BAI 1 - Copy

12
MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Trang 1 BÀI THỰC HÀNH 1 : TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Mục lục : 1. Làm quen với linh kiện và dụng cụ: 1.1. Cách đọc điện trở 1.2. Cách xác định giá trị điện dung của tụ điện , độ tự cảm của cuộn dây 1.3. Cấu trúc của linh kiện diode * 1.4. Cấu trúc của transistor lưỡng cực ( Bi-Junction Transistor )* 1.5. Liệt kê các động cơ điện mà bạn đã biết * 1.6. Hướng dẫn sử dụng bộ nguồn 1.7. Hướng dẫn sử dụng Đồng hồ đo điện VOM 1.8. Hướng dẫn sử dụng máy đo dao động ký (Oscilloscope) 2. Giới thiệu công cụ tìm kiếm thông tin qua mạng internet (*) Nội dung có đánh dấu * sẽ hướng dẫn tại lớp A/ Mục tiêu : Sau bài thực hành này , người học có khả năng : Nhận dạng và xác định được thông số của các linh kiện điện - điện tử thông dụng như : Điện trở , tụ điện , cuộn cảm transistor , diode , vi mạch , động cơ điện …. Sử dụng được các thiết bị đo điện thông dụng như : đồng hồ VOM , Oscilloscope Khai thác được các công cụ tìm kiếm thông tin như : thư viện , diễn đàn , internet… Lập được kế hoạch học tập cho bài thực hành này B/ Nội dung thực hiện : 1. Làm quen với linh kiện và dụng cụ 1.1 Cách đọc điện trở Màu Giá trHệ số nhân Sai sĐen 0 0 - Nâu 1 1 1 Đỏ 2 2 2 Cam 3 3 0.05 Vàng 4 4 - Xanh lá 5 5 0.5 Xanh lơ 6 6 0.25 Tím 7 7 0.1 Xám 8 8 - Trắng 9 9 - Vàng kim - -1 5 Bạch kim - -2 10 Không màu - - 20

Transcript of BAI 1 - Copy

Page 1: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 1

BÀI THỰC HÀNH 1 : TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Mục lục :

1. Làm quen với linh kiện và dụng cụ: 1.1. Cách đọc điện trở 1.2. Cách xác định giá trị điện dung của tụ điện , độ tự cảm của cuộn dây 1.3. Cấu trúc của linh kiện diode * 1.4. Cấu trúc của transistor lưỡng cực ( Bi-Junction Transistor )* 1.5. Liệt kê các động cơ điện mà bạn đã biết * 1.6. Hướng dẫn sử dụng bộ nguồn 1.7. Hướng dẫn sử dụng Đồng hồ đo điện VOM 1.8. Hướng dẫn sử dụng máy đo dao động ký (Oscilloscope) 2. Giới thiệu công cụ tìm kiếm thông tin qua mạng internet

(*) Nội dung có đánh dấu * sẽ hướng dẫn tại lớp A/ Mục tiêu : Sau bài thực hành này , người học có khả năng :

Nhận dạng và xác định được thông số của các linh kiện điện - điện tử thông dụng như : Điện trở , tụ điện , cuộn cảm transistor , diode , vi mạch , động cơ điện …. Sử dụng được các thiết bị đo điện thông dụng như : đồng hồ VOM , Oscilloscope Khai thác được các công cụ tìm kiếm thông tin như : thư viện , diễn đàn , internet… Lập được kế hoạch học tập cho bài thực hành này B/ Nội dung thực hiện : 1. Làm quen với linh kiện và dụng cụ 1.1 Cách đọc điện trở

Màu Giá trị

Hệ số nhân

Sai số

Đen 0 0 - Nâu 1 1 1 Đỏ 2 2 2 Cam 3 3 0.05 Vàng 4 4 - Xanh lá 5 5 0.5 Xanh lơ 6 6 0.25 Tím 7 7 0.1 Xám 8 8 - Trắng 9 9 - Vàng kim - -1 5 Bạch kim - -2 10 Không màu - - 20

Page 2: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 2

Hình 1. Vạch màu điện trở.

