BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

15
Trung tâm Đào tạo E-learning hội học tập cho mọi người Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 1 BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Các khái niệm a. Sản xuất Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Hay nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hoá các đầu vào tài nguyên thành đầu ra là hàng hoá và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian. Các yếu tố sản xuất gồm 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào – tư bản và lao động – bỏ qua các đầu vào khác. Để xây dựng mô hình sản xuất, cần có hai giả định đơn giản hoá nữa. Thứ nhất, giả định rằng tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau. Thứ hai, khi phân tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các doanh nghiệp có hành vi là tối đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. b. Công nghệ Công nghệ được hiểu là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra. Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định quá trình sản xuất được thực hiện với một trình độ công nghệ nhất định hàm ý công nghệ được coi là không đổi trong quá trình sản xuất xem xét. Như vậy khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước. c. Doanh nghiệp/Hãng Doanh nghiệp hay Hãng được hiểu là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất (đầu vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời.

Transcript of BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Page 1: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 1

BÀI 4

LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

1. Các khái niệm

a. Sản xuất

Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào

hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm).

Hay nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hoá các đầu vào tài nguyên thành đầu ra là

hàng hoá và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian.

Các yếu tố sản xuất gồm 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản

và đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất,

chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào – tư bản và lao động – bỏ qua các đầu vào khác.

Để xây dựng mô hình sản xuất, cần có hai giả định đơn giản hoá nữa. Thứ nhất, giả

định rằng tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau.

Thứ hai, khi phân tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các

doanh nghiệp có hành vi là tối đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.

b. Công nghệ

Công nghệ được hiểu là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp

các đầu vào để tạo ra đầu ra. Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định

quá trình sản xuất được thực hiện với một trình độ công nghệ nhất định hàm ý công nghệ

được coi là không đổi trong quá trình sản xuất xem xét. Như vậy khi xây dựng lý thuyết

sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước.

c. Doanh nghiệp/Hãng

Doanh nghiệp hay Hãng được hiểu là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất

(đầu vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời.

Page 2: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 2

d. Ngắn hạn và Dài hạn

Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh

nghiệp là cố định (không thể thay đổi được trong quá trình sản xuất đang xem xét hoặc

thay đổi được nhưng với chi phí rất cao).

Dài hạn (LR) được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thể

thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.

2. Hàm sản xuất

a. Khái niệm: Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa

mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào

(lao động, vốn...) với một trình độ công nghệ nhất định.

Dạng tổng quát của hàm sản xuất là Q = f(x1, x2...xn), trong đó: Q là sản lượng (đầu

ra), x1, x2,... xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào).

Khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và tư bản/vốn

(K), thì hàm sản xuất có dạng: Q = f(K,L)

Hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất là hàm Cobb - Douglas với dạng: Q =

f(K,L) = a.K.L

Trong đó: a là một hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra; và

là những hệ số cho biết về tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình

sản xuất. Hoặc: và là độ co dãn của sản lượng Q theo K và L.

b. Hiệu suất của quy mô

Hiệu suất của quy mô (tính kinh tế theo quy mô) đề cập tới sự thay đổi của sản

lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn.

Gọi t là hằng số (t>1)

+ Nếu f(tK, tL) > tf (K, L): hiệu suất tăng theo qui mô

+ Nếu f(tK, tL) < tf (K, L): hiệu suất giảm theo qui mô

+ Nếu f(tK, tL) = tf (K, L): hiệu suất không đổi theo qui mô

Page 3: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 3

Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas:

+ Nếu + > 1: hiệu suất tăng theo quy mô.

+ Nếu + < 1: hiệu suất giảm theo quy mô

+ Nếu + = 1: hiệu suất không đổi theo quy mô.

3. Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất trong điều kiện sản xuất ngắn hạn của

một doanh nghiệp may quần áo, có nghĩa là cố định ít nhất một yếu tố đầu vào. Để vấn đề

được đơn giản ở đây ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào: Lao động và máy khâu.

Số máy khâu cố định: K = 1

Số lao động sử dụng mỗi ngày L

Số bộ quần áo mỗi ngày Q

Bảng 4.1: Hàm sản xuất ngắn hạn

Số lượng lao động (L) Số bộ quần áo (Q)

0

1

2

3

4

5

6

7

0

15

34

44

48

50

51

47

Khi nghiên cứu hàm sản xuất ngắn hạn chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lượng đầu

vào lao động sử dụng trong sản xuất là có thể thay đổi được còn lượng tư bản sử dụng là

cố định ở K. Do đó hàm sản xuất là hàm một biến số theo L được biểu thị là: Q = f (K,L).

