Bc de tai nckhsp ud nang cao hieu qua giai btmc bang viec dh chon an la hdt

29
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHLÀO CAI N©ng cao hiÖu qu¶ gi¶i bμi tËp m¹ch cÇu b»ng viÖc ®Þnh h-íng lùa chän Èn lμ hiÖu ®iÖn thÕ trong båi d-ìng häc sinh giái vËt lÝ 9 Đào Bích Vân Trƣờng THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai Đinh Ngọc Khắc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai LÀO CAI, THÁNG 5 NĂM 2012 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Transcript of Bc de tai nckhsp ud nang cao hieu qua giai btmc bang viec dh chon an la hdt

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI

N©ng cao hiÖu qu¶ gi¶i bµi tËp m¹ch cÇu

b»ng viÖc ®Þnh h­íng lùa chän Èn lµ hiÖu ®iÖn thÕ

trong båi d­ìng häc sinh giái vËt lÝ 9

Đào Bích Vân Trƣờng THCS Lê Quý Đôn – TP Lào Cai

Đinh Ngọc Khắc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai

LÀO CAI, THÁNG 5 NĂM 2012

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

2

MỤC LỤC

Tóm tắt………………………………………………………………………. 3

Giới thiệu……………………………………………………………………. 4

Phƣơng pháp……………………………………………………………….. 5

Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả…………………………………….. 8

Kết luận và khuyến nghị…………………………………………………… 9

Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 10

Danh mục phụ lục…………………………………………………………. 11

Phụ lục I…………………………………………………………………….. 12

Phụ lục II………………………………………………………………….. 12

Phụ lục III………………………………………………………………….. 23

Phụ lục IV………………………………………………………………….. 24

Phụ lục V…………………………………………………………………... 25

Phụ lục VI…………………………………………………………………… 26

3

BÁO CÁO

Đề tài nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng:

Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hƣớng lựa chọn ẩn

là hiệu điện thế trong bồi dƣỡng học sinh giỏi vật lí 9

Nhóm nghiên cứu:

Đào Bích Vân - Trường THCS Lê Quý Đôn - Thành phố Lào Cai

Đinh Ngọc Khắc - Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai

TÓM TẮT

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được rất nhiều trường và giáo viên quan

tâm, không ít giáo viên gặp khó khăn về phương pháp cũng như về nội dung bồi

dưỡng nâng cao cho học sinh ở phần điện học đặc biệt khi giải bài tập về mạch

cầu – dạng bài tập có tính chất bao trùm của phân môn này. Một số giáo viên đã

chú ý phân tích mạch điện, định hướng học sinh giải bài tập về mạch cầu khuyết

một hay vài thành phần, nhưng chưa chú ý đưa ra dạng bài về mạch cầu có đủ

các thành phần hoặc bài tập ngược của dạng này để bồi dưỡng cho học sinh. Do

vậy khi giải các bài toán về mạch cầu điện trở trên học sinh chưa biết nhận xét

về mạch điện, chưa biết phân tích khai thác triệt để các mối quan hệ giữa các đại

lượng trong mạch cầu, chưa có định hướng lựa chọn đại lượng nào làm ẩn cho

hợp lý mà thường tìm cách tính ngay yếu tố mà bài toán hỏi. Học sinh thường

lập ra những hệ có nhiều phương trình, nhiều ẩn số hoặc nhiều biểu thức toán

học phức tạp dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kết quả, hiệu quả giải

bài toán mạch cầu thấp.

Giải pháp của tôi là: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế

giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm ngẫu nhiên học sinh khối 9 của

trường THCS Lê Qúy Đôn – TP Lào Cai có học lực khá, giỏi và có năng khiếu

vật lý: 10 học sinh của lớp 9 A,B là nhóm thực nghiệm, 10 học sinh của lớp 9

C,D là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế:

Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở khi

bồi dưỡng các nội dung tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở của các

thành phần mạch cầu.

Qua khảo sát thấy học sinh của nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn

hẳn nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị

trung bình là 8,2 cao hơn hẳn điểm của lớp đối chứng là 4,4. Kết quả kiểm

chứng T-test cho thấy p=0,00004< 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Chứng tỏ rằng việc lựa

chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở thành phần đã làm tăng hiệu

quả giải bài tập mạch cầu.

4

GIỚI THIỆU

Trong chương trình vật lý phần điện học của THCS, kiến thức cơ bản trọng

tâm nhất là định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch

hỗn hợp có 3 điện trở. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được đặt ra là từ các kiến thức

cơ bản đó, học sinh phải biết cách giải các bài toán có nhiều điện trở hơn, mắc phức

tạp hơn… Trong quá trình học bồi dưỡng nhóm học sinh này đã được định hướng

và có kỹ năng phân tích mạch điện, biến đổi các mạch điện phức tạp (mạch điện có

các điện trở mắc với nhau không phải là nối tiếp hay song song) thành những mạch

điện cơ bản (các điện trở mắc nối tiếp hoặc song song), đã tính được cường độ dòng

điện I và hiệu điện thể U của một số đoạn mạch phức tạp này. Tuy nhiên ở một số

bài tập về mạch cầu tổng quát( Mạch cầu có đủ cả 5 điện trở) và bài tập ngược của

mạch cầu khuyết thì việc giải bài tập của học sinh còn rất hạn chế.

Từ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm; qua trao đổi với các bạn

đồng nghiệp làm công tác bồi dưỡng học sinh của các trường bạn trong thành phố,

trong tỉnh, và một số tỉnh khác(Thái Bình, Yên Bái, Sơn La…); qua việc theo dõi

tìm hiểu bài làm của học sinh qua các kỳ bồi dưỡng, qua các kỳ thi học sinh giỏi

các cấp nhiều năm và tổng hợp điểm (kết quả) của các em, tôi nhận thấy học sinh

chưa có định hướng đúng đắn để lựa chọn ẩn dẫn đến hiệu quả giải một số bài toán

về mạch cầu rất thấp.

Ví dụ:

- Năm học 2001-2002, trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Lào Cai học sinh đều

giải bài tập mạch cầu bằng cách chọn ẩn là các cường độ dòng điện (theo đại lượng

đề bài yêu cầu tính) đã dẫn đến một hệ 5 phương trình 5 ẩn số và các em đã không

tìm được kết quả do gặp nhiều khó khăn trong giải hệ phương trình.

