Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và...

24
2011 Báo Cáo Tổng Kết “Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em, Và những tấm lòng thiện chí biến mong ước đó thành hiện thực.”

Transcript of Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và...

Page 1: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

2011Báo Cáo Tổng Kết “Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em,

Và những tấm lòng thiện chí biến mong ước đó thành hiện thực.”

Page 2: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

2

Thöng àiïåp tûâ Trûúãng Ðaåi diïånTầm nhìn Thế giới Việt Nam tăng cường trọng tâm vào sự bền vững cho các chương trình vì an sinh của trẻ em trong năm tài chính 2011. Khát vọng An sinh Trẻ em của chúng tôi gồm các lĩnh vực chính như sau: Trẻ được học hành, Trẻ khoẻ mạnh, Trẻ được yêu thương và biết yêu thương mọi người, Trẻ được chăm sóc, được bảo vệ và tham gia.

Chúng tôi bắt đầu thực hiện mô hình Chương trình Lồng ghép tại các Chương trình phát triển vùng mới. Theo mô hình này, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể hữu quan, mang lại cho trẻ em, đặc biệt trẻ dễ bị tổn thương, một cuộc sống tốt đẹp hơn trong gia đình và tại cộng đồng của các em.

Thông qua các mô hình khác như câu lạc bộ dinh dưỡng, hội phụ huynh và nhà trường, Ban phát triển thôn bản, người dân được khuyến khích tham gia tích cực vào các hoạt động của Tầm nhìn Thế giới ngay từ giai đoạn đầu, nhằm tạo cho trẻ em một môi trường sống an toàn và lành mạnh hơn.

Cuộc sống của trẻ, với ý nghĩa đủ đầy nhất, luôn là trọng tâm của mọi hoạt động mà chúng tôi tiến hành. Trẻ em được nâng cao năng lực để tham gia vào mọi mặt của dự án, như lập kế hoạch, thu thập số liệu, sơ kết dự án giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ. Hàng trăm em đã nhiệt tình và tự tin tham gia hàng loạt sự kiện truyền thông được tổ chức tại cộng đồng và các diễn đàn thiếu nhi cấp tỉnh và cấp quốc gia trong năm 2011. Các mối quan tâm và kiến nghị của các em đưa ra đều được tiếp nhận, và lãnh đạo nhà nước, các bộ và các cơ quan hữu quan đã đưa ra phương thức hành động dựa trên các nội dung vận động chính sách của các em.

Do tích cực tham gia các tập huấn và các hoạt động giảm thiểu nguy cơ thiên tai nên trẻ em được trang bị tốt hơn khi ứng phó với thiên tai ở địa phương mình.

Cùng với quá trình xây dựng năng lực cho cộng đồng trong dự án, chúng tôi cũng nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên của tổ chức trong việc xử lý các tình huống phức tạp. Chúng tôi cũng đã phát hiện và bắt đầu bồi dưỡng cho các vị trí then chốt của tổ chức trong thời gian tới.

Chúng tôi xin cảm ơn các em nhỏ, người dân cộng đồng đã tham gia cùng chúng tôi trong suốt chặng đường năm vừa qua. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam, các đối tác địa phương, các nhà tài trợ và bảo trợ đã không ngừng ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các nhân viên của tổ chức, đặc biệt những người đang làm việc tại cộng đồng, vì sự nỗ lực, tận tâm và hy sinh của họ cho công việc.

E. Daniel SelvanayagamTrưởng Đại diện

Page 3: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

3

Chûúng trònh phaát triïín vuâng vaâ dûå aán àùåc biïåt

TT Chương trình phát triển vùng (CTPTV) Tỉnh/Thành phố1. CTPTV Điện Biên Đông Điện Biên2. CTPTV Tủa Chùa Điện Biên3. CTPTV Tuần Giáo Điện Biên4. CTPTV Mường Chà Điện Biên5. CTPTV Văn Yên Yên Bái6. CTPTV Trấn Yên Yên Bái7. CTPTV Trạm Tấu Yên Bái8. CTPTV Ngô Quyền Hải Phòng9. CTPTV Phù Cừ Hưng Yên10. CTPTV Tiên Lữ Hưng Yên11. CTPTV Yên Thủy Hòa Bình12 CTPTV Lạc Sơn Hòa Bình13. CTPTV Thường Xuân Thanh Hóa14. CTPTV Quan Hóa Thanh Hóa15. CTPTV Cẩm Thủy Thanh Hóa16. CTPTV Lang Chánh Thanh Hóa17. CTPTV Bá Thước Thanh Hóa18. CTPTV Quan Sơn Thanh Hóa19. CTPTV Như Xuân Thanh Hóa20. CTPTV Triệu Phong Quảng Trị21. CTPTV Vĩnh Linh Quảng Trị22. CTPTV Hải Lăng Quảng Trị23. CTPTV Hướng Hóa Quảng Trị24. CTPTV Hiệp Đức Quảng Nam25. CTPTV Trà My Quảng Nam26. CTPTV Hiên Quảng Nam27. CTPTV Tiên Phước Quảng Nam28. CTPTV Phước Sơn Quảng Nam29. CTPTV Nông Sơn Quảng Nam30. CTPTV Hòa Vang Đà Nẵng31. CTPTV Sơn Tây Quàng Ngãi32. CTPTV Trà Bồng Quảng Ngãi33. CTPTV Minh Long Quảng Ngãi34. CTPTV Bắc Bình Bình Thuận35. CTPTV Hàm Thuận Bắc Bình Thuận36. CTPTV Đô Thị TP. Hồ Chí Minh

TT DỰ ÁN ĐẶC BIỆT Tỉnh/Thành phố

1. Lồng ghép can thiệp HIV/AIDS vào Chương trình phát triển vùng Điện Biên& Quảng Nam

2. Dự án xây dựng năng lực và phát triển kinh tế huyện Kim Động Hưng Yên

3. Dự án Nước sạch và Vệ sinh môi trường có tham gia

Hưng Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa

4 Sự khởi đầu mới cho trẻ em Hải Phòng & Hà Nội

5 Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV (PEPFAR) Hải Phòng & Hà Nội

6 “Step ahead” - Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hà Nội

7

Tăng cường lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các Chương trình phát triển vùng

(SICCA).

Quảng Nam ,Quảng Ngãi

8 Hỗ trợ lồng ghép cho người khuyết tật Quảng Trị, Quảng Nam

9. Dự án khu vực về Vận động chính sách phòng chống buôn bán trẻ em Lồng ghép với CTPTV

10. Vận động chính sách về phòng chống buôn bán người Lồng ghép với CTPTV

11 Phòng ngừa Mua bán Người tại khu vực tiểu vùngsông Mêkông giai đoạn II Lồng ghép với CTPTV

Page 4: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

4

Hoaåt àöång nöíi bêåt trong nùm, hûúáng túái an sinh bïìn vûäng cuãa treã em 1. Mö hònh chûúng trònh löìng gheáp

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình Chương trình Lồng ghép tại các CTPTV mới là Minh Long và Ngô Quyền trong năm tài chính 2011.

Theo mô hình này, cán bộ Tầm nhìn Thế giới tại cộng đồng được trang bị kiến thức và kỹ năng để làm việc hiệu quả với đối tác địa phương vì sự an sinh bền vững của trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị thiệt thòi, trong gia đình và cộng đồng của các em.

