Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

80

description

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Transcript of Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Page 1: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014
Page 2: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

3

Năm 2014, chúng ta sẽ kỷ niệm 45 năm bản Di chúc của Bác Hồ. Mỗi lần đọc lại Di chúc, càng ngẫm, càng thấy những lời căn dặn của Bác thật cụ thể, thiết

thực, sâu sắc và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ thường xuyên chăm lo và quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng Đảng. Trong Di chúc những điều Bác căn dặn chúng ta trước tiên là nói về Đảng.

(Xem tiếp trang 4)

Kỷ niệm 45 năm bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2014)

Bác Hồ căn dặn về xây dựng Đảng NGUYỄN XUÂN THÔNG

HOÀNG LÊ

Tiễn năm Quý Tỵ 2013 trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta vẫn đang phải đối mặt với

nhiều khó khăn, thách thức. Suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và mức độ phục hồi còn chậm. Đổi mới mô hình tăng trưởng của kinh tế nhà nước chưa tạo được những dấu ấn đột phá. Quá trình tái cơ cấu mới chỉ dừng ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu tăng nhiệt, nợ xấu và hàng tồn kho còn ở mức cao…

Nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 chuyển biến đúng hướng và cơ bản thực hiện được các mục tiêu tổng quát. Cụ thể: Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 đạt 810 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 6,4% so với năm 2012; GDP cả năm tăng 5,4%, cao hơn năm 2012 (5,2%). Nhờ có các giải pháp điều hành cụ thể, hiệu quả của Chính phủ, chúng ta đã kiềm chế được lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường trong nước; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, kết hợp hài hòa với chính sách tài khóa, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;

bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống nhân dân; thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, gồm đột phá về thể chế, đột phá về phát triển nguồn nhân lực và đột phá về kết cấu hạ tầng.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và mức độ phục hồi còn chậm thì việc nắm bắt thời cơ, triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế phải mạnh hơn, quyết liệt hơn để đưa đất nước phát triển bền vững. 9 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2014, cần tập trung xử lý nợ xấu, triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công. Chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Chú trọng tăng cường và đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, bảo đảm an sinh xã hội và phúc

Mạnh hơn, quyết liệt hơn để phát triển bền vững

(Xem tiếp trang 9)

Báo Bà Rịa - Vũng TàuCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀUTòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu

Điện thoại: (064) 3856115 – Fax: 3856094Email: [email protected]

Tổng Biên tập:LÊ ĐÌNH QUẾ

Phó Tổng Biên tập:NGUYỄN NAM BÌNH

NGUYỄN THANH THƠMThư ký Tòa soạn:

TRƯƠNG ĐỨC NGHĨATrình bày:

NGHĨA QUÝ• Kỹ thuật vi tính tại: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

• Ảnh bìa 1: - Khách sạn Bưu điện Vũng Tàu. Ảnh: HỮU NGỢT- Diễn viên điện ảnh Lan Phương

• Giấy phép xuất bản số: 1257/CBC-QLBCĐP do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày: 26-11-2013• In tại: Công ty CP In Phụ Nữ, 19/1 đường 28,

phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh• Giá: 39.000 đồng

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠISỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA

Page 3: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Bác Hồ căn dặn...(Tiếp theo trang 3)

Những vấn đề Bác nói về Đảng trong Di chúc là những nội dung cơ bản nhằm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Đó là: Phải giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng; một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng; thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau; đặc biệt là phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng. Bác chỉ rõ: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; thật sự cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Trải qua 84 năm lịch sử của Đảng với bao thử thách khó khăn, Đảng nêu cao được vai trò lãnh đạo, đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước và dân tộc, giành được những thắng lợi to lớn. Từ khi Đảng tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao, vai trò của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống... Nhưng bên cạnh đó, trong Đảng vẫn có những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng chỉ rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”

Vì vậy, “giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay” (Văn kiện Đại hội XI của Đảng –tr.56)

Để thực hiện được nhiệm vụ “then chốt” mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm và thường xuyên làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, tập trung vào 3 vấn đề nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI), trong đó đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải được xem là cấp bách nhất hiện nay.

Kỷ niệm 45 năm bản Di chúc lịch sử của Bác Hồ chính là dịp để mỗi chúng ta tỏ lòng thành kính nhớ ơn Người; đồng thời để các tổ chức Đảng, từng cán bộ, đảng viên ghi nhớ và thực hiện có hiệu quả những điều Bác đã dặn, góp phần đưa Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” giành được thắng lợi, đáp ứng với sự mong đợi của nhân dân cũng như tình cảm mong muốn và niềm tin của Bác để lại trong Di chúc.

NG.X.T

Giữ trọn niềm tin với Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong mùa xuân, Đảng đã mang

lại mùa xuân cho hơn chín chục triệu con Rồng, cháu Tiên và chính Đảng mãi là hình ảnh của mùa Xuân trong trái tim, khối óc của các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Sinh ra trong bão tố, tồn tại và trưởng thành trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước và xây dựng CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành trọn niềm tin yêu của nhân dân, được nhân dân Việt Nam gọi bằng cái tên gần gũi, thân thương “Đảng ta”, “Đảng mình”.

Nhân dân dành trọn niềm tin cho Đảng và niềm tin đó ngày càng vững chắc, mãnh liệt theo mỗi bước tiến của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn 80 năm qua, với đường lối đúng đắn, sáng tạo, Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, đánh đổ thực dân, phong kiến, mang lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn gấm vóc về một mối. Với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng đã dẫn dắt cả dân tộc vươn lên và giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa thời đại trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… càng làm cho lòng tin của nhân

dân với Đảng ngày càng được củng cố.

Nhân dân giữ trọn niềm tin với Đảng không chỉ khi cách mạng thuận buồm, xuôi gió, khi cách mạng thắng lợi và đi lên. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng có khi vấp phải những thiếu sót, sai lầm, có những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài; cách mạng gặp khó khăn, thậm chí bị tổn thất lớn. Nhưng nhân dân vẫn đùm bọc và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng. Bởi Đảng ta luôn biết nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và kiên quyết sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém để tự hoàn thiện mình, vươn lên xứng tầm với sứ mệnh lịch sử giao phó.

Năm 1931, Xứ ủy Trung kỳ đề ra chủ trương “thanh trừ trí, phú, địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” ra khỏi Đảng. Ngay lập tức, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm trên và vạch ra phương hướng đúng đắn chỉnh đốn lại Đảng. Ở miền Bắc sau năm 1954, tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Đảng đã phạm sai lầm trong quá trình thực hiện. Hội nghị Trung ương 10 (9-1956), Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, công khai tự phê bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn Đảng xin lỗi nhân dân và kiên quyết, khẩn trương giải quyết những oan, sai, giải tỏa những bức xúc và lấy lại niềm tin của nhân dân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do kéo dài quá lâu cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, nền kinh tế trở nên sa sút, đời

sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một lần nữa Đảng lại thể hiện trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao qua việc khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

Những thành tựu to lớn do công cuộc đổi mới mang lại đã làm cho bộ mặt xã hội thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh, trật tự an toàn được bảo đảm; chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên một tầm cao mới. Nhưng nhiều bức xúc mới đã và đang đặt ra. Tình hình suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chẳng những chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Điều đó không chỉ làm tổn thất uy tín của Đảng, giảm lòng tin của nhân dân, rốt cuộc đã làm giảm sức mạnh của Đảng, mà còn nguy hại hơn đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ mới. Trong khó khăn và thử thách khắc nghiệt, bản lĩnh kiên cường của một Đảng Cộng sản chân chính lại càng được thể hiện và phát huy. Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ra đời. Chủ trương đổi mới và chỉnh đốn Đảng đã tạo được sự kỳ vọng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Nhân dân Việt Nam rất công bằng, yêu Đảng, biết phân biệt rành rọt đúng, sai và vẫn đặt niềm tin vào Đảng. Hơn lúc nào hết, chúng ta lại càng thấm thía một thực tế lịch sử, đó là lòng tin của dân đối với Đảng chính là thước đo uy tín và sức mạnh của Đảng. Nhân dân sẽ mãi mãi trọn niềm tin, đoàn kết, thống nhất hướng về Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên luôn biết lắng nghe, nhìn nhận đúng về mình, quyết tâm đổi mới, chỉnh đốn để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với sứ mệnh lịch sử mà dân tộc giao phó.

4

QUANG TIẾN

Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Ảnh: TƯ LIỆU

Đường Võ Nguyên Giáp TP. Vũng Tàu. Ảnh: VĂN MINH

Page 4: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

5

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CHI BỘ ĐẦU TIÊN TẠI BÀ RỊA- VŨNG TÀU (2-1934 – 2-2014)

Chi bộ Phước Hải lãnh đạo phong trào đấu tranh những năm đầu cách mạngTháng 2-2014 tròn 80 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đó là Chi bộ Phước Hải (nay thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ). Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phước Hải, phong trào đấu tranh ở Long Điền, Đất Đỏ và cả tỉnh Bà Rịa những năm đầu cách mạng đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ, quân và dân xã Phước Hải

(1930-2000), để tập hợp quần chúng, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng, tháng 2-1934, đảng viên Hồ Tri Tân, đã cùng các đảng viên Trần Văn Cừ, Nguyễn Văn Long tổ chức cuộc họp tại nhà ông Trần Bá Thiên, ở ấp Hải Trung, xã Phước Hải (nay là thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản. Chi bộ gồm 3 đảng viên: Trần Văn Cừ (Bí thư), Nguyễn Văn Long và Hồ Tri Tân. Quá trình hoạt động, Chi bộ Phước Hải đã tích cực phát triển đảng viên và đã gây được ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân lao động vùng Long Điền, Đất Đỏ khi ấy.

Chi bộ Đảng Cộng sản ở Phước Hải ra đời là một bước ngoặt lịch sử, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của phong trào cách mạng không chỉ đối với Phước Hải mà còn ảnh hưởng lớn trong cả vùng Long Điền, Đất Đỏ cũng như địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phong trào cách mạng của nhân dân Đất Đỏ từ đây có bước phát triển mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trở thành trung tâm của phong trào cách mạng trong toàn tỉnh. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Đất Đỏ góp sức cùng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và cả nước làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Năm 1936, hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội do Đảng ta phát động, Ủy ban Hành động của tỉnh Bà Rịa được thành lập gồm các ông, bà: Hồ Tri Tân, Trần Văn Cừ, Trần Văn Hóa, Trần Bá Thiên, Nguyễn Thị Sanh. Tên công khai của Ủy ban này được lấy là Ủy ban Hành

động Long Phước, trụ sở đặt tại Phước Hải. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phước Hải, nhiều ủy ban hành động ở các quận Long Điền, Đất Đỏ lần lượt được thành lập. Ủy ban hành động cho in truyền đơn công khai rải nhiều nơi trong tỉnh Bà Rịa, cổ động nhân dân lấy chữ ký, chuẩn bị đưa nguyện vọng lên phái đoàn thanh tra của Mặt trận nhân dân Pháp sắp sang Đông Dương điều tra. Các

nội dung đấu tranh tập trung chủ yếu vào việc đòi dân sinh dân chủ, đòi giảm thuế đất, thuế thân, thuế muối…

Trong các năm 1936-1937, với vai trò nòng cốt, Chi bộ Phước Hải đã có nhiều sáng kiến thành lập và lãnh đạo các hội tương tế, hội nghề nghiệp tổ chức các cuộc đấu tranh vừa bí mật vừa công khai đòi dân sinh, dân chủ và bảo vệ quyền lợi của mình. Đó là các cuộc đấu tranh của thợ cưa, thợ mộc; của tiểu thương chợ Phước Hải; của công nhân gạch ngói ở Long Mỹ, ở sở cao su Long Mỹ… Bằng những hình thức tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả, Chi bộ Phước Hải đã đoàn kết được các tầng lớp nhân dân ở Long Điền, Đất Đỏ, giúp họ tin

tưởng hơn vào sức mạnh bản thân và sức mạnh đoàn kết đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thắng lợi của các cuộc đấu tranh cũng đã củng cố thêm tình đoàn kết của các hội tương tế và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Những cuộc đấu tranh dân chủ trên, bước đầu đã gây được tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng tỉnh Bà Rịa. Thông qua các

cuộc đấu tranh, vai trò của Chi bộ Phước Hải ngày càng được nâng cao. Các tổ chức quần chúng ngày càng được củng cố và phát triển. Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Đình Thống, đầu năm 1937, cán bộ cốt cán Trương Văn Bang vừa ra tù, được Liên Tỉnh ủy

miền Đông cử về củng cố các cơ sở Đảng ở Biên Hòa và Bà Rịa. Ban cán sự Đảng lâm thời tỉnh Bà Rịa được thành lập giữa năm 1937, do Trương Văn Bang làm Bí thư... Khi ấy, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã có ba chi bộ: Chi bộ Phước Hải, Chi bộ Long Mỹ, Chi bộ Bình Ba - Xà Bang - Láng Lớn và một số đảng viên khác ở Long Điền. Hầu hết các làng Long Mỹ, Phước Tỉnh, Phước Thọ, Phước Tụy, Long Nhung (Long Tân), Long Điền đã có các cơ sở Đảng và các Hội tương tế. Những cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sôi nổi trong thời kỳ này là bước tập dượt quan trọng cho nhân dân Phước Hải nói riêng, nhân dân Long Điền, Đất Đỏ nói chung tiến lên bước đấu tranh cao hơn trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

“Nhìn lại chặng đường 80 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm tái lập huyện (2003 - 2013), Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Đất Đỏ luôn trân trọng và tự hào về truyền thống của một huyện anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và năng động, sáng tạo trong lao động xây dựng và phát triển hiện nay. Trước những yêu cầu cấp bách của tình hình mới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Đất Đỏ sẽ không thỏa mãn với những gì đã đạt được, cần phải nỗ lực, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục xây dựng huyện Đất Đỏ ngày một phát triển và vươn lên những tầm cao mới, để đến năm 2020 Đất Đỏ trở thành huyện nông thôn mới”, ông Mai Ngọc Thuận, Bí thư Huyện ủy Đất Đỏ nói thêm.

Ngôi nhà của ông Trần Bá Thiên - nơi thành lập Chi bộ Phước Hải (đã được trùng tu trước đây). Ảnh: Tư liệu (N.Đ chụp lại).

Bà Trần Thị Như (bìa phải, cháu nội của ông Trần Bá Thiên - một trong những đảng viên đầu tiên của Chi bộ Phước Hải), cùng gia đình người con gái.

Bài, ảnh: ANH THY

CÂU ĐỐI Chào năm Quý Tỵ, mừng non sông tiếp tục thăng hoa, nhờ tư tưởng Bác Hồ anh minh chỉ lối!

Đón tết Giáp Ngọ, chúc đất nước phát huy thắng lợi, có nghị quyết Đảng ta sáng suốt soi đường!

Ảnh bên: Viết câu đối Tết tại Nhà Lớn Long Sơn. Ảnh: Hữu Ngợt.

HOÀNG HỮU CÁT

Page 5: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

6

Năm 2013, công tác xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh đã thu được nhiều kết quả tích cực: việc triển khai thực hiện các nghị quyết Trung ương được thực hiện nghiêm túc, đạt yêu cầu đề ra; công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát, dân vận, tuyên giáo, nội chính đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hô Chí Minh” đã đi vào

chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực. Ông Nguyễn Tuấn Minh, Uy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phong viên: Thưa Bi thư Tinh uy, môt trong nhưng nhiêm vu trong tâm cua công tac xây dưng Đang la tiêp tuc thưc hiên Nghi quyêt Trung ương 4 “Môt sô vân đê câp bach vê xây dưng Đang hiên nay” va Chi thi 03-CT/TW cua Bô Chinh tri “vê tiêp tuc đây manh viêc hoc tâp va lam theo tâm gương đao đưc Hô Chi Minh”. Xin ông cho biêt nhưng kêt qua đat đươc.

-Ông Nguyên Tuân Minh: Sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 18-KL/TU, ngày 29-11-2012 xác định rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục. Ngày 30-7-2013, Ban Thường vụ ban hành Kế hoạch số 73-KH/TU và thành lập 12 tổ công tác, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình tại các đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn, sở, ban, ngành trong tỉnh. Qua kiểm tra, toàn đảng bộ đã đạt được một số kết quả nổi bật, rất đáng ghi nhận.

- Đôi vơi công tac chinh

tri - tư tương: thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng; chấn chỉnh thái độ, ý thức kỷ luật của cán bộ, đảng viên trong học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết; thống nhất ban hành kế hoạch hành động, lựa chọn những nội dung phù hợp với thực tế địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể từng ngành, từng cấp, đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 31-CT/TU ngày 03-9-2013 về “Tăng cường quản lý, phòng ngừa và xử lý thông tin, tài liệu có nội dung xấu, độc hại trên địa bàn tỉnh”; Chỉ thị 32-CT/TU, ngày 18-9-2013 về “Tiếp tục phát huy tinh thần học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; Quyết định số 585-QĐ/TU, ngày 03-9-2013 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; Chỉ đạo Ban Tuyên giáo phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy rà soát, chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới. Trên cơ sở đó, lãnh đạo,

chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên; theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng chính trị để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, chủ động đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

- Đôi vơi công tac can bô: Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoàn thành công tác Quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt nhiệm kỳ 2015-2020, bảo đảm các yêu cầu về độ tuổi, tăng cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ trong quy hoạch. Phê duyệt Quy hoạch cán bộ chủ chốt các huyện, thành phố, sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, bảo đảm 3 độ tuổi, có tính kế thừa, phát triển, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Hướng dẫn các đảng bộ trực thuộc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhiệm kỳ 2015-2020. Kiện toàn Ban cán sự Đảng UBND tỉnh; xem xét, điều chỉnh một số trường hợp bố trí cán bộ chưa phù hợp, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường thanh

tra, kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm trong sử dụng bằng cấp.

Chỉ đạo xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý; Đề án cán bộ trẻ, cán bộ nữ của tỉnh; Quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị–xã hội; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ và xây dựng Đề án tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy để tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị.

- Đôi vơi công tac xây

dưng Đang, chinh quyên: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành kiện toàn các tổ công tác của Tỉnh ủy tham dự sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị 10 của Ban Bí thư (khóa X) và chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2013, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW của Ban Bí thư “về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cán bộ, đảng viên”; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương

quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi

nhiệm vụ năm 2014

ÔNg NguyễN TuấN MINH, Ủy VIêN TRuNg ươNg ĐẢNg, bí THư TỉNH Ủy

Đường Lê Hồng Phong TP. Vũng Tàu. Ảnh: NGUYễN ĐỨC.

Page 6: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

7

của cán bộ, đảng viện nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” tại nhiều cấp ủy và đối tượng cán bộ chủ chốt, công chức các cơ quan quản lý nhà nước.

Tập trung chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng. Chỉ đạo Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể rà soát, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động. Xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện công tác dân vận chính quyền giữa Ban cán sự Đảng Uy ban nhân dân tỉnh với Ban Dân vận Tỉnh ủy. Các ban của Tỉnh ủy, cấp ủy trực thuộc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, sở, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch và xác định lộ trình khắc phục các hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của tổ chức, đơn vị, trong đó chú trọng giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm dư luận quan tâm.

Có thể khẳng định, sau một năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – (khóa XI), toàn Đảng bộ đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực cả về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; công tác cán bộ, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của cấp ủy, tập thể lãnh đạo các đảng bộ, cơ quan, đơn vị.

-Vê thưc hiên Chi thi 03-CT/TW cua Bô Chinh tri “Tiêp tuc đây manh viêc hoc tâp va lam theo tâm gương đao đưc Hô Chi Minh”:

Một trong 3 vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng được Nghị quyết Trung ương 4 – (khóa XI) chỉ ra là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khóa XI, được xem là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục vấn đề cấp bách đó. Để việc “học tập” và “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả thiết thực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đảng bộ tổ chức tốt việc nghiên cứu, thảo luận chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” trong sinh hoạt chi bộ,

cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội. Liên hệ cụ thể với chức năng, nhiệm vụ, vị trí, công việc được giao, những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết TW4 để đề ra nội dung “làm theo” thiết thực. Chỉ đạo sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 03 trong toàn Đảng bộ, gắn với biểu dương, khen thưởng điển hình tiêu biểu, góp phần nhân rộng những mô hình hay, những tấm gương thực hiện tốt Chỉ thị 03 trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sau 2 năm thực hiện, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chỉ thị 03

của Bộ Chính trị từ cấp tỉnh, đến cơ sở đã đi vào nề nếp, trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị ngày càng nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã có những mô hình, hình thức thực hiện sáng tạo, linh hoạt, gắn với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt nêu cao trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong rèn luyện đạo đức, lối sống, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đưa nội dung học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt, thảo luận, liên hệ ở chi, đảng bộ cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Nhìn chung, thực hiện nghiêm túc việc gắn Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị với thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, đã tạo

chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghị lực vượt khó, ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên, công chức; nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm được các đảng bộ, địa phương, đơn vị quan tâm giải quyết; xây dựng khối đoàn kết nội bộ, sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tập thể cấp ủy, chính quyền. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ năm 2013.Xin ông cho biêt trong

tâm công tac xây dưng Đang

năm 2014?-Năm 2014 là năm thứ

4 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Trọng tâm công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ sẽ tập trung vào những nhiệm vụ sau:

+ Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tập trung khắc phục dứt điểm những hạn chế, khuyết điểm đã được nhận diện sau kiểm điểm thực hiện Nghị quyết TW4 và những hạn chế, khuyết điểm mới phát sinh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong công tác xây dựng Đảng.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc xây dựng, ban hành Quy định về việc cán bộ, đảng viên, công chức

viên chức tham gia học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, trong đó quy định rõ những biện pháp xử lý đối với những trường hợp không tham gia học tập nghiêm túc. Nâng cao chất lượng việc tổ chức quán triệt, học tập, ban hành kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết, kết luận các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trong năm 2014. Khảo sát, đánh giá tình hình quản lý đảng viên đang công tác về sinh hoạt nơi cư trú và chỉ đạo việc xây dựng Quy định quản lý đảng viên nơi cư trú.

+ Triển khai, thực hiện tốt các bước chuẩn bị cho đại

hội đảng bộ các cấp và công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn và bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch. Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động cán bộ trong quy hoạch; gắn đào tạo với nhu cầu bố trí, sử dụng; gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý thực tiễn đối với từng chức danh, ở từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực. Ban hành, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý. Chỉ đạo việc xây dựng Đề án tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, để tạo nguồn cán bộ phục vụ cho hệ thống chính trị của tỉnh.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đề ra. Đặc biệt chú trọng phát

triển đảng ở một số lĩnh vực, địa bàn như: y tế, giáo dục, thôn, ấp, khu phố, khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và những nơi chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên.

+ Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chương trình toàn khóa của cấp ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

+ Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2014.

+ Chỉ đạo Đảng đoàn Mặt trận, các đoàn thể đánh giá đúng số lượng, chất lượng đoàn viên, hội viên; chú trọng nâng cao chất lượng về tổ chức, hoạt động, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.Trươc thêm năm mơi

2014- Xuân Giap Ngo, ông co lơi nhăn gưi gi tơi Đang bô, quân va dân tinh Ba Ria – Vung Tau?

- Dự báo năm 2014, tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh. Tuy nhiên, với truyền thống và thế mạnh của riêng địa phương, tôi tin tưởng rằng những kết quả đã đạt được trong năm 2013 và các bài học kinh nghiệm thực tiễn là động lực để Đảng bộ, chính quyền, quân, dân và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vượt qua khó khăn, thách thức, đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển đi lên, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, làm tốt công tác chăm lo người có công cách mạng, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2014 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ 2014, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi kính chúc toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh mạnh khỏe, hạnh phúc, đón xuân mới Giáp Ngọ vui tươi, an toàn, tiết kiệm và đạt nhiều thành công mới.Xin cam ơn ông.

Một góc TP.Bà Rịa. Ảnh: MỸ PHƯỢNG.

NguyễN ĐỨC (thực hiện)

Page 7: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

8

ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC CHẤT MẶT MẠNH - YẾU Kinh thế thế giới năm

2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Điều đó tác động ít nhiều đến phát triển nền kinh tế Việt Nam. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng không nằm ngoài dòng chảy đó phải không, thưa ông?

- Kinh tế thế giới và cả nước gặp khó, phục hồi chậm. BR-VT tất nhiên cũng ít nhiều chịu tác động. Cụ thể là, trong năm 2013, các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh có tăng trưởng so với năm 2012 nhưng không đạt so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP giảm so với cùng kỳ và chưa đạt kế hoạch đề ra. GDP chỉ tăng 5,37%, trong khi đó NQ đề ra là tăng 7,11%. Số DN giải thể, ngưng hoạt động tăng lên. Vì vậy, tiến độ triển khai một số dự án khởi công mới nguồn vốn ngân sách, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013 còn chậm. Các lĩnh vực phát triển công nghiệp, cảng biển, dịch vụ còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, trì trệ. Việc khắc phục ô nhiễm môi trường, giải quyết tồn đọng bụi lò, xỉ thép từ các nhà máy thép còn chậm.

Rác thải sinh hoạt được xử lý đạt thấp hơn kế hoạch đề ra. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng vẫn còn nhiều. Tình hình phạm pháp hình sự chưa giảm về số vụ. Tai nạn giao thông xảy ra cao hơn so với cùng kỳ…

Bức tranh toàn cảnh năm 2013 của tỉnh hơi ảm đạm, thưa ông?

- Cũng không hoàn toàn như vậy. Trong năm 2013, thu ngân sách có khó khăn nhưng cũng đã đạt được kế hoạch đề ra. Một số thế mạnh và nguồn lực mới đang bắt đầu hình thành. Đặc biệt là tỉnh đã bắt đầu quyết liệt thực hiện tái cơ cấu kinh tế. Trước đây, phát triển nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào dầu khí, hải sản, du lịch thì nay đã chuyển sang tập trung mạnh về kinh tế cảng biển, logictics. Hoặc nếu như trước đây phát triển mạnh về công nghiệp nặng thì nay chuyển hướng sang phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Một số nhân tố mới cũng được hình thành như cơ sở vật chất cho ngành du lịch được đầu tư mạnh mẽ, nhiều khách sạn 4 sao, 5 sao chính thức đưa vào khai thác, tăng nguồn thu

trong những tháng cuối năm gần 200 tỷ đồng. Dự án Hồ Tràm Strip ở huyện Xuyên Mộc là một ví dụ. Khi đi vào hoạt động, Hồ Tràm Strip có sức thu hút mạnh mẽ khách trong nước và quốc tế. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước tăng 16,92% (NQ 15,78%). Các cơ sở dịch vụ du lịch của tỉnh đã đón và phục vụ khoảng 12,5 triệu lượt khách, tăng 13%. Cùng với du lịch, nông nghiệp, hải sản là những điểm sáng của kinh tế địa phương. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước tăng 4,98% (NQ 4,62%); ngư nghiệp tăng 5,16% (NQ 5,14%). Trong đó, khai thác thủy sản xa bờ được đẩy mạnh, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 249,7 ngàn tấn, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 4,92%. Bên cạnh đó, mạng lưới phân phối phát triển hiện đại với 2 siêu thị hàng tiêu dùng và thời trang cao cấp Lam Sơn Square, Co-op Mart 2 mới được khai trương tháng 12-2013, hướng tới việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan, vui chơi của người dân trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là cơ hội làm ăn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và hàng hóa trong tỉnh.

Điều đáng mừng là

trong điều kiện kinh tế khó khăn, công tác an sinh xã hội được bảo đảm, giá cả hàng hóa bình ổn, không tăng đột biến. Trên các lĩnh vực xã hội, sự nỗ lực của các ngành chức năng qua một năm cũng đã đưa đến kết quả khả quan. Các hoạt động giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao cơ bản đều triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao. Các chính sách an sinh xã hội như chính sách đối với trẻ em, người lao động, người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc và các đối tượng bảo trợ xã hội… được quan tâm thực hiện. Quốc phòng an ninh được giữ vững.

TẬP TRUNG QUYẾT LIỆT CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

ĐIỀU HÀNHBR-VT trong năm 2014

sẽ có gì mới, thưa ông?- Năm 2014 là năm bản

lề để tỉnh hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2010-2015); đồng thời tiếp tục khắc phục những khó khăn, tồn tại của năm 2013 để lại, tập trung triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết của Chính phủ, nhất là các

chính sách về thuế, tín dụng đầu tư để các DN ổn định và phát triển sản xuất, đón nhận thời cơ kinh tế phục hồi. Tỉnh sẽ tập trung quyết liệt tái cơ cấu các ngành kinh tế, tạo các mô hình phát triển kinh tế mới, khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh như cảng biển, logictistc. Đặc biệt, trong năm 2014 tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số cạnh tranh, chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng định hướng thu hút đầu tư lâu dài, trong đó ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đẩy mạnh xuất khẩu… Bên cạnh đó, tỉnh BR-VT cũng đẩy mạnh việc thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững an ninh quốc phòng…

Việc nâng cao chỉ số cạnh tranh được hiểu như thế nào, thưa ông?

- Tỉnh BR-VT tiếp tục xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Tăng đầu tư cho nhân tố con người như: đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, bố trí đúng vị trí làm việc và kiện toàn quy chế vận hành, rà soát, chỉnh sửa, thay đổi

“Cần có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng thực chất tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2013, có những thành tựu đáng trân trọng, đồng thời cũng có những yếu kém cần khắc phục. Qua đó, xây dựng các nhóm giải pháp tích cực, hiệu quả, tập trung quyết liệt cho công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014”. Với tinh thần đó, ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã dành cho Báo Bà Rịa – Vũng Tàu cuộc trao đổi nhân đầu Xuân mới Giáp Ngọ 2014.

Tàu trọng tải hơn 100 ngàn tấn được các hoa tiêu ngoại hạng của Xí nghiệp hoa tiêu Vũng Tàu đưa vào luồng Cái Mép - Thị Vải.

ÔNG HỒ VĂN NIÊN, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH:

Tập trung quyết liệt cho công tác quản lý, điều hành

Page 8: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

9

phương pháp điều hành, sửa đổi lề lối làm việc, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, địa phương. Chỉ đạo thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra thực thi công vụ; thực hiện nghiêm việc luân chuyển cán bộ, công chức trực tiếp tiếp xúc và xử lý các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực nhạy cảm như: đất đai, xây dựng, đầu tư, các thủ tục có yếu tố nước ngoài; xây dựng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, lấy ý kiến phản hồi từ sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, dư luận

xã hội làm thước đo cho việc thực hiện.

Nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh có điểm gì đáng lưu ý, thưa ông?

- Tỉnh vừa tổ chức hội nghị thông qua quyết định về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2014. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 102.310 tỷ đồng (giảm 17,61%); tổng chi ngân sách địa phương 11.970 tỷ đồng (giảm 1,44%); GDP tính theo giá so sánh 46.850 tỷ đồng (tăng 4,81%); thu

nhập bình quân đầu người (trừ dầu thô và khí đốt) là 146 triệu đồng/năm (tăng 10,54%); cơ cấu kinh tế kể cả dầu khí: công nghiệp - xây dựng 66,56%, dịch vụ 27,36%, nông – lâm – ngư nghiệp 6,08%. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao rất cụ thể, rõ ràng; đồng thời UBND tỉnh cũng đã có chỉ thị về các giải pháp chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế; thu chi ngân sách; xây dựng cơ bản. Do vậy, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố ngay từ những ngày đầu năm 2014 phải khẩn trương xây dựng và triển khai ngay kế hoạch, chương trình phát triển và phấn đấu với nỗ lực

cao nhất, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Cần xác định phải tập trung quyết liệt cho công tác quản lý, điều hành theo kế hoạch, quy hoạch; xây dựng tác phong làm việc khoa học. Chú trọng dự báo tình hình để chủ động đề ra các giải pháp giải quyết, tránh thụ động, chạy theo vụ việc. Thường xuyên kiểm tra, rà soát và bám sát tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đề ra; phát hiện kịp thời những hạn chế và tập trung giải quyết hiệu quả tồn tại hạn chế kể cả những vấn đề phát sinh thực tế. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón nhận thời cơ sau khi kinh tế trong nước và thế giới phục hồi, đưa hội nhập quốc tế vào chiều sâu và toàn diện.

Đặc biệt là, phải thực hiện quyết liệt cho công tác bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Trong đó, triển khai chương trình giải quyết việc làm, tạo việc làm mới là hết sức quan trọng. Cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động đặc thù, gắn đào tạo nghề theo nhu cầu, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển. Tiếp tục triển khai các nội dung chương trình giảm nghèo, chú trọng các giải pháp giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Trước mắt, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung làm tốt công tác phục vụ Tết theo kế hoạch của tỉnh, bảo đảm nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đón xuân vui vẻ, tiết kiệm, lành mạnh và an toàn.

Xin cảm ơn ông.HOÀNG DUNG

(thực hiện)

lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội…

Cùng với cả nước, năm 2013, Đảng bộ, các cấp chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều nỗ lực,

tập trung tháo gỡ khó khăn, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả, tiếp tục giành được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 124.177 tỷ đồng, GDP tăng 5,37%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,02%, tổng mức bán lẻ và tiêu dùng tăng 13,61%, doanh thu dịch vụ tăng 14,65%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,98%, ngư nghiệp tăng 5,16%; Các chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng an ninh được giữ

vũng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, dù một số ngành và lĩnh vực kinh tế vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng, nhưng không cao so với năm 2012. Thị trường xuất khẩu và trong nước đều thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn; số doanh nghiệp bị giải thể, ngưng hoạt động tăng, quy mô sản xuất thu hẹp. Nhiều dự án chậm được triển khai gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng tới sự phát triển của địa phương và đời sống của người dân. Bước sang năm mới 2014, năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được HĐND tỉnh BR-VT xác định: “Triển khai thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2013; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân; nâng

cao chất lượng giáo dục- đào tạo, phát triển nguồn lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh, ổn định chính trị và trật tư an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh và nội lực của các thành phần kinh tế, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng GDP: 6%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6,6%, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 14,7%, dịch vụ tăng 15,1%; giá trị xuất khẩu trừ dầu khí đạt 2.178 triệu USD, tổng vốn đầu tư trên địa bàn: 34.262 tỷ đồng…

Niềm vui đón chào Xuân Giáp Ngọ đang lan tỏa và sáng hồng lên trên gương mặt của mỗi người. Trong không khí

rộn ràng, hân hoan chào đón mùa xuân mới, chúng ta càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta – Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện.

H.L

Mạnh hơn... (Tiếp theo trang 3)

Trung tâm mua sắm Lam Sơn Square nằm ở vị trí đẹp (số 9, Lê Lợi, TP.Vũng Tàu) vừa là nơi mua sắm hàng cao cấp vừa là nơi tham quan, giải trí với các dịch vụ ăn uống, xem phim... thu hút lượng lớn du khách trong nước và nước ngoài.

Công nhân Công ty CP Bao bì Đạm Phú Mỹ trên dây chuyền may sản phẩm bao bì chứa phân bón và nông sản.Ảnh: ĐỖ HOÀNG

Page 9: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

10

Tạo làn sóng đầu tư vào NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Bài, ảnh: LAM GIANG

Năm 2013 là năm mà lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành bận rộn để đón khách là các nhà đầu tư đến từ xứ sở mặt

trời mọc. Ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN, đào tạo nguồn nhân lực, năm 2013 các doanh nghiệp Nhật Bản đã đến Bà Rịa – Vũng Tàu để tìm hiểu các cơ hội đầu tư với tần suất vượt trội. Trong đó, có hàng chục đoàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp tàu thủy, chế tạo ô tô… TĂNG TỐC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công thương cho biết, ngoài lợi thế về vị trí địa lý, Bà Rịa-Vũng Tàu coi việc trang bị tay nghề cho người lao động và chính sách thông thoáng làm hài lòng nhà đầu tư là một lợi thế để thu hút đầu tư phát triển CNHT. Chính vì vậy, tỉnh đã khởi động chương trình đào tạo khoảng 1.000 lao động có tay nghề và biết sử dụng tiếng Nhật nhằm phục vụ nhân lực cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa -Vũng Tàu là đơn vị được tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo 1.000 lao động phục vụ CNHT với 11 ngành nghề theo các tiêu chí tay nghề của doanh nghiệp Nhật Bản. Đến tháng 3-2014, sẽ có 300 công nhân ngành cắt gọt kim loại đầu tiên được “ra lò”. Cuối năm 2014, sẽ có thêm 400 công nhân ngành cơ khí và cắt gọt kim loại được đào tạo xong, sẵn sàng phục vụ cho ngành CNHT.

Trước đó, trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa - Vũng Tàu và Tập đoàn Forval Nhật Bản đã ký kết hợp đồng đào tạo lao động ngành CNHT. Để hỗ trợ thêm cho trường, Tập đoàn Forval đã cử 2 chuyên gia sang hỗ trợ giảng dạy về tiếng Nhật và kỹ thuật. Ngoài

ra, phía Forval còn tổ chức khóa học ngắn ngày về tác phong, kỷ luật làm việc ở các doanh nghiệp Nhật Bản cho những học viên vừa tốt nghiệp trước khi được tuyển dụng đi làm. Ông Hideo Okubo, Chủ tịch Tập đoàn Forval cho biết, trong giai đoạn 1, tập đoàn Forval cơ bản giúp các học viên có việc làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Để giải quyết việc làm trước mắt cho những học viên sắp tốt nghiệp, Tập đoàn Forval đã làm việc trực tiếp với 7/8 doanh nghiệp Nhật Bản đóng tại Bà Rịa-Vũng Tàu để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và giới thiệu học viên vào làm việc tại các doanh nghiệp này. Trong đó, 3 doanh nghiệp Nhật Bản (Công ty Thép Vinakyoe, Công ty Air Warter và Nhà máy sản xuất kính) đóng tại huyện Tân Thành đang có nhu cầu tuyển dụng khoảng 400 vị trí việc làm vào năm 2014.

Thạc sĩ Lê Duy Cầu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, chính những động thái tích cực này đã làm yên lòng các đoàn doanh nghiệp Kawasaki-Nhật Bản và cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) khi đến tham quan thực tế và trao đổi kinh nghiệm đào tạo với trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức JICA quyết định sẽ hỗ trợ trường Cao đẳng nghề Bà Rịa - Vũng Tàu từ 20-35 triệu USD cho việc đầu tư thêm trang thiết bị. Ông Ogawa Minoru, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Nghiên cứu kỹ thuật Lead – Trưởng đoàn các doanh nghiệp TP. Kawasaki và TP. Tsubame cho hay, các doanh nghiệp Nhật Bản rất phấn khởi khi biết tỉnh có nhiều nỗ lực tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành CNHT. Đây là nền tảng vững chắc giúp các nhà đầu tư Nhật Bản thúc đẩy nhanh tiến trình hợp tác để thực hiện đầu tư tại tỉnh trong thời gian tới.

SẴN SÀNG CƠ SỞ HẠ TẦNGLà điểm sáng thu hút các nhà đầu tư

Nhật Bản rót vốn vào lĩnh vực CNHT, hiện tại Bà Rịa - Vũng Tàu có 18 dự án FDI của doanh nghiệp Nhật Bản với tổng nguồn vốn hơn 1,7 tỷ USD. Để tạo lợi thế cũng như trải “thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản trong thời gian tới, năm qua, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng cho ngành CNHT. Trong đó, KCN Phú Mỹ 3 và CCN Đá Bạc (giai đoạn đầu của KCN-TTCN Đá Bạc) là các KCN chuyên sâu về cơ khí chế tạo sẽ là những KCN hoàn chỉnh, được thiết kế phù hợp với sở thích, thói quen của người Nhật, với đầy đủ dịch vụ về mặt bằng sản xuất, tiện ích xã hội, cũng như

dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư… Cả KCN Phú Mỹ 3 và CCN Đá Bạc đều có bộ phận “một cửa” hỗ trợ nhà đầu tư, bao gồm hỗ trợ thành lập công ty và xin cấp giấy phép đầu tư, hỗ trợ dịch thuật, thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan, logistics, kho bãi, tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực, nghiệp vụ kế toán, thủ tục kê khai thuế..

Khởi đầu là CCN chuyên sâu Đá Bạc do Công ty CP Đông Á Châu Đức làm chủ đầu tư, có diện tích 75ha với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Đây là CCN dành riêng cho lĩnh vực CNHT nên mọi thiết kế, qui chuẩn hạ tầng được đầu tư kiểu mới, khác với các cụm công nghiệp truyền thống của nước ta từ trước đến nay. Với sự tham

Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tham quan trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa - Vũng Tàu (tháng 10-2013).

Học viên lớp cắt gọt kim loại trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa - Vũng Tàu trong giờ thực hành.

Sau hơn 2 năm nỗ lực chuẩn bị, đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu đã hội đủ điều kiện về cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể triển khai hoạt động đầu tư. Dự báo năm 2014, dòng vốn đầu tư Nhật Bản sẽ chảy vào các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

(Xem tiếp trang 14)

Page 10: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

11

Việc các hãng tàu, các nhà khai thác cảng có mặt tại khu vực Cái Mép – Thị Vải để đầu tư, khai thác cảng và việc đưa được các tàu mẹ có sức chở lên đến 11.000 TEUs vào khu vực Cái Mép có thể coi là tiền đề cơ bản và có sức thuyết phục nhất trong việc phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu thành cảng trung chuyển container quốc tế. Vậy cụm cảng Cái Mép – Thị Vải cần phải có những thay đổi gì để trở thành cảng trung chuyển container quốc tế trong tương lai?

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - Kỹ

thuật biển (Portcoast) cho biết, ngày 22-10-2013, Bộ Giao thông – Vận tải đã phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác cảng biển Nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải. Một trong những mục tiêu của đề án là điều chỉnh, cân đối cung cầu hàng hóa và bến cảng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của những bến cảng đã được đầu tư. Triển khai các giải pháp thu hút hàng hóa trung chuyển về các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải nhằm tận dụng khả năng tiếp nhận tàu lớn (trên 80 ngàn tấn) thực hiện dịch vụ trung chuyển. Từ đó có thể khẳng định, các bến cảng Cái Mép – Thị Vải đã được Bộ Giao thông – Vận tải nhìn nhận là cảng trung chuyển. Hiện nay, công tác điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam được Portcoast thực hiện, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quy hoạch điều chỉnh đã kiến nghị chuyển chức năng của cảng Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) thành cảng đa năng, đồng thời kiến nghị bổ sung chức năng trung chuyển quốc tế cho cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. “Cái Mép – Thị Vải chắc chắn sẽ được định danh là cảng trung chuyển quốc tế” – ông Phạm Anh Tuấn khẳng định.

Để phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu thành cảng mang tính chất trung chuyển container quốc tế còn rất nhiều việc phải làm. Theo ông Tuấn, có thể có một vài đề xuất mang tính cơ bản để giải quyết vấn đề này, như sau: Một là cần nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tầng công cộng phục vụ cảng biển như luồng hàng hải; hệ thống quản lý hoạt động hàng hải điện tử (hải đồ điện tử, phao tiêu tín hiệu, VTS hoặc AIS,…); hệ thống giao thông kết nối với cảng biển gồm cả

đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường không. Nghiên cứu phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc. Hai là, cần nghiên cứu cơ chế đặc thù thu hút lượng hàng trung chuyển quốc tế qua cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu. Để khuyến khích, thu hút lượng hàng trung chuyển quốc tế cần có cơ chế chính sách ưu

đãi để bảo đảm các cảng có sức hấp dẫn đối với các chủ hàng và chủ tàu, từ đó có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực. Ba là nghiên cứu phát triển dịch vụ Logistics hỗ trợ cho hoạt động cảng biển, trong đó chú trọng phát triển Trung tâm dịch vụ hậu cần Logistics sau cảng, kể cả việc hình thành một khu kinh tế mở hoặc khu vực mậu dịch tự do phía sau hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải. Bốn là nghiên cứu phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý và khai thác của dịch vụ kinh doanh khai thác trung chuyển quốc tế và dịch vụ Logistics hỗ trợ. Năm là đẩy mạnh phát triển và áp dụng hải quan điện tử; Nghiên cứu hình thành Trung

tâm dữ liệu quản lý hoạt động khai thác cảng biển và dịch vụ Logistics cho toàn khu vực.

Các cơ chế, chính sách đề xuất nhằm tạo điều kiện cho khu vực Vũng Tàu - Cái Mép - Thị Vải đảm nhận nhiệm vụ trung chuyển quốc tế cơ bản như: Được hưởng các ưu đãi về các loại thuế áp dụng đối với dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư chung và các ưu đãi khác về thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết khi gia nhập WTO; Cho phép tàu nước ngoài ra/vào làm hàng tại cảng không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh với nguồn hàng, chỉ làm thủ tục đối với tàu theo quy định của luật hàng hải. Được áp dụng cước, phí tại cảng phù hợp với điều kiện thực tế, tính chất của

một cảng trung chuyển quốc tế bước đầu tham gia vào một thị trường cạnh tranh quyết liệt với những cảng trung chuyển quốc tế lớn trong khu vực như cảng Singapore, cảng Hong Kong, cảng Tanjung Pelepas… nhằm thu hút chủ hàng và chủ tàu - ông Phạm Anh Tuấn cho biết thêm.

Ông Dương Quốc Chiến, Giám đốc hãng tàu CMA CGM Việt Nam nói, “trung chuyển” tức là trung gian của vận chuyển, nghĩa là phải có hàng đến và đi. Vì vậy, để cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng trung chuyển quốc tế thì nguồn hàng xuất và nhập khẩu tại khu vực phải dồi dào.

Tăng nguồn hàng nội địa và trung chuyển nội địa để cụm cảng container nước sâu Cái Mép – Thị Vải thực hiện

đúng chức năng cụm cảng cửa ngõ. Cần có các chính sách giảm chi phí hàng hải để tạo sự hấp dẫn từ các hãng tàu container lớn nước ngoài (như Maersk Line, CMA-CGM) để họ lựa chọn Cái Mép – Thị Vải làm cảng trung chuyển hàng nội địa mà không tiếp tục đưa sang trung chuyển tại Malaysia, Hong Kong, Singapore. Ưu đãi về phí hàng hải cho tàu feeder còn giúp cụm cảng Cái Mép – Thị Vải thu hút hàng trung chuyển quốc tế từ cảng nhỏ trong khu vực (Campuchia, Thailand, Philippines…) sang chuyển tải sang tàu mẹ tuyến Mỹ, châu Âu tại Cái Mép-Thị Vải. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cần kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực may mặc, gia công xuất khẩu, gia

công hàng điện tử, ôtô… nhằm thu hút các nhà đầu tư đổ về tỉnh xây dựng một nguồn hàng “hậu phương” xuất đi các thị trường trong và ngoài nước – ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó Tổng giám đốc Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) phân tích.

Ông Trần Khánh Sinh, Giám đốc cảng Tân Cảng – Cái Mép cho biết, trong các điều kiện cơ bản để hình thành một cảng container nước sâu ngoài các điều kiện tự nhiên, lượng hàng vận chuyển đủ lớn, cơ cấu giá/chi phí dịch vụ có tính cạnh tranh, có các qui chế và hệ thống thuế quan ưu đãi thì điều kiện có sự bảo trợ của các hãng tàu trên tuyến vận tải chính là hết sức quan trọng và có thể điều chỉnh bằng nhiều nỗ lực. Điều này đã được thực tế chứng minh, ở ngay Cái

Mép - Thị Vải, 2 bến có hãng tàu tham gia góp vốn đầu tư (TCIT và CMIT) sau 2 năm khai thác đã đạt 947.000 Teus thông qua. Còn 4 bến không có hãng tàu tham gia thì không có tàu khai thác. Do thiếu sự bảo trợ của các hãng vận tải lớn nên chưa khai thác được hàng trung chuyển quốc tế. Đó là lượng hàng xuất nhập khẩu từ phía Bắc đi châu Âu hiện đang phải trung chuyển tại Singapore, Laem Cha Bang, Port Klang.

Ông Thạch Toàn An, Giám đốc Công ty TNHH Mitsui O.S.K. Lines Việt Nam cho rằng, so với các cảng ở Singapore và Hồng Kông, thì thủ tục chuyển tải ở khu vực Cái Mép – Thị Vải yêu cầu quá nhiều chứng từ. Các hãng tàu ở Việt Nam phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị những chứng từ này. Vì vậy, cần đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai thác cảng; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng, chủ tàu tiết kiệm thời gian, giải phóng tàu nhanh, giảm chi phí vận tải và tăng hiệu quả vốn đầu tư.

Ông Seong Won Hong, Tổng Giám đốc Cảng Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) cho rằng, cần phát triển, gia tăng tỷ lệ hàng trung chuyển từ các nước trong khu vực. Để làm được điều đó, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng xem xét giảm cảng phí cho hãng tàu bao gồm giảm phí luồng lạch, phí trọng tải, phí hoa tiêu, áp dụng riêng cho các tàu container vào khu vực Cái Mép - Thị Vải có trọng tải trên và dưới 50.000 DWT. Việc giảm cảng phí sẽ hỗ trợ nhiều cho hãng tàu, tạo lợi thế cạnh tranh so với các cảng Singapore và Hong Kong, nên sẽ thu hút mạnh mẽ lượng hàng trung chuyển tại khu vực Cái Mép, làm tăng sản lượng xếp dỡ của toàn khu vực Cái Mép. Cần lưu ý rằng, Singapore là cảng hàng đầu trên thế giới là do tỷ lệ hàng trung chuyển ở mức rất cao khoảng 80%. Do vậy, việc thu hút hàng trung chuyển chiếm tỷ lệ cao hơn là một mục tiêu rõ ràng để phát triển cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

CỤM CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI:

Trở THàNH CẢNG TruNG CHuyểN quốC Tế Bài, ảnh: THàNH CHƯƠNG

Đã có những hãng tàu lớn như: Maersk, CMA, MOL đưa tàu vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải làm hàng, tuy nhiên lượng hàng hóa thông qua vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Trong ảnh: Tàu trọng tải hơn 100 ngàn tấn của hãng tàu Maersk làm hàng tại Cảng quốc tế Cái Mép.

Page 11: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

ĐẠT MỨC TĂNG TRƯỞNG DOANH THU 18%

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, năm 2013, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn ảm đạm, thời tiết diễn biến bất thường, mưa bão xảy ra nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt từ những địa phương có thế mạnh tương đồng như Bình Thuận, Khánh Hòa… Tuy vậy, với sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan quản lý Nhà nước và những nỗ lực vượt khó của khối doanh nghiệp du lịch, tiềm năng du lịch đang được khai thác có hiệu quả, hoạt động kinh doanh du lịch toàn tỉnh đạt được những kết quả khả quan.

Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chủ trương “xoáy” vào du lịch với chương trình Khai hội Văn hóa - Du lịch. Chuỗi hoạt động chính của Khai hội Văn hóa - Du lịch cấp tỉnh gồm: lễ xông đất đầu năm, đêm nghệ thuật, ngày hội đầu tư, lễ trao giải báo chí viết về đề tài thương mại - du lịch. Ở khắp các địa phương trong tỉnh đều đồng loạt diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hưởng ứng Khai hội, là nét đẹp truyền thống vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đồng tạo hiệu ứng thu hút khách du lịch. Kế đó, sự kiện Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho hệ thống di tích Nhà tù Côn Đảo vào cuối tháng 3 là cách quảng bá sinh động hình ảnh quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và Côn Đảo nói riêng, những lời mời gọi đầy sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Sức quyến rũ của Côn Đảo tiếp tục “thôi miên” du khách với các tour du lịch lịch sử - văn hóa, tâm linh - về nguồn - mạo hiểm khám phá thiên nhiên, cảnh quan, môi trường.

Cơ sở hạ tầng kinh tế nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng có bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Đặc biệt, khu giải trí phức hợp The Grand - Hồ Tràm Strip dù mới khai trương đón khách từ quý III-2013 nhưng đã mang đến những dấu ấn nhất định về kinh tế - xã hội quan trọng cho tỉnh như: Tạo thêm điểm nhấn về sản phẩm mới lạ; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước; chuyển dịch dần trung tâm du lịch của tỉnh về Xuyên Mộc với chuỗi sản phẩm, dịch vụ cao cấp; giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm thay đổi diện mạo của huyện Xuyên Mộc nói riêng, tạo ra một không gian du lịch trải dài từ Long Điền - Đất Đỏ đến Xuyên Mộc; đồng thời hình thành tuyến hành lang kết nối BR-VT với tuyến ven

biển Nam Trung bộ trong phát triển du lịch. “Tham gia quản lý, điều hành The Grand - Hồ Tràm Strip là những tập đoàn kinh doanh khách sạn, trò chơi giải trí có thưởng danh tiếng thế giới. Bên cạnh đó, resort Vietsovpetro, resort Carmelina tiêu chuẩn 4 sao mới đi vào hoạt động cùng với các thương hiệu du lịch đã khẳng định tên tuổi trước đó như: Hồ Tràm - Hồ Cốc, suối nước nóng Bình Châu, Long Hải, Vũng Tàu, Six Senses Côn Đảo... cộng

lực vào tạo sức bật đưa thương hiệu của du lịch BR-VT nói riêng và Việt Nam nói chung lan tỏa nhanh rộng. Trong tương lai gần, từ BR-VT, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới sẽ quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn” - ông Sơn nhận định.

Chưa có năm nào, vấn đề cải thiện môi trường du lịch trở nên cấp bách như năm vừa qua. Ngoài việc sâu sát, chấn chỉnh tăng cường công tác bảo đảm trật tự công cộng, đô thị và trị an tại các khu du

lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh còn chỉ đạo tiếp tục việc hoàn thiện công tác thống kê du lịch để làm cơ sở đánh giá, hoạch định chính sách phát triển. Các hoạt động xúc tiến đầu tư mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang mở ra triển vọng thu hút du khách từ xứ sở hoa anh đào. Du lịch MICE đã phát triển và đang có thương hiệu. BR-VT đang hình thành đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp có trình độ cao. Trong bối cảnh mức tăng trưởng của các ngành sản xuất đều khá thấp, thì con số tăng 18% về doanh thu du lịch trong năm 2013 đã minh chứng ngành du lịch phát triển đúng hướng, tạo năng lực mới cho các giai đoạn tiếp theo.

TRỌNG TÂM LÀ CÔN ĐẢOTrong Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Côn Đảo xác định mục tiêu trong vòng 10 đến 20 năm tới là sẽ trở thành đô thị du lịch sinh thái, văn hoá lịch sử tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ông Hồ Văn Niên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cũng khẳng định, Côn Đảo sẽ tạo đột phá để thu hút khách du lịch nước ngoài, khách cao cấp đến BR-VT trong những năm tới.

Trên cơ sở bảo tồn và tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, giá trị thiên nhiên biển - đảo, vườn quốc gia và các khu di tích lịch sử cách mạng, Côn Đảo sẽ ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hoá lịch sử và các loại hình dịch vụ giải trí hiện đại, đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi cho khoảng 64.000 lượt khách du lịch (năm 2015) và tăng lên 150.000 lượt (vào năm 2020), trong đó có 54.000 lượt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch bảo đảm tạo việc làm cho dân cư, đưa thu nhập từ du lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP hàng năm của huyện; sử dụng hợp lý các nguồn lực bảo đảm phát triển Côn Đảo bền vững lâu dài và tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển các dự án đầu tư.

Hiện tại, tỉnh BR-VT đang triển khai nhiều phần việc nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng tần suất đi lại của các loại phương tiện và lượng buồng phòng, chọn lọc nhà đầu tư có năng lực và kết hợp làm lành mạnh môi trường

12

Toàn tỉnh có 198 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 8.520 phòng (tăng 14 cơ sở so với năm 2012). Số cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và

hạng cao cấp là 139 với 6.955 phòng (tăng 41 cơ sở so với năm 2012). Trong đó có 3 khách sạn, resort 5 sao gồm: Imperial, The Grand-Hồ Tràm Strip, Six Senses Côn Đảo; 13 khách sạn, resort 4 sao; 18 khách sạn 3 sao; 35 khách sạn 2 sao; 54 khách sạn 1 sao, 3 căn hộ và biệt thự cao cấp và 74 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch với 780 phòng. Tổng số dự án đầu tư du lịch là 154 (gồm 17 dự án đầu tư nước ngoài và 137 dự án đầu tư trong nước) với tổng diện tích 3.823ha; tổng vốn đăng ký đầu tư 36.307 tỷ đồng và 10.733 triệu USD.

Năm 2013, doanh thu du lịch đạt 2.895

tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012; trong đó doanh thu lữ hành là 475 tỷ đồng. Các đơn vị kinh doanh du lịch đón và phục vụ 12.490.521 lượt khách, tăng 13% so với năm 2012; khách quốc tế đạt 468.000 lượt.

Khách quốc tế từ tàu AIDA DIVA cập cảng Tân Cảng-Cái Mép.

Du khách nước ngoài tìm hiểu dịch vụ spa bằng thảo dược tại The Grand-Hồ Tràm Strip.

Năng lực mới của ngành du lịch

Sau một thời gian dài chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, năm 2013 được xem là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của ngành du lịch với sự ra đời của nhiều dự án lớn. Những dự án này sẽ góp phần đáng kể làm thay đổi diện mạo toàn ngành, tạo năng lực mới, làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài, bền vững, đưa thương hiệu du lịch BR-VT lan tỏa.

Bài, ảnh: ĐĂNG KHOA

(Xem tiếp trang 25)

Page 12: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

VỀ ĐÍCH TRƯỚC HẸNÔng Phạm Văn Chánh,

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa (xã Bình Ba, huyện Châu Đức) phấn khởi cho biết: “Đến cuối tháng 11, Công ty đã hoàn thành kế hoạch khai thác năm 2013 với hơn 5.000 tấn mủ, về đích trước kế hoạch 33 ngày”. Đây là công ty đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su hoàn thành trước kế hoạch sản lượng của năm 2013. Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, Công ty Cao su Bà Rịa đề ra nhiều giải pháp như bảo đảm thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, cạo mủ đúng chế độ và sử dụng hóa chất kích thích hợp lý đối với từng nhóm cây; chế độ thâm canh vườn cây được thực hiện tốt, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất, sản lượng khai thác… Ông Chánh khẳng định, năm 2013, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn như thời tiết không thuận lợi, giá cả vẫn đứng ở mức thấp, nhưng Công ty vẫn phấn đấu đạt sản lượng 6.000 tấn, vượt 20% kế hoạch năm, doanh thu đạt 502 tỷ đồng, lợi nhuận 85 tỷ đồng, nộp ngân sách 49 tỷ đồng. Có đến gần 80% sản lượng của công ty được xuất khẩu sang các nước: Đức, Nhật, Hàn Quốc… Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đến hết năm 2014 với 7.000 tấn, chủ yếu cung cấp cho các khách hàng truyền thống.

Còn tại Công ty TNHH Hikosen Cara (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu), những ngày cuối năm hàng trăm công nhân vẫn hối hả vào ca

làm việc để kịp đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trong những năm qua, mặc dù ngành may mặc gặp nhiều khó khăn do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thế nhưng kim ngạch xuất khẩu của Hikosen năm sau vẫn luôn cao hơn năm trước. Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hikosen Cara cho biết: Hiện tại, Hikosen có

công suất sản xuất 1 triệu sản phẩm/ năm, trong đó 80% xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Singapore… Trong thời gian tới, ngoài các thị trường truyền thống, Hikosen sẽ thâm nhập các thị trường Mỹ, Canada.. Năm 2013, Hikosen phấn đấu tăng 10% kim ngạch xuất khẩu so với năm ngoái. Hiện tại, trung bình mỗi tháng, công ty đạt

kim ngạch xuất khẩu 500 ngàn USD.

Nhiều công ty khác như: Công ty Baseafood, Công ty CP May xuất khẩu Vũng Tàu, Công ty chế biến hạt điều Thảo Nguyên… cũng cho biết sẽ cố gắng hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra của năm 2013.

Theo đánh giá của Sở Công thương, năm 2013, khó khăn

bủa vây các DN nhưng nhìn chung các DN đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đây là một nỗ lực rất lớn của các DN, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh.

TẬN DỤNG CƠ HỘI MỚITheo ông Hồ Văn Niên,

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)

đang được các nước tham gia đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết. Đây được xem là hiệp định của thế kỷ XXI, giúp tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và tạo việc làm, tăng đầu tư ở tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Khi hoàn thành việc ký kết TPP sẽ loại bỏ 11.000 dòng thuế của các bên. Đây

là một điểm lợi rất lớn cho các DN xuất nhập khẩu. Theo nhận định, Việt Nam có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 đối tác đàm phán TPP. Đáng nói là trong số các thành viên của TPP có Mỹ- một đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nước châu Á. Do vậy cơ hội đang chờ đợi phía trước đối với hầu hết các

ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu. Tuy vậy, hiện Bà Rịa- Vũng Tàu vẫn chưa có mặt hàng độc quyền sản xuất, vì thế các DN phải tính toán để cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác. Mặt khác, khi TPP có hiệu lực, bản thân các DN cũng phải tính toán, chuyển hướng phù hợp để có thể tận dụng được cơ hội mà hiệp định này mang lại. Bởi TPP tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện, chứ không có một điều khoản ưu đãi riêng biệt cho bất cứ thành viên nào.

Bên cạnh cơ hội từ bên ngoài, các DN cũng phải biết tận dụng cơ hội ngay trong nước, trong tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng cảng Cái Mép - Thị Vải là cảng trung chuyển quốc tế container. Đồng thời ưu tiên thu hút dự án các ngành hàng xuất khẩu cho toàn bộ 14 KCN trên địa bàn để tạo chân hàng cho cảng. Cùng đó là đầu tư kết nối đường bộ, đường thủy để vận chuyển hàng hóa, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho cảng, cho xuất khẩu. Tất cả các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu nằm trong chuỗi cung ứng tại chỗ. Những mặt hàng xuất khẩu trực tiếp bằng container sẽ xuất trực tiếp tại đây, giảm bớt những dịch vụ, chi phí cho nhà xuất khẩu. Các DN cần có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp để đón đầu những chính sách mới, ưu đãi nhằm phát triển ổn định và bền vững.

13

Bài, ảnh: THu THẢO

Công ty Cao su Bà Rịa hiện đã ký được hợp đồng xuất khẩu hàng đến hết năm 2014.Trong ảnh: Cạo mủ tại nông trường Cao su Cù Bị.

Công nhân Công ty Hikosen Cara (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu) trong giờ sản xuất.

Năm 2013, mặc dù khó khăn vẫn bủa vây các doanh nghiệp, song với sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và duy trì ổn định thị trường… nhiều doanh nghiệp đã sớm hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch chiến lược dài hạn, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội, chính sách mới để phát triển bền vững.

Tìm lối đi mới choHOạT độNG xuấT kHẩu

Page 13: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Năm 2013 là năm nhiều sóng gió và những khó khăn được dự báo sẽ còn kéo dài, nhất là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Tuy nhiên không vì trở ngại mà lùi bước. Năm 2014, các doanh nghiệp đều có chiến lược kinh doanh và những dự định mới cho riêng mình để vượt “sóng”.

KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤTNăm 2013, theo đánh giá

của các cơ quan chức năng, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn, lạm phát được kềm chế, lãi suất cho vay đã giảm nhưng các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức. Năm qua, các DN xây dựng trên địa bàn tỉnh có kết quả sản xuất kinh doanh không mấy khả quan. Doanh thu, lợi nhuận đều không đạt kế hoạch đề ra, kể cả các DN mạnh như Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Group), Công ty CP Phát triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (HODECO), Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh.