-Hai năm học 2007-2008 và 2009-2010, trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố

Lào Cai có bài tập số 3 (bài tập về mạch cầu).

+ Những học sinh giải bài tập này bằng cách chọn ẩn số trực tiếp là điện trở x

của phần biến trở (theo đại lượng đề bài yêu cầu tính) dẫn đến những biểu thức

toán học phức tạp( Biểu thức toán học có cả ẩn số bậc hai ở cả tử số và mẫu số).

Học sinh không có đủ thời gian và kỹ năng để xử lý các biểu thức toán học đó để có

được kết quả.

+ Những học sinh phân tích các mối liên hệ và chọn ẩn số là hiệu điện thế U

thì thu được một phương bậc nhất 1 ẩn và dễ dàng tìm giá trị hiệu điện thế ở hai

đầu điện trở x và tính x theo công thức R=U/I.

Qua việc tìm hiểu và rút kinh nghiệm thấy giáo viên dạy bồi dưỡng chưa định

hướng học sinh khai thác mạch điện, lựa chọn ẩn phù hợp hoặc có song chưa khắc

sâu bản chất của việc lựa chọn ẩn số, để học sinh thường lựa chọn ẩn trực tiếp theo

yêu cầu đề bài, dẫn tới quá khó khăn khi tìm kết quả của bài toán.

5

- Giải pháp thay thế: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế

giữa hai đầu điện trở trong giải bài toán về mạch cầu.

- Vấn đề nghiên cứu: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế

giữa hai đầu điện trở có làm tăng hiệu quả giải bài toán mạch cầu hay không?

- Giả thuyết nghiên cứu: Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện

thế giữa hai đầu điện trở trong bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ nâng cao hiệu quả giải

bài tập mạch cầu cho học sinh năng khiếu vật lý.

PHƢƠNG PHÁP

a- Khách thể nghiên cứu:

Tôi lựa chọn trường THCS Lê Quý Đôn TP Lào Cai vì trường có nhiều

thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, có nhiều điều kiện

thuận lợi cho việc nghiên cứu KHSP ứng dụng.

- Giáo viên: Hai cô giáo giảng dạy đều là các cô giáo có nhiều thành tích

trong bồi dưỡng h/s giỏi, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác

giảng dạy và giáo dục học sinh.

+ Cô: Đào Bích Vân – Giáo viên dạy vật lý của trường THCS Lê Quý

Đôn dạy lớp thực nghiệm

+ Cô: Hoàng Thị Thương – Giáo viên dạy lý của trường THCS Lê Quý

Đôn dạy lớp đối chứng

- Học sinh: Chọn hai nhóm học sinh có lực học khá- giỏi vật lý: nhóm một

gồm 10 học sinh của lớp 9 A,B là nhóm thực nghiệm; nhóm 2 gồm 10 học sinh

của lớp 9 C,D là nhóm đối chứng.

Bảng 1: Số lượng, giới tính từng nhóm

Nhóm Tổng số Giới tính

Nam Nữ

1- Lớp 9A, 9B

(Thực nghiệm)

10 3 7

2- Lớp 9C, 9D

(Đối chứng)

10 4 6

6

b- Thiết kế:

Các học sinh được chọn tham gia nghiên cứu là các học sinh khá, giỏi có

năng khiếu về môn Vật lý của trường. Tôi lấy kết quả học kỳ I năm học 2011-

2012 môn Vật lý làm căn cứ xác định hai nhóm được chọn là ngẫu nhiên.

Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

Nhóm Đối chứng Thực nghiệm

Điểm trung bình chung 8,3 8,4

P = 0,522

Qua kết quả trung bình học kì I lớp 9 môn vật lí của nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chứng là tương đương. Chênh lệch điểm trung bình chung môn vật lý

của hai nhóm là 0,1 (rất nhỏ). Kết quả kiểm chứng T-test thì p=0,522>0,05 cho

thấy sự chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là

ngẫu nhiên và việc lựa chọn hai nhóm học sinh để nghiên cứu là phù hợp.

Sử dụng thiết kế 4: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm được

phân chia ngẫu nhiên.

Sau 2 tuần học cả 2 nhóm làm chung 1 đề kiểm tra, thu được kết quả như

sau:

Bảng 3:Thiết kế nghiên cứu

Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động

Thực nghiệm

Được định hướng chọn ẩn là hiệu

điện thế trong quá trình bồi dưỡng

phương pháp giải bài tập mạch cầu.

O3

Đối chứng

Không được định hướng chọn ẩn là

hiệu điện thế trong quá trình bồi

dưỡng phương pháp giải bài tập

mạch cầu.

O4

Ở thiết kế này, sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập.

c - Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị của giáo viên:

- Cô giáo Đào Bích Vân dạy lớp thực nghiệm: định hướng học sinh phân

tích lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế U ở một số điện trở trong mạch cầu.

+ Lựa chọn, sưu tầm bài tập tính cường độ dòng điện, điện trở của một vài

thành phần trong mạch cầu.

+ Chuẩn bị phương pháp giải bài tập trên theo hướng phân tích chọn ẩn số

gián tiếp, để tính được cường độ dòng điện qua các điện trở của mạch cầu (hoặc

giá trị điện trở của một thành phần trong mạch cầu), có thể tính hiệu điện thế ở

hai đầu mỗi điện trở, sau đó vận dụng định luật Ôm để tính ( I=U/R, R=U/I)

7

- Cô giáo Hoàng Thị Thương dạy lớp đối chứng: Không định hướng học

sinh lựa chọn ẩn.

+ Lựa chọn, sưu tầm bài tập ( giống bài của nhóm thực nghiệm)

+ Chuẩn bị phương pháp giải bài tập trên.

* Thực hành dạy thực nghiệm: Thời gian dạy theo thời khóa biểu bồi

dưỡng của nhà trường để đảm bảo tính khách quan.