Nền móng của mô hình là phương pháp tiếp cận theo hệ sinh thái của trẻ, trong đó tập trung vào sự tương tác giữa trẻ với môi trường xã hội xung quanh trẻ, cũng như quan hệ của trẻ với mọi người. Vì vậy, Tầm nhìn Thế giới thực hiện mô hình Chương trình Lồng ghép với trọng tâm là việc xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa các cá nhân, nhóm và ban ngành, đoàn thể trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến an sinh trẻ em.

Người dân trong cộng động đã thích thú đón nhận mô hình này dù mô hình đang trong giai đoạn thí điểm tại các CTPTV. Trong giai đoạn thí điểm, nhân viên CTPTV đã tổ chức hàng loạt hội thảo nâng cao nhận thức về an sinh trẻ em tại các thôn bản, với mục đích là cùng với người dân địa phương xây dựng một viễn cảnh và xây dựng các vấn đề ưu tiên của cộng đồng có liên quan tới an sinh trẻ em.

2. Nhên röång cêu laåc böå Dinh dûúäng

Tầm nhìn Thế giới đã thành lập hơn 250 câu lạc bộ dinh dưỡng trên khắp cả nước trong năm 2011 kể từ khi câu lạc bộ đầu tiên được hình thành năm 2007.

Thông qua các buổi truyền thông thay đổi hành vi được tổ chức hàng tháng tại các câu lạc bộ dinh dưỡng, bà mẹ và người chăm sóc trẻ đã học và thực hành cách chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất, cũng như chia sẻ kinh nghiệm về việc chăm

Page 5: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

5

sóc sức khỏe trẻ và bà mẹ tại nhà. Câu lạc bộ dinh dưỡng được thành lập ra ở từng thôn/bản nơi Tầm nhìn Thế giới đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm nhân viên y tế thôn bản, tình nguyện viên về dinh dưỡng của địa phương, cán bộ đoàn thể địa phương như Hội phụ nữ và tình nguyện viên thôn bản của Tầm nhìn Thế giới.

Thông qua mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng, khoảng 10.000 bà mẹ và người chăm sóc trẻ đã tiếp cận được với kiến thức và cách thực hành dinh dưỡng trong năm 2011, giúp giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi.

3. Sûå tham gia cuãa cha meå hoåc sinh trong hoaåt àöång giaáo duåc

Năm tài chính 2011 chứng kiến các Chương trình phát triển vùng không chỉ phối hợp với nhà trường mà còn phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc cải thiện kết quả học tập và nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em.

Hội phụ huynh và nhà trường đã được củng cố trong các CTPTV Vĩnh Linh, Tiên Phước, Trà My, Hiệp Đức và Hòa Vang. Thành phần của hội gồm đại diện cha mẹ học sinh, ban giám hiệu nhà trường. Hội có nhiệm vụ khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng xây dựng các trường học hòa nhập trong đó học sinh khuyết tật được tham gia học tập, các hoạt động bảo vệ trẻ được cải thiện và môi trường học tập cũng được nâng cao.

Trong năm tài chính 2011, một điểm sáng là các hội phụ huynh - nhà trường ở CTPTV Vĩnh Linh đã thành lập bốn câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Những câu lạc bộ này tạo cơ hội học chữ đồng thời nâng cao kỹ năng đọc sách và kể chuyện cho trẻ.

4. Huy àöång cöång àöìng baão vïå treã khoãi nguy cú tai naån thûúng tñch

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam khuyến khích người dân, cán bộ chính quyền cấp huyện, xã và thôn, cán bộ đoàn thể cũng như nhân viên y tế tham gia các hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em.

Các ủy ban và mạng lưới cộng đồng chuyên trách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được thành lập với nhiệm vụ xây dựng mô hình ngôi nhà an toàn, nhà trường an toàn và cộng đồng an toàn cho trẻ em. Theo đó, các buổi truyền thông thay đổi hành vi về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ được tổ chức; môi trường xung quanh trường học

và ở làng bản được gia cố để an toàn hơn với trẻ; và việc vận động chính sách được tiến hành với các cán bộ địa phương để họ quan tâm hơn đến phòng tránh tai nạn thương tích tại địa bàn.

Qua các mạng lưới cộng đồng, hàng ngàn học sinh, cha mẹ và người chăm sóc trẻ có con dưới 15 tuổi được tiếp cận với kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích và

học cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn thương tích.

5. Löìng gheáp hoaåt àöång phoâng chöëng HIV/AIDS taåi khu vûåc miïìn nuái

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam không những tập trung thực hiện một số dự án đặc biệt phòng chống HIV/AIDS tại thành phố mà còn mở rộng hoạt động này tại vùng cao trong năm 2011. Lý do của việc mở rộng là tình hình lây nhiễm

Page 6: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

6

HIV ở Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và căn bệnh này đang có xu hướng lan tới nhóm có hành vi nguy cơ thấp như phụ nữ và trẻ em ở miền núi.

Thông qua các dịch vụ chăm sóc tại nhà, Tầm nhìn Thế giới đã thí điểm các can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân, cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng ở CTPTV Điện Biên Đông và Phước Sơn. Việc xây dựng năng lực cho đối tác địa phương và người dân được coi là cách tiếp cận chính để đảm bảo các hoạt động phòng chống HIV/AIDS sẽ được thực hiện bền vững ở những huyện trên.

6. Löìng gheáp hoaåt àöång cuãa Ban Taâi chñnh vi mö vaâo chûúng trònh phaát triïín vuâng

Võ Thị Hồng Chi, 11 tuổi, cho biết: “Cha em được TNTG cho vay lần hai để mua bốn con heo giống, giúp tăng thu nhập. Với tiền lãi kiếm được, cha mẹ em đã mua cho em đồ dùng học tập mới và trả tiền học thêm cho em. Gia đình em rất biết ơn TNTG.”

Bé Chi, con gái của một khách hàng ở huyện Hòa Vang, là một trong số 6.000 trẻ em khác được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn vốn vay của Chương trình Tài chính Vi mô của TNTG Việt Nam. Không cần tài sản thế chấp, khách hàng có thể tiếp cận với vốn vay sản xuất kinh doanh nhỏ mà họ có khả năng hoàn trả hàng tháng. Trung bình, một khoản vay có giá trị là 277 đô la Mỹ. Các hộ thu nhập thấp, thường sinh sống ở địa bàn nông thôn và miền núi là đối tượng chính mà chương trình hướng tới.

Với mục tiêu “Khát vọng An sinh Trẻ em”, Ban Tài chính Vi mô đã đánh giá thí điểm tác động của chương trình đối với khách hàng và con cái của họ trong năm tài khóa 2011. Kết quả cho thấy 80% khách hàng đã tăng tài sản hay thu nhập và con cái họ có chế độ dinh dưỡng tốt hơn hay có thêm đồ dùng học tập trong chu kỳ vay. Kết quả này khích lệ Ban Tài chính Vi mô phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội của mình là phục vụ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, thông qua lồng ghép hiệu quả hơn với các hoạt động của CTPTV cũng như đẩy mạnh xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức địa phương và quốc tế trong các năm tiếp theo.

7. Tiïëp cêån múái trong lônh vûåc nûúác saåch vaâ vïå sinh möi trûúâng nöng thön

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam đã nghiên cứu và thí điểm các tiếp cận Nước sạch và Vệ sinh môi trường dựa vào cộng đồng như Nước sạch - Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ và Tiếp thị Vệ sinh tại các vùng dự án từ năm tài chính 2011.

Các tiếp cận này nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng trong việc cải thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhờ đó, người dân trong cộng đồng ít phụ thuộc hoặc hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ tài chính bên ngoài khi cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường. Các tiếp cận mới này sẽ giúp tăng nhanh và bền vững tỉ lệ các hộ gia đình, trường học sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, đồng thời sẽ góp phần giảm thiểu các dịch bệnh có liên quan đối với trẻ em trong cộng đồng.

TNTG sẽ nhân rộng các tiếp cận này tại các vùng dự án ở khắp cả nước trong những năm tới.

Page 7: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

7

Treã àûúåc hoåc haânhTầm nhìn Thế giới không ngừng cải thiện cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em và chất lượng giáo dục tại nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học và trung học, trợ giúp tổng số 170.000 trẻ em và thanh thiếu niên tại 35 CTPTV ở Việt Nam.

Theo đó, trẻ em dưới 5 tuổi được chăm sóc tốt hơn tại 200 trường mẫu giáo và 50 cơ sở chăm sóc trẻ dựa vào cộng đồng do TNTG thành lập trên khắp cả nước. Giáo viên được tập huấn về phương pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm cũng như các kiến thức về

quá trình phát triển nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội và sáng tạo của trẻ. Các đợt tập huấn về các giai đoạn phát triển, dinh dưỡng và môi trường sống an toàn của trẻ đươc tổ chức cho các giáo viên, cha mẹ và người chăm sóc trẻ. TNTG cũng hỗ trợ các trường mầm non nâng cấp phòng học và đồ chơi và chi trả một phần tiền ăn cho nhiều học sinh.

Theo Phương pháp Học tập tích cực mà TNTG đã tập huấn cho các trường ở 30 CTPTV, 80.000 em học sinh tiểu học đã có thể cởi mở phát biểu ý kiến và thảo luận theo nhóm về nhiều vấn đề trong giờ học. Một loạt dụng cụ giảng dạy, sách, bàn ghế được trang bị cho các trường tiểu học.

Đồng thời, 44.000 học sinh phổ thông được hưởng lợi từ các đợt tập huấn về kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm chủ cảm xúc.

Tại 7 CTPTV có tỷ lệ học sinh bỏ học cao, gần 150 học sinh bỏ học được phỏng vấn về khả năng ngành nghề, sở thích công việc và điều kiện gia đình trước khi các em được TNTG và các chính quyền địa phương hỗ trợ theo học các khóa dạy nghề.

Page 8: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

8

Cêu laåc böå Ðoåc saách thön baãn giuáp treã caãi thiïån kyä nùng àoåc

Lê Quang Chương, 11 tuổi ở tỉnh Quảng Trị, khá bẽn lẽn và ngại tiếp xúc. Em thích học toán hơn học tiếng Việt. Mặc dù là học sinh thông minh nhưng vốn từ em sử dụng còn hạn chế và khả năng diễn đạt cũng thiếu trôi chảy.

Tuy nhiên, từ khi tham gia câu lạc bộ đọc sách tại huyện Vĩnh Linh, khả năng đọc của em tiến bộ nhiều. Giờ đây, em có thể đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, thể hiện được tính cách nhân vật trong chuyện. Ngoài ra, em còn là một trong những người đầu tiên giơ tay xung phong đọc hay kể chuyện trước lớp. Khi được gọi, em biết cách diễn đạt ý kiến bằng những câu đầy đủ, dùng từ có hình ảnh hơn chứ không trả lời cụt lủn như trước kia.

Chương hồ hởi khoe: “Em học được nhiều bài học bổ ích từ việc đọc sách và truyện, như giúp đỡ và chia sẻ với người khác, biết hợp tác và đoàn kết để làm việc thành công. Đọc sách giúp em khám phá nhiều điều. Em mê đọc sách hơn kể từ khi sinh hoạt ở câu lạc bộ.”

Câu lạc bộ đọc sách dành cho học sinh tiểu học như Chương là một sáng kiến do hội cha mẹ và nhà trường thực hiện từ tháng 2/2011. Với sự hỗ trợ của TNTG, các hội trên được thành lập, với sự tham gia của cha mẹ học sinh và đại diện ban giám hiệu, để giúp các em học sinh hứng thú với học tập và nâng cao kỹ năng sống.

Ông Lê Quang Huy, bố Chương, chia sẻ: “Tôi phấn khởi lắm vì con tôi ham đọc sách và biết chọn những cuốn sách và truyện hay để đọc. Đọc xong, cháu thường trao đổi với bạn bè về nội dung đọc. Từ khi tham gia câu lạc bộ, cháu tiến bộ rất nhiều. Cháu tự giác hơn và bớt tự ti hơn trước.”

Page 9: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

9

Treã khoãe maånhTầm nhìn Thế giới Việt Nam hỗ trợ người dân ở những cộng đồng nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản và thực hiện các hoạt động dưới đây để đảm bảo trẻ em được chăm sóc dinh dưỡng tốt, được bảo vệ khỏi bị bệnh tật và tai nạn thương tích trong năm 2011:

- Xêy dûång nùng lûåc cho nhên viïn y tïë àõa phûúng vaâ cuãng cöë maång lûúái cöång àöìng: Nhân viên y tế địa phương được tập huấn các kiến thức cơ bản và kỹ năng truyền thông về y tế, dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS. Các mạng lưới cộng đồng như câu lạc bộ chăm sóc trẻ, câu lạc bộ dinh dưỡng và diễn đàn phòng chống tai nạn thương tích

cho trẻ ngày càng được mở rộng, cung cấp cho người dân những kiến thức và cách thực hành đúng về chăm sóc trẻ và phòng chống HIV/AIDS.

- Ða daång hoáa hònh thûác truyïìn thöng thay àöíi haânh vi: Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức và người dân trong cộng đồng được mời tham gia các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và các thực hành chăm sóc bà mẹ, chăm sóc trẻ và phòng chống HIV/AIDS. Tính đến hết năm 2011, khoảng 20.000 người, bao gồm các bà mẹ và người chăm trẻ có con dưới 5 tuổi, các thành viên khác trong cộng đồng, đã tham gia các hoạt động trên, giúp giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ.

- Caãi thiïån chêët lûúång dõch vuå y tïë: Các trạm y tế thôn bản được hỗ trợ để nâng cấp các trang thiết bị y tế thiết yếu và xây dựng năng lực cho nhân viên y tế. Và trẻ em bị nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hỗ trợ chăm sóc tại nhà, được tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT), và điều trị thuốc kháng retrovirus (ART).

- Vêån àöång chñnh saách: TNTG phối hợp chặt chẽ với Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức nhiều hoạt động ở cấp cộng đồng và cấp quốc gia trong Tuần lễ quốc gia nuôi con bằng sữa mẹ và Ngày vi chất dinh dưỡng toàn quốc trong năm 2011. Các hoạt động hưởng ứng này nằm trong Chiến dịch Sức khỏe Trẻ em Toàn cầu do TNTG Quốc tế phát động năm 2010. Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức của cộng đồng về tỷ lệ trẻ tử vong, sức khỏe bà mẹ, đồng thời thuyết phục các nhà hoạch định chính sách và các chính phủ đẩy mạnh nỗ lực vì sức khỏe trẻ em và tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận với dịch vụ y tế miễn phí.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của TNTG, hàng ngàn trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã nói lên mối quan tâm, mơ ước và hy vọng của các em với các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các cấp tại các diễn đàn trẻ em được tổ chức ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia trong cả năm nay.

Page 10: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

10

Cêu laåc böå Dinh dûúäng giuáp con töi khoãe maånh Chị Lục Thị Duyên ở Thanh Hoá hớn hở nói: “Con gái tôi lên ba và nặng 13 kg. Cháu rất khỏe mạnh.”

Chị Duyên, 25 tuổi, kể tiếp: “Nếu không tham gia câu lạc bộ dinh dưỡng, con gái tôi không được khỏe như thế này đâu. Vì bỏ học từ sớm nên tôi không biết kiến thức về chăm sóc thai nghén và chăm sóc trẻ em. Khi mới mang thai vài tháng, tôi chủ yếu học kinh nghiệm từ mẹ mình và các bà các chị khác trong làng.“

Tháng 8/2008, khi mang thai được 8 tháng, chị Duyên tham gia câu lạc bộ dinh dưỡng do TNTG thành lập ở huyện Quan Hóa. Chị là một trong 800 phụ nữ và người chăm sóc trẻ tham gia câu lạc bộ dinh dưỡng được hình thành ở các thôn bản trong huyện. Câu lạc bộ cung cấp cho người dân cộng đồng cơ hội học hỏi về dinh dưỡng thông qua các buổi truyền thông thay dổi hành vi và các thực hành cách nuôi và chăm sóc trẻ.

Chị kể: “Tôi học được nhiều ở câu lạc bộ lắm. Đầu tiên, chị nhân viên y tế đồng thời là tập huấn viên của câu lạc bộ và cộng tác viên của TNTG khuyên tôi sinh con ở trạm y tế, chứ không nên sinh tại nhà. Chị còn hướng dẫn tôi cách cho con bú ngay sau khi sinh vì sữa non cung cấp kháng thể, bảo vệ bé khỏi bệnh tật.”

“Khi cháu được bốn tháng, tôi đi làm lại nên tôi nhờ mẹ đẻ trông cháu giúp. Với những kiến thức và kỹ năng học được từ câu lạc bộ, tôi dặn bà kỹ càng cách quấy bột cho cháu.”

“Ban đầu bà phản đối, bảo sao phải kỳ công, lắm chuyện thế. Bà nói, ngày trước mới sinh tôi và các anh chị em, bà cho chúng tôi ăn cơm luôn mà chúng tôi vẫn khoẻ mạnh bình thường.”

Chị Duyên nói: “Tôi phải giải thích với bà mãi về bốn nhóm chất dinh dưỡng mà tôi được học ở câu lạc bộ và chỉ cho bà thấy các nhóm thực phẩm đó giúp trẻ khoẻ mạnh và không bị ốm vặt. Khi thấy cháu khoẻ mạnh hồng hào, mẹ tôi cũng dần dần làm theo những hướng dẫn của tôi. Tôi rất mừng vì con gái được chăm sóc cẩn thận trong khi mình đi làm ở xưởng cả ngày.”

Page 11: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

11

Treã àûúåc yïu thûúng vaâ biïët yïu thûúng moåi ngûúâi

Baão Trúå Treã Em

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam xử lý hiệu quả 131.356 lượt thư từ trao đổi giữa 54.770 người bảo trợ và 68.000 trẻ đăng ký trong năm tài chính 2011.

Chúng tôi cũng đón 85 lượt người bảo trợ từ 11 quốc gia khác nhau tới thăm 34 CTPTV. Những phản hồi tích cực từ người bảo trợ cho thấy ấn tượng tốt đẹp của họ về công việc của chúng tôi tại cộng đồng.

Chúng tôi đã biên soạn và phát tặng cuốn Sổ tay bảo trợ của em cho trẻ đăng ký. Món quà này góp phần nâng cao nhận thức của trẻ đăng ký và gia đình các em vì cuốn sổ tay chuyển tải một cách dễ hiểu các thông điệp chính về TNTG Việt Nam và mục đích của chương trình bảo trợ.

Ngoài ra, chúng tôi đã phát hành cuốn Cẩm nang dành cho nhân viên bảo trợ, trong đó bao gồm tất cả các tiêu chuẩn cơ bản cũng như hướng dẫn các quy trình

công việc. Cuốn cẩm nang sẽ giúp nhân viên bảo trợ thực hiện công việc một cách đồng bộ và nhất quán.

Em Trần Thị Vân Anh ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, viết trong thư chia tay người bảo trợ: “Cháu rất hạnh phúc khi được ông bà bảo trợ và thấy mình trưởng thành hơn qua các

lá thư ông bà gửi cho cháu với những món quà nhỏ thấm đượm tình yêu thương. Nếu có một điều ước, cháu sẽ ước mình bé lại để lại được là trẻ bảo trợ của ông bà.”

Viïån trúå bùçng haâng hoaá

Trong năm 2011, gần 3.000 trẻ em và người lớn được viện trợ bằng hàng hoá trong năm tài chính 2011, trong đó:

- 1.527 trẻ và 72 người lớn ở CTPTV Mường Chà nhận được áo len, mũ, giầy dép và bít tất do TNTG Nhật Bản tài trợ.

- Hơn 500 học sinh tại CTPTV Phước Sơn được tập huấn về công nghệ thông tin sau khi Ban thư ký chương trình Trung tâm cơ hội số APEC (ADOC) tặng nhà trường 42 bộ máy tính xách tay, thông qua TNTG Đài Loan.

Page 12: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

12

Giaáo duåc giaá trõ söëng vaâ kyä nùng söëng

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tin rằng việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống sẽ giúp ích cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân và xây dựng nếp văn hóa với những giá trị tích cực trong cộng đồng. Do đó, TNTG tiếp tục hợp tác với các phòng Giáo dục&Đào tạo huyện để trang bị cho các giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cộng tác viên thôn và các thành viên trong mạng lưới thúc đẩy sự tham gia trẻ em tại cấp xã kiến thức và kỹ năng giảng dạy giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ em. Sau khi được tập huấn, các giáo viên đã tổ chức 33 khóa học về giá trị sống và 14 khóa học về kỹ năng sống cho trẻ em địa phương.

Ngoài ra, trẻ em tại 35 CTPTV và dự án đã được học tập giá trị sống và kỹ năng sống, chuyển giao các kiến thức đó cho bạn bè thông qua các hoạt động trẻ em như các cuộc thi, câu lạc bộ và các cuộc thảo luận ở trường.

Hòa bình, Yêu thương và Tôn trọng là những giá trị được giảng dạy làm nền tảng để các em nhận ra mình thật giá trị, mình đã được yêu thương và các em muốn chia sẻ tình yêu thương cho người khác. Nhiều thầy cô nhận định giáo dục giá trị sống rất hiệu quả trong giảm bạo lực, xây dựng môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ em trong trường học và cộng đồng.

Hònh aãnh vïì hoaåt àöång baão trúå:

Trẻ bảo trợ ở Trấn Yên và Văn Yên ADP gửi thông điệp cho nhà bảo trợ Nhật Bản sau khi Nhật Bản bị động đất và sóng thần

Trẻ bảo trợ tham dự triển lãm ảnh do TNTG tổ chức tại Đài Loan

Page 13: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

13

Một số trang trong cuốn Sổ tay bảo trợ cho trẻ

Treã àûúåc chùm soác, àûúåc baão vïå vaâ tham gia Tầm nhìn Thế giới Việt Nam luôn chú trọng việc thực hiện mọi hoạt động nhằm đảm bảo trẻ được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại, bóc lột, bỏ rơi và mọi hình thức bạo lực đối với trẻ em.

Trong năm tài chính 2011, TNTG tích cực hỗ trợ các đối tác địa phương xây dựng Hệ thống Bảo vệ Trẻ em tại năm huyện nơi TNTG hoạt động thuộc tỉnh Quảng Nam. Các CTPTV thí điểm tại tỉnh Quảng Nam đã tổ chức một loạt hoạt động nâng cao năng lực cho thành viên của mạng lưới bảo vệ trẻ em địa phương, nhờ vậy đóng góp đáng kể vào việc củng cố công tác bảo vệ trẻ em cũng như bước đầu thiết lập và củng cố các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa bàn. Điều vô cùng quan trọng là cùng với đối tác là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát tại Quảng Nam, qua đó TNTG và các cơ quan hữu quan có thể nắm rõ tình hình trẻ em và các vấn đề về bảo vệ trẻ em. Nhờ đó, chúng tôi có thể xác định rõ ràng mọi vấn đề để đưa ra các can thiệp thích đáng và kịp thời khi cần thiết.

Trong nội bộ tổ chức, hàng năm, TNTG luôn tiến hành tổ chức các khóa định hướng về công tác bảo vệ trẻ em cho nhân viên mới và hướng dẫn lồng ghép các hoạt động bảo vệ trẻ em vào các chương trình của tổ chức.

Bên cạnh đó, sự tham gia của trẻ em là thành tố chủ yếu trong các chương trình của chúng tôi. Trẻ em đã tham gia vào mọi hoạt động như đánh giá dự và sơ kết án như ở CTPTV Triệu Phong, Hải Lăng, Bá Thước và Hòa Vang. Hàng trăm trẻ em tham gia việc lập kế hoạch năm cho CTPTV; thông qua thảo luận nhóm tập trung, các em đã đề đạt nguyện vọng, nhu cầu cũng như đóng góp các kiến nghị cho các dự án phát triển tại cộng đồng.

Hàng nghìn em đã tham gia tập huấn về kỹ năng sống, giá trị sống, quyền trẻ em và phương pháp trẻ làm việc với trẻ. Trong năm 2011, 11 CTPTV đã hỗ trợ trẻ em đưa ra sáng kiến và tự thực hiện các dự án nhỏ, nhờ đó, các em không chỉ nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và nâng cao kiến thức mà còn có khả năng xử lý được các tình huống tương tự ở trường hay trong cộng đồng của mình.

Page 14: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

14

Tûå tin nhúâ sûå tham gia tñch cûåcSinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh éo le ở thành phố cảng Hải Phòng, Lê Hùng Dự không tự tin vào bản thân mình. Mẹ bỏ nhà đi khi em còn nhỏ còn cha lại nghiện ma túy. Bà nội là người thân duy nhất chăm sóc em. Cuộc sống của em thiếu thôn cả vật chất, tình cảm và tinh thần.

Cậu bé trong độ tuổi thiếu niên kể lại: “Em thường nghĩ chả ai tin tưởng mình đâu vì mình làm cái gì cũng lóng ngóng, hay đổ vỡ. Em không hi vọng mấy vào tương lai trong khi em thường bị điểm kém ở trường.”

“Nhưng giờ em có nghị lực để vượt qua khó khăn. Và em làm cho mọi người thay đổi cách nhìn nhận về mình khi em tự tin hơn.”

Bắt đầu từ năm 2006, Dự được Dự án Sự khởi đầu mới cho trẻ em của TNTG hỗ trợ một phần học phí, quần áo đồng phục, sách giáo khoa, bảo hiểm y tế và được nhận viện trợ bằng hàng hoá trong các dịp lễ lớn như Ngày Quốc tế Thiếu nhi và Tết Nguyên đán.

Quan trọng hơn, em còn tham gia câu lạc bộ trẻ em và các buổi truyền thông thay đổi hành vi về quyền trẻ em, trại hè và diễn đàn thiếu nhi do dự án tổ chức.

Dự kể: “Em thích tham gia các hoạt động của dự án bởi vì em được học kỹ năng sống, các giá trị sống và kiến thức về quyền trẻ em. Những kỹ năng và kiến thức này giúp em tự tin rất nhiều.”

Mới đây, Dự còn thực hiện các buổi truyền thông, soạn bài và giảng bài về kỹ năng sống cho các bạn khi em được tham gia thực hiện dự án nhỏ về nâng cao nhận thức của học sinh đối với phòng chống bạo lực học đường.

“Các bạn trong câu lạc bộ trẻ em, thầy cô và các anh chị cộng tác viên của TNTG khen em tiến bộ. Em có thể làm các công việc đó nhờ có sự yêu quý và quan tâm mà mọi người dành cho em.”

Dự tự hào nói: “Bây giờ, em thấy rất vui và tin tưởng vào bản thân. Em đã đạt học sinh tiên tiến trong hai năm học vừa qua. Em nghĩ mình cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các bạn khác tiến bộ như em.”

Page 15: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

15

Cûáu trúå vaâ giaãm nheå thiïn taiMới đây, Cơ quan Chiến lược của Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai đã công bố Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai (GAR 11). Báo cáo nhấn mạnh: “Trẻ em chiếm một tỷ lệ lớn

trong số những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do thiên tai, và trẻ em thường bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng khi thiên tai xảy ra. Thiên tai

cũng ảnh hưởng nặng nề tới sự xáo trộn trong cuộc sống của các em.” . Cũng theo báo cáo, nhiều thiên tai xảy ra trên diện rộng đã làm giảm tỷ lệ trẻ đến

trường tại Bolivia, Indonesia, Nepal và Việt Nam, đồng thời các thiên tai còn gây ra những tác động nặng nề đối với sức khỏe của trẻ em.

Vì thế, trẻ em là trọng tâm trong các hoạt động giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam của TNTG trong suốt năm 2011. Các hoạt động Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai lấy Trẻ em làm Trọng tâm (CFDRR) được lồng ghép vào chương trình hoạt động của 10 CTPTV, mang lại lợi ích cho hàng nghìn trẻ có nguy cơ tổn thương và gia đình các em. Thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động tập huấn và tuyên truyền về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các em được trang bị tốt hơn các kiến thức về các loại rủi ro thiên tai thường diễn ra tại địa phương mình, cũng như các kỹ năng cần thiết để phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro đó.

Các hoạt động của TNTG đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ hơn vì Công tác Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai lấy Trẻ em làm Trọng tâm đã và đang được nhận thức rõ ràng và xem xét để xây dựng chính sách ở cấp khu vực, cấp quốc gia và cấp địa phương như Hiệp định ASEAN về Quản lý Thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER), Chiến lược Quốc gia về Phòng, Chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.

Vêån àöång chñnh saáchNgoài những can thiệp toàn diện ngay tại cộng đồng, vì sự phát triển cộng đồng tại Việt Nam, Tầm nhìn Thế giới đã tiến hành những hoạt động sau trong năm tài chính 2011:

Ðóng góp ý kiến và tham gia vào các hội thảo tham vấn do Cục Chăm sóc và Bảo vệ Trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức trong

quá trình soạn thảo Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011-2020 (đang đợi Chính phủ phê duyệt) và Chiến lược Bảo vệ Trẻ em Quốc gia giai

Page 16: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

đoạn 2011-2015 (đã được phê duyệt). Trẻ em sẽ nhận được sự bảo vệ đặc biệt khi các văn bản chiến lược này có hiệu lực và được triển khai tại cấp cộng đồng.

Tiếp tục phối hợp với Bộ LÐTB&XH, Quĩ nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) và các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác (INGOs) triển khai mô hình thí điểm Hệ thống Bảo vệ Trẻ em dựa vào Cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị. Hệ thống này sẽ được đánh giá vào năm 2012 trước khi chính phủ cho phép đồng bộ hoá hệ thống trên toàn quốc.

