Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

70
Danh sách thành viên nhóm Huỳnh Vũ Hoài Trần Minh Hiếu Nguyễn Hoàng Vũ Nguyễn Hiếu Thành Danh

Transcript of Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Page 1: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Danh sách thành viên nhóm

Huỳnh Vũ Hoài

Trần Minh Hiếu

Nguyễn Hoàng Vũ

Nguyễn Hiếu Thành Danh

Page 2: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Mục LụcLỜI MỞ ĐẦU

I. Khái niệm

II. Thư tín dụng (Letter of credit-L/C)

1.Khái niệm

2.Các loại thư tín dụng

Ngoài ra còn có các loại thư tín dụng đặc biệt khác

III. Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

IV. Rủi ro và cách phòng tránh

Đối với nhà xuất khẩu

Đối với nhà nhập khẩu

V. Bộ chứng từ trong phương thức L/C:

VI . Thủ tục, hồ sơ trong phương thức nhờ thu:

VII.Giới thiệu “Qui tắc và thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ”

1. UCP 500

2.UCP 600

Ví Dụ Thực Tế về Tình Hình Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ

KẾT LUẬN

CÂU HỎI ĐÁP ÔN TẬP

Page 3: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Lời mở đầuXu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy

triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển

trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông

qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế.

Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và

tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ

kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp

ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc

tế.

Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc

tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện

nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch

thương mại.

Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thương mại cũng

ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại phải

phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong đó không thể

không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phương thức thanh toán đa

dạng và phong phú.

Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ là phương thức thanh

toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó. Song tín dụng chứng

từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải

Page 4: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng

thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

I. Khái niệm:

(1) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó,

một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người

xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba

(người hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngừơi thứ ba

ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng

một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đã đề ra trong thư tín dụng.

(2) Sau khi bên nhà xuất khẩu nhận được L/C thông báo, họ sẽ tiến hành làm

hàng hóa, khi hàng hóa lên tàu, họ sẽ gửi 1 bộ chứng từ bản gốc (Original) về

cho NH nhập khẩu, đồng thời gửi thêm 1 bộ copy về cho người nhập khẩu (nếu

có yêu cầu) bằng DHL.

II. Thư tín dụng( Letter of credit – L/C)

1. Khái niệm

LC: (Letter of credit – Thư tín dụng) Là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo

yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở tín dụng thư) cam kết trả tiền cho

nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất

định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy

định trong lá thư đó. 

Đối với LC có hai phương thức thanh toán: ký quỹ 100% trị giá LC (trị giá lô

hàng nhập) và ký quỹ nhỏ hơn 100% trị giá LC.

Page 5: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Theo UCP 600:Thư tín dụng là bất cứ sự thoả thuận nào,dù được gọi hay mô tả

như thế nào thì nó cũng không huỷ ngang và vì vậy tạo thành cam kết chắc chắn

của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ.

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng thư.

Tín dụng thư hoạt động theo 2 nguyên tắc:

o Độc lập:

Theo điều 4 UCP 600:

Một thư tín dụng về bản chất là những giao dịch độc lập với hợp

đồng thương mại hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở cho thư

tín dụng.

Ngân hàng không có ràng buộc với hợp đồng như vậy,ngay cả khi

trong thư tín dụng có dẫn chiếu đến những hợp đồng này.

Vì thế,cam kết của ngân hàng về việc thanh toán,chiết khấu hay

thực thi bất cứ nghĩa vụ nào của Thư tín dụng không phụ thuộc vào

sự khiếu nại hay biện hộ của người mở phát sinh từ mối quan hệ của

người mở với ngân hàng phát hành hoặc với người hưởng.

Bất kì trường hợp nào,người hưởng không được lợi dụng quan hệ

giữa các ngân hàng hay giữa người mở với ngân hàng phát hành.

Một ngân hàng phát hành không khuyến khích bất kì cố gắng nào

của người mở để đưa những bản hợp đồng tiềm ẩn,hoá đơn tạm va

những cái tương tự như vậy vào thư tín dụng như một bộ phận

không thể tách rời.

Theo điều 5 UCP600:

Page 6: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Chứng từ và hàng hoá,dịch vụ hay các giao dịch khác ngân hàng chỉ giao

dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hoá,dịch vụ hay giao dịch khác

mà chứng từ đó có thể liên quan.

o Tuân thủ nghiêm ngặt

Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với

L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua.

2. Vai trò. Thư tín dụng là một văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để

Ngân hàng quyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là

cơ sở để người mua có trả tiền cho Ngân hàng hay không.

Ngoài ra thư tín dụng là một công cụ hiệu quả trong việc cụ thể, chi tiết,

hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồng chưa bàn tới, khắc phục

những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp đồng nếu xét thấy

việc huỷ hợp đồng là có lợi.

Thư tín dụng có vai trò rất quan trọng như vậy vì tuy được thành lập trên

cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nó hoàn toàn độc lập với

hợp đồng mua bán.

Điều này có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào các bộ

chứng từ phù hợp mà thôi. Tính chất độc lập tương đối của thư tín dụng đã

chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán, quy định toàn bộ nghĩa

vụ của các bên tham gia.

Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với những

phương thức khác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh

được rủi ro cho các bên tham gia, trong đó có Ngân hàng.

3. Nội dung của thư tín dụng.

Page 7: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua

bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua

bán. Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau:

_ Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C.

_ Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín dụng

chứng từ.

_ Số tiền của L/C (Số tiền của L/Cvùa được nghi băng số ,vừa được nghi

bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ

phải rõ ràng.)

_ Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C.

Thời hạn hiệu lực

Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho

người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những

điều kiện ghi trong L/C.Thời hạn hiệu lựuc L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến

ngày hết hiệu lực L/C.

Thời hạn trả tiền của L/C

_ Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn phụ thuộc

quy định của hợp đồng.

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C.

Thời hạn giao hàng.

Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định.Thời

hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

Page 8: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

(1)Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,

quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...cũng được ghi trong L/C.

(2)Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi gửi và

nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.

(3)Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then

chốt của L/C, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng

của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao

hàng và làm đúng những điều quy định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải

tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những

điều quy định trong L/C.

(4)Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C, đây là nội dung cuối cùng của

L/C. Nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng cam

kết sẽ trả tiền khi người xuất khẩu trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ.

(5)Những điều khoản đặc biệt khác.

(6) Chữ ký của Ngân hàng mở L/C.

L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vây, người ký nó cũng phải là người có

đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân

luật.

4. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

_ Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay tổ thức

nhập khẩu.

_ Người hưởng lợi (Benificiary): là người bán hay người xuất khẩu hàng

hóa

_ Ngân hàng mở hay ngân hàng phát thư tín dụng (The issuing bank): là

ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước nhập khẩu, cung cấp tín

Page 9: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được 2 bên nhập khẩu và

xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và quyết định trong hợp đồng thương mại.

Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền quyết định.

_ Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục

vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã

mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng

chi nhánh hoặc đại lí của ngân hàng phát hành thư tín dụng.

_ Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức

thanh toán này, bao gồm: Ngân hàng xác nhận(The confirming

bank),Ngân hàng thanh toán(The paying bank),Ngân hàng thương

lượng(The negotiating bank),Ngân hàng chuyển nhượng(The transferring

bank),..

5. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

(1)Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mạivới điều

khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(2)Người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở tín dụng thư gửi đến ngân hàng của

mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu.

Page 10: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

(3)Người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở tín dụng thư gửi đến ngân hàng của

mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu.

(4)Ngân hàng thông báo nhận được bản gốc thư tín dụng sẽ thông báo ngay

cho nguời xuất khẩu.

(5)Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hànhgiao hàng. Nếu

không chấp nhận thìđề nghị người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở thư

tín dụng sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng và tiến

hành giao hàng.

(6)Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu

cầu của thư tín dụng. Tuỳ theo nội dung L/C mà người xuất khẩu sẽ xuất

trìnhđến ngân hàng được quy định trong L/C.

(7)Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù

hợp với thư tín dụng thì tiến hanh trả tiền cho người xuất khẩu thông qua

ngân hàng thông báo.

(8)Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và có thể gửi trả lại

toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

(9)Ngân hàng mở thư tín dụng giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người

nhập khẩu và yêu cầu thanh toán bồi hoàn.Người nhập khẩu hoàn trả tiền

lại cho ngân hàng mở thư tín dụng.

Ưu nhược điểm trong phương thức này

o Ưu điểm:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương pháp thanh toán

sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu. Bên xuất

khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu nhận đầy đủ,

kịp thời và chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền. Trong phương thức

Page 11: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

này ngân hàng đóng vai trờ chủ động trong thanh toán chứ không làm trung gian

đơn thuần.

o Nhược điểm:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trong quan

hệ thanh toán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch thì vẫn phải sử dụng

phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu.

Ví dụ về Thư tín dụng:

Ngân hàng phát hành phát hành một L/C yêu cầu thanh toán cho người thụ

hưởng một số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo

quy định của L/C chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp

hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định được quy định trong

L/C.

Khi đó, sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch

vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân

hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy định của tín dụng thư, để được thanh

toán, bộ chứng từ đó phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Bộ chứng từ phải đầy đủ về mặt chủng loại và số lượng, thể hiện nội dung phù

hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng từ không mâu thuẫn nhau về

mặt nội dung.

Ví dụ như thư tín dụng yêu cầu xuất trình bao nhiêu loại chứng từ, mỗi loại bao

nhiêu bản gốc, bao nhiêu bản sao, ngày phát hành trong khoảng thời gian nào,

nội dung thể hiện ra sao…, thì bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phải

đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó.

– Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP được dẫn chiếu trong L/C.

Page 12: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

– Bộ chứng từ phải phù hợp với ISBP

Các bên tham gia quy trình thanh toán L/C:

– Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành L/C.

– Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo L/C.

– Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC.

– Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền

trong trường hợp L/C có chỉ định.

– Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng

từ.

– Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng

được chỉ định trong L/C.

– Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ

định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc

thanh toán bộ chứng từ.

– Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền

của các bên thụ hưởng.

– Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant).

– Người thụ hưởng (Beneficiary).

Tùy theo quy định của từng L/C cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều

chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách

nhiệm của các bên có liện quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP.

UCP

UCP là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for

Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng

chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC

Page 13: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

[1] (International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban

hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007.

UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng

phương thức L/C. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ

của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên

tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra

chứng từ xuất trình theo L/C.

ISBP

ISBP là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the

Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập

quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức

tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số

681, do ICC ban hành năm 2007.

– Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự

nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân

Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách

thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

II. Hình thức thư tín dụng (L/C).

Có rất nhiều cách phân loại thư tín dụng. Tuỳ theo từng tiêu thức khác nhau

người ta có thể phân loại khác nhau.

