bctntlvn (75).pdf

70
TRƯỜNG……………… KHOA…………….. Báo cáo tt nghip ĐỀ TÀI: Hoàn thin tchc chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quhot động sn xut kinh doanh ti Công ty Cao Su Đà Nng

Transcript of bctntlvn (75).pdf

Page 1: bctntlvn (75).pdf

TRƯỜNG……………… KHOA……………..

Báo cáo tốt nghiệp

ĐỀ TÀI:

Hoàn thiện tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại

Công ty Cao Su Đà Nẵng

Page 2: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 1 -

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Điều này đã tạo nên nên một luồng sinh khí mới đối với các doanh nghiệp, tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp

Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận và lợi nhuận tối đa, do vậy lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích các chủ doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động... Mà đối mặt với các doanh nghiệp là thương trường với sự chọn lọc đào thải rất khắc khe, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thì lại thường xuyên biến đổi. Để đạt được mục tiêu trên quả là một vấn đề khó khăn vất vả đối với các nhà doanh nghiệp. Vậy con đường nào giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường đầy nghiệt ngã này ? Phải chăng đó là cả một nghệ thuật, là cả một quá trình. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải luôn nhận thức được rằng có tiêu thụ thì mới đảm bảo được thu hồi vốn đã bỏ ra và tăng tích lũy đồng thời nâng cao được đời sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Như vậy hoạt động tiêu thụ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bởi vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao công tác Marketing và coi đó là chìa khóa để mở ra con đường thành công của chính doanh nghiệp mình. Để có được chính sách Marketing phù hợp thì các nhà doanh nghiệp phải có trong tay những thông tin về sản phẩm của mình, về công tác tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các sản phẩm đó. Mà ta biết rằng, kế toán là một công cụ ghi chép, tổng hợp thông tin kinh tế, là mộtc công cụ quan trọng nhằm để quản lý vốn, tài sản điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Những thông tin do kế toán cung cấp là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.

Chính vì vậy việc tổ chức và không ngừng hoàn thiện công tác chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng.

Mặt khác, trong vài năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì việc ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý nõi chung và kế toán nói riêng đang trở thành một xu thế tất yếu trong các doanh nghiệp. Bởi vì, nhờ có kế toán trên máy vi tính mà công việc kế toán đã được giảm bớt đáng kể, thông tin kế toán được xử lý cung cấp nhanh chóng đầy đủ và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Song vấn đề ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán ở nước ta mới ở bước đầu của sự xâm nhập, trong bối cảnh tin học vẫn còn là điều mới mẻ với không ít người do đó việc gặp phải những khó khăn

Page 3: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 2 -

ban đầu là điều khó tránh khỏi. Công ty Cao Su Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường khoa học ky thuat để đưa máy vi tính vào công tác kế toán.

Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cao Su Đà Nẵng, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp, em xin đi sâu vào nghiên cứu công tác tiêu thụ ở Công ty.

Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đố cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo của các cán bộ phòng kế toán Công ty Cao Su Đà Nẵng cùng với kiến thức và lý luận đã được trang bị tại nhà trường em đã hoàn thành luận văn với đề tài : Hoàn thiện tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su Đà Nẵng“.

Đề tài được trình bày với kết cấu 3 phần chính : Chương I : Những vấn đề lý luận chung về chi phí doanh thu, xác định và

phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương II : Thực trạng công tác chi phí doanh thu, xác đinh và phân tíchs kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Chương III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí doanh thu, xác

định và phát triển kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su Đà Nẵng. Vói sự cố gắng và khả năng nhất định, trong một thời gian thực tập quá ngắn

em hy vọng qua việc thực hiện đề tài có thể tiếp cận và lý giải được các vấn đề chủ yếu liên quan đến công tác tiêu thụ, xác đinh và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty. Và trên cơ sở đó có thể góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình làm cho công tác tiêu thụ, xác định và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Page 4: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 3 -

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ DOANH THU,

XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.

1.1. Sự cần thiết phải tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất.

1.1.1. Vai trò ý nghĩa của quá trình tiêu thụ thành phẩm, xác định và phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp là các quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Các quá trình này diễn ra một cách tuần tự. Để quá trình sản xuất có thể tiếp tục được thì các chi phí đã bỏ ra phải được trang trải bù đắp bằng các khoản tiền thu tù tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu là thành phẩm. Thành phẩm là kết quả lao động của doanh nghiệp. Chất lượng thành phẩm quyết định đến uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự sống còn của thành phẩm quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ta biết rằng, thị trường là mục tiêu khởi điểm của quá trình kinh doanh đồng thời cũng là nơi kết thúc của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì sản phẩm của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận tức là phải được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ thành phẩm có vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi đã thông qua các phương tiên thanh toán nhất định để thực hiện giá trị của sản phẩm.

Tiêu thụ là một khâu của quá trình tái sản xuất. Đối với bản thân doanh nghiệp, có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn, bù đắp những chi phi bỏ ra, trang trải được các khoản nợ, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, ổn định được tình hình tài chính. Vì vậy có thể ví hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp là tấm gương phản ánh toàn bộ hoạt động chung của doanh nghiệp : Doanh nghiệp nếu mở rộng được hoạt động tiêu thụ sẽ tạo điều kiện tăng doanh thu, củng cố và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Hoạt động tiêu thụ còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Thực hiện tốt tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa tiền và hàng trong lưu thông, đặc biệt là bảo đảm cân đối trong từng ngành và giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị trong nền kinh tế tồn tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ qua lại khắng khit với nhau. Quá trình tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng và tác động đến quan hệ cung cầu trong thị trường. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến nhiều đơn vị khác trong nền kinh tế. Khi một đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác với sự cạnh tranh gay gắt, sự đào thải, sàn lọc khắc khe của nền kinh tế thị trường, để tồn tại, doanh nghiệp phải

Page 5: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 4 -

luôn tự hoàn thiện mình. Điều đó góp phần đưa sản xuất hàng hóa phát triển nhanh mạnh.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính tổng hợp. Các doanh nghiệp tiến hành nhiều loại hoạt động khác nhau. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành : Ngòai hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, doanh nghiệp còn có các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Nhưng trong phạm vi đề tài chỉ đề cập chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường được hiểu là hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tư hàng hóa và thực hiện cung cấp lao vụ dịch vụ.

Thực tế điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chính là kết quả cuối cùng (lãi, lỗ) về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một bộ phận cấu thành kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là căn cứ để doanh nghiệp quyết định có tiếp tục hay ngừng sản xuất, tiêu thụ loại hàng hóa nào, và cần đẩy mạnh sự tiêu thụ loại hàng hóa nào.

Mặt khác, để đánh giá một cách toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, để từ đó xác định những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn, thì kế toán cần phải thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

Để đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính liên tục của quá trình tái sản xuất thì quá trình tiêu thụ phải được quản lý chặt chẽ.

1.1.2. Yêu cầu quản lý : Tiêu thu là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất. Để có thể tái sản xuất thì

doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng, doanh thu của từng loại thành phẩm tiêu thụ, tình hình thanh toán của khách hàng nhằm thu hồi vốn nhanh, cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhà quản trị doanh nghiệp phải nắm được kinh doanh mặt hàng nào có hiệu quả nhất để từ đó có xu hướng mở rộng kinh doanh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý về gía cả.Doanh nghiệp cần phải xây dựng một biểu giá hợp lý cho từng mặt hàng, từng phương thức bán hàng. Làm tốt việc quản lý giá giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp thích ứng với giá cả thị trường, tiêu thụ được nhiều... Đồng thời, làm tốt các công việc trên giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn, lập và phân tích kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở đó lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý để được khách hàng chấp nhận là vấn đề quan trọng, thậm chí là tiêu chí phấn đấu không ngừng của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được

Page 6: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 5 -

điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần thực hiện hàng loạt các biện pháp về tổ chức , quản lý trong đó tổ chức chi phí doanh thu sản phẩm, xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác đầy đủ, kịp thời là một trong nhữngbiện pháp quản lý có ý nghĩa to lớn, cung cấp được những thông tin hữu ích cho các nhà doanh nghiệp trong việc ra quyết định sản xuất, tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Do vậy, nhiệm vụ được đặt ra đối với chi phí doanh thu và xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh như sau :

- Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời, giám đốc chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng thành phẩm trên cả mặt hiện vật và giá trị.

- Theo dõi, phản ánh, giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ. Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch tiêu thụ , kiểm tra và thực hiện tiến độ tiêu thụ để tìm ra nguyên nhân, biện pháp nhằm tăng doanh thu.

- Phản ánh, giám đốc tình hình thanh toán. Theo dõi, phản ánh, ghi chép kịp thời đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tính toán, phân bổ các chi phí này cho từng thành phẩm tiêu thụ. Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng, hoặc doanh thu của số hàng hóa bị trả lại để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần.

- Xác định chính xác kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Lập các báo cáo nhằm cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập, phân phối kết quả.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động tiêu thụ nói riêng và cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

1.2. Lý luận chung về doanh thu bán hàng và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.1. Phương thức bán hàng : Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, đáp ứng được các nhu cầu và khả năng tiêu

dùng khác nhau trong xã hội, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chiến lược sản phẩm mà cần phải biết đa dạng hóa các phương thức tiêu thụ.

Hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức : bán trực tiếp tại kho, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua các đại lý, bán hàng trả góp... Nhưng nhìn chung, nếu căn cứ vào thời điểm ghi nhận doanh thu ta có thể chia phương thức bán hàng thành 2 loại : phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp và phương thức bán hàng không thu tiền trực tiếp.

- Phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp : theo phương thức này thì việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời nên còn gọi là bán hàng thu tiền ngay tức là doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng.

Page 7: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 6 -

- Phương thức không thu tiền trực tiếp : việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ đã được thực hiện, nhưng khách hàng mới chỉ chấp nhận trả tiền, chưa trả ngay tiền hàng nên đơn vị bán được quyền thu tiền. Tuy vậy, đơn vị bán vẫn ghi nhận doanh thu nói cách khác doanh thu được ghi nhận trước kỳ thu tiền.

1.2.2. Doanh thu bán hàng : 1.2.2.1. Khái niệm : Doanh thu bán hàng theo thông tư số 76/TC/TCDN của Bộ Tài Chính quy

định là số thu về bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng, đã được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

1.2.2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu : Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi

có một khối lượng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. Nghĩa là khối lượng sản phẩm hàng hóa lao vụ đã được giao cho khách hàng hoặc đã thực hiện đối với khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Việc xác định thời điểm sản phẩm, hàng hóa được coi là tiêu thụ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp, xác định đúng thời điểm thì mới xác định được điểm kết thúc việc quản lý hàng hóa, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng và xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.3. Kết quả tiêu thụ : Kết quả tiêu thụ sản phẩm được biểu hiện qua chỉ tiêu (lãi, lỗ) về hoạt động

tiêu thụ sản phẩm và được xác định theo công thức sau : 1.2.3.1. Doanh thu bán hàng thuần : Doanh thu bán hàng thuần là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàngvới các

khỏan giảm doanh thu : thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, khoản giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại.

- Giảm giá hàng bán : Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hóa đơn hay hợp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách ...

- Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu của số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ chối trả lại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết.

1.2.3.2. Gía vốn hàng xuất bán : Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất là giá thực tế xuất kho của số

sản phẩm đã được xác định là tiêu thụ.

} {Kết quả tiêu thụ

Chi phí BH, chi phí QLDN phân bổ cho

hàng bán ra

Giá vốn hàng bán

Doanh thu bán hàng

thuần - + =

Page 8: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 7 -

Việc tính trị giávốn hàng xuất bán theo phương pháp hợp lý có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh, xác định giá trị tài sản hiện có. Việc tính toán giá trị vốn thực tế hàng xuất kho có thể sử dụng một trong các phương pháp :

Phương pháp nhâp trước xuất trước. Phương pháp đơn giá thực tế bình quân. Phương pháp đích danh. Phương pháp nhập sau xuất trước. Mỗi một phương pháp tính giá trị vốn thực tế hàng hàng xuất bán sẽ cho kết

qủa khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định các chỉ tiêu lãi lỗ trong doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mình để lựa chọn phương pháp thích hợp.

1.2.3.3. Chi phí bán hàng : Chi phí bán hàng : là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản

phẩm, hàng hóa, dịch vụ như : chi phí bao gói sản phẩm, chi phí vận chuyển, quảng cáo...

Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, chi phí bán hàng bao gồm những nội dung sau :

Chi phí nhân viên bán hàng. Chi phí vật liêụ bao bì. Chi phí dụng cụ đồ dùng. Chi phí khấu hai tài sản cố định dùng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền. 1.2.3.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp : Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản

lý kinh doanh, quản lý hành chính, và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành chi phí quản lý doanh nghiệp được chia thành các loại sau :

Chi phí nhân viên quản lý. Chi phí vật liệu quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Thuế, phí lệ phí. Chi phí dự phòng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí khác bằng tiền.

Page 9: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 8 -

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ phải kết chuyển hoặc

phân bố vào các tài khoản liên quan để xác định kết quả kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ sản xuất dài trong kỳ không có hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải tính toán phân bổ cho sản phẩm còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ. Hiện nay người ta thường lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là trị giá vốn của hàng xuất bán.

1.3. Tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng máy vi tính :

1.3.1. Tổ chức kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm, xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh :

1.3.1.1. Chứng từ sử dụng : Bất kỳ một phần hành nào, để thực hiện việc hạch toán tổng hợp và hạch toán

chi tiết đều phải sử dụng hệ thống chứng từ. Chứng từ là căn cứ pháp lý chứng minh cho các sự kiện kinh tế vừa là căn cứ để ghi sổ kế toán . Tuy nhiên tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà sử dụng các chứng từ khác nhau nhưng chúng vẫn phải đảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ.

Đối với quá trình tiêu thụ kế toán sử dụng một số chứng từ sau : Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có, báo

nợ, phiếu chi, sec, giấy chấp nhận thanh toán, bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi ...

1.3.1.2. Tổ chức tài khoản kế toán : Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực mọi thành phần kinh tế đều phải

thực hiện thống nhất việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính.

Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí doanh thu (bán hàng) trong các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau :

- Tài khoản 511 : Doanh thu bán hàng.

CPBH (CPQLDN) phát sinh trong kỳ

CPBH (CPQLDN) của hàng tồn đầu

kỳ

+ CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng còn lại

cuối kỳ

Trị giá hàng còn lại

cuối kỳ x =

+ Trị giá vốn hàng còn lại cuối kỳ

Trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ

CPBH (CPQLDN) phát

sinh trong kỳ

CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng

tồn đầu kỳ +

CPBH (CPQLDN) phân bổ cho hàng bán ra

trong kỳ

CPBH, QLDN

phân bổ cho hàng

tồn cuối kỳ

- =

Page 10: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 9 -

Chỉ được phản ánh vào tài khoản này khối lượng sản phẩm giao cho khách

hàng đã được xác định là tiêu thụ. Giá bán thực tế - giá bán ghi trên hóa đơn và các chứng từ có liên quan đến bán hàng - là căn cứ để tính doanh thu.

Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán chưa có thuế GTGT.

Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu phản ánh vào TK 511 là tổng giá thanh toán.

Tài khoản 511 có 4 tiểu khoản : 5111 : Doanh thu bán hàng hóa. 5112 : Doanh thu bán thành phẩm. 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ. 5114 : Doanh thu trợ cấp trợ giá. - TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ : Tài khoản này để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu

thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, thuộc Công ty. - TK 521 : Chiết khấu bán hàng : Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán hàng bị chiết khấu

trong kỳ của đơn vị. Thực chất, tài khoản này chỉ sử dụng để theo dõi các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho người mua.

- TK 531 : Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa. Thành phẩm lao

vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của TK 511 để tính doanh thu thuần.

- TK 532 : Giảm giá hàng hóa. Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng

trên giá bán đã thỏa thuận. Được hạch toán vào tài khoản này bao gồm các khoản bớt giá, hồi khấu.

- TK 632 : Giá vốn hàng hóa : Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm lao vụ,

dịch vụ xuất bán trong kỳ. - TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh. TK này dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt

động khác trong 1 kỳ kế toán. - TK 131 : Phải thu của khách hàng. Tài khoản này để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các

khoản nợ phải thu về tiền bán hàng. TK 157 : Hàng gửi bán.

Page 11: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc

- 10 -

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hóa, thành phẩm chuyển gửi bán

đại lý, ký gửi nhưng chưa xác định là tiêu thụ. Ngoài các tài khoản nói trên, trong qúa trình hạch toán tiêu thụ , kết quả kế

toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác nhau như : TK 111, 333, 334, 421, 112, 641, 642...

1.3.1.3. Trình tự kế toán :

Page 12: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 11 -

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

ThuếXK phải nộp Thuế t/thụ đ/biệt

TK 3332,3333

TK 532

TK 531

TK 3331

TK 152.153

TK 911

DTBH thu tiền ngay hoặc nợ

TK 511

hàng đối hàng DTBH theo phương thức

TK 155

hàng tiêu thụ K/chuyển trị giá vốn

TK 632

K/chuyển CPBH,CPQLDN

142(2)

hàng tiêu thụ k/chuyển

CPQLDNcho hàng còn lại cuối

kỳ

Phân bổ CPBH K/chuyển d/t thuần Sang kỳ sau khi

TK 641,642

CP khác bằng tiền CP dịch vụ mua ngoài

CP khấu hao TSCĐ

Gửi bán

Lãi

Lỗ

TK 421

TK 157

TK 334,338

TK 152,153

TK 214

TK 111,131

Trị giá vốn hàng x/bán

CPN/viên bán hàng,QL

ph/vụ bán hàng,q/lý CP vật liệu,d/cụ

TK 131, 111, 112

Trình tự kế toán nghiệp vụ tiêu thu, xác định kết quả hoạt động SXKD (đối với DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX)

Page 13: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 12 -

Giảm giá hàng bán

Hàng bán bị trả lại

ThuếXK phải nộp Thuế t/thụ đ/biệt

TK 3332,3333

TK 532

TK 531

TK 3331

TK 152.153

TK 911

DTBH thu tiền ngay hoặc nợ

TK 511

hàng đối hàng DTBH theo phương thức

TK 631

TK 632

K/chuyển CPBH,CPQLDN

142(2)

hàng tiêu thụ k/chuyển

CPQLDNcho hàng còn lại cuối

kỳ

Phân bổ CPBH K/chuyển d/t thuần Sang kỳ sau khi

TK 641,642

CP khác bằng tiền CP dịch vụ mua ngoài

CP khấu hao TSCĐ

Lãi

Lỗ

TK 421

TK155, 157

TK 334,338

TK 152,153

TK 214

TK 111,131

Tổng giá thành s/phẩm

CPN/viên bán hàng,QL

ph/vụ bán hàng,q/lý CP vật liệu,d/cụ

K/c trị giá hàng còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ

K/c trị giá hàng còn lại chưa tiêu thụ đầu kỳ

K/c trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

TK 131, 111, 112

Trình tự kế toán nghiệp vụ tiêu thu, xác định kết quả hoạt động SXKD (đối với DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK)

Page 14: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 13 -

1.3.1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và lựa chọn hình thức kế toán : Việc tổ chức sổ sách kế toán trong mỗi doanh nghiệp cần phải thống nhất

theo một trong các hình thức kế toán : Hình thức kế toán nhật ký chung. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Mỗi một hình thức kế toán đều có ưu, nhược điểm khác nhau,sử dụng một

hệ thống sổ khác nhau để hạch toán,ghi chép,phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Tùy vào quy mô,đặc điểm SXKD,từng loại hình DN mà áp dụng các hình thức ghi sổ kế toán nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời, phải căn cứ vào yêu cầu thực tế của DN mình để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và xây dựng mô hình bộ máy kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô,vi mô,DN có thể nghiên cứu và áp dụng một trong các hình thức tổ chức công tác bộ máy kế toán sau :

- Hình thức tổ chức công tác - bộ máy kế toán tập trung. - Hình thức tổ chức công tác - bộ máy kế toán phân tán. - Hình thức tổ chức công tác - bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.

1.3.2. Tổ chức kế toán chi tiết tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :

Mỗi một đối tượng quan tâm đến các thông tin do kinh tế cung cấp dưới một khía cạnh, mục đích khác nhau. Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần những thông tin cụ thể, chi tiết về doanh thu, kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm để đưa ra các quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, ngoài việc tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh, chi phí doanh thu còn phải tổ chức hạch toán chi tiết tiêu thụ , xác định kết quả sản xuất kinh doanh.Việc theo dõi chi tiết tiêu thụ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được kế toán thực hiện thông qua việc mở các sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết kết quả cho từng sản phẩm.Ngoài ra, kinh tế còn mở thêm các sổ chi tiết thanh toán với khách hàng để nhằm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc khách hàng thanh toán kịp thời. Căn cứ vào hệ thống số liệu trên các sổ chi tiết đó, kế toán tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận cũng như việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố : kết quả mặt hàng, giá thành sản phẩm... đến lợi nhuận của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những thông tin hữu ích giúp đỡ các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình hoạch định cũng như đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3. Tổ chức phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện hiện nay, hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp phải đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận.

Page 15: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 14 -

Để chiến thắng được trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, các nhà

quản trị doanh nghiệp phải tự vạch lối riêng cho chính doanh nghiệp mình bằng các kế hoạch chiến lược sản phẩm, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều đó đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải được cụ thể hóa. Hay nói cách khác, kế toán phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định.

Nội dung công tác phân tích : Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều thông qua các chỉ tiêu trên. Báo cáo kết quả kinh doanh. Qua các số liệu trên báo cáo này người ta có thể đánh giá được xu hướng phát triển cũng như kết quả của việc thực hiện muc tiêu do chính doanh nghiệp đề ra. Ngoài ra kế toán còn thông qua các số liệu chi tiết đối với từng sản phẩm để tiến hành phân tích từ đó đưa ra những thông tin cụ thể về tình hình, kết quả tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm để từ đó đưa ra hướng mở rộng hay thu hẹp kinh doanh đối với các sản phẩm nào. Như đã đề cập lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng kết qủa lợi nhuận chưa phản ánh chính xác kết quả đó vì chưa biết được tương quan của nó với quy mô sản xuất kinh doanh và lượng vốn để bỏ ra sản xuất. Do đó để đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các tỷ lệ.

Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần. Tỷ lệ lãi gộp trên nguồn vốn chủ sở hưuc. Tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu thuần. Tỷ lệ lãi thuần trên nguồn vốn chủ sở hữu.Phương pháp chủ yếu được sử

dụng để phân tích chính là phương pháp so sánh. So sánh giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu; so sánh giữa thực tế năm nay với thực tế năm trước để thấy được tốc dộ và xu hướng phát triển.

Page 16: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 15 -

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CHI PHÍ DOANH THU, XÁC ĐỊNH VÀ

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty cao su Đà Nẵng : 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 04/12/1975 theo đề nghị

của Tổng Cục Hóa Chất, Công ty Cao Su Đà Nẵng được chính thức thành lập với tên cũ “Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng” theo quyết định số 340/PTT của Hội Đồng Chính phủ.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng phát triển Công ty Cao su Đà Nẵng đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật khá hiện đại so với các cơ sở khác trong ngành. Sản phẩm của Công ty sản xuất đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, chất lượng của sản phẩm được đảm bảo, đặc biệt sản phẩm lốp xe đạp đã 2 lần đạt Huy Chương Vàng tại Hội chợ Triển Lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc. Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp , chiếm lĩnh thị trường cả nước, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

Quá trình phát triển của Công ty có thể chia ra làm 2 giai đoạn : - Giai đoạn 1 : Từ khi thành lập đến năm 1989 : Đây là giai đoạn phát triển

theo cơ chế quản lý bao cấp, trong giai doạn này quy mô sản xuất của Công ty được mở rộng, vốn đầu tư tăng nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp hơn so với khả năng sẵn có của Công ty, công suất máy móc sử dụng không hết, năng suất lao động thấp, sản phẩm sản xuất theo kế hoạch định sẵn và giao nộp cho Nhà nước, vật tư tiền vốn được Nhà nước cấp theo chỉ tiêu.

- Giai đoạn 2 : Từ năm 1989 đến nay. Đây là giai đoạn quản lý kinh tế the kinh tế thị trường có sự điều tiết của

Nhà nước. Để phù hợp với cơ chế mới, Công ty phải thực sự quan tâm đến việc hạch toán kinh tế nội bộ, thường xuyên cải tiến mẫu mã, cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý để sản phẩm làm ra với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá thành hạ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bước đầu hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty còn nhiều bở ngỡ, nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty đã lãnh đạo Công ty đứng vững trên thị trường. Tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được thị trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định, là cơ sở được Bộ Công nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su.

2.1.2 . Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý : 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất a.Đặc điểm tổ chức sản xuất

Page 17: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 16 -

Sản phẩm của Công ty sản xuất ra được dùng rộng rãi trên thị trường cả

nước, và phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, tiêu dùng xã hội. Qua từng thời kỳ sản phẩm của Công ty luôn được cải tiến về quy cách, chủng loại, mẫu mã để phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hiện nay Công ty đã sản xuất được hơn 30 loại sản phẩm, trong đó chủ yếu là :

- Săm lốp xe đạp các cỡ - Săm lốp xe máy các cỡ - Săm lốp ôtô các cỡ - Ống hút, ống cao su các loại - Các sản phẩm cao su kỹ thuật khác. Khối lượng sản phẩm và chủng loại sản phẩm sản xuất ra không những phụ

thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật cho quá trình công nghệ sản xuất, mà còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện sản xuất nếu ngừng sản xuất đột ngột do mất điện... thì số sản phẩm trên dây chuyền sẽ bị hỏng. Xuất phát từ đặc điểm này, mà dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty được phân chia thành các công đoạn sản xuất.

Về tổ chức sản xuất : Công ty Cao Su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình Công ty, dưới Công ty là các xí nghiệp thành viên. Mỗi xí nghiệp tiến hành sản xuất độc lập theo kỹ thuật riêng và chịu sự điều hành của giám đốc Công ty. Trong mỗi xí nghiệp đều có mỗi giám đốc đứng đầu và có bộ phận giúp việc, các xí nghiệp này không có tư cách pháp nhân, , tiến hành sản xuất rồi giao nộp sản phẩm cho Công ty. Hiện nay, Công ty tổ chức thành 6 xí nghiệp

- Xí nghiệp cán luyện - Xí nghiệp săm lốp xe máy - Xí nghiệp săm lốp ôtô mới : - Xí nghiệp sản phẩm mới : - Xí nghiệp đắp lốp ôtô : - Xí nghiệp cơ điện - năng lượng

Sơ đồ : Sơ đồ tổ chức sản xuất

Page 18: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 17 -

Tóm lại, tổ chức sản xuất của Công ty gồm 6 xí nghiệp sản xuất, mục đích

là từng bước giao quyền tự chủ cho từng xí nghiệp. b. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất của Công ty : Công ty Cao Su Đà Nẵng có nhiệm vụ chính là sản xuất các loại sản phẩm

từ cao su, với các sản phẩm chủ yếu như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, ôtô... Sản phẩm của Công ty làm ra đa dạng về qui cách mẫu mã. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay phấn đấu hòa đồng với chất lượng của sản phẩm trên thế giới, Công ty đã từng bước thay đổi máy móc thiết bị, đổi mới, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có qui trình công nghệ sản xuất riêng. Mỗi loại sản phẩm đều có sử dụng một số loại bán thành phẩm do xí nghiệp Cán luyện sản xuất ra, và coi bán thành phẩm như nguyên liệu chính để sản xuất ra thành phẩm. Để sản xuất ra thành phẩm xí nghiệp Cán luyện phải theo đúng qui trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm.

Sơ đồ : Qui trình công nghệ sản xuất bán thành phẩm Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng, xí nghiệp

Cán luyện sẽ tiến hành sản xuất ra các thành phẩm thích hợp, ứng với các loại bán thành phẩm sẽ có một công thức pha chế riêng do Phòng Kỹ thuật công nghệ cung cấp. Bán thành phẩm sau khi hoàn thành sẽ nhập vào kho của xí nghiệp,được phân bổ cho các xí nghiệp khác để tiến hành sản xuất sản phẩm.

