BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT...

18
TIN THÀNH PHỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG NĂM 2017 Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ họp đánh giá tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 4, triển khai chương trình công tác tháng 5/2017. Ảnh: An Bình. Tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ - Trong tháng, tình hình sản xuất công nghiệp có chiều hướng tăng, thành phố chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 2,8% so với tháng trước; lũy kế trong 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,7% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm đạt mức tăng khá như: thủy sản đóng hộp tăng 32,6%; tôm đông lạnh 52,3%; phi lê đông lạnh 10%; bia đóng lon 15,2%; quần áo may sẵn 26,6%... - Đến nay, các khu công nghiệp có 227 dự án còn hiệu lực, thuê 359 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.591 triệu USD, vốn đã thực hiện 941,1triệu USD, chiếm 59,1% vốn đăng ký. Tháng 4/2017, tổng doanh thu ước đạt 116,2 triệu USD, tăng 7% so cùng kỳ; tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp là 29.850 lao động, tăng 444 lao động so với cùng kỳ.

Transcript of BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT...

Page 1: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

TIN THÀNH PHỐ

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG NĂM 2017

Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ họp đánh giá tình hình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 4, triển khai chương trình công tác tháng 5/2017. Ảnh: An Bình.

Tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ- Trong tháng, tình hình sản xuất công nghiệp có chiều hướng tăng, thành phố chủ động nắm

bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 2,8% so với tháng trước; lũy kế trong 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,7% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm đạt mức tăng khá như: thủy sản đóng hộp tăng 32,6%; tôm đông lạnh 52,3%; phi lê đông lạnh 10%; bia đóng lon 15,2%; quần áo may sẵn 26,6%...

- Đến nay, các khu công nghiệp có 227 dự án còn hiệu lực, thuê 359 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.591 triệu USD, vốn đã thực hiện 941,1triệu USD, chiếm 59,1% vốn đăng ký. Tháng 4/2017, tổng doanh thu ước đạt 116,2 triệu USD, tăng 7% so cùng kỳ; tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp là 29.850 lao động, tăng 444 lao động so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2017 giảm 0,3% so với tháng trước, tăng 1,4% so với tháng 12/2016 và bình quân tăng 5% so cùng kỳ.

- Xuất, nhập khẩu: Trong tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 139,8 triệu USD; tăng 24,3% so cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 499 triệu USD, đạt 29,9% kế hoạch (KH), tăng 6,3% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu trong tháng ước thực hiện 35,1 triệu USD, lũy lế trong 4 tháng ước thực hiện 108 triệu USD, đạt 24% KH, tăng 12% so với cùng kỳ.

- Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch; tổ chức thành công Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ, lần VI - năm 2017, thu hút khoảng 400.00 lượt người tham quan. Xây dựng kế hoạch nâng chất du lịch tiêu biểu cấp thành phố năm 2017 cho các quận, huyện. Ước tháng 4/2017, tổng lượt khách du

Page 2: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

lịch đến thành phố 887.800 lượt, các doanh nghiệp lưu trú phục vụ 275.000 lượt khách lưu trú. Lũy kế trong 04 tháng đầu năm, tổng lượt khách đến ước đạt hơn 3 triệu lượt khách du lịch; đón và phục vụ 773.113 lượt khách lưu trú, đạt 42% KH, tăng 15% so cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp- Diện tích lúa Hè Thu xuống giống 76.540, đạt 98,6% KH, giảm hơn 815 ha so cùng kỳ, mưa

xuất hiện bất thường vào đầu tháng 4, làm cho 7,5 ha lúa Hè Thu mới gieo trồng bị chết giống. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 9.710 ha, đạt 50,6% KH, giảm 4.183 ha so cùng kỳ; đã thu hoạch 4.562 ha cây hàng năm, nhanh hơn 546 ha so cùng kỳ.

- Về chăn nuôi: tình hình chăn nuôi ổn định, tại thời điểm tháng 4/2017, tổng đàn heo 124.840 con, đạt 96% KH, tăng 3% so cùng kỳ; đàn bò 4.360 con, đạt 87,2% KH, giảm 8% so cùng kỳ; đàn gia cầm 1.776.010 con, đạt 89% KH, tăng 2% so cùng kỳ. Tính đến nay không xảy ra dịch heo tai xanh, tuy nhiên đã xảy ra dịch lở mồm long móng ở 01 hộ chăn nuôi (tổng số heo bệnh là 15 con và tiêu hủy 01 con); dịch cúm gia cầm H5N1 ở 04 hộ chăn nuôi (tổng đàn 18.401 con, tiêu hủy toàn bộ).

- Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích thả nuôi thủy sản được 2.111 ha, đạt 20,1% KH; đã thu hoạch 687 ha với tổng sản lượng thu hoạch 49.935 tấn1, đạt 25% KH, tăng 1.279 ha so cùng kỳ. Đến nay, đã mở rộng diện tích nuôi thủy sản an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn 222,1 ha.

Công tác quản lý xây dựngThường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng, lũy kế 03

tháng đầu năm thành phố có tổng số 122 đồ án quy hoạch, trong đó quy hoạch chung đô thị 06 đồ án, quy hoạch tỷ lệ 1/2000: 20 đồ án; quy hoạch tỷ lệ 1/500: 96 đồ án. Thông qua Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020.

Công tác quản lý đất đai, môi trường Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấp huyện; trình Bộ Tài nguyên và Môi trường điều

chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của thành phố. Triển khai thực hiện Đề án khai thác quỹ đất giai đoạn 2017 - 2020 và kế hoạch đấu giá các khu đất năm 2017. Tích cực kiểm tra, đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, đôn đốc chủ dự án khu dân cư, khu tái định cư hoàn thành cơ sở hạ tầng để bàn giao 5-10% quỹ đất. Thường xuyên rà soát, kiểm tra quỹ đất công trên địa bàn thành phố. Thường xuyên kiểm tra công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh quận, huyện.

Công tác huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển; tài chính - ngân hàng trên địa bàn thành phố

Trong tháng, ước cấp mới đăng ký kinh doanh cho 65 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 218 tỷ đồng; cấp thay đổi đăng ký kinh doanh 100 lượt doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn 120 tỷ đồng, 01 doanh nghiệp giảm vốn 3,1 tỷ đồng; giải thể 02 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn 2,1 tỷ đồng.

Trong tháng, thành lập mới 02 hợp tác xã (HTX) với vốn điều lệ 1,1 tỷ đồng; lũy kế 04 tháng đầu năm, thành lập mới 10 HTX; nâng tổng số đến nay có 236 HTX (trong đó có 01 Liên hiệp HTX), vốn điều lệ 543,2 tỷ đồng, 10.283 thành viên.

Thành phố tích cực tập trung giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Kết quả giải ngân đến ngày 20/4/2017: 922,91/2.735,98 tỷ đồng kế hoạch vốn thực hiện, đạt tỷ lệ 33,7%. Trong đó: vốn TW hỗ trợ có mục tiêu đạt 44%; cân đối ngân sách địa phương đạt 35,9%; tiền sử dụng đất đạt 51%; xổ số kiến thiết đạt 40,4%. Cấp thành phố giải ngân đạt 31,9% kế hoạch vốn; các quận, huyện giải ngân đạt 36,2% kế hoạch vốn.

Công tác thu chi ngân sáchTổng thu ngân sách trên địa bàn đến ngày 20/4/2017 thực hiện 3.085,4 tỷ đồng, đạt 24,1% dự

toán HĐND thành phố giao; tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao thực hiện 3.010,6 tỷ đồng, 1

2

Page 3: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

đạt 26,9% dự toán Trung ương và HĐND thành phố giao, tăng 3,3% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 2.878,4 tỷ đồng, đạt 28,6% dự toán Trung ương giao và đạt 28,1% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 13,4% so cùng kỳ.

Hoạt động ngân hàngTăng cường các giải pháp huy động vốn và mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh

vực ưu tiên và các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Lãi suất huy động và cho vay ổn định; tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn ước đến cuối tháng 4/2017 đạt 59.300 tỷ đồng, tăng 1,4% so với đầu tháng, tăng 0,5% so với đầu năm, đáp ứng 94,9% tổng dư nợ cho vay; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 62.500 tỷ đồng, tăng 1,2% so với đầu tháng, tăng 2,6% so với đầu năm. Nợ xấu 1.900 tỷ đồng, chiếm 3,04% tổng dư nợ cho vay.

MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỀ CÔNG TÁC VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Công tác giáo dục - Đào tạoTổ chức, tham gia các hội thi, hội nghị cấp quốc gia và thành phố. Kết quả các kỳ thi, hội thi:

Cấp quốc gia: Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đạt 02 giải Nhì và 03 giải Khuyến khích; Olympic tiếng Anh thông minh 03 giải Vàng, 04 giải Bạc, 06 giải Đồng và 12 giải Khuyến khích; Hội thi Cô giáo tài năng, duyên dáng cấp toàn quốc năm 2017: đạt giải Nhì; cấp thành phố: kỳ thi chọn học sinh giỏi thí nghiệm thực hành trung học năm học 2016-2017: THCS với 03 giải Nhất, 07 giải Nhì, 11 giải Ba và 75 giải Khuyến khích; THPT với 02 giải Nhất, 14 giải Nhì, 14 giải Ba và 86 giải Khuyến khích. Tổ chức Hội giao lưu tài năng tiếng Anh, tiếng Pháp cấp tiểu học thành phố Cần Thơ,...

Kiểm tra học kỳ II lớp 12; hoàn chỉnh phương án thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017; kiểm tra công tác tư vấn và ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 tại các cơ sở giáo dục trực thuộc. Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2017. Triển khai Kế hoạch xây dựng trường điển hình đổi mới năm 2017 tại Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, THCS Nguyễn Trãi, trường Mầm non Hướng Dương (quận Ô Môn) và trường Tiểu học Ngô Quyền (quận Ninh Kiều).

Đồng chí Trần Việt Trường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Ảnh: T.T.

3

Page 4: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

Lao động - Thương binh và Xã hộiTrong tháng đã giải quyết việc làm cho 4.530 lao động, đào tạo nghề cho 3.542 lao động; lũy

kế 04 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 17.590 lao động đạt 35% KH, giảm 1,7% so cùng kỳ; đào tạo nghề cho 12.818 lao động, đạt 31,3% KH, tăng 8,7%. Phân bổ các lớp dạy nghề lao động nông thôn năm 2017, hiện đã tổ chức được 14 lớp với 490 học viên. Mạng lưới an sinh xã hội được chú trọng; thực hiện chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội chu đáo, kịp thời. Thành phố có 7.259 đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên; tiếp nhận, xét duyệt và giải quyết 66 hồ sơ chế độ chính sách; trợ cấp thường xuyên cho 37.949 đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí 13,2 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Triển khai các hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2017.

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrong tháng, tình hình dịch bệnh ổn định, không xảy ra vụ dịch nguy hiểm. Tay chân miệng

xảy ra 52 ca, tăng 20,9% so với tháng trước; sốt xuất huyết 132 ca, tăng 13,8%; tiêu chảy 105 ca, giảm 14,7%,…Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, không để dịch lớn xảy ra, đặc biệt là sốt xuất huyết, virus Zika. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, duy trì tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng, tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống HIV/AIDS. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; triển khai kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm chủ động, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các lễ hội, sự kiện của thành phố. Tiếp tục triển khai đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và đề án Hạn chế vượt quỹ BHYT trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2017. Tổ chức ngày toàn dân hiến máu tình nguyện và tổng kết lễ hội Xuân hồng năm 2017.

Hoạt động Văn hóa - Thể dục, thể thaoTổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng các ngày lễ, kỷ

niệm, sự kiện lớn của đất nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Khảo sát, đánh giá kế quả thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng danh hiệu Phường đạt chuẩn văn minh đô thị, xã văn hóa nông thôn mới. Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng, Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Cần Thơ và triển khai công tác giáo dục di sản văn hóa tại các trường học, thu hút 101.979 lượt khách (trong đó có 297 khách nước ngoài, 144 đoàn). Tổ chức sưu tầm và xác minh 57 hiện vật. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, hoạt động quảng cáo, đảm bảo mỹ quan đô th.

Cử 13 HLV và 85 VĐV (44 nữ) tham dự các giải thể thao, kết quả đạt 63 huy chương các loại gồm 13 HCV - 15 HCB - 35 HCĐ; tổ chức Giải vô địch các CLB Cầu mây toàn quốc; Giải Bóng đá học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Cần Thơ.

Hoạt động đối ngoạiTrong tháng, có 56 đoàn với 203 lượt khách nước ngoài đến thành phố; cho phép 07 đoàn với

54 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài thi đấu thể thao, khảo sát, xúc tiến du lịch, học tập kinh nghiệm, tham gia hội chợ, hội nghị và du lịch; tổ chức 13 cuộc hội nghị - hội thảo có yếu tố nước ngoài. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước và các hoạt động hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại với các nước.

Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội Lực lượng quân sự phối hợp tốt với công an tuần tra, canh gác giữ vững an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn các lễ hội và các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trên địa bàn. Tổ chức tập huấn cán bộ huấn luyện binh chủng năm 2017; diễn tập, kiểm tra bắn đạt thật cho các đối tượng đúng kế hoạch. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Trong tháng, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 06 vụ, tăng 03 vụ so cùng kỳ; làm chết 07người, tăng 03 người; bị thương 01 người, giảm 01 người; Lũy kế trong 4 tháng/2017, tai nạn giao

4

Page 5: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

thông đường bộ xảy ra 27 vụ, tăng 09 vụ so cùng kỳ; làm chết 29 người, tăng 10 người; bị thương 05 người, giảm 06 người; xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy, tăng 01 vụ, làm chết 01 người.

TIN TRONG NƯỚC

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Ảnh: Đ.T

Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực, cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra, cụ thể là:

Cơ chế, chính sách về đổi mới tổ chức, quản lý, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung khá đầy đủ và đồng bộ (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 69 Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương về công tác sắp xếp, đổi mới DNNN).

Doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh về số lượng, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được giao, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước định hướng điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô (năm 2011 có 1.369 DNNN thì đến hết tháng 10/2016 chỉ còn 718 DNNN, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực; DNNN là khu vực đóng góp lớn nhất vào GDP (DNNN 28,8%, ngoài nhà nước 11,8%, FDI 17,9%...).

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hóa được nâng lên (tổng vốn chủ sở hữu tại các DNNN tăng từ 810 ngàn tỷ đồng lên 1,234 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản tăng từ 2,274 triệu tỷ đồng lên 3,105 triệu tỷ đồng. Một số doanh nghiệp nộp ngân sách cao: Tập đoàn Viễn thông quân đội 24.808 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 15.012 tỷ đồng).

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác sắp xếp đổi mới DNNN vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: Một số cơ chế, chính sách liên quan đến sắp xếp, tái cơ cấu DNNN chưa được sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời. Việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chỉ mới đạt 42% kế hoạch, gặp nhiều khó khăn do thị trường không thuận lợi, việc thoái vốn trong lĩnh vực ngân hàng còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Một số bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chủ động, chưa quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN.

5

Page 6: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới DNNN. Trong đó, xác định công việc đổi mới và sắp xếp DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của mỗi cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở đó, ban hành chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN phù hợp với vị trí, vai trò; tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ được giao; đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao tính hiệu quả và ngăn ngừa thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Xác định cụ thể phạm vi, ngành nghề đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đánh giá thực chất và đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường.

Thứ tư, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích trong DNNN.

TIẾP TỤC QUÁN TRIỆT, THỰC HIỆN NHẤT QUÁN CÁC CHÍNH SÁCH VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chính sách nhất quán, đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo mọi điều kiện để các tôn giáo cùng chung sống hòa bình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nghị quyết của Đảng, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các nghị định của Chính phủ. Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều điểm mới, tiến bộ… Những chủ trương, quan điểm và chính sách trên đã góp phần xây dựng niềm tin của đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước.

Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Nhà nước ta hiện đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 39 tổ chức tôn giáo, một pháp môn tu hành, với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Cả nước có gần 53 nghìn chức sắc, 134 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự. Dù mỗi tôn giáo có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng sống “Tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó với đất nước. Các tổ chức tôn giáo, các vị chức sắc, chức việc luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; hăng hái tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội; thực hiện tốt các hoạt động thiện nguyện (năm 2016, đóng góp cho xã hội hơn 1.000 tỷ đồng), đóng góp thiết thực vào việc xoá đói, giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào tôn giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật thì hoạt động lợi dụng các tôn giáo, các “Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”, nhóm mạo xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, và một số “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ” (có khoảng 100 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới) có nhiều hoạt động gây rối làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nổi cộm là, trong các ngày từ 10-14/2/2017, Linh mục Nguyễn Đình Thục (Giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã bất chấp luật pháp và điều răn của Chúa, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc giáo dân đi khiếu kiện đông người, đặc biệt là cuộc di chuyển (từ Nghệ An sang Hà Tĩnh) có toan tính chính trị, gây ách tắc giao thông, thách thức và vu cáo chính

6

Page 7: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

quyền. Gần đây, Linh mục Đinh Hữu Thoại (Giáo xứ Tiên Phước, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), Mục sư Đinh Ủy (huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) và 27 đối tượng thuộc Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã đồng loạt ký tên vào cái gọi là “Tuyên bố về đàn áp giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, Nghệ An” và kêu gọi biểu tình lớn vì môi trường trên phạm vi cả nước vào thứ bẩy, chủ nhật hàng tuần. Tiếp đó, ngày 03 và 04/4/2017, một bộ phận người dân, chủ yếu là giáo dân trên địa bàn huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh bị các đối tượng xấu lôi kéo, kích động tham gia tụ tập đông người, biểu tình; treo băng rôn có nội dung kích động, lăng mạ cán bộ UBND huyện Lộc Hà, vu khống lực lượng chức năng, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước...

Để triển khai thực hiện hiệu quả hơn nữa chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, đề nghị cấp ủy các cấp, các tổ chức tôn giáo và cán bộ, đảng viên thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, thực hiện nhất quán các chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, hướng các hoạt động tôn giáo đồng hành, gắn bó với dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc của đồng bào có đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Thứ hai, tiếp tục chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng đồng bào tôn giáo.

Thứ ba, cần kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước, gây cản trở Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Thứ tư, Ban Tôn giáo Chính phủ và ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo tập trung giải quyết những vụ việc tôn giáo nổi cộm, phức tạp; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

TIN THẾ GIỚI

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI QUAN TRỌNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka. Ảnh: Trọng Đức. Nguồn: http://quochoi.vn

7

Page 8: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Thụy Điển, Hung-ga-ri và Cộng hòa Séc từ ngày 06 đến 14/4/2017. Tại Thụy Điển, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư tương xứng với tiềm năng của mỗi nước; tăng cường phối hợp thực hiện các thỏa thuận, các dự án hợp tác Chính phủ hai nước đã ký kết; ủng hộ Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân hai nước tăng cường giao lưu; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ...; phối hợp và ủng hộ nhau tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại Liên minh Nghị viện Thế giới. Tại Hung-ga-ri và Cộng hòa Séc, hai bên thảo luận vai trò của lập pháp đối với nền kinh tế thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn trong hoạt động lập pháp; nhất trí tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, quốc phòng, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân; phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Thụy Điển, Hung-ga-ri và Cộng hòa Séc đều là những nước bạn bè truyền thống, có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, đã hỗ trợ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nôi đào tạo cán bộ, sinh viên, nghiên cứu sinh cho Việt Nam. Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các đối tác, bạn bè truyền thống.

- Thủ tướng Xinh-ga-po Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 đến 24/3/2017. Hai bên ký Tuyên bố chung nhất trí thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật và kiểm định về tiêu chuẩn đối với những sản phẩm nông nghiệp, giáo dục và đào tạo; tăng cường hợp tác phát triển thành phố thông minh và hiện đại hóa đô thị thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông trong cuộc sống và quản lý đô thị, giao thông và môi trường; tiếp tục hợp tác giải quyết các thách thức an ninh chung như an ninh biển, cướp biển, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia; ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ khung Quy tắc ứng xử (COC).  Hai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao thư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho Ngân hàng UOB của Xinh-ga-po về việc Ngân hàng UOB lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và 4 Bản ghi nhớ giữa một số bộ, ban, ngành, địa phương của Việt Nam với một số doanh nghiệp của Xinh-ga-po.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long là dịp để hai bên trao đổi các phương hướng chiến lược, biện pháp cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Xinh-ga-po trong thời gian tới, hỗ trợ lẫn nhau phát triển bền vững, thịnh vượng, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương.

- Tổng thống Nhà nước I-xra-en Rơ-ven Ru-vi Ríp-lin thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ ngày 19 đến 25/3/2017. Hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc các cấp, khuyến khích quan hệ hợp tác giữa bộ, ngành, địa phương hai nước; trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục - đào tạo, du lịch…; cam kết đẩy nhanh đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - I-xraen, khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước hợp tác, đẩy mạnh đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin - điện tử - truyền thông, xử lý nước… I-xra-en cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc xử lý và làm sạch các vùng đất bị nhiễm chất độc da cam. Hai bên thảo luận về vấn đề Biển Đông, khu vực Trung Đông cũng như các vấn đề quốc tế, nhấn mạnh hợp tác có vai trò quan trọng và là xu thế để duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới. Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của khu vực, quốc tế và các bên liên quan nhằm mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nghị quyết của Liên hợp quốc… nhằm đi đến giải pháp toàn diện, công bằng, bền vững, tiến tới thành lập một Nhà nước Pa-le-xtin độc lập, có chủ quyền, cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước I-xra-en.

8

Page 9: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống I-xra-en Rơ-ven Ru-vi Ríp-lin nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - I-xra-en, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước, vì lợi ích của nhân dân Việt Nam và I-xra-en, vì hòa bình và hữu nghị ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á cũng như trên thế giới.

MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÁNG CHÚ Ý THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP

Việt Nam phản đối các hoạt động của Đài Loan (Trung Quốc) ở Biển Đông - Trước việc Đài Loan tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình,

quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không tái diễn các hành động tương tự”.

- Trước thông tin Trung Quốc sắp hoàn thiện những công trình quân sự lớn trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông và sẵn sàng triển khai vũ khí tới đây bất kỳ lúc nào, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác nhận thông tin này. Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. "Các bên liên quan cần tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, không có các hành động nhằm vi phạm chủ quyền của Việt Nam, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực, gây phức tạp tình hình ở Biển Đông".

Về vụ Mỹ tiến công Xy-riNgày 04/4/2017, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã xảy ra tại tỉnh Ít-líp (Xy-ri), làm ít

nhất 100 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương. Lấy lý do là để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học trên, ngày 07/4/2017, quân đội Mỹ đã bắn 59 quả tên lửa hành trình Tô-ma-hốc từ các tàu chiến Hải quân của Mỹ trên Địa Trung Hải vào khu vực đường băng sân bay và các trạm tiếp nhiêu liệu tại căn cứ không quân Hôm-xơ, Xy-ri. Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm tuyên bố đã ra lệnh cho quân đội Mỹ không kích căn cứ không quân Hôm-xơ và cho rằng Mỹ có lợi ích và trách nhiệm

9

Page 10: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

trong việc ngăn chặn tình trạng phổ biến và sử dụng các vũ khí hóa học. Đây là vụ tấn công trực tiếp của Mỹ nhằm vào các lực lượng của Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-xát kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát 6 năm trước.

Hành động quân sự của Mỹ tại Xy-ri gây ra những phản ứng trái chiều từ các nước. Một số nước: Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ,…tuyên bố ủng hộ quyết định của Mỹ về việc không cho phép gia tăng hay sử dụng các vũ khí hóa học; kêu gọi thiết lập một vùng cấm bay và tạo các vùng an toàn tại Xy-ri. Trong khi đó, các nước: Nga, Cu-ba, Bô-li-vi-a, Cô-xta Ri-ca và Vê-nê-xu-ê-la, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Cô-lôm-bi-a, Mê-hi-cô, Pa-ra-goay, Pê-ru và U-ru-goay, I-ran... lên án mạnh mẽ cuộc tiến công của Mỹ vào Xy-ri, coi đây là hành động sử dụng sức mạnh bất hợp pháp, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức ngay một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình Xy-ri.

Về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Mỹ từ ngày 05 - 07/4/2017 (Mỹ là

điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du nước ngoài lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp nhà nước tới Phần Lan trong hai ngày 04 và 05/4/2017). Đây là lần gặp đầu tiên của lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ khi ông Đô-nan Trăm nhậm chức Tổng thống. Tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ, hai bên thảo luận vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc…; nhất trí phát triển đầu tư và thương mại giữa hai nước theo hướng ổn định, mở rộng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước, nỗ lực kiểm soát bất đồng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới.

Hiện nay, thông tin chi tiết và kết quả cụ thể của cuộc gặp được tiết lộ rất ít, chưa có thể đoán định về tương lai của quan hệ Mỹ -Trung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung hiện đã bước vào ổn định hoặc giai đoạn tự ổn định và tự vận hành. Vai trò của các nhà lãnh đạo, đặc biệt là vai trò của người ra quyết sách chiến lược cao nhất ở Mỹ ông Đô-nan Trăm tác động trực tiếp làm thay đổi cục diện đến mối quan hệ hai nước ít có khả năng xảy ra.

MỘT SỐ NÉT VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BẦU CỬ HỘI ĐỒNG XÃ - PHƯỜNG LẦN THỨ 4 Ở CAM-PU-CHIA

Một số thông tin chung về cuộc bầu cửCuộc bầu cử Hội đồng xã - phường lần thứ 4 của Cam-pu-chia được ấn định vào ngày

04/6/2017. Cuộc bầu cử lần này được cho là thước đo tín nhiệm của cử tri và người dân Cam-pu-chia đối với các chính đảng, nhất là Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) cầm quyền. Theo thống kê từ các kỳ bầu cử gần đây, cho thấy đảng nào giành thắng lợi trong bầu cử Hội đồng xã - phường thì sẽ chiếm ưu thế và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội sau đó.

Công việc đăng ký cử tri đã được tiến hành từ ngày 01/9/2016-29/11/2016 trên hệ thống máy tính (khoảng 7,87 triệu người Cam-pu-chia đăng ký đi bỏ phiếu). Tính đến ngày 05/3/2017, thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký của các đảng chính trị, đã có 12 chính đảng với hơn 88.216 ứng cử viên tham gia tranh cử 11.572 ghế tại 1.646 xã, phường trên cả nước. Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) cầm quyền và Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam-pu-chia (CNRP) đều đăng ký tranh cử tất cả các ghế tại 1.646 xã, phường trên toàn quốc. Thời gian vận động tranh cử chính thức sẽ diễn ra từ ngày 20/5/2017 đến 02/6/2017.

Một số nét đáng chú ý về cuộc vận động tranh cử của các đảng chính trịMặc dù có 12 chính đảng tham gia tranh cử, nhưng tranh cử sôi động và căng thẳng nhất vẫn

là giữa hai đảng CPP và CNRP, cụ thể là:Công tác chuẩn bị bầu cử của CPP, đã được lãnh đạo từ cấp cao nhất đến cơ sở hết sức quan

tâm, chú trọng: tổ chức Hội nghị lần thứ 40 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng của công tác chuẩn bị với quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc bầu cử

10

Page 11: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

Hội đồng xã - phường nhiệm kỳ 4; nhấn mạnh việc cam kết tôn trọng luật pháp và văn hóa bầu cử, tham gia cùng Ủy ban Bầu cử quốc gia trong việc tạo ra bầu không khí chính trị ổn định, bảo đảm cho cuộc bầu cử được tiến hành tự do, công bằng.

Công tác chuẩn bị của CNRP, xây dựng một Chiến lược tranh cử cụ thể cho cuộc bầu cử Hội đồng xã - phường lần 4 và bầu cử Quốc hội năm 2018. Trong đó, gia tăng các hoạt động tuyên truyền, thu hút cử tri bằng việc công bố mục tiêu 05 điểm gây sự chú ý, đó là: trao trả đất nước, tài sản quốc gia, tài sản công dân, vận mệnh cho người dân; chấm dứt sự phát triển “giả tạo” hiện nay. Đáng chú ý, trong quá trình chuẩn bị bầu cử, CNRP tiếp tục các hoạt động tuyên truyền chống phá CPP, tố cáo Chính phủ vi phạm dân chủ, nhân quyền, độc tài, tham nhũng... Kêu gọi Chính phủ trả tự do cho các “tù nhân chính trị”, các thành viên tổ chức xã hội dân sự, các thành viên CNRP đang bị bắt giữ. Đặc biệt, CNRP xúi dục, kích động bài xích người Cam-pu-chia gốc Việt Nam; ngăn cản quá trình phân giới cắm mốc biên giới và xuyên tạc về mối quan hệ Việt Nam-Cam-pu-chia.

Tháng 2/2017, CNRP đã tổ chức Đại hội bất thường để bầu ban lãnh đạo mới sau khi Chủ tịch đảng Sam Rên-xy buộc phải từ chức, xin ra khỏi đảng. Đại hội đã bầu ông Kem Xô-kha, Phó chủ tịch Đảng làm Chủ tịch Đảng; các Phó chủ tịch gồm bà Mua Xô khua, ông Pol Hom và ông Eng Chhay Eng. Tuy nhiên, ngày 23/3/2017, Bộ Nội vụ Cam-pu-chia đã không công nhận Ban lãnh đạo mới của CNRP vì Đại hội vi phạm điều lệ của CNRP và đề nghị thực hiện lại cho đúng điều lệ. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đề nghị CNRP bỏ khẩu hiệu tuyên truyền “rút xã trưởng phục vụ đảng ra, đưa xã trưởng phục vụ nhân dân vào” vì khẩu hiệu này của CNRP trái với quy định của pháp luật.

Đánh giá chung, cuộc bầu cử Hội đồng xã - phường lần thứ 4 của Cam-pu-chia đang đến gần, tình hình chính trị và nội bộ Cam-pu-chia nhìn chung là ổn định do sự thỏa hiệp của các đảng chính trị, nhưng cuộc đấu tranh giành quyền lực sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, quyết liệt. Tuy nhiên, trên thực tế Đảng CPP đang có lợi thế cầm quyền, nắm quân đội, cảnh sát, tư pháp, truyền thông. Đồng thời, với những thành tựu lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước trong thời gian qua, Đảng CPP đang giành được sự ủng hộ cao của cử tri cả nước, chính vì vậy CPP được dự báo có khả năng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hội đồng xã - phường lần thứ 4, năm 2017.

VĂN BẢN MỚINghị định số 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/3/2017 quy định tổ chức, hoạt

động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nghị định gồm 34 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/5/2017. Một số nội dung về chế độ chính sách đối với người tham gia hoạt động này được quy định:

Chế độ đối với người làm nhiệm vụ trực tại Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp thuộc các bộ, ngành, địa phương được hưởng chế độ trực ban đêm (bắt đầu từ 22 giờ) như sau: mức 1 trực có thời gian từ 04 giờ/01 ngày trở lên; mức 2 trực có thời gian từ 02 giờ đến dưới 04 giờ.

Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn:

Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được hưởng chế độ trợ cấp ngày công lao động từng ngành nghề theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định... Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ

11

Page 12: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMbantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files... · Web viewHai bên đã ký các văn kiện hợp tác: Trao

cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành. 

Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, dự bị động viên được huy động thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Chế độ khi bị ốm đau, tai nạn đối với người tham gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn:

Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà ốm đau, bị tai nạn, bị thương hoặc chết trong khi thực hiện nhiệm vụ này thì được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ðối với người không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm đau trong khi làm nhiệm vụ thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm y tế... Trong trường hợp bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau...được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật. Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Trung tâm Thông tin Công tác Tuyên giáo (tổng hợp)Theo nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố;Tài liệu thông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Trung ương

12