Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017...

19

Transcript of Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017...

Page 1: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...
Page 2: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...
Page 3: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

1 1

MỤC LỤC

Kinh tế thế giới ...................................................................................................................... 2

Kinh tế Việt Nam .................................................................................................................. 5

Rủi ro và thách thức ............................................................................................................. 9

Triển vọng ............................................................................................................................. 10

Page 4: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

2 2

Kinh tế Mỹ

Kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng ở mức trung bình trong quý I năm

2017. Theo số liệu chính thức từ Bộ Thương mại Mỹ, GDP thực tế sau khi

điều chỉnh trong quý I đạt mức tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm trước,

cao hơn mức tăng trưởng 0,7% được dự đoán vào cuối tháng 3. Trong khi

đó nếu so với quí trước, tăng trưởng GDP của Mỹ trong quí I đạt 1,2%. Cả

hai con số này đều cao hơn chút ít so với con số của quí I năm trước (lần

lượt là 1,6% và 0,8%). Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

dưới thời tổng thống Donald Trump nhưng với tốc độ chậm.

Đà tăng trưởng chững lại phần nào được phản ánh trong tăng trưởng

doanh số bán lẻ, chỉ đạt 4,5% trong tháng 4 năm 2017, giảm 0,4 điểm phần

trăm so với tháng 3. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục giản lần thứ

2, đạt 117,9 điểm, sau một năm tăng.

Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ có xu hướng giảm,

ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Kỳ vọng của người dân Mỹ vào nền kinh tế giảm

so với tháng trước nhưng vẫn lạc quan hơn so với

cùng kỳ

Hình 1. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Mỹ Hình 2. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ

Nguồn: The Conference Board, US Census Bureau

Những chỉ dấu trên cho thấy người Mỹ đang giảm kỳ vọng vào đà hồi

phục của nền kinh tế. Tỷ lệ các câu trả lời thể hiện sự lạc quan về tình hình

kinh doanh đã giảm từ 30,8% trong tháng 4 xuống chỉ còn 29,4% trong

tháng 5. Mặc dù vậy, những đánh giá của người tiêu dùng về thị trường

lao động tiếp tục cho thấy những tín hiệu lạc quan. Tỷ lệ các ý kiến bày tỏ

sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm đã giảm từ 19,4% xuống chỉ

còn 18,2%.

KINH TẾ THẾ GIỚI

Kinh tế Mỹ duy trì đà tăng

trưởng ở mức trung bình trong

quý I năm 2017

Page 5: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

3 3

Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,4% trong tháng 4 xuống chỉ còn 4,3% trong

tháng 5, mức thấp nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Nguyên nhân

chính đến từ sự gia tăng về lượng việc làm mới trong tháng 5. Bên cạnh

đó, sự sụt giảm về số người tham gia lực lượng lao động (giảm từ 62,9%

vào tháng 4 xuống chỉ còn 62,7% vào cuối tháng 5) cũng góp phần giúp

tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức rất thấp nhưng mức tiền

công vẫn chưa tăng mạnh. Mức tiền công theo giờ trung bình của lao động

Mỹ chỉ tăng 0,2% trong tháng 5. Tính theo năm thì mức tiền công theo giờ

trung bình mới tăng 2,5%, từ mức 25,59 USD/giờ lên 26,22 USD/giờ. Như

vậy, mặc dù thị trường lao động đã tiến gần đến trạng thái toàn dụng,

nhưng áp lực lạm phát đối với nền kinh tế Mỹ chưa thực sự lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm về mức thấp nhất trong vòng 16 năm trở

lại đây Hình 3. Tỷ lệ thất nghiệp và tiền lương lao động Mỹ

Nguồn: Bộ lao động Mỹ

Tổng thống Donal Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi hiệp định Paris về

chống biến đổi khí hậu. Trong bài phát biểu gần đây, Tổng thống Donal

Trump nói rằng hiệp định Paris sẽ làm phát sinh chi phí cho các hoạt động

kinh tế trong nước thêm 3.000 tỷ USD và ảnh hưởng tới 6,5 triệu việc làm

trong ngành công nghiệp và sản xuất. Bên cạnh đó, theo ước tính của tổ

chức Các nguồn lực cho tương lai (Resources for the Future), từ thời điểm

hiện tại đến năm 2025, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ bị thiệt hại từ 0,15%-

0,35%/ năm nếu Mỹ tham gia hiệp định Paris.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm

xuống mức thấp nhất trong

vòng 16 năm trở lại đây nhưng

vẫn chưa gây áp lực đến lạm

phát

Tổng thống Donal Trump tuyên

bố Mỹ rút khỏi hiệp định Paris

về chống biến đổi khí hậu

Page 6: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

4 4

Kinh tế EU

Kinh tế EU trong tháng Năm tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 6

năm khi số lượng việc làm được tạo ra tại khu vực này đạt mức cao nhất

trong hơn một thập niên. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9,4% trong tháng

