6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết...

59
www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com Hướng dẫn lập tờ khai Quyết toán thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên HTKK Đây là một trong những bài học của Lớp kế toán tổng hợp thực hành, Lớp thực hành khai báo thuế và Lớp kế toán thực hành thực tế. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm rõ về cách Quyết toán thuế TNCN trên phần mềm HTKK cũng như cách kê khai qua mạng. Các bạn đã học được buổi 1 và buổi 2 chuyên đề thuế TNCN về chính sách thuế TNCN và hướng dẫn kê khai tạm tính thuế TNCN trên HTKK. Buổi hôm nay sẽ trình bày cho các bạn về cách QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN trên HTKK. Qua bài học này, các bạn nắm được các vấn đề sau: 1. Văn bản pháp luật chi phối 2. Tại sao phải quyết toán thuế TNCN? 3. Thời gian nộp hồ sơ quyết toán và thời gian nộp thuế cũng như phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng hay trực tiếp? Và cách thức nộp tiền thuế TNCN nộp bằng tiền mặt hay nộp thuế bằng điện tử 4. Đối tượng quyết toán thuế TNCN gồm những đối tượng nào? 5. Công thức quyết toán thuế TNCN như thế nào? 6. Mẫu quyết toán thuế và nơi nộp quyết toán 7. Hoàn thuế 8. Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN trên HTKK 9. Bài tập và bài giải trên HTKK 1. Văn bản pháp luật: TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn về thuế TNCN TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về hướng dẫn luật quản lý thuế TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111 TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111 TT92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn sửa đổi bổ sung về thuế TNCN Tham khảo một số công văn hướng dẫn của Tổng Cục thuế 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014 về hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013 2. Tại sao phải quyết toán thuế TNCN Câu hỏi 1: Tại sao phải làm quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công? 1

Transcript of 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết...

Page 1: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Hướng dẫn lập tờ khai Quyết toán thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên HTKK

Đây là một trong những bài học của Lớp kế toán tổng hợp thực hành, Lớp thực hành khai báo thuế và Lớp kế toán thực hành thực tế. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm rõ về cách Quyết toán thuế TNCN trên phần mềm HTKK cũng như cách kê khai qua mạng.

Các bạn đã học được buổi 1 và buổi 2 chuyên đề thuế TNCN về chính sách thuế TNCN và hướng dẫn kê khai tạm tính thuế TNCN trên HTKK. Buổi hôm nay sẽ trình bày cho các bạn về cách QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN trên HTKK. Qua bài học này, các bạn nắm được các vấn đề sau:

1. Văn bản pháp luật chi phối2. Tại sao phải quyết toán thuế TNCN?3. Thời gian nộp hồ sơ quyết toán và thời gian nộp thuế cũng như phương thức nộp hồ

sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng hay trực tiếp? Và cách thức nộp tiền thuế TNCN nộp bằng tiền mặt hay nộp thuế bằng điện tử

4. Đối tượng quyết toán thuế TNCN gồm những đối tượng nào?5. Công thức quyết toán thuế TNCN như thế nào?6. Mẫu quyết toán thuế và nơi nộp quyết toán7. Hoàn thuế8. Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN trên HTKK9. Bài tập và bài giải trên HTKK

1. Văn bản pháp luật: TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn về thuế TNCN TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về hướng dẫn luật quản lý thuế TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111 TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111 TT92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn sửa đổi bổ sung về thuế TNCN Tham khảo một số công văn hướng dẫn của Tổng Cục thuế 336/TCT-TNCN ngày

24/01/2014 về hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013

2. Tại sao phải quyết toán thuế TNCNCâu hỏi 1: Tại sao phải làm quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công?Trả lời 1:Bởi vì kỳ tính thuế TNCN là tính theo năm (12 tháng). Do đó, muốn biết người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công có phải đóng thuế hay không? thì phải tính tổng thu nhập tính thuế cả năm (12 tháng), sau đó tính ra số thuế TNCN phải nộp cả năm (12 tháng) rồi so sánh với số thuế TNCN tạm nộp theo tháng hoặc quý trong năm. Nếu tính ra mà:

Thu nhập tính thuế cả năm bị âm=> Cá nhân không phải nộp thuế TNCN=> Nhưng nếu cá nhân trong năm có tạm nộp thuế TNCN=> Cá nhân sẽ được hoàn số thuế TNCN này

Thu nhập tính thuế cả năm dương=> Cá nhân phải nộp thuế TNCN=> Tính ra số thuế TNCN phải nộp cả năm=> Sau đó so sánh với số thuế TNCN đã tạm nộp hàng tháng và hàng quý trong năm=> Nếu mà số thuế phải nộp cả năm lớn hơn số thuế

1

Page 2: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

TNCN đã tạm nộp trong năm=> Cá nhân nộp thêm số tiền thuế đó. Ngược lại, nếu số thuế phải nộp cả năm nhỏ hơn số thuế TNCN đã tạm nộp trong năm thì cá nhân nộp dư nên được hoàn thuế.

Ví dụ: Mr A làm việc tại công ty Nguyễn Long từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công là 20 triệu/tháng=> Tổng thu nhập chịu thuế cả năm là 20 triệu *12=240 triệu. Biết tiền lương cơ bản đóng BHXH, YT, TN là 4 triệu/tháng. Tỷ lệ đóng BHXH, YT, TN là 10.5%=> Tổng số tiền BHXH, YT, TN mà trừ cả năm (12 tháng là)=4 *12*10.5%=5.040.000. Biết cá nhân này không có người phụ thuộc và trong năm đã tạm nộp thuế TNCN là 1.000.000.

Giải:Thu nhập tính thuế cả năm:=240.000.000-9.000.000*12 – 5.040.000=126.960.000Thu nhập tính thuế 1 tháng=126.960.000/12=10.580.000Thuế TNCN phải nộp 1 tháng=(5.000.000-0)*5%+(10.000.000-5.000.000)*10%+(10.580.000-10.000.000)*15%=837.000

Số thuế TNCN phải nộp cả năm =837.000*12=10.440.000 Vậy số thuế TNCN phải nộp cả năm 10.440.000>1.000.000 (Số tạm nộp trong

năm)=> Cá nhân này khi quyết toán thuế TNCN thì phải nộp thêm số tiền là 9.440.000 đồng (10.440.000-1.000.000)

3.Thời gian nộp hồ sơ quyết toán và thời gian nộp thuế cũng như phương thức nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng hay trực tiếp. Và cách thức nộp tiền thuế TNCN nộp bằng tiền mặt hay nộp thuế bằng điện tử

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi ngày) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ quyết toán thuế. (Tức là trùng với thời gian kê khai quyết toán thuế TNCN).

Phương thức nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN là làm trên phần mềm HTKK của Tổng cục thuế và kết xuất XML, sau đó nộp tờ khai thuế qua mạng (Vấn đề hướng dẫn nộp tờ khai thuế qua mạng đã được hướng dẫn trong các bài trước),

Cách thức nộp tiền thuế TNCN: tiến hành nộp thuế bằng điện tử xem chương 20 của cuốn sách ‘TỰ HỌC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ” bằng hình ảnh minh họa

4. Đối tượng quyết toán thuế TNCN gồm những đối tượng nàoCâu hỏi 1: Đối tượng nào sẽ phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế?Trả lời 1:Theo như Điểm b.2 của Khoản 1 Điều 16 TT156/2013 như sau:1. Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhậpTổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế theo biễu mẫu và có trách nhiệm quyết toán thuế thay cho cá nhân nếu cá nhân có uỷ quyền. Có thể hiểu như sau:

2

Page 3: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Công ty nếu có trả thu nhập cho người lao động thì công ty cuối năm làm tờ khai quyết toán thuế TNCN theo biểu mẫu của thuế TNCN (trên HTKK có mẫu biểu). Làm tờ khai quyết toán thuế TNCN thôi chứ không có nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN dùm cho cá nhân.

