Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

114
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thu Nga Sinh viên thực hiện: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Transcript of Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Page 1: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỆ CHÍNH QUY

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG

LƯU XÁ THÁI NGUYÊN THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thu Nga

Sinh viên thực hiện: Mai Hoàng Thái

Lớp: K8 – TCDN A

Thái Nguyên, năm 2015

Page 2: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này em đã được sự hỗ trợ và

giúp đỡ rất nhiều của thầy cô giảng viên khoa Tài Chính - Ngân Hàng trường

Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh. Cũng như sự hướng dẫn tận tình của

cô Nguyễn Thu Nga đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt này. Trong quá

trình làm bài khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy cô chỉ dẫn và giúp đỡ tận

tình cho em. Em xin chân thành cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày…..tháng …..năm 2015

Sinh viên thực hiện

Page 3: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

TRƯỜNG ĐHKT&QTKD

KHOA NGÂN HÀNG-TÀI

CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Mai Hoàng Thái

Lớp: K8 – TCDN A

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thu Nga

Tên chuyên đề báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của Nhà máy xi măng

Lưu Xá Thái Nguyên thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Nội dung nhận xét:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

................................................

Đánh giá và cho điểm:

..........................................................................................................................................

............................................................................................................

Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2015

Giáo viên hướng dẫn

Page 4: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

TRƯỜNG ĐHKT&QTKD

KHOA NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên sinh viên: Mai Hoàng Thái

Lớp: K8 – TCDN A

Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thu Nga

Tên chuyên đề báo cáo thực tập: Phân tích tình hình tài chính của Nhà máy xi măng

Lưu Xá Thái Nguyên thông qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.

Nội dung nhận xét:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

................................................

Đánh giá và cho điểm:

..........................................................................................................................................

............................................................................................................

Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2015

Giáo viên phản biện

Page 5: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaDANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014.......13

Bảng 1.2: Kết quả hoạt đông kinh doanh của Nhà máy xi măng Lưu Xá...21

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động doanh thu của Nhà máy trong giai đoạn

2012 - 2014.........................................................................................................25

Bảng 2.2: Phân tích tình hình chi phí tại Nhà máy trong giai đoạn 2012 –

2014....................................................................................................................27

Bảng 2.3: Lợi nhuận của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014..................29

Bảng 2.4: Tỷ lệ các khoản phải thu với khoản phải trả giai đoạn 2012 – 2014...31

Bảng 2.5: Tỷ lệ các khoản phải trả so với tài sản lưu động..........................32

Phụ lục 1 : Bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2012 – 2013.....................55

Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 -

2014....................................................................................................................58

SV: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Page 6: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaDANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy xi măng Lưu Xá.................14

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá16

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.....................................................17

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy xi măng Lưu Xá...............22

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính......25

Sơ đồ 1.6: Hình thức nhật ký chứng từ...............................................................26

SV: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Page 7: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCKQHĐSXKD Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng CĐKT Bảng cân đối kế toán

NK - CT Nhât ký – chứng từ

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

TM Tiền mặt

VLĐ Vốn lưu động

VCĐ Vốn cố định

HTK Hàng tồn kho

SV: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Page 8: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaMỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ

THÁI NGUYÊN..................................................................................................3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy xi măng Lưu Xá..............3

1.1.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá.......................................................3

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng Lưu xá..............3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy xi măng Lưu Xá..................................5

1.2.1 Chức năng....................................................................................................5

1.2.2 Nhiệm vụ......................................................................................................5

1.3 Đặc điểm hoạt động của nhà máy xi măng Lưu Xá...................................6

1.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại Nhà máy xi măng Lưu xá.........6

1.3.2 Kết cấu sản xuất tại Nhà máy......................................................................7

1.3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy................8

1.4 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy10

1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................................................10

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.................................................11

1.5 Đặc điểm về lao động..................................................................................13

1.5.1 Cơ cấu lao động.........................................................................................13

1.5.2 Chế độ làm việc.........................................................................................14

1.5.3 Điều kiện làm việc và tổ chức đời sống cho người lao động.....................15

1.6 Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy......................................................15

1.6.1 Cơ cấu bộ máy kế toán..............................................................................15

1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán......................................16

1.6.3 Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy......................................................17

1.7 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây và

định hướng phát triển Nhà máy trong giai đoạn tới.....................................21

1.7.1 Kết quả hoat động kinh doanh của Nhà máy trong những năm qua.........21

1.7.2 Định hướng phát triển nhà máy trong giai đoạn sắp tới...........................22

SV: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Page 9: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaPHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN THÔNG QUA BÁO

CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.....................23

2.1. Công tác tổ chức tài chính và cơ chế quản lý tài chính của Nhà máy...23

2.1.1. Công tác tổ chức tài chính của Nhà máy..................................................23

2.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà máy.....................................................23

2.2 Tinh hình tài chính của Nhà máy Xi măng Lưu Xá Thái Nguyên thông

qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh....................................24

2.2.1 Phân tích kết cấu và biến động của doanh thu..........................................24

2.2.2 Phân tích tình hình chi phí.........................................................................26

2.2.3 Phân tich tình hình lợi nhuận của Nhà máy..............................................29

2.3 Phân tích khả năng thanh toán của Nhà máy xi măng Lưu Xá.............30

2.3.1Tình hình thanh toán...................................................................................30

2.3.2 Khả năng thanh toán.................................................................................32

2.4 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động của Nhà máy........................................36

2.4.1 Phân tích khả năng hoạt động...................................................................37

2.4.2 Phân tích khả năng sinh lời.......................................................................40

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN..........................................................46

3.1 Đánh giá tình hình tài chính của Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên

............................................................................................................................46

3.1.3 Những thành tựu đạt được.........................................................................46

3.1.3 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................47

3.2 Định hướng phát triển Nhà máy trong thời gian tới...............................48

3.3 Một số giải pháp cải thiên tình hình tài chính tại Nhà máy....................49

3.4 Kiến nghị......................................................................................................51

3.5 Kết luận........................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................54

SV: Mai Hoàng Thái Lớp: K8 – TCDN A

Page 10: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh

ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế là xu thế hội nhập kinh tế quốc

tế đã tạo cho các công ty rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng bên cạnh đó cũng

gây ra không ít khó khăn, thử thách cho các công ty. Trong bối cảnh đó, để có

thể tồn tại và phát triển góp phần vào sự lớn mạnh của đất nước, đòi hỏi bản

thân mỗi công ty phải năng động và chủ động trong từng bước đi của mình cũng

như có kế hoạch phát triển đúng đắn và hợp lý.

Muốn tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc để có thể phát triển một

cách nhanh chóng và bền vững, đòi hỏi các công ty phải không ngừng tìm cách

nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển mở rộng thị trường và kết hợp phát huy

hiệu quả công tác tổ chức quản lý trong công ty với việc phát huy hiệu quả phân

tích hoạt động tài chính của công ty. Bởi hoạt động tài chính là một bộ phận

quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với

hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều này, các công ty phải luôn

quan tâm đến tình hình tài chính, phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh.

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các

công ty và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính,

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty cũng như xác định

được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh

cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của công ty. Từ đó họ có thể đưa ra

những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất

lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Là một sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp với những kiến thức

được thầy cô trang bị ở trường, chúng em cũng nhận được tầm quan trọng của

việc phân tích tài chính trong mỗi công ty. Do đó trong quá trình thực tế tại Nhà

SV: Mai Hoàng Thái 1 Lớp: K8 – TCDN A

Page 11: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngamáy xi măng Lưu Xá, qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế kết hợp với những kiến

thức đã học chúng em quyết định lựa chọn chuyên đề: “ Phân tích tình hình tài

chính tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên thông qua Báo cáo kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh” để nghiên cứu.

Nội dung của bài báo cáo bao gồm:

Phần 1: Khái quát chung về Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên

Phần 2: Phân tích tình hình tài chính tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên

thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phần 3: Nhận xét và kết luận

SV: Mai Hoàng Thái 2 Lớp: K8 – TCDN A

Page 12: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy xi măng Lưu Xá

1.1.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá

- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp nhà máy xi

măng Lưu Xá.

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Luu Xa Cement Factory.

- Địa chỉ: Phường Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái nguyên.

- Giám đốc công ty: Nguyễn Công Bằng

- Điện thoại: 0280.855113 – 852203, Fax: 0208.857622

- Tài khoản: 71A – 0012 Ngân hàng Công thương Thái nguyên

- Loại hình công ty: Công ty Cổ Phần

- Vốn điều lệ: 36.000.000.000

- Mã số thuế: 46 002 55511

- Giấy phép kinh doanh số 313 587. Do phòng đăng ký kinh doanh sổ kế

hoạch đầu tư tinh Thái Nguyên cấp.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng Lưu xá

Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị thành viên của Nhà máy vật liệu xây

dựng thuộc Tổng Nhà máy xây dựng công nghiệp Việt Nam, được thành lập

theo quyết định số 342/XLII – TCLĐ ngày 01/08/1995 của Nhà máy xây lắp II (

nay là Nhà máy vật liệu xây dựng ). Theo giấy phép kinh doanh số: 313587 do

phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp với tổng số

vốn đầu tư ban đầu là 36 tỷ đồng. Qua quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử từ

ngày 01/08/1995 đến ngày 01/10/1995, Nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất

kinh doanh. Nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm xi măng PCB30 theo TCVN

6260: 1997. Với công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá, thiết bị chủ

yếu do trong nước sản xuất và một phần là thiết bị của Trung Quốc.

Theo quyết định số 693/QĐ - HĐQT ngày 15/04/1997 của tổng Nhà máy

thép Việt Nam về việc sát nhập Xí nghiệp vật liệu xây dựng vào Nhà máy xi

SV: Mai Hoàng Thái 3 Lớp: K8 – TCDN A

Page 13: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngamăng Lưu Xá đã nâng tổng số tài sản cố định lên gần 40 tỷ đồng và số lao động

lên hơn 500 người. Ngày 08/08/2000 Bộ trưởng bộ công nghiệp ra quyết định số

47/QĐ - BCN về việc thành lập Nhà máy vật liệu xây dựng thuộc Tổng Nhà

máy xây dựng công nghiệp Việt Nam, kể từ đó đến nay Nhà máy là một doanh

nghiÖp trực thuộc Nhà máy vật liệu xây dựng. Năm 2003 Nhà máy đã trả được

vốn vay đầu tư xây dựng.

Từ năm 1996 sản phẩm của Nhà máy đã được chứng nhận phù hợp

TCVN 2682 – 1992 nay là TCVN6260: 1997. Sản phẩm của Nhà máy luôn giữ

được mức chất lượng cao, chiếm được uy tín của khách hàng. Hiện nay, để đạt

được những mục tiêu lâu dài ngoài việc nghiên cứu đầu tư mở rộng quy mô sản

xuất, Nhà máy đã xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2000 và được trung tân chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT cấp

giấy chứng nhận ngày 11/12/2001.

Trong tháng 4 năm 2014 sản lượng Clanke của nhà máy đạt trên 7.000

tấn, sản lượng xi măng đạt 5.100 tấn, cao hơn mức trung bình những tháng đầu

năm. Tuy nhiên, nhà máy vẫn gặp nhiều khó khăn do tình trạng trầm lắng của thị

trương vật liệu xây dựng. Tiêu thụ trong tháng 4 của nhà máy đạt 4.700 tấn do

đó lượng xi măng thành phẩm tồn kho khoảng 1.700 tấn. Tính đến hết tháng 7

năm 2014, Nhá máy Xi măng Lưu Xá (phường Phú Xá, T.P Thái Nguyên) đạt

giá trị sản xuất công nghiệp 46 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm 2013 và bằng 55%

kế hoạch năm; doanh thu đạt 39,6 tỷ đồng, tương đương 52% kế hoạch năm, duy

trì việc làm ổn định cho trên 200 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu

đồng/người/tháng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến, Nhà máy đã có kế hoạch triển khai Dự án sản xuất gạch không

nung theo công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, dự kiến đi vào hoạt

động từ đầu năm 2015 với công suất 50 triệu viên gạch/năm, quy mô vốn đầu tư

khoảng 20 tỷ đồng.

SV: Mai Hoàng Thái 4 Lớp: K8 – TCDN A

Page 14: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy xi măng Lưu Xá

1.2.1 Chức năng

Với mục đích là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai

thác có hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm

phục vụ các ngày xây dựng , ban lãnh đạo nhà máy xi măng Lưu Xá đã xác định

rõ chức năng như sau:

- Nghiên cứu và xây dựng các chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh cụ

thể: là nghiên cứu và xây dựng các chiến lược phát triển thị trường, phát triển

mặt hàng tăng lợi nhuận…các chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

- Xây dựng và ban hành các sách lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, cụ thể

hóa các chiến lược bằng các biện pháp và giải pháp cụ thể nhằm thực thi có hiệu quả.

- Thực hiện kinh doanh có lợi nhuận, tạo thị trường ổn định và phát triển

mặt hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy để từ

đó đạt được hiệu quả kinh doanh có lãi.

- Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ trong nhà máy.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế,cán bộ quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, xây dựng và ban hành các

chỉ tiêu chức năng của cán bộ quản lý.

- Kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc xác định

chức năng hiện nay và trong thời gian sắp tới.

1.2.2 Nhiệm vụ

Xuất phát từ các chức năng và mục tiêu hoạt động, ban lãnh đạo nhà máy

xi măng Lưu Xá đã xác định rõ nhiệm vụ như sau:

- Điều tra nắm vững nhu cầu, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch

kinh doanh của nhà máy, thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của nhà máy.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn Nhà máy được phép

quản lý. Tự tạo thêm nguồn vốn để đảm bảo cho việc mở rộng và tăng trưởng

hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Thực hiện tự trang trải về tài chính,

sản xuất và kinh doanh có lãi,đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

SV: Mai Hoàng Thái 5 Lớp: K8 – TCDN A

Page 15: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga- Quản lý, sử dụng có hiệu quả, sử dụng đúng chế độ, đúng chính sách quy

định các nguồn vốn.

