AL-USOOL UTH-THALAATHAH Bài 1

11
Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan 1 Bài 1 يم ح الر ن م ح الر ه ل ال م س بGiới thiệu về bài giảng الحمدله ل ربلعالمين ا ة والصمل والس على بينا نحمد م وعلى آله وصحبه أجمعينMọi lời Ca ngợi xin kính dâng Allaah, Đấng Chúa Tể của muôn loài và cầu xin Allaah ban sự Bình an và An ninh đến Thiên sứ Muhammad của chúng ta và đến những ai đi theo Người và các sahaabah, tất cả họ. Và chúng ta đến với chương trình học: Trước mặt chúng ta là chuyên đề “BA NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG”, đây là một chuyên đề bao quát được đúc kết và củng cố bởi các bằng chứng từ Kinh sách của Allaah ( al-Qur · aan) và sunnah của Sứ giả sallallaahu 'alayhi wa sallam của Ngài. Chuyên đề nhỏ này lại nói về một vấn đề nền tảng lớn lao từ các nền tảng của Islaam, đó chính là al-'aqeedah – hệ thống tín ngưỡng và những điều đức tin. Các học giả đặt tầm quan trọng lên những tác phẩm vắn tắt này, công nhận chúng và hết mình nỗ lực để tóm gọn, trau chuốt chúng; sau đó họ đã khuyến khích các học trò của họ phải học thuộc lòng để rồi họ (các học trò) có thể duy trì những vốn giá trị nền tảng và vốn tích lũy dự phòng cho họ (các học trò), điều mà họ có thể rút ra được lợi ích, và mang lại lợi ích cho những người khác bằng những phương tiện họ có được. Khởi đầu với những tác phẩm vắn tắt này chính là nền móng cho các học trò của Kiến thức (taalib ul-'ilm ), vì thế họ nên bắt đầu bằng việc học dần dần từng bước một, học từ những điểm kiến thức sơ đẳng và các nền tảng của nó, rồi mới thông qua đó mà tiến liên từng bậc. Cho nên, những tác phẩm vắn tắt này là định hướng dẫn lên những tác phẩm dài hơn nữa. Một người không tài nào hiểu được những tác phẩm dài ngoại trừ sau khi đã hiểu được các tác phẩm vắn tắt, và anh ta tiến lên từng bậc từ chúng. Chính vì thế, họ đã nói về ý nghĩa lời phán của Ngài, Đấng Tối Cao:

Transcript of AL-USOOL UTH-THALAATHAH Bài 1

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

1

Bài 1

ن الرحيم بسم الله الرحم Giới thiệu về bài giảng

أجمعين وصحبه آله وعلى محمد نبينا على والسالمل والصالة العالمين رب لله الحمد Mọi lời Ca ngợi xin kính dâng Allaah, Đấng Chúa Tể của muôn loài và cầu xin

Allaah ban sự Bình an và An ninh đến Thiên sứ Muhammad của chúng ta và đến

những ai đi theo Người và các sahaabah, tất cả họ.

Và chúng ta đến với chương trình học:

Trước mặt chúng ta là chuyên đề “BA NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG”, đây là một

chuyên đề bao quát được đúc kết và củng cố bởi các bằng chứng từ Kinh sách

của Allaah (al-Qur·aan) và sunnah của Sứ giả sallallaahu 'alayhi wa sallam của

Ngài.

Chuyên đề nhỏ này lại nói về một vấn đề nền tảng lớn lao từ các nền tảng

của Islaam, đó chính là al-'aqeedah – hệ thống tín ngưỡng và những điều đức

tin. Các học giả đặt tầm quan trọng lên những tác phẩm vắn tắt này, công nhận

chúng và hết mình nỗ lực để tóm gọn, trau chuốt chúng; sau đó họ đã khuyến

khích các học trò của họ phải học thuộc lòng để rồi họ (các học trò) có thể duy

trì những vốn giá trị nền tảng và vốn tích lũy dự phòng cho họ (các học trò),

điều mà họ có thể rút ra được lợi ích, và mang lại lợi ích cho những người khác

bằng những phương tiện họ có được.

Khởi đầu với những tác phẩm vắn tắt này chính là nền móng cho các học trò

của Kiến thức (taalib ul-'ilm), vì thế họ nên bắt đầu bằng việc học dần dần từng

bước một, học từ những điểm kiến thức sơ đẳng và các nền tảng của nó, rồi mới

thông qua đó mà tiến liên từng bậc.

Cho nên, những tác phẩm vắn tắt này là định hướng dẫn lên những tác phẩm

dài hơn nữa. Một người không tài nào hiểu được những tác phẩm dài ngoại trừ

sau khi đã hiểu được các tác phẩm vắn tắt, và anh ta tiến lên từng bậc từ chúng.

Chính vì thế, họ đã nói về ý nghĩa lời phán của Ngài, Đấng Tối Cao:

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

2

Bài 1

It is not (possible) for any human being to whom Allah has given the Book and al-hukma (the knowledge and understanding of the laws of religion, etc.) and Prophethood to say to the people: "Be my worshippers rather than Allaah's." On the contrary (he would say): "Be you rabbaaniyoon (learned men of religion who practise what they know and also preach others), because you are teaching the Book, and you are studying it."

Không một người nào được Allaah ban cho Kinh sách và al-hukma (Kiến thức và sự hiểu biết về Luật đạo) và Sứ mạng Truyền giáo rồi bảo nhân loại: “Hãy trở thành bầy tôi của ta thay vì Allaah.” Ngược lại, (y phải nói): “Hãy là rabbaaniyoon (bầy tôi ngoan đạo của Allaah, họ là những người học về tôn giáo (Islaam), thực hành những gì họ biết và giảng dạy lại cho những người khác), bởi vì các người đã từng dạy Kinh sách và các người đã trau dồi học hỏi nó.” [Soorah Aali ' Imraan 3, Aayah 79]

Từ rabbaaniyoon nghĩa là: những người bắt đầu với những vấn đề nhỏ của

Kiến thức trước (khi đến với) những vấn đề lớn lao hơn. Họ chuyên tâm trau dồi

bản thân họ và các học trò của họ, bắt đầu với những vấn đề nhỏ rồi tiến lên

những vấn đề rộng lớn hơn. Đây là một điều rất tự nhiên, bởi vì tất cả mọi thứ

đều bắt đầu từ gốc rễ và nền tảng của chúng và rồi sau đó chúng mới phát triển

ngày một lớn lên và rộng ra.

Còn đối với người vồ lấy Kiến thức từ phần cao nhất của nó, thì người này sẽ

chỉ vắt kiệt sức bản thân anh ta mà không đạt được bất cứ điều gì. Trong khi đó,

người bắt đầu với các nền tảng và tiến lên từng bậc, đây chính là người mà, bởi

sự cho phép của Allaah, anh ta sẽ tiến lên theo đúng phương pháp và với định

hướng vững vàng.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

3

Bài 1

Ngài, Đấng Tối Cao, đã nói:

They ask you (O Muhammad sallallaahu 'alayhi wa sallam) about the new moons. Say: These are signs to mark fixed periods of time for mankind and for the pilgrimage. It is not al-birr (piety, righteousness, etc.) that you enter the houses from the back but al-birr (is the quality of the one) who fears Allaah. So enter houses through their proper doors, and fear Allaah that you may be successful.

Họ hỏi Ngươi (hỡi Muhammad sallallaahu 'alayhi wa sallam) về những vầng trăng lưỡi liềm. Hãy bảo họ: “Chúng là những thời điểm cho nhân loại (ghi đếm thời gian) và (cho) việc hajj. al-birr (Đạo đức) không phải là đi vào nhà bằng cửa sau mà al-birr (Đạo đức) là (phẩm chất của) ai sợ Allaah. Và hãy đi vào nhà bằng những cửa chính (của nó), và hãy sợ Allaah để cho các ngươi có thể thành công.

[Soorah Al-Baqarah 2, Aayah 189]

Những người đó đã đặt câu hỏi về những vầng trăng lưỡi liềm: Tại sao trăng

lưỡi liềm khi bắt đầu trông nhỏ nhắn và rồi lại lớn lên dần cho đến khi tròn đầy,

rồi nó nhỏ trở lại là trăng lưỡi liềm? Vì thế Allaah khiển trách họ, hướng dẫn họ

chỉ hỏi về những gì có ích cho họ, và họ nên đến với những ngôi nhà của Kiến

thức từ những cánh cửa chính (đúng đắn) của chúng.

Còn việc hỏi về trăng khuyết và những trạng thái của nó, sự lớn ra và sự nhỏ

lại, điều này chẳng có chút lợi ích nào cho họ, mà đúng ra điều có ích là họ nên

hỏi về những gì họ cần và đó chính là nhận thức về những lợi ích của trăng

khuyết.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

4

Bài 1

Vì thế, Ngài đã nói:

Say: These are signs to mark fixed periods of time for mankind

Hãy bảo họ: “Chúng là những thời điểm cho nhân loại (ghi đếm thời gian) [Soorah Al-Baqarah 2, Aayah 189]

Ngài đã giải thích về những lợi ích của chúng và điều đó có nghĩa là Allaah

làm cho chúng trở thành những dấu hiệu để đánh dấu chu kỳ thời gian cho nhân

loại. Bằng cách đó, họ có thể nhận biết được (thời điểm của) việc hành đạo,

những giao dịch mua bán, những khoảng thời gian và những vấn đề khác nữa.

Cho nên, Ngài đã hướng họ vào lợi ích của những vầng trăng khuyết và Ngài

đã không trả lời cho câu hỏi của họ về sự thực tại của những vầng trăng khuyết,

bởi vì chẳng có lợi ích gì cho họ trong những điều đó, chính vì thế mà Ngài

hướng họ đến với những gì có lợi mà họ nên hỏi cho họ, và đó chính là những

cánh cửa chính của Kiến thức, chứ không phải là những cánh cửa sau của Kiến

thức và những vấn đề dư thừa không thiết yếu mà họ không cần tới. Nếu họ có

cần đến chúng đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một nhu cầu không đáng kể.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

5

Bài 1

Lời mở đầu của tác giả ن الرحيم قال رحمه الل ه: بسم الله الرحم Qaala, rahimahullaah: Bismillaahir Rahmaanir Raheem

Ông, cầu xin Allaah ban sự Khoan dung đến với ông, đã nói:

Nhân danh Allaah, Đấng rất mực Độ Lượng, Đấng rất mực Khoan Dung.[1]

[1]

Ông, Rahimahullaah, đã bắt đầu chuyên đề này với câu Basmalah, noi gương

theo Kinh sách của Allaah 'azza wa jall, bởi vì câu đầu tiên mà bạn thấy trong

mus-haf (Bản sao in của Qur·aan), và trước mỗi soorah của nó chính là câu:

Bismillaahir Rahmaanir Raheem.

Vì thế, câu này được dùng để bắt đầu các chuyên đề, thư gửi hay sách và các

tác phẩm, noi gương theo Kinh sách của Allaah 'azza wa jall. Tương tự như vậy,

Thiên sứ, sallallaahu 'alayhi wa sallam, đã từng viết câu này khi bắt đầu mỗi bức

thư của Người viết cho các nhà lãnh đạo, các thủ lĩnh và cho những người ở

khắp các vùng miền khác trên trái đất, để kêu gọi họ đến với Islaam. Người đã

bắt đầu bức thư của Người với câu: Bismillaahir Rahmaanir Raheem.

Người, sallallaahu 'alayhi wa sallam, đã từng bắt đầu cuộc nói chuyện và lời

phát biểu của Người với câu: Bismillaahir Rahmaanir Raheem, điều này cho thấy

rằng bắt đầu với câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem là sunnah của Sứ giả,

sallallaahu 'alayhi wa sallam, cũng như Sulaymaan, 'alayhissalaam, khi Người đã

viết cho Bilqees, nữ hoàng của Saba·, Người đã bắt đầu bức thư của Người với

câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

6

Bài 1

She said: "O chiefs! Verily! Here is delivered to me a noble letter, "Verily! It is from Sulaymaan (Solomon), and verily! It (reads): In the Name of Allaah, the Most Beneficent, the Most Merciful; "Be you not exalted against me, but come to me as Muslims (true believers who submit to Allaah with full submission)' " (Nữ vương) bảo: “Hỡi các tướng lĩnh! Trẫm vừa nhận được một phong thư khả kính. “Phong thư này là của Sulaymaan và nó bắt đầu bằng câu: ‘Bismillaahir Rahmaanir Raheem.’ “Chớ cao ngạo đối với ta và hãy đến gặp ta như một người Muslim (người tin tưởng thật sự, phục tùng Allaah với sự quy phục trọn vẹn)’” [Soorah An-Naml 27, Aayah 29 – 31]

Vì vậy, bắt đầu với câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem là việc làm đúng

trong mỗi sự việc hệ trọng, trong mỗi tác phẩm có tầm quan trọng và giá trị, và

trong mỗi bức thư.

Cho nên, những người nào không bắt đầu những tác phẩm và những bức

thư của họ với câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem, những người đó đã bỏ mất

một sunnah của Thiên sứ và đã bỏ mất việc noi gương theo Kinh sách của Allaah

'azza wa jall. Có lẽ bởi vì thế mà những cuốn sách của họ và những bức thư của

họ cũng chẳng chứa đựng ân phước hay lợi ích gì cả, bởi vì chúng đã bị tước

mất câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem. Thế nên, chúng cũng bị mất đi lợi ích.

Tại sao họ lại từ bỏ câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem đi chứ? Họ đã từ bỏ

nó bởi vì nó là một sunnah, và họ đã chạy trốn khỏi sunnah, hay là họ mù quáng

làm theo những kẻ trốn chạy khỏi sunnah. Vì vậy, sự chú tâm cho việc như thế

này là một điều rất thỏa đáng.

Vậy, ý nghĩa của câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem chính là cầu xin sự trợ

giúp qua Danh xưng của Allaah.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

7

Bài 1

Lời nói của ông, Bismillaah (Nhân Danh Allaah), là một giới từ, và một từ bị

chi phối bởi giới từ, liên kết với một phần nào đó không được đề cập đến, và nó

(phần không được đề cập đến) có ý nghĩa là: Bề tôi cầu xin sự trợ giúp qua

Bismillaahir Rahmaanir Raheem, hay, Bề tôi bắt đầu với Bismillaahir Rahmaanir

Raheem. Điều này là để tìm kiếm ân phước và cầu xin sự trợ giúp từ Allaah 'azza

wa jall.

Thế nên, câu Bismillaahir Rahmaanir Raheem là một lời mở đầu cho những

bài phát biểu, các quyển sách và các bức thư. Một người cầu xin sự trợ giúp của

Allaah trong sự bắt đầu của nó và tìm kiếm ân phước qua Danh xưng của Ngài,

subhaanahu wa ta'aala.

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

8

Bài 1

اعل م ر حم ك الله أ نه ي جب ع لي ن ا ت ع لم أ ر ب ع م س ائل (I’lam rahimakallaahu annahu yajibu 'alaynaa ta'allumu arba'i masaail)

اعلم رحمك الله(I’lam rahimakallaah)

Hãy biết - Cầu xin Allaah ban sự Khoan dung đến với bạn - [2]

[2]

Lời nói của ông, “Hãy biết!”, đây là một từ nhằm để ra dấu cho việc nêu lên

tầm quan trọng của chủ đề, vì vậy khi ông nói “Hãy biết!”, nghĩa là điều mà ông

sắp sửa đặt ra cho bạn là một vấn đề quan trọng. Vậy từ “Hãy biết!” này đánh

dấu tính chất quan trọng của chủ đề mà ông sắp bắt đầu.

Và nghĩa của từ “Hãy biết!”, một hình thức mệnh lệnh của từ “Kiến thức”,

nghĩa là “(phải) Học!”. Kiến thức nghĩa là: hiểu/lĩnh hội được một điều gì đó

đúng thật với chính nó, hoặc nhận thấy/nắm được một điều gì đó theo đúng ý

nghĩa/bản chất của nó.

Lời nói của ông (tác giả), “Cầu xin Allaah ban sự Khoan Dung đến với

bạn”, là một lời du'aa (cầu xin) dành cho người tìm kiếm (học) kiến thức, vì thế

shaykh đã thực hiện câu du'aa này cho người học trò của kiến thức, rằng Cầu xin

Allaah ban sự Khoan Dung đến với anh ta, và (Cầu xin) Ngài, subhaanahu wa

ta'aala ban sự Khoan Dung đến với họ. Vì vậy, điều này đã thể hiển lòng tốt của

người thầy hướng đến học trò. Ông (người thầy) nên bắt đầu với lời nói tốt đẹp

cùng với lời cầu xin ngoan đạo, để việc này mang lại sự ảnh hưởng đến anh ta

(học trò) và rồi anh ta hướng về người thầy một cách chăm chú.

Còn nếu người thầy dùng những ngôn từ nghiêm khắc, và lời lẽ không phù

hợp, thì sẽ gây xa lánh (ví dụ: sẽ khiến cho học trò bỏ chạy mất). Vì vậy, bắt buộc

đối với người thầy, những ai kêu gọi (da’wah) đến với Allaah, những ai khuyên

bảo làm việc tốt và cấm cản những việc xấu, phải tử tế và hòa nhã với những

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

9

Bài 1

người mà anh ta đang hướng đến bằng việc du'aa cho họ, khen ngợi họ và nói

chuyện với họ bằng lời lẽ ôn hòa, bởi vì điều này dễ mang lại sự đón nhận hơn.

Còn như đối với người chống đối ngoan cố và người cự tuyệt một cách ngạo

mạn, thì chúng ta có một cách khác để hướng đến người này. Allaah subhaanahu

đã phán:

And argue not with the people of the Scripture (Jews and Christians), unless it be in (a way) that is better (with good words and in good manner, inviting them to Islamic Monotheism with His Verses), except with such of them as do wrong, and say (to them): "We believe in that which has been revealed to us and revealed to you; our Ilaah (God) and your Ilaah (God) is One (i.e. Allaah), and to Him we have submitted (as Muslims)."

Và chớ tranh luận với Người dân Kinh sách trừ phi với thái độ nhã nhặn (lời lẽ và thái độ tốt đẹp, kêu gọi họ đến với Tôn giáo Islaam bằng những câu Kinh của Ngài) và chỉ (ngoại trừ) với những người của họ làm điều sai quấy, và bảo họ: “Chúng tôi tin tưởng nơi điều đã được ban xuống cho chúng tôi và nơi điều đã được ban xuống cho quý vị. Và ilaah (Thượng Đế) của chúng tôi lẫn ilaah (Thượng Đế) của quý vị chỉ là Một (Thượng Đế). Và chúng tôi là những người Muslim quy phục Ngài.

[Soorah Al-‘Ankaboot 29, Aayah 46]

Vậy, với những người vượt quá giới hạn đến từ những người dân của Kinh

Sách và chối bỏ chân lý (sự thật) một cách cố ý và ngang bướng, những người

này không được khuyên bảo với cung cách tốt đẹp (như đã nêu trên), mà đúng

hơn là họ nên được nhắc nhở với những điều răn đe họ. Ngài, Đấng Tối Cao đã

phán:

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

10

Bài 1

O Prophet (Muhammad sallAllaahu 'alayhi wa sallam)! Strive hard against the disbelievers and the hypocrites, and be harsh against them, their abode is Hell, - and worst indeed is that destination.

Hỡi Nabi (Muhammad sallAllaahu 'alayhi wa sallam)! Hãy đấu tranh quyết liệt chống những kẻ không tin và những tên đạo đức giả và hãy cứng rắn đối với chúng, bởi vì nhà ở của chúng là Hỏa ngục, một nơi cư ngụ xấu xa nhất.

[Soorah At-Tawbah 9, Aayah 73]

Với những kẻ đạo đức giả, họ không được chống lại bằng vũ khí, mà đúng

ra jihaad được tiến hành để chống lại họ phải bằng lời lẽ, bằng chứng và bằng

cách phủ nhận họ với sự cứng rắn như một việc ngăn chặn đối với họ và cũng

để ngăn cản những người còn lại tránh xa khỏi họ:

They (hypocrites) are those of whom Allaah knows what is in their hearts; so turn aside from them (do not punish them) but admonish them, and speak to them an effective word (i.e. to believe in Allaah, worship Him, obey Him, and be afraid of Him) to reach their inner selves.

Chúng (những kẻ đạo đức giả) là những kẻ mà Allaah biết rõ những điều (thối nát) nằm trong lòng của chúng. Bởi thế, hãy lánh xa chúng (chớ có trừng phạt chúng), nhưng hãy cảnh cáo chúng và nói với chúng lời lẽ thấm thía vào tim gan của chúng (như là: Hãy Tin tưởng nơi Allaah, Tôn thờ Ngài, Tuân lệnh Ngài, và Kính sợ Ngài…). [Soorah An-Nisaa∙ 4, Aayah 63]

Sharh-ul-Usool-ith-Thalaathah – Bài giảng bởi Shaykh Saalih al-Fawzaan

11

Bài 1

Đó là một cách đặc biệt để ứng phó với những người ương bướng và cố ý

chối bỏ. Sự chối bỏ xuất phát từ ngạo mạn, và họ không muốn Sự thật/Chân lý,

mà thật tế họ chỉ muốn dẫn dắt mọi người lầm lạc. Vì thế, những người này phải

được nói đến bằng những cách phù hợp với họ.

Còn đối với người học trò mong muốn tìm kiếm Kiến thức, anh ta nên được

nói (lời khuyên bảo) với sự hòa nhã, khoan dung và tử tế, bởi vì anh ta khao khát

Sự thật/ Chân lý, anh ta khao khát Kiến thức và anh ta khao khát những điều bổ

ích.

Lời nói của ông, “Hãy biết! Cầu xin Allaah ban sự Khoan Dung đến với

bạn”, là lời du'aa (cầu xin) sự Khoan dung đến với bạn, để khi Allaah thật sự ban

sự Khoan Dung đến với bạn, thì qua đó bạn sẽ được hạnh phúc ở Đời này và ở

Đời sau. Nếu bạn được ở trong sự Khoan Dung của Allaah – đây là một lời du'aa

từ một vị học giả lớn và là một người ngay thẳng, đạo đức – thì hy vọng rằng

nó sẽ được chấp nhận, inshaa Allaah.