âU tàu bình tiên p2

38
Vin Xây dng Công trình bin Hng mc 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên Mục lục I. GII THIU CHUNG ............................................................................................................ 2 II. CƠ STHIT K.................................................................................................................. 2 II.1. Tài liu sdng................................................................................................................. 2 II.2. Tiêu chun và tài liu tham kho ....................................................................................... 3 II.3. Hta độ và cao độ ........................................................................................................... 4 III. ĐIU KIN TNHIÊN ......................................................................................................... 4 III.1. Điu kin khí tượng ........................................................................................................... 4 III.1.1. Chế độ gió ...................................................................................................... 4 III.1.2. Nhit độ ......................................................................................................... 7 III.1.3. Chế độ mưa .................................................................................................... 8 III.1.4. Tình hình dông bão ........................................................................................ 9 III.2. Điu kin thy hi văn..................................................................................................... 10 III.2.1. Chế độ mc nước ......................................................................................... 10 III.2.2. Chế độ sóng ................................................................................................. 22 III.3. Điu kin địa hình ........................................................................................................... 23 III.3.1. Địa hình núi ................................................................................................. 24 III.3.2. Địa hình đồng bng ...................................................................................... 24 III.3.3. Địa hình bbin ........................................................................................... 25 III.4. Điu kin địa cht............................................................................................................ 25 IV. THIT KKÈ LOI 2A-1................................................................................................... 36 IV.1. Mc nước tính toán .................................................................................................... 36 IV.4. Tính toán cao trình đỉnh kè ......................................................................................... 37 IV.5. Tính bn, nt cho tường chn ..................................................................................... 37 IV.6. Tính toán n định lt, trượt tường chn ....................................................................... 38 IV.7. Tính toán n định tng th.......................................................................................... 38

description

 

Transcript of âU tàu bình tiên p2

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Mục lục

I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................................ 2

II. CƠ SỞ THIẾT KẾ .................................................................................................................. 2

II.1. Tài liệu sử dụng ................................................................................................................. 2

II.2. Tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo ....................................................................................... 3

II.3. Hệ tọa độ và cao độ ........................................................................................................... 4

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................................... 4

III.1. Điều kiện khí tượng ........................................................................................................... 4

III.1.1. Chế độ gió ...................................................................................................... 4

III.1.2. Nhiệt độ ......................................................................................................... 7

III.1.3. Chế độ mưa .................................................................................................... 8

III.1.4. Tình hình dông bão ........................................................................................ 9

III.2. Điều kiện thủy hải văn ..................................................................................................... 10

III.2.1. Chế độ mực nước ......................................................................................... 10

III.2.2. Chế độ sóng ................................................................................................. 22

III.3. Điều kiện địa hình ........................................................................................................... 23

III.3.1. Địa hình núi ................................................................................................. 24

III.3.2. Địa hình đồng bằng ...................................................................................... 24

III.3.3. Địa hình bờ biển ........................................................................................... 25

III.4. Điều kiện địa chất ............................................................................................................ 25

IV. THIẾT KẾ KÈ LOẠI 2A-1 ................................................................................................... 36

IV.1. Mực nước tính toán .................................................................................................... 36

IV.4. Tính toán cao trình đỉnh kè ......................................................................................... 37

IV.5. Tính bền, nứt cho tường chắn ..................................................................................... 37

IV.6. Tính toán ổn định lật, trượt tường chắn ....................................................................... 38

IV.7. Tính toán ổn định tổng thể .......................................................................................... 38

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hình 1: Mặt bằng bố trí bến tàu khách

II. CƠ SỞ THIẾT KẾ

II.1. Tài liệu sử dụng

- Điều kiện khí tượng hải văn khu vực xây dựng công trình . - Báo cáo Khảo sát địa hình khu vực xây dựng bước lập dự án đầu tư do Chủ đầu tư

cung cấp. - Báo cáo Khảo sát địa hình khu vực xây dựng do Viện XD Công trình biển thực hiện

tháng 3 năm 2011. - Báo cáo Khảo sát địa chất công trình khu vực xây dựng do Viện XD Công trình

biển thực hiện tháng 3 năm 2011.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

II.2. Tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo

TT Tên tiêu chuẩn, quy trình quy phạm Mã hiệu

I Hồ sơ, tài liệu thiết kế

1 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông cốt thép, ký hiệu, quy ước và thể hiện bản vẽ.

TCVN 4612:1988

2 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông cốt thép. Bản vẽ thi công.

TCVN 5572:1991

II Nguyên tắc chung và Số liệu đầu vào

1 Khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản. TCVN 4419:1987

2 Công tác trắc địa trong xây dựng. TCVN 3792:1985

3 Quy trình khảo sát địa chất công trình các công trình đường thủy

22 TCN 260:2000

4 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737:1995

5 Tải trọng và tác động (Do sóng và do tàu) lên công trình thủy

22 TCN 222:1995

III Công trình và chi tiết kết cấu

1 Nền các công trình thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4253:1986

2 Công trình bến – Cảng biển 22 TCN 207:1992

3 Kết cấu xây dựng. Nguyên tắc cơ bản về thiết kế TCXD 40:1987

4 Kết cấu BT và BTCT thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4116:1985

5 Hướng dẫn thiết kế đê biển 14TCN130 - 2002

6 Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông Nhà xuất bản Giao thông vật tải - 1998;

Tập IV

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

TT Tên tiêu chuẩn, quy trình quy phạm Mã hiệu

7 Kết cấu BT và BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:1991

8 Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXD 40:1987

9 Kết cấu BT và BTCT – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển

TCXDVN 327:2004

II.3. Hệ tọa độ và cao độ

Hệ tọa độ và cao độ trong hồ sơ là hệ tọa độ VN-2000, hệ cao độ Hải đồ. Tương quan mực nước giữa hệ cao độ Hải đồ và hệ cao độ Hòn Dấu tại khu vực xây dựng Bình Tiên, Ninh Thuận được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

0.0m Hệ cao độ Hòn Dấu

1.3m

0.0m Hệ cao độ Hải đồ

Hình 2: Tương quan mực nước hệ cao độ Hải đồ và hệ cao độ Hòn Dấu

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

III.1. Điều kiện khí tượng

III.1.1. Chế độ gió

Mùa Đông ở Khánh Hoà chịu ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc với không khí

thịnh hành nhiệt đới Thái Bình Dương. Trong các tháng mùa Đông, gió thịnh hành nhất

thường có hướng lệch Bắc.

Mùa Hạ, gió vào Khánh Hoà theo hai luồng: một luồng từ phía Tây, Tây Nam

sang các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có Khánh Hoà. Luồng thứ hai bắt nguồn từ

nam Thái Bình Dương và một phần tín phong Nam Bán cầu tới theo hướng Đông hoặc

Đông Nam.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Như vậy, có thể nói, chế độ gió ở Khánh Hoà thể hiện trong hai mùa rõ rệt: Mùa

Đông thịnh hành theo các hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc; mùa Hạ là thời kỳ thịnh

hành các hướng gió Đông Nam, Nam và Tây Nam.

Khu vực Khánh Hòa có tốc độ gió trung bình năm dao động trong khoảng từ 1,69- 2,8m/s. Chênh lệch tốc độ gió trung bình của các tháng thường từ 0,1-1,3m/s, có tháng lên đến 3m/s.

Vận tốc gió theo chu kỳ lặp 5; 10; 20; 30; 50 năm là 20.3; 24.1; 28; 31; 33.2m/s.

