Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page...

24
SỐ 59 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 05/2018 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Transcript of Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page...

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

SỐ 59

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 06 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 05/2018

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CROWDSOURCING - MÔ HÌNH “MỜI GỌI RỘNG RÃI”

Crowdsourcing là gì?

Crowdsourcing hay “mời gọi rộng rãi” là khái niệm về một mô hình sử dụng nguồn lực mới và ưu thế của đám đông, đó là hình thức giao công việc cho một cộng đồng hoặc một nhóm người, thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó.

Vì sao Crowdsourcing trở thành xu hướng

Thứ nhất, crowdsourcing cung cấp cho các công ty một phương pháp tiếp cận và khai thác đám đông hiệu quả và sáng tạo hơn.

Thứ hai, với các vấn đề ngày càng phức tạp mà chúng ta đang phải đối mặt, hợp tác đông đảo đã trở nên cần thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế chia sẻ

Thứ ba, khách hàng càng ngày càng đòi hỏi được tham gia nhiều hơn vào việc tạo ra sản phẩm. Họ mong đợi được đồng sáng tạo và dẫn dắt những xu thế đổi mới.

Các điển hình về Crowdsourcing

Trong lĩnh vực sản xuất:

Có thể thấy qua ví dụ của công ty GE Appliances, trước kia vốn là một chi nhánh của General Electrics (GE), nay đã được bán lại cho tập đoàn Haier. Công ty này có một trung tâm phát triển sản phẩm mới nơi mà ý tưởng được xây dựng bằng phương pháp crowdsourcing và những ý tưởng được bình chọn cao nhất bởi các thành viên tham gia sẽ được đưa vào sản suất và thử nghiệm trên thị trường. Những thành viên tham gia "phát minh" ra sản phẩm mới sẽ được thưởng từ 500- 2.500 USD cho mỗi ý tưởng được chọn kèm thêm 0,5% hoa hồng trên doanh số. Những sản phẩm có doanh số cao sẽ được đưa vào doanh mục sản phẩm chính thức của GE.

Hay trong sự kiện CrowdSpring, LG kêu gọi cộng đồng tham gia thiết kế điện thoại di động mới của hãng với giải thưởng 20 ngàn đô la. Nếu theo cách làm cũ, LG sẽ phải trả hàng triệu đô cho một hãng thiết kế để thực hiện cùng công việc đó.

Trong lĩnh vực bán lẻ:

Procter & Gamble, Starbucks, Dell, Best Buy, Threadless, và Nike đều đã tạo ra các diễn đàn trực tuyến cho phép khách hàng đóng góp ý tưởng tạo ra những sản phẩm hay những thông điệp mới. Starbucks nhận được hơn 17,000 ý kiến về sản phẩm cà phê của mình chỉ trong vòng 14 tháng đầu tiên khi diễn đàn trực tuyến mystarbucksidea.com đi vào hoạt động.

Trong lĩnh vực giao nhận:

Trong lĩnh vực logistics, khi so sánh các hãng vận chuyển sử dụng một đội tài xế chuyên nghiệp toàn thời gian với Amazon Flex, công ty sử dụng một tập hợp “linh hoạt” tài xế bán thời gian từ crowdsourcing có thể thấy những ưu việt của loại hình này. Thật vậy, khi sản lượng tăng đột biến – thường xảy ra trong mùa lễ – các hãng vận tải có năng lực cố định phải mở rộng đội xe của mình và thực hiện quy trình nhiêu khê để tuyển dụng nhân viên hoặc nhà thầu tạm thời. Sự thiếu hụt tài xế trên thực tế đã trở thành một thách thức lớn đối với các nhà vận tải trong những năm gần đây, không chỉ trong những ngày nghỉ, mà còn hàng tuần vì số lượng kiện hàng và nhu cầu về năng lực có xu hướng biến động liên tục. Thông thường điều này gây nên sự chậm trễ giao hàng, khách hàng thất vọng và mất cơ hội kinh doanh. Amazon, ngay lập tức có thể mở rộng năng lực của mình trong những khoảng thời gian có nhu cầu cao, chỉ bằng cách đăng nhiều tuyến đường hơn trên ứng dụng

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Amazon Flex của mình cho những người lái xe đã được kiểm duyệt và sẵn sàng cho các công việc trong một ngày. Lợi ích này cũng phát huy hiệu quả ở những thời điểm có nhu cầu thấp: vì Amazon không có nghĩa vụ hợp đồng để sử dụng các tài xế từ crowdsourcing, nó có thể dễ dàng giảm số lượng các tài xế hoạt động bất cứ khi nào cần thiết và tránh chi phí không sử dụng. Nói cách khác, Amazon được định vị tốt hơn rất nhiều để linh hoạt công suất của nó và hoàn toàn phù hợp với lượng cung tài xế với nhu cầu giao hàng.

Ngoài ra về quy mô và khả năng kiểm soát dịch vụ, crowdsourcing cho phép Amazon đảm bảo rằng sẽ luôn có sẵn tài xế cho bất kỳ nhiệm vụ giao hàng nào. Đây là điểm ưu việt so với các phương thức sử dụng đội tài xế cố định truyền thống, bởi họ có thể vắng mặt vào phút chót vì nhiều lý do khác nhau, trong khi số lượng tài xế cố định bị giới hạn khiến việc thay thế trở nên khó khăn. Với crowdsourcing, Amazon có thể kiểm soát việc luôn có tài xế thực hiện giao nhận theo lộ trình và tiến độ yêu cầu vì họ chỉ trả tiền cho tài xế khi họ được chỉ định một tuyến đường. Do đó, họ có thể tuyển dụng và cho phép tham gia một số lượng không hạn chế các tài xế mà không có chi phí lao động cao (và thực tế – chỉ riêng ở Mỹ, Amazon đã có trên 100.000 lái xe trong vòng hai năm kể từ khi tung ra Amazon Flex).

Hơn nữa, Amazon có thể dễ dàng khởi động các thị trường phân phối mới, đơn giản bằng cách bật ứng dụng và đăng ký các tài xế mới, đồng thời không phải trải qua quá trình tuyển dụng tốn kém thời gian, chi phí. Đây là cách Amazon đã cho ra mắt Amazon Flex cho hơn 50 thị trường ở Mỹ (và gần đây – 7 thị trường mới ở Anh) chỉ trong hai năm.

Kết luận

Thực tế cho thấy khả năng nhân rộng của crowdsourcing mang lại cho Amazon một lợi thế cạnh tranh to lớn so với các hãng vận chuyển có năng lực cố định khi tận dụng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng chặng cuối (last-mile delivery). Giao hàng tận nơi trong hai giờ, cùng ngày và ban đêm được thực hiện với crowdsourcing: Amazon luôn có thể tìm thấy tài xế sẵn có bất kỳ giờ nào trong ngày, và cho phép khách hàng chọn thời gian giao hàng ưa thích của mình đồng thời giảm thiểu xác suất (và chi phí) của các lần gửi hàng không thành công. Điều này giúp Amazon làm hài lòng khách hàng và tăng thêm lòng tin, lòng trung thành và giá trị lâu dài cho khách hàng.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

ĐÔNG NAM Á – MỎ VÀNG CỦA CÁC HÃNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Với hơn 330 triệu người dùng Internet tại Đông Nam Á, thương mại điện tử (TMĐT) được dự báo sẽ trở thành một ngành kinh tế lớn tại khu vực này trong vài năm tới. Theo nghiên cứu của Google, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đã đạt giá trị 50 tỷ USD trong năm 2017. Với dân số trẻ bùng nổ với thu nhập tăng, hệ thống thanh toán khả dụng hơn và việc thiếu hoạt động bán lẻ có tổ chức, tăng trưởng của nền kinh tế Internet tại khu vực này - được dự báo tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2025.

Dưới đây là 6 nguyên nhân giúp Đông Nam Á sẽ trở thành "mỏ vàng" đối với các hãng TMĐT, được tổng hợp bởi Tech In Asia với dữ liệu dẫn từ nghiên cứu của iPrice Group.

1. Đông Nam Á là nền kinh tế chuộng di động

Trung bình người dân tại Đông Nam Á dành khoảng 3,6 giờ đồng hồ để truy cập Internet qua thiết bị di động, mức cao nhất thế giới.

Theo phân tích của iPrice Group tại 6 quốc gia lớn trong khu vực (gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan), TMĐT qua di động (được gọi là "m-commerce") tăng trưởng trung bình 19% và chiếm khoảng 72% tổng lượng truy cập web. Dẫn đầu là Indonesia với 87% lượng truy cập web là qua thiết bị di động.

2. Người Đông Nam Á dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến

Trung bình, người dân tại Đông Nam Á dành khoảng 140 phút để mua sắm trực tuyến mỗi tháng, thời gian gấp đôi so với người Mỹ.

Theo đó, khách hàng ở Đông Nam Á có xu hướng mua sắm trên các trang TMĐT trong giờ làm việc. Số lượng đơn hàng đạt mức cao nhất trong khoảng từ 9h sáng tới 5h chiều - giờ hành chính thông thường tại các công sở hoặc trường học. Tuy nhiên, xu hướng này khác biệt tại Singapore với giờ cao điểm của mua sắm trực tuyến là 10h đêm. Người dân Đông Nam Á cũng có xu hướng mua sắm vào các ngày trong tuần nhiều hơn so với cuối tuần. Tuy nhiên, lượng quy cập qua di động lại đạt mức cao nhất vào ngày cuối tuần, cho thấy có thể khách hàng vào các trang TMĐT để tìm hiểu sản phẩm trong thời gian này và sau đó thực hiện mua vào một ngày trong tuần.

Tỷ lệ đơn hàng vào các thời điểm trong ngày Tỷ lệ chuyển đổi (CR) các ngày trong tuần

3. Các startup TMĐT đã huy động gần 8 tỷ USD trong năm 2017

Theo nghiên cứu của Google, "tỷ lệ đầu tư vào các startup tại Đông Nam Á hiện tương đương với của Ấn Độ". Tính tới năm 2016, các startup TMĐT tại Đông Nam Á đã huy động được hơn 2,52 tỷ USD. Nhưng chỉ trong năm 2017, con số này đã tăng gấp 3 lên 7,86 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Một trong những phép đo quan trọng nhất đối với bất kỳ hãng TMĐT nào là tỷ lệ chuyển đổi (là tỷ lệ giữa tổng số người dùng truy cập vào website với số người đặt đơn hàng). Tỷ lệ này phản ánh cả chất lượng hoạt động marketing của công ty lẫn tính hiệu quả của website. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi có tác động đáng kể tới doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Theo nghiên cứu này, các hãng thương mại tử tại Việt Nam đang dẫn đầu về tỷ lệ chuyển đổi - cao hơn 30% so với mức trung bình. Theo sau là Singapore và Indonesia.

5. Giá trị trung bình của giỏ hàng tương quan mật thiết với GDP đầu người

Giá trị trung bình của giỏ hàng là một thước đo quan trọng khác có tác động lớn tới lợi nhuận của một doanh nghiệp. Đây là thước đo số tiền trung bình khách hàng chi trên một đơn hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Singapore là quốc gia có GDP đầu người cao nhất (90.530 USD), còn Việt Nam là nước có GDP đầu người thấp nhất. Theo đó, các hãng TMĐT tại Singapore có giá trị trung bình đơn hàng cao nhất với 91 USD, cao gấp 3,7 lần so với mức 23 USD của Việt Nam.

