BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao...

42
Bài 2: Kế toán nghip vngân quvà nghip vhuy động vn FIN508_Bai 2_v1.0012104210 29 BÀI 2: KTOÁN NGHIP VNGÂN QUVÀ NGHIP VHUY ĐỘNG VN Ni dung Khái nim, ni dung quy trình nghip vthu chi tin mt; Kế toán tin mt bng đồng Vit Nam; Kế toán tin mt ti qubng ngoi t; Kế toán kim loi quý, đá quý; Kế toán tin gi ti Ngân hàng Nhà nước; Khái nim, các hình thc huy động vn; Kế toán nghip vtin gi: tin gi tiết kim, tin gi thanh toán; Kế toán ngân hàng phát hành các giy tcó giá; Kế toán vn đi vay tcác TCTD khác và tNHNN và kế toán các ngun vn khác. Mc tiêu Thi lượng Sau khi hc xong bài này, hc viên s: Nm được quy trình nghip vthu chi tin mt ti ngân hàng bng: tin Vit Nam Đồng, ngoi t, kim loi quý; Có kiến thc vcác hình thc huy động vn và quy trình nghip vhuy động tin gi ca ngân hàng; Xlý vmt hch toán nghip vhuy động tin gi ca ngân hàng. 16 tiết

Transcript of BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao...

Page 1: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 29

BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

Nội dung

Khái niệm, nội dung quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt;

Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam;

Kế toán tiền mặt tại quỹ bằng ngoại tệ;

Kế toán kim loại quý, đá quý;

Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

Khái niệm, các hình thức huy động vốn;

Kế toán nghiệp vụ tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán;

Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá;

Kế toán vốn đi vay từ các TCTD khác và từ NHNN và kế toán các nguồn vốn khác.

Mục tiêu Thời lượng

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

Nắm được quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại ngân hàng bằng: tiền Việt Nam Đồng, ngoại tệ, kim loại quý;

Có kiến thức về các hình thức huy động vốn và quy trình nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng;

Xử lý về mặt hạch toán nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng.

16 tiết

Page 2: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

30 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn

Báo An ninh Thủ đô. Thứ Năm, 13/08/2009, 08:21Trước nhu cầu về nguồn vốn, thời gian gần đây các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất huy động cũng như tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Nhờ đó, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 7-2009 tăng 2,75% so với tháng trước.

Tăng lãi suất, thêm khuyến mại

Lãi suất huy động cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank). Với sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” kỳ hạn 36 tháng, mức lãi suất huy động mà ngân hàng này áp dụng lên tới 10,3%/năm. HDBank cũng điều chỉnh lãi suất của “Chứng chỉ tiền gửi siêu lãi suất” kỳ hạn 364 ngày trong đợt này đối với khách hàng doanh nghiệp

lên mức 9%/năm và khách hàng cá nhân là 9,3%/năm.

Ngày 10-8, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) thông báo thay đổi lãi suất huy động VND ở tất cả các kỳ hạn và áp dụng trên toàn hệ thống. Mức lãi suất tăng mạnh nhất là tăng 0,35%/năm ở các kỳ hạn từ 12-36 tháng và tăng từ 0,1-0,25 %/năm ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tuần đến 9 tháng. Cùng đợt tăng này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) quyết định tăng lãi suất huy động cả VND, USD và EUR. Cụ thể, đối với lãi suất huy động VND, SCB tăng lãi suất kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng với biên độ tăng

từ 0,1%/năm đến 0,7%/năm.

Khi lãi suất huy động cùng được đẩy lên cao và sắp kịch trần, các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng. Các giải thưởng giá trị lên tới hàng tỷ đồng cùng với lãi

suất thưởng dành cho khách hàng cũng là “chiêu” mà các ngân hàng sử dụng.

VietBank áp dụng chính sách lãi suất cộng, khách hàng gửi trên 1 tỷ đồng được cộng thưởng lãi suất lên tới 0,25%. Sacombank với chương trình “Cơn lốc quà tặng”, giải đặc biệt là xe hơi BMW trị giá 1,4 tỉ đồng và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng tung ra chương trình “Gửi tiền nhận quà”, chỉ cần gửi trên 20 triệu đồng là khách hàng đã nhận

được quà từ ngân hàng. Tổng giá trị của chương trình lên đến hơn 4 tỷ đồng...

Các ngân hàng lớn như, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank) cũng không đứng ngoài cuộc. Khi gửi tiền tại Vietcombank khách hàng được tặng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe môtô. Đồng thời, còn được cộng thêm lãi suất ưu đãi khi gửi tiền kỳ hạn 1-12 tháng. VietinBank phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh có mức lãi suất huy động 9%/năm, kỳ hạn 36 tháng. Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi với số lượng lớn còn được tặng thêm lãi

suất 0,2-0,4%/năm.

Page 3: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 31

Hút tiền gửi

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất huy động VND tháng 7 tăng từ 0,3 - 0,6%/năm. Hiện lãi suất huy động bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước khoảng 8,24%/năm, của NHTM cổ phần khoảng 8,62%/năm. Lãi suất cho vay giữ ổn định ở mức 8,5 - 10,5%/năm. Mức lãi suất cho vay sau khi được hỗ trợ lãi suất phổ biến ở mức 4,5 - 6%/năm.

Mặc dù lãi suất cơ bản được giữ nguyên, các ngân hàng vẫn điều chỉnh tăng lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 7-2009 ước tính tăng 2,75% so với cuối tháng trước và tăng 20,92% so với cuối năm trước. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 3,17% so với cuối tháng trước. Tín dụng đầu tư cho nền kinh tế ước tính tăng 2,15% so với cuối tháng trước. Cũng có ngân hàng đủ vốn cho vay nhưng không nằm ngoài cuộc “chạy đua”, bởi việc thu hút tiền gửi là một biện pháp góp phần ổn định nguồn vốn.

Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi kỳ hạn ngắn, nhu cầu về vốn trung và dài hạn lại đang tăng cao. Phát hành các loại giấy tờ có giá của ngân hàng nhằm thu hút vốn dài hạn cũng khó thực hiện. Trong khi đó, khách hàng cũng mạnh tay rút tiền gửi tại ngân hàng để đầu tư vào các kênh có sức hấp dẫn hơn như vàng, chứng khoán. Do đó nếu không tăng lãi suất và khuyến mại thì khó có thể huy động được nguồn vốn trung và dài hạn.

Hùng Anh

Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=54998&ChannelID=6

Câu hỏi

Vậy, theo bạn, tại ngân hàng thương mại, có những hình thức huy động vốn nào? Và các ngân hàng thương mại thường hay sử dụng các hình thức huy động vốn đó khi nào?

Page 4: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

32 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

2.1. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

2.1.1. Khái niệm

Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ

thanh khoản lớn nhất như tiền mặt, ngoại tệ,

chứng từ có giá trị ngoại tệ, tiền gửi thanh toán ở

ngân hàng nhà nước hoặc ở ngân hàng và các tổ

chức tín dụng khác.

Về sổ kế toán:

Trong trường hợp kế toán thủ công, sổ kế

toán tiền mặt có những loại sau đây:

o Sổ nhật ký quỹ: Dùng hình thức tờ rời do

kiểm soát viên tiền mặt thực hiện. Sổ

dùng để ghi chép mọi phát sinh về thu, chi tiền mặt trong ngày theo thứ tự thời

gian nhằm làm căn cứ lập sổ chi tiết tài khoản tiền mặt và đối chiếu với thủ

quỹ.

o Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt: Sổ này ghi chép tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh

có trong ngày, rút số dư cuối ngày căn cứ vào số liệu của nhật ký quỹ.

o Sổ quỹ: Sổ do thủ quỹ giữ, dùng để ghi chép tất cả các khoản thu, chi tiền mặt

trong ngày tại bộ phận quỹ theo chứng từ đã qua bộ phận này. Sổ này dùng để

đối chiếu với sổ kế toán và tồn quỹ thực tế.

o Sổ khác: sổ theo dõi các loại tiền thu, chi để lập báo cáo thống kê các loại tiền..

Trong trường hợp kế toán máy, các loại sổ trên có thể do máy lập theo chương

trình. Ngoài ra, có thể có những sổ mà mức độ cần thiết lúc này có thể không cao.

Page 5: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 33

2.1.2. Quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt

2.1.2.1. Quy trình thu tiền

Quy trình thu tiền

Người tham gia Tiến trình thực hiện Tham khảo

Khách hàng/

Teller/Thủ quỹ 1

Khách hàng/

Teller/Thủ quỹ 2

Thủ quỹ/Teller 3

Thủ quỹ/Teller 4

Thủ quỹ/Teller 5

Thủ quỹ/Teller 6

Thủ quỹ/Teller 7

Thủ quỹ/Teller/

Khách hàng/kế toán

8

9

Diễn giải quy trình và các lưu ý:

(1) Nhận chứng từ: Thủ quỹ hoặc teller nhận Giấy nộp tiền, Phiếu thu… của khách hàng phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gồm các nội dung:

Ngày tháng năm;

Số tiền bằng số, bằng chữ trên chứng từ phải khớp đúng;

Page 6: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

34 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Địa chỉ, tên khách hàng, chữ ký của người nộp tiền phải đầy đủ, rõ ràng;

Thủ quỹ kiểm tra chữ ký của kế toán ngân hàng, Teller phải kiểm tra số hiệu tài khoản, tên chủ tài khoản, nội dung nộp, ngân hàng được hưởng (nếu như đó là mô hình giao dịch nhiều cửa), hoặc nhân viên giao dịch sẽ làm mọi thủ tục: kiểm tra chữ ký, kiểm tra số hiệu tài khoản, chủ tài khoản… (nếu như đó là mô hình giao dịch một cửa).

Nếu có gì nghi vấn phải kiểm tra, đối chiếu lại với kế toán và thông báo cho khách hàng.

(2) Nhận tiền: Căn cứ vào giấy nộp tiền hoặc phiếu thu của khách hàng, thủ quỹ hoặc teller nhận toàn bộ số tiền của khách hàng nộp cùng 1 lúc, gồm đủ các loại tiền được sắp xếp theo từng loại mệnh giá, theo bó chẵn, thếp lẻ, tờ lẻ và tiến hành lập bảng kê các loại tiền nộp hoặc do khách hàng tự lập bảng kê các loại tiền nộp. Bảng kê các loại tiền nộp phải có đầy đủ các chữ ký của người nhận và người nộp tiền và kê tiền theo tổng loại mệnh giá.

Trường hợp khách hàng nộp tiền mặt theo túi niêm phong, được ghi Có ngay trong ngày chỉ áp dụng khi:

Khách hàng là các công ty có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng;

Thường xuyên giao dịch nộp tiền mặt vào ngân hàng;

Nộp tiền vào cuối giờ giao dịch;

Có “Giấy đề nghị thu tiền theo túi niêm phong”, và “Giấy giao nhận tiền mặt theo hình thức thu túi niêm phong” của khách hàng.

