BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước,...

58
BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HTHNG TCHỨC VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 PHN 1. SCN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ I. Scn thiết Ngành tài nguyên và môi trường là ngành đa lĩnh vực, thc hin chức năng, nhim vquản lý nhà nước và điều tra cơ bản gn với nghiên cứu, phát triển khoa hc - công nghệ trên 09 lĩnh vực có mối liên hệ cht chvi nhau, bao gm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hp tài nguyên và bảo vmôi trường biển và hải đảo; viễn thám. Đây là những lĩnh vực có tính cht phc tp, nhy cảm, liên quan trực tiếp đến quyn li của nhân dân, doanh nghip, tchức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bn vng của đất nước. Cùng với sphát triển của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cvquy mô tchc bmáy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực, công tác quản lý nhà nước vtài nguyên và môi trường đã có những chuyn biến tích cực, bước đầu đáp ng nhng nhim vđược giao. Tuy nhiên, bên cạnh nhng thời cơ, thuận lợi cơ bn, hiện nay, công tác quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, tn ti, hn chế như sau: 1.1. Vchức năng, nhiệm v: Hu hết các lĩnh vực thuc phm vi quản lý nhà nước ca Bđều được phân cấp cho chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai thc hiện và tổng kết cho thy vic tchc thực thi pháp luật vtài nguyên và môi trường còn nhiều tn ti hn chế; việc phân cp mnh vnhim vnhưng ngun lực để thc hin, nhất là nguồn nhân lực chưa bảo đảm; công tác thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mnh các cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. 1.2. Vtchc bmáy: Hthng tchc bmáy quản lý của ngành được tchc c04 cp tTrung ương đến cơ sở. Ktkhi được thành lập, hthng tchc bmáy của ngành đã từng bước được kiện toàn, hoàn thiện nhưng thực tin vận hành vẫn cho thấy còn nhiều bt cp, vướng mc, nhất là ở địa phương. Trin khai Nghquyết s18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về mt svấn đề vtiếp tục đổi mi, sp xếp tchc bDtho

Transcript of BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước,...

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

PHẦN 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. Sự cần thiết

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành đa lĩnh vực, thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà nước và điều tra cơ bản gắn với nghiên cứu, phát triển

khoa học - công nghệ trên 09 lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bao

gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí

tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên

và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám. Đây là những lĩnh vực có tính

chất phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, doanh

nghiệp, tổ chức, có tác động lớn đến bảo đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển

kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với sự phát triển

của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô

tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn nhân lực, công tác quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi trường đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đáp

ứng những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ

bản, hiện nay, công tác quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn không ít khó

khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế như sau:

1.1. Về chức năng, nhiệm vụ:

Hầu hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đều được

phân cấp cho chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai

thực hiện và tổng kết cho thấy việc tổ chức thực thi pháp luật về tài nguyên và

môi trường còn nhiều tồn tại hạn chế; việc phân cấp mạnh về nhiệm vụ nhưng

nguồn lực để thực hiện, nhất là nguồn nhân lực chưa bảo đảm; công tác thanh

tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh ở các cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

1.2. Về tổ chức bộ máy:

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của ngành được tổ chức ở cả 04 cấp từ

Trung ương đến cơ sở. Kể từ khi được thành lập, hệ thống tổ chức bộ máy của

ngành đã từng bước được kiện toàn, hoàn thiện nhưng thực tiễn vận hành vẫn

cho thấy còn nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là ở địa phương.

Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban

Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ

Dự thảo

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

2

máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số

19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp

tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay các địa phương đang tiến hành

kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương

trong điều kiện chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương, do vậy, tổ chức bộ

máy của ngành được kiện toàn theo các mô hình khác nhau, dẫn tới khó khăn

trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

1.3. Về đội ngũ công chức, viên chức:

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành từ

Trung ương đến cơ sở hiện nay rất lớn - có khoảng trên 65.000 người; chưa kể

đến lực lượng lao động ngoài ngành có liên quan đang làm việc trong các khu

vực của nền kinh tế quốc dân. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao

động của Bộ, của Ngành đã được bổ sung, tăng cường đáng kể so với thời kỳ

đầu mới thành lập; đáp ứng yêu cầu trước mắt về số lượng, nâng cao về chất

lượng; từng bước được chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Song thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về

tài nguyên môi trường vẫn còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng,

cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa phù hợp (số cán bộ, công chức được đào tạo về kỹ

thuật nhiều hơn số cán bộ công chức được đào tạo về nghiệp vụ quản lý, kinh tế;

số cán bộ, công chức có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác không

nhiều). Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đồng đều, nhất là ở

địa phương; một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công chức, viên chức có

trình độ cao, chuyên môn sâu; ở địa phương, đội ngũ công chức, viên chức về tài

nguyên và môi trường, đặc biệt các lĩnh vực địa chất khoáng sản, tài nguyên

nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đang thiếu về số lượng, yếu về

chất lượng, cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý; hiện nay đang tập trung nhiều ở lĩnh

vực quản lý đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài

nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất

thiếu. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn giải quyết các

vấn đề về quản lý đất đai; các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài

nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo ngày càng trở nên cấp thiết.

Ngoài ra, phần lớn số công chức, viên chức được đào tạo về các chuyên ngành

kỹ thuật, thiếu kỹ năng quản lý. Số công chức, viên chức, chuyên gia được đào

tạo trình độ cao ở các nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc

chuẩn bị nghỉ hưu nhưng chưa có đủ đội ngũ chuẩn bị thay thế. Đa số các địa

phương đang đứng trước tình trạng khan hiếm nhân lực có trình độ cao về

chuyên môn nghiệp vụ. Trong bối cảnh khối lượng công việc của Bộ, ngành

ngày càng lớn, tăng nhiều nhiệm vụ so với trước đây; lại phải thực hiện chủ

trương tinh giản biên chế đã tạo áp lực và là thách thức lớn cho toàn Ngành.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban

Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

3

Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số

19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp

tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19

tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,

đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; để có đẩy đủ cơ sở đề

xuất thực hiện đồng bộ việc phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài nguyên và môi trường đi đôi với kiện toàn hệ thống tổ chức và

sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ công chức của Ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý

cũng như mục tiêu, yêu cầu của các nghị quyết nêu trên; Bộ Tài nguyên và Môi

trường đề xuất Thủ tướng Chính phủ xây dựng Đề án tăng cường năng lực hệ

thống tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường đến năm 2030. Đề án mang ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát

triển của ngành tài nguyên và môi trường.

II. Cơ sở pháp lý

1. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức;

2. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy

của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

3. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp

hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất

lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban

hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-

NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

5. Luật cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2010);

6. Luật viên chức năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012);

7. Luật tổ chức chính phủ năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2016);

8. Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Chính

phủ quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính

trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân;

9. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ

về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

4

10. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính

phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

11. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính

phủ về chính sách tinh giản biên chế;

12. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

giai đoạn 2016-2025;

13. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính

phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

14. Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính

phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên

chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp

đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự

nghiệp công lập

15. Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nội

vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên

chức, nâng ngạch ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên

chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành

chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

16. Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực

ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012-2020;

17. Quyết định số 2979/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển

nhân lực ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

PHẦN 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC, ĐỘI NGŨ CÔNG

CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỪ

TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG

I. Thực trạng hệ thống tổ chức

1.1. Ở Trung ương

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Nghị quyết số

02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất, trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Địa chính,

Tổng cục Khí tượng Thủy văn và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về tài nguyên nước, địa chất, khoáng sản, môi trường thuộc các Bộ: Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp; Khoa học, Công nghệ và Môi

trường.

Trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XI, theo quy định tại Nghị định số

91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

5

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên

và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước 06 lĩnh vực, gồm có: đất

đai; tài nguyên nước; địa chất, khoáng sản; môi trường; khí tượng thuỷ văn; đo

đạc và bản đồ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Bộ. Đến nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII, theo quy định tại Nghị định số

25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thay thế Nghị

định số 91/2002/NĐ-CP), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được bổ sung thêm

chức năng, nhiệm vụ về định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

tài sản gắn liền với đất, quản lý lưu vực sông, biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp

và thống nhất về biển và hải đảo.

Ngày 04/3/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2013/NĐ-CP quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và

Môi trường. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm

vụ quản lý nhà nước trên 08 lĩnh vực, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài

nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu;

đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Cơ cấu tổ

chức của Bộ bao gồm 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý

nhà nước: 7 vụ, 4 tổng cục, 5 cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; 12 đơn vị sự

nghiệp trực thuộc Bộ: 3 trung tâm, 4 viện, 3 trường (trong đó có 02 trường đại

học, 01 trường cao đẳng), Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên

và Môi trường. Ngoài các đơn vị nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý

hoạt động của 03 văn phòng các ban chỉ đạo liên ngành do Thủ tướng Chính phủ

thành lập; 03 doanh nghiệp TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và Quỹ

Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Để tiếp tục khắc phục những tồn tại và đáp ứng yêu cầu trong tình hình

mới. Ngày 04/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và

Môi trường. Theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm

vụ quản lý nhà nước trên 09 lĩnh vực, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài

nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu;

đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải

đảo; viễn thám. Cơ cấu tổ chức của Bộ đã được kiện toàn, tổ chức lại1. Theo đó,

1 Sáp nhập Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính thành Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thành lập Tổng cục Khí tượng

Thủy văn trên cơ sở tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và

tiếp nhận bộ phận quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn tại Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu;

Thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ trên cơ sở sáp nhập và tổ

chức lại bộ phận thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trung

tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Thành lập Trung

tâm truyền thông tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại bộ phận thực hiện

công tác truyền thông tại các Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt

Nam; Sáp nhập Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung vào Trường Đại học Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội và trở thành Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Thành lập Viện

Khoa học tài nguyên nước trực thuộc Bộ.

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

6

hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 30 tổ chức, gồm: 6 vụ, 5 tổng cục, 5

cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; 12 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ: 3 trung

tâm, 5 viện, 2 trường đại học, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài

nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, Bộ quản lý 03 doanh nghiệp và Quỹ Bảo

vệ môi trường Việt Nam; 03 Văn phòng (Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ

lượng khoáng sản quốc gia, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt

Nam, Văn phòng Đảng - Đoàn thể).

1.2. Ở địa phương

1.2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, cơ

cấu tổ chức của các Sở Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể, thống

nhất như sau:

- Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng,

Thanh tra, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám,

Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Phòng Khoáng sản, Phòng Tài

nguyên nước, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Biển

và Hải đảo (được thành lập đối với các tỉnh, thành phố có biển).

- Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Công nghệ thông tin tài

nguyên và môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm Quan trắc tài

nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm Kỹ thuật tài

nguyên và môi trường.

Đến nay, có 62/632 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kiện toàn tổ

chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư liên

tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014, cụ thể như sau:

- Các tổ chức hành chính:

+ Văn phòng Sở và Thanh tra Sở: được tổ chức tại 63/63 Sở Tài nguyên và

Môi trường;

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính: được tổ chức tại 42/63 Sở Tài nguyên và

Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, chức năng, nhiệm vụ về kế hoạch - tài

chính được giao cho Văn phòng Sở;

+ Phòng Đo đạc, bản đồ và viễn thám (hoặc Phòng Đo đạc và bản đồ):

được tổ chức tại 37/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại,

được ghép vào các phòng khác (Ph òng Đo đạc - Quy hoạch; Phòng Thống kê

đất đai, Đo đạc, bản đồ và Viễn thám; Phòng Đo đạc, Bản đồ - Khí tượng thủy

văn, biến đổi khí hậu;...) hoặc được ghép vào Chi cục Quản lý đất đai, Phòng

Quản lý đất đai.

+ Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu: được tổ chức tại 17/63

Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các phòng

2 Sở TN&MT Thanh Hóa chưa thực hiện kiện toàn;

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

7

khác (Phòng Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu) hoặc

được ghép với Chi cục Bảo vệ môi trường.

+ Phòng Khoáng sản (Phòng Tài nguyên khoáng sản): được tổ chức tại

30/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các

phòng khác (Phòng Tài nguyên nước - Khoáng sản).

+ Phòng Tài nguyên nước: được tổ chức tại 16/63 Sở Tài nguyên và Môi

trường. Đối với các tỉnh còn lại, được ghép với các phòng khác (Phòng Tài

nguyên nước - Khoáng sản; Phòng Tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến

đổi khí hậu).

+ Chi cục Bảo vệ môi trường: được tổ chức tại 58/63 Sở Tài nguyên và

Môi trường. Các tỉnh còn lại chỉ thành lập Phòng Quản lý môi trường.

+ Chi cục Quản lý đất đai: được tổ chức tại 37/63 Sở Tài nguyên và Môi

trường. Các tỉnh còn lại, được tổ chức thành 01 phòng (Phòng Quản lý đất đai)

hoặc từ 2 - 3 phòng (Phòng Quy hoạch, kế hoạch đất đai; Phòng Quy hoạch - Kế

hoạch; Phòng Đo đạc và Đăng ký đất đai; Phòng Giá đất - Bồi thường, tái định

cư; Phòng Giá đất;...).

+ Chi cục Biển và Hải đảo (hoặc tên gọi khác): được tổ chức tại 22/28 Sở

Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có biển. Các tỉnh còn lại, được tổ chức theo

mô hình phòng.

- Các đơn vị sự nghiệp:

+ Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường: được tổ chức

tại 47/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh còn lại, được ghép vào Trung

tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường, ghép vào Văn phòng Đăng ký đất đai

hoặc đã giải thể.

+ Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường (hoặc tên gọi khác): được

tổ chức tại 38/63 Sở Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh còn lại, không thành

lập hoặc được ghép vào các đơn vị khác (Trung tâm Công nghệ thông tin tài

nguyên và Môi trường, Trung tâm Quản trắc tài nguyên và môi trường, Văn

phòng đăng ký đất đai).

+ Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường: được tổ chức tại 51/63

Sở Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh còn lại, không thành lập hoặc được ghép

vào các đơn vị khác (Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường).

+ Văn phòng Đăng ký đất đai: Đến nay, đã có 57/63 tỉnh, thành phố đã

thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số

15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC và đi vào hoạt động, các tỉnh đã xây dựng

Đề án và đang trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

+ Trung tâm Phát triển quỹ đất:

Có 13 địa phương Trung tâm Phát triển quỹ đất đã được quyết định và hoạt

động với mô hình một cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-

CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Có 17 địa phương có Trung tâm

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

8

Phát triển quỹ đất đang hoạt động theo mô hình hai cấp; Có 06 địa phương chỉ

có một Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường.

03 địa phương thực hiện mô hình kết hợp: Trung tâm Phát triển quỹ Nhà và

Đất tỉnh Bạc Liêu; Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất

tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.

Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc

sở Tài nguyên và Môi trường và 24 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng trực

thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

Tỉnh Cao Bằng không có Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh mà có 03

Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.

Riêng tỉnh Hà Giang không thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất.

1.2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường

Đã có 710/713 (trừ các huyện đảo: Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa)

đơn vị hành chính cấp huyện thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường.

1.2.3. Công chức tài nguyên và môi trường cấp xã

Cả nước hiện có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã. Theo báo cáo đến nay

100% số xã có cán bộ chuyên trách quản lý tài nguyên và môi trường. Thông

thường mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách, tuy nhiên ở một số xã khu vực đô thị

hóa và cấp phường, thị trấn có từ 02 đến 03 cán bộ. Đặc biệt ở một số xã,

phường, thị thấn đã thành lập Ban Địa chính - Xây dựng.

Theo Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, Sở Tài nguyên và

Môi trường có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà

nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn giúp

Ủy ban nhân dân cấp.

II. Thực trạng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về

tài nguyên và môi trường ở Trung ương và địa phương

2.1. Ở Trung ương

Theo quy định tại Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017

của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng, quản lý nhà nước

trên 9 lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi

trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng

hợp và thống nhất về biển và hải đảo; viễn thám.

Việc Chính phủ bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về viễn thám đã

bao quát hết các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi

trường, thể hiện rõ vị trí, chức năng của một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ được quy định tại Nghị định số 36/2017/NĐ-CP

đã được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các nhiệm vụ, quyền hạn không còn phù hợp;

bổ sung các nhiệm vụ mới được phân công, còn thiếu hoặc chưa được quy định

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

9

cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; phân định rõ hơn

một số nhiệm vụ còn chồng chéo với các Bộ, ngành khác.

Tuy nhiên, bản chất của vấn đề tài nguyên và môi trường có tính chất liên

vùng, liên ngành; nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và nhiệm vụ quản lý

tài nguyên và môi trường được quy định ở nhiều đạo luật và văn bản quy phạm

pháp luật chuyên ngành khác nhau. Tuy về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài

nguyên và Môi trường được quy định tại Nghị định số 36/2017/NĐ-CP cơ bản

không có sự trùng lắp, chồng chéo với bộ, ngành khác nhưng pháp luật chuyên

ngành về bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, đa dạng sinh học, quản lý chất

thải rắn, quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên nước, thủy lợi, bảo

vệ và phát triển rừng… còn có các nội dung quy định giao thoa về trách nhiệm

quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ

Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành liên quan và các địa phương còn

chưa đi vào thực chất, hiệu quả; việc thiếu cơ chế điều tiết liên vùng dẫn đến sự

chồng chéo trong quy hoạch, không khai thác được các tiềm năng thế mạnh của

mỗi địa phương cho sự phát triển chung của vùng; công tác thanh tra, kiểm tra

về tài nguyên và môi trường của các cơ quan Trung ương còn có sự chồng chéo,

chưa bám sát địa bàn.