Tỷ lệ chuyển đổi tại các nước năm 2017 GDP đầu người tại các nước năm 2017

6. Chuyển khoản ngân hàng là phương thức thanh toán phổ biến nhất

Với tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng thấp tại Đông Nam Á (trừ Singapore), các hãng TMĐT ở khu vực này đối mặt với những thách thức khác hẳn so với khu vực khác ở phương Tây. Từ sự thiếu thốn này, nhiều giải pháp thanh toán đã được đưa ra. Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) là phương thức thanh toán được hơn 80% các hãng TMĐT tại Việt Nam và Philippines áp dụng. Trong khi đó, chuyển khoản qua ngân hàng là phương thức phổ biến tại Indonesia (94%), Việt Nam (86%) và Thái Lan (79%). Gần 50% trang TMĐT ở Thái Lan và Việt Nam có điểm nhận thanh toán. Thanh toán bằng phương thức trả góp tương đối phổ biến tại Việt Nam (47%) và Indonesia (42%).

Một trong những thách thức lớn nhất với sự tăng trưởng của nền kinh tế Internet tại Đông Nam Á là thiếu nhân lực bản địa. Điều này dẫn tới việc mở cửa cho các trung tâm công nghệ tại những khu vực khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ - nơi những nhân lực hàng đầu luôn sẵn có. Tuy nhiên, các thị trường mới nổi Đông Nam Á thường phải cân nhắc giữa việc tuyển dụng nhân sự ngoại quốc nhiều kinh nghiệm với nhân sự bản địa hiểu thị trường nhưng ít kinh nghiệm hơn.

Thời gian sẽ chứng minh các dự báo về nền kinh tế Internet của Đông Nam Á. Theo Google, sự thành công của các startup TMĐT tại khu vực này phụ thuộc phần lớn vào việc các giám đốc điều hành phát triển công ty như thế nào trong bối cảnh nền kinh tế Internet đi dần tới bước trưởng thành.

Back

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

ĐIỀU KIỆN KẾT NỐI CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

Ngày 14/05/2018, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018.

QUY ĐỊNH TÀU BIỂN, PHƯƠNG TIỆN THỦY PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ AIS

Ngày 09/04/2018, Bộ GTVT đã ban hành thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định tàu biển, phương tiện thủy phải lắp đặt thiết bị AIS (Hệ thống nhận dạng tự động - Automatic Identification System) hoạt động trong vùng nước cảng biển, tuyến vận tải ven biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và vùng nước cảng, bến thủy nội địa, đường thủy nội địa nằm trong phạm vi thu nhận bản tin AIS của trạm bờ AIS, phải tuân thủ các quy định về quản lý và khai thác thông tin nhận dạng tự động AIS. Hệ thống này bao gồm các thành Phần cơ bản sau:

a) Thiết bị AIS là thành Phần kỹ thuật lắp đặt trên tàu thuyền, có chức năng thu phát bản tin AIS;

b) Trạm bờ AIS là thành Phần kỹ thuật được lắp đặt trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS được phát ra từ các thiết bị AIS; xử lý, lưu trữ tạm thời và truyền về trung tâm dữ liệu AIS; phát thông tin tới các thiết bị AIS (nếu có);

c) Trung tâm dữ liệu AIS là thành Phần kỹ thuật trên bờ, có chức năng thu nhận bản tin AIS từ trạm bờ AIS; lưu trữ, xử lý, cung cấp thông tin AIS cho người sử dụng thông qua mạng Internet.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018.

NGƯNG HIỆU LỰC QUY ĐỊNH THỦ TỤC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN THEO NGHỊ ĐỊNH 58

Ngày 28/05/2018, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 84/2018/NĐ-CP ngưng hiệu lực thi hành đối với Điều 82, 83, 84, 85, 86 và điểm b khoản 2 Điều 124 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng Hải về quản lý hoạt động hàng hải đến hết ngày 30/6/2018.

Nghị định cho phép tiếp tục thực hiện các thủ tục điện tử dành cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam thông qua Cơ chế một cửa quốc

gia theo quy định tại Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy

định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia đến hết ngày 30/6/2018.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017 đến hết ngày 30/6/2018.

THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT CONTAINER PHẾ LIỆU

Ngày 06/06/2018, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản báo cáo lên Bộ GTVT về việc giải quyết hàng hoá container chậm luân chuyển, đặc biệt là các container phế liệu có nguy cơ tồn đọng tại cảng biển. Ngày 15/6, Bộ GTVT có công văn yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và các cục, vụ có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua bán, chế biến phế liệu, bảo đảm an toàn và môi trường.

TP.HCM LÙI THỜI GIAN THU PHÍ ĐẬU XE Ô TÔ LÒNG ĐƯỜNG

UBND TP.HCM vừa kiến nghị HĐND TP cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện nghị quyết về thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe từ ngày 1/8, thay vì ngày 1/6 do còn một số khó khăn, vướng mắc như chưa hoàn thiện kịp thời như việc ký kết hợp đồng lắp đặt thiết bị thu tự động, in ấn biên lai tài chính, cải tạo, đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt biển báo, băng rôn, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin cho người dân chưa được rộng rãi…

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

HÀ NỘI CỤ THỂ HÓA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ HIỆN ĐẠI

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND triển khai phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố đến năm 2025, trong đó đưa vào khai thác một số cơ sở hạ tầng dịch vụ Logistics như 2 trung tâm Logistics, 2 cảng cạn ICD, 1 cảng thủy container quốc tế...

Một số mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành Thương mại trong giai đoạn này bình quân đạt 13%/năm; tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành trong GRDP hằng năm của thành phố đạt từ 17 đến 19%; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đạt từ 18 đến 20%/năm; tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại chiếm từ 50 đến 55% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.

Thành phố phấn đấu đến 2020, định hướng đến 2030, thực hiện phát triển mạng lưới cơ sở bán buôn bán lẻ gồm: 52 trung tâm mua sắm (trong đó có 9 trung tâm cấp vùng, 10 trung tâm quy mô lớn (hạng 1), 7 trung tâm quy mô vừa (hạng 2), 16 trung tâm quy mô nhỏ (hạng 3), 10 khu thương mại, dịch vụ tổng hợp); 23 đại siêu thị; 111 siêu thị hạng 2, 865 siêu thị hạng 3; 595 chợ,...

TP. HCM CÔNG BỐ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐẾN 2025

Ngày 22/06/2018, TP. HCM đã công bố quy hoạch phát triển ngành thương mại TP. HCM đến 2025, định hướng đến 2030. Trong đó, lĩnh vực Logistics sẽ giữ vai trò nền tảng, tạo sự ổn định, tăng sức cạnh tranh cho toàn ngành thương mại. Thành phố, sẽ hình thành mạng lưới TTPP hàng hóa để làm nơi tập trung, lưu trữ, cung cấp hàng hóa cho các chuỗi phân phối hoạt động trong nội thành. Những trung tâm này sẽ được đặt tại các khu vực đầu mối giao thông như sân bay, bến cảng,…

Thêm vào đó, TP. HCM sẽ phát triển 03 trung tâm Logistics phục vụ trung chuyển hàng hóa giữa TP. HCM với các tỉnh, thành; hàng hóa XNK thông qua địa bàn TP. HCM được đặt tại các cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, khu vực đầu mối giao thông liên tỉnh.

Cũng từ những mục tiêu đặt ra đối với việc phát triển Logistics, phát triển ngành bán lẻ, quy hoạch phát triển ngành thương mại thành phố hướng tới tốc độ tăng trưởng cao, từ nay đến 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 8,55-11,53%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 từ 10,89-14,02%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 từ 6,82-9,06%/năm. TP. HCM cũng quy hoạch tỷ trọng bán lẻ hàng hóa theo các loại hình phân phối hiện đại (TTTM, siêu thị...) đến 2020 đạt tối thiểu 40%, năm 2025 đạt 50% và năm 2030 đạt 60%; Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt khoảng 25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GRDP đạt khoảng 9-10%, tỷ lệ dịch vụ Logistics thuê ngoài khoảng 40%,…

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HẢI QUAN TỰ ĐỘNG TẠI CÁC CẢNG, KHO, BÃI

Thực hiện nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/05/2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị triển khai mở rộng hệ thống Quản lý hải quan tự động trên phạm vi toàn quốc, hoàn thành khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng biển, cảng hàng không trên địa bàn quản lý trong tháng 6. Trên cơ sở tổ chức họp thống nhất với các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các Cục Hải quan xây dựng kế hoạch triển khai và báo cáo Tổng cục Hải quan (qua cục CNTT & Thống kê Hải quan) trong tháng 7/2018.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC GIAO AGRIBANK PHỤC VỤ DỰ ÁN VỀ LOGISTICS CỦA WB

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định về việc giao ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống thống kê vận tải và logistics tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) viện trợ không hoàn lại. Theo đó, Thống đốc NHNN quyết định Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam làm ngân hàng phục vụ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống thống kê vận tải và logistics tại Việt Nam theo Hiệp định viên trợ không hoàn lại (số TF070561) ký ngày 26/9/2017 giữa đại diện nước CHXHCN Việt Nam và đại diện WB.

Quyết định số 1327/QĐ-NHNN có hiệu lực kể từ ngày ký.

Back

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

MSC triển khai tuyến dịch vụ trực tiếp Nhật Bản - Đông Nam Á

MSC sẽ tăng cường phạm vi bao phủ từ đầu tháng 6 với việc giới thiệu một dịch vụ hàng tuần kết nối trực tiếp Nhật Bản với Thái Lan, Việt Nam và các eo biển. Tuyến dịch vụ mới này mang tên 'New Origami' - thay thế tuyến trung chuyển hiện có 'Origami'.

'New Origami' sẽ kết nối Singapore, Tanjung Pelepas, Laem Chabang, Cái Mép, Tokyo, Yokohama, Omaezaki, Yokkaichi, Nagoya, Cái Mép, Singapore.

KMTC triển khai tuyến kết nối Nhật Bản - Hàn Quốc - Thái Lan - Việt Nam

KMTC đã giới thiệu tuyến kết nối trực tiếp giữa Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và miền Nam Việt Nam, thông qua các tuyến trên dịch vụ ONE 'JTV1'. Tuyến này nối Tokyo, Shimizu, Yokohama, Tokyo, Busan, Laem Chabang, Cái Mép, Tokyo và quay vòng trong ba tuần bằng 3 tàu có kích cỡ 4,200-5,000 TEU.

CMA CGM tái ra mắt tuyến dịch vụ theo mùa 'Bijagos Shuttle'

CMA CGM sẽ tái khởi động tuyến dịch vụ theo mùa ‘Bijagos Shuttle’ kết nối Bissau với các trung tâm của Lome và Kribi. Tuyến này đặc biệt dành cho việc xuất khẩu hạt điều từ GuineaBissau sang châu Á, với việc trung chuyển tại các trung tâm Lome và Kribi ở Tây Phi. Tuyến sẽ hoạt động từ tháng 6 đến đầu tháng 9, trên cơ sở hai tuần một lần, sử dụng 2 tàu 1,700 TEU.

