BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC...

27
447 BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ GS. Nguyễn Quang Thái Tại Đại Hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội với ba đột phá chiến lược: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Dưới đây, xin trình bày mấy vấn đề kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam với ba đột phá chiến lược nêu trên. 1. Thể chế kinh tế Thể chế kinh tế 130 là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế kinh tế - xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục, v.v… Thể chế kinh tế nói chung gồm một hệ thống các luật lệ và quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế. 130 Có thể xem thêm Geoffrey Hodgson (2006) “What Are Institutions?”, Journal of Economic Issues, XL:1, 1-25 và các tác giả khác.

Transcript of BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC...

Page 1: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

447

BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC:SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

GS. Nguyễn Quang Thái

Tại Đại Hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội với ba đột phá chiến lược:

(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Dưới đây, xin trình bày mấy vấn đề kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam với ba đột phá chiến lược nêu trên.

1. Thể chế kinh tếThể chế kinh tế130 là một bộ phận cấu thành của hệ thống thể chế

kinh tế - xã hội, tồn tại bên cạnh các bộ phận khác như thể chế chính trị, thể chế giáo dục, v.v… Thể chế kinh tế nói chung gồm một hệ thống các luật lệ và quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế. 130Có thể xem thêm Geoffrey Hodgson (2006) “What Are Institutions?”, Journal of Economic Issues, XL:1, 1-25 và các tác giả khác.

Page 2: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

448

Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường. Theo định nghĩa này, có thể thấy Thể chế kinh tế thị trường bao gồm:

(1) “Người chơi”: các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường, thực hiện các hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường theo các quy định.

(2) “Luật chơi”: cách thức thực hiện các quy tắc, luật lệ nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn.

(3) “Sân chơi”: các thị trường - nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ (các thị trường quan trọng như hàng hóa và dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, bất động sản, v.v…)

Thể chế kinh tế hiện đang là một khâu “yếu kém” nhất, cản trở nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước ta, cần có những đột phá mang tính chiến lược, như đã thực hiện 30 năm trước qua khoán hộ trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, muốn đột phá mới không phải dễ. Thể chế kinh tế cần làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân, nhưng hiện đó lại là khâu yếu kém trước hết do cản trở về tư duy phát triển. Hãy phân tích một số bất cập trong thể chế:

Về quan hệ Nhà nước và xã hội, người dân: do định kiến mơ hồ coi kinh tế Nhà nước chủ đạo, dẫn tới tình trạng bất bình đẳng trong kinh doanh. Hơn thế, có người vẫn nghĩ trong Hiến pháp chỉ cần quy định các quyền và nghĩa vụ của người dân khi chịu sự quản lý của Nhà nước, mà “quên” không quy định rõ cả các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, được người dân “ủy nhiệm” và “giao việc” thực hiện chức năng quản lý. Do đó, thực hiện trong thực tế, dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền. Thêm vào đó, tình trạng tham nhũng, cửa quyền, hành dân, v.v… phổ biến và nghiêm trọng hiện nay nên các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng nhiều nơi đã bị mất tín nhiệm, do lời nói chưa đi đôi với việc làm, nhiều sự kiện cho thấy tự coi các cơ quan công quyền và công chức đang đứng

Page 3: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

449

trên dân chứ không phải “phục vụ” dân, thậm chí còn định ra nhiều luật lệ và quy định hành dân, mất lòng dân. Thậm chí dù đã ban hành rất nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, v.v…vẫn thiếu tính khả thi.

Về bình đẳng của người dân và vấn đề đất đai: những khác biệt trong tư duy phát triển, không chấp nhận bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên càng khó thực hiện quyền dân chủ thực tế trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Cũng vậy, trong vấn đề cụ thể về đất đai cũng có những bất cập. Hiến pháp chỉ coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mà không phân biệt các phạm trù khác nhau về đất đai. Khi đất đai là lãnh thổ - Tổ quốc thì đất đai là thống nhất và bất khả xâm phạm. Khi đất đai là nguồn tài nguyên khan hiếm thì cần được phân bổ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Khi người dân đã đầu tư ít nhiều vào phần đất đai được phép khai phá thì trong đất đai lúc đó đã hàm chứa như một tài sản nhất định, do đó người dân cần có quyền sở hữu (có giới hạn) đối với đất đai đó trong nền kinh tế thị trường, trước hết là quyền định đoạt và các quyền khác đã được luật định. Nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý bình đẳng cho người dân tự do kinh doanh, trong khi các cơ quan Nhà nước lại thích dùng các mệnh lệnh hành chính hơn là tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của mọi người dân.

Để hoàn thiện thể chế, cần tham khảo kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các nước.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), cải cách thể chế là tạo ra “các thay đổi nhằm nâng cao chất lượng thể chế” và đặc biệt chú trọng tới tác động của thể chế về mặt kinh tế. Cải cách thể chế rộng hơn nhiều so với cải cách hành chính, cải cách pháp lý và các loại cải cách khác ở chỗ cải cách thể chế bắt đầu bằng việc xác định mối quan hệ và vai trò nên có giữa Nhà nước và xã hội. Nói cách khác, cải cách thể chế xác định tính cần thiết và hình thức can thiệp của Nhà nước, trong đó chú trọng tác động của can thiệp đối với xã hội và nền kinh tế. Hành động can thiệp chỉ là công cụ. Chính cải cách thể chế mới giúp xác định liệu quyết định can thiệp có cần thiết hay không và nên can thiệp như thế nào để có hiệu quả nhất.

Page 4: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

450

Trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho năm 2012 về đánh giá trình độ phát triển các nước theo các chỉ tiêu của kinh tế tri thức KEI thì vấn đề thể chế kinh tế thị trường được xem là tiêu chí hàng đầu. Kinh tế càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì dường như thể chế kinh tế cũng được coi trọng hơn (thang điểm 10):

Hạng Các nền kinh tế KEI Chỉ số kinh tế tri thức

Thể chế kinh tế

Đổi mới công nghệ

Giáo dục ICT

Thu nhập cao 8,60 8,39 9,16 8,46 8,37Thu nhập trung bình cao 5,10 5,18 6,21 4,72 4,28

Thu nhập trung bình thấp 3,42 3,32 4,90 2,84 2,62Thu nhập thấp 1,58 1,61 2,13 1,54 1,05

104 Việt Nam 3,40 2,80 2,75 2,99 5,05Thế giới 5,12 5,45 7,72 3,72 3,58

Tuy Việt Nam được xếp hạng trung bình của các nước có thu nhập thấp, nhưng thể chế kinh tế đang là khâu yếu kém, thấp xa các nước thu nhập thấp, càng thấp xa các nước trung bình trên thế giới, dù việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông ICT là khá, thậm chí đạt mức cao hơn trung bình của các nước thế giới và các nước có thu nhập trung bình cao.