2.2. Ở địa phương

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, cho thấy các cơ quan chuyên môn

về tài nguyên và môi trường các cấp đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp

Ủy ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới

đồng bộ, phù hợp bảo đảm thực thi có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ quản lý

nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương; chức năng, nhiệm

vụ của các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường cơ bản được phân

định rõ với các ngành khác tại địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra được

thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý

những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại và hạn chế, kết quả cụ thể

như sau:

2.2.1. Về lĩnh vực đất đai:

Các hoạt động đã được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, công khai, minh

bạch, rõ ràng về cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, về quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác

đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua được tổ chức rất tốt, đem lại

nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra được thực

hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý những

sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt

công tác quản lý nhà nước về đất đai, từng bước giải quyết dứt điểm tranh chấp,

kiện tụng kéo dài về đất đai.

Tuy nhiên, tính pháp lý về đất đai rất phức tạp, có trường hợp phải tổ chức

xác định thực tế qua nhiều gian đoạn quản lý, sử dụng mới có cơ sở xem xét bồi

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

10

thường, hỗ trợ, dẫn đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ thường chậm tiến độ.

Công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, xây dựng trước đây có một số nơi

còn rất nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng sử dụng đất sai mục đích diễn ra ở

nhiều nơi; xây dựng không phép; lấn, chiếm đất đai xảy ra phổ biến. Chi phí hỗ

trợ để di dời các trường hợp này thường thấp. Do đó, gây khó khăn cho công tác

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Việc định giá đất cụ thể để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có nơi

chưa phản ánh đúng thực tế thị trường, do người dân chuyển nhượng quyền sử

dụng đất thường không kê khai đúng giá trị thực chuyển nhượng nhằm giảm

thực hiện nghĩa vụ tài chính phải nộp. Do đó, việc giá đất cụ thể căn cứ hồ sơ

pháp lý chuyển nhượng của người dân, nên một số dự án thấp so với thị trường,

nhiều khó khăn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, vì người bị thu

hồi đất luôn luôn muốn được bồi thường giá cao, dẫn đến khiếu kiện, làm chậm

tiến độ cho công tác giải phóng mặt bằng. Các văn bản hướng dẫn chưa ban

hành biểu mẫu chung, nên quá trình thực hiện tại các địa phương còn lúng túng,

thiếu tính đồng bộ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thu hồi đất, bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư.

Một số dự án triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kéo dài gây khó

khăn trong việc ổn định đời sống, việc làm của người dân trong khu vực thực

hiện dự án. Trong khi đó, chính sách pháp luật của Nhà nước thường xuyên

được điều chỉnh, bổ sung, sau có lợi hơn trước, dẫn đến thắc mắc, so sánh giữa

các đối tượng bị thu hồi đất trong cùng một dự án, đây là nguyên nhân dẫn đến

khiếu kiện, tố cáo gay gắt của người bị thu hồi đất; một số dự án, chủ đầu tư

không đảm bảo kinh phí để thực hiện nên dẫn tới kéo dài. Đối với ngành nghề tư

vấn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có quy định, do đó, rất khó khăn trong

việc kiểm tra điều kiện hoạt động của các đơn vị. Công tác cập nhật, chỉnh lý

biến động đất đai còn gặp nhiều khó khăn do các quyết định thu hồi, chuyển

mục đích sử dụng đất trước đây ở cấp huyện không có sơ đồ, vị trí, số thửa…;

một số hồ sơ địa chính gốc bị thất lạc ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục

hành chính.

2.2.2. Về tài nguyên nước:

Các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã tiếp tục được hoàn

thiện, tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý tài nguyên nước tại địa

phương ngày càng có hiệu quả; công tác phổ biến, hướng dẫn các cơ quan quản

lý nhà nước ở địa phương và các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng

tài nguyên nước từng bước được tăng cường; một số địa phương đã xây dựng

quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước để triển khai thực hiện

trên địa bàn; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật

và sử dụng tài nguyên nước, xử lý kịp thời tình những vi phạm pháp luật về tài

nguyên nước.

2.2.3. Về địa chất và khoáng sản:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc xây

dựng mới bảo đảm đồng bộ, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

11

hội chủ nghĩa đã giúp công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở địa phương

cũng như Trung ương đạt hiệu quả cao, thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác,

chế biến khoáng sản phát triển gắn liền với việc sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên, đảm bảo sự bền vững môi trường sinh thái; công tác thanh tra, kiểm tra

được tiến hành thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các hoạt động khoáng sản

không phù hợp với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nên chưa thực

hiện các dự án, quy hoạch liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản.

Văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm hoặc chưa được bàn hành,

nên chưa có cơ sở để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên. Thực tế tại một số tỉnh

nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản do ngành công

thương và ngành xây dựng thực hiện; việc xây dựng giá tính thuế tài nguyên

khoáng sản tại câp tỉnh do Sở Tài chính chủ trì tham mưu thực hiện.

2.2.4. Về môi trường:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn

thiện, quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn,

khu vực; các địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường

triển khai các biện pháp xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm

trọng, đẩy nhanh công tác xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy

thoái môi trường đối với các tổ chức thuộc khu vực công ích và triển khai thực

hiện dự án bảo vệ môi trường làng nghề và Chương trình điều tra đánh giá mức

độ ô nhiễm xuyên biên giới đối với các hệ thống sông Hồng, sông Mê Công.

2.2.5. Về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu:

Đã có sự tích cực phối hợp, tham gia với cơ quan khí tượng thủy văn của

trung ương đóng tại địa phương xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục

hậu quả thiên tai tại địa phương; triển khai các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu

theo chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu; hướng dẫn cho các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM); tuyên

truyền về động đất, sóng thần.

Tuy nhiên, hiện nay mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng tại tỉnh còn

thiếu hoặc đã xuống cấp gây khó khăn cho công tác dự báo. Bên cạnh đó, các

hiện tượng lốc xoáy, dông, sét thường xuất hiện trong phạm vi hẹp và xảy ra rất

nhanh gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân, nhưng các loại hình

thiên tai này lại khó dự báo trước nên công tác phòng, chống còn bị động, hiệu

quả thấp; tình hình sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp.

Tổ chức bộ máy đa phần là kiêm nhiệm, nguồn lực làm công tác này còn

thiếu và chưa được đào tạo bài bản dẫn đến công tác tham mưu hỗ trợ chỉ đạo

điều hành đôi lúc chưa đạt hiệu quả cao. Trang thiết bị phục vụ công tac phòng

chống thiên tai chủ yếu là thiết bị văn phòng, chưa được trang bị đồng bộ thiết bị

chuyên dụng, hiện đại để theo dõi, tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, truyền tin

phục vụ tham mưu chỉ đạo, điều hành.

2.2.6. Về đo đạc và bản đồ:

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

12

Đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: thẩm định hồ sơ cấp phép; tổ chức thực

hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc

và bản đồ tại địa phương. Các nhiệm vụ khác như công tác kiểm tra, nghiệm

thu sản phẩm đo đạc bản đồ, thanh tra, kiểm tra các hoạt động đo đạc bản đồ

phần lớn các Sở Tài nguyên và Môi trường chưa triển khai trên thực tế.

Tuy nhiên, hiện nay do biên chế ít nên chủ yếu mới tập trung thực hiện

được công tác đo đạc, đăng ký thống kê; nội dung về viễn thám gần như chưa tổ

chức triển khai được (do thiếu nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính).

Chức năng quản lý hoạt động đo đạc bản đồ chủ yếu mới được thực hiện trong

phạm vi về đo đạc trong lĩnh vực đất đai, đối với các lĩnh vực khác thì chức

năng quản lý còn bị trùng lặp giữa các ngành, chưa có quy định cụ thể do đó

việc theo dõi các hoạt động đo đạc và xuất bản bản đồ còn gặp nhiều khó khăn,

hạn chế. Do kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc và bản đồ của địa phương còn

hạn chế nên việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

đo đạc và bản đồ còn hạn chế. Nhu cầu sử dụng dữ liệu viễn thám của địa

phương không nhiều nên việc theo dõi, quản lý hoạt động này chưa được quan

tâm, hoạt động chưa hiệu quả.

2.2.7. Quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo:

Mặc dù nhiệm vụ quản lý tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo, công tác

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực biển, hải đảo đã bắt

đầu được triển khai nhanh chóng trên phạm vi 28 tỉnh ven biển; công tác kiểm

tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực biển, đảo đã được thực hiện nhằm xử lý

những sai phạm trong quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển;

công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển và hải đảo tại các tỉnh ven

biển đã được đẩy mạnh.

Nhiệm vụ quản lý tổng hợp thống nhất các vấn đề về biển và hải đảo là

nhiệm vụ mới, phạm vi rộng liên quan nhiều sở, ngành, đơn vị, các huyện ven

biển. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách, công cụ quản lý lĩnh vực này còn rất hạn

chế, các văn bản pháp lý còn nhiều điểm chung chung, chưa cụ thể, nên rất khó

khăn cho công tác quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo tại địa phương.

Nhận thức về biển, đảo ở các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư còn nhiều hạn

chế. Công tác tuyên truyền về biển đảo còn mang tính đơn lẻ, tính đồng bộ và

thống nhất chưa cao.

Cơ chế quản lý tài nguyên, đặc biệt tài nguyên biển và hải đảo còn theo cơ

chế ngành, còn nhiều lĩnh vực chưa tập trung được về đầu mối; các khái niệm,

công cụ quản lý tổng hợp còn thiếu, chính vì thế trong công tác quản lý theo

phương thức tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã qua gặp

nhiều khó khăn. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan trong

trao đổi thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; cơ sở vật

chất, trang thiết bị, tài chính công phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ

môi trường biển và hải đảo còn hạn hẹp, chưa được bố trí đầy đủ và hợp lý.

Quản lý tổng hợp về biển và hải đảo rộng, liên quan đến nhiều sở, ngành,

mang tính kỹ thuật sâu, đặc biệt trong công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

13

trường biển và hải đảo, để làm cơ sở tham mưu hoạch định các cơ chế chính

sách, công cụ quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Trong khi đó

đội ngũ công chức ít được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn sâu, dẫn đến rất

khó khăn trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ.

2.3. Kết quả thực hiện phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường giữa Trung ương và địa phương

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính

quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều nội dung phân cấp trong

thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã được thể

chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và các Nghị định

của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

từng Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định

quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,

thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo đó, việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương

đối với các lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên và môi trường như sau:

2.3.1. Lĩnh vực đất đai:

Việc phân cấp quản lý nhà nước về đất đai hiện nay đảm bảo được sự quản

lý thống nhất của Chính phủ; phát huy được tính chủ động, trách nhiệm, tinh

thần sáng tạo của chính quyền địa phương; đã gắn cụ thể thẩm quyền, trách

nhiệm và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp với điều kiện thực tiễn của địa

phương; đã phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ, Bộ, ngành và chính quyền các cấp; bảo đảm cho công tác quản lý đất

đai được chủ động, công khai, minh bạch và dân chủ hơn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu để cơ quan có thẩm quyền quy

định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh toàn bộ thẩm quyền về: xây dựng

một số chính sách, ban hành các quyết định hành chính về tổ chức thực thi chính

sách pháp luật đất đai tại địa phương, thanh tra, kiểm tra đã được phân cấp, phân

quyền cho địa phương như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm

quyền của địa phương; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp giấy chứng nhận;

quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; quyết định thanh tra,

kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật đất đai.

Qua đó, các địa phương đã chủ động hơn trong trong vấn đề quản lý, sử dụng đất

đai, quản lý tốt công tác quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hằng

năm; chủ động thu hút, kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý nhà

nước về đất đai vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế như sau:

Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai theo phân

công trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường của các địa phương còn chưa kịp thời, phần lớn ban hành chậm nhiều

tháng so với thời điểm Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

14

2014); còn nhiều nội dung đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa được quy định (tỉnh

ít nhất có 4 nội dung, tỉnh nhiều nhất có 13 nội dung chưa quy định); có nhiều

nội dung quy định chưa cụ thể theo yêu cầu hoặc quy định chưa phù hợp thực tế

hoặc chưa đúng với pháp luật đất đai hiện hành và còn tình trạng ban hành nhiều

nội dung, văn bản quy định vượt, không đúng thẩm quyền (không được Luật,

các Nghị định và Thông tư phân cấp).

Việc phân cấp chưa thực sự phù hợp với tình hình quản lý ở một số địa

phương, đặc biệt là chưa tương xứng với năng lực của chính quyền cấp dưới dẫn

đến việc thực thi pháp luật ở địa phương chưa tốt, có nhiều quyết định về đất đai

không phù hợp pháp luật cả ở cấp tỉnh và cấp huyện. Đặc biệt, việc phân cấp

hoàn toàn cho chính quyền địa phương thực hiện các thẩm quyền về thu hồi đất,

giao đất, cho thuê, định giá đất trong khi chế tài xử lý theo quy định của pháp

luật chưa nghiêm, chưa có tính răn đe, một số nơi năng lực, trình độ cán bộ chưa

đáp ứng yêu cầu cũng đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật; thực hiện thu

hồi, giao, cho thuê đất tràn lan, gây lãng phí; có trường hợp chưa kiểm soát chặt

chẽ khi giao đất, cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Việc phân cấp không đồng bộ trong việc thực hiện các nội dung quản lý

nhà nước về đất đai sẽ gây phức tạp và khó khăn trong tổ chức thực hiện. Ví dụ:

Luật đất đai quy định cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ủy ban

nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm

quyền giao đất, cho thuê đất; tuy nhiên, việc quyết định giá đất cụ thể để bồi

thường, để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất lại quy định do Ủy ban nhân

dân cấp tỉnh quy định. Do đó, sẽ rất khó khăn để quyết định giá đất cùng thời

điểm thu hồi, giao đất, cho thuê đất.

Trách nhiệm tham mưu trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước

chưa thống nhất, đồng bộ đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.

Ví dụ: Đối với công tác xác định giá đất, cơ quan tài chính tham mưu trong việc

xác định giá đất đối với trường hợp đất gắn với tài sản của Nhà nước; cơ quan

tài nguyên và môi trường tham mưu xác định giá đất cho các trường hợp còn lại.

Như vậy, đối với nội dung quản lý việc xác định giá đất cụ thể có 02 cơ quan

tham mưu khác nhau.

Việc phân cấp chưa đi đôi với việc nâng cao chất lượng quy hoạch và hiệu

quả của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương và trách nhiệm

báo cáo, tự giải trình của các địa phương.

2.3.2. Lĩnh vực tài nguyên nước:

Việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực tài nguyên

nước được quy định rõ ràng, phù hợp với quan điểm, chủ trương chung của

Đảng, Nhà nước và Chính phủ, được quy định cụ thể tại Luật tài nguyên nước,

các văn bản dưới Luật. Việc phân cấp được thực hiện theo quy định tại Thông tư

liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi

trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Page 15: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

15

Phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,

thành phố thuộc tỉnh. Ở cấp tỉnh, chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên

nước được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện có Phòng Tài

nguyên và Môi trường.

Trong từng công tác từ khai thác, sử dụng, quy hoạch, điều tra, bảo vệ

nguồn nước và hạn chế tác hại của nước gây ra đã được phân định cụ thể trong

Luật tài nguyên nước, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư thuộc thẩm

quyền và lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân các cấp và Sở Tài nguyên và Môi trường đã

được phân cấp thực hiện các nhiệm vụ: phê duyệt, điều chỉnh, thông báo việc

truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp

khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép;ban hành giá

tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên trên địa bàn theo khung giá do Bộ

Tài chính ban hành; ban hành giá để làm cơ sở tính tiền khai thác tài nguyên

nước đối với trường hợp chưa có giá tính thuế tài nguyên nước và kiểm tra,

thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về tính, thu, nộp tiền cấp quyền khai thác tài

nguyên nước trong phạm vi địa phương; Tổ chức lập và phê duyệt, công bố

Danh mục và Bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nướcdưới đất và lập phương

án thực hiện; bố trí kinh phí thực hiện; Xây dựng, lắp đặt thiết bị thu, nhận, lưu

trữ dữ liệu cơ sở trên địa bàn;chỉ đạo việc quản lý, vận hành, bảo trì và đảm bảo

các điều kiện cần thiết để bảo đảm hoạt động của các thiết bị thu nhận, lưu trữ

dữ liệu thuộc phạm vi quản lý;kiểm tra, thanh tra việc thực hiện; Phê duyệt khả

năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh;

tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất, điều tra,

đánh giá tài nguyên nước dưới đất theo chuyên đề đối với các nguồn nước nội

tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; Xác định, phê duyệt và công bố vùng

bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa

bàn;chỉ đạo, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng

bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn; Tổ chức điều tra, đánh

giá, lấy ý kiến và phê duyệt dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh và

các sông, suối theo quy định

Về cơ bản, các quy định phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và

chính quyền địa phương trong lĩnh vực tài nguyên nước đã được các địa phương

thực hiện tương đối thống nhất và có hiệu quả, nâng cao tính chủ động cho

chính quyền địa phương trong quản lý, sử dụng các nguồn lực ở địa phương, góp

phần thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

2.3.3. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản:

Sau khi Luật Khoáng sản năm 2010 được ban hành và có hiệu lực, các văn

bản quy định chi tiết dưới Luật cũng đã được ban hành nhằm chi tiết hóa và

hướng dẫn các quy định của Luật nói chung và các quy định phân cấp nói riêng,

qua đó cơ bản đã thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương

và địa phương.