3.1 Năng suất bình quân

Sản phẩm bình quân hay năng suất bình quân - AP (Average Product) của một yếu

tố đầu vào phản ánh số sản phẩm mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra và được tính bằng

công thức sau đây:

Page 4: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 4

Sản phẩm bình

quân (AP) =

Tổng sản lượng

Số lượng đầu vào

Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân của lao động (APL) là lượng sản phẩm

tính theo một đơn vị đầu vào lao động. Năng suất bình quân của lao động được xác định

bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia cho số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng để sản

xuất

Sản phẩm bình quân của

lao động (APL) =

Tổng sản lượng

Số lao động

APL = Q/ L

Sản phẩm bình quân

của lao động (APK) =

Tổng sản lượng

Số tư bản

APK = Q/ K

Trong đó: - Q : Số lượng sản phẩm (đầu ra)

- L : Số lao động (đầu vào)

- K : Số tư bản (đầu vào)

3.2. Năng suất cận biên

Sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên - MP (Marginal Product) phản ánh số sản

phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại và được tính theo công thức

sau:

Sản phẩm cận

biên (MP) =

Thay đổi của tổng sản lượng

Thay đổi của lượng đầu vào

Nếu đầu vào là lao động thì ta có công thức xác định năng suất cận biên hay sản phẩm

cận biên của lao động (MPL) như sau:

Sản phẩm cận biên

của lao động (MPL) =

Thay đổi của tổng sản lượng

Thay đổi số lượng lao động

MPL = Q/L

Sản phẩm cận biên

của tư bản (MPK) =

Thay đổi của tổng sản lượng

Thay đổi số lượng tư bản

Page 5: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 5

MPK = Q/K

Trong đó: Q: Sự thay đổi của tổng sản lượng (đầu ra)

L: Sự thay đổi của lượng số lao động (đầu vào)

4. Sản xuất với 2 đầu vào biến đổi

4.1. Đường đồng sản lượng

a. Khái niệm: Đường đồng sản lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu

tố đầu vào khác nhau để doanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra Q

Trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất với hai đầu vào biến đổi (vốn và lao động)

khi đó qui luật năng suất cận biên giảm dần không đúng nữa và công cụ để phân tích sản

xuất dài hạn là các đường đồng sản lượng (Isoquant).

Bảng 4.2: Hàm sản xuất với 2 đầu vào K và L

Vốn (K) Lao động (L)

1 2 3 4 5

1 20 40 55 65 75

2 40 60 75 85 90

3 55 75 90 100 105

4 65 85 100 110 115

5 75 90 105 115 120

Trên đồ thị sau (phần in đậm ở mỗi đường đồng sản lượng biểu thị khả năng thay

thế giữa K và L để sản xuất ra cùng một mức sản lượng nhất định).

Bản đồ các đường đồng lượng là một tập hợp các đường đồng lượng dốc xuống về

phía phải, mỗi đường biểu thị một mức sản lượng lớn nhất có thể đạt được từ một tập hợp

nào đó các đầu vào sử dụng cùng một hàm sản xuất. Do đó công nghệ không thay đổi khi

thực hiện sự dịch chuyển từ đường đồng lượng này đến đường đồng lượng khác.

Page 6: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 6

Hình 4.2: Đường đồng sản lượng

Họ các đường đồng lượng là một cách biểu thị hàm sản xuất. Các đường đồng sản

lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra quyết định sản xuất.

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp thể có thể đạt được một mức đầu ra nhất định bằng

cách kết hợp khác nhau của các đầu vào.

Người quản lý doanh nghiệp phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa

chọn những yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời

phải chú ý tới quy luật năng suất cận biên giảm dần.

4.2. Sự thay thế các đầu vào - tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS)

MRTS là tỉ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho cho đầu vào kia để giữ nguyên

mức sản lượng như cũ. Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho

tư bản:

MRTSK,L luôn nhận giá trị dương và bằng (-1) độ dốc của đường đồng lượng.

MRTSL,K là số nghịch đảo của MRTSK,L. Tóm lại, khi vận động dọc theo đường đồng

lượng, MP của tư bản tăng lên còn MP của lao động giảm xuống. Do đó MRTSk,,L giảm

xuống - điều này phù hợp với giả định là đường đồng lượng lồi.

