Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

75

Click here to load reader

description

Bản tin cà phê tháng 11-2012

Transcript of Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

Page 1: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

1 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

TIN TỨC

1.Tin trong nước Cà phê Buôn Ma Thuột đăng ký bảo hộ tại Thái Lan

Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuật tại Thái Lan.

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một chứng nhận tập thể, cho phép những nhà sản xuất trong khu vực nhất định sử dụng chung thương hiệu được bảo hộ của khu vực đó. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm tránh tính trạng thương hiệu bị chiếm dụng, rút kinh nghiệm

từ bài học khi Nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.Ltd (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc từ 2010 và được độc quyền sử dụng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trong vòng 10 năm. Đây là nhãn hiệu đầu tiên của Việt Nam và cũng là nhãn hiệu ASEAN đầu tiên đăng ký xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Thái Lan. Được biết, sau Thái Lan, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) sẽ tiếp tục có đơn xin bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến 16 nước ở trong khu vực và trên thế giới. Hỗ trợ giống tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Việt Nam vừa ra thông báo về việc thực hiện hỗ trợ giống tái canh cây cà phê cho doanh nghiệp và người trồng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

Nghị quyết Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam thống nhất việc tiếp tục hỗ trợ hạt giống và cây giống miễn phí cho doanh nghiệp và người trồng cà phê, phục

vụ công tác tái canh tại khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê có đủ tiêu chí có thể đăng ký để nhận sự hỗ trợ của Hiệp hội (Download Thông báo). Các đơn vị được nhận hỗ trợ phải đáp ứng đủ tiêu chí: Những đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết trồng cà phê sạch 4C có diện tích tối thiểu 1000 ha (diện tích này được nhà nước giao hoặc sổ nhà nước cấp, giấy chứng nhận hợp lệ về đất canh tác thuộc

Page 2: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

2

gia đình quản lý); Những đơn vị vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất khẩu cà phê trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên;

Các diện tích trồng cà phê được hỗ trợ giống nêu ở trên phải nằm trong quy hoạch cần tái canh của địa phương. Tổng diện tích cà phê toàn vùng Tây Nguyên có khoảng 500.000ha, số diện tích cà phê này chủ yếu tập trung tại hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng. Toàn bộ diện tích cà phê này đều ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, với việc đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng gần 1 triệu tấn cà phê nhân chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng cà phê của cả nước. Tuy nhiên, diện tích cà phê ở Tây Nguyên đều có tuổi đời từ 20 đến 30 năm khai thác, sản lượng và năng suất của diện tích cà phê này đang có dấu hiệu giảm dần theo từng niên vụ… Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên, hiện diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao (trên 100.000ha), khoảng 30% tổng diện tích trồng cà phê hiện nay của cả nước. Tiếp theo, do phần lớn diện tích cà phê ở Tây Nguyên đã và đang già cỗi cho năng suất, sản lượng thấp, trong khi đó việc chặt phá cà phê thay bằng hồ tiêu ngày một tăng cao. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cà phê của khu vực trong niên vụ 2012-2013 và các niên vụ tiếp theo.

2. Tin thế giới Sản phẩm cà phê cao cấp mới: Xu hướng và cơ hội

Trong khi có những nguồn tin và quan điểm cho thấy tiêu thụ cà phê đang chậm dần hoặc thậm chí giảm ở những thị trường truyền thống như Italia và Hoa Kỳ do một số yếu tố, trong đó có nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, nhưng dường như vẫn có một xu hướng đối lập khi tiêu thụ mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng trưởng ở những nước mới nổi và đang phát triển như Braxin, Mexico, Colombia và Indonesia. Đó là nhận định của Bản tin chuyên ngành cà phê của Braxin -P&A Coffee Newsletter.

Rõ ràng là kinh doanh cà phê đang có sự thay đổi lớn ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Người tiêu dùng ở những khu vực này dường như đang thay đổi thói quen tiêu thụ cà phê, đôi khi theo hướng lựa chọn những sản phẩm kém đắt đỏ hơn như các mặt hàng cà phê tư nhân của các nhà bán lẻ (Costco, Wal Mart, Carrefour) hoặc số lần tới các cửa hàng cà phê trong tuần ít hơn trước đó. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhập khẩu cà phê

Page 3: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

3 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

của các nước Tây Ban Nha, Italia và Pháp trong thời kỳ từ tháng 10/2011 tới tháng 5/2012 giảm so với cùng kỳ năm 2010/2011. Lượng tồn kho cà phê Arabica trên sàn giao dịch ICE New York đạt mức cao trong khi tồn kho cà phê Robusta tại sàn giao dịch LIFFE-London hầu như giảm đã chứng tỏ nhu cầu cà phê Arabica suy yếu trong khi nhu cầu lại tăng trưởng đối với cà phê Robusta rang xay và pha trộn. Một bức tranh hoàn toàn khác ở các nước sản xuất cà phê truyền thống dọc phía Trung & Nam Mỹ và Châu Á, nơi tiêu thụ cà phê bùng nổ không chỉ thể hiện qua số liệu tăng trưởng mà còn thể hiện rõ xu hướng sôi động và mạnh mẽ. Sự phát triển nhanh chóng tầng lớp trung lưu ở các nước như Braxin, Mexico và Ấn Độ đã tạo ra hàng triệu khách hàng sử dụng cà phê trong số các sản phẩm khác nữa. Ngày càng có nhiều người có thu nhập sẵn sàng mua sắm để mong muốn có những trải nghiệm mới hoặc làm cho họ cảm thấy thỏa mãn hơn. Nhìn chung, đó là xu thế hướng tới những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn và cà phê không phải là một mặt hàng ngoại lệ.

Ở những khu vực này, người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm đem lại lợi ích, kỹ thuật, chức năng hoặc cảm xúc cho họ. Đối với cà phê, người tiêu dùng khi uống cà phê luôn mong muốn một trải nghiệm đẹp, có thể ở quán cà phê hoặc tại nhà. Các cửa hàng cà phê phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico và El Salvador và thường được nhìn nhận là những nơi đem đến cảm xúc khát vọng, đặc biệt đối với nhóm người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu. Ở các cửa hàng đó, thanh niên và người lớn có thể lựa chọn những sản phẩm cà phê đắt tiền hơn như cà phê Espressos, Lattes Machiattos chất lượng cao trong một không gian hấp dẫn. Đối với phân khúc tại nhà và ở cơ quan, các loại máy pha cà phê sẵn theo liều lượng như Senseo, Nespresso, Dolce Gusto đang là niềm mơ ước của những người tiêu dùng. Nguyên liệu sử dụng cho các loại máy pha cà phê này là các sản phẩm cà phê dạng viên nén (pod, capsule) đem đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm cà phê hoàn toàn mới: chất lượng, tiện lợi và đổi mới và có thể chia sẻ những trải nghiệm này với bạn bè và gia đình. Được đóng trong những viên nén là những loại cà phê hảo hạng từ khắp nơi trên thế giới. Cách thưởng thức cà phê này được cho là sành điệu và những sản phẩm cà phê này đại diện cho một xu hướng mới trong tiêu dùng cà phê: sản phẩm tiêu dùng cao cấp.

Ngày càng nhiều những người tiêu dùng tầng lớp trung lưu có điều kiện và mong muốn mua những sản phẩm cao cấp. Những người được gọi là người tiêu dùng “cao cấp mới” mong muốn chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao hơn. Họ sẽ mua sản phẩm ở mức giá cao một khi họ nhận thấy lợi ích của sản phẩm. Đó là mô hình có thể nhận thấy ở một số loại sản phẩm từ sản phẩm sữa chua tới bia, từ điện thoại cầm tay tới tủ lạnh. Đối với mỗi người tiêu dùng, có thể họ thấy một hoặc nhiều một vài sản phẩm mà họ cảm thấy đáng giá để mua. Một số sản phẩm có thể là chiếc máy giặt công nghệ cao, có thể là chuyến du thuyền đi nước ngoài và cũng có thể là một chiếc máy pha cà phê với thiết kế đổi mới.

Ở hầu hết các nước sản xuất cà phê, việc uống cà phê đã là một thói quen truyền thống, một nghi lễ trong gia đình đem đến sự sung túc và xu hướng sản phẩm cà phê cao cấp mới đem đến nhiều triển vọng trong kinh doanh cà phê. Thường được cho là sản phẩm phổ biến, nhưng với một vài khác biệt và sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, cà phê có thể

Page 4: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

4

được chuyển thành một sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng, thu hút khách hàng và tạo lợi nhuận cho cả hệ thống sản xuất và kinh doanh cà phê.

Sản lượng cà phê Indonesia sẽ tăng trong niên vụ 2012/2013

Theo nguồn tin Reuter, sản lượng cà phê của Indonesia dự đoán sẽ tăng gần 13% trong niên vụ 2012-2013 (kết thúc vào tháng 9/2013) nhờ thời tiết tốt, nhưng nhu cầu của các nhà rang xay trong nước tăng có thể sẽ đẩy mức tiêu thụ và nhập khẩu của nước này lên cao. Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự đoán sản lượng cà phê của Indonesia sẽ đạt 9,7 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ này, tăng so với 8,620 triệu bao niên vụ 2011/2012.

Hơn 30% sản lượng cà phê của Indonesia sẽ được tiêu thụ nội địa. Indonesia là nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ hai thế giới, sau Việt Nam và sản lượng cà phê robusta của hai nước này chiếm khoảng 23% tổng sản lượng toàn cầu. Cà phê robusta có thể được trộn với cà phê hạt arabica để tạo ra loại cà phê pha có chi phí thấp hơn hoặc được sử dụng để chế biến thành cà phê hòa tan.

Group Sopex, một hãng giao dịch hàng hóa lớn, cho biết: "Trong vòng thập niên tới, tiêu thụ cà phê của Indonesia có thể sẽ tăng và chiếm tới 75% tổng sản lượng cà phê robusta của nước này. Chính phủ cần tập trung vào chương trình tái trồng trọt để tăng năng suất cà phê. Hiện nay, năng suất cà phê của Indonesia đạt dưới 1 tấn (MT)/ha nhưng với những loại giống mới, năng suất có thể lên tới khoảng 1,3 tấn/ha”.

Theo một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tiêu thụ cà phê của Indonesia dự đoán sẽ tăng lên tới 3,2 triệu bao trong niên vụ 2012/2013. USDA cũng ước tính tiêu thụ cà phê của Indonesia ở mức 2,355 triệu bao trong niên vụ 2011/2012, tăng so với 1,7 triệu bao niên vụ trước đó.Trong khi đó, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đưa ra con số tiêu thụ cà phê của nước này trong niên lịch 2011 là 3,33 triệu bao, không đổi so với năm 2008.

Group Sopex cho biết: "Thị trường cà phê trong nước tại Indonesia sẽ cạnh tranh hơn. Do tiêu thụ trong nước ngốn hết phần sản lượng nên xuất khẩu sẽ giảm và trong tình hình đó, tất nhiên là Indonesia sẽ phải nhập khẩu một số lượng lớn hơn cà phê từ Việt Nam, chỉ trừ khi nước này có những biện pháp thích hợp”. Các nhà kinh doanh cho rằng, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến như PT Mayora Indah đang sử dụng nhiều cà phê hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm như bích quy và kẹo có hương vị cà phê tại thị trường nội địa và các thị trường nước ngoài. Hiệp hội Cà phê Indonesia cũng cho rằng, sản lượng cà phê của nước này không ổn định.

Page 5: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

5 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Trong khi đó, mức tiêu thụ lại tăng vững từ 3-5% hàng năm. Nhập khẩu của Indonesia trong năm 2011 là 15.000 tấn cà phê, nhưng lượng nhập khẩu đã tăng lên tới 46.000 tấn trong 8 tháng đầu năm nay. Mặc dù triển vọng sản lượng cà phê tăng, nhưng nhu cầu vững mạnh của các nhà rang xay cà phê cũng giữ cho giá cà phê Indonesia cao tại Sở giao dịch kỳ hạn Luân Đôn. Lượng mưa nhiều đã phá hủy vụ cà phê trong năm 2011/2012 tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung và giá đạt mức cao kỷ lục 550 USD. Cà phê robusta tại Việt Nam hạ giá do nguồn cung cao. Việt Nam đang vào niên vụ mới và trong niên vụ 2011/2012 Việt Nam đã đạt sản lượng kỷ lục khoảng 1,6 triệu tấn cà phê. USDA đưa ra con số dự báo sản lượng cà phê của Indonesia trong niên vụ này là 9,7 triệu bao, tăng 1,4 triệu bao do điều kiện gieo trồng thuận lợi sau 2 niên vụ bị ảnh hưởng bởi mưa lụt.

Thái Lan sản xuất cà phê từ phân voi

Cà phê voi, một loại cà phê độc đáo được sản xuất từ phân voi, đã được bán tại một chuỗi khách sạn cao cấp ở Thái Lan.

Cà phê voi thương hiệu “Black Ivory” có mùi vị đặc biệt êm dịu được làm từ các hạt cà phê đã qua quá trình tiêu hóa và thải ra từ phân của các chú voi Thái Lan.

Tuy nhiên, giá cà phê voi không hề rẻ. Theo tin từ AFP, hệ thống khách sạn The Anantara

Hotels, Resorts and Spas của Thái Lan cho biết cà phê voi “được tinh chế tự nhiên” này có

mức giá cao chóng mặt là 1.100 USD/kg và là một trong những loại cà phê đắt nhất trên thế giới.

Khách sạn này bán cà phê voi pha chế với giá khoảng 25 USD/cốc. Họ cho biết: “Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trong quá trình tiêu hóa, những enzme ở trong dạ dày voi đã phá vỡ protein trong cà phê. Vì protein là một trong những yếu tố tạo nên độ đắng của cà phê, nên nếu ít protein nghĩa là cà phê hầu như không đắng”. “Các chú voi ăn các quả cà phê và thải ra phân, sau đó những người quản tượng sẽ tách hạt cà phê trong phân voi và phơi dưới ánh nắng mặt trời”. Qúa trình sản xuất này được thực hiện tại một trung tâm cứu hộ voi của khách sạn này ở phía bắc Thái Lan, nơi có 30 con voi đang được nuôi sống. Cà phê voi Black Ivory không phải là loại cà phê mới lạ đầu tiên được đưa ra thị trường trong những năm qua. Cà phê chồn đã được sản xuất ở Việt Nam, Philippin và Indonesia. Một cửa hàng cà phê ở New York bán cà phê chồn với giá 748 USD/kg. Ở Việt Nam, Công ty Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn của riêng mình với tên gọi Weasel. Mỗi kg cà phê Weasel có giá 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak của Indonesia, được rao dưới 600 USD một kg. Tuy nhiên, đại diện của Công ty Trung

Page 6: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

6

Nguyên cho biết, dù Việt Nam có sản xuất cà phê chồn, thậm chí có loại hảo hạng, nhưng cho đến nay cà phê Kopi Luwak của Indonesia vẫn nổi tiếng là đắt nhất thế giới và được nhiều người biết đến hơn. Cà phê cũng không phải là một loại đồ uống duy nhất được sản xuất qua phân động vật. Vào đầu năm nay, một thương nhân của Trung Quốc thông báo đang có kế hoạch bán chè xanh hữu cơ được sản xuất qua phân gấu trúc với giá hơn 200 USD/cốc. Người Châu Âu cắt giảm chi tiêu cà phê

Trên toàn khu vực Châu Âu, người tiêu dùng đang từ bỏ thói quen lui tới các quán cà phê hàng ngày vì phải lưu tâm tới những vấn đề của cuộc sống như thất nghiệp, cắt giảm tiền lương và những khoản thuế cao hơn cả thu nhập của hộ gia đình. Theo hãng tin Bloomberg, trong khi tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở khu vực Châu Âu vẫn ở mức cao nhất

thế giới thì nhu cầu lựa chọn các sản phẩm ít tốn kém đang gia tăng. Xu hướng này đã tác động đảo ngược thị trường cà phê khi nhu cầu cà phê Arabica từng được ưa chuộng đã được bán ở mức cao hơn nhiều so với sản phẩm robusta trong hơn hai năm qua. Giá hạt cà phê Arabica đã giảm 30% trong năm nay trong khi giá cà phê Robusta đã tăng tới 18%. Các thương nhân cho rằng đó là do sự chuyển đổi nhu cầu ở Châu Âu. Sự chênh lệch giá của hai loại cà phê này hiện đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009, khi Châu Âu bắt đầu gặp vấn đề về khủng hoảng nợ công. Cà phê roubusta dễ dàng phát triển hơn so với cà phê arabica do giá rẻ hơn, và thường được dùng trong cà phê hòa tan hoặc trộn vào cà phê nhằm giảm chi phí. Hạt cà phê arabica thường chỉ dành cho những người sành uống cà phê và được bán ở các nhà hàng cà phê. Ông James Hearn, người đứng đầu ngành nông nghiệp ở Trung tâm môi giới Marex Spectron cho biết: “Không thể biết chắc liệu người tiêu dùng Châu Âu có chuyển sang dùng loại cà phê pha trộn đắt tiền hơn trong thời gian tới”. Ông cho rằng, cà phê trộn có hàm lượng robusta cao có giá rẻ hơn, và người tiêu dùng có vẻ hài lòng với hương vị của nó. Ông Nelson Sanchez, 43 tuổi bị sa thải tại một công ty xây dựng cách đây 18 tháng và tự coi mình là rất may mắn vì đã tìm được một công việc tại một khu căn hộ ở trung tâm Madrid. Nhưng khi tiền lương hàng tháng của ông ấy giảm từ 1500 euro xuống còn 910 euro, thì ông ấy đã thôi lui tới các quán cà phê.

