BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và...

21
Chỉ số tháng 12/2013 Tăng/giảm so với tháng trước Tăng/giảm so với cùng kỳ năm trước Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) + 0,51% + 6,04% Chỉ số sản xuất công nghiệp + 4,4% + 7,0% Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu DVTD + 2,1% + 13,0% Tổng kim ngạch xuất khẩu - 3,3% + 12,2% Tổng kim ngạch nhập khẩu + 4,7% + 16,8% Ngày 14 tháng 01 năm 2014 Chỉ số tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước tăng 6,04% so với tháng 12/2012 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước. Trong đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng CPI tháng 12 so với tháng trước tăng cao nhất 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO BẢN TIN TÀI CHÍNH THÁNG 12/2013 www.fpts.com.vn BẢN TIN SỐ 12.2013 THÔNG TIN VĨ MÔ THÔNG TIN VĨ MÔ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG Tài chính Ngân hàng Thị trường Chứng khoán THÔNG TIN PHÁP LUẬT GÓC TRAO ĐỔI DN TRỤ SỞ CHÍNH Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 3773 7070 Fax: (84-4) 3773 9058 CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH 29 - 31 Nguyễn Công Trứ, P. Thái Bình, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84-8) 6290 8686 Fax: (84-8) 6291 0607 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 100 Quang Trung, P. Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Điện thoại: (84-511) 3553 666 Fax: (84-511) 3553 888

Transcript of BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và...

Page 1: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

Chỉ số tháng 12/2013 Tăng/giảm so với

tháng trước

Tăng/giảm so với

cùng kỳ năm trước

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) + 0,51% + 6,04%

Chỉ số sản xuất công nghiệp + 4,4% + 7,0%

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh

thu DVTD + 2,1% + 13,0%

Tổng kim ngạch xuất khẩu - 3,3% + 12,2%

Tổng kim ngạch nhập khẩu + 4,7% + 16,8%

Ngày 14 tháng 01 năm 2014

Chỉ số tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng

6,04% so với tháng 12/2012

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước. Trong

đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng CPI tháng 12 so với tháng trước

tăng cao nhất 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; hàng ăn và dịch vụ

ăn uống tăng 0,49%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình

tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng

0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá

Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO

BẢN TIN TÀI CHÍNH THÁNG 12/2013 www.fpts.com.vn

BẢN TIN SỐ 12.2013

THÔNG TIN VĨ MÔ

THÔNG TIN VĨ MÔ

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Tài chính Ngân hàng

Thị trường Chứng khoán

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

GÓC TRAO ĐỔI DN

TRỤ SỞ CHÍNH

Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh

Quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3773 7070

Fax: (84-4) 3773 9058

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

29 - 31 Nguyễn Công Trứ,

P. Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (84-8) 6290 8686

Fax: (84-8) 6291 0607

CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

100 Quang Trung, P. Thạch Thang,

Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Điện thoại: (84-511) 3553 666

Fax: (84-511) 3553 888

Page 2: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

2

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

giảm gồm: Giao thông giảm 0,23%; bưu chính viễn thông

giảm 0,01%.

CPI tháng 12/2013 tăng 6,04% so với tháng 12/2012, đây

là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm

trở lại đây (CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước của

các năm 2004 - 2013 như sau: Năm 2004: 9,5%; năm

2005: 8,4%; năm 2006: 6,6%; năm 2007: 12,63%; năm

2008: 19,89%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%;

năm 2011: 18,13%; năm 2012: 6,81%; năm 2013:

6,04%). CPI bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình

quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21%

của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và

quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và

quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với

mức tăng bình quân tháng là 0,4%.

Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân

chủ yếu sau: (1) Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà

nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ

chế thị trường: Trong năm có 17 tỉnh, thành phố điều

chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và

dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước, đóng

góp vào chỉ số chung cả nước gần 1,1%; các địa phương

tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí làm làm CPI nhóm

giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả

nước tăng khoảng gần 0,7%; giá xăng dầu được điều

chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI

chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng

10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh

đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả

nước với mức tăng 0,08%; (2) Nhu cầu hàng hóa tiêu

dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp

cuối năm; (3) Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão; (4) Mức

cầu trong dân yếu.

Không nằm trong rổ các mặt hàng tính chỉ số giá, chỉ số

giá vàng tháng 12/2013 giảm 3,33% so với tháng trước;

giảm 24,36% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá đô la

Mỹ tháng 12/2013 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng

1,09% so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả năm 2013 đạt

132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 ước tính đạt 11,6

tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước và tăng 12,2% so

với cùng kỳ năm 2012. Tính chung cả năm 2013, kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4%

so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay

tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với

các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện

thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Xuất

khẩu của khu vực này trong những năm gần đây có xu

hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim

ngạch xuất khẩu (Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%;

năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm

61,4% và tăng 22,4%).

Trong năm 2013, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công

nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện

thoại và linh kiện; hàng dệt, may; điện tử máy tính và linh

kiện; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; túi xách, ví, va li, mũ,

ô dù; hóa chất; rau quả; hạt điều; hạt tiêu… Kim ngạch

xuất khẩu dầu thô, gạo, cà phê, cao su, than đá và xăng

dầu giảm so với năm 2012.

Về thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam trong năm 2013, Hoa Kỳ đứng thứ hai, tiếp

đến là ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3

tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 ước tính đạt

11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 16,8%

so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu

năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm

trước. Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập

khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài những năm gần

đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng

Page 3: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

3

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu (Năm 2011 nhập

khẩu của khu vực này chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm

2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm

56,7% và tăng 24,2%).

Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt

hàng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Máy móc,

thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện tử, máy tính và linh

kiện; vải; điện thoại các loại và linh kiện; chất

dẻo; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; thức ăn gia súc

và nguyên phụ liệu… Một số mặt hàng có kim ngạch

nhập khẩu cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược; xăng

dầu; phân bón; phương tiện vận tải khác và phụ tùng; cao

su.

Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của

nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên

liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn

quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ

hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong

kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu

điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động)

chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và

linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị

xuất khẩu hàng dệt may…

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn

nhất của Việt Nam trong năm 2013, đây là thị trường nhập

siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Tiếp

đến là thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, thị

trường EU và Hoa Kỳ.

Trong mười một tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa

thực hiện là 763 triệu USD. Tháng 12 xuất siêu ước tính

100 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, xuất siêu 863

triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất

khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu

13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất

siêu gần 14 tỷ USD. Như vậy xuất siêu năm nay hoàn

toàn thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài. Mặc dù xuất

khẩu khu vực này phát triển mạnh là điều kiện thuận

lợi để giải quyết việc làm cho người lao động nhưng

hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do

chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với

giá trị gia tăng thấp.

Vốn FDI trong 12 tháng năm 2013 đạt 21,628 tỷ USD,

tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2012

Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 15/12/2013 cả

nước có 1.275 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn

đăng ký là 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ

năm 2012 và 472 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với

tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,355 tỷ USD, tăng 30,8%

so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung trong 12 tháng năm 2013 tổng vốn đăng ký

cấp mới và tăng thêm là 21,628 tỷ USD, tăng 54,5% so

với cùng kỳ năm 2012. Ước tính các dự án đầu tư trực

tiếp nước ngoài đã giải ngân được 11,5 tỷ USD, tăng

9,9% với cùng kỳ năm trước.

Theo đối tác đầu tư: 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự

án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản là nước dẫn đầu,

Singapore đứng vị trí thứ hai, Hàn Quốc đứng vị trí thứ

ba.

Theo lĩnh vực đầu tư: nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư

vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế

biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm

của nhà đầu tư nước ngoài nhất. Lĩnh vực sản xuất, phân

phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ hai. Đứng thứ ba

là lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Theo địa bàn đầu tư: trong mười hai tháng năm 2013,

không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài

đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố, trong đó Thái Nguyên là

địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất, Thanh Hóa đứng

thứ hai và Hải Phòng đứng thứ ba.

Page 4: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

4

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Một số dự án lớn được cấp phép trong mười hai

tháng năm 2013

- Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh

Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu

tư 2,8 tỷ USD;

- Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT

Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng vốn

đầu tư 2,018 tỷ USD để thiết kế, xây dựng, vận hành và

chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than tại Vĩnh

Tân;

- Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn

đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm

điện tử;

- Dự án Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải

Phòng của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư

1,5 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện,

điện tử;

- Dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics

Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đầu

tư 1,23 tỷ USD với mục tiêu sản xuất và lắp ráp bảng

mạch in kết nối mật độ cao HDI tại Thái Nguyên;

- Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà

đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để

xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô

buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định;

- Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

tại Bắc Ninh điều chỉnh tăng vốn 1 tỷ USD.

