiệm vụ

trọng tâm và đạt được được kết quả tích cực. Sở đã tập trung đầu tư, triển khai các phần mềm ứng dụng CNTT dùng chung, ứng dụng chuyên ngành, công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nhiều hệ thống thông tin trọng điểm của Tỉnh (Hội nghị truyền hình trực tuyến, thư điện tử, một cửa điện tử, quản lý văn bản và điều hành, quản lý hộ tịch, quản lý cán bộ công chức viên chức, khiếu nại tố cáo...) đã được đầu tư, xây dựng theo hướng liên thông, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Cổng thông điện tử của tỉnh đã được nâng cấp sang phiên bản mới, đáp ứng yêu cầu tích hợp vào Cổng thông tin điện tử Chính phủ nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tổ chức thành công Hội thảo an toàn thông tin Chính phủ điện tử tỉnh Long An năm 2014 và Hội thi các Đội tuyên truyền lưu động về An toàn giao thông năm 2014 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

40. Sở Thông tin và Truyền thông Nam ĐịnhHoàn thành Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Nam

Định giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp tục tăng cường quản lý dịch vụ internet, thuê bao di động trả trước, tần số vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Nam Định năm 2014. Tham mưu cho UBND tỉnh ký kết hợp tác chiến lược về viễn thông, CNTT với Tập đoàn VNPT Việt Nam giai đoạn 2014-2020 và Thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền thông, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử với Cổng thông tin điện tử Chính phủ giai đoạn 2014-2016. Triển khai chương trình hợp tác phát triển CNTT giữa UBND tỉnh Nam Định và UBND TP Hồ Chí Minh.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy duy trì và tổ chức tốt Giao ban báo chí hàng tháng. Xây dựng và hướng dẫn triển khai Kế hoạch Thông tin đối ngoại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2017. Tổ chức Đoàn tham gia hội thi các Đội

73

tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông khu vực Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận năm 2014 do Bộ TTTT tổ chức. Đạt giải nhất toàn đoàn với 3/3 giải nhất của các nội dung thi, 03 giải nhất cá nhân, trong đó có 01 giải cá nhân tuyên truyền viên đặc biệt xuất sắc. Thực hiện tốt kế hoạch thông tin - tuyên truyền Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại Nam Định. Tổ chức 10 lớp tập huấn về các quy định của nhà nước trong lĩnh vực TTTT cho 1.450 đối tượng từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh.

41. Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ AnChú trọng chỉ đạo hoạt động và kiểm tra các đài truyền thanh - truyền hình

huyện, đài truyền thanh cơ sở. Triển khai tổ chức giải Báo chí Nghệ An với sự tham gia của nhiều tác giả, hàng trăm tác phẩm, trong đó có các tác phẩm đạt giải cao Giải Báo chí quốc gia. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chủ quyền biển đảo Việt Nam trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Nghệ An; triển khai kế hoạch ngoại giao văn hoá.

Năm 2014, Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh đã được kiện toàn lại cho phù hợp với tình hình thực tế và nhân sự do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng BCĐ, tổ chức các Hội nghị và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển CNTT. Sở TTTT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quyết định số 3188/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 phê duyệt Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An; Quyết định số 3179/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành trung tâm CNTT của vùng Bắc Trung bộ và tham mưu kế hoạch triển khai các đề án. Chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn mạng, an ninh thông tin phục vụ các hoạt động chính trị, kinh kế - xã hội, diễn tập quân sự, bảo đảm duy trì Thông tin liên lạc; triển khai dán hơn 1000 tem thông tin liên lạc cho tàu cá trên 90CV trên địa bàn tỉnh; triển khai xây dựng hệ thống cung cấp tin nhắn cảnh báo mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và lịch xã lũ của hồ đập trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến các đối tượng có liên quan. Hiện nay, chi nhánh Viettel NA đã xây dựng trạm BTS Hữu Khuông – xã cuối cùng chưa có trạm BTS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở đã triển khai thực hiện đề án giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TTTT cấp huyện; chia 21 huyện, thành, thị thành 3 cụm thi đua với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cấp huyện trên các lĩnh vực của ngành, tạo bước chuyển biến rõ nét trong quản lý nhà nước về TTTT từ cơ sở.

42. Sở Thông tin và Truyền thông Ninh BìnhSở đã làm tốt công tác chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan Báo chí, Phát

thanh và truyền hình; Phòng Văn hóa - Thông tin, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã; các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phục vụ công tác quốc phòng, an ninh; phòng chống, khắc phục thiên tai và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng của nhân dân.

74

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, đã tham mưu giúp UBND ban hành 02 văn bản quy phạm pháp luật về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước và Quy định về quản lý hoạt động đối với các điểm truy nhập internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cùng nhiều văn bản khác để chỉ đạo, điều hành lĩnh vực thông tin, truyền thông. Đôn đốc, chỉ đạo tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn và an sinh xã hội của tỉnh; tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lớn của đất nước và của tỉnh. Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền về phát triển du lịch Ninh Bình, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Tuyên truyền Quần thể danh thắng Tràng An; Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc... Tổ chức Đội tuyên truyền lưu động tham gia Hội thi “Đội tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông khu vực Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh lân cận năm 2014”. Chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động bưu chính chuyển phát đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng. Trong năm 2014 tăng trưởng về sản lượng bưu phẩm và doanh thu, tính đến tháng 11/2014 ước đạt trên 32 tỷ đồng. Mạng lưới viễn thông của tỉnh không ngừng được đầu tư mở rộng và hiện đại hóa, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ. Doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông đến 11/2014 đạt trên 635.538 triệu đồng; ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước ngày càng cao.

43. Sở Thông tin và Truyền thông Ninh ThuậnSở đã triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và

của Bộ mới ban hành, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2014. Triển khai, thực hiện công tác quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông trên bản đồ số theo hệ tọa độ VN2000; tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản về quản lý thuê bao di động trả trước và quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất và Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng; triển khai thực hiện Chương trình phối hợp quản lý viễn thông giữa Sở TTTT tỉnh Ninh Thuận và Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2 - Cục Viễn thông, Chương trình quản lý tần số giữa Sở TTTT tỉnh Ninh Thuận với Trung tâm tần số vô tuyến khu vực 7- Cục tần số vô tuyến điện; phối hợp Phòng PA92 Công an tỉnh xác minh các nội dung tin nhắn nói xấu, quấy rối, đe dọa, khủng bố, xúc phạm danh dự nhân phẩm đến cán bộ, lãnh đạo của các cơ quan, doanh nghiệp. Hoàn tất trình UBND tỉnh phê duyệt 3 quy hoạch phát triển: Hạ tầng viễn thông thụ động, phát thanh truyền hình, bưu chính chuyển phát đến năm 2020; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền Nghị quyết 36; Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ngành TTTT tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020... và một số văn bản quản lý chuyên môn khác.

Quản lý, vận hành, khai thác Trung tâm tích hợp dữ liệu gồm hệ thống máy chủ, lưu trữ, hệ điều hành, phần mềm dùng chung, 2 đường truyền cáp quang 15 Mbps và 20 Mbps chạy song song, đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát

75

triển CNTT trong xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Triển khai phần mềm Văn phòng điện tử TD.Office ở 100% Sở và tương đương, 7/7 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, 16 phường, 27 đơn vị sự nghiệp; Triển khai 34 dịch vụ công trực tuyến mức độ III cho các Sở, ngành. Ban hành 900 lượt văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố về công tác tuyên truyền. Tổ chức 9 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 63 đối tượng (24 tổ chức và 39 cá nhân) đạt 100% kế hoạch và 1 cuộc thanh tra trách nhiệm về công tác phòng chống tham nhũng tại Trung tâm CNTT và Truyền thông.

44. Sở Thông tin và Truyền thông Phú ThọSở đã tham mưu, trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 08 văn bản thuộc

lĩnh vực ngành quản lý: Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; quy định cụ thể một số nội dung về quản lý hoạt động của đại lý, điểm truy nhập internet công cộng và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh; Chương trình hành động về “tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT tỉnh; Kế hoạch của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch hoạt động Thông tin đối ngoại trung hạn của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017; Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh năm 2014. Phối hợp tổ chức thành công: Hội nghị tuyên truyền Hiến pháp cho trên 200 phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và 31 Sở TTTT phía Bắc; triển lãm tư liệu và bản đồ “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Tổ chức các hoạt động của Trung tâm báo chí phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác luân chuyển sách báo tại 39 điểm bưu điện văn hóa xã năm 2014, triển khai dự án 45 điểm truy cập internet công cộng kết nối cộng đồng, đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước, kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT tỉnh; phối hợp tổ chức thành công hội thảo về chương trình mã nguồn mở khu vực phía bắc… Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở, nâng cấp Đài truyền thanh của 18 xã, Phối hợp triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam.

45. Sở Thông tin và Truyền thông Phú YênCông tác quản lý nhà nước về TTTT được tăng cường trên tất cả các mặt

công tác, được tổ chức triển khai đồng bộ và theo sát với thực tế phát triển của ngành qua đó đã khẳng định được hiệu quả quản lý nhà nước cũng như thể hiện được vai trò, vị trí của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, qui định của Bộ, của tỉnh đến các đơn vị trong ngành; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của nhà nước trong hoạt động của ngành. Hoạt động báo chí phát triển

76

mạnh, đúng định hướng theo đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã góp phần quan trọng về ổn định chính trị tư tưởng, cổ vũ gương tốt, việc tốt, định hướng dư luận xã hội, phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giới thiệu sâu đậm hình ảnh đất nước và con người phú Yên với đông đảo độc giả trong nước, quốc tế.