(3) Kiểm đếm

Kiểm đếm theo tờ đối với tiền giấy, theo từng đơn vị đối với tiền kim loại. Đếm loại nào xong loại đó và đánh dấu theo dõi trên bảng kê các loại tiền nộp, theo phương thức đếm bó chẵn, thếp chẵn trước rồi đếm bó lẻ, thếp lẻ sau. Không để lẫn lộn tiền đã kiểm đếm với tiền chưa kiểm đếm.

Khi cắt dây từng bó tiền ra đếm tờ, phải giữ nguyên niêm phong bó tiền cũ của khách hàng nộp để làm căn cứ xử lý khi phát hiện thừa, thiếu.

Khi kiểm đếm tiền theo tờ phải có sự chứng kiến của khách hàng, nếu phát sinh thừa thì trả lại khách hàng, nếu thiếu khách hàng phải bù tiền cho đủ, nếu không đủ thì khách hàng phải viết lại giấy nộp tiền theo số tiền thực tế ngân hàng đã nhận.

Khi kiểm đếm phải chú ý phát hiện tiền giả, tiền đã có thông báo mất, tiền hết hạn lưu hành, tiền lẫn loại, tiền mẫu, tiền bị phá hoại. Nếu phát hiện tiền giả, tiền nghi giả phải lập biên bản thu giữ đầy đủ các yếu tố loại tiền, số bản in, năm phát hành, họ và tên, địa chỉ người có tiền giả và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Biên bản lập thành 3 liên: 1 liên khách hàng giữ, 1 liên chuyển sang kế toán để hạch toán ngoại bảng, 1 liên lưu lại quỹ.

Khi thu nhận ngoại tệ chỉ thu những loại ngoại tệ ngân hàng quy định mua vào, phải thu đúng loại ngoại tệ ghi trên chứng từ và không thực hiện theo bó, thếp mà phải đếm tờ ngay.

Trường hợp thu tiền theo túi niêm phong, thủ quỹ phải thực hiện:

o Tiền lẻ không chẵn bó phải kiểm đếm ngay. Các loại tiền chẵn bó đủ 10 thếp thực hiện kiểm đếm bó và đếm đủ tổng số bó tiền.

Page 7: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 35

o Chứng kiến khách hàng xếp tiền chẵn vào túi, thùng, buộc chặt miệng túi hoặc đậy nắp khóa thùng, niêm phong miệng túi, thùng chặt chẽ. Niêm phong ghi rõ họ tên, địa chỉ khách hàng, loại tiền nộp, số bó, số tiền trong mỗi túi, thùng và ngày tháng năm niêm phong và ký tên.

o Hai bên cùng xác nhận: số tiền đã kiểm đếm tờ, số tiền chưa kiểm đếm tờ nhưng đã kiểm đếm thếp, bó theo loại tiền, theo túi, thùng niêm phong.

o Thùng niêm phong đã thu được bảo quản trong kho tiền theo chế độ hiện hành. Trưởng quỹ phải mở “Sổ theo dõi giao nhận tiền mặt thu theo túi niêm phong” giữa khách hàng và ngân hàng.

(4) Kiểm lại tiền: Thủ quỹ hoặc Teller sau khi đếm xong, kiểm lại toàn bộ số tiền đã đếm khớp đúng với giấy nộp tiền hoặc phiếu thu và bảng kê các loại tiền nộp theo từng loại và tổng số đảm

bảo đã nhận đủ.

(5) Cất tiền: Thủ quỹ hoặc Teller cất toàn bộ số tiền đã đếm và đóng gói xong, cho vào thùng

tôn, két sắt riêng của mình.

(6) Ghi sổ quỹ: Thủ quỹ hoặc Teller thực hiện ghi sổ quỹ hoặc nhập máy theo mẫu

theo đúng số tiền đã nhận, họ tên người nộp tiền và nội dung nộp.

(7) Ký tên và đóng dấu “Đã thu tiền” theo chứng từ thu và bảng kê các loại tiền nộp.

(8 - 9) Luân chuyển và lưu chứng từ: Thủ quỹ hoặc Teller giao liên 2 chứng từ thu tiền

cho khách hàng và lưu bảng kê các loại tiền nộp theo quy định (06 tháng).

Thủ quỹ chuyển liên 1 chứng từ thu tiền cho kế toán để hạch toán.

Teller trực tiếp hạch toán sau đó chuyển chứng từ liên 1 cho kiểm soát.

Kiểm đếm tiền trong túi niêm phong: Ngày làm việc tiếp theo, thủ quỹ phải thực hiện

kiểm đếm số tờ tiền đã thu theo túi niêm phong của ngày hôm trước.

Nếu khách hàng chứng kiến kiểm đếm: Khách hàng phải tự kiểm tra niêm phong

trước khi cắt niêm phong.

Nếu khách hàng ủy nhiệm bằng văn bản cho ngân hàng kiểm đếm không cần có sự chứng kiến của khách hàng thì thủ quỹ ngân hàng sẽ tự kiểm đếm. Trường hợp thừa tiền ngân hàng sẽ thông báo trả lại khách hàng tiền thừa. Trường hợp thiếu tiền ngân hàng thực hiện ghi nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng nếu tài khoản đủ số dư hoặc thông báo cho khách hàng nộp ngay số tiền còn thiếu cho ngân hàng nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư (nếu để quá 02 ngày khách

hàng phải chịu phạt theo lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền thiếu).

Page 8: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

36 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

2.1.2.2. Quy trình chi tiền

Quy trình chi tiền

Người tham gia Tiến trình thực hiện Tham khảo

Thủ quỹ/Teller/

Khách hàng/Kế toán 1

Thủ quỹ/Teller/

Khách hàng/ 2

Thủ quỹ/Teller 3

Thủ quỹ/Teller 4

Thủ quỹ/Teller 5

Thủ quỹ/Teller 6

Thủ quỹ/Teller 7

Thủ quỹ/Teller/

Khách hàng/kế toán

8

Diễn giải quy trình và các lưu ý:

(1) Nhận chứng từ

Thủ quỹ nhận các chứng từ chi của người nhận tiền như: Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, phiếu chi, hóa đơn POS… do kế toán chuyển sang bằng đường dây nội bộ phải thực hiện kiểm soát đầy đủ các yếu tố sau:

o Số chứng từ, ngày tháng năm, họ và tên, địa chỉ người lĩnh và số chứng minh nhân dân hoặc quân nhân, hộ chiếu còn thời hạn.

Page 9: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 37

o Số tiền bằng số, bằng chữ trên chứng từ phải khớp đúng.

o Chứng từ có chữ ký và có dấu (nếu có) của chủ tài khoản.

o Có chữ ký của cán bộ ngân hàng có trách nhiệm cho lĩnh tiền mặt: kế toán viên, kiểm soát, giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Thủ quỹ nhận các chứng từ chi từ khách hàng, ngoài việc kiểm soát đầy đủ các yếu tố trên, thủ quỹ còn phải thực hiện thêm việc kiểm soát các yếu tố khác của chứng từ và hạch toán như kế toán gồm:

o Chứng từ phải được lập đúng mẫu, đầy đủ các liên và theo loại mực theo đúng quy định, có đầy đủ chữ kí và dấu (nếu có) của chủ tài khoản và của kế toán trưởng (nếu có) đúng với mẫu đã đăng kí tại ngân hàng.

o Kiểm tra số hiệu tài khoản, tên chủ tài khoản, số dư tài khoản, hạn mức thấu chi… của khách hàng, đảm bảo đúng và đủ số dư thanh toán.

o Thực hiện hạch toán ghi Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc tài khoản thích hợp. Chuyển chứng từ cho kiểm soát viên nếu số tiền chi vượt hạn mức của Teller hoặc thực hiện các bước tiếp theo nếu số tiền chi nằm trong hạn mức của Teller.

(2) Kiểm tra khách hàng lĩnh tiền: Thũ quỹ hoặc Teller mời khách hàng có tên trên giấy lĩnh tiền để kiểm tra khách hàng nhận tiền, yêu cầu khách hàng:

Xuất trình chứng minh nhân dân, quân nhân hoặc hộ chiếu đã ghi trên Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, phiếu chi, hóa đơn POS… và kiểm tra đúng họ tên người lĩnh, số chứng minh nhân dân, quân nhân hoặc hộ chiếu.

Nêu rõ số tiền khách hàng cần lĩnh.

(3) Lập bảng kê các loại tiền lĩnh: Thũ quỹ hoặc Teller căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và cơ cấu của các loại tiền có tại quỹ để lập bảng kê các loại tiền lĩnh, phân loại tiền chi trả. Tự kiểm soát tổng số tiền chi ra trên chứng từ phải khớp đúng với tổng số tiền của các loại tiền trên bảng kê các loại tiền lĩnh.

(4) Chuẩn bị tiền mặt theo bảng kê các loại tiền lĩnh đã lập nguyên bó, thếp lẻ, tờ lẻ và kiểm đếm lại số tiền mặt đúng với số tiền ghi trên chứng từ chi tiền.

(5) Ghi sổ thủ quỹ

Thủ quỹ hoặc Teller thực hiện ghi sổ hoặc nhập máy theo mẫu theo đúng số tiền đã chi trên chứng từ, họ tên người lĩnh tiền và nội dung chi.

(6) Chi tiền

Thủ quỹ hoặc Teller chi tiền cho khách hàng, yêu cầu và chứng kiến khách hàng đếm lại trước khi ra khỏi quầy.

(7) Khách hàng phải viết họ tên và ký trên chứng từ chi tiền và bảng kê các loại tiền lĩnh trước sự chứng kiến của Thủ quỹ hoặc Teller.

Ký tên và đóng dấu: “Đã chi tiền” lên chứng từ chi, bảng kê các loại tiền lĩnh.

(8) Luân chuyển và lưu chứng từ: Thủ quỹ hoặc Teller chuyển chứng từ chi cho kế toán và lưu bảng kê các loại tiền lĩnh theo quy định (01 tháng).

Page 10: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

38 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

2.1.2.3. Lưu ý khi thu chi ngoại tệ

Chi ngoại tệ phải thực hiện chi đúng loại ngoại tệ ghi trên chứng từ và không thực hiện chi theo bó, thếp mà phải đếm tờ ngay.

Chỉ thu nhận những ngoại tệ hiện tại đơn vị đang mua vào hoặc đang huy động.

Thu chi đúng loại ngoại tệ ghi trên chứng từ (ký hiệu ngoại tệ, tên ngoại tệ) chú ý phát hiện ngoại tệ giả, ngoại tệ đã có thông báo mất, ngoại tệ hết hạn lưu hành.

Thu các khoản tiền mặt ngoại tệ của khách hàng với số lượng ngoại tệ lớn, loại ngoại tệ không phổ biến (như HKD, CNY...) phải có hình thức xác nhận việc thu nhận tiền (như ghi số sêri, số tiền, kí nhận…) để xác nhận của bên nộp tiền vào ngân hàng trong trường hợp phát hiện tiền siêu giả, không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Trường hợp phát hiện ngoại tệ giả, bị phá hoại thì đơn vị phải thu giữ lập biên bản xử lý theo quy định.

