Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ...

23
CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN HÀN THÉP CÁC BON TRUNG BÌNH VÀ THÉP CÁC BON CAO Mã số mô đun: MĐ22 Thời gian mô đun: 60 h; ( Lý thuyết: 15 h, Thực hành: 45 h) I.VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH07- MH12 và MĐ13- MĐ21 - Tính chất của môđun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Trình bày rõ đặc điểm, khó khăn khi hàn thép các bon trung bình và thép các bon cao. - Nhận biết đúng các loại vật liệu hàn dùng hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao. - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn phương pháp hàn, các biện pháp công nghệ trước khi hàn, trong khi hàn và sau khi hàn hợp lý. - Tính chế độ hàn phù hợp với chiều dày, tính chất của vật liệu và kiểu liên hàn. - Hàn các loại thép các bon trung bình và thép các bon cao đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ, không bị nứt, không bị tôi trong không khí, ít rỗ khí lẫn xỉ. - Giải thích đầy đủ các quy định an toàn và vệ sinh công nghiệp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Hàn thép các bon trung bình, thép 16 4 10

Transcript of Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ...

Page 1: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

CHƯƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN HÀN THÉP CÁC BON TRUNG BÌNH VÀ THÉP CÁC BON CAO

Mã số mô đun: MĐ22 Thời gian mô đun: 60 h; ( Lý thuyết: 15 h, Thực hành: 45 h)

I.VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN- Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các

môn học MH07- MH12 và MĐ13- MĐ21- Tính chất của môđun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN- Trình bày rõ đặc điểm, khó khăn khi hàn thép các bon trung bình và thép các

bon cao.- Nhận biết đúng các loại vật liệu hàn dùng hàn thép các bon trung bình, thép

các bon cao.- Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Chọn phương pháp hàn, các biện pháp công nghệ trước khi hàn, trong khi hàn

và sau khi hàn hợp lý.- Tính chế độ hàn phù hợp với chiều dày, tính chất của vật liệu và kiểu liên hàn.- Hàn các loại thép các bon trung bình và thép các bon cao đảm bảo độ sâu

ngấu, đúng kích thước bản vẽ, không bị nứt, không bị tôi trong không khí, ít rỗ khí lẫn xỉ.- Giải thích đầy đủ các quy định an toàn và vệ sinh công nghiệp.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

SốTT

Tên các bài trong mô đun

Thời gianTổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*

1

Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương pháp hàn hồ quang tay.

16 4 10

2

Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ

16 4 10

3

Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương pháp hàn hàn khí

16 4 11

4

Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương pháp hàn TIG

12 3 9

5 Kiểm tra mô đun 5Cộng 60 15 40 5

Page 2: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

Bài 1: Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương

pháp hàn hồ quang tay

1.1 Đặc điểm, khó khăn khi hàn gang:

Gang được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế tạo cơ khí. Thông thường kích thước

vật đúc lại tương đối lớn, khi đúc thường sinh ra lỗ ngót, lỗ cát,…. Đồng thời trong quá

trình sử dụng những cấu kiện bằng gang dễ bị mài mòn, cho nên việc hàn gang có giá trị

kinh tế rất lớn. Phương pháp hàn gang có thể hàn được tất cả các loại gang như: gang

xám, gang cầu,...

Những khó khăn chủ yếu trong công việc hàn gang là: dễ bị nứt và thành thể gang

trắng, sự nứt có thể làm cho vật hàn vị vỡ đôi, thể gang trắng làm cho vật hàn khó gia

công cơ, cho nên khi hàn vá gang thường phải nung nóng trước khi hàn; sau khi hàn để

nguội từ từ và dùng que hàn có tính dẻo tương đối tốt để đề phòng sinh ra thể gang miệng

trắng và bị nứt.

Khi hàn nguội gang, thông thường không nung nóng trước khi hàn, cho nên rất dễ

sinh ra cấu tạo gang miệng trắng. Ngoài ra còn do vật đúc chịu áp lực không đều, dễ tạo

thành ứng lực hàn tương đối lớn mà sinh ra nứt. Nhưng thao tác hàn nguội tương đối đơn

giản, giá thành thấp, đồng thời còn có thể hàn vá được ở mọi vị trí. Do đó hàn nguội ứng

dụng tương đối rộng rãi.