Page 5: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

451

Các chuyên gia quốc tế (OECD, USAID, v.v…) cũng phân tích cách thức điều hành bằng các quy định của chính phủ và thấy có ba vấn đề: (i) chức năng hoạch định chính sách; (ii) phối hợp chính sách; (iii) tính chuyên nghiệp của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vốn được coi trọng trong các nền kinh tế phát triển lại thường chưa được quan tâm đúng mức ở các nước đang phát triển. Hệ quả đã làm môi trường thể chế không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Kinh nghiệm các nước về xây dựng thể chế cho thấy: trong những năm 1960, nhiều nhà nước trên thế giới, với hy vọng công nghiệp hóa, đã can thiệp sâu rộng vào mọi khía cạnh của nền kinh tế. Sự can thiệp quá đà này đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô, mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng nợ năm 1982. Như là hậu quả, “hình ảnh Nhà nước như là một yếu tố thay đổi” đã được biến thành “hình ảnh Nhà nước như là cản trở chính của phát triển”. Rõ ràng, cần phải kiểm định các đặc tính nào của thể chế nhà nước mạnh mà có ích cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Một số tác giả đã nhấn mạnh các vấn đề sau đây:

Năng lực thể chế: sự thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là nhờ vào năng lực của toàn bộ hệ thống thể chế Nhà nước, trong một đất nước có nền dân trí khá cao. Để xây dựng thể chế nhà nước tốt, các quốc gia này đã dựa vào việc tuyển chọn các nhân viên có năng lực, cam kết cho phát triển quốc gia và tạo cơ hội nghề nghiệp lâu dài như trong các tập đoàn kinh tế. Hệ thống thể chế mạnh của các quốc gia này đã điều phối các thành phần khác nhau trong nước, đàm phán hiệu quả với các đối tác nước ngoài. Từ đó tạo ra năng lực nội sinh của nền kinh tế và chủ động hấp thu có kết quả các nguồn lực đa dạng từ bên ngoài. Cũng vậy, việc quản lý hiệu quả viện trợ nước ngoài, thương mại quốc tế, đầu tư tư bản và các khoản vay phụ thuộc rất lớn vào năng lực của thể chế nhà nước. Vì thế, các quốc gia này đã tập trung khá tốt “vào năng lực của các thể chế nội địa để sử dụng nguồn lực ngoại nhập phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu ưu tiên của quốc gia”.

Lựa chọn can thiệp: các quốc gia phát triển có thuận lợi lớn từ năng lực quản trị mạnh của thể chế, và các nước này cũng hạn chế can

Page 6: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

452

thiệp của bộ máy vào các dự án mang tính chiến lược và chuyển đổi (ngay tên lửa đạn đạo tầm xa của Hoa Kỳ cũng được đặt hành cho hàng nghìn xí nghiệp giá công các chi tiết khác nhau, nhưng kiểm soát Nhà nước được nhấn vào việc cấm xuất khẩu bí mật ra nước ngoài). Ngược lại, ở các nước đang phát triển có năng lực Nhà nước yếu kém nhưng lại thường can thiệp một cách tràn lan dưới hình thức hành chính trực tiếp vào các hoạt động kinh tế nên thường ít thành công, trong khi lại góp phần cho các bất ổn kinh tế và cả những thất bại tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, Chính phủ ở các nước đang phát triển cần lựa chọn đúng mức với phạm vi hạn chế sự can thiệp của mình vào hoạt động kinh tế, tránh làm nền kinh tế bị méo mó và biến dạng vì năng lực yếu của bộ máy hoặc lợi ích nhóm.

“Bén rễ” trong xã hội: nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sự gắn kết nhất quán của hệ thống hành chính công của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), v.v… Một mạng lưới các quan hệ xã hội giữa các thành viên đã tạo ra nền tảng cho sự tin tưởng và giúp cho quá trình chuẩn bị và ra quyết định tốt hơn. Mạng lưới này giúp giảm chi phí hoạt động và giao dịch giữa Chính phủ, giới kinh doanh và các thành phần xã hội khác. Nó gắn kết Nhà nước với xã hội và cung cấp các kênh được thể chế hóa cho quá trình đàm phán và tái đàm phán về các vấn đề liên quan đến chính sách và phát triển. Có những tác giả cho rằng, một nền chính trị cố kết, cấu trúc quyền lực có chủ đích và tập trung thường được “ăn sâu bén rễ” vào trong xã hội như là một điều kiện tất yếu cho thành công của các thể chế nhà nước. Chính sự hòa nhập và bám rễ này đã đảm bảo xã hội dân sự gắn kết trong bộ ba kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, trở thành một phần của giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Cởi mở và tính trách nhiệm: tiềm năng tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào Nhà nước và các thể chế xã hội. Một trong những yếu tố cần phải được nhận ra đó là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các thể chế nhà nước. Trong báo cáo phát triển của mình, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhấn

Page 7: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

453

mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng các thể chế minh bạch và các cơ chế tham gia dân chủ. Đây chính là điều kiện cho các thể chế của nhà nước triển khai các chính sách hiệu quả, không bị tham nhũng hoặc lạm dụng quyền hành. Kết quả sẽ là cải thiện trong việc cung cấp dịch vụ công của Chính phủ và thúc đẩy tăng trưởng của thành phần kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên, việc xây dựng thể chế nhà nước là một nhiệm vụ khó khăn cho các quốc gia đang phát triển cho dù có ủng hộ và tài trợ của các nhà tài trợ song phương, các tổ chức đa phương và phi chính phủ quốc tế. Cải tổ thể chế có nghĩa là động chạm đến hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực công trong khi nguồn lực để triển khai luôn có giới hạn. Thể chế của các nước đang phát triển rất yếu, dễ bị đổ vỡ và không hoàn thiện. Quá trình ra quyết định về cải cách thể chế lại thường bị hạn chế bới các yêu cầu của các nhà tài trợ với các mục đích khác nhau. Các nhân viên làm cho Chính phủ được hình thành từ nhiều nguồn, nên có thể xem là ít được đào tạo theo đúng yêu cầu của cải cách. Xã hội dân sự còn manh mún, chia rẽ và khả năng tham gia hiệu quả cũng rất hạn chế. Một thách thức nữa đó là lợi ích nhóm dẫn đến những tranh chấp cản trở quá trình cải cách thể chế. Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hoặc cản trở một chính sách cải tổ nào đó tùy thuộc vào việc đó có lợi hay gây hại cho lợi ích của họ. Trong nhiều trường hợp, các nhóm lợi ích đã thành công trong việc cản trở chính sách cải tổ. Các nhóm lợi ích khác nhau thu được lợi trong ngắn hạn cũng có thể sẽ tìm mọi cách để cản trở cải tổ cho dù cải tổ đó có thể mang lại lợi ích tuyệt đối lớn hơn cho họ trong dài hạn. Như vậy, để cải tổ thành công thì phải thắng được các phản đối về cả kinh tế lẫn chính trị của các lợi ích riêng lẻ, ngắn hạn. Thể chế phải được xây dựng bởi một quá trình nội sinh. Không thể áp đặt việc xây dựng thể chế bằng ý chí chủ quan từ bên trên hoặc áp đặt từ bên ngoài, nếu không, thể chế sẽ không bền vững và dễ thích nghi với nhu cầu của người dân và xã hội và các biến động của thời cuộc.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy không có một “khuôn mẫu” hoặc “cách làm phổ quát” cho việc xây dựng thể chế. Tùy vào mỗi quốc gia