Với điện trở 4 vòng màu, vạch 1 (A), vạch 2 (B), hệ số (C), dung sai (D), giá trị điện trở được xác đinh như sau:

R = AB x 10C + D (Ohm) Ví dụ: Nâu đen đỏ vàng kim => R=10 x 102 +/- 5% (Ohm) = 1KOhm.

Với điện trở 5 vòng màu, vạch 1 (A), vạch 2 (B), vạch 3 (C), hệ số (D), dung sai (E), giá trị điện trở được xác đinh như sau:

R = ABC x 10D + E (Ohm) Ví dụ: Nâu đen đen đỏ nâu => R=100 x 102 +/- 1% (Ohm) = 10KOhm. 1.2 Cách xác định giá trị điện dung của tụ điện , độ tự cảm của cuộn dây Tụ điện được chia làm hai loại chính là:

Tụ điện có phân cực tính dương và âm. Tụ điện không phân cực tính dương và âm

1.2.1 Tụ điện có phân cực tính Giá trị được ghi trực tiếp trên thân tụ (0.1F, 1F, 4.7F, 100F,...) Tụ 220F, điện áp làm việc giới hạn 25V Tụ 10F, điện áp làm việc giới hạn 63V 1.2.2 Tụ điện không phân cực tính Trên tụ không cực tính giá trị được ghi theo qui ước số và sai số được ghi bằng các ký hiệu chữ cái: XYZ và sai số, cách xác định giá trị điện dung như sau: Điện dung C = XY x 10Z (pF) Ví dụ:

Page 3: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 3

C = 10.102 5% (pF) C = 47.103 10% (pF) 1.3 Cấu trúc của linh kiện diode * 1.4 Cấu trúc của transistor lưỡng cực ( Bi-Junction Transistor )* 1.5 Liệt kê các động cơ điện mà bạn đã biết * 1.6 Hướng dẫn sử dụng bộ nguồn

1.6.1 Giới thiệu: Bộ nguồn cung cấp nguồn áp với ngõ ra điều chỉnh được từ 0-12VDC/3A. Nguồn dòng từ 0.05-1A.

1.6.2 Điều chỉnh: - Biến trở VR1 dùng để chỉnh điện áp từ 0-12V/DC - Biến trở VR2 dùng để điều chỉnh dòng điện. - Để mạch hoạt động ở chế độ nguồn dòng ta phải giảm giá trị điện áp

về mức khoảng 5V trước, sau đó chỉnh biến trở VR2 đến khi thấy đèn báo led sang lên, lúc này vặn ngược biến trở lại, đến khi đèn vừa tắt thì ngưng. Sau đó cấp nguồn dòng vào mạch và chỉnh giá trị dòng mong muốn, trong quá trình chỉnh đèn led vẫn sáng.

1.7 Hướng dẫn sử dụng Đồng hồ đo điện VOM

VOM (Voltage Ohm Meter) gồm 2 loại: VOM chỉ thị kim và chỉ thị số. Hướng dẫn sử dụng VOM chỉ thị kim hiệu DEREE (DE-36YTRe). Các VOM khác

cách sử dụng cũng tương tự.

Sai số J 5% K 10% M 20%

1 Kim đồng hồ 2 Ngõ ra 3 Nút chỉnh kim về số 0 4 Nút điều chỉnh 0 5 Nút chọn thang đo 6 Lỗ cắm que đo dương 7 Lỗ cắm que đo âm

Page 4: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 4

1.7.1 Một số nguyên tắc chung khi sử dụng:

Phải bảo đảm kim đo ở vị trí số 0 trước mỗi lần đo để tránh việc đọc sai kết quả đo. Nếu kim chưa ở vị trí số 0 dùng nút chỉnh kim về số 0 (nút số 3 trên hình vẽ) chỉnh lại.