Thu hút FDI theo ngành

Thu hút FDI theo đối tác

Thu hút FDI theo địa phương

(FPTS Tổng hợp)

(Nguồn: FIA)

Page 5: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

5

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Thông số vĩ mô

Nguồn: GSO, FIA

Nguồn: GSO

Nguồn: SBV, VCB

Page 6: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

6

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

I. THÔNG TIN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1. Điểm nhấn ngân hàng năm 2013: Lãi suất giảm

nhanh – Chính sách tiền tệ nhượng bộ

Lãi suất giảm nhanh

Với diễn biến thuận lợi của lạm phát, chính sách lãi suất

của Ngân hàng Nhà nước đã bắt nhịp để có những điều

chỉnh nhanh hơn dự tính.

Trong năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã giảm 2%/năm

các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho

vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu

tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền

gửi bằng VND, từ cuối tháng 6 cho phép các ngân hàng

thương mại tự ấn định lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn

từ 6 tháng trở lên.

Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm trong 2013

(trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006) nhưng vẫn

đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị

trường tiền tệ. Lãi suất cho vay cũng đã giảm xuống

thấp, phổ biến dưới 13%/năm đến cuối 2013.

Chính sách tiền tệ một năm nhượng bộ

Như trên, Quyết định 780 và hoãn Thông tư 02 là hai

điển hình cho tình thế phải nhượng bộ của chính sách

tiền tệ trong năm 2013. Cả hai cơ chế này đều hướng tới

tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn, giảm

tải áp lực nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, hay là một kế

hoãn binh để từng bước xử lý những khó khăn của nền

kinh tế.

Trong đó, riêng việc thực hiện Thông tư 02 là vấn đề nổi

bật và xuyên suốt trong năm 2013, với loạt kiến nghị

tiếp tục hoãn áp dụng từ lãnh đạo nhiều ngân hàng

thương mại.

Với hai điển hình trên, các chỉ báo về tình hình sức khỏe

của hệ thống các tổ chức tín dụng đã không được phản

ánh một cách sát thực và đầy đủ. Đây cũng là áp lực dự

báo sẽ nổi bật trong năm 2014, khi nhiều khả năng phải

ngừng Quyết định 780 và chính thức áp dụng Thông tư

02.

Quyết định 780 và Thông tư 02 một lần nữa cũng là điển

hình cho thấy hiệu quả của điều hành chính sách tiền tệ

phụ thuộc nhiều vào các chính sách điều tiết tài chính

đối với hệ thống các tổ chức tín dụng. Bởi nếu không

nhượng bộ như trên, năm 2013 chắc chắn hệ thống đã

không có được sự ổn định, hay các vấn đề như thanh

khoản, lãi suất, tỷ giá, thậm chí là khả năng đổ vỡ đã trở

nên nóng bỏng.

2. Năm 2014 – Lo Lãi suất bị chèn lấn?

Lãi suất đã giảm nhanh, mạnh và về mức thấp trong

năm 2013. Nhưng, niềm vui của doanh nghiệp và

người dân vay vốn có thể chẳng tày gang, khi quan

ngại có hiện tượng chèn lấn đang hình thành.

Năm 2014, lãi suất có tiếp tục giảm được nữa hay

không, hay ổn định, hay tăng trở lại?

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu định hướng

chung rằng, năm 2014 sẽ điều hành chủ động, linh hoạt

các mức lãi suất chủ chốt để kiểm soát và điều tiết lãi

suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền

tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị

trường tiền tệ.

“Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn

định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy

định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định

và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện

vững chắc”, Ngân hàng Nhà nước gợi mở thêm.

Cụ thể hơn, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành trên

địa bàn Tp.HCM cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn

Bình dự tính rằng, lãi suất năm 2014 cơ bản sẽ giữ như

mặt bằng năm 2013; nếu lạm phát có tín hiệu thấp hơn

thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Tham khảo một hướng khác, cuộc khảo sát định kỳ mà

vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện, về

tâm lý và kỳ vọng của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp

đối với Ngân hàng Nhà nước, cho thấy các tổ chức tín

dụng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm thêm 1 -

2%/năm tùy lĩnh vực.

Tuy nhiên, kỳ vọng lãi suất giảm tiếp đang gặp trở ngại

lớn từ chính sách tài khóa. Tại các hội thảo diễn ra trong

tháng 12 này, một loạt chuyên gia kinh tế đều chung

quan ngại: hiện tượng chèn lấn của trái phiếu có thể phá

vỡ mặt bằng lãi suất trong năm 2014.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Page 7: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

7

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Với quan điểm cá nhân, ông Bùi Quốc Dũng, Phó vụ

trưởng Vụ Thống kê và dự báo tiền tệ (Ngân hàng Nhà

nước), nêu lên một tồn tại có thể tiếp tục tái diễn trong

năm 2014: trong khi chính sách tiền tệ tập trung nguồn

vốn thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, hạ lãi suất thị

trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh, thì chính sách tài khóa lại đẩy mạnh huy

động vốn từ nền kinh tế trong nước nhằm tài trợ cho

hoạt động chi tiêu công trong bối cảnh thu ngân sách

giảm sút so với các năm trước.

“Như vậy, chính sách tài khóa phần nào đã lấn át hoạt

động đầu tư cho nền kinh tế hiện đang rất thiếu vốn và

hệ thống ngân hàng lại tiếp tục tài trợ cho hoạt động

này”, ông Dũng nhìn nhận.

Dẫn chứng cụ thể, chỉ riêng trong 11 tháng đầu năm

2013 đã có trên 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

được phát hành, trong đó gần 90% do hệ thống các tổ

chức tín dụng mua. Hiệu ứng lấn át, theo góc nhìn trên,

có thể tiếp tục diễn ra và thậm chí trầm trọng hơn khi

ước tính gần 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

được phát hành ròng trong năm 2014 (bao gồm cả kế

hoạch phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng trong giai

đoạn 2014-2016).

Và ông Bùi Quốc Dũng cảnh báo: “Hệ quả nhãn tiền là

mặt bằng lãi suất của nền kinh tế sẽ khó giảm, thậm chí

quay đầu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế khó có

thể đẩy mạnh”.

Hiện tượng chèn lấn trên được nhìn nhận, nguồn cung

trái phiếu Chính phủ rất lớn trong năm 2013 và 2014 đã

tạo một kênh trú ẩn vốn cho các tổ chức tín dụng. Nếu

kênh này hẹp đi, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ phải

dồn cho các kênh đầu tư tư nhân, cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều hơn; vốn dồn

nhiều hơn, lãi suất sẽ giảm thêm và tín dụng tăng trưởng

tốt hơn.

Trong sự chèn lấn đó, hiệu quả sử dụng vốn qua trái

phiếu Chính phủ phục vụ chi tiêu và đầu tư công so với

vốn sử dụng qua đầu tư tư nhân, cho phát triển sản xuất

kinh doanh, bên nào tốt hơn và có trách nhiệm hơn cũng

là vấn đề được đề cập đến nhiều thời gian qua.

Chưa hết, với quy mô trái phiếu Chính phủ dự kiến lớn

như vậy, không những cản trở động lực giảm lãi suất thị

trường mà còn có thể phá vỡ mặt bằng lãi suất trong năm

2014. Cung lớn giá sẽ chịu áp lực rẻ đi, lãi suất có thể sẽ

tăng lên - điều mà nhiều chuyên gia và hẳn là cả Ngân

hàng Nhà nước đang quan ngại.

Có cùng quan điểm, tại hội thảo mới đây, TS. Lê Xuân

Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh

doanh (BDI), lo ngại chính sách tài khóa sẽ tiếp tục dồn

thêm khó khăn cho chính sách tiền tệ trong năm 2014.

Bên cạnh quy mô của sự chèn lấn trên, ông Nghĩa cho

rằng nghĩa vụ trả nợ của ngân sách trong năm 2014 sẽ

càng tạo thêm áp lực. Vị chuyên gia này cho biết, các tổ

chức nước ngoài khi nhìn vào cơ cấu trái phiếu Chính

phủ cũng phải “rùng mình” vì kỳ hạn quá ngắn, và một

lượng lớn bắt đầu tập trung đáo hạn từ giữa 2014 đến

2015, áp lực phát hành thêm sẽ càng lớn.

Ngoài ra, chuyên gia này còn quan ngại về tình trạng nợ

đọng trong xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý rõ rệt,

chưa “tính” vào áp lực ngân sách phải trả nợ trong năm

2014.

Chính nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là một

nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng,

vốn bị kẹt khiến nguồn tiếp tục cho vay ra hạn chế;

nguồn vốn cung ứng hạn chế thì lãi suất sẽ càng khó

giảm, chưa kể hàng ngày các tổ chức tín dụng vẫn phải

trả lãi cho phần vốn bị nợ đọng đó.

3. Tỷ giá một năm nhìn lại: Ổn định và chủ động can

thiệp trong điều hành tỷ giá

Trong năm 2013, NHNN đã đề ra mục tiêu duy trì tỷ giá

trong biên độ không quá 2-3%, điều hành chặt chẽ theo

tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán

cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự

trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đô la hóa trong nền

kinh tế.

Định hướng này được đưa ra dựa trên diễn biến cung-

cầu và khả năng bình ổn thị trường ngoại tệ cũng như

biến động tỷ giá trong năm 2012, khi tỷ giá USD cuối

năm 2012 giảm tới 1% so với đầu năm. Trong đó, cơ sở

quan trọng để ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết

là chuẩn bị đủ nguồn ngoại tệ, và chỉ điều chỉnh tỷ giá

khi các biện pháp cân đối cung-cầu không mang lại hiệu

quả.