Tuyến ‘Bijagos Shuttle’ sẽ kết nối với Lome và Kribi với tuyến châu Á - Tây Phi 'WAX 1' và dịch vụ 'ASAF', cho phép các nhà xuất khẩu hạt điều từ Guinea-Bissau chuyển hàng đến Ấn Độ (Cochin, Mangalore, Tuticorin, Visakhapatnam) trong 40 ngày và đến Việt Nam (Qui Nhơn và Tp. HCM) trong 47 ngày, sau khi trung chuyển tại Colombo và Singapore, tương ứng.

Ấn Độ và Việt Nam là những nhà nhập khẩu hạt điều chính được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Ấn Độ và Việt Nam.

Hyundai Merchant Marine lựa chọn các công ty đóng tàu Hàn Quốc cho 20 tàu đóng mới

Hyundai Merchant Marine (HMM) vừa thông báo việc lựa chọn 3 nhà đóng tàu Hàn Quốc cho một chương trình đóng mới 20 tàu container. Các đơn đặt hàng sẽ bao gồm các tàu với tổng sức tải 388.000 TEU và sẽ được phân chia giữa các nhà máy đóng tàu như sau:

Nhà máy đóng tàu Daewoo (DSME): 7 x 23.000 TEU, sẽ được giao trong quý 2 năm 2020.

Samsung Heavy Industries (SHI): 5 x 23.000 TEU, sẽ được giao trong quý 2 năm 2020.

Hyundai Heavy Industries (HHI): 8 x 14.000 TEU, sẽ được giao trong quý 2 năm 2021.

CMA CGM mua hãng tàu feeder

CMA CGM, hãng tàu container lớn thứ 3 thế giới vừa ký thỏa thuận mua công ty Containerships của Phần Lan. Đây là hãng tàu feeder do Sea Containers thành lập năm 1996 hiện sở hữu 15 tàu Feeder trọng tải dưới 1.000 TEU hoạt động chủ yếu ở khu vực châu Âu gồm Baltic, Nga, Bắc Âu, Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ… hãng Feeder này còn hoạt động trong cả lĩnh vực Logistics với các cơ sở hạ tầng và thiết bị vận chuyển đường bộ, đường sắt và đường sông trên khắp châu Âu.

Với việc mua thêm hãng “Shipping & Logistics” này, CMA CGM đã tiếp tục hoàn thiện mạng lưới dịch vụ container bao gồm “tàu Mẹ” – “tàu Feeder” – “Hệ thống vận tải đường bộ và đường sông” trên toàn cầu thông qua các công ty ở từng khu vực: CNC ở khu vực nội Á, Mercosul ở khu vực Brazil và Mỹ Latin, Sofrana ở khu vực các đảo Thái Bình Dương và MacAndrews ở châu Âu. Thương vụ này còn đang phải chờ các Ủy ban chống cạnh tranh của châu Âu và một số nước chấp nhận. Tuy nhiên với xu thế hoàn thiện mạng lưới trên toàn cầu của các hãng container lớn trên thế giới, hầu hết các hãng tàu Feeder đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị mua bán, sáp nhập, trong đó Unifeeders của Na Uy có thể sẽ là hãng tiếp theo.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 5/2018

/2017

/2017

4

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Thủ tướng ph duyệt phương án cổ phần hóa công ty m – TCT Hàng hải Việt Nam

Ngày 20/6 vừa qua, tại Quyết định số 751/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ – TCT Hàng hải Việt Nam.

Theo Quyết định này, hình thức cổ phần hóa công ty mẹ - TCT Hàng hải Việt Nam là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Sau khi cổ phần hóa, công ty mẹ - TCT Hàng hải Việt Nam sẽ có vốn điều lệ 14.046,058 tỷ đồng, bao gồm giá trị vốn nhà nước là 11.946,058 tỷ đồng. Cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại công ty mẹ - TCT Hàng hải Việt Nam là Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn 2% vốn điều lệ.

Cũng tại Quyết định này Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT chỉ đạo TCT Hàng hải Việt Nam tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và một số nội dung khác. Dự kiến, TCT Hàng hải Việt Nam sẽ tiến hành IPO trong tháng 9/2019 và hoan nghênh hợp tác với Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc.

Trong bản công bố thông tin về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dự kiến kết quả sảng xuất kinh doanh Công ty mẹ - TCT giai đoạn 2018-2020. Theo đó, riêng 6 TĐN 2018, Công ty mẹ dự kiến doanh thu đạt 533 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.140 tỷ đồng. 6 TCN 2018 bắt đầu có lãi với con số 143 tỷ đồng và những năm sau đó, lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng nhẹ. Năm 2019, Công ty mẹ - Vinalines đặt mục tiêu doanh thu 1.048 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 221 tỷ đồng. Con số này năm 2020 dự kiến đạt 1.063 tỷ đồng và 279 tỷ đồng.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hàng không thế giới tăng trưởng lợi nhuận năm thứ 9 li n tiếp

Ngày 04/06/2018, Hội nghị thường niên lần thứ 74 của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) đã khai mạc tại thành phố Sydney, bang New South Wales của Australia.

Theo số liệu của IATA, chỉ tính riêng năm 2017, vận tải hàng không thế giới đạt lợi nhuận 38 tỷ USD, cao hơn 3,5 tỷ USD so với dự báo trước đó. Dự kiến, năm 2018 lợi nhuận đạt 33,8 tỷ USD, ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận. IATA nhận định, mặc dù nhu cầu vận tải hàng không vẫn tăng trưởng, nhưng mức lợi nhuận năm 2018 của lĩnh vực này dự đoán sẽ sụt giảm do phải đối mặt với rủi ro tăng chi phí, xuất phát từ việc tăng giá nhiên liệu, nhân công…

Hội nghị lần này tập hợp các đại diện doanh nghiệp thành viên của IATA, cùng các lãnh đạo cấp cao thuộc các lĩnh vực liên quan, lãnh đạo các cơ quan chính phủ của các quốc gia khác nhau, để cùng thảo luận tìm ra các giải pháp giúp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hàng không thế giới.

Hàng hóa qua cảng hàng không Việt Nam 6 TĐN 2018

Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, 6 TĐN 2018, sản lượng điều hành bay đi/đến đạt hơn 223 nghìn chuyến, tăng 10,6%; hàng hoá thông qua đạt 726 nghìn tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Hải Phòng: Sản lượng qua cảng khu vực 6 TĐN 2018

Dự thảo báo cáo ước kết quả thực hiện nhiệm vụ KT - XH 6 TĐN 2018 của Tp. Hải Phòng như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 16,03% - cao nhất từ trước đến nay

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 24,2%; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 3,91 tỷ USD, tăng 25,48%; Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.256,66 triệu USD, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2018 (kế hoạch năm 2018 là thu hút 1.200 triệu USD).

- Sản lượng hàng qua cảng ước đạt trên 50,96 triệu tấn, tăng 18,24%

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

HAH l n kế hoạch lãi ròng 2018 giảm 10%, đạt 132 tỷ đồng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) lên kế hoạch tổng sản lượng đạt 545,000 TEU, giảm nhẹ gần 2.5% so với thực hiện 2017. Tổng doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đạt 1,118 tỷ đồng và 132 tỷ đồng. So với năm trước, Công ty dự kiến lợi nhuận giảm hơn 10%.

Về kế hoạch đầu tư, HAH dự kiến mua một tàu container loại 1,100-1,700 TEU, giá trị khoảng 10 triệu USD (khoảng 230 tỷ đồng). Ngoài ra, Công ty sẽ đầu tư thêm xe đầu kéo, thiết bị bốc xếp cho cảng, container mới phục vụ vận chuyển hàng lương thực, thực phẩm. Tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh cảng, HAH sẽ đầu tư và kinh doanh một Depot tại khu vực Cái Mép-Vũng Tàu trên diện tích 31ha với 03 cầu tàu cho sà lan có trọng tải là 120-160 TEU, 18 ha bãi và 60,000 m2 kho. Tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 700 tỷ và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2018-2020 có số vốn đầu tư là 400 tỷ đồng và giai đoạn 2 từ 2021-2022 với số vốn đầu tư 300 tỷ đồng theo phương thức đầu tư liên doanh với đối tác nước ngoài (tỷ lệ 51/49).

Ngoài ra, trong năm 2018, HAH sẽ tiếp tục góp vốn cho JV Pan-Haian với số vốn 60 tỷ đồng, để đưa dự án Trung tâm Logistics Pantos-Haian 15.4ha thuộc KCN Nam Đình Vũ vào khai thác từ 3/2018.

VSC hỗ trợ vốn 37 tỷ đồng cho một công ty con

Theo Nghị quyết HĐQT mới được thông qua, CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC) sẽ thực hiện hỗ trợ vốn cho CTCP Đầu tư Dịch vụ và Phát triển xanh với số tiền tối đa là 37 tỷ đồng. Theo đó, Đầu tư Dịch vụ và Phát triển xanh có trách nhiệm sử dụng số tiền được hỗ trợ trên để đầu tư thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận tải container chuyên dùng phục vụ sản xuất kinh doanh. Được biết, Đầu tư Dịch vụ và Phát triển xanh là công ty con của VSC, với tỷ lệ góp vốn là 66.34%.

Quảng Ninh: Tàu thuyền xuất nhập khẩu qua cảng biển tăng hơn 62%, đạt trên 2,2 tỷ USD.

Tin từ Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, trong 5 TĐN 2018, tàu thuyền xuất nhập khẩu qua cảng đạt 6.738 phương tiện tăng hơn 62%. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng biển khu vực Quảng Ninh đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ.

Hà Tĩnh: Hàng hóa qua các cảng biển Hà Tĩnh tiếp tục tăng

Theo CTCP cảng quốc tế Lào – Việt, 5 TĐN 2018 có 1.312.000 tấn hàng hóa thông qua cảng, tăng 13,74% so với cùng kỳ năm ngoái; lượng hàng hóa xếp dỡ đạt 1.744. 000 tấn, tăng 11,7% so với cùng thời điểm năm 2017. Dự kiến, lượng hàng hóa thông qua các cảng trong tháng 6/2018 đạt 285.000 tấn, lượng hàng hóa xếp dỡ đạt 350.000 tấn. Doanh thu tháng 6 dự kiến đạt 16 tỷ đồng.

Cảng quốc tế Long An: Hợp long Cầu Cảng số 2

Ngày 09/9/2017, Công ty đã quyết định khởi công xây dựng cầu cảng số 2 có chiều dài 210m. Sau gần 8 tháng thi công, ngày 25/06/2018, Công ty đã tổ chức Lễ hợp long Cầu Cảng số 2, nâng tổng chiều dài cầu cảng lên 420m. Theo kế hoạch, tháng 9/2018, cầu cảng số 2 sẽ chính thức đi vào khai thác và hoạt động.