Ông Phạm Văn Triêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh cho biết, năm 2013, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ vẫn tiếp tục thắt chặt đầu tư công nên sản lượng xây lắp không nhiều, các DN ngành xây dựng phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Thị trường bất động sản - thị trường có sức lan tỏa tác động mạnh đến tình hình các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất

vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng...) tiếp tục trầm lắng; các DN thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Với những lý do nêu trên, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của nhiều DN chỉ đạt khoảng 80 – 90%.

Theo ông Trần Ngọc Trinh, Tổng Giám đốc GETRACO, năm 2013 một số chính sách của Nhà nước đưa ra như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp dành cho đối tượng mua nhà ở xã hội phát huy hiệu quả chưa cao. Vì vậy, các DN bất động sản vẫn gặp khó, kéo theo các ngành hàng khác cũng bị hệ lụy. Tín dụng không tăng trưởng khiến cho thị trường không được mở rộng. Vòng quay vốn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không được cải thiện là bao. Năm 2013, GETRACO đặt kế hoạch doanh thu đạt 130 tỷ đồng, nhưng kết thúc năm chỉ đạt 115 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng (kế hoạch là 5,5 tỷ đồng).NHỮNG DỰ ĐỊNH MỚI

Năm 2013 khó khăn là vậy nhưng nhiều DN nỗ lực không ngừng, tìm mọi cách xoay sở, vật lộn để trụ lại trên thị trường. Song những khó khăn kinh tế vẫn chưa qua đi, các

DN nhìn nhận năm 2014 vẫn tiếp tục là một năm đầy thử thách.

Ông Đoàn Hữu Thuận, Tổng giám đốc HODECO cho biết: Năm 2014 vẫn là năm đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản và các DN. Tuy nhiên, trong năm Giáp Ngọ và cả những năm tiếp theo, xu hướng chuyển đổi các dự án từ nhà ở thương mại quy mô lớn, đắt tiền sang nhà ở quy mô nhỏ sẽ phát triển mạnh. Giá nhà ở khoảng 800 triệu – 1 tỷ đồng/căn là có thực, người dân hoàn toàn có khả năng tiếp cận với giá nhà như vậy. Vì vậy, năm 2014, HODECO sẽ có sự điều chỉnh về diện tích căn hộ dưới 70m2 để phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân. Tập trung đầu tư các dự án có trọng điểm như khu biệt thự Đồi Ngọc Tước II, khu nhà ở phía

Tây đường 3/2 phường 11, khu chung cư phường 10 (TP.Vũng Tàu), khu nhà ở tại thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành). Ông Thuận cũng mong rằng Nghị quyết 02 của Chính phủ được triển khai có hiệu quả hơn, đặc biệt là gói tín dụng cho người mua sản phẩm bất động sản có diện tích nhỏ, với lãi suất 6%/năm. Từ đó, tạo thuận lợi cho các DN hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn và giải quyết hàng tồn kho trên thị trường.

Từ kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2013, ông Phạm Văn Triêm cho biết, năm 2014, công ty sẽ lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả, khả năng thu hồi vốn nhanh để triển khai; Giãn tiến độ đầu tư các dự án chưa cần thiết nhằm tập trung vốn cho việc tái đầu tư

sản xuất kinh doanh; Đầu tư khu nhà ở xã hội tại đường Đô Lương, phường 12 (TP.Vũng Tàu); Tiếp tục mở rộng đầu tư Nhà máy sản xuất gạch không nung tại huyện Long Điền; Tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Riêng Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị đặt mục tiêu tiếp tục duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Ngoài ra, công ty sẽ định vị lại nhu cầu thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Trong lĩnh vực xây lắp, ngoài thị trường truyền thống, DN tìm kiếm và đẩy mạnh thi công xây lắp các dự án ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

14

gia thiết kế quy hoạch chi tiết của Công ty Chodai – nhà tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng hàng đầu của Nhật Bản, hạ tầng của dự án được đầu tư đáp ứng tiêu chí “khép kín”: Đất và nhà xưởng cho thuê phục vụ công nghiệp; Khu vực dành cho ngân hàng, dịch vụ tài chính, bưu điện; Khu nhà ở cho chuyên gia, khu nhà ở cho công nhân, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Việt Nam, tiệm cà phê; Khu thể thao vui chơi giải trí, khách sạn, công viên cây xanh, phòng khám đa khoa,

khu nhà trẻ... phù hợp với nhu cầu và thị hiếu sử dụng của người Nhật. Ông Trần Văn Sâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Đông Á -Châu Đức, chủ đầu tư hạ tầng CCN Đá Bạc cho biết, dự kiến khi đi vào hoạt động, CCN Đá Bạc sẽ thu hút khoảng 30 - 50 nhà đầu tư lớn nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực CNHT và một số ngành công nghiệp lắp ráp tạo thành chuỗi giá trị của sản phẩm hoàn chỉnh ngay trong CCN.

Cũng với mô hình “khép kín”, KCN Phú Mỹ 3 do Công ty CP

Thanh Bình Phú Mỹ làm chủ đầu tư, được tỉnh lựa chọn để phát triển thành KCN đặc biệt thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản. Bởi đây là KCN nằm ở vị trí đặc biệt, có thể kết nối thuận tiện với TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các nước trong khu vực. KCN Phú Mỹ 3 cũng tiếp cận dễ dàng với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải (cách 4km). Với mục tiêu phát triển Phú Mỹ 3 thành một KCN hoàn chỉnh đồng bộ có cơ sở hạ tầng và tiện ích đạt chuẩn quốc tế, đơn vị tư vấn thiết kế qui hoạch KCN Phú Mỹ 3 với 4 phân khu chính: Khu công nghiệp đa ngành và công nghiệp hỗ trợ;

Khu công nghiệp nặng; Khu cảng và logistics; Khu dịch vụ tiện ích. Theo bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ thì KCN Phú Mỹ 3 có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp và các quy mô sản xuất, từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ như: hóa dầu, hóa chất, vật liệu cơ bản, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo, khuôn mẫu, công nghệ cao, cảng và logictics…

Có thể nói, với sự chuẩn bị đồng bộ của tỉnh, năm 2014 sẽ là cơ hội vàng để tạo làn sóng thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

L.G

Tạo làn sóng đầu tư...(Tiếp theo trang 10)

Năm mới, dự định mới Bài, ảnh: PHÚC MINH

Năm 2013, các DN xây dựng đã thi công, hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm của tỉnh BR-VT.Trong ảnh: Đường từ cầu Gò Găng sang Long Sơn.

Page 14: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Từ việc chỉ thực hiện một vài phần việc nhỏ mang tính gia công, lắp ráp trong chuỗi công việc lớn về chế tạo giàn khoan, đến nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí dầu khí đã đảm trách được hầu hết các công việc, trong đó có những phần việc mà trước đây phải do các đơn vị nước ngoài đảm nhận. Việc làm này đã tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được ngoại tệ do không phải thuê đơn vị nước ngoài thực hiện.

Đóng mới thành công giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 là một minh chứng cho sự đột phá của ngành cơ khí

dầu khí Việt Nam. Giàn khoan này do Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PV Shipyard) làm tổng thầu. Đây là một tổ hợp khoan tự động, di động nổi trên biển và là giàn khoan tự nâng đầu tiên do Việt Nam chế tạo, tổng mức đầu tư hàng trăm triệu USD, khối lượng chế tạo cơ khí chính xác lớn, phức tạp với hàm lượng công nghệ và khoa học kỹ thuật cao. Sự kiện này khẳng định Việt Nam trở thành một trong ba nước thuộc khu vực châu Á và một trong 10 nước trên thế giới chế tạo giàn khoan tự nâng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Dự án đóng mới giàn khoan đã trở thành bước ngoặt lớn đưa ngành công nghiệp cơ khí chế tạo lên một tầm cao mới, mở ra cơ hội, tiền đề để mang các loại giàn khoan do Việt Nam chế tạo vươn ra cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Thành

công của dự án đầu tiên giúp PV Shipyard có được sự tín nhiệm của các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó tạo nên uy tín và kinh nghiệm cho PV Shipyard tham gia đấu thầu quốc tế. Ngày 1-11-2013, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro và PV Shipyard đã ký kết hợp đồng chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng Tam Đảo 05 có giá trị hơn 200 triệu USD, dự kiến sẽ được hoàn thành sau 32 tháng thi công, rút ngắn hơn 4 tháng so với giàn khoan tự nâng đầu tiên - giàn Tam Đảo 03. Trước đó, Giàn Tam Đảo 03 đã được PV Shipyard hoàn thiện trước thời hạn 2 tháng, được cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Hoa Kỳ - ABS cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế và được Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đưa vào sử dụng, khai thác ổn định, hiệu quả từ tháng 6-2012 đến nay.

Bên cạnh PV Shipyard, trong ngành cơ khí dầu khí còn có những đơn vị khác đã và đang từng bước khẳng định thương hiệu thông qua việc thực hiện các gói thầu phức tạp

mà trước đây phải thuê các công ty nước ngoài. Điển hình như Công ty CP Dịch vụ Cơ khí hàng hải (PTSC M&C) trở thành nhà thầu trọn gói (EPCI) hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ chuyên ngành dầu khí ở Việt Nam và khu vực. Minh chứng cho điều đó là việc PTSC M&C thực hiện công trình Biển Đông 1, dự án thi công đóng mới giàn khoan dầu khí lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Phạm vi công việc bao gồm thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt, đấu nối và chạy thử ngoài khơi cho 2 giàn đầu giếng (Hải Thạch 1 và Mộc Tinh 1), 1 khối thượng tầng giàn xử lý trung tâm (PQP-HT), 1 chân đế giàn xử lý trung tâm, khu nhà ở và cầu dẫn tại mỏ Hải Thạch và mỏ Mộc Tinh cùng với 70km đường ống và 21km cáp ngầm. Toàn bộ quy mô dự án có tổng khối lượng xây lắp khổng lồ vào khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc biệt là Giàn công nghệ Trung tâm với khối lượng lên đến gần 14.000 tấn, lớn nhất Việt Nam, công nghệ hiện đại mà trước đây chỉ có thể chế tạo tại nước ngoài. Giàn công nghệ trung tâm được lắp đặt và hoạt động tại vùng mỏ có độ nước sâu 133m trong điều kiện địa chất phức tạp của mỏ khí có nhiệt độ cao, áp suất cao đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và chế tạo đặc biệt khắt khe. Tiến độ thi công cực kỳ gấp rút (chỉ trong vòng 25 tháng), một khoảng thời gian rất thử thách với bất kỳ nhà thầu nào trên

thế giới với cùng khối lượng công việc như trên.

Đặc biệt, dự án Biển Đông 01 cũng là dự án đầu tiên tại Việt Nam sử dụng phương pháp float-over trong vận chuyển và lắp đặt giàn xử lý trung tâm PQP-HT bởi đội ngũ nhà thầu trong nước mà nhà thầu chính là PTSC M&C. Việc lắp đặt ngoài khơi cho các cấu kiện siêu trường siêu trọng của dự án đòi hỏi phải sử dụng những phương pháp lắp đặt đặc biệt và khác hẳn với phương pháp lắp đặt bằng cẩu truyền thống. Trong đó, phương pháp float-over lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà thầu Việt Nam với sự phối hợp chặt chẽ từ đội ngũ kỹ sư thiết kế của PTSC M&C/POS với nhà thầu lắp đặt Saipem - Italia. Ngoài ra, phương pháp lắp đặt đánh chìm (Launching) cũng được sử dụng cho chân đế giàn Công nghệ trung tâm.

Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, các loại hình dịch vụ dầu khí của các đơn vị trực thuộc PVN còn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường quốc tế. Trên 60% doanh thu dịch vụ của PVN hiện nay đến từ các hợp đồng cung cấp cho khách hàng nước ngoài. Và PVN hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ dầu khí đến một số nước trong khu vực.

15

Thượng tầng giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch - một trong những công trình đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao. Thế nhưng, công trình đã được PTSC M&C hoàn thành đạt chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế và đúng tiến độ đề ra.

Giàn khoan tự nâng 90m nước Tam Đảo 03 do Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí (PVShipyard) thi công. Đây là công trình có ý nghĩa khẳng định trình độ, năng lực của các kỹ sư Việt Nam trong ngành công nghiệp cơ khí đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Bài, ảnh: SA HuỲNH

NGàNH CƠ kHÍ DẦu kHÍ:

khẳng định thương hiệuđể VƯƠN xA

Page 15: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Ngư dân đóng mới ghe tàu đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; DN mua sắm trang thiết bị hiện đại nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng cơ sở sản xuất hướng tới việc thực hiện bảo vệ môi trường… Đó là những tín hiệu vui của ngành thủy sản năm 2013.

NGƯ DÂN: GHE TÀU VƯƠN RA KHƠI

Chủ ghe Nguyễn Hữu Ngọ (ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cho hay, năm nay đội tàu gồm 3 đôi ghe (450CV – 500CV) của gia đình anh chỉ đi được 6 chuyến biển, ít hơn 2-3 chuyến so với các năm. Sản lượng đánh bắt bình quân của 1 đôi ghe đạt 30 tấn hải sản các loại/chuyến. Tháng chạp là thời vụ của mực ống, đội tàu đi thêm chuyến cuối rồi về ăn Tết. Anh Ngọ cho hay: “Sở phí cho chuyến đi 20 ngày gần 1 tỷ đồng/đôi, tăng khoảng 10% do giá dầu máy tăng, kéo theo nước đá, gas, lương thực tăng mỗi thứ một chút mà thành con số lớn”. Anh Ngọ nhẩm tính, năm 2013, anh nâng cấp máy tàu hết 600 triệu đồng để chạy mạnh hơn, nhanh hơn, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu. Sắm mới 6 cái máy tời lớn gần 80 triệu đồng/cái, dùng để kéo lưới thay vì bạn ghe phải kéo tay. Lưới cũng mới thay, bình quân 60 triệu đồng/chiếc. “Gần 2 tỷ đồng bỏ ra chưa tính chừng nào thu lại, nhưng trong lòng thấy sướng lắm” – anh Ngọ vui vẻ kể.

Đội ghe tàu anh Ngọ nằm trong số 20% hộ ngư dân làm ăn khấm khá của xã, duy trì được mức chia cho nhóm bạn ghe gần 50 người, mỗi người 80 triệu đồng/năm. Theo ông Nguyễn Văn Hoa, Trưởng Ban nông – lâm – ngư nghiệp xã Phước Tỉnh, hầu hết các chủ ghe làm ăn khá đều chịu khó đầu tư nâng cấp máy, sắm lưới mới để ngày càng tăng hiệu quả đánh bắt. Năm 2013, cả xã có 7 hộ mua, đóng mới 10 chiếc ghe, công suất máy

từ 400CV trở lên. Ông Hoa phân tích: “Trong cơ cấu sản lượng hải sản khai thác, sản lượng đánh bắt xa bờ có giá trị cao, làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu được nâng lên, giảm tỷ trọng hải sản giá trị thấp như cá tạp, cá chưa đủ kích cỡ…”.

Chủ ghe Nguyễn Công Tới (ấp Thanh Bình 3, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) làm ghe mực cho hay, 5 cha con ông làm chung 1 chiếc ghe, chỉ kêu thêm vài người bạn. Mùa gió Nam thì câu, mùa gió Bắc thì lưới, nên cả dàn câu và dàn lưới ông đều phải sắm đủ. Năm nay, ông Tới bỏ thêm 100 triệu đồng thay máy ghe nên đi được xa hơn, nhanh hơn trước. Cả năm đi được 13 chuyến, chuyến khá thì được 7-8 tạ, trung bình 4-5 tạ. Với giá mực lá từ 120-130 ngàn đồng/kg; mực ống 170-180 ngàn đồng/kg sau khi trừ

phí tổn, còn được 30-50 triệu đồng. Ông Tới nói giọng vui vẻ: “Làm biển thì ai cũng cực hết. Nhưng thời may chuyến nào tui cũng có ăn. Tui đang cố dành dụm mua được ghe mới cho con ra riêng”.

Chủ ghe Võ Thành Lý (ấp Thanh Bình 2, xã Bình Châu,

huyện Xuyên Mộc) cũng đang làm ghe mực cho hay, năm nay ghe nhà ông cũng có năng suất cao, bình quân 10 tấn/chuyến, mấy tháng cuối năm đều bán được giá. Nhờ vậy mà ông cải tạo lại máy ghe và tân trang dàn lưới, hết cả thảy 300 triệu đồng. Ông Lý tính: Ra giêng sẽ đầu tư thêm dàn câu cá thu. Lựa thế các tháng đầu năm là thời kỳ mực sinh sản, thì chuyển sang câu thu. Từ giữa đến cuối năm thì quay lại câu mực, không để ghe tàu phải nằm bờ tháng nào hết. “Mà làm như vậy thì mới dưỡng được con mực con cho lớn, chớ vét hết từ trứng tới mực con thì qua năm chẳng còn gì nữa mà ra biển” – ông Lý giải thích. DOANH NGHIỆP: ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI

Trong khi nhiều DN chế biến và xuất khẩu hải sản

than van vì nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá thành tăng, hợp đồng giảm sút do suy thoái kinh tế, nhưng Công ty CP thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) và Công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản (Baseafood) vẫn giữ được khách hàng

truyền thống, đồng thời khai thác mở rộng thị trường xuất khẩu. Để làm được điều đó, các DN này đều đầu tư thiết bị hiện đại, tối ưu hóa công nghệ chế biến, nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu và nét văn hóa ẩm thực của từng vùng, từng quốc gia.

Ông Lê Văn Kháng, Tổng Giám đốc Coimex khẳng định: “Một nguyên do hết sức chính đáng là chúng tôi làm ăn uy tín, giao hàng đúng hẹn, chất lượng bảo đảm, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì với nhiều gói sản phẩm có trọng lượng phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau”. Ngay từ đầu năm 2013, Coimex đã hợp tác với DN chế biến thực phẩm của Pháp lắp ráp dây chuyền sản xuất hàng mô phỏng sau surimi (càng ghẹ) công suất 500kg thành phẩm/giờ, trị

giá 600 ngàn USD và được đối tác Pháp bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm mô phỏng càng ghẹ sau surimi. Công ty liên tiếp nhận được hợp đồng chế biến chả cá surimi cung ứng cho thị trường truyền thống châu Á, châu Âu và mở rộng sang thị trường Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Baseafood cũng xác nhận, năm 2013, thị trường hàng khô của Baseafood được mở rộng, sản lượng tiêu thụ tăng, yêu cầu chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu ngày càng đặt ra cấp bách. Baseafood đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản Lộc An có diện tích nhà xưởng 8.000m2, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất hoàn chỉnh khép kín bao gồm: 3 lò sấy, 1 phòng đóng gói thành phẩm, 4 kho lạnh công suất 300 tấn; sân phơi công suất 5 tấn/ngày; hệ thống xử lý nước thải 200m3/ngày. Mức đầu tư cho giai đoạn I của nhà máy là 1,5 triệu USD. Công suất của giai đoạn này là 150 tấn thành phẩm hàng khô/tháng trở lên. Đây là một trong những nhà máy chế biến hàng khô đầu tiên của tỉnh có Code châu Âu.

Theo ông Ngô Sâm, Giám đốc nhà máy, đứng chân tại cảng Lộc An nên việc thu mua nguyên liệu khá thuận lợi. Công ty vừa đón được nguyên liệu của ngư dân tỉnh nhà, Bình Thuận và các tỉnh miền Trung. Hiện nguồn thu mua tại cảng đáp ứng được 30% nhu cầu của nhà máy. Hiện Baseafood có 80 sản phẩm tẩm gia vị mặn chế biến nhanh hoặc đã nướng sấy chín ăn liền truyền thống. Các sản phẩm này hiện đang được sản xuất bằng quy trình công nghệ sử dụng hệ thống lò sấy bằng hơi nước. Hệ thống này đã nhận được giải thưởng khoa học công nghệ sáng tạo năm 2012 của tỉnh.

16

Được mùa cá. Ảnh: TRƯỜNG AN

ĐÁNH BẮT VÀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN:

Đầu tư đúng hướng, thu lợi lâu dài

Năm 2013, khai thác thủy sản xa bờ được đẩy mạnh, sản lượng khai

thác thủy sản ước đạt 249,7 ngàn tấn, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 4,92%. Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 2.645 tỷ đồng, tăng 5,16% so năm 2012 (vượt so chỉ tiêu kế hoạch 5,14%). Trong đó, khai thác 2.344 tỷ đồng, tăng 5,04% so năm 2012 (vượt so chỉ tiêu kế hoạch 5,02%); nuôi trồng 300 tỷ đồng, tăng 6,12% so năm 2012 (đạt chỉ tiêu kế hoạch 6,12%). ĐỖ HOÀNG

Page 16: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

17

“TRÁI NGỌT” CHO NGƯỜI NÔNG DÂN

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, BR-VT được thiên nhiên ưu đãi, độ mặn nước biển cao hơn các tỉnh khác nên nghề muối đã trở thành nghề truyền thống. Hạt muối của BR-VT được các cơ sở chế biến nước mắm đánh giá là có chất lượng hơn so với các địa phương khác, nhưng muối BR-VT thường bị trộn lẫn với muối nơi khác và giá muối cũng bị cào bằng. Thương hiệu “Muối Bà Rịa” được công bố trong tháng 1-2013 vừa qua đã khẳng định sự phát triển và tôn vinh thương hiệu muối của tỉnh, tạo điều kiện cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong kinh doanh sản xuất.

Khi muối Bà Rịa-Vũng Tàu có thương hiệu, việc tiêu thụ muối cho diêm dân rất thuận tiện. Đặc biệt, tại các tỉnh miền Tây như Kiên Giang và Phú Quốc, Muối Bà Rịa đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất nước mắm, chế biến hải sản bởi có vị mặn dịu, phù hợp với việc làm nước mắm. “Việc công bố thương hiệu Muối Bà Rịa đã tạo tâm lý phấn khởi cho bà con diêm dân an tâm sản xuất. Có nhãn hiệu, chúng tôi sẽ mạnh dạn mở rộng diện tích và đầu tư sản xuất sạch theo tiêu chuẩn để cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho thị trường”- ông Trần Văn Nguyên, một diêm dân huyện Long Điền tâm sự. Ông Huỳnh Văn Thuyết, Chủ nhiệm HTX Muối Chợ Bến (huyện Long Điền) cho biết thêm: “Được công nhận nhãn hiệu Muối Bà Rịa, người làm muối rất hoan nghênh vì muối làm tại Bà Rịa-Vũng Tàu có chất lượng

tốt. Với công nhận này, diêm dân chúng tôi sẽ bảo vệ cho thương hiệu hạt muối trắng ngày càng bền vững”.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh có khoảng 9.000ha diện tích cây ăn quả và hơn 20.000ha cây trồng lâu năm với nhiều cây trồng nổi tiếng. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta cho ngành nông nghiệp BR-VT. Toàn tỉnh có hơn 1.800ha mãng cầu cho sản lượng bình quân 8.500 tấn/năm và mỗi ngày có 30 tấn sản phẩm nhập vào siêu thị. Nhãn xuồng cơm vàng là thương hiệu đặc sản của tỉnh và là một trong 50 loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam đã được công nhận bởi hương vị, có màu vàng đặc trưng mà những vùng trồng nhãn khác không có. Nhờ ưu thế vượt trội về chất lượng và có thương hiệu riêng nên hai

mặt hàng nông sản của tỉnh là nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta đã đứng vững trong hệ thống siêu thị. Theo ông Đào Văn Hiếu, xã viên HTX Nhân Tâm (huyện Xuyên Mộc), khi đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, người trồng nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu trên địa bàn tỉnh đã thu lợi lớn khi bán cây giống cho các chủ vườn từ nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm và muốn trồng loài cây này.

NỖ LỰC NÂNG CAO VỊ THẾ NÔNG SẢN

CỦA TỈNHÔng Lê Tấn Quốc, Giám

đốc Sở NN&PTNT cho biết, đến thời điểm này ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều chương trình để xây dựng thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm nông sản. Ngoài

những mặt hàng nông sản đã có thương hiệu, chỗ đứng vững trên thị trường, BR-VT còn có thanh long ruột đỏ Bông Trang (huyện Xuyên Mộc), bưởi da xanh ở xã Sông Xoài (huyện Tân Thành) được thị trường ưa chuộng bởi mùi vị, chất lượng và hình thức không hề thua kém các địa phương có thế mạnh về mặt hàng này như Bình Thuận, Đồng Nai, Vĩnh Long. Nhiều chương trình, đề án như hình thành các vùng chuyên canh, áp dụng mô hình VietGAP (sản xuất sạch, thân thiện với môi trường) với mục tiêu được gắn nhãn “made in BR-VT” có sức cạnh tranh và tăng thu nhập cho người nông dân.

Không chỉ nghiêng về cây ăn trái, BR-VT cũng đang có nhiều động thái xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây công nghiệp. “Xuất phát từ

mong muốn xây dựng thương hiệu và quảng bá cho sản phẩm ca cao của tỉnh, công ty đã xây dựng Trung tâm chuyển giao, đào tạo kỹ thuật trồng ca cao cho bà con nông dân và xây dựng một nhà máy chế biến với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng”- ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH ca cao Thành Đạt (xã Xà Bang, huyện Châu Đức) tâm sự. Theo ông Thành, BR-VT có thế mạnh để phát triển cây ca cao bởi các sản phẩm từ ca cao của tỉnh được các nước trên thế giới đánh giá cao vì có nhiều hương vị đặc trưng để chế biến sôcôla, rượu, bánh ngọt... Sản lượng ca cao của tỉnh hiện đạt khoảng 400 tấn/năm, nên chưa đủ cung cấp cho các đối tác của Công ty Thành Đạt ở Hà Lan, Mỹ... Chỉ tính riêng thị trường Nhật Bản, mỗi năm Công ty Thành Đạt đã cung cấp 400 tấn; chính vì vậy, đầu ra cho sản phẩm này rất ổn định. Nhằm quảng bá cho sản phẩm ca cao của tỉnh, Công ty Thành Đạt đã tổ chức tour tham quan vườn cây, quy trình sản xuất ca cao cho du khách. Tham gia tour này, du khách không chỉ được thưởng thức các sản phẩm chế biến từ ca cao như sôcôla, rượu, nước ép cacao…, mà còn tận mắt tham quan vườn cây giống, vườn ca cao đang cho trái và quy trình chế biến ca cao thành phẩm... Khi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực tìm tòi phương thức kinh doanh, đồng thời ủng hộ ý tưởng về việc xây dựng đề án thành lập Trung tâm chuyển giao kỹ thuật trồng trọt – chăn nuôi tại xã Xà Bang và xây dựng vùng nguyên liệu ca cao của nông dân Trịnh Văn Thành.

Bài, ảnh: quANG NGuyỄN

Việc thành lập Trung tâm chuyển giao kỹ thuật trồng trọt – chăn nuôi và xây dựng vùng nguyên liệu ca cao của nông dân Trịnh Văn Thành được các cấp và ngành nông nghiệp ủng hộ. Trong ảnh: Ông Trịnh Văn Thành và vườn ca cao của mình tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức).

Ông Phạm Anh Ta (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành) chăm sóc vườn bưởi da xanh của mình.

Nông sản “made in Bà rịa - Vũng Tàu” chinh phục thị trườngBà Rịa-Vũng Tàu có nhiều nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu như “nhãn xuồng cơm vàng”,“muối Bà Rịa”, “mãng cầu ta”. Với những thương hiệu này, không chỉ ngành nông nghiệp của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước mà còn giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, đầu tư nhân lực vào sản xuất sạch, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao.

Page 17: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

18

Bài, ảnh: QUANG ĐẠT

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Bà Rịa – Vũng Tàu đã kết thúc giai đoạn đầu và bước sang giai đoạn kế tiếp. Hình hài NTM tại các xã điểm không chỉ hiện hữu ở những công trình công cộng mà đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được cải thiện.

THAY ĐỔI VỀ DIỆN MẠO VÀ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT

Về xã An Ngãi (huyện Long Điền) hôm nay, khách ghé thăm không khỏi bất ngờ bởi sự phát triển của một vùng quê. Các tuyến đường giao thông nông thôn, ngõ xóm, hệ thống thủy lợi đều được bê tông hóa. Các công trình trường học, nhà văn hóa, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.... Ông Nguyễn Văn Sớm, Chủ tịch UBND huyện Long Điền, cho biết: An Ngãi là một trong những xã được lựa chọn để xây dựng NTM trong giai đoạn 2010-2012. Và chính chương trình NTM đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Tham gia xây dựng NTM, nhân dân trên địa bàn xã đã hiến gần 16.000m2

đất, 400 ngày công với tổng số tiền 4 tỷ đồng. Huyện triển khai các chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế theo hướng tăng năng suất, chất lượng, thân thiện với môi trường.

“Là một trong 3 xã của huyện được chọn xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015, chúng tôi đang tập trung nguồn lực để thực hiện những tiêu chí quan trọng như thu nhập, chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm hộ nghèo”- ông Nguyễn Trọng Quốc, Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) cho biết. Để nâng cao thu nhập cho người dân, hiện Long Mỹ đã xây dựng 6 mô hình trồng rau an toàn trong

Các xã xây dựng NTM được UBND tỉnh triển khai theo từng giai đoạn. Giai đoạn 2010-2012, Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới của tỉnh đã triển khai tại 6 xã điểm: Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc), Long Tân (huyện Đất Đỏ), An Ngãi (huyện Long Điền), Quảng Thành (huyện Châu Đức), Châu Pha (huyện Tân Thành) và Hòa Long (TP. Bà Rịa). Giai đoạn 2013-2015, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai 18 xã, phân bố ở 5 huyện, thành trên địa bàn tỉnh.

Nông thôn mới khởi sắc

Bê tông hóa hệ thống thủy lợi tại xã An Nhứt (huyện Long Điền), địa phương đang triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015.

nhà lưới, trồng hoa ly ly, hoa lan, hoa cát tường, trồng nhãn xuồng cơm vàng, nuôi đặc sản kết hợp với du lịch sinh thái. Nhằm giúp bà con nông dân tiếp cận với phương pháp sản xuất sạch theo công nghệ cao, an toàn cho người tiêu dùng cũng như môi trường, UBND huyện Đất Đỏ đã thí điểm hỗ trợ trồng rau an toàn trong nhà lưới 4 mô hình, mỗi mô hình 30 triệu đồng. Ngoài ra, UBND xã cũng phối hợp với cơ quan chức năng tập huấn cho bà con kiến thức về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình....

Ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của tỉnh cho biết, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2015, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các mục tiêu về xây dựng NTM, không thực hiện đô thị hóa nông thôn

mà chú trọng hỗ trợ người dân chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển mô hình kinh tế hiệu quả và nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

CHUNG TAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, tổng kinh phí bố trí thực hiện chương trình xây dựng NTM trong 6 xã điểm ở giai đoạn đầu là hơn 1.151 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ

ngân sách là 443 tỷ đồng, vốn huy động doanh nghiệp là 180 tỷ đồng, vốn huy động trong dân 235 tỷ đồng, vốn tín dụng và các nguồn khác là 248 tỷ đồng. Các công trình được lập dự án đầu tư gồm bê tông hóa kênh mương nội đồng, kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, cải tạo và nâng cấp các trường tiểu học, xây nhà tình thương...

Xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc) là một trong những địa phương thành công trong công tác xã hội hóa xây dựng NTM giai đoạn 2010-2012. Ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, lúc mới triển khai NTM người dân vẫn còn chưa mặn mà, nhưng qua quá trình tuyên truyền người dân hào hứng tham gia đóng góp tiền của và công sức. Cụ thể, kinh phí để xây dựng các tuyến đường giao thông của xã là hơn 25 tỷ đồng, trong đó nhân dân đã đóng góp được 3 tỷ đồng.

“Tấc đất, tấc vàng”, nhưng với công tác “dân vận khéo” và thực hiện tốt phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” khi xây dựng NTM, người dân ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) đã đồng lòng hiến tặng đất để mở đường với mong muốn góp phần làm đẹp làng quê. Vì vậy, hiện nay Quảng Thành đã có những con đường liên thôn, liên xóm xanh - sạch - đẹp. Ông Nguyễn Minh Bình, người dân ở đây chia sẻ: “Để xây dựng nông thôn mới, tôi đã hiến một sào đất làm đường. Người dân nơi đây khi có đường giao thông đi qua đất mình sẵn sàng hiến đất làm đường với kỳ vọng cho vùng quê sẽ thay đổi và ngày càng giàu đẹp hơn”. Theo thống kê của UBND xã Quảng Thành, trong tổng số gần 173 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng NTM, vốn nhân dân của xã đóng góp 78,79 tỷ đồng.

Tham gia xây dựng NTM, không chỉ đơn độc một mình người nông dân mà còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia. Việc Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn triển khai công trình Thanh niên “Chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới” tại huyện Long Điền là một minh chứng. Theo đó, Đoàn thanh niên của công ty trang bị sách cho thư viện trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, lắp đặt các biển báo an toàn giao thông và kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường... Với chương trình này, Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn và đối tác sẽ hỗ trợ thêm 3,9 tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2014 nhằm trang bị những thiết bị đạt chuẩn quốc gia cho các trường học tại huyện Long Điền.

Theo Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM của tỉnh, sau khi hoàn thành giai đoàn đầu xây dựng NTM, 18 xã trên địa bàn tỉnh đã bước vào xây dựng NTM với mục tiêu đến năm 2015 có 50% số xã trên địa bàn tỉnh đạt NTM.

Một góc đường giao thông tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) đây là xã thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn đầu 2010-2012.

Page 18: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, trồng cây xanh cách ly, lắp đặt trạm quan trắc tự động, phân loại rác tại nguồn… Đó là những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong vài năm gần đây.

DOANH NGHIỆP CHUNG SỨC

Điều gì đã thôi thúc chủ đầu tư các KCN bỏ ra nguồn vốn lớn để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường trong bối cảnh nguồn vốn còn nhiều khó khăn, nguồn vay thắt chặt do khủng hoảng kinh tế. Ông Nguyễn Văn Đặng, Giám đốc Công ty Đầu tư và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ I lý giải: Việc đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư có thể tốn kém ban đầu nhưng lợi ích hữu hình lại vô cùng to lớn. Việc này sẽ giúp cho các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi vào đặt nhà máy trong KCN để hoạt động lâu dài, mặt khác nó giúp nâng cao nhận thức cũng như ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) cho những chủ doanh nghiệp. Với suy nghĩ đó, từ năm 2009 đến nay, Công ty Đầu tư và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đông Xuyên và Phú Mỹ I đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải (công suất từ 1.500 -3.000m3/ngày, đêm) để xử lý nước thải cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong 2 KCN trên.

Không chỉ trong các KCN, các nhà máy sản xuất mà các đơn vị du lịch lữ hành cũng gắn tiêu chí “thân thiện với môi trường” với quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu du lịch. Ông Đào Thanh Sơn, kế toán trưởng Công ty CP du lịch và thương mại DIC nói: “Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải không chỉ là việc chấp hành Luật BVMT mà còn là một trong những mục tiêu xây dựng thương hiệu du lịch thân thiện môi trường mà DIC đã ý thức từ nhiều năm qua”. Trong chiến lược cạnh tranh và phát triển, Khách sạn DIC Star đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm

năng lượng như lắp đặt hệ thống máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời công suất 10.000 lít/ngày; thay bóng đèn thường bằng đèn compact, dùng đèn led để trang trí; giảm máy điều hòa nhiệt độ ở những nơi không cần thiết; sử dụng ti vi màn hình LCD; khuyến khích khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường bằng cách tiết kiệm nước, điện, bỏ rác đúng nơi quy định, tổ chức Giờ trái đất hàng năm… Doanh nghiệp này cũng đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Bức tranh về môi trường trong những năm gần đây còn được cải thiện đáng kể nhờ có sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài để xử lý ô nhiễm. Công ty TNHH Kbec Vina (Khu xử lý chất thải tập trung 100ha xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) là một doanh nghiệp như thế. Ông Chung Yun Doo, Giám đốc Công ty TNHH Kbec Vina

(Hàn Quốc) cho biết, hiện nay, mỗi ngày, công ty xử lý khoảng 500 tấn rác thải sinh hoạt của TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, huyện Long Điền và huyện Tân Thành. Phương pháp xử lý của Kbec Vina là công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh với 4 lớp lót ngăn

cản ô nhiễm phát tán ra môi trường và công nghệ tách, xử lý nước rỉ rác, công suất 700 tấn/ngày. Theo đánh giá của ngành Tài nguyên và Môi trường (TNMT), công nghệ của Công ty TNHH Kbec Vina hiện nay vẫn là công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, ít tốn kém nhất. Hơn nữa, Công ty TNHH Kbec Vina hiện đang áp dụng cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đơn giá xử lý rác thải sinh hoạt 12 USD/tấn, rẻ hơn so với các địa phương khác (giá xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh là 17,9 USD/tấn).

HƯỚNG ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP XANHBà Rịa – Vũng Tàu là

một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút các dự án lớn như: điện, thép, xi măng, bột mì, dệt nhuộm... Bên cạnh những đóng góp cho nguồn thu ngân

sách, giải quyết công ăn việc làm thì các dự án này cũng bộc lộ hạn chế, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, trong chương trình xúc tiến đầu tư năm 2013, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung thu hút vốn vào các lĩnh vực đang có nhiều tiềm năng và không ảnh hưởng đến môi trường. Dấu hiệu đáng mừng là những năm gần đây Bà Rịa - Vũng Tàu đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận, thu hút đầu tư; tất cả các dự án đầu tư mới phải sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, bảo đảm các chất thải khi thải ra môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Bên cạnh

việc lựa chọn các nhà đầu tư, chọn dự án xanh thân thiện với môi trường, ngành TNMT cũng khuyến khích tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo. Về hoạt động tái chế chất thải, các nhà máy trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ xử lý phù hợp với thực tế chất thải phát sinh từ hoạt động của ngành thép, chất thải lỏng sinh hoạt. Cụ thể, việc thu gom và xử lý chất thải lỏng sinh hoạt của Công ty Đại Nam với đầu ra là phân vi sinh phục vụ cho ngành nông nghiệp được coi là một trong 2 nhà máy đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Còn công nghệ xử lý xỉ thép thành vật liệu xây dựng thay thế cho các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, đáp ứng được việc bảo vệ môi trường, hạn chế được khai thác tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải theo đúng chủ trương của Nhà nước…

Ông Lê Văn Sâm, Giám đốc Sở TNMT cho biết, hướng đến nền công nghiệp thân thiện với môi trường, UBND tỉnh đã có thông báo chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xử lý chất thải phát sinh hàng ngày nhằm đảm bảo được xử lý triệt để; phổ biến rộng rãi những ứng dụng của các sản phẩm sau tái chế để thúc đẩy chính sách tái chế và tái sử dụng chất thải để bảo vệ môi trường… Ngoài ra, trong định hướng phát triển của địa phương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã vạch ra những chiến lược trong đó có đầu tư cho môi trường. Quản lý chất thải rắn (trong đó có chất thải sinh hoạt) được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác BVMT của tỉnh.

19

Xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại Công ty TNHH Kbec Vina (Khu xử lý chất thải tập trung 100 ha, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Khu xử lý chất thải tập trung 100ha tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành) sẽ tập trung xử lý chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, tái chế phế thải, phế liệu và chôn lấp các chất thải không thể xử lý bằng công nghệ khác. Khu xử lý Láng Dài (huyện Đất Đỏ) diện tích 20ha sẽ xử lý rác sinh hoạt cho TP. Vũng Tàu, huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ bằng công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng và xử lý khí thải; Khu xử lý Phước Hoà (huyện Tân Thành) diện tích 14,7ha sẽ xử lý rác sinh hoạt cho TP. Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Châu Đức bằng công nghệ chế biến phân hữu cơ.

Đầu tư chobảo vệ môi trường

Bài, ảnh: quANG VŨ

Page 19: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Bài, ảnh: PHAN HÀ

HÚT HÀNGThành công nhất trong các

phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” trong năm 2013 phải kể đến phiên chợ diễn ra vào đầu tháng 12, tại xã Cù Bị (huyện Châu Đức). Đây là phiên chợ hàng Việt được tổ chức để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết cho bà con. Có phiên chợ, con đường heo hút dẫn vào xã ngày thường vốn vắng vẻ, nay trở lên tấp nập người qua lại. Từ 18 giờ tối 5-12, khu chợ mới xã Cù Bị đã đông vui tiếng trẻ con, người lớn í ới gọi nhau đi mua sắm. Ai ai cũng tranh thủ chọn lựa mấy món hàng thiết yếu.

Chỉ tay vào hai túi đồ nặng trịch với đầy đủ các món dầu ăn, hạt nêm, bánh kẹo… chị Mai, người dân trong xã cho hay: “Ngày Tết, nhu cầu sử dụng các đồ dùng này nhiều hơn, thế nên sẵn có dịp hàng Việt về bán, tôi tranh thủ ra mua luôn”. 9 giờ tối, đã gần đến giờ đóng cửa các gian hàng, nhưng nhiều nhân viên vẫn tranh thủ nhanh tay tiếp thêm hàng lên kệ. Nhiều DN phấn khởi khoe, sức mua của người dân dịp này tăng mạnh,

Một phiên “Chợ Tết hàng Việt” ở nông thôn

Dù đang ở thời điểm kinh tế khó khăn, nhiều người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, song những chuyến hàng Việt về nông thôn trong thời gian qua vẫn thu hút được sự quan tâm của người dân. Nhiều bà con nông dân bày tỏ sự hồ hởi, bởi đến với phiên chợ hàng Việt không chỉ được mua hàng chất lượng, giá rẻ mà còn được tư vấn sử dụng.

Năm 2013, các doanh nghiệp đưa hàng Việt về nông thôn đã trao tặng 125 suất quà và tiền mặt, với tổng giá trị hơn 67 triệu đồng (bình quân mỗi địa phương từ 10-15 suất, mỗi suất trị giá gần 800 đồng) cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Chọn mua hàng Việt tại xã Xà Bang (huyện Châu Đức).

ngoài mức dự đoán của họ. Anh Nguyễn Công Tâm, đại diện Siêu thị Metro cho biết, đã chuẩn bị hơn 100 mặt hàng thiết yếu, với trị giá 300 triệu đồng phục vụ cho cả chuyến đi 18 ngày, thế nhưng, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần đã bán hết số hàng mang theo. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết cho bà con, Metro liên tục bổ sung thêm hàng, đồng thời giảm giá bán nhiều mặt hàng đến 45%.

Ở nhiều điểm bán hàng khác, không khí mua sắm hàng Việt cũng nhộn nhịp không kém. Tại điểm bán hàng ở xã An Ngãi, (huyện Long Điền), chị Minh, nhà ở ấp An Lộc sau một hồi loay hoay chọn lựa đã mua được cho cậu con trai 4 tuổi hai bộ quần áo thun khá ưng ý. Chị Minh tâm sự, “Hai bộ đồ này nhìn cũng xinh xắn mà có hơn 100 ngàn, mặc lại mát nữa”. Chị Phan Thị Thẹn, nhà phân phối hàng quần áo trẻ em cho Công ty Minh Long (TP. Hồ Chí Minh) hớn hở khoe: “Từ hôm đưa hàng Việt về bán ở Bà Rịa- Vũng Tàu đến giờ, tức là sau hơn 1 tuần, chúng tôi đã

nhập thêm 2 lần hàng nữa. Cứ đà này chắc mai mốt chúng tôi lại nhập thêm hàng. Quần áo trẻ em bán chạy lắm”.

Anh Phạm Văn Nam, nhân viên Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh, người thường theo chân các DN đưa hàng Việt về nông thôn cho hay: Để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết cho bà con, trong tháng 11 và 12-2013, Trung tâm đã tổ chức 4 đợt đưa hàng Việt về nông thôn, bày bán ở các xã vùng sâu như: xã Hòa Hội, (huyện Xuyên Mộc), xã Cù Bị (huyện Châu Đức), xã Châu Pha (huyện TânThành)… với tổng số 32 ngày bán. Ở điểm

nào, sức mua của người dân cũng tăng mạnh. Chỉ tính riêng 2 đợt trong tháng 12, các DN đã đón và phục vụ 30.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu đạt hơn 2,2 tỷ đồng.

TIẾP SỨC CHO DOANH NGHIỆP

Theo phản ánh của các DN, khi đưa hàng Việt về nông thôn, họ không kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận. Bởi mỗi chuyến hàng Việt về nông thôn, ngoài việc giảm giá, tặng quà, các DN còn phải mất nhiều chi phí khác. Tuy nhiên, được thấy người nông dân háo hức khi mua hàng Việt, được tư vấn về cách sử dụng cho họ, DN cũng cảm thấy vui, như được tiếp thêm sức mạnh. Qua đó, sẽ tạo dựng được hình ảnh sản phẩm của DN trong lòng người dân nông thôn.

Ông Trương Văn Thôi, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh cho biết: Năm 2013, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh đã tổ chức 18 chuyến “Hàng Việt về nông thôn”, bày bán tại các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, thu hút gần 200.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng. Mỗi chuyến “Hàng Việt về nông thôn”, có từ 6-17 DN trong và ngoài tỉnh tham gia, bày bán các mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, bột ngọt, nước mắm… và nhiều mặt hàng khác như quần áo, bột giặt, mũ bảo hiểm. “Các phiên chợ hàng Việt trong thời gian qua thực sự đã thu hút được sự quan tâm của người dân nông thôn. Giờ đây, họ đi mua hàng với niềm tin về chất lượng và giá cả, không còn đến để tham khảo hay thăm dò như trước nữa” - ông Trương Văn Thôi khẳng định.

20

Page 20: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

21

5.253 HỘ THOÁT NGHÈO

Những ngày cuối năm, đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, một hộ dân thuộc đồng bào dân tộc Châu Ro, ở thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức), ông phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi đã thoát nghèo, lại vừa xây dựng được nhà để ở, thu nhập năm vừa rồi được hơn 100 triệu đồng nên cũng đủ để lo cho con cái ăn học”. Trước đây, gia đình ông Sơn thuộc diện nghèo nhất trong các hộ nghèo của xã Đá Bạc. Nhà đông con nên cái nghèo cứ như món nợ bủa vây họ. Từ năm 2009, gia đình ông được vay 15 triệu đồng để chăn nuôi bò. Nhờ sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và chăm chỉ làm ăn, đến nay, gia đình ông Sơn đã thoát nghèo với đàn bò hơn 10 con, cùng với việc đầu tư thêm chăn nuôi dê và làm rẫy, thu nhập bình quân đạt gần 100 triệu đồng/năm.

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều bà con nông dân đều cho biết, trước đây, tuy biết vạch ra hướng làm ăn, nỗ lực sản xuất, chăn nuôi, nhưng hầu hết bà con đều là hộ nghèo nên thiếu vốn. Từ khi được vay vốn ưu đãi giảm nghèo, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, trở nên khá

giả. Anh Huỳnh Ngọc Ẩn, ở ấp Phước Nghĩa, xã Tam Phước (huyện Long Ðiền) kể, trước đây tuy vợ chồng chăm chỉ làm ăn, chẳng nề hà công việc gì nhưng cái nghèo, cái đói vẫn không thôi đeo bám gia đình anh. Năm 2006, gia đình anh được ấp Phước Nghĩa và xã Tam Phước bình xét là hộ nghèo chuẩn quốc gia và được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 15 triệu đồng để

nuôi bò phát triển kinh tế. Hai năm nuôi bò nhưng không thấy hiệu quả, anh bàn với vợ bán bò và mở xưởng mộc tại nhà. Khéo tay, lại chăm chỉ nên xưởng mộc của anh ngày càng phát triển, đến nay gia đình anh không những thoát nghèo mà còn trở thành hoä khá giả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương.

KHÔNG CÓ HUYỆN NGHÈO

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả nước có 62 huyện thuộc 20 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo hơn 50%, theo chuẩn quốc gia quy định (những hộ có mức thu nhập bình quân là 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị). Riêng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến thời điểm này không có huyện nghèo, chỉ có huyện Xuyên Mộc tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là 8,68%.

Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp như: tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao; thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn; đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi cách làm ăn, dạy nghề, truyền nghề theo cây trồng vật nuôi để các hộ nghèo tự lực vươn lên. Tỉnh cũng chú trọng nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo.

Bên cạnh đó, thực hiện chính

sách hỗ trợ trong khám, chữa bệnh, đến nay tỉnh đã cấp mới 100.632 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng với tổng số tiền hơn 58 tỷ đồng; đã thực hiện miễn giảm học phí cho 16.658 lượt học sinh các cấp là con em hộ nghèo với số tiền hơn 7,9 tỷ đồng. Quỹ tình nghĩa, tình thương và quỹ “Vì người nghèo” đã vận động được hơn 18 tỷ đồng, xây dựng được 137 căn nhà đại đoàn kết với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.

Ông Mã Thành Sơn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp như: bảo đảm cho người nghèo được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước như vay vốn kết hợp với hỗ trợ kiến thức sản xuất; hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội cải thiện cuộc sống; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững…

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2013, toàn tỉnh có 5.253 hộ

thoát nghèo theo chuẩn tỉnh (đạt 103,47% so với kế hoạch năm); số hộ thoát nghèo theo chuẩn quốc gia là 1.428/1.200 hộ, đạt 119,5% kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Sơn, một hộ dân thuộc đồng bào dân tộc Châu Ro, ở thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò.

Bài, ảnh: AN NHẬT

Tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Nhờ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội nên những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt nhiều kết quả, được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá là một trong những địa phương thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, tiếp tục hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Page 21: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

22

TẠM THỜI QUẲNG GÁNH LO

Một ngày đầu năm mới Dương lịch 2014, tôi đi cùng đoàn cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH huyện Xuyên Mộc về xã Hòa Hiệp để giải ngân cho các hộ vay vốn theo lịch giải ngân hàng tháng của đơn vị. Trên đoạn đường từ trung tâm huyện Xuyên Mộc theo tuyến tỉnh lộ 328 đi về xã Hòa Hiệp, trước sân nhiều nhà ven đường đã có những cành mai nở sớm, những chùm hoa khoe sắc vàng rực rỡ, những cánh hoa rung rinh theo gió tựa như những bàn tay nhỏ vẫy chào mùa Xuân mới an lành đang đến rất gần.

Sân trụ sở UBND xã Hòa Hiệp là một điểm giao dịch hàng tháng của NHCSXH. Tại đây, rất đông người dân tụ tập trước sân và ngồi đợi sẵn trong hội trường UBND xã. Tiếng cười nói râm ran ở nơi này, góc kia. Anh Lê Đăng Khoa, Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện cho biết, hôm nay sẽ giải ngân 1,5 tỷ đồng cho hơn 150 hộ vay vốn các chương trình tín dụng của NHCSXH. Thủ tục giải ngân cho mỗi hộ vay vốn diễn ra nhanh chóng. Hầu hết những người nhận tiền vay khi ra về đều tỏ ra vui vẻ, những khuôn mặt đầy nắng gió của họ như rạng rỡ hơn, vì nỗi lo về nhu cầu tài chính phục vụ cho sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình đã tạm thời được giải quyết. Vấn đề còn lại là các hộ vay phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, giúp đời sống ổn định một cách căn cơ hơn.

NHIỀU HỘ VAY VỐN PHẤN KHỞI ĐÓN XUÂN

Tranh thủ lúc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện thực hiện việc giải ngân cho các hộ vay vốn, theo hướng dẫn của cán bộ địa phương, tôi tìm đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tự (ấp Phú Hòa, xã Hòa Hiệp) - một khách hàng vay vốn theo chương trình tín dụng hộ cận nghèo của NHCSXH. Gia đình ông Tự cư ngụ trong căn nhà diện tích khoảng 50m2, tường gạch xây không tô vữa, mái lợp tôn cũ, vật dụng đáng giá trong nhà chỉ là một xe máy cũ và chiếc ti vi. Ông Tự người nhỏ nhắn, khuôn mặt khắc khổ trông già trước tuổi 50. Quê ông ở Hương Sơn-Hà Tĩnh, cả gia đình vào sinh sống trên vùng đất Hòa Hiệp đã hơn 10 năm. Nhờ sự giúp đỡ của bà con đồng hương vào lập nghiệp trước và chính quyền

Vườn tiêu gia đình ông Nguyễn Văn Tự (ấp Phú Hòa, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) được chăm sóc tốt hơn nhờ vốn vay chương trình tín dụng hộ cận nghèo của NHCSXH.

địa phương, hiện gia đình ông đã tạo lập được khu vườn rộng 0,8ha xen canh cây tiêu và hoa màu theo hình thức “lấy ngắn nuôi dài”. Niên vụ tiêu 2012 vừa rồi, do thời tiết không thuận lợi và không có vốn đầu tư chăm sóc, nên giá trị sản lượng tiêu thu hoạch của gia đình ông Tự chỉ hòa vốn. Trong khi đó, nhà có 8 nhân khẩu phải chi phí nhiều nhưng chỉ có 4 lao động, 4 khẩu còn lại đang độ tuổi đi học, vì vậy, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Cách đây hơn 4 tháng, được Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Phú Hòa bình xét, ông Tự được vay 15 triệu đồng của NHCSXH với kỳ hạn vay 3 năm, sử dụng vào mục đích

mua vật tư, phân bón, công cụ lao động để đầu tư chăm sóc và trồng mới 1.500 gốc tiêu trong vườn nhà. Chỉ tay về phía những trụ tiêu trĩu đầy nhành trái non mơn mởn, ông Tự nói một cách tự tin: “Vụ tiêu tới đây sẽ thu hoạch khá, trừ chi phí rồi chắc chắn sẽ còn dư một số tiền, dùng để trang trải những khoản chi khác cho gia đình đã dự tính lâu nay mà chưa thực hiện được, nhất là mua sắm tiêu dùng đón Tết năm nay!”.

Tìm hiểu sâu hơn về các chương trình tín dụng của NHCSXH, được biết ông Tự là một trong số rất nhiều hộ dân vay vốn của NHCSXH và sử dụng vốn có hiệu quả. Có

thể nêu một số hộ điển hình như:

Gia đình bà Trần Thị Lên từ miền Trung vào lập nghiệp ở xã Châu Pha (huyện Tân Thành) sau hơn 5 năm tích cóp, hồi đầu năm rồi mới mua được mảnh đất vườn 5 sào. Có đất, nhưng bài toán về vốn để sản xuất, canh tác theo mô hình nào thì chưa tìm được lời giải. Đầu tháng 6-2013 được vay vốn của NHCSXH, bà quyết tâm áp dụng mô hình sản xuất “vườn - ao - chuồng”. Hiện nay, trên mảnh vườn 5 sào, bà Lên đã đầu tư hơn 3 sào trồng xen canh cây đu đủ và cây mãng cầu nổi tiếng thơm và dai của nền đất pha cát đặc thù vùng Châu Pha - Tóc Tiên, diện tích còn lại đào ao nuôi cá chép, rô phi, trắm cỏ… và xây chuồng nuôi hơn chục con heo. Nhìn đàn heo đang lớn, bà nhẩm tính và phấn khởi nói: “Dịp Tết này, bán lứa heo và khoảng vài trăm ký cá, số tiền thu được sẽ dành ra phần lớn để tái canh, còn lại dùng để mua sắm tiêu dùng để năm nay đón Xuân vui hơn!”.

Tiệm uốn tóc và trang điểm làm đẹp của chị Dương Thị Tuyết Nga ở thị trấn Long Hải (huyện Long Điền) đã mở cửa khai trương được hơn 3 tháng. Chị Nga cho biết, cửa tiệm này ra đời nhờ một phần vào nguồn vốn vay chương trình tín dụng hộ cận nghèo của NHCSXH. Cách đây mấy

năm, gia đình chị là hộ nghèo, được vay vốn NHCSXH để mua bán nhỏ, chưa cải thiện đời sống bao nhiêu thì bị đưa ra khỏi diện hộ nghèo, vì đã có thu nhập vượt chuẩn nghèo. Từ đó, cuộc sống gia đình chị Nga dần trở lại thời kỳ khó khăn, nguy cơ tái nghèo đã thấy rõ. May sao, qua bình xét giới thiệu và bảo lãnh của Hội Phụ nữ cơ sở, gia đình chị được NHCSXH cho vay 25 triệu đồng để tổ chức làm ăn. Đồng vốn vay vừa trang trải chi phí cho việc mở tiệm uốn tóc, vừa mua được chiếc xe máy cũ cho chồng chị chở cá thuê ở cảng cá Phước Tỉnh. Chị Nga vui vẻ nói: “Hiện tại, thu nhập từ tiệm uốn tóc của tôi cùng với tiền chở cá thuê hàng ngày của ông xã đã giúp cho cuộc sống gia đình tốt hơn rồi. Tết này, chắc chắn hai con tôi sẽ được mặc quần áo mới để đi chúc Xuân và nhận lì xì!”.

GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Ông Lê Văn Trương, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Chi nhánh đang thực hiện 8 chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội vay vốn. Trong đó, chương trình tín dụng hộ cận nghèo mới được triển khai trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu hồi đầu tháng 5-2013 theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 8 tháng triển khai chương trình tín dụng này, Chi nhánh thực hiện doanh số cho vay hơn 120 tỷ đồng với gần 6.000 hộ cận nghèo vay vốn. Việc bình xét và giải ngân cho vay hộ cận nghèo cũng được áp dụng như các chương trình tín dụng khác của NHCSXH, thực hiện ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đoàn thể (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên). Theo phản ảnh từ các tổ chức hội, đoàn thể, chương trình tín dụng hộ cận nghèo tuy mới triển khai, nhưng đã nhận được sự ủng hộ tích cực của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; hộ cận nghèo nhận được sự hỗ trợ tài chính với chính sách cho vay ưu đãi, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống và tránh tình trạng tái nghèo sau khi thoát nghèo, hoặc có nguy cơ sẽ trở thành hộ nghèo. Như vậy, chương trình tín dụng này sẽ góp phần cùng với các ưu đãi khác của Nhà nước thực hiện có hiệu quả chính sách bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Năm nayđón Tếtvui hơn

Người con trai bà Trần Thị Lên (xã Châu Pha, huyện Tân Thành) cho cá ăn trong ao vườn nhà được đầu tư một phần từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH.

Năm nay, nhiều hộ gia đình có vay vốn theo các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sẽ phấn khởi vui Xuân - đón Tết an lành, nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo nên nguồn thu nhập trang trải chi phí cho cuộc sống ổn định hơn.

Bài, ảnh: GIA BẢO

Page 22: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

23

Bài, ảnh: NGUYÊN CHƯƠNG

GIÁM SÁT NHỮNG VẤN ĐỀ “NÓNG”

Theo ông Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, năm 2013 cùng với chức năng quyết định các vấn đề quan trọng tại địa phương, chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động của HĐND. Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện tốt vai trò điều hòa, phối hợp với các Ban HĐND tỉnh và các đơn vị liên quan để tổ chức, thực hiện chương trình giám sát. Các chuyên đề giám sát đều được Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh xây dựng chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm, mốc thời gian được thực hiện của từng chuyên đề được phân bổ một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện từng chuyên đề giám sát.

Trong năm 2013, HĐND tỉnh thực hiện 15 chuyên đề giám sát, các đoàn giám sát đã tổ chức 46 cuộc giám sát và làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. Ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho biết: “Nội dung giám sát của chúng tôi cơ bản bám theo nguyện vọng, ý kiến của cử tri, tập trung chủ yếu vào các dự án xây dựng, đánh bắt hải sản và các dự án trọng điểm của tỉnh”. Ông Dương Minh Tuấn, Phó ban Pháp chế HĐND tỉnh nói: “Chúng tôi giám sát về đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông. Đoàn giám sát cũng đi khảo sát thực tế ở các đội thanh tra giao thông đường bộ và đường thủy”.

Chỉ tính riêng trong 6 tháng cuối năm 2013, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã thành lập các đoàn giám sát và tổ chức giám sát 7 chuyên đề, gồm: Thực hiện quy hoạch,

Các đại biểu HĐND tỉnh thông qua các Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa V, trong đó có Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2014 của HĐND tỉnh.

Đoàn Giám sát về công tác thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc do bà Nguyễn Thị Yến (thứ 2, từ trái qua), Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đang trao đổi với một hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

Thực hiện các kiến nghị của các Đoàn giám sát

UBND tỉnh sẽ xem xét chấn chỉnh các sở, ngành trong việc thực hiện các kiến nghị của các đoàn giám sát của HĐND tỉnh, cũng như việc giải trình các ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhất là các ý kiến chất vấn của các đại biểu HĐND tỉnh do chậm giải quyết để cử tri và đại biểu HĐND tỉnh nhắc lại nhiều lần trong các kỳ họp. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban của HĐND tỉnh với các sở, ngành liên quan để bảo đảm thông tin kịp thời trong việc thực hiện kiến nghị trong việc giám sát và giải quyết các kiến nghị của cử tri.

Giám sát trọng tâm các vấn đề bức xúc

đầu tư, khai thác và quản lý sử dụng các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2010 đến 2013; Thực hiện xây dựng Đồ án khu đô thị Chí Linh; Thực hiện các công trình giao thông trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách; Tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; Hoạt động của Thanh tra giao thông; Triển khai thực hiện Thông tư 04 ngày 29-2-2012 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính về giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh và Thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Đây là những vấn đề tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

CHỈ RÕ NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI

Thực hiện chuyên đề giám sát về việc thực hiện quy hoạch, đầu tư, khai thác và quản lý sử dụng các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2010 đến 2013, từ ngày 8 đến ngày 11-10-2013, Thường trực HĐND tỉnh đã giám sát tại các địa phương: TP. Vũng

Tàu, huyện Tân Thành, TP. Bà Rịa, huyện Đất Đỏ và nhận thấy các hộ dân chính thức ở và xây dựng nhà ở tại các khu tái định cư chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 13% trên tổng số suất tái định cư được cấp. Nguyên nhân là do khi được Nhà nước giao căn hộ và nền đất với giá trị thấp theo chính sách, các hộ dân liền chuyển nhượng để tạo thu nhập tăng thêm từ chênh lệch, nhằm bù đắp một phần thiệt thòi đối với nhà đất khi bị giải tỏa. Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi không thực sự có nhu

cầu ở nhưng vẫn đăng ký nhận suất tái định cư sau đó chuyển nhượng. Các khu tái định cư phần lớn được đầu tư xây dựng tại các trung tâm nội thị, dù tiện ích nhưng không phù hợp với tập quán sinh sống, làm ăn vì đa số hộ dân bị giải tỏa sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi. Mặt khác giá đất ở khu tái định cư thường cao hơn so với khu vực bị giải tỏa, nên các hộ không đủ khả năng chi trả... Từ những nguyên nhân này, trong kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa V vừa qua, HĐND tỉnh đã đề

nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ tái định cư cho người dân bằng tiền để người dân tự mua đất xây nhà theo nguyện vọng thay vì tái định cư bằng căn hộ chung cư như trước đây.

Trước đó, qua giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh vào tháng 8-2013, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho biết, các loại chất thải, nước thải từ các hộ dân sinh sống trên các bè cá; thức ăn thừa từ các lồng bè, việc vệ sinh lồng bè; nước thải từ các nhà máy chế biến cá tại xã Tân Hải (huyện Tân Thành) xả trực tiếp ra sông, kết hợp với việc phát triển lồng bè một cách dày đặc tại một số vùng nuôi nên nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh rất cao. Tại khu nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc): do các dự án hạ tầng kỹ thuật chưa được triển khai nên các hộ dân đã nuôi tự phát trong vùng quy hoạch, thiếu hệ thống cấp nước mặn, nước ngọt, hệ thống xử lý nước, hệ thống xả thải. Việc phát triển nuôi tự phát không tuân theo mùa vụ, dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...