Page 8: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

8

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Những năm trước đây, tỷ giá USD tăng đã gây tác động

lên mặt bằng giá cả, đặc biệt là giá dầu, do Việt Nam

phải nhập khẩu hầu như toàn bộ xăng dầu chế biến.

Đồng thời, gây tác động tâm lý khi nhiều người chuyển

sang USD nhằm tránh lạm phát, điều này lại tiếp tục gây

áp lực lên tỷ giá. Khi giá USD tăng, các doanh nghiệp

phải điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh và

các hợp đồng kinh tế, gây tốn kém tiền bạc và nhiều bất

lợi khác cho doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp

xuất khẩu cũng chưa chắc đã hưởng lợi khi giá USD

tăng, do nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn dựa chủ yếu

vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Do đó, việc đưa ra thông điệp tỷ giá rõ ràng ngay từ đầu

năm đã giúp các tổ chức kinh tế và cá nhân tránh được

một trong những rủi ro lớn nhất do bất ổn tỷ giá thường

ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị VND, qua đó ảnh hưởng

đến giá cả các mặt hàng và tác động tâm lý.

NHNN đã giữ quan điểm điều chỉnh tỷ giá dựa trên kết

quả tính toán tỷ giá thực, chủ yếu dựa trên cán cân thanh

toán quốc gia và đảm bảo mục tiêu điều hành chính sách

tiền tệ, đưa ra mức lãi suất thích hợp đối với tiền gửi

ngoại tệ theo hướng có lợi cho người gửi VND, qua đó

đã hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, đảm bảo hiệu

quả kinh tế của dự trữ ngoại hối quốc gia.

Tại một số thời điểm trong năm 2013, áp lực tỷ giá tăng

nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước

và quốc tế, phản ánh đúng qui luật vận động của tỷ giá.

Trong đó, đợt tăng giá dài nhất xuất hiện vào cuối tháng

4/2013, khi một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã

nâng giá USD lên kịch trần cho phép 21.036 VND/USD,

thậm chí tăng giá mua bằng giá bán lên kịch trần 21.036

VND, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320

VND.

Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN

đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm

1% lên mức 21.036 VND/USD, sau 1,5 năm ổn định ở

mức 20.828 VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định

quyết tâm ổn định tỷ giá như định hướng đề ra từ đầu

năm. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt

đầu hạ nhiệt dần, gây tác động lan tỏa sang thị trường tự

do vốn chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường ngoại

hối quốc gia. Trong những ngày cuối năm 2013, giá

USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND.

Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180-

21.200 VND.

Nhờ chính sách ổn định tỷ giá và chủ động can thiệp

trong trường hợp cần thiết, thị trường ngoại tệ năm 2013

giữ được sự ổn định, tỷ giá dao động trong biên độ cho

phép, không có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị

trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị

trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ đô la hóa giảm mạnh.

Các thị trường trong nước không còn chịu tác động của

giá USD trên thị trường quốc tế, đây là yếu tố quan trọng

trong việc duy trì và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư.

Tỷ giá ổn định đã góp phần tích cực trong việc ổn định

lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại

hối. Do tỷ giá ổn định, các tổ chức kinh tế và cá nhân có

xu hướng đẩy mạnh bán ngoại tệ cho các NHTM để lấy

VND, dòng kiều hối chuyển về cũng tăng mạnh. Theo

dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt

Nam trong năm 2013 đạt khoảng 11 tỷ USD, đứng thứ 9

trong danh sách các nước nhận kiều hối hàng đầu thế

giới.

Trong năm 2013, các giải pháp của NHNN về điều hành

tỷ giá đã góp phần rất quan trọng trong việc ổn định thị

trường ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Nhập

siêu tiếp tục giảm, các nguồn thu ngoại tệ như đầu tư

nước ngoài trực tiếp, lượng kiều hối chuyển về diễn biến

thuận lợi, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán tổng

thể cuối năm 2013 tiếp tục thặng dư ở mức cao. Theo

đánh giá của Bộ Công Thương, khả năng tổng giá trị

xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15%

so với năm 2012, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra 10%.

Đáng chú ý, nhập siêu giảm xuống còn khoảng 0,5 tỷ

USD, bằng 0,38% kim ngạch xuất khẩu.

4. Tương lai 2014: Một năm bình yên nữa cho tỷ giá

Thông điệp điều hành chính sách tỷ giá năm 2014 đã

được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát đi

ngày 24/12/2013 tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với

các địa phương. Theo đó, NHNN sẽ xem xét để điều

chỉnh tỷ giá linh hoạt, một mặt hỗ trợ xuất khẩu, đảm

bảo mặt bằng chung để không ảnh hưởng tới lạm phát.

Biên độ điều chỉnh trong năm 2014 sẽ không quá 2%.

Tỷ giá – dấu ấn nhà điều hành

Page 9: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

9

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

“Nếu như công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT)

là điểm sáng trong nền kinh tế năm 2013, thì việc giữ ổn

định tỷ giá được xem là một trong những dấu ấn của nhà

điều hành, tức NHNN” - đó là nhìn nhận của một chuyên

gia kinh tế dành cho lĩnh vực điều hành CSTT. Còn TS.

Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát

tài chính Quốc gia thì nhấn mạnh: “Dự trữ ngoại tệ tăng

từ 7 tỷ USD năm 2008 đến năm 2013 tăng lên 28 tỷ

USD. Đặc biệt, đưa thêm tiền đồng ra mua lượng lớn

ngoại tệ mà không gây ra lạm phát là sự kinh ngạc”.

Nhìn lại những năm trước đây, tỷ giá thường xuyên biến

động, áp lực tăng tỷ giá là thường xuyên, xu hướng

chuyển dịch từ việc nắm giữ VND sang USD tạo sức ép

tăng cầu ngoại tệ. Do đó, NHNN phải bán ngoại tệ để

can thiệp thị trường, làm dự trữ ngoại hối Nhà nước

giảm xuống mức thấp (khoảng 10 tỷ USD vào cuối năm

2011), gây khó khăn cho việc điều hành và ổn định thị

trường tiền tệ.

Từ cuối năm 2011, NHNN đã đặt mục tiêu kiểm soát tỷ

giá tăng không quá 1% và tiếp tục đặt mục tiêu ổn định

tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%/năm trong

năm 2012 và năm 2013, nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự

mất giá của VND, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

chủ động trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinh

doanh.

Có thể nói, sau những đợt điều chỉnh mạnh tỷ giá bình

quân liên ngân hàng và duy trì ở mức 20.828 đồng/USD

trong gần 18 tháng, và chỉ được điều chỉnh tăng 1% vào

ngày 28/6/2013 lên mức 21.036 đồng/USD là một thành

công trong chính sách tỷ giá “ổn định nhưng không cố

định” của NHNN.

Bên cạnh đó, năm 2013, chính sách tỷ giá của NHNN đã

vượt qua những sức ép thị trường từ những tin đồn điều

chỉnh. Cụ thể, ngày 22/8/2013 khi một số NHTM nâng

giá bán USD lên 21.190 đồng/USD, tăng 70 đồng so với

trước đó một ngày khiến xuất hiện tin đồn sắp tăng tỷ

giá; tiếp đó, vào đầu tháng 12/2013 cũng xuất hiện tin

đồn điều chỉnh tỷ giá khiến giá bán USD của các NHTM

bị đẩy lên 21.350 đồng/USD.

Tuy nhiên, sau thông điệp chính thức phát đi từ NHNN

là sẽ không điều chỉnh tỷ giá tới hết năm 2013, thị

trường đã hạ nhiệt. Như vậy, kết thúc năm 2013, tỷ giá

liên ngân hàng ở mức 21.036 đồng/USD và các NHTM

mua vào ở mức 21.085 đồng/USD, bán ra 21.125

đồng/USD.

Đánh giá về giải pháp điều hành tỷ giá ngoại tệ năm

2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh,

năm qua, NHNN điều chỉnh tỷ giá là 1% và dự kiến thị

trường sẽ tự điều chỉnh thêm khoảng 1% nữa, thì vẫn

nằm trong kiểm soát. Nhưng thực tế, ngay cả khi khó

khăn nhất và thị trường đối mặt với nhiều tin đồn thất

thiệt thì tỷ giá trên thị trường cũng chỉ điều chỉnh tối đa

0,6%.

Ngoài ra, sự linh hoạt trong điều hành tỷ giá, kết hợp

chặt chẽ với công cụ lãi suất trong năm 2013 đã đưa mặt

bằng lãi suất cho vay VND giảm xuống, tín dụng ngoại

tệ tăng chậm lại, góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ

của hệ thống. Không những thế, NHNN phối hợp chặt

chẽ với các bộ, ngành liên quan chấn chỉnh có hiệu quả

hoạt động thị trường tự do - vốn có lượng giao dịch

không nhiều nhưng lại là nguồn cơn của các đợt biến

động tỷ giá trước đây.

