Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH...

34
Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210 185 Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Nội dung Mục tiêu Trình bày được khái niệm dự án đầu tư Nhận diện được các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp Xác định được mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp. Tiếp cận các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp. Hướng dẫn học Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung: Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp (Các báo cáo tài chính doanh nghiệp và các nguồn dữ liệu khác). Nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp gồm: Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Phân tích các hệ số tài chính cơ bản; Phân tích tài chính Dupont; Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Để học tốt bài này, sinh viên cần: Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng. Nắm vững nội dung cũng như kết cấu của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành.

Transcript of Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH...

Page 1: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

185

Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Nội dung Mục tiêu

Trình bày được khái niệm dự án đầu tư

Nhận diện được các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Xác định được mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp.

Tiếp cận các phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Hướng dẫn học

Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận các nội dung:

Khái niệm và mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp (Các báo cáo tài chính doanh nghiệp và các nguồn dữ liệu khác).

Nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp gồm: Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Phân tích các hệ số tài chính cơ bản; Phân tích tài chính Dupont; Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Để học tốt bài này, sinh viên cần:

Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng.

Nắm vững nội dung cũng như kết cấu của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…)

Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành.

Page 2: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

186

Tình huống dẫn nhập

Doanh nghiệp A đang muốn thực hiện một phương án đầu tư mới nên đã quyết định đi vay vốn ngân hàng. Trong hồ sơ vay vốn, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp A phải làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra quyết định. Tuy nhiên, vì đây là lần vay vốn đầu tiên nên doanh nghiệp đang rất lúng túng.

1. Không biết sẽ phải căn cứ vào những cơ sở dữ liệu nào để phân tích tài chính của doanh nghiệp?

2. Để làm rõ về tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp, cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính nào?

Page 3: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

187

ài này nhằm giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Sau khi học xong bài này, người học sẽ xác định được mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp để phân tích tài chính doanh nghiệp; đồng thời nhận diện được các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

7.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có thể được hiểu là các phương pháp và kỹ thuật phân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như các dự báo có thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thông tin của các chủ thể khác nhau, bao gồm các chủ thể sau:

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp họ có thể nắm bắt cụ thể thực trạng tài chính để kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp vừa là cơ sở để thực hiện các dự báo tài chính, vừa là căn cứ để các nhà quản trị tài chính có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn…

Đối với chủ sở hữu và nhà đầu tư: Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục duy trì đầu tư, tăng cường đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi doanh nghiệp.

Đối với tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính…): Các kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ có thể đánh giá chính xác tình hình và khả năng tài chính của doanh nghiệp để quyết dịnh cho vay và thu hồi nợ.

Đối với người lao động của doanh nghiệp: Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho họ nhận biết được thực trạng tốt xấu và tương lai của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định tiếp tục gắn bó hay rút khỏi doanh nghiệp để tìm những cơ hội việc làm và thu nhập mới tốt hơn.

Đối với cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, tài chính…): Các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các cơ quan này có thể kiểm soát và giám sát tốt hơn việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

7.2. Cơ sở dữ liệu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

7.2.1. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp

Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

B

Page 4: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

188

Thông thường bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo cơ bản: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp trên 2 khía cạnh là tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm cụ thể. Nói cách khác, đây là báo cáo trình bày những thứ mà doanh nghiệp đang nắm giữ thể hiện ở phần tài sản và những thứ mà doanh nghiệp nợ thể hiện ở phần nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được ví như một bức ảnh chụp nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, nó cho biết quy mô và cơ cấu giá trị của các loại tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như quy mô và cơ cấu các nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động để tài trợ cho tài sản.

Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán như sau:

Bảng 7.1. Mô phỏng hình thức trình bày của bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

Chỉ tiêu Số liệu Chỉ tiêu Số liệu

A. Tài sản ngắn hạn

- Tiền

- Đầu tư tài chính ngắn hạn

- Các khoản phải thu ngắn hạn

- Hàng tồn kho

- Tài sản ngắn hạn khác

A. Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn

- Nợ dài hạn

B. Tài sản dài hạn

- Các khoản phải thu dài hạn

- Tài sản cố định

- Bất động sản đầu tư

- Đầu tư tài chính dài hạn

- Tài sản dài hạn khác

B. Vốn chủ sở hữu

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Vốn khác của chủ sở hữu

- Các quỹ không chia được trích từ lợi nhuận

- Lợi nhuận giữ lại

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Kết cấu và nội dung của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần là tài sản và nguồn vốn, được trình bày theo nguyên tắc cân đối: Tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Các số liệu phản ánh trên báo cáo được tổng hợp tại một thời điểm nhất định thường là ở thời điểm cuối niên độ kế toán.

Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập bảng cân đối kế toán theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B01-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC). Các mục trong phần tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần. Về mặt pháp lý, nội dung của phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, các số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, đây cũng là số liệu phản ánh tình trạng phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp. Các mục trong phần nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự thời hạn khai thác, huy động tăng dần. Về mặt pháp lý, các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn phản ánh các loại nguồn tài trợ mà doanh nghiệp đã huy động tại thời điểm lập báo cáo gắn với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm hoàn trả của doanh nghiệp đối với các chủ thể cung cấp vốn. Về mặt kinh tế, số liệu của các chỉ tiêu trong phần

Page 5: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

189

nguồn vốn cho biết quy mô và cơ cấu các loại nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động để tài trợ cho các hoạt động và hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Đây cũng là những số liệu cho biết mức độ huy động nợ và vốn chủ sở hữu gắn với mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là một báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh được coi như cuốn phim quay chậm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó cung cấp số liệu về từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 7.2. Mô phỏng hình thức trình bày báo cáo kết quả kinh doanh

STT Chỉ tiêu Số liệu

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2)

4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4)

6 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+6-7-8-9)

11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác

13 Lợi nhuận khác (11-12)

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (10+13)

15 Chi phí thuế TNDN

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (14-15)

Báo cáo kết quả kinh doanh được lập tại một thời điểm cụ thể song các số liệu của nó được tổng hợp trong cả một khoảng thời gian cụ thể thường là một niên độ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Nội dung cơ bản của báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các kết quả kinh doanh theo từng loại hình hoạt động được xác định theo công thức chung là:

Lợi nhuận = Doanh thu (Thu nhập) – Chi phí

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo biểu mẫu hướng dẫn của Nhà nước (Mẫu B02-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là một báo cáo tài chính mô tả dòng vận động tiền tệ của Doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được xem là sự phản ánh dòng tiền vận động đằng sau các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho biết dòng tiền vào, dòng tiền ra và chênh lệch giữa chúng. Nói cách

Page 6: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

190

khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh cách thức mà doanh nghiệp huy động tiền và số tiền đó đã được chi tiêu, sử dụng vào việc gì.

Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Bảng 7.3. Hình thức trình bày các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu Số liệu

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ

3. Tiền chi trả cho người lao động

4. Tiền chi trả lãi vay

5. Tiền chi nộp thuế TNDN

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được

4. Tiền chi trả nợ gốc vay

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

V. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

VI. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo mẫu B03-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được cấu trúc gồm các chỉ tiêu phản ánh các dòng tiền và ra dòng tiền thuần theo từng loại hoạt động, bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính. Từ các số liệu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ta có thể đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng dòng tiền từ các loại hình hoạt động và dự báo trạng thái dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

Page 7: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

191

Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Là một bản báo cáo bổ sung mô tả và giải thích các đặc điểm, tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo này theo mẫu B09-DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

7.2.2. Các nguồn dữ liệu khác

Từ các số liệu trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích tiến hành tính toán các chỉ số tài chính. Sau đó, so sánh các chỉ số đó để đánh giá sự biến động tình hình tài chính trong nội bộ 1 năm hoặc giữa các năm. Bên cạnh đó, để phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta còn sử dụng các thông tin chung của nền kinh tế, các thông tin của ngành… để đưa ra những nhận biết chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì, có thể có những chỉ tiêu tài chính, nếu chỉ xét trong nội bộ doanh nghiệp có thể được nhận định là tích cực nhưng khi so sánh với số liệu ngành thì nhận định đó chưa chắc đã đúng. Ví dụ: Khi xét trong nội bộ doanh nghiệp, ta thấy: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm N cao hơn năm N – 1, có nghĩa là khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm N là tốt hơn năm N - 1. Tuy nhiên, khi so sánh với số liệu trung bình ngành ta lại thấy thấp hơn, điều này lại cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp chưa tốt so với các doanh nghiệp trong ngành.

