Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

25
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------oOo------------- TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2014 BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH HIỆP HỘI VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 – 2014 VÀ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2014 – 2015 ---------- ---------- Dưới tác động của suy giảm kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước, năm 2013 tiếp tục là 1 năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Những khó khăn bộc lộ trên nhiều phương diện đặc biệt sức mua yếu và chậm lại của thị trường cộng với những rào cản thương mại ngày càng tăng đã tác động mạnh mẽ lên doanh nghiệp thủy sản vốn đang trong quá trình tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên với sự phấn đấu, nổ lực không ngừng, các Doanh nghiệp đã đoàn kết cùng nhau ổn định sản xuất, nắm bắt nhanh diễn biến thị trường để có hướng phát triển hợp lý, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, đạt được kết quả đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đã đạt trên 3 tỷ USD, duy trì mức xuất khẩu cá tra đạt 1,8 Tỷ USD và xuất khẩu hải sản đạt gần 2 Tỷ USD là những kết quả to lớn của các Doanh nghiệp đồng thời là nguồn động viên tinh thần cho các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ năm 2014. Chúng ta đã bước qua 1 giai đoạn mới khi đi sâu vào kinh doanh toàn cầu và trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn buộc chúng ta phải nhìn lại để thay đổi, bắt kịp và phát triển. Một điều sẽ là động lức tất yếu để ngành thủy sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển đó là sự đoàn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Doanh nghiệp, ngành hàng, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành liên quan để kịp thời kiến nghị và tìm ra các giải ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘI Ngày 12/06/2014 Trang 1

Transcript of Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

Page 1: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨUTHUỶ SẢN VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc-------------oOo-------------

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2014

BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH HIỆP HỘIVỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 – 2014VÀ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2014 – 2015

---------- ----------Dưới tác động của suy giảm kinh tế thế giới tác động đến kinh tế trong nước, năm

2013 tiếp tục là 1 năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Những khó khăn bộc lộ trên nhiều phương diện đặc biệt sức mua yếu và chậm lại của thị trường cộng với những rào cản thương mại ngày càng tăng đã tác động mạnh mẽ lên doanh nghiệp thủy sản vốn đang trong quá trình tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên với sự phấn đấu, nổ lực không ngừng, các Doanh nghiệp đã đoàn kết cùng nhau ổn định sản xuất, nắm bắt nhanh diễn biến thị trường để có hướng phát triển hợp lý, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, đạt được kết quả đề ra. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đã đạt trên 3 tỷ USD, duy trì mức xuất khẩu cá tra đạt 1,8 Tỷ USD và xuất khẩu hải sản đạt gần 2 Tỷ USD là những kết quả to lớn của các Doanh nghiệp đồng thời là nguồn động viên tinh thần cho các doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ năm 2014.

Chúng ta đã bước qua 1 giai đoạn mới khi đi sâu vào kinh doanh toàn cầu và trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn buộc chúng ta phải nhìn lại để thay đổi, bắt kịp và phát triển. Một điều sẽ là động lức tất yếu để ngành thủy sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển đó là sự đoàn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Doanh nghiệp, ngành hàng, sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành liên quan để kịp thời kiến nghị và tìm ra các giải pháp cho những vấn đề còn bất cập, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ngành theo 1 tiếp cận mới phù hợp hơn với xu thế phát triển ngành hiện nay cũng như đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu.

Trước tình hình hiện nay và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của doanh nghiệp, Hiệp hội cần có chiến lược và định hướng thích hợp trong vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa cộng đồng doanh nghiệp thủy sản với Chính phủ, Bộ Ngành, tổ chức liên quan trong các vấn đề về chính sách, định hướng xuất khẩu và tranh chấp thương mại.

Phần thứ nhấtA. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM

THEO NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TOÀN THỂ 2013 Trong năm 2013, Ban Chấp hành Hiệp hội đã chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng tâm cần phải thực hiện trong năm 2013 – 2014 mà Hội nghị toàn thể 2013 đã thông qua, gồm 4 chương trình cụ thể như sau: 1/ Chương trình công tác vận động chính sách

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 1

Page 2: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Công tác Vận động Chính sách đã trở thành công việc quan trọng và thường xuyên. Trong năm 2013 – 2014 hoạt động vận động chính sách đã có nhiều kết quả tích cực và được ghi nhận đánh giá cao của nhiều DN hội viên, cụ thể như sau:

Với Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ: (1) đã tổng hợp ý kiến hội viên và kịp thời cùng các HH khác, gửi kiến nghị tới QH và TTCP v/v phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2014 (2) Góp ý các điều kiện thuận lợi hơn trong dự thảo Nghị định về tín dụng đầu tư và tín dụng XK.

Với Hội đồng TV cải cách TTHC của Chính phủ: tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng, năm 2013 VASEP cùng Hội đồng triển khai khảo sát DN và Hội nghị lấy ý kiến về công tác thực hiện CCTTHC của Bộ NNPTNT ở 2 lĩnh vực: kiểm tra ATTP và kiểm dịch thủy sản.

Với Bộ NN &PTNT: (1) đã thành công bước đầu việc vận động và kiến nghị thay thế sửa đổi Thông tư 55/2011 trong kiểm soát ATTP thủy sản XK, Bộ NN đã ban hành TT48/2013 thay thế TT55; (2) đã tiếp tục tác động và kiến nghị Bộ NN thay thế sửa đổi TT06/2010 về kiểm dịch sản phẩm thủy sản NK, hiện bản thảo cuối cùng đã trình Bộ trưởng, dự kiến sẽ ban hành muộn nhất trong tháng 1/2014; (3) đã chủ động và kiến nghị Bộ NN đấu tranh quốc tế với CQTQ Nhật Bản việc xem xét nâng mức giới hạn kiểm soát Ethoxyquin từ 0,01ppm lên 1ppm trong tôm NK.(4) đã kiến nghị Bộ NN hỗ trợ giải quyết tháo gỡ việc cảnh báo Nhãn an toàn cá heo với các DN cá ngừ (T9-10/2013); (5) đã kịp thời tổng hợp ý kiến DN và góp ý cho TCTS & Bộ Y tế về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; (6) Tổng hợp các kiến nghị về Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT để báo cáo Bộ trưởng Bộ NNPTNT tại cuộc họp ngày 19/02/2014. Tại cuộc họp ngày 19/02/2014, Bộ trưởng đã chỉ đạo giải quyết 04 nội dung đầu tiên và sẽ tổ chức cuộc họp lần 2 sau khi thực hiện TT48 trong 3 tháng (dự kiến tháng 4/2014). (7) Báo cáo TCTS về tình hình Oxytetracyline (OCT) trong tôm Việt Nam tại 2 thị trường Nhật Bản và EU và TCTS đã chỉ đạo các cơ quan địa phương tăng cường kiểm tra việc sử dụng OTC tại khâu nuôi tôm.

Với Ngân hàng Nhà nước: (1) đã có kiến nghị và tác động thành công việc giãn thời gian cho các tổ chức, DN được vay ngoại tệ đến 31/12/2014 (TT129); (2) đã có kiến nghị NHNN điều chỉnh lại thời hạn cho vay nuôi cá tra (theo chu kỳ nuôi cá 8-12 tháng). Đến 19/3/2014: NHNN có văn bản số 1691/NHNN-TD yêu cầu 5 NH giảm lãi suất cho vay về mức tối đa 8%/năm. Đến 16/4/2014: Thủ tướng CP ban hành QĐ 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra.

Với Bộ Công Thương: (1) đã kịp thời kiến nghị việc giải quyết vướng mắc khi DN thủy sản nhập khẩu rượu phụ gia để chế biến hàng XK phải có giấy phép kinh doanh rượu; (2) đã đóng góp ý kiến tích cực cho Đề án ưu tiên phát triển ngành và DN có lợi thế cạnh tranh cao; (3) Tham vấn ý kiến về quy tắc xuất xứ và mở cửa thị trường đối với mặt hàng thủy sản trong khuôn khổ đàm phán một số Hiệp định, (4) Tham vấn ý kiến về yêu cầu cắt giảm thuế NK của LMHQ

Với Bộ Tài chính: (1) đã kiến nghị không đưa nội dung DN phải có bảo lãnh ngân hàng để được ân hạn thuế NK vào trong Luật Quản lý thuế; (2) đã kiến nghị Bộ Tài chính, giải quyết hoàn thuế GTGT cho DN (công văn 13706/BTC-TCT); (3) đã kiến

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 2

Page 3: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

nghị góp ý sửa đổi Thông tư 194/2010, thay thế bởi TT128/2013 về nhiều quy định về thuế và thủ tục hải quan; (4) đã tổng hợp ý kiến DN và kiến nghị việc hoàn thuế môi trường cho các DN và được Bộ Tài chính trả lời, tháo gỡ tại CV số 5427/BTC-CST ngày 25/4/2014 ; (5) đã góp ý với Bộ Tài chính/TCHQ cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (thay thế Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ); (6) Tổng hợp các vướng mắc về thuế GTGT theo Nghị định 209/2013/NĐ-CP (NĐ 209) ngày 18/12/2013 của Chính phủ và Thông tư 219/2013/TT-BTC (TT 219) ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Với Bộ Tài nguyên&Môi trường: năm 2013 là năm thứ 2 VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ TNMT sửa đổi Thông tư và QCVN 11:2008 quy định về các chỉ tiêu kiểm tra nước thải nhà máy CBTS, ngưỡng kiểm tra photpho (6ppm, quá thấp) và các nội dung khác, Bộ TNMT đã có văn bản trả lời VASEP (T9/13) và thông báo kế hoạch sửa / điều chỉnh.

Với Bộ Giao thông Vận tải: VASEP đã tổng hợp ý kiến, gửi Văn bản kiến nghị đến Bộ về việc kiểm tra tải trọng xe container gây khó khăn cho xe chuyển container hàng thủy sản đông lạnh.

Với Bộ Y tế: Hiệp hội đã có Công văn số 49/2014/CV-VASEP ngày 19/3/2014 gửi Bộ Y tế kiến nghị tháo gỡ khó khăn về thủ tục kiểm soát chất lượng, ATTP hàng NK để SXXK thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.

Ngoài các hoạt động Vận động-Kiến nghị kể trên, hoạt động VĐCS của VPHH còn thường xuyên hỗ trợ các DN hội viên giải quyết các sự việc gấp hoặc vướng mắc với các CQNN hoặc các quy định liên quan: vấn đề DN ưu tiên; về thuế NK đối với hàng trả về ; quy định về đưa hàng NK về bảo quản (Điều 27, TT 128/2013 của Bộ Tài chính; về qui trình kiểm dịch; về hoàn thuế GTGT; ...Để giúp cho công tác VĐCS và trao đổi giữa Hiệp hội với các DN hội viên được liên

tục và kịp thời, tháng 11/2013, Văn phòng Hiệp hội đã có Công văn số 251/2013/CV-VASEP gửi các DN hội viên về việc cử cán bộ phụ trách chuyên môn (có năng lực, báo cáo trực tiếp với Giám đốc) tham gia nhóm công tác Vận động chính sách (VĐCS) của VASEP. Đến nay, Mạng lưới VĐCS bao gồm cán bộ chính sách của Hiệp hội và hơn 140 cán bộ chuyên môn của 69 DN hội viên tham gia vào 2 nhóm thuộc hai nhóm lĩnh vực quan trọng: (1) Thuế và Hải quan, (2) Chất lượng, ATTP và kiểm dịch. Ngày 02/01/2014, Hội nghị đầu tiên của Mạng lưới VĐCS được tổ chức thành công tại VP Hiệp hội. Hội nghị đã trao đổi để thống nhất các nội dung hoạt động & phương thức hoạt động của Mạng lưới.

Với mục đích nhằm đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác VĐCS đối với DN và ngành hàng và nâng cao chất lượng VĐCS của Hiệp hội nói chung, ngày 11&12/4/2014, VP Hiệp hội đã mời 2 chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác VĐCS của VCCI và Hiệp hội Dệt may VN đến huấn luyện tại khóa tập huấn “Nâng cao kỹ năng vận động chính sách thương mại” cho các thành viên tham gia trong mạng lưới VĐCS.

Mạng lưới VĐCS đã hoạt động khá hiệu quả với sự tham gia trao đổi tích cực của các thành viên vừa thông qua email chung của mạng lưới ([email protected]), vừa thông qua forum trên portal “www.vasep.com.vn”. Qua tiến hành các hoạt động vận động chính sách trong năm qua đã cho thấy hiệu quả của chương trình đòi hỏi sự tham gia tích cực, khả năng tổng hợp tốt và sự liên tục, kiên

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 3

Page 4: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

trì của cả Lãnh đạo Hiệp hội, các cán bộ được giao và cả các DN hội viên; cũng như vai trò quan trọng không tách rời và có ý nghĩa của hoạt động Thông tin truyền thông có định hướng về vận động chính sách.

2/ Chương trình phối hợp vượt rào cản thương mại - VASEP và các Doanh nghiệp đã tổ chức phối hợp thành công trong các vụ kiện

chống bán phá giá tôm và cá tra Việt Nam tại Hoa Kỳ thông qua kết quả cuối cùng của các đợt xem xét hành chính cũng như trong vụ kiện chống trợ cấp của chính Phủ Việt Nam đối với mặt hàng tôm đông lạnh do Mỹ khởi xướng vào tháng 1/2013. Lần đầu tiên trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 7, Bộ Thương Mại Mỹ công nhận Tôm Việt Nam không bán phá giá, (tất cả các Doanh nghiệp đều có thuế suất bằng không), cho thấy các Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hoạt động theo đúng các qui luật của nền kinh tế thị trường.

- Cập nhật sớm những cảnh báo của các thị trường xuất khẩu (đối với các hóa chất kháng sinh cấm: Oxytetracycline, Ethoxyquin,…); có báo cáo và kiến nghị với Bộ NN&PTNT, TCTS về các biện pháp kiểm soát, đồng thời thông báo kịp thời đến doanh nghiệp để tăng cường kiểm soát tại nhà máy và vùng nuôi.

- VASEP cùng các Doanh nghiệp cá tra kiến nghị Bộ NN&PTNT tham gia công tác vận động hành lang đề nghị Mỹ không áp dụng đạo luật Farm Bill 2014 đối với mặt hàng cá tra Việt Nam. Chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ thực tế mang tính bảo hộ ngành cá da trơn nội địa, vi phạm các nguyên tắc của SPS và GATT trong thỏa thuận WTO giữa các quốc gia thành viên cần được sớm bãi bỏ.

- Tham gia tích cực và đầy đủ các đoàn công tác do Bộ NN&PTNT tổ chức nhằm thu thập thông tin và tiến hành các hoạt động ngoại giao phục vụ cho vụ kiện cá tại Bangladesh, Ấn Độ và Hoa Kỳ. 3/ Chương trình quảng bá hình ảnh và phát triển thị trường thủy sản Việt Nam

Trong tình hình khó khăn của Doanh nghiệp và sự hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho Chương trình XTTM Quốc gia ngày càng cắt giảm, Hiệp hội đã nỗ lực hết sức mình trong việc duy trì hoạt động XTTM phục vụ Hội viên. Nếu trước đây, trung bình mỗi năm nhận được khoảng 12 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình XTTM quốc gia (giai đoạn 2006- 2010) thì sang các năm gần đây con số này giảm xuống 2/3, chỉ còn khoảng 4,3 tỷ đồng mỗi năm (từ 2011 đến 2013). Với sự sụt giảm ngân sách mạnh mẽ như vậy, Hiệp hội buộc phải dừng thực hiện công tác xúc tiến tại các thị trường như Nhật Bản, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Âu. Đồng thời, để bám trụ tại các thị trường sống còn là Châu Âu & Hoa kỳ, Hiệp hội đã vận dụng hết khả năng trong việc cắt giảm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo qui mô & hình ảnh của ngành TSVN tại các kỳ Hội chợ quốc tế.