Theo loại hình người ta có thể chia làm hai loại là L/C có thể huỷ ngang và L/C

không huỷ ngang.

Page 14: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

L/C có thể huỷ ngang.

- Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị Ngân

hàng phát hành sửa đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo

trước cho người hưởng lợi biết (Đương nhiên là việc huỷ bỏ phải

được thực hiện trước khi L/C thanh toán).

- Như vậy, L/C có thể huỷ ngang thuộc loại cam kết không bị ràng

buộc trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, loại thư tín dụng này không

đảm bảo được quyền lợi của người bán vì người mua có thể đơn

phương huỷ bỏ L/C. Chính vì vậy ngày nay loại L/C này ít được sử

dụng trong thương mại quốc tế.

L/C không thể huỷ ngang.

- Đây là loại L/C mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi,

bổ xung hoặc huỷ bỏ nó Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành

trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên có liên quan. Vì thế quyền

lợi của người bán được đảm bảo. Tuy nhiên, L/C không thể không

thể huỷ ngang không có nghĩa không thể huỷ bỏ. Trong trường hợp

các bên đồng ý huỷ bỏ L/C thì nó được công nhận là không còn giá

trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều nhất trong thương

mại quốc tế ngày nay.

- Theo phương thức sử dụng người ta phân chia L/C thành nhiều loại

khác nhau.

Page 15: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

L/C không huỷ ngang và có xác nhận.

- Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác

đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng

mở thư tín dụng đó.

- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi

nên loại thư tín dụng này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên

bán, và đương nhiên phải thanh toán một khoản phí nhất định đối

với ngân hàng xác nhận.Trên thực tế, nhu cầu thư tín dụng này phụ

thuộc nhiều yếu tố song chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và

tình hình tài chính của ngân hàng mở thư tín dụng.

Page 16: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

L/C tuần hoàn. Đây là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn

hiệu lực lại có giá trị như cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất

định. Thư tín dụng tuần hoàn được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng,số lần

tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó.Đồng thời, cũng phải quyđịnh số dư của hạn

nghạch L/C dùng chưa hết lần trước được hay lhông được cộng dồn vào hạn

nghạch L/C sử dụng lần kế tiếp.

L/C với điều kiện “Đỏ”.

Đây là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu

ngay sau khi thư tín dụng được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu

dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty đủ vốn, phía xuất khẩu phải có

nguồn hàng hoá, sản xuất nhưng thiếu vốn.

Page 17: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Với điều kiện Đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất

định( khoảng 30 hoặc 50% trị giá L/C)khi nhận được các chứng từ, thông thường

là: hối phiếu của số tiền ứng trước,hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam kết giao

hàng và các chứng từ khác tuỳ theo thoả thuận.

L/C dự phòng.

Là loại thư tín dụng được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền

lợi cho bên mua.

Page 18: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Bên mua yêu cầu bên bán thông qua ngân hàng phục vụ mình mở thư tín dụng

dự phòng cho bên mua hưởng.Trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng

thương mại đã ký kết gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở thư tín dụng dự

phòng sẽ thanh toán đền bù những thiệt hại đó.

L/C chuyển nhượng.

Là loại L/C không thể huỷ ngang mà Ngân hàng trả tiền được phép hoàn trả toàn

bộ một phần số tiền của thư tín dụng cho một người hay nhiều người theo lệnh

của người hưởng lợi đầu tiên.

Một thư tín dụng muốn chuyển nhượng được phải có lệnh đặc biệt của ngân

hàng mở, trên thư tín dụng phải ghi”có thể chuyển nhượng được”.Lưu ý rằng

việc chuyển nhượng chỉ được thực hiệnmột lần cho thư tín dụng đó.

Page 19: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

L/C giáp lưng.

Là loại thư tín dụng được mở trên số tiền của một thư tín dụng khác đã được mở

trước.Loai thư tín dụng này thường được sử dụng nhiều lần trong phương thức

giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khẩu.Vieeecj vận hành nói chung khá

phức tạp,đặc biệt là những điều kiện về thời hạn,về bộ chứng từ…

Page 20: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

L/C đối ứng.

Là loại L/C không thể huỷ ngang chỉ bắt đầu có giá trị hiệu lực khi L/C đối ứng

với nó đã được mở ra, thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng

đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công.Tuy

nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.

Page 21: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

III. Ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

▪ Rất an toàn cho cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu

Nhược điểm:

▪ Chi phí cao

▪ Thời gian thanh toán chậm.

▪ Phức tạp

▪ Tuy an toàn nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro.

IV. Rủi ro và cách phòng tránh

Đối với nhà xuất khẩu:

Phương thức thanh toán L/C là phương thức thường được áp dụng nhiều nhất vì

nó đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong thanh toán. Tuy nhiên đây không

phải là phương thức an toàn tuyệt đối cho nhà xuất khẩu. Sau đây là một số rủi

ro mà nhà xuất khẩu thường gặp:

Nguồn gốc rủi ro Nội dung của

rủi ro

Biện pháp hạn chế rủi ro

1. Rủi ro từ phía

ngân hàng phát hành

L/C không có uy tín

thanh toán.

Ngân hàng

không giữ đúng

cam kết thanh toán

a. Lựa chọn ngân ngân

hàng đích danh có

uy tín ngay từ khâu ký

kết hợp đồng.

b. L/C được xác nhận

bởi ngân hàng được nêu

Page 22: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

đích danh hoặc chi

nhánh của ngân

hàng phát hành tại nước

xuất khẩu.