Bảng 1.1: Tốc độ gió trung bình và hướng gió chính

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trung bình tháng

3.3 2.9 3.0 2.8 2.5 2.1 2.1 2.2 2.3 2.8 3.2 3.4

Hướng chính N NE NE SE SE SE SE SE SE NW N N

TB theo hướng 5.15 5.1 4.8 4.2 3.94

3.63 3.72 3.84 3.82 1.86 5.3 5.4

Bảng 1.2: Tốc độ gió lớn nhất theo các hướng trong năm

TT Năm N NE E SE S SW W NW Max

1 1979 14 20 11 12 15 14 14 18 20

2 1980 15 16 12 10 15 8 9 12 16

3 1981 23 20 13 10 17 9 8 10 23

4 1982 17 16 10 10 9 7 14 17 17

5 1983 15 14 20 13 13 9 7 20

6 1984 15 13 11 10 9 10 12 10 15

7 1985 10 12 12 14 9 8 3 12 14

8 1986 16 12 12 10 8 2 8 9 16

9 1987 14 14 10 10 10 2 8 8 14

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

TT Năm N NE E SE S SW W NW Max

10 1988 14 30 10 12 8 4 8 8 30

11 1989 14 12 10 10 9 2 6 6 14

12 1990 14 14 10 10 8 8 8 8 14

13 1991 12 14 10 10 8 4 3 5 14

14 1992 18 18 10 10 8 2 6 7 18

15 1993 28 18 10 14 10 10 6 28

16 1994 14 12 10 10 7 1 4 10 14

17 1995 14 14 12 11 10 6 2 4 14

18 1996 16 17 10 11 11 11 13 5 17

19 1997 15 19 10 12 10 11 15 16 19

20 1998 13 17 22 15 14 12 14 13 22

21 1999 21 18 11 14 13 10 14 16 21

22 2000 17 16 12 12 13 12 13 10 17

23 2001 18 17 13 14 14 15 16 19 19

24 2002 15 13 11 12 7 1 1 8 15

25 2003 11 13 11 10 8 7 9 8 13

26 2004 10 12 8 5 7 7 3 2 12

27 2005 15 11 8 8 8 7 4 5 15

28 2006 16 12 11 10 10 9 6 10 16

29 2007 12 16 18 9 6 1 6 10 18

30 2008 14 15 6 8 2 2 5 10 15

31 2009 14 13 5 8 5 8 6 11 14

32 2010 14 14 5 9 7 11 9 7 14

Bảng 1.3: Tốc độ gió mạnh nhất (Đơn vị: m/s)

Tần suất

Trạm

5% 10% 25% 50% 75% 90% 95%

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Nha Trang 27.9 24.1 19.1 15.4 13.9 12.3 12.2

III.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm thường dao động trong khoảng 26- 270C, cá biệt có năm xuống dưới 25oC (năm 2005 nhiệt độ trung bình năm là 24.90C); biên độ nhiệt năm từ 4,8 - 5,0

oC.

Bảng 1.4: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nha Trang

23.9 24.4 25.9 27.4 28.6 28.7 28.6 28.6 27.7 26.7 25.8 24.5 26.7

Bảng 1.5: Nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm (Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nha Trang

27.0 27.9 29.3 31.1 32.3 32.5 32.4 32.6 31.6 29.8 28.3 27.0 30.2

Bảng 1.6: Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tháng và năm (Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nha Trang

30.0 31.3 33.8 34.2 36.6 36.8 36.4 37.0 36.3 33.2 31.4 31.2 34.0

Bảng 1.7: Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng và năm (Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Nha Trang

21.5 22.0 23.1 24.7 25.6 25.8 25.6 25.7 24.9 24.2 23.5 22.2 24.1

Bảng 1.8: Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tháng và năm (Đơn vị: 0C)

Tháng

Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Nha Trang

16.6 18.0 18.5 20.6 23.0 23.1 22.6 23.1 22.5 20.4 19.3 16.8

20.4

III.1.3. Chế độ mưa

Hàng năm bắt đầu từ tháng 9, gió mùa Tây Nam hoạt động yếu dần, ở Khánh Hoà

xuất hiện các đợt mưa trên diện rộng với lượng mưa ngày đạt trên 10mm và kéo dài trong

nhiều ngày. Yếu tố mưa biến động mạnh theo thời gian, bắt đầu và kết thúc sớm muộn

khác nhau ở từng vùng.

Bảng 1.9: Lượng mưa trung bình nhiều năm và lượng mưa năm trạm Cam Ranh

Lượng mưa TBN (mm)

Lượng mưa năm ứng với các tần suất

1% 5% 10% 25% 50% 75% 90% 95% 99,9%

1304 3029 2344 2032 1588 1198 902 706 616 419

Bảng 1.10: Phân bố ngày mưa các tháng trong năm trạm Cam Ranh ứng với tần suất 75%

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

97 1 3 0 2 8 5 13 10 13 10 12 12

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

III.1.4. Tình hình dông bão

Mùa bão ở Khánh Hòa được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều

nhất là tháng X và tháng XI.

Bão ảnh hưởng đến Khánh Hòa có năm nhiều, năm ít, có năm xảy ra dồn dập, liên

tục (như năm 1998) nhưng cũng có năm không có cơn bão hay áp thấp nhiệt đới nào ảnh

hưởng. Năm nhiều nhất 3 cơn (1978), nhiều năm không có cơn nào (1976, 1985, 1991,

1997, 2000...). Thời tiết do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra trong thời đoạn ngắn,

nhưng nhiều khi lại làm biến đổi cả các đặc trưng khí hậu trước đó nhất là yếu tố mưa và

gió mạnh.

Bảng 1.11: Một số đặc trưng các cơn bão ảnh hưởng đến Khánh Hoà.

Nơi đổ bộ Thời gian

trạm Nha Trang

Tốc độ, hướng

gió lớn nhất

(m/s)

Tổng lượng

mưa (mm)

Lượng mưa

ngày lớn nhất

(mm)

Phú Yên 8/10/1983 9-W 114,8 72,8

02/11/2009 12, SSE 277,4 250,6

Khánh Hoà

3/11/1978 24-E 345,0 345,0

14/10/1981 26-NE 98,5 98,5

23/10/1992 20-E 222,0 130,0

17/11/2008 13, NE 146,5 146,5

Ninh Thuận 17/10/1983 20-E 80 52,4

TP. Quy Nhơn 12/06/2004 2, WNW 33,6 29,5

30/10/2007 3, NNW 245 119

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

đi sát Nha Trang 4/12/2006 19,NNE 69.4 42.4

III.2. Điều kiện thủy hải văn

III.2.1. Chế độ mực nước

a) Dao động triều

Khu vực Cam Ranh - Khánh Hòa thủy triều mang tính chất bán nhật triều không

đều. Độ lớn triều tại đây phổ biến dao động khoảng trong khoảng 180 - 200cm. Trong kỳ

triều kém, biên độ triều chỉ khoảng 50 cm.