Cùng với một số tổ chức khác hỗ trợ Ban Chỉ đạo Phòng chống Mua bán Người thuộc Bộ Công an tổ chức Hội thảo Thống nhất Kế hoạch Hành Ðộng của Việt Nam trong việc thực Sáng kiến Phối hợp cấp Vùng về Phòng chống Mua bán Người, và đóng góp ý kiến cho Chương trình Hành động Quốc gia Phòng chống Mua bán người giai đoạn 2011-2015.

Phối hợp với Bộ LÐTB&XH, UNICEF và các INGOs đẩy mạnh quyền trẻ em và sự tham gia của trẻ em tại Diễn đàn Trẻ em Quốc gia. Tại sự kiện này, hàng trăm trẻ em từ 30 tỉnh thành, đại diện cho khoảng 24 triệu trẻ em Việt Nam, đã đối thoại trực tiếp với các cán bộ cao cấp của chính phủ.

Höî trúå ngûúâi khuyïët têåt, hûúáng túái sûå phaát triïín hoâa nhêåpTầm nhìn Thế giới Việt Nam tiếp tục hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, tham gia các hoạt động và dự án của tổ chức, tập trung vào việc hoà nhập của người khuyết tật nhằm giúp họ phát triển hoà nhập tại cộng đồng. Sau đây là những thành công chính đạt được trong năm tài chính 2011:

Cán bộ CTPTV và đối tác địa phương đã lập các mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật tại cộng đồng và nhận thức rõ hơn về các mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phát triển hòa nhập cho người khuyết tật sau khi tham gia các đợt tập huấn, hội thảo, các chuyến tham quan và học tập do TNTG tổ chức,

Nhân viên y tế cộng đồng đã nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật sau khi họ tham dự khoá tập huấn được cấp chứng chỉ do TNTG và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II của Bộ Y tế phối hợp tổ chức. Việc phối hợp giữa TNTG với các đơn vị như vậy đã giúp cho người lớn khuyết tật và trẻ em khuyết tật hưởng lợi từ các dịch vụ vật lý trị liệu tại nhà.

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được đẩy mạnh tại 6 CTPTV ở miền Trung. Giáo viên mẫu giáo và tiểu học được tập huấn kiến thức và các kỹ năng giáo dục hòa nhập. Ðặc biệt, trẻ khuyết tật hứng thú với việc học tập vì các trường được hỗ trợ xây dựng “vòng tay bạn bè” hay mô hình “đôi bạn cùng tiến” giữa học sinh khuyết tật và học sinh bình thường khác.

Hàng trăm người khuyết tật và gia đình có trẻ em khuyết tật được trợ giúp về kỹ thuật canh tác hoặc tham gia các khoá đào tạo nghề. Trong số đó, 12 người khuyết tật đã tự mở cơ sở kinh doanh sau khi họ được đào tạo nghề, tạo cơ hội nghề nghiệp và thu nhập tốt hơn cho bản thân.

Cả người lớn và trẻ em khuyết tật được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và hội thao thể dục thể thao nhân dịp Ngày Người Khuyết tật Việt Nam 18/4, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Ngày Quốc tế Người Khuyết tật 3/12.

AnnuAl Review 2011

16

Page 17: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

17

Nöng nghiïåpTrong năm 2011, Tầm nhìn Thế giới hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp sau đây cho các cộng đồng nghèo để đảm bảo an ninh lương thực cho trẻ em và gia đình: 1.085 nông dân đã mở rộng hoạt động chăn nuôi và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới như trộn thức ăn chăn nuôi và phát hiện các triệu chứng bệnh thông thường của gia súc và gia cầm sau khi họ theo học các khóa tập huấn do TNTG tổ chức. Ðáng lưu ý, CTPTV Hòa Vang và Triệu Phong đạt kết quả chăn nuôi tốt khi mỗi hộ gia đình nuôi trung bình từ 3,1 đến 4,6 con gia súc, tăng từ ba con trong những năm trước. Người nông dân không chỉ được hỗ trợ để tăng năng suất lúa mà còn giảm chi phí đầu vào sản xuất. Có đến 2.533 nông dân cho biết họ đã nắm được kiến thức canh tác lúa cơ bản như bón phân cân đối và chọn nguồn giống tốt. Những nỗ lực này đã đóng góp cho việc tăng năng suất lúa từ 55 tấn/ha lên 57 tấn/ha ở một số CTPTV. Nông dân đã sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ. Việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học sẽ giảm dần số vật phẩm nông nghiệp dư lại sau thu hoạch và cần thiêu hủy, do đó, sẽ góp phần tạo một môi trường sống an toàn và vệ sinh hơn.

Phaát triïín kinh tïëTầm nhìn Thế giới Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể cải thiện điều kiện kinh tế cho các cộng đồng nghèo, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương và gia đình các em. Ba lĩnh vực được ưu tiên trong năm tài chính 2011 gồm có: Quỹ tiết kiệm và tín dụng do cộng đồng tự quản (Mô hình Quỹ Tiết kiệm và Tín dụng tích luỹ (ASCA)): hơn 50 nhóm tiết kiệm được thành lập, với số hội viên là 1.224 phụ nữ nghèo. Thông qua mô hình ASCA, các gia đình nghèo không những được cung cấp kiến thức về tài chính mà còn cải thiện thói quen tiết kiệm để đảm bảo chi tiêu cho gia đình. Ngoài ra, hầu hết các nhóm tiết kiệm đều lập quỹ xã hội, chẳng hạn quỹ khuyến học hỗ trợ con cái của các thành viên. Phát triển chuỗi giá trị: Nhiều chuỗi giá trị phù hợp với người nghèo như sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây tre, chè xanh, chuối, gia cầm, lợn, bò, rau xanh và hàng thủ công đã được phân tích và cải thiện tại 12 CTPTV, đem lại nguồn lợi cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mạng lưới phát triển kinh doanh nhỏ địa phương: Mạng lưới phát triển kinh doanh nhỏ địa phương được hình thành và hoạt động hiệu quả tại 17 CTPTV. Mạng lưới này đã tổ chức tập huấn về phát triển kinh doanh nhỏ và thị trường cho khoảng 3.850 nông dân nghèo trong năm 2011.

Page 18: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

18

Phoâng ngûâa mua baán ngûúâiBắt đầu được thực hiện từ tháng 7/2008, Dự án “Phòng ngừa Mua bán Người khu vực tiểu vùng sông Mêkông” đã kết thúc các hoạt động tại cộng đồng ở Việt Nam vào tháng 6/2011. Dự án đã truyền tải các thông điệp về phòng ngừa mua bán người và di cư an toàn tới khoảng 50.000 người và cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho 414 thanh thiếu niên có nguy cơ đối với nạn mua bán người.

Trẻ em ở lứa tuổi 10 đến 15 được coi là nhóm có nguy cơ cao nhất đối với nạn mua bán người. Vì vậy, dự án đã nâng cao nhận thức về phòng ngừa mua bán người cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, nếu chỉ nâng cao nhận thức cho các em là chưa đủ nên dự án đã trang bị các kỹ năng sống trong phòng ngừa mua bán người cho 20.416 trẻ em. Điều này giúp các em có khả năng phát hiện và nhanh chóng ứng phó lại các tình huống nguy cơ hay bẫy buôn bán người cụ thế.

Dự án còn tổ chức nhiều khóa tập huấn về xác định và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tác chính phủ. 14 nạn nhân từng bị mua bán đã được dự án cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng dựa theo nhu cầu của từng người như phát triển sinh kế, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ học hành cho con cái họ.

Tất cả trẻ em có nguy cơ đối với nạn mua bán người và các nạn nhân từng bị mua bán như đã đề cập ở trên đều đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ các CTPTV.

Giúái vaâ phaát triïínCác Chương trình phát triển vùng và dự án đặc biệt của Tầm nhìn Thế giới đã lồng ghép bình đẳng giới vào các mục tiêu, chỉ số và cách tiếp cận trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế và xây dựng năng lực. Bình đẳng giới còn được lồng ghép vào các giai đoạn của quản lý chương trình, từ khảo sát nhu cầu, thiết kế, thực hiện, giám sát, đánh giá đến chuyển giao bền vững.

Có 25 CTPTV đã tổ chức tập huấn, các cuộc thi và hội diễn văn nghệ để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ chương trình và người dân cộng đồng. Bốn CTPTV ở tỉnh Điện Biên đã nỗ lực đấu tranh với những vấn đề giới có ảnh hưởng tới an sinh trẻ em như nạn tảo hôn, tự tử và tỷ lệ bỏ học cao của trẻ em gái ở địa phương.

Trong năm 2011, trẻ bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tiếp viên nhà hàng/khách sạn và đối tượng sử dụng ma túy

Page 19: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

19

đều được giáo dục về bình đẳng giới thông qua Dự án “Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV”. Các CTPTV và dự án đặc biệt thúc đẩy bình đẳng giới thông qua Ban phát triển thôn, câu lạc bộ trẻ em, hội phụ nữ và câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình – trong đó, các thành viên được tập huấn tăng cường năng lực giới và truyền thông chống bạo lực gia đình để thúc đẩy bình đẳng giới tại cộng đồng.

TNTG Việt Nam cũng đã thiết kế mới chiến lược Lồng ghép giới và Phát triển trong giai đoạn 2012-2014 phù hợp với Mục tiêu an sinh trẻ em và mô hình Chương trình lồng ghép của TNTG Quốc tế.

Xêy dûång nùng lûåcTrong năm tài chính 2011, Tầm nhìn Thế giới tiếp tục tổ chức các hoạt động xây dựng năng lực tại 30 CTPTV trong cả nước.

Tổng cộng 12 sự kiện học tập vùng và 10 sự kiện học tập theo lĩnh vực chuyên môn được tổ chức với sự tham gia của hơn 300 nhân viên TNTG khắp cả nước. Chủ đề chính của các sự kiện học tập là mô hình Chương trình Lồng ghép, an sinh trẻ em, quản lý dự án và phát triển cộng đồng.

Mô hình Ban phát triển thôn tiếp tục được nhân rộng ở hầu hết các CTPTV trong năm tài chính 2011. Hơn 500 Ban phát triển thôn đã được thành lập và thành viên của ban được xây dựng năng lực để hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng.

Do đó, người dân và Ban phát triển thôn đã đề xuất, thực hiện và giám sát 155 dự án xây dựng nhỏ như đường liên thôn, hệ thống thủy lợi và lớp học mẫu giáo. Một số trong rất nhiều sáng kiến phần mền là việc tổ chức thành công các hoạt động cho thiếu nhi liên quan đến bảo vệ môi trường ở trường và ở thôn xóm, các diễn đàn về quyền trẻ em và bình đẳng giới.

TNTG cũng đã thiết kế một lộ trình xây dựng năng lực cơ bản cho Ban phát triển thôn, hoàn tất việc biên soạn cuốn tài liệu tập huấn Ban phát triển thôn và giới thiệu cuốn tài liệu đó tới đội ngũ cán bộ xây dựng năng lực tại các CTPTV.

Trong năm tài chính tới, TNTG sẽ thiết kế chiến lược xây dựng năng lực trong giai đoạn 2012-2014 để đẩy mạnh an sinh trẻ em thông qua mô hình Chương trình Lồng ghép.

Giaám saát vaâ àaánh giaáNăm tài chính 2011 đánh dấu năm thứ sáu mà Tầm nhìn Thế giới Việt Nam thực hiện phương pháp “Học tập thông qua Đánh giá với trách nhiệm giải trình và lập kế hoạch” (LEAP) - khung Giám sát và Đánh giá - trong mọi chương trình và dự án. Dưới đây là những thành tựu chính của năm qua:

Phương pháp và công cụ của LEAP được áp dụng trong các lĩnh vực và giai đoạn của tất cả chương trình và dự án, như khảo sát ban đầu, thiết kế, thực hiện, đánh giá và đối chiếu.

Một số hợp phần của LEAP cho Khát vọng An sinh Trẻ em và mô hình Chương trình Lồng ghép được tài liệu hoá phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam.

Năng lực của cán bộ Giám sát và Ðánh giá được nâng cao để đẩy mạnh chất lượng công việc Giám sát và Ðánh giá nội bộ, cũng như giữa các đối tác địa phương và cán bộ của các chương trình của TNTG.

Page 20: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

20

Việc đánh giá bảy dự án và thiết kế/thiết kế lại sáu dự án đã hoàn thành kịp thời và đạt tiêu chuẩn theo LEAP. Hệ thống Giám sát và Ðánh giá, từ Văn phòng Quốc gia đến Văn phòng vùng và các CTPTV, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập thông qua giám sát và đánh giá số liệu.

Phương pháp LEAP và các công cụ được địa phương hoá sẽ được áp dụng trong các năm tiếp theo nhằm cải thiện chất lượng chương trình và dự án.

Baáo caáo taâi chñnh

Nguöìn thu Söë tiïìn (USD) Söë tiïìn (USD)

Chương trình Bảo trợ 14.012.479

Chính phủ & các nguồn khác 1.956.368

Viện trợ bằng hàng hóa 21.759

TÖÍNG 15,990,606 15.990.606

Biểu đồ 1: Chi tiết các khoản thu

Chương trình Bảo trợChính phủ & các nguồn khácViện trợ bằng hàng hóa

Biểu đồ 2: Chi tiết các khoản chi

Chi phñ Söë tiïìn USD Söë tiïìn (USD)

Chi phí dự án 14.012.479

Viện trợ bằng hàng hóa 1.956.368

Chi phí hành chính 21.759

TÖÍNG 1 5,990,606 15.990.606

Chi phí dự ánViện trợ bằng hàng hóaChi phí hành chính

Vùn phoâng Taâi trúå Tiïìn mùåt Viïån trúå bùçng haâng hoáa Söë tiïìn (USD)

Australia 3.416.655 3.416.655

Áo 659.664 659.664

Anh Quốc 134.822 134.822

Đức 2.582.595 2.582.595

Hồng Kông 912.463 912.463

Nhật Bản 1.372.830 21.759 1.394.589

Hàn Quốc 2.085.365 2.085.365

Malaysia 532.927 532.927

New Zealand 1.117 1.117

Singapore 536.615 536.615

Thụy Sĩ 1.332.364 1.332.364

Đài Loan 775.507 775.507

Hoa Kỳ 1.434.850 1.434.850

Việt Nam 191.075 191.075

TỔNG 15.968.847 21.759 15.990.606

AustraliaHồng KôngNew ZealandHoa KỳÁoNhật BảnSingapore

Việt NamAnh QuốcHàn QuốcThụy SĩĐứcMalaysiaĐài Loan

Biểu đồ 3: Nguồn thu từ Văn phòng Tài trợ của Tầm nhìn Thế giới

Danh muåc cú baãn Söë tiïìn (USD)

Vận động chính sách 52.752

Nông nghiệp 1.479.099

Khảo sát / Thiết kế dự án 23.265

Trẻ bị khủng hoảng 37.167

Người khuyết tật 175.031

Giảm nhẹ thiên tai 521.817

Phát triển kinh tế 489.376

Giáo dục 3.222.976

Cứu trợ khẩn cấp 50.620

Môi trường 4.058

An ninh lương thực 91.196

Bình đẳng giới 18.588

Y tế 1.225.268

HIV/AIDS 312.527

Phát triển năng lực lãnh đạo 1.549.087

Dinh dưỡng 304.712

Quản lý chương trình và dự án 4.231.521

Bảo vệ (bao gồm cả Bảo vệ trẻ em) 284.075

Quản lý Bảo trợ 1.443.635

Nước sạch và vệ sinh môi trường 396.538

Giám sát và đánh giá 77.298

TỔNG 15.990.606

Vận động chính sách

Trẻ bị khủng hoảng

Phát triển kinh tế

Môi trường

Y tế

Dinh dưỡng

Quản lý Bảo trợ

Nông nghiệp

Người khuyết tật

Giáo dục

An ninh lương thực

HIV/AIDS

Quản lý chương trình và dự án

Nước sạch và vệ sinh môi trường

Khảo sát / Thiết kế dự án

Giảm nhẹ thiên tai

Cứu trợ khẩn cấp

Bình đẳng giới

Phát triển năng lực lãnh đạo

Bảo vệ (bao gồm cả Bảo vệ trẻ em)

Giám sát và đánh giá

Biểu đồ 4: Phân tích khoản cho theo lĩnh vực hoạt động

Page 21: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

21

Muåc tiïu chiïën lûúåc quöëc gia nùm taâi chñnh 2012 àïën 2014

Triể

n kh

ai, G

iám sá

t và

Báo

cáo

Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục cho trẻ em, bao gồm đào tạo nghề

Giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em

dưới 5 tuổi

Thúc đẩy quyền trẻ em

Nâng cao năng lực cho cộng đồng và đối tác địa phương

nhằm cải thiện an sinh trẻ em

Trang bị cho cộng đồng

nhằm quản lý thiên tai và khủng hoảng

Nâng cao năng lực cho nhân viên văn

phòng quốc gia và CTPTV

Đẩy mạnh văn hóa rút kinh nghiệm và theo dõi giám sát

AN SINH BỀN VỮNG CHO TRẺ EM, ĐẶC BIỆT TRẺ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT

CO

N N

ỜI &

VĂN

A

Là một nơi thu hút, phát triển, và giữ chân nhân viên có năng lực và tận tâm

Củng cố và cải thiện hiệu quả của chương trình và tổ chức

Ưu tiên trẻ dễ bị tổn thương nhất

TÀI C

HÍN

H

Giá

trị v

à Bả

n ch

ất C

ơ Đ

ốc

QU

Y TR

ÌNH

/ HỆ

THỐ

NG

C

ỘN

G Đ

ỒN

G/N

TÀI T

RỢ

Cải thiện lồng ghép giữa giảm nhẹ thiên tai, vận động

chính sách, các chủ đề xuyên suốt, lĩnh vực, tài

chính vi mô với ctptv

Tăng cường quan hệ đối tác ở các cấp hướng đến an đến an

sinh trẻ em

Thử nghiệm những mô hình thay thế cho đô thị về thiết kế chương trình, quan hệ

đối tác, nguồn tài trợ

Đa dạng hóa nguồn tài trợ

Đảm bảo sử dụng nguồn tài chính hiệu quả

và có trách nhiệm

Phân bổ thêm ngân sách cho các ưu tiên chiến lược

Page 22: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

22

Goác aãnhÐối tác của TNTG Việt Nam ở thành phố Hải Phòng đi thăm TNTG tại Hàn Quốc.

Hai diễn viên Ðài Loan, Hà Nhuận Ðông và Trương Quân Ninh, thăm hoạt động của TNTG tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Page 23: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

AnnuAl Review 2011

23

Nöåi dungThöng àiïåp tûâ Trûúãng Ðaåi diïån 2Chûúng trònh phaát triïín vuâng vaâ dûå aán àùåc biïåt 3Hoaåt àöång nöíi bêåt trong nùm, hûúáng túái an sinh bïìn vûäng cuãa treã em 41. Mô hình chương trình lồng ghép 42. Nhân rộng câu Lạc bộ Dinh dưỡng 43. Sự tham gia của cha mẹ học sinh trong hoạt ðộng giáo dục 54. Huy ðộng cộng ðồng bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ tai nạn thương tích 55. Lồng ghép hoạt ðộng phòng chống HIV/AIDS tại khu vực miền núi 56. Lồng ghép hoạt ðộng của ban tài chính vi mô vào chương trình phát triển vùng 67. Tiếp cận mới trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 6Treã ðûúåc hoåc haânh 7Câu lạc bộ ðọc sách thôn bản giúp trẻ cải thiện kỹ năng ðọc 8Cêu laåc böå dinh dûúäng giuáp con töi khoãe maånh 10Bảo trợ trẻ em 11Viện trợ bằng hàng hoá 11Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống 12Treã ðûúåc chùm soác, ðûúåc baão vïå vaâ tham gia 13Tûå tin nhúâ sûå tham gia tñch cûåc 14Cûáu trúå vaâ giaãm nheå thiïn tai 15Höî trúå ngûúâi khuyïët têåt, hûúáng túái sûå phaát triïín hoâa nhêåp 16Nöng nghiïåp 17Phaát triïín kinh tïë 17Phoâng ngûâa mua baán ngûúâi 18Xêy dûång nùng lûåc 19Giaám saát vaâ ðaánh giaá 19Baáo caáo taâi chñnh 20Muåc tiïu chiïën lûúåc quöëc gia nùm taâi chñnh 2012 àïën 2014 21Goác aãnh 22

Page 24: Báo Cáo Tổng Kết 2011 - wvi.org Review_2011_VN.pdf · đang thực hiện hoạt động và được sự hỗ trợ của trưởng thôn và cộng tác viên – bao gồm

TÊÌM NHÒN THÏË GIÚÁI VIÏåT NAM

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam là tổ chức nhân đạo Cơ Đốc Giáo, hoạt động thông qua các chương trình cứu trợ và phát triển nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trợ giúp trẻ em, người cận nghèo và người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tầm nhìn Thế giới hoạt động phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới.

GIAÁ TRÕ CÖËT LOÄI

Tầm nhìn Thế giới được thôi thúc và khích lệ bởi tình yêu, sự thương cảm và quan tâm đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với người nghèo, người thiệt thòi và trẻ em.

Tầm nhìn Thế giới là một tổ chức Cơ đốc.Chúng ta quý trọng con người.Chúng ta cam kết phục vụ người nghèo.Chúng ta có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó.Chúng ta là đối tác bình đẳng.Chúng ta sẵn sàng trợ giúp.

Mọi thông tin trong Báo Cáo Tổng Kết thuộc bản quyền của TNTG Việt Nam.Thiết kế, in ấn tại LUCK HOUSE GRAPHICS LTD. Giấy phép xuất bản số: 822/QĐ-NXBLĐXH. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 91-2011/CXB/13-08/LĐ. In xong nộp lưu chiểu quý IV năm 2011.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Hoàng Cầm

Têìm nhòn Thïë giúái Viïåt Nam

Tầng 4, Toà nhà HEAC, 14-16 Hàm LongQuận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (84-4) 3943 9920 - Fax: (84-4) 3943 9921Website: www.worldvision.org.vn