II. LÝ THUYẾT CHI PHÍ

1. Chi phí kinh tế và chi phí tính toán

K

L

LKMP

MP

L

KMRTS

,

K

L

5

4

3

2

1

0 1 2 3 4 5

Q1 = 55 Q2 = 75

Q3 = 90

Page 7: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 7

Chi phí kinh tế của một sản phẩm được đo bằng giá trị thị trường của các nguồn tài

nguyên cần thiết để sản xuất ra nó. Chi phí kinh tế khác với chi phí tính toán hay chi phí

kế toán đó là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra để sản xuất các

hàng hoá dịch vụ không tính đến các chi phí cơ hội của các yếu tố đầu vào đã sử dụng

trong quá trình sản xuất.

Chi phí kinh tế là giá trị toàn bộ các nguồn tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng

hoá và dịch vụ (bao gồm các khoản đã trả - chi phí hiện và chi phí ẩn).

Như vậy, chi phí kinh tế và chi phí tính toán sẽ khác nhau khi bất cứ một yếu tố sản

xuất nào không được tính đến. Ở đây, vấn đề có ý nghĩa kinh tế quan trọng là bao nhiêu

nguồn tài nguyên của xã hội đã được sử dụng trong sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.

2. Chi phí ngắn hạn

Chi phí ngắn hạn tức là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng (và chất

lượng) của một vài đầu vào không thay đổi.

2.1. Tổng chi phí - Chi phí cố định - Chi phí biến đổi

Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi.

Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí phụ thuộc vào các mức sản lượng, tăng giảm

cùng với việc tăng giảm của sản lượng.

Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá trị thị trường của

toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó. TC = FC + VC

Chi phí

(ngàn đồng)

100

15 0

30 45 60 75

200 300

400

500

600

700

800

900

1000

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Tổng chi phí

Sản lượng (bộ quần áo mỗi ngày)

A

B

G

Page 8: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 8

Hình 4.3: Chi phí sản xuất quần áo

2.2. Chi phí bình quân

Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản

phẩm: AFC = FC/ Q.

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản

phẩm: AVC = VC/ Q.

Tổng chi phí bình quân tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố

định bình quân ATC = AFC + AVC.

24 22 20 18 16 14 12

Sản lượng (bộ quần áo mỗi ngày)

Hình 4.4 : Các đường chi phí bình quân

2.3. Chi phí cận biên

Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Chi phí cận biên = Thay đổi của tổng chi phí

Thay đổi của tổng sản lượng

MC = TC/Q

Page 9: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 9

Hình 4.5: Mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí ngắn hạn

Thông thường các đường biểu diễn chi phí bình quân (ATC), chi phí biến đổi bình

quân (AVC) và chi phí cận biên (MC) có hình chữ U. Còn đường biểu diễn chi phí cố

định bình quân (AFC) sẽ giảm dần khi sản lượng tăng. Đặc biệt đường MC luôn đi qua

các điểm thấp nhất của đường ATC và AVC.

3. Chi phí dài hạn

Chi phí dài hạn tức là khi toàn bộ đầu vào của doanh nghiệp có thể thay đổi, không

có chi phí cố định nữa.

Doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào như thế nào để sản xuất một mức sản

lượng (đầu ra) nhất định với chi phí tối thiểu hay:

Min C = w L+ r K với ràng buộc Q = f (K,L)

Đường đồng chi phí (isocost) hay đường chi phí bằng nhau, là tất cả những tập hợp

giữa vốn và lao động mà người sản xuất có thể sử dụng với tổng chi phí nhất định.

Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng tư bản và lao động trong quá trình sản xuất. Tổng

chi phí hay chi tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu thị bằng:

TC = w.L + r.K.

Trong đó: TC là tổng chi phí,

w là mức lương giờ của lao động,

L là số lượng lao động sử dụng,

r là giá thuê tư bản, K là số lượng tư bản.

Sản lượng (Q)

Chi phí

0

AFC

ATC

AVC

MC

AVCmin

ATCmin

Page 10: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 10

Hình 4.6: Đường đồng phí

Kết hợp đầu vào tối ưu để doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí nằm ở tiếp điểm E

giữa đường đồng lượng và đường đồng chi phí.

Tại đó độ dốc của đường đồng lượng bằng độ dốc của đường đồng phí: w/r =

MPL/MPK hay MPL/w = MPK/r.

Hình 4.7: Kết hợp đầu vào tối ưu

B

A

L

K

0

Q

L

K

K*

L*

E

r

MP

w

MP KL

Page 11: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 11

Đường phát triển của doanh nghiệp (expansion path) hay đường mở rộng sản xuất

phản ánh tất cả các kỹ thuật sản xuất có chi phí tối thiểu ở mỗi mức sản lượng khi doanh

nghiệp sử dụng cả 2 yếu tố đầu vào tư bản K và lao động L trong sản xuất.

