August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC...

69
Đức MĐức MTrái Tim Trái Tim August– Tháng 8, 2012 – S416 Ci Thin Đời Sng Tôn Sùng Mu Tâm Ln Ht Mân Côi ĐỨC MMĂNG ĐEN CU CHO CHÚNG CON 082012_TTDM_Pcover.indd 2 082012_TTDM_Pcover.indd 2 7/13/2012 5:06:28 PM 7/13/2012 5:06:28 PM

Transcript of August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC...

Page 1: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

Đức MẹĐức MẹTrái TimTrái TimAugust– Tháng 8, 2012 – Số 416

Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi

ĐỨC MẸ

MĂNG ĐENCẦU CHO

CHÚNG CON

082012_TTDM_Pcover.indd 2082012_TTDM_Pcover.indd 2 7/13/2012 5:06:28 PM7/13/2012 5:06:28 PM

Page 2: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Lm. Minh Tri, CMCQuản Lý: Lm. Quang Chinh, CMCKỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC

CHỦ TRƯƠNG1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima.2. Chia sẻ cuộc sống chứng tá Tin Mừng3. Cổ Võ hiệp nhất với Giáo Hội Rôma.4. Góp phần duy trì văn hoá Việt Nam.5. Thông tin, liên lạc người Việt Hải Ngoại.

GIÁ BÁO MỘT NĂMĐộc giả được hưởng 36 thánh lễ:Hoa Kỳ US $40 - Canada US $55;

Âu châu US $80 - Á và Úc châu US $90Độc giả Ủng hộ thêm $10 (hưởng 72 Thánh Lễ)Đôc giả Ân Nhân thêm $20 (hưởng hơn

700 Thánh Lễ)

Check đề: Trai Tim Duc Me

one year subscription: US $40.00

Mọi liên lạc, xin đề:

Nguyệt San Trái Tim Đức MẹP.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836

Tel: 417-358-8296 • Fax: 417-358-9508email: [email protected]

[email protected]

Trái Tim Đức Mẹ (The immaculate Heart of Mary) magazine (USPS 399-350) Published

monthly (except in September) by the Congregation of the Mother Coredemptrix.

P.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836 USA

Các cơ sở Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa KỳVăn Phòng (office): 417-358-7787Đền Thánh KTM: 417-358-8580

Phòng Kỷ Vật Regina: 417-358-3740Mạng Lưới: dongcong.net

Sau ngày 15 mỗi tháng, nếu chưa nhận được báo xin liên lạc với tòa soạn.

ĐẦY ÂN PHÚCNhờ đầy ân phúc, Mẹ Maria nên con Chúa Cha. Nhờ đầy ân phúc, Mẹ được hưởng trước gia tài của Chúa Con đã có bởi quyền bản tính. Để được điều đó, Chúa Cha phải nâng bản tính nhân loại của Mẹ lên cùng bậc với Người. Nghĩa là, Mẹ được thông chia bản tính Thiên Chúa. Đó là sự Chúa đã làm trong khi cho Mẹ đầy ân phúc.Vâng, dù bề ngoài chỉ là một thiếu nữ đơn hèn Nazareth, nhưng Mẹ không phải là một tạo vật chỉ có trí khôn suông, một tạo vật hoàn toàn nhân loại. Mẹ là con Chúa Cha; Mẹ đã được thông chia sự sống Thiên Chúa, có sự biết và kính mến Chúa, cùng một cách như Chúa biết và yêu mình, và có đủ tư cách để hưởng gia tài Chúa ban. Phần gia tài của quyền làm con Chúa Cha là chính Thiên Chúa, là chính sự chiếm hữu Thiên Chúa và ngắm nhìn Người trong chính bản tính, là Thiên Chúa nhận ta vào hưởng phúc đời đời của Người.Khi Chúa nghĩ đến việc làm ơn cho Mẹ cách tương xứng với lòng Chúa yêu Mẹ, thì Chúa đưa mắt nhìn khắp vũ trụ; hết mọi vật đang có hay có thể có bày ra, nhưng Chúa chẳng thấy vật nào làm vừa lòng. Lúc đó Người kêu lên như Kinh Thánh kể lại “Hỡi con, chính Cha sẽ nên phần thưởng trọng đại cho các con” (St 15:1). Phải chính Thiên Chúa là phần thưởng cho Con Chúa Cha! Người tín hữu lúc chịu phép Thánh Tẩy cũng nhận món quà này do công nghiệp Chúa Kitô. Trong ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy chúng ta cũng được yêu thương, được nhận làm con, được Chúa là cứu cánh diệu kỳ của chúng ta! Hơn thế, Chúa còn đưa ta vào gia đình thánh, gia đình Giáo Hội, cho phép ta được tự do trò truyện tâm sự cùng Chúa cách thân tình con với Cha!

ĐẦY ÂN PHÚC 23

Cảm nghiệm lòng Cha của Giavê, Mẹ nhận ra rằng mọi chuyện đều đã được giải quyết trong lòng nhân hậu. Giavê chỉ nổi giận với hy vọng là có thể ban ơn tha thứ trọn vẹn hơn cho những tội nhân hối cải. Lòng Cha ấy đã quyết định và duy trì vận mệnh độc nhất của dân kén chọn. Ở giữa dân ấy và cùng với dân ấy, Mẹ Maria cảm thấy mình được đặc tuyển trong số phận của dân ấy, được sủng ái đặc biệt bởi lòng âu yếm khôn tả Giavê Người Cha. Mẹ luôn nhìn ra tình Cha đang bao bọc mình tứ phía để đổ đầy ơn lành cho mình vượt quá ước vọng, tình Cha liên lỉ đang đeo đuổi mình để phú ban cho mình ngày càng nhiều hơn nữa. Mẹ đã hát lên bài Ngợi Khen Magnifi cat vì Mẹ đã vốn có những tâm tình biết ơn như thế. Bài Magnificat đã diễn tả một trạng thái tâm hồn thường xuyên nơi Mẹ, diễn tả niềm vui đã cảm ơn vì những sự giàu sang thần thiêng Giavê đã đổ xuống tình trạng nghèo nàn nhân loại của Mẹ. Trước việc được đầy dẫy ơn huệ cách lạ thường như thế, Mẹ biết rằng chẳng có lý do nào khác ngoài tình thương vô cùng của Giavê. Mẹ chẳng có quyền gì trong đó và vì thế lại càng cảm thấy mình được yêu thương hơn.Vậy còn hơn cả Israel - mà Mẹ đã sống kinh nghiệm dân mình - Mẹ thấy mình là đối tượng của lòng ưu ái của Giavê, bởi Mẹ đã nhận được từ Chúa một sự thánh thiện lớn lao hơn, một sự thân mật đặc biệt hơn với Giavê. Và vì tội lỗi đã không bao giờ vào được linh hồn Mẹ, nên gương mặt Giavê nhìn Mẹ không bao giờ phải giận dữ, trái lại chỉ luôn tỏ ra tốt lành với Mẹ một cách trong sáng và không dè dặt. Bởi đó, hơn bất kỳ thụ tạo nào khác, Mẹ đã có kinh nghiệm về tình Cha của Giavê. Bài ca Magnifi cat cho biết Mẹ ngất ngây vì cảm nghiệm tình Cha bao la.

082012_TTDM_Pcover.indd 3082012_TTDM_Pcover.indd 3 7/13/2012 5:06:30 PM7/13/2012 5:06:30 PM

Page 3: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

3

NỘI DUNGTháng 08, 2012 (Số 416)

CHỦ ĐỀ

Truyền Giáo Đức Tin Trong Năm 2012? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4-7

GIÁO HỘ I

Sinh Hoạt Giáo Hội VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH TẠI VATICAN . . . . . . . . . . . . . . . . 8-10

ĐỨC MẸ

Sứ Điệp Fatima - HÃY SỐNG MẬT THIẾT VỚI THIÊN CHÚA BA NGÔI . . . 11-12TRÁI TIM MẸ THẮNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13-14

TÔN GIÁO

Sống Lời Chúa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15-20Hỏi Để Sống Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21-22

VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Bộ Giáo lý Đức tin VIỆC THẨM ĐỊNH CÁC VỤ HIỆN RA . . . . . . . . . . . . . .23-25Ngày Thánh Thể III - 2012 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26-27Lòng Thương Xót Chúa GIỮA CÁC GIA ĐÌNH VỚI NHAU . . . . . . . .28-31Tâm Sự Vườn Hồng - Hành hương! ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN . . . . . . . . . . . . . . 32-33Vui Học Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34NGÀY THÁNH MẪU 2012 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1-16Vườn Hồng Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35Thánh Kinh Bằng Hình: SỐNG LẠI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .36Phút Bù Biờ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37-40Nhớ mãi cái đêm hôm ấy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41-43

GIA Đ ÌNH, XÃ HỘ I

Marian Teens . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44-45

THÔNG TIN LIÊN LẠCTHƯ TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46THƯ TÒA GIÁM MỤC KONTUM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .47Công Giáo Hoàn Vũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .48-53Vòng Quanh Thế Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .54-57Quảng Cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58-66

LỜI CHA CHUNGAnh Chị Em thân mến,Lời cầu của chúng ta thường

thường là van xin, xin được giúp đỡ trong lúc cần thiết. Và đó cũng là điều tự nhiên với con người, vì chúng ta cần sự giúp đỡ, chúng ta cần đến những người khác, chúng ta cần đến Chúa. Như thế, với chúng ta, van xin Chúa điều gì đó, tìm sự trợ giúp nơi Chúa là tự nhiên. Và chúng ta cũng nhớ rằng lời kinh Chúa đã dạy chúng ta, “Kinh Lạy Cha”, là một lời cầu nguyện van xin, và với lời cầu nguyện này Chúa dạy chúng ta điều ưu tiên của lời nguyện chúng ta, là tẩy sạch và thanh tẩy các ước muốn của chúng ta và như vậy tẩy sạch và thanh tẩy cõi lòng chúng ta.

Như vậy, nếu là điều tự nhiên trong khi cầu nguyện chúng ta van xin một điều gì, nhưng không nên chỉ có vậy. Còn có cả lý do để cảm tạ, và nếu chú ý một chút, chúng ta thấy rằng mình nhận từ Chúa biết bao điều tốt đẹp: Chúa tốt lành đối với chúng ta như vậy, cho nên chúng ta cần phải biết tạ ơn. Và kinh nguyện cũng phải là chúc tụng: bởi nếu chúng ta mở rộng tấm lòng mình, mặc dầu có bao nhiêu vấn đề, chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của công trình Chúa tạo dựng, lòng tốt lành bày tỏ ra trong tạo vật.

Bởi đó kinh nguyện của chúng ta chỉ van xin, mà còn cả chúc tụng và tạ ơn. Chỉ có như vậy, kinh nguyện của chúng ta mới được đầy đủ [....]

(Triều Yết chung -- Đại Thính Đường Phaolô VI , 20-6-2012).

08-2012_TTDM.indd 308-2012_TTDM.indd 3 7/12/2012 9:10:33 AM7/12/2012 9:10:33 AM

Page 4: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

4 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Nói đến truyền giáo, chúng ta thường liên tưởng đến các việc bác ái hoặc cầu nguyện. Nhưng, có thể truyền giáo đức tin trong năm 2012 mà

Giáo hội gọi là Năm Truyền Giáo?Đức Tin là gì?Một mạng truyền thông có nhiều tài liệu đáng ghi

nhận là “wikipedia.com” định nghĩa: “Đức tin là một hành động siêu nhiên bởi ân điển thiên thượng. Đó là “hành động phù hợp với chân lý thiên thượng vận hành bởi ý chí, được cảm động bởi ân điển của Thiên Chúa”. (Thánh Thomas, II-II,Q. iv, a. 2). Nếu ánh sáng của đức tin là sự ban cho siêu nhiên dành cho tri thức thì cũng vậy, ân điển là món quà siêu nhiên nhằm cảm động ý chí. Chẳng phải bởi học hỏi mà được cũng không bởi chuyên cần mà có, nhưng chỉ là “Hãy xin sẽ được”.1Định nghĩa này khó hiểu quá. Hãy nhìn đến câu

“Nếu ánh sáng của đức tin là sự ban cho siêu nhiên dành cho trí thức thì cũng vậy, ân điển là món quà siêu nhiên nhằm cảm động ý chí. Chẳng phải bởi học hỏi mà được cũng không bởi chuyên cần mà có, nhưng chỉ là “Hãy xin sẽ được.” Có lẽ phải cần thêm nhiều định nghĩa khác để giúp cho người đọc hiểu định nghĩa này. Thí dụ: sự ban cho siêu nhiên dành cho trí thức là gì? Sự ban cho siêu nhiên là sự gì? Dành cho trí thức? Cảm động ý chí, cảm động ra sao? Có lẽ bản văn tiếng Việt được phiên dịch từ tiếng ngoại quốc theo nghĩa đen, hoặc nhờ trang mạng Google tự động phiên dịch chăng?

Trong khi đó, trong Công giáo Việt, chúng ta gọi đức tin là nhân đức đối thần. Cụm từ đối thần cũng khó hiểu không kém. Đối thần là gì? Và nếu có đối thần thì đâu là nhân đức đối nhân? Nếu nói “đức tin là nhân đức, mà đối tượng trực tiếp là Thiên Chúa,” hy vọng có dễ hiểu hơn chăng? Đương nhiên, nếu không xác định được nguyên nghĩa, khó mà thực hành.

May mắn thay, bộ Giáo lý công giáo các số 26, 142, 150, 1814, 2087 định nghĩa đức tin như sau: “Đức tin là một quà tặng hỗ tương của Thiên Chúa dành cho con người. Khi nhận quà tặng này, con người nối kết mình với Chúa một cách tự do và tự nguyện mong mỏi đón nhận sự thật Chúa sẽ ban. Đức tin được mặc khải qua các niềm tin

1 Wikipedia.com. Đức Tin

của chúng ta khi tuyên xưng kinh tin kính, cử hành bí tích, sống đời đạo hạnh, và làm việc bác ái, cũng như đọc kinh cầu nguyên thường xuyên. Đức tin là một nhân đức Chúa dành cho con người.”

Năm 2012 sẽ là năm truyền giáo. Đề tài truyền giáo không xa lạ và mới mẻ với người Công giáo và giáo hội công giáo. Sách giáo lý Công giáo nhấn mạnh, bản tính của Giáo hội Công giáo là truyền giáo. Vậy đâu là căn bản nền tảng cho đức tin? và tại sao Giáo hội Công giáo chọn năm 2012 làm năm truyền giáo?Đặt vấn đề: Thời mới, Nhu cầu mới.Một nhà nghiên cứu tôn giáo học đã nhận định:

“Thời nay là lúc tôn giáo bị chuyển sang triết lý. Người ta không còn nhìn tôn giáo thuần túy là tôn giáo, nhưng pha trộn với triết lý. Mỗi người có một triết lý sống, và triết lý sống thay đổi theo nhãn quan của mỗi người.” Nhãn quan đương nhiên thay đổi theo hoàn cảnh và thời gian. Cho nên, không có gì khó hiểu khi quan niệm về tôn giáo cũng thay đổi. Nói cách khác đi, người ta không coi tôn giáo là quan trọng; và một cách tiêu cực thì nói: Người ta bỏ đạo. Không phải chỉ người Công giáo bỏ đạo, mà mọi tôn giáo đều chịu giống nhau: giáo dân thờ ơ với tôn giáo cha mẹ họ đã sống.Đón nhận và chia sẻ Đức tin? Đức Tin: Món Quà

Hỗ Tương.Định nghĩa mới của Giáo hội Công giáo giải quyết và

trả lời câu hỏi đã gây thắc mắc cho nhiều người, nhất là cho các tân tòng. Sách giáo lý nói “đức tin là quà tặng hỗ tương của Thiên Chúa dành cho con người. Khi nhận quà tặng này, con người nối kết mình với Chúa một cách tự do và tự nguyện, mong mỏi đón nhận sự thật Chúa sẽ ban.”

Một số người lầm tưởng đức tin là một quà tặng “bỗng dưng” Chúa ban cho người nhận cách tùy tiện. Đức tin là hành động cụ thể người hỗ tương, là sự đáp ứng hiển nhiên của người nhận khi Thiên Chúa mời gọi. Có khi con người đi tìm đức tin trước, sau đó Chúa ban ân sủng này. Hỗ tương là gì? Là có người cho và kẻ nhận. Hai bên phải tương đầu ý hợp với nhau.

Thánh Kinh kể: “Khi Ðức Giêsu và môn đệ ra khỏi thành Giêrikhô, đám đông lũ lượt đi theo Người. Và kìa có hai người mù ngồi ở vệ đường, vừa nghe Ðức Giêsu đi ngang

Truyền Giáo Đức Tin Trong Năm 2012?L.M. Anthony Đào quang Chính

08-2012_TTDM.indd 408-2012_TTDM.indd 4 7/12/2012 9:10:50 AM7/12/2012 9:10:50 AM

Page 5: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

5Chủ Đề

qua đó, liền kêu lên rằng: "Lạy Ngài, lạy Con vua Ðavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Ðám đông quát nạt, bảo họ im đi, nhưng họ càng kêu lớn hơn nữa: "Lạy Ngài, lạy con vua Ðavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Ðức Giêsu dừng lại, gọi họ đến và nói: "Các anh muốn tôi làm gì cho các anh?" Họ thưa: "Lạy Ngài, xin cho mắt chúng tôi được mở ra!" Ðức Giêsu chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ; tức khắc, họ nhìn thấy được và đi theo Người2.”

Cũng có khi đức tin do người khác dẫn tới: “Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Ðức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội rồi3."

Như vậy, Chúa mời gọi và chúng ta có bổn phận trả lời. Trả lời với cả lý trí và lòng chân thành. Dùng lý trí suy xét những điều dậy trong Thánh Kinh, qua Giáo hội Công giáo, có hợp lý không? Sau đó, mở lòng, tức là dùng trái tim, đón nhận. Nên ghi nhớ: Nếu chỉ dùng lý trí suy xét sự kiện khoa học, sau đó áp dụng vào tôn giáo, thì không chính xác. Lý do: phương cách và đối tượng của tôn giáo với khoa học không giống nhau.

Không giống nhau, thì không thể áp dụng giống nhau. Thí dụ, khi so sánh khoa học thực dụng và khoa tâm lý học, kết quả khác nhau. Hai với hai là bốn nhưng ai có thể đo lường được tình yêu? Ai biết chắc chắn người yêu của mình yêu mình nhiều như hai với hai là bốn? Giữa hai người yêu mình tha thiết, ai dám chắc chắn quả quyết, người nầy yêu mình nhiều hơn người kia?

Dùng lý trí để hiểu tôn giáo là điều cần làm và phải làm. Tôn giáo và mê tín, dị đoan hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phải biết dùng lý trí tìm hiểu, suy luận và phán đoán. Niềm tin tôn giáo thực, có thể vượt khỏi lý trí, nhưng không thể ngược với lý trí. Thí dụ, không thể chấp nhận có hai Chúa: Chúa lành và Chúa dữ, cùng song song thống trị thế giới.Đức tin không phải chỉ là lời cầu xin quá khíchMột số người khác lại đặt câu hỏi: Tại sao tôi đã cầu

xin với Chúa rất lâu và rất nhiều lần, xin cho đức tin mà đến bây giờ vẫn chưa nhận được? Giáo lý Công giáo giúp chúng ta hiểu “đức tin là một nhân đức Chúa dành cho con người.” Đức tin không phải là món quà vật chất mà cứ nài nỉ, van xin thì phải được. Có người lại trưng dẫn câu Thánh Kinh Chúa nói “Hãy xin thì sẽ được” và "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển

2 Mát-thêu, đoạn 93 Marco đoạn 2

kia mà mọc,nó cũng sẽ vâng lời anh em4” để biện minh: mình có đức tin, mình cầu xin, thì có quyền nhận. Bên cạnh việc giải thích theo mạch văn người Do thái thời đó -khi muốn nhấn mạnh cho người nghe hiểu tầm quan trọng- Chúa dùng thể thức so sánh tối đa, tức là nói đến việc không thể làm, như mang cây dâu trồng xuống biển, -vì trên thực tế- ai cũng hiểu, mang cây dâu trồng xuống biển làm gì? Chúng ta nên lưu ý thêm, ngay cả khi Chúa Giêsu còn giảng đạo nơi trần thế, Người dùng phép lạ như một phương tiện minh chứng Người là Thiên Chúa, chứ không dùng phép lạ như phương cách duy nhất chứng tỏ mình là Thiên Chúa. Chúa cũng không đến để nuôi sống phần xác loài người. Chúa chỉ làm phép lạ nuôi đám đông nhiều người hai lần, dù Người có thể làm phép lạ bất cứ lúc nào. Khi các môn đệ thấy đám đông tuôn đến, sau khi họ lãnh nhận phép lạ của Chúa, thì nói với Người rằng “mọi người đang tìm Thầy,” Chúa đã trả lời “chúng ta hãy đi sang thành khác để rao giảng Tin mừng5.”

Sứ vụ chính của Người là giảng dạy về Nước Trời, kêu gọi mọi người thống hối. Tại sao? Vì con người đã phạm tội nguyên tổ. Phạm tội cho nên cần thống hối, xin Chúa thứ tha các tội. Chúa không đến để lập ra một tôn giáo mới cho một con người chưa bao giờ phạm tội. Khi Chúa nói “Hãy xin thì sẽ được,” Người muốn cho mọi người đón nhận niềm tin tuyệt đối vào Chúa. Niềm tin này sẽ giúp con người khỏi tội và được cứu rỗi.

Nơi đây, chúng ta cũng cần phân biệt Niềm Tin và Đức tin như chân phước Gioan Phaolo II đã viết trong sách “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng.” Niềm tin là sự sùng kính vào một đấng Thượng Đế nào đó, còn Đức tin là ân sủng giúp chúng ta tin vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật.

Sống Đức tinĐức tin được mặc khải qua các thực hành khi chúng

ta khi tuyên xưng kinh tin kính, cử hành bí tích, sống đời đạo hạnh, và thực hiện các việc làm bác ái, cũng như đọc kinh cầu nguyện thường xuyên.

Câu giải thích này là phương tiện giúp chúng ta lãnh nhận đức tin và bầy tỏ đức tin. Để có một đức tin trong lành chúng ta cần: Thực hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ Sống đời đạo hạnh Làm việc bác ái Cầu nguyện thường xuyên.Thực hành các bí tích, nhất là tham dự thánh lễ.

Người Công giáo tin rằng, qua bí tích, Chúa ban ân

4 Luca đoạn 175 Marco đoạn 1

08-2012_TTDM.indd 508-2012_TTDM.indd 5 7/12/2012 9:10:50 AM7/12/2012 9:10:50 AM

Page 6: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

6 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

sủng cho mọi người tín hữu. Vì vậy, Giáo hội định nghĩa “bí tích là nhữ ng dấ u chỉ bên ngoà i, Chú a Giêsu đã dù ng để diễ n tả và thông ban ơn bên trong cho loà i ngườ i.” Trong các bí tích, hai bí tích quan trọng nhất là bí tích rửa tội và bí tích Mình thánh Chúa.

Qua bí tích rửa tội, chúng ta làm con Chúa, và qua bí tích mình thánh Chúa, chúng ta tăng trưởng thêm liên hệ với Chúa. Trong thánh lễ, chúng ta còn có phụng vụ lời Chúa và phụng vụ thánh thể. Đó là khi nói về liên hệ với Chúa. Về liên hệ với người khác, chúng ta có cộng đoàn cầu nguyện và chia sẻ một đức tin. Thánh lễ là dịp để mọi người xét lại liên hệ của mình với Chúa và với tha nhân khi đọc: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các Thiên thần, các Thánh và anh chị em khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.”

Sống đời đạo hạnh. Sống đời đạo hạnh dễ hơn chúng ta nghĩ. Tiêu chuẩn của đời đạo hạnh không phải là những phép lạ vĩ đại hoặc những bài giảng cao xa. Đó chỉ là một cuộc đời bình thường của: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao6.” Sống yên vui với số phận, không chê trách, không oán hận người chung quanh, sống thuận hòa với người khac, không ghen tương là sống đời đạo hạnh.

Làm việc bác ái là công việc bình thường mà ngay cả người không Công giáo cũng đang làm. Chúng ta làm với tinh thần Kito giáo, nghĩa là làm vì Chúa Kitô, và làm mà không mong đền đáp. Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng bệnh nhân trong nhà thương, trong trại tù là những công tác mà ai cũng có thể làm. “vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã

6 Mát-thêu đoạn 5

cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm7".

Cuối cùng là cầu nguyện thường xuyên. Cầu nguyện nghĩa là nhớ tới Chúa. Đọc kinh chỉ là một phần của cầu nguyện. Có khi chúng ta cần cầu nguyện trong thinh lặng, có khi đi dạo như thánh Phanxicô khó khăn, có khi với gia đình, có khi với bạn bè và anh chị em. Tạ ơn Chúa ngắn gọn, trước và sau khi ăn uống, cũng là phương cách cầu nguyện tốt đẹp. Làm dấu thánh giá trước khi đi ngủ là cầu nguyện; và kiên nhẫn với anh chị em, không cãi vã khi nổi nóng, không nói những lời thô tục là cầu nguyện. Tại sao? Vì khi mình có thể kiềm chế được cơn nóng giận, không nói những lời xúc phạm, là lúc Chúa đang ở trong ta, là lúc ta đang kết hợp với Chúa. Kết hợp với Chúa là cầu nguyện.

Thắc mắc mà nhiều người đặt ra là “Sống các thực hành trước, rồi đức tin sẽ đến, hay chờ đức tin đến rồi thực hành?”

Có những bí tích tự mang lại ân sủng, như bí tích rửa tội. Sau khi nhận lãnh bí tích rửa tội, ứng viên sẽ trở thành con Chúa. Do đó, với trẻ em, bí tích và đức tin đến cùng lúc. Còn với người lớn muốn tìm hiểu đạo, điều kiện trước hết và quan trọng nhất là lòng thành tâm. Thành tâm muốn tìm sự thật chính là điều kiện thiết yếu để đón nhận đức tin. Tưởng cũng nên biết, nếu so sánh văn hóa Việt Nam và Cựu ước, thì có rất nhiều điểm giống nhau cả về phong tục cũng như cách biểu dương. Lý đó là vì Chúa Giêsu sinh ra tại Á châu và cách rao giảng của Người mang nhiều nét Á châu.

Một thắc mắc nhiều người nêu ra là “Tại sao có người chân thành cầu nguyện và tìm hiểu đạo, mà vẫn không tin?”

Ông Găng-Đi, hiền phụ của Ấn độ là điển hình mẫu người nầy. Ông có lòng chân thành, đọc Thánh Kinh khá thường xuyên, nhưng không thể theo Thiên Chúa giáo. Lời than phiền của ông khiến chúng ta cần suy nghĩ: “Tôi tin Chúa Giêsu, tôi đọc Thánh Kinh, nhưng tôi không thể tin vào người Thiên Chúa giáo (Anh giáo). Trong khi Thánh Kinh dậy về thương yêu, tha thứ, đối xử tốt với anh em đồng loại, thì những người theo Thiên Chúa giáo cai trị dân tộc tôi, và coi dân tôi như nô lệ. Làm sao tôi có thể thấy Đức Kitô trong họ?” Đôi khi cũng có khi vì người tìm hiểu thấy bị bắt buộc –như phải theo đạo mới được lập gia đình- hoặc có khi vì cách giải thích đạo mang tính cách gò bó, lên án thay vì thông đạt. Cũng có khi vì hoàn cảnh gia

7 Matthêu 25

08-2012_TTDM.indd 608-2012_TTDM.indd 6 7/12/2012 9:10:50 AM7/12/2012 9:10:50 AM

Page 7: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

7Chủ Đề

đình của riêng họ, không cho phép họ theo và sống đạo ngay bây giờ.

Năm truyền giáo 2012 và đức tin.Sống đức tin là sống đạo. Sống đạo là phương cách

truyền giáo hữu hiệu nhất, như lời nhắn nhủ của đức giáo hoàng Gioan Phaolo II cho các giảng viên giáo lý: “ngày nay, người ta tin tưởng và trông cậy vào chứng nhân hơn là thầy dạy.” Đúng vậy, chứng nhân là người sống đức tin. Dù đức tin vô hình, nhưng chúng ta có thể nhận ra những dấu hiệu hữu hình của đức tin. Một cách cụ thể, khi thấy một người đi lễ thường xuyên, có thể nói đức tin của người đó mạnh mẽ hơn đức tin của người cả năm không đi lễ, không tham dự bí tích. Thấy một người tuân giữ 10 điều răn Đức Chúa Trời cách tốt đẹp, ai cũng có thể nhận ra, người nầy sống đạo và biểu dương đức tin tốt đẹp hơn người bê tha, cờ bạc, rượu chè. Thấy một người làm việc bác ái, giúp đỡ kẻ túng thiếu, sống với “thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối,” ai cũng có thể nhìn nhận, đức tin của người đó sâu xa hơn đức tin của người ích kỷ, chỉ lo cho mình. Thấy một người không nề hà hy sinh, xả thân tranh đấu cho công bằng, sự thật; thì ai cũng đồng ý, đức tin của họ mạnh hơn đức tin của người chẳng bao giờ dám lên tiếng bênh vực công lý, bảo vệ người nghèo. Thấy một người siêng năng cầu nguyện, đọc kinh sáng

tối, đọc sách Thánh Kinh vào những giờ phút cố định, ai cũng đồng ý, người nầy lắng nghe lời Chúa, và đức tin bén rễ sâu hơn người chẳng cầu nguyện bao giờ. Dù cho không ai có thể mang đức tin ra đo lường, nhưng qua những dấu hiệu bề ngoài, chúng ta có thể nhìn thấy kết quả bên trong.

Sống đạo, sống đời chứng nhân là truyền giáo, và hơn thế nữa, truyền giáo chính đức tin mà mình đang sống, đang tin. Chớ gì năm 2012 này sẽ là năm mà mỗi người chúng ta thông truyền chính đức tin của mình bằng đời sống./.

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời có gần 7,000Linh mục và Sư huynh đang phục vụtrên 67 quốc gia trong các lãnh vựcmục vụ, giáo dục, y tế, và xã hội.

Các bạn trẻ muốn tìm hiểu đời sốngtruyền giáo, xin liên lạc:

VĂN PHÒNG ƠN GỌIĐại Chủng Viện Ngôi Lời

102 Jacoby Drive SWEpworth, IA 52045

Tel: 1-800-553-3321Fax: 563-876-5515

Email: [email protected]

www.svdvocations.org

DÒNG TRUYỀN GIÁO NGÔI LỜI

08-2012_TTDM.indd 708-2012_TTDM.indd 7 7/12/2012 9:10:50 AM7/12/2012 9:10:50 AM

Page 8: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

8 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Sinh Hoạt Giáo Hội

VẤN ĐỀ TÀI CHÁNH TẠI VATICANLm Phúc Nhạc

Từ cuối tháng 5-2012, cơn lốc ”Vatileaks”, sự thất thoát các tài liệu mật từ dinh Giáo Hoàng, mà Tòa Thánh và Vatican lâm vào, trở nên trầm trọng hơn: Paolo Gabriele, người giúp việc thân tín của ĐTC, bị hiến binh Vatican bắt giữ vì tìm thấy trong nhà ông ta ở Nội Thành Vatican bản sao nhiều tài liệu mật là đương sự đánh cắp, để chuyển cho ký giả bên ngoài, phổ biến thành sách, và từ đó có bao nhiêu bình luận và tiếng đồn tiêu cực về Giáo Hội.

Vài ngày sau đó, đến phiên Ông Ett ori Gott i Tedeschi, Chủ tịch Hội đồng quản trị ”Viện Giáo Vụ”, quen gọi là Ngân Hàng Vatican, bị 4 thành viên trong Hội đồng bỏ phiếu bất tín nhiệm. Một trong các thành viên đó là Ông Carl Andrew Anderson, Thủ lãnh Hội Hiệp Sĩ Colombo ở Mỹ, cũng là Tổng thư ký của Hội đồng quản trị, ra thông cáo cho biết ông Tedeschi bị bất tín nhiệm vì đã không chu toàn nhiệm vụ; chính quyết tâm thăng tiến sự minh bạch đã khiến Hội đồng ”sa thải” ông Tedeschi.

Những sự kiện đó, trong cơn lốc Vatileaks, càng làm cho dư luận chú ý hơn đến tình trạng tài chánh tại Vatican.

Phân biệt cần thiết Nói đến tài chánh tại Vatican, cần để ý đến những

phân biệt cần thiết: - Trước tiên là tình trạng tài chánh của Tòa Thánh:

trong tư cách là cơ quan giúp ĐTC để phục vụ Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Tòa Thánh có 2.832 nhân viên các cấp (tính đến ngày 31-12-2011), trong đó gồm các cơ quan thuộc giáo triều Roma, cũng như các cơ quan phụ thuộc như Đài Vatican, báo Quan sát viên Roma, Trung Tâm truyền hình Vatican, v.v.

- Tiếp đến là Quốc gia Thành Vatican: cơ quan này không liên hệ trực tiếp tới Giáo Hội hoàn vũ, có ngân sách độc lập và ở dưới sự điều động của Phủ Thống đốc Vatican. Vị thống đốc là thành phần của Ủy ban Tòa Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican.

- Viện Giáo Vụ (Istituto per le opere religiose), thường được gọi là 'Ngân hàng Vatican': cơ quan này không thuộc trực tiếp Tòa Thánh, nhưng có nhiệm vụ quản lý tiền bạc của những người tín thác, để dùng cho các hoạt động tôn giáo.

Để thấy rõ sự phân biệt đó, người ta có thể đọc lại thông cáo mới nhất của Hội đồng Hồng y, gồm 15 vị

đến từ các nước 5 châu do ĐTC bổ nhiệm, có nhiệm vụ giúp Tòa Thánh trong vấn đề tổ chức và kinh tế.

Thực vậy, thông cáo công bố ngày 5-7-2012 sau hai ngày nhóm tại Vatican 3 và 4-7-2012, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, và với sự tham dự của các vị HY và GM lãnh đạo Sở Kinh tế tài chánh, cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh (APSA) và Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican, Hội đồng 15 Hồng y quốc tế (trong đó có 1 vị người Mỹ là ĐHY Francis Eugene George, OMI, TGM Chicago) cho biết:

Kết toán chi thu năm 2011 của Tòa Thánh bị thiếu hụt 14.890.034 Euro, trong đó phần lớn được dành để trả lương cho 2.832 nhân viên tính đến ngày 31-12 năm vừa qua, cũng như cho các phương tiện truyền thông xã hội. Sở dĩ có sự thiếu hụt như thế là vì diễn tiến tiêu cực của thị trường tài chánh thế giới.

Phủ Thống Đốc Vatican là một ngành quản trị riêng, độc lập với sự đóng góp của Tòa Thánh. Kết toán năm 2011 của Quốc gia thành Vatican dư được 21.843.851 Euro trong đó có việc trả lương cho 1.887 nhân viên tính đến ngày 31-12 năm ngoái. Ảnh hưởng quan trọng vào kết quả tích cực trên đây là do số tiền Bảo tàng viện Vatican mang lại, tăng từ 82,4 triệu trong năm 2010 lên 91 triệu 300 ngàn Euro trong năm 2011 với hơn 5 triệu khách viếng thăm. Với con số này, Bảo tàng viện Vatican được xếp vào hàng những bảo tàng viện quan trọng và uy tín nhất thế giới.

Số tiền các tín hữu Công Giáo trên thế giới đóng góp để giúp ĐTC thi hành các công tác bác ái, quen gọi là Đồng tiền Thánh Phêrô, tăng thêm được 2 triệu mỹ kim tức là từ 67.704.416,41 USD trong năm 2010 lên 69 triệu 711 ngàn mỹ kim trong năm 2011.

Số tiền các giáo phận đóng góp cho Tòa Thánh chiếu theo khoản số 1271 của Bộ giáo luật, tăng thêm gần 5 triệu mỹ kim tức là từ 27.362.258,40 USD trong năm 2010 lên 32.128.675.91 trong năm 2011.

Ngân khoản do các dòng tu đóng góp giúp Tòa Thánh tăng thêm 446 ngàn mỹ kim, tức là được 1.194.217,78 USD. Nói chung là tăng 7,54% so với năm 2010.

Ngoài ra, Viện Giáo Vụ, quen gọi là ”Ngân hàng Vatican” giúp ĐTC trong sứ vụ tông đồ và bác ái 49 triệu Euro trong năm ngoái. Trong khóa họp, Tổng

08-2012_TTDM.indd 808-2012_TTDM.indd 8 7/12/2012 9:10:51 AM7/12/2012 9:10:51 AM

Page 9: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

9Giáo Hội

giám đốc viện này là ông Paolo Cipriani đã trình bày cho các HY về tình hình kinh tế của Viện và trong cuộc thảo luận sau đó, đã làm sáng tỏ nhiều điều.

Sau cùng, thông cáo cho biết Hội đồng Hồng Y bày tỏ hài lòng về sự đóng góp quảng đại của các tín hữu và các tổ chức của Giáo Hội, nhất là trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay. Các Hồng y không quên kêu gọi các tổ chức của Tòa Thánh, tuy bảo trì các chỗ làm, nhưng đừng quên tỏ ra thận trọng và hạn chế chi phí. Sau cùng, Hội đồng cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu xa vì sự hỗ trợ dành cho sứ vụ hoàn vũ của ĐTC, nhiều khi dưới hình thức ẩn danh. Các HY kêu gọi kiên trì trong hoạt động tốt lành này.

Viện Giáo Vụ hay ”Ngân hàng Vatican” Trong những năm qua, nơi dư luận quần chúng và

báo chí, không thiếu những người nghĩ rằng Viện Giáo Vụ hay ”Ngân hàng Vatican” là một tổ chức bí mật và thậm chí gần đây một số báo chí Italia lại nghi ngờ ngân hàng này nhận và chuyển đi những ngân khoản không minh mạch.

Trong bối cảnh đó, từ lâu các giới chức hữu trách của Viện Giáo Vụ đã có gắng đánh tan những hình ảnh và thành kiến sai trái ấy. Nhưng những cố gắng ấy dường như bị khựng lại, sau khi Ông Ett ore Gott i Tedeschi người Ý, bị 4 thành viên khác trong Hội đồng bất tín nhiệm. Thậm chí trong dư luận báo chí ở Italia có người cho rằng ông Tedeschi bị cách chức vì muốn cho Viện Giáo Vụ hoàn toàn tuân hành các qui luật quốc tế về sự minh bạch và gặp phải sức chống đối trong nỗ lực này.

Chính để đánh tan những thành kiến, hôm 28-6-2012, Ban giám đốc Viện Giáo Vụ đã mời 60 ký giả Italia và quốc tế đăng ký cạnh phòng báo chí Tòa Thánh đến viếng thăm Viện này lần đầu tiên để trình bày về mọi hoạt động của Viện, sau khi đã thực hiện một cuộc ”mở rộng cửa” tương tự cho các GM và các Đại sứ các nước cạnh Tòa Thánh.

Cuộc viếng thăm của các ký giả kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ và Ông Paolo Cipriani, Tổng Giám đốc điều hành Viện Giáo Vụ từ năm 2003, cùng với một số cộng tác viên, đã trình bày cho các ký giả về sứ mạng của Viện Giáo Vụ, một tổ chức tài chánh có một không hai, cũng như những cố gắng của Viện tuân hành các tiêu chuẩn quốc tế về ngân hàng và các qui luật chống nạn rửa tiền.

Viện Giáo Vụ được ĐGH Piô 12 thành lập năm 1942, tức là cách đây đúng 70 năm, nhưng Viện này có nguồn gốc từ một cơ quan hành chánh được Đức Giáo Hoàng Lêô 13 thành lập 55 năm trước đó, tức là vào năm 1887, để hỗ trợ các công việc của Giáo Hội Công Giáo.

Các chức sắc của Viện Giáo Vụ chống lại việc gọi tổ chức này là một ”ngân hàng”, vì Viện này không phải là một xí nghiệp thương mai nhắm làm cho các tư bản được sinh lời.

Nhìn từ bên ngoài, trụ sở Viện này không có gì là giống một ngân hàng: đó là một tháp tròn như một pháo đài, có từ thế kỷ 14, xưa kia được dùng làm nhà tù. Tường của tháp gồm những tảng đá dầy từ 90 đến 120 centimet. Tuy nhiên, bên trong thì Viện Giáo Vụ cũng giống như một ngân hàng, với nền bằng đá cẩm thạch, trần vòm, và có quầy để tiếp khách hàng, với các nhân viên ăn mặc chỉnh tề, ngồi trước một màn hình vi tính, cạnh đó là một máy đếm tiền, máy in biên nhận. Tại lối vào có hai cánh cửa quay, có thể ngăn chặn những kẻ trộm cướp toan trốn chạy. Viện Giáo Vụ cũng cung cấp một số các dịch vụ ngân hàng như đổi tiền, ban hành và nhận chi phiếu, chuyển tiền, v.v.

Tuy nhiên, như vừa nói, các viên chức của Viện Giáo Vụ nhấn mạnh rằng đây không phải là một ngân hàng đúng nghĩa vì nó không phải là một tổ chức cho vay mượn tiền, mục đích chính của Viện không phải là làm tiền, nhưng là để đẩy mạnh sứ mạng của Giáo Hội.

Sứ mạng và hoạt động của Viện Giáo Vụ Ông Tổng giám đốc Cipriani giải thích với giới báo

chí: ”Sứ mạng của Viện Giáo Vụ là bảo quản các tài sản của những người có tài khoản tại đây thuộc hơn 150 nước trên thế giới. Hiện nay Viện này quản lý khoảng 6 tỷ Euro, tương đương với 7 tỷ 400 triệu Mỹ kim thuộc 33 ngàn tài khoản (accounts) thuộc 25 ngàn chủ tài khoản, lý do vì một dòng tu, một giáo phận hoặc một cá nhân có thể có nhiều tài khoản khác nhau. Trong số những người chủ tài khoản, hơn 3 phần 4 là những người cư ngụ tại Âu Châu, đặc biệt là Italia, và có 7,3% chủ các tài khoản là những người thuộc Vatican. Viện này có tổng cộng 112 nhân viên, và có 13 máy rút tiền tự động đặt tại nhiều nơi trên lãnh thổ thuộc Vatican, hoặc tại những tòa nhà ở trên lãnh thổ Italia nhưng thuộc về Vatican.

Viện Giáo Vụ, tuy có dùng tiền để đầu tư, nhưng việc đầu tư này chủ đích là để bảo tồn số vốn, chứ không nhắm sinh lợi, nhất là không bao giờ có mục đích đầu cơ. Trong ý hướng đó, Viện chọn những biện pháp đầu tư rất cổ điển, ít rủi ro, và nhát là tránh những hoạt động không hợp với luân lý Công Giáo, như những xí nghiệp có liên hệ tới việc khai thác bóc lột trẻ em, các hãng chế tạo võ khí và các hãng dược phẩm chế thuốc ngừa thai, phá thai. Hầu hết các cuộc đầu tư được thực hiện qua các trái khoán và chỉ có 5% qua thị trường chứng khoán.