2. Rủi ro doanh

nghiệp xuất khẩu

không thực hiện

được đúng những

điều kiện mà L/C

quy định

a. Thời gian

giao hàng chậm

so với quy định

củ L/C.

b. Chuyên chở

hàng hóa không

đúng qui định

của L/C.

c. Giao hàng

không đúng cơ

cấu yêu cầu.

Dùng kinh nghiệm thực

tế để lập bảng chiết

tính thời gian, gồm hai

bảng:

o Thời gian thu mua và

chuẩn bị hàng

hóa

o Thời gian đưa hàng lên

tàu

Nếu không thỏa mãn với

khung thời gian cho

phép trong L/C thì phải

tu chỉnh ngay.

Trường hợp chuyển tải:

− Điều tra từ trước về

tuyến đường vận

tải

− Xem hãng tàu mạnh ở

tuyến nào.

− Thuê tàu chuyến nếu

tàu lớn.

− Tu chỉnh rồi mới giao

Page 23: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

hàng nếu không

giải quyết vấn đề chuyển

tải được.

Trường hợp giao hàng

từng phần, nhà xuất

khẩu đọc kỹ L/C và đề

nghị tu chỉnh khi cần.

− L/C cho phép giao

hàng mấy lần

− Thời gian, khối lượng

của từng lần giao

hàng

o Đọc kỹ L/C và chuẩn

bị hàng hóa theo đúng

qui định.

o Đề nghị tu chỉnh L/C

khi cần.

3. Rủi ro trong khâu

thanh toán

Người xuất

khẩu lập BCT

lập không đúng

quy địnhcủa

L/C.

o Bố trí nhân sự giỏi về

nghiệp vụ ở khâu

lập BCT.

o Lụa chọn đối tác nhập

khẩu có thiện

chí.

o Đọc nghiên cứu kỹ qui

định của L/C

đối với BCT.

Page 24: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

o Nghiên cứu kỹ những

rủi ro sai sót

thường gặp đối với từng

chứng từ lập

và cách khắc phục.

Thỏa thuận ngay với nhà

nhập khẩu từ khâu ký

hợp đồng ngoại thương

về các chứng từ cần

xuất trình khi thanh

toán.

Đề nghị tu chỉnh L/C khi

cần.

Đối với nhà nhập khẩu:

Nguồn gốc

rủi ro

Nội dung rủi ro Nội dung rủi ro

1. Từ phía

nhà xuất

khẩu

Không cung cấp

được hàng hóa theo

đúng qui định của L/C

mặc dù người

nhập khẩu đã

khuynh loát vốn

cho L/C.

Tìm hiểu kỹ bạn hàng

Tham vấn ý kiến ngân

hàng về lịch sử kinh

doanh

của người cung cấp.

Quy định trong hợp đồng

điều khoản Penalty,

Page 25: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

trong đó quy định phạt

bên nào khọng thực hiện

nghĩa vụ của mình một

cách đầy đủ.

Yêu cầu kí quỹ cả hai

bên tại một ngân hàng để

đảm bảo thực hiện hợp

đồng.

Yêu cầu những công cụ

của ngân hàng như:

Standby letter of credit,

Bank Guaratee,

Performance bond…để

bảo vệ quyền lợi nhà

nhập

khẩu.

2. Thanh

toán dựa

trên chứng

từ mà thôi

Chứng từ giả

Chứng từ không

trung thực

Mâu thuẫn giữa

hàng hóa và

chứng từ

Yêu cầu về nội dung

chứng từ và hình thức

chứng

từ phải rất chặt chẽ,

không yêu cầu chung

chung.

oNhững chứng từ phải

do các cơ quan đáng tin

cậy

cấp.

Page 26: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Vận đơn do hãng tàu

đích danh lập với lô

hàng

nhập khẩu lớn. Khi xếp

hàng hóa phải có sự

giám

sát của đại diện phía nhà

nhập khẩu để kịp thời

đối chiếu sự thật giả của

vận đơn và lịch trình tàu.

Đề nghị nhà xuất khẩu

gởi ngay 1/3 bộ vận đơn

gốc thẳng tới nhà nhập

khẩu.

Hóa đơn thương mại có

thể được đòi hỏi phải có

sự xác nhận của đại diện

phía nhà nhập khẩu

hoặc của phòng thương

mại hoặc đòi hẳn hóa

đơn

lãnh sự.

Giấy chứng nhận số

lượng, chất lượng phải

có sự

giám sát của đại diện

Page 27: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

phía nhà nhập khẩu hoặc

đại

diện của thương mại

Việt Nam.

Cung cấp giấy chứng

nhận, kiểm tra.

3. Các rủi

ro khác

Hãng tàu không tin

cậy

Hư hỏng hàng hóa

Giành quyền chủ động

thuê tàu(nhập khẩu theo

điều kiện nhóm F)

Chỉ định hãng tàu nổi

tiếng, đặc biệt nên thuê

tàu

của các hãng có văn

phòng giao dịch tại nước

nhà

nhập khẩu.

Mua bảo hiểm cho hàng

hóa.

Trong hợp đồng nên

ràng buộc trách nhiệm

của

nhà xuất khẩu trong vấn

đề xếp hàng lên tàu như

nhập khẩu theo điều kiện

FOB stowed, CFR

stowed, CIF stowed…

Page 28: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

4. Rủi ro từ

phía ngân

hàng mở

L/C

Ngân hàng này

không đảm bảo khả

năng thanh toán.