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh để

có nắm bắt được tình hình cung cầu của thị trường nhằm đáp ứng kịp thời số

lượng xe giao cho khách hàng

- Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng của nhà máy, kế hoạch sản

xuất kinh doanh phải hợp với chiến lược đã đề ra và nhu cầu thị trường hàng năm.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước có liên quan đến

hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhà máy. Đăng ký kinh doanh đúng ngành

hàng đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm

và dịch vụ do nhà máy thực hiện, về cả hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán

ngoại thương hay hợp đồng liên doanh và các văn bản khác mà nhà máy ký kết.

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật

Lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý nhà máy.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của

nhà nước. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các quy định của

cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định

của pháp luật.

- Đảm bảo thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản,

các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà

nước quy định, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách

nhà nước.

1.3 Đặc điểm hoạt động của nhà máy xi măng Lưu Xá

1.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại Nhà máy xi măng Lưu xá

Nhà máy xi măng Lưu xá tổ chức sản xuất theo tính chuyên môn hoá từng

phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc, nhiệm vụ nhất định

đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất. Trong mỗi phân xưởng được chia

ra làm nhiều tổ thực hiện các công việc cụ thể nhất định đảm bảo hiệu quả, chất

lượng công việc:

- Phân xưởng nguyên liệu bao gồm:

SV: Mai Hoàng Thái 6 Lớp: K8 – TCDN A

Page 16: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ sản xuất.

+ Tổ 2: Sấy phụ gia, nghiền xi măng.

+ Tổ 3: Tổ chức nghiền bột phối liệu.

- Phân xưởng lò nung bao gồm:

+ Tổ 1: Tiếp nhận bột liệu.

+ Tổ 2: Tổ chức vê viên.

+ Tổ 3: Nung luyện Clanhke.

+ Tổ 4: Đập Clanhke đưa vào các silo chứa.

- Phân xưởng thành phẩm bao gồm:

+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ nghiền xi măng.

+ Tổ 2: Tổ chức đóng bao.

+ Tổ 3: Đưa sản phẩm vào kho.

1.3.2 Kết cấu sản xuất tại Nhà máy

Kết cấu sản xuất của Nhà máy bao gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận sản xuất chính:

+ Phân xưởng Nguyên liệu

+ Phân xưởng Lò nung

+ Phân xưởng Thành phẩm.

- Bộ phận sản xuất phụ:

+ Phòng công nghệ

+ Phân xưởng Bao bì

+ Phân xưởng Đồng tiến.

SV: Mai Hoàng Thái 7 Lớp: K8 – TCDN A

Page 17: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaSơ đồ 1.1: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy

(Nguồn: Phòng Kế toán)

1.3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy

Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị chuyên sản xuất xi măng phục vụ cho

các công trình xây dựng cơ bản và dân dụng. Quy trình chế tạo sản phẩm xi

măng là quy trình khép kín, công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ giới.Người

chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quy trình công nghệ này là phòng kỹ

thuật công nghệ. Trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác, Nhà

máy luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư chiều sâu, cải tiến

công nghệ, trang thiết bị cho phòng thí nhiệm.

Nhà máy sản xuất xi măng dựa trên Công nghệ lò đứng cơ giới. Quy trình

sản xuất xi măng được chia làm hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét,

than và các phụ gia (quặng sắt, quặng Barit, thạch cao,..) được đưa vào các máy

SV: Mai Hoàng Thái 8 Lớp: K8 – TCDN A

PX Nguyên liệu

PX lò nung

Kho thành phẩm

Kho NVL

PX bao bì

Phòng công nghệ

PX Đồng Tiến

PX Thành phẩm

Page 18: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngađập, máy kẹp hàn làm vụn với một kích thước nhất định. Sau đó, đưa vào các

silo nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia định lượng qua cân băng điện tử theo đơn

phối đưa sang máy vê viên tạo thành các viên bột liệu sống. Bột liệu sống được

đem nung luyện tạo ra nửa thành phẩm Clanhke.

Giai đoạn II: Nửa thành phẩm Clanke được đua sang các máy nghiền

cùng với các phụ gia để nghiền thành bột xi măng. Sau đó, bột xi măng được

đưa vào các silo chứa xi măng đảo trộn và chuyển sang máy đóng bao. Thao tác

xong nhập kho thành phẩm xi măng.

SV: Mai Hoàng Thái 9 Lớp: K8 – TCDN A

Page 19: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaSơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá

(Nguồn: Phòng kế toán)

1.4 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy

1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Để phù hợp với hình thức kinh doanh hiện đại, dễ quản lý, bộ máy quản lý

của Nhà máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Nhà

máy là giám đốc, trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc, sau đó là năm

phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống năm phân xưởng.

SV: Mai Hoàng Thái 10 Lớp: K8 – TCDN A

Đá vôi, đất sét, than

Đập, sấy, nghiền

Bột liệu sống

Lò nung Clanhke

Clanhke

Nghiền xi măng

Xi măng thành phẩm

Phụ gia

(quặng, sắt, bari)

Phụ gia (Thạch cao, xỉ)

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Page 20: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaSơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà máy

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

- Ban lãnh đạo:

* Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và

Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Là người điều hành

sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo

xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời sống xã

hội, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, xây dựng thực hiện tiết

kiệm trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

*Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt

động tiêu thụ, cung ứng xi măng Nhà máy ra thị trường và lên kế hoạch, phương

án hoạt động tiêu thu sản phẩm, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình

tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ra thị trường, thường xuyên đưa ra các giải pháp,

chính sách mở rộng thị trường.

SV: Mai Hoàng Thái 11 Lớp: K8 – TCDN A

Giám đốc

PGD kinh doanh

PGD Sản xuất

Phòng Thị trường

Phòng TC-HC

Phòng KH-KT Phòng TC-KT

Phòng KT-CN

Phân xưởng lò nung

Phân xưởng thành phẩm

Phân xưởng nguyên

liệu

Phân xưởng bao bì

Phân xưởng Đồng Tiến

Page 21: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga* Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản

phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong Nhà máy và lên kế hoạch hoạt

động sản xuất, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất xi măng.

- Các phòng ban:

* Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng kinh

tế, hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy. Lập kế

hoạch sản xuất trong từng thời kỳ, lên phương án theo dõi đôn đốc việc thực

hiện kế hoạch. Xây dựng cân đối vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ trong quá

trình sản xuất.Theo dõi lập báo cáo tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. Lập kế

hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, kiểm soát việc vận hành các thiết

bị trong Nhà máy.

* Phòng thị trường: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và

mở rộng thị trường cho từng kỳ trong năm. Điều hành các hoạt động bán hàng,

theo dõi xi măng trong các kho đại lý bán hàng. Theo dõi tập hợp các phản ánh và

khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hoá. Thống kê

các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của Nhà máy.

* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với giám đốc về công

tác quản lý nhân sự của Nhà máy. Lập kế hoạch và triển khai công tác đào tạo,

tuyển dụng lao động. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, giải

quyết các chế độ chính sách cho người lao động, công tác hành chính.

* Phòng kế toán tài chính: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy

đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo từng ngày, tháng,

quý, năm và lập báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, giúp giám đốc điều hành quản lý.

* Phòng kỹ thuật - công nghệ: Kiểm tra các chất lượng nguyên, nhiên liệu

đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong quá

trình sản xuất của Nhà máy. Giao dịch liên hệ với cơ quan quản lý cấp trên để

đăng ký chất lượng sản phẩm.

- Các phân xưởng:

* Phân xưởng nguyên liệu (nghiền liệu): Tổ chức gia công, chế biến

nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Gia công đồng nhất phối liệu và nhiên

SV: Mai Hoàng Thái 12 Lớp: K8 – TCDN A

Page 22: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngaliệu, đảm bảo độ ẩm, độ mịn để cung cấp cho lò nung. Sấy phụ gia, nghiền xi

măng, tổ chức nghiền bột phối liệu.

* Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyện

Clanhke, đập Clanhke đưa vào các silo chứa.

*Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệu phục

vụ nghiền xi măng, thạch cao, xỉ,… Tổ chức nghiền, đảo đồng nhất, đóng bao,

bốc xi măng lên phương tiện vận tải.

* Phân xưởng bao bì: Tổ chức sản xuất cung cấp vỏ bao cho Nhà máy

theo kế hoạch.

*Phân xưởng Đồng tiến: Tổ chức nung Clanhke, nghiền xi măng.

1.5 Đặc điểm về lao động

1.5.1 Cơ cấu lao động

Nhà máy xi măng Lưu Xá là một công ty chuyên kinh doanh sản xuất các

sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng và các dịch vụ phụ trợ khác nên số lượng

lao động của nhà máy tương đối lớn.

Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014

Diễn giải

2012 2013 2014

Số lượngTỷ lệ

% Số lượngTỷ lệ

% Số lượngTỷ lệ

%

Tổng lao động 361 100 317 100 276 100

1. Phân theo trình độ            

Đại học 67 18.56 59 18.61 52 18.84

Cao đẳng 6 1.66 6 1.89 6 2.17

Trung cấp 34 9.42 32 10.09 26 9.42

Sơ cấp - công nhân 254 70.36 220 69.40 192 69.57

2. Phân tho giới tính            

Nam 290 80,33 285 89,91 246 89,13

Nữ 71 19,67 32 10,09 30 10,873. Phân theo tính chất công việc            

Lao động trực tiếp 288 79,78 250 78,86 216 78,26

Lao động gián tiếp 73 20,22 67 21,14 60 21,74(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

SV: Mai Hoàng Thái 13 Lớp: K8 – TCDN A

Page 23: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaTa có thể thấy tỷ trọng lao động có trình độ là đại học cao đẳng của Nhà

máy còn thấp trong gian đoạn 2012 – 2014 mà chủ yếu là lao động sơ cấp –

công nhân. Trong cả 3 năm thì tỷ trọng lao động phổ thông và công nhân kỹ

thuật đều chiếm tỷ trọng khá cao lên gần đến 70%, trong khi đó trình độ lao

động cao chỉ dao động ở mức 18 – 19%. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc

điểm của Nhà máy có ngành nghề chính là sản xuất xi măng và các sản phẩm

cho ngàng xây dựng, lắp ráp.

Cũng chính vì đặc điểm ngành nghề của Nhà máy là đòi hỏi sức khỏe cũng

như thao tác nhanh và làm các công việc nặng nhọc nên số lượng lao động nữ

không nhiều. Trong năm 2012 tỷ lệ lao động nữ là cao nhất chiếm 19,67% tổng

lao động và năm 2013 là 10,09%, năm 2014 là 10,87%.

Theo tính chất công việc thì lượng lao động trực tiếp giảm dần qua các năm

nhưng lượng giảm là không nhiều. Cụ thể trong năm 2012 lượng lao động trực

tiếp chiếm tỷ trọng là 79,78%, đến năm 2013 còn 78,86% và năm 2014 là

78,26%. Trong khi đó lượng lao động gián tiếp lại tăng nhẹ, cụ thể trong năm

2012 lượng lao động gián tiếp là 20,22%, năm 2013 là 21,14% và năm 2013 là

21,74%.

Tổng số lao động của Nhà máy giảm dần qua các năm, lượng giảm xuống

đáng kể với năm 2013 đã giảm 44 người so với năm 2012 và trong năm 2014 đã

giảm 41 người so với năm 2013. Sự giảm xuống này một phần nhỏ là do nghỉ

hưu, phần còn lại là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng nhiều khu công

nghiệp và nhà máy sản xuất của nước ngoài nên lượng lao động xin chuyển công

tác cũng làm cho tổng lao động của Nhà máy giảm đi đáng kể.

1.5.2 Chế độ làm việc

Hiện nay Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên thực hiện chế độ công

tác theo quy định của nhà nước .

Ngày công chế độ của nhà máy quy định: Tổng số ngày trong năm: 365

ngày; Số ngày nghỉ trong năm: 52 ngày; Số ngày nghỉ lễ: 10 ngày; Số ngày nghỉ

phép bình quân: 15 ngày; Số ngày làm việc theo chế độ: 304 ngày.

Nhà máy làm việc theo 2 chế độ:

SV: Mai Hoàng Thái 14 Lớp: K8 – TCDN A

Page 24: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga- Khối phòng ban làm việc theo chế độ hành chính, chế độ làm việc trong

ngày là 8 tiếng.

- Khối phân xưởng sản xuất thực hiện chế độ 3 ka / ngày với lịch đảo ka

nghịch, mỗi ka 8 tiếng.

Với chế độ làm việc trên đã đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên.

1.5.3 Điều kiện làm việc và tổ chức đời sống cho người lao động

Nhà máy tổ chức làm việc 8h/ngày; 6 ngày/tuần, nghỉ trưa 1h. Khi có

yêu cầu về tiến độ sản xuất kinh doanh thì nhân viên Nhà máy có trách nhiệm

làm thêm giờ và những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo

quy định của Nhà nước và đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động.

Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng

mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, Nhà máy trang bị đầy đủ các phương

tiện bảo hộ lao động, các nguyên tắc lao động được tuân thủ chặt chẽ.

Trong điiều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng Nhà máy đã từng bước

nâng cao đời sống văn hóa cho cán bộ công nhân viên bằng cách: Xây dựng và

cải tạo nhà ở, câu lạc bộ và trạm xá.

Các chính sách lao động trên đã khuyến khích người lao động và các bộ

phận lao động hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động.

1.6 Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy

1.6.1 Cơ cấu bộ máy kế toán

Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động cho đơn vị mình cần tổ chức một

bộ máy kế toán phù hợp. Một bộ máy kế toán hợp lý, chặt chẽ, hạch toán rõ

ràng, đầy đủ, chính xác làm cho hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

hiệu quả hơn, phát huy được thế mạnh của mình. Trong điều kiện nền kinh tế thị

trường hiện nay có sự đầu tư từ nước ngoài tăng nhanh làm cho thị trường cạnh

tranh mạnh mẽ có nhiều doanh nghiệp hình thành với nhiều phương thức kinh

doanh khác nhau, quy mô khác nhau. Vì vậy mà các thông tin về tài chính kế

toán, tình hình kinh tế phải được cung cấp thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính

xác để các nhà quản lý nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng, đưa ra những

quyết định sáng suốt, đúng đắn, phù hợp với tình hình SXKD.