Từ những thực trạng trên, Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP. Vũng Tàu và các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý đối với việc cấp phép thuê mặt nước; xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp các lồng bè trong khu quy hoạch và sắp xếp, di dời các lồng bè tự phát không theo quy hoạch về khu vực đã quy hoạch; tăng cường công tác quản lý luồng lạch lưu thông và giải quyết dứt điểm tình trạng đăng đáy trên sông; tăng cường công tác quản lý môi trường, giám sát các hoạt động xả thải của các nhà máy chế biến cá tại xã Tân Hải (huyện Tân Thành) và hoạt động khai thác cát nhiễm mặn trái phép tại vịnh Gành Rái; quản lý chặt chẽ các đối tượng là người nước ngoài tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản...

Năm 2013, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh tiếp tục được đổi mới và đi vào chiều sâu theo hướng giám sát chuyên đề. Qua hoạt động giám sát, HĐND tỉnh đã chỉ ra nhiều nguyên nhân tồn tại và những kiến nghị để các cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp khắc phục, thực thi tốt trách nhiệm của mình.

Page 23: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Quá trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ ở các địa phương trong tỉnh. Trong thời gian qua, việc thực hiện tốt quy chế dân chủ đã thực sự phát huy được quyền làm chủ của nhân dân khi tham g ia vào các công việc chung của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó trưởng ban Chỉ đạo

triển khai thực hiện QCDC ở cở sở, qua kết quả giám sát của HĐND tỉnh tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy, việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác tiếp dân, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đang được quan tâm thực hiện ngày một tốt hơn.

Thực hiện QCDC ở cơ sở, UBND các xã, phường, thị trấn đã thông báo kịp thời những nội dung nhân dân được biết; tạo điều kiện cho nhân dân được bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định như: nội dung Quy ước của thôn, ấp, khu phố; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, ấp, khu phố…; nhân dân bàn và quyết định trực tiếp việc giới thiệu ứng cử Đại biểu HĐND, bầu trưởng thôn ấp, khu phố, tổ trưởng tổ dân cư, xây dựng Quy ước khu dân cư. Qua các buổi tiếp xúc cử tri và họp khu dân cư, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quản lý, sử dụng quỹ đất; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… Đồng thời, nhân dân tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện thông qua hoạt động Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

Hiện nay, trên toàn tỉnh, 100% xã, phường, thị trấn đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ hành chính theo mô hình “một cửa”, hồ sơ hành chính được giải quyết kịp thời; 100% UBND xã, phường, thị trấn xây dựng quy chế tiếp công dân, bố trí lịch và phân công lãnh đạo phụ trách tiếp dân. Có nơi, Chủ tịch UBND định kỳ tổ chức họp giao ban với các tổ dân cư để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đồng thời phổ biến cho nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân, qua đó đã góp phần giảm thiểu các vụ khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Việc vận

động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, các loại quỹ giúp nhau giảm nghèo… đạt nhiều kết quả thiết thực. Các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, các công trình, các loại quỹ,… đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong 3 năm qua, nhân dân đã đóng góp xây dựng quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Vì người nghèo” được 63,7 tỷ đồng, xây dựng 1.373 căn nhà đại đoàn kết, 52 nhà tình nghĩa, hiến đất, góp công để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng. Riêng tại 6 xã điểm xây dựng nông thôn mới, đã huy động trong dân hơn 62 tỷ đồng, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Phan Quý, Chủ tịch UBND xã Cù Bị (huyện Châu Đức) cho biết, việc huy động đóng góp của nhân

dân trong phong trào làm đường giao thông nông thôn được xã công khai, minh bạch. Xã giao cho các thôn làm chủ đầu tư, nhân dân vừa là người giám sát, vừa tham gia lao động và được trả công theo quy định. Bên cạnh đó, các thành viên trong ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trực tiếp xuống cơ sở họp với dân để cùng giải quyết những vấn đề khó khăn, huy

động sự tham gia của nhân dân (góp công làm đường, góp vật liệu xây dựng, chỉnh trang nhà ở khu dân cư, vệ sinh môi trường)... Nhờ thấy rõ lợi ích sát sườn, người dân khắp nơi đã đồng lòng hưởng ứng. Từ năm 2010 đến nay, xã Cù Bị đã huy động nhân dân đóng góp khoảng 31 tỷ đồng.

Còn ở huyện Tân Thành, ông Lê Văn Xương, Chủ tịch UBND huyện cho biết, địa phương này đã thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trong công tác vận động di dời, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn huyện. Trong 3 năm qua, trên địa bàn huyện Tân Thành đã tổ chức triển khai hơn 80 dự án, thu hồi 1.530ha đất với hơn 2.900 lượt hộ gia đình, cá nhân và hơn 90 đơn vị tổ chức. Trong đó, thu hồi khoảng 740ha để xây dựng các khu công nghiệp; thu hồi 574ha để xây dựng các dự án cụm cảng và hậu cần bến bãi, dịch vụ logictics và hơn 216ha đối với các dự án khác. Để công tác giải phóng mặt

bằng đạt hiệu quả, huyện đã tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân; đồng thời thường xuyên họp dân để thông báo, giải thích các chủ trương, chính sách thu hồi đất; lắng nghe, ghi nhận ý kiến của người dân; niêm yết công khai quy định về quy trình, thủ tục, giá đất… tại trụ sở UBND các xã, thị trấn, thôn, ấp có đất

bị thu hồi để nhân dân biết và đóng góp ý kiến với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân kiểm tra, gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân... “Phải vận dụng tốt phương châm Đảng nói dân tin, Mặt trận đoàn thể vận động dân theo, chính quyền làm dân ủng hộ, tôn trọng dân, lắng nghe dân, kịp thời giải quyết những bức xúc, khó khăn của dân” - ông Lê Văn Xương nhấn mạnh.

Việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả rõ nét, quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Những nội dung cơ bản của QCDC đã và đang trở thành phương châm hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở và góp phần tăng thêm sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng và tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân...

24

Cán bộ hành chính bộ phận một cửa xã Châu Pha (huyện Tân Thành) tiếp nhận hồ sơ hành chính của công dân.

Bài, ảnh: SƠN QUỲNH

Page 24: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

SẼ KHÔNG CÒN THỪA - THIẾU TRƯỜNG LỚP

Trước đây, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp thiếu sự đồng bộ, mỗi địa phương “mạnh ai, nấy làm”. Cũng trong suốt một thời gian dài, ngành GD-ĐT chưa có một quy hoạch tổng thể về đầu tư để phát triển giáo dục trong từng giai đoạn. Những nguyên do đó đã dẫn đến tình trạng “nơi thừa, nơi thiếu” trường học trong nhiều năm. Nhưng nghịch lý này sẽ không còn, bởi năm 2013, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển GD-ĐT tỉnh giai đoạn từ nay đến naêm 2020.

Đề án này được xây dựng dựa trên khảo sát thực tế nhu cầu trường lớp của từng địa phương, có sự tham gia ý kiến thống nhất của các cơ quan chức năng. Theo đó, vốn đầu tư từ ngân sách sẽ được phân bổ đúng nơi, đúng chỗ, hợp lý theo đúng nhu cầu sử dụng, không lãng phí. Chẳng hạn, trong đề án, TP. Vũng Tàu được đầu tư lớn nhất trong giai đoạn này, bởi đây là địa phương đang thiếu trường lớp nhiều nhất. Huyện Châu Đức và huyện Tân Thành thì tập trung xây dựng trường lớp cho bậc học mầm non, còn cấp THCS lại tạm dừng đầu tư thêm trường lớp.

Theo đề án, bậc học mầm non ở tất cả các địa phương

đều được đầu tư lớn nhất về trường lớp, bởi nhiều năm qua bậc học này luôn thiếu trường, lớp. Giai đoạn 2012-2015, theo quy hoạch đề án sẽ đầu tư xây mới 70 trường học cho bậc mầm non, bổ sung 11 phòng học và 3 trường nâng cấp mở rộng. Cấp tiểu học được đầu tư xây mới 12 trường, 2 trường nâng cấp mở rộng và 2 trường xây khu bán trú. Cấp trung học được đầu tư xây mới 7 trường

THCS, 3 trường THPT và xây khu bán trú cho 2 trường THCS. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 45 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 16 trường THCS, 9 trường THPT. Riêng TP. Vũng Tàu, giai đoạn 2013-2015, ngân sách tỉnh cần đầu

tư xây mới 14 trường mầm non, 3 trường TH, 2 trường THCS và 1 trường THPT; mở rộng thêm khu bán trú cho 2 trường TH. Hiện nay các dự án xây dựng trường học đều đã được tỉnh và thành phố thông qua. Trong đó, 20 trường mầm non đã được thông qua phương án thiết kế, 5 trường tiểu học đã được phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng. Ngoài ra, trường Tiểu học Nguyễn

Thái Học đang xây thêm khu bán trú, trường Tiểu học Hạ Long mở rộng khu bán trú.LÀM MỚI QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN

Những năm vừa qua, trong ngành giáo dục xảy ra tình trạng nơi thừa - nơi thiếu giáo viên, chất lượng tuyển

dụng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, trong đó quy trình tuyển dụng giáo viên tại các địa phương bộc lộ nhiều bất ổn, nảy sinh tiêu cực trong tuyển dụng.

Trước thực trạng này, mùa hè năm 2013, ngành GD-ĐT và Sở Nội vụ đã phối hợp soạn thảo quy định mới về quy trình tuyển dụng được áp dụng thống nhất cho tất cả các địa phương trong tỉnh và đã được UBND phê duyệt tại Quyết định 1662, ban hành ngày 5-8-2013. Ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, Quyết định số 1662 trước hết nhằm hướng dẫn, cụ thể hóa Nghị định 29 và Thông tư 15 của Bộ Nội vụ trong quy trình tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT các tỉnh. Quyết định này còn nhằm thống nhất lại quy trình tuyển dụng giáo viên cho tất cả các đơn vị giáo dục trong toàn tỉnh, tránh tình trạng mỗi địa phương thực hiện một kiểu như trước đây.

Theo quy định này, các huyện, thành phố trong toàn tỉnh sẽ đồng loạt tuyển dụng cùng một thời điểm, tránh tình trạng nơi này tuyển chưa xong thì ứng viên đã rút hồ sơ dự tuyển nơi khác. Để tránh tình trạng tuyển dụng “cục bộ” như đã xảy từng ra tại một số địa phương, tất cả các quy trình, nội dung, chỉ tiêu tuyển dụng

đều bắt buộc phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh để mọi người dân được biết.

Đặc biệt, ứng viên giáo viên được kiểm tra kỹ hơn về trình độ. Theo đó, ngoài phần xét tuyển điểm học tập như trước đây, người dự tuyển giáo viên phải trải qua kỳ kiểm tra sát hạch bằng hình thức thực hành giảng dạy. Kỹ năng này được đánh giá bằng chấm điểm một tiết dạy và một bài giáo án do ứng viên soạn và giảng dạy. Kết quả kiểm tra sát hạch và kết quả học tập được quy thành điểm để xét tuyển. Người trúng tuyển phải có điểm tốt nghiệp, học tập và điểm thực hành (phỏng vấn), mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên. Giờ dạy phải đạt từ loại trung bình trở lên (đối với giáo viên). Hội đồng xét tuyển sẽ xét tổng điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có điểm thực hành cao hơn sẽ trúng tuyển; nếu điểm thực hành bằng nhau thì xét theo thứ tự ưu tiên.

Quyết định 1662 về quy trình tuyển dụng mới viên chức ngành GD-ĐT ra đời sẽ tạo một bước tiến mới về chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần thúc đẩy GD-ĐT phát triển.

25

Giai đoạn từ đây đến năm 2020, bậc học Mầm non được đầu tư xây dựng trường lớp nhiều nhất. Trong ảnh: Giờ tập tô của trẻ trường Mầm non Lê-ki-ma (huyện Đất Đỏ).

Quy định mới về tuyển dụng giáo viên thống nhất quy trình tuyển dụng chung cho toàn tỉnh, khắc phục tình trạng mỗi nơi làm một kiểu, dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Trong ảnh: Giờ học tại trường THCS Châu Đức.

kinh doanh để tăng sức hấp dẫn cho Côn Đảo. Công trình nâng cấp, mở rộng cảng Côn Đảo tại Vũng Tàu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Cảng tàu khách Côn Đảo đang thi công hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc để kịp hoàn thành vào tháng 6-2014. Ban Quản lý cảng Bến Đầm cũng đã trình UBND tỉnh kế hoạch, phương án đóng mới tàu cao tốc tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo. Một loạt các

công trình hạ tầng khác cũng đang trong quá trình thi công hoặc chuẩn bị đầu tư như: hồ chứa nước Quang Trung II; nâng cấp đường và hệ thống thoát nước nội thị Côn Đảo; cải tạo, phát triển lưới điện trung và hạ thế khu vực trung tâm Côn Đảo; mở rộng và nâng công suất nhà máy điện An Hội; hệ thống cấp nước giai đoạn 2; đầu tư trục đường phía bắc trung tâm Côn Đảo; xây dựng chợ Côn Đảo; mở văn phòng đại diện tại Cần Thơ… Việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu trung tâm Côn Sơn; quy hoạch phân khu Bến Đầm; quy hoạch phân khu Cỏ Ống - Đầm Tre cũng đang được tiến hành gấp

rút. Đối với các dự án đầu tư du lịch đã được thỏa thuận địa điểm, huyện Côn Đảo đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào khai trương đón khách du lịch. “Khả năng trong năm 2014, đề án tổ chức chính quyền đặc thù cho Côn Đảo sẽ được Chính phủ phê duyệt. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước nói chung và du lịch nói riêng khi triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao” - ông Hồ Văn Niên nói.

Đ.K

Năng lực mới...(Tiếp theo trang 14)

Ngành giáo dục giải bài toán “THỪA-THIẾU”Năm 2013, đánh dấu một năm có ý nghĩa quan trọng, định ra hướng đi để giải bài toán thừa - thiếu trường lớp, giáo viên của ngành GD-ĐT mà trước đây vẫn rất nan giải. Đó là việc xây dựng thành công đề án quy hoạch phát triển GD-ĐT đến năm 2020 và quy định mới về tuyển dụng giáo viên thống nhất trong toàn tỉnh.

Bài, ảnh: MINH THIÊN

Page 25: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên

26

Bài, ảnh: NGỌC NGUYỄN ĐVTN nghe nói chuyện về những chiến công của thế hệ cha, anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại địa đạo Long Phước (TP. Bà Rịa).

Trong năm 2013, các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lối sống văn hóa cho thanh thiếu niên, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong học tập, lao động và công tác.

Được hòa trong không khí sôi động, náo nhiệt của Hội trại

“Đoàn kết 3 lực lượng” vào cuối tháng 3-2013, chúng tôi phần nào cảm nhận được hiệu quả từ các hoạt động tập thể lành mạnh, bổ ích đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng lối sống cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Các hoạt động trong hội trại không chỉ là sân chơi, giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các cán bộ Đoàn, ĐVTN trong tỉnh ôn truyền thống, nâng cao lý tưởng cách mạng, tiếp bước cha anh chung tay bảo vệ và xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp.

Anh Trần Văn Mảng, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết, để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho thanh niên có hiệu quả, các cơ sở Đoàn đã đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép công tác sinh hoạt chính trị tư tưởng với công tác tuyên truyền, phổ biến, học tập đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó nâng cao nhận thức của ĐVTN về vai trò của tuổi trẻ trong giai đoạn mới.

Theo đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được triển khai sâu rộng với nội dung phong phú, hình thức đa dạng trong sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội và lồng ghép vào các hoạt động của Đoàn; tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn; sinh hoạt chính trị “Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp

và hành động của tuổi trẻ”. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị cho ĐVTN.

Thời gian qua, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được cụ thể hóa thành cuộc vận động “Tuổi trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu học tập và làm theo lời Bác” và đưa việc làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác là tiêu chí để rèn luyện cho từng ĐVTN thông qua nhiều hình thức như: Thi kể chuyện tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp

hoạt động cách mạng của Bác Hồ, tuyên dương thanh niên tiên tiến, ĐVTN “Viết nhật ký làm theo lời Bác”… đã tác động tích cực về mặt nhận thức và hành động trong công việc và đời sống của thanh niên. Trong năm 2013, Tỉnh Đoàn đã tuyên dương 83 gương cán bộ Đoàn, ĐVTN tiêu biểu trong cuộc vận động “Tuổi trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu học tập và làm theo lời Bác”.

Theo anh Nguyễn Văn Tuân, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn, việc triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo thành một

phong trào có sức lan tỏa nhanh và mạnh đến nhận thức của từng cán bộ Đoàn, ĐVTN. Phong cách, tác phong và con người Hồ Chí Minh đã từng bước lan tỏa, làm cho cán bộ Đoàn, ĐVTN có những chuyển biến mạnh mẽ trong cả nhận thức cũng như hành động; tuổi trẻ tỉnh nhà noi gương Bác đã tích cực đăng ký, đảm nhận những việc mới, việc khó, việc tốt, mỗi Chi đoàn một công trình, một phần việc thiết thực, ý nghĩa.

Cùng với đó, công tác giáo dục truyền thống được quan tâm với nhiều hoạt

Hội thi Tuổi trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu vì biển đảo quê hương do Tỉnh Đoàn tổ chức, cũng là một hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho các ĐVTN.

(Xem tiếp trang 29)

Page 26: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Năm 2013, phong trào khuyến học,

khuyến tài trên địa bàn tỉnh đã đạt được

nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp

phần củng cố, nâng cao chất lượng hoạt

động khuyến học khuyến tài cũng như

chắp cánh cho các em học sinh, sinh

viên nghèo có điều kiện đến trường.

PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC HỘINăm vừa qua, sự năng

động, trách nhiệm, sáng tạo của cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp trong việc đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Phong trào đã phát triển sâu rộng trong mỗi gia đình, dòng họ và các cộng đồng dân cư, đóng góp hiệu quả vào việc phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, Hội Khuyến học đã có hệ thống, tổ chức hoàn chỉnh từ tỉnh, huyện đến thôn, ấp, cơ quan, trường học với 994 chi hội, 4.790 tổ khuyến học, 141.461 hội viên, đạt tỷ lệ 14,09% số dân trên toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình hiếu học (GĐHH), công tác xây dựng GĐHH, dòng họ hiếu học (DHHH) được các cấp hội đặc biệt chú trọng. Việc tổ chức đại hội biểu dương

các GĐHH, DHHH nhằm nêu ra những điển hình, tiêu biểu, giúp các cá nhân, gia đình, dòng họ… hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển GĐHH cũng như việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục hiện nay. Phát biểu tại Đại hội biểu dương GĐHH tiêu biểu lần thứ III, Hội Khuyến học tỉnh (tháng 5-2013), ông Phạm Quang Khải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Xây dựng GĐHH là một nhân tố tiên quyết trong việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Đó là nâng cao tỷ lệ đến lớp của các cháu trong độ tuổi đi học, hạn chế việc bỏ học giữa chừng, hạn chế sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào trường học và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương…”.

Thực tế cho thấy, nơi nào có nhiều GĐHH, DHHH, khu phố, thôn ấp hiếu học thì nơi ấy địa bàn dân cư ổn

định, văn minh và không có tệ nạn xã hội, gia đình được hòa thuận, êm ấm. Năm 2007, toàn tỉnh có 8.861 GĐHH, đến nay đã tăng lên 99.076 gia đình đăng ký GĐHH, trong đó có hơn 60.000 gia đình được công nhận là GĐHH, 32 khu phố, ấp được công nhận là khu phố hiếu học.

Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, việc vận động quỹ khuyến học, khuyến tài được Hội Khuyến học các cấp đẩy mạnh, coi là nhiệm vụ then chốt. Các cấp Hội luôn tranh thủ mọi nguồn lực có thể để đồng hành cùng ngành giáo dục sẻ chia khó khăn, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể xuất sắc, mang lại sự công bằng cho xã hội. Kết quả, từ khi thành lập Hội Khuyến học tỉnh (tháng 11-2000) đến nay, các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã vận động được hơn 50 tỷ đồng cho quỹ khuyến học, khuyến tài.SẺ CHIA VỚI HỌC SINH NGHÈO

Nơi nào có học sinh nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, cơ nhỡ là nơi đó có sự xuất hiện của những người làm công tác khuyến học để giúp đỡ, nâng bước các em. Dù rằng những sự giúp đỡ, nâng bước đó không thể giúp được các em tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống hay thay đổi số phận nhưng là chiếc phao, là nguồn động viên các em vững tin vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp lại em Đinh Khánh Ngọc, học sinh lớp 11A2, trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP. Vũng Tàu). Em là học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn nhỏ. Khánh Ngọc và người em về ở với ông bà ngoại. Ông bà ngoại đã ngoài 60 tuổi, thu nhập chính từ công việc chạy xe ôm của ông ngoại, nên cuộc sống rất khó khăn. Biết được hoàn

27

Trong những năm qua, Hội Khuyến học các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo. Trong ảnh: Đại diện Công ty Vận tải và du lịch Hoa Mai trao học bổng 1+1 cho học sinh nghèo hiếu học.

Những năm qua, các cấp hội đã tổ chức trao học bổng, xe đạp, quà giúp đỡ học sinh nghèo. Trong ảnh: đại diện Hội Khuyến học, Hội bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi – Bệnh nhân nghèo TP.Vũng Tàu tổ chức trao xe đạp cho học sinh nghèo.

(Xem tiếp trang 29)

Sôi nổi phong trào khuyến học, khuyến tài Bài, ảnh: HUY PHƯƠNG

Page 27: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Vì một trái tim khỏe mạnh

28

Bài, ảnh: SƠN TRÀ

Chỉ trong vòng 3 năm,

bằng nhiều hình thức, Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp đỡ cho hơn 200

bệnh nhân được phẫu thuật tim miễn phí. Ước mơ của nhiều bệnh nhân tim

bẩm sinh đã thành sự thật, cho dù có người phải chờ đợi đến cả 30, 40 năm. Chương trình hy vọng sẽ còn tiếp tục để đem đến nhiều hơn nữa những nụ cười và tương

lai tươi sáng cho bệnh nhân mắc bệnh tim có hoàn cảnh khó

khăn.

CƠ HỘI CHO BỆNH NHÂN NGHÈO MẮC BỆNH TIM

Trước đây, để có được một ca phẫu thuật tim miễn phí cho bệnh nhân nghèo, các ngành, tổ chức từ thiện khá vất vả để tìm kiếm nguồn tài trợ. Không những vậy, khi đã có mạnh thường quân, bệnh nhân lại phải xếp hàng chờ và không biết đến bao giờ mói đến lượt được phẫu thuật. Cũng vì lệ thuộc vào mạnh thường quân, nên đối tượng được chọn để tài trợ phẫu thuật tim thường là trẻ em hoặc đối tượng đặc biệt khác (như nạn nhân chất độc da cam). Trong khi, bệnh nhân tim bẩm sinh của tỉnh khá đa dạng về tuổi tác. Có nhiều người vì bệnh tật mà trở nên nghèo túng, người khác thì lỡ dở tương lai.

Để tạo điều kiện hết mức có thể cho bệnh nhân kể cả về kinh phí lẫn giảm thời gian chờ đợi, Sở Y tế đã đề xuất phương án phẫu thuật tim cho bệnh nhân nghèo của Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương trình này đã gom về một mối chung và không phân biệt bệnh nhân tim là người lớn hay trẻ em. Khởi đầu là chương trình phẫu thuật tim do Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.Hồ Chí Minh) đảm nhiệm, được tiến hành từ cuối tháng 11-2010. Đến nay, sau 3 năm triển khai, với sự phối hợp của chương trình khác (Nối nhịp trái tim) đã có hơn 200 bệnh nhân mắc bệnh tim của Bà Rịa – Vũng Tàu được phẫu thuật. Đây là thành công lớn của Bà Rịa – Vũng Tàu trong hoạt động nhân đạo, khi biến ước mơ của hàng trăm bệnh nhân tim thành sự thực, với những trái tim khỏe mạnh để có tương lai tươi sáng.

Bác sĩ Trương Đình Chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế cho biết, từ tháng 10-2012 đến tháng 3-2013, với sự phối hợp của chương trình “Nối nhịp trái tim”, bác sĩ Nguyễn Văn Phan (Viện Tim TP.Hồ Chí Minh) đã phẫu thuật cho 64 bệnh nhân (trong đó có 11 trẻ em). Trong vòng 6 tháng, số bệnh nhân được phẫu thuật tim đã cao gần bằng 1/3 tổng số bệnh nhân được phẫu thuật trong 3 năm. Đây là một thành công lớn đem đến cơ hội cho nhiều bệnh nhân nghèo của tỉnh khi trước đó họ phải chờ chực để được mổ và không biết đến bao giờ mới tới lượt. Chưa kể, nhiều người trong số này từng nghĩ rằng mình đành phải “sống chung” với bệnh tật đến suốt đời vì quá nghèo, không biết bấu víu vào đâu để có chi phí hàng chục, thậm chí

cả trăm triệu đồng phẫu thuật tim.Chị Cao Thị Ngọc Dung, 51 tuổi,

ngụ tại xã Kim Long, huyện Châu Đức là một trong số 64 bệnh nhân được phẫu thuật sau 20 năm biết mình bị mắc bệnh tim. Biết mình bị mắc bệnh tim từ 20 năm trước nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, mỗi ngày chị Dung phải chịu đựng những cơn đau, phải đối mặt với việc có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào và quan trọng hơn là chị không đủ sức khỏe để kiếm tiền lo cho các con. Chị Dung được bác sĩ chẩn đoán bị thông liên nhĩ, hở van hai lá và tăng áp lực động mạch phổi – một trong những trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh nặng. Ngoài phẫu thuật, cơ hội sống của chị chỉ đếm từng ngày. Và, việc được mổ tim miễn phí đã đem đến một cuộc sống mới cho chị Dung.

Chị Lê Thị Cẩm Nhung (huyện Châu Đức) không thôi nức nở vì xúc động, vì niềm vui mừng khôn tả khi nhắc đến cậu con trai bé bỏng của mình vừa được phẫu thuật tim tại Bệnh viện Triều An (TP.Hồ Chí Minh) trong năm 2013. Ca phẫu thuật thành công đã thay đổi số phận của

cháu Trương Lê Nhật Long. Nhật Long được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe yếu, không bú được mẹ, đến 10 tháng cháu còn chưa biết bò. Bác sĩ có chỉ định phẫu thuật khi cháu được 7 tháng tuổi nhưng gia đình đành phải bế cháu về nhà vì không có tiền đóng viện phí. 3 tháng sau đó, niềm hi vọng đã sáng bừng với cả gia đình Nhật Long khi biết tin có chương trình phẫu thuật tim miễn phí của tỉnh. Cháu được chỉ định mổ sớm để cứu mạng sống, sau mổ cháu hồi phục nhanh, khỏe mạnh hẳn ra và phát triển như những trẻ bình thường khác.

Trong 3 năm, chương trình phẫu thuật tim của tỉnh đã giúp 205 bệnh nhân tim có được trái tim khỏe mạnh và cuộc sống đầy lạc quan.

CÒN NHIỀU HY VỌNG MỚINhững ngày cuối năm 2013, Sở Y

tế tỉnh lại tiếp tục phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115, Viện Tim TP.Hồ Chí Minh để khám sàng lọc và có chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Qua 2 đợt khám, lại có thêm gần 60 bệnh nhân mắc bệnh tim của Bà Rịa – Vũng Tàu có chỉ định

phẫu thuật. Niềm hi vọng lóe lên trong ánh mắt của bệnh nhân và thân nhân. Có những em bé thật hồn nhiên, vui tươi vì không cảm nhận được sự đe dọa tính mạng đang đến mỗi ngày. Cũng có những bệnh nhân đã quá nửa đời người sống cùng bệnh tật… Tất cả đều hi vọng, hi vọng vào một mùa xuân mới, một ngày mới không còn nỗi ám ảnh bệnh tật, không còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Niềm mong ước này chắc chắn thành sự thực như với hơn 200 người cùng cảnh ngộ khác vì cộng đồng luôn mở rộng vòng tay.

Ngay từ những ngày đầu triển khai chương trình, ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định, trong thời gian tới, tỉnh sẽ còn vận động để có nhiều hơn nữa các trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi. Những gì chương trình mang lại không chỉ là hỗ trợ về vật chất mà còn to lớn hơn thế khi giúp bệnh nhân có được trái tim khỏe mạnh, có sức khỏe để thay đổi cuộc sống của mình với tương lai tốt đẹp hơn.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch

Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 TP. Hồ Chí Minh khám sàng lọc cho bệnh nhân tim của tỉnh để phẫu thuật trong năm 2014.

Page 28: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

29

Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh cho biết, trong số hơn 200 bệnh nhân được phẫu thuật trong vòng 3 năm qua, có không ít bệnh nhân là nạn nhân chất độc da cam. Những trường hợp bệnh lý khác có thể chờ, nhưng với bệnh tim bẩm sinh, nhất là ở các cháu bị phơi nhiễm chất độc da cam thì nếu không can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Điều này cũng được minh chứng trên thực tế, khi đã có bệnh nhân không kịp chờ phẫu thuật đã phải đời xa.

Với Hội Nạn nhân chất độc da cam, chương trình phẫu thuật tim đã được thực hiện từ năm 2008, đến năm 2013 đã phẫu thuật được 51 trường hợp (trong đó có 31 trẻ em). Nhiều nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chương trình để chi trả toàn bộ chi phí phẫu thuật, điều trị, kể cả chi phí ăn uống, đi lại cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.

Chương trình phẫu thuật tim được thực hiện bởi Sở LĐTBXH cũng đã giúp đỡ cho 63 trẻ em

trong vòng 3 năm qua (2010 – 2013). Tuy nhiên, chương trình này do Qũy Bảo trợ trẻ em phát động nên chỉ giới hạn đối tượng là trẻ em. Còn chương trình “Nối nhịp trái tim” lại đem đến cơ hội cho mọi bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh dù ở độ tuổi nào, bác sĩ Trương Văn Kính, Giám đốc Sở Y tế cho biết. Phẫu thuật tim cho bệnh nhân nghèo là chương trình có ý nghĩa nhân văn, đem lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh nghèo. Vì vậy, những người thực hiện, kể cả các đơn vị y tế tuyến trên, các bác sĩ trực tiếp tham gia khám sàng lọc, phẫu thuật hay làm các công việc khác có liên quan đều nhiệt tình, tận tâm. Mỗi ca phẫu thuật thành công, mỗi nụ cười, giọt nước mắt hạnh phúc của bệnh nhân là món quà lớn nhất, ý nghĩa nhất cho những người tham gia chương trình, kể cả nhà tài trợ, bác sĩ Kính nói. Các bệnh viện như Viện Tim TP.Hồ Chí Minh,

Bệnh viện Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng I, Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)… đã sát cánh với Bà Rịa – Vũng Tàu để khám sàng lọc, phẫu thuật cho bệnh nhân.

Để có kinh phí hỗ trợ cho hơn 200 bệnh nhân phẫu thuật tim trong 3 năm qua, bằng nhiều hình thức khác nhau, các nhà hảo tâm đã được vận động để chia sẻ bớt gánh nặng cho gia đình bệnh nhân. Bên cạnh những nhà tài trợ lớn như Công ty dầu khí Nam Côn Sơn, Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.Hồ Chí Minh, Hội Doanh nhân Đức, Hội Golf tỉnh, Công ty CP Thương mại và đại lý dầu tỉnh… còn có rất nhiều nhà hảo tâm là các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác trong và ngoài tỉnh ủng hộ chương trình. Các tổ chức khác như UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể cũng thường xuyên ủng hộ chương trình.

Siêu âm tim cho bệnh nhân nghèo trước khi có chỉ định phẫu thuật.

Từ năm 2010 đến năm 2013, đã có 205 bệnh nhân (trong đó có 140 trẻ em) mắc bệnh tim của Bà Rịa – Vũng Tàu được phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật theo chương trình hợp tác giữa Sở Y tế tỉnh và Bệnh viện Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh là 30 bệnh nhân; riêng 6 tháng (từ 10 – 2012 đến 3 – 2013) có 64 bệnh nhân (11 trẻ em) được phẫu thuật theo chương trình “Nối nhịp trái tim”; 53 bệnh nhân là trẻ em được phẫu thuật theo chương trình hợp tác giữa Qũy Bảo trợ trẻ em (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh) và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh cùng các tổ chức từ thiện khác; 51 bệnh nhân (31 trẻ em) được phẫu thuật theo chương trình do Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh phối hợp thực hiện; số còn lại được phẫu thuật theo các chương trình khác do gia đình tự túc hoặc do các tổ chức từ thiện giúp đỡ. Tổng kinh phí để phẫu thuật cho các bệnh nhân kể trên khoảng 13 tỷ đồng được vận động từ các nhà tài trợ, ngân sách tỉnh, quỹ BHYT chi trả và từ gia đình bệnh nhân.

Hiện vẫn còn 57 bệnh nhân đã được khám sàng lọc, có nguyện vọng phẫu thuật đã được lập danh sách để chờ mổ. Những trường hợp này được chia ra thành nhiều mức độ khác nhau, được đề nghị mổ tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh và Bệnh viện Triều An (TP.Hồ Chí Minh), dự kiến trong năm 2014.

cảnh của Ngọc, Hội Khuyến học tỉnh đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ em học bổng 1+1 (mỗi năm 2 triệu đồng) cho đến khi kết thúc bậc THPT. “Có được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân ông bà ngoại em bớt đi rất nhiều khó khăn. Chị, em em có thêm nhiều cơ hội để được đến trường thực hiện ước mơ của mình. Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ công ơn của ông bà ngoại và các cô, chú mạnh thường quân dành cho em…” - Khánh Ngọc xúc động nói. Khánh Ngọc là một trong hơn 50 ngàn lượt học sinh, sinh viên nghèo được các cấp Hội Khuyến học trên địa bàn tặng quà, xe đạp, học bổng, học bổng 1+1… để đến trường.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự cố gắng, trách nhiệm cao của cán bộ, hội viên Hội Khuyến học, sự phối hợp chặt chẽ với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ chia sẻ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm với công tác khuyến học, khuyến tài, cùng với phát huy lòng tự hào về truyền thống hiếu học của mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, công tác khuyến học, khuyến tài tỉnh nhà sẽ tiếp tục có bước phát triển mới, đáp ứng yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.

Sôi nổi...(Tiếp theo trang 27)

động như: Ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, của Đoàn, với các hình thức sân khấu hóa, thi tìm hiểu, hành trình về nguồn, mít tinh, hội trại, trao đổi, tọa đàm... thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Các cơ sở Đoàn tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sỹ vào tối 27-7 tại các nghĩa trang trong tỉnh gắn với các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uống nước, nhớ nguồn.

Trong năm 2013, Tỉnh Đoàn, Huyện - Thành Đoàn và các Đoàn phường, xã, thị trấn, Đoàn trường học phối hợp với các các đơn vị công an, quân đội, các cơ quan chức năng triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho thanh niên. Các cơ sở Đoàn đã tổ chức tuyên truyền lưu động, các phiên tòa giả định, các lớp tập huấn và mô hình hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho thanh niên; đẩy mạnh hoạt động của các mô hình Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm, Thanh niên xung kích, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; xây dựng “Tủ sách pháp luật”; chương trình “Đoàn Thanh niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”; xây dựng các đoạn đường thanh niên tự quản; các buổi tuyên truyền và phát tờ rơi, áp phích, tuyên truyền về phòng chống ma túy, tội phạm, mại dâm, HIV/AIDS, dân số, sức khỏe và môi trường; phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng… tạo môi trường để thanh niên được trải nghiệm, học tập, rèn luyện và trưởng thành, đồng thời các phong trào tạo sức sống mới, hấp dẫn với thanh niên.

Giáo dục...(Tiếp theo trang 26)

Page 29: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Điều đáng nói là sản phụ Phùng Thị Nhiêm được cứu

sống trong tình trạng đã mất tri giác, mất phản xạ, da xanh nhợt, thở ngáp, mạch, huyết áp đều không đo được, máu âm đạo liên tục rỉ rả chảy. Trong trường hợp này, nếu chuyển viện sản phụ có thể tử vong khi chưa kịp tới tuyến trên, vì vậy, lãnh đạo Trung tâm Y tế Xuyên Mộc quyết định mổ cấp cứu vì không còn sự lựa chọn nào khác. Với thân nhân của chị Phùng Thị Nhiêm thì cơ may sống sót của chị như là phép nhiệm màu, nhưng với các bác sĩ Trung tâm Y tế Xuyên Mộc thì đó lại là quả ngọt sau những tháng ngày không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

Trước đó không lâu, sản phụ Nguyễn Thị Kim Chi cũng được cấp cứu thành công trong tình trạng bị sản giật nặng. Sản phụ Nguyễn Thị Kim Chi nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, tim thai khó nghe và khó tiên lượng được. Sau phẫu thuật lần thứ nhất, chị Chi lại tiếp tục rơi vào tình trạng co giật như thách thức các bác sĩ tại đây nhưng họ đã vượt qua trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của gia đình sản phụ.

Hai trường hợp kể trên được cứu sống không phải là hiếm gặp tại Trung tâm Y tế Xuyên Mộc trong thời gian qua. Và ở các cơ sở khám chữa bệnh khác của Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có nhiều điều “thần kỳ” xảy ra khi có không ít trường hợp nặng, tưởng như không cứu sống được đã qua cơn nguy kịch. Bệnh viện Lê Lợi, cũng đã cứu sống một bệnh nhân bị đâm thấu tim, tim gần như ngừng đập, một trường hợp khác bị đuối nước biển, và không còn đo được huyết áp, nhịp tim. Tất cả không phải được tạo nên từ cơ may mà đều tích lũy bởi sự học hỏi, phấn đấu để nâng cao chất lượng chuyên

môn từ đội ngũ nhân viên y tế của Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bác sĩ Trương Văn Kính, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, đối với nhân viên y tế, nếu không chịu khó học hỏi sẽ tụt hậu, lỗi thời khi không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật.

Ngành y tế tỉnh luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thì công tác đào tạo được ưu tiên hàng đầu.

Ở Bệnh viện Bà Rịa, dù thiếu nhân lực, các y, bác sĩ vẫn được luân phiên đào tạo bằng nhiều hình thức. Chính vì vậy, không chỉ trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao mà bệnh viện còn tiếp cận để triển khai nhiều kỹ thuật mới. Bệnh viện Bà Rịa từng

được xem là đơn vị y tế tuyến tỉnh khá khác biệt khi triển khai thành công phẫu thuật sọ não. Với sự đột phá này, chuyên khoa ngoại thần kinh đã được thành lập, cứu sống nhiều bệnh nhân mà trước đây phải chuyển tuyến và ít có cơ hội sống sót. Bệnh viện Bà Rịa còn tạo nên sự khác biệt bởi các ca vi phẫu tài tình, cứu sống nhiều phần cơ thể đứt lìa của bệnh nhân. Những kỹ thuật khó như thay khớp háng cũng được triển khai thành công. Tất cả đều nhờ vào sự chịu khó học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới của

các y, bác sĩ. Bác sĩ Phạm Minh An, Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa khẳng định, bệnh viện luôn sẵn sàng tạo điều kiện để nhân viên y tế tham gia các khóa đào tạo, đầu tư trang thiết bị cần thiết để khi đào tạo xong, nhân viên y tế có “đất dụng võ”.

Theo bác sĩ Trương Văn Kính, trong những năm gần đây, ngành y tế tỉnh đã tận dụng mọi điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, nhất là từ năm 2008, khi đề án 1816 của Bộ Y tế được triển khai trên toàn quốc. Đề án này với nội dung chính là tuyến trên hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đã được ngành y tế tỉnh triển khai triệt để. Các cơ sở khám chữa bệnh của Bà Rịa – Vũng Tàu đã tận dụng được sự hỗ trợ từ các bệnh viện tuyến trên để triển khai kỹ thuật mới ngay tại tuyến tỉnh, giúp nhân viên y tế học hỏi kinh nghiệm ngay tại chỗ một cách hiệu quả. Ngành y tế tỉnh cũng triển khai đề án này trong phạm

vi toàn tỉnh bằng cách tăng cường bác sĩ theo hình thức luân phiên hoặc chuyển giao gói kỹ thuật cho tuyến huyện, xã, phường. Hình thức này đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong chuyên môn của các tuyến y tế, tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

Sẽ không quá bất ngờ khi ở bệnh viện huyện như Xuyên Mộc phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longo khá hiệu quả cho bệnh nhân. Cũng sẽ không là bất ngờ khi Bệnh viện Bà Rịa dù thiếu nguồn lực vẫn triển khai được chuyên khoa ung bướu hay tim mạch, lão khoa. Và bác sĩ Trương Văn Kính khẳng định, ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của nhân dân địa phương. Chất lượng khám chữa bệnh sẽ không ngừng được nâng lên, với nhiều chuyên khoa mới, kỹ thuật mới được triển khai để phục vụ nhân dân trong chăm sóc sức khỏe.

30

Các cơ sở y tế ngày càng nâng cao chất lượng điều trị. Trong ảnh: Một ca vi phẫu tại Bệnh viện Bà Rịa.

Tạo niềm tin bằng chất lượng

Khi những ngày cuối năm 2013 chuẩn bị khép lại, Trung tâm Y tế Xuyên Mộc đã tạo nên sự “thần kỳ” với gia đình 2 sản phụ là chị Nguyễn Thị Kim Chi (xã Bình Châu) và Phùng Thị Nhiêm (xã Hòa Hội). Cả 2 nhập viện cách nhau khoảng 2 tuần và đều trong tình trạng nguy kịch, nhưng được cứu sống kịp thời. Trước đây, các trường hợp nặng đều phải chuyển tuyến.

Chăm sóc bệnh nhi non tháng tại Bệnh viện Lê Lợi.

Bài, ảnh: THẢO LINH

Page 30: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Từ nhiều năm nay, thông qua phong trào “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Một mùa xuân lại đến với gia đình ông Chí Lỹ Đồng,

dân tộc Hoa (tổ 16, ấp 2, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc), nhưng là mùa xuân với niềm vui mới khi gia đình ông đã thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ông Chí Lỹ Đồng vẫn còn nhớ như in những ngày tháng cơ cực tưởng như không vượt qua nổi ấy, khi ông đang là lao động chính của gia đình bỗng chốc trở thành người phụ thuộc, phải dựa vào sự chăm sóc của vợ con vì bệnh tật. Ông Chí Lỹ Đồng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn kể từ năm 2010, khi ông bị bệnh, liệt nửa người. Gia đình ông cứ thế rơi vào cảnh khánh kiệt, khó khăn chồng chất khó khăn, nhất là khi 3 con ông đang tuổi ăn, tuổi lớn. Đầu năm 2012, gia đình ông Chí Lỹ Đồng nhận được sự trợ giúp từ cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Dù chỉ 200 ngàn đồng/tháng nhưng số tiền này đã giúp gia đình ông vượt qua những ngày tháng cơ cực. Sự trợ giúp được duy trì đều đặn trong vòng 2 đến 3 năm. Nhớ lại những ngày đã qua, vợ chồng ông Đồng vẫn còn rơm rớm nước mắt và chỉ mong sẽ có nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, chia sẻ hơn nữa.

Còn bà Phạm Thị Ngọc Châu (khu phố 2, phường Long Toàn, TP.Bà Rịa) lại nhận được một món quà Tết đầy ý nghĩa khi trong

nhà bà đến tận ngày tất niên vẫn gần như chưa có gì. Bà Châu đi làm thuê, làm mướn mỗi ngày chỉ kiếm được từ 30 đến 50 ngàn đồng. Số tiền ít ỏi này còn phải chi phí thêm thuốc thang cho người con trai hơn 30 tuổi là Huỳnh Văn Ký, bị liệt nửa người do tai nạn giao thông. Chồng của bà Châu cũng bị liệt bán thân từ nhiều năm nay do tai biến mạch máu não.

Những hoàn cảnh như thế rất cần sự sẻ chia của cộng đồng và các chương

trình nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ tỉnh vận động đã sưởi ấm gia đình họ. Dù mỗi phần trợ giúp hàng tháng, chỉ là mươi lăm ký gạo, dăm ba trăm ngàn đồng, nhưng với những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ thì đó như phao cứu sinh để vượt qua cơn bĩ cực. Và ý nghĩa nhân đạo vì thế càng được lan tỏa.

Nhiều hoàn cảnh khó khăn như người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, bệnh nhân nghèo … cũng nhận được

sự trợ giúp từ cuộc vận động thông qua hình thức khá thiết thực. Mỗi địa chỉ khi được chọn trợ giúp sẽ nhận được từ nhà hảo tâm hàng tháng, hàng quý, hoặc 6 tháng/lần một khoản tiền nhất định, hoặc gạo, hàng hóa, vật dụng, phiếu khám sức khỏe, phát thuốc miễn phí… Tùy theo điều kiện của các tổ chức, cá nhân đứng ra trợ giúp mà cam kết thời gian kéo dài từ 1, 2 hay 3 năm. Trên thực tế, nhiều địa chỉ được nhận trợ giúp đến 5 năm, hoặc lâu hơn, chủ yếu là những hoàn

cảnh trẻ mồ côi, người già neo đơn.

Bà Vương Thị Ngọc Yến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” là hoạt động nhân đạo rất thiết thực, đã tạo điều kiện và giúp được nhiều gia đình nghèo, đặc biệt khó khăn và những hoàn cảnh vô cùng thương tâm, tính kịp thời của cuộc vận động đã giúp họ vượt qua những giai đoạn ngặt nghèo, khó khăn. Nhiều tổ chức, cá nhân đã gắn bó với các chương trình nhân đạo, điển hình như Hội Chữ thập đỏ TP.Bà Rịa, Hội Chữ thập đỏ huyện Long Điền, Xuyên Mộc, phường 12 (TP.Vũng Tàu), khu phố Thạnh Sơn (thị trấn Phước Bửu, Xuyên Mộc), bà Tôn Thị Nhơn (Công ty TNHH Vinh Nhơn, TP.Vũng Tàu), bà Dương Thị Bình (Cửa hàng Thành Lập, TP.Vũng Tàu), bà Võ Thị Kim Phụng

(Bệnh viện An Bình, TP.Hồ Chí Minh)… và nhiều tổ chức, cá nhân khác đã tích cực tham gia cuộc vận động bằng tấm lòng nhân ái. Đặc biệt, sau khi tiếp cận các địa chỉ, các mạnh thường quân đến trực tiếp từng địa chỉ để trợ giúp, không qua bất cứ tổ chức nào. Hình thức trợ giúp này đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân không chỉ chia sẻ về vật chất mà còn thấu hiểu về hoàn cảnh, chia sẻ những khó khăn một cách trực tiếp nhất với địa chỉ nhân đạo mà mình trợ giúp.

Bà Vương Thị Ngọc Yến còn cho biết, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đang khởi động “Dự án Ngân hàng bò” nhằm giúp đỡ các gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Các hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ sẽ còn tiếp tục lan tỏa, nhất là khi hiệu quả của hoạt động ngày càng cao và có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng.

31

Điểm tựa của người nghèo khó

Khám chữa bệnh từ thiện là một trong những hoạt động được Hội Chữ thập đỏ cơ sở duy trì hàng năm.Trong ảnh: Hội Chữ thập đỏ TP. Vũng Tàu phối hợp với cán bộ y tế khám chữa bệnh cho người nghèo, địa chỉ nhân đạo... trên địa bàn.

Từ năm 2008 đến 2013, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã thu hút được 50 tổ chức, gần 400 cá nhân tham gia trợ giúp cho hơn 600 địa chỉ nhân đạo với gần 1.000 người được thụ hưởng. Tổng số tiền trợ giúp là hơn 7 tỷ đồng. Ngoài cuộc vận động kể trên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh còn tổ chức các đợt cứu trợ cho đồng bào các vùng, miền bị thiên tai, bão lũ, tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào dịp lễ, tết… Chương trình hiến máu nhân đạo được duy trì hiệu quả.

Bài, ảnh: PHẠM TRÀ

Page 31: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

32

Những ngày cuối năm 2013, thời tiết trên vùng biển phía Nam diễn biến thất thường, bão, áp thấp nhiệt đới liên tục tràn qua, khiến nhiều bà con ngư dân bị nạn trên biển. Đúng lúc ấy, vượt qua phong ba bão táp của Biển Đông, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã kịp thời có mặt để hỗ trợ, giúp đỡ, che chở cho ngư dân yên tâm bám biển…

“CẢM ơN bộ ĐộI HẢI quâN NHIều LắM”!

Siết chặt tay Đại tá Trịnh Bá Út (Hải đoàn trưởng Hải đoàn 129 Hải quân), ông Dương Văn Quý (thuyền trưởng tàu cá KH 96761TS, ngụ tại tỉnh Khánh Hòa) rưng rưng xúc động: “Cảm ơn bộ đội Hải quân nhiều lắm. Nếu không có các anh, chắc giờ này chúng tôi không còn cơ hội để trở về với vợ con, gia đình nữa rồi”. Chưa hết bàng hoàng vì những gì đã xảy ra, thuyền trưởng Quý kể: Nhận được tin “siêu” bão Hayan đổ bộ vào vùng biển phía Nam, tàu KH 96761TS mở hết tốc lực chạy vào Vũng Tàu tránh bão. Khi đến gần khu vực nhà giàn DK1, tàu bị sóng đánh tràn vào cabin làm chết máy. Mặc dù máy trưởng đã nỗ lực khắc phục nhưng không thành công, khiến tàu KH 96761TS trôi dạt tự do trên biển trong điều kiện thời tiết rất xấu (mưa lớn, sóng to). “Lúc đó, bão Hayan đang tiến rất gần chúng tôi. 11 anh em trên tàu đã nghĩ đến tình huống xấu nhất. Nhưng thật may mắn, giữa lúc chúng tôi hầu như đã tuyệt vọng thì tàu của Hải đoàn 129 Hải quân đã kịp thời đến hiện trường cứu chúng tôi và lai dắt tàu vào Vũng Tàu an toàn” - thuyền trưởng Dương Văn Quý nói.

“Trong lúc nguy nan nhất, chúng tôi đã được cán bộ, chiến sĩ Hải quân cứu giúp kịp thời, nếu không thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Xin cảm ơn các anh nhiều lắm” - ông Trần Ngọc Báu, thuyền trưởng tàu cá KH 96778TS xúc động nói. Ông Báu cho biết, tàu KH 96778TS cùng 12 ngư dân đang trên đường vào bờ tránh trú bão số 13 thì bị hỏng máy trôi dạt tự do trên biển tại vị trí cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam. Chỉ ít giờ sau khi tín hiệu cấp cứu của tàu KH 96778TS được phát đi hai tàu HQ 608 và KN 774 (thuộc Bộ

Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) đã có mặt tại hiện trường hỗ trợ 12 ngư dân và tổ chức lai dắt tàu KH 96778TS vào Vũng Tàu an toàn.

Đại tá Nguyễn Phong Cảnh, Cục phó Cục Chính trị Quân chủng Hải quân cho biết: Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm 2013, Quân chủng Hải quân đã huy động lực lượng tàu, máy bay và các lực lượng trên đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Trong các cơn bão số 13, 14 và 15 vừa qua, lực lượng Hải quân đã cứu hộ kịp thời gần 20 tàu cá bị nạn cùng hơn 100 ngư dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Để Ngư dâN yêN TâM báM bIểN

Hiện nay, trên vùng biển phía Nam của Tổ quốc luôn có hàng ngàn ghe, tàu cùng hàng chục ngàn ngư dân đánh bắt hải sản. Đây là vùng biển sâu, xa bờ, thời tiết lại diễn biến phức tạp, thường xuyên có sóng to gió lớn và mưa

bão, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào cho bà con ngư dân. Trước thực trạng này, Quân chủng Hải quân xác định, việc cứu giúp bà con ngư dân không may bị nạn khi đánh bắt hải sản trên biển là công việc hằng ngày, thường xuyên của mỗi cán bộ, chiến sĩ Hải quân.

“Giữa biển khơi đầy bão táp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ chiến sĩ Hải quân luôn giang rộng đôi tay giúp đỡ đồng bào mình. Chỉ tính riêng trong năm 2013 đã có hàng trăm lượt bà con ngư dân bị hết lương thực, nước uống, dầu mỡ hoặc bị bệnh tật, tai nạn, phương tiện bị trục trặc, hư hỏng trên hải

trình… được cán bộ, chiến sĩ Hải quân hỗ trợ, cứu giúp kịp thời” - Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân, cho biết.

Theo Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, việc chia sẻ từng miếng cơm, manh áo, ngụm nước cũng như kịp thời hỗ trợ, cứu giúp bà con ngư dân khi bị ốm đau, hoạn nạn của cán bộ chiến sĩ Hải quân đã thắt chặt thêm tình quân dân nơi đầu sóng ngọn gió, giúp bà con yên tâm bám biển để làm ăn, qua đó xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tàu HQ 11 (thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân) tặng lương thực, thực phẩm cho ngư dân tàu cá BV 6945TS

Tàu của Hải đoàn 129 Hải quân lai dắt tàu cá KH 96761TS vào Vũng Tàu.

Thắm đượm nghĩa tình quân dân nơi đầu sóng

Hiện nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đang tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá tại âu tàu Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) như: cung ứng nhiên liệu theo giá quy định của Nhà nước trong đất liền; cung ứng lương thực, thực phẩm; cung cấp nước ngọt và chăm sóc y tế miễn phí; sửa chữa tàu miễn phí tiền công, chỉ tính tiền vật tư, phụ tùng thay thế theo giá gốc tại bờ; cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Bài, ảnh: bÙI CẢNH

Page 32: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

33

Quần jean áo thun, tóc cắt ngắn, đi xe gắn máy tụ tập quán này, góc nọ, mới nhìn cứ tưởng họ là các chàng thanh niên mới lớn ham học đòi. Chỉ khi nào thấy họ tóm gọn một băng nhóm tội phạm trên đường, người dân mới ngỡ ngàng, cảm kích. Họ là những chiến sĩ lực lượng phản ứng nhanh, thuộc Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45), Công an tỉnh.

A LÔ LÀ CÓ MẶT NgAy!Vừa kết thúc một phần

chuyên án triệt phá băng nhóm trộm két sắt nhà dân ở hai huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, chưa kịp cho anh em “xả hơi”, đội trưởng đội 3 - Thiếu tá Nguyễn Quyền - nhận một cuộc điện thoại “nóng” báo tin đã xác định được đối tượng chuyên tiêu thụ xe gắn máy trộm cắp chuẩn bị di chuyển từ Tân Thành lên TP. Hồ Chí Minh. Lập tức, Quyền bấm máy gọi cho đồng đội triển khai đón lõng đối tượng ở quận Bình Tân. Chiếc điện thoại di động vừa chạm mặt bàn lại tiếp tục đổ chuông, “sếp” gọi kiểm tra chuyên án, đồng đội ở TP. Bà Rịa báo tin đêm qua lại mất thêm 2 chiếc AB (Honda Air Blade)... Cuộc chuyện trò giữa tôi và Thiếu tá Nguyễn Quyền liên tục bị cắt ngang bởi những cú điện thoại “nóng”. “Chị thấy đấy, các anh em chiến sĩ ở đây hầu như không có ngày nghỉ, điện thoại di động phải mở 24/24, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào”. Quyền kể, có những lúc cả đội 6 anh em cùng đeo bám địa bàn ròng rã nhiều ngày liên tiếp không về nhà. Như hồi tháng 4 năm ngoái, thực hiện chuyên án C411 triệt phá băng cướp xe máy trên các tuyến đường liên huyện, 5 anh em cùng khoác ba lô đi TP. Hồ Chí Minh, rồi Bình Dương, Bến Tre, phục cả tháng mới tóm được tên cầm đầu và hơn 10 đàn em của hắn. Đợt đó, trong vòng 6 tháng, các anh em đã “cất” được một “mẻ lưới” lớn, với 132 đối tượng trộm cướp xe máy chuyên nghiệp

thuộc nhiều băng nhóm khác nhau. “Bọn tội phạm rất ma mãnh, chúng di chuyển liên tục, buộc mình phải theo dõi hàng tháng mới xác định được dấu vết của chúng” - Thiếu tá Nguyễn Quyền kể.

“THươNg HIỆu PC45”“Ai nói chỉ doanh nghiệp

mới có thương hiệu là sai lầm. Đánh đấm như bọn em cũng phải có “thương hiệu” đấy. Ở đây sếp em luôn nhắc nhở anh em chiến sĩ phải biết xây dựng và giữ gìn “thương hiệu PC45”, Đại úy Phạm Minh An, Đội phó đội 2, người có dáng vẻ thư sinh nhất đội, cười hóm hỉnh. Nhắc đến câu chuyện xây dựng “thương hiệu”, Đại tá Nguyễn Doãn Hồng, Trưởng phòng PC45 cười: “Anh em nói đúng, ở đây chúng tôi có những quy định rất chặt chẽ từ tác phong, đến đạo đức nghề nghiệp, mỗi chiến sĩ đều phải coi việc thực hiện những quy định đó là niềm vinh dự. Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở anh em, là chiến sĩ cảnh sát luôn đối mặt với các loại tội phạm nguy hiểm thì trước hết phải có năng lực đặc biệt và lòng dũng cảm. Trước khi bắt tay vào điều tra vụ án, phải dự trù tất cả các tình huống có thể xảy ra, từ đó mới đề ra các phương án đối phó. Đặc biệt, khi đi bắt tội phạm, dù đối tượng có manh động, nguy hiểm thế nào cũng quyết tâm đấu trí đến cùng, nhưng phải bảo đảm an toàn cho đồng đội và nhân dân”.

Vụ bắt bị can Phạm Mạnh Hùng, đối tượng giết anh Lê Văn Chương tại công trình xây dựng khu nhà ở hỗn hợp HH1, đường Nguyễn Tri Phương, phường 7 (TP.

Vũng Tàu) là một bài học kinh nghiệm hay đối với cán bộ, chiến sĩ PC45. Khi nguồn tin báo đối tượng di chuyển từ Hóc Môn xuống Hậu Giang, cả đội 6 anh em tức tốc bám theo. Có 3 tiền án, tiền sự và đang cất giấu vũ khí trong người nên Hùng được nhận định là đối tượng đặc biệt nguy hiểm và manh động. Do vậy, tuy đã xác định rõ đối tượng đang trú tại nhà một người quen, nhưng các trinh sát vẫn loại bỏ phương án ập vào nhà bắt “nóng”, vì khả năng hắn sẽ bắn trả, hoặc bắt người nhà làm con tin. Hơn nữa, địa hình nơi đây rất phức tạp, xung quanh nhà có nhiều ao hồ, cống rãnh rất bất lợi cho công tác phối hợp tác chiến. Cuối cùng, anh em nghĩ cách nhờ bà con tổ chức độ nhậu, chờ đến lúc hắn thật say thì bất ngờ ập vào tóm gọn. Đến lúc tên tội phạm nguy hiểm bị bắt, bà con xung quanh vẫn chưa hiểu chuyện gì vừa xảy ra, còn các chiến sĩ cảnh sát thì thở phào nhẹ nhõm vì vừa hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.

ĐưỢC dâN THươNg!Đang đêm bật dậy nghe

điện thoại rồi vội vàng thu xếp quần áo, nhét vội vào ba lô phóng đi mất hút, mấy ngày liền mới về nhà là

chuyện thường đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng phản ứng nhanh. “Vợ con phải tự thu xếp việc nhà, lo cho con cái, vì bất cứ lúc nào anh em cũng có thể phải lên đường làm nhiệm vụ. Trước đây, khi chưa có điện thoại di động, mỗi bận đi công tác lâu ngày, gia đình người thân rất lo lắng, không biết chồng, con mình đang ở đâu. Bây giờ thì có thể liên lạc được hàng ngày, nên vợ con ở nhà cũng yên tâm” - Thiếu tá Nguyễn Quyền tâm sự.

Thiếu tá Lâm Văn Long, Đội trưởng đội 3, người chuyên trực tiếp điều tra các vụ xâm phạm về nhân thân cho biết, nhiều lần chứng kiến các vụ cướp - giết-hiếp, đêm về cứ chợp mắt là thấy hình ảnh nạn nhân chập chờn. Ngày nào chưa làm rõ được vụ việc, chưa bắt được kẻ thủ ác, thì ngày đó ăn ngủ không yên. Mọi việc riêng của gia đình đều tạm gác lại đến khi kết thúc chuyên án.

Sự hy sinh nào cũng được đền bù xứng đáng. Với các cán bộ, chiến sĩ PC45, không có sự bù đắp nào hơn là tấm lòng tin yêu của dân. Những giọt nước mắt, những cái bắt tay bịn rịn, những món quà quê đơn sơ, mộc mạc… luôn khắc sâu trong ký ức anh

em sau mỗi đợt hoàn thành chuyên án, trở về với đơn vị. Mỗi chuyên án là một kỷ niệm khó quên. Có lần, nhận nhiệm vụ theo dõi đối tượng đang lẩn trốn ở khu Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Mới vào vai cư dân khu đô thị cao cấp được một tuần lễ, mà anh em đã xài hết veo tiền lương và công tác phí, bởi giá cả ở đây đắt gấp 2-3 lần. Một hôm, đang ngồi trong quán cà phê theo dõi đối tượng, mấy chiến sĩ nhìn nhau ái ngại: “Không phá án nhanh, chắc anh em mình cũng…phá sản luôn!”. Nghe tâm sự, biết anh em là cảnh sát, từ hôm đó bà chủ quán “free” luôn 100% tiền cà phê, thuốc, nước.

“Làm cảnh sát đi tán gái chắc phải có chiêu riêng?” - nhìn các chiến sĩ trẻ trung, hoạt bát, tôi hỏi đùa. Thiếu tá Nguyễn Quyền kể, hồi đó khi mới quen nhau, gia đình nàng ai cũng “dị ứng”. Bà mẹ vợ nói: “Con gái lấy chồng cảnh sát là khổ rồi, nó đi bắt bớ suốt ngày còn thời gian đâu mà chiều chuộng vợ con. Vậy mà, em chỉ mới đến nhà vài lần, mẹ vợ đã gật gù: Cái thằng này coi vậy mà cũng dễ thương đó nghen! - Quyền nháy mắt cười tủm tỉm.

Kết thúc mỗi vụ án, các cán bộ chiến sĩ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) đều ngồi lại để cùng nhau phân tích, rút kinh nghiệm.

Thương hiệu PC 45 Bài, ảnh: LAM PHươNg

Page 33: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

34

TẾT Ở bIểNNhững ngày cuối năm,

trong khi nhà nhà rạo rực chuẩn bị đón Tết, sắc xuân len lỏi qua từng ngõ phố thì ở ngoài khơi xa, giữa bốn bề sóng gió, các sĩ quan, thủy thủ tàu MV 12 vẫn ngày đêm bám biển để đưa về đất liền những tấn dầu, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước... Mỗi người một hoàn cảnh, một tâm trạng khác nhau, nhưng trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ai cũng chung tâm trạng: nhớ đất liền...