Page 8: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

454

xây dựng và triển khai quá trình cải cách thể chế cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Đặc biệt nhấn mạnh đến kỷ luật, kỷ cương thực hiện các quy định của thể chế đã ban hành, tránh tùy tiện.

Nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán sự áp đặt bất cứ một mô hình thể chế nào lên các quốc gia bởi các nhà tài trợ đa phương hay song phương. Đáng lưu ý là nhận xét cho rằng mô hình thể chế của các nước phương tây là không phù hợp vì sự khác biệt về văn hóa, chính trị và điều kiện kinh tế. Điều quan trọng là phải cổ xúy cho việc cải cách thể chế nhằm giúp cải thiện được năng lực của công dân, các nhóm xã hội tự ra quyết định cho mình hơn là thỏa mãn nhu cầu của các nhà tài trợ bên ngoài. Gần đây, một số tổ chức tài chính quốc tế khi tổng kết việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ MDG đã cổ xúy cho quan điểm về tăng trưởng “bao trùm” (inclusive growth)131, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, trong đó có người nghèo.

Xây dựng thể chế có sự tham gia rộng rãi (kể cả phúc quyết Hiến pháp) sẽ là điều kiện để ứng phó mềm dẻo hơn với các bất ổn của môi trường kinh doanh quốc tế và trong nước, bảo vệ lợi ích cốt lõi của người dân. Đây là quá trình từng bước hoàn thiện thể chế, không thể làm một lần là hoàn thiện.

Kinh nghiệm như Nhật Bản cũng đã từng bước xây dựng các thể chế đảm bảo phát triển xã hội132. Chính quyền mới của Nhật đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, cam kết trách nhiệm xã hội lớn hơn từ phía chính quyền như: Luật Trợ giúp quốc gia năm 1946 (mở rộng tiêu chuẩn và đối tượng được nhận trợ cấp nghèo khổ), Luật Phúc lợi trẻ em năm 1947, Luật Phúc lợi dành cho người tàn tật năm 1948, Luật Chuẩn mực lao động năm 1947, Luật Bảo hiểm việc làm năm 1947 và Luật Đền bù cho người lao động năm 1947. Cùng với sự hồi phục kinh tế vào những năm 1950 và 1960, chế độ phúc lợi ở Nhật Bản ngày càng được mở rộng. Các đạo luật mới về chế độ đảm bảo xã hội cũng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung trong

131Framework of Inclusive Growth Indicators 2012 và 2013 của ADB. 132Xem Trương Hồng Quang (2010): Kinh nghiệm Nhật Bản trong xây dựng thể chế.

Page 9: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

455

giai đoạn này như: Luật Bảo hiểm y tế quốc gia năm 1958, Luật Hưu trí quốc gia năm 1959 (hai luật này quy định theo hướng mọi người dân Nhật đều được quyền tham gia chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và bảo hiểm hưu trí quốc gia). Nói cách khác, nhờ quy định của hai đạo luật này, chế độ bảo hiểm toàn dân về y tế và hưu trí đã được thiết lập. Cũng trong thời gian đầu thập niên 1960, Nhật Bản đã ban hành Luật Phúc lợi đối với người mắc bệnh tâm thần (năm 1960), Luật Phúc lợi cho người già năm 1963, Luật Phúc lợi cho bà mẹ và trẻ em (năm 1964), Luật Trợ cấp nuôi trẻ em do cha mẹ ly hôn hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chẳng hạn bị khuyết tật) năm 1964, v.v…

Tỷ lệ chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản cũng đã tăng đáng kể trong những năm 1970 và 1980 từ mức 6% tổng thu nhập quốc dân năm 1970 lên mức 18% vào năm 1989. Năm 2000, tổng chi phí cho các chương trình bảo đảm xã hội ở Nhật lên tới 78,127 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 800 tỷ USD) và con số ngày của năm 2004 là 85,647 ngàn tỷ Yên (tương đương khoảng 850 tỷ USD). Trong số này, chi phí cho việc trả lương hưu chiếm khoảng 53,1%, chi phí cho các dịch vụ chăm sóc y tế chiếm khoảng 31,7% và các khoản mục khác (như bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp cho các gia đình nuôi con, chi bảo hiểm thất nghiệp, v.v…) chỉ chiếm 15,1%.

2. Nguồn nhân lực chất lượng caoKinh nghiệm quốc tế đều cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao

không chỉ là một nhân tố của phát triển, mà còn có ý nghĩa quyết định đến năng lực nội sinh cho phát triển lâu dài133. Kinh nghiệm khôi phục sau chiến tranh của Nhật Bản, Hàn Quốc có thể đạt tốc độ phát triển thần

133Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX và sau đó xuất hiện chính thức trong Báo cáo hằng năm của UNDP khi đã có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người. Từ đó cũng dẫn tới khái niệm về nguồn lực con người (human capital).

Page 10: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

456

kỳ dù cơ sở hạ tầng bị tàn phá là do có nguồn nhân lực chất lượng cao đã không bị tiêu diệt trong chiến tranh. Hơn thế, khi đất nước khó khăn, thì do có nguồn nhân lực chất lượng cao, các nước này đã huy động và tạo ra sức đột phá từ bên trong, ngay khi vốn vật chất còn rất thiếu thốn.

