Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

48
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM KHOA ĐNA HỌC KHOA ĐNA HỌC MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG NAM Á Đề tài: BIỂN ĐÔNG HIỆN TRẠNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT GVHD: Thầy Phạm Đức Thành

description

http://vietsciexdir.net/index.php

Transcript of Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

Page 1: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HCM KHOA ĐNA HỌC KHOA ĐNA HỌC

MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐÔNG NAM ÁĐề tài:  BIỂN ĐÔNGHIỆN TRẠNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT GVHD: Thầy Phạm Đức Thành

Page 2: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐÔNG BIỂN ĐÔNG

Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000km2. Tên gọi Biển Đông được gọi theo phương hướng vì biển nằm phía Đông phần lục địa của nước ta.

Page 3: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

3

Biển có một vùng thềm lục địa rộng lớn vào loại nhất thế giới với hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ (khoảng 150.000km2) và vịnh Thái Lan (khoảng 462.000km2). Vùng thềm này có độ sâu không đến 100m song lại rất phong phú về các loại thủy hải sản như: cá, tôm, hải sâm… và các tài nguyên khác đặc biệt là dầu mỏ.

Page 4: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

4

Đây còn là một ngư trường lớn lý tưởng cho việc đánh bắt. Trong biển có nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ như: Côn Lôn, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc … rất thuận lơi cho việc nghiên cứu cũng như khai thác các nguồn tài nguyên ở đây

Page 5: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

5

Theo cách phân loại chung biển Đông là biển thuộc Thái Bình Dương song cũng thông với Ấn Độ Dương, bờ phía Tây tiếp giáp với phần lục địa Đông Nam Á chủ yếu là Việt Nam, phía Bắc giáp với Hoa Nam và Đông Hải của Trung Quốc, phía Đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo Philippines, phía Nam ngăn cách với Ấn Độ Dương bởi quần đảo Indonesia

Page 6: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

6

Đặc biệt, Biển Đông lại nằm ở đường hàng hải quốc tế với các cảng quan trọng như Singapore, Saigon… đồng thời biển cũng có một phần đất nổi khá rộng – đó là lưu vực biển bao gồm bán đảo Đông Dương, bán đảo Malay và một bộ phận quan trọng ở phía Đông Thái Lan, phần Hoa Nam của Trung Quốc tức là lưu vực các sông Mêkông, sông Hồng, sông Menam và sông Tây Giang… Trong Biển Đông lãnh hải Việt Nam chiếm khoảng 1.000.000km2 trải rộng từ Tây Trường Sơn tới Đông Trường Sa.

Page 7: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNGĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.1 Nguyên nhân tranh chấpBiển Đông có tầm quan trọng về vị trí chiến lược

và tài nguyên biển vô cùng phong phú. Về mặt chính trị và quân sự, đây là con đường

nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Đông Á với Đông Nam Á và từ đó với các con đường đi từ Châu Phi, Châu Âu. Hiện nay tất cả các con đường hàng không và hàng hải chủ yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều qua biển Đông

Page 8: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

8

Với những lợi thế như vậy trên biển Đông vấn đề tranh chấp diễn ra rất phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa. Bởi vì hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên biển Đông. Nếu như nước ngoài chiếm cả hai quần đảo này thì nước Việt Nam không còn thế đứng trên biển Đông và bị bao vây trên hướng biển.

Page 9: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

9

Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, phương Tây gọi là Paracel):

Nằm ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc biển Đông cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lý về phía Đông gồm rất nhiều đảo nhỏ, các eo đá, bãi nổi, bãi ngầm rải trong một vùng rộng khoảng 16.000km2. Các đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa hình thành hai cụm chính:

Page 10: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

10

Cụm Đông Bắc (Tuyên Đức) gồm những đảo chính như: Phú Lâm, Đảo Tây, Đảo Cây, Đảo Bắc, Đảo Trung, Đảo Linh Côn.

Cụm Tây Nam (Nguyệt Thiềm) gồm các đảo như: Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa, Bách Quy. Ở cực Nam là đảo Tri Tôn.

Page 11: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

11

Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa, phương Tây gọi là Sparatly):

Nằm ở phía Nam biển Đông cách vịnh Cam Ranh khoảng 1780km. Các đảo thường cũng hình thành từng cụm như: cụm Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn. Đặc biệt cụm đảo được coi là rộng nhất của quần đảo là Nam Yết khoảng 60km tổng diện tích phần nổi là 10km2

Page 12: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

12

Nhiều năm nay Hoàng Sa và Trường Sa đã là những trạm dừng chân của các tàu biển khi gặp bão tố ở biển Đông.