Yêu cầu mở L/C tại các

ngân hàng uy tín, có tên

tuổi

Ngân hàng xác nhận

được chỉ đích danh hay

là ngân hàng đại lý của

ngân hàng phát hành L/C

tại

nước xuất khẩu.

Page 29: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

V. Bộ chứng từ trong phương thức L/C:

Sau khi bên nhà xuất khẩu nhận được L/C thông báo, họ sẽ tiến hành làm hàng

hóa, khi hàng hóa lên tàu, họ sẽ gửi 1 bộ chứng từ bản gốc (Original) về cho NH

nhập khẩu, đồng thời gửi thêm 1 bộ copy về cho người nhập khẩu (nếu có yêu

cầu) bằng DHL.

1. Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

Có 5 loại:

Straight bill of lading

Order bill of lading

Bearer bill of lading

Surrender bill of lading

Air waybill

2. Invoice (Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice)

Proforma Invoice (Hoá đơn chiếu lệ)

Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại)

3. Packing List (Bảng kê danh sách hàng hoá đóng thùng chi tiết)

Packing List Sample 01

Packing List Sample 02

Packing List Sample 03

4. Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc)

5. Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng)

6. Shipping Documents(Chứng từ giao hàng)

7. Other Documents (if any) (Các chứng từ linh tinh khác (nếu có))

Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói)

Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)

Page 30: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Booking Note (Giấy lưu cước phí)

Bill of Lading Terms and Conditions (Các điều khoản của Vận đơn đường

biển)

Export Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá xuất khẩu)

Import Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá nhập khẩu)

Sale Contract (Hợp đồng mua-bán hàng hoá)

VI . Thủ tục, hồ sơ trong phương thức nhờ thu:

• Nhờ thu hàng nhập khẩu: 

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần đầu giao dịch): Quyết

định thành lập doanh nghiệp (đối với DN thành lập trước năm 1999), Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức do cơ quản chủ quản

cấp (đối với những DN thành lập trước năm 1999), Giấy chứng nhận Đăng ký

kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc kinh doanh của Hội đồng sáng lập

viên Công ty hoặc quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức do cơ quan cấp

trên trực tiếp ban hành, Điều lệ công ty (nếu có)

- Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có)

- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần)

- Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu của ngân hàng/ trong trường hợp khách hàng có

nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán);

• Nhờ thu hàng xuất khẩu: 

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần đầu giao dịch)

- Giấy phép xuất khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần)

- Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có)

Page 31: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

 - Các chứng từ khác theo quy định trong Hợp đồng ngoại thương

VII.Giới thiệu “Qui tắc và thực hiện thống nhất về tín dụng chứng

từ”

UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary

Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ). Bản UCP

đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các

xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc

xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế)

tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ

sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la

hàng năm trên thế giới

UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán

bằng phương thức L/C. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các

mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm

và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách

thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.

UCP đã qua bảy lần sửa đổi và chỉnh lý. Bản UCP đang được áp dụng hiện

nay là UCP 500 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits,

ICC Publication No. 500) – kết quả của lần sửa đổi thứ sáu, được phát hành

năm 1993.

Vào tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho ủy

ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique

and Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500 để có thể có những sửa đổi cần thiết

đáp ứng với tình hình thực tiễn mới. 

Page 32: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Cũng như những lần sửa đổi trước đây, mục đích chính của lần sửa đổi này là để

đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn

nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong

UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng

không thống nhất.

Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra

toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70%

chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có

sai sót.

Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ, vốn là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều

ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ

gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 – 100USD

khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không

mấy rõ ràng.Do đó, Ban soạn thảo gồm 9 thành viên đã ra đời để sửa đổi UCP

500.

Đồng thời, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng thành lập Ban cố vấn gồm

41 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đến từ 26

nước trên thế giới. 

Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, ICC đã thông qua

Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) thay

cho UCP 500. UCP 600 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007.

1. UCP 500:

Page 33: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

UCP 500 – Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ là những quy

định được soạn thảo bởi Phòng thương mại quốc tế( (Paris) có hiệu lực từ

01/01/1994, nhưng được coi là “luật” quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín

dụng chứng từ và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

UCP 500 gồm 7 phần, 49 điều khoản:

Quy định chung và định nghĩa Từ điều 1 đến điều 5

Hình thức và thông báo tín dụng thư Từ điều 6 đến điều 12

Nghĩa vụ và trách nhiệm Từ điều 13 đến điều 19

Chứng từ Từ điều 20 đến điều 38

Những quy định khác Từ điều 39 đến điều 47

Tín dụng thư chuyển nhượng Điều 48

Chuyển nhượng tiền hàng xuất khẩu Điều 49

A1. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng tất cả các tín dụng chứng từ, kể cả tín dụng thư dự phòng, nếu tín

dụng thư có dẫn chiếu áp dụng bản quy tắc này.

Trừ khi tín dụng thư quy định khác, bảng quy tắc ràng buộc tất cả các bên

liên quan.

2. UCP 600:

2.1. Lý do chỉnh sửa UCP 500:

Nhằm giảm thiểu về các tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ giữa

các

quốc gia do các điều khoản của UCP 500 không rõ ràng.

Page 34: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong việc tranh cãi các chứng

từ

không phù hợp với L/C.

Nhằm đơn giản hóa, giải thích rõ nghĩa các quy tắc của UCP 500.

Nhằm chuẩn hóa các điều khoản L/C phù hợp với thực tế trong giao dịch

thương

mại quốc tế.