Page 16: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

16

Hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang được phân cấp thực hiện các

nhiệm vụ: cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản

làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có

khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định

và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; quyết định khu vực không

đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép; phê duyệt

trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép; khoanh định, trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm

thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi

trường và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Ban hành theo thẩm quyền hoặc

trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản để thi hành pháp luật về

khoáng sản tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa

khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa,

ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương. Ủy ban nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình có trách nhiệm: tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về

khoáng sản tại địa phương; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực

hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối

hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò, khai

thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã tạo điều kiện cho các địa

phương chủ động trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc

thẩm quyền nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây

dựng trên địa bàn, đặc biệt là nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng đường giao

thông, đê kè, cầu cống là những công trình yêu cầu về tiến độ thực hiện để phục

vụ mục đích an sinh xã hội.

Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là nhiệm vụ thường xuyên của

các cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản

hướng dẫn của Bộ Tài chính về nguồn kinh phí, định mức chi… nên các địa

phương không có cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm, khó khăn cho việc

bảo đảm kinh phí thực hiện công tác này.

Công tác giám sát thi công đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền

cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa được quan tâm thực hiện, chất

lượng các báo cáo kết quả thăm dò chưa cao. Việc đôn đốc các tổ chức, cá nhân

thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo thăm dò địa chất (sau khi được Ủy ban nhân dân

cấp tỉnh phê duyệt) vào lưu trữ địa chất của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo

quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức,

chưa thường xuyên gây khó khăn cho công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng.

2.3.4. Lĩnh vực môi trường:

Luật Bảo vệ môi trường hiện hành đã quy định khá cụ thể trách nhiệm của

các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về

môi trường. Thời gian qua, một số văn bản quy phạm pháp luật quy định nội

Page 17: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

17

dung phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương đã được ban hành bổ

sung như: Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính

phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng

nguồn gen đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn gen ngoài tự

nhiên hoặc nơi đăng ký trụ sở của Bên cung cấp có trách nhiệm xác nhận Hợp

đồng do tổ chức, cá nhân đề nghị; Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14

tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, điều chỉnh các

thủ tục hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp Giấy phép đủ điều

kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

trên cơ sở thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, tạo điều kiện tinh giản

thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ của các doanh nghiệp; Các

Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14

tháng 9 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, bổ sung và phân

cấp tới Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương đối với các thủ tục tiếp nhận,

kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước đối với phế liệu nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc phân cấp giữa trung ương và địa phương chưa thực sự rõ ràng,

chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các địa phương đối với các vấn đề

môi trường trên địa bàn.

Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 01

năm 2019 đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối,

thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn. Do

vậy, thời gian tới cần sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên

quan, đảm bảo xác định rõ hơn việc phân công, phân nhiệm chức năng quản lý

nhà nước trình cấp có thẩm quyền ban hành để thống nhất quản lý nhà nước về

chất thải rắn.

Để tiếp tục tăng cường phân cấp cho địa phương, thực hiện chương trình

công tác của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức xây dựng dự

thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết,

hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và đã trình Chính phủ để xem xét,

ban hành. Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ đề xuất dự án Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, theo đó đã xác định một trong các

quan điểm xây dựng Luật là nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng thời có sự

phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng

cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo vệ

môi trường.

2.3.5. Lĩnh vực khí tượng thủy văn:

Kể từ thời điểm Luật khí tượng thủy văn có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm

2016) đến nay, nhiều quy định trong Luật đã được các Bộ, ngành, địa phương

triển khai đạt kết quả, đáng chú ý là công tác xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ

nhằm thi hành các nội dung cụ thể của Luật đạt kết quả cả về số lượng và chất

lượng của văn bản. Công tác quản lý nhà nước hoạt động khí tượng thủy văn ở

Page 18: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

18

Trung ương và địa phương từng bước đi vào nền nếp, có đủ cơ sở pháp lý để

triển khai trên thực tế. Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ của khí tượng thủy

văn từng bước được cụ thể hóa, quy định minh bạch, khả thi, tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho việc tiếp cận, thực thi trên thực tế của các tổ chức, cá nhân. Hoạt

động khí tượng thủy văn đã từng bước đi vào cuộc sống, được chính quyền địa

phương các cấp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng ghi nhận

về vai trò và hiệu quả của lĩnh vực thông qua hệ thống pháp luật.

Theo Luật Khí tượng Thủy văn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

pháp luật về khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu; Trình Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh phương án phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách theo quy

định của pháp luật để bảo đảm thực hiện các hoạt động khí tượng thủy văn phục

vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai của địa phương;

Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng

thủy văn đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Quản lý các hoạt

động quan trắc, dự báo, cảnh báo, thông tin, dữ liệu, cung cấp dịch vụ khí tượng

thủy văn tại địa phương; Theo dõi, đánh giá việc khai thác, sử dụng tin dự báo,

cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống

thiên tai trên địa bàn; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động thẩm định, thẩm tra,

đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

việc lồng ghép kết quả giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức đánh giá tác động

của biến đổi khí hậu, xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối

với các lĩnh vực, khu vực thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức truyền, phát tin dự

báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý; Quản lý, lưu trữ thông

tin, dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý;

Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí tượng thủy văn, biến đổi khí

hậu; thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động phục vụ, dịch vụ khí tượng

thủy văn trên địa bàn; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về hoạt động khí

tượng thủy văn theo thẩm quyền; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố

cáo về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; Xử lý theo thẩm quyền hành vi vi

phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn và các hành vi vi phạm

pháp luật khác về khí tượng thủy văn trên địa bàn; Báo cáo Bộ Tài nguyên và

Môi trường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn.

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố

thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Theo dõi việc chấp hành

pháp luật về khí tượng thủy văn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

Theo dõi, đánh giá, khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn; Phổ biến,

giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí tượng thủy văn; tham gia giải quyết,

xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; Tổng hợp, báo cáo Ủy

ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại

do thiên tai khí tượng thủy văn gây ra trên địa bàn; Tham gia giải quyết khiếu

Page 19: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

19

nại, tố cáo về khai thác, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn trên địa bàn; Thực

hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động khí tượng thủy văn theo phân

cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Tham gia bảo vệ công trình khí

tượng thủy văn trên địa bàn; Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về khí

tượng thủy văn; tham gia giải quyết, xử lý vi phạm về khí tượng thủy văn theo

thẩm quyền; Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình

hoạt động khí tượng thủy văn, thiệt hại do thiên tai khí tượng thủy văn gây ra

trên địa bàn; Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác, bảo vệ công

trình khí tượng thủy văn trên địa bàn; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước

về hoạt động khí tượng thủy văn theo phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan quản

lý nhà nước cấp trên.

Tuy nhiên, công tác đôn đốc, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật khí

tượng thủy văn còn hạn chế ở cả cấp Trung ương và địa phương. Kinh phí hàng

năm dành cho hoạt động triển khai thi hành pháp Luật Khí tượng thủy văn còn

hạn chế; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật chủ yếu mang tính đơn lẻ

thông qua một số hội nghị phổ biến, tập huấn của địa phương. Một số nội dung

cụ thể của Luật Khí tượng thủy văn và các văn bản quy định chi tiết Luật chưa

được triển khai đầy đủ, chưa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt

động khí tượng thủy văn. Công tác quản lý nhà nước lĩnh vực khí tượng thủy

văn tại địa phương còn chưa được chú trọng đúng mức. Hành lang pháp lý cho

chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn của chính quyền

địa phương các cấp chưa bám sát, cụ thể hóa theo quy định của Luật Khí tượng

thủy văn và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

2.3.6. Lĩnh vực biến đổi khí hậu:

Do biến đổi khí hậu là lĩnh vực mới nên việc phân cấp cho địa phương

chưa có văn bản cụ thể. Tuy nhiên, tại một số văn bản quy phạm pháp luật đã có

đề cập đến việc phân cấp cho các địa phương lĩnh vực biến đổi khí hậu như:

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13; Luật Khí tượng thủy văn số

90/2015/QH13; Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28

tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi

trường thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,

thành phố trực thuộc tỉnh; Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm

2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia biến đổi khí

hậu... Theo đó, các nội dung phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương

gồm: Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của

địa phương; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của Sở Tài

nguyên và Môi trường trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch quốc gia về

biến đổi khí hậu, các đề án, dự án, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu;

Tổ chức kiểm tra thực hiện các mục tiêu trong các chương trình, kế hoạch, đề

án, dự án biến đổi khí hậu trên địa bàn quản lý; Theo dõi, đánh giá tác động của

Page 20: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

20

biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế - xã

hội để đề xuất các giải pháp ứng phó; Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giảm

nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của địa

phương; Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kê và giảm nhẹ

phát thải khí nhà kính.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu ở địa phương

đã từng bước được hình hành và triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác phối

hợp giữa Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật về biến đổi khí hậu chưa được hoàn thiện, chưa đáp

ứng được yêu cầu thực tế. Công tác quản lý nhà nước vẫn còn hạn chế, nhất là ở

địa phương do không đủ nhân lực. Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã có bộ

phận quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu nhưng phần lớn đều từ các lĩnh vực

khác chuyển qua, số lượng cán bộ ít, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực.

2.3.7. Lĩnh vực đo đạc và bản đồ:

Luật Đo đạc và bản đồ được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua

ngày 14 tháng 6 năm 2018. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01

năm 2019. Luật Đo đạc và bản đồ đã được xây dựng với nhiều điểm mới, mang

tính đột phá về thể chế chính sách trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ qua đó đảm

bảo thống nhất về đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước, tránh chồng chéo

trong công tác quản lý và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ

từ Trung ương đến địa phương và giữa các bộ, ngành; tăng cường phân cấp

trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cho Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh, tạo chủ động cho các địa phương thực hiện các nhiệm vụ

đo đạc và bản đồ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

địa phương; phát huy được các nguồn lực của xã hội trong hoạt động đo đạc và

bản đồ; góp phần củng cố, nâng cao năng lực của địa phương trong lĩnh vực đo

đạc và bản đồ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về

hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý; ban hành văn bản theo thẩm

quyền; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ

theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi tình

hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn; Quản lý công trình hạ

tầng đo đạc theo phân cấp; Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý hạ tầng dữ

liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi

quản lý; Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản

lý; Quản lý lưu trữ, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và

bản đồ thuộc phạm vi quản lý; Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt

động đo đạc và bản đồ; quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ;

quản lý tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn; Thanh tra,

kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đo đạc và bản

đồ theo thẩm quyền.

Page 21: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

21

Tuy nhiên, một số địa phương chưa thực sự chủ động triển khai thực hiện

các hoạt động đo đạc và bản đồ theo phân cấp; chưa ban hành kịp thời hoặc ban

hành chưa đầy đủ quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ theo pháp

luật; còn hạn chế về kinh phí, nhân lực và điều kiện kỹ thuật. Một số quy định

của pháp luật mới được ban hành, chưa có đủ thời gian thực hiện.

2.3.8. Lĩnh vực viễn thám:

Ngày 04/01/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2019/NĐ-CP về

hoạt động viễn thám; tiến tới xây dựng Luật Viễn thám. Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2019 phê duyệt

Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

trong đó xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp và trách nhiệm

của Bộ TN&MT, cũng như các bộ ngành và địa phương trong việc phát triển

lĩnh vực viễn thám trong các giai đoạn nói trên. Mặc dù vậy, hiện nay hành lang

pháp lý phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về viễn thám hiện vẫn còn thiếu

(chưa có Luật, còn thiếu nhiều văn bản quy phạm trong quản lý, kỹ thuật, tiêu

chuẩn, quy chuẩn). Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về

quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao đã

đề cập đến ứng dụng viễn thám nhưng vẫn còn ít và chưa được chuyển thành các

nhiệm vụ cụ thể. Các văn bản quản lý nhà nước, định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật

lĩnh vực viễn thám vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang được giao thực hiện các nhiệm

vụ: tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng viễn thám trong

phạm vi quản lý; Bảo đảm hành lang an toàn kỹ thuật và bảo vệ các công trình

hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại

Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; Xây dựng nhu cầu

sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý của địa phương định kỳ

hàng năm, 05 năm và theo nhiệm vụ đột xuất Nhà nước giao, gửi Bộ Tài nguyên

và Môi trường để tổng hợp và thống nhất việc thu nhận; Triển khai thực hiện

việc thu nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu ảnh viễn thám thuộc phạm vi quản lý; Xây

dựng, cập nhật, công bố siêu dữ liệu viễn thám để đáp ứng yêu cầu khai thác và

sử dụng thuộc phạm vi quản lý của địa phương; cung cấp bản sao dữ liệu và siêu

dữ liệu ảnh viễn thám mua từ nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước cho

Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc

gia trong thời hạn chậm nhất là 03 tháng, kể từ ngày nhận được dữ liệu từ nhà

cung cấp…

Công tác quản lý nhà nước và đẩy mạnh ứng dụng viễn thám ở hầu hết các

địa phương còn hạn chế, chỉ một số ít Sở Tài nguyên và Môi trường của các

tỉnh, thành phố lớn (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, thành phố

Đà Nẵng, Khánh Hòa) có ứng dụng viễn thám và có cán bộ kỹ thuật, chuyên

môn am hiểu về viễn thám. Các tỉnh, thành phố khác hiện chưa bố trí kinh phí

hoặc chưa có cơ chế thúc đẩy việc khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn

thám trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao.

2.3.9. Lĩnh vực quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo:

Page 22: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

22

Việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên,

bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã được quy định cụ thể tại Luật Tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo, Luật quy hoạch, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày

15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài

nguyên, môi trường biển và hải đảo, Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày

15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân

nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam và Nghị

định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định giao khu vực

biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thức, sử dụng tài nguyên biển; theo đó,

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao thực hiện các nhiệm vụ: giao, gia hạn, sửa

đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển trong phạm vi

vùng biển 03 hải lý; cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu

hồi giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý

của địa phương; thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển; lập hồ sơ tài

nguyên hải đảo trong phạm vi quản lý của địa phương….

Về cơ bản các nội dung phân cấp trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài

nguyên, bảo vệ môi trưởng biển và hải đảo hiện nay đều hợp lý, phù hợp với

tiến trình cải cách hành chính, các nội dung phân cấp được quy định là phù hợp

với thực tiễn quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hiện nay.

III. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường

3.1. Đội ngũ tại các bộ, ngành

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài nguyên và môi trường, đội

ngũ công chức, viên chức trong ngành thời gian quan đã phát triển nhanh về số

lượng, trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị

trường và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành tài

nguyên và môi trường nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Một số

lượng đáng kể chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn, công nghệ và ngoại

ngữ tốt đã được thu hút về công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Lực lượng

này đã tham gia tích cực, hiệu quả vào việc nghiên cứu và giải quyết một số vấn

đề lớn, quan trọng và phát triển các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi

trường. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng đối với Bộ Tài nguyên và Môi

trường.

Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành tài nguyên và

môi trường ở cấp Trung ương4: có khoảng 1.200 công chức đang công tác tại

4 Theo trình độ đào tạo, khối quản lý nhà nước có: 9% tiến sĩ, 35% thạc sĩ, 43% đại học; khối sự nghiệp

có: 3% tiến sĩ; 15% thạc sĩ; 43% đại học. Về độ tuổi, khối quản lý nhà nước có: 8,87% công chức từ 30 tuổi trở

xuống, 44,2% từ 31 đến 40 tuổi, 23,36% từ 41 đến 50 tuổi và 12,86% trên 50 tuổi; khối sự nghiệp: 18,1% từ 30

tuổi trở xuống, 34,62% từ 31 đến 40 tuổi, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 23,11%, từ 51 đến 60 tuổi 14,16%, trên 60

tuổi là 0,11%. Đa số viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp hoạt động mang tính đặc thù về điều tra cơ bản,

dự báo trên khắp các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Về cơ cấu công chức: tại các đơn vị trực thuộc Bộ hiện có 61 chuyên viên cao cấp và tương đương (chiếm

5,6%); hơn 400 chuyên viên chính và tương đương (chiếm 37%); hơn 600 chuyên viên và tương đương (chiếm

Page 23: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

23

các đơn vị quản lý nhà nước và gần 11.000 viên chức, người lao động làm việc

trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tài nguyên và môi

trường ở các ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước khác có khoảng 10.000 người;

nhân sự chuyên trách về tài nguyên và môi trường trong các khu công nghiệp,

tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước khoảng 20.000 (chưa kể lực

lượng cảnh sát môi trường và lực lượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp về

tài nguyên và môi trường trong quân đội).