Sơ đồ : Qui trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp

Cao su Hóa chất

Sơ luyện Sàn - Sấy

Hỗn luyện Cân đong

Bán thành phẩm

lốp ôtô XN s n

phẩm mới XN cán

luyện, kho điện năng lượng

XN s m lốp ôtô

XN s m l p xe đạp, xe máy

Bộ phận sản xuất

sản phẩm khác

Bộ phận sản xuất

bán thành phẩm

Bộ phận sản xuất săm yếm

ôtô

Bộ phận sản xuất săm lốp ôtô

nối

Bộ phận sản xuất săm lốp xe máy

Bộ phận sản xuất săm xe đạp

Bộ phận sản xuất

lốp xe đạp

Các tổ chức sản xuất

Page 19: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 18 -

Cắt Thành hình

Hàn ủ KIểm tra BTP

Cán hình Bọc tanh

Đắp mặt lốp

Định hình

Lưu hóa

KCS

Nhập kho thành ph m

Page 20: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 19 -

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý : Sơ đồ bộ máy quản lý :

Giám đốc

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng

TCKT

Phó Giám đốc kinh doanh

Phó Giám đốc sản xuất

Pho Giám đốc kỹ thuật

P. Kế hoạch kinh

doanh

Đội bảo vệ

Công ty

P. Tổ chức lao động

Xí nghiệp cán luyện

XN săm lốp XĐ XM

Ban an

toàn

XN cơ điện năng lượn

g

P.Kỹ thuật công

nghệ

P.Kỹ thuật

cơ năng

Phòng KCS

Phòng Tài

chính kế

toán

Các xí nghiệp khác

XN săm lốp ôtô mới

Page 21: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 20 -

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu một cấp trực tuyến. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền trực tiếp quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế, với khách hàng trong và ngoài nước.

Đứng đầu bộ máy quản lý Công ty là ban lãnh đạo Công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách 3 phần việc khác nhau là phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh. Giám đốc là người điều hành cao nhất, quyết định và chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban, xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để làm tốt phần việc của mình, giám đốc sẽ ủy quyền cho các phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các xí nghiệp sản xuất theo từng lĩnh vực phân công. Hàng tuần có trách nhiệm báo cáo trước Giám đốc về tình hình sản xuất, tình hình quản lý và kinh doanh tại các bộ phận do mình đảm nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công.

Công ty có 9 phòng ban: - Phòng kế hoạch kinh doanh - Phòng tổ chức lao động - Phòng tài vụ - Phòng bảo vệ. - Phòng kỹ thuật công nghệ - Phòng kỹ thuật cơ năng - Phòng KCS - Phòng cung cấp xuất nhập khẩu - Ban an toàn. Mỗi một phòng ban đều có nhiệm vụ khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là

nhằm giúp đỡ ban lãnh đạo điều hành kiểm soát hoạt động SXKD trong DN.

2.1.3 . Đặc điểm tổ chức công tác kế toán : a. Bộ máy kế toán : Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, sự phân cấp quản lý của

Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo sản xuất, khối lượng công việc kế toán, địa bàn hoạt động, đảm bảo thông tin nhanh, gọn, chính xác và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng kiểu tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung.

Tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộc Công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thống kê, thu nhập chứng từ, sau đó gửi về phòng kế toán của Công ty xử lý và ghi sổ. Phòng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc gửi lên, sẽ tiến hành kiểm tra, phân loại, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, lập báo cáo kế toán tài chính.

Cùng với tinh giảm trong bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cũng được gọn nhẹ hơn. Hiện nay phòng kế toán có 8 cán bộ với phần hành kế toán riêng :

Page 22: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 21 -

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp : là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước ban giám đốc Công ty, cuối kỳ tập hợp sổ sách và lên báo cáo tổng hợp.

- Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ : là người giúp việc cho kế toán trưởng, theo dõi tình hình tăng giảm, biến động TSCĐ, tính khấu hao và lập bảng khấu hao.

- 1 chi phí doanh thu : xác định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh toán công nợ với người mua.

- 1 kế toán tiền : theo dõi tình hình tiền gửi, tiền vay ngân hàng, quỹ tiền mặt, thanh toán trong nội bộ Công ty với bên ngoài theo yêu cầu mua bán vật tư sản xuất, hạch toán tổng hợp. Các chi tiết tài khoản 111, 112, 141, 311 lên nhật ký chứng từ và bản kê liên quan.

- 1 kế toán giá thành : phụ trách công tác giá thành sản xuất trong kỳ. - 1 kế toán vật tư : theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liẹu, công cụ,

dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất. - 1 thống kê tổng hợp : theo dõi sản phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị

tổng sản lượng. - Thủ quỹ : có nhiệm vụ thu và chi tiêu, lên cân đối và rút ra số dư tiền mặt

trong ngày, quản lý két tiền tại Công ty.

Sơ đồ : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán b. Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty : Là một doanh nghiệp Nhà nước, trong những năm gần đây, tình hình sản

xuất kinh doanh có hiệu quả nên Công ty Cao Su Đà Nẵng được Bộ Tài chính chọn là đơn vị áp dụng thí điểm chế độ kế toán mới.Đầu năm 1996 Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT ra ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp

Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ

Kế toán vật liệu

Kế toán tiêu thụ

Kế toán tiền

Thủ quỹ Thống kê tổng hợp

Kế toán giá thành

Các kế toán chi nhánh Các thống kê xí nghiệp

Page 23: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 22 -

Các tài khoản mà Công ty đang sử dụng về cơ bản là giống hệ thống tài khoản mới ban hành.

c. Hình thức ghi sổ kế toán : Là một doanh nghiệp có qui mô thuộc loại trung bình, nhiều nghiệp vụ kinh

tế phát sinh, trình độ của phòng khá đồng đều, 80% là đại hoc.Để có thể phản ánh kịp thời, đầy đủ cũng như tạo điều kiện cho việc ghi chép được thuận lợi phù hợp với trình độ của nhân viên ktoán, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ “nhật ký chứng từ”.

Sơ đồ : Sơ đồ hình thức kế toán

d.Chương trình kế toán trên máy Chương trình phần mềm mà công ty đang sử dụng là chương trình

FOXPRO.Ở công ty có kỹ sư tin học giúp công ty cài đặt thiết kế chương trình theo yêu cầu của công ty.Chương trình cũng tiến hành cập nhật chứng từ ban đầu vào máy, maý sẽ tự động lên các sổ chi tiết, bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra.Trong điều kiện sử dụng MVT,việc sử dụng đúng hóa đơn chứng từ, trình tự luân chuyển khoa học hợp lý giúp cho việc cung cấp thông tin được đầy đủ kịp thời,chính xác.

2.2. Thực trạng công tác chi phí doanh thu, xác định kết quả và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cao su Đà Nẵng.

2.2.1. Đặc điểm tiêu thụ ở Công ty : Công ty Cao Su Đà Nẵng là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại

săm lốp vật tư, phụ tùng cho các phương tiện GTVT do tính năng của các loại phương tiện này là vận chuyển, lưu thông hàng hóa cũng như hành khách cho nên vấn đề chất lượng sản phẩm săm lốp được Công ty đặt lên hàng đầu.

Cùng với chất lượng cao, giá cả hợp lý, các chiến lược Marketing phù hợp nên sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước. Hiện nay, ở Công ty chỉ có hai phương thức tiêu thụ :

Chứng từ gốc

Bảng kê và bảng phân bổ Sổ chi tiết Nhật ký chứng

từ

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Báo cáo kế toán

Ghi cuối tháng

Ghi hàng ngày

Page 24: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 23 -

- Phương thức tiêu thụ trực tiếp : Theo phương thức này khi bên mua nhận được hàng đồng thời thanh toán ngay cho công ty thì hàng hóa được xác định là tiêu thụ. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt, sec.

-Phương thức tiêu thụ hàng chậm trả : Theo phương thức này khi giao hàng cho bên mua và bên mua chấp nhận thanh toán thì hàng hóa đó được xác định là tiêu thụ .

Để kích thích hoạt động tiêu thụ bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty còn rất coi trọng đến chính sách tiếp thị với đội ngũ cán bộ marketing sáng tạo gần gũi thị trường, các hình thức quảng cáo cũng rất đa dạng như : qua báo chí, tổ chức hội nghị khách hàng, ý kiến đóng góp của khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp để nhằm giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm của Công ty.

Bên cạnh đó Công ty còn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Marketing những kiến thức về sản phẩm của Công ty để kịp thời cung cấp thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Nhờ đó sản phẩm của Công ty rất được ưa chuộng trên thị trường.Vì vậy trong những năm gần đây Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ. 1998 sản phẩm của Công ty đã đạt được huy chương vàng hội chợ quốc tế hàng công nghiệp hóa chất VN. Công ty cũng đã được Nhà nước trao tặng huân chương, phần thưởng cao quý.Mới đây,sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn hàng tiêu chuẩn chất lượng cao và nhận được chứng chỉ ISO 9002.

2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng Chứng từ và tài khoản sử dụng - sử dụng tài khoản cấp 511, được mở chi

tiết cho từng loại sản phẩm. - Sử dụng hóa đơn GTGT để hạch toán các nghiệp vụ bán hàng

HÓA ĐƠN (GTGT) Mẫu số : 01.GTKT-3LL

Liên 3 : Dùng để thanh toán GU100-N Ngày 27 tháng 9 năm 2003 No: 065 137

______________________________________________________________ Đơn vị bán hàng : Công ty Cao Su Đà Nẵng Địa chỉ : 01 Lê Văn Hiến, Đà Nẵng Số tài khoản : 710 100002 Điện thoại :................... MS ________________________________________________________________ Họ tên người mua hàng : Nguyễn Thị HIên - Nghệ An......................................... Đơvị : .......................................................................................................................

0 3 5 1 0 1 0 0 4 1

Page 25: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 24 -

Địa chỉ : 02 Quang Trung ...... Số tài khoản ........................................................... Hình thức thanh toán : Tiền mặt .MS

STT Tên hàng hóa-dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3 = 1x2 Lốp ôtô 900-20 Chiếc 5 119.189 595.945

Cộng tiền hàng : 595.945 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT 59.594 Tổng cộng tiền thanh toán 655.540 Số tiền viết bằng chữ : Sáu trăm năm lăm ngàn năm trăm bốn chục đồng

Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Trình tự kế toán : Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, Phòng kinh doanh sẽ tập hợp

hóa đơn và chuyển cho bộ phận chi phí doanh thu . Kế toán tiêu thụ tiến hành phân loại hóa đơn thu các hình thức thanh toán, sau đó kế toán vào mục nhập hóa đơn trên máy, tiến hành cập nhật thông tin vào máy. Máy sẽ tự động vào sổ chi tiết bán hàng TK511 nếu hình thức thanh toán ghi trên hóa đơn là tiền mặt, sec ..., vào sổ chi tiết bán hàng TK 131 nếu hình thức thanh toán chậm trả. Sổ chi tiết bán hàng gồm 2 phần bảng liệt kê sản phẩm tiêu thụ theo từng hình thức thanh toán, và bảng tổng hợp sản phẩm tiêu thụ. Sổ này được dùng để kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc.

Căn cứ vào sổ chứng từ, ngày trên hóa đơn, tên sản phẩm số lượng, doanh thu chưa thuế, thuế GTGT do chi phí doanh thu nhập vào, máy tự động đưa vào phần tương ứng trên bảng liệt kê xuất sản phẩm TK 511 hoặc bảng liệt kê xuất sản phẩm TK 131. Đến cuối tháng máy sẽ tự động tổng hợp số liệu trên bảng liệt kê xuất sản phẩm theo từng hình thức thanh toán rồi đưa lên bảng tổng hợp sản xuất tiêu thụ từng hình thức thanh toán.

Để thực hiện công tác hạch toán tiêu thụ, kế toán còn mở các sổ cân đối kế toán TK 511, 131, 111, 112, 911, 531, 521, 333, 632 và sổ cái các tài khoản liên quan để theo dõi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.Do đó, cùng với việc theo dõi

Page 26: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 25 -

doanh thu trên máy, sau khi đã tổng hợp doanh thu tiêu thụ, thuế GTGT của tất cả các loại sản phẩm, chi phí doanh thu phản ánh vào các tài khoản liên quan theo định khoản :

Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 511 (5112) Có TK 333 (3331) Cuối tháng, sau khi hoàn thành công tác hạch toán kế toán trong tháng căn

cứ vào sổ cân đối kế toán TK 511 kế toán sẽ nhập số liệu vào sổ cái TK 511. Trong đó số phát sinh bên nợ làm căn cứ để ghi vào phần ghi có TK đối ứng với nợ TK này trên sổ cái TK 511, việc lên sổ cái được kế toán thực hiện trên máy.

Việc hạch toán nghiệp vụ trị giá với hàng xuất bán được kế toán thực hiện theo dõi trên sổ cân đối kế toán TK 632 và theo dõi trên bảng kê số 8. Phần sau em sẽ đề cập đầy đủ.

Page 27: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 26 -

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG TK 511 Tháng 9/2003

Bảng liệt kê xuất sản phẩm TK 511 Đơn vị : đ

Số hóa đơn

Ngày Họ và tên - địa chỉ Mã SP - Tên SP Số lượng

Đơn giá Tiền trước thuê

Thuế GTGT

000587 3/9/2003 2511 Trần Xuân Hương 0056 Lốp 900-20LI 5 1.123.174 5.615.868 280.793 000871 8/9/2003 2511 Cơ sở Minh Nhật 0058 Lốp ôtô 1100-20LI 4 1.651.196 6.604.784 330.239 .......... ............................ ............................... ...... .......... ............. ........... 000979 20/9/2003 2511 Công ty Xếp dỡ đường

bộ 0086 Săm ôtô 1200-20 1 120.000 120.000 6.000

............ ............................. .................................. ......... ......... ............... ............

Tổng cộng 909 385.620.238 22.790.495

Cộng tiền : 408.410.73

Tổng hợp sản phẩm TK 511 tháng 9/2003

Mã Tên sản phẩm Lượng Tiền trước thuế Thuế GTGT Cộng tiền

0056A Lốp ôtô 900-20 Loại I 44 50.098.856 2.504.941 52.603.797

0057A Lốp ôtô 1000-20 Loại I 75 104.133.764 5.266.887 109.340.671

......... ........... ...... ........... .......... ...........