Bên cạnh đó, yếu tố tác động tỷ giá là vàng cũng được

đưa vào khuôn khổ, khiến “cặp đôi” này không còn dựa

vào nhau để tung hoành, gây bất ổn thị trường như

trước...

Điều hòa lợi ích xuất nhập khẩu

Thông điệp điều hành chính sách tỷ giá năm 2014 đã

được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát đi ngày

24/12/2013 tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các

địa phương. Theo đó, NHNN sẽ xem xét để điều chỉnh

tỷ giá linh hoạt, một mặt hỗ trợ xuất khẩu, đảm bảo mặt

bằng chung để không ảnh hưởng tới lạm phát. Biên độ

điều chỉnh trong năm 2014 sẽ không quá 2%. Theo một

chuyên gia kinh tế, lời cam kết như vậy sẽ loại dần

những tin đồn thổi về tỷ giá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, chính sách tỷ giá liên quan tới nhiều mục

tiêu, điều hòa lợi ích cho cả xuất khẩu và nhập khẩu,

chịu tác động từ diễn biến của thị trường trong nước và

quốc tế nên dự báo từ đầu năm là rất khó khăn.

Theo phân tích của giới nghiên cứu, năm 2014, khu vực

châu Âu sẽ thoát khỏi khủng hoảng với mức tăng trưởng

0,9%, Mỹ là 2,7% và Nhật là 1,2%. Trung Quốc sẽ tăng

trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải

đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa

Page 10: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

10

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

phương. Khả năng rút dần các chương trình kích thích

kinh tế tại các nước sẽ gia tăng thêm áp lực tới tỷ giá và

lãi suất, gây khó khăn cho mục tiêu đảm bảo ổn định tỷ

giá và thị trường ngoại tệ. Đặc biệt, giá cả hàng hóa thế

giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng tới hoạt động

thương mại và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

“Mục tiêu chính sách lãi suất và tỷ giá năm 2014, vẫn

phải giữ thế chủ động trước diễn biến thế giới và trong

nước, chủ động dẫn dắt và định hướng thị trường trên cơ

sở các tín hiệu của nền kinh tế vĩ mô; điều hành theo

hướng linh hoạt, nhưng không hoàn toàn nới lỏng trong

điều hành chính sách để vừa kiềm chế lạm phát, vừa hỗ

trợ tăng trưởng kinh tế” – Nhóm nghiên cứu của Viện

Chiến lược ngân hàng kiến nghị.

TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc

hội cho rằng, mặc dù dự trữ ngoại hối đã đạt 12 tuần

nhập khẩu, nhưng năm 2014, đòi hỏi mức tăng trưởng

GDP ở mức 5,8% nên tổng cầu sẽ tăng, nhu cầu nhập

khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sẽ cao hơn nên

chính sách tỷ giá vẫn cần được điều hành chặt chẽ.

“Thị trường năm 2014 sẽ khó xuất hiện các tin đồn liên

quan tới tỷ giá, khi trong vài năm qua, NHNN đã làm

nản lòng những kẻ đầu cơ dựa vào tin đồn. Nhưng cần

kiên trì mục tiêu ổn định tỷ giá trong một giới hạn nếu

có biến động thì cả năm 2014 – 2015 không vượt quá 2-

2,5% mỗi năm” – một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

(FPTS Tổng hợp)

II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

A. Tổng hợp thị trường

Chỉ tiêu ĐVT VN-

Index

VN30-

Index

HNX-

Index

HNX30-

Index

UPCOM-

Index

Chỉ số đầu tháng Điểm 508,53 568,87 65,13 122,90 41,64

Chỉ số cuối tháng Điểm 504,63 562,20 66,95 127,15 42,46

Tăng/giảm chỉ số trong tháng Điểm -3,9 -6,67 2,71 4,25 0,82

Tỷ lệ tăng/giảm chỉ số % -0,77 -1,17 4,16 3,46 1,97

Tổng khối lượng giao dịch Triệu cổ phiếu 1953,80 481,05 1198,79 515,57 17,37

Biến động thị trường tháng 12/2013

Giao dịch NĐTNN trên 2 sàn tháng 12/2013

Page 11: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

11

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Top 10 mã CP tăng/giảm trên 2 sàn trong tháng 12/2013

( *): cổ phiếu có thực hiện quyền trong tháng

CP Doanh nghiệp

Giá

ngày

02/12

(đồng)

Giá

ngày

31/12

(đồng)

Thay

đổi

(%)

HOSE - TOP 10 MÃ CỔ PHIẾU TĂNG TRONG THÁNG

KAC Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc

Khang An 6.300 9.600 52%

SFC Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài

Gòn 17.500 24.000 37%

GTA Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ

Thuận An 8.200 11.100 35%

TTP Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa

Tân Tiến 22.100 28.800 30%

PNC Công ty Cổ phần Văn hóa

Phương Nam 4.300 5.600 30%

VID Công ty Cổ phần Đầu tư Phát

triển Thương mại Viễn Đông 3.100 4.000 29%

HDC Công ty Cổ phần Phát triển nhà

Bà Rịa-Vũng Tàu 14.600 18.800 29%

TYA Công ty Cổ phần Dây và Cáp

điện Taya Việt Nam 5.700 7.300 28%

SJS

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát

triển Đô thị và Khu Công

nghiệp Sông Đà

14.500 18.500 28%

STT Công ty cổ phần Vận chuyển

Sài Gòn Tourist 2.700 3.400 26%

HOSE - 10 MÃ CỔ PHIẾU GIẢM MẠNH TRONG THÁNG

VHG Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản

xuất Việt - Hàn 10.700 7.100 -34%

VNG Công ty Cổ phần Du lịch Golf

Việt Nam 6.700 4.800 -28%

HLA Công ty Cổ phần Hữu Liên Á

Châu 6.300 4.600 -27%

VNH Công ty Cổ phần Thủy hải sản

Việt Nhật 6.900 5.300 -23%

HU3 (*)

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây

dựng HUD3 10.600 8.200 -23%

PPI

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ

tầng và Bất động sản Thái Bình

Dương

5.800 4.600 -21%

VST Công ty Cổ phần Vận tải và

Thuê tàu biển Việt Nam 3.900 3.100 -21%

TDW Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ

Đức 18.000 14.600 -19%

DCT Công ty Cổ phần Tấm lợp Vật

liệu xây dựng Đồng Nai 3.300 2.700 -18%

VNA Công ty Cổ phần Vận tải Biển

Vinaship 3.900 3.200 -18%

CP Doanh nghiệp

Giá

ngày

02/12

(đồng)

Giá

ngày

31/12

(đồng)

Thay

đổi

(%)

HNX - TOP 10 MÃ CỔ PHIẾU TĂNG TRONG THÁNG

SHN Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng

hợp Hà Nội 900 3.300 267%

BHV Công ty Cổ phần Viglacera Bá

Hiến 2.600 5.200 100%

NVC Công ty Cổ phần Nam Vang 900 1.800 100%

GGG Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng 1.100 1.900 73%

PSG Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây

lắp Dầu khí Sài Gòn 1.100 1.800 64%

CID Công ty Cổ phần Xây dựng và

Phát triển Cơ sở Hạ tầng 4.500 7.300 62%

DAC Công ty Cổ phần Viglacera Đông

Anh 4.200 6.800 62%

HHL Công ty Cổ phần Hồng Hà Long

An 1.100 1.700 55%

VXB Công ty Cổ phần Vật liệu xây

dựng Bến Tre 8.000 12.100 51%

SMT Công ty cổ phần Vật liệu Điện và

Viễn thông Sam Cường 10.300 15.500 50%

HNX - 10 MÃ CỔ PHIẾU GIẢM MẠNH TRONG THÁNG

VPC Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát

triển Năng lượng Việt Nam 4.100 2.800 -32%

SAF Công ty Cổ phần Lương thực

Thực phẩm Safoco 46.800 32.000 -32%

TET Công ty Cổ phần Vải sợi May

mặc Miền Bắc 14.000 10.200 -27%

KMT Công ty cổ phần Kim khí miền

Trung 5.100 3.800 -25%

VE8 Công ty cổ phần Xây dựng Điện

VNECO 8 3.600 2.700 -25%

SPI Công ty cổ phần Đá Spilít 6.500 4.900 -25%

KST Công ty cổ phần KASATI 5.400 4.200 -22%

QCC

Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát

triển Dịch vụ Bưu điện Quảng

Nam

2.700 2.100 -22%

DNY (*)

Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý 8.600 6.700 -22%

IDV Công ty Cổ phần Phát triển Hạ

tầng Vĩnh Phúc 23.900 19.000 -21%

Page 12: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

12

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Thị trường tháng 12/2013

Những phiên giao dịch của tháng 12 cuối năm 2013 khép lại trong sắc xanh đầy hi vọng. Trong tháng 12, VN-Index

giảm nhẹ 0,77% đạt 504,63 điểm, HNX tăng mạnh 4,16% đạt 66,95 điểm và VN30 giảm 1,17% đạt 562,20 điểm. Trên

sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân 88,81 triệu cổ phiếu, giảm 4,3% so với tháng 11, đạt giá trị giao dịch

trung bình 1344,96 tỷ đồng. Sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân 54,49 triệu cổ phiếu, tăng mạnh 17,63% so

với tháng trước, đạt giá trị giao dịch trung bình 427,83 tỷ đồng. Diển biến thị trường trên cả hai sàn có sự gia tăng

vượt bậc về khối lượng lẫn giá trị giao dịch. VN-Index chốt năm trên mốc 500 điểm thành công khép lại một năm giao

dịch sôi động và phấn chấn cho nhà đầu tư.

Tháng 12/2013, quỹ ETF - VNM đã có những đợt tăng/giảm chứng chỉ quỹ , có thời điểm lên đến 20.200.000 đơn vị.

Tuy nhiên đến cuối tháng 12 số lượng chứng chỉ quỹ giữ nguyên so với đầu tháng, ở mức 20.000.000 đơn vị. Theo đó,

quỹ chỉ huy động ròng được 1,5 tỷ đồng tương đương 71.000 USD, giá trị tài sản ròng của quỹ tính đến 31/12/2013

đạt hơn 372,6 triệu USD, giảm 15,4 triệu USD so với đầu tháng.

Đối với quỹ FTSE Vietnam UCITS ETF, tháng 12 quỹ đã giảm 200.000 chứng chỉ quỹ, đưa tổng số lượng chứng chỉ

quỹ về mức 12.066.397 đơn vị. Trong tháng qua quỹ đã bị rút ròng hơn 103,6 tỷ đồng tương đương 4,9 triệu USD. Giá

trị tài sản ròng của quỹ tại thời điểm 31/12/2013 đạt 295,6 triệu USD giảm 7,7 triệu USD so với đầu tháng.

Thị trường tháng 01/2014

Thị trường tháng 12 diễn ra trái chiều trên hai sàn, HOSE giảm cả về điểm số và khối lượng giao dịch trong khi HNX

thì ngược lại, điểm số và khối lượng tiếp tục gia tăng, nhưng mức giảm của HOSE không đáng kể, giúp chỉ số vẫn trên

ngưỡng kháng cự mạnh 500-505 điểm, và thanh khoản ở mức cao, đây là tiền đề cho tháng đầu năm 2014. Tháng

1/2014 thị trường sẽ không có nhiều thông tin đột biến, vì những thông tin liên quan tới nới room, chỉ số lạm phát,

mức tăng về tín dụng đã được giới đầu tư bàn tán, kỳ vọng và phản ánh vào giá. Nhưng những số liệu, chính sách

được đưa ra hay dự đoán đưa ra của những tháng cuối năm 2013 sẽ là động lực cho dòng tiền và qua đó giúp thị

trường tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Thứ nhất, đó là CPI cả năm 2013 chỉ tăng 6,04% , thấp hơn kế hoạch sẽ giúp cho các nhà điều hành thực hiện các

chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng nhằm kích thích kinh tế, gia tăng tiền vào lưu thông.

Thứ hai, năm 2013 khối ngoại mua ròng hơn 6800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2012, việc khối ngoại mua ròng

là do Việt Nam làm một trong những thị trường mới nổi chỉ số P/E đang ở mức thấp so với khu vực, cộng với việc nới

VN - Index HNX - Index

Page 13: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

13

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

room khối ngoại vào đầu năm thì dòng tiền này sẽ tiếp tục duy trì và giúp thị trường tăng bền vững. Trong tháng 01

những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt cũng được giới đầu tư dự đoán, kỳ vọng và do đó mua vào cổ phiếu

chờ khi có những chỉ báo chính thức được đưa ra để tìm kiếm lợi nhuận. Là tháng giao dịch trước tết Nguyên Đán, tuy

không sôi động nhưng theo thống kê lịch sử 6 năm qua thì dịp này thị trường thường tăng điểm.

Về PTKT, đồ thị chỉ số VN-Index luôn xuất hiện những cây nến Doji hoặc thân nến đen và thanh khoản dưới mức

trung bình 20 ngày khi chạm đường trên của kênh giá trung hạn ứng với 512-515 chứng tỏ tâm lý lưỡng lự của nhà

đầu tư, thị trường cần những phiên tích lũy để vượt qua và chạm tới mức kháng cự tiếp theo ở 520. Ở phía ngược lại,

ngưỡng hỗ trợ 500, mà trước đó là kháng cự thị trường cần hơn một tháng rưỡi từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 để

vượt qua, tiến lên mốc 514 và nửa cuối tháng 12 thị trường lùi về tích lũy ở vùng 500-505 nên có thể xem đây là mốc

hỗ trợ cứng của thị trường trong trường hợp dòng tiền tham gia không mạnh và thị trường đảo chiều. Lưu ý đây cũng

là mốc được nâng đỡ bở nhóm đường SMA 50 và 100.

Chỉ số HNX-Index sau 02 phiên đầu năm với những cây nến Doji thì thị trường tăng điểm bằng những cây nến trắng

và dài tạo ra cảm giác xung lực mạnh cho nhà đầu tư, nhưng lưu ý là khối lượng không tương ứng làm cho quá trình

tăng điểm sẽ thiếu bền vững. Ngoài ra, giá tăng nhưng RSI không tăng tương ứng đã tạo ra tín hiệu phân kỳ giữa hai

đường này và đây là một tín hiệu cho quá trình đảo chiều nên nhà đầu tư cần thận trọng. Kháng cự trên của HNX-

Index là 70,5-71, khu vực đi ngang giữa tháng 8/2012 trước khi xảy ra vụ Bầu Kiên bị bắt. Mức hỗ trợ là 68,5, đỉnh

của những ngày cuối năm 2013 vừa rồi.

B. Thông tin hỗ trợ & tiêu cực

Thông tin hỗ trợ

Việt Nam vào danh sách “thị trường chứng khoán

cần theo dõi”

Một bài viết mang tựa đề “The emerging market to

watch in 2014” (tạm dịch: “Thị trường mới nổi cần theo

dõi trong năm 2014”) của hãng tin CNBC trích nhận

định của ông Sean Darby, chiến lược gia trưởng về

chứng khoán toàn cầu của công ty Jefferies đưa ra trong

một báo cáo: “Ở vào thời điểm mà các yếu tố căn bản ở

Indonesia và Thái Lan đang xấu đi, tình hình ở Việt Nam

lại trở nên khả quan hơn. Chúng tôi dự kiến thị trường

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm tốt hơn các thị trường

ngang tầm khác trong khu vực trong năm 2014”.

Tính đến ngày 23/12, chỉ số VN-Index của thị trường

chứng khoán Việt Nam đã tăng 23% từ đầu năm, so với

mức giảm 6% của chỉ số MSCI Emerging Markets Index

- thước đo các thị trường chứng khoán mới nổi - trong

cùng khoảng thời gian.

Ông Darby lưu ý rằng, thâm hụt thương mại - “gót Asin”

của nền kinh tế Việt Nam - đang dần cải thiện, trong khi

dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn duy trì ở

mức cao.

Trong 10 tháng đầu năm nay, FDI vào Việt Nam đạt 9,6

tỷ USD, trong đó 70% chảy vào khu vực sản xuất. Đồng

nội tệ ổn định cùng với chi phí nhân công cạnh tranh

được các chuyên gia xem là những yếu tố sẽ giúp Việt

Nam thu hút thêm vốn đầu tư trong thời gian tới.

“Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định

với lạm phát giảm. Hoạt động sản xuất gia tăng của các

công ty nước ngoài đang đóng góp tích cực cho nền kinh

tế Việt Nam”, ông Darby nói và nhấn mạnh, điều này

trái ngược với những gì đang diễn ra ở Ấn Độ và

Chỉ số Kháng cự - Hỗ trợ Yếu Mạnh

HOSE Hỗ trợ 505 500

Kháng cự 515 520

HNX Hỗ trợ 68,5 67

Kháng cự 70,5 73

Page 14: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

14

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Indonesia, hai quốc gia chứng kiến sự suy giảm tăng

trưởng và lạm phát tăng.

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng

5,5% trong năm 2014, với mức thất nghiệp nhỉnh hơn

6%. GDP của Việt Nam tăng 5,42% trong năm nay, so

với mức tăng 5,25% trong năm ngoái.

“Đây có lẽ là tốc độ “tối ưu” cho tăng trưởng kinh tế và

nếu lạm phát giảm thêm, lãi suất có thể hạ xuống nữa”,

ông Darby đánh giá.

Bên cạnh triển vọng kinh tế khởi sắc, Chính phủ Việt

Nam còn đang nỗ lực giải quyết vấn đề nợ xấu trong hệ

thống ngân hàng. Tháng 10 vừa qua, Công ty Quản lý tài

sản Việt Nam (VAMC) tuyên bố sẽ mua 118 triệu USD

nợ xấu từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (Agribank), ngân hàng thương mại lớn nhất Việt

Nam về tài sản.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Agribank có tỷ lệ

nợ xấu 6,1% tính đến tháng 6/2012. Chính phủ tuyên bố

hồi tháng 5 rằng, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3%

trở lên có thể sẽ buộc phải bán nợ xấu cho VAMC.