Các thông tin chung của nền kinh tế: Tình hình chung của nền kinh tế thường được biểu thị qua các chỉ số phản ánh tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Những thông tin này có tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các cơ hội thuận lợi cho kinh doanh được mở rộng, từ đó giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các cơ hội kinh doanh bị thu hẹp lại, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp có xu hướng giảm sút, tình hình tài chính của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.

Các thông tin liên quan đến ngành kinh tế: Sự phát triển của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến tình hình chung của ngành hay lĩnh vực mà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Các thông tin về tình hình phát triển của ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các tiến bộ công nghệ trong ngành, các thay đổi về cung cầu, giá cả, chế tạo sản phẩm mới, các số liệu thống kê của ngành… sẽ là những yếu tố có ảnh hưởng đến kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp người ta thường so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với các chỉ số thống kê của ngành để thấy được vị trí của doanh nghiệp trong ngành, đồng thời các thông tin ngành còn giúp cho các nhà phân tích có thể lý giải kết quả hoạt động của doanh nghiệp và dự báo tương lai kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

7.3. Nội dung và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

7.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh

Căn cứ để phân tích: Căn cứ và số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để tính toán các tỷ trọng của từng khoản mục, so sánh các khoản mục và tỷ trọng của chúng theo từng các mốc thời gian khác nhau để có thể đưa ra những nhận định về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Page 8: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

192

Cách làm: Thông thường các nhà phân tích xem xét biến động bằng cách so sánh các khoản mục, các chỉ tiêu tài chính cuối kỳ so với đầu kỳ, hoặc của năm nay so với năm trước để thấy được mức độ tăng, giảm của tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu cũng như mức độ và xu hướng thay đổi của tỷ trọng các khoản mục này. Khi so sánh các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh giữa kỳ, các nhà phân tích sẽ đánh giá được mức độ biến động của các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cụ thể như sau:

Trước hết, tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khái quát qua các chỉ tiêu tổng hợp trên bảng cân đối kế toán và báo báo kết quả kinh doanh (Bảng 7.4 và Bảng 7.5) như sau:

Ví dụ 7.1:

Bảng 7.4. Bảng cân đối kế toán của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TÀI SẢN 31/12/N-1 31/12/N NGUỒN VỐN 31/12/N-1 31/12/N

A. TSNH 750 850 A. Nợ phải trả 580 700

1. Tiền và tương đương tiền 70 80 1. Nợ ngắn hạn 480 530

2. Các khoản phải thu ngắn hạn

320 360 + Vay và nợ ngắn hạn

450 490

3. Hàng tồn kho 350 400 + Phải trả ngắn hạn 30 40

4. TSNH khác 10 10 2. Nợ dài hạn 100 170

B. TSDH 250 350 + Vay và nợ dài hạn 80 160

1. Các khoản phải thu dài hạn

10 10 + Phải trả dài hạn 20 10

2. TSCĐ 200 290 B. Vốn chủ sở hữu 420 500

+ Nguyên giá 250 350 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (30.000 cổ phần)

300 300

+ Giá trị hao mòn luỹ kế 50 60 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0

3. Bất động sản đầu tư 0 0 3. Các quỹ doanh nghiệp 50 85

4. Đầu tư tài chính dài hạn 30 40 4. LNST chưa phân phối 60 90

5. Tài sản dài hạn khác 10 10

5. Nguồn kinh phí và quỹ khác

10 25

Tổng tài sản 1.000 1.200 Tổng nguồn vốn 1.000 1.200

Bảng 7.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.120 5.930

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 120 130

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.000 5.800

4 Giá vốn hàng bán 4.200 4.850

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 800 950

6 Doanh thu hoạt động tài chính 100 50

7 Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

190

150

200

170

Page 9: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

193

STT Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

8 Chi phí bán hàng 450 500

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 150 165

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 110 135

11 Thu nhập khác 20 25

12 Chi phí khác 30 20

13 Lợi nhuận khác -10 5

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 100 140

15 Chi phí thuế TNDN 25 35

16 Lợi nhuận sau thuế 75 105

Với các số liệu trên bảng 7.4 và bảng 7.5, chúng ta có thể tính toán tỷ trọng các khoản mục tài sản, nguồn vốn và xác định tỷ lệ thay đổi của các chỉ tiêu trong bảng Kết cấu tài sản và nguồn vốn của DN và bảng tình hình kết quả kinh doanh của DN (mẫu bảng 7.6, bảng 7.7) dưới đây.

Bảng 7.6. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm N-1 Năm N So sánh N/N-1

Số tiền

TT (%) Số tiền

TT (%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

A. TSNH 750 75 850 70,8 100 13,3

1. Tiền và tương đương tiền 70 7 80 6,7 10 14,2

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 320 32 360 30 40 12,5

3. Hàng tồn kho 350 35 400 33,3 50 14,2

4. TSNH khác 10 1 10 0,8 0 0

B. TSDH 250 25 350 29,2 100 40

1. Các khoản phải thu dài hạn 10 1 10 0,8 0 0

2. TSCĐ 200 20 290 24,2 90 45

+ Nguyên giá 250 350 100 40

+ Giá trị hao mòn luỹ kế 50 60 10 20

3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0

4. Đầu tư tài chính dài hạn 30 3 40 3,4 10 33,3

5. Tài sản dài hạn khác 10 1 10 0,8 0 0

Tổng tài sản 1.000 100 1.200 100 200 20

A. Nợ phải trả 580 58 700 58,3 120 20,7

1. Nợ ngắn hạn 480 48 530 44,2 50 10,4

+ Vay và nợ ngắn hạn 450 490 60 13,3

+ Phải trả ngắn hạn 30 40 10 33,3

2. Nợ dài hạn 100 10 170 14,1 70 70

+ Vay và nợ dài hạn 80 80 100

+ Phải trả dài hạn 20 -20 -50

B. Vốn chủ sở hữu 420 42 500 41,7 80 19

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (30.000 cổ phần) 300 30 300 25 0 0

Page 10: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

194

2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 0 0 0

3. Các quỹ doanh nghiệp 50 5 85 7,1 35 70

4. LNST chưa phân phối 60 6 90 7,5 30 50

5. Nguồn kinh phí và quỹ khác 10 1 25 2,1 15 150

Tổng nguồn vốn 1.000 100 1.200 100 20 20

Bảng 7.7. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

So sánh N/N-1 STT Chỉ tiêu

Năm N-1

Năm N

Số tiền Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.120 5.930 810 15,8

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 120 130 10 8,3

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.000 5.800 800 16

4 Giá vốn hàng bán 4.200 4.850 650 15,5

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 800 950 150 18,8

6 Doanh thu hoạt động tài chính 100 50 -50 -50

7 Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

190

150

200

170

10

20

5,3

13,3

8 Chi phí bán hàng 450 500 50 11,1

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 150 165 15 10

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 110 135 25 22,7

11 Thu nhập khác 20 25 5 25

12 Chi phí khác 30 20 -10 -33,3

13 Lợi nhuận khác -10 5 15 150

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 100 140 40 40

15 Chi phí thuế TNDN 25 35 10 40

16 Lợi nhuận sau thuế 75 105 30 40

Căn cứ vào các kết quả tính toán trên các bảng số liệu 7.6 và 7.7, rút ra một số nhận xét khái quát về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Tổng tài sản của công ty năm N đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng hay 20% so với năm N-1. Tài sản ngắn hạn tăng 13,3%, trong đó chủ yếu là do gia tăng phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tài sản dài hạn tăng 40%, trong đó chủ yếu là do đầu tư gia tăng TSCĐ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có nỗ lực trong việc đầu tư đổi mới, tăng cường TSCĐ. Tài sản ngắn hạn năm N-1 chiếm khoảng 75%, trong đó chủ yếu là phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Mặc dù tỷ trọng này có chiều hướng giảm xuống ở năm N, song không phải do quy mô tài sản ngắn hạn giảm xuống mà do sự gia tăng đầu tư TSCĐ đáng kể ở năm N.

Sự gia tăng của tổng tài sản được tài trợ bằng sự gia tăng tương ứng của tổng nguồn vốn, trong đó nợ phải trả gia tăng 20,7% (tương đương 120 tỷ đồng) và vốn chủ sở hữu tăng 19% (tương đương 80 tỷ đồng). Sự gia tăng của nợ phải trả chủ yếu là do tăng cường vay ngắn hạn và dài hạn, còn sự gia tăng của vốn chủ sở hữu chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận để lại và các quỹ doanh nghiệp. Xét về cơ cấu nguồn

Page 11: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

195

vốn, nợ phải trả năm N-1 chiếm tới 58% và tỷ trọng này tiếp tục tăng lên ở năm N song không đáng kể.

Khi so sánh kết quả kinh doanh của năm N với năm N-1 cho thấy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng tới 16% (tương đương 800 tỷ đồng), trong khi đó, giá vốn hàng bán chỉ tăng 15,5% (tương đương 650 tỷ đồng). Mặc dù, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính gia tăng nhưng mức tăng không đáng kể, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng tới 22,7%. Sự tăng lên của lợi nhuận khác đã góp phần làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 105 tỷ đồng ở năm N, tăng 30 tỷ đồng (tương đương 40%) so với năm N-1. Điều này chứng tỏ kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty ABC đã có chiều hướng phát triển rất rõ nét.

7.3.2. Phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp

a. Phân tích cấu trúc tài chính

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng như kết cấu tài sản của doanh nghiệp.

Khi phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, theo quan điểm tài chính hiện đại, người ta sẽ sử dụng số liệu thời điểm trên các báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu tài chính, nghĩa là phân tích cấu trúc tài chính của năm nào, kỳ nào thì dùng luôn số liệu cuối của năm đó, kỳ đó để tính toán.

Để đánh giá cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, người ta sử dụng 2 chỉ tiêu:

Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn (Tỷ trọng TSNH; Tỷ trọng vốn lưu động)

Tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn (Tỷ trọng TSDH; Tỷ trọng vốn cố định)

Tài sản dài hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn =

Tổng tài sản

Hoặc Tỷ suất đầu tư vào TSDH = 1 - Tỷ suất đầu tư vào TSNH

Tỷ trọng đầu tư vào TSNH/TSDH cho biết mức độ và xu hướng đầu tư của doanh nghiệp vào 2 loại hình TSNH và TSDH. Tỷ suất này phụ thuộc và ngành kinh doanh, trình độ quản lý và một số yếu tố khác. Thông qua tỷ trọng đầu tư vào TSNH và TSDH có thể nhận biết được lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:

Hệ số nợ: là quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn, hay trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng được tài trợ

Page 12: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

196

bằng nợ phải trả. Hệ số nợ cho biết khả năng, xu hướng khai thác vốn tài trợ cho tài sản, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ ≤ 1. Nếu hệ số nợ = 1 tức là toàn bộ 100 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đều được tài trợ từ nợ (doanh nghiệp kinh doanh toàn bằng vốn vay). Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có nguy cơ bị phá sản.

Vậy, hệ số nợ thấp hay cao là tốt? Câu trả lời không dễ dàng mà phải đặt vào từng điều kiện bối cảnh cụ thể:

o Cần phải xem xét đối tượng đánh giá chỉ tiêu là ai?

Nếu là cổ đông thì hệ số nợ càng cao càng tốt vì khi đó vốn chủ sở hữu ít nhưng lợi nhuận lại tăng.

Nếu là ngân hàng thì hệ số nợ thấp mới tốt vì ngân hàng chỉ cho các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp vay để giảm thiểu rủi ro.

o Cần phải so sánh với số liệu trung bình ngành: Nếu thấp hơn số liệu trung bình ngành thì vẫn chấp nhận được.

Hệ số vốn chủ sở hữu (hệ số tự tài trợ): là quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =

Tổng nguồn vốn

Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ

Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn, hay trong 100 đồng vốn doanh nghiệp đang sử dụng thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho biết khả năng khai thác vốn tài trợ cho tài sản, đồng thời phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết nợ phải trả bằng bao nhiêu lần hay bao nhiêu % so với vốn chủ sở hữu. Hệ số này phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ 7.2:

Tiếp tục số liệu đã cho ở ví dụ 7.1, chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Tỷ trọng đầu tư vào TSNH 750/1.000 = 0,75 850/1.200 = 0,71

2. Tỷ trọng đầu tư vào TSDH 1- 0,75 = 0,25 1- 0,71 = 0,29

3. Hệ số nợ 580/1.000 = 0,58 700/1.200 = 0,583

4. Hệ số vốn chủ sở hữu 1- 0,58 = 0,42 1- 0,583 = 0,417

5. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 585/420 = 1,38 700/500 = 1,4

Page 13: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

197

Khi phân tích, tính toán đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn có thể so sánh với các hệ số trung bình ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp khác làm đối thủ cạnh tranh để thấy rõ vị trí của doanh nghiệp về khả năng khai thác vốn và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Ta có bảng số liệu sau:

Công ty ABC Hệ số TB ngành TT Các hệ số tài chính ĐVT

Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N

1 Tỷ trọng đầu tư TSNH % 75 71 73 70

2 Tỷ trọng đầu tư TSDH % 25 29 27 30

3 Hệ số nợ % 58 58,3 60 55

4 Hệ số vốn chủ sở hữu % 42 41,7 40 45

Qua bảng số liệu ta thấy:

Công ty ABC hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vì tỷ trọng đầu tư vào TSNH năm N-1 và năm N đều lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng đầu tư vào TSDH.

Tỷ trọng đầu tư vào TSNH của doanh nghiệp năm N giảm đi so với năm N - 1, đồng thời tỷ trọng đầu tư vào TSDH năm N tăng lên so với năm N -1 một lượng tương ứng. So với số liệu trung bình ngành thì thấy rằng: Xu hướng biến động tỷ trọng đầu tư vào TSNH và TSDH của doanh nghiệp phù hợp với xu hướng biến động của ngành, nhưng trong cả 2 năm tỷ trọng đầu tư vào TSNH đều cao hơn so với số liệu trung bình ngành. Vì thế, doanh nghiệp cần phải xem xét lại cấu trúc tài sản của mình và đối chiếu với cấu trúc hợp lý của ngành để có biện pháp điều chỉnh.

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong 2 năm có sự biến động không đáng kể, trong đó: Hệ số nợ chiếm tỷ trọng cao hơn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi so sánh với số liệu trung bình ngành thì thấy rằng: Mặc dù hệ số nợ của doanh nghiệp năm N- 1 thấp hơn số liệu trung bình ngành nhưng tới năm N thì hệ số nợ của doanh nghiệp lại cao hơn hệ số nợ trung bình ngành. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn cho năm tài chính sắp tới.

b. Phân tích khả năng thanh toán

Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp.

Cũng giống phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, theo quan điểm tài chính hiện đại, người ta cũng sẽ sử dụng số liệu thời điểm trên các báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu tài chính.

Thông thường, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm:

Khả năng thanh toán chung (Khả năng thanh toán tổng quát)

Tổng tài sản Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết khả năng của doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn lực để đảm bảo trả nợ. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có thể

Page 14: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

198

khẳng định doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát. Ngược lại, khi hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp chưa đảm bảo khả năng thanh toán chung.

Khả năng thanh toán tổng quát mới chỉ cho biết một cách tổng thể về khả năng huy động mọi nguồn lực hiện có để đảm bảo trả nợ, không phân biệt nợ ngắn hạn hay dài hạn và cũng không phân biệt tài sản của doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn hay dài hạn. Vì vậy, nếu mất cân đối về thời hạn giữa nguồn lực huy động với trả nợ thì DN vẫn có thể không đảm bảo được việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Có thể xảy ra trường hợp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt nhưng doanh nghiệp vẫn lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, trong thực tế, người ta thường quan tâm trước hết đến hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)

Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng

thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có thể khẳng định doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán hiện thời. Ngược lại, nếu hệ số đó nhỏ hơn 1 thì có thể khẳng định khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp chưa đảm bảo hay còn yếu kém.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Khi đánh giá khả năng thanh toán hiện thời, người ta đem so sánh TSNH với nợ ngắn hạn bởi lẽ TSNH là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, trong TSNH, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn cả và cũng có thể xảy ra tình huống xấu nhất là không thể tiêu thụ được. Do đó, để đánh giá sát thực hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta loại trừ hàng tồn kho ra khỏi TSNH và đem so sánh với nợ ngắn hạn. Khi ấy chỉ số này được gọi là khả năng thanh toán nhanh và được biểu thị thành công thức như sau:

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng tức thời của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Khả năng thanh toán lãi vay

Đối với các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay, việc đánh giá khả năng thanh toán lãi vay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp vốn thấy được mức độ đảm bảo an toàn khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

Số lãi vay phải trả

Trong đó: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (Chi phí tài chính)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trang trải lãi vay hoặc chi phí tài chính của doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay tài trợ cho nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 có thể khẳng định doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay.

Page 15: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

199

Ngoài ra, hệ số này cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Vì: Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Như vậy, hệ số này càng cao càng tốt.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Trong tình huống, một số chủ nợ ngắn hạn có thể quan tâm đến khả năng trả nợ trong kỳ hạn rất ngắn. Khi đó, người ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Tiền và tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có thể huy động ngay lập tức các nguồn lực có thể để đảm bảo khả năng trả nợ. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, ngược lại thì doanh nghiệp chưa

đảm bảo hay còn yếu kém về khả năng thanh toán tức thời.

Vốn luân chuyển ròng

Để đánh giá an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính thường kết hợp việc xem xét các chỉ tiêu về khả năng thanh toán với việc xem xét cách thức tài trợ TSNH thông qua chỉ tiêu vốn luân chuyển ròng (NWC- Net Working Capital). Vốn luân chuyển ròng được xác định theo công thức:

Vốn luân chuyển ròng = TSNH - Nợ ngắn hạn

Hoặc Vốn luân chuyển ròng = Nguồn vốn dài hạn – TSDH

Khi xác định NWC, có thể xảy ra 3 trường hợp như sau:

o NWC > 0: Khi TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn thì NWC > 0. Khi đó, một bộ phận của nguồn vốn dài hạn tham gia tài trợ cho TSNH và kết quả là hệ số khả năng thanh toán hiện thời lớn hơn 1. Đây cũng là biểu hiện về sự an toàn, ổn định tài chính của doanh nghiệp.

o NWC < 0: Khi TSNH nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì NWC < 0. Khi đó, một bộ phận của nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho TSDH và kết quả là hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ hơn 1. Đây là dấu hiệu thiếu an toàn tài chính của doanh nghiêp.

o NWC = 0: Khi TSNH bằng nợ ngắn hạn thì NWC < 0. Khi đó, toàn bộ TSNH của doanh nghiệp chỉ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và toàn bộ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời bằng 1. Trường hợp này cũng là dấu hiệu chưa thật sự an toàn, đảm bảo tài chính đặc biệt đối với

những doanh nghiệp hoạt động trong ngành có tốc độ quay vòng tài sản chậm.

Ví dụ 7.3:

Tiếp tục số liệu đã cho ở ví dụ 7.1, chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá khả năng

thanh toán của doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu ĐVT Năm N-1 Năm N

1. Khả năng thanh toán tổng quát lần 1.000/580 = 1,72 1.200/700 = 1,71

2. Khả năng thanh toán hiện thời lần 750/480 = 1,56 850/530 = 1,6

Page 16: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

200

3. Khả năng thanh toán nhanh lần (750-350)/480 = 0,833 (850-400)/530 = 0,849

4. Khả năng thanh toán lãi vay lần (100+150)/150 = 1,67 (140+170)/140 = 1,82

5. Khả năng thanh toán tức thời lần 70/480 = 0,146 80/530 = 0,151

Khi phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn so sánh với các hệ số trung bình về khả năng thanh toám của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế của doanh nghiệp. Ta có bảng số liệu sau:

Công ty ABC Hệ số TB ngành TT Các hệ số tài chính ĐVT

Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N

1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

lần 1,72 1,71 1,41 1,52

2 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

lần 1,56 1,6 1,51 1,2

3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

lần 0,833 0,849 0,79 0,84

4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

lần 0,146 0,151 0,15 0,17

5 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

lần 1,67 1,82 1,65 1,61

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

o Nhìn chung, khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm N đều có xu hướng tăng nhẹ so với năm N - 1. Chứng tỏ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm N là tốt hơn năm N-1. Đây sẽ là một lợi thế đối với doanh nghiệp khi huy động vốn cho năm tài chính sắp tới.

o So sánh với số liệu trung bình ngành thì thấy: Chỉ có duy nhất hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp hơn so với ngành, còn là các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong cả 2 năm đều tốt hơn số liệu trung bình ngành. Như vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại cấu trúc nợ ngắn hạn và cấu trúc các khoản tiền và tương đương tiền nhằm cải thiện khả năng thanh toán tức thời để theo kịp với các doanh nghiệp trong ngành.

c. Phân tích khả năng hoạt động

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

Khi phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp, theo quan điểm tài chính hiện đại, người ta sẽ sử dụng số liệu bình quân để tính toán các chỉ tiêu tài chính, theo nguyên tắc phân tích tài chính cho năm nào, kỳ nào thì dùng số liệu trung bình của năm đó, kỳ đó để phân tích. Số liệu bình quân được tính bằng cách lấy số liệu đầu kỳ cộng với số liệu cuối kỳ chia cho 2. Cụ thể, số liệu bình quân của năm N = (Số liệu đầu năm N + Số liệu cuối năm N)/2.

Các chỉ tiêu phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Page 17: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

201

Hệ số này cho biết khả năng quay vòng hay luân chuyển của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và các yếu tố khác. Nếu kết quả tính toán cho thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp được cải thiện qua các kỳ thì điều này thường biểu thị rằng doanh nghiệp đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn và ngược lại. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho (Kỳ nhập hàng bình quân)

Số ngày trong kỳ (365 ngày) Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho cho biết khoảng thời gian bình quân tính từ lúc nắm giữ hàng tồn kho đến lúc tiêu thụ hàng tồn kho. Nói cách khác, nó cho biết hàng tồn kho tồn tại bao nhiêu ngày trước tiêu thụ. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh và các yếu tố khác. Nếu hệ số này giảm đi qua các kỳ có nghĩa là doanh nghiệp đã tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn và ngược lại.

Số vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu + VAT đầu ra tương ứng Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Thông thường, trong phần tử số của công thức này chỉ tổng hợp phần doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, theo chế độ kế toán hiện nay, vì bộ phận VAT đầu ra phát sinh tương ứng với phần doanh thu bán hàng vẫn được theo dõi chung trên tài khoản phản ánh các khoản phải thu của khách hàng, do đó, để đảm bảo sự phù hợp, trong phần tử số của công thức kể trên phải bao gồm cả số VAT đầu ra tương ứng với bộ phận doanh thu bán hàng.

Hệ số này cho biết trong kỳ, các khoản phải thu quay vòng được bao nhiêu lần. Nó cho biết mức độ nhanh chậm trong việc thu hồi nợ phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân

Số ngày trong kỳ (365 ngày) Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu trong kỳ

Hệ số này cho biết khoảng thời gian trung bình mà doanh nghiệp thu hồi được công nợ kể khi bán chịu hàng hoá dịch vụ. Nói cách khác, đây là khoảng thời gian trung bình tính từ khi bán chịu cho đến khi thu được tiền bán hàng.

Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Thông thường, khi vòng quay các khoản phải thu tăng lên hoặc kỳ thu tiền bình quân giảm xuống qua các kỳ sẽ biểu hiện xu hướng rút ngắn thời gian bán chịu và trình độ quản lý thu hồi công nợ được cải thiện.

Vòng quay tài sản ngắn hạn (Vòng quay vốn lưu động)

Doanh thu Vòng quay

TSNH =

Tài sản ngắn hạn (Vốn lưu động) bình quân

Thông thường, tử số của công thức trên là doanh thu thuần bán hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, trong trường hợp có phát sinh doanh thu tài chính, để đảm bảo tính hợp lý

Page 18: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

202

khi tính toán, ngoài doanh thu thuần về bán hàng hoá dịch vụ, người ta còn tính cả doanh thu tài chính. Phần mẫu số của công thức TSNH bình quân được tính bằng TSNH đầu kỳ cộng TSNH cuối kỳ chia cho 2.

Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng TSNH hay vốn lưu động trong mối quan hệ với doanh thu đạt được. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng TSNH hay vốn lưu động sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản dài hạn (Vòng quay vốn cố định)

Doanh thu Vòng quay

TSDH =

Tài sản dài hạn (Vốn cố định) bình quân

Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng TSDH của doanh nghiệp. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng TSDH hay vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mà cơ cấu tài sản nghiêng về TSDH chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn, dịch vụ ăn uống…

Vòng quay tổng tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh)

Doanh thu Vòng quay tổng tài sản =

Tổng tài sản (Tổng vốn kinh doanh) bình quân

Hệ số này cho biết hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản hay vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao càng tốt.

Ví dụ 7.4:

Tiếp tục số liệu đã cho ở ví dụ 7.1, trước tiên, chúng ta đi xác định được một số chỉ tiêu bình quân để làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Số liệu bình quân năm N

1 Trị giá hàng tồn kho bình quân (350+400)/2 = 375

2 Các khoản phải thu bình quân (330+370)/2 = 350

3 Tài sản ngắn hạn bình quân (750+850)/2 = 800

4 Tài sản dài hạn bình quân (250+350)/2 = 300

5 Tổng tài sản bình quân (1.000 + 1.200)/2 = 1.100

Trên cơ sở đó, chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp như sau:

STT ĐVT Chỉ tiêu Năm N

1 lần Vòng quay hàng tồn kho 4.850/375 = 12,93

2 ngày Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 365/12,93 = 28

3 lần Vòng quay các khoản phải thu (5.800 x1,1)/350 = 18,23

4 ngày Kỳ thu tiền bình quân 365/18,23 = 20

5 lần Vòng quay tài sản ngắn hạn 5.850/800 = 7,31

6 lần Vòng quay tài sản dài hạn 5.850/300 = 19,5

7 lần Vòng quay tổng tài sản 5.850/1.100 = 5,32

Page 19: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

203

Khi phân tích, đánh giá khả năng hoạt động của một doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn so sánh với các hệ số trung bình về khả năng hoạt động của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế của doanh nghiệp.

STT ĐVT Chỉ tiêu Số liệu công ty ABC năm N

Số liệu trung bình ngành năm N

1 lần Vòng quay hàng tồn kho 12,93 12,1

2 ngày Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 28 30

3 lần Vòng quay các khoản phải thu 18,23 15

4 ngày Kỳ thu tiền bình quân 20 25

5 lần Vòng quay tài sản ngắn hạn 7,31 5,82

6 lần Vòng quay tài sản dài hạn 19,5 17,5

7 lần Vòng quay tổng tài sản 5,32 4,5

Qua bảng số liệu ta thấy, so với số liệu trung bình ngành thì tất cả các hệ số đánh giá khả năng hoạt động năm N của công ty ABC đều cao hơn so với ngành cho thấy khả năng hoạt động của công ty ABC năm N là tốt hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.

d. Phân tích khả năng sinh lời

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

Cũng giống phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp, khi phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp, theo quan điểm tài chính hiện đại, người ta sẽ sử dụng số liệu bình quân để tính toán các chỉ tiêu tài chính.

Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

Tỷ suất lợi nhuận - doanh thu (tỷ suất doanh lợi doanh thu; hệ số lãi ròng) - ROS (Return on sales)

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) =

Doanh thu

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu đạt được trong kỳ của doanh nghiệp, nó cho biết là trong một đồng doanh thu đạt được trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Rõ ràng, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì hệ số lãi ròng càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. Hệ số này càng cao càng tốt.

Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản)- ROAE/BEP

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) Tỷ suất LN trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản

(ROAE/BEP)

= Tổng tài sản (vốn kinh doanh) bình quân

Hệ số này phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận của tài sản hay vốn kinh doanh mà chưa tính đến ảnh hưởng của lãi tiền vay và thuế TNDN. Nói cách khác, nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh mà không phân biệt nguồn gốc của vốn kinh doanh.

Page 20: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

204

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh) - ROA

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LNST tổng tài sản (ROA) =

Tổng tài sản (Vốn kinh doanh) bình quân

Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời ròng của tài sản hay vốn kinh doanh. Nói cách khác, nó cho biết, mỗi đồng tài sản hay vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE (Return on equity)

Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này được xem là thước đo sau cùng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư của chủ sở hữu. Nói cách khác, nó cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây chính là căn cứ khoa học để khẳng định: Trong doanh nghiệp, các chủ sở hữu luôn muốn nợ càng nhiều càng tốt vì khi đó vốn chủ sở hữu giảm, tức là ROE tăng.

Hệ số thu nhập ròng của mỗi cổ phần thường: EPS (Earning per share)

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi (nếu có)

Hệ số thu nhập ròng của mỗi cổ

phần thường

= Tổng khối lượng cổ phiếu thường lưu hành

Hệ số này cho biết phần lợi nhuận ròng tính trên mỗi cổ phần mà công ty đạt được trong kỳ là bao nhiêu. Đây chính là chỉ số phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động sau cùng của công ty tính trên mỗi cổ phần. Do vậy, nhà đầu tư có thể so sánh chỉ tiêu này của các cty khác nhau trên thị trường để đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư. Những công ty có EPS cao thường có thị giá cổ phiếu lớn.

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Cổ tức của mỗi cổ phần Tỷ lệ chi trả

cổ tức =

Thu nhập ròng của mỗi cổ phần (EPS)

Hệ số này cho biết công ty dành ra bao nhiêu % trong số thu nhập ròng của mỗi cổ phần để chi trả cổ tức.

Hệ số giá thị trường trên thu nhập ròng của mỗi cổ phần (P/E)

Giá thị trường của mỗi cổ phần Hệ số giá thị trường trên thu nhập ròng của mỗi cổ phần =

Thu nhập ròng của mỗi cổ phần (EPS)

Hệ số này cho biết trên thị trường tài chính, người ta sẵn sàng trả giá bao đồng cho mỗi đồng thu nhập ròng tính trên mỗi cổ phần. Nó cho biết mức độ đắt rẻ của giá cổ phần so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây chính là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư chọn thời điểm và ra quyết định đầu tư hay rút vốn đầu tư khỏi thị trường tài chính.

Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (M/B)

Giá thị trường của cổ phần Hệ số giá thị trường trên

giá trị sổ sách =

Giá trị sổ sách của cổ phần

Page 21: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

205

Hệ số này cho biết trên thị trường tài chính, giá thị trường của cổ phiếu bằng bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào hệ số này để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả. Thông thường, hệ số này lớn hơn 1, song nếu nhỏ hơn 1 thì đó chính là lúc công ty bị đánh giá yếu kém và có triển vọng xấu.

Ví dụ 7.5:

Tiếp tục số liệu đã cho ở ví dụ 7.1, trước tiên, chúng ta đi xác định được một số chỉ tiêu bình quân để làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Số liệu bình quân năm N

1 Tổng tài sản bình quân (1.000 + 1.200)/2 = 1.100

2 Vốn chủ sở hữu bình quân (420+500)/2 = 460

Từ các chỉ tiêu vừa tính được, thay vào công thức chúng ta tính được các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp như sau:

STT ĐVT Chỉ tiêu Năm N

1 % Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 105/5.850 = 1,795

2 % Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (140+170)/1.100 = 28,18

3 % Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 105/1.100 = 9,55

4 % Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 105/460 = 22,83

5 Tỷ đồng/CP Thu nhập ròng của mỗi cổ phần 105/30.000 = 0,0035

Thông thường, khi phân tích, đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, ngoài việc so sánh các kết quả tính toán giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động của các hệ số, người ta còn so sánh với các hệ số biểu thị khả năng sinh lời trung bình của ngành cũng như so sánh với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ hiệu quả, vị trí của doanh nghiệp trong ngành.

STT ĐVT Chỉ tiêu Số liệu cty ABC

năm N

Số liệu TB ngành năm N

1 % Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1,795 1,5

2 % Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 28,18 23

3 % Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 9,55 7,1

4 % Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 22,83 15

5 Tỷ đồng/CP Thu nhập ròng của mỗi cổ phần 0,0035 0,0021

So với các hệ số trung bình ngành ta thấy các hệ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm N đều cao hơn so với số liệu trung bình ngành. Chứng tỏ năm N doanh nghiệp đã rất cố gắng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

7.3.3. Phân tích tài chính Dupont

Công ty Dupont đã sử dụng phương pháp xem xét mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính liên quan để thấy được sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. ROA và ROE đều là thước đo về khả năng sinh lời, song giữa chúng có sự khác biệt được phản ánh qua việc sử dụng nợ hay đòn bẩy tài chính để tài trợ kinh doanh. ROA và ROE là kết quả của việc sử dụng tổng hợp các quyết định và biện pháp tổ chức quản lý kinh doanh. Để thấy được mối liên hệ giữa tác động của khả năng quản lý sử dụng tài sản, khả năng sử dụng

Page 22: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

206

đòn bẩy tài chính với khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ta xem xét việc triển khai Dupont đối với 2 hệ số trên.

Triển khai Dupont đối với ROA

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản

Nhân cả tử số và mẫu số của công thức trên với doanh thu , ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROA =

Doanh thu ×

Tổng tài sản

Như vậy, có thể viết lại công thức trên như sau:

ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Vòng quay tổng tài sản

Theo triển khai trên, ROA phụ thuộc và tỷ lệ thuận với sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Như vậy, nếu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hoặc vòng quay tổng tài sản được cải thiện sẽ làm cho ROA gia tăng với mức độ tương ứng. Từ đây, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp thích hợp để gia tăng ROA.

Triển khai Dupont đối với ROE

Lợi nhuận sau thuế ROE =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Nhân cả tử số và mẫu số của công thức trên với doanh thu ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu ROE =

Doanh thu ×

Vốn chủ sở hữu bình quân

Nhân cả tử số và mẫu số của công thức trên với tổng tài sản, ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tổng tài sản ROE =

Doanh thu ×

Tổng tài sản ×

Vốn chủ sở hữu bình quân

Thay Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả, ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tổng tài sản ROE =

Doanh thu ×

Tổng tài sản ×

Tổng tài sản – Nợ phải trả

Chia cả tử và mẫu số của công thức trên cho tổng tài sản, ta có:

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu 1 ROE =

Doanh thu ×

Tổng tài sản ×

1- Hệ số nợ

Nói cách khác, ROE có thể viết lại như sau:

1 ROE =

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

×Vòng quay tổng tài sản

×1- Hệ số nợ

Qua công thức trên có thể thấy rằng: ROE phụ thuộc và tỷ lệ thuận với 3 yếu tố:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu;

Vòng quay tổng tài sản

Hệ số nợ

Page 23: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

207

Từ đây, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể định hướng giải pháp tác động đến 3 yếu tố này để gia tăng ROE, trong đó việc gia tăng hệ số nợ hay đòn bẩy tài chính đơn thuần chỉ là thay đổi cách thức tài trợ vốn theo chiều hướng sử dụng nợ nhiều hơn sẽ có tác động khuếch đại khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

7.3.4. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Mục đích chính của nội dung phân tích này là giúp các nhà quản trị tài chính thấy được tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa 2 thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ tiếp theo.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn

Trước hết, trình bày toàn bộ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc.

Sau đó, so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra mức độ thay đổi của mỗi khoản mục. Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột “sử dụng vốn” hoặc “diễn biến nguồn vốn” theo nguyên tắc:

Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

Chú ý rằng, việc xem xét thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn cần đặt trong mối liên hệ với vốn bằng tiền để có thể định hướng cho việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ tiếp theo.

Bước 2: Lập bảng phân tích

Trong bước này, cần sắp xếp các khoản liên quan đến sử dụng vốn và liên quan đến những thay đổi về nguồn vốn dưới hình thức một bảng cân đối (Mẫu bảng 7.4). Qua bảng này, có thể xem xét, lý giải và đánh giá tổng quát: Số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và những nguồn vốn phát sinh dẫn đến sự tăng giảm vốn. Căn cứ vào kết quả phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, các nhà quản trị tài chính có thể định hướng huy động vốn cho doanh nghiệp trong kỳ tiếp theo.

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Mẫu bảng 7.8).

Tiếp đó, căn cứ vào kết quả trên, ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Mẫu bảng 7.9)

Ví dụ 7.6:

Tiếp tục số liệu đã cho ở ví dụ 7.1, căn cứ vào các số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty ABC, chúng ta có thể lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:

Bảng 7.8. Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT TÀI SẢN 31/12/N-1 31/12/N Sử dụng vốn Nguồn vốn

A. Tài sản

1. Tiền và tương đương tiền 70 80 10

Page 24: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

208

2. Các khoản phải thu ngắn hạn 320 360 40

3. Hàng tồn kho 350 400 50

4. TSCĐ

+ Nguyên giá 250 350 100

+ Giá trị hao mòn luỹ kế (50) (60) 10

5. Đầu tư tài chính dài hạn 30 40 10

B. Nguồn vốn

1. Nợ ngắn hạn

+ Vay và nợ ngắn hạn 450 490 40

+ Phải trả ngắn hạn 30 40 10

2 Nợ dài hạn

+ Vay và nợ dài hạn 80 160 80

+ Phải trả dài hạn 20 10 -10

3. Các quỹ doanh nghiệp 50 85 35

4. LNST chưa phân phối 60 90 30

5. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 10 25 15

Tổng cộng 210 210

Bảng 7.9. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty ABC

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Diễn biến sử dụng vốn Số tiền TT (%) Diễn biến nguồn vốn Số tiền TT(%)

1. Tăng hàng tồn kho 50 23,81 1. Tăng vay và nợ dài hạn 70 33,33

2. Tăng khối lượng bán chịu cho khách hàng

40 19,05 2. Tăng vay và nợ ngắn hạn

40 19,05

3. Tăng đầu tư TSCĐ 100 47,62

3. Tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

30 14,29

4. Tăng đầu tư tài chính dài hạn 10 4,76 4. Tăng phải trả ngắn hạn 10 4,76

5. Tăng vốn đầu tư bằng tiền 10 4,76 5. Tăng các quỹ doanh nghiệp 35 16,67

6. Tăng nguồn kinh phí và các quỹ khác

15 7,14

7. Tăng khấu hao TSCĐ 10 4,76

Tổng cộng 210 100 Tổng nguồn vốn 210 100

Quan sát bảng 7.9 ta thấy, tính đến cuối năm N, quy mô sử dụng vốn của công ty ABC đã tăng 210 tỷ đồng sơ với đầu năm, trong đó, phần gia tăng hàng tồn kho là 50 tỷ đồng, chiếm 23,81% tổng gia tăng vốn. Khối lượng bán chịu cho khách hàng cũng tăng tới 40 tỷ đồng, chiếm khoảng 19,05%. Đầu tư TSCĐ tăng nhiều nhất, lên tới 100 tỷ đồng, chiếm 47,62%. Đầu tư tài chính dài hạn và vốn bằng tiền mỗi loại tăng thêm 10 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,8%.

Để tài trợ cho phần tài sản tăng thêm trong năm N, công ty đã tăng vay dài hạn thêm 70 tỷ đồng, chiếm 33,33% tổng nguồn vốn tăng thêm. Một phần đáng kể nguồn vốn tăng thêm là từ lợi nhuận sau thuế, chiếm tới 14,29%. Bên cạnh đó, kinh phí tăng thêm 15 tỷ đồng, chiếm 7,14%, phần quỹ tăng thêm 35 tỷ đồng, chiếm 16,67%. Phần phải trả ngắn

Page 25: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

209

hạn và khấu hao tăng thêm mỗi loại 10 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 4,76% tổng nguồn vốn tăng thêm. Vay ngắn hạn tăng thêm 40 tỷ đồng, chiếm khoảng 19,05%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn và phần nhiều là bằng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm. Cách thức tài trợ này cho thấy sự thận trọng và đảm bảo an toàn tài chính của công ty.

Qua phân tích trên cho thấy, trong thời kỳ tiếp theo, công ty ABC cần xem xét kỹ hơn chính sách tài trợ theo hướng cân bằng giữa nhu cầu tài sản ngắn hạn tăng thêm với nguồn vốn ngắn hạn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân. Bên cạnh đó cũng cần chú ý các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi tăng thêm khối lượng bán chịu cho khách hàng nhằm đảm bảo thu hồi vốn.

Page 26: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

210

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Phân tích tài chính là các phương pháp và kỹ thuật phân tích được sử dụng để làm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho phép đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng cũng như các dự báo có thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp thường có 3 nhóm chính: Các nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ và các nhà đầu tư. Mỗi người đều có mối quan tâm đến những khía cạnh khác nhau đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết đều chú trọng đến phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá các mặt sau: cấu trúc tài chính của DN, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời.

Page 27: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

211

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Có những chủ thể nào quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp?

2. Các chủ thể quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

3. Khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng những nguồn thông tin, dữ liệu nào?

4. Khi phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các nhóm hệ số nào?

5. Việc so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với các chỉ số bình quân của ngành có ý nghĩa như thế nào?

6. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn có ý nghĩa gì?

7. Có ý kiến cho rằng: "Khi một doanh nghiệp có hệ số thanh toán hiện thời ở mức cao sẽ luôn đảm bảo việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ tới hạn". Theo bạn, ý kiến đó có đúng không?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

A. Đúng

B. Sai

2. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cho biết lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

A. Đúng

B. Sai

3. Hệ số lãi ròng phản ánh khả năng sinh lời ròng của tài sản hay vốn kinh doanh.

A. Đúng

B. Sai

4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.

A. Đúng

B. Sai

5. Hệ số thu nhập ròng của mỗi cổ phần phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động sau cùng của công ty tính trên mỗi cổ phần.

A. Đúng

B. Sai

Page 28: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

212

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Trong năm N, một doanh nghiệp có doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 8.000 triệu đồng, doanh thu hoạt động tài chính là 300 triệu đồng. Tổng chi phí tài chính là 200 triệu đồng, trong đó chi phí lãi vay là 150 triệu đồng. Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 6.500 triệu đồng, trong đó chi phí khấu hao TSCĐ là 1.500 triệu đồng. Tổng thu nhập khác là 150 triệu đồng, tổng chi phí khác là 100 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN là 20%. Tổng tài sản và tổng nợ phải trả ở thời điểm đầu năm lần lượt là 1.900 triệu đồng; 1.200 triệu đồng, ở thời điểm cuối năm là 2.100 triệu đồng; 1.400 triệu đồng. Với các dữ kiện trên, hãy tính:

1. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp?

A. 12 C. 11,67

B. 11 D. 10,67

2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản của doanh nghiệp?

A. 0,86 C. 0,9

B. 0,95 D. 0,825

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp?

A. 0,165 C. 0,16

B. 0,17 D. 0,18

4. Hệ số nợ của doanh nghiệp năm N?

A. 0,67 C. 0,57

B. 0,62 D. 0,74

5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?

A. 2,36 C. 1

B. 1,89 D. 1,02

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Số liệu về tình hình hoạt động và kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính của công ty Ngôi Sao Mới như sau:

1. Số liệu trích dẫn trên bảng cân đối kế toán:

ĐVT: 1.000 đồng

TÀI SẢN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Tài sản ngắn hạn 8.663.000 7.549.000 8.519.200

I. Tiền 1.250.000 1.150.000 1.152.000

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 320.000 125.000 254.000

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.564.000 3.684.000 4.586.200

IV. Hàng tồn kho 4.526.000 2.585.000 2.524.000

V. Tài sản ngắn hạn khác 3.000 5.000 3.000

B. Tài sản dài hạn 3.295.000 3.765.000 3.545.000

I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0

II. Tài sản cố định 2.995.000 2.465.000 1.940.000

1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình 5.260.000 5.260.000 5.260.000

Page 29: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

213

- Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ hữu hình 3.150.000 3.650.000 4.150.000

2. Nguyên giá TSCĐ vô hình 1.150.000 1.150.000 1.150.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ vô hình 265.000 295.000 320.000

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 50.000 50.000 85.000

IV. Bất động sản đầu tư 0 0 0

V. Tài sản dài hạn khác 250.000 1.250.000 1.520.000

Tổng cộng tài sản 11.958.000 11.314.000 12.064.200

NGUỒN VỐN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Nợ phải trả 10.339.800 9.740.400 10.481.400

I. Nợ ngắn hạn 5.769.000 5.770.900 6.630.400

1. Vay ngắn hạn 5.645.000 5.645.900 6.377.400

2. Nợ ngắn hạn khác 124.000 125.000 253.000

II. Nợ dài hạn 4.570.800 3.969.500 3.851.000

1. Vay dài hạn 4.025.800 3.824.500 3.721.000

2. Nợ dài hạn khác 545.000 145.000 130.000

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.618.200 1.573.600 1.582.800

I. Vốn chủ sở hữu 1.367.200 1.419.600 1.437.800

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (0,1 triệu CP) 1.000.000 1.000.000 1.000.000

2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0

3. Quỹ dự phòng tài chính, đầu tư phát triển 212.000 254.000 265.000

4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 155.200 165.600 172.800

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 251.000 154.000 145.000

Tổng cộng nguồn vốn 11.958.000 11.314.000 12.064.200

2. Số liệu trích dẫn trên báo cáo kết quả kinh doanh

ĐVT: 1.000 đồng

STT DIỄN GIẢI NĂM N-1 NĂM N

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.165.520 43.256.840

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 21.520 25.640

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.144.000 43.231.200

4 Giá vốn hàng bán 39.218.000 39.924.200

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.926.000 3.307.000

6 Doanh thu hoạt động tài chính 216.500 315.600

7 Chi phí tài chính

Trong đó, lãi vay

625.550

612.500

854.300

825.300

8 Chi phí bán hàng 1.124.850 1.224.650

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.132.600 1.322.140

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 259.500 221.510

11 Thu nhập khác 424.000 521.490

12 Chi phí khác 453.500 503.000

13 Lợi nhuận khác -29.500 18.490

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 230.000 240.000

Page 30: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

214

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 64.400 67.200

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 165.600 172.800

3. Các số liệu trung bình ngành như sau:

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Tỷ trọng TSNH 0,81 0,78

2. Hệ số nợ 0,7 0,75

3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,21 1,16

4. Khả năng thanh toán nhanh 0,61 0,55

5. Khả năng thanh toán lãi vay 1,45 1,33

6. Khả năng thanh toán chung 1,1 1,13

7. Vòng quay tổng tài sản 4,1 3,9

8. Vòng quay tài sản ngắn hạn 5,6 5,5

9. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 25 22

10. Vòng quay hàng tồn kho 9,2 9,1

11. Tỷ suất lợi nhuận - doanh thu (ROS) 0,0048 0,0042

12. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) 0,017 0,015

13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,155 0,153

14. EPS (đồng/CP) 1748 1760

4. VAT của tất cả các hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp là 10%.

Từ các số liệu trong các báo cáo tài chính kể trên, vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các công việc sau:

Bài 1

Phân tích và đánh giá cấu trúc tài chính của công ty?

Bài 2

Phân tích và đánh giá khả năng thanh toán của công ty?

Bài 3

Phân tích và đánh giá khả năng hoạt động của công ty?

Bài 4

Phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của công ty?

Bài 5

Công ty có nên tiếp tục gia tăng nợ để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu hay không? Biết rằng chi phí sử dụng nợ bình quân là 9%/năm?

Page 31: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

215

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Sai

Vì: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, còn hệ số nợ phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

2. Đáp án đúng là: Đúng

Vì: Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn cho biết lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: nếu tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn lớn hơn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho biết đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, ngược lại cho biết đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

3. Đáp án đúng là: Sai

Vì: Hệ số lãi ròng (ROS) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu đạt được trong kỳ, nó cho biết trong một đồng doanh thu đạt được trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Còn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) mới phản ánh khả năng sinh lời ròng của tổng tài sản hay vốn kinh doanh.

4. Đáp án đúng là: Sai

Vì: Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng cách lấy (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) rồi chia cho nợ ngắn hạn.

5. Đáp án đúng là: Đúng

Vì: Hệ số thu nhập ròng của mỗi cổ phần (EPS) cho biết phần thu nhập ròng tính trên mỗi cổ phần thường mà công ty đạt được trong kỳ là bao nhiêu. Đây chính là chỉ số phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động sau cùng của công ty tính trên mỗi cổ phần.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: A

Vì: LN trước thuế và lãi vay = (8.000 + 300 + 150) – (50+ 6.500 +100) = 1.800 triệu đồng

Khả năng thanh toán lãi vay = 1.800/150 = 12

2. Đáp án đúng là: C

Vì: - Tổng tài sản bình quân = (1.900 + 2.100)/2 = 2.000 triệu đồng

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản = 1.800/2.000 = 0,9

3. Đáp án đúng là: C

Vì: LNST = (1.800 – 150) x 0,8 = 1.320 triệu đồng

Doanh thu = 8.000 + 300 = 8.300 triệu đồng

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế - doanh thu = 1.320/8.300 = 0,16

4. Đáp án đúng là: A

Vì: Hệ số nợ = 1.400/2.100 = 0,67

5. Đáp án đúng là: B

Page 32: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

216

Vì: LNST = 1.320 triệu đồng

Nợ phải trả bình quân = (1.200 + 1.400)/2 = 1.300 triệu đồng

Vốn chủ sở hữu bình quân = 2.000 – 1.300 = 700 triệu đồng

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = 1.320/700 = 1,89

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Phân tích và đánh giá cấu trúc tài chính của công ty

Số liệu công ty Số liệu ngành Chỉ tiêu

Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N

1. Tỷ suất đầu tư TSNH 7.549.000/11.314.000

= 0.667

8.519.200/12.064.200

= 0.706

0.81 0.78

2. Tỷ suất đầu tư TSDH 1- 0.667 = 0.333 1- 0.706 = 0.294

3. Hệ số nợ 9.740.400/11.314.000

= 0.861

10.481.400/12.064.200

= 0.869

0.7 0.75

4. Hệ số vốn chủ sở hữu 1- 0.861 = 0.139 1- 0.869 = 0.131

Nhận xét:

Công ty cổ phần Ngôi Sao Mới là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vì tỷ suất đầu tư TSNH lớn hơn rất nhiều so với tỷ suất đầu tư TSDH.

Tỷ suất đầu tư TSNH của doanh nghiệp năm N tăng lên so với năm N - 1, đồng thời tỷ suất đầu tư TSDH năm N giảm sút so với năm N -1 một lượng tương ứng nhưng so với số liệu trung bình ngành thì thấy rằng: Xu hướng biến động tỷ suất đầu tư TSNH và TSDH của doanh nghiệp đi ngược với xu hướng biến động của ngành và trong cả 2 năm tỷ suất đầu tư TSNH đều thấp hơn so với số liệu trung bình ngành. Vì thế, doanh nghiệp cần phải xem xét lại cấu trúc tài sản của mình và đối chiếu với cấu trúc hợp lý của ngành để có biện pháp điều chỉnh.

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong 2 năm có sự biến động không đáng kể, trong đó: Hệ số nợ chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi so sánh với số liệu trung bình ngành thì thấy rằng: Hệ số nợ của doanh nghiệp trong cả 2 năm N-1 và N đều cao hơn hệ số nợ trung bình ngành khá nhiều. Điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn cho năm tài chính sắp tới.

Bài 2

Phân tích và đánh giá khả năng thanh toán của công ty:

Số liệu công ty Số liệu ngành

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

Năm N-1

Năm N

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

11.314.000/9.740.400

= 1.16

12.064.200/10.481.400

= 1.15

1.1 1.13

2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

7.549.000/5.770.900

= 1.308

8.519.200/6.630.400

= 1.29

1.21 1.16

Page 33: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

217

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

(7.549.000 -2.585.000)/5.770.900

= 0.86

(8.519.200- 2.524.000)/6.630.400

= 0.904

0.61 0.55

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

(230.000 + 612.500)/612.500

= 1.375

(240.000 + 825.300)/825.300

= 1.291

1.45 1.33

5. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

1.150.000/5.770.900

= 0,199

1.152.000/6.630.400

= 0,174

1.52 1.46

Nhận xét:

Nhìn chung, khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm N giảm nhẹ so với năm N - 1. Chỉ duy nhất hệ số khả năng thanh toán nhanh năm N tốt hơn năm N -1 trong khi khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp năm N lại giảm sút so với năm N -1. Điều này xảy ra do giá trị hàng tồn kho năm N của doanh nghiệp thấp hơn năm N-1, nói cách khác công tác tổ chức và quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp năm N được thực hiện tốt hơn so với năm N -1.

So sánh với số liệu trung bình ngành thì thấy: hầu như tất cả hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong cả 2 năm đều tốt hơn số liệu trung bình ngành. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong cả 2 năm đều thấp hơn số liệu trung bình ngành. Như vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại cấu trúc nợ và cấu trúc nguồn vốn nhằm cải thiện khả năng thanh toán lãi vay để theo kịp với các doanh nghiệp trong ngành.

Bài 3

Phân tích và đánh giá khả năng hoạt động của công ty

Số liệu doanh nghiệp Số liệu ngành

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

Năm N-1

Năm N

1. Vòng quay hàng tồn kho 39.218.000/3.555.500

= 11,03

39.924.200/2.554.500

= 15,63

9,2 9,1

2. Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho

365/11,03 = 33 ngày 365/15,63 = 24 ngày

3. Vòng quay các khoản phải thu 46.358.400/3.124.000

= 14,84

47.554.320/4.135.100

= 11,5

14,6 16,59

4. Kỳ thu tiền bình quân 365/14,84 = 25 ngày 365/11,5 = 32 ngày 25 22

5. Vòng quay tài sản ngắn hạn 42.360.500/8.106.000

= 5,23

43.546.800/8.034.100

= 5,42

5,6 5,5

6. Vòng quay tài sản dài hạn 42.360.500/3.530.000 = 12

43.546.800/3.655.000 = 11,9

7. Vòng quay tổng tài sản 42.360.500/11.636.000

= 3,64

43.546.800/11.689.100

= 3,73

4,1 3,9

Nhận xét:

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho năm N cao hơn rất nhiều so với năm N-1, chứng tỏ công tác tổ chức hàng tồn kho của doanh nghiệp năm N là tốt hơn so với năm N -1.

So với số liệu trung bình ngành, ta thấy: chỉ có duy nhất vòng quay hàng tồn kho là cao hơn so với số liệu trung bình ngành cho thấy công tác tổ chức và quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp thậm chí còn tốt hơn so với các doanh nghiệp trong ngành.

Page 34: Bài 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPeldata10.topica.edu.vn/v2.02017/FIN102/Giaotrinh/09.FIN102_Bai7_v… · Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp FIN102_Bai7_v2.0017108210

Bài 7: Phân tích tài chính doanh nghiệp

FIN102_Bai7_v2.0017108210

218

Doanh nghiệp cần tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn và hiệu quả sử dụng tổng tài sản vì hệ số các vòng quay này đều thấp hơn so với ngành.

Bài 4

a. Phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của công ty

Số liệu doanh nghiệp Số liệu ngành

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

Năm N-1

Năm N

1. Tỷ suất lợi nhuận - doanh thu 165.600/(42.144.000 + 216.500)

= 0,003909

172.800/(43.231.200 + 315.600)

= 0,003968

0,0048

0,0042

2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(230.000 + 612.500)/11.636.000

= 0,0724

(240.000 + 825.300)/11.689.100

= 0,0911

1.52 1.46

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

165.600/11.636.000

= 0,0142

172.800/11.689.100

= 0,0148

0,017 0,015

4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

165.600/1.595.900

= 0,1038

172.800/1.578.200

= 0,1095

0,155 0,153

5. Thu nhập ròng của mỗi cổ phiếu thường

165.600/100.000 = 1,656 172.800/100.000 = 1,728 1,748 1,760

Nhận xét:

Nhìn chung, khả năng sinh lợi của công ty năm N tốt hơn năm N-1

Tuy nhiên, so với các hệ số trung bình ngành thì thấy:

o Hệ số trung bình ngành năm N có xu hướng giảm đi so với năm N-1, chứng tỏ năm N, các doanh nghiệp trong ngành làm ăn gặp nhiều khó khăn hơn so với năm N-1.

o Tuy các hệ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp năm N cao hơn năm N-1 nhưng vẫn thấp hơn so với số liệu trung bình ngành. Như vậy doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bài 5

ROAE = 0,0724 hay 7,24% < i = 9%

→ Công ty không nên tiếp tục gia tăng nợ để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Vì khi ROAE < i (ROAE –i ) < 0 (Tình trạng đòn bẩy tài chính âm) dẫn đến công ty càng tăng nợ sẽ càng làm cho ROE giảm, đồng thời làm cho rủi ro tài chính tăng lên.