Trường hợp ngoại tệ nghi giả thì yêu cầu khách hàng làm thủ tục để đơn vị gửi đi giám định. Trên biên bản gửi đi giám định phải ghi rõ đầy đủ các yếu tố như sau: loại ngoại tệ, số sêri, năm phát hành, họ và tên, địa chỉ người có ngoại tệ nghi giả. Kết quả giám định phải có đầy đủ chữ kí của bên giám định và các bên có liên quan (người giám định và người duyệt giám định phải chịu trách nhiệm nếu tờ ngoại tệ đó không phải là ngoại tệ giả).

2.1.2.4. Giao nhận tiền mặt nội bộ quầy

Việc giao nhận tiền mặt trong nội bộ quỹ (giữa các thủ quỹ với thủ quỹ, giữa teller với các teller…) đều phải thực hiện trên cơ sở phiếu điều chuyển tiền mặt nội bộ (giao nhận với teller) hoặc bảng kê các loại tiền giao nhận (giao nhận với thủ quỹ, kiểm ngân) và có đầy đủ chữ ký của cá nhân chịu trách nhiệm kiểm đếm giao nhận.

Việc giao ra ngoài đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch) tới các đơn vị khác trong hệ thống, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác phải được thực hiện căn cứ trên nhiều phiếu chi, yêu cầu tiếp quỹ, yêu cầu điều chuyển hoặc lệnh xuất quỹ có chữ ký của trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền.

Việc xuất nhập quỹ liên quan đến nghiệp vụ này phải do trưởng quỹ hoặc thủ quỹ phụ trách tại đơn vị trực tiếp theo dõi thực hiện.

2.1.2.5. Giao nhận tiền mặt với các đơn vị khác trong hệ thống và với Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác

Trưởng quỹ hoặc thủ quỹ phụ trách tại đơn vị chủ động theo dõi quỹ tiền tại đơn vị, đảm bảo hạn mức tồn quỹ theo quy định, thực hiện nộp ngân hàng nhà nước, nộp điều chuyển hoặc xin tiếp quỹ từ các đơn vị khác cùng hệ thống để đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt của đơn vị.

Việc giao tiền mặt ra ngoài đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch) tới các đơn vị khác trong hệ thống, ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng khác phải được thực

Page 11: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 39

hiện căn cứ trên phiếu chi, yêu cầu tiếp quỹ, yêu cầu điều chuyển hoặc lệnh xuất quỹ có chữ kí của trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền.

Việc xuất nhập quỹ liên quan đến nghiệp vụ này phải do trưởng quỹ hoặc thủ quỹ phụ trách tại đơn vị trực tiếp theo dõi thực hiện.

Quy trình thu tiền vào, chi tiền ra thực hiện các bước thu, chi tiền đã nêu ra tại Điểm 3 và Điểm 4 của quy trình này.

Đặc biệt lưu ý về kiểm tra chất lượng bó tiền, niêm phong tiền, sắp xếp thùng tiền, túi tiền trước khi xuất tiền hoặc nhận tiền về.

Với những số tiền lớn có nhu cầu tiếp quỹ hoặc điều chuyển, đặc biệt là với ngoại tệ, các đơn vị cần chủ động thông báo trước cho nhau để quản lí nguồn tiền mặt hiệu quả, không tồn quá nhiều hoặc thiếu tiền chi trả cho khách hàng.

2.1.2.6. Kiểm quỹ, đối chiếu và quản lí các sổ sách liên quan đến tiền mặt

Phiếu điều chuyển tiền mặt nội bộ hoặc bảng kê các loại tiền giao nhận nội bộ kèm theo số giao nhận nội bộ phải ghi rõ số lượng, giá trị từng loại tiền, tổng cộng, bằng chữ, người giao, người nhận, ngày tháng…

Các loại sổ quỹ, nhật kí quỹ… in từ máy tính (sổ tờ rời) phải được in và đóng theo thứ tự trang các ngày trong tháng, có đầy đủ chữ kí của giám đốc, phụ trách kế toán, phụ trách quỹ, đóng dấu giáp lai từng ngày và lưu trong cặp file.

Việc kiểm quỹ định kì, đột xuất thực hiện theo quy trình giao dịch Teller một cửa tại ngân hàng.

Các thành phần tham gia kiểm quỹ phải là cán bộ được chỉ thị theo văn bản của cấp có thẩm quyền và đều chịu trách nhiệm chung về tính chính xác của việc kiểm đếm.

Việc xử lí thừa thiếu tiền mặt, tài sản, giấy tờ có giá thực hiện theo quy định thực hiện giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của ngân hàng.

Chi nhánh, điểm giao dịch tuân thủ triệt để các loại sổ sách tại quỹ như quy định. Sổ phải đóng dấu giáp lai, đánh số thứ tự từng trang. Sổ tồn quỹ cuối ngày phải có đầy đủ chữ kí của Giám đốc (người được ủy quyền), phụ trách kế toán, phụ trách quỹ.

Việc kiểm quỹ hàng ngày đều phải đảm bảo cân đúng giữa sổ quỹ do teller theo dõi trên máy, với kê tiền, nhật kí quỹ do máy in ra và phải được xác nhận ngay hàng ngày sau mỗi lần kiểm tiền. Các chênh lệch (nếu có) phải được xử lí ghi nhận kịp thời vào khoản mục thừa thiếu quỹ trên sổ kế toán để không ảnh hưởng đến tiền mặt tồn đầu ngày hôm sau.

Các loại sổ sách tại quỹ phản ánh thu chi và quản lí tiền mặt bao gồm:

o Sổ quỹ tiền mặt VND, ngoại tệ, giấy tờ có giá;

o Sổ theo dõi nhận tiền trong nội bộ;

o Sổ kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày;

o Sổ theo dõi trả tiền thừa cho khách hàng;

Page 12: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

40 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

o Sổ theo dõi thừa thiếu mất tiền;

o Sổ theo dõi các loại tiền giả;

o Sổ thu nhận tiền mặt theo túi niêm phong;

o Sổ bàn giao chìa khóa cửa kho tiền;

o Sổ đăng kí ra vào kho tiền.

2.1.3. Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam

2.1.3.1. Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 101 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Khi ngân hàng thu, chi tiền mặt bắt buộc phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu, phiếu chi có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định của chế độ kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.

Tại bộ phận quỹ, thủ quỹ mở sổ quỹ hoặc in từ máy (đóng thành cuốn hoặc tờ theo mẫu in sẵn đã quy định) để hạch toán các khoản thu, chi trong ngày và tồn quỹ cuối ngày. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân. Số chênh lệch phải hạch toán vào tài khoản 3641 (phần thiếu) hoặc tài khoản 461 (phần thừa) và kiến nghị biện pháp xử lý số thừa thiếu đó.

2.1.3.2. Chứng từ

Giấy nộp tiền ;

Giấy lĩnh tiền ;

Séc lĩnh tiền;

Hối phiếu;

Phiếu thu;

Phiếu chi.

Hạch toán chi tiết: Tại bộ phận kế toán, mở sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời) ghi đầy đủ các khoản thu, chi trong ngày để đối chiếu với thủ quỹ, dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Ngoài nhật ký quỹ kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi sổ tổng cộng thu, chi và tồn quỹ cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

2.1.3.3. Tài khoản kế toán về tiền mặt

Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1011 - Tiền mặt tại đơn vị

Bên Nợ: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ.

Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ.

Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị.

Page 13: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 41

Nội dung và kết cấu tài khoản 1012 - Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt ở tại quỹ các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng).

Bên Nợ: - Số tiền mặt tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ.

- Các khoản thu tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ.

Bên Có: - Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ.

- Các khoản chi tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ.

Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị hạch toán báo sổ.

Tài khoản 1013 - Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý. Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý (như tiền rách, nát, hư hỏng...).

Tài khoản 1013 đối ứng với tài khoản 4523 - Thanh toán với khách hàng về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý.

Bên Nợ: Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý ngân hàng đã thu vào.

Bên Có: Số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã được xử lý.

Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chưa xử lý hiện có ở các ngân hàng.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1019 - Tiền mặt đang vận chuyển

Bên Nợ: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền.

Bên Có: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền).

Số dư Nợ: Số tiền mặt đang vận chuyển trên đường.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1014 - Tiền mặt tại máy ATM. Tài khoản này dùng để theo dõi số tiền đồng Việt Nam tại các máy ATM của TCTD.

Bên Nợ: - Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM.

- Các khoản thu tiền mặt trực tiếp từ máy ATM.

Bên Có: - Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị.

- Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM.

Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng máy ATM.

2.1.3.4. Quy trình kế toán các nghiệp vụ về tiền mặt bằng đồng Việt Nam

Nội dung: Là việc phản ánh số tiền mặt nhập vào xuất ra của quỹ nghiệp vụ ngân hàng, từ đó cho biết các thông tin về sự biến động và hiện có tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tháng, quý…

Thu tiền: Dựa vào các chứng từ thu tiền mặt như phiếu nộp tiền, phiếu thu… kế toán sẽ ghi thu vào tài khoản thích hợp:

Page 14: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

42 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211, 2111… Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng hoặc trả nợ

tiền vay

Chi tiền: Căn cứ vào các chứng từ như Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, kế toán sau khi kiểm tra, nếu đủ điều kiện thanh toán thì ghi giảm tài khoản cho khách hàng:

Nợ TK 4211, 2111... hoặc TK thích hợp khác

Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị

Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác, cho các đơn vị phụ thuộc:

Nợ TK 1012, 1019

Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị

Khi có giấy giao nhận tiền của các đơn vị khác:

Nợ TK 4211, 5211, 5012, ... Tùy theo hình thức thanh toán vốn giữa các NH

Có TK 1012, 1019

Khi chuyển tiền cho máy ATM:

Nợ TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM

Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị

Khi nhận được các tín hiệu trên thẻ của người rút tiền:

Nợ TK 4211 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước

Nợ TK thích hợp khác

Có TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM

2.1.4. Kế toán tiền mặt tại quỹ bằng ngoại tệ

2.1.4.1. Nguyên tắc hạch toán các tài khoản ngoại tệ

Thực hiện hạch toán đối ứng giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ . Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.

Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập và chi phí.

Giá trị ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên các tài khoản có gốc ngoại tệ tính theo giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ ngoại tệ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, ghi cả ngoại tệ và đồng Việt Nam. Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh bằng đồng Việt Nam. Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ do

Page 15: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 43

Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối tháng, trừ các khoản mục phi tiền tệ (TSCĐ, vật liệu, góp vốn đầu tư, mua cổ phần bằng ngoại tệ...) vẫn theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại). Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Đối với TCTD có nhiều nghiệp vụ ngoại tệ, để đơn giản công việc hạch toán hàng ngày, có thể tổ chức việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ theo nguyên tệ, nhưng đến cuối tháng, phải quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong tháng của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam (theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày cuối tháng) để tổng hợp và phản ánh đầy đủ hoạt động trên bảng cân đối tài khoản hàng tháng bằng đồng Việt Nam.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại nguyên tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

2.1.4.2. Tài khoản phản ánh ngoại tệ

Nội dung và kết cấu tài khoản 1031 - Ngoại tệ tại đơn vị

Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ.

Bên Có: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ.

Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ hiện có đang theo dõi tại TCTD.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1032 - Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ

Bên Nợ: - Giá trị ngoại tệ tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ.

- Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ thu vào.