Ở cấp Trung ương, một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công chức,

viên chức có trình độ cao, chuyên môn sâu. Phần lớn số công chức, viên chức

được đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật, thiếu kỹ năng quản lý. Trong khi

đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường còn

bất cập, chính sách thu hút học sinh, sinh viên học tập một số chuyên ngành về

tài nguyên và môi trường chưa được quan tâm xây dựng dẫn đến tình trạng một

số ngành, chuyên ngành được đào tạo tràn lan trong khi một số ngành ít có sinh

viên, học sinh (như ngành khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, quản lý biển và

hải đảo...). Số công chức, viên chức, chuyên gia được đào tạo trình độ cao ở các

nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ hưu hiện

nay chưa có đội ngũ chuẩn bị thay thế. Thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có chiến

lược, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, được đào tạo bài bản, chuyên

sâu, có nhiệt huyết, trí tuệ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt cũng như lâu dài

của ngành tài nguyên và môi trường và theo nhu cầu xã hội.

3.2. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường ở địa

phương

Tại địa phương5, đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường có khoảng 37.170 người, gồm 26.060 công chức và 11.110 viên chức.

Theo thống kê, số biên chế công chức trung bình của các Sở Tài nguyên và

Môi trường hiện nay là 67 biên chế. Nhìn chung, số lượng công chức của các Sở

Tài nguyên và Môi trường là tương đối hạn chế so với yêu cầu về chức năng,

nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức6.

Đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, trung bình được giao

7 - 8 biên chế (cá biệt có Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ được giao 4 - 5

biên chế).

57%). Cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức: tính đến năm 2017, các chức danh viên chức hạng I tại các đơn

vị thuộc Bộ khoảng 09 người; hạng II khoảng 810 người; hạng III khoảng 4742; hạng IV khoảng 1856 người;

còn lại 1435 công nhân. 5 Theo trình độ đào tạo, khối quản lý nhà nước có: 0,11% tiến sĩ, 6,12% thạc sĩ, 58,1% đại học, 7,3% cao

đẳng và 28,37% trung cấp và sơ cấp; khối sự nghiệp có: 0,003% tiến sĩ; 16,9% thạc sĩ; 72,11% đại học; 10,98%

dưới đại học. Về độ tuổi, có 29,34% từ 30 tuổi trở xuống, 44,22% từ 31 đến 40 tuổi, 17,43% từ 41 đến 50 tuổi,

8,96% từ 51 đến 60 tuổi, 0,034% trên 60 tuổi.

6 Lớn nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có 309 biên chế, ít nhất là các Sở Tài

nguyên và Môi trường: Kon Tum, Lai Châu có 40 biên chế, An Giang có 41 biên chế; 31/63 tỉnh có ít hơn 60

biên chế; 24/63 tỉnh có ít hơn 55 biên chế; 13/63 tỉnh có ít hơn 50 biên chế.

Page 24: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

24

Đối với công chức tài nguyên và môi trường cấp xã, hiện nay, mỗi xã bố trí

01-02 cán bộ làm công tác địa chính, môi trường, kiêm nhiệm thêm các nhiệm

vụ khác về xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp, nông thôn mới. Tuy

nhiên, việc tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ về quản lý đất đai, tài

nguyên và môi trường của công chức địa chính xã còn hạn chế về tiến độ và chất

lượng, hiệu quả công việc; một phần do khối lượng công việc lớn, kiêm nhiệm

nhiều nhiệm vụ, chất lượng đội ngũ còn thấp so với yêu cầu công việc.

Cơ cấu nhân lực giữa các ngành chuyên môn đang có sự mất cân đối, đặc

biệt các lĩnh vực địa chất khoáng sản, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khí

tượng thủy văn và biến đổi khí hậu đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng,

cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý, trong đó bao gồm cả lực lượng làm công tác thanh

tra, giám sát tài nguyên và môi trường; phần lớn lực lượng tài nguyên và môi

trường đang tập trung ở lĩnh vực quản lý đất đai; trong khi đó, các công tác về

bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản đang đặt ra nhiều thách thức

đối với địa phương nên cần phải tăng cường và bố trí cơ cấu nhân lực phù hợp.

Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức địa phương không đồng

đều, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã còn yếu chuyên môn, tập trung nhiều ở lĩnh

vực quản lý đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài

nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất

thiếu. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải

quyết các vấn đề về quản lý đất đai; tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản

lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với

các địa phương có biển) ngày càng trở nên cấp thiết. Đội ngũ cán bộ thực hiện

công tác giải phóng mặt bằng còn thiếu và yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa

chính xã; việc tiếp cận và cập nhật các quy định của người bị thu hồi đất còn

chậm và không đồng đều, vì vậy việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn gặp

nhiều khó khăn.

Thực tế hiện nay, các địa phương đang đứng trước tình trạng khan hiếm

nhân lực có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ. Việc tuyển dụng người có

năng lực chuyên môn, được đào tạo chính quy ở các chuyên ngành về tài nguyên

và môi trường rất khó khăn, kể cả ở các đơn vị cấp sở. Do khối lượng công việc

được giao lớn, số lượng cán bộ công chức hiện có chưa đáp ứng hết nhiệm vụ

nhà nước giao nên nhiều Sở đã trưng tập các cán bộ viên chức của các đơn vị sự

nghiệp làm việc tại Sở thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

3.3. Thực trạng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo từng

lĩnh vực

3.3.1. Lĩnh vực đất đai

a) Cấp trung ương

Tổng cục Quản lý đất đai7 hiện có tổng số công chức, viên chức và lao

động hợp đồng có thời hạn từ 1 năm trở lên đang làm việc tại Tổng cục là 669

7 Theo trình độ đào tạo (trên 70% được đào tạo tại Trường Đại học Nông nghiệp, nay viện Nông nghiệp): Tiến

sỹ: 17 người; Thạc sỹ: 210 người; Đại học: 424 người và cao đẳng, trung cấp: 15 là Học người.

Page 25: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

25

người, trong đó: 158 công chức, 15 hợp đồng lao động theo Nghị định số

68/2000/NĐ-CP; 198 viên chức và 298 lao động hợp đồng. Chuyên ngành đào

tạo chiếm gần 50% là địa chính và quản lý đất đai, số còn lại là các ngành

nghề khác (kinh tế, tài chính, kế toán, môi trường, trắc địa bản đồ, khoa học

trái đất, trắc địa tin học, luật, tin học, công nghệ thông tin, lưu trữ,… ).

b) Cấp địa phương

Lực lượng công chức, viên chức và người lao động của toàn lĩnh vực đã lên

đến trên 3 vạn người có mặt ở cả 4 cấp quản lý nhà nước, trong đó có hơn 1 vạn

cán bộ địa chính xã… góp phần đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, nâng cao

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, hình thành một lực

lượng hùng hậu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai trong

thời kỳ mới.

Tuy nhiên, do mô hình tổ chức hiện nay thì ở Trung ương chỉ quản lý về

chuyên môn nghiệp vụ, quản lý về nguồn nhân lực, tuyển dụng, điều động, luôn

chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các cấp do

đó việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho ngành có phần hạn

chế, mới chỉ ở mức tổ chức các khoá tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ

làm công tác quản lý đất đai về giá đất, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất, đăng ký đất đai, chính sách pháp luật đất đai…

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Trong những năm qua, việc sử dụng và bố trí nguồn nhân lực luôn được

Tổng cục quan tâm. Trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có, chức năng nhiệm vụ của

các đơn vị trực thuộc, Tổng cục đã phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng

lực, chức danh nghề nghiệp và chuyên ngành đào tạo, tạo điều kiện để từng cán

bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn của cán bộ từng

bước được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ. Đa số cán bộ là lực lượng trẻ, năng động,

nhiệt tình, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trẻ của Ngành được đào tạo cơ bản về chuyên

môn, nghiệp vụ, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, số có độ tuổi

dưới 30 có tỷ lệ khá cao; tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao (tiến sĩ, tiến sĩ

khoa học), các chuyên gia đầu ngành còn thấp; một số cán bộ có bề dày kinh

nghiệm nghiên cứu đã nghỉ hưu theo chế độ, nguy cơ thiếu hụt cán bộ chuyên

môn có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu. Trình độ ngoại ngữ của một số cán

bộ chủ chốt, cán bộ nguồn hiện nay đang là thách thức lớn đối với việc hội nhập

quốc tế, khả năng cập nhật thông tin chuyên ngành và nắm bắt thông tin kinh tế,

xã hội phục vụ cho nhu cầu quản lý.

Nhiệm vụ trong lĩnh vực đất đai của ngành hiện nay là rất lớn như công tác

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thống kê, kiểm kê đất đai,

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều tra đánh giá đất đai, thanh kiểm tra ...

nhưng biên chế công chức được giao hiện nay còn thiếu dẫn đến việc thực thi nhiệm

vụ còn gặp khó khăn, như: chưa tổ chức thực hiện công tác điều tra đánh giá tài

Page 26: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

26

nguyên đất; Thiếu công chức trong lĩnh vực đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…

3.3.2. Lĩnh vực môi trường

a) Cấp Trung ương

Tổng cục Môi trường hiện nay có tổng số cán bộ, công chức, viên chức và

lao động hợp đồng là 635 người. Trong đó, có 34 Tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 5,5 %),

245 Thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 38,5 %), 296 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ

46,7 %) và 60 người có trình độ dưới đại học (chiếm tỷ lệ 9,3%); về cơ cấu giới

tính: nam 382 người, nữ 271 người.

b) Cấp địa phương

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương có khoảng 13.600

người, trong đó: Cấp tỉnh có 1.126 người, trong đó có 135 người có trình độ sau

đại học, chiếm khoảng 12%; đại học có 620 người, chiếm khoảng 55%; cao

đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có 372 người, chiếm 33%. Cấp huyện có 1.316

người, trong đó 79 người có trình độ thạc sỹ, chiếm 6%; đại học có 526 người,

chiếm 40%; cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có 710 người, chiếm 54%.

Cấp xã có 11.148 người, trong đó có: 111 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 1%;

đại học có 1.783 người, chiếm 16%, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có

9.253 người, chiếm 83%.

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Những năm qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực

trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực làm công

tác quản lý nhà nước về môi trường đã được quan tâm và chú trọng. Tỷ lệ cán

bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường được cử

đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ ngày càng tăng và chất lượng

ngày càng được nâng lên. Nguồn lực đầu tư và kinh phí đào tạo tuy còn ít và

chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành nhưng phần nào đã hỗ trợ tốt và

đầu tư có hiệu quả nâng cao rõ rệt năng lực, trình độ, nhận thức của cán bộ, công

chức, viên chức công tác trong ngành môi trường.

Cán bộ làm trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay còn thiếu ở các cấp

do còn phải kiêm nhiệm và thực hiện nhiệm vụ khác như công tác xây dựng nông

thôn mới, nông nghiệp, xây dựng (ở cấp xã)…Các khóa đào tạo được tổ chức còn

ít, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập rất lớn của cán bộ, công chức viên chức.

Còn nhiều lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, nhiều kỹ năng rất cần được tổ

chức mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ nhưng do không có kinh phí nên không thể

tổ chức được.

3.3.3. Lĩnh vực địa chất khoáng sản

a) Cấp Trung ương

- Tổng cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan lớn nhất và giữ vai

trò trọng tâm trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. Hiện nay, Tổng cục Địa

chất và Khoáng sản Việt Nam có 1.936 công chức, viên chức, người lao động

Page 27: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

27

hiện đang làm việc; trong đó có 01 PGS, 28 tiến sỹ (1,5%), 235 thạc sỹ (12,1%),

870 trình độ đại học (44,9%), 52 trình độ cao đẳng (2,6%), 750 trình độ dưới

cao đẳng (38,7%). Tuổi đời bình quân của cán bộ có trình độ tiến sĩ là 53,08

tuổi; thạc sĩ là 44,52 tuổi; đại học là 42,43 tuổi.

- Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: hiện nay, Viện có 205 cán bộ,

viên chức và người lao động trên tổng số 239 người làm việc được Bộ giao.

Theo trình độ đào tạo: Viện có 17 người trình độ tiến sĩ (01 PGS); thạc sĩ là

81 người và 93 người trình độ đại học; còn lại là lực lượng hỗ trợ phục vụ có

trình độ cao đẳng trở xuống.

b) Cấp địa phương

Tổng số nhân lực trong lĩnh vực địa chất khoáng sản tại các địa phương là

4.686 người, trong đó: Tiến sĩ 183 người; Thạc sĩ 386 người; Đại học 2.598

người; Cao đẳng 300 người; Trung cấp và Sơ cấp là 1.275 người.

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực lĩnh vực địa chất và khoáng sản khá dồi dào. Với trình độ

đào tạo, năng lực chuyên môn hiện có, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực địa chất và

khoáng sản đã cơ bản bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý theo đúng vị trí việc làm,

yêu cầu công việc nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn, quản lý bảo đảm

hoàn thành mọi nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng cao. Mặc dù vậy qua những

theo dõi, thực trạng của nguồn nhân lực vẫn còn một số tồn tại như về kỹ năng

chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp và khả năng thích

nghi với môi trường nghề nghiệp.

Do đặc thù của ngành, phần lớn các cán bộ công nhân viên của ngành địa

chất và khoáng sản trưởng thành từ những công việc thực tế, kỹ năng chuyên

môn và kỹ năng nghề nghiệp trong ngành được rèn luyện và tích lũy từ công tác

thực hiện những dự án điều tra cơ bản mang tính hệ thống của nhà nước như lập

bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản các tỉ lệ, đánh giá những khoáng sản

khoáng sản trọng điểm (than Quảng Ninh, Đồng Sin Quyền, Apatit Lài Cai v.v).

Cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là các

chuyên gia Liên Xô, qua lịch sử phát triển lâu dài, ngành địa chất và khoáng sản

Việt Nam đã có được một lực lượng cán bộ có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng

nghề nghiệp cao; luôn tôn trọng nghề nghiệp và thích nghi tốt với môi trường

công tác ngay cả khi công tác ở những vùng gian khổ và nguy hiểm nhất. Mặc

dù vậy trong những năm gần đây, lực lượng nòng cốt này đang hao hụt dần do

vấn đề về tuổi công tác. Một lực lượng lớn các kỹ sư, cử nhân trẻ những người

sẽ thay thế trong tương lai còn thiếu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng nghề

nghiệp và thiếu cơ hội để hoàn thiện và nâng cao hai kỹ năng này. Ngoài ra, thái

độ nghề nghiệp của lực lượng này cũng chưa tốt, tỉ lệ các kỹ sư trẻ mới ra

trường tham gia công tác địa chất ở các vùng khó khăn thôi việc sau 1 hoặc 2

mùa thực địa còn lớn và phổ biến.

Ở các địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà

nước về địa chất, khoáng sản đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; đa

Page 28: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

28

số là thanh tra viên hoặc được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra chuyên ngành.

Tuy nhiên theo đánh giá chung trong quá trình thanh tra, kiểm tra đều nhận thấy,

một bộ phận không nhỏ cán bộ có trình độ, chuyên môn và thực tiễn công việc

chưa đáp ứng được yêu cầu.

3.3.4. Lĩnh vực tài nguyên nước

a) Cấp Trung ương

- Hiện tại, Cục Quản lý tài nguyên nước có 48 công chức đang công tác tại

các đơn vị thuộc khối hành chính, quản lý nhà nước trực thuộc Cục. 100% công

chức đều có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, trong đó có 02 Tiến sỹ, 37 Thạc

sỹ, còn lại là cử nhân, kỹ sư

- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia có 760 người,

trong đó có 195 nữ (25,66%), trình độ đào tạo: Tiến sỹ 10 người (1,32%), Thạc

sỹ 122 người (15,05%), Đại học 356 người (46,84%), Cao đẳng 14 người

(1.84%), Trung cấp và công nhân các loại 258 người (33,95%).

- Viện Khoa học tài nguyên nước có 42 người, trong đó: 07 Tiến sỹ (17%),

16 Thạc sỹ (38%), 19 Đại học (45%).

- Văn phòng Thường trực ủy ban sông Mê Công Việt Nam có 17 công

chức, trong đó, có 03 Tiến sỹ (18%), 08 Thạc sỹ (47%) và 06 Đại học (35%).

Ngoài ra, còn có 01 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và 11

hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp.

b) Cấp địa phương

Số lượng công chức, viên chức thuộc lĩnh vực tài nguyên nước tại địa

phương khoảng 1.000 người. Trong đó, số cán bộ công chức làm việc trong tại

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh khoảng 300 người, đa số cán bộ được đào

tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước (địa chất, địa chất

thủy văn, kỹ thuật tài nguyên nước, thủy lợi, môi trường…).

c) Đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nhân lực

Cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài nguyên nước cơ bản được đào tạo đúng

chuyên ngành, đáp ứng được các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật

cao trong lĩnh vực tài nguyên nước như: sử dụng mô hình toán, phân tích không

gian, phân tích đánh giá nguồn nước và khả năng khai thác nguồn nước, đánh

giá hiện trạng khai thác sử dụng nước, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, các máy

phân tích chất lượng nước…. , bảo đảm đáp ứng theo yêu cầu công việc và vị trí

việc làm. Tuy nhiên, phần lớn số công chức, viên chức được đào tạo về các

chuyên ngành kỹ thuật, thiếu kỹ năng quản lý.

