B n tin: KINH TẾ - TÀI CHÍNH - sacombank.com.vn tin Kinh te... · như lớn nhất hệ...

15
1 BẢNG CHỈ SỐ Chng khoán (ngày 19/11) VN - Index 916,06 1,99% HNX - Index 103,95 0,91% D.JONES CK Mỹ 25.017,44 1,56% STOXX CK C.Âu 3.160,33 0,64% CSI 300 CK TQ 3.294,60 1,13% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 20/11) SJC Ng.đ/L 36.650 0,08% Quốc tế USD/Oz 1.223,10 0,19% Tgiá USD/VND BQ LNH 22.726 0,02% EUR/USD 1,1452 0,37% Du WTI USD/th 57,36 0,10% 6 Bn tin: KINH TẾ - TÀI CHÍNH Theo quy định tại Thông tư 19, từ đầu năm 2019, các TCTD phải tuân thủ việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung - dài hạn từ 50% xuống 40%. Đó cũng là lý do lãi suất kỳ hạn dài được các NH điều chỉnh tăng trong thời gian qua để cân đối lại nguồn vốn. Khả sát cho thấy, các NH đều đã có sự chuẩn bị cho lộ trình Thông tư 19 nên không cần trì hoãn. Định hướng giảm rủi ro thanh khoản đã được đưa ra hơn 2 năm qua, việc siết chặt các chỉ số an toàn vốn để đảm bảo hoạt động NH ổn định, bền vững luôn là mục tiêu mà NHNN hướng đến. Do đó, khả năng xảy ra một lần trì hoãn tiếp theo trong bối cảnh hiện tại là khó xảy ra. Tin nổi bật Nới room ngoại vẫn cần thận trọng Siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn, không để dừng cho vay đột ngột Việt Nam dự kiến thu hút FDI nhiều nhất khu vực APEC Giới chuyên gia dự báo nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái từ 2019 TQ có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ ThBa, ngày 20/11/2018 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Transcript of B n tin: KINH TẾ - TÀI CHÍNH - sacombank.com.vn tin Kinh te... · như lớn nhất hệ...

1

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 19/11)

VN - Index 916,06 1,99%

HNX - Index 103,95 0,91%

D.JONES CK Mỹ 25.017,44 1,56%

STOXX CK C.Âu 3.160,33 0,64%

CSI 300 CK TQ 3.294,60 1,13%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 20/11)

SJC Ng.đ/L 36.650 0,08%

Quốc tế USD/Oz 1.223,10 0,19%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 22.726 0,02%

EUR/USD 1,1452 0,37%

Dầu

WTI USD/th 57,36 0,10%

6

Bản tin: KINH TẾ - TÀI CHÍNH

Theo quy định tại Thông tư 19, từ đầu năm

2019, các TCTD phải tuân thủ việc giảm tỷ lệ

tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để

cho vay trung - dài hạn từ 50% xuống 40%. Đó

cũng là lý do lãi suất kỳ hạn dài được các NH

điều chỉnh tăng trong thời gian qua để cân đối

lại nguồn vốn. Khả sát cho thấy, các NH đều

đã có sự chuẩn bị cho lộ trình Thông tư 19 nên

không cần trì hoãn. Định hướng giảm rủi ro

thanh khoản đã được đưa ra hơn 2 năm qua,

việc siết chặt các chỉ số an toàn vốn để đảm

bảo hoạt động NH ổn định, bền vững luôn là

mục tiêu mà NHNN hướng đến. Do đó, khả

năng xảy ra một lần trì hoãn tiếp theo trong bối

cảnh hiện tại là khó xảy ra.

Tin nổi bật

Nới room ngoại vẫn cần thận trọng

Siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài

hạn, không để dừng cho vay đột ngột

Việt Nam dự kiến thu hút FDI nhiều nhất

khu vực APEC

Giới chuyên gia dự báo nguy cơ kinh tế

Mỹ suy thoái từ 2019

TQ có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ

Thứ Ba, ngày 20/11/2018

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

2

Nới room ngoại vẫn cần thận

trọng

Một trong những giải pháp được đề cập cho vấn đề tăng vốn của các

NH là nới room cho NĐTNN. Trên thực tế liên tiếp trong thời gian qua,

thị trường NH đón nhận những tín hiệu tích cực khi 2 NH có quy mô gần

như lớn nhất hệ thống đã bán được vốn cho đối tác ngoại. Những tín

hiệu tích cực giúp việc thu hút vốn ngoại đối với NH nhiều hơn trong thời

gian qua. Theo nhận định của chuyên gia tài chính trong nước và quốc

tế, việc bán thêm vốn của các NH quốc doanh sẽ thu hút sự chú ý của

các NĐTNN. Hiện nay, giới hạn tỷ lệ sở hữu room ngoại tại một NH là

30%. Để giúp các NH huy động được nhiều vốn hơn qua kênh này.