Khi hàn tạo thàn những oxyt khó nóng chảy xâm nhập vào kim loại mối hàn, tạo ứng

suất trong mối hàn cũng như trong kim loại cơ bản

Mối hàn không đủ kín, mối hàn có thể có nhiều lỗ hơi, bị rỗ.

1.2 Vật liệu hàn gang:

Phương pháp hàn nguội gang có rất nhiều phương pháp, dựa vào các loại que hàn để

phân loại. Thường dùng 3 phương pháp: que hàn gang lõi thép Cacbon, que hàn tổng hợp

và que hàn tổng hợp kim Niken đồng.

Page 3: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Nếu yêu cầu sau khi hàn phải gia công cắt gọt mối hàn thì phải chọn que hàn thích

hợp, nếu không sau khi hàn sẽ rất khó gia công.

- Kể cả trường hợp không có nhu cầu gia công cắt gọt mối hàn sau khi hàn, nên chọn

que hàn Niken hay loại que hàn khác có hàm lượng đồng cao để phục hồi chi tiết bằng

gang sẽ dễ hàn và cũng dễ gia công cắt gọt.

- Khi hàn nguội người ta cũng có thể dùng que hàn thép Cacbon và quấn một lớp dây

đồng có đường kính 1- 1,5mm.

1.3 Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn gang nguội:

- Máy hàn hồ quang tay. Tùy thuộc vào loại que hàn, nếu nhà sản xuất không có chỉ

dẫn khác thì đấu que hàn vào cực dương, dùng máy hàn điện một chiều.

- Máy mài cầm tay.

- Kính hàn, kìm hàn, búa gõ xỉ, búa nguội…

1.4 Chuẩn bị phôi hàn:

- Vát cạnh vết nứt, để tạo độ ngấu sâu. . Đối với chi tiết có chiều dày không quá 5mm

thì không cần vát cạnh vết nứt. Chi tiết dày tren 5mm cần phải vát cạnh chữ V hoặc X tùy

theo chiều dày vật hàn.

- Cần khoan lỗ ở hai đầu để khống chế vết nứt không phát triển thêm sau khi hàn,

đường kính bằng 2/3 lần chiều dày chi tiết hàn.

Page 4: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Làm sạch dầu nhớt và bụi bẩn cạnh hàn và bên trên bề mặt mối hàn về phía rộng ít

nhất 30mm. Nên dùng máy chải sạch hay phun bề mặt chi tiết hàn.

- Định trước thứ tự hàn đối với những vết nứt hay vật hàn phức tạp. Nếu vết nứt dài

cần chia vết nứt ra thành nhiều đoạn đều nhau.

- Lựa chọn que hàn và xử lý que nếu cần thiết (sấy ở nhiệt độ 150oC trong 2 giờ).

- Khi hàn vật đúc có kích thước lớn hoặc có yêu cầu cường độ tương đối cao, để nâng

cao cường độ chỗ hàn, trước khi hàn có thể cấy đinh vít bằng thép vào chỗ vát cạnh.

- Dùng amiăng phủ lên xung quanh chỗ cần hàn, nhằm giữ vật hàn nguội chậm.

1.5 Gá phôi hàn:

Khi hàn gang luôn đặt chi tiết ở một vị trí cố định để tránh bị biến dạng hoặc sinh ra

các vết nứt mới. Đối với những chi tiết có hình dang phức tạp, khó cố định thì phải làm

đồ gá để cố định trong suốt quá trình hàn.

Do đặc thù gang rất khó hàn nên khi hàn cần xoay về vị trí hàn bằng để hàn được mối

hàn có chất lượng tốt nhất.

1.6 Chọn chế độ hàn:

1. Đường kính que hàn:

d = S/2 +1

Với d là đường kính que hàn (mm)

S là chiều dày vật hàn (mm)

Thông thường người ta chọn loại que tổng hợp đồng Niken.