2.2. Những điều khoản thay đổi của UCP 600:

Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49

điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật

ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500.

Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt

định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation,

Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

Page 35: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các

chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng”

(five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ

ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without

delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau:

Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và

người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng

như trong L/C:

Page 36: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao

bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được chấp nhận bộ

chứng từ bất hợp lệ của họ.

Page 37: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

UCP 600 đã ra đời và sẽ có hiệu lực vào 01/7/2007. Trong thời gian tiếp theo,

ICC sẽ có nhiều việc phải làm như cập nhật eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp

với Bản quy tắc mới này.

Các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng

UCP 600 chính xác và hiệu quả. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu

rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày

càng tăng nhanh, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là

phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và

tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu

quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

Ví Dụ Thực Tế về Tình Hình Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán

Tín Dụng Chứng Từ

1.Công Ty Cổ Phần Thủ Công Mỹ Nghệ Phong Cách Việt – Viet Style

Page 38: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

(Nguồn: do chị Lê Thị Trúc Mai, nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty Phong

Cách Việt cung cấp)

Địa chỉ: 16/38 đường 304, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ

Chí Minh.

Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên về lĩnh vực xuất khẩu các mặt

hàng thủ công mỹ nghệ như: tranh sơn mài, các loại bàn ghế bằng mây,

tre…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu âu.

Phương thức thanh toán quốc tế mà Công ty thường sử dụng trong

các hợp đồng:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Đối với những trường hợp: giá trị đơn đặt hàng lớn, bảo đảm đúng thời gian cho

nhà nhập khẩu …, những khách hàng mà Công ty không tin tưởng vào khả năng

thanh toán của họ (Châu Phi) => Công ty thường áp dụng phương thức thanh

toán tín dụng chứng từ. Các bước thực hiện phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ của công ty và nhà nhập khẩu hoàn toàn tương tự như lý thuyết đã nêu

ở mục A. Ngân hàng thông báo của Công ty là ngân hàng Vietcombank. Loại

L/C mà Công ty thường áp dụng là L/C không huỷ ngang.

2. Dịch vụ Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C

(Cập nhật lúc 15:17 ngày 27/4/2010)

Agribank nhận bộ chứng từ do quý khách hàng xuất trình theo thư tín dụng

đã được ngân hàng khác phát hành để thu hộ tiền cho quý khách hàng. Dịch

vụ áp dụng đối với quý khách hàng là doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu

hàng hóa, dịch vụ.

Thông tin chi tiết

Page 39: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

 

Tiện ích

-    Với mạng lưới hơn 2.200 chi nhánh trên phạm vi cả nước, quý khách hàng có

thể xuất trình chứng từ ở bất cứ địa phương nào.

-    Bộ chứng từ được xử lý nhanh chóng và chính xác.

-    Quý khách hàng được tư vấn miễn phí trong việc lập bộ chứng từ phù hợp

với các điều kiện, điều khoản L/C nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, và

được hỗ trợ trong việc theo dõi hành trình của bộ chứng từ.

-    Quý khách hàng nhanh chóng nhận được tiền hàng với chi phí thấp nhất do

Agribank có quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên toàn cầu.

-    Quý khách hàng có thể chiết khấu bộ chứng từ với mức chiết khấu cao ngay

sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

 Điều kiện

-    Agribank sẽ tiếp nhận bộ chứng từ xuất trình theo các thư tín dụng quy định

tự do chiết khấu, hoặc chỉ định Agribank làm ngân hàng xuất trình bộ chứng từ.

-    Bộ chứng từ quý khách hàng xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.

-    Không hạn chế loại tiền của bộ chứng từ và ngân hàng phát hành L/C.

 

Ưu đãi đặc biệt

Sử dụng dịch vụ Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C của Agribank, quý khách

hàng có thêm lựa chọn sản phẩm cho vay ưu đãi xuất nhập khẩu và các ưu đãi

khác của Agribank.

Biểu phí

Áp dụng theo biểu phí hiện hành của Agribank. Quý khách hàng vui lòng xem

chi tiết tại đây.

Page 40: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

 

Kênh phân phối

Quý khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ tại mọi chi nhánh/phòng giao dịch của

Agribank.

  

Công nghệ

Agribank sử dụng hệ thống xử lý và hạch toán tự động.

http://www.agribank.com.vn/61/1677/khach-hang-doanh-nghiep/thanh-toan-

quoc-te/dich-vu-nhan-bo-chung-tu-de-thanh-toan-l-c.aspx

Page 41: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và trên

thế giới, nền kinh tế nước ta đã

đạt được những kết quả đáng khích lệ trong đó phải kể đến là lĩnh vực

thanh toán quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm,

nền kinh tế dần được cải thiện và phát triển. Đạt được kết quả đó phải kể

đến sự đóng góp quan trọng của các ngân hàng thương mại với tư cách là

trung gian thanh toán quốc tế, với phương thức thanh toán chủ yếu là tín

dụng chứng từ, các ngân hàng đã giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế

diễn ra nhanh chóng, liên tục và đạt hiệu quả cao.