0086A Săm ôtô 1200 - 20 1 120.000 6.000 126.000

Tổng cộng 909 385.620.238 22.790.493 408.410.731

Page 28: bctntlvn (75).pdf

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG TK131 Tháng 9/2003

Bảng liệt kê xuất sản phẩm TK 131 Đơn vị : đ Số hóa

đơn Ngày Họ và tên - địa chỉ Mã SP - Tên SP Số lượng Đơn giá Tiền trước

thuê Thuế

GTGT 001213 25/9/2003 AP Cửa hàng KD lốp ôtô-D5 Hưng

Yên 0056 Lốp ôtô 900-20 LI 0058 Lốp ôtô 1100-20 LI

30 30

1.138.965 16.411.196

34.167.150 4.923.580

170.835 246.175

Cộng phiếu : Lượng 60 Tiền : 87.573.182 Thuế : 4.170.192

000838 16/9/2003 GTVT-XN Thi công cơ giới Vũng Tàu 0086 Săm ôtô 1200-20 0090 săm ôtô 1100

10 6

152.376 142.857

1.523.760 857.142

76.188 42.857

........ ....... ......... 00680 20/9/2003 DCHĐ-Đại lý Dân chủ Hà Đông-Hà

Đông 0015 Lốp xe đạp đỏ 0022 săm xe đạp

14546 136

11.965 4.678

174.052.125 636.240

1.740.521 63.624

32350780 32.866.676.541 15.787.360

Cộng tiền : 34.445.413.148

Tổng hợp sản phẩm TK 131 tháng 9/2003

Mã Tên sản phẩm Lượng Tiền trước thuế Thuế GTGT Cộng tiền 0015A Lốp xe đạp đỏ 14.546 174.052.125 17.405.213 191.457.338 0022B Săm xe đạp đỏ 136 636.240 63.624 699.864 0056 Lốp ôtô900-20 loại I 5.277 5.764.922.131 288.246.128 6.053.168.259

... ......... ....... ......... .......... ........ 0086 Săm ôtô 1200-20 1.116 129.841.449 6.492.076 136.333.525

Tổng cộng 32350780 32.866.676.541 1.578.736.607 34.445.413.148

Page 29: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 28 -

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 511 Tháng 9 năm 2003

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 511 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 521 531 911

167.845.202 32.213.788

33.052.237.789

Số phát sinh nợ 33.252.296.779

Tổng số phát sinh có 33.252.296.779

Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày.... tháng....năm.......

Kế toán trưởng

Số dư đầu n m Có Nợ

131 : 32.866.676.541 111 : 95.058.162 112 : 290.562.076

521 : 167.845.202 531 : 32.213.788 911 : 33.052.237.789

FS : 33.252.296.779 FS : 33.252.296.779

Page 30: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 29 -

2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ Để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như để giữ vững uy tín của

mình trên thị trường , sản phẩm của Công ty trước khi đưa ra thị trường luôn được phòng KCS kiểm tra rất kỹ lưỡng, những sản phẩm kém phẩm chất không đúng quy cách cách, không đảm bảo chất lượng sẽ không được xuất kho. Mặc dù Công ty vẫn sử dụng TK 532 nghiệp vụ này thường không phát sinh, nên hàng tháng chỉ có khoản giảm doanh thu là hàng bán bị trả lại và chiết khấu bán hàng.

2.2.3.1 Kế toán chiết khấu bán hàng : - Theo quy định của Công ty, chiết khấu bán hàng là khoản tiền giảm trừ

cho khách hàng với lý do mua hàng với số lượng lớn hoặc thanh toán tiền trước thời hạn hoặc đúng thời hạn theo hợp đồng, Tùy theo điều kiện, cũng như tùy theo từng thời điểm mà Công ty đưa ra tỷ lệ chiết khấu cho phù hợp.

- Để phản ánh doanh thu bán hàng bị chiết khấu trong kỳ của đơn vị, Công ty sử dụng TK 521.

Trên cơ sở hạch toán các khoản thanh toán chiết khấu bán hàng của bộ phận kế toán vốn bằng tiền, cuối tháng chi phí doanh thu sẽ tổng hợp các khoản CKBH và ghi vào sổ cân đối kế toán TK 521 theo định khoản :

Nợ TK 521 Có TK 111,112 Đồng thời,kế toán thực hiện việc kết chuyển các khoản CKBH sang bên nợ

TK 511 theo định khoản : Nợ TK 511 Có TK 521 Sau khi hoàn tất xong việc hạch toán,kế toán sẽ căn cứ vào sổ cân đối kế

toán để lên sổ cái TK521

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 521 Tháng 9 năm 2003

Page 31: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 30 -

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 521 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 111 112

60.000.000 157.845.202

Số phát sinh nợ 167.845.202

Tổng số phát sinh có 167.845.202

Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng

Số dư đầu n m Có Nợ

511 : 167.845.202 111 : 60.000.000 112 : 157.845.202

FS : 167.845.202 FS : 167.845.202

Page 32: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 31 -

2.2.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại : Để tồn tại, đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường , bên cạnh các

chiến lược sản phẩm, Công ty cũng phải quan tâm đến chiến lược Marketing, luôn tìm hiểu nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Chính sách bảo hành sản phẩm cũng là một trong những chính sách Marketing mà Công ty đưa ra để nhằm thu hút người tiêu thụ sử dụng sản phẩm của Công ty.

Sản phẩm của Công ty sản xuất đều có vạch bảo hành, có sản phẩm được bảo hành với thời hạn 3 tháng, có sản phẩm được bảo hành với thời hạn 6 tháng. Theo quy định của Công ty, nếu sản phẩm của Công ty vẫn trong thời hạn bảo hành nhưng nếu bị hỏng : có thể nổ lốp, giảo su ... thì phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra để xác định rõ ràng, chính xác nguyên nhân. Nếu thuộc trách nhiệm của Công ty, phòng KCS viết biên bản kiểm tra sản phẩm trả về và đưa lên phòng kinh doanh, phòng kinh doanh viết biên bản xử lý hàng trả về : chấp nhận cho số hàng đã tiêu thụ nhập lại kho và đề nghị thanh toán tiền hoặc giảm các khoản phải thu đối với số hàng đã trả về.

Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập kho hàng hóa bán bị trả lại trong tháng để lên bảng kê hàng bán bị trả lại.

Đồng thời đối với những sản phẩm bị trả lại, kế toán lập bộ hồ sơ hàng bán bị trả lại gồm :

- Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. - Hóa đơn GTGT - Biên bản xử lý hàng trả về. Cùng với bản kê hàng bán bị trả lại, kế toán xác định doanh thu hàng bán

bị trả lại và phản ánh vào số cân đối kế toán TK 531, theo định khoản : Nợ TK 531 Nợ TK 333 (3331) Có TK 111, 131, 112 Cuối tháng, kế toán thực hiện việc kết chuyển toàn bộ khoản doanh thu

hàng bán bị trả lại sang TK 511 theo định khoản : Nợ TK 511 Có TK 531 Sau khi hoàn thành công tác hạch toán trong tháng, cuối tháng căn cứ vào

sổ cân đối kế toán TK 531 để phản ánh lên sổ cái TK 531. Ở Công ty trị giá vốn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Do

vậy, chỉ đến cuối tháng khi máy đã tự động tính được đơn giá bình quân thì chi phí doanh thu trên cơ sở các phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại để xác định trị giá vốn hàng hóa bị trả lại và phản ánh vào sổ cân đối kế toán các TK theo định khoản : Nợ TK 155

Có TK 632.

PHIẾU NHẬP KHO Sô 008 Định khoản Ngày 10 tháng 9 năm 2003 Nợ Có Tên và địa chỉ người nhập : DƯƠNG ÁNH HỒNG

Page 33: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 32 -

Mã số thuế : Nhập tại kho công ty:Công ty-Theo hóa đơn số : 000678 Ngày 5 .9.2003 Lý do : Hình thức thanh toán :

TT Tên vật tư sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Yêu cầu Thực nhập

Lớp 300-19 Chiếc ...... 02 45.205 90.410 300-18A “ ....... 20 58.841 1.176.820 300-18B “ ....... 20 63.386 1.267.720 ................. ....... ....... ......... ......... ................. ....... ........ ......... ......... ................. ....... ......... ............. ........

Cộng tiền hàng ............................................................................ 2.534.950 Thuế suất GTGT ............10%.....tiền thuế GTGT ...................... 253.495 Tổng cộng tiền ...............................................................................2.788.445 Số tiền viết bằng chữ : Hai triệu bảy trăm tám tám ngàn bốn trăm bốn lăm

đồng.

Người nhập Thủ kho Kế toán Phụ trách đơn vị

5 8 0 4 0 3 0 0 2 3

Page 34: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 33 -

Sổ cân đối kế toán TK531

Tháng 9 năm 2003 FS: 32.213.788 FS :32.213.788

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 531 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 131 32.213.788

Số phát sinh nợ 32.213.788

Tổng số phát sinh có 32.213.788

Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng

Số dư đầu n m Có Nợ

511 : 32.213.788 131 : 32.213.788

Page 35: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 34 -

2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán - Kế toán sử dụng TK 632 để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm xuất bán trong kỳ. - Trị giá vốn hàng xuất bán được xác định theo phương pháp bình quân gia

quyền có nghĩa là giá vốn chỉ được xác định vào cuối tháng và hàng xuất kho tại các thời điểm khác nhau trong tháng đều được tính theo 1 giá xuất kho thống nhất.

Công thức tính trị giá vốn được cài đặt ngầm định trên máy như sau : Có số liệu về sản phẩm lốp ô tô đắp 1000-20L2 trong tháng 9 năm 2003 để

minh họa cho phương pháp bình quân gia quyền: Số lượng lốp ô tô tồn đầu kỳ : 15 Trị giá vốn hàng tông đầu kỳ : 2.250.000 đ Số sp lốp nhập kho trong kỳ : 180 Trị giá vốn sp nhập trong kỳ : 27.000.000đ Số SP xuất bán trong kỳ : 95

2.250.000 + 27.000.000 Đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong tháng

= 15 +180

= 150.000 đ

Trị giá vốn của hàng xuất kho trong tháng = 95x150.000 = 14.250.000 đ

Cuối tháng, từ số liệu sản lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm đã được tổng hợp trên các sổ chi tiết bán hàng, chi phí doanh thu sẽ đưa số lượng tiêu thụ trong tháng vào bảng kê số 8 phần ghi có TK 155 cột số lượng. Đồng thời máy cũng căn cứ vào các sổ liệu về số lượng, trị giá thành phẩm nhập trong kỳ do kế toán giá thành cập nhật vào để tính ra đơn giá bình quân hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức đã được ngầm định sẵn trên máy. Cùng với số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm, máy sẽ tính ra trị giá vốn hàng xuất bán và đưa vào cột trị giá vốn hàng xuất bán.

Đồng thời chi phí doanh thu cũng sẽ tính toán và tổng hợp trị giá vốn của các sản phẩm xuất bán trong tháng và hạch toán vào sổ cân đối kế toán TK 632 trong tháng theo định khoản : Nợ TK 632

Có TK 155 Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán

trong tháng sang TK 911 theo định khoản : Nợ TK 911 Có TK 632

Đơn giá bình quân của hàng luân chuyển

trong tháng

Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ

Trị giá vốn hàng xuất kho trong tháng

Trị giá vốn hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ

Đơn giá bình quân

Số lượng hàng xuất bán trong tháng

Số lượng hàng xuất bán trong tháng

+

=

=

+

X

Page 36: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 35 -

Sau khi hoàn thành công tác hạch toán trong tháng kế toán căn cứ vào sổ cân đối kế toán TK 632 để lên sổ cái TK 632 . Căn cứ số liệu tập hợp bên nợ TK 632 để ghi vào phần ghi có các TK đối ứng với nợ TK này.

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 632 Tháng 9 năm 2003

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 632 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 155 27.935.112.218

Số phát sinh nợ 27.935.112.218 Tổng số phát sinh có 27.935.112.218 Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng

Số dư đầu n m Có Nợ

155: 26.471.787 911 : 27.908.640.431

155 : 27.935.112.218

FS : 27.935.112.218 FS : 27.935.112.218

Page 37: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 36 -

2.2.5. Kế toán khoản thanh toán với người mua: Khoản phải thu của khách hàng luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp. Nó

phản ánh khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, tốc độ vòng quay luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đồng thời nếu thu hồi nợ đúng thời hạn đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục, tránh tình trạng vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Chính vì vậy, việc hạch toán chính xác, theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, tình hình thanh toán cũng như việc đôn đốc thu hồi nợ kịp thời là rất quan trọng.

Để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán mở sổ chi tiết bán hàng TK 131, bảng kê 11, sổ cái TK 131.

Như phần trên đã trình bày, sau khi phân loại hóa đơn GTGT theo hình thức thanh toán chậm trả, kế toán tiến hành cập nhật vào máy bằng cách vào mục hóa đơn. Trên cơ sở đó, máy sẽ tự động vào sổ chi tiết bán hàng TK 131. Cuối tháng máy cũng sẽ tự động tổng hợp số lượng tiêu thụ, doanh thu chưa thu thuế GTGT cho từng loại sản phẩm, cũng như của tất cả các loại sản phẩm để làm cơ sở kiểm tra đối chiếu với bảng kê.

Cũng căn cứ vào hóa đơn GTGT đã phân loại, kế toán tiến hành vào bảng kê số 11, phần ghi nợ TK 131 và có các TK khác. Ghi theo định khoản :

Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 333 (3331) Đồng thời trong tháng kế toán cũng căn cứ vào các chứng từ thanh toán :

phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ khác để phản ánh vào bảng kê số 11 phần ghi có TK 131 và nợ các TK khác, ghi theo định khoản :

Nợ TK 111, 112, 531 Có TK 131

Page 38: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 37 -

BẢNG KÊ 11 Phải thu của khách hàng

Tài khoản 131 Tháng 9 năm 2003

Dư đầu tháng Ghi nợ TK 131 có TK khác Ghi có TK 131 nợ TK khác Dư cuối tháng

TT TÊN ĐƠN VỊ Nợ Có 511 333 Cộng nợ TK 131

112 111 531 333 Cộng có TK 131

Nợ Có

T9/2003 Cửa hàng KD lốp 60.000000 87573182 4170152 91743334 100000000 5500000 105500000 46243334

T9/2003 XN thi công cơ giới VT

36550000 115523760 5776188 121299948 57000000 57000000 100849948

.. ...........