Page 5: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

2. Cường độ dòng điện hàn:

Ih = (30-40)d

Với Ih là cường độ dòng điện hàn (A)

3. Chiều dài hồ quang:

Khi hàn gang nên để chiều dài hồ quang theo công thức thực nghiệm sau:

Lhq = (1 - 1,1)d.

4. Tốc độ hàn:

Khi hàn nguội gang người ta thường gián đoạn hồ quang. Chia đường hàn ra thành

nhều đoạn và hàn cách quãng. Nếu các chi tiết lớn, đường hàn dài thì có thể cho hai công

nhân thay nhau hàn, nhằm mục đich luôn giữ vật hàn luôn nóng.

1.7 Kỹ thuật hàn gang bằng phương pháp hàn hồ quang:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ, phôi hàn và chọn đúng các chế độ

hàn, chúng ta bắt đầu tiết hành hàn. Trong quá trình hàn cần quan tâm các vấn đề sau:

- Phải hàn theo thứ tự nhất định (đã xác định trước).

- Nêu hàn từng đoạn ngắn 10 – 20 mm ở những vị trí cách quãng nhau. Chính thao

tác này duy trì sự phân bổ nhiệt đều và hạn chế phân tán nhiệt vào chi tiết hàn.

- Nếu cần thiết thì từng quãng hàn cách nhau khoảng thời gian ngắn. Hna2 gang

nguội không vội được.

- Sau khi hàn xong vết nứt, tiến hành hàn đắp hai lõ khoan chặn hai đầu. Công việc

này cũng hàn từ từ, cách quãng.

- Đối với các vật hàn dày có cấy đinh vít vào cạnh vát, thì đầu tiên phải hàn một mối

hàn vòng quanh chỗ lồ của vít. Sau khi đã hàn xong toàn bộ mối hàn lớp dưới của đinh

vít và mặt vát của vật hàn hti2 mới hàn lớp hàn khác ở trên mặt hàn đó.

- Sau khi hàn cần dùng búa nhỏ gõ nhẹ và đều trên bề mặt mối hàn, bắt đầu từ đầu

mối hàn cho đền cuối mối hàn.

Page 6: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

1.8 Kiểm tra đánh giá chất lượng mối hàn:

Sau khi hàn xong, cần kiểm tra mối hàn với các tiêu chí sau đây:

- Mối hàn không bị rỗ hơi, lẫn xỉ.

- Mối hàn phải đãm bảo độ ngấu tốt.

- Mối hàn không bị nứt.

- Mối hàn phải đảm bảo đúng kích thước, kim loại que hàn phải điền đầy vào mối

hàn.

Nếu mối hàn không đảm bảo được các tiêu chí trên thì cần phải kiểm tra lại các bước

lựa chọn như: que hàn, chế độ hàn, và các thao tác trong quá trình hàn. Vì khi hàn gang

cần đòi hỏi người thợ có tay nghề cao.

1.9 Công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng:

Trong quá trình hàn cần lưu ý đến công tác an toàn như mặc đồ bảo hộ lao động,

mang kính hàn, mang găng tay, đeo khẩu tran, mang giầy bảo hộ, mang yếm da,…

Sau khi đã hàn xong phải tắt máy, thu gọn dụng cu, qét dọn xưởng sạch sẽ.

Page 7: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

Bài 2: Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao bằng phương

pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ

2.1 Đặc điểm, khó khăn khi hàn gang nóng:

Phương pháp hàn nóng dùng để hàn những chi tiết quan trọng, và những kết cấu phức

tạp. Nó có thể tạo ra một khu vực hàn có tổ chức gang miệng xám và thành phần đều

dặng, tiện cho việc cắt gọt.

Phương pháp hàn nóng cho phép hàn gang bằng hồ quang điện hoặc hàn hơi trong

môi trường chi tiết được nâng lên nhiệt độ nhất định. Phương pháp này được áp dụng khi

không thể hàn nguội, mối hàn sau khi hàn đòi hỏi phải gia công cắt gọt. Hàn nóng đòi hỏi

công tác chuẩn bị phức tạp hơn.