Vẫn không gian quen thuộc nhưng ở khu vực nhà ăn của tàu MV 12 ngày giáp Tết trở nên rộn ràng hơn. Những chồng lá dong vừa mang từ đất liền ra được các anh phục vụ trên tàu lau rửa tỉ mỉ rồi xếp thành từng chồng. 5kg đậu xanh chà vỏ, 10kg nếp bắc thơm lừng được anh Nguyễn Ngọc Thao, quản lý bộ phận phục vụ đong đếm cẩn thận để chuẩn bị gói bánh chưng. Anh Thao hối hả gọi cậu em phục vụ: “Lấy khuôn bánh ra đây, anh gói luôn 20 cái bánh chưng để nấu cho kịp”. Bên trong khu vực chế biến, anh Mạc Văn Duy, bếp trưởng tàu MV

12 tất bật chuẩn bị thêm những món như: cua rang me, cá hấp, tôm hấp, sườn cừu nướng, cơm chiên, mì xào, gà luộc, heo quay, đùi cừu, cá lạnh… và tất nhiên không thể thiếu dưa hành, củ kiệu, hạt dưa, hạt hướng dương, bánh mứt. Khi mâm tiệc đã hoàn tất, những chai nước trái cây thay rượu cũng được bày biện tươm tất trên mâm cỗ.

Lễ đón giao thừa trên tàu MV 12 được tổ chức trang trọng, ấm cúng, 20 sĩ quan, thủy thủ làm việc trên tàu MV 12 quây quần bên bàn tiệc. “Những người ở lại đều có chung tâm trạng nhớ gia đình và người thân. Quan trọng là mình phải tổ chức sao cho anh em cảm

thấy vui vẻ và ấm cúng như ở nhà” - tàu trưởng Nguyễn Đình Hùng nói. Bởi vậy, năm nào bộ phận hậu cần cũng lo đầy đủ các món ăn truyền thống như: bánh chưng, bánh tét, giò chả, dưa hấu... và nhất là không được quên gửi ra tàu những cành mai vàng để anh em thưởng thức hương sắc ngày xuân.

VỪA LÀM, VỪA ĐÓN TẾTAnh Bạch Văn Giang,

máy trưởng tàu MV 12 kể, ngày Tết trên tàu vẫn là một ngày làm việc bình thường 12 giờ/ca. Công việc trên tàu được chia thành hai ca, bốn kíp, máy móc liên tục vận hành. Do vậy, đêm giao thừa là đêm duy nhất trong năm mọi người trên

tàu được sum họp, bật tivi xem các chương trình mừng Xuân rồi cùng nhau vui vẻ đón giao thừa. Trước lúc đón giao thừa, ai cũng tranh thủ điện thoại về cho gia đình, người thân. “Dù đã quen với công việc ở biển nhưng cứ đến giờ khắc giao thừa tôi vẫn không khỏi bồn chồn. Có lẽ anh em trên tàu lúc đó ai cũng có cảm xúc như tôi nên không ai ngủ, tất cả mọi người quây quần bên bàn tiệc. Sau khi nghe tàu trưởng Nguyễn Đình Hùng chúc Tết, mọi người cùng nâng ly chúc mừng năm mới và hòa cùng nhau bài hát chào năm mới bất diệt Happy New Year” - anh Giang chia sẻ thêm. Ngoài những món ăn ngày Tết trên tàu còn có nhiều hoạt động khác như hát karaoke, thi đấu thể thao đã làm cho không khí ngày Tết tuy không rượu, không bia nhưng rất sôi động.

Sáng mùng 1 Tết, mọi người lại gặp nhau chúc mừng năm mới sau đó việc ai người nấy vào ca. Một ngày làm việc nghiêm túc và an toàn vẫn cứ diễn ra bình thường. Trên boong, các kỹ sư kiểm định lại chất lượng ở hệ thống Lact (hệ thống đo – đếm dầu); chống ăn mòn, vận chuyển các

container hàng hóa... Dưới máy, các kỹ sư phải theo dõi và vận hành máy móc hoạt động để duy trì hoạt động cho cả tàu. “Thời gian đầu chưa quen, ca đi biển 4 tuần với tôi dài lắm. Nhưng làm việc lâu năm khiến tôi yêu mến công việc của mình hơn. Nhất là những khi Xuân về - Tết đến, tình nghĩa anh em càng như xích lại gần nhau. Biển là nơi tôi làm việc, là nơi tôi sống một nửa thời gian trong mỗi năm. Tôi thấy gắn bó với nơi này như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình”,thợ máy Phạm Xuân Mại tâm sự.

Sau 7 năm đi vào hoạt động, tàu MV12 đã tiếp nhận và bơm chuyển thành công hơn 9 triệu thùng xăng nhẹ (tương đương 1,5 triệu m3) và không để xảy ra bất cứ sự cố kỹ thuật và mất an toàn lao động nào. Ngay cả trong các đợt bão lớn, tàu MV12 vẫn trụ vững trên vùng biển sâu gần 90m nước nơi cách xa đất liền hơn 170 hải lý. “Có lẽ sự thành công đó, trong suốt những năm hoạt động khiến cho Tết ở trên tàu càng vui hơn” - tàu trưởng MV 12 Nguyễn Đình Hùng nói.

Tết ở trên tàu MV 12 vẫn là một ngày làm việc bình thường. Trong ảnh: Các sĩ quan tàu MV 12 kiểm tra kỹ thuật tại bộ phận boong.

Ngày Tết ở trên tàu MV 12 cũng có bánh chưng, bánh tét, bánh mứt và mai vàng rực rỡ.

Đón Tết ngoài khơi

Cũng có bánh chưng, dưa hành, củ kiệu… nhưng Tết ở trên tàu FSO MV 12 vẫn là một ngày làm việc bình thường 12 giờ/ca. Với họ, đại dương không chỉ mà kho tài nguyên dầu khí, biển còn là một phần máu thịt của quê hương cần phải được bảo vệ, trông nom, chăm sóc hàng ngày…

Bài, ảnh: MINH TâM

Page 34: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

35

Đại tá Tô Văn Thư, Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh

vùng B hải quân cho biết, những chuyến hàng cuối năm đến các nhà giàn không phải là một chuyến công tác bình thường mà đó là trách nhiệm, mang tình cảm dạt dào từ đất liền đến các cán bộ, chiến sĩ đang công tác trên nhà giàn. Vì vậy, khâu chuẩn bị cho chuyến đi cuối năm phải thật kỹ càng. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung tay góp sức của nhân dân cả nước, những chuyến quà Tết đến với nhà giàn đầy đủ hơn để các anh đón Tết. “Ngoài mang nhu yếu phẩm cần thiết, những chuyến hàng cuối năm còn mang hơi ấm, tình cảm của quê hương đất liền tới anh em đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn” - đại tá Thư nói.

Thiếu tá Nguyễn Văn Thương, Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/15 tâm sự, đã hơn 10 năm anh phải ăn Tết xa gia đình, nhưng bù lại không khí Tết trên nhà giàn cũng nhộn nhịp, đầy đủ chẳng khác đất liền là mấy. Vì nuôi được heo nên cứ 29 hoặc 30 Tết, các cán bộ chiến sĩ trên nhà giàn tổ chức làm thịt heo để gói bánh chưng, giã giò… mỗi người mỗi việc rất tất bật. Được chứng kiến các chiến sĩ chuẩn bị Tết, lòng chúng tôi cảm thấy xốn xang. “Tết của lính nhà giàn có bánh chưng, thịt lợn, thịt gà… như trong đất liền anh em phấn khởi lắm. Hơn nữa, sóng điện thoại, truyền hình đã phủ khắp các nhà giàn, chúng tôi có thể gọi điện về chúc Tết gia đình, bạn bè nên cảm thấy đất liền gần hơn” - anh Thương nói.

Thượng úy Lưu Công Hiền, thủy thủ, lái cẩu tàu HQ624 tâm sự, những

chuyến hàng Tết khó khăn hơn những tháng khác trong năm do sóng to, gió lớn. Vì vậy, khi đưa hàng xuống tàu lên nhà giàn các anh phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Những vật chất phục vụ ngày

Tết là điều không thể thiếu nhưng các anh em trên tàu phải cố gắng mang hương vị Tết đất liền tới anh em nhà giàn bằng những cây mai, cành đào. “Dù nó chỉ là mai tượng trưng nhưng đó là hơi

ấm của đất liền” - anh Hiền nói.

Năm nào cũng vậy, Tết đến anh Nguyễn Hữu Cẩm, nhà giàn DK/9 lại mang cây mai nhựa lau chùi thật sạch sẽ đặt chính giữa bàn làm

việc. “Ở ngoài này thời tiết khắc nghiệt nên trồng mai rất khó sống. Vì vậy, mai nhựa cũng đủ để có không khí Tết rồi” - anh Cẩm cười nói.

Thượng úy Nguyễn Đức Cảnh, Chính trị viên nhà giàn DK1/7 cho biết, mặc dù mới chuyển công tác tại nhà giàn được 5 năm nhưng, đã 2 năm anh đón Tết tại nhà giàn. Bộ đội như các anh, việc gì cũng làm được, nào gói bánh chưng, giò, muối dưa hành, dưa kiệu để anh em đón Tết sung túc. Không chỉ chuẩn bị đầy đủ về vật chất mà ngày Tết anh em còn tạo cho mình đời sống tinh thần vui vẻ. “Trước đây còn hạn chế về điện nên anh em chúng tôi phải tiết kiệm nhưng, từ khi có pin năng lượng mặt trời anh em hát karaoke thoải mái, ai cũng thấy như đang ở nhà. Xem đất liền đón Tết qua ti vi anh em cũng thấy phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà và người thân” - anh Cảnh bộc bạch.

Các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1/15 gói bánh chưng chuẩn bị đón Tết.

Chỉnh sửa những bông mai để chuẩn bị đón Tết trên nhà giàn DK1/9.

Nhà giàn DK1

Lính nhà giàn đón Xuân

Mặc dù giữa biển khơi quanh năm làm bạn với biển cả mênh mông nhưng cứ mỗi độ Xuân về, những người lính nhà giàn vẫn đón một cái Tết vui tươi, đầy đủ, ấm cúng như đang ở đất liền.

Bài, ảnh: NGUYỄN ANH

Page 35: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

36

ƯỚC CÓ BA MẸ BÊN CẠNHĐa số trẻ em được chùa

nuôi dưỡng tại chùa Từ Ân và Tịnh xá Ngọc Đức có những hoàn cảnh éo le, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Nhiều em cũng từng có một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ nhưng vì nhiều lý do, các em đã phải rời xa cha mẹ.

Em Võ Thị Kiều, 17 tuổi, ở chùa Từ Ân kể, nhà em ở Quảng Nam, đông anh em. Cha mẹ em làm nông nghiệp nên kinh tế rất khó khăn. Năm 11 tuổi, em phải nghỉ học. May mắn, qua một người quen, em được chùa Từ Ân nhận nuôi dưỡng, cho đi học. Trong 6 năm xa gia đình, em chỉ về thăm được 2 lần. Với em, ký ức về ngày Tết ở quê thật mờ nhạt. Ở chùa Từ Ân, mỗi khi Tết đến, Kiều thường được các sư cô trong chùa tặng những bộ quần áo mới, được ăn bánh chưng, được các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đến thăm, chúc tết và lì xì… Những món quà ấy đã khích lệ, động viên tinh thần cho em trong dịp Tết. “Các sư cô trong chùa Từ Ân luôn quan tâm động viên, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, lại còn cho em đi học nên em thấy ấm cúng như ở gia đình của mình. Vào dịp Tết, em luôn ước được ở bên ba mẹ và gia đình để mừng tuổi ba mẹ bằng một lời chúc đầu năm mới nhiều sức khỏe, may mắn trong cuộc sống”, Kiều chia sẻ

Giống như Kiều, em Vũ Ngọc Linh, 10 tuổi, ở Quảng Ninh cũng được Tịnh xá Ngọc Đức nuôi dưỡng 2 năm

nay. Hoàn cảnh của Linh thật bất hạnh. Bố mất khi em mới lọt lòng. Mẹ em bị ung thư giai đoạn cuối, phải sống dựa vào bà ngoại. Nhưng bà ngoại cũng đã già, không còn khả năng lao động nên cuộc sống rất cơ cực. Nhờ người quen, Linh được gửi vào Tịnh xá Ngọc Đức. Vóc người nhỏ nhắn nhưng Linh rất lanh lợi và thông minh. Em nhớ tường tận không khí Tết của từng năm từ ngày em xa nhà. Ấn tượng của Linh về tết ở Tịnh xá Ngọc Đức là cảnh tất bật chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng. Những ngày 29, 30 tết, em và các bạn trong Tịnh xá được các sư cô tặng quần áo đẹp. Linh cho biết: “Ở quê, ngày Tết, con cũng không được lì xì, còn ở đây thì có. Mỗi Tết, con để dành

được 200-300 ngàn tiền lì xì, vui lắm. Con rất nhớ nhà và muốn được đón Tết cùng bà và mẹ, nhưng con biết, giấc mơ ấy rất khó thực hiện”.

TẾT YÊU THƯƠNG Một điểm khá đặc biệt là

kể từ Tết năm nay, 105 trẻ em nghèo đang được nuôi dưỡng tại Tịnh xá Ngọc Đức sẽ được đón Tết trong ngôi nhà mới mang tên Trung tâm Bảo trợ xã hội của Tịnh xá. Trung tâm có quy mô nhà cấp 2 với tổng diện tích gần 1.000m2. Các phòng sinh hoạt, học tập, vui chơi… của các em khang trang, sạch sẽ hơn trước. Dẫu kinh tế khó khăn, kinh phí hạn hẹp nhưng các sư cô ở Tịnh xá Ngọc Đức vẫn cố gắng tổ chức cho trẻ em nghèo nơi đây đón Tết

Giáp Ngọ ấm cúng và vui vẻ. Hiện nay, các sư cô trong chùa đang tất bật ngược xuôi, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân giúp đỡ để Tịnh xá có kinh phí tổ chức Tết cho các em. Toàn bộ kinh phí vận động được, Tịnh xá Ngọc Đức dùng để mua quần áo mới, mua bánh kẹo… làm quà cho các em. Ni sư Thích nữ Tiến Liên, Trưởng Ban từ thiện Tịnh xá Ngọc Đức cho biết, Tết năm nay, các em được đón mùa xuân mới trong ngôi nhà mới. Đây là món quà đặc biệt với trẻ em nghèo. Đêm giao thừa, Tịnh xá tổ chức cho các em đón giao thừa, tạo điều kiện cho các em gọi điện về quê chúc tết người thân, gia đình. “Các em được nuôi dưỡng tại đây đều có những số phận bất hạnh, kém may mắn, thật đáng thương. Các em đã phải xa cha mẹ nên chúng tôi sẽ cố gắng mang đến cho các em một cái Tết ấm cúng, sum vầy và tràn đầy tình yêu thương” - Ni sư Thích nữ Tiến Liên nói thêm.

Vào những ngày giáp Tết, các sư cô chùa Từ Ân cũng bận rộn không kém. Ban trị sự chùa đã phân chia công việc cho từng sư cô. Người thì lo mua sắm bánh kéo, quần áo mới cho các em. Người chịu trách nhiệm trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa… Không khí chuẩn bị cho ngày Tết rất náo nhiệt. Các trẻ em trong chùa cũng lăng xăng giúp các sư cô những việc đơn giản như lau chùi bàn ghế, nhà cửa, quét dọn sân vườn…

Dù công việc bề bộn, nhưng các sư cô vẫn vui vẻ, với hi vọng mang đến cho trẻ em nghèo một cái Tết đầm ấm. Sư cô Thích nữ Minh Hải, trụ trì chùa Từ Ân cho biết: “Chúng tôi đang tích cực vận động các tăng ni, phật tử, mạnh thường quân đóng góp để có tiền tổ chức Tết cho trẻ em nghèo. Hàng năm vào dịp tết, nhiều đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng bánh kẹo, lì xì cho các em. Chúng tôi hi vọng mang đến cho các em cái Tết vui vẻ, đầm ấm, xóa bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên trong sống tốt”.

Theo ông Lê Đức Trí, Trưởng phòng chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội), vào dịp Tết hàng năm, UBND tỉnh thường tổ chức các đoàn đi thăm, tặng cho cho trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh. Đây là một chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh với trẻ em nghèo. Ngoài ra, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đến thăm, tặng quà, chúc Tết các em. “Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cá nhân thể hiện sự chung tay, góp sức của cộng đồng xã hội để trẻ em nghèo có thêm niềm vui trong dịp Tết, giúp các em sẽ bớt đi cảm giác cô quạnh, buồn tủi khi vắng người thân” - ông Trí nói thêm.

Em Vũ Ngọc Linh (bên trái) đang học bài cùng bạn tại Tịnh xá Ngọc Đức (TP.Vũng Tàu).

Cứ mỗi độ, Tết đến

xuân về, trẻ em khắp nơi lại háo hức, mong chờ, bởi đây

là dịp các em có thêm tuổi mới, khoe những bộ đồ mới, nhận tiền lì

xì, sum vầy bên gia đình và vui chơi cùng bạn bè. Song không phải đứa trẻ nào cũng may mắn được hưởng trọn vẹn niềm vui ấy. Nhiều trẻ em nghèo, mồ côi, cơ nhỡ, kém may mắn được nuôi

dưỡng tại chùa Từ Ân (huyện Tân Thành) và Tịnh xá Ngọc Đức

(TP. Vũng Tàu) là những trẻ em như thế.

Tết với trẻ không gia đình Bài, ảnh: HOÀNG HƯỜNG

Em Võ Thị Kiều, ở chùa Từ Ân (huyện Tân Thành) đang cho một em nhỏ ăn cháo.

Page 36: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

37

TP. Vũng Tàu gồm 16 phường và xã đảo Long Sơn,

được xác định là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (từ tháng 5-2012, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh chuyển về TP. Bà Rịa).

Ông Lê Xuân Tươi, Bí thư Thành ủy TP. Vũng Tàu cho biết, thời điểm mới thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (năm 1991), cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội của TP. Vũng Tàu đang trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp, còn ở mức thấp. Trong quá trình xây dựng và phát triển, TP. Vũng Tàu đã không ngừng vươn lên về mọi mặt để xứng đáng với vai trò là trung tâm kinh tế và văn hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 22 năm qua, kinh tế thành phố luôn duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, là địa phương đứng đầu của tỉnh về thu nộp ngân sách (năm 1992 là 13,7 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên 3.537 tỷ đồng, gấp 258 lần). Vũng Tàu trở thành đô thị trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về dầu khí, du lịch, cảng biển và là một trong những đô thị dẫn đầu cả nước về GDP.

Ông Nguyễn Huy Thiện (88 tuổi, ở đường Hoàng Việt, TP. Vũng Tàu) cho biết, ông từ Phú Thọ vào sinh sống tại TP. Vũng Tàu những năm đầu sau giải phóng và chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng của thành phố. “Những năm mới giải phóng, Vũng Tàu còn khá hoang sơ, dân cư thưa thớt, đường sá chật chội, xuống cấp. Cửa hàng, quán ăn, nhà nghỉ

rất ít. Nay thì đã khác rồi, bộ mặt thành phố đã đổi thay theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp. Các dịch vụ phục vụ đời sống người dân khá đầy đủ, hầu như chỉ cần bước ra khỏi nhà là có thể mua được. Thành phố cũng đã có nhiều khách sạn cao cấp phục vụ khách du lịch” - ông Nguyễn Huy Thiện nhận xét.

TP. Vũng Tàu đã và đang trên đường trở thành một đô thị hiện đại, sầm uất với những con đường rộng rãi, khang trang, đầy hoa và cây xanh; những khu đô thị mới được quy hoạch bài bản; những tòa nhà cao tầng. Hệ thống dịch vụ của TP. Vũng Tàu hiện nay cũng đa dạng, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của

người dân và du khách. “Buôn có bạn, bán có phường”, TP. Vũng Tàu đã hình thành những tuyến đường chuyên kinh doanh ngành hàng như: phố ẩm thực trên các con đường Đồ Chiểu - Lê Lai, Thống Nhất mới, khu Bãi Cát Vàng (phường 6); phố thời trang ở đường Bacu, Nguyễn Văn Trỗi; phố tài chính-ngân hàng tập trung ở các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thái Học... Vài năm gần đây, trên địa bàn thành phố cũng xuất hiện nhiều cửa hàng fast food (thức ăn nhanh) mang đậm phong cách châu Âu như: KFC, Lotteria, Pizza, các tiệm bánh mì. Bên cạnh đó, TP. Vũng Tàu cũng có hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại quy mô lớn như: Co.op Mart, Metro, Imperial Plaza hay các trung tâm điện máy như Nguyễn Kim, A Hò, Kim Minh, dienmay.com... cùng nhiều cửa hàng tự chọn, siêu thị mi ni, rất thuận tiện cho việc mua sắm của người dân.

Để có vóc dáng và diện mạo đô thị ngày càng khang trang, hiện đại như hiện nay, thời gian qua, TP. Vũng Tàu đã đầu tư xây dựng hàng trăm công trình phúc lợi, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường giao thông, trường học. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị của thành phố tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, được đầu tư theo quy hoạch của một đô thị văn minh. Xã đảo Long Sơn thuộc TP. Vũng Tàu đã được nối với đất liền bởi hệ thống cầu và đường liên hoàn. Hệ thống điện, nước sạch, hạ tầng bưu chính viễn thông đồng loạt được triển khai đã làm thay đổi bộ mặt, tạo điều kiện cho xã đảo Long Sơn phát triển cùng với sự phát triển chung của thành phố. Trong tương lai, Long Sơn sẽ trở thành khu lọc hóa dầu lớn thứ hai của cả nước, đảo Gò Găng (xã Long Sơn) sẽ có sân bay và bến cảng, hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, khép kín.

Phát biểu tại lễ công bố Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ công nhận TP. Vũng Tàu là đô thị loại I thuộc tỉnh (tháng 8-2013), ông Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, đã nhấn mạnh: “Tôi tin rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và TP. Vũng Tàu nói riêng sẽ tiếp tục phát huy những thành công đã đạt được, vượt qua mọi khó khăn để đưa TP. Vũng Tàu trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là nơi đáng đến, đáng ở và hạnh phúc”.

Ông Phan Hòa Bình, Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu khẳng định: “Qua 22 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy, nét nổi bật làm thay đổi diện mạo của TP. Vũng Tàu, đó là: Vũng Tàu từ một thị xã có quy mô nhỏ, ít được người dân trong nước và du khách quốc tế biết đến, trở thành đô thị loại I thuộc tỉnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và đồng bộ; môi trường xanh - sạch - đẹp”.

Tổng sản phẩm nội địa theo giá cố định (không kể dầu khí) trên địa bàn TP. Vũng Tàu năm 1992 là 880 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 24.500 tỷ đồng, với mức tăng bình quân hàng năm là 19%. Cơ cấu kinh tế của thành phố quản lý chuyển dịch đúng hướng và tích cực (số liệu năm 2012): dịch vụ (73,02%); Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (13,92%); hải sản (13,06%). Thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) năm 1992 là 556USD/người, đến năm 2012 đạt 6.845USD/người, tăng gấp 12,3 lần so với năm 1992.

Ngày 23-4-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 612/QĐ-TTg công nhận TP. Vũng Tàu là đô thị loại I thuộc tỉnh. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của TP. Vũng Tàu trong quá trình xây dựng và phát triển để vươn mình trở thành một đô thị văn minh, hiện đại.

Vũng Tàu mang màu áo mới Bài, ảnh: NGUYỄN ĐỨC

Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Imperial ở TP. Vũng Tàu.

TP. Vũng Tàu đang trên đường trở thành đô thị văn minh, hiện đại. Trong ảnh: Đường 3-2, TP. Vũng Tàu.

Page 37: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

38

CHÍNH QUYỀN THÂN THIỆNMở trang Cổng thông tin

điện tử TP. Bà Rịa tại địa chỉ http://baria.baria-vungtau.gov.vn/, điều khiến cho nhiều người dân hài lòng nhất không chỉ là những thông tin thời sự về tình hình kinh tế - xã hội mà chính là các nội dung về thủ tục hành chính được công khai, minh bạch. Việc xây dựng kênh đối thoại bằng công nghệ thông tin chính là cầu nối giữa chính quyền thành phố với các tổ chức chính trị - xã hội và công dân, góp phần không nhỏ trong việc công khai hóa thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước của TP. Bà Rịa. Những thông tin cần thiết, liên quan đến đời sống của người dân đều được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử. Cụ thể như: Bản đồ quy hoạch; bảng giá đất; Người dân góp ý (các dự thảo, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội…); Hỏi đáp trực tuyến; danh bạ số điện thoại của lãnh đạo thành phố… Đặc biệt, với “Dịch vụ công trực tuyến”, người dân có thể tra cứu tiến độ thực hiện hồ sơ thủ tục hành chính; đồng thời đăng ký qua mạng để giải quyết hồ sơ thuộc các lĩnh vực: Hành chính tư pháp; đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; đăng ký chứng chỉ quy hoạch…

Còn tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của UBND TP. Bà Rịa, các thủ tục hành chính cũng được niêm yết công khai, rõ ràng, minh bạch. Việc giải quyết các thủ tục hành chính được đơn giản hóa và nhanh gọn hơn trước rất nhiều. UBND TP. Bà Rịa cũng là địa phương đầu tiên trong tỉnh đưa vào vận hành mô hình lấy ý kiến người dân qua hệ thống điện tử. Ông Phạm Chí Lợi, Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa cho biết, mô hình trên là một kênh để người dân góp ý với cơ quan Nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính, phát huy quyền làm chủ của người dân. Đồng thời, qua đó cũng tăng tính minh bạch, thể hiện thái độ cầu thị, vì dân và sự quyết tâm của chính quyền nhằm cải thiện, nâng cao chất

lượng giải quyết thủ tục hành chính đối với dân. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy, UBND thành phố luôn chỉ đạo chặt chẽ, nhất là những hồ sơ phức tạp. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hẹn ngày càng tăng (hơn 98%), số hồ sơ trả trễ hẹn ngày càng giảm. Đối với những hồ sơ trễ hẹn, UBND thành phố đều có công văn đôn đốc, yêu cầu các địa phương, cơ quan liên quan phối hợp để giải quyết kịp thời. Riêng đối với những hồ sơ vì lý do nào đó phải kéo dài thời gian hơn quy định, UBND thành phố đã chỉ đạo lãnh đạo các phòng chuyên môn trực tiếp xin lỗi người dân, có công văn cụ thể trả lời lý do vì sao trễ hẹn và đưa ra thời gian cụ thể sẽ hoàn tất thủ tục. Tại phòng một cửa liên thông đã được gắn hệ thống camera để lãnh đạo trực tiếp theo dõi, kịp thời chấn chỉnh những việc làm chưa tốt của các cán bộ công chức. Ngoài ra, hàng tháng tổ chức họp, đánh giá, phê bình rút kinh nghiệm để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. “Mặc dù chưa đạt được mức độ hài lòng nhưng người dân đã dần tin tưởng hơn. Từ khi xây dựng quy chế, quy định thời gian chi tiết cho từng lĩnh vực, công tác phối hợp giữa các phòng ban được cải thiện rất nhiều” - ông Ngô Văn Chiến, Chánh Văn phòng

UBND TP. Bà Rịa cho hay. “Điều tôi hài lòng nhất là

các thủ tục hành chính được niêm yết công khai, minh bạch, rõ ràng, các cán bộ giải quyết hồ sơ tận tình, chu đáo” - ông Nguyễn Ngọc Túy, ở phường Phước Trung cho biết.

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGÔng Phạm Chí Lợi cho

rằng, để TP. Bà Rịa tiếp tục được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2015, thành phố đã có bước triển khai chung về quy hoạch, xây dựng. “Định hướng của TP. Bà Rịa là tiếp tục phát triển theo hướng không gian mở, chủ đạo là thành phố đô thị của tỉnh lỵ, là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế - văn hóa – xã

hội của tỉnh BR-VT, là đô thị hành chính và dịch vụ - thương mại giữ vai trò trọng yếu để thực hiện kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực cũng như hành lang phát triển công nghiệp của tuyến Quốc lộ 51”, ông Phạm Chí Lợi khẳng định.

Với quan điểm chủ đạo này, TP. Bà Rịa đã ban hành quy chế quản lý đô thị, bảo đảm về mặt kiến trúc, cảnh quan văn minh, hiện đại, bao gồm: Quảng trường, công viên Bà Rịa, công viên rừng ngập mặn, nhà Tang lễ, nhà máy xử lý nước nước thải, ngầm hoá các công trình, tăng thêm mật độ cây xanh. Đến năm 2014-2015 bình quân diện tích nhà ở/đầu người dân đạt 23m2/người,

nâng tỷ lệ nhà kiên cố lên 95%. Đồng thời, TP. Bà Rịa cũng đang tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của 1.680ha tại khu đô thị mới kết hợp với du lịch sinh thái khu vực phía Nam rừng ngập của các phường: Phước Trung, Long Hương và Kim Dinh. Khu đô thị mới phía Nam Quốc lộ 51 cũng sẽ được hình thành với các khu nhà ở, trường học, dịch vụ thương mại, chung cư cao tầng, bệnh viện quốc tế…

Với việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đã tạo động lực cho TP. Bà Rịa thu hút các nhà đầu tư và hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra. Ngoài ra, thành phố cũng chủ động xây dựng và triển khai các chương trình với nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kinh tế xã hội; thu thuế vượt kế hoạch đề ra; chi ngân sách đúng quy định; giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt cao; các dự án về xây dựng và các tuyến đường trọng điểm được khẩn trương đầu tư xây dựng. Năm 2013, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng kinh tế nhưng các lĩnh vực sản xuất đều đạt kế hoạch như: Giá trị sản xuất CN-TTCN 2.716,8 tỷ đồng, đạt 102,3% kế hoạch, tổng doanh thu thượng mại - dịch vụ là 6.348,3 tỷ đồng, đạt 101,1 % kế hoạch. GDP bình quân đầu người đạt 3.875 USD/người/năm. “Trong lĩnh vực phát triển văn hoá – xã hội, TP. Bà Rịa sẽ tập trung hoàn thành các chương trình, đề án phát triển văn hoá – xã hội theo nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ IV (2010-2015). Trong đó có đề án xây dựng 3 xã nông thôn mới (Hoà Long, Long Phước và Tân Hưng); đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; xây dựng, nâng trường lớp đạt mục tiêu 100% trường đạt chuẩn Quốc gia; thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt tập trung thực hiện thắng lợi đề án giảm nghèo theo chuẩn mới (2011-2015), đến 2015 sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh” - ông Phạm Chí Lợi khẳng định.

Phát triển Bà Rịa theo hướng không gian mở

Bài, ảnh: THẢO PHƯƠNG

Người dân giải quyết thủ tục hồ sơ và đánh giá cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND TP. Bà Rịa.

Xây dựng thành phố khang trang, hiện đại, văn minh hơn là quyết tâm lớn của TP. Bà Rịa.

Giữ vai trò trọng yếu trong thực hiện kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực, TP. Bà Rịa đang hướng tới tương lai bằng việc tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển theo hướng không gian mở.

Page 38: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

39

KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH

Theo ông Lê Văn Xương, Chủ tịch UBND huyện Tân Thành, từ đầu năm 2013, địa phương đã đề ra phương hướng để phát triển toàn diện đối với từng ngành nghề. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ động thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho các khu công nghiệp và các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp… nhằm tăng khả năng thu hút đầu tư trên địa bàn; Đối với thương mại, dịch vụ, phải tổ chức có hiệu quả mạng lưới thương mại dịch vụ cung ứng và tiêu thụ ở nông thôn, mạng lưới dịch vụ cảng, dịch vụ các khu công nghiêp, dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ phát sinh khác…; Đối với nông, lâm, ngư nghiệp, tập trung chỉ đạo điều hành công

tác sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng…

Nhờ sớm có những chính sách kịp thời, năm 2013 các ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tân Thành vẫn tiếp tục tăng trưởng cao. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2012. Việc cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép đi vào hoạt động cùng với hệ thống cảng trên địa bàn đã tạo nhiều thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa bằng đường biển và tạo điều kiện cho loại hình logistics phát triển mạnh mẽ.

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển cả về khối lượng và giá trị hàng hóa lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng trong nhân dân. Doanh thu thương mại đạt hơn 6.600 tỷ đồng, tăng 22,2% so với năm trước. Các loại hình dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, tạo công ăn việc làm ổn định và cơ hội kinh doanh cho người dân trên địa bàn. Các chợ Tân Hòa, Lam Sơn được xây mới đưa vào sử dụng cùng với việc nâng cao năng lực hoạt động của các chợ Tóc Tiên, Châu Pha, Hắc Dịch… đã đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân.

Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp cũng được chính quyền huyện Tân Thành đặc biệt quan tâm. Trong năm, tại xã Tóc Tiên đã xảy ra dịch cúm gia cầm nhưng nhờ công tác phòng, chống dịch tốt nên ổ dịch đã được khống chế, không để lây lan trên diện rộng. Chính quyền địa phương thường xuyên

phối hợp với các Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, Chi cục Thú y… tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân. Huyện đã thành lập được 2 hợp tác xã trồng bưởi da xanh tại Sông Xoài và Châu Pha, bước đầu khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân trồng loại cây này. Bên cạnh đó, chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tóc Tiên đang được tổ chức đồng bộ, bảo đảm đúng tiến độ. Trong đó, xã Châu Pha đã hoàn thành 17/19 tiêu chí, bộ mặt nông thôn mới tại đây đang thay đổi từng ngày. Những con đường nông thôn được xây dựng khang trang thuận lợi cho giao thông và vận chuyển nông sản của bà con. ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN

ĐƯỢC NÂNG CAOÔng Võ Văn Quá, Chánh

văn phòng UBND huyện Tân Thành cho biết, trong thời gian qua, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong huyện cũng không ngừng được nâng cao. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của huyện là hơn 3.000 USD/người/năm. Huyện Tân Thành cũng đã quan tâm triển khai công tác xóa đói giảm nghèo. Riêng trong năm 2013, toàn huyện đã có 600 hộ thoát nghèo. Trong đó, có 183 hộ thuộc nghèo chuẩn quốc gia. Giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động.

Bên cạnh đó, giáo dục, y tế, văn hóa… có nhiều

chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học, THCS và THPT đã đạt bằng mặt bằng chung của tỉnh. Các trường mầm non được xây dựng mới bảo đảm chương trình phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi; Hơn 90% gia đình, 63 thôn, ấp đăng ký và giữ vững danh hiệu gia đình, thôn ấp văn hóa; Hệ thống y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia được giữ vững tạo thuận lợi trong việc khám chữa bệnh cho người dân. Năm 2013, toàn huyện có hơn 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm 8 loại vắc xin, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dưới 12,5%. 100% hộ dân được sử dụng điện, hơn 98% số hộ dân tại nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh nhờ đó giảm được bênh tật…

Ông Lê Văn Xương, cho biết: “Trong năm 2014, huyện Tân Thành tập trung mọi nguồn lực tổ chức thực hiện thành công đề án thành lập Thị xã Phú Mỹ. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2013, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo điều kiện thuận lợi hình thành các loại hình dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng biển; Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động phi nông nghiệp; Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cải thiện đời sống nhân dân; Giữ vững ổ định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông”.

Một góc thị trấn Phú Mỹ.

HUYỆN TÂN THÀNH:

Vượt khó để phát triển Bài, ảnh: VĂN ANH

Trong năm qua, mặc dù kinh tế nhiều khó khăn do tình hình chung như: giá nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao khiến số hàng tồn kho nhiều, thị trường bất động sản bị đóng băng… nhưng bằng sự nỗ lực vượt bậc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Thành vẫn đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế.

Trung tâm văn hóa huyện Tân Thành được xây dựng khang trang.

Page 39: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Trước giải phóng, mảnh đất Côn Đảo không dân cư, chỉ toàn tù

nhân và bộ máy cai ngục của chế độ cũ. Tiềm năng du lịch, dịch vụ, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản... lớn, song chưa được đánh thức, do vậy, thực trạng kinh tế Côn Ðảo chỉ là con số không. Từ tháng 10-1991, khi Côn Ðảo chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh BR-VT, lúc này các ngành kinh tế trên đảo mới bước vào vạch xuất phát. Vậy mà sau hơn hai thập kỷ, cùng với chiến lược phát triển đúng của nhà nước, đến nay, tiềm năng, giá trị của Côn Đảo đã được đánh thức. Ai đến Côn Đảo vài năm gần đây, chắc hẳn không khỏi ngỡ ngàng trước sự vươn mình mãnh liệt nơi đây. Giao thông trên đảo thông suốt, liền mạch; cơ sở hạ tầng cho du lịch tăng cả chất và lượng theo hướng ngày càng cao cấp, chuyên nghiệp; hàng hóa và hệ thống dịch vụ đủ đầy; đời sống cư dân sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần; chưa kể nhiều dự án hạ tầng do Nhà nước đầu tư và các công trình văn hóa, du lịch từ nguồn xã hội hóa vẫn đang được triển khai rầm rộ trên đảo… tạo thêm vẻ khang trang, hiện đại cho Côn Đảo.

Phát triển du lịch chính là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế trên địa bàn Côn Đảo phát triển. Năm 2013, Côn Đảo đón gần 90.000 lượt khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng, tăng 9% so với năm 2012; trong đó, hơn 19.324 lượt khách quốc tế, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 20% tổng số lượt khách đến Côn Đảo. Tổng doanh thu du lịch Côn Đảo đạt hơn 305 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND

huyện Côn Đảo, năm 2013, Côn Đảo tổ chức rất nhiều sự kiện văn hóa lớn như: lễ công bố bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho hệ thống nhà tù; chương trình “Nghĩa tình Côn Đảo” hưởng ứng tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; chuỗi hoạt động Khai hội Văn hóa du lịch gồm: chợ đêm, hội hoa xuân, bắn pháo hoa; khánh thành Bảo tàng Côn Đảo; khởi công công trình tôn tạo khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu… Những sự kiện trên được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, cộng với sự chủ động, linh hoạt của các đơn vị du lịch trên địa bàn trong khâu quảng bá và chiến lược kích cầu du lịch là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến Côn Đảo.

Trong Đề án quy hoạch tổng thể phát triển Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Côn Đảo sẽ trở thành đô thị di sản - du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế gắn với bảo tồn, tôn tạo hệ

thống di tích cách mạng đặc biệt trên địa bàn. “Để thực hiện mục tiên trên, Côn Đảo đã và đang tranh thủ mọi nguồn lực từ Trung ương và địa phương đầu tư cho Côn Đảo” - ông Dũng nói.

Theo đó, năm 2014 và các năm tiếp theo, Côn Đảo tiếp tục ưu tiên hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật để khởi công sớm các dự án, công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới khu Trung tâm Côn Sơn, đường Tây Bắc, đường và cảng tàu khách, bến tàu du lịch tại các đảo nhỏ, các hồ chứa nước ngọt, nhà máy xử lý rác, hệ thống cấp - thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống cấp điện... bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách và xã hội hóa; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương nâng cấp sân bay, bến cảng và mở thêm đường bay đến Côn Đảo.

Bên cạnh đó, năm 2014, UBND tỉnh phối hợp cùng

các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch Phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2030 đã được phê duyệt; cơ chế, chính sách ưu đãi đối với địa bàn Côn Đảo cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở để thúc đẩy phát triển Côn Đảo; hoàn thành sớm đề án “Mô hình tổ chức hành chính và cơ chế quản lý hành chính đặc thù cho Côn Đảo” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và triển khai đề án “một cửa” cho Côn Đảo giải quyết nhanh gọn thủ tục giúp nhà đầu tư an tâm khi đầu tư tại Côn Đảo. “Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

du lịch, dịch vụ gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, giá trị thiên nhiên biển, rừng của Vườn quốc gia và hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn theo hướng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa - lịch sử, chăm lo đời sống và tạo thêm việc làm cho cộng đồng dân cư nhằm đem lại cho Côn Đảo một diện mạo mới tương xứng với tiềm năng; quảng bá môi trường, lĩnh vực đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi và thủ tục đầu tư một cách rõ ràng và hấp dẫn về Côn Đảo đến các thị trường, các nhà đầu tư trong và ngoài nước; liên kết với các công ty lữ hành lớn, có uy tín thu hút khách du lịch nước ngoài đến Côn Đảo” - ông Lê Xá, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết.

Côn Đảo chuyển mình Trước năm 1975, Côn Đảo là “địa ngục trần gian”. Sau ngày giải phóng với chiến lược phát triển đồng bộ, Côn Đảo hôm nay đang chuyển mình mạnh mẽ trở thành vùng kinh tế đặc biệt và là trung tâm du lịch - dịch vụ chất lượng cao với những sắc thái riêng mà hiếm nơi nào có.

Theo báo cáo của UBND huyện Côn Đảo, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt gần 66 triệu đồng/người, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch (chiếm gần 87% trong cơ cấu kinh tế) với tổng doanh thu từ dịch vụ - du lịch đạt 980 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2013.

Du khách nước ngoài nghỉ dưỡng tại resort Six Senses Côn Đảo.

Du khách quốc tế đi bộ trên đường Tôn Đức Thắng.

Bài, ảnh: MỸ LƯƠNG

40

Page 40: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Học bơi từ con rạcH sau nHà

Nhà Anh Viên nằm tận trong con rạch Ba Cau - ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, (TP.Cần Thơ). Cha me Anh Viên quanh năm vất vả với ruộng vườn, nhưng chỉ đủ sống qua ngày. Ông Nguyễn Văn Tới (ông nội của Anh Viên) cho biết: “Hồi đó, xung quanh nhà toàn là sông nước, sợ cháu nó đùa giỡn bị chết đuối, nên tui dẫn ra tập bơi ở con rạch trước nhà. Lúc mới xuống nước, cháu nó sợ lắm, cứ kêu la inh ỏi”.

Có năng khiếu bơi từ thuở nhỏ, năm học lớp 5, Anh Viên được trường chọn đi thi đấu tại

Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện. Do đạt được những thành tích ấn tượng, Anh Viên được chọn

thi đấu Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố. Thời gian này, đội tuyển bơi lội của Trung tâm TDTT quốc phòng 4 (Quân khu 9) vừa mới thành lập, họ đã cử các tuyển trạch viên đi khắp nơi để xem “giò cẳng” các VĐV nhí, Anh Viên đã lọt vào “tầm ngắm” của họ.

Ông Nguyễn Văn Tác - cha của Anh Viên - nhớ lại: “Hồi đó, mấy anh ở trung tâm nhiều lần đến nhà vận động. Lúc đầu, ai cũng băn khoăn vì Anh Viên còn nhỏ quá. Sau nhiều lần bàn tới bàn lui, thấy môi trường luyện tập

ở đó rất tốt, nên cả nhà quyết định cho cháu vào đội bơi”.

Làm rạng danH tHể tHao ViỆt namTrong quá trình luyện tập,

Anh Viên nhiều lần được cử đi thi đấu tại các giải đấu theo nhóm tuổi và khu vực để cọ sát. Anh Viên liên tiếp gặt hái nhiều thành công và nổi lên như một hiện tượng trong làng bơi lội. Đặc biệt, trong năm 2011, tại giải bơi lội các nhóm tuổi vô địch toàn quốc, Anh Viên đã xuất sắc giành 10 HCV/10 cự ly đăng ký.

Sau đó, tại giải vô địch quốc gia, Anh Viên tiếp tục làm nức lòng người hâm mộ khi giành được 6 HCV, 4 HCB và 1 HCĐ. Những thành tích ấn tượng đó đã hoàn toàn thuyết phục các tuyển trạch viên của Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, sau đó, Anh Viên được triệu tập vào Đội tuyển bơi lội Việt Nam. Đến tháng 1-2012, Anh Viên

được đưa đi tập huấn tại Mỹ đến trước khi lập nên những kỳ tích tại SEA games lần này.

Có tính tự lập, tiết kiệm từ nhỏ, lại rất hiếu thảo, nên số tiền dành dụm được từ những thành tích bơi lội, Anh Viên đã dùng giúp gia đình xây lại ngôi nhà hồi cuối năm 2011. Vừa trở về sau chuyến thi đấu tại SEA Games, Anh Viên chia sẻ: “Điều khiến em hạnh phúc là những thành tích của mình đã góp phần làm rạng danh nền thể thao quê nhà”.

Những chuyện kể về Ánh Viên

Tại SEA Games 27, Nguyễn Thị Ánh Viên, VĐV đội tuyển bơi lội, là một trong 5 gương mặt xuất sắc nhất của đoàn thể thao Việt Nam. Không chi phá vơ nhiêu ky lục, Ánh Viên đi vào lịch sư bơi lội Việt Nam khi trở thành cô gái đầu tiên giành đến 3 HCV tại 1 kỳ SEA Games. Nhưng ít ai biết răng, “kình ngư” 17 tuôi này xuất thân trong một gia đình ngheo ở miệt sông nước Cưu Long, bước vào đương bơi tư con rạch ở sau nhà.

Tại SEA Games 27, Anh Viên đăng ky thi đấu 8 cư ly và giành đươc 3 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Đăc biệt, ở nội dung 200m ngửa nữ, với thành tích 2 phút 14 giây 80, Anh Viên đa phá kỷ lục cũ là 2 phút 15 giây 73 của VĐV Indonesia. Con ở nội dung 400m hỗn hơp nữ - với thành tích 4 phút 46 giây 16, Anh Viên đa phá kỷ lục 4 phút 50 giây 88 của VĐV Thái Lan. Tính từ năm 2007 đến tháng 8-2013 (trước SEA Games 27), Anh Viên đa giành đươc 142 huy chương tại tất cả các giải đấu trong và ngoài nước, trong đo co 78 HCV.

Bài, ảnh: QUANG MINH

Anh Viên trên đường đua.

WorLd CUp 2014:

Nữ thần vàng sẽ ở lại châu Mỹ?

Từ World Cup lần thứ nhất (năm 1930) tổ chức ở Montevideo (Uruguay) đến

World Cup 2010, giải vô địch bóng đá thế giới đã trải qua 19 cuộc thư hùng với tỷ số 10 – 9 nghiêng về các đội bóng đến từ châu Âu. Liệu rằng World Cup 2014 này Nam Mỹ sẽ san bằng tỷ số 10-10?

Brazil, Argentina, Colombia, Mehico là 4 đại diện mạnh nhất của lục địa Mỹ latinh hiện nay. Brazin và Argentina đều có khả năng như nhau trở thành đệ nhất anh hào tại World Cup 2014 vào tháng 7 tới. Chỉ riêng hai người hùng này đã 7 lần bước lên bục vinh quang.

Với làng bóng châu Âu, các cầu thủ xuất sắc của các đội Nam Mỹ đều là chỗ quen biết vì hàng loạt cầu thủ gạo cội của các nước này đá thuê trên lục địa châu Âu.

Ngược lại, các trận mạc ở châu Âu mà các “lính lê dương” trải qua cũng giúp họ vừa trau dồi cho bản thân, vừa hiểu biết thêm các đối thủ tương lai ở châu Âu. Khi các cầu thủ Nam Mỹ hiểu thêm lối chơi của châu Âu, họ sẽ trở nên nguy hiểm gấp bội, song họ lại bị mất lối chơi ngẫu hứng, nhiều sáng tạo, vốn là chỗ mạnh trước đây của họ. World Cup 2014 sẽ là câu trả lời về kết quả của việc kéo sang châu Âu ồ ạt của các đội tuyển trên.

Các đại diện sáng giá nhất hiện nay của châu Âu là Tây Ban Nha, Đức, Italia, Hà Lan. Đội được cả thế giới “gờm” nhất là Tây Ban Nha. Italia, Đức đã và vẫn luôn luôn là những đội giàu truyền thống và đầy bản lĩnh.

Trong lịch sử bóng đá thế giới, hầu như đội nào đoạt chức vô địch

cũng là đội đưa ra được mô hình chiến thuật mới. Ở World Cup 1938, HLV V.Poggio đã cho khai sinh đấu pháp WM để đối phó với lối chơi giăng bẫy việt vị đầy mới lạ của các tuyển thủ Anh. Với đấu pháp WM, HLV Poggio đã đưa đội tuyển Italia lần thứ hai liên tiếp đoạt chức vô địch thế giới.

Khi đội tuyển Hungary sang Wembley dạy cho đội tuyển Anh – nước khai sinh ra môn bóng đá một bài học thì HLV G.Scheberg cũng đã cung cấp cho đội tuyển Hungary một vũ khí chiến thuật mới 4-2-4. Nhưng ở World Cup 1954, cách tuyển thủ Hungary xuống sức và mất một L.Puscat bị chấn thương nên ở trận chung kết đã không duy trì được đấu pháp 4-2-4. Họ đã phải nhường vinh dự đó cho các tuyển thủ Brazil 4 năm sau khi chiến thắng cũng với đấu pháp 4-2-4. Nhưng để giữ ngôi vị tột đỉnh, năm 1962, đội tuyển Brazil đã cải

tiền đấu pháp 4-2-4 thành đấu pháp 4-3-3. Bốn năm sau, trên sân nhà, đội tuyển Anh đã có công mài giũa chiến thuật 4-4-2 và đã ca khúc khải hoàn ở World Cup 1966.

Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, đội tuyển Hà Lan tuy chỉ đoạt ngôi “A hậu” ở World Cup 1974, 1978 nhưng đã khai sinh khái niệm bóng đá tổng lực, mở cửa cho một cuộc cách mạng lớn của bóng đá hiện đại, khi mà sau này các biến thể của nó lần lượt đã thực sự chinh phục được khán giả qua lối chơi của đội tuyển Brazil ở World Cup 1982.

Ở Euro 1984 HLV M. Hidalgo đã đóng một dấu ấn lên “đàn gà trống Gôloa – khi cho ra mô hình chiến thuật mới: 3-5-2. Ở World Cup 1986, các HLV H.Michel, V.Lobanovsky áp dụng chiến thuật này, phần nào đã làm xiêu lòng khán giả tuy chưa thành công.

Tại World Cup 1990 và 1994,

F.Bechkenbauơ và S. Ladaroni đã trở lại với mô hình chiến thuật 4-2-4 nên Đức và Brazzil lên ngôi trở lại. Còn tại World Cup 2002 – 2006, Ý và Brazil cũng triệt để áp dụng “công thức” này và lại thành công. Riêng World Cup 1998, M.Jakker đã cải tiến nên chiến thuật 1-4-5-1 bằng siêu sao Z.Ziadal và bóp nát Brazil để lên ngôi. Riêng World Cup 2010, bằng chiến thuật 1-4-4-2 với lối đá tiqui-tata, những “con bò tót” Tây Ban Nha đã khuynh đảo trời Âu và cả thế giới 6 năm nay…

Trong lịch sử bóng đá thế giới, chỉ có hai đội tuyển ẵm cúp khi tổ chức ở lục địa khác, đó là Brazil 2 lần “nẫng” được Cúp vàng từ Stockholm (Thuỵ Điển), Seoul (Hàn Quốc) và Tây Ban Nha từ Johannesburg (Nam Phi). Kể từ World Cup lần đầu tiên tổ chức đến nay, mỗi lần giải tổ chức ở châu Mỹ Latinh, các đội châu Âu rước “nữ thần” sang thường bị “mất”, không một đội châu Âu nào làm nên điều kỳ diệu. Liệu Tây Ban Nha, Đức, Ý, Hà Lan … có phá được cái “dớp” này không? Hay lại cân bằng tỷ số 10-10 và “Nữ thần vàng” lại mỉm cười và tuyên bố “ở lại” Nam Mỹ .

SƠN TỊNH

41

Page 41: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

ThơLÊ HUY MẬU

Con tăm, áo lụa và mẹNhớ quê nhớ cả nong tằmTằm cho kén ươm tơ dệt lụaNhớ con tằm, nhớ hình bong mẹNhớ bai dâu xanh trong ky ức làng.

Bao nắng mưa trong chiếc áo tơ tằm?Khi con biết hỏi mình câu hỏi ấyLà khi nong tằm đa thành huyền thoạiLà khi mẹ đa xa thăm thẳm giữa giấc mơ!

Không con bai dâu xanh dọc bến đo xưaKhông con nong nia và nghề nuôi tằm nữaCon trải câu thơ làm nong nia cho con tằm về ởĐể bong mẹ chăm tằm khuya sớm giữa long con!

LƯU TrỌNG pHÚ

Xuân sangVà rồi đông cũng đi quaBao lạnh lẽo, bao nhạt nhoa cuốn theoLá khô rơi rụng cái vèoChồi non nẩy lộc bên đèo báo xuânĐông qua chẳng chút phân vânBao đau khổ chốn nơ trần cũng quaKìa trông lên dải thiên hàNgôi sao sáng nhất đo là tình yêuMây kia co phủ bao chiềuCũng không che nổi tình yêu chúng mìnhVẫn tỏa sáng, vẫn lung linhVẫn ngào ngạt, vẫn ân tình, thủy chungĐa yêu, yêu đến tận cùngDẫu bao tố, dẫu song lừng sá chiĐường tình sánh bước cùng điĐông tàn gio tạnh ắt thì xuân sang!

HỮU THÁI

Thế rồiThế rồi cũng đa cuối đôngĐầu đường bàng đỏ, ven sông cải vàngThế rồi xuân đa lại sangMai đào khoe sắc, nắng vàng rây râyThế rồi tay lại cùng tayNỗi buồn bỏ lại, vui ngày mới lênThế rồi duyên vẫn con duyênTiễn niềm heo hắt về miền...cổ xưaThế rồi nắng đến, tạnh mưaLong ai lại ấm như chưa lạnh buồnThế rồi trăng đa lại tronHọa mi lại hot, nhện con giăng tơThế rồi tình lại vào thơThế rồi dạo bước cõi mơ...thế rồi...

NGUYỄN SĨ ĐẠI

Dẫu thế nào em cũng vẫn là emDẫu thế nào em cũng vẫn là emViên ngọc sáng trong đời anh mai maiNgày xuân ấy, ánh nhìn tha thiết ấyTa nhận ra nhau, ta neo lại trăng thềm

Dẫu thế nào, em cũng vẫn là emCơm nấu giữa ngày thường co nhiều khi thiếu lửaCo ngọn gio xôn xao ngoài liếp cửaDẫu thế nào em cũng vẫn là em!

Song đời dâng không dạt nổi ngoan hiềnTrên vầng trán thời gian dồn lớp song Toc chấm muối, nghĩa đời càng lắng đọngDẫu thế nào, em cũng vẫn là em...

Tha thứ cho anh. Và tha thiết cùng emTa lại thấy mùa xuân luôn hiển hiệnTa lại thấy tình yêu là vĩnh viễnDẫu thế nào, em cũng mai là em!

TrẦN THẾ TUYỂN

Mỹ XuânMùa xuân trở lại Mỹ XuânNghe trong hương đất bước chân lăng thầm.

Từ thoáng xa đến nẻo gầnBao nhiêu gương măt quen thân quá chừng.

Ở đâu măn muối, cay gừng Ở đâu đất bạc, rưng rưng áo đầm.

Ở đâu ngày rát, đêm dầmNửa đêm báo động hành quân, một thời.

Ở đâu bai cỏ ta ngồiCái đêm Hắc Dịch, đầy vơi nỗi long.

Ở đâu núi Thị Vải hồngChia tay em khoc theo chồng về dinh.

Ở đâu ánh mắt lăng thinhCon đường cát bỏng, ta mình dấu chân

Mùa xuân trở lại Mỹ XuânTìm căn nhà lá trung quân giữa rừng.

Hàn huyên tủi tủi mừng mừngBức tranh quê thật vô chừng lung linh.

Năm dài tháng rộng, khổ vinhCon nguyên vẹn mai nghĩa tình máu xương .

Mỹ Xuân, Giáp Ngọ 2014

42

Page 42: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

NGUYỄN VĂN THANH

Khoảnh khắcChiều Bai SauDần xuốngBiển loang tím cả bai bờChân trời xa neo lại những con tàu…Dong đời trôiXô đẩyPhận ngườiThêm một lần lênh đênh xứ lạRễ bám đất nâuMầm tươi nách láHồn quê Thảng thốt Rối bờiNgày găp nhauMắt khoc Miệng cườiKhoảnh khắc vỡ oa hoài niệm

Xốn xang chiều Thùy Vân

pHẠM pHÚ THỤY KHANH

Tình xuânƯớc gì ta đươc quen emLúc con cái thuở toc mềm buông vaiThuở con lúng liếng mắt naiThuở con tinh nghịch quẩy hài rong chơiNằm dài trên cỏ ngắm trờiBàn tay vuốt nhẹ thay lời tình traoEm cười vui mắt ngời saoCần chi co rươu hồng đào mới sayTa nhìn em đa ngất ngâyVẫy trong gio sớm bàn tay sen hồngAo lụa vàng nét mi congLung linh nắng đẹp lưng ong dáng ngàEm về buồn bỏ đi xaNghe trong nắng lụa hương tà áo bay.

TrƯƠNG THÀNH CÔNG

Giao thưaGio quất, bạc toc lau mùa chướngĐêm thanh, cá lăng đớp trăng mờChơt dậy song một miền ky ứcTrước giao thừa đối diện với nàng thơ ...!

Cà phêLọc nước sôi thành giọt đắngVị hương để lại cho đờiBuồn vui xẻ chia thầm lăngSang hèn đáy cốc lăng rơi !

TrẦN QUANG HUY

Bên thêm XuânCảm ơn làn gio đưa hươngMang muà Xuân đến muôn phương đơi chờHoa đào đâu co bơ vơHoa mai nào phải thẫn thờ đơi ai?Em như giọt nắng ban maiBên thềm Xuân thắm tương lai sắc màuYêu em mải miết làm giầuTrên quê hương mới Vũng Tàu đẹp tươi!

Vê thăm xã đảoNgày Xuân về thăm xa đảoGăp ba thôn nữ cô nào cũng ưaCô Hai mời thăm núi NứaCô Ba lại muốn miếu thờ Bà TraoPhân vân biết theo cô nàoBỗng dưng Nhà Lớn... dẫn vào cô Tư!

TrẦN THỊ NGỌC MAI

Chông chênhCon đường tới anhMột… hai… ba… Khúc khủyuMột… hai… ba… gập ghềnhĐôi giày em mỏi mệtbuốt nhức

vàchênh vênh!

Con đường tới anhVệt nắng cuối chiều run rẩyNga ba…Nga bảy…Chông chênh!

Con đường nào cho emCảm thức anhtrong hành trình xuôi ngươcBướcKhít dấu giày anh trong chật hẹp lối người.

VÕ THỊ HỒNG TƠ

Nối nhịp cầu xuânThế là trời đa heo maySe se giọt ướt rắc đầy cành xuânCâu thơ đôi lứa chạm vầnVươn trong nắng nhớ mưa tần ngần rơi

Theo tàu ra với biển khơi Em mang hương tết cho người ở xaThương anh lấy đảo làm nhàGiữ bình yên giữa bao la nổi chìm

Vật vờ như thể cánh chimBay trên thăm thẳm em tìm nhỏ nhoiÔ hay,Cuối biển cùng trời

Tim ta vẫn nối nhịp đời… Ô hay!

Từ trong giông bao đan dàyMà sao biển vẫn không thay đổi bờPhải long nhau thuở ban sơCho nên cách trở cũng chờ đấy thôi

Điệp trùng nhớ, điệp trùng khơiThương nhau theo cánh chim trời hải âuXuân ơi, xuân co bắc cầuĐể cho hai nửa yêu nhau tìm về?

YẾN THANH

Làm sao, ai biết làm saoHỡi nàng căp mắt long lanhMắt anh em mươn giờ anh xin đoiKhông tin em lấy gương soiMắt em co bong hình tôi. Rõ ràngTrái tim này, mới của nàngĐêm nao chẳng đập rộn ràng tên em

Anh thì đập hộ trái tim

Em thì mươn mắt đưa tình liếc nhauTình yêu co mắt đằng sauCo tai đằng trước gắn vào trái timMắt mình-chẳng nhìn thấy mìnhThấy toàn dư ảnh bong hình của aiNào ai biết một hay haiTim trong lồng ngưc đập ngoài phương em

43

Page 43: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

44

Tôi gọi đó là chuyến tàu định mệnh. Bởi vì từ khi sinh ra đời, cho đến

lúc bước chân lên chuyến tàu đó và tình cờ ngồi cạnh anh trong suốt cuộc hành trình từ Sài Gòn đến Đà Nẵng, tôi vẫn chưa hề hình dung ra rằng anh sinh ra đời là để dành cho tôi.

Cứ vào những ngày cuối năm, các chuyến tàu ra Bắc lại trở nên hết sức đông đúc. Hôm đó cần đi Đà Nẵng gấp nhưng đã đứng đợi mỏi cả chân trước dòng người dài dằng dặc mà tôi vẫn chưa mua được vé. Bỗng thấy anh tới gần tôi: “Cô có đi Đà Nẵng không? Tôi còn dư một vé”.

Tấm vé anh nhường lại cho tôi có số ghế cạnh bên anh. Trí tưởng tượng của tôi rất phong phú, nên khi lên tàu, ngồi cạnh anh, tôi đoán anh có cuộc hẹn hò đi Đà Nẵng cùng với cô bạn gái, nhưng không hiểu vì lý do nào đó cô ta không đi được. Anh chẳng thích bán tấm vé đó cho một người đàn ông, anh chọn tôi cũng rất đỗi tình cờ để tôi và anh trở thành đôi bạn đồng hành. Nhưng dự đoán của tôi lại trật lất, bởi anh là dân Đà Nẵng, vào Sài Gòn dự họp xong trở về Đà Nẵng. Vé là của một người bạn cùng đi với anh, nhưng đến phút cuối quyết định ở lại Sài Gòn thêm vài ngày. Tôi đã vô tình điền vào chỗ trống đó một cách ngẫu nhiên.

Anh là người đàn ông có năng khiếu tiếp cận người lạ một cách nhanh chóng. Bởi tôi vẫn thường im lặng trong suốt cuộc hành trình nếu phải ngồi cạnh một người đàn ông. Có rất nhiều người đàn ông vụng về, thậm chí làm tôi khó chịu khi phải ngồi bên họ. Tỉ dụ như có lần, tôi ngồi gần một anh chàng trẻ măng. Đêm xuống, anh ta làm như vô tình cứ dựa đầu vào vai tôi mà ngủ. Hoặc gặp phải anh chàng đi nhậu nhẹt ở đâu đó trước khi lên tàu. Có nghĩa là tôi phải chịu đựng mùi rượu toát ra từ hơi thở của anh ta suốt cả chuyến đi.

Hôm đó anh đã làm cho tôi vui rất nhiều khi anh nói chuyện. Anh kể cho tôi nghe chuyện biển khơi. Thì ra anh là thuyền trưởng của một con tàu. Tôi trố mắt nhìn anh: “Thuyền trưởng à? Nghe nói lấy chồng thuyền trưởng thì quanh năm suốt tháng cứ phải ngồi ở nhà đợi chồng. Bởi chồng của mình cứ mãi lênh đênh ngoài khơi xa”. Anh cười với tôi: “Cho nên chẳng ai dám yêu anh. Đến tuổi này anh vẫn ở một mình”. Rồi anh lấy trong túi áo ra một chiếc nhẫn làm bằng loại vỏ ốc nào đó tôi không

biết. Chiếc vỏ ốc lấp lánh hào quang giống như là chiếc nhẫn kim cương. Anh giải thích: “Đây là chiếc nhẫn cầu hôn của anh. Anh chỉ tặng nó cho cô gái nào anh yêu và yêu anh thật lòng. Anh dùng một loại vỏ ốc đặc biệt làm ra nó. Em có biết anh phải tốn bao nhiêu thời gian không? Phải đúng 10 ngày đó”. Tôi mỉm cười: “Và anh định tặng một cô gái nào chưa?”. Anh không trả lời câu hỏi của tôi.