SV: Mai Hoàng Thái 15 Lớp: K8 – TCDN A

Page 25: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaHiện nay Nhà máy đang sở hữu đội ngũ kế toán giỏi, năng động, giàu kinh

nghệm cùng với các kế toán viên trẻ hăng say học hỏi, nghiên cứu để trau dồi

kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ, tay nghề. Bộ máy kế toán đã góp

phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Bộ máy kế toán của Nhà máy được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy xi măng Lưu Xá

( Nguồn: Phòng kế toán )

1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán

* Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp,

có trách nhiệm giúp giám đốc Nhà máy trong công tác quản lý tài chính, có

nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại

Nhà máy.

* Kế toán tổng hợp : Chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các bộ phận kế toán, là

người trực tiếp làm công tác tổng hợp và tính giá thành, được kế toán trưởng giao

cho phụ trách công tác kế toán của Nhà máy.

* Kế toán tiền lương: Hàng tháng, kế toán tiến hành trả lương cho cán bộ

công nhân viên. Định kì cập nhật bảng phân bổ tiền lương và BHXH từ phòng

Tổ chức-hành chính để cung cấp cho kế toán tổng hợp.

SV: Mai Hoàng Thái 16 Lớp: K8 – TCDN A

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán vật tư

Kế toán tiêu thụ

Kế toán thanh toán

Kế toán ngân hàng

Thủ quỹ kế toán TSCĐ

Kế toán tiền lương

Các nhân viên kinh tế phân xưởng

Page 26: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga* Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: Theo dõi, ghi chép, quản lý chặt chẽ tình

hình sử dụng và sự thay đổi của TSCĐ trong doanh nghiệp. Tính và phân bổ

KHTSCĐ cho các bộ phận sử dụng hợp lý. Tham gia lập kế hoạch và theo dõi

tình hình sửa chữa TSCĐ, có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt đúng chế độ, đúng

nguyên tắc. Đảm bảo an toàn, không gây thất thoát, lập báo cáo quỹ theo quy định.

* Kế toán ngân hàng: Phản ánh tình hình biến động về tiền gửi nhân hàng,

tiền vay ngân hàng, số dư tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng từng ngày,

từng tháng. Phản ánh chính xác số công nợ của một số đơn vị lớn khu vực Thái

Nguyên, đối chiếu và có biện pháp thu hồi công nợ.

* Kế toán thanh toán: Ghi chép, phản ánh sự biến động tăng giảm của quỹ

tiền mặt từng ngày để kế toán trưởng và giám đốc có kế hoạch chi tiêu một cách

hợp lý, theo dõi quá trình thanh toán quỹ tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng ngày.

* Kế toán tiêu thụ: Theo dõi quá trình tiêu thụ của sản phẩm, chi tiết công

nợ của từng khách hàng và kiểm tra tính chính xác của công nợ đó. Tính số thuế

phải nộp của từng tháng, lập báo cáo quyết toán thuế với Nhà nước, đôn đốc

việc thực hiện thu nộp ngân sách.

* Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình nhập xuất kho để tính cho đối tượng

sử dụng. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình công nợ với người bán

hàng tháng. Chấp hành tốt định mức dự trữ vật tư trong kho mà Nhà nước quy định.

1.6.3 Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy

a. Chế độ kế toán áp dụng

Nhà máy áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định

số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.

Đối với hàng tồn kho cuối kỳ: Nhà máy áp dụng phương pháp bình quân

gia quyền.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ

SV: Mai Hoàng Thái 17 Lớp: K8 – TCDN A

Page 27: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaViệc ghi nhận TSCD hữu hình và khấu hao tài sản được thực hiện theo

chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình và theo quyết định số

206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lí, sử

dụng và trích khấu hao TSCD

Phương pháp khấu hao sử dụng: Khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp tính giá thành tại Nhà máy: Nhà máy sử dụng phương pháp tính

giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.

- Nhà máy thực hiện việc kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Niên độ áp dụng tại Nhà máy: Theo niên độ là 1 năm kể từ ngày 01/01 đến

ngày 31/12.

- Đơn vị tiền sử dụng: Việt Nam đồng

b. Hình thức kế toán áp dụng

Để phản ánh tình hình biến động của từng tài sản, từng nguồn hình thành

tài sản và các quá trình kinh tế phát sinh tại Nhà máy xi măng Lưu Xá, Nhà máy

áp dụng: “Hình thức kế toán trên máy vi tính”.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế

toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính.

Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình

thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định. Phần mềm kế toán

không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng in được đầy đủ sổ kế toán

và báo cáo tài chính theo quy định.

Cụ thể Nhà máy xi măng Lưu Xá áp dụng phần mềm kế toán FOXPRO.

Phần mềm kế toán này được thiết kế theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ

(NK- CT).

Các loại sổ được Nhà máy sử dụng chủ yếu trong phần mềm kế toán này là:

Sổ chi tiết gồm: Bảng kê chứng từ, sổ chi tiết đối tượng, sổ chi tiết đối

tượng và vụ việc, sổ theo dõi chi phí sản phẩm - vụ việc, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền

gửi ngân hàng.

Sổ tổng hợp gồm: Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng, nhật ký

chứng từ số…, sổ cái chi tiết tài khoản, sổ cái tổng hợp.

SV: Mai Hoàng Thái 18 Lớp: K8 – TCDN A

Page 28: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaBáo cáo vật tư gồm: Sổ chi tiết nhập vật tư, sổ chi tiết xuất vật tư, doanh

thu và giá vốn, bảng phân bổ NVL, CCDC, sổ chi tiết vật tư, bảng cân đối vật tư.

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

(Nguồn: Phòng kế toán)

*Ghi chú:

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy.

(1) _ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác

định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các

bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập

vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(2)_ Cuối tháng, (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện

các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số

liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính

xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể

kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

SV: Mai Hoàng Thái 19 Lớp: K8 – TCDN A

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối quí, cuối nămĐối chiếu, kiểm tra

PHẦN MỀM KẾ

TOÁN

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN

-Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết

-Báo cáo tài chính- Báo cáo kế toán quản trị

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

Page 29: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaThực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra

giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế

toán ghi bằng tay.

Sơ đồ 1.6: Hình thức nhật ký chứng từ

(Nguồn: Phòng kế toán)

Đối chiếu:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối kì

Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc

ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán

toán tổng hợp và kế toán đối chiếu tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số

liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính, tuy nhiên hình thức này

còn có nhược điểm mẫu sổ phức tạp nên đòi hỏi cán bộ công nhân viên có trình

độ chuyên môn vững vàng không thuận tiện cho cơ giới hoá, kế toán.

Sau khi để kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp

chi tiết dùng để lập các Báo cáo tài chính...

SV: Mai Hoàng Thái 20 Lớp: K8 – TCDN A

Chứng từ gốc, bảng phân bổ

Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo tài chính

Page 30: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaPHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN THÔNG QUA BÁO CÁO

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1. Công tác tổ chức tài chính và cơ chế quản lý tài chính của Nhà máy

2.1.1. Công tác tổ chức tài chính của Nhà máy

Công tác tổ chức và kế hoạch tài chính của nhà máy được dự kiến trước

thông qua việc lập kế hoạch tài chính là công cụ cần thiết giúp cho công ty đưa

ra các giải pháp ứng phó với sự biến động của nền kinh tế thị trường. Kế hoạch

hóa tài chính hàng năm là một bộ phận quan trọng trong kế hoạc kinh doanh của

Nhà máy.

2.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà máy

- Nguyên tắc quản lý tài chính của nhà máy

Cứng rắn và nhất quán: nguyên tắc này có nghĩa là Nhà máy khi lên danh

mục đầu tư cần giữ vững mối tương quan giữa chúng, không vì bất cứ một sự

dao động ngắn hạn nào của thị trường, sự xuất hiện một ý tưởng đầu tư mới lại

thay đổi phương pháp đã được xác lập. mãn tức thời.

Hạn chế chi phí ở mức thấp nhất: để công ty hoạt động có lãi thì nguyên

tắc quan trọng nhất là tiết kiệm, hạn chế chi phí sản xuất ở mức thấp nhất.

Không bỏ trứng cùng một giỏ: áp dụng nguyên tắc này Nhà máy đã thực

hiện đa dạng hóa danh mục ngành nghề kinh doanh để giảm thiểu rủi ro khi thị

trường có biến cố xảy ra.

- Cơ chế quản lý tài chính của Nhà máy:

Công tác quản lý vốn và tài sản của Nhà máy: nhà máy có số vốn điều lệ

ban dầu khi thành lập phù hợp với mức mức vốn pháp định của ngành nghề kinh

doanh. Nhà máy có nghĩa vụ nhận và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh

doanh bảo toàn và phát triển vốn trong Nhà máy. Ngoài ra Nhà máy có thể huy

động vốn kinh doanh thêm từ lợi nhuận để lại để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Về tài sản Nhà máy có quyền sử dụng, cho thuê, cầm cố nhượng bán tài sản

thuộc quyền quản lý của Nhà máy để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

SV: Mai Hoàng Thái 21 Lớp: K8 – TCDN A

Page 31: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngadoanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, tuân thủ các quy định của nhà

nước.

Quản lý về doanh thu, chi phí kinh doanh của Nhà máy là doanh thu thu

được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty. Các sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ đem biếu tặng, không dùng ngay trong nội bộ cũng phải hạch

toán đầy đủ để xác định doanh thu. Chi phí trong hoạt động của Nhà máy được

phản ánh theo đúng chế độ định mức kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi

phí gián tiếp, đơn giá tiền lương do Nhà máy tự xây dựng và quyết định ban

hành. Các chi phí phát sinh phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ

Quản lý về phân phối thu nhập: thu nhập của Nhà máy liên quan trực tiếp

đến lợi nhuận của công, liên quan đến hoạt động tài chính và các hoạt động khác

của Nhà máy. Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện

trong năm và được trừ đi khoản lỗ của năm trước đó ( nếu có) đã được xác định

trong quyết toán thuế, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.

Công tác kiểm toán, kế toán và báo cáo tài chính: công tác báo cáo tài

chính được thực hiện đúng theo quy chế đã được nhà nước ban hành, lựa chọn 1

hình thức kế toán phù hợp với Nhà máy và không đổi trong 1 niên độ kế toán.

Công tác báo cáo tài chính và kiểm toán được thực hiện đều đặn theo quý và

tổng kết 1 lần vào cuối niên độ (31/12) hàng năm.

2.2 Đánh giá tình hình tài chính của Nhà máy thông qua Bảng báo cáo kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Nhà máy

Đối với Nhà máy hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng

sản phẩm, phản ánh trình độ tổ chức quản lý trong kinh doanh mà còn là vấn đê

sống còn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế

giới và yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm của người tiêu dung hiện

nay, muốn tồn tại và phát triển thì đồi hỏi Nhà máy phải tìm được những hướng

đi mới trong sản xuất, phải quản lý và tận đụng được nguồn vốn một cách tối ưu

nhất. Hiệu quả kinh doanh càng cao, Nhà máy càng có điều kiện mở rộng và

phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Nhà máy hiệu quả kinh tế

SV: Mai Hoàng Thái 22 Lớp: K8 – TCDN A

Page 32: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngachính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy

tín và thế lực của nhà máy trên thương trường....

SV: Mai Hoàng Thái 23 Lớp: K8 – TCDN A

Page 33: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Bảng 2.1: Kết quả hoạt đông kinh doanh của Nhà máy xi măng Lưu Xá

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013

TiềnTỷ lệ (%)

TiềnTỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần 71.200.859.710 77.214.425.704 78.986.546.509 6.013.565.994 108,45 1.772.120.805 102,302. Giá vốn hàng bán 60.950.739.103 66.473.961.886 68.925.354.691 5.523.222.783 109,06 2.451.392.805 103,693. Lãi gộp 10.250.120.607 10.740.463.818 10.061.191.818 490.343.211 104,78 -679.272.000 93,683. Doanh thu hoạt động tài chính 60.654.245 94.205.072 81.908.082 33.550.827 155,31 -12.296.990 86,954. Chi phí tài chính 2.066.303.425 1.147.099.905 822.862.588 -919.203.520 55,51 -324.237.317 71,73 Trong đó : Chi phí lãi vay 2.066.303.425 1.147.099.905 822.862.588 -919.203.520 55,51 -324.237.317 71,735. Chi phí bán hàng 1.916.367.465 2.558.087.116 2.911.948.158 641.719.651 133,49 353.861.042 113,836. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.952.143.766 5.594.652.012 5.075.073.963 642.508.246 112,97 -519.578.049 90,717. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.376.233.196 1.534.919.857 1.333.215.191 158.686.661 111,53 -201.704.666 86,868. Thu nhập khác 177.133.158 54.633.824 367.843.313 -122.499.334 30,84 313.209.489 673,299. Chi phí khác 1.307.000     -1.307.000 0,00 0 -10. Lợi nhuận khác 175.826.158 54.633.824 367.843.313 -121.192.334 31,07 313.209.489 673,2911. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.552.059.354 1.589.553.681 1.701.058.504 37.494.327 102,42 111.504.823 107,0112.Thuế TNDN phải nộp       0 - 0 -13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.552.059.354 1.589.553.681 1.701.058.504 37.494.327 102,42 111.504.823 107,01

SV: Mai Hoàng Thái 24 Lớp: K8 – TCDN A

Page 34: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu NgaDựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà

máy trong giai đoạn 2012 – 2014 ta thấy:

Doanh thu thuần có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong năm 2012 là

71.200.859.710 đồng đến năm 2013 là 77.214.425.704 đồng tăng lên

6013565994 đồng so với năm 2012 tương ứng với 8,45%. Đến năm 2014 thì

tăng lên và đạt mức 78.986.546.509 đồng tăng 1.772.120.805 đồng so với năm

2013 tương ứng với 2,3%. Sự tăng lên của tổng doanh thu trong giai đoạn 2012

– 2014 này là do sư đầu tư xây dựng các khu công nghiệp lớn của các nhà đầu tư

nước ngoài trong tỉnh Thái Nguyên và các khu vực lân cận. Cùng với đó là việc

cải thiện đường xá tạo nhu cầu đi lại thuận lợi của Nhà nước và nhu cầu sử dụng

các sảm phẩm hỗ trợ ngành xây dựng không ngừng tăng lên khiến cho các đơn

hàng của Nhà máy ngày càng nhiều. Đồng thời Nhà máy cũng tiến hành các

biện pháp đẩy mạnh quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên sự tăng lên của tổng doanh thu cũng làm cho chi phí của Nhà

máy cũng tăng theo. Năm 2013 giá vốn hàng bán của Nhà máy là

66.473.961.886 đồng tăng 5.523.222.783 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân

chính dẫn đến sự tăng lên này là do nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao, chi phí

vận chuyển cũng tăng khiến cho nguồn nguyên vât liệu đầu vào tăng lên và nó

cũng dẫn đến giá vốn hàng bán của Nhà máy trong năm 2014 tăng lên

68.925.354.691 đồng, tăng 2.451.392.805 đồng so với năm 2013 tương ứng với

3,69%. Cùng với sự tăng lên của giá vốn hàng bán là sự tăng lên của chi phí bán

hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn 2012 – 2013. Năm

2013 chi phí bán hàng là 2.558.087.116 đồng tăng 641.719.651 đồng, tương ứng

với 33,49% so với năm 2012. Đến năm 2014 thì tiếp tục tăng tới 2.911.948.158

đồng, tăng 353.861.042 đồng tương ứng với 13,83% so với năm 2013. Sự tăng

lên này chính là do Nhà máy thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của mình nên đẩy

mạnh khâu quảng cáo và thực hiện mở rộng các đại lý để tăng doanh số hàng

bán.