Page 7: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

7 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Theo dự đoán, một số người không đành lòng từ bỏ thú vui uống cà phê của mình. Ông Ángel López Castillo, một đại lý du lịch 67 tuổi, nói rằng ông vẫn có thể dành một vài euro cho thói quen uống cà phê hàng ngày của mình. Theo ông Joe Simrany, Chủ tịch Hiệp hội Chè Hoa Kỳ, chè là loại đồ uống rẻ nhưng khó có khả năng thay thế được cà phê. Chè cũng khó có chỗ đứng trên thị trường do chịu tác động của tình hình khủng hoảng kinh tế Châu Âu. Ngoại trừ các quốc gia như Ai-len và Vương Quốc Anh…, chè không phải là đối thủ mạnh đối với cà phê ở Châu Âu. Nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha giảm 6,6%, nhập khẩu của Italia giảm 2,9%. Trong khi đó, Đức và Pháp có tăng trưởng nhập khẩu cà phê đạt 0,4% và 1,3%. Theo Tố chức Cà phê Quốc tế (ICO), nhập khẩu của EU mỗi năm chiếm hơn ½ sản lượng cà phê sản xuất trên thế giới. Một chủ cửa hàng cà phê ở Thủ đô Milan cho hay “Kể từ đầu năm hầu hết lượng khách hàng thường xuyên của cửa hàng đã ít uống cà phê giảm từ 4 ly xuống còn 2 ly một ngày”. Giờ đây, thay vì mời nhau uống một ly cà phê cappuccino hay một loại đồ uống có giá đắt hơn, thì họ chỉ mời nhau một ly cà phê espresso. Đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các thương nhân trong những công ty kinh doanh lớn cho biết họ nhận thấy sự tăng trưởng đối với nhu cầu cà phê robusta. Sự thay đổi đó từ một năm trước đây, khi giá cà phê arabica tăng cao trong vòng 14 năm trở lại đây và những cơ sở rang cà phê đã trộn thêm nhiều cà phê robusta hơn để ứng phó với các chi phí cao hơn. Cuối tháng 7/2012, lượng tồn kho cà phê Arabica được xác nhận đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2010, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang suy giảm. Lượng tồn kho cà phê robusta đạt mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Theo một nghiên cứu của Euromonitor International, tâm lý gia tăng tiết kiệm đã chiếm phần lớn trong thói quen của nhiều người tiêu dùng Tây Ban Nha, đồng nghĩa với việc người Tây Ban Nha sẽ tìm kiếm và thay thế bằng các loại cà phê có giá thấp hơn trong năm nay.

Page 8: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

8

Thế giới sẽ thiếu hụt cà phê robusta trong niên vụ 2012-2013

Dự đoán nhu cầu cà phê robusta vào niên vụ 2012-2013 (bắt đầu từ tháng 10/2012) ở hầu hết các quốc gia sẽ vượt quá nguồn cung, nguyên nhân do tiêu thụ cà phê trên thế giới gia tăng và sản lượng cà phê giảm sút ở Việt Nam, nước trồng cà phê lớn nhất thế giới. Hãng tin Bloomberg trích lời nhận định của Công ty nghiên cứu và kinh doanh cà phê Amtrada Holding BV, chủ sở hữu hãng cà phê Nedcoffee BV tại Amsterdam.

Khác với cân bằng cung cầu trong niên vụ 2011-2012, sản lượng cà phê hạt robusta, được sử dụng chế biến cà phê hòa tan và cà phê espresso trong niên vụ này sẽ thiếu hụt so với lượng tiêu thụ khoảng 300.000 bao (loại 60kg). Tiêu thụ cà phê robusta trên toàn cầu sẽ tăng 3% trong niên vụ này, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của cà phê arabica. Tình hình nguồn cung cà phê robusta sẽ bị thắt chặt do sản lượng nước sản xuất lớn nhất thế giới là Việt Nam sẽ giảm. Dự đoán, sản lượng cà phê tại Việt Nam sẽ giảm từ 1,6 triệu tấn trong niên vụ 2011 - 2012 xuống còn 1,3 triệu tấn (21,7 triệu bao) trong niên vụ 2012 -2013. Giá cà phê robusta đã tăng 19% trong năm nay do nhu cầu gia tăng tại các thị trường mới nổi và các quốc gia sản xuất cà phê. Các nhà rang xay cà phê tại các thị trường truyền thống tại Châu Âu và Mỹ có xu hướng tăng sử dụng cà phê rubusta thay cho cà phê arabica vì cà phê arabica đã tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Ông Hendriksen cho biết: “Đã có nhu cầu tiêu thụ cà phê 3 trong 1 (cà phê, đường và sữa) ở những thị trường mới và những sản phẩm này được chế biến từ cà phê robusta. Nhu cầu tiêu thụ cũng tăng cao ở các thị trường khác tại Châu Âu và Mỹ và giá bắt đầu tăng lên”. Xu hướng tăng sử dụng cà phê robusta Theo dữ liệu của Bloomberg cung cấp, các hãng rang xay cà phê trước kia đã sử dụng cà phê hạt robusta dường như không có dấu hiệu muốn quay trở lại với cà phê arabica ngay kể cả khi chênh lệch giá giữa hai loại đã giảm 49%, xuống còn 74,1611 UScents/pound trong năm nay. Ước tính tiêu thụ cà phê robusta trong niên vụ 2011-2012 đã tăng 5 triệu tấn so với niên vụ trước đó. Tại các thị trường châu Âu cũng như thị trường Mỹ, người tiêu dùng đang hướng đến các loại cà phê giá rẻ hơn, điều đó làm cho nhu cầu của cà phê robusta gia tăng. Tại sao người tiêu dùng phải trở về với cà phê arabica khi mà cà phê robusta đã được công nhận về chất lượng?

Page 9: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

9 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Sản lượng cà phê Việt Nam giảm Trong niên vụ tới, sản lượng cà phê sẽ giảm sau khi đã đạt mức kỷ lục vào niên vụ 2011 – 2012, nguyên nhân là do mưa khiến hoa nở sớm và quả chín không đều. Amtrada Holding BV đã mở một nhà máy chế biến cà phê tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Mỗi năm công ty này chế biến khoảng 130.000 tấn cà phê.

Các điểm đến lý tưởng để thưởng thức cà phê trên thế giới

Tờ tin tức du lịch của Hoa Kỳ (US News Travel) giới thiệu một số điểm đến lý tưởng trên thế giới dành cho những người yêu thích cà phê. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Trà là đồ uống phổ biến tại các quán cà phê của Istanbul. Nhưng nhờ giới giàu có Thổ Nhĩ Kỳ, cà phê đen đã được truyền cảm hứng tới các thành phố và ở đó cà phê là thức uống được ưu thích. Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không đưa Istanbul, một thủ đô đậm chất văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ, vào danh sách những điểm đến để thưởng thức cà phê. Để làm một ly cà phê ngậy và đậm chất Thổ Nhĩ Kỳ, những chuyên gia pha chế rang và xay hạt cà phê thành bột mịn rồi đun với nước, đôi khi cho thêm cả đường. Hỗn hợp sau khi đã sôi được đổ vào một ly nhỏ, cuối cùng chờ cho lắng xuống trước khi sử dụng. Pari, Pháp

Có thể có những người phàn nàn rằng cà phê pha tại Pari không có gì đặc biệt, hạt bị rang xay quá mức và các máy pha chất lượng thấp. Mặc dù vậy, những quán cà phê của Pari vẫn thật quyến rũ. Ở đó bạn được ngồi thưởng thức trong những không gian mở, tràn đầy không khí, và cà phê hơi (espresso) bốc lên. Thời gian dường như chậm lại. Bạn nhấp nháp tách cà phê cùng dòng suy nghĩ và những câu chuyện bất tận.

Tel Aviv, Israel Thành phố ven biển của Israel tràn ngập các quán cà phê. Họ bán cà phê đá vào mùa hè và cà phê nóng vào mùa đông. Tách cà phê nóng của Israel có sắc đen, đậm đà và rất béo, gần giống với cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Ngồi nhâm nhi một tách cà phê, người uống sẽ đắm mình vào văn hóa cà phê của Tel Aviv. Với không khí thoải mái giống như những bãi biển trong thành phố, tại các quán cà phê ở Tei Aviv, du khách vừa thưởng thức cà phê vừa được nghe những điệu đàn tăng rung êm dịu. Kailua – Kona, Big Island, Hawaii

Page 10: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

10

Quần đảo thuộc Thái bình dương được biết đến không chỉ về vẻ đẹp mà còn là nơi có loại cà phê ngon và đắt nhất thế giới. Đất núi lửa và điều kiện thời tiết tại Hawaii tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cà phê Kona. Tại đây, du khách có thể tham quan các đồn điền cà phê Arabica như Thunder Mountain và Greenwell. Cả hai đều gần thị trấn ven biển Kailua-Kona. Để thưởng thức một tách cà phê, tất cả mọi việc du khách cần làm chỉ là gọi điện cho phục vụ phòng của khách sạn. Seattle, Washington Có lẽ không có gì bất ngờ khi khẳng định Seattle là một trong những nơi có văn hóa cà phê nổi bật nhất thế giới. The Java titan, Starbucks đã khởi đầu tại đây. Trở lại năm 1971, quán cà phê hàng đầu đã mở cửa tại thị trường Pike Place. Trong thành phố tràn ngập các quán cà phê, trong đó có nhiều quán do địa phương sở hữu. Theo Daily Beast, với mỗi 100.000 người dân ở Seattle thì lại có 35 quán cà phê, khiến nơi đây tỷ lệ quán cà phê trên dân số cao nhất cả nước. Melbourne, Australia Melbourne được coi là trung tâm về cà phê của Australia, thành phố tự hòa với một loạt các cửa hàng phục vụ loại cà phê Java nổi tiếng thế giới. Thậm chí người Úc còn có hẳn một ấn phẩm cho cà phê là Melbourne Review, dành riêng cho việc thống kê và so sánh các cửa hàng cà phê trong thành phố. Du khách sẽ nhận ra các cứa hàng cà phê ở Melbourne rất đa dạng và kết hợp nhiều phong cách. Ví dụ cửa hàng Proud Mary nằm bên cạnh một nhà kho và bán cà phê phin lạnh, trong khi quán Lygon Street Café phục vụ cà phê phong cách Italia cùng với một chiếc bánh Tiramisu. Havana, Cuba Tại Havana, du khách có thể thưởng thức cà phê Cubano, được pha chế từ cà phê espresso và đường Demerara để tạo nên loại cà phê có hương vị khá mạnh. Nếu thích hương vị cà phê nhẹ nhàng hơn, du khách nên thử loại cà phê Cortadito, được pha chế từ cà phê espresso và sữa. Tại quán Café de las Infusiones, du khách có thể thưởng thức những tách cà phê hấp dẫn ở ngoài trời. Với những người yêu thích cà phê, thì xuất xứ là rất quan trọng, và du khách sẽ rất yên tâm khi được biết rằng nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê tại đây được lấy từ vùng núi Escambray và Sierra Maestra của Cuba. Lisbon, Bồ Đào Nha

Giống như nhiều thành phố khác trong danh sách, Lisbon cũng có một thương hiệu cà phê riêng. Cà phê Bica sánh ngang với cà phê Thổ Nhĩ Kỳ về độ mạnh, chứa nhiều nước hơn cà phê espresso. Để thưởng thức một tách cà phê tại đây, du khách cần vào một quầy cà phê (pasteleria), nơi có phục vụ cả loại bánh nướng hảo hạng đặc trưng của thành phố được gọi là Pastel de nata. Chỉ một quãng đường sắt qua núi từ trung tâm thành phố, du khách sẽ tìm thấy các quầy cà

Page 11: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

11 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

phê này dọc theo đường Rua Dom Pedro V trong khu phố Lisbon's Barrio Alta. Addis Ababa, Ethiopia "Quê hương của cà phê" chắc chắn bảo đảm một vị trí trong danh sách. Tham gia vào một buổi lễ cà phê, du khách dường như tìm thấy chính mình ở thủ đô của Ethiopia. Để thể hiện sự tôn trọng hay tình bạn, người Ethiopia mời khách về nhà của họ vào những dịp nghi lễ riêng. Khi đó người ta rang xay hạt cà phê và ủ trong một chiếc nồi đất có tên là "jebena". Tại Addis Ababa, cà phê được uống với đường, nhưng ở các vùng nông thôn, người ta thêm muối vào. Nếu bạn không nhận được một lời mời đến một buổi lễ riêng, hãy đến các quán cà phê trong thành phố để thưởng thức một tách cà phê Tomaco mang phong cách Italia. Santa María de Dota, Costa Rica Costa Rica coi hạt cà phê là “hạt vàng” của họ bởi vì nó đã đem lại rất nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế địa phương. Kể từ thế kỷ 18, vùng đất Trung Mỹ này đã gieo trồng cà phê Arabica và tới nay loại cà phê này đã trở nên phổ biến nhất. Tại đây, du khách nên đến thăm các đồn điền cà phê tại Santa María de Dota ở Trung Costa Rica. Thị trấn miền núi nhỏ này nằm giữa những vườn cà phê rợp lá, là một nơi bình yên và rất lý tưởng để nhâm nhi một tách cà phê. Rome, Italia Du khách không cần phải đi xa để tìm một quán cà phê ở Rome. Thành phố sôi động này phát triển mạnh về cà phê, với nhiều loại như cappuccinos, macchiatos, cà phê hơi và nhiều loại khác. Cũng giống như mì ống và những bức tranh, cà phê của Italia cũng được xem là nghệ thuật. Việc lựa chọn nguyên liệu, chọn máy pha, thậm chí trang trí đồ uống cũng được thực hiện rất kỹ lưỡng. Theo lời khuyên của những người sành cà phê, nếu muốn thưởng thức loại loại cà phê ngon nhất, du khách nên đến quán Sant'Eustachio, tại đây phục vụ cà phê hữu cơ. Có thể tìm thấy quán cà phê nổi tiếng này ở gần đền Pantheon.

Page 12: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

12

Diễn biến giá cả thị trường cà phê thế giới tháng 10/2012 Giá hai loại cà phê Arabica và Robusta đều giảm trong tháng 10/2012. Trong sáu tháng qua, chỉ số giá tổng hợp ICO (giá tổng hợp theo đánh giá của Hiệp hội cà phê thế giới – ICO) chủ yếu duy trì trong khoảng 140 – 160 US cents/lb, vào tháng 10 là 147,12 US cents/lb, mức giá cao thứ hai trong vòng hơn hai năm qua. Niên vụ 2012/2013 đã bắt đầu ở các quốc gia xuất

khẩu. Trên cơ sở các thông tin hiện có, tổng sản lượng ước tính đạt khoảng 147 triệu bao, nhiều hơn so với 134,5 triệu bao trong niên vụ 2011/2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này có thể được giải thích là do niên vụ sau nằm trong chu kỳ sản lượng cao của cà phê Arabica ở Brazil (chu kỳ hai năm một lần). Sản lượng tại Việt Nam trong niên vụ 2011/2012 đạt hơn 24 triệu bao, tăng 23,6% so với niên vụ trước đó. Tại Honduras và Peru, sản lượng cũng được ghi nhận đạt mức cao. Sản lượng cà phê Robusta trên thế giới niên vụ 2011/2012 đạt mức kỷ lục 53,3 triệu bao. Tiêu thụ cà phê của thế giới trong năm 2011 đạt khoảng 139 triệu bao và dự kiến sẽ tăng nữa trong năm 2012. Do đó cần phải cân đối chặt chẽ cung/cầu. Tháng 9/2012, các quốc gia xuất khẩu đã xuất đi khoảng 7,9 triệu bao, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 7,7 triệu bao, nâng tổng khối lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2011/2012 tăng thêm 3% so với niên vụ 2010/2011, đạt mức 107,8 triệu bao, đây là mức cao nhất từng được ghi nhận. Xuất khẩu cà phê Robusta đạt 41,8 triệu bao, chiếm 38,8% xuất khẩu của thể giới, trong khi đó xuất khẩu cà phê Arabica đạt, giảm 2,6% so với niên vụ 2010/2011. Biểu đồ 1: Diễn biến chỉ số giá tổng hợp ICO từ 3/10/2011 đến 2/11/2012

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Page 13: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

13 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Diễn biến giá Giá cà phê giao tháng 10 giảm 2,8% so với tháng 9, từ 151,28 US cents/lb xuống còn 147,12 US cents/lb. Tất cả các nhóm đều giảm về giá trị, nhất là ba chủng loại của cà phê Arabica, gồm Colombia Milds, Other Milds và Naturals Brazil, tương ứng các mức giảm 4,6%, 3,2% và 3,2%. Giá cà phê Robusta giảm 0,5% so với tháng 9 (Bảng 1). Chênh lệch giá giữa cà phê Arbica và Robusta cũng giảm qua từng tháng, trong khi đó chênh lệch giá giữa hai sàn NewYork và London thu hẹp 6,1% so với tháng trước (Bảng 2 và Biểu đồ 3). Biểu đồ 2: Diễn biến giá các chủng loại cà phê từ 3/10/2011 đến 2/11/2012

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012 Bảng 1: Chỉ số giá ICO và giá tương lai từ tháng 10/2011 đến 10/2012 Đvt: US cents/lb

Chỉ số giá ICO

Colombian Milds

Các loại arabica

khác

Brazilian Naturals

Robusta

NewYork

London

Trung bình tháng Năm 2011 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

193,90 193,66 189,02

257,66 256,99 251,60

247,82 245,09 236,71

234,28 236,75 228,79

98,10 97,24 98,41

236,74 235,25 227,23

88,64 85,78 87,65

Năm 2012

Page 14: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

14

Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10

188,90 182,29 167,77 160,46 157,68 145,31 159,07 148,50 151,28 147,12

255,91 244,14 222,84 214,46 207,32 184,67 202,56 187,14 190,10 181,39

237,21 224,16 201,26 191,45 184,65 168,69 190,45 174,82 178,98 173,32

228,21 215,40 192,03 180,90 174,17 156,17 175,98 160,05 166,53 161,20

96,72 101,93 103,57 101,80 106,88 105,70 107,06 106,52 104,95 104,47

227,50 212,09 188,78 181,75 176,50 159,93 183,20 169,77 175,36 170,43

84,19 88,69 91,37 91,81 96,82 94,75 96,14 96,12 94,65 94,66

Trung bình năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

45,59 47,74 51,90 62,15 89,36 95,75

107,68 124,25 115,67 147,24 210,39

72,05 64,90 65,33 81,44

115,73 116,80 125,57 144,32 177,43 225,46 283,84

62,28 61,52 64,20 80,47

114,86 114,40 123,55 139,78 143,84 195,96 271,07

50,70 45,23 50,31 68,97

102,29 103,92 111,79 126,59 115,33 153,68 247,61

27,54 30,01 36,95 35,99 50,55 67,55 86,60

105,28 74,58 78,74

109,21

58,86 57,02 65,24 79,53

111,38 112,30 121,83 136,46 128,40 165,20 256,36

23,92 25,88 34,11 32,85 46,80 59,77 78,56 97,17 67,69 71,98

101,23 Tỷ lệ thay đổi tháng 10/2012 so với tháng 9/2012 (%) -2,8 -4,6 -3,2 -3,2 -0,5 -2,8 0,0 Tỷ lệ thay đổi tháng 10/2012 so với tháng 10/2011 (%) -24,1 -29,6 -30,1 -31,2 6,5 -28,0 6,8 Tỷ lệ thay đổi tháng 10/2012 so với trung bình năm 2011 (%) -30,1 -36,1 -36,1 -34,9 -4,3 -33,5 -6,5 Tỷ lệ thay đổi (%) Năm 2011 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

10,6 4,7 6,1

10,4 5,7 6,6

10,9 6,0 6,8

11,4 6,1 6,7

10,0 4,9 4,7

12,4 7,5 8,0

11,2 4,9 5,5

Năm 2012 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10

6,5 4,4 8,4 5,1 6,0 7,9 6,9 4,8 7,7 7,1

6,4 5,4 7,8 5,5 5,7 8,7 7,2 5,4 8,6 7,8

7,3 5,4 9,0 6,0 6,1 9,7 8,6 5,7 9,8 8,3

7,1 5,9

12,6 7,2 6,4 9,8 8,6 6,3 9,2 8,8

6,6 10,4 7,3 3,2 8,7 5,9 6,8 4,0 5,7 4,7

7,7 6,4

10,4 7,2 6,8

10,9 9,8 6,0

10,8 8,7

8,1 6,5 6,8 3,4 5,9 5,7 6,6 4,0 6,1 4,5

Thay đổi tháng 10/2012 so với tháng 09/2012 -0,6 -0,8 -1,5 -0,3 -1,0 -2,0 -1,5

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Bảng 2: Chênh lệch giá giữa các chủng loại cà phê

Page 15: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

15 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Đvt: US cents/lb Colombian

Milds Loại khác

Colombian Milds

Brazilian Naturals

Colombian Milds

Robustas

Colombian Milds

NewYork

Loại khác Brazilian Naturals

Loại khác

Robustas

Brazilian Naturals Robustas

New York

London

Năm 2011

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

9,83 11,91 14,89

23,37 20,25 22,81

159,55 159,75 153,19

20,91 21,74 24,37

20,91 21,74 24,37

149,72 147,85 138,30

136,18 139,50 130,38

148,10 149,47 139,58

Năm 2012

Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10

18,71 19,98 21,58 23,01 22,67 15,98 12,11 12,31 11,13

8,07

27,71 28,74 30,80 33,55 33,15 28,49 26,58 27,09 23,57 20,19

159,20 142,21 119,26 112,66 100,45

78,97 95,50 80,62 85,15 76,92

28,42 32,06 34,06 32,71 30,83 24,73 19,36 17,37 14,75 10,96

28,42 32,06 34,06 32,71 30,83 24,73 19,36 17,37 14,75 10,96

140,49 122,22 97,69 89,65 77,78 62,99 83,38 68,30 74,03 68,85

131,49 113,47 88,46 79,10 67,30 50,48 68,92 53,53 61,58 56,73

143,30 123,39

97,41 89,94 79,68 65,18 87,06 73,65 80,70 75,78

Thay đổi tháng 10/2012 so với tháng 09/2012

-3,05 -3,38 -8,23 -3,79 -0,33 -5,18 -4,85 -4,93

Tỷ lệ thay đổi tháng 10/2012 so với tháng 09/2012 (%)

-27,4 -14,3 -9,7 -25,7 -2,6 -7,0 -7,9 -6,1

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Biểu đồ 3: Chênh lệch giá giữa cà phê Robusta với các chủng loại Arabica (Từ tháng 09/2010 đến 10/2012)

Page 16: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

16

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Bảng 3: Sản lượng cà phê của các quốc gia xuất khẩu

Đvt: nghìn bao

2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ thay đổi 2010 – 2011

(%) THẾ GIỚI Châu Phi Cameroon Bờ Biển Ngà Ethiopia Kenya Tanzania Uganda Khác Arabicas Robustas Châu Á & châu Đại Dương Ấn Độ Indonesia PapuaNewGuinea Thái Lan Việt Nam Khác Arabicas

128.623 16.042

750 2.397 4949

541 1.186 3.290 2.929 7.913 8.129

34.995 3.950 9.612 1.028

675 18.438

1.292 4.420

122.805 15.882

750 1.795 6.931

630 709

2.845 2.223 9.157 6.725

37.211 4.794

11.380 1.038

795 17.825 1.379 5.106

133.502 16.216

608 982

7.500 658 838

3.203 2.426

10.163 6.053

36.312 5.033 9.129

870 829

19.467 986

5.206

134.527 14.805

555 1.906 6.008

680 534

2.817 2.303 8.237 6.567

40.999 5.233 8.620 1.415

823 24.058

851 6.304

0,8 -8,7 -8,6 94,0

-19,9 3,4

-36,2 -12,1 -5,1

-19,0 8,5

12,9 4,0

-5,6 62,7 -0,7 23,6

-13,7 21,1

Page 17: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

17 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Robustas Mexico& Trung Mỹ CostaRica ElSalvador Guatemala Honduras Mexico Nicaragua Khác Arabicas Robustas Nam Mỹ Brazil Colombia Ecuador Peru Khác Arabicas Robustas

30.576

17.277 1.287 1.450 3.785 3.450 4.651 1.445 1.209

17.135 142

60.308 45.992

8.664 691

3.872 1.090

49.390 10.918

32.105

16.667 1.304 1.075 3.835 3.575 4.109 1.871

899 16.535

132

53.045 39.470 8.098

813 3.286 1.377

41.988 11.056

31.107

18.080 1.392 1.850 3.950 4.326 3.994 1.669

899 17.894

187

62.893 48.095 8.523

854 4.069 1.353

50.931 11.962

34.695

19.959 1.457 1.163 3.840 5.976 4.546 1.774 1.203

19.717 242

58.765 43.484 7.644 1.075 5.492 1.069

46.931 11.833

11,5

10,4 4,7

-37,1 -2,8 38,1 13,8

6,3 33,8 10,2 29,8

-6,6 -9,6

-10,3 25,9 35,0

-21,0 -7,9 -1,1

TỔNG Colombian Milds Loại khác Brazilian Naturals Robustas Arabicas Robustas

128.623 9.964

27.041 41.853 49.765

78.857 49.765

122.805 9.181

26.414 37.191 50.019

72.786 50.019

133.502 9.717

28.851 45.626 49.308

84.194 49.308

134.527 8.629

31.593 40.967 53.338

81.189 53.338

0,8 -11,2

9,5 -10,2

8,2

-3,6 8,2

TỔNG Colombian Milds Loại khác Brazilian Naturals Robustas Arabicas Robustas

100% 7,7%

21,1% 32,5% 38,7%

61,3% 38,7%

100% 7,5%

21,5% 30,3% 40,7%

59,3% 40,7%

100% 7,3%

21,6% 34,2% 36,9%

63,1% 36,9%

100% 6,4%

23,5% 30,5% 39,6%

60,4% 39,6%

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Page 18: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

18

Một số thống kê thị trường Niên vụ 2011/2012 đã kết thúc với tổng sản lượng cà phê ước tính đạt 134,5 triệu bao, tăng 0,8% so với niên vụ trước. Tuy có sự sụt giảm sản lượng ở Brazil, song điều này đã được bù đắp bằng sản lượng kỷ lục 24 triệu bao tại Việt Nam. Hoduras cũng có một vụ mùa bội thu với gần 6 triệu bao, năm thứ hai liên tiếp duy trì vị trí là nước trồng cà phê lớn nhất khu vực Trung Mỹ. Thời tiết bất lợi tại El Salvador cùng với việc năm vừa rồi rơi vào chu kỳ sản lượng thấp đã khiến sản lượng cà phê tại nước này sụt giảm mạnh khoảng 37,1%. Ngoài ra, gần đây tại một số nước Trung Mỹ, đã có những báo cáo về bệnh gỉ sắt có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng trong tương lai. Tại châu Phi, cuộc khủng hoảng chính trị vào cuối năm 2010 tại Bờ Biển Ngà đã gây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê, tuy nhiên niên vụ 2011/2012 đã có sự phục hồi với sản lượng ghi nhận đạt gần 2 triệu bao. Trái lại, sản lượng tại Ethiopia đã giảm gần 20% so với niên vụ 2010/2011. Tại Colombia, mặc dù đã có một số dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn vào cuối năm, song kết thúc vụ mùa sản lượng ở nước này vẫn chỉ đạt 7,6 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Biểu đồ 4 cho thấy sản lượng cà phê của từng châu lục trong bốn năm qua. Biểu đồ 4: Tỷ lệ sản lượng cà phê phân theo châu lục (giai đoạn 2008/2009–2011/2012)

Page 19: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

19 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Có thể thấy rằng so sánh hai niên vụ 2010/2011 và 2011/2012, thị phần của châu Á và châu Đại Dương đã tăng thêm khoảng 3%. Sang niên vụ 2012/2013, các quốc gia xuất khẩu đều cho thấy những dấu hiệu tích cực. Theo phân tích của Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê trên toàn cầu trong năm nay sẽ đạt khoảng 146 ~ 148 triệu bao. Cơ sở của nhận định trên là do năm nay là năm đạt năng suất cao trong chu kỳ hai năm của cà phê Arabica Brazil. Tại một số nước xuất khẩu khác cũng dự kiến một năm với sản lượng bội thu. Biểu đồ 5 thể hiện khối lượng cà phê giao dịch trên hai sàn NewYork và London từ tháng 10/2008. Trên sàn NewYork, xu hướng gia tăng của năm trước vẫn tiếp tục được duy trì với khối lượng giao dịch trong tháng 10/2012 đạt 2,7 triệu bao. Trong khi đó, tại sàn London, khối lượng giao dịch tiếp tục giảm xuống còn 2 triệu bao, mức thấp nhất trong năm năm qua. Biểu đồ 5: Khối lượng giao dịch trên sàn NewYork và London (Từ tháng 10/2008 đến 10/2012)

Page 20: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

20

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012 Bảng 4 thể hiện khối lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới từ năm 2008 tới nay. Bảng4: Tiêu thụ cà phê trên thế giới giai đoạn 2008 – 2011 Đvt: nghìn bao

2008 2009 2010 2011

Thay đổi giai đoạn 2008 - 2011

Khối lượng

Tỷ lệ (%)

THẾ GIỚI Các nước xuất khẩu Braxin Ethiopia Indonesia Mexico Philippin Ấn Độ Venezuela Việt Nam Khác Các nước nhập khẩu TT truyền thống Hoa Kỳ Đức Nhật Bản Pháp Ý Canada

132.956

37.943 17.526

2.933 3.333 2.200 1.390 1.518 1.599

959 9.043

95.014 69.564 21.652

9.535 7.065 5.152 5.892 3.210

132.465

39.799 18.583 3.089 3.333 2.200 1.770 1.605 1.649 1.068 9.220

92.666 69.529 21.436 8.897 7.130 5.677 5.806 3.273

137.153

41.041 19.070 3.253 3.333 2.239 1.973 1.713 1.650 1.302 9.461

96.112 70.962 21.783 9.292 7.192 5.713 5.781 3.586

139.000

42.435 19.573 3.383 3.333 2.354 2.150 1.763 1.650 1.583 9.880

96.565 70.799 22.044 9.460 7.015 5.962 5.689 3.574

6.044

4.492 2.046

451 0

154 760 244 51

624 837

1.552 1.235

391 -74 -50 810

-203 364

4,5

11,8 11,7 15,4

0,0 7,0

54,7 16,1

3,2 65,1

9,3

1,6 1,8 1,8

-0,8 -0,7 15,7 -3,4 11,3

Page 21: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

21 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Tây Ban Nha Vương quốc Anh Khác TT mới Nga Hàn Quốc Angieri Australia Ukraina Khác

3.485 3.067

10.506 25.449

3.660 1.665 2.118 1.145 1.733

15.129

3.352 3.220

10.738 23.137 3.661 1.551 2.066 1.223 1.460

13.176

3.232 3.134

11.248 25.150 3.662 1.666 2.021 1.370 1.485

14.944

3.149 2.925

10.980 25.766 3.663 1.801 1.789 1.407 1.324

15.782

-337 -142 474 317

3 136

-328 262

-409 653

-9,7 -4,6 4,5 1,2 0,1 8,2

-15,5 22,9

-23,6 4,3

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Bảng 5: Khối lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2010/2011 và 2011/2012 Đvt: nghìn bao

2010/2011 2011/2012 Tỷ lệ thay đổi (%)

TỔNG Colombian Milds Loại khác Brazilian Naturals Robustas Arabicas Robustas Angola Benin Bolivia Brazil Burundi Cameroon Cộng hòa Trung Phi Colombia Cộng hòa dân chủ Congo Cộng hòa Congo Costa Rica Bờ Biển Ngà Cuba Cộng hòa Dominica Ecuador ElSalvador Ethiopia Gabon Ghana Guatemala Guinea Haiti Honduras Ấn Độ Indonesia Jamaica Kenya

104.721 9.199

25.439 33.146 36.937

67.784 36.937

8 0

70 34.372

310 545 87

8.064 132

0 1.209

958 7

90 1.421 1.904 3.022

1 113

3.654 356

8 3.866 5.899 6.057

17 672

107.813 8.316

27.483 30.197 41.817

65.995 41.817

8 0

86 28.798

297 484 78

7.298 152

0 1.379 1.664

16 105

1.616 1.055 2.832

0 100

3.721 391

9 5.474 5.483 7.239

14 650

3,0 -9,6 8,0

-8,9 13,2

-2,6 13,2

6,6

23,0

-16,2 -4,4

-11,1 -11,0 -9,5 14,7

14,0 73,6

139,7 16,1 13,7

-44,6 -6,3

-11,1

1,8 9,7 3,1

41,6 -7,0 19,5

-12,7 -3,2

Page 22: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

22

Liberia Madagascar Malawi Mexico Nicaragua Nigeria Panama PapuaNewGuinea Paraguay Peru Philippin Rwanda SierraLeone Tanzania Thái Lan Đông Timo Togo Uganda Venezuela Việt Nam Yemen Zambia Zimbabwe Nước khác *

4 119 24

2.720 1.536

2 56

1.049 0

4.231 11

284 28

815 329 61

159 3.150

2 16.850

35 10 5

399

2 113 19

3.375 1.676

5 42

1.140 1

4.598 5

225 41

603 321 26

140 2.727

1 23.475

28 12 4

285

-59,6 -5,1

-20,3 24,1

9,1 157,1 -23,8

8,7

8,7 -55,7 -20,8 48,5

-26,0 -2,3

-57,0 -12,0 -13,4 -63,2 39,3

-20,2 17,5

-20,2 -28,6

* Bao gồm Guinea Xích đạo, Guyana, Lào, Nepan, SriLanka và Trinidad&Tobago Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Khối lượng xuất khẩu cà phê phân theo khu vực giai đoạn 2000/2011 – 2011/2012

