Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

19
BÁO CÁO Tham luận của Ban Dân vận Huyện ủy Thăng Bình về thực hiện mô hình “Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới---*--- Tiêu chí 13, hinh thuc to chuc san xuat Xác định “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên Ban Dân vận Huyện ủy Thăng Bình phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể huyện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng những mô hình, điển hình “ Dân vận khéo ”. Sau 4 năm triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng mô hình "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lạng Giang đã xây dựng được 811 mô hình “Dân vận khéo” Năm 2013, Lạng Giang đã xây dựng được thêm 343 mô hình, trong đó có 170 mô hình về lĩnh vực kinh tế, 70 mô hình về văn hóa - xã hội và môi trường, 60 mô hình trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, 26 mô hình về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong sạch vững mạnh… Các mô hình “Dân vận khéo” trong huyện đều hoạt động đạt hiệu quả thiết thực. Qua các mô hình trên, công tác dân vận trên địa bàn huyện Lạng Giang đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần làm chuyển biến và nâng cao ý thức trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ theo hướng sát cơ sở hơn. Thực tế ở Lạng Giang cho thấy, các mô hình “Dân vận khéo” đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia thực hiện với nhiều cách làm hay trong công tác dân vận, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kế tế, văn hóa - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, củng cố niền tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới ở địa phương, cơ sở...

Transcript of Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Page 1: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

BÁO CÁOTham luận của Ban Dân vận Huyện ủy Thăng Bình

về thực hiện mô hình “Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”

---*---

Tiêu chí 13, hinh thuc to chuc san xuat

Xác định “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nên Ban Dân vận Huyện ủy Thăng Bình phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể huyện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng những mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Sau 4 năm triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với xây dựng mô hình "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lạng Giang đã xây dựng được 811 mô hình “Dân vận khéo”Năm 2013, Lạng Giang đã xây dựng được thêm 343 mô hình, trong đó có 170 mô hình về lĩnh vực kinh tế, 70 mô hình về văn hóa - xã hội và môi trường, 60 mô hình trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, 26 mô hình về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong sạch vững mạnh… Các mô hình “Dân vận khéo” trong huyện đều hoạt động đạt hiệu quả thiết thực. Qua các mô hình trên, công tác dân vận trên địa bàn huyện Lạng Giang đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, góp phần làm chuyển biến và nâng cao ý thức trách nhiệm, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ theo hướng sát cơ sở hơn.Thực tế ở Lạng Giang cho thấy, các mô hình “Dân vận khéo” đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia thực hiện với nhiều cách làm hay trong công tác dân vận, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kế tế, văn hóa - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, củng cố niền tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới ở địa phương, cơ sở...Một số mô hình “Dân vận khéo” đem lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình vận động nhân dân hiến đất, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn Ngoẹn và thôn Bãi Cả (xã Tiên Lục); mô hình vận động nhân dân xây dựng cánh đồng mẫu cho thu nhập cao của thôn Quang Hiển (xã Quang Thịnh); mô hình trồng hoa, cây cảnh ở thôn Then (xã Thái Đào); mô hình vận động nhân dân xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Tổ Dân vận thôn 4 (xã An Hà), thôn Tân Luận (xã Phi Mô); mô hình vận đông nhân dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng của thôn Sậm (xã Tân Thịnh); mô hình vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo ở thôn Trám, thôn Ngoài (xã Mỹ Hà)…

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế trong nông thôn, mà nòng cốt là hợp tác xã, tổ hợp tác đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Tuy nhiên để hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể đi vào chiều sâu và phát triển đúng hướng, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, cần có sự nhìn

Page 2: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

nhận đầy đủ hơn, đồng thời có giải pháp phù hợp để các mô hình kinh tế tập thể ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Nghề thêu thu hút khá nhiều lao động nông thôn, chủ yếu là phụ nữ, trong thời điểm nông nhàn. Ảnh: ĐL

Mục tiêu xây dựng NTM là phát triển nông thôn theo hướng toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu và xuyên suốt là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Như vậy, vấn đề đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn là một trong 19 tiêu chí để xem xét, đánh giá xã đạt chuẩn NTM theo qui định.

Xác định “Dân vận khéo” là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong thực hiện XDNTM nên ngay từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM

Với cách đánh bắt truyền thống, các tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân là mạnh ai nấy tìm ngư trường. Gặp luồng cá lớn là lặng lẽ làm, không chia sẻ thông tin, không gọi tàu bạn. Với cách làm này, nếu tàu nào “vào cầu” là “trúng to” bởi chẳng có tàu khác tranh giành luồng cá, nhưng cũng có không ít trường hợp khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển gây thiệt hại nặng nề (bão Chan Chu làm chết 87 người, lũ lụt năm 2007 chìm mất 34 tàu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng), đặc biệt từ khi tình hình biển Đông diễn ra ngày càng phức tạp thì việc đánh bắt trên biển lại càng gặp khó khăn hơn.

Để khắc phục tình trạng trên, lãnh đạo huyện và các xã ven biển đã trăn trở, tìm cách giải quyết tốt nhất, làm sao vừa có lợi cho ngư dân khai thác hiệu quả, vừa hạn chế rủi ro trong khi hành nghề trên biển, cũng như tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ban đầu, Đảng uỷ giao cho UBND phối hợp với Đồn Biên phòng 264 tổ chức khảo sát để nắm số lượng tàu thuyền, số lượng lao động trên mỗi tàu, ngành nghề khai thác, ngư trường hoạt động… để có cơ sở thành lập các tổ đoàn kết và dự thảo quy chế hoạt động cho các tổ; chỉ đạo Khối Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động để ngư dân thấy rõ lợi ích của việc tham gia các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển. Sau thời gian dài vận động ( từ đầu năm 2010 đến tháng 6/ 2011), đa số ngư dân đã đồng tình với chủ trương của lãnh đạo địa phương, họ đã nhận ra cách mà họ làm lâu nay cần phải được thay đổi bằng việc hợp tác với nhau thông qua hình thành tổ đoàn kết đánh bắt.

Mô hình tổ đoàn kết đánh bắt trên biển được thành lập từ năm 2011 ở xã Bình Minh với 6 tổ (24 tàu). Sau hơn một năm thành lập, Bình Minh đã thành lập 22 tổ với 103 tàu (không còn tàu nào đứng ngoài tổ). Thấy được hiệu quả rõ nét của việc hình thành các tổ đoàn kết đánh bắt trên biển, nhiều địa phương đã học tập và nhân rộng mô hình như Bình Dương (7 tổ), Bình Hải (2 tổ), Bình Nam (13 tổ). Đây là cơ sở để hình thành nghiệp đoàn nghề cá.

Mặc dầu mới hình thành được hơn 1 năm, kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành sinh hoạt tổ còn khó khăn, song các tổ đã thực hiện rất tốt quy chế, cam kết ban đầu như: hỗ trợ nhau khi gặp nạn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như ngư trường. Nhiều ngư dân cho biết: nhờ tổ đoàn kết, các thuyền viên và chủ tàu đã thấy an tâm, tự tin hơn trong việc vươn khơi bám biển dài ngày, từ đó mạnh dạn đầu tư vốn để

Page 3: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản. Nhiều tổ đoàn kết đã tăng cường công tác phối hợp trong đánh bắt và dịch vụ hậu cần. Các tàu thường đi theo nhóm nên khi gặp ngư trường có sản lượng thấp, các chủ tàu có thể dồn sản phẩm cho một tàu vận chuyển hải sản về tiêu thụ. Ngược lại nếu gặp ngư trường lớn thì gọi tàu đến khai thác. Do đó, chất lượng sản phẩm đảm bảo tươi, ngon và bán được giá. Khi chi phí sản xuất giảm, hiệu quả từng chuyến đi biển sẽ tăng lên, thời gian khai thác có thể kéo dài ngày hơn. Nhờ đó gần 2 năm trở lại đây thu nhập từ khai thác hải sản của các tàu đánh bắt luôn đạt sản lượng cao hơn năm trước, góp phần tăng tổng sản lượng khai thác toàn huyện từ ……. tấn (năm 2010) lên …….. tấn (năm 2013). Điều đáng ghi nhận hơn cả là góp phần làm thay đổi nhận thức hẹp hòi, bảo thủ, nâng cao sự đoàn kết, chia sẽ khó khăn trong hoạn nạn, cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Thông qua hoạt động của đoàn kết đánh bắt trên biển, các ngành chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân về vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Mô hình đã khẳng định được vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt là trong tình hình phức tạp hiện nay trên Biển Đông. Bên cạnh những hiệu quả về kinh tế, các Tổ đoàn kết cá đã tạo thêm sức mạnh và chỗ dựa cho ngư dân. Mỗi tổ đoàn kết, như một trạm tiền tiêu trên biển, mỗi ngư dân như một chiến sĩ trên mặt trận sản xuất, cùng nhau khai thác hải sản, đồng thời khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Từ những tàu cá hoạt động riêng lẻ, đơn độc trên biển, mô hình tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển ở Quảng Nam đã hình thành, hứa hẹn chiều hướng phát triển tốt.Sự ra đời của các Tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển ở tỉnh Quảng Bình cùng sự hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước đã góp phần giúp ngư dân cùng nhau đoàn kết, nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản, giúp nhau vượt qua khó khăn khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển và góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cũng từ đây, tình làng nghĩa xóm giữa các gia đình ngư dân ngày càng thêm bền chặt.

* Mô hình “Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển”: thực ra, nếu như không có mô hình này thì ngư dân Bình Minh từ bao đời nay vẫn có nhiều kinh nghiệm trong khai thác hải sản, vẫn yêu nghề bám biển và làm giàu cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên hơn ai hết, là cán bộ chúng ta phải thấy được những việc làm tự do, đơn lẻ ngoài biển khơi luôn tiềm ẩn những nguy cơ thiệt hại khó lường (Bão Chan Chu làm chết 87 người, lũ lụt năm 2007 chìm mất 34 tàu thiệt hại hàng chục tỷ đồng), đó là hiện tượng chết máy không có tàu liên lạc, đó là bão, gió bất thường nếu không có sự hổ trợ giữa các tàu… Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do tính bảo thủ và bí mật ngư trường của ngư dân, họ luôn không muốn cho ai biết khu vực của họ đang khai thác có thuận lợi, mà bỏ qua tất cả, đặc biệt từ khi tình hình biển Đông diễn ra ngày càng phức tạp thì việc muốn bám biển, gắn bó với biển lại càng giảm.