Ví dụ: Năm 2014 Công ty có thuê 2 lao động mỗi lao động với mức thu nhập chịu thuế là 8 triệu/tháng. Do đó, 2 người lao động này không đến mức phải nộp thuế TNCN thì hàng tháng không phải làm tờ khai tạm nộp thuế TNCN nhưng cuối năm Công ty vẫn phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN gửi cho cơ quan thuế của 2 người lao động này để cơ quan thuế quản lý (Để cơ quan thuế có thể kiểm tra xem những cá nhân này có thu nhập tại nơi nào khác ngoài nơi thu nhập tại Công ty của các bạn không. Cơ quan thuế sẽ biết được vấn đề này. Bởi vì Cơ quan thuế đang quản lý thuế TNCN của mỗi người lao động thông qua MST TNCN).

Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập cho người lao động trong năm thì không phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN (tức không làm và không cần nộp)

Ví dụ: Năm 2014 Công ty không có trả lương cho người lao động (tức là công ty không có hạch toán qua TK 334, không có thuê lao động). Do đó, cuối năm 2014 công ty không phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN để gửi cho Cơ quan thuế

Trách nhiệm quyết toán thuế TNCN là do cá nhân trực tiếp quyết toán với Cơ quan thuế. Trừ trường hợp nếu cá nhân có ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN thì phải làm giấy ủy quyền và lúc này thì công ty sẽ quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân đó. Trường hợp nào cá nhân được ủy quyền thì các bạn đọc trong phần bên dưới các bạn sẽ rõ (Phần đối tượng nào được ủy quyền Công ty quyết toán và đối tượng nào không được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế).

2. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu:

Có số thuế khi quyết toán thuế nhiều hơn so với số đã tạm nộp trong năm (Trường hợp này nếu không làm tờ khai quyết toán cuối năm xem như là hành vi trốn thuế)

Ví du: Ông A cuối năm quyết toán thuế có số thuế TNCN phải nộp là 20 triệu. Nhưng trong năm Ông A đã tạm nộp 10 triệu=> Số thuế TNCN phải nộp thêm khi làm tờ khai quyết toán thuế TNCN là 10 triệu Ông A bắt buộc phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm.

Hoặc có số thuế nộp thừa khi quyết toán (tức là số tạm nộp trong năm lớn hơn so với số thuế phải nộp khi quyết toán cuối năm) nếu không đề nghị hoàn hoặc không có nhu cầu bù trừ cho kỳ sau thì không phải làm tờ khai quyết toán thuế và xem như số bỏ luôn số thuế nộp thừa.

Ví du: Ông A cuối năm quyết toán thuế có số thuế TNCN phải nộp là 20 triệu. Nhưng trong năm Ông A đã tạm nộp 21 triệu=> Số thuế TNCN phải nộp thêm là không có mà trở thành là Ông A đã nộp thừa 1 triệu Ông A thuộc đối tượng

3

Page 4: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

làm quyết toán thuế TNCN để xin hoàn lại tiền hoặc hoặc xin bù trừ vào ký quyết toán thuế tiếp theo. Nếu ông A không làm thì cũng sẽ không bị phạt và Ông A lúc này sẽ mất khoản tiền nộp thừa và sẽ không được bù trừ cho những kỳ quyết toán thuế tiếp theo.

Hoặc nếu nộp thừa nhưng không muốn hoàn mà muốn bù trừ cho kỳ sau thì phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN, trừ các trường hợp sau thì không cần phải làm tờ khai quyết toán thuế:

- Cá nhân có số thuế phải nộp khi quyết toán thuế TNCN nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau (như đã nói bên trên).

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập từ thu nhập vãng lai này. Tức là lúc này chỉ quyết toán thuế TNCN của phần hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Hoặc nếu mà có nhu cầu quyết toán thuế chung phần thu nhập vãng lai và phần thu nhập của hợp đồng từ 3 tháng trở lên phải cộng chung lại để trở thành tổng thu nhập chịu thuế TNCN trong năm thì thuế vẫn chấp nhận (Tức là có 2 cách làm trong trường hợp này)

Ví dụ:Ông A Ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên với Công ty Nguyễn và mức thu nhập là 15 triệu /tháng. Biết rằng trong năm Ông A có hợp đồng dạy thêm (Không phải hợp đồng lao động mà là hợp đồng cộng tác viên) với mức thu nhập là 7 triệu/tháng với công ty Long và đã bị khấu trừ 10% cho mỗi lần trả.