Chọn đúng tầm đo (Range): tầm đo nên được chọn sao cho vừa đủ lớn hơn giá trị cần đo. Chọn tầm quá lớn sẽ gây ra sai số cho phép đo. Chọn tầm đo nhỏ hơn giá trị đo có thể gây hư hỏng khung quay. Đối với phép đo chưa biết trước khoảng giá trị nên bắt đầu bằng tầm đo lớn nhất sau đó giảm dần cho phù hợp.

Chọn đúng thang chia (Scale): tùy theo tầm đo và chức năng đo, chọn thang chia thích hợp để đọc kết quả.

Cực tính: khi đo áp hoặc dòng DC cần chú ý đặt đúng đầu dò dương (que đỏ) vào cực tính dương và đầu dò âm (que đen) vào cực tính âm của mạch đo.

1.7.2 Đo điện áp DC Xoay núm chọn thang đo (núm số 5 trên hình vẽ) về chức năng đo điện áp DC

(DCV) và chọn tầm đo, thang chia thích hợp. Tầm đo 0.1V, 10V, 1000V nên chọn thang chia là 0 – 10. Tầm đo 0.5V, 50V nên chọn thang chia là 0 – 50. Tầm đo 2.5V, 250V nên chọn thang chia là 0 – 250.

Kết quả thực = (Tầm đo * giá trị đọc)/(giá trị lớn nhất của thang chia)

Ví dụ: Chọn tầm đo 0.1V, thang chia 0 – 10, giá trị đọc trên thang chia là 1 thì kết quả thực là (0.1 * 1)/10 = 0.01V. Ví dụ: Chọn tầm đo 1000, thang chia 0 – 10, giá trị đọc trên thang chia là 1 thì kết quả thực là (1000 * 1)/10 = 100V. 1.7.3 Đo điện áp AC

Xoay núm chọn thang đo (núm số 5 trên hình vẽ) về chức năng đo điện áp AC (ACV) và chọn tầm đo, thang chia thích hợp.

Tầm đo 1000V nên chọn thang chia là 0 – 10. Tầm đo 50V nên chọn thang chia là 0 – 50. Tầm đo 250 nên chọn thang chia là 0 – 250.

Kết quả thực = (Tầm đo * giá trị đọc)/ (giá trị lớn nhất của thang chia) 1.7.4 Đo dòng DC(mA)

Xoay núm chọn thang đo (núm số 5 trên hình vẽ) về chức năng đo dòng DC (DCmA) và chọn tầm đo thích hợp.

Lưu ý: VOM chỉ đo dòng DC với giá trị lớn nhất là 250mA. Đo dòng DC phải mắc nối tiếp với tải như hình vẽ.

Page 5: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 5

1.7.5 Đo điện trở

Xoay núm chọn thang đo (núm số 5 trên hình vẽ) về chức năng đo điện trở () và chọn tầm đo, thang chia thích hợp. Chức năng đo điện trở có các tầm đo Rx1, Rx10, Rx100, Rx1K, Rx10K và có thang chia riêng.

Đo điện trở phải đo nguội (không cấp nguồn cho mạch điện) và nên lấy điện trở ra khỏi mạch đo để đo chính xác.

Ứng với mỗi tầm đo phải chập 2 que đo và điều chỉnh núm chỉnh 0 (núm số 4 trên hình vẽ) để kim chỉ 0.

Giá trị điện trở = giá trị đọc * tầm đo Ví dụ: Chọn tầm đo Rx10, giá trị đọc là 200 thì giá trị điện trở cần đo là 10*200 = 2K

1.8 Hướng dẫn sử dụng máy đo dao động ký (Oscilloscope)

1.8.1 Giới thiệu Panel 1.8.1.1 Panel trước 1.8.1.1.1 CRT

+

R Tải

Page 6: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 6

POWER: Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ sáng INTEN: Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia FOCUS: Điều chỉnh độ sắc nét của hình TRACE RATOTION: Điều chỉnh tia song song với đường kẻ ngang trên màn hình

1.8.1.1.2 Vertical CH1 (X): Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y CH2 (Y): Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y

AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào.

AC nối AC GND khuếch đại dọc tín hiệu vào được nối đất và tín hiệu vào được ngắt ra DC nối DC VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV VAIRIABLE: Tinh chỉnh biên độ. Biên độ được chỉnh đến giá trị đặc trưng tại vị

trí CAL. POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia

VERT MODE: Lựa chọn kênh

CH1: Chỉ có 1 kênh CH1

Page 7: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 7

CH2: Chỉ có 1 kênh CH2 DUAL: Hiển thị cả hai kênh ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1-CH2) (phép trừ chỉ

có tác dụng khi CH2 INV được nhấn).ALT/CHOP: Khi nút này được nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị một cách luân phiên, khi nút này được ấn vào trong chế độ Dual, thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị đồng thời.

1.8.1.1.3 Trigger: TRIG IN : Đầu vào Trigger ngoài, để sử dụng đầu vào này, ta điều chỉnh Source ở

vị trí EXT

SOURCE: Dùng để chọn tín hiệu nguồn trigger (trong hay ngoài)

CH1: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong.

CH2: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH2 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong.

TRIG.ALT: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 hoặc CH2 ở SOURCE, sau đó nhấn TRIG.ALT, nguồn Trigger bên trong sẽ hiển thị luân phiên giữa kênh 1 và kênh 2.

LINE: Hiển thị tín hiệu Trigger từ nguồn xoay chiều EXT: Chọn nguồn tín hiệu Trigger bên ngoài tại đầu vào TRIG IN SLOPE: Nút Trigger Slope

o “+” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger chuyển ở cạnh lên o “-” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger chuyển ở cạnh xuống

TRIGGER MODE: Lựa chọn chế độ Trigger o Auto: Nếu không có tín hiệu Trigger hoặc tín hiệu Trigger nhỏ hơn 25 Hz thì

mạch quét phát ra tín hiệu quét tự do mà không cần đến tín hiệu Trigger. o Norm: Khi không có tín hiệu Trigger thì mạch quét ở chế độ chờ và không có

tín hiệu nào được hiển thị. o TV-V: Dùng để quan sát tín hiệu dọc của hình ảnh trong TV o TV-H: Dùng để quan sát tín hiệu ngang của hình ảnh trong TV

1.8.1.1.4 Time base:

Page 8: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 8

TIME/DIV: Cung cấp thời gian quét từ 0.2 us/ vạch đến 0.5 s/vạch với tổng cộng

20 bước. X-Y: Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y SWP.VAR: Điều khiển tần số quét, mặc định (CAL) và thời gian quét được hiệu

chỉnh giá trị đặt trước tại TIME/DIV. POSITION: Dùng để chỉnh vị trí của tia theo chiều ngang. X10 MAG: Phóng đại 10 lần CAL: Cung cấp tín hiệu 2Vp-p, 1KHz, xung vuông dùng để chỉnh que đo

GND: Tiếp đất thiết bị với sườn máy.

1.8.1.2 Panel sau: Z AXIS INPUT: Cho điều biến mật độ CH1 SIGNAL OUTPUT: Cấp áp 20mV/vạch đến máy đếm tần AC POWER: Nguồn xoay chiều FUSE: Cầu chì

1.8.2 Cách thức vận hành: 1.8.2.1 Hoạt động cơ bản – 1 kênh:

Trước khi khởi động máy phải đảm bảo điện áp đầu vào đúng yêu cầu. Sau đó thực hiện việc bật các công tắc và nhấn nút theo bảng sau

Thành phần Thiết lập Thành phần Thiết lập

Power Off Slope +

Inten Ở giữa Trig.alt Nhả ra

Focus Ở giữa Trigger mode Auto

Vert mode Ch1 Time/div 0.5ms/div

Alt/chop Nhả ra (Alt) Swp.var Cal

Page 9: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 9

Ch2 inv Nhả ra Position Ở giữa

Volts/div 0.5V/div X10 mag Nhả ra

Variable Cal

AC-GND-DC GND

Source Ch1

Sau khi thiết lập công tắc và các nút như trên thì nối dây điện vào máy và thực hiện các thao tác sau:

Nhấn nút Power và bảo đảm rằng đèn led bật sáng. Trong vòng 20 s sẽ có tia xuất hiện trên màn hình. Nếu không thấy tia xuất hiện trên mà hình trong vòng 60s thì nên kiểm tra lại các bước thiết lập công tấc ở trên.

Điều chỉnh độ sáng tối và độ sắc nét bằng biến trở Focus và Inten Điều chỉnh tia ở đường ngang trung tâm bằng biến trở Trace Rotation và nút

Position Nối que đo vào đầu Ch1 và 2Vp-p Cal Đặt công tắc AC-GND-DC ở vị trí AC , Dạng sóng sẽ xuất hiện trên mà hình Điều chỉnh Focus để có được hình ảnh rõ nét. Hiển thị dạng sóng rõ ràng hơn bằng cách chỉnh công tắt Volts/Div và Time/Div tới

các vị trí khác nhau Chỉnh biến trở Position ngang và dọc để đọc được điện áp cũng như thời gian dẽ

dàng hơn Ghi chú: Các mô tả trên là hoạt động đơn giản cho kênh Ch1, đối với kênh Ch2 thì hoạt động cũng tương tự. 1.8.2.2 Thao tác khi hai kênh hoạt động:

Đặt Vert Mode ở Dual, nối hai đầu dò vào Cal, đặt AC-GND-DC ở AC và chỉnh núm Position để thấy được hai tia riêng biệt.

1.8.2.3 X-Y: Đặt núm chuyển đổi Time/Div sang X-Y để kích hoạt máy hoạt động ở chế độ X-

Y. o Trục X tín hiệu: Kênh Ch1 o Trục Y tín hiệu: Kênh Ch2

Ghi chú: Khi tần số cao được hiển thị trong chế độ X-Y, phải chú ý đến sự khác nhau về pha cũng như về tần số giữa hai trục X- 1.9 Hướng dẫn sử dụng Breadboard:

Breadboard là một dụng cụ được sử dụng để lắp ráp các mạch điện tử mang tính tạm thời cho việc thử nghiệm, kiểm tra mạch điện tử. Các linh kiện điện tử sẽ được kết nối

Page 10: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 10

với nhau thông qua các lỗ cắm trên breadboard mà không cần hàn chì giữa các linh kiện.

Cấu tạo

Hình 1 . Hình dạng thực tế một Breadboard.

Hình 2. Kết nối bên trong Breadboard.

Cách lắp đặt

Page 11: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 11

Hình 3. Lắp ráp linh kiện trên Breadboard.

2. Giới thiệu công cụ tìm kiếm thông tin qua mạng internet 2.1 Tìm kiếm thông tin qua thư viện

Vào thư viện hỏi người thủ thư về những tài liệu liên quan và cách tra cứu theo danh mục tài liệu . Vì thư viện có rất nhiều sách với các phân loại khác nhau theo chủ đề , theo thứ tục chử cái , số xuất bản , theo tên tác giả … Để tiết kiệm thời gian , người đọc phải chuẩn bị trước nội dung cần tìm : Từ khóa là gì ? Tên sách là gì ? Số xuất bản , tên tác giả ? phân loại sách ( Khoa học kỹ thuật , kinh doanh , sức khỏe , báo , tạp chí ) ? …

Ví dụ : Tìm sách MẠCH ĐIỆN Từ khóa : Mạch Điện , định luật Kirchoff ( nội dung này bên trong sách ) Tác giả : Phạm Thị Cư , năm xuất bản : 2008 , Phân loại sách : Khoa học kỹ thuật

2.2 Tìm kiếm thông tin qua mạng internet

Hiện nay có nhiều website có chức năng tìm kiếm thông tin , trong mục này chúng ta khảo sát website với địa chỉ : www.google.com để tìm kiếm những nội dung phục vụ cho môn học này

Page 12: BAI 1 - Copy

MÔN HỌC : CÔNG TÁC KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Trang 12

Tim kiếm về hình ảnh

Ghi nội dung cần tìm thông tin vào ô này