BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai...

69
BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày tháng 10 năm 2019 ĐỀ ÁN TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC HTHNG TCHC ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NĂM 2030 PHN 1. SCN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. Scn thiết BTài nguyên và Môi trường được thành lp theo Nghquyết s02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quc hội nước Cng hoà xã hi chnghĩa Việt Nam khóa XI, khp thnhất, trên cơ shp nht Tng cục Địa chính, Tng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chc thc hin chức năng quản lý nhà nước vtài nguyên nước, địa cht, khoáng sản, môi trường thuc các B: Nông nghip và Phát trin nông thôn; Công nghip; Khoa hc, Công nghMôi trường. Hthng tchc bmáy ca ngành gm: BTài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước vtài nguyên và môi trường Trung ương; STài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bđịa chính - xây dng - đô thị và môi trường (đối với phường, thtrn) hoặc địa chính - nông nghip - xây dựng và môi trường (đối vi xã) là các cá nhân giúp vic y ban nhân dân các cp quản lý nhà nước vtài nguyên và môi trường địa phương. Theo Nghđịnh s36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 ca Chính ph, BTài nguyên và Môi trường thc hin chức năng quản lý nhà nước trên 09 lĩnh vực bao gm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa cht; môi trường; khí tượng thy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; qun lý tng hp tài nguyên và bo vmôi trường bin và hải đảo; vin thám. Đây là những lĩnh vực phc tp, nhy cm, liên quan trc tiếp đến quyn li ca nhân dân, doanh nghip, tchức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quc phòng, sphát trin kinh tế - xã hi và sphát trin bn vng của đất nước. Đồng thi, cũng là ngành điều tra cơ bản gn lin vi nghiên cu, phát trin khoa hc - công ngh. Cùng vi sphát trin của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường ngày càng ln cvquy mô tchc bmáy qun lý nhà nước và ngun nhân lc, công tác quản lý nhà nước vtài nguyên và môi trường đã có những chuyn biến tích cực, bước đầu đáp ứng nhng nhim vđược giao. Tuy nhiên, bên cnh nhng thời cơ, thuận lợi cơ bản, hin nay, công tác qun lý tài nguyên và môi trường vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, tn ti, hn chế như sau: Dtho

Transcript of BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai...

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019

ĐỀ ÁN

TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG TỔ CHỨC

VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NĂM 2030

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. Sự cần thiết

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số

02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất, trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa

chính, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chức thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản, môi trường thuộc các Bộ:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp; Khoa học, Công nghệ và

Môi trường. Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành gồm: Bộ Tài nguyên và Môi

trường là cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở Trung ương;

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa

chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính

- nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) là các cá nhân giúp việc Ủy

ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa

phương.

Theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính

phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên

09 lĩnh vực bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất;

môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý

tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám. Đây là

những lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân

dân, doanh nghiệp, tổ chức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng,

sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Đồng thời,

cũng là ngành điều tra cơ bản gắn liền với nghiên cứu, phát triển khoa học -

công nghệ.

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường ngày

càng lớn cả về quy mô tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực,

công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã có những chuyển

biến tích cực, bước đầu đáp ứng những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên

cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, hiện nay, công tác quản lý tài nguyên và

môi trường vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế như sau:

Dự thảo

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

2

1.1. Về chức năng, nhiệm vụ:

Do quản lý tài nguyên và môi trường có tính chất liên vùng, liên ngành;

nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi

trường được quy định ở nhiều đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật chuyên

ngành khác nhau dẫn tới việc vẫn còn có các nội dung quy định giao thoa về

trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước như: pháp luật chuyên

ngành về bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, đa dạng sinh học, quản lý chất

thải rắn, quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên nước, thủy lợi, bảo

vệ và phát triển rừng…. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi

trường với các bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa đi vào thực chất,

hiệu quả; việc thiếu cơ chế điều tiết liên vùng dẫn đến sự chồng chéo trong quy

hoạch, không khai thác được các tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương cho

sự phát triển chung của vùng.

Ở địa phương, một số nhiệm vụ chưa được triển khai thực hiện toàn diện

hoặc tổ chức thực hiện còn hạn chế như nhiệm vụ về quản lý tổng hợp và thống

nhất về biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, viễn thám... do

không phát sinh đối tượng quản lý hoặc chưa đủ năng lực tổ chức thực hiện. Bên

cạnh đó, chức năng, nhiệm vụ còn có sự chồng chéo với các ngành, lĩnh vực

khác, như: ngành Tư pháp (quản lý đất đai - tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất),

ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý tài nguyên nước - xả nước

thải vào công trình thủy lợi, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học), ngành Nội

vụ (lĩnh vực đo đạc và bản đồ - xác định ranh giới hành chính, địa danh)...

Các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có sự

phân cấp đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy

nhiên, việc phân cấp chưa đồng bộ về nhiệm vụ, tài chính, nhân sự mà chủ yếu

phân cấp về nhiệm vụ. Kết quả thực hiện phân cấp còn hạn chế do năng lực

quản lý ở một số địa phương, đặc biệt là nguồn lực về cán bộ; điều kiện cơ sở

vật chất còn thiếu thốn chưa bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ.

1.2. Về tổ chức bộ máy:

Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vẫn còn chưa đồng

bộ và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, chưa tương xứng với chức

năng, nhiệm vụ được giao; chưa phù hợp với phân cấp quản lý hiện nay.

Các địa phương, khi triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10

năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới,

sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành

Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đã tiến hành

kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương.

Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương nên tổ chức bộ máy

được kiện toàn theo các mô hình khác nhau, dẫn tới khó khăn trong quá trình

triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

3

1.3. Về đội ngũ công chức, viên chức, người lao động:

So với khối lượng công việc của ngành tài nguyên và môi trường hiện nay,

đội ngũ công chức, viên chức của Ngành chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng

và chất lượng. Hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu công chức, viên chức. Cơ

cấu về ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng

nhiệm vụ được giao.

Ở Trung ương, số công chức, viên chức, chuyên gia được đào tạo trình độ

cao ở các nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ

hưu nhưng chưa có đủ đội ngũ chuẩn bị thay thế dẫn đến một số lĩnh vực có sự

hụt hẫng về đội ngũ công chức, viên chức có trình độ cao, chuyên môn sâu. Ở

địa phương, trình độ cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều, cơ cấu chưa

hợp lý. Do nhân lực được hình thành chủ yếu từ Sở Địa chính, Phòng Địa chính

trước đây nên tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý đất đai; các lĩnh vực khác như:

địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu,

khí tượng thủy văn đang rất thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trong khi việc

quản lý các vấn đề này tại các địa phương ngày càng trở nên cấp thiết. Số lượng

biên chế được giao không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức

ở các cấp. Trong bối cảnh khối lượng công việc của Bộ, ngành ngày càng lớn,

tăng nhiều nhiệm vụ so với trước đây; lại phải thực hiện chủ trương tinh giản

biên chế đã tạo áp lực và là thách thức lớn cho toàn ngành.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban

Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban

Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số

19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp

tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19

tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,

đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; để có đẩy đủ cơ sở đề

xuất thực hiện đồng bộ việc phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài nguyên và môi trường đi đôi với kiện toàn hệ thống tổ chức và

sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ công chức của Ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý

cũng như mục tiêu, yêu cầu của các nghị quyết nêu trên; Bộ Tài nguyên và Môi

trường đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng Đề án tăng cường năng lực hệ

thống tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường đến năm 2030. Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát

triển của ngành tài nguyên và môi trường.

II. Cơ sở pháp lý

1. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp

hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý

tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

4

2. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức;

3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

4. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

5. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 thàng 5 năm 2018 của Ban Chấp

hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp

chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;

6. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp

hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức,

viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;

7. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp

hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

8. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

9. Luật cán bộ, công chức năm 2008;

10. Luật viên chức năm 2010;

11. Luật Đa dạng sinh học năm 2008

12. Luật khoáng sản năm 2010;

13. Luật tài nguyên nước năm 2012;

14. Luật Đất đai năm 2013;

15. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

16. Luật Khí tượng Thủy văn năm 2015;

17. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

18. Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018;

19. Luật tổ chức chính phủ năm 2015;

20. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính

Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công

chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp

xã.

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

5

21. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính

phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

22. Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Chính

phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân;

23. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính

phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

24. Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Thủ

tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

ngày 22/10/2009 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính

sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động

không chuyên trách ở cấp xã.

25. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính

phủ về chính sách tinh giản biên chế; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số

113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ;

26. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

giai đoạn 2016-2025;

27. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính

phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

28. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính

phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên

chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp

đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự

nghiệp công lập;

29. Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt

động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

PHẦN 2. THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG, NHIÊM VỤ, TỔ CHỨC BỘ

MÁY, ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƢỜNG TỪ TRUNG ƢƠNG ĐẾN ĐỊA PHƢƠNG

I. Thực trạng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc

về tài nguyên và môi trƣờng

1.1. Ở Trung ƣơng

Năm 2002, khi mới thành lập, theo Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11

tháng 11 năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về 06 lĩnh vực, gồm: đất đai; tài nguyên nước; địa chất,

khoáng sản; môi trường; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ. Việc Chính phủ

giao Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý 06 lĩnh vực trước đây do nhiều bộ,

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

6

tổng cục quản lý đã khắc phục được tình trạng tách rời, chồng chéo, thậm chí

xung đột với nhau trong công tác quản lý.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi mới thành lập có 35

tổ chức trực thuộc, trong đó, có 17 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng

quản lý nhà nước, 14 tổ chức sự nghiệp và 04 doanh nghiệp. Trong quá trình

hoạt động, cơ cấu tổ chức của Bộ có sự điều chỉnh và sắp xếp cho phù hợp với

điều kiện thực tế, tinh gọn và hiệu quả hơn.

Nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII, theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04

tháng 3 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định số 19/2010/NĐ-CP,

số 89/2010/NĐ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao bổ sung

chức năng quản lý nhà nước về địa chất, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển

và hải đảo; đã bãi bỏ hoặc chỉnh sửa các nhiệm vụ không còn phù hợp, bổ sung

một số nhiệm vụ mới được phân công, còn thiếu hoặc chưa được quy định cho

phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm có một đầu

mối tập trung, thống nhất giúp Chính phủ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường; đã từng bước xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của một Bộ quản lý tổng hợp

về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường với các Bộ, ngành khác giữ vai trò

quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; theo đó, Chính

phủ đã cho phép thành lập 04 tổng cục và 02 cục trên cơ sở tổ chức lại một số tổ

chức thuộc Bộ1.

Nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII, theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày

04 tháng 3 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ bổ sung

thêm chức năng quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu; về nhiệm vụ, đã phân

định trách nhiệm cụ thể giữa Bộ với các Bộ ngành khác về việc định giá đất,

quản lý nước các lưu vực sông, đa dạng sinh học, sức khỏe môi trường, quản lý

chất thải rắn, chất thải nguy hại; tăng cường nhiệm vụ về địa chất khoáng sản

theo quy định của Luật Khoáng sản; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài

nguyên và Môi trường trong phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu; bổ sung

nhiệm vụ quản lý và phát triển công nghệ viễn thám phục vụ công tác quản lý tài

nguyên môi trường, phát triển kinh tế, xã hội.

Về tổ chức bộ máy, Chính phủ đã cho phép Bộ thành lập Cục Viễn thám

quốc gia trên cơ sở Trung tâm Viễn thám quốc gia; có cơ cấu tổ chức phòng

1 Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trên cơ sở điều chuyển và tổ chức lại một số đơn vị sự

nghiệp thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Khí

tượng Thủy văn quốc gia, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường

biển. Thành lập Tổng cục Môi trường trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị: Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định

và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo vệ môi trường, bộ phận thanh tra môi trường của Thanh tra

Bộ. Thành lập Tổng cục Quản lý đất đai trên cơ sơ tổ chức lại các đơn vị: Vụ Đất đai, Vụ Đăng ký và

Thống kê đất đai, Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai, bộ phận thanh tra đất đai của Thanh tra Bộ.

Thành lập Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trên cơ sở Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Thành

lập Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trên cơ sở Vụ Khí tượng Thủy văn và Văn phòng

thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và

Nghị định thư Kyoto thuộc Vụ Hợp tác quốc tế. Thành lập Cục Công nghệ thông tin trên cơ sở Trung

tâm Thông tin

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

7

trong các Vụ trực thuộc Bộ; quy định Cục Quản lý tài nguyên nước có Chi cục

tại thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Trung bộ, miền Trung và Tây Nguyên; đổi tên

một số đơn vị trực thuộc Bộ: Vụ Thi đua - Khen thưởng thành Vụ Thi đua, khen

thưởng và tuyên truyền; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thành Tổng cục Địa

chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên

nước thành Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia.

Nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày

04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường được bổ

sung chức năng quản lý nhà nước về viễn thám; theo đó, Bộ được giao thực hiện

quản lý nhà nước về 09 lĩnh vực, gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên

khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc

và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

viễn thám.

Để tiếp tục khắc phục những tồn tại, hạn chế về mô hình tổ chức và đáp

ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và

Môi trường đã được kiện toàn; Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã được thành lập

trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn của Cục

Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và tổ chức lại Trung tâm Khí tượng

Thủy văn quốc gia. Hiện nay, theo Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng

4 năm 2017, bộ máy tham mưu, tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường

gồm có: 06 vụ, 05 tổng cục, 05 cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.

Tại Nghị quyết số 09/NQT-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ

về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2019, Chính phủ đã giao cho Bộ

Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về

chất thải rắn. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất Chính phủ cho

phép sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành và pháp luật liên quan để triển

khai Nghị quyết nêu trên.

Trải qua 04 nhiệm kỳ Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã được điều chỉnh, bổ sung toàn diện về các lĩnh vực

của ngành; các nhiệm vụ được giao cơ bản đã bao quát chức năng quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi

trường từ chỗ lồng ghép cơ học, đã được kiện toàn theo hướng quản lý các lĩnh

vực chuyên ngành được tổ chức theo mô hình cục và tổng cục; theo đó, đã thể

hiện rõ nét mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần thực hiện hiệu quả

hơn chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Tuy nhiên, bản chất của vấn đề tài nguyên và môi trường có tính chất liên

vùng, liên ngành; nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và nhiệm vụ quản lý

tài nguyên và môi trường được quy định ở nhiều đạo luật và văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành khác nhau dẫn tới việc còn có các nội dung quy định

giao thoa về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước như: pháp

luật chuyên ngành về bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, đa dạng sinh học,

quản lý chất thải rắn, quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên nước,

thủy lợi, bảo vệ và phát triển rừng…. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Tài

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

8

nguyên và Môi trường với các bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa

đi vào thực chất, hiệu quả; việc thiếu cơ chế điều tiết liên vùng dẫn đến sự chồng

chéo trong quy hoạch, không khai thác được các tiềm năng thế mạnh của mỗi

địa phương cho sự phát triển chung của vùng.

Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo phát huy hiệu quả quản lý, đặc biệt là

nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

quản lý nhà nước đang thay đổi cả về chất và lượng, phù hợp với thông lệ quốc

tế và nhanh nhạy, kịp thời theo sát thực tiễn phát triển của đất nước, hệ thống tổ

chức bộ máy của Bộ, của ngành tài nguyên và môi trường cần tiếp tục được rà

soát, hoàn thiện, tăng cường năng lực đi đôi với các điều kiện để thực thi nhiệm

vụ, kiểm tra, giám sát.

Trong những năm qua, cùng với các đơn vị quản lý nhà nước, các tổ chức

sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực cũng liên tục được củng cố, kiện toàn và

tăng cường nhân lực; từng bước thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, đề

tài, dự án, nhiệm vụ chuyên môn quan trọng với tính chất ngày càng phức tạp,

đa dạng. Kết quả điều tra, nghiên cứu của các đơn vị sự nghiệp đã góp phần

phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng

như nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của

các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự

nghiệp công; tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức và hoạt động của các đơn vị

sự nghiệp, nhằm sắp xếp, bố trí lại nguồn lực hợp lý của ngân sách Nhà nước

dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường; bảo

đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa

bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự

nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ về tài nguyên và môi trường; căn cứ Quyết

định số 695/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng

02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp

công lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết

định số 2283/QĐ-TTg ngày 25/11/2016.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII ngày 25 tháng 10 năm 2017

số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; căn cứ quy hoạch đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện

việc kiện toàn, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; theo đó đã sáp nhập,

giải thể 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổng cục và 05 đơn vị sự nghiệp trực

thuộc các cục trực thuộc Bộ; sáp nhập, giải thể 113 tổ chức phòng, đoàn, trung

tâm thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cục, trường, viện, trung tâm trực

thuộc Bộ. Đến nay, sau khi kiện toàn, tổ chức lại, Bộ Tài nguyên và Môi trường

có 91 đơn vị sự nghiệp, cụ thể:

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

9

- Theo vị trí của đơn vị sự nghiệp:

+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: 14

+ Đơn vị sự nghiệp thuộc các Tổng cục: 48

+ Đơn vị sự nghiệp thuộc các Cục và tương đương trực thuộc Bộ: 22

+ Đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp: 7

- Theo lĩnh vực hoạt động:

+ Sự nghiệp khoa học công nghệ: 08 đơn vị

+ Sự nghiệp đào tạo: có 03 đơn vị

+ Sự nghiệp thông tin, truyền thông: có 04 đơn vị

+ Sự nghiệp y tế: 01 đơn vị

+ Sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: 75 đơn vị

- Về mức độ tự chủ:

+ Được nhà nước đảm bào toàn bộ chi thường xuyên: 01 đơn vị

+ Tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: 12 đơn vị (là các đơn vị sự

nghiệp khoa học công nghệ và sự nghiệp giáo dục, đào tạo)

+ Tự đảm bảo chi thường xuyên: 78 đơn vị

Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ

chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo chỉ

đạo và quy định của Chính phủ trong thời gian qua đã được thực tiễn khẳng định

là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý. Qua đó, đã tạo

điều kiện cho đơn vị sự nghiệp chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn

nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm nguyên tắc

tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả trong các hoạt động mua sắm, sửa chữa, thanh

lý tài sản.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt

động, tiết kiệm chi không đúng mục đích, thu nhập của người lao động đã từng

bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm

chi thường xuyên, đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm

cho cán bộ, nhân viên.

Các đơn vị đã từng bước tự chủ huy động vốn để đầu tư tăng cường cơ sở

vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp

và các hoạt động dịch vụ trong đơn vị.

Từng bước xóa bỏ tình trạng “hành chính hóa” các hoạt động sự nghiệp;

tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát

huy tính dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ viên chức; nâng cao kỹ

năng quản lý, chất lượng hoạt động nghề nghiệp; đáp ứng yêu cầu công khai,

minh bạch trong tổ chức, nhân sự và chi tiêu tài chính; tạo không khí đoàn kết,

phấn khởi trong nội bộ đơn vị.

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

10

Tuy nhiên, với quy định hiện nay, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ,

các đơn vị sự nghiệp gặp phải những khó khăn, vướng mắc sau:

- Về cơ chế trả lương: không quá 02 lần lương hệ số đối với các đơn vị sự

nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên sẽ không thu hút được những

người có trình độ chuyên môn cao và sâu, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu.

- Lộ trình tính giá được xác định là đến năm 2020 tính đủ chi phí, bao gồm cả khấu hao tài sản trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (Điều 10 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên, nhiều máy móc thiết bị phục vụ điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường có giá trị rất lớn. Nếu tính khấu hao thì nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho chi thường xuyên sẽ không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên không được

ký hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ để triển khai thực hiện các hoạt

động dịch vụ, tư vấn của của đơn vị.

1.2. Ở địa phƣơng

Căn cứ quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp

với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu

tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban

nhân dân các cấp. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường ở địa phương cũng được điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm phù hợp

với yêu cầu quản lý nhà nước của ngành trong từng thời kỳ. Hệ thống tổ chức bộ

máy của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương cũng đã thường xuyên

được kiện toàn bảo đảm đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương,

phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước của ngành.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày

15 tháng 7 năm 2003, hệ thống cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi

trường tại địa phương được tổ chức theo 03 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã),

thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc phạm

vi quản lý của ngành tài nguyên và môi trường: tài nguyên đất, tài nguyên nước,

tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ. Cơ

cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm các đơn vị được tổ chức

thống nhất tại các địa phương (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở) và các đơn vị do

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo yêu cầu quản lý của địa

phương (số lượng phòng chuyên môn và nghiệp vụ không quá 05 phòng đối với

Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và 06 phòng đối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân

thành phố trực thuộc Trung ương).

Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2014, chức năng, nhiệm vụ của ngành tài

nguyên và môi trường tại địa phương được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông

tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008, Thông

tư này tiếp tục hướng dẫn tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn tại 03

cấp chính quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường được bổ sung lĩnh vực quản lý

tổng hợp về biển và hải đảo, rà soát, bổ sung nhiệm vụ của Sở theo các quy định

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

11

của pháp luật chuyên ngành. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục được quy

định một sổ tổ chức thống nhất và một số tổ chức thành lập theo yêu cầu quản

lý, trong đó bước đầu quy định thành lập các Chi cục (Chi cục Môi trường được

thành lập thống nhất; các Chi cục: Quản lý đất đai, Biển và Hải đảo do Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo yêu cầu quản lý).

Bên cạnh việc hướng dẫn bổ sung chức năng, nhiệm vụ phù hợp, thành

lập mới hoặc củng cố tổ chức để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các địa

phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành liên

quan hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế, cơ

chế tài chính của một số tổ chức ở địa phương, như: Chi cục Biển và Hải đảo,

Tổ chức Phát triển quỹ đất, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung

tâm Công nghệ thông tin

Từ năm 2014 đến nay, thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số

50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014, trong đó, Thông tư

chỉ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và

môi trường cấp tỉnh và cấp xã (nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ

quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với công chức

chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp xã được giao cho Sở Tài nguyên và Môi

trường), chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục được bổ sung

quản lý nhà nước đối với lĩnh vực biến đổi khí hậu, các nhiệm vụ tiếp tục được

bổ sung, hoàn hoàn thiện để bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.

Giai đoạn này, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường ở địa phương cũng được kiện toàn theo hướng bảo đảm thống nhất,

đồng bộ, thông suốt, làm cơ sở định hướng cho các địa phương trong việc xây

dựng vị trí việc làm, xác định biên chế, số lượng người làm việc bảo đảm phù

hợp với yêu cầu, tạo cơ sở cho việc quản lý thống nhất từ trung ương tới địa

phương, Thông tư đã hướng dẫn cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn

quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể, thống nhất như sau:

1.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

Theo quy định tại Thông tư 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8

năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên

nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi

khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo

(đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, đảo); quản lý và tổ

chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

Cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường được quy định gồm:

- Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Văn

phòng, Thanh tra, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn

thám, Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Phòng Khoáng sản,

Phòng Tài nguyên nước, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Quản lý đất đai,

Chi cục Biển và Hải đảo (được thành lập đối với các tỉnh, thành phố có biển).

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

12

- Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin tài

nguyên và môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm Quan trắc tài

nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm Kỹ thuật tài

nguyên và môi trường.

Tính đến 31 tháng 12 năm 2018, đã có 62/632 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường theo

hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8

năm 2014, kết quả cụ thể như sau:

a) Các tổ chức hành chính:

- Văn phòng Sở và Thanh tra Sở: được tổ chức tại 63/63 Sở Tài nguyên và

Môi trường.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính: được tổ chức tại 42/63 Sở Tài nguyên và

Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, chức năng, nhiệm vụ về kế hoạch - tài

chính được giao cho Văn phòng Sở.

- Phòng Đo đạc, bản đồ và viễn thám (hoặc Phòng Đo đạc và bản đồ): được

tổ chức tại 37/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, được

ghép vào các phòng khác (Phòng Đo đạc - Quy hoạch; Phòng Thống kê đất đai,

Đo đạc, bản đồ và Viễn thám; Phòng Đo đạc, Bản đồ - Khí tượng thủy văn, biến

đổi khí hậu;...) hoặc được ghép vào Chi cục Quản lý đất đai, Phòng Quản lý đất

đai.

- Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu: được tổ chức tại 17/63

Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các phòng

khác (Phòng Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu) hoặc

được ghép với Chi cục Bảo vệ môi trường.

- Phòng Khoáng sản (Phòng Tài nguyên khoáng sản): được tổ chức tại

30/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các

phòng khác (Phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản).

- Phòng Tài nguyên nước: được tổ chức tại 16/63 Sở Tài nguyên và Môi

trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các phòng khác (Phòng Tài

nguyên nước - Khoáng sản; Phòng Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến

đổi khí hậu; Phòng Tài nguyên nước, Biển và hải đảo).

- Chi cục Bảo vệ môi trường: được tổ chức tại 58/63 Sở Tài nguyên và Môi

trường. Các tỉnh còn lại chỉ thành lập Phòng Quản lý môi trường.

- Chi cục Quản lý đất đai: được tổ chức tại 37/63 Sở Tài nguyên và Môi

trường. Các tỉnh còn lại, được tổ chức thành 01 phòng (Phòng Quản lý đất đai)

hoặc từ 2 - 3 phòng (Phòng Quy hoạch, kế hoạch đất đai; Phòng Quy hoạch - Kế

hoạch; Phòng Đo đạc và Đăng ký đất đai; Phòng Giá đất - Bồi thường, tái định

cư; Phòng Giá đất;...).

2 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa chưa thực hiện kiện toàn

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

13

- Chi cục Biển và Hải đảo (hoặc tên gọi khác): được tổ chức tại 22/28 Sở

Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có biển. Các tỉnh còn lại, được tổ chức theo

mô hình phòng.

010203040506070

Văn

phòng Sở và Thanh

tra Sở

Phòng Kế hoạch -

Tài chính

Phòng

Đo đạc, bản

đồ và

viễn thám

Phòng

Khí tượng Thủy

văn và Biến đổi khí hậu

Phòng Khoáng

sản

Phòng

Tài nguyên nước

Chi cục

Bảo vệ môi

trường

Chi cục

Quản lý đất đai

Chi cục

Biển và Hải đảo

6342 37

1730

16

5837

22

Biểu 1: Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước ở địa phương (cấp tỉnh)

b) Các đơn vị sự nghiệp:

Tổng số hiện có 291 đơn vị sự nghiệp thuộc các sở Tài nguyên và Môi

trường (trung bình mỗi Sở có từ 3 đến 5 đơn vị sự nghiệp), trong đó:

+ Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường: được tổ chức

tại 54/63 Sở Tài nguyên và Môi trường; trong đó, có 05 tỉnh được ghép chung

với lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên và môi trường.

+ Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường (hoặc tên gọi khác): được

tổ chức tại 39/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh còn lại, được ghép vào

các đơn vị khác (Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và Môi trường,

Trung tâm Quản trắc tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai).

+ Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường: được tổ chức tại 57/63

Sở Tài nguyên và Môi trường; trong đó, có có 04 tỉnhđược ghép chung với các

lĩnh vực khác (Kỹ thuật tài nguyên và môi trường; trắc địa).

+ Văn phòng Đăng ký đất đai: Đến nay, đã có 59/63 tỉnh, thành phố đã

thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số

15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC và đi vào hoạt động; hiện còn 04 tỉnh tiếp

tục hoạt động dưới mô hình Văn phòng đăn ký quyền sử dụng đất.

+ Trung tâm Phát triển quỹ đất: hiện có 49 tỉnh có Trung tâm phát triển quỹ

đất; trong đó,có 13 địa phương Trung tâm Phát triển quỹ đất đã được quyết định

và hoạt động với mô hình một cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số

43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; các địa phương còn

lại tiếp tục thực hiện theo mô hình cũ.

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

14

+ Quỹ Bảo vệ môi trường: được tổ chức tại 46/63 tỉnh/thành phố trực thuộc

Trung ương; trong đó, có 20 Quỹ hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp, số

còn lại hoạt động theo mô hình tổ chức tài chính. Về thưc hiện tự chủ tại các đơn

vị sự nghiệp: hiện nay, mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp

ngành tài nguyên và môi trường ở các địa phương như sau: có 6,6% tự đảm bảo

chi thường xuyên và chi đầu tư; 33,1% tự đảm bảo chi thường xuyên; 46,0% tự

bảo đảm một phần chi thường xuyên còn lại 14,3% nhà nước bảo đảm toàn bộ

chi thường xuyên. Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XII, các địa phương đang xây dựng phương án

nâng mức tự chủ của các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành tài nguyên và môi

trường. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp tại đia

phương còn nhiều lúng túng gây khó khăn cho các đơn vị trong quá trình hoạt

động3.

Tuy nhiên, việc thành lập, tổ chức, sắp xếp cơ cấu tổ chức của Sở Tài

nguyên và Môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-

BTNMT-BNV ngoài những thuận lợi đạt được theo mục đích ban hành Thông tư,

trong quá trình thực hiện còn gặp phải nhiều hạn chế, vướng mắc: số lượng biên

chế được giao chưa đáp ứng, phù hợp với yêu cầu thành lập, duy trì tổ chức4; khối

lượng công việc giữa các phòng, tổ chức thuộc Sở chưa bảo đảm đồng đều, tương

xứng với yêu cầu, vị trí của đơn vị; chưa phù hợp trong bối cảnh thực hiện tinh giản

biên chế, tinh gọn bộ máy.

Triển khai các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII5, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tiến hành sắp

xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị theo tinh thần của các

Nghị quyết nêu trên6. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý nên việc tổ chức thực

hiện của các địa phương chưa có sự thống nhất, đồng bộ; việc sáp nhật, tổ chức

lại các cơ quan, đơn vị còn mang tính cơ học, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn,

3 Nhiều đơn vị sự nghiệp tại các địa phương: Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên… đã tự chủ toàn bộ

chi thường xuyên nhưng chưa được quyết định danh mục VTVL, số lượng người làm việc theo quy

định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tại các Nghị định: số 16/2015/NĐ-CP ngày

14/02/2015 và số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. 4 Nhiều phòng chỉ được bố trí từ 2-3 biên chế công chức.

5 Các Nghị quyết: số 18-NQ/TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ

thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ

chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập 6 Đến nay, qua theo dõi, đã có 25 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện sắp xếp lại tổ

chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

Về các tổ chức hành chính, một số địa phương đã sáp nhập Phòng Đo đạc, bản đồ và Viễn thám với

Chi cục Quản lý đất đai; ghép Phòng Tài nguyên nước, Phòng Khoáng sản với Phòng Khí tượng Thủy

văn và Biến đổi khí hậu; sáp nhập Phòng KTTV và BĐKH vào Chi cục Bảo vệ môi trường; chuyển

các Chi cục thành mô hình Phòng.

Đối với các đơn vị sự nghiệp, một số địa phương đã sáp nhập Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi

trường với Trung tâm Quan trắc môi trường; sáp nhập Trung tâm Công nghệ Thông tin về Văn phòng

Đăng ký đất đai hoặc Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường; giải thể Trung tâm phát triển quỹ

đất trực thuộc Sở và bổ sung chức năng này cho Văn phòng Đăng ký đất đai; hợp nhất Trung tâm phát

triển quỹ đất, Trung tâm Kỹ thuật TNMT, Trung tâm Quan trắc môi trường thành một đầu mối….

Page 15: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

15

ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách, pháp luật của ngành tài nguyên và môi

trường tại địa phương.

c) Đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành

tài nguyên và môi trường tại địa phương

- Văn phòng đăng ký đất đai:

Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai giúp đẩy nhanh quá trình hiện

đại hóa ngành quản lý đất đai, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải cách, đơn

giản hóa thủ tục hành chính về đất đai7; các Văn phòng đăng ký đất đai đã có

điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối

nguồn nhân lực trong toàn hệ thống; viêc cung câp thông tin , luân chuyển hô sơ

giưa Văn phong đăng ky đât đai , cơ quan thuê va kho bạc trong việc thực hiện

nghĩa vụ tài chính c ủa người sử dụng đất cũng đã được tương đối thông suốt;

quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện chuyên nghiệp, thống nhất,

nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng;

nhiều Văn phòng đăng ký đất đai hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổ chức

lên đến hơn nghìn người8; một số Văn phòng đăng ký đất đai có doanh thu ngày

một tăng thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ công, hướng tới tự chủ về kinh

phí hoạt động giảm bớt gánh nặng và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước;

minh bạch hóa các nguồn thu từ cung cấp dịch vụ và giảm thiểu hướng tới triệt

7Về thủ tục hành chính: đối với những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một số thủ tục hành

chính đã được lồng ghép hoặc liên thông nên chỉ còn 41 thủ tục trong khi những nơi chưa thành lập là 62 thủ tục.

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được bảo đảm đúng quy định; thời gian thực hiện thủ

tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận giảm từ 05 - 25 ngày so với trước đây. Thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch

về đất đai đảm bảo đạt 90 – 95% so với quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt.

Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở một số

địa phương đã tăng đáng kể như: Hà Nội (sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Thành phố Hồ Chí Minh

(sau 11 tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy. 8Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Page 16: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

16

tiêu các loại hình dịch vụ và nguồn thu phi chính tắc9. Kể từ khi Văn phòng

đăng ký đất đai được thành lập, nguồn thu từ đất (bao gồm tiền sử dụng đất, tiền

thuê đất, thuế sử dụng đất, phí, lệ phí do Văn phòng đăng ký đất đai trực tiếp thu

hoặc làm các thủ tục chuyển cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước để thu) cho ngân

sách nhà nước liên tục tăng10

.Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai là cơ sở

nền tảng cho việc liên thông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện

tử11

.

Tuy nhiên, các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trước đây trực thuộc

Phòng Tài nguyên và Môi trường nên trụ sở, trang thiết bị làm việc đều sử dụng

chung. Sau khi tách ra phần lớn các Chi nhánh thường phải mượn lại trụ sở để

làm việc và kho lưu trữ hồ sơ, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị để hoạt động là

phổ biến. Tại một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, nhân lực tại các

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh trung bình chỉ có khoảng 10-20 người, trung

bình các chi nhánh chỉ có khoảng 5-7 người. Chất lượng nguồn nhân lực ở một

số chi nhánh còn hạn chế do trước khi lập Đề án kiện toàn Văn phòng đăng ký

đất đai hầu hết các cán bộ có năng lực đều chuyển sang Phòng Tài nguyên và

Môi trường. Việc xử lý các thủ tục hành chính về đất đai theo mô hình hiện đại

phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu đất đai, mặc dù trong thời gian qua Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo các địa phương tập

trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để làm nền tảng cho việc vận hành hệ thống

của Văn phòng đăng ký nói riêng và ngành đất đai đất đai nói chung hướng tới

vận hành Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện việc xây dựng

cơ sở dữ liệu địa chính còn hạn chế.12

Cơ chế tài chính cho Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định hiện nay là

không phù hợp với các hoạt động theo chức năng đã được quy định. Mặc dù

chức năng là “dịch vụ công” nhưng lại thu qua phí, lệ phí có mức thu rất thấp và

nhiều nơi người tham gia giao dịch lại được miễn giảm phí, lệ phí, trong khi Văn

phòng đăng ký đất đai chỉ được sử dụng một phần nên không đủ trang trải cho

các hoạt động thường xuyên, đây là khó khăn rất cho để đảm bảo việc hoạt động

của Văn phòng đăng ký đất đai.

Hầu hết các Văn phòng đăng ký đất đai trong thời gian mới thành lập với lý

do việc bàn giao về kế hoạch, dự toán ngân sách của các địa phương từ cấp

huyện lên cấp tỉnh chậm, ảnh hưởng đến lương của người lao động. Số lượng

Văn phòng đăng ký đất đai được địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động

thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ còn rất hạn chế.

9 Doanh thu năm 2016 của một số tỉnh, thành phố đạt khá cao như: Hà Nội đạt 246 tỷ đồng, Bình Dương đạt 160

tỷ đồng, Vĩnh Long đạt 18 tỷ đồng, Đồng Nai đạt trên 100 tỷ đồng, Thừa Thiên – Huế đạt trên 50 tỷ đồng... 10

Bình quân trong 05 năm từ 2014 – 2018 chiếm trung bình 13,01% tổng thu ngân sách Nhà nước. 11

Hiện nay đã có 7 tỉnh, thành phố liên thông và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính với cơ quan thuế để thực hiện

việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục là

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. 12

Đến nay cả nước mới có 18 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả

ở cấp tỉnh và một số đơn vị cấp huyện như: thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng,

các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh

Hòa, Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Nai và Bình Dương.

Page 17: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

17

Ngoài ra, Văn phòng đăng ký đất đai là tổ chức hỗ trợ cho các hoạt động

dịch vụ công về đất đai tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước, tuy

nhiên việc đầu tư trở lại để phục vụ cho hoạt động quản lý đất đai như xây dựng

cơ sở dữ liệu đất đai, đầu tư hạ tầng thông tin đất đai là rất khiêm tốn (bình quân

mỗi năm khoảng 250 tỷ đồng).

- Trung tâm phát triển quỹ đất:

Qua báo cáo của các địa phương, hiện nay một số tỉnh có Trung tâm Phát

triển quỹ đất đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất; phát triển quỹ đất và tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử

dụng đất13

.

Tuy nhiên, việc triển khai mô hình Trung tâm phát triển quỹ đất một cấp

vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và hạn chế trong hoạt động chỉ đạo, vận hành của

bộ máy hành chính và việc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá

trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Vì vậy, hiệu quả quản lý và kết quả

thực hiện nhiệm vụ chưa có sự chuyển biến đột phá, thậm chí tại một số địa

phương hoạt động còn khó khăn hơn;

Trung tâm Phát triển quỹ đất được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ rất

quan trọng và nhiều lĩnh vực, tuy nhiên sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính

quyền về cơ chế hoạt động còn thiếu hoặc chưa đầy đủ nên việc tổ chức triển

khai thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn; Việc cấp nguồn

vốn để thực hiện các nhiệm vụ có nhiều hạn chế về số lượng và chủ động về thời

gian do phải thông qua nguồn vốn cấp cho chủ đầu tư dự án (thường chậm và bị

chia nhỏ) hoặc nguồn vốn ứng từ quỹ phát triển đất. Kinh phí hoạt động còn

nhiều khó khăn, bất cập (kinh phí được trích lại 2% tổng kinh phí bồi thường hỗ

trợ tái định cư và kinh phí thu từ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất không đủ

cho việc duy trì và tổ chức triển khai các hoạt động liên quan của Trung tâm).

- Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường:

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ

của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp, trong bối cảnh các hệ thống

thông tin/CSDL tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên rất lớn, kết nối, liên

thông đa ngành, từ địa phương đến các bộ, ngành và cả nước, vai trò củaTrung

tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường ngày càng quan trọng trong

công tác thu thập, lưu giữ, tổ chức, quản lý và phân tích, khai thác, sử dụng

thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường (trong đó có nhiều dữ liệu cần được

bảo mật theo quy định).

13

Tổng số diện tích đất bồi thường: 160.872,39 ha (trong đó: đất ở 939,34 ha, đất phi nông nghiệp 17.124,29 ha,

đất nông nghiệp 142.808,76 ha); Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ: 28.716.408,00 triệu đồng; Tổng chi phí thực

hiện bồi thường 15.850.910,67 triệu đồng.

Tổng diện tích đấu giá quyền sử dụng đất: 934,84 ha (trong đó: đất ở 517,92 ha, đất phi nông nghiệp 406,92 ha,

đất nông nghiệp 10,00ha); Tổng giá trị đấu giá thành công: 19.675.390,30 triệu đồng; Tổng chi phí tổ chức thực

hiện đấu giá thành công: 1.475.171,95 triệu đồng.

Page 18: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

18

Tuy nhiên, hầu hết các địa phương còn chưa quan tâm, đầu tư cho việc

nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin nên hoạt động của các Trung

tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu,

nhiệm vụ được giao theo quy định. Ngành công nghệ thông tin là ngành có tính

xã hội hóa cao do đó Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường

gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đơn vị ngoài công lập, thu hút

nguồn nhân lực trình độ cao, trong khi đó yêu cầu về thu thập, quản lý dữ liệu

ngành tài nguyên và môi trường ngày càng nặng nề; cơ chế hoạt động của đơn vị

sự nghiệp công lập còn nhiều hạn chế.

- Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường:

Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường chủ yếu thực hiện các dịch

vụ điều tra, khảo sát, đo đạc.. tạo lập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi

trường. Các công việc này hiện được xã hội hóa với rất nhiều doanhnghiệp, cá

nhân có thể thực hiện được.

Hiện nay, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi

trường phụ thuộc lớn vào đặc điểm, điều kiện KT-XH của địa phương và năng

lực của người đứng đầu Trung tâm. Một số tỉnh, TP có Trung tâm Kỹ thuật tài

nguyên và môi trường hoạt động khá hiệu quả, đã tự chủ được chi thường xuyên

và được đưa vào danh mục chuyển thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, một số

Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường chỉ hoạt động dựa trên các nhiệm

vụ được nhà nước giao, đặt hàng, hoạt động dịch vụ còn hạn chế nên hiệu quả

hoạt động, việc bảo đảm đời sống cho viên chức, người lao động còn gặp nhiều

khó khăn.

- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường:

Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường là đơn vị thu nhận thông tin,

số liệu tài nguyên và môi trường thông qua công tác quan trắc và phân tích các

chỉ tiêu thành phần. Trong đó nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu thành phần: phân

tích ngay số liệu quan trắc trực tiếp hoặc cần có trang thiết bị chuyên dụng để

phân tích thành phần, qua đó tạo lập thông tin, dữ liệu về đối tượng quan trắc.

Hiện nay, đây là đơn vị sự nghiệp hoạt động tương đối ổn định và hiệu quả

của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương do việc tham gia của tổ

chức, cá nhân ngoài công lập vào lĩnh vực quan trắc, phân tích môi trường còn

hạn chế do đầu tư lớn, yêu cầu về kỹ thuật.

1.2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp

huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên

nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các

huyện có biển, đảo).

Page 19: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

19

Tính đến 31 tháng 12 năm 2018, đã có 710/713 (trừ các huyện đảo: Bạch

Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa) đơn vị hành chính cấp huyện thành lập Phòng

Tài nguyên và Môi trường.

1.2.3. Công chức tài nguyên và môi trƣờng cấp xã

Cả nước hiện có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã. Theo báo cáo, đến 31

tháng 12 năm 2018, 100% số xã có cán bộ chuyên trách quản lý tài nguyên và

môi trường. Thông thường mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách, tuy nhiên ở một số

xã khu vực đô thị hóa và cấp phường, thị trấn có từ 02 đến 03 cán bộ. Đặc biệt ở

một số xã, phường, thị thấn đã thành lập Ban Địa chính - Xây dựng.

Theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, Sở Tài nguyên và

Môi trường có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà

nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn giúp

Ủy ban nhân dân cấp.

Nhìn chung, các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường các cấp

đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được

sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới đồng bộ, phù hợp bảo đảm thực thi có hiệu

quả chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường

tại địa phương; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn về tài nguyên

và môi trường cơ bản được phân định rõ với các ngành khác tại địa phương;

công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng

điểm, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài

nguyên và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành tài

nguyên và môi trường ở địa phương vẫn còn những tồn tại và hạn chế như sau:

một số nhiệm vụ chưa được triển khai thực hiện toàn diện hoặc tổ chức thực

hiện còn hạn chế như nhiệm vụ về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải

đảo, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, viễn thám... do không phát sinh đối

tượng quản lý hoặc chưa đủ năng lực tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, chức

năng, nhiệm vụ còn có sự chồng chéo với các ngành, lĩnh vực khác, như: ngành

Tư pháp (quản lý đất đai - tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất), ngành Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý tài nguyên nước - xả nước thải vào công

trình thủy lợi, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học), ngành Nội vụ (lĩnh vực

đo đạc và bản đồ - xác định ranh giới hành chính, địa danh)...

Việc thành lập, tổ chức, sắp xếp cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi

trường theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV

ngoài những thuận lợi đạt được theo mục đích ban hành Thông tư, trong quá trình

thực hiện còn gặp phải nhiều hạn chế, vướng mắc: số lượng biên chế được giao

chưa đáp ứng, phù hợp với yêu cầu thành lập, duy trì tổ chức14

; khối lượng công

việc giữa các phòng, tổ chức thuộc Sở chưa bảo đảm đồng đều, tương xứng với yêu

14

Nhiều phòng chỉ được bố trí từ 2-3 biên chế công chức.

Page 20: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

20

cầu, vị trí của đơn vị; chưa phù hợp trong bối cảnh thực hiện tinh giản biên chế,

tinh gọn bộ máy.

Mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp ngành tài nguyên và môi trường

còn ở mức thấp, phần lớn các đơn vị mới ở mức tự bảo đảm một phần chi

thường xuyên hoặc nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, số đơn vị tự

bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên còn hạn chế15

. Việc triển khai thực hiện cơ

chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp tại địa phương còn nhiều lúng túng gây khó

khăn cho các đơn vị trong quá trình hoạt động16

.

Triển khai các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII17

, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tiến hành sắp

xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị theo tinh thần của các

Nghị quyết nêu trên18

. Tuy nhiên, do chưa có cơ sở pháp lý nên việc tổ chức

thực hiện của các địa phương chưa có sự thống nhất, đồng bộ; việc sáp nhập, tổ

chức lại các cơ quan, đơn vị còn mang tính cơ học, thiếu cơ sở khoa học và thực

tiễn, ảnh hưởng tới việc thực thi chính sách, pháp luật của ngành tài nguyên và

môi trường tại địa phương.

1.3. Thực trạng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ở các bộ, ngành,

địa phƣơng liên quan đến quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng

Ngoài cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường, ở Trung

ương và địa phương hiện đang có các đơn vị, bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ

quản lý nhà nước liên quan đến các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường,

cụ thể như:

1.3.1. Ở Trung ƣơng

15

Văn phòng đăng ký đất đai: trước khi kiện toàn theo mô hình một cấp, nhiều Văn phòng Đăng ký

QSDĐ đã tự chủ về chi thường xuyên nhưng sau khi kiện toàn do khó khăn khi phải tiếp nhận các Văn

phòng Đăng ký QSDĐ cấp huyện nên việc tự chủ về chi thường xuyên gặp khó khăn; Trung tâm phát

triển quỹ đất: chỉ có 05 tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Trị, Hậu Giang và Long An đã bảo đảm

toàn bộ chi thường xuyên. 16

Nhiều đơn vị sự nghiệp tại các địa phương: Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thái Nguyên… đã tự chủ toàn bộ

chi thường xuyên nhưng chưa được quyết định danh mục VTVL, số lượng người làm việc theo quy

định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập tại các Nghị định: số 16/2015/NĐ-CP ngày

14/02/2015 và số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ. 17

Các Nghị quyết: số 18-NQ/TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ

thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ

chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập 18

Đến nay, qua theo dõi, đã có 25 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện sắp xếp lại tổ

chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:

Về các tổ chức hành chính, một số địa phương đã sáp nhập Phòng Đo đạc, bản đồ và Viễn thám với

Chi cục Quản lý đất đai; ghép Phòng Tài nguyên nước, Phòng Khoáng sản với Phòng Khí tượng Thủy

văn và Biến đổi khí hậu; sáp nhập Phòng KTTV và BĐKH vào Chi cục Bảo vệ môi trường; chuyển

các Chi cục thành mô hình Phòng.

Đối với các đơn vị sự nghiệp, một số địa phương đã sáp nhập Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi

trường với Trung tâm Quan trắc môi trường; sáp nhập Trung tâm Công nghệ Thông tin về Văn phòng

Đăng ký đất đai hoặc Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường; giải thể Trung tâm phát triển quỹ

đất trực thuộc Sở và bổ sung chức năng này cho Văn phòng Đăng ký đất đai; hợp nhất Trung tâm phát

triển quỹ đất, Trung tâm Kỹ thuật TNMT, Trung tâm Quan trắc môi trường thành một đầu mối….

Page 21: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

21

Hiện nay có 10 Bộ, ngành đã thành lập Vụ/Cục có nhiệm vụ về quản lý tài

nguyên và môi trường gồm: Bộ Y tế: Cục Quản lý môi trường y tế; Bộ Giao

thông vận tải: Vụ Môi trường; Bộ Công Thương: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi

trường công nghiệp; Bộ Quốc phòng: Cục Khoa học quân sự, Cục Đo đạc, bản

đồ quân sự; Bộ Công an: Cục Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Cảnh

sát phòng chống tội phạm về môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vụ Khoa học,

giáo dục, tài nguyên và môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy

sản; Bộ Xây dựng: Vụ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ

Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Vụ

Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản.

Một số nội dung cụ thể như sau:

*) Lĩnh vực đất đai

Trách nhiệm về quản lý đất đai còn được giao cho một số Bộ, ngành khác

đối với từng loại đất được sử dụng với mục đích đặc thù, như: Bộ Quốc phòng

tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức

lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh; Bộ Tài chính (Cục Quản lý công

sản) có chức năng quản lý tài chính đối với đất đai; quản lý tài sản công là đất đai.

*) Lĩnh vực khí tượng thủy văn

Theo quy định của Luật khí tượng thủy văn, 09 Bộ, ngành (Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và

Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa

học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo) phụ trách lĩnh vực, chuyên ngành

có liên quan mật thiết tới hoạt động khí tượng thủy văn đã được quy định trách

nhiệm cụ thể về việc cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc, cung cấp thông tin,

dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh,

quốc phòng. Ngoài ra, trong quá trình triển khai các hoạt động quy định trong

Luật, ví dụ như trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí

tượng thủy văn chuyên dùng, các Bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài

nguyên và Môi trường, hoặc đối với nội dung truyền phát, khai thác, sử dụng

thông tin khí tượng thủy văn, mối quan hệ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường

với các Bộ, ngành liên quan càng chặt chẽ, rõ ràng hơn.

Tuy nhiên công tác quản lý đối với công trình khí tượng thủy văn chuyên

dùng trong thời gian qua còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập xuất phát từ hệ thống

pháp lý chưa được hoàn thiện, cũng như sự phối hợp giữa một bên là cơ quan

quản lý nhà nước lĩnh vực khí tượng thủy văn với các bên chủ quản công trình

khí tượng thủy văn chưa gắn kết. Việc quản lý thông qua hình thức cấp phép,

cấp đăng ký hoạt động,tư vấn, thẩm định về tiêu chuẩn kỹ thuật công trình khí

tượng thủy văn chuyên dùng hầu như chưa được thực hiện. Bất cập rõ nhất của

vấn đề này là từ 2006 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc dù được giao

là cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn quốc tuy

nhiên chưa có được đầy đủ tình hình hoạt động của các công trình khí tượng

thủy văn chuyên dùng thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành, địa phương.

Page 22: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

22

*) Lĩnh vực biển và hải đảo

Bên cạnh cơ quan quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và

hải đảo tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về

biển còn có nhóm các cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề sản

xuất, kinh doanh phát triển kinh tế biển; nhóm các cơ quan quản lý nhà nước về

ngoại giao, quốc phòng, an ninh trên biển và nhóm các cơ quan quản lý nhà

nước khác có chức năng, nhiệm vụ quan trọng liên quan đến quản lý biển, hải

đảo. Cụ thể như sau:

Nhóm các cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề sản xuất,

kinh doanh phát triển kinh tế biển: Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn

(Tổng cục Lâm nghiệp), diêm nghiệp (Cục Chế biến và Phát triển thị trường

Nông sản), thuỷ lợi, đê điều (Tổng cục Thủy lợi), thuỷ sản (Tổng cục Thủy

sản19

) tại các vùng ven biển và hải đảo. Ngành công thương thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về công nghiệp tàu thủy (Cục Công nghiệp), khai thác khoáng

sản biển, trong đó có công nghiệp dầu khí (Vụ Dầu khí và Than). Ngành xây

dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản biển làm

vật liệu xây dựng (Vụ Vật liệu xây dựng). Ngành giao thông vận tải là cơ quan

quản lý nhà nước về hàng hải, hàng không (Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng

không Việt Nam). Ngành văn hóa, thể thao và du lịch có chức năng quản lý nhà

nước về văn hóa và du lịch biển (Tổng cục Du lịch).

Nhóm các cơ quan quản lý nhà nước về ngoại giao, quốc phòng, an ninh

trên biển: Bộ Ngoại giao là cơ quan quản lý nhà nước về ngoại giao và thống

nhất quản lý về biên giới quốc gia, không phân cấp cho chính quyền địa phương

(Ủy ban Biên giới quốc gia). Các lực lượng của Bộ Quốc phòng luôn đóng vai

trò nòng cốt trong thực thi pháp luật và phòng thủ trên khu vực biên giới biển và

hải đảo (Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam). Bộ Công an là cơ quan

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng

công an nhân dân nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc trên các vùng

biển và hải đảo.

Nhóm các cơ quan quản lý nhà nước khác có chức năng, nhiệm vụ quan

trọng liên quan đến quản lý biển, hải đảo: Ngành nội vụ chịu trách nhiệm về

xây dựng chính quyền các cấp, phân định địa giới, hải giới các đơn vị hành

chính vùng biển đảo. Ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và

19

Vụ Nuôi trồng thủy sản; Vụ Khai thác thủy sản;Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản và Cục Kiểm ngư.

Hiện tại 04 đơn vịnày đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình (Vụ Nuôi trồng thủy sản thammưu thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trong đócó nuôi trồng thủy sản trên biển; Vụ

Khai thác thủy sản tham mưu thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác thủy sản, tàu cá và cơ

sở hậu cần dịchvụ nghề cá; Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản tham mưu thực hiện quản lýnhà nước về

lĩnh vực bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc phạm viquản lý nhà nước của Tổng cục Thủy sản

và Cục Kiểm ngư tham mưu quản lý nhànước chuyên ngành về kiểm ngư, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra,

kiểm soát,

điều tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngànhthủy sản trên các vùng biển

Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn.

Page 23: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

23

bảo đảm thi hành pháp luật đối với các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua

đường biển.

Ngoài các nhóm cơ quan chủ yếu trên còn có các cơ quan khác có chức

năng, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực biển và hải đảo như tuyên truyền về

biển đảo (tuyên giáo, thông tin và truyền thông, phát thanh và truyền hình), giáo

dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở vùng biển đảo (Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Bộ Lao động, Tthương binh và Xã hội), đầu tư phát triển vùng ven biển và

các hải đảo (kế hoạch và đầu tư), chăm sóc sức khỏe cộng đồng vùng biển đảo

(y tế)…Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, một số tập đoàn có hoạt động

kinh tế liên quan đến biển, hải đảo như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN); Tập

đoàn Than, khoáng sản; Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC); Tổng

công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…

1.3.2. Ở địa phƣơng

Hiện này có 04 sở, ngành ở địa phương có bộ phận hoặc cán bộ làm công

tác quản lý môi trường thuộc lĩnh vực quản lý như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương.

Bên cạnh đó có bộ phận quản lý tài nguyên, môi trường tại các Ban Quản lý dự

án của tỉnh; có lực lượng cảnh sát môi trường của Phòng cảnh sát phòng chống

tội phạm về môi trường trực thuộc Công an tỉnh.

II. Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về tài

nguyên và môi trƣờng

2.1. Về lĩnh vực đất đai

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua đã tạo sự chuyển

biến nhất định, tăng cường một bước hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về

đất đai, khai thác tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế-

xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc

gia, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường; đóng góp nguồn thu quan trọng

cho ngân sách nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành tổng kết Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về tiếp tục đổi mới chính

sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước và trình Trung ương tại Hội nghị lần thứ năm và Hội nghị lần thứ sáu

Ban Chấp hành Khóa XI ban hành Kết luận 22-KL/TW ngày 22 tháng 5 năm

2012 về việc tổng kết Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa IX) và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012

về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn

diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghị quyết số 19-NQ/TW là định hướng

quan trọng để sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2003.

Tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003 và sửa đổi Luật đất đai. Luật đất

đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể chế

đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban chấp

Page 24: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

24

hành Trung ương, có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó hoàn thiện cơ sở pháp

lý để khắc phục những bất cập về công tác quản lý nhà nước về đất đai; quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang

xây dựng các khu kinh tế, khu đô thị; ngăn ngừa, xử lý tình trạng chuyển mục

đích tham nhũng, lãng phí, khiếu kiện…

Thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng. Trình Chính phủ

phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng

đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh của 61 tỉnh, thành phố (Chính phủ đã phê

duyệt cho 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Tiếp tục chỉ đạo, hướng

dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng

nhận. Đến nay cả nước đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

lần đầu đạt trên 96,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Chỉ đạo, hướng dẫn

và tổ chức các Đoàn kiểm tra nắm tình hình, tháo gỡ các vướng mắc cho các địa

phương trong thực hiện rà soát, cắm mốc giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới, hồ sơ

địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm

nghiệp. Các địa phương đang tích cực hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu

đất đai, kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai một cấp theo quy đinh cua Luât

Đất đai và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai đã được đổi mới và tăng cường;

hàng năm, toàn Ngành triển khai 550-700 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất

đai(trong đó, hàng năm Bộ triển khai 25-30 cuộc); nhất là trong giai đoạn 2016-

2020, Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường xử lý vi

phạm trong quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020" đã tạo tính thống

nhất trong cả hệ thống đối với công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai. Kết quả

thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra nhiều tồn tại tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý

nhà nước về đất đai cần khắc phục; đồng thời, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến

nay, qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi khoảng

20.000 ha đất vi phạm các quy định của pháp luật đối với 260 tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, công tác giải quyết khiếu tố, tranh chấp về đất đai trong

những năm gần đây cũng đã được đặc biệt chú trọng, cụ thể trong giai đoạn

2015-2018: đã tổ chức tiếp 5.000-6.000 lượt công dân (trong đó, Bộ tiếp 300-

500 lượt người); tiếp nhận và xử lý 13.000-15.000 lượt đơn thư (trong đó, Bộ đã

tiếp nhận và xử lý 3.000-4.000 lượt đơn); giải quyết 2.100-2.500 vụ việc (trong

đó, Bộ đã xử lý 40-50 vụ việc). Ngoài ra, Bộ còn phối hợp với các địa phương rà

soát, giải quyết hàng trăm vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài; đồng

thời, Bộ đã tiếp nhận, xử lý 2.000 thông tin qua đường dây nóng có liên quan

đến lĩnh vực đất đai.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật về đất đai vẫn còn một số nội dung chưa

đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong

quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm. Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao,

chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành, tính kết nối liên vùng, liên tỉnh

và quản lý quy hoạch còn yếu. Đăng ký đất đai, đặc biệt là đăng ký biến động

làm chưa tốt. Nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội

Page 25: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

25

lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất

ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp. Việc chuyển mục đích đất nông nghiệp

nhất là đất trồng lúa sang xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, sân gôn thiếu

cân nhắc, thận trọng tại một số địa phương gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều

địa phương chưa quan tâm thực hiện cơ chế tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền

sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn bất cập: một số thủ tục còn rườm rà,

thời gian giải quyết còn dài; một số địa phương giải quyết chưa tốt, còn quy định

thêm thủ tục, giấy tờ, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân và

doanh nghiệp; chưa gắn việc thực hiện quy trình giao đất, cho thuê đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất với thủ tục về đầu tư và xây dựng; sự phối hợp

giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục chưa tốt. Thị

trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất còn bộc lộ những yếu kém,

không ổn định, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” khá phổ biến. Tình

trạng đầu cơ đất đai còn xảy ra đẩy giá đất tăng cao đã có tác động không nhỏ

đến ổn định kinh tế vĩ mô. Chưa giải quyết hài hòa lợi ích của người có đất bị

thu hồi. Việc cấp giấy chứng nhận đối với đất ở tại đô thị còn chậm.