08-2012_TTDM.indd 908-2012_TTDM.indd 9 7/12/2012 9:10:51 AM7/12/2012 9:10:51 AM

Page 10: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

10 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí, ông Tổng giám đốc Cipriani cũng cho biết không phải ai cũng có thể mở một tài khoản tại Viện Giáo Vụ và các khách hàng phải đáp ứng một số các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Những người có tài khoản thường bị kiểm soát kỹ lưỡng về lý lịch và việc kiểm chứng này được thực hiện theo định kỳ để xét xem vị thế của họ có còn giá trị hay không.

Một giáo phận hoặc một dòng tu có thể mở một tài khoản ở Viện Giáo Vụ để giúp đỡ một phần tử của mình đang học tại Roma, hoặc để hỗ trợ một dự án của Giáo Hội tại một nơi nào đó trên thế giới.

Viện Giáo Vụ không hề có các loại tài khoản chỉ mang số hoặc các tài khoản bí mật, cũng như không có liên hệ tới các ngân hàng hoặc quốc gia ”xa bờ”, off -shore, gọi là các ”thiên đàng thuế khóa”. Viện này cũng kiểm chứng tên của tất cả những người nhận hoặc gửi tiền qua hệ thống dữ kiện hoàn cầu gọi là ”kiểm soát thế giới”, chỉ cần 20 giây đồng hồ, người ta có thể phát hiện những cá nhân hoặc tổ chức bị tình nghi là gian lận, có những hoạt động tội phạm hoặc có những nguy cơ khác.

Ông Cipriani nói: ”Chúng tôi phải vén màn, phải xóa tan bóng đen của quá khứ và làm hết sức để chứng tỏ sự minh bạch và dịch vụ đáng tin cậy”.

Nỗ lực minh bạch Ngoài sự kiểm soát nội bộ và các cuộc điều tra, Viện

Giáo Vụ ở Vatican còn nhờ hãng kế toán và tư vấn Deloitt e để chứng thực các kết toán của mình, theo dõi sự áp dụng các qui luật mới của Vatican cũng như thiết lập các tiêu chuẩn tốt nhất của quốc tế về ngân hàng.

Hồi năm 2010 Vatican đã áp dụng các qui luật mới, nghiêm ngặt hơn, như thành phần của một nỗ lực rộng lớn hơn để được liệt vào ”danh sách trắng” của tổ chức Moneyval, đáp ứng một loạt các tiêu chuẩn về việc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Các thanh tra của cơ quan này đã đến viếng Vatican hai lần: lần đầu từ 21 đến 26-11-2011 và lần thứ hai từ 14 đến 16-3-2012.

Ông Carl Anderson nói rằng: Viện Giáo Vụ Vatican hoàn toàn quyết tâm thực thi sự minh bạch trong sáng và điều chỉnh tất cả các phương thức tiến hành của mình cho phù hợp với các qui luật quốc tế về ngân hàng. Việc bất tín nhiệm Ông Gott i Tedeschi trong chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Giáo Vụ cũng là điều nằm trong quyết tâm của Viện này thăng tiến sự minh bạch.

Cuộc viếng thăm của 60 ký giả quốc tế tại Viện Giáo Vụ diễn ra gần 1 tuần lễ trước khi các chuyên gia của Hội đồng Âu Châu về việc lượng định các biện pháp chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, gọi tắt là

Moneyval, thảo luận về sự tiến bộ của Vatican trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về sự minh bạch tài chánh.

Thực vậy khóa họp toàn thể thứ 39 của Moneyval diễn ra từ mùng 2 đến 6-7-2012 tại thành phố Strasbourg bên Pháp, nơi trụ sở của Hội đồng Âu Châu, Hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh tham dự khóa họp của Tổ chức Moneyval là Đức ông Ett ore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh. Hôm 4-7-2012, cơ quan này cứu xét trường hợp của Vatican, để xem các luật lệ và qui tắc đang được áp dụng tại Vatican có đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế hay chưa.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa thánh cho biết: ”Trong cuộc cứu xét, cơ quan Moneyval đã chấp nhận phúc trình về Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican. Theo thủ tục của Moneyval, Văn bản phúc trình được sửa chữa, kết quả của cuộc họp ngày 4-7-2012 sẽ được gửi cho Tòa Thánh trong vòng một tháng, để kiểm soát sự chính xác và nếu cần ghi chú thêm. Phúc trình sẽ được công bố trên mạng của cơ quan Moneyval.”

Nhận định về điều này, cha Lombardi nói với giới báo chí hôm 5-7-2012: ”Tôi cảm thấy thanh thản: chúng tôi thấy mình đang ở trên con đường tốt”.

Theo thói quen của Moneyval, phúc trình sẽ được gửi lại Vatican có kèm theo một loạt các đề nghị chi tiết về những biện pháp kế tiếp cần thực hiện, và sau đó sẽ có một loạt các vụ kiểm chứng.

Tất cả những điều nói trên đây phản ánh nỗ lực của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican làm sao để hệ thống tài chánh của mình hoàn toàn minh bạch, theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là những luật hệ hiện hành về việc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Tòa Thánh cũng muốn góp phần đánh tan những dư luận hoặc thành kiến xấu liên quan đến hệ thống tài chánh tại Vatican./.

08-2012_TTDM.indd 1008-2012_TTDM.indd 10 7/12/2012 9:10:51 AM7/12/2012 9:10:51 AM

Page 11: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

11Đức Mẹ

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp FatimaChị Lucia

HÃY SỐNG MẬT THIẾT VỚI THIÊN CHÚA BA NGÔI

Tiếng Gọi Thứ IX của Sứ Điệp“Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh

Thần, con khâm sùng thờ lạy Chúa.”

Ở đây, Sứ Điệp Fatima trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần cho đức tin và đức thờ phượng của chúng ta. Sứ Điệp trình bày cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Một Thiên Chúa và Ba Ngôi Vị riêng biệt.

Chúng ta đang bàn đến mầu nhiệm đã được mặc khải, nhưng chỉ khi nào về thiên đàng, chúng ta mới có thể nhận thức được mầu nhiệm ấy một cách hoàn hảo. Chúng ta tin mầu nhiệm ấy vì Thiên Chúa đã tỏ ra, và chúng ta biết hiểu biết hạn hẹp của chúng ta thực sự quá xa vời để vươn đến quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa.

Trong công trình tạo dựng từ quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta thấy không sao hiểu thấu rất nhiều điều kỳ diệu; và những điều kỳ diệu ấy có thể được coi như hình bóng của một mầu nhiệm Thiên Chúa đặt ra trước mắt để chúng ta suy tư.

Chẳng hạn, mỗi một người là một ngôi vị cá biệt, nhưng trong mỗi người lại có rất nhiều thực thể tách biệt: một số thuộc trật tự tự nhiên, một số thuộc trật tự siêu nhiên. Mỗi người có một thân xác. Đó là phần thể chất Thiên Chúa đã tạo dựng từ bùn đất; và thân xác này được thành hình từ những sản phẩm của đất. Nó được tạo thành từ đất và sẽ trở về bụi đất.

Linh hồn ccon người là sự sống của thân xác. Đó là một hữu thể thiêng liêng Thiên Chúa dựng nên theo giống hình ảnh Chúa như lời Thánh Kinh cho chúng ta biết, “Và Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên con người; là nam là nữ, Người đã dựng nên chúng” (St 1:27). Sau đó, Thánh Kinh còn giải thích: “Giavê Thiên Chúa đã nắn hình người với bụi lấy từ đất đai và Người đã hà hơi sống vào mũi nó và con người đã thành mạng sống” (St 2:7). Linh hồn chúng ta là một hữu thể thiêng liêng được tạo thành từ hơi thở của Thiên Chúa: vì thế, nó

bất tử. Bao lâu linh hồn còn hợp nhất với thân xác, bấy lâu chúng ta còn là một hữu thể sống động. Nhưng khi thân xác hoàn toàn không còn khả năng cộng tác với hành động của linh hồn, linh hồn sẽ lìa bỏ thân xác và trở về với Đấng mà Hơi Thở đã dựng nên nó. Linh hồn trở về với Thiên Chúa, tâm điểm trọng lực thu hút nó. Khi linh hồn đã đi rồi, thân xác sẽ mất sự sống và trở về bụi đất là nơi phát xuất ra nó.

Linh hồn mang theo những tặng ân đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa: trí hiểu, trí nhớ, ý chí, v.v. Cho dù thân xác vẫn còn đầy đủ những cơ phận trong tình trạng tốt đi nữa, nó cũng không thể nhìn thấy, nói năng, di chuyển, nhận thức hoặc hành động gì được. Trước kia, chúng ta là một hữu thể có suy nghĩ, có sự sống, giờ đây, chúng trơ lì, bất động, dần dà đi đến chỗ thối rữa và tan biến vào bụi đất dưới mồ sâu.

Chúng ta tự hỏi làm sao tất cả những điều ấy lại gồm cả trong một con người: một thân xác thể chất có thể chết; một linh hồn thiêng liêng bất tử vì được thông chia sự sống Thiên Chúa; rồi trí hiểu, khả năng suy nghĩ, ý chí – chúng ta đành phải thú nhận rằng mình không biết cũng chẳng hiểu làm sao tất cả những điều ấy lại có thể như vậy. Chúng ta không hiểu biết điều gì xảy ra nơi mình, những gì có ở trong chúng ta cũng chẳng biết chúng ta là gì; chúng ta là gì người khác cũng không thấy được, mà chính chúng ta cũng chẳng nhận thức được. Thế mà Thiên Chúa thấu biết chúng ta là cái. Vì thế, chúng ta thường nói và nói rất đúng là: chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết nổi chúng ta mà thôi.

Tôi có lần nghe một vị bác sĩ chuyên khoa nói sau khi khám xong cho một bệnh nhân: “Chúng tôi là bác sĩ đã học hỏi nghiên cứu rất nhiều, và y khoa cũng đã tiến bộ rất nhiều. Tuy nhiên, có nhiều mầu nhiệm trong thân thể con người mà chúng tôi không sao khám phá được.” Những điều vị bác sĩ nhận định về thân thể con

08-2012_TTDM.indd 1108-2012_TTDM.indd 11 7/12/2012 9:10:51 AM7/12/2012 9:10:51 AM

Page 12: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

12 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

người, chúng ta có thể áp dụng cho toàn thể thụ tạo: Thiên Chúa đã đặt trong mỗi vật một mầu nhiệm vượt ngoài phạm vi trí hiểu giới hạn của chúng ta. Nguyên nhân là vì trí hiểu loài người chỉ là một miểng bé tí ti của Thượng Trí thần linh mà thôi.

Với chúng ta, chúng ta thấy toàn thể thiên nhiên hiện ra như được bao phủ trong mầu nhiệm, và dường như chính nó cũng là một mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần – và về một Thiên Chúa chân thực.

Nếu chúng ta cầm lấy một trái cây nào đó, một quả cam chẳng hạn. Sau khi bóc lớp vỏ đi, chúng ta có thể lựa các hạt bên trong đem trồng thành những cây cam khác, và chúng ta vẫn còn những múi cam để ăn. Như thế, trong mỗi một vật – một quả cam ở đây – chúng ta có ba phần riêng biệt, mang những mục đích riêng biệt. Và chúng ta thấy cũng tương tự như thế với các loại trái cây khác.

MỘT CHUYẾN ĐI ĐỂ ĐỜI, MẮT THẤY TAI NGHE CÁC CÂU CHUYỆN TRONG PHÚC ÂM

HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNHLINH HƯỚNG: ĐỨC ÔNG PHẠM QUỐC TUẤN

Tour 11 ngày - khách sạn 4 và 5 sao

với 2 đêm ở Dead SeaTừ 26/12/2012 đến 5/1/2013

Hang Bethlehem .Jerusalem. Sông JordanBiển hồ Galilê. Làng Nazareth. Núi TaborEmmaus. Núi Olives. Núi Zion. Ein KaremMộ Đức Mẹ Maria. Nhà thờ Mộ Chúa. BethanyChặng đàng Thánh Giá. Vườn Cây DầuBiển Chết. Núi Cám Dỗ. Qar El Yahud

TRUNG TÂM DU LỊCH & DI TRÚ ÚC CHÂU(CST# 2080648-40)

5942 Edinger Ave., Suite 113, Huntington Beach CA 92649Email: [email protected]

(714) 229-0036

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ CHÂU ÂUtừ 6 đến 19 tháng 10, 2012

(4 nước Pháp, Ý, Spain & Portugal) Fatima, Lộ Đúc, Rome, Assisi, Lisieux, San Giovani RotondoThánh Têrêsa Hài Đồng, Thánh Catherine Laboure, St. VincentCha Piô với 5 Dấu Thánh, Thánh Phanxicô, Thánh Claire

Nếu nhìn một cây hoa hồng, chúng ta thấy phần thân gốc mọc xuống đất để hút dưỡng chất nuôi cây. Cây hoa hồng có những chiếc lá xanh để rồi héo úa và tàn tạ vào mùa thu; và nó được tô điểm bằng những đóa hoa. Những đóa hoa mang vẻ đẹp làm vui mắt và hương thơm làm thỏa mãn khứu giác chúng ta. Sự thật là toàn thể thế giới thiên nhiên đã được tạo dựng để nói với chúng ta về Thiên Chúa và tỏ ra cho chúng ta sự cao cả của mầu nhiệm Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi Vị. Nếu như trong thế giới thiên nhiên, chúng ta thấy có những nhóm nhỏ gồm các sự vật riêng biệt bên trong một vật, những vật được chúng ta phân biệt và gọi bằng những cái tên khác nhau, vậy tạo sao chúng ta lại ngạc nhiên khi thấy Ba Ngôi riêng biệt – Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần – trong một Thiên Chúa duy nhất? Nếu chúng ta muốn lắng nghe, thì vạn vật trong vũ trụ sẽ nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa.

(Còn tiếp)

08-2012_TTDM.indd 1208-2012_TTDM.indd 12 7/12/2012 9:10:51 AM7/12/2012 9:10:51 AM

Page 13: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

13Đức Mẹ

TRÁI TIM MẸ THẮNG

Hồi mới 'dô Nam' tôi đi thiếu nhi tại một họ đạo di cư tại Vĩnh long. Chiều Thứ Bảy có giờ chầu Thánh Thể và sau đó có sinh hoạt thiếu nhi.

Trước giờ sinh hoạt có chào cờ Đức Mẹ mà bài Trái Tim Mẹ là bài chào cờ. Tôi không thấy ở đâu có thói lệ này. Bài hát hình như của Huyền Linh. Sau này tôi có nghe bài này hát nhiều bè nhưng bài chào cờ Đức Mẹ của chúng tôi hát đơn giản thôi. Đã lâu lắm rồi , tôi không nghe thấy ai hát lại. Một vài câu còn nhớ như:

"Trái Tim Mẹ thắng! là lời tuyên ngôn đã bao nhiêu người mong chờ những khi dãi dầu sương nắng! Trái tim Mẹ thắng! Nữ Tướng tuyên ngôn. Bao người đặt bước lên đường, quyết tâm hy sinh đời sống [....] Nhưng bao giờ thỏa mãn nỗi mong chờ Ngày Mẹ vinh thắng! Bao giờ Mẹ thắng! Khúc chiến thắng reo vang không gian muôn lòng hỷ hoan. Mẹ ơi, bao giờ Mẹ thắng! bao giờ Mẹ thắng! Con chờ Mẹ thắng cho an vui những ngày mưa nắng, những ngày xa vắng, bao nhớ mong mau về quê trời để hô vang Mẹ toàn thắng!

Với tâm hồn thơ trẻ, tôi hòa hồn mình theo tiếng hát mà chẳng thắc mắc Mẹ thắng thế nào! Dĩ nhiên cha tuyên úy có nói gì trong câu chuyện dưới cờ, tôi cũng chẳng để ý mà để ý chắc cũng chẳng hiểu! Nhưng hình như có lần cha nhắc cầu cho nước Nga nào đó trở lại! Rồi vội vàng chúng tôi đi họp đội! Với sổ kho và báo cáo hội họp của đội nghĩa binh: những việc bác ái, hy sinh, kinh Mân côi cầu cho nước Nga trở lại!

Tôi sớm giã từ Vĩnh long để về Xóm Mới. Ở đây tôi lại theo gia đình đi đọc kinh liên gia mỗi tối nhất là trong tháng Hoa và tháng Mười. Chiều chiều, tối tối tiếng cầu kinh của vang lên hết từ nhà này qua nhà khác. Tôi nhớ dễ dàng về một nỗ lực cầu nguyện cho nước Nga “ăn năn trở lại”.

Lớn hơn tôi biết nước Nga cầm đầu các nước vô thần, cần ơn trở lại để thế giới nhận biết Chúa hầu có hòa bình. Tôi được nhắc nhở rằng: Tại Fatima Đức Mẹ đã phán: "Sau cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng, nước Nga sẽ trở lại và một thời kỳ hòa bình sẽ đến với nhân loại."

Việc vinh thắng sẽ đến sớm mà không cần tắm máu nếu có đủ số người biết thi hành mệnh lệnh Fatima: cải thiện đời sống , lần hạt Mân côi, và tôn sùng Trái Tim Mẹ.

Nhưng sau chính biến 1963 Chiến cuộc cứ leo thang, các bạn cùng lứa cùng đọc kinh các nhà, đã "xếp bút nghiên, giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên" Nhưng nước non có bao giờ

vui bình yên, biết bao nhiêu thằng đã về trong quan tài phủ cờ lạnh ngắt! Nhưng tôi hiểu rằng thắng là phải có kẻ thua, kẻ bại trận! Trong nhiều năm tháng chiến tranh tại quê tôi! Tôi hiểu thế nào là thắng, thế nào là bại. Thắng là còn sống trở về, còn bại là như mấy thằng Thiện cùng lớp tôi mất xác ở Campuchia, như bố mẹ của thằng Phúc đi tìm xác con ở Pleime mà chẳng thấy dấu vết gì, ngoài đổ nát hoang tàn. "Thượng Đế hỡi có thấu cho người dân hiền từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn." Nhưng nhìn cô tôi, dì tôi khóc rũ bên quan tài anh em tôi, bọn tôi còn sống chẳng biết nói gì! Liệu còn nước mắt khóc cho nhau!

"Thời thế thế, thế thời phải thế" chứ làm sao có chuyện Trái Tim Mẹ thắng? Còn cái việc “nước Nga sẽ trở lại” là chuyện hão huyền, nên nó rất mơ hồ nhòa nhạt trong tâm tư của tôi. Trước sức mạnh ấy, tôi băn khoăn tự hỏi như những người Do thái thuở nào, Chúa còn ra tay nữa không? Mình là người có đạo từ bé nên tôi cũng còn cầu nhất là khi có mấy lần Đức Mẹ Thánh Du thăm Việt Nam. Tôi cũng tha thiết cầu xin hòa bình nhưng cầu thì có cầu mà lòng nghi ngại tôi nghĩ khó lắm, hai cực thế giới lạnh băng căng thẳng, làm sao có chuyện đổi thay?

Tôi nghĩ chắc không bao giờ có vụ đó quá. Thế rồi, tôi nghe có cha bảo Cộng sản là cái roi Chúa gởi đến phạt vì tội lỗi. Có lẽ cái roi sẽ đến nặng hơn khi mà từ tông tông đến các tướng tá theo nhau vợ lớn, vợ bé tùm lun. Biến cố năm 1975 ập đến, ý tưởng “nước Nga sẽ trở lại” càng xa vời trong tâm trí. Trong nước chẳng ai dám hé môi nói lên ý tưởng đó! Thực tế xem càng xa vời! Nghe sao khó khăn và diệu vợi, càng thăm thẳm hơn khi ngày ấy không ai dám nhắc công khai, mong gì hiện thực? Ngay tại thủ đô Roma một thị trưởng là đảng viên Cộng sản thì còn nơi nào thoát!

Một người đã hỏi tôi, sao Đức Mẹ nói Trái Tim Mẹ sẽ thắng mà phe vô thần cứ lan rộng ra mãi! Trong khi nhưng người chiến cho tự do, cho công lý thì mải mê đi tìm những thứ duy vật! Vô thần và duy vật có hơn gì nhau!

Giữa những buồn chán đó, một hồng y trong nước Cộng sản Balan đắc cử Giáo hoàngGioan Phaolô II. So với Hồng Y giáo chủ Balan Wyszyński, hồng y Wojtyla này quá dễ dãi với Cộng sản.

Thế rồi ngày 13-5-1981 Gioan Phaolô bị ám sát, chết hụt. Trải qua thảm kịch, Ngài nhận ra mình bị bắn đúng ngày đúng giờ Đức Mẹ đến lần đầu ở Fatima. Ngài tìm đến Fatima tạ ơn và dâng Giáo hội cho Đức Mẹ. Có thể nói, Gioan Phaolô đã bị ép buộc để đến tạ ơn dù trước đó không mấy nhiệt thành với Fatima!Được nói cần phải có các giám mục hoàn cầu hợp ý,

Gioan Phaolô xin các giám mục hợp ý và đã long trọng

08-2012_TTDM.indd 1308-2012_TTDM.indd 13 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 14: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

14 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

dâng Giáo Hội, thế giới và nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ vào 25-3-1984. Như thế là coi như xong hai mệnh lệnh: Cầu kinh Mân Côi và tôn sùng Trái Tim Mẹ.

Cái gay go nhất là cải thiện đời sống! Một ngày nọ, tôi được tin cha già Tân, cựu tuyên úy trung đoàn 41 nói với một người thăm nuôi, "Bao trai trẻ chết mà lão già vẫn sống!" Ngày về, cha tạ ơn Chúa vì nhờ tù tội mà có thể giúp bao nhiêu người trở về với Chúa! thống hối vì bao nhiêu năm tháng đi hoang! Trong tù đày, người ta nhìn ra vợ nọ con kia là không xứng người con Chúa Đức Mẹ và trở về. Đó là tin vui! Tin vui giữa những nỗi buồn tuyệt vọng trên khắp thế giới và nhất là tại quê hương, vào những năm đầu thập niên 90!

Thế rồi, những biến động bên vùng trời Đông Âu, làm sống lại niềm hy vọng xa xưa tưởng đã tắt ngúm.

Bằng muôn vàn lý chứng Người ta lý giải sự sụp đổ của đế quốc Liên Sô! Nhưng với tôi, tin vui trở lại của

muôn ngàn tù nhân với nhiều năm tháng xa Chúa đi hoang có dự phần trong đó! Những lời kinh ê a của bọn trẻ chúng tôi, việc dâng giáo hội và nước Nga cho Trái Tim Mẹ có dự phần trong đó! Đức Mẹ có phần đã ép buộc những người con cải thiện đời sống để làm nên phép lạ! Nhiều hy sinh có phần ép buộc trong trại cải tạo đã có phần tạo nên những phép lạ mà chúng ta chỉ thấy trong cõi đời đời.

Tương lai Giáo hội Việt Nam vẫn còn nhiều cơ may để chứng minh từng chọn lựa và quyết tâm thực thi mệnh lệnh Fatima cho Trái Tim Mẹ toàn thắng.

PTĐọc thêm htt p://vtc.vn/311-294864/quoc-te/tai-sao-

lien-xo-sup-do-vao-ngay-198.htm.Có thể vào mạng như Google và đánh chữ Liên Xô sụp đổ. Bạn sẽ thấy nhiều bài báo trong đó có của wikipedia.org.

Gia đình anh Hoàng, muốn tạ ơn Chúa và Đức Mẹ trên báo, nhưng không quen gửi, nên nhờ tôi viết và gửi dùm.

Anh Hoàng năm nay mới gần 50 tuổi, anh là người hiền lành, đức độ, có vợ và 5 con, vẫn còn đang đi học, và chưa có ai lập gia đình. Anh Hoàng bị bệnh ung thư rất ngặt nghèo. Mới phát giác, anh đã phải mổ mật bỏ đi và cắt hết hai phần ba cái bao tử, một nửa lá nách và một khúc ruột. Phổi anh lại bị nám bằng hai ngón tay. Gia đình cầu nguyện cho anh rất nhiều, và xin khấn các nơi, nhất là hay xin tại đền thánh Khiết tâm Mẹ.

Thờì gian mổ được hai năm thì chưa thấy, thuyên giảm rõ ràng, nhưng có một điều rất lạ là, bệnh anh tuy nặng, thân hình sa sút, da bủng, bụng sưng, da tay chân trầy ra và rướm máu. Vậy mà hãng vẫn chấp nhận, cho anh đi làm, để lấy bảo hiểm, cho tới bây giờ. Anh tưởng chết đã nói lời trối trăn với vợ. Cánh đây ba tháng, anh đến nhà thương, để bác sĩ rút nước bụng ra thử, bác sĩ thấy nước hơi đục lợn cợn. Ông nói “Sợ rằng lá gan lại bị nát!”

Thử xong còn nằm tại nhà thương, thì một hiện tượng lạ xẩy ra, tại nhà mẹ vợ anh Hoàng, bà đang ngồi với mấy đứa cháu nôị, ở trước bàn thờ. Tự nhiên, đứa cháu gái ba tuổi nói, “Bà ơi xuống mà chữa cho bác Hoàng cháu đi.” Bà nội lại tưởng cháu nói bà nên hỏi,

“Cháu nói gì?” Cháu trả lời, “Cháu nói bà trên bàn thờ kia kìa.“ Nó nói tiếp, “Bà nói bác sờ vào lưng bà thì hết bệnh.“ Bà tức tốc gọi điện thoại cho con trai ở hãng về. Bố hỏi lại con gái cho rõ sự thể. Nó nói “Bà mặc áo trắng trên bàn thờ, đi chân đất.“

Sau đó anh đưa tượng Đức Mẹ, tới nhà thương, nơi anh Hoàng nằm. Phòng không có chỗ nào để Đức Mẹ, nên để đỡ vào chỗ bàn để thức ăn. Anh Hoàng lại mệt, nên chỉ đọc có 10 kinh. Đọc xong, tay anh sờ vào lưng Đức Mẹ và nói “Mẹ để con nặng quá.” Rồi anh khóc, mẹ vợ và em anh cũng đều khóc. Một điều lạ nữa là, không ai bảo anh sờ vào lưng, mà anh lại sờ vào lưng Đức Mẹ.

Ngay ngày hôm sau anh Hoàng xuất viện. Ít ngày nữa, bác sĩ khám lại, thì thấy người anh lên cân, phổi không còn nám nữa, bệnh không tăng thêm và có phần thuyên giảm nhiều. Bác sĩ tỏ ra rất ngạc nhiên và nói ”Ở nhà uống thuốc gì! Hay chữa chạy thế nào, thì cứ làm vậy đi ! Bệnh tình của Hoàng tôi rất lạ. Tôi ngưng không cho chạy 'ki mô' và uống thuốc gì nữa, mà bệnh đỡ nhiều, lạ thật!”

Cả nhà và tôi, ai cũng tin là Chúa và Mẹ đã chữa anh. Vì xưa kia Chúa đã nói trong Thánh kinh là “Hãy mang lấy ách của tôi.“- Tất cả những ai, đang vất vả mang gánh,nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. “Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi, nhẹ nhàng.”

Ai tin mà keu cầu thì thế nào, các ngài. cũng cho. Thứ nhất là phần hồn, và phần xác thì tùy nghi đời sống của người ấy.

Ngoc Hương 25-6-2012

CẢM TẠ HỒNG ÂN

Chúa, Mẹ chữa tôi

08-2012_TTDM.indd 1408-2012_TTDM.indd 14 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 15: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

15Tôn Giáo

SốngLờiChúa

Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời B 15-8-2012

Hôm nay toàn thể Hội Thánh long trọng mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời vì Mẹ được Chúa ân thưởng lên trời sau cuộc sống trần gian đầy đau thương khổ cực. Mẹ lên trời là niềm hy vọng cho con cái Mẹ ở trần gian. Noi gương Mẹ, chúng ta cố gắng sống đẹp lòng Chúa.

Sau Chúa Giêsu, Mẹ là người trần gian đầu tiên đã được lên trời cả hồn lẫn xác, như thế Mẹ đã tiên báo hai mầu nhiệm lớn trong kinh tin kính: mầu nhiệm xác loài người ngày sau sống lại và mầu nhiệm các thánh thông công. Mẹ đã lên trời nhưng Mẹ vẫn giúp đỡ con cái Mẹ ở trần gian. Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác để mở đường cho con cái Mẹ.

Cuộc thăm viếng bà Êlisabeth và bài ca Magnifi cat của Mẹ Maria. Trong bài ca nầy Mẹ đã hát lên: “Chúa đã làm cho tôi biết bao nhiêu điều cao cả; Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc”. Mẹ đầy ân phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, vì Mẹ đã sẵn sàng xin vâng theo thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh vui buồn của cuộc đời.

Vui mừng khi được sứ thần báo tin sẽ làm Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ đã xin vâng.Vui mừng khi được bà Isave ca ngợi tung hô: em thật có phúc hơn mọi người nữ, vì người con em cưu mang là Con của Thiên Chúa, Mẹ đã xin vâng.

Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, Đức Mẹ có một chỗ đứng quan trọng, nên Thiên Chúa đã chuẩn bị từ đầu qua hình ảnh người nữ đạp đầu con rắn, cũng như hình ảnh một trinh nữ sẽ sinh con trai trong sách Tiên tri Isaia (7:14). Và diễm phúc cuối cùng của đời Mẹ ở trần gian là Mẹ được Chúa ban thưởng cả hồn lẫn xác lên trời.

Mẹ đã cùng với Chúa Kitô chiến thắng địch thù hỏa ngục, thì Mẹ cũng được cùng với Chúa khải hoàn vinh

quang. Đức tin vào Mẹ lên trời là niềm hy vọng lớn lao cho mọi người chúng ta sau cuộc đời trần gian này. Mẹ lên trời là bằng chứng lời Chúa hứa chắc chắn chúng ta cũng sẽ được nhận vào thiên đàng hưởng phúc vinh quang. “Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy” (Ga 14:3).

Mừng Mẹ Lên Trời vì chúng ta có một người mẹ hằng ngự bên tòa Chúa, hằng cầu bầu cho chúng ta trước mặt Chúa. Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã nghe lời Mẹ xin thì hôm nay trên trời lời cầu xin của Mẹ còn quyền thế biết bao trước mặt Thiên Chúa. Mẹ đã hiện ra nhiều nơi trên thế giới: Fatima, Lộ Đức, La Vang... Ngày nay Mẹ vẫn tiếp tục săn sóc và bầu cử cho con cái Mẹ trước tòa Chúa. Hãy chạy đến với Mẹ, để Mẹ dẫn chúng ta đến với Con Chí Thánh của Mẹ : “Người bảo gì thì hãy làm theo”. Đón nhận Thánh Ý Chúa trong mọi hoàn cảnh như lời “Xin Vâng” Mẹ đã dạy cho chúng ta.

Buồn khổ, Mẹ cũng xin vâng. Mẹ đã xin vâng khi mang thai Con Chúa, cho dù biết rằng có thể bị thánh Giuse khinh thường từ chối hôn nhân và dân Do Thái ném đá. Mẹ đã xin vâng về chung sống với thánh Giuse trong một gia đình nghèo hèn.

Mừng lễ Mẹ lên trời, chúng ta hãy hát lên với cả tâm hồn yêu mến, hãy hát thật lớn thật vang để tiếng hát chúng ta vang xa, cho muôn người cũng như muôn vật chung quanh chúng ta cũng được chung vui niềm vui này.

Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ dạy chúng ta biết xin vâng theo thánh ý Chúa, để cũng được về với Mẹ trên quê trời. Amen.

Sr. Rose of the Trinity C.S.JB

Chúa Nhật 22 Thường Niên B; 2-9-2012Phụng thờ Chúa bên trong và bên ngoài

(Mc 7:1-8,14-15,21-23)

Truyện kể rằng: một người kia nằm mơ thấy mình được đem lên thiên đàng. Anh ta đang ngớ ngác nhìn chỗ này chỗ kia, thì gặp Chúa Giêsu. Ngài cho anh ta thấy một hình ảnh ở dưới trần gian.

Hôm đó là ngày Chúa Nhật, và thánh lễ đang được cử hành tại một giáo xứ. Anh ta thấy người đánh đàn lắc qua lắc lại rất là có hồn. Ngón tay lướt trên phím đàn trông rất là hấp dẫn, nhưng đáng tiếc là anh ta không nghe được gì cả.

Rồi anh lại thấy ca đoàn mở miệng lớn và hát tất cả những lời rất ý nghĩa, nhưng anh cũng không nghe thấy tiếng gì cả.

Anh chăm chú nhìn vị linh mục, những người tham dự thánh lễ đứng lên, ngồi xuống, mở sách, mở miệng

Và Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên

Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”.

08-2012_TTDM.indd 1508-2012_TTDM.indd 15 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 16: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

16 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

để đọc thưa tất cả những lời nguyện, nhưng một lần nữa, không nghe được tiếng gì cả.

Anh ta mới thắc mắc quay sang Chúa Giêsu và hỏi tại sao lại có sự im lặng như vậy? Chúa Giêsu trả lời: "Con thấy không, chỉ khi nào những người ở dưới trần gian cầu nguyện hay hát với hết tâm hồn, thì ở trên này mới nghe được."

Câu chuyện trên rất hợp với bài Phúc Âm hôm nay khi Chúa Giêsu khiển trách những người luật sĩ và Pharisiêu là những người giả hình: "Dân này thờ kính ta bằng môi bằng miệng, nhưng tâm hồn chúng thì xa ta."

Chúa kết tội họ là giả hình vì họ coi trọng việc bên ngoài, mà coi thường những gì xảy ra trong tâm hồn. Họ cắt nghĩa tôn giáo là trung thành giữ những việc bên ngoài, giữ những luật lệ, cả những luật lệ nhiều khi không cần thiết. Họ chủ trương rằng nếu họ làm những việc bên ngoài đúng, thì họ trở thành người tốt, cho dù tâm hồn hay tư tưởng của họ thế nào.

Con người chỉ nhìn bên ngoài, nhưng Thiên Chúa nhìn thấu tận bên trong. Đối với Thiên Chúa những gì xảy ra trong tâm hồn mới đáng kể, và đó là điều đáng kể nhất đối với Chúa.

Nhà chú giải Thánh Kinh William Barclay nói về người sùng đạo Hồi như thế này. Họ phải cầu nguyện với Chúa vào một số lần trong ngày. Để cầu nguyện họ thường mang theo một cái thảm gọi là thảm cầu nguyện. Khi tới giờ, bất cứ đang ở đâu, họ trải thảm ra quỳ xuống cầu nguyện rồi tiếp tục làm công việc họ đang làm.

Chuyện kể rằng, một tín hữu đạo Hồi đang giơ dao đuổi giết một người thì chuông từ tháp đền thờ vang lên báo hiệu tới giờ cầu nguyện. Anh ta liền ngừng lại, trải thảm ra, quỳ xuống đọc những lời kinh đã được chỉ định trong luật. Cầu nguyện xong, anh đứng dậy tiếp tục rượt theo người kia để giết.Đó là một cách sùng đạo rất sai lầm mà Thiên Chúa

không chấp nhận. Người hành đạo coi trọng hành động bên ngoài, mà không để ý đến những tâm tình bên trong. Họ phụng sự Chúa qua các việc bên ngoài, nhưng lại chống đối Chúa mạnh mẽ trong tâm hồn.

Có lẽ chúng ta nghĩ rằng chúng ta không giống người Pharisiêu hay giống như anh Đạo Hồi. Thật sự chúng ta không thể bào chữa nhưng phải khiêm nhường nhìn nhận thái độ của người pharisiêu đôi khi cũng ẩn núp trong con người chúng ta.

Nhiều khi chúng ta cũng dựa vào sự bên ngoài để đánh giá sự tốt lành của người khác. Đó là một điều rất nguy hiểm. Người Mỹ có câu: không thể đánh giá trị quyển sách do cái bìa. Việt Nam ta thì có câu: "Xấu vỏ đỏ lòng."

Một cuốn sách bên ngoài có thể cũ, nhưng câu chuyện được viết ở trong có thể là câu chuyện hay nhất. Cũng vậy, chỉ xét đoán con người theo dáng điệu bên ngoài rất dễ lầm lạc. Có thể một tâm hồn bên ngoài coi tầm thường nhưng bên trong chất chứa đầy sự tốt lành.

Rồi những công việc đạo đức bên ngoài như đi nhà thờ, đọc Thánh Kinh, dâng cúng, cầu nguyện hằng ngày chưa chắc làm cho con người trở thành tốt. Mang áo Đức Bà, đeo ảnh Chúa Mẹ và đi hành hương không tự động làm cho người ta trở thành người Công Giáo tốt. Những việc đạo đức làm hài lòng Chúa phải thật sự phát xuất từ một tâm hồn chân thành hướng về Chúa.

Vậy chúng ta thử xét xem chúng ta làm việc bác ái để được khen, để được chấp nhận, hay chúng ta làm vì tấm lòng chân thành muốn hài lòng Chúa và thật lòng quan tâm tới tha nhân.

Rồi lý do chúng ta đi tham dự thánh lễ có phải chỉ để chu toàn bổn phận, luật lệ, để phô trương mốt quần áo mới, xe mới, hay là thờ phượng Chúa với lòng sùng kính chân thành.

Nếu không cẩn thận chúng ta có thể trở thành những người đi xem lễ chứ không phải đi dự thánh lễ. Việc tham dự thánh lễ sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ làm cho qua lần chiếu lệ, làm cách máy móc, không có hồn, không có lòng yêu mến.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đừng chỉ là người Kitô hữu bên ngoài, đừng chỉ là Kitô hữu vào Chúa Nhật, rồi những ngày khác khi về nhà, về gia đình, về sở làm, chúng ta không có Chúa, không có tinh thần của Chúa trong tâm hồn. Xin Chúa Mẹ giúp chúng ta trở nên giống Chúa hơn trong đời sống thường ngày. Xin Tình yêu Chúa tuôn chảy trong đời sống và trong công việc làm của chúng ta. Amen.

Rev. Phanxicô M. Hưng Long, CMC

Chúa Nhật 23 Thường Niên B; 9-9-2012Chúa Kitô không kỳ thị (Mc 7:31-37)

Suy ngắm Lời Chúa trong các bài đọc của ngày Chúa Nhật hôm nay, tôi muốn đặt tên cho Chúa Nhật này là “Chúa Nhật của các anh chị em khuyết tật.” Thật vậy, Lời Chúa trong thư của thánh Gia-cô-bê nhắc nhở chúng ta: Thưa anh em, anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối xử thiên tư… Đừng nhìn vào bộ diện bên ngoài để thẩm phán kỳ thị anh chị em mình.

Tiên tri Isaia trong bài đọc thứ nhất đã loan báo trước tình thương riêng biệt Chúa dành cho những người khuyết tật khi Đấng Thiên Sai đến: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy

08-2012_TTDM.indd 1608-2012_TTDM.indd 16 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 17: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

17Tôn Giáo

nhót như nai tơ, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò.” Chúa Kitô đến, Ngài hiện thực những lời tiên tri đó. Bài Phúc Âm hôm nay tường thuật câu chuyện Chúa chữa lành cho một người vừa điếc vừa câm. Chúa có thể trực tiếp chữa lành cho hết mọi người tật nguyền ở mọi thời, mọi nơi. Nhưng Ngài không làm thế. Ngài thực hiện một số phép lạ để tỏ ra quyền năng và tình thương của Ngài. Ngài cho chúng ta tấm gương và lời dậy dỗ của Ngài, và rồi Ngài muốn chúng ta noi theo. Ngài cho chúng ta cái vinh dự được cộng tác với Ngài để chữa lành cho anh chị em mình. Theo giáo lý của Ngài, chữa lành không hẳn là phải cất đi khỏi tật nguyền của họ, vì tật nguyền trong chương trình của Thiên Chúa cũng có mục đích riêng của nó. Một lần trong Phúc Âm khi nói về một anh mù, các môn đệ hỏi Chúa vì sao anh này bị mù, có phải vì tội lỗi của anh ta hay vì tội lỗi của cha mẹ anh. Chúa trả lời không phải tại tội của anh cũng chẳng phải tại tội của cha mẹ anh, nhưng là để làm sáng tỏ quyền năng của Thiên Chúa (Ga 9:1-3). Các anh chị em yếu đuối tật nguyền cho chúng ta cơ hội luyện tập sự yêu thương, lòng bác ái. Họ có thể là những thầy dậy cho chúng ta trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, chẳng hạn sự kiên nhẫn chịu đựng, hoặc tài năng hiếm có kèm theo với tật nguyền của họ.

Nhớ hồi mới qua Mỹ, tôi học môn “Education for Special Children.” Môn học bắt các sinh viên phải đọc lịch sử nguồn gốc của những luật lệ đã được ban hành tại Hoa Kỳ để bảo vệ những người khuyết tật. Rất ngạc nhiên khi đọc những câu chuyện người ta kể lại thời những người tàng tật bị chế diễu, bị lạm dụng, và bị hành hạ cũng có. Không khác gì thời tôi còn chạy rông với đám con nít trong xóm nhòm theo những người tàng tật để chế diễu nhạo cười, chọc tức họ. Môn học này đã mở mắt và tâm hồn tôi để yêu qúi kính trọng những người tàng tật và học được những tiến triển tốt đẹp nơi xã hội Hoa Kỳ dành cho những người khuyết tật. Thêm vào đó, chúng tôi – các sinh viên lấy môn này – mỗi người phải làm một bài phỏng vấn về một trẻ em khuyết tật. Tôi chọn đến thăm viếng và phỏng vấn một gia đình có một cô bé 13 tuổi bị tật Hội Chứng Down (Down Syndrome, Chậm Trí Down). Cô bé suy nghĩ, nói năng, hành động như một em bé 5 tuổi. Tôi rất ngạc nhiên và cảm động khi nghe gia đình không ngớt nói rằng bé là một hồng ân qúi gía Chúa ban, nhờ phải lo cho bé mà gia đình sát lại gần nhau hơn. Họ kể cho tôi nghe những câu nói, những hành động đơn sơ của bé làm cho cả gia đình vui nhộn… tôi ghi lại tất cả… vì tất cả đã mở mắt cho tôi được thấy, từ đó tôi học bài học biết tôn trọng và kiên nhẫn yêu thương đối với những người yếu kém hơn mình trong bất cứ lãnh vực nào.

Tất cả chúng ta đều là những cánh tay nối dài của Thiên Chúa. Ngài muốn dùng chúng ta để an ủi, xoa dịu, hoặc chữa lành cho các anh chị em kém may mắn hơn chúng ta. Một câu chuyện rất quen thuộc với chúng ta, đó là câu chuyện của Helen Keller. Cô bé bị mù, câm và điếc bởi một chứng sốt màng óc từ khi được khoảng 18 tháng. May mắn nhờ được sự dậy dỗ bởi một cô giáo kiên nhẫn (Anne Sullivan) mà Helen không những có thể thông đạt được bằng ngôn ngữ mà còn trở thành một nhân tài. Cô đã dùng tài năng của mình để phấn đấu cho quyền lợi của những người khuyết tật.

Xã hội ngày nay cũng phản ảnh tình thương của Chúa khi xã hội có những đạo luật bảo vệ và giúp đỡ cho những người khuyết tật. Các đường phố lối đi bộ, chỗ đậu xe đều phải có những phương tiện ưu tiên cho những người khuyết tật, giúp cho họ có thể tham gia bao nhiêu có thể những sinh hoạt của cuộc sống. Nhờ đó những người khuyết tật có thể đóng góp tài năng của họ cho xã hội.