Tổ công tác XTTM của Hiệp hội đã cố gắng hết sức để đảm bảo mỗi chương trình thực hiện đều phải đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép. Cụ thể, Hiệp hội đã đàm phán thành công với nhà thầu để giảm đơn giá thiết kế & dàn dựng gian hàng của HC Boston & Châu Âu qua từng năm. Đồng thời, tại ESE, Hiệp hội cũng đã tổ chức đa dạng hoạt động tuyên truyền quảng bá trong điều kiện kinh phí hạn hẹp như tổ chức họp báo nhằm cung cấp những thông tin đúng đắn & có lợi cho ngành TSVN, tiếp đón thành công ngài Struan Stevenson- nghị sĩ Nghị viện Châu Âu nhằm tranh thủ những nhận định tích cực & ý kiến tốt đẹp của ông cho ngành cá tra VN, phát DVD phim phóng sự “Pangasius farming techniques in Mekong Delta” cho các phóng viên & đài truyền hình Châu Âu để

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 4

Page 5: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

cung cấp cho họ cái nhìn khách quan về ngành này. Quy mô và hình ảnh của cụm gian hàng Quốc gia VN tại các Hội chợ luôn được các Doanh nghiệp tham gia hài lòng & nhận được sự đánh giá cao từ bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, Hiệp hội còn phối hợp với các cơ quan, tổ chức XTTM khác để thực hiện các chương trình quảng bá cho TSVN nhằm tối đa hóa nguồn lực. Cụ thể, Trung tâm XTTM thuộc Bộ NN (AGRITRADE) để quảng bá TSVN tại 2 kỳ Hội chợ Foodex Nhật Bản 2013- 2014 & Cty Maple Food tổ chức trưng bày, chiên nấu & mời khách dùng thử sản phẩm TSVN tại đây; phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc để tổ chức gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Thủy sản Quốc tế Busan & đã có buổi làm việc thân mật với Hiệp hội Thương mại Thủy sản Hàn Quốc (KFTA) cùng đại diện cơ quan thẩm quyền KFDA và các nhà nhập khẩu tôm; phối hợp với Cục CBTM NLTS & nghề muối mời đoàn phóng viên cùng Hiệp hội Thương mại TS ÚC sang thăm, khảo sát & thực hiện phóng sự quảng bá ngành nuôi trồng & CBTS Việt Nam.

Nhìn chung, các chương trình do Hiệp hội thực hiện đều mang đến lợi ích thiết thực & đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hội viên. Thông qua các kỳ HC, HV cũng cố được mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng & thị trường mới. Về phía Hiệp hội, chúng tôi cũng đã tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động bên lề khi tham dự các kỳ HC, giúp thắt chặt mối quan hệ giữa VASEP với các Hiệp hội Nhập khẩu và giới truyền thông cũng như cơ quan thẩm quyền các nước.4/ Chương trình tác động các khâu trước chế biến

Cập nhật các khó khăn của người nuôi kịp thời về vốn, dịch bệnh, hóa chất kháng sinh cấm,… kiến nghị đến Bộ NN&PTNT, TCTS, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhằm có những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp người nuôi hoạt động có hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong năm qua VASEP cũng đã kịp thời có các báo cáo phản ánh tình hình và kiến nghị Tổng cục Thủy sản, Bộ Công An quan tâm giải quyết đối với tình hình bơm chích Agar vào tôm nguyên liệu, đặc biệt đối với tôm nguyên liệu xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường biên mậu không được kiểm soát chất lượng đã ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tôm Việt Nam mà báo chí nước ngoài đã đưa tin trong thời gian qua. VASEP đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến và kiến nghị điều chỉnh một số nội dung trong dự thảo nghị định cá tra của Tổng cục Thủy sản nhằm hạn chế những vướng mắc cho Doanh nghiệp trong vấn đề nuôi, chế biến và xuất khẩu đối với mặt hàng cá tra, một trong những mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. VASEP đã phối hợp tham gia các Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT tiến hành khảo sát vùng nuôi nguyên liệu và tình hình cung ứng nguyên liệu cá tra tại các tỉnh ĐBSCL qua đó đã có báo cáo và những kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT để có những hỗ trợ kịp thời cho người nuôi và doanh nghiệp. Trong tháng 11/2013, VASEP đã thành lập ”CLB DN cá ngừ VASEP” với sự tham gia của 19 DN, chiếm hơn 80% giá trị kim ngạch cá ngừ toàn quốc, được sự ủng hộ cao của các DN hội viên cá ngừ VASEP. CLB sẽ tổ chức cuộc họp hàng quý, bên cạnh đó là sự trao đổi thường xuyên thông qua email về những quy định của quốc tế (EII, IUU…), các quy định trong nước gây khó khăn cho XK cá ngừ và vấn đề hội nhập (TPP, FTAs) qua đó cùng đề xuất các kiến nghị phù hợp với CQQL nhà nước. CLB DN cung cấp hàng Nội địa (24 DN) đã bước sang năm thứ 2, và đã có các hoạt động hỗ trợ tích cực, có chiều sâu cho các DN thành viên trong các hoạt động cụ thể về

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 5

Page 6: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

logistic, chiết khấu, nhập khẩu và bước đầu thiết lập kênh hợp tác cân xứng với Coopmart cũng như các siêu thị khác. CLB sẽ tổ chức cuộc họp hàng quý để cùng nhau trao đổi thông tin và định hướng những hoạt động nhằm hỗ trợ thúc đẩy cùng nhau phát triển cũng như việc mở rộng liên kết với các kênh phân phối trong thị trường nội địa. CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN TRONG NĂM 2013 -20141. Công tác phát triển liên kết với người nuôi hướng đến ổn định nguồn nguyên liệu

a) VASEP đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội, Sở NN&PTNT tại các Tỉnh tạo thành các kênh hỗ trợ và cung cấp thông tin nhanh chóng về sản lượng nuôi, tình hình dịch bệnh nhằm đưa ra các dự báo kịp thời về tình hình nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu và báo cáo cho các cơ quan quản lý để có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người nuôi và doanh nghiệp đối với các mặt hàng chính:

- Cá tra: liên kết với các Tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang- Tôm: đã duy trì mối liên hệ với Hiệp hội tôm Mỹ thanh trong việc quản lý chất lượng tôm nuôi.- Hải sản: liên kết với các Tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định trong các dự án phát triển và nâng cao chất lượng đánh bắt. Bên cạnh đó phối hợp với Sở NN&PTNT Kiên Giang trong việc quản lý nguồn lợi ghẹ xanh tại Kiên Giang.b)Tiếp cận công nghệ mới: Hiệp hội tổ chức giới thiệu các tổ chức, công ty cung cấp

công nghệ, giúp doanh nghiệp và người nuôi tiếp cận công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn tiên tiến để ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Cuối năm 2013 VASEP đã được Bộ NN giao thực hiện triển khai Dự án “Xây dựng trang trại cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại Việt Nam” với sự tài trợ của Đại sứ Quán Đan Mạch nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong nuôi cá tra ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

c)Thông tin đến người nuôi: Thông tin giá cả, thị trường xuất khẩu, các qui định, văn bản Nhà nước ban hành gửi đến hội viên, dự báo thị trường nguyên liệu được hoàn thiện và cập nhật hơn đã góp phần giúp doanh nghiệp và người nuôi chủ động hơn trong việc phối hợp theo hướng có lợi cho đôi bên.2. Công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm:

a) Hàng tháng Hiệp hội cử cán bộ tham gia đều đặn các cuộc họp giao ban của Tổng Cục Thủy sản. Tại các cuộc họp giao ban, VASEP đã phản ánh kịp thời tình hình quản lý nuôi trồng và xuất khẩu, kiến nghị kịp thời các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề quản lý chất lượng.