Bảng 4: Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày Môn học/Lớp Nội dung

Thứ 3

7/2/2012

Vật lý/thực nghiệm

Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế

qua các điện trở của mạch cầu (được

định hướng chọn ẩn là hiệu điện thế)

Vật lý/đối chứng

Tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế

qua các điện trở của mạch cầu (không

được định hướng chọn ẩn là hiệu điện

thế)

Thứ 3

14/2/2012

Vật lý/thực nghiệm

Tính giá trị các điện trở của mạch cầu

(được định hướng chọn ẩn là hiệu điện

thế)

Vật lý/đối chứng

Tính giá trị các điện trở của mạch cầu

(không được định hướng chọn ẩn là hiệu

điện thế)

d- Đo lƣờng và thu thập dữ liệu:

- Đề kiểm tra sau tác động (gồm có 1 bài – Phụ lục III- Trang 23).

- Hướng dẫn chấm bài: Chấm theo đáp án đã xây dựng (Phụ lục IV -

Trang 24).

- Thống kê điểm kiểm tra của học sinh (Phụ lục V - Trang 25).

8

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

a- Phân tích dữ liệu

So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Nhóm Thực nghiệm Đối chứng

Điểm trung bình chung 8,2 4,4

Độ lệch chuẩn 1.206464071 1.744834

Giá trị p của T-test 0.0000351

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn(SMD) 2.177858052

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương

đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết

quả p=0,0000351. Cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung

bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu

nhiên mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 8,2 4,4

2,1778580521,744834

SMD

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn

SMD=2.177858052 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc định hướng chọn ẩn là

hiệu điện thế ở hai đầu điện trở trong việc giải bài tập mạch cầu là rất lớn.

Giả thuyết của đề tài “Định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế

giữa hai đầu điện trở trong bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ nâng cao hiệu quả giải bài

tập mạch cầu cho học sinh năng khiếu vật lý” đã được kiểm chứng.

0

2

4

6

8

10

Nhóm thực

nghiệm

Nhóm đối

chứng

Điểm trungbình chung

Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động

9

b- Bàn luận kết quả

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm

trung bình bằng 8,2, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm

trung bình bằng 4,4. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là O3 – O4 = 3,8; Điều

đó cho thấy điểm trung bình của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác

biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn hẳn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của 2 bài kiểm tra là SMD = 2.2. Điều

này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.

Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của 2

lớp là p=0.0000351< 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung

bình của 2 nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm

thực nghiệm.

* Hạn chế: Định hướng chọn ẩn số là hiệu điện thế trong đa số các bài tập

mạch cầu giúp học sinh thuận lợi trong thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng

mạch cầu và tìm kết quả. Tuy nhiên không phải tất cả các bài tập mạch cầu đều

có phương án tối ưu là chọn ẩn số là hiệu điện thế. Yêu cầu học sinh phải có kỹ

năng nhận xét mạch điện, phân tích các mối liên hệ giữa các đại lượng trong

mạch cầu để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Việc định hướng học sinh lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu

điện trở trong giải bài toán về mạch cầu đã nâng cao hiệu quả giải bài toán mạch

cầu. Giúp giáo viên đang làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thuận lợi hơn

trong việc lựa chọn nội dung cũng như về phương pháp khi bồi dưỡng nâng cao

cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo những học sinh giỏi cho thành

phố, cho tỉnh. Giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy trong việc phân tích,

biến đổi mạch điện (nói chung), và mạch cầu (nói riêng) tìm và thiết lập mối liên

hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố cần tìm để khi biến đổi tìm kết quả đã

tránh được các phép toán phức tạp, và có kết quả nhanh nhất.

* Khuyến nghị:

Với kết quả của đề tài, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm có

thể vận dụng và vận dụng sáng tạo đề tài, để từ đó có thêm một phương pháp

hữu hiệu giải một số bài tập về mạch cầu điện trở và làm tăng hiệu quả bồi

dưỡng học sinh giỏi vật lý trung học cơ sở, từ đó nâng cao số lượng và chất

lượng học sinh giỏi Vật lý cho tỉnh nhà.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài tập Vật lý 9 dùng cho lớp chọn và chuyên Vật lý - Nhà xuất bản giáo dục

1994).

2. Bài tập Vật lý nâng cao 9 - Nhà xuất bản giáo dục 2004.

3. 121 bài tập vật lý nâng cao 9 - Nhà xuất bản giáo dục 1998

4. Các đề thi học sinh giỏi tỉnh Lào cai từ năm 1998 đến năm 2012; Cấp thành

phố từ năm 2002 đến năm 2012. Các đề thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên

tỉnh Lào Cai 5 năm trở lại đây

11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục I. Bảng điểm trung bình môn Vật lí học kì I lớp 9 của nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng.

Phụ lục II. Kế hoạch bài học đối với lớp thực nghiệm.

Phụ lục III. Đề kiểm tra sau tác động đối với hai lớp đối chứng và thực nghiệm.

Phụ lục IV. Cách chấm bài kiểm tra với mỗi lớp.

Phụ lục V. Kết quả bài kiểm tra của hai lớp.

12

PHỤ LỤC I

Bảng điểm trung bình môn Vật lí học kì I lớp 9 của

nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

TT Họ và tên Điểm

TB TT Họ và tên

Điểm

TB

1 Trần Thu Phương 8.7 1 Đặng Quang Trung 8.6

2 Trần Anh Quân 8.2 2 Trần Thùy Dương 8.3

3 Quách Hữu Nhân 8.0 3 Đặng Nhật Vy 8.8

4 Nguyễn Thùy Dương 8.0 4 Đỗ Phương Mai 7.9

5 Lưu Quỳnh Hương 8.0 5 Nguyễn Văn Hướng 8.0

6 Nguyễn Thành Long 8.4 6 Nguyễn Diệu Hoa 8.3

7 Lê Thị Hiên 8.6 7 Đỗ Thu Hà 8.8

8 Phạm Bích Ngọc 8.2 8 Nguyễn Xuân Lợi 8.5

9 Lê Ánh Ngân 9.3 9 Mai Phương Hoa 8.2

10 Nguyễn Thúy Hiền 8.8 10 Nguyễn Hữu Quyền 7.6

PHỤ LỤC II

(Nội dung bài lên lớp với học sinh lớp thực nghiệm)

Thứ 3-7/2/2012

Tiết 1: BÀI TẬP TÍNH CƢỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN QUA CÁC ĐIỆN TRỞ

TRONG MẠCH CẦU.

