Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

5
Bà bầu thiếu canxi dấu hiệu để nhận biết và cách phòng ngừa Canxi là một chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì canxi là một thành phần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, cơ và hệ thần kinh của thai nhi. Chính vì thế, phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi cao để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất, tránh dị tật và người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị các triệu chứng đau mỏi cơ, chuột rút, nhất là ba tháng cuối, loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh. Nhu cầu canxi của mẹ bầu khi mang thai Để ngăn ngừa thiếu canxi trong thai kỳ thì ngay từ đầu thai kỳ cơ thể mẹ bầu đã cần được bổ sung canxi. Vậy hàm lượng canxi cần cung cấp cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ là bao nhiêu? Sau đây là hàm lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung trong từng giai đoạn: Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ bầu ở giai đoạn từ tuần 1 – 14: 800mg/ ngày Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ bầu trong giai đoạn từ tuần 15 – 18: 1000mg/ ngày Hàm lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn từ tuần 20 – 40: 1500mg/ ngày

description

Làm sao biết bà bầu thiếu canxi để bổ sung kịp thời? Tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy bà bầu thiếu canxi và cách khắc phục trong bài viết dưới đây.

Transcript of Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Page 1: Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Bà bầu thiếu canxi dấu hiệu để nhận biết và cách phòng ngừa

Canxi là một chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì canxi là một thành phần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, cơ và hệ thần kinh của thai nhi. Chính vì thế, phụ nữ mang thai có nhu cầu canxi cao để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất, tránh dị tật và người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị các triệu chứng đau mỏi cơ, chuột rút, nhất là ba tháng cuối, loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.

Nhu cầu canxi của mẹ bầu khi mang thai

Để ngăn ngừa thiếu canxi trong thai kỳ thì ngay từ đầu thai kỳ cơ thể mẹ bầu đã cần được bổ sung canxi. Vậy hàm lượng canxi cần cung cấp cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ là bao nhiêu? Sau đây là hàm lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung trong từng giai đoạn:

Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ bầu ở giai đoạn từ tuần 1 – 14: 800mg/ ngày Hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ bầu trong giai đoạn từ tuần 15 – 18:

1000mg/ ngày Hàm lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn từ tuần 20 – 40: 1500mg/

ngày

Page 2: Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Làm sao biết bà bầu thiếu canxi trong thai kỳ?

Khác với những dấu hiệu của bà bầu thiếu sắt thì bà bầu thiếu canxi sẽ có những dấu hiệu cụ thể hơn. Sau đây là một vài dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể mẹ bầu đang cần được cung cấp canxi kịp thời.

Dấu hiệu bà bầu thiếu canxi

Mẹ bầu bị chuột rút, đau nhức cơ: Chuột rút cơ bắp là một trong những triệu chứng ban đầu của việc thiếu canxi. Nguyên nhân là bởi canxi trong máu của mẹ bầu bị ion hóa và mang điện tích. Nếu xuất hiện các cơn đau cơ, mỏi lưng thường xuyên khi ngồi là dấu hiệu của việc tụt canxi nghiêm trọng.

Móng tay giòn và dễ gãy: Canxi là thành phần chính giúp móng tay chắc khỏe hơn. Thiếu canxi sẽ khiến móng tay của mẹ bầu giòn và dễ gãy.

Cơ thể mệt mỏi: Canxi có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi thiếu canxi cơ thể mẹ bầu dễ mệt mỏi,buồn ngủ, cảm vặt,…

Đau răng: Canxi là yếu tố quan trọng tạo nên sự chắc khỏe của hàm răng. Thiếu canxi khiến răng bị lung lay, dễ đau nhức và men răng ố vàng.

Tê tay chân: Từ khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, nếu thiếu canxi mẹ bầu sẽ dễ bị tê tay chân. Đây là dấu hiệu dễ nhận ra của hiện tượng cơ thể bà bầu đang thiếu canxi.

Rối loạn nhịp tim Giảm đông máu: Hiện tượng chảy máu nướu thường xuyên xảy ra. Tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn da đầu và mồ hôi. Giảm trí nhớ, mê sảng và dễ dẫn đến trầm cảm.

Page 3: Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Hướng dẫn bổ sung canxi cho mẹ bầu

Thực phẩm luôn là sự lựa chọn của bà bầu trong thai kỳ để bổ sung canxi. Bởi hàm lượng canxi từ thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của mẹ trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Hơn nữa bổ sung canxi từ thực phẩm sẽ hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn. Thay vì phụ thuộc vào viên uống canxi, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi hàng ngày. Một số thực phẩm có hàm lượng canxi dồi dào, tốt cho bà bầu gồm có: sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh, trứng, đậu phụ, cam, chuối, hoa quả sấy khô,…

Tuy nhiên, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ khuyên nên bổ sung kết hợp thêm cả viên uống canxi bởi những giai đoạn tiếp theo nhu cầu canxi của mẹ sẽ tăng lên khá nhiều. Chính vì thế, viên uống canxi là phương pháp giúp mẹ bầu bổ sung canxi rất hiệu quả. Mẹ bầu nên chọn các loại canxi có khả năng hấp thụ cao, không gây lắng cặn hoặc tác dụng phụ cho cơ thể. Đặc biệt, mẹ bầu cần uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi uống canxi mẹ nên kết hợp cả vitamin D3 có vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vậy nên trong thai kỳ mẹ bầu cũng cần thường xuyên bổ sung vitamin D3 cho cơ thể.

Cơ thể có thể tự tổng hợp được vitamin D3 bằng cách tắm nắng sớm. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, mẹ bầu nên phơi nắng sớm 15 phút mỗi ngày. Quá trình này giúp cơ thể bổ sung lượng vitamin D tự nhiên, hỗ trợ hấp thu canxi thuận lợi.

Ngoài ra, tương tác giữa sắt và canxi có thể xảy ra khi bổ sung cùng lúc. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách nhau vài giờ thay vì đồng thời. Để thuận tiện, canxi có thể được bổ sung trong bữa ăn (từ thức ăn) và viên sắt cho bà bầu có thể uống giữa các bữa ăn.

Page 4: Bà Bầu Thiếu Canxi Dấu Hiệu Để Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa

Bổ sung canxi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bà bầu và thai nhi. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ tại những bệnh viện có đủ chuyên môn, trang thiết bị công nghệ hiện đại để có thể theo dõi sát những diễn biến của sự phát triển thai, nhận biết được tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng của thai phụ để từ đó đưa ra tư vấn thai phụ nên bổ sung những chất nào, với liều lượng bao nhiêu để cả mẹ và con được khỏe mạnh.