Giải: Vậy Ông A có 2 chọn lựa

Cách 1: Ông A quyết toán thuế TNCN của phần hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên riêng biệt mà không cộng phần thu nhập vãng lai 7 triệu vào (Vì thu nhập vãng lai 7 triệu đã bị khấu trừ tại nguồn 10%).

Cách 2: hoặc Ông A sẽ phải quyết toán thuế TNCN cộng 2 phần thu nhập vào (Gồm thu nhập từ hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng dạy thêm) để có tổng thu nhập và quyết toán cuối năm bình thường

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập từ cho thuê nhà, cho thuê quyền sử dụng đất có doanh thu bình quân tháng trong năm không quá 20 triệu đồng đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê, có quyền sử dụng đất cho thuê

4

Page 5: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này. (Đây là theo như hướng dẫn phần II của CV 336/TCT-TNCN ngày 24/01/2014 hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013)

Tuy nhiên.Theo như Điểm 5 Điều 25 của TT92/2015/TT-BTC ngày 16/05/2015 về thuế TNCN như sau:

5. Bãi bỏ các nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

=> Do đó, vấn đề về cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công thì quyết toán riêng . Còn vấn đề cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà cho dù lớn hơn hay nhỏ hơn 20 triệu/tháng thì không phải quyết toán phần tiền cho thuê nhà này nữa (Vì theo TT92 đã bãi bỏ phần này)

Ví dụ:Ông A Ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên với Công ty Nguyễn và mức thu nhập là 15 triệu /tháng. Biết rằng trong năm Ông A nhà cho thuê với giá là 28 triệu /tháng và tiền cho thuê nhà này Ông A đã tính thuế TNCN và GTGT với tỷ lệ là 10% và đã nộp cho nhà nước

Giải: Vậy Ông A chỉ có 1 cách lựa chọn là chỉ quyết toán phần thuế TNCN từ tiền lương tiền công thôi mà không phải quyết toán phần thu nhập từ việc cho thuê nhà (Vấn đề này là do thông tư 92 quy định và áp dụng từ năm 2015 trở đi)

=> Vậy là CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG THÌ THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI QUYẾT TOÁN TRỰC TIẾP VỚI CÁ QUAN THUẾ MÀ KHÔNG PHÂN BIỆT LÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ 3 THÁNG TRỞ LÊN HAY DƯỚI 3 THÁNG, CÒN VẤN ĐỀ CÁ NHÂN ỦY QUYỀN CHO CÔNG TY QUYẾT TOÁN THAY LÀ 1 VẤN ĐỀ KHÁC (các bạn xem mục 3 bên dưới sẽ rõ khi nào thì cá nhân được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN)

Câu hỏi 2: Vậy là chúng ta đã biết đối tượng nào phải quyết toán thuế TNCN và đối tượng nào không phải quyết toán thuế TNCN của thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN thì trường hợp nào cá nhân được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN và trường hợp nào Cá nhân không được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN mà phải quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuếTrả lời 2:

Trường hợp ủy quyền quyết toán thuếa) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế đối với phần thu nhập do tổ chức, cá nhân trả trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức , cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó

5

Page 6: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (tức là đến 31/12 hàng năm), kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

Ví dụ: Ông B 3 tháng đầu năm 2014 là thất nghiệp, 9 tháng cuối là đã có việc làm tại Công ty C thì được ủy quyền cho Công ty C quyết toán thuế TNCN tại Công ty C trong năm 2014. Vì Mr C chỉ co thu nhập duy nhất 1 nơi là Công ty C

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng/tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

Ví dụ : Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 24 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại công ty C có thu nhập là 30 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Như vậy thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2014 của Ông E nhỏ hơn 10 triệu đồng (24 triệu đồng + 30 triệu đồng) : 12 tháng = 4,5 triệu đồng/tháng, nếu Ông E thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Ông E ủy quyền quyết toán thuế năm 2014 cho Công ty A. Công ty A chỉ quyết toán thuế thay Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.