Nhất là trong bối cảnh sức ép tăng vốn đáp ứng chuẩn Basel II ngày

càng đến gần, có ý kiến đề xuất là nên xem xét nới room cho NĐTNN.

Đề xuất nới room theo đánh giá của TS.Võ Trí Thành không phải mới

bàn tới mà đặt ra từ khá lâu, nhưng vì đây là vấn đề quan trọng, liên

quan đến vai trò của nhà nước với bên ngoài, đảm bảo ổn định KTVM…

nên Chính phủ cũng cần có cái nhìn thận trọng. Theo vị này, nếu nới

dưới 50% thì vẫn có thể xem xét, có thể phát hành dạng cổ phiếu vàng.

Với loại cổ phiếu này, NĐT được mua, nhưng không có quyền biểu

quyết. TS.Lê Xuân Nghĩa cũng có cách nhìn như vậy đối với vấn đề

này. Nhìn từ trường hợp cổ phần hóa của Agribank, theo TS.Nghĩa, việc

thực hiện cổ phần hóa cần cân nhắc kỹ. Vì nông nghiệp là lĩnh vực thế

mạnh, lợi thế lớn nhất của VN là nông nghiệp và du lịch, không phải là

công nghiệp. Như vậy phải có nguồn lực rất lớn để đầu tư, thậm chí

chịu lỗ để đầu tư trong vòng 10 năm, tạo cho nông nghiệp lợi thế vững

vàng. Dù cách thức nới room ngoại đối với hệ thống NH phải tương đối

thận trọng, bởi vì “dục tốc bất đạt” nhưng, theo TS.Lực, Chính phủ cũng

cần phải đánh giá tiếp tục cân nhắc để có hướng nới room với NĐTNN

để khớp với bối cảnh VN hội nhập ngày càng sâu rộng.

Siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung - dài hạn, không để dừng

cho vay đột ngột

Theo quy định tại Thông tư 19, từ đầu 2019, tức chỉ còn hơn 1 tháng,

các TCTD phải tuân thủ việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được

sử dụng để cho vay trung - dài hạn từ 50% xuống 40%. Đó cũng là lý

do LS kỳ hạn dài được các NH điều chỉnh tăng trong thời gian qua để

Tài chính – Ngân hàng

3

cân đối lại nguồn vốn. Theo đó, LS tiền gửi tiết kiệm trên thị trường

được duy trì mức cao nhất 8,5%/năm ở kỳ hạn dài từ 15 tháng trở lên,

áp dụng ở một số NH nhỏ và 7,5%/năm đối với kỳ hạn dài ở NH lớn. Sở

dĩ nhiều NH chủ động giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn

vì phần nào dự đoán NHNN sẽ kiên định với lộ trình đã đề ra. Việc siết

sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn nhằm đảm bảo hoạt

động NH được ổn định, bền vững. Chủ tịch HĐQT một NH lớn cho biết,

NH ông đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn xuống dưới

40% trước thời gian quy định. Do đó, sẽ không có vấn đề gì đáng lo

ngại khi chính thức áp dụng trong năm 2019. Ông Phạm Hồng Hải,

Tổng giám đốc HSBC VN cho hay, cần thực hiện đúng lộ trình giảm tỷ

lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định của Thông tư 19,

thay vì trì hoãn thêm lần nữa, lý do bởi điều này nhằm đảm bảo tốt

thanh khoản. Điều này cho thấy, các NH đều đã có sự chuẩn bị cho lộ

trình Thông tư 19 nên không cần trì hoãn. Vì vậy, xét về mặt quản lý

điều hành, NHNN không nên tiếp tục giãn thời gian áp dụng bởi có thể

tạo ra tiền lệ xấu. Thực tế, định hướng giảm rủi ro thanh khoản qua tỷ lệ

vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn đã được đưa ra hơn 2 năm qua.

Theo một lãnh đạo NHNN, việc siết chặt các chỉ số an toàn vốn để đảm

bảo hoạt động NH ổn định, bền vững luôn là mục tiêu mà NHNN hướng

đến. Do đó, khả năng xảy ra một lần trì hoãn tiếp theo trong bối cảnh

hiện tại là khó xảy ra.

Cho vay nặng lãi núp bóng dịch

vụ xóa nợ xấu

Tràn lan các DV nhận xóa nợ xấu trên hệ thống Trung tâm thông tin tín

dụng quốc gia VN (CIC, NHNN) ra đời nhưng đằng sau đó là các chiêu

lừa bịp, cho vay núp bóng LS trên trời. Liên hệ với nhiều trang web có

DV xóa nợ xấu thì hầu hết đều triển khai việc cho vay tín chấp, thế

chấp. Với mức LS tính theo ngày như trên #7,5%/tháng và 90%/năm.

Ngoài ra, những DV này còn tìm kiếm đối tác là những nhân viên tín

dụng của các NH để mua lại thông tin khách hàng đang có những

khoản nợ xấu ở NH với giá từ 6.000 - 8.000 đồng/hồ sơ. Giám đốc xét

duyệt hồ sơ tín dụng cá nhân một NHCP tại TP.HCM khẳng định không

thể nào xóa được nợ xấu trên hệ thống CIC. Thực chất, những người

triển khai DV này muốn tiếp cận những khách hàng đang bị nợ xấu từ

đó cho họ vay để trả nợ với LS cao. Sau đó, cấu kết với cán bộ tín dụng

ở NH cho khách hàng vay một khoản khác cao hơn để lấy phí từ 5%.

Các NH vừa qua triển khai phê duyệt hồ sơ tín dụng tập trung nên

4

những DV này cũng khó “sống”. Tuy nhiên ở nước ngoài, DV này được

NH công nhận, đặc biệt ở Mỹ đã triển khai khi tình hình KT khó khăn.

Trong trường hợp khách hàng trả nợ cho NH gặp khó khăn, bị áp lực, có

thể thương lượng với một NH khác mua lại khoản nợ này, khách hàng

sẽ trả lãi cao hơn nhưng được giãn thời gian vay, mức đóng hằng tháng

cũng thấp hơn. Ông Cao Văn Bình, PTGĐ CIC, cho biết theo quy định,

lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống trong vòng 5

năm. Chính vì vậy những DV xóa nợ xấu là hoàn toàn bịa đặt. CIC chỉ

có thể sửa thông tin tín dụng của khách hàng trong trường hợp NH cung

cấp thông tin sai sót kỹ thuật như nhầm ngày trả nợ, chuyển nhầm

nhóm nợ của khách hàng từ nợ chú ý sang thành nợ xấu... Công văn đề

nghị chỉnh sửa thông tin này gửi cho CIC phải do tổng giám đốc của NH

ký. Hơn nữa, dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng chỉ được CIC

cung cấp cho các TCTD, hoặc chính khách hàng đó, chứ CIC không

cung cấp cho một đơn vị khác hoặc một cá nhân khác.

Tín dụng là “điểm nghẽn” của thị

trường bất động sản năm 2019?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, việc

giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng NH là cần thiết.

Theo đó, các DN cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác ngoài

nguồn vốn tín dụng NH, nâng cao hiệu quả KD, năng lực tài chính,

quan tâm các phân khúc nhà ở có tính thanh khoản cao, bền vững,

tham gia các chương trình phát triển nhà ở theo chủ trương của Chính

phủ. Về nguồn vốn cho thị trường BĐS, TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia

về TC - NH, nhận định thị trường vốn của VN vẫn yếu. Chúng ta phải

dựa vào những nguồn vốn đa dạng của NĐT, quỹ đầu tư, đầu tư nước

ngoài… Nếu thị trường BĐS chỉ dựa vào nguồn vốn như hiện tại là rủi

ro cho NH, cho tài chính, cho nền KT VN. Theo TS.Hiếu, người thu

nhập thấp mà không được hỗ trợ LS khi mua nhà sẽ khiến tình hình trở

nên khó khăn. Ở VN, vay NHTM mua 1 căn hộ hơn 1 tỷ đồng (vay NH

#70%) tháng đầu trả gốc và lãi là 10,4 triệu đồng. Với một gia đình hai

vợ chồng đi làm, có lẽ phải có thu nhập ít nhất gấp đôi số tiền phải trả

nợ. Bao nhiêu người ở Hà Nội và TP.HCM có thu nhập >20 triệu

đồng/tháng? Nếu không hỗ trợ LS cho người thu nhập thấp, việc đối

tượng này có nhà là điều khó. TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia KT trưởng

BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc

gia cho biết, dư nợ cho vay của NH vào thị trường BĐS 5 năm gần đây

không hề giảm, dù tăng không nhanh như mức tăng tín dụng của toàn

5

nền KT. Do đó, Chính phủ và NHNN đã yêu cầu phải kiểm soát rủi ro.

Ngoài ra, thị trường BĐS đang tồn tại những hạn chế, tài chính BĐS

như quỹ tiết kiệm nhà ở không phát triển được chủ yếu do thiếu cơ chế,

cách làm chưa phù hợp với thị trường… là những rào cả khiến cho thị

trường tài chính nhà ở chưa thể phát triển, TS Lực phân tích thêm.

6

Infographic: Quan hệ đối tác

chiến lược toàn diện Việt Nam và

Liên bang Nga

Việt Nam dự kiến thu hút FDI

nhiều nhất khu vực APEC

PwC mới đây đã thực hiện cuộc khảo sát trước thềm Hội nghị Thượng

đỉnh DN APEC diễn ra tuần này tại Port Moresby, thủ đô của Papua

New Guinea. Kết quả khảo sát cho thấy, các nhà lãnh đạo DN ở Mỹ và

Thái Lan thuộc nhóm lạc quan nhất, với 57% người trả lời ở Mỹ và 56%

ở Thái Lan cho biết họ "rất tự tin" về khả năng tăng trưởng doanh thu.

Trong khi những người trả lời ở TQ và Mexico - 2 đối tác thương mại lớn

nhất ở Mỹ - cho thấy mức độ lạc quan ở dưới mức trung bình là 25% và

21%. Riêng tại VN, 33% số người được khảo sát ở VN cho biết họ rất tự

Kinh tế Việt Nam

7

tin về triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của công ty họ, và 48% khác trả

lời là khá tự tin. Thương mại quốc tế có khả năng tiếp tục là nguồn tăng

trưởng cho các DN VN: 40% kỳ vọng tăng cơ hội doanh thu nhờ vào các

hiệp định thương mại song phương mới và 34% dự báo cơ hội phát sinh

từ các hiệp định đa phương mới. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 51%

lãnh đạo DN trong KV APEC đang có kế hoạch nâng mức đầu tư, cao

hơn tỷ lệ 43% cách đây hai năm. Những điểm đến dự kiến thu hút đầu

tư nước ngoài nhiều nhất trong KV APEC sẽ là VN, TQ, Mỹ, Australia

và Thái Lan. Trong đó VN giữ vị trí hàng đầu năm thứ hai liên tiếp.

WB chỉ ra quan điểm sai lầm về

doanh nghiệp tăng trưởng cao

Nghiên cứu của WB chỉ ra các DN tăng trưởng cao ở các nền KT mới

nổi tạo ra hơn 50% tổng số việc làm và doanh thu mới mặc dù chỉ

chiếm chưa tới 20% tổng số DN chế tạo và dịch vụ. Những DN này tạo

ra hiệu ứng domino cho nền KT khi làm gia tăng nhu cầu hoặc mang lại

khả năng tiếp cận tốt hơn với các yếu tố đầu vào cho các DN khác. Tuy

nhiên, KT trưởng Worlb Bank (WB) Denis Medvedev cho biết nghiên

cứu chỉ ra quan điểm thường gặp về các DN tăng trưởng nhanh là sai

lầm. Quan điểm chung về một DN tăng trưởng mạnh là DN khởi nghiệp

nhỏ trong ngành công nghệ cao, sau đó tăng trưởng nhanh trong một

thời gian nhờ một số đặc điểm riêng của DN đó như công nghệ mới,

marketing hiệu quả cao, hoặc nhân viên tài năng. Nếu vậy, chính sách

trong trường hợp này sẽ tự nhiên hướng đến việc tìm ra xem DN nào có

tiềm năng tăng trưởng mạnh, sau đó tạo điều kiện cho DN này tiếp cận

vốn, kỹ thuật để khai thác tiềm năng đó. Thực tế, theo chuyên gia WB,

các DN HGF có tuổi đời trẻ hơn mức trung bình nhưng hầu hết các DN

đều có lịch sử hoạt động một số năm trước khi đi vào quỹ đạo tăng

trưởng. DN tăng trưởng nhất thiết là DN nhỏ. Nhiều DN có quy mô trung

bình trước khi bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh. Quy mô trung bình

DN HGF dao động từ 4% tới lớn gấp 6 lần DN trung bình sau 3 năm

tăng trưởng nhanh. Các DN HGF cũng không nhất thiết là ngành công

nghệ cao. Các DN tăng HGF hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau.

Tuy nhiên, báo cáo cho hay, hạ tầng là yếu tố quan trọng tại điều kiện

tăng trưởng nhanh. Mặt khác, chuyên gia WB nhấn mạnh một DN dù

đang tăng trưởng cao cũng không có nghĩa là đảm bảo nó sẽ tiếp tục

tăng trưởng ở thời kỳ sau đó. Bằng chứng chỉ ra rằng hầu hết các HGF

cũng chỉ là "điều kỳ diệu một lần". 50% DN tăng trưởng cao trong 3

năm sẽ thoái lui hoàn toàn khỏi thị trường khoảng 3 – 6 năm sau đó và

8

chưa đến 15% DN HGF tiếp tục tăng trưởng cao. Theo đó, theo chuyên

gia WB, quá trình tăng trưởng của DN có tính chất ngắn hạn và nhất

thời. Có thể giai đoạn tăng trưởng nhanh chỉ là điều mà một số DN có

thể thực hiện được một lúc nào đó trong vòng đời của mình. Vì vậy, WB

cho rằng việc hướng đến mục tiêu đầu tư cho một vài DN có tiềm năng,

có thể là bất khả thi và không nên cố gắng thực hiện.