Trong năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 1.534.919.857

đồng tăng 158.686.661 đồng so với năm 2012, tuy nhiên lợi nhuận khác lại giảm

SV: Mai Hoàng Thái 25 Lớp: K8 – TCDN A

Page 35: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nganhiều xuống chỉ còn 54.633.824 đồng nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

trong năm 2013 lại tăng khá cao, tăng 158.686.661 đồng cùng với đó là sự tăng

trưởng mạnh của doanh thu nên lợi nhuận trước thuế của Nhà máy tăng

374.943.27 đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, lợi nhuận trước thuế của Nhà

máy cũng đã tăng lên là 1.701.058.504, tăng 111.504.823 đống tương ứng với

7,01% so với năm 2013. Sự tăng lên này là do Nhà máy đã giảm được đáng kể

chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh được nguồn lợi nhuận

khác trong năm 2014.

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, than và các phụ

gia (quặng sắt, quặng Barit, thạch cao,..). Với vị trí địa lý của Tỉnh Thái Nguyên

thuộc trung du miền núi phía bắt nên nguồn nguyên vât liệu của Nhà máy luôn

được cung ứng kịp thời để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hơn thế nũa, đường

xá giao thông trong tỉnh và đi các tỉnh lân cận ngày càng được nâng cấp và cải

tạo mới nhờ đó việc vận chuyển các nguồn nguyên liệu về đến Nhà máy được

nhanh hơn nhờ đó giảm được các chi phí lưu thông và đáp ứng kịp thời các đơn

hàng.

Lao động

Lao động là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Lao động trong doanh nghiệp chủ yếu là những lao động

được đào tạo bài bản và có trình độ kỹ thuật cao, do đó năng suất lao động của

Nhà máy được nâng cao, chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên đáng kể, mẫu

mã sản phẩm được cải tiến, nhiều cải tiến kỹ thuật của người lao động giúp Nhà

máy đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh

Công nghệ

Nhà máy đang từng bước hiện đại hóa dây chuyền sản xuất của mình, trong

những năm gần đây Nhà máy không ngừng đầu tư xây dựng nhà xưởngthiết bị

máy móc hiện đại. Do đó năng suất lao động của doanh nghiệp được tăng cao

hơn so với các năm trước đó. Với công nghệ mới đã làm tăng năng suất và hiệu

SV: Mai Hoàng Thái 26 Lớp: K8 – TCDN A

Page 36: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Ngaquả lao động cho Nhà máy , đem về lợi thế cạnh tranh về mặt tiết kiệm chi phí

cũng như hạ giá thành cho sản phẩm.

Thị trường

Hiện nay, nhu cầu về xi măng và các sản phẩm phục vụ cho xây dựng có

nhu cầu ngày càng cao không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cân. Do đó thị

trường ngày càng được mở rộng làm doanh thu của doanh nghiệp ngày càng

tăng lên do nhu cầu lớn của thị trường. Và vị thế của Nhà máy càng được khẳng

định trong mắt bạn hàng.

SV: Mai Hoàng Thái 27 Lớp: K8 – TCDN A

Page 37: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

2.3 Phân tích kết cấu và biến động của doanh thu

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động doanh thu của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014

( Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ lệ

%Tiền

Tỷ lệ %

Doanh thu HĐSXKD 71.200.859.710 99,91 77.214.425.704 99,88 78.986.546.509 99,90 6.013.565.994 108,45 1.772.120.805 102,30Doanh thu HĐTC 60.654.245 0,09 94.205.072 0,12 81.908.082 0,10 33.550.827 155,31 -12.296.990 86,95Doanh thu HĐ khác 0 0 0 0 0Tổng DT 71.261.513.955 100,00 77.308.630.776 100,00 79.068.454.591 100,00 6.047.116.821 108,49 1.759.823.815 102,28

(Trích: Báo cáo KQHDSXKD)

SV: Mai Hoàng Thái 28 Lớp: K8 – TCDN A

Page 38: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy tổng doanh thu của Nhà máy trong

năm 2012 đạt 71.261.513.955 đồng, năm 2013 là 77.308.630.776 đồng. Qua 2

năm tổng doanh thu đã tăng lên 6.047.116.821 đồng tương ứng với 8,49%. Đến

năm 2014, tổng doanh thu của Nhà máy là 79.068.454.591 đồng và tăng lên

1.759.823.815 đồng (tương ứng tăng 2,28%) so với năm 2013. Sự biến động

này là do ảnh hưởng chủ yếu của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh

( chiểm tỷ trọng rất lơn trong tổng doanh thu hơn 99%), mặc dù doanh thu từ

hoạt động tài chính cũng có sự biến động nhưng do chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên

không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Cụ thể như sau:

Trong năm 2012 doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là

71.200.859.710 đồng, trong năm 2013 là 77.214.425.704 đồng tăng

6.013.565.994 đồng tương ứng với 8,45%. Đến năm 2014, khoản mục này tăng

lên 1.772.120.805 đồng so với năm 2013 đạt mức là 78.986.546.509 đồng tương

ứng với mức 2,3%.

Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trong nhỏ nhưng cũng có

tác động đến tổng doanh thu. Trong giai đoạn 2012 – 2014 khoản mục này tăng

trưởng mạnh nhất trong năm 2013 đạt mức 94.205.072 đồng, trong khi đó năm

2012 là 60.654.245 đồng và 2013 là 81.908.082 đồng.

Qua sự phân tích trên, ta có thể thấy được sự thay đổi của tổng doanh thu chủ

yếu là do doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu của Nhà

máy trong giai đoạn từ 2012 – 2014 đã có sự tăng trưởng qua các năm. Điều này

cho thấy, Nhà máy đã tích cực mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng kinh doanh

và đạt hiệu quả cao trong công tác đổi mới công nghệ sản xuất và công tác quản

lý. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng xi măng , các vật liệu phụ trợ cho xây dựng

cho các dự án lớn trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận ngày càng tăng cao nên

doanh thu của Nhà máy cũng đã tăng lên đáng kể.

SV: Mai Hoàng Thái 29 Lớp: K8 – TCDN A

Page 39: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

2.4 Phân tích tình hình chi phí

Bảng 2.3: Phân tích tình hình chi phí tại Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ

trọng %

TiềnTỷ lệ

%Tiền

Tỷ lệ %

Giá vốn HB 60.950.739.103 87,21 66.473.961.886 87,73 68.925.354.691 88,67 5.523.222.783 109,06 2.451.392.805 103,69Chi phí QLDN

4.952.143.766 7,09 5.594.652.012 7,38 5.075.073.963 6,53 642.508.246 112,97 -519.578.049 90,71

Chi phí BH 1.916.367.465 2,74 2.558.087.116 3,38 2.911.948.158 3,75 641.719.651 133,49 353.861.042 113,83Thuế TNDN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 -   -  Chi phí HĐTC

2.066.303.425 2,96 1.147.099.905 1,51 822.862.588 1,06 -919.203.520 55,51 -324.237.317 71,73

Chi phí khác 1.307.

000 0 0 0,00 0 0,00 (1.307.000) 0 0 -Tổng CP 69.886.860.759 100 75.773.800.919 100 77.735.239.400 100 5.886.940.160 108,42 1.961.438.481 102,59

(Trích: Bảng báo cáo KQHDSXKD)

SV: Mai Hoàng Thái 30 Lớp: K8 – TCDN A

Page 40: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể thấy tổng chi phí của Nhà máy tăng

qua các năm. Cụ thể là trong năm 2012 tổng chi phí của Nhà máy là

69.886.860.759 đồng đến năm 2013 đã tăng lên 5.886.940.160 so với năm 2012

và đạt mức là 75.773.800.919 ( tương ứng với 8,42%). Đến năm 2014 thì tổng

chi phí của Nhà máy là 77.735.239.400 đồng tăng 1.961.438.481 so với năm

2013 ( tương ứng với 2,59%).

- Ta có thể nhận thấy rằng sự tăng lên của tổng chi phí chủ yếu là do khoản

mục giá vốn hang bán của Nhà máy. Giá vốn hàng bán trong các năm đều chiếm

một tỷ trọng rất lớn đều trên 87% của tổng chi phí năm có giá vốn hàng bán lớn

nhất là năm 2014 và luôn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là như sau:

trong năm 2013 giá vốn hàng bán của Nhà máy là 66.473.961.886 đồng tăng

5.523.222.783 đồng so với năm 2012 tức là tăng 9,06%, năm 2014 là

68.925.354.691 đồng tăng 2.451.392.805 đồng so với năm 2013 tức là tăng

3,69%. Với đà tăng trưởng cao của giá vốn hàng bán cùng với chiếm tỷ trọng

cao đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí của Nhà máy, sự biến

động tăng của giá vốn hàng bán làm cho tổng chi phí của Nhà máy cũng tăng

theo. Sự tăng lên của giá vốn hàng bán là do trong năm 203 – 2014 Nhà máy

thực hiện kinh doanh thêm các mặt hàng gạch ốp lát, ngói…. cùng với đó là sự

gia tăng về sản lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng lên về chi phí

nhân công trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất của Nhà máy. Điều này hoàn

toàn hợp lý vì lực lượng lao động của Nhà máy chủ yếu là công nhân lao động

trực tiếp và trong các năm 2013 và 2014 lượng nhân công lao động trực tiếp đã

giảm đi so với năm 2012 nên việc trả lương cho các đối tượng lao động này đều

tăng lên khi công ty mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, sự tăng lên về chi

phí khấu hao và chi phí dịch vụ mua ngoài cũng là những nhân tố ảnh hưởng

đến tổng chi phí. Trong giai đoạn vừa qua thì Nhà máy đã nâng cấp các thiết bị

sản xuất mới vào hoạt động do đó làm cho chi phí khâu hao máy móc thiết bị

cũng tăng lên và để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thì chi phí dịch vụ mua ngoài

cũng tăng lên. Bên cạnh đó sự tăng lên của tổng chi phí cũng ảnh hưởng bởi chi

SV: Mai Hoàng Thái 31 Lớp: K8 – TCDN A

Page 41: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (mặc dù 2 khoản mục chi phí này

chiếm tỷ trọng nhỏ).

- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, trong năm 2013 thì chi phí quản lý

doanh nghiệp của nhà máy là 5.594.652.012 đồng tăng 642.508.246 đồng so với

năm 2012 tương ứng với 12,97%. Đến năm 2014 thì khoản mục này là

5.075.073.963 đồng, giảm 519.578.049 đồng so với năm 2013. Sự giảm xuống

này cho ta thấy, Nhà máy đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc giảm bớt

những chi phí không cần thiết trong cơ chế quản lý để từ đó tối ưu được chi phí,

nâng cao được lợi nhuận của Nhà máy.

- Về chi phí bán hàng của Nhà máy thì tăng lên qua các năm. Trong năm

2013 chi phí bán hàng của nhà máy là 2.558.087.116 đồng tăng 641.719.651

đồng so với năm 2012 tương ứng với 33,49%, trong năm 2014 là 2.911.948.158

đồng tăng 353.861.042 đồng so với năm 2013 tương ứng với 13,83%. Sự tăng

lên này chủ yếu là do Nhà máy thực hiện mở rộng quy mô sản xuất với việc đa

dạng hóa các sản phẩm nên chi phí điện nước, thuê tài sản, khấu hao, lương, các

khoản dự trữ... cũng tăng theo là điều không thể tránh khỏi.

Nhìn chung chi phí bán hàng của Nhà máy khá hợp lý nhưng chi phí quản

lý doanh nghiệp vẫn còn ở mức cao, mặc dù trong năm 2014 đã giảm xuống

nhưng sự giảm xuống này còn ít. Việc tăng lên của chi phí bán hàng trong giai

đoạn 2012 – 2014 là khá hợp lý vì Nhà máy thực hiện mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh nên việc chi ra các khoản chi phí hoa hồng cho các đại lý là một

điều tất yếu. Còn đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, trong giai đoạn này Nhà

máy đã vận dụng kỹ thuật khoa học cùng với các trang thiết bị hiện đại để thực

hiện các công tac quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả nhưng lực lượng lao động

gián tiếp vẫn còn nhiều và hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy Nhà

máy nên có những biện pháp quản lý phù hợp hơn.

- Chi phí hoạt động tài chính của Nhà máy giảm dần qua các năm. Cụ thể

trong năm 2013 là 1.147.099.905 đồng, giảm 919.203.520 đồng so với năm

2012 tương ứng với 44,49%. Đến năm 2014 thì khoản mục này là 822.862.588

đồng giảm 324.237.317 đồng so với năm 2013 và tương ứng với 28,27%. Điều

SV: Mai Hoàng Thái 32 Lớp: K8 – TCDN A

Page 42: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

này cho thấy trong giai đoạn 2012 – 2014 Nhà máy đã có những chuyển biến

tích cực trong công tác tiết kiệm chi phí cho các hoạt động tài chính, tự chủ

trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận của Nhà máy để tái đầu tư mở rộng quy mô

sản xuất và đạt hiệu quả khả quan trong việc thực hiện các chính sách tối ưu chi

phí để gia tăng nguồn lợi nhuận của Nhà máy trong những năm tới.

2.5 Phân tich tình hình lợi nhuận của Nhà máy

Bảng 2.4: Lợi nhuận của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013 với 2012

So sánh 2014 với 2013

TiềnTỷ lệ

%Tiền

Tỷ lệ %

LN kế toán trước thuế 1.552.059.354 1.589.553.681 1.701.058.504 37.494.327 102,42 111.504.823 107,01Lãi (lỗ) từ hoạt động SXKD 10.250.120.607 10.740.463.818 10.061.191.818 490.343.211 104,78

-679.272.000 93,68

Lãi (lỗ) từ HĐTC

(2.005.649.180)

(1.052.894.833)

(740.954.506) 952.754.347 52,50 311.940.327 70,37

Lãi (lỗ) từ HĐ khác 175.826.158 54.633.824 367.843.313 -121.192.334 31,07 313.209.489 673,29

(Trích: Báo cáo KQ HĐSXKD)

- Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận chủ yếu của Nhà máy là từ

hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể trong năm 2012, lãi từ hoạt động kinh

doanh là 10.250.120.607 đồng, năm 2013 đã tăng lên 490.343.211 đồng so với

2012 (tương ứng với 4,78%) và đạt mức là 10.740.463.818 đồng. Nhưng đến

năm 2014 lại có sự giảm nhẹ xuống còn 10.061.191.818 đồng, giảm

679.272.000 đồng so với năm 2013 tương ứng với 6,32%. Trong giai đoạn 2012

– 2013 tuy các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch và, giá vốn hàng bán của Nhà máy cùng với đó là doanh thu từ bán

hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng cao nên trong năm 2013 lợi nhuận từ hoạt

động sản xuất kinh doanh đã tăng 490.343.211 đồng so với năm 2012. Mặc dù

SV: Mai Hoàng Thái 33 Lớp: K8 – TCDN A

Page 43: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

trong năm 2014 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức cao nhất lên

đến 82.876.471.409 đồng nhưng các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng

bán đồng thời cũng tăng cao so với năm 2013 nên chính điều này đã làm cho lợi

nhuân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy giảm xuống còn

10.061.191.818 đồng giảm 679.272.000 đồng so với năm 2013.Nguyên nhân

của sự giảm này chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho giá

vốn hàng bán tăng mạnh, 1 phần là do nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạn khó

khăn, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng 1 phần nên doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ cũng không còn được cao như năm trước. Mặc dù trong năm 2014

Nhà máy đã có những cải tiến về kỹ thuật sản xuất tăng chất lượng sản phẩm,

tạo thêm nhiều kênh phân phối nhưng do càng ngày càng có thêm nhiều đối thủ

cạnh tranh hơn cả về giá cả và chất lượng sản phẩm nên doanh thu của Nhà máy

đã giảm đi một lượng nhỏ.

- Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Nhà máy trong cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nếu xét

về mặt tổng quát thì tổng lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi tổng chi phí và tổng doanh

thu ( vì tổng lợi nhuận trước thuế = tổng doanh thu – tổng chi phí). Nhưng khi

xét về khía cạnh cấu thành thì tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

bằng lợi nhuận thuần bán hàng cộng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi

nhuận khác. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng của cả ba khoản lợi nhuận trên bao gồm

các yếu tố bên trong các khoản lợi nhuận ấy. Dựa vào số liệu tính toán ở bảng

trên ta có thể thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Nhà máy tăng qua các năm.

Cụ thể: trong năm 2012 là 1.552.059.354 đồng, năm 2013 là 1.589.553.681

đồng và năm 2014 là 1.701.058.504 đồng. Trong khi đó, khoản lỗ từ hoạt động

tài chính của Nhà máy lại tương đối lớn, cao nhất trong năm 2012 lỗ đến

2.005.649.180 đồng nhưng sau đó do có sự điều chỉnh hợp lý nên khoản mục

này đã giảm xuống trong năm 2013 và 2014. Trong năm 2014 lợi nhuận kế toán

trước thuế đã tăng lên là nhờ doanh thu trong năm 2014 tăng trưởng khá cao lên

đến 82.876.471.409 đồng cùng với đó là sự tăng lên của doanh thu thuần từ bán

hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí

SV: Mai Hoàng Thái 34 Lớp: K8 – TCDN A

Page 44: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

QLDN và chi phí lãi vay đều giảm. Tuy chi phí bán hàng có tăng nhưng lượng

tăng này không đáng kể so với sự tăng lên của doanh thu nên đã làm cho lợi

nhuận kế toán trước thuế năm 2014 tăng mạnh so vơi năm 2013 và 2012.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu tài chính và

chi phí hoạt động tài chính. Khoản lợi nhuận này cho chúng ta thấy được tình

hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính của Nhà máy. Doanh thu hoạt

động tài chính cũng như chi phí tài chính chủ yểu là tiền lãi (lãi tiền gữi và lãi

vay). Đây chính là khoản làm tăng giảm lợi nhuận từ hoat động tài chính. Như ta

có thể thẩy, trong giai đoạn 2012 – 2014 lợi nhuận từ hoạt động tài chính của

Nhà máy luôn ở con số âm và có xu hướng tăng dần qua hàng năm. Khoản lỗ từ

hoạt động tài chính của Nhà máy lại tương đối lớn, cao nhất trong năm 2012 lỗ

đến 2.005.649.180 đồng nhưng sau đó do có sự điều chỉnh hợp lý nên khoản

mục này đã giảm xuống trong năm 2013 và 2014. Mặc dù trong năm 2013

doanh thu từ hoạt động tài chính có tăng lên so với 2012 nhưng chi phí lãi vay

vẫn ở mức cao (1.147.099.905 đồng) nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính của

Nhà máy vẫn ở mức âm nhưng đã giảm so với năm 2012. Đến năm 2014 thì chi

phí lãi vay giảm tương đối lớn xuống còn 822.862.588 đồng và đồng thời doanh

thu từ hoạt động tài chính cũng giảm xuống nhưng chỉ giảm nhẹ nên chính điều

này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Nhà máy đã tăng lên

311.940.327 đồng so với năm 2013 nhưng vẫn đang ở con số âm. Lợi nhuận từ

hoat động tài chính của Nhà máy âm qua các năm cũng là điều bình thường, vì

Nhà máy đang trong quá trình đổi mới cơ cấu và đầu tư vào sản xuất các sản

phẩm khác chứ không chỉ riêng mặt hàng chính là xi măng để giảm thiểu rủi ro,

viêc bỏ vốn đầu từ ban đầu khá lớn trong khi đó tiềm lực tài chính không đủ để

chi trả nên Nhà máy đã huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính từ bên

ngoài. Hơn thế nữa, lãi tiền gửi còn ở mức thấp trong khi đó lãi suất tiền vay lại

cao nên doanh thu tài chính luôn ở mức thấp so với chi phí lãi vay nên lợi nhuận

từ hoạt động tài chính của Nhà máy luôn ở mức âm.

- Cũng như các khoản lợi nhuận trên thì lợi nhuận khác cũng phụ thuộc vào

doanh thu khác và chi phí khác của Nhà máy. Trong đó 2 khoản mục này mang

SV: Mai Hoàng Thái 35 Lớp: K8 – TCDN A

Page 45: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

tính chất bất thường nên khó có thể dự đoán được. Dựa vào bảng tính toán trên

ta có thể thấy được lợi nhuận của Nhà máy thay đổi bất thường qua các năm.

Trong năm 2013 thì khoản lợi nhuận khác này đã giảm 121.192.334 đồng tương

ứng giảm 68,93% so với năm 2012. Đến năm 2014 thì lại có sự tăng lên rất

mạnh, trong khi đó chi phí khác của Nhà máy trong thời gian này là bằng 0 nên

khoản lợi nhuận này đã tăng lên là 367.843.313 đồng, tăng 313.209.489 đồng

tương ứng với 573,29%.

2.6 Phân tích khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu sinh lời đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với

doanh thu thuần, giá trị tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,

… Người ta dùng các chỉ tiêu trên để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn,

cũng như thể hiện khả năng quản trị của nhà quản lý. Khả năng sinh lời là điều

kiện duy trì, tồn tại, và phát triển của Nhà máy. Chu kỳ sống của Nhà máy dài

hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời, để đánh giá khả năng sinh lời

của Công ty, người ta phân tích thông qua một số chỉ tiêu sau đây:

a. Hệ số lãi gộp

Phân tích hệ số lãi gộp cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thu

được trong kỳ cao hay thấp. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần

mà Nhà máy thu được trong kỳ sẽ tạo ra cho Nhà máy bao nhiêu đồng lợi nhuận,

chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất của Nhà

máy càng có hiệu quả.

Hệ số lãi gộp =Lãi gộp

Doanh thu thuần

Hệ số lãi gộp 2012 =

Hệ số lãi gộp 2013 =

Hệ số lãi gộp 2014 =

Hệ số lãi gộp trong năp 2012 là 0,14 tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần

thì Nhà máy thu được 14 đồng lợi nhuận và chỉ số này trong năm 2013 là bằng

SV: Mai Hoàng Thái 36 Lớp: K8 – TCDN A

Page 46: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

nhau. Đến năm 2014 thì giảm nhẹ chỉ còn 13 đồng giảm 1 đồng so với năm

2012 và 2013. Tỷ lệ này trong giai đoạn 2012 – 2014 là không có sự biến động

quá lớn, có thể nói là gần tương đương nhau. Điều này cho thấy Nhà máy đạt

được những dấu hiệu khả quan trong việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

b. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Hệ số lãi ròng)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng doanh

thu (DTT) tạo ra thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về lợi nhuận có 2 chỉ tiêu mà

nhà quản trị tài chính rất quan tâm đó là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau

thuế. Nhưng đặc biệt là quan tâm đến LNST do vậy ta đi phân tích tỷ suất lợi

nhuận sau thuế trên doanh thu.

Hệ số lãi ròng =Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Hệ số lãi ròng 2012 =

Hệ số lãi ròng 2013 =

Hệ số lãi ròng 2014 =

Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Nhà máy thu được 2,2 đồng

lợi nhuận sau thuế, trong năm 2013 giảm xuống còn 2,1 đồng lợi nhuận sau thuế

và năm 2014 lại tăng lên 2,2 đồng. Hệ số lãi ròng trong giai đoạn 2012 – 2014

của Nhà máy là khá bằng nhau do sự tăng lên tương đối đồng đều về doanh thu

thuần các năm cùng với đó là sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Đây là một dấu

hiệu khả quan về tình hình của Nhà máy trong những năm qua.

c.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của

đồng vốn đầu tư và doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thường được các nhà quản trị tài chính sử

dụng vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại mà doanh nghiệp thực sự được sử dụng sinh ra

do sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh.

ROA = Lợi nhuận sau thuế

SV: Mai Hoàng Thái 37 Lớp: K8 – TCDN A

Page 47: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Vốn kinh doanh bình quân

ROA năm 2013 =

ROA năm 2014 =

Trong năm 2013, ROA = 0,057 cho ta biết bình quân 100 đồng vốn kinh

doanh của Nhà máy tạo ra được 5,7 đồng lợi nhuận, đối với năm 2014 thì 100

đồng vốn kinh doanh tạo ra được 5,9 đồng lợi nhuận. Trong năm 2014 ROA đã

tăng nhẹ so với năm 2013, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Nhà máy

có khả quan. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn còn ở mức thấp, vốn kinh doanh chưa được

sử dụng hết năng lực của mình.

ROA (%) =LNST

=

Lợi nhuận sau thuế

xDoanh thu

Vốn kinh doanh bq

Doanh thuVốn kinh doanh bq

Vậy, để tăng suất sinh lợi của tài sản (ROA) ta có hai hướng là tăng tỷ

suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS) bằng cách tiết kiệm chi phí

hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán,

tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng.

d.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường

dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của nhà đầu tư và các nhà quản

lý, đồng thời nó cũng là chỉ tiêu mà các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất. Chỉ

tiêu này phản ánh khả năng sinh lời và mức thu nhập của chủ sở hữu. Trong kỳ

cứ đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đông lợi nhuận sau thuế.

Và để có như vậy doanh nghiệp đã phải chiếm dụng bao nhiêu vốn từ bên ngoài,

từ đó có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý. Tăng doanh lợi vốn

chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính

doanh nghiệp.

ROE =Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

SV: Mai Hoàng Thái 38 Lớp: K8 – TCDN A

Page 48: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

ROE năm 2013 =

ROE năm 2014 =

Qua số liệu tính toán trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của

Nhà máy còn ở mức thấp, tuy nhiên trong năm 2013 tỷ suất này là 0,21 tức là cứ

100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về được 21 đồng lợi nhuận sau thuế, đến

năm 2014 thì tỷ suất này đã tăng nhẹ lên mức là 0,22. Nhà máy cần có những

biện pháp kịp thời để nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.

ROE (%) =LNst

xDoanh thu

xVốn kinh doanh bq

Doanh thu Vốn kinh doanh bq Vốn chủ sở hữu bq

Vậy, để tăng ROE ta có hai hướng là tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng

đòn bẩy tài chính bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng sử dụng khoản nợ.

Tuy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao nhưng khi tỷ

số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên, Nhà máy cần xem xét kỹ càng và hết sức

cẩn thẩn khi sử dụng nợ.

e. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

Tỷ suất này dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, cho biết trong kỳ cứ

đầu tư 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận / VLĐ =Lợi nhuận sau thuế

Vốn lưu động bình quân

Tỷ suất lợi nhuận / VLĐ năm 2013 =

Tỷ suất lợi nhuận / VLĐ năm 2014 =

Trong năm 2013 cứ 100 đồng vốn lưu đông bỏ ra thì thu được 8,6 đồng lợi

nhuận sau thuế, đến năm 2014 giảm xuống còn 8,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua

đó ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Nhà máy còn ở mức thấp, Nhà

máy cần có những biện pháp hiệu quả hơn trong nâng cao sử dụng vốn lưu

động.

f. Tỷ suấy lợi nhuận trên vốn cố định

SV: Mai Hoàng Thái 39 Lớp: K8 – TCDN A

Page 49: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Tỷ suất này phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng tài sản dài hạn bình

quân trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận / VCĐ =Lợi nhuận sau thuế

Vốn cố định bình quân

Tỷ suất lợi nhuận / VCĐ năm 2013 =

Tỷ suất lợi nhuận / VCĐ năm 2014 =

Qua sự tính toán trên ta thấy, trong năm 2013 bình quân cứ đầu tư 100 đồng

vốn cố đinh thì sẽ thu về được 16,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2014 đã

tăng lên là 0,2 tức là bình quân 100 đồng vốn cố định sẽ thu về được 20 đồng lợi

nhuận sau thuế. Tuy có sự tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của

Nhà máy vẫn còn ở mức thấp, Nhà máy cần có biện phát để tăng trưởng hơn nữa

trong thời gian tới.

2.7 Phân tích khả năng thanh toán của Nhà máy xi măng Lưu Xá

Tình hình và khả năng tài chính của Nhà máy phản ánh rõ nét sự hoạt động

có hiệu quả hay không hiệu quả của công tác tài chính. Nếu doanh nghiệp hoạt

động tốt thì công nợ ít, khả năng thanh toán cao, ít phải chiếm dụng vốn cũng

như ít bị chiếm dụng vốn của khách hàng. Ngược lại, hoạt động không hiệu quả

khi công nợ kéo dài và vốn chiếm dụng lẫn nhau, các khoản nợ phải thu kéo dài

dẫn đến doanh nghiệp không còn vốn để kinh doanh tốt.

2.7.1Tình hình thanh toán

Để thấy được sự biến động có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình công

nợ và biết được mức độ rủi ro của Nhà máy là cao hay thấp, ta xét chỉ tiêu tỷ lệ

các khoản nợ phải thu so với phải trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các

khoản chiếm dụng lẫn nhau giữa Nhà máy và các đối tác kinh tế.

SV: Mai Hoàng Thái 40 Lớp: K8 – TCDN A

Tỷ lệ các khoản phải thu

so với các khoản phải trả=

Tổng số nợ phải thu

Tổng số nợ phải trả

Page 50: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Bảng 2.5: Tỷ lệ các khoản phải thu với khoản phải trả giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vi: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Khoản phải thu

6.698.615.905 5.180.391.141 6.278.211.401Các khoản phải trả 11.766.527.446 8.695.813.410 7.885.687.309Tỷ lệ khoản phải thu/phải trả (%) 0,57 0,60 0,80

(Trích: Bảng CĐKT)

Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể thấy được tỷ lệ các khoản phải thu

của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014 có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể

trong năm 2012 tỷ lệ này là 0,57%, năm 2013 là 0,6% và đến năm 2014 đã tăng

lên 0,8%. Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả nhỏ hơn 1 và có xu

hướng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy, Nhà máy đang dần cố gắng

giảm dần các khoản phải trả tăng các khoản phải thu để hạn chế việc chiếm dụng

vốn từ các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp để từ đó làm chủ được nguồn vốn

trong kinh doanh của mình. Sư giảm đi này thể hiện chiều hướng tốt hơn trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy giảm thiểu được những rủ ro trong

kinh doanh.

SV: Mai Hoàng Thái 41 Lớp: K8 – TCDN A

Page 51: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Mặt khác, ta xét các khoản phải trả so với tài sản lưu động

Tỷ lệ các khoản phải trả

so với tài sản lưu động=

Tổng nợ phải trả

Tài sản ngắn hạn

Bảng 2.6: Tỷ lệ các khoản phải trả so với tài sản lưu động

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tài sản ngắn hạn 19.518.526.370 17.292.744.392 23.633.520.293Nợ phải trả 10.929.720.653 9.585.747.779 16.520.884.676

Tỷ lệ nợ phải trả trên TSLĐ 0,56 0,55 0,70

(Trích bảng CĐKT)

Theo bảng phân tích trên ta có thể thấy tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản lưu

động của Nhà máy gần như không có sự thay đổi trong giai đoạn 2012 – 2013.

Nhưng đến năm 2014 tỷ lệ này đã tăng lên khá cao là 0,7. Chứng tỏ khả năng

thanh toán của Nhà máy đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt. Tuy vậy, để

đánh giá đúng đắn tình hình phải thu, phải trả của Nhà máy, ngoài việc dựa vào

bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính ta cần phải dựa vào các tài

liệu hạch toán hàng ngày để xác định tính chất, thời gian, nguyên nhân các

khoản phải thu, phải trả cũng như biện pháp áp dụng để thu hồi và trả nợ.

2.7.2Khả năng thanh toán

Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị tài

chính, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà đầu tư. Tình hình tài chính được đánh

giá là lành mạnh trước hết được thể hiện ở khả năng chi trả của Nhà máy bởi nó

phản ánh chất lượng công tác tài chính của Nhà máy. Để đánh giá tình hình tài

chính của Nhà máy trước mắt và khả năng thanh toán trong thời gian tới ta cần

phải đi phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của Nhà máy thông qua các

chỉ tiêu sau:

Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà

hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả bao gồm

SV: Mai Hoàng Thái 42 Lớp: K8 – TCDN A

Page 52: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

nợ ngắn hạn và nợ dài hạn… Hệ số này phản ánh tình hình đảm bảo khả năng

thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán tổng quát =Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2012 =

(lần)

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2013 =

(lần)

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2014 =(lần

)

Từ những số liệu phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của

Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014 ở mức khá cao. Tăng trong giai đoạn

2012 – 2013 (từ 1,33 lên 1,42 lần) sau đó giảm xuống trong năm 2014 nhưng

vẫn ở mức tương đối cao. Điều này cho thấy, các khoản huy động từ bên ngoài

của Nhà máy đều có tài sản đảm bảo. Các chủ nợ hoàn toàn có thể tin tưởng vào

việc hoàn trả các khoản nợ của Nhà máy.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán

ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ

ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong

một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =Tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

HS khả năng thanh toán nợ NH năm 2012 = (lần)

HS khả năng thanh toán nợ NH năm 2013 = (lần)

SV: Mai Hoàng Thái 43 Lớp: K8 – TCDN A

Page 53: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

HS khả năng thanh toán nợ NH năm 2014 = (lần)

Theo sự tính toán trên ta có thể thấy đươc hệ số khả năng thanh toán nợ

ngắn hạn của Nhà máy cao trong giai đoạn 2012 – 2013 và tương đối đồng đều

trong 2 năm này. Nhưng đến năm 2014 lại giảm khá mạnh chỉ còn 1,43 lần, sự

giảm xuống này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Nhà

máy đã cũng giảm theo. Tuy nhiên, hệ số này qua các năm đều lớn hơn 1 nên

khả năng thanh toán của Nhà máy vẫn được đảm bảo.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận

trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện

không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán ngắn hạn ở chỗ là

nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì so với các tài sản ngắn

hạn khác, hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.

Hệ số thanh toán nhanh (KN)

= Tổng tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2012 =(lần

)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2013 =(lần

)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 2014 =(lầ

n)

Dựa vào số liệu tính toán trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nhanh

của Nhà máy giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2012 là cao nhất đạt 1,06,

năm 2013 là 0,89 và 2014 là 0,52 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán

nhanh các khoản nợ của Nhà máy không được tốt. Việc giảm đi của hệ số này

chủ yếu là do sự tăng lên khá cao của hàng tồn kho và vẫn còn chiếm tỷ trọng

lớn. Nhà máy cần có giải pháp tiếp tục giải phóng nhanh lượng hàng tồn khi còn

SV: Mai Hoàng Thái 44 Lớp: K8 – TCDN A

Page 54: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

tồn đọng, đồng thời giảm tỷ trọng hàng tồn kho để tạo tính thanh khoản tốt hơn

cho tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( khả năng thanh toán bằng tiền mặt)

Chỉ số thánh toán bằng tiền mặt cho biết bao nhiểu tiền và các khoản

tương đương tiền của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói

cách khác chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết cứ một đồng nợ ngăn hạn thì có

bao nhiều tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo chi trả.

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt:

Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt =Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán TM năm 2012 = (lần)

Hệ số khả năng thanh toán TM năm 2013 =

(lần)

Hệ số khả năng thanh toán TM năm 2014 = (lần)

Từ số liệu tính toán trên ta thấy được hệ số thanh toán bằng tiền mặt của

Nhà máy giảm dần qua các năm. Trong năm 2012 là 0,44 lần đến năm 2013 chỉ

còn 0,34 lần, trong năm 2014 giảm rất mạnh chỉ còn 0,14 lần. Trong năm 2012

và 2013 chỉ số này tương đối cao cho thấy Nhà máy có thể đảm bảo thanh toán

các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt khá tốt. Nhưng đến năm 2014 lại giảm

mạnh, Nhà máy khó có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn bằng

tiền mặt. Bởi vậy Nhà máy nên có những chính sách mới nhằm tăng cường hệ sộ

này thông qua việc tăng khoản vốn bằng tiền.

Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà Công ty có nghĩa vụ phải

trả đúng hạn cho các chủ nợ. Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh

toán lãi tiền vay của Công ty và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối

với các chủ nợ.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

SV: Mai Hoàng Thái 45 Lớp: K8 – TCDN A

Page 55: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay 2012 = (lần)

Khả năng thanh toán lãi vay 2013 = (lần)

Khả năng thanh toán lãi vay 2014 = (lần)

Dựa vào số liệu tính toán trên ta thấy khả năng thanht toán lãi vay của

Nhà máy tăng dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 là 0,75 lần, năm 2013

tăng lên 1,39 lần và tăng cao nhất trong năm 2014 đạt 2,07 lần. Sự tăng lên trong

nă 2014 này là do nhà máy đã giảm đáng kể được khoản chi phí vay lãi xuống ở

mức thấp chỉ còn 822.862.588 đồng. Trong 3 năm giai đoạn 2012 – 2014 Nhà

máy đã phấn đấu tăng doanh thu và giảm chi phí cùng để đạt lợi nhuận cao

Kết luận:

Qua các số liệu tính toán trên có thể cho chúng ta thấy khái quát được tình

hình công nợ của công ty chưa thực sự tốt.

Các khoản phải trả của công ty vẫn còn ở mức cao trong khi đó các khoản

phải thu vẫn còn thấp điều này cho thấy công ty chưa tự chủ được về mặt tài

chính. Các nguồn vốn sử dụng vẫn chủ yếu là các nguồn vốn vay, huy động từ

các tổ chức tài chính tín dụng.

Hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh giảm dần qua các

năm điều này cho thấy Nhà máy gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

Hệ số thanh toán bằng tiền mặt của Nhà máy còn rất thấp và giảm qua các

năm, đặc biệt giảm khá mạnh trong năm 2014. Sự giảm xuống mạnh của hệ số

này trong năm 2014 cho thấy việc thực hiện thu các khoản phải thu và phải trả

cùng với việc trả các khoản nợ của Nhà máy chưa thực sự ổn định.

Khả năng thanh toán lãi vay của Nhà dần tăng lên qua các năm, điều này

cho thấy Nhà máy đã có những cải thiện trong viêc hạn chế đi vay các tổ chức

bên ngoài doanh nghiệp.

Như vậy, Nhà máy cần có những biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách

tiết kiệm và hiêu quả nhất đồng thời giảm nguồn vốn vay từ bên ngoài nhằm hạn

SV: Mai Hoàng Thái 46 Lớp: K8 – TCDN A

Page 56: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

chế những rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động sán xuất kinh

doanh….

2.8 Một số chỉ tiêu khác

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi được

bán ra, nó thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Hệ số này càng

cao thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hóa của công ty càng nhanh.

Số vòng quay của hàng tồn kho =Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Trị giá HTK bình quân 2013 =đồn

g

Trị giá HTK bình quân 2014 =

đồng

Số vòng quay HTK 2013 = lần

Số vòng quay HTK 2014 = lần

Trong năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 7,95 lần, đến năm 2014

giảm xuống còn 5,81 lần. Sự giảm xuống này là so hàng tồn kho trong giai đoạn

2012 – 2013 của Nhà máy tăng khá cao trong khi đó giá vốn hàng bán cũng tăng

qua các năm nhưng lượng tăng lên còn tương đối ít. Điều này cho thấy, công tác

quản lý và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy chưa thực sự tốt, lượng hàng tồn kho

vẫn còn ở mức cao làm tăng chí phí lưu kho, bến bãi. Nhà máy nên có những

biện pháp nhanh chóng để giúp lưu thông bớt lượng hàng tồn kho trong năm tới

để giảm được tình trạng bị ứ đọng vốn và bớt đi các chi phí không cần thiết

khác.

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần

SV: Mai Hoàng Thái 47 Lớp: K8 – TCDN A

Page 57: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Tổng tài sản bình quân

Tài sản bình quân 2013 =

đồng

Tài sản bình quân 2014 =

đồng

Vòng quay tổng TS 2013 = lần

Vòng quay tổng TS 2014 = lần

Theo tính toán trên ta thấy vòng quay tổng tài sản của Nhà máy gần như

nhau giữa 2 năm 2013 và 2014, tuy trong năm 2014 có giảm nhẹ nhưng sự giảm

xuống này là không đáng kể. Trong năm 2013 vòng quay tổng tài sản là 2,75 lần

tức là cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được 275 đồng doanh thu, tương tự cho

năm 2014 là thu được 272 đồng doanh thu. Chỉ số này khá cao cho thấy hiệu

quả sử dụng vốn của Nhà máy là khá tốt lợi nhuận thu về cao. Nhà máy nên tiếp

tục thực hiện các chính sách để tăng trưởng hơn nữa chỉ số này trong những năm

sắp tới.

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân

VLĐ bình quân 2013 =

đồng

VLĐ bình quân 2014 =

đồng

Vòng quay VLĐ 2013 = vòng

Vòng quay VLĐ 2014 = vòng

SV: Mai Hoàng Thái 48 Lớp: K8 – TCDN A

Page 58: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Năm 2013 có vòng quay vốn lưu động là 4,2 vòng có nghĩa là bình quân 1

đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra 4,2 đồng doanh thu. Trong năm 2014 thì với

bình quân một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 3,86 đồng doanh thu, giảm

0,34 đồng doanh thu so với năm 2013. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động

của Nhà máy đang có xu hướng giảm xuống, tốc độ luân chuyển vốn lưu động

chậm lại trong năm 2014. Điều này là do lượng tài sản ngắn hạn của Nhà máy

trong năm 2014 tăng đột biến lên 23.633.520.293 đồng tăng 6.340.775.901 đồng

so vơi năm 2013. Đồng thời Công ty cũng đưa ra quyết định mở rộng quy mô

kinh doanh, cải tổ trong chính sách quản lý nguồn vốn kinh doanh nói chung và

nguồn vốn lưu động nói riêng.

Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu =Doanh thu

Khoản phải thu bình quân

Vòng quay các khoản phải thu 2013 =

Vòng quay các khoản phải thu 2014 =

Theo sự tính toán trên ta thấy vòng quay các khoản phải thu của Nhà máy

trong năm 2014 là 14,47 vòng, tăng lên so với năm 2013 (chỉ đạt 13,42 vòng).

Đây là biểu hiện tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư vào nhiều các khoản

phải thu, tiến hành thu hồi công nơ một cách nhanh chóng đảm bảo đủ nguồn

vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong các kỳ tiếp theo.

Vòng quay vốn bằng tiền

Vòng quay vốn bằng tiền =Doanh thu thuần

Vốn bằng tiền bình quân

Vốn bằng tiền = TSLĐ – Các khoản phải thu – Vốn vật tư hàng hóa

Vốn vật tư hàng hóa = hệ số thanh toán nhan x Nợ ngắn hạn

Vốn bằng tiền năm 2012

= 19.518.526.370 – 6.698.615.905 – (1,06 x 10.929.720.653) = 1.234.406.572,82 đồng

SV: Mai Hoàng Thái 49 Lớp: K8 – TCDN A

Page 59: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Vốn bằng tiền 2013

= 17.292.744.392 - 5.180.391.141 – (0,89 x 9.585.747.779) = 3.581.037.727,69 đồng

Vốn bằng tiền năm 2014

= 23.633.520.293 – 6.278.211.401 – (0,52 x 165.20.884.676) = 8.764.448.860,48 đồng

Vòng quay vốn bằng tiền 2013 =v

òng

Vòng quay vốn bằng tiền 2014 =v

òng

Năm 2013 vòng quay vốn bằng tiền là 33,11 vòng, đến năm 2014 giảm

mạnh xuống chỉ còn 12,43 vòng. Sự giảm xuống này là do Nhà máy chú trọng

dự trữ lượng vốn bằng tiền nhiều hơn so với các năm trước nhằm đảm bảo và cải

thiện khả năng thanh toán tức thời của mình. Sự gia tăng này lớn hơn sự gia tăng

của doanh thu thuần khiến cho số vòng quay vốn bằng tiền giảm mạnh.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Chỉ số này nhằm đo lường việc Nhà máy sử dụng vốn có định trong quá trình sản xuất

kinh doanh như thế nào? Có hiệu quả hay không để từ đó đưa ra những phương án và giải

pháp khắc phục.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng VCĐ 2013 =

vòng

Hiệu suất sử dụng VCĐ 2014 =

vòng

Ta thấy trong năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 8,01 vòng điều

này có nghĩa là cứ đầu tư trung bình một đồng vốn cố định vào sản xuất thì thu

được 8,01 đồng doanh thu thuần, năm 2014 là 9,26 vòng đã tăng lên 1,25 vòng

và trung bình đầu tư 1 đồng vào vốn cố định sẽ thu được 9,16 đồng lợi nhuận.

Chỉ số này của Nhà máy ở mức cao sự gia tăng này do sự giảm đi của tài sản cố

SV: Mai Hoàng Thái 50 Lớp: K8 – TCDN A

Page 60: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

định và tăng lên của doanh thu thuần trong 2 năm 2013 và 2014, đây là một dấu

hiệu đáng mừng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.

SV: Mai Hoàng Thái 51 Lớp: K8 – TCDN A

Page 61: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

3.1 Đánh giá tình hình tài chính của Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên

Trong những năm gần đây tình hình tài chính của Nhà máy xi măng Lưu

Xá Thái Nguyên tuy có những hạn chế về tài chính song cũng đạt được khong ít

thành quả đáng ghi nhận. Với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ và công

nhân công ty, hi vong các năm tiếp theo tình hình tài chính của Nhà máy sẽ có

những bước tiến triển tốt hơn.

3.1.3 Những thành tựu đạt được

Dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc Nhà máy và sự nỗ lực phấn đấu không

ngừng của cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà

máy đã từng bước vượt qua những khó khăc để hoàn thiện sản xuất, tự khẳng

định mình và tạo chỗ đứng uy tín, vững chắc trên thị trường. Quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong năm vừa qua đã đạt được những

kết quả đáng khích lệ, cụ thể là:

Tổng doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy không ngừng tăng lên qua các

năm. Trong năm 2014 doanh thu thuần của Nhà máy là 82.876.471.409 đồng

tăng lên 3.162.435.444 đồng so với năm 2013 và làm cho lợi nhuận của Nhà

máy cũng đạt mức 1.701.058.504 đồng tăng 15.89.553.681 đồng.

Tổng tài sản và nguồn vốn của Nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2013 có sự

giảm xuống, nhưng tuy nhiên đến năm 2014 thì đã tăng trưởng trở lại và đạt

mức khá cao. Điều này chính là nhờ Nhà máy có những chính sách hợp lý, kịp

thời, chính xác trong giai đoạn này cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng

của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn Nhà máy đã mang lại những thành quả

khả quan trong những năm tới.

Với hoạt động chủ yếu là sản xuất mặt hàng xi măng, các sản phẩm phục

phụ ngành xây dựng…. Nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về

chiều rộng lẫn chiều sâu. Vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường đồng

thời thực hiện tốt các chủ trương cải cách quản lý kinh tế và các chính sách kinh

tế của Nhà nước, hoàn thảnh tốt nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước,

SV: Mai Hoàng Thái 52 Lớp: K8 – TCDN A

Page 62: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

không ngừng nâng cáo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên

trong toàn Nhà máy.

Nhà máy thực hiện việc ghi chép một cách phù hợp, đầy đủ để phản ánh

hợp lý tình hình tài chính của Nhà máy tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng

các báo cáo tài chính luôn tuân thủ đúng các Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt

Nam. Báo cáo tài chính của Nhà máy đã phản ánh trung thực và hợp lý tại thời

điểm 31 tháng 12 hàng năm cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, Nhà máy đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ,

thiết bị, thay thế các dây chuyền sản xuất lạc hậu bằng máy móc hiện đại. Đồng

thời, hoàn thiện chính sách sản phẩm và xúc tiến bán hàng, tạo thị trường tiêu

thụ sản phẩm ổn định.

3.1.3 Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, tình hình tài chính của Nhà máy xi

măng Lưu Xá cũng còn một số hạn chế nhất định

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhưng bên cạnh đó giá vốn

hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn lớn cho thấy

công tác tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm còn nơi lỏng.

Giá trị hàng tồn kho vẫn còn rất lớn, gây ứ đọng vốn, phát sinh nhiều chi

phí liên quan gây thất thoát một phần vốn của Nhà máy.

Vốn hoạt động của Nhà máy chủ yếu huy động từ hoạt động tài chính, mà

công tác huy động vốn và sử dụng vốn của công ty còn tồn tại nhiều hạn chế do

các nguyên nhân chủ quan và khách quan về nhu cầu vay vốn, khả năng đáp ứng

nhu cầu vay vốn của Nhà máy, lãi suất làm cho cơ hội đầu tư của Nhà máy cũng

bị hạn chế.

b. Nguyên nhân

- Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Nhà máy phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài: ảnh hưởng của

thiên tai, sự biến động của giá xăng dầu – chi phí đầu vào chính của quá trình

kinh doanh.

SV: Mai Hoàng Thái 53 Lớp: K8 – TCDN A

Page 63: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

- Do biến động phức tạp của nền kinh tế: giá cả biến động liên tục, sự mất

giá của tiền tệ, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao, lãi suất

đi vay tăng lên và các nhà cung cấp tín dụng cho vay cũng ngày càng khó tính,..

làm cho chi phí các yếu tố đầu vào tăng cao.

- Nhà máy vẫn chưa thực sự chú trọng vào quản lí chi phí sao cho hiệu

quả hơn. Các khoản mục chi phí vẫn còn ở mức cao.

- Tuy đã có sự đầu tư máy móc, thiết bị mới nhưng Nhà máy vẫn còn sử

dụng nhiều máy móc thiết bị đã cũ, có phần lạc hậu, mang lại năng suất lao động

chưa cao, cần đổi mới nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất mới cũng như nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Công tác tiêu thụ sản phẩm còn chậm, công tác dự báo nhằm đưa ra

lượng hàng tồn kho chờ phục vụ ngay khi đối tác cần chưa sát với thực tế gây

tồn đọng một lượng giá trị hàng hoá rất lớn, làm phát sinh thêm nhiều khoản

mục chi phí liên quan đến bảo quản và phục chế hàng hoá khi có nhu cầu.

3.2 Định hướng phát triển Nhà máy trong thời gian tới

Trước tình hình kinh tế trong nước và quốc tế luôn biến động hết sức

phức tạp đòi hòi các doanh nghiệp nói chung cũng như Nhà máy xi măng Lưu

Xá Thái Nguyên nói riêng cần phải luôn chủ động trong từng bước đi của mình.

Để làm được điều đó trước hết Nhà máy cần phải chú trọng hơn đối với việc đi

sâu phân tích tình hình tài chính của đơn vị mình. Nghĩa là việc phân tích tài

chính của Nhà máy không chỉ dừng lại ở việc so sánh kết quả đạt được năm nay

với kế hoạch đã đặt mà cần phải đi sâu phân tích thông qua các chỉ tiêu cụ thể để

có thể nắm vững thực trạng tình hình tài chính của mình, từ đó có những giải

pháp đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả.

Do khủng hoảng kinh tế trong nước và quốc tế làm cho giá cả các yếu tố

đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng tăng làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng

cao, chi phí vận chuyển tăng cao có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi

nhuận. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là Nhà máy cần phải có biện pháp làm giảm

tối đa mức chi phí bằng cách tác động vào những chi phí có thể kiểm soát như

SV: Mai Hoàng Thái 54 Lớp: K8 – TCDN A

Page 64: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

chi phí lãi vay: Nhà máy cần giảm các khoản vay nợ tăng chiếm dụng vốn một

cách hợp lý, … tránh phát sinh chi phí sử dụng vốn lớn…

Nhà máy nên tận dụng tối đa các lợi thế về địa bàn hoạt động, đội ngũ lao

động giàu kinh nghiệm để phát triển ngành nghề đang kinh doanh và các ngành

nghề đã đăng ký kinh doanh. Cần tạo mối quan hệ lâu dài với nhiều khách hàng,

khẳng định chất lượng dịch vụ cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh với các công

kỳ cùng ngành trong khu vực. Mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động, đa dạng hóa

các sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng…

Tìm biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sử dụng của các loại vốn: vốn

lưu động, vốn cố định, vốn kinh doanh; tăng khả năng thanh toán, khả năng sinh

lợi của Nhà máy.

3.3 Một số giải pháp cải thiên tình hình tài chính tại Nhà máy

Xác định chính sách vốn tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn

nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi

ích của chủ sở hữu – tức tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm

vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng, thiết lập được một cơ cấu tài

chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của nhà máy là nhỏ.

Nhà máy có thể áp dụng chính sách huy động vốn sau:

- Chính sách huy động tập trung nguồn: tức là công ty sẽ chỉ tập trung vào

một hay một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể

giảm song nó có nhược điểm là làm cho Nhà máy phụ thuộc vào một chủ nợ nào

đó. Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ khi áp dụng chính sách này,

trước hết Nhà máy cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ

trích lập nhưng chưa sử dụng đến.

+ Lợi nhuận để lại của Nhà máy: đây là nguồn vốn hình thành từ lợi

nhuận của Nhà máy sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất

lớn vì chỉ khi nào Nhà máy làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn

này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm

SV: Mai Hoàng Thái 55 Lớp: K8 – TCDN A

Page 65: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

giảm nguồn vốn này. Để tăng lợi nhuận để lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu

và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Nhưng nguồn vốn CSH là một con số còn quá khiêm tốn so với lượng vốn

mà Nhà máy cần được đáp ứng, vì vậy công ty phải huy động từ các nguồn khác như:

+ Nguồn lợi tích lũy

+ Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp

+ Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng

Tuy nhiên, dù huy động từ nguồn nào cũng có mặt lợi và mặt hại nên các nhà

quản lý cần tỉnh táo trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động được

để đạt hiệu quả huy động vốn cao nhất, từ đó mới có thể đạt được hiệu quả kinh

doanh như mục tiêu đã đề ra.

Tăng cường công tác quản lý lao động

Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của yếu tố sản xuất, quản

lý lao động tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của Nhà máy.

Để quản lý lao động tốt cần phải:

- Căn cứ vào nhu cầu lao động của công ty để tuyển dụng và bố trí lao động

hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người.

- Quản lý thời gian lao động chặt chẽ, làm việc đúng giờ giấc, rèn luyện ý

thức kỷ luật lao động.

- Tạo cho người lao động những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc

- Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương: đối với doanh nghiệp, tiền lương được sử

dụng làm đòn bẩy kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động

sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do đó, cần chấp hành tốt chính

sách, chế độ quản lý quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội…

Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn

Trong quá trình quản lý và sử dụng cần quy định rõ trách nhiệm của từng

cán bộ công nhân viên đối với từng công việc được giao. Quy định rõ trách

nhiệm của từng người đối với việc bảo vệ tài sản được giao. Trách nhiệm đối

với việc thu hồi công nợ của các hợp đồng mà người đó được giao. Trong công

việc được giao của mình, Nhà máy cần áp dụng mức thưởng xứng đáng cho

SV: Mai Hoàng Thái 56 Lớp: K8 – TCDN A

Page 66: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

từng cá nhân, tập thể khi họ hoàn thành tốt công việc của mình được giao. Bên

cạnh mức thưởng cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình thì Nhà máy cần

phải tiến hành đồng thời với mức thưởng đó là mức phạt nhằm răn đe đối với

từng cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, cá nhân lười biếng,

lãng phí trong sử dụng tài sản mình được giao. Từ những bài học đó giúp

người lao động thấy được bài học, những khiếm khuyết trong công việc để từ

đó sửa chữa và nỗ lực hơn trong công việc được giao.

Việc Nhà máy áp dụng chế độ thưởng phạt là rất cần thiết đối với bất kỳ

Công ty nào, một mặt kích thích tinh thần lao động hăng say của người lao

động, mặt khác hạn chế những tiêu cực trong lao động.

Mở rộng thị trường kinh doanh

Với vị trí địa lý thuận lợi, Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên chuyên

sản xuất xi măng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho ngành công nghiệp xây

dựng. Trong khi đó, các khu công nghiệp lớn như SamSung, Hansol…. Các nhà

máy đang được đầu tư và xuây dựng với quy mô lớn tại địa bàn tỉnh Thái

Nguyên. Cùng với đó là sự thu hút vốn đầu tư của các Công ty nước ngoài vào

thị trường Việt Nam và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm

dịch vụ. Chính vì thế Nhà máy nên thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh

không chỉ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên mà còn phát triển thêm các kênh

phân phối, bán hàng quảng bá sản phẩm tại các thị trường lân cân có tiềm năm

lớn như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn….

Kiêm soát chi phí bản hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Giá xăng dầu trong thời gian gần đây đang có xu hướng gia tăng, sự tăng

lên về các khoản chi phí bảo trì đường bộ, chi phí phát sinh khác trong các trình

vận chuyển khiến cho việc vận chuyển nguyên vật liệu tăng cao. Vì vậy Nhà

máy nên sử dụng phù hợp các phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng xe một

cách lãng phí. Việc bán hàng cần phải được kiểm soát một cách chặt chẽ về bao

bì sản phẩm, tránh quảng cáo tràn lan gây tốn kém, tận dụng tối đa phát triển các

đại lý bán hàng hiện có….

SV: Mai Hoàng Thái 57 Lớp: K8 – TCDN A

Page 67: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện,

nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ

thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến tùng bộ phận liên quan để đề ra biện

pháp cụ thể tiết kiệm chi phí, ví dụ: đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên

không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc,

hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, doanh nghiệp cần lập ra một biên độ

dao động phù hợp.

Nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ

Hiện nay, mưc sống của người dân ngày càng được cải thiện, theo đó nhu

cầu về xây dựng nhà ở, các khu trung cư ngày càng nhều. Cùng với đó là sự đầu

tư ngày càng mạnh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới vào Việt Nam để

xây dựng các khu công nghiệp hiện đại nên Nhà máy cần nâng cao chất lượng

sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã để có thể tìm được lòng tin người tiêu dùng và

đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ trên thị

trường kinh tế trong và ngoài nước.

3.4 Kiến nghị

Với kinh nghiệm thực tế đúc kết được trong thời gian thực tập này đã

giúp em hiểu rõ và nắm vững hơn những kiến thức thu được khi học tại trường.

Trên cơ cở lý luận và tìm hiểu thực tế tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái

Nguyên em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác

phân tích tình hình tài chính tại đơn vị như sau:

+ Nhà máy nên quan tâm hơn tới công tác phân tích tình hình tài chính

của đơn vị mình vì thông qua hoạt động này sẽ giúp cho ban lãnh đạo Nhà máy

có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng tài chính của mình từ đó đưa ra những

quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời...

+ Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên,

người lao động giúp họ có thể hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao. Phân

công, phân nhiệm công việc rõ ràng phù hợp năng lực...

+ Phải tìm giải pháp thu hồi vốn để tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty

và tăng thêm khả năng thanh toán cho công ty. Đó là việc rất quan trọng cần SV: Mai Hoàng Thái 58 Lớp: K8 – TCDN A

Page 68: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

phải thực hiện ngay, lập ra một ban đôn đốc thu hồi nợ. Ban này có trách

nhiệm so sánh các khoản nợ phải thu của khách hàng với thòi hạn đã ký kết

trong hợp đồng kinh tế để từ đó xem xét các khoản nợ nào phải thu hồi luôn thì

cần tìm mọi cách thu hồi ngay nếu thấy không thu hồi được cần đề nghị công

ty tiến hành trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.

+ Nhà máy nên sử dụng các phương thức thanh toán khác nhau phù hợp

với từng đối tượng khách hàng để giảm bớt các khoản chi phí trong thanh toán

và đảm bảo thời gian thanh toán là nhanh nhất, an toàn nhất.

+ Giải quyết hàng tồn kho một cách nhanh chóng giảm ứ đọng vốn và các

khoản chi phí lưu kho bến bãi. Thực hiện chính sách dự trữ nguyên vật liệu

một cách phù hợp để vừa đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản

xuất, không để dư thừa quá nhiều, đảm bảo cung ứng các đơn hàng một cách

kịp thời.

3.5 Kết luận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các Doanh nghiệp của Việt Nam

đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của giá

cả thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty trong và ngoài nước....

công tác phân tích tài chính tài chính của các Nhà máy có vai trò hết sức quan

trọng, trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với Nhà máy. Hoạt động

này nhằm đánh giá thực trạng tài chính Nhà máy để từ đó có những quyết định

tài chính phù hợp, đúng đắn, kịp thời. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác

phân tích tài chính đem lại còn rất hữu ích đối với nhiều chủ thể trong nền kinh

tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra

quyết định.

Sau thời gian thực tập tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên đã giúp

em có một cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình

tài chính thông qua các báo cáo tài chính. Để việc phân tích tình hình tài chính

đạt kết quả cao thì cần phải có hệ thống báo cáo tài chính trung thực, đầy đủ và

chính xác bởi vì nếu việc phân tích dựa trên những thông tin sai lệch sẽ đưa ra

SV: Mai Hoàng Thái 59 Lớp: K8 – TCDN A

Page 69: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

những quyết định thiếu chính xác. Điều này đòi hỏi bộ máy kế toán phải hoạt

động hiệu quả.

Qua việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế về thực trạng tài chính

thông qua hệ thống báo cáo tài chính, em nhận thấy một số bất cập và đã đề xuất

các biện pháp để góp phần hoàn thiện công tác phân tích và quản lý tài chính

trong đơn vị. Tuy nhiên, do trình độ kiến thức có hạn, thời gian nghiên cứu

không dài, chưa có kinh nghiệm nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi

những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cô và các cán

bộ Nhà máy xi măng Lưu Xá để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Nga đã hướng

dẫn em rất tận tình trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo, cảm ơn các cô

chú, anh chị tại phòng Kế toán Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên đã cung

cấp tư liệu và thông tin để giúp em hoàn thành đề tài này.

SV: Mai Hoàng Thái 60 Lớp: K8 – TCDN A

Page 70: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp (TS Trần Đình Tuấn – Trường ĐH

Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên,2008).

2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (THs Đồng Văn Đạt – Trường

ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, 2010).

3. Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, GVC. ThS Nguyễn Thị Oanh, Trường

đại học kinh tế và quản trị kinh doanh

4. Bảng cáo tài chính, báo cáo thường niên của Nhà máy xi măng Lưu Xá

Thái Nguyên trong giai đoạn 2012 – 2014.

5. Một số trang web:

www.tailieu.vn

www.saga.vn

www.danketoan.vn

SV: Mai Hoàng Thái 61 Lớp: K8 – TCDN A

Page 71: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Phụ Lục 1 : Bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2012 – 2013(Đơn vị : đồng)

Chỉ Tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014TÀI SẢN      

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 19.518.526.370 17.292.744.392 23.633.520.293

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.772.985.389 3.299.346.103 2.302.002.2521. Tiền 4.772.985.389 3.299.346.103 2.302.002.2522. Các khoản tương đương tiền      II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn      1. Đầu tư ngắn hạn      2. Dự phòng giảm giá CK đầu tư ngắn hạn (*)      III. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.698.615.905 5.180.391.141 6.278.211.4011. Phải thu khách hàng 6.347.512.734 4.443.582.260 6.095.700.4012. Trả trước cho người bán 101.500.000 116.209.100 47.646.0003. Phải thu nội bộ ngắn hạn 165.721.018 543.476.613 134.865.0004. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD      5. Các khoản phải thu khác 83.882.153 77.123.168  6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)      IV. Hàng tồn kho 7.975.925.076 8.737.007.148 15.005.306.6401. Hàng tồn kho 7.975.925.076 8.737.007.148 15.005.306.6402. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)      V. Tài sản ngắn hạn khác 71.000.000 76.000.000 48.000.0001. Chi phí trả trước ngắn hạn      2. Thuế GTGT được khấu trừ      3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước      4. Tài sản ngắn hạn khác 71.000.000 76.000.000 48.000.000B - TÀI SẢN DÀI HẠN 10.704.513.725 8.578.370.478 8.474.110.196I. Các khoản phải thu dài hạn      1. Phải thu dài hạn của khách hàng      2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc      3. Phải thu dài hạn nội bộ      4. Phải thu dài hạn khác      5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)      II. Tài sản cố định 9.863.607.186 8.358.014.652 7.733.894.0371. Tài sản cố định hữu hình 9.155.337.833 7.516.321.927 6.794.555.344 - Nguyên giá 49.908.854.853 49.711.003.524 59.970.031.262

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)-

40.753.517.020-

42.194.681.597-

53.175.475.9182. Tài sản cố định thuê tài chính       - Nguyên giá       - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)      3. Tài sản cố định vô hình       - Nguyên giá      

SV: Mai Hoàng Thái 62 Lớp: K8 – TCDN A

Page 72: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)      4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 708.269.353 841.692.725 939.338.693III. Bất động sản đầu tư       - Nguyên giá       - Giá trị hao mòn luỹ kế (*)      IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn      1. Đầu tư vào công ty con      2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh      3. Đầu tư dài hạn khác      4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn      V. Tài sản dài hạn khác 840.906.539 220.355.826 740.216.1591. Chi phí trả trước dài hạn 809.012.696 182.814.193 697.190.1892. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại      3. Tài sản dài hạn khác 31.893.843 37.541.633 43.025.970TỔNG CỘNG TÀI SẢN 30.223.040.095 25.871.114.870 32.107.630.489       

NGUỒN VỐN             

A - NỢ PHẢI TRẢ 22.696.248.099 18.281.561.189 24.406.571.985I. Nợ ngắn hạn 10.929.720.653 9.585.747.779 16.520.884.6761. Vay và nợ ngắn hạn 3.503.120.592 1.000.000.000 1.555.851.4172. Phải trả người bán 6.368.560.713 6.841.129.839 10.733.423.9713. Người mua trả tiền trước 7.600.000    4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước      5. Phải trả người lao động 1.263.169.271 2.122.195.571 2.388.168.6066. Chi phí phải trả 251.736.572 171.716.614 424.114.7307. Phải trả nội bộ -620.536.282 -643.320.460 1.350.642.7268. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD

    

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

152.531.14490.487.572 68.683.226

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn      11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.538.643 3.538.643  II. Nợ dài hạn 11.766.527.446 8.695.813.410 7.885.687.3091. Phải trả dài hạn người bán      2. Phải trả dài hạn nội bộ      3. Phải trả dài hạn khác      4. Vay và nợ dài hạn 11.766.527.446 8.695.813.410 7.885.687.3095. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả      6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm      7. Dự phòng phải trả dài hạn      B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.526.791.996 7.589.553.681 7.701.058.504I. Vốn chủ sở hữu 7.526.791.996 7.589.553.681 7.701.058.5041. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.0002. Thặng dư vốn cổ phần      

SV: Mai Hoàng Thái 63 Lớp: K8 – TCDN A

Page 73: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

3. Vốn khác của chủ sở hữu      4. Cổ phiếu quỹ (*)      5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản      6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái      7. Quỹ đầu tư phát triển      8. Quỹ dự phòng tài chính      9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu      10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.526.791.996 1.589.553.681 1.701.058.50411. Nguồn vốn đầu tư XDCB      II. Nguồn kinh phí và quỹ khác      1. Nguồn kinh phí      2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ      TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 30.223.040.095 25.871.114.870 32.107.630.489

(Nguồn: Phòng kế toán)

SV: Mai Hoàng Thái 64 Lớp: K8 – TCDN A

Page 74: Báo cáo thực tập Xi Măng Lưu Xá Thái Nguyên qua bảng BCKQHDSXKD

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Ths Nguyễn Thu Nga

Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 -2014

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu   2012 2013 20141. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 72.398.644.324

79.714.035.965

82.876.471.409

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.197.784.614 2.499.610.261

3.889.924.900

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=1-3) 10 71.200.859.710

77.214.425.704

78.986.546.509

4. Giá vốn hàng bán 11 60.950.739.103 66.473.961.886

68.925.354.691

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 10.250.120.607

10.740.463.818

10.061.191.818

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 60.654.245 94.205.072

81.908.082

7. Chi phí tài chính 22 2.066.303.425 1.147.099.905

822.862.588

Trong đó : Chi phí lãi vay 23 2.066.303.425 1.147.099.905

822.862.588

8. Chi phí bán hàng 24 1.916.367.465 2.558.087.116

2.911.948.158

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.952.143.766 5.594.652.012

5.075.073.963

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD [30=20+(21-22)-(24+25) 30 1.376.233.196

1.534.919.857

1.333.215.191

11. Thu nhập khác 31 177.133.158 54.633.824

367.843.313

12. Chi phí khác 32 1.307.000    

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 175.826.158 54.633.824

367.843.313

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 1.552.059.354

1.589.553.681

1.701.058.504

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51      16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52      17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51) 60 1.552.059.354

1.589.553.681

1.701.058.504

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu * 70      (Nguồn: Phòng kế toán)

SV: Mai Hoàng Thái 65 Lớp: K8 – TCDN A