Vậy nguồn nhân lực này có những tiêu chí quan trọng gì cần bảo đảm cho phát triển dài hạn. Các quy định này không thể là cứng nhắc mà cần biến chuyển, tiến hóa theo thời gian. Chẳng hạn khi so sánh trình độ phát triển nguồn nhân lực qua giáo dục, các nhà nghiên cứu của UNDP trong nhiều năm chỉ dùng chỉ tiêu biết chữ. Nhưng sau 2008, UNDP đã sử dụng thước đo mới là số năm đã đi học và số năm dự kiến đi học để đo chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn cùng với thu nhập và tuổi thọ. Hằng năm UNDP lập các báo cáo về phát triển nguồn nhân lực và đưa ra chỉ số HDI rất nổi tiếng. Rất tiếc là chỉ số này của nước ta còn rất thấp, được xếp ngoài thứ hạng dưới 100134.

Stivastava M/P (Ấn Độ) trong cuốn “Human resource planning: Approach needs assessments and priorities in manpower planning”; NXB Manak New Delhi 1997, đã đưa ra định nghĩa về nguồn nhân lực dưới góc độ kinh tế như sau: “nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mọi cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng một nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai hoặc như là nguồn của cải có thể làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được gắn vào quá trình lao động sản xuất. Do vậy, các chi phí về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, v.v… để nâng cao khả năng sản xuất của nguồn nhân lực được xem như chi phí đầu vào của sản xuất, thông qua đầu tư vào con người”.

134Theo UNDP Human Development Report 2013, Việt Nam được xếp hạng thứ 127 (thuộc nhóm nước có HDI trung bình, nhưng dưới Trung Quốc thứ 101, Thái Lan thứ 103, Philippines 114, Indonesia thứ 121, v.v… ) trong số 187 nước có so sánh. Phải vượt qua nhóm nước có HDI cao (47 nước, trong đó Malaysia thứ 64) và nhóm nước có HDI rất cao (47 nước, trong đó có Nhật Bản thứ 10, Hàn Quốc thứ 12, Singapore thứ 18, Brunei thứ 30). Đây là chặng đường dài.

Page 11: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

457

Trên cơ sở định nghĩa trên, tác giả đã chỉ ra những lợi ích lớn của đầu tư vào nguồn nhân lực gồm:

- Đầu tư vào nguồn nhân lực có tỷ lệ thu hồi vốn cao, do vốn nhân lực càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng tăng lên, càng tạo ra nhiều thu nhập. Vốn nhân lực không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác, đó là khấu hao vốn đã đầu tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác;

- Đầu tư vào vốn nhân lực không gây áp lực về khối lượng vốn lớn cần huy động trong khoảng thời gian ngắn, do quá trình đầu tư dài và sau khi đã đầu tư thì vốn nhân lực tự duy trì và phát triển lên;

- Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào vốn nhân lực là rất lớn, tạo ra những đột biến không lường trước được đối với phát triển kinh tế, do đặc điểm của vốn nhân lực là mang tính sáng tạo, tự phát huy tiềm năng mà các nguồn vốn khác không có.

Để phát triển nguồn nhân lực, Hoa Kỳ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực, cả trong và ngoài nước. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản, Chính phủ nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo

Page 12: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

458

dục của thế giới. Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

Tại Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này. Năm 1950, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương xóa mù chữ cho toàn dân. Những năm sau đó, hệ thống giáo dục dần được đẩy mạnh như: phát triển giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học (năm 1960); các trường dạy nghề kỹ thuật (năm 1970); đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và học suốt đời. Năm 1992, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống giáo dục hiện có thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho người dân được học suốt đời. Tháng 12/2001, Chính phủ Hàn Quốc công bố Chiến lược quốc gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005. Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả. Nội dung chính của các chiến lược này đề cập sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực trong khu vực công; xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin cho phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển thị trường tri thức.

Tại Trung Quốc, Chính phủ đang hết sức quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực này khi chuyển dần sang kinh tế tri thức. Năm 2003, Trung Quốc đã đề ra Chiến lược tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân tài nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng toàn diện

Page 13: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

459

xã hội khá giả được đề ra trong Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung của chiến lược là: lấy nhân tài chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và sự sáng tạo, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học.

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore được coi là hình mẫu về phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này chỉ với 5 triệu dân và 700 km2 đã rất thành công trong việc xây dựng một đảo quốc có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á và luôn luôn xếp trong danh sách đầu về phát triển nguồn nhân lực, về kinh tế tri thức. Hệ thống giáo dục của nước này rất linh hoạt và luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chương trình đào tạo của Singapore luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc. Chủ trương thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trường học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng. Nhà nước Singapore chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh.

Tại Cộng hòa Séc, tuy có quy mô nhỏ bé, nhưng để đón trước cơ hội và thúc đẩy hội nhập thành công vào Liên minh châu Âu (EU), Séc đã xây dựng và hoàn thành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (tháng

Page 14: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

460

12/2000). Chiến lược này là một bộ phận cấu thành của Chương trình thị trường lao động và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Trong các chiến lược thành phần, đáng chú ý có chiến lược phổ cập tiếng Anh, chiến lược cải thiện nhân lực hành chính công, chiến lược phát triển giáo dục đại học - cao đẳng và liên kết với hoạt động nghiên cứu, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chiến lược phát triển học suốt đời.

Điểm nổi trội về ngoại ngữ của Ấn Độ đã cho phép nước này sử dụng thành công các tiến bộ của công nghệ ICT, tạo thêm việc làm của người dân Ấn Độ trực tiếp trên khắp thế giới, và cả gián tiếp qua hệ thống giao dịch trực tuyến Internet.

Đặc biệt, các nước đã rất chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế. Rất nhiều quy định về hệ thống visa thống nhất ở EU và ở các nước ASEAN cho thấy, các nước đã rất tranh thủ các nguồn nhân lực chất lượng cao đến lao động và làm việc lâu dài.

Các kinh nghiệm quốc tế phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được vận dụng nhiều mặt trong sự lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta. Việt Nam đã ban hành rất nhiều chiến lược và chính sách về phát triển nguồn nhân lực, nhưng thường có những quy định “hoành tráng”, nhưng thiếu sự chỉ đạo thống nhất và có phối hợp. Đó là điều đáng tiếc lớn nhất: văn kiện ghi rất nhiều mỹ từ, còn trong chỉ đạo thực tiễn thì sự phối hợp và kiểm tra rất yếu kém. Trong điều kiện thể chế phân cấp, mang tính chia cắt và bệnh thành tích, các địa phương cũng đưa ra các con số xã rời thực tế, làm rối các nhận định và đưa ra các quyết sách. Việc thiếu cập nhật đúng các quy định quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực cũng làm sai lạc nhiều quyết sách, cần rút kinh nghiệm…

3. Kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại

Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ

Page 15: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

461

thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020135.

Từ quan điểm chung, đã nêu bốn mục tiêu cụ thể là:

1- Về hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn.

2- Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng.

3- Về hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa hai vụ, các vùng cây công nghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

4- Về hạ tầng đô thị lớn, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại, giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông, úng ngập; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Khi xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và một phần hiện đại, trọng tâm là giao thông và đô thị, Việt Nam đã chú ý học tập kinh nghiệm của quốc tế.

Thật vậy, trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển đất nước. Trong Báo cáo hàng năm của

135Quan điểm về phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam là: (1) quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; có phân kỳ đầu tư, ưu tiên những dự án quan trọng tạo sự đột phá và có tác động lan toả lớn. Tăng cường công tác quản lý trong khai thác sử dụng công trình; (2) huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội; (3) phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư; (4) phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thu hẹp khoảng cách vùng, miền; gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 16: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

462

Diễn đàn kinh tế thế giới WEF có 12 trụ cột về cạnh tranh toàn cầu GCI, có trụ cột thứ hai về phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông: đó là các chỉ tiêu về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và độ sẵn sàng của các chuyến bay, về hạ tầng phân phối liên quan đến hệ thống logistic…; hạ tầng viễn thông: điện thoại cố định, di động, kết nối Internet; hạ tầng điện lực: chất lượng sản xuất và cung cấp điện năng hiện tại và cả tương lai để tạo tiền đề cho phát triển lâu dài.

Trong các giai đoạn phát triển, dù ở trình độ thấp hay cao, vấn đề phát triển hạ tầng (cùng với các vấn đề về thể chế, và nguồn nhân lực, KH&CN) luôn luôn được chú ý với trọng số từ 60% và hạ dần khi trình độ phát triển cao hơn.

Kinh nghiệm các nước phát triển nhanh đều có những phát triển đi trước về năng lượng và giao thông. Nước Đức từ trước thế chiến II đã có hệ thống xa lộ nối khắp nước. Tổng thống Pak Chung He cũng đã có những nỗ lực mạnh mẽ để làm hệ thống giao thông cao tốc. Trung Quốc ngày nay cũng có hệ thống đường bộ và đường sắt cao tốc tỏa khắp đất nước, tạo điều kiện cho phát triển nhanh. Muốn vậy, trong phát triển, Trung Quốc dù tăng trưởng liên tục suốt 30 năm hơn 10%, nhưng đều dành mức tích lũy cao gần 50%, có khi hơn, để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nhất là khu vực đô thị ven biển phía Đông. Từ đó, phát triển dần ra cả nước, mà không làm đồng đều khắp nước vì năng lực tài chính có hạn.

Muốn phát triển mạnh hệ thống hạ tầng, các nước đều rất chú trọng công tác quy hoạch và xếp thứ tự ưu tiên, chứ không làm tràn lan như ở nước ta.

Cesar Calderon và Luis Serven (2004)136 sau khi nghiên cứu bộ dữ liệu của 121 nước trong thời kỳ 1960-2000 đã đưa ra hai kêt luận quan trọng là: (1) trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (2) trình độ phát triển kết cấu hạ tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm.

136Cesar Calderon và Luis Serven (2004). “The Effects of Infrastructure Development on Growth and Income Distribution”. Draft for Discussion, March.

Page 17: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

463

Naoyuki Yoshino và Masaki Nakahigashi (2000)137 đã nghiên cứu về vai trò kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á và đưa ra kết luận rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì: (1) phát triển kết cấu hạ tầng góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế và (2) phát triển kết cấu hạ tầng có tác động rất tích cực đến giảm nghèo.

Kingsley Thomas (2004)138 cho rằng, kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng không chỉ vì nó là điều kiện thiết yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống của các hộ gia đình, mà kết cấu hạ tầng còn là lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của một nước. Đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng thường chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư và chiếm từ 40-60% đầu tư công ở hầu hết các nước đang phát triển. Tính trung bình, lượng đầu tư này chiếm 4% GDP của các nước đang phát triển, cá biệt có nước chiếm hơn 10%.

4. Hàm ý cho Việt Nam từ một số bài học quốc tế4.1. Về thể chế kinh tếGần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Tại Hội nghị Trung ương 6 (Khóa X) Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết quan trọng. Đến Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa X, Đảng mới ra Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/1/2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới ngày 23/9/2008, Chính phủ Việt Nam mới có Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW.

Tuy nhiên, ngay khi ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW cũng đã nêu mục tiêu trước, quan điểm sau, cho thấy việc xây dựng thể chế kinh tế này cũng còn chưa đạt tới nhận thức chung đủ làm căn cứ cho hành 137Naoyuki Yoshino và Masaki Nakahigashi (2000). “The Role of Infrastructure in Economic Development”, Preliminary Version, November.138Kingsley Thomas (2004). “The Role of Infrastructure in Development”. The Lecture Pro-gramme 2004, The Development Bank of Jamaica.

Page 18: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

464

động. Trong năm quan điểm nêu ra, việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở nước ta chủ yếu nhấn mạnh tính riêng có của Việt Nam, gây khó khăn cho thực hiện. Trong số các quan điểm và mục tiêu này, có một số quan điểm đã gây cản trở cho phát triển, nhất là mục tiêu phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, về đất đai là sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước, v.v…139. Tuy nhiên, cũng đã khẳng định vai trò tích cực của kinh tế thị trường, rằng “kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển tới trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản nhưng tự bản thân kinh tế thị trường không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản”. Nghị quyết cũng cho rằng “thực tiễn đổi mới ở nước ta đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quan điểm này hơi khiên cưỡng, vì thực ra theo quan điểm trước đây thì kế hoạch và thị trường là khác nhau như nước với lửa. Nay công nhận kinh tế thị trường như một sản phẩm của văn minh nhân loại, thì cũng tức là cần xem xét lại nhiều quan điểm khác về xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa, còn khá mơ hồ.