Dự kiến ngày 19/9/2018, Công ty sẽ tiếp tục khởi công cầu Cảng số 3, với tổng chiều dài 3 cầu cảng là 630m, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 để chào mừng sự kiện Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đồng Tâm. Bên cạnh đó, công tác hoàn thiện các hạng mục hạ tầng cơ sở, nhà kho phục vụ lưu trữ hàng hóa tại Cảng là 400.000 m2 đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hàng hóa sắp tới..

Cảng Long An nằm trong tổng thể dự án 1.935 ha, trong đó quy hoạch Cảng là 147ha, phần còn lại là KCN, khu dịch vụ Logistics. Cảng được xây dựng thành 3 giai đoạn với tổng số vốn >9 nghìn tỷ đồng, được đánh giá là một trong những cảng biển lớn nhất khu vực ĐBSCL. Cầu Cảng số 1 có chiều dài 210m đã đi vào hoạt động từ 2016.

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng SSIT đón tàu container 5.000 TEU đầu ti n

Ngày 13/06/2018, Tàu container Rosaria thuộc sở hữu của hãng tàu Mediterranean Shipping Company S.A. (MSC) hiện là công ty vận tải container lớn thứ hai trên thế giới đã cập cảng SSIT. Hàng tuần sẽ có 2 tàu container của hãng MSC chạy tuyến nội Á ORIGAMI cập cảng SSIT.

SSIT là Công ty liên doanh giữa SSA Holdings International – Việt Nam, Cảng Sài Gòn và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. SSIT hiện đang quản lý cảng quốc tế SSIT với qui mô 60,5ha và 600m cầu cảng với 6 cẩu STS và 21 cẩu RTG có khả năng tiếp nhận tàu 160.000 DWT. Sản lượng bốc xếp hàng năm theo thiết kế khoảng 1,5 triệu TEU.

Cảng biển Singapore

Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Singapore, trong 4 TĐN 2018, có tổng cộng 48.451 tàu qua cảng biển Singapore, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, tổng lượng hàng qua cảng Singapore là 207 triệu tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó general cargo là 28 triệu tấn, tăng 6,2% và bulk cargo là 79 triệu tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cảng Singapore đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bởi các cảng lân cận như các cảng của Malaysia, Indonesia. Cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore sẽ đầu tư Quỹ Hàng hải trị giá 100 triệu đô la Singapore cho việc nâng cấp công nghệ mới có khả năng tạo ra sự bứt phá, duy trì vị thế cảng biển Singapore và định hình tương lai của ngành hàng hải kỹ thuật số có mức độ tự động hóa cao.

NGÀNH LOGISTICS

5 tháng 2018: Vận tải hàng hóa tăng 9,7% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, vận tải hàng hóa tính chung 5 tháng theo ngành như sau:

- Đường bộ đạt 509,4 triệu tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và 33,6 tỷ tấn.km, tăng 9,9%;

- Đường thủy nội địa đạt 116,5 triệu tấn, tăng 7,7% và 24,6 tỷ tấn.km, tăng 7,2%;

- Đường biển đạt 31,5 triệu tấn, tăng 4,7% và 62,4 tỷ tấn.km, tăng 4,1%;

- Đường sắt đạt 2,4 triệu tấn, tăng 5,9% và 1,6 tỷ tấn.km, tăng 13,9%;

- Đường hàng không đạt 112 nghìn tấn, tăng 10,9% và 293,7 triệu tấn.km, tăng 9,5%.

Back

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

DHL EXPRESS VIETNAM ĐƯỢC VINH DANH NHIỀU GIẢI THƯỞNG 2018

Ngày 14/04/2018, DHL Express đã nhận được giải Rồng Vàng 2018 của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tổ chức vày ngày 01/06/2018, công ty này đã giành được giải thưởng Stevie 2018.

Đây là lần thứ 4 DHL Express nhận giải thưởng Rồng Vàng dưới hạng mục Dịch Vụ Vận Tải, và DHL Express cũng là một trong rất ít các công ty nhận hơn 5 giải Vàng của giải thưởng Stevie trong 4 năm liên tiếp.

DHL Express đã nhận 4 giải Vàng của giải thưởng Stevie với các danh hiệu “Sáng tạo xuất sắc trong lĩnh vực Sản Xuất Kinh Doanh Và Dịch Vụ”, “Trung tâm Tư Vấn Dịch Vụ Khách Hàng”, “Chuyên viên Chăm Sóc Khách Hàng của năm”, “ Sáng kiến áp dụng công nghệ tiên tiến trong Dịch Vụ Khách Hàng” và 3 giải Bạc cho “Bộ phận Dịch Vụ Khách Hàng của năm”, “Đội ngũ Dịch Vụ Khách Hàng của năm – Giải pháp Khôi phục dịch vụ” và “ Đội ngũ Chăm Sóc Khách Hàng của năm”.

DHL ECOMMERCE RA MẮT DỊCH VỤ GIAO HÀNG TRONG NGÀY TẠI VIỆT NAM

Ngày 30/05/2018, DHL eCommerce đã ra mắt dịch vụ vận chuyển DHL Parcel Metro Same Day tại 02 thành phố HCM và Hà Nội.

Theo đó, thông qua dịch vụ mới này của DHL, các nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày cho khách hàng tại cả hai thành phố, giúp họ theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và thay đổi lịch trình giao hàng được phát triển trên nền tảng công nghệ của DHL. Ứng dụng khái niệm “giao hàng linh hoạt”, dịch vụ DHL mới có khả năng tiếp cận với nhiều hình thức vận chuyển khác nhau nhằm giúp việc giao hàng của các nhà bán lẻ diễn ra nhanh chóng và linh hoạt, đảm bảo hoàn thành trong ngày với chi phí hợp lý.

Dịch vụ DHL Parcel Metro Same Day được thêm vào nhóm các dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa hiện đang được công ty DHL eCommerce Việt Nam triển khai tại Việt Nam thông qua nguồn lực giao hàng sẵn có bao gồm đội xe tải, xe máy, các tuyến vận chuyển hàng không và đường bộ kết nối các trạm trung chuyển để chuyển phát tại Tp. HCM, Hà Nội và những thị trường chính khác. Cùng với mạng lưới hơn 250 điểm dịch vụ của DHL, DHL eCommerce cung cấp các địa điểm nhận hàng và trả hàng thuận lợi cho người bán và người mua trên khắp cả nước. Đồng thời, DHL eCommerce sẽ cung cấp các dịch vụ hoàn tất đơn hàng (fulfillment service) cùng với DHL Parcel Metro Same Day nhằm cung cấp đến nhà bán lẻ các giải pháp TMĐT được nội địa hóa, cho phép lưu trữ hàng hóa tại những địa điểm gần với khách hàng và phân phối hàng hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn cho họ.

Thị trường TMĐT Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ 32% CAGR giai đoạn 2018-2022, theo Euromionitor, và người tiêu dùng – đặc biệt là người tiêu dùng thành thị và thế hệ Millennial (sinh từ năm 1980 đến 1998) – có nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ giao hàng ngay và trong ngày cho các đơn hàng trực tuyến. Giao diện lập trình ứng dụng (API) và các thiết kế tùy chỉnh của DHL Parcel Metro Same Day sẽ giúp các nhà bán lẻ trực tuyến dễ dàng mang đến trải nghiệm giao hàng liền mạch và xây dựng được lòng tin ở khách hàng. Hơn thế nữa, DHL Parcel Metro Same Day còn giúp nhà bán lẻ trực tuyến quảng bá thương hiệu thông qua dịch vụ giao hàng với khả năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và thay đổi lịch trình giao hàng thông qua nền tảng số hóa có khả năng tùy chỉnh toàn diện của DHL. Nền tảng số sử dụng công cụ điều phối và định tuyến mạnh mẽ để giảm thiểu chi phí, gia tăng hiệu suất hoạt động, tích hợp nhiều phương thức giao hàng khác nhau.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

ALIBABA ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CÓ THỂ XỬ LÝ 1 TỶ ĐƠN HÀNG/NGÀY

Tập đoàn Alibaba mới đây cho biết họ đang chuẩn bị cho một tương lai "thương mại điện tử hóa" với hệ thống có khả năng xử lý 1 tỷ đơn hàng mỗi ngày, mà vẫn đảm bảo chi phí thấp và lợi nhuận cao.

Để làm được điều này, Alibaba dự kiến sẽ đầu tư 100 tỷ nhân dân tệ (tương đương 15,58 tỷ USD) để phát triển khung xương sống cho hệ thống mạng lưới Logistics thông minh. Cụ thể, Alibaba sẽ hướng đến cung cấp dịch vụ xử lý và giao đơn hàng trong vòng 24 giờ trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và tối đa lên tới 72 giờ đối với các thị trường quốc tế. Ngoài ra, gã khổng lồ TMĐT đang nhắm mục tiêu giảm chi phí hậu cần xuống dưới 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Được biết, con số này hiện đang chiếm 15% tổng GDP của quốc gia.

SF EXPRESS LỌT VÀO TOP 100 THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU CÓ GIÁ TRỊ NHẤT 2018

Báo cáo Brandz "Top 100 thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất 2018" được WPP và Kantar Millward Brown công bố ở London vào ngày 29/05/2018, với 14 thương hiệu Trung Quốc xếp hạng trong danh sách. Theo đó, SF Express ("SF") đã tiến vào bảng xếp hạng top 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Xếp thứ 90 trong top 100 thương hiệu toàn cầu, SF là nhà cung cấp dịch vụ Logistics (hậu cần) duy nhất từ Trung Quốc, và xếp vị trí thứ 4 trong số các đối tác công nghiệp toàn cầu.

Bảng xếp hạng dựa trên cả các cuộc phỏng vấn với trên ba triệu người tiêu dùng trên toàn cầu và phân tích màn trình diễn tài chính và kinh doanh của từng công ty (sử dụng dữ liệu từ Bloomberg và Kantar Worldpanel).

SF là nhà cung cấp giải pháp Logistics toàn diện hàng đầu tại Trung Quốc. Trong 25 năm qua, SF đã tận dụng được mạng lưới đường không của mình (SF Airlines), mạng lưới giao thông đường bộ (xe tải + tàu cao tốc) và mạng dữ liệu lớn, để cung cấp dịch vụ chuyển phát. Nhờ sự phát triển vững chắc và nhanh chóng,SF đã thành lập các chi nhánh tự quản tại Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Australia, Anh, Pháp và Đức với mạng lưới dịch vụ bao phủ hơn 200 quốc gia trên thế giới. Năm 2017, SF xử lý tổng cộng 3,05 tỷ lô chuyển hàng, tăng 18% so với năm 2016. Tất cả các lô hàng này đã được phân phối đến tận nhà khách hàng thông qua xe tải, tàu cao tốc và máy bay trong mạng lưới SF.

Là nhà cung cấp giải pháp logistics hàng đầu, SF nỗ lực để phục vụ tốt hơn cả thương nhân và người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đối phó với hoạt động kinh doanh TMĐT xuyên biên giới đang bùng nổ, SF chủ động thiết lập kho hàng ở nước ngoài và ra mắt Vận chuyển tàu thủy được chứng nhận quốc tế SF để giúp người bán và người tiêu dùng đảm bảo vận chuyển trơn tru và toàn vẹn của hàng hóa. Đồng thời, SF cũng xây dựng sân bay riêng của mình ở Hồ Bắc, Trung Quốc để đóng góp cho Sáng kiến "Vành đai và Con đường" và cải thiện sự phát triển logistics ở Trung Quốc.

GOOGLE ĐẦU TƯ 550 TRIỆU USD VÀO JD.COM TRUNG QUỐC

Gã khổng lồ nước Mỹ đã quyết định đặt cược 550 triệu USD vào hãng TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc JD.com. Chiến lược mới nhất này của Google nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng và thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ trực tuyến trên thế giới, nằm một phần trong quan hệ đối tác chiến lược với JD.com nhằm phát triển hạ tầng bán lẻ tốt hơn tại nhiều thị trường, trong đó có Đông Nam Á.

Đổi lại, Google sẽ có trong tay hơn 27 triệu cổ phiếu mới từ JD.com với giá 20,29 USD/cổ phiếu.

Hãng tìm kiếm nước Mỹ đang có những động thái mới nhất trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng và quyết định hợp tác với JD.com có thể coi là bước đi khôn ngoan. Trong tuyên bố chung, Google sẽ cộng tác với JD.com trong một loạt các sáng kiến chiến lược, bao gồm phát triển các giải pháp bán lẻ ở Châu Âu, Mỹ và Đông Nam Á.

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Về phần JD.com, công ty đang lên kế hoạch lựa chọn một số mặt hàng để bán tại Mỹ và Châu Âu thông qua Google Shopping, một dịch vụ cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm trên các trang web TMĐT và so sánh giá giữa những người bán khác nhau.

Trên thực tế mối quan hệ này đem tới lợi ích cho cả đôi bên. Các nhà bán lẻ hợp tác với Google có thể tận dụng lợi thế của Google trên Internet để giúp khách hàng tiếp cận với mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn. Đổi lại việc hợp tác với JD.com giúp Google có thể cạnh tranh với Amazon trong các truy vấn tìm kiếm sản phẩm.

Mục tiêu của cả Google là hợp nhất kinh nghiệm và công nghệ của JD.com trong chuỗi cung ứng và logistics. Tại Trung Quốc, JD.com đã mở nhiều kho hàng sử dụng robot để quản lý thay thế con người. Nếu có thể kết hợp với lợi thế tiếp cận khách hàng, dữ liệu và tiếp thị của Google, cả hai có thể tạo ra một ngành bán lẻ trực tuyến hoàn toàn mới. Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác giữa JD.com và Google còn tạo ra một kênh bán hàng thuận lợi hơn cho người tiêu dùng quốc tế, đặc biệt vào những thời điểm căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo giá cổ phiếu trên sàn NASDAQ, trị giá trị thương hiệu của JD.com hiện đạt khoảng 60 tỷ USD. Hãng hiện cũng có quan hệ hợp tác với Walmart. Trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực đầu tư cho công nghệ kho tự động, drone, cửa hàng bán lẻ thế hệ mới và logistics.

Động thái hợp tác với JD.com của Google là một điều khá thú vị, bởi lẽ Google cũng có mối quan hệ hợp tác với nhiều đối thủ của JD.com, ví như Alibaba hay Tencent.

AMAZON TIẾN THÊM MỘT BƯỚC NỮA VÀO LĨNH VỰC LOGISTICS

Sau một thông báo vào tháng 3/2018, theo đó công ty dịch vụ trọn gói Amazon (Amazon fulfillment services)- công ty con của Amazon, ký thỏa thuận với Air Transport Services Group (ATSG) để ATSG vận hành mạng lưới hàng không phục vụ khách hàng của Amazon tại Hoa Kỳ, tháng 5/2018, Amazon đã có những bước đi cụ thể hơn để sắp xếp hoạt động giao hàng bằng đường hàng không..

Trước đó, Atlas Air Worldwide Holdings cho biết sẽ cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không để hỗ trợ việc giao hàng của Amazon. Theo đó Atlas vận hành 20 chuyên cơ vận tải B767-300 được chuyển đổi cho Amazon theo phương thức CMI (phi hành đoàn, bảo dưỡng và bảo hiểm) của Atlas Air Inc., hãng hàng không Atlas Air. Các hợp đồng thuê kho sẽ có thời hạn 10 năm, với các hoạt động CMI sẽ kéo dài trong bảy năm với các điều khoản gia hạn trong tổng thời hạn là 10 năm. Atlas cũng cho biết các thỏa thuận này dự kiến sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm nay và sẽ tiếp tục cung cấp đầy đủ dịch vụ đến năm 2018.

Tin tức này xuất hiện vào thời điểm Amazon các báo cáo khác nhau cho thấy tập đoàn này có thể tăng cường hoạt động logistics và chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu cao khi hoạt động TMĐT tiếp tục tăng. Hiện nay LM, UPS và FedEx xử lý phần lớn các giao hàng của Amazon, nhưng Amazon đã cố gắng kiểm soát nhiều hơn chuỗi cung ứng của mình sau những sự cố do thời tiết xấu hay các lệnh giao dịch TMĐT chậm trễ khiến uy tín của công ty này bị ảnh hưởng bởi các nhà giao hàng.

LAZADA RA MẮT HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HÀNG TỰ ĐỘNG BẰNG ROBOT

Ngày 12/06/2018, LEL Express, đơn vị giao nhận TMĐT của tập đoàn Lazada đã giới thiệu hệ thống phân loại hàng hóa tự động bằng robot thứ 2 tại Việt Nam với diện tích ~10.000m2, tại Trung tâm Logistics Hateco, KCN Sài Đồng B, Hà Nội, đây là trung tâm logistics về TMĐT lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo Lazada, hệ thống phân loại hàng hóa tự động đầu tiên của họ tại Tp. HCM đi vào hoạt động vào 11/2017, công suất phân loại tăng từ 3 đến 5 lần, và tỉ lệ sai sót khi phân loại giảm còn gần như bằng 0, đóng góp lớn vào thành công của Cách Mạng Mua Sắm – Mưa Sale Băng.

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Năm 2018, Lazada tiếp tục đầu tư hệ thống phân loại tự động thứ 2 tại Hà Nội trên diện tích và quy mô lớn gấp đôi trung tâm đầu tiên. Hệ Thống tại Hà Nội với công suất lên tới 10.000 sản phẩm/giờ được kì vọng sẽ đáp ứng sản lượng hàng hóa của Hà Nội trong khoảng 2 năm tới. Sau đó, LEL Express sẽ chuyển qua giai đoạn thứ 2 của phân loại tự động.

Trước đây hệ thống băng chuyền của họ chỉ hoạt động với tốc độ 10 m/phút, xử lý đơn hàng rất mất thời gian, dễ gây mệt mỏi cho nhân viên. Sau khi triển khai hệ thống phân loại tự động bằng robot, tốc độ băng chuyền tăng lên đến 100 m/phút, quá trình phân loại hàng hóa tinh gọn, chính xác hơn hẳn. Tất cả những khâu khó nhất đã được máy móc xử lý nên hiệu quả và năng suất cao hơn rõ rệt. Nhân viên làm việc nhàn hơn, gần như chỉ việc sắp hàng hóa vào thùng, hạn chế tối đa hiện tượng nhầm lẫn hay việc hàng hóa bị đổ vỡ, sứt mẻ trong quá trình phân loại, vận chuyển.

Đại diện Lazada không cho biết con số cụ thể để xây dựng trung tâm phân loại hàng hóa tự động này nhưng tiết lộ chi phí vào khoảng vài triệu đô la, và mất 4 tháng để hoàn thành toàn bộ cơ sở hạ tầng. Hiện tại, trung tâm tại Hà Nội đang hoạt động khoảng 40% công suất.

Hệ thống phân loại hàng hóa tự động mới tại Hà Nội của Lazada có thể vận hành 24/24, tích hợp tính năng đọc mã vạch thông minh để nhận diện đơn hàng, và sử dụng robot để tự động phân loại theo kích thước, địa chỉ và chia về từng hub giao hàng khác nhau cũng như phân loại cho từng 3PLs (nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba) đang là đối tác của LEL như DHL, VNPost…

VNR - VIETTEL: HỢP TÁC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DỊCH VỤ VẬN TẢI

TCT Đường sắt VN (VNR) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) vừa tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động đường sắt, đặc biệt là dịch vụ vận tải.

Theo thỏa thuận này, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và chuyển giao CNTT: nghiên cứu triển khai phương án Thẻ khách hàng của đường sắt để thanh toán vé tàu, kiểm tra vé đi tàu và mua sắm tại các cửa hàng do đường sắt quản lý; Triển khai lắp đặt hệ thống wifi và cung cấp các dịch vụ giải trí phục vụ hành khách đi tàu như: nghe nhạc, xem phim, đọc truyền, mua sắm…

Về phát triển hệ thống thông tin tín hiệu, tiếp tục triển khai các hạng mục công trình thuê, cho thuê và trao đổi sợi cáp quang được lắp đặt trên các tuyến đường sắt; lắp đặt các cột BTS nhằm tăng cường chất lượng sóng di động và 3G tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra còn có lĩnh vực dịch vụ tài chính với việc sử dụng hệ thống kênh giao dịch và ứng dụng BankPlus/ ViettelPay để làm kênh thu hộ tiền vé, đại lý bán vé tàu hỏa cho khách hàng cả hai bên.

Đối với dịch vụ vận tải và bưu chính, Viettel sẽ sử dụng vận tải đường sắt cho các sản phẩm hàng hóa, bưu kiện… của Viettel; Nghiên cứu hợp tác trong việc sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng của VNR trong việc phát triển các điểm bưu cục, điểm giao dịch và bán hàng của Viettel…

VINALINES LOGISTICS ĐẶT KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN TĂNG 10%

Theo báo cáo trình ĐHCĐ 2018 của CTCP Vinalines Logistics Việt Nam (VLG), Doanh thu đạt 3.508 tỷ đồng, tăng 6%, LNTT đạt 22 tỷ đồng, tăng 10%, sản lượng đạt 51.000 TEU, cổ tức tỷ lệ 7%.

Năm 2018, VLG sẽ hoàn thiện công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống kho, bãi tại dự án Kho ngoại quan và TT Logistics tại KCNC Hòa Lạc. Đối với thị trường nội địa, công ty tăng cường tuyến Bắc – Nam (door to door), tập trung vào các sản phẩm mới như container lạnh Bắc – Nam; Đối với hoạt động vận tải biển, Vinalines Logistics sẽ kết nối thêm với các đại lý quốc tế. Đối với mảng đường sắt, Vinalines Logistics sẽ hoàn thiện tuyến vận tải từ Hải Phòng đi Yên Viên – Đồng Đăng sang đến Nam Ninh, Thành Đô, Tân Cương (Trung Quốc) và cuối cùng là đi các nước châu Âu.

Năm 2017, VLG ghi nhận tổng doanh thu và LNTT lần lượt đạt 3.288 tỷ đồng và 19,8 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2017, Công ty vượt hơn 9% kế hoạch doanh thu và 17% kế hoạch lợi nhuận.