3/2017 xuống còn 9,3% vào tháng 4/ 2017, mức thấp nhất trong vòng 8

năm trở lại đây. Số lượng người lao động mất việc làm trong tháng 4 đã

giảm 253.000 người so với tháng 3/2017 và 419.000 người so với cùng kỳ

năm trước. Trong đó, Đức là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (6,8%),

trong khi đó, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy tiếp tục ba nước dẫn đầu về

tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Đà tăng trưởng của nền kinh tế EU được củng cố với việc chỉ số nhà quản

trị mua hàng (PMI) đã tăng từ 56,7 điểm trong tháng 4 lên 57 điểm trong

tháng 5. Với tình hình kinh tế hiện tại, HIS Markit dự báo tăng trưởng

kinh tế Eurozone trong quý II năm 2017 sẽ dao động từ 0,6- 0,7%.

Đồng Euro tiếp tục tăng giá theo kỳ vọng của nhà đầu tư về sự hồi phục

của nền kinh tế EU trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, chiến thắng của

ông Macron sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã làm giảm lo ngại cho các

nước trong Liên minh châu Âu (EU) về một cú sốc tại Pháp, tương tự như

việc nước Anh bỏ phiếu rời EU (Brexit).

Tỷ giá EUR/USD tăng mạnh theo kỳ vọng của nhà đầu tư

Hình 4. Tỷ giá EUR/USD

Nguồn: FRED

Kinh tế EU trong tháng Năm

tăng trưởng với tốc độ nhanh

nhất trong 6 năm giúp đồng

EUR tăng giá trở lại

Page 7: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

5 5

Kinh tế Trung Quốc

Các chỉ số vĩ mô cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc

nhưng vẫn còn ở mức yếu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 tăng

1,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong tháng này, Trung Quốc xuất

siêu tới 38 tỷ USD, tăng 14,1 tỷ USD so với tháng 3, góp phần vào mức

tăng trưởng 20,4 tỷ USD dự trữ ngoại hối của quốc gia này. Ngân sách

Trung Quốc đạt thặng dư 314,9 tỷ Nhân dân Tệ, tăng hơn 1.000 tỷ Nhân

dân Tệ sau khi nước này rơi vào trạng thái thâm hụt cao nhất kể từ tháng

1 năm 2017.

Mặc dù vậy, chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm từ 51,8 điểm vào cuối

tháng 3 xuống chỉ còn 51,2 điểm vào tháng 4. Hầu hết các cấu phần của

chỉ số PMI đều sụt giảm, bao gồm: Số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng

sản xuất, đơn hàng xuất khẩu mới và lượng lao động có việc làm. Tăng

trưởng ở khu vực bán lẻ giảm từ 10,9% trong tháng 3 năm 2017 xuống chỉ

còn 10,7% vào tháng 4, phản ánh sức cầu người dân yếu.

Giá dầu thô quay đầu giảm

Giá dầu thô giảm quay về mức 45USD/thùng. Đầu tháng 5, giá dầu thô

(wti) có dấu hiệu hồi phục vượt mốc 50 USD/thùng khi các nước OPEC

và một số nước ngoài tổ chức quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm

thêm 9 tháng. Tuy nhiên, với việc 6 nước Ả Rập, dẫn đầu bởi Ả-Rập Saudi,

cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, giá dầu đã quay đầu giảm do lo sợ

thỏa thuận trên sẽ bị phá vỡ. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác dầu đá

phiến của Mỹ không ngừng tăng, lên mức 9,34 triệu thùng/ngày, tức tăng

10% so với giữa năm 2016, khiến cho tác dụng của thỏa thuận kéo dài việc

cắt giảm nguồn cung của OPEC trở nên yếu hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm trong tháng 5 năm 2017, giảm 0,53% so

với tháng trước, kéo lạm phát giảm xuống chỉ còn 3,19%, mức thấp nhất

kể từ tháng 9 năm 2016. Theo Tổng cục Thống kê, trong tổng số 11 nhóm

hàng hóa dịch vụ cấu thành nên CPI, có 7 nhóm mặt hàng tăng giá không

đáng kể, nhưng có tới 4 nhóm mặt hàng giảm giá.