... ..............

... ................

T9/2003 Dương Ánh Hồng 177069267 17587882 194657149 2534950 253495 2788445 191868704

T8/2003 Cửa hàng 310 ĐBP 791968992 50098856 2504941 52603797 65000000 1800000 66800000 777772789

... ..........

.... ...........

Tổng cộng 15736643587 32866676541 1578736607 34445413148 21778205001 3289273634 32213788 3105000 25102797423 25079259312

Page 39: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 38 -

Cuối tháng, chi phí doanh thu tính toán tổng hợp số liệu trên bảng kê số 11 và tiến hành kiểm tra đối chiếu với bộ phận kế toán cong nợ để đảm bảo tính khớp đúng trước khi lên sổ cân đối kế toán TK 131 và sổ cái 131.

Sau khi kiểm tra xong, kế toán căn cứ vào dòng tổng cộng trên bảng kê sô 11 để vào sổ cân đối kế toán TK 131. Đồng thời căn cứ vào số cân đối kế toán TK 131 để lên sổ cái TK 131. Việc lên sổ cái của tất cả các TK đều được thực hiện trên máy.

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 131 Tháng 9 năm 2003

25.079.259.312

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 131 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 511 333

32.866.676.541 1.578.736.601

Số phát sinh nợ 34.445.413.148 Tổng số phát sinh có 25.102.797.423 Số dư cuối tháng : Nợ Có

25.079.259.312

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng

Số dư đầu n m Có Nợ

111 : 3.289.273.634 112 : 21.778.205.001 531 : 32.213.788 333 : 3.105.000

15.736.643.587 511 : 32.866.676.541 333 : 1.87.736.607

FS :25.102.797.423 FS : 34.445.413.148

Page 40: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 39 -

2.2.6. Kế toán thuế phải nộp hàng tiêu thụ (Thuế GTGT phải nộp)

Khi cập nhật hóa đơn GTGT vào máy : kế toán đã phản ánh thuế GTGT đầu ra theo định khoản : Nợ TK liên quan

Có TK 3331 Sau khi kế toán cập nhật hóa đơn GTGT vào máy : máy cũng sẽ tự động

phân loại từng hóa đơn GTGT theo các mức thuế suất khác nhau và lên bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra. Sản phẩm của Công ty chịu các mức thuế suất : 5%, 10%. Đối với sản phẩm săm lốp ôtô : chịu thuế suất thuế GTGT 5%, sản phẩm săm lốp xe đạp, xe máy chịu thuế suất 10%.

Đối với hàng bán bị trả về, căn cứ vào các phiếu nhập khohàng bán bị trả lại, kế toán theo dõi doanh thu hàng bán bị trả về, thuế GTGT hàng bán bị trả về, đến cuối tháng kế toán tổng hợp doanh thu hàng bán bỉtả về, thuế GTGT hàng bán bị trả lại và phản ánh lên bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra ở dòng điều chỉnh hàng bán bị trả lại.

Việc nộp thuế GTGT của Công ty được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. Kế toán tiến hành kê khai vào “tờ khai thuế GTGT “và nộp tờ khai thuế kèm theo bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào.

Page 41: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 40 -

BẢNG KÊ HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ BÁN RA (Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng)

Tháng 9 năm 2003 Tên cơ sở : Công ty Cao Su Đà Nẵng Địa chỉ : Số 1 Lê Văn Hiến Đơn vị tính : Đồng Việt Nam

Chứng từ Tên khách hàng Doanh số Thuế GTGT Ghi

Số Ngày bán chú 000587

3/9/2003 Trần Xuân Hương 5.615.868 280.793 5%

000589

3/9/2003 Cơ sở Minh Nhật 6.604.784 330.239 5%

000590

3/9/2003 CT Xếp dỡ đường bộ 120.000 6.000 5%

...... ....... ......

......... ........ .......

....... ......... .......

000838

16/9/2003 XN thi công cơ giới Vũng Tàu

2.380.902 119.045 5%

000979

20/9/2003 Cửa hàng KD lốp 174.688.365 17.468.837 10%

........ ......... ...........

001213

25/9/2003 Đại lý dân chủ Hà Đông

2.361.724 236.172

Điều chỉnh hàng bán bị trả lại

-32.213.788 3.105.000

Tổng cộng 33.220.052.991

1.598.422.100

Người lập biểu Đà Nẵng, ngày 10 tháng 10 năm 2003 Kế toán trưởng

Mã số thuế : 040010/531-1

Page 42: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 41 -

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Tháng 9 năm 2003

(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở : Công ty Cao Su Đà Nẵng Địa chỉ : Số 1 Lê Văn Hiến Đơn vị tính : đồng VN

STT

CHỈ TIÊU KÊ KHAI Doanh số (chưa có thuế GTGT)

Thuê GTGT

1 2 3 4 1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra 33.220.082.991 1.598.422.10

0 2 Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 33.220.082.991 1.598.422.10

0 a Hàng hóa xuất khẩu thuế suất 0% b Hàng hóa dịch vụ thuế suất 5% c Hàng hóa dịch vụ thuế suất 10% d Hàng hóa dịch vụ thuế suất 20% 3 Hàng hóa, dịch vụ mua vào 25.600.000.000 1.907.309.16

0 4 Thuế GTGT của hàng hóa,dịch vụ mua vào 1.907.309.16

0 5 Thuế GTGT được khấu trừ 1.907.309.16

0 6 Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái (-)

trong kỳ (tiền thuế 2-5) -308.887.060

7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua -1756.084.572

a Nộp thiếu b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ -1756.084.572 8 Thuế GTGT đã nộp trong tháng 9 Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng 1.236.387.156

10 Thuế GTGT phải nộp trong tháng -828.584.466 Số tiền phải nộp (ghi bằng chữ) :.......................................................................... ............................................................................................................................ Xin cam đoan số liệu trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo

pháp luật Nơi gửi tờ khai : Ngày 12 tháng 1 năm 2001 - Cơ quan thuế : TM. CƠ SỞ - Địa chỉ : (Ký tên, đóng dấu) ............................. - Cơ quan thuế nhận tờ khai - Ngày nhận : Người nhận (ký, ghi rõ họ tên)

2.2.7. Kế toán chi phí bán hàng

Mã số : 0400101 531-1

Page 43: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 42 -

- Chi phí bán hàng của Công ty là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc bán hàng ở Công ty được tính vào chi phí bán hàng gồm các khoản :

+ Chi phí nhân viên : Tiền lương phải trả cho công nhân viên bán hàng, nhân viên vận chuyển

hàng hóa đi tiêu thụ . Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ + Chi phí vật liệu bao bì, đóng gói. + Chi phí dịch vụ mua hàng phục vụ cho hoạt động bán hàng : Chi phí vận

chuyển hàng hóa đi tiêu thụ + Chi phí khác bằng tiền : Chi phí quảng cáo, tiếp khách, chi phí tổ chức

hội nghị khách hàng, chi phí khuyến mãi sản phẩm. Kế toán sử dụng TK 641 để theo dõi, tập hợp các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong tháng.

Trình tự kế toán : Hàng ngày, căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng và các chứng từ

khác. Kế toán phản ánh vào bản kê số 5 (Tập hợp chi phí bán hàng TK 641)

Page 44: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 43 -

BẢNG KÊ SỐ 5 Tập hợp chi phí bán hàng TK 641

Tháng 9 năm 2003

TT Các TK ghi có Các TK ghi nợ

111 112 141 214 334 338 Cộng số phát sinh

1 Chi phí quảng cáo 4.271.346 3.181.820 7.453.166 2 Thanh toán công tác phí cán

bộ thị trường 61.158.292 10.420.320 71.578.612

3 Trích khấu hao cơ bản 4 Trích quỹ bảo hiểm cán bộ

thị trường 2.846.000 2.846.000

5 Trich quỹ lương cán bộ thị trường

71.935.000 71.935.000

6 Chi phí khuyến mãi 68.784.533 68.784.533 7 Thanh toán chi phí hội nghị

khách hàng 4.761.900 4.761.900

............. .............. Cộng 177.502.012 3.181.820 10.420.320 71.935.000 2.846.000 265.885.15

2

Page 45: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 44 -

Cuối tháng, dựa trên các khoản chi phí bán hàng đã được hạch toán vào bảng kê số 5, kế toán tổng hợp số liệu trên bảng kê số 5 và phản ánh vào sổ cân đối kế toán TK 641 bên phát sinh nợ theo định khoản : Nợ TK 641

Có TK 111,112,141,334,338

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 641 Tháng 9 năm 2003

Căn cứ vào số liệu trên sổ cân đối kế toán TK 641, kế toán lên sổ cái TK 641

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 641 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 111 112 141 334 338

177.502.012 3.181.820

10.420.320 71.935.000

2.846.000 Số phát sinh nợ 265.885.152 Tổng số phát sinh có 265.885.152 Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng Đồng thời, cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển TK 641 sang

TK 911 theo định khoản : Nợ TK 911 Có TK 641 2.2.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Công ty là toàn bộ chi phí phát sinh

trong việc quản lý doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay ở Công ty bao gồm : Chi phí nhân viên quản lý : + Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý.

Số dư đầu n m Có Nợ

911 : 265.885.152 111 : 177.502.012 112 : 3.181.820 141 : 10.420.320 334 : 71.935.000 338 : 2.846.000

265.885.152

265.885.152

Page 46: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 45 -

+ Các khoản trích BHXH, BHYT, + Xử lý công nợ khó đòi. + Văn phòng phẩm báo biểu. Chi phí đồ dùng văn phòng : + Chi phí công nhân quản lý . + Đồ dùng văn phòng công tác quản lý Chi phí khấu hao TSCĐ : Thuế, phí lệ phí + Thuế môn bài + Thuế đất + Nộp Tổng Công ty 0,2% doanh thu . + Lệ phí chuyển tiền + Thuế giám sát môi trường Chi phí dịch vụ mua ngoài : +Điện thoại, chi phí tiếp khách. + Công tác phí. + Trả lãi vay ngắn hạn, lãi vay trung hạn... - Kế toán sử dụng TK 642 để theo dõi, tập hợp các khoản chi phí quản lý

doanh nghiệp phát sinh trong tháng. * Trình tự kế toán : Hàng ngày, căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng và các chứng từ

thanh toán, chứng từ phải trả khác. Kế toán phản ánh vào bảng kê số 5 (tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642).

Cuối tháng dựa trên các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp đã được hạch toán vào bảng kê số 5 , kế toán tổng hợp số liệu trên bảng kê số 5 và phản ánh vào các sổ cân đối kế toán TK 642 bên phát sinh nợ theo định khoản :

Nợ TK 642 Có TK 111, 112, 334, 338, 152, 153...

Page 47: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 46 -

BẢNG KÊ SỐ 5 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 642 Tháng 9 năm 2003

TT TK ghi có

TK ghi nợ TK 111 TK 112 TK 334 TK 338 TK 141

TK 131 TK 152 TK 153 TK 336

Cộng CP thực tế trong tháng

CP nhân viên quản lý 1 Tiền lương 304000000 304000000 2 BHXH 12026000 12026000 3 BHLĐ quản lý 5.806.046 5806046 4 Văn phòng phẩm báo biểu 5 Xử lý công nợ khó đòi CP đồ dùng văn phòng 6 CP cán bộ công nhân quản lý 25.190.000 25190000 7 Đồ dùng văn phòng công tác quản lý 15.971.775 836000 18389420 35702998 70900193 8 CP khấu hao TSCĐ Thuế phí, lệ phí 9 Thuế môn bài

10 Thuế đất 75530048 75550045 11 Nộp tông Công ty 0,2% doanh thu 12 Lệ phí chuyển tiền CP dịch vụ mua ngoài

13 Điện thoại 6.785.085 16790394 23575479 14 Công tác phí 13..884.918 16819268 30704186 15 Chi phí tiếp khách 8.371.410 8371410 16 TRả lãi vay ngắn hạn 502830056 502830056 17 TRả lãi vay trung hạn 19153354 18 ............ Tổng cộng 177.048.346 560697662 304000000 12026000 24417233 18359420 35702998 75530048 1207831207

Page 48: bctntlvn (75).pdf

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Kim Ngọc - 35-21C1

- 47 -

SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 642 Tháng 9 năm 2003

Căn cứ vào số liệu trên sổ cân đối kế toán TK 642, kế toán lên sổ cái TK 642

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 642 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 111 112 334 338 141 152 153 336

177.048.346 560.697.662 304.000.000 12.026.000 24.417.233 18.389.420 35.702.998 75.550.048

Số phát sinh nợ 1.207.831.207 Tổng số phát sinh có 1.207.831.207 Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng Đồng thời , cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển TK 642 sang TK 911 theo định khoản : Nợ TK 911 Có TK 642

Số dư đầu n m Có Nợ

911 : 1.207.831.207

111 : 177.048.346 112 : 560.697.662 334 : 304.000.000 338 : 12.026.000 141 : 24.417.233 152 : 18.389.420 153 : 35.702.998 336 : 75.550.048 1.207.831.207 1.207.831.207

Page 49: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 48 -

2.2.9. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Trong phần phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu tìm hiểu phương pháp hạch

toán xác định kết quả về quá trình tiêu thụ sản phẩm thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.

Để kế toán tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty sử dụng sổ cân đối kế toán TK 911, sổ cái TK 911.

Cuối tháng, kế toán tiến hành mở sổ cân đối kế toán nTK 911 và thực hiện việc kết chuyển các khoản CPBH, CPQLDN trị giá vốn hàng hóa cũng như doanh thu thuần sang TK 911.