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

GEMADEPT DUNG QUẤT TĂNG TỐC CÙNG DỰ ÁN KHU LIÊN HỢP SẢN XUẤT GANG THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT

Liên tục trong nửa đầu năm 2018, Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất luôn tấp nập các chuyến tàu chở hàng thiết bị, sắt thép phục vụ cho Dự án xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Với lợi thế cảng nước sâu, vị trí thuận lợi, trang thiết bị hiện đạ,i đồng bộ cùng kinh nghiệm đội ngũ khai thác của Gemadept Dung Quất, đến hết tháng 5/2018, sản lượng hàng hóa, thiết bị máy móc phục vụ cho Dự án thép Hòa Phát đã qua Cảng Gemadept Dung Quất đạt hơn 20.000 tấn. Cảng Gemadept Dung Quất đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra giải pháp và thực hiện tối ưu hóa các yêu cầu dịch vụ của CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất cùng các đối tác và đã nhận được những sự phản hồi tích cực.

Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất đã và đang cung cấp các dịch vụ liên hoàn như xếp dỡ, vận chuyển, trung chuyển hàng quá khổ, siêu trường siêu trọng vào chân công trình để tiến hành lắp đặt,… đã đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe của Hòa Phát.

Với những kết quả đã đạt được, Cảng Gemadept Dung Quất luôn là đối tác tin cậy và bền vững trong giai đoạn tiếp theo của Hòa Phát.

Xếp dỡ hàng thiết bị nhập khẩu Vận chuyển và xếp dỡ hàng thiết bị siêu trường (dài 40m) hạ bãi

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất là dự án chiến lược quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Hòa Phát với tổng mức đầu tư 52.000 tỷ đồng với hai giai đoạn.

Theo kế hoạch, Tập đoàn Hòa Phát sẽ ưu tiên đưa hạng mục nhà máy cán thép dài vào vận hành trước. Hiện các thiết bị cho hạng mục này cũng đang được lắp ráp, đảm bảo dây chuyền cán thép đầu tiên của dự án sẽ hoàn thành và chạy thử vào quý 3/2018 và dây chuyền cán thép thứ 2 dự kiến được hoàn thành sau đó 6 tháng.

Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019 và khi đi vào hoạt động ổn định sẽ đem lại doanh thu khoảng 2 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động. Dự án sẽ góp phần tăng đáng kể sản lượng công nghiệp, dịch vụ, đóng góp cho ngân sách 4.000 tỷ đồng mỗi năm sau khi hoạt động hết công suất. Quan trọng hơn, dự án sẽ tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

NIÊM YẾT TRÊN HOSE – SCSC TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG CHO TƯƠNG LAI

Ngày 26/06/2018, CTCP vụ Hàng hóa Sài Gòn (Tên viết tắt: SCSC CORP) đã chính thức niêm yết gần 50 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), với mã chứng khoán là SCS, đánh dấu bước ngoặt trưởng thành quan trọng của SCS trong giai đoạn phát triển mới.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2010 chỉ với vỏn vẹn 3 hãng hàng không Cargolux, Cardigair và Lufthansa, sau gần 8 năm hoạt động, danh sách khách hàng của SCS đã nhanh chóng được nối dài với gần 30 hãng hàng không hàng đầu thế giới đang có mặt tại Việt Nam, thị phần tại khu vực Hồ Chí Minh đã gia tăng từ 30% trong 2016 lên 35% trong 2017, doanh thu và lợi nhuận trước thuế bình quân của SCS trong 3 năm gần đây tăng trưởng ấn tượng, đạt lần lượt 30% và 60%.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là 1 trong 7 thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới giai đoạn 2014-2017. IATA đánh giá, trong khi lưu lượng hành khách tăng với tốc độ 2 con số thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng hàng không dự kiến cũng sẽ tăng 15-20% mỗi năm. Bên cạnh thị trường trong nước, nhu cầu vận chuyển hàng hóa còn đến từ các quốc gia Đông Nam Á khác khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đang triển khai có tiềm năng biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và phân phối hàng hóa cho cả khu vực. Trong đó, sân bay Tân Sơn Nhất – với tỷ trọng đóng góp 40% tổng sản lượng hàng qua cảng hàng không Việt Nam – dự kiến cũng sẽ đạt mức tăng trưởng về sản lượng hàng hóa 13-15% trong 2018. Riêng đối với SCS, đi cùng với đà phát triển của ngành và đất nước, bước sang năm 2018, SCS đã đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 694 và 466 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 16% và 21% so với năm 2017, tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của mình là khai thác nhà ga hàng hóa quốc tế, nội địa và kho lạnh.

Từ những khó khăn ban đầu khi gia nhập ngành, đến nay SCS đã khai thác kinh doanh hiệu quả và là nhà ga hàng hóa hiện đại nhất Việt Nam. Với việc niêm yết trên HOSE, SCS đặt mục tiêu sẽ bước dài hơn, nhanh hơn trên chặng đường phát triển phía trước, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng thị trường hoạt động, gia tăng thị phần, hoàn chỉnh nhà ga hàng hóa hàng không kiểu mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế SCS vươn xa trên phạm vi cả nước.

SCS có vốn điều lệ hơn 570 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại, thị giá cổ phiếu của SCS đã tăng gấp

hơn 2,5 lần so với thời điểm đầu tiên SCS có mặt tại sàn Upcom tháng 7/2017. Việc niêm yết cổ

phiếu SCS lên sàn HOSE đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác quản trị minh

bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả của SCS và một lần nữa khẳng định SCS là một phần trong

chuỗi cung ứng toàn diện của Gemadept, cùng Gemadept hướng đến mục tiêu trở thành một trong

những nhà cung cấp giải pháp Logistics tích hợp lớn nhất khu vực Đông Nam Á đến năm 2020.

GEMADEPT LOGISTICS CHUẨN BỊ HÀNH TRANG TIẾN BƯỚC CÙNG CÁCH MẠNG 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhận biết được tốc độ phát triển nhanh của ngành, cả về phần trăm tăng trưởng lẫn tốc độ thay đổi về công nghệ, Gemadept Logistics (GLC) luôn chú trọng đến việc đào tạo nâng cao kiến thức, kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trường, công nghệ và tiên phong trong các giải pháp thiết kế cho khách hàng.

Từ tháng 2/2018, GLC đã cử cán bộ tham gia chương trình “Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong hoạt động Giáo dục nghề nghiệp” do tổ chức Aus4skill và đại sứ quán Úc tài trợ.

Tiếp nối chương trình, tháng 4/2018, GLC đã cử cán bộ tham dự khóa đào tạo “Lập kế hoạch chiến lược cho các cán bộ quản lý đào tạo” tại Úc. Thông qua khóa đào tạo ngắn hạn này, bên cạnh kiến thức, cán bộ GLC được tham quan các trung tâm Logistics hiện đại, các cảng hàng hóa, các trung tâm đào tạo nghề tại Úc, qua đó có thể ứng dụng tại doanh nghiệp

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Tháng 6/2018, kết hợp với các chuyên gia từ đối tác CJ Logistics, GLC đã tổ chức học phần 1 của Khóa đào tạo về tư vấn giải pháp. Đối tượng đào tạo là các bạn nhân viên trẻ, năng động có thành tích làm việc tốt. Học phần 1 cung cấp các khái niệm căn bản về chuỗi cung ứng và Logistics, cách thức tư vấn giải pháp, xu hướng công nghệ, các khái niệm, kỹ thuật cải tiến, kỹ năng thực hiện proposal và cũng như trình bày. Dự kiến học phần 2 của Khóa học sẽ được tiếp tục triển khai vào tháng 12/2018 và học phần 3 sẽ được triển khai vào tháng 03/2019.

Khóa đào tạo “Lập kế hoạch chiến lược cho các cán bộ quản lý đào tạo” tại Úc

Khóa đào tạo về tư vấn giải pháp, phối hợp cùng đối tác CJ Logistics

Có thể nói, con người là nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Và khi cách mạng công nghiệp 4.0 đã hiển hiện ở mọi mặt của cuộc sống, GLC đã và đang nỗ lực không ngừng, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị hành trang vững chắc để tiếp tục tiến bước tiên phong trên chặng đường phát triển mới.

GEMADEPT - CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM PHÁT TRIỂN TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2018

Sáng ngày 23/06/2018, nhân kỷ niệm 10 năm Gemadept có mặt tại thị trường khai thác cảng Hải Phòng, các Công ty Gemadept tại Hải Phòng đã có buổi gặp mặt Cán bộ công nhân viên (CBCNV) các công ty Gemadept tại Hải Phòng, với sự tham gia của Lãnh đạo, BCH Công đoàn Tập đoàn Gemadept, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV các công ty Gemadept tại Hải Phòng.

Chỉ mới có mặt tại thị trường khai thác cảng Hải Phòng 10 năm từ 2008 với cảng Nam Hải ở khu vực thượng nguồn, Gemadept đã nắm bắt thời cơ, thực hiện những bước đi chiến lược vững chắc với sự ra đời tuần tự về phía hạ nguồn các cảng Nam Hải Đình Vũ, Nam Hải ICD và gần đây nhất, tháng 5/2018 là sự kiện khai trương cảng lớn nhất khu vực Đình Vũ – Cảng Nam Đình Vũ.

10 năm với 4 cảng - mỗi cảng ra đời với một ý nghĩa và vai trò khác nhau, luôn hướng tới kiện toàn một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, mang đến cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn với chất lượng dịch vụ tốt nhất: cảng Nam Hải dành cho cỡ tàu đến 20.000 DWT, cảng Nam Hải Đình Vũ dành cho phân khúc tàu đến 30.000 DWT và nếu cỡ tàu lớn hơn đến 40.000 DWT thì cảng Nam Đình Vũ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Khi 3 cảng biển ở phía tiền phương đi vào khai thác và vượt công suất thiết kế, cảng Nam Hải ICD sẽ là cánh tay nối dài hướng vào trong nội địa, giúp gia tăng đáng kể năng lực chứa hàng của các cảng, qua đó đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ cam kết đối với khách hàng.

Song hành cùng kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh là kế hoạch nâng cao chất lượng đời sống và môi trường làm việc của CBCNV. Tập đoàn đã thống nhất triển khai chương trình “Môi trường làm việc chuyên nghiệp và hạnh phúc” trong toàn hệ thống, định hướng chuyên nghiệp sẽ luôn song hành cùng hạnh phúc.

Phát biểu tại Hội nghị, Ông Phạm Quốc Long – Phó TGĐ Tập đoàn, chủ tịch Công đoàn Tập đoàn đã ghi nhận quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo, CBCNV các công ty Gemadept tại Hải Phòng; các đơn vị đã phát huy và lan được văn hóa làm việc chuyên nghiệp của Gemadept tại khu vực Hải phòng và luôn sáng tạo trong hoạt động SXKD, từng bước xây dựng được vị thế và thương hiệu Gemadept vững chắc trên thị trường khai thác cảng sôi động Hải Phòng.

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Hướng đến năm 2018, thị trường dự báo sẽ còn rất nhiều khó khăn và thử thách, các Công ty Gemadept xác định sẽ luôn đồng lòng, phối hợp chặt chẽ, quyết tâm hoàn thành toàn diện mục tiêu kế hoạch SXKD đã đặt ra; an toàn trong hoạt động điều hành, quản lý sản xuất, tối ưu hóa chi phí, nâng cao tỷ suất lợi nhuận, cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc sản xuất chuyên nghiệp luôn đồng hành cùng hạnh phúc.

Toàn cảnh Buổi gặp mặt CBCNV các công ty Gemadept tại Hải Phòng 2018

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hạnh phúc là một trong những nội dung của chương trình

NAM HẢI ĐÌNH VŨ TỔ CHỨC DIỄN TẬP PCCC CẤP THÀNH PHỐ

Ngày 21/06/2018 vừa qua, tại Cầu tàu cảng Nam Hải Đình Vũ đã diễn ra buổi Diễn tập phương án chữa cháy tàu cấp Thành Phố với sự có mặt của đại diện Lãnh đạo UBND Tp. Hải Phòng, Lực lượng cảnh sát PCCC Tp. Hải Phòng cùng đại diện các cơ quan ban ngành Cảng vụ, Biên phòng, Công an, Y tế, Hải quân,…của Thành phố.

Với sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện cũng như phương án chữa cháy, cứu nạn từ phía cảng Nam Hải Đình Vũ và các cơ ban ban ngành liên quan, buổi diễn tập kéo dài gần 2 tiếng đồng đã được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra và thành công tốt đẹp.

Buổi diễn tập đã thể hiện được sự hợp tác, phối kết hợp giữa Cảng Nam Hải Đình Vũ với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về cảng biển và được các cơ quan ghi nhận, đánh giá cao. Về phía Cảng Nam Hải Đình Vũ nói riêng và các cảng của Gemadept tại Hải Phòng nói chung, qua buổi diễn tập, các cảng đã nắm bắt được các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản trong công tác PCCC và ứng phó khi có tình huống xảy ra, giúp CBCNV, thuyền viên và khách hàng nâng cao ý thức về PCCC và cứu hộ cứu nạn, đồng thời nâng cao hơn nữa khả năng phối kết hợp giữa lực lượng cở sở với lực lượng chuyên trách bên ngoài.

Một số hình ảnh diễn tập PCCC tại cảng Nam Hải Đình Vũ

Back

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

NGÀNH LOGISTICS THẾ GIỚI VÀ NHỮNG THIỆT HẠI “GIẬT MÌNH”

1- Tồn đọng vốn là một vấn đề nổi bật của Logistics.

Mỗi ngày, có 140 tỷ đô la bị trói buộc trong các tranh chấp về thanh toán trong ngành vận tải. Con số này tương đương với GDP của Hungary.

Theo đó, đối với hóa đơn trung bình, công ty phải chờ 42 ngày trước khi nhận thanh toán. Nhiều doanh nghiệp có hàng triệu đô bị ràng buộc trong tài khoản của họ trong khi với số tiền này họ có thể sử dụng để thúc đẩy kinh doanh, cải thiện thời gian giao hàng, phục vụ người dùng cuối tốt hơn.

2- Giao dịch trên giấy làm tăng 20% tổng chi phí vận chuyển

Việc quản lý phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch trên giấy và qua quá nhiều bên với các hệ thống phức tạp, không đồng nhất chuẩn (vận tải, giao vận, kho bãi, cảng vụ, hải quan, cơ quan quản lý,…) đã tăng tới 20% tổng chi phí vận chuyển.

IBM và Maersk đã thực hiện một thử nghiệm nơi các công ty theo dõi một container vận chuyển hoa từ Mombasa, Kenya, đến Rotterdam- cảng chính ở Hà Lan. Họ phát hiện ra rằng chỉ một lô hàng lạnh đơn giản đã trải qua hơn 30 tổ chức khác nhau và yêu cầu hơn 200 thủ tục riêng biệt. Bất kỳ giấy tờ nào bị thiếu dấu hoặc làm thủ tục chậm trễ nào đều có thể khiến container bị giữ trong cảng vô hạn định hoặc bị mất hoàn toàn.

3- Nhiệt độ không đảm bảo trong quá trình vận chuyển

Mỗi năm, 8.5% các lô hàng dược phẩm bị gặp vấn đề về chênh lệch nhiệt độ, vắc xin, được phẩm sinh học không được thông quan hoặc không được chấp nhận do bị phân hủy hoặc hỏng. Giá trị số dược phẩm hỏng ước tính đạt 13.4 tỷ đô.

4- Xe tải "không đầy" tải

Ước tính rằng tài xế xe tải lái xe 29 tỷ dặm mỗi năm với xe tải một phần hoặc rỗng. Điều này tương đương với hơn một triệu chuyến đi quanh chu vi đầy đủ của trái đất.

Sự kém hiệu quả trong việc củng cố tải khiến các công ty vận tải hàng triệu đô mỗi năm. Nó cũng làm tăng chi phí vận chuyển cho người tiêu dùng.

Nguyên nhân của 4 tồn tại trên:

Lý do của các tồn tại trên là do ngành Logistics, đặc biệt là nhiều công ty lớn vẫn đang sử dụng các hệ thống ứng dụng cũ, mỗi hành trình vận chuyển hàng hóa đều cần sự kết nối trao đổi dữ liệu của tất cả các bên nhưng chuẩn kết nối thường không đồng nhất, dữ liệu được lưu trữ tập trung độc lập tại từng doanh nghiệp dẫn tới nhiều sự sai lệch, thiếu sót mỗi khi có phát sinh hoặc điều chỉnh.

Dữ liệu của mỗi doanh nghiệp là chưa đủ chiều và độ lớn để phục vụ các công tác cảnh báo, dự đoán do mỗi doanh nghiệp chỉ tham gia một công đoạn trong logistics hoặc chuỗi cung ứng. Nên việc xác minh, kiểm toán phụ thuộc nhiều vào chứng từ, hóa đơn, hồ sơ vật lý mất nhiều thời gian và dẫn tới hợp đồng thường không được thanh toán ngay.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 21: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

SINGAPORE PHÁT TRIỂN “SMART LOGISTICS”- LOGISTICS THÔNG MINH

Do tỷ lệ sử dụng internet của người dân Singapore hiện đã trên 86% nên thị trường này rất tiềm năng cho các kênh bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến để phát triển hoạt động bán hàng đa kênh. Điều này đòi hỏi một thế hệ mới của các mạng lưới Logistics "cho phép một kênh tích hợp duy nhất của dòng sản phẩm".

Là một phần trong kế hoạch Smart Nation của Singapore, sáng kiến Smart Logistics đã vạch ra con đường cho sự phát triển của ngành Logistics tiên tiến ở Singapore. Kế hoạch này nhằm khai thác một bộ công nghệ mới và phát triển để cho phép các chủ hàng và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics của bên thứ ba đạt được tầm nhìn rộng hơn trong chuỗi cung ứng của họ và chia sẻ tài nguyên để tạo ra các mạng Logistics hiệu quả hơn.

Cùng với việc cải thiện kết quả kinh doanh của khách hàng, công nghệ Smart Logistics có thể giảm đáng kể chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ Logistics tại Singapore, với mức tiết kiệm hàng năm dự kiến cho ngành Logistics của Singapore đạt khoảng 56 triệu USD.

Bước đầu tiên sẽ là giải quyết những hạn chế trong các mạng lưới phân phối hiện có thông qua việc sử dụng phân tích dữ liệu để tăng cường sự hợp tác giữa các công ty vận chuyển. Cơ chế trao đổi dữ liệu mới sẽ chia sẻ thông tin các tuyến giao hàng, loại hàng hóa, lịch giao hàng giữa các công ty, cơ quan chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ Logistics nhằm tối ưu hóa quy trình phân phối. Ví dụ, các công ty có thể chọn sử dụng mạng trao đổi dữ liệu để điều phối lịch giao hàng của họ đến các múi giờ đã chọn và chia sẻ các phương tiện giao hàng, tài xế và kho để cắt giảm chi phí.

Một vấn đề khác cần giải quyết là khả năng theo dõi thời gian thực để giám sát hàng hóa nhạy cảm trong quá trình vận chuyển, dẫn đến mất hàng tồn kho và sự chậm trễ thực hiện. Sáng kiến Smart Logistics nhằm mục đích giải quyết vấn đề này bằng cách thiết lập các mạng cảm giác ở các sân bay và cảng biển sẽ sử dụng cảm biến nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi tình trạng hàng hóa trong thời gian thực. Điều này sẽ cung cấp cho chủ hàng và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics tăng cường sức mạnh theo dõi và truy tìm trên toàn bộ chuỗi cung ứng và cho phép họ theo dõi các điều kiện môi trường cho hàng hóa nhạy cảm trong quá trình vận chuyển.

Loại bỏ lỗi của con người và giảm bớt sự tiêu hao nguồn nhân lực trong nhà kho là một lĩnh vực khác mà sáng kiến Smart Logistics đang xem xét. Internet of Things (IoT) cũng sẽ đóng một vai trò trung tâm như thiết bị kho kết nối internet như pallet và xe nâng hàng giảm gánh nặng cho các bộ xử lý mặt đất để theo dõi vị trí, điều kiện và trạng thái của hàng hóa nhập và xuất. Trong khi các mạng cảm biến được trang bị RFID và trao đổi dữ liệu vẫn là các khái niệm đang được phát triển như là một phần của sáng kiến Smart Logistics trên toàn quốc, các công ty quản lý chuỗi cung ứng lớn đang khai thác tiềm năng hậu cần thông minh. Một ví dụ là Mobility Suite của CEVA Logistics - một ứng dụng điện thoại thông minh đa nền tảng đi kèm với các tính năng như các mốc thời gian thực, chữ ký điện tử, hiệu suất phân phối, tính khả dụng của trình điều khiển, trạng thái chuyến đi, khả năng hiển thị vị trí hiện tại, công văn động, bảng điều khiển di động và báo cáo, danh sách kiểm tra điện tử, biên nhận giao hàng và quản lý luồng công việc; phát hiện và loại bỏ hàng hóa bị hỏng. Với bộ Mobility Suite này, công ty có thể cung cấp dịch vụ giao tiếp thông minh cho khách hàng khả năng hiển thị và kiểm soát chuỗi cung ứng của họ.

Smart Logistics thực sự sử dụng các công nghệ thông minh để tạo ra các giải pháp mới hoặc tốt hơn. Đổi mới trong Logistics không thay đổi nhu cầu cơ bản của ngành mà thay vào đó, cho phép cải tiến trong các giải pháp dịch vụ, cải thiện hiệu quả trong các quy trình nội bộ và tạo ra giá trị mới bằng cách thêm các tính năng để tăng hiệu suất và khả năng sinh lời tốt hơn. Khi Singapore tiến sâu hơn vào hệ sinh thái Logistics thông minh, nước này sẽ tiếp tục hoạt động như một địa điểm hoạt động chính cho các công ty đa quốc gia tìm cách cải thiện mạng lưới Logistics địa phương, mở rộng sự hiện diện của họ trong khu vực châu Á đang phát triển nhanh chóng.