KINH TẾ VIỆT NAM

Các chỉ số vĩ mô cho thấy dấu

hiệu phục hồi của nền kinh tế

Trung Quốc nhưng vẫn còn ở

mức yếu

Giá dầu thô quay đầu giảm về

mức 45USD/thùng do bất ổn ở

khu vực Trung Đông

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm

mạnh trong tháng 5 năm 2017

do giá thực phẩm tươi sống

giảm mạnh

Page 8: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

6 6

Tốc độ tăng CPI tiếp tục giảm trong tháng 5 Hình 5. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng hóa, %YoY

CPI

(%YoY)

Nhóm

hàng hóa

làm giảm

CPI

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chỉ số giá nhóm đồ ăn và dịch vụ ăn uống giảm về mức thấp nhất trong

vòng 16 năm, phản ảnh nguồn cung tăng mạnh và sức cầu tiêu thụ yếu.

Chỉ số nhóm này giảm chủ yếu nhờ giá nhóm lương thực và thực phẩm

sống giảm. Giá thịt lợn tươi sống giảm mạnh do nguồn cung tăng mạnh

trong khi nhu cầu không tăng và nhiều tháng qua thương lái Trung Quốc

đã hạn chế thu mua.

Trong khi đó Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

thang 5 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm

nay, chỉ số này tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố

giá tăng 7,4% (trong khi cùng kỳ năm 2016 tăng 7,9%). Điều này cho thấy

sức cầu tiêu thụ trong nước vẫn yếu.

Page 9: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

7 7

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng

trong tháng 5 năm 2017, những vẫn thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm

trước. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, ngành chế biến, chế tạo

tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,8%; cung cấp nước và xử

lý rác thải, nước thải tăng 8,2%, trong khi đó, ngành khai khoáng giảm

7,8%. Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công

nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức

tăng 7,4% của cùng kỳ năm 2016.

Trong khi đó chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng

5 chỉ đạt 51,6 điểm, giảm đáng kể từ mức 54,1 điểm tháng trước. Cả sản

lương và số lương đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ yếu hơn nhiều.

Như vậy, trong khi tất cả những tham số này vẫn nằm trong vùng tăng

trưởng, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp nhất trong gần bốn

năm. Đây là chỉ dấu cho thấy sự quan ngại của một số nhà sản xuất về

triển vọng sản xuất trong thời gian tới.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi trong tháng 5

Hình 6. Chỉ số PMI và tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ giá USD/VND đi ngang trong tháng 5 do nhà đầu tư nước ngoài tăng

giải ngân góp vốn và mua cổ phần, trong khi nền kinh tế tiếp tục tình

trạng nhập siêu. Thâm hụt thương mại trong tháng 5 ước tính đạt khoảng

800 triệu USD, làm tăng thâm hụt trong 5 tháng đầu năm trên mức 2,6 tỷ

USD. Khu vực kinh tế trong thâm hụt 9,5 tỷ USD, trong khi khu vực

doanh nghiệp FDI xuất siêu 6,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở

khu vực trong nước thấp hơn nhiều lần so với khu vực FDI. Trong khi đó,

trong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và mua cổ phần

với tổng giá trị khoảng 1,8 tỷ USD.

Trái với xu hướng đi ngang của tỷ giá giao dịch, NHNN liên tục nâng tỷ

giá trung tâm. Động thái này một mặt giúp NHNN mua vào ngoại tệ, mặt

Chỉ số sản xuất công nghiệp

(IPI) của Việt Nam tiếp tục

tăng trưởng trong tháng 5,

nhưng vẫn thấp hơn mức

tăng của cùng kỳ năm trước

Tỷ giá USD/VND đi ngang

trong tháng 5 do nhà đầu tư

nước ngoài tăng giải ngân góp

vốn và mua cổ phần

Page 10: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

8 8

khác giúp NHNN có thể đối phó tốt hơn trước kịch bản Fed có thể nâng

lãi suất đồng USD trong thời gian tới.

Khu vực trong nước gia tăng nhập siêu Tỷ giá giảm theo xu hướng đồng USD

Hình 7. Cán cân thương mại và tốc độ tăng trưởng xuất

khẩu hàng hóa

Hình 8. Tỷ giá USD/ VND

Nguồn: GSO, NHNN, Vietcombank

Lãi suất huy động tiếp tục giảm trong tháng 5. Đây là tháng đầu tiên, lãi

suất huy động giảm ở tất cả các kỳ hạn. Việc NHNN cùng lúc mua USD

vào và bơm VND ra thị trường đã giúp hạ nhiệt lãi suất ngắn hạn trong

tháng này.

Như vậy, bất chấp áp lực tín dụng tăng trưởng cao hơn huy động (tính

đến cuối tháng 4, tín dụng tăng 5,2% và huy động chỉ tăng 3,7% so với

cùng kỳ), xu hướng lạm phát giảm cũng như tỷ giá ổn định đã khiến cho

mặt bằng lãi suất các kỳ hạn duy trì xu hướng giảm trong tháng 5 (Bảng

1).