Cha xứ nơi tôi ở kể câu chuyện trên tòa giảng về một bé trai khi sắp sửa bị mổ tim nói với bác sĩ: “When you open my heart , you will see Jesus! / Khi mổ tim của cháu, bác sĩ sẽ thấy Chúa Giêsu!” Bác sĩ thấy sự ngây thơ của bé, chỉ nói “I don’t know, but let’s see! / Bác không biết, nhưng thôi để xem!” Nhưng Bé nhất định: “No, for sure you will see Jesus when you look into my heart, because He said he stays in my heart! / Không, chắc chắn là bác sẽ thấy Chúa Giêsu khi Bác nhìn vào tim của cháu, bởi vì Chúa nói Chúa ngự trong tim của cháu!” Bác sĩ trả lời “Okay, I’ll tell you when I see him / Ôkê, Bác sẽ nói cho cháu khi bác thấy Chúa.” Thế là cậu bé yên trí để cho bác đánh thuốc mê và bắt đầu làm việc. Khi công việc đã xong, chiều đến yên lặng một mình trong phòng mạch, bác sĩ suy nghĩ một mình về những lời nói của bé, bác tự hỏi tại sao một trẻ thơ vô tội như vậy lại phải chịu một chứng bệnh đau thương như vậy? Đột nhiên một tia sáng đến với mình: bệnh của em phải có một sứ mạng. Sứ mạng đó là nhắc cho Bác biết Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong các tâm hồn. Bác đã khóc và đã tìm lại niềm tin vào Thiên Chúa mà Bác đã đánh mất từ lâu.Đừng khinh thị một ai, dù là trẻ thơ, người gìa cả

lãng tai mất trí, kẻ tật nguyền yếu đuối… Họ là những người con đặc biệt trước con mắt của Thiên Chúa.. “Anh em thân mến, anh em hãy nghe đây: nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời để họ trở nên người giầu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai yêu mến Người hay sao?” (Gc 2:5)

Sr. Kim-Ngân, CMR.

08-2012_TTDM.indd 1708-2012_TTDM.indd 17 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 18: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

18 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Chúa Nhật 24 Thường Niên B 16-9-2012Những viên ngọc giả (Mc 8:27-33)

Truyện kể rằng vua Chosroes nước Ba Tư, trong một cơn bệnh trầm trọng, đã suy nghĩ về cuộc sống của mình. Sau khi bình phục, vua triệu tập các cận thần và hỏi họ: "Trẫm muốn biết những gì các khanh đang chờ đợi nơi trẫm. Các khanh có nghĩ rằng trẫm là một quân vương tốt không? Đừng sợ, cứ nói lên hết sự thật, trẫm sẽ thưởng cho mỗi người một viên ngọc quí". Thế là các quan thay nhau lên tiếng ca ngợi vua. Người nào cũng tìm những lời tốt đẹp nhất khen lao tâng bốc vua. Khi đến lượt Elim, vốn là một người khôn ngoan và chính trực, ông tâu: "Thưa bệ hạ, thiết tưởng thần nên giữ thinh lặng thì hơn, vì sự thật không thể mua bằng tiền bạc". Vua tuyên bố: "Được. Trẫm sẽ không thưởng cho ngươi vật gì cả. Nào, hãy nói những gì khanh đang suy nghĩ trong lòng". Elim thưa: "Tâu bệ hạ, vì bệ hạ muốn biết những điều hạ thần đang nghĩ trong lòng. Hạ thần nghĩ rằng bệ hạ cũng chỉ là người như mọi người khác, cũng có những lầm lỗi và tật xấu. Nhưng những lầm lỗi và tật xấu ấy lại đè nặng trên dân chúng vì siêu cao thuế nặng... Thần nghĩ rằng bệ hạ đã tiêu xài quá nhiều để tổ chức tiệc tùng, để xây cất dinh thự, và nhất là để theo đuổi chiến tranh".

Nghe những lời ấy, nét mặt vua bỗng trở nên trầm ngâm suy nghĩ. Rồi vua sai tặng cho các cận thần mỗi người một viên ngọc như đã hứa. Riêng Elim thì được bổ nhiệm lên chức tể tướng. Ngày hôm sau, các quan nịnh bợ trở lại triều đình tâu vua: "Tâu bệ hạ, kẻ nào bán ngọc qúi cho bệ hạ đáng phải treo cổ. Những viên ngọc ấy toàn là ngọc giả". Bấy giờ vua lên tiếng: "Trẫm biết đó toàn là ngọc gỉả, cũng như những lời tâng bốc giả dối của các ngươi".

Tin mừng theo Thánh Marcô cũng tường thuật Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: "Người ta bảo Thầy là ai?" Các ông lần lượt thưa: "Kẻ thì bảo là Gioan Tẩy Gỉa, kẻ thì bảo là Elia, kẻ khác thì nói đó là một tiên tri" (27-28). Nhưng Chúa Giêsu chưa hài lòng về những câu trả lời đó, Ngài đã thấu rõ lòng các ông thế nào rồi chẳng cần phải nói ra, nhưng để các ông khám phá Ngài là ai trong cuộc sống các ông, nên Ngài hỏi tiếp: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Phêrô thưa: "Thầy là Đức Kitô" (29). Vì được trời cao mạc khải nên Phêrô đã trả lời đúng. Tuy nhiên trong thâm tâm của Phêrô và các môn đệ cũng như người Do thái thời đó đều mong ước một Đấng Kitô đến để giải phóng dân Israel khỏi ách thống trị của Rôma, làm cho nước Israel nên cường thịnh. Một Đức Kitô họ nặn ra theo ý họ hơn là một Đức Kitô do Thiên Chúa Cha sai đến. Vì thế khi Chúa hé mở cho

các môn đệ thấy Ngài lên Giêrusalem và phải chịu đau khổ nhiều, phải chết đi rồi sống lại, Phêrô đã kéo Ngài ra ngoài can ngăn.

Câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho các môn đệ xưa, Ngài cũng muốn hỏi từng người chúng ta hôm nay. Chúng ta không thể chỉ trả lời theo như điều chúng ta học biết trong sách vở hay nghe người khác nói. Nếu như thế, chúng ta theo Chúa chỉ mới hời hợt mà thôi. Nhưng Chúa muốn chúng ta phải nhận thức Ngài là ai, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy để trả lời đúng, chúng ta phải sống như Ngài đã sống. Chúng ta phải Kitô hoá đời sống mình, nghĩa là phải cố gắng tập nhìn bằng mắt Chúa, nghe bằng tai Chúa, nói năng bằng miệng Chúa, hành động bằng tay Chúa, suy tưởng và phán đoán bằng tâm trí Chúa. Nói cách khác, phải xin Chúa cho tinh thần Ngài thấm nhập vào mọi hành vi cử chỉ của chúng ta. Thế nhưng để nên giống Chúa Kitô chúng ta phải siêng năng chiêm ngắm cuộc đời Chúa Kitô Đấng đã tận hiến mình trọn vẹn cho Cha, hoàn toàn vâng phục Cha đến nỗi sẵn sàng chết và chết trên thập gía để làm trọn ý Cha.

Lạy Cha, chúng con nài xin Cha, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, xin ban tràn đầy Thánh Thần cho mỗi người chúng con, để soi sang và hướng dẫn lòng trí chúng con luôn theo sát gương Chúa Kitô Con Cha, để chúng con bắt chước Người mọi giây phút trong cuộc sống, hầu chúng con thực đáng gọi là Kitô hữu, là người bạn thân của Chúa Kitô Con Cha. Nếu không, chúng con cũng chỉ là những kẻ nịnh bợ gỉa dối. Rốt cuộc, có lẽ Chúa cũng chỉ thưởng cho chúng con những viên ngọc gỉa.

Lm Gioan B. M.

Chúa Nhật 25 Thường Niên B 23-9-2012Hiểu Lầm Mc 9: 29-36

Có người du khách kia kể lại rằng vào tờ mờ buổi sáng, khi anh lái xe qua miền rừng núi quanh co ở Pêru thì có một người từ trong rừng chạy ra, đầu đội chiếc mũ đen trùm kín cả mặt, tay cầm vật gì đó vừa vẫy tay vừa hô to. Vì không hiểu tiếng nói, nên anh sợ hết hồn tưởng là tên cướp trong rừng cầm khí giới mò ra kiếm ăn. Khi thấy người ấy chạy nhanh về phía mình. Anh chốt cửa xe, và dọt lẹ tiến lên phía trước. Nhưng ông ta đổi hướng chạy đường tắt đón đường. Anh cố nhấn ga chạy thoát thân thì người đó đã tới gần bên vệ đường, lột mũ ra và tay cầm một con cá lớn, ông ta mới bắt được ở hồ gần đó và muốn bán cho khách qua đường. Nhưng anh lại hiểu lầm cho là tên cướp cầm khí giới ra chặn đường.

08-2012_TTDM.indd 1808-2012_TTDM.indd 18 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 19: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

19Tôn Giáo

Có lẽ, nhiều lần ta cũng hiểu lầm người khác khi ta chỉ nhìn họ theo dáng vẻ bên ngoài, hoặc chỉ nghe qua tai mà không hiểu lời họ muốn nói. Tin Mừng cho thấy nhiều lần các môn đệ cũng đã hiểu lầm lời Chúa Giêsu. Nhiều khi các ông hiểu ngược hẳn lại với những điều Chúa Giêsu muốn dạy. Có lần Chúa bảo các ông hãy coi chừng men bọn Pharisiêu thì các ông lại nghĩ chắc mình quên mang bánh, nhưng Chúa không có ý nói về men trong bánh mà Ngài có ý nói về cách sống giả hình, cách giữ đạo vụ vào hình thức của người Pharisiêu và Ngài lên tiếng cảnh giác các ông đừng để mình bị sa lầy vào lối sống ấy. Tin Mừng theo thánh Marcô hôm nay tường thuật việc Chúa Giêsu đã tiên báo cho các môn đệ Ngài: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta, họ sẽ giết Ngài và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Mc 9,31). Mặc dầu đã nghe Chúa nói nhiều lần nhưng các ông vẫn còn chưa hiểu. Ngài lại dạy: "Ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ, ai muôn làm lớn thì phải là kẻ rốt hết” (Mc 9: 31) thì đâu các ông đã hiểu được ý nghĩa. Vì thế khi đi đường các ông đã tranh luận xem ai là kẻ cả trong nước Ngài thiết lập, và tranh nhau cho được địa vị đó.

Nếu kiểm điểm cuộc sống của mỗi người, nhiều lần ta cũng đã hiểu lầm Chúa Giêsu và hiểu sai lời Ngài. Mặc dầu là Kitô hữu, là người đã theo Chúa, chắc gì mấy ai đã hiểu được lời Chúa dạy trên đây. Chúa còn quả quyết: "Ai bỏ mọi sự mà theo Thầy thì sẽ được gấp trăm ở đời này và được sống đời đời" (Mt 19: 29). Nhiều khi ta cũng hiểu lầm Chúa như các môn đệ xưa. Ta tưởng đã theo Chúa thì mình phải được quyền ưu tiên trong mọi sự. Ưu tiên trước mặt Chúa, xin gì Chúa cũng phải cho, phải chiều theo ý của ta. Ưu tiên trước người đời, phải được mọi người nể vì, tôn trọng, phải được hưởng cuộc sống vật chất thoải mái, phải được các người hữu trách ưu đãi, mà nếu không được như ý là thôi Chúa, thôi nhà thờ luôn. Như thế là ta theo Chúa như kiểu đi đạo lấy gạo mà ăn. Đó là sự hiểu lầm tai hại.

Nhưng vì đâu lại có sự hiểu lầm? Hiển nhiên người du khách trên đã hiểu lầm người lương thiện vì thiếu hai yếu tố:

1/ Yếu tố thứ nhất là tại thiếu ánh sáng, vì trời chưa sáng tỏ, còn lờ mờ nên không nhìn thấy rõ, tay ông ta cầm con cá mà anh tưởng là khí giới.

2/ Yếu tố thứ hai là thiếu chuẩn bị ngôn ngữ, không học tiếng Pêru, nên không hiểu tiếng nói, do đó, ông ta càng gọi to nói lớn thì anh càng sợ.

Khi ta không hiểu Chúa hay hiểu lầm Chúa ít nhất cũng tại thiếu hai yếu tố:

1/ Yếu tố thứ nhất là tại thiếu ánh sáng của Chúa Thánh Thần soi sáng. Chúa Giêsu đã nói với các Tông đồ: “Đấng Bảo Trợ là Thần Chân Lý Cha sai đến Ngài sẽ dạy cho các con mọi điều và làm cho các con nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với các con” (Jn 14: 26). Và qủa thực, sau ngày lễ Ngũ Tuần khi các tông đồ được tràn đầy ánh sáng của Chúa Thánh Thần thấm nhập, các ngài đã hiểu Thánh Kinh, đã hiểu lời Chúa và đã can đảm hăng hái dấn thân phục vụ làm nhân chứng cho Tin Mừng Cứu độ.

2/ Yếu tố thứ hai là tại thiếu chuẩn bị ngôn ngữ là khiêm tốn cầu nguyện. Để có thể hiểu Lời Chúa thì cần phải cầu nguyện với tâm hồn đơn thành khiêm tốn. Đó là thứ ngôn ngữ cần thiết để trao đổi, thông đạt, và nói với Thiên Chúa. Vì Lời Ngài đã tự hạ, bỏ trời đến với con người, tỏ mình ra cho con người dưới hình một hài nhi nhỏ bé tí ti, thì con người cũng phải dùng thứ ngôn ngữ đó mới gặp gỡ và hiểu được Chúa.

Tóm lại, để hiểu rõ lời Chúa và ý định của Ngài về mỗi người chúng ta, thì yếu tố quan trọng nhất là khiêm tốn cầu nguyện và mở lòng mình ra để Chúa Thánh Thần hoạt động, như các Tông Đồ xưa đã quây quần bên Mẹ Maria sốt sắng cầu nguyện khi ấy CTT đã ngự xuống trên từng vị và đã biến đổi các ngài, làm cho các ngài hiểu rõ Lời Chúa và can đảm dấn thân phục vụ các linh hồn.

Lm Gioan B. M.

Chúa Nhật 26 Thường Niên B 30-9-2012Gương Xấu và Dịp Tội (Mc. 9:38-48)

Bài Tin Mừng hôm nay có hai phần và trong mỗi phần Chúa Giêsu dạy chúng ta một điều quí giá. Thứ nhất, đừng làm cớ cho người khác vấp phạm. Thứ hai, phải loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho chính mình phạm tội.

Trước khi đưa ra những lời khuyên này, Chúa Giêsu cho biết: Chúa sẽ ghi ơn và khen thưởng cho những ai giúp đỡ bất cứ cái gì cho các môn đệ của Ngài, dù chỉ là một bát nước lã. Ngài không bao giờ quên lòng tốt của họ. Nhưng ngược lại, Ngài cũng không thể làm ngơ khi người nào làm cớ cho người khác vấp phạm, dù đó là một trẻ nhỏ hay người hèn kém nhất.

Rồi để cho mọi người ý thức về sự nghiêm trọng của việc làm gương mù gương xấu, Ngài bảo rằng: “ Khốn cho kẻ làm cớ cho một người bé mọn phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó ném xuống biển còn hơn…”Vậy gương mù gương xấu là gì? Là lời nói việc làm gây nên sự thiệt hại cho phần linh hồn người khác. Gương mù gương xấu ví như hòn đá đặt giữa lối

08-2012_TTDM.indd 1908-2012_TTDM.indd 19 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 20: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

20 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

đi làm cho người ta vấp ngã, nên dịp cho người khác phạm tội. Rất là tai hại: không những mình đã phạm tội mà còn làm cho người khác phạm tội nữa.

Trên một chuyến xe lửa, cha Béc-na Vô-gan gặp một hành khách ăn nói rất tự do những chuyện đồi bại và thô tục, rồi lấy làm thích thú và cười cách khoái trá. Nhiều người đã lịch sự và khéo léo nhắc nhở để ông ta im lặng đều không hiệu quả. Xe đến ga, người hành khách ấy xuống. Cha Vô-gan thò đầu ra cửa xe gọi theo: “Này ông, ông còn quên cái gì đây này”. Ông ta vội leo lên xe nhìn quanh và hỏi: “Quên cái gì đâu?” Cha nói với giọng nhẹ nhàng nhưng cứng rắn: “ Ông đã để lại cho hành khách trên toa một ấn tượng hết sức xấu xa” . Người ấy xấu hổ vội bỏ đi xuống ngay. Vậy đó, ông ta đã xấu lại còn gieo rắc điều xấu cho người khác. Thật tai hại và nguy hiểm; nên Chúa đã nói: họ đáng buộc cối đá vào cổ mà quăng xuống biển, nghĩa là tội của người ấy nặng lắm và rất đáng trừng phạt. Họ phải chịu trách nhiệm về tội họ làm cho người khác phạm và những tội chính họ đã phạm.

Chúa Giêsu còn khuyên chúng ta phải loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho chính mình phạm tội. Chúa đưa ra một ví dụ để giải thich: mỗi chi thể của con người đều quí giá. Chẳng hạn như: tay, chân, mắt… Nhưng nếu phải mất một tay, một chân, một mắt để được sống, thì đáng đánh đổi lắm. Ví dụ: như bệnh ung thư chẳng hạn, nếu không giải phẫu cắt bỏ phần đó đi, thì sẽ gây nguy hiểm cho toàn thân thể, và đe doạ đến sinh mạng nữa.

Nếu vậy, khi sự sống cần phải lựa chọn, mà lại chính là sự sống đời đời, thì càng cần thíêt đáng phải đánh đổi hơn nữa. Nghĩa là nếu tay, chân, mắt nên cớ cho mình phạm tội, đe doạ mất sự sống đời đời, thì hãy đánh đổi nó. Như vậy, không có nghĩa là ta phải chặt tay, chặt chân, móc mắt thật, nhưng có nghĩa là ta phải dứt khoát với dịp tội. Một người bạn rất thân thiết không thể xa rời, nhưng nếu họ là cớ cho ta vấp phạm thì hãy can đảm cắt đứt tình bạn đó thì hơn, dù có phải đau đớn, tiếc nuối thế nào. Thà được lòng Thiên Chúa còn hơn được lòng người thế gian. Thà chịu đau khổ theo năm tháng còn hơn phải chịu cực hình trong lửa đời đời.

Bài Tin Mừng hôm nay là một bài học rất hữu ích. Chúng ta hãy nhớ rằng: mỗi ngừoi đều có bổn phận và một phần trách nhiệm trong việc kiến tạo môi trường tâm linh ở nơi mình sống. Bởi đó, chúng ta phải tránh xa tội lỗi và việc xấu gây gương mù gương xấu cho tha nhân. Ngay cả những việc không xấu mà nên cớ cho anh em vấp phạm cũng cần phải tránh. Cũng thế, tất cả những gì chúng ta đang có: tiền tài, của cải, chức

vị, danh vọng, bạn hữu, thân quyến, nghề nghiệp… đều là những phương tiện để xây dựng hạnh phúc cho đời sống vĩnh cửu. Nhưng nếu những thứ đó là căn nguyên làm cớ cho ta phạm tội, gây nguy cơ đánh mất Nước Trời, thì vì Chúa Kitô và vì Nước Trời, chúng ta hãy sẵn sàng từ bỏ, dù phải hy sinh đắt giá. Vì được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?

Xin Chúa cho chúng con biết lánh xa dịp tội và đừng nên duyên cớ gây gương mù gương xấu cho anh chị em chung quanh.

GM Lệ Tâm

TÔN THỜ DANH CHÚAÔi lạy Chúa con làm sao kể xiết.

Bao ơn lành Ngài thương mến ban cho.Nhớ lại quãng thời niên thiếu ấu thơ.

Con ấp ủ hằng ước mơ có Chúa.Năm tháng trôi qua vẫn không phai úa.

Tình yêu Ngài càng chan chứa trong con.Rồi một ngày con được Chúa đoái thương .

Nên nghĩa tử cùng muôn ơn lai láng.Con xúc động mình thật không xứng đáng.

Tội lỗi nhiều bao ngày tháng u mê.Chúa nhân từ không ghét bỏ khinh chê.Còn thương mến ban tràn trề ơn phước.

Con bỡ ngỡ từng đường đi nẻo bước.Ngày lại ngày luôn nguyện ước trông mong.

Xin Chúa Ngôi Ba soi trí mở lòng. Cho con được học hiểu thông Lời Chúa.

Con hiểu thấy Tình Ngài mênh mông quá.Bởi yêu người Thiên Chúa đã hy sinh.Cứu thế nhân Ngài gánh hết tội tình.Nhận bản án chết khổ hình thập giá.

Con diễm phúc được làm con của Chúa.Nguyện trung thành lời khấn hứa sắt son.

Mẹ nhân lành, Mẹ Thiên Chúa của con.Con ao ước sống theo gương của Mẹ.

Xin cho con tâm hồn luôn thơ bé.Sống khiêm nhường để được Mẹ yêu thương.Dẫu nhọc nhằn luôn trông cậy Nữ Vương.

Đời khốn khổ Mẹ ban ơn phù giúp.Con có Chúa đời bình an hạnh phúc.

Nguyện Ngài thương cho thêm chút ước mơ.Đến tuổi già vẫn chan chứa ý thơ.

Cùng báo Mẹ con tôn thờ Danh Chúa.KIM CÚC. OR 2011

08-2012_TTDM.indd 2008-2012_TTDM.indd 20 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 21: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

21Tôn Giáo

P.O. Box 836, Carthage, MO 64836

HỎI ?để sống đạoemail: [email protected]

H. Ly Dị và Tái HônKính thưa Cha, con có một câu hỏi mà giờ này con

cảm thấy tuyệt vọng đến cùng cực vì thấy như mình bị đào thải ra ngoài Giáo Hội.

Con lập gia đình khi vừa sang Mỹ và người chồng cũ là Công giáo. Lấy nhau được 20 năm, có 2 cháu. cuộc sống kéo dài 20 năm thì tan vỡ vì người chồng cũ đã liên hệ bất chính với những người đàn bà khác, mặc dù con đã bỏ qua nhiều lần. Con không thể nào chịu đựng được thêm nữa vì bên cạnh người chồng con còn phải chú tâm lo lắng dạy dỗ cho con cái nên người. Con đã sống cho con cái hơn 15 năm qua và giờ thì các cháu đã thành nhân và thành công trong việc học.

Sau 15 năm đơn độc lo cho con cái, con thấy mình đã đến tuổi gần về chiều. Cái cô đơn không làm con đau khổ nhưng làm con cảm thấy lo lắng khi bệnh hoạn và không có người giúp đỡ trong khi con cái không ở gần và các cháu cũng không an tâm.

Sau những năm suy nghĩ con đã quyết định tiến tới hôn nhân với một người không đồng hương và không có đạo.

Con đã làm giấy tiêu hôn trước ngày làm giá thú, nhưng giờ này gần 2 năm mà con chưa nhận được, trong khi dự tính nhận được giấy tiêu hôn trước ngày cưới không thành.Đây là vấn đề làm con đau khổ ngày đêm. Sau cùng

con đã nói chuyện với cha Việt Nam, cha nói con không được rước lễ và không được xưng tội khi chưa được giấy tiêu hôn. Con nghe như mình bị loại ra khỏi Công giáo. Cha ơi! nghe xong con muốn mình được biến mất ra khỏi cái thế giới này. Con phải làm gì với cả hai bên đạo và bên đời. Hơn 14 năm đơn độc dồn hết tâm hồn và thể xác lo cho con, để khi già con muốn được có nơi chốn để được giúp đỡ thì con lại phải mắc lỗi đạo. Đúng ra con cần làm giấy tiêu hôn ngay khi ly dị nhưng con đã không làm vì không nghĩ mình muốn đi thêm một bước nữa. Nhưng như con nói ở trên, con

bước thêm bước nữa vì thấy mình cần giúp đỡ khi về già.

Cha ơi, con phải làm gì bây giờ, con có phải 1 lần nữa bỏ người chồng bây giờ để quay về để được rước lễ xưng tội và cô đơn với tuổi già- hay con phải xa rời nhà thờ, xa rời Chúa cho đến khi nhắm mắt. Đối với con không được rước lễ như con đã bị loại ra ngoài Công giáo và không được xưng tội như bị Chúa lánh xa- không lắng nghe những gì con muốn nói - như bị Chúa đảy con ra xa khi con cần Chúa cảm thông và tha thứ. Con viết thư này trong nước mắt, đau khổ và không tìm ra lối thoát. Xin Cha cho con biết con phải làm gì bây giờ.

Xin Cha cho con một giải pháp đạo và đời. Con xin được cha giải đáp. Xin Cha giúp con. Con thành thật cám ơn cha.

Xin Cha tha lỗi vì con viết thư không lưu loát trong tâm trạng rối bời.

Kính thưCon một người sống trong vô vọng.

Đáp: 1/ Trước hết, xin thông cảm những đau khổ chị đã

và đang phải chịu. Quả thật những đau khổ ấy lớn, quá lớn với sức tự nhiên. Đàng khác, chị biết Chúa, chị biết Chúa yêu thương chị. Chị đau buồn nhưng Chúa còn đau buồn gấp bội và muốn giải thoát chị khỏi những đau buồn chị đang phải chịu. Chúa đã dựng nên chị, săn sóc hồn xác chị, mà nay chị chọn sống vuột khỏi tay Chúa! Chúa sao khỏi đau! Đau hơn cha mẹ lo lắng hy sinh cho con cái, mà bị phản bội! Chúa buồn hơn chị nhiều đó! Cũng thành thật chúc mừng chị đã trải qua và đã thành công trong việc nuôi dưỡng các con cái "đã thành nhân và thành công trong việc học.”

2/ Như chị nói, "Sau 15 năm đơn độc lo cho con cái, con thấy mình đã đến tuổi gần về chiều. Cái cô đơn không làm con đau khổ nhưng làm con cảm thấy lo lắng khi bệnh hoạn và không có người giúp đỡ trong khi con cái không ở gần và các cháu cũng không an tâm." Chị lo lắng cũng đúng và các cháu không an tâm cũng phải. Trong nhiều chọn lựa để có sự giúp đỡ khi bệnh hoạn chị đã chọn giải pháp thường tình nhất và đơn giản như bao người khác. "Sau những năm suy nghĩ con đã quyết định tiến tới hôn nhân với một người không đồng hương và không có đạo." Nhưng hoàn cảnh đưa đảy và chị để mình vượt quá "boundary" lúc nào không hay.

3/ Đây là điều được nhắc nhiều lần mà ít ai để ý! Xin nhớ rằng tiêu hôn (annulment) không phải là từ người Công giáo nói thay cho từ ly dị vì kết quả tiêu hôn không phải lúc nào cũng xác quyết. Xác quyết một tiêu

08-2012_TTDM.indd 2108-2012_TTDM.indd 21 7/12/2012 9:10:52 AM7/12/2012 9:10:52 AM

Page 22: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

22 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

hôn là xác quyết không hề có dây hôn phối giữa hai người. Nói cách khác Tòa án hôn phối điều tra và thấy vì thiếu điều kiện quan trọng trước hay đang khi cưới, nên hôn phối không thành ngay từ đầu. Chẳng hạn, một cậu mới 13 tuổi mà khai 20 tuổi để cưới: hôn phối không thành vì chưa đủ tuổi. Một ông khác có vợ mà tưởng mình độc thân: hôn phối không thành vì có vợ rồi.

Chị nói chị phải ly dị vì " người chồng cũ đã liên hệ bất chính với những người đàn bà khác ...." Đó là chuyện sau ngày cưới. Nhưng tòa hôn phối cần biết lý do, hoàn cảnh, ý định, ước muốn, điều kiện ... trước và đang khi chị và người chồng cũ cưới nhau! Tòa án giáo phận có tìm được lý do nào để tuyên bố hôn phối của chị và người chồng cũ không thành ngay từ đầu không?

" Sau cùng con đã nói chuyện với cha Việt Nam" vậy trước đó chị có nói chuyện với cha Mỹ hay cha nào không? Làm cha mẹ, chắc chị có nhắc cho con em: khi đồng ý cưới nhau, việc đầu tiên là "vào cha" để cha điều tra và học giáo lý. Nhưng chị quên chuyện đó cho chính mình?

4/ Vấn đề đơn giản trước mắt là giấy tiêu hôn. Chị đã thường xuyên liên lạc với tòa án hôn phối địa phận, liên lạc với người giúp chị điền các mẫu đơn cho tòa án để biết công việc bây giờ thế nào? Họ cần những gì thêm? thiếu những gì?

5/ Hiện tại, tòa chưa nói gì, chị vẫn còn mắc dây hôn phối cũ. Nên việc "ăn ở" với người chồng mới là không hợp pháp, không hợp luật Chúa. Một cách khách quan, Giáo hội không thể cho ai sống không hợp luật Chúa rước lễ. Giáo hội cũng không thể giải tội cho người thống hối mà còn sống trong dịp tội gần trừ khi gần chết.

6/ Chị hỏi, "Cha ơi, con phải làm gì bây giờ, con có phải 1 lần nữa bỏ người chồng bây giờ để quay về để được rước lễ xưng tội và cô đơn với tuổi già- hay con phải xa rời nhà thờ, xa rời Chúa cho đến khi nhắm mắt." Tại sao chỉ có hai giải pháp?

Một người khôn ngoan không ai dại chọn giải pháp hai: "xa rời nhà thờ, xa rời Chúa cho đến khi nhắm mắt" vì sau khi nhắm mắt, sẽ gần hay xa Chúa? Điều kinh khủng là sau khi nhắm mắt! Chúa bảo "Được cả thế giới mà thiệt linh hồn mình, được ích chi?"

Muốn tìm được bình an, ít là tạm thời chị phải xa cách ông chồng mới trong khi chờ Tòa án địa phận tuyên bố chính thức. Khi Tòa án xác quyết tiêu hôn, chị có thể xin hợp thức hóa.

Chọn Chúa và bình an tâm hồn, Chị phải khôn ngoan và mạnh mẽ. Không cùng niềm tin thường người ta không thể hiểu, không thể thông cảm được những ray

dứt chị trải qua. Người ta có thể đề nghị chị đổi sang Tin lành nào đó. Đừng dại nghe, dối người đời và dối chính mình được nhưng không dối Chúa được! Cái đáng sợ là tội lỗi, là sống xa Chúa! Khi chị có Chúa và chọn điều phải, Chúa ở bên phù hộ chị. Còn nhiều cách thế giảm bớt mối lo khi bệnh tật. Với ơn Chúa và sự khôn ngoan chúng ta có nhiều cách giải quyết khi bệnh tật một mình.

7/ Dù quyết chọn giải pháp nào, chị vẫn cần gần Chúa. Chị vẫn cần đến nhà thờ dự lễ (dù không được rước lễ thật nhưng có thể rước lễ thiêng liêng) cầu nguyện. Khi sống trong tội, luôn ăn năn tội kẻo nhỡ chết bất ngờ thì mất cả đời này lẫn đời sau. Cứ tiếp tục đi lễ, cầu nguyện ... xin Chúa thương giúp mau giải quyết. Không ai dám nói sẽ được rỗi linh hồn nhưng đó là cố gắng tối thiểu có thể khi sống trong tội./.

Trái Tim Đức MẹTrái tim Mẹ, tràn tình yêu Thiên Chúa!

Tim trinh nguyên, giòng máu Thánh tinh tuyềnĐức vẹn sạch, khiết trinh lòng từ ái

Mẹ Chúa Con, Mẹ cả muôn dân!

Trái tình yêu nở rộ thắm muôn đờiTim chan chứa ngập tràn ơn Thánh SủngĐức tin yêu, vâng phục một Chúa Trời

Mẹ sáng ngời, con say đắm Mẹ ơi!

Trái đất tròn , Mẹ giang tay chờ đónTim con thơ, dâng hiến trọn ước mơĐức mến yêu ủ ấp tình con trẻ

Mẹ ôm trùm vạn vật thế nhân ơi!

Trái yêu thương, ban phát tình mẫu tửTim say yêu mang Chúa đến muôn ngườiĐức Chúa Trời khứng ban đầy ơn Phúc Mẹ rạng ngời, tỏa sáng chốn Thiên Cung

Antôn Nguyễn thái Hưng, 9/2/12

08-2012_TTDM.indd 2208-2012_TTDM.indd 22 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 23: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

23Tôn Giáo

1. Bộ Giáo lý Đức tin phụ trách về những câu hỏi liên hệ tới sự thăng tiến và bảo vệ đạo lý đức tin và luân lý. Bộ cũng có thẩm quyền cứu xét những khó khăn liên quan tới kỷ luật đức tin như những vụ ngụy thần bí, những cuộc gọi là hiện ra, các thị kiến và sứ điệp gọi gán cho siêu nhiên. Đối với trách vụ rất tế nhị này, cách đây hơn 30 năm, Bộ đã chuẩn bị Normae de modo procedenti in diudicandis praesumptis apparitionibus ac revelationibus (Các quy tắc về cách thức tiến hành trong việc phân định những vụ hiện ra hoặc mạc khải). Tài liệu này được các thành viên Đại hội toàn thể của Bộ đề ra và được vị Tôi Tớ Chúa Đức Giáo Hoàng Phaolô chuẩn nhận ngày 24-2-1978 và sau đó công bố ngày 25-2-1978. Thời ấy, các Quy tắc này được gửi đến các giám mục để thông tin, nhưng không được công bố chính thức, như những qui tắc ấy trợ giúp trực tiếp cho các vị Chủ Chăn của Giáo Hội.

2. Như đã biết, qua dòng thời gian, tài liệu này được xuất hiện trong một số ấn phẩm, bằng nhiều ngôn ngữ về các vấn đề này mà không có phép của Bộ Giáo lý Đức tin. Ngày nay, phải nhận rằng nội dung chính yếu của các qui tắc quan trọng này đã được công chúng biết tới. Vì thế Bộ Giáo lý Đức tin thấy rằng nay là lúc thích hợp để công bố các Quy tắc ấy, đồng thời cung cấp bản dịch trong các ngôn ngữ chính.

3. Trong cuộc họp của Thượng HĐGM về Lời Chúa hồi tháng 10 năm 2008, vấn đề các kinh nghiệm về những hiện tượng siêu nhiên trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội cũng đã được nêu lên như mối quan tâm mục tử của một số GM. ĐTC Biển Đức 16 nhìn nhận các mối quan tâm đó và đặt trong một chân trời rộng lớn hơn của kế hoạch cứu độ, trong một đoạn quan trọng của Tông huấn Hậu Thượng HĐGM Verbum Domini (Lời Chúa). Nên nhắc lại giáo huấn ấy của ĐGH. Giáo Huấn này như một lời mời gọi để chú ý một cách thích đáng tới những hiện tượng siêu nhiên ấy.

” Giáo Hội muốn nói lên ý thức của mình rằng, với Đức Giêsu Kitô, Giáo Hội đang đối diện với Lời chung cục của Thiên Chúa; Người 'vừa là Đầu vừa là Cuối' (Kh 1:17). Người đem lại cho tạo thành và lịch sử ý nghĩa chung quyết; chính vì thế mà chúng ta được mời gọi sống thời gian, ở trong tạo thành của Thiên Chúa theo nhịp điệu cánh chung của Lời; 'nhiệm cục Kitô, vì là Giao Ước mới và chung cục, sẽ không bao giờ qua

đi và người ta không phải chờ một mạc khải công khai mới nào khác trước khi Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tỏ hiện vinh quang (x. 1 Tm 6:14 và Tt 2:13)' (Công Đồng Chung Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum, s. 4). Thật vậy, như các Nghị phụ trong Thượng Hội đồng đã nhắc nhở, “điểm đặc trưng của Kitô giáo chính là biến cố Đức Giêsu Kitô, chóp đỉnh của Mạc Khải, hoàn thành các lời Thiên Chúa hứa và làm trung gian cho sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Người 'đã mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta' (x. Ga 1:18) là Lời độc nhất và chung quyết được ban cho nhân loại' (Đề nghị 4). Thánh Gioan Thánh Giá đã diễn tả chân lý ấy một cách tuyệt vời: 'Từ khi ban cho chúng ta Con của Ngài, Lời của Ngài, độc nhất và chung quyết, Ngài đã nói với chúng ta cùng một trật và trong một lần tất cả mọi sự trong Lời duy nhất ấy, và Ngài không còn gì để nói nữa. [...] Vì điều Ngài đã nói từng phần cho các tiên tri, thì Ngài đã nói hết trong Con của Ngài, khi ban cho chúng ta cái tất cả ấy là chính Con của Ngài. Chính vì thế mà giờ đây ai muốn tra vấn Chúa để xin Chúa ban cho những thị kiến và mạc khải, không những là làm một chuyện điên rồ, mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa, khi không chỉ nhìn ngắm Đức Kitô mà còn tìm kiếm điều khác hoặc một điều mới mẻ' (Lên núi Cát Minh, II, 22).

Để ý đến những điều ấy, ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh rằng:

”Thượng Hội Đồng đã khuyên nhủ hãy 'giúp đỡ các tín hữu phân biệt rõ Lời Thiên Chúa với những mạc khải riêng', (Đề nghị 47) mà vai trò 'không phải là bổ sung Mạc Khải chung cục của Đức Kitô, mà là giúp sống đầy đủ hơn vào một thời điểm nào đó của lịch sử' (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, s. 67). Giá trị những mạc khải tư hoàn toàn khác biệt với Mạc Khải công độc nhất: Mạc Khải nầy đòi chúng ta phải tin; thật vậy, trong đó chính Thiên Chúa dùng lời con người và qua trung gian cộng đoàn sống động là Giáo Hội để nói với chúng ta. Tiêu chuẩn để phán đoán chân lý một mạc khải tư là nó phải quy chiếu đến chính Đức Kitô. Khi nó làm chúng ta xa Người, thì chắc chắc nó không đến từ Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn chúng đến với Tin Mừng chứ không đi ra ngoài. Mạc khải tư là một trợ giúp cho đức tin, và nó tỏ ra khả tín chính vì nó quy chiếu đến Mạc Khải công độc nhất. Chính

Bộ Giáo lý Đức tin

VIỆC THẨM ĐỊNH CÁC VỤ HIỆN RA

08-2012_TTDM.indd 2308-2012_TTDM.indd 23 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 24: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

24 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

vì thế việc Giáo Hội công nhận một mạc khải tư chủ yếu cho thấy rằng sứ điệp liên quan không chứa đựng điều gì trái ngược với đức tin và phong hóa. Ta được phép công khai hóa và các tín hữu được phép gắn bó một cách khôn ngoan. Một mạc khải tư có thể đưa vào những cách diễn tả mới, làm phát sinh những hình thức đạo đức mới hoặc đào sâu những hình thức cũ. Nó có thể có một đặc điểm tiên tri nào đó (x. 1 Tx 5:19-21) và có thể là một trợ giúp có giá trị giúp ta hiểu và sống Tin Mừng tốt hơn trong giai đoạn hiện thời. Vậy người ta không được phép coi thường mạc khải tư. Đó là một trợ giúp dành cho chúng ta, nhưng không bắt buộc phải theo. Trong mọi trường hợp, đây phải là một điều nuôi dưỡng đức tin, đức cậy và đức mến, vốn là con đường thường xuyên đưa đến ơn cứu độ cho tất cả mọi người

(X. Bộ Giáo lý Đức Tin, Sứ Điệp Fatima, (26-6-2000): Ench. Vat. 19, s. 974 1021).

4. Tôi vững vàng hy vọng rằng việc công bố chính thức Những quy tắc về cách thức tiến hành trong việc phân định những vụ gọi là hiện ra hoặc mạc khải có thể giúp các vị Chủ Chăn của Giáo Hội Công giáo trong trách vụ khó khăn là phân định những vụ gọi là hiện ra, mạc khải, các sứ điệp, hoặc tổng quát hơn, đó là những hiện tượng ngoại thường được gán cho nguồn gốc siêu nhiên. Đồng thời cũng hy vọng rằng tài liệu này ích lợi cho các nhà thần học và các chuyên gia trong lãnh vực về những kinh nghiệm sống của Giáo Hội này, mà tính chất tế nhị của chúng đòi phải cứu xét tường tận hơn bao giờ hết. HY William Levada, Tổng trưởng Vatican ngày 14 tháng 12 năm 2011 Lễ Thánh Gioan Thánh Giá.

Nhận xét sơ khởiNguồn gốc và đặc tính của các qui tắc nàyTrong Đại hội thường niên tháng 11 năm 1974, các

Nghị Phụ thành viên của Thánh Bộ đã cứu xét vấn đề liên quan đến những vụ gọi là hiện ra và những mạc khải thường đi kèm các vụ đó, và đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Khác với trước đây, ngày nay tin tức về các vụ hiện ra được phổ biến mau lẹ hơn nơi các tín hữu nhờ các phương tiện thông tin (truyền thông đại chúng). Hơn nữa, giao thông dễ dàng hơn từ nơi này sang nơi khác tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng các cuộc hành hương, vì thế, Giáo quyền nên mau lẹ phân định về giá trị của những chuyện ấy.

2. Đàng khác, não trạng thời nay và những đòi hỏi việc nghiên cứu khoa học cao cấp lại gây khó khăn hơn, nếu không muốn nói là hầu như không thể đưa ra những phán đoán kết luận những cuộc

điều tra về vấn đề này (constat de supernaturalitate, non constat de supernaturalitate) một cách mau lẹ như trong quá khứ để các vị Thường quyền có thể cho phép hoặc cấm việc phụng tự công khai hoặc những hình thức sùng kính khác nơi các tín hữu.Vì những lý do đó, để lòng sùng kính sôi nổi nơi các tín hữu đối với những sự kiện ấy được biểu lộ trong niềm hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội và mang lại thành quả mà nhờ đó, chính Giáo Hội có thể phân định sau bản chất đích thực của các sự kiện, các nghị phụ của Bộ Giáo lý Đức tin xét cần phải theo các thủ tục sau về vấn đề này:

Khi được thông báo về một vụ gọi là hiện ra hoặc mạc khải nào đó, thì Giáo quyền có nghĩa vụ:

a) Trước tiên là thẩm định sự kiện theo các tiêu chuẩn tích cực và tiêu cực (X. dưới đây số I)

b) Rồi, nếu việc cứu xét này đi tới một kết luận thuận, thì Giáo quyền cho phép làm việc phụng tự và tôn kính một cách nào đó, và đồng thời tiếp tục giám sát việc ấy thận trọng hơn (điều này tương đương với công thức ”Pro nunc nihil obstare” bây giờ không thấy gì ngăn trở).

c) Sau hết, dưới ánh sáng thời gian đã qua và kinh nghiệm, đặc biệt với những thành quả thiêng liêng dồi dào do việc sùng kính mới mang lại, Giáo quyền công bố phán đoán về sự kiện ấy: có thực và có tính chất siêu nhiên (de veritate et supernaturalitate), nếu trường hợp đó đòi hỏi.

I. Các tiêu chuẩn để phán đoán,ít là có lẽ xảy ra (probability) tính chất của những cuộc

gọi là hiện ra hoặc mạc khải

A. Các tiêu chuẩn tích cựca) Sự chắc chắn luân lý, hoặc ít là có thể xảy ra, sau

khi đã nghiên cứu nghiêm túc.b) Những hoàn cảnh đặc thù liên quan đến sự hiện

hữu và bản chất của sự kiện, nghĩa là:1- phẩm chất của một hoặc nhiều người thị kiến (đặc

biệt xét xem họ có quân bình tâm lý, lương thiện và ngay chính trong đời sống luân lý, thành thật và ngoan ngoãn đối với giáo quyền, có khả năng trở lại đời sống đức tin bình thường, v.v.)