9

Standard Chartered: Tăng trưởng

sẽ vừa phải với lạm phát hạn chế

NH Standard Chartered vừa công bố Báo cáo triển vọng thị trường toàn

cầu tháng 11/2018, trong đó tiếp tục giữ nhận định kịch bản chính là

tăng trưởng toàn cầu sẽ mạnh vừa phải với lạm phát hạn chế. Cụ thể,

Standard Chartered tiếp tục đánh giá xác suất 65% đối với triển vọng

tăng trưởng toàn cầu mạnh vừa phải với mức lạm phát hạn chế diễn ra

trong 12 tháng tới, trong đó Mỹ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng trong

nhóm thị trường phát triển nhờ chính sách cắt giảm thuế năm ngoái.

Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận căng thẳng thương mại leo thang đã bắt

đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng, đặc biệt là ở các nền KT phụ thuộc

vào XK như châu Âu, Nhật Bản, TQ và các nước khác. Rủi ro thương

mại cũng làm chậm kế hoạch đầu tư KD của DN Mỹ. “Chúng tôi nhận

thấy khả năng nới lỏng tài khóa ngày càng tăng lên ở châu Âu, với Italia

dẫn đầu, trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy gia tăng. TQ có khả năng

đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng tài khóa, bao gồm cắt giảm thuế để

hỗ trợ tăng trưởng. Trong khi đó kết quả cuộc bầu cử của Brazil có thể

là yếu tố tích cực cho cải cách tài khóa”, báo cáo nhận định. Rủi ro

chính có thể khiến tăng trưởng toàn cầu sụt giảm đến từ các yếu tố như

căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục leo thang; điều kiện thanh khoản thị

trường chặt chẽ hơn; và lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến. Về triển

vọng chính sách, Standard Chartered dự báo Fed sẽ tăng LS thêm 1

lần trong 2018 và 3 lần vào 2019; ECB tăng một lần vào Q.IV/2019 và

có xác suất châu Âu nới lỏng tài khóa. Trong khi đó, NHTW Nhật Bản

(BoJ) sẽ tiếp tục giữ nguyên chính sách và TQ có thể nới lỏng để hỗ trợ

tăng trưởng. Về chiến lược đầu tư, Standard Chartered cho rằng trong

ngắn hạn, các NĐT có thể phần nào quay trở lại CK Mỹ khi giá trị thị

trường đã điều chỉnh xuống mức hấp dẫn hơn và nhiều khả năng CK

Mỹ sẽ vượt trội hơn các TTCK khác trong vòng 12 tháng tới.

Giới chuyên gia dự báo nguy cơ

kinh tế Mỹ suy thoái từ 2019

Các chuyên gia KT cảnh báo nền KT Mỹ sẽ bắt đầu “hụt hơi” từ giữa

năm 2019 và có thể rơi vào suy thoái trong năm 2020, thời điểm Mỹ tiến

hành cuộc bầu cử tổng thống. Washington Post cho biết, >30% số các

chuyên gia KT hàng đầu được hỏi dự đoán rằng KT Mỹ sẽ bắt đầu suy

Kinh tế Quốc tế

10

thoái vào năm 2020. Có rất nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển

nền KT Mỹ, như chi phí vay mượn cao, đồng USD mạnh, nền KT toàn

cầu suy yếu, cuộc chiến thuế quan leo thang và những chương trình

kích thích tài chính như cắt giảm thuế không còn phát huy tác dụng

thúc đẩy sự bùng nổ trong đầu tư KD. Trong khi đó, thị trường nhà đất

cũng chậm lại với số lượng người mua ít đi, cùng với việc Chính phủ

tăng chi tiêu. Hiện giới DN và các NĐT Phố Wall mong muốn chính

quyền Tổng thống Trump đưa ra một giải pháp nhanh chóng cho cuộc

chiến thương mại với TQ, và một dự luật về cơ sở hạ tầng nhằm thu hút

thêm nguồn vốn để thúc đẩy nền KT vào cuối năm nay, đồng thời hy

vọng về những lực đẩy cho nền KT trong năm 2019. Các nhà phân tích

cho rằng KT thường đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử

ở Mỹ. Nền KT Mỹ “lột xác” ngoạn mục với những thành tựu nổi bật, như

tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong gần 50

năm qua, BQ GDP 3,5% trong Q.III năm 2018, tạo thêm nhiều việc

làm cho người dân, tiền lương của người lao động tăng và TTCK cũng

tăng trong bối cảnh lợi nhuận của các công ty tăng vọt. Tuy nhiên,

thành tích đó cũng chỉ giúp đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump duy

trì kiểm soát Thượng viện. Chính vì vậy, Tổng thống Trump sẽ gặp khó

khăn hơn rất nhiều trong cuộc tái tranh cử vào Nhà Trắng năm 2020.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ

đã quá cao để dẫn tới bất ổn?

Lợi suất trái phiếu Mỹ vẫn đang tiếp diễn xu hướng tăng lên, khởi động

từ cuối năm 2016 khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trong tháng

trước, lợi suất Trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt mức 3%

lần đầu tiên kể từ giữa năm 2011. Với các kỳ hạn khác, mức lợi suất

cũng có diễn biến tương tự. Khác với những năm trước, lợi suất trái

phiếu trong khoảng 2 năm gần đây dường như trong xu hướng đi lên

một cách vững chắc mà gần như không xuất hiện sự điều chỉnh đáng

kể nào. Sự bán tháo mạnh mẽ các trái phiếu kỳ hạn dài kể từ sau khi

ông Trump đắc cử tổng thống vào tháng 11/2016 đã khiến các nhà

phân tích đưa ra nhiều lý do tại sao giới đầu tư hoảng loạn dẫn tới việc

lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên vượt 3% kể từ

2011. Nhiều nhà phân tích lo ngại lợi suất trái phiếu đang ở mức quá

cao và gây bất ổn cho nền KT. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, đà

bán tháo các trái phiếu dài hạn chỉ vừa mới bắt đầu. Bill Gross, một

trong những nhà đầu tư trái phiếu nổi tiếng nhất thế giới, tin rằng giá trái

phiếu dài hạn sẽ còn chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong thời gian tới.

11

Alan Greenspan và Paul Volcker, hai vị cựu chủ tịch Fed, dường như

cũng đồng ý với quan điểm này. Thời điểm hiện tại, Fed vẫn đang rất

lạc quan về lộ trình tăng LS của mình. Cơ quan này dự kiến sẽ có thêm

một lần tăng lãi suất trong hai tháng cuối năm 2018 và tiếp tục thực

hiện 3 lần nữa vào năm 2019. Fed cũng bỏ ngỏ thời điểm chấm dứt các

chính sách thắt chặt tiền tệ trong tương lai. Nền kinh tế Mỹ vẫn đang

diễn biến rất tốt và quá trình tăng LS tương đối chậm chạp, đủ để thị

trường hấp thụ hết và miễn dịch với các tác động của mỗi lần. Xét trong

dài hạn, cuộc Đại khủng hoảng tài chính 2008 cũng vừa kết thúc chưa

được 1 thập kỷ, nhiều chuyên gia nhận định lợi suất trái phiếu mới chỉ

vừa bắt đầu một quá trình siêu tăng trưởng mới của nó.

Trung Quốc có nguy cơ xảy ra

làn sóng vỡ nợ

Ngân hàng Nomura (Nhật Bản) cho biết, trong 10th/2018, quy mô số vụ

vỡ nợ trái phiếu quốc tế phát hành bằng USD (OCDB) của DN TQ đã lên

tổng cộng 3,4 tỷ USD. Trong khi năm 2017, con số này là 0. Trong hai

năm tới, họ dự báo số vụ vỡ nợ sẽ còn nhiều hơn nữa. Đến nay, khả

năng việc này châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng lớn hơn là rất

thấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết vẫn cần theo dõi sát để ngăn

rủi ro lan truyền. "Tôi đang quan sát xem liệu các khoản nợ bằng USD

này sẽ được giải quyết thế nào", Tai Hui - chiến lược gia thị trường KV

châu Á - TBD tại J.P. Morgan Asset Management cho biết. Hiện tại, ông

không nhận thấy có rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, các rắc rối tài chính

thường bắt đầu ở một mảng, rồi mới lan truyền. Ông cho rằng Chính

phủ TQ cần rất thận trọng với các mối liên quan này. Trong đó, BĐS là

lĩnh vực cần quan tâm nhiều nhất. Trong báo cáo, Nomura ước tính

Q.III, tổng giá trị số TPDN TQ phát hành bằng USD đang lưu hành là

751 tỷ USD - gấp đôi cuối năm 2015. Tính trung bình từ Q.IV/2018 đến

hết năm 2020, mỗi quý, khoảng 33,3 tỷ USD trái phiếu loại này sẽ đáo

hạn, cao gấp 3 Q.III. Số vụ vỡ nợ OCDB của TQ cũng đang tăng lên

trong Q.IV, Nomura cho biết. Dù số vụ vỡ nợ giảm đi vào mùa hè,

OCDB đang chịu sức ép trở lại, do nhu cầu nội địa yếu, rủi ro tín dụng

tăng, đồng CNY mất giá và Fed nâng LS. Các công ty TQ có thể phát

hành trái phiếu bằng CNY, hoặc USD và các ngoại tệ khác. Tuy nhiên,

ngoại tệ cũng kéo theo nhiều rủi ro nếu không có biện pháp phòng trừ

biến động tỷ giá. Năm nay, CNY đã >6% so với USD. Việc này sẽ

khiến các DN TQ khó khăn hơn khi trả nợ bằng USD. Một số nhà phân

tích đã dự báo CNY tiếp tục yếu đi. CNY yếu giúp tăng XK, nhưng lại

12

khiến các công ty tốn kém thêm khi NK nguyên liệu thô. Hồi Q.III, TQ

chỉ 6,5% - thấp nhất kể từ đầu năm 2009. Họ trở thành nền KT lớn nhì

thế giới nhờ mô hình tăng trưởng dựa trên tín dụng. Việc này đã khiến

khối nợ của TQ hiện #250% GDP…

Nền kinh tế internet Đông Nam Á

đạt 72 tỷ USD trong năm 2018

Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của nền KT internet Đông Nam Á đạt 72 tỷ

USD vào năm 2018, 37% so với 2017, theo nghiên cứu chung của

Google và quỹ đầu tư Temasek của Singapore. Báo cáo mới nhất bao

gồm mảng ứng dụng gọi xe, thương mại điện tử, du lịch và truyền thông

trực tuyến cùng các lĩnh vực mới như giao đồ ăn, cũng như đăng ký

nghe nhạc và xem phim trên mạng. Các công ty thương mại điện tử như

Lazada, Shopee và Tokopedia của Indonesia đóng vai trò chính trong

việc phát triển ngành. Con số này dự kiến vượt 240 tỷ USD vào năm

2025. Riêng GMV của thương mại điện tử sẽ vượt 23 tỷ USD vào năm

2018 và tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2025, nhờ niềm tin của người

tiêu dùng tăng. Nghiên cứu này bao gồm 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực

- Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines Indonesia và Malaysia.

GMV của Indonesia được dự báo tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2025,

chiếm 4 trong 10 USD chi tiêu trong KV. Cả Google và Temasek đều

đầu tư vào ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia. Vertex Ventures do

Temasek góp vốn là một nhà đầu tư đầu ở Grab. 2018 cũng đang trên

đà trở thành năm gây quỹ kỷ lục cho các công ty trong ngành, với 9,1 tỷ

USD vốn trong 6 tháng đầu, gần bằng cả năm 2017.

Kinh tế Thái Lan tăng trưởng

kém nhất kể từ năm 2014

Tăng trưởng KT Thái Lan bất ngờ chững lại trong Q.III, với XK và du lịch

đều không đạt kỳ vọng. Cơ quan hoạch định quốc gia Thái Lan cũng ít

lạc quan hơn về tăng trưởng cả năm 2018. Tăng trưởng GDP của Thái

Lan trong Q.III là 3,3% so với cùng kỳ 2017, thấp hơn con số dự báo

4,2% trong khảo sát của Reuters. Tăng trưởng GDP Q.II là 4,6%. Theo

UBKTQG và Phát triển XH (NESDB), sau khi điều chỉnh theo yếu tố mùa

vụ, GDP Q.III không có tăng trưởng so với Q.II. Đây là kết quả tệ nhất

kể từ Q.I/2014, khi KT Thái Lan 0,4%. Cơ quan hoạch định quốc gia

Thái Lan hôm nay cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP 2018 từ 4,2 – 4,7%

xuống 4,2%, kỳ vọng XK 7,2% thay vì 10% như trước đó. Tăng trưởng

GDP 2019 dự báo ở 3,5 – 4,5%. Capital Economics nhận định tăng

trưởng của Thái Lan “khó phục hồi nhiều trong năm sau” và đưa ra con

số dự báo 3,5%. Thái Lan, nền KT lớn thứ 2 Đông Nam Á, phụ thuộc

13

nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài. KT nước này tăng trưởng tốt hồi đầu

năm dù XK chững lại và du lịch bị ảnh hưởng bởi vụ đắm tàu làm 47 du

khách TQ thiệt mạng trong tháng 7. XK của Thái Lan sang TQ, thị

trường lớn thứ 2, 14% trong tháng 9 so với cùng kỳ 2017.

14

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/Modules/Cms/Web/ViewArticle/b6d10da6-7c26-40d8-b720-20e298a4ed06

https://hnx.vn/

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

http://www.sjc.com.vn/

https://goldprice.org/vi/index.html

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/tg?_afrLoop=515501331129000

Tin Tài chính - NH https://bizlive.vn/dia-oc/tin-dung-la-diem-nghen-cua-thi-truong-bat-dong-san-nam-2019-

3480435.html

https://bizlive.vn/tai-chinh/cho-vay-nang-lai-nup-bong-dich-vu-xoa-no-xau-3480466.html

https://bizlive.vn/tai-chinh/siet-ty-le-von-ngan-han-cho-vay-trung-dai-han-khong-de-dung-cho-vay-

dot-ngot-3480447.html

http://cafef.vn/noi-room-ngoai-van-can-than-trong-20181119103746205.chn

Tin KT vĩ mô http://ndh.vn/infographic-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-va-lien-bang-nga-

20181119025247622p145c151.news

http://cafef.vn/viet-nam-du-kien-thu-hut-fdi-nhieu-nhat-khu-vuc-apec-20181119100821065.chn

https://www.stockbiz.vn/News/2018/11/20/855417/wb-chi-ra-quan-diem-sai-lam-ve-doanh-nghiep-

tang-truong-cao.aspx

Tin KT Quốc tế http://thoibaonganhang.vn/standard-chartered-tang-truong-se-vua-phai-voi-lam-phat-han-che-

82226.html

https://vietnambiz.vn/gioi-chuyen-gia-du-bao-nguy-co-kinh-te-my-suy-thoai-tu-2019-110808.html

https://vietnambiz.vn/trung-quoc-co-nguy-co-xay-ra-lan-song-vo-no-110836.html

http://ndh.vn/kinh-te-thai-lan-tang-truong-kem-nhat-ke-tu-nam-2014-

2018111903554691p145c151.news

http://ndh.vn/nen-kinh-te-internet-dong-nam-a-dat-72-ty-usd-trong-nam-2018-

20181119114633152p6c97.news

http://cafef.vn/loi-suat-trai-phieu-chinh-phu-my-da-qua-cao-de-dan-toi-bat-on-

20181117104616954.chn

15

Danh mục viết tắt

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Lãi suất LS

Bảo hiểm y tế BHYT Liên ngân hàng LNH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Lợi nhuận trước thuế LNTT

Bảo hiểm xã hội BHXH Lợi nhuận sau thuế LNST

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Mua bán, sáp nhập M&A

Bất động sản BĐS Ngân hàng NH

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD Ngân hàng trung ương NHTW

Chỉ số giá tiêu dùng CPI Ngân hàng Nhà nước NHNN

Chính sách tiền tệ CSTT Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM CP

Cơ sở hạ tầng CSHT Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM NN

Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng nước ngoài NHNNg

Doanh nghiệp tư nhân DNTN Ngân sách nhà nước NSNN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN Ngân sách trung ương NSTW

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI Tài chính - ngân hàng TC-NH

Khách hàng doanh nghiệp KHDN Tài sản bảo đảm/ Tài sản đảm bảo TSBĐ/ TSĐB

Khách hàng cá nhân KHCN Tăng trưởng tín dụng TTTD

Dự trữ bắt buộc DTBB Tổ chức tín dụng TCTD

Nhà đầu tư nước ngoài/ Nhà đầu tư NĐTNN/ NĐT Tổng tài sản TTS

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Giấy chứng nhận GCN Việt Nam VN

Giá trị gia tăng GTGT Trung Quốc TQ

Thu nhập cá nhân/ Thu nhập doanh nghiệp TNCN/ TNDN Trái phiếu Chính phủ TPCP

Kinh tế vĩ mô KTVM Trái phiếu doanh nghiệp TPDN

Kinh tế KT Thị trường chứng khoán/ Chứng khoán TTCK/ CK

Xã hội XH Vốn điều lệ VĐL

Khu vực KV Vốn tự có VTC

Thế giới TG Xuất nhập khẩu/ Xuất khẩu/ Nhập khẩu XNK/ XK/ NK

Kho bạc Nhà nước KBNN Sản xuất kinh doanh SXKD

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT Dịch vụ DV

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản VN VASEP

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Hiệp hội Lương thực VN VFA

Ngân hàng Thế giới (World Bank) WB Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN VICOFA

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB Hiệp hội Thép VN VSA

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO

Liên minh châu Âu EU Tổng cục thống kê GSO (TCTK)