Sở đã đầu tư hạ tầng thông tin, triển khai Đề án phát triển CNTT của tỉnh giai đoạn 2011-2015; triển khai điều chỉnh quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai hỗ trợ trực tiếp sử dụng phần mềm văn phòng điện tử, thư điện tử công vụ; xây dựng đề án phát triển công nghệ phần mềm; tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Thông tin đối ngoại và Cung cấp thông tin cho báo chí tỉnh Phú Yên năm 2014; xây dựng kế hoạch và tổ chức Triển lãm chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa; tham gia phục vụ Festival Thủy sản Việt Nam-Phú Yên 2014.

46. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng BìnhSở đã tham mưu cho UBND tỉnh Quy hoạch hạ tầng viễn thông tỉnh

Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản, In và Phát hành tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề cương Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và trên 10 văn bản chỉ đạo, điều hành; Sở đã ban hành trên 300 văn bản hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về TTTT cho các địa phương, doanh nghiệp.

Công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực được đẩy mạnh: Tổ chức trên 20 hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học lĩnh vực TTTT; tổ chức thành công Giải Báo chí An toàn giao thông năm 2014, phát động giải Báo chí và liên hoan thông tin lưu động tuyên truyền về nông thôn mới năm 2014-2015; tổ chức đợt triển lãm ảnh về Biển đảo quê hương; hoàn thành Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng từ điển điện tử phương ngữ Bru Vân Kiều Việt” đạt loại xuất sắc; hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới 32/35 xã giai đoạn 2011-2015. Thông tin, tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản lý tốt hoạt động báo chí xuất bản, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở; hoạt động bưu chính, viễn thông tuân thủ các quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của mọi tầng lớp nhân dân; ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và toàn xã hội từng bước được đảm bảo, theo kết quả xếp hạng của Bộ TTTT năm 2014 về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước năm 2013, tỉnh Quảng Bình xếp thứ hạng 12 trong toàn quốc (vượt 28 bậc so với năm 2012), Trang thông tin điện tử Quảng Bình xếp thứ nhì toàn quốc…Các doanh nghiệp trong toàn ngành đã bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ TTTT và sự hướng dẫn của Sở, phát triển đúng định hướng, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà.

77

47. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng NamTham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực TTTT

có ý nghĩa quan trọng như: Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 về thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 về phê duyệt danh sách Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam... Chỉ đạo các cơ quan báo chí chuyển tải các chủ trương, đuờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương đến nhân dân kịp thời, chính xác. Công tác xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông di động trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào ổn định và đảm bảo hoạt động cho toàn hệ thống, như: Thống nhất địa điểm xây dựng 39 trạm BTS cho các doanh nghiệp, nâng tổng số trạm BTS hiện nay là 1314 trạm, 100% số xã đã phủ sóng điện thoại cố định, điện thoại di động 98% và đường truyền cáp quang 96% số xã, mật độ điện thoại trên toàn tỉnh là 84,9 máy/100 dân, số thuê bao internet là 33.038 thuê bao. Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh: 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện có mạng nội bộ LAN kết nối internet; triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp cho hơn 40 cơ quan ban ngành, huyện, thành phố, tỉ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử thông qua phần mềm tại các cơ quan, đơn vị ước tính khoảng 45%; 100% các sở, ban, ngành huyện, thành phố đều có cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội và các văn bản, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; đã triển khai ứng dụng hệ thống một cửa điện tử tại 5/18 huyện, thành phố và 02 Sở đã cung cấp thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ cho người dân, góp phần công khai quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

48. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng NgãiCông tác tuyên truyền và hướng dẫn tuyên truyền: Tuyên tuyền về Lễ khao

lề thế lính Hoàng Sa năm 2014, tuyên truyền về tưởng niệm 150 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết; đặc biệt công tác hướng dẫn tuyên truyền và hoạt động tuyên truyền trong thời gian Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi.

Công tác họp báo: Họp báo chuyên đề Lễ Tưởng niệm 150 năm Ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết; phối hợp với Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TTTT) họp báo chuyên đề về Triển lãm chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Công tác tham mưu, triển khai hoạt động ngành: Tổ quốc nhìn từ biển - cầu truyền hình được đầu tư hoành tráng của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) được truyền hình trực tiếp lúc 20h

ngày 8-6 trên VTV1 - để góp phần vào sự thành công của Chương trình - cùng với các cơ quan chức năng trong tỉnh, Sở TTTT đã chủ động chỉ đạo cơ quan truyền hình, các doanh nghiệp viễn thông trong công tác hậu cần kỹ thuật và phối hợp thực hiện phục vụ tại điểm cầu Lý Sơn - Quảng Ngãi.

78

Trước những yêu cầu có tính thời sự hiện nay, công tác tuyên truyền biển đảo đã được Lãnh đạo tỉnh, Bộ quan tâm chỉ đạo. Quán triệt sâu sắc trọng trách trong tình hình mới, Sở TTTT đã tăng cường công tác hướng dẫn, chủ động tổ chức nhiều hoạt động, tích cực trong hoạt động tham mưu. Hoạt động điển hình trong năm là tham mưu tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Quảng Ngãi; nội dung này đã được Bộ TTTT và UBND tỉnh phối hợp tổ chức từ ngày 01/7 đến 06/7/2014 tại TP Quảng Ngãi và từ 02/7 đến 04/7/2014 tại huyện Lý Sơn. Triển lãm đã thu hút trên 1.600 người đến xem và tìm hiểu.

49. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng NinhTỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án xây dựng Chính

quyền điện tử và Trung tâm Hành chính công, Năm 2014 đã có 06 Trung tâm Hành chính công được xây dựng và đi vào hoạt động (Tỉnh và các địa phương: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Vân Đồn); Đã xây dựng và công bố Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng và phê duyệt Đề cương 03 Quy hoạch ngành: Quy hoạch phát triển CNTT, báo chí xuất bản, bưu chính viễn thông tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành TTTT ở địa phương được tăng cường, trong năm 2014 Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 04 văn bản quy phạm pháp luật (Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ninh; Quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quy định quản lý và sử dụng Hệ thống thư điện tử tỉnh Quảng Ninh; Quy định quản lý, vận hành và khai thác mạng tin học diện rộng tỉnh Quảng Ninh); hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, trong công tác CCHC được được tăng cường; công tác quản lý nhà nước trong ngành TTTT được tăng cường từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt chú trọng đến hoạt động thông tin đối ngoại, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và hoạt động thanh tra, kiểm tra.

50. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng TrịNăm 2014, lĩnh vực bưu chính, viễn thông có nhiều đổi mới, chất lượng

dịch vụ được nâng cao, cung cấp nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng sử dụng dịch vụ. Hạ tầng CNTT từng bước được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và UBND cấp huyện có mạng LAN và đã ứng dụng kênh điều hành nội bộ, hơn 90% cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện được bố trí máy tính. Thực hiện tốt công tác họp báo theo định kỳ và giao ban Báo chí hàng tháng, hàng quý với các cơ quan báo chí, phóng viên các báo tỉnh, thành, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và cơ quan chủ quản báo chí. Năm 2014, Sở đã xây dựng Đề án “Đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, trạm phát lại và Đài Truyền thanh cấp xã đến năm 2020”.

79

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước gắn với công tác cải cách và hiện đại hóa nền hành chính; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh được cung cấp hộp thư điện tử công vụ với tên miền @quangtri.gov.vn; trong đó tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi công việc đạt trên 55%. 100% các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trang thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp từ mức độ 2 trở lên.

Lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để phát huy hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại, giới thiệu, quảng bá về mảnh đất và con người, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Quảng Trị, góp phần mở rộng các quan hệ hợp tác, kêu gọi, thu hút đầu tư vào Quảng Trị, UBND tỉnh đã quan tâm tổ chức, thực hiện các sản phẩm thông tin đối ngoại, đặc biệt là các ấn phẩm song ngữ, đa ngữ; chỉ đạo việc vận hành, hoạt động có hiệu quả Cụm thông tin đối ngoại tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - địa điểm đầu tiên trên toàn quốc được lựa chọn để triển khai xây dựng cụm thông tin đối ngoại.

51. Sở Thông tin và Truyền thông Sóc TrăngSở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 17/2014/QĐ-

UBND ngày 26/9/2014 về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và nhiều dự án, đề án, chương trình, kế hoạch, cơ chế chính sách trong lĩnh vực TTTT.

Triển khai xây dựng Website cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh như: Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng; Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng; Trung tâm Báo chí Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long – Sóc Trăng năm 2014; Uỷ ban MTTQ VN tỉnh Sóc Trăng; Hội người mù tỉnh Sóc Trăng; Dự án nguồn lợi ven biển tỉnh Sóc Trăng (phiên bản tiếng Anh); Nâng cấp Cổng TTĐT Tỉnh đoàn Sóc Trăng; Nâng cấp Cổng TTĐT tỉnh Sóc Trăng. Tổ chức triển khai xây dựng hoàn thiện Hệ thống “Một cửa điện tử” cho 05 sở và 22 đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền về Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long và tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Thực hiện 02 kỳ điều tra thống kê dịch vụ bưu chính công ích năm 2014 và 01 kỳ kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính năm 2014 tại các điểm phục vụ bưu chính, bưu chính công ích trên địa bàn.

Phối hợp với Công ty cổ phần Phát triển công nghệ viễn thông - tin học Sun Việt tổ chức hội thảo về an toàn, an ninh thông tin tỉnh Sóc Trăng năm 2014 với chủ đề “Giải pháp phòng chống tấn công mạng”. Hội thảo nhằm tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về an toàn an ninh thông tin mạng và các thiết bị đầu cuối. Công tác cấp phép hoạt động xuất bản, in và phát hành được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Sở đã thực hiện 09 đợt thanh tra, 02 đợt kiểm tra về lĩnh vực xuất bản, tần số vô tuyến điện, viễn thông, báo chí với tổng cộng có 127 tổ chức, cá nhân được

80

thanh tra, kiểm tra. Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị và của ngành.

52. Sở Thông tin và Truyền thông Sơn LaTổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TTTT; Các

dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở năm 2014, Kế hoạch phát triển thông tin truyền thông và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La năm 2014; Kế hoạch thông tin đối ngoại tỉnh Sơn La năm 2014. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2014, các sự kiện trọng đại, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển đảo năm 2014; tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Sơn La với các tỉnh Bắc Lào; tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Công bố, công khai Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông và CNTT đến năm 2020. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông; nâng cao chất lượng phục vụ, năng lực cạnh tranh phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

53. Sở Thông tin và Truyền thông Tây NinhTrong năm 2014, Sở đã xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông

thụ động tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Triển khai giai đoạn 2 Kế hoạch chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông treo trên cột điện của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế Quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống Văn phòng điện tử (eOffice) liên thông trên bàn tỉnh Tây Ninh; Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống một cửa điện tử trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phần mềm văn phòng điện tử và phần mềm họp không giấy triển khai đạt tỷ lệ 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và 100% UBND huyện/thành phố; Bước đầu phát triển tích hợp liên thông, luân chuyển văn bản, đạt mục tiêu tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan nhà nước.

Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh Tây Ninh; ban hành Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Tây Ninh năm 2014 và giai đoạn 2015-2017; tổ chức lớp tập huấn công tác thông tin đối ngoại, kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tiến hành 7 cuộc thanh kiểm tra trong lĩnh vực TTTT. Kết quả lập 12 biên bản vi phạm hành chính, ban hành 04 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền, với tổng số tiền xử phạt là 15.350.000 đồng đã nộp vào ngân sách nhà nước.

81

54. Sở Thông tin và Truyền thông Thái BìnhTham mưu với UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong

các cơ quan nhà nước trên địa bàn; ký kết thỏa thuận hợp tác về viễn thông, CNTT giai đoạn 2014-2020 với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông đa chiều giữa các cơ quan nhà nước, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về viễn thông và CNTT của tỉnh. Triển khai Hệ thống thông tin quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành liên thông cấp tỉnh đến 91 đơn vị cấp tỉnh và huyện; 679 đơn vị trực thuộc (Chi cục, đơn vị sự nghiệp), Đảng ủy, UBND cấp xã. Đạt 100% các xã trong tỉnh tham gia Mạng văn phòng điện tử liên thông tỉnh Thái Bình. Hoàn thành kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh kết nối giữa Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh với 27 cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Bình với khoảng 1000 đầu mối trên toàn tỉnh. Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Triển khai phần mềm một cửa, một cửa liên thông cho cấp huyện.

55. Sở Thông tin và Truyền thông Thái NguyênCông tác quản lý nhà nước được tăng cường và phát huy hiệu quả trên cả 5

lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và CNTT. Sở đã trình UBND tỉnh ban hành 4 đề án: Phát triển công nghiệp CNTT và điện tử phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Phát triển thông tin đối ngoại tỉnh Thái Nguyên đến 2020; Đề án Khu công nghiệp CNTT tập trung; 01 Chỉ thị về tăng cường đảm bảo an ninh và an toàn thông tin. Sản xuất của ngành sản phẩm điện tử, thiết bị truyền thông tăng đột biến đạt 50,6%; Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp CNTT và điện tử: ước đạt 8,1 tỷ USD, đóng góp hơn 90% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt 53.815 thuê bao; tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 1.078.581 thuê bao (trong đó thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 78.002 thuê bao); tổng số trạm phủ sóng thông tin di động lên tới 1.033 trạm; tổng số thuê bao internet đạt 49.086 thuê bao; tổng doanh thu đạt 920,902 tỷ đồng. Khảo sát, thi công lắp đặt đài truyền thanh không dây cho 8 xã Tân Thành, Bàn Đạt (Phú Bình); Yên Lạc, Cổ Lũng (Phú Lương); Tân Thái, Phú Cường (Đại Từ); Khe Mo, Minh Lập (Đồng Hỷ); đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Việc đầu tư thực hiện đúng theo tiến độ; chất lượng dự án khá ổn định: các cụm loa phát tốt, khả năng phủ sóng lên đến 90% diện tích các xã.

56. Sở Thông tin và Truyền thông Thanh HóaTham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm được

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ TTTT giao đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Công tác thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTTT tiếp tục được tăng cường. Thực hiện chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, các chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; tuyên truyền các sự kiện lớn, các ngày kỷ niệm của đất nước và của tỉnh; các hoạt động thông tin

82

báo chí, phát thanh và truyền hình, xuất bản và phát hành sách được phát triển mạnh và nâng cao chất lượng; đặc biệt thực hiện tốt công tác tuyên truyền tổ chức năm du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa và công tác tuyên truyền biển, đảo, hoạt động thông tin đối ngoại được đẩy mạnh. Ứng dụng CNTT đã gắn kết với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh và Bộ TTTT, đồng thời gắn kết hoạt động cải cách hành chính tại các ngành, các huyện; công tác an toàn, an ninh mạng được đảm bảo. Công nghiệp CNTT đang được chú trọng đẩy mạnh trong việc xây dựng các kế hoạch, quy hoạch để phát triển; trong năm đã thực hiện đào tạo, triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của cơ quan nhà nước cho 100% các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; năm 2014, Bộ TTTT và Hội Tin học Việt Nam công bố: Thanh Hóa xếp thứ 6/63 về mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; xếp thứ 12/63 về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT-TCT Index. Hạ tầng bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển hạ tầng mạng lưới với công nghệ hiện đại có độ bao phủ rộng, thông lượng lớn, tốc độ cao đồng bộ với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của tỉnh. Mật độ điện thoại đạt 78,62 máy/100 dân vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, bán kính phục vụ các điểm bưu chính ngày càng giảm; chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân các vùng miền góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

57. Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên HuếSở đã chỉ đạo các cơ quan báo chí làm tốt việc tuyên truyền, phản ánh

nhanh nhạy, đầy đủ tình hình thời sự, đặc biệt là tình hình phát triển về mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là tuyên truyền về tình hình biển đông. Chú trọng tăng cường công tác thông tin đối ngoại toàn diện. Nâng cao chất lượng hoạt động các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, xây dựng thành công mô hình điểm “Thông tin và Truyền thông tại cộng đồng”.

Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện đợt tổng kiểm tra hồ sơ và đánh giá thực tế tại 867 cột anten đạt 100% các trạm BTS được kiểm tra, buộc 08 trạm BTS và cột anten phát thanh- truyền hình trên 100 mét phải kiểm định bằng thiết bị chuyên dụng, 141 trạm BTS phải lắp thêm gá chóng xoay, 314 trạm BTS buộc lắp thêm khóa cáp dây co, bảo dưỡng bằng bôi mỡ góp phần đảm bảo an toàn các trạm BTS trước mùa mưa bão.

Hạ tầng CNTT của tỉnh được quan tâm đầu tư và kết nối mạng diện rộng (mạng WAN) đến 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng công nghệ mạng riêng ảo (VPN). Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về An toàn an ninh thông tin, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin của tỉnh, tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, đào tạo chuẩn về an toàn thông tin ISO 27000.

83

Thực hiện thành công việc phát hành giấy mời qua mạng, quản lý và điều hành văn bản qua mạng; 100% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được cấp email công vụ và thực hiện hiệu quả việc trao đổi công việc, gửi văn bản qua mạng. Trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND 09 huyện, thị xã và thành phố Huế, 16 UBND phường, xã trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị với người dân và doanh nghiệp.

58. Sở Thông tin và Truyền thông Tiền GiangSở tham mưu UBND tỉnh ban hành 10 văn bản quản lý và điều hành lĩnh

vực TTTT tại địa phương. Trong đó có 04 văn bản quy phạm pháp luật về: Công tác thông tin đối ngoại; internet và thông tin trên mạng; sử dụng điện thoại không dây, thiết bị phát lặp vô tuyến điện và thiết bị thu truyền hình; Sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Sở tham mưu UBND tỉnh ký kết văn bản hợp tác chiến lược với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2020 đồng thời tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ lĩnh vực CNTT triển khai thực hiện các nội dung sau khi ký kết hợp tác. Nhiều dự án CNTT đã được UBND tỉnh phê duyệt và bố trí vốn thực hiện. Dự án xây dựng và nâng cấp mạng nội bộ (LAN) cho UBND cấp huyện và Dự án mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh đã hoàn thành, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp. Cổng thông tin điện tử đã được công bố với 35 cổng thành phần, tập trung giới thiệu các thế mạnh, chính sách kêu gọi xúc tiến đầu tư của tỉnh, tích hợp dịch vụ công trực tuyến với hệ thống một cửa điện tử, hướng tới trở thành kênh giao dịch đối thoại với người dân, doanh nghiệp… Chữ ký số đã được triển khai tập huấn sử dụng đến cấp huyện và xã.

Bên cạnh đó các dự án ứng dụng CNTT cũng đang được Sở cùng các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể : 04 dự án gồm: Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhân khẩu ngành công an; dự án Tin học hóa công tác quản lý của ngành Tư pháp (giai đoạn 2); dự án ứng dụng hệ thống thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức tỉnh đã triển khai đấu thầu và đang thi công thực hiện; dự án ứng dụng CNTT vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình Một cửa - Một cửa liên thông đang triển khai gói thầu trang thiết bị, trong năm 2015 sẽ triển khai các gói thầu còn lại.

Kết quả xếp hạng chung về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam phối hợp Bộ TTTT đánh giá: Năm 2012 và 2013 tỉnh đứng thứ hạng : 55/63, năm 2014 chỉ số trên được cải thiện nhiều, tỉnh được xếp thứ hạng: 27/63 tỉnh, thành.

59. Sở Thông tin và Truyền thông Trà VinhSở đã tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được

giao: Tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 01 Chỉ thị, 08 Quyết định, 05 Kế hoạch; nổi bật là: Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 07/3/2014 về

84

việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử phục vụ hoạt động cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Ban hành 1.165 văn bản các loại; Xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông thu động; xây dựng và triển khai hiệu quả các 2 dự án ứng dụng CNTT với tổng mức đầu tư 8,49 tỷ đồng, 01 dự án thuộc Chương trình MTQG cho 11 xã với kinh phí 1,5 tỷ đồng. Triển khai văn phòng điện tử đến 76 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, 352 cơ quan, đơn vị cấp huyện, 105 UBND cấp xã với 5.243 người dùng; triển khai 237 chứng thư số, 5.114 hộp thư điện tử; thí điểm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại 3 Sở: TTTT; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp.

Rà soát, bổ sung 33 thủ tục hành chính; Đưa 787 tin, bài lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; phiên dịch 469 tin, bài tiếng Khmer, 365 tin, bài tiếng Anh; thu, phát 176 bản tin audio. Tổ chức thanh, kiểm tra 05 cuộc đối với 28 đơn vị; Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vụ khiếu kiện kịp thời, đúng pháp luật. Tổ chức 02 cuộc tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố; 18/18 xã nông thôn mới đạt tiêu chí số 8 của ngành.

60. Sở Thông tin và Truyền thông Tuyên QuangSở tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp chặt chẽ với các

sở, ban, ngành tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành TTTT của tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Ban hành quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà ước tỉnh Tuyên Quang. Xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, hiện đang tiến hành các bước triển khai theo quy định. Ban hành Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước; Kiện toàn Trưởng ban chỉ đạo CNTT tỉnh. Xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị. Chỉ đạo tuyên truyền Lễ hội thành Tuyên năm 2014, nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài tỉnh. Tiến hành kiểm tra 90 đại lý internet công cộng tại địa bàn tỉnh; Tổ chức thanh tra bưu chính Viettel; Bưu điện tỉnh Tuyên Quang và các Bưu điện các huyện về việc thực hiện quy định về bưu chính chuyển phát. Kiểm tra đột xuất Công ty cổ phần viễn thông FPT – Chi nhánh Tuyên Quang; Chi nhánh Viettel Tuyên Quang về Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng trạm truyền thanh cơ sở tỉnh Tuyên Quang năm 2014.

61. Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long

85

Sở đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực TTTT. Duy trì việc phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hội Nhà báo tổ chức họp giao ban báo chí hàng tháng đều đặn, được 12 cuộc, nội dung cuộc họp giao ban báo chí luôn đổi mới và chất lượng không ngừng nâng cao, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ngày càng tốt hơn, đảm bảo hoạt động của các cơ quan báo chí theo đúng định hướng, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh.

Tổ chức triển khai và thực hiện tốt Quyết định số 25/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyết định 1486/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 Ban hành Kế hoạch tổ chức họp báo định kỳ hàng quý, Sở tăng cường phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức 04 cuộc họp báo định kỳ và 01 cuộc họp báo đột xuất về tình hình xây dựng và hoạt động của Nhà máy xử lý rác Phương Thảo có sự tham dự của nhiều phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài tỉnh tham dự. Phối hợp với Cục Thông tin đối ngoại, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nâng cao nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại.

Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định 16/2014/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 Quy định về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet công cộng và dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; triển khai 09 cuộc tập huấn cho 640 đại biểu là các doanh nghiệp, lực lượng kiểm tra cấp huyện, xã và đại lý điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Là năm đầu tiên được UBND tỉnh chỉ đạo thành công về việc triển khai chữ ký số cho các đơn vị Sở, ban, ngành tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và là đơn vị đầu triển khai thí điểm gửi văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số không đính kèm văn bản; Sở tiếp tục tổ chức triển khai nhân rộng 11 đơn vị Sở ban, ngành tỉnh gửi văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số không đính kèm văn bản giấy. Thực hiện được việc này là bước tiến của việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Long, góp phần tiết kiệm chi hoạt động hành chánh và giảm thời gian gửi, nhận. Đến nay tổ chức tập huấn chuyển giao hơn 700 chứng thư số chuyên dùng cho cán bộ lãnh đạo cơ quan ngành tỉnh, huyện, thị, thành phố đang thực hiện ký số văn bản điện. Triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng giai đoạn 3 cho các xã phường/ thị trấn đến nay đạt 80%. Xử lý tốt tình hình máy bị nhiễm mã độc (Botnet) trên mạng diện rộng của tỉnh.

62. Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh PhúcSở đã tham mưu cho Tỉnh ban hành các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính

sách qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo nền tảng triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước và là cơ sở, định hướng để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển của ngành, của tỉnh. Hoàn thiện và đưa vào vận hành Trung tâm HTTT tỉnh, xây dựng và trình ban hành các cơ chế chính sách để triển khai các ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước tỉnh như: Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quy chế tạm thời quản lý,

86

vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã cấp hơn 7.299 tài khoản cho 100% các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh với khoảng 80% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc (gồm sử dụng thư điện tử của tỉnh và các dịch vụ thư điện tử khác). Công tác quản lý nhà nước về TTTT được tăng cường trên tất cả các mặt. Sở chủ động phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện phát triển hạ tầng, mạng lưới; chia sẻ, dùng chung hạ tầng…

63. Sở Thông tin và Truyền thông Yên BáiSở đã xây dựng 6 văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt đã được Hội đồng

nhân dân phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh và truyền thanh cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2015. Hướng dẫn tuyên truyền về vận động đồng bào Mông ăn chung một Tết vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về thông tin đối ngoại trung hạn giai đoạn 2015 - 2017. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Hội thảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2014. Tổ chức 08 cuộc đối thoại trực tuyến giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện với nhân dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh... Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 45 cán bộ phụ trách đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, cán bộ tuyên truyền ở các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã; trưởng thôn, bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong năm qua, Sở luôn chỉ đạo toàn ngành hoàn thành và hoàn thành vượt mức 02 chỉ tiêu của ngành, cụ thể: Mật độ thuê bao điện thoại năm năm 2014 đạt 62 thuê bao/100 dân (bằng 100,81% kế hoạch). Tỷ lệ dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, xem Truyền hình Việt Nam năm 2014 đạt 93%.

87

Phụ lục VIHOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)Với quyết tâm của toàn thể CBNV, Tập đoàn đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua

khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2014. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Tập đoàn năm 2014 (đã bóc tách VMS và Học viện từ 01/07/2014 theo Quyết định điều chuyển của Bộ TTTT) như sau:

Tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn năm 2014 dự kiến đạt 6.310 tỷ, đạt 103% KH, bằng 112% so với thực hiện năm 2013, trong đó lợi nhuận khối hạch toán phụ thuộc dự kiến đạt 2.400 tỷ, đạt 103% KH, bằng 114% so với thực hiện năm 2013. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2014 dự kiến đạt 101.055 tỷ, đạt 104% KH, bằng 106% so với thực hiện năm 2013, trong đó doanh thu khối hạch toán phụ thuộc dự kiến đạt 78.950 tỷ, đạt 103% KH, bằng 108% so với thực hiện năm 2013. Tổng nộp NSNN của Tập đoàn năm 2014 dự kiến là 5.850 tỷ, đạt 103,5% KH, bằng 118% so với thực hiện năm 2013. Tổng số thuê bao điện thoại trên mạng của Tập đoàn đến hết năm 2014 dự kiến là 30,5 triệu thuê bao (trong đó thuê bao cố định là 4,5 triệu thuê bao, thuê bao di động là 26 triệu thuê bao). Tổng số thuê bao di động Vinaphone phát triển mới năm 2014 dự kiến đạt 8,8 triệu thuê bao (theo cách tính của các nhà mạng hiện nay). Tổng số thuê bao internet băng rộng trên mạng VNPT đến hết năm 2014 dự kiến đạt trên 3 triệu TB, trong đó thuê bao internet băng rộng thực tăng trong năm 2014 của Tập đoàn dự kiến là 424 ngàn thuê bao, bằng 135% so với thực hiện 2013 (đặc biệt thuê bao FTTx tăng gấp hơn 5 lần so với 2013). Tổng số thuê bao IPTV trên mạng VNPT đến hết năm 2014 dự kiến đạt khoảng 1 triệu thuê bao, trong đó số thuê bao IPTV thực tăng năm 2014 dự kiến đạt 165 ngàn thuê bao, bằng 116,9% so với thực hiện 2013.

Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/06/2014; đã hoàn thành việc bàn giao nguyên trạng Công ty thông tin di động (VMS) và Học viện công nghệ BCVT về Bộ TTTT theo các Quyết định của Bộ; đã triển khai các bước tiếp theo thực hiện lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn theo Quyết định 888/QĐ-TTg và chỉ đạo của Bộ TTTT.

2. Tổng công ty Viễn thông MobiFoneNăm 2014 đánh dấu sự phát triển mới của Công ty Thông tin di động với 2

sự kiện quan trọng, đó là: Tách ra khỏi VNPT chuyển về trực thuộc Bộ TTTT; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển lên mô hình Tổng công ty Viễn thông MobiFone và tiến tới cổ phần hóa. Đối với ngành viễn thông, sự thay đổi này là tất yếu và phù hợp với mục tiêu của việc tái cơ cấu thị trường viễn thông. Tổng công ty MobiFone sẽ tiếp tục phát huy các nền tảng đã tạo ra giá trị và thương hiệu trong 21 năm qua, gồm các yếu tố: Tài chính minh bạch,

88

hiệu quả kinh doanh cao, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hợp lý, tăng trưởng bền vững, để tiếp tục làm kim chỉ nam trong hoạt động của Tổng công ty MobiFone trong thời gian tới.

Năm 2014, Tổng công ty MobiFone đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: Tổng doanh thu pháp lệnh (hợp nhất) ước thực hiện 36.605 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch năm, giảm 7,3% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 7.300 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 5,2% so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nước ước thực hiện 3.926 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 52,91% năm 2014, tăng 0,4% so với năm 2013. Thuê bao (hoạt động trên mạng) lũy kế đạt 40,2 triệu thuê bao. Tổng thuê bao hoạt động trên mạng tăng trong năm 2014 đạt 1 triệu thuê bao (2,4%). Phát triển hạ tầng mạng lưới: BTS 2G+3G phát triển mới trong năm: 4.566 trạm BTS, tăng 30% so với năm 2013, lũy kế tổng số trạm BTS 2G+3G là 33.939 trạm (2G: 19.647 trạm, 3G: 14.292 trạm). Lũy kế mạng cáp quang đạt 284 km.

3. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)Năm 2014, Tập đoàn đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh tốc độ tăng

trưởng, tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, thực hiện cải cách hành chính, giảm khâu trung gian. Khuyến khích, tăng cường sáng tạo, nghiên cứu để đưa ra cách làm mới, không gian mới hiệu quả. Doanh thu: 196.650 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, tăng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế: 40.532 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, tăng 10,5%. Lợi nhuận sau thuế: 31.459 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch, tăng 15%. Nộp ngân sách Nhà nước: 15.434 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch (bằng năm 2013 do thuế TNDN giảm 3%). Vốn chủ sở hữu: 112.691 tỷ, đạt 129% kế hoạch, tăng 32%. Phát triển thuê bao: Trong nước (thuê bao các loại phát sinh lưu lượng): Lũy kế toàn mạng 57,4 triệu thuê bao: Thuê bao di động: 55,5 triệu, trong đó 3G đạt 14,65 triệu; 2G đạt 40,8 triệu; Thuê bao cố định: 1,9 triệu. Nước ngoài (thuê bao các loại phát sinh lưu lượng): Lũy kế toàn mạng 18,4 triệu thuê bao: Thuê bao di động: 17,5 triệu, trong đó 3G đạt 1,85 triệu; 2G đạt 15,7 triệu; Thuê bao cố định: 815 nghìn thuê bao. Hạ tầng mạng lưới: Trong nước: Trạm phát sóng: Lũy kế toàn mạng 29.321 vị trí (tương đương 63.635 trạm, trong đó 2G: 34.603 trạm, 3G: 29.032 trạm); Mạng cáp quang: Lũy kế toàn mạng 207.263 km. Nước ngoài: Trạm phát sóng: Lũy kế toàn mạng 11.996 vị trí (tương đương 19.100 trạm, trong đó 2G: 10.204 trạm, 3G: 8.896 trạm). Mạng cáp quang: Lũy kế toàn mạng 97.651 km.

Về mô hình tổ chức: Hoàn thành báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nghị định số 101/2014/NĐ-CP ngày 07/11/2014 ban hành Điều lệ Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Nghị định số 74/2014/NĐ-CP ngày 23/7/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011 về thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Tái cơ cấu, tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị trực thuộc phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Thoái vốn tại 2 đơn vị theo Đề án tái cấu trúc đã được Thủ tướng phê duyệt (Công ty cổ phần Công nghệ Viettel và Công ty cổ phần Phát triển Thương mại Vinaconex – Viettel).

89

4. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC)Năm 2014 là năm có nhiều biến động đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh chung của toàn Tổng công ty. Mô hình tổ chức của Tổng công ty thay đổi đáng kể do việc chia tách Đài truyền hình kỹ thuật số VTC chuyển thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ TTTT. Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục thực thiện “Đề án tái cơ cấu Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2012-2015” đã được phê duyệt theo Quyết định số 28/QĐ-BTTTT ngày 11/01/2013 của Bộ trưởng Bộ TTTT.

Ngay từ đầu năm, ban lãnh đạo Tổng công ty đã nhanh chóng xây dựng lại chiến lược phát triển trong tình hình mới, điều chỉnh mô hình phù hợp nhằm khai thác tối đa nguồn lực, gia tăng sức cạnh tranh với mục tiêu phát triển bền vững. Lãnh đạo Tổng công ty luôn sát cánh cùng các đơn vị kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, ưu tiên tối đa nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh mũi nhọn của Tổng công ty như công nghệ nội dung số, viễn thông và dịch vụ truyền hình. Qua đó, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bước đầu đã có hiệu quả với nhiều chuyển biến tích cực. Doanh thu năm 2014 ước đạt 3.200 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 75 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ước đạt 6,6%.

5. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost)Năm 2014 là năm đầu tiên Tổng công ty hoạt động sau khi kết thúc giai

đoạn hỗ trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg. Tổng công ty đã đẩy mạnh phát triển kinh doanh để bù đắp hoạt động công ích, duy trì mạng bưu chính công cộng và cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cước của nhà nước... Được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ TTTT, các cơ quan, doanh nghiệp và các đối tác, cùng với nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trên mạng lưới, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 của Tổng công ty đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng doanh thu phát sinh toàn Tổng công ty năm 2014 ước đạt 6.357 tỷ đồng, bằng 93,6% kế hoạch năm 2014, bằng 81% so với thực hiện năm 2013. Doanh thu phát sinh giảm so với năm 2013 là do Tổng công ty tiếp tục cơ cấu lại các dịch vụ, phát triển các dịch vụ lõi, thay đổi mô hình bán thẻ viễn thông, giảm doanh thu bán thẻ viễn thông tập trung. Tổng chi phí thực hiện ước tính 6.823,1 tỷ đồng, bằng 92% kế hoạch, bằng 79,9% so với thực hiện năm 2013. Tổng lợi nhuận ước đạt 99,3 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch năm 2014, tăng 19,9% so với thực hiện năm 2013. Hiện tại, mạng đường thư cấp 1 hiện có 59 đường thư chuyên ngành và phụ trợ, hàng ngày tổ chức 115 chuyến thư với tổng số gần 33.600 km xe lăn bánh/ngày và 03 đường thư xã hội thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác vùng với các trung tâm khai thác tỉnh, 22 đường thư máy bay, giao nhận với 07 sân bay trong nước. Mạng đường thư cấp 2 thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác tỉnh và các huyện với 380 tuyến đường thư, tổng chiều dài 27.988 km, giao nhận với 1.594 bưu cục. Mạng đường thư cấp 3: 3.564 tuyến đường thư, tổng chiều dài 72.086 km. Mạng đường thư quốc tế gồm 87 đường thư (trong đó: 83 đường bay, 01 tuyến đường

90

thư thuỷ, 03 tuyến đường bộ và đường ô tô chuyên ngành trao đổi trực tiếp với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

6. Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải (Vishipel)Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công ích thông tin

duyên hải theo GMDSS (dịch vụ thông tin liên lạc được cung cấp theo quy định của tổ chức Hàng hải quốc tế cho các tàu thuyền vận tải và các phương tiện khác hoạt động trên các vùng biển). Trực canh 24/24 giờ qua hệ thống các đài thông tin duyên hải trên các phương thức và tần số cấp cứu theo GMDSS với chất lượng cao, xử lý nhanh gọn, chính xác các thông tin cấp cứu. Hệ thống TTDH Việt Nam trong năm 2014 ước thực hiện 8.760 giờ hoạt động thu phát sóng để cung ứng dịch vụ.

Qua việc thu nhận và xử lý thông tin, Công ty đã đã hỗ trợ cho 411 phương tiện, trong đó có 258 tàu hàng, 127 phương tiện khác và 26 đối tượng không xác định; trợ giúp cho 744 thuyền viên trong đó có 481 người Việt Nam và 263 người nước ngoài. Đã phát 27.361 lượt bản tin an toàn hàng hải như các cảnh báo hàng hải, cảnh báo sóng thần, cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết biển… bằng tiếng Việt và tiếng Anh qua vệ tinh. Dịch vụ vô tuyến điện tàu bờ cung cấp cho 1.300 tàu hàng, 13.500 tàu cá, sản lượng dịch vụ đạt 2,1 triệu đơn vị quy phút. Dịch vụ thông tin vệ tinh (dịch vụ Inmarsat và dịch vụ VSAT) cung cấp cho khoảng 3.200 thuê bao, sản lượng ước đạt 1,2 triệu đơn vị quy phút. Tổng doanh thu ước đạt 302 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 15 tỷ đồng.

7. Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom)Hanoi Telecom hoạt động theo mô hình Tổng công ty với 16 công ty và

đơn vị thành viên, 10.000 CBNV và cơ sở hạ tầng viễn thông lan tỏa trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, Hanoi Telecom là doanh nghiệp viễn thông đứng đầu quốc gia về đường truyền vi ba số băng rộng SDH với trên 4,000 km trải rộng khắp các vùng miền của đất nước, từ Tây Bắc, Đông Bắc đến Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ. Tuyến trục truyền dẫn cáp quang Bắc Nam dung lượng hàng trăm Gigabit/s đã đi vào hoạt động, đang mang lại chất lượng dịch vụ và tốc độ không hạn chế phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Năm 2014, tổng doanh thu đạt 10,682 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 187 tỷ đồng. Với việc ra các gói cước mang tính tiết kiệm và hiệu quả cao cho người sử dụng cũng như chất lượng mạng lưới ổn định, độ phủ sóng 64 tỉnh thành trên cả nước, số thuê bao di động 2G và 3G của Vietnamobile ước tính đến hết năm 2014 đạt hơn 15 triệu thuê bao, trong đó số thuê bao trả trước đạt gần 15 triệu thuê bao, số thuê bao trả sau đạt hơn 25 nghìn thuê bao. Tốc độ đường truyền 3G của Vietnamobile đạt 42Mbs ở các tỉnh thành phố lớn. Hiện nay, HanoiTelecom có gần 700 điểm giao dịch được ủy quyền với đầy đủ trang bị cơ sở vật chất, đáp ứng khả năng phục vụ chu đáo nhu cầu của khách hàng. Tổng số trạm phát sóng 2G và 3G ước tính đến hết tháng 12/2014 là 6.125 trạm, tăng 120 trạm so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2013 là 6.005 trạm). Tuyến trục truyền dẫn cáp quang có chiều dài hơn 6.000 km trải dài khắp Bắc Nam với tốc độ cao mang lại chất lượng dịch vụ và tốc độ không hạn chế.

91

8. Công ty cổ phần FPTCác lĩnh vực kinh doanh của FPT được chia thành 4 khối, gồm: Công

nghệ, Viễn thông, Phân phối và bán lẻ và Khối Giáo dục.Năm 2014, doanh thu của FPT đạt 34.210 tỷ đồng, tăng 19% so với năm

2013. Nộp ngân sách nhà nước 4.450 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2013. Khối Công nghệ ở thị trường nước ngoài, FPT tiếp tục phát triển mạnh mẽ Nhật Bản tăng 22%, Mỹ tăng 36%, Châu Âu tăng 81% và Châu Á- Thái Bình Dương tăng 40% so với cùng kỳ. Khối Phân phối và bán lẻ có mức tăng trưởng tốt, hệ thống bán lẻ mang thương hiệu FPT đã có 150 cửa hàng trên khắp cả nước, là hệ thống bán lẻ máy tính xách tay hàng đầu và là chuỗi phân phối điện thoại di động lớn thứ hai toàn quốc, với 5 của hàng F.Studio đạt chuẩn bán lẻ của Apple. Khối Giáo dục hiện tại vẫn tiếp tục đào tạo các lớp sinh viên ưu tú, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.

9. Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMCNăm 2014, xác định mục tiêu tiếp tục ổn định, tăng trưởng hợp lý và nâng

cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của Doanh nghiệp, CMC Telecom đã từng bước thực hiện các giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng hạ tầng, mạng lưới để phục vụ khách hàng. Từ quy mô ban đầu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, CMC Telecom đã thành lập các chi nhánh tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại gần 20 tỉnh, thành trên toàn quốc. Ngoài hạ tầng được mở rộng trên 10,000 km cáp quang trên toàn quốc, CMC Telecom đã hợp tác với các đơn vị như : Truyền hình cáp Việt Nam – VTV Cab; Truyền hình cáp Sông Thu Arico tại Đà Nẵng… để cung cấp các dịch vụ internet cho hộ gia đình bên cạnh các dịch vụ internet truyền thống cho doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế… Doanh thu dự kiến năm 2014 ước đạt 760 tỷ đồng, bằng 95% so với kế hoạch và bằng 130% so với thực hiện năm 2013. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng 103% so với năm 2013. Nộp ngân sách 11,4 tỷ đồng, bằng 760% so với năm 2013.

10. Công ty TNHH Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourist (SCTV)SCTV là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được Thủ tướng

Chính phủ cho phép nghiên cứu, ứng dụng, thiết kế, đầu tư, thi công khai thác mạng truyền hình cáp hữu tuyến hai chiều (HFC), băng thông rộng, sử dụng đa dịch vụ… Trên 20 năm xây dựng và phát triển, SCTV tự hào là mạng truyền hình cáp đứng đầu Việt Nam với lượng phủ sóng rộng khắp toàn quốc và cũng là đơn vị đầu tiên đem đến cho người dân cả nước nhu cầu hưởng thụ văn hóa mới mẻ và văn minh, dịch vụ truyền hình trả tiền với sự lựa chọn cao cấp. SCTV hiện đang phát 68 kênh trên hệ thống Analog, 148 kênh trên hệ thống kỹ thuật số (trong đó có 30 kênh HD). Đặc biệt, SCTV sản xuất và hợp tác sản xuất 31 kênh truyền hình (trong đó, có 14 kênh HD) chuyên biệt, chất lượng cao, mang đậm sắc thái vùng miền. Hệ thống mạng cáp SCTV hiện phủ sóng tại hơn 52/63 tỉnh/thành trên khắp cả nước, đã và đang phục vụ hơn 2,1 triệu hộ khách hàng truyền hình cáp (đứng đầu cả nước về thị phần truyền hình trả tiền). Khai thác

92

hiệu quả công trình tuyến đường trục Bắc – Nam. SCTV hiện đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến cho việc nâng cao chất lượng đường truyền, tăng khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích trên cùng 01 hạ tầng mạng như: Công nghệ 1 GHz, Node 500, internet tốc độ cao Docsic 3.0, hệ thống lưu trữ, biên tập online; phần mềm quản lý khách hàng đa dịch vụ toàn quốc…. Năm 2014, doanh thu ước đạt hơn 3.100 tỷ đồng (tăng hơn 130%), lợi nhuận trước thuế gần 400 tỷ đồng (tăng hơn 120%), nộp ngân sách nhà nước hơn 380 tỷ đồng (tăng hơn 120%). Thu nhập bình quân người lao động hơn 13 triệu đồng/người/tháng.

11. Công ty cổ phần Tập đoàn Vina – VNG (Vinagame)Hiện nay, Công ty kinh doanh và hoạt động trên các lĩnh vực: Nội dung số

và giải trí trực tuyến; Liên kết cộng đồng; Phần mềm và tiện ích; Thương mại điện tử. Công ty VNG đã không ngừng nỗ lực đầu tư, phát triển, xây dựng các sản phẩm Việt Nam và đưa các yếu tố văn hóa, giáo dục mang tính giá trị truyền thống của Việt Nam vào các sản phẩm giải trí trực tuyến của nước ngoài. Đội ngũ kỹ sư trẻ của VNG đã nỗ lực xây dựng thành công một số sản phẩm Việt Nam có giá trị sáng tạo và vượt trội so với các sản phẩm khác như trò chơi trên mạng xã hội: Khu vườn trên mây, Ủn Ỉn, Galaxy Pirates. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể, tạo được công văn việc làm và thu nhập ổn định cho gần 2000 người lao động. Năm 2014, tổng doanh thu đạt 1.580 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 275 tỷ đồng. Luôn ý thức kinh doanh phải gắn liền với hoạt động xã hội, hướng tới giá trị nhân văn, Công ty VNG đã thành lập Quỹ Từ thiện cộng đồng người sử dụng internet Việt Nam; phát động chương trình “Đưa internet về làng”; hướng dẫn kỹ năng sử dụng máy tính và internet cho nhóm đối tượng là giáo viên và học sinh tại các vùng xa.

12. Công ty cổ phần Tập đoàn HiPTCông ty cổ phần Tập đoàn HiPT là một trong những công ty tin học hàng

đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp CNTT tiên tiến và phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả công việc của khách hàng, mang lại giá trị to lớn cho khách hàng. Lĩnh vực hoạt động của HiPT bao gồm: Cung cấp các giải pháp CNTT, cung cấp các thiết bị tin học, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông, đào tạo và chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì các sản phẩm CNTT, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và phân phối các thiết bị đầu cuối viễn thông. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, ngay từ những ngày đầu năm, Ban lãnh đạo HiPT đã vạch định những chiến lược phù hợp với tình hình chung của thị trường và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh sản xuất, theo sát tình hình thực tế để có những điều chỉnh cơ cấu, tổ chức, phương thức quản lý phù hợp, dứt khoát và hiệu quả. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo và gần 300 nhân viên, HiPT không ngừng định hướng chiến lược, phát triển mở rộng thị trường, cải tiến bộ máy vận hành để làm tiền đề vững chắc cho các năm sắp tới. Năm 2014, tổng doanh thu ước đạt 500 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 6,6 tỷ đồng.

93

13. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thậtNăm 2014, Nhà xuất bản đã xây dựng kế hoạch và đăng ký xuất bản 1.073

đề tài sách và 31 đề tài lịch blốc của nhóm lịch chính trị - xã hội, cấp quyết định xuất bản 1.035 tên sách (trong đó: in mới: 480, tái bản: 138, nối bản: 417), tổng doanh thu ước đạt 47 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 0,951 tỷ đồng. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế, Nhà xuất bản tập trung vào kế hoạch biên tập, xuất bản các bộ sách quan trọng, sách phục vụ các sự kiện chính trị lớn năm 2014 như: Văn kiện Đảng toàn tập (1996-2010); Văn kiện Quốc hội toàn tập; 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; bộ sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng; sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các tài liệu tuyên truyền phổ biến Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sách tham khảo phục vụ việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khoá XI; các văn bản luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, thứ 8 Quốc hội khóa XIII; sách kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô; sách kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

14. Công ty In Trần PhúCông ty TNHH MTV In Trần Phú hoạt động chính trên lĩnh vực sản xuất

công nghiệp in và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in. Sản phẩm của Công ty bao gồm các ấn phẩm có chất lượng cao như : Sách, báo, tạp chí, niên giám, lịch, tranh ảnh, quảng cáo, catalogue, nhãn hàng, bao bì, các loại tờ rơi quảng cáo… Năm 2014, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động ngành in bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của truyền thông mạng, truyền hình và kỹ thuật số đã tạo nên khó khăn lớn cho các doanh nghiệp in về việc làm, với nguồn hàng in như sách báo, tạp chí giảm mạnh. Với đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao và gắn bó lâu dài với công ty, nội bộ đoàn kết nhất trí cao, các tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2014, Công ty đã đạt tổng sản lượng trang in quy đổi khổ 13x19 cm là 45 tỷ trang, tổng doanh thu 380 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 22,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 41 tỷ, thu nhập bình quân của người lao động đạt 11,75 triệu đồng/tháng./.

94

Phụ lục VIIHOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI VÀ HIỆP HỘI

1. Hội Nhà báo Việt NamNăm 2014, Hội Trung ương và các cấp hội địa phương có nhiều hoạt động

phong phú, có hiệu quả thiết thực, thể hiện vai trò của một tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp. Hội tham gia công tác quản lý, chỉ đạo báo chí, giáo dục chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của phóng viên, nhà báo và tập hợp, đoàn kết đội ngũ những người làm báo, quản lý hội viên. Trong quá trình sắp xếp lại các tổ chức theo hướng hợp lý, sáp nhập các chi hội trong cùng cơ quan báo chí, hiện nay cả nước có 269 tổ chức cơ sở hội, gồm 63 Hội tỉnh, thành phố, 19 Liên chi hội, 187 chi hội trực thuộc, với số lượng trên 21.820 hội viên, tất cả đã được cấp, đổi thẻ hội viên. Hội tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức Hội Nhà báo truyền thống như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc...; mở rộng quan hệ hợp tác với Hội Nhà báo Cuba; tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động báo giới trong khu vực, đặc biệt là các hoạt động của Liên đoàn các nhà báo ASEAN. Ngoài ra, năm 2014 ghi dấu sự phát triển năng động của Hội Nhà báo Việt Nam khi được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt thực hiện Đề án Xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Đề án nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia.

2. Liên chi hội Nhà báo Thông tin và Truyền thông Năm 2014, Liên chi hội đã kết nạp thêm 22 hội viên mới, đưa tổng số hội

viên lên 320 người và sinh hoạt tại 10 chi hội; tổ chức buổi Gặp mặt kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí Liên chi lần thứ 8. Để thiết thực kỷ niệm 5 năm Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Liên chi hội đã biên soạn và cho xuất bản cuốn “Tuyển tập các tác phẩm báo chí về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Trường Sa thân yêu”. Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên chi hội đã tổ chức tốt chuyến công tác Tây Bắc, thăm một số di tích cách mạng tại Sơn La, Điện Biên. Sau đợt công tác này các nhà báo của Liên chi đã có hơn 20 tác phẩm báo chí.

3. Hội Phát hành báo chí Việt NamHội là nơi quy tụ các tổ chức, doanh nghiệp phát hành báo chí trong cả

nước, đóng vai trò là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức, sản xuất, phát hành báo chí của sự nghiệp phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam. Năm 2014, Hội tiếp tục công tác chuẩn bị các dự án mà Ban Thường vụ Hội đã đề ra như: Khảo sát các địa điểm chuẩn bị cho việc thiết lập các Kios bán báo ở Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh… Để triển khai Kết luận số 29-KL/TW ngày 25/8/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội đã có kế hoạch phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đề ra các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy công tác đặt mua, phát hành báo, tạp chí của Đảng, báo của Đảng bộ các tỉnh,

95

thành phố qua các kênh phân phối của Hội; cùng tham gia, hỗ trợ tổ chức các Hội nghị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc mua, đọc báo tạp chí của Đảng tại Hà Nội, Đồng Tháp, Lâm Đồng với sự tham gia của 63 Bưu điện tỉnh, thành phố; tham gia xây dựng Đề án hỗ trợ cước phí phát hành báo chí công ích giai đoạn 2015-2020; nghiên cứu xây dựng phương án thúc đẩy công tác bán lẻ báo chí tại các tỉnh thành phố trên cơ sở mạng lưới bưu cục của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; vận động các tòa soạn báo, tạp chí tham gia ủng hộ kinh phí cho Điểm Bưu điện - Văn hóa xã tại 03 tỉnh Tuyên Quang, Lai Châu, Lạng Sơn; tham mưu với Lãnh đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng, thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động làm công tác chuyển phát báo chí tại các Điểm Bưu điện - Văn hóa xã.

4. Hiệp hội Truyền hình trả tiềnNăm 2014, Hiệp hội đã thực hiện có kết quả các nhiệm vụ đề ra tại Hội

nghị Ban chấp hành lần thứ năm. Hoạt động của Hiệp hội đã phần nào đáp ứng được một số nhu cầu thực tế của của đông đảo tổ chức hội viên. Hiệp hội đã tích cực đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về đơn giá thuê bao cột điện treo cáp truyền hình với mức phù hợp, tạo điều kiện để các đơn vị dịch vụ truyền hình cáp hoạt động thuận lợi. Chủ động nghiên cứu, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề cấp phép thiết lập hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiệp hội tiếp tục quan tâm đến bản quyền truyền hình, nhất là bản quyền truyền hình các sự kiện lớn như các giải thể thao quốc tế, khu vực, đầu tư nghiên cứu sâu về công nghệ cung cấp những cơ sở có tính chất định hướng cho sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.

5. Hội Truyền thông số Việt NamNăm 2014, tổng số hội viên là 260 hội viên cá nhân và tập thể. Hiện nay

Hội đang là đơn vị đầu mối thực hiện chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ ngân sách. Hội đã thành lập Trung tâm bản quyền số. Trung tâm đã tham gia phối hợp với các đối tác trong việc khai thác bản quyền các chương trình truyền hình, phim truyện của các đài truyền hình; hợp tác phát sóng nội dung các kênh truyền hình lên các hạ tầng truyền dẫn tại Việt Nam. Tổ chức thực hiện chương trình “Khoảnh khắc Việt Nam” quảng bá danh lam thắng cảnh, đất nước, con người, phong tục tập quán, sản vật, đặc điểm… của quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố. Phối hợp với Công ty Nghĩa tình đồng đội tổ chức chương trình “Ký ức người lính”. Kết nối các đơn vị làm game tại Việt Nam tập hợp thông tin về game online tại Việt Nam và thế giới để biên soạn thành tài liệu dưới dạng sách để gửi tới các cơ quan, tổ chức của Nhà nước.

6. Hội Tem Việt NamThực hiện tốt chức năng của Hội nghề nghiệp, làm tốt công tác phát triển

hội viên. Hội Tem Việt Nam và các hội tem trực thuộc đã nỗ lực duy trì hoạt động phong trào sưu tập tem; tuyên truyền, quảng bá về tem bưu chính và nâng cao kiến thức sưu tập tem. Tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thể hiện qua tem bưu chính, nhiều hội

96

tem địa phương đã tổ chức trưng bày tem, phát động hội viên xây dựng bộ sưu tập tem về Bác Hồ. Nhiều đơn vị tổ chức triển lãm, trưng bày tem nhân dịp các sự kiện và ngày lễ lớn của đất nước. Hội Tem Việt Nam đã chỉ đạo các hội tem địa phương triển khai công tác tham dự Triển lãm tem thế giới. Thực hiện tốt các quy định của Liên đoàn Tem chơi quốc tế.

7. Hội Xuất bản Việt NamTrong năm 2014, Hội Xuất bản Việt Nam đã bám sát nội dung Nghị quyết

của Ban Chấp hành và Nghị quyết của Thường vụ Hội, tổ chức triển khai thực hiện được hầu hết các công việc cơ bản, quan trọng đã đề ra. Đa số cán bộ các cấp của Hội và hội viên đã tích cực ủng hộ và nhiệt tình tham gia các hoạt động của Hội. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TTTT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xuất bản, phát hành xuất bản phẩm toàn quốc năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh; sơ kết công tác xuất bản – in – phát hành 6 tháng đầu năm 2014 tại Quảng Bình; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21/4 và Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4/2014; chỉ đạo và tuyên truyền vận động các chi hội, hội viên tích cực tham gia Hội Sách ở thành phố Hồ Chí Minh; Ngày hội Sách và văn hóa đọc lần thứ IV ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Triển lãm Sách tại Thư viện Quốc gia, Triển lãm Sách tại thành phố Điện Biên Phủ; tổ chức gian trưng bày Sách hay Sách đẹp được giải của Hội tại Hội chợ sách ở Hoàng thành Thăng Long Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô, thu hút được rất nhiều khách tham quan. Năm 2014, Hội đã họp tổng kết mười năm thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, xác thực với Đảng và Nhà nước về cơ chế chính sách và hướng phát triển của ngành xuất bản Việt Nam.

8. Hiệp hội In Việt NamHiệp hội có 5 chi hội trực thuộc gồm: Chi hội in gia công xuất khẩu thành

phố Hồ Chí Minh, Chi hội in Đồng bằng sông Cửu long, Chi hội in Quảng Ninh, Chi hội in Bắc miền Trung và Chi hội in Miền núi và Trung du phía Bắc. Nhìn chung các chi hội đều phát huy được vai trò đối với hội viên trong khu vực. Hiệp hội đã tích cực tham gia nghiên cứu, góp ý kiến vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản, Nghị định số 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản; dự thảo Thông tư quy định quản lý việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng (đối với thiết bị ngành in)… Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo Doanh nghiệp đóng góp hoàn thiện chính sách đối với hoạt động in. Kịp thời thông tin cho các hội viên về những chế độ, chính sách liên quan đến ngành in như chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động in xuất bản phẩm; tình hình biến động giá cả thị trường.

9. Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (REV)

97

Trong năm 2014, Hội đã thực hiện một số hoạt động tiêu biểu như: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội lần thứ VI để bầu ra ban lãnh đạo Hội trong nhiệm kỳ mới; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Hội; mở rộng tổ chức Hội với việc thành lập thêm các Chi hội Vô tuyến điện tử tại Trường Đại học Giao thông Vận tải và tại Nha Trang; tổ chức Hội nghị quốc tế về công nghệ tiên tiến trong truyền thông năm 2014 (ATC – 2014); Hội thảo quốc gia 2014 về Điện tử, Truyền thông và CNTT (ECIT 2014). Tiếp tục duy trì các hoạt động phổ biến khoa học, kiến thức, ngành nghề và phổ biến, hướng dẫn thông qua các ấn phẩm của Hội. Công tác hội viên tiếp tục phát triển. Hội tham gia nhiều hoạt động chính trị, khoa học kỹ thuật, các công tác Đảng, đoàn thể trong tổ chức của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

10. Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA)Số lượng hội viên năm 2014 là 82 đơn vị (tăng 4 đơn vị so với năm 2013).

Hội đã triển khai các hoạt động: Tổ chức Chương trình Hội đàm với Liên minh Internet Châu Á; Chương trình Giáo dục nâng cao kỹ năng và năng suất làm việc cho nhân sự các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Internet Việt Nam; Cuộc thi Hội tụ 2014; Dự án Câu chuyện internet, khóa học Facebook Marketing; Sự kiện nổi bật “Internet Day 2014” với chủ đề “Kỷ nguyên Online”; Truyền thông và phổ biến thông tin tới hội viên, cộng đồng. Tham gia các tọa đàm về các chương trình, chính sách của Nhà nước; đóng góp xây dựng văn bản, môi trường pháp lý liên quan đến thúc đẩy phát triển internet Việt Nam. Tham gia các hoạt động phối hợp với các đại sứ quán, tổ chức nước ngoài kết nối hội viên Hiệp hội.

11. Hội Tin học Việt Nam (VAIP)Với phương châm “Đoàn kết - Hợp tác - Vì sự nghiệp phát triển CNTT-TT

Việt Nam”, Hội Tin học Việt Nam đã đưa các hoạt động đi vào nề nếp theo tinh thần “Củng cố tổ chức và phát triển hiệu quả các hoạt động”. Một số hoạt động thường xuyên của Hội: Tổ chức Tuần lễ Tin học Việt Nam (IT Week), Vietnam ICT Insight cùng với triển lãm CNTT-TT; phối hợp tổ chức Hội chợ Triển lãm Vietnam Telecomp và Internet⁢ tổ chức Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam; tổ chức kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC khu vực Châu Á; phối hợp cùng Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi Tin học trẻ toàn quốc; phối hợp tổ chức Giải thưởng Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực CNTT-TT; tổ chức Hội nghị các Hội Tin học thành viên; đồng tổ chức Hội thảo Hợp tác Phát triển CNTT-TT Việt Nam; phát triển và hỗ trợ đào tạo, phổ cập kiến thức tin học cho toàn xã hội.

12. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)Năm 2014, VINASA tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ

các doanh nghiệp trong việc hợp tác kinh doanh phát triển thị trường. Tổ chức thành công một số chương trình hoạt động: Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam - ASOCIO (Vietnam - ASOCIO ICT Summit) - sự kiện CNTT-TT lớn nhất châu Á, châu Đại Dương; Chương trình bình chọn Danh hiệu Sao Khuê 2014 vinh danh 46 sản phẩm và 24 dịch vụ CNTT tiêu biểu Việt Nam 2014; Ngày

98

CNTT Việt Nam (Vietnam IT Day); hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp trong ngành; tổ chức đoàn đi xúc tiến thương mại ra nước ngoài tại Đức, Nhật với nhiều hợp đồng hợp tác được ký kết; tiếp đón gần 30 đoàn quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm đối tác; tổ chức thành công ngày CNTT Nhật Bản 2014 (Japan ICT Day). Tính đến tháng 12/2014, VINASA có 320 hội viên (năm 2014 có 20 hội viên mới gia nhập VINASA tương đương với 10% phát triển mới).

13. Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)Trong năm 2014, VNISA đã kết nạp thêm 09 hội viên tập thể và 02 hội

viên cá nhân. Thông qua các hoạt động của mình, VNISA đã tổ chức tốt một số hoạt động như: Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Hiệp hội; Sự kiện “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2014 với chủ đề “An toàn, an ninh thông tin và chủ quyền quốc gia”; Cuộc thi quốc gia “Sinh viên với an toàn thông tin” năm 2014; Khóa đào tạo miễn phí nâng cao về an toàn thông tin do các chuyên gia của Samsung (Hàn Quốc) và Codecomicon (Phần Lan) tham gia giảng dạy; điều tra thực trạng về an toàn thông tin của 751 tổ chức và doanh nghiệp trên cả nước; phối hợp với Sở TTTT Hà Nội tổ chức Gặp mặt Gala dinner với các lãnh đạo Sở TTTT khu vực phía Bắc; phối hợp với Công ty McAfee tổ chức hội thảo “Mitigating cyber threats”.

14. Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA)Trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các hoạt động của Hiệp

hội đã có chuyển biến mạnh và đạt được những kết quả tốt đẹp. Hiệp hội có các hoạt động thiết thực đem lại lợi ích cho hội viên và ngành hàng như hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức gặp gỡ giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức các chương trình khảo sát thị trường nước ngoài. Với các hoạt động tư vấn phản biện, giám định có uy tín, chất lượng, Hiệp hội đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, xác định được vị trí và uy tín và được các bộ, ngành cũng như cộng đồng Hiệp hội ngành hàng trong nước đánh giá là một trong những Hiệp hội có hoạt động tốt và hiệu quả. Trong hoạt động hợp tác quốc tế, Hiệp hội đã tích cực tham gia vào hoạt động của cộng đồng các Hiệp hội ngành hàng trong khu vực cũng như trên thế giới; vị thế của Hiệp hội và ngành hàng trong khu vực và trên thế giới được nâng cao rõ rệt./.

99

MỤC LỤCTrang

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014 1

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2014 1

1. Công tác quản lý nhà nước 11.1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 11.2. Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành 31.2.1. Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở,

thông tin đối ngoại 31.2.2. Về xuất bản, in và phát hành 51.2.3. Về bưu chính 61.2.4. Về viễn thông, internet và tần số vô tuyến điện 71.2.5. Về công nghệ thông tin 91.2.6. Công tác pháp chế, kiểm soát thủ tục hành chính 111.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 121.2.8. Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản 121.2.9. Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thi đua, khen thưởng 131.2.10. Công tác khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng 141.2.11. Công tác hợp tác, hội nhập quốc tế 151.2.12. Công tác văn phòng và các công tác khác 161.2.13. Công tác Đảng, đoàn thể 18

2. Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước tại địa phương 19

3. Tình hình phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông 20II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 23

1. Kết quả đạt được 23

2. Các tồn tại và khó khăn 27

3. Nguyên nhân của các tồn tại và khó khăn 28

4. Một số kiến nghị với Chính phủ 29

PHẦN THỨ HAI: CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2015 31

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG 31

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM 31

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÊN CÁC LĨNH VỰC 33

1. Về báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại 33

100

2. Về xuất bản, in và phát hành 34

3. Về bưu chính 35

4. Về viễn thông, internet và tần số vô tuyến điện 35

5. Về công nghệ thông tin 36

6. Các công tác khác 37

Phụ lục I: Danh mục các văn bản được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, thông qua năm 2014 39

Phụ lục II: Các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2014 41

Phụ lục III: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành được Bộ ban hành theo thẩm quyền năm 2014 44

Phụ lục IV: Các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2015 49

Phụ lục V: Hoạt động quản lý nhà nước của Sở TTTT các tỉnh, thành phố 51

Phụ lục VI: Hoạt động của một số tổ chức, doanh nghiệp 88

Phụ lục VII: Hoạt động của các Hội và Hiệp hội 95

101