Doanh thu thuần đã được xác định bên nợ TK 511, kế toán thực hiện việc kết chuyển sang bên có TK 911 theo định khoản :

Nợ TK 511

Có TK 911 Căn cứ vào số liệu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trị giá

vốn hàng hóa đã được tập hợp bên nợ của các TK 641, 642, 632, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản này sang bên nợ TK 911 theo định khoản :

Nợ TK 911 Có TK 641, 642, 632 Sau khi kết chuyển toàn bộ số liệu vào bên nợ, có của TK 911 kế toán xác

định kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) trong tháng. Nếu lãi, kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển phần lãi đó sang TK 421 theo định

khoản : Nợ TK 911 Có TK 421 Nếu lỗ, kế toán tổng hợp sẽ kết chuyển phần đó sang TK 421 theo định

khoản : Nợ TK 421 Có TK 911 Sau khi hoàn tất công tác hạch toán trong tháng kế toán căn cứ vào sổ cân

đối kế toán TK 911 để lên sổ cái TK 911. SỐ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TK 911 Tháng 9 năm 2003

Page 50: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 49 -

Tổng Công ty Hóa Chất VN SỔ CÁI Công ty Cao su Đà Nẵng TK : 911 Năm 2003

Ghi có các TK đối ứng với nợ TK này Tháng 9 632 641 642 421

27.908.640.431 265.885.152

1.207.831.207 3.669.880.999

Số phát sinh nợ 33.052.237.789 Tổng số phát sinh có 33.052.237.789 Số dư cuối tháng : Nợ Có

Kế toán ghi sổ Ngày .... tháng .... năm......

Kế toán trưởng

2.3. Thực trạng công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh ở Công ty Cao Su Đà Nẵng.

2.3.1 Tổ chức công tác phân tích và cung cấp thông tin :

Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty Cao Su Đà Nẵng em thấy công tác phân tích nói chung và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng ở Công ty được thực hiện theo một qui định rất chặt chẽ.

Công tác phân tích do kế toán tổng hợp thực hiện hàng quý, cụ thể ở Công ty là do kế toán trưởng thực hiện.Kết thúc 1 quý hoạt động SXKD,phòng kế toán của công ty bắt đầu tiến hành lập báo cáo KQKD.Trước tiên, dựa vào BCKQKD quý trước, kế toán tiến hành chuyển toàn bộ số liệu từ cột “Lũy kế từ đầu năm” vào cột”quý trước” của BCKQKD kỳ báo cáo theo các chỉ tiêu tương ứng.

Số dư đầu n m Có Nợ

641 : 265.885.152 642 : 1.207.831.207 421 : 3.669.880.999

33.052.237.789 33.052.237.789

Page 51: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 50 -

Kế toán tập hợp lũy kế SPS của TK 511 trong kỳ báo cáo(tổng SPS có trên

sổ cái TK 511) để ghi vào chỉ tiêu tổng doanh thu.Tập hợp lũy kế SPS TK 531,521 đối ứng với nợ TK 511 trong kỳ báo cáo để ghi vào chỉ tiêu hàng bán bị trả lại,CKBH,tập hợp lũy kế SPS có của TK 632 đối ứng với nợ TK 911 để ghi vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán,tập hợp lũy kế SPS có TK 641,642 đối ứng với nợ TK 911 để ghi vào chỉ tiêu CPBH,CPQLDN.

Các chỉ tiêu còn lại sẽ dựa vào số liệu của các chỉ tiêu đã biết để tính toán cụ thể.Sau khi BCKQKD được lập ra, kế toán trưởng tiến hành tổng hợp thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chuẩn bị các báo cáo chi tiết, số liệu tổng hợp của từng bộ phận sản xuất kinh doanh rồi tiến hành tính toán, phân tích để nhằm cung cấp các thông tin đó đến các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của Công ty.

Nội dung công tác phân tích :

Công tác phân tíchđược thực hiện thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể thông qua việc so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh quý này so với quý trước hoặc của năm này so với năm trước để từ đó rút ra nhận xét. Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

Page 52: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 51 -

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý III năm 2003 Đơn vị tính : đồng

CHỈ TIÊU Mã số

Quý III Quý II Chênh lệch quý này/quý trước

% theo quy mô chung

Mức % Quý III Quý II

Tổng doanh thu : 1 91657981758 81636785846 11021195912 13,5 101.2 101,3 Các khoản giảm trừ 2 + Chiết khấu 3 286814891 174297564 112517327 64.6 0,32 0,22 + Hàng hóa bị trả lại 4 821778871 888327073 -66548202 *7,5 0,91 1,1 Doanh thu thuần 5 90549387996 80574161209 9975225790 11,1 100,0 100,0 Giá vốn hàng bán 6 61673537350 73759015087 7904522270 10,7 90,2 91,5 Lợi nhuận 7 = 5-6 7 8875850646 6805146120 2070704526 23.3 9,8 8,4 Chi phí bán hàng 8 1994905959 1795959120 198946707 9,9 2,2 2,2 Chi phí quản lý DN 9 3875696235 3558349709 317346526 8.2 4,3 4,4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (K= 7-(8+9)

10 3005248452 1450837159 1554411295 51.7 3,3 1,8

Sau khi lập bảng chỉ tiêu phân tích trên, kế toán tổng hợp căn cứ vào số liệu về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tình hình sản phẩm tiêu thụ .... do các bộ phận kế toán , từng phần hành liên quan cung cấp để lập bảng tổng hợp phân tích sản phẩm tiêu thụ quý III, lập bảng phản ánh tình hình chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp quý III, đồng thời có so sánh với quý II năm 2003. Bảng được lập như sau :

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH SẢN PHẨM TIÊU THỤ QUÝ III NĂM 2003

TT Tên sản phẩm SL tiêu thụ quý

3

Bình quân quý 2

Quý 3

Chênh lệch quý 2 so quý

3 I Lốp xe đap các

loại

........... .......... II Săm xe đạp các

loại

........... ........... ............ Tổng cộng

TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TK 642 quý III năm 2003

TT DANH MỤC QUÝ II QUÝ III Quy III so Quý II 1 Tiền lương 2 ........... ..........

7 Đồ dùng văn phòng

Page 53: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 52 -

..........

14 Lãi vay trung hạn .............

15 Chi phí tiếp khách ..........

.......... Tổng cộng

Sau đó kế toán tổng hợp tiến hành tính toán, phân tích và đưa ra nhận xét : Nhìn chung doanh thu quý III so với quý II đã tăng 11.021.195.912đ tương

ứng tỷ lệ tăng 13,5% trong đó : Tăng chủ yếu sản phẩm săm lốp ôtô mới, với doanh thu tăng

6.500.000.000đ. Và một số sản phẩm như lốp xe đạp, săm xe đạp thì doanh thu đã giảm cụ

thể đã giảm 318.000.000đ. Việc tăng nhu cầu sử dụng săm lốp ôtô, xe máy là xu hướng tất yếu trong

nề kinh tế xã hội hiện nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng ngày càng tăng lên, lượng xe máy, ôtô sử dụng ngày càng nhiều. Qua phân tích, kế toán đã cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thấy được xu hướng nên đầu tư vào sản phẩm nào để tăng doanh thu và phát huy những mặt mạnh mà Công ty hiện có.

Đồng thời, qua phân tích cũng cho thấy rằng giá bán của hầu hết các sản phẩm đều giảm.

VD : Giá bán bình quân lốp xe đạp 600 quý II thường ở mức 11.961đ, nhưng ở quý III giá bán bình quân chỉ là 11.574đ.

Doanh thu sản phẩm săm lốp xe đạp đang có chiều hướng giảm. Do đó những quý tới Công ty cần quan tâm đến mẫu mã chất lượng của các sản phẩm này để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm này.

- Đối với hàng trả về : doanh thu hàng trả về quý II là 888.327.073đ tương ứng với 1,1% doanh thu, còn doanh thu hàng trả về quý III là 821.778.871 tương ứng với 0,91% doanh thu. Như vậy, so với quý II, quý III doanh thu hàng trả về giảm 0,19%. Điều này đã phản ánh chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng cao. Đồng thời, qua việc phân tích kế toán đã đưa ra kiến nghị đối với ban lãnh đạo Công ty cần có biện pháp cố gắng phấn đấu tỷ lệ hàng trả về chiếm trong doanh thu của những quý sau phải thấp hơn quý trước yêu cầu lãnh đạo Công ty trong những quý sau đưa ra chỉ tiêu páhp lệnh về cho phép tỷ lệ hàng trả về ở mức nào mỗi khi hàng trả về nhiều làm cho doanh thu giảm. Mặt khác. Làm giảm uy tín của Công ty. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, phòng ban khác như phòng kinh doanh, phòng KCS để có chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất.

Page 54: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 53 -

- Chi phí bán hàng quý III so với quý II đã tăng 198.946.707đ tương ứng

với tỷ lệ tăng 9.9%. Doanh thu thuần quý III so với quý II tăng 9.975.226.799đ tương ứng với tỷ lệ tăng : 11,1% chi phí bán hàng quý III là 1.99.905.959đ tương ứng với 2,2% doanh thu, chi phí bán hàng quý II là : 1.795.959.252đ tương ứng với 2,2% doanh thu. Đồng thời, căn cứ vào các khoản chi phí bán hàng phát sinh được tập hợp trong cả quý cho thấy rằng, để tăng doanh thu được như trên thì Công ty cũng đã tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí tham gia tổ chức hộ chợ... Việc tăng chi phí này có thể coi là hợp lý và có hiệu quả. Nên đây là thành tích mà Công ty cần phát huy.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp quý III tăng 317.346.526đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,2%, Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp quý III chiếm 4,3% doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp quý II chiếm 4,4% doanh thu . Đồng thời căn cứ vào chi tiết các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong cả quýcho thấy rằng chi phí đồ dùng văn phòng giảm, chi phí tiếp khách giảm, lãi vay trung hạn giảm. Qua đó cho thấy rằng sản phẩm quản lý doanh nghiệp thực tế tính cho 1 đơn vị sản phẩm đã giảm.

Đồng thời căn cứ vào số liệu do bộ phận kế toán vật tư cung cấp kế toán lập bảng so sánh giá vật tư đưa vào sản xuất quý III sơ với quý II . Bảng này được lập như sau :

Page 55: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 54 -

BẢNG SO SÁNH VẬT TƯ ĐƯA VÀO SẢN XUẤT

QUÝ III SO VỚI QUÝ II NĂM 2003

TT Tên nguyên vật liệu

Số lượng quý III

năm 2003

Quý II năm 2003

Quý III năm 2003

Chênh lệch quý III so

quý II Đơn giá

b/quân Tiền Đơn giá

b/quân Tiền

I Cao su các loại

1 Cốm 1 3.387 8.158 27631146 9308 31526196 3895050 II Hóa chất

các loại

1 Xúc tiến D 460 45.331 20852260 46336 21314560 462300 .... ...... .......... Tổng cộng

Qua việc lập bảng so sánh giá vật tư, sau khi tiến hành tính toán, phân tích, cho thấy toàn bộ giá vật tư đầu vào nguyên vật liệu chính quý III đã tăng lên so với quý II làm cho trị giá đầu vào tăng 950.665.000đ trong đó trị giá cao su tăng : 503.363.900đ, các loại hóa chất cũng tăng lên.

Qua phân tích sơ bộ một vài yếu tố lớn ở trên nhận thấy rằng quý III so với quý II các yếu tố đầu vào, đầu ra đều không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh : đầu vào giá vật tư tăng, đầu ra thì giá bán giảm. Tuy vậy Công ty vẫn duy trì được lợi nhuận ở mức 3.005.248.352đ. Đây là thành tích của toàn bộ tập thể Công ty cũng như sự cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo. Qua việc phân tích trên, kế toán cũng đưa ra các nguyên nhân chủ yếu để có được kết quả trên đó là :

- Chất lượng nâng cao, hàng trả về giảm.

- Duy trì định mức tiêu hao vật tư, tiết kiệm vật tư.

- Doanh thu trong quý tăng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng tăng ở mức hợp lý và có hiệu quả.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán đã cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị có thể tìm được nguyên nhân, tồn tại, yếu kém, cũng như những thành tích đạt được từ đó rút ra bài học cho những quý sau, những năm sau.

Qua việc phân tích doanh thu đồng thời kết hợp với các sổ chi tiết doanh thu để thấy mặt hàng nào đang có xu hướng tăng, mặt hàng nào đang ở dạng tiềm năng từ đó biết được nhu cầu của người tiêu dùng, đưa ra các chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm .

Page 56: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 55 -

Đồng thời qua việc phân tích chỉ tiêu chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp để thấy được mức tăng lên hay giảm đi của các khoản chi phí này, đồng thời so sánh với mức tăng lên của doanh thu để có nhận xét, đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, theo dõi so sánh chi tiết các khoản chi phí trong chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để thấy được khoản chi phí nào tăng lên nhiều, tìm nguyên nhân tăng, tăng như vậy có hợp lý không. Tất cả các công việc trên đều đi đến cái đích cuối cùng là để tìm ra biện pháp, chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho công ty có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt..

Page 57: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 56 -

CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

CHI PHÍ DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG

3.1. Nhận xét, đánh giá thực trạng công tác chi phí doanh thu thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty :

3.1.1. Nhận xét chung : Cơ chế thị trường mở ra khiến không ít các doanh nghiệp phải điêu đứng,

thậm chí có doanh nghiệp đã phải giải thể, phá sản.. Vậy mà Công ty Cao Su Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng luôn tìm được cho mình một con đường đi riêng, thích ứng linh hoạt với những sự thay đổi đầy biến động, phức tạp của nền kinh tế thị trường. Sản phẩm của Công ty không những tồn tại được mà còn giữ một vị trí quan trọng trên thị trường. Chính vì vậy, trải qua hơn 20 năm đầy thử thách, Công ty đã luôn hòa nhập được với nhịp sống đầy sôi động của nền kinh tế, không ngừng vươn lên, tự khẳng định mình. Công ty luôn đặt ra phương châm “tất cả vì khách hàng”. Để làm được điều đó Công ty đã luôn chủ động tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thị trường để tieu thụ sản phẩm. Hiện nay Công ty đã có được 1 cơ sở vật chất kỹ thuật khoa học hiện đại so với các cơ sở khác trong ngành, bên cạnh đó trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý của Công ty ngày càng được nâng cao và không ngừng hoàn thiện.

Nhận thức được vai trò quan trọng trong công tácql hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã cung cấp wợc khá tốt những yêu cầu quản lý đặt ra.