Chiếc nhẫn đó anh đã đánh rơi hay là cố tình để lại tôi cũng không biết. Nhưng khi anh và tôi chia tay nhau, tôi không hề biết rằng chiếc nhẫn nằm trong góc nhỏ chiếc xách tay của tôi. Chuyện đó do Thảo, cô em họ của tôi phát hiện ra: “Chị Thi, ơi chị Thi, chiếc nhẫn ở đâu đẹp vậy? Anh chàng nào tặng chị phải không?”. Tôi nghịch ngợm đeo chiếc nhẫn vào ngón tay trỏ của mình. Chiếc nhẫn như được làm ra cho tôi - nó vừa vặn và xinh đẹp làm sao.

Tôi gặp lại anh trong lòng thành phố Đà Nẵng tưởng chừng rộng thênh thang khi

tôi đang ngồi uống cà phê với Thảo ở một quán cà phê dọc bờ sông Hàn. Hai đứa ngồi ngay chiếc bàn sát ô cửa kính nhìn ra đường. Cứ ngồi khuất một góc mà nhìn những người lượn lờ qua trước mặt mình, chắc chắn trong lòng sẽ có một cảm giác vô cùng kỳ lạ như mình đang khám phá ra một điều gì đó. Để rồi tôi “khám phá” ra anh khi anh đẩy cửa kính bước vào. Tôi gọi như reo: “Anh thuyền trưởng!”.

Công việc của tôi ở Đà Nẵng giải quyết thuận lợi, mau chóng. Tàu của anh đang cập bến sửa chữa. Anh đưa tôi đi thăm bảo tàng Chăm trong những giờ phút rảnh rỗi hiếm hoi tôi còn ở lại trong thành phố này. Bảo tàng Chăm nằm ở cuối con đường ven sông. Anh kể cho tôi nghe câu chuyện về một vương quốc Chăm có cả một thời hưng thịnh, những tượng điêu khắc trải qua từng giai đoạn mang dấu ấn lịch sử. Nghe anh kể, tôi cứ ngỡ anh là một nhà nghiên cứu lịch sử hơn là một thuyền trưởng. Anh đắc ý về điều này: “Ngày xưa

anh thích học sử, nhưng ba anh lại muốn anh đi hải quân. Nhưng sau đó anh vẫn lấy được tấm bằng cử nhân sử”. Trong bảo tàng Chăm, tôi đưa trả chiếc nhẫn được làm bằng vỏ ốc anh đánh rơi trên tàu: “Ai lại đánh rơi chiếc nhẫn dành cho người yêu của mình bao giờ?”. Anh lắc đầu: “Định mệnh đã khiến anh đánh rơi chiếc nhẫn trên chuyến tàu tốc hành. Nó đã thuộc về em”.

• •Chiếc nhẫn làm bằng vỏ

ốc ấy là cái cớ để anh tìm đến tôi. Tôi yêu anh như yêu cơn gió lồng lộng len vào toa tàu trong đêm. Tôi yêu anh như thể đang nghe anh thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về sự tích ra đời của những pho tượng Chăm trong bảo tàng nằm ven sông. Nhưng anh là thuyền trưởng, cuộc đời anh gắn liền với những chuyến đi. Anh nói vui: “Tại nước mình bờ biển dài quá cho nên anh và em phải đi tìm nhau. Tìm nhau chứ không phải là lạc mất nhau”. Yêu anh, tôi giống như một chinh phụ đợi chồng, trong khi cuộc sống quanh tôi vẫn hối hả với bao cuộc rong chơi vui vẻ. Bạn bè tôi mỗi Chủ nhật hớn hở

son phấn, chưng diện leo lên xe của người yêu hoà nhập với dòng người trên phố. Đôi lúc tôi theo bạn vào một đám đông nhưng rồi tôi luôn về sớm. Tôi chỉ nhớ tới anh.

Có khi anh ghé qua vài ngày trên bến cảng ở thành phố tôi đang ở. Những chuyến ghé đều vội vã. Anh và tôi ngồi uống cà phê trên bờ sông như ngày nào đã từng ngồi với nhau ở Đà Nẵng. Anh thì thầm: “Em đợi anh nhé. Đừng bao giờ mỏi mệt. Mình sẽ có với nhau hai đứa con gái”. Tôi pha trò: “Tại vì nếu là con trai, nó lại đi lính hải quân, lại leo lên những con tàu. Giống như ba nó cứ bỏ mẹ nó ở nhà một mình”. Anh phá lên cười: “Ờ há”.

Anh lại lên tàu tiếp tục ra khơi. Tôi lại lao vào công việc của mình và yên lòng chờ đợi. Tôi chờ đợi bởi tôi biết rằng tôi chỉ yêu một mình anh và anh cũng chỉ yêu một mình tôi. Dẫu rằng nhìn quanh mình tôi nhìn thấy bao điều bất trắc. Nếu cứ nhìn những điều bất trắc quanh mình, lòng người sẽ dễ nghi ngại, đắn đo khi người mình yêu thương cứ biền biệt trên những con tàu.

Anh vừa viết thư cho tôi. Dường như cuộc sống bây giờ người ta ít viết thư cho nhau, nhưng tôi vẫn thích những lá thư anh gởi. Mỗi lá thư anh viết đều ghi dấu ấn một bến cảng anh đã đi qua. Anh viết: “Mùa Xuân này anh được lên bờ. Anh chọn Đà Nẵng để neo bến. Chắc chắn em sẽ lấy anh và đi Đà Nẵng cùng anh có phải không? Hôm nào tổ chức đám cưới, mình sẽ hưởng tuần trăng mật ở Hội An em nhé?”. Hội An ư? Nơi con phố với những căn nhà cổ, mái ngói bám đầy rong rêu và cả những cánh cửa đều có những đôi mắt dõi theo. Là lời hứa đưa tôi đi hôm nào ở Đà Nẵng nhưng rồi hai đứa vẫn chưa thực hiện được. Tôi ép lá thư thơm mùi gió biển bên má, cười một mình: “Tới mùa xuân à?. Cũng được, nhưng khi đến Hội An em sẽ bắt anh mua cho em một trăm chiếc lồng đèn”. Mua làm chi tới 100 chiếc lồng đèn, tôi cũng không biết. Nhưng tôi sẽ hình dung ra tiếng cười của anh: “Anh sẽ giăng lồng đèn sáng rực lên, chắc vài ngàn cái em nhỉ? Vậy mấy chỗ bán lồng đèn có đủ để bán cho mình không?”.

Trên ngón tay tôi, chiếc nhẫn làm từ vỏ ốc biển đang nhấp nháy những sắc màu. Buổi tối của những ngày cuối đông, tôi ép chiếc nhẫn vào giữa tim mình. Tôi mơ tôi cùng anh dạo chơi trong con phố đang chong đèn Hội An.

Truyện ngắn: Khuê Việt trường

Chiếc nhẫn đánh rơi trên chuyến tàu

tốc hành mùa xuân

Minh họa: MINH SƠN

Page 44: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

hoàng tử sâu đoHoàng tử Sâu Đo là con trai của

nhà vua Sâu Đo Cha.Cung điện nhà vua được

xây dựng trên cành mận dại. Xứ sở mà ngài trị vì, ngoài cây mận dại già cỗi, còn có hai cây phèn đen, năm cây thèm bóp và một rừng cây chó đẻ. Mận dại mọc trùm lên cao. Phèn đen, thèm bóp, chó đẻ nằm rải rác phía dưới. Vương quốc của ngài chiếm một góc nhỏ bên sườn núi Tây.

Tất cả thần dân trong nước đều quen mặt hoàng tử Sâu Đo. Bởi vì ngày nào họ cũng gặp chàng đi dạo ngoài đường. Chàng không cưỡi ngựa như những chàng hoàng tử cao quý khác, mà chỉ quen cuốc bộ. Chàng đi rất nhanh. Thoáng cái từ cành mận cao xuống đất. Thoáng cái nữa vắt vẻo trên ngọn phèn đen. Vừa khuất sau một chùm thèm bóp, lại thấy đu mình trên nhánh cây chó đẻ. Thân hình chàng mềm mại gấp vào, duỗi ra, gấp vào, duỗi ra… Mỗi lần gấp vào duỗi ra như thế, chàng lại tiến được một bước dài.

Trong mắt bác tiều phu Bổ Củi, thì Sâu Đo đã trót say mê môn thể thao đi bộ. Kiến trúc sư Kiến Càng cho rằng chàng đang kiên trì đo đạc, tính toán để vẽ bản đồ đất nước. Nữ ca sĩ Bọ Rùa lãng mạn lại tin chắc, một ngày kia, trong cuộc kiếm tìm không mệt mỏi, chàng hoàng tử sẽ phát hiện ra nhan sắc chim sa cá lặn của nàng…

Khi nghe thiên hạ bàn tán về con trai, Sâu Đo Cha bảo:

- Hồi trẻ ta cũng có máu du lịch, thích ngó nghiêng chỗ này chỗ kia. Nhưng chưa kịp ra khỏi đất nước mình thì đã lấy vợ, sinh con, rồi làm vua. Thế là ấm chỗ, chẳng còn muốn lang thang đi đâu cho mệt người…

Ngài đắc ý cười rung cái bụng phệ có rất nhiều ngấn, làm cho cả đền đài cung điện trên cành mận rung rinh theo. Quả thật đã từ lâu lắm, nhà vua chưa một lần vi hành xuống gốc mận.

Nhưng nhà vua và thần dân của ngài không ai ngờ rằng một ngày kia, hoàng tử Sâu Đo lại đến nói với ngài:

- Thưa phụ vương! Đất nước của phụ vương thật rộng lớn tươi đẹp.

Nhưng cơn gió lành từ xa thổi đến, đám mây trắng bay qua trên đầu mách bảo con: còn những vùng đất lạ, những chân trời mới vẫn đang chờ đợi… Con xin phép phụ vương cho con được tiếp tục lên đường.

Sâu Đo Cha tần ngần nhìn con hồi lâu, rồi khẽ thở dài:

- Trẫm đồng ý. Nhưng ngươi có thể cho ta biết trước lộ trình của ngươi được không?

Hoàng tử Sâu Đo chỉ trả lời ngắn gọn:

- Con sẽ đi về phương Bắc.Đi về phương Bắc, có nghĩa là lên

đỉnh núi. Cha chàng chỉ biết đại khái thế, nhưng hoàng tử thì biết rất rõ: Chàng sẽ ghé qua vương quốc Thảm Lá Mục để gặp công chúa Sên Vàng. Nghe nói vương quốc Thảm Lá Mục quanh năm không có ánh mặt trời, và Sên Vàng là nàng công chúa xinh đẹp tuyệt vời, nhưng lâu lắm rồi nàng chỉ có thú vui duy nhất là cuộn tròn trong chăn và… ngủ!

Mất ba ngày ròng rã, hoàng tử Sâu Đo mới tới được kinh đô của Thảm Lá

Mục. Chàng nhẩm tính chặng đường đã qua ngót ba mươi ngàn cây số (tương đương với ba mươi bước chân của chúng ta đấy, các bạn ạ). Chàng đến bên cạnh công chúa Sên Vàng đang ngủ say, khe khẽ cất tiếng hát:

- Sên sển sền sênNàng lên công chúaNàng múa ta xemTa may váy đỏ váy đen cho nàng…Giọng ca ấm áp khiến Sên Vàng tỉnh

giấc. Nàng uốn éo cái cổ mềm mại, nhấc đầu lên khỏi chiếc lá vàng và hỏi:

- Chàng là ai, đến đây làm gì?Hoàng tử Sâu Đo lùi lại một bước,

thẳng người lên nói:- Ta là con trai của Sâu Đo Cha, nhà

vua đang trị vì vương quốc Cây Mận Già. Ta đến đây để đánh thức nàng.

- Ôi, xin chào hoàng tử Sâu Đo - Sên Vàng reo lên - Muội nghe tên huynh từ lâu rồi, nay mới hân hạnh được gặp. Huynh làm muội cảm động quá. Từ bé tới giờ chưa có ai đến chơi với muội, lại còn hẹn may váy cho muội nữa…

Mặt Sâu Đo hơi xanh đi vì xấu hổ. Chàng nghiêm giọng:

- May váy à? Chuyện nhỏ! Ta đến đây còn muốn mời công chúa cùng đi chơi xa...

Nghe nói đi xa, Sên Vàng đã định rụt cổ lại. Nhưng vẻ quyết đoán của hoàng tử Sâu Đo lại khiến nàng yên tâm. Nàng chỉ hơi phân vân:

- Muội chân yếu tay mềm, chưa quen đi xa chuyến nào. Chỉ sợ làm cản trở hành trình của huynh.

- Không sao. Có nhanh đi nhanh. Có chậm đi chậm. Ta nhất quyết đi cùng nàng tới chân trời góc biển.

Được lời như cởi tấm lòng, ngay chiều hôm đó, cả hai đã cùng nhau lên đường. Họ tiếp tục đi về phương Bắc. Quả thật Sên Vàng đi rất chậm. Sâu Đo cứ tiến lên ba bước lại dừng lại một bước để chờ nàng. Chàng có thừa kiên nhẫn, vì được sánh bước trên đường cùng người đẹp.

Mùa xuân năm ấy, cả hai lên tới đỉnh núi.

Một khoảng trời xanh mở òa ra trước mặt họ. Nắng ấm chan hòa. Rừng đào, rừng mơ đang mùa trổ hoa, đẹp lộng lẫy… Sên Vàng kinh ngạc kêu lên:

- Kỳ diệu! Kỳ diệu! Huynh nhìn kìa. Sao lại có một xứ sở thần tiên đến như vậy nhỉ?

Hoàng tử Sâu Đo cả cười:- Ta chắc còn có nhiều nơi đẹp hơn

thế nữa kia. Nhưng nàng có biết vì sao cảnh vật lại tuyệt vời như thế không?

- Vì sao?Hoàng tử Sâu Đo thủng thẳng:- Vì có chúng ta đến ngắm.Công chúa Sên Vàng nghẹo đầu,

nghĩ: “Ừ nhỉ? Nếu không có mình và chàng chịu khó vượt hàng ngàn cây số tới đây, thì cánh rừng kia nở hoa cho ai xem? Và mình nữa, mình đẹp hẳn lên, chắc cũng nhờ có chàng đến đánh thức”.

Bạn thân mến, chuyện về hoàng tử Sâu Đo đến đây là hết rồi.

Nếu một hôm nào bạn tình cờ nhìn thấy chàng đang gấp vào, duỗi ra, gấp vào, duỗi ra ở đâu đó, thì rất có thể là chàng đang trên đường trở về nhà ở vương quốc Cây Mận Già. Chàng phải về nhà để chuẩn bị mùa xuân sang năm đón công chúa Sên Vàng sang chơi.

Truyện ngắn: trẦn ĐỨC tiẾn

Minh họa: MINH ANH

45

NGUYỄN QUỲNH THI

Muôn nẻo đường xuânNhư ong nhộn nhịp mùa gây mậtXuân về náo nức mọi ngõ hoaThân thiện nụ cười và ánh mắtTháng giêng trời đất muốn vỡ òa…

Hoa hoa… tràn ngập muôn âm sắcNgười người… đan chật bước chân chen

Hương thơm như đọng như giăng mắcNgây ngất trên vai, trên tóc mềm

Ôi! mọi nẻo đường xuân rực rỡMuôn sóng âm thanh, muôn sóng màuCứ chảy, cứ tràn khắp ngõ phốNgỡ còn lan tỏa đến xuân sau

HUỲNH NGỌC LAN

Như thể …Một sáng phố hoaNhớ mùa hoang dạiSương giăng triền núiAnh còn nhớ em? Chợt nét hồn nhiênLay niềm se thắt

Trước cái đẹp dễ trào nước mắt Nao lòng anh nhớ em Những chiếc lá biếc hình timVà bao nhiêu gióXuân thơm lừng bên cửaCồn cào anh có nhớ em?...

Page 45: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Làng nuôi ngựa Đức hòa“Ngựa Đức Hòa, gà Cao Lãnh”. Xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An vốn nổi tiếng là “làng” có số ngựa đua đẹp và nhiều nhất ở miền Đông và Tây Nam bộ. Nuôi ngựa và đua ngựa là nghề truyền thống của “làng” này. Sau nhiều thăng trầm, làng nuôi ngựa Đức Hòa nay không còn tưng bừng tiếng ngựa hí, vó khua.

Về Long An, hỏi chuyện những người lớn tuổi, đều được họ cho biết con ngựa làm nổi danh vùng đất Đức Hòa là con ngựa đua, cũng như con con gà làm nổi danh vùng Cao Lãnh chính là con gà đá (chọi). Nhưng thật ra, giống ngựa hay không chỉ có ở Đức Hòa mà còn ở vùng Bà Điểm (TP. Hồ Chí Minh). Hai địa phương này chính là nơi cung cấp ngựa chủ yếu cho trường đua Phú Thọ từ khi mới thành lập vào đầu thập niên 30 của thế kỷ trước cho đến khi bị đóng cửa vào tháng 6-2011. Nhưng sở dĩ giống ngựa Đức Hòa nổi tiếng hơn, đông đúc hơn là vì lý do... thương mại. Đức Hòa đất rộng lại có gò cao, sẵn cỏ tốt, lúa bồ, rất thích hợp cho việc nuôi ngựa. Ngựa là con vật phóng túng, phải cho chúng lang bạt rong chơi mới có cơ hội sinh sản nhiều. Những điều kiện này thì vùng Bà Điểm không có được. Hiện nay, vùng quanh ngoại thành, chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng huấn luyện một con ngựa chừng 5 - 7 triệu đồng/tháng, chưa nói đến thuốc men lúc bệnh hoạn. Nhưng nếu nuôi ở Đức Hòa thì chi phí chỉ bằng

1/3. Ngày xưa khoảng 40-50 năm trước, dân Đức Hòa nhiều người xây nhà tường, tạo ruộng mẫu nhờ nuôi ngựa. Nhưng thật ra, dân nuôi ngựa Đức Hòa có khác hơn vùng Bà Điểm là số đông nuôi mà không đua. Họ chủ yếu cung cấp ngựa tốt cho những ông chủ ngựa thích đua của đất Sài Gòn. Thành ra họ dễ giàu vì ít bị rủi ro.

Những người lớn tuổi và rành về ngựa ở Đức Hòa quả quyết, thực chất ngựa Đức Hòa và ngựa Bà Điểm có cùng một gốc. Thời mới bắt đầu phong trào đua ngựa ở đất Sài Gòn, có một người Pháp chở qua con ngựa giống Ăng-lê tên Astom Fio. Đây là một con ngựa cực hay. Sau khi phối giống với những con ngựa cái bản địa, sinh ra được hai con cũng lừng danh một thời, đó là con Hồng Luông và con Phan Long. Con Hồng Luông thuộc về ông Lê Văn Chắc, cha ruột ông Bảy Hiền, một “trưởng lão” trong làng nuôi ngựa đua Gò Vấp. Con Phan Long thuộc sở hữu của ông Lê Văn Khé (Cả Khé). Con này được ông Cả Khé mang về nuôi và nhân giống trên vùng Đức

Hòa. Đây là thời kỳ trường đua cũ ở thành Pháo Thủ (chỗ nhà máy Z756 trên đường Cách mạng Tháng Tám ngày nay) dời sang trường đua mới vừa xây dựng trên mảnh đất rộng 49ha, khán đài chính có mái che, với hai đường đua, một đường cỏ phía ngoài dành đua mùa nắng, dường đất kế trong dành cho ngày mưa, bên trong nữa còn có một đường dành

để tập dợt, đó chính là trường đua Phú Thọ ngày nay. Phong trào đua ngựa lúc ấy đang lên rầm rộ, ngựa đua thiếu hụt trầm trọng ở mọi thứ hạng. Đây chính là thời điểm lý tưởng để dòng họ của con Phan Long sinh sôi nảy nở, làm nên ở Đức Hòa phong trào nhà nhà nuôi ngựa và làm nên giống ngựa Đức Hòa nổi tiếng đến tận ngày nay. Nhiều người nhớ lại,

vào thời cực thịnh, làng ngựa Đức Hòa có đến 110 hộ nuôi ngựa đua kèm ngựa nái, trong đó có khoảng 1.200 con ngựa trưởng thành. Mỗi năm có 65 con ngựa xuất chuồng, chiếm gần 2/3 ngựa đua ở trường đua Phú Thọ.

Vào những năm 2000-2002, sự thoái hóa giống của làng ngựa đua Sài Gòn đến hồi báo động. Nhiều con trong nhóm ngựa 1 (xưa kia gọi là nhóm A) không còn đua được nữa vì nhỏ và yếu, không đủ sức chạy. Một nguyên nhân là có đến hơn 10 năm trường đua không hoạt động, nhiều chủ ngựa đã bán ngựa cho làng xe thổ mộ, số khác vẫn duy trì nuôi nhưng lơ là trong việc chăm sóc, huấn luyện. Đến khi trường đua Phú Thọ mở cửa trở lại, nhiều người tìm mua lại ngựa thì ngựa đã “nặng” chân vì xuống máu bởi kéo xe quá lâu; phải nhiều lần buộc chân chích máu và nuôi dưỡng rất công phu mới đua được trở lại.

Thế nhưng, tháng 6-2011, trường đua ngựa Phú Thọ (quận 11, TP. Hồ Chí Minh) lại đóng cửa, làng nuôi ngựa Đức Hòa hoàn toàn rơi vào bế tắc. Ngựa đua phải mang ra giết thịt bán dần. Một số bán cho các tỉnh như Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Thuận, Kiên Giang... phục vụ trong các khu du lịch. Một số hộ thì cầm cự nuôi ngựa chờ đợi ngày trường đua mở cửa trở lại. Nhưng, không biết ngày ấy là bao giờ.

Những con ngựa nuôi ở Đức Hòa được dùng để phục vụ khách du lịch.

Bài, ảnh: nguyễn triệu hải

ngựa quý vùng sa mạc trung Đông

Lướt một vòng trên mạng, thấy có nhiều bài ca ngợi ngựa vùng sa mạc Trung

Đông rất thú vị. Du lịch đến Ai Cập, có dịp đến thăm một trại ngựa nuôi những con ngựa nòi đúng dòng Ả Rập ở ngoại ô Cairo, mới thấy những lời đánh giá, ca ngợi ấy không ngoa. Một con ngựa nòi có giá vài triệu USD là chuyện thường. “Hậu cần” phục vụ cho trại ngựa chứa nhiều vật dụng, thuốc men cũng rất tốn kém. Nhiều tủ kính lớn, bên trong chứa đủ loại bình, lọ lớn nhỏ. Có loại shampoo riêng để chải bờm, loại riêng để chải đuôi; các loại kem, các loại thuốc thú y dành cho ngựa, khoảng độ 100 loại khác nhau, giá cũng hàng triệu USD.

Chủ trang trại-ông Ahmed Attiya, 57 tuổi cho chúng tôi biết, một con ngựa nòi Ả Rập

phải có đủ giấy tờ của “3 đời lý lịch”, nghĩa là con ngựa đời ông, đời cha cũng phải là ngựa thuần chuẩn Ả Rập, đã từng bán cho ai, bán năm nào, giá bao nhiêu tiền… Những chi tiết lý lịch đó có đủ xác nhận của cac cơ quan thú y, tài chính, sở thuế… cẩn thận, người mua mới chịu.

Với giới nuôi ngựa Ả Rập Saudi, giá đắt hay rẻ không thành vấn đề, quan trọng là con ngựa ấy có phải là “chiến mã” hay không. Chọn được ngựa hợp nhãn và ưng ý, họ sẵn sàng bỏ ra 4-5 triệu USD, thậm chí cả chục triệu USD để mua. Sau đó, thuê riêng một chuyến chuyên cơ, kèm đủ người phục vụ, thức ăn, bác sĩ thú y… để đưa về Ả Rập Saudi.

Đua ngựa (chủ yếu là… cá độ) được coi là môn thể thao kiêm đánh bạc của các

hoàng thân quốc thích và giới thượng lưu xứ dầu mỏ. Trong trường đua, đặc biệt là khán đài của các VIP, ghế ngồi thường có “tay ngai”, mà khi hỏi ra mới biết là để các vị tiện “ký sec” khi cá độ (chứ chẳng ai thèm đếm tiền mặt) thường là cỡ 100 ngàn USD, thậm chí có “tiếng bạc” lên tới cả triệu USD.

Vào các siêu thị ở châu Âu, thịt ngựa vùng sa mạc Trung Đông cũng được xếp vào hạng cao cấp, được người tiêu dùng các nước EU mua ăn mỗi ngày-ngoại trừ người Anh. Thịt ngựa được chế biến thành những món ăn khoái khẩu như xúc xích, jambon, ngựa hầm, ngựa nấu nấm, ngựa nướng, ngựa phi lê. Tại Italia có rất nhiều loại dồi và xúc xích làm bằng thịt ngựa như Prosciutto di cavallo, Salame di cavallo. Tại Đức, món ăn truyền thống Sauerbraten là thịt ngựa nấu

chua ngọt, rất phổ biến trong vùng Rhenanie. Còn xúc xích ngựa là một món đặc sản của Hungary, thường chỉ xuất hiện trên những bữa tiệc lớn, chẳng hạn chiêu đãi nhân ngày Quốc khánh, bởi giá khá đắt.

Kể ra cho hết thì có thể nói toàn bộ con ngựa của vùng sa mạc Trung Đông bộ phận nào cũng quí, cũng đều có ích cho con người. Lông ngựa và cả phân ngựa cũng không hề

bị bỏ đi. Các nhạc công chơi đàn vĩ cầm không thể thiếu lông đuôi ngựa để làm archet (mã vĩ). Phân ngựa là một thứ chất đốt rất đượm nhiệt. Chúng tôi đã có lần dạo phố ban đêm ở Ai Cập, thấy có xe đẩy bán lạc rang bèn mua một gói. Lạc nguyên củ, để quanh một cái lò bằng sắt, ở trong lò là… phân ngựa phơi khô, cháy rừng rực và không còn mùi gì nữa.

Giống ngựa nòi Ả Rập rất được giới thượng lưu, quí tộc ở Trung Đông chọn mua.

Bài, ảnh: nguyễn Việt BẮC

46

Page 46: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

47

phân khúc thị trường bất động sản này.

KHU BIỆT THỰ CAO CẤP “THE REGAL”Nằm ngay trung tâm du lịch TP.Vũng Tàu, dự án biệt thự cao cấp “The Regal” với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn kiến trúc xanh, khuôn viên dự án tọa lạc trên sườn núi Nhỏ của thành phố biển, với tầm nhìn hướng toàn bộ về thành phố cũng như biển Đông.

Vị trí đắc địa về phong thủy cho toàn dự án, cũng như cho từng căn hộ, là nguồn cảm hứng bất tận cho những doanh nhân thành đạt, bởi thế Song Long, Bạch Hổ lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển.Dự án “The Regal” hứa hẹn không chỉ tạo ra một khu dân cư mới với 26 căn biệt thự bên sườn núi với môi trường sinh thái cao cấp, dân trí cao, mà còn mang lại một nơi yên bình, sự sang trọng, phúc đức và tài lộc

Khu biệt thự cao cấp

THE REGAL

Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở Đông Nam bộ. Với vị trí rất thuận lợi, là cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam.TP. Vũng Tàu đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, là thành phố trẻ, năng động, là trung tâm dịch vụ dầu khí, du lịch, cảng biển của khu vực Đông Nam bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phong phú được thiên nhiên ưu đãi tạo điều kiện để hình thành một ngành công nghiệp không khói và tiềm năng ngành dầu khí. Tạo hóa ban tặng cho Bà Rịa - Vũng Tàu 305km bờ biển với 72km bãi biển rực rỡ nắng vàng, làn nước trong lành gió mát quanh năm. Nhận thấy được vị trí quan trọng của Bà Rịa-Vũng Tàu, có nhiều cơ hội để thực hiện các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, Công ty cổ phần Trùng Dương-Thái Sơn là một trong những công ty xây dựng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã mạnh dạn đầu tư vào

theo ba chữ vàng “Phúc Lộc Thọ”.Với tính pháp lý ưu việt khách hàng sở hữu biệt thự tại dự án “The Regal” có sổ đỏ về quyền sử dụng đất.Tại dự án các kiến trúc sư còn chú trọng sự cân bằng, đào đắp trong quá trình thi công hạ tầng với không gian và cảnh quan góp phần gìn giữ, bảo tồn thiên nhiên và môi trường đô thị.Hạ tầng đường điện ngầm, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thông tin liên lạc.Hệ thống vỉa hè sinh thái.Hệ thống tái sử dụng nước thải đã xử lý vào các việc tưới tiêu.Hệ thống cấp điện công cộng từ năng lượng mặt trời.Vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu địa phương như đá xây dựng được tận dụng ngay tại công trình.Tỷ lệ cây xanh được duy trì hơn 35% trong cơ cấu sử dụng đất.Những căn biệt thự lãng mạn, sang trọng nằm trên sườn núi được thiết kế hài hòa với vẻ quyến rũ của kiến trúc đá và sự thơ mộng chan hòa của cây, hoa và cỏ trong toàn dự án. Được thiết kế để cảm nhận trọn vẹn sức sống từ sắc màu thiên nhiên, những căn phòng ngủ với ô cửa kính lớn và trong suốt sẽ mang đến một không gian mở, ngập tràn ánh sáng và hương vị của thiên nhiên. Những con đường quanh co len lỏi bao quanh những khu vườn xanh mướt ngập nắng, và gió biển sẽ luôn níu chân bất kỳ ai đến đây.

Mọi chi tiết liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÙNG DƯƠNG - THÁI SƠNĐịa chỉ: 184 Phan Chu Trinh, P.2, TP.Vũng TàuĐiện thoại: 0643.527575-0643.524332

Hotline: 0983524326 - 0937800811 0937848866 - 0988800811

Dự kiến sẽ hoàn thành sau khoảng 20 tháng thi công. Sau khi hoàn thiện hạ tầng xây dựng, chủ đầu tư dự kiến sẽ bàn giao những căn nhà đầu tiên vào cuối năm 2014.

Page 47: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014
Page 48: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuTòa soạn: 28 Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu

Điện thoại: (064) 3856115 – Fax: 3856094Email: [email protected]

Tổng Biên tập:LÊ ĐÌNH QUẾ

Phó Tổng Biên tập:NGUYỄN NAM BÌNH

NGUYỄN THANH THƠMThư ký Tòa soạn:

HOÀNG NAMTrình bày:

NGHĨA QUÝMINH SƠN

Kỹ thuật vi tính tại: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu• Ảnh bìa 1: - Đường Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu. Ảnh: HẢI NAM

• Giấy phép xuất bản số: 1257/CBC-QLBCĐP do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày: 26 -11-2013

• In tại: Công ty CP In Phụ Nữ, 19/1 đường 28, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Giá: 29.000 đồng

NGUYỄN THANH

Chào Xuân Giáp Ngọ,mừng Đảng quang vinh

20142014Giáp Ngọ

3

(Xem tiếp trang 5)

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠISỐNG MÃI TRONG SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA

Mai vàng đã hé nụ. Chúng ta hân hoan đón chào mùa Xuân mới – Giáp Ngọ 2014. Trong những ngày này, chúng ta cũng hân hoan kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước: Cách đây 84 năm, ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một mốc son chói

lọi của dân tộc. Nhìn lại lịch sử 84 năm của Đảng, nhân dân ta càng tự hào về Đảng ta. Bản lĩnh,

sự sáng suốt, tính kiên định và trí tuệ của Đảng được thể hiện rõ nét trong trang sử vẻ vang của dân tộc. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi sự xâm lược của 2 đế quốc sừng sỏ; bảo vệ vững chắc Tổ quốc trước các thế lực thù địch; xây dựng và phát triển đất nước không ngừng lớn mạnh, cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đặc biệt, sau hơn 28 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thế và lực nước ta được tăng cường; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; chỗ đứng trên bản đồ kinh tế khá vững vàng… Khẳng định ưu điểm, thành tích của Đảng cũng chính là khẳng định quá khứ đấu tranh hào hùng, anh dũng và sáng tạo của dân tộc; khẳng định lòng tin của Đảng vào nhân dân và của nhân dân vào Đảng; khẳng định một bài học, một chân lý: Đảng Cộng sản Việt Nam - người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

Năm Quý Tỵ -2013, cùng cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nỗ lực vượt qua một năm đầy thách thức và khó khăn. Dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu như: gia hạn thuế, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp… Những động thái đó đã góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ, động viên doanh nghiệp phấn đấu vượt

Page 49: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH&

Quan điểm trọng dụng người tài

Chỉ sau hơn 2 tháng giành được độc lập dân tộc, trong muôn vàn khó khăn bởi thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã đề cập đến việc trọng dụng hiền tài: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”(1). Hiền tài là nguyên khí quốc gia, quốc gia thịnh hay suy phụ thuộc rất lớn ở việc biết hay không trọng dụng người hiền tài. Người đã từng tự phê bình rằng: “E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”(2).

Không chỉ tự bản thân mình ra sức thực hiện, mà Người còn thường xuyên yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành tìm kiếm, phát hiện, báo cáo với Chính phủ để không bỏ sót một người hiền tài nào. Phải chú trọng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, biết sử dụng hiền tài hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng nguồn lực trí tuệ vô giá để giúp ích cho nước, cho dân. Người quan niệm, trọng dụng hiền tài là phải tùy tài đức mà dùng: “Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy”(3).

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa ra đời, trong tình thế khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”, vâng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng loạt trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm… vẫn không một chút băn khoăn, đã trở về phục vụ Tổ quốc. Bằng sự chân thành có sức cảm hóa thu phục lòng người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời gọi được các tầng lớp trí thức hàng đầu của đất nước từng có quan hệ với triều Nguyễn như: Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Phạm Khắc Hòe đi theo cách mạng, phục vụ cách mạng. Những người có cương vị chủ chốt ở ba cơ quan Khoa học – Văn hóa của Pháp ở Đông Dương như: Nguyễn Văn Tố, Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Tôn Thất Tùng… đã nghe theo lời Bác và đi theo Bác trọn cuộc đời làm khoa học để cống hiến cho nước, cho dân. Người đã thu hút được nhiều hiền tài đi theo cách mạng, trở thành những nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, trong đó có người trở thành lãnh tụ của dân tộc như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Bùi Công Trừng, Trần Huy Liệu…

Chủ tịch Hồ Chí Minh tôn trọng và

thành tâm với các bậc hiền tài của đất nước. Người đến với người hiền tài bằng cả tấm lòng, Người thu phục hiền tài kiên trì, có tình, có lý. Sau này, nhiều nhà trí thức đã thầm cảm ơn Bác, cảm ơn cách mạng đã làm thay đổi cuộc đời họ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói trong xúc động vô bờ: “Sướng ơi là sướng, thần nô mà làm chủ nhân ông. Vui thật là vui, đổi quyền vua mà làm dân quốc mới”. Cụ Vũ Đình Hòe, nói trước đông đảo quốc dân đồng bào rằng: “Chúng tôi đã lao vào công việc được Bác Hồ giao phó với một niềm say sưa, một phần vì ý thức trách nhiệm của người công dân dưới chế độ mới”. GSBS Tôn Thất Tùng suốt đời ghi lòng, tạc dạ: “Bác là người đã làm thay đổi cuộc đời con, quyết định cả sự nghiệp khoa học của con. Bác là người cha, người thầy dạy dỗ con nên người”…

Đội ngũ hiền tài nghe theo Bác đi làm cách mạng đã góp công lớn trong sự nghiệp giải phóng và kiến thiết nước nhà: Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã sáng tạo ra phương pháp bắn máy bay bằng súng trường thời chống Pháp; Giáo sư Trần Đại Nghĩa, chế tạo thành công súng Bazoka, SKZ không giật làm vô hiệu hóa thủy lôi của Mỹ; Nguyễn Văn Huyên, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã góp công lớn trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam ngang tầm khu vực; Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ làm sáng danh nền y tế nước nhà; Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một trong những vị tướng huyền thoại của thế giới…

Thời đại nào cũng vậy, hiền tài là tài sản của quốc gia, là nguồn lực quan trọng. Nhưng lịch sử cho thấy, để có người hiền tài cần phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nghị quyết TW8, Khóa XI của Đảng đã đưa ra quyết sách sáng suốt và

kịp thời “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Để quy tụ được đông đảo các bậc hiền tài đi theo và cống hiến hết tài năng cho cách mạng cần có chiến lược phát hiện, thu hút tất cả những hiền tài có thể thu hút; kiên quyết ngăn chặn và xóa sạch căn bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái, cục bộ địa phương trong sử dụng hiền tài. Tôn trọng và có chính sách đặc biệt chăm sóc, nuôi dưỡng; có kế hoạch sử dụng thích hợp với sở trường của từng hiền tài và cần có chính sách đãi ngộ tương xứng với công lao đóng góp của họ cho sự nghiệp cách mạng. Bài học trọng dụng hiền tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay và càng có giá trị và ý nghĩa hơn với sự nghiệp đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong thời đại mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức hiện nay.

- (1,2,4) HCM,Tt, Nxb Ctqg, 2002, tr342,414, 329.- (3) HCM, Tt, Nxb Ctqg, 2002, t5, tr273.

4

20142014Giáp Ngọ

QUANG TIẾN

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc rút ra bài học vô giá về quy tụ và trọng dụng hiền tài. Trong dòng chảy lịch sử tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy trọn vẹn quan điểm “chiêu hiền, đãi sĩ”, tạo sức mạnh to lớn để dân tộc vượt qua muôn vàn thách thức.

“Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Page 50: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Đảng ta luôn nêu cao tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất, ý chí kiên định, trí tuệ tiên phong, sáng tạo, đoàn kết

thống nhất, hy sinh vì lợi ích của dân tộc, vững vàng trước mọi thử thách, khó khăn, trước những bước ngoặt của lịch sử cũng như những tác động của tình hình thế giới và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Đảng luôn kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, coi trọng tổng kết thực tiễn, góp phần làm phong phú, sâu sắc lý luận của Đảng.

Trên cơ sở đường lối, mục tiêu cách mạng đúng đắn đề ra, Đảng luôn thể hiện sự gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy và nêu cao tinh thần Đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục đích lý tưởng cao đẹp là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày nay, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng ta rất to lớn, nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang, đòi hỏi Đảng phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.

Để thực hiện thành công vai trò lãnh đạo trong hình hình mới của đất nước, Đảng thường xuyên chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, coi trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ đảng

viên của Đảng. Đảng hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo và chỉ đạo thực hiện những chủ trương, đường lối đó. Đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, nguyện vọng của nhân dân và giữ vững quan hệ gắn bó với nhân dân. Các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải không ngừng nỗ lực phấn đấu thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng, kiên quyết đấu tranh

với những tư tưởng, hành động sai trái, cơ hội, tham ô, tham nhũng, quan liêu, thù địch… làm tổn hại đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng, cũng như niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ra Nghị quyết: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó chỉ rõ: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những khuyết điểm kéo dài qua nhiều

nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tổn vong của chế độ”.

Vì vậy, xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn đối với Đảng trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay.

Để thực hiện kết quả những yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Trung ương đã đề ra, mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là những lời căn dặn của Bác về Đảng trong bản Di chúc lịch sử mà năm 2014 này, chúng ta kỷ niệm tròn 45 năm; cũng như 8 nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra và 3 vấn đề cấp bách, 4 nhóm giải pháp của Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, ban hành ngày 16-1-2012.

Chúng ta tin tưởng rằng với truyền thống lịch sử quang vinh và tự hào của Đảng, với quyết tâm chính trị của Trung ương, được toàn Đảng, toàn dân tin tưởng và ủng hộ, bước sang năm 2014, đất nước ta, Đảng ta sẽ vượt qua khó khăn, khắc phục được những tồn tại, phát huy những kết quả 28 năm đổi mới và của năm 2013, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế đưa đất nước phát triển, tiếp tục giành được những thắng lợi mới.

5

20142014Giáp Ngọ

Nhiệm vụ then chốt của Đảng

Năm nay chúng ta kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng đúng vào dịp đón mừng Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Tám mươi tư năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã làm nên những thắng lợi to lớn. Nhưng hoàn cảnh mới cũng đang đặt ra những nhiệm vụ cấp bách để củng cố sức mạnh, phát huy vai trò của Đảng.

NGUYỄN XUÂN THÔNG

qua khó khăn. Nhờ vậy mà hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế của tỉnh, tuy đạt thấp hơn kế hoạch đề ra, nhưng vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2012, như: Giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu khí) tăng 6%, nông nghiệp tăng gần 5%, tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 13,6%... Các hoạt động văn hóa xã hội cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. An sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường; chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững...

Mừng Xuân, mừng Đảng năm nay, trong bối cảnh chung của thế giới, đất nước ta đang đứng trước những vận hội mới và cả thách thức mới.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, trước mắt chúng ta còn vô vàn khó khăn, tồn tại nhiều mặt, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đồng tâm hiệp lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội như: Cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại doanh nghiệp; Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; thực hiện tốt các Nghị quyết 4, 5, 6, 7, 8 của BCH Trung ương Đảng khóa XI, đặc biệt là thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những tư tưởng chủ đạo của Đảng đã vạch ra không những để góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị- xã hội, mà nó còn góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội, đưa đất nước ta bay cao, bay xa hơn. Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đề ra.

N.T

Chào Xuân Giáp Ngọ...(Tiếp theo trang 3)

Ông Võ Ngọc Minh (bìa trái), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, kiểm tra một buổi sinh hoạt chi bộ Trung tâm Y tế quân dân y huyện Côn Đảo. Ảnh: MINH THIÊN

Page 51: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

6

20142014Giáp Ngọ

Phóng viên: Năm 2013 là năm có nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh. Thưa ông, những sự kiện trên tác động thế nào trong việc quảng bá hình ảnh BR-VT đến du khách quốc tế?

- Ông Lê Thanh Dũng: Năm 2013, BR-VT tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế lớn như: Các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật (21 - 9 - 1973 – 21 - 9 - 2013); Ngày văn hóa Khu tự trị Nenetskiy, Liên bang Nga tại tỉnh BR-VT; Giao lưu nghệ thuật Indonesia - Việt Nam; Đoàn Ca múa nhạc tỉnh giao lưu nghệ thuật tại Khu tự trị Nenetskiy, Liên bang Nga; Liên hoan phim Nhật Bản tại TP. Bà Rịa… Văn hóa nói chung và các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế nói riêng được ví như một “trục xoay”, không những phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại của tỉnh mà còn có tác động to lớn trong việc quảng bá hình ảnh BR-VT, tạo động lực để thu hút du khách quốc tế đến tìm hiểu nền văn hóa của tỉnh.

Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật quốc tế, những tiềm năng của tỉnh BR-VT như: du lịch; cảng biển;

dầu khí; di sản văn hóa như: di tích, đền, chùa, lễ hội, danh lam thắng cảnh, phong tục, tập quán cùng hình ảnh thân thiện, mến khách… được quảng bá, giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế. Các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa cũng

thuộc về phạm vi đối ngoại nhân dân, một trong những hình thức gắn bó tình đoàn kết và quảng bá hình ảnh BR-VT sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế, có sức lan tỏa cao đối với các quốc gia mà chúng ta phối hợp tổ chức mà không phải hình thức, điều kiện nào cũng có thể thực hiện được. Đây cũng là những dịp để người dân tỉnh BR-VT giao lưu, kết bạn với người dân các nước trên thế giới, qua đó tăng cường thêm sự hiểu biết, tình hữu nghị, đoàn kết giữa tỉnh BR-VT với các nước khác.

Xin ông cho biết những thành tích thể dục - thể thao tỉnh đạt được trong năm qua và công tác chuẩn bị cho Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh lần thứ VI-2014?

- Năm qua, thể thao tỉnh đạt được

những thành tựu nhất định, giành được 273 bộ huy chương (64 HCV, 76 HCB, 133 HCĐ) qua tham dự 65 giải thể thao quốc tế, toàn quốc, khu vực và mở rộng.

Đến thời điểm này, Đại hội Thể dục - Thể thao cấp cơ sở đã hoàn tất, công tác chuẩn bị cho Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh lần thứ VI- 2014 đã cơ bản hoàn thành, huy động được các nguồn lực của xã hội đóng góp vào việc tổ chức Đại hội. Dự kiến, Đại hội Thể dục - Thể thao tỉnh lần thứ VI -2014 sẽ diễn ra từ tháng 3 đến 5-2014 với 17 môn, gồm: điền kinh, bóng đá, karatedo, taekwondo, bóng chuyền, thể dục thể hình, vovinam, võ cổ truyền, cầu lông, bóng bàn, bi sắt, bơi lội, các môn thể thao dân tộc, việt dã, cờ vua, cờ tướng và bóng đá mini. Qua Đại hội sẽ tuyển chọn, thành lập các đội tuyển dự Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc năm 2014 tại Nam Định.

Khu nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm Strip đã chính thức hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động. Ông đánh giá tác động của dự án đối với khu vực Hồ Tràm - Xuyên Mộc và ngành du lịch tỉnh trong năm 2013 và năm 2014?

- Với những nỗ lực thu hút đầu tư vào du lịch trong suốt gần 10 năm qua, năm 2013, BR-VT có thể tự hào khẳng định cơ sở hạ tầng kinh tế nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng của tỉnh phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. The Grand - Hồ Tràm Strip khai trương vào cuối tháng 7 -2013 là một điểm sáng của du lịch BR-VT với phức hợp loại hình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp có casino đang thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mức doanh thu bình quân 200 tỷ đồng/tháng hiện nay và sẽ còn tăng cao trong những năm tới, The Grand - Hồ Tràm Strip kỳ vọng sẽ đẩy nhanh đà tăng trưởng ngành kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian tới, tạo tính ổn định về thị trường khách và cơ chế quản lý dịch vụ chuyên nghiệp, đồng thời thúc đẩy các dự án khác trên toàn tỉnh tăng tốc. Tương lai không xa, Hồ Tràm sẽ là trung trâm nối liền dải ven biển của tỉnh từ Long Điền - Đất Đỏ đến Xuyên Mộc, hình thành hành lang kết nối BR-VT với tuyến ven biển Nam Trung bộ trong phát triển du lịch.

Ông có thể cho biết những trọng tâm mà UBND tỉnh sẽ chỉ đạo điều hành về VHTTDL trong năm 2014 nhằm tạo sự gắn kết, bổ trợ cho nhau giữa ba lĩnh vực trên?

- Năm 2014, tỉnh xác định đánh thức giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn, làm đòn bẩy cho du lịch. UBND tỉnh đã giao Sở VHTTDL tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống 44 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc đã được xếp hạng. Trên cơ sở thực trạng hiện có, Sở VHTTDL phân loại đưa vào khai thác phục vụ du lịch hoặc đề xuất giải pháp tôn tạo, trùng tu, nâng cấp một số di tích có thể trở thành chuỗi sản phẩm bổ sung nối dài điểm đến cho người dân địa phương tham quan và khách du lịch. Song song đó, công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên tại các di tích theo hướng chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn sâu, phương pháp truyền đạt và nghệ thuật hướng dẫn, giỏi ngoại ngữ và giao tiếp, có đạo đức nghề nghiệp cũng là trọng tâm sẽ được thực hiện trong năm nay.

Bên cạnh đó, các sự kiện văn hóa, thể thao thường niên sẽ được tiếp tục duy trì như: Khai hội Văn hóa - Du lịch, Festival Diều quốc tế, lễ hội Nghinh Ông... Năm 2014, tỉnh BR-VT sẽ tổ chức và tham dự các sự kiện VHTTDL lớn của ngành và toàn quốc như: Đại hội Thể dục - thể thao tỉnh lần VI và Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ VII, Liên hoan ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng; Ngày hội Nghề cá và Lễ hội Côn Đảo. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp tổ chức và xây dựng kế hoạch quảng bá lan tỏa đến du khách.

Xin cảm ơn ông!

ĐĂNG KHOA(thực hiện)

ÔNG LÊ THANH DŨNG, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH:

Đích đến là tăng trưởng của ngành du lịch

Trước thềm năm mới Giáp Ngọ 2014, phóng viên Báo Vũng Tàu chủ nhật đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xung quanh hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) năm 2013 và những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014.

Tàu AIDA DIVA cập cảng Tân Cảng-Cái Mép đưa khách du lịch quốc tế đến BR-VT.

Liên hoan diều quốc tế và trong nước được tổ chức hàng năm. Trong ảnh: Diều cá đuối của CLB diều Ô Cấp. Ảnh: TRẦN TRÀ

Page 52: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Những hình ảnh đẹptrên con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp Vũng Tàu tự hào là thành phố đầu tiên trong cả nước đặt tên đường Võ Nguyên Giáp. Đó là đoạn đường nối tiếp Quốc lộ 51, từ cầu Cỏ May - cửa ngõ đi vào TP. Vũng Tàu - đến vòng xoay nối vào đường 3-2.

7

20142014Giáp Ngọ

Ở giữa đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đường Trường Sa (bên trái) đi vào xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu.

Đài tưởng niệm liệt sĩ tại cầu Cỏ May trên đường Võ Nguyên Giáp.

Cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay trên đường Võ Nguyên Giáp, cửa ngõ ra vào TP.Vũng Tàu.

Hoa nở rộ trên đường Võ Nguyên Giáp.

Thực hiện: ĐĂNG KHOA – THI PHONG

Page 53: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Trường Sa – mảnh đất thiêng liêng máu thịt của Tổ quốc, nơi ấy đã in dấu chân các anh. Với những người lính Trường Sa, mùa xuân thường đến sớm…

Bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) những ngày cuối năm, chúng tôi hòa mình trong không khí khẩn

trương náo nức của những người lính đoàn M46 chuẩn bị ra đảo. Đêm trước hôm chia tay, chúng tôi đã ngồi với nhau rất khuya. Biển đêm thao thức cùng nhịp đập của những chàng trai tuổi mười tám đôi mươi. Phần lớn trong số họ lớn lên từ miền biển. Ngày mai chia tay đất liền, không ai ngủ được. Tiếng sóng biển dội về ì ầm từ ba phía. Mọi người hát cho nhau nghe những ca khúc về quê hương và tình yêu. Mấy tháng trên bãi tập thao trường đã cho chúng tôi sự ấm áp của tình bạn, tình đồng đội. Đạt kể về cái xóm nhỏ bên sông Đáy, nơi mỗi chiều vọng tiếng chuông nhà thờ loang loang trên sóng nước. Mẹ thường khóc thầm mỗi lần đi qua bến nước và mấy hôm nữa thôi cả xóm lại tíu tít bên bậc đá rửa lá dong gói bánh. Y Dut - chàng trai Ê Đê có đôi mắt rực sáng, chậm rãi kể cho mọi người nghe về huyền thoại tình yêu của đôi trai gái nơi đầu nguồn dòng sông Sêrêpôk. Buôn Trap của anh mùa này khi những đám lúa ngoài rẫy đã nằm im trên gác bếp là những ngày Lễ Cơm mới diễn ra nhộn nhịp. Ở một góc sân ai đó đang kể về cô bạn gái mới quen ngoài thị xã, thỉnh thoảng có tiếng cười rộ lên. Tâm trạng chúng tôi đêm nay thật lạ, vừa bâng khâng lưu luyến, vừa như háo hức đợi mong điều gì chờ đợi ở phía trước trong chuyến ra khơi đầu tiên trong đời.

Hàng tết mang ra Trường Sa đã được đơn vị chuẩn bị hơn tháng nay, có đủ gạo nếp, lá dong, bánh kẹo… Tàu phải đi trước cả tháng để kịp cho anh em ngoài đó đón Tết. Sáng nay trên cầu tàu, bên cạnh đội hình hành quân trang nghiêm của những người lính thủy còn có những người thân đến tiễn đưa các anh. Các mẹ, các chị đến từ rất sớm để được nhìn ngắm con em mình. Trước giờ lên đường, cánh lính trẻ bồi hồi lần đầu cầm bàn tay con gái. Tôi đi bên em giữa xôn xao màu áo lính, cố lưu giữ tất cả cùng với nụ cười thật hiền của em.

Còi tàu cất vang lên một hồi. Chào nhé đất liền, hẹn gặp ở Trường Sa…

Chúng tôi đến Trường Sa đúng dịp mùa xuân đang về. Vẫn đang là mùa biển động, tàu đi phải hàng tháng trời mới đến hết được các đảo. Trên biển, những đợt gió đông bắc cuối mùa thổi mạnh khiến thân tàu rung lên chịu đựng những con sóng cấp bốn, cấp năm. Có những đảo nhận được hàng Tết từ rất sớm, nhưng cũng có đảo hàng đến thì cũng đã là ngày cuối năm.

Xuân ở đảo không giống như ở đất liền. Nắng tràn trên mặt đảo, gió thả sức trên cao, sóng bạc đầu dội ì ùm vào bờ kè trắng xóa, tung lên lớp bụi nước mằn mặn. Hoa phong ba nở bung từng chùm trắng phơn phớt xanh vời vợi. Đi qua mùa biển mặn, cây trên đảo mấy tháng ròng phải gồng mình chịu những trận gió cát và nước biển. Rau xanh gần như không chống chịu được, chỉ có bàng vuông và phong ba là vững chãi kiên cường bám trụ.

Mấy anh em trong khẩu đội chúng tôi được phân công về cụm đảo phía Bắc. Những ngày cuối năm, cả đảo đang chuẩn bị đón Tết, quang cảnh không khác đất liền là mấy. Năm nay đón xuân, quân và dân

huyện đảo Trường Sa có thêm một niềm vui mới, điện đã có ở tất cả 33 điểm đảo và 15 nhà giàn DK. Điện về đã đem lại sự thay đổi lớn trong cuộc sống của bộ đội và người dân. Điện thắp sáng đảo về đêm, đời sống đã được nâng lên khi bà con đã có ti vi, tủ lạnh để dùng. Năm nay biển no, không có nhiều gió bão, công việc làm ăn đánh bắt của bà con trên đảo rất thuận lợi. Toàn đảo, từ các cụm chiến đấu, phân đội, khẩu đội đến các nhà dân, đâu đâu cũng ngập tràn không khí tất bật. Góc này một tốp chiến sỹ lo dọn dẹp sửa sang doanh trại, bên sân nhà ăn một tốp đang chẻ lạt, rửa lá. Bọn trẻ được nghỉ học líu ríu theo chân các chú bộ đội trang trí bàn thờ Tổ quốc. Do điều kiện thời tiết của biển, những cành đào, cành mai theo tàu ra đảo dù được bảo quản cẩn thận đến mấy cũng khô héo hết. Lính Trường Sa đã sáng tạo nên những cành đào, cành mai rất Trường Sa. Y Dut và Đạt mang về những cành phong ba từ bãi cạn. Chúng tôi gắn lên đấy những bông hoa mai, hoa đào bằng giấy. Em nhắn tin hỏi tôi về hoa Tết ở Trường Sa, tôi kể với em về cành hoa do cánh lính trẻ tự tạo ra và gọi chúng với cái tên Hoa Sinh Tồn, Hoa Song Tử.

Hương vị tết Trường Sa có một cái gì đó rất riêng. Ngày Tết ở đảo cũng đầy đủ bánh chưng, thịt lợn, giò, nem … của đất liền mang ra, còn có thêm thực phẩm do lính đảo tự tăng gia. Hôm chuyển hàng xuống, chúng tôi có sáng kiến vùi lá dong trong cát để được tươi lâu. Để bánh chưng được xanh, mọi người dùng lá bàng vuông để gói lót bên trong, bên ngoài mới gói bằng lá dong. Cũng là gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu… khi thưởng thức bánh chưng còn có thêm hương vị của lá cây nơi miền gió cát.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi đầm ấm, chúng tôi ngồi quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trên bàn thờ là ảnh Bác và cờ Tổ quốc, cờ Đảng trang nghiêm, mâm ngũ quả cùng với mai đào của lính đảo. Đêm giao thừa, đơn vị tổ chức thi hái hoa dân chủ, thi hát. Phút giao thừa đã đến mọi, người hướng về lời chúc tết từ đất liền qua truyền hình. Trong không khí trang nghiêm chúng tôi rưng rưng nhớ về gia đình nơi đất mẹ thân yêu. Đạt và Y Dut nắm tay tôi bước ra ngoài trời đêm. Một bầu không khí trong mát đượm vị mặn mòi của biển. Tôi đứng lặng hít một hơi thật sâu. Hương xuân ngan ngát len lỏi trên từng tán lá, khóm hoa, ngọn cỏ; thầm thì lan tỏa vào từng góc chiến hào, mang mang trên bờ kè chắn sóng. Mùa xuân đã đến, khúc giao

mùa lặng lẽ ở Trường Sa, chỉ có tiếng sóng bồi hồi không dứt.

Sáng đầu tuần, vẫn như thường lệ, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề chào cờ đầu năm mới. Cờ Tổ quốc reo trong nắng sớm giữa sóng nước mênh mông, Trường Sa thân yêu hiện lên như biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Đối với những người lính đảo chúng tôi, những ngày xuân chỉ thực sự trọn vẹn và có ý nghĩa khi Tổ quốc được bình yên. Phiên trực đầu năm, khẩu đội chúng tôi đứng uy nghiêm canh trời, canh biển. Ba chúng tôi xúc động bồi hồi, mắt dõi về phía chân trời, nơi ấy giờ này đất liền cũng đang đón Tết.

Trường Sa ơi, đất nước nơi đầu sóng, một mùa xuân mới đang về …

8

Xuân Ở TRƯỜNG SA

NGUYỄN XUÂN TÌNH

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam tuần tra bảo vệ chủ quyền đảo Nam Yết (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam). Ảnh: BÙI CẢNH.

Hoa bàng vuông khoe sắc ở Trường Sa. Ảnh: MỸ LƯƠNG

20142014Giáp Ngọ

Page 54: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Cán bộ,

chiến sĩ con em đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954 theo Hiệp định Genève nay lần lượt được đưa trở về miền Nam gia nhập Quân giải phóng. Được lựa chọn cầm súng trở về đánh giặc Mỹ xâm lược trong những năm ấy, người

chiến sĩ cách mạng xem đó là một vinh dự lớn trong đời mình.

Đoàn quân đầu tiên là tàu Phương Đông 1 xuất phát tháng 5-1961. Đoàn chúng tôi là Phương Đông 2 do trung tá Mười Cọng người Bà Rịa chỉ huy, xuất phát từ Ngã Tư Sở Hà Nội ngày 22-12-1961, là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tròn 17 năm. Tôi năm

ấy 33 tuổi, quân hàm đại úy được Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu (nay là Tổng cục II Bộ Quốc phòng) giao nhiệm vụ chỉ huy một đoàn cán bộ tình báo 12 đồng chí vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Trong cuộc hành quân vượt Trường Sơn, chúng tôi được ghép vào đoàn Phương Đông 2.

Hành quân khi còn trên địa bàn miền Bắc thì được đi ô tô, nhưng xe được trùm bạt phủ kín để giữ bí mật. Đến gần vĩ tuyến 17 là giới tuyến chia cắt tạm thời thì bắt đầu đi bộ. Đêm 31-12-1961 chúng tôi vượt thượng nguồn sông Bến Hải, sau đó hành quân liên tục, cứ 50 phút nghỉ 10 phút, ngày đi, đêm nghỉ, trên lưng mang nặng khoảng 25kg gồm súng đạn, thuốc nổ, quần áo, võng, tấm nilông che mưa, tấm nilông nóc để làm mái nhà ngủ qua đêm trong rừng, rồi 8 ngày gạo, lon muối, nước nắm chưng, túi thuốc trị bịnh, nồi niêu… nói chung là đủ lương thực, đồ dùng cho một người lính sống và chiến đấu trong khoảng 10 ngày.

Đi ròng rã mấy mươi ngày thì đến Tết. Hoa rừng khoe sắc xuân, chim rừng đua nhau hót nghe vui tai. Người chiến sĩ cách

mạng, ba lô, cây súng trên vai, cứ lầm lũi chống gậy vượt từng đỉnh đèo, con suối, như không chú ý đến ngoại cảnh. Nhưng nào cản được ý Xuân! Tết đến trong lòng mọi người.

Thông cảm điều ấy, ban chỉ huy đoàn truyền xuống: hãy cố gắng đi thêm vài ngày nữa, sẽ chọn nơi thích hợp dừng quân, nghỉ ăn Tết.

Chiều 30 Tết, đoàn Phương Đông 2 đến một rẫy mì (sắn). Đang đói meo, đang phải nấu dè xẻn từng lon gạo mà gặp một rẫy mì bao la, bạt ngàn giữa vùng rừng núi heo hút nầy thì mừng biết chừng nào. Sau nầy, tôi được biết đó là những «rẫy mì cách mạng» do Đảng ta kêu gọi người dân tộc trồng đây đó dọc đường hành quân để tiếp tế cho bộ đội vượt Trường Sơn. Đúng là một trạm dừng chân lý tưởng. Ban chỉ huy đoàn quyết định nghỉ 3 ngày ăn Tết. Mọi người reo vui, hoan hô chủ trương sáng suốt. Anh em tình báo chúng tôi cũng vậy. Tôi phân công: 5 anh vác xẻng đi đào củ mì, 5 anh cầm dao đi kiếm củi, lấy nồi xuống suối múc nước, 2 người canh gác bảo vệ đồ đạc. Không khí rộn ràng, hăng hái như sắp xung trận.

Đầu tiên là thảy nguyên củ vào lửa than, nướng cháy thơm phức, rồi cạo vỏ ăn ngon lành. Kế đến là củ mì bóc vỏ cho vào nồi luộc. Củ to, bở, ngọt lịm. Ngày hôm sau, chừng cái bao tử hơi thỏa mãn rồi mới bày ra cách chế biến lấy tấm thiếc của hộp bột ngọt mang theo, đục nhiều lỗ nhỏ, mài củ mì rồi vỏ viên cho vào nồi nước sôi, nêm tí muối và bột ngọt vào cho thêm đậm đà hương vị. Rồi đến củ mì được lấy nĩa nạo ra thành sợi trắng muốt như sợi bún, đem hấp chín rồi chan nước chấm, trên bàn thêm vài ngọt đọt rừng xanh xanh, trông tương đối giống tô bò bún ở chợ. Rồi món củ mì được nạo thành bột cho vào lá chuối rừng gói lại nướng thành bánh… Pha chế sáng tạo đủ kiểu nhưng ruốt cuộc cũng là củ mì. No qua, khoái quá thật không Tết nào bằng!

Sau 3 ngày nghỉ ăn Tết, đoàn tiếp tục lên đường. Chuyện ngược đời! Được nghỉ, ăn bồi dưỡng mấy ngày, tăng sức đâu không thấy mà trái lại, bị bịnh gần một phần ba quân số. người mạnh phải chia sẻ đồ đạc mang vác cho người bịnh để không ai bỏ cuộc.

Số là đang đói quá, vì mỗi ngày leo núi lên xuống liên tục mà chỉ được ăn 3 vắt cơm với muối, mà tranh thủ dồn củ mì vào bao tử một lúc quá nhiều lại là củ mì lâu năm, nên cái ruột không ổn. Riêng tôi, cũng tưởng không đi nổi nữa, phải nằm lại trạm, bỏ cuộc giữa đường. Tối đến ngồi trên võng, soạn tìm trong túi thuốc mang theo xem có thuốc nào trị được bịnh đường ruột của mình.

Vì chúng tôi lúc ấy tuổi còn trẻ, trên dưới 30, nên chỉ sau 5, 7 ngày bị củ mì hành hạ thì sức khỏe hồi phục dần và đoàn quân tiếp tục lao nhanh về hướng Nam. Sau 100 ngày đi bộ ròng rã đã về đến chiến khu Đ với quân số đầy đủ.