Phương pháp hàn gang nóng cũng có nhũng khó khăn tương tự như hàn nguội.

2.2 Vật liệu hàn gang:

Khi hàn bằng hồ quang cực các bon thì có thể hàn bằng que hàn trần và thuốc hàn.

Thành phần của que hàn trần khi hàn gang nóng thường là:

- Cacbon : 3-3,6%

- Mangan : 0/5-0,8%

- Photpho : 0,2-0,5%

- Niken : <0,3%

- Silic : 3-3,5%

- Lưu huỳnh : <0,08%

- Cr : <0,05%

Thuốc hàn thường dùng có hai loại, một loại là bô rắc có 100%;còn một loại nữa

là bô rắc 50%, sun phát đồng 47% và oxyt silic 3%.

Page 8: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

2.3 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn gang nóng:

Ngoài các thiết bị và dụng cụ sử dụng trong phương pháp hàn nguội, thì trong

phương pháp hàn nóng còn cần có thêm một thiết bị hết sức quan trọng, đó là thiết bị

nung nóng vật hàn trước khi hàn. Thiết bị này có thể là lò nung nhiệt luyện, được sử

dụng cho các chi tiết lớn và có hình dáng phức tạp. Trong trường hợp chi tiết nhỏ và

hàn số lượng đơn chiếc thì có thể nung nóng bằng ngọn lửa hàn oxy-axetylen.

2.4 Chuẩn bị phôi:

Khi hàn nóng gang thì cũng cần có các công đoạn chuẩn bị phôi giống như hàn

gang là:

- Vát cạnh vết nứt, để tạo độ ngấu sâu. . Đối với chi tiết có chiều dày không quá 5mm

thì không cần vát cạnh vết nứt. Chi tiết dày trên 5mm cần phải vát cạnh chữ V hoặc X tùy

theo chiều dày vật hàn.

- Cần khoan lỗ ở hai đầu để khống chế vết nứt không phát triển thêm sau khi hàn,

đường kính bằng 2/3 lần chiều dày chi tiết hàn.

Page 9: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Làm sạch dầu nhớt và bụi bẩn cạnh hàn và bên trên bề mặt mối hàn về phía rộng ít

nhất 30mm. Nên dùng máy chải sạch hay phun bề mặt chi tiết hàn.

- Định trước thứ tự hàn đối với những vết nứt hay vật hàn phức tạp. Nếu vết nứt dài

cần chia vết nứt ra thành nhiều đoạn đều nhau.

- Lựa chọn que hàn và xử lý que nếu cần thiết (sấy ở nhiệt độ 150oC trong 2 giờ).

- Khi hàn vật đúc có kích thước lớn hoặc có yêu cầu cường độ tương đối cao, để nâng

cao cường độ chỗ hàn, trước khi hàn có thể cấy đinh vít bằng thép vào chỗ vát cạnh.

- Dùng amiăng phủ lên xung quanh chỗ cần hàn, nhằm giữ vật hàn nguội chậm.

Ngoài ra, khi hàn gang nóng cần có công đoạn nung nóng phôi trước khi hàn. Đây là

công đoạn hết sức quan trọng. Khi nung nóng cần chú ý các điểm sau:

- Thời gian nung nóng: không được nhanh quá, bởi vì nếu nhiệt độ lên nhanh quá thì

cấu trúc bên trong của gang sẽ không thay đổi kịp. Lúc này sẽ dễ sinh ra các khuyết tật

sau khi hàn như: rỗ bọt, nứt vùng lân cận mối hàn,..

- Nhiệt độ nung: từ 650-700oC. Trong quá trình hàn có thể nhiệt độ này sẽ giảm

xuống, khi đó cần phải đem nung lại rồi mới hàn tiếp.

2.5 Gá phôi hàn:

Khi hàn gang luôn đặt chi tiết ở một vị trí cố định để tránh bị biến dạng hoặc sinh ra

các vết nứt mới. Đối với những chi tiết có hình dang phức tạp, khó cố định thì phải làm

đồ gá để cố định trong suốt quá trình hàn.