Trường Sa còn có vị trí quan trọng mang tầm chiến lược đặc biệt cả về an ninh và quốc phòng. Có vị trí quan trọng và được đánh giá là “Ai khống chế được Trường Sa, sẽ khống chế được con đường hàng hải đi qua cả một vùng địa lý rộng lớn xung quanh bao gồm cả Đông Nam Á”. Đó là chưa nói đến tiềm năng dầu khí, tài nguyên biển. Chính lợi thế ấy làm cho Trường Sa trở thành vùng tranh chấp ngày càng thêm phức tạp. Vấn đề đặt ra là phải có một giải pháp đa phương để kết hợp giải quyết

Page 13: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

13

2.2 Diễn biến cuộc tranh chấp2.2 Diễn biến cuộc tranh chấp

Diễn biến cuộc tranh chấp sẽ được trình bày vắn tắt theo thứ tự thời gian, qua ba giai đoạn: trước thời Pháp thuộc, trong thời Pháp thuộc, và sau thời Pháp thuộc.

Page 14: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

14

2.2.1 Trước thời Pháp thuộc2.2.1 Trước thời Pháp thuộc

Những người đánh cá Trung Hoa và Việt Nam sống trên các đảo tùy theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được.

Đầu thế kỷ XVII: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai Quần đảo, mỗi năm tám tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo, và những hóa vật do lấy được từ những tàu đắm.

Page 15: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

15

Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến Quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về.

Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thủy trình.

Page 16: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

16

Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và biên phòng bảo vệ hai Quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp nhảy vào Đông Dương.

Page 17: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

17

2.2.2 Thời Pháp thuộc2.2.2 Thời Pháp thuộc

26/6/1887: Hiệp ước Pháp – Thanh ấn định biên giới giữa Bắc Việt Nam và Trung Hoa.

1895 – 1896: Vụ đắm tàu La Bellona của Đức và vụ đắm tàu Imeji Maru của Nhật trong hải phận Hoàng Sa khiến gây nên nhiều vụ tranh cãi.

Năm 1899: Toàn quyền Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng trên Quần đảo Hoàng Sa nhưng không thực hiện được vì thiếu ngân khoản.

Page 18: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

18

Năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) ra lệnh thám thính Quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1920: Một công ty Nhật, công ty Mitsui Bussan Kaisha xin phép Pháp khai thác phốt-phát ở Quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối (kể từ năm 1920 trở đi nước Pháp kiểm soát các tàu bè và đặt trạm thuế quan ở Quần đảo Hoàng Sa).

Page 19: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

19

Năm 1921: Tổng đốc Lưỡng Quảng công bố là chính quyền quân nhân ở phía Nam đã quyết định sáp nhập Quần đảo Hoàng Sa vào huyện Yai Hiên (thuộc đảo Hải Nam). Nước Pháp không phản kháng vì thấy không cần phản kháng (chính quyền quân phiệt ở phía Nam vốn không được chính phủ trung ương Trung Quốc và các cường quốc trên thế giới nhìn nhận).

Page 20: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

20

Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại Quần đảo Hoàng Sa. Pháp phản đối.

Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyần lịch sử trên Quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập Quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.

Page 21: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

21

Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.

Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Hoàng Sa.

Page 22: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

22

Năm 1947: Quân của Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm của Quần đảo Hoàng Sa. Pháp phản đối và gửi quân Pháp – Việt trở lại đảo. Hai bên đàm phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.

Năm 1950: Quân của Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm.

Năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco, Nhật tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo, Đại diện chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.

Page 23: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

23

2.2.3 Sau thời Pháp thuộc2.2.3 Sau thời Pháp thuộc

Năm 1956: Quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương. Đội canh của Pháp trên đảo Hoàng Sa được thay thế bởi đội canh của Việt Nam.

Trung Quốc cho quân chiếm phía Đông của Quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Amphitrite (Nhóm Đông). Trong khi phía Tây, nhóm Crescent (Lưỡi Liềm), vẫn do quân Việt Nam đóng trên đảo Hoàng Sa nắm giữ.

Page 24: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

24

1/6/1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo.

22/8/1956: Một đơn vị hải quân của Việt Nam Cộng hòa cắm cờ trên Quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.

Năm 1961: Việt Nam Cộng hòa sáp nhập Quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Quảng Nam.

Page 25: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

25

Năm 1973: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tuy.

Năm 1974: Trung Quốc oanh tạc quần đảo Hoàng Sa và chiếm các đảo do quân Việt Nam Cộng hòa đóng.

Năm 1975: Quân đội Nhân dân Việt Nam thay thế Quân đội của Việt Nam Cộng hòa tại Quần đảo Trường Sa.

Page 26: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

26

Năm 1977: Việt Nam tuyên bố lãnh hải, kể cả lãnh hải của các đảo.

Trong thời gian này, nhiều quốc gia khác cũng đã chiếm một số đảo của Quần đảo Trường Sa.

Năm 1988: Lần đầu tiên Trung Quốc gửi quân tới Quần đảo Trường Sa. Quân của Trung Quốc đụng độ với Hải quân Việt Nam. Trên 70 người lính Việt Nam bị mất tích. Trung Quốc đã chặn không cho tàu mang cờ Chữ Thập Đỏ ra cứu quân Việt Nam.

Page 27: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

27

Năm 1989: Trung Quốc chiếm thêm một đảo thuộc Trường Sa.

Năm 1990: Trung Quốc đề nghị khai thác chung Quần đảo Trường Sa.

Năm 1994: Trung Quốc giành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long trên thềm lục địa Việt Nam và tuyên bố hợp đồng của Việt Nam ký với công ty Mobil để khai thác vùng này là vô giá trị.

4/11/2002: Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC).

Page 28: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

28

8/1/2005: Trung Quốc nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam, làm 9 ngư phủ người Thanh Hóa chết và bị thương.

14/3/2005: Ba công ty dầu khí của 3 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines ký thỏa thuận về khỏa sát địa chất chung ở một số khu vực trên Biển Đông. Trước đó, vào tháng 11/2004, Trung Quốc và Phlippines đã thoả thuận hợp tác khảo sát ở Biển Đông và phía Việt Nam đã phản đối kịch liệt.

Page 29: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

29

Tháng 7/2006: Trung Quốc công bố “Bản đồ chuẩn” trên mạng, là một cách khác để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đầu tháng 4/2007: Trung Quốc bắt giữ 4 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam với lý do đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa

Page 30: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

30

10/4/2007: Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về việc ký kết với hãng BP của Anh và Conoco Phillips của Mỹ xây dựng đường ống dẫn khí trên vùng biển cách Vũng Tàu 370 km. Hai tháng sau khi Trung Quốc phản đối, BP tuyên bố ngừng dự án.

Page 31: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

31

9/7/2007: Tàu hải quân Trung Quốc nã súng vào một số tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển Trường Sa khiến 1 người chết và nhiều người bị thương.

10/8/2007: Tờ báo China Daily đưa tin về việc Trung Quốc tổ chức tour du lịch tới Hoàng Sa.

Từ 16 – 23/11/2007: Hải quân Trung Quốc tập trận lớn ở Quần đảo Hoàng Sa.

Page 32: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

32

Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa. Còn Quần đảo Trường Sa thì do 6 quốc gia và lãnh thổ chiếm giữ là: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên, không có nước nào đủ các bằng cớ xác thực như của Việt Nam, khi chính phủ Việt Nam đưa hồ sơ ra thương thuyết cũng như dư luận chung.

Page 33: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

33

CHƯƠNG 3: HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHƯƠNG 3: HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNGVẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn đảm bảo cho sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền đuợc, thì Việt Nam phải thuờng xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và cả Truờng Sa nữa.Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Truờng Sa ra truớc Tòa án Quốc tế.

Page 34: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

34

Nếu Trung Quốc thật tình tin tuởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp bằng pháp lý.

Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc liên hợp quốc để giải quyết.

Page 35: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

35

Liên Hợp Quốc có thể là giải pháp hữu hiệu hơn , vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự vào. Hơn nữa truờng hợp Liên Hợp Quốc không giải quyết đuợc, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp, Liên Hợp Quốc vẫn có quyền đưa ra và đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế và yêu cầu Tòa án Quốc tế cho kiện mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào.

Page 36: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

36

Trong việc hình thành chính sách mới,Việt Nam cần nhận định lại một số vấn đề. Đó là xem xét lại ý nghĩa của chủ quyền đối với Biển Đông Đông Nam Á. Điều này liên quan đến hai vấn đề: Luật biển và Chủ quyền biển Đông Nam Á

Page 37: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

37

Trong tình hình phòng ngự,Việt Nam phải làm mọi cách tranh thủ sự ủng hộ của mỗi nuớc , đặc biệt là các nuớc thuộc khối ASEAN và tranh đấu vì lợi ích của toàn khối, đồng thời tranh thủ, xây dựng liên lạc, hợp tác chặt chẽ và tin cậy với Mỹ và Trung Quốc vì lợi ích chung. Ngoài vấn đề bảo vệ chủ quyền chính đáng ở biển Đông Nam Á , Việt Nam cần tránh mọi hành động liên minh với Mỹ nhằm chống Trung Quốc. Tuy thế Việt Nam có thể hợp tác với chặt chẽ với Mỹ trong nhiều lĩnh vực

Page 38: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

38

Bảo vệ tự do đi lại ở biển Đông Nam ÁCùng Asean hợp tác với Mỹ và Trung Quốc

để xây dựng thể chế thuờng trực nhằm bảo vệ an ninh chống cuớp biển ở Đông Nam Á, bảo vệ môi truờng biển và chống khủng bố ở khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Page 39: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

39

Chủ truơng của nhà nuớc đối với vấn đề Biển Đông:

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam ở trên thực địa cũng như trên dư luận .

Tiến hành các hoạt động khai thác các nguồn lợi của các nguồn biển, đặc biệt là trong các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế phục vụ việc xây dựng và phát triển đất nuớc

Page 40: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

40

Giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các mục tiêu, nguyên tắc của hiến chuơng Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có công uớc Luật biển 1982, tôn trọng và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử Biển Đông.

Page 41: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

41

Tiếp tục cùng các nuớc láng giềng phân định các vùng biển chồng lấn . Chủ yếu là các vùng kinh tế đặc quyền và vùng thềm lục địa .

Đối với một số vấn đề cụ thể: bác bỏ yêu sách đuờng luỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, không chấp nhận các tranh chấp cùng khai thác ở vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế .

 

Page 42: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

42

ĐƯỜNG LƯỠI BÒĐƯỜNG LƯỠI BÒ

Đường lưỡi bò hay “Đường chữ U” đều là cách gọi mà các học giả dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích Biển Đông.

Page 43: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

43

Đuờng lưỡi bò xuất hiện vào năm 1947 với 11 đoạn do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ, sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng năm 1953 đã bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên hiện nay chỉ còn 9 đoạn. Điều đặc biệt là trong một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện đường lưỡi bò như trên, nhưng Trung Quốc đều chưa bao giờ đưa ra tuyên bố hoặc giải thích chính thức nào về đường lưỡi bò.

Page 44: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

44

Đường lưỡi bò bao trọn 4 quần đảo, bãi đá ngầm trên biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa, Pratas, Macclesfield; và được vẽ sát bờ biển của các quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines.

Năm 1993, trong bản “Giải thích chính sách biển Nam Trung Hoa, thì vùng nước được bao bọc trong đường lưỡi bò được Đài Loan coi như “Vùng nước lịch sử” của họ.

Page 45: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

45

Công hàm ngày 7/5/2009 có kèm theo bản đồ thể hiện đường lưỡi bò là văn bản đầu tiên thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêu sách này đối với thế giới. Điều này cho thấy Trung Quốc muốn cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”.

Page 46: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

46

Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn còn bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với những tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động gần đây của Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong đường lưỡi bò.

Page 47: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

47

Dựa trên công ước Luật biển 1982, thì công hàm ngày 7/5/2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển nằm trong đường lưỡi bò và cũng không thể coi đây là một vấn đề pháp lý nghiêm chỉnh. Bởi tính phi lý và có cơ sở khoa học của nó.

 

Page 48: Biển Đông, hiện trạng và hướng giải quyết

48

KẾT LUẬNKẾT LUẬN

Chủ quyền thiêng liêng của chúng ta trên Biển Đông đã được truyền lại từ bao nghìn năm, đang đứng trước thách thức cả về mặt tài nguyên lẫn con đường giao thương. Trước hết, mỗi chúng ta cần có nhận thức rõ ràng, thống thiết, quyết liệt về thách thức đó. Và từ đó hành động.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong cuộc đấu tranh này cần phải huy động và phát huy cả 2 lực lượng đồng bộ: Sức mạnh của nhân dân và sự ủng hộ của nhân dân trên toàn thế giới.