( Thời gian thực hiện: 75 phút)

I. MỤC TIÊU

Học sinh biết phân tích mạch điện, phân tích được mối quan hệ giữa đại

lượng, lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở trong mạch cầu và

tính cường đội dòng điện theo định luật Ôm I=U/R

II. CHUẨN BỊ:

- Học sinh ôn tập các kiến thức liên quan

-Giáo viên chuẩn bị bài theo chủ đề tính cường độ dòng điện qua các điện trở

trong mạch cầu.

13

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HĐ1( 1’) Đặt vấn đề: Đã biết cách vận dụng định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp,

đoạn mạch song song để giải nhiều bài tập về mạch cầu có một trong 5 điện trở

bằng 0, còn mạch cầu có đủ cả 5 điện trở thì làm thế nào tìm cường độ dòng điện

qua các điện trở... ?

2. HĐ2 (20’) Tìm hiểu, phân tích mạch điện và định hướng giải

Mục tiêu: Phân tích được mạch điện và định được hướng giải

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi

*Giáo viên nêu đầu bài tập

-Học sinh ghi đầu bài và tìm hiểu

đầu bài, nêu rõ các đại lượng cần

tính?

.

H/s: phân tích mạch điện thấy các

điện trở mắc với nhau không rõ điện

trở nào mắc với nhau nối tiếp; song

song

*Gv tổ chức cho h/s thảo luận định

hướng giải và lựa chọn cách giải:

Cách giải 1

Tính trực tiếp các cường độ dòng

điện qua các điện trở dựa trên mối

quan hệ của các cường độ dòng điện

ở các điểm nút…..

Cách giải 2

Tính các cường độ dòng điện theo

định luật Ôm I=U/R( Đã biết giá trị

mỗi điện trở, chỉ cần tính các hiệu

điện thế ở hai đầu mỗi điện trở U1,

U2,U3……….

* Giáo viên tổ chức cho học sinh

thảo luận trên lớp dựa trên dữ kiện

đầu bài, dự đoán số phương trình có

thể lập theo mỗi cách giải trên và sự

khó khăn khi vận dụng kiến thức

toán học, để lựa chọn lấy một

phương án tìm kết quả bài toán.

Bài tập:Cho mạch điện như sơ đồ:

R1 R2

R3 R4

R5

I5

I3 I4D

I1 C I2

A B

Biết R1 = R2 = 1Ω; R3 = 2Ω; R4 = 3Ω;

R5 = 1Ω; UAB = 10V

a.Tính cường độ dòng điện I1, I2 ,I3 , I4 ,I5

b. Xác định chiều dòng điện qua R5

c. Tính điện trở tương đương AB

*Dự kiến cách làm:

- Lựa chọn ẩn là hiệu điện thế U1, U3 ở hai

đầu các điện trở R1, R3.

3. HĐ4(20p). Viết các hệ thức về mối quan hệ giữa hiệu điện thế U với ẩn U1

và U3.

Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã biết viết được các hệ thức về mối quan hệ

giữa hiệu điện thế U với ẩn U1, U3 và các điện trở R1, R3, …..

Chọn ẩn số là hiệu điện thế ở Bài giải

14

hai đầu điện trở R1, R3: U1, U3.

-H/s Tính U5 theo U1, U3.

-H/s viết phương trình cường độ

dòng điện tại nút C và tính theo

ẩn U1, U3 và các điện trở

R1,R2,R5…..

H/s viết phương trình cường độ

dòng điện tại nút D và tính theo

ẩn U1, U3 và các điện trở

R4,R5,R3….

a ,- Lựa chọn ẩn số là hiệu điện thế ở 2 đầu R1

là U1, ở hai đầu R3 là U3.

-Đoạn mạch ADC có: 3 5 1 5 1 3U U U U U U

-Tại C có: I2=I1+I5

5 1 32 1 1 1

2 1 5 2 1 5

1 1 1 3

1 33 1

U U UU U U U U

R R R R R R

U U U U U

U U U

- Tại D có: I3 = I4 + I5

3 5 3 3 1 34

3 4 5

3 3 1 3 3 1

3 1

3 1

2 3 1

3 2 2 6 6 11 2 6

2 11 6

5,5 3 2

U U U U U U UU

R R R

U U U U U U U U

U U U

U U U

4. HĐ4:(20’) Giải toán.

Mục tiêu: H/s vận dụng được các kiến thức toán học để giải được hệ 2 phương

trình 2 ẩn số trên và tính các kết quả của bài toán.

Hãy vận dụng các phép

biến đổi toán học để tính

U1, U3?

-Hãy tính U2, U4, U5?

-Hãy tính các cường độ

dòng điện I1, I2 ,I3 , I4 ,I5

thông qua định luật Ôm?

?Vậy chiều dòng điện qua

R5 là chiêu nào, Vì sao?

? Tính điện trở tương

Giải hệ phương trình: 1 3

1 3

3 10

3 5,5 10

U U

U U

Ta có: 3 3

204,5 20 4,4( )

4,5U U V

Và: 31

10 10 4,4 14,44,8( )

3 3 3

UU V

Vậy:

2

4

5 1 3

10 4,8 5,2( )

10 4,4 5,6( )

4,8 4,4 0,4( )

U V

U V

U U U V

Cường độ dòng điện qua các điện trở

11

1

22

2

33

3

44

4

5

4,84,8( )

1

5,25,2( )

1

4,42, 2( )

2

5,61,8( )

3

0,40,4( )

1

UI A

R

UI A

R

UI A

R

UI A

R

I A

b) Dòng điện qua R5 có chiều từ D đến C (do I5>0)

c) Điện trở tương đường của đoạn mạch AB

15

đương của đoạn mạch trê

1 3

10 101,4( )

4,8 2,2 7

ABAB

UR

I I

* Bài tập vận dụng:

-Giáo viên cho học sinh

làm bài tại lớp( 20 phút)

*Giáo viên giao bài tập về

nhà( Hai bài)

Bài vận dụng tại lớp

Cho mạch điện như sơ đồ. Biết UAB= 6V, R1=R2= R3

= 2Ω; R4= 3Ω; R5= R6= 1Ω, R7=4Ω điện trở của các

Am pe kế vô cùng nhỏ, điện trở của Vôn kế vô cùng

lớn.

A1

V

A2

R1 R2 R3 R4

R7

R6

R5

A

B

a. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở?

b, Tính số chỉ của các Am pe kế và của vôn kế?

Bài về nhà số 1:

Cho mạch điện như sơ đồ:

BAM N

R1

R2

R3

R4R5

Biết R1 = R2 = 1Ω; R3 = 2Ω; R4 = 3Ω; R5 = 4Ω

UAB = 36V

Tính : Cường độ dòng điện qua đoạn MN.

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB ?

Bài về nhà số 2:

1, Hai điện trở được mắc vào mạch điện có hiệu điện

thế U=12V. Khi mắc nối tiếp cường độ dòng điện qua

mạch chính là 3A, khi mắc song song, dòng điện tổng

cộng có cường độ 16A. Hãy tìm các điện trở đó.

2, Dùng điện trở có giá trị nhỏ R đã tìm thấy ở (1) và

mắc vào mạch điện có sơ đồ hình dưới. Cho U=5V ,

điện trở của Am pe kế RA= R

16

A

A

B

C

R1

R2

R3

R

M N a, Tính số chỉ của Am pe kế khi R1 = R2 = R3 = R.

b, Dịch chuyển các con chạy A,C để R1 = R3 = 2R,

giữ nguyên vị trí con chạy B, tính số chỉ của Am pe

kế.

Chú ý:

- Vì lý do về thời gian nên tôi không cho học sinh giải bài tập theo cách

thứ nhất trên lớp, mà giao về nhà để các em làm. Tôi yêu cầu các em ngoài việc

tìm ra kết qủa bài toán, các em còn phải so sánh hai cách giải bài này để rút ra

những thuận lợi, khó khăn khi giải bài tập bằng mỗi cách, và đánh giá, lựa chọn

phương án tối ưu nhất

- Sau đây là một dự kiến bài giải theo cách 1- Áp dụng trên sơ đồ mạch

điện đã cho.

* Lập các phương trình về các cường độ dòng điện

Giả sử chiều dòng điện qua R5 từ C-> D-- Gọi dòng điện qua các điện trở lần

lượt là I1, I2, I3, I4 ,I5.

Tại C có: I2 = I1 + I5. (1)

Tại D có: I3 = I5 + I4. (2)

Xét đoạn mạch ACB có: 1 2 1 1 2 2ABU U U I R I R

Hay: 1 2 10I I (3)

Xét đoạn mạch ADBcó: 3 4 3 3 4 4ABU U U I R I R

3 42 3 10I I (4)

Xét đoạn mạch ACD có: 1 3 5U U U 1 1 3 3 5 5I R I R I R

1 3 52I I I (5)

*Giải hệ 5 phương trình 5 ẩn số trên

Từ (3) ta có: I2=10-I1

Trừ vế với vế của (5) cho (1) ta được: 2I1-I2= 2I3 (6)

Thay I2=10-I1 vào (6) được 2I1-(10-I1 ) = 2I3 (6) => 3I1-10 = 2I3

Vậy I3 = 3/2 I1-5

Từ (1) ta có I5 = I2 – I1=10-2I1.

Vậy I5 =10-2I1

17

Từ (2) ta có:

I4 =I3 – I5=3/2 I1-5 - I3 - (10-2I1 )

= 7/2I1 -15

Vậy I4 = 7/2I1 -15

Thay I3= 3/2 I1-5 và I4 = 7/2I1 -15 vào (2) và tính được 27/2 I1 -55= 10

Vậy: I1= 130/27 =4,8 (A)

Suy ra: I2=10-I1= 10- 4,8 = 5,2 (A)

I3 = 1,5I1 – 5 = 2,2 (A)

I4= 7/2I1 -15 =1,8 (A)

I5 =10-2I1 = 0,4(A) )

- Rõ ràng việc giải hệ 5 phương trình 5 ẩn số với học sinh THSC là thật

quá sức , đặc biệt khó khăn hơn với khoảng thời gian ngắn. Vậy ưu thế của cách

giải 2 thật hiệu quả và nổi bật.

………………………………………………………..

Thứ 3-14/2/2012

Tiết 2: BÀI TẬP TÍNH ĐIỆN TRỞ TRONG MẠCH CẦU.

( Thời gian thực hiện: 76 phút)

I. MỤC TIÊU

-Học sinh biết phân tích mạch điện, phân tích được mối quan hệ và viết được

các hệ thức để tính điện trở tương đương, cường độ dòng điện,và hiệu điện thế ở

các điện trở trong mạch cầu

- Biến đổi được các biểu thức toán học để tìm kết quả.

II. CHUẨN BỊ:

- Học sinh ôn tập các kiến thức liên quan

-Giáo viên chuẩn bị bài theo chủ đề tính điện trở trong mạch cầu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. HĐ1( 2phút) Đặt vấn đề: Đã biết cách vận dụng định luật Ôm, đoạn mạch nối

tiếp, đoạn mạch song song để tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch( dụng cụ đo

điện) có điện trở nhỏ không đáng kể; Vấn đề đặt ra làm thế nào để tính một điện

trở trong mạch cầu khi biết cường độ dòng điện qua đoạn mạch( dụng cụ đo điện)

trên???

2. HĐ2 (20phút) Tìm hiểu, phân tích mạch điện và định hướng giải

Mục tiêu: Phân tích được mạch điện và định được hướng giải

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi

18

Giáo viên nêu đầu bài tập

-Học sinh ghi đầu bài và tìm

hiểu đầu bài, nêu rõ các đại

lượng cần tính?

.

H/s: phân tích mạch điện

thấy các điện trở mắc với

nhau không rõ điện trở nào

mắc với nhau nối tiếp; song

song

Gv tổ chức cho h/s thảo luận

định hướng giải và lựa chọn

cách giải:

Cách giải 1

Tìm vị trí con chạy C tức là

xác định giá trị điện trở RMC,

RCN … , lựa chọn luôn hai

yếu tố trên làm ẩn.

Cách giải 2

Có thể tính giá trị RMC, RCN

khi tính được hiệu điện thế

UMC, UCN, và giá trị các

cường độ dòng điện qua đó

* Giáo viên tổ chức cho học

sinh thảo luận trên lớp dựa

trên dữ kiện đầu bài, dự đoán

số phương trình có thể lập

theo mỗi cách giải trên và sự

khó khăn khi vận dụng kiến

thức toán học, để lựa chọn

lấy một phương án tìm kết

quả bài toán.

Bài tập:Cho mạch điện như sơ đồ:

Cho mạch điện như sơ đồ

R1 = 3 Ω; R2 = 6 Ω; RMN = 6 Ω; UAB = 7 V

Tìm vị trí của con chạy C để ampe kế chỉ 1/3.

R1 R2D

C

AA B

M N

Việc tìm vị trí con chạy C quy về việc tìm điện trở

RMC = x.

Hướng giải: Tính giá trị của phần biến điện trở

RMC thông qua việc tính hiệu điện thế ở hai đầu R1

tức là hiệu điện thế ở hai đầu MC tức là tính hiệu

điện thế ở hai đầu R1.

3. HĐ3(15phút): Viết các hệ thức hiệu điện thế tính U1, và tính hiệu điện thế giữa

hai đầu R2 là U1

Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã biết viết được các hệ thức hiệu điện thế ở các

điện trở trong mạch cầu, tính được U1, U2

19

*Gv yêu cầu h/s dựa trên

việc phân tích mạch điện đặt

tên cho các ẩn.

-Viết hệ thức về mối quan hệ

giữa các cường độ dòng điện

tại nút D và tính theo ẩn U1,

U và các giá trị điện trở R1,

R2

-Hãy tính hiệu điện thế U1,

U2

Bài giải

-Gọi:

+ Hiệu điện thế giữa 2 đầu R1: U1

+Điện trở của doạn mạch MC là RMC, của đoạn

mạch CN là RCN.

+ Giả sử dòng điện qua (A) có chiều từ D → C.

- Xét tại nút D ta có:

1 2 1 2A AI I I I I I

Hay : 1 2 1 1

1 2 1 2

A

U U U U UI

R R R R

Thay số : 1 11 1

12 2

3 3 6

U U UU U U

Vậy : 1 2

2 2 73( ) 7 3 4( )

3 3

UU V U V

3. HĐ3(15phút): Tính RMC, RCN

Mục tiêu: Thiết lập hệ thức về mối quan hệ giữa UMC,UCN và RMC(R3), RCN(R4).

Giải toán để tìm kết quả

- Phân tích và vẽ lại

mạch điện

-Thiết lập mối quan

hệ giữa cường độ

dòng điện qua

RMC,RCN và Am pe

kế.

-Giải toán tính RMC

-Vì RA=0 mạch điện được mắc như sau :

(R1//RMC)nt(R2//RCN) →U3= UMC=3V, U4 =UCN= 4V.

-Tại C có : 34

4 3

A CN MC

UUI I I

R R

Thay số: Hay 21 4 315 54 0

3 6x x

x x

(RMC = x )

Giải phương trình ta có : x1 = 3 Ω

x2 = - 18 Ω < 0 (loại)

Vậy RMC= 3 Ω

Khi con chạy C ở chính giữa giữa biến trở thì ampe kế chỉ

1

3 (A) ; chiều dòng điện từ D → C.

ampe kế chỉ 1

3 (A) ; chiều dòng điện từ D → C.

Bài vận dụng

Bài làm tại lớp:

Cho mạch điện như hình vẽ dưới.

20

- Giáo viên cho học

sinh làm bài tại lớp

(23 phút)

Giáo viên giao bài

tập về nhà( Hai bài)

R1 R2

M

P Q

N

D

P

C

Biết UMN= 7V và không đổi, R1 =3Ω, R2 =6Ω, PQ là một

dây dẫn dài 1,5m, tiết diện không đổi S=0,1mm2, điện trở

suất 4.10-7

Ωm. Am pe kế và các dây nối có điện trở nhỏ

không đáng kể.

1. Tính điện trở của dây dẫn PQ?

2. Dịch con chạy C tới vị trí sao cho chiều dài PC=1/2CQ.

Tính số chỉ của Am pe kế?

3. Xác định vị trí con chạy C để Am pe kế chỉ 1A.

Bài về nhà số 1:

Cho mạch điện như hình vẽ dưới.

R1 R2D

C

AA B

M N

Biết R1 =20Ω, R2=30Ω, RNM là một biến trở có giá lớn nhất

là 100Ω, UAB= 20V không đổi. Am pe kế và các dây nối có

điện trở nhỏ không đáng kể.

a, Khi RMC=40 Ω.

Tìm số chỉ và chiều dòng điện qua Am pe kế.

b, Xác định vị trí con chạy C để Am pe kế chỉ giá trị nhỏ

nhất? Chỉ 0,1A?

c. Am pe kế sẽ chỉ các giá trị trong khoảng nào khi con chạy

C của biến trở di chuyển từ M đến N.

Bài về nhà số 2

Cho mạch điện như hình vẽ.

A

21

A

V1 V2

R1

Rb

R2

A B

UAB = 30V, R1 = R2 = 5Ω

R3 = 3Ω, Rb là một biến trở có điện trở toàn phần bằng

20 Ω, điện trở của Am pe kế vô cùng nhỏ, điện trở của các

Vôn kế vô cùng lớn.

Tìm vị trí con chạy C của biến trở để:

-Am pe kế chỉ 1/8A?

- Hai vôn kế chỉ cùng giá trị?

Chú ý

-Vì lý do về thời gian nên tôi không cho học sinh giải bài tập này theo cách

thứ nhất trên lớp, mà giao về nhà để các em làm. Tôi yêu cầu các em ngoài việc

tìm ra kết qủa bài toán, các em còn phải so sánh hai cách giải bài này để rút ra

những thuận lợi, khó khăn khi giải bài tập bằng mỗi cách, và đánh giá, lựa chọn

phương án tối ưu nhất

- Sau đây là một dự kiến bài giải theo cách 1- Áp dụng trên sơ đồ mạch điện

đã cho.

Vì RA=0 nên mạch điện có dạng: (R1//RMC)nt(R2//RCN)

+ Gọi điện trở RMC = x

Và RCN = R – x = 6 – x.

+ Điện trở của mỗi đoạn mạch:

11

1

22

2

. 3

3

. (6 )6

12

MCMC

MC

CNCN

CN

R R xR

R R x

R R xR

R R x

+ Điện trở tương đương của cả mạch: 2

1 2

3 6(6 ) 3 54 108

3 12 (3 )(12 )AB MC CN

x x x xR R R

x x x x

Hiệu điện thế ở hai đầu RADC; RCDB

1 2 2

2 2 2

7(3 )(12 ) 3 3.7(12 ). .

3 54 108 3 3 54 108

7(3 )(12 ) (6 )6 7.6(3 )(6 ). .

3 54 108 12 3 54 108

ADC MC

CDB RN

x x x x xU I R

x x x x x

x x x x xU I R

x x x x x

22

Cường độ dòng điện mạch chính: 2

7(3 )(12 )

3 54 108

AB

AB

U x xI

R x x

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1, R2

1 2 2

1

2 2 2

2

3.7(12 ) 7(12 )

(3 54 108)3 3 54 108

7.6(3 )(6 ) 7(3 )(6 )

(3 54 108)6 3 54 108

ADC

CDB

U x x x xI

R x x x x

U x x x xI

R x x x x

Giả sử dòng điện qua (A) có chiều từ D → C có:

1 2

2 2

2

2

2

1 7(12 ) 7(3 )(6 )

3 3 54 108 3 54 108

3 54 108 3 7(12 ) 7(3 )(6 )

18 36 7(12 ) 7(3 )(6 )

15 54 0

AI I I

x x x x

x x x x

x x x x x x

x x x x x x

x x

Giải phương trình bậc 2 trên ta có:

x1 = 3 (Ω)

x2 = -18 (Ω) < 0 (loại

Vậy khi con chạy C ở chính giữa giữa biến trở thì ampe kế chỉ 1

3 (A) ;

chiều dòng điện từ D → C.

- Rõ ràng việc việc lập ra và biến đổi các hệ thức trên là phức tạp hơn cách

giải 2 rất nhiều.( hệ thức chứa ẩn số bậc 2 ở cả tử số và mẫu số), đó chính là vấn

đề đã hạn chế việc tìm ra kết quả bài toán của học sinh khi làm bài về dạng này.

Vậy ưu thế của cách giải 2 thật hiệu quả và nổi bật.

…………………………………………………………….

23

PHỤ LỤC III

ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

(Thời gian làm bài :70 phút)

Bài 1 : (5 điểm)

Cho mạch điện như sơ đồ:

Biết R1 == 2Ω, R4 = 6Ω; R2 =R5 = 2Ω; R3 = 4Ω; UAB = 20V

Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?

R1

R2

R3

R4

A

B

R5DC

Bài 2 :(5 điểm)

Cho mạch điện như sơ đồ:

Biết R1 = 4Ω; R2 = 8Ω; UMN = 4,8V;

AB là biến trở có điện trở toàn phần bằng 8Ω.; RA = 0.

Xác định vị trí con chạy C để am pe kế chỉ 0,4A?

R1 R2

M N

A

C

B

A

…………………………………………………………………………

A

24

PHỤ LỤC IV

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM CỦA BÀI KIỂM TRA

Bài 1(5 đ)

* Giải bài theo phương pháp lựa chọn ẩn là các cường độ dòng điện

- Vẽ lại sơ đồ mạch điện( có dạng như bài tập 1 ) 0,5đ

- Thiết lập được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện:

I2 = I1 + I5. (1) 0,5đ

I3 = I5 + I4. (2) 0,5đ

1 2 10I I (3) 0,5đ

3 42 3 10I I (4) 0,5đ

1 3 52I I I (5) 0,5đ

- Giải được hệ 5 pt 5 ẩn số trên được kết quả: 2,0đ

I1=4,8 (A); I2=5,2 (A);

I3=2,2 (A); I4=1,8 (A);

I5=0,4A.

* Giải bài theo phương pháp chọn hiệu điện thế U1 và U3 làm ẩn

- Vẽ lại mạch điện và đánh dấu chiều dòng điện qua các điện trở 0,5đ

- Thiết lập được phương trình về mối liên hệ giữa các cường độ

dòng điện I1,I5,I2 thông qua hiệu điện thế U1 , U3, U: 1,0đ

- Thiết lập được phương trình về mối liên hệ giữa các cường độ

dòng điện I4,I5,I3 thông qua hiệu điện thế U1 , U3, U: 1,0đ

- Giải hệ 2pt 2 ẩn số trên có:

U1= 9,6V, U3= 8,9V

- Tính được U2, U4, U5:

U2= 10,4V, U4= 11,1V, U5= 0,7V 0,5đ

- Tính được các cường độ dòng điện: 2,0đ

I1=4,8 (A); I2=5,2 (A);

I3=2,2(A); I4=1,8 (A);

I5=0,4A.

Bài 2: (5 đ)

* Giải theo phương pháp chọn ẩn trực tiếp là điện trở của biến trở làm ẩn

- Gọi RAC= x, RCB= R-x 0,5đ

- Vẽ lại mạch điện có : (R1// x) nt( R2 // R-x) 0,5đ

- Tính được các điện trở của các đoạn mạch R1,x và R2, R-x và RAB 0,5đ

- Tính được cường độ dòng điện mạch chính I 0,5đ

- Tính được hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch R1,x và R2, R-x 0,5đ

25

- Tính được cường độ dòng điện qua R1 và R2 0,5đ

- Thiết lập được IA= I1-I2 0,5đ

- Biến đổi tính được x1= 5,57 Ω ; x1= -9,57 Ω 1,0đ

Vậy con chạy C của biến trở ở vị trí sao cho RAC= 5,57Ω

thì am pe kế chỉ 0,4A , dòng điện có chiều từ dưới lên. 0,5đ

* Giải theo phương pháp chọn hiệu điện thế U1 làm ẩn

- Thiết lập được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện IA,I1,I2

thông qua hiệu điện thế U1 , U và tính được U1= 8/3V 1,5đ

- Vẽ lại mạch điện có : (R1// x) nt( R2 // R-x) và suy ra:

U1,x= U1=8/3V

U2,R-x= U2=6,4/3V 1,đ

- Thiết lập được mối liên hệ giữa các cường độ dòng điện IA,Ix,IR-x

thông qua hiệu điện thế U1,x , U2,R-x và điện trở x và R-x 1,5đ

- Biến đổi tính được x1= 5,57 Ω ; x1= -9,57 Ω 0,5d

* Vậy con chạy C của biến trở ở vị trí sao cho RAC= 5,57 Ω

thì am pe kế chỉ 0,4A ,dòng điện có chiều từ dưới lên. 0,5đ

……………………………………….