3.1.2. Nhận xét cụ thể : + Về bộ máy kế toán của Công ty Cao Su Đà Nẵng : Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu của Công ty.

Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, và tương đối đồng đều nhau, việc tổ chức sắp xếp các nhân viên phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng chuyên môn đã góp một phần không nhỏ trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đặc biệt ở Công ty, vài năm một lần các kế toán viên đổi phần hành của mình cho người khác qua đó giúp cho kế toán viên có thể nắm bắt sâu sắc hơn từng phần hành công việc.

+ Về hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách. Công ty đã sử dụng hệ thống so sánh và chứng từ kế toán tương đối đầy đủ

đi theo quy định của chế độ kế toán ,các tài khoản Công ty sử dụng hiện nay phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đáp ứng được phần nào yêu cầu của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.

+ Về hình thức kế toán :

Page 58: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 57 -

Việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung

là phù hợp với qui mô kinh doanh của Công ty. Hình thức tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công công việc kế toán , đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, có hiệu quả.

+ Về công tác chi phí doanh thu : Công tác chi phí doanh thu đảm bảo theo dõi tình hình tiêu thụ của từng

loại, thứ sản phẩm, theo dõi chính xác các khoản phải thu và các khoản thanh toán của khách hàng, Tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nhờoó xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng tháng.

Việc sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã góp phần cho việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó, chi phí doanh thu, xác định phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty còn có những hạn chế :

- Kế toán doanh thu đã xác định được doanh thu của từng loại sản phẩm, từng thứ sản phẩm nhưng việc xác định kết quả kinh doanh lại chưa đến từng mặt hàng. Kế toán chưa thực hiện việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng sản phẩm tiêu thụ . Chính vì vậy, không xác định được chính xác kết quả kinh doanh cho từng sản phẩm.

Thông qua việc xem xét, nghiên cứu các sổ chi tiết bán hàng theo các hình thức thanh toán. Thanh toán ngay và thanh toán chậm trả. Doanh thu tiêu thụ thưo hình thức thanh tóan chậm trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu cụ thể trong

tháng 9 doanh thu tiêu thụ theo hình thức thanh toán chậm trảlà : 32.866.676.341đ, như vậy doanh thu tiêu thụ theo hình thức thanh tóan chậm trả

chiếm 98.8% tổng doanh thu tiêu thụ . Trong khi đó việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thanh toán chưa được thực hiện kịp thời. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng nợ

nần dây dưa, sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Cụ thể qua theo dõi bảng tổng hợp các khoản phải thu : Đơn vị tính : đồng

CHỈ TIÊU Số đầu kỳ Dố cuối kỳ Tổng số tiền chắc chắn mất khả năng thanh toán

Các khỏan phải thu

Phải thu từ khách hàng

15736643587 96500000 25079259312 96500000

Phải thu tạm ứng ..........

Ta thấy số phải thu của khách hàng chẳng những chưa thu hồi được mà còn phát sinh thêm các khoản phải thu mới, một số quá hạn thanh toán từ đầu kỳ mà trong kỳ vẫn chưa được xử lý, chưa có biện pháp thu hồi. Điều này doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn để có biện pháp xử lý.

- Việc hạch toán các khoản chiết khấu bán hàng vào TK 511 là chưa chính xác. Theo quy định của Công ty thì khoản chi phí bán hàng gồm chiết khấu cho khách hàng do mua với số lượng lớn và do khách hàng thanh toán tiền trước thời hạn.

Nhưng theo quy định mới : thông tư 120/1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 của Bộ Tài Chính ban hành để hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh

Page 59: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 58 -

nghiệp, thì khoản chiết khấu thanh toán cho người mua khi thanh toán tiền trước thời hạn được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính.

- Trong tình hình hiện nay, việc cung cấp thông tin về tốc độ nhanh chóng, xử lý, phântích thông tin một cách linh hoạt đêt từ đó giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường là rất quan trọng. Nhưng thực tế cho thấy ở Công ty thông tin mà kế toán cung cấp mới chỉ đáp ứng được yêu cầu của kế toán tài chính, chưa đi sâu vào kế toán quản trị. Trong khi đó việc đưa kế toán quản trị vào hệ thống kế toán doanh nghiệp là một vấn đề tất yếu và không còn mới mẻ đối với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, vấn đề này Công ty cần lưu tâm hơn để sớm có phương hướng áp dụng.

-Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch về doanh thu lợi nhuận chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý chưa thực sự sát với thực tế, kế toán chưa thường xuyên có được những báo cáo về tính thực hiện kế hoạch về lợi nhuận, doanh thu cho các nhà quản trị nắm bắt.

- Mặc dù các khoản chi phí bán hàng, chi phí qk doanh nghiệp có tgeo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí nhưng việc mở các tài khoản cấp II tương ứng với nội dung khoản mục chi phí chưa được thực hiện.

-Về chương trình sử dụng : Đối với phần hành chi phí doanh thu và xác định kết quả sc kinh doanh

chương trình được thiết kế chưa đap ứng đầy đủ được yêu cầu cụ thể của kế toán , công việc của bộ phận này vẫn chưa thực sự gọn nhẹ. Chương trình mới chỉ tự động lên các sổ chi tiết bán hàng và lên bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra, việc lên số liệu lên các sổ tổng hợp và các báo cáo vẫn do chi phí doanh thu thực hiện trên máy. Do đó chương trình cần phải được hoàn thiện hơn để đảm bảo (cung cấp) thông tin nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt khối lượng công việc kế toán.

-Về công tác tổ chức phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác tổ chức dữ liệu, chuẩn bị lập BCKQKD là khâu đầu tiên của quá

trình lập BCKQKD.Thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần giúp công tác lập BCKQKD nhanh chóng,thuận tiện và có hiệu quả,chính xác hơn.Vì vậy sẽ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho việc phân tích KQHĐSXKD.Nhưng tại phòng kế của công ty,công tác tổ chức dữ liệu và chuẩn bị lập BCKQKD chưa thực sự được thực hiện 1 cách khoa học,hợp lý.Tuy đã có sự phân công trách nhiệm trong việc tập hợp dữ liệu cho công tác chuẩn bị lập BCKQKD nhưng thực tế phần lớn công tác lập đều do kế toán trưởng tiến hành.Như vậy vai trò của kế toán trưởng rất nặng nề.

3.2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ nhân viên phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán :

Page 60: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 59 -

Nhiệm vụ của nhà quản trị là ra quyết định, các quyết định có khả năng đảm

bảo cho sự tồn tại và phát triển liên tục của doanh nghiệp. Kế toán là một trong những nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho các nhà quản trị. Khi doanh nghiệp hoạch định các chiến lược kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, thì doanh nghiệp cũng phải xác định phương thức để đạt được kế hoạch đó. Chẳng hạn để đạt được lợi nhuận bằng bao nhiêu thì sản phẩm phải được tiêu thụ với mức nào, tiêu thụ sản phẩm nào nhiều hơn để đạt được mức sinh lợi cao, định giá bán sản phẩm bao nhiêu là hiệu quả nhất trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt. Điều này nếu chỉ riêng bộ phận kế toán tài chính thì không thể thực hiện được, kế toán tài chính chủ yếu cung cấp những thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, phản ánh tình hình chung của doanh nghiệp.

Mặt khác, để đạt được lợi nhuận tối da trong khuôn khổ luật định, trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực sẵn có của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra một kết cấu sản phẩm tiêu thụ mang lại lợi nhuận cao nhất. Để cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định, thì trong bộ phận kế toán doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp giữa công tác kế toán tài chính và công tác kế toán quản trị.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, từ đó em cũng xin đưa ra ý kiến Công ty nên tổ chức ở phòng kế toán một bộ phận kế toán quản trị để tiến hành cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng, tổ chức thẹc hiện cũng như kiểm tra, đánh giá kế hoạch, để nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chẳng hạn như thiết lập bộ phận dự toán trong bộ phận kế toán quản trị, bộ phận này sẽ sử dụng thông tin do bộ phận kế toán toán tài chính cung cấp trên cơ sở đó xây dựng dự toán cho hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt thì thông tin đến càng nhanh các vấn đề càng sớm được giải quyết, do vậy cạnh tranh càng có hiệu quả. Bộ phận kế toán quản trị căn cứ vào các thông tin do bộ phận kế toán tài chính, cũng như các phòng ban khác : phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật... để chọn lọc, cung cấp những thông tin thích hợp từ đó đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau. Từ đó giúp các nhà quản trị có thể cân nhắc lựa chọn phương án phù hợp, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Điều đó lại càng khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Đây có thể là vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong nước ta nhưng nó thực sự là vấn đề quan trọng cần thiết buộc các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và có cách thức áp dụng. Do đó đây cũng là vấn đề mà Công ty Cao Su Đà Nẵng cần phải quan tâm nghiên cứu để tổ chức cho các cán bộ kế toán học các lớp bồi dưỡng đào tạo, nâng cao kiến thức về bộ môn kế toán quản trị để có thể nhanh chóng đưa bộ phận kế toán quản trị vào hệ thống kế toán của Công ty.

+Hoàn thiện về phương pháp hạch toán : * Việc hạch toán các khoản chiết khấu thanh toán được thực hiện như sau:

Nợ TK 811

Page 61: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 60 -

Có TK 111, 112

Không đưa khoản chiết khấu thanh toán vào tài khỏan 521. * Đồng thời công ty không nên sử dụng tài khoản 521 để hạch toán các

khoản chiết khấu cho khách hàng mua với khối lượng lớn vì thực chất khoản này được xác định ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu, đây là khoản bớt giá cho người mua, nó không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.

* Việc hạch toán các khoản trả lãi vay ngắn hạn, trung hạn vào tài khoản 642 là chưa đúng với chế độ kế toán, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp khoản này cần được hạch toán như sau:

Nợ TK 811 Có TK 111, 112.

+Hoàn thiện việc tập hợp các khoản CPBH,CPQLDN, phân bổ các khoản chi phí này đến cho từng thứ sản phẩm :

Để xác định chính xác được kết quả sản xuất kinh doanh của từng thuứ sản phẩm đòi hỏi bộ phần kế toán cần phải tổ chức chi tiết, đồng bộ từ khâu kế toán chi tiết chi phí sản xuất, trị giá vốn hàng xuất bán, doanh thu của từng thứ sản phẩm đến việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng thứ sản phẩm xuất bán. Đồng thời, các khoản CPBH, CPQLDN công ty nên thực hiện mở các tài khoản cấp II tương ứng với từng nội dung chi phí trong CPBH, CPQLDN từ đó thuận tiện hơn cho việc theo dõi hạch toán chính xác từng khoản chi phí phát sinh.

Chính vì vậy, CPBH, CPQLDN ở công ty sau khi tập hợp được, cần phải được phân bổ cho số sản phẩm xuất bán trong tháng theo tiêu thức trị giá vốn hàng bán theo công thức:

CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng

tồn đầu kỳ

+

CPBH, CPQLDN tổng hợp trong kỳ

CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng

tồn cuối kỳ

=

Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ

+ Trị giá vốn

hàng xuất bán trong kỳ

x

Trị giá

hàng còn lại cuối kỳ

CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng

tồn đầu kỳ

+

CPBH, CPQLDN tổng hợp trong kỳ

CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ

=

Trị giá vốn hàng tồn đầu kỳ

+ Trị giá vốn

hàng xuất bán trong kỳ

x

Trị giá

hàng xuất bán trongkỳ

Đồng thời để thực hiện việc phân bổ CPBH, QLDN công ty nên lập bảng

phân bổ CPBH, QLDN cho từng thành phẩm.

Page 62: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 61 -

Trong công thức trên CPBH, QLDN phân bổ cho số thành phẩm tồn đầu kỳ

là khoản CPBH, QLDN phân bổ cho thành phẩm tồn cuối kỳ trước và số liệu này được lấy từ bảng phân bổ cho từng thành phẩm của kỳ trước.

- Trị giá vốn xuất bán của thành phẩm trong kỳ được lấy từ sổ cái TK 632. - Trị giá vốn thành phẩm tồn đầu kỳ được lấy từ bảng kê số 8. - Trị giá vốn xuất bán trong kỳ của từng thành phẩm được lấy từ bảng kê số

8 - Trị giá vốn tồn cuối kỳ của từng thành phẩm được lấy từ sổ chi tiết thành phẩm.. - CPBH, QLDN tập hợp trong kỳ được lấy từ sổ cái TK 641, 642. Căn cứ vào số liệu thực tế tháng 8, 9/2003 tại công ty, ta xác định được

CPBH, QLDN cho từng thành phẩm như sau:

119.648.318 + 265.885.152 CPBH phân bổ cho sản phẩm lốp ô tô 1000-20 LI tồn cuối kỳ =

12.831.967.965 + 27.935.112.218

x 369.895.599

= 0,0095 x 369.895.599 = 3.514.008 đ

CPBH phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ = 0,0095 x 4.037.899.970

= 38.360.049 đ

543.524.043 + 1.207.831.207 CPQLDN phân bổ cho SP lốp

ô tô 1000-200 LI tồn cuối kỳ = 12.831.967.965 + 27.935.112.218

x 369.895.599

= 0,043 x 369.895.599 = 15.905.510 đ CPQLDN phân bổ cho SP lốp ô tô 1000-20 LI xuất bán trong kỳ = 0,043 x 4.037.899.970 = 173.629.699đ

Đồng thời ta lập bảng phân bổ CPBH, QLDN cho tưng thành phẩm như

sau:

CPBH phân bổ CPQLDN phân bổ Mặt hàng Đầu kỳ Xuất bán

trong kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Xuất bán

trong kỳ Cuối kỳ

...... ....... ........ ........ .......... .......... .......... Lốp ô tô 1000-20 LI

4.753.090 38.360.049 3.514.008 20.960.390 173.629.699 15.905.510

......... .......... ............ ............ ............ .......... .............