Page 4: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Trước thực trạng đó, Đảng uỷ xét thấy cần phải họp ngư dân để tuyên truyền vận động, thuyết phục bàn cách giải quyết tốt nhất, làm sao vừa có lợi cho ngư dân thông tin khai thác hiệu quả, vừa hạn chế rũi ro trong khi hành nghề trên biển, cũng như tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau thời gian dài vận động (từ đầu năm 2010 đến tháng 6/ 2011) ,một bộ phận ngư dân đã đồng tình với công tác tuyên truyền vân động, bước đầu họ đã nhận ra cách mà họ làm lâu nay cần phải được thay đổi bằng việc hợp tác với nhau thông qua hình thành tổ đoàn kết đánh bắt. Như vậy từ 6 tổ với 24 tàu ban đầu nay đã lên 21 tổ gồm 99 tàu, không còn tàu nào đứng ngoài tổ. Mặc dầu mới hình thành được 01 năm, kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành sinh hoạt tổ còn khó khăn, song các tổ đã thực hiện rất tốt quy chế, cam kết ban đầu như: hỗ trợ nhau khi gặp nạn, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cũng như ngư trường. Nhờ đó gần 2 năm trở lại đây thu nhập từ khai thác hải sản của các tàu đánh bắt luôn đạt sản lượng cao hơn năm trước, góp phần tăng tổng sản lượng khai thác toàn xã từ 3500 tấn lên 4200 tấn. Điều đáng ghi nhận hơn cả là góp phần làm thay đổi nhận thức hẹp hòi, bảo thủ, nâng cao sự đoàn kết, chia sẽ khó khăn trong hoạn nạn, cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

BienDong.Net: Nghề đánh cá trên biển luôn đối diện với rủi ro do thiên tai hay tai nạn.

Nhiều cơn bão đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản đối với ngư dân, nhất là trong bối cảnh tàu thuyền đánh bắt xa bờ thường hoạt động đơn lẻ, phân tán nên khi xảy ra các sự cố việc phối hợp hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ thường gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng trên, từ năm 2005 - 2006, ngư dân các tỉnh ven biển đã tiến hành lập các tổ đoàn kết (TĐK) để hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt hải sản, phòng chống những sự cố bất ngờ xảy ra. Ban đầu, các chủ tàu, thuyền tự tìm đến với nhau theo ngành nghề khai thác, theo gia đình hoặc khu vực đánh bắt. Về sau, mô hình này chuyên nghiệp hơn khi có sự vào cuộc của các cấp ngành ở địa phương, đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) và Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản các tỉnh.

Đoàn kết là sức mạnh cho ngư dân trên biển. Ảnh: Báo Quảng Bình

Điều kiện để thành lập TĐK là phải có ít nhất 3 tàu cá (có công suất máy từ 20 CV trở lên) và phải “3 cùng”: Cùng nghề đánh bắt, cùng địa bàn cư trú và cùng ngư trường. Các chủ tàu tự nguyện gia nhập TĐK theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ, cùng có lợi và hoạt động theo thỏa ước chung.

Page 5: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Một điều dễ nhận thấy là từ khi thành lập TĐK, từ đất liền đã có thể dễ dàng biết được các thành viên trong tổ đang hoạt động ở vùng biển nào, tình trạng ngư dân như thế nào, dự ước sản lượng tàu thu được thông qua báo cáo của tổ trưởng TĐK.

Nhiều ngư dân cho biết: Nhờ TĐK hiện các thuyền viên và chủ tàu đã thấy an tâm hơn trong việc vươn khơi bám biển dài ngày, không còn cảnh lẻ loi như trước nữa vì trong quá trình khai thác các thành viên vẫn thường xuyên liên lạc với nhau bằng bộ đàm... Tham gia vào các Tổ đoàn kết, ngư dân thêm tự tin khi bám biển ra khơi, từ đó mạnh dạn đầu tư vốn để nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản. Thời gian qua, nhiều TĐK khai thác hải sản đã tăng cường công tác phối hợp trong đánh bắt và dịch vụ hậu cần. Các tàu thường đi theo nhóm nên khi gặp ngư trường có sản lượng thấp, các chủ tàu có thể dồn sản phẩm cho một tàu vận chuyển hải sản về tiêu thụ. Ngược lại nếu gặp ngư trường lớn thì gọi tàu đến khai thác. Do đó, chất lượng sản phẩm đảm bảo tươi, ngon và bán được giá. Khi chi phí sản xuất giảm, hiệu quả từng chuyến đi biển sẽ tăng lên, thời gian khai thác có thể kéo dài ngày hơn.

Chủ tàu tham gia TĐK có nhiều ưu thế trong khi đánh bắt trên biển. Điển hình như các TĐK khai thác hải sản ở xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình), các thành viên đã giúp đỡ nhau trong huy động vốn sản xuất và góp phần ứng cứu nhau khi gặp thiên tai. Cơn bão số 9 năm 2009, nhờ làm tốt thông tin liên lạc mà 100% tàu, thuyền của xã Bảo Ninh đã vào nơi neo đậu an toàn, không có thiệt hại.

Đội tàu xa bờ của xã Bảo Ninh hiện có hơn 400 chiếc, công suất từ 300 đến 500 mã lực trở lên, khai thác chủ yếu ở ngư trường thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng vịnh Bắc bộ. Theo thống kê, từ đầu năm 2013 đến tháng 8.2013, các tàu đánh bắt xa bờ của địa phương đã đạt sản lượng cá cao nhất trong hơn 10 năm qua, ước tính tổng doanh thu từ kinh tế biển của xã đạt gần 100 tỉ đồng. Theo ông Lê Văn Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình - thì một trong những lý do khiến ngư dân địa phương "thắng lớn" trong thời gian qua một phần là do các ngư dân đã phát triển mạnh mô hình ''Tổ đoàn kết trên biển''. Bên cạnh nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC), các tổ đoàn kết trên biển thực sự là nơi tập hợp ngư dân thành một khối thống nhất, nâng cao hiệu quả khi đánh bắt xa bờ và sẵn sàng là điểm tựa cho ngư dân khi gặp sự cố trên biển.

Theo Tổng cục Thủy sản hiện nay, cả nước đã thành lập 3.500 tổ ngư dân với khoảng 21.500 tàu cá và 136.000 lao động (trong tổng số từ 128.000 đến 132.000 tàu cá các loại với hơn 4 triệu lao động). Mô hình tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển đã góp phần quan trọng trong việc đánh bắt, khai thác hải sản hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động của đoàn kết sản xuất trên biển, các đơn vị chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân về vùng biển chủ quyền của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Mô hình tổ hợp tác, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển đã khẳng định được vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt là trong tình hình phức tạp hiện nay trên Biển Đông. Bên cạnh những hiệu quả về kinh tế, các Tổ đoàn kết và nghiệp đoàn nghề cá đã tạo thêm sức mạnh và chỗ dựa cho ngư dân. Mỗi tổ đoàn kết, như một trạm tiền tiêu trên biển, mỗi ngư dân như một chiến sĩ trên mặt trận sản xuất, cùng nhau khai thác hải sản, đồng thời khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ việc thành lập TĐK, vẫn còn một số hạn chế, cần khắc phục tiếp trong thời gian tới, đó là tình trạng giữa các tàu, các tổ vẫn chưa tích cực thông báo cho nhau về những ngư trường có nhiều hải sản do chủ tàu muốn giấu ngư trường, hoặc do không muốn bị điều động phương tiện tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, do một số tàu thuyền không đăng ký tần số thực của máy thông tin hoặc thường xuyên thay đổi nên khi xảy ra các sự cố trên biển gây khó khăn cho công tác cứu hộ cứu nạn. Các tổ cũng chưa tổ chức được tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản, liên kết với nhau để ký hợp đồng bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy chế biển thủy hải sản để hạn chế bị tư thương ép giá.

Trong chương trình đặc biệt kỷ niệm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013 phát sóng trực tiếp trên Hệ Thời sự- Chính trị- Tổng hợp (VOV1), ngày 8/6, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi-Nghiên cứu viên cao cấp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội- Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam cho rằng: “Chúng ta đã hội nhập quốc tế, là thành viên của WTO, tuy nhiên việc hội nhập trên biển vẫn còn hạn chế. Nói đến biển là nói đến vấn đề quốc tế. Chúng ta cần phải có biện pháp “mở” hơn nữa để hội nhập. Ví dụ, chúng ta có nhiều đảo nhỏ, hoang sơ, chúng ta có thể phân vùng chức năng, xây dựng những quy định về pháp lý để liên doanh, liên kết với nước ngoài phát triển tiềm năng kinh tế biển”.

Page 6: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Biển Đông-Kho tài nguyên vô giá

Nói đến biển Việt Nam, ông Chu Hồi khẳng định rằng: “Biển nước ta giàu và đẹp”. Giàu vì biển nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, từ tài nguyên sinh vật với hơn 2.000 loài cá, trong đó hơn 100 loài cá có ý nghĩa kinh tế, tham gia thương trường trong thời gian vừa qua đã làm thay đổi tỉ trọng xuất khẩu của nghề cá đất nước.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi trong buổi tọa đàm trực tiếp trên sóng VOV1- Đài TNVN sáng 8/6

Biển nước ta được xem là 1/16 ngư trường giàu tài nguyên trên thế giới. Với trữ lượng thủy hai sản khoảng 5,3 triệu tấn, biển cho phép chúng ta khai thác 2,3 triệu tấn/năm với tính bền vững tối đa.

Ngoài ra, biển chúng ta giàu tài nguyên khoáng sản với dầu khí, và có tiềm năng khai thác băng cháy… Đặc biệt, chúng ta có không gian, cảnh quan bờ biển đẹp (hơn 100 bờ biển đẹp, cấp quốc tế). Chúng ta hơn 100 điểm vùng vịnh, cửa sông có thể làm bến cảng.

Về phát triển hàng hải, biển Đông là một trong những biển duy nhất trên thế giới nối liền hai đại dương chạy xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đi qua eo biển Malacca. Đây là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Theo dự báo trong thế kỷ này, ¾ lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng hải trên thế giới thì biển Đông 2/3 trong số đó sẽ đi qua biển Đông.

Nói đến tiềm năng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chúng ta đã khẳng định chủ quyền về mặt lịch sử, pháp lý và khoa học, ông Chu Hồi phân tích, hai quần đảo này có nhiều tiềm năng phát triển nghề cá. Cơ cấu nghề cá ở hai quần đảo này cần gắn giữa bảo tồn với phát triển.

Cần xây dựng những tập đoàn đánh bắt xa bờ

“Biển gắn liền với người Việt qua nhiều thế hệ, là bằng chứng hình thành nền văn hóa biển, văn hóa ứng xử với biển cả, văn hóa của những làng chài ở trên biển”, ông Chu Hồi nói.

Theo ông Chu Hồi, hoạt động đầu tiên của người Việt gắn với biển là nghề cá. Sau này là hoạt động liên quan đến thương mại.

Ông cha ta ra biển mưu sinh. Chính vì thế, người Việt vươn khơi ra khai thác sản vật từ các đảo xa, từ đáy biển mênh mông phục vụ cho đời sống gia đình, cống hiến xây dựng đất nước.

Page 7: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

“Nghề cá là nghề truyền thống, mỗi người bước chân xuống biển, ngư dân đã cột chặt cuộc đời với biển. Mỗi chuyến vươn khơi thành công không chỉ là sự ăm ắp thủy hải sản trên các âu thuyền mà cả sự an toàn tính mạng, không bị bão tố dập vùi”, ông Chu Hồi nói.

Năm 3/2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày Đại dương thế giới nhằm tôn vinh những giá trị của đại dương đối với tương lai của loài người. Để hưởng ứng ngày đại dương thế giới cũng như nhấn mạnh công tác tuyên truyền công tác biển đảo, Bộ TNMT đã đề nghị Chính phủ tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển Hải đảo Việt Nam. Theo ông Chu Hồi, so với các nước trên thế giới, hiện nay phương tiện đánh cá của chúng ta còn thô sơ, nhưng với sự hội tụ tố chất mạo hiểm, lòng dũng cảm đã giúp người ngư dân vươn xa. Và họ có thể sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn nghề cá của mình.

Ngư dân vươn khơi không chỉ là để khai thác những giá trị tiềm năng của biển cả mà còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc, nâng cấp phương tiện đánh bắt của ngư dân là vấn đề thiết yếu. Vấn đề này, ông Chu Hồi cho biết, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương đánh bắt xa bờ từ hơn 20 năm trước.

Chúng ta cũng đã có chính sách cho vay vốn cải hoán các tàu để đánh bắt xa bờ. Với phương tiện do Nhà nước hỗ trợ ban đầu để làm những tàu lớn, nhưng nhìn tổng quan, nghề cá chúng ta phổ biến vẫn là nghề cá nhỏ. Hiện nay, nhiều ngư dân ở các địa phương cũng đã tổ chức lại sản xuất theo kiểu Nghiệp đoàn Nghề cá. Nhưng ông Chu Hồi lại đặt vấn đề rằng: “Để đánh bắt xa bờ phát triển, nghề cá cũng cần phải có mạnh thường quân, nên có tập đoàn đánh cá ở biển xa”. Cho nên, để hướng tới mục tiêu CNH-HĐH nghề cá thì chúng ta không chỉ hướng tới việc đóng những con tàu to mà cần đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho nghề cá./.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi: So với thế giới nói chung và các nước trong khu vực ASEAN nói riêng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển. Dựa vào vốn thiên nhiên sẵn có, trong việc phát triển kinh tế du lịch biển chúng ta cần gắn bảo tồn, kể cả bảo tồn văn hóa, lịch sử. Việc tổ chức du lịch cũng cần tính liên kết vùng.

"Trong chiến lược phát triển kinh tế biển hiện nay đang được xếp theo thứ tự: Dầu khí, hàng hải, du lịch. Nhưng tôi cho rằng, một lúc nào đó du lịch sẽ vươn lên xếp vị trí thứ hai, hoặc thứ nhất vì đây là ngành kinh tế sạch, bền vững".

Theo các ngư dân đã gắn bó lâu đời với nghề biển cho biết, từ khi có Tổ đoàn kết đánh bắt trên biển ra đời, những chuyến ra khơi của họ ngày càng hiệu quả hơn. Việc hợp tác đánh bắt cá đã giúp các tàu chia sẻ với nhau về ngư trường, phân công tàu đưa cá vào đất liền để bán nhằm tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Nhờ có Tổ đoàn kết, các tàu đã mạnh dạn vươn ra những ngư trường lớn, đánh bắt xa bờ, sản lượng không ngừng được tăng lên qua các năm. Tính đến nay, toàn xã có 495 chiếc tàu thuyền, tổng công suất 87.059CV, chủ yếu đánh bắt trong tỉnh và các vùng biển Bình Thuận, Kiên Giang, Sóc Trăng, đảo Côn Sơn, Phú Quốc…; sản lượng khai thác đạt trung bình 25.000-26.000 tấn/năm.

Thấy được hiệu quả của mô hình, nhiều chủ tàu đã tích cực tham gia vào Tổ đoàn kết. Đến nay, đã vận động xây dựng thêm 22 tổ, với 105 tàu/27.560CV. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn cải hoán tàu thuyền, đóng mới nhiều tàu công suất lớn. Nhờ đó, thu nhập của hội viên và tổ viên ngày càng cao, nhiều hội viên có mức thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm; đặc biệt, không có hội viên Nông dân là hộ nghèo.

Page 8: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Để hoạt động của Tổ đoàn kết khai thác trên biển thêm hiệu quả, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự xã thành lập 1 Trung đội dân quân trên biển, gồm 30 đội viên biên chế trong 8 Tổ đoàn kết, đảm bảo an ninh, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ông Trần Minh Tuấn (thôn Lạc Tân 1), một tổ viên của Tổ đoàn kết khai thác trên biển cho biết: Nếu như trước đây các tàu chỉ đánh bắt gần bờ thì hiện nay các Tổ đoàn kết đã vươn ra đánh bắt ở các đảo xa, ngư trường lớn. Quan trọng hơn, những chuyến đánh bắt gần quần đảo Trường Sa là cách ngư dân xã Phước Diêm nói riêng, ngư dân tỉnh ta nói chung góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống máy thu vệ tinh Movirark hỗ trợ thông tin thời tiết và giúp định vị tàu cá, giúp chúng tôi chủ động hơn khi ứng phó với thời tiết xấu trên biển còn trang bị rất ít. Chính vì vậy, ngư dân mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thiết bị này để đảm bảo an toàn cho tàu và người yên tâm đánh bắt xa bờ.

Từ những tàu cá hoạt động riêng lẻ, đơn độc trên biển, mô hình tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển ở Quảng Nam đã hình thành, hứa hẹn chiều hướng phát triển tốt.

Các tổ, đội đoàn kết đi vào hoạt động từng bước giúp bà con ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản, tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Từ năm 2005, một số địa phương có số lượng tàu thuyền lớn như xã Tam Hải, Tam Giang (huyện Núi Thành) đã thành lập một số tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển. Những tổ đội này đã lập ra quy chế hoạt động như giúp nhau đánh bắt trên biển, thông tin về ngư trường…

Sau một thời gian mô hình tổ đội hoạt động khá hiệu quả, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho tỉnh Quảng Nam nhân rộng các tổ, đội đoàn kết đánh bắt trên biển.

Với chiều dài bờ biển 125 km, ngư trường khai thác rộng, hai cửa biển lớn là Kỳ Hà (Núi Thành) và Cửa Đại (Hội An), Quảng Nam có các yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề khai thác hải sản. Hiện toàn tỉnh có trên 4.150 phương tiện chuyên hoạt động khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển; trong đó có khoảng trên 1.270 phương tiện có công suất từ 20 CV trở lên.

Sau khi mô hình tổ đội đoàn kết được nhân rộng thì hiệu quả kinh tế cũng như việc tìm kiếm cứu nạn trên biển càng rõ rệt. Ông Nguyễn Văn Giỏi, Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Nam cho biết với hình thức hoạt động tự nguyện nhưng các tổ đội đoàn kết của tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được quy chế hoạt động, giúp đỡ nhau trong sản xuất, đánh bắt.

Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương và ngư trường đánh bắt mà các tổ đội xây dựng phương châm hoạt động. Tuy đa dạng nhưng mục đích cuối cùng của các tổ đội là cùng giúp đỡ nhau đánh bắt, thông tin về ngư trường, tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và đặc biệt là góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Page 9: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam đã phát triển được 104 tổ, đội đoàn kết với sự tham gia của 844 chủ phương tiện. Trung bình mỗi tổ đoàn kết có khoảng 5 phương tiện tham gia.

Trong quá trình hoạt động, các tổ đội đoàn kết đã tham gia cứu hộ cứu nạn nhiều tàu cá cũng như ngư dân bị nạn trên biển như vụ cứu hộ tàu cá Qna 91649, Qna 00548…

Ông Phạm Quyến, Chủ tàu Qna 90334 (thuộc tổ đoàn kết 11 xã Tam Giang) kể lại "trong điều kiện sóng to gió lớn, tàu của chúng tôi bị chết máy, nguy cơ nằm lại giữa biển khơi là rất lớn. May mắn thay, chúng tôi đã được tàu Qna 901009 và tàu Qna 91135 lai dắt vào bờ an toàn."

Hiệu quả hoạt động cũng như độ an toàn khi tham gia các tổ đội sản xuất trên biển đã được khẳng định. Từ đầu năm đến nay, sản lượng thuỷ hải sản Quảng Nam đánh bắt được đạt khoảng 35.000 tấn. Từng bước đem lại thu nhập khá cho người dân cũng như góp phần đưa kinh tế địa phương đi lên thấy rõ.

Tuy nhiên, do mô hình hoạt động tổ đội còn mang tính tự phát, đặc thù đánh bắt của ngư dân Quảng Nam khá khác biệt so với những tình thành ven biển khác nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc sinh hoạt tổ đội và tiêu thụ sản phẩm. Hiện, giá mực khơi tại địa phương chỉ còn 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước, phí tổn đầu vào tăng cao nên đời sống ngư dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Hiện đã xét duyệt được 9 dự án (dự toán khoảng 12 tỷ đồng) cho ngư dân vay đóng tàu với công suất từ 600CV trở lên để đánh bắt xa bờ. Người dân địa phương rất phấn khởi và càng yên tâm bám biển dài ngày.

Tuy nhiên, để người dân thực sự yên tâm bám biển thì Quảng Nam cũng như các ngành chức năng cũng cần hỗ trợ về thông tin, thị trường cũng như góp phần bao tiêu sản phẩm của người dân đánh bắt được. Như vậy, ngư dân Quảng Nam nói riêng và ngư dân miền Trung nói chung ngày càng yên tâm hơn khi sản xuất trên biển./.

Cùng địa bàn cư trú, cùng nghề đánh bắt và cùng ngư trường sản xuất, đó là “3 cùng” mà trong những năm qua, các Tổ đoàn kết sản xuất trên biển ở tỉnh Quảng Bình đã tích cực thực hiện và đã thu hút hàng ngàn ngư dân cùng tham gia.

Để nâng cao năng lực đánh bắt và bám biển dài ngày, năm 2011, Tổ đoàn kết sản xuất trên biển Nhật Lệ của gia đình ông Nguyễn Bíu và ông Nguyễn Văn Hoan, thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh đã quyết định hoán đổi từ 4 tàu cá công suất nhỏ để đóng mới 2 tàu cá đánh bắt xa bờ, công suất mỗi tàu là 700 CV với tổng nguồn vốn

Page 10: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

gần 15 tỷ đồng. Nhờ có tàu to, máy lớn, ngư lưới cụ và các trang thiết bị hàng hải hiện đại nên từ khi đưa vào hoạt động (năm 2012) đến nay, đôi tàu của Tổ đoàn kết Nhật lệ đã vươn khơi bám biển dài ngày và mang lại hiệu quả khai thác hải sản rất lớn. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2013 này, đôi tàu cá của Tổ đoàn kết Nhật lệ đã thực hiện được 3 chuyến biển, đánh bắt được gần 100 tấn hải sản, đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7 - 9 triệu đồng/chuyến biển. 

Ảnh: Mô hình Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

       Không chỉ riêng ở xã Bảo Ninh mà hiện tại, Quảng Bình đã có 14 xã ven biển đã thành lập được các Tổ đoàn kết sản xuất trên biển. Thông qua Chi cục phát triển nông thôn, ngư dân các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đã tự nguyện, thành lập được 243 Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, với hơn 1.600 tàu đánh cá và gần 10.000 lao động  tham gia. Lợi ích mà các tổ đoàn kết mang lại cho ngư dân là hết sức thiết thực. Nhờ vậy, đến hết tháng 3/2013 ngư dân tỉnh Quảng Bình đã đánh bắt được trên 7.000 tấn hải sản, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.     Với bờ biển dài gần 120 km và một ngư trường rộng lớn và hàng vạn lao động sống bằng nghề biển, những năm qua, được sự hỗ trợ của Chính phủ ngư dân tỉnh Quảng Bình đã mạnh dạn đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải đáp ứng các yêu cầu hoạt động đánh bắt xa bờ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 4.300 tàu đánh bắt thủy sản. Ngoài việc được hỗ trợ một phần kinh phí đóng mới, mỗi năm một tàu cá đánh bắt xa bờ còn được hỗ trợ chi phí dầu 4 chuyến biển. “Để giúp ngư dân yên tâm bám biển, Sở đã xây dựng, đề xuất những chính sách để hỗ trợ cho các tổ hợp tác xã, bao gồm hỗ trợ máy thông tin liên lạc, các thiết bị an toàn hằng hải; Hỗ trợ các mô hình chuyển đổi nghề khai thác có hiệu quả cho các vùng biển xa; Hỗ trợ cho công tác dự báo, dự tính ngư trường, với tổng số tiền lên đến gần 24 tỷ đồng”  Ông Trần Đình Du, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình cho biết thêm.  Sự ra đời của các Tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển ở tỉnh Quảng Bình cùng sự hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước đã góp phần giúp ngư dân cùng nhau đoàn kết, nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản, giúp nhau vượt qua khó khăn khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển và góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cũng từ đây, tình làng nghĩa xóm giữa các gia đình ngư dân ngày càng thêm bền chặt.

Page 11: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

Ngư trường xa, lắm thiệt thòi

Theo Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng, ngư dân Quảng Ngãi ra ngư trường Hoàng Sa thường xuyên bị tàu Trung Quốc ngăn cản, cướp bóc, đẩy đuổi. “Tàu Quảng Ngãi ra Hoàng Sa nếu gặp tàu Trung Quốc thì gần như chắc chắn quay về với thiệt hại lớn. Vì thế, đề nghị phải nghiên cứu tăng thêm hỗ trợ cho những ngư dân, những tổ đội bám biển Hoàng Sa, tối thiểu phải hỗ trợ thêm 2 chuyến biển trong năm để bù vào chi phí thiệt hại”.

Thực tế, rất nhiều tàu ở Quảng Ngãi rẽ sóng ra ngư trường Hoàng Sa, gặp ngay tàu Trung Quốc hoặc đánh bắt một vài ngày thì bị đẩy đuổi, cướp bóc nên phải trở về. Trong khi đó, quy định của QĐ 48 là tàu xa bờ cần phải ra khơi xa tối thiểu 15 ngày mới được hỗ trợ. Đây là một thiệt thòi lớn, bởi người dân vừa bị trắng tay, lại mất tiền hỗ trợ.

Quảng Ngãi hiện có hơn 5.500 tàu ra khơi, trong đó có 2.300 tàu trên 90 CV, thường xuyên ra ngư trường Hoàng Sa. Tuy nhiên, có nhiều tàu dưới 90 CV (đối tượng không được hỗ trợ) vẫn bám biển xa. “Đây đa số là ngư dân nghèo, luôn có khát vọng ra Hoàng Sa nhưng chưa đủ tiềm lực. Chúng ta cũng cần cân nhắc hỗ trợ” - ông Hoàng nói.

 Phải làm sao để ngư dân hiệu quả trong đánh bắt, đó mới là mấu chốt. Không phải cứ đưa tiền là xong”.  

Bộ trưởng Cao Đức Phát

“Với Quảng Bình và nhiều tỉnh ven biển khác, Hoàng Sa vẫn là ngư trường mới, độ sâu lớn, đối tượng khai thác mới. Vì thế, nhiều ngư dân khao khát ra Hoàng Sa nhưng không đủ tiềm lực sắm tàu lớn, đầu tư ngư cụ. Người dân không thể vay ngân hàng để mua sắm vì nhà họ đã cầm rồi, cầm tàu thì không thể. Bắt buộc họ phải vay lãi nóng, khiến bà con ngư dân rất vất vả. Chúng ta cần nghiên cứu hỗ trợ ngay” - ông Trần Đình Du, Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đề nghị. Năm 2012 và 6 tháng đầu 2013, Quảng Bình giải ngân trên 50 tỷ đồng tiền hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân. Ông Du đề nghị trung ương bổ sung kinh phí 30 tỷ để hỗ trợ cho ngư dân những tháng còn lại của năm 2013.

Tin nhắn giữa trùng khơi: còn bất cập

Tàu cá Quảng Ngãi trở về tơi tả vì bị cướp, đẩy đuổi. Ảnh: Nam CườnG.

Page 12: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

 

Sau khi xảy ra bất cập của việc xin con dấu ở ngư trường Hoàng Sa (để nhận hỗ trợ theo QĐ 48), các bộ ngành đã cải tiến bằng cách lắp đặt máy định vị trên tàu và trạm bờ. Từ khơi xa, ngư dân xác minh với đất liền bằng tin nhắn.

Ông Hồ Văn Tình (chủ tàu ĐNa 90082 và 90051, Thanh Khê, Đà Nẵng) nhiều lần phản ánh các tàu của ông trong năm 2012 đi nhiều chuyến biển, có nhắn tin về nhưng máy chủ ở Chi cục thủy sản Đà Nẵng không hiển thị. Sau đó, qua kiểm tra đã phát hiện lỗi phần mềm, những chuyến biển thực tế của ông Tình đã được hỗ trợ.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho hay, từ khi xây trạm bờ (tháng 11/2011) đến nay, lượng tin nhắn từ tàu thuyền là 297.000 tin. Tuy nhiên, đầu năm tới nay, lượng tàu thuyền tăng vọt nên thường xuyên nghẽn mạch khiến ngư dân rất khó khăn. Kênh tần số chính 7918 kHz thường xuyên bị nhiễu và ít có thời gian rỗi để ngư dân gửi tin nhắn. Bốn kênh dự phòng khác thì ngư dân không thể sử dụng.

Theo Bộ NN&PTNT, việc liên lạc bằng các thiết bị máy móc giữa đất liền và biển xa nhằm phục vụ hỗ trợ tiền xăng dầu vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể như chưa quy định số lượng tin nhắn; khi chuyển đổi sở hữu tàu gặp khó khăn việc xử lý máy ICOM, GPS; nhiều tàu ngư dân tự trang bị ICOM, định vị hiện rất hoang mang vì không biết có được hỗ trợ hay không. Đại diện Cty CP thiết bị hàng hải (MeCom) cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đồng thời là bảo dưỡng máy móc, đặc biệt thiết bị ăngten. Ngoài ra, vi rút trên mạng internet cũng rất nguy hiểm, bởi chỉ cần bị hack, rất có thể những thông tin, con số về tàu thuyền, lao động trên biển rơi vào tay kẻ xấu.

Hiện đã có gần 2.000 tàu cá được hỗ trợ máy định vị GPS. Dự kiến hết năm 2014 sẽ phủ sóng GPS trên toàn bộ tàu đủ điều kiện đánh bắt vùng biển xa. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay, cần phải siết chặt hơn nữa việc quản lý bằng tin nhắn, trong đó, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngư dân cũng như Hải quân, Biên phòng. Thời gian tới sẽ nghiên cứu cung cấp thiết bị chất lượng nhằm đảm bảo không bị nghẽn mạch, lỗi phần mềm.

Chính sách đặc thù cho ngư dân ra Hoàng Sa?

“Khi ra công tác Trường Sa, tôi và nhiều người cảm nhận được sự cảm động của các chiến sĩ khi thấy những tàu ngư dân xuất hiện quanh đảo. Chúng tôi ước gì, xung quanh đảo, tàu ngư dân ta lúc nào cũng đông nghịt, trên 1 ngàn chiếc, đồng nghĩa với hơn 10 ngàn ngư dân có mặt trên biển. Bây giờ, đã có 2 ngàn tàu được lắp máy định vị, một con số vượt xa mong đợi” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nói. Về những trăn trở của ngư dân Quảng Ngãi, Bộ trưởng cho hay, sẽ đốc thúc nghiên cứu về vấn đề này, đó có thể là một chính sách đặc thù cho ngư dân ra Hoàng Sa. Hỗ trợ ngư lưới cụ hay làm sao hỗ trợ ngư dân bị nạn trở về, dưới 15 ngày bám biển, chưa đủ quy định. Chúng ta phải nghiên cứu, cân nhắc kỹ.

“Phải có nhiều biện pháp, ví như lồng chương trình khuyến ngư vào việc hỗ trợ. Vận động ngư dân tham gia tổ đội đoàn kết, hỗ trợ máy làm lạnh, lọc nước... để giữ chất lượng hải sản. Phải làm sao để ngư dân hiệu quả trong đánh bắt, đó mới là mấu chốt. Không phải cứ đưa tiền là xong” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói. Theo Bộ NN&PTNT, sau hội nghị, Bộ sẽ tập hợp ý kiến, làm văn bản báo cáo Thủ tướng xin ý kiến về triển khai giai đoạn tiếp theo của QĐ 48.

Ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc đã quyết định lập đường dây nóng nhằm giải quyết các vụ việc. Theo đó, phía Việt Nam do Cục Kiểm ngư (Tổng cục thủy sản), phía Trung Quốc là Cục Ngư chính Nam Hải (Bộ Nông nghiệp) làm đầu mối tiếp nhận thông tin. Số

Page 13: Bao Cao Tham Luan Toa Dam Dan Van Kheo

liên lạc phía Việt Nam: fax: 0084-4-62733279, điện thoại: 0084-4-62737323; phía Trung Quốc: