a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH...

37
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 22 tháng 5 năm 2018

Transcript of a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH...

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 22 tháng 5 năm 2018

Bộ, ngành

1. Bộ Giao thông vận tải: Phấn đấu kết nối thêm 77 thủ tục một cửa quốc gia

2. Bảy điểm mới trong Dự thảo Luật Trồng trọt trình Quốc hội

3. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - Gỡ nút thắt về thủ tục

4. Lo ngại phương tiện thủy hết “đát” gây họa

5. Chính phủ quyết liệt thúc đẩy sáng tạo, nuôi dưỡng khởi nghiệp

6. Tăng áp lực cải cách từ trên xuống

7. Đối thoại với gần 200 doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư

8. Phó Thủ tướng kiểm tra việc triển khai Đề án Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ

Địa phương

9. Quận 12 thí điểm tiếp nhận và trả hồ sơ không nghỉ trưa

10. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến

11. Tăng trách nhiệm, giảm phiền hà

12. Sẽ không phải nộp bản sao giấy tờ công dân khi giao dịch hành chính

13. Ra mắt trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm 360 độ quảng bá du lịch

14. Hiệu quả tích cực từ việc ứng dụng GIS phục vụ công tác hành chính công

15. Lấy người dân làm trung tâm

1. Bộ Giao thông vận tải: Phấn đấu kết nối thêm 77 thủ tục một cửa quốc gia

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những bộ, ngành đầu

tiên tham gia Cơ chế một cửa quốc gia - NSW (tính từ tháng

11/2014), đến nay đã kết nối được 12/89 thủ tục hành chính, thuộc 3

lĩnh vực cốt lõi (hàng hải, đường thủy nội địa và đăng kiểm).

Hoạt động tại một trung tâm kiểm định ô tô do Cục Đăng kiểm Việt Nam

quản lý.

Kết quả này còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra của ngành là đạt 100%

thủ tục kết nối trong năm 2018.

Số lượng thủ tục tham gia còn thấp

Theo Bộ GTVT, các thủ tục hành chính của bộ tham gia NSW đã tạo

điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp (DN)

trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua phương thức trực

tuyến.

Tính đến 31/3/2018, các đơn vị này của Bộ GTVT đã tiếp nhận, giải

quyết 202.305 hồ sơ cho 8.536 DN thuộc 3 lĩnh vực (hàng hải, đường

thủy nội địa và đăng kiểm). Các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính có

phạm vi rộng, trải dài trên cả nước. Tỷ lệ hoàn thành giải quyết hồ sơ

luôn ở mức cao (trên 98%) và không có tình trạng hồ sơ bị quá hạn giải

quyết.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ GTVT cũng cho rằng, số lượng 12 thủ

tục được kết nối mới chỉ đạt 13,4% so với mục tiêu dự kiến đưa lên cổng

thông tin NSW trong giai đoạn 2016 – 2020 (89 thủ tục).

Các thủ tục hành chính của Bộ GTVT triển khai trên có sự tham gia phối

hợp của nhiều bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian qua, công tác

phối hợp giữa Bộ GTVT với các bộ, ngành trong giải quyết các thủ tục

hành chính tham gia NSW là tương đối chặt chẽ, hiệu quả. Tuy nhiên,

việc phối hợp triển khai mở rộng ra phạm vi toàn quốc còn chậm, cần

được đẩy nhanh trong thời gian tới.

Hạn chế nữa trong việc chậm triển khai thủ tục kết nối được Bộ GTVT

chỉ ra là kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)

tham gia NSW chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc đảm bảo tính

dự phòng và an toàn thông tin của hệ thống phần mềm, đảm bảo trang

thiết bị, cơ sở vật chất tại các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính.

Hạ tầng CNTT của các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính chủ yếu sẵn

có, nhất là các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến chất lượng

giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức điện tử của DN. Một số

DN chưa thích ứng kịp với việc thực hiện các thủ tục điện tử, cần tiếp

tục tuyên truyền và đào tạo người dùng để nâng cao tỷ lệ hồ sơ thực

hiện theo phương thức trực tuyến.

Còn nhiều thách thức

Thực hiện chỉ đạo nêu tại Thông báo số 50/TB-VPCP (ngày 5/2/2018)

của Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT cho biết đã chỉ đạo các đơn vị

thuộc và trực thuộc đẩy nhanh việc kết nối các thủ tục hành chính mới

lên Cổng thông tin NSW trong năm 2018 này. Năm 2018, Bộ GTVT phấn

đấu đưa thêm 77 thủ tục hành chính tham gia NSW.

Cụ thể, Bộ GTVT đang phối hợp với bộ, ngành liên quan như Tổng cục

Hải quan (Bộ Tài chính), Bộ Quốc phòng triển khai nâng cấp, mở rộng

hệ thống CNTT để kết nối các thủ tục hàng hải, đường bộ, đường thủy

nội địa còn lại.

Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT đang khảo sát để xây dựng phần

mềm kết nối thông tin với cổng một cửa quốc gia để tiếp nhận thông tin

hành khách trước chuyến bay, phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối với NSW, nâng cao chất lượng phục

vụ người dân và DN, Bộ GTVT đề xuất một số giải pháp quan trọng.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định về NSW,

tạo hành lang pháp lý đồng bộ để các bộ ngành thống nhất trong giải

quyết các thủ tục hành chính; bố trí đủ kinh phí để thực hiện NSW một

cách thông suốt, nhất là kinh phí đầu tư hạ tầng CNTT cho các đơn vị

giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, các bộ, ngành cũng cần nghiên cứu nâng cao tiện ích cho

DN, người sử dụng trên Cổng thông tin NSW, tích hợp các cơ sở dữ liệu

quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc hoàn thiện hồ sơ;

giảm thành phần hồ sơ phải nộp cho DN.

Việc áp dụng giải quyết các thủ tục trực tuyến trên Cổng thông tin

NSW cũng giúp Bộ GTVT hiện đại hóa hoạt động, hình thành các cơ

sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước. Đồng thời, cách thức

làm việc, quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực bắt đầu được chuyển từ

thủ công sang hình thức điện tử.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

2. Bảy điểm mới trong Dự thảo Luật Trồng trọt trình Quốc hội

Chiều ngày 21/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính

phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Trồng trọt.

Với 7 chương, 82 điều, dự thảo Luật Trồng trọt điều chỉnh đến 10 lĩnh

vực từ giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, mua bán, sơ chế,

chế biến, bảo quản đến xuất khẩu, nhập khẩu…

Đặc biệt, những điểm mới được quy định trong Dự thảo Luật, thứ

nhất, bổ sung các nguyên tắc quản lý trong lĩnh vực trồng trọt đảm bảo

phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, sản xuất hàng hoá quy

mô lớn, chất lượng, phát triển thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác

hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo

đảm hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nước và lợi

ích cộng đồng.

Thứ hai, bổ sung và luật hoá công tác xây dựng chiến lược phát triển

trong lĩnh vực trồng trọt gắn với trách nhiệm của chính quyền địa

phương trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa

phương.

Thứ ba, bổ sung và luật hoá các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư. Hỗ

trợ hoặc ưu đãi của Nhà nước cho các hoạt động cần ưu tiên đầu tư, hỗ

trợ phù hợp với yêu cầu phát triển trồng trọt trong giai đoạn mới.

Cụ thể, chính sách bảo vệ chất lượng đất trồng trọt. Phát triển ứng dụng

công nghệ cao, công nghệ chính xác, công nghệ thông tin trong trồng

trọt.

Dự án Luật Trồng trọt được xây dựng trên cơ sở “nâng cấp” Pháp lệnh

Giống cây trồng năm 2004.

Nghiên cứu chọn, tạo giống cây trồng chất lượng, chống chịu sâu bệnh

và thích ứng biến đổi khí hậu. Bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm.

Xây dựng ngân hàng gen cây trồng, liên kết sản xuất theo chuỗi. Chuyển

đổi cơ cấu cây trồng…

Thứ tư, điều chỉnh các quy định quản lý giống cây trồng theo hướng

hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và năng lực quản lý. Giảm bớt

thời gian thủ tục hành chính và kinh phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn

đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro cho sản xuất và

người sử dụng, tạo sự công bằng trong kinh doanh.

Từng bước tiêu chuẩn và quy chuẩn hóa các yêu cầu về chất lượng đối

với giống cây trồng, chuyển dần từ việc cấp phép sang hậu kiểm đối với

các hoạt động có thể hậu kiểm thuận lợi.

Xã hội hóa công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, chứng nhận phù hợp

với các Luật hiện hành, cụ thể, trường hợp một với các giống cây trồng

không thuộc loài cây trồng chính: chủ sở hữu giống không cần thực hiện

khảo nghiệm mà chỉ cần gửi bản công bố lưu hành giống cây trồng tới

cơ quan quản lý cấp Sở, kèm theo tiêu chuẩn về giá trị canh tác, giá trị

sử dụng của giống do chủ sở hữu xác định và phải tuân thủ đầy đủ tiêu

chuẩn đã công bố, tuân thủ nghiêm các quy định về thông tin và quảng

cáo giống cây trồng.

Trường hợp hai với giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính: Rút ngắn

quy trình và thời gian khảo nghiệm. Theo đó, khảo nghiệm qua một giai

đoạn, bỏ giai đoạn sản xuất thử nghiệm. Thu hẹp vùng khảo nghiệm

công nhận giống từ 7 vùng theo vùng sinh thái xuống còn 3 vùng phân

theo điều kiện nhiệt độ, thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến giống cây

trồng.

Bổ sung hình thức quản lý vật liệu nhân giống cây trồng (hạt giống, cành

giống, cây giống, hom giống v.v..) bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Bổ sung các quy định về trình tự thực hiện khảo nghiệm để có thể sử

dụng kết quả khảo nghiệm cho cả hai mục đích công nhận và bảo hộ

giống. Quy định một giống cây trồng đã được công nhận giống lưu hành

thì được thừa nhận quyền sở hữu đối với giống cây trồng đó.

Bổ sung quy định quản lý chặt chẽ mấu giống chuẩn phục vụ đối chứng,

kiểm định, kiểm nghiệm, hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, luật hóa các quy định về quản lý phân bón, bổ sung quy định

để quản lý chặt chẽ đối với các phân bón vô cơ hỗn hợp, ưu tiên phát

triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ (không phải khảo nghiệm).

Thứ sáu, luật hóa quy định về hoạt động canh tác nhằm từng bước điều

chỉnh hoạt động của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất

theo hướng thay đổi quan hệ sản xuất, thiết lập mối liên kết sản xuất bền

vững theo hình thức sản xuất có hợp đồng, tạo điều kiện để phát triển

một nền sản xuất hàng hóa, có giám sát và cấp chứng nhận sản phẩm.

Thứ bảy, bổ sung các quy định bảo quản, sơ chế, chế biến, thương mại,

quản lý chất lượng để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong chuỗi sản

xuất, sản phẩm trồng trọt.

Trước đó, Thảo luận tại phiên họp thứ 23 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

cho ý kiến về dự án Luật Trồng trọt, các thành viên Ủy ban nhất trí cho

rằng, việc ban hành Luật Trồng trọt là cần thiết nhằm tạo bước phát triển

bền vững cho ngành nông nghiệp.

Góp ý vào dự án luật này, các đại biểu đề nghị làm rõ các nội dung: định

nghĩa về giống cây trồng chủ lực và các quy định về quản lý giống cây

trồng. Trong đó, dự thảo luật cần quy định rõ hơn về giống cây trồng

thuần chủng của địa phương để giữ gìn nguồn gen.

Các ý kiến cũng cho rằng, hoạt động mua bán, bảo quản, chế biến sản

phẩm trồng trọt là một khâu quan trọng để nâng cao giá trị của ngành

trồng trọt, do đó dự thảo luật cần quy định rõ, chặt chẽ việc sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong quá trình trồng trọt như loại thuốc,

mức độ sử dụng, tránh tình trạng sử dụng tràn lan, không kiểm soát

được.

Canh tác hữu cơ là định hướng lớn trong nông nghiệp, phục vụ đắc lực

cho việc tái cơ cấu ngành, giúp nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời

cải thiện đời sống cho nông dân.

Vì vậy, ý kiến các đại biểu cho rằng nên cân nhắc bổ sung các quy định

mang tính chất quyết định với một nền nông nghiệp hữu cơ như việc ban

hành các quy chuẩn về sản phẩm hữu cơ, công nhận sản phẩm, nhãn

hiệu, hỗ trợ kinh doanh…

Ngoài ra, từ thực tế, điệp khúc “giải cứu” nông sản, nhiều ý kiến cho

rằng, cần gắn sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường thành một hệ

thống.

Theo enternews.vn

3. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - Gỡ nút thắt về thủ tục

Trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng

cao giá trị và phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành nhiều

chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để DN sớm tiếp cận những

chính sách mới thì việc cởi các “nút thắt” về cơ chế, thủ tục cũng

là một nhiệm vụ trọng tâm.

Vẫn bộn bề gian khó

Doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài việc luôn phải đối

mặt với các nguy cơ như thiên tai địch họa, dịch bệnh; chính sách, thị

trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, trong khi vẫn thiếu công cụ

phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Mối liên kết giữa khâu cung cấp, tiêu thụ

sản phẩm với các nhà khoa học, đơn vị sản xuất, kinh doanh, nông dân

trong chuỗi giá trị sản xuất còn ít, chưa chặt chẽ.

Điều này dẫn đến chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp, chuỗi

giá trị ngành hàng bị cắt đoạn, hiệu quả không cao. Công tác phát triển

thị trường, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt còn yếu, cần có

chính sách hỗ trợ thích đáng hơn. Công tác quy hoạch cây trồng, con

nuôi còn nhiều hạn chế. Việc nuôi trồng vượt quy hoạch, theo phong

trào còn phổ biến, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa như nuôi heo ở

Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nam, trồng dưa chuột, dưa hấu ở Quảng

Ngãi, trồng nghệ, cà-phê, cao-su ở Tây Nguyên…

Chúng ta chưa có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ mạnh đối với DN sơ

chế biến nông sản. Ngay cả chính sách mới được ban hành, chuẩn bị đi

vào thực thi cũng cần có những phân tích, bổ sung thấu đáo, hợp tình

hợp lý. Một DN chuyên cung cấp dược liệu ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội)

cho rằng: Nghị định 57/2018/NĐ-CP chưa có chính sách hỗ trợ các DN

chế biến vừa và nhỏ: Quy định điều kiện hỗ trợ các DN sấy nông sản

phải có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày là quá cao, rất ít DN vừa và

nhỏ đáp ứng được để hưởng sự hỗ trợ từ ngân sách.

Lợi nhuận luôn là vấn đề sống còn đối với DN. Tuy nhiên, trong sản

xuất, đầu tư nông nghiệp, tỷ lệ sinh lời lại thấp. Thời gian thực hiện đầu

tư cho các dự án phát triển nông nghiệp lâu dài, vốn đầu tư lớn (thường

từ hơn 10 năm) mới có thể thu hồi được vốn cho nên các DN e ngại.

Nhắc đến những khó khăn này, nhớ buổi trưa dãi nắng trên thung lũng

Cổ Ngựa (Ninh Bình) khi đoàn chúng tôi phải vượt qua một bãi lầy lội do

cơn mưa lớn hôm trước gây ra, Chủ tịch Công ty TNHH Dược liệu Vũ

Gia Vũ Văn Tâm cho biết: Cơn lũ cuối năm 2017, khiến cho chúng tôi

mất sạch hàng nghìn gốc đinh lăng giống trưởng thành chuẩn bị xuất

bán. Để cải tạo đất ở thung lũng này trồng được cây, nhanh thì cũng vài

năm, có khi mất tới mười năm, chưa chắc đã thu được tiền. Hai năm

nay, DN chúng tôi chưa thu được đồng nào mà liên tục phải viết phiếu

chi. Nào chi trang bị nhà, xưởng, phương tiện cày ải, máy bơm, tiền

phân, tiền giống, tiền lương cho gần 20 công nhân, kỹ sư…

Cải cách thủ tục hành chính,tạo thuận lợi cho DN

Theo các chuyên gia kinh tế, DN, doanh nhân trong sự nghiệp phát triển

nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong quá trình đẩy

mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Vì vậy cần xây dựng chính sách khuyến khích đối với các DN hoạt

động trong lĩnh vực này về nguồn vốn, lãi suất, thuế cho từng chương

trình dự án cụ thể, nhất là đối với các DN mới khởi nghiệp, hoặc chuyển

đổi hoạt động. Tăng cường xúc tiến thương mại, trao đổi hàng hóa, quản

lý thị trường, chú trọng chính sách hỗ trợ tiêu thụ việc từ cung cấp cây,

con giống đến chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản tiêu thụ

theo mùa vụ, vùng miền.

Điều dễ dàng nhận thấy là địa phương nào có chính sách thân thiện,

mềm dẻo và linh hoạt trong việc động viên, thu hút DN đầu tư vào nông

nghiệp, nông thôn thì địa phương đó dễ thành công. Chủ tịch UBND tỉnh

Nghệ An Hoàng Xuân Đường cho biết: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ

tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhóm giải pháp như: Quản lý, tổ chức

triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông

thôn đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các

quy hoạch để phù hợp với thực tiễn, hấp dẫn nhà đầu tư; đẩy mạnh cải

cách thủ tục hành chính trong toàn ngành theo Đề án “một cửa liên

thông”. Tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết

khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư sản xuất,

kinh doanh thuận lợi.

Tiếp tục đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất theo Chỉ thị

số 08-CT/TW ngày 8-5-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sắp xếp đổi

mới nông, lâm trường theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-

3-2014 của Bộ Chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển

nông nghiệp. Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn

lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống hạ

tầng và giống cây, con mới (bao gồm ngân sách nhà nước, vốn ODA,

vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP) và chú trọng phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là hình thành khu nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao tại huyện Nghĩa Đàn; thu hút các doanh nghiệp

đầu tư vào các vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

đã được phê duyệt theo Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 3-1-2018 của

UBND tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà

doanh nghiệp và Nhà nước) theo chuỗi giá trị sản phẩm; tăng cường

hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm nông nghiệp

có lợi thế của tỉnh (như các loại cây ăn quả có múi, cây chè, cao-su,

lạc...) đến các nước có trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp phát triển

như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... Ngoài ra, hằng năm tỉnh dành khoản

kinh phí từ 13 đến 60 tỷ đồng hỗ trợ DN đầu tư trên địa bàn, trong đó

kinh phí hỗ trợ cho DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo

Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp ban hành

kèm theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP (hiện đã được thay thế bằng

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018) chiếm 15 đến 66%.

Dưới góc độ một ngân hàng có kinh nghiệm trong hỗ trợ khu vực “tam

nông”, lãnh đạo Agribank Việt Nam cam kết sẽ luôn xác định DN hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đối tượng khách hàng

quan trọng trong chính sách tín dụng của Agribank; tiếp tục rà soát, đơn

giản hóa thủ tục vay vốn của khách hàng, đáp ứng đủ nguồn vốn, cho

vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm nông

nghiệp cụ thể. Thực hiện chương trình lãi suất ưu đãi cho vay đối với

các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng đủ nguồn vốn cho

các nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn của khách hàng vay vốn

trong lĩnh vực này.

Một trong những vấn đề quan trọng là cần cắt giảm những điều kiện, thủ

tục kinh doanh đang kìm hãm, “trói chân” các DN hiện nay, bởi đây là

vấn đề hết sức cấp thiết, không chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhờ đó, sẽ tạo điều kiện và không gian phát triển cho DN, góp phần cải

thiện môi trường kinh doanh, đầu tư được thông thoáng và thuận lợi. Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát các văn bản dưới luật;

đồng thời tham khảo cách làm của các bộ, ngành liên quan để tiếp tục

cắt giảm, bãi bỏ những quy định mang tính “tự trói mình”, gây khó khăn,

bức xúc cho DN.

Theo Vụ Pháp chế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã có 33

ngành, nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và 345 điều kiện kinh doanh

đang được rà soát, dự kiến sẽ cắt giảm, bãi bỏ hoặc đơn giản hóa 131

trong số 172 điều kiện kinh doanh về thú y, thức ăn chăn nuôi, bảo vệ và

kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng, sản phẩm biến đổi gen... và hàng

loạt điều kiện kinh doanh khác trong Luật Thủy sản, Luật Lâm nghiệp sẽ

được nghiên cứu cắt giảm…

Hy vọng, với chính sách ngày càng thông thoáng hơn, sẽ có thêm nhiều

DN hết lòng cùng nhà nông, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền

vững.

Theo enternews.vn

4. Lo ngại phương tiện thủy hết “đát” gây họa

Từ năm 2019, bên cạnh các tàu chở khách cao tốc, sẽ có thêm các

phương tiện thủy chở xăng dầu, hàng hóa...

Cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ phương tiện thủy hết niên hạn sử dụng

để phòng ngừa TNGT, ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa)

Từ năm 2019, bên cạnh các tàu chở khách cao tốc, sẽ có thêm các

phương tiện thủy chở xăng dầu, hàng hóa nguy hiểm thuộc diện hết niên

hạn sử dụng không được phép tham gia giao thông. Tuy nhiên, hiện

đang thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ phương tiện để

ngăn chặn tình trạng phương tiện “chạy chui”...

Hết “đát” vẫn chưa giải bản

Cách đây hơn một năm, 2 tàu chở khách cao tốc của một đơn vị kinh

doanh vận tải thủy hoạt động tuyến Hải Phòng - Cát Bà hết niên hạn sử

dụng theo quy định tại Nghị định 111 của Chính phủ (quy định niên hạn

sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương

tiện thủy được phép nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 5/1/2015).

Căn cứ quy định trên, đơn vị đăng kiểm ngừng kiểm định và thu hồi giấy

chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của

phương tiện. Điều này đồng nghĩa với việc phương tiện không được

phép chở khách tham gia giao thông. Tuy vậy, từ đó đến nay, 2 phương

tiện của công ty nói trên không giải bản mà hàng ngày vẫn neo đậu trên

sông với hy vọng được tiếp tục chở khách.

Theo ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa VN,

hầu hết các phương tiện thủy chở hàng đều sử dụng động cơ

nhập khẩu cũ hoặc động cơ kém chất lượng, gây nguy cơ cao ô

nhiễm môi trường. Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi để khuyến

khích doanh nghiệp trang bị động cơ mới chất lượng cao cho

tàu, nâng chất lượng phương tiện vận tải thủy.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, sau khi phương tiện bị thu hồi

giấy chứng nhận kiểm định, chủ doanh nghiệp đã gửi đơn đến cơ quan

đăng kiểm, thậm chí Bộ GTVT, Chính phủ đề nghị được gia hạn thời

gian sử dụng.

Không chỉ 2 trường hợp trên, tàu khách cao tốc của một công ty du lịch

đảo Cát Bà cũng mới hết niên hạn sử dụng và đến cuối năm nay sẽ có 2

tàu khác hết niên hạn. Hiện, chiếc tàu đã hết niên hạn không còn neo

đậu tại cảng, bến thủy của đơn vị này nhưng cũng không rõ đã được

đưa đi đâu, đã giải bản hay tiếp tục hoạt động chui.

Ông Trần Sỹ Lượng, Phó giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 10 cho biết,

sau khi tàu hết niên hạn sử dụng, đơn vị đã thu hồi giấy chứng nhận

kiểm định phương tiện, còn không có thông tin về việc phương tiện sau

đó đã giải bản hay chưa. “Có phương tiện sau khi hết niên hạn được

chuyển đi nơi khác, cũng không rõ được xử lý thế nào. Bởi, thẩm quyền

thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuộc cơ quan quản lý

đăng ký”, ông Lượng nói.

PV Báo Giao thông liên lạc với lãnh đạo 2 doanh nghiệp trên nhưng

không nhận được phản hồi về việc xử lý đối với các tàu đã hết niên hạn.

Theo các đơn vị đăng kiểm, tại TP.HCM cũng đã có một số tàu chở khách cao tốc bị dừng hoạt động do hết niên hạn. Còn tại Đà Nẵng, năm

2019 sẽ có những tàu du lịch vỏ gỗ đầu tiên thuộc diện “hết đát”. Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, đến nay, toàn quốc có 12 tàu khách cao tốc hết niên hạn sử dụng. Sau khi tàu hết niên hạn, một số chủ tàu vẫn giữ lại phương tiện, không làm thủ tục giải bản và gửi đơn đến các bộ, ngành đề nghị được gia hạn hoạt động nhưng không được chấp thuận.

Cần chế tài kiểm soát

Theo Nghị định 111 của Chính phủ, các loại phương tiện thủy được áp dụng niên hạn sử dụng gồm: Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng; tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi; tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí; tàu cao tốc chở khách.

Ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông Cục Đăng kiểm VN cho biết, ngoài các tàu khách cao tốc đã hết niên hạn sử dụng, từ năm 2019 sẽ có hàng trăm tàu chở dầu, hàng hóa nguy hiểm hết niên hạn sử dụng. “Việc quy định niên hạn sử dụng phương tiện nhằm tăng cường đảm bảo ATGT ĐTNĐ, ngăn ngừa các vụ tai nạn, cháy nổ do phương tiện cũ nát như những năm trước. Nghị định có các điều kiện chuyển tiếp, cho phép các tàu khách cao tốc đã hết niên hạn sử dụng được gia hạn hai năm, để các chủ tàu chuẩn bị chuyển đổi, thay thế phương tiện”, ông Học nói và cho biết, Chính phủ yêu cầu các ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện nghiêm nghị định trên.

Vấn đề đặt ra hiện nay là quản lý thế nào để không xảy ra hiện tượng phương tiện thủy đã “hết đát” nhưng vẫn được mua bán hoạt động chui. Trưởng phòng Tàu sông Đỗ Trung Học cho biết, bất cập là chưa có quy định về khai báo phương tiện thủy như đối với hàng hải.

“Trách nhiệm quản lý tài sản, giải bản, tháo dỡ phương tiện thủy đã hết niên hạn thuộc về chủ phương tiện. Thế nhưng, đường thủy không có quy định về thu phí phương tiện, khai báo phương tiện như đối với hàng hải nên thiếu cơ chế kiểm soát việc giải bản, tháo dỡ phương tiện”, ông Học nói và cho rằng, lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát có trách nhiệm, thẩm quyền đối với phương tiện đã hết niên hạn nhưng vẫn hoạt động.

Thông tin từ Cục ĐTNĐ Việt Nam, theo quy định hiện có 5 trường hợp xóa số đăng ký phương tiện thủy nhưng không đề cập trường hợp phương tiện đã hết niên hạn sử dụng. Do đó, nếu chủ phương tiện không tự giác đề nghị xóa đăng ký, phương tiện hết niên hạn vẫn tồn tại trên hệ thống quản lý.

Theo baogiaothong.vn

5. Chính phủ quyết liệt thúc đẩy sáng tạo, nuôi dưỡng khởi nghiệp

Báo cáo của Chính phủ cho hay, năm 2018 sẽ triển khai quyết liệt

các giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, nuôi

dưỡng khởi nghiệp...

Trình bày Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV

sáng nay (21/5), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa

Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt các

giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi

nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài sử

dụng công nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia gắn với phát triển doanh

nghiệp trong nước và công nghiệp hỗ trợ. Hoàn thiện, thực thi hiệu quả

các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Thường xuyên đối thoại, kịp thời xử

lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, người dân, nhất là ở

cấp cơ sở, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết.

Giới trẻ Việt Nam khát khao khởi nghiệp.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, xếp hạng môi trường kinh

doanh của Việt Nam năm 2017 tăng 14 bậc, xếp thứ 68/190 quốc gia

được xếp hạng.

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh

tranh của Việt Nam đang có xếp hạng thấp cần phải tập trung cải thiện

trong thời gian tới như: Nộp thuế (xếp hạng 167/190); Giải quyết phá sản

(xếp hạng 125/190); Khởi sự kinh doanh (xếp hạng 121/190); Tiếp cận

điện năng (xếp hạng 96/190); Thương mại qua biên giới (xếp hạng

93/190); Bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng 87/190); Tinh tế trong kinh doanh

(100/139); Hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp hạng 91/139)...

Báo cáo của Chính phủ trình bày trước Quốc hội nêu rõ: Để đảm bảo

tăng trưởng bền vững, cần thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển hợp tác xã

kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông

thôn.

Phát triển mạnh kinh tế tư nhân; hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính

sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tạo điều kiện thuận lợi cho

khu vực tư nhân tham gia vào cơ cấu lại DNNN, thúc đẩy hình thành các

tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng

sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Ngoài ra, cần bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ tạo lập

hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Thành lập Quỹ bảo

lãnh tín dụng, đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng

tạo.../.

Theo vov.vn

6. Tăng áp lực cải cách từ trên xuống

Nghị quyết (NQ) số 19-2018/NQ-CP vừa ban hành được kỳ vọng sẽ

làm tăng áp lực lớn cho các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục

đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh

tranh hơn nữa.

Dịch vụ công phải đạt mức độ 4 hoàn toàn

Chia sẻ tinh thần mới của NQ số 19-2018/NQ-CP, ông Nguyễn Đình

Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho

biết, một trong những điểm trọng tâm là bãi bỏ, đơn giản hóa các điều

kiện kinh doanh với mục tiêu là hoàn thành việc bãi bỏ hơn một nửa điều

kiện kinh doanh. Mục tiêu này tưởng dễ dàng nhưng qua thực hiện cho

thấy là rất khó. Nay đã gần bước sang tháng 6, nhưng chỉ mới có Bộ

Công Thương bãi bỏ 600 điều kiện kinh doanh. Các bộ đang xếp hàng

trình Chính phủ các nghị định. Tốc độ tương đối chậm. Còn về nội dung,

liệu các bộ có thực sự bãi bỏ không, hay chỉ là hình thức, vẫn là vấn đề

đáng bàn. Do đó, Chính phủ tiếp tục tạo áp lực lớn cho các bộ trưởng,

đặc biệt là về mặt thời gian.

Mục tiêu của Nghị quyết 19-2018/NQ-CP là kết nối một cổng quốc gia về

thủ tục thông quan, hoàn toàn thông quan điện tử, bỏ các hồ sơ bằng

giấy. Ảnh: Lê Tiên

Trọng tâm thứ hai là thuận lợi hóa thương mại, quản lý các hoạt động

chuyên ngành xuất nhập khẩu. Nền kinh tế chúng ta đang mở, tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đạt hơn 400 tỷ USD. Nếu tạo thuận lợi

thương mại sẽ giảm được chi phí rất lớn.

Mục tiêu của NQ lần này là phải giảm được tỷ lệ kiểm tra trước thông

quan từ 30% xuống còn 10%. Theo ông Cung, đây là tham vọng rất lớn.

Để làm được điều đó thì phải cắt bỏ đi hơn một nửa danh mục hàng

hóa, chứ không phải là nhóm hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành xuất

nhập khẩu.

Tiếp đó là kết nối được một cổng quốc gia về thủ tục thông quan. Hiện

số được kết nối rất ít so với thủ tục đang làm, không đầy 20%, nhưng kết

nối một cách thực chất chỉ có một thủ tục, đó là khai báo hóa chất. Còn

lại tưởng rằng đã kết nối, nhưng lại vừa làm điện tử, vừa làm thủ công

trên giấy. Như vậy, thay vì giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN) thì lại

tăng thêm chi phí cho họ, vì vừa phải làm cái này, vừa phải tuân thủ cái

kia.

Dường như, các cơ quan nhà nước đang ngập ngừng trong việc triển

khai thực hiện cải cách lĩnh vực này. Chừng nào vẫn còn dở dang ở

mức độ 3 và 4 như hiện nay thì không có áp lực để cải cách. Do đó, lần

này bắt buộc phải kết nối dịch vụ công ở mức độ 4, nghĩa là hoàn toàn

thông quan điện tử, bỏ các hồ sơ bằng giấy. Có ép buộc như vậy mới hy

vọng cải cách thực chất. Cần phải điện tử hóa, số hóa các thủ tục hành

chính, dịch vụ công nói chung và quản lý chấp hành nói riêng.

“Đốt nóng” bộ phận trung gian

Đối với việc thực thi, ông Nguyễn Đình Cung cho biết, NQ số 19-

2018/NQ-CP đặc biệt nhấn mạnh tới các địa phương. Nếu như ở các

NQ trước, đối tượng này được đề cập khá mờ nhạt, thì lần này đã có

những chỉ dẫn tốt hơn cho các địa phương để gắn việc thực hiện NQ với

việc thực hiện cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Trong

đó, thúc đẩy đánh giá năng lực cạnh tranh đến các cấp quận/huyện, sở,

ban, ngành. Hy vọng, với cách làm đó, trên nóng, giữa ấm, chứ không

phải là “trên nóng, dưới nóng, giữa lạnh” như Thủ tướng từng chỉ trích.

Và NQ sẽ tạo ra một công cụ “đốt nóng” từ trên xuống dưới, đặc biệt là

bộ phận trung gian.

Cùng với áp lực hành chính mạnh mẽ này, ông Nguyễn Đình Cung nhấn

mạnh, vai trò của cơ quan giám sát độc lập, DN và báo chí ngày càng

quan trọng hơn, tạo sức ép cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh,

thành phố phải luôn luôn “nóng”, từ đó người đứng đầu phải thúc đẩy

xuống các cấp dưới, làm “nóng” cả hệ thống.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, liên tiếp trong 13 năm

qua, VCCI đã thực hiện điều tra và công bố chỉ số PCI cấp tỉnh. Điều

quan trọng nhất không phải là xếp hạng, mà là tạo sự lan tỏa về cải thiện

môi trường kinh doanh, nhân rộng các mô hình, cách làm tốt giữa các

địa phương. “Chỉ riêng việc học tập mô hình thành công của địa phương

khác thì đã là tốt lắm rồi. Báo cáo PCI hàng năm còn chỉ ra các dư địa

cải cách còn lại, cho thấy những lĩnh vực yếu kém nào địa phương cần

tập trung giải quyết, cải thiện trong các năm tới”, ông Lộc nhấn mạnh.

Hiện nay đã phân cấp mạnh đến các địa phương, nhưng theo ông Lộc,

DN vẫn phản ánh có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, chủ trương thì

đúng nhưng thực hiện chưa đạt yêu cầu. Để tạo áp lực cải cách mạnh

mẽ hơn nữa, không dừng lại ở việc đánh giá PCI cấp tỉnh, VCCI sẽ tiếp

tục triển khai một bộ công cụ DCI để các DN đánh giá chất lượng thi

hành công vụ, chất lượng điều hành ở cấp quận/huyện, sở, ban, ngành.

Mục tiêu là để đẩy áp lực cải cách từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, sở, ban,

ngành. Trong tương lai, áp lực này cần phải đẩy xuống cấp phòng, cấp

xã, phường và từng công chức.

“Có lẽ, nếu không làm hoặc không đạt kết quả, thì không nên kiểm điểm

hay tranh cãi nhiều, mà thay người khác. Có như vậy mới tạo động lực

cải cách tốt hơn ở khâu giữa là cục, vụ, sở - đây đang là điểm nghẽn

trong việc thực thi NQ 19 hiện nay”, ông Nguyễn Đình Cung đề xuất.

Theo baodauthau.vn

7. Đối thoại với gần 200 doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng vừa có cuộc đối thoại với

gần 200 doanh nghiệp (DN) về triển vọng kinh tế Việt Nam từ năm

2018 đến 2020.

Tại buổi đối thoại, các chuyên gia cùng đại diện các tập đoàn kinh tế,

các DN trong và ngoài nước đã phân tích, đánh giá tình hình, triển vọng

kinh tế đến năm 2020. Đồng thời đưa ra các giải pháp mở rộng môi

trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả SXKD của các DN phát

triển bền vững.

Động lực mới để tăng trưởng

Tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra nhiều thông

điệp về cải cách, đổi mới của Chính phủ. Đồng thời, khẳng định mối

quan hệ giữa nhà nước và DN phải được thay đổi để tạo được sự thân

thiện. Theo các chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới trong các năm 2018

và 2019 được dự báo tăng trưởng tốt hơn 2017. Cụ thể, GDP quý I.2018

đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây, kinh tế vĩ mô tiếp tục được

duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

bình quân 4 tháng đầu năm duy trì ở mức thấp; thị trường tiền tệ và hệ

thống ngân hàng ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được đảm bảo.

Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỉ USD và số DN thành lập mới đạt trên

41,2 nghìn DN với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412.000 tỉ đồng.

Cùng đó, theo dự báo của IMF, tăng trưởng toàn cầu trong 2 năm 2018

và 2019 sẽ đạt mức 3,9%. Đây cũng là những thuận lợi cho tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam (VN). Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều những trở ngại

khách quan có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế VN do

chính sách kinh tế, thương mại, các biện pháp bảo hộ mậu dịch… của

các cường quốc kinh tế như Mỹ và Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nền kinh tế VN đã và đang hội

nhập ngày càng sâu rộng. Cùng với đó, nhiều chính sách cải cách, đổi

mới trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả, môi trường kinh doanh và

cầu nội địa tiếp tục được cải thiện, tác động tích cực từ các hiệp định

FTA, hiệp định CPTPP...

Có nhiều lý do để có thể hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng phát triển

của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp

theo. Chủ tịch kiêm TGĐ Cty KPMG VN - Warrick Cleine cho rằng, việc

VN cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các thể chế như Luật về

Đầu tư, doanh nghiệp, Luật về Đặc khu kinh tế đã khiến niềm tin của nhà

đầu tư nước ngoài ngày càng mạnh hơn với nền kinh tế VN.

Nâng cao chất lượng cải cách kinh tế

Tại cuộc đối thoại, nhiều ý kiến cho rằng, muốn thu hút nhà đầu tư lớn,

thì phải có hành lang pháp lý để hỗ trợ các nhà đầu tư làm thương mại

quốc tế, chứ trong chỉ phục vụ hoạt động kinh doanh nước sở tại. Vì khi

bỏ vốn, các nhà đầu tư phải nhìn ra những chính sách của nước đó phải

tốt hơn các nước trong khu vực. Muốn vận động được hiệu quả, cần cấu

trúc bộ máy kịp phục vụ giai đoạn thực sự kiến tạo phát triển bằng cách

nhìn mới, luật chơi mới để tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ các vướng cản

trước đó để lại.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài (VAFIE) - hiện, đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp rất

quan trọng đối với nền kinh tế VN, đảm bảo 25% vốn đầu tư xã hội là

vốn FDI. Đây là động lực tăng trưởng quan trọng, và cùng với kinh tế tư

nhân, đóng vai trò là 2 chân vững chắc của 1 cơ thể cường tráng, giúp

cho nền kinh tế VN vững vàng hơn.

Nhưng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

(CIEM) đã thẳng thắn cho rằng, mặc dù đã đạt được một số kết quả,

song, nhìn chung, tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ

vọng của doanh nghiệp. Do vậy, cần phải thay đổi tư duy ở cấp nhân

viên, chuyên viên, chứ không chỉ dừng lại ở tầm lãnh đạo.

“Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là 1 nội dung quan trọng của

cải cách thể chế, từng bước bám sát trình độ tư duy của thế giới vì

chúng ta thường phải có luật rồi mới cho làm nên đã hạn chế sức sáng

tạo. Trong khi đó, ở các nước phát triển, người ta đánh giá cao và

khuyến khích startup, các ý tưởng luật chỉ là phương thức tạo hành lang

pháp lý,” - ông Hiếu nhấn mạnh.

Cùng đó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nền công nghiệp chế tạo

của VN hiện nay gần như nằm trong tay người nước ngoài, mà cụ thể là

khối FDI. Do vậy, nên phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp

điện tử, công nghệ thông tin là phù hợp. Nhưng, điều quan trọng nhất là

để đến thành công, cần có có sự vào cuộc đầu tư và nỗ lực rất lớn của

cả hệ thống DN lẫn chính quyền, các nhà làm chính sách.

Trước quan điểm của ông Nghĩa, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài

(Bộ KHĐT) Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu

tư trong nước được đối xử bình đẳng. Sau 30 năm đầu tư nước ngoài,

VN phải rà soát lại luật pháp chính sách, tăng cường năng lực thực thi

của bộ máy, tăng cường năng lực hấp thu của bộ máy để thu hút đầu tư

có chọn lọc và phải có hàng rào kỹ thuật.

Theo laodong.vn

8. Phó Thủ tướng kiểm tra việc triển khai Đề án Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ

Chiều 20-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã kiểm tra việc

triển khai Đề án Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa

trang liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Gia Lâm (xã Kim Sơn,

huyện Gia Lâm).

Cùng tham gia đoàn còn có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Trương Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý.

Trao đổi với báo chí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, thông tin về

liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ từ trước đến nay được lưu giữ trên

hệ thống văn bản giấy tại các bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Quốc phòng.

Đến nay, cả nước chưa thực hiện được việc đối chiếu với hàng trăm

nghìn mộ liệt sĩ trên toàn quốc để khẳng định danh tính của các liệt sĩ và

vị trí của các ngôi mộ là hoàn toàn chính xác. Vì vậy, việc Tổng Công ty

Bưu điện Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ

liệu chính xác về tên tuổi liệt sĩ, vị trí mộ, nghĩa trang là rất thiết thực.

Đồng thời là hoạt động thiện nguyện đền ơn đáp nghĩa mà Đảng, Nhà

nước kêu gọi và các doanh nghiệp đã hưởng ứng tham gia cùng chung

tay làm những việc tốt đẹp cho toàn xã hội.

Với mạng lưới hơn 12.000 điểm phục vụ và gần 43.000 lao động trải

rộng tới tận cấp xã, thôn, bản, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được Bộ

Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ

Quốc phòng giao triển khai Đề án Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ

liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ.

Phó Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác dâng hương trước Đài

tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Gia Lâm.

Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ có đầy đủ các chức năng tra cứu thông

tin về mộ liệt sĩ, chức năng gửi yêu cầu tra cứu thông tin của người thân,

chức năng viết tin bài, chức năng cập nhật bổ sung thông tin…

Theo hanoimoi.com.vn

9. Quận 12 thí điểm tiếp nhận và trả hồ sơ không nghỉ trưa

Ngày 21-5, UBND quận 12 (TP.HCM) bắt đầu thí điểm việc nhận và

trả hồ sơ hành chính không nghỉ trưa vào các ngày thứ 2, 4, 6 hàng

tuần.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó chủ tịch UBND quận 12, cho biết vào

những ngày thứ 2, 4, 6 bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ quận 12 sẽ làm

việc từ 7 h30 đến 17h hàng ngày.

Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính tại UBND quận 12 - Ảnh: NGỌC HÀ

Những thủ tục nhận và trả hồ sơ không nghỉ trưa là các thủ tục thuộc lĩnh vực của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và môi trường, Quản lý đô thị, Kinh tế và phòng Tư pháp thực hiện.

Trong thời gian gần đây, số lượng hồ sơ làm thủ tục liên quan các lĩnh vực trên khá lớn ở Q 12. Nhiều người dân đến nộp hoặc nhận hồ sơ vào cuối giờ làm việc buổi sáng nên không được giải quyết, phải quay lại vào buổi chiều vừa mất thời gian vừa phải đi lại nhiều lần.

Việc nhận và trả hồ sơ không nghỉ trưa nhằm tạo điều kiện cho người dân có thời gian rộng rãi hơn để thực hiện các thủ tục hành chính trong mỗi ngày.

"Thời gian thí điểm mô hình này trong một tháng. Sau đó sẽ đo lường phản hồi từ người dân và xem xét khả năng đáp ứng của cán bộ công chức. Việc thí điểm này là một trong những cách thức nhằm tìm mô hình nâng cao hiệu quả phục vụ người dân của quận", ông Tú nói.

Theo tuoitre.vn

10. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Theo Kế hoạch số 48/KH-UBND ban hành ngày 13-2-2018 về ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước

thành phố, năm 2018 Hà Nội đặt ra mục tiêu 55% thủ tục hành chính

của các sở, ban, ngành, UBND các cấp được cung cấp trực tuyến

mức độ 3, mức độ 4. Như vậy, có thể thấy rằng việc đẩy mạnh cung

cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được quan tâm thỏa đáng để

phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Việc đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến góp phần phục vụ

người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Viết Thành

Đã cung cấp 502 dịch vụ công trực tuyến

Kể từ năm 2016, với quan điểm hệ thống dịch vụ phần mềm phải liên

thông và dùng chung, Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ cung cấp dịch vụ

công trực tuyến mức độ 3 và 4, bảo đảm tiêu chí cơ bản liên thông và

dùng chung. Năm 2016, thành phố triển khai 7 dịch vụ. Năm 2017, để

đẩy mạnh việc cung cấp phục vụ người dân và doanh nghiệp, UBND

thành phố đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12-1-2017 về

vận hành các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 - cung cấp 81 dịch vụ

công trực tuyến.

Cũng trong năm 2017, thành phố xác định cung cấp 375 dịch vụ công

trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai đợt 1 (theo Công văn số 2847/UBND-

KGVX ngày 12-6-2017 của UBND thành phố), tuy nhiên trong quá trình

thực hiện một số thủ tục hành chính đã bãi bỏ, hoặc được các bộ ngành

triển khai, do vậy điều chỉnh còn 295 dịch vụ.

Năm 2018, Hà Nội chủ trương cung cấp thêm 551 dịch vụ công trực

tuyến, trong số này có 269 dịch vụ sẽ thực hiện trong năm 2018 (theo

Công văn số 1703/UBND-KGVX ngày 17-4-2018 ban hành danh mục và

triển khai dịch vụ công trực tuyến), thì số lượng còn lại là các dịch vụ

công trực tuyến chuyển tiếp từ năm 2017 sang. Tuy nhiên, theo ông

Nguyễn Anh Việt, Trưởng phòng Ứng dụng công nghệ thông tin (Sở

Thông tin và Truyền thông), đến thời điểm này Hà Nội đang vận hành

502 dịch vụ công trực tuyến.

Được biết, trong số các dịch vụ công trực tuyến Hà Nội đang vận hành

như đã nêu ở trên, ngoài các dịch vụ do Hà Nội triển khai kể từ thời điểm

năm 2016 đến nay, còn có hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã dùng từ

trước năm 2016 và các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành được

các sở, ngành Hà Nội triển khai theo hệ thống ngành dọc.

Cần đẩy nhanh tiến độ

Như đã nêu ở trên, thành phố đã xác định rõ số lượng (kèm danh mục)

cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 của các sở, ngành và

địa phương. Và để đạt mục tiêu này, các giải pháp đã nêu rõ trách

nhiệm của các đơn vị liên quan.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, một trong những giải pháp được

thực hiện là tiếp tục triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3

cấp, kết nối với cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố. Hiện, Sở Thông

tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành có liên quan cùng UBND

quận Long Biên xác định "đầu bài" để triển khai. Đến đầu tháng 5-2018,

các đơn vị đã rà soát, xây dựng quy trình ISO của các thủ tục hành

chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 theo quy định hiện hành.

Các sở, ban, ngành đã rà soát, thống nhất quy trình giải quyết thủ tục

hành chính cấp huyện và cấp xã theo lĩnh vực đơn vị phụ trách. Đơn vị

tư vấn đã hoàn thành khảo sát biểu mẫu, quy trình giải quyết và triển

khai công cụ khai báo quy trình thủ tục hành chính để cung cấp trực

tuyến - một phân hệ của “Hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp

kết nối các dịch vụ công trực tuyến dùng chung của thành phố”.

Cũng theo ông Nguyễn Anh Việt, Sở sẽ sớm thí điểm “Hệ thống một cửa

điện tử dùng chung 3 cấp kết nối các dịch vụ công trực tuyến dùng

chung của thành phố" và báo cáo UBND thành phố kết quả, đề xuất triển

khai mở rộng trong năm 2018.

Về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thành phố cũng xác định tiếp

tục theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Trong đó, Sở Thông

tin và Truyền thông - cơ quan đầu mối ứng dụng công nghệ thông tin

trên địa bàn đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát các

vướng mắc và thống nhất cách thức, lộ trình thực hiện.

Trong quá trình triển khai, đơn vị tư vấn trực tiếp giải quyết các vấn đề

liên quan về kỹ thuật, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước

của thành phố. Ngoài ra, các sở, ngành cũng tham gia giải quyết các

vướng mắc về nghiệp vụ liên quan đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến

cấp huyện, xã đang vận hành.

Như đã nêu, trong Kế hoạch số 48/KH-UBND về ứng dụng công nghệ

thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố, Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể

với các tiêu chí rõ ràng thực hiện trong năm 2018. Đó là tiền đề để Hà

Nội xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Theo hanoimoi.com.vn

11. Tăng trách nhiệm, giảm phiền hà

Tính đến ngày 16-3-2018, trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện cấp

giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất đai lần đầu đạt 98,9%,

tương đương 1.535.543 thửa/1.551.951 thửa; cấp giấy chứng nhận

cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đạt 90,32%, tương

đương 161.028/178.278 căn; cấp giấy chứng nhận cho người mua

nhà tái định cư đạt 92,11%, tương đương 12.920 căn/14.027 căn…

Dẫn một vài số liệu trên để thấy sự chuyển biến tích cực trong công tác

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

gắn liền với đất (sổ đỏ) trên địa bàn thành phố. Hơn hết, phiền hà, nhũng

nhiễu với người dân trong cấp sổ đỏ đã giảm đáng kể nhờ sự vào cuộc

quyết liệt, hiệu quả của các cấp, các ngành và việc đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính.

Đây là minh chứng cho thấy, việc triển khai Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 1-

9-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI về “Tăng cường sự lãnh

đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành

phố Hà Nội” đã thực sự phát huy hiệu quả, tạo đồng thuận lớn trong xã

hội.

Thế nhưng trên thực tế, việc cấp giấy chứng nhận cho một số loại đất

trên địa bàn chưa đạt kế hoạch; việc đăng ký, kê khai đất đai, cấp giấy

xác nhận đăng ký đất đai chưa đạt mục tiêu. Việc cấp giấy chứng nhận

cho hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông

nghiệp cũng chưa dứt điểm; vẫn còn tình trạng tồn đọng hồ sơ chưa

được giải quyết kịp thời…

Có nhiều nguyên nhân - cả khách quan lẫn chủ quan - dẫn đến những

tồn tại trên. Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là do cơ sở dữ liệu

đất đai, hồ sơ địa chính của thành phố chưa hoàn thiện; nhiều vướng

mắc về pháp lý chưa được hướng dẫn tháo gỡ. Trong khi chính quyền

một số địa phương còn thiếu chỉ đạo quyết liệt, chưa kiên quyết xử lý

trường hợp không thực hiện trách nhiệm đăng ký, kê khai đất đai...

Tại hội nghị giao ban quý I-2018 của Thường trực Thành ủy - HĐND -

UBND TP Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã ngày 29-3 vừa qua,

đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội

phát biểu nhấn mạnh: Đất đai được Đảng và Nhà nước coi là tài nguyên

quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt và quyền sử dụng đất

là hàng hóa đặc biệt. Nếu quản lý không tốt, đất đai là nguyên nhân phát

sinh những vấn đề hết sức phức tạp, cản trở sự phát triển bền vững của

thành phố.

Xác định tầm quan trọng đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ

cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp còn tồn đọng; hoàn thành giao

đất ở, đất dịch vụ trước ngày 30-9-2018 và không để phát sinh khiếu nại,

khiếu kiện. Để đạt được mục tiêu này, trước hết các cơ quan quản lý

cần tiếp tục thực hiện nghiêm, đúng quy trình cải cách thủ tục hành

chính, tạo điều kiện thuận lợi và không gây phiền hà, sách nhiễu cho

người dân và các tổ chức khi cấp sổ đỏ.

Cùng với rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cần sớm hoàn thành dự

án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý

đất đai trên địa bàn thành phố để có đầy đủ tài liệu phục vụ đăng ký, kê

khai, cấp giấy chứng nhận theo quy định và quản lý đất đai theo hướng

hiện đại. Gắn với đó là tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan đơn vị, và các cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ...

Với những biện pháp trên, đặc biệt là đẩy mạnh tiêu chí “tăng tính công

khai minh bạch, giảm phiền hà”, việc hoàn thành mục tiêu giao đất ở, đất

dịch vụ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng... sẽ sớm trở thành hiện

thực.

Theo hanoimoi.com.vn

12. Sẽ không phải nộp bản sao giấy tờ công dân khi giao dịch hành chính

Đồng Nai đang triển khai công tác xây dựng dữ liệu quốc gia về dân

cư thông qua phiếu thu thập thông tin dân cư. Liên quan đến vấn

đề này, Thượng tá NGUYỄN VĂN PHỤC, Phó trưởng phòng Cảnh

sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, cho biết:

Công an xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ) hướng dẫn người dân viết phiếu

thu thập thông tin dân cư.

- Công tác thu thập thông tin được thực hiện theo đề án tổng thể đơn

giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên

quan quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 của Chính phủ. Khi cơ sở dữ

liệu quốc gia về dân cư được xây dựng hoàn tất sẽ nâng cao đáng kể

hiệu quả quản lý nhà nước và công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Vì sao phải tiến hành thu

thập dữ liệu công dân, thưa Thượng tá?

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu tập hợp thông tin cơ

bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ và

quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và

giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân… nhằm tiến tới hoàn thiện

Chính phủ điện tử.

Hiện tại, mỗi người đang sở hữu nhiều loại

giấy tờ khác nhau (giấy khai sinh, giấy đăng

ký kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế,

giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ bảo

hiểm xã hội, giấy phép lái xe; các loại thẻ,

chứng chỉ…). Song song đó, các cơ quan

phải thực hiện việc lưu trữ hồ sơ, tập hợp

các văn bản lưu trữ và cơ sở dữ liệu để phục

vụ hoạt động. Nhiều đơn vị đã ứng dụng

công nghệ thông tin để khắc phục những bất

cập trong quản lý thông tin bằng tài liệu giấy.

Thế nhưng, việc này không thống nhất về

thông tin cơ bản của một công dân trong các

cơ sở dữ liệu do mỗi ngành, lĩnh vực chỉ

quản lý trong phạm vi của mình. Vì vậy, khi

cần thông tin tổng thể về dân cư, Nhà nước

phải đầu tư chi phí lớn vào các cuộc tổng điều tra rất tốn kém và số liệu

cũng không hoàn toàn chính xác.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Chính phủ đã thông qua

đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các

cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. đề án đang triển khai tại

nhiều địa phương, trong đó có Đồng Nai.

Khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia được hoàn tất thì

người dân sẽ được hưởng lợi gì ?

- Hiện tại, chúng ta dùng nhiều giấy tờ với nhiều mã số khác nhau.

Những con số này không phải vĩnh viễn mà thay đổi theo mỗi lần được

cấp. Khi cần giải quyết thủ tục hành chính, người dân phải photo hoặc

xuất trình các loại giấy tờ khác nhau để khai báo, xác minh thông tin cá

nhân.

Khi cơ sở dữ liệu hình thành, cơ quan nhà nước sẽ quản lý dựa trên mã

định danh cá nhân duy nhất của người dân. Việc quản lý qua mã số định

danh giúp cắt giảm giấy tờ công dân, người dân không phải xuất trình

hoặc nộp bản sao giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính,

giảm chi phí và thời gian đi lại... Từ đó tạo thuận lợi cho người dân trong

Số định danh cá nhân là

dãy số gồm 12 chữ số,

cấu trúc 6 số đầu là: mã

thế kỷ sinh; mã giới tính;

mã năm sinh của công

dân; mã tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương.

Còn 6 số sau là các số

ngẫu nhiên của công

dân. Mã số định danh

cấp cho mỗi công dân

Việt Nam từ khi đăng ký

khai sinh và gắn với họ

đến suốt đời, không

trùng lặp ở người khác.

giải quyết thủ tục hành chính và sử dụng dịch vụ công trực tuyến nộp hồ

sơ các thủ tục.

Việc thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Trung ương đến địa

phương giúp Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã

hội, đảm bảo an sinh; rút ngắn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, khắc

phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều giấy tờ cá nhân.

Hệ thống này cũng giúp chính quyền giảm hồ sơ giấy tờ lưu trữ; quản lý

biến động dân cư; quản lý các loại đối tượng, phục vụ tra cứu, xác minh

giúp đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm...

Việc thu thập thông tin công dân sẽ tiến hành thế nào, thưa

Thượng tá?

- Đối tượng thu thập thông tin dân cư là công dân Việt Nam có hộ khẩu

thường trú tại Đồng Nai đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hoặc

đang sinh sống, lao động học tập tại nước ngoài. Công tác cấp, thu thập

thông tin dân cư được triển khai thực hiện trong 4 tháng (từ ngày 20-5

đến hết 20-9-2018).

Các tổ công tác thu thập dữ liệu do lực lượng cảnh sát khu vực, công an

viên làm nòng cốt sẽ triển khai cấp phiếu thu thập thông tin dân cư do

Bộ Công an phát hành cho từng hộ dân. Thông tin thu thập gồm: tên,

ngày sinh, nơi khai sinh, dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, nơi

thường trú, nơi ở hiện tại, nhóm máu, số chứng minh nhân dân...

Để việc thu thập dữ liệu dân cư đảm bảo tiến độ, đạt hiệu quả, công dân

cần căn cứ theo sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn

cước, giấy khai sinh… để kê khai vào phiếu thu thập thông tin dân cư.

Ngoài ra, công dân cũng cần xuất trình các giấy tờ chứng minh thông tin

nhân thân phục vụ việc kiểm tra chính xác.

Xin cảm ơn Thượng tá!

Theo baodongnai.com.vn

13. Ra mắt trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm 360 độ quảng bá du lịch

Tối 20/5, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức ra mắt trang thông tin điện

tử Hoàn Kiếm 360 độ tại khu vực Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ.

Trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm 360 độ ra đời nhằm mục đích quảng

bá tiềm năng du lịch, thu hút khách đến với quận trung tâm của Thủ đô

bằng công nghệ hiện đại.

Không gian phố đi bộ khu vực hồ Gươm (Hà Nội). Ảnh: TTXVN

Trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm 360 độ là ứng dụng sử dụng tọa độ

GPS của người dùng làm nền tảng với các tính năng chính: tìm kiếm các

địa điểm du lịch, dịch vụ, thương mại của quận Hoàn Kiếm hiển thị dưới

dạng bản đồ Google map hoặc danh sách; trải nghiệm và khám phá các

địa điểm bằng công nghệ ảnh 360 độ; đặt phòng khách sạn, đặt tour du

lịch, các dịch vụ đặt chỗ và thương mại điện tử... Ứng dụng hiện hỗ trợ

các nền tảng iOS, Android, Windows Phone, Web Browser.

Sản phẩm này sẽ đem đến cho du khách những tương tác và trải

nghiệm thực tế về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, điểm đến du

lịch, các dịch vụ thương mại du lịch một cách trực quan và sinh động

tương tự như đang đứng ngay tại không gian và địa điểm đó. Du khách

có thể truy cập tại địa chỉ website: http://hoankiem360.vn;

http://hoankiem360.com; http://hoankiem360.com.vn;

http://hoankiem360.net.vn để thực hiện các tương tác.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Dương Đức

Tuấn khẳng định, trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm 360 độ được hình

thành trên công nghệ 360 độ được đánh giá là công nghệ tiên tiến và

hiệu quả nhất hiện nay trong lĩnh vực thông tin và truyền thông về du

lịch.

Người dân và du khách có thể tìm hiểu và tham quan du lịch quận Hoàn

Kiếm rất dễ dàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua truy cập vào

trang này. Đồng thời, việc xây dựng trang thông tin điện tử Hoàn Kiếm

360 độ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của quận, kết nối với hệ

thống du lịch Việt Nam nhằm xây dựng mô hình quản lý đô thị, du lịch

thông minh.

Tại buổi lễ, UBND quận Hoàn Kiếm cũng giới thiệu việc nâng cấp cổng

thông tin điện tử quận, xây dựng đồng bộ trang thông tin điện tử các

phường và trường học trực thuộc trên địa bàn quận để người dân giao

tiếp dễ dàng hơn.

Sau lễ ra mắt, các đại biểu đã tương tác trực tiếp với sản phẩm thông

qua các thiết bị điện tử thông minh như kính thực tế ảo, máy tính cá

nhân, máy tính bảng. Ban tổ chức cũng cài đặt miễn phí ứng dụng cho

các du khách, tổ chức các trò chơi và giới thiệu về phần mềm Hoàn

Kiếm 360 độ.

Hoàn Kiếm là nơi có nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền

với lịch sử văn hóa, truyền thống của Thăng Long ngàn năm văn hiến,

với nhiều tuyến phố buôn bán sầm uất, tuyến phố ẩm thực, trung tâm

thương mại. Đây là điều kiện thuận lợi để quận Hoàn Kiếm phát triển

kinh tế toàn diện, trong đó du lịch là thế mạnh được quan tâm đầu tư./.

Theo bnews.vn

14. Hiệu quả tích cực từ việc ứng dụng GIS phục vụ công tác hành chính công

Trung tâm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý TP.HCM (HCMGIS,

http://hcmgis.vn), trực thuộc Sở KH&CN TP.HCM có chức năng

nghiên cứu các công nghệ GIS và viễn thám tiên tiến trên thế giới

để ứng dụng vào thực tế. Thời gian qua, đơn vị đã xây dựng và

chuyển giao ứng dụng GIS cho các sở ngành, quận huyện tại

TP.HCM và các tỉnh thành trong cả nước.

Tại hội thảo “Giới thiệu các mô hình đổi mới sáng tạo tại quận huyện” do

Sở KH&CN TP.HCM tổ chức vào ngày 18/5 vừa qua, một số các mô

hình ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý: quản lý du lịch; nhân hộ

khẩu; quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh … đã được HCMGIS giới

thiệu tạo sự quan tâm lớn tại hội thảo.

Hiệu quả tích cực với phần mềm Hệ thống dịch vụ công trực tuyến:

Tại quận 10, từ tháng 9/2017 Sở KH&CN TP.HCM đã phối hợp với

UBND quận triển khai thí điểm phần mềm Hệ thống dịch vụ công trực

tuyến tại phường 2, xem đây là nền tảng để xây dựng chính quyền điện

tử làm vai trò tiên phong trong cải cách hành chính. Hệ thống thí điểm 35

thủ tục thuộc các lĩnh vực: bảo trợ xã hội; đất đai; giải quyết khiếu nại, tố

cáo; hành chính tư pháp… Cho đến nay, trên hệ thống đã tiếp nhận và

xử lý 683 hồ sơ.

Nếu như trước đây, phường 2 chỉ tiếp nhận và xử lý hồ sơ bằng giấy tờ,

sổ sách khá bất tiện và mất nhiều thời gian, công sức khi cán bộ, công

chức muốn tìm kiếm thông tin hồ sơ, hồ sơ nào đang cần xử lý, hồ sơ

nào đã xử lý xong, hồ sơ nào đã trễ hạn, tổng hợp báo cáo thực hiện

ISO định kỳ v.v... Tuy nhiên, từ khi sử dụng Mô hình dịch vụ công trực

tuyến, chỉ cần một cú click chuột là có thể tìm kiếm chính xác một hồ sơ,

quá trình xử lý hồ sơ, các hồ sơ trễ hạn, các hồ sơ đang phải xử lý ...

Ngoài ra, phần mềm còn giúp rút ngắn thời gian tiếp nhận hồ sơ, hỗ trợ

báo cáo thực hiện ISO định kỳ, người dân có thể thông qua trang web

để tra cứu quá trình xử lý hồ sơ đã nộp. Phần mềm được triển khai trên

nền tảng trực tuyến, công nghệ web có giao diện thân thiện trong thao

tác, vận hành và dễ sử dụng.

Phần mềm quản lý nhân - hộ khẩu:

Hiện nay, công tác quản lý nhân khẩu – hộ khẩu trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng nhập cư từ các

vùng lân cận. Phần mềm Ứng dụng GIS quản lý nhân khẩu – hộ khẩu

được HCMGIS nghiên cứu, xây dựng nhằm hỗ trợ phường/xã có thể

quản lý nhân khẩu – hộ khẩu trên địa bàn. Phần mềm được phát triển

trên nền tảng web với giao diện thân thiện với người dùng đã góp phần

nâng cao hiệu quả quản lý cũng như truy xuất, chia sẻ dữ liệu giữa các

phòng ban và giữa các cấp phường, cấp quận thông qua môi trường

Internet. Phần mềm cũng cho phép thực hiện các báo cáo thống kê từ

đó khai thác thông tin nhân khẩu phục vụ các công tác quản lý khác tại

phường như tuyển quân, tiêm chủng, giáo dục v.v...

Các tính năng của phần mềm hiện có gồm: định vị nóc gia trên bản đồ;

quản lý và cập nhật thông tin phường, khu phố, tổ dân phố; tìm kiếm và

cập nhật nóc gia, hộ khẩu, nhân khẩu; trích xuất dữ liệu; báo cáo thống

kê …

Phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm:

Phần mềm được xây dựng nhằm hỗ trợ các phường/xã, quận/huyện và

tỉnh/thành phố tìm kiếm, quản lý, định vị cập nhật thông tin ca bệnh một

cách trực quan trên bản đồ. Phần mềm được xây dựng trên nền web với

cơ sở dữ liệu tập trung giúp quản lý và cập nhật thông tin ca bệnh từ các

cơ sở y tế một cách nhanh chóng, thống nhất và liên thông từ cấp thành

phố cho tới cấp quận/huyện, phường/xã. Từ đó có định hướng không

gian ca bệnh trên bản đồ để hỗ trợ công tác lập kế hoạch phun hóa

chất/thuốc diệt muỗi tại địa phương hiệu quả; liệt kê các tổ dân phố, phát

hiện các ổ dịch liên phường/xã và liên quận/huyện một cách nhanh

chóng để có phương án xử lý kịp thời. Ngoài ra, ứng dụng này giúp tăng

độ chính xác, tránh các ca bệnh trùng lắp trong các báo cáo thống kê.

Bên cạnh đó, hiện trên website chính thức của HCMGIS

(http://hcmgis.vn) cũng có rất nhiều dịch vụ chia sẻ thông tin trên nền

GIS như: WebGIS du lịch Cần Giờ, WebGIS du lịch quận 10, Quản lý

vùng sản xuất rau thành phố, Quản lý tiềm lực KH&CN thành phố, Quản

lý khu chế xuất và công nghiệp, Quản lý kinh doanh gỗ và lâm sản,

Quản lý kinh doanh quận 1

Theo khoahocphothong.com.vn

15. Lấy người dân làm trung tâm

Kinh nghiệm tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, khi chính quyền quyết

tâm thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì người dân sẽ thay đổi

cách thức tiếp cận hệ thống dịch vụ công. Để công tác cải cách

hành chính đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, thành phố

lấy người dân làm trung tâm, đồng thời người dân cũng tham gia

quá trình cải cách hành chính để thụ hưởng kết quả một cách tốt

nhất.

Cách làm "cầm tay chỉ việc"

Tại quận 5, ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới cho thấy, phương

pháp đánh giá về mức độ hài lòng của người dân vẫn được thực hiện

chủ yếu bằng cách lấy ý kiến của người dân sau khi hoàn thành thủ tục

hành chính (TTHC) ở bộ phận tiếp nhận - trả hồ sơ. Với cách này, kết

quả về mức độ hài lòng của người dân đạt trên 95%.

Tuy nhiên, khi lấy ngẫu nhiên ý kiến thông qua gọi điện bằng số điện

thoại mà người dân để lại thì mức độ hài lòng chỉ đạt khoảng 90%. Đại

diện lãnh đạo quận 5 cho biết, cách lấy ý kiến người dân tại nơi giải

quyết TTHC mang tính khách quan không cao. Do đó, tuy tỷ lệ mức độ

hài lòng đạt cao nhưng chưa phải là con số chính xác.

Còn tại quận 7, tiếp công dân và tiếp nhận - trả hồ sơ là hai bộ phận

khác nhau. Vì vậy, khi người dân cảm thấy không hài lòng ở bộ phận

tiếp nhận - trả hồ sơ sau đó đến bộ phận tiếp công dân để phản ánh thì

sự tương tác còn chậm, nên ý kiến người dân chưa được tiếp thu, xử lý

thấu đáo.

TP Hồ Chí Minh đang triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính nhằm

phục vụ người dân một cách tốt nhất.

Thực tế cho thấy, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn

"tự bơi" trong thực hiện cải cách TTHC. Đại diện quận 4 cho biết, đa

phần người dân còn tâm lý cầm hồ sơ trực tiếp đến cơ quan công quyền

thay vì nộp hồ sơ qua mạng thông qua phần mềm dịch vụ công trực

tuyến. Chính vì vậy, lãnh đạo quận phải cử cán bộ trực tại bộ phận tiếp

nhận hồ sơ để hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến thông qua 3

thiết bị là smartphone, máy tính bảng và máy vi tính.

Nhờ cách làm "cầm tay chỉ việc" này mà số lượng hồ sơ giải quyết trực

tuyến tăng lên. Ở Bình Chánh - chưa đầu tư được hệ thống phần mềm

dịch vụ công trực tuyến - đại diện huyện cho biết, có mời một đơn vị tư

vấn để đầu tư hệ thống phần mềm nhưng phía tư vấn đề xuất giá quá

cao nên chưa thực hiện được.

Ông Huỳnh Công Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh cho

biết, trong hai năm rưỡi qua, thành phố đã rà soát hầu hết TTHC, đánh

giá thực tiễn vận hành và đã đề nghị đơn giản hóa nhiều TTHC rườm rà,

không cần thiết. Tuy nhiên, TTHC ở nhiều lĩnh vực còn chồng chéo,

phức tạp và luôn biến động. Số lượng TTHC thực hiện theo cơ chế một

cửa liên thông điện tử còn ít so với số lượng TTHC đang thực hiện. Việc

triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với số

lượng người dân sử dụng chưa cao như kỳ vọng.

Người đứng đầu phải quyết tâm

Trong 7 chương trình đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP

Hồ Chí Minh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020), cải cách hành chính là

chương trình cốt lõi. Theo chương trình cải cách hành chính giai đoạn

2016-2020, mục tiêu đặt ra là TTHC được cải cách cơ bản, mức độ hài

lòng của người dân và doanh nghiệp về TTHC đạt mức trên 80%; sự hài

lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp

trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020. Trong

năm 2017, TP Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ 10 về Chỉ số cải cách hành

chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương (Par Index 2017).

Tại cuộc họp sơ kết hai năm rưỡi thực hiện chương trình cải cách hành

chính giai đoạn 2016-2020 mới đây, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

Nguyễn Thành Phong khẳng định: Kinh nghiệm cho thấy, trong những

năm qua địa phương, lĩnh vực nào mà người đứng đầu rốt ráo trong chỉ

đạo, điều hành thì kết quả cải cách hành chính đạt cao hơn địa phương,

lĩnh vực khác. Điều này cho thấy, vai trò của người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền rất quan trọng.

Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, hiện thành

phố đang đối mặt bốn thách thức: Dân số tăng nhanh; kinh tế tăng

trưởng cao nhưng chưa bền vững; quản trị đô thị còn mang tính tình thế;

chất lượng phục vụ người dân chưa tốt. Trong đó, thách thức thứ tư

nằm ở công tác cải cách hành chính. Người đứng đầu chính quyền

thành phố tin tưởng, nếu hệ thống hành chính cải cách mạnh mẽ thì

người dân sẽ luôn theo sát và ủng hộ.

Năm 2018, thành phố tập trung đầu tư và đồng bộ hóa dịch vụ công trực

tuyến mức độ cao ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực; công

khai và minh bạch toàn bộ TTHC với mục tiêu lấy người dân làm trung

tâm và người dân được tham gia quá trình cải cách hành chính. Qua đó,

người dân vừa thụ hưởng kết quả cải cách hành chính vừa giám sát đội

ngũ cán bộ, công chức.

Theo kết quả khảo sát năm 2016-2017, tỷ lệ hài lòng của người dân

và doanh nghiệp về TTHC tại TP Hồ Chí Minh đạt trên 80%. Tính

đến tháng 3-2018, tổng số TTHC được cung cấp dịch vụ công trực

tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 716 dịch vụ, tăng 31 dịch vụ so với

năm 2017; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ

4 đạt 49%. Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng năm 2017 đạt

70,98%...

Theo hanoimoi.com.vn