Cộng

Page 63: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 62 -

Mặt khác, mục tiêu hoạt động SXKD của DN là lợi nhuận. Chi phí là

phương tiện để đạt được mục tiêu đó, là nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả HĐSXKD. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và kiểm soát chi phí là rất quan trọng. Do đó, CPBH, QLDN cần phải được theo dõi hạch toán chặt chẽ. Ở mức độ hoạt động bình thường thì chi phí này thường ít thay đổi, nhưng nếu vượt quá mức độ hoạt động này thì CPBH, QLDN sẽ tăng lên đáng kể, điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả HĐSXKD của DN. Vì vậy để chủ động điều tiết chi phí thì bộ phận kế toán của công ty nên thực hiện việc phân tích các chi phí này thành biến phí và định phí. Có thể sử dụng một trong hai phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất. Thường sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu để phân tích chi phí hỗn hợp thành BP - ĐP vì nó đơn giản dễ áp dụng.

Đồng thời mở thêm chi tiết hai TK 641, 642 để tập hợp riêng phần biến phí. VD: TK 641B, 642B. Việc phân tích chi phí này thành BP, ĐP có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điểm hòa vốn, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định khác trong quá trinh SXKD đồng thời giúp cho các nhà quản trị xác định đúng đắng phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí: Đối với biến phí cần phải tiết kiệm tổng chi phí và chí phí cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, đối với định phí cần phấn đấu để nâng cao hiệu quả của chi phí trong SXKD.

+ Hoàn thiên về công tác xác định KQSXKD: Để giúp các nhà quản trị DN có thể dễ dàng nắm bắt được kết quả sản xuất

kinh doanh của từng thứ sản phẩm công ty nên thực hiện mở sổ chi tiết theo dõi kết quả kinh doanh đối với từng thứ sản phẩm. Sổ này bao gồm các cột về doanh thu, hàng bán bị trả lại, giá vốn hàng bán, CPBH, QLDN, lãi (lỗ). Trong đó:

- Doanh thu được lấy từ sổ chi tiết bán hàng. - Doanh thu hàng bán được lấy từ bảng kê hàng hóa bị trả lại. - Trị giá vốn được lấy từ phần ghi có của bảng kê số 8. - CPBH, QLDN được lấy từ bảng phân bổ CPBH, CPQLDN. Qua số liệu thực tế trên các sổ kế toán liên quan tháng 9/2003 ta có thể lập

sổ chi tiết theo dõi kết quả kinh doanh cho từng thành phẩm.

Sổ chi tiết theo dõi KQKD cho từng Thành phẩm Tháng 9 năm 2003

Tên SP Số lượng

Doanh thu Hàng bán bị trả lại

Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

CPBH CPQLDN Lãi (+)

Lỗ (-)

..... ...... ..... ..... ..... ..... ...... ...... ....... 0057 Lốp ô tô 1000-20

LI

3528 4.821.269.076 58.190.768 4.763.078.308 4.037.899.970 38.360.049 173.629.699 + 513.188.590

..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .....

Cộng

+ Hoàn thiện về việc sử dụng hệ thống sổ:

Page 64: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 63 -

Đối với bộ phận chi phí doanh thu nên sử dụng thêm nhật ký chững từ số tháng

để nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các phần kế toán trong công ty. Căn cứ vào số liệu thực tế tháng 9 năm 2003 tại công ty ta có thể nên sổ nhật ký chứng từ sô 8 như sau:

Đối với sổ chỉ tiết bán hàng theo hình thức thanh toán ngay của công ty không phản ánh được phươg thức thanh toán bằng tiền mặt hay tiền gủi ngân hàng như vậykhông thuận tiện cho việc hạch toán theo dõi, đối chiếu với bộ phận kế toán tiền. Vì vậy công ty nên đưa thêm cột TK đối ứng vào sổ chi tiết bán hàng thanh toán ngay.

Căn cứ vào số liệu thực tế tháng 9/2003 tại công ty ta có thể lập sổ chi tiết bán hàng như sau:

chứng từ Doanh thu Ngày, tháng ghi số

Số hiệu ngày, tháng

Họ tên Địa chỉ

Mã SP Tên SP

TK đối ứng

SL Đơn giá Thành tiền Thuế

GTGT

000587 3/9/2003 Z511 Trần Xuân Hương

0056 Lốp ôtô 900-20 LI

111 5 1.123.174 5.615.868 280.793

000871 8/9/2003 Z511 Cơ sở Minh Nhật

0058 Lốp ôtô 1100-20 LI

112 4 1.651.196 6.604.780 330.239

..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... Cộng 909 385.620.238 22.709.493

+ Hoàn thiện về chương trình sử dụng : Hiện nay chương trình phần mềm Foxpro mà Công ty đang áp dụng chưa

thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán kế toán . Chính vì vậy Công ty cần phải nghiên cứu thiết kế lại chương trình để máy có thể tự động thực hiện việc lên các số tổng hợp, bảng kê và các báo cáo liên quan.

+Hoàn thiện về công tác thu hồi nợ: Ở Công ty, doanh thu tiêu thụ theo hình thức thanh toán chậm trả chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh thu . Chính vì vậy, Công ty cần phải theo dõi các khoản công nợ một cách chặt chẽ. Đối với những khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc quá hạn thanh toán thì Công ty phải mở thêm sổ để theo dõi riêng những đối tượng này, thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Đồng thời phải có biện pháp đôn đốc (kịp thời) thu hồi nợ kịp thời tránh tình trạng dây dưa, bị chiếm dụng vốn lớn trong thời gian dài.Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo đúng chế độ quy định :

Cuối niên độ kế toán đầu tiên khi có bằng chứng thực tế về các khoản phải thu khó đòi,kế toán phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi :

Nợ TK 642 Có TK 139 Cuối niên độ kế toán tiếp theo,hoàn nhập số dự phòng đẫ trích cuối niên độ trước Nợ TK139

Page 65: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 64 -

Có TK721 + Hoàn thiện công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Nhìn chung công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã

được Công ty thực hiện một cách chặt chẽ. Tuy nhiên để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng kịp thời ở Công ty có thể thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng tháng. Đồng thời khi phân tích, có thể phân tích chi tiết thêm tỷ trọng doanh thu của từng vùng tìm hiểu, nắm bắt (nhu cầu) tâm lý tiêu dùng, nhu cầu của từng vùng để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các chính sách chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm hướng đến việc khai thác, mở rộng các thị trường tiềm năng, từ đó có thể tăng doanh số của hàng hóa bán ra. Chẳng hạn như qua việc theo dõi doanh số bán ra từng vùng, Công ty sẽ tiến hành phân tích tỷ trọng doanh thu của từng vùng.

Khu vực thị trường Doanh thu %

Miền Bắc 3.500.000.000 10,5 Miền Nam 3.650.000.000 10,98 Miền Trung 15.602.296.779 46,94 Tât nguyên 10.500.000.000 31,58 Tổng cộng 33.252.296.779 100

Qua phân tích cho thấy doanh thu của khu vực miền Trung và Tây nguyên chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Hơn thế nữa, hiện nay khu vực miền Trung và Tây nguyên có nhiều công trình dự án đang và sẽ thực hiện, các công trình cơ sở hạ tầng... tốc độ phát triển của khu vực này đang tăng cao. Từ việc phân tích trên kế toán sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để có hướng ưu tiên phát triển, mở rộng thị trường nào, khu vực nào.

Ngoài ra, để phản ánh hiệu quả quản lý sử dụng vốn công ty nên tính toán thêm hai chỉ tiêu:

Lãi gộp Tỉ lệ lãi gộp/NVCSH =

Nguồn vốn CSH x 100

Lãi thuần Tỉ lệ lãi thuần/NVCSH =

Nguồn vốn CSH x 100

Qua số liệu thực tế của công ty ta tính được như sau:

3.005.248.452 Tỉ lệ lãi thuần/NVCSH Quý III = 24.320.578.044

x 100 = 12%

1.450.837.159 Tỉ lệ lãi thuần/NVCSH Quý II =

23.628.902.513 x 100 = 6%

Tỉ lệ lãi thuần/nguồn vốn chủ sở hữu quý III đã tăng gấp đôi so với quý II,

điều này cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp bỏ ra đạt được hiệu quả cao. Mặt khác tạo điều kiện cho công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh được nhanh chong, kịp thời càng phải thực hiện phân công trách

Page 66: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 65 -

nhiệm cụ thể cho từng bộ phận về công tác chuẩn bị dữ liệu để lập báo cáo kết quả kinh doanh nhằm hỗ trợ cho công việc của kế toán trưởng.

+Một số ý kiến khac : - Công ty có thể đưa ra các chính sách chiết khấu thanh toán khác nhau.

Chẳng hạn như thời hạn thanh toán là 30 ngày nếu thanh toán trước 10 ngày thì khách hàng sẽ hưởng được mức chiết khấu là bao nhiêu, thanh toán trước 15 ngày thì có thể giảm được phí tồn thu hồi nợ, nợ khó đòi,,, có thể sẽ giảm bớt tình trạng nợ dây dưa.

- Sản phẩm quyết định đến thị phần lượng khách hàng, cũng như uy tín của Công ty. Sản phẩm của Công ty có nhiều chủng loại khác nhau, Công ty cần phải có hướng phát triển chủng loại sản phẩm nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay, lượng xe máy ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Thị trường săm lốp xe máy khá hấp dẫn. Chính vì vậy Công ty cần có nhiều nỗ lực cải tiến nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng ngày càng nhiều, với chất lượng ngày càng được nâng cao. Hơn thế nữa, với nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng, Công ty không thể chỉ sản xuất mãi những sản phẩm hiện có mà cần phải nghiên cứu đề xuất sản phẩm mới, chủng loại mới phù hợp với yêu cầu khách hàng về mẫu mã, chất lượng...

Người tiêu dùng thì đa dạng, nhu cầu thói quen mua hàng lại khác nhau, để thúc đầy hoạt động tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận thì Công ty cần phải chú trọng đến việc phân đoạn thị trường, tìm hiểm, nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng trên từng vùng thị trường khác nhau để đưa sản phẩm tiêu thụ đến từng vùng cho phù hợp. Chẳng hạn như ở thị trường Tây nguyên, đường đồi dốc, khó đi lại, họ quan tâm nhiều đến chất lượng và độ bền của sản phẩm. Vì vậy săm lốp ôtô được tiêu thụ rộng.

Ngoài ra Công ty cũng phải tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên bán hàng các kiến thức về sản phẩm của Công ty sản xuất, để nhân viên bán hàng có thể trả lời đầy đủ chính xác những thông tin về sản phẩm; kịp thời cung cấp cho khách hàng.

Page 67: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 66 -

KẾT LUẬN Tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp đều được kế toán đo lường định

lượng thành các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện dưới hình thức giá trị để từ đó cung cấp những thông tin cho việc phân tích, đánh giá, kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh. Để phát huy một cách hiệu lực công cụ kế toán nói chung và đặc biệt là chi phí doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nói riêng, thì việc tổ chức công tác kế toán , xác định kết quả sản xuất kinh doanh phải được cải tiến và hoàn thiện hơn.

Qua thời gian thực tập nghiên cứu tình hình tổ chức công tác chi phí doanh thu và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty, cùng với sự vận dụng những kiến thức đã học ở trường và sự giúp đỡ của thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đỗ, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với nguyện vọng hoàn thiện hơn tổ chức công tác chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều, cũng như thời gian thực tập quá ngắn nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp của các cán bộ kế toán trong Công ty, các thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn của em thật sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đỗ cùng toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty Cao Su Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Ngọc mục lục Lời mở đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về chi phí doanh thu, xác định và phân tích KQHĐSXKD

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích

Page 68: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 67 -

kết quả hoạt động SXKD

1.1.1 Vai trò ý nghĩa của quá trình tiêu thụ thành phẩm, xác định, phân tích kết quả hoạtđông SXKD

1.1.2 Yêu cầu quản lý 1.2 Lý luận chung về doanh thu bán hàng và kết quả hoạt động SXKD 1.2.1 Phương thức bán hàng 1.2.2 Doanh thu bán hàng 1.2.2.1 Khái niêmn 1.2.2.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 1.2.3 Kết quả tiêu thụ 1.2.3.1 Doanh thu bán hàng thuần 1.2.3.2 Giá vốn hàng xuất bán 1.2.3.3 Chi phí bán hàng 1.2.3.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.3 Tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích KQHĐSXKD 1.3.1 Tổ chức kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm, xác định và phân

tích KQHĐSXKD

1.3.1.1 Chứng từ sử dụng 1.3.1.2 Tổ chức tài khoản kế toán 1.3.1.3 Trình tự kế toán 1.3.1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán và lựa chọn hình thức kế toán 1.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết tiêu thụ và xác định KQHĐSXKD 1.3.3 Tổ chức phân tích KQHĐSXKD Chương II: Thực trạng công tác chi phí doanh thu, xác định và

phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất a Đặc điểm tổ chức sản xuất b Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán a Bộ máy kế toán b Hệ thống tài khoản kế toán c Hình thức ghi sổ kế toán d Chương trình kế toán trên máy 2.2 Thực trạng về công tác chi phí doanh thu, xác định và phân tích

KQHĐSXKD tại công ty Cao su Đà Nẵng

2.2.1 Đặc điểm tiêu thụ ở công ty 2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng 2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ 2.2.3.1 Kế toán chiết khấu bán hàng 2.2.3.2 Kế toán hàng bán bị trả lại 2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.5 Kế toán các khoản thanh toán với người mua 2.2.6 Keế toán thuế phải nộp hàng tiêu thụ

Page 69: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 68 -

2.2.7 Kế toán chi phí bán hàng 2.2.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.2.9 Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3 Thực trạng công tác phân tích KQHĐSXKD ở công ty cao su Đà

Nẵng

2.3.1 Tổ chức công tác phân tích và cung cấp thông tin 2.3.2 Nội dung công tác phân tích Chương III: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác

chi phí doanh thu, xác định và phân tích KQHĐSXKD tại công ty cao su Đà Nẵng

3.1 Nhận xét, đánh giá thực trạng công tác chi phí doanh thu thành phẩm, xác định và phân tích KQHĐSXKD ở công ty cao su Đà Nẵng

3.1.1 Nhận xét chung 3.1.2 Nhận xét cụ thể 3.2 Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác chi phí doanh

thu, xác định và phân tích KQHĐSXKD tại công ty cao su Đà Nẵng

Kết luận

Page 70: bctntlvn (75).pdf

Luáûn vàn täút nghiãûp Nguyãùn Thë Kim Ngoüc - 35-21C1

- 69 -

lời cam đoan

Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Ngọc