Lãi suất huy động giảm trong tháng 5

Bảng 1. Lãi suất huy động của các ngân hàng (%/năm)

Kỳ hạn T2- 2017 T3- 2017 T4- 2017 T5- 2017

1 tháng 4,79 4,81 4,82 4,79

2 tháng 4,82 4,84 4,85 4,81

3 tháng 5,14 5,14 5,13 5,10

6 tháng 5,86 5,86 5,84 5,77

9 tháng 5,96 5,96 5,94 5,90

12 tháng 6,74 6,78 6,77 6,76

Nguồn: MarketIntello

Lãi suất huy động tiếp tục

giảm trong tháng 5

Page 11: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

9 9

Tốc độ tăng vốn đầu tư từ nguồn NSNN hồi phục trở lại trong tháng 5

nhưng tiến độ giải ngân còn chưa đồng đều. Do các chủ đầu tư và đơn

vị thi công đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án nên vốn

đầu tư từ nguồn ngân sách có mức cao hơn tháng 4 và cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, giải ngân vốn NSNN trong 5 tháng đầu năm đạt 76.260 tỷ

đồng, bằng 24,7% kế hoạch của Chính phủ đã giao, tiến độ cao hơn so với

cùng kỳ năm 2016 (20,9%). Tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm tuy tăng

so với cùng kỳ nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành trung ương và

địa phương. Có 20/44 bộ, ngành trung ương và 4/63 địa phương có tỷ lệ

giải ngân dưới 10%, trong đó 13 bộ, ngành trung ương chưa giải ngân kế

hoạch.

Vốn đầu tư và tốc độ tăng đầu tư từ NSNN

Hình 9. Vốn đầu tư và tốc độ tăng đầu tư từ NSNN

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và một số nước Ả-Rập ảnh hưởng

đến đà hồi phục của giá dầu thô trên thế giới, và do vậy, gián tiếp ảnh

hưởng đến kế hoạch hút thên 1 triệu tấn dầu của Chính phủ. Một trong

những giải pháp ngắn hạn mà Chính phủ đưa ra để hỗ trợ tăng trưởng là

hút thêm 1 triệu tấn dầu thô. Kế hoạch này có thể sẽ khả thi nếu như giá

dầu thô hồi phục. Trong trường hợp giá dầu thô duy trì ở mức giá thấp,

việc hút thêm dầu thô để bán có thể sẽ dẫn đến thua lỗ cho đơn vị khai

thác. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chi phí khai thác một thùng dầu của

Việt Nam khoảng 30-70 USD. Còn theo một báo cáo trước đây của Công

RỦI RO VÀ THÁCH THỨC

Tốc độ tăng vốn đầu tư từ

nguồn NSNN hồi phục trở lại

trong tháng 5 nhưng tiến độ

giải ngân còn chưa đồng đều

Khủng hoảng ngoại giao giữa

Qatar và một số nước Ả-Rập

ảnh hưởng đến đà hồi phục

của giá dầu thô trên thế giới

Page 12: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

10 10

ty Chứng khoán TP HCM (HSC), điểm hoàn vốn sản xuất dầu của Tập

đoàn Dầu khí (PVN) khoảng 50 USD/thùng. Việc giá dầu thô giảm xuống

dưới 50USD/thùng như hiện nay rõ ràng là một thách thức cho Chính phủ

trong việc theo đuổi kế hoạch này.

Mức độ lạc quan của một số nhà sản xuất về triển vọng sản xuất trong

thời gian tới giảm cũng sẽ ảnh hướng đến kế hoạch tăng trưởng của

Chính phủ. Trong khi đà hồi phục của lĩnh vực sản xuất công nghiệp

trong hai tháng qua là tích cực, nhưng vẫn chưa giúp chỉ số sản xuất toàn

ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng bằng với cùng kỳ năm trước thì

chỉ số PMI lại suy giảm. Sự suy giảm này sẽ có thể ảnh hướng đến chỉ số

IPI trong các quí tới.

Trong hai tháng đầu quí 2, xuất khẩu đã có sự tăng trưởng bứt phá. Như

phân tích trước đây của chúng tôi, trong bối cảnh sức cầu trong nước vẫn

yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu vì vậy vẫn sẽ là “lối ra” để cho nền

kinh tế Việt Nam duy trì được đà tăng trưởng cao trong năm nay.

Sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, từ Mỹ cho tới châu Âu và Trung

Quốc, là cơ hội tốt để Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Đây sẽ là cơ hội để

Việt Nam cải thiện cán cân thương mại trong những tháng cuối năm.

Trong tuần giữa tháng 6, Fed sẽ họp với kỳ vọng sẽ tăng lãi suất đồng

USD thêm 0,25 điểm phần trăm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã hạ

xuống mức tự nhiên nhưng vẫn chưa dẫn đến tăng lương nên chưa gây

áp lực cho lạm phát. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ vẫn tiếp tục giữ

nguyên lộ trình điều chỉnh lãi suất. Đối với Việt Nam, với việc nguồn

cung USD khá dồi dào hiện nay, cộng với việc NHNN đã chuẩn bị sẵn

sàng cho lần tăng này, chúng tôi cho rằng lần tăng lãi suất này của Fed sẽ

không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá trong nước.

Trong tháng 5, CPI giảm mạnh do giá thực phẩm tươi sống giảm mạnh.

Việc hồi phục giá thực phẩm có thể sẽ kéo dài vài tháng. Cộng với việc

giá dầu thô suy giảm nên chúng tôi tiếp tục cắt giảm mạnh dự báo mức

tăng CPI của cả năm 2017 xuống dưới 3%.

Với những diễn biến như trên của nền kinh tế thế giới và trong nước,

chúng tôi điều chỉnh các dự báo dưới đây cho năm 2017:

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 kỳ vọng đạt mức 6,1%.

Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục giữ nguyên mức dự báo như trong Báo cáo

tháng 5. Tuy nhiên với việc Chính phủ đã có một số cải thiện trong việc

giải ngân nguồn vốn NSNN và thị trường thế giới khá thuận lợi cho Việt

Nam đẩy mạnh xuất khẩu nên có nhiều khả năng sẽ đạt được mức tăng

trưởng tích cực hơn.

TRIỂN VỌNG

Mức độ lạc quan của một số

nhà sản xuất về triển vọng sản

xuất trong thời gian tới giảm

cũng sẽ ảnh hướng đến kế

hoạch tăng trưởng của Chính

phủ

Tăng trưởng kinh tế của Việt

Nam năm 2017 kỳ vọng đạt

mức 6,1%.

Page 13: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

11 11

Lạm phát cả năm dự báo sẽ đạt mức khoảng 2,9%. Mức giảm chủ yếu

đến từ việc giá thực phẩm tươi sống và giá xăng dầu giảm. Chúng tôi tiếp

tục cho rằng NHNN sẽ kiểm soát cung tiền để đảm bảo mức lạm phát

thấp.

Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục

xu hướng giảm nhờ CPI giảm. Tuy nhiên, mức giảm sẽ không nhiều do

áp lực của việc tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng

guy động. Ngoài ra, trước áp lực tăng lãi suất của đồng USD, NHNN sẽ

vẫn phải duy trì các mức lãi suất chính sách VND ở mức cao để bảo vệ tỷ

giá.

Tiền đồng mất giá 0,5% trong năm 2017. Chúng tôi tiếp tục hạ mức độ

mất giá của VND trong năm 2017. Điều này chủ yếu nhờ, ở trong nước,

cán cân thương mại tiếp tục cân bằng trong khi cán cân vốn đạt thặng dư

và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. Trong khi ở ngoài nước, Fed được kỳ

vọng sẽ giữ nguyên lộ trình điều chỉnh lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế

Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức vừa phải.

Bảng 2: Dự báo một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2017

Chú thích: các giá trị trong ngoặc đơn là mức tăng/giảm so với kỳ dự báo trước

Nguồn: MarketIntello

Chỉ tiêu (cuối kỳ) 2015 2016Q3 2016 2017Q1 2017Q2 2017Q3 2017

Tăng trưởng GDP, luỹ kế

(YoY, %) 6,68 5,93 6,21 5,1

5,35 5,8 6,1

(0) (0) (0)

Lạm phát, cuối kỳ (YoY, %) 0,6 3,34 4,74 4,65 3,0 3,7 2,9

(-1,0) (-1,0) (-0,9)

Tỷ giá USD/VND, cuối kỳ,

giá bán 22.540 22.335 22.785 22.790

22.800 22.900 23.000

(-50) (-100) (-100)

Tăng trưởng cung tiền

(YTD, %) 16,23 13,46 17,9 3,52

9,4 13,4 18,5

(0) (0) (0)

Tăng trưởng tín dụng

(YTD, %) 17,26 11,64 18,7 4,06

9,5 13,01 18,6

(0) (0) (0)

Lãi suất huy động bình

quân kỳ hạn 3 tháng (%) 4,5 4,8 5,0 5,1

5,0 4,8 4,5

(0) (0) (0)

Lãi suất huy động bình

quân kỳ hạn 12 tháng (%) -- -- -- 6,8

6,7 6,3 6,3

(0) (0) (0)

Lạm phát cả năm dự báo sẽ đạt

mức khoảng 2,9%

Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu

hướng giảm

Tiền đồng mất giá 0,5% trong

năm 2017

Page 14: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

12 12

Bảng 3. Dự báo kinh tế thế giới năm 2017 và 2018

Chỉ tiêu

IMF (04/2017) Worldbank (01/2017)

2017 2018

So với dự báo

cũ (01/2017) 2017 2018

So với dự báo

cũ (06/2016)

2017 2018 2017 2018

GDP thế giới

(tốc độ tăng trưởng: %) 3,5 3,6 0,1 0 2,7 2,9 -0,1 -0,1

Các nước phát triển 2,0 2,0 0,1 0 1,8 1,8 -0,1 -0,1

Hoa Kỳ 2,3 2,5 0 0 2,2 2,1 0,0 0,0

Khu vực đồng Euro 1,7 1,6 0,1 0 1,5 1,4 -0,1 -0,1

Nhật Bản 1,2 0,6 0,4 0,1 0,9 0,8 0,4 0,1

Các nước đang phát triển

và mới nổi 4,5 4,8 -0,1 0,2 4,2 4,6 -0,1 0,0

Các nước đang phát triển

và mới nổi ở châu Á 6,4 6,4 0 0,1

Trung Quốc 6,6 6,2 0,1 0,2 6,5 6,3 0,0 0,0

ASEAN-5 5 5,2 0,1 0

Thương mại thế giới

(tốc độ tăng, %) 3,8 3,9 0 -0,2 3,6 4,0 -0,3 -0,2

Giá dầu thô

(thay đổi theo USD) 28,9 -0,3 9 -3,9 28,2 8,4 6,3 1,9

Nguồn: IMF, Worldbank

Page 15: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...
Page 16: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

13 13

Phụ lục 1: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của các nền kinh tế lớn 2014 – 2017

2014 2015 2016 T3- 2017 T4-2017 T5- 2017

Mỹ

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 2,3% 0,9% 1,9%

Tốc độ tăng CPI YoY % 0,7% 0,7% 2,1% 2,4% 2,2%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY % 3,5% -2,3% 0,7% 1,5% 2,2%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI tổng hợp cuối kỳ 53,50 54,00 54,10 54,10 53,00 53,20

Tỷ lệ thất nghiệp % 5,6% 5,0% 4,7% 4,5% 4,4% 4,3%

Cán cân thương mại tỷ USD YTD -490 -500 -502

Cán cân vãng lai tỷ USD YTD -392 -463

Cán cân ngân sách (% GDP) -2,8% -2,5% -3,2%

Lãi suất LIBOR 3 tháng USD % (cuối kỳ) 0,3% 0,6% 1,0% 1,1% 1,1% 1,2%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 2,2% 2,3% 2,4% 2,4% 2,3% 2,2%

EuroZone (EU 19)

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 1,3% 2,0% 1,7%

Tốc độ tăng CPI YoY % -0,1% 0,2% 1,2% 1,6% 2,0%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% 1,1% 0,7% 1,8%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI tổng hợp 51,40 54,30 54,30 56,4 56.8 56.8

Tỷ lệ thất nghiệp % 11,3% 10,5% 9,6% 9,4% 9,3%

Cán cân thương mại tỷ EUR YTD 178,9 232,3 266,8

Cán cân vãng lai YTD tỷ USD 241,2 316,6 361,8

Tỷ giá (EUR/USD) cuối kỳ 1,210 1,086 1,052 1,065 1,090 1,124

Cán cân ngân sách (% GDP) -2,6% -2,1%

Lãi suất LIBOR 3 tháng EUR % (đầu thời kỳ) 0,08% -0,13% -0,32% -0,36% -0,36% -0,37%

Trung Quốc

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % 7,3% 6,9% 6,7% 6,9%

Tốc độ tăng CPI YoY % 1,5% 1,6% 2,1% 0,9% 1,2%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% 7,9% 5,9% 6,0%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất Caixin 49,6 48,2 51,9 51,2 50,3 49,6

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,1% 4,1% 4,0% 4,0%

Cán cân thương mại tỷ USD YTD 380,1 601,7 547,1 66,1

Cán cân vãng lai YTD tỷ USD 277,4 330,6 210,3

Tỷ giá (CNY/USD) 6,206 6,494 6,945 6,887 6,894 6,801

Cán cân ngân sách (% GDP) -2,1% -2,4% -3,8%

Lãi suất tiền gửi 3 tháng % (trung bình) 2,4% 1,1% 1,1% 1,1% 1,1%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 3,6% 2,9% 3,1% 3,3% 3,5% 3,7%

Nhật Bản

Tăng trưởng GDP giá so sánh 2010 YoY % -0,9% 0,7%

Tốc độ tăng CPI YoY % 2,4% 0,2% 0,3% 0,2% 0,4%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp YoY% -0,1% -2,1% 3,2% 3,7% 5,8%

Chỉ số quản trị mua hàng PMI sản xuất 52,0 52,5 52,4 52,4

Tỷ lệ thất nghiệp % 3,40% 3,30% 3,10% 2,80% 2,80%

Cán cân thương mại tỷ JPY YTD -665,6 138,9 640,4 329,6 810,6

Cán cân vãng lai tỷ JPY YTD 238,8 940,1 1,112,2 2.907,7 0,0

Tỷ giá (JPY/USD) 119,7 120,3 116,9 111,4

Cán cân ngân sách (%GDP) -10,0% -7,9% -8,0%

Lãi suất LIBOR 3 tháng JPY % (cuối kỳ) 0,110% 0,079% -0,039% 0,001% 0,015%

Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm % (cuối kỳ) 0,33% 0,27% 0,06% 0,71% 0,02% 0,05%

Nguồn: MarketIntello

Page 17: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

14

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

Nguồn: MarketIntello

2013 2014 2015 2016 2017Q1 T5/2017

Nền kinh tế thực

Tăng trưởng GDP, giá so sánh 2010, YoY % 5,42% 5,98% 6,68% 6,21% 5,10% 4,30%

Tốc độ tăng CPI, YoY % 6,04% 1,84% 0,60% 4,74% 4,65% 3,19%

Lạm phát cơ bản, YoY % 2,90% 1,69% 1,87% 1,60% 1,30%

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá), YoY % 5,60% 8,10% 8,40% 7,80% 6,20% 10,2%

Tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp, YoY% 7,03% 9,61% 8,96% 7,79% 5,54% 7,25%

Vốn đầu tư toàn xã hội, YTD, nghìn tỷ VND 1094,5 1220,7 1367,2 1485,1 297,8

Số dự án FDI đăng ký, YTD 1275 1588 2013 2556 493 939

Vốn FDI thực hiện, YTD, tỷ USD 11,5 12,4 14,5 15,8 3,6 6,2

Khu vực chính phủ

NSNN: Thu, YTD, nghìn tỷ VND 828,3 877,7 996,9 1094,0 280,9

NSNN: Chi, YTD, nghìn tỷ VND 1031,6 1039,6 1193,1 1238,8 285,0

Thâm hụt NSNN, YTD, nghìn tỷ VND -236,8 -249,4 -256,0 -254,0 -52,2

Thâm hụt NSNN/GDP, YTD, % -6,6% -6,3% -6,11% -5,52% -5,60%

Nợ công so với GDP, YTD, % 54,5% 58,0% 62,2% 64,7%

Nợ nước ngoài so với GDP, YTD, % 37,3% 38,3% 41,5%

- Nợ nước ngoài của Chính phủ, YTD, % 21,3% 20,6%

- Nợ nước ngoài của doanh nghiệp, YTD, % 16,0% 17,7%

Phát hành trái phiếu chính phủ, nghìn tỷ VND 194,8 211,9 238,5 293,5 378,8

- Tỷ lệ đấu thầu thành công, % 52,6% 72,9% 66,7% 78,5% 75,50%

- Lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm, cuối kỳ, % 7,8% 5,4% 6,5% 5,4% 5,1% 4,96%

Khu vực đối ngoại

Cán cân vãng lai, YTD, tỷ USD 7,7 9,4 0,9 8,5

Cán cân hàng hóa, YTD, tỷ USD 8,7 12,1 7,4 14,0 -2,0 -2,6

- Xuất khẩu hàng hóa, YTD, tỷ USD (fob) 132,0 150,2 162,0 176,6 44,7 79,4

- Nhập khẩu hàng hóa, YTD, tỷ USD (cif) 132,0 147,8 165,6 174,1 46,7 82,0

Cán cân dịch vụ, YTD, tỷ USD -3,1 -3,5 -4,3 -5,1

Thu nhập đầu tư (ròng), YTD, tỷ USD -7,3 -8,8 -9,9 -8,4

Chuyển giao vãng lai (ròng), YTD, tỷ USD 9,5 9,6 7,7 8,0

Cán cân vốn, YTD, tỷ USD 0,0 0,0 0,0 0,0

Cán cân tài chính, YTD, tỷ USD -0,3 5,6 1,6 9,5

Đầu tư trực tiếp (ròng), YTD, tỷ USD 6,9 8,1 10,7 11,2

Đầu tư gián tiếp (ròng), tỷ USD 1,5 0,1 -0,1 0,2

Đầu tư khác (ròng), YTD, tỷ USD -8,7 -2,6 -9,1 -2,0

Lỗi và sai sót, YTD, tỷ USD -6,9 -6,6 -8,5 -9,6

Cán cân tổng thể, YTD, tỷ USD 0,6 8,4 -6,0 8,4

Thay đổi dự trữ ngoại tệ NHNN (không gồm

vàng), cuối kỳ so với cuối năm trước, tỷ USD 0,3 8,3 -5,9 6,7

Khu vực tài chính – ngân hàng

Tỷ giá VND/USD, cuối kỳ, bán 21085 21380 22450 22715 22720 22765

Lãi suất tiền gửi VND 3 tháng, cuối kỳ, % 6,69% 4,92% 4,68% 4,80% 4,80% 4,80%

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng, cuối kỳ, % 3,37% 2,22% 4,90% 3,23% 4,77% 2,04%

Tốc độ tăng cung tiền M2, YoY % 18,85% 17,69% 16,23% 18,38% 17,51%

Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế, YoY % 19,92% 16,96% 16,21% 19,16% 17,75%

Tốc độ tăng tín dụng, YoY % 13,01% 14,16% 17,26% 18,25% 19,39%

Bơm ròng trên thị trường mở, YTD, nghìn tỷ VND 3,1 -115,5 204,7 -70,8 14,2

Page 18: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

15

Danh mục từ viết tắt

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)

Brexit Sự kiện Anh rời Liên minh Châu Âu (Britain Exit)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

CNY Đồng Nhân dân tệ

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank)

EU Liên minh châu Âu (European Union)

EUR Đồng Euro

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)

FRED Cơ sở dữ liệu Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Economic Data)

GBP Đồng Bảng Anh

GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IPI Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index)

MoM Thay đổi so với quý trước (Month over month)

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách nhà nước

ODA Nguồn vốn Hỗ trợ Chính thức (Official Development Assistance)

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and

Development)

PMI Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (Purchasing Manager Index)

Q1, Q2 Quý 1, Quý 2

USD Đồng dollar Mỹ

VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

VND Đồng Việt Nam

YoY Thay đổi so với cùng kỳ năm trước (Year over year)

YTD Cộng dồn từ đầu năm (Year to date)

Page 19: Báo cáo kinh t - home.marketintello.comhome.marketintello.com/data/widgets/Free Report/June2017 Macro/Jun… · Báo cáo kinh tế vĩ mô ... công vẫn chưa tăng mạnh. ...

Báo cáo kinh tế vĩ mô – Tháng 6/2017

16

Những quy định về công bố thông tin

Chứng nhận của tác giả

Các tác giả sau sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo này, đồng thời chứng nhận rằng những quan

điểm, nhận định, dự báo trong báo cáo này phản ánh ý kiến chủ quan của người viết: Đinh Tuấn Minh,

Phan Huy Hoàng và Hoàng Minh Trí.

Báo cáo này được thực hiện và phân phối bởi Marketintello và Trung tâm Ngiên cứu Chính sách và Phát

triển (DEPOCEN), chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các khách hàng hoặc đối tác đặc biệt của

Marketintello, không nhằm mục đích thương mại hay như một lời đề nghị chào bán bất kỳ sản phẩm nào

được đề cập trong báo cáo. Các nhận định trong tài liệu mang tính tổng quát và không nên được coi như

lời tư vấn cho bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Do đó, các nhà đầu tư cần xem xét tính phù hợp của các nhận

định này trước khi đưa ra hành động dựa trên chúng.

Các thông tin cần chú ý khác

Báo cáo được xuất bản vào ngày 15 tháng 06 năm 2017. Các dữ liệu kinh tế và thị trường trong báo cáo

được cập nhật tới ngày 31 tháng 5 năm 2017, nếu khác sẽ được đề cập cụ thể trong báo cáo.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức độ cẩn trọng

tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, tác

giả không chịu trách nhiệm pháp lý về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích.

Mọi đóng góp và trao đổi vui lòng gửi về:

Marketintello

Phòng 305 – 307, 12 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Website: http://www.marketintello.com

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN)

Phòng 305 – 307, 12 Tràng Thi, Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Website: http://www.depocen.org

Dữ liệu trong báo cáo được thu thập từ các nguồn sau:

Các dữ liệu quốc tế được chủ yếu thu thập từ Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve in St. Louis),

Ngân hàng Trung ương châu Âu (Euro central bank), OECD, Ngân hàng thế giới (World bank), Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF). Dữ liệu kinh tế Việt Nam theo tháng, quý và năm được chủ yếu thu thập từ Tổng cục

Thống kê (GSO), Ngân hàng Nhà nước (SBV), Ủy ban Giám sát Tài chính, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Tài

chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng tôi cũng tham khảo các nguồn dữ liệu tổng hợp

theo ngày của tradingeconomics, bloomberg, CEIC, Vietcombank, các báo cáo của OECD, HSBC, BIDV,

UBGSTCQG và tin tức báo chí. Một số dữ liệu từ các nguồn không chính thức đôi khi được sử dụng để

tham khảo khi những dữ liệu nói trên không đầy đủ.