Theo kết quả điều tra thì số lượng công chức thực hiện công tác quản lý

nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương mặc dù đã có những thay đổi tích

cực nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Lượng công việc thường

quá tải đối với cán bộ thực hiện công tác này do khối lượng công việc lớn nhưng

số lượng người làm việc ít mà thường được ghép với việc thực hiện cả quản lý

trong các lĩnh vực khác như: khí tượng thủy văn, khoáng sản.

Page 29: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

29

3.3.5. Lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý

a) Cấp Trung ương:

Theo kết quả thống kê sơ bộ từ số liệu của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông

tin địa lý Việt Nam, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở

Việt Nam có khoảng 15.000 người; trong đó, các bộ, ngành khoảng 13.500 người.

- Các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường gần 4.000 người.

Số lượng cán bộ chuyên môn về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và

Môi trường chia theo chức năng hoạt động như sau:

Tại các tổng cục, cục trực thuộc Bộ: có 810 người (tiến sĩ 10 người, chiếm

1,2 %; thạc sĩ 150 người, chiếm 18,5%; đại học 650 người, chiếm 80,2%; trình

độ khác 100 người, chiếm 12,3%).

Tại các viện, trường trực thuộc Bộ: có 332 người (tiến sĩ 22 người, chiếm

6,6%; thạc sĩ 110 người, chiếm 33,1%; đại học 200 người, chiếm 60,2%; trình

độ khác 100 người, chiếm 30,1%).

Tại các doanh nghiệp: có 2222 người (tiến sĩ 02 người, chiếm 0,1%; thạc sĩ

120 người, chiếm 5,4%; đại học 1200 người, chiếm 54%; trình độ khác 800

người, chiếm 36%).

- Số liệu nhân lực tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam:

Tổng số: 431 người (gồm 39 công chức, 180 viên chức và lao động hợp

đồng). Trong đó, cán bộ có trình độ tiến sĩ: chiếm 1,4%; thạc sĩ: 20,4%; đại học:

58,93%; số tuyển mới từ 2012 -2015: 6 người; số cán bộ thôi việc, nghỉ hưu: 8

người. Tuyển dụng viên chức 2016: 24 người.

b) Cấp địa phương

Ở địa phương cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý đo đạc và bản đồ trực

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường không có sự thay đổi qua các thời kỳ. Hiện

nay, số lượng công chức, viên chức thuộc lĩnh vực này tại địa phương khoảng

1.500 người. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở địa

phương đã có những bước phát triển mạnh đặc biệt trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thì số lượng công chức thực hiện công tác quản

lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở địa phương mặc dù đã có những thay đổi tích

cực nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu công việc.

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Phần lớn cán bộ đã đáp ứng được yêu cầu công việc theo nhiệm vụ được

giao ở mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt; trong đó có khoảng 50% ở mức độ

hoàn thành, 20% hoàn thành tốt và có khoảng 30% số cán bộ còn yếu về chuyên

môn do không đúng chuyên ngành hoặc năng lực cá nhân còn hạn chế. Đo đạc

và Bản đồ là lĩnh vực kỹ thuật nên các cán bộ kỹ thuật phần lớn đều được đào

tạo các chuyên ngành về đo đạc và bản đồ, địa lý, địa chính.

Hiện nay, chỉ có khoảng 40% số cán bộ đo đạc và bản đồ có đào tạo cơ bản

tại các trường có bề dày đào tạo; bản thân cá nhân có kiến thức, có nhiệt tình,

Page 30: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

30

trách nhiệm với công việc, chịu khó học hỏi và có thời gian công tác lâu năm

đáp ứng tốt yêu cầu trong xử lý các công việc chuyên môn. Tuy nhiên, do nhiều

yếu tố khác nhau như: điểm tuyển sinh phần lớn chỉ đạt ở mức trung bình, rất ít

học sinh có nền tảng kiến thức giỏi; sự thay đổi nhiệm vụ do yêu cầu thực tế, sự

thay đổi của công nghệ, làm việc không đúng ngành nghề đào tạo, điều kiện làm

việc... nên có ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện kỹ năng về mặt chuyên môn

của cán bộ.

Về khả năng sử dụng ngoại ngữ: hiện chỉ có một số lượng rất nhỏ cán bộ có

khả năng ngoại ngữ làm việc trực tiếp với người nước ngoài, chỉ có khoảng 10-

15% cán bộ có thể đọc sách chuyên môn kỹ thuật bằng tiếng nước ngoài (chủ

yếu là tiếng Anh, Nga) phục vụ yêu cầu công việc. Đây là một trong những điểm

yếu nhất của cán bộ đo đạc và bản đồ hiện nay nhưng sẽ rất khó cải thiện nếu

không có giải pháp tích cực. Khả năng ngoại ngữ yếu là trở ngại lớn để nâng cao

trình độ cho cán bộ hiện nay do không tiếp cận được với kiến thức mới trên thế

giới, đặc biệt là những kiến thức về khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh

vực đo đạc và bản đồ. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới hội nhập khu vực và quốc tế về

hợp tác và tham gia thị trường lao động của khu vực trong thời gian sắp tới.

Vẫn còn một số lượng khoảng 20% cán bộ chưa thích nghi với môi trường

làm việc đặc thù của lĩnh vực, đặc biệt là các công tác biên giới, đo đạc và bản

đồ ở ngoại nghiệp do công việc vất vả, lưu động nhiều, làm việc ở vùng núi khó

khăn, xa nhà... Đó cũng là do đặc thù của lĩnh vực có nhiều công việc đột xuất

phải giải quyết trực tiếp, hoặc công tác kỹ thuật tỉ mỉ, làm việc chủ yếu trên các

thiết bị công nghệ điện tử, máy tính nên cũng dễ gây áp lực. Một số kỹ sư mới ra

trường đã bỏ việc vì không thích nghi được với điều kiện công tác. Cán bộ kỹ

thuật tại các địa phương ít có điều kiện nâng cao trình độ do phải đảm nhiệm

nhiều công việc không đúng chuyên môn, việc tiếp xúc với công nghệ còn hạn

chế, điều kiện tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn.

3.3.6. Lĩnh vực biển và hải đảo

a) Cấp Trung ương

Tính đến nay, thực trạng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực biển và

hải đảo tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có khoảng 650 công chức, viên

chức, và người lao động, cụ thể:

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo của công chức, viên chức: Tiến

sỹ: 19 người (03%); Thạc sỹ: 96 người (15%); Trình độ khác: 535 người ( 82%).

Về cơ cấu theo ngạch của công chức, viên chức: Chuyên viên cao cấp và tương

đương: 19 người (03 %); Chuyên viên chính và tương đương: 121 người (17

%); Còn lại: 578 người (81%).

Về cơ cấu cán bộ theo chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức:

Các chuyên ngành tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải dương

học: 93 người, chiếm 13%; Các chuyên ngành mỏ, địa chất, địa vật lý biển: 82

người, chiếm 11%; Chuyên ngành môi trường, sinh thái học: 45 người, chiếm 6%;

Chuyên ngành đo đạc bản đồ, viễn thám: 312 người, chiếm 43%; Các chuyên ngành

Page 31: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

31

kinh tế: 79 người, chiếm 11%; Các chuyên ngành luật, quản lý hành chính: 33

người, chiếm 5%; Các chuyên ngành ngoại ngữ: 43 người, chiếm 6%; Các

chuyên ngành khác: 31 người, chiếm 4%.

b) Cấp địa phương: có khoảng 250 người.

Thực hiện hướng dẫn của Thông tư Liên tịch số 26/TTLT-BNV-BTNMT

ngày 05/11/2010 về việc thành lập Chi cục biển và hải đảo, đến nay cả nước đã

có 24/28 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương ven biển thành lập Chi cục biển và hải đảo.

Về lĩnh vực quản lý biển và hải đảo, tại mỗi Sở Tài nguyên và Môi trường

công chức được phân công theo dõi, thực thi trong lĩnh vực này là khoảng từ 03

đến 07 người. Ở cấp huyện và cấp xã hiện nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách

về lĩnh vực biển, đảo (chủ yếu là cán bộ làm công tác thuỷ sản và kiêm nhiệm

thêm nhiệm vụ trong lĩnh vực biển đảo).

Tại bộ phận quản lý tổng hợp các vấn đề về biển, đảo thuộc các Sở Tài

nguyên và Môi trường các tỉnh ven biển và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi

trường các huyện ven biển, huyện đảo: số lượng cán bộ được đào tạo chuyên

môn về lĩnh vực biển nhìn chung rất hiếm, chủ yếu là cán bộ được đào tạo hoặc

có kinh nghiệm làm công tác trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, thuỷ sản ...

Tại một số Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh có điều

chuyển một số ít cán bộ làm công tác thủy sản sang tăng cường. Số lượng cán bộ

làm công tác biển đảo ở địa phương chưa ổn định, tại nhiều nơi phải kiêm nhiệm

các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên môn được đào tạo. Chưa có đơn vị sự

nghiệp và viên chức sự nghiệp phục vụ riêng cho công tác quản lý biển đảo ở địa

phương. Một số đơn vị sự nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ môi trường, thông

tin dữ liệu, điều tra quy hoạch đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn phải

đảm nhận luôn các dịch vụ liên quan đến địa bàn biển, hải đảo. Ở địa phương

nguồn cán bộ được đào tạo cơ bản về các ngành khoa học liên quan đến biển còn

rất ít. Công tác đo vẽ địa hình đáy biển; thống kê, đánh giá tài nguyên, tiềm năng và

thực trạng khai thác, sử dụng các vùng biển, ven biển, hải đảo và đề xuất nhu cầu

khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của địa phương

gặp nhiều khó khăn do hạn chế về năng lực và nguồn lực thực hiện….

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực:

Đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu về tài nguyên -

môi trường biển của nước ta còn phân tán, thiếu cán bộ có trình độ cao, đặc biệt

là đội ngũ cán bộ kế cận. Phần lớn cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong

lĩnh vực biển, hải đảo tập trung ở các đơn vị sự nghiệp, trước hết là những đơn

vị sự nghiệp được thành lập trước đó, hoạt động trong lĩnh vực biển. Còn trong

khối quản lý nhà nước, số công chức được đào tạo có trình độ chuyên môn sâu

về biển (ví dụ: hải dương học, kinh tế hàng hải, kinh tế thủy sản, luật biển quốc

tế, quy hoạch biển v.v..) có rất ít.

Page 32: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

32

Qua điều tra, khảo sát, tỷ lệ cán bộ tham gia trực tiếp tại các đơn vị sự

nghiệp được đào tạo bài bản hoặc đúng chuyên ngành còn thấp. Khả năng đáp

ứng về chuyên môn phù hợp chỉ đạt 35% đến 40% số lượng cán bộ tại các đơn

vị sự nghiệp trong khi nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ tại các

đơn vị sự nghiệp là rất lớn (hơn 90% số lượng cán bộ được điều tra/phỏng vấn

trực tiếp xác định có như cầu lớn về bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

chuyên ngành). Trong đào tạo, bồi dưỡng, mới chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng

nguồn nhân lực điều tra cơ bản, chưa chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

quản lý. Có tình trạng mất cân đối với lực lượng nhân lực điều tra cơ bản, quản

lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển giữa Trung ương và địa phương.

Ở các địa phương, nhân lực làm công tác điều tra cơ bản rất ít và hầu hết cán bộ

quản lý phải kiêm nhiệm. Thiếu hụt nghiêm trọng một đội ngũ có năng lực, kinh

nghiệm về quản lý tài nguyên và môi trường biển phù hợp với đòi hỏi của hướng

tiếp cận tổng hợp. Số lượng cán bộ trình độ cao, có năng lực quản lý tốt, nắm rõ

việc vận dụng nguyên tắc quản lý tổng hợp trong tổ chức triển khai công tác còn

rất ít.

3.3.7. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề do nhiều Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực

biến đổi khí hậu cũng nằm ở các Bộ, ngành, địa phương, các viện, trường, trung

tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội, phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam. Hiện

chưa có thống kê chính thức về đội ngũ này tại Việt Nam.

Trong ngành tài nguyên và môi trường, ngoài các đơn vị hoạt động trong

lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, còn rất nhiều đơn vị có liên

quan cùng tham gia như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước,

môi trường...

a) Cấp Trung ương

Nguồn nhân lực hiện đang làm công tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu ở

cấp Trung ương thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện là các cán bộ, công

chức, viên chức và người lao động của các đơn vị, cơ quan trong ngành làm

công tác kiêm nhiệm quản lý các vấn đề biến đổi khí hậu thuộc 03 đơn vị sau:

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (nay là Tổng cục Khí tượng Thủy

văn); Cục Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí

hậu. Nhận định chung trong toàn lĩnh vực là tỷ lệ các cán bộ có trình độ tiến sĩ,

thạc sĩ còn thấp; tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở xuống cao hơn. Tuy nhiên,

tỷ lệ cán bộ trong độ tuổi làm việc tích cực khá cao, đây cũng là điều kiện thuận

lợi cho công tác đào tạo.

Nguồn nhân lực theo các đơn vị cụ thể như sau:

- Tổng cục Khí tượng Thủy văn hiện có 2927 người trong đó: công chức:

28 người; viên chức: 2899 người. Về trình độ đào tạo: tiến sỹ: 25 người, chiếm

0,85%; thạc sỹ: 227 người, chiếm 7,76%; đại học: 1416 người, chiếm 48,17%;

cao đẳng, trung học, sơ cấp, công nhân… 1265 người, chiếm 43,22%.

Page 33: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

33

- Cục Biến đổi khí hậu

Cục Biến đổi khí hậu có tổng số cán bộ là 85 người, trong đó có: 51 công

chức, 03 viên chức, 31 hợp đồng lao động tại 02 đơn vị sự nghiệp. Về trình độ

đào tạo: có 04 tiến sĩ (4,7%), 49 thạc sĩ (57,6%), 32 đại học (37,6%).

- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động của Viện hiện có 212 người,

trong đó: có 105 nữ; 01 GS, 05 PGS, trên ĐH: 74; ĐH: 121; khác: 11.

b) Cấp địa phương

Do đặc thù chuyên ngành, số lượng cán bộ, công chức quản lý về khí tượng

thủy văn và biến đổi khí hậu ở cấp địa phương hiện có rất ít, phần lớn bộ máy

tham mưu, phụ trách về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu đều được ghép

chung với các lĩnh vực khác như tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản v.v…

Quản lý về biến đổi khí hậu là một công tác hoàn toàn mới trong quản lý nhà

nước ở cấp địa phương nên hầu hết các địa phương chưa có cán bộ được đào tạo

đúng chuyên ngành và được giao chuyên trách cho công tác này.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương, hầu hết các cán bộ có trình độ đại học, còn đối với các Phòng Tài nguyên

và Môi trường các quận, huyện, số lượng cán bộ có trình độ đại học còn hạn

chế. Ở cả hai cấp tỉnh và huyện đều chưa có cán bộ được giao chuyên trách công

tác quản lý các vấn đề về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu mà chủ yếu là cán

bộ kiêm nhiệm.

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

- Lĩnh vực khí tượng thủy văn: nguồn nhân lực lĩnh vực khí tượng thủy văn

về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên năng lực chuyên sâu về

chuyên môn vẫn còn hạn chế. Sự chuyển giao thế hệ còn hẫng hụt, chưa liên tục,

ít được quan tâm đúng mức, dẫn đến thiếu hụt cán bộ nguồn, thiếu cán bộ, viên

chức có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khí tượng thủy

văn; sự chênh lệch số lượng, chất lượng đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, ngoại ngữ... của cán bộ, viên chức giữa Trung ương và địa phương khá lớn.

- Lĩnh vực biến đổi khí hậu: nguồn nhân lực lĩnh vực biến đổi khí hậu của

Việt Nam tuy đã được củng cố, tăng cường trong thời gian qua nhưng so với nhu

cầu thì vẫn còn đang thiếu hụt nghiêm trọng, cụ thể: Thiếu hụt đội ngũ chuyên

gia, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu ở một số lĩnh vực, đặc biệt ở cấp địa phương về

biến đổi khí hậu và đánh giá hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí

hậu, lựa chọn ưu tiên; Thiếu hụt đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công

nghệ về biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực nằm ngoài phạm vi truyền thống của

vấn đề khí hậu, bao gồm: thương mại và biến đổi khí hậu; ngoại giao, đàm phán

về biến đổi khí hậu; an ninh, y tế, di dân, tái định cư trong bối cảnh biến đổi khí

hậu; Thiếu hụt cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước ở các cấpcó đủ năng lực

để thực hiện các yêu cầu giám sát, kiểm tra, đánh giá các hoạt động ứng phó với

biến đổi khí hậu theo yêu cầu và quy định của quốc tế.