Tổng lượng xuất khẩu cà phê năm 2011/2012 đã đạt mức kỷ lục 107,8 triệu bao, tăng 3% so với năm 2010/2011. Thay đổi ấn tượng nhất trong năm thuộc về cà phê Robusta, tăng 13,2% đạt 41,8 triệu bao, chiếm 38,8% xuất khẩu của thế giới. Sự gia tăng này được giải thích chủ yếu là do sự phát triển của cà phê Việt Nam (tăng 39,3% so với niên vụ 2010/2011) và phục hồi tại Bờ Biển Ngà. Xuất khẩu của chủng loại Other Milds trong năm cũng tăng 8% lên 27,5 triệu bao. Tuy nhiên cả hai loại Colombian Milds và Brazilian Naturals đều giảm tương ứng 9,6% và 8,9%. Tổng hợp lại, xuất khẩu cà phê Arabica trong niên vụ

2011/2012 đạt 66 triệu bao, giảm 2,6% so với 67,8 triệu bao của niên vụ 2010/2011. Xuất khẩu của châu Phi chủ yếu giảm trong suốt giai đoạn này, từ 14 triệu bao trong niên vụ 2000/2001 xuống còn 10,5 triệu bao trong niên vụ 2011/2012, chiếm 8,9% xuất khẩu của thế giới. Hơn một nửa lượng xuất khẩu của châu Phi bắt nguồn từ Ethiopia (2,8 triệu bao) và Uganda (2,7 triệu bao). Tại Bờ Biển Ngà, khủng hoảng chính trị năm 2011 đã khiến xuất khẩu cà phê nước này giảm hơn 1 triệu bao trong niên vụ 2010/2011. Sang niên vụ 2011/2012 xuất khẩu đã tăng 73,6%, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục mà nước này đã từng đạt được trong quá khứ (Biểu đồ 6) Biểu đồ 6: Xuất khẩu cà phê khu vực châu Phi (giai đoạn 2000/2001 – 2011/2012)

Page 23: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

23 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012 Năm 2011/2012, sản lượng của khu vực châu Á và châu Đại Dương đều đạt kỷ lục, cả Việt Nam và Indonesia đều ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay là 23,5 và 7,2 triệu bao. Xuất khẩu của Ấn Độ giảm nhẹ, xuống còn 5,5 triệu bao. Xuất khẩu của toàn khu vực trong năm 2011/2012 chiếm 35,2% xuất khẩu của thế giới (Biểu đồ 7) Biểu đồ 7: Xuất khẩu cà phê khu vực châu Á & châu Đại Dương (giai đoạn 2000/2001 – 2011/2012)

Page 24: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/ Fax:

84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

24

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Năm 2011/2012, Trung Mỹ đã ghi nhận khối lượng xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, với 16,9 triệu tấn, chiếm 15,6% xuất khẩu của thế giới. Trong đó, Honduras có mức tăng lớn nhất từ 3,9 triệu bao năm trước lên 5,5 triệu bao. Xuất khẩu tại Guatemala, Mexico, Nicaragua và Costa Rica cũng tăng trong năm 2011/2012 (Biểu đồ 8).

Biểu đồ 8: Xuất khẩu cà phê khu vực Trung Mỹ (giai đoạn 2000/2001 – 2011/2012)

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Page 25: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

25 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Xuất khẩu của khu vực Nam Mỹ trong năm 2011/2012 giảm nhẹ, một phần là do ảnh hưởng bởi chu kỳ hai năm một lần của cà phê Brazil. Xuất khẩu của Peru và Ecuador đều đạt mức kỷ lục là 4,6 và 1,6 triệu bao. Xuất khẩu từ Colombia suy giảm năm thứ tư liên tiếp. Tổng cộng, khu vực Nam Mỹ trong năm đã xuất đi 42,4 triệu bao, chiếm 39,3% xuất khẩu của thế giới (Biểu đồ 9) Biểu đồ 9: Xuất khẩu cà phê khu vực Nam Mỹ (giai đoạn 2000/2001 – 2011/2012)

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Kết luận lại, tuy giá cà phê trong tháng 10 có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước kia. Tổng khối lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2011/2012 đạt mức kỷ lục, đóng góp lớn trong đó là nhờ cà phê Robusta. Tổng sản lượng trong niên vụ 2011/2012 cũng tăng cho dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ hai năm một lần tại Brazil. Niên vụ 2012/2013, đã có những dấu hiệu tích cực trong sản xuất và tiêu dùng, thị trường cà phê năm tới có khả năng sẽ dư cung, mặc dù tác động lên giá cả không nhiều khi nguồn cung dồi dào, đặc biệt là ở các nước sản xuất cà phê.

Page 26: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

26

Bảng 6: Khối lượng xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới (Giai đoạn 2000/2001 – 2011/2012)

Đvt: nghìn bao

2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12

TOÀN THẾ GIỚI

Châu Phi

Ethiopia

Uganda

Bờ Biển Ngà

Kenya

Tanzania

Cameroon

Guinea

Burundi

Rwanda

Cộng hòa dân chủ Congo

Togo

90.727

13.977

1.418

3.075

4.270

1.233

874

1.145

350

314

267

151

195

87.074

12.118

1.939

3.153

3.388

793

579

617

183

252

346

165

114

88.588

12.063

2.277

2.810

2.608

878

841

732

278

552

237

195

78

89.185

11.630

2.374

2.523

2.604

820

561

831

346

221

406

273

152

90.107

10.834

2.620

2.489

1.925

659

747

658

266

490

299

169

150

87.994

10.335

2.702

2.002

1.808

620

740

779

496

178

282

136

126

87.994

10.335

2.702

2.002

1.808

620

740

779

496

178

282

136

126

95.786

11.120

2.806

3.210

1.665

627

747

549

276

185

270

216

134

97.653

10.504

1.868

3.054

1.616

541

1.201

540

361

370

352

173

142

94.330

11.164

2.904

2.669

2.029

507

576

822

462

191

290

163

202

104.721

10.805

3.022

3.150

958

672

815

545

356

310

284

132

159

107.813

10.547

2.832

2.727

1.664

650

603

484

391

297

225

152

140

Page 27: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

27 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12

Madagascar

Ghana

Cộng hòa Trung Phi

SierraLeone

Malawi

Zambia

Angola

Nigeria

Zimbabwe

Liberia

Benin

Công hòa Congo

Guinea Xích Đạo

Gabon

177

72

104

34

70

91

17

9

99

7

0

0

0

2

107

12

100

74

53

105

10

4

116

7

0

0

0

1

165

38

38

37

39

126

16

10

101

7

0

0

0

1

143

14

68

31

41

101

7

6

110

0

0

0

0

0

63

17

42

17

18

106

5

5

89

1

0

0

0

0

166

19

20

55

20

96

6

29

54

0

0

0

0

0

166

19

20

55

20

96

6

29

54

0

0

0

0

0

217

32

37

37

26

53

7

2

23

2

0

0

0

0

57

20

60

66

15

31

6

2

22

7

0

0

0

1

69

28

88

98

14

28

4

2

9

8

0

0

0

1

119

113

87

28

24

10

8

2

5

4

0

0

0

1

113

100

78

41

19

12

8

5

4

2

0

0

0

0

Page 28: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

28

2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12

Châu Á & Châu Đại Dương

Việt Nam

Indonesia

Ấn Độ

PapuaNewGuinea

Thái Lan

Lào

Yemen

Đông Timo

Philippin

Nepal

SriLanka

Trung Mỹ

CostaRica

26.237

14.606

5.372

3.705

1.060

1.184

212

64

26

3

0

4

16.185

2.111

21.362

11.966

4.307

3.441

1.026

260

258

62

33

6

0

3

13.477

1.881

21.330

11.555

4.517

3.567

1.143

199

244

57

34

9

1

5

13.295

1.676

25.510

14.497

5.342

3.826

1.120

349

258

47

35

25

2

8

12.892

1.505

25.074

13.994

6.457

2.790

1.120

342

244

70

17

36

1

3

11.801

1.510

24.116

13.122

5.745

3.410

994

559

140

65

37

37

1

6

13.094

1.318

27.198

18.090

4.206

3.393

779

328

251

69

39

37

2

4

13.882

1.371

26.304

15.774

5.511

3.389

1.108

150

253

68

41

7

1

3

14.485

1.402

28.652

17.386

6.786

2.954

988

184

257

47

42

6

1

1

13.552

1.301

27.166

14.591

6.593

4.262

1.031

289

291

43

59

5

1

2

13.152

1.170

30.687

16.850

6.057

5.899

1.049

329

393

35

61

11

3

2

15.067

1.209

38.001

23.475

7.239

5.483

1.140

321

279

28

26

5

3

2

16.867

1.379

Page 29: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

29 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12

Cuba

Cộng hòa Dominica

ElSalvador

Guatemala

Haiti

Honduras

Jamaica

Mexico

Nicaragua

Panama

Trinidad&Tobago

Nam Mỹ

Bolivia

Brazil

90

105

1.715

4.414

98

2.470

29

3.637

1.445

70

2

34.329

73

21.612

87

119

1.473

3.330

50

2.617

28

2.893

920

78

2

40.118

67

26.032

58

147

1.320

3.965

37

2.439

25

2.562

978

84

3

41.900

82

27.591

29

52

1.347

3.306

32

2.794

27

2.423

1.270

105

2

39.153

76

25.469

34

41

1.312

3.457

26

2.395

21

1.907

1.015

81

1

42.396

101

27.365

15

126

1.269

3.348

25

2.929

21

2.508

1.427

109

1

40.449

78

25.522

18

75

1.194

3.747

20

3.215

22

2.893

1.213

112

1

44.954

95

29.014

4

74

1.430

3.822

19

3.395

24

2.555

1.640

119

1

43.876

66

27.974

7

109

1.343

3.456

17

3.021

25

2.775

1.433

65

0

44.945

77

31.643

5

37

979

3.446

10

3.161

16

2.567

1.696

64

0

42.848

83

30.905

7

90

1.904

3.654

8

3.866

17

2.720

1.536

56

1

48.162

70

34.372

16

105

1.055

3.721

9

5.474

14

3.375

1.676

42

1

42.398

86

28.798

Page 30: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

30

2000/01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12

Colombia

Ecuador

Guyana

Paraguay

Peru

Venezuela

9.437

763

1

0

2.418

26

10.625

568

1

5

2.689

131

10.478

668

1

28

2.755

297

10.154

640

1

23

2.610

180

11.005

954

1

21

2.922

29

10.751

943

1

7

3.099

48

11.177

1.036

2

21

3.542

68

11.557

897

2

2

3.234

146

8.716

1.052

1

0

3.433

22

7.196

1.165

1

0

3.479

19

8.064

1.421

1

0

4.231

2

7.298

1.616

1

1

4.598

1

Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới (ICO), tháng 11/2012

Page 31: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

31 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam Ngày 21 tháng 8 năm 2012, Bộ trưởng Bộ NN và PTTN Cao Đức Phát đã phê duyệt Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT về việc quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định bao gồm các nội dung chính như: quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và định hướng quy hoạch đối với ngành cà phê Việt Nam. Ngoài ra, Quyết định còn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành cà phê Việt Nam. Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển ngành cà phê: (1) Phải dựa trên nhu cầu thị trường, khai thác hiệu quả lợi thế từng vùng; (2) Tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ; (3) Phát triển mạnh công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao; (4) Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước. Định hướng quy hoạch cà phê là: (1) phải rà soát, đánh giá các điều kiện sinh thái thích nghi với cây cà phê, loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp. (2) Quy hoạch cà phê ở vùng trọng điểm Tây Nguyên và 07 tỉnh ngoài vùng trọng điểm. (3) Cơ cấu diện tích cà phê vối và cà phê chè tương ứng là 92% và 8%. (4) Nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu với dây chuyền thiết bị hiện đại. (5) Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng có chất lượng cao, sản phẩm đa dạng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Mục tiêu phát triển cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Diện tích cà phê cả nước đạt 500.000 ha (477.000 ha vào năm 2030); sản lượng cà phê nhân đạt trên 1,1 triệu tấn (ổn định đến năm 2030); mở rộng công suất chế biến lên 125.000 tấn (135.000 tấn vào năm 2030); kim ngạch xuất khẩu từ 2,1 - 2,2 tỷ USD (đến 2030 đạt trên 2,2 tỷ USD). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại website: http://vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/News/2012111142948.pdf Chương trình nâng cao chất lượng cà phê của ICO Chương trình nâng cao chất lượng cà phê được Hội đồng Cà phê Quốc tế thông qua theo Nghị quyết số 420 ngày 21 tháng 5 năm 2004. Theo đó, Nghị quyết này thay thế những biện pháp được đưa ra theo nghị quyết 407 trên một số điểm:

Page 32: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

32

Tiêu chuẩn chất lượng định hướng đối với Cà phê: Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) thông qua tiêu chuẩn chất lượng đối với cà phê xuất khẩu phải được gắn nhãn cà phê chữ “S” trên giấy chứng nhận xuất xứ của ICO; Khi độ ẩm hiện hành dưới 12,5%, các thành viên xuất khẩu sẽ cố gắng đảm bảo duy trì độ ẩm này hoặc giảm xuống; Cho phép ngoại lệ độ ẩm tối đa 12,5% đối với loại cà phê Monsooned của Ấn Độ. Loại cà phê này sẽ có một ký hiệu cụ thể. Chứng nhận xuất xứ: yêu cầu khai đủ ô số 17 trong chứng nhận xuất xứ của ICO được sử dụng kèm theo mỗi lô hàng xuất khẩu: chữ “S” nếu như lô hàng cà phê đạt tiêu chuẩn về độ ẩm và lỗi; chữ “XD” nếu cà phê không đạt tiêu chuẩn về lỗi, chữ “XM” nếu cà phê không đạt tiêu chuẩn về độ ẩm và chữ “XDM” nếu cà phê không đạt tiêu chuẩn nào. Ngoài ra trong Nghị quyết còn đưa ra một số điều sửa đổi cụ thể với từng trường hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại đây: Nghị quyết số 420 Bộ quy tắc 4C Bộ quy tắc 4C là công cụ chính của Hiệp hội 4C nhằm khuyến khích sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Bộ quy tắc bao gồm 10 thực hành không được chấp nhận mà tất cả cá thành viên 4C phải loại bỏ trước khi gia nhập Hiệp hội. Bộ quy tắc 4C đã được duyệt vào tháng 5 năm 2009 bao gồm những chỉ số chung đã duyệt tháng 2 năm 2010. Theo đó, tham gia Hiệp hội 4C, nhà sản xuất, nhà kinh doanh & chế biến và tổ chức dân sự từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau làm việc vì một ngành cà phê bền vững hơn. Cộng đồng toàn cầu này đã cùng hợp lực để liên tục cải tiến các điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường cho những người kiếm sống từ cà phê. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại đây: Bộ quy tắc 4C Tiêu chuẩn chất lượng cà phê nhân Ngày 01 tháng 01 năm 2005 Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành Tiêu chuẩn chất lượng cà phê nhân (TCVN 4193:2005) do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Theo đó, tiêu chuẩn áp dụng cho mặt hàng cà phê nhân bao gồm: cà phê chè (Arabica) và cà phê vối (Robusta). Tiêu chuẩn chất lượng quy định về phân hạng chất lượng cà phê nhân, tỷ lệ cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê, quy định về tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê, tiêu chuẩn trong bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Page 33: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

33 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại địa chỉ: TCVN-4193-2005 Biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 13/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2012, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Theo đó, Nghị quyết đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như sau: gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập; Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Ban, Bộ, ngành phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích sản xuất đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ… Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Để biết thông tin chi tiết xin tham khảo tại: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=85126 Miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ Ngày 17 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 57/2010/QĐ-TTG về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch. Theo Quyết định này, đối tượng được áp dụng miễn tiền thuê đất là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho 4 triệu tấn dự trữ lúa, ngô; xây dựng kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất thực hiện dự án đầu tư trong vòng 05 năm, kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2010.

Page 34: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

34

Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại website: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=96767 Quy trình tái canh cà phê vối Ngày 20 tháng 7 năm 2010, Cục trưởng Cục trồng trọt đã ký Quyết định số 254/QĐ-TT-CCN ban hành Quy trình tái canh cà phê vối (cà phê Robusta). Quyết định này bao gồm Quy trình tái canh cà phê vối. Quy trình này áp dụng cho việc tái canh đối với các vườn cà phê vối có đủ các điều kiện sau: Nằm trong vùng đã được quy hoạch trồng cà phê;Trên 20 năm tuổi; sinh trưởng kém và năng suất bình quân nhiều năm liền dưới 1,5 tấn nhân/ha; không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được; Dưới 20 năm tuổi, nhưng vườn cây sinh trưởng kém, năng suất bình quân thấp, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo được. Quyết định cũng bao gồm nội dung liên quan đến kỹ thuật tái canh cà phê vối và công tác phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại địa chỉ: http://vicofa.apps.vn/a/news?t=17&id=860593 Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam Mới đây ngày 18 tháng 4 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BNNPTNT về “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam”. Theo đó, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam bao gồm: 02 giống cà phê chè (Giống cà phê chè TN1 - Các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tây Bắc và Giống cà phê chè TN2- Các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tây Bắc); 01 giống sắn; 05 giống ngô và 01 giống lúa. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày ký ban hành. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo tại địa chỉ: http://cuctrongtrot.gov.vn/ctt/vbpl/DetailDocument.aspx?ObjectID=487

Một số Tiêu chuẩn về Cà phê

Page 35: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

35 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Tiêu chuẩn Việt Nam về Cà phê

STT Số hiệu Ban hành Tên tiêu chuẩn Nội dung

1 TCVN 1279:1993

09/02/1993 Cà phê nhân. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

Chi tiết

2 TCVN 4193:2001

2001 Cà phê nhân. Yêu cầu kỹ thuật

Chi tiết

3 TCVN 4334:2001

2001 Cà phê và các sản phẩm của cà phê. Thuật ngữ và định nghĩa

Chi tiết

4 TCVN 4807:2001

2001 Cà phê nhân. Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay

Chi tiết

5 TCVN 4808-89 25/12/1989

Cà phê nhân. Phương pháp kiểm tra ngoại quan. Xác định tạp chất và khuyết tật

Chi tiết

6 TCVN 4809-89

25/12/1989 Xiên lấy mẫu cà phê nhân

Chi tiết

7 TCVN 5248-90

31/12/1990 Cà phê. Thuật ngữ và giải thích về thử nếm

Chi tiết

8 TCVN 5249-90

31/12/1990 Cà phê. Phương pháp thử nếm

Chi tiết

9 TCVN 5250-90

31/12/1990 Cà phê rang. Yêu cầu kỹ thuật

Chi tiết

10 TCVN 5251-90

31/12/1990 Cà phê bột. Yêu cầu kỹ thuật

Chi tiết

11 TCVN 5252-90

31/12/1990 Cà phê bột. Phương pháp thử

Chi tiết

12 TCVN 5253-90

1990 Cà phê. Phương pháp xác định hàm lượng tro

Chi tiết

13 TCVN 5567:91 30/10/1991

Cà phê hòa tan. Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở nhiệt độ 70oC dưới áp suất thấp

Chi tiết

14 TCVN 5702:93

09/02/1993 Cà phê nhân. Lấy mẫu

Chi tiết

15 TCVN 6536:99

1999 Cà phê nhân. Xác định độ ẩm (phương pháp thông thường)

Chi tiết

16 TCVN 6537:99

1999 Cà phê nhân đóng bao. Xác định độ ẩm (phương pháp chuẩn)

Chi tiết

17 TCVN 6538:99

1999 Cà phê nhân. Chuẩn bị mẫu thử cảm quan

Chi tiết

18 TCVN 1999 Cà phê nhân đóng bao. Lấy mẫu Chi tiết

Page 36: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

36

6539:99

19 TCVN 6601:00

2000 Cà phê nhân. Xác định tỷ lệ hạt bị côn trùng gây hại

Chi tiết

20 TCVN 6602:00

2000 Cà phê nhân đóng bao. Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển

Chi tiết

21 TCVN 6603:00 2000

Cà phê. Xác định hàm lượng cafein. Phương pháp dùng sắc ký lỏng cao áp

Chi tiết

22 TCVN 6604:00

2000 Cà phê. Xác định hàm lượng cafein (phương pháp chuẩn)

Chi tiết

23 TCVN 6605:00

2000 Cà phê tan đựng trong thùng có lót. Lấy mẫu

Chi tiết

24 TCVN 6606:00

2000 Cà phê tan. Phân tích cỡ hạt

Chi tiết

25 TCVN 6928:01

2001 Cà phê nhân. Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC

Chi tiết

26 TCVN 6929:01

2001 Cà phê nhân. Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định

Chi tiết

27 ĐLVN 27:1998

30/12/1998 Máy đo độ ẩm của thóc, gạo, ngô và cà phê. Quy trình kiểm định

Chi tiết

28 TCVN 7031:02 2002

Cà phê nhân và cà phê rang. Xác định mật độ khối chảy tự do của hạt nguyên (phương pháp thông thường)

Chi tiết

29 TCVN 7032:02

2002 Cà phê nhân. Bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật

Chi tiết

30

TCVN 7033:02

2002

Cà phê hòa tan. Xác định hàm lượng Cacbonhydrat tự do và tổng số. Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao

Chi tiết

31 TCVN 7034:02

2002 Cà phê hoà tan. Xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt

Chi tiết

32

TCVN 7035:02

2002

Cà phê bột. Xác định độ ẩm. Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 103oC (Phương pháp thông thường)

Chi tiết

33 TCVN 4193:2005

2005 Cà phê nhân

Chi tiết

34

TCVN 7032:2007 ISO 10470:2004

2007

Cà phê nhân - Bảng tham chiếu khuyết tật

Chi tiết

Page 37: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

37 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Tiêu chuẩn ngành về Cà phê

STT Số hiệu Ban hành Tên tiêu chuẩn Nội dung

1 10 TCN 84-87

30/12/1987 Qui trình kỹ thuật trồng cà phê

Chi tiết

2 10 TCN 98-1988

1988 Qui trình kỹ thuật chế biến cà phê

Chi tiết

3 10 TCN 100-1988

1988 Cà phê quả tươi. Yêu cầu kỹ thuật

Chi tiết

4 10 TCN 101-1988

1988 Cà phê quả tươi. Phương pháp thử

Chi tiết

5 10 TCN 479-2001

27/12/2001 Quy trình nhân giống cà phê vối bằng phương pháp ghép

Chi tiết

6 10 TCN 478-2001

2001 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối

Chi tiết

Page 38: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

38

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức cao kỷ lục

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt mức cao kỷ lục và lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD trong 10 tháng năm 2012. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng năm 2012 đạt 1,44 triệu tấn, trị giá 3,07 tỷ USD, tăng mạnh tới 39,9% về lượng và 35,0% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu tới 80 thị trường trên thế giới, trong đó 2 thị trường

nhập khẩu lớn nhất là Đức, chiếm tới 12,03% và Hoa Kỳ chiếm 12,0% thị phần xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tiếp theo là các nước Italia, Tây Ban Nha và Nhật Bản (chiếm khoảng 5%); Bỉ, Trung Quốc, Indonesia (khoảng 3%)… Điểm nổi bật là Indonesia, nước xuất khẩu cà phê robusta lớn thứ 2 sau Việt Nam, đã nhập khẩu cà phê của Việt Nam với mức tăng trưởng đột biến, hơn 700% về trị giá so với cùng kỳ năm trước do sản lượng cà phê của nước này giảm. Một số các thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao so với cùng kỳ năm trước là Mêhicô tăng 276%, Pháp 114%, Trung Quốc tăng 112%, Nga tăng 81%... Hầu hết các thị trường đều có mức tăng trưởng nhập khẩu, trừ 2 thị trường Bỉ và Hà Lan giảm nhập khẩu cà phê. Có được thành tích kể trên là một phần là do diện tích thu hoạch cà phê của nước ta tăng liên tục qua các năm: từ 477.000 ha năm 2000 lên 484.000 ha năm 2005, 512.000 ha năm 2010 và lên tới 534.000 ha năm 2011. Điều kiện tự nhiên phù hợp với cây cà phê cộng với triển vọng xuất khẩu của cà phê đã có sức hấp dẫn đối với người dân mở rộng diện tích, chuyển dịch cơ cấu giống cà phê có giá trị cao, tích cực chăm sóc để có năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, thị trường đã có sự điều tiết với sự tham gia, phối hợp của hiệp hội, các doanh nghiệp và người nông dân. Trong năm qua, đã không còn tình trạng được mùa mất giá, ồ ạt bán cà phê khi giá xuống thấp. Đồng thời, sự cạnh tranh thu mua cà phê giữa các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài bước đầu đã tạo ra thị trường có lợi cho người trồng cà phê.

Page 39: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

39 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê (Vicofa), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2012-2013 sẽ giảm khoảng 15-20% do sự biến động bất thường của thời tiết, nhất là vào thời gian thu hoạch. Thêm vào đó diện tích vườn cây già cỗi đang ngày càng gia tăng góp phần làm giảm sản lượng cà phê của Việt Nam.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam 2008 - 2012 Đvt: triệu USD

2008 2009 2010 2011 10T/2012

Kim ngạch xuất khẩu 2.110 1.730 1.851 2.752 3.074

Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%)

10,5 -18 6,9 48,6 35

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 1: Tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Đvt: %

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 40: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

40

Bảng 2: Xuất khẩu cà phê Việt Nam theo thị trường trong 10 tháng năm 2012 Đvt: USD

TT Thị trường Trị giá

Tỷ trọng (%)

Tăng giảm so

với cùng kỳ

năm trước

(%)

Tổng XK cà phê của Việt Nam

3.074.240.767 100 34,96

1 Đức 369.791.543 12,03 67,50 2 Hoa Kỳ 368.770.168 12,00 42,93 3 Italia 182.478.884 5,94 20,05 4 Tây Ban Nha 175.083.477 5,70 48,88 5 Nhật Bản 152.802.655 4,97 42,89 6 Bỉ 108.605.665 3,53 -44,02 7 Trung Quốc 94.452.382 3,07 112,65 8 Indonesia 88.245.078 2,87 706,01 9 Mêhicô 77.809.001 2,53 276,02 10 Anh 71.998.485 2,34 24,90 11 Nga 67.743.608 2,20 81,38 12 Philippin 64.716.259 2,11 61,62 13 Hàn Quốc 61.055.511 1,99 17,94 14 Pháp 58.829.851 1,91 114,49 15 Thái Lan 56.834.511 1,85 66,75 16 Angiêri 51.433.222 1,67 43,09 17 Malaixia 50.593.753 1,65 11,82 18 Ấn Độ 48.081.230 1,56 22,18 19 Thụy Sỹ 38.024.032 1,24 15,19 20 Hà Lan 26.687.732 0,87 -52,52 21 Các nước khác 860.203.720 27,98 23,86

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 41: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

41 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Biểu đồ 2: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam 10 tháng năm 2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bảng 3: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo mã HS

HS Sản phẩm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng XK của Việt Nam 48.561.343 62.685.130 57.096.274 72.236.665 97.730.073

XK cà phê của Việt Nam 1.927.295 2.132.309 1.762.949 1.899.242 2.929.298

090111 Cà phê chưa rang, chưa tách cafein

1.912.853 2.108.148 1.714.615 1.838.311 2.832.201

090112 Cà phê chưa rang, đã tách cafein 1.365 4.438 13.626 12.975 37.516

210111

Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê

10.616 18.529 31.333 41.382 31.339

090121 Cà phê đã rang, chưa tách cafein 1.530 981 1.997 120 11.983

Page 42: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

42

210112

Chất chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc từ cà phê, và các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê

28 19 1.046 6.449 11.641

090122 Cà phê đã rang, đã tách cafein 711 194 42 5 3.355

090190 Loại khác 192 0 290 0 1.263

Nguồn: Trademap – ITC tháng 11/2012, ITC thu thập gián tiếp số liệu nhập khẩu của các nước từ Việt Nam

Việt Nam - nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc

Hãng Tân hoa xã của Trung Quốc nhận định Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc.

Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cà phê từ các nước ASEAN, đặc biệt là từ Việt Nam. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã nhập 137.000 tấn cà phê với tổng trị giá 365 triệu USD trong giai đoạn 2007-2011. Riêng trong năm 2011, Trung Quốc đã nhập khẩu 43.000 tấn cà phê, tăng 41,9% so với năm trước đó.

Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 103.900 tấn trong giai đoạn 2007-2011, đạt trị giá 195 triệu USD, chiếm tới 90% tổng nhập khẩu cà phê từ các nước ASEAN.

Trong nửa đầu năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu 15.000 tấn cà phê của Việt Nam, đạt trị giá 31,88 triệu USD, chiếm tới 96,2% tổng nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê Trung Quốc, nước này có khoảng 13.600 cửa hàng cà phê và 2.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới cà phê. Hiện nay tiêu thụ cà phê hàng năm của Trung Quốc ở mức 30.000 -40.000 tấn với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10-15%.

Số liệu của Hải quan Việt Nam cũng cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc từ tháng 1-tháng 10/2012 đạt hơn 94 triệu USD, tăng cao tới 112,65% so với cùng kỳ

Page 43: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

43 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

năm trước. Tuy Trung Quốc nhập khẩu cà phê chủ yếu từ Việt Nam, nhưng lượng nhập khẩu của Trung Quốc cũng chỉ chiếm hơn 3% trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ông Andrea Illy, Chủ tịch Uỷ ban phát triển thị trường của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc vẫn chưa tăng trưởng ở mức cao. Thanh niên Trung Quốc thường chỉ uống trung bình 1 cốc cà phê/tuần tại các cửa hàng để giao lưu bạn bè và họ thường uống cà phê với sữa.

Page 44: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

44

THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG

Đức - Thị trường cà phê lớn nhất EU Đức là một trong những đối tác nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này 135,89 nghìn tấn cà phê, tương ứng với 296,24 triệu USD, giảm 10% về lượng song lại tăng 27,13% về giá trị, do sự chênh lệch về giá xuất khẩu. Trong hai tháng đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 49,2 nghìn tấn cà phê, tương ứng với 100,1 triệu USD. Riêng tháng 2/2012, xuất khẩu cà phê sang thị

trường này tăng trưởng đột biến về lượng so với tháng đầu năm, tăng 1727,87% với 32,5 nghìn tấn, đạt kim ngạch 66,7 triệu USD, tăng 95,72%. Đức hiện là nước đứng đầu EU về thương mại và tiêu thụ cà phê, và là đối tác nhập khẩu hạt cà phê xanh lớn nhất của các quốc gia đang phát triển và là thị trường lớn thứ hai về thực phẩm hữu cơ. Các công ty xuất khẩu Việt Nam có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội từ quốc gia này.

- Đức là thị trường cà phê lớn nhất EU, chiếm 23% trong tổng mức tiêu thụ cà phê của toàn EU. Tiêu thụ cà phê ở Đức năm 2010 lên tới 558.000 tấn, mức tăng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 là 0,4%.

- Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người trong năm 2009 lên đến 6,5kg - Khí hậu ở Đức không phù hợp cho việc trồng cà phê. Trong nước hiện có rất nhiều

nhà máy rang xay và chế biến cà phê. - Đức là nước nhập khẩu hạt cà phê xanh lớn nhất EU, năm 2010 đã nhập khẩu 1,1

triệu tấn tương ứng giá trị 2,4 tỷ Euro, chiếm 35% tổng lượng cà phê nhập khẩu vào EU. 98% kim ngạch nhập khẩu cà phê của Đức là từ các nước đang phát triển, cao hơn nhiều so với mức trung bình 88% của toàn EU. Trong giai đoạn 2006 – 2010, hàng năm nhập khẩu của Đức từ các nước đang phát triển tăng 1,9% về khối lượng và 9,3% về giá trị.

- Brazil là nước cung cấp hạt cà phê xanh lớn nhất sang Đức, chiếm 34% tổng lượng nhập khẩu của nước này trong năm 2010. Các nước cung cấp lớn khác bao gồm Việt Nam (18%), Peru (7,3%), Honduras (6,1%) và Indonesia (5,9%). Nhập khẩu từ Colombia giai đoạn 2006 – 2010 giảm trung bình 33% mỗi năm. Uganda nổi lên như

Page 45: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

45 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

là một nhà cung cấp cà phê sang Đức với sự gia tăng trung bình mỗi năm 23% và chiếm 3,2% tổng nhập khẩu cà phê xanh của Đức.

- Năm 2010, khoảng 31% cà phê nhập khẩu vào Đức được tái xuất, chủ yếu là đến Balan (26%), Hoa Kỳ (22%) và một số nước láng giềng khác. Đức là nước đứng đầu EU về tái xuất hạt cà phê xanh, chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Ngành rang xay cà phê ở Đức rất phát triển, chỉ 5,3% nhu cầu sử dụng trong nước đến từ nhập khẩu. Các nước xuất khẩu chủ yếu trong năm 2010 là Ba Lan (28%), Ý (25%) và Hà Lan (13%). Giai đoạn 2006 – 2010, xuất khẩu sang Ba Lan bùng nổ với mức tăng trung bình mỗi năm là 115%, trong khi nhập khẩu từ Ý giảm 3,7%.

- Đức là nước xuất khẩu cà phê rang lớn nhất EU, chiếm 29% tổng xuất khẩu toàn khu vực. Năm 2010 lượng xuất khẩu lên tới 173.000 tấn tương ứng giá trị 674 triệu euro. Chủ yếu là xuất khẩu sang các nước láng giềng, và đang dần gia tăng vào các nước Đông Âu.

- Theo tính toán từ các số liệu thống kê thương mại, giá nhập khẩu hạt cà phê xanh vào Đức tăng trung bình 8% mỗi năm trong giai đoạn 2006 – 2010.

Tìm hiểu thị trường cà phê Đức Đức là thị trường giao dịch cà phê lớn nhất EU, nơi mà các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển có thể tìm kiếm được khá nhiều cơ hội, tuy nhiên đi kèm với cơ hội thì sự cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Đức cũng là một thị trường lớn về thực phẩm hữu cơ, dự kiến sẽ được mở rộng trong những năm tới. Trải nghiệm cà phê tại nhà Cà phê là thức uống phổ biến nhất ở Đức, tiêu thụ bình quân đầu người mỗi năm khoảng 150 lít (theo Deutsche Kaffeeverband, 2010). Tương tự như các nước Tây Âu khác, ở Đức người tiêu dùng thích mùi vị của cà phê Arabica. Tuy nhiên, nhu cầu đối với cà phê robusta đang tăng dần. Cà phê không chứa caffein cũng phổ biến ở Đức, nhưng quy trình chế biến của loại cà phê này được thực hiện trong phạm vi các nước EU. Sự ra đời của cà phê túi lọc đã giúp cho việc sử dụng cà phê tại nhà trở nên thuận tiện hơn. Lợi thế của sản phẩm này là dễ dàng pha chế với chỉ một gói duy nhất. Hơn nữa lệnh cấm hút thuốc trong các quán cà phê cũng đã tạo ra tác động kích thích tiêu dùng tại nhà. Tiêu

Page 46: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

46

dùng cà phê tại Đức đang có xu hướng tăng vào cà phê espresso, cà phê hòa tan, cà phê chứa hương liệu và gia vị. Cuộc khủng hoảng kinh tế buộc người dân phải giảm tiêu dùng đồng thời giảm các hoạt động chi tiêu bên ngoài. Mặt khác, người tiêu dùng muốn được trải nghiệm sử dụng cà phê chất lượng cao ngay tại nhà, họ sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm tốt. Do đó, mặc dù nền kinh tế có suy thoái nhưng tại thị trường Đức, các sản phẩm cà phê vẫn phát triển liên tục cả về khối lượng và giá trị. Trung tâm giao dịch cà phê Đức là trung tâm giao dịch cà phê quan trọng trong EU. Hầu hết hạt cà phê xanh nhập khẩu vào Đức là từ các nước đang phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho Hoa Kỳ và các nước láng giềng như Ba Lan và Áo. Ngoài ra ngành rang xay cà phê của Đức cũng rất mạnh, cung cấp sản phẩm cho các nước lân cận là Pháp, Hà Lan và Ba Lan. Hiện tại Italia là nước có thị phần cà phê rang xuất khẩu lớn nhất khu vực, chủ yếu xuất cà phê espresso. Thị trường cà phê hữu cơ Đức Người tiêu dùng Đức đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và có chứng nhận tiêu chuẩn. Có thể nhận thấy điều này qua thị trường thực phẩm hữu cơ lớn của Đức. Cà phê hữu cơ hiện chiếm 2% tổng lượng tiêu thụ cà phê tại Đức. Lượng cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn thương mại công bằng được bán ra là tương đối thấp, đạt 5,6 nghìn tấn trong năm 2009, trong đó 66% được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ (Theo số liệu thống kê tại Hội chợ thương mại Đức 2010) Thị trường sản phẩm hữu cơ đã thu hút sự quan tâm của một lượng lớn người tiêu dùng. Để duy trì danh tiếng, nhiều công ty đã tham gia vào hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, do vậy thị phần của cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Những công ty hàng đầu tại thị trường Đức là Kraft và Tchibo đang tăng cường sử dụng chứng nhận trên một số sản phẩm cà phê của họ, chủ yếu là chứng nhận của Liên minh rừng nhiệt đới (Rainforest Alliance) và chứng nhận hữu cơ. Mặc dù là sáng kiến của Đức, song lượng cà phê được chứng nhận kiểm tra 4C mua bởi các nhà rang xay Đức là tương đối ít (TCC, 2009). Việc mở cửa các công ty cà phê của Hoa Kỳ, như Starbucks và McCafes tại Đức, đã kích thích sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn. Thâm nhập thị trường Cà phê nhập vào EU chủ yếu thông qua Đức, đặc biệt là ở cảng Hamburg. Các thương nhân và các nhà rang cà phê tại thị trường này là những đối tác tốt nhất của các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển. Ngoài ra, các đại lý đại diện cho các công ty nhập khẩu của các nước phát triển cũng có một vai trò quan trọng, đặc biệt là với các nhà sản xuất chưa có nhiều tiếng tăm từ các nước đang phát triển.

Page 47: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

47 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cà phê tại Đức :

• Neumann Kaffee Gruppe - http://www.nkg.net • Kraft Foods - http://www.kraftfoods.de • Melitta - http://www.melitta.de • Tchibo - http://www.tchibo.de • Eugen Atté - http://www.coffeeagents.com • Euroca - http://www.euroca.de • Rehm Coffee - http://www.rehmcoffee.de • Benecke – http://www.benecke-coffee.de • InterAmerican Coffee - http://www.iaccoffee.co.uk

Để củng cố vị trí trên thương trường, các công ty quốc tế lớn như Kraft, Neumann và Tchibo đang ra sức gia tăng sự thống trị của họ về thương mại cà phê. Các công ty này hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp, do vậy các nhà sản xuất của các nước đang phát triển có thể tìm kiếm được cơ hội từ đây, tuy nhiên cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt. Các sản phẩm đặc biệt (chất

lượng cao, nguồn gốc rõ răng) đem lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất của các nước đang phát triển. Hầu hết các nhà nhập khẩu cà phê đặc sản không chỉ chuyên về các loại sản phẩm này, mà họ còn chuyên về các sản phẩm hữu cơ, hoặc sản phẩm thương mại công bằng. Cà phê có chứng nhận chủ yếu được bán thông qua các kênh bán lẻ truyền thống như siêu thị, ngoài ra còn thông qua các nhà bán lẻ sản phẩm hữu cơ, hoặc các chuỗi chuyên bán sản phẩm chất lượng cao. Các đối tác tiềm năng cho các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển :

• Bioma - http://www.bioma.de • Specialitäten Compagnie - http://www.spezialitaeten-compagnie.de • Voodoo Food - http://www.voodoofood.de • Hochland Kaffee - http://www.hochland-kaffee.de • Fair Trade Deutschland - http://www.transfair.org

Page 48: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

48

Các hiệp hội thương mại và hội chợ thương mại quốc tế tại Đức :

• Deutscher Kaffeeverband - http://www.kaffeeverband.de • Biofach - http://www.biofach.de • COTECA - http://www.hamburg-messe.de/coteca/ctc_en/start.php • Anuga - http://www.anuga.com

Đức là một trong những đối tác nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này 135,89 nghìn tấn cà phê, tương ứng với 296,24 triệu USD, giảm 10% về lượng song lại tăng 27,13% về giá trị, do sự chênh lệch về giá xuất khẩu. Trong hai tháng đầu năm 2012, Việt Nam xuất khẩu 49,2 nghìn tấn cà phê, tương ứng với 100,1 triệu USD. Riêng tháng 2/2012, xuất khẩu cà phê sang thị trường này tăng trưởng đột biến về lượng so với tháng đầu năm, tăng 1727,87% với 32,5 nghìn tấn, đạt kim ngạch 66,7 triệu USD, tăng 95,72%. Do điều kiện khí hậu, Đức không sản xuất được cà phê và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước khác. Để có thể xuất khẩu hiệu quả, doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu tập quán tiêu dùng đối với từng nhóm người tiêu thụ cà phê, thông qua việc phân chia các phân đoạn thị trường cụ thể. Chủ yếu có hai loại nhóm khách hàng tiêu dùng cà phê, đó là nhóm tiêu dùng tại gia đình và nhóm tiêu dùng ngoài gia đình. Nhóm tiêu dùng tại gia đình đang càng phân hóa mạnh mẽ và chiếm khoảng 70% tổng khối lượng tiêu dùng. Đối với nhóm khách hàng này, cà phê thường được dùng dưới dạng hòa tan hoặc cà phê bột đóng dưới dạng gói dùng một lần, và được phân phối qua các kênh như siêu thị, các cửa hàng chuyên bán cà phê, các cửa hàng hữu cơ. Còn nhóm tiêu dùng ngoài gia đình, thì khách hàng dùng cà phê tại các nhà hàng, quán cà phê, quán bar,… Đối với nhóm khách hàng này, sự mới lạ trong hương vị, cũng như giá cả, thương hiệu thường được lưu tâm hơn.

Page 49: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

49 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Quy định và quy trình nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lớn và rất tiềm năng đối với ngành cà phê Việt Nam. Năm 2011, sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 50,709 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 128 triệu đô la. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2012, sản lượng cà phê xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng vượt năm 2011 đạt 63,662 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 143 triệu đô

la. Nhật Bản giờ đây là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Italia. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn nổi tiếng là thị trường khó tính đối với các mặt hàng thực phẩm và đồ uống nhập khẩu. Để thành công trong việc xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các quy định trong quá trình nhập khẩu. Các quy định thâm nhập thị trường Việc nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản cần tuân thủ theo các quy định sau: Luật bảo vệ thực vật, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và Luật hải quan. Luật bảo vệ thực vật Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi, và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật. Quy trình này bao gồm việc quét qua máy kiểm tra sâu bệnh và các loài thực vật có hại, theo Luật bảo vệ thực vật. Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm dịch địa phương. Cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, và chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Để tuân thủ theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội về “Các tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia” theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu… (có quy định với cả thức ăn và phụ gia thức ăn động vật), các loại cà phê cần tuân thủ theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật này nhằm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại và thành phần các chất

Page 50: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

50

phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác. Quy định cấm nhập khẩu có thể được áp dụng đối với thực phẩm nếu chất phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấm tại Nhật Bản, hoặc khi số lượng vượt quá mức độ cho phép, hoặc khi lượng độc tố nấm… trên mức cho phép. Theo đó, các sản phẩm cà phê sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nếu mức độ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các cơ quan có liên quan sẽ đưa ra hướng dẫn. Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm 2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát. Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực. Trên nguyên tắc, hiện nay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốc trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan. Sản phẩm hạt cà phê xanh chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này. Nếu sản phẩm bị phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ được thực hiện thường xuyên hơn. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà nhập khẩu chịu. Kể từ tháng 3 năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuất tại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ-BHC (lindane), DDT, thuốc trừ sâu chứa clo (heptachlor) hoặc clođan và các sản phẩm được sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côn trùng trên diện rộng carbaryl. Luật Hải quan Theo quy định của Luật Hải quan, việc nhập khẩu những loại hàng hóa mà nhãn mác không trung thực về xuất xứ của các thành phần… sẽ bị cấm. Các quy định và yêu cầu có liên quan đến việc kinh doanh mặt hàng cà phê Không có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bán các mặt hàng cà phê. Dưới đây là tóm tắt các quy định có liên quan: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, việc bán các sản phẩm có chứa các chất gây hại hoặc có độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm. Việc bán các sản phẩm cà phê chứa trong container hoặc bao gói cần tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các điều khoản có liên quan đến nhãn an toàn như ghi rõ phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, thành phần của sản phẩm và nguồn gốc, các thông tin về thay đổi gen…

Page 51: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

51 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu… đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh của sản phẩm. Sản phẩm cà phê chế biến cần tuân thủ theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, và cần quan tâm đến quy trình quản lý an toàn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, thành phần của sản phẩm, container và bao gói sản phẩm. Luật về các giao dịch thương mại Luật về các giao dịch thương mại quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm cà phê theo hình thức này như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, marketing thông qua các kênh truyền thông… cần tuân thủ theo các điều khoản của Luật này. Luật về đẩy mạnh việc thu gom rác thải được phân loại và tái chế container và bao gói sản phẩm Theo Luật về đẩy mạnh thu gom rác thải được phân loại và tái chế container và bao gói sản phẩm, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói với các chất liệu chịu sự kiểm soát của Luật (như hộp và bao gói giấy, container và bao gói làm từ nhựa) sẽ phải áp dụng quy trình tái chế. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (theo một mức độ nhất định) sẽ được miễn tuân thủ theo quy định của Luật này. Các thủ tục liên quan đến nhập khẩu và bán hàng

Kiểm dịch thực vật Luật bảo vệ thực vật quy định việc nhập khẩu hạt cà phê xanh chỉ được thực hiện tại một số cảng biển và cảng hàng không có khả năng thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật hiệu quả nhằm ngăn ngừa bệnh dịch và sâu bệnh khi nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, cần phải lựa chọn cảng biển hoặc cảng hàng không cẩn thận trước khi xuất khẩu cà phê từ nước xuất xứ. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trạm kiểm dịch đều thực hiện được các biện pháp bảo vệ thực vật.

Để điền đơn xin kiểm dịch với Cơ quan kiểm dịch nông sản, lâm sản và ngư sản, công ty làm thủ tục nhập khẩu cần nộp đủ các giấy tờ theo quy định (Biểu đồ 2) ngay sau khi hàng đến cảng. Trong trường hợp phát hiện nhiễm dịch bệnh hoặc sâu bệnh sau khi kiểm dịch, các biện pháp như huỷ hàng hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành.

Page 52: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

52

Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm Theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty làm thủ tục thông quan sẽ phải nộp các giấy tờ theo quy định (Biểu đồ 2) khi điền vào đơn xin kiểm dịch nộp cho các cơ quan có trách nhiệm kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu tại các trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội. Việc kiểm dịch sẽ được thực hiện khi các cơ quan này quyết định rằng việc kiểm tra các tiêu chuẩn và các vấn đề an toàn bước đầu là cần thiết. Nếu kết quả của việc kiểm dịch bước đầu cho thấy không có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Công ty làm thủ tục thông quan sẽ nộp giấy chứng nhận này cùng với các giấy tờ khác và đơn xin nhập khẩu cho các cơ quan hải quan. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, các biện pháp được thực hiện sẽ bao gồm huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển (Biểu đồ 2). Thủ tục hải quan Theo quy định của Luật hải quan, nhà nhập khẩu sẽ phải tự thực hiện khai báo hải quan hoặc uỷ quyền cho các công ty trung gian đủ tiêu chuẩn thực hiện (ví dụ các công ty làm dịch vụ thông quan). Để được cho phép thông quan các kiện hàng được nhập khẩu vào Nhật, công ty làm thủ tục nhập khẩu cần khai báo với văn phòng hải quan tại khu vực ngoại quan mà hàng hoá được lưu kho. Đối với những hàng hoá cần kiểm tra hải quan, trước hết hàng hoá cần phải được kiểm dịch, và sau khi trả thuế quan nhập khẩu, thuế tiêu dùng địa phương và quốc gia, trên nguyên tắc hàng hoá sẽ được phép nhập khẩu.

Page 53: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

53 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Biểu đồ 1: Quy trình nhập khẩu hàng hoá

Không được

chấp nhận

Được chấp

nhận

Thực hiện kiểm dịch

Tư vấn về thủ tục

Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến nhập khẩu hàng hóa

Hàng đến cảng

Thông báo nhập khẩu

Kiểm dịch sản phẩm Cần kiểm dịch

Kiểm dịch bắt

buộc, kiểm tra

hành chính

Không cần kiểm dịch

Cần tư vấn trước với cơ quan kiểm dịch có

trách nhiệm giám sát hàng nhập khẩu

Nộp giấy tờ cần thiết theo cách truyền thống

hoặc nộp trực tuyến

Hàng hóa sẽ bị trả lại

hoặc xử lý nếu có dấu

hiệu nhiễm khuẩn

Xuất giấy biên nhận nhập khẩu thực phẩm

Thực hiện thông quan

Phân phối tại thị trường nội địa

Hủy hàng hoặc trả lại công ty vận chuyển

Page 54: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

54

Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Các giấy tờ cần thiết Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục nhập khẩu được tóm tắt trong Biểu đồ dưới đây, được phân chia theo các cơ quan thu giấy tờ. Biểu đồ 2: Các giấy tờ cần thiết để thông quan hàng nhập khẩu Nộp cho Các giấy tờ cần thiết Hạt cà

phê xanh

Sản phẩm chế biến

Văn phòng thông tin kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (Kiểm dịch thực vật theo Luật bảo vệ thực vật)

Đơn xin kiểm dịch hàng nhập khẩu o - Các giấy chứng nhận an toàn vệ sinh do cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp

o -

Các cơ quan có trách nhiệm giám sát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội (Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm)

Đơn thông báo nhập khẩu thực phẩm o o Bảng liệt kê nguyên liệu/ thành phần thực phẩm

- o

Biểu đồ quy trình sản xuất - o Bảng phân tích kết quả do các viên kiểm dịch được chỉ định phát hành (nếu đã nhập khẩu)

- o

Văn phòng hải quan địa phương (Thông quan theo Luật hải quan)

Tờ khai nhập khẩu o o Hóa đơn o o Bảng kê chi tiết o o Vận đơn đường biển (B/L) hoặc vận đơn hàng không

o o

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản; Bộ Tài chính Nhật Bản Đối với giấy chứng nhận an toàn vệ sinh (chứng nhận kiểm dịch), công ty làm thủ tục hải quan về lý thuyết cần phải nộp bản gốc, cho thấy sản phẩm không có mầm bệnh hoặc không nhiễm khuẩn vật nuôi, do cơ quan kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu ban hành phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật. Mặc dù công ước quốc tế quy định rằng giấy chứng nhận an toàn vệ sinh nộp cho cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu phải là bản gốc, tuy nhiên, hai trường hợp sau đây vẫn có hiệu lực tại Nhật Bản, trong trường hợp bản gốc bị thất lạc hoặc nộp bản gốc chậm:

a) Bản sao nguyên gốc được ban hành đồng thời cùng bản gốc; và

Page 55: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

55 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Bản sao được xác nhận sao y bản chính do cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu chứng thực. Quy định về dán nhãn Quy định pháp lý Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng cà phê trên thị trường Nhật Bản, nhãn hàng hoá phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định sau đây: 1) Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác hàng nông lâm sản 2) Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 3) Luật đo lường 4) Luật bảo vệ sức khoẻ 5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên 6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm 7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh không lành mạnh, Luật về bằng sáng chế). Khi bán các sản phẩm cà phê như các sản phẩm tươi sống, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản: 1) tên sản phẩm, 2) nước xuất xứ, 3) hàm lượng và 4) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. Khi bán các sản phẩm cà phê đã được xử lý bằng nhiệt (thực phẩm chế biến), nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) ngày hết hạn sử dụng, 5) cách thức bảo quản, 6) nước xuất xứ và 7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu. Tên sản phẩm Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phần thực phẩm Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm

Page 56: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

56

lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật tiêu chuẩn hoá và nhãn mác nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tên và cách sử dụng tám chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các

chất trị nấm và chất chống mối mọt. Để có thêm các thông tin chi tiết về cách thức sử dụng và tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia, Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm) quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử dụng đối với từng loại thực phẩm. Trọng lượng thành phần thực phẩm Khi nhập khẩu và bán các loại cà phê (thực phẩm chế biến), nhà nhập khẩu cần ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật đo lường và chỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép. Hạn sử dụng Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng.

Page 57: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

57 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Cách thức bảo quản sản phẩm Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với sản phẩm cà phê, do có thể bảo quản với nhiệt độ trong phòng, nên các thông tin về cách thức bảo quản sản phẩn không nhất thiết phải ghi trên nhãn mác. Nước xuất xứ Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến, được quy định bởi Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ (có thể phải cung cấp tên của vùng biển) trên nhãn thực phẩm nhập khẩu. Nhà nhập khẩu Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phải được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn. Thông tin dinh dưỡng Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ trên nhãn sản phẩm cà phê (thực phẩm chế biến) phù hợp với các tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Y tế quy định. Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấu thành phần (ví dụ, các loại axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm (ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo). Nếu nhãn chỉ có thông tin chung như “vitamin” thay vì ghi rõ tên các chất dinh dưỡng cụ thể, cần ghi rõ thành phần thực phẩm. Các thành phần thực phẩm cần được ghi theo thứ tự và đơn vị như sau: a) Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo) b) Protein (g hoặc gram) c) Chất béo (g hoặc gram) d) Hy-đrát các-bon (g hoặc gram) e) Natri

Page 58: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

58

f) Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn Bộ Y tế Nhật Bản cũng quy định tiêu chuẩn dán nhãn đối với các thành phần dinh dưỡng và thông tin cần được làm nổi bật. Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận. Nhãn hữu cơ Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản định nghĩa các sản phẩm nông sản hữu cơ và thực phẩm nông sản chế biến hữu cơ có bao gồm cả các sản phẩm cà phê hữu cơ được đóng dấu hữu cơ JAS. Chỉ những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây và được đóng dấu hữu cơ JAS mới được dán nhãn “cà phê hữu cơ” bằng tiếng Nhật. Các sản phẩm nông sản hữu cơ được sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu phải được phân loại theo một trong các cách dưới đây và dán nhãn hữu cơ JAS, mới được phép dán nhãn sản phẩm hữu cơ. a) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm hữu cơ được sản xuất bởi các nhà sản xuất nước ngoài được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS trong và ngoài Nhật Bản b) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm của các nhà nhập khẩu được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS tại Nhật Bản (có hạn chế đối với các sản phẩm nông sản hữu cơ và nông sản chế biến hữu cơ). Đối với hình thức b, giấy chứng nhận phải được cấp bởi chính phủ của nước có hệ thống phân loại được xác định là có mức độ tương đương với Các tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JAS) hoặc cần kèm theo bản sao. Từ tháng 3 năm 2011, các nước dưới đây được xác định là có hệ thống phân loại các sản phẩm nông sản hữu cơ tương đương với Nhật Bản theo Điều 15-2 Luật tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản: 27 nước EU, Australia, Hoa Kỳ, Achentina, New Zealand và Thụy Sỹ. Biểu đồ 3: Nhãn hữu cơ JAS

Bao bì và đóng gói Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên yêu cầu dán nhãn nhằm phục vụ việc phân loại rác container và bao gói. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các điều kiện dưới đây phải dán nhãn để phân loại rác theo quy định của luật.

Page 59: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

59 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

- Khi có các chỉ dẫn hành chính đối với nguyên liệu và cấu trúc của container và bao gói và sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu. - Khi container và bao gói của sản phẩm nhập khẩu được in, dán nhãn hoặc chạm khắc bằng tiếng Nhật. Khi hai loại container và bao gói dưới đây được sử dụng cho các sản phẩm ngũ cốc, một trong hai loại nhãn hoặc cả hai loại nhãn dưới đây phải được dán trên ít nhất một mặt của container và bao gói theo định dạng đã được quy định. Biểu đồ 4: Nhãn giúp phân loại rác

Container và bao gói bằng nhựa

Container và bao gói bằng giấy

Mô tả sản phẩm Mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật bảo vệ sức khỏe, Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và các luật và quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật thương hiệu). Các luật này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm. Dán nhãn tự nguyện Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản đã quy định các quy tắc thương mại công bằng đối với việc dán nhãn cà phê nhân thông thường và cà phê hòa tan và cho phép sử dụng nhãn mác trong Biểu đồ đưới đây trên các sản phẩm của các công ty thành viên đã được xác nhận có nhãn mác phù hợp. Ủy ban cũng đưa ra hướng dẫn về việc xác định thời hạn “sử dụng tốt nhất” đối với cà phê nhân thông thường và cà phê hòa tan, nhóm các sản phẩm cà phê theo loại hình và container và tóm tắt các quy tắc về việc xác định thời hạn sử dụng. Biểu đồ 5: Nhãn thành viên của Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản

Liên hệ: Ủy ban thương mại công bằng cà phê Nhật Bản Điện thoại: +81-3-5649 8366

Page 60: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

60

Hệ thống thuế quan Thuế suất nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu cà phê được liệt kê trong bảng dưới đây. Để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi dành cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan, nhà nhập khẩu cần nộp Giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu A) theo Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) do các cơ quan hải quan phát hành hoặc các cơ quan có liên quan tại nước

xuất khẩu phát hành cho các cơ quan hải quan Nhật Bản trước khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu (không cần thiết nếu tổng giá trị nộp thuế của sản phẩm không quá 200.000¥). Nhà xuất khẩu có thể kiểm tra lại các thông tin chi tiết với Cục thuế và hải quan trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản. Nếu nhà nhập khẩu muốn kiểm tra trước hệ thống phân loại thuế quan hoặc các mức thuế suất, có thể sử dụng hệ thống chỉ dẫn, theo đó các cá nhân có thể gửi yêu cầu và nhận câu trả lời trực tiếp, qua thư hoặc qua email. Biểu đồ 6: Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê (năm tài chính 2011)

Mã HS Mô tả Thuế suất

Thông

thường

Tạm

thời

WTO GSP LDC

0901

11

12

21

-000

-000

-000

Cà phê, chưa rang,

chưa lọc chất cafein

Cà phê, chưa rang, đã

lọc chất cafein

Cà phê, đã rang, chưa

lọc chất cafein

Cà phê đã rang, đã lọc

chất cafein

Miễn thuế

Miễn thuế

20%

20%

Miễn thuế

(Miễn thuế)

(Miễn thuế)

12%

12%

(Miễn thuế)

10%

10%

Miễn thuế

Miễn thuế

Page 61: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

61 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

22

90

-000

-100

-200

20% 12%

2101

11

12

-100

-210

-290

Chất chiết xuất, tinh

chất và các chất cô

đặc từ cà phê, và các

chế phẩm có thành

phần cơ bản từ các

chất chiết xuất, tinh

chất hoặc các chất cô

đặc này hoặc có thành

phần cơ bản là cà phê:

Chất chiết xuất, tinh

chất và các chất cô

đặc

1. Có chứa đường

2. Loại khác:

- Cà phê hòa tan

- Loại khác

Các chế phẩm có

thành phần cơ bản từ

các chất chiết xuất,

tinh chất hoặc các chất

cô đặc hoặc có thành

phần cơ bản là cà phê

1. Chế phẩm có thành

phần cơ bản từ các

chất chiết xuất, tinh

chất hoặc các chất cô

đặc

24,0%

12,3%

16,0%

(24,0%)

8,8%

15,0%

15,0%

Miễn

thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Page 62: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

62

-110

-121

-122

- Có chứa đường

- Loại khác:

+ Cà phê hòa tan

+ Loại khác

2. Chế phẩm có thành

phần cơ bản từ cà phê

- không ít hơn 30%

sữa tự nhiên tính theo

thành phần trọng

lượng, đo trọng lượng

chất khô

24,0%

12,3%

16,0%

35% +

799¥/kg

(24,0%)

8,8%

15,0%

15,0%

Miễn

thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Miễn thuế

Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Chú ý: 1) Thuế suất khẩn cấp đặc biệt có thể được áp dụng trên các mặt hàng nếu khối lượng nhập khẩu tăng cao hơn một tỷ lệ nhất định hoặc giá nhập khẩu giảm dưới một tỷ lệ nhất định 2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt chỉ được áp dụng với các nước kém phát triển 3) Thông thường, thứ tự ưu tiên áp dụng thuế suất nhập khẩu là thuế ưu đãi, WTO, thuế tạm thời và thuế thông thường. Tuy nhiên, thuế suất ưu đãi chỉ được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện trong luật và đáp ứng các quy định. Thuế suất WTO được áp dụng khi mức thuế này thấp hơn thuế tạm thời hoặc thuế thông thường. Có thể tham khảo “Biểu thuế quan Nhật Bản” (do Cục thuế và hải quan, Bộ Tài chính Nhật Bản ban hành) để có thông tin cụ thể về các thức áp dụng biểu thuế. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng tại Nhật Bản = (Trị giá CIF + thuế nhập khẩu) x 5%

Page 63: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

63 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

5. SỰ KIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

1. Danh sách một số hội chợ triển lãm liên quan tới ngành Cà phê a.Trong nước Miền Bắc Hà Nội Hội chợ quốc tế chuyên ngành Thực phẩm & Đồ uống - Xuân 2013 FOOD&DRINK 2013 Thời gian: 23-28/01/2013 Tần suất tổ chức: Hàng năm Địa điểm: Trung tâm Triển lãm & Hội Nghị Quốc tế Hà Nội-CIE (Cung văn hóa hữu nghị, đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội) Nội dung trưng bày: Chuyên ngành thực phẩm và đồ uống trong đó có ngành cà phê, qui mô khoảng 250 – 300 gian hàng. Đơn vị chủ trì: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đơn vị tổ chức: Cty cổ phần ADPEX VP Hà Nội: Phòng 608, Tòa nhà 142 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Hà Nội Tel: 84-4 35162063; Fax: 84-4 35162065; VP TP Hồ Chí Minh: Phòng G3, Tòa nhà FOSCO, số 6 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, TP Hồ Chí Minh; Tel: 84-8 38270979; Fax: 84-8 38239063; Email: [email protected] Quảng Ninh Hội chợ Thương mại - Ẩm thực Cẩm Phả 2012 – 2013 Thời gian: 23/12/2012 - 02/01/2013 Địa điểm: Trung tâm thị xã Cẩm Phả Nội dung trưng bày: Hàng công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm, hải sản, thực phẩm, đồ uống trong đó có ngành cà phê. Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Hội chợ thương mại Á Âu. Địa chỉ: 71 Lãn Ông, Hoàn Kiếm, Hà Nội Liên hệ: Nguyễn Thị Thúy Nga Tel: 04.22143226 Fax: 04.3.8282569

Page 64: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

64

Miền Trung Bình Định Hội chợ Khuyến mại Bình Định năm 2012 Thời gian: 9-25/12/2012 Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm tỉnh Bình Định Nội dung trưng bày: Sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống trong đó có ngành cà phê, thời trang, mỹ phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, máy móc, điện máy… Đơn vị tổ chức: Công ty Cổ phần Bắc Hà Miền Trung. Tel: (84-511) 3714423 - Fax: (84-511) 3714423 Địa chỉ: 438 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng Email: [email protected] Website: http://www.bachagroup.com.vn Đà Nẵng Hội chợ triển lãm sản phẩm Công nghiệp tiêu biểu khu vực miền Trung Tây Nguyên - Đà Nẵng 2012 Thời gian: 01-07/12/2012 Địa điểm: Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP. Đà Nẵng (Số 9 đường CMT8, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng). Nội dung trưng bày: Máy móc thiết bị, du lịch, thực phẩm, đồ uống trong đó có ngành cà phê, thời trang, sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, Sản phẩm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Đơn vị tổ chức: Trung tâm Khuyến công - Tư vấn PTCN (Đơn vị phối hợp: Công ty Cổ phần Bắc Hà miền Trung). Tel: 0511. 3714423 - Fax: 0511. 3714423 Địa chỉ: 438 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Email: [email protected] Website: http://www.bachagroup.com.vn Đắk Lắk Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm thương hiệu Việt 2013 Thời gian: 09/3-13/3/2013 Địa điểm: Khu Bảo tàng Biệt điện tỉnh, số 02 đường Y Ngông, Tp. Buôn Ma Thuột. Đơn vị tổ chức: UBND tỉnh, Sở VHTT&DL, Trung tâm XTTMĐT&DL. Email: [email protected] Website: http://lehoicaphe.vn Lễ hội cà phê lần thứ 4 năm 2013 Thời gian: 09/3-12/3/2013.

Page 65: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

65 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Địa điểm: Tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột. Đơn vị tổ chức: UBND tỉnh, Sở VHTT&DL, Trung tâm XTTMĐT&DL. Email: [email protected] Website: http://lehoicaphe.vn Miền Nam Đồng Nai Tuần lễ mua sắm lần 4 - Trảng Bom 2012 Thời gian: 07/12/2012-13/12/2012 Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Trảng Bom, Đồng Nai Nội dung trưng bày: may mặc, dày da, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống nước giải khát trong đó có ngành cà phê, máy móc, thiết bị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện tử… Đơn vị tổ chức: Cty Cổ phần Quảng cáo và Xúc tiến Thương mại Thiên Việt Địa chỉ: 325/8B Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, Tp.HCM Người liên hệ: Nguyễn Ngọc Tấn Tel: 08.38303381 - Fax: 08.38303381 Tuần lễ mua sắm lần 1 - thị xã Long Khánh 2012 Thời gian: 17/12/2012-25/12/2012 Địa điểm: Sân vận động thị xã Long Khánh, Đồng Nai Nội dung trưng bày: may mặc, dày da, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống nước giải khát trong đó có ngành cà phê, máy móc, thiết bị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện tử… Đơn vị tổ chức: Cty Cổ phần Quảng cáo và Xúc tiến Thương mại Thiên Việt Địa chỉ: 325/8B Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, Tp.HCM Người liên hệ: Nguyễn Ngọc Tấn Tel: 08.38303381 - Fax: 08.38303381 Đồng Tháp Hội chợ Thương mại thị xã Hồng Ngự năm 2012 Thời gian: 30/11-09/12/2012 Địa điểm: thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp Nội dung trưng bày: Công nghiệp tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, đồ uống trong đó có ngành cà phê, may mặc, mỹ phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ… Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH Hội chợ Triển lãm Quảng cáo Miền Tây Thông tin tham khảo: www.dongthap.gov.vn Thành phố Hồ Chí Minh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 10 tại TP. Hồ Chí Minh –

Page 66: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

66

VIETNAM EXPO IN HOCHIMINH CITY 2012 Thời gian: 28/11-01/12/2012 Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) Nội dung trưng bày: Tổng hơp (trong đó có ngành cà phê). Đơn vị tổ chức: Chi nhánh Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Thương mại (VINEXAD) Địa chỉ: Phòng 1202, lầu 12, tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Ða Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Thông tin tham khảo: http://www.vinexadsg.com.vn/

b. Nước ngoài Châu Á Đài Loan Triển lãm Trà, Cà phê và Rượu (Đài Bắc EXPO 2012) Thời gian: Từ ngày 23 đến 26 tháng 11 năm 2012 Tần suất: Tổ chức hàng năm Địa điểm: TWTC Exhibition Hall 1, Taiwan Nội dung trưng bày: Trà, Cà phê và Rượu Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Cà phê và Hiệp hội Trà Đài Loan Thông tin tham khảo: http://www.chanchao.com.tw/nov/ Hàn Quốc Seoul International Cafe Show 2012 Thời gian: Ngày 22 đến 25 tháng 11 năm 2012 Địa điểm: COEX Exhibition Center, 159 Samsung-dong, Kangnam-gu,Seoul 135-731 Tel: +82 2 6000 0114 Fax: +82 2 6000 1301 Thông tin tham khảo: http://www.eventseye.com Nhật Bản: Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống quốc tế lần thứ 38 (Foodex Japan 2013) Thời gian: Từ ngày 05 đến ngày 08 tháng 03 năm 2013. Nội dung trưng bày sản phẩm: Thực phẩm và Đồ uống trong đó có ngành cà phê. Địa điểm: Trung tâm triển lãm Makuhari Messe thuộc tỉnh Chiba, phía Đông thủ đô Tokyo Tần suất tổ chức: Đầu tháng 3 hàng năm. Đơn vị chỉ đạo: Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Đơn vị hợp tác: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) thuộc b thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Thông tin tham khảo: http://www3.jma.or.jp/foodex/en/