Ghi chú: Nếu học sinh giải bài theo cách khác vẫn cho điểm tối đa

PHỤ LỤC V

Bảng điểm bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng:

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

TT Họ và tên Điểm TT Họ và tên Điểm

1 Trần Thu Phương 7.5 1 Đặng Quang Trung 3.5

2 Trần Anh Quân 6.0 2 Trần Thùy Dương 6.5

3 Quách Hữu Nhân 9.5 3 Đặng Nhật Vy 4.5

4 NguyễnThùy Dương 7.0 4 Đỗ Phương Mai 6.5

5 Lưu Quỳnh Hương 10.0 5 Nguyễn Văn Hướng 2.5

6 Nguyễn Thành Long 8.0 6 Nguyễn Diệu Hoa 2.5

7 Lê Thị Hiền 9.0 7 Đỗ Thu Hà 4.5

8 Phạm Bích Ngọc 9.0 8 Nguyễn Xuân Lợi 2.0

9 Lê Ánh Ngân 8.0 9 Mai Phương Hoa 6.5

10 Nguyễn Thúy Hiền 8.0 10 Nguyễn Hữu Quyền 5.0

26

PHỤ LỤC VI

Nhận xét bài làm học sinh ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

a. Nhóm đối chứng:

- Nhìn chung đều làm bài phương pháp chọn trực tiếp là đại lượng mà bài

yêu cầu tính làm ẩn, vận dụng được kiến thức vật lý để thiết lập các mối quan hệ

giữa các đại lượng đã cho và cần tính (Có ba em thiết lập được rất ít).

- Khi giải bài tập, biến đổi các hệ thức đã gặp phải các khó khăn: không

đủ thời gian để giải hệ 5 phương trình, 5 ẩn số và không biến đổi được biểu thức

toán học có ẩn bậc hai cả ở tử số và mẫu số.

b. Nhóm thực nghiệm

- Có kết quả khá cao, các em đều có kết quả cho hai bài tập của bài kiểm

tra.

- Các em đều vận dụng được kiến đã được bồi dưỡng( Không lựa chọn

trực tiếp đại lượng bài yêu cầu làm ẩn, mà lấy hiệu điện thế U làm ẩn), do vậy

làm bài ngắn gọn, chặt chẽ, do không mất nhiều thời gian biến đổi các biểu thức

toán học để tìm kết quả.

Vậy thông qua các bài làm cuả học sinh ở hai lớp thấy được ưu thế của

việc định hướng chọn ẩn số là hiệu điện thế U trong khi giải một số bài toán về

mạch cầu.

…………………………………………………………………..

27

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

1. Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả giải bài tập mạch cầu bằng việc định hƣớng

lựa chọn ẩn là hiệu điện thế trong bồi dƣỡng học sinh giỏi vật lí 9

2. Những người tham gia thực hiện: Đào Bích Vân; Đinh Ngọc Khắc

3. Họ tên những người đánh giá:………………………………………………

……………………………………………4. Đơn vị công tác: ..........................

..............................................................................................................................

5. Ngày họp: …………………………………6. Địa điểm họp: ........................

..............................................................................................................................

7. Ý kiến đánh giá:

Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Điểm

đánh

giá

Nhận xét

1. Tên đề tài

- Thể hiện rõ nội dung,

đối tượng và tác động.

- Có ý nghĩa thực tiễn.

5

2. Hiện trạng

- Nêu được hiện trạng.

- Xác định được nguyên

nhân gây ra hiện trạng

-Chọn được một nguyên

nhân để tác động

5

3. giải pháp thay thế

-Mô tả rõ ràng giải pháp

thay thế.

- Giải pháp khả thi và có

hiệu quả.

- Một số nghiên cứu gần

đây liên quan đến đề tài

10

4. Vấn đề nghiên cứu,

giả thuyết nghiên cứu

- Trình bày rõ ràng vấn

5

28

đề nghiên cứu dưới dạng

câu hỏi.

- Xác định được giả

thuyết nghiên cứu.

5. Thiết kế

- Lựa chọn thiết kế phù

hợp, đảm bảo giá trị của

nghiên cứu.

5

6. Đo lƣờng

- Xây đựng được công

cụ và thang đo phù hợp

để thu thập dữ liệu

- Dữ liệu thu được đẩm

bảo độ tin cậy và độ giá

trị

5

7. Phân tích dữ liệu và

bàn luận kết quả

- Lựa chọn phép kiểm

chứng thống kê phù hợp

với thiết kế.

-Trả lời rõ vấn đề

nghiên cứu.

5

8. Kết quả

- Kết quả nghiên cứu đã

giải quyết được các vấn

đề đặt ra trong đề tài đầy

đủ, rõ ràng, có tính

thuyết phục.

30

29

- Những đóng góp của

đề tài nghiên cứu.

- Áp dụng các kết quả:

(Triển vọng áp dụng tại

địa phương, cả nước…)

9. Minh chứng cho các

hoạt động nghiên cứu

của đề tài

- Kế hoạch bài học, bài

kiểm tra, bảng điểm,

thang đo, đữ liệu thô..

( Đầy đủ, khoa học,

mang tính thuyết phục)

35

10.Trình bày báo cáo

- Văn bản viết( Cấu trúc

khoa học, hợp lý, diễn

đạt mạch lạc, hình thức

đẹp)

- Báo cáo kết quả trước

hội đồng (rõ ràng, mạch

lạc, có tính thuyết phục)

5

Tổng cộng

100