Page 34: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

34

3.3.8. Lĩnh vực viễn thám

a) Cấp Trung ương

Hiện tại tổng số công chức, viên chức, người lao động của Cục Viễn thám

quốc gia là 279 người, trong đó có: 31 công chức, 40 viên chức, còn lại là lao

động hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và hỗ trợ, phục vụ; có 49

người làm việc tại bộ phận hành chính, 230 người làm việc tại các đơn vị sự

nghiệp trực thuộc Cục, với cơ cấu nhân lực như sau:

- Về trình độ đào tạo: có 06 người trình độ tiến sỹ, chiếm 2%; 84 người

trình độ thạc sỹ chiếm 30%, 158 người trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 57 %;

31 người trình độ trung cấp và các trình độ đào tạo khác, chiếm 11%. Số cán bộ

khoa học công nghệ có chuyên môn về viễn thám hiện đang làm việc chiếm tỉ lệ

tương đối lớn, với 230 người trong tổng số (chiểm tỉ lệ khoảng 55%);

- Về độ tuổi: có 20 người trên 50 tuổi, chiếm 7%; 56 người từ 40 đến 50

tuổi, chiếm 20%; 175 người từ 30 đến 40 tuổi, chiếm 63%; 28 người dưới 30

tuổi, chiếm 10%.

- Về giới: có 175 nữ, chiếm 63%; 104 nam, chiếm 37%; trong đó bộ phận

hành chính có 32 nữ chiếm 65%, 17 nam, chiếm 35%.

Ngoài ra, số lượng các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn về viễn thám làm

trong các cơ quan, đơn vị khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường khoảng 30

người (chiếm 11 %), trong đó tập trung chủ yếu là Viện Khoa học Địa chất và

Khoáng sản, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.

b) Cấp địa phương

Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ

về hoạt động viễn thám, cũng như Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 01 tháng

02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ) đã bổ sung thêm nhiều nội dung liên

quan đến các công tác viễn thám tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước lĩnh vực viễn thám tại địa phương

hiện nay mới chủ yếu được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số

50/2014/TT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân

dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong Thông tư đã quy định cụ

thể các nhóm nhiệm vụ về viễn thám gồm 02 nhóm nhiệm vụ chính là: (1) Chủ

trì tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu viễn thám của địa phương; đề

xuất việc mua, trao đổi dữ liệu viễn thám trong nước và quốc tế trình Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; (2) Quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật,

công bố dữ liệu viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám của địa phương

để cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, đồng

thời quy định cụ thể Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám là một trong các tổ

Page 35: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

35

chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên cơ sở Thông tư liên tịch số 50/2014/TT-BTNMT-BNV, qua rà soát và

tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về viễn thám đã cho thấy hầu hết các địa

phương hiện nay còn đang lúng túng trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ

viễn thám, đặc biệt tại các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất

còn nghèo nàn, ít được tiếp cận với công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ làm công

tác về viễn thám còn ít và mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực mà

họ công tác. Đội ngũ cán bộ chuyên môn của Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn

thám chưa bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các Phòng chỉ có từ 4

đến 6 cán bộ, trong đó có từ 2 đến 3 cán bộ có chuyên môn về đo đạc và bản đồ,

có rất ít Sở Tài nguyên và Môi trường có cán bộ chuyên môn về viễn thám.

c) Đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực

Hầu hết nguồn nhân lực về viễn thám có ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh)

trình độ B1 trở lên, có thể đọc được các tài liệu tiếng anh trong lĩnh vực viễn

thám, nhiều cán bộ thể giao tiếp khá với người nước ngoài. Đa số cán bộ đã

tham gia vào các công việc nghiên cứu chuyên môn về viễn thám khi thực hiện

các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án, đề án. Phần lớn cán bộ khoa học và công

nghệ về viễn thám đều đã và đang làm nhiệm vụ đúng chuyên môn, phù hợp với

chuyên môn sâu được đào tạo; rất ít người chuyển sang công tác ở các vị trí trái

với chuyên môn đã được đào tạo. Đối với các cán bộ có trình độ trên đại học,

mặc dù làm công tác quản lý, nhưng vẫn rất tích cực tham gia công tác chuyên

môn ở đơn vị công tác của mình hoặc tham gia nghiên cứ khoa học, giảng dạy ở

các cơ quan khác. Nhìn chung, xét về khía cạnh nhân sự, lĩnh vực viễn thám có

một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm trong công tác chuyên

môn, có thể phần nào đáp ứng trong công tác nghiên cứu và phát triển khoa học

và công nghệ viễn thám ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, trong những năm qua, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học vũ trụ và công nghệ tin học, lĩnh vực viễn thám ở nước ta cũng có

bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực, đặc biệt

là đội ngũ chuyên gia, cán bộ trình độ cao về viễn thám. Đội ngũ cán bộ trẻ được

đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động nhưng còn thiếu kinh

nghiệm thực tế, các chuyên gia đầu ngành còn thấp; một số cán bộ có bề dày kinh

nghiệm nghiên cứu đã nghỉ hưu theo chế độ, nguy cơ thiếu hụt cán bộ chuyên

môn có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu. Một bộ phận cán bộ khoa học cán

bộ chủ chốt còn yếu về trình độ ngoại ngữ dẫn đến khả năng giao tiếp, trao đổi

chuyên môn và đàm phán hợp tác trong công tác khoa học và công nghệ còn

yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập hiện nay.

IV. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

ngành tài nguyên và môi trường

4.1. Ở Trung ương

Page 36: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

36

Trên cơ sở các quy định của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức,

viên chức và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, hằng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường

có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng công chức, viên chức trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhân lực ngành;

chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và phù hợp với vị trí việc làm của cán bộ,

chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu ngạch của đơn vị.

Do nguồn kinh phí về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

được phân bổ rất hạn hẹp, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành

và thực hiện được chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên

chức. Tuy nhiên, Bộ đã tạo điều kiện tối đa để công chức, viên chức được tham

gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về tiêu chuẩn chức

danh cán bộ, lãnh đạo, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề

nghiệp viên chức cũng như các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp do các

cá nhân chủ động liên hệ hoặc từ sự hỗ trợ của nước ngoài, các chương trình hợp

tác về đào tạo và trao đổi chuyên gia.

Việc tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số

101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức, viên chức, Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP;

Quyết định số 186/QĐ-BTNMT ngày 19/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức, viên chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó: Đào tạo, bồi

dưỡng trong nước tập trung vào việc trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu

chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ quy hoạch; nâng trình độ

chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo

tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp hạng viên chức; bồi

dưỡng các kỹ năng mềm, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về tài nguyên và

môi trường, kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường,

ngoại ngữ, tin học...; các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài tập trung vào việc bồi

dưỡng kiến thức, học tập kinh nghiệm của các nước về quản lý và phát triển

nguồn nhân lực lĩnh vực tài nguyên và môi trường; về kinh nghiệm quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường, trong đó ưu tiên học tập về những lĩnh vực

tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh và an ninh quốc gia như: dự báo khí

tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, quản lý biển và hải đảo, quản lý và bảo vệ môi

trường, tài nguyên nước.

Theo quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày

12/4/2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

theo phân cấp đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP;

theo các Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ từ

số 52 đến số 57/2015/TT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn CDNN

VC chuyên ngành: địa chính, điều tra tài nguyên môi trường, dự báo khí tượng

thuỷ văn, kiểm soát khí tượng thuỷ văn, quan trắc tài TNMT và đo đạc bản đồ;

Bộ Tài nguyên và Môi trường với chức năng quản lý viên chức chuyên ngành tài

Page 37: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

37

nguyên và môi trường, Bộ đã triển khai xây dựng nội dung, chương trình, tài

liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng về Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức

danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường hạng II và hạng III;

các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành (đối

với viên chức không đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy

định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên

và môi trường).

Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho công tác đào tạo,

bồi dưỡng công chức, viên chức, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã huy động các

nguồn kinh phí khác từ các chương trình, đề tài, đề án, dự án trong nước và

nước ngoài hoặc từ nguồn kinh phí của các đơn vị sự nghiệp để tăng cường cho

công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong những năm gần đây, thông qua các chương

trình hợp tác song phương, đa phương, đã giúp công chức, viên chức của Bộ có

điều kiện nghiên cứu sâu hơn những vẫn đề chuyên môn, cập nhật những kiến

thức khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ năng mới để ứng dụng vào công việc,

phục vụ tốt hơn yêu cầu của công việc trong tình hình mới.

Nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,

Bộ đã quan tâm nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo đối

tượng đào tạo và yêu cầu quản lý, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, quan tâm đào

tạo nguồn nhân lực, chính sách thu hút nhân lực, nhân tài làm việc trong lĩnh

vực tài nguyên và môi trường. Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ đã xây dựng một số

chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành như: Bồi dưỡng chuyên môn về

lĩnh vực địa chính, môi trường; Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về

định giá đất; Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra

và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Bồi dưỡng kiến thức tiếng Anh chuyên

ngành địa chất - khoáng sản, môi trường và đất đai; Bồi dưỡng cho công chức

Địa chính - Môi trường cấp xã theo Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

đến năm 2020"...Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường Đại học

Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung thành Phân hiệu

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa. Bộ đã

ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như

sau: Quyết định phê duyệt Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và

môi trường giai đoạn 2012 - 2020; điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực

ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quy

chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ;

Quy chế quản lý công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ; Kế hoạch

hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội

nghị lần tứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Chiến lược phát triển Trường đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Bên cạnh

đó, Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 20/5/2014 về tăng

Page 38: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

38

cường công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của ngành tài

nguyên và môi trường. Tổ chức Hội thảo quốc gia về đào tạo, phát triển đội ngũ

chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực tài nguyên và môi

trường; Hội thảo mạng lưới các cơ sở đào tạo chuyên ngành tài nguyên và môi

trường

Ngoài ra, Bộ đã kiến nghị và được Chính phủ cho phép thành lập Trường

Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường trên cơ sở hợp nhất, tổ

chức lại các đơn vị hiện đang được giao chức năng đào tạo, bồi dưỡng trong Bộ

gồm: Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ và bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Trung tâm Đào tạo và

Truyền thông trực thuộc Tổng cục Môi trường; Trung tâm Đào tạo và Truyền

thông trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai; Trung tâm Đào tạo và Truyền thông

trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Trung tâm Ứng dụng công nghệ

và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn trực thuộc Trung tâm Khí tượng

Thủy văn quốc gia. Việc thành lập Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên

và môi trường của Bộ không những đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

năng lực về quản lý hành chính nhà nước cho đội ngũ công chức hành chính của

Bộ, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài

nguyên và môi trường hạng II và hạng III ở cả Trung ương lẫn địa phương mà

còn phục vụ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và người lao

động trong toàn ngành từ trung ương tới địa phương, góp phần thực hiện ngày

càng tốt hơn sứ mệnh phục vụ chức năng quản lý nhà nước của ngành tài nguyên

và môi trường.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được

quan tâm và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện; tạo ra nhận thức đầy đủ

hơn, cách làm bài bản hơn, hiệu quả hơn; việc tăng cường, mở rộng hợp tác về

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức đã được đẩy mạnh.

4.2. Ở địa phương

Tính riêng trong năm 2018 và năm 2019, ngoài việc bồi dưỡng cho đội ngũ

công chức, viên chức của Bộ, trong thời gian qua, các cơ sở bồi dưỡng của Bộ

đã phối hợp rất tốt với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội

ngũ công chức, viên chức của địa phương như (số liệu tính từ năm 2018 đến

nay): khoảng… người tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài nguyên và

môi trường dành cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; 2.539 viên chức

tham gia các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

TNMT hạng III, trong đó có 2.192 viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp trực

thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương; 367 viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh

nghề nghiệp hạng II, trong đó có 96 viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp

trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương và 150 viên chức tham gia các khoá bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề

nghiệp chuyên ngành địa chính, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn và địa chất

Page 39: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

39

khoáng sản; khoảng 150 người tham gia bồi dưỡng chuyên sâu về môi trường

(quản lý chất thải và kế hoạch bảo vệ môi trường gắn liền với xây dựng nông

thôn mới) cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã.

Trong thời gian tới, Bộ tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nêu trên nhằm

đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên

chức của địa phương. Trong năm 2019, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức

biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu về môi trường (quản lý

chất thải và kế hoạch bảo vệ môi trường gắn liền với xây dựng nông thôn mới)

cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã và

Chương trình Bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về bảo vệ môi trường cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ và một số hoạt động sản xuất quy mô nông hộ phục

vụ cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã và sẽ tổ

chức bồi dưỡng thí điểm ngay sau khi hoàn thiện các bộ Chương trình bồi

dưỡng này.

V. Thực trạng các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ

Bộ Tài nguyên và Môi trường có 02 Trường Đại học: Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội, Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và 03 Viện

đang đào tạo trình độ tiến sỹ, bao gồm: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản,

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Đo đạc

và Bản đồ.

Về các ngành, chuyên ngành đào tạo, hiện tại các trường đại học trực thuộc

Bộ đang đào tạo các chuyên ngành đại học: Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí

tượng thủy văn biển; Kế toán; Quản lý tài nguyên nước; Kỹ thuật trắc địa bản

đồ; Quản lý đất đai; Khí tượng học; Thuỷ văn; Công nghệ thông tin; Quản lý tài

nguyên môi trường; Kỹ thuật địa chất; Quản lý biển; Biến đổi khí hậu và phát

triển bền vững; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Khoa học đất; Quản trị Dịch vụ

du lịch và lữ hành; Kế toán. Các chuyên ngành thạc sỹ: Khoa học Môi trường;

Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ; Thuỷ văn; Quản lý Đất đai; Khí tượng và Khí hậu

học. Các Viện trực thuộc Bộ đang thực hiện đào tạo trình độ tiến sỹ các chuyên

ngành: Địa chất học, Khoáng vật học và địa hóa học, Khí tượng và Khí hậu học,

Thủy văn học, Hải dương học, Quản lý tài nguyên và môi trường, Biến đổi khí

hậu và phát triển bền vững, Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ.

Về quy mô đào tạo, các Trường hiện đang đào tạo với lưu lượng trung bình

khoảng 9.000 sinh viên/năm. Trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2015, các

Trường đã đào tạo được khoảng 10.000 sinh viên hệ cao đẳng, khoảng 4.000

sinh viên hệ trung cấp. Tuy nhiên, về quy mô đào tạo giữa các ngành chưa cân

đối, một số lĩnh vực còn thiếu ngành đào tạo như lĩnh vực biển và hải đảo, biến

đổi khí hậu, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; một số ngành

đào tạo có đông đảo lượng sinh viên theo học nhưng một số ngành khác ít có

sinh viên học như ngành Khí tượng, Thủy văn, Địa chất... Tại các Viện, lưu

lượng đào tạo hàng năm khoảng 15 nghiên cứu sinh; tính đến nay, các Viện đã

đào tạo được gần 200 tiến sỹ.

Page 40: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

40

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, các điều kiện về cơ sở

vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên

tại thời điểm hiện tại. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có 03

cơ sở với diện tích đất trên 7 ha và 4.662 m2 diện tích phòng học và phụ trợ,

Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tại tỉnh Thanh Hóa có mặt

bằng 4,5 ha và 2.500 m2 xây dựng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường

thành phố Hồ Chí Minh có 02 cơ sở với diện tích đất trên 6 ha. Các Trường đã

được trang bị các phòng thí nghiệm về môi trường, địa chính, đo đạc bản đồ, khí

tượng thủy văn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực hành, thí nghiệm và

nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ giảng viên. Cơ sở vật chất, trang

thiết bị của phòng phân tích, thí nghiệm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

được trang bị tương đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu

khoa học. Tuy nhiên, tại các Trường, phòng học còn chưa đáp ứng yêu cầu đào

tạo theo học chế tín chỉ, phòng thí nghiệm, thực hành chưa được hiện đại hoá,

nhiều trang thiết bị thí nghiệm đã lạc hậu; kinh phí đầu tư, đổi mới trang thiết bị

hàng năm còn hạn hẹp; diện tích đất và diện tích sàn xây dựng chưa đảm bảo tỷ

lệ theo quy định.

Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Trung

ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cơ sở

đào tạo triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đào

tạo và đã đạt được những kết quả tích cực, được xã hội đánh giá, công nhận,

trong đó có những kết quả tích cực trong công tác tuyển sinh, đào tạo.

Tuy nhiên, hiện nay, đối với một số chuyên ngành đặc thù của Bộ Tài

nguyên và Môi trường, việc tuyển sinh tại các trường đại học trực thuộc Bộ rất

khó khăn. Một số ngành đòi hỏi thí sinh đầu vào cao trong các môn học như:

toán, lý, hóa, sinh … nhưng số lượng thí sinh đăng ký vào ngành thấp nên không

có cơ hội lựa chọn các thí sinh có chất lượng cao. Một số chuyên ngành, số

lượng thí sinh học theo các khóa chưa đảm bảo cơ cấu mở lớp nhưng các chuyên

ngành gắn với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và đội ngũ giảng viên cơ

hữu đã công tác, gắn bó với trường nhiều năm nên các trường vẫn phải duy trì

tuyển sinh, đào tạo. Điều này gây khó khăn cho công tác đào tạo của trường, đặc

khi các trường tiến tới tự chủ đại học năm vào năm 2020.

Nguyên nhân của việc khó tuyển sinh một số các chuyên ngành của các

trường trực thuộc Bộ một phần do các cơ quan ban ngành đang trong giai đoạn

tinh giảm bộ máy, biên chế, các chuyên ngành tài nguyên môi trường là chuyên

ngành đặc thù nên nhu cầu tuyển dụng không nhiều, sinh viên ra trường khó có

cơ hội tìm kiếm việc làm; chế độ chính sách tiền lương, điều kiện làm việc có sự

chênh lệch giữa cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp nhà nước,

doanh nghiệp tư nhân.... nên không hấp dẫn sinh viên theo học các chuyên

ngành tài nguyên môi trường. Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các ngành đào

tạo đặc thù chưa đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương nên các

trường chưa có cơ sở để thu hút tuyển sinh.

Page 41: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

41

VI. Một số vấn đề đặt ra

6.1. Về chức năng, nhiệm vụ

Bản chất của vấn đề tài nguyên và môi trường có tính chất liên vùng, liên

ngành; nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn và nhiệm vụ quản lý tài nguyên

và môi trường được quy định ở nhiều đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật

chuyên ngành khác nhau. Tuy về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và

Môi trường được quy định tại Nghị định số 36/2017/NĐ-CP cơ bản không có

sự trùng lắp, chồng chéo với bộ, ngành khác nhưng pháp luật chuyên ngành về

bảo vệ môi trường, đầu tư, xây dựng, đa dạng sinh học, quản lý chất thải rắn,

quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, tài nguyên nước, thủy lợi, bảo vệ và

phát triển rừng… còn có các nội dung quy định giao thoa về trách nhiệm quản lý

giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Tài

nguyên và Môi trường với các bộ, ngành liên quan và các địa phương còn chưa

đi vào thực chất, hiệu quả; việc thiếu cơ chế điều tiết liên vùng dẫn đến sự chồng

chéo trong quy hoạch, không khai thác được các tiềm năng thế mạnh của mỗi

địa phương cho sự phát triển chung của vùng.

Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi

trường là những lĩnh vực có tính chất phức tạp, nhạy cảm, liên quan trực tiếp

đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, có tác động lớn đến bảo

đảm an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững

của đất nước. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành vẫn chưa

được tăng cường dẫn đến việc thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên

và tài nguyên chưa được đảm bảo. Nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà

nước của Bộ chưa được giao chức năng thanh tra chuyên ngành như: biển và hải

đảo, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ.

Các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có sự

phân cấp đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với

mục tiêu quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi

cấp trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, việc phân cấp chưa đồng bộ

về nhiệm vụ, tài chính, nhân sự mà chủ yếu phân cấp về nhiệm vụ. Phân cấp

chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, chưa tương xứng với năng lực

quản lý, đặc biệt là đội ngũ nhân sự còn thiếu về số lượng và yếu kém về chuyên

môn, nghiệp vụ; điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa bảo đảm cho việc

thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, vẫn có sự chồng chéo với các ngành, lĩnh vực

khác, như: ngành Tư pháp (quản lý đất đai - tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất),

ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quản lý tài nguyên nước - xả nước

thải vào công trình thủy lợi), ngành Nội vụ (lĩnh vực đo đạc và bản đồ - xác định

ranh giới hành chính, địa danh)... Mặt khác, việc phân cấp quản lý trong các quy

định của pháp luật chưa đủ mạnh (nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), nên

quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ còn nhiều khó khăn, bất cập; công tác

thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi

trường; đặc biệt là công tác thực hiện việc phân cấp, ủy quyền còn hạn chế do số

Page 42: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

42

lượng cán bộ của các cơ quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của Ngành

còn rất thiếu11

.

6.2. Về tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy của ngành liên tục được kiện toàn theo hướng tinh gọn,

hiệu quả. Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại Trung ương

và địa phương cơ bản đã thống nhất, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được

giao.

Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban

Chấp hành Trung ương về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số

19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp

tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay các địa phương đang tiến hành

kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương

trong điều kiện chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương, do vậy, tổ chức bộ

máy của ngành được kiện toàn theo các mô hình khác nhau, dẫn tới khó khăn

trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của các phòng, tổ chức thuộc Sở không đồng đều, dẫn tới thực

trạng một số phòng, tổ chức được thành lập nhưng nhiệm vụ, đối tượng quản lý

còn hạn chế (Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Chi cục Biển và

Hải đảo). Mô hình tổ chức của các chi cục còn hạn chế, chưa có sự phân cấp về

quyền hạn của Sở cho các chi cục, phát sinh tầng nấc trung gian và biên chế làm

công tác hành chính, văn phòng. Cơ cấu tổ chức theo quy định chưa bảo đảm

tính phù hợp với từng vùng, miền, đặc điểm, đối tượng quản lý của từng địa

phương. Theo Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW)

các Trung tâm phát triển quỹ đất về trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản

lý. Tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể, nên các địa phương lúng túng

trong việc tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đề nghị Bộ có hướng dẫn về

chức năng, nhiệm vu, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của một số

đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường,

Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường,…).

6.3. Về nguồn nhân lực

So với khối lượng công việc của ngành tài nguyên và môi trường hiện nay,

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành còn rất thiếu về

số lượng và chưa đáp ứng về chất lượng.

Ở cấp Trung ương, những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường được

giao bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ và thành lập mới các tổ chức (Cục

Viễn thám quốc gia; Cục Quản lý tài nguyên nước có các chi cục tại thành phố

Hồ Chí Minh, khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên; 11

Số liệu tổng hợp năm 2018: tổng số cán bộ của các tổ chức thanh tra về tài nguyên và môi trường chỉ có 670

người; trong đó có Sở chỉ có 04 cán bộ như: Điện Biên, Hưng Yên, số lượng cán bộ thanh tra của Ngành chỉ bằng

30 - 50% khi so sánh với một số Ngành khác (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận

tải) và chỉ bằng 15% so với lực lượng cảnh sát môi trường (với tổng số 4.300 cán bộ, chiến sỹ).

Page 43: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

43

Tổng cục Môi trường được thành lập Cục Môi trường miền Trung và Tây

Nguyên, Cục Môi trường miền Nam; Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi

trường có thêm Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Chi cục Bảo vệ

môi trường lưu vực sông Nhuệ Đáy); Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc

gia); tuy nhiên đến nay, chỉ có Cục Viễn thám quốc gia mới được chuyển đổi 30

biên chế sự nghiệp sang biên chế công chức, các tổ chức khác đã thành

lập nhưng chưa được giao biên chế công chức. Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ Tài

nguyên và Môi trường vẫn bị cắt giảm biên chế theo định mức chung; dẫn đến

có một số đơn vị mới thành lập (Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Cục trực thuộc

Tổng cục) số lượng biên chế được giao không đủ để bố trí cho các vị trí việc làm

theo chức năng, nhiệm vụ được giao; bên cạnh đó, hiện nay các đơn vị này đều

phải thực hiện chính sách cắt giảm biên chế theo quy định, do đó, việc bố trí, sử

dụng công chức theo vị trí việc làm rất khó khăn.Bên cạnh đó, phần lớn số công

chức, viên chức được đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật, thiếu kỹ năng quản

lý; một số lĩnh vực có sự hụt hẫng về đội ngũ công chức, viên chức có trình độ

cao, chuyên môn sâu. Số công chức, viên chức, chuyên gia được đào tạo trình độ

cao ở các nước tiên tiến trên thế giới trước đây đã nghỉ hưu hoặc chuẩn bị nghỉ

hưu hiện nay chưa có đội ngũ chuẩn bị thay thế.

Ở địa phương, biên chế công chức của các Sở Tài nguyên và Môi trường,

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tương đối hạn chế so với chức

năng, nhiệm vụ được giao, chưa bảo đảm được việc thành lập, kiện toàn các tổ

chức trực thuộc theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-

BTNMT-BNV. Theo thống kê, số biên chế công chức trung bình của các Sở Tài

nguyên và Môi trường hiện nay là 67 biên chế.Phòng Tài nguyên và Môi trường

cấp huyện là 7 - 8 biên chế (cá biệt có Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ

được giao 4 - 5 biên chế). Đối với công chức tài nguyên và môi trường cấp xã,

mỗi xã chỉ bố trí 01-02 cán bộ làm công tác địa chính, môi trường, kiêm nhiệm

thêm các nhiệm vụ khác về xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp, nông

thôn mới. Do khối lượng công việc lớn lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ,

trong khi chất lượng đội ngũ còn thấp so với yêu cầu công việc dẫn tới công tác

tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ về quản lý đất đai, tài nguyên và môi

trường của công chức địa chính xã còn hạn chế về tiến độ và chất lượng, hiệu

quả công việc.

Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức địa phương không đồng đều. Tỷ lệ cán

bộ quản lý ở các lĩnh vực còn mất cân đối, hiện nay đang tập trung nhiều ở lĩnh

vực quản lý đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài

nguyên nước, quản lý biển, hải đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu.

Lực lượng nhân lực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường còn rất

mỏng, nhất là lực lượng thanh tra. Số lượng công chức của các cơ quan thực

hiện công tác thanh tra, kiểm tra của ngành còn rất thiếu12

. Trong khi đó, tài

nguyên và môi trường là ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp, với phạm vi

12

Theo số liệu năm 2018, có tới 14% số Sở chỉ có từ 4 đến 5 cán bộ thanh tra; bằng 30 - 50% so với một số

ngành khác

Page 44: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

44

rộng và số lượng đối tượng quản lý rất lớn13

. Đồng thời, ngoài các nhiệm vụ

thanh tra, kiểm tra, cán bộ thanh tra còn phải thực hiện các nhiệm vụ tiếp công

dân, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo14

và tham gia vào nhiều đoàn

công tác liên ngành khi được yêu cầu.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương

hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ ngành địa chính trước đây. Khối

lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các

vấn đề về quản lý đất đai; tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi

trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo (đối với các địa

phương có biển) ngày càng trở nên cấp thiết và cần bố trí một cơ cấu nhân lực

phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu

là quản lý đất đai, kinh tế. Đối với các chuyên ngành môi trường, địa chất số

lượng cán bộ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sự mất cân đối về số lượng, chuyên ngành đào tạo

làm ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường ở địa phương. Có sự mất cân đối về trình độ đào tạo của cán bộ

ngành tài nguyên và môi trường giữa các vùng, miền; trong đó, vùng đồng bằng,

đô thị có tỷ lệ cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học lớn hơn nhiều so với

vùng miền núi, nông thôn, vùng khó khăn, đặc biệt là các vùng: Tây Bắc, Tây

Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

6.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Theo quy định về nội dung đào tạo, bồi dưỡng tại Nghị định số

101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ, việc thực hiện bồi dưỡng theo

yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành chưa

được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Còn tình trạng một số công chức, viên

chức đi học với mục đích chỉ để lấy được chứng chỉ đáp ứng theo tiêu chuẩn

ngạch công chức, hạng viên chức hoặc yêu cầu của vị trí việc làm nên không

chú trọng đến việc học tập, bồi dưỡng để lấy kiến thức, kỹ năng làm việc. Điều

này gây nên tình trạng công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng theo kiểu đối

phó, không tương tác tốt với giảng viên và các học viên khác. Nhu cầu đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành tài nguyên

và môi trường hiện nay rất lớn, tuy nhiên, số lượng được đào tạo, bồi dưỡng

theo yêu cầu do kinh phí còn hạn chế, đặc biệt kinh phí dành cho viên chức, chủ

yếu là tự túc từ phía người học (do theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-

BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính thì từ nay ngân sách nhà nước không cấp

kinh phí đào tạo cho viên chức).

Công tác đào tạo nhân lực cho ngành trong các năm qua còn nhiều bất cập,

mất cân đối giữa các ngành, các cấp đào tạo. Hiện nay, một số chuyên ngành đặc

thù của Bộ Tài nguyên và Môi trường rất khó tuyển sinh tại các trường đại học

như: biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ… dẫn đến thiếu hụt

13

Chỉ tính riêng một số đối tượng có liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường và tài nguyên nước đã là 280

khu công nghiệp, 620 cụm công nghiệp, 500.000 cơ sở sản xuất, 4.500 làng nghề. 14

Hàng năm phải xử lý 3.000 - 4.000 lượt đơn; trong đó, phải giải quyết 2.000-2.500 vụ việc được giao hoặc

thẩm quyền giải quyết.

Page 45: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

45

nhân lực cả ở Trung ương và địa phương. Nguyên nhân của việc khó tuyển sinh

một số các chuyên ngành nêu trên một phần do các cơ quan ban ngành đang

trong giai đoạn tinh giảm bộ máy, biên chế, nhu cầu tuyển dụng không nhiều,

sinh viên ra trường khó có cơ hội tìm kiếm việc làm; chế độ chính sách tiền

lương, điều kiện làm việc có sự chênh lệch giữa cơ quan quản lý nhà nước và

khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.... nên không hấp dẫn sinh

viên theo học các chuyên ngành tài nguyên môi trường. Cơ chế, chính sách ưu

đãi đối với các ngành đào tạo đặc thù chưa đồng bộ, thống nhất từ trung ương

đến địa phương nên các trường chưa có cơ sở để thu hút tuyển sinh.

PHẦN 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên

chức, người lao động thuộc ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến

địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường; phát triển ngành tài nguyên và môi trường ngày càng chính quy,

hiện đại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và

bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một

đầu mối, có phân công, phân cấp hợp lý, cụ thể giữa các cơ quan Trung ương và

giữa Trung ương với địa phương.

2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường từ Trung ương đến địa phương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, theo

hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trước mắt và

lâu dài.

2.3. Cơ cấu, số lượng công chức, viên chức, số người làm việc, người lao

động trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường được sắp

xếp lại, bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý về tài nguyên và môi trường từ Trung ương

đến địa phương, đặc biệt là cán bộ địa phương, cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng,

nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường, gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm.

2.5. Hệ thống thanh tra ngành tài nguyên và môi trường từng bước được

hoàn thiện, đội ngũ cán bộ thanh tra được đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành và

hoạt động mang tính chuyên nghiệp; có đủ các trang thiết bị phục vụ cho công

tác thanh tra, kiểm tra.

II. Đối tượng của Đề án

Page 46: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

46

1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

trên cả nước.

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Cán bộ địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị

trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).

III. Phạm vi của Đề án

Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2020 đến năm 2030.

Phần 4. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của

các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương

đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân

công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các Bộ, ngành; giữa Trung ương và

địa phương.

1.1. Rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản

lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các

Bộ, ngành liên quan và địa phương; rà soát, đánh giá thực trạng việc thực hiện

phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường giữa Trung ương và địa phương.

1.2. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi

trường theo hướng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên

và môi trường; phân công, phân cấp phù hợp, rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong

quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi

trường với các Bộ, ngành khác, giữa Trung ương và địa phương.

1.3. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên

môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân các cấp về tài nguyên và môi trường; phân

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan chuyên môn giúp việc Ủy

ban nhân dân các cấp về tài nguyên và môi trường với các cơ quan chuyên môn

khác.

II. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, đề xuất kiện toàn tổ

chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường từ Trung ương đến địa phương.

2.1. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường Trung ương; đề xuất sắp xếp, kiện toàn tổ

chức bộ máy Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo khoa học, tránh chồng chéo

về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong Bộ.

2.2. Rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về

tài nguyên và môi trường địa phương; đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo

đảm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.

Page 47: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

47

2.3. Đề xuất mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và

môi trường ở Trung ương và địa phương cho giai đoạn 2025 - 2030 phù hợp với

tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới, xu thế hội nhập và thông lệ

quốc tế.

III. Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và

môi trường từ Trung ương đến địa phương; phân tích nhu cầu, cơ cấu nhân

lực trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; cơ

cấu sắp xếp lại dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức, viên

chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và môi trường.

3.1. Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi

trường từ Trung ương đến địa phương về số lượng và chất lượng; thực trạng đáp

ứng yêu cầu công việc theo vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản

lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương.

3.2. Phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực, cơ cấu công chức, viên chức,

người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp ngành tài

nguyên và môi trường.

3.3. Sắp xếp, bố trí, bổ sung công chức, viên chức trong các cơ quan quản

lý môi trường từ Trung ương đến địa phương đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được

giao.

IV. Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát

triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường; đánh giá nhu cầu

đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát

triển và sử dụng nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; xây

dựng, thực hiện kế hoạch/chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,

nghiệp vụ và các yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ quản lý tài

nguyên môi trường từ Trung ương đến địa phương.

4.1. Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường về năng lực đào tạo, bồi dưỡng;

đội ngũ giảng viên; nội dung/chương trình đào tạo; nội dung/phương pháp giảng

dạy; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.

4.2. Điều tra, đánh giá, xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung ương đến địa phương; đánh giá, xác định

các đối tượng, khu vực trọng tâm, nội dung trọng tâm, trọng điểm đào tạo, bồi

dưỡng nhằm nâng cao năng lực cán bộ ngành tài nguyên và môi trường.

4.2. Lồng ghép nội dung đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và

môi trường vào các chủ trương, chính sách phát triển chung và chính sách, quy

hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương.

4.4. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên

chức ngành tài nguyên và môi trường tự học tập, nâng cao kiến thức quản lý và

Page 48: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

48

chuyên môn nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các nước có trình độ

tiên tiến về tài nguyên và môi trường.

4.5. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi

ngộ, ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và

môi trường, đối với những người tham gia đào tạo về tài nguyên và môi trường;

hoàn thiện hệ thống chức danh, vị trí việc làm trong ngành tài nguyên và môi

trường.

4.6. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách khuyến

khích học sinh, sinh viên học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, ưu

tiên các chuyên ngành khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản.

4.7. Nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn

cho các đối tượng, theo các nhu cầu đã được xác định; các điều kiện bảo đảm

thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn.

4.8. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho

các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương; ưu

tiên cấp tỉnh, huyện, xã.

V. Tăng cường năng lực công tác thanh tra các lĩnh vực tài nguyên và

môi trường

5.1. Rà soát, đánh giá thực trạng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5.2. Rà soát, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra tài nguyên và môi

trường.

5.3. Đề xuất giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho các đơn

vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường.

5.4. Đề xuất xây dựng mô hình tổ chức thanh tra ngành tài nguyên và môi

trường theo vùng.

5.5. Rà soát, đánh giá thực trạng nhân lực thuộc các cơ quan thanh tra về tài

nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương.

5.6. Xây dựng và thực hiện các dự án cung cấp, đầu tư phương tiện, trang

thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp

hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.

PHẦN V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng

lực hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi

trường đến năm 2030” bao gồm nguồn ngân sách nhà nước phân bổ từ Trung

ương, địa phương và các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Page 49: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

49

Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục Đề án và giải pháp

tại Đề án; căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án

theo từng giai đoạn 5 năm; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch

công tác hàng năm để thực hiện:

I. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường điều phối việc tổ chức thực hiện Đề án, tổng

hợp tình hình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án định kỳ hàng năm báo

cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân

công tại Phụ lục kèm theo Đề án này.

II. Bộ Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội

dung, nhiệm vụ được phân công tại phụ lục kèm theo Đề án này.

III. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi

trường và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn

kinh phí và hướng dẫn sử dụng ngân sách thực hiện đề án đúng quy định và đảm

bảo tiến độ kế hoạch của đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

IV. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng

kế hoạch huy động nguồn lực, phê duyệt kinh phí đầu tư để thực hiện đề án.

V. Các Bộ, ngành khác

Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo theo kế hoạch

thực hiện Đề án.

VI. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân

công tại Phụ lục kèm theo Đề án này; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài

nguyên và Môi trường trước ngày 31/12 hằng nằm và theo yêu cầu của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Page 50: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

50

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHỤ LỤC

Các nhiệm vụ ưu tiên triển khai Đề án

“Tăng cường năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành tài nguyên và

môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

I Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương

theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù

hợp, cụ thể giữa các Bộ, ngành; giữa Trung ương và địa phương

1.1 Rà soát, phân định

chức năng, nhiệm vụ

quản lý nhà nước

trong lĩnh vực tài

nguyên và môi

trường của các Bộ,

ngành, cơ quan liên

quan; đề xuất tổ chức

bộ máy của Chính

phủ thực hiện nhiệm

vụ quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi

trường theo hướng

tập trung, thống nhất.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường của các

Bộ, ngành, cơ quan

liên quan; đề xuất tổ

chức bộ máy của

Chính phủ thực hiện

nhiệm vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường theo

hướng tập trung,

thống nhất.

Bộ Nội

vụ

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

Bộ Nông

nghiêp và

Phát triển

nông

thôn, Bộ

Xây dựng,

Bộ Giao

thông vận

tải....;

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

1.2 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc thực

hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý

nhà nước của Bộ Tài

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà

nước của Bộ Tài

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

2020-2021

Page 51: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

51

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

nguyên và Môi

trường.

nguyên và Môi

trường.

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

1.3 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc thực

hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường của các địa

phương.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

thực hiện chức năng,

nhiệm vụ quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường của các

địa phương.

UBND

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

ương

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

các Bộ,

ngành có

liên quan

2020-2021

1.4 Rà soát, đánh giá

thực trạng việc phân

cấp và thực hiện

phân cấp trong thực

hiện nhiệm vụ quản

lý nhà nước về tài

nguyên và môi

trường giữa Trung

ương và địa phương

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng việc

phân cấp và thực hiện

phân cấp trong thực

hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi trường

giữa Trung ương và

địa phương.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Bộ Nội

vụ

Một số Bộ

ngành có

liên quan;

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

1.5 Hoàn thiện chức

năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Bộ

Tài nguyên và Môi

trường theo hướng

giúp Chính phủ

thống nhất quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường; phân công,

phân cấp phù hợp, rõ

ràng, tránh sự chồng

chéo trong quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

Báo cáo đề xuất hoàn

thiện chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn

của Bộ Tài nguyên và

Môi trường theo

hướng giúp Chính phủ

thống nhất quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi trường;

phân công, phân cấp

phù hợp, rõ ràng,

tránh sự chồng chéo

trong quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường giữa Bộ

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

Page 52: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

52

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

trường giữa Bộ Tài

nguyên và Môi

trường với các Bộ,

ngành khác, giữa

Trung ương và địa

phương.

Tài nguyên và Môi

trường với các Bộ,

ngành khác, giữa

Trung ương và địa

phương.

1.6 Hoàn thiện chức

năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của cơ

quan chuyên môn

giúp việc cho Ủy ban

nhân dân các cấp về

tài nguyên và môi

trường; phân định

chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn giữa cơ

quan chuyên môn

giúp việc Ủy ban

nhân dân các cấp về

tài nguyên và môi

trường với các cơ

quan chuyên môn

khác.

Dự thảo Thông tư

hướng dẫn chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn

của Sở Tài nguyên và

Môi trường thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc

Trung ương (thay thế

Thông tư số

50/2014/TTLT-

BTNMT-BNV ngày

28 tháng 8 năm 2014).

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020

II Nghiên cứu, rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy, đề xuất kiện toàn tổ

chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ

Trung ương đến địa phương

2.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng tổ chức bộ

máy của cơ quan

quản lý nhà nước về

tài nguyên và môi

trường Trung ương;

đề xuất sắp xếp, kiện

toàn tổ chức bộ máy

Bộ Tài nguyên và

Môi trường đảm bảo

tinh gọn, hiệu lực,

hiệu quả, đáp ứng

- Dự thảo Nghị định

của Chính phủ quy

định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Bộ

Tài nguyên và Môi

trường.

- Dự thảo các Quyết

định của Thủ tướng

Chính phủ quy định

chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

Page 53: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

53

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

yêu cầu nhiệm vụ. tổ chức của các Tổng

cục trực thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi

trường.

2.2 Rà soát, đánh giá

thực trạng tổ chức bộ

máy cơ quan chuyên

môn về tài nguyên và

môi trường địa

phương; đề xuất kiện

toàn tổ chức bộ máy,

bảo đảm thực hiện

hiệu quả chức năng,

nhiệm vụ được giao.

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng tổ chức

bộ máy cơ quan

chuyên môn về tài

nguyên và môi trường

địa phương; đề xuất

kiện toàn tổ chức bộ

máy, bảo đảm thực

hiện hiệu quả chức

năng, nhiệm vụ được

giao.

UBND

các tỉnh,

thành

phố trực

thuộc

Trung

ương

Bộ Tài

nguyên và

Môi

trường,

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan

2020-2021

2.3 Đề xuất mô hình tổ

chức cơ quan quản lý

nhà nước về tài

nguyên và môi

trường ở Trung ương

và địa phương cho

giai đoạn 2025 -

2030 phù hợp với

tình hình và nhiệm

vụ của giai đoạn phát

triển mới, xu thế hội

nhập và thông lệ

quốc tế.

Đề án mô hình tổ chức

cơ quan quản lý nhà

nước về tài nguyên và

môi trường ở Trung

ương và địa phương

cho giai đoạn 2025 -

2030 phù hợp với tình

hình và nhiệm vụ của

giai đoạn phát triển

mới, xu thế hội nhập

và thông lệ quốc tế.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương; Sở

Tài

nguyên và

Môi

trường;

Sở Nội vụ

2022-2025

III Rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường

từ Trung ương đến địa phương; phân tích nhu cầu, cơ cấu nhân lực trong các

cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; cơ cấu sắp xếp lại dựa

trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức, viên chức đảm bảo đáp ứng yêu

cầu quản lý nhà nước và phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường

3.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng nguồn

nhân lực ngành tài

Báo cáo đánh giá thực

trạng nguồn nhân lực

ngành tài nguyên và

Bộ Tài

nguyên

và Môi

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

2020-2030

Page 54: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

54

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

nguyên và môi

trường từ Trung

ương đến địa phương

về số lượng và chất

lượng; thực trạng đáp

ứng yêu cầu công

việc theo vị trí việc

làm và tiêu chuẩn

chức danh cán bộ

quản lý tài nguyên và

môi trường từ Trung

ương đến địa

phương.

môi trường từ Trung

ương đến địa phương

về số lượng và chất

lượng; thực trạng đáp

ứng yêu cầu công việc

theo vị trí việc làm và

tiêu chuẩn chức danh

cán bộ quản lý tài

nguyên và môi trường

từ Trung ương đến địa

phương.

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

ngành có

liên quan

3.2 Phân tích, dự báo

nhu cầu nhân lực, cơ

cấu công chức, viên

chức, người lao động

trong các đơn vị

quản lý nhà nước và

đơn vị sự nghiệp

ngành tài nguyên và

môi trường.

Báo cáo phân tích, dự

báo nhu cầu nhân lực,

cơ cấu công chức,

viên chức, người lao

động trong các đơn vị

quản lý nhà nước và

đơn vị sự nghiệp

ngành tài nguyên và

môi trường.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2021-2025

3.3 Sắp xếp, bố trí, bổ

sung công chức, viên

chức trong các cơ

quan quản lý môi

trường từ Trung

ương đến địa phương

đảm bảo phù hợp với

nhiệm vụ được giao.

Sắp xếp, bố trí, bổ

sung công chức, viên

chức trong các cơ

quan quản lý môi

trường từ Trung ương

đến địa phương đảm

bảo phù hợp với

nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Bộ Nội

vụ, và

một số Bộ

ngành có

liên quan,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2030

IV Rà soát, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn

nhân lực ngành tài nguyên và môi trường; đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử

Page 55: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

55

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

dụng nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; xây dựng, thực hiện

kế hoạch/chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và các

yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường từ

Trung ương đến địa phương

4.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng công tác

đào tạo, bồi dưỡng,

phát triển nguồn

nhân lực ngành tài

nguyên và môi

trường về năng lực

đào tạo, bồi dưỡng;

đội ngũ giảng viên;

nội dung/chương

trình đào tạo; nội

dung/phương pháp

giảng dạy…

Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng công tác

đào tạo, bồi dưỡng,

phát triển nguồn nhân

lực ngành tài nguyên

và môi trường về năng

lực đào tạo, bồi

dưỡng; đội ngũ giảng

viên; nội dung/chương

trình đào tạo; nội

dung/phương pháp

giảng dạy…

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Các cơ sở

đào tạo,

bồi dưỡng

liên quan

2020-2030

4.2 Điều tra, đánh giá,

xác định đối tượng

và nhu cầu đào tạo,

bồi dưỡng về chuyên

môn, nghiệp vụ quản

lý, các kỹ năng cơ

bản và xác định các

đối tượng, khu vực

trọng tâm, nội dung

trọng tâm, trọng

điểm cần tăng cường

năng lực quản lý tài

nguyên và môi

trường.

- Báo cáo đánh giá,

xác định đối tượng và

nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng về chuyên

môn, nghiệp vụ quản

lý, các kỹ năng cơ bản

và xác định các đối

tượng, khu vực trọng

tâm, nội dung trọng

tâm, trọng điểm cần

tăng cường năng lực

quản lý tài nguyên và

môi trường.

- Kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng công chức,

viên chức giai đoạn

2021 - 2025.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh.

Các cơ sở

đào tạo,

bồi dưỡng

liên quan

2021-2025

4.4 Xây dựng cơ chế,

chính sách khuyến

khích cán bộ, công

chức, viên chức

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Bộ Nội vụ 2021-2025

Page 56: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

56

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

ngành tài nguyên và

môi trường tự học

tập, nâng cao kiến

thức quản lý và

chuyên môn nghiệp

vụ, tham gia nghiên

cứu, giảng dạy ở các

nước có trình độ tiên

tiến về tài nguyên và

môi trường.

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

4.5 Xây dựng, hoàn

thiện cơ chế, chính

sách tuyển dụng, sử

dụng và đãi ngộ, ưu

đãi đặc thù đối với

cán bộ, công chức,

viên chức ngành tài

nguyên và môi

trường, đối với

những người tham

gia đào tạo về tài

nguyên và môi

trường; hoàn thiện hệ

thống chức danh, vị

trí việc làm trong

ngành tài nguyên và

môi trường.

Hệ thống chức danh,

vị trí việc làm được

chuẩn hóa; ban hành

cơ chế, chính sách

tuyển chọn, sử dụng

cán bộ, đi đôi với

chính sách đãi ngộ,

chế độ ưu đãi đặc thù

để thu hút được cán bộ

giỏi, cán bộ có trình

độ cao vào công tác

trong ngành tài

nguyên và môi trường

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Bộ Nội vụ 2021-2025

4.6 Rà soát, sửa đổi, bổ

sung, xây dựng mới

cơ chế, chính sách

khuyến khích học

sinh, sinh viên học

các chuyên ngành về

tài nguyên và môi

trường, ưu tiên các

chuyên ngành khí

tượng thủy văn, đo

đạc bản đồ, địa chất

Chính sách khuyến

khích học sinh, sinh

viên học các chuyên

ngành về tài nguyên

và môi trường, ưu tiên

các chuyên ngành khí

tượng thủy văn, đo

đạc bản đồ, địa chất

khoáng sản.

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Bộ Giáo

dục và

Đào tạo

2021-2025

Page 57: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

57

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

khoáng sản.

4.7 Thiết kế, đổi mới nội

dung, chương trình

đào tạo, tập huấn cho

các đối tượng, theo

các nhu cầu đã được

xác định, bao gồm:

tài liệu đào tạo, tập

huấn; đội ngũ giảng

viên; chương trình

đào tạo; kế hoạch

đào tạo; các điều

kiện bảo đảm thực

hiện các chương

trình đào tạo, tập

huấn.

Khung chương trình,

tài liệu, giảng viên, kế

hoạch đào tạo; các

điều kiện bảo đảm

thực hiện các chương

trình đào tạo.

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Sở Tài

nguyên và

Môi

trưởng

các tỉnh,

thành phố

2020-2030

4.8 Tổ chức thực hiện

các chương trình,

module đào tạo, tập

huấn cho các cán bộ

quản lý tài nguyên và

môi trường từ Trung

ương đến địa

phương; ưu tiên cấp

tỉnh, huyện, xã.

Các Khóa đào tạo và

tập huấn cho các cán

bộ quản lý tài nguyên

và môi trường ở Trung

ương và địa phương

Bộ Nội

vụ, Bộ

Tài

nguyên

và Môi

trường,

Ủy ban

nhân dân

các tỉnh

Sở Tài

nguyên và

Môi

trưởng

các tỉnh,

thành phố

2020-2030

V Tăng cường năng lực công tác thanh tra các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

5.1 Rà soát, đánh giá

thực trạng chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức

thực hiện công tác

thanh tra ngành tài

nguyên và môi

trường từ Trung ương

đến địa phương.

- Báo cáo rà soát, đánh

giá thực trạng chức

năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và đề xuất cơ cấu

tổ chức thanh tra

ngành tài nguyên và

môi trường từ Trung

ương đến địa phương.

- Dự thảo Nghị định

của Chính phủ thay

thế/sửa đổi Nghị định

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Thanh

tra Chính

phủ

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2020-2021

Page 58: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ … · của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường cũng ngày càng lớn cả về quy mô tổ

58

TT Nội dung/Công việc Sản phẩm cuối cùng

Phân công Thời gian

thực hiện

Đơn vị

chủ trì

Đơn vị

phối hợp

số 07/2012/NĐ-CP

ngày 09 tháng 02 năm

2012 của Chính phủ

quy định về cơ quan

được giao thực hiện

chức năng thanh tra

chuyên ngành và hoạt

động thanh tra chuyên

ngành theo hướng bổ

sung chức năng thanh

tra chuyên ngành cho

một số tổng cục, cục

trực thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường

và Sở Tài nguyên và

Môi trường.

5.2 Rà soát, đánh giá

thực trạng nhân lực

thuộc các cơ quan

thanh tra về tài

nguyên và môi

trường từ Trung

ương đến địa

phương./.

Dự thảo Quyết định

của Thủ tướng Chính

phủ quy định biên chế

số lượng cán bộ thuộc

các cơ quan thanh tra

về tài nguyên và môi

trường

Bộ Tài

nguyên

và Môi

trường,

Thanh

tra Chính

phủ

Bộ Nội

vụ,

UBND

các tỉnh,

thành phố

trực thuộc

Trung

ương

2021-2025