Do đặc thù gang rất khó hàn nên khi hàn cần xoay về vị trí hàn bằng để hàn được mối

hàn có chất lượng tốt nhất.

Page 10: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

2.6 Chọn chế độ hàn, chế độ gia nhiệt:

2.6.1 Nhiệt độ nung trước khi hàn:

- Đối với hàn gang nóng thì T = 650-700oC

- Đối với hàn nửa nóng thì T = 400-450oC

2.6.2. Thời gian nung nóng trong lò:

Để cho cấu trúc tinh thể bên trong gang có thời gian thay đổi thì cần có thời gian tăng

lên đến nhiệt độ cần nung. Thông thường thời gian này khoảng 1-2 giờ.

2.6.3 Đường kính que hàn:

d = S/2 +1

Với d là đường kính que hàn (mm)

S là chiều dày vật hàn (mm)

2.6.4. Cường độ dòng điện hàn:

Ih = (30-40)d

Với Ih là cường độ dòng điện hàn (A)

Có thể tham khảo bảng dưới đây:

Đường kính que

hàn (mm)

Cường độ dòng

điện hàn (A)

Đường kính que

hàn (mm)

Cường độ dòng

điện hàn (A)

4 180-200 10 400-500

6 250-300 12 500-600

8 300-400 14 600-700

Page 11: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

2.6.5. Chiều dài hồ quang:

Khi hàn gang nên để chiều dài hồ quang theo công thức thực nghiệm sau:

Lhq = (1 - 1,1)d.

2.6.6. Tốc độ hàn:

Khi hàn nguội gang người ta thường gián đoạn hồ quang. Chia đường hàn ra thành

nhều đoạn và hàn cách quãng. Nếu các chi tiết lớn, đường hàn dài thì có thể cho hai công

nhân thay nhau hàn, nhằm mục đich luôn giữ vật hàn luôn nóng.

2.6.7. Tốc độ làm nguội:

Khi hàn nóng gang xong, để cho gang có thơi gian sắp xếp lại cấu trúc tinh thể bên

trong thì cần có thời gian làm nguội chậm. Tốt nhất thì nên đưa vào lò và cho nguội chậm

cùng lò.

2.7 Kỹ hàn gang bằng phương pháp hàn khí:

Sau khi đã hoàn tất các khâu chuẩn bị phôi, chọn chế độ hàn hợp lý. Bắt đầu tiến

hành hàn. Khi hàn cần chú ý các điểm sau:

- Cần lựa chọn mỏ hàn đủ công suất và bét hàn thích hợpvới cỡ mối hàn.-

- Điều chỉnh ngọn lửa chuẩn, ngọn lửa hoàn nguyên là ngọn lửa thích hợp hàn gang

nóng.

Công suất ngọn lửa hàn:

W = (100-200) S (lit/giờ)

Với S là chiều dày vật hàn (mm)

W là lượng hao phí khí axetylen

- Sử dụng thuốc hàn là bôrắc và một số hợp chất hóa học khác nhưu là natri,

bicacborac oxyt silic.

- Tiến hành hàn theo thứ tự đã định trước. Lưu ý phải hàn cách đoạn ra.

Page 12: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Trong quá trình hàn dùng dầu que hàn được nung nóng chảy nhúng vào thuốc hàn

rồi tiếp tục đốt nóng chảy que hàn với cạnh hàn tạo thành vũng kim loại, khuấy đều vũng

hàn kim loại nóng chảy theo chiều ngang mối nối với thuốc hàn thành hỗn hợp liên kết,

cấu thành mối hàn. Thao tác này rất cần thiết, phát huy tác dụng hỗ trợ của thuốc hàn tạo

mối liên kết tốt hơn.

- Khi hàn gang nóng bằng phương pháp hàn khí thì chỉ áp dụng phương pháp hàn

trái.

- Phương ngọng lưa hàn nghiêng góc 60o so với mặt phẳng ngang chứa mối hàn, còn

que hàn nghiêng góc 45o.

- Di chuyển mỏ hàn cho ngọn lửa vận động theo đường tròn hay bán nguyệt, từ cạnh

hàn này sang cạnh kia và dừng lại ở vùng giữa hai cạnh đang được kim loại điền đầy.