Bên Có: - Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ của

TCTD chủ quản.

- Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ chi ra.

Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang theo dõi ở đơn vị hạch toán báo sổ.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1033 - Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ

Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ.

Bên Có: Giá trị ngoại tệ đã được tiêu thụ.

Số dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ.

Tài khoản 1039 - Ngoại tệ đang vận chuyển. Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi. Trường hợp đơn vị nhận ngoại tệ đến nhận trực tiếp tại đơn vị mình thì các Tổ chức tín dụng không phải hạch toán theo dõi vào tài khoản này.

Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền.

Bên Có: Giá trị ngoại tệ chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo của đơn vị nhận ngoại tệ).

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.

Page 16: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

44 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Tài khoản 104 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ. Tài khoản này dùng để phản ánh các chứng từ có giá trị ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng.

Tài khoản 104 có các tài khoản cấp III sau:

1041 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại đơn vị.

1043 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu.

1049 - Chứng từ có giá trị ngoại tệ đang vận chuyển.

Nội dung hạch toán tài khoản 1041 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1031.

Nội dung hạch toán tài khoản 1043 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1033.

Nội dung hạch toán tài khoản 1049 giống như nội dung hạch toán tài khoản 1039.

2.1.4.3. Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền mặt bằng ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ

Đối với tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị, tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ, tiền mặt ngoại tệ đang vận chuyển, quy trình kế toán giống với tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại đơn vị.

Đối với chứng từ có giá trị ngoại tệ:

Kế toán chứng từ có giá trị ngoại tệ nhập quỹ

Số tiền chi trả cho khách hàng = Giá trị của chứng từ

có giá trị ngoại tệ –

Số tiền chiết khấu

Kế toán lập chứng từ, ghi:

Nợ TK chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ: Số tiền của chứng từ có giá ngoại tệ

Có TK 1031, 4221: Số tiền của chứng từ - Số tiền chiết khấu

Có TK Thu nhập: Số tiền chiết khấu

Kế toán chứng từ có giá trị ngoại tệ đã gửi đi nhờ thu hộ

Các chứng từ có giá trị ngoại tệ đã gửi đi nhờ thu hộ là những chứng từ có giá trị ngoại tệ do các ngân hàng đại lý hoặc các đại lý phát hành. Các ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm thanh toán các giấy tờ có giá trị ngoại tệ do mình phát hành. Để được hưởng số tiền của chứng từ có giá trị ngoại tệ các NHTM phải gửi các loại chứng từ tới các ngân hàng đại lý phát hành để nhờ thu hộ.

Kế toán các chứng từ có giá trị đã nhập quỹ gửi đi nhờ thu hộ

Kế toán làm thủ tục xuất quỹ số chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi ngân hàng đại lý nhờ thu hộ. Hạch toán:

o Bước 1: Gửi chứng từ đi, hạch toán:

Nợ TK chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu hộ (TK 1043)

Có TK chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ (TK 1041)

o Bước 2: Nhận được giấy báo Có của ngân hàng đại lý, hạch toán:

Nợ TK 1331

Có TK chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ thu hộ (TK 1043)

Kế toán các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng gửi đi nhờ thu (chưa nhập quỹ)

Page 17: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 45

o Bước 1: Gửi chứng từ đi, hạch toán:

Nhập TK ngoại bảng “Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” (TK 9123).

o Bước 2: Khi nhận được báo Có của ngân hàng đại lý, hạch toán:

Xuất TK ngoại bảng 9123

Đồng thời hạch toán nội bảng:

Nợ TK 1331: Số tiền theo giấy báo Có

Có TK 1031, 4221: Số tiền theo giấy báo Có - Số tiền chiết khấu

Có TK thu nhập: Số tiền chiết khấu

2.1.5. Kế toán kim loại quý, đá quý

2.1.5.1. Nguyên tắc hạch toán kim loại quý, đá quý

Đối với TCTD có nhiều giao dịch vàng và có khả năng ứng dụng công nghệ tin học có thể hạch toán chi tiết theo dõi vàng bằng hiện vật (theo đơn vị là chỉ vàng 99,99%) và giá trị. Khi hạch toán tổng hợp phải quy đổi giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam (đánh giá lại giá trị vàng) theo giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo. Và đối với nghiệp vụ mua bán vàng có thể sử dụng thông qua hai tài khoản 4711 và 4712 để hạch toán tương tự như hạch toán mua bán ngoại tệ (coi vàng như một loại ngoại tệ).

Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp đối với tài khoản vàng tiền tệ tương tự như kế toán tài khoản ngoại tệ. Nghiệp vụ mua bán và phái sinh vàng tiền tệ, kế toán sử dụng các tài khoản mua bán và phái sinh ngoại tệ để hạch toán (coi vàng như một loại ngoại tệ).

Hoạt động tiêu thụ vàng phi tiền tệ sử dụng Tài khoản 478 - Tiêu thụ vàng bạc, đá quý.

Trong kế toán chi tiết về vàng, các TCTD hạch toán cả giá trị và khối lượng hiện vật nhập, xuất, tồn kho. Khi lên Báo cáo kế toán, giá trị vàng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định.

2.1.5.2. Nội dung và kết cấu của các tài khoản

Tài khoản 1051 - Vàng tại đơn vị. Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị vàng của TCTD.

Bên Nợ: Giá trị vàng nhập kho.

Bên Có: Giá trị vàng xuất kho.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị vàng tồn kho tại đơn vị.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ.

Tài khoản 1052 - Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ. Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng tại quỹ của các đơn vị hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng).

Bên Nợ: - Giá trị vàng tiếp quỹ cho các đơn vị hạch toán báo sổ.

- Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ thu vào.

Bên Có: - Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chuyển về đơn vị chủ quản.

- Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chi ra.

Page 18: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

46 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Số dư Nợ: Giá trị vàng hiện đang còn tồn quỹ tại đơn vị hạch toán báo sổ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị hạch toán báo sổ.

Tài khoản 1053 - Vàng đang mang đi gia công, chế tác

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác của TCTD.

Bên Nợ: Giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác.

Bên Có: Giá trị vàng mang đi gia công chế tác đã nhập lại kho.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị vàng đang mang đi gia công, chế tác.

Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 1058 - Kim loại quý, đá quý khác

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của TCTD.

Nội dung hạch toán trên tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên Tài khoản 1051 – Vàng, đá quý tại đơn vị.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý.

2.1.5.3. Quy trình kế toán một số nghiệp vụ chính

Khi ngân hàng xuất tiền mặt mua vàng bạc, đá quý:

Nợ TK 1051 Vàng, đá quý tại đơn vị

Có TK 1011, 1031 Tiền mặt, ngoại tệ

Khi chuyển vàng cho đơn vị hạch toán báo sổ:

Nợ TK 1052 Vàng, đá quý tại đơn vị hạch toán báo sổ

Có TK 1051 Vàng, đá quý tại đơn vị

Khi chuyển vàng đi gia công chế tác:

Nợ TK 1053 Vàng đang mang đi gia công, chế tác

Có TK 1051 Vàng, đá quý tại đơn vị

Khi gửi vàng vào các TCTD khác trong nước hoặc nước ngoài:

Nợ TK 135 Vàng gửi tại các TCTD khác trong nước

Nợ TK 136 Vàng gửi tại các TCTD ở nước ngoài

Có TK 1051 Vàng, đá quý tại đơn vị

2.1.6. Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

2.1.6.1. Nguyên tắc kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc...).

Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước gửi đến kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng Nhà nước thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để cùng đối chiếu, xác minh, xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của Ngân hàng Nhà nước. Số chênh lệch

Page 19: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 47

ghi vào bên Nợ của TK 359 - Các khoản phải thu (Nếu số liệu kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước) hoặc ghi vào bên Có TK 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác (Nếu số liệu kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ.

Nội dung và kết cấu tài khoản 1111 và 1121 - Tiền gửi phong tỏa bằng VND và ngoại tệ

Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản phong tỏa.

Bên Có: Số tiền được chuyển sang tài khoản thích hợp để hoạt động.

Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.

Nội dung và kết cấu của tài khoản 1113, 1123 - Tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ. Tài khoản 1116 và 1126 - Tiền ký quỹ bảo lãnh bằng VND và ngoại tệ

Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản Ngân hàng Nhà nước để thanh toán hoặc ký quỹ bảo lãnh.

Bên Có: Số tiền đã rút ra để sử dụng.

Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước.

2.1.6.2. Quy trình hạch toán

Khi gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước:

Nợ TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116, 1126

Có TK 1011, 1031

Khi rút tiền từ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước:

Nợ TK 1011, 1031...

Có TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116, 1126

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước:

Nợ TK thích hợp (Nợ TK 321, 3221, 3222…)

Có TK 1113, 1123

2.2. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Mục đích: Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về công tác kế toán tiền gửi, tiềt gửi tiết kiệm của các cá nhân, đơn vị, tiền đi vay của các tổ chức tín dụng khác và tiền vay ngân hàng nhà nước, cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin về nghiệp vụ huy động vốn trong các ngân hàng từ chi tiết đến tổng hợp.

2.2.1. Khái niệm và phân loại huy động vốn

2.2.1.1. Khái niệm

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hính thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu hoạt động huy động vốn là một việc hết sức cần thiết để qua đó có những phương pháp quản lý cũng như sử dụng một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Page 20: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

48 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Vốn huy động là vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng mua quyền sử dụng các khoản vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đó theo đúng kế hoạch.

2.2.1.2. Các hình thức huy động vốn

Bởi vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi ngân hàng nên nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại. Các hình thức huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng vốn huy động được vì vậy việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp, linh hoạt là điều hết sức cần thiết đối với ngân hàng bởi như vậy họ mới khai thác được hết các nguồn vốn từ các doanh nghiệp và cá nhân trong mọi thành phần kinh tế.

Nguồn tiền được truyền tải đến ngân hàng theo nhiều kênh khác nhau, với các hình thức phân loại khác nhau.

Phân loại theo đối tượng khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên lại bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, rất đa dạng. Chính vì vậy trong hoạt động của ngân hàng sẽ được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đối tượng sử dụng. Đối với hoạt động huy động vốn, dựa theo đối tượng khách hàng thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng được chia thành các hình thức sau: Tiền gửi của cá nhân; Tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

Tiền gửi của cá nhân

Khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số khách hàng của ngân hàng. Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đối tượng khách hàng này cũng rất đa dạng, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn. Với mục đích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình thì khách hàng cá nhân đã đem lại một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với số tiền nhàn rỗi của mình. Đồng thời lượng vốn huy động được thì rất ổn định góp phần làm cho ngân hàng có thể dễ dàng sử dụng lượng vốn này để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất.

Tiền gửi của doanh nghiệp

Không chỉ khách hàng cá nhân mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khác cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của ngân hàng.

Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, lượng vốn huy động từ khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cũng chiếm phần lớn.

Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là khác so với khách hàng cá nhân nên ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượng vốn huy động được đó là số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp cũng như của các tổ chức kinh tế. Bởi vì mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác nên lượng vốn huy động sẽ không có thời gian cố định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đem vốn đi

Page 21: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 49

đầu tư sinh lời. Tuy nhiên không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng gửi tiền với mục đích thanh toán, bởi với số tiền nhãn rỗi sẽ được hưởng lãi nếu doanh nghiệp gửi tiền có kỳ hạn.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Trên thực tế tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, với những ngân hàng có một lượng vốn huy động lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãi hoặc được hưởng lãi điều hoà từ hội sở chính của các ngân hàng đó. Điều này giúp ngân hàng thương mại giảm bớt được một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.

Phân loại theo mục đích huy động

Nếu phân loại theo mục đích huy động thì bao gồm các hình thức sau:

Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng những dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp.

Tiền gửi tiết kiệm

Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sử dụng đến. Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Do lượng tiền nhàn rỗi này của dân cư được gửi với thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ tiền tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng với lãi suất hấp dẫn.

Phát hành các giấy tờ có giá

o Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường.

o Các giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá.

Phân loại theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi ngắn hạn

Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động trong khoảng thời gian ngắn hạn và thường xác định là từ 0 cho đến 12 tháng.

Tiền gửi trung và dài hạn

Là vốn mà ngân hàng huy động từ nguồn vốn trung và dài hạn với thời gian từ 12 tháng trở lên.

Page 22: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

50 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Phân loại theo loại tiền

Vốn huy động bằng VNĐ

Ngân hàng huy động vốn bằng VNĐ thông qua tất cả các hình thức huy động vốn khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau. Trong nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của ngân hàng.

Vốn huy động bằng ngoại tệ

Ngoài huy động vốn bằng VNĐ, ngân hàng cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ. Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng và ngân hàng.

Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là USD hoặc EUR.

2.2.2. Kế toán hoạt động huy động vốn

2.2.2.1. Kế toán nghiệp vụ tiền gửi

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng, đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

Chứng từ

Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, bên cạnh các chứng từ giấy còn sử dụng các chứng từ điện tử, bao gồm: Giấy nộp tiền, giấy yêu cầu gửi tiền, các liên bảng kê, giấy báo Nợ, giấy báo Có, các loại sổ tiết kiệm,…

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 42 - Tiền gửi của khách hàng

o Tài khoản 421 - Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại ngân hàng (tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Tài khoản 421 có các tài khoản cấp III sau: TK 4211 - Tiền gửi không kỳ hạn. TK 4212 - Tiền gửi có kỳ hạn. TK 4214 - Tiền gửi vốn chuyên dùng.

Nội dung hạch toán:

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào. Bên Nợ: Số tiền khách hàng lấy ra. Số dư Có: Phản ánh số tiền của khách hàng trong nước đang gửi tại NH.

Hạch toán chi tiết:

- Các TK 4211, 4214 mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền.

- TK 4212 mở tài khoản chi tiết theo từng món tiền gửi của khách hàng.

Page 23: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 51

Tài khoản 4214 - Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam chuyên dùng vào một mục đích nhất định của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng. Số tiền được gửi vào tài khoản này do yêu cầu quản lý của Nhà nước, của doanh nghiệp để thuận tiện trong việc theo dõi, hạch toán (ví dụ như vốn đầu tư XDCB, tiền gửi Ban quản lý công trình XDCB...). Số tiền này không thuộc loại để thanh toán thường xuyên cho sản xuất, kinh doanh.

o Tài khoản 422 - Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, vốn chuyên dùng tại ngân hàng (tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Tài khoản 422 có các tài khoản cấp III sau: 4221 - Tiền gửi không kỳ hạn. 4222 - Tiền gửi có kỳ hạn. 4224 - Tiền gửi vốn chuyên dùng.

Nội dung hạch toán tài khoản 422 giống như nội dung hạch toán tài khoản 421.

o Tài khoản 423 - Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của khách hàng gửi vào ngân hàng theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm.

Tài khoản 423 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4231 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. TK 4232 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. TK 4238 - Tiền gửi tiết kiệm khác.

Nội dung hạch toán

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào.

Bên Nợ: Số tiền khách hàng lấy ra.

Số dư Có: Phản ánh số tiền của khách hàng đang gửi tại ngân hàng.

Hạch toán chi tiết:

- Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền (Sổ tiết kiệm).

- Riêng tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: mở tài khoản chi tiết theo từng món tiền gửi (hợp đồng...) của khách hàng.

Ngoài sổ tiết kiệm, các ngân hàng mở thêm các sổ kế toán trung gian (thuộc hạch toán chi tiết) để hạch toán theo dõi số tiền gửi tiết kiệm ở từng Quỹ tiết kiệm cơ sở (đơn vị hạch toán báo sổ), dùng làm cơ sở kiểm soát, đối chiếu với sao kê số dư các sổ tiết kiệm và lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, năm.

o Tài khoản 424 - Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của khách hàng gửi vào ngân hàng theo các thể thức tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.

Page 24: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

52 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Tài khoản 424 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4241 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. TK 4242 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Nội dung hạch toán tài khoản 424 giống như nội dung hạch toán tài khoản 423.

o Tài khoản 425 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam - đơn vị không thường trú (ví dụ như các đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, các đại diện quân sự nước ngoài (nếu có) đóng ở Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam với thời hạn dưới 01 năm...) gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn tại ngân hàng (tại tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trong phạm vi quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Tài khoản 425 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4251 - Tiền gửi không kỳ hạn. TK 4252 - Tiền gửi có kỳ hạn.

Nội dung hạch toán tài khoản 425 giống như nội dung hạch toán tài khoản 421.

o Tài khoản 426 - Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam (ví dụ như các đại sứ quán, lãnh sự quán, các chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam dưới 01 năm...) gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn tại ngân hàng (tại tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trong phạm vi quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Tài khoản 426 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4261 - Tiền gửi không kỳ hạn.

TK 4262 - Tiền gửi có kỳ hạn.

Nội dung hạch toán tài khoản 426 giống như nội dung hạch toán tài khoản 421.

o Tài khoản 427 - Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà tổ chức tín dụng nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký. Các trường hợp nhận ký quỹ, thế chấp, cầm cố bằng hiện vật được hạch toán, theo dõi ở tài khoản ngoài bảng Cân đối kế toán.

Nội dung hạch toán các tài khoản 4271, 4272, 4273:

Tài khoản 4271 - Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc.

Tài khoản 4272 - Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C).

Tài khoản 4273 - Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ.

Các tài khoản này dùng để hạch toán số tiền gửi của khách hàng để bảo đảm thanh toán các loại séc, thư tín dụng và thẻ.

Page 25: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 53

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi để bảo đảm thanh toán.

Bên Nợ: - Số tiền gửi đã sử dụng để thanh toán cho người hưởng.

- Số tiền gửi còn thừa, trả lại khách hàng.

Số dư Có: Phản ánh số tiền khách hàng ký gửi ở tổ chức tín dụng để bảo đảm thanh toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền.

Nội dung hạch toán các tài khoản 4274, 4277:

Tài khoản 4274 - Ký quỹ bảo lãnh. Tài khoản 4277 - Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính.

Các tài khoản này dùng để hạch toán các khoản tiền ký quỹ bảo lãnh, đảm bảo thuê tài chính bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng.

Bên Có: Số tiền ký quỹ khách hàng nộp vào.

Bên Nợ: Số tiền ký quỹ tổ chức tín dụng trả lại khách hàng hoặc phải xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp.

Số dư Có: Phản ánh số tiền ký quỹ của khách hàng đang gửi tại NH.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền.

Tài khoản 4279 - Bảo đảm các khoản thanh toán khác. Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ký gửi của khách hàng để bảo đảm thanh toán cho các khoản thanh toán khác.

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi để bảo đảm thanh toán cho các khoản thanh toán khác.

Bên Nợ: - Số tiền ký gửi đã thanh toán cho người thụ hưởng. - Số tiền ký gửi còn thừa (sau khi đã sử dụng) trả lại khách hàng.

Số dư Có: Phản ánh số tiền khách hàng đang gửi ở tổ chức tín dụng để bảo đảm các khoản thanh toán khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng khách hàng ký gửi tiền.

o Tài khoản 428 - Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ mà các tổ chức tín dụng nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng được thực hiện theo hợp đồng, cam kết đã ký.

Tài khoản 428 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4281 - Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Séc.

TK 4282 - Tiền gửi để mở Thư tín dụng (L/C).

TK 4283 - Tiền gửi để bảo đảm thanh toán Thẻ.

TK 4284 - Ký quỹ bảo lãnh.

TK 4287 - Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính.

TK 4289 - Bảo đảm các khoản thanh toán khác.

Nội dung hạch toán tài khoản 428 giống như nội dung hạch toán tài khoản 427.

Page 26: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

54 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Tài khoản 491 - Lãi phải trả cho tiền gửi

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang gửi tại tổ chức tín dụng.

o Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

o Tài khoản 491 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4911 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam. TK 4912 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ.

TK 4913 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam. TK 4914 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

Bên Có: Số tiền lãi phải trả dồn tích.

Bên Nợ: Số tiền lãi đã trả.

Số dư Có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích, chưa thanh toán.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền gửi.

Tài khoản 801 - Trả lãi tiền gửi: gồm các khoản trả lãi tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài.

Bên Nợ: Chi phí trả lãi phát sinh.

Bên Có: - Khoản giảm trừ chi phí đã phát sinh (thoái chi lãi).

- Kết chuyển chi phí xác định lợi nhuận/kết quả kinh doanh.

Số dư Nợ: Số chi phí trả lãi đã phát sinh trong kỳ.

Nguyên tắc dồn tích về việc trả lãi của ngân hàng: Là việc thực hiện tính và hạch toán dần vào tài khoản chi phí theo định kỳ những khoản lãi sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định trong tương lai, không phụ thuộc vào việc tại thời điểm tính và hạch toán, lãi vẫn chưa được chi trả.

Quy trình kế toán tiền gửi

Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi:

Nợ TK 1011, 1031

Có TK 4211, 4221…

Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác chuyển đến:

Nợ TK 5011, 1113, 5212, 4211, 4221

Có TK 4211, 4221…

Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác:

Nợ TK 4211, 4221…

Có TK 5011, 1113, 5211, 4211, 4221…

Page 27: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 55

Khách hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM:

Nợ TK 4211, 4221…

Có TK 1011, 1031

Có TK 1014

Kế toán lãi phải trả cho khách hàng

Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:

Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi

Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi

Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng:

Nợ TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 1011, 1031 Tiền mặt, ngoại tệ

2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ tiết kiệm

Quy trình nhận tiền gửi tiết kiệm

Bước 1: Nhận yêu cầu gửi tiền của khách hàng

o Khách hàng tới quầy và điền vào giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm 02 liên, 01 liên sử dụng hạch toán tại ngân hàng, 01 liên khách hàng lưu;

o Trên yêu cầu gửi tiền, khách hàng ghi rõ yêu cầu về các thông tin gửi tiền như số tiền, kỳ hạn, loại tiền, nguồn gửi tiền (tiền mặt, chuyển khoản…), hình thức gửi… Nếu gửi tiết kiệm bằng tiền mặt thì kê rõ số tiền nộp, nếu gửi qua chuyển khoản thì ghi rõ số tài khoản mở tại ngân hàng hoặc ghi rõ “chuyển khoản đến”

(với các món chuyển tiền đến từ ngoài hệ thống với mục đích gửi tiết kiệm).

Bước 2: Kiểm tra yêu cầu gửi tiền và hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết

o Yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp (như chứng minh

nhân dân, hộ chiếu…);

o Kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu gửi tiền như: số tiền, ngày tháng, số tài khoản, kê khai tiền nộp, tên tuổi khách hàng, số giấy tờ tùy thân, chữ ký khách

hàng…;

o Yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung cho chính xác thông tin mới tiếp nhận

yêu cầu gửi tiền và tiến hành thu tiền.

Bước 3: Nhận tiền, kiểm đếm tiền

o Bước này chỉ áp dụng với tiết kiệm gửi bằng tiền mặt;

o Thực hiện đúng theo quy trình thu tiền mặt, lưu ý khớp đúng kê khai tiền của khách hàng và tiền thu thực tế. Nếu giao dịch vượt hạn mức thu hoặc hạn mức

tồn quỹ của giao dịch viên thì chuyển quỹ chính xử lý;

o Đóng dấu “đã thu tiền” lên bảng kê tiền nộp của khách hàng.

Bước 4: Khai báo (hạch toán) và in sổ tiết kiệm + thẻ lưu

o Kiểm tra dựa trên giấy tờ tùy thân của khách hàng. Nếu khách hàng chưa giao dịch tại ngân hàng thì mở mã khách hàng mới trên chương trình phần mềm và

thông báo kiểm soát viên phê duyệt mã khách hàng.

Page 28: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

56 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

o Căn cứ trên thông tin khách hàng và yêu cầu gửi tiền để khai báo thông tin sổ tiết kiệm. Lưu ý chọn đúng các mã sản phẩm tiết kiệm được cài đặt trên hệ thống phần mềm.

o In sổ tiết kiệm và thẻ lưu. Lưu ý chọn đúng loại mẫu sổ tiết kiệm và tự kiểm tra các thông tin cập nhật trước khi in. Nếu là sổ gửi qua chuyển khoản thì cần đóng dấu “CHUYỂN KHOẢN” lên sổ tiết kiệm và thẻ lưu.

o Chuyển khách hàng ký tên lên sổ và thẻ lưu.

o Chuyển toàn bộ chứng từ cho kiểm soát viên phê duyệt.

Bước 5: Kiểm soát, phê duyệt

o Kiểm tra các thông tin trên yêu cầu gửi tiền và giấy tờ tùy thân của khách hàng và thông tin cập nhật vào hệ thống của giao dịch viên;

o Yêu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin (nếu có). Giao dịch viên quay lại bước 4 và thực hiện lại;

Bước 6: Ký tên, đóng dấu và trả lại cho giao dịch viên

o Ký kiểm soát trên sổ tiết kiệm và các chứng từ kèm theo, đóng dấu.

o Trả lại sổ tiết kiệm và các giấy tờ kèm theo cho giao dịch viên.

Bước 7: Trả sổ tiết kiệm và giấy tờ cho khách hàng

o Giao dịch viên kiểm tra lại các yếu tố trên sổ tiết kiệm đã hoàn thiện;

o Chuyển khách hàng kiểm tra lại các thông tin trước khi rời quầy sau đó trả lại 1 liên giấy gửi tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân cho khách hàng.

Bước 8: Cất tiền, ghi sổ quỹ

Cất tiền vào thùng, cập nhật sổ quỹ theo đúng quy trình thu tiền.

Bước 9: Luân chuyển và lưu chứng từ

o Lưu thẻ lưu vào các kẹp đựng thẻ lưu. Kẹp đựng thẻ lưu cần được sắp xếp theo ngày tháng, sổ tiết kiệm để dễ tìm kiếm khi cần thiết.

o Chứng từ nhận tiền tiết kiệm trong ngày được kẹp trong tập chứng riêng của nghiệp vụ tiết kiệm;

o Nếu có món thu tiết kiệm vượt hạn mức do quỹ chính thức hiện tại thì lưu 1 bản sao bảng kê tiền lĩnh tại quỹ chính.

Quy trình chi trả gốc, lãi tất toán sổ tiết kiệm

Bước 1: Nhận yêu cầu lĩnh tiền của khách hàng

o Khách hàng tới quầy xuất trình sổ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân và yêu cầu rút tiền;

o Khách hàng nêu cụ thể yêu cầu: lĩnh lãi định kỳ, rút một phần sổ hay rút toàn bộ, rút tiền mặt hay chuyển khoản.

Bước 2: Kiểm tra yêu cầu rút tiền và hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết

o Giao dịch viên yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ tùy thân hợp pháp (như chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…);

Page 29: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 57

o Kiểm tra chi tiết với khách hàng về yêu cầu tất toán sổ, tư vấn và hướng dẫn

các thủ tục cần thiết;

o Tìm thẻ lưu, đối chiếu thông tin trên thẻ lưu với sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân

của khách hàng. Nếu khớp thì thực hiện thủ tục chi trả;

o Trường hợp khách hàng mở sổ tại 1 đơn vị và yêu cầu tất toán tại đơn vị khác thì liên lạc với đơn vị mở sổ để lấy bản fax thẻ lưu (có đóng dấu và ký xác nhận của đơn vị mở sổ) hoặc tìm thông tin lưu trên dữ liệu lưu của hệ thống công nghệ (như scan hình chữ ký…), tuy nhiên trong hai trường hợp trên đều

phải thông báo cho đơn vị mở sổ.

Bước 3: Hạch toán rút sổ tiết kiệm hoặc chi trả 1 phần gốc, lãi

o Sau khi đối chiếu thẻ lưu với sổ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân của khách hàng

khớp đúng, giao dịch viên vào phần mềm để thao tác phù hợp:

Nếu yêu cầu rút sổ thì tiến hành tao tác rút sổ, in phiếu tính lãi;

Nếu là yêu cầu lĩnh 1 phần gốc, lãi thì thao tác ghi giảm gốc, lãi sau đó ghi hoặc in các thông tin liên quan về ngày tháng, số tiền rút vào sổ tiết kiệm để

theo dõi cho lần tiếp theo;

Nếu khách hàng yêu cầu tất toán vào tài khoản thì yêu cầu khách hàng ghi

rõ lên phiếu tính lãi hoặc sổ tiết kiệm (trường hợp lĩnh nhiều lần).

o Lưu lại 1 bản photo phần nội dung chính của sổ tiết kiệm được rút 1 phần (gốc,

lãi) để kẹp cùng chứng từ.

o Ký chứng từ liên quan;

o Chuyển toàn bộ giấy tờ liên quan cho kiểm soát viên phê duyệt.

Bước 4: Kiểm soát, phê duyệt

o Kiểm tra các thông tin trên yêu cầu rút tiền và giấy tờ tùy thân của khách hàng

và thông tin cập nhật vào hệ thống của giao dịch viên;

o Yêu cầu sửa đổi, bổ sung các thông tin (nếu có). Giao dịch viên quay lại bước

3 và thực hiện lại;

o Phê duyệt trên hệ thống, ký chứng từ và trả lại cho giao dịch viên.

Bước 5: Chi trả cho khách hàng

o Căn cứ vào chứng từ kiểm soát viên đã duyệt, giao dịch viên tiến hành chi trả

tiền cho khách hàng;

o Nếu là chi bằng tiền mặt thì thực hiện theo đúng nguyên tắc chi tiền mặt. Khi

vượt hạn mức thì chuyển giao dịch cho quỹ chính xử lý;

o Nếu là chi qua chuyển khoản thì giao dịch chi trả cho khách hàng đã hoàn tất khi kiểm soát viên phê duyệt. Giao dịch viên có thể in báo cáo để làm căn cứ

xác nhận đã chi trả khi khách hàng yêu cầu;

o Yêu cầu khách hàng kiểm tra và ký nhận gốc, lãi chi trả;

o Sau khi xong các thủ tục thì trả lại giấy tờ tùy thân cho khách hàng.

Bước 6: Ghi sổ quỹ

Với chi trả bằng tiền mặt, cập nhật nội dung chi vào sổ quỹ.

Page 30: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

58 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Bước 7: Luân chuyển và lưu chứng từ

o Nếu chưa tất toán toàn bộ sổ: Lưu thẻ lưu trở lại vào các kẹp đựng thẻ lưu. Kẹp đựng thẻ lưu cần được sắp xếp theo ngày tháng, số sổ tiết kiệm để dễ tìm kiếm khi cần thiết;

o Chứng từ chi tiền tiết kiệm kèm với sổ tiết kiệm đã được tất toán (nếu có) và chứng từ liên quan với món giao dịch của sổ tiết kiệm trong ngày được kẹp trong tập chứng từ riêng của nghiệp vụ tiết kiệm;

o Nếu có món chi vượt hạn mức được thực hiện tại quỹ chính thì photo 1 bản sao bảng kê tiền lĩnh của khách hàng chuyển quỹ chính để lưu.

Quy trình xử lý mất, hỏng sổ tiết kiệm theo thông báo của khách hàng

Bước 1: Khách hàng tới thông báo mất sổ tiết kiệm hoặc hư hỏng sổ, xuất trình giấy tờ tùy thân và sổ hỏng (nếu có);

Bước 2: Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ theo mẫu thông báo mất sổ tiết kiệm (03 liên) và ký xác nhận. Tìm thẻ lưu để đối chiếu kiểm tra thông tin chữ ký và các thông tin cơ bản về sổ như tiền, số seri của sổ, ngày tháng năm… Chỉ chấp nhận xử lý tiếp khi các yếu tố đầy đủ, hợp lệ;

Bước 3: Giao dịch viên phong tỏa sổ tiết kiệm. Trường hợp sổ đang được phong tỏa trước đó (do mục đích bảo đảm tiền vay, mục đích bảo đảm hay nghi ngờ khác…) cần thông báo cho bộ phận phát sinh nghiệp vụ phong tỏa đó để cập nhật. Thời hạn phong tỏa là 30 ngày;

Bước 4: Chuyển chứng từ cho kiểm soát viên phê duyệt phong tỏa;

Bước 5: Chuyển 1 liên giấy báo mất, báo hỏng có xác nhận của ngân hàng về việc mất sổ tiết kiệm cho khách hàng, hẹn thời gian xử lý (trả gốc, lãi hoặc cấp lại sổ mới), sớm nhất là 30 ngày sau khi khách hàng có thông báo. Ngân hàng có quyền từ chối trách nhiệm nếu có thiệt hại cho khách hàng xảy ra trong vòng 3 giờ kể từ khi làm xong thủ tục khai báo. Tuy nhiên, giao dịch viên cần chú ý khai báo phong tỏa càng sớm càng tốt để tránh rủi ro;

Bước 6: Chuyển 1 liên giấy báo mất, báo hỏng cho đơn vị trực tiếp phát hành sổ cho khách hàng. Tiến hành thông báo toàn hệ thống (qua điện thoại hoặc email) về việc mất sổ, hỏng sổ. Lưu 1 liên tại kẹp theo dõi sổ mất, sổ hỏng và sổ tiết kiệm hỏng do khách hàng nộp lại tại đơn vị nhận thông báo; 2 đơn vị đều phải mở sổ ghi chép;

Bước 7: Thực hiện xử lý sau khi thông báo mất, hỏng sổ đến hạn – giải quyết theo 1 trong 2 cách tùy theo yêu cầu của khách hàng khi báo mất, hỏng:

o Cách 1: Thanh toán gốc, lãi sổ tiết kiệm cũ và trả tiền cho khách hàng, cách tính và tất toán như với sổ rút bình thường tại thời điểm xử lý;

o Cách 2: Cấp lại sổ mới với seri mới và các thông tin khác giống như sổ cũ đã bị mất và đóng dấu “CẤP LẠI”. Thủ tục tương tự cấp sổ mới thông thường. Sổ cũ hết hiệu lực;

Thu phí liên quan theo biểu phí hiện hành của ngân hàng.

Trường hợp sau khi báo mất khách hàng tìm lại sổ thì phải nộp lại ngay cho đơn vị đã nhận thông báo mất.

Page 31: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 59

Nếu chưa cấp sổ mới thì giải tỏa sổ cũ và thông báo lại về hoạt động bình

thường của sổ;

Nếu đã cấp sổ mới hoặc đã lĩnh tiền tất toán sổ thì sổ tiết kiệm được nộp trả

lại cho đơn vị phát hành sổ để kẹp vào kẹp theo dõi sổ mất, hỏng.

Bước 8: Sau khi hoàn tất việc chi trả hoặc cấp lại sổ, lưu toàn bộ giấy báo mất (hỏng), sổ hỏng (nếu có), bản photo sổ đã cấp mới hoặc chứng từ liên quan đến chi trả sổ mất (hỏng) vào kẹp theo dõi và sổ ghi chép. Thẻ lưu sổ cấp mới lưu lại hồ sơ thẻ lưu như bình thường.

2.2.2.3. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm

Kế toán tiền gốc

Khách hàng nộp tiền mặt để gửi tiết kiệm:

Nợ TK 1011, 1031

Có TK 4231, 4241, 4232, 4242…

Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác để gửi tiền tiết kiệm:

Nợ TK 5012, 1113, 5212 Các hình thức thanh toán vốn giữa các NH

Có TK 4231, 4241… Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm

Khách hàng chuyển hạn tiền gửi tiết kiệm:

Nợ TK 4232, 4242… Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Có TK 4231, 4241… Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm:

Nợ TK 4231, 4241, 4232, 4242… Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm

Có TK 1011, 1031 Tiền mặt bằng VND hoặc ngoại tệ

Kế toán lãi phải trả của tiền gửi tiết kiệm

Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:

Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi

Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi

Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng khi đến hạn:

Nợ TK 491 Số tiền lãi thanh toán cho khách hàng

Có TK 1011, 1031 Tiền mặt, ngoại tệ

2.2.3. Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết

khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.

2.2.3.1. Chứng từ

Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các liên giấy nộp tiền, uỷ nhiệm

thu (chi), séc và các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Page 32: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

60 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

2.2.3.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 43 - Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành giấy tờ có giá và thanh toán giấy tờ có giá của TCTD phát hành.

Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

o Phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến phát hành giấy tờ có giá, gồm:

Mệnh giá giấy tờ có giá;

Chiết khấu giấy tờ có giá;

Phụ trội giấy tờ có giá.

o Đồng thời theo dõi chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá. Ngoài sổ tài khoản chi tiết, các tổ chức tín dụng mở sổ theo dõi chi tiết từng loại giấy tờ có giá đã phát hành để quản lý việc phát hành và đối chiếu khi thanh toán.

o TCTD phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại giấy tờ có giá phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hoặc vốn hoá theo từng kỳ.

o Trường hợp trả lãi khi đáo hạn giấy tờ có giá thì định kỳ TCTD phải tính lãi giấy tờ có giá phải trả từng kỳ để ghi nhận vào chi phí.

o Khi lập báo cáo tài chính, trên Bảng cân đối kế toán trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành giấy tờ có giá được phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng giá trị giấy tờ có giá theo mệnh giá trừ (-) chiết khấu giấy tờ có giá cộng (+) phụ trội giấy tờ có giá).

Nội dung hạch toán các tài khoản 431, 434:

o TK 431 - Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.

o TK 434 - Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.

Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá khi TCTD đi vay bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá và việc thanh toán giấy tờ có giá đáo hạn trong kỳ.

Bên Có: Giá trị giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá trong kỳ.

Bên Nợ: Thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn.

Số dư Có: Phản ánh giá trị giấy tờ có giá đã phát hành theo mệnh giá cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá.

Nội dung hạch toán các tài khoản 432, 435:

o TK 432 - Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.

o TK 435 - Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.

Các tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh khi TCTD đi vay bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu giấy tờ có giá trong kỳ.

Page 33: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 61

Bên Nợ: Chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ.

Bên Có: Phân bổ chiết khấu giấy tờ có giá trong kỳ.

Số dư Nợ: Phản ánh chiết khấu giấy tờ có giá chưa phân bổ cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá.

Nội dung hạch toán các tài khoản 433, 436:

o TK 433 - Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam.

o TK 436 - Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng.

Các tài khoản này dùng để phản ánh phụ trội giấy tờ có giá phát sinh khi TCTD đi vay bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá có phụ trội và việc phân bổ phụ trội giấy tờ có giá trong kỳ.

Bên Có: Phụ trội giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ.

Bên Nợ: Phân bổ phụ trội giấy tờ có giá trong kỳ.

Số dư Có: Phản ánh phụ trội giấy tờ có giá chưa phân bổ cuối kỳ.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo thời hạn phát hành giấy tờ có giá.

Tài khoản 492 - Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá

TK 4921 - Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng VNĐ.

TK 4922 - Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

Nội dung và kết cấu của TK 492 tương tự như của TK 491.

2.2.3.3. Quy trình kế toán

Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá (lãi sau)

Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá:

Nợ TK 1011, 1031 Mệnh giá

Có TK 431, 434 Mệnh giá

Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:

Nợ TK 803 Lãi suất

Có TK 492 Lãi suất

Ngân hàng thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn:

Nợ TK 431, 434 Mệnh giá

Nợ TK 492 Lãi suất

Có TK 1011, 1031 Mệnh giá + Lãi suất

Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo chiết khấu (lãi trước)

Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá:

Nợ TK 1011, 1031 Mệnh giá – Lãi suất

Nợ TK 492 Lãi suất

Có TK 432, 435 Mệnh giá

Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:

Nợ TK 803 Lãi suất

Có TK 492 Lãi suất

Page 34: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

62 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Ngân hàng thanh toán chứng từ có giá cho khách hàng khi đến hạn:

Nợ TK 432, 435 Mệnh giá

Có TK 1011, 1031 Mệnh giá

2.2.4. Kế toán vốn đi vay từ các TCTD khác và từ NHNN

Khi có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngân hàng nhà nước.

2.2.4.1. Chứng từ

Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn, giấy báo Nợ, giấy báo Có…

2.2.4.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 40 - Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Tài khoản 401 - Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng thương mại Nhà nước (được Ngân hàng Nhà nước chỉ định) dùng để phản ánh tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước. Bên Có: Số tiền Kho bạc Nhà nước gửi vào. Bên Nợ: Số tiền Kho bạc Nhà nước lấy ra. Số dư Có: Phản ánh số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi tại TCTD.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị Kho bạc Nhà nước gửi tiền.

Tài khoản 402 - Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ Tài khoản này chỉ mở tại Ngân hàng thương mại Nhà nước (được Ngân hàng Nhà nước chỉ định) dùng để phản ánh tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước. Nội dung hạch toán tài khoản 402 giống như nội dung hạch toán tài khoản 401.

Tài khoản 403 - Vay Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước theo các hình thức tái cấp vốn.

o Tài khoản 403 có các tài khoản cấp III như sau:

TK 4031 - Vay theo hồ sơ tín dụng.

TK 4032 - Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.

TK 4033 - Vay cầm cố các giấy tờ có giá.

TK 4034 - Vay thanh toán bù trừ.

TK 4035 - Vay hỗ trợ đặc biệt.

TK 4038 - Vay khác.

TK 4039 - Nợ quá hạn.

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

TK 4031 - Vay theo hồ sơ tín dụng.

TK 4032 - Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.

TK 4033 - Vay cầm cố các giấy tờ có giá.

Page 35: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 63

TK 4034 - Vay thanh toán bù trừ.

TK 4035 - Vay hỗ trợ đặc biệt.

TK 4038 - Vay khác (bao gồm các khoản vay có thời hạn theo các mục tiêu Chính phủ chỉ định).

Bên Có: Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước.

Bên Nợ: - Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.

- Số tiền vay Ngân hàng Nhà nước chuyển sang tài khoản nợ quá hạn.

Số dư Có: Phản ánh số tiền tổ chức tín dụng đang vay Ngân hàng Nhà nước.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 4039 - Nợ quá hạn

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền đồng Việt Nam mà tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.

Bên Có: Số tiền vay đã quá hạn trả (chuyển từ các tài khoản vay Ngân hàng Nhà nước sang).

Bên Nợ: Số tiền trả nợ Ngân hàng Nhà nước.

Số dư Có: Phản ánh số tiền vay Ngân hàng Nhà nước đã quá hạn trả.

Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản 404 - Vay Ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ Tổ chức tín dụng vay Ngân hàng Nhà nước.

o Tài khoản 404 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4041 - Nợ vay trong hạn.

TK 4049 - Nợ quá hạn.

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

Nội dung hạch toán tài khoản 4041 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4031.

Nội dung hạch toán tài khoản 4049 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4039.

Tài khoản 41 - Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác

Tài khoản 411 - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng khác trong nước gửi tại tổ chức tín dụng.

o Tài khoản 411 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4111 - Tiền gửi không kỳ hạn.

TK 4112 - Tiền gửi có kỳ hạn.

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

Bên Có: Số tiền các tổ chức tín dụng khác trong nước gửi vào. Bên Nợ: Số tiền các tổ chức tín dụng khác trong nước lấy ra. Số dư Có: Phản ánh số tiền của các tổ chức tín dụng khác trong nước đang gửi tại tổ chức tín dụng. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng gửi tiền.

Page 36: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

64 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Tài khoản 412 - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị ngoại tệ của các tổ chức tín dụng khác trong nước gửi tại tổ chức tín dụng.

o Tài khoản 412 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4121 - Tiền gửi không kỳ hạn.

TK 4122 - Tiền gửi có kỳ hạn.

o Nội dung hạch toán tài khoản 412 giống như nội dung hạch toán tài khoản 411.

Tài khoản 413 - Tiền gửi của các ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam

o Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam của các ngân hàng ở nước ngoài gửi tại TCTD.

o Nội dung hạch toán tài khoản 413 giống như nội dung hạch toán tài khoản 411.

Tài khoản 414 - Tiền gửi của các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ

o Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ của các ngân hàng ở nước ngoài gửi tại TCTD.

o Nội dung hạch toán tài khoản 414 giống như nội dung hạch toán tài khoản 411.

Tài khoản 415 - Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTD vay các TCTD khác trong nước hoặc số tiền vay đã quá hạn trả.

o Tài khoản 415 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4151 - Nợ vay trong hạn

TK 4159 - Nợ quá hạn

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

Nội dung hạch toán tài khoản 4151 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4031.