Công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra về đất đai chưa thực sự hiệu quả, kết

quả thực hiện việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra về đất đai còn

thấp và chưa được chú trọng giải quyết. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu

nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến nhiều

vụ việc phải giải quyết qua nhiều cấp, kéo dài; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh

chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp. Tham nhũng trong quản lý lĩnh vực đất

đai xảy ra nghiêm trọng, nhất là trong công tác chuyển đổi mục đích sử dụng

đất. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai chưa đáp ứng

yêu cầu thực thi nhiệm vụ, nhất là ở cấp cơ sở.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, trong thời gian tới, cần

tiếp tục hoàn thiện Luật Đất đai theo hướng tập trung khắc phục những tồn tại,

vướng mắc hiện nay trong quản lý, sử dụng đất đai; hạn chế khiếu nại, tố cáo và

ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai; chú trọng

nghiên cứu vấn đề giá đất, các công cụ thuế, phí trong quản lý đất đai; Nâng cao

chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất từ khâu lập, xét duyệt đến triển khai

thực hiện; xây dựng quy định, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử

dụng đất ở các địa phương nhằm đảm bảo tính đồng bộ, tăng cường liên kết

vùng, tỉnh, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, phát huy tốt tiềm năng lợi thế

của từng địa phương trước mắt và lâu dài; Rà soát, tổng hợp tình hình, chủ trì

phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa

phương xử lý các dự án vi phạm pháp luật về đất đai; Tăng cường việc thanh

tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực thi pháp luật; thực nguyên tắc dân chủ,

công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai, nhất là trong quy hoạch sử

dụng đất, thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường hỗ trợ

và tái định cư, tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng, xử lý nghiêm

minh, kịp thời các vi phạm, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí trong đất

đai.; Tiếp tục kiện toàn tổ chức phát triển quỹ đất và có cơ chế phù hợp để Tổ

Page 26: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

26

chức phát triển quỹ đất đủ năng lực thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt

bằng tạo quỹ đất sạch, tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư thực hiện các dự

án phát triển kinh tế; chủ động xây dựng các khu tái định cư trước khi thu hồi

đất; Đẩy nhanh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, phối hợp với các bộ, ngành

giải quyết các vướng mắc trong việc cấp Giấy chứng nhận để đẩy nhanh tiến độ

cấp Giấy chứng nhận; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tiến tới thực

hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai; Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải

cách thủ tục hành chính, thực hiện lồng ghép các thủ tục về đất đai với các thủ

tục và đầu tư để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, bảo đảm công khai, minh

bạch trong quản lý đất đai; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ địa

chính, cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã; có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động

của cán bộ làm công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng.

2.2. Về lĩnh vực tài nguyên nƣớc

Đã hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, đáp ứng các

yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới, bảo đảm an

ninh nguồn nước quốc gia phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi

trường, trong đó, an ninh tài nguyên nước đã được chú trọng; công tác điều tra

tài nguyên nước mặt, nước ngầm được tăng cường. Đã tập trung tìm kiếm nguồn

nước sinh hoạt phục vụ chống hạn cho vùng núi cao, vùng khan hiếm nước,

phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập

trung kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với việc vận hành giảm

lũ cho hạ du, điều tiết nước trong mùa cạn, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu

của các hồ theo quy trình liên hồ chứa trên các lưu vực sông.

Tích cực đóng góp vào các hoạt động thực hiện Hiệp định Hợp tác Phát

triển bền vững lưu vực sông Mê Công 1995 và các chiến lược và chương trình

hoạt động trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các sáng kiến hợp

tác song phương và vùng. Xây dựng các giải pháp bảo vệ lợi ích của Việt Nam

trong sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Thực hiện tốt cac hoat đông

hơp tac song phương với Lào , Campuchia và Thái Lan; hỗ trợ tích cực trong

triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ giao trong nước cũng như các Chương

trình hợp tác trong Uỷ hội sông Mê Công quốc tế; tham gia có hiệu quả trong

các diễn đàn hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế và khu vực.

Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên nước đã được triển khai quyết

liệt hơn trong toàn Ngành. Trong những năm gần đây, hàng năm toàn Ngành đã

triển khai 200-250 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó, Bộ triển khai 10-20 cuộc

thanh tra, kiểm tra); trong đó, Bộ đã tập trung vào công tác thanh tra việc thực

hiện các quy định của quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Qua

thanh tra, kiểm tra từ năm 2015 đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 26 tỷ

đồng đối với 300 tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch tài nguyên nước, điều hoà, phân bổ

nguồn nước giữa các ngành, địa phương còn gặp nhiều vướng mắc do đây là

một công việc mới, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành; việc tổ chức thực hiện

Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 gặp nhiều khó khăn do

Page 27: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

27

thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện. Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước

chưa được đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa thống kê, kiểm kê được tài nguyên nước

trên quy mô toàn quốc, dẫn đến công tác dự báo sớm tình hình hạn hán, thiếu

nước, lũ lụt, ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước thực tế còn hết sức khó khăn. Nhận

thức về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tài nguyên nước của các cấp,

các ngành và tổ chức, cộng đồng còn thấp, vì vậy cùng với việc thiếu các biện

pháp, cơ chế, chế tài cụ thể, sự kiên quyết của các cấp quản lý đã dẫn tới việc

khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở nước ta còn lãng phí và chưa đạt hiệu quả

cả về mặt kinh tế và bảo vệ tài nguyên.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước cần tiếp tục

thực hiện để bảo đảm phù hợp với yêu cầu, trong khi đội ngũ cán bộ công chức

làm công tác quản lý tài nguyên nước ở cả Trung ương và các địa phương còn

rất hạn chế về số lượng và kinh nghiệm sẽ là rào cản ảnh hưởng đến tiến độ

hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài

nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước còn nhiều bất cập, chồng chéo với

các ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương…Công tác thanh

tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước chưa thường xuyên do

chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, lực lượng thanh tra,

kiểm tra còn mỏng, thiếu chuyên môn nên công tác thanh, kiểm tra chưa được

sâu sát, nội dung nghèo nàn, hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu

thực tế. Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương còn nhiều

bất cập, hầu hết chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên

nước. Thiếu cán bộ và thiếu cán bộ có chuyên môn về tài nguyên nước là tình

trạng phổ biến, đặc biệt là ở cấp Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận,

huyện của hầu hết các tỉnh không có cán bộ chuyên môn về tài nguyên nước.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước, trong thời gian

tới, cần tập trung triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước.

Tăng cường công tác điều tra cơ bản, thiết lập và vận hành hệ thống thông tin cơ

sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. Lập và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến

lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy

hoạch tài nguyên nước cả nước, lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh. Thiết lập

hành lang bảo vệ, quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động trong hành lang bảo

vệ nguồn nước. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật; cơ

chế chia sẻ, trách nhiệm giữa các bên trong khai thác, bảo vệ tài nguyên nước

trên các lưu vực sông để đảm bảo an ninh nguồn nước; cơ chế, công cụ vận hành

điều tiết nước đáp ứng yêu cầu về phòng, chống, giảm lũ, cấp nước mùa cạn và

phát điện của các hồ chứa. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy

định của pháp luật về tài nguyên nước, quy trình vận hành liên hồ chứa, hoạt

động sau cấp phép. Theo dõi biến động nguồn nước, các hoạt động khai thác, sử

dụng nước ở ngoài biên giới phía thượng nguồn lưu vực sông Hồng, sông Mê

Công. Thành lập các Ủy ban lưu vực sông để điều phối, giám sát hoạt động khai

thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết hài hòa, hiệu quả, bền vững

giữa các bên liên quan, giữa khai thác với bảo vệ. Thiết lập cơ chế giải quyết

tranh chấp, xung đột trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên các

Page 28: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

28

lưu vực sông. Hợp tác, đấu tranh bảo đảm quyền, lợi ích của Việt Nam đối với

các nguồn nước liên quốc gia theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về

Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông

thủy và thông lệ quốc tế.

2.3. Về lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất và khoáng sản đã được

sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới bảo đảm đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong

công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, thúc đẩy ngành công nghiệp

khai thác, chế biến khoáng sản phát triển gắn liền với việc sử dụng hợp lý nguồn

tài nguyên, đảm bảo sự bền vững môi trường sinh thái; công tác thanh tra, kiểm

tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các hoạt động khoáng sản

không phù hợp với quy định của pháp luật.

Công tác điều tra cơ bản, đặc biệt là điều tra địa chất, khoáng sản biển, môi

trường địa chất, tai biến địa chất đã được đẩy mạnh. Đánh giá tiềm năng tài

nguyên từng loại, nhóm khoáng sản quan trọng, đặc biệt là trong các cấu trúc địa

chất, có triển vọng khoáng sản phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến và dự trữ

quốc gia. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt kế hoạch đấu giá

quyền khai thác khoáng sản; phần lớn các địa phương đã triển khai thực hiện kế

họach đấu giá; từ năm 2015 đến nay, nhiều địa phương đã tổ chức thành công

đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền. Công tác tính tiền cấp

quyền khai thác khoáng sản, nhất là đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép

của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được đôn đốc và hoàn thành công tác thẩm

định, phê duyệt; hướng dẫn các địa phương triển khai đồng bộ công tác tính tiền

cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền..

Việc phân quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò,

khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã tạo điều kiện cho

các địa phương chủ động trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng

sản thuộc thẩm quyền nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng khoáng sản làm

vật liệu xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng

đường giao thông, đê kè, cầu cống là những công trình yêu cầu về tiến độ thực

hiện để phục vụ mục đích an sinh xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra về khoáng sản đã được triển khai mạnh mẽ;

trong đó, Bộ tập trung cho việc thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên đề để sát

với thực tế quản lý và tăng cường công tác giám sát thường xuyên hoạt động

khoáng sản. Hàng năm, toàn Ngành đã triển khai 400-550 cuộc thanh tra, kiểm

tra (trong đó, Bộ triển khai 50-60 cuộc thanh tra, kiểm tra).Qua thanh tra, kiểm

tra từ năm 2015 đến nay đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với

1.400 tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền 62 tỷ đồng; kiến nghị thu

hồi 30 giấy phép hoạt động khoáng sản.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan ở nhiều địa

phương. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên,

phá vỡ cơ sở hạ tầng, gây mất trật tự xã hội, an toàn lao động, đặc biệt là ảnh

Page 29: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

29

hưởng xấu tới cảnh quan, môi trường và gây bức xúc cho người dân địa phương

nơi có khoáng sản. Khai thác khoáng sản chưa coi trọng gắn liền với chế biến,

nhất là đối với khoáng sản kim loại, chủ yếu xuất khẩu khoáng sản thô gây thất

thoát, lãng phí lớn nguồn tài nguyên của đất nước. Quy trình cấp phép giữa các

địa phương khác nhau, thiếu sự quản lý, giám sát của cơ quan trung ương, nảy

sinh tham nhũng, tiêu cực trong công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng

sản, thậm chí trong khâu điều chỉnh quy hoạch.

Công tác thanh tra, kiểm tra về khoáng sản chưa thực sự đủ mạnh để tạo

sức răn đe đối với các hoạt động khoáng sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động

khai thác trái phép. Tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra về

hoạt động khoáng sản vẫn còn xảy ra do có nhiều ngành, nhiều cấp.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản, trong

thời gian tới, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế pháp luật về

khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản, đồng thời, tăng cường công tác

phổ biến và giáo dục pháp luật khoáng sản, rà soát lại các văn bản quy pháp

pháp luật hiện hành để đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế. Chỉ đạo

các địa phương có liên quan thực hiện việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác

khoáng sản đúng quy định của Luật khoáng sản, bảo đảm việc cấp phép khai

thác phải gắn với chế biến khoáng sản để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh

tế cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra hoạt động khoáng sản; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

về khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định hiện hành. Tăng cường

công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản nhằm có đủ tài liệu cho lập quy

hoạch khoáng sản và khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

2.4. Về lĩnh vực môi trƣờng

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng

được hoàn thiện, quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực,

từng địa bàn, khu vực. Công tác quản lý chất thải rắn đã được tăng cường, thúc

đẩy các hoạt động cải thiện môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết

bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hoạt động tăng cường

năng lực đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; quản lý

môi trường đối với các dự án điện hạt nhân; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc

hoàn thành các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận

hành đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác

động môi trường của Bộ. Các địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Tài

nguyên và Môi trường triển khai các biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô

nhiêm môi trường nghiêm trọng, đẩy nhanh công tác xử lý triệt để, khắc phục ô

nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đã được triển khai một

cách thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả

quan trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật

về môi trường, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. Trong những năm qua,

Page 30: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

30

hàng năm toàn Ngành thực hiện 700-800 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó, Bộ

thực hiện 20-30 cuộc thanh tra, kiểm tra). Qua thanh tra, kiểm tra từ năm 2015

đến nay, đã xử phạt vi phạm hành chính 250 tỷ đồng đối với 2.500 tổ chức, cá

nhân,

Việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được

quy định trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Theo đó, ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thực hiện

thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các Bộ, ngành thực hiện

công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý của

ngành, lĩnh vực, bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chịu trách

nhiệm giải quyết các các vấn đề môi trường nhạy cảm, phức tạp, có ảnh hưởng

trên phạm vi rộng và các vấn đề có tính liên ngành, liên tỉnh. Ủy ban nhân dân

tỉnh trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện theo hướng dẫn và chịu sự kiểm

tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc phân công, phân cấp quản lý nhà

nước về bảo vệ môi trường ở địa phương cũng được phân cấp theo nguyên tắc

tương tự như trên. Vừa qua, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm

vụ được phân cấp tại địa phương, đồng thời để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ

về đẩy mạnh phân cấp, cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi

trường đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

ngày 13 tháng 5 năm 2019, theo đó đã tiếp tục phân cấp mở rộng phạm vi thẩm

quyền của các địa phương trong thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Đồng thời, Nghị

quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01 năm 2019

đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất

quản lý nhà nước về chất thải rắn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách

nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn.

Tuy nhiên, hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá

tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với các quy hoạch, chiến

lược, dự án đầu tư chưa như mong muốn, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm

của các bên liên quan đến quá trình lập, thẩm định đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường (chủ đầu tư, tư vấn, hội đồng); thông tin, dữ

liệu trong các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

trường còn hạn chế; công tác hậu kiểm chưa đươc th ực hiện đung mưc ; việc

đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới còn chưa được quan tâm đúng

mức. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa

bảo đảm theo tiến độ yêu cầu tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng

4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường ở các khu

công nghiệp, khu đô thị, làng nghề xảy ra nghiêm trọng gây bức xúc trong nhân

dân, song chưa được tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm. Việc triển khai thực

hiện ba Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông (sông Cầu, sồng Nhuệ- sông Đáy,

hệ thống sông Đồng Nai) chưa đáp ứng yêu cầu do Luật Ngân sách quy định

không bố trí nguồn lực tài chính hỗ trợ các địa phương ven sông; tổ chức và hoạt

động của Ủy ban bảo vệ môi trường ba lưu vực sông chậm được kiện toàn, đổi

Page 31: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

31

mới, hiệu quả chưa cao. Tình hình khiếu kiện về môi trường ngày càng gia tăng

và có những trường hợp phức tạp. Năng lực của hệ thống quản lý môi trường,

nhất là ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường chưa thực sự có hiệu quả do còn

thiếu nguồn lực dẫn đến khả năng bám sát địa bàn còn yếu kém nên việc phát

hiện, xử lý còn chậm. Công tác khắc phục sau thanh tra, kiểm tra chưa thực sự

được quan tâm. Tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi

trường vẫn còn xảy ra do có nhiều ngành, nhiều cấp.

Trong thời gian tới, cần hoàn thiện Đề án đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật

Bảo vệ môi trường và các Luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường; trình

ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành

Luật Bảo vệ môi trường. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm về

công tác quản lý môi trường, hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn môi trường của các

nước phát triển trên thế giới…Tổ chức thực hiện tốt công tác đánh giá môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối

với các quy hoạch, chiến lược, dự án đầu tư. Tập trung nguồn lực, chỉ đạo xử lý

dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các khu công

nghiệp, khu đô thị và làng nghề. Đầu tư công nghệ mới để có thể giám sát liên

tục việc xử lý nước thải, khí thải của một số loại hình công nghiệp có nguy cơ

gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra,

kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời và công bố thông tin về những nhà máy, khu

công nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông

tin đại chúng. Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan

liên quan; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác về quản lý môi trường

từ Trung ương đến cơ sở.

2.5. Về lĩnh vực khí tƣợng thủy văn

Công tác quản lý nhà nước hoạt động khí tượng thủy văn ở Trung ương và

địa phương từng bước đi vào nền nếp, có đủ cơ sở pháp lý để triển khai trên thực

tế. Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ của khí tượng thủy văn từng bước được

cụ thể hóa, quy định minh bạch, khả thi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc

tiếp cận, thực thi trên thực tế của các tổ chức, cá nhân. Hoạt động khí tượng thủy

văn đã từng bước đi vào cuộc sống, được chính quyền địa phương các cấp, cơ

quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng ghi nhận về vai trò và hiệu quả

của lĩnh vực thông qua hệ thống pháp luật.

Việc triển khai các quy định của Luật Khí tượng thủy văn đã được các Bộ,

ngành, địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là công tác xây dựng, ban

hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, các Bộ nhằm thi hành các nội dung cụ thể của Luật đạt kết quả cả về

số lượng và chất lượng của văn bản. Công tác quản lý nhà nước hoạt động khí

tượng thủy văn ở Trung ương và địa phương từng bước đi vào nề nếp, có đủ cơ

sở pháp lý để triển khai trên thực tế. Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ của khí

tượng thủy văn từng bước được cụ thể hóa, quy định minh bạch, khả thi, tạo

Page 32: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

32

điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận, thực thi trên thực tế của các tổ chức,

cá nhân. Hoạt động khí tượng thủy văn đã từng bước đi vào cuộc sống, được cơ

quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng ghi nhận.

Trong thời gian qua, đã thực hiện tốt việc theo dõi tình hình thời tiết, thuỷ

văn trên phạm vi cả nước; ban hành các bản tin dự báo thời tiết chi tiết cho từng

thành phố, huyện, thị xã trên cả nước; cảnh báo, dự báo sát, kịp thời diễn biến

các hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm, thiên tai. Hiện đại hóa mạng lưới

khí tượng thuỷ văn. Huy động nguồn lực thực hiện Chiến lược phát triển ngành

khí tượng thủy văn đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài

nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đa dạng hóa và xã hội hóa các hoạt động khí tượng thủy văn phục vụ phát triển

kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác hoàn thiện hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý thực hiện Luật Khí tượng Thủy văn

và các quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách về xã

hội hóa, dịch vụ, thu hút, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho công tác khí tượng

thủy văn; tăng cường công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ,

ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thi hành các quy định của Luật Khí tượng

Thủy văn; chú trọng tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản

lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức có

liên quan tới hoạt động khí tượng thủy văn. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài nguyên và Môi

trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với

quản lý nhà nước lĩnh vực khí tượng thủy văn. Hiện đại hóa mạng lưới khí

tượng thuỷ văn. Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo

xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy

hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

2.6. Về lĩnh vực biến đổi khí hậu

Các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 05 năm,

hằng năm và các chương trình, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng

ô-zôn đã được xây dựng, tổ chức triển khai đồng bộ.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu ở địa phương

đã từng bước được hình hành và triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác phối

hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Biến đổi khí hậu) và Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh ngày càng được tăng cường.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và cơ chế , chính sách về ứng phó với

BĐKH, nươc biên dâng châm đươc cu thê hoa va đưa vao trong thưc tiên ; vân

còn những bấ t câp , chưa phu hơp trong thưc tê . Nhiêu văn ban luât , cơ chê ,

chính sách tuy được quy định nhưng mang tính hình thức , khâu hiêu… ; việc

lồng ghép vấn đề nươc biên dâng, biến đổi khí hậu vào trong các chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch vẫn còn lúng túng do thiếu hướng dẫn cụ thể. Việc phối hợp

giữa các Bộ, ngành, địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu tuy đã được

Page 33: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

33

quan tâm nhưng kết quả còn rất hạn chế, không ít các hoạt động còn mang tính

đơn lẻ, rời rạc; chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, thuận tiện giữa các cơ quan

Trung ương với các địa phương hay giữa các địa phương trong công tác về biến

đổi khí hậu. Thiếu các quy định về chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ

liệu giữa các cơ quan liên quan.