- Lưu ý khi hàn chi tiết dầy được vát cạnh chữ V hay chữ X, hạt nhân ngọn lửa cần

duy trì cách bề mặt vũng kim loại nóng chảy khoảng 10mm.

- Khi hàn phân đoạn, cần hàn liên tục, tốc độ hàn nhanh cho hết đoạn và tránh lặp lại,

sửa chữa.

2.8 Kỹ thuật hàn gang bằng phương pháp hàn hồ quang:

Sau khi đã chuẩn bị xong ta tiến hành hàn. Khi lựa chọn hàn gang nóng bằng hàn hồ

quang thì kinh tế hơn so với hàn bằng hàn khí. Phương pháp này được áp dung tốt khi

hàn các chi tiết lớn. Để hàn nóng gang bằng hàn hồ quang cần chú ý các điểm sau:

- Chọn máy hàn thích hợp, đủ công suất, có thể cung cấp dòng điện hàn tới 300A.

- Đối với các mối hàn có vát mép, tại phía dưới mối hàn cần gá tấm lót bằng grafit

hoặc tấm đồng hay vải thủy tinh.

- Khi hàn gang nóng ngoài việc chọn que hàn thích hợp với vật liệu chi tiết cần

hàn, cần phỉ sấy que theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, nếu không có chỉ dẫn thì

sấy que hàn ở nhiệt độ 150oC trog 2 giờ và để trong lò sấy, khi hàn que nào thì lấy

que đó.

Page 13: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Đấu dây hàn vào cực dương.

- Thao tác hàn nhanh để duy trì nhiệt độ chi tiết được đốt nóng, nếu cần thiết có

thể đem đi nung nóng lại rồi hàn tiếp.

- Sau khi hàn xong nên để chi tiết hàn nguội cùng lò. Nếu có thể nên phủ lên trên

chi tiết hàn lớp vôi bột hoặc lớp cát dày 5cm để chi tiết nguội từ từ.

2.9 Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm:

Sau khi hàn xong, cần kiểm tra mối hàn cũng giống như hàn gang nguội với các tiêu

chí sau đây:

- Mối hàn không bị rỗ hơi, lẫn xỉ.

- Mối hàn phải đãm bảo độ ngấu tốt.

- Mối hàn không bị nứt.

- Mối hàn phải đảm bảo đúng kích thước, kim loại que hàn phải điền đầy vào mối

hàn.

Nếu mối hàn không đảm bảo được các tiêu chí trên thì cần phải kiểm tra lại các bước

lựa chọn như: que hàn, chế độ hàn, và các thao tác trong quá trình hàn. Vì khi hàn gang

cần đòi hỏi người thợ có tay nghề cao.

2.10 Công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng:

Trong quá trình hàn cần lưu ý đến công tác an toàn như mặc đồ bảo hộ lao động,

mang kính hàn, mang găng tay, đeo khẩu tran, mang giầy bảo hộ, mang yếm da,…

Sau khi đã hàn xong phải tắt máy, thu gọn dụng cu, qét dọn xưởng sạch sẽ.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MODUN*) Vật liệu:

- Thép tấm (các bon trung bình, các bon cao) 520mm- Que hàn thép các bon cao 2,55- Dây hàn.- Khí bảo vệ, khí ô-xy, khí cháy.- Thuốc hàn.

*) Dụng cụ và trang thiết bị:

Page 14: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Búa nắn phôi hàn, búa gõ xỉ hàn.- Kìm hàn. - Kìm rèn. - Kính hàn.- Bàn hàn. - Đồ gá các loại.- Máy hàn hồ quang tay xoay chiều (một chiều).- Máy hàn hồ quang bán tự động (TIG, MIG, MAG)- Khí ga và thiết bị gia nhiệt.- Găng tay, quần áo, dày, mũ bảo hộ lao động, trang thiết bị phòng chống cháy nổ.- Máy chiếu PROJECTOR.- Máy tính.