Page 67: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

67 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Thái Lan Thaifex 2013 – World of food Asia (WOFA) – Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Thời gian: 22 – 26/05/2013 Địa điểm: Trung tâm triển lãm IMPACT Bangkok, Thái Lan. Nội dung trưng bày: Thực phẩm và Đồ uống trong đó có ngành cà phê, Công nghệ thực phẩm, Cung ứng thực phẩm, Dịch vụ ăn uống cho Nhà hàng và Khách sạn, các loại hình bán lẻ và nhượng quyền thương mại. Đơn vị tổ chức: Thaifex Tham khảo thông tin: www.go2fair.com Trung Quốc

Triển lãm Thực phẩm Đồ uống Food Hospitality World 2012 Thời gian: Từ 29/11-1/12/2012. Địa điểm: Trung tâm triển lãm Quảng Châu, Trung Quốc. Nội dung trưng bày: các loại thực phẩm, sản phẩm thịt và thuỷ sản, sữa - các sản phẩm từ sữa, bia rượu - đồ uống, hoa quả sấy, gia vị, trà - cà phê, dịch vụ ăn uống trong khách sạn. Đơn vị tổ chức đoàn: Công ty CP Tập đoàn Thương mại & Truyền thông Bắc Hà Địa chỉ: ô 2 lô BT3 Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội Tel: 04 – 3354 7545 - Fax: 04 – 3354 7544 Email: [email protected] Liên hệ: Nguyễn Quốc Thế Mobile: 0975550343

Triển lãm Expo 2013 Thượng Hải Thời gian: Từ ngày 01-03/4/ 2013 Địa điểm: Tại trung tâm triển lãm Quốc Tế Thượng Hải Nội dung trưng bày: Tất cả các mặt hàng chủ yếu là Cà phê và Chè Tel: 021-6437 1178*173 Fax: 021-64370982*173 Email: [email protected] Website: http://finefood.hotelex.cn Trung Đông UEA Triễn lãm thực phẩm Trung Đông SIAL 2012 Thời gian: 26-28/11/2012 Địa điểm: Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Nội dung trưng bày: Triển lãm SIAL 2012 sẽ trưng bày các loại sản phẩm thực phẩm như: bánh kẹo các loại; đồ uống trong đó có ngành cà phê; bơ sữa và sản phẩm từ bơ sữa; mứt; nguyên liệu thực phẩm; thực phẩm đông lạnh; rau củ quả; thịt gia cầm, thịt

Page 68: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

68

muối; đồ uống không cồn; sản phẩm sạch (organic products); thủy sản; thiết bị chế biến thực phẩm. Đơn vị tổ chức: Tổ chức thương mại các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Liên hệ trực tiếp: Turret Media FZ LLC Twofour54, Building 4, Level 4, Room 405 PO Box 77806, Abu Dhabi, UAE Tel: +971 (0)2 401 2777 - Fax: +971 (0)2 401 1760 Email: [email protected] Châu Âu Đức Anuga 2013 – Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống lớn nhất thế giới Thời gian: 05 – 09/10/2013 Địa điểm: Trung tâm triển lãm Koelnmesse Tp. Cologne, CHLB Đức Nội dung trưng bày: Thực phẩm và Đồ uống (trong đó có ngành cà phê), dịch vụ cung ứng thực phẩm đến tại Đức và các nước khác trên khắp thế giới. Đơn vị tổ chức: Koelnmesse GmbHMesseplatz 1, D 50679 Cologne Thông tin tham khảo: http://www.go2fair.com/vn/km/caf/anuga-2013; www.anuga.com; www.go2fair.com/vn/cskm Nga Hội chợ quốc tế thực phẩm Nga 2013 Thời gian: Từ ngày 16-19/9 năm 2013 Tần xuất tổ chức: Hàng năm Địa điểm: ZAO EXPOCENTR 123100, Moscow, Russia, Krasnopresnenskaya nab 14 Đơn vị tổ chức: Moscow, Expocentre Thông tin tham khảo xem tại: www.worldfood-moscow.com/

2. Danh sách một số diễn đàn, hội thảo, giao thương về Cà phê và liên quan đến Cà phê Hội nghị thượng đỉnh Chuỗi Cung Ứng 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh. Thu mua – Sản xuất – Bán lẻ, phân phối (trong đó có ngành cà phê). Các chủ đề bàn luận của Hội nghị bao gồm tất cả các lĩnh vực trong chuỗi cung ứng như mối quan hệ giữa thu mua và sản xuất, quy trình thu mua gián tiếp, mạng lưới phân phối, bán lẻ ở Việt Nam, những lợi thế cạnh tranh dựa trên phân phối hiệu quả hơn và cải thiện dịch vụ khách hang, cơ hội cho nền công nghiệp. Việt Nam trong kinh tế bất ổn thế giới, chiến lược đa cung ứng trong tương lai cùng các tiến bộ công nghệ mới… Thông tin tham khảo: www.vietnamsupplychain.com Liên hệ trực tiếp: Cô Nguyễn Dạ Quyên, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành. Email: [email protected]

Page 69: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

69 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

Hội thi pha chế Trà và Cà phê 2013 Thời gian: Từ ngày 24 – 26/4/ 2013 Địa điểm: Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) Đơn vị tổ chức: Công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore và đồng tổ chức bởi Công ty Tổ chức Triển lãm VCCI. Email: [email protected] Website: www.sesallworld.com; http://www.foodnhotelvietnam.com Đoàn giao thương xúc tiến thương mại tại Ấn Độ - Cục XTTM Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2012, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á) tổ chức chương trình Giao thương và Xúc tiến thương mại tại thành phố New Delhi và Kolkata, Ấn Độ, chi tiết như sau: 1. Mục tiêu: Quảng bá hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp, thương hiệu Việt Nam, tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư với các doanh nghiệp Ấn Độ, tăng cường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ 2. Quy mô: 15 doanh nghiệp. 3. Thời gian: từ ngày 16 đến 22 tháng 12 năm 2012 4. Địa điểm: Thành phố New Delhi và Kolkata 5. Ngành hàng: đa ngành, ưu tiên các mặt hàng nông sản (Cà phê) , thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, khai khoáng, v.v... 6. Đối tượng tham gia: Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhu cầu tìm hiểu thị trường, giao dịch kinh doanh với Ấn Độ. 7. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia: các doanh nghiệp có năng lực sản xuất, kinh doanh mặt hàng có khả năng cạnh tranh, có năng lực xuất khẩu, sản phẩm có mẫu mã và chất lượng phù hợp với thị trường Ấn Độ, có kết quả kinh doanh tốt 02 năm gần đây, nhân sự tham gia đoàn có đủ khả năng nghiệp vụ tham gia hội thảo, giao thương với khách hàng quốc tế. 8. Yêu cầu về Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị); - Đơn đăng ký tham gia (mẫu đính kèm); - Quyết định cử nhân sự tham gia Chương trình; Bộ Công Thương trân trọng kính mời các Các đơn vị quan tâm tham dự gửi hồ sơ về: Bộ Công Thương (Vụ Thị trường Châu Phi Tây Á, Nam Á) Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04 22205479-Fax: 04 22205517 Email: [email protected] Người liên hệ: Ông Phạm Thế Cường (Mobile: 0913075920)

Page 70: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

70

Quảng bá sản phẩm nông nghiệp tại thị trường Campuchia Chương trình Quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam và kết nối doanh nghiệp hai nước tại thị trường Campuchia do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp & PTNT Việt Nam tổ chức từ ngày 15 đến 18/12/2012 là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác đầu tư và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho thị trường Campuchia. Đoàn doanh nghiệp Việt Nam gồm 15 doanh nghiệp tham gia chương trình quảng bá sẽ gồm hai hoạt động chính: Thứ nhất: Tổ chức gian hàng tại Hội chợ Thứ hai: Tổ chức Hội nghị quảng bá kết hợp với Diễn đàn giao thương Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade) Địa chỉ: Đường Hoàng Quốc Việt- Cầu Giấy- Hà Nội Điện thoại: (84 4) 3755 5458 Máy lẻ 41 Fax: (84 4) 3754 0131 Email: [email protected] / [email protected] Người liên hệ: Ms. Hàn Hồng Diệp Mobile: 0904 409 642 Website: www.agritrade.com.vn ; www.agritrade.mard.gov.vn Giao thương cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc tại TP. Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Thời gian tổ chức: 19/12/2012 Địa điểm: Tại TP. Nam Ninh, thủ phủ Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Đơn vị tổ chức đoàn: Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu – Cục XTTM Đơn vị tổ chức: Đơn vị chủ trì sự kiện là Uỷ ban dân nhân tỉnh Quảng Tây, Ban thư ký Hội chợ Trung Quốc-ASEAN, lãnh sự quán các nước ASEAN tại Nam Ninh Hình thức giao thương gồm: Hội thảo, trưng bày hàng mẫu XNK, gặp gỡ giao thương trực tiếp. Đặc biệt, Ban tổ chức (BTC) hỗ trợ 100% chi phí gồm thủ tục thông hành xuất nhập cảnh, ăn ở đi lại và tham gia giao thương từ Hà Nội đến Nam Ninh khứ hồi 3 ngày 2 đêm (18-20/12/2012) cho mỗi doanh nghiệp 1 đại biểu (chi tiết theo lịch trình đính kèm). Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu- Cục Xúc tiến thương mại phối hợp cùng BTC kính mời các doanh nghiệp tham gia đoàn doanh nghiệp Việt Nam. Chi tiết chương trình như sau: 1. Quy mô dự kiến: Hội nghị giao thương sẽ có 300-500 đại biểu, thương nhân XNK đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN 2. Hình thức giao thương: Hội thảo, trưng bày hàng mẫu XNK, các doanh nghiệp gặp gỡ giao thương trực tiếp (Mỗi DN Việt Nam được bố trí 1 bàn giao dịch tại Hội trường) 3. Mặt hàng thích hợp tham gia giao thương (có thể cung cấp mặt hàng XK với số lượng lớn): Nông sản, rau quả, gạo và ngũ gốc, gỗ và lâm sản, thuỷ hải sản, than và

Page 71: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

71 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

khoáng sản, cao su, tinh bột sắn, dầu thực vật, mía đường, cà phê nguyên liệu và chè…. (Cần mang hàng mẫu sang trưng bày). Để biết thêm chi tiết xin liên hệ trước ngày thứ Tư ngày 12/12/2012: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại: 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: 04 - 39364792 (máy lẻ: 111); Fax: 04 – 39364793 Email: [email protected]; [email protected]; LH: Chị Tâm (0983059565).

Page 72: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

72

HỎI ĐÁP

Câu hỏi 1. Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng cà phê. Chúng tôi muốn đăng ký giao dịch cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Vậy chúng tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Trả lời: Theo nguồn thông tin từ Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, các chủng loại cà phê khi tham gia giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: - Robusta loại I S 18 có số mã hàng hoá R1A, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.5%, tỷ lệ đen vỡ 2%, cỡ sàng No18/No16 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Robusta loại I S 18 Wet polished có số mã hàng hoá R1B, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.1%, tỷ lệ đen vỡ 0.1- 0.3%, cỡ sàng No18/No16 (100%/S16) và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Robusta loại I S 16 có số mã hàng hoá R1C, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.5%, tỷ lệ đen vỡ 2%, cỡ sàng No16/No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Robusta loại I S 16 có số mã hàng hoá R1D, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.1%, tỷ lệ đen vỡ 0.1 – 0.3%, cỡ sàng No16/No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Robusta loại I S 16 Wet polished có số mã hàng hoá R1E, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.1%, tỷ lệ đen vỡ 0.1- 0.3%, cỡ sàng No16/No13 (100%/S13) và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Robusta loại II S 13 có số mã hàng hoá R2A, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.5%, tỷ lệ đen vỡ 3%, cỡ sàng No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/S13 - Robusta loại II S 13 có số mã hàng hoá R2B, độ ẩm 13%, tạp chất 1%, tỷ lệ đen vỡ 5%, cỡ sàng No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/S13 - Robusta loại II S 13 có số mã hàng hoá R2C, độ ẩm 12,5%, tạp chất 0.1%, tỷ lệ đen vỡ 0.1 – 0.5%, cỡ sàng No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/S13 Chủng loại cà phê đáp ứng TCVN-4193:2005 gồm có: - Hạng đặc biệt có số mã hàng hoá Hđb, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 30 lỗi, cỡ sàng No18/No16 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10

Page 73: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

73 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

- Hạng 1a có số mã hàng hoá H1a, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 60 lỗi, cỡ sàng No16/No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Hạng 1b có số mã hàng hoá H1b, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 90 lỗi, cỡ sàng No16/No13 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Hạng 2a có số mã hàng hoá H2a, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 120 lỗi, cỡ sàng No13/No12 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Hạng 2b có số mã hàng hoá H2b, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 150 lỗi, cỡ sàng No13/No12 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Hạng 2c có số mã hàng hoá H2c, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 200 lỗi, cỡ sàng No13/No12 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10 - Hạng 3 có số mã hàng hoá H3, độ ẩm 12,5%, tổng lỗi trên 300g: 250 lỗi, cỡ sàng No12/No10 và tỷ lệ tối thiểu tính theo %: 90/10. Câu hỏi 2. Theo chúng tôi được biết, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê hạt giống và cây giống miễn phí cho niên vụ 2012 – 2013. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để nhận được sự hỗ trợ này? Trả lời: Ngày 14 tháng 11 năm 2012, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đã ban hành Thông báo số 134/HHCPCC-2012 về việc đăng ký hỗ trợ giống tái canh niên vụ 2012/13. Theo đó, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ hạt giống và cây giống miễn phí cho doanh nghiệp và người trồng cà phê, phục vụ công tác tái canh tại khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê cần đáp ứng các tiêu chí sau đây: - Những đơn vị sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết trồng cà phê sạch 4C có diện tích tối thiểu 1000 ha (diện tích này được nhà nước giao hoặc sổ nhà nước cấp, giấy chứng nhận hợp lệ về đất canh tác thuộc gia đình quản lý) - Những đơn vị vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất khẩu cà phê trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên Các diện tích trồng cà phê được hỗ trợ giống phải nằm trong quy hoạch cần tái canh của địa phương. Các đơn vị có đủ điều kiện tham gia cần đăng ký bằng văn bản trước ngày 25 tháng 12 năm 2012 và gửi về: Văn phòng Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội

Page 74: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

11/ 2012 BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ

Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

74

ĐT: 04. 3733 6520 Fax: 04. 3733 7498 Câu hỏi 3. Chúng tôi cần biết thông tin cụ thể về các quy trình, thủ tục nhằm công bố tiêu chuẩn chất lượng cà phê? Trả lời: Hồ sơ công bố chất lượng cà phê bao gồm: - Giấy phép đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (có chức năng sản xuất chế biến cà phê): 02 bản sao y công chứng; - Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan); - Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nhãn sản phẩm; - Mẫu sản phẩm (03 mẫu). Thời gian: - Kiểm nghiệm sản phẩm: 09 ngày - Công bố chất lượng: 15 ngày làm việc Thời hạn hiệu lực của Phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 03 năm. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm cà phê được nộp tại các Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu hỏi 4. Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cà phê tại Việt Nam? Trả lời: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cà phê bao gồm: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao); - Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (02 bản - kích thước không nhỏ hơn 15x15mm và không lớn hơn 70x70mm); - Phí đăng ký: 2.000.000VNĐ (cho 01 nhóm có 06 dịch vụ/sản phẩm theo phân loại quốc tế về nhãn hiệu); - Nếu trong cùng một đơn có hai nhóm trở lên thì mỗi nhóm tiếp theo bổ sung thêm 1.700.000VNĐ. Quy trình thẩm định đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: - Giai đoạn thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nộp đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác;

Page 75: Ban Tin CA Phe - Thang 11-2012

BẢN TIN NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ 11/2012

75 Bản tin ngành hàng cà phê do Phòng Nghiên cứu Phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) thực hiện. Liên hệ: 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội/ ĐT: 84.4.3934 8145/

Fax: 84.4.3936 6218/ Email: [email protected]

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được đăng trên công báo Sở hữu công nghiệp; - Giai đoạn thẩm định nội dung đơn (06 – 09 tháng kể từ ngày công bố đơn). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…).