Lưu ý: Nếu cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công từ 3 tháng trở lên và đồng thời có thu nhập vãng lai dưới 10 triệu/tháng nhưng tại nơi có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%. => Trong trường hợp này cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập từ tiền lương , tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mà trong trường hợp này cá nhân đó phải cộng 2 khoản thu nhập và trực tiếp quyết toán thuế TNCN

b) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 2/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

6

Page 7: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Mẫu 2/UQ-QTT-TNCN theo TT92/2015

Trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế - Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại câu hỏi 2 của nêu trên nhưng đã được tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).

Ví dụ: Cá nhân M có thu nhập từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Công ty Nguyễn Long và chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập tại đây nhưng cá nhân M không muốn ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN thay mình mà tự mình quyết toán thuế TNCN thì cá nhân M yêu cầu Công ty Nguyễn Long xuất cho 1 chứng từ khấu trừ thuế TNCN và Công ty Nguyễn Long đã cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho M=> M tự quyết toán thuế với cơ quan thuế nơi cá nhân đó cư trú. Nếu cá nhân M muốn Công ty Nguyễn Long quyết toán thay thì Công ty Nguyễn Long phải thu hồi lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN của M.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại câu hỏi 2 cuả mục 4 nêu trên, nhưng thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN theo quy định thì trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, cụ thể một số trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế TNCN như sau:

7

Page 8: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

+ Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không uỷ quyền quyết toán.=> Cá nhân này nếu có số thuế TNCN phải nộp khi quyết toán thuế thì phải trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế mà không được ủy quyền.

Ví dụ: Mr Minh không ký hợp đồng lao động mà Mr Minh ký hợp đồng tư vấn cho Công ty A với mức thu nhập hàng tháng là 15 triệu/tháng. Và hàng tháng Công ty A có cấp cho Minh chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Biết Mr Minh chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập này=> Cuối năm Mr Minh phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế mà không được ủy quyền (Vì đây không phải là hợp đồng lao động)

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế.

Ví dụ : Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 10 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại Công ty C có thu nhập là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2014 Ông có một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông E thuộc diện quyết toán thuế thì Ông E không được ủy quyền quyết toán tại Công ty A, mà trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế (vì có 1 nguồn thu nhập vãng lai nhưng chưa bị khấu trừ thuế TNCN).

- Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 2 nơi trở lên (theo như khoản C.2.1 Điểm 2 Điều 16 của TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013) mà thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN thì không được ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế TNCN mà phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế

Ví dụ: Mr Minh trong 6 tháng đầu năm 2015 làm tại Công ty A với mức lương là 8.500.000/tháng. 6 tháng cuối năm 2015 làm tại Công ty B với mức lương là 15 triệu/tháng. Cuối năm áp dụng công thức tính thuế TNCN thì Minh phải nộp thuế TNCN=> Vậy trong năm 2015 Mr Minh có thu nhập 2 nơi=> Mr Minh không được ủy quyền cho Công ty B quyết toán thuế TNCN mà lúc này Mr Minh yêu cầu cty A cấp cho 1 giấy xác nhận Tổng thu nhập tại Công ty A (vì chưa đến mức khấu trừ thuế nên không thể cấp chứng từ khấu trừ thuế) và yêu cầu Công ty B cấp cho 1 chứng từ khấu trừ thuế TNCN=> Mr Minh đến trực tiếp cơ quan thuế để quyết toán.

Lưu ý: Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuếCá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) … của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

8

Page 9: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

5. CÔNG THỨC QUYẾT TOÁN TNCN PHẢI NỘP CẢ NĂM TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNGBước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cả năm (12 tháng)Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công=Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công +Tiền thưởng (30/4;1/5;Tết trung thu; 8/3;2/9; Tiền thưởng cuối năm…) + Phụ cấp khác mà người lao động được hưởng bằng tiền hoặc không phải bằng tiền.

Nhưng lưu ý một số điểm về những khoản lợi ích khác bằng tiền và không phải bằng tiền khi tính thuế thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

Một: Đối với khoản tiền nhà, điện nước ở thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN: Theo như Điểm 2 Điều 11 của TT92 sửa đổi . Sửa đổi, bổ sung tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 của TT111 về các khoản thu nhập tính vào thu nhập chịu thuế TNCN? “đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm:

khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.

Vậy nếu mà tiền nhà, điện, nước và các dịch vụ khác kèm theo (nếu có) do DN xây dựng cho nhân viên ở mà DN trong khu công nghiệp, tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động. SẼ KHÔNG TÍNH VÀO THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

NẾU MÀ CÁ NHÂN Ở TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC THÌ TÍNH THEO TỶ LỆ. NHƯNG TRONG THỰC TẾ NẾU CÓ Ở CŨNG KHÔNG AI KHAI BÁO LÀM GÌ. VÌ THUẾ SẼ KHÔNG BIẾT TRƯỜNG HỢP NÀY

Vậy nếu tiền thuê nhà không phải trường hợp trên, Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.Tức không tính quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền

thuê nhà). Tức so sánh giữa số 15%*thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công và số tiền thuê nhà mà Công ty trả hộ, số nào nhỏ thì lấy số đó).

9

Page 10: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Ví dụ: Mr A tại Cà Mau vào TPHCM lập nghiệp và được tuyển vào làm việc tại Công ty Vinamilk. Mr A được Công ty trả mức thu nhập Gross 1 tháng là 15 triệu/tháng và Công ty trả tiền thuê nhà là 3 triệu/tháng

Giải: Thu nhập chịu thuế của Mr A là : 15 triệu + tiền thuê nhà không quá 15%*15 triệu=15 triệu + 2.250.000 (Vì trả tiền thuê nhà đến 3 triệu>15%*15 triệu). Nếu mà trả tiền thuê nhà là 2 triệu/tháng thì chúng ta cộng tiền thuê nhà là 2 triệu vào thu nhập chịu thuế TNCN

Hai: Tiền cơm (tiền ăn giữa ca) do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.(Chi bằng tiền mặt mà vượt 730.000đ/người/tháng thì phần vượt 730.000 phải chịu thuế TNCN). Nếu Công ty mà tổ chức nấu ăn thì khoản tiền ăn giữa ca này không phải chịu thuế TNCN. (Theo Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao Động-Thương binh xã hội quy định) (Từ 09/2016 trở về trước là 680.000 đồng/người/tháng)

Ví dụ: Công ty ABC có thuê lao động là MR Nguyễn với hợp đồng lao động là 1 năm. Trong hợp đồng quy định là hàng tháng công ty chi trả tiền cơm là 1.000.000/tháng=> Khoản tiền phải chịu thuế TNCN là 1.000.000-730.000=270.000

Ba: Phần tiền điện thoại (nếu quy định trong hợp đồng lao động tức là dưới dạng phụ cấp bằng tiền đều nhận hàng tháng mà không có hóa đơn GTGT thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN). Còn nếu không quy định trong hợp đồng mà ra quy định hay quyết định nêu rõ định mức tiền điện thoại mà Công ty có hóa đơn tài chính thì phần tiền này sẽ không phải chịu thuế TNCN

Nếu công ty quy định mức trong hợp đồng là hàng tháng công ty sẽ chi trả tiền điện thoại theo mức quy định của Công ty theo từng chức vụ và có hóa đơn tài chính mang tên công ty thì khoản tiền điện thoại này sẽ không phải chịu thuế TNCN (Vì có hóa đơn tài chính mang tên Công ty).

Ngược lại nếu quy định cụ thể là hàng tháng công ty trả tiền điện thoại giống như 1 khoản phụ cấp và ghi rõ số tiền trong hợp đồng lao động (Không cần hóa đơn tài chính) thì khoản phụ cấp này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

(Các bạn có thể xem CV11478/CT-TTHT ngày 24/12/2014 của Cục thuế HCM) để tham khảo, trích 1 đoạn trong CV như sau:

Trường hợp Công ty theo trình bày có chi phụ cấp điện thoại cho nhân viên vào bảng lương hàng tháng, khoản chi này có quy định trong hợp đồng lao động với mức chi từ 100.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho mỗi nhân viên (không có hóa đơn trả tiền điện thoại mang tên địa chỉ, mã số thuế Công ty) thì đây là khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động được hưởng phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.

