Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO...

170
Viet TUDAN An ban/ Edition: UNICODE Fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam Fight for Individual Freedom & Social Democracy Principle in Vietnam/ Lutte pour la Liberté Individuelle & le Principe de la Démocratie Sociale au Vietnam Sô/No.vtdi0 493 /05.05.11 ================================================================================================= Trách nhiêm/Responsible/Responsable Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN , Economist Weekdays Weekends 22, Rue du Prieuré, CH-1202 GENEVA,SWITZERLAND 43, Heideweg,CH-2503 BIEL/BIENNE,SWITZERLAND Fax: 0041 22 738 28 08. Tel: 0041 22 731 82 66 Tel.: 0041 32 365 24 49. Fax:0041 32 365 24 49 Mobile: 0041 79 766 65 83 Mobile: 0041 79 766 65 72 [email protected] E-MAIL [email protected] TUAN BAO & DIEN DAN Viet TUDAN : WEBSITE: http://www.VietTUDAN.net 4- QUAN DIEM Chủ đề: Trách nhiệm Quốc nội Dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành Bài 17: CHỈ CÓ THỂ CHỐNG LẠM PHÁT & THAM NHŨNG KHI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH - 2 TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH - 6 4- THOI SU/THONG TIN Nhận định theo dòng Thời sự: CÁI CHẾT BIN LADEN GÂY NGHI VẤN HẠI CHO TT.OBAMA - 10 TIN BÌNH LUẬN - 14 VIỆT NAM: NGUY CƠ LẠM PHÁT TỚI 22% - 17 ĐẦU CƠ NƯỚC NGOÀI VỀ TIỀN TỆ ĐE DỌA KINH TẾ Á CHÂU - 18 VIỆT NAM HẠ MỨC TĂNG TRƯỞNG - 19 ADB CẢNH BÁO VIỆT NAM VỀ LẠM PHÁT - 20 LẠM PHÁT VN ĐỨNG THỨ NÌ THẾ GIỚI - 21 MOODY’S VẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CỰC VỀ KINH TẾ VN - 23 TÌNH TRẠNG THUA LỖ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - 24 CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT - 27 ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP KỀM CHẾ LẠM PHÁT PHI MÃ TẠI VIỆT NAM - 34 TRUNG QUỐC PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI XÁO ĐỘNG KINH TẾ - 40 TRUNG QUỐC MẤT DẦN LỢI THẾ KINH TẾ - 44 4- KINH TE/TAI CHANH NHỮNG CHỦ ĐỀ KINH TẾ/ TÀI CHÁNH - 47 NGHỊ QUYẾT 11 VỀ VÀNG VÀ ĐÔ-LA: ĐỘC TÀI TIỀN TỆ - 48 VIỆT NAM: VỠ NỢ KINH TẾ & LẠM PHÁT – 53 TQ MONG ĐỒNG NGUYÊN THAY ĐO-LA - 59 ĐỒNG YUAN ĐỘC ĐÓAN: MẶT TRẬN XÂM LĂNG TIỀN TỆ - 63 4- PHONG TRAO DAU TRANH QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT - 66 Mặt trận Diệt trừ Tham nhũng, Lãng phí: VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI LỖI CSVN – 69 THỤY SĨ ĐÃ PHONG TỎA ĐƯỢC USD.957 TRIỆU - 71 Mặt trận Kinh tế/Tài chánh của Dân nghèo: CÁCH BIỆT GIẦU NGHÈO BẤT CHÍNH TẠO GHEN GHÉT HẬN THÙ - 76 Tòan Dân trị lũ bán nước, đuổi quân xâm lăng: TOÀN DÂN ĐỒNG LÒNG LOẠI BỎ BỌN PHẢN QUỐC - 82 4- NHAN QUYEN/DAN CHU VIỆT NAM BÓP NGHẸT TỰ DO BÁO CHÍ - 88 4- LUC LUONG TON GIAO

Transcript of Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO...

Page 1: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Viet TUDAN An ban/ Edition: UNICODE Fonts

Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-NamFight for Individual Freedom & Social Democracy Principle in Vietnam/

Lutte pour la Liberté Individuelle & le Principe de la Démocratie Sociale au Vietnam

Sô/No.vtdi0 493 /05.05.11 =================================================================================================

Trách nhiêm/Responsible/Responsable Prof.Dr.NGUYEN   PHUC LIEN , Economist

Weekdays Weekends22, Rue du Prieuré, CH-1202 GENEVA,SWITZERLAND 43, Heideweg,CH-2503 BIEL/BIENNE,SWITZERLANDFax: 0041 22 738 28 08. Tel: 0041 22 731 82 66 Tel.: 0041 32 365 24 49. Fax:0041 32 365 24 49

Mobile: 0041 79 766 65 83 Mobile: 0041 79 766 65 72 [email protected] E-MAIL [email protected]

TUAN BAO & DIEN DAN Viet TUDAN   : WEBSITE: http://www.VietTUDAN.net

4- QUAN DIEMChủ đề: Trách nhiệm Quốc nội Dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hànhBài 17: CHỈ CÓ THỂ CHỐNG LẠM PHÁT & THAM NHŨNG KHI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH - 2TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH - 64- THOI SU/THONG TINNhận định theo dòng Thời sự: CÁI CHẾT BIN LADEN GÂY NGHI VẤN HẠI CHO TT.OBAMA - 10TIN BÌNH LUẬN - 14VIỆT NAM: NGUY CƠ LẠM PHÁT TỚI 22% - 17ĐẦU CƠ NƯỚC NGOÀI VỀ TIỀN TỆ ĐE DỌA KINH TẾ Á CHÂU - 18VIỆT NAM HẠ MỨC TĂNG TRƯỞNG - 19ADB CẢNH BÁO VIỆT NAM VỀ LẠM PHÁT - 20LẠM PHÁT VN ĐỨNG THỨ NÌ THẾ GIỚI - 21MOODY’S VẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CỰC VỀ KINH TẾ VN - 23TÌNH TRẠNG THUA LỖ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - 24CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT - 27ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP KỀM CHẾ LẠM PHÁT PHI MÃ TẠI VIỆT NAM - 34TRUNG QUỐC PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI XÁO ĐỘNG KINH TẾ - 40TRUNG QUỐC MẤT DẦN LỢI THẾ KINH TẾ - 444- KINH TE/TAI CHANHNHỮNG CHỦ ĐỀ KINH TẾ/ TÀI CHÁNH - 47NGHỊ QUYẾT 11 VỀ VÀNG VÀ ĐÔ-LA: ĐỘC TÀI TIỀN TỆ - 48VIỆT NAM: VỠ NỢ KINH TẾ & LẠM PHÁT – 53TQ MONG ĐỒNG NGUYÊN THAY ĐO-LA - 59ĐỒNG YUAN ĐỘC ĐÓAN: MẶT TRẬN XÂM LĂNG TIỀN TỆ - 634- PHONG TRAO DAU TRANHQUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT - 66Mặt trận Diệt trừ Tham nhũng, Lãng phí:VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI LỖI CSVN – 69THỤY SĨ ĐÃ PHONG TỎA ĐƯỢC USD.957 TRIỆU - 71Mặt trận Kinh tế/Tài chánh của Dân nghèo:CÁCH BIỆT GIẦU NGHÈO BẤT CHÍNH TẠO GHEN GHÉT HẬN THÙ - 76Tòan Dân trị lũ bán nước, đuổi quân xâm lăng:TOÀN DÂN ĐỒNG LÒNG LOẠI BỎ BỌN PHẢN QUỐC - 824- NHAN QUYEN/DAN CHUVIỆT NAM BÓP NGHẸT TỰ DO BÁO CHÍ - 884- LUC LUONG TON GIAOTRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ SỐNG ĐẠO TRONG LÒNG DÂN TỘC - 90LM.PHAN KHẮC TỪ BỊ LOẠI KHỎI GIÁO XỨ VƯỜNG XOÀI - 100ĐTCH.GIOAN PHAOLỒ II ĐÃ MUỐN NHẮN VỚI CHÚNG TA QUA HDGMVN - 101ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II QUAN TÂM ĐẾN GIÁO HỘI VN NHƯ THẾ NÀO ? 1064- TOT DAO DEP DOISuy niệm Phúc Am : MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 1094- LAP TRUONG DAU TRANHLẬP TRƯỜNG ĐẤU TRANH VÀ NỘI BỘ TỰ DÂN – 117

VietTUDAN ------------------------------------------------------------------------ QUAN DIEM

Page 2: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

Bài 17:

CHỈ CÓ THỂ CHỐNG LẠM PHÁT & THAM NHŨNG

KHI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Đây là nội dung tóm gọn của cuộc Phỏng vấn của Đài RFI ngày 29.04.2011 để phát thanh về Việt Nam.

Chúng tôi đã viết hai Bài liền trong hai tuần vừa rồi. Bái thứ nhất phân tích những lý do chính yếu nội tại của Cơ chế CSVN. Với Bài thứ hai, dựa trên phân tích những lý do chính yếu nội tại, chúng tôi đề nghị Biện pháp chữa trị tận gốc, chứ không phải những Biện pháp kiểu dầu cù là thoa bóp ngoài da hiện nay của Nhà Nước VN.

Đài RFI đặt cho chúng tôi 4 câu hỏi:

=> Tình trạng vật giá leo thang vật giá như thế nào? => Những Nguyên nhân khách quan, chủ quan=> Hậu quả Lạm phát? Ngân hàng ADP cảnh báo ra sao? => Có giải pháp hay không? Vì sao không có?

Chúng tôi trả lời Phỏng vấn theo sát những câu hỏi ấy

Tình trạng vật giá leo thang vật giá như thế nào?

Tôi xin trích những con số mà Oâng HỒ BÁ TÌNH (VietStock) đưa ra :

« Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố CPI tháng 4 tại thành phố này đã tăng 3.16% so với tháng 3. CPI tại Hà Nội và cả nước sắp được công bố có thể xấp xỉ con số này, hay ít ra là khó có thể thấp hơn đáng kể.

Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua.

Page 3: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Với mức tăng 3.16% trong tháng 4, CPI trong 4 tháng của TP.HCM đã lên tới 8.2% so với đầu năm, và tăng 13.99% so với cùng kỳ năm trước. Với giả định CPI cả nước trong tháng 4 tăng khoảng 3% so với tháng 3, thì so với đầu năm đã tăng tới 9.2%, còn so với cùng kỳ năm trước tăng 17.15%.

Theo thống kê của Trading Economics, nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.

Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu Á chỉ có lạm phát từ 0-6%, tức là thấp hơn nhiều so với Việt Nam.

Trở lại với CPI tại TP.HCM trong tháng 4 và xét từng mặt hàng cụ thể có thể thấy nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 4 là nhóm Thực phẩm tăng 6.19%; Giao thông đã tăng tới 5.77%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4.56%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4.12%. »

Những Nguyên nhân khách quan, chủ quan

Oâng HỒ BÁ TÌNH cũng tóm lược nguyên nhân chính đưa đến lạm phát như sau :

« Nguyên nhân quan trọng nhất được thừa nhận rộng rãi là tính kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong suốt nhiều năm qua tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế quá cao làm cho tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại ở mức không tương xứng, điều này đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng thấp. »

Ngoài những nguyên nhân mang tính cách chung cho mọi nước như giá dầu lửa, những cuộc nổi dậy tại Bắc Phi và Trung Đông, chúng tôi nhấn mạnh đến những nguyên do nội tại của Việt Nam, không mang tính cách nhất thời mà thuộc vào Cơ chế đã lâu ngày rồi :

Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì :

"Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”

Câu nhận định vắn gọn của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank/ Banque Mondiale) chứng tỏ hai điều:

* Việt Nam có tỷ lệ Lạm phát cao mang tính cách Lịch sử, nghĩa là đã dài lâu, chứ không phải là nhất thời như sổ mũi nhức đầu do thời tiết. Bệnh Lạm phát này của Việt Nam có nguồn từ nội tạng thuộc Cơ chế và đã từ lâu không chữa trị.

* Việt Nam có tỉ lệ Lạm phát cao hơn các nước láng giềng, nghĩa là bệnh Lạm phát có lý do riêng biệt của Việt Nam, chứ không phải là tình trạng đau ốm chung của mọi nước ở một thời điểm kinh tế nào đó.

Page 4: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Những lý do lạm phát thuộc Cơ chế lâu dài được tóm tắt như sau :

=> Cơ chế CSVN chủ trương nền Kinh tế chủ đạo bởi những Tập đoàn quốc doanh. Rồi đổ vốn cho những Tập đoàn này làm thổi phồng lên lượng tiền chùa lưu hành. Những Ban quản trị của các Tập đoàn này lại là những con hạm Tham nhũng, Lãng phí, làm việc sản xuất thì ít, mà chỉ nhằm thâm lạm tiền chùa cho cá nhân. Chính vì vậy mà hiệu năng của những Tập đoàn này yếu kém khiến lượng hàng hay dịch vụ cung cấp tụt xuống sánh với lượng tiền chùa đổ vào dồi dào. Chính cái hiệu năng yếu kém này phát sinh Lạm phát, vật giá tăng vọt. Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH nhận xét:

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

=> Cái Cơ chế CSVN cũng chủ trương quyền lực Chính trị Nhà Nước nắm luôn quyền “độc lập” tiền tệ được trao cho Ngân Hàng Phát Hành (Banque d’Emission). Khi dân chúng giữ đồng tiền tiết kiệm cho tương lai, thì đó là TƯ HỮU. Quyền lực Tiền tệ không tôn trọng Tư hữu này, mà dùng độc tài phá giá liên hồi đồng Tiền làm : (i) trước hết là ăn cướp một phần TƯ HỮU của dân; (ii) rồi trực tiếp làm cho đồng Tiền mất giá, đó chính là Lạm phát Tiền tệ vậy.

=> Chính cái Cơ chế CSVN bao che cho một hệ thống Ngân Hàng thương mại. Thực vậy, một số con cháu đảng và những Tập đoàn quốc doanh đứng chủ yếu trong hệ thống Ngân Hàng thương mại tại Việt Nam. Những Ngân Hàng này phát hành bừa bãi những Bảo Lãnh Tín dụng dựa trên Tiền tương lai (Monnaie virtuelle) thổi phồng lên lượng vốn lưu hành khiến Lạm phát phi mã.

Theo những tóm tắt trên đây, thì chính cái Cơ chế CSVN chịu trách nhiệm về việc Lạm phát “lịch sử“ và cao hơn sánh với các nước láng giềng.

Hậu quả Lạm phát? Ngân hàng ADP cảnh báo ra sao?

Theo Thông Tấn Pháp từ Ma-ní, 26.04.2011, Kinh tế gia trưởng của Ngân Hàng Phát Triển Á châu đã cảnh cáo về những hậu quả sau đây :

* Á châu đã có một chút kết quả trong cố gắng giảm nghèo, nhưng với Lạm phát này, cái kết quả ấy có thể tan biến.

* Lạm phát về lương thực có thể đẩy 64 triệu dân Á châu vào cùng cực

* Độ tăng trưởng có thể bị giảm đi 1.5 điểm

Lạm phát thường đưa đến những căng thẳng Xã hội giữa giầu và nghèo. Từ căn thẳng Xã hội, dân chúng dễ nổi dậy tạo căng thẳng Chính trị. Những cuộc nổi dậy ở Bắc Phi và Trung Đông có lý do trực tiếp là cảnh sống thiếu thốn của đại đa số quần chúng trước một lớp lãnh đạo quá giầu có.

Page 5: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Có giải pháp hay không? Vì sao không có?

Những lý do chính của Lạm phát Việt Nam thuộc về Cơ chế, nhưng Nhà Nước chỉ đưa ra những biện pháp kềm chế có tính nhất thời. Một số những biện pháp lại không liên quan trực tiếp với Lạm phát như biện pháp độc tài khống chế Đo-la.

Những biện pháp cấp thời mà Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra cũng như Nghị định 11 của Thủ tướng trong tháng 3 nhằm chặn đứng vật giá phi mã từ tháng 4. Nhưng những con số Lạm phát do Cục Thống kê TpHCM đưa ra cho tháng 4 chứng tỏ rằng những biện pháp cấp thời của Nhà Nước VN đã không có kết quả.

Nói về hiệu quả của những biện pháp nhất thời này, Oâng HỒ BÁ TÌNH (VietStock) kết luận:

« Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua. »

Nhiều nhà Kinh tế, như Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH chẳng hạn, đã nhấn mạnh đến những biện pháp nhằm tăng hiệu quả của vốn đầu tư trong hệ thống Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, nghĩa là đi vào những lý do thuộc Cơ chế đã tạo ra Lạm phát.

Đối với chúng tôi, những biện pháp đi vào chữa trị Lạm phát thuộc Cơ chế khó lòng thực hiện bởi những lý do sau đây :

=> Việc tăng hiệu năng của những Tập đoàn quốc doanh hầu như không tưởng

=> Chính đảng CSVN khước từ việc bãi bỏ Cơ chế hiện hành chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế.

Chỉ còn một cách là đại đa số dân chúng rơi vào tình trạng nghèo khổ do Lạm phát, phải đứng lên DỨT BỎ cái Cơ chế hiện hành.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

BÀI MỞ ĐẦU CHO CHỦ ĐỀ:

TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘIDỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

Page 6: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 01.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Những ngày cuối năm 2010, chúng tôi đã viết hai bài: (i) NHỮNG LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI ĐỨNG LÊN DẸP KINH TẾ MAFIA QUỐC DOANH CSVN; (ii) TRÁCH NHIỆM ĐẤU TRANH TỪ QUỐC NỘI. Hai bài này là định hướng cho Chủ đề: TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH mà chúng tôi bắt đầu khai triển từ năm nay 2011.

Chúng tôi không viết và đăng bài nói về Đại Hội đảng kỳ XI diễn ra trong tháng này vì hai lý do: thứ nhất, Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã quyết định duy trì Kinh tế quốc doanh làm chũ đạo, nghĩa là họ vẫn duy trì Cơ chế Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế để vơ vét tài sản Quốc gia và bóc lột Nhân lực Việt Nam; thứ hai, Đại Hội đảng chỉ là việc xào nấu lại những Lãnh đạo mà những Lãnh đạo này cũng chỉ là những con giòi tham nhũng lãng phí như nhau trong Cơ chế.

Điều quan trọng là phải DỨT BỎ chính cái Cơ chế CSVN hiện hành, chứ không phải là việc xào nấu những lãnh đạo trong Cơ chế vốn là môi trường phát sinh THAM NHŨNG LÃNG PHÍ làm vỡ nợ Kinh tế Quốc gia.

Việc vỡ nợ Kinh tế Quốc gia do hệ thống Tập đoàn Kinh tế nhà nước đã hiện ra thực sự trong những tháng gần đây mà điển hình là Tập đoàn Vinashin. Cái hậu quả của vỡ nợ và tụt hậu Kinh tế này làm toàn Dân quốc nội phải chịu. Chính vì vậy mà Quốc nội buộc lòng phải đứng lên hành động để chấm dứt cái Cơ chế CSVN hiện hành. Chấm dứt Cơ chế này để toàn dân đoàn kết bảo vệ vẹn toàn Lãnh thổ trước đe dọa xâm lăng Trung quốc, để mọi người chung lưng phát triển Đất Nước trong bền vững lâu dài.

Tình trạng phá sản của Kinh tế quốc doanh

Tình trạng phá sản quy tụ về 3 điểm chính: (i) Tụt dốc Kinh tế vĩ mô (ii) Vật giá nhẩy vọt; (iii) Phá giá Tiền tệ. Cả 3 điểm có những liên hệ hỗ tương với nhau.

(i) Tụt dốc Kinh tế vĩ mô

Vinashin chỉ là cái mụn đã âm ỉ từ lâu, nay phát ra như một tỉ dụ của sự phá sản của những Tập đoàn Kinh tế nhà nước. Đây không phải chỉ nguyên một Tập đoàn riêng lẻ phá sản, mà là một tỉ dụ cho một tình trạng phá sản của một chủ trương Kinh tế gọi là vĩ mô. Chính Nguyễn Tấn Dũng đã nhờ cậy Giáo sư Michael PORTER, Đại học Havard, thẩm định về chủ trương Kinh tế vĩ mô nhà nước. Giáo sư đã viết Tập Phúc trình và kết luận như sau:

“Khi xem xét kỹ mô hình phát triển được áp dụng từ trước tới nay để xem có tiếp tục phù hợp với Việt Nam nữa không, câu trả lời của tôi là không”.

“Mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào việc khai thác các lợi thế có sẵn như tài nguyên và nhân công giá rẻ. “

“Các mất cân đối vĩ mô lớn như cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể gây ra những hậu quả “không thể xem thường. Ít nhất, chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng, rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là rất cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Việt Nam”.

“Việt Nam là quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.

Không phải chỉ mình Giáo sư Michael PORTER thấy sự tụt dốc của nền kinh tế gọi là vĩ mô này, mà cả World Bank, IMF/FMI, những Ngân Hàng quốc tế, những nhà Tư vấn cấp cao nước ngoài đều cảnh cáo Việt Nam là phải chữa trị chính những sai lầm Kinh tế vĩ mô, nếu không thì bị các nước láng giềng vượt qua.

Khi mà những Tập đoàn Thẩm định quốc tế như MOODY’S, STANDARD & POOR’S hạ điểm mức tin tưỡng các Công ty và Ngân Hàng VN, đó là họ thẩm định khả năng Kinh tế, Tín dụng trong tương lai dựa ttên những tụt dốc đang diễn ra.

(ii) Vật giá nhẩy vọt

Page 7: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Vật giá nhẫy vọt, Lạm phát tăng nhanh ở Việt Nam đến từ hai lý do chính:

* Giảm hiệu lực sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh. Khi nhận một số vốn để sản xuất hàng hóa, nếu hiệu lực sản xuất kém để lượng hàng hóa xuống, thì tất nhiên giá thành sãn xuất tăng tương đối với số vốn nhận được.

* Nhà Nước muốn bảo vệ chủ trương Kinh tế quốc doanh, nên đổ thêm vốn vào mà không kiểm điểm sự tương xứng hiệu lực của sản xuất đối với số vốn cung cấp. Khối tiền càng phồng lên, mà lượng hàng hóa yếu kém, thì Vật giá tất nhiên tăng vọt sánh với đồng tiền được thổi phồng. Điều tệ hại hơn nữa là Ngân sách Nhà nước thiếu hụt, mà cứ phải đổ tiền vào cho những Tập đoàn quốc doanh, nên đành phải in tiền thêm làm Lạm phát Tiền tệ, phá giá đồng bạc Việt Nam. Người dân Việt Nam thừa hiểu cái trò này, nên không còn tin tưởng vào đồng bạc VN nữa.

Báo chí quốc nội đang la hoảng về tình trạng Vật giá nhãy vọt đến chóng mặt:

“SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’

Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua. Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế.

Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%.

Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.

“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt.

Theo báo Người Lao Động hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo.

Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.

Theo tờ Người Lao Động, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể.

Báo Người Lao Động dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.”

(iii) Phá giá Tiền tệ.

Bản Tin của BBC ngày 10.12.2010 như sau:

“Tiền đồng 'đang có vấn đề rất nghiêm trọng'

Ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley nói đồng tiền Việt Nam ‘có vấn đề rất nghiêm trọng’ trong bối cảnh kinh tế yếu và mậu dịch bị thâm hụt, báo tài chính Mỹ Bloomberg đưa tin ngày 9/12.

Thực trạng cán cân thanh toán xấu đi, nền kinh tế yếu và thâm hụt mậu dịch đang tạo "sức ép lớn đáng kể " đối với tiền đồng, Stewart Newnham, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tiền tệ tại Morgan Stanley nói tại một hội nghị ở Tp HCM.

Kể từ hồi tháng Năm 2008, thời điểm ông Newnham nói đồng tiền Việt Nam theo gót chân “khủng hoảng tiền tệ” như Thái Lan (1997), tiền đồng đã mất giá 17% so với đôla Mỹ.

Page 8: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tiền đồng 2% (18.932 VND /USD) vào ngày 18 tháng Tám là lần phá giá thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.

Trong tuần này Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam ở mức "thấp".

IMF cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng Chín ở mức chỉ đủ trang trải cho 1,8 tháng nhập khẩu.”

Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thâm thụt công quỹ. Nhà nước phải bơm vào bằng đồng tiền phá giá. Tất nhiên dân chúng phải mua vàng và đo-la với giá chợ đen. Đồng Tiền VN sẽ phải phá giá nữa như các nước Á châu trong cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Tiền tệ năm 1997.

Ông Stewart Newnham của Morgan Stanley, khi nói về Lạm phát phá giá đồng bạc Việt Nam, đã nhắc tới cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Tiền tệ Á châu năm 1997, khiến chúng tôi nhớ lại cách đây mấy năm, 2007, chúng tôi đã viết 5 bài liên tiếp về cuộc Khũng hoãng Tài chánh/Tiền tệ Á châu 1997, dựa trên những tài liệu của Bà Francoise NICOLAS. Chính năm 2007, chúng tôi đã sang Thái Lan quan sát tình trạng phá sản của một số Xí nghiệp chịu hậu quã của việc phá giá đồng tiền.

Về việc can thiệp Chính trị (Pouvoir politique) vào quyền lực Tiền tệ (Pouvoir monétaire), Kinh tế gia Florin AFTALION đã viết:

“L’inflation est un moyen de financement très commode. Elle est apprécíee par les hommes politiques, dans la mesure òu elle permet á court terme d’accorder des hausses de salaire et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages. «

(Lạm phát là một cách tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn chấp nhận cho tăng lương và trợ cấp các xí nghiệp, cho thêm dầu vào guồng máy.)

Kinh tế gia Florin AFTALION nói đến « trong ngắn hạn « và « bởi những người làm chính trị “. Tại Việt Nam, thì không phải là ngắn hạn, mà đã làm ba lần rồi và có còn làm tiếp trường kỳ nữa ; rồi không phải chỉ « bởi những người làm chính trị “ suông, mà bởi một chế độ Chính trị độc tài độc đảng.

Dân chúng bài trừ và quốc tế không còn tin vào đồng Tiền VN là phải.

Xin nhắc thêm rằng tại Nam Dương, cuộc Khủng hoảng 1997 phá giá đồng tiền đã đưa đến hậu quả Chính trị là sự sụp đổ nhà độc tài SUHARTO.

Tóm lại, trong những tháng chót của năm 2010, bức tranh Kinh tế nhà nước Việt Nam được phơi bầy cho cả Quốc tế và Quốc nội nhìn thấy: LẠM PHÁT, VẬT GIÁ TĂNG VỌT, NGÂN SÁCH THIẾU HỤT TRẦM TRỌNG, DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CẠN KIỆT, ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM PHÁ GIÁ XUỐNG DỐC, MẤT TIN TƯỞNG CỦA GIỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÌ THÁI ĐỘ HÈN HẠ MUỐN QUỴT NỢ, NHỮNG TẬP ĐOÀN QUỐC DOANH BỊ CÁC TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUỐC TẾ HẠ ĐIỂM.

Cái hậu quả của tình trậng thê thảm Kinh tế này đổ lên đầu Dân.

Trách nhiệm đứng lên hành động đểDứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành

Chính toàn dân phải chịu hậu quả của tụt dốc và vỡ nợ của nền Kinh tế quốc doanh do Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế.

Chúng tôi muốn nói đến tính cách tất yếu của những Lực Lượng Quốc nội buộc lòng phải đứng lên nhận trách nhiệm hành động. Những Lực Lượng này không phải là do khuyên giải, cổ võ mà đứng lên. Việc đứng lên là tất yếu vì quyền DẠ DẦY của mình. Không đứng lên lật đổ Cơ Chế hiện hành, thì mình chết. Tính cách tất yếu là ở chỗ đó.

Những Lực Lượng nào ?

1) Lực Lượng đại đa số quần chúng nghèo

Khi Vật giá tăng vọt, thì khối đại đa số dân nghèo phải cùng cực, thiếu ăn. Nền Kinh tế quốc doanh Mafia CSVN thâm thụt công quỹ, bóc lột sức lao động, làm đại đa số dân chúng đã nghèo mà còn bị khổ cực vì thiếu ăn. Lạm phát, vật giá tăng vọt đẩy dân nghèo vào cùng cực và phải tự đứng lên lật đổ cơ chế.

2) Lực lượng Công chức, Công an và Quân đội

Page 9: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Đây là những thành phần lãnh lương cố định. Khi vật giá tăng vọt, đồng tiền mất giá, thì những thành phần lãnh lương cố định thấy mình nghèo đi. Càng phá giá đồng bạc VN, càng tăng vật giá, thì những thành phần này càng bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực. Họ phải đứng lên.

3) Lực lượng Lãnh đạo đảng CSVN

Những Lãnh đạo đương quyền tham nhũng, vơ vét công quỹ. Nhưng những Lãnh đạo hồi hưu không thể ngồi yên. Trâu buộc ghét trâu ăn. Lực Lượng Lãnh đạo này không phải vì bất đồng Chính kiến mà đứng lên, nhưng chính là sự phân chia tham nhũng không đồng đều. Trước khi đánh cướp Ngân Hàng, thì mọi người cấu kết. Nhưng sau khi cướp được tiền rồi mà phân chia không đồng đều, thì lấy súng bắn giết nhau. Vì trâu buộc ghét trâu ăn, nên Lực Lượng Lãnh đạo này đứng lên mà bắn nhau. Số cán bộ Cộng sản hồi hưu, lãnh tiền cố định, nay thấy mình nghèo đi vì Lạm phát và vật giá tăng vọt, sẽ tăng cường tham gia Lực Lượng này.

4) Lực Lượng trẻ Thanh niên Sinh viên

Mỗi năm, số người trẻ Thanh niên Sinh viên tại Việt Nam tăng lên 1 triệu và phải kiếm công ăn việc làm. Việc tụt dốc Kinh tế làm cho họ thất nghiệp và phải chịu cảnh vật giá tăng vọt. Trong khi ấy, họ so sánh với một thiểu số con cháu đảng ăn chơi, tiêu xài hoang phí, còn xuất ngoại. Việc so sánh trong cãnh thất nghiệp của họ sẽ tạo sự ganh tị, ghen ghét. Lớp người trẻ Thanh niên Sinh viên sẽ nhập cuộc đấu tranh để chấm dứt những người giữ quyền lực chính trị để THAM NHŨNG LÃNG PHÍ gây tụt dốc Kinh tế.

5) Lực Lượng Tôn Giáo chống Bất Công, đòi Công Lý

Lực Lượng Giáo dân Công giáo đã đứng lên khởi đầu là Tòa Khâm sứ Hà Nội, rồi Xứ Thái Hà, lan vào Tam Tòa, Đồng Chiêm. Tất cả việc đứng lên này có nguyên do là chống BẤT CÔNG cũa Nhà Nước về đất đai. Mà việc bất công này lại cũng là do THAM NHŨNG của quyền lực Chính trị trưng dụng đất đai đẻ bán hoặc khai thác cho túi riêng của mình. Chống bất công như vậy cũng đồng nghĩa là chống THAM NHŨNG. CSVN đã sử dụng một số Lãnh đạo Tôn giáo quốc doanh để nhằm diệt Lực Lượng này. Nhưng TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM (=chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ) vẫn luôn luôn tồn tại bởi lẽ nó phát xuất từ Đức Tin và Lương Tâm của chính Giáo dân. Việc đấu tranh theo TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM này đang bùng dậy tại xứ Thái Nguyên hiện lúc này.

6) Lực Lượng Tư doanh

Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thiếu hụt ngoại tệ để nhập siêu vì dự trữ ngoại hối của Nhà nước chỉ còn không tới hai tháng để nhập cảng. Theo Kinh tế gia Lê Đăng Doanh, thì "số ngoại tệ Việt Nam có trong dân thì không phải là ít”, nghĩa là giới Tư doanh còn có thể vận dụng ngoại tệ để nhập cảng. Chính vì điểm này mà Lực Lượng Tư doanh nắm ưu thế đứng lên đấu tranh dành lại quyền Kinh tế mà từ trước đến nay các Tập đoàn quốc doanh nắm chủ động. Giới Tư doanh có cơ hội thực hiện Dân chủ hóa Kinh tế để tiến dần đến Dân chủ hóa Chính trị như một hệ luận tất nhiên.

Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH nhằm theo rõi sự lớn mạnh của những Lực Lượng Quốc nội và cổ võ những HÀNH ĐỘNG cụ thể trong việc DỨT BỎ Cơ chế. Những đối thoại nhằm vá víu Cơ chế đã trở thành những phương tiện tuyên truyền làm bình phong để đảng CSVN che dấu cái cốt lõi là duy trì Cơ chế ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ để dễ bề khai thác Tài sản Quốc gia và bóc lột Nhân lực Việt Nam làm của riêng cho từng cá nhân của đảng. Đối thoại với CSVN cũng như đàn gẩy tai trâu. Đối với con trâu lỳ lợm, phải lấy roi mà quất thì nó mới đi. Theo hô hào của Lãnh đạo cao cấp CSVN, 22 Trí thức thuộc đảng lên tiếng đóng góp cho đảng nhân dịp Đại Hội đảng kỳ XI này, nhưng những góp ý của họ bị cấm không được đăng cho dân chúng biết. Toàn dân hãy đứng lên ĐỐI THỌI chứ đừng ĐÓI THOẠI vô ích nữa.

Chúng tôi đã viết hai cuốn sách nói về việc phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành, nên không viết thêm về khía cạnh này trong Chủ đề. Việc tụt lùi Kinh tế và vỡ nợ Quốc gia trong những năm tháng gần đây là bằng chứng cụ thể để kết án Cơ chế CSVN và để toàn Dân quốc nội đứng lên HÀNH ĐỘNG chấm dứt Cơ chế, trước hết là cứu DẠ DẦY của chính mình, sau nữa là bảo toàn Lãnh thổ và phát triển Đất Nước cho kịp với đà tiến của những nước trong vùng và Thế giới.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 01.01.2011

Web: http://VietTUDAN.net

VietTUDAN ------------------------------------------------------------ THOI SU/THONG TIN

NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ:

Page 10: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

CÁI CHẾT BIN LADEN GÂY NGHI VẤN HẠI CHO TT.OBAMA

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Sáng sớm thứ Hai, khoảng 5:45 ngày 02.05.2011 (Giờ Thụy sĩ, tức là còn đêm khuya ngày 01.05.2011 tại Hoa kỳ), trên đường lái xe từ Bienne trở về Genève, tôi nghe Radio và được biết tin BIN LADEN đã chết.

Nguồn Tin từ Nhà Trắng Hoa Thịnh Đốn

Thế là suốt ngày 02.05.2011, tin tức về cái chết của Bin LADEN được các Đài Phát thanh loan rộng vào chi tiết. Nhưng nguồn tin vẫn là từ Nhà Trắng Hoa Thịnh Đốn, trừ những phản ứng từ những Lãnh đạo các nước như Anh quốc, Pháp và ngay cả cựu TT. BUSHH.

Trưa và tối thứ Hai 02.05.2011, rồi trong ngày thứ Ba 03.05.2011, xem các Đài Truyền Hình, tôi được biết thêm chi tiết hơn, như:=> Chính TT.OBAMA lấy quyết định chót cho cuộc Hành quân của Biệt Hải Hoa kỳ SEAL=> Chính TT. OBAMA tuyên bố về cái chết của Bin LADEN vào đêm khuya 01.05.2011=> Một cuộc Hành quân chớp nhoáng của Biệt Hải Hoa kỳ trong vòng 40 phút tại Nhà của Bin LADEN ở phía bắc không xa Thủ đô Pakistan=> Một người đàn bà, vợ của Bin LADEN, đã làm bia đỡ đạn cho Bin LADEN và đã bị bắn chết tại chỗ=> Còn Bin LADEN, mang vũ khí, đã bị bắn vào đầu chết=> Xác của Bin LADEN đã được Biệt Hải Hoa kỳ chở ra tầu và đã bị Thủy táng nhanh chóng, chìm sâu dưới đáy biển=> Cuộc Hành quân được theo rõi bằng Video tại Nhà Trắng bởi TT.OBAMA, Bộ trưởng Quốc phòng GATES, Bộ trưởng Ngoại giao CLINTON và các Cố vấn An Ninh.=> Mô hình nhà của Bin LADEN và diễn tiến Hành quân được trình bầy=> Những hình ảnh người biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn và Khu đất ZERO Nữu Ước hoan hô cái chết của Bin LADEN và mừng chiến thắng của Hoa kỳ được cho thấy trên các Đài Truyền Hình.=> Đêm thứ Hai 02.05.2011, chỉ duy nhất có Đài Truyền Hình EURONEWS đưa lên Hình ảnh ba bộ mặt về cái chết của Bin LADEN, nhưng lại chú thích rằng đây là Hình ảnh đã được phổ biến bởi Đài Tryền Hình Pakstan và thêm rằng hai bộ mặt hình Bin LADEN chết không giống với bộ mặt Bin LADEN sống. Chưa có hình bộ mặt Bin LADEN chết được cung cấp bởi chính Nhà Trắng.

Page 11: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Những Bình luận của Báo Chí về cái chết của Bin LADEN

Sáng thứ Ba ngày 03.05.2011, tôi mua Báo sớm: tờ 24 HEURES (Thụy sĩ), tờ LE TEMPS (Thụy sĩ), tờ TRIBUNE DE GENEVE, tờ LE MONDE, tờ THE WALL STREET JOURNAL, tờ FINANCIAL TIMES.

Phần lớn các Báo chí lập lại những chi tiết Thông Tin cung cấp bởi Nhà Trắng như chúng tôi liệt kê trên đây. Những bài Bình luận của Báo giới Aâu châu đều nói đến tương quan cái chết của Bin LADEN và việc Bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ vào năm tới, dưới khía cạnh:1) TT.OBAMA hiện nay đang ở tình trạng yếu kém về những vấn nội bộ Hoa kỳ liên quan đến Kinh tế, Ngân sách, Nợ nần, Thất nghiệp. Tình trạng này khiến Oâng khó khăn được tái cử trong năm tới khi đối chọi với một ứng cử viên Tỉ phú Cộng Hòa.2) Cái chết của Bin LADEN, mà TT.OBAMA làm chủ động, sẽ làm TT.OBAMA lên điểm đối với Dân chúng Mỹ. Nhật báo 24 HEURES, trang 3, đã in đầu đề lớn : “L’HEURE DE GLOIRE D’OBAMA“ (Giờ Vinh quang của Obama), với câu tóm tắt:

“Le Président engrange de précieux points en vue de l’élection de 2012 “ (Tổng thống thâu được những điểm quý báu cho cuộc bầu cử năm 2012) (page 3).

Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE viết ở trang 2:

“C’est une victoire éclatante pour Barack Obama, en campagne pour sa réélection“ (Đó là sự chiến thắng vẻ vang cho Barack Obama để tái trúng cử của ông).

Như vậy cái chết của Bin LADEN mang mầu sắc tranh chấp Chính trị nội bộ của Hoa kỳ chứ không hoàn toàn mang tính cách Pháp lý cho những người thiệt mạng trong vụ Khủng bố 11/9/2001 là “Justice est faite/ Justice is done/ Công lý được hoàn tất“. Báo chí cũng phân biệt phản ứng tế nhị của cựu TT.BUSH về cái chết của Bin LADEN: “Victory for America“, tức là đây là chiến thắng của cả nước Mỹ, chứ không cho riêng ai như cho TT.Bush hay TT.Obama chẳng hạn.

Những Nghi vấn bắt đầu được thảo luận trên các Đài Truyền Hình

Sáng thứ Ba ngày 03.05.2011, chưa đến giờ xem Truyền Hình, tôi đọc kỹ những bài báo. Một bài Quan Điểm do chính Chủ nhiệm Pierre RUETSCHI của Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE, 03.05.2011, trang nhất, làm tôi chú ý đặc biệt. Oâng viết:

“Mais l’euphorie a été de courte durée. Hier, il suffit de quelques heures après l’annonce par Barack Obama de la mort du terroriste pour qu’un sentiment de suspicion se répande dans les médias et les réseaux sociaux. “(Nhưng sự hồ hởi đã chỉ kéo dài thời gian ngắn. Hôm qua, chỉ cần một vài giờ sau khi Barack Obama tuyên bố về cái chết của tên khủng bố để một tình cảm nghi ngờ lan rộng trong giới truyền thông và những hệ thống xã hội).

Page 12: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Câu nói này khiến tôi ghi lại vào DVD những tin tức và thảo luận trên các Đài Truyền Hình như CNN, EURONEWS, TF1 Pháp, A2 Pháp, TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại.

=> Đài TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại

Chúng tôi lưu ý đặc biệt đến cuộc Hội luận của Đài Truyền Hình TSR1 Thụy sĩ Pháp thoại.

Vào 22 giờ, Đài này có cuộc Hội luận gọi là INFRAROUGE. Cuộc Hội luận có sự hiện diện tại chỗ hoặc viễn diện từ Luân Đông, Paris, của Luật sư Mỹ Charles ADAMS (đảng Dân chủ) hiện đang vận động vốn tranh cử cho OBAMA tại Thụy sĩ, Gíao sư Mahmoud Ould MOHAMEDOU, Giáo sư IHEID Genève và Chuyên viên tại Trung tâm về Chính trị An Ninh, Giáo sư Marcelo KOHEN, Giáo sư về Luật Quốc tế tại IHEID Genève, Ký giả Xavier COLIN, Chuyên viên về Địa lý-Chính trị của Truyên Hình Thụy sĩ, Ký giả Antoine BASBOUS, Chính trị học và Giám đốc Viện Quan sát Paris về những nuớc A-rập, Giáo sư Tariq RAMADAN, Giáo sư về Hồi giáo tại Đại học Oxford, Kinh tế gia Nyrer ZAKI, Chuyên viên về các Bảng Cân Đối Kế toán.

Những thảo luận xoay chung quanh những câu hỏi:

* Cuộc Hành quân trọn vẹn là có thực, và cho dù có một người chết thực, nhưng đâu là bằng chứng người chết ấy chính là Bin LADEN. Những nguồn tin khẳng định người chết ấy là Bin LADEN chỉ có tính cách độc chiều từ Nhà Trắng. Tối thiểu phải có hình ảnh kiểm chứng người chết ấy là Bin LADEN.* Giám đốc CIA lấy lý do nghi ngờ tính cách chơi hai mặt của phía Chính quyền Pakistan để Hoa kỳ quyết định Hành quân đơn phương. Vậy trong mức độ nào việc Hành quân tại Lãnh thổ Pakistan gây tiền lệ cho việc vi phạm chủ quyền một Quốc gia.* Trong những năm gần đây, vị trí Lãnh đạo của Bin LADEN đã xuống rất thấp do chính Thống kê đưa ra từ Đài CNN. Khi Hoa kỳ giết Bin LADEN và coi đây là việc diệt trừ Al-Qaida, điều đó có thể mang ảnh hưởng ngược lại, nghĩa là “đánh thức con sư tử Al-Quaida đang nằm ngủ“* Al-Quaida là một hệ thống Tổ chức bí mật (Organisation secrète), nghĩa là phải tổ chức thành những đơn vị thuộc mỗi địa phương (Organisation modulaire régionale), chứ không theo hệ thống chóp bu ra lệnh (Organisation híerarchique). Vì vậy việc giết chóp bu không có hiệu lực diệt được một Tổ chức theo đơn vị địa phương khá độc lập.* Tinh thần dân chúng A-rập đang chuyển hướng về mô hình Dân chủ Tây phương bằn Cách Mạng chống độc tài dân sự hay tôn giáo. Vậy việc giết Bin LADEN có tác hại gì đến Phong trào Cách Mạng Hoa Lài đang lan rộng hiện nay tại Bắc Phi và Trung Đông hay không?* Kinh tế gia Nyrer ZAKI, Chuyên viên về các Bảng Cân Đối Kế toán, đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh tranh chấp Chính trị nội tại của Hoa kỳ trong cái chết của Bin LADEN, nghĩa là đến khía cạnh tranh cử của TT.OBAMA và đảng Dân chủ. * Mọi người tham dự hầu như đồng ý rằng, hậu việc giết Bin LADEN, tình hình khủng bố trở thành căng thẳng hơn vì mang tính cách báo thù.

Sau phần thảo luận, này, Đài Truyền Hình TSR1 cho chiếu phim Tài liệu của BBC. Trong phim Tài liệu này, một số những nhân chứng khẳng định rằng Bin LADEN đã chết trước đây

Page 13: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

rồi. Do đó cái xác chết mà Biệt Hải Hoa kỳ Thủy táng mới đây có thể là “cú“ Chính trị bầy đặt ra. Vì vậy, việc công bố hình của Bin LADEN hầu như là bó buộc.

=> Đài EURONEWS

Trong suốt đêm 03.05.2011 và sáng 04.05.2011, Đài EURONEWS lập đi lập lại việc dân chúng đòi hỏi Nhà Trắng phải phổ biến hình Bin LADEN bị giết. Theo Đài EuroNews, việc không phổ biến hình đang là lý do làm cho việc nghi ngờ Hoa kỳ càng ngày càng lan rộng. Đài EuroNews cũng cho chiếu lại những phản ứng của dân chúng Ả rập không tin vào sự thành thực của Hoa kỳ.

Những Phóng viên phỏng vấn những Sinh viên Pakistan tại chỗ và một số Sinh viên nói rằng họ tin chắc Bin LADEN đã chết trước đây rồi. Một số cho rằng Hoa kỳ tung ra biến cố này để rút khỏi Afganistan mau chóng và cắt việc trợ tiền tỉ cho Pakistan.

Đài EURONEWS cũng đưa ra một số những thông tin từ nguồn Nhà Trắng và nêu ra những bất nhất như:* Tin đưa ra lúc đầu là một người đàn bà đã làm bia đỡ đạn và chết. Nhưng sau đó 24 tiếng đồng hồ thì báo chí Nhà Trắng lại nói rằng người đàn bà ấy chỉ thương ở chân và còn sống.* Bản tin thứ nhất của Nhà Trắng nói rằng Bin LADEN có võ khí chống lại, nên bị bắn. Nhưng sau đó, thì bản tin thứ hai lại nói rằng Bin LADEN không có mang khí giới.* Hiện có người gái nhỏ tuổi của Bin LADEN còn sống và chứng kiến cái chết của cha mình. Vậy đây là việc hành quyết một người không khí giới một cách lạnh lùng trước mặt gia đình hay sao ?

=> Đài CNN

Khi chúng tôi viết đến đây, sáng sớm 05.05.2011 (Giờ Thụy sĩ), thì Đài CNN cho biết TT.OBAMA nhất quyết không cho phổ biến hình của Bin LADEN.

Đài CNN cũng cho chạy hàng chữ lớn:“NO RELEASE OF BIN LADEN PHOTOS““FAKE IMAGE OF BIN LADEN GOES VIRAL““SENATORS MISLED BY LIKELY FAKE BIN LADEN PHOTOS“

Một ý kiến đề nghị: nếu TT.OBAMA lấy lý do phổ biến hình Bin LADEN có thể gây xúc động thù oán từ quần chúng Hồi giáo, thì tại sao không trao Hình ấy cho một số Thương Nghị sĩ Cộng Hòa có tín nhiệm để kiểm chứng và khẳng định công khai.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Page 14: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

TIN BÌNH LUẬNTỪ 28.04—05.05.2011

Nguyễn Phúc Liên/ VietTUDANGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Nhà cầm quyền Ðăk Nông dùng súng đe doạ người dân tộc

VRNs (05.05.2011) -- Sài Gòn- Lúc 11:30 tối ngày 04.05.2011, sau 16 ngày chính quyền Ðắk Nông cưa chặt ủi đốt rẫy nhà của 136 hộ nông dân, sau 7 ngày chính phủ Hà Nội trả đơn của dân oan này về lại Tuy Ðức, Dắk Nông, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với ông Ðiểu Bảy, một dân oan Mơ Nông, sau khi ông, vợ ông, bố mẹ ông và nhiều dân oan bị chính quyền Ðắk Nông chỉa súng đòi bắn họ.

Qua cuộc phỏng vấn này ông Ðiểu Bảy đọc lại văn bản trả lời của phòng tiếp dân của Chính Phủ Hà Nội, nội dung chính của văn bản này là trả đơn khiếu nại của dân oan về lại địa phương, nơi mà người dân không còn tin tưởng nữa. Nên hiện tại họ không biết đi đâu và làm gì để đòi lại công lý. Ở địa phương họ bị công chức, chủ và tớ của các công ty dùng súng uy hiếp. Hiện tại ông Ðiểu Bảy phải đi thuê nhà để ở sau khi nhà của ông bị ủi và đốt. Trong cuộc phỏng vấn này có cả bà Giam, vợ của ông Ðiểu Bảy, bà nói về việc ông Quang, phó chủ tịch huyện Tuy Ðức chỉa súng vào bà.

Mời anh chị em cùng nghe cuộc phỏng vấn này: ThomasViet-VRNs.m3u (source: Dòng Chúa Cứu Thế -- http://www.vrmi.org/2011/05/05/1272/)Posted on 05 May 2011FreeVietNews

VIỆT NAM KHÓ NGĂN CHẬN ÐƯỢC NẠN LẠM PHÁT GIA TĂNG

Tin Hà Nội - Tại cuộc họp Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB tại Hà Nội hôm qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết sẽ chấp nhận phá giá tiền Việt Nam và giảm nhập cảng để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng biện pháp này không mang tính khả thi trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang quá nóng và phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại quốc. Theo thống kê chính thức thì chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tại Việt nam đã tăng hơn 13% tính đến tháng 3 và các chuyên gia dự báo còn tăng thêm trong những tháng tới. Hậu quả là đời sống người dân mỗi ngày mỗi khó khăn thêm.

Hồi gần đây cộng sản tại Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp để ổn định kinh tế bằng cách từ bỏ chính sách cố hữu là chú trọng tới tăng trưởng. Giới hữu trách ở Hà Nội đã bày tỏ quyết tâm ứng

Page 15: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

phó với lạm phát bằng cách siết chặt chính sách tiền tệ và tài chánh, và có tin cho hay trong tuần vừa qua nhà nước đề nghị cắt giảm đầu tư công 97 ngàn tỉ đồng, tương đương với 4.8 tỉ đô la. Con số này bằng 10% tổng đầu tư mà Việt Nam dự định thực hiện trong năm nay và cao hơn nhiều so với con số 50 ngàn tỉ đồng mà nhà nước đã phê chuẩn hồi tháng trước. Thứ sáu tuần trước, ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng quyết định nâng cao hai lãi suất chính với hy vọng giảm thiểu đà tăng trưởng của tín dụng.(SBTN) Posted on 04 May 2011FreeVietNews

HAI NGƯỜI CHẾT VÌ ĂN THỊT HEO BỆNH

Tin Quảng Trị - Sau khi ăn thịt heo chết vì bệnh liên cầu, hai người đàn ông trung niên ở cùng một xã của tỉnh Quảng Trị phát bệnh rồi tử vong. Trong tuần qua một người đàn ông 44 tuổi, xã Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị phát bệnh và được đưa vào Bệnh viên đa khoa Quảng Trị cấp cứu. Tuy nhiên ông không qua khỏi và tử vong vào tối cùng ngày.

Ngay hôm sau một người khác 52 tuổi, cùng xã với người nói trên cũng có triệu chứng tương tự và được nhập viện. Do bệnh đã trở nặng nên dù được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế, ông này cũng không qua khỏi sau hai ngày nằm tại đây. Theo kết quả chẩn đoán bệnh, cả hai người tử vong do bị nhiễm liên cầu heo từ heo chết bệnh.(SBTN) Posted on 04 May 2011FreeVietNews

ÐÀ LẠT BẮT GIỮ SỐ LƯỢNG LỚN ÐỘNG VẬT HOANG DÃ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP Tin Ðà Lạt - Chiến dịch truy quét chống lại các hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Ðà Lạt thuộc tỉnh Lâm Ðồng đã thu giữ 88 ký thịt thú rừng các loại và hơn 100 con vật còn sống. Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã cho biết chiến dịch do Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lâm Ðồng tiến hành kiểm tra 27 nhà hàng và cửa hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố Ðà Lạt, thu giữ nhiều ký thịt thú rừng các loại. Trong đó gồm heo rừng, nhím, nai, cheo cheo, dúi, rắn, cầy, tê tê và các sản phẩm sừng, gạc bò tót, nai cà toong, sơn dương, thú nhồi vượn và chà và. Ðội truy quét còn thu giữ hơn 100 con vật còn sống bao gồm dúi, cu đất, kì đà, gà rừng, gà lôi, chồn bạc má, cầy vòi mốc và don. Chiến dịch truy quét được thực hiện ngay sau khi Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã WCS thực hiện cuộc khảo sát về hoạt động buôn bán động vật hoang dã tại các nhà hàng trên thành phố Ðà Lạt.

Cuộc khảo sát đã cho thấy 84% các nhà hàng có phục vụ các sản phẩm từ động vật hoang dã, bao gồm những nhà hàng nằm trong danh sách đối tượng của Chiến dịch truy quét lớn nhất hồi tháng 8 năm ngoái tại Lâm Ðồng. Cán bộ nhà nước thì cứ một mực cho rằng sẽ không dung túng những kẻ vi phạm, c quan chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra và xử phạt cho tới khi các nhà hàng dừng cung cấp trái phép các sản phẩm bị cấm. Thế nhưng ai cũng biết nếu những nhà hàng này hối lộ đầy đủ cho Công an Cảnh sát thì mọi việc rồi cũng sẽ bị nhắm mắt làm ngơ, và những cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động như không có việc gì xảy ra.(SBTN)

Posted on 04 May 2011

Page 16: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

FreeVietNews

HUNGARY PHÁ VỠ MỘT ÐƯỜNG DÂY BUÔN NGƯỜI SANG ÂU CHÂU

Tin Budapest - Văn phòng chuyên trách các vụ việc di dân thuộc Vụ chống tội phạm có tổ chức của Cục Ðiều tra Quốc gia là cơ quan đã tiến hành điều tra một đường dây đưa người bất hợp pháp từ năm 2008 đến nay mà các thành viên là công dân Việt Nam và Hungary. Tin cho biết những người nhập cư khi đến Hungary, được đường dây này bố trí chỗ ăn ở tạm thời, và dùng thông hành của một số người Việt đã có quốc tịch Hung để cho họ đi lại qua một số quốc gia, trước khi tới điểm cuối cùng là Anh Quốc. Trong quá trình đó, các nhân viên một văn phòng du lịch cùng một số người mang quốc tịch Châu Âu, đã hỗ trợ dân nhập cư trong các chuyến đi dài ngày của họ.

Ðược biết mỗi người nhập cư phải trả 4000 đến 10,000 Euro cho chuyến đi bất hợp pháp từ Hungary, trong đó, người cho mượn thông hành được nhận phần 1500 đến 2000 Euro. Mỗi cuốn thông hành như vậy đã được sử dụng nhiều lần. Căn cứ vào ảnh trong thông hành, những người nhập cư đã được cải trang, để đầu tóc và ăn vận phù hợp theo lối Châu Âu và được dạy là cần phải nói gì tại các cửa khẩu. Cũng băng đảng buôn người này thực hiện việc chuyển giao những người nhập cư bất hợp pháp cho các nhóm khác nhau tại Vương quốc Anh. Chiến dịch triệt phá mạng lưới buôn người từ Việt Nam này đã được sự phối hợp của cảnh sát Anh, Ireland, Bỉ, Tiệp Khắc, Áo, Thụy Sĩ và Ý.

Cuộc điều tra đã làm sáng tỏ những nghi vấn và bằng cứ liên quan tới 29 chuyến buôn người bất hợp pháp như vậy, và đã chứng tỏ được rằng các nghi can đã phạm tội trong thời gian dài một cách rất nhịp nhàng và có tổ chức. Cơ cấu tổ chức của nhóm tội phạm, vai trò của các thành viên, sự chia chác các khoản tiền thu được từ người nhập cư, cũng như các tuyến đường mà băng đảng buôn người hay hành nghề cũng đã được làm sáng tỏ. Trong cuộc điều tra, lệnh truy nã toàn Châu Âu đã được công bố với ba nghi can, trong đó một kẻ bị bắt tại Anh. 11 người gồm 2 Việt Nam và 9 mang quốc tịch Hungary bị truy cứu hình sự, trong đó có 7 người vì tội giả mạo giấy tờ. Cuộc điều tra tại Hungary đã chấm dứt, việc xem xét các văn bản bắt đầu được tiến hành từ ngày 15 tháng 4. Cáo trạng của vụ án cũng sẽ được đệ lên Viện Kiểm sát Thành phố Budapest trong thời gian tới.(SBTN)

Posted on 04 May 2011FreeVietNews

Nguyễn Phúc Liên/ VietTUDANGeneva, 05.05.2011

Web: http://VietTUDAN.net

VIỆT NAM:

Page 17: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

NGUY CƠ LẠM PHÁT TỚI 22%

VN Lạm Phát 17.51% Cao Kỷ Lục 2 NămVN tăng lãi suất để hạ lạm phát, cơ nguy tới 22%

SAIGON -- Bản tin Reuters hôm 29-4-2011 cho biết Ngân Hàng Trung Ương VN đã xiết chặt tín dụng lần thứ nhì trong vòng 4 tuần lễ hôm Thứ Sáu, tăng 2 lãi suất chính sách vài ngày sau khi chính phủ phúc trình rằng lạm phát đã tới mức cao nhất trong hơn hai năm qua, nhưng một số kinh tế gia nói rằng các lãi suất có thể đã gần tới đỉnh cao rồi.

Bản tin Reuters nói Ngân Hàng Trung Ương VN đã nâng lãi suất tái cấp vốn (refinance rate) thêm 100 điểm để tới 14%, và tăng lãi suất tái chiết khấu (discount rate) cùng số lượng để tới 13%.

Các lãi suất mới sẽ hiệu lực kể từ ngày 1-5-2011.

Bản tin Reuters ghi lời Prakriti Sofat, kinh tế gia khu vực của Barclay's Capital, rằng lãi suất tăng là đúng như ông dự toán và cho thấy ngân hàng trung ương VN tập trung vào kiểm soát lạm phát, và tăng lãi suất sẽ giúp tạo lòng tin thêm và hy vọng tiền tệ sẽ ổn định với hướng đi xuống.

Reuters cũng nói, nhà nước VN đã xiết chính sách kể từ tháng 2-2011 bằng cách tăng lãi suất và giảm định mức sức tăng tín dụng để ghìm bớt đà lạm phát tệ hại nhất ở Châu Á này. Giá hàng đã tăng 17.51% trong tháng 4-2011, cao nhất kể từ tháng 12-2008, theo các dữ kiện phổ biến hôm Chủ Nhật.

Tuy nhiên, trong khi Reuters nói rằng lạm phát tháng 4-2011 của VN lên tới 17.51%, thông tấn nhà nước NDHMoney lại đưa ra các tiên báo, dựa theo các công ty đầu tư quốc tế, rằng lạm phát VN sẽ trên đà tới 22%.

Bản tin NDHMoney viết:

Trước đó, Barclays Capital dự báo lạm phát ở Việt Nam có thể lên 21-22% vào giữa năm 2011. Tổ chức này cũng nâng mức dự báo lạm phát cả năm 2011 của Việt Nam lên 17,5%, từ mức dự báo 15% trước đó.

Tuy nhiên, Barclays Capital tiếp tục tin tưởng rằng áp lực tăng giá sẽ giảm vào nửa cuối năm 2011, vì những tác động thực sự của chính sách thắt chặt tín dụng.

Trong khi đó, JPMorgan Chase Bank đưa ra dự báo lạm phát ở Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào tháng 8/2011 với mức tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 18% trong năm 2011.

ĐẦU CƠ NƯỚC NGOÀI VỀ TIỀN TỆ

Page 18: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

ĐE DỌA KINH TẾ Á CHÂU

Tú Anh

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF báo động lượng tiền đầu tư « nóng » tràn vào Á châu đe dọa kinh tế các nước đang phát triển. Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối phó với lạm phát và vật giá leo thang, làn sóng đầu cơ trở thành mối lo hàng đầu, nhất là tại Trung Quốc.

Từng đám mây đen xuất hiện trên bầu trời châu Á. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cho đến năm 2012, châu lục năng động này vẫn còn là đầu tàu của kinh tế thế giới. Tỷ lệ tăng trưởng trong vùng sẽ là 7%, còn của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước lớn nhất, vẫn xoay quanh con số 9% và hơn 8% trong năm nay và năm tới.

Tuy nhiên cả hai định chế tài chính quốc tế này đều thẩm định rằng có nhiều hiểm nguy đang đe dọa Á châu.

Trước hết, IMF lo ngại trước làn sóng vốn nước ngoài « cực kỳ lớn » đang đổ vào châu Á, nhất là vào ba nước Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế báo động vì lượng tiền đầu tư này được đổ vào châu Á với mục tiêu « trục lợi nhanh chóng » và với mức lãi cao hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Việt Nam dường như là một ngoại lệ, vì trong ba tháng đầu năm nay, đầu tư quốc tế giảm gần 50%.

Ý thức hậu quả tai hại của các vốn « nóng » này, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia đã ban hành các biện pháp đối phó với nguồn tiền "trên trời rơi xuống" dồi dào một cách bất bình thường này: Họ tìm cách hạn chế việc tăng giá đồng tiền, trong trường hợp áp dụng tỷ giá thả nổi hoặc khống chế lạm phát, giảm bớt phát hành tiền tệ trong trường hợp áp dụng tỷ giá cố định.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo là nạn lạm phát sẽ làm tăng thêm rủi ro kinh tế trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu đã leo thang từ nhiều tháng nay.

Điển hình là Trung Quốc đang bị lạm phát ở mức cao nhất từ 2 năm rưỡi nay với tỷ lệ 5,4% vào tháng ba. Theo dự báo của IMF, lạm phát tại Trung Quốc chưa lên đến đỉnh điểm và ít ra là phải đến trước cuối năm thì mới rơi xuống 4% hoặc 4,5%.

Lạm phát sẽ đưa tới những hậu quả gì cho Trung Quốc ?

Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh đến rủi ro xảy ra khủng hoảng địa ốc tại Trung Quốc. Đối với định chế tài chính này thì một khi lãnh vực điạ ốc của Trung Quốc, đang nở rộ như nấm, bị khủng hoảng thì ngành xây dựng sẽ khựng lại với hệ quả dây chuyền tác động đến sinh hoạt kinh tế và hoạt động ngân hàng.

Page 19: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nhưng cũng theo Ngân hàng Thế giới, do cơ chế chính trị đặc thù của Trung Quốc, hậu quả sẽ không dừng lại ở này. Khủng hoảng lĩnh vực bất động sản sẽ gây thiệt hại cho nguồn chi thu của các chính quyền địa phương, trực tiếp hay gián tiếp đứng sau các chương trình đầu tư xây dựng và là khách hàng chính vay mượn ngân hàng.

Ngoài hai mối lo trên, Trung Quốc còn bị một nhược điểm nữa là lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Trung Đông và Bắc Phi, nơi đang sôi động cách mạng chính trị và xã hội.

Đối với thường dân Á châu thì quan tâm trước mắt của họ là giá thực phẩm leo thang và nguy cơ khan hiếm nhu yếu phẩm. Tỷ lệ lạm phát trên 10% từ đầu năm nay làm cho giá cả từ lúa mì, dầu ăn đến sữa, thịt tăng vọt. Những yếu tố này, căn nguyên nguồn cội gây ra bạo loạn xã hội tại nhiều nước nghèo trong hai năm 2007 và 2008, vẫn tồn tại.

VIỆT NAM HẠ MỨC TĂNG TRƯỞNG

Việt Nam đánh giá tốc độ tăng GDP cả năm sẽ chỉ ở mức 6,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 7-7,5% đặt ra cho năm 2011.

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao về kinh doanh tại Việt Nam, một sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 (3-6/5), Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc hôm nay công bố một số mục tiêu vĩ mô quan trọng.

Ông Phúc nói vấn đề chống lạm phát sẽ tiếp tục là chính sách hàng đầu của Chính phủ trong những tháng cuối năm.

''Ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát. Chúng tôi không còn ưu tiên hóa mức tăng trưởng GDP. Chúng tôi muốn giữ GDP ở mức hợp lý, có thể chấp nhận được trong tình hình lạm phát như hiện nay,'' Reuters trích dẫn lời của ông Phúc.

Tuy nhiên, kiềm chế lạm phát ở mức một con số thực sự là một thách thức.

Trước thực tế CPI đã tăng tới 13.89% trong tháng Ba, ông Phúc cho biết Chính phủ dự kiến sẽ cố gắng giữ lạm phát năm nay ở mức tương đương với 2010, tức là khoảng 11,75%.

Các nhà kinh tế giải thích sở dĩ lạm phát tăng kéo dài ở Việt Nam một phần vì giá một số mặt hàng quan trọng tăng hai con số, như điện và xăng dầu. Một số nhà quan sát gần đây dự đoán lạm phát có thể lên đến 14% trong những tháng tới.

Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất nhiều lần từ tháng Hai năm nay và ra sức kiểm soát thị trường ngoại tệ chợ đen.

Page 20: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Trong buổi họp báo diễn ra sáng nay, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda cảnh báo, vấn đề lạm phát cần được kiểm soát cẩn thận, đặc biệt trong bối cảnh nó tác động mạnh hơn tới hàng trăm triệu người nghèo ở châu Á.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110503_vietnamlowersgrowth.shtml

ADB CẢNH BÁO VIỆT NAM VỀ LẠM PHÁT

Thụy My RFI

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hôm nay 3/5 đã cảnh báo các chính phủ tại châu lục này cần kiểm soát chặt chẽ nạn lạm phát, và cũng nên nghĩ đến việc kiểm soát các luồng vốn đầu tư đang đổ vào khu vực. Tuyên bố trên đây được đưa ra trong cuộc họp báo nhân hội nghị thường niên của ADB lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 3 đến 6/5, với khoảng 3.600 đại biểu đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo báo chí trong nước, trong dịp này chính phủ Việt Nam cũng cho biết sẽ cố gắng kìm mức lạm phát năm nay bằng với năm ngoái, tức là khoảng 11,75%. Còn tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến của năm 2011 chỉ là 6,5%, thấp hơn mục tiêu ban đầu, cũng như so với mức trung bình của châu Á là 7,8%.

Theo ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch ADB thì « Lạm phát cần phải được kiểm soát kỹ càng, bằng cách sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là do tác động lớn lao của nó đến nhiều trăm triệu người nghèo tại châu Á ».

Ngân hàng Phát triểu châu Á có trụ sở tại Manila, với mục tiêu làm giảm nạn nghèo khó trong khu vực, tuần qua đã nhận định là một số chính phủ đã có biện pháp hạn chế tác động của việc thực phẩm tăng giá, chủ yếu là giảm thuế, kiểm soát giá cả và trợ cấp. Tuy nhiên cần nhiều nỗ lực hơn nữa cho châu lục này, vốn đã nhanh chóng hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. ADB cảnh báo, tình trạng thực phẩm đội giá có nguy cơ đẩy hàng chục triệu người châu Á lâm vào cảnh lầm than, và cắt giảm tăng trưởng của khu vực.

Giá các loại thực phẩm tại các nước châu Á đang phát triển đã tăng 10% từ đầu năm, riêng lúa mì, bắp, đường, dầu ăn, sản phẩm từ sữa, thịt tăng đến hai con số. Giá dầu thế giới cũng tăng vọt trong cùng thời kỳ. Nạn giá cả tăng có chịu tác động từ các biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản.

Bên cạnh việc chống lạm phát, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng các chính phủ châu Á còn phải đối phó với luồng vốn đầu tư mà theo ông thì cần phải được kiểm soát « trong một số trường hợp, tại một số nước, trong một số dịp », tuy nhiên đây không thể trở thành một chính sách thường trực. Ông Kuroda nói : « Việc kiểm soát vốn cần những công cụ hết sức phức tạp, khó thực thi, và về lâu về dài có thể tạo ra những lệch lạc trong thị trường vốn ».

Page 21: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Tuần qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã nhận định là luồng vốn đầu tư đổ vào châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc, Indonesia và Philippines là một vấn đề rất đáng lo ngại. Indonesia và một số nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ cũng đã đưa ra những biện pháp nhằm kìm hãm bớt dòng vốn nóng từ các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ, khiến cho nhiều đồng tiền châu Á tăng giá.

Bộ trưởng Tài chính 10 nước ASEAN vào tháng trước cũng đã bày tỏ sự quan ngại về luồng vốn nóng, đa số dưới dạng các quỹ đầu tư, có thể rút vốn ra cũng nhanh chóng như lúc đưa vào. Ngày mai các bộ trưởng Tài chính ASEAN sẽ gặp lại nhau bên lề hội nghị ADB cùng với các đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Kuroda nhấn mạnh việc hợp tác khu vực về tài chính và tiền tệ, việc xây dựng một hệ thống tài chính thế giới vững chắc, trong đó châu Á đóng một vai trò quan trọng.

LẠM PHÁT VN ĐỨNG THỨ NÌ THẾ GIỚI

Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với 29.6%. Nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.

Việt Nam 'về nhì'

Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố CPI tháng 4 tại thành phố này đã tăng 3.16% so với tháng 3. CPI tại Hà Nội và cả nước sắp được công bố có thể xấp xỉ con số này, hay ít ra là khó có thể thấp hơn đáng kể.

Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua.

Với mức tăng 3.16% trong tháng 4, CPI trong 4 tháng của TP.HCM đã lên tới 8.2% so với đầu năm, và tăng 13.99% so với cùng kỳ năm trước. Với giả định CPI cả nước trong tháng 4 tăng khoảng 3% so với tháng 3, thì so với đầu năm đã tăng tới 9.2%, còn so với cùng kỳ năm trước tăng 17.15%.

Xu thế lạm phát trên thế giới đang tăng mạnh khi giá cả nguyên vật liệu và năng lượng tăng do kinh tế thế giới phục hồi và các bất ổn tại Bắc Phi. Ngoài ra, còn do nhiều quốc gia bơm tiền để chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng quá cao như lạm phát ở Việt Nam là một điều hiếm có.

Theo thống kê của Trading Economics, trong 70 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện này thì Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với mức 29.6%.

Page 22: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.

Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu Á chỉ có lạm phát từ 0-6%, tức là thấp hơn nhiều so với Việt Nam.

Tại Trung Quốc, tính đến hết tháng 3 lạm phát của nước này là 5.4%. Đây là một mức không cao nếu so với Việt Nam nhưng đã trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng đối với quốc gia này. Trung Quốc đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và bình ổn giá để kiềm chế lạm phát.

Lạm phát ở Việt Nam và một số quốc gia khác

Trở lại với CPI tại TP.HCM trong tháng 4 và xét từng mặt hàng cụ thể có thể thấy nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 4 là nhóm Thực phẩm tăng 6.19%; Giao thông đã tăng tới 5.77%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4.56%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4.12%.

Giá lương thực tăng 1.23%, chủ yếu là do nhóm thực phẩm chế biến tăng mạnh. Còn các mặt hàng khác phần lớn đều tăng trên 1%.

Như vậy, các con số trên cho thấy hầu hết các mặt hàng đều đồng loạt tăng giá. Nguyên nhân trực tiếp là do giá điện, xăng dầu trong thời gian qua đồng loạt điều chỉnh đã tác động mạnh tới việc tăng giá các mặt hàng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là mức tăng trên là quá lớn so với những tác động “hợp lý” của việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện. Mức tăng quá cao trên cũng không chỉ giải thích đơn thuần bởi “chi phí đẩy” mà nó còn xuất phát từ nguyên nhân sâu xa trong cơ cấu nền kinh tế.

Nguyên nhân quan trọng nhất được thừa nhận rộng rãi là tính kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong suốt nhiều năm qua tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế quá cao làm cho tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại ở mức không tương xứng, điều này đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng thấp.

Một thực tế có thể nhận thấy là với tỷ lệ tín dụng trong nền kinh tế hiện nay vượt quá 125% GDP, thì chỉ cần với một tốc độ tăng trưởng tín dụng nhỏ đã làm cho nền kinh tế “thừa tiền”. Do vậy, sức ép về lạm phát lên toàn bộ nền kinh tế đang ngày càng lớn.

Thông tin lạm phát tháng 4 của TP.HCM phần nào cho thấy xu hướng tăng cao của CPI cả nước. Có thể CPI cả nước tháng 4 sẽ không cao như vậy, do mức tăng mạnh của TP.HCM trong tháng này có một số đặc thù riêng.

Dù với con số nào thì chắc chắn là lạm phát ở Việt Nam đang ở mức rất cao và cụ thể đang đứng thứ 2/70 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cao gấp 4-5 lần so với các quốc gia trong khu vực và gấp hàng chục lần so với các nước phát triển.

Page 23: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Với con số “ấn tượng” này, có thể NHNN buộc phải tiếp tục “thắt chặt” chính sách tài chính tiền tệ thêm nữa. Tuy nhiên, điều thiết yếu là Chính phủ cần phải tiết giảm thêm đầu tư công. Ngoài ra, phải kiên quyết tái cấu trúc nền kinh tế để có thể dần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Nguồn: Hồ Bá Tình (VietStock)

MOODY’S VẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CỰC VỀ KINH TẾ VN

Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's nói đánh giá tiêu cực về kinh tế Việt Nam của hãng này bắt nguồn từ sự bất trắc của cán cân thanh toán.

Moody's Investors Service Inc. nói trong một báo cáo ra hôm thứ Tư 20/04 rằng Việt Nam chưa có thay đổi gì sau các biện pháp thắt chặt kiểm soát nhằm giảm áp lực lạm phát và bình ổn tỷ giá hối đoái.

Hãng này cũng cảnh báo rằng chỉ số khả tín dành cho Việt Nam có thể còn tụt nữa nếu như dự trữ ngoại tệ của Hà Nội tiếp tục bị sụt giảm.

Một số nguồn ước tính dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn 12,2 tỷ đôla vào cuối năm 2010, so với đỉnh điểm hồi tháng Hai 2008 là 25,8 tỷ.

Vào tháng 12 năm ngoái, Moody's đã hạ mức tín nhiệm đối với nợ nước ngoài của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vì các lý do như khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực phá giá tiền đồng và lạm phát tăng nhanh.

Tin cho hay, chỉ số CPI tức tỷ lệ lạm phát tại đô thị lớn nhất Việt Nam - TP Hồ Chí Minh, vào tháng 4/2011 lên tới gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chưa có giải pháp

Trong báo cáo của mình, Moody's nói Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm cách cân bằng tăng trưởng kinh tế với ổn định vĩ mô, trong khi "chính sách đưa ra trong những năm qua đã góp phần trực tiếp tăng áp lực khiến kinh tế quá nóng, dẫn tới lạm phát cao và sút giảm khả năng thanh toán nợ nước ngoài".

Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế.

Moody's

Page 24: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Mới đây chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xem lại chính sách kinh tế lâu nay chỉ coi trọng tăng trưởng và đưa ra một loạt các biện pháp để khắc phục sự mất cân bằng của nền kinh tế và giảm lạm phát.

Chỉ số CPI toàn quốc trong tháng Ba tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 2/2009 và khiến cho mục tiêu giữ lạm phát cả năm dưới 7% trong năm nay dường như khó có thể thực hiện được.

Chính phủ đang chủ trương siết chặt chính sách tài chính-tiền tệ thông qua các biện pháp giảm đầu tư công và khắc phục thâm hụt ngân sách, tái cân bằng thương mại... Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được giảm trong khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cho vay vài lần trong thời gian qua.

Bên cạnh các chính sách tích cực đó, chính phủ lại cũng công bố một loạt quyết định có nguy cơ tăng lạm phát như tăng giá điện và xăng dầu cùng với điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Các động thái trên khiến Moody's bình luận: "Hiện vẫn chưa rõ liệu việc thắt lưng buộc bụng trong năm nay của chính phủ Việt Nam có phải là thái độ từ bỏ hệ thống chính sách cũ, hay chỉ là một chương mới của các chuỗi hành động phản ứng nhất thời vốn đã tạo ra mất cân bằng trong nền kinh tế".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/04/110420_moodys_vietnam.shtml

TÌNH TRẠNG THUA LỖ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Vũ Hoàng, phóng viên RFA 2011-04-21

Việc thất thoát nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn luôn là vấn đề mà dư luận quan tâm.

Sau vụ đổ bể của tập đoàn đóng tàu Vinashin, nay lại là vụ thua lỗ hơn 3000 tỷ đồng của công ty cho thuê tài chính II, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Công tác quản lý

Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao những sai phạm làm mất mát tiền tỷ như vậy vẫn tiếp diễn, mà Việt Nam chưa có một biện pháp thật sự hữu hiệu để xoá bỏ hiện tượng này. Tiếng chuông cảnh báo về công tác quản lý và giám sát nguồn vốn, cũng như tính công, khai minh bạch của các doanh nghiệp Nhà nước một lần nữa lại được gióng lên.

Những kết cục đầy hệ lụy của tập đoàn Vinashin chưa kịp lắng xuống, những tin tức về vụ thua lỗ kinh doanh hơn 3000 tỷ đồng của công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và

Page 25: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Phát triển Nông thôn (gọi tắt là Agribank) lại đang làm dấy lên làn sóng bất bình của người dân. Vì một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, xét cho đến cùng, đồng vốn hoạt động của họ là dựa trên tiền đóng thuế, là mồ hôi công sức của người dân.

Công ty cho thuê tài chính II (gọi tắt là ALC II) có số vốn ban đầu chỉ hơn 300 tỉ đồng, được thành lập năm 1998, tận dụng sự đỡ đầu của Agribank, họ đã huy động được được cả chục ngàn tỉ đồng và “hào phóng” sử dụng.

Điều quan trọng hơn là luật pháp và những quy định về DNNN rất cần phải có sự giám sát và xem xét lại trước tình hình thất thoát như thế này.

Đến hôm 16/4, cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố lệnh bắt tạm giam đối với ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALC II, ngoài ra còn có ông Tôn Quang Việt, nguyên phó phòng cho thuê ALC II và ông Đặng Văn Hai, chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Quang Vinh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Kinh doanh thua lỗ nhiều năm, nhưng đến năm 2007, những khoản lỗ mới bị phát hiện. Tuy nhiên, ngân hàng chủ quản Agribank vẫn tiếp tục bảo lãnh và bơm vốn cho ALC II hoạt động. Theo báo chí trong nước đưa tin, kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty ALC II này thua lỗ 3,000 tỉ đồng tương đương gấp 8,5 lần số vốn điều lệ và tiềm ẩn lỗ lũy kế của công ty trong năm 2010 còn cao hơn nữa.

Trong khi đời sống người dân còn nhiều khó khăn, ngay cả đến Chính phủ vì phải cân đối ngân sách nên chưa thể tăng lương cho công nhân viên nhà nước, thì số tiền thua lỗ chỉ của một đơn vị kinh doanh cỡ nhỏ thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước lại lên đến 3000 tỉ đồng?

Phải chăng sự thua lỗ đó nằm ở những thương vụ kiểu ALC II mua một xe cẩu của công ty Quang Vinh với giá 65 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ 7 ngày trước, công ty Quang Vinh mua chiếc xe cẩu này với giá chỉ chưa tới 32 tỉ đồng. Chỉ một vụ mua bán này đã cho thấy đầy đủ bản chất của hình thức kinh doanh lãng phí không bằng tiền túi, không bằng những đồng tiền chân chính mình làm ra.

Sự công khai, minh bạch, nhất là liên quan đến sử dụng nguồn vốn Chính phủ trong các doanh nghiệp nhà nước cần phải được xem xét hết sức nghiêm túc, vì đây là nhân tố hàng đầu trong hoạt động kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn thiếu.

Trích lời ông Fred Burke trên báo Bloomberg, cảnh báo các nhà đầu tư nước ngoài là nhiều doanh nghiệp nhà nước không có được sự minh bạch cộng với rủi ro trong kinh doanh sẽ khiến họ ngần ngại khi rót tiền vào Việt Nam. Về khía cạnh công khai, minh bạch này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá vụ việc này như sau:

"Đây là một lần nữa sau vụ Vinashin, chúng ta lại thấy một ngân hàng lớn của Nhà nước lại để xảy ra những thất thoát lớn dưới hình thức là một công ty cho thuê tài chính trực thuộc mình, với số tiền 3000 tỉ, là số tiền rất là lớn, và nó thể hiện là vấn đề công khai minh bạch, với sự giám sát và vai trò của hội đồng quản trị, cũng như là người chủ sở hữu của công ty này rõ ràng là chưa đầy đủ.

Page 26: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Vì vậy là ngoài những người đã bị bắt trực tiếp, thì những người quản lý công ty này có trách nhiệm gì hay không. Và điều quan trọng hơn là luật pháp và những quy định về DNNN rất cần phải có sự giám sát và xem xét lại trước tình hình thất thoát như thế này."

Ai chịu trách nhiệm

Vụ việc thất thu của công ty cho thuê tài chính II không chỉ nằm ở góc độ minh bạch trong kinh doanh mà vấn đề mà dư luận thật sự quan tâm là ở trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp, trước hết là chính ALC II và sau đó là của đơn vị chủ quản Agribank.

Ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin trả lời báo chí trong buổi lễ hạ thủy một con tàu mới tại thành phố Hải Phòng hôm 23/6/2006. AFP PHOTO

Một điều dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp nhà nước khi làm ăn thua lỗ là họ “báo cáo” cho Thủ tướng, cho Chính phủ, tại sao họ không “báo cáo” và “giải trình” cho nhân dân số tiền thua lỗ đi về đâu và ai là người chịu trách nhiệm cụ thể. Đã có câu chuyện kể ăn cắp một con gà bị đi tù, vậy thì làm thất thoát 3000 tỉ sẽ chịu tội gì? T.S Lê Đăng Doanh cho biết tiếp:

"Vấn đề để cho thất thoát một khoản tiền lớn đến như vậy, và cũng như báo chí cho thấy đã được phát hiện ra không phải là mới đây, thì người ta cần phải đặt câu hỏi là trách nhiệm giải trình của những người chủ sở hữu này như thế nào và trách nhiệm giám sát của các cơ quan có liên quan như uỷ ban kiểm tra, hoặc vai trò của hội đồng quản trị ở đây và những người quản lý công ty này, từ trách nhiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thì như thế nào. Đấy là những điều mà tôi thấy cần phải đưa ra phân tích và chịu trách nhiệm chứ không phải là chỉ có những người trực tiếp đã bị bắt rồi là những người chịu trách nhiệm duy nhất."

Trách nhiệm liên đới ở đây cũng phải nhắc đến là đơn vị kiểm toán nội bộ, nếu có sự giám sát liên tục thì làm sao sự thua lỗ lại lớn đến như vậy. Theo nguyên tắc, kiểm toán bên ngoài cho một doanh nghiệp nhà nước là 5 năm một lần, còn kiểm toán nội bộ là hàng năm.

Thế nhưng, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, từ năm 2007 đến 2009, Ban kiểm soát của Agribank (đơn vị chủ quản) đã không thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm tra giám sát, không có bất kỳ một báo cáo nào về mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, cũng như các kiến nghị nào đối với ALC II. Và sự việc phải để đến khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc mới phát hiện ra những sai phạm này. Các cụm từ như “quản lý lỏng lẻo” hay “giám sát thiếu chặt chẽ” xem ra đã quá nhàm.

Ngoài ra, dư luận cũng đang quan tâm là vì sao chuyện làm sai nguyên tắc ở các doanh nghiệp nhà nước vẫn là căn bệnh kinh niên. Cụ thể trong trường hợp ALC II này là họ đã vi phạm các quy định huy động tiền gửi ngắn hạn; hội đồng quản trị ban hành những văn bản không đầy đủ, trái với quy định nhà nước; quá trình thẩm định hồ sơ khi cho thuê có nhiều sai phạm; và đầu tư vào tài sản cho thuê nhưng không có cơ sở xác định giá cả của tài sản đó.

Tính minh bạch

Page 27: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Để tránh được những “căn bệnh” như thiếu minh bạch, giám sát không chặt chẽ và sai nguyên tắc thì “liều thuốc” chữa sẽ là gì? Phải chăng, xét cho đến cùng vẫn là vấn đề con người và sử dụng con người. T.S Lê Đăng Doanh kết luận:

"Từ đây cần phải nhấn mạnh đến yêu cầu về công khai minh bạch, về trách nhiệm báo cáo và giải trình, về trách nhiệm liên đới và trực tiếp của người quản lý công ty này và cần phải thay đổi hẳn các quy định quản lý doanh nghiệp nhà nước. Kể cả việc bổ nhiệm các người lãnh đạo DNNN cũng cần phải công khai minh bạch, cũng cần phải có những tiêu chí rõ rệt.

... việc bổ nhiệm các người lãnh đạo DNNN cũng cần phải công khai minh bạch, cũng cần phải có những tiêu chí rõ rệt.

Hiện nay việc bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo các DNNN là một quá trình không minh bạch, và điển hình là tập đoàn Vinashin sau khi bắt ông Phan Thanh Bình, đã bổ nhiệm thêm 2, 3 đời tổng giám đốc nữa, có tổng giám đốc cũng ngồi ở ghế đó 21 ngày rồi cũng bị bắt luôn."

Vẫn biết chuyện bắt giữ là bước đầu, bản kết tội là sau cuối, nhưng vẫn còn đó đau đáu câu hỏi dựa trên những tiêu chí nào để “chọn mặt gửi vàng” những người chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước, những người sử dụng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của người dân. Không chỉ các nhà phân tích mà ngay qua các cuộc trao đổi qua điện thoại và thư email, nhiều thính giả thắc mắc phải chăng rồi đây, Agribank lại sẽ “tái cấu trúc” ALC II cũng như Chính phủ đã từng “tái cấu trúc” Vinashin và rồi sẽ lại còn những Vinashin hay ALC II khác trong tương lai?

CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 19.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Vào những năm 2008, Lạm phát tại Việt Nam nhẩy vọt. Nhà Nước cũng đưa ra những biện pháp cấp thời khống chế. Thời ấy, Nhà Nước tránh né những Lý do Lạm phát nội tại mà chỉ tìm đổ lỗi cho những lý do ngoại tại thuộc cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế. Khi đã cố ý tránh né lý do như vậy nhằm giữ danh dự cho Cơ chế, thì những biện pháp chữa trị “ngoài da“, thoa chỗ này, thì bùng chỗ kia.

Ngày nay Lạm phát lại tăng lên gấp bội. Một điều phải lưu ý là Lạm phát tại Việt Nam luôn luôn cao hơn nhiều đối với các quốc gia trong vùng , dù những quốc gia này và Việt Nam cũng sống trong tình trạng chung của Lạm phát.

Page 28: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì

"Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”

Trước những công kích đối với những biện pháp vá víu chống lạm phát ở những năm trước đây, lần này Nhà nước thêm vào những biện pháp chống Lạm phát hai chữ “vĩ mô“ cho có hệ thống trước sau. Nhà Nước cũng khẳng định cho dân rằng mối quan tâm hàng đẩu của Chính phủ là kềm chế Lạm phát. Trong cuộc Phỏng vấn Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH do Ký giả MẶC LÂM thực hiện ngày 05.04.2011, Ts Lê Đăng Doanh tuyên bố:

“Ưu tiên số 1 hiện nay là phải chống lạm phát, vì có giảm lạm phát mới hạ được lãi suất tiền tiết kiệm, giữ được tiền tiết kiệm của dân.”

Nhưng theo quan sát những biệc pháp mà Nhà Nước muốn tăng cường hiện nay, thì dường như Chính phủ đang phải bận tâm hàng đầu với hai cuộc chiến đối với dân:

1) Về mặt CHÍNH TRỊ, CSVN chủ trương một Cơ chế ĐỘC TÀI và đang phải lo lắng, tìm mọi thủ đoạn chống đỡ quyền TỰ DO cá nhân từ người dân. Sự sôi động của nó đến từ tầm lan tràn của những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông ra khắp Thế giới, nơi nào có độc tài bóc lột.

2) Về mặt TIỀN TỆ (Kinh tế/Tài chánh), CSVN chủ trương Tiền ĐỒNG VN ĐỘC TÀI và đang phải đưa ra những biện pháp, thủ đoạn có thể “vô nhân đạo“ để chống đỡ đồng ĐO-LA MỸ TỰ DO. Thậm chí CSVN còn gọi đây là Mặt trận Chống Đo-la hóa Kinh tế định hướng XHCN của họ.

Trong cuộc chiến thứ hai về TIỀN TỆ (Kinh tế/ Tài chánh), Nhà Nước đưa ra những biện pháp nhằm cướp giựt Đo-la và Vàng của dân, chứ không có liên hệ gì đến vấn đề Kềm chế Lạm phát.

Cho dù việc Kềm chế Lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Nhà Nước đi nữa theo như khẳng định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, thì chúng ta cũng phải xét xem những biện pháp đưa ra có nhằm hay có khả năng kềm chế được Lạm phát hay không, hay chỉ là những biện pháp đưa ra mang tính cách lấy lệ thoa bóp bên ngoài để làm giảm cơn khổ của quần chúng nghèo nạn nhân của Lạm phát hiện nay.

Cũng như những biện pháp mà chính Nguyễn Tấn Dũng hô hào trong nhiều năm trường để chống Tham nhũng. Đó là những biện pháp kiểu “dầu cù là“ thoa bóp ngoài da nhằm mỵ dân. Tham nhũng, Lãng phí vẫn còn và tăng gấp bội. Không thể khuyên đảng viên lấy Tinh thần Cách Mạng mà chống Tham nhũng, Lãng phí, mà phải đi vào chính cái căn nguyên con bệnh để mà diệt tận gốc. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng và cả đảng CSVN không dám đi vào cái căn nguyên con bệnh, thì không thể nào chữa nổi bệnh Tham nhũng, Lãng phí.

Cái Căn nguyên căn bệnh Tham nhũng, Lãng phí chính là cái Cơ chế CSVN hiện hành chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, nghĩa là việc đánh đĩ giữa độc tài Chính trị và độc quyền Kinh tế để đẻ lòi ra Tham nhũng, Lãng phí. Phải diệt chính cái Cơ chế đánh đĩ đó thì Tham nhũng, Lảng phí mới có thể kềm chế được. Đó là điều bất lực của Nhà Nước CSVN.

Page 29: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Cũng vậy, muốn Kềm chế được Lạm phát, thì phải đi vào chính những căn nguyên thực sự gây ra Lạm phát và phải can đảm chữa trị những căn nguyên ấy, chứ không chỉ dùng dầu cù là thoa bóp ngoài da để mỵ dân, để an ủi dân đang phải chịu khổ cực vì Lạm phát.

Lạm phát là gì ?

Trong Chế độ Bản vị tương đương Hàng hóa, Dịch vụ với đồng Tiền, Lạm phát hiện ra khi so sánh một Lượng Tiền nhất định đối với tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ ở hai thời điểm khác nhau. Nếu cùng một Lượng Tiền mà tương đương Hàng hoá hay Dịch vụ ít đi, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng. Cũng vậy, nếu cùng một Lượng Hàng hóa hay Dịch vụ mà phải dùng một Lượng Tiền cao hơn mới mua được, người ta gọi là Lạm phát hay vật giá tăng.

Tỉ dụ trong tháng 12.2010, để có mộ tô phở gà, phải có lượng tiền là 2’000 Đồng VN. Ở thời điểm đầu tháng 4.2011 này, muốn có một tô phở gà giống hệt, phải cần lượng tiền là 2’500 Đồng VN. Lạm phát là (500/2000) x 100 = 25% hay vật giá tô phở tăng 25%. Nếu một người chỉ có lượng tiền cố định 2’000 Đồng VN. Tháng 2.2010, người đó ăn được một tô phở gà cho no bụng. Đầu tháng 4.2011, người đó cũng chỉ có 2’000 Đồng VN, họ chỉ ăn được 2/3 tô phở và bụng đói. Đây cũng là Lạm phát, vật giá tăng, nhưng là do tương đương hàng hóa kém đi.

Đâu là những lý do chính yếu gây Lạm phát ?

Với định nghĩa của Lạm phát và những tỉ dụ cụ thể nói ở trên, chúng ta có thể nhìn một cách đơn giản đầu tiên là có những lý do tác động lên LƯỢNG TIỀN làm cho người cầm tiền phải trả một lượng tiền lớn hơn để có cùng một lượng hàng hóa, có những lý do tác động lên hàng hóa, dịch vụ làm lượng hàng hóa, dịch vụ ít đi sánh với lượng tiền vẫn đứng cố định.

Chúng tôi dùng Công thức đơn giản nhất của FISCHER về việc so sánh Lượng Tiền lưu hành và Lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi:

M.V------ = P T

M là Lượng Tiền cho vào lưu hành. V là tốc độ vận hành của đồng Tiền. Nếu V quy nhanh, thì lượng Tiền lưu hành tăng khối lượng lên. T là tổng lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi trong một khoảng thời gian. P là Chỉ số giá cả tiêu dùng.

T bao gồm những lý do tác động lên Lượng Hàng hóa và Dịch vụ tăng lên hay giảm xuống. M.V bao gồm những lý do tác động lên Lượng Tiền lưu hành. Cứ theo Công thức trên đây, nếu P tăng, tức là Lạm phát: (i) một là do T Lượng Hàng hóa, Dịch vụ sản xuất và trao đổi yếu kém đi; (ii) hai là do M.V Lượng Tiền lưu hành tăng lên. Nếu T giảm đồng lúc với MV.tăng, thì Lạm phát phi mã hai tốc độ.

(i) Những lý do tác động lên (T) Lượng hàng hoá, Dịch vụ trao đổi

Page 30: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những Tập đoàn này:

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

Kém hiệu năng có nghĩa là phía T Lượng Hàng hóa, Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật giá tăng ngay cả trong trường hợp M.V Lượng Tiền lưu hành không thay đổi.

Cái hiệu năng thuần túy Kinh tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế, thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở Thị trường cạnh tranh.

Vì vậy, để có thể có được Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:

* Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)

* Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.

* Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập đoàn nhằm có những mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.

Những lý do thiếu hiệu năng trong quản trị chi tiêu không những làm tăng Lạm phát, mà còn đang dẫn nền Kinh tế quốc doanh đến phá sản như tình trạng hiện nay.

(ii) Những lý do tác động lên (M.V) Lượng Tiền lưu hành

Nhà Nước dễ dãi và dồn Tiền quá nhiều vào lưu hành qua những Tập đoàn quốc doanh khiến lượng (M.V) tăng lên gấp bội. Việc tăng (M.V) này, theo Công thức của FISCHER, tất nhiên làm tăng Lạm phát về phía Tiền bạc.

Page 31: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Cũng trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thẳng thắn xác nhận cái lỗi của Nhà Nước :

« Đương nhiên lạm phát trước hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng. »

Trong Bản Phúc Trình của Ngân Hàng Thế Giới đầu năm 2011, bản Phúc trình phê bình Đầu tư của Nhà Nước quá lớn cho những Tập đoàn quốc doanh mà hiệu quả lại rất yếu kém :

« Đầu tư Công: Số lượng và hiệu quả đầu tư công có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế Việt Nam. Vốn đầu tư công đến từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tín dụng và các nguồn khác, trong đó, hai nguồn đầu tiên chiếm tới 3/4 tổng số đầu tư công. Biểu đồ dưới đây cho thấy đầu tư công không ngừng gia tăng, chỉ giảm vào năm 2008 nhằm khống chế lạm phát bộc phát mạnh. Do khối lượng đầu tư công chiếm tới 49% trên tổng số đầu tư giai đoạn 1995-2008 và hệ số ICOR của khu vực công cao gấp rưỡi hệ số ICOR chung của nền kinh tế, hiệu quả đầu tư của khu vực công đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến NLCT của nền kinh tế Việt Nam (NLCT p.40). »

Về phương diện thổi phồng số vốn cho vào Lưu hành (M.V) khiến Lạm phát tăng vọt, chúng tôi muốn chú thích đến hai lãnh vực rất nguy hiểm cho nền Kinh tế :

* Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, dưới quyền độc tài Chính trị ra lệnh, đã phá giá đồng Tiền VN nhiều lần. Chính việc phá giá này trực tiếp giảm giá trị Tiền tệ và tất nhiên trực tiếp gây Lạm phát.

Về phương diện Nhà Nước độc tài ra lệnh cho phá giá Tiền tệ để xẩy ra Lạm phát phi mã, chúng tôi luôn luôn trích lời của Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:

”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)

(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)

* Hệ thống Ngân Hàng Thương mại với những Phát hành Tiền khả thể (Monnaie virtuelle)

Tiền Giấy công khai (Billet de Banque officiel) do Ngân Hàng Trung ương trách nhiệm phát hành. Nhưng khi một Ngân Hàng Thương mại giữ Cash Deposit tới mức 20% chẳng hạn, thì Ngân Hàng này có thể phát hành những Phương tiện thanh toán tới mức 100%, rồi tìm Chiết khấu, sau đó lại Phát hành tiếp. Tiến trình Phát hành này để các Công ty sử dụng tất nhiên thổi phồng lên Lượng

Page 32: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Tiền lưu hành. Đó là nguồn quan trọng của tình trạng Lạm phát phi mã và tạo ra Khủng hoảng Tài chánh.

Chúng ta có những tỉ dụ cụ thể như hệ thống Ngân Hàng cho vay lỏng lẻo và thổi phồng Tín dụng. Đó là tỉ dụ hệ thống Ngân Hàng tại Á châu thời Khủng hoảng Tài chánh năm 1997 mà Bà Francoise NICOLAS đã phân thích và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi phải can thiệp đã buộc những Quốc gia nhận hỗ trộ phải cải tổ lại hệ thống Ngân Ngân cho xít xao. Một tỉ dụ gần đây nhất, đó là tỉ dụ của hệ thống Ngân Hàng Mỹ đã phát hành và cho ra những Subprime Mortgage Credits tạo Khủng hoảng Tài chánh năm 2008.

Tiền khả thể (Monnaie virtuelle) là Tín dụng thuộc về tương lai. Những Letters of Credit, Bank Guarantees, Standby Letters of Credit, Promissory Notes là những Phương tiện thanh trả như Tiền, nhưng chưa hiện thực. Giá trị của nó còn nằm trong khả thể, nghĩa là thuộc về hoạt động Kinh tế, Thương mại tương lai để cho những Giấy Ngân Hàng ấy giá trị hiện thực. Nhưng tương lai là bấp bênh.

Nhiều Ngân Hàng còn sử dụng ngay những Leased Bank Guarantee, chỉ cần thuê một Bank Guarantee với Tiền thuê 15-20% của Face Value để làm Collateral mà đi vay vốn.

Tất cả những Giấy tờ Ntgân Hàng này tạo nên một Bank Documents Market mà người ta có thể mua bán, cho thuê với nhau. Chúng ta ở một Thị trường của Tiền khả thể làm phồng lên Lượng Tiền lưu hành (M.V) khiến Lạm phát tăng vọt.

Trong số VietTUDAN này, chúng tôi đăng bài viết về vụ ALC II thua lỗ 3’000 tỉ đồng và liên lụy đến 30 Tổ chức Tài chánh. Vụ này liên hệ đến Ngân Hàng AGRIBANK. Nhắc đến tên Ngân Hàng này, chúng tôi nhớ đến chính Ngân Hàng này đã làm một nghiệp vụ ngân hàng hết sức cẩu thả khiến một Công ty tại Sài Gòn mất EUR.1’400’000 lãng xẹt.

Số là Công ty ĐẠ ĐÔ THÀNH đi vay vốn EUR.70’000’000 do một Tập đoàn Tài chánh ở Luân Đôn hứa với điều kiệm mua Bảo Hiểm mà không cần Bảo Lãnh Ngân Hàng. Muốn mua Bảo Hiểm, thì phải trả trước 2% của Tổng số vốn vay, nghĩa là EUR.1’400’000.- Ngân Hàng AGRIBANK là Cố vấn và có nhiệm vụ chuyển trước EUR.1’400’000.- sang cho Trương mục của Hãng Bảo Hiểm nắm tại Istambul Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân Hàng AGRIBANK đã chuyển tiền xong xuôi, nhưng Công ty Đại Đô Thành không thấy họ chuyển vốn cho vay.

Một người ở Hong Kong quen biết tôi và giới thiệu với Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH để Công ty này nhờ tôi lùng kiếm Tập đoàn Tài chánh Luân Đôn. Tôi cũng tìm ra đây là Tập đoàn Tài chánh ma tại Luân Đôn và tìm ra hai thủ phạm biển thủ đang ẩn náu tại Istanbul. Tôi khuyên Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH là số tiền EUR.1’400’000.- chắc chắn là mất rồi vì những kẻ biển thủ đã tẩu tán số tiền ấy. Bây giờ nhờ Luật sư kiện, lại tốn tiền thêm vô ích, vì chỉ có thể bắt kẻ biển thủ vào tù, chứ chúng đã tẩu tán tiền bạc thì lấy đâu mà trả lại.

Tôi nói với Công ty ĐẠI ĐÔ THÀNH là hãy mắng chửi Ngân Hàng AGRIBANK là ngu xuẩn. Khi chưa nắm chắx chắn vốn cho vay, thì Tiền cọc chỉ chuyển vào một Escrow Bank trung gian mà thôi. Làm nghiệp vụ ngân hàng, mà AGRIBANK đi chuyển EUR.1’400’000.- một cách cẩu thả như vậy. Lỗi là tại AGRIBANK cẩu thả.

Page 33: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Hệ thống Ngân Hàng Thương mại ham Tiền lời và Hoa hồng cao, mà phát hành nhưng Phương tiện thanh trả Tiền khả thể một cách cẩu thả không xét kỹ khả năng hoàn vốn, thì hệ thống Tín dụng trở thành loạn và dễ tạo Khủng hoảng Tài chánh vậy.

Nhà Nước Việt có thể kềm chế nổi Lạm phát hay không ?

Khi phân tích những lý do chính yếu trên đây đưa đến Lạm phát hiện hành, chúng ta thấy Nhà Nước CSVN khó lòng, hoặc bất lực đưa ra những biện pháp kềm chế nổi Lạm phát. Không thể kềm chế những lý do này theo kiểu dầu cù là thoa bóp ngoài da bởi vì những Lý do chính Lạm phát thuộc vào Cơ chế CSVN.

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói chính yếu đến biện pháp giảm chi của Nguyễn Tấn Dũng , hoặc chỉ chi khi thấy có hiệu quả sản xuất, rồi kêu gọi dân đóng góp:

“… so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cái cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất, vì vậy cho nên muốn giảm lạm phát thì trước hết phải giảm cung tiền và cung tín dụng.

Tôi hy vọng là kỳ này Ngân Hàng Nhà nước sẽ thực hiện được cam kết của mình vì 2010 thì chỉ tiêu để cung tín dụng là 25% nhưng trong thực tế khi báo cáo trước Quốc Hội tuần trước thì đã xác nhận là đã có tăng lên trên 30% và cung tiền cũng tăng khoảng 30%, như vậy là mức cung phương tiện thanh toán còn rất là lớn, và để giải quyết vấn đề này thì tôi nghĩ rằng chính phủ phải đi đầu bằng cách cam kết cắt giảm bội chi ngân sách, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả và nêu gương trong vấn đề tiết kiệm, và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn và nguồn lực của nhà nước, và đấy chính là sự đóng góp của nhân dân.”

* Đối với những lý do tác động lên (T) Lượng sản xuất Hàng hóa, Dịch vụ, thì những Tập đoàn quốc doanh đang sống ngắc ngoải. Nếu giảm cung vốn, thì họ đi vào phá sản. Đây là điều mà Nguyễn Tấn Dũng không thể để phá sản như vậy vì họ là những con đẻ của Nguyễn Tấn Dũng. Đứng về phương diện hiệu quả sản xuất, thì không thể một sớm một chiều mà tăng được hiệu quả của những Tập đoàn quốc doanh. Lạm phát tăng mỗi ngày, mà hiệu quả của Tập đoàn quốc doanh phải trường kỳ. Nói về vấn đề dân đóng góp, thì Cơ chế Nhà nước chủ đạo Kinh tế đang tụt dốc. Dân mất tin tưởng, làm sao dân bỏ tiền ra cho cho những Tập đoàn quốc doanh thâm thủng, tham nhũng, lãnh phí.

* Đối với những lý do tác động lên (M.V) Lượng Tiến lưu hành, tước hết Nhà Nước bất lực với chính mình bởi lẽ chính Nhà Nước quyết định phá giá đồng bạc để tạo Lạm phát. Đối với hệ thống Ngân Hàng Thương mại đang phát hành những Phương tiện thanh trả Tiền khả thể (Monnaie virtuelle), thì họ đang có những ràng buộc với tương lai. Có những Phương tiện ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, họ không thể ngưng ngay được bởi lẽ những hậu quả tiếp tục trong trung hạn và dài hạn. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế đòi buộc việc cải tổ hệ thống Ngân Hàng vào những năm 1997 tại một số nước Á châu, thì IMF/FMI phải cung cấp Tiền cho hệ thống. Nhà Nước Việt Nam cạn kiệt Ngân sách và không thể cung cấp vốn cho hệ thống Ngân Hàng Thương mại, thì khó lòng dùng quyền Chính trị mà bắt hệ thống Ngân Hàng này cải tổ, trừ trường hợp dùng độc tài mà đóng cửa một số Ngân Hàng. Trong số những Ngân Hàng Thương mại, những Tổ chức Tài chánh – tỉ dụ dụ

Page 34: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

như chính của con gái Nguyễn Tấn Dũng – thì đó là con cháu của đảng, làm thế nào Nguyễn Tấn Dũng đóng cửa được.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 19.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP KỀM CHẾ LẠM PHÁT PHI MÃ TẠI VIỆT NAM

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 28.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Tuần vừa rồi, ngày 19.04.2011, chúng tôi viết một bài với đầu đề khẳng định rằng CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT. Trong tuần này, chúng tôi đọc được trên Diễn Đàn Internet những bài của các Tác giả khác đồng loạt phê bình sự phiến diện và bất lực của những biện pháp chống Lạm phát của CSVN. Tỉ dụ:

Tác giả Luật sư NGUYỄN XUÂN NGHĨA viết ngày 20.04.2011:

“Ta còn nhớ là ngay sau Tết Nguyên đán, giới chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu rằng sau khi dân chúng ăn một cái Tết lớn nhất lịch sử thì ngân hàng phải thu hồi lại nguồn tiền đã bơm vào kinh tế! Nếu nhớ lại thì mình hiểu ra là đầu năm dương lịch 2011, Việt Nam có Đại hội đảng của Khoá 11 và do yêu cầu chính trị, Ngân hàng Trung ương vẫn phải bơm tiền cho dân ăn Tết mà bất kể tới hậu quả lạm phát! Sau đó là các quyết định lụp chụp, không có phối hợp, thiếu đồng bộ và thậm chí mâu thuẫn nên mới gây ra hốt hoảng.

Trước hết là việc Ngân hàng Trung ương phá giá đồng bạc, lần thứ tư trong vòng 14 tháng, ban hành ngay sau Tết Nguyên đán vào ngày 11 tháng Hai mà chẳng có giải thích gì thêm về yêu cầu giảm trừ khồi tiền tệ lưu hành để ngăn ngừa lạm phát sẽ làm cho dân nghèo bị khổ nhất. Thiếu "Cách mạng Thông tin" là như vậy! Sau đó gần một tuần, ngày 17 tháng Hai mới là các biện pháp xiết chặt tín dụng ngân hàng, nhồi theo là việc nâng lãi suất vào ngày 22 tháng Hai và lời thông báo một tuần sau, mùng một tháng Ba, là các ngân hàng sẽ không được tài trợ cho loại dự án phi sản xuất, nếu không là sẽ phải nâng mức dự trữ pháp định gấp đôi. Ở giữa một loạt biện pháp dồn dập trong vòng ba tuần là Nghị quyết 11 được Chính phủ ban hành hôm 24 tháng Hai với sáu gói chính sách đồng loạt mà Ngân hàng Nhà nước, bộ Tài chính, bộ Công thương nghiệp, bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng bộ Thông tin phải áp dụng và giải thích! Trong đó có quyết định hợp lý mà không hợp thời là chấm dứt trợ giá xăng dầu và gây thêm đảo điên cho thị trường. Người dân và thị trường phải kết luận - mà không sai - là Chính quyền hốt hoảng đối phó chứ không suy nghĩ chín

Page 35: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

chắn về nguyên nhân và hậu quả của từng loại vấn đề mà có một chiến lược tổng thể về quản lý vĩ mô.”

Một Tác giả khác (Vô danh thị), đã phân tích Lạm phát trong một bối cảnh chung của cả nền Kinh tế VN hiện hành:

“Đặt lại bối cảnh của cả hồ sơ kinh tế VN trong một viễn ảnh dài và rằng lạm phát không là vấn đề duy nhất. Như vậy, kinh tế Việt Nam còn có nhiều vấn đề khác nữa.

Chuyện đầu tiên là mối nguy từ nhận thức sai lạc của chính quyền chỉ nhìn thấy một yêu cầu là tăng trưởng cao với cái giá phải trả, hoặc rủi ro có thể gặp, là nạn lạm phát. Bài toán kinh tế không đơn giản chỉ có hai vế là sản xuất và vật giá. Vì sai lầm đó, cứ tìm cách giải trừ lạm phát mà vẫn đạt tăng trưởng cao với hậu quả là càng gây hốt hoảng. Và vì chính quyền hốt hoảng nên mới dẫn có loại biện pháp lạ. như ta đang thấy. Nhưng song song, ta còn thấy ra nhiều vấn đề khác trong trung hạn và dài hạn. “

Khi chúng tôi khẳng định với đầu đề bài viết rằng CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT mà không đề nghị ra những biện pháp khống chế Lạm phát, thì có thể chính CSVN phản biện rằng chúng tôi chỉ phân tích đả phá mà không đưa ra những đề nghị xây dựng.

Vì vậy bài viết tuần này đưa ra biện pháp khống chế Lạm phát để xây dựng cho CSVN.

Sau khi phân tích những Lý do chính yếu đưa đến Lạm phát hiện hành tại Việt Nam, chúng tôi thấy rằng những Lý do đó thuộc về Cơ chế CSVN hiện hành. Khi những Lý do thuộc về Cơ chế nội tạng, thì khi đưa ra những biện pháp chữa trị, không thể lấy dầu cù là thoa bóp ngoài da nhất thời, mà phải dùng linh dược chữa đúng nội tạng hoặc mổ xẻ cắt vứt chính cái nội tạng bệnh hoạn đó đi.

Theo phân tích của Bản Báo Cáo của Ngân Hàng Thế giới đầu năm 2011, thì

"Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”

Câu nhận định vắn gọn của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank/ Banque Mondiale) chứng tỏ hai điều:

* Việt Nam có tỷ lệ Lạm phát cao mang tính cách Lịch sử, nghĩa là đã dài lâu, chứ không phải là nhất thời như sổ mũi nhức đầu do thời tiết. Bệnh Lạm phát này của Việt Nam có nguồn từ nội tạng thuộc Cơ chế và đã từ lâu không chữa trị.

* Việt Nam có tỉ lệ Lạm phát cao hơn các nước láng giềng, nghĩa là bệnh Lạm phát có lý do riêng biệt của Việt Nam, chứ không phải là tình trạng đau ốm chung của mọi nước ở một thời điểm kinh tế nào đó.

Theo thống kê của Trading Economics, độ cao Lạm phát Việt Nam “về nhì” trong bảng xếp hạng của các nước, cao hơn Mozambique đứng thứ 3 với mức lạm phát 15.23%.

Việc đề nghị biện pháp của chúng tôi tất nhiên chính yếu đưa về nội tạng bệnh tật thuộc Cơ chế CSVN hiện hành mới có hiệu quả dài hạn và vĩ mô.

Page 36: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ Chính Cơ chế CSVN

Nói về Lạm phát mà không nói tới Tham nhũng, Lãng phí, đó là thiếu sót bởi lẽ Tham nhũng, Lãng phí là nguyên cớ chính tạo Lạm phát có tính cách “lịch sử “ ở Việt Nam.

Trong suốt những năm trường, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu kêu gào phải diệt Tham nhũng, Lãng phí, nhưng bất lực không thể diệt được. Cái lý do bất lực là tại vì Nguyễn Tấn Dũng chỉ coi Tham nhũng, Lãng phí là bệnh cá nhân. Chúng tôi đã viết rất nhiều về Tham nhũng, Lãng phí và khẳng định rằng đây không phải là bệnh cá nhân mà chính là bệnh của Cơ chế CSVN. Cái Cơ chế ấy chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Thực vậy, trong lòng mỗi cá nhân ở bất cứ xã hội nào vốn có mầm mống Tham nhũng, Lãng phí. “Nhân chi sơ, Tính Tham nhũng, Lãng phí “. Chỉ cần có hoàn cảnh tốt, thì mầm mống Tham nhũng, Lãng phí mọc cây và lan rộng. Chúng tôi ví Tham nhũng, Lãng phí như những con giòi, chỉ cần gặp đống phân là chúng lớn lên, rồi thành ruồi nhặng đẻ thêm giòi lúc nhúc nữa.

Cơ chế CSVN là cái đống phân tốt để giòi nhặng Tham nhũng, Lãng phí sinh con đẻ cái nhung nhúc. Nếu Nguyễn Tấn Dũng thực tình muốn diệt Tham nhũng, Lãng phí, thì phải hốt cả đống phân đi, chứ đừng ngồi tìm nhặt ra những con giòi cá nhân. Nhặt con này, thì cả bầy giòi còn đó sinh con đẻ cái mà cả đảng CSVN nhặt không kịp.

Chính vì vậy mà chúng tôi viết cả cuốn sách nói rằng phải DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN, nghĩa là hốt cả đống phân đi, để Đất Nước có cơ hội phát triển. Đó là biện pháp chữa trị Tham nhũng, Lãng phí đi vào chính căn bệnh Cơ chế.

Lạm phát “lịch sử“ của Việt Nam có nguồn từ Cơ chế CSVN

Cũng như việc phân tích Tham nhũng, Lãng phí, phải đi tìm cái nguồn chính yếu nội tạng phát sinh ra Lạm phát “lịch sử “ để mà đề nghị những linh dược chữa trị hoặc giải phẫu cắt phứt cái nội tạng bệnh hoạn kia đi. Lạm phát tại Việt Nam là trường kỳ (“lịch sử “) và cao hơn các nước láng giềng cũng có nguồn từ cái Cơ chế CSVN.

Thực vậy, trong tuần trước, chúng tôi đã phân tích dài về những nguồn thuộc Cơ chế làm phát sinh Lạm phát. Chúng tôi chỉ xin tóm tắt như sau:

* Cơ chế CSVN chủ trương nền Kinh tế chủ đạo bởi những Tập đoàn quốc doanh. Rồi đổ vốn cho những Tập đoàn này làm thổi phồng lên lượng tiền chùa lưu hành. Những Ban quản trị của các Tập đoàn này lại là những con hạm Tham nhũng, Lãng phí, làm việc sản xuất thì ít, mà chỉ nhằm thâm lạm tiền chùa cho cá nhân. Chính vì vậy mà hiệu năng của những Tập đoàn này yếu kém khiến lượng hàng hay dịch vụ cung cấp tụt xuống sánh với lượng tiền chùa đổ vào dồi dào. Chính cái hiệu năng yếu kém này phát sinh Lạm phát, vật giá tăng vọt. Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH nhận xét:

Page 37: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

* Cái Cơ chế CSVN cũng chủ trương quyền lực Chính trị Nhà Nước nắm luôn quyền “độc lập” tiền tệ được trao cho Ngân Hàng Phát Hành (Banque d’Emission). Khi dân chúng giữ đồng tiền tiết kiệm cho tương lai, thì đó là TƯ HỮU. Quyền lực Tiền tệ không tôn trọng Tư hữu này, mà dùng độc tài phá giá liên hồi đồng Tiền làm : (i) trước hết là ăn cướp một phần TƯ HỮU của dân; (ii) rồi trực tiếp làm cho đồng Tiền mất giá, đó chính là Lạm phát Tiền tệ vậy.

* Chính cái Cơ chế CSVN bao che cho một hệ thống Ngân Hàng thương mại. Thực vậy, một số con cháu đảng và những Tập đoàn quốc doanh đứng chủ yếu trong hệ thống Ngân Hàng thương mại tại Việt Nam. Những Ngân Hàng này phát hành bừa bãi những Bảo Lãnh Tín dụng dựa trên Tiền tương lai (Monnaie virtuelle) thổi phồng lên lượng vốn lưu hành khiến Lạm phát phi mã.

Theo những tóm tắt trên đây, thì chính cái Cơ chế CSVN chịu trách nhiệm về việc Lạm phát “lịch sử“ và cao hơn sánh với các nước láng giềng.

Khi chúng tôi chỉ thấy Nhà nước CSVN đưa ra những biện pháp như dùng dầu cù là, dầu khuynh diệp… để mà chữa căn bệnh nội tạng từ chính Cơ chế CSVN làm phát sinh Lạm phát, thì đó chỉ là thoa bóp nhất thời ngoài da trong tình trạng hốt hoảng.

Vì thấy đảng vẫn kiên định không dám động chạm tới chính cái Cơ chế CSVN hiện hành, nên chúng tôi khẳng định với xác tín rằng CSVN BẤT LỰC TRONG VIỆC KỀM CHẾ LẠM PHÁT.

Đề nghị của chúng tôi về việc chữa trị Lạm phát là đi vào chính cái Cơ chế CSVN làm nguồn chính yếu phát sinh Lạm phát. Cũng như trong trường hợp diệt Tham nhũng, Lãng phí, chúng tôi đề nghị phải GIẢI PHẪU, cắt vứt hẳn đi cái CƠ CHẾ CSVN chủ trương Độc tài Chính trị nắm trọn Độc quyền Kinh tế. Dùng dầu cù là thoa bóp, đó là những biện pháp ngoài da nhất thời mà Nhà Nước đang hô lên lúc này. Biện pháp khống chế Lạm phát một cách vĩ mô lâu dài phải là cắt bỏ đi cái Cơ chế CSVN vậy.

Tóm lại, khi nào đống phân CƠ CHẾ CSVN còn nằm chình ình ra đấy, thì những con giòi Tham nhũng, Lãng phí vẫn lan tràn và Lạm phát vẫn tồn tại “lịch sử “ và cao hơn các nước láng giền theo như khẳng định của Ngân Hàng Thế Giới:

"Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng.”

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 28.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Page 38: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

TÌM 20 DOANH NGHIỆP VN KHÔNG MUA NỔI CÁI ỐC VÍT

Tác giả: Phạm Huyền Bài đã được xuất bản.: 20/04/2011 08:30 GMT+7

(VEF.VN) - Trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài.

Việt Nam có 18 ngành hàng xuất khẩu tỷ đô, trong đó dệt may, da giày, điện tử được coi là thành công nhất. Song theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), sự thành công này dường như rất mong manh khi năng lực cạnh tranh đang ở mức rất thấp.

Năng lực cạnh tranh "hạng bét" dù nhất xuất khẩu

Kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu 3 ngành dệt may, thủy sản và điện tử do CIEM công bố hôm 19/4 đã cho thấy, phía sau ánh hào quang rực rỡ của thành tích đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, 3 nhóm ngành chủ lực này đang đối mặt với một thực tế trần trụi là năng lực cạnh tranh kém.

Hầu hết, các ngành "thắng" được trên thị trường quốc tế những năm qua là dựa trên một bệ đỡ các ưu đãi của Nhà nước, lợi thế truyền thống nhân công rẻ và khai thác tài nguyên. Đến nay, trong WTO, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ là nguồn dinh dưỡng có hạn và các điều kiện "giá rẻ" và "có sẵn" kia đã mất dần ưu thế.

Trong khi bản thân các doanh nghiệp vẫn dậm chân làm gia công, lắp ráp và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD nhưng thực chất, giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh doanh chung 3 ngành này là thấp. Hàng điện tử VN chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc Điển hình nhất cho mô hình gia công từng thịnh vượng ở 10-20 năm trước là phải nói tới dệt may và điện tử. Theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM, có đến 70% doanh nghiệp dệt may làm gia công và 60% doanh nghiệp làm trực tiếp sản xuất - xuất khẩu song 100% doanh nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu.

Bất lợi ở chỗ, nguyên phụ liệu lại chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí hình thành giá sản phẩm dệt may nên mỗi khi giá nguyên liệu tăng đã làm cho ngành này mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây cũng là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong 3 ngành được điều tra.

Bà Tuệ Anh nêu ví dụ, công ty may Esquel Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Hồng Kông đã nhập gần như 100% các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Lý do là nguồn phụ liệu trong nước

Page 39: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

không đáp ứng nổi. Chẳng hạn như chỉ may, Việt Nam đã làm được nhưng các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều cho rằng vẫn chưa đáp ứng chất lượng. Năng suất lao động của Esquel tại Việt Nam được đơn vị này trả lời là thấp hơn năng suất lao động tại Trung Quốc.

Bà Nguyễn Minh Thảo, chuyên viên Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM nghiên cứu về ngành điện tử cho biết, doanh nghiệp điện tử xuất khẩu chủ yếu lại là FDI và cũng hầu hết dừng lại ở mức lắp ráp.

Bà Thảo kể, trong quá trình điều tra tìm hiểu, công ty Canon cho hay họ đã cố gắng tìm mua ốc vít ở Việt Nam nhưng sau khi làm việc với 20 công ty trong nước, đều không đáp ứng được. Công ty Panasonic, Sanyo chỉ sử dụng thùng carton và xốp ở trong nước, còn Fujitsu thì nhập100% linh kiện bên ngoài. Tuy tốc độ xuất khẩu của ngành điện tử này tăng cao nhưng không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc.

Một chiến lược kinh doanh dựa trên mô hình gia công và tận dụng giá rẻ như vậy đã lạc hậu hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh yếu kém bắt đầu từ chính những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu đầy năng động hiện nay, những lỗ hổng đó càng bị khoét rộng ra bởi các khó khăn khách quan.

7 rào cản từ môi trường kinh doanh

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu này, đang có 7 rào cản đáng lo ngại. Đáng chú ý nhất là việc thiếu vốn và công nghệ. Khi đó, các doanh nghiệp bị rơi vào một vòng luẩn quẩn: không có vốn, không đầu tư công nghệ thì thiếu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kéo theo làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm và từ đó, giảm lợi nhuận, hiệu quả thấp. Kết cục là doanh nghiệp lại khó giữ thị phần của mình.

Kế đến là vấn đề lao động. Các doanh nghiệp đang thiếu lao động cả số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của bà Thảo, năm 2010, công ty Intel dự kiến sẽ tuyển 3.000 lao động nhưng rồi qua 50 trường đại học, họ chỉ tuyển được 40 người. Ở ngành thủy sản, ông Lưu Minh Đức, chuyên viên Ban này cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn và đang thiếu lao động nghiêm trọng. Chưa đến 50% các doanh nghiệp thủy sản hài lòng về chất lượng của lao động, kể cả đã qua đào tạo.

Bên cạnh đó, chi phí năng lượng gia tăng như giá điện, xăng dầu... đang trở thành một áp lực lớn khiến lợi thế nhân công rẻ cũng không đủ bù đắp cho doanh nghiệp nếu muốn giá thành sản phẩm thấp đi. Một rào cản khác là các vấn đề chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng vẫn hạn chế. Các doanh nghiệp "sợ" nhất là điện bị cắt nhiều. Giai đoạn năm 2006-2009, kinh tế vĩ mô lại thiếu ổn định, lạm phát và thâm hụt thưuơng mại.

Ngoài ra, ở từng ngành, các yếu tố đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã được nhóm nghiên cứu chỉ rõ như chính sách thuế, thủ tục hải quan vẫn mất thời gian, vấn đế tỷ giá, tín dụng, tiếp cận đất đai...

Đáng lo ngại là, cùng với những khó khăn mới nảy sinh trong điều kiện Việt Nam thực thi các cam kết hội nhập, đã có một số doanh nghiệp muốn cắt giảm hoạt động lắp ráp xuất khẩu mà có xu hướng nhập khẩu để phân phối cho thị trường nội địa. Một số doanh nghiệp xuất khẩu FDI chuyển sang nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thay vì nhập linh kiện về lắp ráp.

Page 40: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Theo nhóm nghiên cứu, hướng giải pháp để tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu trước tiên phải bắt đầu từ việc cắt giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện tối đa phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hình thành cụm ngành và mạng lưới liên kết sản xuất. Đặc biệt, các chính sách phát triển ngành hàng chủ lực cần nâng lên một nấc thang mới bằng việc xây dựng các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu xuất khẩu.

TRUNG QUỐC PHẢI ĐƯƠNG ĐẦU VỚI XÁO ĐỘNG KINH TẾ

Dan Washburn phỏng vấn LS Gordon G. Chang 23-04-2011

Nguồn: Asia SocietyNgười dịch: Nguyễn Quốc Khải

LGT: Ông Gordon G. Chang là một luật sư và là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó hai cuốn nổi tiếng là “Nuclear Showdown: North Korea Takes on the World” và “The Coming Collapse of China.” Ông Chang thường xuyên viết bài cho Forbes, Fox News, and CNN. Theo tác giả, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về thị trường bất động sản. Thay đổi chiến lược phát triển từ đầu tư qua tiêu thụ sẽ gặp nhiều rủi ro. Trung Quốc không thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa vì cải tổ kinh tế sâu rộng hơn sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước giảm thiểu tối đa trong mọi khu vực kinh tế và một chế độ pháp quyền.

Khoảng 46% dân Trung Quốc sống trong khu vực thành thị. Đến năm 2035 con số này sẽ là 70%. Các thành phố của Trung Quốc đã sằn sàng chưa? Hiện đang có những chuẩn bị nào?

Có một số ít thành phố sẵn sàng đối phó với sự gia tăng nhân số nhanh chóng, nhưng những kế hoạch gia Trung Quốc xem việc thành thị hóa là cách thúc đẩy nhanh chóng việc canh tân đất nước. Những chuyên gia ở trung ương cảm nhận thấy rằng Trung Quốc có thể duy trì được vòng ảnh hưởng trong kế hoạch dùng việc thành thị hóa để phát triển kinh tế và dùng phát triển kinh tế để giảm bớt những khó khăn trong việc thành thị hóa.

Những kế hoạch gia có thể giảm bớt những khó khăn trong việc thành thị hóa bằng cách dẹp bỏ chính sách hộ khẩu (hukou) để người dân có thể sống và làm việc bất cứ nơi nào họ lựa chọn. Khi có quyền di chuyển từ nơi này qua một nơi khác, người dân sẽ thiết lập và tái tạo những trung tâm thành thị. Những cá nhân, qua hàng triệu những quyết định không phối hợp, thường đưa đến những lựa chọn khôn ngoan. Dĩ nhiên, họ cũng có thể có chọn lựa nhầm lẫn, tuy nhiên do bản chất con người, họ sẽ tạo ra sự cạnh tranh, đó là động lực của sự phát triển. Và phát triển giải quyết nhiều vấn đề hơn là tạo ra vấn đề.

Trước khi chấm dứt đề tài này, chúng ta nói về vấn đề nhân số. Phần đông người ta dự đoán rằng nhân số của Trung Quốc sẽ gia tăng trong 15 đến 20 năm tới, kế đó sẽ ngưng không tăng trưởng nữa. Tuy nhiên theo tôi, dân số Trung Quốc sẽ đạt tới đỉnh cao nhất sớm hơn, trong khoảng 10

Page 41: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

năm. Trong trường hợp như vậy số người di chuyển ồ ạt vào thành phố chắc chắn sẽ ít hơn là con số mà các kế hoạch gia tiên liệu. Điều này sẽ giúp cho các thành phố phục vụ những người mới tới dễ dàng hơn.

Tình trạng của thành phố Chongqing ra sao đối với việc đô thị hóa ở Trung Quốc – diện tích bằng nước Áo và dân số gần bằng Canada ? Việc phát triển Chongqing có điểm gì đặc biệt?

Chongqing đông đúc dân cư

Chongqing là một phòng thí nghiệm lớn nhất trong lịch sử về vấn đề thành thị hóa. Kỹ thuật mà những kế hoạch gia áp dụng tại đây cũng giống như những nơi khác tại Trung Quốc. Điểm làm cho Chongqing đặc biệt là những kế hoạch gia được dành cho một khu vực rất lớn. Có 33 triệu người cư ngụ trong vòng ranh giới, bao trùm một diện tích rộng gấp ba lần nước Bỉ. Trên thực tế chúng ta không nên dùng từ kế hoạch thành thị hóa khi nói về Chongqing – Đây thật sự là một vấn đề thiết kế vùng.

Những kế hoạch gia của Chongqing chú trọng về cơ sở hạ tầng giao thông, đã tạo ra những điều kiện cho việc phát triển nhanh chóng khác thường tại những vùng thành thị vệ tinh bao quanh một trung tâm đô thị với 10 triệu dân. Đây là nguồn gốc của một phép lạ kinh tế tại Chongqing.

Trong một bài báo mới đây của ông đăng trên Forbes.com, ông có trích dẫn lời nói của ông Huang Qifan, Phó Thị Trưởng của Chongqing, rằng “Sẽ không có những khu nhà xập xệ tại Chongqing như tại Ấn Độ hoặc Brazil.” Với con số lớn những công nhân nghèo di dân vào thành thị mỗi ngày, ông có nghĩ rằng dự đoán của ông Huang có thể đúng không?

Chúng ta sẽ luôn luôn có những khu xập xệ. Dĩ nhiên sự tiên đoán của Phó Thị Trưởng Huang là quá lạc quan.

Tuy nhiên, nói một cách tổng quát, động lực ông Huang dự kiến là thực tế. Ông nói: “Phát triển kinh tế nhanh chóng có nghĩa là nông dân sẽ có thể kiếm việc làm nhanh chóng. Do đó họ sẽ không phải sống trong điều kiện tồi tệ.” Vấn đề là liệu Chongqing và những thành phố khác có thể duy trí sự phát triển trong một thời gian dài được không để cho những người mới tới có thể kiếm cách thoát ra khỏi sự nghèo đói một cách nhanh chóng.

Sư quan tâm của tôi là sáng kiến từ trên xuống của Bắc Kinh sẽ không còn hiệu quả bao lâu nữa. Kinh doanh tư nhân là động cơ thúc đẩy sự phát triển phi thường trong ba thập niên vừa qua và những di dân là nguồn hi vọng của sự phát triển trong tương lai của Chongqing và những thành phố khác của Trung Quốc. Chongqing chỉ có thể tránh được những khu xập xệ nếu thành phố này dứt bỏ thói quen dựa vào tiền của chính phủ và cần phải trông chờ vào khu vực tư. Thật là bất hạnh là Bắc Kinh hiện đi ngược chiều. Chương trình kích thích vào tháng 11, 2008 đã cho phép chính phủ can dự quá nhiều vào kinh tế.

Vào đầu năm nay, trên tờ Sydney Morning Herald, một quản trị viên cáo cấp tại một trong những công ty phát triển tài sản nói rằng: “Tôi nghĩ rằng thị trường tài sản sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều năm.” Có đúng như vây không? Điều gì sẽ xẩy ra cho Trung Quốc, nếu thị trường bất động sản sụp đổ như ở Mỹ?

Page 42: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Khu xập xệ ngay giữa trung tâm Chongqing

Thị trường tài sản ở Trung Quốc đang ở trong tình trạng bong bóng, và tất cả những quả bong bóng sẽ kết thúc một cách tồi tệ, bằng cách này hay cách khác. Nhiều nhà phân tách nói rằng “Trung Quốc khác,” nhưng những hậu quả kinh hoàng thường đi theo những câu nói như thế. Do đó, không, thị trường tài sản ở Trung Quốc không thể tăng trưởng nhiều năm được. Không có cái gì có thể thách đố trọng lực mãi được.

Vấn đề cơ bản là chương trình kích thích vào tháng 11, 2008 của Bắc kinh đã đổ quá nhiều tiền vào nền kinh tế Trung Quốc hơn là nó có thể hấp thụ. Một trong những hậu quả của sự đầu tư quá mức của chính phủ là tình trạng bong bóng của thị trường tài sản với giá cao chưa từng thấy và nhà cửa không đủ điều kiện để mua. Ngoài ra, tình trạng này đã tạo ra những phòng ốc không người ở và những “thành phố ma.”

Quả bong bóng sẽ nổ vì chính phủ giảm chi tiêu với ba lý do chính. Trước nhất, những ngân hàng của nhà nước, nguồn cung cấp tiền mặt để khởi động sự phát triển, không thể tiếp tục cho vay như họ họ đã làm – Bảng quyết toán của các ngân hàng này rất tồi tệ, nếu những tiêu chuẩn thận trọng được áp dụng.

Thứ hai, đầu tư của nhà nước đang mất hiệu quả. Hiện nay cần phải đầu tư bẩy đồng nhân dân tệ (Yuan) để tăng tổng sản phẩm nội địa (GDP) lên một đồng.

Thứ ba, chi tiêu của nhà nước làm gia tăng nạn lạm phát. Hiện nay lạm phát không thể kiểm soát được. Bắc Kinh hiện nay tiêu ít đi để tìm cách giảm sự gia tăng của giá cả. Khi chính quyền trung ương giảm chi tiêu, rủi ro về đổ vỡ sẽ cao. Khi quả bong bóng bể, chính quyền trung ương sẽ phải nhẩy vào trợ giúp các ngân hàng. Thị trường chứng khoán sẽ lao xuống và sẽ lôi theo các khu vực kinh tế khác.

Những chuyên gia trung ương đang cố gắng lấy bớt không khí trong quả bong bóng của thị trường tài sản ra một cách chậm chạp, nhưng Nhật Bản đã giúp một bài học khiêm tốn, khi nhà nước muốn tránh sự giảm giá bất ngờ. Trong nhiều lãnh vực, những sự xụp đổ được quản trị tồi tệ hơn là những sự xụp đổ nhanh chóng. Ai muốn kinh tế trì trệ trong mười hay 20 năm?

Ông có tin rằng Chongqing có thể phát triển mạnh được mặc dù hoặc là bởi vì những quan hệ với mafia mà nhiều người biết đến?

Chung cư

Tổ chức tội phạm luôn luôn gây trở ngại cho vấn đề phát triển kinh tế trong dài hạn. Tại sao? Tổ chức tội phạm cản trở guồng máy thị trường và buộc những tham gia hợp pháp phải rút lui. Chỉ giản dị có vậy.

Ông viết một cuốn sách vào 2001 “The Coming Collapse of China.” Với những thành phố như Chongqing phát triển với tốc độ như hiện nay, ông vẫn nghĩ rằng Trung Quốc sẽ xụp đổ?

Page 43: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Có. Trung Quốc sắp gặp phải xáo trộn kinh tế nghiêm trọng. Không có một nền kinh tế nào có thể phát thiển theo một đường thẳng. Chúng ta có nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ là chính phủ đầu tiên trong lịch sử quản trị tình trạng này?

Điều thứ nhất, kinh tế có một bản chất bong bóng. Lạm phát, có lẽ ở mức 10% vào lúc này, chứng tỏ rằng Bắc Kinh không kiểm soát được nền kinh tế. Không may là Thủ Tướng Ôn Gia Bảo chỉ áp dụng những biện pháp nửa vời, có ít tác dụng giảm sự gia tăng giá cả, một vấn đề chính trị nhậy cảm.

Tiếp theo, có những vấn đề về cấu trúc mà những kế hoạch gia trung ương chưa giải quyết. Trước hết, không ai nghĩ rằng mô hình phát triển của Trung Quốc, dựa quá nhiều vào chi tiêu của nhà nước, có thể bền vững được. Mặc dầu, những chuyên gia nói về việc gia tăng tiêu thụ trong nước, vai trò của tiêu thụ giảm từ mức trung bình 60% trong quá khứ xuống còn 36% hiện nay. Và những biện pháp mà chính quyền trung ương áp dụng để kích thích nền kinh tế lại là những biện pháp chống tiêu thụ theo định nghĩa.

Sự thật quan trọng là tiêu thụ không thể trở thành có ý nghĩa cho tới khi Bắc Kinh, thực sự và không phải chỉ bằng lời nói, bãi bỏ chiến lược đầu tư. Vấn đề ở đây là sự thay đổi từ chiến lược phát triển bằng đầu tư sang chiến lược phát triển bằng tiêu thụ sẽ rất là khó khăn hơn là nhìn từ bề ngoài. Tiêu thụ thấp là hậu quả không tránh được của mô hình phát triển của Trung Quốc. Đây không giản dị là một tính chất của mô hình có thể sửa chữa được.

Vai trò của tiêu thụ sẽ không tăng cường đáng kể cho đến khi Bắc Kinh áp dụng những biện pháp khó khăn để thay đổi mô hình. Thay đổi mô hình, hầu như theo định nghĩa, là rủi ro.

Để thay đổi mô hình hầu gia tăng mức tiêu thụ, Bắc Kinh sẽ phải thả nổi đồng nhân dân tệ; cho phép các ngân hàng cạnh tranh để thu hút tiền gửi vào ngân hàng bằng lãi suất thị trường, nghĩa là áp dụng lãi suất thị trường vào những doanh nghiệp nhà nước, cho phép công nhân thành lập nghiệp đoàn và đòi hỏi lương bổng cao; và cung cấp an sinh xã hội, đặc biệt trong lãnh vực sức khẻo. Bắc Kinh không sẵn sàng thực hiện những biện pháp này bởi vì nhà nước sợ không biết tình trạng phát triển ra sao trước khi mẫu mực tiêu thụ thay đổi.

Thứ hai, Trung Quốc đã được hưởng “lợi nhuận nhân số” (demographic dividend), một ưu thế trong lực lượng công nhân. Sắp đến sẽ có “thuế nhân số” (demographic tax) khi một công nhân hỗ trợ cha mẹ và bốn ông bà. Lực lượng công nhân Trung Quốc sẽ ngưng không gia tăng nữa vào năm 2013, và Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm trong vài năm sau. Nhân số giảm, trong mọi sắc suất, có nghĩa là giảm GDP.

Thứ ba, quốc hữu hóa một phần nền kinh tế, một hệ quả của chương trình kích thích tháng 11, 2008, sẽ làm tổn hại đến phát triển. Phần lớn phát triển vừa qua là do đầu tư, và hầu hết đầu tư này là từ nhà nước. Như người ta nói ở Trung Quốc, “Đảng Cộng Sản hiện nay là kinh tế.”

Sau cùng, trong khuôn khổ chính trị hiện tại, Trung Quốc đã phát triển tối đa theo khả năng. Cải tổ kinh tế hơn nữa sẽ đe dọa quyền lực của Đảng Cộng Sản, do đó, Đảng sẽ không ủng hộ thay đổi hơn nữa. Thí dụ, một nền kinh tế thị trường thật sự sẽ đòi hỏi một chế độ pháp quyền (rule of law), điều này đòi hỏi sự kiểm soát chính quyền bằng các thể chế. Bởi vì hai điều giới hạn quyền lực này không thích hợp với tham vọng của Đảng Cộng Sản muốn tiếp tục cai trị xã hội, Trung Quốc sẻ không thể tiến triển hơn được về lãnh vực này, ít nhất cho đến khi Đảng Cộng Sản vẫn còn tồn tại.

Page 44: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

© Đàn Chim Việt – Bản tiếng Việt

TRUNG QUỐC MẤT DẦN LỢI THẾ KINH TẾ

Người ta rất dễ hiểu lầm nên sinh ra nhiều ảo tưởng về thực lực Trung Quốc, trong lãnh vực kinh tế cũng như quân sự. Gần đây có một nhà báo rất uy tín và không ưa gì Trung Quốc đã viết rằng trong mươi năm nữa sức mạnh quân sự của nước Tầu sẽ bằng nước Mỹ. Lầm to. Sức mạnh quân sự có thể đếm được bằng số tiền chi trong việc quốc phòng mà suy ra. Hiện nay ngân sách quốc phòng của Mỹ khoảng 700 tỷ Mỹ kim một năm, lớn bằng tổng số ngân sách của các nước khác trên thế giới cộng lại. Giáo Sư Bùi Mẫn Hân đã nghiên cứu về nước Tầu của ông suốt đời, năm ngoái đã tiên đoán trong 72 năm nữa thì ngân sách quốc phòng của “cả Á Châu” mới hy vọng lớn bằng ngân sách Mỹ. Ðến lúc đó thì không biết còn người dân nước nào muốn đánh nhau nữa hay không!

Người ta cũng đầy những ảo tưởng về kinh tế Trung Quốc. Nhân tin tức nói Tổng Sản Lượng Nội Ðịa của Trung Quốc đã lên hàng thứ hai trên thế giới, trong bài trước, mục này đã viết về các nhược điểm của nền kinh tế nước này. Xin trình bày thêm những chỗ suy nhược khác để quý vị độc giả thấy rõ hình ảnh kinh tế Trung Hoa, để biết con “Cọp Giấy” này chưa có gì đáng sợ.

Một yếu tố giúp Trung Quốc trở thành khu nhà máy chế tạo của thế giới là nhân công rẻ tiền; lực lượng đông đảo các nông dân, công nhân thiếu việc làm, nên họ chấp nhận lương rất thấp. Họ sản xuất hàng hóa tung ra khắp thế giới, đem ngoại tệ về cho ngân hàng trung ương. Hàng trăm triệu thanh niên từ nông thôn lên thành phố sẵn sàng đổ mồ hôi trong xưởng máy, vì dù bị chủ nhân “bóc lột” thì mức sống cũng còn khá hơn là tiếp tục đổ mồ hôi trên đồng ruộng mà không đủ ăn. Họ hoan nghênh tư bản ngoại quốc đầu tư. Năm 1962 nhà kinh tế Joan Robinson người Anh khôi hài rằng: “Nỗi khốn nạn vì bị tư bản bóc lột so ra cũng không thể nào đau bằng nỗi khốn nạn vì không có ai bóc lột!” Các công ty ngoại quốc đã bỏ vô nước Tầu 500 tỷ đô la, đang sử dụng 16 triệu công nhân. Trong số 200 công ty xuất cảng nhiều nhất ở Trung Quốc có 153 công ty do người nước ngoài làm chủ một phần hay hoàn toàn. Trả lương thấp để dễ xuất cảng; toàn dân nhịn tiêu thụ để tiết kiệm, đó là những bí quyết thành công của Trung Quốc trong 30 năm đổi mới kinh tế vừa qua.

Các bí quyết đó đang dần dần biến mất vì dân chúng đang thay đổi. Thành phần lao động trẻ từ 15 đến 29 tuổi giảm đi nhiều, còn lớp tuổi già tăng lên. Một bằng cớ là trong hai năm vừa qua số sinh viên ghi tên vào đại học giảm liên tục. Nhà dân số học Sái Phương (Cai Fang), thuộc Viện Khoa Học Xã Hội ở Bắc Kinh, từ 5 năm trước đã báo động nước Trung Hoa sẽ thiếu nhân lực. Có hơn 100 triệu người Trung Hoa ở vào lớp tuổi từ 65 trở lên, chiếm khoảng 8% dân số. Ðến năm 2017, Sái Phương tính toán, lớp tuổi này sẽ chiếm 10% dân số. Trong 25 năm từ 2005 đến 2030 số người trong tuổi làm việc (từ 15 đến 64 tuổi) chỉ tăng trung bình 0.4% mỗi năm. Trong thời gian đó trên toàn thế giới lớp tuổi lao động này gia tăng với tỷ lệ 1.2% một năm, gấp ba lần. Lớp tuổi sắp về hưu (50 đến 64) sẽ tăng thêm 67%.

Page 45: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Giáo Sư Bùi Mẫn Hân, đang sống ở Mỹ, nêu thống kê của Bộ Lao Ðộng Xã Hội Trung Quốc cho biết người Trung Hoa mỗi ngày già hơn. Vào năm 2005 thì tuổi đứng giữa trong dân số Trung Hoa là 32.5 tuổi (median, tiếng Việt gọi là Trung Số, tức là có 50% già hơn và 50% trẻ hơn tuổi này, khác với số trung bình). Với đà dân số thay đổi hiện nay, đến năm 2020, tức là 10 năm nữa thôi, tuổi đứng giữa ở bên Tầu sẽ lên xấp xỉ 38. Như vậy thì đến năm 2020 gần một nửa dân số nước Tầu sẽ thuộc lớp 40 tuổi trở lên. Một cuộc nghiên cứu gần đây phỏng vấn các nông dân có ý định lên thành phố làm việc hay không; hơn 15% những người trả lời “không” đã nêu lý do vì tuổi đã già; mà thật sự thì họ chưa tới 40 tuổi. Lực lượng lao động năng nổ nhất xây dựng kinh tế Trung Hoa đang trở về già!

Cũng theo thống kê của bộ Lao Ðộng Xã Hội Trung Quốc lớp tuổi từ 60 trở lên chiếm 11% dân số vào năm 2005, đến năm 2020 sẽ chiếm hơn 17%. Tới năm 2030, tức là 20 năm nữa, sẽ có 351 triệu người Tầu già hơn 60 tuổi, chiếm gần một phần tư dân số (23%). Người già không làm việc nữa, bọn trẻ phải nuôi. Vào năm 2005 cứ 5 người làm việc nuôi một người nghỉ hưu; tới năm 2030 vì số người già tăng lên, cứ 2 người làm việc là phải nuôi một người nghỉ hưu. Ít người làm việc hơn thì kinh tế tăng chậm hơn, ai cũng hiểu. Mười năm trước vào năm 2000, lợi tức bình quân tăng 5.3% một năm. Nhưng đến năm 2020 tức là trong 10 năm nữa tỷ lệ gia tăng sẽ chỉ còn 2.9%. Nhìn vào thành phần các lứa tuổi trong dân số thì ở Á châu Nhật Bản cũng giống như Trung Quốc. Còn Việt Nam, Ấn Ðộ trái lại, là những quốc gia trẻ trung đang lên.

Khi tỷ số người trong lớp tuổi già tăng thì số chi tiêu về y tế trong cả xã hội sẽ tăng theo. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm sẽ giảm. Chi phí sản xuất sẽ cao hơn vì số công nhân hiếm hoi sẽ đòi tăng lương. Hai lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong mấy chục năm qua sẽ biến mất, là lực lượng nhân công rẻ và tỷ lệ tiết kiệm cao. Hiện nay các công ty ở Trung Quốc đang chuyển cơ sở sản xuất tới những vùng “sâu và xa” để khai thác số nhân lực trẻ chưa chịu đi tìm việc ở những tỉnh gần bờ biển. Trùng Khánh ở tỉnh Tứ Xuyên (82 triệu dân) ở miền Tây đang phát triển rất nhanh. Ngay các tỉnh phía Ðông như An Huy (62 triệu dân) cũng đưa chính sách hấp dẫn giới đầu tư ngoại quốc, trong năm 2009 đã thu hút được gần 4 tỷ Mỹ kim do ngoại quốc đầu tư vì ở đó lương còn thấp và đất giá rẻ. Nhưng các lợi thế đó đang dần dần biến mất.

Khi nhân lực bắt đầu thiếu hụt, người lao động sẽ đòi tăng lương. Chúng ta đã đọc tin các cuộc đình công tại những hãng Honda, Foxcom (của Ðài Loan) khiến ban giám đốc phải tăng lương từ 20% đến 30%. Ðạo luật Lao Ðộng ban hành đầu năm 2008 đã cho phép công nhân được hưởng quyền làm việc theo hợp đồng khiến cho giới lao động có thêm vũ khí đấu tranh. Ðúng như Karl Marx mô tả hơn 150 năm trước, khi giới vô sản có cơ hội tụ tập lại trong các xưởng máy, họ dần dần “giác ngộ quyền lợi giai cấp” của mình. Trong các cuộc đình công tại 3 công xưởng hãng Honda tại Quảng Ðông, thành phần công nhân năng động nhất là các sinh viên trường dậy nghề đến thực tập. Những công nhân có học hơn thì cũng ý thức và đòi hỏi quyền lợi cao hơn. Lớp công nhân trẻ không so sánh lợi tức của họ với đám chú bác, anh chị còn lam lũ cầy cấy ở đồng ruộng, như công nhân trong thế hệ 1980, 90 nữa. Bây giờ họ có những khát vọng cao hơn, muốn được sống như những người dân thành thị; tầng lớp trung lưu mới đang thành hình.

Ai cũng phải thấy là giới lao động ở Trung Hoa đang bị bóc lột. Trong các ngành công nghiệp chế tạo, có 112 triệu công nhân, trong đó 70% làm về kim loại. Lương của họ trung bình được trả chưa đến một đô la (US$ 0.81), chưa bằng 3% lương người thợ làm cùng một việc ở Mỹ. Cho nên, họ đang đứng lên đòi tăng lương. Trong 5 năm từ 2002 đến 2006, lương trung bình đã tăng 9% một năm, ở thành phố tăng 11% vì sinh hoạt đắt đỏ. Chi phí nhân lực ở Trung Quốc đang tăng lên, cao bằng người thợ ở Phi Luật Tân hay Thái Lan. Nhiều thành phố đã tăng lương tối thiểu 20%. Công

Page 46: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

nhân hãng Honda ở Phật Sơn, Quảng Ðông, đình công đòi hỏi và được tăng lương 47%. Cuộc đình công này xẩy ra trong lúc 25 triệu công nhân “di dân nội địa” mất việc phải quay về làng, và sau khi tỉnh Quảng Ðông trù phú nhất nước đã đóng cửa 670,000 cơ sở sản xuất nhỏ ở Quảng Châu, Ðồng Quan và Thẩm Quyến. Ðiều đó cho thấy trong tương lai giới lao động Trung Quốc sẽ đòi được chia phần xứng đáng trong nồi cơm kinh tế quốc gia. Giá thành trong việc sản xuất sẽ tăng lên, Trung Quốc sẽ mất một lợi thế cạnh tranh trên thế giới. Trong tháng 5 năm 2010 số đầu tư ngoại quốc vào Trung Hoa đã giảm 12% so với cùng thời kỳ năm trước.

Khi lương bổng được tăng lên thì người lao động trẻ sẽ dùng để tiêu thụ chứ không tiết kiệm như lớp cha anh họ. Vì thế, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Trung Hoa nói chung sẽ xuống thấp; một lợi thế cạnh tranh khác sẽ bị sút giảm. Nhưng các hậu quả kinh tế của sự thay đổi trong dân số không quan trọng bằng những hậu quả xã hội và chính trị. Chính vì vậy mà ông Ôn Gia Bảo mới nói đến cải tổ chính trị như một điều cần thiết, nếu không thì kinh tế sẽ khựng lại.

Giáo Sư Hoàng Á Sinh năm ngoái mới xuất bản cuốn “Kinh tế tư bản với đặc tính Trung Hoa, Capitalism with Chinese characteristics.” Ông là người Trung Quốc, chỉ sang Mỹ sau khi đã tốt nghiệp đại học, cho nên hiểu biết về nước Trung Hoa sâu xa hơn nhiều nhà nghiên cứu ngoại quốc.

Cuốn sách này giành một chương viết về Thượng Hải, nơi được coi là lớn lên nhanh nhất nhưng cán bộ bảo thủ nhất và tham nhũng nhất nước. Ông tham khảo tài liệu của chính phủ Bắc Kinh, thấy từ năm 2000 những người nghèo nhất ở thành phố này đã nghèo hơn. Ðây là thành phố được coi là trung tâm kỹ thuật cao, nhưng số bằng sáng chế ở đây ít hơn ở các tỉnh Triết Giang và Quảng Ðông.

Giáo Sư Hoàng Á Sinh thấy thập niên 1980 là giai đoạn Trung Quốc phát triển sâu và rộng nhất, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, chính là nhờ chính trị thay đổi. Số sản xuất trong thập niên 1980 lên cao là nhờ những xí nghiệp tư nhân ở khắp các vùng nông thôn. Những xí nghiệp hương thôn (Township and Village Enterprises, TVE) phần lớn là tư doanh: 10 triệu trong số 12 triệu xí nghiệp đó hoàn toàn do tư nhân làm chủ. Sản năng của họ cao gấp bội các doanh nghiệp nhà nuớc. Chính lớp doanh nhân gốc nông dân đã đẩy nền kinh tế cả nước đứng dậy.

Nguyên do chính là nhờ những thay đổi trong không khí chính trị. Chính trị tự do hơn giúp kinh tế mạnh hơn. Giáo Sư Bùi Mẫn Hân, một người Trung Quốc khác đang ở Mỹ, cũng nhận xét rằng hầu hết các thay đổi chính trị quan trọng ở Trung Quốc đã diễn ra trong thập niên 1980. Thí dụ quyết định buộc các nhân viên nhà nước và quốc hội đến hạn tuổi phải về hưu, cải tổ hệ thống tư pháp, gia tăng quyền lực cho quốc hội, thí nghiệm cho dân bàu trực tiếp chính quyền hương thôn. Các chính sách đó đều được đưa ra trong giai đoạn 1980, tạo nên một không khí phấn khởi. Cùng lúc đó, nông dân được vay vốn dễ dàng hơn, nhờ thế những xí nghiệp hương thôn mở ra khắp nơi giảm bớt nạn khiếm dụng. Bây giờ thì tiền bạc được đổ vào các doanh nghiệp nhà nuớc.

Biến cố Thiên An Môn năm 1989 đã khiến Bắc Kinh thay đổi. “Ðảng Thượng Hải” cầm đầu nước Trung Hoa! Cộng sản Trung Hoa lo củng cố địa vị, bảo vệ các cán bộ trung thành. Họ bắt đầu bỏ rơi nông dân, xây dựng lớp trung lưu thành thị phần lớn là cán bộ, đảng viên, tập trung dưới sự bảo trợ của đảng. Từ thập niên 1990, đảng cộng sản đã sao lãng giới tư doanh ở nông thôn, không được cấp tín dụng dễ dàng như trước. Tiền bạc được dành cho thành phố, nơi tập trung các cán bộ và gia đình của họ. Chính quyền can thiệp để giữ tỷ lệ tăng trưởng cao gần 10% qua các vụ đầu tư thiếu hiệu quả. Nhưng con đường đó không thể bền vững được.

Page 47: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nhà nước can thiệp có thể gây hiệu quả trong giai đoạn bắt đầu công nghiệp hóa. Ngay tại Liên xô trong những năm từ 1930 đến 1950, mô hình tập trung chỉ huy cũng có hiệu quả. Nhưng trong những bước tiếp theo thì mô hình đó lỗ rõ nhược điểm không thể cứu vãn. Khi các nước Á Ðông phát triển kinh tế trong thập niên 1970, ở Nam Hàn, Ðài Loan kinh tế phát triển cùng lúc với phong trào dân chủ hóa. Giới lao động Trung Quốc đang tranh đấu để trở thành tầng lớp trung lưu. Họ sẽ có những khát vọng tự do dân chủ. Khi chính quyền cộng sản Trung Hoa chịu thua, cho phép người dân được lãnh lương cao hơn, được tiêu thụ nhiều hơn, thì họ cũng ý thức được rằng họ phải được công nhận là những công dân thực thụ, với đủ các quyền ghi trong Hiến Pháp.

Hiện nay lợi tức bình quân của người Trung Hoa cũng chỉ lớn bằng người dân các nước Alabnia hay El Salvador. Còn lâu mới so sánh được với người Mỹ. Chính nhờ cơ cấu xã hội cởi mở, tự do, nước Mỹ mới sinh ra được những công ty như Microsoft, Google, Apple. Một chế độ độc tài không thể nào khích lệ người dân mở mang sáng kiến, táo bạo đầu tư. Ðó là nhược điểm căn yếu trong nền kinh tế Trung Quốc. Nếu không dân chủ hóa sớm thì sẽ không thể nào vượt qua được chướng ngại này. Biết như vậy, nước Việt Nam chúng ta phải tránh, không nên bước vào ngõ cụt của Bắc Kinh. Phát triển kinh tế phải đi song song với quá trình dân chủ hóa.

Nguồn: nguoi-viet.com

VietTUDAN ------------------------------------------------------------ KINH TE/TAI CHANH

NHỮNG CHỦ ĐỀ KINH TẾ/ TÀI CHÁNH

NGUYỄN PHÚC LIÊN

Để đọc những Bài, xin quý Vị bấm (click) vào những Chủ Đề sau đây:* Chủ đề Thời sự:

===> TỪ CÁCH MẠNG ĐÒI QUYỀN DẠ DẦY TUNISIE… TỚI VIỆT NAM* Chủ đề đang khai triển:

===> TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

* Những Số báo VietTUDAN ĐẶC BIỆT với Chủ đề:===> ĐỊNH MỆNH TỰ HỦY DIỆT ĐỘC TÀI (gồm 9 Bài)===> HOÀNG SA & TRƯỜNG SA (gồm 31 Bài)* Về NHÂN & DÂN QUYỀN===> TỪ QUYỀN DẠ DẦY ĐẾN LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ (gồm 12 Bài)===> TỪ CÁCH MẠNG ĐÒI QUYỀN DẠ DẦY TUNISIE… TỚI VIỆT NAM* Về KINH TẾ/ TÀI CHÁNH===> ĐÒI HỎI CỦA NỀN KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG (gồm 6 Bài)===> TƯƠNG QUAN KINH TẾ-CHÍNH TRỊ (gồm 9 Bài)===> VẤN ĐỀ VIỆT NAM VÀO WTO/OMC (gồm 8 Bài)===> SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÁNH (gồm 15 Bài)===> KHỦNG HOẢNG TC/KT 2007/08: THỜI SỰ & NHẬN ĐỊNH (gồm 10 Bài)===> DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TC/KT THẾ GIỚI 2007/08 (gồm 12 Bài)===> HẬU QUẢ KHỦNG HOẢNG TC/KT CHO TQ & VN (gồm 07 Bài)===> CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ: BÀI TRỪ HÀNG TẦU (gồm 25 Bài)===> DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (gồm 22 Bài)===> DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (gồm 20 Bài)

Page 48: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

===> CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI/ TIỀN TỆ GIỮA MỸ-TẦU===> ĐỘC CHIÊU QE2 USD.600 TỈ CỦA FED HẠ TẦU CỨU MY* Về CHÍNH TRỊ/ ĐẢNG PHÁI===> HÒA GIẢI HÒA HỢP===> CHÍNH TRỊ UYỂN CHUYỂN BUSH & VIỆT NAM===> KHỐI 8406 VÀ PHONG TRÀO DÂN CHỦ===> ĐẢNG THĂNG TIẾN VIỆT NAM===> ĐỘC TÀI QUỐC DOANH HÓA MỌI TỔ CHỨC DÂN SỰ===> KHÔNG CÓ CẠNH TRANH, ĐỘC TÀI TỰ HỦ HÓA * Về XÃ HỘI/ LUẬT PHÁP===> LUẬT PHÁP LẤY NỀN TẢNG ĐỒNG THUẬN DÂN CHỦ===> KHÔNG CÓ ƯU TIÊN CÁ NHÂN TRƯỚC LUẬT PHÁP* Về TÔN GIÁO/ GIÁO HỘI===> LM.NGUYỄN VĂN LÝ:”TỰ DO TÔN GIÁO HAY LÀ CHẾT“===> ĐÁM NGỢM GIÁO GIAN QUỐC DOANH TAY SAI CSVN===> PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA CSVN:”XIN-CHO“===> GIÁM MỤC VN: TRÙM CHĂN HAY CHIA RẼ LÃNH ĐẠO===> TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM TỪ ĐỨC TIN GIÁO DÂN===> TGM.NGÔ QUANG KIỆT: CHỦ CHĂN CAN ĐẢM

NGHỊ QUYẾT 11 VỀ VÀNG VÀ ĐÔ-LA:MỘT NGHỊ QUYẾT ĐỘC TÀI TIỀN TỆ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 24.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Ngày 21.03.2011, Phóng viên VI ANH đưa Tin về Nghị Quyết 11 về Vàng và Đo-la như sau:

“Gần đây nhơn danh chống lạm phát, chống vật giá gia tăng, Thủ Tướng VC Nguyền tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết 11 để kiểm sốt vấn đề lạm phát, nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, và gĩp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo tinh thần và nội dung nghị quyết này chỉ cĩ các phịng giao dịch của ngân hàng mới được phép giao dịch ngoại tệ. Cấm khơng cho tư nhân thanh tốn bằng đơ la, buơn bán vàng miếng là hai loại bản vị bảo đảm đồng tiền VN vừa dùng đơ la bản vị hay kim bản vị.“

Như vậy, Nhà Nước CSVN lấy quyền độc đoán hai Thị trường Vàng và Ngoại tệ mà lý do được Nhà Nước đưa ra là để chống Lạm phát giá của đồng Tiền VN. Đồng Tiền VN không còn được định trên bản vị Vàng (Régime Etalon-Or) hay bản vị Đo-la (Régime Etalon-Devise (Đo-la)), mà được thả trôi nổi (Flexible) theo tương đương Hàng hóa hay Dịch vụ (Régime du Pouvoir d’Achat), nghĩa là theo thăng trầm của Kinh tế quốc gia.

Thực ra, cái lý do chính yếu không phải là chống Lạm phát, mà là sự tụt dốc của nền Kinh tế quốc doanh khiến Nhà Nước cạn kiệt Ngoại tệ, nên Nhà Nước muốn sử dụng mọi biện pháp để cướp tiết kiệm Vàng và Ngoại tệ của Dân chúng vào trong tay Nhà Nước.

Page 49: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Chúng tôi bàn những điểm sau đây để cho thấy rằng Nghị Quyết 11 chỉ là Nghị quyết Độc tài Tiền tệ và nhằm cướp bóc Tư hữu của Dân chúng:

=> Tiền bạc là Tư hữu của Dân=> Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam=> Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia=> Chủ mưu cướp giựt Vàng và Đo-la

Tiền bạc là Tư hữu của Dân

Đồng Tiền của một Quốc gia được định nghĩa như phương tiện chuyên chở Hàng hóa hay Dịch vụ trao đổi (Moyen de véhiculer des Marchandises ou des Services échangés). Đồng Tiền mang những Đặc tính thiết yếu sau đây:* Đặc tính Khả chia (Divisibiléité) để làm trung gian trao đổi Hàng hóa hay Dịch vụ dù nhỏ.* Đặc tính Khan hiếm (Rareté) để bảo đảm giá trị nội tại của đồng Tiền* Đặc tính Kéo dài trong Thời gian (Durabilité) để tích lũy Tài sản cho tương lai* Đặc tính Phổ quát (Universalité) nghĩa là được nhiều người chấp nhận* Đặc tính An toàn (Sécurité) để tránh giả mạo.

Chúng tôi nhắc ra những Đặc tính thiết yếu này để xét xem Tiền Đồng VN đáng được Dân chúng tin tưởng đến mức nào.

Đồng Tiền mà người Dân có được không phải là do Nhà Nước phát không cho Dân chúng, mà do sức lao động của dân cung cấp (Salaire), do Lợi tức từ Vốn đầu tư (Intérêt) và Lợi nhuận thặng dư Kinh doanh (Profit). Tóm lại, đó là do sinh hoạt Kinh tế mà kiếm được. Như vậy hiển nhiên Tiền bạc mà Dân chúng có được là Tư hữu của Dân. Người Dân đóng thuế chia một phần Tư hữu cho Nhà Nước để lo những công việc chung phục vụ cho Dân. Số Tiền Tư hữu còn lại hoàn toàn do Dân được tự do quyết định sử dụng Tư hữu vào Tiết kiệm (Epargne) hay Tiêu dùng (Consommation).

Chính vì tính cách Tư hữu của Tiền tệ như vậy, mà việc quản trị giao cho Quyền lực Tiền tệ (Autorité Monétaire) mang tính cách độc lập với Quyền lực Chính trị (Pouvoir Politique).

Nếu Quyền lực Chính trị độc đoán in bừa Tiền ra, đó là phạm vào Đặc tính Khan hiếm. Cũng vậy, nếu Dân chúng tích lũa Tài sản dưới dạng Tiền tệ, mà Nhà Nước phá giá đồng Tiền, đó là phạm vào Đặc tính Kéo dài trong Thời gian. Dân chúng có quyền chọn lựa đồng Tiền, đó là Đặc tính Phổ quát. Khi đồng Tiền không giữ vững Giá trị trong thời gian, nghĩa là phá giá thường xuyên, Dân chúng có quyền tích lũy Tài sản cho tương lai dưới dạng Vàng, Đất Đai hay một đồng Tiền vững giá.

Vào những thập niên 1980, Quyền lực Chính trị của các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ đã in bừa Tiền ra và gây Lạm phát Tiền tệ tàn phá Kinh tế quốc gia. Khi đồng Tiền quốc gia bị Quyền lực Chính trị dùng độc tài phá giá nhiều lần để trở thành giấy lộn, thì Dân chúng tìm cách giữ Tiết kiệm bằng Ngoại tệ vững giá, hoặc dưới dạng Vàng hoặc đất đai. Dân không thể bỏ Ngoại tệ hay Vàng vào nền Kinh tế để thu vào đồng Tiền quốc gia liên hồi phá giá làm tiêu tan Tài sản tích lũy của mình.

Page 50: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Hãy hỏi chính những Lãnh đạo Nhà Nước CSVN hiện nay xem họ dám tích lũy Tài sản cho tương lai của họ bằng đồng Tiền VN liên tục phá giá hay không.

Những lý do Lạm phát phi mã tại Việt Nam

Có những lý do Lạm phát liên quan đến tình trạng tăng vật gia chung quốc tế như năng lực dầu lửa hay nguyên vật liệu chẳng hạn.

Riêng đối với một Quốc gia, người ta cũng phân biệt Lạm phát vui sướng (Implation heureuse) khi nền Kinh tế phát triển và Lạm phát buồn đau (Implation malheureuse) khi lý do là tụt dốc Kinh tế.

Từ cuối năm 2010, những Ngân Hàng và Tổ chức Tài chánh quốc tế cảnh báo tình trạng tụt dốc Kinh tế thê thảm của Việt Nam. Lạm phát, Vật giá tăng có nghĩa là cùng một đơn vị Tiền tệ mà Dân chúng chỉ nhận được tương đương hàng hoá hay dịch vụ nhỏ hơn trước, hay nói cách khác cùng một món hàng hay một dịch vụ mà bây giời phải trả với giá tiền cao hơn nhiều.

Lý do thứ nhất: Thất bại của Kinh tế quốc doanh

Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ Vốn vào một cách bừa bãi. Nếu số Vốn đổ vào mà hiệu quả sản xuất tăng cao tương đương, thì không có lạm phát. Nhưng hiệu quả sản xuất của những Tập đoàn quốc doanh không những không tăng tương đương, mà còn kém sút đi:* Số vốn đổ vào dồi dào tự nó tăng chi tiêu cho làm tăng lạm phát* Những Tập đoàn quốc doanh tham nhũng thâm thụt vốn* Những Tập đoàn này chi tiêu lãng phí* Thay vì cố gắng tự sản suất Linh kiện hoặc Thiết bị, họ nhập cảng từ nước ngoài để ráp nối. Việc nhập cảng này làm giảm dự trữ ngoại tệ đồng thời nhập cảng Lạm phát nước ngoài vào.* Khi mà hiệu quả tự sản xuất hàng hóa hay dịch vụ giảm xuống, những Tập đoàn này cho vào Giá thành những thua lỗ để lấy lại. Hàng hóa ít đi, mà giá thành lên cao, thì đó là lạm phát.

Lý do thứ hai: Quyền lực Chính trị phá giá Tiền tệ

Khi Ngân sách Nhà Nước thiếu hụt, các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh thua lỗ, nhưng Nhà Nước CSVN không chịu Dân chủ hóa Kinh tế, mà “kiên định“ Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế, thì Nhà Nước CSVN buộc lòng phải phá giá đồng bạc, cho in bừa Tiền ra để cung cấp cho các Tập đoàn quốc doanh và cho chi tiêu của Ngân sách. Đây là việc Lạm phát trực tiếp bằng phá giá Tiền tệ.

Chúng tôi xin trở lại tỉ dụ Quyền lực Chính trị các quốc gia Phi châu và Nam Mỹ thời thập niên 1980 đã làm Lạm phát, tàn phá Tiền tệ của mình.

Tỉ dụ một Sĩ quan tại Phi châu, trong rừng bò ra làm Đảo chính để lên làm Nguyên thủ Quốc gia. Kinh tế quốc gia ngưng trệ. Sĩ quan chỉ lo quân đội và công chức để củng cố quyền cai trị. Kinh tế ngưng trệ thì làm sao Sĩ quan ấy có đủ thu nhập cho Ngân sách mà nuôi lính và công chức. Một giải pháp dễ nhất là Sĩ quan chĩa súng vào Thống đốc Ngân Hàng, bắt phải in Tiền mới ra để trả lương. Nhưng khối tiền mới để trả lương này lại không có hàng hóa và dịch vụ tương đương. In

Page 51: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

tiền mới hết đợt này đến đợt kia, thì Tiền quốc gia trở thành giấy lộn vì không có hàng hóa và dịch vụ tương đương.

Nói tới tình trạng Lạm phát của những nước Phi châu và Nam Mỹ vào những thập niên 1980 -- Ba Tây lạm phát tới 1’000% -- Giáo sư Florin AFTALION viết về những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài:

”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)

(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)

Độc tài Tiền tệ làm mất lòng tin của Dân vào Tiền quốc gia

Đối với Dân, có bao nhiêu cái Độc tài thì Nhà Nước CSVN giữ hết khiến Dân chúng không nói ra, nhưng căm thù. Đó là yếu tố đang thúc đẩy cho cuộc NỔI DẬY sắp tới:

=> Độc tài về Phát biểu

Nhà Nước CSVN cấm đoán mọi Phát biểu không thuận với việc làm của mình. Cấm tụ họp biểu tình bầy tỏ nguyện vọng. Cấm tự do viết lách. Cấm sử dụng truyền thông Internet để thông tin cho nhau về những sai trái của Nhà Nước. Nhà Nước dùng Báo Đài để chỉ ca ngợi mình.

=> Độc quyền quản lý Đất Đai

Đây là việc độc tài để cướp Nhà Đất không phải chỉ đối với Dân Oan mà còn đối với các Tôn Giáo. Nhà Nước tha hồ trưng dụng mặt bằng để tham nhũng nhượng cho ngoại lai sử dụng. Nhà Nước cũng độc quyền tham nhũng khai thác tài nguyên quốc gia.

=> Độc quyền nắm chủ đạo Kinh tế

Những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước đổ vốn cho để nắm chủ yếu sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Những Tập đoàn này lại có Độc tài Chính trị che chở. Vinashin thất thoát vốn tới USD.4.4 tỉ mà được đảng và Nhà Nước tha thứ, thậm chí không tìm xem số tiền khổng lồ ấy vào túi riêng những ai.

=> Độc tài Tiền tệ

Page 52: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Như trên chúng tôi đã nói, Tiền tệ mà Dân giữ là TƯ HỮU của Dân chứ không phải của Nhà Nước. Nhưng Nhà Nước giữ quyền Độc tài trên TƯ HỮU ấy bằng những quyết định tỏ tường đơn phương sau đây:

* Tự ý quyết định phá giá đồng Tiền, nghĩa là tự ý đánh hạ giá Tư hữu của Dân. Điều hệ trọng hơn cả đó là Tư hữu được Dân chắt bóp tích lũy cho tương lai để bảo đảm cuộc sống khi về già hay bệnh tật. Đây là độc tài cướp bóc vô nhân đạo.

* Khi mà Nhà Nước có quyền độc tài phá giá Tiền bạc, thì làm thế nào Dân có thể tin tưởng vào đồng Tiền mà giá trị của nó hoàn toàn nằm trong tay quyết định độc đoán của Nhà Nước.

* Không tin tưởng vào đồng Tiền bị phá giá liên hồi như vậy, Dân có quyền chọn lựa Vàng hay Đo-la để tiết kiệm bảo đảm tương lai, thì Nghị Quyết 11 mới đây về Vàng và Đo-la lại cấm đoán Dân tự do tích trữ Tài sản bảo đảm tương lai. Nghị Quyết 11 chính là một Nghị Quyết độc tài vậy. Như chúng tôi đã trình bầy trên đây về những lý do Lạm phát tại Việt Nam, việc Nhà Nước lấy cớ chống Lạm phát để ra Nghị Quyết 11 chỉ là việc nói láo che đậy hành động biển thủ.

Chủ mưu cướp giựt Vàng và Đo-la

Thực chất của Nghị Quyết 11 về Vàng và Đo-la không phải là chống Lạm phát, mà là một mưu kế được che đậy nhằm thâu lấy Vàng và Đo-la về cho Nhà Nước. Đây đúng là câu tục ngữ đã nói: “TÚNG LÀM LIỀU“.

Thực vậy, Tụt dốc Kinh tế quốc doanh, Ngân sách thiếu hụt, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, vay mượn nước ngoài không ai cho vì muốn quỵt nợ, nên Nhà Nước TÚNG quẫn thực sự và dùng độc tài để LÀM LIỀU mưu toan cướp giựt Tư hữu của Dân.

Bản Tin sau đây nói về tình trạng “TÚNG LÀM LIỀU“ của Nhà Nước CSVN:

“HANOI -- Kinh tế VN thê thảm, và đồng bạc liên tục mất giá; đó là lý do dân chúng đổ xô mua vàng và đô là, và rồi chính phủ VN phảỉ cấm buôn vàng miếng và hạn chế buôn đô la.

Đó là các thông tin trên bài phân tích của David Dapice, giáo sư Đaị Học Harvard, qua bài “Here we go again: Vietnam’s spiral of credit and devaluation” (Lại xảy ra: phá giá và tín dụng trồi sụt ở VN).

Tác giả nói rằng VN mới phá giá để còn 21,000 đồng cho một đôla. Hồi cuối năm 2008, tỉ lệ naỳ là 17,000 đồng -- tức là mất giá 24% trong vòng 2 năm.

Thực tế, giá “thị trường tự do” bây giờ là hơn 22,000 đồng/đôla, và nhiều người muốn mua đôla là phải chịu giá này. Giá đó có nghĩa là VN phá giá gần 30%. Và vì lãi suất trên việc ký thác nhà bằng tiền đồng chỉ có 15%, thế nên an toàn là phải giấu đôla dưới giường, còn hơn là để tiền VN nằm trong ngân hàng.

Page 53: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ -- con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoaị tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.

Có nhiều lý do, theo Dapice. Lý do đầu tiên là chính sách kinh tế tập đoàn quốc doanh chủ đạo. Như thế là đốt tiền, hoang phí đất.“

Độc tài cấm Phát biểu, thì Dân có thể tạm yên tiếng mà nhịn. Độc tài cấm Tự do Tôn giáo, thì Dân có thể tự cầu nguyện tại gia. Nhưng độc tài đụng đến NỒI CƠM của Dân, cướp giựt Tiết kiệm bảo đảm lúc bệnh tật hay khi về già phải ĐÓI BỤNG, thì chắc chắn Dân phải NỔI DẬY bảo vệ cho Tư hữu chắt bóp từ mồ hôi nước mắt của mình.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 24.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

VIỆT NAM:VỠ NỢ KINH TẾ & LẠM PHÁT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 09.12.2010

Web : http://VietTUDAN.net

Tuần trước, chúng tôi viết bài với đầu đề TRUNG QUỐC: LẠM PHÁT VÀ HẬU QUẢ, nghĩa là Lạm phát là cái nguyên nhân đem đến những Hậu quả nguy hại cho Kinh tế Trung quốc. Tuần này viết về Lạm phát tại Việt Nam, chúng tôi lại chọn đầu đề VIỆT NAM: TỤT DỐC KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT, nghĩa là chính việc tụt dốc Kinh tế là cái nguyên nhân đang đẩy Lạm phát đến chóng mặt.

Những gì xẫy ra tại Việt Nam thường đi ngược lại với những nước chung quanh. Đúng như lời Phạm Văn Đồng tuyên bố trước Quốc Hội một cách long trọng: “Những gì các nước khác không làm được, thì ta làm được. Đầu năm tới, Nhà Nước sẽ cung cấp cho dân Hà Nội mỗi buổi sáng một cốc SỮA TRÂU !” (Trích lại lời Giáo sư Tiến sĩ Toán CHỬ VĂN ĐÔNG tại Varsovie). Ngườ ta thường cho dân uống sữa bò, thì ta cho dân uống sữa trâu mới đặc biệt.

Bài này lần lượt bàn những điểm sau đây:=> Một vài ý niệm giáo khoa về Lạm phát=> Tình trạng tụt dốc Kinh tế tại Việt Nam=> Lạm phát và những nguyên nhân=> Phải đánh thẳng vào Chủ trương Kinh tế quốc doanh

Page 54: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Một vài ý niệm giáo khoa về Lạm phát

Xin các bậc thức giả cho phép tôi nhắc lại một vài ý niệm giáo khoa về Lạm phát để làm cái sườn cho chúng tôi cắt nghĩa những lý do Lạm phát, Vật giá leo thang tại Việt Nam.

Lạm phát, Vật giá leo thang là một sự so sánh giữa Lãnh vực đồng Tiền, phương tiện trao đỗi hàng hóa, và Lãnh vực Kinh tế thực gồm những hàng hóa được sản xuất ra và trao đổi. Lượng Tiền lưu hành trong dân gian và Lượng hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân gian cùng song hành. Khi so sánh hai Lượng song hành ấy, người ta định một Chỉ số tổng quát cho tương đương giữa đơn vị Tiền tệ và đơn vị Hàng hóa tiêu thụ. Vật giá có nghĩa là sự so sánh tương đương này. Khi nói Tỷ giá Hối đoái là nói sự tương đương giữa hai đồng Tiền, còn nói Vật giá là nói sự tương đương giữa đơn vị một đồng Tiền với đơn vị Hàng hóa Tiêu thụ.

Để tóm tắt sự tương đương ấy, chúng tôi lấy lại Công thức của FISHER ở dạng đơn giản nhất:

M.V---------- = P T

“H” là Khối lượng Tiền. “V” là tốc độ lưu hành (tốc độ nhanh làm lượng Tiền nhiều lên trong khoãng thời gian nhất định). “T” bao gồm tất cả lượng hàng hóa thực trao đổi trong khoảng thời gian nhất định của lượng Tiền lưu hành. “P” là Chỉ giá tổng quát Tiêu thụ, kết quả của so sánh giữa Khối lượng Tiền lưu hành và Khối lượng hàng hóa trao đổi ở trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi “P” tăng, người ta gọi là Lạm phát hay Vật giá leo thang, nghĩa là phải dùng nhiều đơn vị đồng Tiền mới có được cùng đơn vị hàng hóa trước đây. Nhìn một cách đơn giản theo Công thức, thì khi “P” tăng, người ta thấy những trường hợp sau đây:

(i) Trường hợp thứ nhất: Lượng Tiền lưu hành tăng và Lượng hàng hóa đứng yên

Đây là trường hợp Lạm phát Tiền tệ, mà người ta thường gọi lá phá giá đồng bạc. Tỉ dụ một Nhà Nước độc tài độc đoán in thêm tiền mới cho vào lưu hành chung với tiền đang sử dụng của dân gian.

(ii) Trường hợp thứ hai: Lượng hàng hóa giảm và Lương Tiền lưu hành đúng yên

Đây là trường hợp tụt dốc Kinh tế thực, nghĩa là khả năng cung cấp hàng hóa cho trao đổi bị sút kém đi. Tỉ dụ hiệu năng sản xuất hàng hóa kém sánh với khối tiền lưu hành đang được sử dụng. Trong Đệ nhị Thế chiến, các đồng tiền Âu châu mất hẳn giá vì không có hoạt động sản xuất hàng hóa Kinh tế: đồng Franc Pháp cũ, đồng Mark Đức cũ, đồng Lire Ý, đồng Yen Nhật.

(iii) Trướng hợp thứ ba: Lượng Tiền lưu hành tăng và Lượng hàng hóa giảm

Page 55: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Đây là trường hợp mà hai lực làm Lạm phát hợp lại để làm Lạm phát trở thành phi mã (Inflation galoppante) và Vật giá leo thang chóng mặt ! Tỉ dụ trước đây, thời mà Đệ Tam quốc tế Cộng sản mở những Mặt Trận Giải Phóng (Front de Libération) tại những nước Phi châu và Nam Mỹ. Hoạt động sản xuất hàng hóa đình trệ hoặc bị phá hoại, trong khi ấy Nhà Nước đương quyền phải trả lương Lính và Công chức, nên in Tiền mới ra làm Khối lưu hành Tiền tệ được thổi phồng lên. Lạm phát ở Ba Tây có lúc lên tới 1’600%.

Chúng tôi cũng xin chú thích thêm rằng không phải mọi Lạm phát đều xấu. Người ta phân biệt Lạm phát vui sướng (Inflation heureuse) và Lạm phát buồn cực (Inflation malheureuse). Lạm phát vui sướng khi mà một nước có phát triển Kinh tế đều đặn, dân chúng có thu nhập tăng, nên chi tiêu nhiều hơn khiến giá hàng hóa tăng lên. Trong trường hợp này, Ngân Hàng Trung ương chỉ cần điều chỉnh khối Tiền lưu hành cho phù hợp với đà tăng trưởng hàng hóa. Lạm phát buồn cực là khi dân nghèo bị vật giá lại tăng vọt, khiến dạ dầy đói.

Lạm phát ở Việt Nam hiện nay là loại Lạm phát gì và ở trường hợp nào trong ba trường hợp trên đây ?

Tình trạng tụt dốc Kinh tế tại Việt Nam

Chúng tôi không hiện diện ở Việt Nam để chứng kiến cảnh tụt dốc Kinh tế. Nhưng có những nhân vật quốc tế đáng tin cậy họp chính tại Hà Nội và nói với Nhà Nước CSVN về mô hình Kinh tế nguy hiểm và nguy cớ tụt dốc mau chóng của Kinh tế Việt Nam. Chúng tôi xin trích đăng lại những tuyên bó của các nhân vật ấy.

Nhân vật thứ nhất mà chúng tôi trích dẫn là Giáo sư Michael PORTER, người được chính Nguyễn Tấn Dũng nhờ cậy nghiên cứu và thẩm định về mô hình Kinh tế VN cũng như tương lai của nó. Giáo sư đưa ra nhận định rõ rệt:

“Khi xem xét kỹ mô hình phát triển được áp dụng từ trước tới nay để xem có tiếp tục phù hợp với Việt Nam nữa không, câu trả lời của tôi là không”.

“Mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào việc khai thác các lợi thế có sẵn như tài nguyên và nhân công giá rẻ. “

“Nhiều chính sách vĩ mô có thể kích thích tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng lại không có tác dụng, hoặc thậm chí có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng năng suất dài hạn của Việt Nam”.

“Các mất cân đối vĩ mô lớn như cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể gây ra những hậu quả “không thể xem thường. Ít nhất, chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng, rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam là rất cao. Các mất cân đối vĩ mô này có thể làm phát sinh khủng hoảng, khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài chảy khỏi Việt Nam”.

Page 56: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

“Nếu Việt Nam không vượt qua được cách thức tăng trưởng hiện nay, quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước có thu nhập thấp hơn đang trỗi dậy”.

Giáo sư kết luận:

“Tôi sẽ rất buồn nếu báo cáo này chỉ được để trên giá sách. Tôi hy vọng phó Thủ tướng sẽ giao các cơ quan nhà nước sử dụng báo cáo này trong quá trình hoạch định chính sách”.

Nhân vật thứ hai mà chúng tôi trích dẫn là Ông Adam SITKOFF, Giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo Ông, việc Lạm phát hiện nay chỉ là sự phát hiện của một tình trạng tụt dốc Kinh tế có tính cách vĩ mô. Chính vì vậy mà trong Diễn đàn Doanh nghiệp họp tại Hà Nội hôm 2/12, Ông Adam Sitkoff nhấn mạnh muốn chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô thì tốt hơn.

Trả lời Phỏng vấn cho BBC, Ông nói:

“Có hai chủ đề chúng tôi nêu ra trong cuộc họp diễn đàn doanh nghiệp ngày 2/12 tại Hà Nội. Đó là chính phủ cần để ý duy trì ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn. Đề ra chính sách hữu hiệu để kiềm chế tỷ lệ lạm phát – vốn đang khá cao. Hiện lạm phát đang ảnh hưởng đến đời sống và sức mua của người dân. Thứ hai là chúng tôi muốn thấy chính phủ nghiêm túc thúc đẩy cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Sau vụ khủng hoảng tại Vinashin, chúng tôi quan sát thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước khác phải nhận bớt nợ và bị gán tài sản của Vinashin. Cách giải quyết các khoản nợ của Vinashin vẫn còn chưa minh bạch.

Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tin rằng chính phủ nên giảm bớt can thiệp vào quá trình làm ăn và kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh đó trong lúc tỷ lệ tư hữa hóa được đẩy mạnh, doanh nghiệp nhà nước vẫn kiểm soát hầu hết các loại hình kinh doanh quan trọng ở Việt Nam. Chúng tôi muốn thấy điều này thay đổi. Chính phủ nên tập trung vào các tiêu chuẩn kế toán, hạch toán được quốc tế công nhận liên quan đến cách tính thuế và thu thuế, để góp phần loại trừ tham nhũng. Hành động thường xuyên bơm thêm vốn cho doanh nghiệp quốc doanh đang ngập trong nợ nần không phải là cách dùng tiền thuế của dân tốt nhất.”

Vụ Tập đoàn quốc doanh VINASHIN thua lỗ tới USD.4.4 tỉ đang lan tràn sang các Tập đoàn quốc doanh khác, khiến giới Ngân Hàng quốc tế nhìn thấy tình trạng đe dọa vỡ nợ của nền Kinh tế quốc doanh. Các Tổ chức thẩm định quốc tế như MOODY, STANDARD & POOR’S đều đồng loạt hạ giá những Tập đoàn Kinh tế nhà nước để khả năng vay vốn của Việt Nam đi đến cho bế tắc rất gần đây.

Việc VINASHIN xin khất nợ USD.60 triệu với những lời lẽ như hé lộ ý tưởng dựt nợ tạo ảnh hưởng rất xấu cho tương lai tài chánh Việt Nam.

Trong khi các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước tụt dốc, bị đe dọa vỡ nợ, tạo một viễn tượng bí lối vay vốn tương lai, thì khả năng Tài chánh của chính Nhà Nước đang đi vào kiệt quệ. Chúng tôi xin trích ngay Báo chí quốc nội:

“Lời báo động của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được đưa ra hôm 07/12 tại Hội nghị thường niên các nhà tài trợ cho Việt Nam, diễn ra trong 2 ngày (7-8/12) tại Hà Nội. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế,

Page 57: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

tính đến tháng 9 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã xuống đến mức chỉ còn bảo đảm được không đầy 2 tháng nhập khẩu.

Trong tham luận tại hội nghị, ông Masato Miyazaki, đại diện cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, không cho biết số liệu cụ thể về dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, mà chỉ ghi nhận rằng: “Dự trữ quốc tế của Việt Nam đã ổn định trong năm nay nhưng vẫn còn ở mức thấp, khoảng 1,8 tháng nhập khẩu tính đến tháng Chín năm nay”.

Cũng theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, mức dự trữ vào tháng 12 năm ngoái chỉ bảo đảm được không đầy 2,5 tháng nhập khẩu mà thôi.”

Lạm phát và những nguyên nhân

Như trên chúng tôi đã nói, việc tụt dốc của nền Kinh tế vĩ mô tại Việt Nam mới là chính yếu. Tình trạng Lạm phát, Vật giá nhẩy vọt hiện nay chỉ là sự phát hiện nổi lên tác hại đến đời sống dân chúng. Báo chí quốc nội không thể không đăng tãi tình trạng Lạm phát buồn cực này (Inflation malheureuse), hậu quả của tụt dốc cả một bộ máy Kinh tế nhà nước. Chúng tôi xin trích đăng Báo chí quốc nội.

“SÀI GÒN (TH) - Lạm phát gia tăng nhanh chóng trong mấy tháng qua, vượt qua mặt những chỉ tiêu mà Quốc Hội đề ra cũng như các biện pháp “bình ổn giá” mà nhà cầm quyền quảng cáo. Hậu quả, những người có đồng lương cố định và đại đa số quần chúng đều nghèo khó lại thêm phần khốn đốn.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam trong một bản tin ngày 29 tháng 11, 2010 về “lo âu đường đi của giá” nói rằng, ‘luôn có trên 50% bạn đọc cho biết họ đang thực sự gặp khó khăn.’

Theo các con số do Tổng Cục Thống Kê ở Hà Nội đưa ra, lạm phát tăng nhanh nhất ba tháng trở lại đây của năm nay và là mức gia tăng tệ hại nhất trong suốt 20 tháng qua. Ðây là hệ quả của chính sách đánh sụt giá đồng nội tệ nhằm cứu ngành sản xuất xuất cảng gây ảnh hưởng dây chuyền lên cả nền kinh tế.

Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, giá cả gia tăng 11.09% trong tháng 11, 2010 so với một năm trước. Ðây là tỉ lệ lạm phát gia tăng nhiều nhất từ tháng 3, 2009 mà vào thời điểm đó lạm phát nằm ở 11.25%. Tháng 10, 2010, lạm phát là 9.66%. Nếu chỉ tính từng tháng một thì lạm phát của tháng 11 đã tăng hơn tháng mười 1.86%.

Cuối năm 2009, Quốc Hội của chế độ Hà Nội biểu quyết “chỉ tiêu lạm phát trong năm 2010 phải dưới 7%”. Nhưng đến tháng 5, 2010, thấy không kềm nổi, nhà cầm quyền trung ương “xin điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)” lên “không quá 8%”.

“Giá của tất cả mọi loại thực phẩm mà chúng tôi mua ở các chợ địa phương đều gia tăng đáng kể so với tháng trước”. Craig Jackson, quản lý nhà hàng Al Fresco (cũng có chi nhánh ở Hà Nội) nói như vậy và phải trình bày với thức khách lý do “những bất ổn trong tỉ giá” đã làm giá thực phẩm tăng vọt.

Page 58: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Theo báo Người Lao Động hôm 20 tháng 11, 2010 vừa qua, các siêu thị ở Sài Gòn đã tăng giá ít nhất 10%. Gạo, một thứ căn bản của bữa ăn người Việt Nam, lên giá ít nhất cũng 4%, trong khi nhà cầm quyền khoe năm nay sẽ xuất cảng 6.5 triệu tấn gạo.

Nói chung, giá thực phẩm đã gia tăng 14.78% so với một năm trước trong đó một số thứ còn tăng đến 20.45%, theo Tổng Cục Thống Kê nói trên.

Theo tờ Người Lao Động, một số mặt hàng khác gắn liền với đời sống hàng ngày là đường và gas cũng tăng đáng kể.

Báo Người Lao Động dẫn nguồn tin từ Cục Quản Lý Giá (Bộ Tài Chính Việt Nam), nói giá bán lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng 11 khoảng 19,000-21,000 đồng/kg, tăng 1,000 đồng/kg so với tháng 10.”

Chúng tôi trở lại Công thức của FISHER trình bầy với tính cách tóm gọn giáo khoa ở đoạn đầu để nhìn những lý do căn bản tạo tình trạng Lạm phát, Vật giá leo thang hiện nay ở Việt Nam:

(i) Các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh được Nhà Nước rót vào cho phồng lên số vốn, nghĩa là đã cho những Tập đoàn này lượng tiền lưu hành lớn (M.V tăng)(ii) Nhà Nước đứng ra như bảo đảm cho những Tập đoàn này vay vốn nước ngoài, càng làm phồng lên khối Tiền lưu hành (M.V tăng)(iii) Nhà Nước thiếu hụt Ngân sách, nhưng Nhà Nước độc tài đã phá giá đồng bạc Việt Nam, in Tiền mới rót vào lưu hành vá đặc biệt rót cho các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh để dân chúng hứng chịu cảnh Lạm phát Tiền tệ này (M.V tăng)(iv) Trong khi ấy, các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh tham nhũng, lãng phí, không sản xuất hàng hóa cho tương xứng với số vốn nhận được. Không có hiệu năng Kinh tế, nghĩa là giảm sút hẳn sản xuất hàng hóa. Việc này làm giảm lượng hàng hóa trao đổi “T” trong Công thức của Fisher. Thổi phồng vốn lưu hành Tiền tệ và tụt dốc sản xuất hàng hóa, các Tập đoàn Kinh tế nhà nước đã hiệp hai lực (“M.V” tăng và “T” giảm) làm cho Lạm phát phi mã (Inflation galoppante) và Vật giá vọt lên chóng mặt.

Chính vì hiểu cái nguồn gốc phát sinh Lạm phát và Vật giá tăng vọt như vậy mà các nhân vật quốc tế họp tại Hà Nội đã khuyên Nguyễn Tấn Dũng phãi thay đổi mô hình Kinh tế vĩ mô nền tảng, chứ không chỉ nguyên hô hào dùng dầu cù là thoa bóp Lạm phát và Vật giá nhất thời. Phải trị từ cội nguồn Lạm phát.

Chính vì cái cội nguồn này mà chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa Lạm phát Trung quốc và Lạm phát Việt Nam:* Lạm phát Trung quốc một phần do độc chiêu QE2 $600 tỉ làm cho lượng vốn quốc tế đầu cơ dồn vào để kiếm lợi nhuận cao. Trong khi ấy, vốn đầu cơ quốc tế không vào Việt Nam vì sợ vào không những không có lợi nhuận mà còn sợ mất vốn vì Kinh tế sắp vỡ nợ.* Tỷ giá Đo-la xuống tại Trung quốc để tự động đẩy Tỷ giá đồng Yuan lên. Nhưng tại Việt Nam, Tỷ giá tiền Đồng VN lại tăng lên VN$.2’000 đối với Đo-la, nghĩa là giá đồng Tiền VN xuống mà giá đồng Đo-la lại lên. Dân Việt Nam và giới Hối đoái không còn tin tưởng ở Đồng bạc Việt Nam đã phá giá 3 lần trong một năm.

Thật đúng như lời Phạm Văn Đồng là những gì nước khác làm không được thì nước ta làm được, nhưng làm ngược chiều.

Page 59: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Phải đánh thẳng vào Chủ trương Kinh tế quốc doanh

Đã từ nhiều năm nay, chúng tôi luôn luôn kêu gọi rằng phải đánh thẳng vào Chủ trương Kinh tế quốc doanh. Việc tụt dốc Kinh tế VN, việc xuất hiện Lạm phát buồn cực (Inflation malheureuse) lúc này chính là do Nhà Nước sử dụng những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh để nắm độc quyền Kinh tế Quốc gia như chúng ta đã thấy hậu quả được trình bầy trong những phần trên đây.

VINASHIN, VINACOMIN… chỉ là những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước chường ra cái tên. Nhưng có một thứ Vi trùng không mang tên làm ruỗng những Tập đoàn ấy. Đó là Vi trùng THAM NHŨNG LÃNG PHÍ chui xuyền qua đãng và các Tập đoàn để đục khoét làm tụt hậu Kinh tế Quốc gia. Những con Vi trùng này cố thủ giữ Chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế để chúng chui rúc ẩn danh giữa hai quyền lực này mà đi đêm, đánh đĩ với nhau đẻ ra cả ổ Vi trùng THAM NHŨNG LÃNG PHÍ thi nhau đục khoét Kinh tế Quốc gia.

Đó là lý do coat lõi điếm đàng thâm cung bí sử mà những nhân vật quốc tế chỉ nói bóng gió, chứ không dám nói huỵch toẹt ra.

Tôi xin phép nói hụyh toẹt ra rằng phải DỨT BỎ CHÍNH CÁI CƠ CHẾ CSVN ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ để THAM NHŨNG LÃNG PHÍ thì mới có thể phát triển Kinh tế Việt Nam được.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 02.12.2010

Web : http://VietTUDAN.net

TQ MONG ĐỒNG NGUYÊN THAY ĐO-LA

Ngô Nhân Dụng

Sau khi lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Ðào đã tổ chức nhiều buổi “học tập” bí mật với các chuyên gia; trong đó một số người đã thuyết trình về vận thăng trầm của các cường quốc trong lịch sử. Các người lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa học được một điều, là một nước chỉ chiếm được địa vị siêu cường nếu đồng tiền của họ được các nước khác dùng làm một “ngoại tệ dự trữ”. Tức là đồng tiền của một siêu cường được các nước khác dùng để thanh toán khi mua bán với nhau, dùng như một thứ tiền tệ chung.

Thế kỷ 19 các nước trong đế quốc Anh giữ đồng Bảng Anh làm dự trữ; các thuộc địa của Pháp bị bắt buộc phải giữ đồng Franc. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, Nga Xô buộc các nước chư hầu sử dụng đồng Rúp khi thanh toán thương mại, mặc dù họ trao đổi theo kế hoạch chung không cần đến tiền tệ làm trung gian cũng được. Bên ngoài khối cộng sản, thì đồng đô la Mỹ chiếm ưu thế. Các nước

Page 60: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

khi mua hay bán với nhau muốn được thanh toán bằng đô la, khi đi vay nợ cũng vay, trả lẫn nhau bằng đô la. Các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo đã nghĩ tới tương lai, khi nào đồng Nguyên (gọi là tiền nhân dân, nhân dân tệ) cũng chiếm được một địa vị, nếu chưa bằng đô la Mỹ thì ít nhất cũng ngang với đồng Euro của Âu Châu, đồng Franc Thụy Sĩ, hay đồng Yen Nhật Bản.

Vì sức mạnh và cơ cấu cởi mở của nền kinh tế Hoa Kỳ, mọi người biết khi cầm đô la Mỹ trong tay là có thể mua được nhiều thứ hàng cần thiết, mà không ai từ chối. Sau Ðại Chiến Thứ Hai, đô la Mỹ chiếm địa vị thống ngự tài chánh thế giới. Có đô la đem đi đâu cũng đổi được ra đồng tiền bản xứ mà chi dùng. Các nước mua bán với nhau, dùng đô la thanh toán. Người Brazil muốn mua ngọc của Miến Ðiện khỏi phải đi mua đồng “ky-ét”, tiền của nước này; người Angola muốn mua dầu lửa Mexico cũng không cần tìm mua đồng peso. Mọi người, đi mua cái gì, mua của ai, đưa đô la Mỹ ra trả, đều được chấp nhận. Những người bán các món hàng mà cả thế giới cần mua lẫn của nhau như dầu lửa, quặng mỏ, gạo, lúa mì, xe hơi, vân vân, đều yêu cầu được trả bằng tiền của Mỹ.

Một hậu quả là các nước cần giữ đô la Mỹ trong tay. Ngoài ra họ còn phải cất giữ một số đô la Mỹ trong nhà, coi như tiền dự trữ, phòng khi cần đến. Chẳng hạn, một nước bình thường mỗi tháng nhập cảng 100 tỷ đô la hàng hoá thì cần giữ sẵn ít nhất 200 hoặc 300 tỷ đô la. Ðủ để thanh toán hai, ba tháng số tiền mua hàng từ nước ngoài, dù nước đó có xuất cảng được bao nhiêu cũng vậy. Chỉ cốt dự phòng thế thôi, để lỡ khi những người mua hàng của mình không thanh toán được thì mình vẫn có tiền để mua dầu lửa, mua giấy, mua máy móc về dùng.

Một nước không giữ đủ tiền dự trữ thì sẽ bị thiệt hại. Như ở Việt Nam hiện nay, số đô la dự trữ chỉ đủ để trả hơn một tháng hàng hoá nhập khẩu; trong khi cán cân thương mại thì khiếm hụt nặng, tức là mua vào nhiều hơn bán ra. Những nước bán hàng cho một nước dự trữ yếu sẽ ngần ngại không muốn bán chịu cho họ. Bán chịu, giao hàng rồi cho anh trả trễ 3 tháng, 6 tháng, lỡ đến lúc thanh toán mà anh hết tiền dự trữ thì sao? Ai dám nhận đồng tiền của nước anh khi anh không có đô la? Nếu anh vẫn năn nỉ xin mua chịu, thì người bán cũng có thể châm chước, nhưng xin anh coi số tiền trả trễ đó như một món tiền anh nợ tôi, phải trả tiền lãi; tôi sẽ tính lãi suất hơi cao vì hơi rủi ro; và xin anh trả trước tiền lãi cho nó chắc! Một nước mà dự trữ thấp quá cũng khó đi vay tiền trên thế giới. Nghĩa là khi đi vay sẽ phải trả lãi suất cao hơn bình thường.

Vì những lý do trên, các quốc gia đều giữ ngoại tệ dự trữ, mà từ giữa thế kỷ 20 phần lớn đều giữ đô la Mỹ. Trung Quốc đang giữ một số ngoại tệ dự trữ trị giá khoảng 3 ngàn tỷ Mỹ kim, mà hơn một nửa trong số đó là giữ đô la Mỹ. Các nước giữ đô la Mỹ trong nhà cũng biết đầu tư vào một thứ “dụng cụ tiền tệ” khác, là công trái của chính phủ Mỹ. Thay vì cất đô la trong két sắt ngân hàng trung ương của mình, họ đi mua công khố phiếu của Mỹ, cất trong két sắt các ngân hàng lớn ở New York, Zurich, vân vân, để kiếm chút tiền lãi.

Như vậy, một nước có đồng tiền đóng vai “tiền chung” của thế giới được hưởng nhiều điều lợi, mà cũng có trách nhiệm rất lớn. Trách nhiệm đầu tiên là họ phải giữ giá trị đồng tiền của họ ổn định, nếu không thì kinh tế cả thế giới bị xáo động. Nhưng trên nguyên tắc không có giấy tờ nào nêu rõ trách nhiệm đó. Mà cũng không có cơ chế nào để ràng buộc nước Mỹ phải tham khảo ý kiến các nước khác khi thi hành các chính sách tiền tệ của mình. Tức là trách nhiệm hoàn toàn có tính cách tự nguyện, mối ràng buộc duy nhất lá lòng tin của thế giới. Còn những điều lợi được hưởng thì rất hiển nhiên.

Một điều lợi là cái nước làm chủ đồng tiền chung đó có quyền “vay nợ” và có thể “quỵt nợ” một cách tự nhiên, không cần công bố hay xin phép ai cả.

Page 61: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Chúng ta nên biết đồng tiền nào cũng là một thứ “giấy nợ”. Khi bạn cầm trong tay một đồng Euro thì coi như các nước Âu Châu trong khối Euro đang nợ bạn... một Euro. Bạn có quyền đòi họ thanh toán món nợ đó bằng một số hàng hoá ở các nước dùng đồng tiền này. Tất cả các nước đó là “con nợ” của quý vị. Một đồng “kíp” ở nước Lào là giấy nợ mà khi quý vị đến nước Lào là có quyền đòi họ trả nợ bằng hàng hoá, dịch vụ ở đó. Khi tôi trả một đồng kíp cho cậu chủ quán Internet tại Vientiane để được sử dụng mạng lưới gửi bài này về báo Người Việt ở California, tôi đang “đòi nợ” dân Lào. Vì tôi cầm đồng kíp, một tờ giấy nợ mà chính phủ Lào đã ký kết, và dân Lào phải trả nợ. Cái quán cà phê Internet này mang tên rất oai: Computer Solutions, đang trả nợ cho chính phủ của họ. Ðồng đô la Mỹ cũng vậy, đó là thứ giấy nợ mà Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang và bộ Tài Chánh Mỹ ký kết với quý vị nào đang giữ đô la trong túi. Quý vị cũng có quyền “đòi trả nợ” bằng một số hàng hoá, dịch vụ. Ðiểm khác nhau giữa đồng kíp của Lào và đô la của Mỹ là tôi có thể đem tờ giấy nợ mang tên đô la đi hầu hết các nơi trên thế giới, ở đâu tôi cũng có thể “đòi trả nợ” được. Trong khi đó, đồng kíp đem ra khỏi nước Lào thì coi như thành tiền Lèo, không ai muốn nhận cả.

Ðó là một lợi điểm của quốc gia có đồng tiền được cả thế giới dùng, đồng đô la hiện nay chẳng hạn. Coi như chính phủ Mỹ và Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ có quyền đi vay nợ cả thế giới mà không cần xin phép ai cả - đôi khi cần xin phép các đại biểu Quốc Hội đại diện của 300 triệu dân Mỹ.

Không những thế, khi chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la của nước họ xuống giá so với các đồng tiền mạnh khác, của Nhật Bản, Âu Châu, Thụy Sĩ, vân vân; thì tất cả những người đang cầm đô la trong tay, hoặc giữ trong nhà, đều bị thiệt hại, bị mất tiền. Ðồng đô la họ đang cầm mà xuống giá thì họ chỉ “đòi nợ” được một số hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn trước! Nói cách khác, khi chúng ta nhớ mỗi đồng tiền là một tờ giấy nợ, thì thấy ngay là nếu tiền Mỹ xuống giá là nước Mỹ đã tự động giảm bớt số nợ của họ, đối với tất cả những người đang cầm đô la trong tay, tức là cả thế giới! Thử tưởng tượng chính phủ Bắc Kinh đang giữ 1,000 tỷ đô la trong nhà, mỗi lần đô la Mỹ xuống giá 1% là 10 tỷ đô la mất biến! Cái giấy nợ viết 1,000 đồng, bây giờ chỉ còn 990 đồng mà thôi!

Riêng một điều này cũng đủ khiến cho các người lãnh đạo Trung Quốc sốt ruột rồi! Trong bài báo trên tạp chí Cầu Thị, tác giả Từ Vận Hồng đã đề nghị chính phủ Trung Quốc phải dùng ảnh hưởng thương mại ngày càng lớn của mình để thuyết phục các nước khác thay thế vai trò của đô la Mỹ bằng đồng nhân dân tệ. Nói cách khác, đồng Nguyên sẽ tranh giành địa vị bá chủ của đồng đô la Mỹ.

Ông Từ Vận Hồng chỉ nói lại một điều hiển nhiên. Vì đó là một mục tiêu mà chính quyền Trung Quốc vẫn nhắm từ lâu, ít nhất từ thời các ông Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo tựu chức. Tuy nhiên, con đường từ đây tới đó còn rất xa xôi, mà cuối cùng kết quả vẫn không ai đoán trước được!

Những người ngồi trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc nuôi giấc mơ đưa đồng Nguyên lên hàng “tiền dự trữ”, ít nhất ngang với địa vị của các đồng tiền Euro của Âu Châu đồng Yen của Nhật, đồng Franc Thụy Sĩ. Trước khi sang tham nước Mỹ vào cuối năm 2010, ông Hồ Cẩm Ðào trả lời các nhà báo Mỹ đã nói thẳng rằng hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay, lấy đô la Mỹ làm trung tâm vì các nước đều dùng đô la Mỹ làm ngoại tệ dự trữ, là một di sản của quá khứ, trong tương lai sẽ phải thay đổi. Chắc chắn là người Trung Hoa mong có ngày đồng Nguyên sẽ thay thế vai trò thống ngự thế giới của đồng đô la Mỹ. Có thể coi đây là một kế hoạch trường kỳ, kéo dài hàng 50 năm, 100 năm không chừng; nhưng như Lão Tử nói, cuộc hành trình vạn dậm nào cũng bắt đầu bằng

Page 62: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

một bước! Sau ông Hồ Cẩm Ðào, chắc ông Tập Cận Bình sẽ còn nhắc lại câu nói đó. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ lập lại điều này, “Ðồng Nguyên sẽ thay thế Ðô la Mỹ” trong vòng 30, 50 năm nữa. Dù không nghiên cứu kinh tế học, quý vị cũng biết rằng khó ai đoán trước được vận mạng kinh tế loài người trước một thế kỷ hay nửa thế kỷ. Nếu 100 năm nữa không ai còn dùng đến tiền tệ nước nào nữa, mọi giao dịch được thanh toán theo cách khác thì sao? Hơn 40 năm trước, Nhật Bản tuyên bố sẽ bỏ tiền nghiên cứu “thế hệ máy vi tính thứ 5” để vượt IBM của Mỹ. Ngay chủ tịch công ty IBM cũng nói không ai lại ngu đi mua computer để trong nhà mình dùng; và ông tiên đoán cả thế giới sẽ chỉ cần đến 5 cái computer lớn là đủ. Trong 20 năm sau đó, các doanh nhân Mỹ họ lại chỉ lo làm những việc nhỏ mọn, như chế ra những máy vi tính tí hon để trên bàn cho mỗi cá nhân. Cuộc chạy đua kinh tế bao giờ cũng đầy những bất ngờ. Thử tưởng tượng một lực sĩ gắng sức leo dốc để tới đích trước mọi người; nhưng khi leo đến nơi thì cái cột mốc đã biến mất rồi, mà cũng không còn ai dự cuộc chạy đua leo dốc đó nữa, họ sang ngọn núi khác rồi! Như nhà kinh tế Keynes từng nói: Chỉ có một kế hoạch trường kỳ, thật lâu dài và chắc chắn nhất, đó là cái chết!

Nhưng giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc nói là làm ngay. Họ đang bắt đầu công việc “quốc tế hoá” nhân dân tệ. Việc đầu tiên là làm sao cho loài người làm quen với đồng Nguyên, dù không đặt chân lên đất Trung Quốc. Nhưng trước hết phải làm sao cho các nhà đầu tư, tức là những người có sẵn tiền, và nhiều tiền, trên thế giới tập thói quen dùng đồng Nguyên, không phải chỉ ở trong nước Trung Hoa mà cả bên ngoài nữa. Trước hết, họ nhắm vào những dân có tiền ở mấy nước chung quanh. Hương Cảng là địa điểm ưu tiên. Vì Hồng Kông vẫn là một trung tâm tài chánh, một thị trường vốn mà giới đầu tư thuộc nhiều quốc gia đang sử dụng. Bao giờ mà các người làm ăn ở Hồng Kông thấy việc cầm đồng Nguyên trong tay cũng tự nhiên như cầm đồng Euro hay đồng Mỹ kim; bao giờ họ đi mua, bán với nhau, vay nợ, trả nợ nhau, mà thanh toán bằng nhân dân tệ không khác gì sử dụng đồng tiền Mỹ hay tiền Âu Châu, thì lúc đó giấc mơ của ông Hồ Cẩm Ðào sẽ thành sự thật. Nhưng “bao giờ” là bao giờ? Trong 30 năm, nửa thế kỷ, hay một thế kỷ nữa?

Trong một bài sau, chúng tôi sẽ trình bày một số hành động của chính quyền Bắc Kinh trong nỗ lực quốc tế hoá đồng “tiền nhân dân” của họ. Nhưng chúng ta có thể đoán trước nỗ lực của chính phủ Bắc Kinh còn gặp rất nhiều gian nan. Vì hiện nay họ vẫn theo một dụng cụ của hệ thống kinh tế chỉ huy, tập trung, là kiểm soát ngoại tệ. Một du khách tới nước Trung Hoa cầm đồng Nguyên muốn đổi lấy đô la, hay có đô la muốn đổi lấy Nguyên, phải tìm dúng một ngân hàng được chính quyền cho phép làm công việc hoán chuyển này. Nếu không tìm ra ngân hàng Bank of China trong thị xã mình tới, là kẹt. Bắc Kinh kiểm soát việc hoán chuyển ngoại tệ để phòng ngừa cho họ khỏi bị ảnh hưởng của các cơn biến động tài chánh quốc tế. Ðiều đó tốt, nhưng cũng gây hậu quả xấu. Không khác gì các bậc cha mẹ không dám cho con lội xuống nước, vì sợ nó chết đuối; cứ như thế đứa con sẽ không bao giờ biết bơi cả! Bao giờ chính phủ Bắc Kinh mới dám cho đồng Nguyên được hoán chuyển tự do? Ít nhất phải 15 hay 20 năm nữa. Sau đó, lại phải làm sao cho đồng Nguyên được làm quen với giới đầu tư quốc tế, cũng mất một thế hệ nữa.

Còn một yếu tố nữa quyết định địa vị của đồng Nguyên, là nền chính trị ở nước Trung Hoa. Ðồng tiền một nước chỉ lên địa vị bá chủ, được các nước khác dự trữ, nếu nền chính trị nước đó được ổn định. Mà chính trị ở Trung Quốc thì chưa ổn định.

Nếu quý vị nghi ngờ điều này, cho rằng chính trị ở Trung Quốc đang rất ổn định, không lo chuyện đó, thì chúng tôi xin quý vị nhớ lại quá khứ. Trước đây 30 năm, nền chính trị ở Liên Xô có vẻ ổn định hay không? Thế cái gì xẩy ra năm 1989? Trước năm 1990 có ai ở ngoài khối cộng sản muốn giữ đồng Rúp làm dự trữ ngoại tệ, trong ngân hàng hay trong nhà của mình hay không? Trước đây một tháng, ai nói nền chính trị Ai Cập không ổn định, chắc cũng bị thiên hạ nghi ngờ. Cũng giống

Page 63: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

như Lybia, Bahrain vậy. Tại sao dân Nga thời còn cộng sản vẫn muốn cất giữ đô la Mỹ? Có những cụ già người Nga để dành tiền bằng Mỹ kim dù chả bao giờ tính đi thăm nước Mỹ cả! Chỉ vì họ biết nền chính trị nước Mỹ nó rất ổn định. Không ai sợ một chính phủ Mỹ mới lên sẽ thay đổi đồng tiền của chính phủ Mỹ. Hiến Pháp Mỹ cũng không cho phép nhà nước “chơi” với đồng tiền của dân, như các chế độ độc tài lâu lâu lại làm.Một quốc gia chỉ có ổn định thật sự nếu người dân được tham gia vào các quyết định chính trị và kinh tế chung của cả tập thể. Khi nào nhà nước còn phải dùng công an mật vụ đe dọa và đàn áp dân, thì chưa thể nào coi là ổn định được. Khi đó, ngay đồng tiền của họ cũng không ai muốn cất giữ. Cho nên khi nuôi giấc mơ có ngày đồng Nguyên thay thế đô la Mỹ, hoặc ít nhất cũng có địa vị “ngang cơ với mỹ kim, những người lãnh đạo Trung Quốc họ đều biết: Phải cải tổ chính trị trước đã! Khi ông Ôn Gia Bảo nói điều này ra vào cuối năm ngoái, ông đã “buột miệng” nói một sự thật, một nhu cầu đích thực của nước ông.

Ngô Nhân Dụng

ĐỒNG YUAN ĐỘC ĐÓAN:MẶT TRẬN XÂM LĂNG TIỀN TỆ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếUNICODE: http://viettudan.net

Geneva, 25.02.2010

Trong thời thống trị của đồng Đo-la từ Hội Nghị Bretton Woods 1944 cho đến ngày nay, chúng ta đã thấy những lời đứng lên muốn cải cách hệ thống Tiền tệ. Ngòai Staline gọi hệ thống Tiền tệ là “Impérialisme du Dollar”, còn TT. Charles De GAULLE lên tiếng vì sợ tình trạng bếp bênh cho Euro-Dollar, còn khối A-rập xử dụng Pétro-Dollar làm áp lực với Hoa-kỳ để bênh đỡ Palestine.

Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.2, đã trích đăng lại lời công kích của TT.De GAULLE như sau:“Ngày 4 tháng Hai năm 1965, Charles De GAULLE, Tổng thống Pháp, tuyên bố trong một cuộc họp rằng:”Nhiều quốc gia chấp nhận, theo nguyên tắc, đồng Đo-la như giá trị vàng để thanh tóan những chênh lệch trong Bảng Cân Bằng Thanh tóan Quốc tế. Đây là điều làm cho Hoa kỳ nhận nợ một cách như cho không đối với ngọai quốc vì chính Hoa kỳ phát hành phương tiện thanh trả cho chính mình. Nhìn những hậu quả có thể làm khủng hỏang, chúng tôi nghĩ rằng phải kịp thời tìm phương tiện ngăn chặn trường hợp như vậy. Chúng tôi nhận định rằng những giao dịch thương mại quốc tế cần phải được thiết lập trên một căn bản tiền tệ không có những nghi ngại và không mang dấu vết của một nước đặc biệt nào.”

Lời tuyên bố đã gây một “tiểu chiến tranh tiền tệ” giữa TT.De GAULLE và TT.Richard NIXON.

Chế độ BẢN VỊ—US$---VÀNG (Etalon—Devise US$--Vàng) vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay (Xin đọc bài TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ đăng trong số này).

Page 64: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Những đòi hỏi mới của Trung quốc

Kinh tế Trung quốc đặt trọng tâm vào xuất cảng và đã xuất cảng thật nhiều để thu vào tồn trữ một khối Đo-la khổng lồ mà chúng ta có thể gọi là khối Sino-Dollar dưới hình thức cho Hoa-kỳ nhận nợ. Mỹ công khai nhận nợ, nhưng Trung quốc đã xậm xụi quyết định độc đóan về Tỷ giá hạ thấp đồng Yuan đối với Đo-la tới 50% nhằm phục vụ cho hàng xuất cảng của mình. Nhân cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế 2007/09, được cổ võ bởi TT.Nicolas SARKOZY và một số nước bắt đầu phát triển, Trung quốc đứng lên công kích hệ thống thanh trả Thương mại quốc tế lấy đồng US$ làm căn bản. Trung quốc lo lắng cho sự bấp bênh lên xuống của đồng US$ mà mình đang tích trữ một khối khổng lồ, nhất cho chính Hoa-kỳ nhận nợ. CNN ngày 17.02.2010 đã chạy hàng chữ trên Truyền Hình:”CHINA LOSING APPETITE FOR US DEBT !”.

Ngược lại, Hoa kỳ, ngay từ thời TT.BUSH, đã luôn luôn yêu cầu Trung quốc nâng giá đồng Yuan lên cho đúng với Tỷ giá của Thị trường. Nhưng Trung quốc vẫn cố chấp độc đóan quyết định Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la để giữ tính cạnh tranh xuất cảng của hàng hóa của mình. Trung quốc cũng bất chấp những than vãn về điểm này từ những nước khác cũng làm việc cho xuất cảng.

Trung quốc kêu gọi kiểm sóat chặt chẽ hệ thống Ngân Hàng/ Tài chánh quốc tế, nhưng ai cũng biết rằng không thể nào kiểm sóat Ngân Hàng/Tài chánh của chính Trung quốc độc đóan, được coi là “bí mật quân sự”. Trung quốc muốn kéo vây cánh nhằm thay thế đồng US$ bằng một Đơn Vị Tiền mới. Ngày 23.03.2009, Oâng Zhou XIAO-CHUAN, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã cho đăng lên mạng www.pbc.gov.cn lời tuyên bố như sau (theo bản dịch của Nhật báo LE MONDE ngày 10.11.2009, p.3) :

”L’objectif adéquat est donc de créer une monnaie de réserve internationale qui soit déconnectée de nation individuelle et se montre capable de rester stable sur le long terme. Comparée à la gestion séparée des réserves par chaque pays, la gestion centralisée d’une partie des réserves globales par une institution internationale de référence sera bien plus efficace pour contrer la spéculation et stabiliser les marchés financiers.”

(Mục đích phù hợp là tạo ra một đồng Tiền dự trữ quốc tế tách rời ra khỏi một quốc gia riêng lẻ và có khả năng đứng bền vững trong trường kỳ. So sánh với việc quản trị riêng lẻ những dự trữ của từng quốc gia, việc quản trị tập trung những dự trữ tổng quát bởi một Tổ chức Quốc tế làm quy chiếu sẽ hữu hiệu hơn nhiều để chống lại đầu cơ và tạo bền vững cho những Thị trường Tài chánh).

Phản ứng Quốc tế thế nào đối vớiviệc Tuyên Chiến Tiền Tệ này

Như chúng tôi đã nhấn mạnh về tính cách PHỔ QUÁT (Universalité) cắt nghĩa trong bài mang tính cách giáo khoa TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ, Tiền tệ là một sự chấp nhận tự do và là tư hữu hòan tòan của mỗi cá nhân. Quyền lực Tiền tệ mang tính độc lập với quyết định Chính trị. Chúng tôi rất ngại ngùng xử dụng nhũng tiếng “Chiến Tranh Tiền Tệ” được tuyên bố bởi những người điều hành Chính trị. Không một cá nhân nào tư hữu Tiền bạc muốn để cho Nhà Nước

Page 65: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

“chiến tranh tiền tệ” để mình mất tiền. Một đồng tiền được chấp nhận hay không phải là do đồng thuận của từng cá nhân tư hữu.

Đồng Đo-la từ năm 1944 đến nay đã lan tràn khắp Thế giới đến nỗi một đứa con nít cũng biết nói:”One Dollar, please !” . Nó chưa biết nói: “One Yuan, please !”

Ký giả Cécile PRUDHOMME, dưới đầu đề :

”Ni l’Euro ni Yuan ne parviendront, à moyen terme, à remplacer le Billet vert comme pivot du système financier international. UNE DOMINATION CONTESTÉE, MAIS PAS MENACÉE !”

(Cho cả Euro, cả Yuan cũng chưa, trong trung hạn, thay thế Giấy bạc xanh đang làm mốc cho hệ thống Tài chánh quốc tế. MỘT SỰ THỐNG TRỊ BỊ PHẢN ĐỐI, NHƯNG KHÔNG BỊ ĐE DỌA !) (Le Monde 10.03.2009, p.2).

Ký giả đã trích ngay ra lời của TT.NIXON trả lời cho TT.De GAULLE: ”Le Dollar est notre monnaie, et votre problème !” (Đồng Đo-la là đồng tiền của chúng tôi, còn vấn đề là thuộc về các ông !”. Thực vậy, Hoa kỳ không hề dùng quân đội bắt ép người khác phải chấp nhận đồng Đo-la. Việc người khác chấp nhận Đo-la là việc đồng thuận tự do vậy.

Ký giả đưa ra những con số cho thấy tầm quan trọng của Đo-la đã ăn rễ sâu rộng hiện nay:”Theo điều tra của Ngân Hàng Thanh Tóan Quốc tế (BRI), đồng Đo-la đại diện 86.3% ở Thị trường Hối đóai, nơi trao đổi mỗi ngày USD.3’200 tỉ. 37% cho đồng Euro Liên Âu, 16.5% cho đồng Yen Nhật và 15% cho đồng Bảng Anh.”. Một sự hiện diện như vậy với cả một bộ máy tổ chức điều hành Hối đóai không thể một sớm một chiều thay thế.

Đối với Liên Aâu, mặc dầu Sarkozy hớn hở cổ võ cho đề nghị thay đổi, nhưng Oâng Jean-Claude TRICHET, Thống đốc Ngân Hàng Liên Aâu, ngày 8.10.2009, đã tuyên bố: ”Mon prédécesseur et moi-même avons toujours dit que nous ne faisions pas campagne pour une utilisation internationale de l’euro” (Vị tiền nhiệm và chính tôi đã luôn luôn nói rằng chúng tôi không cổ động cho việc xử dụng quốc tế cho đồng Euro).

Thái độ của Nhật cũng ủng hộ việc duy trì đồng Đo-la. Oâng Hiroshisa FUJII, Bộ trưởng Tài chánh Nhật, đã tuyên bố ngày 27.10.2009:

“Le dollar demeurait une devise solide et il était de ce fait naturel que le billet vert reste pour le Japon une monnaie de réserve. Il est clair que le dollar est encore la plus forte monnaie du monde”. (Đồng Đo-la đã đứng như một đồng tiền chắc chắn và vì lẽ tất nhiên đó, tờ giấy bạc xanh còn đứng đối với nước Nhật làm đồng tiền dự trữ. Tỏ tường rằng đồng Đo-la còn là đồng tiền mạnh nhất Thế giới)

Trước thái độ còn tin tưởng và ủng hộ đồng Đo-la như vậy của Liên Aâu và của Nhật, Trung quốc tìm tòi những con đường khác để lấn dần đất của đồng Đo-la.

Tìm XÂM LĂNG ĐỒNG YUAN đối với một số nước nghèo

Page 66: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nhật báo Le Monde Economie ngày 23.02.2010, trang 1, cho đăng bài nói về việc Trung quốc mang đồng Yuan của mình đi tìm xâm lăng tại những nước nghèo.

Trung quốc đã tìm xâm lăng trong lãnh vực tiền tệ với những lý do nổi xùng thuộc lãnh vực Chính trị. Đây không hẳn là Chiến Tranh Tiền tệ, va chạm giữa hai đồng Tiền Yuan và Đo-la, thuần túy thuộc lãnh vực Tiền tệ. Nhật báo Le Monde nêu ra những lý do:

”La confrontation sino-américaine gagne en intensité. Ventes d’armes à Taiwan, visite du dalai-lama à Washington: l’administration Obama donne des gages de fermeté à l’égard de Pékin.” (Việc va chạm Tầu—Mỹ tăng độ mạnh. Bán vũ khí cho Đài Loan, cuộc viếng thăm của Đức Dalai-Lama tại Hoa Thịnh Đốn: Chính quyền Obama tỏ thái độ cứng rắn đối với Bắc Kinh).

Trung quốc đã ký kết những Liên đối mậu dịch cho phép thanh khỏan thương mại bằng đồng Yuan như sau:

=> Những hiệp ước mậu dịch ký kết với Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Bêlarus, Indonesia và Argentina năm 2009 cho phép các nước này xử dụng đồng Yuan trong các vụ mua bán.=> Đồng Yuan Trung Quốc được phép xử dụng ngoài nước: tại Lào, Việt Nam, Mông Cổ và Nga từ năm 2003. => Trong vòng 5 năm, các hợp đồng ký kết bằng đồng yuan đã tăng thêm và chiếm 30% khối trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN .

Trung quốc tìm những con đường nhỏ này để cạnh tranh đồng Yuan đối với đồng Đo-la tại một số nước nghèo. Nhưng thử hỏi một số người tư hữu tài sản có muốn giữ tài sản mình bằng đồng Yuan hay không ? Đồng Yuan là Tiền tệ của Trung quốc, được quyết định Tỷ gia một cách độc tài, dưới luật lệ Tiền bạc không có tự do cho chính những Sỡ hữu chủ tài sản. Chọn giữ đồng Yuan nguy hiểm hay chọn giữ đồng Đo-la trong khuôn khổ luật pháp triệt để tôn trọng tư hữu cá nhân ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 25.02.2010

VietTUDAN --------------------------------------------------- PHONG TRAO DAU TRANH

QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨUHAY NẰM YÊN TỰ SÁT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 13.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

hay vào Web: http://VietTUDAN.net (Xin Bấm (Click) trực tiếp:

QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT)

Page 67: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Những tháng cuối năm 2010, nhất là sau vỡ nợ của Vinashin, tình trạng Kinh tế Việt Nam cho thấy sự tụt dốc rõ rệt. Trong khung cảnh tụt dốc Kinh tế ấy, với lạm phát lên cao, vật gía tăng phi mã, đồng tiền phá giá, khả năng tín dụng bị quốc tế đánh thụt điểm, dự trữ ngoại hối chỉ còn mức lượng không đủ cho nhập cảng hai tháng, chúng tôi quyết định viết loạt bài Chủ đềTRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH.

Muốn DỨT BỎ được Cơ chế hiện hành, thì quần chúng phải NỔI DẬY làm đột biến, nghĩa là làm Cách Mạng. Việc NỔI DẬY này là trách nhiệm của QUỐC NỘI chứ không phải là việc nhập cảng vào từ HẢI NGOẠI

Minh định một số quan niệm

Chúng tôi thấy cần minh định một số quan niệm chủ chốt trong loạt bài Chủ đề này để độc giả dễ hiểu hoặc tối thiểu không hiểu lầm chúng tôi khi viết về cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam.

Cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam là một việc CẦN THIẾT phải làm từ lâu rồi nếu chúng ta muốn đất nước phát triển. Đã từ hơn 4 năm nay, chúng tôi đã viết về sự CẦN THIẾT này chứ không phải chỉ bây giờ mới viết. Khi quyết định viết Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi đã viết trước khi có cuộc Cách Mạng Hoa Nhài tại Tunisie và những cuộc Nổi Dậy tại Bắc Phi và Trung Đông. Không phải thấy người ta làm Cách Mạng Hoa Nhài, rồi mình mới sốn sang làm Cách Mạng Hoa Sen, Hoa Súng… cho Việt Nam.

Ngày nay, một số Vị mới đặt ra vấn đề xem cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam đã CHÍN MÙI hay chưa. Tôi e ngại rằng cứ ngồi xét khía cạnh CHÍN MÙI, mà không hành động gì cả, thì cuộc NỔI DẬY ở Việt Nam sẽ phải RỮA MÙI và tàn lụi không hợp thời cơ quốc tế nữa. Thực vậy, người ta thường nói rằng rất ít những bậc Trí thức Khoa bảng trở thành Triệu phú hay Tỉ phú. Lý do là những bậc Trí thức Khoa bảng ngồi đắn đo nhiều quá, đọc từ thời Aristote, Platon… tìm hiểu về Tiền bạc để đến khi bắt đầu làm kiếm tiền, thì người khác hớt hết “Affaires” của mình rồi.

TRÁCH NHIỆM nổi dậy là QUỐC NỘI. Thực vậy, CSVN đè đầu bóp cổ cướp bóc là đè đầu trên những người ở Quốc nội. Người Việt Hải ngoại, cho dù có mang lòng yêu nước đi nữa, thì cũng không bị đau đơn bằng những người ở Quốc nội. Chúng tôi mong QUỐC NỘI thương lấy chính thân phận mình và tự cứu mình, chứ đừng quá tin ở lòng thương đến cứu từ phía người Việt tại nước ngoài hay từ những Chính quyền ngoại quốc. Vì vậy, chúng tôi xin nói “QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT”.

Năm 2001, khi nhập cuộc đấu tranh cho Linh mục NGUYỄN VĂN LÝ và Tự do Tôn giáo, chúng tôi viết thúc đẩy việc Giáo dân Công Giáo nổi dậy làm mạnh, thì một Linh mục từ Roma mắng xéo rằng “Đừng xúi trẻ ăn cứt gà!”. Chúng tôi trả lời rất rõ rệt rằng chúng tôi không xúi ai ăn cứt gà cả mà chỉ thấy CSVN gùm cổ người ta, dí vào bãi cứt gà và bắt ăn, nên chúng tôi hô hào phải cưỡng lại đừng ăn. Còn nếu nhục nhã tuân lời CSVN thì cứ việc ăn, chứ không ai xúi gì cả.

Ngày nay, qua bài viết mới đây, Ông NGUYỄN MINH CẦN biểu lộ sự tức bực rằng người Việt Hải ngoại kêu gọi Quốc Nội NỔI DẬY như đẩy giới trẻ vào chỗ chết, giống như hình ảnh xúi trẻ ăn cứt gà. Chúng tôi nghĩ người Việt Hải ngoại muốn nhắc nhở cho Quốc nội rằng hãy NỔI DẬY đứng thẳng người lên TỰ CỨU MÌNH, còn nếu cứ gục đầu nhục nhã dưới gót giầy CSVN, thì dần dần nhục quá mà CẮN LƯỠI TỰ TỬ.

Page 68: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nội dung Tập Tài liệu này

Viết xong 10 Bài đầu, chúng tôi muốn góp thành Tập Tài liệu số I của Chủ đề và phổ biến để mang tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ tiếp tục viết về cùng Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH để phổ biến thêm Tập số II, III…

hay vào Web: http://VietTUDAN.net (Xin Bấm (Click) trực tiếp:

QUỐC NỘI NỔI DẬY TỰ CỨU HAY NẰM YÊN TỰ SÁT)

Bài 00: TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘIDỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH

Phụ bản 00:NHỮNG LỰC LƯỢNG QUỐC NỘI ĐỨNG LÊN DẸP KINH TẾ MAFIA QUỐC DOANH CSVNPhụ bản 01:TRÁCH NHIỆM ĐẤU TRANH TỪ QUỐC NỘI

Bài 01:MINH ĐỊNH LÃNH VỰC ĐẤU TRANHCỦA NHỮNG LỰC LƯỢNG QUỐC NỘIBài 02:TUNISIE: DÂN CHÚNG MUỐN CHẤM DỨTCHỨ KHÔNG HÒA HỢP VỚI DƯ ĐẢNG BEN ALI

Phụ bản 02:HẢI NGOẠI ĐÓNG GÓP CHO QUỐC NỘI:THỤY SĨ PHONG TỎA TÀI SẢN BÈ ĐẢNG BEN ALI

Bài 03:CÁCH BIỆT GIẦU NGHÈO BẤT CHÍNH TẠOTÂM LÝ QUẦN CHÚNG GHEN GHÉT HẬN TH

Phụ bản 03:ĐẦU NĂM CON MÈO,CHÚC MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG XI ĐÃ CAN ĐẢM

Bài 04:NHỮNG NHÀ ĐỘC TÀI“MADE IN USA, FRANCE, CHINA“

Phụ bản 04:CHÍNH TRỊ TÌM CÁCH PHÂN HÓACUỘC CÁCH MẠNG DẠ DẦY

Bài 05:HẢI NGOẠI GÓP PHẦN CHO VIỆCTHÂU HỒI TÀI SẢN CỦA ĐỘC TÀI

Phụ bản 05:CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ LÀM “CHỆCH HƯỚNG“ CUỘC CÁCH MẠNG DẠ DẦY

Bài 06:AI CẬP: ĐƯỜNG ĐI ĐẾN TỰ DO DÂN CHỦNHIỀU CHƯỚNG NGẠI VÀ DỄ “CHỆCH HƯỚNG“

Phụ bản 06:THỤY SĨ CẢNH CÁO GIÁN TIẾP PHÁP, MỸVỀ PHONG TỎA TÀI SẢN BẤT CHÍNHPhụ bản 07:

Page 69: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN

Bài 07:MỨC ĐỘ ÁP DỤNGCÁCH MẠNG BẮC PHI CHO VIỆT NAM

Phụ bản 08:ĐÁNH THẲNG VÀO VIỆC ĂN CƯỚP CỦA CHUNG LÀM CỦA RIÊNG VÀ CHUYỂN RA NƯỚC NGOÀI

Bài 08:BẮT ĐẦU NỔI DẬYTỪ DÂN OAN, GIÁO OAN VÀ CÔNG NHÂN

Phụ bản 09:ĐỀ NGHỊ NỘI DUNGNHỮNG BÀI KÊU GỌI NỔI DẬY CHO VIỆT NAMPhụ bản 10:LIÊN ÂU BUỘC PHẢI LOẠI TRỪ KADHAFI

Bài 09:NGUYỄN MINH CẦN: TÒNG PHẠM VỚI CSVNDẸP CƠ HỘI NỔI DẬY CỦA QUẦN CHÚNG ?

Phụ bản 11:KHÔNG CHO RÚT ĐO-LA:MỘT BIỆN PHÁP CƯỚP DỰT

Bài 10:ĐÁM TÒNG PHẠM VỚI TỘI ÁC CSVN:CẢN MŨI KỲ ĐÀ CÁCH MẠNG QUẦN CHÚNG

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 13.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

MẶT TRẬN DIỆT TRỪ THAM NHŨNGVÀ LÃNG PHÍ

VĂN PHÒNGTRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN

BUREAU OF RESEARCH FOR CRIMINAL FORTUNES OF VIETNAMESE COMMUNISMBUREAU DE RECHERCHE DES FORTUNES CRIMINELLES DU COMMUNISME VIETNAMIEN

22 Rue du Prieuré, CH-1202 GENEVA, SwitzerlandTel:0041 22 731 82 66. Mobile:0041 79 766 65 83. Fax:0041 22 738 28 08

Email1: TRUY TIM TAI SAN CSVN <[email protected]>Email2: TRUY TIM TAI SAN CSVN <[email protected]>

CHÚ THÍNH:TÀI LIỆU 001

sau đâyKHẲNG ĐỊNH TIỀN CHI PHÍ VÀ TIỀN HOA HỒNG

có hiệu lực bắt buộcVĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN

BUREAU OF RESEARCH FOR CRIMINAL FORTUNES OF VIETNAMESE COMMUNISMBUREAU DE RECHERCHE DES FORTUNES CRIMINELLES DU COMMUNISME VIETNAMIEN

Page 70: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

thi hành về tiền thưởng, nghĩa là TIỀN CHI PHÍ (FEE) cộng với TIỀN HOA HỒNG (COMMISSION) cho Cá nhân (Individual) hay Tổ chức (Organisation), gọi tắt là những ĐƠN VỊ (Entities) đã chi tiêu trong khi làm việc (fees for works) và cung cấp những dịch vụ (services) liên hệ đến việc TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN.

Chúng tôi làm Văn Bản Khẳng định này với ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp bởi vì Văn Bản này không những gửi đến quý Đồng hương Việt Nam, mà còn gửi đến những người nước ngoài và các Chính quyền ngoại quốc.

Riêng về phía Việt Nam, đây là việc công khai đánh vào CÁI TIM ĐEN của CSVN. Chúng chẳng còn gì là lý tưởng. Chúng cố thủ giữ quyền hành để thâu tóm tài sản riêng cho mỗi người. Chúng giữ độc tài Chính trị để bịt miệng mọi công kích việc cướp bóc của chúng. Chúng giữ Độc quyền Kinh tế để Tiền bạc nằm trong tay chúng và những thân nhân. Khi chúng lấy Độc tài Chính trị giữ trọn Độc quyền Kinh tế là với mục đích rõ rệt THAM NHŨNG LÃNG PHÍ biển thủ của chung thành của riêng. Đó là cái Cơ Chế biển thủ Tài sản Quốc gia.

Việc cho TIỀN THƯỞNG 5% (CHI PHI+HOA HỒNG) để chúng tố cáo nhau, đó là đánh thẳng vào TIM ĐEN BIỂN THỦ TÀI SẢN của chúng và khi ham TIỀN THƯỞNG thì trâu buộc ghét trâu ăn và tố cáo lẫn nhau để ngầm lấy TIỀN THƯỞNG. Tài liệu KHẲNG ĐỊNH TIỀN THƯỞNG này sẽ được phổ biến rộng rãi đến :

=> Chính những Lãnh đạo của đảng=> Đến các đảng viên=> Đến giới Báo Đài truyền thông của đảng=> Đến các Nhân viên Sứ quán CSVN khắp nơi=> Đến những Sinh viên Du học khắp nơi => Đến đám Việt kiều bợ đỡ CSVN làm thành Hiệp Hội Doanh nhân=> Đến giới Tầu lai chuyển tài sản cho CSVN ra nước ngoài=> Đến giới Doanh nhân đang cần vốn=> Đến các Ngân Hàng biết nhiều về chuyển tiền bạc=> ….

Người ta nghĩ rằng có sự trung thành không tố cáo. Nhưng đứng trước TIỀN THƯỞNG, thì lòng trung thành cũng bị lung lay. Thậm chí vì Tiền bạc mà Chồng giết Vợ hoặc Vợ phản Chống, huống chi là chỉ đồng chí đồng đảng !

KHẲNG ĐỊNH CHI PHÍ & HOA HỒNG

CONFIRMATION OF FEE & COMMISSIONCONFIRMATION DES FRAIS & COMMISSION

Những Chế độ độc tài, tỉ dụ như tại Tunisie, Egypte, Lybie… cho thấy rằng họ đã cấu kết với tư bản nước ngoài để bóc lột nhân lực và khai thác tải nguyên quốc gia để làm của riêng mình và gử những tài s3n ấy ra cất giấu tại hải ngoại. Những tài sản riêng cất giấu này được gọi là tội phạm đối với dân nghèo tại quốc gia mà những chế độ nà khai thác.

Vì vậy, những Kiều bào, gốc từ hững quốc gia bị các chế độ đó bóc lột, có nhiệm vụ TRUY TÌM NHỮNG TÀI SẢN TỘI PHẠM của các chế độ ây ấy để yêu cầu những Quốc gia hiện giữ những tài sản tội phạm hãy PHONG TOẢ và HOÀN LẠI những tài sản tội phạm cho Quốc gia sở hữu.

Những Cá nhân hay Tổ chức làm việc trong mục đích như trên đã trình bầy phải chi tiêu trong việc tìm kiếm, đồng thời đáng được thưởng công về những dịch vụ thành công.

VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN trách nhiệm thâu nhận những thành quả truy tìm của những Cá nhân hay Tổ chức làm việc như trên, nên quyết định đấui tranh để những Cá nhân hay Tổ chúc đóng góp phải có bồi thường CHI PHÍ và có HOA HỒNG.

Page 71: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Vì vậy, VĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN khẳng định mức mức hoàn trả CHI PHÍ và tặng HOA HỒNG như sau :

Tối thiểu 5% (năm phần trăm)tính trên Trị giá Tài sản phục hồi cho Sở hữ chủ.

VĂN PHÒNG TRUYTÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVN không tham dự vào 5% (năm phần trăm này mà chỉ :

=> Yêu cầu phía Sở hữu chủ trích ra 5% (năm phần trăm)=> Bảo đảm 5% (năm phần trăm) ấy phải được thi hành cho Cá nhân hay Tổ chức theo đúng những quy định Pháp Lý theo PHÒNG THƯƠNG MẠI PARIS (Chamber of Commerce Paris/ Quy định ICC)

Thay mặt/ For / PourVĂN PHÒNG TRUY TÌM TÀI SẢN TỘI PHẠM CSVNBUREAU OF RESEARCH FOR CRIMINAL FORTUNES OF VIETNAMESE COMMUNISMBUREAU DE RECHERCHE DES FORTUNES CRIMINELLES DU COMMUNISME VIETNAMIEN

Dr. NGUYEN PHUC LIENThư ký/ Secretary/ SecrétaireNationality : VIETNAMESETravel Document for Political Refugee : No.N0015846Country of Issue: SWITZERLANDDate of Issue: 16.03.2006Date of Expiry: 15.03.2011

THỤY SĨ ĐÃ PHONG TỎA ĐƯỢC USD.957 TRIỆU

GENEVA - Chính phủ Thụy Sĩ loan báo đã khám phá và phong tỏa các tài sản của 3 nhà độc tài Bắc Phi trị giá 957 triệu MK.

Ngoại trưởng Micheline Calmy-Rey tuyên bố tại 1 hội nghị ngoại giao tại thủ đô Tunisia - bà cho biết trong số này 415 triệu MK là tài sản của Gadhafy và các viên chức thân cận. 473 triệu MK là tài sản của cựu TT Mubarak. Khoảng 69 triệu MK khác là của cựu TT Ben Ali.

Chính phủ Thụy Sĩ đã chỉ thị cho các ngân hàng và các định chế tài chính phong toả tài sản của các nhà độc tài và những người thân tín để tránh bị rút bí mật. Chính phủ Thụy Sĩ xác nhận Tunisia và Ai Cập đã bắt đầu làm thủ tục để nhận những tài sản kể trên. Tài sản của cựu TT Ben Ali và 40 cựu viên chức bị phong toả trong vòng chưa tới 1 tuần lễ sau ngày chế độ toàn trị bị phong trào quần chúng lật đổ.

Page 72: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Geneva đã gửi phái bộ ngoại giao đến các nước liên quan từ cuối Tháng 3 để giải thích nhu cầu trưng bằng chứng - trương mục của các chế độ độc tài bị khoá trong 3 năm trong thời gian các nuớc liên hệ thỏa mãn các yêu cầu pháp lý của Thụy Sĩ.

MẶT TRẬN KINH TẾ-TÀI CHÁNHNÔNG DÂN, CÔNG NHÂN VÀ TƯ DOANH

ĐẤU TRANH CHO QUYỀN SỐNG

Thể chế CSVN độc tài toàn trị đầy tham nhũng hiện nay đưa Kinh tế Việt Nam đến thụt lùi. Công nhân và Nông dân ngày càng nghèo. Những cuộc Đình Công đòi hỏi thành lập Nghiệp đoàn Độc lập, nghĩa là đảng CSVN đừng chính trị hóa lao động để phục vụ cho chủ trương Chính trị riêng của đảng, nhất là để dễ dàng bóc lột sức lao động của dân nghèo, mà hãy để cho giới nghèo được tự do tìm phương tiện nuôi sống cho chính họ. Tư doanh bị kềm chế bởi Quốc doanh phục vụ cho đảng và cho túi riêng con cái đảng.

HẢI NGỌAI CẤM VẬN NGỌAI TỆĐỐI VỚI MAFIA CSVN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 25.02.2010, cập nhật 29.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

CẬP NHẬT 29.03.2011:

Chúng tôi viết Bài kêu gọi HẢI NGOẠI CẤM VẬN NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI MAFIA CSVN ngày 25.02.2010, nghĩa là cho đến nay đã hơn một năm rồi. Việc khan hiếm Ngoại tệ, cụ thể là Đo-la đã kéo dài cho Nhà Nước Mafia CSVN. Ngày nay việc khan hiếm ấy càng trở thành trầm trọng và đưa đến phá sản CSVN. Những quyết định mới đây như cấm Thị trường Vàng Miếng, cấm Thị trường tự do Đo-la, cấm rút Đo-la khỏi Ngân Hàng và Nghị Quyết 11 ăn cướp Vàng và Đo-la do Nguyễn Tấn Dũng mới ký chứng tỏ rằng CSVN “TÚNG PHẢI TÍNH“ nghĩa là chúng “TÚNG” quẫn Ngoại tệ đến nỗi phải “TÍNH” những biện pháp moi móc, cướp giựt Vàng và Đo-la từ Dân chúng.

Vụ Vinashin mất USD.4.4 tỉ, rồi Vanshin không trả nổi chỉ có USD.60 triệu nợ đáo hạn và nhất là muốn đánh quỵt nợ đã làm cho Quốc tế hạ điểm Tín Dụng cho những Tập đoàn quốc doanh VN và thậm chí cho cả Nhà Nước Việt Nam. Việt Nam tiến đến tình trạng vỡ nợ theo nhận định của Giáo sư David DAPICE, Giáo sư Đại Học Harvard. Trong bài “HERE WE GO AGAIN: VIETNAM’S SPIRAL OF CREDIT AND DEVALUATION “ (Lại xẩy ra: Phá giá và Tín dụng trồi suit ở Việt Nam), Giáo sư David DAPICE nhận định:

“Nguy hiểm là, VN đang gần như hết sạch dự trữ ngoại tệ -- con số chính xác là bí mật, nhưng có lẽ chỉ đủ khoảng 6 tuần lễ nhập cảng, và bằng phân nửa dự trữ ngoaị tệ của cùng thời kỳ năm ngoái.Con đường kinh tế phía trước của VN quả nhiên là mờ mịt”

Trong tình trạng:

(i) Cách Mạng hiện nay tại những nước Bắc Phi và Trung Đông và rồi làn sóng Cách Mạng có thể lan rộng sang các nước độc tài như Việt Nam, Trung quốc;

Page 73: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

(ii) Đồng thời Liên Âu, sau nợ công Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, lại mới gặp tình trạng phá sản Bồ Đào Nha, đang phải giải quyết vấn đề nợ nần trong khối Euro của mình;

(iii) Thêm vào đó thiên tai Tsumani và tai nạn Phóng xạ Nguyên tử tại Nhật làm cho Nhật nghĩ đến tái thiết nước mình hơn là giúp vốn cứu giúp cho những nước chung quanh mà Việt Nam hằng trông đợi,

Nhà Nước Mafia CSVN khó lòng xoay sở trong tình trạng như vậy cho việc cạn kiệt ngoại tệ của mình trước viễn tượng phá sản Kinh tế. Chính CSVN đã ý thức về tình trạng không thể xoay sở như vậy, nên đành “TÚNG PHẢI TÍNH “ đến cướp giựt Vàng và Đo-la từ Dân chúng Việt Nam.

Việc HẢI NGOẠI CẤM VẬN NGOẠI TỆ đối với Mafia CSVN lúc này là đúng lúc phải làm bởi vì đó là việc Hải ngoại góp phần dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành để Đất Nước có cơ hội phát triển trong tương lai.

HÃY CẤM VẬN NGỌAI TỆ:=> Tạm ngưng du lịch Việt Nam

=> Giảm gửi ngọai tệ về Việt Nam khi không cần thiết=> Nếu vì cần thiết mà gửi ngọai tệ về cho Gia đình, thì dặn Gia đình đừng bán

Ngọai tệ cho CSVN để lấy đồng nội tệ sẽ bị phá giá nhiều lần nữa.

Đấu tranh chống lại CSVN, chúng tôi luôn luôn đứng ở lãnh vực Kinh tế. Lực lượng đấu tranh chính yếu là tại Quốc nội. Hải ngọai yểm trợ cho Quốc nội. Có hai Mặt Trận mà Hải ngọai có thể đóng góp hữu hiệu, đó là Mặt Trận Thông Tin về Quốc nội và Mặt Trận Tài chánh/Kinh tế chống lại Mafia CSVN cướp bóc Dân chúng.

Đối với Mặt Trận Thông Tin về Việt Nam, Hải ngọai phải tăng cường luôn luôn vì chúng ta có phương tiện và vì Truyền Thông hiện nay là từ trời rơi xuống mà CSVN khó lòng ngăn chặn. Đối với Mặt Trận Tài chánh/Kinh tế, chúng ta phân biệt những điểm tế nhị. Chúng ta tránh những gì có thể làm hại đến đời sống làm ăn kiếm sống vất vả của Dân chúng, nhưng đối riêng với Mafia CSVN cướp bóc, thì chúng ta kêu gọi trừ diệt không thương tiếc.

Từ khi CSVN tuyên bố phá giá nội tệ, chúng tôi thấy đây là dịp mà Hải ngọai phải nắm lấy để tấn công nhóm đảng Mafia CSVN mà không ngại sợ liên hệ đến cuộc sống làm ăn vất vả của Dân chúng. Việc buộc lòng phá giá đồng bạc Việt Nam cho thấy một tình trạng khan hiếm ngọai tệ có thể đưa Cơ Chế đến phá sản. Chúng tôi muốn kêu gọi Hải ngọai đòan kết, cứng rắn xử dụng mọi biện pháp CẤM VẬN NGỌAI TỆ đối với Cơ Chế Mafia CSVN cướp bóc.

CSVN khan hiếm ngọai tệ trầm trọng

Từ khi cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế cho đến nay, CSVN đang rơi vào tình trạng khan hiếm ngọai tệ như sau:

=> Đầu tư nước ngòai giảm 82% vì chính nước ngòai cũng đang trải qua Khủng hỏang. Ngày nay, không Nhà Nước Tây phương nào, Liên Aâu và Mỹ, không thiếu hụt Ngân sách. Tình trạng khủng hỏang đang diễn ra nguy hiểm tại một số nước Liên Aâu: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... Liên Aâu đang khó khăn trong việc cứu vớt những nước này, nên khó lòng nghĩ đến đầu tư vào Việt Nam xa xôi nguy hiểm. Trung Đông cũng phải quan tâm đến vấn đề Dubai.

Page 74: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

=> Aâu, Mỹ du lịch Việt Nam giảm 70%. Xuất cảng của Việt Nam sang Liên Aâu và Hoa kỳ giảm 62%, đó là chưa kể những hàng hóa bị cấm đóan vì độc hại và những hàng bị tăng thuế nhập cảng như tôm cá vào Mỹ, đồ may mặc, da giầy vào Liên Aâu. Khi du lịch giảm, hàng xuất cảng giảm, thì làm sao có thể tăng ngọai tệ được.

=> Trong khi ấy, những hàng nhập siêu cho Việt Nam lại tăng mạnh và quá mức. Cán cân thương mại nhập/xuất mất thăng bằng. Nhập siêu tức là ngọai tệ đi ra.

Đình trệ chung về Mậu dịch Quốc tế

Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày hôm nay 25.02.2010, trang 17, đăng những lời tuyên bố của chính Oâng Pascal LAMY, Tổng Giám đốc WTO:“Le commerce international enregistré l’an dernier un recul sans précédent depuis la Seconde Guerre Mondiale en raison de crise 12%, et l’année 2010 s’annonce médiocre avec déjà des signes inquíetants pour la reprise économique espérée. Le commerce mondial a été victime de la crise et s’est contracté de 12% en volume en 2009”. (Thương mại quốc tế ghi nhận năm vừa rồi một sự lùi lại chưa bao giờ xẩy ra từ Thế Chiến Thứ Hai với 12% giảm, và năm 2010 báo hiệu xấu với những dấu hiệu đáng lo ngại cho việc phục hồi kinh tế như ao ước. Thương mại hòan cầu đã là nạn nhân của khủng hỏang và đã lùi 12% tính về lượng giao dịch trong năm 2009.)

Oâng nói thêm về những lý do của việc lùi chưa từng có này: “Selon OIT, le nombre de chomeurs a atteint un niveau sans précédent de 200 millions de personnes, par conséquent le manque du pouvoir d’achat. La chute brutale des échanges commerciaux s’explique principalement par un repli de la demande des plus grandes économies, ainsi que par une raréfaction des prêts bancaires pour financer les transactions commerciales.”

(Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, số thất nghiệp đã đạt tới mức chưa từng có là 200 triệu người. Việc tụt dốc tàn nhẫn của những trao đổi thương mại được giải thích chính yếu bởi việc cắt đi việc đặt mua hàng từ những nền kinh tế lớn nhất, cũng như bởi việc khan hiếm những món cho vay ngân hàng để tài trợ cho những thương vụ thương mại.)

Những tuyên bố trên đây của Oâng Tổng Giám đốc WTO chứng tỏ rằng những con số ca tụng tăng trưởng cũng như xuất cảng từ Trung quốc cũng như từ Việt Nam là những khóac lác tuyên truyền mà thôi.

Phá giá đồng bạc Việt Nam là hậu quả tất nhiên

Trong bài viết dài về TIỀN TỆ VÀ NHỮNG THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ đăng trong số này, chúng tôi đã cắt nghĩa một cách giáo khoa rằng đồng nội tệ của một quốc gia mạnh hay yếu là do Cán Cân Thương mại Hàng hóa và Dịch vụ, do Cán Cân Chuyển Vốn vào. Chúng tôi đã viết và cắt nghĩa như sau:

Trước hết chúng tôi cắt nghĩa ngay về một hiểu lầm rằng đồng Tiền mạnh là đồng Tiền với số nhỏ có thể đổi ra được một lượng lớn của một đồng Tiền khác. Tỉ dụ một Đo-la Mỹ đổi ra được 100

Page 75: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Yen Nhật, điều đó không có nghĩa là đồng Đo-la mạnh hơn Tiền Nhật hay đồng Yen Nhật yếu hơn Đo-la Mỹ. Sự yếu mạnh của một đồng Tiền được đo bằng sức chịu đựng của nó trước sóng gió thay đổi Tỷ giá giữa các Tiền tệ. Đó là tính Ổn định (Stabilité) của một đồng Tiền trong thời gian giữa những thay đổi của các đồng Tiền khác.

Những yếu tố nào làm cho đồng Tiền của một quốc gia mạnh hay yếu?

Đó là số thu ngọai tệ nhập vào một nước. Có hai nguồn để ngọai tệ nhập vào nước. Nguồn thứ nhất là Cán Cân Thương mại Hàng hóa và Dịch vụ (Balance Commerciale des Marchandises et des Services). Nguồn thứ hai là Cán Cân chuyển Vốn nuớc ngòai vào (Balance des Transferts de Capitaux). Đồng Franc Thụy sĩ được gọi là mạnh mặc dầu Cán Cân Thương Mại của Thụy sĩ hầu như thua lỗ trừ trong thời gian hai Thế Chiến, nhưng sự thua lỗ ấy lại được bù lại rất dồi dào bởi số vốn ngọai tệ được chuyển vào Thụy sĩ.

Ngọai tệ nhập vào một quốc gia dồi dào sẽ ảnh hưởng đến Cung ngọai tệ và Cầu đồng Tiền của quốc gia. Khi số Cung ngọai tệ lên cao, thì đồng ngọai tệ giûam giá. Trong khi đó giới Kinh doanh quốc nội cần đổi ngọai tệ ra Tiền quốc gia để xử dụng. Cung ngọai tệ lên làm giảm giá ngọai tệ. Cầu đồng tiền quốc gia tăng làm tiền quốc gia mắc giá.

Tại Việt Nam, ngọai tệ không những không vào mà còn thất thóat ra ngòai nhiều. Người trong nước tăng Cầu ngọai tệ, nên tỷ giá ngọai tệ tăng. Phía Cung nội tệ tăng để mua ngọai tệ phục vụ nhập siêu. Cung nội tệ tăng, thì tỷ giá nội tệ sánh với ngọai tệ bị mất giá.

Tình trạng khan hiếm ngọai tệ và Đình trệ xuất cảng càng kéo dài bao nhiêu, thì đồng bạc Việt Nam càng phá giá bấy nhiêu. Lần phá gia trước Tết (11.02.2010) chưa phải là lần cuối, mà việc phá giá còn tiếp tục.

Bản Tin Reuters do John Ruwitch, đánh đi từ Hà Nội như sau: “HÀ NỘI (Tin Reuters) – CS Việt Nam có nguy rơi vào vòng xoáy buộc phải phá giá đồng nội tệ liên tục ngoại trừ có các chính sách đi kèm với các biện pháp đối với thị trường ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát và giới hạn thâm thủng mậu dịch, ngày càng gia tăng, một cách có hiệu quả.

Lạm phát đang gia tăng trở lại và thâm thủng mậu dịch đang mở rộng làm trở ngại các cố gắng của các giới chức chính quyền nhằm thu hút đồng Mỹ kim dân chúng đang cất giữ trở lại dòng luân lưu tiền tệ và giảm thiểu sự thất thoát nguồn dự trữ ngoại tệ.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày thứ Năm (February 11) phá giá đồng nội tệ 3,25% đồng thời áp mức tối đa đối với hối suất dành cho đồng Mỹ kim gởi tại ngân hàng. Đây là lần phá giá thứ 3 kể từ tháng 12 năm 2008, dẫn đến hối suất tham khảo hằng ngày của ngân hàng trung ương giảm hơn 11% trong hơn một năm.

Bui Kien Thanh, một cựu cố vấn cho chính phủ VN, nói rằng cả hai động thái đều không đáp ứng được nhu cầu bức thiết cho các thay đổi về chính sách mang tính rộng lớn.“Dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục thu nhỏ và Ngân hàng nhà nước buộc phải có hành động nhằm bảo vệ giá trị hối đoái của đồng nội tệ,” ông Thanh nói.“Sẽ không có sự chấm dứt đối với vòng xoáy tồi tệ này. Một phương cách mới và một chính sách tiền tệ mới là cần thiết nhằm thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế, thay cho các hành động mang tính đối phó và các luật lệ không phù hợp.”

Page 76: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Đồng nội tệ được kiểm soát trong một biên độ hối đoái, đã và đang chịu nhiều áp lực bị phá giá trong gần 2 năm qua khi nền kinh tế phát triển quá nóng và rồi sau đó giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các chính sách trong quá khứ nhằm chận đứng sự tuột dốc giá trị của đồng bạc VN gần như không có hiệu quả. “

Hải ngọai hãy cứng rắn dồn sức CẤM VẬN NGỌAI TỆ đối với Mafia CSVN

Đã bao chục năm trường, mỗi năm Hải ngọai chúng ta đã chuyển về Việt Nam cho Gia đình trung bình USD.4-6 tỉ. CSVN không biết ơn mà vẫn luôn luôn coi chúng ta là thù địch, vẫn tàn nhẫn bóc lột đàn áp Dân chúng hay những người trong Gia đình của chúng ta. Đây là dịp mà chúng ta phải dặn bảo nhau, mở Phong trào Hải ngọai CẤM VẬN NGỌAI TỆ đối với đám nhóm đảng Mafia CSVN tàn bạo, cướp bóc.

Lạm phát bắt đầu tăng. Với lạm phát tăng và đồng bạc phá giá, Dân chúng sẽ đứng lên !

HÃY CẤM VẬN NGỌAI TỆ:=> Tạm ngưng du lịch Việt Nam=> Giảm gửi ngọai tệ về Việt Nam khi không cần thiết=> Nếu vì cần thiết mà gửi ngọai tệ về cho Gia đình, thì dặn Gia đình đừng bán Ngọai tệ cho CSVN để lấy đồng nội tệ sẽ bị phá giá nhiều lần nữa.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 25.02.2010, cập nhật 29.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net

CÁCH BIỆT GIẦU NGHÈO BẤT CHÍNH TẠO TÂM LÝ QUẦN CHÚNG GHEN GHÉT HẬN THÙ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 27.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Tuần trước, dưới Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi viết về thái độ Dân chúng Tunisie nhất quyết loại bỏ Cơ chế cai trị độc tài và bóc lột của Ben ALI và đảng của ông. Lý do chính đứng lên của Dân chúng là đòi quyền sống, hay nói cụ thể hơn là đòi quyền DẠ DẦY.ø Năm 2003, TT.Jacques CHIRAC thăm Tunis, đã tuyên bố như gián tiếp nói với Ben ALI lý do chính của việc nổi dậy tương lai : «Le premier de droits de l’homme, c’est de manger » (Quyền đầu tiên của những Nhân quyền, đó là quyền ăn uống) (Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6).

Page 77: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Ông Jacques DIOUF, Tổng Giám đốc FAO của Liên Hiệp quốc, người có nhiều kinh nghiệm về những nước nghèo thiếu lương thực, thường cảnh cáo những Chính phủ của những nước này mỗi khi có Lạm phát làm dân chúng nghèo thiếu ăn : “Si le prix continuent à augmenter, je ne seris pas surprise qu’on assiste à des eumeutes de faim “ (Nếu vật giá tiếp tục tăng, tôi không ngạc nhiên rằng người ta chứng kiến những cuộc bạo loạn vì đói) (Trả lời cho cuộc Phỏng vấn của Báo Financial Times 19.06.2008 nhân cuộc Họp của FAO mà ông Jacques DIOUF kêu gọi các nước giầu giúp đỡ các nước nghèo về lương thực).

Viết về cuộc Cách Mạng tại Tunisie vì Kinh tế, chúng tôi không thể không nhìn thấy tương lai nổi dậy của quần chúng Việt Nam. Thực vậy, cuối năm 2010, tình trạng tụt dốc Kinh tế Việt Nam càng trầm trọng, rồi Lạm phát, Vật giá tăng vọt, Phá giá đồng bạc, Ngân sách thiếu hụt, Dực trữ ngoại hối chỉ còn USD.14 tỉ chỉ đủ cho chừng hai tháng nhập cảng, những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh bị hạ điểm tin tưởng Tín dụng do vụ Vinashin tỏ ý quỵt nợ. Những lý do Kinh tế ấy cho thấy viễn tượng nổi dậy của các Lực Lượng quốc nội.

Chính vì vậy, trong bài mở đầu cho Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi viết như kêu gọi những Lực Lượng quốc nội, thuộc mọi thành phần, đứng lên bảo vệ quyền DẠ DẬY, nghĩa là cứu lấy chính mình khỏi chết đói. Chẳng quốc tế nào thương mình hơn chính mình thương lấy mình

Nếu quyền DẠ DẦY mang tính cách cá nhân và vật chất buộc cá nhân đói ăn phải đứng lên, thì còn một yếu tố nổi dậy nữa thuộc tâm lý quần chúng để cuộc nổi dậy mang tính cách xã hội đồng loạt. Chúng tôi muốn nói đến sự GHEN GHÉT, HẬN THÙ mà xã hội quy tội vào một tầng lớp bóc lột. Tầng lớp bóc lột này có thể dành ra một số tiền bố thí để làm cho DẠ DẦY người nghèo có chút cơm cháo dằn bụng mà có thể tạm thời không nổi dậy nữa, nhưng khi tâm lý xã hội đã ghen ghét và hận thù, thì những bố thí cho miếng cơm cháo không những không làm bớt ghen tức và hận thù, mà ngược lại còn làm quần chúng càng ghét và thù hận thêm. Thực vậy, Lê-Nin, từ bụng đói của dân chúng thợ thuyền và nông dân, đã chuyển quần chúng sang tâm lý ghen tức, hận thù xã hội để đẩy cuộc đấu tranh giai cấp đến đẫm máu. Đảng CSVN đã tạo một tâm lý xã hội ghen tương, thù hận giới địa chủ để mở những cuộc đấu tố tàn bạo giữa người với người.

Cuộc nổi dậy của Tunisie, từ tình trạng thất nghiệp, thiếu thốn về Kinh tế, còn mang tâm lý xã hội thù ghét Ben ALI và đảng của ông bóc lột. Cách Mạng Tunisie đang lan sang các nước độc tài Bắc Phi châu. Các Đài Truyền Hình tối hôm nay 26.01.2011 đều đưa lên những hình ảnh nổi dậy tại Ai Cập. Nhà Bình Luận của Đài Euro News tại Le Caire đã nhận định rằng từ việc nổi dậy vì lý do Kinh tế, dân chúng Ai Cập chuyển sang đấu tranh Chính trị nhằm loại bỏ giới thống trị bóc lột. Các nhà độc tài Bắc Phi châu quyết định bỏ tiền túi ra để hạ giá thực phẩm cho dân chúng đỡ đói, nhưng họ không thể làm giảm tâm lý xã hội đã chất chứa từ lâu là ghen ghét và thù hận họ đã tàn nhẫn bóc lột cả nước cho túi riêng. Khi quyền DẠ DẦY chuyển sang tâm lý xã hội GHEN GHÉT, HẬN THÙ này, thì những nhà độc tài bóc lột khó lòng lấy tiền riêng mà làm giảm được.

Nếu xã hội cùng đói ăn với nhau, thì không có nổi dậy, mà mọi người có thể cùng nhau hợp tác cố gắng phát triển Kinh tế để cứu đói giảm nghèo. Tụt giốc Kinh tế làm dạ dầy dân khổ sở, nhưng nếu đó là tình trạng Kinh tế chung, thì dân có thể thông cảm và không nổi dậy. Nhưng nếu việc tụt dốc Kinh tế không phải tình trạng làm ăn sút kém chung, mà là do một nhóm đảng cầm quyền Chính trị cướp bóc những cố gắng của quần chúng để làm giầu riêng cho nhóm đảng, thì việc tụt dốc Kinh tế chuyển sang tâm lý xã hội GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với cái nhóm đảng đã cướp bóc của

Page 78: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

chung làm của riêng giầu có. Bắt đầu từ DẠ DÀY đói, cuộc nổi dậy trở thành toàn diện do chính cái tâm lý xã hội GHEN GHÉT và THÙ HẬN kẻ bóc lột để mình giầu nứt khố giữa một quần chúng nghèo kiết xác.

Tại Trung quốc, ÔN NHƯ BẢO ý thức sức mạnh của tâm lý xã hội GHEN GHÉT HẬN THÙ Giầu--Nghèo

Một số lớn báo chí Tây phương ca tụng Trung quốc trở thành giầu có hiện nay. Nói như vậy là sai. Phải phân biệt Dân Trung quốc vẫn nghèo, chỉ có đảng Cộng sản Trung quốc giầu mà thôi. 80% dân chúng Trung quốc vẫn nghèo khổ. Chỉ có đảng CSTQ và giới liên hệ là giầu vì khai thác nhân lực dân Trung quốc bán cho tư bản nước ngoài để làm giầu cho nhóm đảng

Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết tóm gọn và xác thực về Kinh tế/ Thương mại tập quyền chỉ huy nhóm đảng ở Trung quốc như sau:

“It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries”

(Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).

Chính Thủ tướng Oân Gia Bảo đã phát biểu ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân Dân nỗi lo lắng về thực trạng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy của nhóm đảng Mafia:“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16) Chính nhật báo Le Monde cũng tả hố sâu nghèo nàn của quần chúng nông thôn và thiểu số giầu nứt khố của nhóm đảng Mafia như sau:“La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.”(Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)

Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16).

Thú nhận những điểm như trên đây rồi, chính Ôn Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên: “Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne”

Page 79: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

(Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Lạm phát ở Trung quốc đang làm cho nhóm đảng Mafia CSTQ lo sợ. Vật giá lên cao, nhất là thực phẩm, không làm cho cuộc sống của những người thuộc nhóm đảng CSRQ lo ngại vì họ dư thừa tiền bạc ăn cướp được, nhưng họ lo sợ DẠ DẦY thiếu ăn của 80% dân chúng nổi dậy và chuyển sang đấu tranh xã hội và chính trị do tâm lý xã hội GHEN GHÉT và THÙ HẬN giới cầm quyền bóc lột. Tăng trưởng Kinh tế cao, nhưng vào túi riêng nhóm đảng Mafia CSTQ chuyển ra nước ngoài chứ không tạo Mãi lực cho dân chúng nội địa. Báo chí khen Trung quốc tích trữ được tới USD.2500 tỉ, nhưng tại sao nhóm đảng Mafia CSTQ không đầu tư phát triển cho dân chúng nội địa nghèo khổ, mà lại dùng tiền đó để giúp hoặc mua tài sản tại những nước giầu khác. Đó chỉ là cái cớ chuyển tài sản ra khỏi Trung quốc mà họ đang lo sợ một cuộc quần chúng nổi dậy GHEN GHÉT và HẬN THÙ chính họ.

Tại Việt Nam, hố sâu giầu nghèo đã và đang tạo Tâm lý xã hội GHEN GHÉT, HẬN THÙ

Hiện tượng hố sâu cách biệt bất chính Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi tăng tạo tâm lý quần chúng GHEN GHÉT và HẬN THÙ với đảng CSVN. Mỗi lần viết về hiện tượng này, tôi không thể quên những câu Thơ của Thương binh NGUYỄN CUNG THƯƠNG viết từ Sài Gòn:

Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo HồNên biết rõ từng tên đại ácTrên bàn tiệc máu xương dân tộcNhà hàng nào chúng cũng ăn nhậuBé gái nào cũng bị chúng mua trinh!Chúng ta sẽ tỉa từng thằngĐất nước cần nhiều "quốc táng"Bớt được mạng thằng Cộng Sản nàoThì địa ngục xã hội chủ nghĩa nàyCòn có chút sáng láng hơn

Chúng tôi xin kể ra một số sự việc từ THAM NHŨNG LÃNG PHÍ đưa nhóm đảng Mafia CSVN giầu nứt khố. Không cần phải có Lê-Nin tác động để gây HẬN THÙ của giới vô sản để làm cuộc thanh trừng giai cấp đẫm máu. Không cần đảng CSVN huấn luyện cho nông dân để gây HẬN THÙ mà mở những cuộc đấu tố bẩn thỉu giết “địa chủ “. Tâm lý dân chúng Việt Nam ngày nay GHEN GHÉT và HẬN THÙ tự động tích lũy vì chứng kiến trước mắt những cướp bóc bất công do nhóm đảng Mafia CSVN làm. Những tỉ dụ HẬN THÙ như sau:

1) Một bà mẹ Dân Oan khiếu kiện đã tụt quần phản đối Tham nhũng cướp nhà đất của bà mà Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm. Việc làm này của một người đàn bà Việt Nam chứng tỏ sự HẬN THÙ đến cực độ của Bà.2) Hơn 4 tỉ đô-la của Vinashin vào túi những tên lãnh đạo nào của nhóm đảng Mafia CSVN. Dân chúng nghèo khổ không HẬN THÙ sao được.3) Dân chúng thấy hàng ngày những cảnh tiêu xài hoang phí, từ ăn chơi đến xe hơi nhà lầu, của những con ông cháu cha thuộc đảng hoặc giới thân cận với đảng.4) Báo chí Uùc nêu đích danh Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, ăn hối lộ để cho con đi học tại Anh quốc tốn kém. Giới trẻ Việt Nam làm sao không GHEN TỨC và HẬN THÙ với chính Lê Đức Thúy và con của ông.

Page 80: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

5) Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh ngang nhiên dùng chức vụ để đưa con lên vị trí lãnh đạo nhằm nối tiếp quyền lực THAM NHŨNG LÃNG PHÍ của mình. Giới Trí thức tất nhiên GHEN GHÉT và HẬN THÙ.6) Báo chí tại chính quốc nội đã đưa ra hình ảnh cách biệt Giầu—Nghèo như sau:

=> Ăn một bát phở giá 750.000 đồng (gần 40 đô-la)

Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ.

Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát.(Trích Vietnamnet)

=> Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô

Cụ Đặng Huyền (người địa phương vẫn thường gọi là cụ Huần) năm nay 99 tuổi nhưng vẫn đạp xích lô. Hai năm trở lại đây, do sức khỏe yếu nên cụ Huyền không chở khách và hàng thường xuyên nữa nhưng mỗi khi có khách nhờ chở đồ nhẹ, cụ ông vẫn nhận lời cốt để có thêm tiền lo cho bữa cơm của hai vợ chồng già.

Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 69 năm làm nghề này. Con trai bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô ít ỏi và sự đùm bọc của làng xóm. (Trích VNExpress.net)

Lương công nhân Việt Nam mỗi tháng là 47 đô-la. Lương tháng không cho phép ăn được hai bát phở của giới làm địa ốc thân cận với đảng CSVN cướp nhà đất của dân.

Ngày 19.01.2011, Tác giả NGUYỄN QUANG DUY, từ Melbourne, viết về Chênh lệch giàu nghèo của cả Trung quốc và Việt Nam như sau: “Cũng như tại Trung Hoa , nhiều lãnh đạo cộng sản Việt Nam và gia đình đã lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đòan tư bản đỏ. Nhiều đảng viên cộng sản nhờ lợi dụng quyền thế tham nhũng cũng đã nhanh chóng trở nên giàu có. Tình trạng tham nhũng gắn liền với quyền lực và quyền thế. Chả thế khi được báo Pháp Luật phỏng vấn, ông Nguyễn Chí Dũng, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận, và là đại biểu Đại hội đảng cộng sản lần này cho biết: “Tôi rất đồng tình với việc đưa tiêu chí không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí để lựa chọn nhân sự khóa này. Nhưng bây giờ tìm được người gọi là ‘sạch sẽ’ một tí thì chắc là cũng khó, cũng hiếm”.

Page 81: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Trong khi tham nhũng lạm quyền tràn lan trong guồng máy đảng Cộng sản, thì mức lương công nhân lại quá thấp, nên khỏang cách chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng mở rộng giữa tầng lớp công nhân và giới cầm quyền cộng sản. Nhiều tầng lớp xã hội khác như những người về hưu, quân nhân, công chức, dân nghèo thành thị, mức sống trực tiếp chịu ảnh hửơng từ nạn phát phi mã do mô hình tăng trưởng Trung Quốc gây nên. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam , sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo giữa một thiểu số cầm quyền cộng sản và đại đa số dân tộc sẽ là ngòi nổ cho trái bom ổn định chính trị mà hai đảng Cộng sản bằng bạo lực đang cố công dẹp tắt.”

Kết luận tóm gọn

Dân chúng Tunisie đã nổi dậy từ cụ thể Dạ Dầy bị đói. Toàn dân quyết liệt đi tới cùng, nghĩa là từ khởi điểm của dạ dầy, tâm lý chung GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với Ben ALI và bè nhóm bóc lột làm cho toàn dân nhất định tiễu trừ Chính trị. Tin tức Truyền Hình hôm nay cho biết là Chính phủ phải tuyên bố giải tán đảng hiện hành của Ben ALI, đồng thời phải ra yêu cầu quốc tế truy bắt vợ chồng Ben ALI về Tunisie xử tội.

Cũng tối hôm nay, nhà Bình luận của Đài Truyền Hình Euro News cho biết sự chuyển biến đấu tranh tại Ai Cập, từ thiếu ăn Kinh tế, tâm lý quần chúng GHEN GHÉT và HẬN THÙ đã chuyển sang đấu tranh Chính trị, đòi trừng phạt TT. MOUBARAK và con của Oâng cũng như đảng đang nắm quyền.

Hố sâu Giầu—Nghèo do bất công cướp bóc của nhóm đảng Mafia CSVN cầm quyền tạo cho toàn dân tâm lý chung xã hội là GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với Cơ chế CSVN hiện hành.

Khi mà Lạm phát, Vật giá tăng, dân nghèo cực khổ đến mức độ đứng lên, thì tâm lý chung xã hội GHEN GHÉT và HẬN THÙ của toàn dân sẽ đi đến DỨT KHOÁT PHẾ BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành. Dân chúng đã quá biết những mưu toan lừa đảo của đảng CSVN trong quá dài bao chục năm. Những cải cách, nới rộng Nhân quyền trừu tượng chỉ là bình phong để rồi CSVN lùi một bước nhằm tiến hai bước nữa. Tâm lý GHEN GHÉT, HẬN THÙ ấy không cho phép những kẻ theo đóm ăn tàn, hoạt đầu chính trị nhằm nhẩy bàn độc, luồn trôn CSVN, dùng những chiêu bài đối thoại, hòa giải hòa hợp, làm lá chắn cho CSVN lợi dụng. Tâm lý GHEN GHÉT, HẬN THÙ đẩy ý chí của toàn dân đến DỨT ĐIỂM với bè lũ Mafia nhóm đảng CSVN đã bao năm trường cướp bóc cho đầy túi riêng.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 27.01.2011

Web: http://VietTUDAN.net

TOÀN DÂN DIỆT LŨ BÁN NƯỚC,ĐUỔI QUÂN XÂM LĂNG

Page 82: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

NHÌN GƯƠNG TỔ TIÊNNHỮNG LỜI NHẮN GỬI CON CHÁU

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta .Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.“ (Trần Nhân Tôn)

Hưng Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN đã viết để cảnh cáo những người có trách nhiệm mà phản bội cần phải loại trừ“Nay các ngươi... trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức,...Chẳng những ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mải.“CSVN hầu giặc Tầu mà không biết tức, không biết hổ thẹn sao ?

Lời của vua Lê Thánh Tôn đã nói như sau: .. Một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được ! Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng !. VUA LE THANH TON 1460-1497 Phải trừng trị nặng đảng CSVN bán nước

TỔ TIÊN ĐÃ ĐỀ PHÒNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐCĐăng ngày: 22:18 28-04-2009 BAUXITE VIỆT NAM

Gần đây, dư luận xã hội và báo chí rất bức xúc và lo ngại trước tình hình người lao động Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày một nhiều, nhất là tại các công trường khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Xem trong sử sách, thấy rằng đây cũng là một vấn đề mà cha ông chúng ta đã từng vấp phải. 300 năm trước, lo ngại việc lao động Trung Quốc ào ạt tràn sang, đe doạ đến sự an nguy của đất nước, triều đình nhà Lê đã thể hiện trách nhiệm cao trước tổ tiên và trăm họ, đã tìm được cách xử trí khôn khéo và cương quyết, dần đưa vào ổn định.

Toàn văn tài liệu cho biết việc này như sau:

Tháng 12 [năm Đinh Dậu, niên hiệu Vĩnh Thịnh 2 (1706) đời vua Lê Dụ Tông] định thể lệ hạn chế số lao động (nước ngoài) trên các công trường khai mỏ tại các trấn. Lúc ấy, các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc ở các trần phần nhiều mộ người nhà Thanh (Trung Quốc) khai quật để lấy, phu mỏ quần tụ mỗi ngày một nhiều. Triều đình e rằng sẽ sinh sự biến động, bèn định thể lệ: Số phu mỏ nhiều nhất 300 người, thứ đến 200 người và ít nhất là 100 người, không mỏ nào được dung quá số quy định.Từ đấy, số phu (người Trung Quốc) làm ở các công trường khai mỏ mới có hạn chế”.

Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).Nguồn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Chính biên, XXXV, 21. (Bản dịch của Viện Sử học. Nxb, Giáo dục, Hà Nội, 1998, Tập II, tr. 410).

TOÀN DÂN ĐỒNG LÒNG LOẠI BỎ BỌN PHẢN QUỐC

NGUYỄN TRUNG LĨNH

Page 83: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Hà Nội, Việt Nam http://www.ledinh.ca/2011%20Bai%20PV%20KS%20Nguyen%20Trung%20Linh.html

Trong mấy năm lại đây rất nhiều hành động, chính sách và các tin đồn trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không làm cho chúng ta hài lòng. Nhiều người hiểu biết và có tấm lòng đối với đất nước và dân tộc rất bực mình, xót xa phải lên tiếng như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Cựu Phó Thủ Tướng-Trung Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Cựu Thiếu Tướng- Chính Uỷ Quân Khu, Bí Thư Tỉnh Uỷ, Đại Sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, hàng nhiều vạn trí thức, các Nhà tranh đấu trong và ngoài nước, thanh niên, sinh viên và quần chúng nhân dân lên tiếng bằng nhiều hình thức, tập trung biểu tình phản đối các hành động của của Trung Quốc đối với Việt Nam và các biểu hiện, hành động của Lãnh đạo ĐCSVN trước Trung Quốc.

Trong những năm đầu thập kỷ chín mươi của Thế kỷ trước nổi bật là sự kiện: hầu như toàn bộ Lãnh đạo ĐCSVN phải sang Trung Quốc bằng đường bộ và đường sắt theo yêu cầu của Trung Quốc để đến “khấu lạy” Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lãnh đạo Trung Quốc để thỉnh cầu sự hoà bình, hoà thuận, bình thường hoá quan hệ giữa hai bên, kêu gọi Trung Quốc trợ giúp để ĐCSVN, Thể chế do ĐCSVN xây dựng lên không bị sụp đổ. Đây là hành động mà theo đánh giá của nhiều Đảng viên ĐCSVN cũng như người dân không đảng phái là “hành động nhục nhã nhất từ cổ chí kim của một Triều đình” mang lại cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nguyên nhân là do thời bấy giờ Liên Xô và Hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ thì Lãnh đạo ĐCSVN không còn chỗ bám dựa đành quay sang tìm chỗ bám mới là ĐCS Trung Quốc. Ông Đặng Tiểu Bình cùng lãnh đạo Trung Quốc hiểu vấn đề và nắm được cơ hội quyết hạ nhục Lãnh đạo ĐCSVN và nhân dân Việt Nam . Chúng ta có thể chấp nhận được một Đảng, một nhóm người lãnh đạo đất nước kiểu như thế này không? Rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Tiếp theo sau nỗi nhục lớn nhất từ cổ xưa đến nay là việc Lãnh đạo ĐCSVN đã chấp nhận ký kết Hiệp Ước Biên giới trên bộ với Trung Quốc. Theo Hiệp Ước này Việt Nam ta đã để mất khoảng 700 km2 đất liền dọc biên giới phía bắc với Trung Quốc so với Hiệp Ước biên giới của Thực dân Pháp với Nhà Thanh trước kia.

Nhiều đảng viên ĐCSVN cũng như nhân dân nói rằng dọc biên giới cách đây 20 năm là đất của chúng ta thì ngày nay đã thụt vào khoảng 1 km đến 2 km suốt dọc theo cả chiều dài biên giới với Trung Quốc trên đất liền. Với Hiệp Ước phân định Vịnh Bắc Bộ thì lại để mất thêm khoảng 1 triệu km2 mặt biển so với trước kia.

Nếu tính số tiền mà nước ta đã để mất vào tay Trung Quốc trong vấn đề biên giới phải đến hàng vạn tỷ đô la Mỹ. Hơn thế nữa nó là vô giá, không thể tính nổi. Có lẽ đây là khoản mà Trung Quốc lấy lại “số nợ” mà Trung Quốc đã giúp chúng ta trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, hay là họ lợi dụng lúc chúng ta yếu, khó khăn, cần tới họ thì họ cố “vặt” chúng ta? Hay là Lãnh đạo ĐCSVN đã bị họ khống chế, mua chuộc bằng tiền và gái rồi? Chúng ta có thể chấp nhận được một Tập thể lãnh đạo đã mang lại cho đất nước và dân tộc ta những kết quả về tiền của và danh dự như trên không? Tất nhiên là không thể chấp nhận được.

Năm 2005 một đoàn ngư dân của Thanh Hoá đánh cá trên vùng biển mà xưa nay dân ta vẫn đi đánh cá đã bị Hải Quân Trung Quốc nã súng làm 5 người chết mà Lãnh đạo đất nước không hề lên tiếng,

Page 84: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Lãnh đạo ĐCSVN không hề lên tiếng phản đối để bảo vệ chủ quyền và bảo vệ danh dự cũng như tính mạng của người dân.

Gần đây rất nhiều vụ ngư dân ta bị Trung Quốc bắt bớ, làm trò xấu, hành hạ, cướp của một cách ngang nhiên không xem con người ra gì ngay trên địa phận của chúng ta. Ngược lại rất nhiều toán ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển của chúng ta, có khi vào sát bờ biển ta chưa đến 50 km.

Thế mà phía chúng ta theo chỉ thị của Bộ Chính Trị ĐCSVN không hề có một hành động bắt phạt nào đáp trả phù hợp. Đây rõ ràng là những hành xử yếu hèn, thấp kém của Lãnh đạo ĐCSVN. Đương nhiên là thế lực của chúng ta đang yếu so với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là Lãnh đạo đất nước không biết lên tiếng bảo vệ dân mình, bảo vệ quyền lợi của đất nước mình trước một nước láng giềng to lớn. Một mình không bảo vệ nổi thì phải tìm kiếm đồng minh ngay tức khắc, chứ đằng này không chịu tìm kiếm đồng minh mà ngồi yên chịu làm theo ý của Lãnh đạo Trung Quốc, chịu thiệt cho nhân dân mình là không được. Chúng ta không thể chấp nhận được một Đảng, một Ban lãnh đạo đất nước yếu kém và thấp hèn như vậy!

Theo nhiều tin đồn thì người Trung Quốc còn biểu tình ngang nhiên trước sứ quán Trung Quốc ngay trên đất của ta là “Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc” mà Công An chúng ta theo chỉ thị của Bộ Chính Trị không hề giám bắt bớ.

Ở nhiều nơi như Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tây Nguyên, Nghi Sơn-Thanh Hoá người Trung Quốc đã sang sống hàng 3000-4000 người thành Làng-Xã.

Họ còn ngang nhiên bắt bớ xử án dân ta cho là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, thậm chí đánh đập dân lành trong đêm tối như ở Nghi Sơn, rồi biểu tình trước Công An Huyện mà Công An chúng ta theo chỉ thị của BCT ĐCSVN không hề giám làm gì.

Đáng ra mọi hành động trái pháp luật của người nước ngoài trên đất nước ta , vô cớ đánh đập dân ta phải được nghiêm trị theo pháp luật của chúng ta, cầm tù và tống cổ về nước ngay. Có những nơi như ở Hải Phòng người Trung Quốc sống thành từng Làng mà Công An khu vực không giám, ngại kiểm tra giấy tờ để họ thích sống, thích ở bao nhiêu lâu tuỳ ý. Những nơi Trung Quốc thuê thì họ cho đóng những cột mốc to như cột mốc biên giới không cho bất cứ Người Việt Nam nào vào, ngầm nói rằng đây là “đất của Trung Quốc rồi”.

Tình hình hiện nay khẳng định rằng đại đa số các lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, kể cả các Công chức cấp dưới đều sợ Trung Quốc nên không dám công khai lên tiếng phản đối, chống lại bọn làm tay sai cho Trung Quốc ngay trong ĐCSVN. Những kết quả như trên cho thấy chúng ta không thể chấp nhận một Ban lãnh đạo tối cao là BCT ĐCSVN lại để tình hình xảy ra như hiện nay.

Đầu năm 2009 nổi bật là tin Bộ Chính Trị ĐCSVN đã bất chấp dư luận, bất chấp Quốc hội, bất chấp nhân dân ngang nhiên ký kết cho Công ty khai thác quặng Nhôm thô- Bô xit – của Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác với kế hoạch rất lớn với mục đích cung cấp Nhôm thô cho Trung Quốc.

Hiện nay hai nhà máy khai thác bô xit Nhôm đã bắt đầu xây dựng và hoạt động. Việc khai thác Nhôm ở Trung Quốc và nhiều nơi trên Thế giới đã chứng tỏ tính kém hiệu quả kinh tế và nguy hại về môi trường. Đành rằng chúng ta cần công nghệ hiện đại về khai thác và sản xuất Nhôm.

Page 85: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Nếu vậy chúng ta phải thuê Công ty của Mỹ, Đức hay Nhật gì đó chứ không cần Công ty của Trung Quốc. Hoặc là trước tiên hãy làm một Nhà máy rồi sau đó học hỏi, rút kinh nghiệm xem thế nào hãy làm cái thứ hai. Đằng này BCT ĐCSVN đã ngang nhiên cho Trung Quốc vào vây kín khu vực rộng lớn Người Việt Nam không được vào. Tuỳ ý họ làm gì trong đó không ai biết.

Rất nhiều các Công Trình khác như Nhiệt điện Phả lại, Thuỷ điện ở Quảng Nam, Dây chuyền hai Xi Măng Nghi Sơn v,v, đều do Trung Quốc thắng thầu và họ đưa công nhân của họ vào làm trong khi dân ta còn thiếu việc làm trầm trọng.

Tin đồn ở Hà Nội là “Mỗi khi Công ty của Trung Quốc tham gia dự thầu thì có chỉ thị từ Bộ Chính Trị xuống phải cho họ thắng thầu”. Gần đây nổi bật là tin hai vị Tướng về hưu rất có uy tín là Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng yêu cầu dừng ngay việc các tỉnh của Việt Nam ta đã cho các công ty của Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông – thực chất đều là Trung Quốc cả – thuê dài hạn 50 năm 264 ngàn hécta rừng dọc biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon-Tum và Bình Dương. Với số diện tích lớn như vậy mà Trung Quốc họ vây kín, đóng cột mốc, đem dân họ sang sinh sống 50 năm thì rõ ràng thành đất của họ luôn.

Điều này không thể chấp nhận được từ góc độ An Ninh Quốc gia và An Ninh môi trường. Hoặc họ sẽ tự do khai thác quặng, chặt cây rừng gây ảnh hướng rất nguy cập về môi trường không thể lường trước được trong khi dân ta mật độ dân số rất đông và đang rất cần đất, cần rừng. Việc này trách nhiệm chính thuộc về Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung Ương ĐCSVN.

Tại sao Lãnh đạo ĐCSVN, Cơ quan An Ninh Quốc Gia không biết trước mối nguy về An Ninh Quốc gia khi Trung Quốc từng bước tràn người sang và nắm các chốt điểm xung yếu của đất nước? Rồi từ đó họ mở rộng địa bàn hoạt động, lấn dần từng bước trên toàn Quốc, lấn dần trên mọi lĩnh vực của đất nước. Đây là tiến trình xâm lăng và thôn tính nước ta của Trung Quốc. Tôi thiết tưởng những việc trên có chỉ thị từ Bộ Chính Trị ĐCSVN thì cấp Tỉnh mới dám làm.

Từ nhiều năm nay các cán bộ cao cấp của Việt Nam sang Trung Quốc và đi ra nước ngoài đều bị phía Trung Quốc biết trước lộ trình và cho người quan tâm, mua chuộc, khống chế bằng vật chất và quan hệ với phụ nữ rất nguy hiểm.

Đây là một cách làm để từng bước khống chế toàn bộ Lãnh đạo nước ta, quy phục dân tộc chúng ta từng bước một, tiến tới xâm lược và thôn tính nước ta hoàn toàn. Những hành động trên là bẩn thiểu của một Quốc gia đối với Quốc gia khác.

Nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ cán bộ tuyệt đối an toàn thì có nguy cơ Lãnh đạo nước ta nhanh chóng cuối đầu và làm tay sai cho Trung Quốc trong tương lai gần. Họ sẽ triệt thoái và loại bỏ những ai yêu nước, có tinh thần dân tộc, không muốn cuối đầu nghe theo sự chỉ bảo của Trung Quốc.

Mọi nơi trong nước đều có tin đồn rằng trong dịp Đại Hội ĐCSVN năm 2001 và 2006 các phái đoàn cao cấp của Trung Quốc và Mỹ bay sang Hà Nội liên tục để “tác động” và “chỉ đạo” công tác nhân sự của ĐCSVN. Điều này báo chí cũng đăng công khai các phái đoàn sang Hà Nội trong các năm đó. Vậy rõ ràng là Lãnh đạo ĐCSVN đã để cho nước ngoài can thiệp vào nội bộ của mình, đồng nghĩa với can thiệp vào nội bộ của Việt Nam ta. Người dân ở Hà Nội còn nói rằng nhiều nhân vật trong Bộ chính trị đã được Trung Quốc giúp đỡ, ủng hộ để có vị trí nên tất nhiên không giám

Page 86: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

chống lại phía Trung Quốc và tiếp tay cho Trung Quốc xâm lược nước ta. Các Đảng viên ĐCSVN còn nói rằng Ông Nông Đức Mạnh đã nhờ Trung Quốc ủng hộ để được ngồi ghế Tổng Bí Thư hết khoá như hiện nay.

Từ những việc trên tôi thỉnh cầu các cấp có thẩm quyền, các Sỹ quan Công An, Sỹ quan Quân đội và toàn dân Việt Nam ta mấy việc sau:

1) Tổ chức điều tra kết luận để vạch mặt những kẻ đã bị Trung Quốc khống chế, điều khiển, hối lộ và mua chuộc có thể là các Ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Chí Vịnh, v,v. Nếu thật sự ai đó đã bị Trung Quốc khống chế, điều khiển và quy phục làm tay sai cho Trung Quốc thì phải vạch mặt, chấm dứt sự nghiệp chính trị và cho nghỉ hưu ngay, thậm chí bắt giam, truy tố về tội phản Quốc, làm tay sai cho nước ngoài.

2) Điều tra đưa ra ánh sáng, những ai là kẻ chủ mưu, đồng tình trong Bộ Chính Trị đã đồng ý cho Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác Bô-xite? Ai đã gọi điện hay ra lệnh để 10 tỉnh vừa rồi ký cho các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thuê gần 300 ngàn hécta rừng 50 năm? Những cá nhân nào đã đặt bút ký cho các doanh nghiệp trên thuê đất rừng? Những cá nhân này phạm tội hoặc là làm tay sai cho Trung Quốc, hoặc là không hiểu biết gì, không có thái độ bảo vệ quyền lợi Quốc gia, An Ninh Quốc gia trước hoạ xâm lăng của Trung Quốc và về An Ninh môi trường. Phải cách chức ngay tức khắc những cá nhân chủ mưu để làm gương. Bắt giam và truy tố những kẻ chủ mưu làm tay sai cho nước ngoài.

3) Qua những việc làm tôi nêu trên cho thấy rằng Bộ Chính Trị ĐCSVN là cơ quan tối cao của đất nước, Tổng Bí Thư ĐCSVN là người có quyền cao nhất nước, Chủ Tịch Nước là Chủ Tịch Uỷ Ban An Ninh và Quốc Phòng của đất nước, Thủ Tướng là người trực tiếp điều hành đất nước và các tỉnh sao lại để cho những hành động trên xảy ra mà không biết hay không chống lại, hay lại tiếp tay cho Trung Quốc rồi? Các Quý ngài thật sự chưa hoàn thành nhiệm vụ, không xứng đáng để lãnh đạo đất nước nữa! Tốt nhất nên tất cả cùng rút lui về hưu!

4) Huỷ bỏ tất cả các hợp đồng cho nước ngoài thuê đất rừng ở 10 tỉnh vừa rồi với lý do vi phạm trầm trọng An Ninh Quốc Gia của Việt Nam và An Ninh môi trường. Không thể chậm trễ được!

5) Về hai nhà máy Bô xite nhôm thì nên cẩn thận chắc chắn. Không nên làm thêm nhà máy nào nữa. Không nên mở rộng và làm ào ạt. Làm cốt để lấy công nghệ về nhôm và từ từ tính sau.

6) Kiểm soát chặt chẽ người nước ngoài nhập cư. Đặc biệt người nước ngoài là Công dân Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Điều kiện VISA cư trú rõ ràng. Nếu ai vi phạm luật Việt Nam phải xử lý nghiêm minh và trục xuất về nước ngay tức khắc.

7) Ban hành luật xây dựng, xây cột mốc xung quanh khu vực cho nước ngoài thuê. Cấm xây cột mốc quá cỡ. Mọi việc xây dựng, đào đất, đào hầm hay làm gì đó ở Việt Nam phải được Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Mọi Công dân Việt Nam đều có quyền vào khu vực nước ngoài thuê để tham quan, xem xét.

8) Kiểm soát lao động nước ngoài chặt chẽ. Tất cả các Công ty và Nhà thầu nước ngoài chỉ được phép thuê lao động nước ngoài mà Người Việt Nam không đáp ứng nổi, không có trình độ chuyên môn đáp ứng với mức lương tối thiểu theo giờ làm đối với từng công việc cụ thể. Một công việc mà Công dân Việt Nam làm được thì bắt buộc phải thuê Người Việt Nam làm. Bất chợt hoặc hàng

Page 87: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

tháng hay hàng quý kiểm tra giấy phép lao động đối với người nước ngoài. Nếu không có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động không hợp lệ thì phạt chủ sử dụng lao động 200 triệu VNĐ/1 lao động sai phạm. Trục suất ngay tức khắc tất cả những lao động nước ngoài bất hợp pháp.

9) Trường hợp xấu nhất là đại đa số các Thành viên Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung Ương ĐCSVN đã bị Trung Quốc khống chế, điều khiển và mua chuộc bằng tiền, gái và vị trí, đa số các cán bộ cao cấp của ĐCSVN bây giờ sợ mất chức hay không lên được chức nên im lặng, sợ “bàn tay nối dài của Trung Quốc” ở mọi nơi trên nước ta thông qua Tổng Cục 2 thì cách duy nhất là phải chuẩn bị đảo chính quân sự hoặc huy động nhân dân kéo xuống đường biểu tình hạ bệ, bắt giam những kẻ làm tay sai cho nước ngoài. Không còn con đường nào khác kính thưa toàn thể Đồng bào yêu quý khắp nơi! Nếu không họ sẽ bán nước, bán dân từng bước cho quân xâm lược mà thôi. Biểu tình và đảo chính lật đổ là cần thiết khi giới cầm quyền quá thối nát, bất tài và làm tay sai cho nước ngoài, tiếp tay cho kẻ thù xâm lăng đất nước chúng ta!

10) Chúng ta rất tôn trọng nhân dân Trung Quốc, luôn cầu mong cho quan hệ thật sự trong sáng và đẹp đẽ giữa hai dân tộc. Song chúng ta không chấp nhận mọi động thái và cử chỉ không lành mạnh trong quan hệ giữa hai bên. Quan hệ tốt với Trung Quốc không có nghĩa là chúng ta phải cuối đầu nghe theo sự chỉ bảo của họ, từng bước nhượng mọi quyền lợi của đất nước và dân tộc ta cho họ, và dân ta làm nô lệ cho họ! Chúng ta không chấp nhận một Nhóm lãnh đạo ngu dốt, tham nhũng thối nát, cuối đầu làm tay sai cho Trung Quốc, nhượng đất, nhượng rừng, nhượng biển rồi tiến tới nhượng cả dân tộc cho Trung Quốc! Dân tộc Việt Nam ta sẽ không cuối đầu trước bất cứ thế lực nào đe doạ từ bên ngoài!

Đứng trước những việc làm lâu nay của Lãnh đạo ĐCSVN tôi rất bất bình, không thể nào không lên tiếng vì đất nước và dân tộc chúng ta! Kính mong những Đảng viên ĐCSVN, Công chức nhà nước, Sỹ quan Quân đội và Công An còn lương tâm và lương tri hãy dũng cảm hành động mạnh mẽ vì đất nước của chúng ta!

Đường cùng toàn dân phải kéo xuống Quảng Trường Trung Tâm trên khắp 63 Tỉnh-Thành hoặc Quân đội đảo chính để xoá bỏ một Bộ phận của Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành ĐCSVN nhu nhược, bất tài, tham nhũng, thối nát và làm tay sai cho Trung Quốc như hiện nay!

Rất mong toàn thể Đồng Bào khắp nơi hưởng ứng và hành động gấp rút!

Người viết Nguyễn Trung Lĩnh. ĐC: Phố Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

VietTUDAN ------------------------------------------------------- NHAN QUYEN/DAN CHU

VIỆT NAM BÓP NGHẸT TỰ DO BÁO CHÍ

Việt Nam trong nhóm 4 nước bóp nghẹt tự do báo chí nhất châu Á

Page 88: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "tổng biên tập"

Tú Anh

Ngày 3/5 được Tổ chức Văn hóa-Khoa-Học-Giáo dục Liên Hiệp Quốc UNESCO chọn làm ngày "Tự do báo chí" vinh danh các quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam tự hào có hơn 700 nhật báo và 54 nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí.

Trong bối cảnh ngọn gió Mùa Xuân Ả Rập đang thổi qua Trung Đông và Bắc Phi, báo cáo hàng năm của tổ chức Phóng viên không biên giới Reporters sans frontières (RSF) nhân ngày Tự do báo chí đã ghi nhận nhiều biển chuyển « quan trọng » trong danh sách các lãnh đạo xem phóng viên là kẻ thù trong năm 2011.

Hai điểm son được ghi nhận là tại Tunisia và Ai Cập sau khi hai tổng thống « chọn đời » đã phải ra đi. Trong danh sách còn lại, tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê 38 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và «sứ quân » thuộc thành phần trấn áp báo chí.

Tại châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc. Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã được quan tâm đặc biệt. Theo nhận định của tổ chức bảo vệ báo chí RSF, trong năm qua, tuy một số nhân sự trong khu vực đã bị thay thế nhưng bản chất của các chế độ này vẫn như cũ.

Dùng luật hình sự trấn áp tự do báo chí

Tại Miến Điện tướng Thein Sein lên thay Than Shwe. Tại Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nông Đức Mạnh. Nhưng tại Miến Điện 14 phóng viên đang ngồi tù. Còn ở Việt Nam, 18 nhà báo mạng đang bị giam giữ. RSF thẩm định giới lãnh đạo tại hai nước Đông Nam Á này là biểu tượng của hai chế độ hà khắc sử dụng bộ máy hình sự phục vụ cho chính sách đàn áp, dập tắt mọi hy vọng cởi mở. Nhân danh đảng cầm quyền duy nhất, quyền lợi riêng của đảng hoặc “đoàn kết dân tộc”, các chế độ này “tự co cụm” và “ căng thẳng tinh thần” trước ngọn gió dân chủ giải phóng.

Hương “hoa nhài” cũng tác động đến chính sách của Hồ Cẩm Đào tại Trung Quốc. Hơn 30 luật sư, văn nhân , nghệ sĩ, trí thức đã bị bắt giam ở những nơi bí mật mà không ai biết số phận của họ ra sao. Đầu tháng tư, một họa sĩ tài hoa là Ngải Vị Vị , con trai của một cố bộ trưởng văn hóa Trung Quốc cũng bị bắt. Tại Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il cai trị 22 triệu dân với bàn tay sắt vừa độc tài, vừa độc ác với một bộ máy tuyên truyền không chừa một không gian tự do nào.

Để phản bác lại bản báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới nhân ngày Tự do báo chí mùng 3 tháng 5, báo chí chính thức của Việt Nam, vẫn được gọi dân dã là báo “lề phải”, lên án RSF là một tổ chức “ tăm tối” nhưng “cao đòn chống phá Việt Nam”. Trong bài bình luận dài với tựa “Sự tăm tối của tổ chức “Nhà báo không biên giới”, báo mạng Công An Nhân Dân “phản biện”

Page 89: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

là tại Việt Nam có 706 cơ quan báo, 506 tạp chí và 54 nhà xuất bản. CAND online cho rằng báo chí Việt Nam phong phú đa dạng ngang tầm khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên tờ báo này không nói rõ là báo chí Việt Nam có tự do loan tin và công kích những sai trái của chính quyền hay công khai ủng hộ đối lập như báo chí Thái Lan, Indonesia hay Philippines hay không? Báo Công An Nhân Dân lên án RSF ký “hoa hồng” với “các thế lực xấu đơm đặt về tự do báo chí ” ban cho những người “ vi phạm pháp luật” như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long chiếc mũ nhà báo hay công dân mạng.

Còn đối với phóng viên “lề trái” và thành phần trí thức dấn thân tại Việt Nam, trong đó có không ít người đang bị ngồi tù hay sách nhiễu, thì họ công nhận tại Việt Nam có hơn 700 tờ báo nhưng chỉ có một "Tổng biên tập”, đưa tin một chiều ngăn chặn mọi sáng kiến hay ý kiến “ngoài luồng”.

Mới đây nhất, đêm 30/04, nhà thơ trẻ Bùi Chát, người chủ trương sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, độc lập, đã bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất khi anh nhận giải thưởng quốc tế từ Achentina trở về. Bùi Chát bị giam đến 47 tiếng đồng hồ mới được tạm thả. Còn về lời cáo buộc “thế lực thù địch và tăm tối” đặt ra ngày Tự do báo chí để bôi xấu chính quyền thì thiết nghĩ cũng không cần phải nhắc lại đây là sáng kiến của tổ chức Liên Hiệp Quốc UNESCO và người dân Việt Nam biết rõ nguồn gốc cũng như lý do chính đáng của sáng kiến này.

Chọn làm ngày "Tự do báo chí" vinh danh các quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam tự hào có hơn 700 nhật báo và 54 nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong năm 2011, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 38 nước không có tự do báo chí.

Trong bối cảnh ngọn gió Mùa Xuân Ả Rập đang thổi qua Trung Đông và Bắc Phi, báo cáo hàng năm của tổ chức Phóng viên không biên giới Reporters sans frontières (RSF) nhân ngày Tự do báo chí đã ghi nhận nhiều biển chuyển « quan trọng » trong danh sách các lãnh đạo xem phóng viên là kẻ thù trong năm 2011.

Hai điểm son được ghi nhận là tại Tunisia và Ai Cập sau khi hai tổng thống « chọn đời » đã phải ra đi. Trong danh sách còn lại, tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê 38 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và «sứ quân » thuộc thành phần trấn áp báo chí.

Tại châu Á, bốn nước Việt Nam, Trung Quốc. Miến Điện và Bắc Triều Tiên đã được quan tâm đặc biệt. Theo nhận định của tổ chức bảo vệ báo chí RSF, trong năm qua, tuy một số nhân sự trong khu vực đã bị thay thế nhưng bản chất của các chế độ này vẫn như cũ.

VietTUDAN -------------------------------------------------------- LUC LUONG TON GIAO

TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ SỐNG ĐẠO TRONG LÒNG DÂN TỘC

Page 90: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 20.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

CẬP NHẬT 28.04.2011 :

Bài này tôi viết ngày 20.04.2011 để tóm tắt ý chí NỔI DẬY của Thái Hà mà tôi đã coi như sự đóng góp vô cùng quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho tiền đồ của DÂN TỘC. Thực vậy, Giáo Hội Công Giáo VN đã bị một số người công kích rằng đã thường đi với quyền lực Nhà Nước từ thời Pháp thuộc, qua thời Đệ Nhất Cộng Hoà… để thủ lợi cho Tôn giáo của mình, mà xa lánh với lợi ích chung của Dân Tộc.

Tôi đã viết nhiều về việc Giáo dân Công Giáo tụ họp tại Tòa Khâm sứ Hà Nội CẦU NGUYỆN chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH.

Thực tình tôi đã bất bình về việc một Hồng y Ý-tà-lồ tại Vatican xa xôi, chẳng hiểu mẹ gì hết, đã ra lệnh cho Giáo dân ngưng CẦU NGUYỆN. Việc cầu nguyện này vướt khỏi phạm vi miếng đất Tòa Khâm sứ, mà là sự đóng góp chung của Giáo dân Công giáo với cuộc đấu tranh chung của Dân tộc trong việc chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH cho toàn Xã hội Việt Nam. Đối với tôi, đây là việc can thiệp vô lối và vô trách nhiệm vào nội bộ của của Dân Tộc Việt Nam nhân danh quyền lực Tôn Giáo từ Vatican.

Một số Giám mục Việt Nam tay sai CSVN như Hồng y Phạm Minh Mẫn, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Võ Đức Minh (bé con mà ham quyền) đã âm mưu diệt việc tụ họp CẦU NGUYỆN dưới chiêu bài « đối thoại « lừa đảo.

Nhưng TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM phát xuất từ LƯƠNG TÂM Giáo dân được thấm nhuần từ Lời dậy PHÚC ÂM của chính Chúa Giêsu vẫn tồn tại khiến Giáo dân không còn tin vào những « Mục tử giả hình « nữa.

TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM lại được Giáo dân bầy tỏ qua những cuộc tụ họp CẦU NGUYỆN mới đây tại THÁI HÀ.

Tôi tin tưởng vào TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM và từ gần một tháng nay, kể từ 2-3.04.2011, tôi đã viết nhiều về TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THƯỜNG TRỰC THÁI HÀ. Tôi ao ước, qua việc tụ họp CẦU NGUYỆN này, một sự NỔI DẬY của Giáo dân Công giáo để đóng góp với DÂN TỘC VIỆT NAM trong việc cứu Nước.

Tôi không những là một Giáo dân Công giáo, mà còn là một cựu Tu sĩ. Tôi đã biết GM. Nguyễn Văn Nhơn đã từng về hùa với Lm Phan Khắc Từ để ủng hộ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng Tôn giáo. Tôi biết Gm Võ Đức Minh từ thời chưa làm Linh mục, học tại Fribourg, Thụy sĩ, một người nhỏ con thân xác mà ham quyền quá đáng. Tôi cũng đã là Thầy dậy của Giám mục hiện hành của Giáo phận Thanh Hóa. Chính Lm Phan Khắc Từ và Đức Ông Nguyễn Văn Phương cũng đã cùng lớp với tôi tại Đại chủng viện Sài Gòn tại Dường Làng 21 Gia Định. Tôi nhắc ra những quen biết này để khẩn khoản xin rằng những Lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo VN, đừng vì quyền lợi CSVN ban cho như xây Nhà Thờ vân vân… mà quên rằngchúng cho con tép mà

Page 91: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

bắt con tôm, nghĩa là chúng bắt mình phải trở thành tòng phạm với tội ác của chúng hiện nay. Nếu vì những quyền lợi « con tép « mà mình tìm cách dẹp TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ, thì đó là phản bội DÂN TỘC.

Nguyễn Phúc Liên

Thái Hà đã có một lịch sử CẦU NGUYỆN chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH xã hội từ biến cố Tòa Kham sứ Hà Nội trước đây dưới thời Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT.

Kể từ 2-3.04.2011, Giáo dân Hà Nội lại tụ họp CẦU NGUYỆN chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ theo TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM vẫn nằm trong lòng Giáo dân. Trong khung cảnh CÁCH MẠNG từ những nước Bắc Phi và Trung Đông, việc xây dựng TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THƯỜNG TRỰC THÁI HÀ trở thành cứ điểm Đấu tranh Xã hội (Lutte Sociale) rất quan trọng cho Việt Nam để cùng với Dân Tộc đấu tranh cho một Xã hội không BẤT CÔNG, tôn trọng CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH thực sự cho toàn dân.

Chúng tôi trình bầy việc xây dựng và bảo vệ TRUNG TÂM THÁI HÀ dưới những khía cạnh sau đây:=> KHỞI ĐẦU NỔI DẬY VÀ TIẾN ĐẾN MỘT TRUNG TÂM THƯỜNG TRỰC VÀ ĐỊA ĐIỂM GẶP GỠ ĐẤU TRANH THƯỜNG XUYÊN => TÍNH CÁCH BẤT KHẢ XÂM PHẠM CỦA TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN ĐẤU TRANH CHO SỰ THIỆN=> TÍNH CÁCH THỦ THẾ AN TOÀN PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM THÁI HÀ=> TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN TÔN GIÁO ĐÓNG GÓP CHO CUỘC ĐẤU TRANH CHUNG CỦA DÂN TỘC

KHỞI ĐẦU NỔI DẬY VÀ TIẾN ĐẾN MỘT TRUNG TÂM THƯỜNG TRỰC VÀ ĐỊA ĐIỂM GẶP GỠ ĐẤU TRANH THƯỜNG XUYÊN

Khi Giáo xứ Thái Hà thông báo hai Thánh Lễ vào ngày 2 và 3 tháng 4/2011 để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, chúng tôi nhìn qua đó một cuộc NỔI DẬY chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ. Đó là khởi đầu một cuộc Đấu tranh mới. Thực ra đây là việc tiếp nối của TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM sau khi cuộc đấu tranh chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ trước đây đã bị một số Giám mục tay sai CSVN dùng quyền, ngay cả với lừa đảo tận Vatican, để đưa TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi Hà Nội và giải tán những cuộc Cầu Nguyện.

Thái Hà đã lấy lại TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM và Giáo dân đã kéo về Thái Hà trong hai ngày 2-3.04.2011 rất đông đảo để cầu nguyện cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, một trường hợp cụ thể của BẤT CÔNG CSVN.

Việc tụ họp đấu tranh đưa đến thành công hay không, không phải là sự ồ ạt lúc đầu theo tình cảm, rồi sau đó xẹp xuống, mà chính ở cái Ý CHÍ TRƯỜNG KỲ LIÊN TỤC. Nếu sau khi CSVN kêu án 7 năm tù ở và 3 năm quản chế cho Ts CÙ HUY HÀ VŨ, rồi mọi người chỉ mạ lỵ sự tàn nhẫn của

Page 92: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

CSVN, rồi nguôi đi và không tiếp tục Cầu Nguyện đấu tranh nữa, thì CSVN vẫn chai lỳ ngồi trơ trơ đó. Ts CÙ HUY HÀ VŨ chỉ là một tường hợp BẤT CÔNG trong một tình trạng BẤT CÔNG triền miên suốt bao chục năm trường đối với toàn thể Dân tộc. Chính tình trạng BẤT CÔNG triền miên này cho toàn thể Dân tộc đòi hỏi việc tiếp tục cầu nguyện tối thiểu tại Thái Hà để đấu tranh cho CÔNG LÝ, SỰ THẬT và HÒA BÌNH.

Chúng tôi đưa ra đây hai tỉ dụ đấu tranh bên bỉ và định kỳ từ phía Tín hữu Tôn giáo tụ họp lại Nhà Thờ Cầu Nguyện đã đưa đến kết quả lật đổ những bạo quyền độc tài khát máu.

Hai Nhà Thờ là Nhà Thờ GETHSEMANI và Nhà Thờ ST.NICOLAS. Trong năm 1989, cả hai Nhà Thờ là nơi họp lại thường xuyên của những Tín hữu dấn thân trong tinh thần đấu tranh cho những giá trị mà Lương tâm đã được thấm nhuần.

Hai Nhà Thờ này đã được chính Nhà Nuớc Đức công khai biết ơn về tính bền bỉ đầu tranh để đưa đến sụp đổ bức tướng Bá Linh. Thực vậy, mở đầu ngày KỶ NIỆM 20 NĂM BỨC TƯỜNG BÁ LINH SỤP ĐỔ, buổi sáng sớm 09.11.2009, Bà Thủ tướng Angela MERKEL cùng các quan khách đã đến Nhà Thờ GETHSEMANI để dự Lễ Nghi Tôn Giáo kỷ niệm. Việc khởi đầu Ngày Kỷ Niệm bằng một LỄ NGHI TÔN GIÁO chứng tỏ tầm quan trọng đóng góp của Nhà Thờ này vào sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh.

Gương Nhà Thờ GETHSEMANI

Nhà Thờ GETHSEMANI do Mục sư Bernd ALBANI chủ trì. Tín hữu đến đây để thường xuyên và định kỳ cầu nguyện cho Hòa Bình. Các buổi cầu nguyện luôn luôn được kết thúc bằng bài ca “DONNA NOBIS PACEM“ XIN CHO CHÚNG TÔI HÒA BÌNH. Gerhard SCHONE là một Ca sĩ rất được biết tới tại Đông Đức. Oâng là người đã thường xuyên đến hát tại Nhà Thờ GETHSEMANI trong những buổi họp cầu nguyện. Ngày nay, hỏi lại Oâng tại sao hồi ấy ông có dịp sang Tây Bá Linh mà ông vẫn ở lại. Oâng trả lời rằng hồi ấy tôi cảm thấy những người đến Nhà Thờ tụ họp đấu tranh cần tiếng hát của tôi để giữ vững tinh thần, nên tôi không ra đi trước được.

Gương Nhà Thờ ST.NICOLAS

Nhà Thờ ST.NICOLAS do Mục sư Christian FUHRER chủ trì. Đến Nhà Thờ này, phần đông là giới trẻ mang tinh thần đấu tranh sôi động hơn. Thường xuyên đến Nhà Thờ này là Nhạc sĩ Matthias KREHER để chơi nhạc trong những cuộc hội họp. Theo Mục sư Christian FUHRER, thì tại Nhà Thờ này đã có những cuộc họp định kỳ mỗi tuần ngày Thứ Hai từ năm 1982 để cầu nguyện đấu tranh cho những giá trị tinh thần. Năm 1989, tháng 10, từ Nhà Thờ, giới Thanh niên đã căng Biểu Ngữ và tiến ra ngòai phạm vi Nhà Thờ để diễn hành. Công an đã can thiệp bằng cách giật và xé Biểu Ngữ. Hành động này của Công an đã được ghi hình và phổ biến trên Truyền Hình Tây Đức. Thế là cả Đông Đức và Tây Đức, dân chúng biết đến việc đàn áp bằng bạo động của Công an. Chính Nhà Nước đã làm tăng thêm Phong trào người dân đứng dậy, kéo càng đông đến Nhà Thờ.

Ngày nay, phỏng vấn những nhân viên STASI về hai Nhà Thờ, họ đều công nhận đã được lệnh kiểm sóat, lấy hình, thâu phim những nhóm đến hai Nhà Thờ GETHSEMANI và ST.NICOLAS. Điều làm họ ngạc nhiên là họ hiểu Tín hữu biết rõ có việc kiểm sóat, thu hình của STASI, nhưng những người đến hai Nhà Thờ dường như không sợ hãi gì và đến Nhà Thờ như một nhu cầu để biết thông tin và truyền thông cho nhau tâm tình và ý chí đấu tranh.

Page 93: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Lịch sử đấu tranh thành công của hai Nhà Thờ cho thấy những điểm quan trọng sau đây:* Tính cách thường xuyên và định kỳ tụ họp lại của Giáo dân trong mục đích đấu tranh cho một tinh thần.* Việc tụ họp thường xuyên và định kỳ cũng là dịp trao đổi và đào sâu quan điểm đấu tranh. Đó là dịp để tăng cường thêm ý chí nhất thống cho nhau mà không cần ai phải đúng đầu ra chỉ thị như một mệnh lệnh. Cái chỉ thị và sự nhất thống đến từ Lương tâm mỗi người.

Nhìn sự hữu hiệu của việc Đấu tranh THƯỜNG TRỰC và TRƯỜNG KỲ như vậy, mọi người mong mỏ và quyết tâm:

Hãy làm cho THÁI HÀ trở thành mộtTRUNG TÂM THƯỜNG TRỰCCẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ

để những Bà Cụ Công Giáo hát lên : “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám BẤT CÔNG lan tràn...“

Hãy làm cho THÁI HÀ trở thành mộtNƠI GẶP GỠ THƯỜNG XUYÊN

CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ OAN ỨCđể những ai – thuộc mọi Tôn giáo hoặc không Tôn giáo, thuộc mọi thành phần xã hội -- bị BẤT CÔNG áp đặt, có dịp trao đổi những Thông Tin và góp ý đấu tranh cho CÔNG LÝ.

TÍNH CÁCH BẤT KHẢ XÂM PHẠM CỦA TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN ĐẤU TRANH CHO SỰ THIỆN

Kinh nghiệm trong thời gian qua, dưới thời Đức Tổng Giám Mục NGÔ QUANG KIỆT, có những Lãnh đạo Tôn giáo tại Việt Nam như Hồng y Phạm Minh Mẫn, Gm. Nguyễn Văn Nhơn, Gm.Võ Đức Minh…, và tại Vatican có Đức Ông Cao Minh Dung… đã làm tay sai cho CSVN mà phá vỡ Phong trào CẦU NGUYỆN cho CÔNG LÝ. Chính vì vậy mà với Phong trào CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ hiện nay tại THÁI HÀ, chúng ta phải thủ để CSVN và những tay sai thuộc Lãnh đạo Tôn giáo không thể tòng phạm với tội ác CSVN mà phá vỡ Phong trào TỤ HỌP CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ tại THÁI HÀ lúc này và trong trường kỳ. Việc CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ của THÁI HÀ hoàn toàn phát xuất từ LƯƠNG TÂM TRONG SÁNG CHO SỰ THIỆN của từng Cá nhân Tín hữu. THÁI HÀ chỉ là địa điểm tụ họp lại của những Cá nhân Tín hữu ấy. Chính từng Cá nhân Tín hữu tự ý đến địa điểm này để cùng nhau Cầu Nguyện theo chính Lời Chúa Giêsu khuyên mọi người hãy tụ họp lại mà Cầu Nguyện. Chúa nói:

“Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trị trên Trời, sẽ ban cho. Vì đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18, 19-20)

Quyền CẦU NGUYỆN bất khả xâm phạm.

Những Cá nhân gặp BÁT CÔNG, HOẠN NẠN do người khác gây ra hoặc cho dù PHẠM TỘI do chính mình, có quyền CẦU NGUYỆN xin quyền lực Thiêng Liêng trợ giúp. Không phải chỉ những

Page 94: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

người “thánh thiện“ mới có quyền cầu nguyện, mà chính những kẻ “tội lỗi“ cần phải cầu nguyện hơn. Chính Chúa nhận lời những kẻ “tội lỗi“ khiêm nhường cầu nguyện hơn là những kẻ tự hào “thánh thiện“ cầu nguyện để phô trương. Kẻ tội lỗi khiêm nhường đứng cuối đền thờ xin tha và kẻ tự hào thánh thiện tiến lên gần bàn thờ kể công và đòi Chúa nhận lời. Chúa nhận lời cho kẻ khiêm nhường đứng cuối đền thờ xin tha. Trên Thập Tự giá, Chúa nhận lời cầu nguyện của chính tên cướp cùng bị đóng đinh với Ngài. Quyền CẦU NGUYỆN của từng cá nhân được Chúa khuyến khích.

Tinh thần Phúc Âm là SỰ THẬT và CÔNG LÝ. Cầu nguyện chống Bất Công, tiến tới Công Lý là Tinh thần của Phúc Âm. Kẻ gây BẤT CÔNG hãy ngưng hành động bất chính của mình. Kẻ tự mình phạm bất công với bản thân hay cho người khác, biết nẻo công chính mà theo. Đó là tinh thần cầu nguyện theo Sự Thật và Công Lý.

Hông Y Phạm Minh Mẫn, Gm Nguyễn Văn Nhơn, Gm Võ Đức Minh… dù có tòng phạm với tội ác CSVN, cũng không thể cấm cản Quyền Cá nhân Tín hữu Cầu nguyện chống Bất Công, đòi Công Lý và Sự Thật theo Tinh thần Phúc Âm. Ngay cả Đức Giáo Hòang tại Vatican cũng không thể cấm cản quyền Cầu Nguyện này của Giáo dân.

Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc làm tòng phạm của Hy Phạm Minh Mẫn, Gm Nguyễn Văn Nhơn, Gm Võ Đức Minh trong âm mưu với CSVN vừa qua để phá vỡ Phong trào Cầu Nguyện. Đứng về phương diện cứu nguy Dân tộc, thì việc làm này là việc phá vỡ sự đóng góp của Giáo dân Công giáo trong công cuộc xây dựng Đất Nước Việt Nam. Khi Hồng y Quốc vụ Khanh Vatican, một Hồng Ý-tà-lồ yêu cầu ngưng Cầu Nguyện tại vụ Tòa Khâm sứ trước đây, đó là vi phạm đến quyền Công dân của Giáo dân Công giáo đóng góp với Dân tộc Việt Nam để xây dựng Đất Nước.

Với Phong trào CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ hiện nay của THÁI HÀ, Giáo dân Công giáo Việt Nam không thể để những Lãnh đạo Công giáo làm tay sai tòng phạm với CSVN để phá vỡ CẦU NGUYỆN, một quyền bất khả xâm phạm của Cá nhân Tín hữu.

Giáo xứ THÁI HÀ chỉ là nơi, là dịp để hội tụ lại quyền CẦU NGUYỆN BẤT KHẢ XÂM PHẠM của các cá nhân tín hữu. Cấm tụ họp CẦU NGUYỆN tại THÁI HÀ là cấm cá nhân Tín hữu theo lời dậy của Phúc Âm vậy.

MỤC ĐÍCH của Cầu Nguyện là cho sự THIỆN

Cầu Nguyện là một hành động bầy tỏ cái lòng mong muốn của mình. Chính cái lòng mong muốn này đánh giá việc Cầu Nguyện. Nói cách khác, khi Cầu Nguyện, thì phải có THIỆN Ý. Cái THIỆN Ý làm nên MỤC ĐÍCH của hành động Cầu Nguyện.

MỤC ĐÍCH của những cá nhân có dịp tụ họp lại tại xứ THÁI HÀ để CẦU NGUYỆN là chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ, SỰ THẬT để có HÒA BÌNH. Đó hoàn toàn là THIỆN Ý phát xuất từ Lương Tâm từng Cá nhân. Hành động tụ họp CẦU NGUYỆN được chính Chúa Giêsu khuyến khích. Mục đích CẦU NGUYỆN là đúng theo Tinh thần Phúc Âm: chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ, SỰ THẬT để có HÒA BÌNH đích thực.

MỤC ĐÍCH của tụ họp Cầu Nguyện chỉ có thế thì không ai có thể công kích, cấm cản được. Chỉ có kẻ gây BẤT CÔNG, làm trái CÔNG LÝ và trốn tránh SỰ THẬT mới tìm cách ngụy biện để cấm

Page 95: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

cản. Nếu Giáo quyền, ngay cả Vatican, cấm cản những cuộc Giáo dân tụ họp CẤU NGUYỆN cho SỰ THIỆN này, thì đó là tòng phạm với tội ác của CSVN và bị chính Chúa Giêsu nguyền rủa là đám Pharisiêu giả hình:

“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu gỉa hình ! Các người giống như mồ mả tôi vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. “ (Mt 23, 27)

Khi BẤT CÔNG còn lan tràn, thì LƯƠNG TÂM vẫn đòi buộc Giáo dân tụ họp CẦU NGUYỆN

Khu đất của Tòa Khâm sứ Hà Nội, của xứ Thái Hà, hay Nhà Thờ Tam Tòa, rồi Đồng Chiêm… chỉ là những tỉ dụ điển hình của BẤT CÔNG và đã làm cho LƯƠNG TÂM Giáo dân không yên để tụ họp lại CẦU NGUYỆN cho CÔNG LÝ.

Gần đây, những vụ việc vu khống và kêu án Tiến sĩ Luật CÙ HUY HÀ VŨ, bắt bớ vô cớ Luật sư LÊ QUỐC QUÂN và Bác sĩ PHẠM HỒNG SƠN… cũng chỉ là những trường hợp cụ thể của cường quyền cai trị thiếu CÔNG LÝ và đang làm cho LƯƠNG TÂM Giáo dân không yên. LƯƠNG TÂM ấy đã được thấm nhuần Lời Chúa Giêsu dậy như đòi buộc trong Dụ Ngôn người Samari tốt lành là phải cứu giúp kẻ trọng thương bởi quân cướp và nằm bên lề đường. Thực vậy, sau khi nói về việc thầy Tư tế, thầy Lê-vi đi trên đường, thấy kẻ bị đánh trọng thương nằm đó, mà ngoảnh mặt lạnh lùng đi, Chúa Giêsu nói đến người Samari, một dân ngoại, cũng đi qua, đã băng bó cứu giúp kẻ trọng thương. Và Chúa Giêsu hỏi một người thông luật để chính ông kết luận:

“Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người bị rơi vào tay kẻ cướp ? Người thông luật trả lời: chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy. Đức Giêsu bảo ông ta: Oâng hãy đi và cũng làm như vậy ! “ (Lc 10, 36-37)

BẤT CÔNG đối với đất đai Tòa Khâm sứ…, đối với Ts Cù Huy Hà Vũ, Ls Lê Quốc Quân hay Bs Phạm Hồng Sơn… chỉ là những trường hợp cụ thể. Nhưng dưới chế độ cai trị hiện nay của CSVN, những trường hợp BẤT CÔNG khác vẫn lan tràn, nghĩa là BẤT CÔNG, không có CÔNG LÝ, che dấu SỰ THẬT là một TÌNH TRẠNG thường trực áp đặt lên Dân Tộc. Do đó, cho dù bản án của Ts Cù Huy Hà Vũ được hủy bỏ, cho dù Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn được trả tự do, thì TÌNH TRẠNG thường trực BẤT CÔNG, không có CÔNG LÝ, thếu SỰ THẬT đối toàn thể DÂN TỘC vẫn đòi buộc LƯƠNG TÂM Giáo dân thường trực TỤ HỌP CẦU NGUYỆN chống Bất Công, đòi Công Lý, đòi Sự Thật để Xã hội có HÒA BÌNH thực sự.

TÍNH CÁCH THỦ THẾ AN TOÀN PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM THÁI HÀ

Khi phổ biến bài CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ, CHỨ KHÔNG CHO CHÍNH TRỊ ĐA ĐẢNG ĐA NGUYÊN ngày 17.04.2011 trên các Diễn Đàn Internet, chúng tôi dự đoán sẽ có những phản ứng công kích. Nhưng chúng tôi đã phổ biến vì mối quan tâm bảo vệ TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ. Mối quan tâm ấy càng làm chúng tôi trở thành lo ngại khi nghĩ đến trước

Page 96: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

đây CSVN đã sử dụng một số Lãnh đạo Công giáo quốc doanh, thậm chí mưu mô tận đến Vatican để đưa Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT ra khỏi địa bàn Hà Nội và cấm cản những cuộc tụ họp Cầu Nguyện của Giáo dân.

Lần này, Giáo dân lại tụ họp Cầu Nguyện tại THÁI HÀ theo TINH THẦN ĐỒNG CHIÊM vẫn tồn tại trong lòng mỗi Giáo dân. Không thể để TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ bị âm mưu cấm đoán một lần nữa.

Khi chúng tôi phổ biến CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LY, CHỨ KHÔNG CHO CHÍNH TRỊ ĐA ĐẢNG ĐA NGUYÊN, cái “sốc“ đến từ việc mọi người đang thấy gương CÁCH MẠNG HOA NHÀI từ Bắc Phi và Trung Đông và mong mỏi Việt Nam nổi dậy như vậy để lật hẳn chế độ ĐỘC TÀI VN hiện hành giống như tại Bắc Phi và Trung Đông và để thiết lập chế độ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG. Khi tâm tình đang có tính cách thời sự như vậy, thì đầu đề “CHỨ KHÔNG CHO CHÍNH TRỊ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG“ tất nhiên tạo một cú “sốc“.

Chúng tôi đã cắt nghĩa cho một số Độc giả về việc chỉ hạn định MỤC ĐÍCH của TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ là Cầu Nguyện chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH xã hội. Việc hạn định MỤC ĐÍCH như vậy nhằm THẾ THỦ an toàn cho Giáo dân đến Cầu Nguyện và và từ đó Phong trào Cầu Nguyện lớn mạnh và lan rộng để đóng góp với nỗ lực CÁCH MẠNG chung của Dân Tộc.

CSVN chỉ lải nhải nguỵ biện Điều 88 để kết án những ai có thiện chí cho Dân tộc và Đất nước

CSVN không có sáng kiến vì ngu và cứ mặt dầy mày dạn dùng sức mạnh áp đặt cái ngu của mình.

Trước đây, theo rõi cuộc Đàm phán Paris trước 1975 về Chiến tranh Việt Nam. Cuộc Đàm phán kéo dài làm cho ông Henry KISSINGER than phiền là không có gì mới mẻ để thảo luận. Mỗi lần họp, thì CSVN chỉ đưa ra bài cũ nhái đi nhái lại, chứ chẳng có sáng kiếm gì. Một số báo chí Tây phương thời ấy khen CSVN “kiên định“ trong Lập trường. Thực ra đó là vì ngu, lo sợ đưa ra sáng kiến bị hố, nên đành nhái đi nhái lại một cách “kiên định“ bài cũ.

Từ khi Phong trào Dân chủ đứng lên ở Việt Nam, CSVN cũng phải mò mẫm không hiểu phải kết án Phong trào này bằng điều luật nào . CSVN đã moi móc và vớ được Điều 88 để tố cáo “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “. Thế là chúng cứ nhái đi nhái lại cái Điều 88 này để bịt miệng người khác mà kết án: bịt miệng Lm NGUYỄN VĂN LÝ, bị miệng 4 Luật sư biện hộ cho Ts.CÙ HUY HÀ VŨ… Một thanh niên cầm truyền đơn, không có vũ khí gì cũng bị kết án là “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “ theo Điều 88. Bài bản của Viện Kiểm Sát Tối Cao luôn luôn là thấy ai phê bình Nhà Nước làm bậy, thì vây bắt, rồi đến khám máy điện tử xem có viết gì không hài lòng đảng CSVN hay không, rồi đưa ra Tòa kết án tội “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “ theo Điều 88.

Từ mấy năm nay, vẫn bài bản kết án như vậy đem ra một cách “kiên định“ vì CSVN ngu đần mà thôi. Thẩm phán ngồi xử cũng chỉ học được có mỗi Điều 88 “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân“, nên nếu Luật sư biện hộ lên tiếng chất vấn, tỉ dụ như Điều 214 chẳng hạn, thì Chánh án cuống cuồng cả vú lấp miệng em và đuổi quách Luật sư biện hộ ra khỏi Tòa cho rồi. Đó cũng là cái ngu dốt vì chỉ biết có mỗi Điều 88 thuộc lòng “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân“.

Page 97: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Giáo dân TỤ HỌP CẦU NGUYỆN TẠ THÁI HÀ chống BẤT CÔNG làm cho CSVN luống cuống. Chúng muốn diệt TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ lắm, nhưng lấy lý do gì để diệt. Chúng chỉ rình rập để nếu Giáo dân hé ra những chữ ĐỘC TÀI, DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG, là chúng xông vào bắt một số người cốt cán trong Giáo dân, rồi khám xét máy điện tử mà ghép vào cái tội “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “ theo Điều 88 đã có bài bản thuộc lòng.

Nhưng Giáo dân thông minh và không ngu như chúng. Giáo dân không nhắc gì đến những chữ ĐỘC TÀI, DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG. Không những CSVN nhằm đàn áp Trung Tâm CẦU NGUYỆN THÁI HÀ, mà cả một số Lãnh đạo Công giáo, thậm chí những bàn tay nối dài của CSVN tại Vatican, cũng rình rập nếu Giáo dân đưa những chữ này ra, thì sẽ có Thư Chúng kết án Giáo dân tụ họp với MỤC ĐÍCH Đấu tranh Chính trị (Lutte Politique) mà cấm đoán, giải tán. Biết lòng những người này độc ác như vậy, nên Giáo dân phải THỦ THÂN, đừng để cái ngu và vũ lực Công an làm hại mình. Giáo dân chỉ đặt MỤC ĐÍCH cầu nguyện là chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT

Khi Giáo dân tuyên bố minh bạch rằng việc tụ họp lại Cầu Nguyện là chống BẤT CÔNG, chẳng lẽ CSVN đưa ra Điều 88 “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “. Nếu đưa ra Tòa kết án chống BẤT CÔNG, thì toàn dân sẽ dí vào mặt Viện Kiểm Sát Tối Cao và Chánh án cả một Danh sách BẤT CÔNG mà đảng CSVN đã làm cho Dân tộc bao chục năm trường từ người dân bần cùng cho đến trí thức góp thiện ý. Nếu vì đòi CÔNG LÝ mà CSVN bắt tội, thì Giáo dân sẽ vạch ra cho biết việc thiếu CÔNG LÝ ở chỗ nào và do ai. Nếu vì đòi SỰ THẬT mà CSVN bắt tội, thì Giáo dân sẽ đưa ra cả một bộ máy Truyền thông của CSVN nói lừa đảo gian dối không biết ngượng miệng. Dân chúng Miền Nam còn lập lại lời của Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU : “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhình những gì Cộng sản làm“, nghĩa là Cộng sản chuyên môn nói láo để che dấu SỰ THẬT.

Chúng tôi phổ biến bài CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LY, CHỨ KHÔNG CHO CHÍNH TRỊ ĐA ĐẢNG ĐA NGUYÊN, mặc dầu làm một số Độc giả bị “sốc“ vì cái vế thứ hai “CHỨ KHÔNG CHO CHÍNH TRỊ ĐA ĐẢNG ĐA NGUYÊN“, đó là vì chúng tôi muốn đề phòng cho cuộc NỔI DẬY CẦU NGUYỆN tại Thái Hà và vì chúng tôi nhận thấy một số người đang mải hăng say với CÁCH MẠNG HOA NHÀI từ Bắc Phi và Trung Đông mà tiện bút viết những chữ ĐỘC TÀI, DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG để gán cho cuộc Cầu Nguyện của Giáo dân. Chúng tôi cũng đề phòng những Đại gia đấu tranh DÂN CHỦ cố gán những chũ này cho Thái Hà để có cái Danh cho nhóm của mình.

Về ý kiến của một số Độc giả phản đối, chúng tôi đã hồi âm cắt nghĩa mà nội dung như sau:

“DÂN OAN hoàn toàn đấu tranh đòi CÔNG LÝ khi họ bị mất nhà, đất. Họ không hề nêu MỤC ĐÍCH là đấu tranh cho DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG. Nếu họ nêu mục đích là đấu tranh cho DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG, thì CSVN có thể tố cáo và bắt tù họ theo Điều 88. Nhưng nếu họ chỉ đứng ở MỤC ĐÍCH đấu tranh là CÔNG LÝ, là đòi lại nhà, đất, thì CSVN không thể ngụy biện để bắt tội họ theo Điều 88 được.

Page 98: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Dân Oan rất thông minh, vừa tấn công vừa thủ về Pháp Lý cho mình. Dân Oan không muốn nói đến những chữ DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG để thủ thế cho chính họ khỏi bị CSVN viện cớ Điều 88 mà bắt tội.

Cũng vậy, đối với Phong trào Giáo dân CẦU NGUYỆN tại Thái Hà. MỤC ĐÍCH tụ họp cầu nguyện của Giáo dân là chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LY và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH. Đó là Mục đích đấu tranh trong Lãnh vực Xã hội (Lutte Sociale). Đứng trong Lãnh vực này mà đấu tranh, thì Giáo dân tránh hẳn được Điều 88 mà CSVN thường ngụy biện để bắt tội những người đấu tranh. Giáo dân đã cố tình đứng trong Lãnh vực đấu tranh Xã hội (Lutte Sociale), tại sao những người đấu tranh Chính trị lại cố gán lên đầu Giáo dân những chữ DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG thuộc Lãnh vực đấu tranh Chính trị (Lutte Politique) để CSVN nại ra Điều 88 mà cấm cản, bắt bớ Giáo dân. Tôi hiểu những Đại gia đấu tranh DÂN CHỦ, vì quá ham đấu tranh Chính trị mà muốn mượn đầu Giáo dân nấu cháo cho mình hoặc ngu xuẩn chụp bừa lên đầu Giáo dân cái nhãn hiệu đấu tranh Chính trị để CSVN có cớ cấm đoán, đàn áp Giáo dân.

Nhấn mạnh về phương diện này, không phải là tôi thù oán gì đối với nhóm này nhóm kia, nhưng vì tôi muốn bảo vệ khối DÂN OAN và Khối GIÁO DÂN CẦU NGUYỆN khỏi bị những Đại gia đấu tranh DÂN CHỦ chụp cái mũ DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG lên đầu để CSVN viện cớ mà cấm cản đàn áp. DÂN OAN, GIÁO DÂN CẦU NGUYỆN chỉ với MỤC ĐÍCH chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LY và SỰ THẬT, tại sao chúng ta cứ tìm dịp chụp lên đầu họ những chữ DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG (Lutte Politique) để CSVN bắt tội họ?

Thực vậy, chúng tôi đã phân biệt rõ rệt hai lãnh vực quần chúng đấu tranh:

=> Lãnh vực Đấu tranh Chính trị (Lutte Politique):

Đây là Lãnh vực đấu tranh về Tổ chức quản trị Đất Nước theo những Chủ trương về Thể chế quản trị: Quân chủ, Quân chủ Pháp Trị, Quân chủ Lập Hiến, Độc Tài, Độc Đảng, Dân chủ, Cộng Hoà, Đa Đảng.

Việc đối chọi giữa những Chủ trương này thuộc Lãnh vực đấu tranh Chính trị.

=> Lãnh vực Đấu tranh Xã hội (Lutte Sociale):

Xã hội có nghĩa là những Cá nhân sống chung với nhau trong một Cộng đồng. Trong cuộc sống chung đụng với nhau, có những cá nhân cướp bóc, đè nén… người khác, nghĩa là làm điều BẤT CÔNG ; có những kẻ tìm mọi cách để không tôn trọng những quy định sống chung trong cộng đồng, nghĩa là không tôn trọng CÔNG LÝ ; có những kẻ dùng ngụy biện hay sức mạnh hù dọa để che dấu SỰ THẬT tai hại. Những điều BẤT CÔNG, không tôn trọng CÔNG LÝ, che dấu SỰ THẬT tai hại trên đây làm cho cuộc sống chung không có HÒA BÌNH.

Giáo dân TỤ HỌP CẦU NGUYỆN tại Thái Hà, đó là khởi đầu hy vọng đấu tranh cho dân tộc lan tràn. CSVN chắc chắn muốn tìm cách diệt cuộc đấu tranh này trong trứng nước, nếu không sẽ muộn“

TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN TÔN GIÁO

Page 99: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

ĐÓNG GÓP CHO CUỘC ĐẤU TRANH CHUNG CỦA DÂN TỘC

MỤC ĐÍCH tụ họp CẦU NGUYỆN là chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH xã hội. Nếu chỉ nguyên đứng ở Lãnh vực Đấu tranh Xã hội (Lutte Sociale) như vậy, thì TRUNG TÂM THÁI HÀ cũng đã đóng góp với cộng đồng DÂN TỘC bởi vì Dân Tộc cũng nhất thiết đòi hỏi những điều mà Trung tâm Thái Hà đặt ra làm MỤC ĐÍCH cầu nguyện.

Tuy nhiên có độc giả nêu thắc mắc với chúng tôi: “Còn việc tiến tới Thể chế DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG thì sao ?“

Chúng tôi nhìn hai con đường đấu tranh, không trực tiếp sử dụng những chữ ĐỘC TÀI, DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG để CSVN viện cớ Điều 88 ngu xuẩn lúc này mà đàn áp kết án, nhưng hai con đường ấy đưa đến HỆ LUẬN là Thể chế Dân chủ, Đa nguyên Đa dảng. Hai con đường đó là:

=> Đấu tranh Kinh tế (Lutte Economique)

Làm cho quần chúng giầu lên, thì độc tài độc đảng phải lùi. Chương trình Marshal của Mỹ với USD.173 tỉ tái thiết Aâu châu sau Thế chiến II cũng nhằm mục đích ngăn chặn sự tràn lan của Cộng sản quốc tế sang các nước Tây Aâu. Tại Trung quốc hiện nay, Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng sang các nước khác, nhất là sang Mỹ và Liên Aâu. Tại sao Cộng sản Trung quốc không làm cho quần chúng giầu lên, có Mãi lực cao (Pouvoir d’Achat) để giữ độc lập về Kinh tế ? Đảng Cộng sản biết rằng nếu dân chúng giầu lên, họ sẽ bảo vệ TƯ HỮU cá nhân. Chính việc bảo vệ tài sản tư hữu này mà dân đòi phải có quyền DÂN CHỦ và như vậy đảng Cộng sản khó lòng giữ được độc tài quyết định lên TƯ HỮU. Chính vì vậy, chúng tôi đã viết hai cuốn sách để cổ võ công cuộc Đấu tranh Kinh tế. Kết luận của chúng tôi là DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ hay TƯ NHÂN HÓA KINH TẾ dẫn đến tất yếu DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ như một Hệ Luận trực tiếp (Démocratisation Economique ou Privatisation Economique mène à la Démocratisation Politique)

Đấu tranh Kinh tế là Đấu tranh cho QUYỀN SỐNG. Dân chúng không nhắc gì đến những chữ ĐỘC TÀI, DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG để Cộng sản đàn áp cấm đoán. Nhưng khi Dân đấu tranh cho quyền sống (Lutte Economique), thì Cộng sản không thể kết án đàn áp được, nhưng hậu quả lại dẫn đến DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG mà không cần phải tuyên bố rùm beng.

=> Đấu tranh Xã hội (Lutte Sociale)

Đây là cuộc đấu tranh khi những Cá nhân sống chung đụng với nhau thành một Cộng đồng gọi là Xã hội. Cá nhân trong cộng đồng không có quyền làm BẤT CÔNG đối với kẻ khác. Trong cộng đồng, những Cá nhân phải tôn trong, đối xử với nhau theo những quy định của CÔNG LÝ. Cá nhân đối với nhau phải tôn trọng SỰ THẬT chứ không được gian trá lừa đảo nhau , nhất là không được dùng bạo lực ép người khác phải tuân theo những gian trá lừa đảo của mình hoặc không được vu khống những điều mà người khác không có.

Cuộc CẦU NGUYỆN chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT của Giáo dân tại Thái Hà hiện nay không ngưng tại đó, bởi vì hiệu quả khi đạt được cũng là Hệ Luận DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG, nhưng Giáo dân không cần tuyên bố trực tiếp những chữ đó để CSVN cấm

Page 100: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

cản, ngu xuẩn kết án theo Điều 88 “Aâm mưu lật đổ chính quyền nhân dân “. Thực vậy, khi không còn BẤT CÔNG, khi CÔNG LÝ được tôn trọng, khi SỰ THẬT không bị bạo lực và nguỵ biện che đây, thì tất cả mọi Chủ trương CAI TRỊ CHÍNH TRỊ tất yếu sẽ bị người Dân chế tài. Đó là DÂN CHỦ. Chỉ cần chống BẤT CÔNG, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có HÒA BÌNH nhằm tạo một nền tảng Xã hội vững chắc, thì chế tài DÂN CHỦ là Hệ Luận trực tiếp.

Như vậy TRUNG TÂM CẦU NGUYỆN THÁI HÀ đóng góp cho Dân Tộc và Đất Nước hai phương diện:=> Về mặt XÃ HỘI: không BẤT CÔNG, tôn trọng CÔNG LÝ và SỰ THẬT để Xã hội có HÒA BÌNH.=> Về mặt CHÍNH TRỊ, nghĩa là cơ cấu và đường lối quản trị Quốc gia: Cái Hệ Luận của cuộc đấu tranh Xã Hội trên đây đưa đến một Thể chế Quản trị DÂN CHỦ, ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 20.04.2011

Web: http://VietTUDAN.net

LM.PHAN KHẮC TỪ BỊ LOẠI KHỎI GIÁO XỨ VƯỜNG XOÀI

2/05/11 3:32 AM

Việc Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn cất chức chánh xứ của linh mục Phan Khắc Từ hy vọng sẽ là tiền đề (?) (MT:tiền lệ??) cho các Tòa Giám mục Bùi Chu, Ban Mê Thuột, trong việc xử lý các linh mục Trần Mạnh Cường và Lê Ngọc Hoàn, bởi lẽ, hai linh mục này, cùng với linh mục Phan Khắc Từ, đã cố tình vi phạm điều 285 triệt 3 của Bộ Giáo Luật: “Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành xử quyền dân sự”.

Tin từ Tổng Giáo phận Sài Gòn cho biết, ngày 29/4/2011 vừa qua, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ đã chính thức nhận xứ Vườn Xoài thay thế linh mục Phan Khắc Từ.

Linh mục Phan Khắc Từ hiện đang là Tổng biên tập báo Công giáo và Dân tộc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Ông cũng vừa được chính quyền cộng sản giới thiệu làm ứng viên đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13.

Theo thông tin nhận được, Tòa tổng Giám mục Sài gòn đã đồng ý cho ông nghỉ các công việc mục vụ để toàn tâm, toàn lực phục vụ chế độ, bởi lẽ nếu ông trúng cử quốc hội, mỗi năm ông sẽ phải tham gia nhiều kỳ họp của quốc hội và như thế, ông sẽ không thể chu toàn nhiệm vụ cha xứ theo như Giáo luật đòi hỏi.

Đây có thể được coi như một quyết định thích hợp tuy hơi muộn màng của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, trong bối cảnh có quá nhiều chỉ trích từ giới Công giáo trong và ngoài nước, liên quan tới

Page 101: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

việc các linh mục công giáo tham gia tranh cử Quốc hội; nhất là dư luận cho rằng linh mục Phan Khắc Từ đã có vợ và hai con.

Việc Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn cất chức chánh xứ của linh mục Phan Khắc Từ hy vọng sẽ là tiền đề cho các Tòa Giám mục Bùi Chu, Ban Mê Thuột, trong việc xử lý các linh mục Trần Mạnh Cường và Lê Ngọc Hoàn, bởi lẽ, hai linh mục này, cùng với linh mục Phan Khắc Từ, đã cố tình vi phạm điều 285 triệt 3 của Bộ Giáo Luật: “Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành xử quyền dân sự”.

Từ trái qua phải: Lm. Phan Khắc Từ, Trương Vĩnh Trọng, Lm. Nguyễn Công Danh, Lm. Thiện Cẩm, OP.

Trong một diễn biến khác, sau khi Nữ Vương Công Lý đăng tải bài viết: “Mở hội nghị tuyên tuyền bầu cử cho cộng sản trong khu vực Nhà thờ, GP Thái Bình còn nuôi những linh mục phản trắc đến bao giờ?”, Tòa Giám mục Thái Bình đã có ý kiến và cho biết, việc linh mục Vinh Sơn Phạm Văn Tuyên tổ chức “Hội nghị tuyên truyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân” hoàn toàn xuất phát từ suy nghĩ và việc làm của riêng cá nhân Cha Tuyên, chứ Giám mục không được biết gì và chắc chắn không chấp thuận cho linh mục Tuyên làm như thế; đồng thời, ngay lập tức, Tòa giám mục Thái Bình sẽ có ý kiến với cha Tuyên và các linh mục liên hệ”.

Hiện nay, theo báo cáo của ủy ban Đoàn kết, với con số 103 linh mục và 26 nữ tu hiện đang tham gia Mặt trận Tổ quốc hoặc Ủy ban Đoàn kết các cấp, thì đây quả là vấn nạn cho Giáo hội Việt Nam trong công cuộc tái thiết “ngôi nhà chung Giáo hội”.

Có lẽ đã tới lúc, Giáo hội Việt Nam cần phải mạnh tay trong việc thanh tẩy Giáo hội để Giáo hội mỗi ngày một tinh tuyền hơn, không nên để những linh mục này tiếp tục làm tôi hai chủ.

2/5/2011 Nữ Vương Công Lý

ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLỒ II ĐÃ MUỐN NHẮN VỚI CHÚNG TA

TRONG ĐÁP TỪ GỞI HDGMVN

(Để tưởng nhớ giáp một năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II ra đi, về với Chúa)( Và để kỷ niệm ngày Đức Thánh Cha được phong Chân Phước, 01.05.2011)

NGUYỄN HỌC TẬP

Trong bài “ ĐỨC THÁNH CHA BÊNH VỰC CHA LÝ VÀ ĐỀ CẬP ĐẾN CHÍNH QUYỀN CSVN ” vừa qua, chúng tôi đã có dịp đề cập đến những luận điệu tuyên truyền “ rỉ tai ” cho rằng

Page 102: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

ĐÁP TỪ CỦA DTC CHO HDGMVN chỉ là một lá thư chung chung về Tự Do Tôn Giáo TDTG) và vô thưởng vô phạt ,vì ĐTC không “ đá động ” gì đến Chính Quyền CSVN.

Luận điệu không có lý chứng trên của những ai không có thiện cảm, im thinh thít trước các nổ lực tranh đấu cho TDTGcủa dân tộc Việt Nam và cố tình bênh vực CSVN cho bằng được, mặc cho ĐTC trả lời từng điểm một cho THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA 158 LM và 24.601 Giáo Dân đồng ký.

Chúng tôi đã có dịp đối chiếu các câu trả lời của ĐTC và các lời kêu cứu đến Ngài của THỈNH NGUYỆN THƯ để chứng minh rằng ĐTC biết rõ tình trạng bách hại tôn giáo ở Việt Nam , cũng như đã cho thấy việc ĐTC “ đá thẳng ”, vạch mặt chỉ trán ai là thủ phạm bị Ngài quy trách cho việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.

1 - Hảy dũng cảm, nhận lãnh những thách đố:

Với những dòng viết dưới đây, chúng tôi không có ý trở lại vấn đề ĐTC đáp từ “chung chung ” hay trả lời từng điểm một đối với những gì mà chúng ta báo cho Ngài biết, cũng như Ngài “ không đá động ” hay đã “ đá thẳng ” Chính Quyền CSVN, mà là nhìn ĐÁP TỪ ĐTC CHO HDGMVN dưới một cái nhìn khác.

Sau những lời chào hỏi đầu tiên chưa đến bốn hàng chữ, ĐTC đã gửi đến các Giám Mục Việt Nam lời cầu chúc chân tình làm tinh thần nền tảng cho những gì sẽ được Ngài đề cập đến trong cả bức thư ĐÁP TỪ:

“ Tôi xin chúc Quý Vị trong những giây phút hội ngộ nầy, sẽ cho Qúy Vị được tiếp tục trong dũng cảm sứ mạng tình yêu và phục vụ Chúa Giêsu Cứu Thế” ( Đoạn 1).

Và sau đây là lời cầu chúc và nhắn nhủ các Ki tô hữu VN:

“ Khi quý vị trở về đất nước cao qúy của qúy vị, xin qúy vị hãy nói với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy giảng, giáo dân và đặc biệt là giới trẻ, rằng ĐTC cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ hãy nhận lãnh những thách đố mà Phúc Âm đem lại, bằng cách noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đường Đức Tin. Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước ” ( Đọan 1).

Cách hành xử phải có cho mọi thành phần dân Chúa đối với cuộc sống hiện tại ở quê nhà, ở “ đất nước cao quý của quý vị ”, đó là

- “ tiếp tục trong dũng cảm sứ mạng tình yêu và phục vụ Chúa Giêsu”

- và “ hãy chấp nhận những thách đố mà Phúc Âm đem lại”, “noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đưòng Đức Tin . Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước ”,

ĐTC chỉ dẫn cho tất cả chúng ta, Giáo Sĩ cũng như Giáo Dân, những gì chúng ta phải làm:

Page 103: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

- “ Tình yêu Đức Ki tô thúc đẩy Giáo Hội phúc âm hóa và thúc đẩy các Giám Mục phúc âm hoá, bổn phận và trách nhiệm đầu của thiên chức qúy vị. Giáo Hội Việt Nam được mời gọi ra khơi dành ưu tư lớn cho việc truyền bá Phúc Âm và cho sứ mạng trong các chương trình tông đồ của qúy vị ”( Đoạn 2).

- “ Giáo Hội Việt Nam được mời gọi hảy ra khơi để truyền bá Phúc Âm và thực hiện các chương trình tông đồ”, trong “ dũng cảm ”, chấp nhận “ thách đố ”, “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ”, “máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới”.

Có lẽ khi viết những dòng nầy ĐTC không lưu tâm mấy đến các cuộc rước kiệu rầm rộ với mấy chục ngàn người tham dự, nhà thờ được tân trang và mới xây cất nguy nga đồ sộ, con số trẻ em được rửa tội gia tăng, con số gia đình công giáo thôi bỏ nhau được giãm xuống cho bằng, như hiện trạng và thống kê cho biết, cho bằng

- “ sự cần thiết phải phát triển việc đào tạo sơ khởi các thầy giảng cũng như việc đào tạo thưòng xuyên các Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ và Giáo Dân”.( id.)

- “Tôi khuyến khích quý Vị nên đẩy mạnh và hỗ trợ mọi sáng kiến có thể giúp các vị Chủ Chăn và Giáo Dân, bằng mọi sự đào tạo thích hợp, để xây dựng và sống Đức Tin của họ, để làm chứng Đức Tin một cách tốt hơn” ( id.).

Người tín hữu Chúa Ki Tô ,Giáo Sĩ cũng như Giáo Dân, là người nhận biết bổn phận và thiên chức phục vụ Chúa và phục vụ anh em mình trong “ dũng cảm ”, dám hy sinh “ chấp nhận thách đố ”, nếu cần biết hy sinh cả mạng sống mình như “ các Thánh và các Tử Đạo đã đi trưóc ”, “ máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới ”.

Nhưng ngưòi Tín Hữu Chúa Ki tô không phải là kẻ hiếu chiến, chỉ biết đánh đấm, mà là con người biết đối thoại và cộng tác với tất cả mọi nguời:

- “ Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành viên xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt Nam” ( Đọan 4).

Nhưng muốn có “ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng ” cần phải có sự thành thật, tương kính, các thành phần tham dự cuột đối thoại phải là những thành phần đồng đẳng, được tự do phát biểu tư tưởng xây dựng của mình.

Thiếu những yếu tố tối thiểu vừa kể, cuộc “ đối thoại ” chỉ là nơi “ tiếp thu ” những mệnh lệnh độc thoại, là qụy lụy, " xin cho " và bố thí.

Đó chắc chắn không phải là môi trường để người Tín Hữu Chúa Ki Tô “ đối thoại tín nhiệm và xây dựng ”, có chăng là con đường đã được ĐTC khuyến khích nên lãnh nhận trách nhiệm mình

- một cách “ dũng cảm”, - “ chấp nhận thách đố”, - “hảy ra khơi” , - “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ” , - “ máu các Vị là hạt giống của cuộc sống mới ”.

Page 104: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Môi trường hiện tại cho cuộc sống tôn giáo ở Việt Nam là môi trường nào?

Thiết nghĩ việc ĐTC đã dùng đến 20 lần “ quyền và quyền căn bản” ( droits et droits fondamentaux) của cá nhân cũng như của các tổ chức tôn giáo trong ĐÁP TỪ của Ngài (chúng tôi đã có dịp ghi lại trong bài viết ĐÁP TỪ DTC CHO HDGMVN vừa qua), như là bản tố cáo Chính Quyền CSVN đán áp tôn giáo đã là một câu trả lời.

Và nếu ĐTC không nhìn thấy đến 20 lần các quyền căn bản của tôn giáo đang bị CSVN chà đạp, thì không có lý do gì Ngài nhắn với chúng ta hảy “ dũng cảm ”, “ chấp nhận thách đố ”, hảy bắt tay vào việc “ hảy ra khơi ”, “ noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước ”.

Một lời nhắn nhủ, một sứ điệp cho thái độ phải có đã quá rỏ. “ Ai có tai nghe, thì hãy nghe !”.

2 - Tôi xin dâng Qúy Vị cho lời cầu bào của Dức Mẹ La Vang.

Vào những dòng cuối của bài ĐÁP TỪ , ĐTC dâng lời cầu nguyện của Ngài lên Đức Mẹ La Vang cho HDGMVN nói riêng và cho tất cả chúng ta nói chung:

- “ Tôi xin dâng Qúy Vị cho lời cầu bào của Đức Mẹ La Vang, mà quý vị vừa cử hành trọng thể hồi năm ngoái trong dịp lễ 100 năm Đại Hội Thánh Mẩu ngày 15 tháng 8. Tôi biết lòng trông cậy con cái của Qúy Vị với Chúa Ki tô. Xin Ngài soi đường dẩn lối Quý Vị ”.

Ai trong chúng ta cũng biết ĐTC có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria.

Dường như ở đâu có Đức Mẹ hiện ra, là nơi đó Ngài có đến hành hương để cầu nguyện với Mẹ: ở Nam Mỹ, ở Nam Tư, ở Ba Lan, ở Civitavecchia ( Ý), ở Lourdes, ở Fatima và chắc chắn sẽ ở La Vang của chúng ta, một ngày nào đó tình hình và sức khỏe của Ngài cho phép. Rất tiếc, Ngài đã được Chúa đem đi sớm hơn, nên niềm hy vọng vừa kể không thể thực hiện được.

Ngài biết rất nhiều về Đức Mẹ La Vang của chúng ta, do đó Ngài đã phó thác HDGMVN trong tay Từ Mẩu ưu ái của Đức Mẹ.

Nhưng kể như vậy là chúng ta mới biết một cách hời hợt về mối “ thân tình ” riêng biệt của ĐTC đối với Đức Mẹ. Mối thân tình Mẹ con giữa Đức Mẹ và ĐTC còn có những đặc biệt hơn nữa .

Ngày 13 tháng 5 năm 1991, trên chuyến bay Roma-Lisbone, một ký giả của một nhật báo lớn ở Ý, tờ La Stampa, đã phỏng vấn ĐTC như sau:

- “Kính thưa ĐTC, tại sao ĐTC đi hành hương ở Fatima?” -“Tôi đến để thăm và cám ơn Đức Mẹ, vì những gì đã xảy ra năm 1989 ( năm khối CS ở Đông Âu và Liên bang Sô Viết sụp đổ, phải chăng đây là một trong các sứ điệp bí mật Fatima?). Kế đến tôi đến để cám ơn Đức Mẹ đã ra tay cứu tôi cũng ngày hôm nay, mười năm trước đây ( 13.5.1981, Alì Akja đã mưu sát Ngài tại công trường Thánh Phêrô). Tôi có đem theo viên đạn mà người ta đã bắn tôi để tặng cho Đức Mẹ làm kỷ niệm và người ta sẽ gắn vào vòng triều thiên của Mẹ. Và sau cùng tôi đến để cầu nguyện cho bốn quốc gia cộng sản cuối cùng của nhân loại : Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam”. ( La Stampa, 14.05.1991, 2).

Page 105: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Như vậy từ ngày 13.5.1991 , ĐTC đã gắn liền tên quốc gia Việt Nam vào viên đạn được gắn vào vòng triều thiên trên đầu Đức Mẹ Fatima, cùng với lời cầu khẩn không ngừng của Ngài cho dân tộc chúng ta.

Không lâu sau đó, ĐTC đã làm phép lành cho năm tượng Đức Mẹ La Vang, để phân phát ra khắp thế giới cho người Việt chúng ta vui mừng đi rước kiệu tôn vinh Mẹ.

Chúng ta hãy vui mừng và hảnh diện tham dự đông đảo và trọng thể đi rước kiệu để tôn vinh Đức Mẹ La Vang , ân phúc đặc biệt của dân tộc chúng ta.

Hảy cất cao tiếng hát và lời cầu nguyện lên Mẹ cho dân tộc Việt Nam được hạnh phúc và cũng nói cho Mẹ và mọi người biết rằng bên cạnh chúng ta có ĐTC luôn luôn nhớ đến và cầu nguyện với chúng ta cho đất nước, nhứt là hiện hay Ngài đang ở bên Chúa, chắc chắn lời cầu của Ngài sẽ được Chúa lắng nghe hơn nữa.

Ngài khuyến khích chúng ta hảy “ dũng cảm”, “ chấp nhận thách đố”, “ hảy ra khơi”, “noi gương các Thánh và các Tử Đạo đã đi trước”.

Viên đạn thiên hạ đã bắn Ngài và lời cầu nguyện của Ngài cho dân tộc Việt Nam đang còn gắng chặt trên mũ triều thiên của Đức Mẹ ở Fatima là một lý chứng và một nhắc nhở rằng dân tộc Vi ệt Nam luôn luôn trong trái tim ưu ái của Đức Thánh Cha, lúc Ngài còn ở trần gian hay hiện nay Ngài đang ở với Chúa cũng vậy.

Đi kiệu Đức Mẹ La Vang với tiếng hát cao cung và sóng nhạc triền miên, chúng ta đừng quên nói cho Đức Mẹ và mọi người biết về ĐTC, về các lời nguyện và Huấn Dụ của Ngài, về viên đạn của Ngài còn ở Fatima , về TDTG và nhân quyền ở Việt nam với 20 lần về các quyền căn bản mà ĐTC đòi hỏi và nhất là đừng ngái ngủ , dễ tin là

“Nhà Nước luôn luôn làm chứng cho sự thật, tuyên bố sự thật và hành động cho sự thật. Mọi chuyện rồi đây sẽ được Nhà Nước sắp xếp ổn thỏa , “đừng có ồn ào chống đối”, như một Giám Mục quốc doanh nào đó đã tuyên bố.

Và nhứt là đừng tin ở Việt Nam Nhà Nước đang cho có Tự Do Tôn Giáo và cho có Nhân Quyền, trong khi đó thì Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền là những Quyền Căn Bản của con người không cần có ai phải cho, mà bắt buộc mọi người phải tôn trọng, vì con người đó là người, có các quyền căn bản của mình tự bản thể nhân loại của mình, bắt buộc bất cứ ai cũng phải tôn trọng, để cho tất cả đều có một cuộc sống " người cho ra người ".

Chà đạp nhân phẩm con người là lối sống mọi rợ:

“ Nhân Phẩm con người bất khả xâm phạm. Bổn phận của mọi quyền lực quốc gia là nhận biết và kính trọng nhân phẫm đó " ”

Như vậy dân tộc Đức nhìn nhận các quyền căn bất khả xâm phạm của con người là nền tảng của mọi công đồng nhân loại, của hoà bình và chung sống thân hữu trên thế giới " ( Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức )

NGUYỄN HỌC TẬP

Page 106: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II QUAN TÂM ĐẾN GIÁO HỘI VN NHƯ THẾ NÀO ?

Nhân dịp toàn thể con cái Chúa khắp Giáo Hội hoàn vũ vui mừng khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 công bố tuyên Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II tại Giáo Đô vào Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót, ngày 01 tháng 5 năm 2011.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong Năm Thánh 2000 vào ngày 30 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong Hiển Thánh cho Nữ Tu Faustina, tác giả của sứ điệp lời hiệu triệu về việc Kính Lòng Thương Xót Chúa, hôm đó là ngày Chúa Nhật II Phục Sinh và cũng kể từ đó Đức Gioan Phaolô II đã chọn ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật II Phục Sinh hàng năm, đến năm 2004 thì ngày này đã được chính thức ghi vào lịch Phụng Vụ của Giáo Hội. Hoà chung với niềm vui đặc biệt của ngày trọng đại này, người viết nhìn lại những gì mà vị Tân Chân Phước đã quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam trong thời gian Ngài giữ nhiệm vụ cai quản Hội Thánh Chúa, với lời nguyện cầu xin Chân Phước Gioan Phaolô II cầu bầu cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi nạn vô thần.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đã sinh ra và lớn lên trong một đất nước bị chế độ cộng sản nắm trọn quyền thống trị. Có thể nói, Ngài là nhân vật đã góp phần không nhỏ vào việc làm sụp đỗ chế độ cộng sản. Qua các dữ kiện trải dài kể từ khi Ngài lên ngôi Giáo Hoàng cho đến khi Ngài từ giả cõi đời. Ngài đã từng hướng về đất nước Việt Nam xa xôi với ước mơ được đến thăm Việt Nam và Linh Điạ LaVang một lần nhưng chưa thực hiện được. Ngược dòng thời gian, nhiều sự việc xẩy ra cũng như qua các tin tức đã ghi nhận được trong quá khứ, người viết cảm nhận được sự cảm thông sâu xa của Ngài đối với Giáo Hội Việt Nam qua những trăn trở của Ngài, sự cảm thông thiết thực nhất, hơn ai hết, vì Ngài là vị Giáo Hoàng đã hiểu được hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam trong thời cộng sản cũng giống như Giáo Hội Ba Lan của Ngài khi còn chế độ cộng sản. Xin lần lượt trình bày vài nét khái quái về những quan tâm của Ngài liên quan đến Giáo Hội Việt Nam .

Đức Gioan Phaolô II đã khen ngợi Đức TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền thuộc Giáo Phận Huế một câu mà nhiều người Công giáo Việt Nam đến hôm nay đều cảm thấy vô cùng thấm thía, đó là : “collaborer en résistant”, nghĩa là: “cộng tác trong đối kháng” . Qua nghiên cứu và nghe ngóng tin tức, Ngài đã công nhận phong cách về việc hành xử cách điều hành Giáo phận của Đức GM Nguyễn Kim Điền khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, thật đáng nêu gương cho nhiều vị chủ chăn khác trong Giáo Hội Việt Nam nên bắt chước Đức Cha Điền là phải thực hiện “ cộng tác trong đối kháng”

Thật vậy, lúc bấy giờ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp các Giám Mục Việt Nam trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền, Đức Giaon Phaolô II đã tuyên dương Đức Cha Nguyễn Kim Điền là vị “Tổng Giám mục dũng cảm” (le vaillant Archevêque) trước mặt đông đủ hàng Giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad limina vào năm 1981 của các Đấng tại Giáo đô Rôma.

Page 107: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Được biết phương thức “cộng tác trong đối kháng: collaborer en résistant” khi Ngài khen ngợi Đức Cha Điền trước mặt hàng Giám Mục Việt Nam, ngài muốn nói lên kinh nghiệm của Ngài trong cách hành xử rất thận trọng khi Ngài còn Tổng Giám Mục và giao tiếp với nhà cầm quyền Cộng sản tại Ba Lan. Đây là một sự thận trọng không mang tính thỏa hiệp, không nhân nhượng, không đầu hàng, đó là cách đối kháng khôn ngoan của một vị lãnh đạo tinh thần trong một Giáo Hội khi đang sống dưới chế độ cộng sản. Chắc chắn cách hành xử đó sẽ mang lại ích lợi cho người dân và rất phù hợp với đức tin Kitô giáo. Thật vậy, trong nhiệm vụ của từng vị chủ chăn mỗi khi có chuyện cần giao tiếp với nhà nước cộng sản, nhất là cộng sản Việt Nam là phải áp dụng một sự “hợp tác mang tính đối kháng,” đối kháng để bênh vực cho lẽ phải, cho công lý, để bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ quyền sống của con người và quyền tự do của người dân, có khi bằng giá của cả mạng sống. Đối kháng cũng có nghĩa là không chấp nhận lối đối thoại hình thức, đối thoại cúi đầu, hay đối thoại để nhượng bộ, để bị lép vế trong cái gọi là “Xin Cho”.

Nêu gương sáng về lòng dũng cảm, cũng như sự can đảm cho các vị Hồng y trong dịp lễ tấn phong 42 Hồng Y vào năm 2001, trong đó có Hồng Y Nguyễn Văn Thuận người Việt Nam . Khi đề cập đến ý nghĩa phẩm phục màu đỏ của chức Hồng y, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng nhấn mạnh rằng: màu đỏ trong phẩm phục Hồng Y tượng trưng cho sự cam kết bảo vệ, cho sự phát triển và cho sự tự do của Giáo Hội, đến mức nếu cần thì phải hy sinh ngay cả mạng sống mình. Một trong những tấm gương anh hùng ấy đang hiện diện nơi đây là Ðức Hồng Y Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, người đã bị giam cầm trong tù ngục suốt 13 năm trường tại nơi chính quê hương của ngài. Nhiều người kể lại trong dịp lễ tấn phong Hồng Y này, Đức Gioan Phaolô II đã nhiều lần nhắc tên Việt Nam mỗi khi gặp Hồng Y Nguyễn Văn Thuận .

Ngày 19 tháng 6 năm 1988, một biến cố lịch sử đã đến với Giáo Hội hoàn vũ và là một vinh dự lớn lao cho Giáo Hội Việt Nam, đó là ngày phong Hiển Thánh cùng một lúc cho 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam. Nhắc lại biến cố trọng đại của việc Phong Thánh này cũng là nhắc đến sự quan tâm của Đức Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội Việt Nam . Thật vậy , khi có tin quyết định của Đức Gioan Phaolô II phong thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam thì Đức Giáo Hoàng đã đón nhận sự chống đối từ nhà nước cộng sản Việt Nam và đám quốc doanh a tòng chống đối Đức Giáo Hoàng một cách quyết liệt, điều đau buồn nhất là lại có thêm một số Giám Mục cũng hùa theo bọn quốc doanh này để phụ họa thêm việc chống đối, xin tạm quên tên các vị này vì nhắc lại thì đàn chiên càng thêm đau lòng. Trong ngày lễ phong Thánh này, mở đầu Bài giảng, Đức Gioan Phaolô II đã bày tỏ tâm tình của Ngài đối với đất nước và Giáo Hội Việt Nam một cách sâu đậm, Ngài nói:

“ Giáo Hội Rôma hôm nay gỏi lời chào Giáo Hội Việt Nam, mặc dầu trùng dương xa cách, nhưng rất gần gủi trong tình thân ái của tôi. Đồng thời tôi xin chào toàn thể dân tộc Việt Nam và nói lên rằng cả Giáo Hội hoàn vũ hết lòng cầu chúc cho dân tộc quý quốc được trăm phần an lành…”

Trong chuyến viếng thăm Ad limina vào đầu năm 2002 của hầu hết các Giám Mục Việt Nam . Đây là thời điểm mà cả thế giới đang chú trọng đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam không mấy tốt đẹp kể từ khi linh mục Nguyễn Văn Lý phát động đòi quyền Tự do Tôn giáo với khẩu hiệu “Tự do Tôn giáo hay là Chết” từ Nguyệt Biều đến An Truyền và linh mục Lý đã bị đàn áp một cách thô bạo và ngài bị bắt giam trong tù ngục kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2001. Trong chuyền viêng thăm Ad limina lần này gồm đông đủ hàng Giám mục Việt Nam và khi tiếp kiến vị Cha chung, ngày 22 tháng 01 năm 2002, Đức Gioan Phaolô II đã trao tận tay từng vị Giám Mục Việt Nam hiện diện trong dịp này, mỗi vị một bức Huấn Từ của Ngài gởi Giáo Hội Việt Nam. Huấn Từ này, đa số giáo dân Việt Nam có những ưu tư về Giáo Hội Việt Nam từ trong nước đến hải ngoại đều cảm nhận rằng đây là lời vàng ngọc mà vị Giáo Hoàng đã bày tỏ tâm tình đầy thiện chí khi nói với Giáo Hội

Page 108: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

và nhà nước cộng sản Việt Nam . Trước đây, tôi đã có những bài viết phân tích về giá trị của Huấn Từ , trong phạm vi bài này, tôi xin được đưa ra vài điểm chính yếu của Huấn Từ mà Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh với Giáo Hội và nhà nước VC để chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Ngài đối với Giáo Hội Việt Nam. Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh về quyền độc lập của Giáo Hội trong đoạn 5 Huấn Từ như sau:

5. Như Công Ðồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta, "Giáo Hội, do trách vụ và thẩm quyền của mình, không hề lẫn lộn với cộng đồng chính trị và không bị ràng buộc vào một thể chế chính trị nào". Vì thế "cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực riêng của mình". Tuy nhiên, vì cả hai đều được mời gọi chu toàn sứ mạng đặc thù để mưu ích cho mình cũng như cho mọi người, nên việc phục vụ ấy càng hữu hiệu hơn "nếu hai cộng đồng cộng tác nhiều hơn với nhau một cách lành mạnh" (Gaudium et spes, s. 76).

Điều này chứng tỏ Đức Gioan Phaol ô II đã mạnh mẽ gián tiếp lên tiếng rằng: quyền tự do tôn giáo không phải là ân huệ Xin Cho. Tự nó phải được độc lập và tự trị, không cần phải lập ra cái ỷ Ban Đoàn Kết Công giáo để xin xỏ với nhà nước như đám quốc doanh thường ra mặt và cũng đúng như ý của Đức Tổng Kiệt tuyên bố trước Uỷ Ban than2h phố Hà Nội ngày 20 -09-2008: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin cho”. Để nhấn mạnh về sự hợp tách lành mạnh giữa nhà nước với Giáo Hội, cũng trong đoạn 5 này, Huấn Từ viết tiếp:

Ðể thực hiện sự" hợp tác lành mạnh" này, Giáo Hội mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo Hội, của quý giá nhất của sự tự do tôn giáo đã được đề cập trong Công Đồng Vatican II – cũng như trong các Tuyên Ngôn và Hiệp Ước quốc tế đã nói tới - vừa có liên quan tới những cá nhân cũng như các cộng đồng tôn giáo. Ðối với những cá nhân, tự do tôn giáo đảm bảo quyền được tuyên xưng và thực hành tôn giáo của mình mà không bị cưỡng bách, quyền được đón nhận một nền giáo dục theo các nguyên tắc đức tin của mình, theo ơn gọi tu trì và thi hành những hành vi tư cũng như công nói lên quan hệ nội tâm nối kết con người với Thiên Chúa và với anh chị em mình. Ðối với các cộng đồng tôn giáo, tự do tôn giáo đảm bảo các quyền cơ bản như tự quản trị, cử hành việc phụng tự công cộng mà không bị hạn chế, giảng dạy công khai đức tin của mình và làm chứng về đức tin bằng lời nói cũng như chữ viết, nâng đỡ các phần tử của mình trong việc thực hành đạo, chọn lựa, giáo dục, bổ nhiệm và thuyên chuyển các thừa tác viên của mình, biểu lộ sức mạnh đặc biệt của giáo huấn xã hội, thăng tiến các sáng kiến trong lãnh vực giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội (x. Vatican II, Dignitatis humanae, s. 4). Tôi cũng nồng nhiệt cầu mong rằng tất cả các phần tử của quốc gia đoàn kết với nhau để thăng tiến một nền văn minh tình thương, dựa trên các giá trị phổ quát về hòa bình, công lý, liên đới và tự do.”

Đức Gioan Phaolô II đã nhận biết, tại Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo nên Ngài đã nhấn mạnh là Ngài mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo Hội đây là sự lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thắn của Đức Gioan Phaolô II đối với nhà cầm quyền Việt Nam, Ngài đòi hỏi nhà nước phải tôn trọng toàn diện chứ không phải dùng lối “xin cho” để khống chế Giáo Hội. Quả thật Huấn Từ này là kim chỉ nam để các Giám Mục Việt Nam căn cứ vào đó mà can đảm khi giao tiếp với nhà nước, vì trên nguyên tắc Giáo Hội phải được độc lập và tự chủ chứ không phải chịu sự lệ thuốc vào nhà nước để được hưởng ân huệ xin cho như nhà nước Việt Nam đã và đang chủ truơng.

Nhưng than ôi, những lời vàng ngọc trong Huấn Từ của Đức Gioan Phaolô II gởi Giáo Hội Việt Nam năm 2002 hầu như đã đi vào quên lảng, vì một số chức sắc của Giáo Hội Việt Nam đã cam chịu đi vào con đường “xin cho” để được yên hàn vô sự.

Page 109: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Tóm lại, trong tâm tình tạ ơn, người viết xin ghi lại vài nét để tri ân những gì mà Đấng Chân Phước Gioan Phaolô II đã dành cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam . Xin ngài cầu bầu cùng Chúa cho quê hương Việt Nam chúng con sớm có được nền công lý và sự thật, để mọi người dân được sống an bình, hạnh phúc.

Seattle , Đêm hướng về ngày tuyên Chân Phước Đức Gioan Phaolô II

Nguyễn An Quý

VietTUDAN --------------------------------------------------------------- TOT DAO DEP DOI

MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 28); ( 08.05.2011); ( Lc 24, 13-25)CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH, NĂM A

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN HỌC TẬP

Đoạn Phúc Âm hôm nay, hai môn đệ trên đường Émmaus, đặc biệt chỉ có trong Phúc Âm Thánh Luca, tường thuật lại một cách tuyệt diệu cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục Sinh và hai môn đệ. Một người được biết danh tánh là Cleopa, còn người kia không được nêu tên, có lẽ để cho bất cứ ai đọc Phúc Âm ngài cũng có thể đồng hoá mình với người môn đệ đó. Mỗi ngưòi chúng ta đều phải bước đi, thực hiện đoạn đường, mà hai môn đệ đã cùng đồng hành với người bạn đồng hành bí ẩn được đoạn Phúc Âm thuật lại.Chúng ta có thể chia đoạn Phúc Âm hôm nay thành bốn phần: - phần trình bày hai nhân vật và bối cảnh của cuộc hành trình ( Lc 24, 13-16), - chúng ta được Thánh Luca phát họa hai môn đệ trong cuộc hành trình như là những con người còn thuộc về tư tưởng Cựu Ước, qua những hình ảnh mà các ông suy nghĩ về Chúa Giêsu ( Lc 24, 17-24), - kế đến, nhờ đoạn đường cùng đi với với người đdồng hành xa lạ, tâm trí các ông mới được mở ra trước một chân trời mới và trở thành những con người của Tân Ước ( Lc 24, 25-32), - phần cuối cùng cho chúng ta biết kết quả của cuộc hành trình ( Lc 24, 33-35).

1 - Nhân vật và bối cảnh của cuộc hành trình về Emmaus ( Lc 13-16).Chúng ta đang ở vào ngày Phục Sinh, vào buổi chiều, " có hai người trong nhóm môn đệ " ( Lc 24, 13), có lẽ trong tâm thức có lối suy tư khác với những người còn lại, quyết định rời bỏ Giêrusalem, rời bỏ các môn đệ, để đi về Emmaus, cách Giêrusalem khoảng 12 cây số.Có lẽ Emmaus là nguyên quán của hai ông. Thái độ lìa bỏ Giêrusalem, lìa bỏ các môn đệ khác, hàm chứa dưới đó một mùi vị nãn chí, thất vọng, " thôi thì mọi mơ tưởng đã xong hết, thất vọng ", niềm hy vọng say mê của thời gian qua " đã hoàn toàn đổ vỡ , tan tành ". Dầu vậy, trong tư tưởng, các ông cũng chưa có thể đoạn tuyệt với quá khứ, bởi vì trong lúc đi đường, hai người còn bàn táng với nhau về những gì vừa xảy ra:

Page 110: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

- " Các ông chuyện trò với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra " ( Lc 24, 14)." Tất cả những gì đã xảy ra ", một cách nào đó hai ông cũng là cũng là nạn nhân, nghĩa là chỉ có thể làm người bàng quan thụ động.

Cuộc trở về Emmaus, lìa bỏ các môn đệ khác, có nghĩa là kết thúc con đường và khoản thời gian mạo hiểm đối với Chúa Ki Tô. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đều trở lại yên tỉnh như trước đó, mà mình không bị lạy động. Bởi lẽ không thể ở bên cạnh Chúa Giêsu, rồi sau đó lìa bỏ Người, như là chưa hề có gì đã xảy ra. Mọi chuyện đều đã kết thúc, nhưng Chúa Ki Tô vẫn còn tiếp tục chăm lo cho các ông, hơn nữa, Chúa Ki Tô vẫn còn tiếp tục là câu hỏi để các ông đặt thành vấn đề. Bởi đó cuộc nói chuyện của hai ông trong lúc đi đường trở thành sôi động, nhiều khi đưa đến cãi cọ, nhiều ý kiến nảy ra khác nhau, nhiều nghi vấn không giải quyết được, được diễn tả bằng động từ Hy Lạp " syzetéo ".

Chúa Giêsu hiện đến với các ông, để cho cuộc hành trình vật thể biến thành cuộc hành trình đến đức tin, khiến cho các ông trở thành những con người tích cực, tìm được câu trả lời thoả đáng cho những câu hỏi của mình: - " Trong lúc các ông trò chuyện và bàn tán ( syzetéo ), thì chính Chúa Giêsu tiến đến gần và cùng đi với các ông " ( Lc 24, 15).Chúa Giêsu ở đó, đang đồng hành bên cạnh các ông, nhưng mắt các ông không có khả năng nhận ra Người. Làm sao mà không nhận ra một người, mà chỉ mới vắng mặt một vài ngày trước đó, có lẽ trên dưới 72 giờ? Câu trả lời hàm chứa trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Người, thân xác của Người đã trở nên khác với hình dáng trước đó, khác hẵn với trường hợp Lazzaro chẳng hạn. Bởi lẽ Chúa Giêsu Phục Sinh không lấy lại đời sống con người mà Người sống trước đó: - " ...Chúa Giêsu tiến đến gần các ông. Nhưng mắt các ông còn bị ngăn cản, không nhận ra Người " ( Lc 24, 15b-16).Chúa Giêsu đã đi vào thể thức sống mới, cuộc sống Thần Linh, chuyển đổi cuộc sống, kể cả thân xác, bởi đó Người có thể đi vào nơi cư ngụ của các môn đệ, mặc dầu các cửa đều đóng kín ( Jn 20, 19).Sống trong trạng thái sống mới vừa kể, chúng ta không thể hiểu được, không cảm nhận được, không còn bị các lằn mức giới hạn của con người chúng ta, không cần ăn uống, nghỉ ngơi, chiếm khoảng không gian...Hiểu như vậy, chúng ta thấy được trạng thái hoàn toàn khác biệt giữa hai môn đệ và Chúa Giêsu, đang đi bên cạnh các ông. Muốn nhận ra được Chúa Phục Sinh, hai môn đệ phải có được điều kiện để " quen biết " với Người. Con người với sức lực và khả năng của mình, không thể xác nhận được căn tính của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Chúa Phục Sinh. Căn tính đó chỉ có thể xác nhận được đối với những ai được Chúa Ki Tô ban cho khả năng và đáp ứng lại trong đức tin, như là những người được Chúa ban cho đôi cánh để bay lên đến Người.

2 - Hai môn đệ, con người trong Cựu Ước đã bị thất vọng ( Lc 24, 17-24). Nghĩ ra một Chúa Ki Tô vừa với tầm vóc của mình, hợp với khả năng và chương trình sống của mình, không khó khăn gì. Ai cũng làm được.Nhưng một Chúa Ki Tô như vậy, không quấy rầy, can dự vào suy nghĩ và dự tính của mình, kông phải là Chúa Ki Tô đích thực. Trước tiên cần phải phá vỡ đi những tiền kiến cá nhân đó và để cho

Page 111: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Người thiết định cho chúng ta thế nào là chân dung Chúa Ki Tô đích thực, mà chúng ta phải kết hợp và bước theo Người. Chỉ có như vậy, chúng ta mới là hình ảnh của Người và giống như Người.

Cuộc đối thoại được Chúa Giêsu khởi đầu như là một thử thách kích động, nhằm phá bvỡ đi thần tượng về Người mà hai môn đệ đã từ lâu suy nghĩ trong lòng: - " Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy ? " ( Lc 24, 17).Hai môn đệ dừng lại " với vẻ mặt buồn rầu " ( Lc id.).Câu trả lời đầu tiên tức khắc cho thấy thái độ thất vọng não nề của Cleopa: - " Có lẽ ông là người duy nhứt trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bửa nay " ( Lc 24, 18).Tiếp liền câu trả lời đó, Chúa Giêsu đặt ra câu hỏi: - " Chuyện gì vậy ? " ( Lc 24, 19)như là những gì khởi đầu, để hai môn đệ có thái độ cởi mở đối với Người, là người đồng hành chưa quen biết, cởi mở để nói cho Người về tình cảm và quan niệm mà hai ông có đối với Chúa Giêsu. Thật là môt cách đối xử rất rất thích hợp theo phương thức sư phạm, khiến cho hai môn đệ thố lộ tâm tình, cởi mở ra nhữn gì đang đươn kết rối rắm đầy nghi ngờ, khiến cho các ông lương tâm bị vẩn đục.Đồng thời câu chuyện về các biến cố mới xảy ra cũng tạo ra một cây cầu liên kết giữa người đồng hành chưa quen biết và hai môn đệ. Từ đó trở đi, cuộc đồng hành chứa đầy những vấn đề lợi thú đối với cả ba.

Hai môn đệ vẫn còn giữ lòng thán phục đối với Chúa Giêsu, mặc dầu sau biến cố Khổ Nạn và Tử Nạn chỉ còn là những gì lưu lại trong ký ức. Bởi đó hai ông trình bày cho người đồng hành chưa quen biết một bối cảnh kết tựu và đầy đủ về hình ảnh Chúa Giêsu đã được dần dần ghi vào tâm khảm họ. Lời bày tỏ đó tạo nên bối cảnh lịch sử và đầy ý nghĩa thần học: * đối với Chúa Giêsu, các ông còn mang trong nội tâm lòng kính phục trọng đại, bởi vì các ông cho rằng Người là một vị ngôn sứ, tức là người có tước hiệu được dành cho những nhân vật quan trọng trong lịch sử Do Thái. Sự cao cả của Người được chứng tỏ liên quan đến lời nói và việc làm ( các phép lạ ) Người đã thực hiện, làm cho Người có uy thế trước mặt Thiên Chúa và dân chúng: - "Các ông thưa: " Chuyện ông Giêsu Nazareth. Người là một ngôn sứ uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân " ( Lc 24, 19).

* Nhưng rồi hai môn đệ cho biết các sự việc xảy ra không trùng hợp nhau, khiến cho tình thế nguy ngập xảy đến bởi vì được tạo ra do các tư tế và các thủ lãnh. Cuộc Khổ Nạn và Tử Nạn của Chúa Giêsu, do đó, được coi như là một tai nạn bất ngờ, không tiên đoán trước được, mà cũng chẳng ai muốn, một thảm trạng định mệnh làm cho Chúa Giêsu phải trở thành nạn nhân: - " Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người, để Người bị án tử hình và đã đóng đinh Người vào thập giá " ( Lc 24, 20).

* Cái chết và nhứt là cái chết trên thập giá ( hình phạt đối với người nô lệ ), đã làm cho con người của Chúa Giêsu bị bóng tối che phủ lên và đã làm rạn nứt lòng tin sắt đá mà các ông hoàn toàn đặt tin tưởng nơi Người. Không ai là người Do Thái có thể quên được án phạt nặng nề mà Lề Luật đã thiết định: - " ...người bị treo lên cây là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa " ( Dt 21, 23).

Page 112: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

* " Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng cứu chuộc Israel. Hơn nữa những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi " ( Lc 24, 21).Đó là câu nói chứng tỏ hai môn đệ là những người còn thuộc về tâm thức Cựu Ước, bởi lẽ theo các ông Chúa Giêsu phải là Đấng Cứu Độ chính trị, giải thoát theo tư tưởng của con người, có khả năng giải phóng dân Do Thái khỏi vòng nô lệ của quân Roma. Động từ được dùng để chỉ động tác giải thoát, đó là động từ Hy Lạp " lytróomai ", cho thấy rõ lòng mong đợi Đấng Cứu Độ chính trị mà dân Do Thái đang mong đợi, và chắc chắn đó cũng là tư tưởng không thiếu trong hàng ngủ các môn đệ Chúa Giêsu. Ngoài ra chúng ta còn có thêm tư tưởng đối nghịch, trong tâm thức Israel, giữa đau khổ/ sự chết và quyền năng / sự sống của Thiên Chúa: điều đó có nghĩa là nếu Chúa Giêsu là Đấng do Thiên Chúa sai đến, chắc chắn Người phải có quyền tham dự vào quyền năng của Thiên Chúa, và như vậy Người đâu phải chịu đau khổ, cũng như chết. Hiểu như vậy, đối với hai môn đệ, Chúa Giêsu không phải là Đấng Cứu Thế mà dân chúng đang mong đợi. Cái chết trên thập giá là một bằng chứng không thể chối cải được.

Tâm thức Cựu Ước đó đã đâm rễ sâu vào nội tâm các ông như thế nào, điều đó chúng ta có thể hiểu được các ông không chấp nhận những tin tức mới mẻ được các phụ nữ loan báo cho và được chính các môn đệ xác nhận. Tất cả những điều đó xảy ra không ảnh hưởng gì đến xác tín trái ngược của hai ông. Hai ông vẫn bỏ ngoài tai tất cả những tin tức và nhân chứng đó: - " Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người đã sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy việc y như các bà ấy nói, còn chính Người thì họ không thấy " ( Lc 24, 22-24). Hai môn đệ, cũng như nhiều người khác, muốn thấy được xác chết, thấy xác Chúa Giêsu như xác của một trong bao nhiêu nạn nhân khác của cái chết. Các ông cương quyết và cứng đọng lại trong quan niệm của mình, trong nhãn quang giới hạn của mình. Thái độ đóng kín đó, không chấp nhận ngay cả một thực thể có thể định hướng khác đi cho mình, hướng về một cái gì mới mẻ hơn, bởi đó tạo nên tình trạng thất vọng trong tâm trạng, được thể hiện ra bên ngoài bằng khuôn mặt rầu rĩ của hai người: - " Hai ông dừng lại, vẻ mặt buồn rầu " ( Lc 24, 17b).Các ông đã trở thành những người hoàn toàn thất vọng !

3 - Niềm hy vọng chân trời mới của Tân Ước ( Lc 24, 25-32).Khúc quanh cuộc đời của hai môn đệ trên đường Émmaus được khởi đầu bằng lời của Chúa Giêsu. Giờ đây, chính Người mạc khải cho các ông điều mà các ông phải suy nghĩ đến để có thể khởi đầu bước đi trên con đường đón nhận sứ điệp và điều mới mẻ phục sinh. Hai môn đệ biết để cho mình lắng nghe theo, chấp nhận để cho người đồng hành chưa quen biết chỉ bảo cho mình bằng lời nói và bằng cử chỉ, như thể là các ông không ý thức rõ rệt được rằng tự khả năng của mình suy nghĩ và đi đến kết luận, các ông sẽ không bao giờ có thể đạt được. Người đồng hành với các ông đưa ra câu hỏi để khởi đầu câu chuyện, khiến cho các ông thuật lại những biến cố vật thể đã xảy ra và những cảm nghĩ nội tâm của các ông, mãi cho đến đây không hề mở miệng can thiệp. Giờ đây, sau khi biết rõ đầu đuôi và hiện trạng tâm hồn của hai người đối thoại với mình, người đồng hành chưa quen biết đó hay Chúa Giêsu mới mở miệng bằng một lời trách móc khá nặng nề, để phá vở đi bước tường đóng kín tâm thức Cựu Ước của các ông: - " Các anh chẳng hiểu gì cả ! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ " ( Lc 24, 25),và bởi đó các anh không khởi hành một cuộc hành trình mới để tìm một chận trời mới.

Page 113: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

" Không hiểu gì cả và chậm tin ", bởi vì chỉ biết đóng kín, cố chấp ương ngạnh, không biết mở mắt ra nhìn thấy các dấu chỉ thời đại - lời của Thiên Chúa được viết lên trong các biến cố - và bởi đó các anh chỉ vẫn còn là tù nhân của các công thức lỗi thời và làm cho con người thất vọng. Chúa Giêsu bắt đầu cho hai ông và cùng với hai ông khởi hành một cuộc hành trình đầy hứng khởi qua lời các ngôn sứ, dựa trên các câu nói: - " Nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu đau khổ như vậy, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi người bắt đầu từ ông Moisen và các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên hệ đến Người trong tất cả Sách Thánh " ( Lc 24, 26-27). Chúa Giêsu trích dẫn các đoạn nào của Moisen và các ngôn sứ, Phúc Âm Thánh Luca không ghi rõ lại, và bởi đó chúng ta đành ghi nhận vậy. Có lẽ Người đã trích từ các bài ca của Người Tôi Tớ Chúa ( Dei Servus ) , nhứt là bài ca thứ IV, trong đó tuyên bố rõ ràng phận vụ xoá tội của Người Tôi Tớ Chúa: một người chết để xoá tội cho nhiều người. Đây là lần đầu tiên xác nhận sự đau khổ có giá trị cứu rổi: - " Chính người đã bị đâm, vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát ví chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích, cho chúng ta được chữa lành " ( Is 53, 5).Cộng đồng Ki Tô hữu đầu tiên được Chúa Giêsu huấn dạy, sẽ tìm hiểu để thiết định căn tính đồng nhứt giữa Chúa Giêsu và Người Tôi Tớ Yhwh. Dấu chứng đó chúng ta có được khi Philippo được hỏi về lối giải thích có vẻ nghịch nghĩa nầy của đoạn sách Isaia vừa trích dẫn, Philippo trả lời xác nhận bằng cách rao giảng về Chúa Ki Tô: - " Viên thái giám ngỏ lời với ông philippo: " Xin ông cho biết vị ngôn sứ nói về ai? Về chính mình hay về người khác?". Ông Philippo lên tiếng. và khởi từ đoạn Thánh Kinh ấy mà loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho ông " ( Act 8, 34-35). Và chính vì sự đau khổ làm cho hai môn đệ đặt nghi vấn, bởi đó chúng ta có thể nghĩ rằng Chúa Giêsu nhấn mạnh về điểm nầy để thuyết phục các ông, " nào Đấng Ki Tô chẳng phải chịu đau khổ, rồi mới vào vinh quang của Người sao? ".Nói lên điều đó, Chúa Giêsu muốn cho hai môn đệ hiểu rằng đau khổ không hẵn là dấu chỉ con người lìa xa Thiên Chúa, hay dấu chứng cho thái độ hành xử bất chính gian manh nào đó, nên " bị Chúa phạt ", " qủa báo nhãn tiền ", nói theo ngôn từ bình dân của chúng ta. Đau khổ, nếu chúng ta biết sống, có thể trở thành dụng cụ đưa chúng ta đến phần rổi, " chịu đau khổ, rồi mới vào vinh quang của Người ".Chúa Giêsu đến, không phải để giải thích đau khổ dưới hình thức trừu tượng, cũng như để tiêu diệt nó, mà để làm cho nó trở nên đầy ý nghĩa với sự hiện diện của thập giá. Từ đó chúng ta hiểu được - " Tất cả những đau khổ hiện diện trên đời, không phải là đau khổ của cơn hấp hối, mà là sự đau đớn của một cuộc sinh nở " ( P. Claudel ).

Với những lời chú giải tối thiểu, qua câu trích dẫn ngằn ngủi ở trên ( Lc 24, 26), Chúa Giêsu đã giải thích cho hai môn đệ chân lý tối thượng nầy. Đó là đặt tình yêu thương và sức mạnh của đời sống vào môi trường bị bóng tối thảm đạm, của thủ hận ghen ghét và sự chết ngự trị. Chúa Giêsu dạy cho hai môn đệ, dĩ nhiên cũng cho cả chúng ta, con cái các ngài trong đức tin, hiểu được mầu nhiệm của sự sống ( của phục sinh ), khởi điểm từ đau khổ và sự chết. Làm như vậy, Người mở trí cho hai vị hiểu được Thánh Kinh, trong khi cùng đồng hành với họ. Người giúp cho hai môn đệ bước đi một bước quyết định đưa hai người qua phía bên kia biến cố đơn sơ của cái chết, để đón nhận ánh sáng của sự sống. Như là nhà chú giải Thánh Kinh, Chúa Giêsu khánh thành một trường phái mới, mở rộng chân trời sự sống cho ai nghe Người.

Page 114: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Hai môn đệ có hiểu được bài học hay không?Tư tưởng được Chúa Giêsu cho biết rằng Người còn muốn tiếp tục cuộc hành trình đi xa hơn nữa, - " Khi tới gần làng các ông muốn đến, Chúa Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa " ( Lc 24, 28)là cách thức để khám nghiệm của một tiểu khảo thí đối với hai môn đệ, mà Người mới đưa ra. Tự nhiên và hữu lý là lời mời cầm giữ lại của hai môn đệ: - " Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn " ( Lc 24, 29). Như vậy hiện diện của Chúa Giêsu không làm cho hai ông khó chịu, mà trái lại còn tạo được thích thú. Người đồng hành bí ẩn và chưa quen biết đó đã mở ra cho hai môn đệ những viễn tượng không thể tưởng tượng được, đã gíup cho các ông đọc và hiểu được thực tế trong chiều sâu thẩm với cặp mắt mới. Các ông bị mê man, mọi việc đều có ý nghĩa, ngay cả đến đau khổ và cái chết giờ đây được lồng vào đồ án của Thiên Chúa. Bởi đó cử chỉ muốn giữ người khách lạ ở lại với mình cho thấy các lời được thốt ra đó đã được thấu hiểu và chấp nhận. Buổi khảo thí đã có kết quả tốt đẹp.

Chúa Giêsu chấp nhận lời mời ở lại, bởi vì sứ mạng của Người chưa kết thúc. Người muốn cho hai môn đệ biết và cũng muốn nhắc nhớ chúng ta con đường đức tin khởi đầu bằng Thánh Kinh và được kết thúc, hay đúng hơn đạt đến thượng đỉnh, trong động tác Phép Bí Tích bẻ bánh: - " Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ " ( Lc 24, 30). Chúa Giêsu đã cử hành Thánh Thể lúc đó, hay chỉ đơn sơ lập lại các động tác mà người cha trong gia đình thực hiện trước bửa ăn ?Vấn đế được nhiều học giả bàn cải: đối với một vài người, thì đây là động tác cử hành Thánh Thể rõ rệt; đối với những người khác, Chúa Giêsu chỉ đơn sơ làm phép lành trên bánh. Tuy nhiên có một điều tất cả đều đồng thuận, đó là Thánh Luca, trong khi tường thuật lại biến cố nầy, ngài đã dùng từ ngữ " bẻ bánh ", đó là từ ngữ chuyên môn, được sách Tông Đồ Công Vụ dùng, để nói đến việc cử hành Thánh Thể, trong buổi anh em tựu họp nhau để " bẻ bánh " và cầu nguyện: - " Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng " ( Act 2, 43).Bởi từ ngữ đồng nhất đó, chúng ta có thể nghĩ rằng Thánh Luca ghi lại động tác của Chúa Giêsu hôm đó với hai môn đệ là động tác cử hành Thánh Thể.Như vậy, chúng ta có Thánh Knh và Thánh Thể là những yếu tố không thể thiếu để gặp và nhận ra được Chúa Ki Tô, làm cho cuộc sống chúng ta đâm hoa kết quả trong niềm hy vọng.

Đến đây thì - " mắt các ông liền mở ra và các ông nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất " ( Lc 24, 31).Trước kia thì các ông thấy Người, nhưng không nhận ra Người, bây giờ thì các ông nhận ra Người, nhưng không thấy Người nữa. Các ông cũng không ao ước được thấy Người nữa, bởi lẽ các ông đã đi vào được thế giới của Người qua việc hiểu biết và hội nhập khắn khít với Người, các ông không cần phải có những cuộc gặp gỡ vật chất hay qua trung gian giác quan.Khi các ông đã chấp nhận tư tưởng về sự đau khổ được Người giải thích cho ( chết vì yêu thương), các ông đã có thể hiểu được mầu nhiệp phục sinh là gì. Chỉ có lúc nầy, sau khi Chúa Ki Tô đã chuẩn bị các ông và cho các ông có khả năng hội nhập vào môi trường đời sống mới trong Chúa Thánh Thần, các ông có thể xác định được Chúa Chịu Đóng

Page 115: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Đinh và Chúa Phục Sinh hôm nay là một.Như vậy Emmaus, địa danh khởi thủy cho mục đích của cuộc hành trình và mồ chôn niềm hy vọng, bây giờ được nhuôm màu của đức tin. Cuộc hành trình không kết thúc ở Emmaus, nhưng trái lại là nơi chân trời được chiếu sáng lên và sự sống bắt đầu có nhịp đập lại. Nhịp đập của sự sống bắt đầu cảm nhận được khi các ông đọc Thánh Kinh và hiểu được theo một ý nghĩa mới: - " Dọc đướng khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ? " ( Lc 24, 32). Câu nói vừa kể cho thấy nơi các ông đang hiện diện một tâm tình mới, trái ngược với những gì trước đó với thái độ buồn rầu: - " Người hỏi họ: " Các anh vừa đi, vừa trao đổi với nhau chuyện gì vậy ? ". Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu " 8 Lc 24, 17).Hiện giờ hai ông là những người với trái tim tràn đầy hân hoan.

4 - Kết quả của chuyến đi ( Lc 24, 33-35).Hai môn đệ chỉ có thời gian trao đổi tâm tình cho nhau, nhận thức được rằng mình đã ra đi thục sự và bây giờ mình đã được trở thành người mới, rồi lập tức, cùng nhau chạy trở về Giêrusalem, để thông báo kinh nghiệm của mình: - " Ngay lúc ấy, các ông đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tựu họp tại đó " ( Lc 24, 33).Khám phá ra Chúa Ki Tô làm cho mình phải trở thành những người loan báo về Người, những nhà truyền giáo. Các ông không còn nghĩ gì đến các ly do, dầu cho có thật đi nữa, đó là việc mệt nhọc của chuyến đi và giờ đã trể. Các ông khởi hành quay lại lòng đầy hân hoan, để kết thúc quản đường mà ít giờ trước đó các ông đã đi qua trong buồn rầu và đi để bỏ cuộc. Một mối nghi ngờ có thể làm cho cuộc trở về vô ích và vất cả hai vào niềm tuyệt vọng lại. Kinh nghiệm Emmaus là kinh nghiệm có thật hay biết đâu các ông không phải là nạn nhân của môt cơn ảo giác nào đó ? Các ông không có thể là nạn nhân bất lực của một hy vọng bị tan vỡ và bây giờ lại trở về trình diện mình dưới bóng của sự thật chăng? Phải chăng đó là một phương cách để tiếp tục kéo dài thời gian ảo tưởng đã khiến cho hai ông tạo ra một cuộc mạo hiểm đầy hứng thú chăng? Đúng, các ông là hai người và cả hai đều đi đến những kết luận như nhau. Nhưng trên đời không thiếu gì những trường hợp ảo tưởng tập thể, mơ tưởng thần tiên tập thể. Hay có những gì khác đã xảy ra cho các ông chăng?

Đoạn Phúc Âm không đề cập đến vấn đề bệnh tâm lý, mà chỉ ghi rằng - " Ngay lúc ấy, các ông đứng dậy, quay về Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một, và các bạn hữu đang tựu họp ở đó " ( Lc 24, 33).

Hai ông quay trở lại với giữa các bạn hữu, là những người mà các ông cùng chia xẻ niểm tin tưỏng vào Chúa Giêsu trước đây, kế đến họ đã cùng nhau chung sống thảm cảnh của ngày thứ sáu và hậu quả là các niềm hy vọng đều bị dổ nát tiêu tan.

Hai ông trở tại, được bạn hữu nản chí ngày hôm trước tiếp đón nồng hậu, bằng tiếng kêu khải hoàn: - " Chúa đã trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với ông Simon " ( Lc 24, 34). Câu loan báo Chúa Phục Sinh đã hiện ra với Simon trở thành một ấn triện, ghi dấu chứng bảo đảm chính đáng cho kinh nghiệm của họ.

Chúng ta có thể nói: " Ubi Petrusm ibi ecclesia " ( Ở đâu có Phêrô, ở đó có Giáo Hội ) . Sự hiện

Page 116: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

diện của Phêrô bảo đảm cho tính chất cấu trúc và giáo hội của nhóm bạn hữu Chúa Giêsu. Kinh nghiệm của Phêrô trở thành yếu tố luật định cho kinh nghiệm của những người khác, nhận biết mình là thành phần của Giáo Hội Chúa Giêsu.

Trong cộng đồng Giáo Hội được Phêrô lãnh đạo, hai người môn đệ được đón nhận trở lại và được lắng nghe. Kinh ngiệm của hai ông có giá trị như là ân sủng sung mãn, đem thêm ánh sáng cho cộng đồng.

Cộng đồng Giáo Hội đón nhận và chứng thực như là những gì đã thực sự xảy ra và kinh nghiệm của hai môn đệ là điều chính đáng.

Chúa Phục Sinh ban sự hiện diện của mình cho quyền lực trong Giáo Hội cũng như cho các thành viên thuộc hệ, ở trung tâm cũng như ở ngoại vi, để tất cả cùng chung nhau có thể nhận ra được Chúa Chịu Đóng Đinh hôm qua cũng là Chúa Phục Sinh hôm nay và tất cả cùng chung nhau, như là cộng đồng, đón nhận và theo Chúa Ki Tô, có đươc khả năng loan báo Người luôn luôn và bất cứ ở đâu trên khắp nẻo đường thế giới. Chính Người, Chúa Ki Tô Phục Sinh, là Đấng thiết lập nên cộng đồng mới các tín hữu, trong nhiều phận vụ khác nhau, xác nhận cùng đức tin vào Chúa Ki Tô.

Tất cả chúng ta, những người đọc trang tường thuật về hai môn đệ trên đường Emmaus, đều được mời gọi hãy bước đi trên cùng một con đường.

Emmaus, khởi thủy là mồ chôn niềm hy vọng, trở thành biểu tượng đời sống mới được tái sinh, sau khi được gặp Chúa Ki Tô. Như Cleopa và người bạn đồng hành không được biêt danh tánh của ông, mỗi người chúng ta được thúc đẩy hãy thực hiện cuộc hành trình đó và trở thành người cất lên tiếng hát cho niềm hy vọng.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN HỌC TẬP

VietTUDAN --------------------------------------------------- LAP TRUONG DAU TRANH

NHỮNG QUYỀN CĂN BẢN CỦA CÁ NHÂN TỰ DOVÀ NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ TRONG TỔ CHỨC TẬP THỂ

Trực diện đối với Đảng Cộng sản Việt-Nam hay bất cứ Đảng phái, Hội đoàn nào, chúng tôi thẳng thắn đối thoại và đấu tranh cho Tự do và Dân chủ tại Việt-Nam. Mỗi Cá nhân có quyền Tự do chọn lựa và phát triển những quyền căn bản của con người sống trong Tập thể. Việc Điều hành Tập thể phải được ủy thác theo Nguyên tắc Dân chủ.

A. NHỮNG QUYỀN CĂN BẢN CỦA CÁ NHÂN TỰ DO

1. Mỗi cá nhân có một thân xác và phải nuôi sống thân xác ấy. Đây là quyền ‘’Dạ dầy’’. Thân xác là tư hữu bất khả xâm phạm. Khi không ai bao cấp nuôi sống họ, Cá nhân ấy phải có quyền tư hữu những phương tiện làm ăn sinh sống. Quyền tư hữu thân xác và những phương tiện làm ăn để bảo tồn và phát triển thân xác phải được tôn trọng. 2. Mỗi cá nhân có một trí óc hiểu biết, suy nghĩ và khám phá. Đây là quyền Trí tuệ và là tư hữu của mỗi cá nhân. Họ có quyền tự do học hỏi và phát triển Trí tuệ.3. Mỗi cá nhân có những phương tiện biểu lộ những suy tư. Đây là quyền Phát biểu. Họ có quyền nói, viết hoặc xử dụng những phương tiện truyền thông khác của thân xác. Họ có quyền vỗ tay để tỏ lòng ưng thuận. Họ có quyền lắc đầu để tỏ sự không đồng ý. Họ có quyền nhắm mắt để không muốn nhìn. Họ có quyền bịt tai để không muốn nghe. Những phương tiện biểu lộ này là tư hữu của mỗi cá nhân. Họ có quyền tự do xử dụng những phương tiện ấy.4. Mỗi cá nhân, ngoài phạm vi trí tuệ suy tư và lý luận, còn có lòng Tin. Đây là quyền Tín ngưỡng. Cá nhân có quyền tự do Tin tưởng hoặc không Tin gì hết. Không ai có thể bắt ép lòng Tin cũng như không thể cấm đoán lòng Tin ấy.

Page 117: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

5. Mỗi cá nhân sống với đồng loại của mình. Họ có quyền tự do liên kết với những người khác. Đây là Quyền Nhóm họp và Lập Hội. Họ liên kết với những người khác để làm ăn sinh sống cho hữu hiệu hơn, để nương tựa và cùng phát triển trí tuệ, để cùng biểu lộ ra những suy tư tương đồng, để cùng bầy tỏ lòng Tin và nâng đỡ nhau nuôi dưỡng lòng Tin của mình. Quyền nhóm họp và lập hội phải được tôn trọng khi con người được coi là một sinh vật có khuynh hướng xã hội.

B. NGUYÊN TẮC DÂN CHỦ TRONG TỔ CHỨC TẬP THỂ

Cá nhân có trước Tập thể. Không thể nhân danh Tập thể, hay một Chủ thuyết để giết chết Cá nhân. Không có Tập thể hay Chủ thuyết, thì Cá nhân vẫn sống. Ngược lại, không có những Cá nhân, thì Tập thể hoặc Chủ thuyết không có lý do tồn tại. Việc Điều hành Tập thể là một nhu cầu đến từ những Cá nhân cùng quyết định sống chung trong Tập thể. Lựa chọn người hay nhóm người giữ trách nhiệm việc Điều hành ấy phải do những Cá nhân trong Tập thể ưng thuận theo Nguyên tắc Đa số. Đó là Nguyên tắc Dân chủ phải được tôn trọng. Không ai, hay nhóm người nào có thể tự cho mình một cách độc đoán cái quyền Điều hành Tập thể ấy, trừ trường hợïp người đó hay nhóm người ấy chà đạp lên Nguyên tắc Dân chủ bằng thủ đoạn lừa đảo hoặc bạo lực đàn áp đối với những Cá nhân trong Tập thể.

VietTUDAN

TỪ 1964 ĐẾN NAY,TỰ DÂN

GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG

Quý Bạn Tự Dân, Trên 40 năm rồi, hôm nay tôi cảm động và vui mừng gửi đến quý bạn còn ở quốc nội hay hiện sống tỵ nạn xứ người, một trang báo mà tôi đã giữ nó trên 40 năm. Trang báo nhắc lại: => Kỷ niệm của thời sinh viên học sinh đấu tranh; => Chứng nhận lập trường không thay đổi của chúng ta chống độc tài Cộng sản; => Thúc đẩy chúng ta tham gia vào các Phong trào đấu tranh cho Tự do Dân chủ hiện nay để chấm dứt chế độ độc tài Cộng sản.

NHẮC LẠI KỶ NIỆM ĐẤU TRANH Sau cuộc đảo chiùnh 1963, Cộng sản Miền Bắc gia tăng việc xâm nhập vào các Hội đoàn dân chúng Miền Nam, nhằm tạo những xáo trộn xã hội để tay sai Cộng sản quốc tế từ Miền Bắc dễ bề chiếm quyền hành tại Miền Nam. Lực lượng Sinh viên Liên Khoa Sài Gòn đã đứng lên chống lại bộ ba BÔI-LAN-NHO (Nguyễn Trọng Nho), bị ảnh hưởng chính trị nhất thời, lèo lái Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn vào chính trị phe phái. Lực lượng Sinh Viên Liên Khoa đã bao vây Trụ sở Tổng Hội va đốt Trụ sở này, Nguyễn Trọng Nho chạy thoát sang phía Bộ Thanh Niên. Năm 1964, một Phong trào do Cộng sản điều động đội lốt Quốc gia đã khởi đầu từ Đại học Huế, tràn vào các Tỉnh Miền Trung tới tận Bình Tuy. Phong trào ấy lấy tên là HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC do Bác sĩ Lê Khắc Quyến cầm đầu. Phong trào này chủ trương chiếm các Trường sở, liên miên kêu gọi Sinh viên Học sinh bãi khóa để đi biểu tình chống Chính quyền. Ý thức được sự nguy hiểm của Phong trào Cộng sản trá hình này, Lực lượng Sinh viên Liên Khoa đã phát động Phong trào SINH VIÊN HỌC SINH BẢO VỆ GIÁO DỤC THUẦN TÚY để chống lại Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Cộng sản trá hình. Phong trào Sinh viên Học sinh Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy phát động từ Sài Gòn, chiếm lại và bảo vệ các Trường sở để Sinh viên Học sinh yên ổn học hành. Từ Sài Gòn, Phong trào tiến rất mau sang Gia Định, ra Biên Hoà, Long Khánh, Bình Tuy, Phan Thiết, Nha Trang và Đà Nẵng… để dẹp Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc của Cộng sản trá hình. Sau Phong trào này, Lực Lượng trẻ Chống Cộng quyết định thành lập TỔNG LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN HỌC SINH TỰ DO DÂN CHỦ, lấy tên tắt là LỰC LƯỢNG TỰ-DÂN (TƯ-do DÂN-chủ). Năm 1965, Lực lượng xin Giấy Phép thành lập một Đảng Chính trị chỉ gồm giới Trẻ, lấy tên là Đảng TƯ DÂN. Ông HÀ THÚC KÝ, Bộ Trưởng Nội Vụ, đã cho Giấy Phép. Tôi, Chủ tịch Lực Lượng Tự Dân, được anh em bầu làm Đảng trưởng Sáng lập viên.

TỪ NĂM 1964 ĐẾN NAY, LẬP TRƯỜNG ĐẤU TRANH KHÔNG THAY ĐỔI

Lực lượng Sinh viên Liên Khoa, rồi Lực lượng TỰ DÂN và Đảng TƯ DÂN lấy Lập trường đấu tranh rõ rệt: => Đấu tranh cho Tự do Dân chủ => Chống lại độc tài Cộng sản

Lập trường ấy được ghi rõ trên trang báo kỷ niệm này từ năm 1964 mà tôi gửi đến quý Bạn hôm nay 08.10.2005. Từ thời ấy, Tuần Báo của Lực lượng và của Đảng lấy tên là TƯ DÂN. Thời gian trôi qua. Có những Bạn Tự Dân đã qua đời như Bác sĩ VŨ CÔNG. Số đông các Bạn khác còn tại Quốc nôi. Một số tỵ nạn nơi xứ người như Ông NGUYỄN PHÚC TÀI, Ông NGUYỄN VĂN CẨM, Ông PHẠM XUÂN CẢNH, Bà NGUYỄN THỊ MINH CHÂU, Bà NGUYỄN THỊ KIM THOA, Ông TRẦN NĂNG PHÙNG, …

Page 118: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

Bây giời chúng ta đã lớn tuổi… Mong trang báo kỷ niệm này nhắc lại tuổi trẻ Sinh viên Học sinh cùng chung lưng cố gắng đấu tranh ở một thời mà Cộng sản Miền Bắc chủ trương xâm nhập vào các Đoàn thể dân sự Miền Nam, ngay cả Tôn Giáo, nhằm tạo bất ổn về Chính trị và Xã hô.i. Tôi ra đi năm 1965. Đã 41 năm tại nước ngoài cho đến nay, nhưng những kỷ niệm vẫn sống đô.ng. Năm 2000, tôi tái bản Tuần Báo TỰ DÂN tại nước ngoài, lấy tên là VietTUDAN. Lập trường đấu tranh Chính trị vẫn như trước đây 41 năm mà anh em đã quyết định: => Đấu tranh cho Tự do Dân chủ => Chống lại độc tài Cộng sản

KÊU GỌI THAM GIA ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Gửi trang báo kỷ niệm đấu tranh tuổi trẻ này đến quý Bạn và viết bài hôm nay, tôi không có mục đích kêu gọi chúng ta hãy tập hợp nhau lại để tái thành lập Đoàn thể đấu tranh lấy tên là TỰ DÂN như xưa. Có hai lý do để tôi không muốn kêu gọi điều ấy: => Nhiều người trong chúng ta đã lớn tuổi, sức lực đã suy giảm. => Có nhiều Đoàn thể đã được thành lập rồi để đấu tranh cho Tự do Dân chủ. Chúng ta không nên lập thêm Hội Đoàn.

Sức đã suy yếu và đã có nhiều Đoàn thể cùng mục đích, cùng lập trường với chúng ta, nên chúng ta không cần tốn sức còn lại vào việc tái lập Đoàn thể mới.

Khi nhắc lại trang báo kỷ niệm đấu tranh này, tôi chỉ mong muốn những Bạn TỰ DÂN thuở xưa hãy lấy sức còn lại của mình mà đóng góp với các Đoàn thể, Phong trào sẵn có cùng mục đích đấu tranh cho Tự do Dân chủ, chống lại độc tài Cộng sản. Các Đoàn thể, Phong trào ấy đã sẵn có ở từng địa phương, trong hoặc ngoài nước.

Tình hình Chính trị Quốc nội đang thay đổi. Tiến trình DÂN CHỦ HÓA tại Quốc nội đã bắt đầu vì nhu cầu phát triển Đất Nước. Chúng ta hội nhập với các Đoàn thể để đẩy mau và mạnh Tiến trình DÂN CHỦ HÓA ấy. Tiến trình này nằm trong Lập trường đấu tranh của TỰ DÂN đã trên 40 năm nay: => Đấu tranh cho Tự do Dân chủ => Chống lại độc tài Cộng sản

Xin quý Bạn TỰ DÂN đọc lại trang báo kỷ niệm đính kèm đây để dù tuổi già, nhưng vẫn cảm thấy mình còn GÂN.

NGUYỄN PHÚC LIÊN Cựu Chủ tịch Lực lượng SVHS TỰ DÂN

Đảng trưởng Sáng lập viên Đảng TỰ DÂN

Quá trình Tranh đấu của Tổng Liên Đoàn Sinh-viên, Học-sinhTỰ-DÂN

Tháng lịch sử: tháng 8 năm 1964

Để tiếp tay cho Cộng sản quấy rối miền Nam tự do, Tổng Hội Sinh viên Sài-gòn liên tiếp tổ chức hội thảo, biểu tình, khinh mạn chính quyền, gây chia rẽ Tôn giáo, và muốn dùng sinh viên, học sinh để làm bàn đạp cho đảng phái chính trị thiên Cộng sản. Trước tình trạng ấy, tổ chức sinh viên quyết chống lại bọn tay sai của Cộng sản bằng mọi cách:22.8.64: Buổi họp đầu tiên nghiên cứu tình hình24.8.64: Biểu tình phản đối hành động của Tổng hội Sinh viên Sài-gòn và sau đó thành lập Ban Đại diện của Lực Lượng

tại mỗi Phân khoa.26.8.64: Tiếp xúc đầu tiên với Cha Chủ tịch T.Đ.C.G.27.8.64: Chiếm đài phát thanh Sài gòn cùng với L.L. Công giáo để trao lại cho bộ ông Giám đốc biểu tình chống lại âm

mưu tiếp tay cho C.S.KẾT QUẢ: Tình hình khủng bố nhân dân đã được chận đứng

Mặt Trận Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy

Nhận thấy mục đích phá hoại và thiên cộng của Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc miền Trung, Lực Lượng Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh quyết định đập tan H.Đ.N.D.C.Q. ở các Tỉnh bằng phương pháp: tách học đường ra khỏi chính trị. Mặt Trận BẢO VỆ GIÁO DỤC THUẦN TÚY ra đời.

Chủ lực: Lực lượng Thanh niên, Sinh viên, Học sinhYểm trợ: Lực lượng T.N.Đ.Đ.K.

TẠI SÀI GÒN

Page 119: Are You suprised ?xa.yimg.com/kq/groups/116227/1254875951/name/vtdi0493.doc · Web view4- TOT DAO DEP DOI Suy niệm Phúc Am: MỘT CON ĐƯỜNG ĐẦY HY VỌNG - 109 4- LAP TRUONG

27.9.64: Hành động: Biểu tình Lực Lượng tại Thủ đô với các Biểu ngữ:”TÁCH RỜI CHÍNH TRỊ RA KHỎI HỌC ĐƯỜNG”28.9.64: Họp báo chưa từng có tại Sở thú, giải thích mục đích trên.12.10.64:Hội thảo tại Rạp Thống NhấtKẾT QUẢ: “Chim chích” dám đá “voi” Cộng sản H.Đ.N.D.C.Q.TẠI CÁC TỈNHa) Phan Thiết: 30.9.64: Biểu tình tại Tỉnh lỵ với các Biểu ngữ:”TÁCH CHÍNH TRỊ RA KHỎI HỌC ĐƯỜNG”.

Kết quả: Chủ tịch Học sinh tranh đấu của H.Đ.N.D.C.Q.Phan Thiết đã phải ký giấy xin giải tán và ngưng hoạt động

của họ tại trường Phan Bội Châu. Hội Đồng Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy được thành lập ngay.b) Biên Hòa: 3.10.64: Biểu tình và đưa kiến nghị lên chính quyền đòi:”Tách rời chính trị ra khỏi học đường.”

Kết quả: Chính quyền đồng ý và Hội Đồng Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy được thành lập.c) Gia Định: 4.10.64: Biểu tình và đưa kiến nghị lên chính quyền. Biểu tình từ Lê Văn Duyệt đến Tỉnh đường.d) Long Khánh: 4.10.64: Biểu tình từ Dốc Mơ đến Thanh Sơn với Biểu ngữ:”TÁCH CHÍNH TRỊ RA KHỎI

HỌC ĐƯỜNG”. e) Nha Trang: 6.10.64: Biểu tình từ 5 giờ sáng đến 9 giờ qua các đường dẫn đến Toà Tỉnh trưởng. Kiến

nghị:”Tách chính trị ra khỏi Học đường”.Kết quả: - Chính quyền hứa sẽ thỏa mãn Kiến nghị chính đáng ấy

- Tiếng nói của đoàn Biểu tình được phát thanh trên Đài Nha trang ngay chiều hôm ấy.- Từ đó về sau, tiếng nói của H.Đ.N.D.C.Q. Nha trang trên làn sóng điện cũng bị chấm dứt.- Hội Đồng Bão Vệ Giáo Dục Thuần Túy được thành lập.

f) Qui Nhơn: Đã chuẩn bị nhưng vì tỉnh lỵ bị giới nghiêm suốt 24 giờ, nên không biểu tình được. Nhưng Hội Đồng Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy được thành lập

g) Đà Nẵng: Vì gần đến ngày kỷ niệm “1.11.1963” nên các cuộc Biểu tình đều bị chặn đứng, chỉ thành lập Hội Đồng Bảo Vệ Giáo Dục Thuần Túy. Trụ sở đặt tại Thanh Bình.Kết quả: Nhân dân và Chính quyền đã được thức tỉnh về cái tai họa của H.Đ.N.D.C.Q.

Các Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc bị bóp chết trong trứng.6.12.64:

Tổng Liên Đoàn Sinh Viên, Học SinhTỰ-DÂN

(TỰ do DÂN chủ) ra đời với các thành phần có quá trình tranh đấu).

(Trích Báo Tất Niên 1964 “ĐẠI ĐOÀN KẾT”, trang 34)