Báo cáo thực tập Tuần 1

21
Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014 BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ROUTING CỦA CISCO, MÔ PHỎNG TRÊN NỀN GNS3 TUẦN 1: CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG GNS3 Giảng Viên Hướng Dẫn : Thầy VÕ ĐỖ THẮNG Sinh Viên Thực Hiện : HUỲNH VĂN TÂN 1 Trung tâm đào tạo Athena Tuần 1

description

Trong tuần 1, chúng ta bước đầu làm quen với phần mềm GNS3, cách cài đặt, nạp file IOS. Bên cạnh đó chúng ta cũng bước đầu tìm hiểu về định tuyến, khái niệm, các giao thức để định tuyến

Transcript of Báo cáo thực tập Tuần 1

Page 1: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ROUTING CỦA CISCO, MÔ PHỎNG TRÊN NỀN GNS3

TUẦN 1: CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG GNS3

Giảng Viên Hướng Dẫn : Thầy VÕ ĐỖ THẮNG

Sinh Viên Thực Hiện : HUỲNH VĂN TÂN

1Tuần 1

Page 2: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Mục lụcI. GẶP GIẢNG VIÊN NHẬN ĐỀ TÀI.......................................................................3

II. GIỚI THIỆU...........................................................................................................3

1. GNS3...................................................................................................................3

2. Giới thiệu về Dynamips.......................................................................................4

3. Giới thiệu về Dynagen........................................................................................4

III. CÁCH DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM GNS3..................................5

1. Cách download phần mềm GNS3........................................................................5

2. Cách cài đặt phần mềm GNS3.( các phiên bản khác cũng cài đặt tương tự).......6

3. Load file IOS trên GNS.......................................................................................9

3.1. Chỉnh sửa sau cài đặt GNS3.........................................................................9

3.2. Load file IOS trên GNS3............................................................................11

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIAO THỰC ĐỊNH TUYẾN.......................................13

1. Khái Niệm..........................................................................................................13

2. Định tuyến tĩnh..................................................................................................13

3. Định tuyến động................................................................................................14

4. So sánh giữa định tuyến động và định tuyến tĩnh..............................................15

2Tuần 1

Page 3: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

I. GẶP GIẢNG VIÊN NHẬN ĐỀ TÀI

Nhận đề tại thực tập tại trung tâm đào tạo quản trị mạng và an ninh mạng

quốc tế ATHENA.

Nhận tài liệu :

+ CCNA Athena Lab.

+ Diễn đàn Athena mục Cisco.

+ CCNA của nhà xuất bản Sybex.

+ Bộ sách Lab + CD hướng dẫn cisco CCNA

II. GIỚI THIỆU

1. GNS3

GNS3 là phần mềm mô phỏng mạng đồ họa cho phép mô phỏng các mạng

phức tạp, dùng để giả lập cisco router do Cristophe Fillot viết ra, nó tương tự như

VMWare. Tuy nhiên nó sử dụng IOS thực của Cisco để giả lập router.

GNS3 là một công cụ bổ sung tuyệt vời để các phòng thí nghiệm thực tế cho

các kỹ sư mạng, quản trị viên và những người muốn học để có các chứng nhận như

Cisco CCNA, CCNP, CCIP và CCIE cũng như Juniper JNCIA, JNCIS và JNCIE.

Tính năng tổng quan: Thiết kế chất lượng cao và topo mạng lưới phức tạp.

Mô phỏng đơn giản Ethernet, ATM và các thiết bị chuyển mạch Frame Relay. Kết

nối các mạng mô phỏng tới thế giới thực! Chụp Packet bằng cách sử dụng

Wireshark. 

Phần mềm này được viết ra nhằm:

+ Giúp mọi người làm quen với thiết bị Cisco.

+ Kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong cisco IOS.

+ Test các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế.

3Tuần 1

Page 4: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

2. Giới thiệu về Dynamips

Dynamips là một trình mô phỏng router Cisco được viết bởi Christophe Fillot.

Nó mô phỏng các dòng 1700, 2600, 3600, và 7200, và sử dụng các IOS image

chuẩn.

Phần mềm mô phỏng loại này có thể sử dụng cho :

+ Được sử dụng như một công cụ để thực tập, với phần mềm sử dụng trong

thế giới thực. Nó cho phép mọi người làm quen hơn với các thiết bị của

Cisco, Cisco hiện đang là công ty hàng đầu trên thế giới về kỹ thuật mạng.

+Thử nghiệm và làm quen với các đặc tính của Cisco IOS.

+Kiểm tra nhanh chóng các cấu hình để triển khai sau này trên các router thật.

Dĩ nhiên, phần mềm mô phỏng này không thể thay thế các router thật, nó chỉ

đơn giản là một công cụ bổ sung cho các bài lab thực tế của các nhàquản trị mạng

Cisco hoặc những ai muốn vượt qua các kỳ thi CCNA/CCNP/CCIE. Mặc dù

Dynamips cung cấp một switch ảo đơn giản, nó không mô phỏng Catalyst switch

(mặc dù nó có thể giả lập NM -16ESW).

3. Giới thiệu về Dynagen

Dynagen là một giao tiếp dựa trên nền văn bản (text-base) dành cho

Dynamips, cung cấp một bộ OOP API riêng được sử dụng bởi GNS3 để tương tác

với Dynamips. GNS3 cũng sử dụng tập tin cấu hình tương-tự-INI của Dynagen và

có tích hợp trình quản lý CLI của Dynagen cho phép người dùng liệt kê các thiết

bị, tạm ngưng và nạp lại các các thể hiện (của các thiết bị - ND), xác định và quản

lý các giá trị idle-pc, bắt các gói tin,

4Tuần 1

Page 5: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

III. CÁCH DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM GNS3.

1. Cách download phần mềm GNS3.

Để sử dụng GNS3, bạn có thể download tại: http://www.gns3.net/download

Với người dùng Windows:

Người mới sử dụng GNS3 được đề nghị cài đặt gói GNS3 all-in-one,

bao gồm Dynamips, Winpcap, Qemu/Pemu, Putty, VPCS và Wireshark giúp

bạn không cần phải cài Python, PyQt và Qt. Nó cũng cung cấp tính năng

Explorer “tích hợp” nên bạn có thể double-click lên tập tin network để chạy

chúng. Nó cung cấp mọi thứ bạn cần để có thể chạy được GNS3 trên máy cá

nhân hay máy ở xa.

Với người dùng Linux:

Người dùng Linux cần download Dynamips và giải nén vào một chỗ thích

hợp. Cài đặt những gói phụ thuộc của GNS3 và sau đó chạy GNS3. Người dùng

cũng có thể thử phiên bản binar y dành cho Linux, giúp không cần phải cài Python,

PyQt và Qt. GNS3 cũng có thể được sử dụng để thử nghiệm các tính năng của

Cisco IOS, Juniper JunOS hoặc kiểm tra cấu hình mà đã được triển khai trên router

thật. Nhờ tích hợp với VirtualBox mà ngày nay ngay cả những kỹ sư hệ thống và

quản trị viên có thể tận dụng lợi thế của GNS3 để làm những thí nghiệm và học

tập trên Redhat (RHCE, RHCT), Microsoft (MSCE, MSCA), Novell (CLP) và

nhiều chứng nhận nhà cung cấp khác.

5Tuần 1

Page 6: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

2. Cách cài đặt phần mềm GNS3.( các phiên bản khác cũng cài đặt tương tự).

Đầu tiên ta kích vào : GNS3-0.5-win32-all-in-one.exe chọn Next

Tiếp theo nhấn I agree để chấp nhận

6Tuần 1

Page 7: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Nhấn Next

Chọn phần mềm hỗ trợ cài đặt cùng GNS3 bằng cách tích vào các ô cần thiết

7Tuần 1

Page 8: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Chọn vị trí để lưu ở đây là ổ C

Sau đó hiện ra bảng cảnh báo chọn OK để tiếp tục

8Tuần 1

Page 9: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Đợi đến khi chạy xong thì nhấn Finish kết thúc cài đặt.

3. Load file IOS trên GNS

3.1. Chỉnh sửa sau cài đặt GNS3

Kích đúp vào biểu tượng GNS3 trên Desktop :GNS3 hiện ra, bạn cấu hình

theo hình hướng dẫn sau:

9Tuần 1

Page 10: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Tìm đường dẫn đến thư mục dynamips trong ổ lưu GNS3 đã cài đặt ở phần

trên , (Trong mục working directory)

Bấm vào Test để Kiểm tra xem đã họat động đúng chưa.

Cuối cùng thì hiện như bảng sau là thành công.

10Tuần 1

Page 11: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

3.2. Load file IOS trên GNS3

Vào edit chọn như hình sau:

11Tuần 1

Page 12: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Chọn đường dẫn đến chỗ lưu file IOS. Chọn đúng file IOS. Chọn Open

Kích Save ....=> close.

12Tuần 1

Page 13: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIAO THỰC ĐỊNH TUYẾN.

1. Khái Niệm

Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển gói dữ liệu tới mạng

đích. Tất cả các router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ

liệu để chuyển gói theo đúng hướng đến đích cuối cùng .

Yêu cầu khi định tuyến: khi lựa chọn một giao thức định tuyến, ta phải cân

nhắc một số yếu tố :

+Độ lớn của hệ thống mạng.

+Băng thong các đường truyền.

+Loại, phiên bản và khả năng của router

2. Định tuyến tĩnh

Là quá trình người quản trị mạng phải cấu hình các thông tin đến các mạng

khác cho router .

Đặc điểm:

+Đối với định tuyến tĩnh ,các thông tin về đường đi phải do người quản trị

mạng nhập cho router.

+Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản trị mạng phải

xoá hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router

Hoạt động:

+Đầu tiên ,người quản trị mạng cấu hình các đường cố định cho router

+Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến.

+Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định này.

Cấu hình định tuyến tĩnh:

Router(config)#ip router network subnet-mask outgoinginterface| ip next hop

+Network: địa chỉ mạng cần đi tới.

+Subnet-mask: là subnet-mask của network.

+Outgoinginterface: Cổng gói tin đi ra.

13Tuần 1

Page 14: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

Vd: bi(config)# ip router 172.16.1.0 255.255.255.0 192.168.1.2

3. Định tuyến động

Giao thức định tuyến động cho phép router này chia sẻ các thông tin định

tuyến mà nó biết cho các router khác .Từ đó các router có thể xây dựng và bảo trì

bảng định tuyến của nó. Một số giao thức định tuyến :RIP,IGRP,EIGRP,OSPF...

Đặc điểm:

+Cập nhật về tất cả các đường,chọn đường tốt nhất đặt vào bảng định tuyến và

xoá đi khi đường đó không sử dụng được nữa.

+Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào như mở rộng thêm ,cấu hình lại ,hay

bị trục trặc thì router tự động cập nhật lai bảng định tuyến.

+Thời gian để các router đồng bộ với nhau càng ngắn càng tốt vì khi các router

chưa đồng bộ với nhau về các thông tin trên mạng thì sẽ định tuyến sai.

Hoạt động: hoạt động trên cơ sở các thuật toán định tuyến được phân loại

theo:

+Vectơ khoảng cách(RIP,IGRP,EIGRP,OSPF).

+Trạng thái đường liên kết(OSPF,IS_IS)

14Tuần 1

Page 15: Báo cáo thực tập Tuần 1

Báo Cáo Thực Tập 7 – 9/2014

4. So sánh giữa định tuyến động và định tuyến tĩnh

ĐỊNH TUYẾN TĨNH ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG

Người quản trị mạng tốn thời gian

cấu hình

Đơn giản cấu hình

Điều khiển thông tin,không lãng phí

băng thông để tạo bảng định tuyến

Tiêu tốn một phần băng thông trên mạng để

tạo bảng định tuyến

Độ phức tạp cấu hình tăng khi kích

thước mạng tăng

Đơn giản trong việc cấu hình và tự động tìm

ra tuyến đường thay thế nếu mạng thay đổi

Không có khả năng thích ứng với

mạng cấu trúc thay đổi

Có khả năng thích ứng với mạng cấu trúc

thay đổi

Dùng cho mạng nhỏ,số lượng router

ít

Dùng cho mạng lớn,số lượng router nhiều

15Tuần 1