Page 42: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Câu hỏi đáp ôn tập

Câu 1: Loại L/C nào sau đây đc coi là phương tiện tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu 

Đáp :Red clause credit 

Câu 2: Theo UCP 500, khi L/C ko quy định thời hạn xuất trình chứng từ thì

được hiểu là: 

Đáp :21 ngày sau ngày giao hàng nhưng fải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C

đó

Câu 3: Người quyết định cuối cùng rằng bộ chứng từ có fù hợp với các đk và

điều khoản của L/C là

Issuing bank

Câu 4: UCP 500 là văn bản pháp lí bắt buộc tất cả các chủ thể tham gia thanh

toán tín dụng chứng từ fải thực hiện là đúng hay sai

Đáp :Sai . Vì UCP 500 là loại văn bản mang tính pháp lí tùy ý , ko mang tính

chất bắt buộc. Tính bắt buộc chỉ thể hiện khi các bên liên quan đã tuyên bố áp

dụng nó và dẫn chiếu trong L/C

Câu 5: Thời điểm NH phát hành L/C bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối

với sửa đổi thư tín dụng đc xác định là:

Đáp :Từ ngày FH sửa đổi L/C đó

Câu 6: Trong thanh toán nhờ thu người kí phát hối phiếu là:

Page 43: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Đáp :Xuất khẩu

Câu 7: Trong thanh toán nhờ thu người kí chấp nhận trả hối phiếu là 

Đáp :Nhập khẩu

Câu 8:  Loại hối phiếu mà ko cần kí hậu là:

Đáp :Hối phiểu xuất trình

Câu 9: Phương tiện thanh tóan có nhiều tiện ích, tiết kiệm tiền mặt, an toàn đơn

giản linh hoạt 

Đáp :Thẻ

Câu 10: Bộ chứng từ thanh tóan quốc tế do ai lập?

Đáp :Nhà xuất khẩu

Câu 11: Trong thương mại quốc tế loại hối phiếu nào đc sử dụng phổ biến? 

Đáp :Theo lệnh

Câu 12: Theo UCP 500 của ICC, chứng từ bảo hiểm phải đc phát hành bằng loại

tiền nào?

Đáp :Theo quy định của L/C

Câu 13: L/C loại trả tiền ngay bằng điện, NH đc chỉ định thanh tóan khi trả tiền

phải làm gì?

Đáp :Không phải kiểm tra chứng từ

Câu 14: Trong thương mại quốc tế, khi nào lệnh (giấy) nhờ thu đc nhà XK lập?

Đáp :Sau khi giao hàng

Câu 15: Khi nào giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa đc kí phát ?

Page 44: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Đáp :Cùng ngày giao hàng

Câu 16: Người thiết lập các điều khỏan nhờ thu D/P là ai? 

Đáp :Exporter 

Câu 17: Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng với L/C gốc phải như thế nào? 

Đáp :Trước

Câu 18:  Ai là người kí phát hồi phiếu L/C?

Đáp :Người thụ hưởng 

Câu 19: Ai là người quyết định sửa đổi L/C?

Đáp :Nhà phát hành

Câu 20: Tiền kí quỹ xác nhận L/C do ai trả?

Đáp :Ngân hàng phát hành L/C

Câu 21: Theo UCP 500 của ICC hối phiếu có thể đc kí phát với số tiền ít hơn giá

trị hóa đơn không?

Đáp :Có

Câu 22: Ai là người kí quỹ mở L/C nhập khẩu?

Đáp :Người nhập khâu

Câu 23: Loại L/C nào người trung gian không phảii lập chứng từ hàng hóa?

Đáp :Transferable credit

Câu 24: Trong thanh toán L/C người NK dựa vào văn bản nào để kiểm tra chứng

từ thanh tóan?

Page 45: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Đáp :L/C

Câu 25: Chứng từ xuất trình chậm là chứng từ xuất trình sau?

Đáp :Thời hạn xuất trình quy định 

Câu 26 : bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở để đảm bảo điều gì ?

Đáp : để nhà xuất khẩu đòi tiền NH phát hàng thư tín dụng, nhà nhập khẩu hoàn

trả ngân hàng phát hành số tiền đã thanh toán cho người thụ hưởng

Câu 27 : Trong thanh toán tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu là ai ?

Đáp : Ngân hàng phát hành

Câu 28 : Người cuối cùng quyết định rằng bộ chứng từ có phù hợp với các điều

kiện và điều khoản của thư tín dụng là ai ?

Đáp : Người yêu cầu mở thư tín dụng

Câu 29 : Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào là chứng từ thương mại ?

Đáp : Hóa đơn thương mại

Câu 30 : Khi nhận được các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để thông

báo thư tín dụng thì ai phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết

không chậm trễ để giúp ngân hàng báo xác minh tính chân thực bề ngoài cãu thư

tín dụng ?

Đáp : Ngân hàng phát hành

Câu 31: Theo UCP600, chứng từ bảo hiểm phải được phát hành bằng tiền nào ?

Đáp : Theo quy định của thư tín dụng

Page 46: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Câu 32: Thư tín dụng trả tiền ngay bằng điện, ngân hàng được chỉ định thanh

toán khi trả tiền phải làm gì ?

Đáp : Kiểm tra bộ chứng từ có phù hợp với thư tín dụng

Câu 33: Theo URC 522 của ICC, chứng từ nào sau đây là chứng từ tài chính ?

Đáp : Hối phiếu, lệnh phiếu, sec (được sử dũng để thanh toán hàng hóa )

Câu 34: Người nhận hàng trong vận đơn đường biển trong bộ chứng từ thanh

toán thư tín dụng (kí quỹ 20%) là ai ?

Đáp : Theo lệnh của ngân hàng phát hành tư tín dụng.

Câu 35: Trong bộ chứng từ thanh toán thư tín dụng quy định xuất trình “

Insurrance Policy” thì phải xuất trình giấy gì ?

Đáp : Bảo hiểm đơn

Câu 36: Trong phương thức gia công thương mại quốc tế các bên có thể áp

dụng loại thư tín dụng nào ?

Đáp : Thư tín dụng đối ứng (reciprocal L/C)

Câu 37: Trong thư tín dụng điều khoản về hàng hóa sử dụng các thuật ngữ “for”,

“about”, “circa” chỉ số lượng hàng hóa theo UCP600 thì dung sai là bao nhiêu ?

Đáp : +10%

Câu 38: Trong thanh toán thư tín dụng, bộ chứng từ thương mai quốc tế được

lập theo yêu cầu của ai ?

Đáp : Người nhập khẩu

Câu39 : Ai là người kí phát hối phiếu trong thư tín dụng ?

Page 47: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Đáp : Người thụ hưởng thư tín dụng

Câu 40: Thư tín dụng được xác định có lợi cho ai ?

Đáp : Người xuất khẩu

Câu 41: Những chứng từ nào có thể do bên thứ 3 cấp theo yêu cầu thư tín dụng ?

Đáp : giấy chứng nhận xuất xứ

Câu 42: Kí quỹ mở thư tín dụng sẽ có lợi cho ai ?

Đáp : Ngân hàng phát hành

Câu 43: Ai là người kí quỹ mở thư tín dụng nhập khẩu ?

Đáp : Người nhập khẩu

Câu 44: Hình thức mở thư tín dụng (thư, điện, …) do ai quyết định ?

Đáp : Người nhập khẩu

Câu 45: Là người nhập khẩu trong thanh toán thư tín dụng, nếu được chọn loại

thư tín dụng thì không nên chọn loại nào ?

Đáp : Thư tín dụng điểu khoản đỏ

Câu 46: Người chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng trong thanh

toán thư tín dụng là ai ?

Đáp : Ngân hàng phát hành

Câu 47: Trong các laoị thư tín dụng laoị nào người trung gian không phải lập

chứng từ hàng hóa ?

Đáp : Thư tín dụng chuyển nhượng

Page 48: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Câu 48: Trong thanh toán thư tín dụng, người nhập khẩu dựa vào văn bản nào để

kiểm tra chứng từ thanh toán ?

Đáp : Thư tín dụng

Câu 49: Gỉa xử người xuất khẩu không giao hàng nhưng xuất trình chứng từ

phù hợp với điều khoản của thư tín dụng thì ngân hàng phát hành xử lí như thế

nào ?

Đáp : Vẫn thanh toán

Câu 50: Khi sử dụng thư tín dụng tuần hoàn sẽ có lợi cho ai ?

Đáp : Người nhập khẩu

Câu 51: Loại thư tín dụng nào được sử dụng khi nhà xuất khẩu đóng vai trò

người môi giới ?

Đáp : Thư tín dụng chuyển nhượng

Câu 52: Chứng từ xuất trình chậm là chứng từ xuất trình như thế nào ?

Đáp : Sau ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng

Câu 53: Trong thư tín dụng xác nhận, người có nghĩa vụ thanh toán cho người

thụ hưởng là ai ?

Đáp : Ngân hàng xác nhận

Câu 54: người xuất khẩu khi kiểm tra thư tín dụng phát hiện sai sót cần bổ sung

sửa đổi thì phải liên hệ đề nghị với ai ?

Đáp : Người nhập khẩu

Câu 55: Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng áp dụng phương thứ thanh toán tín

dụng chứng từ, phải xuất trình các chứng từ nào ?

Page 49: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Đáp : Theo quy định của thư tín dụng

Câu 56: Chứng từ trao ngay khi thanh toán. Ngân hàng thu hộ sẽ giao bộ chứng

từ cho người trả tiền khi người trả tiền thanh toán ngay là điều kiện trao chứng từ

nào

Đáp: D/P ( Document against payment )

Câu 57: Có bao nhiêu loại thư tín dụng

Đáp : 8

1. L/C không thể hủy ngang

2. L/C không thể hủy ngang có xác nhận

3. L/C không thể hủy ngang miễn truy đòi

4. L/C chuyển nhượng

5. Thư tín dụng tuần hoàn

6. Thư tín dụng giáp lưng

7. Thư tín dụng đối ứng

8. Thư tín dụng dự phòng

Câu 58: Căn cứ vào chứng từ kèm theo gồm có mấy loại ?

Đáp: 2

1. Hối phiếu thương mại ( Clean bill of exchange )

2. Hối phiếu kèm chứng từ ( Bank draft )

Câu 59 : Séc có bao nhiêu cách phân loại ?

Đáp: 3

Theo cách xác định người thụ hưởng

Page 50: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận

Theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thanh toán séc

Theo đặc điểm của Séc

Câu 60: Hình thức thư chuyển tiền ( M/T – Mail Transfer ) cần có những nội

dung gì ?

Đáp:

Số tiền phải trả cho người thụ hưởng

Họ tên, địa chỉ, mã số tài khoản của người thụ hưởng

Cách thức ngân hàng chuyển tiền, bồi hoàn lại tiền thanh toán cho ngân

hàng thanh toán

Nguồn tham khảo : http://svhubtforum.com/forum/

threads/bo-chung-tu-trong-phuong-

thuc-l-c.4127/

https://

dzungnguyenduc.wordpres s.com/

2012/05/07/ucp-600-ban-quy-tac-

thuc-hnh-thong-nhat-moi-ve-tn-dung-

chung-tu/

Page 51: Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận