Bài trình diễn

17
NHÓM CẦU VỒNG KHÁM PHÁ VŨ TRỤ KÌ BÍ Lê Thị Thảo Sương Hà Thanh Vi Vũ Thị Ngọc Hà Nguyễn Thị Nhung

Transcript of Bài trình diễn

NHÓM CẦU VỒNG

KHÁM PHÁ VŨ TRỤ KÌ

Lê Thị Thảo Sương Hà Thanh Vi Vũ Thị Ngọc Hà Nguyễn Thị Nhung

MÔ TẢ DỰ ÁN

Nhân ngày hội thiên văn nghiệp dư Việt Nam lần thứ 3, Cộng đồng Thiên văn nghiệp dư Việt đã phát động cuộc thi chế tạo kính thiên văn đơn giản, thu hút thành viên của các câu lạc bộ thiên văn hào hứng tham gia. Với vai trò là thành viên của Câu lạc bộ Thiên văn Nghiệp dư X, học sinh sẽ tham gia nghiên cứu chế tạo ra một chiếc kính thiên văn đơn giản để tham dự cuộc thi.

TIÊU CHÍ GRASP

Goal Tham gia ngày hội

Role Nhà nghiên cứu cuuws Nhà thiết kế

AudienceBan giám khảo, khách mời

Solution Nghiên cứu, chế tạo kính thiên văn đơn giản

ProductBài thuyết trình và mô hình kính thiên

văn đơn giản

GIỚI THIỆU BÀI DẠY

• Vật lí, khoa học đời sống

Lĩnh vực bài dạy:

• Bài 54, SGK Vật lí 11( Nâng cao)_Kính Thiên Văn

Phần bài chọn dạy:

• Thời gian hoàn thành dự án: 4 tuần• Thời gian trình bày: 1 tiết (45 phút)

Thời gian dự kiến:

Bồi dưỡng năng lực sư phạm

Phát huy vai trò dẵn dắt, hướng dẫn học sinh

Tạo được một kế hoạch phù hợp giúp học sinh có được các kiến thức và kĩ năng cần thiết

MỤC TIÊU CỦA GIÁO VIÊN

MỤC TIÊU BÀI DẠY

Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

MỤC TIÊU BÀI DẠY

• Trình bày được nguyên tắc, cấu tạo và tác dụng của kính thiên văn.

• Mô tả được cách ngắm chừng ở xa vô cực. So sánh được với cách ngắm chừng ở kính hiển vi.

• Trình bày được khái niệm hệ số bội giác của kính thiên văn.

Kiến thức

MỤC TIÊU BÀI DẠY

• Thiết lập công thức tính số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

• Giải thích được tác dụng tăng góc trông ảnh của kính.

• Vẽ được ảnh của vật tạo bởi kính.• Áp dụng được công thức và hình vẽ để

giải bài tập về kính thiên văn.

Kiến thức

MỤC TIÊU BÀI DẠY

• Kỹ năng tư duy độc lập và giải duyết vấn đề.

• Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.• Những kỹ năng sử dụng các phương tiện

thông tin, truyền thông, và công nghệ.• Chủ động và tự chủ.• Khả năng lãnh đạo và tinh thần trách

nhiệm.

Kĩ năng

MỤC TIÊU BÀI DẠY

• Hứng thú, tò mò và hăng say thực hiện dự án một cách chủ động, tích cực

• Hình thành được tình yêu và sự đam mê đối với bộ môn Vật Lý

Thái độ

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

• Vũ trụ rộng lớn có còn là căn phòng bí ẩn đối với con người nữa không?

• Những phát minh khoa học nào đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho công cuộc nghiên cứu vũ trụ?

• Tạo hóa cho chúng ta hai cửa sổ tâm hồn để quan sát mọi thứ quanh ta, vậy chúng mang lại những điều kì diệu gì trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong nghiên cứu khoa học?

Câu hỏi khái quát

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

• So sánh cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ và kính hiển vi?

• Cách điều chỉnh khi ngắm chừng ở kính thiên văn khác gì với khi ngắm chừng ở kính hiển vi?

• Ảnh khi nhìn qua kính thiên văn và ống nhóm có sự khác nhau không? Giải thích tại sao nếu có?

• Có phải kính thiên văn có tác dụng phóng to vật thể quan sát lên hay không?

Câu hỏi bài học

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

• Nguyên tắc cấu tạo và tác dụng của kính thiên văn khúc xạ?

• Ý nghĩa số bội giác của kính thiên văn?

• Thiết lập công thức tính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực?

Câu hỏi nội dung

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

• Cách điều chỉnh kính khi ngắm chừng ở xa vô cực?

• Sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực?

Câu hỏi nội dung

LỊCH TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Trước khi bắt đầu dự án

• Bảng đánh giá nhu cầu học sinh.

• Biểu đồ K-W-L.• Sổ ghi chép

nhóm.

Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công

việc

• Bảng tóm tắt kiến thức.

• Sổ ghi chép.• Mẫu đánh giá

nhóm và tự đánh giá.

• Biên bảng họp nhóm.

• Thảo luận – Phản hồi.

Sau khi hoàn tất dự án

• Biểu đồ K-W-L.• Bài thu hoạch.• Bảng tiêu chí

đánh giá sản phẩm học sinh.

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỌC SINH

• Đặt các câu hỏi khách quan,định hướng được nhu cầu của học sinh.

• Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức cũ.

• Khêu gợi trí tò mò,ham tìm hiểu và hứng thú.

Cách đánh giá

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HỌC SINH

Đánh giá một cách khách quan, khái quát và cụ thể được nhu cầu của học sinh.

Phân tích, tổng hợp các ý kiến thu được để điều chỉnh mục tiêu và yêu cầu của dự án, từ đó nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả.

Hiểu rõ được nhu cầu cũng như mục đích của dự án.

Mục đích của việc đánh giá