9

Câu đối● Vũng Tàu biển rộng, lửa sáng giàn khoan, tôm cá đầy khoang, nhân dân phấn khởi mừng Tết đến.● Bà Rịa đồng xanh, hoa tươi t rái ngọt, ngô lúa dồi dào, đồng bào nô nức đón Xuân về.

Hoàng Hữu Cát

Ông Nguyễn Văn Tàu xem lại hình ảnh của ông và các đồng đội cũ. Ảnh: MINH THANH

Ăn Tết bằng củ mì

Đại tá NGUYỄN VĂN TÀUAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

20142014Giáp Ngọ

Page 55: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

10

Đón năm mới,HY VỌNG MỚI !

ÔNG THÁI HỒNG CƯƠNG, TỔNG GIÁM ĐỐC OSC VIỆT NAM:

Kinh doanh du lịch là nền tảngNăm 2013, nhận

định hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động chung của kinh tế thế giới, ngay từ đầu năm, Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ dầu khí Việt Nam (OSC Việt Nam) đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường tiếp thị, quảng bá, tập trung khai thác phân khúc khách dự án, khu công nghiệp, linh hoạt trong chính sách giá, chú trọng chăm sóc khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bán hàng, quảng bá, nên đã thu hút và giữ được khách hàng truyền thống, nâng công suất sử dụng buồng đạt trên 83%, cao hơn kế hoạch; doanh thu và lợi nhuận của ngành dịch vụ du lịch tăng trưởng hơn năm 2012 và vượt kế hoạch đề ra.

Trên cơ sở cụ thể hoá Chiến lược phát triển công ty đến năm 2020, năm 2014 OSC Việt Nam sẽ huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của toàn thể cán bộ - công nhân viên nhằm khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề,

dịch vụ, tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm là du lịch, dịch vụ dầu khí và bất động sản. Trong đó, xác định kinh doanh du lịch là lĩnh vực kinh doanh nền tảng, OSC Việt Nam chú trọng vào một số công tác sau: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng khách sạn Rex; có chiến lược tiếp thị và chăm sóc khách

hàng phù hợp để giữ khách hàng truyền thống và mở rộng thêm nguồn khách hướng vào chuyên gia làm việc trong các khu công nghiệp, khách MICE; đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nhất là khâu ăn, uống và buồng ngủ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách; duy trì kiểm định thường xuyên để giữ cấp hạng khách sạn; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động; đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch như Khách sạn Ngôi sao Đông Đại Dương, dự án tổ hợp khách sạn 5 sao tại Bãi trước; khai thác và thu hút nguồn vốn cho dự án Khu Dịch vụ Du lịch OSC tại Tân Thành.

ÔNG COLIN PINE, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH DỰ ÁN HỒ TRÀM:

Tin tưởng vào năm mớiThe Grand - Hồ

Tràm Strip chỉ mới đưa vào kinh doanh được gần 6 tháng nhưng đã đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Du khách trong nước lưu trú tại The Grand - Hồ Tràm Strip rất nhiều, đặc biệt là dịp cuối tuần. Công suất phòng và doanh thu đạt được đến thời điểm này rất khả quan. Tuy vậy, phần doanh thu quan trọng nhất của The Grand - Hồ Tràm Strip nằm ở dịch vụ casino và trò chơi có thưởng. Chúng tôi đang tập trung tiếp thị mạnh vào các thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc); Nga; Việt kiều ở Mỹ, Canada, Úc; Ở khu vực Đông Nam Á, các thị trường chúng tôi khai thác gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore thu hút khách du lịch Mice,

casino, khách du lịch tự do…

Khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là thời gian di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đến Hồ Tràm quá lâu, mất ít nhất 2 giờ 30 phút. Thông tin đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2014 là tin vui lớn cho chúng tôi, bởi thời

gian đi lại giữa TP.Hồ Chí Minh - Hồ Tràm sẽ rút ngắn khoảng 45 phút. Sân golf 18 lỗ cũng đang gấp rút hoàn thành để kịp cho khách chơi thử trong dịp đầu năm 2014. Trong tương lai, chúng tôi sẽ đầu tư một sân trực thăng đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, đáp ứng khả năng bay 24/24 giờ. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ từ UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh BR-VT, chúng tôi tự tin sẽ tăng trưởng tốt tại Việt Nam.

Đó là chia sẻ của lãnh đạo hầu hết doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh trước thềm năm mới 2014. Từ kinh nghiệm vượt khó trong năm 2013 và dự báo xu hướng của năm 2014, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch đều có những nhận định

về thị trường, từ đó đề ra kế hoạch và giải pháp phù hợp nhằm tăng trưởng tốt hơn trong năm 2014.

ĐAN CHÂU (thực hiện)

ÔNG VÕ THANH MỸ, GIÁM ĐỐC VIETRAVEL CHI NHÁNH BR-VT:

Những tín hiệu lạc quanNăm 2013, Vietravel

chi nhánh BR-VT đạt kết quả rất tốt, doanh thu xấp xỉ 50 tỷ đồng, tăng 98% so với năm 2012, cao nhất trong toàn bộ chi nhánh của Vietravel trên toàn quốc. 6 tháng cuối năm 2013, nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã bắt đầu mang lại tín hiệu tích cực, nền kinh tế đã thoát đáy và dần đi lên.

Tôi cho rằng năm 2014 nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn nhờ nhập xuất siêu ổn định, cán cân về kiều hối tăng trưởng, vốn đầu tư FDI đăng ký cho

năm 2014 có chiều hướng tốt, lạm phát ổn định, chỉ số giá tiêu dùng giảm, nợ xấu ngân hàng không thể tăng thêm, bất động sản đã đến đáy, thị trường chứng khoán ấm lên… Không còn những lỗ hổng quá nguy hiểm đối với nền kinh tế nữa. Vietravel BR-VT lại đang có một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, năng động, tiếp thị tốt đưa

thương hiệu lan tỏa. Từ đây, tôi tự tin sẽ đạt mức tăng trưởng 25% về tất cả các chỉ tiêu so với năm 2013.

BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC LAN, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH KHÁCH SẠN IMPERIAL:

Khai thác những thị trường mớiNăm 2013, hoạt động

kinh doanh của khách sạn Imperial tăng hơn 20% về lượng khách, công suất phòng và tổng doanh thu so với năm 2012. Năm 2014, dự báo diễn biến nền kinh tế vẫn còn khó khăn, đây cũng là thách thức đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, việc đi lại giữa TP.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu hiện nay khá thuận lợi, BR-VT có thêm nhiều khách sạn, resort cao cấp mới, tạo hiệu ứng quảng bá cho thương hiệu địa phương nên lượng khách du lịch quốc tế và khu vực Đông Nam bộ đến BR-VT vào dịp

Tết Nguyên đán sẽ đông hơn. Hiện tại, khách sạn Imperial đã kín phòng từ mùng 1 đến mùng 4 Tết. Ngoài ra, nhiều công ty lữ hành và khách lẻ đang tìm hiểu thông tin dịch vụ của khách sạn. Năm 2014, khách sạn Imperial đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng 15% so với năm 2013. Chiến lược kinh doanh tập trung khai thác các nguồn khách hàng mới đến từ Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc

và Đài Loan; đồng thời đầu tư thêm các chương trình vui chơi tập thể trên bãi biển nhằm thu hút phân khúc khách hội thảo - nghỉ dưỡng (MICE).

ÔNG TRẦN TUẤN VIỆT, TỔNG GIÁM ĐỐC VUNGTAU TOURIST:

Tái cấu trúc lại ngành nghề kinh doanhCông ty CP Du lịch tỉnh

(Vungtau Tourist) đang trong quá trình tái cấu trúc lại ngành nghề kinh doanh, thoái vốn ở những lĩnh vực đầu tư không hiệu quả để tập trung vào lĩnh vực có thế mạnh. Cụ thể là đầu tư vào dịch vụ du lịch, tập trung ở địa bàn TP.Vũng Tàu và Côn Đảo với loại hình kinh doanh là dịch vụ biển, khách sạn và nghỉ dưỡng, tâm linh. Vungtau Tourist đã ký kết hợp tác với một số đối tác khai thác các trò chơi cảm giác mạnh trên biển mới như: dù bay, mô tô địa hình trên cát, xe đạp dưới nước, ca nô, phao chuối, lặn biển và sẽ ra mắt du khách trong

mùa du lịch 2014.Năm 2014, kinh tế vẫn

chưa khởi sắc, biểu hiện ở các mặt: nợ xấu nhiều, thị trường bất động sản trầm lắng, chắn chắn sẽ tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy vậy, du lịch BR-VT vẫn có những cơ hội nhất định. Đó là, thay vì đi du lịch xa, dài ngày thì khi thắt chặt túi tiền người ta sẽ vẫn đi nghỉ Tết, nghỉ

hè nhưng ngắn ngày và chọn địa điểm gần hơn. Khi ấy, địa phương, đơn vị nào có sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tốt, giá cả phù hợp sẽ giữ được khách truyền thống và cơ hội mở rộng thị phần.

20142014Giáp Ngọ

Page 56: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

1. Lễ đón bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo

Tối 23-3-2013, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho hệ thống di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo). Với chủ đề “Lung linh đảo ngọc”, chương trình nghệ thuật đặc sắc đã tái hiện lại lịch sử đấu tranh anh dũng, bất khuất của lớp lớp chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Côn Đảo, cũng như thể hiện những vẻ đẹp, lợi thế, tiềm năng của Côn Đảo trong cuộc sống hòa bình hôm nay.

2. Tuần lễ Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản và ngày Văn hóa khu tự trị Nenetskiy tại BR-VT

Kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21-9-1973 - 21-9-2013), BR-VT đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi như: Triển lãm ảnh Việt Nam - Nhật Bản, BR-VT - Kawasaki - Đất nước, con người; ngày Văn hóa Việt - Nhật; đêm giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật… Trong năm 2013, BR-VT còn tổ chức Ngày Văn hóa KTT Nenetskiy với nhiều hoạt động phong phú nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Nga.

3. Khu du lịch phức hợp có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Đó là khu nghỉ dưỡng phức hợp Hồ

Tràm (Hồ Tràm Strip) tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Dự án có tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD do Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm làm chủ đầu tư. Ngày 26-7, Hồ Tràm Strip đã khai trương giai đoạn 1 tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, gồm 541 phòng lưu trú và chuỗi dịch vụ gồm: trung tâm hội nghị, nhà hàng, quầy bar, spa, khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, cửa hàng thời trang, trung tâm casino với 90 bàn chia bài và khu trò chơi điện tử 614 chỗ mang tên The Grand - Hồ Tràm Strip. Với mức doanh thu hơn 200 tỷ đồng/tháng, The Grand - Hồ Tràm Strip được kỳ vọng tăng thêm sức cạnh tranh thu hút khách so với các thị trường có cùng lợi thế về sản phẩm, tạo tính ổn định về thị trường khách và cơ chế quản lý dịch vụ chuyên nghiệp, nối liền dải ven biển của tỉnh, đồng thời thúc đẩy các dự án khác trên toàn tỉnh tăng tốc.

4. Chuỗi hội thảo về phát triển du lịch

Đó là các hội thảo: “Giải pháp thu hút khách du lịch Nhật Bản đến BR-VT” (ngày 22-8); “Tìm kiếm ý tưởng thiết kế và sản xuất quà lưu niệm phục vụ du lịch” (ngày 14-11) và “Công tác thuyết minh tại các di tích - Thực trạng và giải pháp” (ngày 3-12). Các hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp lữ hành lớn am hiểu về du lịch BR-VT, từ đó cung cấp những thông tin, kinh nghiệm giúp BR-VT nhìn ra những hạn chế, trên cơ sở đó khắc phục, bổ sung, hoàn thiện chuỗi sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ nhân lực, chiến lược marketing nhằm khai thác tốt tiềm năng lịch sử, văn hóa của địa phương thu hút du khách.

5. Các lễ hội truyền thống của BR-VT

Lễ hội Dinh Cô Long Hải diễn ra trong 3 ngày, từ 21 đến 23-3-2013 (ngày 10, 11 và 12 tháng 2 năm Quý Tỵ) với các hoạt động như: Thỉnh long vị Bà lớn và ông Nam Hải về Dinh, tụng niệm cầu quốc thái dân an, nghi lễ cúng cô bà, thi bơi lội, đờn ca tài tử… Ngoài ra, lễ hội Trùng Cửu tại

Nhà Lớn Long Sơn (ngày 20-2 âm lịch) và lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu (ngày 15 đến 18-8 âm lịch) được BR-VT tổ chức thường niên nhằm thu hút du khách.

6. TP. Vũng Tàu trở thành đô thị loại I

Ngày 24-8, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh BR-VT. Để trở thành đô thị loại 1, hơn 20 năm qua, TP. Vũng Tàu luôn duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, đứng đầu toàn tỉnh về thu nộp ngân sách, góp phần đưa tỉnh đứng thứ 3 về thu nộp ngân sách quốc gia. Vũng Tàu là trung tâm tổng hợp quốc gia về dầu khí, du lịch, cảng biển, là một trong 3 đô thị của cả nước dẫn đầu về GDP… Sau lễ trao quyết định là chương trình nghệ thuật “Vũng Tàu - thành phố bên bờ biển Đông” với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc thể hiện thế mạnh về dầu khí, thủy hải sản, cảng biển, du lịch... trong phát triển kinh tế - xã hội của TP. Vũng Tàu.

7. Hội thi thả diều Việt Nam

Tổ chức lần thứ I vào dịp tết Nguyên đán và lần thứ II vào tháng 12 tại Khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu) thu hút hơn 100 nghệ nhân của 19 câu lạc bộ diều đến từ các tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Nam Định, Hải Phòng, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Gần 200 con diều với nhiều chủng loại khác nhau trình diễn tại hội thi đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho người dân và du khách về thú chơi tao nhã của các nghệ nhân diều Việt Nam.

8. VĐV Ung Dương Bắc đoạt Huy chương Đồng Giải vô địch cờ tướng thế giới

VĐV Ung Dương Bắc sinh năm 1980, quê Thái Bình, hiện đang công tác tại Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine). Ung Dương Bắc thi đấu cho BR-VT từ năm

2002, từng đoạt huy chương vàng Giải vô địch cờ tướng toàn quốc năm 2004 và Huy chương Vàng Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2006. Năm 2012, Ung Dương Bắc đạt Huy chương Vàng cờ tướng toàn quốc và được cử đi tranh tài tại Giải vô địch cờ tướng thế giới quy tụ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, diễn ra tại Quảng Châu -Trung Quốc vào tháng 10-2013. Tháng 12-2013, Ung Dương Bắc vinh dự là đại diện cho Việt Nam dự Đại hội Thể thao trí tuệ tại Bắc Kinh - Trung Quốc, thi đấu với 8 kỳ thủ mạnh nhất thế giới và giành Huy chương Đồng.

9. Mức tăng trưởng của ngành du lịch đạt hơn 18% so với năm 2012

Trong lúc chỉ tiêu tăng trưởng của nhiều lĩnh vực kinh tế toàn tỉnh đạt thấp thì ngành du lịch vẫn duy trì mức tăng trưởng hơn 18% so với năm 2012 với tổng doanh thu đạt 2.895 tỷ đồng; tổng lượt khách là 12.490.521 lượt, tăng 13% so với năm 2012.

10. Khai hội Văn hóa - Du lịch

Khai hội Văn hóa-Du lịch năm Quý Tỵ - 2013 diễn ra từ ngày mùng 1 đến 10 Tết Nguyên đán Quý Tỵ với các hoạt động chính: Lễ xông đất đầu năm các doanh nghiệp; ngày hội đầu tư; ngày hội Báo chí đầu xuân… Điểm nhấn chính của chương trình Khai hội Văn hóa - Du lịch năm 2013 là chương trình nghệ thuật lung linh những sắc màu, tái hiện những thế mạnh của BR-VT như: du lịch, cảng biển, dầu khí… diễn ra vào đêm mùng 8 Tết tại Trung tâm Hành chính - chính trị tỉnh (TP. Bà Rịa).

11

Một nhóm du khách đến từ Đồng Nai vui chơi trên biển Bãi Sau, Vũng Tàu.

VĐV Ung Dương Bắc.

Hội thi thả diều tại Bãi Sau, TP. Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Thiện Nhân (bìa trái), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP. Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đoàn Nghinh Ông diễu hành qua đường Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu tại lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu năm 2013.

Trưng bày các mẫu quà tặng là một hoạt động nằm trong hội thảo “Tìm kiếm ý tưởng thiết kế và sản xuất quà lưu niệm phục vụ du lịch” .

The Grand -Hồ Tràm Strip là tên gọi giai đoạn 1 của khu nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm Strip.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (thứ hai, từ trái qua) trao bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt cho hệ thống Nhà tù Côn Đảo.

Một tiết mục giới thiệu hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản trong đêm nghệ thuật mừng Khai hội Văn hóa - Du lịch 2013.

Khai hội Văn hóa - Du lịch trở thành sự kiện thường niên vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Trong ảnh: Khai hội Văn hóa-Du lịch năm 2013 tổ chức tại TP.Bà Rịa.

Những dấu ấn nổi bậtvề văn hóa, thể thao, du lịch năm 2013

HOÀNG THI - MINH HIỀN (tổng hợp)

Năm 2013, BR-VT đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương và thu hút khách du lịch. Dưới đây là những dấu ấn nổi bật trong năm:

20142014Giáp Ngọ

Page 57: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

12

Mã (ngựa) là con vật có sức lao động dẻo dai, cần cù. So về sức khỏe và sự to lớn thì ngựa không bằng voi,

nhưng nhanh nhẹn gấp bội phần. Ngày xưa, khi chưa có bưu điện, chỉ có ngựa mới đủ sức khỏe và sự bền bỉ, dẻo dai để chạy như bay mà đưa thư đến nơi đến chốn, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời.

Tài liệu cho biết giống ngựa Ả Rập có thể chạy liên tục 250km suốt ngày đêm trong những điều kiện khó khăn. Do đó nhiều nước trên thế giới, người ta thường dùng ngựa Ả Rập để đưa thư. Từ đó mới có tên gọi thiên lý mã cho những con ngựa giỏi, chạy một ngày một ngàn dặm. Tức là có thể hiểu, con ngựa gợi cho con người niềm tin tưởng về sự chiến thắng, sự nhanh nhẹn, sự sung mãn tràn trề.

Ông Trương Hán Minh, một họa sĩ nổi tiếng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, người Hoa có tập quán tặng tranh vẽ ngựa cho các đám tân gia, khai trương cửa hàng, công ty…với hảo ý “Mã đáo thành công”. Cầu chúc làm ăn buôn bán phát đạt, phát tài, thuận lợi nhanh chóng như ngựa chạy. Vậy nên vô nhà hàng, quán ăn Tàu và đôi khi của Việt Nam, người ta thấy trên tường có treo tranh ngựa với lời chúc kế bên Mã đáo thành công.

Ngựa thường được vẽ một lúc 8 con, gọi là “Bát mã đồ”, tượng trưng cho sự phát đạt vì dựa trên cách phát âm gần nhau giữa bát, phát. Đặc biệt, ngựa có

khi còn vẽ tới một trăm con. Bức tranh ngựa kéo dài mấy mét và cùng ý tưởng như Bát mã đồ.

Ngựa có lúc được vẽ chung với rồng “Long mã tinh thần” mong muốn sự thuận lợi, tốt lành. Có lúc chỉ cần hai con sóng đôi, gọn nhẹ, đồng tâm hiệp lực. Có khi chỉ đơn độc một con, nhưng rất ung dung, phóng khoáng, hảo hán, anh hùng. Bức tranh một ngựa được đặt tên là Tiếu ngạo giang hồ. Một cách tỏ bày tráng khí cao quí chăng?

Vẽ tranh ngựa tài tình và sống động có lẽ không ai qua được Từ Bi Hồng, một trong những danh họa hàng đầu của Trung Quốc. Theo nhận xét của họa sĩ Trương Hán Minh, những bức tranh của Từ Bi Hồng dù đặc tả ngựa ở dáng nào, tư

thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc trong tranh của ông. Quả thật, với từng nét chấm phá đầy khí lực, con ngựa trong tranh vẽ của Từ Bi Hồng phi như gió cuốn, rồng bay. Thế mà ông cũng chỉ dám nhận mình là học trò của Triệu Mạnh Phủ - danh hoạ về ngựa thuộc đời Nguyên. Từ Bi Hồng cho rằng, ông chỉ mới điều khiển được một đàn ngựa, còn bậc thầy Triệu Mạnh Phủ thì làm chủ cả loài ngựa. Không biết trong thực tế, tài vẽ ngựa của Triệu Mạnh Phủ sống động đến cỡ nào?

Một điều thú vị là những năm gần đây, trên thị trường không chỉ có tranh ngựa vẽ trên giấy mà còn có cả tranh

ngựa khắc gỗ, tranh ngựa thêu, đặc biệt là tranh ngựa được dát vàng, để trên nền vải đỏ đặt trong khung kính cùng với các chữ “mã đáo thành công”, “mừng tân gia”, “mừng khai trương…”. Theo một chủ tiệm vàng, một chỉ vàng có thể dát thành 5-6 cặp ngựa cỡ 12cm/cặp.

“Mã đáo thành công”, đúng nghĩa, theo định nghĩa của Từ điển Đào Duy Anh, nghĩa là “thành công lập tức”. Năm mới chúc nhau “mã đáo thành công” bằng miệng hay một tấm thiệp, một bức thư họa có in hình ngựa tung bờm trong gió lạnh, rưng rưng nghe tiếng gió thổi trong bờm ngựa, mà phấp phỏng đợi năm mới đến. Như những họa sĩ trọn đời gắn bó với những khát vọng gửi gắm trên lưng ngựa, mỗi người Việt Nam trong tâm tưởng của mình có những cách cảm riêng, theo những nghĩa phái sinh trước năm mới “mã đáo”. Nhưng có một điều chung, đó là cảm giác và mong muốn và tốc độ, về cuộc sống hạnh phúc trong hòa bình và tạo dựng.

Mừng khai trương cửa hàng, công ty, người ta thường tặng bức tranh “Bát mã đồ” với hàm ý chúc gia chủ phát lộc, phát tài.

CHÚC “mã đáo thành công”Bài, ảnh: HẢI LĂNG

Ảnh chụp lại tranh ngựa của Từ Bi Hồng treo tại một nhà hàng ở Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh.

20142014Giáp Ngọ

Page 58: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Những tháng cuối năm 2013, khoảng 400 cán bộ công chức viên chức đang công tác tại các sở, ban, ngành đã có thêm niềm vui mới để

đón xuân Giáp Ngọ. Tết này, họ cảm thấy ấm lòng hơn khi giấc mơ về

một căn nhà ở đã trở thành sự thật...

NIỀM VUI TRƯỚC THỀM NĂM MỚIMột khu nhà chung cư quy mô, hiện đại

dành cho cán bộ công nhân viên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong những tháng cuối cùng của năm cũ tại 217 đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Vũng Tàu). Dự án này được coi là nhà ở xã hội (NƠXH) đầu tiên ở thành phố này kể từ khi đề án phát triển NƠXH trên địa bàn tỉnh BR-VT được duyệt vào năm 2009.

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm nay là cái Tết đáng nhớ đối với nhiều cán bộ công chức viên chức của tỉnh BR-VT, bởi Tết đầu tiên họ được “an cư”. Anh Nguyễn Văn Lợi, cán bộ Trung đoàn 261 nhiều năm qua phải ở nhờ trong khu tập thể của đơn vị. Căn phòng nhỏ, diện tích chật hẹp chưa đến 20m2 nhưng phải chứa đến 4 nhân khẩu. Chưa bao giờ anh dám mơ được sở hữu nhà khi thu nhập trung bình chỉ vài triệu đồng/tháng. Được mua căn hộ NƠXH, anh Lợi khoe: “Từ đây, gia đình tôi đã có chỗ an cư lạc nghiệp”.

Bác Nguyễn Thị Đạo, thương binh hạng 2/4 hiện đang ở nhờ nhà bà con tại 25 Lê Thánh Tông, phường Thắng Nhất cũng không giấu được niềm vui khi bốc thăm được căn hộ nhà ở xã hội A 806.

“Lâu nay chỉ mơ ước làm sao có chỗ ở lâu dài chứ không thể ở nhờ mãi được” – bác Đạo chia sẻ. “Khi nghe công bố dự án nhà ở xã hội tại khu Chí Linh đường Nguyễn Hữu Cảnh, tôi đã nghĩ, liệu mình có cơ hội không? Giờ thì giấc mơ “an cư lạc nghiệp” tại Bà Rịa-Vũng Tàu của tôi đã thành hiện thực rồi!”.

Anh Nguyễn Huy Hoài, cán bộ kỹ thuật của Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, vợ là công nhân Xí nghiệp in hơn chục năm nay. Anh chị có 2 con trai, chênh nhau vài tuổi, đều đang tuổi ăn tuổi học, cả gia đình 4 người phải “nhồi nhét” trong căn phòng chưa đầy 20m2 trong khu tập thể cũ kỹ ở đường Lê Lai. Chị Phạm Thị Chiến, vợ anh Hoài cho biết, đem tổng thu nhập một năm rồi chia đều mỗi tháng, gia đình chị chỉ được dưới 15 triệu đồng. Với mức này, để mua nhà là điều chị chưa bao giờ dám nghĩ đến. Vì vậy, là một trong số những cán bộ, công nhân viên chức được xét duyệt thuê mua NƠXH, gia đình chị rất phấn khởi. Ngày nhận được giấy báo của Xí nghiệp Quản lý và kinh doanh Nhà mời lên để tổ chức bốc thăm thuê mua NƠXH, chị Chiến mừng đến nỗi cả đêm không ngủ được.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa, hiện đang công tác tại trường Trưng Vương nhiều năm qua phải đi thuê phòng trọ để ở. Tiền lương mỗi tháng, 2 vợ chồng phải trích ra trả tiền thuê phòng 3 triệu đồng. Vì vậy, mọi sinh hoạt phí hàng tháng đều vỏn vẹn chưa đến 8 triệu đồng. Với thu nhập này, cả 2 vợ chồng chưa bao giờ dám với tay tới căn nhà lên đến vài trăm triệu đồng. Nên giờ đây khi dọn vào ở trong căn nhà mới, gia đình chị vẫn không tin

đó là sự thật. Cảm giác lâng lâng khó tả xâm chiếm trong chị suốt mấy ngày liền. Bạn bè ai cũng điện thoại chúc mừng. Chị Hòa tâm sự, khi được tận mắt ngắm căn nhà mới, chị thực sự bị “choáng” . Từ cảm giác “choáng”, chị ước ao các khu NƠXH xuất hiện nhiều hơn nữa ở Vũng Tàu cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để cán bộ công chức viên chức, người thu nhập thấp có thể có nhà.

TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘITrong bối cảnh hiện tại, khi các dự án

nhà ở dành cho người nghèo không nhiều, khi nguồn vốn để các chủ đầu tư tiếp cận cũng không phải là chuyện dễ dàng, việc xây NƠXH cho cán bộ công nhân viên có thể coi như điểm sáng cuối đường hầm, có thể đáp ứng phần nào nhu cầu ăn ở cho họ.

Thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính sự nghiệp đều có nguồn thu nhập từ tiền lương là chủ yếu. Khả năng tích lũy để chi cho nhà ở tối đa ước tính chỉ chiếm được khoảng 10 - 12% tổng thu nhập, rất thấp so với chi phí tiền nhà ở thực tế hiện nay. Vậy nên, đại bộ phận những người làm công ăn lương đều khó có điều kiện để tạo lập được chỗ ở.

Trong nhiều năm qua, nhà ở cho người dân luôn là vấn đề xã hội quan trọng được Đảng, Nhà nước đặt ra và quan tâm giải quyết. Sau khi Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6-9-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, trong đó quy định rõ việc thực hiện cơ chế Nhà nước và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội cho một số đối tượng có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở thuê hoặc thuê mua. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về nhà ở cũng

đã có quy định về chính sách phát triển và quản lý nhà ở xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng. Ngày 20-4-2009, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 18/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị...

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay, việc đầu tư xây dựng NƠXH vẫn chưa nhiều. Đến nay việc xây dựng nhà ở xã hội mới chỉ thực hiện trên địa bàn 2 thành phố: Vũng Tàu: 519 căn (gồm chung cư 13 Lý Thường Kiệt 66 căn, Khu Chí Linh A 453 căn); Thành phố Bà Rịa: 252 căn (Khu Gò Cát lô B). Riêng tại địa bàn huyện Tân Thành theo kế hoạch của Đề án phát triển quỹ nhà ở xã hội, tính đến hết năm 2015, huyện Tân Thành phải hoàn thành 850 căn, tuy nhiên do có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm quỹ đất công, đất sạch phù hợp, nên từ năm 2009 đến nay, huyện Tân Thành chưa xây dựng được dự án nào để phát triển quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn huyện; còn tại các địa phương khác (Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức và Côn Đảo) do nhu cầu nhà ở xã hội chưa bức thiết nên việc xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương trên chưa thực hiện.

Hiện nay nhu cầu NƠXH trên địa tỉnh còn rất lớn. Vì vậy, Sở Xây dựng cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai các dự án nhà ở xã hội gồm: Dự án nhà ở xã hội Phước Cơ, phường 12 (TP.Vũng Tàu) quy mô 719 căn; Dự án nhà ở xã hội Gò Cát lô A quy mô 495 căn tại TP. Bà Rịa. Mục đích giải quyết vấn đề về nhà ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hiện chưa có nhà ở, hoặc nhà ở hiện quá tạm bợ, có diện tích bình quân dưới 5m2/ người…

Nhiều người lạc quan tin tưởng rằng với sự quan tâm của Nhà nước cùng các chính quyền đô thị, giấc mơ về nhà ở của những người đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang…. đang trở thành hiện thực. Diện mạo đô thị và các khu dân cư chắc chắn sẽ có những đổi thay tích cực khi các khu NƠXH hình thành trong tương lai. Hơn nữa, gánh nặng nhà ở, một trong những nội dung của mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cũng nhẹ bớt đi trên vai những nhà quản lý.

Chị Ngô Thị Hường, giáo viên Trường Nguyễn Thái Học, không giấu được niềm vui khiđọc bảng hợp đồng mẫu thuê mua nhà ở xã hội tại TP.Vũng Tàu.

Niềm vui bốc thăm mua nhà ở xã hội.

Giấc mơ nhà ởÐÃ THÀNH HIỆN THỰC

Bài, ảnh: PHÚC MINH

13

Theo Đề án “Phát triển quỹ NƠXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2015” được UBND tỉnh phê

duyệt, toàn tỉnh hiện có khoảng 9.000 trường hợp chưa có nhà ở (thuộc diện được đối tượng được thuê, thuê mua NƠXH), trong đó TP. Vũng Tàu có số đối tượng chưa có nhà ở lớn nhất (29,6%), kế đến là TP. Bà Rịa, các huyện: Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ. Số liệu trên chưa bao gồm số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với nhu cầu về nhà ở xã hội quá lớn, Đề án “Phát triển quỹ NƠXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đặt mục tiêu xây dựng 5.000 căn hộ từ năm 2009 đến năm 2015 bằng nguồn vốn ngân sách (4.000 căn còn lại sẽ được đầu tư bằng các nguồn vốn khác). Trong đó, TP. Vũng Tàu khoảng 1.800 căn hộ, TP. Bà Rịa 850 căn, huyện Tân Thành 850 căn, huyện Long Điền và Đất Đỏ mỗi huyện 400 căn, huyện Châu Đức và Xuyên Mộc 600 căn, Côn Đảo 100 căn.

Một góc khu nhà ở xã hội tại 217 Nguyễn Hữu

Cảnh, TP.Vũng Tàu.

20142014Giáp Ngọ

Page 59: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Đối với hộ nghèo và cả hộ cận nghèo thì việc khám, điều trị bệnh tốn hàng trăm triệu đồng là một điều quá sức. Với

những hoàn cảnh đó, thẻ BHYT cấp miễn phí đã giúp san sẻ gánh nặng khi người nghèo không may ốm đau, bệnh tật. Cách đây một năm, ông Phạm Văn Hạnh, ở thôn Nam Hải, xã Tân Hải (huyện Tân Thành) đang khỏe mạnh bỗng thấy mình uống nước nhiều một cách bất thường, rồi đi tiểu liên tục, người mệt mỏi, không có sức làm việc. Ông Hạnh đi siêu âm, chụp CT và làm một số xét nghiệm thì phát hiện mình bị u đa tủy. Sau khi xạ trị, hiện một tháng ông Hạnh phải vào bệnh viện để truyền hóa chất một lần. Theo phác đồ điều trị, ông phải truyền cả thảy 64 đợt hóa chất, chi phí mỗi đợt hơn 20 triệu đồng. Nửa năm điều trị không có thẻ BHYT, gần 130 triệu đồng vay mượn để đi chạy chữa đã khiến gia đình ông

lao đao. Tháng 6-2013, điều may mắn đã đến khi ông Hạnh được cấp thẻ BHYT miễn phí dành cho hộ cận nghèo, chi phí điều trị đã giảm được 95%. Ông Hạnh bùi ngùi: “Tất cả gia sản là mấy mẫu ruộng đã phải bán dần để chữa bệnh cho tôi. Nếu không có thẻ BHYT thì có lẽ tôi cũng đành nhắm mắt buông xuôi thôi, vì giỏi lắm trung bình một ngày ở nhà cậu con trai tôi chạy xe tải, vợ tôi đi xẻ cá thuê kiếm được vài trăm ngàn, trong khi chi phí mỗi lần truyền hóa chất của tôi đã lên đến mấy chục triệu đồng”.

Chị Nguyễn Thị Minh Thư, ở khu phố 1, thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức) cũng chung niềm vui nhờ có thẻ BHYT. Trước đây, chị Thư cùng chồng mở tiệm

ăn tại nhà, công việc tuy vất vả nhưng cũng có “đồng ra đồng vào”. Tuy nhiên, kể từ khi chị bị căn bệnh suy thận hành hạ thì gia đình lâm vào hoàn cảnh khốn khó. “Từ năm 2007, khi tôi mắc bệnh, bao nhiêu của cải trong nhà đều đội nón ra đi, tôi không còn làm được việc, mọi gánh nặng đổ dồn lên vai chồng” - chị Thư tâm sự. Đối với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bình thường chạy 2 - 3 lần/tuần. Mỗi lần chạy thận như vậy, bệnh nhân phải đóng bình quân 400.000 đồng. Làm một phép tính đơn giản, chỉ riêng chạy thận nhân tạo, mỗi tháng chị Thư phải đóng gần 6 triệu đồng viện phí, chưa kể các loại thuốc phụ trợ kèm theo. Từ gia đình có kinh tế ổn định, sau gần 5 năm chống chọi với bệnh tật, gia đình chị

Thư rơi vào hộ cận nghèo. Điều may mắn đã đến với gia đình chị khi năm 2012, chị được cấp thẻ BHYT cho đối tượng cận nghèo theo quy định của tỉnh. Với thẻ BHYT, chị Thư đã được giảm 95% chi phí tiền điều trị và thuốc thang. Chị Thư xúc động chia sẻ: “Nếu không có thẻ BHYT hỗ trợ thanh toán thì gia đình tôi không biết sẽ phải xoay xở như thế nào nữa. Tôi ốm do bị bệnh một, nhưng chồng con tôi ốm vì lo chuyện tiền chạy chữa mười. Chiếc thẻ BHYT quý giá này thực sự đã là phao cứu sinh cho gia đình tôi”

Theo thống kê của BHXH tỉnh, trong năm 2013, toàn tỉnh đã cấp 12.679 thẻ BHYT miễn phí cho người thuộc hộ gia đình nghèo chuẩn quốc gia với tổng số tiền gần 7,5 tỷ đồng, đồng thời tỉnh hỗ trợ mua 81.129 thẻ BHYT miễn phí cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo với tổng số tiền gần 51 tỷ đồng. Hàng năm, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hàng trăm nghìn lượt người nghèo đến khám và điều trị. Chính sách cấp miễn phí BHYT cho đối tượng nghèo và cận nghèo đã góp phần bảo đảm sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt gần đây, thực hiện giá viện phí mới nên giá các dịch vụ y tế tăng lên rất nhiều. Việc người nghèo, hộ cận nghèo được cấ p BHYT đã giúp họ được “nhẹ gánh” tài chính trong việc khám, chữa bệnh.

Cùng với việc cấp phát thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo và cận nghèo, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cơ quan BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển

khai công tác khám, chữa bệnh BHYT về Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho người có thẻ BHYT, nhất là người nghèo được khám, chữa bệnh ngay tại nơi mình sinh sống. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo ngành y tế quan tâm, đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trang thiế t bị y tế , cải thiện điều kiện làm việc cho các cơ sở y tế, mang lại nhiều lợi ích cho người có thẻ BHYT.

Ông Lê Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, dù kinh tế đang ở trong giai đoạn khó khăn, nhưng công tác bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân vẫn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm, trong đó có việc mở rộng thêm đối tượng cấp thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Quyết định này nhằm cho giúp người cận nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt, giảm bớt khó khăn trong điều kiện mức sống và thu nhập còn thấp, để họ ổn định cuộc sống, góp phần vào

thành công của chương trình giảm nghèo chung trong toàn tỉnh.

Ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biế t, việc hỗ trợ mua BHYT cho hộ cận nghèo đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với người cận nghèo, tạo niềm tin trong nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để tiến đến thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Tuy nhiên, trước đây công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc rà soát, lập danh sách và cấp thẻ cho các đối tượng cận nghèo còn khá phức tạp và vẫn còn sai sót. Bắt đầu từ năm 2014, BHXH tỉnh sẽ chuyển giao việc lập danh sách và cấp thẻ xuống BHXH huyện, thành phố để công tác này được làm chặt chẽ hơn, tránh nhầm lẫn sai sót, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng. Đồng thời, đoàn giám sát Luật BHYT vừa kiến nghị lên HĐND tỉnh, thời gian tới, đối tượng cận nghèo của tỉnh sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 5% chi phí mà đối tượng này vẫn phải đồng chi trả khi khám chữa bệnh, nâng hỗ trợ lên mức tối đa 100% cho người cận nghèo.

14

Phao cứu sinh của người nghèoCấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, cận nghèo thể hiện chính sách nhân văn sâu sắc.Trong ảnh: Ông Ngô Mạnh Cường, nhà ở đường Nguyễn Hiền, phường 2, TP. Vũng Tàu vừa qua cơn tai biến mạch máu não. Nhờ có thẻ BHYT, gia đình ông đã được hỗ trợ hơn 300 triệu đồng chi phí điều trị.

Theo Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 11-10-2010 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo gồm:

Người thuộc hộ nghèo chuẩn quốc gia: là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở mức: khu vực nông thôn từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; khu vực thành thị từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo: là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở mức: khu vực nông thôn từ 401.000 đến 520.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị từ 501.000 đồng/người/tháng đến 650.000 người/tháng.

Người thuộc hộ trên cận nghèo chuẩn tỉnh: là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở mức: khu vực nông thôn từ 521.000 đến 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị từ 651.000 đồng/người/tháng đến 900.000 đồng/người/tháng.

Người thuộc hộ thoát nghèo chuẩn tỉnh trong 2 năm: là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ ở mức vượt trên 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và vượt trên 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và là người thuộc hộ đã được UBND cấp huyện phê duyệt và chủ tịch UBND cấp xã công nhận thoát nghèo.

Thời gian qua, BR-VT đã có nhiều chính sách ưu đãi để người dân được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đầy đủ. Ngoài phần ngân sách Trung ương hỗ trợ cho người thuộc hộ nghèo và một số người thuộc hộ cận nghèo, Bà Rịa-Vũng Tàu còn hỗ trợ thêm 100% mức đóng BHYT cho những người thuộc hộ cận nghèo chuẩn tỉnh và thoát nghèo chuẩn tỉnh trong 2 năm (gọi chung là hộ cận nghèo). Chính sách ưu đãi này thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp người cận nghèo tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, giảm bớt nguy cơ rơi vào tình trạng tái nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Bài, ảnh: SƠN QUỲNH

20142014Giáp Ngọ

Page 60: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Về Châu Pha, nghe chuyệncây lúa của người Châu Ro

Từ xa xưa, người Châu Ro đã xếp Thần Lúa là vị thần đứng đầu trong 4 vị thần được đồng bào thờ cúng, gồm: Thần Lúa, Thần Rừng, Thần Nhà, Thần Đèn…Về với bà con dân tộc Châu Ro (xã Châu Pha, huyện Tân Thành) mùa Xuân này, câu chuyện về cây lúa và hành trình mở mang đời sống từ mỗi nếp nhà cứ bịn rịn bước chân chúng tôi…

Ông Dương Văn Bạch là người trồng lúa lâu năm, rất có uy tín đối với bà con dân tộc Châu Ro

ở xã Châu Pha, huyện Tân Thành. Ngôi nhà rộng rãi và khá khang trang vừa mới xây của gia đình ông Dương Văn Bạch nằm ngay mé đường dẫn vào thôn Tân Ro, xã Châu Pha. Mấy năm rồi chúng tôi mới trở lại vùng đất này. Làng Châu Ro ở xã Châu Pha là một trong những địa phương tiêu biểu của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, đã đổi thay, phát triển đến ngỡ ngàng. Những con đường rộng hơn, những ngôi nhà khang trang hơn, những cánh đồng lúa đương thì con gái như bức tranh thủy mặc xanh biếc hút tầm mắt.

Khi chúng tôi hỏi về những hộ gia đình tiêu biểu, các cán bộ địa phương đã cung cấp cho một danh sách dài. Điều này ngày trước đến đây chúng tôi không có được. Vậy là vui lắm. Đó là minh chứng cho sự đổi mới của đời sống bà con. Họ vốn là những hộ nghèo, khó khăn, nay đã vươn lên có cuộc sống no ấm, khá giả, trong đó không ít hộ đã giàu có. Câu chuyện của cánh nhà báo chúng tôi với những người nông dân một sương hai nắng trong căn nhà mới của ông Bạch ở làng Châu Ro

thân thương này diễn ra rôm rả, thân thiết như người thân. Chuyện tới chuyện lui rồi cũng quay về chủ đề quen thuộc, ấy là cây lúa. Ông Dương Văn Bạch hồ hởi nói về những lớp tập huấn do cơ quan khuyến nông, khuyến ngư của huyện, tỉnh tổ chức. “Cán bộ về tận làng hướng dẫn cho

bà con cách làm đồng, gieo giống, phòng trừ sâu bệnh. Làm mấy vụ đầu, năng suất cao gấp rưỡi, gấp đôi giống cũ nên đồng bào sướng cái bụng lắm”. Trước đây, đồng bào làm lúa dựa vào kinh nghiệm và tập quán canh tác của cha ông. Mỗi năm chỉ được một vụ. Sau mùa gặt, bà con đốt đồng mừng lễ hội Nhang Lúa.

Ăn được mấy tháng thì hết gạo. Còn hiện nay, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, đầu tư hỗ trợ cây, con giống, đưa phương tiện máy móc về làng... những thửa ruộng đã có thể canh tác mỗi năm 2-3 vụ xen canh. Hạt thóc đầy bồ, bà con phát triển thêm chăn

nuôi gia súc gia cầm. Trước đây đi cày bằng trâu, bò thì nay nhiều hộ gia đình đã mua được máy cày. Nhà ông Bạch có hơn 2 ha ruộng, mỗi vụ thu hoạch hơn 10 tấn lúa. Đàn bò, heo, gà, vịt… lên đến cả trăm con. Chăm chỉ làm ăn, gia đình ông đã cất được nhà mới, mua máy cày, sắm các vật dụng sinh hoạt khang trang, lo cho con cái ăn học đầy đủ.

Ông Nguyễn Văn Ánh, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Pha rất phấn chấn khi nói về chương trình xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Châu Ro ở địa phương: Chỉ tính riêng năm 2013, có 9 tuyến đường giao thông nông thôn nối liền các thôn đã được nâng cấp.

Một mùa Xuân mới lại về trên các làng của đồng bào dân tộc Châu Ro. Chúng tôi trở về phố biển Vũng Tàu mang theo lời dặn của vị Già làng ở Châu Pha: “Đến lễ hội Nhang Lúa, mời các cháu trở lại nghen. Già đã nuôi sẵn con heo, đến ngày lễ hội chắc nó phải được sáu chục ký”.

15

Vợ chồng ông Dương Văn Bạch cắt cỏ, chăm sóc ruộng lúa gia đình mình.

Người dân Châu Ro đưa lúa về nhà.

Theo các tài liệu khảo cứu văn hóa, đồng bào dân tộc Châu Ro ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có khoảng 9.000 nhân khẩu, sinh sống làm ăn theo làng thuộc các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc… Đồng bào Châu Ro chiếm phần lớn cư dân của 17 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: TUYẾT MAI

20142014Giáp Ngọ

Page 61: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Xuân đến sớm VỚI NGƯỜI NGHÈO

Những năm qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh và các địa phương, cộng đồng xã hội đã có nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đến người nghèo, trong đó có việc xây tặng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết… cho người nghèo. Xuân năm nay cũng thế, nhiều gia đình nghèo được ăn tết trong ngôi nhà mới.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới khang trang, ông Trần Văn Tịnh (tổ 5, thôn 9, xã Long Sơn, TP. Vũng

Tàu) bảo, có mơ cũng không dám nghĩ mình có được một ngôi nhà mới để ở như thế này. Ông Tịnh quê ở Bến Tre. Năm 1960 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, cùng với nhân dân cả nước kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm. Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông trở về quê hương với nhiều thương tích trên người nên sức khỏe cũng giảm sút. Ở quê, hồi ấy ngoài làm nông nghiệp, ông không thể làm gì để kiếm thêm thu

nhập. Nhà có 2 con nhỏ, cộng với người vợ đau ốm liên miên khiến đôi vai của ông càng thêm trĩu nặng. Năm 1980, ông Tịnh quyết định dắt díu vợ con lên xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) sinh sống. Nhưng cái đói, cái nghèo cũng vẫn cứ đeo đẳng không chịu buông tha gia đình ông. Năm nay, đã 76 tuổi mà chưa lúc nào ông Tịnh nghĩ đến việc sẽ xây được một ngôi nhà mới. May mắn thay, gia đình ông được bà con trong thôn bình xét để được hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết. Cuối năm 2013, từ số tiền hỗ trợ 30 triệu đồng của Hội Chữ thập đỏ TP. Vũng Tàu cộng với sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng, tiền tích góp bấy lâu của gia

đình, căn nhà hơn 50m2 của gia đình đã được xây dựng. Tết năm nay, niềm vui của gia đình ông còn được nhân đôi khi người con trai sau một thời gian vừa làm, vừa học nghề nuôi cá chẽm ở Malaysia trở về quê hương lập nghiệp bằng trại nhân giống cá chẽm. Trại cá giống của con ông đã có những thành công bước đầu. Một hướng đi mới, một

cuộc sống tốt đẹp hơn đang theo mùa xuân về cùng với ngôi nhà mới của gia đình ông Tịnh.

Đến xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), dường như mùa xuân về sớm hơn với những hộ nghèo được xây tặng nhà đại đoàn kết. Ai từng phải sống trong những căn nhà dột nát mới hiểu cảm giác có được một ngôi nhà kiên cố có ý nghĩa như thế nào với người dân nghèo nơi đây. Chị Nguyễn Thị Sa Ri (tổ 1, ấp Phước Tân, xã Phước Tỉnh) là một trong những người dân nghèo có niềm vui đó. Chị Sa Ri cho biết, gia đình thuộc hộ nghèo chuẩn tỉnh, chồng đi biển, vợ đi bóc vỏ ghẹ thuê. Nhiều

lần vợ chồng chị đã tính đến chuyện xây nhà mới nhưng do hai vợ chồng thường hay đau ốm, bệnh tật nên tiền tích cóp được bao nhiêu cũng “đội nón” ra đi. “Lâu nay chúng tôi sống trong căn nhà lá, dựng trên mảnh đất ba mẹ chồng cho. Nhà thì lụp xụp, dột nát, mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì nước dột tứ bề, không ở được. Nay được chính quyền, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, bà con hàng xóm giúp đỡ xây dựng ngôi nhà kiên cố, khang trang, gia đình tôi mừng lắm. Tết này có lẽ là ý nghĩa, đầm ấm nhất với gia đình tôi” - chị Sa Ri xúc động nói.

Bà Hoàng Thị Lan, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cho biết, để có được những căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương khang trang, ấm cúng tặng những hộ nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống là nhờ cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, sự góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng. Những năm gần đây, toàn tỉnh đã huy động hơn 167,2 tỷ đồng đóng góp cho quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và “Vì người nghèo”. Từ nguồn vận động, có 2.880 căn nhà xuống cấp, dột nát đã được thay thế bằng những căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương khang trang, sạch sẽ (mỗi ngôi nhà có mức hỗ trợ từ 25 - 50 triệu đồng). Ngoài ra, tỉnh còn sửa chữa, nâng cấp hơn 600 căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương để người dân yên tâm sinh sống.

Chương trình xây nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách còn thể hiện tình cảm, tính nhân văn sâu sắc và nêu cao truyền thống “tương thân, tương ái” với những hoàn cảnh kém may mắn. Niềm vui có nhà mới sẽ là động lực để nhiều hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có thêm quyết tâm, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

16

20142014Giáp Ngọ

Bài, ảnh: HUY PHƯƠNG

Năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Sa Ri (tổ 1, ấp Phước Tân, xã Phước Tỉnh) được sống trong ngôi nhà mới khang trang, ấm cúng để đón tết, không còn nỗi lo mỗi khi mưa bão về.

Page 62: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Ngư dân bám biển, những người gác đèn biển (hải đăng) và cả

những người dân ở làng chài… mỗi người dành cho biển một tình yêu theo cách riêng của

mình. Những việc làm của họ dù nhỏ nhưng họ đang hướng về

biển lớn quê hương.

1. “Ngoài đó thế nào hở chú em?”, “Sóng to, gió lớn, biển động dữ dội lắm anh

à, chắc tàu không cập được đâu”… Thoáng nghe câu chuyện ngắn qua bộ đàm của anh Nguyễn Văn Nghĩa, Trạm trưởng trạm Gành Rái trò chuyện với một đồng nghiệp gọi về từ đèn biển Aval. Anh Nghĩa bảo, đáng lý ngày mai cậu ấy hết ca trực, chắc đang nhớ đất liền lắm đấy nhưng chưa về được vì biển động, tàu không cập được, tiếp tế lương thực cũng không tới nơi… Ngày hôm sau, những con sóng lớn vẫn thi nhau đập vào vách núi, tung bọt trắng xoá. Chiếc canô do anh Nghĩa điều khiển nhỏ như một chiếc lá chấp chới chao đảo giữa làn nước. Lắm lúc, tưởng như chiếc canô cập được vào vách đá rồi nhưng lại bị sóng đánh bật ra xa... Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng khi được hỏi về nghề, anh Nghĩa tâm sự rất chân thành: “Ai đã một lần ra đến ngọn đèn biển này mới biết sự cô đơn và buồn tẻ ở đây, có lẽ còn nhiều hơn cả sóng biển đang ầm ào. Cô đơn nhưng hùng tráng. Những người gắn bó lâu năm với biển, với đèn, với những con tàu đang dõi theo mình mà ra khơi, dễ gì bỏ được”. Những người canh đèn biển Aval cho biết từ bến Sao Mai (TP. Vũng Tàu) mất khoảng 50 phút đi tàu mới tới đèn Aval. Nhưng có những hôm biển động thì mất 1-2 giờ đồng hồ cũng là chuyện thường. Aval là ngọn đèn biển nằm ở trung tâm cửa ngõ luồng Sài Gòn – Vũng Tàu. Tất cả sinh hoạt của những người gác đèn gắn với biển cả mênh mông. Trạm Gành Rái có 6 người làm nhiệm vụ bảo vệ đèn Aval nhưng phải chia làm 2 ca, mỗi ca 3 người “trực chiến” trong 10 ngày liên tục. Nắng, mưa hay bão tố cũng phải cắm chốt, trời càng bão tố thì đèn lại càng phải sáng. Hàng ngày, các anh phải

quan sát trên không, trên biển và kiểm tra đèn; thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị vì môi trường nước mặn nên rất dễ hỏng. Chỉ một sáng không lau thì ngay chiều hôm đó, sương muối hoặc nước biển phả vào, ánh sáng của đèn sẽ bị giảm ngay... ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Chúng tôi trở lại vùng biển Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc) một ngày cuối

năm. Sóng biển vẫn ào ạt, cuộc sống của những ngư dân vẫn trải mình ra với biển khơi… cho đến tận những ngày giáp Tết. Ngư phủ Nguyễn Văn Tư vẫn phơi mình giữa trời nắng gắt để gỡ những con cá đang trộn vào nhau sau một chuyến đánh bắt trở về chuẩn bị xếp lưới vào bờ đón Tết. Ông Tư cho biết, gần cả đời mình gắn bó với biển mặn. Biển cho con cá, con tôm. Khi đau bệnh, phải rời xa biển, lòng ông như

thổn thức vì nhớ biển. Đi đâu xa ông cũng muốn về với biển. Biển Hồ Cốc là nơi mà ngày nào gia đình ông cũng thức dậy sớm và bắt đầu ra biển từ lúc 4 giờ sáng. Khi thuyền vào bờ, ông lại tự mình phân ra từng loại cá: cá đối, cá ngân… rồi sau đó đem ra chợ Bưng Riềng để bán. Lời lãi không nhiều nhưng cũng đủ nuôi sống bản thân và gia đình ông Tư.

Những ngày cuối năm, trời hiu hiu gió lạnh, mọi người mọi nhà đang náo nức chuẩn bị lo chuyện Tết nhất. Các ngư dân làng chài cũng chuẩn bị lui vào bờ đón Tết. “Có lẽ điều ước đầu tiên của ngư dân làng chài là những chuyến đi biển thật may mắn, không gặp sóng to gió lớn, tôm cá đầy khoang. Nhưng với tôi, điều ước lớn hơn đó là vùng biển của Tổ quốc luôn luôn được bình yên”, lão ngư Nguyễn Văn Tư tâm sự.

3. Đàn ông đi biển, đàn bà ở lại bờ cũng vất vả mưu sinh. Nhưng hàng ngày các

chị vẫn dõi theo biển cả, nơi cha, chồng hoặc con trai của họ vẫn ngày đêm bám biển.

Khoác chiếc áo phong phanh, không khẩu trang, không nón lá, chị Nguyễn Thị Hồng trở từng vỉ cá giữa cái nắng chang chang. Lớn lên từ vùng quê nghèo này, chị đã gắn bó hơn nửa đời mình với biển. Đến nay, chồng chị đi biển, hai cậu con trai lớn của chị cũng gắn đời mình với biển khơi. Năm 2007, gia đình chị Hồng và 17 bạn ghe trong làng vạn chài Phước Hải (Đất Đỏ) cùng góp vốn đầu tư một cặp ghe hơn 700 triệu đồng để đánh bắt xa bờ. Năm nay, giá xăng dầu tăng khiến cho cuộc sống của những người đi biển thêm lênh đênh, khó xoay xở. Một mình chị là phụ nữ duy nhất trong gia đình được ở lại trên bờ, mỗi ngày chị Hồng phải lấy thêm cả 1 tấn cá các loại từ Phước Hải, Bình Thuận… rồi thuê công nhân xẻ cá, phơi khô trên khoảng 150 vỉ và bỏ mối cho các chợ ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh… Những ngày cuối năm, ở trên bờ chị Hồng tranh thủ đi chợ mua sắm bánh trái, nhang đèn để ngày 30 Tết chồng con về rồi cùng cúng ghe. Chị Hồng cho biết, theo phong tục của ngư dân miền biển, chuyến biển cuối năm, khi tàu về bến nghỉ ngơi, ngư dân chuẩn bị trái cây, nhang đèn thắp hương tạ ơn trời đất đã phù hộ cho một năm “sóng yên, biển lặng”. Đến 30 Tết, ngư dân lại lên ghe làm lễ, chong đèn đến sáng và cầu vái năm mới “mưa thuận gió hòa”, đánh bắt được nhiều tôm, cá.

17

20142014Giáp Ngọ

Ảnh trên: Trẻ em ở làng chài Phước Hải (huyện Đất Đỏ) vui chơi trên bãi biển.Ảnh dưới: Lão ngư Nguyễn Văn Tư trên biển Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc).

Ngư dân bám biển, những người

Nặng lòngBài, ảnh: XUÂN SANG

VỚI BIỂN

Page 63: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Tạm xa những cảnh nhộn nhịp, ồn ào của thành phố, chiếc xe chở chúng tôi đến xã Long Sơn, một

xã nghèo của TP. Vũng Tàu. Ngồi trên xe, Ni sư Tiến Liên không quên căn dặn mọi người về việc sẽ phát 700 suất quà. Theo đó, các phần quà được phát tại xã Long Sơn và một số phường ở TP. Vũng Tàu. Ngoài ra, Tịnh xá còn trao tặng 4 chiếc xe lăn, với tổng trị giá 10 triệu đồng cho người tàn tật.

Sau 30 phút, đoàn chúng tôi đã đến trụ sở UBND xã Long Sơn. Nhiều người dân đã có mặt đông đủ. Ông Phạm Duy Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, bà con đã nhận được tin đoàn từ thiện của Tịnh xá Ngọc Đức sẽ về thăm và tặng quà Tết, nên từ sáng sớm người dân đã có mặt đông đủ. Người dân xã Long Sơn đã quá quen thuộc với Tịnh xá Ngọc Đức, bởi năm nào Tịnh xá cũng đến tặng quà Tết cho họ. Sau những câu chào hỏi thân tình, các thành viên trong đoàn tranh thủ phát quà cho người dân xã đảo. Trời

nắng, vừa nóng vừa mệt nhưng ai cũng vui vẻ. Mỗi phần quà là những mặt hàng thiết thực gồm: gạo, muối, đường, dầu ăn, mì tôm… tuy giá trị về vật chất không lớn nhưng đong đầy yêu thương. Bà Nguyễn Thị Tài, 61 tuổi, gia đình thuộc diện khó khăn của xã Long Sơn, bày tỏ trong xúc động: “Vào những ngày lễ và trước Tết Nguyên đán, Tịnh xá Ngọc Đức lại đến với người nghèo chúng tôi. Tháng này, nhà tôi có gạo nấu cơm, có mỳ, dầu ăn… cũng giúp tôi bớt đi nỗi lo”.

Ni sư Tiến Liên cho biết, cô vừa đi Quảng Ngãi phát quà về, rồi lo tổ chức tiệc buffet chay gây quỹ ủng hộ người nghèo… Tất bật với những chuyến từ thiện, với bao công việc, dù khá mệt nhưng nhìn những gương mặt hiền hòa,

chất phác của các cụ già neo đơn, những người dân có hoàn cảnh khó khăn vui vẻ khi nhận quà, bao mỏi mệt trong cô như tan biến hết.

Chia tay những người dân nghèo xã Long Sơn, đoàn từ thiện tiếp tục về các phường ở TP. Vũng Tàu để phát những phần quà còn lại. Cũng như những người dân xã Long Sơn, tại các nơi đoàn đến, người dân đón tiếp trong tâm trạng háo hức, vui vẻ, bởi họ đã quá quen thuộc những việc làm nghĩa tình của các tăng ni, phật tử Tịnh xá Ngọc Đức. Đón nhận phần quà từ tay Ni sư Tiến Liên trao tặng, ông Phan Mạnh, 75 tuổi, ở phường Rạch Dừa xúc động nói: “Của cho không bằng cách cho, tấm lòng dành cho người nghèo của sư cô

và Tịnh xá Ngọc Đức thật đáng quý”. Theo Ni sư Tiến Liên, đây là chương

trình từ thiện nằm trong chuỗi kế hoạch trao 1.000 suất quà cho người nghèo trong tỉnh từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ của Tịnh xá Ngọc Đức. Mỗi năm 2 lần, Tịnh xá Ngọc Đức tổ chức những chuyến từ thiện, tìm đến những nơi khó khăn, trao quà tận tay những người nghèo trong tỉnh.

Ni sư Tiến Liên xuất gia từ năm 16 tuổi. Năm 1991, khi 22 tuổi, bà thành lập Tịnh xá Ngọc Đức. Từ thời trẻ, Ni sư Thích nữ Tiến Liên đã rất tâm huyết với việc làm từ thiện, thường xuyên tham gia các hoạt động giúp đỡ những người già neo đơn và trẻ mồ côi nghèo. Bà nghĩ rằng mình phải làm gì để có tiền mới giúp được nhiều hơn nữa những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ và bắt đầu từ việc mở tiệm cơm chay Giác Đức (số 26, Đồng Khởi, phường 1, TP. Vũng Tàu). Ni sư tâm sự: “Nhiều người không hiểu, vẫn nặng nhẹ bảo tu gì mà cứ lo buôn bán kiếm tiền, không lo tu hành. Nhưng tôi nghĩ, không chỉ cứ tụng kinh, hành thiền mới là tu. Đức Phật đã dạy “Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật”, vì lẽ đó, tôi luôn trăn trở với việc giúp đỡ người khó khăn, đặc biệt là người già cô đơn và trẻ em cơ nhỡ”.

Năm 2009, khi có phật tử thay thế, Ni sư Tiến Liên nghỉ bán ở tiệm cơm chay Giác Đức và bắt tay ấp ủ thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội Tịnh xá Ngọc Đức. Đến cuối tháng 10-2013 Trung tâm được thành lập, xây dựng trên diện tích 1.000m2 gồm tầng trệt có 1 phòng điều hành, 2 phòng dùng cho sinh hoạt vui chơi của các trẻ mồ côi ở độ tuổi từ sơ sinh đến 5 tuổi, một phòng dành cho việc học tập, tập trung các trẻ lớn sau giờ học tại các trường từ tiểu học đến THPT, một phòng bếp, phòng ăn và các công trình phụ, sân chơi thể dục, thể thao cho trẻ; tầng 2 và tầng 3 gồm 4 phòng ngủ nhỏ; 2 phòng ngủ lớn. Đây là nơi nuôi dưỡng miễn phí 115 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các em được trung tâm cho học văn hóa theo từng độ tuổi thuộc các trường trên địa bàn TP. Vũng Tàu. Hầu hết, các em thuộc những hộ gia đình nghèo, hộ tạm trú, nhập cư sống bằng nghề làm cá, mua ve chai, bán vé số…

Tâm nguyện đã thành, nhưng Ni sư Thích nữ Tiến Liên còn ấp ủ: “Do sức khỏe ngày càng yếu nên tôi đang đào tạo người kế tiếp để tiếp tục thực hiện tâm nguyện của mình. Hơn nữa, một cánh én không thể làm nên mùa xuân, những gì mà Tịnh xá Ngọc Đức đã làm được như hôm nay là có rất nhiều sự đóng góp của những nhà hảo tâm, những tình nguyện viên, mạnh thường quân”.

18

20142014Giáp Ngọ

Tấm lòngTHIỆN NGUYỆN7 giờ sáng, từ Tịnh xá Ngọc Đức (phường 6, TP. Vũng Tàu), dưới sự chỉ dẫn của Ni sư trụ trì Thích nữ Tiến Liên, chúng tôi cùng hơn 20 tăng ni, phật tử trong đoàn từ thiện Tịnh xá Ngọc Đức bắt đầu chuyến hành trình trao quà cho những người nghèo.

Ni sư Thích nữ Tiến Liên trong buổi trao quà cho người nghèo ở xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu).

NGUYỄN SĨ ĐẠI

Chẳng nhớ phồn hoa, chỉ nhớ làng!Bao nhiêu năm tháng, bao công việcNgoảnh nhìn như một cuộc vui chơiBiết Nhàn càng thấy đời tươi đẹpBỏ Dục lòng thêm được thảnh thơi!

Ta đã ước mơ và đã chạm Cùng trời cuối đất với nhân gianTóc bay mây trắng ngàn năm cũChẳng nhớ phồn hoa, chỉ nhớ làng!

Bài, ảnh: TRÀ NGÂN

Page 64: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

NHỮNG MÓN QUÀ TẾT Ý NGHĨATùy theo điều kiện từng năm, trong

dịp Tết Nguyên đán, Nhà Văn hóa Thanh niên tỉnh, Thành Đoàn Vũng Tàu và các đoàn xã, phường, thị trấn tổ chức cho các ĐVTN gói bánh tặng người nghèo. Sau khi nấu chín, những cặp bánh chưng, bánh tét được các cơ sở Đoàn chuyển cho các đoàn phường, xã, thị trấn; lớp học tình thương; trường phổ thông để tặng trẻ em, ĐVTN, gia đình chính sách và người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng khối Huyện - Thành Đoàn, ngay từ đầu tháng Chạp hàng năm, nhiều ĐVTN thuộc khối Thanh niên công nhân thường dành chút tiền lương của mình để các cơ sở Đoàn thực hiện hoạt động tặng quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó, họ lại tất bật đi mua bánh, kẹo, mứt hoặc đường, bột ngọt, dầu ăn, bột nêm... để gói thành các phần quà Tết. Những món quà Tết này được các ĐVTN trao tận tay các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ tiết kiệm một phần chi phí sắm sửa Tết, để dành khoản tiền đó sắm bộ quần áo mới cho con, cho mình vui đón Tết.

Anh Lê Xuân Tú, Bí thư Thành Đoàn Vũng Tàu chia sẻ: “Hoạt động tặng quà Tết cho người nghèo nhằm giáo dục cho ĐVTN tính cộng đồng, cũng như lòng yêu thương con người với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, giúp các thanh niên biết quý trọng giá trị sản phẩm của mình làm ra. Qua hoạt động này, chúng tôi hy vọng các

cá nhân, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm sẽ tiếp tục quan tâm tới người nghèo, trẻ em khó khăn hơn nữa”.

ĐÂU CẦN THANH NIÊN CÓTặng quà Tết cho người nghèo là một

hoạt động bắt đầu của chuỗi hoạt động chung sức, tình nguyện của ĐVTN trong năm. Chia sẻ khó khăn với cộng đồng, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn là tiêu chí mà tuổi trẻ trong tỉnh luôn hướng tới.

Thể hiện sức trẻ trong việc xây dựng quê hương giàu đẹp, trong Tháng Thanh niên (tháng 3) và các tháng tiếp theo, các cơ sở Đoàn và ĐVTN toàn tỉnh thực hiện nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như: Sửa chữa đường giao thông nông thôn, quét vôi nhà, lắp bóng đèn và sửa đường điện sinh hoạt, làm cầu giao thông nông thôn, khơi thông kênh mương, cống rãnh, phát quang và dọn vệ sinh đường giao thông...

Theo thầy Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đầu mùa hè hàng năm, Đoàn trường đã đến khảo sát và chọn một xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh để thực hiện chiến dịch sinh viên tình nguyện hè. Trong 15 ngày cùng sống, cùng sinh hoạt, các sinh viên của trường đã dạy bổ túc văn hóa, sinh hoạt hè hàng ngày cho các em thiếu nhi địa phương; dọn dẹp vệ sinh khu

vực công cộng như trường học, trạm y tế, chợ… làm đường giao thông nông thôn; thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương; ra quân phát tờ rơi và tuyên truyền người dân thực hiện an toàn giao thông; giúp một số hộ dân và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sản xuất tại gia đình. Tham gia chiến dịch sinh viên tình nguyện hè, các sinh viên đã ý thức hơn về trách nhiệm cộng đồng và được rèn luyện, biết cách vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Một hoạt động tình nguyện luôn thu hút các ĐVTN tham gia đó là hiến máu nhân đạo. Với tinh thần “Một giọt máu cho đi - một mạng người ở lại”, họ luôn tự hào vì những giọt máu của mình đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn thập tử nhất sinh nhờ có lượng máu truyền kịp thời và đúng lúc.

Anh Bùi Chí Thành, Bí thư Tỉnh Đoàn chia sẻ: “Bằng tấm lòng, sự nhiệt tình và sức trẻ, lực lượng thanh niên trong toàn tỉnh luôn nỗ lực là nhịp cầu nối giúp những người nghèo, khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng cũng là dịp để ĐVTN thử thách, trải nghiệm với những hoạt động tình nguyện thiết thực, ý nghĩa, hướng đến một cuộc sống lành mạnh, có ích”.

19

20142014Giáp Ngọ

Hoạt động gói bánh chưng tặng người nghèo luôn thu hút nhiều ĐVTN. Trong ảnh: ĐVTN gói bánh chưng tại Nhà Văn hóa Thanh niên tỉnh.

Sống đẹp, sống có íchvì cộng đồng

Từ vài năm nay, cứ sau ngày tiễn ông Táo về trời (23 tháng Chạp) là các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh lại chuẩn bị lá dong, lá chuối, dây buộc, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để gói bánh chưng, bánh tét tặng người nghèo ăn tết. Hoạt động này luôn thu hút nhiều bạn trẻ.

Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu làm đường giao thông tại xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc).

Bài, ảnh: PHÚC LƯU

Page 65: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

20

11h trưa, sau khi bận rộn với đống công việc ở cơ quan chị Trần

Thị Thanh, ở đường Huyền Trần Công Chúa, phường 8, TP.Vũng Tàu, lại vội vàng, tất bật với việc đón con, rồi chạy ra chợ mua thực phẩm để kịp nấu bữa trưa cho cả gia đình. Công việc quá bận rộn khiến chị cảm thấy mệt mỏi. Tình cờ chị làm cùng cơ quan mách cho mẹo nhỏ là ra chợ tìm một số tiểu thương quen và tin cậy “thuê” họ đi chợ dùm. Thấy sáng kiến đó vừa hay vừa tiện lợi nên chị Thanh “dùng thử”. Ngay buổi chợ hôm sau, chị xin số điện thoại của chị

Hoa, chuyên kinh doanh các mặt hàng hải sản ở chợ phường 8 và giao hàng tận nhà cho các “mối” mua hàng. Hai bên đã thỏa thuận hàng ngày chị Hoa sẽ đi chợ “thuê” và giao hàng tận nhà cho chị Thanh. Theo đó, cứ mỗi tối, chị Thanh lại nhắn tin đặt hàng những thứ cho bữa cơm ngày mai, ngoài những loại hàng mà chị Hoa sẵn bán, những thứ khác chị Thanh nhờ chị Hoa mua dùm. Từ đó, thấy đây là giải pháp rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian nên chị Thanh thường xuyên gọi đặt hàng. Cũng kể từ đó chị không còn quá lo lắng cho việc chợ búa. Chị Thanh chia sẻ “Thay vì ngày nào cũng tất bật đi chợ giờ đây mình chỉ việc gọi điện là được mang đến tận nơi. Để giữ mối quen nên hàng hóa họ giao cho mình luôn tươi, ngon, giá cả hợp lý. Cách đi chợ này đùng là cả hay cùng có lợi”. Cùng với cách làm hay này, chị Thanh cho biết, thay vì như những năm trước, ngày Tết chị vã mồ hôi với việc chen lấn để lo thực phẩm cho 3 ngày tết, Tết này chị cũng sẽ lên danh sách và đặt hàng trước các loại như: bánh chưng, hành tỏi, thực phẩm tươi sống hay hoa quả cúng lễ…vừa chủ động vừa không phải quá vất vả nữa.

Chị Hoàng Thị Bích, ở đường Nguyễn An Ninh, phường 6, TP.Vũng Tàu cho biết, trước đây, hai ngày nghỉ cuối tuần, chị lên thực đơn cho cả tuần và đi chợ một lần rồi chất vào tủ lạnh ăn dần. Việc làm này tiết giúp chị bớt lo chợ búa hàng ngày nhưng hai ngày nghỉ khá vất vả, thực phẩm cất tủ lạnh không được

tươi ngon, rau phải mua những loại nào giữ được lâu để không bị hỏng, chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình không được đảm bảo. “Giờ đây, không cần phải ra tận chợ nhưng thức ăn tươi ngon vẫn được mang đến tận nhà. Vừa tiết kiệm được chi phí đi lại và còn có thêm nhiều thời gian để làm việc khác nên tôi và nhiều đồng nghiệp rất thích thú với loại hình đi chợ mới này. Theo yêu cầu của mình, rau cũng được người nhặt sạch, thịt cá cũng được làm sạch sẽ nên tiết kiệm nhiều thời gian, chỉ cần 30 phút bữa cơm gia đình đã tươm tất”- chị Bích nói.

Có hai hình thức đi chợ mà các bà nội trợ hiện đại vẫn thường xuyên dùng đó là gọi điện trước để nhờ các chủ cửa hàng làm sẵn khi tan sở chỉ cần tạt qua để lấy. Hoặc vì quá bận rộn có thể kêu làm sẵn và nhờ mang đến tận nhà. Chị Nguyễn Thị Lý, một tiểu thương nhận giao hàng tận nhà ở chợ phường 8, TP.Vũng Tàu kể, chị “kiêm” thêm nghề này cũng là tình cờ. Trước bán rau, một vài người quen yêu cầu giao hàng tận nhà, lâu thành “mối” quen, thấy nhiều gia đình không có thời gian đi chợ nên chị nhận luôn việc này cho họ.

Trao đổi với chúng tôi, những tiểu thương kiêm luôn việc đi chợ “thuê” tỏ ra hài lòng về loại hình dịch vụ tạm gọi là “ đi chợ thuê” này. Họ sẽ có một lượng khách hàng ổn định và các “thượng đế” cũng vui lòng hơn. Theo chị Lê Thị Nhàn bán rau tại chợ phường 1, đa phần những khách hàng nhờ đi chợ là do họ quá bận rộn mà gia đình lại có điều kiện về kinh tế. “Giá cả giao cho khách hàng so với giá ở chợ chẳng chênh lệch bao nhiêu. Còn lợi nhuận thu về của những lần đi chợ thuê là do chị lấy hàng tận gốc nên giá rẻ hơn và chị sẽ nhận được phần chênh lệch giá này. Ví dụ, khách hàng đặt mua rau, mình lấy giá bán, nhờ mua một cân thịt với giá 90 ngàn, nhưng mình mua chỉ 80 ngàn, vì cùng là dân chợ với nhau nên sẽ mua được giá rẻ hơn. Mình vừa có lãi, khách hàng vẫn đảm bảo được

chất lượng và giá cả thực phẩm. Tiện cả đôi đường”.

Công việc đi chợ “thuê” này khá phổ biến ở các thành phố lớn như: Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, tại các thành phố này có cả những công ty cung cấp dịch vụ đi chợ “thuê”. Tuy nhiên, ở Vũng Tàu hình thức kinh doanh này mới mang tính nhỏ lẻ, tự phát từ chỗ người bán và người mua lâu ngày quen mặt nên nhờ nhau. Nếu có dịch vụ này ra đời, với việc kinh doanh bài bản sẽ đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Giờ đây, cùng với nhu cầu phát triển của cuộc sống, nhiều chị em phụ nữ đã biết chọn cách đi chợ thông minh và hợp lý bằng cách gọi điện hay nhắn tin đặt hàng qua điện thoại. Với cách “đi chợ” này, các tiểu thương sẵn sàng giao hàng tại nhà bất cứ giờ nào trong ngày.

Đi chợ thời @Chị Lý buôn bán ở chợ phường 8, TP. Vũng Tàu chuẩn bị rau giao cho khách quen.

Thời nay, để tiết kiệm thời gian, nhiều người, nhất là giới chức văn phòng thường mua thực phẩm cho nhiều ngày ăn trong một lần đến chợ, siêu thị.Trong ảnh: Mua thực phẩm đông lạnh tại Siêu thị hải sản Baseafood (TP.Vũng Tàu).

Một mẩu trò chuyện đi chợ qua điện thoại.

Bài, ảnh: BÍCH NGỌC-NGÂN TRÀ

20142014Giáp Ngọ

Page 66: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

khí mát mẻ trong lành, vườn cây kiểng xanh ngát, biển xanh cát trắng… Thật là nơi lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên khám phá bao điều kỳ thú, nhất là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất cho người già và lứa tuổi trung niên” - chị Khỏe bộc bạch.Còn đối với chị Tạ Thu Thùy, ngụ ở tầng 2, Chung cư Saigonres Tower trên đường Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu thì chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên Hương Phong - Hồ Cốc chính là yếu tố hấp dẫn gia đình chị. Theo chị Thùy, dịp Tết Nguyên đán năm nay có nhiều ngày nghỉ, vì vậy thay vì đi chơi xa như mọi năm thì gia đình sẽ chọn du lịch tại chỗ trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. “Mọi người đã thống nhất sẽ xuống Hương Phong - Hồ Cốc Resort để vui chơi sau bao ngày làm việc vất vả” - chị

Thùy hồ hởi khoe. Không chỉ có gia đình chị Khỏe và chị Thùy mà ai đó đã từng ở khu du lịch Hương Phong - Hồ Cốc đều có chung nhận xét như vậy.

Hương Phong - Hồ Cốc Resort tọa lạc tại trung tâm bãi biển Hồ Cốc xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) một trong những bãi biển đẹp và sạch nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được bao quanh bởi rừng và biển. Có vị trí thuận lợi về giao thông, khu du lịch có diện tích hơn 5ha, mặt biển dài 320m, chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 140km, cách TP. Vũng Tàu 60km, Hồ Tràm Strip 2 km và cách suối khoáng nóng Bình Châu 12 km, nằm trên đường ven biển nối liền các điểm du lịch Lộc An - Hồ Tràm - Hồ Cốc - Suối nước nóng Bình Châu.

Khu du lịch được hoàn thành đưa vào

Gia đình chị Nguyễn Thị Khỏe ở đường Đất Thánh, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm

đều xuống Bà Rịa - Vũng Tàu 3-4 lần để vui chơi, nghỉ dưỡng. Và Hương Phong - Hồ Cốc Resort luôn là sự lựa chọn hàng đầu của gia đình để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Chị Khỏe cho biết, chồng chị là giảng viên khoa xây dựng trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh rất thích khu du lịch này vì phong cảnh đẹp, món ăn ngon. Trong khi các con lại thích các dịch vụ tiện ích ở đây do đó mọi người đều cảm thấy hài lòng mỗi lần xuống ở tại khu du lịch này.

“Ở Sài Gòn không khí khá ngột ngạt, ồn ã. Vì vậy, vài tháng một lần gia đình chúng tôi đều tổ chức đi đâu đó chơi. Và hầu như lần nào cũng vậy các con tôi đều chọn Hương Phong - Hồ Cốc Resort. Khu du lịch này xây dựng theo phong cách gần gũi với thiên nhiên nhưng chất lượng đẳng cấp quốc tế. Ấn tượng đầu tiên khi đến resort là không

sử dụng từ đầu năm 2012 với 50 phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng mở 3 mặt hướng ra biển có sức chứa 700 khách chuyên phục vụ các món ăn Âu - Á, hải sản tươi sống, hồ bơi, quầy bán hàng lưu niệm, karaoke, quầy bar, câu cá giải trí, dịch vụ tắm biển, ca nô trượt nước, cứu hộ tắm biển và các dịch vụ khác. Với các dịch vụ tiện ích và khép kín, dù chỉ mới đi vào hoạt động được hai năm nhưng Hương Phong - Hồ Cốc đã đón và phục vụ hàng trăm ngàn lượt khách.

Lãnh đạo Công ty TNHH Hương Phong cho biết, Công ty dự kiến năm 2015 sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2 xây dựng Hương Phong - Hồ Cốc Resort thêm 166 phòng, nâng tổng số phòng lên 216 phòng. Đồng thời nâng cấp, mở rộng quy mô các dịch vụ như: phòng hội nghị với sức chứa 400 khách, hồ bơi 1.400 m2, dịch vụ vật lý trị liệu và các môn thể thao giải trí trên biển, hồ câu cá thư giãn cũng như mở rộng quy mô nhà hàng để phục vụ du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức các món ăn đặc sản của quê hương và quý I năm 2016 sẽ đi vào hoạt động.

“Chúng tôi cũng sẽ đưa vào thực đơn những món ăn hương vị quê nhà, cùng các nguồn thực phẩm rau, cá, gà, tôm sạch bảo đảm an toàn thực phẩm trong việc phục vụ du khách. Hy vọng, sự thanh bình, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tận hưởng từ thiên nhiên của rừng, biển, suối nước nóng Bình Châu, sự tươi ngon và phong phú của các loại hải sản, rau quả sạch cùng màu xanh mướt và bầu không khí trong lành sẽ mang lại một trải nghiệm khác biệt cho du khách khi đến và lưu trú tại Hương Phong - Hồ Cốc” - lãnh đạo khu du lịch Hương Phong - Hồ Cốc cho biết.

Bài, ảnh: PHƯƠNG ANH

HƯƠNG PHONG - HỒ CỐC RESORT

Tổng cục Du lịch vừa có quyết định công nhận Hương Phong Hồ - Cốc Resort (xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, nằm trên đường ven biển nối liền Hồ Tràm - Hồ Cốc, gần suối nước nóng Bình Châu) trực thuộc Công ty TNHH Hương Phong đạt tiêu chuẩn resort 3 sao. Đây là khu nghỉ dưỡng biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu hội đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dịch vụ, trang thiết bị, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp…phục vụ khách du lịch.

HƯƠNG PHONG - HỒ CỐC RESORT; Địa chỉ: Xã Bưng Riềng, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 0643. 878145 - 501909; Fax: 0643.878173; Email: [email protected]; Website: huongphonghococresort.com

21

20142014Giáp Ngọ

TP. Vũng Tàu: Xứng tầm đô thị loại I“Đô thị thay đổi nhanh chóng, phố xá khang trang, nhiều khu dân cư mới hiện đại…” là cảm nhận của nhiều người đi xa về thăm thành phố Vũng Tàu.

Xuân về, với Vũng Tàu dường như sớm hơn mọi năm khi ngoài đường phố đã tấp nập, nhộn nhịp.

Dù bận rộn với những công việc trên công trường xây dựng, trong nhà máy, nhưng mỗi khi qua đường phố Vũng Tàu, ai cũng cảm thấy thư thái. Hoa tươi, hoa khô, hoa trong chợ, hoa bán bên đường và cả những bùng binh, lề đường, giải phân cách trên đường phố Vũng Tàu cũng đầy hoa, được các công nhân Công ty cổ phần Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu chăm sóc hàng ngày, làm cho TP. Vũng Tàu vốn là thành phố du lịch trở thành thành phố hoa tươi mát trong những ngày giáp Tết. Đường phố khang trang, sạch đẹp, giao thông rộng mở là ấn tượng đối với nhiều người lần đầu tiên đến với Vũng Tàu.

7 năm trở lại đây, một thời gian không dài, nhưng TP. Vũng Tàu đã và đang bứt phá để khẳng định vị thế của mình. Đặc biệt, việc đầu tư để thành phố ngày càng khang trang hơn, sạch đẹp hơn là quyết tâm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Vũng Tàu. Năm 2009, từ ngân sách tỉnh và địa phương, TP.Vũng Tàu đã đầu tư 183 công trình, với tổng giá

trị 159 tỷ đồng. Riêng từ năm 2010 đến nay, đã có hàng trăm công trình được đầu tư xây dựng mới.

Bằng việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, diện mạo đô thị của TP. Vũng Tàu ngày càng đổi thay. Một số công trình được đầu tư như công viên Bãi Trước, Hoa viên Trưng Vương, các thảm cây, giải phân cách giữa các đường phố đã làm cho bộ mặt đô thị xanh mát hơn. Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh, giải tỏa được nhiều nút ách tắc giao thông; Một số tuyến đường mới đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp như: 30/4, Nguyễn An Ninh, Trương Công Định, Võ Thị Sáu, Hoàng Hoa Thám, 3/2. Các tuyến

đường ở khu vực xa trung tâm cũng đã được nâng cấp đồng bộ cả mặt đường, vỉa hè, thoát nước, cây xanh. Nhiều công trình văn hóa, xã hội, du lịch, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh và điện chiếu sáng … được đầu tư phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của TP.Vũng Tàu đã bê tông hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long- Quang Trung- Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao thông - Vận tải công nhận là “đường đẹp Việt Nam”. Hơn 90% ngõ hẽm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức “nhà nước, nhân dân cùng làm”. Ngay xã Long Sơn, hiện

cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. 100% trạm y tế xã, phường được xây dựng khang trang và đều có bác sĩ.

Chỉnh trang đô thị, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, ổn định cuộc sống cho những hộ dân trong diện di dời giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án theo quy hoạch luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng. Thành phố Vũng Tàu đã khẩn trương rà soát lại các văn bản đã ban hành, đối chiếu với những quy định chung để đưa ra những quy định hợp lý, nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề có liên quan đến việc giải tỏa, đền bù, vừa bảo đảm quyền lợi người dân vừa đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển đô thị.

Trong 7 năm qua, vượt lên nhiều khó khăn thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Vũng Tàu đã nỗ lực phấn đấu và giành được những kết quả quan trọng: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành dịch vụ phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được đầu tư, bộ mặt đô thị đã có nhiều đổi mới… Trên cơ sở quán triệt và triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, thời gian tới Đảng bộ, chính quyền TP.Vũng Tàu tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình với nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Bài, ảnh: TRIỆU VỸ

Một góc TP. Vũng Tàu về đêm.

Page 67: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

22

Thơ Tết đảoHoa tết: Đào từ năm ngoáiThư nhà nét chữ xiêu xiêuLính trẻ “hái hoa dân chủ”Đảo nghiêng võng xuống câu chèo

Tết đảo: trẻ con mừng tuổiUốn quanh rồng rắn thông hàoỤ súng thắp chồi lộc mớiNắng chiều thả giấc chiêm bao

Tết đảo: mái chùa mềm mạiNeo hồn nước Việt khơi xaHương trầm thoảng thơm cả gióVẫn cong một dáng tre ngà

Tết đảo: lá bàng gói bánhVẫn vuông bốn góc Trường SaGiao thừa lọc trong tiếng sóngThân thương từ phía quê nhà…

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Xuân về phố biểnLại một xuân về trên phố biển Đất trời rạng rỡ thắm sắc cờ.Bãi Trước thuyền câu về đầy cáBãi Sau muôn con sóng ru bờ. Hồ Mây lộng gió, mây ôm núiTao Phùng son sắt nỗi đợi chờ.Sóng nhớ người đi nên đầu bạcXuân về phố biển dệt thành thơ.

NGÔ THANH TÙNG

Đi chợ xuânDạo hàng nào cũng thấy sắc hương xuânTôi hỏi mua xuân không ai chào bán!Cô hàng hoa nhìn tôi cười xán lạnTôi ra về, mùa xuân đã trong tôi…

PHAN VIẾT ĐAN

Khi mùa xuân vềMùa xuân về xanh lá, tươi hoaOng bướm tỏ tình, chim khoe tiếng hótTrái chín đong đưa vàng thơm trái ngọtHương bâng khuâng xao xuyến đất trời

Dâng bàn thờ mâm ngũ quả tươiVà những thảo thơm một năm làm lụngTấm lòng thành thắp nén nhang thầm cúngMong cuộc đời gió mát trăng trong

Giao thừa vui hạnh phúc vợ chồngCó gái bên trai khuôn mặt rạng rỡĐón năm mới, tiễn đưa năm cũThấy cõi lòng thanh thản thiêng liêng

Chợt bồi hồi lặng lẽ niềm riêngNgẫm được mất tháng ngày quá vãngSuy tư chi cho tóc thêm sợi sángXuân đã về hãy tươi thắm như hoa

NGUYỄN XUÂN SANG

Đảo Long SơnGiữa mênh mông trời nước Đảo Long Sơn như cặp vú dậy thìChiều ý tứ khoác lên làn sương mỏngMắt muốn dừng tàu cao tốc cứ vút đi!

Long Sơn mộng mơ Long Sơn, thuởAnh chưa biết em và, đảo hoang sơBãi sú thuyền bơi cá bay trên mặt nướcĐảo như là bến đợi của tình nhân!

Về Long Sơn nghe em !Đi lễ một mình buồn lắmChùa của anh là đảo hoang rừng vắngKhông có em anh biết bái phương nào?

Đảo- nhưng mà chẳng xa mấy đâuChiều thủng thẳng dong xe ra đượcMình đặt tiệc đèn dầu trên mặt nướcTiệc dưới bè để cảm giác lênh đênh!

Tất cả đã sẵn rồi ! Chỉ thiếu mỗi emTưởng thiếu một hóa ra thiếu cảKhông có em đến anh còn bị lẻNói gì đến Long Sơn ! Nói gì đến tiệc bè!

LÊ HUY MẬU

Xuân ILại một mùa xuân nữa ghé thămTa nghe rạo rực trái tim xuânChia nhau một nụ xuân vừa héVà thế là vui! Thế là xuân! IITết đến người người háo hức xuânVậy thì ta cũng thử du xuânGặp ai cũng thấy xuân hơn hớnVà thế lòng mình cũng muốn xuân! IIIXuân đến cồn cào nhớ nhớ emEm ơi! Hãy cứ vững niềm tinNgày mai mưa tạnh trời lại sángHạnh phúc tình yêu mãi mãi xuân!

LƯU TRỌNG PHÚ

20142014Giáp Ngọ

Page 68: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

23

Hơi thở mùa xuân Đất trở mình cho mầm xanh trỗi dậy Phút giao thoa lắng đọng cả không gian Đêm ngan ngát thơm hương cỏ mật Giọt xuân rơi thấm nụ mai vàng

Nồi bánh chưng rực nồng hơi ấm Khói nhang thơm vương quyện bàn thờ Mâm ngũ quả đủ đầy hạnh phúc Bánh khảo hồng gói trọn tình quê

Đêm trừ tịch bỗng nhiên tĩnh lặng Giũ tan bao mảnh vỡ ưu phiền Xuân vừa đến tinh khôi ước vọng Đất trời thơm hơi thở thiên nhiên.

DIỆP VY

Đảo Long SơnGiữa mênh mông trời nước Đảo Long Sơn như cặp vú dậy thìChiều ý tứ khoác lên làn sương mỏngMắt muốn dừng tàu cao tốc cứ vút đi!

Long Sơn mộng mơ Long Sơn, thuởAnh chưa biết em và, đảo hoang sơBãi sú thuyền bơi cá bay trên mặt nướcĐảo như là bến đợi của tình nhân!

Về Long Sơn nghe em !Đi lễ một mình buồn lắmChùa của anh là đảo hoang rừng vắngKhông có em anh biết bái phương nào?

Đảo- nhưng mà chẳng xa mấy đâuChiều thủng thẳng dong xe ra đượcMình đặt tiệc đèn dầu trên mặt nướcTiệc dưới bè để cảm giác lênh đênh!

Tất cả đã sẵn rồi ! Chỉ thiếu mỗi emTưởng thiếu một hóa ra thiếu cảKhông có em đến anh còn bị lẻNói gì đến Long Sơn ! Nói gì đến tiệc bè!

LÊ HUY MẬU

Dáng xuân treoĐôi mắt em trong veo mùa xuânGởi ước mơ về xa tít tắpAnh đắm hồn trong miên man hạnh phúcTừ có em rất thật trong đời

Bàn tay em thon mười ngón xuân mờiAnh áp ngực nghe tim dào mạch sốngVườn xanh thắm nhà ai khoe búp nõnMùa thanh tân lúng liếng khúc xuân tình

Áo em hồng đi giữa phố thần tiênAnh nơm nớp sợ rằng em vụt biếnNhư mùa xuân điểm trang hiển hiệnChợt một ngày hun hút mù xa

Cảm ơn mùa xuân trong suốt đến bao laAnh gặp được em ngỡ ngàng như giấc mộngĐôi mắt, bàn tay và tình yêu sự sốngĐã giăng đầy khao khát: Dáng xuân treo.

LÊ VĂN THÀNH

Đi dọc đường xuânĐi dọc đường xuân lòng luyến láyLời sông, lời núi hát cùng taCỏ cây mơ ngủ bừng thức dậyNở nụ cười hoa tặng nắng ngà

Gió đâu còn gió? thành men rượuƯớp ngọt hương trời, da thịt sayBờ môi con gái thành bến đợiCho những thuyền thơ đến giãi bày…

Và ta đâu phải là ta nữa…Cứ nhầm xuân mộng với xuân đây

NGUYỄN LOAN

Tình mẹTuổi thơ ai chẳng bao lầnBên thềm ngóng đợi bước chân mẹ về.Trong đời ai chẳng từng ngheTiếng ru con giữa trưa hè nắng nôi.

Đêm đông lạnh giá run ngườiVõng đưa, mẹ vẫn à ơi... canh trường.Quê nghèo một nắng hai sươngTảo tần khuya sớm dặm đường gieo neo.

Bóng cau đầu ngõ xiêu xiêuNgỡ như dáng mẹ chợ chiều năm xưa...

Hoàng hôn tựa cửa mong chờMẹ đi, đi mãi, sao chưa thấy về?

ĐẶNG HỮU TRUNG

Tình biển mùa XuânHương xuân ngào ngạt đất trờiGiàn khoan – đảo thép – lòng người mộng mơTriều dâng con sóng xô bờKiếm tìm nỗi nhớ thẫn thờ chao nghiêng.

Tàu dầu hoạt động ngày đêmMùa xuân đến mộng bình yên tháng ngàyLòng biển khi vơi, khi đầyTình người son sắt, đắm say đợi chờMùa xuân hy vọng, ước mơNỗi niềm khao khát trông chờ dầu lên…Quê hương dầu khí thân quenMặn mòi tình biển nên duyên đậm đà.

“Đồng hành” ngọn lửa thăng hoa“Mối tình” Nga – Việt quyện hòa sức xuân!...

HOÀNG HỮU CÁT

20142014Giáp Ngọ

Page 69: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

24

20142014Giáp Ngọ

1. Tôi đang lúi húi bên kệ hàng thực phẩm ở siêu thị thì có một bàn tay ai đó vỗ vào vai. Tôi giật mình quay lại. Con Huệ chành cái miệng cười thành tiếng. Đã lâu tôi mới gặp nó mặc dù chúng tôi thân nhau, học cao đẳng cùng nhau và là bà con bên ngoại.

- Tết này đi Thái Lan đi. Đang có gói khuyến mãi rẻ lắm. Tao lên kế hoạch chi tiết rồi. Chỉ cần mày ô kê là tối nay đặt vé luôn. Định tối tới mày mà giờ gặp nói luôn…

- Mày quên à, ông Đức nhà tao làm gì được nghỉ tết như ông xã mày.

- Ừ nhỉ! Mặt Huệ thần ra tiếc rẻ - Chúng nó đi Thái về kể nhiều cái hấp dẫn lắm. Hay mày kệ ổng, 2 mẹ con đi với tụi tao.

- Thôi! Ai lại thế. Quán xá tết đóng cửa hết thì ông ấy ăn ở đâu?

- Ừ nhỉ!Nhìn vẻ mặt thất vọng của Huệ, tôi nói:- Chúng mày cứ đi trước đi. Bao giờ ông

ấy nghỉ phép thì chúng tao đi sau. Cùng một xứ sở nhưng mỗi lần đi sẽ có những chuyện thú vị khác nhau, kể lại cho nhau nghe càng phong phú chứ sao.

Tôi nói để an lòng Huệ và cũng để an ủi mình chứ đã mấy năm nay có thấy anh nghỉ phép hồi nào đâu. Và giả bộ cứng cỏi thế chứ thực ra cũng ngậm ngùi lắm. Huệ mới cưới được hơn năm chưa có con, còn tôi con gái đã gần 3 tuổi rồi. Vậy mà vợ chồng chưa hề có một chuyến đi xa nào hết. Mà cũng bởi tiền nong chẳng dư giả gì nên đâu dám nghĩ đến đi du lịch. So với Huệ thì tôi thật tủi thân. Chồng nó là công nhân dầu khí, thu nhập cao nên mỗi kỳ nghỉ lễ nghỉ tết đều lên kế hoạch chơi bời đây đó thỏa thích.

2. Anh là ân nhân cứu mạng của tôi. Lần đó là kỳ nghỉ hè cuối cùng của tôi ở trường cao đẳng. Bọn bạn tôi nhất trí phải đi du lịch cùng nhau một chuyến cho có kỷ niệm. Và chúng chọn biển Vũng Tàu, nơi mà gia đình tôi và Huệ đang cư ngụ.

Buổi sáng xuất phát từ Sài Gòn thì đến trưa chúng tôi mới đến nơi. Chẳng có tiền nhiều nên chúng tôi quyết định không thuê phòng mà chia nhau ra ở cả 2 nhà, nhà tôi và nhà Huệ. Chiều muộn, chúng tôi mới lần ra Bãi Sau và hò nhau xuống bãi. Biển chiều đó nhiều gió. Gió đánh phần phật trên những tàu dừa, Gió xô những cây dương muốn rạp về một phía. Sóng ì oạp vỗ vào bờ. Mặt biển với những con sóng khá lớn lừ lừ tiến vào bờ khiến cả bọn ngại ngần không dám xuống nước. Nhưng đâu phải chúng tôi còn cơ hội nào khác. Và đã xuống đến nơi. Vậy nên sau một lúc ngần ngừ rồi chúng tôi vẫn rón rén từng bước để xuống nước. Một anh mặc đồ đồng phục của đội cấp cứu bờ biển đi tới nói chúng tôi phải cẩn thận kẻo hôm nay biển động, sóng lớn. Anh khuyến cáo chỉ nên tắm gần bờ. Cũng được! Miễn là xuống nước cùng nhau. Ai đó hét lên như vậy. Chúng tôi dàn hàng ngang nhảy sóng, thấy hào hứng hẳn lên. Tú “kều” cao hứng đọc thơ: “Biết nói gì trước biển em ơi/ Trước cái xa xanh thanh khiết không lời/ Cái hào hiệp ngang tàng của gió/ Cái kiên nhẫn của ngàn đời sóng vỗ/ Cái hiên ngang của đá đứng chen trời*… Con Thi giọng vút lên, át cả tiếng sóng: “Biển một bên và anh một bên…” Tôi lội ra xa hơn chút. Huệ can: “Coi chừng đó!” Nhưng tôi trấn an nó: “Tao biết bơi từ nhỏ mà.” Và tôi sải cánh vươn ra

xa, thấy mình thanh thản và mạnh mẽ như một con cá kình vậy. Tôi ngoái lại vẫy tay gọi chúng bạn: Ra đây không? thích lắm!

Tôi yêu biển. Chắc tại vì nhà ở xứ biển và ba mẹ đều dân đánh cá nên biển với tôi như bạn bè tri kỷ, lại như cái nôi nguồn cội khiến chỉ cần xa lâu lâu là nhớ không chịu nổi. Lúc này mặc sóng đánh ồn ào, mặc gió vi vút bên tai nhưng tôi vẫn thỏa sức vùng vẫy. Thoáng chốc, tôi đã bỏ xa đám bạn và hoàn toàn không biết là mình đã bị cuốn vào một cái ao xoáy. “Cứu! Cứu!”. Chẳng biết Huệ hay ai đó la lớn. Đám bạn phát hiện ra tôi bắt đầu giã gạo để chống chọi với lực hút vô hình đang cuốn mình xuống đáy. May mà anh cứu hộ lúc nãy vẫn theo dõi chúng

tôi. Bằng sự nhanh nhẹn nghề nghiệp, anh đã có mặt rất kịp thời và chỉ sau mấy động tác thuần thục đã nắm được chỏm tóc tôi kéo vào trước khi tôi chìm nghỉm. Lúc này trời đã bắt đầu sẩm tối và gió trở nên mạnh hơn. Cả bọn được một phen khiếp hồn. Một đứa nói: “Thế là có kỷ niệm nhớ đời rồi!”

Ba mẹ bắt tôi phải ở lại an dưỡng vài ngày cho khỏe hẳn. Chiều hôm sau, khi lũ bạn đã lên trường, mẹ mua một mớ trái cây và bánh kẹo bắt tôi tìm tới đội cứu hộ để tạ ơn. Lúc này tôi mới ngắm người đã cứu mình. Trông anh hiền lành, vui tính và cũng đẹp trai với thân hình cao to chắc nịch và nụ cười khá thu hút trên gương mặt rắn rỏi. Anh cũng nhìn lại tôi, ánh mắt ấm áp và thân thiện. Người ta nói có tình yêu sét đánh. Chắc tôi với anh nằm trong trường hợp này đây. Chỉ sau khi tôi ra trường 2 năm và có việc làm tại một công ty là chúng tôi tổ chức lễ cưới.

3. Lấy nhau rồi tôi mới cảm nhận hết tất cả những khắc nghiệt trong nghề nghiệp của chồng mình. Cuối tuần và ngày lễ người ta đi chơi thì anh phải trực nghiêm túc hơn. Người bình thường làm 8 tiếng thì anh ra khỏi nhà suốt từ 5h sáng đến khi phố phường lên đèn mới về đến nhà. Có sự cố thì còn muộn hơn. Có lần tôi đùa anh ra đó chủ

yếu nghỉ ngơi chứ đâu phải lúc nào cũng có người chết đuối mà cứu. Anh cười nói nghề này còn phải tập luyện hơn thi đấu thể thao. Nếu không luyện thường xuyên chân tay sẽ hết cứng cáp và mềm dẻo, phản ứng sẽ chậm hơn. Rồi còn phải theo dõi dòng chảy để cắm cờ báo hiệu. Những ao xoáy cũng chẳng phải đứng yên một chỗ mà nó có thể di chuyển. Nếu không theo dõi sát sao hàng ngày thì nguy hiểm cho khách tắm biển. Không thế sao mỗi năm hơn trăm ca bọn anh phải can thiệp. Và khách, đâu phải lúc nào cũng tuân thủ sự hướng dẫn của mình. Giống như em hồi đó vậy. Có những cô cậu liều mạng mặc cho cảnh báo vẫn ngang nhiên bất chấp. Thậm chí có kẻ còn phát

biểu ngang xương: “ Ha! Tính mạng người ta mà người ta không lo, để mấy người phải lo hộ!”. Anh cười, vẫn nụ cười thu hút như hồi nào: “Sự sống là của người ta, nhưng nghề mình là để bảo vệ sự sống đó. Giống như em hồi nọ vậy mà. Nên con mắt và tâm trí mình lúc nào cũng phải để ý chứ đâu sao nhãng nghỉ ngơi được. Vậy mà lâu lâu vẫn có một ca thất bại…”. Tôi trêu tại vì bà già hay ông già gì đó đuối nước nên mấy anh không cố gắng hết lòng phải không? Anh hết cười. Nét mặt trở nên đăm chiêu: “Sự sống nào cũng đáng quý hết. Chỉ là vì lực bất tòng tâm thôi em à”. Tôi cười xuê xoa cho anh hết buồn và “tấn công” anh: “Làm như chỉ mình anh yêu nghề chắc!”.

4. Đúng là anh yêu nghề thật. Bởi có vài bạn anh đã ra khỏi đội sau khi tìm được việc khác có thu nhập cao hơn. Dù vất vả nhưng anh chỉ có lương nhà nước. Chẳng có thưởng nọ thưởng kia như nhiều nghề khác. Khách được cứu hầu hết là du khách sống nơi khác. Chỉ túi quà cảm ơn, sau đó họ về xứ họ. Con người ta lạ lắm. Việc đã xong rồi khác với chuyện nhờ vả đang còn phía trước như xin việc, như đi bệnh viện, như chạy dự án và nhiều chuyện cầu cạnh khác. Cũng chẳng ai nghĩ mình (hay con mình, em mình…) còn đuối nước lần nữa. Mấy

người qua rồi còn trở lại? Mà nếu có cũng chỉ túi quà cáp thông thường. Không phải là bao thư hay tiền ta tiền tây như nhiều việc khác. Người ta thường nói chẳng có gì to bằng tính mạng. Nhưng to nhỏ ở đây không tỉ lệ thuận với số tiền kiếm được. Tôi thông cảm với anh. Tuy vậy vẫn không ít tủi thân so với con Huệ và nhiều bè bạn khác. May là nhà tôi rộng nên ba mẹ cho tá túc một phòng. Nếu không chúng tôi chỉ còn cách ở nhà thuê. Biết bao giờ mới có một “ngôi nhà mơ ước”?

5. Tôi còn nhớ một lần đã lâu, 7 giờ tối mà vẫn chưa thấy anh về. Gọi điện thì không bốc máy. Phải nửa tiếng sau anh xuất hiện trước cửa trong bộ dạng ủ rũ:

- Sao thế anh? Có ca nào tắm muộn à?- Bọn anh bị ném đá tơi bời.- Vì trêu chọc cô nào phải không?- Một cô bé 15 tuổi bọn anh không cứu

được. Vì nó kiệt sức và chìm quá nhanh. Vớt lên sơ cứu làm đủ cách nhưng đã ngưng thở trước đó.

- Rồi sao?- Thì người nhà và cả nhóm cùng đi làm

dữ chửi bới tụi anh quá chừng luôn. Anh mệt mỏi nằm phệt xuống giường,

lẩm bẩm: - Phải chi có cái đài quan sát!Tôi không hiểu ý anh:- Là sao?- Thì có cái đài trên cao có thể quan sát

ra xa được nên có mặt kịp thời hơn. Tôi lặng im không nói gì thêm bởi tôn trọng nỗi buồn nghề nghiệp của anh. Chẳng biết bao giờ thì cái đài quan sát mơ ước ấy thành hiện thực.

6. Còn vài tuần nữa là đến tết, trời se se lạnh báo hiệu mùa xuân sắp về. Bất ngờ anh mang về một bức thư đề người nhận là Nguyễn Xuân Đức. Người gửi cho anh không lạ vì đã gửi thư cho anh vài lần. Đó là một gia đình Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom -Thái Lan. Nhưng nội dung bức thư thì lạ. Thư viết: “Cách đây 3 năm chú em đã cứu cháu thoát khỏi cái miệng háu đói của bầy tiểu yêu long vương. Năm nay cháu đã vào đại học. Ơn đó chúng tôi không bao giờ quên và coi chú là người sinh ra cháu lần thứ hai. Năm nay, chúng tôi quyết định về quê ăn tết và sau rằm tháng giêng mới trở lại. Vậy tôi viết thư này cho chú xin có lời mời sang thăm cho biết nhà tôi và cộng đồng người Việt bên này. Nếu chú đồng ý chúng tôi sẽ đặt vé khứ hồi cho vợ chồng chú để đi cùng vào dịp sau rằm tháng giêng. Nơi chúng tôi sống có di tích lịch sử Bác Hồ từng sống và hoạt động ở đây từ năm 1928. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn được giới thiệu với cô chú một số địa chỉ du lịch ở quê hương thứ hai của chúng tôi nữa.

Mong nhận được hồi âm từ chú.” Tôi trả lại anh bức thư và hỏi: - Liệu anh có xin nghỉ được không?- Có lẽ được em à. Mấy năm rồi anh

chưa nghỉ phép lần nào. Chỉ ngại là em có nghỉ được không thôi.

- Vậy để em xin trực tết để nghỉ bù nhé.A a a!!! Chẳng lẽ lời hứa ất ơ của tôi với

con Huệ sẽ thành hiện thực chăng? Cuộc đời đôi khi vẫn dành cho ta những bất ngờ thú vị như vậy đấy.

* Thơ Vũ Quần Phương

Bất ngờ cuối nămTruyện ngắn của HỘI AN

Minh họa: MINH SƠN

Page 70: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

25

20142014Giáp Ngọ

Chị Phan Lan Hoa cho hay, “đem văn chương Đồ Nghệ xắt miếng ra mà nấu” chẳng phải là một thú chơi

“ngông” nhưng cũng cần có sự… liều lĩnh. “Bởi người đời ai cũng biết, văn chương đồ nghệ sắc như dao, lại xanh như nước hồ trên đỉnh Ngàn Hống, cay hơn ớt, mà ngọt hơn đường, mặn hơn muối của biển cả” (Trích bài viết Đem văn chương Đồ Nghệ xắt miếng ra mà nấu của Phan Lan Hoa). Nhưng bằng tấm lòng đam mê nấu ăn và tình yêu văn hoá ẩm thực xứ Nghệ, chị đã tự mày mò tìm hiểu, học hỏi, thử nghiệm, chế biến thành công gần 150 món ăn dân dã quê nhà như: nham (gỏi làm từ củ chuối), cá thu kho nước chè xanh, mắm cáy, nhút, cà muối, cá mòi kho rau răm… Ngoài việc nấu theo công thức được đúc kết trong các câu ca dao, ví dặm, hò, vè, chị Phan Lan Hoa còn sáng tạo ra những công thức riêng để phù hợp với khẩu vị của mọi người thời nay.

Theo chị Phan Lan Hoa, trong kho tàng ca dao, tục ngữ, dân ca, ví dặm… có khá nhiều công thức nấu ăn. Mượn lời ru của mẹ để tìm công thức chế biến món ăn cũng được chị áp dụng: “Ầu ơ… Cải xanh mà nấu với gừng. Chưa ăn thì chớ xin đừng vội chê” hoặc “Ầu ơ… Mẹ già cầm rựa ra nương. Gặp đụt măng lổ, chặt bưng về nhà. Hết kho diếc, lại muối chua. Vịt kêu nấu xáo, gà ưa măng hầm”. Giữa văn học và ẩm thực xứ Nghệ có mối liên hệ

mật thiết với nhau. Có khá nhiều nhà văn, nhà thơ viết về ẩm thực xứ Nghệ. Nhà thơ Huy Cận là một ví dụ: “Ai ơi cà xứ Nghệ. Càng mặn lại càng dòn. Nước chè xanh xứ Nghệ. Càng chát lại càng ngon”. Xưa kia, người Nghệ Tĩnh thông minh, linh lợi vì đã đưa món ăn quê hương mình vào thơ ca để truyền đời cho con cháu. Vì vậy, khi muốn thuyết phục ai đó rằng món ăn này là gốc gác của xứ Nghệ, chỉ cần đem thơ ra là có cơ sở. Chẳng hạn: “Ngày chẵn em đi chợ

Chùa. Cá thịt bảy dãy, em chỉ mua nham về. Ngày lẻ chợ Sở sát kề. Em lượn nửa buổi chỉ mua về đùm nham”.

Ngoài chế biến các món ăn từ thơ, ca, chị Phan Lan Hoa còn sáng tạo nên công thức nấu ăn độc đáo bằng cách viết thành thơ: “Cá thu – mật mía – chè xanh. Dân dã xứ Nghệ quê mình nhớ lâu. Cá thời thái lát đều nhau. Rửa qua nước muối phơi mau một ngày. Than hồng quạt lên nướng ngay. Trở đều hai mặt cho tày vàng au. Quýt tắt

nửa vỏ cho vào. Hành khô, ớt bột, nước màu gia thêm. Dầu ăn, tiêu, nghệ đừng quên. Mắm, đường, mì chính lại thêm nước chè. Nhỏ lửa rim từ từ nhe. Khi nào nước sánh màu về nâu non. Cơm đà chín tới dậy thơm. Dọn thêm đĩa nhút ăn kèm khỏi chê. Ai về xứ Nghệ thì về. Cá thu cửa Nhượng, nước chè Hương Sơn”. Chị Phan Lan Hoa có thể viết công thức nấu ăn thành thơ Đường, lục bát hoặc sáng tác nối tiếp sau các bài vè… Công thức các món ăn đó cùng bài viết bàn về ẩm thực xứ Nghệ được chị đăng tải trên website: vidamdodua.com – website do chị Phan Lan Hoa thành lập để chia sẻ đến đông đảo công chúng.

Là người xa quê nên tình yêu quê hương trong chị Phan Lan Hoa luôn tha thiết và chị muốn giữ gìn tình yêu đó bằng cách “tìm lại” ẩm thực quê nhà trong thơ ca. “Mỗi khi con người ta xa quê hương, ai cũng có một góc tâm hồn chứa đầy hương vị quê nhà. Hương vị quê nhà ấy đâu chỉ mỗi hương bưởi, hương cau mà còn là hương vị từ những món ăn tưởng chỉ để nuôi phần thể xác ta lớn, hoá ra lại là thứ cốt yếu nuôi chính phần hồn trong ta”, chị Phan Lan Hoa chia sẻ.

Chị Phan Lan Hoa kể: Có những ngày ngồi đọc các bài ca dao về xứ Nghệ để tìm công thức nấu ăn, sau đó mải mê chế biến, chụp ảnh, viết bài về món ăn đó, đến khi hoàn tất thì trời đã khuya, bà con lối phố đã ngủ từ lâu. Không những học công thức nấu ăn từ nền văn học xứ Nghệ Tĩnh mà chị còn cất công về các vùng quê của Nghệ An và Hà Tĩnh để tìm hiểu các món ăn của người dân tại đây. “Nhưng tôi vẫn không thấy mệt, trái lại rất tâm đắc vì đã biết thêm hương vị ẩm thực quê nhà”, chị Phan Lan Hoa vui vẻ nói.

Chị Phan Lan Hoa đã lần theo những câu ca dao, hò, vè, ví dặm... để tìm công thức chế biến các món ăn đậm chất xứ Nghệ.

Chị Phan Lan Hoa (quê Hà Tĩnh, ngụ tại 183/103 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Vũng Tàu) đã dành nhiều năm để làm một việc rất lạ: Tìm công thức chế biến các món ăn từ ca dao, tục ngữ, hò, vè, hát ví dặm… của xứ Nghệ. Đến nay, trong “bộ sưu tập” của chị đã có gần 150 món ăn được “tìm lại”.

ĐI TÌM MÓN NGONtöø nhöõng caâu ca

Bài, ảnh: LƯU DƯƠNG – HOÀNG THI

Trên website: vidamdodua.com, chị Phan Lan Hoa đăng tải các bài sưu tầm về ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh; bản sắc văn hóa xứ Nghệ qua các bài ví dặm, vè, thơ, văn; giai thoại Đồ Nghệ; lịch sử Nghệ An, Hà Tĩnh; các bài viết về ẩm thực, văn hóa và thơ của chị Phan Lan Hoa…

Bữa cơm giản dị, với các món ăn đậm đà hương vị xứ Nghệ do chị Phan Lan Hoa chế biến.

Page 71: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

CÓ NGHỀ MÀ CHỈ MONG THẤT NGHIỆP

Chúng tôi đến Vungtau MRCC đúng giờ cơm trưa. Trên cầu cảng, các phần việc cuối cùng chuẩn bị cho chuyến công tác dài ngày tại Côn Đảo như chuyển gạo, thực phẩm, rau củ… lên tàu SAR 413 cũng vừa hoàn tất. Đón chúng tôi tại cầu cảng, anh Hoàng Thế Lực - thuyền phó tàu SAR 413 cho biết, ngày mai tàu SAR 413 lên đường ra Côn Đảo trực. Lịch trực tại khu vực Côn Đảo mùa biển động được Vungtau MRCC duy trì từ năm 2006. Chuyến đi kéo dài 45 ngày nên một số thuyền viên tranh thủ thu xếp việc nhà, trên tàu chỉ còn vài anh em trực ca. Anh Lực mời chúng tôi cùng ăn bữa cơm chia tay tàu. Điều gây ấn tượng mạnh với chúng tôi là dù phải xa đất liền dài ngày, nhưng tuyệt nhiên không có nỗi buồn, câu chuyện bên mâm cơm rôm rả với những tình huống, kinh nghiệm rút ra từ những lần xông pha cứu người trên biển giữa đêm tối; tâm tư với nghề, với mạng sống của nạn nhân...

Anh Lực cởi mở: Khi bọn mình chạy nháo nhào về hướng cầu cảng và hai chiếc tàu SAR 413, SAR 272 xuất bến cũng có nghĩa là ngoài biển khơi lại có một vụ tai nạn. “Ai đi làm chẳng muốn có việc đều đặn nhưng anh em làm nghề cứu nạn luôn mong “được thất nghiệp” vì như vậy chắc chắn tàu thuyền trên biển đang lưu thông an toàn”, anh Lực hóm hỉnh.

Cạnh bên, anh Nguyễn Văn Độ - thuyền trưởng tàu SAR 272 góp chuyện: Làm nghề này, nếu không có tâm và không yêu nghề thì khó gắn bó lâu dài lắm. Bất kể đêm hôm, mưa bão hay ngày lễ tết, cứ nhận được lệnh là anh em phải lên đường ngay vì chỉ chậm một chút là có thể không cứu được những người đang gặp nạn.

KỶ NIỆM VỀ NHỮNG LẦN ĐIAnh Độ bắt đầu nhận nhiệm vụ

thuyền trưởng tàu SAR 272 được gần 1 năm nay. Lần cứu nạn vụ chìm ca nô H.29-BP hồi đầu tháng 8-2013 để lại trong anh nhiều tâm tư nhất. Anh Độ nhớ lại, chiếc ca nô H.29-BP trên đường hành trình từ Gò Công Đông - Tiền Giang về Vũng Tàu thì hết nhiên liệu, chết máy. Sóng đánh ca nô vào bãi cạn, nước tràn vào và lật ở khu vực biển Cần Giờ. 21 giờ, Vungtau MRCC tiếp nhận thông tin và tức tốc điều tàu SAR 272 lên đường. Thông tin ban đầu không rõ vị trí chính xác tàu bị nạn, nhưng xác định nhiệm vụ cứu người là cực kỳ cấp bách, chỉ cần nhanh vài giây sẽ giúp nhiều người giành giật sự sống ngay trước lưỡi hái tử thần. Lúc này tàu SAR 272 trong vai trò chỉ huy hiện trường phối hợp với các lực lượng liên quan như Biên phòng, Bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ Hàng hải tiến hành khoanh vùng tìm kiếm.

Đêm đen kịt, trời mua phùn, khu vực tàu bị nạn giới hạn độ sâu, tàu cứu nạn phải sử dụng máy đo độ sâu để chạy tìm kiếm. Gió cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh, tàu nghiêng ngả vật lộn với

sóng gió, hơi nước mù mịt hạn chế tầm nhìn dù đèn pha của các lực lượng quét sáng lòa mặt biển. Đêm càng về khuya gió càng mạnh, cuộc tìm kiếm vô cùng vất vả, dù đều thấm mệt nhưng tất cả các lượng lượng đều quyết tâm tìm kiếm, cứu bằng được các nạn nhân, vì lúc này tính mạng họ đang rất nguy hiểm.

Và kia rồi, những nạn nhân đầu tiên được tìm thấy. Quanh chiếc ca nô lật úp sắp chìm hẳn, có 3 nạn nhân đang dùng chút sức tàn bám vào sợi dây mỏng trên chiếc ca nô, hy vọng kéo dài sự sống mong manh. Anh Nguyễn Ngọc Anh, thuyền phó tàu SAR 272 nhớ lại: “Khi tôi chạm được người nạn nhân nữ đầu tiên thì cô ấy gần như đã ngất lịm. Tôi

phải nhanh tay nắm lấy phần thắt lưng, giữ cho cô ấy nổi rồi di chuyển lên ca nô. Sau khi tỉnh lại cô ấy tâm sự, chỉ chậm vài giây nữa là cô ấy sẽ chìm, vì sau hơn 5 giờ ngâm mình dưới nước lại bị sóng nhồi, toàn thân không còn chút sức lực”.

Cứ thế vật lộn với sóng dữ, mở rộng vùng cứu nạn, chạy đua với thời gian và căng mắt tìm kiếm, đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, Vungtau MRCC và các lực lượng phối hợp đã cứu sống 21 nạn nhân.

VÀ NHỮNG NGHĨA CỬ ĐẸPKhông dừng ở nhiệm vụ cứu vớt

người bị nạn trên biển, Vungtau MRCC còn có nhiều hình thức giúp đỡ các

thuyền viên, ngư dân không may bị nạn trên biển. Hầu hết nạn nhân khi được cứu vớt đều rất khát do uống nhiều nước biển. Lúc đó, ngoài sơ cứu, giữ ấm cho nạn nhân, các thủy thủ lại chia nhau bón từng ngụm nước, thìa cháo cho nạn nhân. Từ tháng 10-2009, sáng kiến “Thùng công ích” của Vungtau MRCC ra đời. Ông Phạm Hiển - Giám đốc Vungtau MRCC cho biết, người bị nạn sau khi được cứu vớt gần như toàn bộ tài sản, quần áo đều mất hoặc rách nát, họ không có tư trang hay tiền bạc để về quê. Từ thực tế này, chúng tôi quyết định lập ra “Thùng công ích” để kịp thời giúp đỡ phương tiện thiết yếu như tặng quần áo, giày dép, tiền tàu xe cho bà con khi không may gặp hoạn nạn trên biển.

Ban đầu “Thùng công ích” do các cán bộ - công nhân viên trong đơn vị đóng góp tùy lòng hảo tâm, sau đó quý khách đến liên hệ công tác thấy việc làm có ý nghĩa cũng đóng góp vào. Dần dà, thói quen này bén rễ và trở thành nghĩa cử đẹp “nhường cơm sẻ áo” trong mỗi cán bộ - công nhân viên của Vungtau MRCC. “Giờ đây, người lao động trong đơn vị mỗi khi có chuyện vui như được tăng lương, lên chức hoặc được khen thưởng đều trích ra một phần góp vào “Thùng công ích”, ông Hiển nói.

Nhờ có nguồn quỹ từ “Thùng công ích”, Vungtau MRCC còn thực hiện được các hoạt động nhân đạo xã hội khác như: Thăm và tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ trẻ em Long Hải (huyện Long Điền); thăm và tặng quà tịnh thất Bồng Lai (xã Tân Hòa, huyện Tân Thành); ủng hộ các cuộc vận động gây quỹ vì người nghèo, nạn nhân da cam, trẻ em nghèo hiếu học, cựu chiến binh… trên địa bàn phường 11, TP.Vũng Tàu.

26

“Lính” cứu hộĐiện thoại không bao giờ tắt. Nhận được lệnh điều động đi làm nhiệm vụ dù vợ bệnh con đau cũng phải tức tốc lên đường. Tác phong, tinh thần trách nhiệm và cái tâm với nghề của họ chẳng hề thua kém những quân nhân chuyên nghiệp… Họ là những cán bộ, nhân viên đang công tác tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III (Vungtau MRCC).

Bài, ảnh: MỸ LƯƠNG

Vũng Tàu MRCC có hai con tàu SAR 413 và SAR 272, tầm cứu nạn tối đa của tàu SAR là 250 - 300 hải lý. Vùng cứu nạn do Vũng Tàu MRCC phụ trách từ khu vực biển phía nam Ninh Thuận đến Kiên Giang.

Một tàu cá gặp nạn đang được tàu SAR 413 lai dắt về bờ.

Tiếp nhận tin báo tai nạn qua hệ thống thông tin vô tuyến tại văn phòng Vungtau MRCC.

Thay quần áo giữ ấm và băng bó cho nạn nhân.

Chuyển nạn nhân lên cầu cảng.

Xác định tọa độ phương tiện bị nạn trên hải đồ, lập khu vực tìm kiếm và phân vùng cho các phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển.

20142014Giáp Ngọ

Page 72: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

CĂN DUYÊN Ở LẠI NƯỚC NGANguyễn Huy Hoàng người gốc Hà

Tĩnh, sinh ra trong một gia dòng tộc có truyền thống khoa cử, văn chương, có tới ba nhà thơ của dân tộc trong một nhà: Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ. Anh học chuyên văn từ nhỏ, mê và thuộc làu làu Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, cả tập Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, cả Nhật ký trong tù bằng chữ Hán... Anh bảo, mảnh đất Hà Tĩnh chính là cái nôi nuôi anh với văn học, với thơ ca, nghiệp viết lách.

Sau khi tốt nghiệp khoa Văn học – Đại học Tổng hợp Hà Nội anh được giữ lại làm giảng viên giảng dạy Văn học Nga. Cuối 1989, anh và vợ đi làm nghiên cứu sinh về văn học Nga tại ngôi trường danh tiếng- Đại học Tổng hợp Matxcova mang tên Lomonoxov (gọi tắt là trường MGU) của Nga. Cả hai vợ chồng cùng làm nghiên cứu sinh ở cùng một khoa, một trường. Luận án của anh đã được bảo vệ hạng xuất sắc. Thế nhưng, vì một biến cố riêng của gia đình – con gái đầu lòng Quỳnh Nga bị mất tích tại thành phố biển Xôchi, đã khiến anh ở lại nước Nga, không trở về nước tiếp tục con đường giảng dạy tại ĐH Tổng hợp Hà Nội.

Nguyễn Huy Hoàng bảo, anh và gia đình đã sống trong sự đùm bọc, sự đôn hậu của những người dân Nga, người Việt Nam ở Nga, anh mang theo một niềm tin thiêng liêng, mãnh liệt, rằng con gái Quỳnh Nga vẫn đang còn sống, hiện cháu đang ở đâu đó và sẽ có ngày hội ngộ. Thơ anh từng viết:

Đạo nhà ăn ở hiền lươngGió sương sẽ tạnh, đoạn trường sẽ quaRồi điều rủi hạn phôi phaPhúc đâu, phận đấy, con xa lại về…

VÀ MỐI DUYÊN VỚI TRUYỆN KIỀUTrò chuyện với Nguyễn Huy Hoàng,

anh tự nhận mình không biết làm kinh tế, chỉ có mỗi khả năng viết lách, mê thơ văn. Anh sáng tác nhiều, đến nay anh đã cho ra mắt 12 tập thơ và ký sự, một tập giáo trình giảng dạy và 1 tập chuyên luận về Gogol cùng hàng trăm bài báo. Ngay từ nhỏ anh đã thuộc làu làu Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Truyện Kiều (Nguyễn Du)… Anh bảo anh đặc biệt mê Truyện Kiều, dường như, những long đong lận đận cũng “vận” vào đời anh, vào đời con gái anh, và anh vẫn mong một cái kết có hậu đến với gia đình anh và con gái Quỳnh Nga.

Hai chục năm qua, kể từ ngày Liên Xô tan vỡ, những tác phẩm văn học Việt Nam dịch sang tiếng Nga hầu như vắng bóng. Tháng 7-2012, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng đã thực hiện dịch cuốn “Nhật ký Đặng

Thùy Trâm” sang tiếng Nga, đã gây được tiếng vang lớn, nhiều người Nga, nhất là các cựu chiến binh rất thích đọc cuốn sách

này, vì họ tìm được sự đồng cảm, cảm nhận về một Việt Nam trong chiến tranh qua con mắt của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Tiếp đó, anh ấp ủ một dự định mới.

Cách đây 4 năm, khi tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh khởi động dự án tổ chức Festival Puskin-Nguyễn Du, hai nhà thơ lớn của hai dân tộc, Nguyễn Huy Hoàng càng mong muốn người Nga sẽ hiểu biết nhiều hơn về đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đã được dịch sang 31 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới (trong đó có 8 bản dịch khác nhau bằng Tiếng Pháp), vậy tại sao lại không có một bản bằng tiếng Nga (một ngôn ngữ vô cùng tinh tế và giàu có của một nền văn hoá lớn) để đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người Việt, đồng thời để người Nga hiểu hơn về Nguyễn Du? Ý tưởng được thai nghén trong nhiều năm, và một cơ may rất lớn là ông Hoàng Văn Vinh, một doanh nhân ở Nga, người con quê hương của Nguyễn Du đã sẵn sàng tài trợ toàn bộ kinh phí cho việc dịch và xuất bản Truyện Kiều.

Anh tâm sự việc nhận tổ chức dịch Truyện Kiều vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm mà cũng là vinh dự. Đầu tiên, anh phải tuyển chọn từ 30 bản Truyện Kiều khác nhau để lấy một bản được đánh giá chuẩn mực nhất (bản in lần thứ 7 của Nguyễn Thạch Giang làm bản chuẩn). Tiếp đó một công việc khó hơn là chuyển nghĩa (rất nhiều Hán tự trong Truyện Kiều khó, đòi hỏi một sự giải thích đúng, chuẩn). Anh sẽ phải cùng các chuyên gia Hán học tự dịch nghĩa 3.254 câu trong Truyện Kiều (dự kiến công việc này mất 6 tháng). Tiếp đó, cần các chuyên gia Nga, Việt thông hiểu Hán học đọc lại, hiệu đính rồi nhờ các nhà thơ Nga chuyển sang dạng thơ, sau đó là in ấn. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng việc hiệu đính các từ Hán trong Truyện Kiều đã là một công việc khổng lồ đối với nhóm làm việc 7 người của anh. Theo dự định, năm 2015 là dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du, tác phẩm sẽ được ra mắt tại Việt Nam và Nga vào khoảng tháng 6. 5.000 bản dịch (dự kiến gần 500 trang) gồm 3 phần: bản dịch thơ, bản dịch nghĩa và dạng văn bản sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về Truyện Kiều.

27

Tiến sĩ Huy Hoàng (hàng đầu, bên phải) tại lễ ký kết dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng tại mộ nhà thơ Lermontov ở Piachigorck

Đưa Truyện KiềuĐẾN NƯỚC NGA

Nghe tiếng anh đã lâu, và thật may mắn khi tôi được gặp, được trò chuyện với anh - Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng tại TP.Vũng Tàu, khi anh đến đây trong một chuyến công tác. Anh cho biết anh đang thực hiện một dự án lớn trong đời: Thực hiện dịch và xuất bản Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sang tiếng Nga.

Đầu tháng 11-2013, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức lễ ký kết tài trợ dịch và xuất bản Truyện Kiều ra tiếng Nga. Theo đó, anh Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hội người Việt tại tỉnh Tvetlov (Liên bang Nga) sẽ tài trợ 50.000 USD để dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga. Tiến sĩ Ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, cộng tác viên Khoa học trường Đại học Matxcơva (Liên bang Nga) sẽ tổ chức dịch. Đây là một trong những hoạt động quan trọng mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, hướng tới sự kiện Đại hội đồng LHQ vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH

20142014Giáp Ngọ

Page 73: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Dựng nêu, viết liễn, làm “cây mùa xuân”, nấu bánh quy, xôi chè ngọt dẻo… những nét đẹp ngày Tết tưởng chừng chỉ có trong ký ức của người dân Việt Nam vậy mà hiện hữu rất thật trong không gian của Nhà Lớn – Long Sơn (TP. Vũng Tàu) hôm nay. Nét văn hóa đó đẹp đến ngỡ ngàng, làm say lòng những người phương xa đến Long Sơn vào những dịp Xuân về. Thế nên, nhiều người thường ví Tết ở Nhà Lớn – Long Sơn là “Tết hoài cổ”.

CHỐN ĐI VỀ BÌNH YÊNChỉ cách TP. Vũng Tàu khoảng 50km

nhưng đến Long Sơn chúng tôi có cảm giác như thời gian đang quay ngược vòng lại với quá khứ, với nền văn hoá của hàng trăm năm về trước mà đến nay vẫn còn tồn tại trên mảnh đất nhỏ bé này. Hình ảnh những ngôi nhà cổ, những chiếc cầu bắc qua kênh, những con thuyền lênh đênh trên sông nước; thấp thoáng trên những con đường, dãy phố cổ là hình ảnh những bậc lỳ lão áo bà ba đen, tóc búi gọn sau gáy… Những đặc điểm ấy đã tạo nên một nét riêng của người dân Long Sơn, những người theo “đạo ông Trần”.

Tên dì là Lê Thị Kiềm, nhưng tự bao

giờ, ai ai đến Nhà Lớn cũng gọi bằng cái tên giản dị, gần gũi: dì Ba. Dì Ba dẫn chúng tôi đi một vòng quanh dãy nhà dài. Màu ngói trong nắng chiều ánh lên vẻ đẹp thanh bình của ngày cuối năm. Ngày Tết, trong gian nhà phía sau Lầu Tiên, 8 vị kỳ lão đang chuẩn bị kỉnh (cúng) Ông. “Từ hồi nào đến giờ Tết ở nhà Lớn chưa thay đổi. Đó là truyền thống rồi. Trước Tết một tháng, các vị kỳ lão đi chọn trong làng cây tre đẹp nhất, cao nhất, cành lá xum xuê nhất để về làm nêu. Cây nêu sẽ được dựng trước cửa Nhà Lớn từ chiều 30 cho đến ngày mùng 7 tết mới hạ xuống với ước vọng mọi điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Còn hoa, từ đời ông đến giờ Nhà Lớn cũng chỉ chưng vạn thọ và mồng gà thôi. Vạn thọ tượng trưng cho sự khỏe mạnh, trường thọ, còn mồng gà màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn”, dì Ba cho biết.

Ông Lê Văn Mai, thành viên ban hương chức Nhà Lớn kể, con cháu ông Trần đi đâu mần ăn, xa xôi mấy thì ngày Tết cũng quây về. Tết Nhà Lớn chẳng cần mâm cao, cỗ đầy,

28

20142014Giáp Ngọ

Lễ dựng nêu ở Nhà Lớn - Long Sơn. Ảnh: Phạm Thị Ái Nghĩa

Chuẩn bị mâm cỗ Tết để kỉnh Ông

Tết ở Nhà LớnBài, ảnh: HỮU MINH

Năm 1900, ông Lê Văn Mưu quê ở Hà Tiên người đầu tiên khai thiên lập đất ở đảo Long Sơn, ông thường đánh trần làm ruộng rẫy nên mọi người thường gọi ông là ông Trần. Ông đã xây dựng nên Nhà Lớn và các dãy phố cổ để những người dân nghèo đến đây ở. Đến nay, người ta thường gọi những người vận áo bà ba đen, đi chân trần, tóc búi tó là người theo “đạo ông Trần”. Và ông Lê Văn Mưu được người dân Long Sơn gọi bằng cái tên kính trọng là ông Nhà Lớn.

cao lương mỹ vị. Ông dạy rồi, nhà ăn sao thì kỉnh vậy, nên chỉ có 5 món: đồ kho, canh, dưa giá, nước mắm và dưa hấu thôi. Bá tánh khắp nơi cũng về phụ lo cung kỉnh. Bắt đầu từ 5 giờ sáng ngày mùng 1 Tết, con cháu bá tánh quây tụ lại Nhà Lớn để kỉnh Ông gọi là “Kỉnh dâng tuổi”. Sau đó, từ giao thừa cho đến ngày mùng 7, ngày kỉnh 2 lần sáng và chiều. Nhà Lớn kỉnh sao thì con cháu ở ngoài cũng kỉnh vậy, không khác. Đón giao thừa thì kỉnh xôi chè, ý rằng con cháu ăn nói cho dẻo, cho ngọt. Kỉnh ở đây cũng giản dị quá chừng, mỗi bàn thờ có một vị kỳ lão thắp nhang xong, từng đoàn bá tánh đi một vòng, chỉ lạy là xong.

VIẾT LIỄN – NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG

Vào những ngày Tết, không chỉ chuẩn bị lễ vật, thức ăn phục vụ miễn phí khách thập phương, Nhà Lớn Long Sơn còn trang hoàng lại các khu nhà thờ, cửa ra vào bằng những câu liễn đỏ. Hơn 10 người viết liễn đẹp đã đến Nhà Lớn chuẩn bị hàng trăm bức liễn. Tục viết liễn có từ hơn trăm năm kể từ khi ông Nhà Lớn mở đất Long Sơn. Như một tập quán thuỷ chung khó bỏ, đạo làm người của ông Nhà Lớn đã thấm sâu vào máu thịt con cháu, muôn đời chảy xuôi trên từng câu viết liễn… Hình ảnh những ông già mặc áo the đen, đầu đội khăn vấn, ngồi trên chiếc chiếu, tay miệt mài viết liễn trong buổi chiều cuối năm… đã trở thành nét đẹp truyền thống ở Nhà Lớn mỗi dịp xuân về Tết đến.

Ông Nguyễn Văn Lang, thường gọi là Năm Lang (64 tuổi), cho biết mỗi năm ở đây có ba kỳ viết liễn và dán liễn. Đó là dịp Lễ Vía Ông (20 - 2 âm lịch); lễ Trùng Cửu (9 - 9 âm lịch) và Tết Nguyên đán (21-12 âm lịch). Ngày viết liễn và dán liễn được chọn cố định: Lễ Vía Ông viết liễn ngày 12, dán liễn ngày 13; lễ Trùng Cửu viết liễn ngày 2, dán liễn ngày 5; Tết Nguyên đán viết liễn ngày 21, dán liễn ngày 22 tháng Chạp. Chẳng hẹn mà gặp, cứ đến ngày này là các “ông đồ” ở Long Sơn lại mặc áo the đen, đầu đội khăn vấn vào Nhà Lớn viết liễn. Trước khi ngồi vào chiếu trải giữa nhà hậu để mài mực Tàu, rọc giấy đỏ, chắp bút lông, mọi người trang trọng xếp hàng lên điện thờ thắp nhang kỉnh Ông. Những câu được chọn để viết liễn ngày Tết ở Nhà Lớn - Long Sơn thường là những câu có nội dung giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí – Tín. Theo đó, mỗi dịp Tết về, Nhà Lớn tổ chức viết và dán tất cả 188 tờ liễn vuông, hơn 60 tờ ngang, khoảng 300 đôi liễn dài…

Không chỉ lo việc cung kỉnh, trang hoàng nhà cửa, đã gần chục năm qua, mỗi dịp xuân về “cây mùa xuân” của Nhà Lớn lại mang đến bao niềm vui cho con cháu, bá tánh. Đến hẹn lại lên, nhà nghèo được chương trình “cây mùa xuân” tặng 10kg gạo. Dì Ba cho hay Tết nào Nhà Lớn cũng trích quỹ mua 15 tấn muối, hàng ngàn tập vở, vải vóc chuyển xuống tặng cho con cháu Nhà Lớn đi làm ăn ở Tiền Giang và chở 850 giạ lúa (mỗi giạ bằng 20kg) dưới đó về Nhà Lớn đặng làm “cây mùa xuân” mang Tết đến mọi nhà. Dì Ba nói thêm: “Đạo làm người từ ông bà dạy cha mẹ, cha mẹ dạy con cái… Tiếp nối từ đời này sang đời khác đó là ăn hiền ở lành, ăn ngay nói thật, việc gì phải thì làm, quấy thì chừa, nhưng phải tu theo phép nước, việc gì nhà nước cấm thì đừng”. Chúng tôi lặng nghe từng lời dì Ba nói, ngộ ra bao điều giản dị mà sách vở học hoài cũng chưa đủ, chưa thông.

Rời Nhà Lớn khi trời chiều đã tắt nắng. Nơi đây được mọi người nhắc đến như một huyền thoại nhưng lại hiện lên trong mắt chúng tôi rõ nét, thực thà trong mỗi việc làm, mỗi lời ăn tiếng nói của dì Ba và các vị kỳ lão…

Page 74: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Chỉ chưa đầy 10 phút ngồi trong ca-bin cáp treo công nghệ châu Âu hiện đại với quãng đường dài khoảng 500m, Khu du lịch sinh thái Hồ Mây trên núi Lớn (TP.Vũng Tàu), với độ cao 210m so với mặt nước biển đã hiện ra trước mắt tôi.

CHÚNG TÔI SẼ TRỞ LẠI NƠI NÀYTrong buổi sáng tham quan khu du lịch

sinh thái Hồ Mây, tôi đã gặp rất nhiều du khách và họ đều có tiếng nói chung là sẽ trở lại đây mỗi khi đi du lịch tới TP.Vũng Tàu xinh đẹp. Cô Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng trường THCS Chánh Hưng, quận 8, TP.Hồ Chí Minh hồ hởi: “Đoàn của chúng tôi có 102 người, gồm giáo viên và các đôi vợ chồng trong trường cùng với một số phụ huynh học sinh. Chúng tôi ở khu du lịch Hồ Mây này 2 ngày và đặt phòng nghỉ tại đây luôn cho tiện. Anh chị em trong đoàn rất thích thú vì được hưởng không khí trong lành, được hoà mình vào thiên nhiên và tham quan các công trình văn hoá, các điểm di tích lịch sử, thắng cảnh do bàn tay con người tạo dựng nên. Chúng tôi cũng được tham gia các trò chơi lý thú, được ngắm các loài động vật như đà điểu, hươu nai, ngựa, heo rừng, khỉ, chim công, nhím… Nhiều anh chị em cũng rất thích thú với những bài thơ, câu thơ, những câu ngạn ngữ, triết lý bằng thư pháp viết hoặc khắc trên các hòn đá, bức tường đá có giá trị thẩm mỹ và giáo dục cao. Đặc biệt về đêm, từ trên cao nhìn xuống, TP.Vũng Tàu lung linh ánh đèn, biển đêm rực sáng với những con tàu neo đậu và ra vào trông thật thích mắt. Về khuya, trời trở lạnh với nhiệt độ khoảng 220C, có cảm giác như đang ở giữa thành phố Đà Lạt mù sương. Nhiều anh chị em trong đoàn đưa hình ảnh lên facebook, những người ở nhà chưa đi được gọi điện thoại xuýt xoa tiếc. Chúng tôi sẽ còn trở lại đây nhiều lần nữa”.

Tại khu vực sân quần ngựa, đông đảo du khách quây xung quanh sân để thưởng thức những trò đua ngựa mạo hiểm nhưng cũng rất hào hứng của các kỵ sĩ như: vừa phi ngựa vừa ngả người lấy tấm khăn voan dưới đất, chồng người trên lưng ngựa, phóng người lên lưng ngựa khi ngựa đang lao nhanh. Tại khu xiếc thú cũng rất sôi động không chỉ có

trẻ con mà cả người lớn nhìn không chớp mắt các tiết mục chó nhào lộn vượt qua vòng tròn, chơi bập bênh. Đặc biệt là trò bắt bóng với những chú khỉ tung mình chụp gọn những quả bóng mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem. Nguyễn Thị Ngọc Trà và bạn trai là người Trung Quốc, đang làm việc tại một Công ty giày da ở Nhơn Trạch, Đồng Nai cho biết, các bạn đến đây lần thứ hai. Lần trước cách đây gần 2 năm, ở đây còn ít trò chơi, bây giờ trở lại thấy khu du lịch này thay đổi rất nhiều, đi cả một buổi vẫn không xem hết.

Đến khu vui chơi cảm giác mạnh, tôi bắt gặp 4 bạn trẻ, hai nam hai nữ, đến từ quận 10, TP.Hồ Chí Minh đang mặc trang phục của phi hành gia để thực hiện chuyến bay trượt cáp. Nguyễn Ngọc Cường, thành viên của nhóm cho biết các bạn từ TP.Hồ Chí Minh về đây bằng

xe máy và cũng đã vài lần lên khu du lịch này. Các bạn rất thích các trò chơi cảm giác mạnh như: trượt cáp, xe trượt dốc, tàu cướp biển…Mặc dù các trò chơi này mạo hiểm nhưng độ an toàn cao. NHIỀU ĐIỂM VUI CHƠI, GIẢI TRÍ

LÝ THÚÔng Đậu Văn Hoá, Chủ tịch Hội

đồng quản trị Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Hồ Mây đích thân lái chiếc xe điện chở tôi đi tham quan các điểm du lịch ở đây. Vừa đi xe, vừa đi bộ, cũng mất hết cả buổi chúng tôi mới tạm “lướt” qua được các danh lam, thắng cảnh, trò chơi của khu du lịch. Đã nhiều lần đến khu du lịch này, nhưng mỗi lần đến là một lần khám phá với nhiều thay đổi.

Toàn bộ khu du lịch sinh thái Hồ Mây rộng hơn 30ha. Nhà đầu tư đã và đang xây dựng nơi đây trở thành khu du lịch

với nhiều loại hình: du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch tâm lịnh, du lịch giải trí… Ở đây, vào mỗi buổi chiều tà, những làn mây kéo xuống lan tỏa mặt hồ, quấn quanh đỉnh núi Lớn tạo nên không gian vô cùng thơ mộng. Ở đây quanh năm không khí trong lành, mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 22-250C. Điểm nhấn của khu du lịch là hai hồ nước nhân tạo có tên Hồ Mây Thượng và Hồ Mây Hạ với diện tích khoảng 3ha trên đỉnh núi. Hai hồ nước được thiết kế nằm ở độ cao chênh hàng chục mét, tạo nên một thác nước có chiều cao 9 mét, nước đổ quanh năm không khi nào ngừng. Đến đây, du khách có thể thả bộ ngắm “Vườn hoa Bác Hồ” với muôn vàn loài hoa khoe sắc, rừng thông Caribe thân cao thẳng vút tán lá sum suê vi vu gió thổi, rừng bằng lăng hoa tím thơ mộng ngút ngàn, rừng anh đào nở hoa trắng muốt, rừng phong lan sắc màu rực rỡ, hoặc theo những lối mòn nhỏ để khám phá vẻ hoang sơ của núi rừng nguyên sinh. Du khách cũng có thể tham quan các khu nuôi dưỡng các loài động vật như: đà điểu, ngựa, heo rừng, khỉ, chim công, nhím…

Đối với du khách trẻ tuổi, đến đây không thể bỏ qua những trò chơi mang tính mạo hiểm. Đó là những trò chơi trượt cáp, thuyền cướp biển, bạch tuộc, đu quay… Đặc biệt ở trò chơi xe trượt dốc được thiết kế bằng công nghệ châu Âu rất hiện đại và an toàn, du khách có thề ngồi trên xe máng trượt lao vun vút trên cung đường ray vòng quanh hình chữ nhật với những khúc dốc, quanh co, khúc khuỷu, có cảm giác vừa sợ hãi lại vừa thích thú. Riêng các cháu thiếu nhi sẽ thích thú khi bước vào vương quốc dành cho mình với những trò chơi máy bay, ngựa quay, nhà banh, xe điện đụng, xiếc thú.

Đến Khu du lịch sinh thái Hồ Mây, du khách không thể bỏ qua các công trình văn hoá, lịch sử như: Đài Viba là di tích được xếp hạng quốc gia, lô cốt thời Pháp. Đặc biệt là thả mình vào thế giới tâm linh với các công trình: Tượng Phật Di Lặc cao 30m (được xác lập kỷ lục tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), La Hán Đường với 18 vị La Hán và Phật Tích động thờ 33 vị tổ Thiền tông, Suối 3 điều ước, Miếu Sơn Thần hay hang đà Belem sâu 16m trong lòng núi. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn, thức uống tại hệ thống các nhà hàng của khu du lịch.

Khu du lịch Hồ Mây là một điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày nghỉ, lễ, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ này.

29

20142014Giáp Ngọ

trên núi LớnHồ Mây

Bài, ảnh: LƯU DƯƠNG

Tiết mục chồng người trên lưng ngựa đang phi luôn tạo được cảm giác thích thú cho du khách

Trò chơi “Thuyền cướp biển” tạo cảm giác mạnh được giới trẻ ưa thích

Nhóm bạn trẻ ở quận 10, TP.Hồ Chí Minh chuẩn bị trang phục và thiết bị để thực hiện trò chơi trượt cáp

Những chiếc song mã chở du khách dạo chơi ngắm cảnh ở Khu du lịch Đồi Mây luôn tạo cho cho du khách cảm giác thích thú.

Page 75: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Lễ hội đua ghe ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức) mới tổ chức trong vòng 3 năm trở lại đây nhưng là lễ hội được chờ đợi nhiều nhất trong năm của người dân Quảng Thành.

VUI NHƯ TRẨY HỘIĐến xã Quảng Thành hỏi về lễ hội đua

ghe, từ già, trẻ, gái, trai ai cũng hào hứng, sôi nổi để kể. Chị Hoàng Thị Thanh, ở ấp Tân Bang cho biết, hàng năm cứ đến dịp lễ hội đua ghe, người dân Quảng Thành lại háo hức mong chờ. Có cụ già 90 tuổi rồi vẫn nhờ người nhà chở đến xem đua ghe. “Mê lắm! Năm ngoái đang dịp lễ hội đua ghe do xã tổ chức ở hồ Tầm Bó thì tôi bị tai nạn xe máy, gãy chân, phải vào bệnh viện Bà Rịa cấp cứu. Chân đau tôi không buồn, mà cứ buồn vì không được tham gia cổ vũ cho lễ hội. Chồng con tới thăm, tôi cứ hỏi tình hình đua ghe như thế nào rồi khiến ai cũng mắc cười cho sự đam mê của tôi” - chị Hoàng Thị Thanh vui vẻ cho biết.

Người dân Quảng Thành bao đời nay đa số làm nông nghiệp, quanh năm “cày sâu cuốc bẫm”, “đầu tắt mặt tối”, sinh hoạt văn hóa với họ là thứ xa xỉ. Việc UBND xã Quảng Thành tổ chức lễ hội đua ghe hàng năm, người dân rất phân khởi và đồng tình ủng hộ, lễ hội đã trở thành ngày hội văn hóa lớn của người dân địa phương sau một năm quần quật cùng với nương rẫy.

Ngày diễn ra lễ hội đua ghe, bất kể cái nắng chói chang như thiêu đốt hay những cơn mưa dầm dề, từ 9-10 giờ sáng, bà con từ các thôn trong xã và các xã bên cạnh đã nườm nượp đổ về hồ Tầm Bó, chen kín bờ đê, tràn xuống cả mép nước để xem và cổ vũ cho những người đua ghe. Không phân biệt bên nào của đội nào, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng còi, tiếng hò hét, cổ vũ… cứ thế nổi lên, rộn rã cả mặt hồ, làm các tay đua cũng hăng hái hẳn lên, quên hết mệt nhọc. “Từ già tới trẻ, không kể trai hay gái, nông dân hay trí thức ai cũng háo hức, mong chờ lễ hội này, đi dự lễ cứ vui như đi trẩy hội. Có người còn lội ra ngoài hồ, nước ngập bụng để cổ vũ cho đoàn đua. Trực tiếp được tham gia làm vận động viên đua ghe nên tôi cảm thấy rất hứng khởi” - ông Phạm Văn Ánh, vận động viên ấp Tân Bang hồ hởi nói.

Cũng nhờ lễ hội đua ghe mà tinh thần đoàn kết trong nhân dân phát triển mạnh mẽ, khiến các cuộc vận động mới như: xây dựng nông mới, hiến đất làm đường… của xã cũng rất thuận lợi. Được biết, hầu hết kinh phí phục vụ cho lễ hội đua ghe đều do người dân đóng góp. Người ít thì ủng hộ vài chục ngàn đồng, người nhiều thì vài triệu đồng, có người thì góp công. “Đua ghe là môn thể thao rất hấp dẫn và và được người dân chờ đợi nhất. Vì vậy, dù có mưa gió thì lễ hội vẫn được tiến hành theo kế hoạch. Cái hay của lễ hội này là lứa tuổi nào cũng tham gia được. Tham gia lễ hội, vui là chính, kết thúc cuộc đua, ghe chiến thắng sẽ được trao giải trước tiếng vỗ tay tán thưởng của các cổ động viên. Các đội không quá quan trọng phần thưởng

và đội nào thắng cuộc, mà tất cả đều vui vẻ hẹn mùa đua sau” - ông Võ Khắc Thuyết, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết.

TRỞ THÀNH LỄ HỘI ĐUA GHE TRUYỀN THỐNG

Xã Quảng Thành dựa vào lợi thế có hồ chứa nước Tầm Bó rộng hơn 60ha với khoảng 6,6 triệu m3 khối nước, phù hợp cho việc đua ghe. Từ năm 2011, Lễ hội đua ghe Quảng Thành bắt đầu được tổ chức với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân trong xã. Đây là lễ hội bắt nguồn từ lễ hội đua ghe của người dân miền biển Thuận An (Thừa Thiên - Huế), được ông Võ Khắc Thuyết, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành xây dựng thành nét văn hóa của người dân Quảng Thành. Hầu hết người dân của xã này đều đến từ các tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, nơi mà bao đời nay người dân đã gắn liền với sông, biển, vì vậy, lễ hội đua ghe đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

Ngày nay, Lễ hội đua ghe ở Quảng

Thành đã trở thành lễ hội đua ghe truyền thống hàng năm và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương. Mỗi năm tổ chức 1 lần, vào các dịp Tết nguyên đán hoặc lễ 30-4 hay 2-9. Ghe đua là một con thuyền độc mộc hình thoi, có mũi và đuôi cong lên, thân ghe được làm bằng gỗ kiền và tre, dài khoảng 10m, rộng 1,2m, đủ cho các tay bơi ngồi theo từng cặp, vỏ bọc nhôm và được sơn quét kỹ càng. Để có những chiếc ghe này, người dân Quảng Thành đã phải đặt mua từ Quảng Ngãi đưa vào, mỗi chiếc ghe trị giá 20 triệu đồng. Sau mỗi cuộc đua, các đội ở ấp nào thì tự mang ghe về ấp đó bảo quản, năm sau đưa ra đua tiếp. Trước khi chuẩn bị đua, ghe sẽ được các đội tu bổ, bảo dưỡng và sơn quét lại.

9 ấp của xã được chia thành 9 đội đua, mỗi ghe đua có 9 tay chèo, tất cả đều mang áo phao. Người ngồi đầu mũi cầm lái là thuyền trưởng, có nhiệm vụ định hướng con thuyền và điều khiển nhịp chèo, thường là

người có sức khỏe và kỹ thuật tốt, đặc biệt có kinh nghiệm đua ghe lâu năm. Thuyền trưởng và người ngồi sau cùng được xem là những người quan trọng nhất, cầm lái và giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng. Người được chọn để làm tay bơi phải là những thanh niên khỏe mạnh có sức vóc, đặc biệt phải quen với môi trường sông nước, biết bơi ghe thành thạo. “Kỹ thuật quan trọng trong đua ghe là phải chèo mái dầm thật nhịp nhàng và đều ở tất cả các tay chèo, không nhanh quá, không chậm quá. Đó là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe” - ông Nguyễn Thới, vận động viên ấp Tân Thành chia sẻ.

Theo quy định, trong mỗi cuộc đua ghe, các đội sẽ phải trải qua 3 vòng 6 lượt. “Lễ hội đua ghe được tổ chức hàng năm tại Quảng Thành để tạo sân chơi bổ ích cho người dân địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con. Sắp tới, lễ hội sẽ mở rộng với sự tham gia của các xã bên cạnh như: Kim Long, Xà Bang, Bàu Chinh…” - ông Võ Khắc Thuyết chia sẻ.

Lễ hội đua ghe ở Quảng Thành có 3 giải thưởng: Giải tiền, giải cúng và giải phá. Giải tiền là giải được thưởng bằng tiền, chia thành 3 giải: nhất, nhì, ba. Giải cúng là giải nghiêng về giá trị tinh thần, phần thưởng sẽ là 1 mâm trầu cau, ngũ quả cùng với số tiền thưởng 2 triệu đồng. Giải phá là giải kết thúc cuộc đua ghe của lễ hội, ngoài giá trị tiền thưởng, giải phá còn được tặng cờ lưu niệm để về treo ở thôn ấp.

Ghe sau cuộc đua sẽ được các ấp bảo quản, có nhà mái che kín đáo.

Dù vất vả, nhưng cả người đua ghe lẫn người cổ vũ rất háo hức.

Đặc sắc lễ hội đua ghe Quảng ThànhBài, ảnh: TRÚC GIANG

20142014Giáp Ngọ

30

Lễ hội đua ghe xã Quảng Thành 2011.

Page 76: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

20142014Giáp Ngọ

31

Từng nghe các võ sư trong tỉnh kể nhiều về những cống hiến của ông Ba đối với võ cổ

truyền, nhưng hiện ông đã giải nghệ nên chúng tôi đã phải rất vất vả mới liên lạc và gặp được bậc tiền bối môn võ này tại ngôi nhà riêng ở xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức. Ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là, dù đã bước qua tuổi 68, tóc bạc gần hết, nhưng cơ thể ông Ba vẫn còn rất rắn chắc, động tác vẫn linh hoạt đúng chất con nhà võ.

Bằng chất giọng Quảng Ngãi đặc sệt,

ông Ba từ tốn kể về cuộc đời mình và cái duyên với môn võ cổ truyền. Là người con của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, ông bắt đầu vào đây lập nghiệp từ những năm 1980 với hành trang là gần 20 năm tập luyện võ cổ truyền và quyền anh (boxing). Thời gian đầu, ông Ba chỉ dạy cho 5 người con trai; sau bà con xung quanh thấy môn võ này tập tốt cho sức khỏe nên gửi con theo học khá đông. Đối với ông, việc mở lớp dạy võ không phải vì kinh tế mà là do nghiệp võ đã ăn sâu vào máu, thịt. Một ngày không được tập và dạy võ ông cảm thấy đứng ngồi không yên. Vào các buổi chiều, bất kể trời nắng

hay mưa, võ sinh vẫn tập trung chật kín trước sân nhà ông. Khi được hỏi là đã từng dạy cho bao nhiêu lớp võ sinh, ông cười nói: “Với gần 20 năm dạy võ, tôi không thể nhớ nổi đã dạy cho bao nhiêu em, chỉ biết võ sinh lớn nhất là trên 50 và nhỏ nhất là 15 tuổi”. Khi thu nhận học trò, ông đều căn dặn rằng, học võ không phải để đi gây sự, đánh nhau mà để biết cách tự bảo vệ bản thân cũng như giúp đỡ những người hoạn nạn. Võ cổ truyền có 2 nội dung thi đấu là hội diễn và đối kháng, nhưng ông chuyên dạy về đối kháng. Mỗi buổi học, ông đều cố gắng truyền đạt hết những gì tinh túy nhất với hy vọng khi thi đấu trên võ đài, các em có thể đạt thành tích cao, mang vinh quang về cho địa phương.

Theo nhận xét của ông Trần Anh Tuấn, võ sư cấp 18/18 (cấp cao nhất của môn võ cổ truyền), chưởng môn phái võ Thành Nam (TP. Vũng Tàu), dù không có bằng cấp về võ cổ truyền, nhưng khi nhắc đến môn võ này ở tỉnh BR-VT người ta thường nghĩ ngay đến ông Nguyễn Ba bởi ông là người đầu tiên có công đào tạo ra một thế hệ VĐV vàng, không chỉ giúp đem về cho địa phương rất nhiều HCV, HCB ở môn võ cổ truyền mà còn cả ở môn boxing. “Thời đó, khi thi đấu ở những giải quốc gia, nhắc đến BR-VT,

không ít đơn vị được cho là phát triển mạnh về võ cổ truyền cũng phải kiêng dè”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Trong số các VĐV thuộc thế hệ vàng, tiêu biểu nhất là 2 người học trò cũng là con của ông Ba, gồm: Nguyễn Vĩnh Trung (sinh năm 1976) và Nguyễn Vĩnh Thạnh (sinh năm 1970). Được biết, năm 1992 tại giải võ cổ truyền vô địch quốc gia ở Bình Định, lần đầu tiên tham gia, VĐV của

BR-VT đã xuất sắc giành được 1 HCV, 2 HCĐ và xếp thứ 4 toàn đoàn, trong đó anh Thạnh con của ông Ba đoạt HCV ở hạng cân 63,5 kg. Đồng thời, vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác, anh Thạnh còn được Ban tổ chức bầu chọn là võ sỹ xuất sắc nhất giải. Còn 1 HCĐ

thuộc về anh Trung (lúc đó mới 16 tuổi) ở hạng cân 48 kg. Trong gần 10 năm được cử đi với tư cách là HLV trưởng kiêm võ sư, ông Ba nhớ mãi về chiếc HCV mà Vĩnh Trung đoạt được tại giải vô địch võ cổ truyền toàn quốc ở Vinh (Nghệ An) năm 1996: “Ngay từ trận đầu tiên ở hạng cân 51 kg, Trung gặp phải một đối thủ đánh rất “rát” nên đã bị dính chấn thương khiến ngón cái sưng vù. Hầu như tất cả mọi người lúc đó đều nghĩ rằng VĐV của BR-VT sẽ sớm bị đánh bại, nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình, Trung vẫn tiếp tục thi và vượt qua nhiều đối thủ mạnh khác để giành chiếc HCV quý giá”.

“Trên địa bàn tỉnh có khoảng 25 CLB võ cổ truyền, trong đó TP. Vũng Tàu có khoảng 10 CLB. Sự phát triển của võ học cổ truyển không thể không nói đến người đặt nền tảng cho môn võ này - võ sư Nguyễn Ba”, ông Đặng Văn Cường, Trưởng phòng nghiệp vụ TDTT, Sở VHTTDL cho biết.

Từ năm 1993 đến 1995, vì một số lý do khách quan nên BR-VT không tham gia các giải võ cổ truyền ở khu vực và quốc gia cũng như không tổ chức giải võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1996 đến 2004, ông Ba đều dẫn đoàn đi thi đấu và hầu như ở giải nào học trò của ông cũng đều giành được huy chương. Từ năm 2005, ông Nguyễn Ba “gác kiếm” không còn làm HLV võ cổ truyền và cũng không còn tham gia dạy môn này nữa.

Ông Nguyễn Ba và những tấm huy chương mà các học trò của ông từng đoạt được tại các giải võ cổ truyền trong và ngoài tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện có khoảng 25 CLB võ cổ truyền với hàng ngàn võ sinh tham gia tập luyện. Trong ảnh: Biểu diễn võ cổ truyền tại lễ khai mạc Đại hội TDTT huyện Châu Đức lần thứ VI năm 2013.

Gặp võ sư “vang bóng một thời”

Nhắc đến võ cổ truyền BR-VT, người ta thường nghĩ ngay tới ông Nguyễn Ba - người có công rất lớn đào tạo ra một thế hệ vàng của môn võ này, giúp đem về cho tỉnh nhiều huy chương ở các giải khu vực và quốc gia.

Bài, ảnh: NAM PHƯƠNG

Page 77: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Không biết có phải vì lời bài hát quyến rũ đến mê hoặc của ca sĩ Trọng Tấn hay vì những thước

phim hùng vĩ mà chúng tôi đã được xem trên kênh du lịch của VTV mà trong chuyến hành trình về thăm các tỉnh Đông Bắc của đoàn Hội Nhà báo tỉnh lần này, ai cũng quyết tâm phải đến bằng được với Hà Giang – mảnh đất địa đầu của Tổ quốc.

Đường từ TP. Hà Giang lên Quản Bạ mùa này rất đẹp, lúc chạy song song dọc theo sông Nậm Điêng, lúc căng ngang giữa bản làng thung lũng, lúc thắt lại giữa hai bức tường đá cao sừng sững, lúc chênh vênh vắt vẻo lưng chừng trời. Còn cách thị trấn Tam Sơn khoảng 3km đường, chúng tôi ghé thăm cổng trời Quản Bạ. Trời mù mịt hơi sương, từ trên vọng cảnh đài cao tới hơn 1.500m nhìn xuống chỉ thấy thấp thoáng những mái nhà và ngọn Núi Đôi danh tiếng khi mờ khi tỏ. Mùa này, Quản Bạ đang nhuộm đủ sắc màu. Những thảm ruộng bậc thang vàng rực lớp lớp xếp cạnh nhau. Có lúc gió cuốn mây mù đi để lộ ra con đường cong cong đi giữa hai sườn núi, một nhóm người Tày địu củi trĩu vai ở trong rừng bước ra, bước chân vội vàng, hối hả, chẳng mấy chốc lại khuất dạng sau lưng núi. Rời TP. Hà Giang khoảng 1 giờ đồng hồ, đã thấy

dọc đường đi những sắc màu sặc sỡ của các phụ nữ người dân tộc Dao, Giáy, Mông gùi hàng, nhẫn nại những bước chân men theo sườn núi. Anh Nguyễn Văn Tầm, công tác tại Hội Nhà báo Hà Giang, người làm “hoa tiêu” cho chúng tôi, cho biết chúng tôi may mắn vì hôm nay là chủ nhật, trên đường đi chắc là sẽ kịp ghé chợ phiên Tam Sơn của huyện Quản Bạ, phiên chợ chỉ họp mỗi tuần một lần vào chủ nhật. Ồ, thế này thì thú vị thật. Đã được xem, được nghe kể rất nhiều về những phiên chợ vùng cao, nhưng giờ được trải nghiệm nữa thì còn gì thú vị bằng. Cả đoàn trên xe ai cũng háo hức. Xe tới chợ đã gần 10 giờ trưa. Tranh thủ làm một tô phở gà nóng hổi cạnh chợ phiên cho ấm bụng, mọi người túa ra chợ. Đủ mọi sắc màu, xanh thẫm của bó lá dong, cải đắng, đậu đũa; hồng đậm, đen nháy màu áo của phụ nữ Dao, Giáy, Mông; … Hàng hóa cũng phong phú vô cùng, lợn cắp nách, rượu ngô, hàng nông cụ, cá khô và cả những chiếc rađio nhỏ xíu bằng bàn tay. Còn có cả một dãy dài những người đàn ông sì sụp bên tô phở hay nồi thắng cố sôi sùng sục, nghi ngút khói, vừa ngất ngưởng bên ly rượu ngô trong vắt. Nhưng đông nhất vẫn là hàng chè, kem. Lâu lâu mới xuống chợ một lần, thế nên chè, kem vẫn là món hàng xa xỉ của người dân nơi đây. Đi qua hàng rượu ngô, các chị người Dao lôi chúng tôi vào thử rượu. Cả một nắp can đầy, rót tràn môi khiến ai cũng chuếnh choáng men say. Thế nên mới có chuyện kể, những người đàn ông xuống chợ, chẳng cần mua, thử hết một hàng rượu đã say mèm. Hèn gì mà trên đường đi, chúng tôi bắt gặp những người đàn ông nằm ngủ say sưa bên vệ đường.

Đã qua Thái Nguyên,Tuyên Quang, nơi không thiếu những con đường toàn dốc và đèo. Thế nhưng chẳng “nhằm nhò” gì với

những khúc cua chữ M, chữ S, chữ C ở Hà Giang. Có những khúc cua chỉ biết nhắm mắt, cầu nguyện. Nam, lái xe của báo Thái Nguyên chở chúng tôi với hành trình từ Thái Nguyên lên đây đúng là “tay lái lụa”, chuẩn xác đến từng xăng ti mét. Lên đến Lũng Cú, mảnh đất địa đầu cực bắc Tổ quốc, dù đã thấm mệt vì cung đường toàn dốc và đèo, nhưng ai cũng háo hức vì được lên thăm cột cờ Lũng Cú. Đứng dưới chân cột cờ, nhìn lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên Tổ quốc Việt Nam nơi mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc khiến cho những ai đặt chân lên đây đều dâng lên những cảm xúc khó tả. Thế nhưng, dù có lưu luyến đến mấy chúng tôi cũng phải nói lời tạm biệt nơi này để kịp về thị trấn Đồng Văn, đúng theo lịch trình đã định sẵn. Con đường về thị trấn Đồng Văn toàn đá là đá. Chị Minh Hà, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh thốt lên, đúng là cao nguyên đá, nhìn đâu cũng thấy đá, xếp lớp lớp cạnh bên nhau. Hai bên đường, những đứa trẻ má đỏ hây hây, lấm lem bụi đất giơ tay vẫy vẫy. Anh Nam lái xe bảo, mấy đứa trẻ đang xin kẹo đấy. À, thì ra là thế. Nghe vậy, mấy anh chị trong đoàn liền mở túi, lấy hết kẹo, bánh mang đi theo dọc đường ném xuống cho mấy đứa trẻ.

Rời thị trấn Đồng Văn từ sáng sớm tinh mơ, lên đến đỉnh Mã Pì Lèng, co ro trong tiết trời lạnh buốt, mờ ảo cùng sương mây, nhìn con đường bất tử như một sợi chỉ vắt ngang lưng chừng núi, phong cảnh hùng vĩ đến nghẹt thở. Phía dưới, dòng Nho Quế như một dải lụa mềm mại uốn quanh chân núi. Chiều dài chỉ khoảng 20km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pì Lèng làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của

con người. Anh Nguyễn Văn Tầm kể, các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ án ngữ. Hơn 2 vạn người bao gồm thanh niên xung phong và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc được huy động làm đường. Phải 6 năm sau, con đường mới được hoàn thành. Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pì Lèng. Con đường được mang tên là Hạnh Phúc, nhưng lại được đánh đổi bằng xương máu của biết bao người. 30 phút đứng trên đỉnh của Mã Pì Lèng, thu tất cả vào tầm mắt mình cái hùng vĩ, tráng lệ của cao nguyên đá Đồng Văn, đọc nội dung bảng tổng kết quá trình thi công con đường và chợt nhận ra, cái kỳ vỹ này chẳng thấm vào đâu so với sức mạnh của con người. Nhìn vực sâu, nhìn sườn núi cheo leo, tôi mới hình dung ra tại sao hàng vạn con người của những năm 60 của thế kỷ trước phải treo mình trên đó 11 tháng. Khó mà đong đếm được bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu máu đã đổ trên cao nguyên đá để đem hạnh phúc đến cho 8 vạn đồng bào miền núi, đưa họ từng bước tiến kịp với miền xuôi.

Sắp tới mùa hoa tam giác mạch rồi. Nghe Tầm nói mà chúng tôi ai cũng xuýt xoa luyến tiếc. Tầm bảo, hoa tam giác mạch nở rộ trên những thảm ruộng bậc thang, đẹp đến mê hoặc lòng người. Còn mùa xuân, hoa đào, hoa mận nở trắng rừng. Biết vậy, cũng tiếc lắm, thôi đành hẹn dịp khác. Đến ngã ba Đồng Văn, Tầm phải quay lại TP. Hà Giang, còn chúng tôi lại tiếp tục khám phá cung đường Đông Bắc, về với Cao Bằng.

CUNG ĐƯỜNG ĐÔNG BẮC

Ký sự của THẢO PHƯƠNG

MÙA NÀY “Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có đường đi trong mây lên tới cổng trời”…

Một cụ bà người dân tộc mua radio tại chợ phiên Tam Sơn.Chợ phiên Tam Sơn nhuộm đủ sắc màu.

20142014Giáp Ngọ

32

Page 78: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Sau 1 giờ 15 phút đi canô dọc sông Cửa Lớn, chúng tôi đặt chân lên đất mũi - nơi cuối cùng trên đất liền

của Tổ quốc. Lần đầu tiên chúng tôi được tận mắt nhìn thấy “cây mắm đi trước, cây đước theo sau”. Những ngọn cây mắm từ bùn đất chui lên và những rễ đước như hình mũi tên cắm sâu xuống bùn mọc lên thành cây, hai loại cây này bám chặt với nhau, vây thành rừng. Hướng dẫn viên du lịch tại đây đưa chúng tôi lên Đài quan sát để ngắm nhìn cảnh vật từ mọi góc độ. Đi qua 54 bậc thang uốn lượn vòng vèo, lên Đài quan sát ở độ cao 21m, mở ra trước mắt chúng tôi một vùng trời biển bao la, rộng lớn, những cánh rừng đước xanh trải dài ngút ngàn. Không khí trong lành, cảm giác khoan khoái, tầm mắt được mở rộng xen lẫn cảm xúc bồi hồi, xúc động là những ấn tượng khó quên với chúng tôi.

Cách Đài quan sát không xa là biểu trưng của mũi Cà Mau: hình tượng một con thuyền đang giương cao cánh buồm tiến ra biển lớn. Phía trên cánh buồm có ghi toạ độ 8’37’30 vĩ độ Bắc, 104043’’ kinh độ Đông

và lá cờ Tổ quốc. Anh bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng, khi du lịch đến mũi Cà Mau, để chuyến đi thêm thú vị và ý nghĩa, du khách có thể lưu trú qua đêm tại nhà

nghỉ để được ngắm mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở phía biển Tây - nơi duy nhất trên cả nước ngắm được 2 cảnh tượng này. Tại đất Mũi còn có Cột mốc quốc gia - đây

là điểm tận cùng cực Nam (trên đất liền) của Việt Nam, một địa danh thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi, ai ai cũng tranh thủ chụp hình bên Cột mốc quốc gia để lưu giữ những khoảnh khắc ý nghĩa với mảnh đất này.

Sau khi tham quan các địa điểm nói trên, chúng tôi ghé nhà hàng Công đoàn đất Mũi (thuộc Công ty TNHH MTV Công đoàn Đất Mũi) thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng sông nước như: cà thòi lòi nướng, hàu chấm mù tạt, mực ống, tôm biển nướng… Trước khi ra về, không quên ghé quầy bán hàng lưu niệm để mua các sản vật biển như: cá khô, tôm khô, đũa đước, mật ong… về làm quà cho người thân.

Mũi Cà Mau thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,

tỉnh Cà Mau, cách TP. Cà Mau khoảng 120 km. Từ huyện Năm Căn đến mũi Cà Mau, mất khoảng 1 giờ 15 phút đi

canô dọc theo sông Cửa Lớn.

Hình tượng con thuyền vươn ra biển lớn - biểu trưng của mũi Cà Mau.

Bài, ảnh: HOÀNG THI Chiếc canô “rẽ sóng”, lướt qua những con rạch chằng chịt, băng những rừng đước thẳng tắp trải dài vô tận đưa chúng tôi đến với mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc – đất mũi Cà Mau.

Lần đầu đến đất Mũi

Ghi nhận từ hòn đảo xinh đẹp

Đi từ thành phố Cao Hùng ở phía Nam ngược lên các thành phố Đài Nam, Đài Trung và Đài Bắc, nhìn cái cách

người dân ở đây chạy xe máy mà chúng tôi thấy… khoái. Khoái ở chỗ hàng triệu triệu chiếc xe - dù cũ hay mới, sau khi chạy xong là được dựng vào những ô vuông màu trắng suốt đêm ở lề đường. Không sợ bị mất cắp mà cũng chẳng ai dám táo tợn lấy làm của riêng mình. Hệ thống camera theo dõi được gắn dày đặc ở từng con đường, góc phố, đủ sức phát hiện ra ai đã “cầm nhầm” những chiếc xe ấy. Ngày cũng như đêm, đường phố trật tự, ngăn nắp, yên ả, người dân đi đứng, sinh hoạt nhàn hạ, thong dong, một hình ảnh khiến du khách liên tưởng tới câu “thiên hạ thái bình”.

Luật lệ giao thông ở Đài Loan rất được tôn trọng. Chúng tôi đã kiểm chứng điều này vào lúc 4 giờ sáng, lúc đứng trên khách sạn

nhìn xuống một ngã tư đường phố. Đèn đỏ bật lên là từ người lái xe đến người đi bộ đều tự động dừng lại, cho dù ở chiều ngược lại không có người hay xe lưu thông, họ cũng không “tranh thủ” vượt qua mà đợi cho đèn xanh bật lên mới đi tiếp. Nếu có cảnh kẹt xe, các bác tài cũng không nôn nóng chen lấn, tìm cách “đi ngang về tắt”, cũng không ai bóp còi một cách khiếm nhã.

Các ngõ ngách, đường phố Đài Loan rất hiếm khi thấy rác. Do công nhân vệ sinh làm việc suốt đêm nên sáng ra đường phố, dòng kênh, con rạch… tất cả đều sạch tưng. Ở hòn đảo này, người ta chú trọng giáo dục hành vi, dạy về ý thức bảo vệ môi trường cho người dân từ lúc nhỏ. Tại Cao Hùng, chúng tôi dậy sớm đi dạo dọc đường phố. Đi qua một trường học, đã thấy những toán học sinh hối hả quét dọn sân trường sạch sẽ trước khi vào học.

Đài Loan đất hẹp người đông, chỉ rộng có 36.000km2 nhưng dân số lên tới 25 triệu người. Hai phần ba lãnh thổ là núi rừng. Tài nguyên thiên nhiên không dồi dào lắm nhưng người Đài Loan đã biết khai thác, bảo tồn đồi núi, sông suối, rừng cây thành cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, xanh tươi phục vụ cho cuộc sống người dân và cho cả du lịch. 7 công viên quốc gia, 13 khu bảo tồn phong cảnh, cao nguyên Alishan, hồ Nhật Nguyệt, suối khoáng nóng Beitou, sông Ái Hà, Long Sơn tự, Phật Quang sơn, nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Bảo tàng cố cung Đài Bắc, tháp

Tapei 101 tầng, các chợ đêm Sĩ Lâm, Phụng Giáp, Lục Hợp... hàng trăm cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và hàng chục công trình, kiến trúc nhân tạo... tất cả đều là những điểm du lịch hấp dẫn.

Mỗi năm, ngành du lịch Đài Loan đón hơn 3,7 triệu lượt khách nước ngoài, trong đó phần lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh thổ này đặt mục tiêu thu hút hơn 10 triệu khách du lịch nước ngoài vào năm 2016, đạt doanh thu 15,68 tỷ USD, tạo thêm 200.000 việc làm cho người dân.

Đà i Loan là một điểm đến hấp dẫn, thế nhưng với du khá ch Việ t Nam, để có thẻ visa du lịch đến hòn đảo này, phải đáp ứng nhiều điều kiện. Chẳng hạn, bạn phải đóng 100 triệu đồng tiền “thế chân” bằng thẻ tiết kiệm, giấy chứng nhận đang làm việc và đang hưởng lương, giấy đăng ký kết hôn nếu đi với vợ hoặc chồng và giấy chủ quyền nhà, đất... Với không ít du khách, đó thực sự là những thủ tụ c nhậ p cả nh phứ c tạ p, nhiêu khê. Nhưng nhập gia phải tùy tục, bạn không có sự lựa chọn nào hơn.

Một đường phố ở Đài Bắc.

Formosa (hòn đảo xinh đẹp) là tên mà người Bồ Đào Nha gọi Đài Loan khi họ đến đây vào thế kỷ XVI. “Formosa” nay đã trở thành mộ t trong bố n con rồ ng châu Á bên cạ nh Singapore, Hà n Quố c và Hồng Kông vớ i kinh tế phồ n thị nh và phá t triể n vượ t bậ c. Đến thăm hòn đảo hình chiếc lá này, chúng tôi có ấn tượng tốt đẹp về nhữ ng đô thị văn minh, những con người ứng xử thân thiện, khoan hòa.

Bài, ảnh: NGUYỄN TRIỆU HẢI

20142014Giáp Ngọ

33

Page 79: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

20142014Giáp Ngọ

34

Bài, ảnh: THÙY PHẠM

Ngày xuân viếng đền Bạc, đền Vàng

Hơn 1000 năm là kinh đô của đất nước Mặt trời mọc (từ năm 794 đến thời kỳ phục hưng Minh Trị 868 trước khi dời về Tokyo), Kyoto là nơi cất giữ những tinh túy của nền văn hóa truyền thống Nhật Bản. Đền Bạc và Đền Vàng là hai trong số những báu vật văn hóa được bảo tồn hết sức cẩn thận ở Kyoto. Đầu năm, mời bạn đọc cùng chúng tôi du xuân tới hai di tích nổi tiếng của nước Nhật.

Hoàn toàn không phải là một cố đô bị bỏ quên rồi được phát hiện lại, cuộc sống ở

Kyoto là một lịch sử được tiếp nối liên tục giữa quá khứ và hiện tại, giữ truyền thống và hiện đại. Trong suốt một thiên niên kỷ là kinh đô của nước Nhật Bản, người ta đã xây dựng ở Kyoto rất nhiều đền, đài… dành cho các bậc đế vương, các vị tướng quân, các geisha và những bậc tu hành. Khi đó Kyoto không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm văn hóa của nước Nhật, nơi cất giữ những báu vật văn hóa của người Nhật như nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật geisha, thư pháp, nghệ thuật làm gốm và dệt vải… Trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, điều kỳ diệu đã khiến cho Kyoto hoàn toàn bình yên, không trầy xước vì bom đạn. Toàn bộ những gì thuộc về một cố đô trong quá khứ tiếp tục sống trong đời sống hiện đại. Vì thế, trên những con đường nho nhỏ ở Kyoto, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà mang phong cách truyền thống nằm kề bên một ngôi nhà hiện đại. Hàng trăm đền, điện, khu lăng mộ, vườn thượng uyển… còn gần như nguyên vẹn, nằm rất gần khu dân cư và phủ khắp thành phố Kyoto. Để có thể tới hết được những nơi này có lẽ phải ở lại Kyoto ít nhất một tuần lễ … Nhưng ở lâu trên xứ sở đắt đỏ nhất thế giới này chẳng dễ chút nào, bắt buộc du khách phải có sự lựa chọn và hai trong số những điểm đến được ưu tiên không thẻ bỏ qua là đền Bạc và đền Vàng.

Đền Bạc (Ginkaku-ji) và đền Vàng (Kinkaku-ji) nằm ở hai phía khác nhau của thành phố Kyoto. Đền Vàng nằm

tương đối độc lập, còn đền Bạc nằm giữa một quần thể hàng chục ngôi đền, chỉ riêng với quần thể này đi một ngày không hết nổi. Vì đền chỉ là đích đến cuối cùng, nhưng bạn sẽ không thể bỏ qua những con đường đi dài thăm thẳm và ngoắt ngoéo với cây cỏ, với nước chảy, với nắng rơi, với những ngôi nhà truyền thống Nhật nằm chen lẫn với cỏ cây, tinh xảo đến từng chi tiết trên cánh cổng mỗi nhà mỗi khác, với không khí tĩnh lặng thanh tao, với thấp thoáng bóng Kimono trên những đường sỏi nhỏ. Đền Vàng thật ra là tên gọi của ngôi đền chính trong khu đền Kinkaku-ji, còn có tên gọi

là Shariden. Đền Vàng có ba tầng, được xây dựng theo ba phong cách: tầng một là Shinden-zukuri, phong cách cung điện, tầng hai là Buke-zukuri, phong cách nhà võ sĩ đạo samurai; và tầng ba theo phong cách đền Zen. Tầng hai và tầng ba của đền được dát vàng thật và ngói cũng được dát vàng. Màu vàng quyền uy của ngôi đền soi bóng xuống mặt hồ, trong ánh nắng vàng của buổi chiều là vẻ đẹp của một bức tranh không vẻ

Đối lập với ánh vàng chói lọi của Kinkaku-ji là ánh bạc trắng lóa của ngôi đền thờ chính trong quần thể Ginkaku-ji. Ở Ginkaku-ji, đi theo những con đường

đá nhỏ leo lên độ cao vài chục mét, từ đây có thể thấy điệp trùng những mái đền ẩn hiện giữa màu xanh cổ thụ.

Đền Bạc và đền Vàng là hai ngôi đền duy nhất ở Kyoto thu hút mắt nhìn du khách từ dáng vẻ sang trọng bên ngoài, và thật ra vàng và bạc cũng không phải là điều hấp dẫn nhất khi bạn đặt chân tới Ginkaky-ju hay Kinkaku-ji. Vậy điều gì mới là quan trọng nhất ở đây nếu chẳng phải là một triết lý về thế giới, về cuộc sống, về cái đẹp cuả người Nhật hiển hiện ở từng góc nhỏ trong quần thể đền đài này? Nước Nhật nhỏ, đất đai ít, những ngôi nhà Nhật Bản thấp bé (đôi khi bạn nhìn thấy những cái cửa ra vào tí hon như cửa vào nhà bảy chú lùn mà tự hỏi: người Nhật hiện đại ra vào với cái cửa đó như thế nào nhỉ?), nên họ luôn tìm cách chan hòa với thế gới chung quanh. Những ngôi đền luôn soi bóng xuống hồ nước, mái đền thấp thoáng dưới tán cây, chan hòa vào xung quanh mà không tìm cách nổi bật. Và những khu vườn Nhật bao giờ cũng trung thành với thẩm mỹ tự nhiên. Nó hoàn toàn trái ngược với những đền đài, cung điện kỳ vĩ của La Mã cổ đại giờ này dấu tích vẫn còn lừng lững giữa Roma. Nó hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp lồ lộ, phô trương của thế giới phương Tây.

Đền Bạc và đền Vàng của Kyoto là vẻ đẹp ẩn giấu, không dễ dàng thấy được trong phút hội ngộ ban đầu.

Đền Vàng trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình.

Ngôi đền thờ chính trong quần thể Ginkaku-ji.

Page 80: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu Xuân 2014

Điểm mặt phim TếtNhư thường lệ, mùa phim Tết năm nay, các nhà làm phim lại chú trọng khai thác mảng đề tài hài hước, với sự tham gia của nhiều “sao” trong làng giải trí.

HỨA HẸN NHIỀU HẤP DẪNCác bộ phim như: Hai lúa, Cô dâu đại

chiến 2, Năm sau con lại về… sẽ ra mắt khán giả trong dịp Tết Nguyên đán 2014 này. Nắm bắt được tâm lý của khán giả, hầu hết các nhà làm phim đều cố gắng đưa các ngôi sao ở các lĩnh vực khác như: hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, MC… vào phim để “hút” các fan đến xem nghệ sĩ của mình diễn xuất. Bộ phim Hai lúa (đạo diễn Lê Quang Hưng) sẽ được khởi chiếu vào dịp Tết Nguyên đán 2014 cũng không nằm ngoài “ý đồ” đó của nhà sản xuất phim. Phim có sự tham gia của danh hài Thuý Nga, hoa hậu Diễm Hương, người đẹp Phan Thị Mơ, Don Nguyễn, Sella Trương… Bên cạnh đó, sự góp mặt của ca sĩ “nhí” Phương Mỹ Chi (Á quân chương trình The Voice Kids 2013) – được cho là sẽ tiếp thêm sức hút cho bộ phim Hai lúa. Mặc dù chỉ đảm nhận vai nhỏ, nhưng với lợi thế có giọng hát dân ca ngọt ngào được “tận dụng” đưa vào bộ phim sẽ là chiêu hút khách của nhà làm phim Hai lúa khi ra rạp. Ngoài ra, MC Trấn Thành - cái tên đang được nhiều khán giả yêu mến trong giới showbiz vào vai Ba Trơn cũng được khán giả kỳ vọng trong phim Hai lúa. Với trí thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo pha lẫn hóm hỉnh trong vai trò MC của nhiều chương trình giải trí lớn trên truyền hình, hi vọng Trấn Thành sẽ “thổi luồng gió mới” vào phim Tết 2014. Ngoài những cảnh quay được thực hiện ở vùng sông nước tuyệt đẹp miền Tây, Hai lúa sẽ là bộ phim điện ảnh Việt Nam đầu tiên ghi hình tại thắng cảnh nổi tiếng thế giới Angkorwat (Campuchia), sẽ làm mãn nhãn khán giả.

Phim Năm sau con lại về hứa hẹn nhiều hấp dẫn khi diễn viên Lê Khánh có dịp tung hứng các với danh hài, diễn viên nổi tiếng như: Hoài Linh, NSƯT Việt Anh, NSƯT Thanh Thuỷ. Trang phục, trang điểm, khả năng diễn xuất cùng những cảnh quay đẹp được thực hiện tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (TP. Hồ Chí Minh) hy vọng sẽ là “bữa tiệc” nghệ thuật ngon phục vụ khán giả trong những ngày nghỉ Tết.

Tiếp nối sự thành công của bộ phim Cô dâu đại chiến (phim Tết năm 2011), đạo diễn Victo Vũ tiếp tục sẽ cho ra mắt Cô dâu đại chiến 2 vào dịp Tết năm nay. Ở phần 2 này, phim có sự tham gia của các diễn viên, ca sĩ, người mẫu: Bình Minh, Vân Trang, Lan Phương, Maya, Lê Khánh, Hoàng Bách, Yu Dương… Nội dung bộ phim xoay quanh câu chuyện về cuộc “truy tìm” người đàn ông hoàn hảo của Ngọc (diễn viên Lan Phương đóng). Sở hữu trái tim của Việt (người mẫu Bình Minh thủ vai), một anh chàng bảnh bao, giàu có nhưng Ngọc vẫn luôn cảm thấy có gì đó bất ổn trong tình cảm của mình. Đứng trước một đám cưới hoành tráng đang cận kề, Ngọc vẫn trăn trở liệu Việt có đích thực là người đàn ông dành cho cô. Ngọc tìm thấy cơ hội giải đáp những thắc mắc xoay quanh chàng trai của đời mình khi gặp hội Góa Phụ Áo Đen - một “băng nhóm” gồm những thiếu phụ bí ẩn… Ngoài những cảnh quay đẹp, lãng mạn, phim Cô dâu đại chiến 2 còn kết hợp cả âm nhạc, vũ đạo, hành động, hài, trinh thám… là những điều hấp dẫn khán giả trong mùa phim Tết này.

THÔNG ĐIỆP TỪ TIẾNG CƯỜIĐạo diễn Trần Ngọc Giàu từng chia sẻ

rằng, khán giả ngày càng kỹ lưỡng trong việc thưởng thức những tác phẩm điện ảnh. Những bộ phim có nội dung hay, mang tính nhân văn sâu sắc xen lẫn yếu tố hài hước được đông đảo công chúng đón nhận. Nội dung bộ phim Năm sau con lại về (đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu) nói về cô con dâu Việt Kiều (do diễn viên Lê Khánh thủ vai) và chồng của mình (do Qúy Bình đóng) về Việt Nam thăm cha mẹ chồng. Do lo sợ con gái mình không thích ứng được cuộc sống nơi thôn quê nên ông bà Lương (NSƯT Việt Anh, Thanh Thuỷ đóng) phải “dựng cảnh” và thuê căn hộ cao cấp để đón con. Được ông Sáu “xe ôm” (danh hài Hoài Linh thủ vai) – người hàng xóm tốt bụng đã tham gia “bưng bít” kế hoạch “giả trúng số” của ông bà Lương: từ việc thuê ngôi nhà khang trang đến việc giúp ông Lương hoàn thành vai chủ nhà hàng cao cấp… Nhưng đằng sau lớp vỏ hào nhoáng của đôi vợ chồng già là một cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, khó khăn. Chỉ vì muốn con vui mà họ dựng nên màn kịch che mắt này. Phim đan xen những tình

huống dở khóc, dở cười là những khoảng lặng khiến khán giả xúc động. Qua đó, giúp khán giả hiểu được phần nào về tấm lòng cao cả của các bậc sinh thành, để biết yêu thương, sẻ chia, quan tâm đến cha mẹ hơn.

Với bộ phim Hai lúa, sẽ cho khán giả thấy vì hoàn cảnh trái ngang, Hai Lúa buộc phải dấn thân làm một cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ. Không chỉ phiêu bạt ở vùng sông nước và đồi núi, Hai Lúa còn đi lạc qua tận đất nước Campuchia. Trong hành trình phiêu bạt của mình, Hai Lúa còn có hai người bạn đồng hành “kì quặc”. Chính “bộ ba” này đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười và mở ra thông điệp: “Trong cuộc sống cần phải chân thành, yêu thương mọi người và giúp nhau vượt qua khó khăn”.

Khán giả Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có cơ hội được thưởng thức các bộ phim Tết 2014 như: Hai lúa, Cô dâu đại chiến 2, Năm sau con lại về… tại rạp chiếu phim Việt Phú (7 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu), Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng (32 Đồ Chiểu, TP. Vũng Tàu), rạp chiếu phim Bà Rịa (TP. Bà Rịa) cùng nhiều rạp chiếu phim tư nhân khác trên địa bàn tỉnh.

Trấn Thành (bên trái), Tấn Beo và NSƯT Thanh Nam (bên phải) trên phim trường phim “Hai lúa”.

THI PHONG

Một cảnh trong phim “Cô dâu đại chiến 2”. Một cảnh trong phim “Năm sau con lại về”.

20142014Giáp Ngọ

35