b) Đã kịp thời nghiên cứu và tập hợp ý kiến các doanh nghiệp về những bất cập, vướng mắc trong công tác tham gia góp ý nội dung các Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản.

c) VASEP liên tục có các kiến nghị gửi đến Bộ NN&PTNT và Tổng Cục Thủy sản đề nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh cấm đang lưu hành trên thị trường và đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn thủy sản.3. Công tác phát triển các quan hệ quốc tế

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 6

Page 7: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

- Thiết lập được quan hệ với nhiều tổ chức và DN nước ngoài tại từng thị trường trọng điểm như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và khu vực nhằm tranh thủ sự hỗ trợ và ủng hộ của các tổ chức này trong việc phát triển thị trường, chia xẻ thông tin và các vấn đề về tranh chấp tương mại, hàng rào kỹ thuật…

- VASEP đã có thỏa thuận hợp tác với một số tổ chức có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực kỹ thuật, marketing, đào tạo, bảo tồn và phát triển bền vững: VIDATEC (Đan Mạch), CBI (Hà Lan), MARKET (Hoa Kỳ), Dự án FIP Ghẹ xanh Kiên Giang (WWF và NFI), dự án quản lý ATTP cho DN thủy sản tại Đà Nẵng – JICA (Nhật Bản); Cảng Zeebrugue nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Trung tâm phân phối cá tra vào thị trường Châu Âu.

- Thực hiện tốt vai trò là cầu nối thông qua các mối quan hệ quốc tế, VASEP đã tổ chức và giới thiệu cho các DN hội viên gặp gỡ và hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: Gặp gỡ đoàn DN Úc, Gặp gỡ với công ty Kansai – Nhật, Làm việc với tập đoàn Konoike – Nhật Bản; Làm việc với Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc.

Ngoài ra, Hiệp hội VASEP và 1 số DN hội viên còn tham gia các Đoàn công tác của Chính phủ sang thăm và hợp tác với 1 số nước như: Tham gia Đoàn các DN thủy sản đi Đan Mạch tháp tùng chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Nước; Tham gia cùng đoàn thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; Tham gia Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT tại Mỹ trong khuôn khổ chương trình hợp tác nông nghiệp.4. Công tác kết nối và phát triển hoạt động hội viên

So với năm 2013, tổng số hội viên trong năm 2014 giảm 15 công ty, tương đương 5,7%, trong đó hội viên chính thức giảm 18 công ty, tương đương 9,9% và hội viên liên kết tăng 3 công ty, tương đương 3,9%. Số lượng hội viên giảm do trong thời gian qua ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả dẫn đến giải thể, phá sản.

Năm 2014 VASEP có tổng số Hội viên là 261 hội viên gồm 182 hội viên chính thức và 79 hội viên liên kết, trong đó có 9 hội viên mới đăng ký gia nhập Hiệp hội, gồm 5 hội viên chính thức (hoạt động trong lĩnh vực chế biến và XK TS) và 4 hội viên liên kết (hoạt động trong lĩnh vực giám định, chứng nhận, nuôi trồng và thương mại, máy móc thiết bị).

Nhằm tạo điều kiện cho các thành viên Hiệp hội có những hoạt động chuyên biệt theo ngành nghề một cách thực tế, kết nối tạo tiếng nói chung trong từng ngành hàng, Hiệp hội đã tổ chức và đưa vào hoạt động các câu lạc bộ:

+ CLB các DN CB và XK cá ngừ giúp các DN nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cho mặt hàng xuất khẩu có giá trị đứng thứ 3 sau tôm, cá tra.

+ Thành lập CLB DN nội địa: tìm những giải pháp ổn định đẩy mạnh và phát triển thị trường nội địa. Thông qua đó tạo sự gắn kết giữa các DN vừa và nhỏ với hoạt động Hiệp hội.

+ Hiệp hội cũng chú trọng phát triển các hội viên là các DN tham gia vào chuỗi giá trị ngành thủy sản.5/ Công tác đại diện và bảo vệ lợi ích của Hội viên:

VASEP đã chủ động liên hệ và làm việc với Lãnh đạo Cục kiểm soát Văn bản của Văn phòng chính phủ để báo cáo về những bất cập trong nội dung thông tư thay thế thông tư 55 của Bộ NN&PTNT, cùng lãnh đạo Cục đi đến các DN để nắm rõ tình hình khó khăn của

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 7

Page 8: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

DN khi thông tư được ban hành. Tiếp tục lấy ý kiến và kiến nghị điều chỉnh một số nội dung trong thông tư 48 của Bộ NN&PTNT.

Tích cực tham gia các hoạt động vận động hành lang đối với vụ kiện CBPG cá tra, tôm tại Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành trong việc kháng kiện vụ kiện Chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm, bảo vệ lợi ích cho các DN. Đặc biệt, VASEP cùng các Doanh nghiệp đang vận động mạnh mẽ để yêu cầu phía Hoa Kỳ bãi bỏ chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ theo đạo luật Farmbill 2014 của Hoa Kỳ do vi phạm các thỏa thuận SPS và GATT trong khuôn khổ thỏa thuận WTO .

Đặc biệt, đối với sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày 1/5/2014, để thể hiện tinh thần yêu nước, phản đối những hành động sai trái này của Trung Quốc cũng như ủng hộ các ngư dân đánh bắt thủy sản đang ngày đêm đối mặt với muôn vàn khó khăn để tiếp tục bám biển, Ban Chấp hành Hiệp hội đã chủ trương phát động chương trình “Chung sức bảo vệ Biển Đông của Việt Nam”, chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân với số tiền hỗ trợ là gần 3,5 tỷ đồng. Ban Chấp hành Hiệp hội đã tổ chức buổi trao tiền ủng hỗ cho lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển với mỗi đơn vị là 1 tỷ đồng vào ngày 14/5/2014, VASEP sẽ tổng kết số tiền còn lại vào ngày 31/5/2014 và sẽ có kế hoạch hỗ trợ cho các ngư dân đang gặp khó khăn hoạt động tại vùng biển bị Trung Quốc xâm chiếm. Đây là một hoạt động được cộng đồng Doanh nghiệp đánh giá cao và nhiệt liệt ủng hộ tiếp theo sau hàng loạt các hoạt động tương tự do VASEP phát động trước đó: như hỗ trợ người dân Nhật Bản sau trận thiên tai kép năm 2011 và ủng hộ ngư dân Biển Đông vào năm 2011.6/ Công tác Xúc tiến thương mại:

Trong cuối năm 2013, Bộ Công thương đã phê duyệt chương trình XTTM QG đợt 5 trong đó giao cho VASEP chủ trì thực hiện 2 đề án Hội chợ nước ngoài là Trung Quốc (tháng 11/2013) với kinh phí được duyệt trên 1,3 tỷ đồng, Hội chợ Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ - Boston (3/2014) với kinh phí 1,8 tỷ đồng. Đầu năm 2014 Bộ Công thương tiếp tục phê duyệt thêm 1 đề án là Hội chợ Brussels (tháng 5/2014) với tổng kính phí là 3,1 tỷ đồng.

Ngoài 3 đề án Hội chợ theo chương trình XTTM Quốc gia, VASEP đã chủ động tổ chức tham gia 2 Hội chợ khác Hàn Quốc (11/2013) và Dubai (tháng 11/2013). Ngoài ra, VASEP còn phối hợp với Đoàn đại biểu Bộ NN&PTNT tham gia hội chợ Nhật Bản (3/2014). Các hội chợ VASEP tự tổ chức đã thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Để quảng bá hình ảnh cho sản phẩm thủy sản Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại các thị trường, VASEP đã tổ chức hàng loạt các hoạt động tại các hội chợ nước ngoài:

+ Hội chợ Boston: Mời ngài đại sứ VN tại Washington D.C đến cắt băng khai trương gian hàng tại Hội chợ, Tổ chức chế biến và mời khách hàng dùng thử sản phẩm TSVN, gặp và làm việc với NFI về tình hình Farmbill 2014 của Hoa Kỳ,…

+ Hội chợ Brussels: Phối hợp với CBI tổ chức khóa đào tạo onsite cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, Tổ chức diễn đàn DN giữa các nhà xuất khẩu VN và nhà nhập khẩu Hà Lan bàn về tình hình XK cá tra và xây dựng tiêu chuẩn cá tra cao cấp, thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh cá tra tại thị trường EU,…

Các hoạt động do VASEP tổ chức tại các hội chợ đã nhận được sự đánh giá cao của các Doanh nghiệp và thu hút được nhiều các doanh nghiệp tham gia.

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 8

Page 9: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

VASEP đã tổ chức thành công hội chợ Vietfish 2013 vào ngày 25 – 27/6/2013, hội chợ đã diễn ra thành công thu hút được 170 đơn vị tham gia triển lãm với 280 gian hàng. Hội chợ Vietfish 2014 sẽ được tổ chức từ ngày 6 – 8/8/2014.7/ Công tác cập nhật thông tin:

Trong năm 2013 và 5 tháng đầu năm 2014, hoạt động thông tin thị trường của Hiệp hội tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu và có chất lượng tham khảo, định hướng cao. Qua phản ánh của doanh nghiệp và kết quả khảo sát chất lượng định kỳ và online, Bản tin tuần TMTS và cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn đã & đang tiếp tục được đánh giá cao về nội dung, tính cập nhật và chất lượng tham khảo. Bản tin và portal đã không chỉ có sự tập trung chuyên sâu về thông tin đánh giá thị trường cho từng nhóm sản phẩm thủy sản XK chủ lực của Việt Nam với các cơ sở dữ liệu có hệ thống, mà còn thể hiện rõ một cách hiệu quả chức năng hỗ trợ hoạt động vận động chính sách của Hiệp hội. Đặc biệt trong hơn 1 năm qua, kênh thông tin đối ngoại (tiếng Anh: bản tin VASEPNews và trang English của Portal) duy trì song song được nâng cấp đã góp phần đáng kể trong hoạt động thông tin, xúc tiến hình ảnh SP thủy sản Việt Nam với quốc tế và thương mại thủy sản quốc tế.

Bản tin tuần TMTS được phát hành điện tử rộng rãi (đến toàn thể DN hội viên, các CQ Nhà nước và đại diện thương mại VN ở nước ngoài), portal www.vasep.com.vn là website thủy sản đứng đầu ở Việt Nam và Top 3 trên thế giới (cùng với fis.com và www.thefishsite.com) theo lượng truy cập hàng ngày. Đáng lưu ý là trong gần 1 năm qua, Báo cáo XKTS Việt Nam (hàng Quý) được đón nhận và đánh giá tích cực của các DN trong & ngoài nước, và coi như một nguồn tư liệu hữu ích, có giá trị tham khảo cao cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản cũng như xúc tiến thương mại thủy sản VN. Nhu cầu đăng ký Báo cáo đã gia tăng liên tục trong thời gian qua.8/ Công tác tổ chức các khóa đào tạo:

Hoạt động tổ chức đào tạo của VASEP đã có 10 năm liên tục cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các DN thủy sản. Hoạt động đào tạo là phần không tách rời chức năng hỗ trợ nâng cao năng lực của Hiệp hội cho các DN hội viên, góp phần đáng kể cho chất lượng nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh. Trung bình mỗi năm tổ chức từ 30 - 36 khóa đào tạo ngắn hạn, cho từ 1.000 - 1.600 lượt cán bộ các DN thủy sản trên toàn quốc. Các chương trình đào tạo luôn sát với thực tế và nhu cầu SX-KD của doanh nghiệp. Chứng chỉ đào tạo của Hiệp hội đã được các khách hàng và các tổ chức quốc tế ghi nhận trong các hoạt động xem xét hoặc đánh giá mức độ đáp ứng. Hoạt động đào tạo được các DN hội viên và các tổ chức trong & ngoài nước ghi nhận & đánh giá cao trong thời gian qua.

Phương châm chính là phục vụ cho các DN hội viên VASEP (không thu hoặc chỉ thu một phần phí để đủ trang trải), kể từ khi thành lập (T6/2004) đến hết 2013, hoạt động đào tạo đã tổ chức thực hiện được tổng cộng 294 khóa, với sự tham gia của 10.581 lượt cán bộ học viên từ các DN thuỷ sản trên toàn quốc (trung bình 32,67 khoá/năm và 3,27 khoá/tháng). Trong năm 2013, đã tổ chức thành công 35 khóa với 27 chủ đề (trong đó có 13 chủ đề mới) cho 1.046 lượt cán bộ học viên tham gia. Trung bình 3,2 khoá/ tháng và 29,9 học viên / khoá. C/ NHỮNG HẠN CHẾ

Trong năm 2013 - 2014, Văn phòng đã cố gắng hoàn tất nhiệm vụ do Ban Chấp hành giao cho, tổ chức và thực hiện các nghị quyết BCH, cố gắng hoàn thiện Văn phòng, nâng cao trình độ, năng lực của nhân viên nhằm phục vụ tốt cho hội viên VASEP, đáp ứng được

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 9

Page 10: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

các nhu cầu nguyện vọng của hội viên nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, xây dựng Hiệp hội ngày càng mạnh và uy tín, trở thành niềm tự hào cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Văn phòng Hiệp hội còn một số tồn tại, hạn chế:

1/ Chưa thể hiện hết vai trò liên kết hội viên của Hiệp hội, khi có nhiều hội viên thiếu sự đoàn kết nhất là về hoạt động xuất khẩu. Do nguồn kinh phí Hiệp hội hạn hẹp nên chưa tổ chức được nhiều chương trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm để tăng sức mạnh đoàn kết giữa các doanh nghiệp.

2/ Số lượng nhân sự có trình độ chuyên môn cao phục vụ cho công tác của Hiệp hội còn hạn chế nên chưa thể phát huy hết hiệu quả công việc khi ngày có nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải tập trung giải quyết một cách chuyên sâu.

3/ Trong công tác vận động chính sách, mặc dù Văn phòng đã cố gắng tập hợp ý kiến từ các Doanh nghiệp, vận động hành lang đối với các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn chưa thu hút được sự quan tâm hoặc có nhiều Doanh nghiệp thật sự không quan tâm dẫn đến kết quả không như mong đợi (đối với dự thảo thông tư thay thế thông tư 55, nghị định cá tra,..).

4/ Trong thời gian qua, do chưa có quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội nên trong các cuộc họp có nhiều Ủy viên BCH không thường xuyên tham gia dẫn đến những nội dung cần biểu quyết ý kiến không được thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ qua email đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc.

5/ Do nguồn kinh phí hạn chế và chưa có tính đột phá trong phương thức tổ chức hoạt động XTTM, kể cả hội chợ Vietfish, chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, nên hiệu quả công tác chưa được đánh giá cao.

6/ Hiện nay số liệu về XK mà VASEP tổng hợp được không có số liệu về sản lượng dẫn đến có những đánh giá thiếu chính xác ảnh hưởng đến định hướng phát triển thị trường xuất khẩu.

Phần Thứ IICÔNG TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM NĂM 2014 – 2015

A. NHỮNG THÁCH THỨC NĂM 2014 – 20151/ Các vấn đề về nguyên liệu phục vụ cho CBXK:Do những biến động của thị trường và kết quả dự báo nguồn nguyên liệu cung cấp

cho chế biến thủy sản luôn thiếu tính chính xác cao, dẫn đến sự mất cân đối cung cầu; thiên tai và dịch bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nguyên liệu:

- Tuy dịch bệnh EMS về cơ bản đã được kiểm soát nhưng theo cảnh báo vẫn còn những rủi ro tiềm tàng có thể gây những ảnh hưởng bất lợi đến nguồn nguyên liệu tôm trong năm 2014. Bên cạnh đó, vấn đề bơm Agar vào tôm sú nguyên liệu ở một số bộ phận tại một số địa phương kiến nghị nhà nước cần phải có các biện pháp kiểm soát hiệu quả để không gây ảnh hưởng đến uy tín của tôm sú Việt Nam. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu tôm tăng cao ở các thị trường do tăng cường sản xuất và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng, xuất khẩu tôm thẻ đã chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tôm.

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 10

Page 11: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

- Do ảnh hưởng của thời tiết xấu, nhiều tàu thuyền chưa được trang bị những thiết bị đánh bắt hiện đại vì vậy sản lượng khai thác các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn thấp, sản lượng tập trung vào các loài cá có giá trị thấp, cá tạp,.. Ngoài ra, điều kiện bảo quản sau thu hoạch chưa tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm sản lượng thủy sản đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của việc tổ chức Earth Island cho rằng việc đánh bắt các ngừ của ngư dân Việt Nam ảnh hưởng đến cá heo (loài cá đang được bảo vệ) dẫn đến mức tiêu thụ giảm mạnh trong thời gian qua.

- Kiến nghị nhà nước cần nhanh chóng có qui hoạch tổng thể hoạt động phát triển nuôi cá tra để góp phần quản lý và kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu cá tra tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu gây mất ổn định nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu. 2/ Thị trường xuất khẩu thủy sản

+ Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục tập trung vào nhóm 3 thị trường chính là Mỹ, Châu Âu và Nhật. Tại trường Mỹ trong những tháng đầu năm 2014, xuất khẩu các mặt hàng tăng nhưng lại giảm mạnh trong tháng 4-5. Thị trường Châu Âu chỉ mới bắt đầu hồi phục nhẹ sau cuộc khủng hoảng kéo dài, người tiêu dùng đã quay lại với sản phẩm thủy sản, tuy nhiên ở mức cầm chừng và có chọn lọc. Tại thị trường Nhật Bản sức tiêu thụ giảm và tập trung vào mặt hàng tôm.

+ Các doanh nghiệp đang quan tâm đến các thị trường mới nổi như Úc, Canada, Brazil, Mexico, Đài Loan, … Tuy nhiên, tại các thị trường này các Doanh nghiệp sẽ phải đổi mặt với nhiều thách thức hơn và rủi ro cao hơn.

+ Với kết quả sơ bộ của vụ kiện tôm trong giai đoạn POR8 sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Mỹ nếu không có những biện pháp tích cực nhằm đấu tranh thay đổi các mức thuế này trong kết quả cuối cùng vào tháng 9/2014. Cùng với Farm bill 2014, vào tháng 5/2014, DOC công bố lại kết quả thuế của các doanh nghiệp cá tra với mức thuế tăng gấp ba lần, đây sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp cá tra muốn tiếp tục xuất khẩu vào thị trường này.3/ Sức cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu.

+ Hiện nay do nhu cầu chế biến, các doanh nghiệp thủy sản tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, nhưng thuế nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với cá ngừ. Việc thuế nhập khẩu nguyên liệu cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của mặt hàng này với các quốc gia khác, dẫn chứng trong những tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cá ngừ liên tục giảm tại các thị trường tiêu thụ.

+ Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách giảm lãi suất vay cho các Doanh nghiệp chế biến và nuôi trồng thủy sản và tạo điều kiện để các Doanh nghiệp tiếp cận đối với nguồn vốn vay ưu đãi, tuy nhiên có rất ít các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này. Phần lớn các doanh nghiệp có quá trình kinh doanh tốt, ít nợ xấu ở ngân hàng mới tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, trong khi những doanh nghiệp khác thật sự cần thì không thể tiếp cận được nguồn vốn này.

+ Việc liên tục tăng phí điện, xăng dầu và các chi phí đầu vào đã ảnh hưởng đến giá cả và sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam với các nước xuất khẩu thủy sản khác trong khu vực.

B. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2014 – 2015.

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 11

Page 12: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Với những thách thức được xác định cho năm 2014 – 2015, để tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu hơn, Ban Chấp hành Hiệp hội đã xác định một số hoạt động trọng tâm cần thực hiện trong năm 2014 – 2015 như sau:1/ Chương trình công tác vận động chính sách

Tiếp tục vận hành hiệu quả mạng lưới VĐCS. Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ có công văn gửi tới các DN để tăng thêm số lượng cán bộ của các DN tham gia vào mạng lưới VĐCS nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Hiệp hội và DN được đầy đủ và lớn mạnh.

Đẩy mạnh việc xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác với các cá nhân & CQ Nhà nước thuộc các Bộ: NNPTNT, Tài chính, Công Thương, Nội vụ, Tư pháp, TNMT, cũng như với các Hiệp hội ngành hàng khác (dệt may, da giày, một số DN FDI lớn…) để phối hợp hoạt động kiến nghị trong nhiều trường hợp.

Bổ sung nguồn lực thường xuyên cho hoạt động và nâng cao kỹ năng VĐCS đối với các cán bộ được giao nhiệm vụ thường xuyên: xây dựng mối quan hệ tốt với các cá nhân & CQNN, tổng hợp ý kiến DN, nghiên cứu văn bản, xây dựng kiến nghị, định lượng hóa lập luận, tương tác với các CQNN và truyền thông tập trung. Mỗi cán bộ thường xuyên của hoạt động sẽ là đầu mối để giải quyết từng Nội dung theo phân công cho đến khi có KQ.

Tiếp tục kiến nghị các nội dung lớn còn vướng mắc và phát sinh: Kiến nghị sửa đổi tiếp Thông tư 48/2013 của Bộ NN&PTNT; Sửa đổi Thông tư 06/2010 của Bộ NN&PTNT theo các kiến nghị/góp ý của VASEP năm 2013; Giảm Thuế nhập khẩu các mặt hàng tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc về 0%; tiếp tục tham gia vào nhóm công tác sửa đổi Thông tư 28/2011 của Bộ NN&PTNT; Kiến nghị Bộ tài chính giải quyết các vướng mắc về Thuế, phí, hải quan cho DN; tổ chức các cuộc họp: Đối thoại với Bộ NN&PTNT kiến nghị về TT 48 và Đối thoại với Lãnh đạo Bộ Tài chính kiến nghị về những vướng mắc liên quan đến thuế, phí, hải quan.

Tăng cường tham gia các hoạt động của HĐTV CCTTHC, tham gia và phối hợp với các tổ chức khác để có tiếng nói trong cộng đồng, tạo thêm sức mạnh và tiếng nói hữu hiệu hơn trong hoạt động vận động chính sách.

Tăng cường công tác truyền thông Vận động chính sách tập trung và định hướng trên Tạp Chí TMTS, Portal vasep.com.vn và Bản tin tuần TMTS; cập nhật đầy đủ các Văn bản/quy định của Nhà nước cũng như các VB của VASEP trên CSDL của portal.2/ Chương trình vận động vượt rào cản thương mại

- Tiếp tục phối hợp cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao trong công tác vận động hành lang đối với luật Farm bill 2014 của Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ phải có lộ trình nhất định cho các DN Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tiếp tục nghiên cứu phương án kiện lên WTO về việc Mỹ ban hành đạo luật nông trại 2014 nhằm giảm thiểu sự tác động của đạo luật này đối với ngành cá tra Việt Nam.

- Tiếp tục thuê luật tư vấn pháp lý cho các vụ kiện bán phá giá tôm và cá tra tại Hoa Kỳ, VASEP cũng đề nghị các Doanh nghiệp nên cân nhắc lợi ích của việc tham gia vụ kiện để có những sách lược đúng đắn nhằm đảm bảo các doanh nghiệp có được kết quả tốt.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang tham gia khiếu kiện kết quả POR8 & POR9 lên tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ, tiếp tục phối hợp cùng các Doanh nghiệp tìm kiếm các dữ liệu giá trị thay thế phù hợp cho kỳ xem xét hành chính lần thứ 10 giúp các doanh nghiệp có được mức thuế tốt hơn so POR9 để các doanh nghiệp yên tâm xuất khẩu

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 12

Page 13: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các Ban Ngành tìm giải pháp cho vấn đề Farm bill 2014.

- Tiếp tục nghiên cứu các khả năng để cùng các doanh nghiệp đưa ra quyết định tham gia thủ tục xem xét hoàng hôn lần thứ 2 vụ kiện cá tra tại thị trường Hoa Kỳ. Nếu giành được kết quả tốt tại Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ ITC, ngành cá tra Việt Nam sẽ có cơ hội thoát khỏi vụ kiện.

- Cập nhật và thông báo kịp thời các quy định của thị trường nhập khẩu về chất lượng, danh mục hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản đến các doanh nghiệp để có biện pháp kiểm soát hiệu quả, xây dựng hình ảnh uy tín chất lượng cho ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.3/ Chương trình quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam

Trong năm 2014 & 2015, Hiệp hội sẽ tiếp tục thực hiện công tác XTTM theo các nhóm công việc chính như sau: a. Thực hiện các Chương trình tham gia Hội chợ tại các TT trọng tâm:

- Hội chợ Thủy sản Châu Mỹ (Seafood Expo America, Boston) - Hội chợ Thủy sản toàn cầu (Seafood Expo Global, Brussels) - Hội chợ Foodex (Nhật Bản) - Hội chợ Thủy sản Busan - Hội chợ Thủy sản SEAFEX (Dubai, Trung đông)Tại các chương trình Hội Chợ, VASEP sẽ tổ chức gian hàng chung của thủy sản Việt

nam nhằm giới thiệu thủy sản Việt Nam, tổ chức các hoạt động nếm thử sản phẩm, Hội thảo… Năm 2014-2015 tiếp tục thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm thủy sản Việt nam như Tôm, Cá Tra , Hải sản qua việc dành một phần kinh phí đáng kể để thực hiện các ấn phẩm giới thiệu đầy đủ hơn về các sản phẩm thủy sản giới thiệu đến khách tham quan cũng như thực hiện các quảng cáo trên các ấn phẩm phù hợp ở Hội Chợ. b. Xây dựng thương hiệu cho Cá Tra xuất khẩu vào thị trường Châu Âu:

Hiệp hội đang trong quá trình thuyết phục Tổ chức hỗ trợ XTTM Hà Lan CBI gia hạn Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp thị cho VASEP và Hội viên và xây dựng Thương hiệu cá tra Việt Nam tại thị trường Châu Âu kết hợp với sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu lớn của Hà Lan như Seafood Connection, Anova…

Các công việc cụ thể sẽ thực hiện là:- Xây dựng kế hoạch : Thương hiệu Cá tra Việt Nam “ Panga- Your everyday fish”- Đào tạo nâng cao năng lực marketing cho đội ngũ nhân viên XTTM của VASEP

và nhân viên bán hàng của doanh nghiệp hội viên với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như CBI.

- Vận hành và quản trị một cách có hiệu quả trang web www.youreverydayfish.com để dùng làm kênh tuyên truyền chính thức cho cá Tra VN tại thị trường Châu Âu và mở rộng sang các thị trường khác.

- Thực hiện công tác quảng bá thông qua mạng xã hội (social media): cập nhật thông tin và hình ảnh sản phẩm cá tra Việt Nam một cách liên tục và nhất quán trên Twitter, Facebook để các thông tin đến gần với người tiêu dùng hơn và có sự tương tác tốt hơn với một khoản kinh phí rất thấp so với hình thức truyền thông truyền thống (tivi, báo, đài). Thông tin cung cấp sẽ chuyển trọng tâm vào người tiêu dùng cuối cùng, thông qua các hình thức: giới thiệu món ăn ngon, công thức nấu ăn đơn giản- ngon miệng- tốt cho sức khỏe, các

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 13

Page 14: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

lợi ích tuyệt vời của cá Tra VN (thịt trắng, không mùi tanh, dễ chế biến, thích hợp với mọi nền ẩm thực, tốt cho sức khỏe, nuôi trồng và chế biến theo phương châm “sạch- an toàn- bền vững”)

- Quay phóng sự quảng bá ngành, lồng ghép với hình ảnh miền sông nước Cửu Long cùng các hoạt động văn hóa của Việt Nam, và phát trên các kênh mạng xã hội và các kỳ hội chợ quốc tế trong năm.

c. Tổ chức Hội chợ Vietfish 2014: Năm 2014 Hội Chợ Vietfish được chuyển sang tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 8 năm 2014 nhằm đánh giá mức độ thu hút khách tham quan do những năm trước tổ chức vào tháng sáu được đánh giá là thời điểm không thu hút được nhiều khách tham quan đến tham dự Hội Chợ. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thời gian hợp lý, VASEP hy vọng sẽ thu hút được nhiều hơn khách tham quan trong Hội chợ năm nay, góp phần giúp VASEP định hình thời gian tổ chức Hội Chợ Vietfish, trở thành sự kiện Xúc tiến thương mại hàng năm của VASEP và nhận được sự nhiệt tình tham gia của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước.4/ Chương trình hợp tác quốc tế

Mục tiêu chương trình hợp tác quốc tế 2014 – 2015 là thắt chặt các mối quan hệ đã có và phát triển thêm quan hệ với các tổ chức có cùng lợi ích với Hội viên VASEP nhằm thiết lập các liên minh, liên kết hỗ trợ cùng phát triển và cùng có lợi, đồng thời thông qua đó quảng bá thủy sản Việt Nam ngày càng rộng rãi ra thế giới. a. Phối hợp và hỗ trợ tốt công tác tổ chức hội nghị GOAL 2014 tại Tp.HCM ( thời gian dự kiến 10/2014).

Vasep sẽ phối hợp với GAA( the Global Aquaculture Alliance) dưới sự chủ trì của Bộ NN & PTNT tổ chức hội nghị GOAL 2014 về các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Hội nghị sẽ là dịp qui tụ những chuyên gia hàng đầu, các nhà nhập khẩu, phân phối thủy sản khắp thế giới hy vọng tạo nên 1 sự kiện quốc tế nổi bật nhất ngành thủy sản năm 2014. Theo dự kiến của đơn vị tổ chức hội nghị sẽ thu hút khoảng 400 khách quốc tế vào Việt Nam. b. Các chương trình liên kết hỗ trợ của CBI quảng bá sản phẩm cá tra

Trong chương trình hợp tác với CBI ( tổ chức hỗ trợ XTTM Hà Lan), năm 2014 sẽ triển khai 2 chương trình liên quan đến quảng bá cá tra tại thị trường Châu Âu (thí điểm thị trường Hà Lan). Các chương trình được thực hiện dưới sự quản lý và hỗ trợ của CBI kết hợp với các nhà nhập khẩu tại Hà Lan (chiếm khoảng 80% thị trường) VASEP và một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.+ Chương trình quảng bá online cho cá pangasius (Online strategy on Pangasius Portal)

Mục đích: hướng đến quảng bá sản phẩm cá tra đến người tiêu dùng cuối cùng (không nhắm vào nhà nhập khẩu) trước các thông tin bôi xấu cá tra Việt Nam. Giúp người tiêu dùng yên tâm với sản phẩm và nâng cao tiêu thụ thông qua quảng bá.Qua nghiên cứu trang web này sẽ khác với trang Pangasius hiện nay của VASEP chủ yếu tập trung cho đối tượng là nhà nhập khẩu do đó tập trung nhiều thông tin về doanh nghiệp và ngành cá tra việt Nam trong khi nội dung tiếp cận cho đối tượng người tiêu dùng sẽ đi vào hướng quảng bá cụ thể về sản phẩm, chất lượng, giá trị dinh dưỡng, trách nhiệm môi trường xã hội mà sản phẩm hướng đến.+ Chương trình “ Premium Pangasius fillet” cho thị trường Hà Lan và Đức

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 14

Page 15: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Mục đích của chương trình là thí điểm xây dựng một phân khúc thị trường cho sản phẩm cá tra phi lê chất lượng cao với giá bán cao hơn cung cấp cho chuỗi bán lẻ tại Hà Lan trong năm đầu và sau đó sẽ mở rộng sang Đức và các thị trường khác ở Châu Âu dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của Tổ Chức CBI Hà Lan.

Tổ chức CBI của Chính Phủ Hà Lan đã làm việc với các nhà nhập khẩu và nhận được sự ủng hộ của các nhà nhập khẩu cho chương trình trên. CBI sẽ tiếp tục làm việc với chuỗi bán lẻ tại Hà Lan để đánh giá thêm về nhu cầu tiêu thụ mặt hàng cá tra phi lê cao cấp cũng như 1 số sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra. c. Triển khai thực hiện các dự án đề án:

Triển khai các Đề án: trong năm 2014 - 2015, phối hợp cùng các đối tác tiếp tục triển khai hoặc xây dựng mới các đề án về các lĩnh vực hỗ trợ cho các DN trong ngành thủy sản:

- Hợp tác với NFI (Hoa Kỳ) vận động hành lang & tìm hiểu thông tin bên nguyên đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá & Luật Nông nghiệp mới (Farm Bill)

- Chương trình cải thiện nghề khai thác Ghẹ xanh tại Kiên Giang thông qua hợp tác với tổ chức WWF & NFI

- Hợp tác với dự án MARKET (Hoa kỳ) trong xây dựng tiêu chuẩn tôm Đông Nam Á

- Tiếp tục thảo luận và hợp tác với Cảng Zeebruge của Bỉ trong chương trình hợp tác đề án xây dựng Trung Tâm Phân phối Thủy Sản.- Hợp tác với HH thủy sản Úc trong việc quảng bá hình ảnh TSVN tại TT này.- Tăng cường thắt chặt hợp tác với Hiệp hội Kinh doanh Thủy sản Hàn Quốc

(KFTA): giúp Hội viên 2 bên tăng cường giao thương, tìm hiểu những chính sách kiểm soát của CQTQ Hàn Quốc.

- Tiếp tục dự án “Xây dựng trang trại nuôi cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại Việt Nam” do Đại Học Cần Thơ thực hiện theo Quyết định số 1545/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Tiếp tục dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững (SUPA) với sự chủ trì của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VN CPC) và sự hợp tác của VASEP, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF Việt Nam và Áo).

- Chương trình hợp tác về quản lý ATTP cho các DN thủy sản tại Đà Nẵng (JICA chủ trì).

Xây dựng và đề xuất các đề án mới: Đề án Đổi mới sáng tạo (với sự hỗ trợ của Dự án Đổi mới Sáng tạo – IPP), Đề án hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý rủi ro và phòng chống tham nhũng (với sự hỗ trợ của tổ chức Towardstransparency).5/ Chương trình chuẩn bị tổ chức Đại Hội nhiệm kỳ 5 của Hiệp hội

- Thống nhất kế hoạch và nội dung chương trình đại hội, báo cáo kịp thời cho Bộ Nội Vụ và Bộ NN&PTNT.

- Tiến hành các bước chuẩn bị liên quan đến công tác nhân sự và bầu cử Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới

- Cập nhật thông tin Hội viên tại Hiệp hội,

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 15

Page 16: Báo cáo của ban chấp hành hiệp hội

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

- Chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ cho Đại hội toàn thể Hiệp hội nhiệm kỳ 5 vào tháng 6/2015.

6/ Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của VPHH + Trong năm 2014, Văn Phòng Hiệp Hội tập trung thực hiện một cách có hiệu quả

các nhiệm vụ theo nghị quyết của Đại Hội toàn thể và các nghị quyết của Ban Chấp Hành đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tham mưu và phục vụ cho các Ủy ban ban ngành hàng thông qua việc bố trí nhân sự xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết và theo dõi kịp thời báo cáo Ban Chấp Hành. Tổ chức các hội nghị ngành hàng định kỳ, các sự kiện của ngành hàng, tiếp tục tham gia các vụ kiện tôm và cá tra tại Hoa Kỳ, thu thập ý kiến về các vướng mắc riêng trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của từng ngành hàng ...để từ đó có các hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp trong từng ngành hàng riêng biệt.

+ Tiếp tục nâng cấp cũng như cải thiện hoạt động cung cấp thông tin đến doanh nghiệp qua nhiều hình thức một cách nhanh chóng, để Hiệp hội thật sự trở thành cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và nhà nước, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu và giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp.

+ Năm 2014, xem xét nhu cầu và có tờ trình xin thành lập mới vận hành hoạt động thêm 2 CLB mới là DN sản xuất bột cá và Surimi thuộc Ủy ban Hải sản và Câu Lạc Bộ phát triển cá rô phi thuộc Ủy Ban Cá nước ngọt để tạo thêm diễn đàn cho các Doanh nghiệp và tạo điều kiện để các Doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất, xuất khẩu trong ngành hàng. + Văn Phòng nghiên cứu và bố trí nhân sự phụ trách các công việc một cách hợp lý nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các công tác Hiệp hội bên cạnh các công việc chuyên môn của các đơn vị trực thuộc. Do ảnh hưởng kinh tế, nguồn thu cho ngân sách của Văn phòng có xu hướng giảm, cần nghiên cứu tổ chức sắp xếp kiện toàn lại bộ máy của Văn phòng Hiệp hội trong thời gian tới để cân đối với khả năng nguồn tài chính của Hiệp hội nhằm đảm bảo cho các hoạt động trọng tâm của Hiệp hội được thực hiện như kế hoạch.

***Năm 2014 – 2015 mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với cộng đồng Doanh nghiệp

chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Để tiếp tục phát triển vững mạnh đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm 2015 là 6,9 tỷ USD và năm 2020 là 10 tỷ USD, Hiệp hội và mỗi doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa, tự đổi mới và phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng hợp tác, hội tụ mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh mới vượt qua khó khăn và thử thách.

Ban Chấp hành Hiệp hội kêu gọi toàn thể Doanh nghiệp hội viên tăng cường đoàn kết chung quanh Ban Chấp hành Hiệp hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình công tác trọng tâm năm 2014 – 2015, chung sức chung lòng xây dựng VASEP ngày càng hiện đại, góp phần chủ lực đưa ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển đạt đến những đỉnh cao mới./.

ĐẠI HỘI TOÀN THỂ HỘI VIÊN HIỆP HỘINgày 12/06/2014

Trang 16