Ông Adreas Karall, Giám đốc đầu tư công ty quản lý quỹ

Asia Frontier Capital (Vietnam), nói, ông nhận thấy

“tiềm năng khởi sắc rất lớn” trong một chu kỳ kinh

doanh mới đã bắt đầu ở Việt Nam và dự kiến sẽ kéo dài

7 năm. Ngoài ra, ông Karall nói rằng, thị trường chứng

khoán Việt Nam đang hấp dẫn vì có tới khoảng 1/3 trong

hơn 700 công ty niêm yết có hệ số giá/thu nhập (P/E)

trong khoảng 6-7 lần.

“Nhiều cổ phiếu có mức cổ tức hơn 9%, thậm chí có một

số công ty có trạng thái tiền mặt ròng cao ngang với giá

trị vốn hóa”, ông Karall nói trong một buổi họp báo nhân

dịp thành lập quỹ AFC Vietnam Fund hồi đầu tháng này.

TTCK Việt Nam có gần 1,4 triệu tài khoản

Theo cập nhật mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến hết

năm 2013, TTCK Việt Nam có gần 1,4 triệu tài khoản

của NĐT. Trong đó, số lượng NĐT nước ngoài tăng

10%, đặc biệt là NĐT tổ chức nước ngoài tăng 55% so

với cuối năm 2012.

Sự gia tăng số lượng NĐT nước ngoài, nhất là NĐT tổ

chức là kết quả của quá trình thúc đẩy tái cơ cấu cơ sở

NĐT theo hướng tăng số lượng NĐT tổ chức chuyên

nghiệp, trong đó có thực hiện đơn giản hóa thủ tục cấp

mã số giao dịch đối với NĐT nước ngoài.

Trên cơ sở khung pháp lý đồng bộ về quỹ mở, quỹ đầu

tư bất động sản, quỹ ETF, công ty đầu tư chứng khoán,

đến nay, ngoài 10 quỹ mở đã ra đời, dự kiến sắp tới có

thêm 5 quỹ mở và 1 quỹ đầu tư bất động sản được cấp

phép hoạt động.

Theo định hướng tái cấu trúc cơ sở NĐT mà Ủy ban

Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tập trung triển khai

trong năm 2014, sẽ tiếp tục khuyến khích hình thành và

phát triển các NĐT tổ chức, đặc biệt là quỹ hưu trí tự

nguyện. Đến nay, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng

Chính phủ Đề án phát triển quỹ hưu trí tự nguyện. Khi

triển khai chính sách mới này, sẽ góp phần giá tăng NĐT

có tổ chức bền vững cho TTCK.

Khối ngoại ‘đổ’ hơn 6.800 tỷ đồng vào TTCK Việt

Nam 2013

Trong năm 2013, khối nhà đầu tư nước ngoài đã mua

ròng tới 5.505 tỷ đồng trên HOSE và 1.324 tỷ đồng trên

HNX. Trong bối cảnh nền kinh tế năm 2013 vẫn còn

phải chịu nhiều thách thức, nhưng thị trường chứng

khoán Việt Nam lại được đánh giá là có mức tăng trưởng

ấn tượng nhất so với các thị trường mới nổi khác trong

năm 2013. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm

2013, chỉ số VN-Index đứng ở mức 504,63 điểm, tức

tăng 90,9 điểm (21,97%), còn chỉ số HNX-Index cũng đã

tăng 10,75 điểm (18,83%) lên mức 67,84 điểm. Hòa

cùng với những diễn biến sôi động của các nhà đầu tư

trong nước, khối nhà đầu tư nước ngoài đã có những

đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng tích cực của thị

trường chứng khoán năm 2013.

Cụ thể, khối nhà đầu tư nước ngoài năm vừa qua đã giao

dịch rất sôi động, họ mua vào 1,714 tỷ cổ phiếu, trị giá

lên tới 48.878 tỷ đồng, trong khi bán ra 1,532 tỷ cổ

phiếu, tương ứng 42.049 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua

ròng đạt tới 190,73 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị

mua ròng đạt 6.829 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với

mức mua ròng hơn 4.400 tỷ đồng của năm 2012. Như

vậy, có thể thấy khối nhà đầu tư nước ngoài trong năm

2013 tiếp tục kỳ vọng khá lớn và TTCK Việt Nam.

Trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng lên tới

5.505 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng mua ròng là

89,14 triệu cổ phiếu tăng khoảng 66,82% so với mức

mua ròng hơn 3.300 tỷ đồng của năm 2012. Trong đó, họ

thực hiện mua vào 1,323 tỷ cổ phiếu và bán ra 1,234 tỷ

Page 15: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

15

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

cổ phiếu. Giá trị mua ròng đạt 44.685 tỷ đồng còn giá trị

bán ra là 39.180 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 391,11

triệu cổ phiếu và bán ra 289,52 triệu cổ phiếu, với giá trị

mua vào đạt 4.192 tỷ đồng, giá trị bán ra là 2.868 tỷ

đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 101,59 cổ phiếu,

tương đương với giá trị mua ròng đạt 1.324 tỷ đồng, tăng

khoảng 8,7% so với mức mua ròng 1.218 tỷ đồng của

năm 2012.

Lãi margin đã giảm đến mức chấp nhận được

(ĐTCK) Trong tháng 12, một số CTCK điều chỉnh giảm

lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ (margin) từ mức 15 -

15,5%/năm xuống xấp xỉ 14,8%/năm. Hiện tại, lãi suất

margin thấp nhất là 14,5%/năm, tương đương

0,04028%/ngày, thuộc về CTCK Ngân hàng Việt Nam

Thịnh Vượng (VPBS). Từ ngày 2/12, CTCP Chứng

khoán VNDirect (VND) và CTCP Chứng khoán FPT

(FPTS) cùng giảm lãi suất margin. Tại VNDirect, lãi

suất cho vay giao dịch ký quỹ/phí dịch vụ giao dịch cầm

cố với ngân hàng là 14,8%/năm, lãi suất ứng trước tiền

bán là 0,041%/ngày.

Theo VNDirect, Công ty áp dụng giảm phí dịch vụ tài

chính vào thời điểm này nhằm hỗ trợ nhà đầu tư có cơ

hội gia tăng lợi nhuận. Đối với FPTS, lãi suất cho vay

margin mới là 0,04%/ngày, thay cho lãi suất cũ

0,045%/ngày; lãi suất ứng trước mới là 0,04%/ngày.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương

Việt Nam (VCBS) điều chỉnh lãi suất cho vay đối với

sản phẩm giao dịch mua ký quỹ và ứng trước tiền bán

chứng khoán xuống 0,040%/ngày, tương đương

14,4%/năm, so với mức trước đây là 0,041%/ngày,

tương đương 14,76%/năm.

Có thị phần môi giới hàng đầu, CTCP Chứng khoán TP.

HCM (HSC) và CTCK Sài Gòn (SSI) cũng thông báo

điều chỉnh giảm lãi suất margin. Cụ thể, tại HSC, mức

lãi suất margin và tiền ứng trước bán chứng khoán áp

dụng từ ngày 9/12/2013 là 0,043%/ngày, thay cho mức

cũ 0,045%/ngày. Tại SSI, từ đầu tháng 12, mức phí ứng

trước tiền bán chứng khoán là 0,0403%/ngày, tương

đương 14,5%/năm, phí tối thiểu 55.000 đồng/lần ứng

trước; lãi suất cho vay đối với giao dịch ký quỹ là

0,0403%/ngày, tương đương 14,508%/năm.

Trao đổi với ĐTCK, các CTCK chia sẻ, hạ lãi suất sẽ

góp phần thúc đẩy thanh khoản cho thị trường, đồng thời

cũng tạo tính cạnh tranh hơn cho dịch vụ margin của

công ty.

Theo trưởng phòng môi giới của một CTCK, các CTCK

đang “cân đong đo đếm” nên lãi suất margin chưa giảm

nhiều, một phần do cuối năm dòng tiền của các CTCK

khó khăn hơn. Một số CTCK và các ngân hàng có thể

thừa vốn, nhưng cũng phải cân đối nguồn nên dịp cuối

năm thường không tiến hành giảm lãi suất. Dự báo, đầu

năm 2014, mức lãi suất sẽ hấp dẫn hơn. Cũng theo vị

này, hầu hết nhà đầu tư vẫn thích sử dụng margin, nhất

là khi thị trường tăng điểm thì tỷ lệ nhà đầu tư sử dụng

đòn bẩy tài chính nhiều hơn.

Nguyên nhân chính là mức lãi suất margin đã thấp hơn

nhiều so với thời gian trước. Chẳng hạn, với những nhà

đầu tư ngắn hạn, nếu bình quân mỗi phiên giá cổ phiếu

tăng 1%, thì sau 4 phiên sẽ lãi 4%. Trong khi đó, với lãi

suất khoảng 0,041%/ngày, cộng với phí giao dịch 2 đầu

mua bán, thì chi phí nhà đầu tư bỏ ra chỉ khoảng 0,4 -

0,5%.