Biến đổi khí hậu đang ngày một khó lường ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội

và đời sống nhân dân, tình hình sạt lở, sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long ngày

càng phức tạp. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động ứng phó với

biến đổi khí hậu còn hạn chế; việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào trong

các chiến lược, quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới,

cần tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu,

Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), Chương trình mục

tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 2016 - 2020, Kế hoạch

triển khai thỏa thuận Paris về BĐKH. Tập trung triển khai Kế hoạch hành động

thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng

sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ

thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường; cập

nhật, hoàn thiện và công bố định kỳ Kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển

dâng cho Việt Nam đến năm 2100.

2.7. Về lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản

lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật phục vụ công tác quản lý và triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ trên

phạm vi cả nước, đã bước đầu đáp ứng được công tác quản lý nhà nước cũng

như việc thực thi pháp luật về đo đạc và bản đồ. Việc áp dụng các văn bản quy

phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ đã mang lại những hiệu quả nhất định trong

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và một số mục

tiêu quan trọng khác. Đặc biệt, Luật Đo đạc và bản đồ đã được ban hành với

nhiều điểm mới, mang tính đột phá về thể chế chính sách trong lĩnh vực đo đạc

và bản đồ, đảm bảo thống nhất về đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước, tránh

chồng chéo trong công tác quản lý và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo

đạc và bản đồ từ Trung ương đến địa phương và giữa các bộ, ngành; tăng cường

phân cấp trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ

cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tạo chủ động cho các địa phương thực hiện các

nhiệm vụ đo đạc và bản đồ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương; phát huy được các nguồn lực của xã hội trong hoạt động đo

đạc và bản đồ; góp phần củng cố, nâng cao năng lực của địa phương trong lĩnh

vực đo đạc và bản đồ. Tại địa phương, bước đầu đã thực hiện tốt các nhiệm vụ:

thẩm định hồ sơ cấp phép; tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác

hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước và tổ chức triển khai hoạt động đo

đạc và bản đồ còn một số vấn đề tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của giai

đoạn phát triển và hội nhập quốc tế, như: hoạt động đo đạc còn chồng chéo, lãng

Page 34: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

34

phí; việc quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ còn bất

cập, chưa đáp ứng được yêu cầu chia sẻ, sử dụng chung; công tác quản lý hoạt

động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chưa đầy đủ, thống nhất; việc phân cấp

giữa Trung ương và địa phương chưa phù hợp; công tác quản lý xuất bản phẩm

bản đồ chưa chặt chẽ; công tác xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ còn hạn

chế…Do kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc và bản đồ của địa phương còn hạn

chế nên việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo

đạc và bản đồ còn hạn chế. Nhu cầu sử dụng dữ liệu viễn thám của địa phương

không nhiều nên việc theo dõi, quản lý hoạt động này chưa được quan tâm, hoạt

động chưa hiệu quả. Một số địa phương chưa thực sự chủ động triển khai thực

hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ theo phân cấp; chưa ban hành kịp thời hoặc

ban hành chưa đầy đủ quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ theo pháp

luật; còn hạn chế về kinh phí, nhân lực và điều kiện kỹ thuật. Một số quy định

của pháp luật mới được ban hành, chưa có đủ thời gian thực hiện.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển ngành đo

đạc và bản đồ đến năm 2030; xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc

gia; hoàn thiện hệ quy chiếu, hệ thống lưới điểm tọa độ, độ cao, trọng lực quốc

gia kết nối với hệ quy chiếu quốc tế, hệ thống thông tin địa lý theo chuẩn quốc

tế. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu không gian địa lý của Việt Nam

phục vụ quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, phòng

chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới tọa

độ, độ cao, độ sâu, trọng lực quốc gia. Xây dựng, quản lý, sử dụng, cung cấp tín

hiệu định vị vệ tinh từ các trạm CORS; xây dựng các sản phẩm đo đạc, bản đồ

mới, phù hợp với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của xã hội. Triển khai

các chương trình hỗ trợ Lào, Campuchia; đẩy mạnh tham gia các diễn đàn khu

vực, quốc tế về địa danh và bản đồ góp phần bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.

2.8. Về lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển

và hải đảo

Công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo góp phần tích cực vào việc phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh, quốc phòng

và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 Khoá X về Chiến lược Biển

Việt Nam đến năm 2020. Một trong những thành tựu nổi bật trong việc thực

hiện Chiến lược biển là việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

về biển, hải đảo, gồm hệ thống pháp luật phục vụ quản lý tổng hợp, các luật

chuyên ngành và các quy hoạch phát triển các vùng biển và các ngành.

Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trong

quản lý biển cũng đã được chú trọng, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật

được ban hành nhằm thể chế hóa cơ chế phối hợp trong việc quản lý biển, đặc

biệt là phối hợp trong việc thực thi pháp luật trên biển. Đã có sự phân công rõ

ràng giữa các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc thực

thi pháp luật trên biển đối với từng hoạt động đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữ

các lực lượng. Hệ thống các có quan quản lý về biển từ trung ương đến địa

phương đã được thành lập và đi vào hoạt động, bước đầu đã phát huy vai trò

Page 35: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

35

quản lý tổng hợp về tài nguyên và môi trường biển.

Với việc hình thành cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về

biển và hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thống quản lý nhà nước

về biển ở nước ta đã hoàn thiện thêm một bước và bước vào một giai đoạn mới.

Hệ thống này rất cần được tăng cường năng lực nhằm bảo đảm phát huy hiệu

quả quản lý, đặc biệt là cần nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, liên vùng và

hướng mọi hoạt động quản lý khai thác biển, đảo trong các ngành, lĩnh vực phù

hợp với những chuẩn mực và yêu cầu của quản lý tổng hợp tài nguyên và biển

môi trường biển, hải đảo theo nguyên tắc phát triển bền vững.

Tuy hệ thống pháp luật về biển và hải đảo đã có sự tiến bộ vượt bậc, song

chưa thực sự đủ mức, chưa thể hiện được tính tổng hợp và thống nhất cao trong

quản lý về biển; vẫn còn có sự chồng lấn giữa các ngành, lĩnh vực. Còn thiếu

các văn bản rất quan trọng, chưa được ban hành như: việc phân định ranh giới

quản lý biển phần biển ven bờ giữa các địa phương (tỉnh, huyện, xã); Chưa công

bố tên địa danh đối với các đảo, đá, bãi ngầm trên các vùng biển Việt Nam, đặc

biệt là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chưa có luật quản lý các đối

tượng đặc thù như các đảo không người; quy định về về việc lấn biển; và trong

tương lại không xa cũng cần xem xét ban hành các quy định như quy định về cơ

chế quản lý các thành phố nổi trên biển… Chưa xây dựng, ban hành được quy

hoạch không gian biển, là loại quy hoạch quan trọng nhất, có tính định hướng

cho tất cả các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phát triển khác.

Cơ chế quản lý tài nguyên, đặc biệt tài nguyên biển và hải đảo còn theo cơ

chế ngành, còn nhiều lĩnh vực chưa tập trung được về đầu mối; các khái niệm,

công cụ quản lý tổng hợp còn thiếu, chính vì thế trong công tác quản lý theo

phương thức tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã qua gặp

nhiều khó khăn. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong

trao đổi thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; cơ sở vật

chất, trang thiết bị, tài chính công phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ

môi trường biển và hải đảo còn hạn hẹp, chưa được bố trí đầy đủ và hợp lý.

Quản lý tổng hợp về biển và hải đảo rộng, liên quan đến nhiều sở, ngành,

mang tính kỹ thuật sâu, đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi

trường biển và hải đảo, để làm cơ sở tham mưu hoạch định các cơ chế chính

sách, công cụ quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Trong khi đó

đội ngũ công chức ít được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn sâu, dẫn đến rất

khó khăn trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ.

Việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và

bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được quy định cụ thể tại một số văn bản

quy phạm pháp luật; cơ quan quản lý biển từ trung ương đến địa phương đã có,

nhưng cũng đã bộc lộ những hạn chế: Cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp về tài

nguyên và môi trường đã có, song chưa được giao đầy đủ chức năng “quản lý

tổng hợp và thống nhất về biển”, chưa đủ mạnh. Chưa có cơ quan chuyên trách

quản lý về biển cấp huyện, cấp xã có biển chưa có biên chế quản lý riêng. Đội

Page 36: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

36

ngũ cán bộ quản lý nhà nước về biển, đảo vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất

lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện phục vụ quản lý còn hạn chế và

nghèo nàn. Còn có sự tách rời giữa cơ quan quản lý tổng hợp về tài nguyên môi

trường biển với các cơ quan thực thi pháp luật trên biển.

Trong thời gian tới, cần kiên trì định hướng quản lý tổng hợp và thống nhất

về biển. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách đầy đủ, phù

hợp với luật pháp quốc tế mà Việt Nam tham gia, bảo đảm quản lý tổng hợp và

thống nhất về biển hiệu lực, hiệu quả. Nghiên cứu và xây dựng, ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phân định ranh giới quản lý biển

phần biển ven bờ giữa các địa phương (tỉnh, huyện, xã); công bố tên địa danh

đối với các đảo, đá, bãi ngầm trên các vùng biển Việt Nam, đặc biệt là trên hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành Nghị định của Chính phủ về thống

nhất tên gọi bằng tiếng Việt Nam; quy định quản lý các đối tượng đặc thù như

các đảo không người; quy định về về việc lấn biển…Đẩy mạnh công tác điều tra

cơ bản, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

biển. Tăng cường, mở rộng quy mô hợp tác quốc tế trong điều tra, nghiên cứu

một số vấn đề quan trọng của Biển Đông nhằm tạo một bước chuyển biến mới,

nâng cao giá trị khoa học và thực tiễn của các sản phẩm được tạo ra. Xây dựng

hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về biển, hải đảo và về tài nguyên,

môi trường biển, kết nối với các cơ quan trung ương và địa phương, để tăng hiệu

quả khai thác, sử dụng dữ liệu điều tra cơ bản cần thiết cho phát triển kinh tế -

xã hội. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển trong các lĩnh vực hợp tác phối hợp

tìm kiếm cứu nạn, ô nhiễm môi trường, thiên tai trên biển và những vấn đề liên

quan khác phù hợp với quy định của các điều ước, công ước quốc tê mà Việt

Nam là thành viên; nghiên cứu đại dương với các nước, các tổ chức quốc tế trên

các vùng biển quốc tế, của các nước, kể các các vùng cực. Hoàn thiện tổ chức bộ

máy từ Trung ương đến địa phương trong lĩnh vực biển, hải đảo theo hướng

quản lý tổng hợp và thống nhất, nâng cao năng lực hoạch định, điều phối và thực

thi chính sách biển. Trước mắt, củng cố lực lượng thực thi pháp luật trên biển,

bảo đảm gắn chặt giữa việc hoạch định, điều phối và thực thi kiểm soát chính

sách, pháp luật biển; từng bước “dân sự hóa” lực lượng thực thi pháp luật trên

biển; củng cố tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng quản lý tổng hợp và thống

nhất về biển, hải đảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương. Sửa

đổi, bổ sung các nghị định, quyết định về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện

ở các huyện đảo. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, xây dựng cơ chế phối

hợp thường xuyên giữa các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện Chiến

lược biển. Tăng cường phân công, phân cấp cho các địa phương phát huy tính

chủ động, sáng tạo trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược biển

đi đôi với xác định rõ trách nhiệm, yêu cầu về kết quả đạt được. Củng cố, nâng

cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các ngành, địa

phương trong triển khai thực hiện Chiến lược biển. Tăng cường đầu tư hiện đại

hóa cơ sở, phương tiện và trang thiết bị các cơ quan quản lý tổng hợp và thống

nhất về biển, hải đảo, các cơ quan nghiên cứu khoa học về biển từ Trung ương

Page 37: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

37

đến địa phương.

2.9. Về lĩnh vực viễn thám

Thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quản lý, ứng

dụng viễn thám trên phạm vi cả nước đã được xây dựng và hoàn thiện. Tổ chức

giám sát thường xuyên diễn biến về tài nguyên và môi trường đặc biệt là giám

sát biển, đảo, hoạt động khai thác tài nguyên nước ngoài biên giới, quy hoạch sử

dụng đất và biến đổi khí hậu bằng công nghệ viễn thám. Đầu tư cơ sở hạ tầng

viễn thám hiện đại, đồng bộ đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ các

nhiệm vụ quản lý tài nguyên, giám sát môi trường, thiên tai, ứng phó với biến

đổi khí hậu, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy

mạnh hợp tác quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng,

chia sẻ, trao đổi dữ liệu viễn thám, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ viễn

thám trong giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là ứng dụng

công nghệ viễn thám giám sát thiên tai, biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, hành lang pháp lý phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về

viễn thám hiện vẫn còn thiếu (chưa có Luật, còn thiếu nhiều văn bản quy phạm

trong quản lý, kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn). Một số chủ trương, chính sách

của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên, ứng dụng viễn thám nhưng vẫn

còn ít và chưa được chuyển thành các nhiệm vụ cụ thể. Các văn bản quản lý nhà

nước, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật lĩnh vực viễn thám vẫn đang trong quá

trình xây dựng, hoàn thiện.

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh ứng dụng viễn thám ở

hầu hết các địa phương còn hạn chế, chỉ một số ít Sở Tài nguyên và Môi trường

của các tỉnh, thành phố lớn (như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng,

Khánh Hòa) có ứng dụng viễn thám và có cán bộ kỹ thuật, chuyên môn am hiểu

về viễn thám. Các tỉnh, thành phố khác hiện chưa bố trí kinh phí hoặc chưa có

cơ chế thúc đẩy việc khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám trong

triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện xây dựng kế hoạch phát triển

viễn thám giai đoạn 2015 - 2025 làm tiền đề và định hướng cho sự phát triển dài

hạn của lĩnh vực viễn thám và xây dựng Chiến lược phát triển viễn thám quốc

gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Triển khai thực hiện dự án xây dựng

cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia bảo đảm đồng bộ và thống nhất với cơ sở dữ

liệu tài nguyên môi trường, tạo cơ sở cho việc công bố siêu dữ liệu viễn thám

quốc gia, tạo thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám phục vụ

công tác quản lý, nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng viễn thám phục vụ cho phát

triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện quy trình giám sát, giám sát nhanh bằng viễn

thám và xây dựng kế hoạch định kỳ báo cáo kết quả giám sát các khu vực nhạy

cảm, thực hiện việc giám sát các biến động khu vực bảo vệ môi trường và đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ cao đã đề cập đến biên giới quốc gia, các đảo xa bờ,

các khu vực ô nhiễm, biến động nguồn nước.

2.10. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Page 38: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

38

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp,

nhạy cảm, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp,

tổ chức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế -

xã hội và sự phát triển của đất nước; vi phạm pháp luật thường xuyên phát sinh,;

nhiều khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo; do đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo đóng vai trò rất quan trọng.

Thời gian qua, với sự đổi mới toàn diện trong công tác thanh tra, kiểm tra

về tài nguyên và môi trường, Bộ đã từng bước tạo điều kiện đưa cả hệ thống

các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương tham gia vào

công tác thanh tra, kiểm tra, tạo được sự thống nhất, phối hợp hiệu quả giữa

Trung ương và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra

tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn như vấn đề vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực đất đai, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong các

dự án đầu tư. Qua thanh tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế trong

công tác quản lý, chỉ rõ những sai phạm, kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm

minh đối với những cá nhân, tập thể có sai phạm, khuyết điểm, góp phần vào

việc khắc phục tồn tại, hạn chế xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng tài

nguyên và môi trường. Đồng thời, kiến nghị với cấp có thẩm quyền kịp thời

điều chỉnh các quy định của địa phương cho phù hợp với các quy định của

pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hàng năm,

Ngành tiến hành 2.000 - 2.500 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 8.000 - 9.000

tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Qua công tác

thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật về tài nguyên và môi trường, cụ thể: hàng năm đã xử phạt vi phạm hành

chính hàng nghìn tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng, kiến

nghị thu hồi hàng nghìn ha đất sử dụng sai mục đích. Đã thiết lập các đường

dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm,

nhũng nhiễu trong các lĩnh vực như: đất đai, môi trường; lập các tổ công tác để

kịp thời giải quyết các nội dung phản ánh của người dân, doanh nghiệp20

.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên

và môi trường đã bộc lộ những hạn chế cần kịp thời khắc phục như: việc trao

đổi, cập nhật thông tin về tình trạng vi phạm pháp luật tài nguyên và môi

trường giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn chậm trễ; sự phối

hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; tình

20

Trong năm 2018, toàn ngành đã tổ chức tiếp 3.317 lượt với tổng số 3.868 lượt người, trong đó

có 105 lượt đoàn đông người với 659 người; tiếp nhận 10.443 lượt đơn thư (giảm 21,1% so với năm

2017), trong đó có 7.144 lượt đơn đủ điều kiện xử lý; đã có văn bản hướng dẫn, giải quyết 5.634 đơn

thư, đạt 78,86% số vụ việc đủ điều kiện xử lý. Bộ TN&MT đã tiếp 310 lượt với 558 người, trong đó

có 32 lượt đoàn đông người với 262 người (giảm 15,8% so với năm 2017); tiếp nhận, xử lý 3.059 lượt

đơn thư (giảm 5,8% so với năm 2017), trong đó có 1.430 đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý. Bộ đã

cử Đoàn thẩm tra, xác minh 36/36 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, đã báo cáo Thủ tướng Chính

phủ giải quyết 23 vụ việc; cử đoàn thẩm tra, xác minh 32/32 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, ban

hành quyết định giải quyết 10 vụ việc, 04 vụ việc gửi văn bản đề nghị địa phương giải quyết lại, đình

chỉ 02 vụ việc do công dân rút đơn. Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ban Dân

nguyên của Quốc hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát lại, xử lý nhiều vụ việc khiếu kiện

phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Page 39: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

39

trạng chồng chéo về đối tượng thanh tra vẫn xảy ra, gây khó khăn cho hoạt

động của các doanh nghiệp. Do đó, đã dẫn đến một số hành vi vi phạm

nghiêm trọng pháp luật về tài nguyên và môi trường (nhất là lĩnh vực môi

trường và tài nguyên nước) chưa được phát hiện và xử lý kịp thời gây ảnh

hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, gây bức xúc trong

dư luận xã hội…

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,

giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường. Tập

trung thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác quản lý,

sử dụng đất của các nông, lâm trường, tình hình sử dụng đất của các dự án chậm

triển khai, để lãng phí đất đai, tăng cường thanh tra đột xuất giải quyết tình trạng

nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận. Thực hiện tốt công tác tiếp

công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở từng cấp. Triển khai các tổ công tác rà

soát, tập trung giải quyết các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và các vụ việc

thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ, các vụ việc tồn đọng kéo dài.

III. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trƣờng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài nguyên và môi trường, đội

ngũ công chức, viên chức trong ngành thời gian qua cũng đã được củng cố, tăng

cường.

3.1. Ở Trung ƣơng

3.1.1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Tính đến 31 tháng 12 năm 2018, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động Bộ Tài nguyên và Môi trường có khoảng 11.560 người.

Số lượng công chức, viên chức, người lao động; trình độ đào tạo; độ tuổi

được thể trong các biểu sau:

Về số lƣợng công chức, viên chức:

Page 40: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

40

Về trình độ đào tạo:

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Khối quản lý nhà nước Khối sự nghiệp

6.63 3.1

41.2

22.4

43.4

46.5

8.77

28.1

Trình độ đào tạo nhân lực Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Trình độ khác

Về độ tuổi:

Page 41: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

41

Nhân lực theo độ tuổi

Trên 50 tuổi

Từ 20 đến 50

Dưới 30 tuổi

- Hạn chế, bất cập về số lƣợng:

Những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao bổ sung một số

chức năng, nhiệm vụ và thành lập mới các tổ chức21

; tuy nhiên đến nay, nhiều tổ

chức đã thành lập nhưng chưa được giao biên chế công chức (trừ Cục Viễn

thám quốc gia). Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn bị

cắt giảm biên chế theo định mức chung; dẫn đến có một số đơn vị mới thành lập

(Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Cục trực thuộc Tổng cục) số lượng biên chế được

giao không đủ để bố trí cho các vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ được

giao; Mặt khác, hiện nay các đơn vị này đều phải thực hiện chính sách cắt giảm

biên chế theo quy định, do đó, việc bố trí, sử dụng công chức theo vị trí việc làm

rất khó khăn.

- Hạn chế, bất cập về cơ cấu, trình độ nhân lực:

Phần lớn số công chức, viên chức được đào tạo về các chuyên ngành kỹ

thuật, thiếu kỹ năng quản lý; một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công

chức, viên chức có trình độ cao, chuyên môn sâu. Số công chức, viên chức,

chuyên gia được đào tạo trình độ cao ở các nước tiên tiến trên thế giới trước đây

đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu hiện nay chưa có đội ngũ chuẩn bị thay thế.

Đa số viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động điều tra cơ

bản, dự báo như các liên đoàn địa chất, khoáng sản và tài nguyên nước; các đài,

trạm, trung tâm khí tượng thủy văn; các trung tâm, doanh nghiệp điều tra, quan

trắc về đo đạc, bản đồ, đất đai, môi trường, biển, hải đảo. Tuy nhiên, số viên

21

Cục Viễn thám quốc gia; Cục Quản lý tài nguyên nước có các chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh,

khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên; Tổng cục Môi trường được thành lập

Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Cục Môi trường miền Nam; Cục Quản lý chất thải và

Cải thiện môi trường có thêm Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Chi cục Bảo vệ môi

trường lưu vực sông Nhuệ Đáy; Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Page 42: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

42

chức có trình độ cao, được đào tạo cơ bản tại Liên Xô và các nước xã hội chủ

nghĩa trước đây đều đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu đã gây ra sự hụt hẫng

về đội ngũ công chức, viên chức có trình độ cao, chuyên môn sâu ở một số lĩnh

vực.

3.1.2. Các Bộ, cơ quan liên quan

Bên cạnh đó, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tài nguyên và môi

trường ở các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác có khoảng 10.000 người

(các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Giao thông; Xây dựng;

Công thương; Kế hoạch và Đầu tư….) (chưa kể lực lượng cảnh sát môi trường

và lực lượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp về tài nguyên và môi trường

trong quân đội).

Theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính

phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan

nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tại các khu kinh tế, doanh nghiệp nhà nước

đều phải bố trí nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường, ước tính số lượng

này có khoảng 20.000 người.

3.2. Ở địa phƣơng

Tính đến 31 tháng 12 năm 2018, theo số liệu thống kê của 26 tỉnh/thành

phố, đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường ở địa

phương có 22.860 người: cấp tỉnh có 9.337 người; cấp huyện có 2.790 người;

cấp xã: có 10.733 người.

Trong đó, có 11.909 công chức: cấp tỉnh có 1604 người; cấp huyện có

2.455 người và cấp xã có 7.850 người. (chèn biểu đồ)

Về trình độ đào tạo các cấp:

3.2 0 0

33.3

16.94.2

51.1

73.8

43.3

7.5 9.3

52.5

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã

Trình độ đào tạo các cấp

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Dưới đại học

Về chuyên ngành đào tạo các cấp:

Page 43: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

43

- Hạn chế, bất cập về số lƣơng:

Đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường ở địa

phương còn khá mỏng trong khi nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi

trường đòi hỏi tính chất chủ động, kịp thời ngày càng lớn.

Ở cấp tỉnh, kể từ khi thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường (năm 2003)

đến nay, biên chế của các Sở được tăng không tương xứng trong khi chức năng,

nhiệm vụ của ngành đã tăng từ 06 lĩnh vực quản lý, đến nay đã được giao bổ

sung lên đến 09 lĩnh vực với khối lượng công việc, mức độ phức tạp ngày càng

gia tăng.

Theo số liệu thống kê, vào thời điểm thành lập, số biên chế của Sở Tài

nguyên và Môi trường trung bình khoảng 37 người (biên chế của Sở địa chính).

Đến nay, sau 15 năm thành lập, các Sở Tài nguyên và Môi trường ngoài quản lý

lĩnh vực đất đai, đã quản lý thêm 07 lĩnh vực khác (đối với những địa phương có

biển thì thêm lĩnh vực biển và hải đảo), khối lượng công việc đã tăng lên rất

nhiều (tăng khoảng 85%), song số biên chế tăng thêm trung bình là 12 người

(tăng khoảng 25%). Có Sở22

không tăng biên chế (hiện nay, hầu hết các Sở có từ

50-60 biên chế, cá biệt có một số Sở23

chỉ có 36-38 biên chế). Tính trung bình số

biên chế công chức của Sở Tài nguyên và Môi trường được giao chiếm 2,6%

trong tổng biên chế công chức cấp tỉnh (trong khi một số lĩnh vực khác như:

nông nghiệp phát triển nông thôn chiếm 11,2%; xây dựng chiếm 3%; giao thông

vận tải chiếm 2,8%). Trong khi đó, theo số liệu thống kê, số lượng thủ tục hành

chính cấp tỉnh đã xử lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường khá cao, chiếm

khoảng 30% tổng số thủ tục hành chính cơ cấp tỉnh nên việc thực hiện nhiệm vụ

là rất khó khăn. Số lượng biên chế được giao ít dẫn tới các Sở không thành lập

22

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng 23

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh: Lai Châu, Đắc Nông, Bạc Liệu, Quảng Trị

Page 44: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

44

được các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp theo Thông tư số

50/2014/TTLT-BTNMT-BVN.

Ở cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường được giao 06 - 07 biên chế.

Cá biệt có Phòng Tài nguyên và Môi trường24

chỉ có từ 03 - 04 biên chế. Trong

khi đó, theo số liệu thống kê, số lượng thủ tục hành chính cấp huyện đã xử lý

trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhiều, chiếm khoảng 42,9% tổng số thủ

tục hành chính đối với các lĩnh vực nên việc thực hiện nhiệm vụ là rất khó khăn.

Biên chế ít dẫn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Phòng Tài

nguyên và Môi trường chưa cao, còn thiếu sót, một số lĩnh vực chưa hoạt động.

Ở cấp xã, hiện nay, mỗi xã bố trí 01-02 cán bộ làm công tác tham mưu,

giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các

lĩnh vực: đất đai, tài nguyên, môi trường nhưng kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ

khác về xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp, và nông thôn mới trên địa

bàn, do vậy, không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do khối lượng công việc quá

nhiều, phạm vi công việc lớn.

- Hạn chế, bất cập về cơ cấu, trình độ nhân lực

Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức địa phương không đồng đều, đặc biệt là

cấp huyện và cấp xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, cần

được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Tỷ lệ cán bộ quản lý ở

các lĩnh vực còn mất cân đối, hiện nay đang tập trung nhiều ở lĩnh vực quản lý

đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên

nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương

hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ ngành địa chính trước đây. Khối

lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các

vấn đề về quản lý đất đai; tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi

trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa

phương có biển) ngày càng trở nên cấp thiết và cần bố trí một cơ cấu nhân lực

phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu

là quản lý đất đai, kinh tế. Đối với các chuyên ngành môi trường, địa chất số

lượng cán bộ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo

làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường ở địa phương. Thực tế hiện nay, các địa phương đứng trước tình

trạng khan hiếm nhân lực được đào tạo đúng chuyên môn. Số lượng cán bộ

chuyên môn có chuyên ngành phù hợp và trình độ vững vàng ở các địa phương

không nhiều. Việc tuyển dụng người có năng lực chuyên môn, được đào tạo chính

quy là rất khó, kể cả ở các đơn vị cấp Sở.

Theo số liệu thống kê, có đến hơn 43% cán bộ địa chính xã có trình độ đại

học, song cũng có tới 52,5% cán bộ địa chính xã có trình độ dưới đại học, rất ít

24

Phòng Tài nguyên và Môi trường: huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ tỉnh Hậu Giang; huyện Đà Bắc,

huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình; huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định; huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh;

huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng; huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

Page 45: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

45

cán bộ địa chính xã được đào tạo về môi trường (11,2%). Tỷ lệ thay đổi cán bộ

địa chính xã phường trong cả nước lên tới 20-25% trên một năm. Đây cũng

chính là nguyên nhân khiến các địa phương (cấp huyện, cấp xã) còn gặp nhiều

khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các chức năng được giao.

IV. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức

ngành tài nguyên và môi trƣờng

Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung đã được Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ tiến hành rà soát, hoàn thiện các

văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đồng bộ, khoa học

và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính và hội nhập quốc tế25

. Xác

định việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản pháp luật về đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những ưu tiên hàng đầu, là

một trong 04 trụ cột quan trọng nhất (thể chế - chính sách, cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng, chương trình, tài liệu bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên ) của công tác đào

tạo, bồi dưỡng; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn

thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành tài nguyên và môi trường26

;

hoàn thành việc tổ chức biên soạn các loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng phục

vụ bồi dưỡng đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, chuyên

môn nghiệp vụ và yêu cầu của vị trí việc làm lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đến nay, hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nêu trên đã được áp dụng

trong việc đào tạo, bồi dưỡng cho toàn bộ đội ngũ công chức, viên chức từ Trung

ương đến địa phương. Nhờ đó, đội ngũ công chức, viên chức ngành đã nhận thức

sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, xác định đây vừa là

trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của từng đơn vị, từng cá nhân và có các bước đi cụ

thể để hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng cho đội

ngũ cán bộ, lãnh đạo ngành tài nguyên và môi trường và các cán bộ quy hoạch

các chức danh lãnh đạo, quản lý bởi đây là lực lượng nòng cốt sẽ chèo lái con

thuyền ngành tài nguyên và môi trường ngang tầm khu vực và thế giới. Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã ban hành quy định về tiêu chuẩn công chức, viên chức

25 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều

của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP; Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ

Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Chỉ thị số 28/CT-TTg

ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo,

quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài

chính trong quá trình thực hiện Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010; ban hành Thông tư số

36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử

dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

26 điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030; đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ; Kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ giai đoạn 2016 - 2020; Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ; Quy chế quản lý hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo

trực thuộc Bộ...Trên cơ sở đó, việc thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức

ngành tài nguyên và môi trường luôn bảo đảm theo đúng quy định

Page 46: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

46

lãnh đạo, quản lý các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và

quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở tài nguyên và môi

trường thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dựa trên

chuẩn năng lực đã được ban hành, đối với các cấp lãnh đạo, quản lý ngoài việc

đáp ứng các tiêu chuẩn chung còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành tài

nguyên và môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các chuyên

gia trong các lĩnh vực quản lý của Bộ xây dựng và ban hành các chương trình bồi

dưỡng nghiệp vụ quản lý tài nguyên và môi trường dành cho lãnh đạo sở tài

nguyên và môi trường; chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý tài

nguyên và môi trường dành cho cán bộ quản lý cấp huyện. Các chương trình này

được xây dựng dựa trên năng lực để trang bị cho người học những kiến thức và kỹ

năng cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý của ngành tài nguyên và môi trường.

Việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, viên

chức của ngành tài nguyên và môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường

giao cho 03 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ, gồm: Trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành

phố Hồ Chí Minh và Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi

trường. Trong đó, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường

được thành lập trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại các đơn vị được giao chức năng

đào tạo, bồi dưỡng trong Bộ27

.

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; chất lượng giảng dạy của đội ngũ

giảng viên, giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn lựa chọn những cán bộ khoa học đầu

ngành, chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm và uy tín của các đơn vị trong và ngoài

Bộ; các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các bộ, ngành Trung ương; các nhà khoa học

có uy tín ở những cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học khác tham

gia giảng dạy các lớp.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành tài nguyên và môi

trường thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau:

Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng còn khó khăn,

hạn chế; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ còn thiếu thốn về cơ sở vật chất,

phòng học, trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy. Trong đó, khó khăn nhất là

cơ sở vật chất của các trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành

phố Hồ Chí Minh chưa được đánh giá đạt chuẩn chủ yếu là do chưa đáp ứng về

tiêu chí tổng diện tích đất đang sử dụng (chỉ có 5.400 m2 ở cơ sở 1 hiện nay),

đặc biệt là Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường hiện nay

mới chỉ có 350 m2.

27

Gồm: Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường Hà Nội; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông trực thuộc Tổng cục Môi trường;

Trung tâm Đào tạo và Truyền thông trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai; Trung tâm Đào tạo và

Truyền thông trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi

dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.

Page 47: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

47

Việc thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo về tài nguyên và

môi trường nhằm hình thành các liên kết vùng, khu vực, tạo dựng các diễn đàn

trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý giáo dục, đào tạo, nghiên

cứu và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thực hiện quy hoạch này còn có

nhiều khó khăn do chưa có quy định cụ thể về cơ chế thực hiện và cần có sự

phối hợp với nhiều cơ quan, cần nhiều nguồn lực để thực hiện.

Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ học tập và tự học, để nâng

cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao

động của ngành hiện nay rất lớn, tuy nhiên, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng

theo yêu cầu do kinh phí còn hạn chế, đặc biệt kinh phí dành cho viên chức, chủ

yếu là tự túc từ phía người học28

; cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi

dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các

phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu

gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường

lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng

làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc

hậu, thiếu thực chất.

Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho

công chức, viên chức cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên, vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà

nước; vẫn còn một số chương trình, tài liệu còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu

tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ và tổng kết thực

tiễn; còn tập trung nhiều vào bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh mà

chưa chú trọng đến bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên ngành để nâng cao

năng lực làm việc. Thực tế bồi dưỡng ngắn hạn cập nhật kiến thức, kỹ năng,

kinh nghiệm và phương pháp làm công việc một cách phù hợp cho cán bộ, công

chức hành chính là giải pháp tối ưu, giúp cán bộ, công chức năng động, chuyên

nghiệp làm việc có chất lượng, hiệu quả hơn.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đã

được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, một phần nguyên nhân do các

nguồn lực đầu tư, cơ chế, chính sách thu hút cán bộ, giảng viên còn khó khăn;

việc huy động giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên là lãnh đạo, quản lý các cấp,

là chuyên gia, cán bộ khoa học có nhiều kinh nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do

chưa có cơ chế, chính sách và quy định cụ thể về vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và

trách nhiệm của đội ngũ này với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Vẫn còn một bộ phận công chức, viên chức chưa hiểu rõ về nghĩa vụ,

quyền lợi và trách nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng; chưa thực sự có ý thức

trong quá trình học tập, bồi dưỡng; một số thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm đến

28

Theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính thì từ nay ngân

sách nhà nước không cấp kinh phí đào tạo cho viên chức

Page 48: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

48

thực hiện việc lựa chọn, cử công chức, viên chức đi học đúng đối tượng, đúng

quy hoạch để tham gia các lớp học nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của công

tác đào tạo, bồi dưỡng.

Chưa có cơ chế, quy định rõ việc tổ chức bồi dưỡng và thực hiện cấp chứng

chỉ hành nghề trong lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên và môi trường.

Nhìn chung hoạt động đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn dàn trải, số lớp, số khóa

và số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo bồi dưỡng nhiều nhưng

chưa trọng tâm, trọng điểm, tạo sự đổi mới, sáng tạo, bứt phá. Các chương trình,

tài liệu bồi dưỡng mặc dù đã được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa nhưng vẫn còn

mang nhiều tính hàn lâm, thời gian học tập dài. Hiện nay, các chương trình, tài

liệu bồi dưỡng chủ yếu vẫn được xây dựng dựa trên sự chủ quan của người viết,

chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, từ yêu cầu công việc của người học.

Việc cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn tình trạng thay

đổi người hoặc cử người đi học không đúng theo điều kiện, tiêu chuẩn của khóa

học qua đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu, tiến độ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Còn tình

trạng một số công chức, viên chức đi học với mục đích chỉ để lấy được chứng

chỉ đáp ứng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng viên chức hoặc yêu cầu của

vị trí việc làm nên không chú trọng đến việc học tập, bồi dưỡng để lấy kiến thức,

kỹ năng làm việc. Điều này gây nên tình trạng công chức, viên chức tham gia

bồi dưỡng theo kiểu đối phó, không tương tác tốt với giảng viên và các học viên khác.

Qua nghiên cứu, tổng hợp, kết hợp với công tác kiểm tra của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, có thể thấy, những hạn chế nêu trên xuất phát từ những

nguyên nhân cơ bản, hàng đầu là chúng ta chưa tổ chức thực hiện bồi dưỡng

theo vị trí việc làm, theo yêu cầu công việc cho công chức, viên chức một cách

triệt để, bài bản và thực chất. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các nội dung

của công tác đào tạo, bồi dưỡng, như: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; biên

soạn chương trình, tài liệu; xây dựng đội ngũ giảng viên; áp dụng phương pháp

giảng dạy tích cực; tổ chức, sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng…;

Các chế độ, chính sách bồi dưỡng hiện hành chưa tạo sự chủ động, trách nhiệm

và trao quyền cho công chức, viên chức trong việc nâng cao trình độ, năng lực

làm việc của mình. Việc học tập của công chức, viên chức phần lớn vẫn phụ

thuộc vào việc cử đi học của cơ quan, chưa xuất phát từ nhu cầu cá nhân, từ yêu

cầu vị trí việc làm/công việc của công chức, viên chức. Do vậy, hiệu quả học

tập, bồi dưỡng chưa cao; Chưa có các cơ chế, chính sách và các hoạt động cụ thể

nhằm thu hút cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tham gia bồi dưỡng công chức, viên

chức; Ngân sách dành cho công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của

công chức, viên chức và của cơ quan, đơn vị sử dụng; Chưa xây dựng quy định

về định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức,

viên chức để thực hiện thống nhất trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; việc xây

dựng kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng

còn có lúc chưa kịp thời.

Page 49: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

49

V. Thực trạng các cơ sở đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và

môi trƣờng

Hiện nay, cả nước có khoảng gần 100 trường đại học, cao đẳng đào tạo các

ngành, chuyên ngành tài nguyên và môi trường (chiếm khoảng 20%); trong đó

có khoảng 20 cơ sở đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trong tổng số 100 cơ sở nêu trên

có khoảng 30 cơ sở có khoa, viện và trung tâm nghiên cứu; 70 cơ sở chỉ mở một

hoặc một số chuyên ngành đào tạo tài nguyên và môi trường như địa chất,

khoáng sản, trắc địa, bản đồ, quản lý đất đai, viễn thám, khí tượng, thủy văn,

quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Các cơ sở đào tạo quy mô lớn gồm có: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc

gia thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học

Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất,

Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên,

Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ,

Đại học Huế, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại

học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh… Các cơ sở này hằng

năm đã đào tạo hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hàng nghìn kỹ sư về lĩnh vực tài

nguyên và môi trường, đáp ứng được một phần nhu cầu nhân lực tài nguyên và

môi trường ở một số lĩnh vực: đất đai, môi trường, địa chất và khoáng sản, khí

tượng, thủy văn, đo đạc và bản đồ. Tuy nhiên, công tác đào tạo về lĩnh vực tài

nguyên và môi trường vẫn còn mất cân đối giữa các ngành, các cấp đào tạo,

nhiều lĩnh vực quản lý mới của ngành chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm mở

ngành đào tạo kịp thời; hệ thống các cơ sở đào tạo thiếu đồng bộ và chưa có tính

liên thông, liên kết cao; đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao trong các cơ sở

đào tạo đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu chưa được chuẩn bị để thay thế

lực lượng đào tạo bài bản trước đây và đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu

khoa học; chưa có quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo các ngành, chuyên

ngành tài nguyên và môi trường; việc đầu tư cơ sở, vật chất, đổi mới giáo trình,

chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy còn manh mún, dàn trải; chưa có chính sách

thu hút học sinh vào học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường khó

tuyển.

Tính riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ hiện có 02 Trường Đại học:

Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí

Minh và 03 Viện đang đào tạo trình độ tiến sỹ, bao gồm: Viện Khoa học Địa

chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,

Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Các trường đại học trực thuộc Bộ đang đào

tạo các chuyên ngành đại học: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí tượng thủy

văn biển; Kế toán; Quản lý tài nguyên nước; Kỹ thuật trắc địa bản đồ; Quản lý

đất đai; Khí tượng học; Thuỷ văn; Công nghệ thông tin; Quản lý tài nguyên môi

trường; Kỹ thuật địa chất; Quản lý biển; Biến đổi khí hậu và phát triển bền

vững; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Khoa học đất; Quản trị Dịch vụ du lịch và

lữ hành; Kế toán. Các chuyên ngành thạc sỹ: Khoa học Môi trường; Kỹ thuật

Trắc địa - Bản đồ; Thuỷ văn; Quản lý Đất đai; Khí tượng và Khí hậu học. Các

Viện trực thuộc Bộ đang thực hiện đào tạo trình độ tiến sỹ các chuyên ngành:

Page 50: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

50

Địa chất học, Khoáng vật học và địa hóa học, Khí tượng và Khí hậu học, Thủy

văn học, Hải dương học, Quản lý tài nguyên và môi trường, Biến đổi khí hậu và

phát triển bền vững, Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ. Các Trường hiện đang đào tạo

với lưu lượng trung bình khoảng 9.000 sinh viên/năm. Tuy nhiên, quy mô đào

tạo giữa các ngành cũng có sự mât cân đối, một số lĩnh vực còn thiếu ngành đào

tạo như lĩnh vực biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả

tài nguyên thiên nhiên; một số ngành đào tạo có đông đảo lượng sinh viên theo

học nhưng một số ngành khác ít có sinh viên học như ngành Khí tượng, Thủy

văn, Địa chất... Tại các Viện, lưu lượng đào tạo hàng năm khoảng 15 nghiên cứu

sinh; tính đến nay, các Viện đã đào tạo được gần 200 tiến sỹ. Các Trường hiện

có điều kiện về cơ sở vật chất29

cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập, sinh hoạt

của học sinh, sinh viên tại thời điểm hiện tại. Các Trường đã được trang bị các

phòng thí nghiệm về môi trường, địa chính, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn,

bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực hành, thí nghiệm và nghiên cứu khoa học

của sinh viên và cán bộ giảng viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng phân

tích, thí nghiệm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được trang bị tương đối

đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tại

các Trường, phòng học còn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ,

phòng thí nghiệm, thực hành chưa được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị thí

nghiệm đã lạc hậu; kinh phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị hàng năm còn hạn

hẹp; diện tích đất và diện tích sàn xây dựng chưa đảm bảo tỷ lệ theo quy định.

Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Trung

ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở

đào tạo triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào

tạo và đã đạt được những kết quả tích cực, được xã hội đánh giá, công nhận,

trong đó có những kết quả tích cực trong công tác tuyển sinh, đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay, đối với một số chuyên ngành đặc thù của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, việc tuyển sinh tại các trường đại học trực thuộc Bộ rất

khó khăn. Một số ngành đòi hỏi thí sinh đầu vào cao trong các môn học như:

toán, lý, hóa, sinh … nhưng số lượng thí sinh đăng ký vào ngành thấp nên không

có cơ hội lựa chọn các thí sinh có chất lượng cao. Một số chuyên ngành, số

lượng thí sinh học theo các khóa chưa đảm bảo cơ cấu mở lớp nhưng các chuyên

ngành gắn với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và đội ngũ giảng viên cơ

hữu đã công tác, gắn bó với trường nhiều năm nên các trường vẫn phải duy trì

tuyển sinh, đào tạo. Điều này gây khó khăn cho công tác đào tạo của trường, đặc

khi các trường tiến tới tự chủ đại học năm vào năm 2020.

Nguyên nhân của việc khó tuyển sinh một số các chuyên ngành của các

trường trực thuộc Bộ một phần do các cơ quan ban ngành đang trong giai đoạn

29

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có 03 cơ sở với diện tích đất trên 7 ha và 4.662

m2 diện tích phòng học và phụ trợ, Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tại tỉnh

Thanh Hóa có mặt bằng 4,5 ha và 2.500 m2 xây dựng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

thành phố Hồ Chí Minh có 02 cơ sở với diện tích đất trên 6 ha.

Page 51: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

51

tinh giảm bộ máy, biên chế, các chuyên ngành tài nguyên môi trường là chuyên

ngành đặc thù nên nhu cầu tuyển dụng không nhiều, sinh viên ra trường khó có

cơ hội tìm kiếm việc làm; chế độ chính sách tiền lương, điều kiện làm việc có sự

chênh lệch giữa cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp nhà nước,

doanh nghiệp tư nhân.... nên không hấp dẫn sinh viên theo học các chuyên

ngành tài nguyên môi trường. Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các ngành đào

tạo đặc thù chưa đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương nên các

trường chưa có cơ sở để thu hút tuyển sinh.

VI. Một số vấn đề đặt ra

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành có tính chất phức tạp, nhạy cảm,

liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức, có tác

động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự

phát triển bền vững của đất nước. Trong bối cảnh, khối lượng công việc ở cả

Trung ương và địa phương ngày càng tăng, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế

lại phải thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy; công tác đào

tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ cán bộ còn nhiều bất cập; công tác

thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn

đến một số hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tài nguyên và môi

trường chưa được phát hiện và xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời

sống kinh tế - xã hội của đất nước, gây bức xúc trong dư luận xã hội…đã tạo

áp lực và là thách thức lớn cho ngành tài nguyên và môi trường. Cụ thể như sau:

6.1. Về chức năng, nhiệm vụ

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại

Nghị định số 36/2017/NĐ-CP cơ bản không có sự trùng lắp, chồng chéo với bộ,

ngành khác nhưng pháp luật chuyên ngành về bảo vệ môi trường, đầu tư, xây

dựng, đa dạng sinh học, quản lý chất thải rắn, quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ

thực vật, tài nguyên nước, thủy lợi, bảo vệ và phát triển rừng… còn có các nội

dung quy định giao thoa về trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà

nước. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ,

ngành liên quan và các địa phương còn chưa đi vào thực chất, hiệu quả; việc

thiếu cơ chế điều tiết liên vùng dẫn đến sự chồng chéo trong quy hoạch, không

khai thác được các tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương cho sự phát triển

chung của vùng.

Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi

trường là những lĩnh vực có tính chất phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp

đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, có tác động lớn đến bảo

đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững

của đất nước. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi

trường chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra xuất phát từ các nguyên nhân như: (1) chưa

có quy chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra,

kiểm tra của Bộ và của các Sở Tài nguyên và Môi trường; chưa có hệ thống

cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư trong toàn Ngành;

(2) nguồn lực về con người, kinh phí, trang thiết bị cho công tác thanh tra, kiểm

Page 52: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

52

tra về tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng được với khối lượng nhiệm vụ

thực tế phát sinh30

; (3) Một số đơn vị phụ trách quản lý một số lĩnh vực đang dễ

phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật (biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, tài

nguyên nước, đo đạc và bản đồ) nhưng chưa được giao chức năng thanh tra

chuyên ngành. Các Chi cục trực thuộc các Sở chưa được giao chức năng thanh

tra chuyên ngành như một số Ngành khác. Do đó, chưa có khả năng huy động

cán bộ chuyên môn từ nhiều đơn vị cho công tác thanh tra, kiểm tra; (4). Khối

lượng đơn thư đến ngành rất lớn, nhất là lĩnh vực đất đai; trong đó, nhiều vụ

việc kéo dài, rất phức tạp31

; (5) Khả năng bám sát địa bàn và giám sát các tổ

chức trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa chặt chẽ nên việc triển

khai các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất phần lớn vẫn còn bị động; đa số các

cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất chỉ được triển khai khi các vi phạm đã được

các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện và đăng tin hoặc do Thủ tướng

Chính phủ chỉ đạo; (6) Thực tế tỷ lệ thu hồi tiền, đất và các tài sản qua thanh tra

vẫn còn thấp32

; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh

tra còn hạn chế dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân sau thanh tra, kiểm

tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra. Do đó,

làm giảm tính hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra.

Các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có sự

phân cấp đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với

mục tiêu quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi

30

Số lượng cán bộ của các cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của Ngành còn thiếu rất

nhiều (theo số liệu tổng hợp năm 2017, tổng số cán bộ của các tổ chức thanh tra về tài nguyên và môi

trường chỉ có 660 người; trong đó có Sở chỉ có 04 cán bộ như: Đắk Nông, Điện Biên, Lạng Sơn, Sơn

La), số lượng cán bộ thanh tra của Ngành chỉ bằng 30 - 50% khi so sánh với một số Ngành khác (Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải) và chỉ bằng 15% so với lực lượng cảnh

sát môi trường (với tổng số 4.300 cán bộ, chiến sỹ). Trong khi đó, đây là Ngành quản lý nhiều lĩnh vực

phức tạp (09 lĩnh vực: đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, khí tượng

thủy văn, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, viễn thám) với phạm vi rộng và số lượng đối tượng quản

lý rất lớn (chỉ tính riêng một số đối tượng có liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường và tài nguyên

nước đã là 283 khu công nghiệp, 615 cụm công nghiệp, 500.000 cơ sở sản xuất, 4.500 làng nghề).

Đồng thời, ngoài các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, cán bộ này còn phải thực hiện các nhiệm vụ tiếp

công dân, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tham gia vào các đoàn công tác liên ngành

khi được yêu cầu.

Số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng còn ít; nội dung chưa phong phú, sát thực nên về cơ bản trình

độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác thanh tra Ngành còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu

cầu ngày càng cao trong công tác (mới tổ chức đào tạo được 50% so với nhu cầu cần đạo tạo, bồi dưỡng

của các đơn vị trong ngành; việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên tại các Sở Tài nguyên và Môi

trường vẫn chưa được chú trọng thực hiện).

Trang thiết bị và cơ sở vật chất cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và công tác tiếp dân, giải quyết đơn

thư khiếu tố còn thiếu và chưa được bổ sung kịp thời để đáp ứng công việc chuyên môn, nhất là các

thiết bị chuyên dụng như: các thiết bị đo, đồ bảo hộ... hầu như không có. Qua khảo sát cho thấy, tại 30

Sở Tài nguyên và Môi trường có gần 300 cán bộ làm công tác thanh tra nhưng chỉ có khoảng 170 máy

tính các loại trong đó nhiều các máy tính đã cũ hoặc chất lượng sử dụng không đáp ứng được yêu cầu

công việc, các thiết bị khác (máy ghi âm, máy đo độ pH, máy đo độ bụi...) hầu như không có tại Thanh

tra các Sở Tài nguyên và Môi trường. 31

Hằng năm ngành tài nguyên và môi trường nhận được 12.000 - 13.000 lượt đơn thư; trong đó, số vụ

việc giải quyết theo thẩm quyền từ 2.000 - 3.000 vụ việc 32

Mới chỉ thu hồi được khoảng trên 40% so với tổng số sai phạm đã phát hiện.

Page 53: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

53

cấp trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, việc phân cấp chưa đồng bộ

về nhiệm vụ, tài chính, nhân sự mà chủ yếu phân cấp về nhiệm vụ. Phân cấp

chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, chưa tương xứng với năng lực

quản lý, đặc biệt là đội ngũ nhân sự còn thiếu về số lượng và yếu kém về chuyên

môn, nghiệp vụ; điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa bảo đảm cho việc

thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, vẫn có sự chồng chéo với các ngành, lĩnh vực

khác, như: ngành Tư pháp (quản lý đất đai - tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất),

ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý tài nguyên nước - xả nước

thải vào công trình thủy lợi, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học), ngành Nội

vụ (lĩnh vực đo đạc và bản đồ - xác định ranh giới hành chính, địa danh)... Mặt

khác, việc phân cấp quản lý trong các quy định của pháp luật đầy đủ, nên quá

trình thực hiện chức năng nhiệm vụ còn nhiều khó khăn, bất cập (chức năng

thanh tra chuyên ngành môi trường chưa được giao cho các chi cục bảo vệ môi

trường nên công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật trong lĩnh bảo vệ

môi trường còn hạn chế); đặc biệt là công tác thực hiện việc phân cấp, ủy quyền

còn hạn chế do số lượng cán bộ của các cơ quan thực hiện công tác thanh tra,

kiểm tra của Ngành còn rất thiếu33

.

6.2. Về tổ chức bộ máy

Ở Trung ương, một số Tổng cục trực thuộc Bộ quản lý lĩnh vực quan trọng,

phạm vi ảnh hưởng lớn, khối lượng, tính chất, mức độ công việc phức tạp, nhạy

cảm, đòi hỏi phải kết hợp quản lý ngành và lĩnh vực; tuy nhiên, về tiêu chí thành

lập theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP cơ bản chưa đáp ứng (do

các lĩnh vực hầu hết đã phân cấp cho địa phương); đối với các Cục, các đơn vị

sự nghiệp thuộc Bộ cần tiếp tục được rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động để

kiện toàn, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, hiện đại, thể hiện

đúng là ngành, chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu cải cách

hành chính.

Ở địa phương, tổ chức bộ máy chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ

lớn, phức tạp được giao. Nhiệm vụ của các phòng, tổ chức thuộc Sở không đồng

đều, dẫn tới thực trạng một số phòng, tổ chức được thành lập nhưng nhiệm vụ,

đối tượng quản lý còn hạn chế. Mô hình tổ chức của các chi cục còn hạn chế,

chưa có sự phân cấp về quyền hạn của Sở cho các chi cục, phát sinh tầng nấc

trung gian và biên chế làm công tác hành chính, văn phòng, cần có sự nghiên

cứu, đánh giá để có hướng kiện toàn. Cơ cấu tổ chức theo quy định chưa bảo

đảm tính phù hợp với từng vùng, miền, đặc điểm, đối tượng quản lý của từng địa

phương.

Theo Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW) các

Trung tâm phát triển quỹ đất về trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

Tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn về cơ chế hoạt động, nên các địa phương 33

Số liệu tổng hợp năm 2018: tổng số cán bộ của các tổ chức thanh tra về tài nguyên và môi trường

chỉ có 670 người; trong đó có Sở chỉ có 04 cán bộ như: Điện Biên, Hưng Yên, số lượng cán bộ thanh

tra của Ngành chỉ bằng 30 - 50% khi so sánh với một số Ngành khác (Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải) và chỉ bằng 15% so với lực lượng cảnh sát môi trường (với tổng

số 4.300 cán bộ, chiến sỹ).

Page 54: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

54

lúng túng trong việc tổ chức thực hiện. Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW

ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề

về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017

của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập,

hiện nay các địa phương đang tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài

nguyên và môi trường ở địa phương trong điều kiện chưa có hướng dẫn cụ thể

của Trung ương, do vậy, tổ chức bộ máy của ngành được kiện toàn theo các mô

hình khác nhau, dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

6.3. Về nguồn nhân lực

So với khối lượng công việc của ngành tài nguyên và môi trường hiện nay,

đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng

yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu

công chức, viên chức. Cơ cấu về ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.

Ở Trung ương, những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao

bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ và thành lập mới các tổ chức; tuy

nhiên đến nay, nhiều tổ chức đã thành lập nhưng chưa được giao biên chế công

chức. Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ vẫn bị cắt giảm biên chế theo định mức

chung; dẫn đến có một số đơn vị mới thành lập số lượng biên chế được giao

không đủ để bố trí cho các vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Mặt khác, hiện nay các đơn vị này đều phải thực hiện chính sách cắt giảm biên

chế theo quy định, do đó, việc bố trí, sử dụng công chức theo vị trí việc làm rất

khó khăn.

Ở địa phương, biên chế công chức của các Sở Tài nguyên và Môi trường,

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức địa chính xây dựng cấp

xã không tương xứng so với chức năng, nhiệm vụ được giao,

Chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức địa phương không đồng đều.

Tỷ lệ cán bộ quản lý ở các lĩnh vực còn mất cân đối, hiện nay đang tập trung ưu

tiên trong lĩnh vực quản lý đất đai, còn các lĩnh vực khác bị bỏ trống như: môi

trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí

hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn

gặp nhiều khó khăn.

Lực lượng nhân lực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường còn rất

mỏng, nhất là lực lượng thanh tra. Số lượng công chức của các cơ quan thực

hiện công tác thanh tra, kiểm tra của ngành còn rất thiếu34

. Trong khi đó, tài

nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp, với phạm vi

rộng và số lượng đối tượng quản lý rất lớn35

. Đồng thời, ngoài các nhiệm vụ 34

Theo số liệu năm 2018, có tới 14% số Sở chỉ có từ 4 đến 5 cán bộ thanh tra; bằng 30 - 50% so với

một số ngành khác 35

Chỉ tính riêng một số đối tượng có liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường và tài nguyên nước đã

là 280 khu công nghiệp, 620 cụm công nghiệp, 500.000 cơ sở sản xuất, 4.500 làng nghề.

Page 55: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

55

thanh tra, kiểm tra, cán bộ thanh tra còn phải thực hiện các nhiệm vụ tiếp công

dân, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo36

và tham gia vào nhiều đoàn

công tác liên ngành khi được yêu cầu.

6.4. Về công tác đào tạo, bồi dƣỡng

Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng còn khó khăn,

hạn chế; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ còn thiếu thốn về cơ sở vật chất,

phòng học, trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy. Việc thực hiện quy hoạch

mạng lưới các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường còn có nhiều khó khăn

do chưa có quy định cụ thể về cơ chế thực hiện và cần có sự phối hợp với nhiều

cơ quan, cần nhiều nguồn lực để thực hiện.

Chưa có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ học tập

và tự học, để nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được

giao. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành được

đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu bị hạn chế do kinh phí, đặc biệt kinh phí dành

cho viên chức, chủ yếu là tự túc từ phía người học37

; cơ sở vật chất phục vụ

công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các

phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu

gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường

lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng

làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc

hậu, thiếu thực chất.

Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho

công chức, viên chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản

lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước; vẫn còn một số chương trình, tài liệu

còn nặng về lý luận, dàn trải, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ

năng, nghiệp vụ và tổng kết thực tiễn; còn tập trung nhiều vào bồi dưỡng theo

tiêu chuẩn ngạch, chức danh mà chưa chú trọng đến bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ

năng chuyên ngành để nâng cao năng lực làm việc.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đã

được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, một phần nguyên nhân do các

nguồn lực đầu tư, cơ chế, chính sách thu hút cán bộ, giảng viên còn khó khăn;

việc huy động giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên là lãnh đạo, quản lý các cấp,

là chuyên gia, cán bộ khoa học có nhiều kinh nghiệm còn gặp nhiều khó khăn do

chưa có cơ chế, chính sách và quy định cụ thể về vai trò, nghĩa vụ, quyền lợi và

trách nhiệm của đội ngũ này với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

Vẫn còn một bộ phận công chức, viên chức chưa hiểu rõ về nghĩa vụ,

quyền lợi và trách nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng; chưa thực sự có ý thức

36

Hàng năm phải xử lý 3.000 - 4.000 lượt đơn; trong đó, phải giải quyết 2.000-2.500 vụ việc được

giao hoặc thẩm quyền giải quyết. 37

theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính thì từ nay ngân sách nhà

nước không cấp kinh phí đào tạo cho viên chức

Page 56: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

56

trong quá trình học tập, bồi dưỡng; một số thủ trưởng đơn vị chưa quan tâm đến

thực hiện việc lựa chọn, cử công chức, viên chức đi học đúng đối tượng, đúng

quy hoạch để tham gia các lớp học nên đã ảnh hưởng đến chất lượng của công

tác đào tạo, bồi dưỡng. Chưa có cơ chế, quy định rõ việc tổ chức bồi dưỡng và

thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chuyên ngành tài nguyên và

môi trường.

6.5. Về việc thu hút, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngành tài nguyên và môi

trƣờng

Trước đây, nhiều lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường trong lịch

sử đã được áp dụng chính sách thu hút đãi ngộ đặc thù do tích chất khó khăn,

phức tạp, nguy hiểm và vất vả của người lao động như các lĩnh vực: địa chất

khoáng sản, đo đạc và bản đồ, khí tượng thủy văn. Các chế độ đặc thù với các

ngành này khá cao khi so sánh với mặt bằng chung đối với các ngành nghề khác.