*) Học liệu- Phim trong (vát mép hàn khi hàn thép các bon trung bình và thép các bon cao)- Bảng tra chế độ hàn- Giáo trình.- Tài liệu phát tay.- Đĩa hình về quy trình hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao.- Tranh treo tường.

*) Nguồn lực khác- Phòng học.- Xưởng thực tập.- Các cơ sở sản xuất cơ khí.

V. PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ -Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô- đun: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết kiểm tra vấn đáp và thực hành đạt các yêu cầu của mô -đun MĐ21. -Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô- đun: Được đánh giá qua bài kiểm trắc nghiệm khách quan và bài kiểm tra thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun. -Kiểm tra sau khi kết thúc mô- đun: *)Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận đạt các yêu cầu sau:

- Trình bày đầy đủ các đặc điểm khó khăn, khi hàn thép các bon trung bình và thép các bon cao.

- Mô tả đúng các biện pháp công nghệ trước, trong, và sau khi hàn khi hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao.*) Về kỹ năng: Được đánh giá qua bài kiểm tra thực hành đạt các yêu cầu sau.

- Nhận biết chính xác các loại thuốc hàn, vật liệu hàn.- Điều chỉnh chế độ hàn phù hợp.- Gá phôi hàn chắc chắn đúng kích thước.

Page 15: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- Gia nhiệt (nhiệt độ nung, thời gian nung, thời gian giữ nhiệt) hợp lý- Sắp xếp chỗ làm việc gọn gàng khoa học an toàn.

* )Về thái độ: Được đánh trong quá trình học tập, bằng quan sát có bảng kiểm thang điểm đạt các yêu cầu sau:

- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau

- Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

- VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MODUN

1. Phạm vị áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ TCN và CĐN, có thể đào tạo từng mô đun cho các lớp học nghề ngắn hạn và chuyển đổi nghề. Người học có thể học từng mô-đun để hành nghề và tích lũy đủ mô- đun để nhận bằng tốt nghiệp.

- Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp khi giảng dạy mô đun:

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên dùng phim trong, máy chiếu OVERHEAD, PROJECTOR, tranh treo tường hoặc các đoạn băng hình thuyết trình về những khó khăn khi hàn thép các bon trung bình thép các bon cao, vật liệu hàn và kỹ thuật hàn thép các bon trung bình thép các bon cao bằng các thiết bị hàn khác nhau.

- Hệ thống lại các đặc điểm, thành phần hoá học của thép các bon trung bình, thép các bon cao (đã học ở môn vật liệu cơ khí). Nêu vấn đề về nguyên nhân gây khó khăn khi hàn cho học sinh thảo luận, tìm ra các biện pháp công nghệ trước, trong, và sau khi hàn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Lý thuyết chuyên môn nghề được tích hợp vào các bài tập giúp cho học sinh xác định đúng chế độ hàn, chuẩn bị phôi hàn, phát hiện các hỏng khi hàn.

- Trong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn.- Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học sinh mỗi nhóm tuỳ theo

số máy thực có, Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra chất lượng bài tập bằng cách đối chiếu với mối hàn mẫu của giáo viên.

- Giáo viên thường xuyên hỗ trợ kỹ năng gia nhiệt 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Tính hàn của thép các bon trung bình và thép các bon cao - Vật liệu hàn thép các bon trung bình và thép các bon cao - Chuẩn bị phôi hàn (làm sạch, vát mép) - Phương pháp hàn và công nghệ trước trong và sau khi hàn - Kỹ thuật hàn thép các bon trung bình và thép các bon cao - Kiểm tra sửa chữa các mối hàn

Page 16: Bài 1: HÀN GANG NGUỘI · Web viewTrong từng bài tập giáo viên thao tác mẫu về kỹ thuật hàn. Tổ chức học sinh luyên tập theo nhóm, số lượng học

- An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng 4. Tài kiệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Văn Thông – Công nghệ hàn thép hợp kim khó hàn-NXBKHKT-2005

[2]. Ngô Lê Thông- Công nghệ hàn điện nóng chảy- NXBKHKT- 2005

[3]. Trương Công Đạt- Công nghệ hàn- NXBKHKT - 1983