Back

Page 22: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS NGƯỢC: DỰ BÁO SẼ RẤT SÔI ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

“Reserve Logistics” hay còn gọi là “Logistics ngược”, Logistics thu hồi hàng, Logistics trả lại hàng, hiểu đơn giản là Logistics phục vụ việc trả lại sản phẩm của khách hàng cho người bán.

Đây là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.

Dòng Logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ và tái sử dụng một phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì, vỏ chai, bình ga, khuyến mãi tích điểm…So với Logistics xuôi (fowarding Logistics) thì Logistics ngược (reserve Logistics) có nhiều khó khăn hơn như: khó dự báo hơn- thường không nằm trong kế hoạch mà chủ yếu để giải quyết các vấn đề phát sinh, các sự cố trong quá trình giao hàng, bán hàng, phân phối...; khó phân định quyền sở hữu (người mua hàng hay người bán hàng); bao bì, vật bảo quản sản phẩm trong nhiều trường hợp đã bị phá hủy (bóc, xé...), hóa đơn, giấy tờ phát sinh phức tạp...

Mặc dù so với thị trường Logistics xuôi thì Logistics ngược là phân khúc khó khăn hơn nhiều nhưng không thể phủ nhận thực tế là thị trường này tăng trưởng liên tục nhờ chính sách nhận trả hàng miễn phí của các nhà bán lẻ trực tuyến và được dự báo sẽ rất sôi động trong thời gian tới nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và các chính sách bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới.

Logistics ngược ngày nay đã là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các lý do khác nhau dẫn đến việc thu hồi bao gồm các sản phẩm bị hỏng, lỗi, không khớp với mô tả hoặc nhận sản phẩm sai, giao nhầm địa chỉ, khiếu kiện khiếu nại khác… Hiệu quả của logistics ngược có vai trò rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thể hiện qua khâu hậu mãi, giải quyết khủng hoảng truyền thông, khắc phụ nhanh chóng lỗi sản phẩm hàng loạt hoặc phục vụ việc tái chế và chống hàng giả, hàng nhái đối với các bao bì, vật đựng sản phẩm dễ bị làm giả.

Quy trình Logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn. Bước đầu tiên trong quy trình logistics ngược là “Tập hợp” bao gồm các hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi. Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được “Kiểm tra” thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình tiếp theo cho hầu hết các sản phẩm thương mại.

Ước tính Logistics ngược chiếm 30% mua hàng trực tuyến. Trong khi đó, sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt 23% so với năm 2018, chiếm 12% thị trường bán lẻ trên toàn thế giới. Do đó, xu hướng Logistics ngược chiếm dự kiến sẽ tăng cùng với thị trường thương mại điện tử. Hơn nữa, PwC thấy rằng chính sách vận chuyển hàng miễn phí là yếu tố quan trọng nhất góp phần vào việc mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, hỗ trợ sự gia tăng xu hướng hậu cần ngược lại.

Năm 2018, dự kiến thị trường Logistics toàn cầu sẽ đạt 1,1 nghìn tỷ USD sau khi tăng trưởng CAGR 22% trong 3 năm qua, đặc biệt là ở châu Âu thị trường điện tử gia dụng có tốc độ tăng trưởng ~15%. Reserve Logistics ở châu Âu chiếm 45% tổng giá trị thị trường toàn cầu, chủ yếu do ở thị trường này quyền trả lại hàng của người tiêu dùng được bảo đảm ở mức độ cao, cho phép khách hàng trả lại các giao dịch mua qua mạng, điện thoại và email trong mọi trường hợp trong vòng 14 ngày. Do đó, nếu các quyền đó được phổ biến trên toàn thế giới, thị trường Logistics ngược sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vận chuyển và hệ sinh thái Logistics để hỗ trợ mua bán hàng trực tuyến.

Back

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 23: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

TẢN MẠN WORLD CUP 2018 DƯỚI GÓC NHÌN LOGISTICS

Logistics sự kiện (Event Logistics) là một trong những mảng dịch vụ rất lớn và không phải công ty nào cũng có thể làm nổi. Thường đối với những sự kiện thể thao lớn của thế giới như Olympic, các giải đua xe thể thức 1, đua xe Paris Dakar hay các kỳ World Cup chẳng hạn thì công tác đảm bảo hậu cần cho sự kiện cũng như những lợi ích đối với ngành Logistics của quốc gia đăng cai luôn là một mối lưu tâm lớn. Việc làm sao đảm bảo vận chuyển số lượng lớn trang thiết bị, phương tiện (ví dụ như xe đua), con người (các vận động viên, cổ động viên...), thậm chí động vật (ngựa đua ở Thế vận hội...) đến địa điểm thi đấu đúng thời gian, đúng nơi với chi phí tối ưu và an toàn, an ninh nhất là bài toán mà các nhà cung cấp dịch vụ Logistics events phải giải cho bằng được.

World Cup 2018 kéo dài đến 15/07/2018 ở nước Nga có gì đặc biệt với lĩnh vực Logistics?

World Cup chắc chắn là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh và tổ chức sự kiện đó không hề dễ dàng một chút nào, trong đó có công tác hậu cần (Logistics).

Hải quan Nga sẽ phải làm việc cật lực để có thể kiểm tra, giám sát số lượng rất lớn phương tiện, thiết bị, hành lý... vào và ra đất nước. Vấn đề là phải làm sao vừa đảm bảo được việc giám sát nhà nước nhưng đồng thời phải nhanh chóng thông quan, giải phóng hàng hóa để kịp thời phục vụ cho giải đấu. Chưa kể rất nhiều thứ không liên quan đến thể thao như các vật phẩm phục vụ quảng cáo, marketing, đồ lưu niệm,...

Cơ sở hạ tầng giao thông của nước Nga chắc chắn được hưởng lợi nhiều từ World Cup. Các sân bay ở thủ đô Moscow được nâng cấp lớn để có thể đón số lượng người rất lớn đến đây trong thời gian diễn ra giải đấu. Cùng với đó là số chuyến bay cũng phải tăng theo và với giải đấu lớn, phức tạp như thế này thì phải cần có đơn vị tổ chức chuyên nghiệp. Năm nay tại Nga, ACS (Air Charter Service) là một trong những công ty đã trúng thầu việc cung cấp nhân sự ở các sân bay đảm bảo thực thi các nhu cầu thuê máy bay (trực thăng, máy bay tư nhân hay máy bay thương mại), xử lý thủ tục giấy tờ, hướng dẫn viên,... cho các đội bóng, các nhà tài trợ và đội ngũ truyền thông đến nước Nga. Công việc này tất nhiên đã được tổ chức triển khai từ cách đây khá lâu (18 tháng). Chỉ riêng ACS đến nay đã nhận 150 booking cho các chuyến bay chở đến 1/4 số đội bóng tham gia thi đấu.

Bên cạnh vận tải đường hàng không được nâng cấp, một số tuyến tàu điện được đưa vào hoạt động ở một số thành phố lớn để giảm bớt gánh nặng giao thông đường bộ.

Điều đáng nói là Nga đã ra lệnh tạm cấm nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trong 2 tháng (từ tháng 5 đến tháng 7) để đảm bảo an ninh cho giải đấu. Điều chưa từng có trong tiền lệ. Và như vậy việc sản xuất ở các nhà máy sản xuất ô tô như Nissan, Toyota, Hyundai, Ford ở St Petersburg hay BMW, Hyundai và Kia ở Kaliningrad sẽ bị ảnh hưởng.

Chính phủ cũng ban bố lệnh cấm vận chuyển các chất hóa học, sinh học, chất độc, chất phóng xạ, chất nổ trong vòng bán kính 100 km quanh các sân vận động. Chính phủ Nga cũng tổ chức khoanh vùng các khu vực đặt dưới cơ chế an ninh đặc biệt bao gồm các cảng biển ở các thành phố tổ chức các trận đấu như St Petersburg và Sochi. Chính quyền cảng và các công ty vận tải đã thông báo cho khách hàng có phương án chủ động cho việc ùn tắc hàng hóa nếu có trong thời gian này.

Một khía cạnh thú vị đó là việc lựa chọn đúng địa điểm đóng quân cũng giúp cho đội bóng có được thành tích tốt hơn. Bài học nơi đóng quân của đội Đức (vô địch) và Ý (bị loại sớm) ở Brazil cách đây 4 năm là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng kiến thức về Logistics trong các giải thi đấu đỉnh cao.

Có thể nói, World Cup 2018 đã bắt đầu với những trận cầu nảy lửa nhưng cuộc chiến Logistics xoay quanh trái bóng tròn trước, trong và sau giải đấu sẽ còn tất bật và nhộn nhịp hơn rất nhiều.

Back

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 24: Bản tin Logistics - GEMADEPT · 2019-07-12 · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4 4. Sự trưởng thành của thị trường không đồng nghĩa với tỷ

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 23

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

CUỘC THI ẢNH: LOGISTICS VIỆT NAM – NHỮNG GÓC NHÌN – LẦN 1 – NĂM 2018

Bảo trợ: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) - Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics VN (VLA)

Tổ chức: Hiệp hội VLA - Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR)

Đối tượng dự thi: Là những người yêu thích nhiếp ảnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, người Việt Nam hay người nước ngoài đang làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Thời gian gửi ảnh: đến hết ngày 25/7/2018

TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI HẬU CẦN MALAYSIA LOGISWARE

Thời gian: từ ngày 05 đến ngày 07/09/2018

Địa điểm: Trung tâm hội nghị thành phố Setia, ở Selangor, Malaysia

Đơn vị tổ chức: Bộ GTVT và Cơ quan Phát triển Đầu tư của Malaysia

Nội dung: Logisware sẽ giới thiệu một loạt các hệ thống và giải pháp, bao gồm: Lưu trữ; chọn lọc hàng; kho bãi; xe công nghiệp; xe tải và xe trang bị đặc biệt; tàu sân bay; pallet và container; bao bì; CNTT; kỹ thuật và tư vấn; các bộ phận cho thiết bị hậu cần,…

HỘI NGHỊ FIATA WORLD CONGRESS 2018

Thời gian: từ ngày 26-29/09/2018

Địa điểm: thành phố New Delhi, Ấn Độ

Nội dung: cung cấp những khái niệm mới, các phân tích chuyên sâu về cơ hội-thách thức và giải pháp của ngành Logistics trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

HỘI NGHỊ TOÀN CẦU VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Thời gian: ngày 11-12/10/2018

Địa điểm: tại Hà Nội

Đơn vị tổ chức: Học viện quản lý tri thức quốc tế cùng khoa Thí nghiệm, Logistics và hệ thống vận tải của trường Đại Hoc Libre de Bruxelles, Vương quốc Bỉ.

Nội dung chính: “Đạt tới sự vượt trội của chuỗi cung ứng trong tương lai”. Những chuyên gia đầu ngành, các nhà ngoại giao và đại diện của các học viện quốc tế sẽ mang tới những phần trình bày với nhiều nội dung cập nhật, thu hút về chiến lược đẩy mạnh chuỗi cung ứng và quản lý Logistics lên một tầm cao mới.

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Man is the artificer of his own happiness.”

- Henry David Thoreau (1817 - 1862)-

- Buddha -