Với chính sách này, trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp, nhiều cán bộ có

trình độ cao được đào tạo bài bản ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia đã về

công tác và cống hiến cho ngành. Tuy nhiên, khi chuyển sang nền kinh tế thị

trường, các chế độ đãi ngộ như chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ

cấp thâm niên, chế độ thu hút vùng sâu, vùng xa đã không còn tương xứng với

nhu cầu thiết yếu cũng như sự phát triển của xã hội dẫn đến khó khăn trong việc

thu hút nhân tài; bên cạnh đó, nhiều người có năng lực dời chuyển khỏi ngành,

gây ra tình trạng hẫng hụt cán bộ, đặc biệt là người có trình độ cao.

Chế độ đãi ngộ hiện nay đối với một số lĩnh vực chưa thực sự thỏa đáng,

chỉ mang tích chất bù đắp tương ứng với sức lao động bỏ ra mà chưa mang tích

chất thu hút những người có năng lực, tài năng về với ngành hoặc giữ chân

những người có năng lực đang công tác trong ngành. Trong khi đó, ngành tài

nguyên và môi trường chưa thực sự có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề

thu hút, sử dụng, đãi ngộ nhân tài vào làm việc trong Ngành.

PHẦN 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên

chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến

địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường; phát triển ngành tài nguyên và môi trường ngày càng chính quy,

hiện đại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và

phát triển bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một

đầu mối, có phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể giữa các cơ quan Trung ương và

giữa Trung ương với địa phương.

Page 57: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

57

2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn được giao, theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của

nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

2.3. Cơ cấu, số lượng công chức, viên chức, số người làm việc, người lao

động trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được sắp

xếp lại, bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý về tài nguyên và môi trường từ Trung ương

đến địa phương, đặc biệt là cán bộ địa phương, cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường, gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.

II. Đối tƣợng của Đề án

1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

trên cả nước.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Cán bộ địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị

trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).

III. Thời gian thực hiện Đề án

Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2020 đến năm 2030.

Phần 4. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng từ Trung ƣơng

đến địa phƣơng theo hƣớng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân

công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các Bộ, ngành; giữa Trung ƣơng và

địa phƣơng.

1.1. Rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản

lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các

Bộ, ngành liên quan và địa phương; rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện

phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường giữa Trung ương và địa phương.

1.2. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi

trường theo hướng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường; phân công, phân cấp phù hợp, rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong

quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi

trường với các Bộ, ngành khác, giữa Trung ương và địa phương.

1.3. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên

môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp về tài nguyên và môi trường; phân

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan chuyên môn giúp việc Ủy

Page 58: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

58

ban nhân dân các cấp về tài nguyên và môi trường với các cơ quan chuyên môn

khác.

II. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, đề xuất kiện toàn tổ

chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi

trƣờng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

2.1. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường Trung ương; đề xuất sắp xếp, kiện toàn tổ

chức bộ máy Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu

lực, hiệu quả, đảm bảo khoa học, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa

các đơn vị trong Bộ.

2.2. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về

tài nguyên và môi trường địa phương; đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo

đảm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.3. Đề xuất mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường ở Trung ương và địa phương cho giai đoạn 2025 - 2030 phù hợp với

tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới, xu thế hội nhập và thông lệ

quốc tế.

III. Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và

môi trƣờng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; phân tích nhu cầu, cơ cấu nhân

lực trong các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tài nguyên và môi trƣờng;

3.1. Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi

trường từ Trung ương đến địa phương về số lượng và chất lượng; thực trạng đáp

ứng yêu cầu công việc theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản

lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương.

3.2. Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực, cơ cấu công chức, viên chức,

người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp ngành tài

nguyên và môi trường.

IV. Cơ cấu sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên

và môi trƣờng dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức, viên

chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc và phục vụ quản lý nhà

nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng.

4.1. Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế

trong các đơn vị quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương

đến địa phương phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù của địa phương.

4.2. Hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh

nghề nghiệp, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành

tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương bảo đảm phù hợp với

quy định của pháp luật và đặc thù của địa phương.

4.3. Sắp xếp, bố trí, bổ sung công chức, viên chức trong các cơ quan quản

lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương đảm bảo phù

hợp với nhiệm vụ được giao.

Page 59: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

59

V. Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển

nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trƣờng; đánh giá nhu cầu đào tạo,

bồi dƣỡng; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và

sử dụng nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng; xây dựng, thực

hiện kế hoạch/chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

và các yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng khác cho cán bộ quản lý tài nguyên môi

trƣờng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

5.1. Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường về năng lực đào tạo, bồi dưỡng;

đội ngũ giảng viên; nội dung, chương trình đào tạo; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng;

phương pháp giảng dạy; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi

dưỡng.

5.2. Điều tra, đánh giá, xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung ương đến địa phương; đánh giá, xác định

các đối tượng, khu vực trọng tâm, nội dung trọng tâm, trọng điểm đào tạo, bồi

dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ ngành tài nguyên và môi trường.

5.3. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức,

viên chức ngành tài nguyên và môi trường tự học tập, nâng cao kiến thức quản

lý và chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường.

5.4. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi

ngộ, ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và

môi trường.

5.5. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách khuyến

khích học sinh, sinh viên học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, ưu

tiên các chuyên ngành khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản.

5.6. Nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn

cho công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường; các điều kiện bảo

đảm thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn.

5.7. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho

các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương; ưu

tiên cấp tỉnh, huyện, xã.

PHẦN V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng

lực hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường đến năm 2030” bao gồm nguồn ngân sách nhà nước phân bổ từ Trung

ương, địa phương và các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục Đề án và giải pháp

tại Đề án; căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

Page 60: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

60

thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án

theo từng giai đoạn 5 năm; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch

công tác hàng năm để thực hiện:

I. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối việc tổ chức thực hiện Đề án, tổng

hợp tình hình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án định kỳ hàng năm báo

cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các nội

dung, nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Đề án này.

II. Bộ Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội

dung, nhiệm vụ được phân công tại phụ lục kèm theo Đề án này.

III. Bô Tai chinh

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi

trường và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn

kinh phí và hướng dẫn sử dụng ngân sách thực hiện đề án đúng quy định và đảm

bảo tiến độ kế hoạch của đề án; phôi hơp kiểm tra, giám sát thực hiện Đê an.

Tổng hợp kinh phí, cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

IV. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng

kế hoạch huy động nguồn lực, phê duyệt kinh phí đầu tư để thực hiện Đề án.

V. Các Bộ, ngành khác

Chỉ đạo các cơ sở đào tạo trong lĩnh v ực tài nguyên và môi trường thuôc

phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo theo kế hoạch thực

hiên Đê án.

Phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ

được phân công tại Phụ lục kèm theo Đề án này, báo cáo kết quả thực hiện về

Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và theo yêu cầu

của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

VI. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân

công tại Phụ lục kèm theo Đề án này; trình Hội đồng nhân dân bố trí ngân sách

địa phương để thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định phân cấp ngân

sách nhà nước hiện hành.

Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày

31/12 hằng nằm và theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Page 61: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

61

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHỤ LỤC

Các nhiệm vụ ƣu tiên triển khai Đề án

“Tăng cƣờng năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và

môi trƣờng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

I

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng

theo hƣớng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù

hợp, cụ thể giữa các Bộ, ngành; giữa Trung ƣơng và địa phƣơng

1.1 Rà soát, phân định

chức năng, nhiệm vụ

quản lý nhà nước

trong lĩnh vực tài

nguyên và môi

trường của các Bộ,

ngành, cơ quan liên

quan; đề xuất tổ chức

bộ máy của Chính

phủ thực hiện nhiệm

vụ quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi

trường theo hướng

tập trung, thống nhất.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng, phân

định chức năng, nhiệm

vụ quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi

trường của các Bộ,

ngành, cơ quan liên

quan; đề xuất tổ chức

bộ máy của Chính phủ

thực hiện nhiệm vụ

quản lý nhà nước về

tài nguyên và môi

trường theo hướng tập

trung, thống nhất.

Bộ Nội

vụ

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

Bộ Nông

nghiêp và

Phát triển

nông

thôn, Bộ

Xây dựng,

Bộ Giao

thông vận

tải....;

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

1.2 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc thực

hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý

nhà nước của Bộ Tài

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà

nước của Bộ Tài

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

2020-2021

Page 62: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

62

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

nguyên và Môi

trường.

nguyên và Môi

trường.

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

1.3 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc thực

hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường của các địa

phương.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường của các

địa phương.

UBND

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

ương

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

các Bộ,

ngành có

liên quan

2020-2021

1.4 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc phân

cấp và thực hiện

phân cấp trong thực

hiện nhiệm vụ quản

lý nhà nước về tài

nguyên và môi

trường giữa Trung

ương và địa phương

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

phân cấp và thực hiện

phân cấp trong thực

hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi trường

giữa Trung ương và

địa phương.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Bộ Nội

vụ

Một số Bộ

ngành có

liên quan;

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

1.5 Hoàn thiện chức

năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Bộ

Tài nguyên và Môi

trường theo hướng

giúp Chính phủ

thống nhất quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường; phân công,

phân cấp phù hợp, rõ

ràng, tránh sự chồng

chéo trong quản lý

nhà nước về tài

Báo cáo đề xuất hoàn

thiện chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn

của Bộ Tài nguyên và

Môi trường theo

hướng giúp Chính phủ

thống nhất quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi trường;

phân công, phân cấp

phù hợp, rõ ràng,

tránh sự chồng chéo

trong quản lý nhà

nước về tài nguyên và

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

Page 63: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

63

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

nguyên và môi

trường giữa Bộ Tài

nguyên và Môi

trường với các Bộ,

ngành khác, giữa

Trung ương và địa

phương.

môi trường giữa Bộ

Tài nguyên và Môi

trường với các Bộ,

ngành khác, giữa

Trung ương và địa

phương.

1.6 Hoàn thiện chức

năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của cơ

quan chuyên môn

giúp việc cho Ủy ban

nhân dân các cấp về

tài nguyên và môi

trường; phân định

chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn giữa cơ

quan chuyên môn

giúp việc Ủy ban

nhân dân các cấp về

tài nguyên và môi

trường với các cơ

quan chuyên môn

khác.

Dự thảo Thông tư

hướng dẫn chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn

của Sở Tài nguyên và

Môi trường thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc

Trung ương (thay thế

Thông tư số

50/2014/TTLT-

BTNMT-BNV ngày

28 tháng 8 năm 2014).

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020

II Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy

của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng từ Trung ƣơng

đến địa phƣơng

2.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng tổ chức bộ

máy của cơ quan

quản lý nhà nước về

tài nguyên và môi

trường Trung ương;

đề xuất sắp xếp, kiện

toàn tổ chức bộ máy

Bộ Tài nguyên và

Môi trường đảm bảo

tinh gọn, hiệu lực,

- Dự thảo Nghị định

của Chính phủ quy

định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Bộ

Tài nguyên và Môi

trường.

- Dự thảo các Quyết

định của Thủ tướng

Chính phủ quy định

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

2020-2021

Page 64: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

64

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

hiệu quả, đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ.

chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của các Tổng

cục trực thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi

trường.

ương

2.2 Rà soát, đánh giá

thực trạng tổ chức bộ

máy cơ quan chuyên

môn về tài nguyên và

môi trường địa

phương; đề xuất kiện

toàn tổ chức bộ máy,

bảo đảm thực hiện

hiệu quả chức năng,

nhiệm vụ được giao.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng tổ chức

bộ máy cơ quan

chuyên môn về tài

nguyên và môi trường

địa phương; đề xuất

kiện toàn tổ chức bộ

máy, bảo đảm thực

hiện hiệu quả chức

năng, nhiệm vụ được

giao.

UBND

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

ương

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan

2020

2.3 Đề xuất mô hình tổ

chức cơ quan quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường ở Trung ương

và địa phương cho

giai đoạn 2025 -

2030 phù hợp với

tình hình và nhiệm

vụ của giai đoạn phát

triển mới, xu thế hội

nhập và thông lệ

quốc tế.

Đề án mô hình tổ chức

cơ quan quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường ở Trung

ương và địa phương

cho giai đoạn 2025 -

2030 phù hợp với tình

hình và nhiệm vụ của

giai đoạn phát triển

mới, xu thế hội nhập

và thông lệ quốc tế.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương; Sở

Tài

nguyên và

Môi

trường;

Sở Nội vụ

2022-2025

III Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trƣờng

từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; phân tích nhu cầu, cơ cấu nhân lực trong các

cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng

3.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng nguồn

nhân lực ngành tài

nguyên và môi

Báo cáo đánh giá thực

trạng nguồn nhân lực

ngành tài nguyên và

môi trường từ Trung

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

2020-2030

Page 65: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

65

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

trường từ Trung

ương đến địa phương

ương đến địa phương

về số lượng và chất

lượng; thực trạng đáp

ứng yêu cầu công việc

theo vị trí việc làm và

tiêu chuẩn chức danh

cán bộ quản lý tài

nguyên và môi trường

từ Trung ương đến địa

phương.

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

liên quan

3.2 Phân tích, dự báo

nhu cầu nhân lực, cơ

cấu công chức, viên

chức, người lao động

trong các đơn vị

quản lý nhà nước và

đơn vị sự nghiệp

ngành tài nguyên và

môi trường.

Báo cáo phân tích, dự

báo nhu cầu nhân lực,

cơ cấu công chức,

viên chức, người lao

động trong các đơn vị

quản lý nhà nước và

đơn vị sự nghiệp

ngành tài nguyên và

môi trường.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2021-2025

IV Cơ cấu sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trƣờng dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức, viên chức đảm bảo

đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc và phục vụ quản lý nhà nƣớc về tài nguyên

và môi trƣờng.

4.1 Hoàn thiện hệ thống

vị trí việc làm, cơ

cấu ngạch công

chức, biên chế trong

các đơn vị quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường từ Trung

ương đến địa phương

phù hợp với quy định

của pháp luật và đặc

thù của địa phương.

Các Quyết định phê

duyệt vị trí việc làm,

cơ cấu ngạch công

chức, biên chế trong

các đơn vị quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường ở Trung

ương và các địa

phương.

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

UBND

các tỉnh,

thàn phố

trực

thuộc

Trung

Một số

Bộ, ngành

liên quan

2020-2025

Page 66: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

66

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

ương

4.2 Hoàn thiện hệ thống

vị trí việc làm, cơ

cấu viên chức theo

chức danh nghề

nghiệp, số lượng

người làm việc trong

các đơn vị sự nghiệp

thuộc ngành tài

nguyên và môi

trường từ Trung

ương đến địa phương

bảo đảm phù hợp với

quy định của pháp

luật và đặc thù của

địa phương.

Các Quyết định phê

duyệt vị trí việc làm,

cơ cấu viên chức theo

chức danh nghề

nghiệp, số lượng

người làm việc trong

các đơn vị sự nghiệp

thuộc ngành tài

nguyên và môi trường

ở Trung ương và địa

phương

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

UBND

các tỉnh,

thàn phố

trực

thuộc

Trung

ương

Một số

Bộ, ngành

liên quan

2020-2025

4.3 Sắp xếp, bố trí, bổ

sung công chức, viên

chức trong các cơ

quan quản lý môi

trường từ Trung

ương đến địa phương

đảm bảo phù hợp với

nhiệm vụ được giao.

Sắp xếp, bố trí, bổ

sung công chức, viên

chức trong các cơ

quan quản lý môi

trường từ Trung ương

đến địa phương đảm

bảo phù hợp với

nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2030

V Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn

nhân lực ngành tài nguyên và môi trƣờng; đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi

dƣỡng; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử

dụng nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng; xây dựng, thực hiện

kế hoạch/chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và các

yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng khác cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trƣờng từ

Trung ƣơng đến địa phƣơng

5.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng công tác

đào tạo, bồi dưỡng,

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng công tác

đào tạo, bồi dưỡng,

Bộ Tài

nguyên

và Môi

Các cơ sở

đào tạo,

bồi dưỡng

2020-2030

Page 67: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

67

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

phát triển nguồn

nhân lực ngành tài

nguyên và môi

trường giai đoạn

2016 - 2020

phát triển nguồn nhân

lực ngành tài nguyên

và môi trường về năng

lực đào tạo, bồi

dưỡng; đội ngũ giảng

viên; nội dung,

chương trình đào tạo;

tài liệu đào tạo, bồi

dưỡng; phương pháp

giảng dạy…

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

liên quan

5.2 Điều tra, đánh giá,

xác định đối tượng

và nhu cầu đào tạo,

bồi dưỡng nhân lực

ngành tài nguyên và

môi trường giai đoạn

2021 - 2025

- Báo cáo đánh giá,

xác định đối tượng và

nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng về chuyên

môn, nghiệp vụ quản

lý, các kỹ năng cơ bản

và xác định các đối

tượng, khu vực trọng

tâm, nội dung trọng

tâm, trọng điểm cần

tăng cường năng lực

quản lý tài nguyên và

môi trường.

- Kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng công chức,

viên chức giai đoạn

2021 - 2025.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh.

Các cơ sở

đào tạo,

bồi dưỡng

liên quan

2021-2025

5.3 Xây dựng cơ chế,

chính sách khuyến

khích cán bộ, công

chức, viên chức

ngành tài nguyên và

môi trường tự học

tập, nâng cao trình

độ chuyên môn

nghiệp vụ

Cơ chế, chính sách

khuyến khích cán bộ,

công chức, viên chức

ngành tài nguyên và

môi trường tự học tập,

nâng cao kiến thức

quản lý và chuyên

môn nghiệp vụ, tham

gia nghiên cứu, giảng

dạy ở các nước có

trình độ tiên tiến về tài

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

UBND

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

ương

Bộ Nội vụ 2021-2025

Page 68: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

68

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

nguyên và môi trường

được ban hành

5.4 Xây dựng, hoàn

thiện cơ chế, chính

sách tuyển dụng, sử

dụng và đãi ngộ, ưu

đãi đặc thù đối với

cán bộ, công chức,

viên chức ngành tài

nguyên và môi

trường.

Cơ chế, chính sách

tuyển chọn, sử dụng

cán bộ, đi đôi với

chính sách đãi ngộ,

chế độ ưu đãi đặc thù

để thu hút được cán bộ

giỏi, cán bộ có trình

độ cao vào công tác

trong ngành tài

nguyên và môi trường

được ban hành

Bộ Nội

vụ

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

2021-2025

5.5 Rà soát, sửa đổi, bổ

sung, xây dựng mới

cơ chế, chính sách

khuyến khích học

sinh, sinh viên học

các chuyên ngành về

tài nguyên và môi

trường, ưu tiên các

chuyên ngành khí

tượng thủy văn, đo

đạc bản đồ, địa chất

khoáng sản.

Các cơ chế, chính

sách khuyến khích học

sinh, sinh viên học các

chuyên ngành về tài

nguyên và môi trường,

ưu tiên các chuyên

ngành khí tượng thủy

văn, đo đạc bản đồ,

địa chất khoáng sản

được sửa đổi, ban

hành.

Bộ Giáo

dục và

Đào tạo

Bộ Tài

nguyên và

môi

trường,

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài chính

và các Bộ,

ngành liên

quan

2021-2025

5.6 Thiết kế, đổi mới nội

dung, chương trình

đào tạo chuyên

ngành tài nguyên và

môi trường

Khung chương trình,

tài liệu, giảng viên, kế

hoạch đào tạo; các

điều kiện bảo đảm

thực hiện các chương

trình đào tạo.

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

Sở Tài

nguyên và

Môi

trưởng

các tỉnh,

thành phố

2020-2030

Page 69: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …...Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường.

69

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

ương

5.7 Tổ chức thực hiện

các chương trình,

module đào tạo, tập

huấn cho các cán bộ

quản lý tài nguyên và

môi trường từ Trung

ương đến địa

phương; ưu tiên cấp

tỉnh, huyện, xã.

Các Khóa đào tạo và

tập huấn cho các cán

bộ quản lý tài nguyên

và môi trường ở Trung

ương và địa phương

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Sở Tài

nguyên và

Môi

trưởng

các tỉnh,

thành phố

2020-2030