Bảng 2.12: Một số đặc trưng điển hình của mực nước triều

khu vực Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990-2010)

TT Loại mực nước Ký hiệu Mực nước (cm)

1 Mực nước triều cao nhất HHWL + 236

2 Mực nước triều cao trung bình HWL +191

3 Mực nước triều trung bình MSL +124

4 Mực nước triều thấp nhất LLWL - 3

5 Mực nước triều thấp trung bình LWL +56

Bảng 2.13: Đặc trưng mực nước triều (mực nước cao nhất - Hmax và mực nước thấp nhất - Hmin) theo tháng tại Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990-2010)

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Đặc

trưng

(cm)

Các tháng trong năm Nhiều

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hmax 23

5

22

5

21

5

22

7

23

4

23

6

23

4

22

7

21

5

22

7

23

4

23

6 236

Hmin -1 6 7 8 4 -1 -3 8 13 14 2 -2 -3

Qua bảng 2.12 và 2.12 cho thấy, tại vùng biển khu vực Cam Ranh - Khánh Hòa

mực nước trung bình vào khoảng 124cm, mực nước cao nhất là 236cm và thấp nhất là -

3cm. Trong khi đó mực nước triều cao trung bình và mực nước triều thấp trung bình lần

lượt là 191cm và 56cm. Độ cao mực nước triều cao nhất, thấp nhất theo tháng và thời

gian xuất hiện được thể hiện qua các bảng từ 2.14 đến 2.16.

Bảng 2.14: Độ cao mực nước triều cao nhất theo từng tháng trong năm (cm)

(giai đoạn 1990-2010)

Năm Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1990 226 213 215 226 232 233 225 210 210 220 229 234

1991 233 207 213 223 231 234 229 219 214 224 231 233

1992 226 214 205 215 224 230 228 209 205 215 223 227

1993 228 214 204 212 219 221 218 208 203 212 220 222

1994 217 203 204 215 222 223 215 203 198 209 218 225

1995 222 203 201 211 220 224 222 211 201 212 220 223

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Năm Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1996 219 208 194 203 214 221 223 214 193 204 214 220

1997 220 214 201 206 215 219 218 210 195 200 209 217

1998 214 205 197 205 214 217 214 210 199 199 210 218

1999 219 208 197 205 216 222 221 212 196 210 220 225

2000 222 212 195 204 216 225 228 222 196 207 219 227

2001 228 222 208 213 224 229 227 218 204 204 216 228

2002 228 215 205 208 220 226 226 220 209 211 221 225

2003 225 216 203 215 226 230 227 215 201 221 231 234

2004 228 216 205 216 227 234 234 227 210 220 231 236

2005 235 225 211 225 234 236 232 222 207 217 227 235

2006 235 218 208 219 228 232 231 223 210 220 228 230

2007 226 216 212 221 229 231 225 216 208 227 234 233

2008 225 210 212 220 230 235 233 223 215 225 233 236

2009 231 220 215 227 234 235 228 214 208 218 227 232

2010 231 209 210 219 227 230 226 217 208 217 224 226

Bảng 2.15: Độ cao mực nước triều thấp nhất theo từng tháng trong năm (cm) (giai đoạn 1990-2010)

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Năm Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1990 5 20 35 16 4 0 8 24 43 28 10 1

1991 3 32 46 25 9 2 7 20 39 21 9 6

1992 13 29 48 36 21 11 10 38 43 26 18 15

1993 17 29 48 36 22 14 19 31 48 29 16 12

1994 20 35 42 24 14 13 22 39 58 36 21 13

1995 15 36 53 33 19 12 18 31 50 31 18 14

1996 22 37 55 46 28 18 16 39 59 42 28 19

1997 20 30 47 42 27 21 24 36 53 42 29 23

1998 24 39 53 34 22 19 26 35 49 46 27 17

1999 15 26 41 37 21 13 16 26 42 31 15 9

2000 14 26 43 45 25 13 10 19 47 38 20 9

2001 8 17 32 35 18 9 10 21 38 40 24 15

2002 10 28 44 30 17 12 12 20 35 38 19 8

2003 7 15 30 29 11 3 4 14 31 19 5 0

2004 4 16 35 34 14 0 -3 8 38 27 9 -1

2005 -1 9 26 22 5 -1 4 17 34 33 20 5

2006 1 23 41 23 12 8 7 17 33 31 15 5

2007 5 15 32 21 7 2 6 19 38 14 2 -2

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Năm Các tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2008 6 22 41 27 9 0 1 15 43 22 5 -2

2009 3 17 35 19 6 2 10 25 44 34 16 6

2010 6 34 51 27 18 10 13 25 45 32 18 12

Bảng 2.16: Một số đặc trưng mực nước triều cực trị (cao nhất, thấp nhất) theo từng năm (giai đoạn 1990-2010)

Năm

Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất

Thời gian xuất hiện Độ cao (cm)

Thời gian xuất hiện Độ cao (cm)

1990 23h ngày 03/12 234 18h ngày 23/06 0

1991 10h ngày 14/06 234 18h ngày 13/06 2

1992 10h ngày 03/06 230 18h ngày 01/07 10

1993 22h ngày 09/01 228 06h ngày 14/12 12

1994 22h ngày 04/12 225 18h ngày 24/07 13

1995 10h ngày 14/06 224 18h ngày 14/06 12

1996 10h ngày 02/07 223 18h ngày 02/07 16

1997 22h ngày 09/01 220 06h ngày 10/01 20

1998 23h ngày 05/12 218 06h ngày 05/12 17

1999 23h ngày 24/12 225 07h ngày 24/12 9

2000 10h ngày 03/07 228 07h ngày 14/12 9

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Năm

Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất

Thời gian xuất hiện Độ cao (cm)

Thời gian xuất hiện Độ cao (cm)

2001 11h ngày 24/06 229 06h ngày 11/01 8

2002 23h ngày 01/01 228 06h ngày 06/12 8

2003 22h ngày 24/12 234 06h ngày 25/12 0

2004 23h ngày 14/12 236 18h ngày 03/07 -3

2005 10h ngày 24/06 236 06h ngày 11/01 -1

2006 22h ngày 01/01 235 06h ngày 01/01 1

2007 22h ngày 26/11 234 06h ngày 25/12 -2

2008 22h ngày 14/12 236 06h ngày 14/12 -2

2009 10h ngày 24/06 235 18h ngày 23/06 2

2010 22h ngày 01/01 231 06h ngày 02/01 6

Do tại khu vực nghiên cứu không có trạm quan trắc mực nước biển, nên để xác

định tần suất của một số đặc trưng mực nước theo các cấp mực nước khác nhau nên

chúng tôi đã tiến hành tính toán mực nước triều từng giờ tại khu vực nghiên cứu liên tục

trong 20 năm, bắt đầu từ 0 giờ 1 tháng 01 năm 1990 đến 23 giờ ngày 31 tháng 12 năm

2010. Qua đó, sử dụng phương pháp thống kê để tính toán tần suất xuất hiện và tần suất

tích lũy độ cao mực nước triều. Bảng 2.17 và 2.18 đưa ra tần suất xuất hiện và tần suất

tích lũy của mực nước từng giờ, nước lớn (Hmax) và nước ròng (Hmin) tại vùng biển

Cam Ranh - Khánh Hòa.

Bảng 2.17: Tần suất xuất hiện và tần suất tích lũy của mực nước triều từng giờ tính toán tại Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990-2010)

TT Cấp mực nước

(cm) Ni ∑Ni P% F%

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

TT Cấp mực nước

(cm) Ni ∑Ni P% F%

1 -20 -11

2 -10 -01 44 44 0.024 0.024

3 00 09 329 373 0.179 0.203

4 10 19 954 1327 0.518 0.721

5 20 29 1958 3285 1.064 1.785

6 30 39 3121 6406 1.695 3.480

7 40 49 4425 10831 2.404 5.884

8 50 59 5786 16617 3.143 9.027

9 60 69 7001 23618 3.803 12.830

10 70 79 8153 31771 4.429 17.259

11 80 89 9076 40847 4.930 22.190

12 90 99 10258 51105 5.573 27.762

13 100 109 12154 63259 6.603 34.365

14 110 119 14103 77362 7.661 42.026

15 120 129 16175 93537 8.787 50.813

16 130 139 19947 113484 10.836 61.649

17 140 149 18489 131973 10.044 71.693

18 150 159 13214 145187 7.178 78.872

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

TT Cấp mực nước

(cm) Ni ∑Ni P% F%

19 160 169 10807 155994 5.871 84.743

20 170 179 9382 165376 5.097 89.839

21 180 189 7778 173154 4.225 94.065

22 190 199 5668 178822 3.079 97.144

23 200 209 3356 182178 1.823 98.967

24 210 219 1450 183628 0.788 99.754

25 220 229 428 184056 0.233 99.987

26 230 239 24 184080 0.013 100.000

Ghi chú: Ni - số lần xuất hiện; P% - tần suất xuất hiện; P% - tần suất tích lũy

Giải thích thêm : về cấp mực nước, ví dụ cấp 1: -21 -11, nghĩa là giá trị mực nước lớn hơn hoặc bằng -21cm và nhỏ hơn hoặc bằng -11cm.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Hình 2.1: Biểu đồ tần suất xuất hiện và đường cong tần suất tích lũy của mực nước từng giờ tính toán tại Cam Ranh - Khánh Hòa

(giai đoạn 1990-2010)

Bảng 2.18: Tần suất xuất hiện và tần suất tích lũy của nước lớn và nước ròng tính toán tại Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990-2010)

TT Cấp mực nước (cm)

Nước lớn Nước ròng

Ni ∑Ni P% F% Ni ∑Ni P% F%

1 -20 -11

2 -10 -01 35 35 0.46 0.46

3 00 09 175 210 2.28 2.74

4 10 19 408 618 5.32 8.06

5 20 29 667 1285 8.70 16.75

6 30 39 873 2158 11.38 28.14

7 40 49 991 3149 12.92 41.06

8 50 59 1103 4252 14.38 55.44

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

TT Cấp mực nước (cm)

Nước lớn Nước ròng

Ni ∑Ni P% F% Ni ∑Ni P% F%

9 60 69 1110 5362 14.47 69.91

10 70 79 972 6334 12.67 82.58

11 80 89 785 7119 10.23 92.82

12 90 99 430 7549 5.61 98.42

13 100 109 120 7669 1.56 99.99

14 110 119 1 7670 0.01 100.00

15 120 129

16 130 139

17 140 149 108 108 1.41 1.41

18 150 159 563 671 7.34 8.75

19 160 169 890 1561 11.60 20.35

20 170 179 125

8 2819 16.40 36.75

21 180 189 141

4 4233 18.44 55.19

22 190 199 140

2 5635 18.28 73.47

23 200 209 112

3 6758 14.64 88.11

24 210 219 646 7404 8.42 96.53

25 220 229 245 7649 3.19 99.73

26 230 239 21 7670 0.27 100.00

Ghi chú: Ni - số lần xuất hiện; P% - tần suất xuất hiện; P% - tần suất tích lũy

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Các hình 2.2 và 2.3 là biểu đồ tần suất và đường cong suất đảm bảo mực nước

từng giờ, nước lớn và nước ròng ứng với các cấp mực nước khác nhau. Qua đó nhận thấy

rằng, tại vùng biển nghiên cứu độ cao nước lớn dao động trong khoảng từ 180 - 200cm

chiếm tần suất khá lớn, đạt khoảng 36,7%. Còn nước ròng trong khoảng từ 50 - 70cm đạt

khoảng 28,8%. Đây lần lượt là các khoảng độ cao mà nước lớn và nước ròng chiếm ưu

thế.

Hình 2.2: Biểu đồ tần suất (P%) nước lớn, nước ròng tại Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990 - 2010)

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Hình 2.3: Đường cong tần suất tích lũy (F%) của nước lớn và nước ròng

tại Cam Ranh - Khánh Hòa (giai đoạn 1990 - 2010)

b) Mực nước dâng cực đại (hnd,max)

Nước dâng do bão là một trong những thành phần phi điều hòa của dao động mực

nước. Trong một số trường hợp nước dâng do bão có thể gây ra độ cao mực nước lớn

khác thường. Theo số liệu thống kê (từ năm 1990-2000) khu vực biển Cam Ranh - Khánh

Hòa không chịu nhiều tác động của bão so với các vùng biển khác của nước ta, chẳng hạn

như khu vực bắc và Trung Trung Bộ. Có thể nhận định rằng số liệu thực đo về nước dâng

do bão tại khu vực biển tỉnh Khánh Hòa nói chung và vùng ven biển Cam Ranh nói riêng

gần như không có. Chính vì thế, để xác định trị số nước dâng do bão cho khu vực nghiên

cứu ứng với các suất đảm bảo khác chỉ sử dụng công thức thực nghiệm là tối ưu hơn cả.

Trị số nước dâng trong bão bao gồm hai thành phần: do gió và do chênh lệch khí

áp, được tính theo công thức.

Hnd,max = Hg + Hkp

Trong đó: Hg - nước dâng do gió và Hkp - nước dâng do khí áp (điều kiện về gió

và áp theo các suất đảm bảo khác nhau được tính toán dựa theo số liệu quan trắc thực tế

tại khu vực nghiên cứu).

Kết quả tính toán thực hiện cho các giá trị nước dâng ứng với tần suất xuất hiện

20%, 10%, 4%, 2%, 1% (tức là 1 lần trong 5 năm, 10 năm, 25 năm. 50 năm và 100 năm)

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

được thể hiện qua bảng 2.19. Theo kết quả tính toán, nước dâng do bão tại khu vực

nghiên cứu dao động trong khoảng 25-50cm ứng với chu kỳ lặp là 5 và 25 năm, với chu

kỳ lặp 100 năm thì nước dâng do bão có thể lên đến 102cm và nước dâng do sự chênh

lệch khí áp chiếm ưu thế, thường độ cao nước dâng do khí áp lớn gấp 2 đến 3 lần nước

dâng do gió.

Bảng 2.19. Trị số nước dâng tính toán cho khu vực Cam Ranh - Khánh Hòa

Trị số nước dâng

(cm)

Tần suất xuất hiện (năm)

5 10 25 50 100

Nước dâng do gió 5 7 11 20 30

Nước dâng do khí áp 19 23 36 52 72

Nước dâng tổng cộng (do bão) 24 30 47 72 102

III.2.2. Chế độ sóng

Chế độ sóng ngoài khơi khu vực Cam Ranh - Khánh Hoà có những đặc điểm sau:

phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió với tần suất lặng sóng tương đối cao, chiếm khoảng

41%. Sóng hướng Đông Bắc và Đông Nam có tần suất xuất hiện cao nhất (lần lượt là

13,2% và 13,6%), đó là những hướng đại diện cho hai trường gió mùa chủ yếu của khu

vực nghiên cứu. Tần suất độ cao sóng hữu hiệu Hs > 2,0 m là 11,4% ; Hs > 3,0m là 1,4%

tập trung theo các hướng chủ yếu là Đông Bắc, Bắc, Đông và Đông Nam.

Ngoài ra do điều kiện địa hình nên năng lượng sóng tại khu vực Cam Ranh -

Khánh Hòa bị phân hoá mạnh do truyền từ ngoài khơi vào sâu trong vịnh. Thêm vào đó

độ cao sóng lừng tại khu vực nghiên cứu khá lớn, dao động trong khoảng 0,5 - 0,75m và

có nhiều thời điểm có thể đạt 1,0m.