Như vậy, chi phí bỏ ra là không đáng kể so với cơ hội lợi

nhuận lớn mà nhà đầu tư thu được.

Tháng 12 là thời điểm nhiều doanh nghiệp chốt danh

sách cổ đông để trả cổ tức, một số nhà đầu tư có chiến

thuật sử dụng đòn bẩy tài chính để sở hữu cổ phiếu trước

ngày này nhằm hưởng cổ tức, sau đó bán ra. Mức cổ tức

bằng tiền mặt được các doanh nghiệp công bố dao động

từ 5 - 20%/mệnh giá.

Đây là mức cổ tức không “tệ” so với lãi suất tiết kiệm và

so với chi phí mà nhà đầu tư trả cho CTCK hoặc ngân

hàng trong ngắn hạn, đặc biệt là khi thị giá cổ phiếu thấp

hơn nhiều mệnh giá. Tất nhiên, cổ phiếu đó phải có yếu

tố cơ bản tốt để giá không giảm sau khi giá tham chiếu bị

điều chỉnh kỹ thuật.

Thực tế, thị trường luôn tồn tại rủi ro, dòng tiền đổ vào

chứng khoán nhanh cũng có thể “lốc xoáy” đi ra. Nếu

nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức thì bên

cạnh khả năng lãi lớn là khả năng lỗ lớn. Trường hợp thị

trường hoặc cổ phiếu đó bất ngờ có diễn biến xấu thì nhà

đầu tư có nguy cơ mất vốn. Mặc dù vậy, nhiều CTCK

cho biết, số nhà đầu tư sử dụng margin thời gian qua

tăng lên, góp phần giúp thị trường sôi động hơn.

Page 16: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

16

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Thông tin tiêu cực

2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết

Điều đáng buồn nhất là TTCK năm 2013 chứng kiến đến

4 doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc do quy chế

công bố thông tin. Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi

hoàn toàn tự nguyện của 12 doanh nghiệp. Nếu như năm

2011 một doanh nghiệp hủy niêm yết sẽ là chủ đề bàn ra,

bàn vào hết tháng này qua tháng khác thì nay tình hình

đã quay ngoắt 180 độ khi câu chuyện rời sàn trở nên phổ

biến đến mức nhà đầu tư chặc lưỡi: Đó là chuyện của

doanh nghiệp, chuyện của cổ đông công ty đó. Chẳng

phải chuyện của mình! Đối với những doanh nghiệp có

độ phủ cổ đông lớn hơn thì có thêm chút quan tâm

nhưng nhìn chung những câu hỏi mang tầm "vĩ mô"

không còn nữa.

Nếu như năm 2012 các phương tiện truyền thông giật tít:

"Chưa năm nào có nhiều cổ phiếu bị hủy niêm yết như

năm nay" thì năm nay tít này vẫn mới. Kỷ lục 22 cổ

phiếu bị hủy niêm yết của năm 2012 đã là dĩ vãng khi

năm 2013 có đến 37 doanh nghiệp rời sàn.

Năm 2013, việc tái cơ cấu đã lên đến cao trào khi mà "cơ

thể cũ" không gánh vác nổi hoạt động kinh doanh hiện

hành một cách tốt nhất. Nhiều doanh nghiệp chọn

phương án sáp nhập với doanh nghiệp khác để mạnh

hơn. Những cuộc cộng gộp xảy ra ngay trên thị trường

niêm yết và đã khiến TTCK chia tay 5 mã cổ phiếu.

Và, thị trường cũng buồn với sự ra đi hoàn toàn tự

nguyện của 12 doanh nghiệp. Đơn giản họ rời sàn theo ý

nguyện của ĐHCĐ là cấp cao nhất của một doanh

nghiệp cổ phần. Không quá nhiều lý do được đưa ra.

Năm 2012, các doanh nghiệp hủy niêm yết chủ yếu là do

lỗ 3 năm liên tiếp hoặc đã được chấp thuận niêm yết

nhưng rồi nhận thấy chưa phải là thời cơ nên lặng lẽ rời

sàn. Sang năm 2013, bức tranh hủy niêm yết đã có màu

sắc tái cơ cấu khi rất nhiều doanh nghiệp hủy để bắt đầu

một cơ hội mới. Để sáp nhập và tái cấu trúc công ty,

nhiều doanh nghiệp đã phải rời sàn niêm yết như PVFC,

PHT, SEL, RHC, DHL.

Điểm đáng chú ý là số doanh nghiệp hủy niêm yết vì

thua lỗ 3 năm liên tiếp và lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ

chỉ chưa bằng một nửa tổng lượng cổ phiếu hủy niêm

yết. Trong số những doanh nghiệp rời sàn niêm yết vì lỗ,

chỉ có STL đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom

và đã tạo sóng giá lớn. Điều đáng buồn nhất là TTCK

năm 2013 chứng kiến đến 4 doanh nghiệp bị hủy niêm

yết bắt buộc do quy chế công bố thông tin. Trong đó có

chứng khoán Tràng An và Chứng khoán Golden Bridge.

Năm 2013 đã có 15 CTCK không còn hoạt động

Theo UBCK năm qua, đã có 58/94 công ty có lỗ lũy kế;

có 5 CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát; 9 công ty bị

đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Theo UBCK Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt

Nam năm 2013 đã có những diễn biến khả quan nhờ vào

những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp

tích cực trong lĩnh vực chứng khoán, cụ thể như sau:

Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ

đồng, tăng 31% so với năm 2012. Chỉ số VN-Index tăng

trên 22%; HN-Index tăng 13% so với cuối năm 2012.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là 1

trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới;

riêng thị trường trái phiếu có mức tăng lớn nhất trong

khu vực. Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng

(tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương

đương 31%GDP; trong đó tổng dòng vốn nước ngoài

tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so

với cuối năm 2012. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt

222 nghìn tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5

nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu

Chính phủ đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%.

Tuy nhiên, UBCK cũng thẳng thắn nhận định rằng, trong

năm qua tốc độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh

nghiệp Nhà nước còn chậm. Năm 2013 có 32 doanh

nghiệp đấu giá cổ phần hóa trên thị trường với giá trị

1.236 tỷ đồng (thấp hơn nhiều so với các năm trước

đây).

Hoạt động của công ty niêm yết có tín hiệu khả quan hơn

nhưng vẫn còn khó khăn, theo báo cáo ước khoảng 136

công ty có lỗ lũy kế; và trong năm 2013 có 28 công ty

hủy niêm yết.

Kinh doanh của các Công ty chứng khoán còn khó khăn.

Dựa trên cơ sở báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng của các công

ty chứng khoán, UBCK đã phân loại các công ty chứng

khoán thành 4 nhóm: (i) Nhóm 1: hoạt động lành mạnh

gồm 79 công ty; (ii) Nhóm 2: hoạt động bình thường

gồm 8 công ty; (iii) Nhóm 3: bị kiểm soát gồm 5 công ty;

(iv) Nhóm 4: bị kiểm soát đặc biệt gồm 9 công ty. Cũng

Page 17: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

17

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

theo UBCK năm qua, đã có 58/94 công ty có lỗ lũy kế;

có 5 CTCK bị đặt vào tình trạng kiểm soát; 9 công ty bị

đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Đã ra Quyết định chấp thuận rút nghiệp vụ Môi giới

chứng khoán của 6 CTCK; nghiệp vụ Tự doanh của 2

CTCK; nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của 04 CTCK; rút

nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của 1 CTCK; hợp

nhất đối với 2 CTCK, tiến hành thủ tục giải thể đối với 3

CTCK; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu

ký chứng khoán của 02 CTCK. Như vậy trên thực tế đã

có 15 công ty không còn hoạt động.

Doanh nghiệp tái cơ cấu không được bán cổ phần lần

đầu thấp hơn mệnh giá

Ngày 17/12/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư

194/2013/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp

100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa

theo quy định tại nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày

18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư này có

hiệu lực từ ngày 10/02/2014.

Thông tư này áp dụng cho công ty mua bán nợ Việt Nam

(DATC) và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau

khi được xử lý tài chính và định giá lại nhưng giá trị thực

tế của DN thấp hơn các khoản phải trả của doanh nghiệp

(gọi là doanh nghiệp tái cơ cấu).

Việc mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC phải

đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu

quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá

trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, tái cơ cấu doanh

nghiệp theo quy định.

Trước khi IPO, DATC sẽ định giá lại doanh nghiệp.

Việc xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu sẽ quyết

định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh

nghiệp tái cơ cấu. Mức giảm trừ tối đa bằng số âm vốn

chủ sở hữu tại báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất (đã

được điều chỉnh theo kết quả xác định giá trị doanh

nghiệp) trừ đi phầm giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ

nợ khác và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ

sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ (tính đến thời

điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ).

Một điểm nổi bật của thông tư này là việc IPO các doanh

nghiệp tái cơ cấu này thực hiện theo Nghị định

59/2011/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài

chính trong đó giá bán cổ phần cho người lao động và tổ

chức công đoàn tại DN tái cơ cấu không thấp hơn mệnh

giá cổ phần theo quy định (thông thường cán bộ công

nhân viên được mua cổ phần bằng 60% thị giá chào bán

trong đợt IPO lần đầu).