2. Về mạc khải: đạo lý thần học hoặc tu đức có chân thực và không có sai lầm.

3. Lòng sùng kính lành mạnh và thành quả thiêng liêng phong phú và bền bỉ (ví dụ tinh thần cầu nguyện, hoán cải, chứng tá bác ái, v.v.)

B. Các tiêu chuẩn tiêu cựca) Sai lầm tỏ tường về sự kiện

08-2012_TTDM.indd 2408-2012_TTDM.indd 24 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 25: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

25Tôn Giáo

b) Những sai lầm về đạo lý gán cho chính Thiên Chúa, hoặc Đức Mẹ Maria, hoặc vị thánh nào đó trong hiện ra. Tuy nhiên cũng để ý là người ta - có thể là vô tình - thêm những yếu tố hoàn toàn là phàm nhân hoặc vài sai lầm trong phương diện tự nhiên vào một sự mạc khải siêu nhiên đích thực (X Thánh Ignatio, Linh thao, số 336).

c) Chứng cớ tìm kiếm lợi lộc rõ ràng gắn liền với sự kiện

d) Những hành vi vô luân trầm trọng của đương sự hoặc những đồ đệ của họ, trong lúc hoặc nhân dịp xảy ra sự kiện ấy.

e) Các rối loạn tâm lý hoặc xu hướng tâm bệnh nơi đương sự, chắc chắn đã ảnh hưởng trên điều gọi là sự kiện siêu nhiên, hoặc tâm bệnh, cuồng loạn tập thể hoặc các yếu tố cùng loại.

Cần để ý rằng những tiêu chuẩn dù tích cực và tiêu cực, chỉ có tính chất hướng dẫn chứ không đầy đủ và phải được áp dụng chung hoặc một cách bổ xung cho nhau.

II. Sự can thiệp của Giáo quyền liên hệ1. Trong dịp xảy ra sự kiện gọi là siêu nhiên ấy, nếu

các tín hữu tự động thực hiện một việc phụng tự hoặc sùng kính nào, thì Giáo quyền liên hệ có nghĩa vụ hệ trọng phải mau lẹ tìm hiểu, không trì hoãn và canh chừng cẩn thận.

2. Nếu giáo dân thỉnh cầu hợp pháp (nghĩa là trong niềm hiệp thông với các vị Chủ chăn, chứ không phải do tinh thần phe phái), Giáo quyền liên hệ có thể can thiệp để cho phép hoặc cổ động một vài hình thức phụng tự hoặc sùng kính, nếu sau khi áp dụng các tiêu chuẩn trên đây, mà không thấy có gì trở ngại. Nhưng Giáo quyền phải làm sao để các tín hữu không giải thích việc cho phép như thế là Giáo Hội phê chuẩn tính chất siêu nhiên của sự kiện (x. số C ở trên).

3. Do trách vụ về đạo lý và mục vụ, Giáo quyền liên hệ có thể tự ý can thiệp; và phải làm như vậy trong những hoàn cảnh nghiêm trọng, chẳng hạn để sửa chữa hoặc đề phòng những lạm dụng trong việc sùng bái, để lên án đạo lý sai lầm, để tránh những nguy cơ thần bí sai lầm hoặc không tưởng, v.v.

4. Trong những trường hợp nghi ngờ, chớ làm cho thiện ích của Giáo Hội bị nguy hại, Giáo quyền liên hệ nên tránh đưa ra phán quyết và những hành động trực tiếp (vì có thể xảy ra là sau một thời gian nào đó, những sự kiện gọi là siêu nhiên ấy rơi vào quên lãng); tuy nhiên chớ ngưng cảnh giác để can thiệp nếu cần, với sự mau lẹ thận trọng.

III. Nhà chức trách có thẩm quyền can thiệp1. Trên hết, vị Thường quyền địa phương có nghĩa

vụ phải canh chừng và can thiệp2. HĐGM miền hoặc quốc gia có thể can thiệp:a) nếu Thường quyền sở tại đã chu toàn phận vụ của

mình, yêu cầu HĐGM phán đoán một cách chắc chắn hơn về sự việc;

b) Nếu sự việc có tầm mức quốc gia hoặc miền, tuy thế, luôn luôn cần phải có sự đồng ý trước đó của Thường quyền địa phương

3. Tòa Thánh có thể can thiệp, theo lời thỉnh cầu hoặc của chính Bản quyền, hoặc của một nhóm tín hữu đáng kể, hay cũng có thể trực tiếp chiếu theo quyền tài phản hoàn vũ của ĐGH (X dưới đây IV)

IV. Can thiệp của Bộ Giáo lý Đức tin1. a) Sự can thiệp của Bộ Giáo lý Đức tin có thể xin

do Thường quyền địa phương, sau khi đã thi hành phần của mình, hoặc do một nhóm tín hữu tốt lành. Trong trường hợp nhóm tín hữu thỉnh cầu, thì cần đặc biệt để xem những lý do của việc nại đến Thánh Bộ có đáng ngờ vực không (ví dụ để bó buộc vị Thường quyền phải thay đổi quyết định hợp pháp của ngài, để phê chuẩn nhóm phe phái nào đó, v.v.)

b. Thánh Bộ cũng có thể tự ý can thiệp trong những trường hợp hệ trọng hơn, nhất là khi sự việc liên hệ tới một phần lớn của Giáo Hội, nhưng luôn luôn sau khi tham khảo Bản quyền, và nếu tình hình đòi hỏi, thì tham khảo ngay cả HĐGM nữa.

2. Thánh Bộ có thẩm quyền phán quyết và phê chuẩn cách thức tiến hành của Bản quyền, hoặc nếu thấy là có thể và thích hợp, thì tiến hành một cuộc cứu xét mới về sự việc, khác với sự cứu xét của Thường quyền hoặc do chính Thánh Bộ, hoặc do một Ủy ban đặc biệt.

Những quy tắc này, được quyết định trong khóa họp toàn thể của Thánh Bộ, đã được ĐGH Phaolô 6 phê chuẩn ngày 24-2-1978 Roma tại trụ sở Thánh Bộ Giáo lý Đức tin ngày 25-2-1978

Francis Hồng Y Seper, , Tổng trưởng, Jérôme Hamer OP, Tổng thư ký./.

http://static.freepik.com/free-photo/pray-clip-art_415341.jpg

08-2012_TTDM.indd 2508-2012_TTDM.indd 25 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 26: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

26 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Để tiếp tục truyền thống tin kính và mến yêu cùng tôn thờ Thánh

Thể trong và cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại nói chung và ở địa phương Texas nói riêng, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm lại tổ chức Ngày Thánh Thể năm thứ 3, từ ngày Thứ Năm mùng 7 đến ngày Chúa Nhật mùng 10 tháng 6/2012.

Nhìn chung, so với 2 năm trước, Ngày Thánh Thể III - 2012 này đã cho thấy càng ngày càng được hưởng ứng, với con số tham dự viên mỗi năm một gia tăng: Ngày Thánh Thể II - 2011 gấp đôi Ngày Thánh Thể I - 2010, và Ngày Thánh Thể III - 2012 gấp 3 Ngày Thánh Thể II - 2011. Ngày Thánh Thể II - 2011, con số tham dự Thánh Lễ Đại Trào Tối Thứ Bảy vừa chật hội trường 1200 chỗ. Ngày Thánh Thể III - 2012 do đó đã cử hành Thánh Lễ Đại Trào ở ngoài trời, lấy hành lang của tiền đường Chư Thánh Điện làm Lễ Đài.

Chưa hết, Ngày Thánh Thể III - 2012 còn có một sự lạ là trong số linh mục đoàn hiện diện ở các Thánh Lễ Đại Trào, người ta thấy đa số các vị từ Việt Nam sang, thuộc cả Tổng Giáo Phận Sài Gòn trong Nam lẫn Giáo Phận Hải Phòng ngoài Bắc, nhất là có sự hiện diện của Đức Giám Mục Hải Phòng là Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên.

Ngoài ra, để sửa soạn cho Ngày Thánh Thể mỗi ngày một xứng đáng trở thành nơi hội ngộ giữa con người và Đấng ở giữa loài người nơi Bí Tích Thánh Thể, với sự cộng tác nhiệt tình và đông đảo của giáo dân ở những giáo xứ Việt Nam quanh vùng, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm đã cố gắng làm đẹp khu vực cử hành Ngày Thánh Thể hằng năm. Thật vậy, nếu Ngày Thánh Thể đầu tiên năm 2010

hầu như chưa có gì ngoài mấy cái lều tượng trưng cho thiện chí khởi xướng của vị linh mục bề trên đan viện và một nhóm nhỏ giáo dân như 2 con cá và 5 chiếc bánh, thì Ngày Thánh Thể II và III đã từ từ trở nên như một phép lạ bánh hóa nhiều. Ở chỗ, Ngày Thánh Thể II - 2011, khu cử hành Ngày

Thánh Thể đã có một Hội Trường rộng lớn cho khoảng 1200 chỗ, một Chư Thánh Điện cho khoảng 100 chỗ và một phòng vệ sinh khang trang, và Ngày Thánh Thể III - 2012 đã được thêm Đường Kiệu Thánh Thể trải sỏi, đường vào khu vực cử hành Ngày Thánh Thể cũng được tân trang cho đỡ lầy lội khi mưa xuống, đường từ Chư Thánh Điện sang Hội Trường và khu vệ sinh cũng được tráng xi măng sạch sẽ, chưa kể đến một vườn hoa dọc theo đường xi măng này đã một phần nào làm tươi mát cho Ngày Thánh Thể. Dự án tiếp tục kiến thiết cho Ngày Thánh Thể vẫn còn đang được theo đuổi, chẳng hạn kiến thiết thêm một Lều Thánh Thể vĩnh viễn, chi phí lên đến cả 200 ngàn Mỹ kim; Đường Kiệu Thánh Thể có thể sẽ được trải nhựa hay đổ xi măng; một Lễ Đài chính ở giữa hồ nước nên thơ trong khu vực tổ chức thanh vắng này v.v.

Về vấn đề cử hành Ngày Thánh Thể liên quan đến phụng vụ và lòng tôn sùng đạo đức, ngoài những mục chính làm cho Ngày Thánh Thể từ năm 2011 trở thành như một Tam Nhật Thánh: Thứ Năm có Đêm Canh Thức Thánh Thể, Thứ Sáu có Đi Đàng Thánh Giá, Thứ Bảy có Đền Tạ Đức Mẹ, và các Thánh Lễ Đại Trào vào buổi chiều tối cho từng ngày chính này, Ngày Thánh Thể III - 2012 còn có thêm mục Kiệu Các Thánh Tử Đạo

Ngày Thánh Thể III - 2012Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

08-2012_TTDM.indd 2608-2012_TTDM.indd 26 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 27: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

27Tôn Giáo

hầu như đầy người, thật sốt sắng, với sự tham dự của chính Đức Giám Mục Hải Phòng Vũ Văn Thiên. Sự hiện diện của một vị chủ chăn đến từ Việt Nam cho Ngày Thánh Thể III - 2012 thật sự đã làm cho Ngày Thánh Thể ở Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm bắt đầu có được tính cách của một “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Hy vọng mỗi năm Ngày Thánh Thể ở Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm đều có được một vị giám mục như Ngày Thánh Thể III - 2012, để nhờ đó, qua các vị, Chúa

Kitô tiếp tục dẫn dắt đàn chiên của Người đến “mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Gioan 4:14)!

Nhân tiện xin giới thiệu bộ 10 CD chủ đề Lòng Thương Xót Chúa - Niềm Hy Vọng Cuối Cùngbao gồm các đề tài sau đây:1. Thời Điểm Cánh Chung của Lòng Thương Xót Chúa; 2. Tội Lỗi - Vực Thẳm của Lòng Thương Xót Chúa; 3. Tội Nhân - Mồi Ngon của Lòng Thương Xót Chúa 4. Thánh Giá - Chân Dung của Lòng Thương Xót Chúa; 5. Cơn Khát Thập Giá của Lòng Thương Xót Chúa; 6. Tình Yêu Nhân Hậu của Lòng Thương Xót Chúa; 7. Điểm Hẹn Thần Linh của Lòng Thương Xót Chúa; 8. Bối Cảnh Lịch Sử của Lòng Thương Xót Chúa; 9. Sứ Điệp Cứu Độ của Lòng Thương Xót Chúa; 10. Hồn Nhỏ Hy Tế của Lòng Thương Xót Chúa.

Bộ CD về Lòng Thương Xót Chúa hiếm quí dài 11 tiếng đồng hồ này được HSTTM - TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh chia sẻ cho cuộc tĩnh tâm về Lòng Thương Xót Chúa ở Philadelphia cuối tuần mở màn Mùa Chay 2012 vừa rồi, và được đựng trong một hộp, với label từng CD cùng với hình bìa hộp tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa. Giá 45 Mỹ kim, bao gồm cả bưu phí ở Hoa Kỳ và Canada, và 50 Mỹ kim cho các nơi khác trên thế giới. Xin liên lạc và viết chi/ngân phiếu cho Cao-Bùi Thúy-Nga: 12173 Highgate Court – Rancho Cucamonga, CA 91739./.

trước Lễ Đại Trào Kính Các Thánh Tử Đạo vào chiều tối Thứ Sáu.

Về thời tiết, ngoại trừ trận mưa đêm Thứ Tư rạng sáng Thứ Năm gây ngập lụt ở khu vực nấu nướng tại quán ăn và hơi lầy lội một chút ở một số đoạn đường vào khu cử hành chính, nhưng có lẽ nhờ đó mà Ngày Thánh Thể III - 2012, không khí mát mẻ thật dễ chịu, nhờ đó, không như trong Ngày Thánh Thể II – 2011, cuộc Đi Đàng Thánh Giá chiều Thứ Sáu không cần phải cầm theo nước trong tay, và Thánh Lễ Đại Trào vào chiều tối Thứ Bảy cùng với cuộc Kiệu Thánh Thể sau đó không còn đầm đìa mồ hôi nơi linh mục đoàn nữa.

Về phần học hỏi, Ngày Thánh Thể III - 2012 có tất cả là 4 bài thuyết giảng, 2 bài cho ngày Thứ Sáu và 2 bài cho ngày Thứ Bảy, một bài vào buổi sáng (2 tiếng) và một bài vào buổi chiều (1 tiếng). Thứ tự các thuyết trình viên như sau: 1- Cha Nguyễn Thiết Thắng, OSB, phó Giám Đốc Đan Viện Biển Đức Mount Angel ở Portland Oregon, chia sẻ về đề tài liên quan đến chủ đề của Ngày Thánh Thể III - 2012: “Này là Mình Thày” (Mt 26:26), tiếp theo chủ đề của Ngày Thánh Thể II - 2011 “Các con hãy nhận lấy mà ăn”; 2- Cha Nguyễn Đức Hạnh, OSB, bề trên Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm kiêm tiến sĩ Giáo Luật, trình bày về Thánh Thể theo Giáo Luật;

3- Đức Cha Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng, giảng thuyết về Thánh Thể là một bữa ăn; 4- và một người tín hữu giáo dân tên Cao Tấn Tĩnh cũng được

góp phần chia sẻ về Cảm Nghiệm Thánh Thể. Về văn nghệ, nếu Ngày Thánh Thể II - 2011 năm

ngoái chỉ có nguyên tiết mục Linh Ca cho cả hai tối Thứ Năm và Thứ Sáu, được trình diễn bởi 2 vị linh mục là Cha Hải Đăng và Cha Tiến Linh, thì Ngày Thánh Thể III - 2012 đã được góp tiếng hát bởi Ca Sĩ Công giáo Mai Thiên Vân cho đêm văn nghệ Tối Thứ Sáu. Chưa hết, còn có cả MC Việt Thảo, một người không phải Công giáo, nhưng đã tham dự từ đầu đến cuối tất cả và từng tiết mục của Ngày Thánh Thể III - 2012.

Về lòng tôn sùng Thánh Thể, không bao giờ thiếu người liên tục tự động ở Lều Thánh Thể suốt ngày đêm để chầu Chúa, cho dù không có vấn đề chia phiên. Các giờ chầu chung, từ 11 đến 12 giờ đêm, Thứ Năm và Thứ Sáu, Lều Thánh Thể chứa được trên 500 chỗ

08-2012_TTDM.indd 2708-2012_TTDM.indd 27 7/12/2012 9:10:53 AM7/12/2012 9:10:53 AM

Page 28: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

28 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Lòng Thương Xót Chúa

Giữa các gia đình với nhauChia sẻ đề tài 5 trong Cuộc Tĩnh Tâm «Hôn Nhân Gia Đình sống Lòng Thương Xót Chúa”

Marywood Retreat Center, 15-17/6/2012Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Ý Nghĩa bài Phúc Âm về Tiệc Cưới Cana Bài Phúc Âm Tiệc Cưới Cana là bài Phúc Âm quá

quen thuộc. Phân tích kỹ lưỡng, chúng ta có thể thấy được những điểm quan trọng sau đây:

Mẹ Maria, cho dù là Mẹ Thiên Chúa, chỉ là một nhân vật phụ trong các Phúc Âm. Bởi thế, Mẹ chỉ được các Thánh Ký nhắc tới trong ít biến cố như Truyền Tin, Thăm Viếng, Giáng Sinh, Dâng Con, Tìm Con, Với Con ở Tiệc Cưới Cana và Với Con trên Đồi Canvê, và chỉ có 6 lời rưỡi Mẹ nói trong những lần này: 2 ở Truyền Tin, 1 rưỡi ở Thăm Viếng, 1 ở Tìm Con và 2 ở Tiệc Cưới Cana. Thậm chí các Tông Đồ còn được nhắc nhiều hơn. Vì thế khi Mẹ được nhắc tới. Đoạn Phúc Âm đó quan trọng về Mẹ rất, liên quan tới công cuộc cứu độ được Chúa Kitô Con Mẹ thực hiện.

Nếu Mẹ Maria đến tham dự Tiệc Cưới ở Cana này thì có thể trong 30 năm ở Nazarét với Chúa Giêsu (nhất là sau khi Thánh Giuse qua đời) Mẹ đã đến tham dự nhiều đám cưới khác, Phúc âm chỉ cho biết lần này! Nếu Mẹ chỉ đến tham dự tiệc cưới chỉ một lần trong đời thì biến cố Tiệc Cưới Cana (Mẹ nói đến 2 trong 6 lời rưỡi được Phúc Âm thuật lại) phải có một ý nghĩa sâu xa liên quan đến vai trò đồng công cứu chuộc của Mẹ trong công cuộc cứu độ của Chúa Kitô.

Tại sao Phúc Âm Thánh Gioan thiên về thần tính của Chúa Kitô là những gì cao cả siêu việt, lại được mở đầu bằng một biến cố có vẻ hoàn toàn lạc đề và hết sức tầm thường, đó là biến cố về một tiệc cưới - Tiệc Cưới Cana, liên quan đến tình trạng thiếu rượu trong tiệc cưới này là những gì hoàn toàn vật chất, nhỏ mọn, chẳng quan trọng gì đối với phần rỗi của loài người nói chung và của đôi tân hôn cùng khách dự tiệc nói riêng? (Phải chăng đó là ý nghĩa sâu xa của lời Chúa Giêsu đáp lại Mẹ mình như thể Người muốn khéo nhắc nhở mẹ mình rằng việc này là việc tầm thường, không có liên quan gì đến mẹ con mình trong công cuộc cứu chuộc là công cuộc chính yếu trên hết mọi sự mà giờ cứu chuộc của con chưa tới). Ngoài ra, biến cố này còn được thuật lại trước cả những đoạn quan trọng ngay sau đó, như đoạn 3 với Nicôđêmô về vấn đề tái sinh vào Nước Trời bởi

nước và Thánh Linh, và đoạn 4 với người đàn bà Samaritanô về vấn đề thứ nước hằng sống?Ở Tiệc Cưới Cana Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước

thành rượu không chỉ để giữ thể diện cho đôi tân hôn mà chính là để tỏ mình ra cho các môn đệ đầu tiên: “Chúa Giêsu thực hiện dấu lạ đầu tiên này ở Cana xứ Galilêa. Nhờ đó, Người đã tỏ vinh quang của Người và các môn đệ đã tin vào Người” (Ga 2:11).

Tại sao Chúa Giêsu không dùng trường hợp khác quan trọng hơn để tỏ mình ra? Chẳng hạn trường hợp chữa lành bệnh nạn tật nguyền, hay trường hợp trừ quỉ ở một hội trường Caphanaum được Phúc Âm Thánh Luca thuật lại làm khiến tất cả mọi người bàng hoàng cảm phục (x Lc 4:33-37)?

Sở dĩ Chúa Giêsu cố ý chọn Tiệc Cưới Cana để tỏ mình ra cho mấy môn đệ đầu tiên này của Người có thể là vì: Giáo Hội mang một ý nghĩa là gia đình của Thiên Chúa, một gia đình được thành hình từ một cuộc hôn nhân giữa hai người nam nữ, một cuộc hôn nhân mà chính Người là Chàng Rể và Giáo Hội là Cô Dâu, một cuộc hôn nhân có phù rể là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (x Ga 3:29), và các bạn của Chàng Rể Giêsu này là chính là thành phần môn đệ của Người (x Mt 9:15; Ga 15:15).

Phúc Âm cho thấy đức tin của các tông đồ có những lúc bị mất đi như thể “hết rượu”, điển hình nhất là trong cuộc khổ nạn của Chúa, nhưng đức tin này, nhờ tinh thần đầy thiện chí của các vị, như các chum được đổ đầy nước, nhất là ở Nhà Tiệc Ly các vị trông đợi Thánh Thần Hiện Xuống, đã được Người biến thành rượu ngon, đến độ ngay sau khi được tràn đầy Thánh Thần Hiện Xuống, người ta thấy các ngài như thể “đầy rượu rồi” (CVTD 2:13). Vai trò của Mẹ Maria ở Tiệc Cưới Cana cho thấy Mẹ luôn chu toàn tất cả những gì cần thiết đến bữa tiệc cưới cho Con của mình, nhất là khi Mẹ hiện diện trong lúc các tông đồ sau khi bị hết rượu gây ra bởi cuộc khổ giá Con Mẹ, đang chờ Thánh Thần Hiện Xuống.

Trong Phúc Âm Thánh Gioan, Mẹ Maria chỉ xuất hiện có 2 lần, lần đầu ở Tiệc Cưới Cana và lần cuối ở dưới chân thập giá Chúa Giêsu (x Ga 19:25). Hai sự

08-2012_TTDM.indd 2808-2012_TTDM.indd 28 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 29: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

29Văn Hóa Giáo Dục

kiện này lại có một liên hệ hết sức mật thiết với nhau, vì cả hai đều liên quan đến Giáo Hội. Ở Tiệc Cưới Cana, Giáo Hội như mới được thai nghén, mới như là một hình bóng hướng về một thực tại sau này; trên Đồi Canvê, Giáo Hội đã trở thành một thực tại, khi xuất hiện từ cạnh sườn của Chúa Giêsu bị đâm thâu khiến “máu cùng nước chảy ra” (Ga 19:34), như Evà xuất phát từ cạnh sườn Adong (x Gen 2:21-23).

Dưới chân Thập Giá Chúa, Mẹ Maria đã được Chúa Kitô trao phó người môn đệ yêu dấu của mình là Thánh Gioan, vị đại diện Giáo Hội, cho Mẹ, và Mẹ đã hạ sinh Giáo Hội như một người đàn bà quằn quại sinh con (x Ga 16:21; Rev 12:2,5), khi Mẹ tận mắt chứng kiến thấy lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn tử thi Con Mẹ, một thứ đớn đau đã được cụ Simêon tiên báo cho Mẹ như là “một lưỡi gươm sẽ xuyên qua lòng” (Lc 2:35).Ở Tiệc Cưới Cana, Thánh Gioan cũng cho thấy Mẹ

Maria ở bên Chúa Giêsu, với vai trò vừa là tiền hô của Người vừa là môi giới cho Người. Mẹ là tiền hô của Chúa Giêsu ở chỗ xuất hiện trước Chúa, như ở ngày đầu bài Phúc Âm cho thấy Thánh Gioan đề cập đến Mẹ trước rồi mới tới Chúa Giêsu: “Ngày thứ ba, xảy ra có tiệc cưới ở Cana, xứ Galilê. Và có mẹ Ðức Yêsu ở đó. Ðức Yêsu và các môn đồ của Ngài cũng được mời vào tiệc cưới” (Ga 2:1-2). Mẹ là tiền hô của Chúa ở Tiệc Cưới Cana còn ở chỗ dọn đường cho Chúa, cho giờ của Chúa tới, giờ chính thức cứu chuộc của Người trên Thánh Giá ở Đồi Canvê (x Ga 12:23, 17:1), nhưng một thời giờ lại có thể xẩy ra bất cứ lúc nào nơi thành phần lãnh nhận có lòng tin tưởng nơi Người và “chấp nhận Người” (Ga 1:12). Ở Tiệc Cưới Cana, Mẹ Maria còn làm môi giới cho

Chúa Giêsu, làm môi giới giữa Chúa Giêsu và thành phần phục dịch ở Tiệc Cưới Cana. Trước hết, Mẹ đến báo cùng Con Mẹ biết về tình trạng “họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Sau đó, cho dù Chúa có tỏ ra không tích cực tán thành mà còn như thể trách móc Mẹ lắm chuyện khi Mẹ tường trình sự vụ, Mẹ cũng cứ đến căn dặn thành phần phục tiệc phải sẵn sàng “làm theo những gì Người bảo” (Ga 2:5). Và quả nhiên, nhờ Mẹ dàn xếp một cách khéo léo, Con Mẹ đã tỏ mình ra và các môn đệ của Người đã tin vào Người (x Ga 2:7-8,11).

Qua thái độ và hành động đáp ứng của Mẹ, chúng ta thấy được những sự kiện cần phải lưu ý và bắt chước sau đây:

Trước hết, Mẹ luôn lưu ý tới mọi nhu cầu của người khác, dù nhỏ mọn, không phải vì tò mò hay soi mói mà hoàn toàn vì yêu thương và được thúc đẩy bởi yêu thương. Chính vì yêu thương mới trở nên nhậy cảm và tinh ý để có thể và dễ dàng thấy ngay được tình trạng tiêu cực của người khác, cho dù chính họ

chưa nhận ra, mà Mẹ không thể nào lại tỏ ra lạnh lùng, dửng dưng như không có gì xẩy ra, không giống như chúng ta, ở chỗ, thậm chí chúng ta còn có thể tiến tới chỗ phũ phàng phê bình, chỉ trích, chê bai, khinh bỉ nhau, chẳng hạn như khi chúng ta thấy gia đình khác ở trong tình trạng ly dị, phá thai, con hư, khô đạo, ăn ở vợ chồng bất hợp pháp v.v. Sau hết, vừa khi thấy được tình trạng tiêu cực của ai, không cần phải chờ họ xin mình, Mẹ đã “vội vã” (Lc 1:39) cứu giúp họ hết sức và cho tới cùng, nhiều khi chính họ không biết, và nếu biết cũng không làm cho họ cảm thấy bị mất giá hay mất mặt bởi được giúp đỡ.

Theo gương Mẹ cứu giúp các gia đình bằng Lòng Thương Xót Chúa

Trong nền văn hóa sự chết ngày nay, kinh nghiệm cho thấy các thứ chuyện đáng quan tâm và đầy thương tiếc của các gia đình và trong các gia đình khác thường xẩy ra là: ly dị, phá thai, ăn ở bất hợp pháp, bỏ đạo, con hư v.v. Chúng ta sở dĩ biết được tình trạng thiếu rượu nơi các gia đình khác như thế thì một là do được tâm sự bởi chính đương sự, một trong 2 người phối ngẫu thân quen với chúng ta, hai là tận mắt thấy, và ba là được nghe đến qua một trung gian nào đó.Để có thể hiệu nghiệm cứu giúp các gia đình mắc

nạn hết rượu, chúng ta nên theo gương Mẹ Maria ở Tiệc Cưới Cana thực hiện tiến trình như sau:

Trước bất cứ một tác động nào, chúng ta phải cầu xin với Chúa, như Mẹ Maria trình lên Chúa Giêsu Con Mẹ tình trạng thiếu rượu. Cầu nguyện là điều quan trọng nhất trong việc cứu giúp một gia đình đang ở trong tình trạng hết rượu. Qua đó, chúng ta tỏ ra hoàn toàn tin tưởng vào Chúa trong việc giải tỏa tình trạng hết rượu của gia đình này. Chúa là Đấng yêu thương họ hơn chúng ta, biết rõ họ hơn chúng ta, và muốn lợi dụng tình trạng khốn khổ hết rượu của họ để tỏ mình ra hầu mang lại lợi ích thiêng liêng là thứ rượu hảo hạng cho phần rỗi đời đời của họ.

Với việc cầu nguyện chúng ta đồng thời cũng xin Chúa giúp chúng ta biết làm sao khôn khéo giúp cho gia đình hết rượu này một cách hiệu nghiệm đúng như đường lối của Chúa, trở thành như một dụng cụ hữu dụng của Lòng Thương Xót Chúa và cho Lòng Thương Xót Chúa, như vai trò môi giới hiệu năng của Mẹ Maria ở Tiệc Cưới Cana. Chúng ta nên nhớ rằng chính việc chúng ta biết được tình trạng hết rượu của một gia đình nào đó cũng không phải là một sự kiện tình cờ mà do Thiên Chúa quan phòng muốn tỏ cho chúng ta biết để qua chúng ta Ngài có thể cứu giúp họ.

Sau nữa, cùng với việc cầu nguyện và trong tinh thần cầu nguyện, chúng ta dùng lời lẽ khuyên giải gia

08-2012_TTDM.indd 2908-2012_TTDM.indd 29 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 30: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

30 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

đình này làm sao cho đúng với ý Chúa, theo tinh thần Phúc Âm, hơn là chỉ ve vuốt bản tính tự nhiên của nhau, vào hùa với nhau để tấn công người vắng mặt, một hành động tác hại hơn xây dựng - thà đừng biết đến và pha mình vào thì hơn để khỏi gánh chịu hậu quả của chính việc mình vô tình (hay hữu ý) phá hoại hơn là muốn cứu giúp người ta.

Hai trường hợp hết rượu phổ thông các gia đình thường gặp phải, đó là trường hợp vợ chồng lủng củng với nhau và trường hợp người mẹ có ý định phá thai.Để giúp cho chuyện lủng củng giữa hai vợ chồng mà

một trong hai người họ đã tin tưởng tâm sự cho chúng ta biết, một là để tìm người thông cảm ủi an, nhờ trút bớt những buồn bực căng thẳng, hai là để tìm cách giải quyết vấn đề với một người có thế giá đáng tin cậy v.v.Ở đây chỉ nói đến trường hợp đương sự muốn hỏi ý

kiến, chứ không phải trường hợp đương sự chỉ muốn tâm sự cho đỡ buồn, thậm chí đương sự chỉ muốn than phiền cho hả cơn giận, xin lưu ý những điều vô cùng tế nhị sau đây:

1- Đừng bao giờ nói lại với bất cứ một ai về những điều bí mật liên quan tới chuyện hôn nhân kín đáo của người tin tưởng tâm sự với mình;

2- Đừng thiên ngay về phía người tâm sự, cho dù họ có than khổ đến đâu, hay có than phiền về người phối ngẫu của họ đến mấy chăng nữa;

3- Hãy khách quan nêu lên chẳng những các nguyên tắc sống đời vợ chồng theo đức tin siêu nhiên hơn là tình cảm tự nhiên, mà còn cả những phương thức giải quyết thực tiễn và công bằng nữa:

4- Chẳng hạn đặt ra vấn đề expectation – mong ước của người tâm sự: đòi hỏi có quá cao, nhiều và không thích hợp hay chăng? Cũng như đặt ra vấn đề ưu điểm (so với những khuyết điểm) của người phối ngẫu bị họ than phiền v.v.

5- Chưa hết, chúng ta đừng nể nang, hãy đặt thẳng vấn đề của phía đương sự có những ưu khuyết điểm nào, nhất là những khuyết điểm gây rắc rối cho người phối ngẫu, như khuyết điểm của người phối ngẫu đã làm cho chính họ phải bực tức bất an như đang xẩy ra?Để giúp cho một người mẹ đang muốn phá thai,

chúng ta, sau khi cầu nguyện, có thể thực tiễn giúp cho người mẹ này những việc điển hình như sau:

1- Cho coi DVD hình ảnh về tiến trình phát triển của một thai nhi dễ thương hay hình ảnh về một cuộc phá thai kinh hoàng rung rợn ác nhân thất đức;

2- Nhờ một người mẹ nào đã phá thai kể lại cho nghe cảm nghiệm hậu chấn sau cuộc phá thai, hay cảm nghiệm của một người mẹ đã bỏ ý định phá thai;

3- Cống hiến cho người mẹ đã quyết định tìm cách phá thai giải pháp cuối cùng là đừng sát hại đứa bé vô tội, cứ sinh cháu ra vì có nơi nhận nuôi đứa bé.

Nhưng chúng ta cần phải lưu ý đến một vấn đề liên quan đến chính chúng ta là người được Đấng quan phòng thần linh sai đến như một sứ giả của Ngài cho một gia đình nào đó nữa. Chúng ta cần phải ý thức rằng, muốn làm việc cho Chúa thì phải xứng đáng với việc của Chúa.

Người ta chỉ cho cái mình có. Chúng ta phải tự hỏi mình: Gia đình tôi có đầy rượu không? Chúng ta phải xin cho gia đình mình đầy rượu trước khi Chúa giải quyết trường hợp chúng ta cứu giúp.

Chẳng hạn một người vợ hay người chồng trở thành nạn nhân của nhau, thì cách giải quyết hay nhất đó là hãy chấp nhận cái giá chịu đựng của mình để bù đắp lỗi lầm của mình nếu có (chẳng hạn vì mình – vô tình hay hữu ý - mà người phối ngẫu mới như vậy hay con cái mới như thế), trước khi bù đắp lỗi lầm của nhau, chứ đừng vì thế mà chia tay nhau, nhờ đó chẳng những mình được thánh hóa bởi lỗi lầm của nhau mà còn cứu giúp nhau nhờ thái độ yêu thương trọn lành của mình.

Hay chẳng hạn làm cha làm mẹ cảm thấy khổ tâm trước một đứa con hư thân mất nết: bỏ đạo, băng đảng, chửa hoang, nghiện ngập, đồng tính v.v. Nhất là những đứa con như vậy lại thuộc về một gia đình vốn được tiếng là đạo đức tốt lành. Hãy chấp nhận giá phải trả để bù đắp cho con cái, cho tới khi Đấng yêu thương chúng hơn cha mẹ chúng ra tay. Ở Tiệc Cưới Cana, nếu Mẹ Maria đầy quan tâm biết

được tình trạng hết rượu và đã tự động giải quyết ổn thỏa thế nào thì Mẹ cũng không thể nào để cho con cái của Mẹ, cho các gia đình nào khác gặp phải tình trạng hết rượu đi đến chỗ đổ vỡ bất khả cứu vãn.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phải làm sao để có Mẹ ở với từng gia đình thì Mẹ sẽ làm việc của Mẹ, những việc làm mà chính gia đình chúng ta cũng không hoàn toàn nắm bắt được tất cả số phận của gia đình mình. Căn cứ vào sự kiện Tiệc Cưới Cana liên quan đến tình thương và vai trò môi giới vô cùng hiệu năng của Mẹ thì một gia đình thật lòng hiến dâng cho Mẹ và xin Mẹ làm chủ gia đình mình thì không bao giờ đổ vỡ, cho dù có hết rượu đến đâu chăng nữa. Trái lại, gia đình đó chắc chắn sẽ trở thành nơi cho việc tỏ mình ra của Lòng Thương Xót Chúa, để trở thành một Giáo Hội Tại Gia, một cộng đồng yêu thương và sự sống./.

08-2012_TTDM.indd 3008-2012_TTDM.indd 30 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 31: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

31Văn Hóa Giáo Dục

Ngày nay nhiều cha mẹ cảm thấy “quá tải” với cảm giác không tròn bổn phận hoặc có lỗi. Tôi tin rằng nhiều kiểu giằng co như vậy là bởi cứ

nghĩ rằng mình phải là cha mẹ hoàn hảo. Đừng nghĩ vậy mà tự gây lo lắng và căng thẳng. Thực ra “nhân vô thập toàn”, không ai hoàn hảo trong bất kỳ cương vị nào, do đó mà luôn cần sự cảm thông và tha thứ.

Trước khi có con, chúng ta luôn nghĩ sẽ yêu thương con cái vô điều kiện. Nhưng chưa được bao lâu thì dường như chúng ta không còn là chính mình ngày nào vì hay nóng tính, tức giận vô cớ, chấp lách, chi li,… Người ta thường nói đùa: Ngày xưa em/anh kỳ diệu, ngày nay thì kỳ lạ, rồi hóa kỳ quặc. Vậy đó, con người luôn chịu tác động và áp lực nhiều thứ, kể cả tâm sinh lý, cũng như thời tiết thất thường thôi. Thậm chí có những cha mẹ đối xử với con cái còn tệ hơn người dưng. Đó là sự thật chứ không nói ngoa, vì hằng ngày báo chí hoặc các website vẫn đưa nhiều tin “giật gân” về quan hệ cha mẹ và con cái!

Vấn đề không phải là chúng ta cảm thấy yêu thương con cái, mà vấn đề là chúng ta có nâng đỡ, khuyến khích, và giáo dục chúng hay không. Nếu chúng ta thật lòng yêu thương con cái thì chúng ta đừng quá lo lắng và cảm thấy có lỗi với chúng.

Càng ngày cha mẹ càng có vẻ đo mức thành đạt của con cái bằng các thành quả của chúng. Chẳng hạn như phải học môn này, môn nọ, phải đậu trường nọ, trường kia, phải thế này hay thế khác,… Sự ám ảnh này dẫn đến những dạng thái quá, kể cả việc khiến chúng “quá tải” hoặc kiểm soát chúng quá mức. Cha mẹ cần sớm loại bỏ nỗi ám ảnh về sự thành công của con cái, kể cả của chính mình. Con cái cần “không khí thoáng mát” để hít thở, cần thời gian chơi đùa, nếu chúng có lầm lỗi thì chúng sẽ học hỏi được kinh nghiệm. Cha mẹ yêu thương con cái không phải vì chúng thành công mà đơn giản chúng là chúng, là núm ruột của cha mẹ.

Trước khi làm cha mẹ, nhiều cha mẹ cho rằng con cái sẽ làm cho cha mẹ hạnh phúc, thỏa mãn và hãnh diện. Nhưng rồi chúng ta thấy rằng không phải những gì mình mơ ước đều hiện thực. Và thế là chúng ta cảm thấy thất vọng và ngạc nhiên không biết mình đã làm bổn phận cha mẹ như thế nào. Với nhiều cách, chúng ta nhận nhiều hơn cho. Chính con cái cho chúng ta biết chúng ta hiểu chúng quá ít, đó là khởi đầu của sự khôn ngoan đích thực. Con cái đã mở rộng trái tim cha mẹ. Chúng làm cha mẹ thoát khỏi sự tự tập trung và cho cha mẹ biết nhu cầu và tình yêu thương của người khác.

Con cái không hiện hữu để thỏa mãn chúng ta. Chúng hiện hữu để tìm kiếm mục đích của chúng và góp phần vào thế giới bằng một cách nào đó.

Có nhiều sách dạy làm cha mẹ, một số đưa ra các kiểu mẫu dựa trên cách cư xử, tập luyện vâng lời, và với các quy tắc khô khan. Cha mẹ nên lưu ý con cái nhưng không nên làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Giáo dưỡng con cái là việc khó, hồi hộp và không thể tiên báo. Không có công thức cố định về việc làm cha mẹ và giáo dưỡng con cái. Cha mẹ nuôi chúng nhưng chúng quá phức tạp, sáng tạo, và thậm chí bướng bỉnh – nhất là khi chúng ở độ tuổi “đang lớn”.

Chúng ta thường nghĩ rằng cách đo kỹ năng làm cha mẹ là mức độ hạnh phúc của con cái. Với tiêu chí này, chúng ta để chúng coi ti vi riêng, đi dự sinh nhật bạn bè, đi chơi xa,… Làm cha mẹ không chỉ là làm cho chúng hạnh phúc mà còn là giúp chúng trở thành người tốt – biết yêu thương, nhân hậu, vị tha, chân thật, có trách nhiệm, chăm chỉ làm việc, biết tự trọng và tôn trọng người khác,… Không phải chúng muốn gì cũng được, mà phải biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến gia đình.

Không chỉ dạy chúng yêu thương các thành viên trong gia đình mà còn phải yêu thương người khác. Quá tập trung vào con cái, cha mẹ có thể khiến chúng ảo tưởng mà cho mình có quyền tận hưởng, không cần nghĩ đến ai khác. Con cái trưởng thành theo nhu cầu của người khác, cùng tận hưởng hạnh phúc gia đình với nhau, đồng thời mở rộng tầm nhìn của chúng. Nhờ đó chúng có thể trở thành người đại lượng, và một ngày nào đó chúng sẽ là cha mẹ tốt.

Dĩ nhiên cha mẹ nào cũng muốn con cái mình an toàn. Nhưng quá lo lắng như vậy sẽ hóa lo sợ, dẫn đến bất an, thậm chí ảnh hưởng con cái, khiến chúng bị hạn chế vui hưởng cuộc sống. Là cha mẹ, chúng ta cần an toàn, nhưng cũng cần tin tưởng và giúp chúng tự tin. Con cái cần có thử thách và mạo hiểm để phát triển khả năng xử lý tình huống, thêm can đảm, thêm nhạy cảm.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Không gia đình nào hoàn hảo. Có những đứa con xuất thân gia đình gia giáo mà vẫn hư, nhưng có những đứa con xuất thân từ gia đình không hoàn hảo, hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng chúng vẫn thành nhân, thậm chí là thành đạt. Tuy nhiên, cha mẹ quan tâm giáo dục con cái thì chúng dễ trở nên người tốt, hữu ích cho xã hội.

Trần Hưng Đạo nói: “Người giỏi cầm quân thì không bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người khéo thua thì không chết”. Cuộc đời luôn phức tạp, hãy dạy con cái biết can đảm và không đánh mất chính mình, vì: “Hâm mộ là ngu ngốc, bắt chước là tự sát. Dù tốt xấu thế nào cũng vẫn phải là chính mình” (Thi sĩ Mỹ Emerson)./.

CHA MẸ TÍCH CỰCTRẦM THIÊN THU

08-2012_TTDM.indd 3108-2012_TTDM.indd 31 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 32: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

32 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Tâm Sự Vườn HồngTâm Sự Vườn Hồng

Hành hương! ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN

Nhân dịp chuyến đi cứu trợ vùng Tây nguyên Trung

phần mùa Hè vừa qua. Sau khi đã đến thăm từng giáo xứ và Buôn làng thiểu số, mọi người cùng quyết định đến viếng núi Đức Mẹ Măng đen, mặc dù biết là đường còn rất xa và nhiều đoạn đèo nguy hiểm, nhưng ai cũng khao khát và muốn đến viếng Đức Mẹ.

Con đường dẫn lên đồi Đức Mẹ là một đường đèo. Đèo Măngđen dài 12 km, con đường dài ngoằn nghèo, khúc khuỷ với một bên là đồi núi cao chập chùng xanh ngát, một bên là vực thẳm sâu hun hút. Trên xe có cha Vũ đi cùng để dẫn đường, và dâng lễ cho chúng tôi khi đến với Mẹ. Trên đường đi, cha kể sự tích về sự hiện diện của Mẹ trên ngọn đồi này. Giọng cha đều đều với những chi tiết câu truyện thật hấp dẫn và thú vị:

Hồi đó, vùng đồi núi này có địa hình rất đẹp và nên thơ, với những đồi thông xanh cao vút chạy dài suốt đường đèo, nên công ty du lịch Kontum có dự án mở đường khai thác vùng đồi này làm khu du lịch Đà lạt 2. Khi người ta cho đoàn xe máy cày đến cày xới để bắt đầu cho công trình xây dựng này, nhưng khi chiếc máy cày cứ cày đến chỗ mô đất đó thì máy bị hư, không sao chạy được. Họ đã cho rất nhiều thợ giỏi đến sửa, nhưng không thấy máy cày có dấu hiệu hư hỏng gì, rồi họ lại cho xe cày tiếp, nhưng xe cứ cày đến chỗ mỏm đất đó là máy dừng lại, không sao cày được. Lúc đó, trong giờ ngồi nghỉ giải lao, có người công nhân đi tản bộ quanh đó, bỗng nhìn thấy dưới mỏm đất, ngay chỗ máy cày hư đó có một bức tượng, vì là người không có đạo, nên cứ ngỡ đó là tượng Phật Bà Quan Âm, nên tìm đến ngôi chùa gần đó để trình báo, nhưng vị trụ chùa cho biết: bức tượng đó không phải là Phật Bà, vì Phật Bà mặc áo vàng, còn bức tượng này mặc áo màu

xanh, có thể là Đức Mẹ của đạo Thiên Chúa, và người ta đã đến trình báo với Toà Giám mục Kontum. Có một điều lạ xảy ra là, khi bức tượng được đưa lên khỏi mô đất thì liền tức khắc chiếc máy cày chạy được. Rồi sau đó, tượng Đức Mẹ đã được đặt lại, đứng ngay tại mỏm đất đó cho đến ngày nay, và đã trở thành điểm hành hương cho khách thập phương đến kính viếng Mẹ.

Vì là lần đầu tiên, nên tôi rất mong được đến nơi sớm, nhưng khổ nỗi đường đèo quá nguy hiểm, nhiều đoạn đèo tôi không dám nhìn xuống vực nữa. Có những đoạn lên đến đỉnh cao chót vót, nhìn xuống dưới những đoạn đường xe vừa đi qua ngoằn nghèo như con rắn lượn quanh dưới chân đồi mà thấy rùng mình, lại thầm thì: xin Chúa và Mẹ ban sự bằng an, che chở giữ gìn chúng con. Thỉnh thoảng bên đường lại có một tấm bảng ghi hàng chữ: “coi chừng, cẩn thận, đường đèo nguy hiểm”. Chiếc xe chở quá tải, vì còn lương thực phát quà cho một điểm nữa trên đường về, nên chạy khá chậm. Nhìn đồi núi cao chập chùng hùng vỹ trước mặt, tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa và tán tụng những kỳ công vĩ đại Người đã tạo dựng. Tôi thầm tự hỏi: ai có thể làm nên những công trình vũ trụ này, nếu không phải là Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa, đã cho tôi được nhận ra Người qua vũ thụ thiên nhiên. Tôi thầm ước: chớ gì mọi dân tộc, mọi nước, mọi dân đều nhận biết Thiên Chúa qua công trình vĩ đại Người thực hiện trong vũ trụ bao la này. Tôi lại thầm hát: Trời đất bao la dành hết cho ta đâu có tình cờ. Tình yêu Thiên Chúa đã tác tạo nên sông núi trên đời… Nào ai dám nói đất thấp trời cao Chúa ở nơi nào?...

Sau nhiều giờ vất vả, chiếc xe cũng dừng lại bên núi. Nhìn từ xa xa, tôi đã nhìn thấy tượng Đức Mẹ mặc áo màu xanh thật cũ kỹ, lấm lem … cũng nhỏ thôi, không to lắm… Tất cả đoàn xe xuống, ai nấy phấn khởi tiến nhanh về phía tượng Mẹ. Trên đồi đã có rất đông người đang viếng Mẹ. Dưới chân Mẹ nến cháy sáng lung linh. Nhang khói nghi ngút, với đủ mọi loại hoa, màu sắc tươi thắm ngợp mắt. Các bia đá ghi khắc tạ ơn Mẹ cũng rất nhiều. Có đoàn các Sơ đang dâng lễ bên bàn thờ nhỏ. Trong lúc chờ dâng thánh lễ, chúng tôi quây quần dưới chân Mẹ, mọi người đứng lặng thinh chiêm ngắm Mẹ thầm thì với muôn điều khấn nguyện. Dù đã được nghe kể về Mẹ, nhưng khi nhìn ngắm Mẹ tôi vẫn không thể tưởng tượng ra được Mẹ lại có một hình hài thê thảm như vậy. Nếu phải dùng từ ngữ con người để diễn tả tượng Mẹ, thì Mẹ quá “xấu xí, cũ kỹ” . Khuôn mặt và toàn thân Mẹ chẳng còn nguyên vẹn, nước sơn đã bị sây xát, lấm lem, lỗ chỗ, đen mốc. Cái mũi thì bị sứt vẹo một bên, giống như một người phong đã bị vi trùng ăn mất một phần. Bộ áo choàng xanh của Mẹ

08-2012_TTDM.indd 3208-2012_TTDM.indd 32 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 33: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

33Văn Hóa Giáo Dục

cũng cũ kỹ và xấu lắm. Nhìn xuống đôi tay, thì ôi thôi! Cả hai cánh tay đã bị cụt mất gần hết, đen mốc.

Được biết Giáo Phận đã tổ chức hành hương tại đây nhiều lần. Sau đại hội, Đức cha Oanh cũng đi giúp làm sạch khu hành hương. Có ai đó đã ghi hình Đức cha nhặt rác và phóng lên mạng nên Đức cha được danh hiệu Đức cha nhặt rác! Đến với Trái Tim Đức Mẹ, Đức cha đã phó dâng Giáo Phận và mọi tín hữu cho Mẹ xin Mẹ phù trì nâng đỡ. Ước gì các Giám Mục khác cũng hiến dâng Giáo phận mình cho Trái Tim Đức Mẹ. Ước ao to lớn hơn là HDGM/VN cũng hiến dâng Giáo Hội VN cho Trái Tim Đức Mẹ. Xin Mẹ Giáo Hội VN phù trợ Giáo hội và chúc lành cho quê hương, cho dân tộc. Trong dịp Đại Hội Lavang Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam, Đức cha chủ tịch nói có chương trình đó nhưng không ai biết có hay không!

Thánh lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng nhịp nhàng vui hát mừng danh Chúa cứu độ ta”. Trong bài giảng, vì là trước ngày lễ Mẹ đi thăm viếng, nên cha giảng về Mẹ, một bài giảng rất hùng hồn, và cha kêu gọi mọi người hãy noi gương Đức Mẹ mau mắn lên đường đến với tất cả những ai đang cần sự giúp đỡ. Ngày xưa Mẹ đã lên

miền núi, để thăm người chị họ là bà Isave khi đang mang thai lúc tuổi già. Biết rằng chị mình rất cần sự giúp đỡ, nên Mẹ đã vội vã lên đường. Những ngày qua, chúng ta cũng đã theo chân Mẹ lên miền núi Tây nguyên này để thăm viếng những người nghèo đói, bệnh tật, đau khổ. Chúng ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục theo chân Mẹ đến khắp mọi miền, nơi nào có người bất hạnh. Bỗng cha cất cao giọng hỏi to:

Chúng ta có tiếp tục theo chân Mẹ không?Mọi người đồng thanh:Thưa cha, có Cha đưa tay chỉ về tượng Mẹ và nói: Thưa quí ông bà, anh chị em, chúng ta nhìn thấy Mẹ

chứ? Toàn thân Mẹ đã cũ kỹ lắm, đặc biệt là đôi tay của Mẹ, đã bị cụt mất hết cả hai tay. Chúng ta có tâm tình gì khi nhìn ngắm Mẹ. Đức Cha và Toà giám mục Kon tum đã nhiều lần bàn thảo về việc sửa chữa lại cho Mẹ, nhưng hầu như lần nào cũng đều có nhiều ý kiến: cứ để nguyên hình hài Mẹ như vậy. Năm ngoái, Đức Hồng Y đại diện Khâm sứ Toà Thánh về Việt Nam có tìm đến nơi đây để kính viếng Mẹ, khi nhìn hình tượng Mẹ, Ngài cũng gợi ý chỉnh sửa lại cho Mẹ, nhưng sau được biết là Toà Giám Mục muốn để nguyên hiện trạng như vậy, Ngài thấy cũng có lý, và trong thánh lễ Ngài đã giảng một bài về Mẹ và nói rằng: Đức Mẹ thiếu đôi tay, Mẹ đang muốn mời gọi mỗi người chúng ta biết tháp đôi tay của chúng ta, để nối kết vào với bàn tay Mẹ, bằng cách đưa đôi tay mình ra chia sẻ cho mọi người. Hơn nữa, nhìn lên Mẹ, chúng ta thấy Mẹ đang như là hiện thân của những anh chị em bệnh phong đang ở gần chúng ta. Đôi tay Mẹ không còn, chiếc mũi Mẹ cũng chẳng còn nguyên vẹn, toàn thân Mẹ cũng bị sứt mẻ, anh chị em bệnh phong của chúng ta cũng như thế đấy…

Thánh lễ kết thúc trong lời ca kết lễ: Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng. Mẹ ơi, đường đi trăm ngàn nguy khó hiểm nguy giăng tràn đây đó xin Mẹ dậy con hai tiếng xin vâng. Xin vâng Mẹ dậy con hai tiếng “Xin Vâng”.

Bầu trời bỗng kéo mây đen vần vũ, báo hiệu cơn mưa to sắp đến. Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về trong niềm kính yêu và quyến luyến. Ai cũng muốn ở lại với Mẹ hơn nữa, nhưng cơn mưa đang đến và đường về còn rất xa, vì còn một điểm nữa cần phải đến để phát quà trong buổi tối hôm nay trước khi trời tối.Đó là xứ đạo vùng dân tộc người Ê-đê và Bar-nar./.

GM Lệ Tâm

08-2012_TTDM.indd 3308-2012_TTDM.indd 33 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 34: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

34 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

VUI HỌC KINH THÁNHLộc Tâm

Ga 6, 41-50 “Ta là bánh hằng sống bởi trời mà xuống.”(41) Người Do Thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Ðức Giêsu

đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống”. (42) Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Ðức Giêsu bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! (44) Chẳng ai đến với tôi được,nếu Chúa Cha, là Ðấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy,và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. (45) Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. (46) Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Ðấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Ðấng ấy đã thấy Chúa Cha. (47) Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. (48) Tôi là bánh trường sinh. (49) Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. (50) Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. (51) Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.

Hàng ngang:1. Đức Giêsu nói, “Tôi là bánh từ ____ xuống”.2. Đối với người Do Thái, Đức Giêsu là con của ông ____.3. Người Do Thái xầm xì ____ ___ Đức Giêsu.4. “Chẳng ai đến với tôi được, nếu ____ ___ không lôi kéo người ấy.”5. Đức Chúa Cha là Đấng đã ____ Đức Giêsu.6. Đức Giêsu sẽ cho người theo Ngài ______ ____ trong ngày sau hết.Hàng dọc:1. Hết ____ ____ sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ.2. Ai nghe và đón nhận _____ ____ của Chúa Cha, thì sẽ đến với Đức Giêsu.3. ______ _____đã thấy Chúa Cha.4. Ai ăn bánh Đức Giêsu, sẽ được sống ______ _____.5. Ai tin thì được ____ _____ đời đời.6. Bánh Đức Giêsu ban tặng, chính là _____ của Ngài.

1

1

2

3

3

4 5

4

5

6

6

PHIẾU YỂM TRỢ / GIA NHẬP HỘIHỘI TƯƠNG TRỢ LINH MỤC HƯU DƯỠNG VNPRIESTHOOD SUPPORT FOUNDATION, INC.

Để tiếp tay với HĐGMVN chăm lo cho các cha già yếu bệnh tật của 25 giáo phận trên toàn nước Việt Nam, Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN trân trọng kính mời Qúy Vị yểm trợ hoặc gia nhập hội, nhằm mục đích giúp đỡ các linh mục đã suốt đời phục vụ Giáo Hội và nay đang sống phần cuối đời ở các nhà hưu dưỡng tại Việt Nam. Quý ân nhân và hội viên sẽ được các cha hưu dưỡng cầu nguyện trong các thánh lễ hằng ngày. Riêng quý ân nhân tặng từ $1.000 trở lên sẽ được nhận Bằng Tri Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là Hội Viên Vĩnh Viễn của Hội. Qúy Vị có thể yểm trợ hoặc gia nhập Hội bằng cách đóng góp vào Qũy Tương Trợ hoặc ghi danh gia nhập hội:

TÔI MUỐN: º Đóng góp vào Quỹ Tương Trợ: º $50 º $100 º $200 º $300 º $500 º $1000 º $ _____________ 1. Số tiền đóng trước $__________ 2. Mỗi tháng $ __________ trong một năm. 3. Đóng hết một lần số tiền hứa: $__________ º Ghi danh gia nhập Hội: º Hội Viên Ân Nhân Vĩnh Viễn - $1.000 º Hội Viên Ân Nhân Bậc I- $120 một năm º Hội Viên Ân Nhân Bậc II- $60 một năm º Xin Lễ Tùy ÝTên Thánh: _______________ Tên gọi: _________________Địa chỉ: ___________________________________________Thành Phố _________________________ TB/Zip _________Phone: ___________________ Email: __________________Ngày ______Tháng _____ Năm _______

“Các Linh Mục hưu dưỡng là những người Cha, người anh và là người bạn thân yêu của chúng ta. Các Ngài đã dành cả một đời để yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nay đến tuổi già không còn khả năng để tự chăm sóc cho bản thân nữa, phải ngồi xe lăn hay trên giường bệnh. Các ngài đang cần đến sự quan tâm, săn sóc của chúng ta.” Những đóng góp của quý vị cho các Linh Mục Hưu Dưỡng VN là sự biểu lộ tâm tình tri ân các Ngài đã suốt đời tận hiến, hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa.

Chi phiếu xin đề;Priesthood Support Foundation, Inc ( or PSF, Inc.)hoặc: Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN. (HTTLMHDVN)

Chi Phiếu hoặc Thư từ liên lạc xin gởi về:Hội Tương Trợ LM Hưu Dưỡng VN

P.O box 4929 Garden Grove, Ca 92842

Phone: (714) 636-3581 (HT) hoặc (714) 618-3788 (sr Quỳ)(714) 622-8734 (HP) (giải đáp trang 58)

08-2012_TTDM.indd 3408-2012_TTDM.indd 34 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 35: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

35Văn Hóa Giáo Dục

Điều kiện gia nhập:* Mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng để Yêu mến, Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ; cầu nguyện cho Ba Má, Anh Chị Em và đặc biệt cầu cho

Quê Hương Việt Nam sớm thấy ngày an bình và tự do thật sự. * Gửi một tấm hình có đề tên và địa chỉ ở phía sau về:

Trang Phương ThanhP.O. Box 836 • Carthage, MO 64836 • Email: [email protected]

H H H H H H H H H H H H H H

G i a Đ ì n h FAT IMA

50631 Lại TiffanySacramento, CA

50633 Lê AntônySacramento, CA

50627 Huỳnh BryanSacramento, CA

50625 Huỳnh DarianeSacramento, CA

50626 Hồng HạnhSacramento, CA

50628 Huỳnh SamSacramento, CA

50630 Kiều DiễmSacramento, CA

50632 Huỳnh ChristinaSacramento, CA

50634 Michelle NguyễnSeatle, WA

50629 Nguyễn Minh TríSeatle, WA

Gương của Nhóm Thánh Lorensô, Phó Tế Tử Đạo (+ 258)

Laurensô sinh tại Tây Ban Nha. nhưng sớm đi học bên Rôma và đã sống mãi tại đây. ÐGH Sixtô triệu vời làm phó tế để giúp việc. Ngài chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật và ngài được giao cho trách nhiệm “quản lý tài sản của giáo hội”. Thời Giáo Hội sơ khai, chức phó tế giữ một vai trò quan trọng, số phó tế không được quá 7 người và chỉ có các ngài mới có hy vọng lên ngôi Giáo Hoàng.

Khi hoàng đế Valerian cấm đạo nghiêm ngặt, ĐGH Sixtus bị kết án tử hình cùng với sáu phó tế khác trừ Loren sô nhưng chỉ 3 ngày sau ngài bị bắt.

Quan Tổng Trấn là người tham lam, nghĩ rằng Giáo Hội có giấu giếm nhiều của cải nên ông ra lệnh cho Lôrensô phải đem hết tài sản của Giáo Hội cho ông. Vị thánh xin cho ba ngày và ngài quy tụ mọi người nghèo khổ được Giáo Hội giúp đỡ. Khi trình diện họ trước mặt quan, ngài nói: “Ðây là tài sản của Giáo Hội!”

Giận điên người, quan tổng trấn xử phạt Lôrensô phải chết cách thê thảm và chết dần mòn. Vị thánh bị cột trên gường sắt với lửa riu riu để từ từ thiêu đốt da thịt của ngài, nhưng thánh nhân đang bừng cháy với tình yêu Thiên Chúa nên hầu như ngài chịu đựng được hết. Ngài có thể vui đùa nói với quan tòa, “Lật tôi đi chứ. Phía bên này chín rồi!” Và trước khi trút hơi thở cuối cùngcầu xin cho thành Rôma được trở lại với Ðức Kitô và an nghỉ trong Chúa ngày 10/8/258.

08-2012_TTDM.indd 3508-2012_TTDM.indd 35 7/12/2012 9:10:54 AM7/12/2012 9:10:54 AM

Page 36: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

36 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

1. Maria cứ đứng sát mồ khóc và nhìn vào mồ 2. Hai Thiên thần áo trắng một phía chân và một phía đầu

3. Thiên thần hỏi, 4.

55. 6. Từ phía sau , có người hỏi:

Thánh Kinh Bằng Hình: SỐNG LẠI: Ga Lc

“Ai cất Chúa tôi rồi và Chúa tôi đâu rồi!”“Sao bà khóc”

Sao tìm Người Sống nơi kẻ chết!

“Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?”

08-2012_TTDM.indd 3608-2012_TTDM.indd 36 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 37: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

37Văn Hóa Giáo Dục

Phút Bù BiờHoàng Thị Đáo Tiệp

Đầu muà hè năm nay “kép độc” của gánh hát nhà tôi đại đăng khoa rồi tiểu đăng khoa luôn (cháu ra trường giữa tháng 5 và cưới vợ đầu tháng

6) nên tôi được một nữ bạn đọc Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ bay từ tiểu bang Tennessee đến chung vui. Nói là bạn đọc chớ thật ra chúng tôi đã kết nghĩa chị em với nhau cả chục năm qua và nhóm có 5 người mà tôi chị cả, cô là em thứ ba. Ngày ngày 5 chị em chúng tôi có bổn phận cùng hợp ý dâng một chuỗi kinh Kính 5 Sự Vui. Tôi chị cả nên dâng 10 kinh Kính Sự Vui Thứ Nhất, còn cô thì dâng 10 kinh Kính Sự Vui Thứ Ba…

Mấy năm không gặp nay gặp lại, tôi mừng thấy cô vẫn trẻ trung nhanh nhẹn như ngày nào nhưng chưa kịp thốt lời khen thì gặp tôi, cô đã buộc miệng xót xa:

- Ơi! Sao người chị hư hao suy sụp quá vậy?! Tôi nhoẻn nụ cười tán đồng vì biết mình hư hao tàn

tạ lắm! Tôi hỏi cô đoán lý do xem? Cô nói: - Chẳng lẽ chị đau bệnh?! Chớ không lẽ vì lu bu lo đám

cưới làm người chị bị hư hao đến vậy?! Thương cô đã vất vả vượt đường xa (đến nơi gần 11

giờ khuya vì máy bay bị đình trệ ở phi trường chuyển tiếp) và thêm cảm tấm lòng cô quá lo lắng cho mình, tôi tình thật đáp:

- Chị không có đau bệnh đâu em! Chuyện cưới xin cũng chẳng can dự chi tới việc chị bị hư hao tàn tạ! Đầu đuôi chỉ có tại chị buồn lo cho sức khoẻ của anh mới tự mình làm mình suy sụp thật quá nhanh!

Ơi! Thế là cô sửng sốt buông lời: - Cái gì? Buồn lo cho ông xã bệnh?! Chị có tự mâu thuẩn

với chị không? Thế đức tin đức cậy của chị vứt ở đâu?! Nầy, nói thiệt nhen, chị đừng làm em thất vọng chớ! Vì em đinh ninh chị mạnh đức tin, đức cậy vững vàng nên Chúa, Mẹ mới dùng chị tháng tháng viết bài để chị nâng đỡ cho em, với bao người dễ hay chao đảo trước vô vàn thực tế không như ý trong ơn gọi sống bậc đời thường. Và đấy cũng là lý do để em kính quý chị, thiết tha được kết nghĩa chị em với chị!

Tôi thấy cô em nầy…dữ thiệt nhen! Bà chị đã biết lỗi và tự thú thì phải tha bổng cho chớ! Đằng nầy lại quạt bà chị ra trò nên có làm tôi bị…nóng mặt đôi chút! Nhưng! Tôi vụt nhớ phận mình chị cả, ngày ngày dâng chục kinh kính Sự Vui Thứ Nhất: “xin cho được ở khiêm nhường”; còn cô dâng chục kinh Kính Sự Vui Thứ Ba: “xin cho được lòng khó khăn” nên cô có “khó” với mình đến thế nào, thôi thì hãy cứ “nhường” cô vậy. Bởi cô khó với mình chỉ vì cô quá thương quý mình, muốn mình phải nên hay nên tốt! Vì cô cứ đinh mình là mình…

ngon lành cơ! Nhờ thế tôi không còn thấy bị nóng mặt nữa, mà thấy phải nên phân trần đâu đó cho cô thấy thông cảm và chấp nhận, kẻo cô bị cực lòng khổ trí tội nghiệp lắm:

- Em ơi thì ai viết bài cũng người trần mắt thịt chớ có phải thánh đâu?! Em cũng thừa biết nhân loại thế trần vốn dĩ là tro bụi, nên sự yếu đuối và lầm lần là thân phận đương nhiên của mỗi người chớ nào có chừa tránh một ai! Do đó Thánh Phaolô mới có lời dạy để đời về việc ngài yếu đuối, rằng “Ngài rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của mình. Vì khi ngài yếu đuối chính là lúc ngài được mạnh nhờ sức mạnh của Đức Kitô ở mãi với ngài.” Nên càng có nhìn nhận là mình yếu đuối, mình lầm lỗi, mình đi trật đường, mình làm hư hao suy sụp con người mình… thì mình mới càng biết cám ơn Chúa cứu mình! Cứu mình vào cái “ Phút Bù Giờ” tức là cái phút mà mình bị suy sụp hoàn toàn, nhưng lại là cái giờ của Chúa vì đã tới lúc Chúa phải ra tay để cứu mình và bù đắp đâu đó tuyệt hảo cho mình. Chị tuy hư hao tàn tạ vậy, nhưng chị đã được Chúa ban cho cái “Phút Bù Giờ” cần thiết trước tiên rồi, nên từ từ chị sẽ lấy lại được phong độ thôi. Nhưng nếu chị có tiếp tục bị rơi vào suy sụp nữa vì chuyện đau bệnh của anh, chị cũng vẫn tin tưởng Chúa lại sẽ ban cho chị không chỉ một “Phút Bù Giờ” nữa, mà cả một chuỗi những “Phút Bù Giờ” lận kìa! Chớ đâu phải Chúa chỉ ban một lần là xong vì Chúa biết chị phận người, nên yếu đuối và lầm lỗi là đương nhiên và vốn dĩ! Thì việc chị được Chúa dùng để viết bài, mà phải cái lúc chị chỉ có toàn cái dở, chi cứ thẳng thắn viết cái dở của mình để tạ ơn tình Chúa yêu mình. Và như vậy với những ai lâm cảnh ốm đau hoạn nạn mà họ bắt lỗi Chúa, oán hận Chúa, lìa bỏ Chúa… nhất định ít nhiều gì chị cũng có nâng đỡ được cho họ, đúng không nào?

Cô cười thật dễ thương: - Đúng đó chị! Em thông rồi! Từ nay cứ hễ chị hát là em

vỗ tay còn chuyện hay dở không thắc mắc. Đã đi trong Chúa thì dù hay dù dở thảy đều là hồng ân.

Rồi nhờ mấy ngày sống bên nhau, thấy cảnh ông xã tôi đau bệnh khiến cô cũng lo ghê lắm, nhưng anh lại vẫn cứ gàn vô cùng nên cô đã biết thông cảm lại thêm lo lắng bội phần cho tôi! Thêm chú em của anh từ Texas đến, đêm đêm ngủ với anh nghe từng nhịp thở khó khăn của anh vì không có đủ hơi để thở, chú mới chia sẻ nỗi lo thót ruột của mình… nên cô quyết sẽ liên lỉ cầu xin để Chúa sớm ban liên lỉ cả một chuỗi những “Phút Bù Giờ” đến cho tôi, nhất là cho ông chồng thật đáng thương quá là thương của tôi chỉ vì phải cái tánh….gàn !

* * * * *

08-2012_TTDM.indd 3708-2012_TTDM.indd 37 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 38: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

38 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Vâng, ông xã tôi phải cái tánh gàn là không tin bác sĩ, không đi khám bệnh! Mà nếu có đi khám bệnh, có mua thuốc đem về anh cũng chỉ uống vài hôm, thấy đỡ là ngưng! Thêm anh được Chúa ban cho khỏe mạnh nên chung sống với nhau cho đến lúc anh về hưu (cách đây hơn 4 năm), tôi chỉ thấy anh phải vài lần đi bác sĩ mà là do cảm cúm dây dưa chớ chẳng có đau bệnh chi đáng ngại!

Tuy nhiên anh về hưu cũng là lúc “kép độc” của gánh hát nhà tôi học Y khoa nên con có mua máy đo máu về đo cho bố và phát hiện bố bị cao huyết áp chút chút. Con đưa đi khám, anh chịu đi. Thuốc mua về bữa uống bữa không, nhưng thấy anh vẫn hay đo huyết áp với cái máy con cho và bảo huyết áp anh bình thường nên tôi cũng an tâm. Rồi anh đổ bệnh trầm cảm, tôi đưa đi khám, anh cũng chỉ uống thuốc vài tuần là ngưng vì bệnh có đỡ. Được ít lâu anh lại đổ bệnh trầm cảm nữa mà lần nầy tự anh lo đi bác sĩ nên tôi mừng, hỏi thì anh bảo anh uống thuốc rồi nên tôi vững bụng. Nhưng, thấy anh đêm đêm khó ngủ, hễ ngủ thì mơ hoảng tội lắm nên tôi lại lo đưa anh đi bác sĩ, mà thuốc mua về ép anh uống, anh nhất định không uống vì bảo uống vào chẳng ích lợi còn làm hại cứ phải bệnh tới bệnh lui! Thoạt đầu tôi chịu vì anh quẳng thưốc đâu mất! Nhưng chỉ vài tháng sau là tôi lén anh đi bác sĩ (vì bác sĩ quen) để lấy thuốc về và vẫn là thưốc chữa bệnh trầm cảm. Sáng sáng tôi lén anh ngâm cho tan rồi bỏ vào thức ăn nước uống của anh. Được khoảng nửa năm mừng thấy anh tỉnh táo bình thường lại, tôi ngưng.

Đùng một cái từ hơn một năm nay anh lúc nào cũng như mỏi mệt và đổi tánh cả ngày chẳng nói chẳng rằng! Trừ lúc ra tiệm, về đến nhà là anh lăn ra nằm như mệt mỏi lắm! Mọi việc trong nhà gần như anh chẳng buồn động đến móng tay! Ngày lễ ngày Tết tôi bày ăn uống, con cháu xúm về anh cứ nằm ụ trong phòng, chẳng có ra trò chuyện với con, chơi với cháu! Chỉ lúc ăn anh mới ra ngồi vào bàn ăn mà cũng chẳng nói năng gì hết với vợ con! Anh ăn xong thì anh bỏ đi vô phòng nằm, mặc vợ con vẫn còn ngồi ăn nên cô con gái thứ hai bất mãn nói:

-Bố không “care” ai hết! Sao mẹ không ly dị bố đi? - Con ơi thương giùm bố! Bố có bệnh! - Có bệnh đi chữa chớ để làm khổ cả nhà sao? Bố cứ thế

nầy là con không về nữa vì ngày nghỉ của con quý lắm! - Con ơi đừng nói thế! Bố thương mẹ con mình mà! Chỉ

có tại bố không chịu đi chữa bệnh thì mẹ biết làm sao bây giờ?!

Cậu con trai liền góp lời: - Con đã nói mãi rồi! Trong nhà nầy chỉ có mỗi mình mẹ

là có cái “power” với bố mà mẹ không sử dụng thì thôi! Vì mẹ biết bố thích đi ra tiệm làm, mà nhà chỉ có một chiếc xe.

Sao mẹ không đặt điều kiện dứt khoát với bố là phải đi bác sĩ và phải uống thuốc, chớ không thì mẹ bỏ bố ở nhà. Bởi muốn cho bố ra tiệm, sáng nào con có ở nhà con nghe mẹ gọi tới gọi lui đến năm bảy lần bố vẫn chưa chịu dậy!

Thế là tôi quay ra trách cậu con: - Mẹ đã nói là bố có bệnh! Con học bác sĩ con phải biết

nhẫn nại với bệnh nhân! Thì bệnh nhân là bố con đấy, con hãy làm sao cho bố chịu đi bác sĩ để coi bệnh gì, uống thuốc gì con làm giúp mẹ, chớ mẹ bó tay! Vì đã bao lần mẹ bỏ bố ở nhà, bố vẫn tỉnh bơ! Mà bố ở nhà thì bố chỉ có nằm như chết chớ không ăn uống gì hết làm mẹ càng lo nên thà đưa bố vô tiệm!

- Bố không “care” cho bố thì “who care”? Hễ bệnh nhân của con là phải nghe lời chỉ dẫn của con chớ không thế! Mẹ có biết là con đã dành nhiều buổi ở bên bố để muốn được nghe bố hỏi con, bảo con, nói chuyện với con mà bố không thèm nhìn mặt con, không nói với con một lời thì con làm được cái gì cho bố đây?! Con biết mà! Cái nhà nầy buồn lắm! Con sẽ không ở được nữa đâu!

Rồi con khóc, tôi cũng khóc và thương con, tôi tự hứa sẽ không bao giờ cắng đắng với con nữa! Nhưng có lúc quá thương lo cho anh, tôi lại cắng đắng nữa với con - mà chỉ với cậu con học bác sĩ vì nghĩ là con hiểu việc hơn - và tôi cũng tự cắng đắng với cả chính mình luôn vì thấy như anh bất mãn với chung hết vợ con sao đấy?!

Chi chớ cắng đắng mình là tâm trạng tôi cứ như “ chết đuối trên cạn” vì tôi tự buộc cho mình: cái lỗi làm chồng mình ra như thế! Bởi tôi nghiệm thấy anh dạo nầy trí óc sáng suốt tinh tường lắm, anh nhớ dai chớ tôi thì lại hay quên! Như tôi trót mua nhầm bao thứ không thích hợp, định trả lại mà cứ quên, chừng nhớ ra thì anh đã trả giúp cho rồi. Tôi cất thứ nầy thứ nọ kiếm không ra thì anh lôi ra vứt đó…Nên tôi nghĩ là anh phải cái bệnh chi đó nguy hiểm hơn, chớ không là trầm cảm nữa! Thêm càng kiểm lại, tôi càng thấy quả đúng là anh luôn có nỗi bất mãn với cách sống đạo của tôi! Mà tôi thì có cái lý do chính đáng nên không thể chiều ý anh được! Điển hình là việc tháng tháng tôi nhín ra chút tiền an ủi kẻ khổ! Lý do đơn giản: tôi phải thực hiện lời khấn xin của mình mà anh thì tuyệt đối không thông cảm! Chả vì lúc còn ở bên VN, lương nhà giáo đói lắm! Có những sáng luộc khoai lang ăn, tôi nhặt những củ khoai bị vạt, bị sùng riêng ra một khúm lớn cho mình; các củ khoai ngon thì chia đều từng khúm nhỏ cho chồng, con. Rồi tôi ăn để còn lo đi dạy. Con gái nằm trong mùng ngó ra thấy mẹ ăn khúm khoai to nên phán là “mẹ ăn tham”! Và bởi thương chồng con, thương mình đói ăn nên tôi cứ hay đạp xe lên nhà thờ Fatima Bình Triệu: khấn xin Thánh Cả cho gia đình đi Mỹ được thì dù không có dư tôi vẫn nhín

08-2012_TTDM.indd 3808-2012_TTDM.indd 38 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 39: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

39Văn Hóa Giáo Dục

nhút gửi về an ủi kẻ khổ… Thì đã khấn hứa là tôi thực hiện chớ dám đâu đơn sai, chểnh mảng! Mà tôi càng cộng tác với quý tu sĩ để an ủi kẻ khổ là anh càng ném sự bất mãn lên chung giới tu sĩ nên bài bác các ngài đủ điều khi có dịp! Việc tôi tham gia viết bài cho báo Mẹ, anh cũng không thích đâu! Tôi nghe các băng giảng, nghe nhạc Thánh ca anh đều không muốn. Tôi đi lễ các ngày thường và năng đọc kinh lần chuỗi anh bảo tôi làm trò khỉ... Nên rất có thể vì vậy mà anh cứ phải chịu đựng cái chướng mắt cùng sự bất mãn vợ mình để cứ dồn nén, dồn nén mãi; rồi bị nó ức chế, ức chế mãi… khiến anh mới ra nông nỗi vậy?! Tôi xót cho anh lắm vì nhờ lấy anh, tôi mới được theo đạo. Nhưng tôi chẳng thể “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời” vì biết cách sống đạo của mình như thế là nên thì tại sao lại phải bỏ đi để mà theo cái cách của anh chớ?! Tuy nhiên nó làm tôi khổ tâm lắm nên cứ liên lỉ nài nĩ Chúa sớm gọi tôi ra khỏi thế gian nầy đi để mình không phải tiếp tục làm hại chồng mình nữa! Cũng như xin Chúa nếu thấy cách sống đao của tôi không có gì sai thì ban cho anh thanh thản chấp nhận, chớ không tuổi già của cả hai vợ chồng đều phải “chết đuối trên cạn” mất thôi!

Nhưng, tôi xin thì xin, Chúa vẫn cứ để mái gia đình chỉ còn có hai bợ chồng già mà buồn kinh khủng lắm!

Chị bạn gửi cho cái điện thư nói về tình bạn của hai con chó …. Chưa cần đọc, tôi chỉ thoáng nhìn vài tấm hình của chúng là cô chó Lily bị mù với chú chó Madison sáng mắt và chúng luôn đi có đôi để cùng săn sóc, ủi an nhau … đủ cho tôi mũi lòng, tủi phận cho cái cảnh của hai vợ chồng già đã làm thân con người mà lại thế…nên cứ rưng rức khóc! Nhất là nhớ việc anh như vậy tôi lo, nên tôi hay bỏ đi Lễ sáng ngày thường để trên đường ra tiệm thì sẵn có anh là ghé vô nhà thờ và xin anh cùng vào mà cầu nguyện cho anh, nhưng anh không vào là không vào! Tôi cứ một mình lủi thủi vào rồi lủi thủi ra, mà đấy là tôi theo đạo của anh ...nên tôi lại càng cứ rưng rức khóc!

Và đây là hình ảnh chúng…

Lily (bên trái) dạo chơi cùng người bạn Madison

Madison luôn kề bên Lily trong suốt 5 năm qua* * * * * *

Sáng thứ Bảy 12/5/2012 không có Thánh Lễ ở nhà thờ Mỹ nhưng tôi vẫn lao đến quỳ trước ảnh Lòng Chúa Xót Thương, để thống thiết cầu cho ông xã! Vì xảy chuyện sáng hôm qua anh bảo mệt không cùng ra tiệm, tối về tôi thấy cơm nước còn nguyên hỏi thì anh bảo ăn vô buồn nôn nên không ăn! Mà không ăn thì làm sao sống và người anh trông yếu hẳn! Đang cầu nguyện bổng đôi chân tôi bị dọp bẻ đau đớn lắm nên liền xin: “Chúa ơi Chúa chữa cho con hết đau đi! Chớ con không muốn đứng dây làm nhảng ra cái phút con đang cầu nguyện với Chúa”. Thế là hai chân tôi đuợc dứt ngay lập tức cơn đau và một cảm giác an bình khó tả! Tôi thấy hạnh phúc lắm nên quỳ luôn tiếng đồng hồ bên Chúa để khóc cho thỏa, vì tôi hiểu đấy là Chúa bảo: “ Có Cha luôn ở bên con và Cha chữa lành nỗi đau của con”. Chiều tối tôi đi làm về thấy anh vả mồ hôi ra và người mệt như không còn sức, đã máy lạnh mà quạt thì bật khắp nơi như thể anh thiếu không khí để thở! Tôi xin cho tôi đưa đi cấp cứu, anh không chịu! Xin cho tôi mời cha đến xức dầu thì anh gắt: “mầy trù cho tao chết hả con quỷ cái? Không thằng cha nào được buớc đến nhà tao”, rồi đuổi tôi “ mầy xéo đi để cho tao yên” nên tôi bỏ đi qua phòng khác và chỉ biết cầu nguyện trong nước mắt mình thôi! Ba giờ sáng tôi lo dậy lần chuỗi kính Lòng Chúa Xót Thương rồi hỏi anh muốn ăn gì để tôi nấu? Anh bảo muốn ăn cháo. Nấu cháo xong, thay vì bưng vô phòng cho anh thì tôi lại nói anh ra bàn ăn và anh chịu ra. Nhưng anh ăn chỉ vài muỗng là buông, ngồi thở dốc, bảo đau ran ở ngực! Đúng lúc ấy con trai mắt nhắm mắt mở đi ngang (vì mới thức dậy hãy còn buồn ngủ sật sừ) để sẽ cho con chó ra cửa sau… nghe thế nên ngồi xuống, hỏi bố có cảm thấy buồn nôn không? Tôi nhanh miệng nói bố nôn suốt hôm kia, hôm qua

08-2012_TTDM.indd 3908-2012_TTDM.indd 39 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 40: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

40 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

thì bố vả mồ hôi ra! Con trang trọng bảo rằng: “Bố sẽ bị Heart Att ack. Con phải đưa bố đi cấp cứu ngay lập tức”. Rồi cũng ngay lập tức con lấy 4 viên Baby Aspirin cho bố uống. Bố chịu uống và hai má con cùng đưa anh đi. Vào bệnh viện thì họ tìm thấy một mách máu lớn ở tim anh bị nghẹt nên định là sẽ thông. Nhưng sau 2 ngày họ vô nước biển và các thứ, anh thấy trong ngưởi được khoẻ hẳn, nên thay vì để cho bác sĩ thông tim sáng ngày 15/5/ 2012 như đã định, anh lại không chịu ký giấy đồng ý cho chữa trị, lại còn rút tất cả các dây tiếp ra và không cho bất kỳ y tá hay bác sĩ nào đụng chạm vào người . Mẹ con tôi ngỡ ngàng, đau khổ chỉ có biết khóc thôi!

Mà bình tâm lại thì tôi hiểu đây mới chỉ là cái “Phút Bù Giờ” đầu tiên Chúa ban cho tôi chớ chưa cho anh nên tôi dịu hẳn nỗi lo. Bởi ban cho tôi, Chúa mới sắp xếp việc anh được đưa vô bệnh viện đúng vào sáng sớm ngày Mother's Day (13/5/2012) nên con bảo đây là cái “very very big gift Mother's Day con tặng mẹ”. Và vì ban cho tôi nên biết được anh bị nghẹt một van tim là tôi: “nỗi riêng như cất gánh đẩy đổ đi ! Bởi tôi hiểu trái tim anh như vậy là đầu mối làm cho anh luôn bị mệt mỏi chỉ có muốn nằm, không muốn làm, không muốn chuyện trò tiếp xúc với ai! Nhờ vậy nó giải phóng tôi không còn tự buộc tội mình và cắng đắng mình nữa!

Và rồi cái “ Phút Bù Giờ” tiếp theo lại được đến mà lúc nầy thì Chúa ban cho cả hai vợ chồng….Vì anh chịu cho má con tôi (chỉ tôi và con gái lớn chớ các con khác bận ) đưa vào bệnh viện để thông tim như đã hẹn là 6 giờ sáng ngày 2/7/2012. Tôi mừng nhưng vẫn lo vì khi biết được là hễ thông tim thì anh phải uống thuốc đều đặn mỗi ngày và không được bỏ ngang; mà anh phải cái tánh đưa thuốc cho uống thì gầm gừ với uống bữa đực bữa cái và muốn bỏ là bỏ! Cho nên tôi cứ cầu nguyện suốt, phó anh cho Chúa, Mẹ, Thánh cả. Rồi đưa anh vô phòng mỗ là tôi lao xuống chỗ trên lối đi vào, nơi có tượng Chúa Giêsu (vì là bệnh viện Công Giáo) để quỳ xuống nền nhà, cứ thế dang tay lần chuỗi Lòng Chúa Xót Thương (chớ con gái thì không) mặc cho người chung quanh có nghĩ thế nào thì nghĩ. Sau đó tôi trở lên, ngồi chờ tin. Chỉ hơn một giờ sau vị bác sĩ bước ra, báo cái tin nức lòng vui là anh không phải thông tim nữa vì cái chỗ nghẹn đã tự thông rồi! Tôi hiểu đây là việc chỉ có Chúa làm thôi nên ứa nước mắt tạ ơn Ngài và thầm cám ơn bao người thân quen đã cầu nguyện cho. Rồi anh được đưa ra, anh bảo “thấy chưa tao đã biết là tim tao không có làm sao hết nên bác sĩ đâu cần thông”. Tôi báo tin vui cho vợ chồng con trai dưới Nam California thì hôm sau rồi hôm sau nữa con cứ gọi về và gọi về để cứ hỏi tôi mãi! Vì con không thể

tin là cái chỗ đoạn nghẹt trong mạch máu lớn của bố mà tự nhiên lại được thông? Bởi theo con, thời gian qua dẫu bố có uống thuốc đúng như bác sĩ dặn thì nó chỉ có ngăn chận không ‘build up” nữa để làm nghẹt thêm. Chớ cái đã nghẹt là vẫn nằm tại đó! Tôi bảo con:

- Con ơi đừng thắc mắc nữa mà hãy tin đây là việc Chúa làm! Vì Chúa ban cho mình sự sống nên Chúa làm được mọi sự để cứu mạng sống mình, theo cái hướng mà Chúa biết là tốt đẹp nhất cho mình. Con nên ghi nhớ trường hợp nầy để trong suốt cuộc đời con đừng bao giờ ỷ tài ỷ sức của mình, mà hãy dốc một lòng cậy trông và tín thác tuyệt đối ở Chúa.

Phần tôi ôi khỏi nói! Quá hạnh phúc trước những “Phút Bù Giờ” Chúa đã và đang ban, tôi ước ao sao cho mình được thanh thản mà buông đời mình cho Chúa, để chỉ có luôn tuyệt đối sống theo lời Chúa dạy hầu đáp tạ phần nào tình Chúa yêu…

California ngày 5 tháng 7/ 2012

Yêu MẹCon yêu mẹ lắm mẹ ơi.

Nhìn mẹ con thấy cả trời ngát hương.Êm mơ hạnh phúc thiên đường.

Lòng con quên hết đoạn trường đã qua.Dẫu đời còn lắm phong ba.

Hiểm nguy giăng khắp con mà hãi chi.Có mẹ, mẹ dắt con đi.

Biển đời cũng lặng, đêm thì cũng qua.Tình thương mẹ rất bao la.

Chở che ấp ủ vui ca tháng ngày.Cho con vững dạ không lay.

Niềm tin phó thác trong tay mẹ hiền.Mẹ đưa về bến bình yên.

Không còn nước mắt muộn phiền xót xa.Mùa Xuân vĩnh cửu hoan ca.

Đời đời con hát ngợi ca Chúa Trời.Chúc tụng ngài khắp nơi nơi.

Uy danh hiển thánh đất trời tạ ơn.Cho mẹ còn mãi thương con.

Và con yêu mẹ sắt son tình nồng.

Sông Xanh ngày 4/11/2011

08-2012_TTDM.indd 4008-2012_TTDM.indd 40 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 41: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

41Văn Hóa Giáo Dục

Lm Martino Nguyễn Bá Thông

NHỚ MÃI CÁI ĐÊM HÔM ẤY

Tối hôm đó, sau khi giảng ở khu lưu trú cho sinh viên ở một quận ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đường về, chú hỏi tôi: ”Sáng mai con có muốn đi Cambodia với chú không?”

Không mất một giây suy nghĩ, “Dạ có chú” - Tôi trả lời.

Kế hoạch cho chuyến đi nước ngoài lần đầu tiên của tôi là vậy đó.

Mất khoảng 3 tiếng đồng hồ từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài, từng ấy thời gian là đủ cho tôi kịp làm quen với những người trong đoàn.

Chuyến du hành lần này tôi đi cùng với 3 cô bạn gái nhỏ nhắn xinh xắn (là 3 chị em ruột – Hai cô chị là bác sĩ) Việt Kiều ở Mỹ lần đầu tiên về Việt Nam cũng giống tôi họ chưa từng đặt chân đến đất nước Champa này. Ngoài các thành viên trên có tuổi còn khá trẻ thì những thành viên còn lại trong đoàn đều là “bô lão”. À quên, còn 1 cô gái tên Chi cũng lần đầu xuất ngoại - cô bé này là chị họ của tôi.

Khoảng 4h30 chiều, chúng tôi đến của khẩu.Vì không có passport nên tôi phải “đi dù” từ Việt Nam qua Campuchia. Mất khoảng 400.000 VNĐ 1 người cho chuyến đi 1 chiều qua biên giới. Nhưng nếu bạn “biết cách” thì giá cả sẽ rẻ hơn.

Lần đầu đi nên tôi cũng hơn “ngán” nhưng cũng may mắn là tôi được đi chung với anh P- Một thành viên nằm trong nhóm “bô lão” mà tôi đã đề cập ở trên, anh P cũng là người lần đầu đến Cam- có bạn đồng hành bao giờ cũng yên tâm hơn.

Sau khi đi khoảng 12km đường rừng qua 2 trạm “biên phòng” Việt và Cam, tôi và anh P đã đặt chân tới điểm tập kết an toàn ở đất Campuchia.

3h sau chúng tôi có mặt tại thủ đô Phômphênh.Vậy là hết phần giới thiệu sơ lược, tôi sẽ không nói

lan man để ru ngủ các bạn nữa mà sẽ đi vào trọng tâm của vấn đề.

Buổi tối sau ngày tôi đến Campuchia 1 ngày, đoàn chúng tôi ăn tối với nhau tại một quán lẩu bò cực kì ngon (do người Việt bên Campuchia làm chủ). Ăn tối xong, tôi được nhân vật “cỡ bự” trong đoàn giao cho nhiệm vụ là dẫn 4 cô gái trẻ (Chi và 3 cô bạn từ Mỹ về) và anh P đi Club sang thuộc loại nhất nhì ở thủ đô Nam Giang (người Việt bên đó gọi Phômphênh) với một nhiệm vụ duy nhất: tìm hiểu thực tế tình hình mại dâm trẻ em ở đây. Trước khi lên đường chú không quên đưa thêm cho tôi 90.000 Ria (1 USD = 4000 Ria), vì mọi chuyện xảy ra mà không có một kế hoạch nào trước nên tôi khá bất ngờ và cũng “tưởng” là đang được cầm 1 số tiền lớn tôi cảm thấy khá tự tin. Vậy là chúng tôi bắt 1 chiếc tuk-tuk và lên đường tới vũ trường. Còn Chú tôi lên xe đi về một... hướng khác để điều tra!

5’ sau, tôi nhận ra mình đang lâm vào một tình thế vô cùng nan giải. Ngoài 90.000 Ria ra chúng tôi không có thêm bất cứ 1 đồng nào, tất cả bóp ví đều đã để quên ở khách sạn (ngoại trừ cái bóp của tui, nhưng trong đó

NBT: Thưa quý độc giả báo Mẹ, đã lâu lắm rồi tôi không “hầu chuyện” các chuyến đi của tôi cùng quý vị - Không phải vì tôi “hết chuyện” – vì mỗi khi tôi đi giảng ai củng nói cha Thông… nhiều chuyện lắm – Nhưng là vì nghĩ rằng nghe chuyện tôi kể riết rồi cũng chán – Bắt đầu từ hôm nay tôi sẽ gởi đến quý vị những câu chuyện có thật – người thật việc thật – của các bạn trẻ mà tôi dẫn “vào hang cọp” để đi tìm cọp để tổ chức Một Thân Hình www.mott hanhinh.org có thể cứu các em bị bán làm nô lệ tình dục!

Câu chuyện đầu tiên tôi gởi đến quý vị mới sảy ra vào cuối tháng 5 năm 2012. Nhân dịp tôi đi Việt Nam 5 ngày để tham dự lễ truyền chức Linh Mục của một người bạn có 3 chị em từ Mỹ về và một anh từ Úc về mong tôi dẫn đi Campuchia để có thể tận mắt thấy được những gì tôi đã viết – thế là tôi chỉ ở VN có hai ngày và 3 ngày thì ở Campuchia rồi!

08-2012_TTDM.indd 4108-2012_TTDM.indd 41 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 42: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

42 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

chỉ toàn tiền Việt Nam- vì chuyến đi bất ngờ nên tôi cũng chẳng kịp chuẩn bị gì). Sau một hồi tính toán thì 90.000 “teo” lại chỉ còn bằng 450.000 VNĐ chứ không phải là một món tiền lớn như tôi “tưởng” ban đầu.

Lúc này thì tụi tui cuống cả lên, ngay lập tức rất nhiều giải pháp được đưa ra: về khách sạn lấy thêm tiền rồi đi tiếp, đi vòng vòng rồi về, tới club trước xem sao rồi về khách sạn lấy tiền v..v... Sau một hồi bàn luận bọn tôi quyết định cứ đến đó rồi tùy cơ ứng biến.

Tôi và anh P vào vai 2 dân chơi (đó là lời chú dặn trước khi lên đường) mỗi người ôm 2 cô trong số 4 cô gái đi cùng, cố ra vẻ tự tin - chúng tôi đi vào Club. Tôi sẽ không kể cho các bạn nghe có gì trong Club vì đây không phải là vấn đề chính mà tôi muốn đề cập, hay còn một lí do khác nữa mà chắc bạn sẽ dễ chấp nhận hơn, trong Club này chán đến mức chả có gì để kể.

Chúng tôi được mời ngồi ở 1 khu vực riêng biệt, dường như ngay lập tức, tiếp viên đưa cho chúng tôi xem menu. Điều mà chúng tôi sợ nhất đã đến, sau khi rà hết cái menu từ trên xuống dưới 2-3 lần, thì tôi hoàn toàn chắc chắn 1 điều, là số tiền trong túi tôi lúc này không đủ để mua bất cứ gì trong đây. Nếu không cẩn thận tôi sẽ từ 1 “đại gia” giả vờ trở thành 1 cái bị bông thực sự. Mọi tế bào neuron thần kinh của tôi đều hoạt động để tìm cách thoát xuống cái lưng cọp mà tụi tui đã lỡ dại leo lên.

Bế tắc, tôi không thể nghĩ được gì, cả bọn cũng chả biết làm thế nào. Thế là mọi người quyết định kêu tôi gọi điện cho chú. Tôi ra ngoài để tránh ánh mắt dò xét của những người phục vụ, tôi gọi cho nhân vật “cỡ bự” hi vọng sẽ tìm được 1 giải pháp.

- Tôi: dạ tụi con vô trong club được rồi, nhưng mà bây giờ không biết làm gì hết. Tụi con không đứa nào mang theo tiền. Để hết bóp ở khách sạn rồi chú ơi… Bao giờ chú xong để qua giúp tụi con? (Như đã nói ở trên chú và một anh Việt Kiều Úc cũng đang thực hiện một nhiệm vụ khác.)

- Nhân vật “cỡ bự”: (nói tiếng anh- vì chú đang phải đóng vai 1 người nước ngoài không biết tiếng Việt) “khoảng 1h30 nữa chú mới xong việc, đằng sau vũ trường là chỗ của những cô gái buôn phấn bán hoa. Cố gắng đến được chỗ đó và tìm các trẻ em cho chú....Hết”

- Tôi: ….???Với sự giúp đỡ rất “tận tình” đó, tôi biết tình hình lúc

này là tôi phải tự lực cánh sinh.Bất chợt một suy nghĩ táo bạo nảy ra trong đầu tôi,

tôi quyết định sẽ đóng vai của một tay chơi thứ thiệt vào club để kiếm gái mại dâm. Chưa một lần trong đời tôi đi vào khu đèn đỏ, tất cả những kinh nghiệm mà tôi có chỉ là qua những bộ phim và qua lời kể của chú

tôi trong những chuyến đi thâm nhập vào động mại dâm để tìm cách cứu thoát những trẻ em Việt Nam bất hạnh.

Ý thức được sự nguy hiểm, trái tim tôi lúc này đập hết cỡ như muốn nhảy khỏi lồng ngực, hơi thở của tôi cũng gấp gáp hơn. Dường như cơ thể của tôi muốn ngăn tôi lại, nhưng lý trí tôi lại đưa ra quyết định cuối cùng. Tôi sẽ diễn hết vai này cho dù có phải… chết.

Không có thời gian để tôi bàn bạc lại với những người đi cùng, tôi sẽ làm nó một mình. Tôi tự nhủ sẽ phải thực hiện thật tốt nếu không muốn ăn một trận đòn

Tôi đến gặp một người mặc áo vest đen ngồi ở ngoài club (có vẻ như anh ta là người quản lý ở đây).

Cố trấn tĩnh và khoác lên mình một vẻ mặt rất tự tin của một tay chơi “thứ dữ”, tôi ngoắc anh ta ra và hỏi.

- Tôi nói bằng tiếng anh với anh ta: “Tôi muốn hỏi anh cái này?” (Vừa nói tôi vừa nhét vào tay anh tờ 10.000 = 2.5 USD)

- “Anh muốn hỏi gì”- anh ta trả lời sau khi đã khéo léo kéo tôi ra một góc khuất khá kín đáo.

- “Thật ra tui không đển đây để nhảy, tui đến đây để kiếm gái.” Để có thể chắc là mình sẽ đạt được mục tiêu tôi tiếp lời- "vậy chứ ở đây có gái đẹp không?”

- “Có!!! có!!!”- anh ta trả lời với thái độ khẩn trương.- Biết cá đã cắn câu tôi nói tiếp: “vậy ông dẫn ra đây

cho tui… vài cô để tui lựa.”- Tay quản lí vội vàng chạy đi và quay lại với 1 cô gái

người Campuchia mà nhan sắc cũng thuộc loại tạm được. Hắn hỏi tôi: “Em này được không?”

- “Chắc chắn là không, tui không thích cô này, tui nói với ông là tui muốn lựa, tự mình lựa chứ không phải để ông dắt ra cho tui. Ông có hiểu không?”- Tôi trả lời hắn với vẻ trịnh thượng pha chút bực bội và ngông nghênh mà một tay dân chơi thật sự sẽ làm trong trường hợp này. (tất nhiên là tôi biết điều này trên phim ảnh.)

- Cũng với thái độ đó tôi nói tiếp: “Tôi không có lựa 1 cô, tôi sẽ lựa 4-5 cô, để đi chơi với tui và các bạn tui tối nay. Ông có không thì nói để tui đi chỗ khác!”

- “Có chứ, xin lỗi, anh vui lòng đợi em chút nữa.”- Hắn nói với vẻ lo sợ sẽ mất đi 1 khách “sộp”, rời đi cùng với cô gái mà hắn dẫn đến cho tôi coi mắt.

Chỉ vài phút sau, hắn quay lại cùng với một người đàn bà mập mạp, da dẻ nhợt nhạt nhưng mặt mũi đầy phấn son nhìn rất giống Tú Bà trong truyện Kiều mà cụ Nguyễn Du mô tả. Tôi nghĩ thầm: “đây chắc chắn là người mà tôi phải tìm.”

- “Dạ thưa anh, đây là má mì Lan, bà Lan sẽ dắt anh đi chọn các cô gái.”

08-2012_TTDM.indd 4208-2012_TTDM.indd 42 7/12/2012 9:10:57 AM7/12/2012 9:10:57 AM

Page 43: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

43Văn Hóa Giáo Dục

- “Ah. Hãy để những người bạn đi cùng với tui ngồi yên ở đó. Tui đi kím gái rồi quay lại liền. Đừng có làm phiền họ”- Tôi quay lại nói với quản lý trước khi đi cùng với bà Lan để yên tâm là những người bạn của tôi sẽ không xảy ra chuyện gì.

- “Chào cậu”- Bà Lan nói- “Chào bà”- tôi vẫn giữ thái độ của một người có

tiền. Và vẫn tiếp tục nói với bà bằng tiếng Anh!- “Tôi muốn kím vài cô gái trẻ đẹp, phải là loại

số 1, nếu là người Việt Nam thì càng tốt, không thì campuchia cũng được tuổi khoảng từ 13 hay 14 đến đến 20 thôi”

- “Ở đây có gái trẻ đẹp, cũng có 3-4 cô người Việt Nam nhưng họ không có ở đây lúc này, họ đã đi khách rồi.”- Bà Lan trả lời.

- “Cậu muốn tìm mấy cô gái để hát karaok tại đây?” (bên cạnh club là những quán karaok ôm)

- “Không, tất nhiên là không. Tui muốn họ đến khách sạn của tui, có được không?”

- “Được quá đi chớ, anh ở khách sạn nào?”Tôi móc bóp ra đưa cái namecard của khách sạn cho

bà Lan. Biết chắc bả sẽ nhìn vào cái bóp để kiểm tra số tiền “ít ỏi” trong bóp của tôi, tôi phủ đầu bằng cách lườm vị tú bà 1 cái trong lúc đang mở bóp. Bà Lan vội vàng quay mặt đi.

- “Mời anh đi theo tôi”- Bà Lan nói với nụ cười tươi nhất có thể.

Sau khi xem namecard của khách sạn tôi ở, bà Lan dẫn tôi đi khoảng 70m vòng ra phía sau của vũ trường. Hai bên lối đi hẹp là các phòng karaok với cửa kính được dán màu đen để chắc chắn rằng người bên ngoài không thể nhìn vào được. Tôi cố tình đi chậm hơn bà Lan để liếc nhìn, nghe ngóng động tĩnh trong phòng karaok và cũng muốn để bà Lan phải chờ tôi như một người có quyền.

Bà Lan dẫn tôi đến 1 căn phòng ở cuối hành lang và bảo tôi chờ ở đó. Chưa đầy 1 phút, bà Lan quay trở lại với khoảng 30 cô gái tất cả đều rất trẻ (nghĩ hầu hết chỉ là 14-16 tuổi) và đẹp đúng như yêu cầu của tôi và dĩ nhiên là họ đều ăn mặc cực kì hở hang. Họ đứng thành vòng tròn xung quanh tôi, và tôi bắt đầu lựa chọn.

Những cô gái uốn éo, nháy mắt với tôi và làm nhiều hành động để được tôi chú ý. Cũng rất nhanh chóng, tôi lựa được 4 người trong số họ. Vì lúc này tôi chỉ có duy nhất 1 mong muốn là có thể thối lui an toàn. Tôi đang sợ lắm rồi!

Tôi hỏi bà Lan: “Giá một cô là bao nhiêu?”- Mỗi cô 100USD- bà Lan trả lời- Sao mắc thế? Tui đi chơi nhiều chỗ rồi, cao lắm

cũng có 50 đô. Có giảm giá được không?

- Có thể, anh có thể nói trực tiếp với các cô gái họ sẽ giảm giá cho anh.

- Thôi được rồi, tui thấy mấy cô này cũng đẹp, mà giá hơi cao nhưng không sao. Tui sẽ về nói với bạn tui, không thôi tui dẫn về mà tụi nó không thích tụi nó giết tui mất” - Tôi cợt nhả.

- “Ok ok”-Bà Lan nói.- “Nhưng những cô gái mà tui chọn có số hay gì để

tôi nhận biết không? Để không bà đưa tui mấy người khác thì sao?”- Tôi giả vờ quan tâm hỏi lại.

- “Đừng lo, tui nhớ mà.”- “Ok, vậy tui đi đây.”Bà Lan đưa cho tôi cái namecard của bả, và không

quên dặn dò là có gì cứ gọi.Tôi để bà Lan ở lại và trở lại chỗ các bạn tôi đang chờ.Lúc này thì bọn họ đang rất hoang mang và lo lắng

không biết chuyện gì xảy ra với tôi. Tôi trờ lại và dẫn họ rời club. Không thể chờ được cho đến khi về khách sạn, tôi kể cho họ nghe mọi chuyện khi mọi người đang trên xe Tuk-tuk với trái tim đang đập thình thịch và 60.000 Ria trong túi.

Về khách sạn đã lâu mà tôi vẫn còn chưa thể nào lấy lại bình tĩnh được. Tôi đợi chú về để kể về “chiến công của mình”. Hơn lúc nào hết và hơn bất cứ ai tôi hiểu được cảm giác “đi trên lưỡi dao” của chú trong những chuyến đi trước đây , tôi càng nể phục và kính trọng chú hơn.

Mỗi ngày trên đất nước Campuchia đều là những ngày đầy kỷ niệm với tôi. Nếu có dịp tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe ở một câu chuyện khác.

K.A.

08-2012_TTDM.indd 4308-2012_TTDM.indd 43 7/12/2012 9:10:58 AM7/12/2012 9:10:58 AM

Page 44: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

44 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Write to: Fr. Bernard 1900 Grand Ave. Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

MARIAN TEENST E E N S P U Z Z L E D

1. Wretched Person?Hi Fr. Bernard,One of our roommates is a Protestant. Our relationship has

been friendly but, in several days, he criticized us and our beliefs. He made the Muslims and the Buddhists quite angry; he drove the others reddened because they could not respond to his outrageous questions. We all wish to get rid of him but we couldnt. His words and his behavior are blasphemous. He asked me: Is it proper to worship the Lord outside the churches because He exists everywhere instead of coming to the churches and worshipping Him in the Holy Sacrament? What a cunning question! Father, please tell me what changes a nice person to a wretched one? Thanks, Father.

MHello M,There are people like your roommate everywhere. It is one

thing to search for the truth with sincerity, but it is quite arrogant to criticize others for what they believe in. He asked the question in a defiant manner. As you have seen it was not helpful to talk to anyone having such attitude. However for your understanding I will try to answer the question. God is present everywhere in his power and knowledge, but he is present in reality in the Sacrament of Christ's Body and Blood. So we worship God in his power and knowledge everywhere in the world by living out his commandments, by doing good, by doing what is right, what is pleasing to him, what is loving. We need to express our worship in a different way when we come to the Church where Christ is present as a reality in the Sacrament. We show our reverence in prayers, in gestures, and in silence, in love to Him. So God is present everywhere but not in the same way as being in the Eucharist. We worship him everywhere else differently from being in the church. Tell your roommate that he is just an arrogant individual. He has no respect for God and others. His talk about religion is just hypocrisy. His words should not value more than trash to you and your friends. Arrogance and bitterness can change a nice person into a wretched one.

2. Ghost is real?Dear Fr. Bernard,I've always believed that ghosts weren't real. I mean, when

you die, your soul either goes to Heaven, Purgatory, or Hell. To say that the soul is still lingering on Earth defies my Christian belief. I don't have much information regarding ghosts, so can you tell me once and for all if they are real or not? Thank you.

THello T,I have never seen a ghost. I know some people who claim to

see ghost but it is possibly just their imagination. Our Catholic faith teaches that after death, there are only Heaven, purgatory, or hell. It is possible that God allows some people to come back after death in some spiritual form with a message for a time. There is no ghost in the forms described in horror movies.

3. Is Fate/Destiny Real?Dear Fr. Bernard,I really appreciate your answering my questions. It helps me

to understand my faith a lot more! I would like to know if fate/destiny is real. According to Wikipedia, Fate defines events as ordered or "inevitable" and unavoidable and Destiny is used with regard to the finality of events as they have worked themselves out; and that same sense of Destination, projected into the future to become the flow of events as they will work themselves out. In other words, fate relates to events of the future and present of an individual and in cases in literature unalterable, whereas destiny relates to the probable future. Fate implies no choice, but with destiny the entity is participating in achieving an outcome that is directly related to itself. I always believe that God has plan for everyone, but I also believe that if you don't like something, then you should change it. These two things really confuse me because I agree with both when they contradict each other. Does everyone have their own fate, or is it a matter of destiny? I am really confused, and I'm sorry if this confuses you as well.

TDear T,I would like simplify the definition. Fate is unavoidable events

while destiny is the outcome of these events which includes an interaction of the unavoidable and one's participation. This is ambiguous because it ignores the supreme power, God, who is in control of events. Things happen for a reason and may be for a purpose. To ignore God is to say that things happen for no reason at all. This is illogical for an intelligent mind. The earth is spinning around the sun. Stars and galaxies in uncountable numbers are moving in the universe at the mind boggling speed. Life on earth depends on this motion of the universe. To say that this event and others happen for no reason is just absurd. Things happen because God enables and allow

08-2012_TTDM.indd 4408-2012_TTDM.indd 44 7/12/2012 9:10:58 AM7/12/2012 9:10:58 AM

Page 45: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

45Gia Đình Xã Hội

them to happen. Some events may be beyond one's control. We are not responsible for these. We cannot change them either. However we have choices to respond when things happen to us. We are responsible for actions within our control. God has plan for us. The plan may include events that we cannot control. However God always give us freedom to respond to them. The outcome is an interaction of unavoidable events and our freedom. People may call it destiny. However it is not pre-determined. It is determined by the choice of our action. God has plan for everyone to be saved, but the person can choose to reject God, not to be saved. God may have plan for a person to be priest or a religious sister or brother, but he/she can choose to get married. God gives us freedom so we can determine our destiny.

4. Is Soul Mate Real? Dear Fr. Bernard,I'm sure you're familiar with the idea that everyone has a

soul mate. Is that real? And if it is, does everyone meet them eventually in their life? I know if you become a priest or nun you cannot get married or have children, but besides that, do we all have the perfect match for each other? I see people get married then divorced then remarried to someone else all the time. I don't like it, but is it possible that their partner just wasn't the love of their life and that they just rushed the relationship? I know once they are married, they are one, but if they weren't meant to be in the first place. Is it okay if they remarry the person who was actually their soul mate? It scares me to think, "What if I never find the love of my life?" I always remind myself that somewhere in this world is the person who is right for me. But what if I never actually meet that person? Anyway, my final questions are:

1/ Does everyone have a soul mate?2/ If they do, will they meet them eventually in their life?3/ If you married the person who wasn't right for you, can't

you remarry to your "true" love? Thank you!T

Dear T,These questions are in the realm of speculation. No one

knows for certain an answer. I will give you my speculation based on our Catholic faith. God gives us a certain things to start with in life. We were born into a family that may be rich or poor or in the middle. We were born as a girl or a boy who has advantages and/or disadvantage. We were born with a body that may be tall, short, or in the middle. We may have an appearance that is attractive or not so attractive. Our family might live at one place when we were young and moved to another place later on. There are things in life that carries us around like a river. We come into contact with different people in some situations which we seem to have no control over. At the same time we are free to interact with others as we choose

to. Therefore it is possible that God has a match for some people as we know in the Bible, for example Jacob and Rachel, Moses and Zipporah, Tobias and Sarah. We see that God had a couple matched by how he got them together. God does not play game with us by matching two people and let each of them figure out how to find his/her match. It is unacceptable to use this as an excuse for divorce: He or she is not my perfect match. To get married is a choice made freely. A man and woman meet and usually spend much time to know each others. They came to the decision to spend the rest of their lives together on their own. It is irresponsible to say after a few months or years that, "he/she is not my match". Does everyone have a soul mate? Yes, your soul mate is the one whom you recognize and choose. I don't believe in a soul mate that one never meets in life. The best answer I can give to your last question is if you decide to get married, make sure it's the right person for you. If you have doubt then don't even think or mention about marriage until you are sure. If you cannot be sure then don't marry that person. People make mistake when they think they have to get married. Love is a free choice. When there is a force against the will, there is no love.

08-2012_TTDM.indd 4508-2012_TTDM.indd 45 7/12/2012 9:10:58 AM7/12/2012 9:10:58 AM

Page 46: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

46 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

08-2012_TTDM.indd 4608-2012_TTDM.indd 46 7/12/2012 9:10:58 AM7/12/2012 9:10:58 AM

Page 47: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

47Thông Tin Liên Lạc

TÒA GIÁM MỤC KONTUMOffi ce of the Bishop - Diocese of Kontum146 Trần Hưng Đạo - Kontum - Việt NamSố 48/VT/’12/tgmkt

Kon Tum, ngày 28 tháng 05 năm 2012.Kính gửi:Ông NGUYỄN VĂN HÙNG,Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân - Tỉnh Kontum.

Kính thưa Ông Chủ Tịch,Nhiều nguồn tin cho biết ngành giáo dục Tỉnh sắp đập khu nhà Trung Tâm Tình Thương của Tòa Giám Mục Kontum tọa lạc

ở 12, Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, TP Kontum, để xây Trường đào tạo sư phạm mẫu giáo! Thực hư sao? Cơ sở này, chính quyền mượn sau 1975, Tòa Giám Mục đã gửi giấy xin lại cơ sở này nhiều lần, nhưng chính quyền cứ lần lữa. Đây không chỉ là vấn đề tài sản nhà cửa của một tập thể mà còn có tính tiêu biểu cho cả đường lối chính sách của một chế độ. Chấp nhận hay im lặng để một cơ quan phi tang một cơ sở "mượn" mà không trả cũng đồng nghĩa với tội ác! Vì thế, chúng tôi xin báo động để Ông Chủ Tịch kịp thời ngăn chặn việc làm phi pháp của một ban ngành mô phạm cùng giải quyết nguyện vọng chính đáng của Giáo hội chúng tôi.

Kinh nghiệm sống của Nhà thơ Van Goeth đáng cho những ai tha thiết tới tiền đồ đất nước cùng suy gẫm, “Mất tiền mất bạc mất ít! Mất danh mất giá mất nhiều! Mất lòng tin, mất hết!”

Vâng luật tự nhiên dạy : của ai, trả người ấy! Luật Nhà Nước XHCNVN dạy sao? Các cán bố vẫn nói: "Chế độ ta không lấy của dân dù một sợi chỉ!" Còn của dùng súng đạn mà lấy thì là của gì? Trong thực tế, chính quyền địa phương vẫn “làm ngơ” và hành xử trái với những gì đã quả quyết, đã qui định. Cụ thể như Tu viện Nữ Tử Bác Ái ở số 11 Nguyễn Huệ, Kontum, đã có từ 1936, chính quyền vẫn đập phá để xây trường chuyên Nguyễn Tất Thành, trong khi các nữ tu vẫn phải đi ở đợ Nhà hưu dưỡng của các linh mục ở số 19, Nguyễn Trãi, Kontum. Còn các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng lại bị đuổi ra khỏi Tu viện của mình để sang ở nhờ Tòa Giám Mục suốt ba mươi mấy năm nay, nghĩa là thế nào? Còn cái Trung Tâm Tình Thương chính quyền “mượn từ 1978 tới nay” chẳng lẽ nay lại chấp nhận để cho cơ quan giáo dục đập phá một cách "phản giáo dục!" sao? Dân có tai, có mắt, có đầu óc suy nghĩ. Dân vạn đại, quan nhất thời thôi! Mai kia hết chức hết quyền quý vị sẽ thấm những chân lý này!

Nhân gian kể : Có một ông nhà giàu cuối năm sai viên quản lý ra chợ sắm sửa những gì còn thiếu. Được biết viên quản lý ra chợ hô tha hết nợ cho mọi người! Ông chủ hỏi: "Sao lại làm thế?" Viên quản lý thưa: "Thưa Ông, nhà mình có đủ mọi thứ rồi! Vàng bạc, lụa là, cơm gạo có dư giả! Chỉ còn thiếu CÁI NGHĨA! Nên tôi đã nhân danh Ông mà tha nợ cho hết mọi người!”. Sau một thời gian, ông nhà giàu bị sạt nghiệp, đi tới đâu Ông cũng được có người đón tiếp! Đây mới là kế lâu dài "hy sinh đời bố, cũng cố đời con"! Đây mới là tấm gương sáng cho các viên chức chính quyền suy gẫm và hành xử cho "ích quốc lợi dân" để khi "về nghỉ" "lòng vẫn an"!

Thêm một chuyện giữa Ông cán bộ Tôn Giáo và chúng tôi tại một cơ quan. Hôm đó, có cả Linh mục Tổng Đại Diện và Linh Mục Giám đốc chủng viện cũng có mặt. Vấn đề đặt ra là tài xế hay chiếc ôtô cán chết người phải trách nhiệm bồi thường và ở tù? Ông cán bộ bảo thì bảo “Tài xế, chứ cái xe nó biết gì mà bắt nó ở tù!”; còn “chúng tôi” thì cứ nói ngang "cái xe nó tông và đè chết người, cái xe phải bồi thường và ở tù, chứ tài xế đâu có đè chết người; không thể bắt tài xế bồi thường và ở tù được (!) Cuối cùng chúng tôi “đành chịu thua" (!) và "phải khiêm tốn thừa nhận là Ông cán bộ Tôn Giáo nói có lý"(!). Có thế, chúng tôi mới nhờ ngài cán bộ đó về thưa với các cấp chính quyền trả lại cho giáo hội Nhà thờ Hiếu Đạo, Nhà Yao phu Cuenot, Tu viện nữ tử bác ái, Tu viện Kim Phước và các tài sản khác! Tội nghiệp các cơ sở đó "chúng có biết gì đâu" mà phải ròng rã suốt bao năm tháng tù tội! Còn giáo dân và các nữ tu, hơn 30 năm rồi", tới giờ này, vẫn phải đi lễ ké, vẫn phải ở nhờ ở đợ. Chưa an cư, làm sao lạc nghiệp nổi?!

Kính thưa Ông Chủ Tịch,Sống trong một xã hội còn bao việc to lớn phải làm mà cứ nói tới vấn đề tài sản là một bất đắc dĩ! Chúng tôi xác tín: "Của đời

chóng qua, con người chóng chết!; “Mất tiền mất của mất ít! Mất danh mất giá mất nhiều! Mất lòng tin, mất hết!”. Nhưng, ở đây không chỉ là vấn đề tài sản của cải mà là công bằng và công lý, là lòng dân và quyền lợi của dân, là luật pháp và hạnh phúc của con người! Khi lòng dân chưa yên, thì bao việc lớn cũng vẫn hóa nhỏ!? Nói vì dân, do dân, bởi dân mà không sống và hành xử đúng như thế là phản bội. Đồng loã hoặc im lặng không lên tiếng phản đối những việc làm sai trái của cán bộ là góp phần vào việc làm hại xã hội. Kể lại 2 câu chuyện trên đây, để Ông Chủ Tịch hiểu cho nỗi khổ của dân có đạo bấy lâu nay, hiểu cho nỗi lòng của những người được đặt lên phục vụ dân, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân. Chúng tôi không xin ân huệ, chỉ mong được đối xử công bằng của một người dân "có quyền sống đàng hoàng" trong xã hội có pháp luật đàng hoàng! Và cũng chỉ mong mọi sự việc được giải quyết trong tinh thần tôn trọng sự thật, công bằng và yêu thương.

Trân trọng,+ Micae Hoàng Đức OanhGiám Mục Giáo Phận Kontum* Bản sao đồng kính gửi:UBMTTQVN Tỉnh Kontum. Sở Công An Tỉnh Kontum. Sở Nội Vụ (Ban Tôn Giáo).Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tỉnh Kontum.UBND P.Thống Nhất. Lưu VP/TGM.

08-2012_TTDM.indd 4708-2012_TTDM.indd 47 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 48: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

48 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

ĐỆ TRÌNH CUỐN ĐẦU TIÊN VỀ CÁC TẾ BÀO GỐC

VATICAN. Hôm 27-6-2012, cuốn sách đầu tiên về sự cộng tác giữa Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa và Ngân Quỹ tế bào gốc phục vụ sự sống đã được đệ trình lên ĐTC. Cuốn sách mang tựa đề ”Các tế bào gốc của chúng ta: Mầu nhiệm sự sống và các bí quyết chữa lành: (Our Stem Cells: The Mystery of Life and Secrets of Healings”. Cuốn này sẽ được phổ biến cho công chúng vao cuối năm nay, nhưng bản đầu tiên đã được Đức Ông Tomasz Trafny, thuộc Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa, đệ trình lên ĐTC vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng hôm qua tại Đại thính đường Phaolô 6.

Cuốn sách đúc kết những ý niệm được thảo luận trong Hội nghị quốc tế đầu tiên về các tế bào gốc rút từ các mô trưởng thành, nhóm tại Vatican hồi năm ngoái. Sách trình bày cho độc giả một toàn cảnh thật hấp dẫn và toàn bộ về các tế bào gốc rút từ mô trưởng thành và vai trò sinh tử của chúng trong tương lai của ngành y khóa tái tạo. Với một ngôn ngữ hữu hiệu và dễ hiểu, sách trình bày một loại những điều mới mẻ về tế bào gốc cũng như khả năng chữa lành của chúng, kể cả việc chữa tim, và các cơ phận bị hư hại, phục hồi thị giác, giết các tế bào ung thư, và chữa trị bệnh tiểu đường; chữa các vết bỏng nặng, và ngăn chặn bệnh suy thoái não bộ (Alzheimer), sơ cứng từng mảng (Sclerosi multiple) và bệnh Loui Gehrig.

Đức Ông Trafny nói rằng: ”Cuốn sách này cổ võ một cuộc đối thoại giữa cộng đồng khoa học và cộng đồng tôn giáo” (SD 27-6-2012).

TÂN TỔNG TRƯỞNG BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TINVatican. Ngày 2-7-2012, ĐTC Bênêđictô XVI đã chấp thuận đơn từ nhiệm vì lý do tuổi tác của trưởng Bộ Giáo lý Đức tin. Người kế nhiệm

là Đức giám mục Gerhard Ludwig Mušller (65 tuổi), cho đến nay là giám mục giáo phận Regensburg; cùng với việc bổ nhiệm này, Đức cha Mušller cũng được nâng lên hàng Tổng giám mục. Đức Tổng giám mục Mušller thụ phong linh mục năm 1978 thuộc giáo phận Mainz, nguyên là giáo sư tín lý tại Đại học Ludwig-Maximilians, Mušnchen. Ngài được Đức giáo hoàngGioan Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Regensburg năm 2002.Ngoài việc là chủ biên của bộ sách 16 quyển sưu tập các bài viết của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Đức Tổng giám mục Mušller cũng viết khoảng 400 bài viết, tác phẩm về thần học tín lý, đại kết, mặc khải, khoa chú giải... Công trình nổi tiếng nhất của ngài là tác phẩm (dày 900 trang) Tín lý Công giáo: Nghiên cứu và thực hành Thần học. ĐTC CHUYỂN TỚI CASTEL GANDOLFO TỪ NGÀY 3-7-2012

VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi, cho biết ĐTC di chuyển tới dinh thự mùa hè của ngài ở Castel Gandolfo từ ngày 3 tháng 7-2012 và ngài lưu lại đây suốt mùa hè.

LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định cuộc viếng thăm của ĐTC tại Liban diễn ra từ ngày 14 đến 16-9 năm nay, đồng thời nói rằng ”Không có sự bấp bênh nào trong công cuộc chuẩn bị. Cuộc viếng thăm của ĐTC đã được ấn định và đang được chuẩn bị cho những ngày được xác định. Không có sự bấp bênh nào từ phía Tòa Thánh. Sự bấp bênh là ở trong tình trạng của thế giới”.

Theo cha Lombardi, cuộc khủng hoảng tại Siri - như chúng ta biết, dường như không thể đặt lại vấn đề cuộc viếng thăm của ĐTC, ít là cho đến lúc này.

AZERBAIGIAN TÀI TRỢ TÁI THIẾT HANG TOẠI ĐẠO

ROMA. Lần đầu tiên một nước Hồi giáo, Cộng hòa Azerbaigian, tài trợ việc tu bổ hai hang toại đạo Kitô, thánh Phêrô và thánh Marcellino ở mạn đông nam Roma.

Ngân Quỹ ”Heydar Aliyev”, tên vị tổng thống đầu tiên của Azerbaigian, tài trợ việc tu bổ và một hiệp định thư về vấn đề này đã được ký kết với đại diện Tòa Thánh vào ngày 22-6-2012 tại trụ sở của Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa.

08-2012_TTDM.indd 4808-2012_TTDM.indd 48 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 49: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

49Thông Tin Liên Lạc

ĐHY Ravasi cũng cho biết Chủ tịch Ngân Quỹ Heydar Aliyev hiện nay là phu nhân đương kim tổng thống Azerbaigian. Bà tỏ ra phấn khởi trong dự án tài trợ, và nói chung quốc gia này, tuy có đa số dân theo Hồi giáo Shiite, nhưng sẵn sàng tỏ cho thấy giới thế một thứ ”Hồi giáo đối thoại”, và có những tiếp xúc với Tây Phương.

Hang toại đạo thánh Phêrô và Marcellino mang tên hai vị tử đạo hồi cuối thế kỷ thứ 3, và trải rộng trên một diện tích rộng gần 18 ngàn mét vuông, thuộc một khu vực trong đó có lăng của thánh nữ Helena, là mẹ của hoàng đế Costantino người đã chấm dứt cuộc bách hại Kitô giáo trong 3 thế kỷ (Apic 14-6-2012).

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 14-6-2012, ĐHY Fernado Filoni cho biết hồi đầu thế kỷ 20, tại Azerbaigian đã có một cộng đoàn Công Giáo với 10 ngàn tín hữu và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm kiểu gô tích rất đẹp, có thể chứa được 1.200 người. Nhưng năm 1931, Nhà Nước Liên xô đã hoàn toàn phá hủy thánh đường, sát hại vị LM đặc trách và xóa bỏ sự hiện diện của Kitô giáo tại đây.

Khi Đức Gioan Phaolô 2 viếng thăm Cộng hòa Azerbaigian hồi năm 2002, theo lời mời của tổng thống Aliyev, chỉ có 200 tín hữu Công Giáo tại nước này. Sau đó, tổng thống tặng một khu đất cho Công Giáo để xây cất thánh đường tại thủ đô Baku. Ngày nay có 450 tín hữu Công Giáo tại Azerbaigian. Cạnh thánh đường có một trung tâm sinh hoạt cho giới trẻ và tín hữu nói chung, với các lớp dạy giáo lý và học hỏi Kinh Thánh. Ngoài ra, cộng đoàn có một nhà dưỡng lão với khoảng 20 người. Các nữ tu của Mẹ Têrêsa Calcutt a cộng tác rất nhiều vào các sinh hoạt từ thiện, xã hội và tôn giáo của xứ đạo.

Bộ truyền giáo cũng mới nâng giáo miền tự quản Azerbaigian lên hàng Phủ doãn Tông Tòa (SD 14-6-2012).

ĐHY QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH KÊU GỌI GIÚP CÁC BÀ MẸ VÀ CON BỊ AIDS

ROMA. ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Aids sáng 12-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Aids nhóm tại Viện Thánh Gallicano, với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia. Hội nghị này do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là ”Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử

vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Aids”.

ĐHY xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Aids: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Aids trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Aids sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.

ĐHY Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Aids và để người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ” (SD 22-6-2012).

TỔ CHỨC TRỢ GIÚP GIÁO HỘI ĐAU KHỔ NHẬN 82,1 TRIỆU EURO TRONG NĂM 2011

ROMA. Trong năm 2011, Tổ chức bác ái Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ, đã nhận được từ các ân nhân 82 triệu 100 ngàn Euro để tài trợ các dự án tại các nước nghèo trên thế giới.

Tổ chức bác ái quốc tế này, thuộc quyền Tòa Thánh, có trụ sở trung ương tại thành phố Koenigstein bên Đức, và các văn phòng tại 17 quốc gia với khoảng 600 ngàn ân nhân.

Theo Phúc trình mới công bố hồi đầu tháng 7 này, trong năm 2011, ngân khoản Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ nhận được từ các ân nhân giảm bớt 4 triệu 800 ngàn so với năm 2010 trước đó, tuy nhiên, với số tiền quyên góp được, cơ quan bác ái này tài trợ được 4.634 dự án 145 nước.

Ông Johannes Heereman von Zuydtwyck, Giám đốc điều hành tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ, nói, ”Nỗ lực của chúng tôi được dồn cho Phi châu và Trung Đông và những vùng vẫn còn ở trong tình trạng trầm trọng”.

Trong số các dự án được tài trợ, có 476 nhà thờ được sửa chữa hoặc xây cất, 37 chủng viện và 191 tu viện, trong đó có nhà thờ và trung tâm giáo phận tại Teheran, thủ đô Iran, và nhà cho các nữ tu dòng thánh Clarét ở Gokwe bên Zimbabwe, miền nam Phi châu, các chị đảm trách nhà thương ở địa phương (Zenit 2-7-2012). TÂN CHÂN PHƯỚC CECILIA EUSEPI

ROMA. Chiều Chúa Nhật 17-6-2012, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã đại diện ĐTC chủ sự lễ phong chân phước tại thị trấn Nepi ở mạn bắc Roma, cho Nữ Tôi tớ Chúa Cecilia Eusepi, người Italia, nên thánh qua con đường đau khổ.

08-2012_TTDM.indd 4908-2012_TTDM.indd 49 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 50: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

50 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Cecilia Eusepi sinh ngày 17-2 năm 1910 tại Monte Romano cách Roma lối 80 cây số về hướng bắc. Mồ côi cha vài ngày sau khi sinh ra, Cecilia được mẹ đưa về Nepi trong một nông trại của người cậu. Sau đó Cecilia được ủy thác cho các nữ đan sĩ dòng Xitô để học tiểu học. Nhưng năm 12 tuổi, Cecilia phải về nhà vì bệnh viêm bao tử, rồi trở lại đan viện tiếp tục việc học. Nhưng chỉ 1 năm sau, cô vị đưa vào nhà thương ở Civita Castellana.

Cecilia đã trải qua các thử thách với lòng can đảm và thanh thản. Khi còn ở gia đình, cô gia nhập dòng ba tôi tớ Đức Mẹ và Công giáo tiến hành. Năm 13 tuổi, cô xin gia nhập tuyển viện của dòng nữ tu Matellate Nữ Tỳ Đức Maria ở thành Pistoia, nhưng vì bệnh tật, cô phải trở về gia đình. Tuy gặp nhiều cơ cực, nhưng Cecilia không bao giờ nản chí, chuyên chăm cầu nguyện, và dâng những hy sinh đau khổ thể lý cho Chúa. Cô qua đời ngày 1-10 năm 1928 tại Nepi lúc mới được 18 tuổi.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, ĐHY Amato nêu rõ hai sứ điệp của chị Cecilia là can đảm và hy vọng. Ngài nói: ”Cả những người trẻ ngày nay cũng có khả năng can đảm tiến bước theo con đường khổ giá trong cuộc đời, tháp tùng Chúa Giêsu để sống lại với ngươi trong trong vinh quang của sự thánh thiện. Ngoài ra chân phước Cecilia Eusepi mời gọi những người đồng lứa tuổi hãy hy vọng nơi Chúa, hướng cái nhìn lên trời cao, mở tâm trí hướng về chân trời cuộc sống vĩnh cửu, về thiên đàng. Những năm tháng trong cuộc sóng không được đo lường bằng những con số nhưng bằng cường độ của tình yêu” (SD 14-6-2012).

KHÓA HỌC TẠI ĐÀI THIÊN VĂN VATICAN CASTEL GANDOLFO. Trong tháng 6-2012, khóa

học mùa hè do Đài Thiên Văn Vatican tổ chức khóa học đã tiến hành với sự tham dự của 25 sinh viên nam nữ ngành thiên văn đến từ 23 nước trên thế giới, trong đó có 1 người Việt.

Khóa học diễn ra tại trụ sở Đài Thiên Văn Vatican là một Đan viện cũ được biến cải trong khu vườn của ĐGH ở Castel Gandolfo, cách Roma 25 cây số. Năm nay khóa học có chủ đề là ”sự hình thành và tiến hóa của các chùm sao”.

Hàng năm, Đài thiên văn Vatican, do các cha dòng Tên điều khiển, vẫn tổ chức khóa học cho các sinh viên quốc tế. 25 Sinh viên của khóa học này được chọn trong số 150 sinh viên từ các nơi trên thế giới nộp đơn xin. Các Học viên được chấp nhận chỉ phải trả 1/4 phí tổn du hành, ăn ở và học phí.

Tu Huynh Guy Soncolmagno, điều hợp viên khóa học, cho biết các tu sĩ dòng Tên muốn tạo cơ hội cho các

chuyên gia thiên văn trẻ cơ hội gặp gỡ các chuyên gia nghiên cứu và khám phá những gì mà các nhà thiên văn tại các nước khác đang làm (CNS 22-6-2012).

KINH THÁNH TOÀN BỘ BẰNG 465 THỨ TIẾNG

SUTTGART. Cho đến nay Kinh Thánh toàn bộ đã được dịch ra 475 thứ tiếng trên thế giới, trong số này có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh được ấn hành trong năm ngoái.

Theo thông cáo của Hội Kinh Thánh Đức công bố hôm 14-6-2012 tại trụ sở ở thành phố Stutt gart, năm ngoái Phi châu có nhiều nhất các bản dịch Kinh Thánh bằng các thứ tiếng, trong đó có tiếng Dogon, ngôn ngữ của nửa triệu người tại nước Mali và Burkina Faso, tiếng Klao tại Liberia, tiếng Gurage tại Ethiopie, v.v.

Bình quân phải mất 12 năm trời mới dịch xong toàn bộ Kinh Thánh ra một ngôn ngữ.

Trong số 6.500 thứ tiếng trên thế giới hiện nay, có 2.538 thứ tiếng có Kinh Thánh hoặc một phần hoặc toàn bộ (Apic 14-6-2012). TÂN CHÂN PHƯỚC LM MARIANO ARCIERO

SALERNO. Chúa Nhật 24-6-2012, Giáo Hội đã có thêm một vị chân phước mới, đó là Cha Mariano Arciero, thuộc tổng giáo phận Salerno, nam Italia.

Cha Mariano Arciero sinh cách đây hơn 300 năm (1707) trong 1 gia đình rất nghèo. Nhờ sự giúp đỡ của các LM, Mariano được học hành và trở thành linh mục năm 1731 khi được 24 tuổi. Chẳng bao lâu, cha Mariano trở nên một gương mẫu cho hàng giáo sĩ ở thành Napoli, nhờ lòng bác ái vốn vun trồng từ nhỏ, cha tận tụy hoạt động mục vụ nơi những người làm việc trong các kho hàng, nhà thương và cả các xưởng võ khí. Năm 1729, Đức Cha Gennaro Fortunato, tân GM giáo phận Cassano mời cha Mariano tới giáo phận của ngài, và cho cha được hoàn toàn tự do trong việc cải tổ hàng giáo sĩ và các dòng nữ. Cha cũng dành mỗi ngày để giáo dục các trẻ em và rao giảng, làm cho nhiều người hoán cải. Nhiều giáo phận phụ cận cũng mời cha đến giúp đỡ. ĐHY Tổng GM Sersesal ủy thác cho cha Mariano điều khiển chủng viện thứ ba và nhiệm vụ giám sát kỷ luật giáo sĩ.

Cha qua đời ngày 16-2-1788 tại Napoli, hưởng thọ 81 tuổi, trong hương thơm thánh thiện. Sau khi nhiều ơn lạ các tín hữu xin được nhờ lời chuyển cầu của cha Mariano, giáo phận bắt đầu xin mở cuộc điều tra ở cấp giáo phận năm 1795, và 24 năm sau đó, Bộ nghi lễ cho phép chính thức mở án phong chân phước. Hồi cuối

08-2012_TTDM.indd 5008-2012_TTDM.indd 50 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 51: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

51Thông Tin Liên Lạc

năm ngoái, Bộ Phong thánh nhìn nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của cha Mariano Arciero.

Linh cữu cha được quàn 3 ngày cho đông đảo các tín hữu liên tục đến kính viếng.

Đức Cha Luigi Morett i, đương kim TGM giáo phận Salerno, nói rằng chân phước Mariano được một tinh thần thừa sai đích thực thúc đẩy, tận tụy chu toàn sứ vụ linh mục, rao giảng Tin Mừng và huấn giáo. Hoạt động của cha rất phong phú trong việc huấn luyện lương tâm và linh hướng các chủng sinh, Linh mục, tu sĩ và giáo dân. Cha nổi bật về nhiều nhân đức, đặc biệt là lòng bác ái, khiêm tốn, thanh bần, vâng phục, kiên nhẫn trong đau khổ và chuyên chăm cầu nguyện” (SD 23-6-2012). TÒA ÁN TỐI CAO BANG BRITISH COLOMBIA BÁC LUẬT CHỐNG TRỢ TỬ

OTTAWA. Các GM Canada phê bình phán quyết của tòa án tối cao bang British Colombia ở miền tây nước này về việc bác bỏ những điều khoản trong bộ hình luật chống lại việc trợ giúp tự tử và làm cho chết êm dịu (Euthanasia).

Trong tuyên ngôn ngày 15-6-2012, Đức Cha Michael Miller, TGM giáo phận Vancouver, bang British Columbia, bày tỏ sự bất mãn về quyết định của tòa án và kêu gọi chính quyền tiểu bang kháng án chống lại phán quyết cực kỳ thiếu sót và nguy hiểm này. Chính quyền có một thời hạn để nạp đơn khiếu nại cho đến ngày 16-7-2012.

Đức Cha Richard Smith, TGM giáo phận Edmonton, bang Alberta, Chủ tịch HĐGM Canada, cũng ra thông cáo ngày 18-6 nói rằng ”trong tư cách là những người phục vụ sự sống, mỗi người chúng ta và toàn thể xã hội phải đáp ứng những đau khổ về thể lý, cảm xúc và tinh thần của dân chúng thuộc mọi lứa tuổi, nhất là những người ốm đau trầm trọng hoặc bị khuyết tật. Phải chăng chúng ta tỏ ra quan tâm đến người bệnh bằng cách khuyến khích họ tự tử hoặc làm cho họ chết êm dịu? Hoặc là thay vào đó, chúng ta tạo nên một văn hóa sự sống và yêu thương, trong đó mỗi người, trong mọi giai đoạn và hoàn cảnh, đều được quí chuộng như một món quà?” (CNS 19-6-2012).

CẢNH GIÁC VỀ NẠN KITÔ TIẾP TỤC XUẤT CƯ KHỎI TRUNG ĐÔNG

BEIRUT. Các vị lãnh đạo Công Giáo cảnh giác về những nguy cơ các tín hữu Kitô tiếp tục xuất cư khỏi miền Trung Đông. Tuyên bố trong cuộc gặp gỡ đối thoại giữa Kitô và Hồi giáo tại một Đền thờ Hồi giáo ở Beirut, thủ đô Liban, ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, nói rằng ”Nếu

Trung Đông không còn tín hữu Kitô nữa, thì điều này sẽ dọn đường cho cuộc xung đột tàn hại giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo. Nếu các tín hữu Kitô và Hồi giáo cộng tác với nhau, họ có thể kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn”.

Cuộc gặp gỡ giữa các vị lãnh đạo Kitô và Hồi giáo khai diễn hôm 18-6 vừa qua và kéo dài trong 3 ngày, với sự tham dự của hàng chục đại diện hai tôn giáo, và thảo luận về đề tài ”Các tín hữu Kitô và Hồi giáo cùng nhau kiến tạo công lý và hòa bình trong một thế giới bạo lực đang biến đổi” (CNS 19-6-2012).

ĐỨC THƯỢNG PHỤ JERUSALEM KÊU GỌI TỰ DO DI CHUYỂN CHO KITÔ HỮU

BETHLEHEM. Đức Thượng Phụ Fouad Twal, của Giáo Hội Công Giáo La tinh ở Jerusalem, kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do di chuyển của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa.

Tuyên bố hôm 22-6-2012, khi tiếp kiến một phái đoàn Công Giáo từ Áo, Đức Thượng Phụ nói: ”Tình trạng chính trị hiện nay gây chướng ngại cho các tín hữu Kitô thiểu số cũng như người Palestine nói chung trong đời sống thường nhật của họ và tạo ra những đau khổ lớn lao.”

Phái đoàn Công Giáo Áo đến thăm Bethlehem, và hôm 22-6-2012, họ đã tổ chức một buổi lễ cho các trẻ em tại đây.

Khi gặp phái đoàn, Đức Thượng Phụ cũng mô tả những khó khăn do cuộc xung đột giữa Israel và Palestine gây ra cho cuộc sống của dân chúng và hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Ngài nói: ”Cách chúng ta vài cây số gần đây, có cả một thế hệ các tín hữu Kitô trẻ không biết mộ của Đức Kitô ở đâu, vì họ không bao giờ được phép của chính quyền Israel để viếng thăm Jerusalem” (KNA 22-6-2012).

NGHỊ PHỤ TRẺ NHẤT CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN 2 QUA ĐỜI

LIMA. Vị GM trẻ nhất tham dự Công đồng chung Vatican 2 đã qua đời. Đó là Đức Cha Alcides Mendoza Castro, nguyên TGM giáo phận Cuzco bên Peru, qua đời đêm 20-6-2012 vì bệnh ung thư hưởng thọ 84 tuổi. Khi 34 tuổi, Đức Cha Mendoza Castro là vị GM trẻ nhất tại Công đồng chung Vatican 2 từ 1962 đến 1965. Ngài được bổ nhiệm làm GM năm 1958 lúc mới 30 tuổi (Apic 22-6-2012).

TÂN TỔNG THỐNG AI CẬP HỨA VỚI CÁC TÍN HỮU KITÔ

CAIRO. Tân tổng thống Ai Cập, Ông Mohammed Morsi, hứa giải quyết các vấn đề của Công Giáo và tái lập sự thanh thản nơi các tín hữu Kitô Ai Cập.

08-2012_TTDM.indd 5108-2012_TTDM.indd 51 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 52: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

52 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Tổng thống Morsi, cũng là thủ lãnh đảng Anh em Hồi giáo, đã tuyên bố như trên trong cuộc gặp gỡ các GM Công Giáo tại thủ đô Cairo hôm 27-6-2012. Hôm trước đó, 26-6, ông đã gặp phái đoàn chính thức của Giáo Hội Chính Thống Copte Ai Cập.

Theo LM Greiche, Phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập cũng hiện diện tại cuộc gặp gỡ, thì những lời tuyên bố của Tân tổng thống Hồi giáo là một dấu hiệu tốt cho tương lai của các tín hữu Kitô ở Ai Cập. Cuộc gặp gỡ không có chương trình và chính tổng thống Morsi muốn có cuộc gặp gỡ đích thân với các GM. Trong cuộc gặp gỡ ông tỏ ra niềm nở và sẵn sàng làm việc với các tín hữu Công Giáo để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội này.

Cha Greiche cho biết hôm 27-6, Tổng thống Morsi xác nhận là có thể bổ nhiệm một tín hữu Copte và một phụ nữ làm Phó Tổng thống. Nếu điều này xảy ra thì sẽ là một khúc quanh đối với đất nước. Nhưng những người được bổ nhiệm như thế phải có thực quyền, nếu không thì việc bổ nhiệm có nguy cơ trở thành cái vỏ bề ngoài mà thôi (Asia News 27-6-2012).

CÁC GM ĐỨC PHÊ BÌNH PHÁN QUYẾT VỀ VIỆC CẮT BÌ

BONN. HĐGM Đức phê bình phán quyết của tòa án cấp cao ở Đức cấm thực hành nghi thức cắt bì vi cho rằng việc làm này là gây thương tích.

Các thẩm phán ở thành phố Koeln đã cứu xét một vụ liên hệ tới một bác sĩ Hồi giáo thực hành việc cắt bì cho một đứa trẻ 4 tuổi theo lời yêu cầu của cha mẹ em. Hai ngày sau đó, vì em bé bị chảy máu, nên bà mẹ phải đưa em tới nhà thương cấp cứu. Ủy viên công tố biết được vụ này và đã kiện viên bác sĩ.

Đức Cha Mussinghof nhận xét rằng để cấm cản việc cắt bì, các quan tòa đã cho rằng hành động này là trái ngược với lợi ích của trẻ em, hoặc có thể gây thiệt hại cho em đó sau khi trở thành người lớn”. Đức cha lấy làm tiếc vì tòa án không nghiêm túc cứu xét lý do tôn giáo của việc cắt bì (Apic 27-6-2012).

ĐẢNG BÀI GIÁO SĨ BA LAN CHỐNG THÁNH GIÁ

VARSAVA. Đảng bài giáo sĩ tại Ba Lan, tên là Palikot, tái phát động chiến dịch bài trừ Thánh Giá tại Hội trường và các phòng họp của quốc hội.

Tuy nhiên, bà Chủ tịch quốc hội Ba Lan, Eva Kopacz, đã tố cáo đảng Palikot lợi dụng Thánh Giá như một chiếc phao cứu mạng, để chống lại sự mất uy tín và ảnh hưởng của đảng này. Bà nói: ”Đối với tôi dân chủ là quyền tối thượng của đa số, với sự tôn trọng quyền

của các nhóm thiểu số, nhưng không phải là sự độc tài của thiếu số”.

Bà Eva Kopacz đã ủy cho 4 chuyên gia pháp luật nghiên cứu những lý do loại bỏ các biểu tượng Kitô, và họ khẳng định rằng sự hiện diện của Thánh Giá không làm thương tổn hiến pháp Ba Lan cũng như Luật pháp của Âu Châu (Apic 26-6-2012).

CÁC GM HOA KỲ KÊU GỌI QUỐC HỘI CHỮA NHỮNG KHIẾM KHUYẾT

WASHINGTON. HĐGM Hoa Kỳ kêu gọi quốc hội nước này cấp thiết sửa chữa những khiếm khuyết cơ bản trong luật cải tổ sức khỏe.

Hôm 28-6-2012, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã xác nhận luật cải tổ sức khỏe do chính phủ của Tổng thống Obama đề xướng năm 2010 là hợp với hiến pháp.

Trong tuyên ngôn công bối sau khi có phán quyết vừa nói, HĐGM Hoa Kỳ nói rằng các GM không tham gia nỗ lực chống toàn bộ luật cải tổ sức khỏe. Phán quyết của Tối cáo pháp viện cũng không giảm bớt mệnh lệnh luân lý phải đảm bảo việc săn sóc sức khỏe xứng đáng cho mọi người, đồng thời cũng không loại bỏ sự cần thiết phải sửa chữa những khiếm khuyết cơ bản trong luật này liên quan đến việc tài trợ phá thai, bảo vệ lương tâm và quyền của những người di dân được săn sóc sức khỏe”.

HĐGM Hoa Kỳ mạnh mẽ phê bình những điều khoản trong luật buộc các tổ chức Công Giáo phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai và làm tuyệt đường sinh sản cho các công nhân viên. Các GM cũng như Hiệp hội Công Giáo về săn sóc sức khỏe yêu cầu nới rộng sự miễn chuẩn cho các tổ chức Công Giáo không phải cung cấp các phương tiện ngừa thai và làm tuyệt đường sinh sản miễn phí cho các công nhân viên (CNS 28-6-2012).

HÒA GIẢI BA LAN VÀ NGA MỚI Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU

VARSAVA. Đức Cha Henryk Muszynski, nguyên TGM giáo phận Gnieszo Ba Lan, tuyên bố rằng tiến trình hòa giải giữa hai dân tộc Ba Lan và Nga mới ở giai đoạn khởi đầu và cần phải có thời gian thật dài mới tiến đến sự hòa giải hoàn toàn.

Đức Cha cũng là thành viên Ủy ban đối thoại giữa Chính Thống Nga và Công Giáo Ba Lan. Vào ngày 17-8-2012 tới đây, Đức TGM Jozef Michalik, Chủ tịch HĐGM Ba Lan và Đức Thượng Phụ Kyril I, Giáo Chủ Chính Thống Nga dự kiến sẽ ký một tuyên ngôn chung tại Lâu Đài Hoàng gia ở thủ đô Varsava về sự hòa giải

08-2012_TTDM.indd 5208-2012_TTDM.indd 52 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 53: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

53Thông Tin Liên Lạc

giữa hai dân tộc. Tuyên ngôn này đã được soạn thảo trong hơn 2 năm qua và chưa được công bố.

Đức TGM Muszynski nói với hãng tin Công Giáo Ba Lan KAI rằng: tuyên ngôn này là một giai đoạn mới trong sự cộng tác giữa hai bên. Tuy nhiên tôi tỏ ra thận trọng và chưa gọi đó là một bước tiến lớn.(KNA 27-6-2012).

UNESCO GHI ĐỀN THỜ GIÁNG SINH VÀO DANH SÁCH GIA SẢN THẾ GIỚI

ST. PETERBURG.Tổ chức Unesco của LHQ đã ghi Đền thờ Giáng Sinh ở Bethlehem vào danh sách các gia sản của thế giới đang bị lâm nguy.

Hôm 29-6-2012, với 13 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 2 phiếu trắng, Ủy ban về gia sản thế giới, nhóm họp tại thành phố St. Petersburg bên Nga đã đi tới quyết định trên đây. Hồi tháng 10 năm ngoái, Palestine đã trở thành thành viên trọn vẹn của tổ chức Unesco, trước sự chống đối mạnh mẽ của Israel và Hoa Kỳ.

Thông cáo của Unesco cho biết Đền thờ Giáng Sinh ở Bethlehem không được bảo trì và tu bổ từ 45 năm nay, tức là từ khi Israel bắt đầu chiếm đóng miền Cisjordani và vì những hạn chế do Israel áp đặt cho việc di chuyển ra vào lãnh thổ bị chiếm đóng.

Một nguồn tin của Dòng Phanxicô nói với hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ rằng quyết định của Unesco càng làm cho tình trạng, vốn đã phức tạp, trở nên phức tạp hơn nữa. (CNS 29-6-2012)

KẾT THÚC CUỘC GẶP GỠ THỨ 40 CỦA CÁC VỊ TỔNG THƯ KÝ HĐGM ÂU CHÂU

EDINBURG. Cuộc gặp gỡ lần thứ 40 của các vị tổng thư ký thuộc 38 HĐGM Âu Châu đã kết thúc tốt đẹp hôm 2-7 vừa qua sau 4 ngày tiến hành tại thành phố Edinburg bên Ecosse.

Chủ đề chính yếu trong khóa họp là ”Để làm chứng công khai về đức tin: công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng”. Thông cáo công bố hôm 2-7-2012 sau cuộc gặp gỡ cho biết: ”Qua phúc trình của các vị Tổng thư ký 38 HĐGM về tham dự cuộc gặp gỡ thường niên, người ta có thể kiểm chứng xu hướng nổi bật tại nhiều nước Âu Châu trong lãnh vực chính trị, văn hóa, luật pháp và dư luận quần chúng, xu hướng đẩy lùi Thiên Chúa vào lãnh vực riêng tư. Nhiều khi có những hình thức tinh vi giới hạn tự do tôn giáo của các Giáo Hội, và cũng có những trường hợp Nhà Nước xen mình vào đời sống của Giáo Hội. Sự đây xa Thiên Chúa ra khỏi đời sống thường nhật là một mất mát cho toàn thể xã hội, điều này thật rõ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như

hiện nay, trong trong thời đại này cũng có một sự khao khát rất lớn đối với Thiên Chúa” (SD 2-7-2012).

ĐTC SẼ VIẾNG THĂM LORETO NGÀY 4-10-2012

LORETO. ĐTC Biển Đức 16 sẽ viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Loreto ở miền trung Italia vào ngày 4-10 năm nay, nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm cuộc viếng thăm lịch sử của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 tại Đền thánh này.

Đức Gioan 23 đã thực hiện một cuộc viếng thăm lịch sử tại Loreto bằng xe hỏa. Hàng ngàn tín hữu đã đứng chờ tại các nhà ga trên quãng đường lối 300 cây số để chào đón ngài. Tại Đền Thánh Loreto, nơi có nhà của Đức Mẹ theo tương truyền được đưa từ Epheso về đây, Đức Chân Phước Giáo Hoàng đã phó thác cho Đức Mẹ Công đồng chung Vatican 2 mà ngài sắp khai mạc 1 tuần lễ sau đó, ngày 11-10 năm 1962. Trong những tháng qua, Đức TGM Tonucci đã mời ĐTC Biển Đức 16 thực hiện cuộc viếng thăm tại Đền Thánh theo vết vị tiền nhiệm của Người (Ansa 29-6-2012).

ĐHY MARX CẢNH GIÁC CHỐNG VÔ THẦN TRONG GIÁO HỘI

MUNICH. ĐHY Reinhard Marx, TGM giáo phận Munich, cảnh giác rằng Giáo Hội đang bị đe dọa vì một thứ chủ thuyết vô thần âm thầm len lỏi trong nội bộ Giáo Hội, và chống lại thứ vô thần này là điều khó khăn hơn so với sự công khai chối bỏ Thiên Chúa.

ĐHY Marx đưa ra nhận định trên đây trong thánh lễ truyền chức cho 2 LM giáo phận tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà ở thành phố Freising. Ngài giải thích rằng ”thứ vô thần trong nội bộ Giáo Hội ấy xoay quanh một thứ Thiên Chúa thuộc truyền thống do người ta tự tạo ra, một thứ Thiên Chúa theo sở thích của mình. Chủ thuyết ấy biến tôn giáo thành sự chăm sóc tư lợi.”

ĐHY TGM Munich nhắc nhở rằng ”May mắn lớn nhất của con người là tìm được Thiên Chúa và cộng đoàn đặt Chúa làm trung tâm. Vì thế nhìn nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa là điều quan trọng nhất trong đời sống con người, giữa lúc có nhiều phân hóa và thái độ cực đoan trong Giáo Hội, và mỗi người nghĩ rằng con đường của mình là chính đạo”.

ĐHY Marx kêu gọi các LM hãy tiến bước trên con đường hiệp nhất với Đức GM và ĐGH, và không thể trở thành kẻ phục vụ sự chia rẽ và căng thẳng trong Giáo Hội” (KNA 30-6-2012)

Trong khi người Palestine chào mừng quyết định của Unesco về Đền thờ Giáng Sinh thì phía Israel mạnh mẽ lên án quyết định này là thiên lệch (CNS 3-7-2012)./.

08-2012_TTDM.indd 5308-2012_TTDM.indd 53 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 54: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

54 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Vi Vu tổng hợp

Hai Tân Giám Mục Chính Tòa Qui Nhơn và Phú Cường

Ngày 30-6-2012, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Biển Đức 16 đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, GM Quy Nhơn và Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, GM Phú Cường. Hai vị GM Phó của hai giáo phận đương nhiên kế nhiệm theo luật.

- Đức Cha Matt hêu Nguyễn Văn Khôi, tân GM chính tòa Qui Nhơn, năm nay 61 tuổi, sinh ngày 13-10 năm 1951 tại Phước Sơn, tỉnh Bình Định, thụ phong linh mục ngày 10-5-1989 lúc 38 tuổi. Cách đây gần 3 năm, ngày 31-12-2009, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Phó với quyền kế vị tại Giáo Phận Qui Nhơn.

- Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, tân GM chính tòa Phú Cường, năm nay 54 tuổi, sinh ngày 22-9-1958 tại Chánh Hiệp và thụ phong linh mục ngày 4-4-1991 khi được 33 tuổi. Hồi năm ngoái ngày 14-3-2011, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Phó với quyền kế vị tại Giáo Phận Phú cường.

Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ chúc mừng hai Đức Cha và xin Chúa phù trợ Hai Đức Cha trong trách nhiệm nặng nề này.

Thanh niên gốc Việt nhận Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Anh

Một thanh niên Việt Nam ở Canada dùng sức mạnh của internet để thay đổi sự kỳ thị và những thành kiến xưa nay đối với cộng đồng nơi anh sinh sống. Những cống hiến không mệt mỏi cho các hoạt động xã hội của chàng trai sinh năm 1980, Paul Nguyễn, đã mang về cho anh rất nhiều vinh dự và giải thưởng danh tiếng từ chính tay các nhà lãnh đạo cao cấp của Canada trao tặng, và gần đây nhất là Huy chương Kim khánh bội tinh Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth II năm 2012, vinh danh các công dân Canada có công đóng góp cho đất nước. Lớn lên ở vùng Jane-Finch thuộc Toronto, Canada, một địa bàn khét tiếng có nhiều tội phạm với đa số cư dân nghèo khó ở đáy xã hội, năm 2004 đã Paul quyết định mở trang web Jane-Finch.com để xóa tan các định kiến không hay về khu vực anh cư trú. Paul biên tập nội dung trang web, làm ra các bản tin và phóng sự radio-video phản ảnh những nét đẹp trong cộng đồng, đăng lên web, và hướng dẫn cho các cộng tác viên trẻ khác trong nhóm cùng làm. Chẳng bao lâu, kênh thông tin Jane-Finch.com cùng chủ nhân của nó trở thành câu chuyện thành công nổi tiếng khắp đất nước Canada. Nhà hoạt động xã hội trẻ Paul Nguyễn chia sẻ:Đã 8 năm nay kể từ ngày ra mắt, trang web của tôi hoàn

toàn vận hành dựa trên các nỗ lực tình nguyện. Các bạn trẻ tham gia vì họ thật sự quan tâm đến cộng đồng và muốn đóng góp cho xã hội. Và chúng tôi có những thành viên cộng tác rất lâu dài. Đa số các cộng tác viên xuất thân từ những khán-thính-hay độc giả của trang web. Họ là những người trẻ, đa phần là học sinh hay sinh viên [....] Theo tôi người trẻ có rất nhiều thời gian để làm được nhiều việc, chỉ cần mình biết hy sinh cho mọi người hoặc biết cách phân bổ thời gian một cách hiệu quả cho những việc quan trọng và cần thiết [....] Nếu bạn muốn tham gia công tác xã hội nhưng cảm thấy không có đủ thời gian, tiền bạc, hay nguồn lực để thực hiện mong muốn đó, đừng lấy đó làm cớ để thoái lui. Bạn có thể nghĩ ra một điều gì đó đơn giản thôi như trang web Jane-Finch.com của tôi chẳng hạn. Tôi xuất thân từ một vùng rất nghèo, tôi không có được những món đồ chơi xa xỉ hay các nguồn lực cần thiết khác, nhưng tôi đã tự xoay sở để có thể làm một điều gì đó cho xã hội xung quanh mình. Tôi đã tận dụng sức mạnh của internet để vươn tới mọi người. Một thanh niên nghèo sinh trưởng từ một khu vực có nhiều vấn đề như tôi có thể được nhiều người biết đến như vậy chứng tỏ tất cả các bạn đều có thể làm một điều gì đó cho xã hội, miễn là các bạn đặt tim óc của mình vào đấy (VOA 29-6-2012).

08-2012_TTDM.indd 5408-2012_TTDM.indd 54 7/12/2012 9:10:59 AM7/12/2012 9:10:59 AM

Page 55: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

55Thông Tin Liên Lạc

Người Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc

Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên từ gần 1 năm nay. Hàng trăm người tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam hôm nay đã xuống đường biểu tình để phản đối những động thái mới nhất của Trung Quốc chống lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Cảnh sát bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc đã chuẩn bị để đối phó. Chỉ cách đại sứ quán Trung Quốc vài con đường, một đám đông lớn đã tụ tập, mang theo các biểu ngữ và vẫy quốc kỳ Việt Nam. Các băng video thu hình các cuộc tuần hành đã lập tức được tải lên mạng.

Bà Lê Hiền Đức, 83 tuổi, có mặt trong cuộc biểu tình. Bà cho biết: “Trên 500 người lác đác lác đác đến gần gần gần...Mưa to nhưng mọi người vẫn đội mưa đi đến, từ những người ở tỉnh khác xa Hà nội cũng kéo về Hà Nội để biểu tình. Đó là cái không khí ban đầu.”

Ông Phil Robertson thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng các blogger được nhiều người biết đến đã bị ngăn chặn, không cho tham gia biểu tình.

Nhiều người biểu tình muốn bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Luật Biển mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hồi tuần trước (VOA 1-7-2012).

Trung Quốc có thể lập cơ quan quân sự tại Tam Sa

Quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu việc thiết lập các cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố mới thành lập ở Biển Đông, Tam Sa. Đó là tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc được báo chí nước này loan tải ngày 28/6.

Ông Trương Hải Văn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề về biển thuộc Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, cho biết sau khi thành lập Tam Sa, chính quyền địa phương sẽ đề ra một loạt các kế hoạch phát triển khu vực này, và vẫn theo lời ông, cần có sự bảo vệ của quân đội để thực thi các kế hoạch đó.

Thành phố Tam Sa được Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập ngày 21-6 để quản lý hành chính ba quần đảo ở Biển Đông bao gồm Trung Sa, và Tây Sa, Nam Sa - tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam (VOA 29-6-2012).

Bộ luật mới làm gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc

Khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật biển vào ngày 21 tháng này, Trung Quốc đã có phản ứng tức thời và quyết liệt.

Bộ luật xác nhận những khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bắc Kinh nói luật này là bất hợp pháp và đã triệu tập đại sứ Việt Nam Nguyễn văn Thơ đến để phản đối.

Các chuyên gia phân tích nói rằng hành động này hướng nhiều vào việc thu hút công luận Việt Nam hơn là vào gây khó chịu cho Trung Quốc. Năm ngoái, hàng trăm người biểu tình đã xuống đường trong nhiều tuần lễ trong những cuộc phản đối hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, để chống lại thái độ hung hăng của Trung Quốc nhắm vào các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Vụ đối đầu với Trung Quốc đã mau chóng leo thang. Cùng ngày Việt Nam thông qua Luật Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đã tăng mức độ quản trị trên ba nhóm đảo trong vùng Biển Ðông lên cấp quận, đặt dưới sự kiểm soát của thành phố Tam Sa.

Trụ sở chính quyền sẽ ở trên đảo Woody, thuộc quân đảo Hoàng Sa, một khu vực mà Trung Quốc đã chiếm từ tay của chính quyền lúc đó là Nam Việt Nam vào năm 1974.

Thành phố Tam Sa đã được hình thành một thời gian, theo bà Jennifer Richmond, giám đốc ở Trung Quốc của công ty chuyên gia an ninh Stratfor, một cách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra phản ứng về bộ luật mới của Việt Nam.

Bà Richmond nói: “Thành phố Tam Sa không phải là một khái niệm mới. Thực ra theo tôi họ đã bắt đầu nghĩ tới việc này từ hồi thập niên 1950 và 1960. Như vậy điều họ làm là họ đã luôn có một khu vực hành chính cấp quận. Ðiều họ đang tìm cách thực hiện lúc này là biến nó thành một cơ quan hành chính cấp quận kèm theo việc đòi chủ quyền.”

Bà Richmond nói thông cáo được đưa ra như một phản ứng đối với bộ luật mới, nhưng không hướng hoàn toàn vào Việt Nam. Thay vì thế, bà nói một phần đó là một hành động ngoại giao nhắm vào công chúng Trung Quốc vào lúc nước này đang chuẩn bị cho một cuộc chuyển tiếp lãnh đạo.

Phó chủ tịch Tập Cận Bình dự trù sẽ tiếp quản chức vụ lãnh đạo đảng Cộng Sản của ông Hồ Cẩm Ðào vào cuối năm nay. Trong khi đó, mối quan tâm chính của chính phủ là duy trì sức mạnh và được coi như là thống nhất để bảo đảm công cuộc chuyển tiếp được càng êm thắm càng tốt. Bà Richmond nói sách lược này không phải chỉ Trung Quốc mới có.

Bà Richmond cho biết: “Việt Nam, Philippines và Trung Quốc, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, là bậc thầy trong việc làm như thế. Khi họ có những vấn đề trong nước đè nặng lên họ, nhiều khi họ sẽ tạo ra những tình huống quốc tế để làm nguôi ngoai cho nhà

08-2012_TTDM.indd 5508-2012_TTDM.indd 55 7/12/2012 9:11:00 AM7/12/2012 9:11:00 AM

Page 56: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

56 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

nước.” Bà nói có nhiều phần chắc sẽ xảy ra thêm các vụ xung đột với Trung Quốc về lãnh hải. Tuy nhiên, bà Richmond nói có phần chắc các xung đột này mang tính nhất thời hơn là thực tế.

Ngay sau thông báo về luật mới của Việt Nam đã xảy ra một vụ xung đột nữa. Ngày 30-6-2012, công ty Quốc doanh Dầu khí của Trung Quốc, tức CNOOC, đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu về một cuộc thăm dò năng lượng trong 3 lô ở ngoài khơi Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi động thái này là bất hợp pháp và nói các lô mà Trung Quốc dành ra hoàn toàn nằm trong đặc khu kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, do Luật Biển của Liên Hiệp Quốc quy định.

Bà Richmond nói các hành động đã gây thêm căng thẳng, nhưng nằm trong một khuôn thức quá quen thuộc của những lời hăm dọa qua lại và nâng cao mức độ tranh cãi (VOA 30-6-2012).

10 người bị giết trong các vụ tấn công nhà thờ ở Kenya

Các giới chức tại vùng đông-bắc Kenya nói có ít nhất 10 người bị chết khi những kẻ tấn công ném lựu đạn vào hai nhà thờ tại đây. Nhà chức trách cho hay 40 người bị thương trong các cuộc tấn công xảy ra cùng lúc hôm nay, nhắm vào một ngôi nhà thờ của giáo hội Công giáo La Mã và một nhà thờ của Giáo hội Inland Phi Châu ở Garissa, gần biên giớivới Somalia.Rất nhiều vụ tấn công và bắt cóc đã xảy ra tại Kenya kể từ tháng 10 năm ngoái, vào lúc các lực lượng Kenya băng sang biên giới vào lãnh thổ Somalia để giúp nước này trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo al-Shabab (VOA 1-7-2012).

Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, sẽ ghé thăm

Việt Nam vào ngày 10/7 nhân chuyến công du tới 8 quốc gia. Bà Clinton sẽ có các cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo Việt Nam, tham dự lễ ký kết một số thỏa thuận giữa hai nước Việt-Mỹ bao gồm trao đổi giáo dục, hợp tác thương mại, và tiếp xúc với đại diện các doanh nghiệp của hai nước.

Rời Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ sẽ sang thăm Lào và Campuchea vào ngày 11/7 để tham dự các hội nghị khu vực ASEAN trước khi tiếp tục cuộc hành trình tới Ai Cập và kết thúc chuyến công du 8 nước tại Israel vào ngày 17 tháng này.

Các chặng dừng khác của bà Clinton trước khi ghé Việt Nam bao gồm Pháp, Nhật, và Mông Cổ.

Một số dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư nhắc nhở bà lưu ý tới vấn đề tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trường hợp của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt bị Hà Nội bắt giam và cáo buộc tội khủng bố vì các tài liệu đấu tranh ôn hòa trong máy tính xách tay khi ông về tới sân bay Tân Sơn Nhất hôm 17/4.

Lá thư do dân biểu Frank Wolf, đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, đề xướng kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ nêu vấn đề của tiến sĩ Quân với Hà Nội và yêu cầu Việt Nam phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà đấu tranh dân chủ này.

Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của Việt Nam theo phúc trình năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ và nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác chiến lược mà Hà Nội muốn có với Washington không thể vững chắc chừng nào mà Việt Nam vẫn coi các hoạt động chính trị ôn hòa là một tội phạm an ninh quốc gia (VOA 6-7-2012).

Vụ Bạc Hy Lai: Ông Vương Lập Quân có thể sắp bị xử

Ông Vương Lập Quân, Giám đốc Công an Trùng Khánh đã từ chức đại biểu Quốc hội Trung Quốc, một hành động có thể mở đường cho việc mang ông ra xử trước tòa. Bản tin không đi sâu chi tiết, nhưng theo luật Trung Quốc, đại biểu Quốc hội được hưởng quyền đặc miễn tài phán.

Ông Vương là người đã chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, dẫn đến chuyện ông Bạc Hy Lai bị loại khỏi Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành một tai tiếng chính trị lớn nhất tại Trung Quốc trong 20 năm qua.

Ông Vương chạy vào lãnh sự quán Mỹ sau khi tố giác bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hy Lai, có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, một doanh nhân người Anh. Theo các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, bà Cốc Khai Lai dường như đã thú nhận giết Heywood.

Theo tin của tờ Telegraph, Heywood đã tự ký bản án tử hình của mình sau khi dọa sẽ khai báo chi tiết những vụ bôi trơn và thỏa hiệp mờ ám, giúp bà Cốc Khai Lai tích lũy hơn 4 tỉ đôla trong thời gian chồng bà lãnh đạo Đại Liên và Trùng Khánh, hai thành phố khá phồn vinh của Trung Quốc.

Một dấu hiệu khác cho thấy vụ này đang được siết lại, cảnh sát Kampuchia đã bắt giam ông Patrick Devilliers, một kiến trúc sư người Pháp, đối tác làm ăn với bà Cốc Khai Lai, đang sống ở Phnom Penh.

08-2012_TTDM.indd 5608-2012_TTDM.indd 56 7/12/2012 9:11:00 AM7/12/2012 9:11:00 AM

Page 57: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

57Thông Tin Liên Lạc

Vụ bắt giữ được thực hiện theo yêu cầu của Trung Quốc, cho rằng ông này có thể đã giúp bà Cốc Khai Lai chuyển tài sản bất hợp pháp ra khỏi Trung Quốc, một hành vi được xem là tội rửa tiền (VOA 30-6-2012).

Dân Hong Kong xuống đường trong lúc tân lãnh đạo tuyên thệ nhậm chức

Hàng ngàn người xuống đường biểu tình ở Hong Kong hôm 1-7, đánh dấu năm thứ 15 lãnh thổ này đặt dưới sự cai trị của Trung Quốc, và cũng là ngày tân lãnh đạo Hong Kong tuyên thệ nhậm chức với sự chủ trì của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Các nhà tổ chức nói gần 400.000 người tham gia cuộc diễn hành, trong tinh thần ôn hòa giữa sự có mặt dày đặc của cảnh sát.

Những người tham gia biểu tình tức giận về những điều họ chứng kiến bị xem như sự sói mòn các quyền tự do chính trị và xã hội, dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 7 hàng năm diễn ra hôm Chủ nhật, trùng vào ngày ông Lương Chấn Anh tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ được giữ an ninh chặt chẽ, và đúng 15 năm Anh quốc chuyển giao quyền cai trị lãnh thổ này cho Trung Quốc.

Trong buổi lễ, ông Hồ Cẩm Đào bày tỏ sự ủng hộ Hong Kong như là một xã hội tự do, và nói rằng giới chức Trung Quốc vẫn cam kết với nguyên tắc một quốc gia, 2 hệ thống.Trong khi phát biểu, ông Hồ Cẩm Đào đã bị ngắt lời, trong một khoảng thời gian ngắn, bởi một người biểu tình yêu cầu chấm dứt chế độ cai trị độc đảng, và điều mà ông gọi là chế độ độc tài ở Trung Quốc, trước khi ông bị nhân viên an ninh áp giải đi.

Trong bài diễn văn tại buổi lễ, ông Lương Chấn Anh nói chính phủ của ông sẽ làm việc để giải quyết những lời than phiền của người dân Hong Kong.

Ông Lương là một nhà tư vấn về bất động sản giàu có, lên nắm quyền thay nhà lãnh đạo mãn nhiệm Tăng Ấm Quyền. Và ông đã thu hút những cuộc biểu tình từ những người xem ông như một nhân vật liên hệ quá chặt chẽ với Bắc Kinh.

Bão tố miền đông Hoa Kỳ giết 12 người, nhiều triệu người mất điện

Ít nhất 12 người chết và hơn 3 triệu người bị mất điện sau khi các trận bão dữ dội đập mạnh khắp miền đông Hoa Kỳ khuya thứ Sáu.

Bão xảy ra cùng lúc với đợt thời tiết cực nóng bao phủ khắp miền đông, làm cây bật gốc, hạ gục các đường dây tải điện, buộc thống đốc của 3 tiểu bang -

Ohio, Virginia và West Virginia - phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Phần lớn những vụ mất điện xảy ra tại thủ đô Washington và hai tiểu bang Virginia, Maryland bên cạnh. Nhiệt độ ở thủ đô Washington hôm 29-6 là 40 độ C, một mức kỷ lục (VOA 29-6-2012)

Ba phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế trở về trái đất

Capsule của phi thuyền không gian Soyuz đã đáp xuống mặt đất ở Kazakhstan chiều hôm nay, đưa các thành viên của phi hành đoàn Expedition 31 từ Trạm Không gian quốc tế về lại mặt đất.

Ba phi hành gia gồm các ông Don Petit, người Mỹ, Oleg Kononenko người Nga, và Andre Kuipers người Hà Lan, trở về trái đất sau khi hoàn tất sứ mạng kéo dài hơn 6 tháng trên trạm không gian đang bay trên quỹ đạo. Các phi hành gia đã được các toán công tác hỗ trợ sau khi bước ra khỏi capsule của chiếc tàu vũ trụ do Nga chế tạo. 3 nhà phi hành khác đã lưu lại trên trạm không gian quốc tế.

Nga hiện là quốc gia duy nhất chuyên chở các toán phi hành lên trạm không gian và từ trạm không gian về lại mặt đất, kể từ khi Hoa Kỳ đình chỉ chương trình phi thuyền con thoi hồi tháng Bảy năm ngoái (VOA 1-7-2012).

Con Cuông (Giáo Phận Vinh): Quân đội, Công an CS & Côn đồ đàn áp đẫm máu giáo dân

Chiều ngày 1 tháng 7 năm 2012, linh mục G.B Nguyễn Đình Thục đến dâng Thánh Lễ cho các giáo dân thuộc Giáo điểm Con Cuông đã bị một nhóm côn đồ chặn lại đánh đập. Các giáo dân tại giáo điểm Con Cuông nghe tin đã đến tiếp cứu thì đã bị nhóm côn đồ đánh đập dã man, một số giáo dân bị bắt, nhiều giáo dân bị thương nghiêm trọng, trong đó có chị Maria Ngô Thị Thanh bị đánh vỡ hộp sọ, hiện đang trên đường đi ra bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để được cấp cứu.

Sau khi thấy linh mục G.B Nguyễn Đình Thục tỏ ý muốn quyết tâm được dâng thánh lễ cho cộng đoàn tín hữu Con Cuông, chính quyền Con Cuông đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm công an, mật vụ mặc thường phục, côn đồ và lực lượng quân đội thuộc trung đoàn 335 với đầy đủ súng ống đến để uy hiếp tinh thần giáo dân.

Mặc dù bị ngăn cản, đánh đập, nhưng vì sứ vụ và như ngài nói “nếu được chết ngay trên bàn thờ thì đó là hồng phúc”, linh mục G.B Nguyễn Đình Thục đã cố gắng dâng trọn thánh lễ trong tiếng chửi bới, la hét của nhóm côn đồ và tiếng khóc của nhiều giáo dân./.

08-2012_TTDM.indd 5708-2012_TTDM.indd 57 7/12/2012 9:11:00 AM7/12/2012 9:11:00 AM

Page 58: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

57Thông Tin Liên Lạc

CÁO PHÓTrong niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô,

Gia đình chúng con xin thành kính báo tin cùng quý Linh Mục, quý Tu Sĩ Nam Nữ, và quý Đoàn Thể cùng Thân Bằng Quyến Thuộc

người Em, Chị, Mẹ, Bà Nội, Bà Ngoại, Bà Cố Ngoại rất yêu dấu của chúng con là:

Bà Cố Hồ Đức Hân

Nhũ danh Anna Phan Thị Từ Sinh ngày 3 tháng 7 năm 1923 tại Kẻ Đọng, Hương Sơn, Hà Tĩnh, Việt Nam

đã được Chúa gọi về nhà Cha trên trời lúc 1:24 sáng Chúa Nhật ngày 1 tháng 7 năm 2012, tại Florida Hospital South, thành phố Orlando, Florida, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.Linh cữu được quàn tại Dove Funeral Home và Thánh Lễ An Táng đã được cử hành

tại Thánh Đường Philipphê Phan Văn Minh lúc 9:30 sáng Thứ Bảy ngày 7 tháng 7 năm 2012. Bà Cố đã được an táng tại Nghĩa Trang Woodlawn Memorial Park.

CẢM TẠToàn thể tang gia chúng con xin chân thành tri ân và cảm tạ:

Cha Chánh xứ Giuse Nguyễn Thanh Châu, Cha Phó xứ Giuse Nguyễn Hữu Thiệu Giáo xứ Philipphê Phan Văn MinhCha Phaolô Nguyễn Hoài Chương, SDB, Cha Giuse Ðặng Quốc An, OP

Cha Anrê Nguyễn Chiến, Cha Alvero Jimenez – Cha phó xứ Charles Borromeo, Phó Tế Ðaminh Ðặng Văn Nước,Quý Nữ Tu Dòng Đa Minh Thánh Tâm, Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm, quý Nữ Tu thuộc Tu Hội Tận Hiến,

Quý tu sĩ nam nữ, quý đoàn thể, ca đoàn Giáo xứ Phan Văn Minh và quý thân bằng quyến thuộc vì tình thương đã đến đặt vòng hoa, phân ưu, cầu nguyện, dâng Thánh Lễ và tiễn đưa người rất thương yêu của chúng con đến nơi an nghỉ cuối

cùng. Nguyện xin Chúa nhân từ qua lời cầu bầu của Mẹ Maria chúc lành và trả công bội hậu cho quý vị!Chị gái : Phan Thị Ôn và gia đình (Hà Tĩnh, VN)Em gái : Phan Thị Tuyết và gia đình (Hà Tĩnh, VN)Em trai : Phan Văn Huynh và gia đình (Hà Tĩnh, VN)Em dâu : Bà Quả Phụ Phan Văn Đệ và gia đình (Hà Tĩnh, VN) Em trai : Phan Văn Hựu và gia đình (Hà Tĩnh, VN)Các Con :Trưởng Nữ : Hồ Thanh Vân & chồng Long Điệp, các con, và các cháu (St. Francis, WI)Trưởng Nam : Hồ Đức Vinh Sơn & Vợ Ngọc Hồng và con (Sài Gòn, VN)Thứ Nam : Hồ Đức Du Minh & Vợ Tường Vi và các con (Cypress, TX)Thứ Nam : Hồ Đức Tế Vọng và các con (Oxnard, CA)Thứ Nữ : Hồ Thanh Thủy (Orlando, FL)Thứ Nam : Hồ Đức An Phong & Vợ Thy Lan (Newark, DE)Thứ Nam : Hồ Đức Anh Tôn & Vợ Ngọc Loan và các con (Orlando, FL)Thứ Nam : Hồ Đức Lu Y &Vợ Thanh Thu và các con (Norman Park, GA)Út Nam : Hồ Đức Gio An & Vợ Ngọc Khánh và các con (La Grange, NC)Thứ Nữ : Nữ tu Theresa Hồ Thanh Tịnh, OP (Houston, TX)Út Nữ : Hồ Thanh Thanh (Indialantic, FL)Con thiêng liêng : LM Phêrô Võ Tá Đề, SVD (Techny, IL)

Điện thoại liên lạc: (407) 421-1856

08-2012_TTDM.indd 5708-2012_TTDM.indd 57 7/12/2012 10:30:55 AM7/12/2012 10:30:55 AM

Page 59: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

58 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Chúc Mừng Chúc MừngNhận được tin trễ, toàn thể cựu giáo sư trường trung tiểu học

Consortium Indonesia galang 1 và 2 chúc mừng cháu Nguyễn Đức Duy

Đại đăng khoa tiến sĩ ngành Computeu r ScienceĐại học UC Santa Cruz năm 2012

Xin được chia vui cùnggia đình thày Nguyễn Minh Đức và cô Nguyễn Thị Bích

và chúc mừng cho cháu Duy thành côngtrên mọi lãnh vực trên xứ Hoa Kỳ

Thay mặt thày Dung-Bình

tin vui tin vuiToàn thể gia đình anh chi em lớp Yuse Cựu Đệ Tử viện An Phong học viện, dòng Chúa Cứu Thế Thủ Đức, Việt nam

cũng như Hải ngoại xin được chúc mừng cháu:Anphonso Cecilia Nguyễn Đức Duy

doctor of philosophy in computeur Xin được chúc mừng gia đình anh Nguyễn Minh Đức

Mừng cháu Duy đạt được mộng ước của ba mávà chúc cháu thành công tốt đẹp .

Xin hiệp dâng lên Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúpcùng Thánh Cả Giuse bổn mạng lớp lời tạ ơn.Anh em cựu lớp Yuse Việt Nam & Hải Ngoại

P H Â N Ư UCHÚNG CON CẬY VÌ DANH CHÚA

NHÂN TỪ CHO LINH HỒN LM ANTÔN

ĐƯỢC LÊN CHỐN NGHỈ NGƠIĐược tin sét như sét đánh ngang tai:

Cha Giáo Cố Antôn TRÂN VĂN KIỆM Sinh năm 1920 cựu chánh xứ Kim Hải và Lam Sơn, Phước Hoà, Phước Tuy khóa 1972-1975 đã được Chúa gọi về đời sau tại Atlanta,GA. Thứ Năm 14/6 nhằm ngày 25/5 năm Canh Thìn hưởng Thượng thọ 92 tuổi.

Nhân danh cựu Trùm họ Fatima và gia đình thành thực chia buồn cùng tang quyến và Cộng Đồng dân Chúa giáo xứ Atlanta đã mất

đi một người thân trong gia đình và một vị LM khả kính.

Như vậy là trong 92 năm Ngài đã trả hết cái nợ trần gian. Nay Chúa đưa Ngài về Thiên đàng hưởng Thiên nhan Chúa đời đời. THÀNH THẬT CHÚC MỪNG NGÀI và

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU đại gia đình./.Làm tại Kim Hải Raleigh ngày 15/6/2012

GIUSE NGUYEN QUANG VINH

Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:Hàng ngang: 1. Trời 2. Giuse 3. Phản đối 4. Chúa Cha

5. Sai 6. Sống lại.Hàng dọc: 1. Mọi người 2. Giáo huấn 3. Đức Giêsu

4.Muôn đời 5. Sự sống 6. Thịt.

Ns Trái Tim Đức MẹPO BOX 836 • Carthage, MO 64836-0836

PHIẾU ĐỔI ĐỊA CHỈ

Số Ký Danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Địa Chỉ Cũ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa Chỉ Mới: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Điện thoại: (. . . . . . .) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

08-2012_TTDM.indd 5808-2012_TTDM.indd 58 7/12/2012 9:11:00 AM7/12/2012 9:11:00 AM

Page 60: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

59Thông Tin Liên Lạc

Hội Bảo Trợ Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiSt Joseph Seminary of Hanoi Foundation, Tax ID # 45-1278995

PO Box 1396 Westminster CA 92684 Tel (714) 892-0322 - (714) 606-9697Thiết Tha Mời Gọi Quý Vị Yểm Trợ

Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiTrong sứ mạng đào tạo Linh Mục cho cánh đồng truyền giáo của tám Giáo Phận Miền Bắc:Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá

Bằng cách gia nhập hoặc nhận làm ân Nhân của HộiThánh Lễ cầu nguyện cho Hội Viên và các Ân Nhân sẽ được cử hành:

+ Mỗi thứ Ba hằng tuần do các Cha thuộc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.+ Mỗi thứ Ba đầu tháng - do một trong các Giám Mục thuộc tám Giáo Phận có Chủng Sinh theo học tại Đại Chủng Viện.

Xin Chúa chúc lành cho Quý Vị và quý quyến.(xin điền và cắt Phiếu Gia Nhập dưới đây, gửi về PO. Box 1396 Westminster CA 92684)

……………………………………………………………………………………Hội Bảo Trợ Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

PHIẾU GIA NHẬPTên Thánh, Họ và tên: ___________________________________________________Địa chỉ _________________________________________________________________Điện thoại ____________________________ email ____________________________

Xin đóng góp: ___ Hội viên Hàng Năm:$60/1 năm ___ Hội viên suốt đời: $1,000 ___ Ân Nhân Bậc Tư: $2,000 ___ Ân Nhân Bậc Ba: $4,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhì $5,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhất: $10,000 trở lên

Chi Phiếu hoặc lệnh phiếu xin đề:St. Joseph Seminary of Hanoi Foundation, PO Box 1396 Westminster, CA 92684

Ký tên____________________________________ Ngày ……. Tháng ……. Năm ……….

http://images.forestwander.com/wp-content/original/2011_05/rusty-praying-waterfalls.jpg

08-2012_TTDM.indd 5908-2012_TTDM.indd 59 7/12/2012 9:11:00 AM7/12/2012 9:11:00 AM

Page 61: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

60 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Santuario de Chimayo &Santo Nino ChapelP.O Box 235 Chimayo, NM 87522Phone: (505) 351-9961

Chimayo May 9, 2012 THÔNG BÁO

Lễ kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày xây dựng Tượng Đài Đức Mẹ La Vang Việt Nam Chimayo, sẽ được tổ chức long trọng tại Linh địa Chimayo, thuộc giáo phận Santa Fe, tiểu bang New Mexico, ngày Chủ Nhật 26 tháng 8 lúc 12:OO giờ trưa. Sau đó sẽ được tiếp tục thực hiện vào chủ nhật cuối tháng 8 cho những năm kế tiếp.

Thánh lễ sẽ do Giám mục hoặc một linh mục niên trưởng Việt nam chủ tế và một số linh mục Việt-Mỹ đồng tế. Nghi thức tổ chức theo truyền thống Việt Nam, do người Công giáo Việt Nam phối hợp với giáo xứ Chimayo thực hiện.

Trân trọng kính mời quý cha, quý tu sĩ và đồng hương vui lòng đến tham dự thật đông để góp phần vinh danh Đức Mẹ La Vang tại hải ngoại.

Ông Cảnh: ..(505) 480-8628Cước chú: Điện thoại liên lạc (nếu cần tham khảo)

08-2012_TTDM.indd 6008-2012_TTDM.indd 60 7/12/2012 9:11:01 AM7/12/2012 9:11:01 AM

Page 62: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

61Thông Tin Liên Lạc

Kính thưa Quí ân nhân,Cha Phêrô Phạm Đức Th anh vì lý

do sức khỏe đã xin vào đất liền. Ngày mồng 7 tháng 8 năm 2011, Đức Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn đã viết văn thư bổ nhiệm tôi làm Linh mục Quản xứ Giáo xứ Lý Sơn.

Tiếp nhận công việc coi sóc xứ đạo và xây lại nhà thờ, tôi thực sự lung túng! Xây nhà thờ trên đảo cũng giống như đứng giữa trời một mình chóng bão. Vì xứ đạo mới, giáo dân ít lại nghèo không kinh phí. Ở đây không có hội đồng hương, quí ân nhân vẫn còn đâu đó chưa biết để viếng thăm... Do vậy, tôi gởi thư ngỏ này lên Quí Báo, gõ cửa lòng từ tâm của Quí độc giả xa gần.

Th ưa Quí vị, khi chung tay xây cho Chúa nhà thờ này, chúng ta thành người nhà của nhau. Vì thế, dù Quí vị ở đâu, đang làm gì, nhớ hay quên thì mỗi ngày khi đêm xuống, nơi đây có người cầu nguyện cho Quí vị qua tràng chuổi Mân Côi Năm Sự Mừng.

Hiện nay trên đảo không có dịch vụ chuyển tiền như ở đất liền, nếu Quí vị thương, xin gởi tiền ủng hộ về theo địa chỉ : LM. Nguyễn Th ọ, Nhà thờ Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đt : 01689011054. Nhờ chuyển cho cha Việt xây Nhà thờ Lý Sơn.

Nguyện xin Chúa Cứu Th ế nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp chúc lành cho Quí ân nhân. Giáo xứ Lý Sơn, ngày 26 tháng 4 năm 2012.

LM. Giuse Nguyễn Quốc Việt, DCCT Đt. 097 834 2980 -- email: [email protected]

Địa Chỉ Gởi Tiền:LM. Nguyễn Th ọ,Nhà thờ Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đt : 0168 901 1054. Nhờ chuyển cho cha Việt xây Nhà thờ Lý Sơn.

08-2012_TTDM.indd 6108-2012_TTDM.indd 61 7/12/2012 9:11:01 AM7/12/2012 9:11:01 AM

Page 63: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

62 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Phiếu Mua BáoTh i hành từ tháng 5 năm 2012 ( April 2012)

Nguyệt san Trái Tim Đức MẹPO BOX 836 • Carthage, MO. 64836-0836

Độc Giả cũ/ Số Ký Danh: . . . . . . . . . . . . . . . . . .

TÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điện thoại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giá báo một năm. Độc giả Hoa Kỳ $40 USD Ủng hộ $50 USD Ân nhân $60 USDĐộc giả Canada $55 USD Âu Châu $80 USD Á Châu và Úc Châu $90 USD

Check / Money Order xin ghi trả cho Trái Tim Đức Mẹ

Hội tri ân sâu xa những tấm lòng nhân ái cứu giúp người lớn và trẻ em nghèo khổ. Quà tặng đều được cấp Biên Nhận /Receipt of Donations để khấu trừ thuế và phúc trình đầy đủ. Xin quý vị thương giúp các đơn xin sau đây:

L 10. Giáo phận Kontum của Đức Cha Hoàng Đức Oanh cần làm nhà thờ lợp tôn hay lợp lá cho nhiều họ Đạo người Thượng đang phải tham dự Thánh Lễ ngoài trời dù nắng mưa, lạnh giá. Họ gồm người Ba Na, Xê Đang, Jarai, Tày, Rơ Ngao…L 11. Sơ Trần T. Quỳnh Giao, Cộng Đoàn Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Đà Lạt, xin giúp xây trường Mầm Non Hiển Linh, đồng thời hàng ngày cung cấp các phần ăn miễn phí cho bệnh nhân dân tộc nghèo ở nhà thương, tổ chức khám bệnh từ thiện cho dân tộc vùng sâu vùng xa.L12. Sơ Anna Trương Nữ, Dòng Chúa Quan Phòng phục vụ ở miền cao nguyên rất mong ân nhân giúp chi phí dạy học và nuôi cơm cho 100 em dân tộc nghèo trong đó có 23 em là cô nhi. L13. Tu viện Mến Thánh Giá Chân Thành, Hà Tĩnh, mới được hồi sinh, quá khó khăn vất vả, bà con giáo dân muốn gửi gắm con trẻ cho chị em nuôi dạy và đó cũng là sứ mạng của chị em. Sơ Nguyễn T.Diệu xin quí ân nhân giúp chị em xây cơ sở. L 14. Sơ Bề Trên Nguyễn Thị Ngoãn, Dòng MTG Hà Nội xin giúp để xây nhà dạy trẻ và trạm thuốc cho Cộng Đoàn g.xứ Từ Châu, GP Hà Nội. Dòng đã dành dụm được 40%, xin ân nhân giúp đỡ chị em. L 15. Nữ Đan Viện Xi Tô Thánh Mẫu ở Bà Rịa, Sơ Nguyễn Thị Oanh xin giúp nới rộng thêm phòng vì tăng số các chị em đệ tử, tập sinh, và các sơ khấn tạm.L. 16 Sơ Nguyễn Thị Diệu Cảnh, Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Bình Triệu Fatima, xin giúp để xây phòng học và phòng ngủ cho các sơ, tập sinh và đệ tử. Hiện các sơ ngủ trên ghế bố, ban ngày phòng để dạy trẻ, ban đêm biến thành phòng ngủ, nền thấp hơn mặt đường 80 cm nên mưa lớn là bị ngập.

Gia đình tôi giúp số tiền $ . . . . . . . cho dự án số [ ], [ ]. [ ] hoặc giúp [ ] chung. Họ tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ân nhân [ ]cũ ,[ ]mới , địa chỉ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chi phiếu xin ghi: VN Sisters Support Association và gửi về địa chỉ mới của Hội:16541 Mt Cook Cir. Fountain Valley, CA 92708

08-2012_TTDM.indd 6208-2012_TTDM.indd 62 7/12/2012 9:11:01 AM7/12/2012 9:11:01 AM

Page 64: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

63Thông Tin Liên Lạc

THÀNH KÍNH PHÂN ƯUChúng con, Đại Gia Đình Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ, Lincoln, Nebraska, xin thành kính

phân ưu với Quý Cha và Quý Thầy thuộc Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ, và Thân Quyến về sự mất mát của

Cha LUCA MARIA ĐỖ MINH VẠN, CMC.Chúng con nhớ ơn Cha đã tận tâm săn sóc, hướng dẫn và đồng hành với chúng con trong

tư cách một vị Mục Tử Nhân Hiền trong suốt 9 năm trường. Công ơn dìu dắt của Cha, Giáo Xứ chúng con không bao giờ dám quên. Xin Chúa sớm ân thưởng Cha trong hạnh phúc vĩnh cửu với Đấng mà Cha luôn thờ kính yêu thương cùng với Mẹ Maria, Thánh Cả và Chư Thánh trên thiên quốc. Kính xin Cha trước nhan thánh Chúa và Mẹ, xin cầu cho gia đình Giáo Xứ chúng con được luôn sống xứng đáng là con cái Chúa và Khiết Tâm Mẹ.

Toàn Thể Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ.

08-2012_TTDM.indd 6308-2012_TTDM.indd 63 7/12/2012 9:11:02 AM7/12/2012 9:11:02 AM

Page 65: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

64 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

HÂN HOAN CHÚC MỪNG KIM KHÁNH HÔN PHỐIcủa Ba Mẹ, Ông Bà chúng con:

Phêrô Nguyễn Thế Truyền & Têrêsa Trần Kim Cúc

Trong tâm tình yêu thương và hiếu thảo, chúng con hân hoan chúc mừng và xin được hợp lời cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria, và Thánh Cả Giuse

đã luôn bao bọc đại gia đình chúng con trong suốt 50 năm qua.Nguyện xin Thiên Chúa mãi đồng hành cùng ba mẹ, ông bà

suốt đời trên hành trình tiến về Hạnh Phúc Trường Sinh.

Các Con và Các Cháu Đồng Kính Chúc

Nguyễn Thanh Hương & chồng Lê Văn Đức và các con USANguyễn Thế Chí Thiện & vợ Nguyễn Sa và các con USANguyễn Thiên Lan & chồng Chu Minh Trí và các con USANguyễn Tiến Phúc & vợ Nguyễn Thu Thủy và các con VNNguyễn Kim Phượng & chồng Lại Văn Hòa và các con USANguyễn Mộng Huyền & chồng Đinh Viết Nam và các con USANguyễn Ngọc Bích & chồng Nguyễn Mạnh Tuấn và các con JAPANSơ Têrêsa Nguyễn Thị Thu Thủy VNNguyễn Ánh Nguyệt & chồng Trần Văn Công và các con USANguyễn Thùy Trang & chồng Chu Minh Trịnh và các con USANguyễn Thế Mạnh Toàn & vợ Tống Hoàng Thương và con USANguyễn Thanh Hảo USA

08-2012_TTDM.indd 6408-2012_TTDM.indd 64 7/12/2012 9:11:02 AM7/12/2012 9:11:02 AM

Page 66: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

65Thông Tin Liên Lạc

THƯ NGỎXIN GIÚP ĐỠ XÂY DỰNG NHÀ THỜ GIÁO SỞ PHÚ XUÂN

Kính gửi Quý Cha, Quý Ân Nhân gần xaTrước hết, chúng con xin giử tới Quý Cha, Quý Ân Nhân gần xa lời cầu chúc sức khoẻ và bình an trong

tình yêu của Thiên Chúa.Giáo Xứ Phú Xuân chúng con là một trong ba giáo xứ đầu tiên được thiết lập tại Tổng Giáo Phận Huế Việt

nam từ thể kỷ XVII. Với những biến cố của đất nước, giáo xứ Phú Xuân bị tách chia thành hai giáo xứ Kim Long và Phủ cam.

Năm 1956, Giáo xứ được tái lập lại và năm 1957 nhà thờ được dựng lợp tôn đơn sơ. Giáo dân đa phần sống nhờ trồng trọt núi rừng hay bắt cá trên sông Mỹ Chánh với thời tiết khắc nghiệt bão lụt hàng năm nên cuộc sống nghèo nàn không đủ cơm áo. Tuy thế đời sống tinh thẩn rất hăng say, sùng đạo, đầy lòng mến Chúa yêu người.

Trải qua gần 60 năm giữa bão lụt miền Trung và chiến tranh tàn phá, nhà thờ nay đã rạn nứt, dột ướt khi mưa bão lại quá nhỏ bé (chỉ có 6 m x 15 m) không đủ chỗ cho giáo dân dự lễ. Nên ngày 10/10/2010, Đức Tổng Giám Mục giáo phận đã chúc lành cho chương trình xây dựng nhà thờ của giáo xứ Phú Xuân.

Chúng con đã bắt đầu đổ nền làm móng nhưng đã phải ngưng ngang vì hết tiền mà không chỗ nào cho vay mượn. Chúng con cầu khấn xin Chúa trợ giúp và đành xin gõ cửa Quý Cha, Quý Ân Nhân giúp đỡ cho viên gạch. bao xi măng . . . . Ước mong lời thỉnh cầu của chúng con được Quý Cha, Quý Ân Nhân thương chấp nhận.

Xin Chúa Kitô và Mẹ Maria trả công bội hậu cho Quý Cha, Quý Ân Nhân.

Phú Xuân ngày 10 tháng 01 năm 2011

Địa chỉ liên lạc:Đt: 054.3552641; 0973393664Email: [email protected]

hoặc: Toà Tổng Giám Mục Huế 69 Phan Đình Phùng,

Huế, Việt Nam-

08-2012_TTDM.indd 6508-2012_TTDM.indd 65 7/12/2012 9:11:02 AM7/12/2012 9:11:02 AM

Page 67: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

66 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 416, Tháng 8, 2012

Thánh Giá Nặng – Thánh Giá DàiChân Thật – Nghe Giảng

Thưa bà con cô bác, Một hôm con được mời đến dự thánh lễ tại tư gia. Lm cử hành thánh lễ hôm đó lại là một Lm cùng khóa. Bạn bè xa cách đã lâu, gặp nhau đủ điều tâm sự … Đứng trước các bạn, học thức, đã từng quen biết nhau, nên Lm không biết nên giảng về đề tài gì, Đã có tâm sự trước nên biết rõ hoàn cảnh của từng đương sự, vị Lm thinh lặng 1 phút, cầu nguyện, rồi bắt đầu kể một câu chuyện vui về Thánh Giá.

“Anh A .., mới lập gia đình được 5 năm, thấy cuộc đời thế gian sao mà nó nặng nề quá. Một hôm đến rừng Thánh Giá của Chúa than phiền: “Cha làm Thánh Giá bằng gỗ gì mà sao nặng quá? con vác không nổi, xin Cha đổi cho con cái khác.” Chúa Giesu chiều lòng ngay. Con để Thánh Giá ấy xuống đó, con đi tìm cái khác, cái nào vừa sức con thì con lấy.” Anh A, đi một vòng rừng Thánh Giá của Chúa, suốt cả ngày mà không tìm được cây nào vừa sức cả. Khi sắp ra đến ngoài cửa mới tìm được một cây. Anh thưa với Chúa: “Con kiếm được 1 cây vừa sức con rồi.” Chúa nói: “Đó là cây Thánh Giá của con, con mới mang vào ban sáng đấy.”Anh A !!!

Anh B, đã gánh vác cuộc đời được 6 năm, một hôm đến than phiền với Chúa. “Cha làm cây Thánh Giá gì mà dài lê thê, con phải kéo lết trên đường”. Chúa đã biết, đường đời nhiều gian nan lắm, không ai giống ai… có lúc phải chèo lên núi … có lúc phải lội qua sông … , cho nên thánh giá có cái dài cái ngắn. Cuộc đời của anh B, có khúc phải qua sông. Nhiều người có Thánh Giá dài, đến khúc sông này, để Thánh Giá xuống làm cầu qua sông, sang bờ bên kia dễ dàng. Còn Thánh Giá của anh B, tự mình đã cưa đi một khúc rồi. Bây giờ bắc qua sông không được, người ta lên bờ cả rồi còn anh vẫn lõm bõm ở dưới nước. Anh B !!!

Gia đình hạnh phúc khi đôi bạn biết nhẫn nhục và hy sinh, biết chấp nhận thánh giá như một dấu chỉ chiến thắng. Chúa Giêsu, nhà điêu khắc kỳ diệu, tinh vi vô cùng, đã sắm cho ai thánh giá nào, thì vừa vặn cho người đó rồi.

“… Thập Giá Chúa hết lòng khát khao. Chúa nhìn một cách trìu mến; rồi đi thẳng đến đó để ôm lấy Thập Giá. Trước tiên, Chúa hôn Thập Giá …” (Tôi tớ Chúa Luisa Piccaretta - 24 Giờ Khổ Nạn của Chúa - Giờ 18)

Xin mời bà con nghe ông Nguyễn Văn Tươi nhắc nhở:Ta sống ở tại đất người,

Nhớ rằng khi trước ta thời ở đâu? Xem chừng ta đã giầu sang,

Nhà to, xe mới, tiền vào tiền ra,Xin bạn một chút tình thương,

Giúp người khốn khổ quê nhà Việt NamBát cơm chén cháo qua ngày,

Giúp cho kẻ khó, Chúa trời đền ơn,Nay sống mạnh khỏe bằng an,

Mai sau tạ thế, Thiên Đàng mở cho,Bạn vào vui hưởng quê Cha,

Vì xưa bạn đã giúp người khổ đau,Quê hương bao kẻ đói nghèo,

Chờ mong quí vị, chút lòng hảo tâm,Cho đi sẽ được đền bù,

Một vài Đô lẻ, là bao hỡi người?Thơ - Nguyễn Văn Tươi – Katy TX

Người mắc bệnh phong tật thân thể cứ mòn dần, nằm la liệt khắp đo đây !!!Thánh Giá của bạn bây giờ có nặng hơn Thánh Gía của họ không?

VAGSC Bảo Vệ Sự SốngPO Box 18209 Anaheim Hills CA 92817 (714) 542 3989

Non Profi f Organizaton # 37 155 2124www.vagsc.com – All donatoins are Tax deductible

Những em bé chẳng may bị mù đôi mắt, mọi sự đều tối đen !!!Cuộc sống của bạn bây giờ có sáng hơn các em này không?

Đây là những bệnh nhân HIV & AID đang chờ đợi ngày ra đi !Đời sống của bạn bây giờ có tươi vui hơn họ không?

Đây là những bệnh nhân HIV & AID đang chờ đợi ngày ra đi !Đời sống của bạn bây giờ có tươi vui hơn họ không?

Người tàn phế đã mất đi một phần thân thể, bụng đói, miệng khát !Những ước mơ của bạn bây giờ có bằng những khát khao của họ không?

Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng : “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.” Mat-theu (25:45)

Xin Chúa

trả công bội hậu

cho các Ân Nhânđã hy sinh cho

những kẻ khốn cùng !

VAGSC

08-2012_TTDM.indd 6608-2012_TTDM.indd 66 7/12/2012 9:11:02 AM7/12/2012 9:11:02 AM

Page 68: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

Quý Danh Độc Giả Ân NhânXin Trái Tim Đức Mẹ ban muôn ơn trên Quý vị và Gia đình. Các Linh Mục Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ sẽ dâng Thánh lễ cầu cho

Quý vị vào các thứ Sáu đầu tháng (một năm hơn 700 Thánh lễ). Xin Quý vị hợp ý cầu nguyện với chúng tôi.

Ân Nhân Tháng 02- 2012Cu Van Nguyen, Fountain Valley, CAJerry Hoa Van Dao, Fountain Valley, CANgoc Bich Thi Pham, Fountain Valley, CAToan Dinh Quach, Fountain Valley, CAHuong Thu Pham, Fountain Valley, CATien & Hoa Xuan Tran, Fountain Valley, CAThuoc Thi Hoang, Fountain Valley, CATammy N.M. Dang, Fremont, CARan Thi Tran, Fullerton, CANhat Minh Nguyen, Garden Grove, CAMai Thi Ngoc Nguyen, Garden Grove, CALiem Huu Le, Garden Grove, CAJioachim Mary Nguyen, Garden Grove, CAYvonne Nguyen, Garden Grove, CAQuyet Ta, Garden Grove, CAThap Thi Nguyen, Garden Grove, CAVuong Thi Nguyen, Garden Grove, CAHa Van, Garden Grove, CABon Van Nguyen, Garden Grove, CAHong C Tran, Garden Grove, CAHanh Van Dinh, Garden Grove, CAHong Lan Thi Nguyen, Gilroy, CAKy Trong Dao, Hayward, CAIgnatio Nguyen, Huntington Bch, CADuyen Ngoc Vu, Huntington Bch, CAThu Van Nguyen, Huntington Beach, CAPeter Nguyen, La Puente, CABinh Xuan Khong, La Puente, CAPatrick Dang Pham, Lawndale, CATan Hoang Nguyen, Livermore, CAHao Vinh Tran, Long Beach, CAMitchell Xuan Mai, Milpitas, CAMai Nguyen, Milpitas, CALuan Thi Nguyen, Moreno Valley, CANgoc Thanh Nguyen, Morgan Hill, CAQuang Huy Pham, North Hills, CALe Hong Thi Ho, Ontario, CAUyet Xuan Nguyen, Ontario, CADoan Trang Thi Nguyen, Orange, CATram Pham, Orange, CALiem Van Cao, Orange, CAQuyen Van Hoang, Pomona, CAHoat Pham, Rancho Cucamonga, CAThuan T Nguyen, Reseda, CAThuan Thi Nguyen, Reseda, CADaminh Loc Xuan Bui, Riverside, CAThien Quang Pham, Riverside, CAThomas Do, Sacramento, CADung Thi Pham, Sacramento, CATan Thi Nguyen, Sacramento, CAPhero Nhan Nguyen, Sacramento, CAThanh Pham, Salinas, CATuyen Cong Tran, San Diego, CADong Van Nguyen, San Diego, CAThai Van Nguyen, San Diego, CAThong & Tan Nguyen, San Diego, CAHung The Nguyen, San Diego, CAPeter T Nguyen, San Diego, CAMinh Do Le, San Diego, CAThach To, San Diego, CAHue Tran Nguyen, San Diego, CAToan Quang Lai, San Gabriel, CATam Cam Tran, San Jose, CA

Chau Nguyen, San Jose, CATam Thu Nguyen, San Jose, CAHien Thi Pham, San Jose, CARebecca Bui, San Jose, CAQuan Minh Pham, San Jose, CADung Chi Pham, San Jose, CAPhong Van Tran, San Jose, CAAn Huu Nguyen, San Jose, CAVu Van Hoang, San Jose, CAThuat Thi Nguyen, San Jose, CAHieu Le, San Jose, CAHoang Dinh Ho, San Jose, CAThinh Van Tran*, San Jose, CAHuong Nguyen, San Jose, CAHien Thi Doan, San Jose, CADung Thi Dinh, San Jose, CAKimloan Pham, San Jose, CANga Ha, San Jose, CAHao Thi Nguyen, San Jose, CACao Van Vu, San Jose, CABau Tan Nguyen, San Jose, CAHau Phuc Nguyen, San Jose, CAJoseph Pham, San Leandro, CAThanh Mai, San Leandro, CACuong Quoc Nguyen, San Leandro, CAVinh Van Phan, San Ramon, CAThom Thi Nguyen, San Ramon, CATho Thi Chu, Santa Ana, CAMay Tiep Hoang, Santa Ana, CAHuong Thi Tran, Santa Ana, CALien Trinh & Ly Nguyen, Santa Ana, CAAugustine Do, Santa Ana, CALy Thi Le, Santa Ana, CALuong Thi Dinh, Santa Clara, CABao & Thanh-Hong Nguyen, Santa Clara, CAHuong Pham, Santa Rosa, CATrinh The Nguyen, South El Monte, CADinh Gia Tran, Temple City, CAJohn Nguyen & Tue Bui, Torrance, CALien Kim Nguyen, Torrance, CALong Phi Ho, Upland, CAHoan Huu Nguyen, Villa Park, CAUyen Van Hoang, Walnut, CAJoseph H Nguyen, West Covina, CAHuynh D Trinh, West Covina, CADoanh K Nguyen, West Hills, CADung Cong Doan, Westminster, CATien Van Nguyen, Westminster, CATru Van Vu, Westminster, CAKy Thi Nguyen, Westminster, CAHuong Thi Xuan Pham, Westminster, CAPhu Ngoc Vu, Westminster, CAQuy Van Le, Winnetka, CADe Thanh Tran, Arvada, COHai C Le, Arvada, COOanh Dao, Aspen, COManh Van Phan, Aurora, COGiau Trong Pham, Aurora, COLien Nguyen, Colorado Spgs, COThe Huu Nguyen, Denver, COHuong Hoai Hoang, Denver, COQui Viet Vu, Denver, CONhan Van Nguyen, Denver, COTommasino Nguyen, Denver, CO

Thinh Le, Lakewood, COTam Thi Nguyen, Littleton, COTinh Nguyen, Northglenn, COPhero Phuc Van Nguyen, Thornton, CODu Ba Nguyen, Thornton, COTrong Tran, Thornton, COMy T Nguyen, Thornton, COTrung Duc Tran, Westminster, COHao Duc Tran, Westminster, COLieu Phuong Nguyen, East Lyme, CTTuyen Thi Vu, New London, CTHuynh Van Nguyen, Shelton, CTTuan Suong Vu, W Hartford, CTDung Anh Nguyen, Windsor, CTQui Ngoc Tran, Dover, DEAnh Do, Wilmington, DELung Van Pham, Apopka, FLLoan Dau, Aventura, FLNga Thi Do, Boca Raton, FLHanh Freund, Boca Raton, FLPeter Tan Le, Coral Springs, FLTrang Doan Nguyen, Fort Walton Bch, FLAn Tuyen Le, Hollywood, FLDung Pham, Hollywood, FLTin Quach, Hollywood, FLLinda Vuong, Hollywood, FLHan Duong & Ly Nguyen, Jacksonville, FLQue Thi Nguyen, Jacksonville, FLHieu Dinh Tran, Jacksonville, FLQuy Van Nguyen, Jacksonville, FLHung Ha, Jacksonville, FLThuy Van Do, Lake Alfred, FLThinh Le, Margate, FLVan Lai, Miami Gardens, FLNgon Thanh Nguyen, Miramar, FLAnh Nhung Nguyen, Orlando, FLVincente Muoi & Maria Nghi, Orlando, FLHiep Ha, Palm Bay, FLBon Van Nguyen, Palmetto, FLXinh Hoang, Pensacola, FLNgac Van Tran, Pensacola, FLDat Van Tran, Pensacola, FLQuan Tran, Pinellas Park, FLVinh Van Nguyen, Port St Lucie, FLMan Minh Huynh, Royal Palm Beach, FLThoat V Tran, Sarasota, FLKhanh V Le, Sarasota, FLHuong Thi Nguyen, Sarasota, FLMarie N Schramm, Sarasota, FLJohn Tran, Vero Beach, FLJenny Vu, Alpharetta, GADat Do, Augusta, GAJason & Annie Hoang, Cumming, GALoan Hoi Ta, Dalton, GAThai Van Le, Duluth, GAHuong Van Nguyen, Forest Park, GATien Nguyen, Jonesboro, GAHue Thi Pham, Jonesboro, GACanh Cong Nguyen, Jonesboro, GANgo Thi Nguyen, Lawrenceville, GASon Minh Hoang #1248874*, Nicholls, GAThanh Nguyet Vo, Norcross, GAMui Thi Nguyen, Rex, GAMonica Nguyen, Savannah, GA

Han Van Hoang, Savannah, GAHoan Duc Vu, Savannah, GAPeter Hung Thien Ly, Savannah, GASang Van Dinh, Stockbridge, GAThuy Dao, Honolulu, HIVinh Pham, Cedar Rapids, IABan Van Bui, Des Moines, IAHa Thi Thu Ha, Sioux City, IADoan Van Nguyen, Sioux City, IATuy Canh Nguyen, Sioux City, IAThin Nguyen, Boise, IDNguyen Chieu Le, Bloomington, ILThuc Thi Nguyen, Chicago, ILVina Vu, Chicago, ILThuy Kim Choy, Chicago, ILKinh Thi Nguyen, Glendale Heights, ILThuy Thi Nguyen, Hanover Park, ILHung D Nguyen, Inverness, ILTu Van Tran, Midlothian, ILVai Thi Tran, Palos Heights, ILThao Tran, Peru, ILCuong Minh Nguyen, West Chicago, ILHang T.Thanh Nguyen, Westchester, ILXuyen Tran, Brookville, INTuan Ngoc Lai, Granger, INDiep Nguyen, South Bend, INKhac Dang Ha, Dodge City, KSHang Ngoc Dang, Overland Park, KSNam Van Nguyen, Wichita, KSRu D. Do, Wichita, KSHuyen Bich Truong, Wichita, KSSang Thi Nguyen, Wichita, KSLinh Vu, Wichita, KSTan Vinh Nguyen, Wichita, KSSoan Thi Nguyen, Wichita, KSSon Van Nguyen, Wichita, KSLoc & Oanh Le, Wichita, KSLong Thanh Hoang, Wichita, KSBan Nguyen, Wichita, KSMai Thi Hoang Nguyen, Edgewood, KYHung T Nguyen, Louisville, KYKhanh Kim Mai, Louisville, KYHoa Van Nguyen, Louisville, KYHuong Thi Thu Do, Middlesboro, KYTuyet Le, Abbeville, LATam Minh Tran, Abbeville, LATa Thom & Nguyen Phong, Abbeville, LAPhach Qui Dang, Avondale, LAThuong Viet Pham, Baker, LADieu Nguyen, Baton Rouge, LAHa ThiThu Dang, Baton Rouge, LAMeo Phan, Baton Rouge, LALuc Van Hoang, Baton Rouge, LARandy & Binh Nguyen, Baton Rouge, LAVinh Huu Do, Baton Rouge, LALe Thi Bui, Baton Rouge, LAHung Viet Hoang, Baton Rouge, LANgoc My Quang, Baton Rouge, LALong & Phung Huynh, Baton Rouge, LATuyet Thi Pham, Breaux Bridge, LALam Van Nguyen, Donaldsonville, LAHoa Van Nguyen, Gretna, LAFood Mart - Magazine Tran Thu, Hammond, LA (còn tiếp)

082012_TTDM_Pcover.indd 4082012_TTDM_Pcover.indd 4 7/13/2012 5:06:33 PM7/13/2012 5:06:33 PM

Page 69: August– Tháng 8, 2012 – S Trái Tim c M · Kỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC CHỦ TRƯƠNG 1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima. 2. Chia sẻ cuộc sống

POSTMASTER: SEND ADDRESS CHANGES TO:NGUYỆT SAN TRÁI TIM ĐỨC MẸP.O. Box 836 • 1900 Grand Ave.Carthage, MO 64836Tel: 417-358-8296Fax: 417-358-9508

Email: [email protected]@yahoo.com

PeriodicalPostagePAID

Carthage, MO64836

SỐNG TINH THẦN TẬN HIẾN GIỮA ĐỜICARTHAGE NGÀY 21-24/6/2012

BƯỚC THEO CHÚA KITÔ417-358-7787

TS. LUCA M. TRẦN PHƯƠNG NAM, C.M.C

TS. PHÊRÔ M. PHÙNG QUANG TUYÊN, C.M.CTS. BANABÊ M. NGUYỄN KHẢI HIỆP, C.M.C

082012_TTDM_Pcover.indd 1082012_TTDM_Pcover.indd 1 7/13/2012 5:04:45 PM7/13/2012 5:04:45 PM