Bảng 2.20: Vùng sóng tác động tại một số vùng biển

(ứng với trường gió trung bình, Vtb=7m/s)

Vùng Biển Khu vực Trường sóng

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Đông Bắc Đông Nam

Ngoài khơi ven bờ KH Toàn dải vùng khơi ven bờ 1,3 1,3

Vũng Rô - Đại Lãnh Vũng Rô - Bãi Đại Lãnh < 0,5 0,5 - 1,5

Văn Phong - Bến Gỏi KVI : Vũng Bến Gỏi, Cổ Cò

KV II : Vịnh Văn Phong

< 0,5

< 0,5

< 0,5

0,5 - 1,5

Vịnh Cam Ranh KV I : Vịnh Cam Ranh

KV II : Phần Nam

< 0,5

< 0,5

< 0,5

0,5 - 1,5

Bảng 2.21: Vùng sóng tác động tại một số vùng biển

(ứng với trường gió với chu kỳ lặp 100 năm, V=40ms)

Vùng Biển Khu vực Trường sóng

Đông Bắc Đông Nam

Ngoài khơi ven bờ KH Toàn dải vùng khơi ven bờ 10,0 10,0

Vũng Rô - Đại Lãnh Vũng Rô - Bãi Đại Lãnh < 5,0 2,0 - 10,0

Văn Phong - Bến Gỏi KVI : Vũng Bến Gỏi, Cổ Cò

KV II : Vịnh Văn Phong

< 2,0

< 2,0

< 2,0

2,0 - 10,0

Vịnh Cam Ranh KV I : Vịnh Cam Ranh

KV II : Phần Nam

< 2,0

< 2,0

< 2,0

2,0 - 10,0

III.3. Điều kiện địa hình

Địa hình khu vực Bình Tiên mang những nét đặc trưng của địa hình khu vực ven biển Nam Trung Bộ, phía Bắc và Tây Bắc là khối cao nguyên nâng mạnh do hoạt động kiến tạo địa chất, phía Nam và Đông Nam là vùng biển hạ lún. Thể hiện rõ nhất địa hình

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

của khu vực là các khối núi thấp độ cao trên dưới 1000 m, bị phân cắt bóc mòn mạnh; bên cạnh đó là các dạng đồi, đồng bằng hẹp giữa núi và trước núi. Các dạng địa hình chính bao gồm:

III.3.1. Địa hình núi

Bao bọc xung quanh khu vực Bình Tiên chủ yếu là khối Núi Chúa kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam, cao trung bình 800 - 1.000m, với đỉnh cao nhất là đỉnh Núi Chúa 1.039,72m.

Độ dốc các sườn núi phổ biến từ 20 - 250, ở phía Tây Bắc sườn có dạng lồi; ở các sườn phía Đông mức độ chia cắt có phần đa dạng hơn, một số sống núi đâm sát ra biển thành tạo các mũi đá như mũi Cà Tiên, mũi Đá Vách.

III.3.2. Địa hình đồng bằng

Nhìn chung, khu vực Bình Tiên cũng mang nét đặc trưng chung của dải ven biển Nam Trung Bộ có các loại đồng bằng tích tụ ven biển bị ngăn cách bởi các dãy núi chạy ra sát biển. Phần đồng bằng Bình Tiên phân chia thành nhiều cấp vi địa hình khác nhau từ chân núi ra biển có thể chia thành:

- Địa hình đồng bằng tích tụ ven rìa chân núi được hình thành chủ yếu từ hoạt động ngoại sinh (bóc mòn, rửa trôi, bề mặt), do quá trình phong hoá vật lý diễn ra mạnh. Bề mặt nghiêng thoải về phía Đông ven rìa chân núi Nước Nhỉ nằm ở độ cao khoảng từ 20 - 30m rộng khoảng 30ha. Do được phủ một lớp đất khá tốt, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, hiện đang được người dân trong vùng khai thác trồng cây dài ngày là điều, xoài.

- Địa hình đồng bằng trũng chân núi nằm ở độ cao dưới 20 m, phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc đồng bằng Bình Tiên. Trong quá trình phong hoá, sau đó bị xói mòn nên ở khu vực chân núi thường bắt gặp trên bề mặt các dăm sạn, một lượng lớn bột sét, cát có màu xám gắn kết chắc dạng kết vón, khi bị ngấm nước chúng dễ bị hòa tan để lại các lỗ rỗng kiểu dạng ống mao dẫn. Vào mùa mưa khi bề mặt vừa thoát hết nước thì tại đây do cột nước có áp lực đổ về từ các khu vực cao xung quanh nên một số chỗ có hiện tượng nước phun lên thành vòi. Hiện tại dân địa phương vẫn khai thác diện tích bề mặt để trồng lúa một vụ vào mùa mưa.

Địa hình khu vực này có một số khe suối, nước chảy không thường xuyên, khi có mưa, nước dồn xuống còn đọng thành một cái vũng nước ngọt khá lớn. Vào mùa khô, khi triều lên thì toàn bộ khu vực này bị ngập nước biển, khi nước triều rút xuống thì tạo thành hồ chứa nước mặn. Dân địa phương khai thác dạng địa hình này để đắp đập làm đìa nuôi tôm, cua vào mùa nhiều nước, còn vào mùa khô các đầm đìa lại để hoang.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

- Địa hình cồn cát cổ màu xám trắng nằm chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng trũng chân núi với bãi cát ven biển, trải dài theo chiều dọc thôn Bình Tiên. Chiều dài của dải cồn cát vào khoảng 1.400 m, chiều rộng tính từ mặt chân cồn vào khoảng 40 m, chỗ rộng nhất có thể lên tới 50 m và chỗ hẹp nhất vào khoảng 15 m. Cồn cát có chiều cao trung bình khoảng 5-8m. Lớp phủ thực vật trên mặt thưa thớt, đa phần là cỏ hoang.

- Địa hình cồn cát di động tiền tiêu nằm kề bãi biển Bình Tiên. Quá trình thổi mòn diễn ra liên tục dưới tác động của gió nên các cồn cát này vẫn di động liên tục, đặc biệt là ở phía Nam dải cồn.

- Địa hình trũng giữa hai cồn cát trên, cao độ trung bình 4-6m. Dải trũng giữa cồn cát này hiện là khu dân cư tập trung của thôn Bình Tiên, vì phía dưới có chứa lượng nước ngầm đủ để dùng cho sinh hoạt của dân cư.

III.3.3. Địa hình bờ biển

Bờ biển Ninh Thuận có dạng khúc khuỷu gồm những bộ phận mài mòn ở nơi có các mũi đá nhô ra và bồi tụ ở trong các vịnh lớn nhỏ, thì bờ biển Bình Tiên có dạng bờ cong lưỡi liềm, quá trình bồi tụ vật liệu biển tiếp tục xảy ra dưới ảnh hưởng của chế độ hải văn, gồm cát và sạn san hô. Khu vực được bồi tụ nhiều nhất là địa hình bờ phía Đông Bắc bãi Bình Tiên do có mũi Cà Tiên (núi Rùa) nhô khá xa ra biển tạo ra cho vùng này một vịnh kín lặng sóng mà hiện tại ngư dân làm nơi neo đậu tàu, thuyền. Càng về phía nam của khu vực, sóng càng mạnh độ cao của sóng có thể đạt đến 70 - 80 cm và bước sóng khá ngắn, sóng và gió đánh cát lên bờ, phơi khô và thổi vào hướng chân núi.

Tại đây có các dạng địa hình thềm biển cổ với bãi cát, thoải dần ra biển và địa hình ghềnh đá nằm tại phía Nam của Khu du lịch.

III.4. Điều kiện địa chất

Dựa theo tài liệu theo dõi ngoài hiện trường và kết quả chỉnh lý trong phòng, địa tầng khu

đất khảo sát theo thứ tự từ trên xuống độ sâu 15.0m gồm các lớp như sau:

� Lớp 1: Ký hiệu (1) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K13, K14, K15, K16, K17, K19, K20, K23, K24, K25,

K26, K27, K28, K29 và nằm phía trên cùng trong phạm vi khảo sát. Thành phần có nơi là

đất lấp, đất thổ nhưỡng, bùn đáy ao (tuỳ vào vị trí hố khoan). Bề dày lớp biến đổi từ 0.1m

(K25, K26, K28) đến 1.0m (K24), trung bình 0.29m.

� Lớp 2: Ký hiệu (2) trên mặt cắt địa chất công trình.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Lớp này gặp tại các hố khoan K6, K7, K14, K15, K17, K20, K21, K22, K28, K35, K36,

K37, K38, K39 và nằm dưới lớp (1). Thành phần là cát hạt nhỏ xám trắng, xám ghi, xám

đen lẫn vỏ sò ốc, kết cấu xốp, có nơi chặt vừa. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 0.0m (K6, K7,

K21, K22, K35, K36, K37, K38, K39) đến 0.3m (K14, K20). Độ sâu kết thúc lớp biến đổi

từ 1.8m (K28) đến 8.4m (K38). Bề dày lớp biến đổi từ 1.7m (K28) đến 8.4m (K38), trung

bình 3.96m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 5, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 lớn

nhất là 15, trung bình là 10. Lớp đất này có khả năng chịu tải trung bình, biến dạng trung

bình. Trong lớp này thỉnh thoảng có gặp đá tảng lăn granit.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 2:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1

Thành phần hạt (mm): P %

Từ: 10 - 5 0.6

Từ: 5.0 - 2.0 1.7

Từ: 2.0 - 1.0 1.5

Từ: 1.0 - 0.5 5.1

Từ: 0.5 - 0.25 29.8

Từ: 0.25 - 0.1 51.6

Từ: 0.1 - 0.05 9.7

2 Độ ẩm tự nhiên W % 15.8

3 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.65

4 Góc nghỉ khô αk độ 30°18'

5 Góc nghỉ ướt αư độ 20°52'

6 Hệ số rỗng lớn nhất emax độ 1.076

7 Hệ số rỗng nhỏ nhất emin độ 0.619

8 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 1.20

9 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 80

� Thấu kính TK: Ký hiệu (TK) trên mặt cắt địa chất công trình.

Thấu kính đá granit (tảng lăn) gặp ở nhiều hố khoan và thường phân bố ở phía trên. Dễ

gặp nhất là những vị trí chân núi đá, đá có kích thước biến đổi khá mạnh, có nơi đường

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

kính 0.15 ÷ 0.2cm, có nơi lớn hơn 1m. Diện phân bố không đồng đều và đá có độ cứng

rất cao (cấp VII-VIII).

� Lớp 3: Ký hiệu (3) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K1, K2, K3, K4, K5, K6, K7, K8, K9, K11, K12, K16,

K19, K21, K24, K25, K26, K27, K30, K31, K32, K33, K34, K39 và nằm dưới lớp (2).

Thành phần là cát hạt nhỏ, có chỗ hạt trung xám trắng, xám vàng, có kẹp cát pha, lẫn vỏ

sò, ốc, mảnh vỡ san hô, kết cấu chặt vừa, có chỗ chặt. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 0.0m

(K1, K2, K3, K4, K5, K8, K9, K11, K12, K30, K31, K32, K33, K34) đến 4.2m (K7). Độ

sâu kết thúc lớp biến đổi từ 3.5m (K16) đến 15.0m (hố khoan K31, K32, K33 kết thúc

trong lớp này). Bề dày lớp đã khoan được biến đổi từ 0.9m (K21) đến 15.0m (K31, K32,

K33), trung bình 8.51m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 13, giá trị xuyên tiêu

chuẩn N30 lớn nhất là 78, trung bình là 26. Lớp đất này có khả năng chịu tải tốt, biến

dạng nhỏ.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 3:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1

Thành phần hạt (mm): P %

> 10 0.2

Từ: 10 - 5 0.2

Từ: 5.0 - 2.0 1.5

Từ: 2.0 - 1.0 2.4

Từ: 1.0 - 0.5 6.3

Từ: 0.5 - 0.25 30.1

Từ: 0.25 - 0.1 47.0

Từ: 0.1 - 0.05 12.3

2 Độ ẩm tự nhiên W % 16.2

3 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.65

4 Góc nghỉ khô αk độ 30°11'

5 Góc nghỉ ướt αư độ 20°46'

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

6 Hệ số rỗng lớn nhất emax độ 1.116

7 Hệ số rỗng nhỏ nhất emin độ 0.616

8 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 2.00

9 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 150

� Thấu kính TK1: Ký hiệu (TK1) trên mặt cắt địa chất công trình.

Thấu kính này gặp tại các hố khoan K4 và K30. Thành phần là cát pha xám xanh, trạng

thái chảy, có chỗ dẻo. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 2, giá trị xuyên tiêu chuẩn

N30 lớn nhất là 9, trung bình là 5. Thấu kính TK1 có khả năng chịu tải yếu, biến dạng

mạnh.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của TK1:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1

Thành phần hạt (mm): P %

> 10 3.0

Từ: 10 - 5 1.0

Từ: 5.0 - 2.0 4.0

Từ: 2.0 - 1.0 5.7

Từ: 1.0 - 0.5 10.1

Từ: 0.5 - 0.25 12.6

Từ: 0.25 - 0.1 15.1

Từ: 0.1 - 0.05 16.0

Từ: 0.05 - 0.01 19.8

Từ: 0.01 - 0.005 3.7

< 0.005 9.3

2 Độ ẩm tự nhiên W % 25.9

3 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.84

4 Khối lượng thể tích khô γC g/cm3 1.46

5 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.67

6 Hệ số rỗng eo - 0.832

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

7 Độ lỗ rỗng n % 45.4

8 Độ bão hoà G % 83.1

9 Giới hạn chảy WL % 25.9

10 Giới hạn dẻo WP % 19.1

11 Chỉ số dẻo IP % 6.8

12 Độ sệt IS - 1.0

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.055

14 Góc ma sát trong ϕ Độ 9°30'

15 Hệ số nén lún

a0-1 cm2/kG 0.069

a1-2 cm2/kG 0.031

a2-3 cm2/kG 0.019

a3-4 cm2/kG 0.010

16 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 0.56

17 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 39

� Thấu kính TK2: Ký hiệu (TK2) trên mặt cắt địa chất công trình.

Thấu kính này gặp tại các hố khoan K7, K11 và K26. Thành phần là cát hạt trung xám ghi

lẫn dăm sạn, kết cấu xốp. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 5, giá trị xuyên tiêu

chuẩn N30 lớn nhất là 9, trung bình là 7. Thấu kính TK2 có khả năng chịu tải trung bình,

biến dạng nhỏ.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của TK2:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1

Thành phần hạt (mm): P %

> 10 2.2

Từ: 10 - 5 4.2

Từ: 5.0 - 2.0 10.3

Từ: 2.0 - 1.0 10.0

Từ: 1.0 - 0.5 17.5

Từ: 0.5 - 0.25 21.3

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Từ: 0.25 - 0.1 16.5

Từ: 0.1 - 0.05 18.0

2 Độ ẩm tự nhiên W % 15.8

3 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.65

4 Góc nghỉ khô αk độ 28°33'

5 Góc nghỉ ướt αư độ 19°03'

6 Hệ số rỗng lớn nhất emax độ 1.038

7 Hệ số rỗng nhỏ nhất emin độ 0.546

8 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 1.50

9 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 100

� Thấu kính TK3: Ký hiệu (TK3) trên mặt cắt địa chất công trình.

Thấu kính này gặp tại các hố khoan K34 và K35. Thành phần là cát hạt nhỏ xám đen lẫn vỏ

sò ốc, kết cấu chặt vừa. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 11, giá trị xuyên tiêu

chuẩn N30 lớn nhất là 28, trung bình là 20. Thấu kính TK3 có khả năng chịu tải trung bình,

biến dạng trung bình.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của TK3:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Thành phần hạt (mm): P %

Từ: 5.0 - 2.0 2.3

Từ: 2.0 - 1.0 3.7

Từ: 1.0 - 0.5 3.7

Từ: 0.5 - 0.25 36.0

Từ: 0.25 - 0.1 47.0

Từ: 0.1 - 0.05 7.3

2 Độ ẩm tự nhiên W % 18.2

3 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.65

4 Góc nghỉ khô αk độ 29°06'

5 Góc nghỉ ướt αư độ 20°01'

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

6 Hệ số rỗng lớn nhất emax độ 1.093

7 Hệ số rỗng nhỏ nhất emin độ 0.618

8 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 1.20

9 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 100

� Lớp 4: Ký hiệu (4) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K1, K6, K15, K16, K30, K34, K35 và nằm dưới lớp (3).

Thành phần là sét pha, có chỗ pha nhẹ xám xanh, xám đen lẫn vỏ sò, trạng thái dẻo chảy,

có chỗ chảy. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 3.5m (K16) đến 9.8m (K30). Độ sâu kết thúc lớp

biến đổi từ 8.6m (K16) đến 11.5m (K15). Bề dày lớp biến đổi từ 0.5m (K1) đến 6.8m

(K35), trung bình 3.74m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 2, giá trị xuyên tiêu

chuẩn N30 lớn nhất là 5, trung bình là 4. Lớp đất này có khả năng chịu tải yếu, biến dạng

mạnh.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 4:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Thành phần hạt (mm): P %

Từ: 10 - 5 0.6

Từ: 5.0 - 2.0 3.9

Từ: 2.0 - 1.0 6.4

Từ: 1.0 - 0.5 9.4

Từ: 0.5 - 0.25 10.8

Từ: 0.25 - 0.1 12.0

Từ: 0.1 - 0.05 16.9

Từ: 0.05 - 0.01 22.1

Từ: 0.01 - 0.005 4.8

< 0.005 15.1

2 Độ ẩm tự nhiên W % 30.7

3 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.82

4 Khối lượng thể tích khô γC g/cm3 1.39

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

5 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.68

6 Hệ số rỗng eo - 0.925

7 Độ lỗ rỗng n % 48.0

8 Độ bão hoà G % 88.9

9 Giới hạn chảy WL % 32.4

10 Giới hạn dẻo WP % 21.6

11 Chỉ số dẻo IP % 10.8

12 Độ sệt IS - 0.84

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.123

14 Góc ma sát trong ϕ Độ 10°37'

15 Hệ số nén lún a0-1 cm2/kG 0.083

a1-2 cm2/kG 0.043

a2-3 cm2/kG 0.028

a3-4 cm2/kG 0.018

16 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 0.89

17 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 37

� Lớp 5: Ký hiệu (5) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K4, K36, K37, K38 và nằm dưới lớp (4). Thành phần là cát

pha lẫn ít dăm sạn xám xanh, trạng thái cứng, có chỗ dẻo. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 3.0m

(K36) đến 13.6m (K4). Độ sâu kết thúc lớp biến đổi từ 8.6m (K36) đến 15.0m (hố khoan

K4 kết thúc trong lớp này). Bề dày lớp đã khoan được biến đổi từ 1.4m (K4) đến 5.6m

(K36), trung bình 3.93m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 14, giá trị xuyên tiêu

chuẩn N30 lớn nhất là 54, trung bình là 30. Lớp đất này có khả năng chịu tải tốt, biến dạng

nhỏ.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 5:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Thành phần hạt (mm): P %

Từ: 10 - 5 1.4

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Từ: 5.0 - 2.0 7.4

Từ: 2.0 - 1.0 10.0

Từ: 1.0 - 0.5 10.7

Từ: 0.5 - 0.25 14.2

Từ: 0.25 - 0.1 14.8

Từ: 0.1 - 0.05 11.2

Từ: 0.05 - 0.01 16.2

Từ: 0.01 - 0.005 3.9

< 0.005 10.2

2 Độ ẩm tự nhiên W % 22.2

3 Khối lượng thể tích tự nhiên γ g/cm3 1.93

4 Khối lượng thể tích khô γC g/cm3 1.58

5 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.68

6 Hệ số rỗng eo - 0.695

7 Độ lỗ rỗng n % 41.0

8 Độ bão hoà G % 85.7

9 Giới hạn chảy WL % 28.6

10 Giới hạn dẻo WP % 21.7

11 Chỉ số dẻo IP % 6.9

12 Độ sệt IS - 0.08

13 Lực dính kết C kG/cm2 0.177

14 Góc ma sát trong ϕ Độ 20°47'

15 Hệ số nén lún a0-1 cm2/kG 0.039

a1-2 cm2/kG 0.022

a2-3 cm2/kG 0.013

a3-4 cm2/kG 0.009

16 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 1.75

17 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 147

� Lớp 6: Ký hiệu (6) trên mặt cắt địa chất công trình.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

Lớp này gặp tại các hố khoan K13, K14, K15, K23, K27, K28, K29, K30 và nằm dưới lớp

(5). Thành phần là dăm sạn lẫn cát, sét pha dẻo mềm xám ghi, xám tro, xám vàng, kết cấu

chặt đến rất chặt. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 0.2m (K23) đến 11.5m (K15). Độ sâu kết thúc

lớp biến đổi từ 1.6m (K23) đến 15.0m (hố khoan K30 kết thúc trong lớp này). Bề dày lớp

đã khoan được biến đổi từ 0.5m (K15) đến 4.5m (K13, K14), trung bình 3.04m. Giá trị

xuyên tiêu chuẩn N30 nhỏ nhất là 33, giá trị xuyên tiêu chuẩn N30 lớn nhất lớn hơn 100,

trung bình là 50. Lớp đất này có khả năng chịu tải rất tốt, biến dạng rất nhỏ.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 6:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Thành phần hạt (mm): P %

> 10 24.5

Từ: 10 - 5 13.1

Từ: 5.0 - 2.0 10.8

Từ: 2.0 - 1.0 9.0

Từ: 1.0 - 0.5 9.1

Từ: 0.5 - 0.25 10.0

Từ: 0.25 - 0.1 7.5

Từ: 0.1 - 0.05 4.9

Từ: 0.05 - 0.01 5.9

Từ: 0.01 - 0.005 2.2

< 0.005 3.1

2 Độ ẩm tự nhiên W % 16.4

3 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.66

4 Áp lực tính toán quy ước R0 kG/cm2 2.5

5 Modun tổng biến dạng E0 kG/cm2 450

� Lớp 7: Ký hiệu (7) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K13, K16, K17, K19, K21, K22, K23, K24, K25, K26, K27,

K28, K29, K35, K36, K37, K38, K39 và nằm dưới lớp (6). Thành phần là đá granit hạt

nhỏ, có chỗ hạt trung xám tro, xám xanh, xám vàng, phần lớn phong hoá nứt nẻ mạnh,

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

RQD < 40%. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 1.6m (K23) đến 11.8m (K38). Bề dày lớp biến đổi

từ 1.0m (K28) đến 5.4m (K36), trung bình 3.28m. Lớp đá này có khả năng chịu tải rất tốt,

biến dạng rất nhỏ. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 7:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Độ ẩm bão hoà W % 0.63

2 Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 2.62

3 Dung trọng khô γc g/cm3 2.60

4 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.77

5 Tỷ lệ khe hở e - 0.065

6 Độ khe hở n % 6.14

7 Độ bão hoà G % 26.7

8 Cường độ kháng ép khô Rkhô kG/cm2 443

9 Cường độ kháng ép bão hoà Rbh kG/cm2 328

10 Hệ số hoá mềm K - 0.74

Cần chú ý là mẫu thí nghiệm được có cấu tạo nguyên khối, trong thực tế cường độ của lớp

này nhỏ hơn nhiều so với mẫu thí nghiệm do tồn tại các hệ thống khe nứt, đới dập vỡ, đới

yếu khác,...

Theo kết quả thí nghiệm lát mỏng, đây là đá xâm nhập granit biotit khá giàu felspat kali,

hàm lượng thạch anh chiếm khoảng 20 đến 30%. Đá có kiến trúc dạng porphyr khá đặc

trưng cho các đá xâm nhập nông, hoặc là đá của tướng xâm nhập ven rìa của các thể xâm

nhập sâu. Đá có cấu tạo khối. Đá có độ cứng cấp VII-VIII (xem phần phụ lục của đơn giá

khảo sát xây dựng).

� Lớp 8: Ký hiệu (8) trên mặt cắt địa chất công trình.

Lớp này gặp tại các hố khoan K12, K13, K14, K19, K20, K21, K22, K23, K24, K25, K27,

K28, K29 và nằm dưới lớp (7). Đây là lớp cuối cùng trong phạm vi khảo sát. Thành phần

là đá granit hạt nhỏ, có chỗ hạt trung xám tro, xám xanh, phong hoá nhẹ, nứt nẻ ít đến

trung bình, RQD > 80%. Độ sâu gặp lớp biến đổi từ 2.6m (K20) đến 10.5m (K27). Độ sâu

kết thúc hố khoan biến đổi từ 8.0m (K12, K20) đến 15.0m (K27) trong lớp này. Bề dày lớp

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

đã khoan được biến đổi từ 1.8m (K19, K21) đến 5.8m (K24), trung bình 3.38m. Lớp đá

này có khả năng chịu tải rất tốt, biến dạng rất nhỏ.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của lớp 8:

STT Các chỉ tiêu cơ lý Ký hiệu Đơn vị Giá trị TB

1 Độ ẩm bão hoà W % 0.43

2 Dung trọng tự nhiên γ g/cm3 2.69

3 Dung trọng khô γc g/cm3 2.68

4 Khối lượng riêng ∆ g/cm3 2.78

5 Tỷ lệ khe hở e - 0.037

6 Độ khe hở n % 3.60

7 Độ bão hoà G % 32.0

8 Cường độ kháng ép khô Rkhô kG/cm2 933

9 Cường độ kháng ép bão hoà Rbh kG/cm2 754

10 Hệ số hoá mềm K - 0.81

Thành phần của lớp này tương tự lớp (7), chỉ khác là cường độ chịu tải lớn hơn so với lớp

(7) vì đá ít bị nứt nẻ, chỉ bị phong hoá nhẹ đến trung bình.

IV. THIẾT KẾ BẾN

IV.1. Mực nước tính toán

Mực nước thiết kế được xác định dựa trên chuỗi số liệu quan trắc trong nhiều năm. Mực nước tính toán được xác định theo hệ Hải Đồ khu vực như sau:

Mực nước Điều kiện bão Điều kiện gió mùa

Mực nước cao thiết kế MNCTK 1.46 1.16

Mực nước thấp thiết kế MNTTK -0.38 -0.68

Chiều cao nước dâng Hnd 0.3

Tính toán chi tiết được thể hiện ở phần phụ lục: phụ lục 1.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

IV.2. Tính toán cao trình mặt bến – đáy bến

§é s©u khu n−íc tr−íc bÕn:

H = Tc + z1 + z2 + z3 +z0 + z4 = 3.87 m

Trong ®ã:

- §é dù phßng nghiªng lÖch tµu: z0 = 0.026B = 0.23 m

- §é dù phßng ch¹y tµu tèi thiÓu: z1 = 0.04Tc = 0.14 m

- §é dù phßng do sãng: z2 = 0.0 m

- §é dù phßng vÒ vËn tèc: z3 (tµu lai d¾t) = 0.0 m

- §é dù phßng sa båi: z4 = 0.0 m

C¸c th«ng sè tµu tÝnh to¸n:

L = 55.0 m TC = 3.50 m

B = 9,0 m TO = 1.80 m

Cao ®é ®¸y bÕn:

MNTTK = -0.68 m ( HP = 98% )

Cao ®é ®¸y bÕn = -4.55 m

Chän cao ®é ®¸y bÕn = -4.50 m

Cao tr×nh mÆt bÕn:

CTMB = MNTC + a = 1.16 + 0.8 = 1.96m

Chän cao ®é mÆt bÕn = +2.00 m

Chi tiết xem phụ lục 2.

IV.3. Tính bền, nứt cho tường chắn

Kết cấu bến được chia làm hai loại. Loại một: coi kết cấu làm việc trên nền đàn hồi, loại hai coi kết cấu làm việc trên nền cọc.

Sử dụng chương trình Sap 2000.V14.0 để tính toán nội lực các cấu kiện. Tải trọng tính toán bao gồm tải trọng bản thân, áp lực đất, tải neo tàu… Các tải trọng trên được đưa vào sơ đồ tính với các tổ hợp tải trọng phù hợp.

Sử dụng bảng tính Excel để tính toán bố trí thép và kiểm tra điều kiện mở rộng vết nứt cho các cấu kiện

Chi tiết xem phụ lục 3.

Viện Xây dựng Công trình biển

Hạng mục 4: Bến tàu khách Thuyết minh tính toán Công trình : Âu tàu Bình Tiên

IV.4. Tính toán ổn định lật, trượt tường chắn

Ổn định lật, trượt phẳng của tường chắn được tính toán bằng bảng Excel. Có kể đến độ trênh mực nước triều trong và ngoài bến.

Kết quả tính toán cho thấy hệ số ổn định trượt và lật đảm bảo yêu cầu.

Chi tiết xem phụ lục 4.

IV.5. Tính toán ổn định tổng thể

Chúng tôi sử dụng phần mềm Slop để tính toán ổn định trượt tổng thể. Kết quả tính toán cho thấy công trình đảm bảo ổn định.

Chi tiết xem phụ lục 5.