Công ty mua bán nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu

được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần.

Cũng theo Điều 7 thông tư này, nếu việc chào bán không

thành công (không đủ nhà đầu tư tham gia) thì Ban chỉ

đạo cổ phần hóa sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt xem xét điều chỉnh lại mức giá khởi điểm nhưng

không thấp hơn mệnh giá để bán thỏa thuận cho nhà đầu

tư.

Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp là phần thặng dư bán

cổ phần, nếu thiếu được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp

và phát triển doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tái cơ cấu không phải mở tài khoản phong

tỏa khi thực hiện bán cổ phần.

(FPTS Tổng hợp)

Page 18: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

18

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước thông báo việc công ty đại chúng

thực thi quy định thực hiện cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường tập trung

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thông báo việc thực thi quy định về thực hiện cam kết đưa chứng khoán

vào giao dịch trên thị trường tập trung trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán đối với

công ty đại chúng với nội dung như sau:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (có hiệu lực thi hành kể từ

ngày 01/07/2011), Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải đáp ứng điều kiện cam kết

đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán

được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm

cam kết đưa chứng khoán chào bán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức như sau:

Hình thức phạt chính: phạt từ 100 - 150 triệu đồng đối với hành vi không đưa chứng khoán đã chào bán ra công

chúng vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, trừ trường

hợp không đủ điều kiện niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Biện pháp khắc phục hậu quả: cá nhân, tổ chức vi phạm phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho

nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

của ngân hàng mà cá nhân , tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời

điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu

của nhà đầu tư. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp khắc phục

có hiệu lực thi hành.

Để đảm bảo việc thực thi đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tham gia

mua cổ phiếu, UBCKNN đề nghị Công ty đại chúng đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện

đúng cam kết đưa chứng khoán chào bán vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011). Công ty phải hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện của cổ đông do vi phạm cam kết trên.

Trường hợp Công ty vi phạm xảy ra sau thời điểm 15/11/2013, Công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số

108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán

và TTCK (có hiệu lực từ ngày 15/11/2013) quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm cam kết đưa chứng khoán chào

bán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo để các Công ty được biết và thực hiện.

(Nguồn: UBCK)

THÔNG TIN PHÁP LUẬT

Page 19: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

19

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Đánh giá về hoạt động thoái vốn năm 2013

Ngày 02/01/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo

điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Nghị quyết một lần nữa đề cập đến vấn đề tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), vốn thu hút sự chú ý trong

hơn một năm qua. Điểm mới trong Nghị quyết lần này của Chính phủ - hứa hẹn sẽ có những cải tiến đáng kể trong

quá trình tái cơ cấu DNNN là quy định tái cơ cấu DNNN theo ngành, lĩnh vực kinh doanh mà không phân biệt cấp, cơ

quan quản lý. Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giảm và bán toàn bộ vốn Nhà nước ở

các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường và lộ trình đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, việc "bảo toàn vốn" không được nhắc đến trong Nghị quyết lần này.

Tuy vậy, tính đến thời điểm cuối tháng 9 tổng số vốn đầu tư ngoài ngành gần 21.800 tỷ đồng, nhưng số vốn đã được

thoái trong hai năm qua chưa đạt 20%, tương ứng với 4.164 tỷ đồng.

Vậy, ngoài ý chí chủ quan của đơn vị thực hiện thoái vốn, thì lý do nào khiến việc thoái vốn của các Tập đoàn,

Tổng công ty, Công ty nhà nước gặp khó khăn như thế?

Cái đáng nói đầu tiên có lẽ là những vướng mắc và mâu thuẫn trong các quy định về pháp luật có liên quan.

Việc thoái vốn tại Tập đoàn (TĐ), Tổng Công ty (TCT) còn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và các văn bản

pháp luật về quản lý vốn nhà nước. Theo đó, những trường hợp chào bán số lượng lớn cổ phần (có tổng giá trị mệnh

giá trên 10 tỷ đồng) của các DN chưa niêm yết còn chịu sự ràng buộc về điều kiện chào bán công khai ra công chúng

của cổ đông lớn quy định tại Điều 21 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012. Vì vậy, những trường hợp DN

có vốn góp của TĐ, TCT đang kinh doanh thua lỗ sẽ không đủ điều kiện để chào bán công khai nên cũng ảnh hưởng

đáng kể đến tiến độ thoái vốn.

Một trong những lý do chính khiến kế hoạch thoái vốn không thực hiện được đó là quy định của Nhà nước về thoái

vốn đối với các khoản đầu tư tài chính phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không được thấp

hơn giá thị trường hoặc không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của các đơn vị có vốn góp. Do đó, khó khăn nhất

là chưa có quy định cụ thể xác định thế nào là bảo toàn vốn. Và trong trường hợp hiện giá cổ phiếu đang rất thấp, nếu

thoái vốn phải đảm bảo bảo toàn vốn tại các danh mục kinh doanh thua lỗ thì gần như không thể thực hiện được.

Hiện tại, các DNNN có được thoái vốn dưới mệnh giá hay không, vẫn chưa thực cụ thể. Giới chuyên môn cho rằng

với Nghị định 151 mà Chính phủ vừa ban hành, chính thức cho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

(SCIC) được bán vốn dưới mệnh giá đối với DN sản xuất kinh doanh thua lỗ, và Nghị định 206 về quản lý nợ do Nhà

nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thay thế cho nghị định 69 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của các DNNN

mà theo đó các DNNN sẽ được quyền bán nợ xấu cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, thì

quyết định để các DNNN được thoái vốn dưới mệnh giá có thể chỉ còn là chuyện nay mai.

Nhưng rốt cuộc, có nên đồng loạt cho phép các DNNN được bán lỗ vốn Nhà nước? Và nếu cho phép, cơ quan nào sẽ

đứng ra thiết lập hệ thống định giá chuẩn mực và độc lập, cũng như mất bao lâu mới có hệ thống này? Để bên cạnh

việc tạo hành lang cho các đơn vị tái cấu trúc nhanh, tận dụng cơ hội thị trường đang có nhiều nguồn lực “chờ sẵn”

thời cơ sở hữu các ông lớn, việc thoái vốn của các DNNN vẫn đảm bảo có thể mang lại lợi nhuận tối đa cho nguồn

vốn Nhà nước, mà không bị thao túng vì lợi ích nào khác ngoài lợi ích quốc gia?

Đó là chưa kể đến diễn biến tiêu cực thị trường chứng khóan ảnh hưởng xấu đến tiến độ và kết quả thoái vốn của

doanh nghiệp kể cả khi lựa chọn thực hiện thoái vốn trên sàn giao dịch, đấu giá, thỏa thuận.

Trong năm 2014, đẩy mạnh cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn vẫn được coi là một nhiệm vụ trọng

tâm của Chính phủ. Theo đó, các chế tài sẽ được cải thiện tối đa tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thoái vốn

GÓC TRAO ĐỔI DOANH NGHIỆP

Page 20: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

20

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

DỊCH VỤ TƯ VẤN

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Tư vấn cổ phần hóa

Tư vấn chào bán chứng khoán

Tư vấn phát hành

Tư vấn niêm yết

Tư vấn tái cấu trúc vốn

Tư vấn bảo lãnh phát hành

Tư vấn lập dự án đầu tư

Tư vấn thẩm định dự án đầu tư

Tư vấn định giá

Dịch vụ rà soát đặc biệt

Tư vấn dự báo tài chính

Tư vấn Mua bán và Sáp nhập DN

Tư vấn hoàn thiện DN

Tư vấn Quan hệ nhà đầu tư

cũng như đảm bảo khung pháp lý để Doanh nghiệp tuân thủ theo đúng tiến độ đã đề ra. Tuy nhiên, để hoạt động thoái

vốn được thực hiện có hiệu quả theo đúng tiến độ, bản thân các đơn vị đang thực hiện quản lý vốn cũng phải tích cực

tìm tòi phương pháp định giá, lựa chọn hình thức bán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Trường hợp thoái vốn

được nhưng có thể phát sinh lỗ, không bảo toàn vốn đầu tư dẫn tới tâm lý sợ trách nhiệm nên nhiều Doanh nghiệp cố

đợi đến lúc thị trường phục hồi mới thực hiện thoái vốn cũng đã được nới lỏng bằng quy định cho phép Doanh nghiệp

bán dưới mệnh giá.

Tuy cũng còn một số bất cập trong pháp lý, nhưng hi vọng rằng những tháng đầu năm 2014, các cơ quan quản lý sẽ

nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn với Nghị định 71, mở đường cho doanh nghiệp thoái vốn

được thuận lợi, hiệu quả.

(FPTS tổng hợp)

Page 21: BẢN TIN TÀI CHÍNH · tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa

21

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM CỦA FPTS

Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi

là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của

các thông tin này.

Cá nhân/tổ chức sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan

của chuyên viên phân tích FPTS. Cá nhân/tổ chức sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà

không bị phụ thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.

Các thông tin liên quan có thể được xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu.