BAIGIANGUDCNTT-NVSP

105
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN KĨ THUẬT VÀ CNTT TRONG DẠY HỌC 1.1. Ứng dụng phương tiện kỹ thuật trong dạy học 1.1.1. Chức năng của thiết bị dạy học 1. Sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của người học: Có thể sử dụng các hiện tượng đơn giản, có tính chất nghịch lí để tạo tình huống có vấn đề, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu. Tính tò mò tự tượng mới mẻ mà người học không thấy trong cuộc sống hàng ngày. 2. Sử dụng thiết bị dạy học để hình thành kiến thức, kĩ năng mới Các thiết bị dạy học: thiết bị thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, sách giáo khoa, phim học tập, các phần mềm máy vi tính…được sử dụng để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức và đề cập các ứng dụng của các kiến thức trong đời sống và kĩ thuật. Cần sử dụng TBDH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới để tăng cường hoạt động tự lực và rèn luyện kĩ năng của người học. 3. Thiết bị dạy học có thể sử dụng một cách đa dạng trong quá trình ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng của người học Cần sử dụng các TBDH: các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, các thiết bị thí nghiệm thực hành, các mô hình, các chương trình phần mềm máy vi tính, các chương trình ôn tập trên vô tuyến truyền hình chưa được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới. Các vật thật trong đời sống, kĩ thuật có thể sử dụng như là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu nhưng cũng có thể được dùng như là sự vận dụng các kiến thức đã học ở khâu củng cố. 4. Thiết bị dạy học được sử dụng để trong kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà người học đã thu được Hiện nay, tiềm năng này của TBDH vẫn chưa được khai thác sử dụng đầy đủ trong dạy học ở các nhà trường. Việc kiểm tra kiến thức người học mới chỉ thông qua các câu hỏi và bài tập.

description

Giới thiệu về cách sử dụng PowerPoint 2010 và các phần mềm trình chiếu khác như Presentation, Prezzi, Imindmap

Transcript of BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Page 1: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN KĨ THUẬT VÀ

CNTT TRONG DẠY HỌC

1.1. Ứng dụng phương tiện kỹ thuật trong dạy học

1.1.1. Chức năng của thiết bị dạy học

1. Sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) để tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận

thức của người học:

Có thể sử dụng các hiện tượng đơn giản, có tính chất nghịch lí để tạo tình huống có

vấn đề, đặc biệt trong giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu. Tính tò mò tự tượng mới

mẻ mà người học không thấy trong cuộc sống hàng ngày.

2. Sử dụng thiết bị dạy học để hình thành kiến thức, kĩ năng mới

Các thiết bị dạy học: thiết bị thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, sách giáo khoa, phim

học tập, các phần mềm máy vi tính…được sử dụng để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm

nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức và đề cập các ứng dụng của các kiến

thức trong đời sống và kĩ thuật. Cần sử dụng TBDH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới để

tăng cường hoạt động tự lực và rèn luyện kĩ năng của người học.

3. Thiết bị dạy học có thể sử dụng một cách đa dạng trong quá trình ôn tập, củng

cố, đào sâu, mở rộng, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng của người học

Cần sử dụng các TBDH: các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, các thiết bị thí nghiệm

thực hành, các mô hình, các chương trình phần mềm máy vi tính, các chương trình ôn tập

trên vô tuyến truyền hình chưa được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới. Các vật thật trong

đời sống, kĩ thuật có thể sử dụng như là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu nhưng

cũng có thể được dùng như là sự vận dụng các kiến thức đã học ở khâu củng cố.

4. Thiết bị dạy học được sử dụng để trong kiểm tra kiến thức, kĩ năng mà người học

đã thu được

Hiện nay, tiềm năng này của TBDH vẫn chưa được khai thác sử dụng đầy đủ trong

dạy học ở các nhà trường. Việc kiểm tra kiến thức người học mới chỉ thông qua các câu hỏi

và bài tập.

Page 2: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

1.1.2. Cơ cấu hệ thống thiết bị dạy học

Thiết bị dạy họcThiết bị dạy học

Sách và tài liệu học tập cho GV - HS

Các phương tiện và tài liệu trực quan

Các phương tiện thực hành, thí nghiệm

Phương tiện nghe nhìn

Các phương tiện và tài liệu trực quan khác

Máy móc

Dụng cụ Hóa chất

Vật liêu nghe nhìnVật liêu

nghe nhìnMáy móc nghe nhìnMáy móc nghe nhìn

Bản đồ lược đồBản đồ lược đồ

Mô hìnhMô hình

Mẫu vật

Mẫu vật

Tranh ảnh

Tranh ảnh

- Phim các loại- Bản trong (slide)- Băng ghi hình- Băng ghi âm- Đĩa CD

- Ti vi - Máy Photocopy- Đầu VCD, DVD - Máy vi tính- Amply, loa, micro - Máy in- OverHead - Máy ảnh kĩ thuật số- Projector - Máy quay phim ki thuật số- Scaner - Máy chiếu phim dương bản- Máy chiếu vật thể - Hệ thống mạng máy tính

Page 3: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

1.2.Ứng dụng CNTT trong dạy học

- Phần mềm hỗ trợ thiết kế soạn giáo án, bài giảng điện tử (kịch bản DH)

- Phần mềm đa phương tiện

- Phần mềm ứng dụng giảng dạy cho từng chuyên ngành

1.2.1. Bài giảng điện tử

Hiện nay, sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH

của GV trong nhà trường. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết

giảng trở thành giờ giảng bằng máy tính, cho dù các nhà trường hiện nay đã có đủ khả năng

về cơ sở vật chất cũng như các kỹ năng thích hợp cho công việc. Mỗi GV cần chọn bài học

sao cho nếu xây dựng thành bài giảng điện tử thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy

tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của bài giảng, chí ít

cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Cần tránh việc chạy theo

phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong các phần mềm

(VD. PPt) làm người bọc bị phân tán sự chú ý.

Như vậy, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là tính hiệu

quả. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các khái niệm BGĐT:

          Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế

hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển thông qua môi

trường đa phương tiện (multimedia) do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện

tử là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh.

- Tác dụng của bài giảng điện tử là:

+ Giúp giáo viên có thể giảng bài dễ hơn, đưa được nhiều kiến thức đến với người học

một cách hiệu quả. Thông qua bài học giáo viên có thể kiếm tra trực tiếp học sinh để đánh

giá học sinh hiểu bài đến đâu.

+ Học sinh có thể học và quan sát được trực tiếp nội dung và kết quả bài học thông qua

những video, cũng qua những bài giảng này sẽ giúp học sinh có cái nhìn trực quan với bài

học, có thể trực tiếp thực hành các bài học thông qua máy tính mà không cần phải thực

hành thực tế (đỡ tốn chi phí và hiệu quả) nhưng vẫn có thể quan sát tương đối chính xác

nội dung các bài thí nghiệm và thực hành.

Page 4: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử

1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.

- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.

2. Kĩ năng trình bày:

- Màu sắc không lòe loẹt,

- Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.

- Chữ đủ to, rõ, không bé quá.

- Không ghi nhiều chữ chi chít.

- Mỗi slide nên có tile chủ đề.

- Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

3. Kĩ năng thuyết trình:

- Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối,

- Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.

- Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong

muốn có họ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có.

4. Đáp ứng tiêu chí tự học:

- Có nội dung phù hợp.

- Có tính sư phạm.

5. Kĩ năng Multimedia:

- Có âm thanh

- Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.

- Công nghệ: Công cụ dễ dùng, có thể online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi

nơi).

6. Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được

xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học

làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển

sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.

7. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để

người học tự chủ đọc thêm.

Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.

Từ khóa: để gợi ý người học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng

Việt.

Page 5: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

1.2.3. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử

a. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử

quy trình xây dựng bài giảng điện tử (BGĐT) thông thường theo 5 bước sau:

Bước 1: Soạn giáo án cho tiết học:

- Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu học tập →HS đạt được cái gì sau tiết học.

- Xây dựng các hoạt động dạy học: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội

dung trọng tâm.

Bước 2: Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức

Là bước quan trọng nhất, giúp phân biệt bài giảng điện tử với bài giảng truyền thống. Việc

multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước:

• Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.

• Phân loại tri thức cần khai thác dưới dạng: văn bản, sơ đồ, đồ họa, hình tĩnh, hình

động, phim, âm thanh... giáo viên cần lựa chọn tri thức cần trình bày dưới dạng nào là tối

ưu nhất.

• Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video,...

Bước 3: Xây dựng thư viện tư liệu dưới dạng cây thư mục (treeview)

- Xây dựng hợp lý để dễ tìm kiếm, tra cứu và dễ liên kết đến các tập tin tư liệu, video,

sound.. trong bài giảng.

- Các tài liệu cần được để ở các định dạng *.pdf, *.swf, *.html, *.exe, *.chm... để mọi máy

tính đểu có thể truy cập dễ dàng.

Bước 4: Lựa chọn phần mềm để xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục thông

qua các hoạt động cụ thể

- Căn cứ vào các hoạt động cụ thể mà giáo viên dự định tiến hành tổ chức để định ra nội

dung các slide cũng như thứ tự của các slide này.

- Xây dựng nội dung từng slide: có thể là văn bản, hình tĩnh, hình động, phim video, phim

hoạt hình (animation)... tương ứng với một lượng tri thức cần cung cấp cho HS.

- Văn bản trình bày trên slide cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau (theo công trình nghiên cứu

của tác giả Steve William)

• Màu chữ phải tương phản với màu nền.

• Không lạm dụng hiệu ứng khi trình diễn hoặc trên slide có hình động không cần thiết

làm phân tán sự chú ý của HS.

• Độ phân giải của hình ảnh, chất lượng phim phải đạt yêu cầu của tư liệu trực quan

nên sử dụng mã Unicode (font Arial, Tahoma, Times New Roman) để có thể trình chiếu ở

bất kỳ máy tính nào.

Bước 5: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

- Sau khi thiết kế, cần chạy thử toàn bộ để kiểm tra các sai sót.

- Chú ý tới các liên kết và liên kết quay lui hợp lý phù hợp với kịch bản giảng dạy.

- Nên đóng gói sản phẩm.

- Các phim minh họa, âm thanh... cần lưu chung 1 thư mục (vd: media)

Page 6: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU VỀ CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

PHẦN 1. MICROSOFT POWERPOINT

§1. CÁC THAO TÁC BAN ĐẦU

Mục tiêu

1. Biết khởi động và thoát khỏi PPT

2. Nắm được các thành phần trên màn hình làm việc của PPT

3. Tạo được bài trình diễn trống

4. Tạo được SlideMaster

Nội dung

1. Khởi động và thoát khỏi Microsoft PowerPoint 2010.

a. Khởi động PowerPoint 2010

Start/All Programs/Microsoft Office/Microsoft Office PowerPoint 2010

Hình 1. Giao diện chính của chương trình PowerPoint 2010

b. Thoát khỏi PowerPoint

C1: Nhấp vào nút Close ( ) ở góc trên cùng bên phải cửa sổ PowerPoint.

C2: Vào ngăn File chọn Exit.

C3: Dùng tổ hợp phím tắt <ALT+F4>

Khi có sự thay đổi trong nội dung bài trình diễn mà chưa lưu lại thì PowerPoint sẽ hiện

hộp thoại nhắc nhở .

Chọn Save: sẽ lưu lại các thay đổi trước khi thoát PowerPoint

Chọn Don’t Save: sẽ thoát PowerPoint mà không lưu lại các thay đổi

Chọn Cancel: để hủy lệnh thoát PowerPoint

Hình 2. Hộp thoại nhắc nhở lưu các thông tin trong bài trình diễn

2. Màn hình làm việc của Powerpoint 2010.

2.1. Màn hình mặc định của Powerpoint 2010

Các thành phần trên cửa sổ PowerPoint như sau:

Page 7: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 3. Các thành phần trên cửa sổ PowerPoint

Thanh tiêu đê (Title bar):Thể hiện tên của chương trình đang chạy là PowerPoint và

tên của bài trình diễn hiện hành. Nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì ta có thể dùng

chuột kéo Title bar để di chuyển cửa sổ.

Ribbon:Chức năng của Ribbon là sự kết hợp của thanh thực đơn và các thanh công cụ,

được trình bày trong các ngăn (tab) chứa nút và danh sách lệnh.

Quick Access Toolbar:Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất. Bạn có thể

thêm/ bớt các lệnh theo nhu cầu sử dụng.

Nút Minimize:Thu nhỏ cửa sổ ứng dụng vào thanh tác vụ (taskbar) của Windows; bạn

nhấp vào nút thu nhỏ của ứng dụng trên taskbar để phóng to lại cửa sổ ứng dụng.

Nút Maximize/Restore:Khi cửa sổ ở chế độ toàn màn hình, khi chọn nút này sẽ thu

nhỏ cửa sổ lại, nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì khi chọn nút này sẽ phóng to cửa sổ

thành toàn màn hình

Nút Close:Đóng ứng dụng lại. Bạn có thể nhận được thông báo lưu lại các thay đổi của

bài trình diễn.

Khu vực soạn thảo bài trình diễn:Hiển thị slide hiện hành.

Ngăn Slides: Hiển thị danh sách các slide đang có trong bài trình diễn

Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài trình diễn

Thanh trạng thái (Status bar): Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung cấp các nút

lệnh thay đổi chế độ hiển thị và phóng to, thu nhỏ vùng soạn thảo.

Ribbon

Ribbon được tổ chức thành nhiều ngăn theo chức năng trong quá trình xây dựng bài trình

diễn. Trong mỗi ngăn lệnh lại được tổ chức thành nhiều nhóm lệnh nhỏ tạo giúp người

dùng dễ hiểu và dễ sử dụng các chức năng của chương trình.

Các ngăn chứa lệnh (Tabs)Ngăn lệnh theo ngữ cảnh

Nhóm lệnh Mở hộp thoại

Ngăn File

Quick Access toolbar

Thanh trang thai

Title bar

Khu vưc soan thao goi la slide

CloseMaximize/RestoreMinimize

Ngăn Outline

Ngăn Slides

Page 8: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 4. Ngăn Home trên Ribbon

File:Mở thực đơn Filetừ đó ta có thể truy cập các lệnh mở (open), lưu (save), in

(print),tạo mới (new) và chia sẽ bài trình diễn.

Home:Chứa các nút lệnh thường xuyên sử sụng trong quá trình soạn thảo bài trình diễn

như là các về lệnh sao chép, cắt, dán, chèn slide, bố cục slide, phân chia section, định

dạng văn bản, vẽ hình và các lệnh về tìm kiếm, thay thế…

Insert: Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tượng mà PowerPoint hỗ trợ như là bảng

biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim, âm thanh,…

Hình 5. Ngăn Insert

Design:Thực hiện các lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hướng của các slide, handout,

áp dụng các mẫu định dạng và các kiểu hình nền cho slide.

Hình 6. Ngăn Design

Transitions: PowerPoint 2010 tổ chức Transitions thành một ngăn mới trên Ribbon

giúp chúng ta có thể áp dụng và thiết lập các thông số cho các hiệu ứng chuyển slide

rất nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta có thể xem trước hiệu ứng chuyển

slide ngay trong chế độ soạn thảo.

Hình 7. Ngăn Transitions

Animations: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các đối tượng trên slide, sao chép

hiệu ứng giữa các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện cho các hiệu ứng.

Hình 8. Ngăn Animations

Slide Show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài trình diễn trước khi trình diễn, tùy biến về

mặt nội dung của bài trình diễn trong các tình huống báo cáo, broadcast bài trình diễn

Page 9: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

cho các khán giả theo dõi từ xa và thiết lập các thông số cho các màn hình hiển thị khi

trình diễn.

Hình 9. Ngăn Slide Show

Review: Ghi chú cho các slide trong bài trình diễn, so sánh và trộn nội dung giữa các

bài trình diễn và công cụ kiểm tra lỗi chính tả.

Hình 10. Ngăn Review

View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn thanh thước,

các đường lưới, điều chỉnh kích thước vùng sọan thảo, chuyển đổi giữa các chế độ màu

hiển thị, sắp xếp các cửa sổ,…

Hình 11. Ngăn View

Developer: Ngăn này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên,

những người có hiểu biết về VBA. Để mở ngăn này nhấn vào nút

File/Options/Customize Ribbon |Developer.

Hình 12. Ngăn Developer

Add-Ins: Ngăn này chỉ xuất hiện khi cài đặt thêm các tiện ích cho PowerPoint.

Hình 13. Ngăn Add-Ins

2.2. Thay đổi kiểu hiển thị trong cửa sổ chương trình

PowerPoint 2010 có hai nhóm hiển thị đó là nhóm Presentation Views dùng trong

quá trình sọan thảo và nhóm Master Views dùng trong quá trình thiết kế slide, bố cục bản

in và trang chú slide thích

Page 10: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 14. Các kiêu hiên thị cửa sô làm việc

Nhóm Presentation Views có các kiêu hiên thị sau:

Normal: Chế độ này dùng rất nhiều trong quá trình biên soạn bài trình diễn

Slide Sorter: Chế độ này giúp xem tổng thể bài trình diễn, bố cục, cũng như trình tự các

slide trong bài trình diễn.

Notes Page: Chế độ này giúp ta thêm các ghi chú vào slide (các ghi chú này sẽ không hiển

thị khi trình chiếu)

Reading View: Xem trước bài trình diễn trong giao diện soạn thảo

Nhóm Master Views

Slide Master: Lưu trữ thông tin về thiết kế kiểu dáng, màu sắc, font chữ, bố cục,… cho các

slide

Handout Master: Thiết lập các thông số cho các trang in handout như chiều handout,

chiều của các slide bố trí trên handout, số slide trên một trang in, sắp xếp vị trí của các

header, footer, hộp hiển thị ngày tháng và số trang trên handout,…

Notes Master: Thiết lập các thông số cho các trang in kèm thông tin ghi chú của slide

tương tự như handout.

Slide Show: Ngoài hai nhóm hiển thị trên, PowerPoint còn một kiểu hiển thị nữa được sử

dụng khi trình chiếu bài trình diễn gọi là Slide Show. Slide Show là chế độ trình chiếu toàn

màn hình, các slide sẽ lần lượt xuất hiện theo thứ tự được sắp sếp trong bài trình diễn.

2.3. Phóng to/ thu nhỏ cửa sổ làm việc

Bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ vùng soạn thảo trong cửa sổ PowerPoint 2010

bằng cách sử dụng thanh Zoom trên thanh trạng thái hoặc dùng hộp thoại Zoom. Bạn có

thể phóng to hoặc thu nhỏ vùng làm việc trong khoảng từ 10% đến 400%. Bạn nên sử dụng

tùy chọn Fit Slide to Current Window để có được vùng làm việc tốt nhất.

Normal

Slide Sorter

Slide Show

Reading View

Page 11: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 15. Hộp thọai Zoom và thanh Zoom trên thanh trạng thái

Để gọi hộp thoại Zoom thì bạn chọn Ribbon/View/chọn Zoom. Cách nhanh hơn là

bạn nhấp chuột vào nút chỉ số phần trăm trên thanh trạng thái hoặc nhấn tổ hợp phím

<ALT + W + Q>.

2.4. Thanh thước ngang và dọc

Các thanh thước ngang và dọc giúp chúng ta trong việc bố trí các thành phần trên

slide chính xác hơn. Bạn vào chọn ngăn View trên Ribbon, sau đó chọn Rulers tại nhóm

Show.

Thanh thước ngang và dọc chỉ có trong kiểu hiển thị Normal và Notes Page và đơn

vị tính trên thanh thước tùy thuộc vào thiết lập Regional Settings trong Control Panel của

Windows.

Bạn có thể tắt bớt thanh thước dọc bằng cách vào File/Options/chọn Advance/tìm

đến mục Display/bỏ chọn Show vertical ruler.

Hình 16. Tuy chọn thanh thươc dọc

2.5. Các đương lưới

Các đường lưới (gridlines) chia slide thành các ô vuông có kích thước bằng nhau

giúp chúng ta canh chỉnh các đối tượng dễ dàng vàcác đường này sẽ không hiển thị khi in

ra giấy.

Những cách bật/ tắt các đường lưới:

Cách 1: Nhấn tổ hợp phím <Shift+F9>.

Cách 2: View /nhóm Show/chọn Gridlines.

Cách3: Home/nhóm Drawing/chọn Arrange/chọn Align/chọn View Gridlines.

Hộp thoại Grid and Guides cho phép thiết lập khoảng cách giữa các đường lưới cũng như

nhiều tùy chọn khác.Có nhiều cách mở hộp thoại Grid and Guides:

Cách 1: Home/nhóm Drawing/chọn Arrange/chọn Align/chọn Grid Settings...

Cách 2: View/nhóm Show/chọn Grid Setting ( )

Thu nhỏ Phóng to

Điều chỉnh vùng làm việc vừa vặn theo cửa sổ hiện hành

Ty lệ hiện hànhMở hộp Zoom

Page 12: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 17. Hộp thoại Grid and Guides

3. Tạo bài trình diễn

3.1. Tạo bài trình diễn rỗng(blank).

Vào File/New/Blank presentation/Create

Hình 18. Hộp thoại New Presentation

4.2. Tạo bài trình diễn từ mẫu có sẵn

a. Dùng các mẫu của Microsoft PowerPoint.

Vào File/New/Sample templates/Create

Hình 19. Một số Sample templates

b. Dùng các mẫu từ trang web office.com

Vào File/New/Office.com templates/Chọn mẫu/Download

Bắt dính đối tượng vào đường lướiBắt dính đối tượng vào đối tượng khác

Thiết lập khoảng cách giữa các chấm lướiBật/ tắt đường lưới

Bật/ tắt đường trợ giúp khi vẽ

Page 13: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 20. Chọn mẫu từ trang office.com

c. Dùng các mẫu thiết kế đang lưu trên đia.

Vào File/New/My templates/Chọn mẫu/OK

Hình 21. Các mẫu đang lưu trên đĩa

d. Tạo bài trình diễn từ một bài có sẵn

Vào File/New/New from Existing/tìm tin trình diễn mẫu và chọn nó/CreateNew

Hình 22. Tạo bài trình diễn từ một bài có sẵn

e. Tạo nhanh các slide trình diễn từ tập tin dàn bài

Vào File/Open/Files of type/All Outlines/Open

Page 14: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 23. Tạo nhanh bài trình diễn từ tập tin outline

Chú ý: Outline là tập tin chỉ chứa văn bản, các slide cách nhau bằng một ký hiệu

xuống dòng (Enter). Trên mỗi slide, tựa đề slide viết bình thường và các nội dung trên

slide thì phải Tab thụt đầu dòng.

4. Làm việc vơi SlideMaster

Slide master là slide nằm vị trí đầu tiên trong các slide master, nó chứa thông tin về

theme và layout của một bài trình diễn bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích

thước và vị trí của các đối tượng trên slide.

Mỗi bài trình diễn có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master

là chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bài trình diễn rất nhanh chóng.

Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiện trên tất cả các slide thì nên thêm

chúng trong slide master để tránh phải nhập các thông tin trùng lặp ở các slide.

Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bài trình diễn nên

chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ màn hình Slide Master.

Hình 24. Cửa sô Slide Master

Slide Master

Slide layout

Page 15: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Để chuyển sang cửa sổ Slide Master, vào ngăn View, nhóm Master Views và chọn Slide

Master.

Hình 25. Chọn chế độ màn hình Slide Master

5.1. Sắp xếp và định dạng placeholder (đối tượng) trên các slide master

Chọn Slide master hoặc slide layout cần sắp xếp các đối tượng.

Hình 26. Title Slide Layout

Dùng chuột chọn, kéo đến vị trí khác theo nhu cầu, thay đổi kích thước một đối tượng.

Định dạng lại font chữ và cỡ chữ cho đối tượng, vào ngăn Home

Tại nhóm Font: chọn lại font chữ là Verdana, chọn cỡ chữ và chọn kiểu chữ.

Tại nhóm Paragraph: giúp canh lề, thêm các ký hiệu đầu dòng, đánh số thứ tự,… cho

các đoạn văn bản chứa trong đối tượng.

4.2. Chèn và xóa slide master

Vào View/Master Views/Slide Master.

Vào Slide Master/EditMaster/Insert Slide Master.

Page 16: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 27. Chèn Slide Master

Để xóa slide master và các slide layout vừa tạo, chọn slide master và nhấn phím

Delete trên bàn phím để xóa.

5.3. Đóng cửa sổ slide master trở về chế độ soạn thảo: nhấp vào nút Close Master View

trong ngăn Slide Master.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Cho biết các thành phần trên màn hình mặc định của PowerPoint 2010.

2. Có mấy cách tạo bài trình diễn trống? đó là những cách nào?

3. Mô tả các bước thiết lập Slide Master.

§2. XÂY DỰNG NỘI DUNG BÀI TRÌNH DIỄN

Mục tiêu

Page 17: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

1. Biết tạo, ghi bài trình diễn mới

2. Biết chèn hình ảnh,Word Art, texbox vào slide.

3. Biết nhúng âm thanh, video vào slide

4. Biết chèn bảng biểu, biểu đồ, công thức toán học… vào slide

Nội dung

1. Tạo, ghi bài trình diễn mơi

- Vào File/New/Blank presentation/Create

- Vào File/Save/Nhấn vào hộp Save in chọn nơi ghi tệp, gõ tên tệp vào ô File name/Save.

Hình 28. Tạo bài trình diễn mơi

Hình 29. Hộp thoại Save As

2. Tạo slide tựa đê

- Nhấn chuột vào đối tượng Click to add title để nhập tựa đề cho slide.

- Nhấp chuột vào đối tượng Click to add subtitle để nhập tựa đề phụ, thông thường đây là

các diễn giải về nội dung chi tiết cho tựa đề của bài trình diễn.

3. Tạo slide chứa văn bản

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide

- Chọn kiểu layout là Title and Content

4. Tạo slide có nhiêu nội dung

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides và chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout thích hợp.

Page 18: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 30. Slide có hai cột nội dung

5. Chèn hình vào slide

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout thích hợp.

Hình 31. Chọn kiêu layout hỗ trợ chèn hình

- Nhấp chuột vào biểu tượng Insert Picture from File. Hoặc vào ngăn Insert, tại nhóm

Images chọn Insert Picture from File.

Hình 32. Lệnh Insert Picture from File

- Cửa sổ Insert Picture xuất hiện, tìm đến thư mục lưu trữ hình trên máy của mình và

nhấp chuột chọn một hình nào đó, sau đó nhấn nút Insert để chèn hình vào Slide.

Page 19: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 33. Chọn hình chèn vào slide

Khi hình đã chèn vào slide, chọn hình đó cho xuất hiện 8 ô vuông nhỏ xung quanh

hình, đưa chuột vào ô ở một góc nào đó và giữ trái chuột kéo ra phía ngoài hình để phóng

to hình. Có thể dùng chuột để di chuyển hình đến vị trí mong muốn trong slide.

6. Chèn hình từ Clip Art vào slide

- Vào Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout thích hợp.

- Insert, tại nhóm Images chọn Clip Art.

Hình 34. Nhập tựa đê slide và thực hiện lệnh chèn Clip Art

7. Chụp hình màn hình đưa vào slide

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout thích hợp.,

- Để chụp hình cửa sổ ứng dụng và chèn vào slide, vào ngăn Insert, nhóm Images, chọn

Screenshot.

Page 20: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 35. Danh sách các cửa sô ứng dụng khác đang mở

Nếu chỉ muốn chụp một phần của cửa sổ ứng dụng nào đó, như chụp một phần cửa

sổ ứng dụng Excel 2010 thì làm như sau:

Hãy mở ứng dụng Excel và mở tập tin cần chụp hình nội dung để đưa vào PowerPoint.

Trở về slide sẽ đặt hình chụp, vào Insert, nhóm Images, chọn Screenshot, chọn

Screen Clipping.

Dùng chuột quét chọn vùng màn hình Excel cần chụp rồi nhả chuột, kết quả như hình

sau.

Hình 36. Quét chọn vung cần chụp

8. Chèn WordArt và Textbox vào slide.

- Chèn chữ WordArt: Chọn Insert/WordArt

- Chèn Textbox: Chọn Insert/Textbox

Hình 37. Chèn WordArt và Textbox vào slide

Page 21: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

9. Nhúng âm thanh vào slide

- Chọn slide cần chèn.

- Vào ngăn Insert, nhóm Media, chọn Audio

- Chọn Audio from File..., hộp thoại Insert Audio xuất hiện:

Hình 38. Chèn Audio và slide

Chọn tập tin âm thanh đang lưu trữ trên máy và nhấn nút Insert để chèn vào slide. Một

biểu tượng hình loa xuất hiện trên slide đại diện cho tập tin âm thanh, có thể di chuyển

nó vào góc của slide.

Ngoài ra, chúng ta có thể chèn âm thanh từ các nguồn khác như là thư viện Clip Art

Audio hoặc ghi âm với tính năng Record Audio.

Với tính năng Trim Audio, chúng ta có thể cắt bỏ bớt các đoạn âm thanh không cần

thiết và chỉ chừa lại một phần của tập tin âm thanh. Chọn vào biểu tượng hình loa trên

slide và vào ngăn Audio Tools, nhóm Editing, chọn lệnh Trim Audio.

Hình 39. Chọn lệnh Trim Audio

Thiết lập đoạn âm thanh cần lấy tại Start Time và End Time và nhấn nút OK sau

khi hoàn tất.

Hình 40. Thiết lập đoạn âm thanh cần sử dụng

Page 22: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

10. Nhúng đoạn phim vào slide

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout là Two Content. Nhập tựa đề cho slide.

Hình 41. Chèn slide mơi kiêu Two Content

- Nhấp chuột vào Insert Media Clip trong đối tượng bên trái. Hộp thoại Insert Video xuất

hiện.

Hình 42. Hộp thoại Insert Video

Tìm đến thư mục chứa video, chọn video và nhấn nút Insert để chèn vào slide hoặc

nhấn nút xổ xuống tại nút Insert và chọn Link to file để chỉ liên kết với video mà

không nhúng vào bài trình diễn.

Tương tự, chúng ta chèn đoạn video còn lại vào slide nhưng với định dạng là .flv. Nhấp

chuột vào Insert Media Clip trong đối tượng bên phải. Hộp thoại Insert Video xuất

hiện.

Hình 43. Chọn kiêu tập tin video

Page 23: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Tại hộp Files of type, chọn All Files (*.*) để các định dạng tập tin video khác hiển

thị. Chọn tên tập tin có đuôi là flv và nhấn nút Insert để chèn vào slide.

Hình 44. Chèn FLV vào slide

11. Chèn bảng biêu vào slide

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout là Title and Content và Nhập tựa đề cho slide

- Nhấp chuột vào Insert Table. Khai báo số lượng dòng là 6 tại hộp Number of columns

và số lượng cột là 3 tại hộp Number of rows.

Hình 45. Khai báo số lượng dòng và cột

- Nhấn OK để chèn bảng vào slide.

- Thay đổi chiều rộng các cột: di chuyển chuột vào đường lưới dọc của bảng. Khi thấy

chuột biến thành hình mũi tên hai chiều ( ) thì giữ trái chuột và khéo qua trái để thu nhỏ

cột hoặc kéo qua phải để mở rộng cột.

12. Chèn biêu đồ vào slide

- Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide.

- Chọn kiểu layout là Title and Content và Nhập tựa đề cho slide

- Nhấp chuột vào Insert Chart, hộp thoại Insert Chart xuất hiện.

Chọn nhóm đồ thị là Pie từ danh sách bên trái hộp thoại Insert Chart và chọn kiểu

đồ thị là Exploded pie in 3-D.

Page 24: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 46. Chọn kiêu đồ thị

Nhấn nút OK và cửa sổ Microsoft Excel xuất hiện chứa các số liệu mẫu của đồ thị

như hình sau.

Hình 47. Cửa sô Microsoft Excel dung đê nhập số liệu cho đồ thị

Ví dụ: Hãy nhập đầy đủ số liệu thống kê thị phần trình duyệt năm 2009 của bảng

trên vào cửa sổ Excel và đóng cửa sổ Excel lại sau khi nhập xong. Khi đó, biểu đồ trên

slide PowerPoint có hình dạng như sau.

- Chọn đồ thị trên slide, chọn tựa đề đồ thị và nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa.

- Dời các chú thích của đồ thị xuống phí dưới bằng cách chọn đồ thị. Sau đó, vào Chart

Tools, chọn Layout, nhóm Labels, chọn Legend và chọn Show Legend at Bottom.

- Thêm các số liệu thống kê kèm theo các mảnh trong bánh trênta chọn đồ thị. Sau đó, vào

Chart Tools, chọn Layout, nhóm Labels, chọn Date Labels và chọn Best Fit.

13. Chèn công thức trong PowerPoint.

- Chọn slide trong PowerPoint cần nhập công thức

- Vào ngăn Insert, nhóm Symbols, chọn lệnh Equation.

Page 25: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 48. Chèn Equation

- Nhập trực tiếp từ bàn phím các ký tự trong công thức nếu có. Nếu bàn phím không có các

ký tự đặc biệt thì vào Equation Tools, ngăn Design, nhóm Symbols để chọn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Thiết kế một tập tin trình diễn gồm 7 slide sau giới thiệu về chủ đề “Đà Lạt điểm du lịch

lý tưởng” theo mẫu sau:

Slide 1. Tên chủ đê: “Đà Lạt điêm du lịch lý tưởng” - Chữ nghệ thuật WordArt;

Nhập tên 6 nội dung của chủ đê.

Slide 2. Lịch sử hình thành và phát triên

Page 26: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Slide 3. Đà Lạt – Thành phố của mua xuân

Slide 4. Đà Lạt – Thành phố hoa

Slide 5. Con người Đà Lạt

Slide 6. Chèn Video “Du lịch Đà Lạt”

Page 27: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Slide 7. Kết luận

Page 28: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

§3. TÙY BIẾN, HIỆU CHỈNH BÀI TRÌNH DIỄN

Mục tiêu

1. Biết sử dụng các mẫu định dạng sẵn cho slide.

2. Biết tạo mầu nền, hoặc sử dụng hình làm nền cho slide.

3. Biết định dạng văn bản trong slide, chèn bảng trong slide.

4. Biết cắt xén audio, video.

Nội dung

1. Sử dụng các mẫu định dạng

- Mở bài trình diễn đã tạo.

- Vào ngăn Design, nhóm Themes, nhấp chuột chọn kiểu Theme muốn chọn.

Hình 49. Áp dụng theme Paper cho bài trình diễn

- Để đổi sang bộ màu khác cho bài trình diễn, vào Design, nhóm Themes, nhấp chọn

Theme Colors và chọn bộ màu khác.

- Để đổi sang bộ font chữ khác cho bài trình diễn, vào Design, nhóm Themes, nhấp chọn

Theme Fonts và chọn bộ font chữ khác.

- Để đổi sang bộ hiệu ứng khác cho bài trình diễn, vào Design, nhóm Themes, nhấp chọn

Theme Effects và chọn kiểu hiệu ứng khác..

2. Sử dụng hình và màu làm nên cho slide

- Chọn một hoặc nhiều slide muốn chèn hình nền.

- Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Format

Background. Hộp thoại Format Background xuất hiện.

Page 29: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 50. Chọn slide cần thêm hình nên

- Chọn Fill từ danh sách bên trái hộp thoại và chọn tiếp Picture or texture fill

Hình 51. Chọn hình nên

- Nhấn nút Close để tiến hành áp dụng hình nền cho các slide đang chọn. Nếu muốn áp

dụng hình nền cho tất cả các slide thì nhấn nút Apply to All.

Hình 52. Hai slide đã được áp dụng hình nên

3. Dung màu làm nên cho slide

- Chọn một hoặc nhiều slide muốn tô màu nền.

- Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Format

Background. Hộp thoại Format Background xuất hiện.

Page 30: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Chọn Fill từ danh sách bên trái hộp thoại và chọn tiếp SolidFill

Chọn màu cần tô nền tại nút Color, nhấn nút More Colors nếu muốn chọn màu khác từ

bảng màu cơ bản.

Nhấn nút Close để tiến hành áp dụng màu nền cho các slide đang chọn. Nếu muốn áp

dụng màu nền cho tất cả các slide thì nhấn nút Apply to All.

4. Định dạng văn bản

- Dùng chuột quét chọn vùng văn bản trên slide cần định dạng.

Hình 53. Chọn văn bản cần định dạng

- Chọn ngăn Home, nhóm Font.

+ Chọn lại Font chữ tại hộp Font.

+ Nhập vào kích thước chữ tại hộp Font Size. Hoặc nhấp chuột vào nút Increase

Font Size ( ) để tăng kích cở chữ và nhấn vào nút Decrease Font Size ( ) để

giảm kích cở chữ.

+ Chọn màu vàng cho văn bản tại nút Font Color ( )

+ Qua nhóm Paragraph, thực hiện các thay đổi sau:

Chọn nút Bullets ( ) và chọn kiểu là Star Bullets

Chọn vào nút Justify ( ) để canh đều văn bản

Chọn nút Line Spacing ( ) và chọn kiểu là 1.5

5. Cắt xén audio

- Chọn audio cần hiệu chỉnh. Ví dụ, chọn audio hình cái loa trên trong slide số 7.

- Vào Audio Tools, ngăn Playback, nhóm Editing, chọn nút lệnh Trim Audio

Hình 54. Trim Audio

- Trong hộp thoại Trim Audio, thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc của đoạn audio cần

trích ra tại Start Time và End Time. Ví dụ, thiết lập Start Time là 00:00 và End Time là

00:24. Cũng có thể dùng chuột để xác định vùng âm thanh cần trích trên thanh trượt.

Page 31: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 55. Xác định đoạn âm thích cần trích ra

- Nhấn nút OK để hoàn tất việc cắt xén âm thanh.

6. Cắt xén video

- Chọn video cần hiệu chỉnh. Ví dụ, chọn video bên phải trong slide số 8.

- Vào Video Tools, ngăn Playback, nhóm Editing, chọn lệnh Trim Video.

Hình 56. Lệnh Trim Video

- Trong hộp thoại Trim Video, thiết lập đọan video sẽ cần trích tại các hộp Start Time và

End Time.

Hình 57. Chọn đoạn video cần trích

- Nhấn OK hoàn tất.

7. Định dạng bảng biêu

- Chọn bảng cần thay đổi kiểu định dạng.

- Vào Table Tools, ngăn Design, chọn nhóm Table Styles và nhấp chuột vào nút More để

mở rộng danh sách các kiểu định dạng.

Hình 58. Chọn Table Styles

Page 32: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

- Để trang trí thêm cho bảng, vào nút Effects, chọn nhóm Shadow.

- Thêm hoặc xóa dòng, cột của bảng

- Chọn vào một ô trong bảng dự định chèn thêm dòng, cột vào bên trái hoặc bên phải ô

chọn.

Vào Table Tools, ngăn Layout, nhóm Rows & Columns và chọn lệnh:

Insert Above: Chèn dòng ngay trên ô đang chọn

Insert Below: Chèn dòng ngay dưới ô đang chọn

Insert Left: Chèn cột bên trái ô đang chọn

Insert Right: Chèn cột bên phải ô đang chọn

Muốn xóa dòng hoặc cột thì nhấn vào nút Delete và chọn lệnh:

Delete Columns: Xóa các cột đang chọn

Delete Rows: Xóa các dòng đang chọn

Delete Table: Xóa cả bảng chứa ô đang chọn

8. Tồ chức các slide trong bài trình diễn

1. Mở bài trình diễn cần tổ chức lại.

2. Vào ngăn View chọn Slide Sorter. Màn hình PowerPoint chuyển sang chế độ hiển

thị Slide Sorter.

3. Dùng chuột chọn một hoặc nhiều slide cần thay đổi vị trí. Muốn chọn nhiều slide

cùng lúc thì giữ phím Alt (chọn các slide liền nhau) hoặc Ctrl (chọn các slide nằm

cách xa nhau) trong khi nhấp chọn các slide.

4. Giữ trái chuột và kéo các slide đến vị trí mới. Khi xuất hiện đường kẽ đứng tại vị trí

mới thì thả trái chuột và các slide được chọn sẽ được di chuyển đến vị trí mới này.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Với bài tập ở bài trước “Đà Lạt điểm du lịch lý tưởng” hãy thực hiện tiếp các yêu cầu sau:

Định dạng văn bản cho các slide theo mẫu.

Chọn mầu nền hoặc mẫu nền của các slide.

Page 33: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

§4. LÀM VIỆC VỚI CÁC HIỆU ỨNG, HOẠT CẢNH

Mục tiêu

1. Biết thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trong slide

2. Biết thiết lập tùy chọn cho âm thanh

3. Biết thiết lập hiệu ứng chuyển slide, tự động hóa bài trình diễn

4. Biết tạo các siêu liên kết và các nút điều hướng trong bài trình diễn

5. Biết đóng gói bài trình diễn.

Nội dung

1. Hiệu ứng cho văn bản

PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng và được chia làm 4 nhóm:

Hiệu ứng Entrance. Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide hoặc có

xu hướng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.

Hiệu ứng Exit: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có xu

hướng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.

Hiệu ứng Emphasis: Nhấn mạnh nội dung áp dụng hiệu ứng

Hiệu ứng di chuyên: Hiệu ứng làm các đối tượng di chuyển theo một đường đi qui

định trước (Motion Paths).

+ Trong chế độ Normal View, chọn hộp văn bản cần áp dụng hiệu ứng.

+ Vào ngăn Animations trên Ribbon, nhóm Animation và nhấp chọn nút More để mở

danh mục các hiệu ứng.

Hình 59. Các hiệu ứng dựng sẵn

+ Nếu thấy các kiểu hiệu ứng không trong hộp Animation Styles còn ít quá, chọn tiếp nút

More Entrance Effects... trong hộp này. Khi đó, hộp thoại Change Entrance Effect xuất

hiện với hơn 30 kiểu hiệu ứng cho lựa chọn.

Hình 60. Thay đôi kiêu hiệu ứng

2. Hiệu ứng cho hình ảnh.

- Chọn hình ảnh trong slide.

Page 34: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

- Vào ngăn Animations, nhóm Animation và chọn một hiệu ứng từ Animation Style.

Hình 61. Chọn hiệu ứng cho hình

- Nếu thấy có ít hiệu ứng lựa chọn thì nhấp vào nút More Emphasis Effects... để mở hộp

thoại Change Emphasis Effect. Danh mục hơn 20 hiệu ứng xuất hiện: Tích chọn vào hộp

Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide. Khi

chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK.

Hình 62. Hộp thoại Change Emphasis Effect

Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho hình ảnh: Chọn đối tượng đã áp dụng hiệu ứng

và nhấp vào nút Show Additional Effects Options tại nhóm Animation trong ngăn

Animations.

Page 35: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 63. Thiết lập tuy chọn hiệu ứng nâng cao cho hình ảnh

Tại ngăn Effect:

Nhóm Settings: Không thay đổi trong phần

Nhóm Enhancements:

+ Sound: chọn kiểu âm thanh Chime từ danh sách, tùy chỉnh âm lượng tại nút biểu

tượng hình loa kế bên. Chọn No sound sẽ không có âm thanh kèm theo hiệu ứng.

+ After animation:

Tại ngăn Timing: tương tự như việc thiết lập thời gian cho đối tượng văn bản.

Nhấn nút OK sau khi hoàn tất.

- Hiệu ứng di chuyển đối tượng theo đường đi dựng sẵn:

+ Chọn slide số 5 trong bài trình diễn, vào ngăn Insert, nhóm Images và chọn lệnh

Picture. Tìm đến thư mục chứa hình và chèn một hình vào.

Hình 64. Chèn hình vào slide

+ Bây giờ chúng ta sẽ thiết lập hiệu ứng Motion Path cho đối tượng di chuyển

ngang qua slide. Hãy di chuyển hình ra phía góc dưới bên phải ở ngoài phạm vi của slide.

Page 36: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 65. Dời hình ra ngoài slide

+ Chọn hình chú khủng long và vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn

Animation Styles và chọn Custom Path

Hình 66. Chọn kiêu đường di chuyên

+ Vẽ một đường gấp khúc nhẹ từ vị trí của hình chú khủng long ngang qua phần

dưới của slide như hình sau.

Hình 67. Vẽ đường di chuyên gấp khúc

+ Chọn nút Preview trên Ribbon sẽ thấy được hiệu ứng thực thi. Vào nhóm Timing

trên ngăn Animations để thiết lập lại tổng thời gian thực thi hiệu ứng tại hộp Duration với

số giây thích hợp và chọn tùy chọn After Previous tại hộp Start.

Hình 68. Thiết lập lại thời gian thực thi hiệu ứng

Page 37: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

+ Chọn tiếp nút Show Additional Effect Options để mở hộp thoại tùy chọn hiệu

ứng nâng cao. Vào ngăn Timing, đến hộp Repeat và chọn Until End of Slide để cho hành

động di chuyển của chú khủng loang sẽ được lặp lại đến khi chuyển sang slide khác.

3. Thiết lập các tuy chọn cho âm thanh

- Chọn slide chứa audio.

- Vào Audio Tools, ngăn Playback, nhóm Audio Options

Volume: thiết lập mức âm lượng cho audio

Start: thiết lập sự kiện nào xảy ra thì phát âm thanh.

+ Automatically: âm thanh tự động phát khi slide được trình chiếu. Ví dụ, chọn

Automatically.

+ On Click: âm thanh được phát khi kích chuột

+ Play across slides: âm thanh được phát liên tục khi chuyển sang các slide

khác.

Hide During Show: nếu chọn tùy chọn này để biểu tượng hình loa sẽ được ẩn trên

slide khi trình chiếu. Ví dụ, không chọn tùy chọn này.

Loop until Stopped: nếu chọn tùy chọn này sẽ phát âm thanh liên tục cho đến khi

có một lệnh dừng.

Hình 69. Tuy chỉnh cho âm thanh

- Tùy chỉnh hiệu ứng cho âm thanh trên slide: Vào Animations chọn Show Additional

Effect Options ( ). Hộp thoại Play Audio xuất hiện:

+ Ngăn Effect:

Tại Start playing: thiết lập điều kiện để phát âm thanh

From beginning: sẽ phát âm thanh từ đầu. Ví dụ chọn tùy chọn này.

From last position: sẽ phát tiếp âm thanh từ vị trí điểm dừng trước kia

From time: thiết lập thời gian bắt đầu trong tập tin âm thanh sẽ được phát.

Tại Stop playing: thiết lập điều kiện dừng phát âm thanh

On click: khi kích chuột

After current slide: sau khi chuyển sang slide mới. Ví dụ, chọn tùy chọn này.

After: thiết lập cho âm thanh sẽ tiếp tục phát sau khi khi trình chiếu tiếp một số

slide nữa.

Page 38: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 70. Ngăn Effect trong Play Audio

+ Ngăn Timing:

Start: chọn After Previuos

Delay: không cần chờ nên cho Delay là 0 giây.

Duration: bỏ trống, đây mặc định là độ dài thời gian của âm thanh

Repeat: tùy chọn số lập lặp lại. Until End of Slide đang được chọn vì nó chính là

tùy chọn Loop until Stop đã thiết lập ở bước 2.

Hình 71. Ngăn Effect trong Play Audio

+ Ngăn Audio Settings: thiết lập mức âm lượng và tùy chọn ẩn biểu tượng hình loa khi

trình chiếu tại Display options. Ngoài ra, PowerPoint còn cung cấp thông về độ dài của âm

thanh và tình trạng tập tin lưu trữ.

Page 39: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 72. Ngăn Audio Settings

- Kích chuột vào nút OK để đóng hộp Play Audio.

4. Xóa bỏ hiệu ứng của các đối tượng trên slide

- Chọn đối tượng trên slide đang có hiệu ứng.

- Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn None từ danh mục hiệu ứng

5. Hiệu ứng chuyên slide

5.1. Áp dụng hiệu ứng chuyển slide

- Mở bài trình diễn cần áp dụng hiệu ứng chuyển slide.

- Chọn slide cần áp dụng hiệu ứng chuyển slide.

- Vào ngăn Transitions trên Ribbon, Transition to This Slide chọn kiểu hiệu ứng.

- Lặp lại các bước trên để thiết lập hiệu ứng Transition cho các slide.

5.2. Xóa bỏ hiệu ứng chuyển slide

- Chọn một hay nhiều slide cần xoá hiệu ứng chuyển slide

- Vào ngăn Transitions, nhóm Transition to This Slide và chọn None để hủy bỏ hiệu ứng

chuyển slide cho các slide đang chọn.

6. Tự động hoá bài trình diễn

- Mở bài trình diễn cần áp dụng tự động.

- Vào từng slide, chọn các đối tượng đã áp dụng hiệu ứng và vào ngăn Animations, nhóm

Timing, chọn lại After Previous tại hộp Start.

Hình 73. Tuy chọn After Previous trong Animations

- Vào từng slide, vào ngăn Transitions, nhóm Timing, chọn After và thiết lập thời gian

chờ chuyển silde.

Hình 74. Tuy chọn After trong Transitions

- Vào ngăn Slide Show, nhóm Set Up, lệnh Set Up Slide Show, chọn lệnh Loop

continuously until ‘Esc’.

Page 40: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 75. Hộp thoại Set Up Show

7. Tạo các siêu liên kết và các nút lệnh điêu hương trong bài trình diễn

7.1. Liên kết đến một slide khác trong cùng bài trình diễn

- Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink hoặc nhấn tổ hợp phím tắt

<Ctrl+K>.

- Chọn Place in this Document tại khung Link to

- Chọn Select a place in this document.

Hình 76. Chọn liên kết đến slide

7.2. Liên kết đến một slide khác bài trình diễn

- Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink. Hộp thoại Insert Hyperlink xuất

hiện.

Page 41: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình 77. Chọn hộp văn bản số 2 trong SmartArt đê thêm hyperlink

- Dưới khung Link to, chọn lệnh Existing File or Web Page và tìm đến chọn bài trình

diễn chứa slide cần liên kết đến trong khung Look in.

Hình 78. Chọn bài trình diễn

Chọn nút lệnh Bookmark… hộp thoại Select Place in Document xuất hiện. Chọn

vào tên slide “Enrich Your Presentation”.

Hình 79. Chọn slide cần liên kết đến

Page 42: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Nhấn nút OK để đóng hộp thoại và nhấn tiếp nút OK để đóng hộp thoại Insert

Hyperlink.

7.3. Tạo liên kết đến tập tin đang lưu trên đia.

- Chọn Hyperlink to/Other File… hộp thoại Hyperlink to Other File xuất hiện.

+ Tại Look in: tìm đến thư mục chứa tập tin muốn liên kết.

+ Chọn tập tin và nhấn nút OK

Hình 80. Hộp thoại Action Settings

7.4. Đóng gói tập tin Power Point 2010

Sau khi hoàn thành bài giảng điện tử bằng phần mềm MS Powerpoint, để có thể

trình diễn một cách bình thường, chứa đầy đủ tất cả các hình ảnh, âm thanh, video đã được

chèn vào hoặc có liên kết đến bài giảng ở mọi máy tính (kể cả những máy tính không cài

đặt bộ MS Office) các bạn thực hiện như sau:

Sau khi soạn xong, các bạn tiến hành lưu lại tập tin bài giảng theo cách bình thường

(Ctrl+S) rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.

Bươc 1:

Tại giao diện chính của chương trình, nhấp vào menu File, sau đó chọn

lệnh Package for CD. Một cửa sổ mới xuất hiện như sau:

Hình 81.

Page 43: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bươc 2:

Bấm vào Options Hộp thoại Options chứa các tùy chọn sau:

Nhấn vào tùy chọn Embedded TrueType fonts để Poweroint lưu kèm theo các font chữ có

trong bài giảng, sau đó bấm OK để quay ra cửa sổ lúc đầu.

Hình 82.

Bươc 3: Lựa chọn 1 trong 2 cách

Hình 83.

Nếu bấm chọn Copy to CD để sao chép toàn bộ bài giảng vào CD.

Nếu bấm chọn Copy to Folder thì Powerpoint, bạn lựa chọn 1 trong 2 tùy chọn

+ Tại mục Folder name: Nhập vào tên thư mục mà Powerpoint sẽ chép toàn bộ bài

giảng vào.

+ Tại mục Location: hiển thị đường dẫn đến bài giảng sau khi đóng gói, nếu muốn

đổi đường dẫn, bấm Browse để chọn.

+ Sau đó bấm OK

Kết quả: Powerpoint sẽ tiến hành chép tất cả bài giảng, font chữ, các đoạn âm thanh, video

liên quan vào 1 thư mục đã cài đặt

Bươc 4:

Sau khi tiến trình hoàn tất, bấm Close để đóng cửa sổ Package for CD lại.

Bươc 5:

Page 44: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Sao chép toàn bộ thư mục mà bạn đã đặt tên vào ô Folder name ở bước trên vào CD hoặc

USB để đem đi trình diễn ở bất kỳ máy tính nào mà không sợ gặp phải các lỗi nói trên.

7.4. Trình diễn tập tin Power Point 2010

- Trình diễn từ slide đầu: ấn phím F5 hoặc biểu tượng trình diễn Slide Show góc phía

dưới bên phải màn hình.

- Trình diễn slide hiện thời: ấn phím tổ hợp phím Shift + F5

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1. Với bài tập ở bài trước “Đà Lạt điểm du lịch lý tưởng” hãy thực hiện tiếp các yêu

cầu sau:

Tạo hiệu ứng cho tất cả các đối tượng trong các slide.

Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide.

Thiết lập liên kết từ slide đầu đến các slide nội dung tiếp theo.

Bài 2. Xây dựng một tập tin trình diễn có ít nhất 5 slide để giới thiệu về ngôi trường mà

bạn đạng học tập. Áp dụng các mẫu định dạng, các hiệu ứng chuyển tiếp và các hiệu ứng

hoạt hình vào tập tin trình diễn vừa tạo.

Bài 3. Thiết kế một tập tin trình diễn có ít nhất 5 slide để giới thiệu về một môn học mà bạn

đang học. Các nội dung gợi ý gồm:

Các thông tin về môn học: Tên môn, số tiết lí thuyết/thực hành, hình thức thi/kiểm tra,

đối tượng áp dụng, điều kiện tiên quyết…

Nội dung chính của môn học.

Yêu cầu:

Áp dụng các mẫu định dạng, các hiệu ứng chuyển tiếp, và các hiệu ứng hoạt hình

vào tập tin trình diễn vừa tạo.

Trình diễn tập tin vừa tạo.

Page 45: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

PHẦN 2. ADOBE PRESENTER

1. Tại sao nên sử dụng Presenter

Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được

hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. (Quá

thuận lợi trong việc sử dụng vì chỉ thêm phần ứng dụng Presenter nữa là hoàn thành tốt bài

giảng điện tử)

Đáp ứng được các tiêu chí của Cục CNTT – Bộ GD&ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài

giảng điện tử (Vì vậy, họ khuyến khích nên sử dụng)

2. Làm thế nào đê có thê lấy được phần mêm này vê sử dụng

Đây là phần mềm có bản quyền của hãng Adobe, mọi người đều có thể tải bản dùng

thử 30 ngày tại địa chỉ: http://www.adobe.com/products/presenter/ Cục CNTT đang tiến

hành đàm phán để mua phần mềm này với giá rẻ.

Hoặc cũng có thể tìm từ những nguồn cung cấp khác bằng cách sử dụng trình tìm

kiếm Google với từ khóa Adobe Presenter (có kèm theo key). Tuy nhiên không khuyến

khích vì có thể nhiễm vi rút.

3. Cài đặt Adobe Presenter

Rất đơn giản, sau khi tải phần mềm về sẽ có một file

Thực hiện thao tác nháy đúp chuột trái, tuần tự theo các bước sẽ cho kết quả thành

công. Khi này, thanh Menu của MS PowerPoint sẽ xuất hiện thêm một menu mới Adobe

Presenter

Page 46: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Về tính năng của chúng tương tự nhau. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng của đại đa số

giáo viên. Cho nên từ lúc này trở đi, trong khuôn khổ tài liệu này sẽ chỉ trình bày trên gói

giao diện với MS PowerPoint 2003.

4. Các bươc cơ bản đê sử dụng Adobe Presenter

Bươc 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để

tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để

thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích

hợp.

(Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những giáo

viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế)

Giao diện của menu Adobe Presenter trong MS PowerPoint 2003

Giao diện của menu Adobe Presenter trong MS PowerPoint 2007

Page 47: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bươc 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh

vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác

(quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng

hoạt hình.

(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)

Bươc 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng.

Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng

Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe

Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu bạn có một

phòng trong Adobe Connect, ví dụ như http://hop.edu.net.vn/dilinh do Cục CNTT cung

cấp, bạn upload nội dung được tạo ra bằng PowerPoint + Adobe Presenter, thế là thành bài

giảng e-Learning trực tuyến.

Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ

thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội

dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần

mềm mã nguồn mở và miễn phí. (Xem tại http://el.edu.net.vn). Mỗi nhà trường, mỗi giáo

viên có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng (Hiện đã có phiên bản 1.9).

Một số kinh nghiệm khi tạo Slide:

Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.

Trang kết thúc: Cám ơn.

Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các

hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.

Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào.

Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.

Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài

giảng.

Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh...

5. Sử dụng phần mêm Adobe Presenter

5.1. Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử

Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:

Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback

Page 48: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu

chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất)

Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng

nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp

tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).

Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm.File: Tệp tin trên máyLink: Tệp tin từ website khác

Page 49: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.2. Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên

Vào menu Adobe Presenter chọn

Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành

điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới.

Ví dụ minh họa

Trong trường hợp có nhiều người cùng thực hiện bài giảng này (hiếm khi) thì vẫn có

thể thực hiện thêm người trình bày bằng cách tương tự.

Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager

Page 50: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.

Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.

5.3 Chèn hình ảnh vào bài giảng

Ban có thể ghi hình video giao viên giang bai vao mỗi slide. Hãy dùng webcam

ghi video.

Ghi hình trực tiếp

Chèn tệp video đã có sẵn

Biên tập

Chèn âm thanh

Từ menu của Adobe Presenter, nhay chon cac mục Audio với 4 công việc như

sau:

Ghi âm trực tiếp

Chèn tệp âm thanh đã có sẵn

Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide

Biên tập

Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:

Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.

Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã

có (Import).

Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi

vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm

thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh.

Page 51: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4. Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)

Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể

hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra khái niệm xây

dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi kiểm tra một tiết hay

thi tốt nghiệp có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được

điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc

nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến

thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu

hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe,

rồi điền câu trả lời.

Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử

lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.

Page 52: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loai khac nhau

Thuyết minh:

Câu hỏi lựa chọn

Câu hỏi đúng/sai

Điền vào chỗ

khuyết

Trả lời ngắn với ý

kiến của mình.

Ghép đôi

Đánh giá mức độ.

Không có câu trả

lời đúng hay sai.

Page 53: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bổ sung thêm loai câu hỏi va xử lý cach lam bai của hoc viên

Quiz Setting xác lập tên loại

câu hỏi, học viên có thể

nhảy qua câu hỏi này, phản

ứng sau khi học viên trả lời:

Lùi lại, hiện thị kết quả…

-----------------------------

Cho phép làm lại

Cho phép xem lại câu hỏi

Bao gồm slide hướng dẫn

Hiện thị kết quả khi làm

xong

Hiện thị câu hỏi trong

outline (danh mục, mục lục)

Trộn câu hỏi

Trộn câu trả lời

Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này.

Do tính chất đặc biệt hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần

này để phân tích cho mọi người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu

cầu của bài giảng.

Page 54: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4.1 Câu hỏi nhiêu lựa chọn (Multiple choice)

Định danh: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa

chọn được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác.

Qua mình họa bằng hình trên, chắc chắn các bạn đã có thể thực hiện việc tạo ra cho

mình những câu hỏi nhiều lựa chọn hoàn toàn dễ dàng.

Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì

sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học.

Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được.

Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học

thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài

giảng điện tử. Giáo viên cần khai thác triệt để chức năng này.

Page 55: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông

tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng

vì sao thông qua nút lệnh cho từng câu trả lời.

Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để

người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.

Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự

như phần trình bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới

Page 56: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Sau khi hoàn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện

nữađó là:

Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, (phản hồi lại thông tin cho người trình

bày, phần này sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau) Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên

cho câu hỏi để thích hợp trong phần báo cáo mà thôi.

Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tôi

chỉ còn giới thiệu khái quát cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều

được thực hiện như trên đã trình bày nhằm tránh lặp lại gây nhàm chán cho bạn đọc.

Thông tin phản hồi cho người học

Page 57: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4.2 Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)

Định danh: Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai.

Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án.

5.4.3 Câu hỏi dạng điên khuyết

Định danh: Là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học sẽ hoàn

thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do

người soạn câu hỏi đặt ra.

Phần câu hỏi này thường được thiết lập ở các bộ môn ngoại ngữ,…

Page 58: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Sau khi lựa chọn xong một từ (cụm từ), một hộp thoại sau hiện ra, hãy điều chỉnh để

đạt kết quả tốt nhất.

Page 59: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4.4 Câu hỏi có trả lời ngắn vơi ý kiến của mình

Định danh: Là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. Trong đó

người soạn câu hỏi có thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp nhận.

Page 60: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4.5 Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching)

Định danh: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng

nhất.

Người học sẽ ghép những yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả.

Với loại câu hỏi này thường thích hợp cho hầu hết các môn học, đặc biệt với học sinh các

khối lớp từ THCS trở xuống.

Page 61: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.4.6 Loại câu hỏi điêu tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu:

Định danh: Là loại câu hỏi thăm dò ý kiến của người học. Không có câu trả lời nào là

sai trong này. Người học đưa ra các quan điểm của mình trong từng nội dung mà người

soạn thảo câu hỏi đưa ra.

Mức độ ý kiến mà người học có thể đưa ra trong trường hợp này là:

1) Không đồng ý

2) Không đồng ý ở một vài chỗ

3) Không có đánh giá (Không ý kiến gì)

4) Chỉ đồng ý ở một vài chỗ

5) Đồng ý.

Trên đây là phần trình bày sơ lược các cách thức tạo câu hỏi trong Adobe Presenter.

Mặc dù trình bày khá chi tiết song không tránh khỏi một số chỗ mà người đọc không hiểu

hết. Tuy nhiên bằng thời gian, kinh nghiệm làm việc với Adobe Presenter hy vọng các bạn

có thể tìm hiểu tốt hơn những gì tài liệu trình bày. Đó cũng chính là điều mà người biên

soạn tài liệu này mong muốn.

Page 62: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Phần này là thừa giấy vẽ voi, nhưng đôi khi cũng giúp ích được cho một số bạn đọc

5.6 Cài đặt kết quả hiên thị

5.7 Cài đặt các kiêu thống kê

Page 63: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

5.8 Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trình chiếu

5.9 Xuất bản bài giảng điện tử:

Vậy là thông qua các phần này, chúng ta đã tạm hoàn thành một bài giảng điện tử.

Công việc còn lại là kiểm tra và công bố bài giảng lên mạng.

Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các

chọn lựa

Lưu trên máy tính

Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản

phẩm lên đĩa CD.

Page 64: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Xuất trực tiếp lên mạng thông qua một phòng họp, học ảo. Tuy nhiên, cần có tài khoản để

được quyền Upload (liên hệ địa chỉ mail [email protected] để đăng ký).

Do đã nói trên về tác dụng của Adobe Presenter trong vấn đề học mọi lúc, mọi nơi, phần

mềm còn có chức năng xuất thành file PDF, làm giáo trình đọc cho người học.

Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo

Page 65: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Xem thử kết quả:

Như vậy là đã hoàn thành xong việc tạo ra bài giảng điện tử. Công việc ban đầu tưởng

chừng khó khăn, nhưng sau khi thực hiện thì lại thấy rất dễ dàng. Hy vọng các bạn có thể

tự thiết kế cho mình một bài giảng điện tử phù hợp (trong giai đoạn trước mắt). Về lâu dài,

có thể sẽ là một ứng dụng thường xuyên.

Page 66: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

6. Phần tản mạn:

Adobe Presenter 7 là một dạng add-in của phần mềm trình chiếu quen thuộc

Microsoft PowerPoint, giúp người dùng biến những buổi trình chiếu thường nhàm chán trở

nên sinh động, có tính tương tác cao hơn dưới dạng phim flash đầy hấp dẫn. Kết quả cuối

cùng còn có thể chia sẻ giống như một trang web thông thường, một tập tin PDF hay thậm

chí là sử dụng trên điện thoại di động có hỗ trợ Flash như của Nokia hoặc có hệ điều hành

Windows Mobile.

Adobe Presenter, vốn được biết đến với cái tên Macromedia Breeze, đó là thời điểm

trước khi người khổng lồ Adobe mua lại Macromedia. Mặc dù Adobe Presenter hiện chỉ hỗ

trợ cho PowerPoint trên hệ điều hành Windows, nhưng các sản phẩm đầu cuối của nó mà

người dùng tạo ra hoàn toàn có thể sử dụng tốt trên bất kì trình duyệt, máy tính nào có

chương trình Flash Player, bao gồm Mac, Linux hoặc ngay cả Unix (Solaris).

Chẳng hạn, đây là hai đoạn trình chiếu được Google tạo ra từ Breeze: link, link2.

Người dùng có thể sử dụng bất kì một trình duyệt nào có plug-in hỗ trợ chơi Flash là có thể

xem được.

Sau khi cài đặt gói chương trình, người dùng sẽ thấy Adobe Presenter xuất hiện với tư

cách một menu độc lập, ngang bằng với các lựa chọn khác của chương trình PowerPoint

quen thuộc. Hiện, thử nghiệm cho thấy Adobe Presenter hỗ trợ các phiên bản Office XP,

2003 và định dạng mới PPTX trên PowerPoint Office 2007.

Để bắt đầu sử dụng, người dùng chỉ cần mở slideshow trong PowerPoint, chuyển tới

menu "Adobe Presenter" và xuất bản ra định dạng tập tin mình mong muốn. Tất cả các hiệu

Page 67: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

ứng chuyển slide và hình ảnh động vẫn được giữ nguyên gốc trong kết quả cuối cùng.

Ngoài cấu hình chuẩn mặc định, người dùng có thể dễ dàng cá nhân hoá các thuộc tính mới

như màu chữ, font, mẫu hiển thị, logo...

Ngoài những hiệu ứng về slide như ban đầu, người dùng có thể thêm vào các chuyện

kể từ tập tin âm thanh, ghi video từ webcam hoặc nhập vào những clip video có sẵn.

Chương trình hỗ trợ hầu như tất cả các định dạng video, từ MOV tới AVI, 3GB và chuyển

mã sang video dạng flash bằng cách sử dụng chức năng On2 FLV. Đồng thời, còn có 1

công cụ chỉnh sửa video giúp người dùng có thể thêm vào những hiệu ứng cơ bản ngay bên

trong PowerPont. Khi thử nghiệm nhập vào một video clip của Windows Media có dung

lượng 3MB thì khi kiểm tra lại tập tin trình chiếu cuối cùng, dung lượng toàn bộ chỉ dưới 2

MB mà chất lượng video vẫn đảm bảo tương đối.

Khi trích nhập một tập tin âm thanh, sẽ có một chế độ rất hữu dụng được gọi là "Wait

for User" (Chờ người sử dụng). Đó là một nút đơn giản cho phép tự động tạm ngừng buổi

trình chiếu tại một điểm cụ thể nào đó và sẽ tiếp tục khi người xem click vào nút xem lần

nữa. Điều này thật có lợi cho người trình chiếu, một khi họ muốn các khán thính giả của

mình có định hướng trước khi tiếp tục chuyển sang slide kế tiếp.

Còn khá nhiều vấn đề đối với Adobe Presenter 7 để mà nói thêm nữa. Nhưng thiết

nghĩ, chúng ta hãy học ngay trong khi làm việc. Khi làm mà chúng ta gặp khó khăn, khúc

mắc tại đâu đó thì đấy chính là điều kiện tốt nhất để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu phần

mềm này.

Page 68: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

PHẦN 3. Prezi – Tạo ra bài thuyết trình phong cách mơi

 Với người dùng bất kỳ muốn làm Presentation ( thuyết trình) đều nghĩ ngay công

cụ PowerPoint của công cụMicrosoft Office. Prezi có lẽ là cái tên khá xa lạ đối

với VN, tuy nhiên nó lại được phổ biến rất rộng rãi ở các nước phát triển như:  Mỹ,

Anh, Hàn Quốc … Prezi là 1 trang web đặc

biệt tất cả mọi thứ chỉ nằm gọn trong 1 trang hỗ trợ cho bạn có tạo ra bản thuyết

trình đẹp mắt. Prezi sẽ phóng to để nhấn mạnh, thu nhỏ để thấy toàn cảnh, quay,

lật 180 độ … Audience có thấy thấy cả câu chuyện cũng như chi tiết câu chuyện

kể về điều gì. Và ta hoàn toàn có thể Preview lại tất cả những gì đã trình bày Hiệu

ứng trên Prezi là điểm tuyệt vời nhất mà  mang lại cho người dùng, đúng như

slogan: "Prezi – Make your presentation ZOOM". Prezi hứa hẹn sẽ mang đến 1

phong cách hoàn toàn mới.

Đăng ký tài khoản mới

Dễ dàng đăng ký tài khoản miễn phí trong vòng khoảng 10s.

Vào www.prezi.com , Sign up with Facebook (không nên chọn Sign

up của Prezi vì bạn cần phải có Educational Email), Xác nhận truy cập

cho Facebook, ấn nút Finish là kết thúc đăng ký.

Hướng dẫn sử dụng prezi

Bước 1: Tạo prezi Bạn chọn templates có sẵn (nên chọn 3D sẽ đẹp hơn)

hoặc Copy 1 prezi mẫu từ Explore.

Page 69: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Lời khuyên cho bạn nên copy mẫu vì chỉ cần Edit nội dung + Thêm/Xóa/Sửa cái

cần thiết, thay vì làm từ đầu tốn thời gian.

 Bước 2: Kiểm tra kỹ lại Theme (Font, Color) Vào Theme > Theme Wizard.

Chọn Font: T vừa check thì chỉ có 2 font T đóng khung là gõ dc tiếng việt, bạn nhớ

lưu ý:

Page 70: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Chọn màu cho Frame, Mũi tên và Highlight ….Đừng quên test lại font chữ trước

khi bắt đầu viết

nội dung.

Page 71: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bước 3: Điền nội dung. Bạn hãy điền hết tất cả những gì muốn trình bày, rồi hãy

tạo Hiệu ứng sau. Bạn có thể cho các shortcut nghiêng trái, nghiêng phải, xoay

ngang, dọc (Khi đó animation sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên cũng nên vừa phải, tránh

việc quá rối và làm người xem nhức đầu) Bước 4: Tạo frame: Frame là 1 công cụ

cực kỳ mạnh. Nó giúp: Di chuyển 1 cụm (gồm các Text + Image + …), tạo Path để

có khung nhìn đúng như mong muốn, tạo hiệu ứng fade animation. Hình minh họa

các Frame (Bạn có thể Edit frame color bằng Theme Wizard hướng dẫn ở trên).Ta

có 4 frame: 3 frame trên có thể gom lại & move, riêng Hidden frame thì ko move

được. Hình minh họa cho Hidden: Nguyên cụm gồm Kế hoạch + Event + ảnh VTM

không thể move dc.

Page 72: BAIGIANGUDCNTT-NVSP
Page 73: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Hình minh họa cho 3 frame trên: Nguyên cụm move

.

Bạn tạo dùng frame để move nhiều shortcut và gom các cụm để có khung nhìn

đúng theo ý bạn. 

Bước 5: Tạo pathBạn sửa path theo ý muốn. Trường hợp quá nhiều path, muốn

chèn thêm vào giữa (vd: Chèn giữa 9 & 10).

Page 74: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bạn kéo dấu + đến shortcut muốn chèn giữa (Muốn hủy thì kéo ra chỗ trống) Hiệu

ứng fade animation (Như appear của PPT): Muốn dùng bạn phải tạo frame bao

quanh

.

Vd: Đoạn text dưới không có frame, nên khi tạo path vào text (số 2) nhìn tay trái

sẽ không có ngôi sao. Trong khi path số 1 có vì dùng frame bao quanh

Page 75: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Tạo frame bao quanh text, cho path chỉ đến đúng frame (Sẽ thấy frame đổ bóng)

sẽ xuất hiện ngôi sao. Muốn tạo fade thì click vào ngôi sao.Nhấp chuột vào hình

sao xanh lá vào bất kỳ đoạn text nào muốn fade.

Page 76: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Bước 6 : Kết quả  Preview ( trình chiếu) lại bài prezi của bạn. Sau đó down về và

trình chiếu offline cho bài thuyết trình của bạn trên máy tính.

Page 77: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

PHẦN 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM IMINDMAP 5

I. Khái niêm, vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học:

1. Khái niệm:

- Bản đồ tư duy (BĐTD) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để

mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa BĐTD là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý

hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý

chính và đều được nối với ý trung tâm.

- BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức “ghi chép” bằng

cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đương nét, màu sắc, chữ viết với sự tư

duy tích cực nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng. Đặc biệt BĐTD là một sơ đồ rất

mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các

nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt

khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó theo một cách riêng do

đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người

2. Vai trò của bản đồ tư duy trong đôi mơi phương pháp dạy học:

- BĐTD là công cụ hữu hiệu góp phần đổi mới PPDH cũng như công tác quản lí

nhà trường và được giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, tích cực.

- BĐTD có thể sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,…

hoặc cũng có thể thiết kế phần mềm bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng

công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng.

- Hiện nay có khá nhiều phần mềm để vẽ bản đồ tư duy, tuy nhiên, mỗi phần mềm có

thế mạnh và ưu điểm riêng, bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional,

Imindmap (bản dùng thử không hạn chế ngày sử dụng- tải từ mạng Internet) mặc dầu thiếu

một số chức năng nhưng nó hỗ trợ khá hiệu quả cho công tác quản lí và quá trình dạy học, vì

vậy các nhà quản lí, GV, HS nên làm quen với phần mềm này.

II. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM IMINDMAP 5

1. Đối vơi WinXP: để cài đặt phần mềm imindmap:

Bước 1: Chạy file "WindowsXP-KB942288-v3-x86.exe" để cài Windows Install 3.1

Bước 2: Kết nối máy tính với mạng Internet.

Bước 3: Chạy file "imindmap5_setup.exe" để cài đặt phần mềm vẽ bản đồ tư duy

Page 78: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

2. Đối vơi Win7, Vista: do hệ điều hành đã cài đặt net framework 3.5 nên có thể cài đặt

ngay phần mềm vẽ bản đồ tư duy phiên bản mới nhất mà ko cần thực hiện các bước 1, 2

như trên

Bước 1: Chạy file "imindmap5_setup.exe" để cài đặt

Bước 2: Sử dụng phần mềm.

III. KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM:

Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindMap trên màn hình desktop hoặc

vào menu Start->All Programs->iMindMap 5->iMindMap 5

Màn hình làm việc của iMindMap

Hiện nhà trường đang dùng bản iMindMap Basic được cung cấp miễn phí nên có giới hạn

một số chức năng. Khi thực hiện một thao tác mà thấy xuất hiện cửa sổ dưới đây tức là tính

năng đó không dùng được trên bản này

Thông báo tính năng không dùng được trên bản Basic

Page 79: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Một bản đồ được tạo ra bằng iMindMap

IV. TẠO BẢN ĐỒ MỚI:

1) Tao biểu tượng cho “Chủ đề trung tâm” (Central Idea):

Click chuột vào nút New Click chọn 1 hình nền cho Central Idea

Central Idea xuất hiện trên bản đồ

Page 80: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

2) Chỉnh sửa Central Idea:

a/ Thay đôi tiêu đê:

Click đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề

mới vào rồi gõ enter

Central Idea với tiêu đề mới

b/ Định dạng cho tiêu đê:

Click chuột vào Central Idea để chọn, sau đó lần lượt nhấn chuột chọn Font chữ, cỡ

chữ, kiểu chữ, màu sắc cho chữ như hình minh họa bên dưới.

Tiêu đề sau khi đã định dạng

c/ Thay đôi hình nên:

Sử dụng các nút trên thanh công cụ Formatting để định dạng (tương tự như trong Word)

Page 81: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

d/ Di chuyên:

Click chuột vào Central Idea để chọn

(khi Central Idea đang được chọn sẽ có hình

chữ nhật màu xanh bao xung quanh), xuất hện

mũi tên đen 4 chiều, giữ chuột trái, di chuột đến

vị trí cần

đặt.

e/ Thay đôi kích thươc:

Để thay đổi kích thước chủ đề trung tâm ta

nhấn chọn chủ để. Dùng chuột kéo một

trong 8 hình chữ nhật xanh nhỏ xung

quanh Central Idea để thay đổi.

3) Thêm nhánh (branch) vào bản đồ:

a/ Thêm nhánh mơi:

Click nút phải chuột vào Central Idea, rồi chọn Edit Central Idea. Trong hộp thoại Open, chọn tập tin hình rồi click nút Open (đối với các bản crack sẽ không sử dụng được chức năng này)

Page 82: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Chương trình cung cho phép chúng ta tạo ra hai loại nhánh đó là nhánh trơn và nhánh

có hộp văn bản. Đối với nhánh trơn, khi nhập văn bản vào văn bản sẽ nằm chạy dọc theo

độ dài của nhánh. Đối với nhánh có hộp, khi nhập văn bản, văn bản sẽ nằm trong hộp. Tuy

mục đích và ý đồ sử dụng giáo viên có thể chọn nhánh cho phù hợp nhưng phải đảm bảo sự

đồng nhất.

Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)

Để tạo nhánh, trước hết ta chọn loại nhánh muốn tạo, sau đó chọn Chủ đề trung tâm,

chọn nút đỏ ở tâm, giữ chuột trái kéo ra hướng muốn tạo nhánh, một nhánh mới sẽ được

tạo ra.

Click chuột chọn loại nhánh muốn

tạo

Chọn Central Idea, rồi trỏ chuột vào

hình tròn đỏ ở giữa (tâm)

Page 83: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo nhánh

b/ Thêm tiêu đê cho nhánh: Ban đầu nhánh chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, ta làm như

hướng dẫn bên dưới:

Click đúp chuột vào nhánh,

gõ tiêu đề vào rồi gõ enter

Các nhánh sau khi đã thêm tiêu đề

Page 84: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Sau khi thêm tiêu đề, ta có thể định dạng tiêu đề theo ý muốn. Cách làm

tương tự như đối với Central Idea (xem phần 2a và 2b)

c/ Thay đôi hình dạnh nhánh:

Để thay đổi hình dạng của nhánh ta click để chọn nhánh. Khi đó, trên

nhánh sẽ xuất hiện 4 hình tròn nhỏ màu xanh. Ta sẽ dùng chuột kéo các hình tròn

này.

Lưu ý: ở vòng tròn cuối của nhánh ta kéo vòng tròn xanh bên

ngoài (con trỏ chuột có hình 4 mũi tên) chứ không kéo vòng

tròn đỏ bên trong.

Page 85: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

d/ Thay đôi màu của nhánh và vị trí tiêu đê:

Sau khi chọn nhánh, ta sử dụng các nút trên thanh

công cụ Formatting để thay đổi màu của nhánh hoặc

vị trí tiêu đề.

e/ Xóa nhánh: chỉ cần click chuột chọn nhánh rồi

gõ phím Delete.

f/ Thêm phần nội dung cho nhánh:

Click chọn nhánh rồi click vào nút Note

trên thanh công cụ Branch. Bên phải màn hình sẽ

xuất hiện vùng soạn

thảo để ta soạn nội

dung cho nhánh. Cách soạn thảo trong vùng này

tương tự như trong Word.

Một nhánh có chứa nội dung sẽ có biểu tượng nội

dung trên nhánh đó. Ta click chuột vào biểu tượng này thì vùng nội dung sẽ xuất

hiện bên phải màn hình.

Page 86: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

g/ Thay đôi độ dài của nhánh:

Để thay đổi độ ngắn dài của nhánh ta nhấn chuột vào

nhánh, chọn nút tròn xanh di chuột trái để dịch chuyển nút đó

sang vị trí khác sau đó nhấn chuột vào nút tròn đỏ, xuất hiện

mũi tên đen 4 chiều, kéo nhánh dài ra hoặc co ngắn lại.

h/ Tạo đường bao đê làm nôi bật nhóm:

Ta có thể tạo một đường bao xung quanh nhánh

để làm nổi bật nhánh đó. Để tạo đường bao, ta chọn

nhánh rồi click vào nút Boundary trên thanh công cụ

Branch (hoặc nhấn chuột phải vào nhánh, chọn

Insert Boundary)

Lưu ý: khi tạo đường bao cho 1 nhánh thì tất cả các nhánh con của nhánh đó

cũng có đường bao tương tự như vậy.

Page 87: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

h/ Tạo nhánh con cho 1 nhánh:

Để tạo nhánh con cho 1 nhánh, ta làm tương tự như khi tạo

nhánh cho Contral Idea. Nhưng ta thực hiện trên vòng

tròn đỏ ở đầu nhánh.

V – XUẤT BẢN ĐỒ RA:

Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, ta có thể xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để

chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint, …

Click chọn menu File, chọn Export, rồi chọn Image. Thay đổi các tùy chọn

cho phù hợp rồi click nút Export. Hộp thoại Image xuất hiện cho phép ta đặt tên

tập tin và chỉ định nơi lưu tập tin.

Một nhanh đã được tao đường bao

Page 88: BAIGIANGUDCNTT-NVSP

Cũng trong menu File, ta có thể thực hiện các thao tác lưu tập tin, mở tập tin có

sẵn trên đĩa tương tự như các phần mềm khác.

Lưu ý:

Trong trường hợp bộ cài đầy đủ ta có thể xuất bản bản đồ tư duy thành

dạng hiệu ứng trình chiếu Power Point (Interactive Presentation) để đưa vào bài

giảng mà vẫn sử dụng được chức năng trình chiếu như trong chương trình.