Đánh giá sự chuyển biến về thể chế mấy năm qua ở nước ta, có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu cụ thể đều yếu hơn mức trung bình và có xu hướng giảm, tuy vấn đề tiếng nói của người dân và tính giải trình được cải thiện nhất định. Đồng tình với quan điểm của PGS. TS. Phạm duy Nghĩa, Vũ Hùng Cường và một số nhà nghiên cứu140 nhắc tới các vấn 139Mục tiêu đến năm 2010, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế; đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới; giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2010-2020, tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, hoàn thành về cơ bản mục tiêu chung nêu trên.140Vũ Duy Nghĩa (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) trong bài đóng góp cho Hiến Pháp 1992 và tái cấu trúc nền kinh tế; Vũ Hùng Cường (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) trong nghiên cứu về thành phần kinh tế tư nhân.

Page 19: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

465

đề dưới đây liên quan đến các thể chế kinh tế, tới đây cần được ghi nhận hoặc thay đổi cho phù hợp trong Hiến pháp của nước ta, tác giả đồng tình với ý kiến của Phạm Duy Nghĩa:

Vấn đề 1: Chia cắt nền kinh tế thành nhiều thành phần: từ một nền kinh tế căn bản dựa trên quốc doanh và kinh tế tập thể theo quy định của Hiến pháp 1980, trong lần sửa đổi 1992 đã có “nới rộng” hơn141, nhưng dù đã cam kết các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 22), song trong Hiến pháp 1992 lại có những quy định mang tính phân biệt, ví dụ Điều 19 quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo, đầu tư nước ngoài được khuyến khích (Điều 25), trong khi lại không thấy khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân trong nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu hóa thì sự chia cắt như vậy sẽ làm thui chột sáng kiến kinh doanh và làm hại cho nền kinh tế. Rõ ràng là thực tế kinh tế và xu hướng ngày nay cho thấy không thể phân biệt đối xử như vậy.

Bảng dưới đây khái quát chất lượng thể chế ở Việt Nam được đo lường liên tục trong thập niên 2000-2010.

141Bản Hiến pháp 1992 đã ghi nhận nền kinh tế với các thành phần kinh tế, xem Điều16 của Hiến pháp 1992 và được quy định chi tiết hơn cho kinh tế nhà nước (Điều 19), kinh tế tập thể (Điều 20), kinh tế tư bản tư nhân (Điều 21), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 25). Tuy nhiên, kinh tế tư nhân đã bị lướt qua.

Page 20: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

466

Vấn đề 2: Coi sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng, kinh tế nhà nước là chủ đạo? Các Điều 15, 19 của Hiến pháp 1992 nhấn mạnh vào vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước (quốc doanh), đầu tư nhà nước và sở hữu toàn dân. Đây là nội dung không đúng cả về lý luận và thực tiễn. Trong Hiến pháp không nên phân chia thành phần, mà chỉ nên nói các loại hình sở hữu được đối xử bình đẳng. Còn quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo sẽ không thích hợp với các quy định quốc tế và thực tế cho thấy sẽ làm nền kinh tế tiếp tục trì trệ.

Vấn đề 3: Thực hiện sở hữu toàn dân. Trên thực tế, trong đất nước có đa sở hữu thì sở hữu toàn dân là cần thiết tồn tại. Nhưng tất cả lại giao về cơ quan quản lý, thậm chí giao cho người đứng đầu các địa phương, các Bộ, ngành, với các quy định mơ hồ và thiếu trách nhiệm giải trình, thì trên thực tế đã biến của chung thành của riêng, với tư duy nhiệm kỳ rất phổ biến hiện nay. Hơn nữa, sở hữu tư nhân đã phát triển mạnh mẽ, sở hữu của các nhà tư bản, cư dân đô thị đã được bảo vệ ngày càng vững chắc, nhưng quyền sử dụng đất của người nông dân còn khá mong manh, đất đai của nông dân dễ dàng bị thu hồi vĩnh viễn với giá do Nhà nước ấn định. Trên thực tế, các tài sản trên đất và kế sinh nhai gắn liền đã bị coi nhẹ. Nghịch lý này tạo ra bất công xã hội lớn, một mặt hạn chế đầu tư lâu dài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, biến nông dân trở thành lực lượng xã hội gánh chịu chi phí cho quá trình cải cách, mặt khác tạo cơ hội cho tham nhũng và băng hoại đạo đức công chức và uy tín của chính quyền.

PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa nhấn mạnh rất đúng rằng, Hiến pháp sửa đổi phải tuyên bố mạch lạc hơn, buộc chính quyền phải bị giám sát chặt chẽ hơn khi can thiệp vào tài sản tư của người dân. Quan chức nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước, những doanh nghiệp có cơ hội tiệp cận các nguồn tài nguyên quốc gia, từ hầm mỏ, khai khoáng, đất đai, bờ biển, mua sắm công cho đến đấu thầu đăng ký xuất khẩu (ví dụ gạo), những độc quyền kinh tế (ví dụ phân phối xăng dầu, điện lực) trên thực tế là những người có ưu thế kiểm soát các tài nguyên kinh tế ở Việt Nam. Đảm bảo công bằng, quá trình này cần được minh bạch và bị kiểm soát,

Page 21: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

467

làm cho mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn với những cơ hội này, đây cần là một tuyên bố chính trị nhằm kiểm soát và phân phối phúc lợi một cách công bằng. Sở hữu công cộng, kiểm soát đầu tư công, khuyến khích và bảo đảm cạnh tranh cần được đánh giá để thể hiện thành một tuyên bố mạch lạc hơn, thể hiện sự chấp nhận rộng rãi hơn nguyên tắc cạnh tranh và tự chịu trách nhiệm trong đời sống kinh tế.

Vấn đề 4: Xem xét lại vấn đề quyền đại diện sở hữu toàn dân của Chính phủ (Điều 112.4 Hiến pháp 1992): Cụ thể hóa các Điều 16, 17 và Khoản 4 Điều 112 Hiến pháp 1992, theo Khoản 6 Điều 9 Luật Tổ chức chính phủ 2001, Chính phủ trở thành chủ thể thực thi quyền quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tài nguyên quốc gia, trong đó bao gồm: (i) thực thi quyền chủ sở hữu đối với toàn bộ tài nguyên đất đai, (ii) thực thi quyền sở hữu đối với các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước, (iii) thực thi các quyền đầu tư công từ tài sản quốc gia. Đây là những quyền lực cực kỳ to lớn, cần được thảo luận có nên trao cho Chính phủ hay những thiết chế ủy thác giám sát công sản khác thực hiện.

Vấn đề 5: Tăng cường bảo hộ sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân của người dân cần được Nhà nước bảo hộ một cách hiệu quả, đặc biệt là các tài sản có giá trị như nhà đất và các tài sản do lao động và đầu tư từ nhiều năm mà có (kể cả đầu tư nước ngoài). Cam kết không quốc hữu hóa, hoặc trưng mua, trưng dụng vì lý do an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia của Điều 23 là một đảm bảo tốt, song cần được đẩy mạnh thành thái độ bảo hộ sở hữu tư nhân của Nhà nước, ví dụ thể hiện qua hệ thống đăng ký vật quyền thống nhất. Chế độ sở hữu hiện hành, ví dụ nhà đất, hiện nay được quản lý phân tán, đăng ký quyền sử dụng đất tách với các giao dịch bảo đảm liên quan đến sở hữu nhà ở, từ đây cần nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm sở hữu tư nhân của Nhà nước. Cũng như vậy, quyền sử dụng đất của nông dân được bảo hộ yếu, dễ bị thu hồi vì các lý do được định nghĩa rộng hơn nhiều quy định tại Điều 23 Hiến pháp 1992, ngoài ra cần lưu ý nhà, công trình xây dựng của nông dân là tài sản tư nhân, nếu chiểu theo Điều 23 Hiến pháp 1992 không

Page 22: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

468

thể thu hồi, di dời và đền bù, mà phải tuân theo các quy định khắt khe của trưng mua.

Vấn đề 6: Giới hạn điều tiết (hành chính) của Nhà nước đối với nền kinh tế. Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp bằng các luật lệ và công cụ thông qua chính sách điều tiết hoặc các chính sách thuế, song cần nhấn mạnh kỷ luật thị trường như quy định trong Hiến pháp. Sự điều tiết của Nhà nước phải được đặt vào những giới hạn142, Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường thất bại, mục đích can thiệp nhằm phân bổ phúc lợi, Nhà nước khuyến khích và tôn trọng tự do cạnh tranh, coi đó là sức ép tự điều tiết tốt nhất của nền kinh tế trong bối cảnh mới.

Những kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi thể chế kinh tế cho Việt Nam nhiều bài học quý, nhưng phải làm từng bước, ngày càng hoàn thiện.

4.2. Về nguồn nhân lực và khoa học công nghệĐiểm mới trong tư duy của Đại hội Đảng lần thứ XI là, một mặt,

khẳng định vai trò chủ thể của con người. Mặt khác, chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình. Bởi lẽ, dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Đồng thời, một khi dân chủ được bảo đảm đầy đủ sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực phát triển đất nước.

Đại Hội XI đã xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tức là, chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực. Song, Đại hội Đảng lần thứ X cũng như 142Mấy năm qua cho thấy, sự can thiệp hành chính, chỉ thị hành chính quá nhiều đã làm ảnh hưởng đến vai trò “tự động” pháp luật và các quy định của thể chế kinh tế. Nó không chỉ làm cho quản lý xã hội bị rối mù, mà có thể bị các Nhóm lợi ích và một số quan chức xấu có thể sẽ lợi dụng.

Page 23: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

469

các kỳ đại hội trước chưa xác định đó là khâu đột phá, là những khâu trọng yếu của sự phát triển. Lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện và môi trường thuận lợi để giải phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai.

Đại Hội XI cũng nêu nhiệm vụ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư gia tăng nhanh chóng chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Điều rất đáng tiếc là nhiều vấn đề về phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ đã chưa ra nổi nghị quyết, chưa ban hành được Luật Giáo dục mới mang tính đổi mới toàn diện, chứ chưa nói tới xây dựng chương trình hành động, dù Chính phủ đã thông qua một số quy hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn143. Về khoa học công nghệ, tuy đã ban

143Chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2020 ghi rõ: phấn đấu đến năm 2020 đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nguồn nhân lực là: tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%; số sinh viên đại học - cao đẳng là 400 sinh viên/10.000 dân; có hơn 10 trường dạy nghề và trên bốn trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Về chỉ tiêu nâng cao thể lực nhân lực, phấn đấu tuổi thọ trung bình của lao động là 75 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên là 1,65m, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nhỏ hơn 5%. Với quan điểm chỉ đạo phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, phát triển nhân lực là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phát triển nhân lực toàn diện về thể lực, tri thức, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội tuy nhiên vẫn cần phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần phải chú trọng đến các giải pháp thiết thực để phát triển nhân lực, đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động; sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực và kết quả, hiệu quả công việc; khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng, đề cao “bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực… Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý; lồng ghép các mục tiêu, quan điểm và giải pháp phát triển của Chiến lược vào quy hoạch, chương trình và đề án phát triển nhân lực của ngành, địa phương và đơn vị, tổ chức.

Page 24: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

470

hành Luật mới, nhưng triển khai thực tế còn rất hạn chế, vì khoa học công nghệ còn tách rời cuộc sống, mới chủ yếu chú ý đến khoa học công nghệ “quốc doanh”, dùng vốn nhà nước, mà chưa tính đến khoa học công nghệ quốc dân, được huy động nguồn lực nhiều mặt của các thành phần kinh tế, của doanh nghiệp FDI và Việt kiều ở nước ngoài. Về giáo dục và đào tạo, chúng ta còn ham dạy chữ, nhưng việc đào tạo người, đào tạo nghề và đào tạo suốt đời lại chưa được chú ý đúng mức. Do đó, chất lượng các chỉ tiêu lao động qua đào tạo còn rất hình thức.144

4.3. Về kết cấu hạ tầng đồng bộĐối chiếu với hoàn cảnh nước ta, đầu tư hạ tầng giao thông, năng

lượng, cấp thoát nước, viễn thông chiếm khoảng 9-10% GDP, và tỷ trọng lớn hơn trong đầu tư công và sử dụng vốn ODA. Nhờ đó, hệ thống năng lượng điện, giao thông, viễn thông, cấp thoát nước đã được cải thiện đáng kể về điện lực145, giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và đường ống)146, viễn thông, cấp thoát nước 144Theo kế hoạch năm năm và Chiến lược mười năm hiện nay, số lao động qua đào tạo tăng thêm mỗi năm trung bình 1,5 triệu người, tức là bằng toàn bộ lực lượng lao động tăng thêm, nhưng được đào tạo theo chương trình nào, tại cơ sở đào tạo nào chưa được làm rõ! Thậm chí, số lao động thất nghiệp cũng được thống kê thiếu chính xác do vận dụng khái niệm “thất nghiệp” của các nước không phù hợp. Ngay việc xuất khẩu lao động cũng là nhằm tăng thu nhập là chính, còn việc học tập để nâng cao trình độ về phục vụ đất nước lau dài cũng chưa được chú ý đúng mức. Việc chuyển giao công nghệ tại các dự án FDI cần được quan tâm hơn.145Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện bốn quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam. Các yếu tố quan trọng là các Nhà máy điện và Lưới điện, làm nhiệm vụ truyền tải và phân phổi điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 KV. Lưới truyền tải bao gồm từ 110-220KV; lưới phân phối đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV)do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (380/220V). 146Hệ thống đường bộHệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng chiều dài các con đường kể trên là 14.790,46 km, trong khi đó toàn bộ các tuyến quốc lộ của Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, với gần 85% đã tráng nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, với hơn 50% đã tráng nhựa.Hệ thống đường sắt:Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1.726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1.063 toa tàu chở khách và 4.986 toa tàu chở hàng. Các tuyến đường sắt từ Hà Nội: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh: 1.726 km, được gọi là Đường sắt Bắc Nam; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai: 296 km; Hà Nội - Hải Phòng: 102 km; Hà Nội - Đồng Đăng: 162 km; Hà Nội - cảng Cái Lân:

Page 25: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

471

và đô thị, v.v...

Các mục tiêu này được định ra, kèm theo các định hướng và giải pháp khá đầy đủ. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, có thể thấy một số điểm có thể góp ý:

Về mục tiêu hạ tầng giao thông:Việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đã được lưu ý, nhưng

các quy hoạch còn thiếu đồng bộ. Trong điều kiện ngân sách phân cấp khá triệt để như hiện nay và chia cắt mạnh ngân sách theo các tỉnh (sử dụng đến 70% toàn bộ ngân sách từ các nguồn) thì sự phối hợp trên phạm vi từng vùng lãnh thổ rất kém147. Đặc biệt sự phối hợp đồng bộ của các phương thức vận tải trong vùng và xét trong điều kiện hội nhập chưa được tính đến đầy đủ (như các tuyến đường của tiểu vùng sông Mê Kông GMS hay kết nối với các nước trong vùng với Trung Quốc trong hội nhập)148.

180 km (chở hàng). Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là tàu khách và tàu hàng. Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249 km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà Nội - cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng.Hệ thống đường thủyCác tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km (sông Hồng với khoảng 541 km; sông Đà khoảng 543 km….). Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng trên sông Thị Vải ở miền Nam... Hệ thống đường hàng khôngHệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và các sân bay nội địa. Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác. Các sân bay quốc tế gồm: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay quốc tế Phú Bài, Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay quốc tế Cát Bi, Sân bay quốc tế Trà Nóc… Việt Nam hiện nay có khoảng gần 30 sân bay các loại có bãi đáp hoàn thiện, trong đó có tám sân bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các máy bay loại cỡ trung trở lên như Airbus A320, Airbus A321…147Trong số 15 khu kinh tế ven biển đã tập trung xây dựng cho năm khu, nhưng chất lượng cũng rất yếu kém. Đến nay lại có chủ trương tập trung cho phát triển bốn khu hành chính kinh tế thì sợ nguồn lực còn phân tán hơn.148Khi quy hoạch phát triển ngành năng lượng hay cảng hàng không, một số người có ý kiến chưa tán thành căn cứ tổng cầu của Việt Nam, mà chưa tính đến Việt Nam cần tính chiến lược phát triển trong hội nhập, có thể gắn kết với cả vùng Đông Nam Á.

Page 26: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

472

Về mục tiêu điện và năng lượng:

Cân đối năng lượng cùng với giao thông có thể xem là những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ phát triển đất nước. Và nếu không có đột phá chiến lược trong các lĩnh vực này thì cũng có thể biến chúng thành các khâu “thắt cổ chai” trong phát triển. Hiện nay, tiêu dùng điện bình quân đầu người thấp, nhưng Việt Nam không chỉ chưa chú ý phát triển nguồn và lưới, mà còn chưa chú ý đến tiết kiệm năng lượng, trong điều kiện đô thị hóa nhanh.

Về mục tiêu thủy lợi:

Dường như còn mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ, quy định chia cắt mà chưa gắn kết nhiều với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn nếu thủy lợi là nhằm đảm bảo lúa hai - ba vụ, nhưng trồng lúa như vậy, thậm chí quy định cứng 3,8 triệu ha trồng lúa đã thích ứng với thị trường chưa, đã bảo đảm hiệu quả cao nhất cho Việt Nam chưa, khi chưa gắn kết lĩnh vực trồng lúa với cả chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu hoạch, tồn trữ, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước.

Về mục tiêu đô thị:

Do nóng vội trong phát triển, quá trình đô thị hóa đã thực hiện một cách vội vã. Tốc độ đô thị hóa nhanh, việc chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế diễn ra quá nhanh, nhưng việc tạo kế sinh nhai cho nông dân hết ruộng, nhưng chưa thể thành thị dân còn rất gian khó, đặc biệt ở vùng ven đô, vùng nông dân mất hết ruộng đất… Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và có một số mặt hiện đại đòi hỏi có quy hoạch đúng và số vốn đầu tư lớn, vốn duy tu bảo dưỡng không nhỏ. Dường như các vấn đề này đã chưa được đưa lên bàn tính một cách nghiêm túc, khi tốc độ đô thị hóa rất nhanh chóng.

4.4. Đột phá chiến lược và bước đi

Đột phá chiến lược là các khâu trọng yếu cần xử lý để tạo điều kiện cho phát triển. Phân tích đã nêu cho thấy, tuy mọi việc đều quan trọng, nhưng không thể thực hiện mọi việc ngay một lúc. Nói cách khác, Chính phủ cần định ra lộ trình và bước đi cho các đột phá này.

Page 27: BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC: SUY NGHĨ TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9809/1/Ba dot pha chien luoc_Nguyen Quang Thai.pdf · Theo Tổ chức Hợp tác

473

Trong khi vấn đề xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đòi hỏi thời gian dài và làm rộng khắp, thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng cần đồng bộ, từng bước hiện đại, phù hợp với khả năng tích lũy của nền kinh tế từ mọi nguồn. Riêng vấn đề cải cách thể chế cần làm sớm trên tư duy phát triển được đổi mới căn bản. Một số luận điểm có tính chất giáo điều, thậm chí quá “quen thuộc” nhiều năm trước đây cần được tư duy lại để hướng tới cách làm mới phù hợp hơn trong giai đoạn hội nhập quốc tế (như đất đai và vấn đề sở hữu, vấn đề thành phần kinh tế và vai trò của khu vực công, v.v…)149.

149Cho đến nay các dự luật về đầu tư công, chi tiêu công, nợ công,… vẫn chưa được bàn luận một cách thấu đáo, bám sát thông lệ quốc tế.