Hình 4.8: Đường tổng chi phí dài hạn

Tổng chi phí dài hạn (LTC) cho biết những kết hợp có chi phí ít nhất của L và K

mà doanh nghiệp có thể dùng để sản xuất từng mức sản lượng trong dài hạn (khi tất cả

các đầu vào đều thay đổi).

Chí phí bình quân dài hạn: LAC = LTC/Q là độ dốc của đường thẳng vẽ từ gốc toạ

độ đến một điểm trên đường LTC và cũng giống trong ngắn hạn LAC có dạng hình chữ

U. Hình dạng này phản ánh khái niệm Tính kinh tế và tính phi kinh tế của qui mô

L

K

0

C

Q3

Q1 Q2 Q3

LTC

Q

L1* L2

* L3

*

K1*

K2*

K3*

LTC1

LTC2

LTC3

0

Đường phát triển

Q2

Q1

Page 12: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 12

Chi phí cận biên dài hạn: LMC = LTC/Q = (LTC)'Q = dLTC/dQ. Cần lưu ý là

LMC không phải là tổng của các đường chi phí cận biên ngắn hạn SMC, mà được tính

trực tiếp từ LTC. Đường LMC cũng có dạng chữ U và cắt đường LAC ở điểm thấp nhất

của LAC và min LMC < min LAC.

Đường chi phí bình quân dài hạn LAC là đường bao (Envelop) của các đường chi

phí bình quân ngắn hạn SAC. Với hiệu suất không đổi theo qui mô, đường LAC đi qua

những điểm tối thiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn. Khi có tính kinh tế và

tính phi kinh tế của qui mô, các điểm tối thiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn

không nằm trên đường chi phí bình quân dài hạn LAC.

Mối quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn có thể minh hoạ tổng quát

ở hình vẽ sau:

Hình 4.9: Quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn và dài hạn

III. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN

1. Khái niệm

Lợi nhuận () là chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất

(TC) trong một khoảng thời gian xác định.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

= TR - TC

Hoặc:

Chi phí

SMC1

SMCA

0

SAC1 SMC2

SAC0

SAC2

LAC

q1* q2

F

A

B C

D

E

q1 Sản lượng

Page 13: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 13

Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị x Lượng bán

= (P - ATC) x Q

Trong đó: Lợi nhuận đơn vị = Giá bán - Tổng chi phí bình quân

là lợi nhuận,

TR là tổng doanh thu,

TC là tổng chi phí,

Q là số lượng hàng bán,

P là giá bán,

ATC là tổng chi phí bình quân

2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán

Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng

chi phí kinh tế

Lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí tính

toán.

Về giá trị tuyệt đối thì lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận tính toán nhưng

phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp

thu được lợi nhuận kinh tế bằng không thì tổng doanh thu doanh nghiệp thu được bằng

chi phí kinh tế đã bỏ ra. Lợi nhuận kinh tế âm có nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp

không đủ bù đắp chi phí kinh tế của mình.

3. Những yếu tố tác động đến lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả cuả

quá trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu xác định nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức

quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Nó

phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận của doanh

nghiệp chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sau:

- Quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ.

Page 14: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 14

- Giá và chất lượng của các đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, thiết bị, công

nghệ) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá

trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động Marketing và công tác tài chính của

doanh nghiệp.

4. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận

Gọi MR là doanh thu cận biên, là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ

thêm một đơn vị sản phẩm (Q).

Hoặc

Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận (Q)max với (Q) = TR(Q)

- TC(Q)

Trong đó: (q) - Lợi nhuận;

TR(Q) - Tổng doanh thu;

TC(Q) - Tổng chi phí;

Q - Sản lượng bán ra.

Để tối đa hoá lợi nhuận, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn:

d /dQ = dTR/dQ - dTC/dQ = 0

hay MR - MC = 0

và do đó MR = MC

(Chú ý: Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu TRmax là MR = 0)

MRTR

Q

MR TR Q ( )'

Page 15: BÀI 4 LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Kinh tế vi mô - Bài 4 Trang 15

Hình 4.10: Tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận

Quy tắc chung để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào

doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng

chi phí cận biên thì dừng lại, khi MR = MC doanh nghiệp đạt mức sản lượng tối ưu (Q*)

để tối đa hoá lợi nhuận (max).

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

TC

TR

Q

F TRmax

D C

J

B

H

A

TR,TC

Q

H’’

B’’ D’’ G’’

MR Q

B*

C*

E’’

MR,MC

=0 =0 Q*

Q*

Q*

MC

max