Nội dung hạch toán tài khoản 4159 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4039.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD cho vay.

Tài khoản 416 - Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ

Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ tổ chức tín dụng vay các tổ chức tín dụng khác trong nước.

o Tài khoản 416 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4161 - Nợ vay trong hạn.

TK 4169 - Nợ quá hạn.

o Nội dung hạch toán các tài khoản:

Nội dung hạch toán tài khoản 4161 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4141.

Nội dung hạch toán tài khoản 4169 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4149.

Tài khoản 417 - Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam

o Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam mà TCTD vay các ngân hàng ở nước ngoài hoặc số tiền vay đã quá hạn trả.

o Nội dung hạch toán tài khoản 4171 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4031.

Page 37: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 65

Nội dung hạch toán tài khoản 4179 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4039.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng cho vay.

Tài khoản 418 - Vay các ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ

o Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ TCTD vay các ngân hàng ở nước ngoài hoặc số tiền vay đã quá hạn trả.

o Nội dung hạch toán tài khoản 4181 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4031.

Nội dung hạch toán tài khoản 4189 giống như nội dung hạch toán tài khoản 4039.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng cho vay.

Tài khoản 419 - Vay chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền vay (còn gọi là ứng trước) của TCTD khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá.

Bên Có: Số tiền nhận ứng trước của TCTD khác.

Bên Nợ: Số tiền trả TCTD khác

Số dư Có: Phản ánh số tiền TCTD đang nhận ứng trước của TCTD khác.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu.

Nội dung và kết cấu của TK 493 tương tự như của TK 491.

2.2.4.3. Quy trình kế toán

Kế toán nghiệp vụ vay các TCTD trong nước

Ngân hàng vay các TCTD trong nước:

Nợ TK 1011, 1031, 5211, 5012

Có TK 4151, 4161

Ngân hàng thanh toán cho các TCTD trong nước:

Nợ TK 4151, 4161

Có TK 1011, 1031, 5211, 5012

Ngân hàng chuyển nợ quá hạn:

Nợ TK 4159, 4169

Có TK 4151, 4161

Kế toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước

Ngân hàng tính lãi phải trả hàng tháng:

Nợ TK 802

Có TK 4931, 4932

Ngân hàng trả lãi cho các TCTD khác:

Nợ TK 4931, 4932

Có TK 1011, 1031, 5211

Kế toán nghiệp vụ vay NHNN

Ngân hàng vay vốn của NHNN:

Nợ TK 1113, 1123

Có TK 4031, 4032, 4034

Page 38: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

66 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Ngân hàng thanh toán nợ cho NHNN:

Nợ TK 4031, 4032, 4034

Có TK 1113, 1123

Kế toán lãi phải trả cho NHNN

Ngân hàng tính lãi phải trả cho NHNN:

Nợ TK 802

Có TK 4931

Ngân hàng trả lãi cho NHNN:

Nợ TK 4931

Có TK 1113, 1123

2.2.5. Kế toán các nguồn vốn khác

Nguồn vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay là nguồn vốn mà NHTM nhận được từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn đối với các đối tượng có yêu cầu.

2.2.5.1. Chứng từ

Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi vay và nhận vốn, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu (chi), séc…

2.2.5.2. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 48 - Các tài sản Nợ khác

o Nội dung hạch toán các tài khoản 481, 482:

TK 481 - Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng đồng Việt Nam

TK 482 - Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ

Các tài khoản trên mở tại TCTD đầu mối dùng để phản ánh số tiền đã nhận được của các TCTD thành viên để cho vay đồng tài trợ dự án với mức tiền đã thoả thuận thông qua việc ký kết hợp đồng đồng tài trợ. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm.

Bên Có: Số tiền đã nhận của các TCTD thành viên để cho vay đồng tài trợ.

Bên Nợ: Số tiền đã thanh toán với TCTD thành viên đồng tài trợ (khi đã giải ngân cho khách hàng vay).

Số dư Có: Phản ánh số tiền đã nhận của các TCTD thành viên nhưng chưa giải ngân cho khách hàng.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng TCTD thành viên cho vay đồng tài trợ.

o Nội dung hạch toán các tài khoản 483, 484:

TK 483 - Nhận tiền uỷ thác đầu tư, cho vay bằng đồng Việt Nam

TK 484 - Nhận tiền uỷ thác đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ

Các tài khoản trên mở tại TCTD nhận uỷ thác đầu tư, cho vay dùng để phản ánh số tiền của các TCTD uỷ thác chuyển cho TCTD nhận uỷ thác cho vay

Page 39: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 67

(giải ngân) mà khách hàng đã xác định theo hợp đồng uỷ thác đầu tư, cho vay. Về nguyên tắc, tài khoản này phải hết số dư khi lập báo cáo tài chính năm (tổ chức nhận uỷ thác phải thanh toán xong toàn bộ số tiền đã giải

ngân cho khách hàng theo hợp đồng uỷ thác).

Nội dung hạch toán các tài khoản 483, 484 giống như nội dung hạch toán

các tài khoản 481, 482.

Tài khoản 494 - Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay

Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải trả dồn tích tính trên các khoản vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân khác đã giao cho tổ chức tín dụng.

o Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:

Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.

Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho khách hàng.

o Tài khoản 494 có các tài khoản cấp III sau:

TK 4941 - Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư bằng đồng Việt Nam.

TK 4942 - Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư bằng ngoại tệ.

o Nội dung hạch toán tài khoản 494 giống như nội dung hạch toán tài khoản 491.

2.2.5.3. Phương pháp hạch toán

Hạch toán nghiệp vụ vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM

Ngân hàng nhận vốn:

Nợ TK 1011, 1031, 5212

Có TK 483, 484

Ngân hàng hoàn trả vốn cho các tổ chức cung ứng vốn:

Nợ TK 483, 484

Có TK 1011, 1031, 5211

Hạch toán lãi phải trả cho vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM: tương tự như hạch toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước.

Page 40: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

68 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Kế toán huy động vốn trong ngân hàng bao gồm kế toán tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, đi vay các TCTD khác và ngân hàng nhà nước theo loại tiền VND, ngoại tệ và vàng. Ngoài ra còn theo dõi theo hai loại chính là có kỳ hạn và không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong ngân hàng nên phải theo dõi chi tiết cho từng khách hàng. Đặc biệt ở đây sử dụng một số lượng chứng từ điện tử rất lớn, vì vậy kế toán cần chú ý trong công tác xử lý và cập nhật thông tin.

Page 41: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

FIN508_Bai 2_v1.0012104210 69

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu quy trình nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại ngân hàng.

2. Trình bày sự giống và khác nhau trong quy trình kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm so với tiền gửi thanh toán.

3. Nêu quy trình nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng trong các trường hợp: Ngang giá trả lãi trước, ngang giá trả lãi sau, chiết khấu trả lãi sau, phụ trội trả lãi sau.

BÀI TẬP

Bài 2.1: Ngày 30/6/N tại NHCT A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Khách hàng Tùng Sơn tới đề nghị tất toán sổ tiết kiệm số A123456: Số tiền gốc 300 trđ, ngày

gửi 31/12/N-1, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1,2%/tháng; đồng thời đề nghị NH chuyển số tiền 300 trđ

cho bà Trần Thu Hiền, TK 4211002288A. Số tiền lãi NH thanh toán cho khách hàng bằng tiền

mặt. Lãi suất không kỳ hạn 0,3%/tháng.

2. Khách hàng Giang Chi tới làm thủ tục gửi tiết kiệm 6 tháng, số tiền 120 trđ, lãi suất

1,4%/tháng, phương thức trả lãi trước.

3. Khách hàng Quang Thịnh yêu cầu chuyển toàn bộ gốc và lãi của sổ tiết kiệm số A654321: Số

tiền gốc 60 trđ, ngày gửi 16/5/N, không kỳ hạn, lãi suất 0,25%/tháng sang tiền gửi tiết kiệm 2

tháng, lãi suất 1,4%/tháng.

4. Khách hàng Khánh Linh nộp sổ tiết kiệm số A098765: Số tiền gốc 30 trđ, ngày gửi 4/2/N, kỳ

hạn 2 tháng, lãi suất tại ngày 4/2/N: 1%/tháng (kỳ hạn 2 tháng), 0,25%/tháng (không kỳ hạn), đề

nghị được rút toàn bộ gốc và lãi bằng tiền mặt. Biết rằng vào ngày 8/3/N, NH đã điều chỉnh lãi

suất, trong đó kỳ hạn 2 tháng: 1,4%/tháng, không kỳ hạn: 0,4%/tháng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 2.2: Một khoản tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, số tiền gửi 100 triệu đồng được gửi vào ngân hàng

ngày 20/6/N với lãi suất 0,96%/tháng. Ngày 20/7/N, khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm. Biết

rằng ngân sách dự toán dư thu, dư trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ của tài sản

chính. Lãi suất tháng quy định cho một thời gian đúng bằng 30 ngày.

Yêu cầu: Hãy trình bày các bút toán liên quan đến khoản tiền gửi này (bỏ qua các bút toán kết

chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh).

Bài 2.3: Ngày 20/06/N Bà Nguyễn Thuỷ đến ngân hàng Phương Nam rút tiền gửi tiết kiệm và tất

toán như sau:

Quyển 1: Số tiền gốc 200 trđ gửi kỳ hạn 3 tháng lãi 6,7%/năm từ ngày 20/03/N.

Quyển 2: Số tiền gốc 100 trđ gửi kỳ hạn 6 tháng lãi 6,89%/năm gửi từ ngày 25/4/N. Biết cứ đến

ngày 27 của tháng thì ngân hàng tính dự chi lãi, lãi không kỳ hạn là 3,4%/năm.

Yêu cầu: Tính lãi của khách hàng và xử lý (Đề thi VPBank Thăng Long).

Page 42: BÀI 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/v1.0/FIN508/Giao trinh/04... · 2014. 8. 14. · Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp

Bài 2: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và nghiệp vụ huy động vốn

70 FIN508_Bai 2_v1.0012104210

Bài 2.4: Ông Trần Văn Lâm đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với số tiền: 100.000.000 đ với kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,67%/tháng. Ngày gửi là

15/06/N.

Nhưng đến ngày 20/06/N ngân hàng thay đổi lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên 0,70%/tháng và không

kỳ hạn là 0,25%/tháng.

Ngày 20/10/N khách hàng tất toán tiền gửi.

Nhân viên ngân hàng dự chi vào ngày 27 hàng tháng.

Yêu cầu: Hạch toán tiền gửi và số tiền lãi khách hàng nhận vào ngày 20/10/N.

Bài 2.5: Ngày 12/7/N, Ông Bắc đến NH Ngoại thương xin rút tiền mặt 1 tờ chứng chỉ tiền gửi, thời hạn 12 tháng từ 12/10/N-1 đến 12/10/N (trả lãi trước) mệnh giá 600 trđ, lãi suất 0,5%/tháng, còn 3 tháng nữa mới đáo hạn. Theo quy định của NH, trường hợp này khách hàng chỉ được hưởng lãi suất 0,3%/tháng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.