10

Page 11: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Bốn: Tiền phụ cấp đi công tác phí (Đã bỏ phần chi phí khống chế không quá 2 lần, tức là phù hợp với quy chế công tác phí của Công ty là được)

Theo như Điểm đ.4 Khoản 2 của Điều 2 TT111/2013/TT-BTC về thuế TNCN như sau:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo như Điểm 4.7 CV 2512/TCT-CS ngày 24/06/2015 về thuế TNDN như sau:

4.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác

- Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.

=> Vậy là đã bỏ phần phụ cấp tiền ăn khi đi công tác không quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Do đó, nếu công ty chi trả tiền ăn khi đi công tác theo quy chế nội bộ của Công ty (Ví dụ như Quy chế công tác phí) thì khoản phụ cấp tiền ăn này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

Lưu ý: Cơ sở dữ liệu để quyết toán thuế TNCN là lấy bảng lương 12 tháng của những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, hợp đồng lao động dưới 3 tháng và những khoản hợp đồng tư vấn, dịch vụ mà không phân biệt là có bị khấu trừ thuế hay không bị khấu trừ thuế đều được tính là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.

Bước 2: Xác định tổng các khoản giảm trừ của cả năm (12 tháng) Trừ cho Bản thân (12 tháng, cho dù trong năm không làm đủ 12 tháng):

9 triệu *12=108 triệu Trừ cho Gia cảnh người phụ thuộc (3.6 triệu/người/tháng*Số tháng nuôi dưỡng trong

năm). (Ví dụ con sinh ra tháng 3/2015 thì tính giảm trừ từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2015). Lưu ý không giới hạn số người phụ thuộc.

Một số lưu ý về việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản

thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định. (Việc tính giảm trừ cho

11

Page 12: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

bản thân không cần phải đăng ký với thuế). Điều này quy định tại Điểm C.1.3 Khoản 2 Điều 9 của TT111/2013/TT-BTC

Ví dụ 6: Giả sử từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2014 ông G không có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2014 ông G có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động không kỳ hạn để làm việc tại Công ty Y thì trong năm 2014 ông G được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 1/2014 đến hết tháng 12/2014.

Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Điểm C.2.3 của khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể một số nội dung cần lưu ý tại điểm này như sau:

- Người phụ thuộc đã đăng ký mẫu giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp MST.

Các bạn xem tại Điểm g Khoản 1 Điều 9 của TT111 thì các bạn phải chuẩn bị bộ hồ sơ cho đầy đủ (Lưu tại Công ty mà không cần phải gửi cho thuế bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc). Vì mỗi trường hợp của người phụ thuộc sẽ có những giấy tờ khác nhau (Lưu ý hồ sơ chứng minh người phụ thuộc không cần phải công chứng), ví dụ bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc trong 1 số trường hợp:

g.1) Đối với con:g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có). g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.................................................................................................................

- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại Tờ khai đăng ký giảm trừ người phụ thuộc.

12

Page 13: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Ví dụ 7: Giả sử tháng 3/2015 bà K sinh con, tháng 6/2015 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2015 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2015, khi quyết toán bà K được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2015 đến hết tháng 12/2015 mà không phải đăng ký lại mẫu 02.

- Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc (tại tiết d1;d2;d3 Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013) sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành theo TT92/2015/TT-BTC và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế. (tức là được gửi mẫu Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN đến ngày 31/3 hàng năm)

Ví dụ 8: Giả sử tháng 3/2015 bà K sinh con, tháng 6/2015 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 6/2015 thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 6/2015, khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2015 thì bà K phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số TT92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.

13

Page 14: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

- Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh quá thời hạn nêu trên người nộp thuế không được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc đó . (TỨC LÀ NẾU KO PHẢI VỢ CHỒNG THÌ CHỈ ĐƯỢC ĐẾN NGÀY 31/12 THÔI MÀ KO THỂ KÉO DÀI QUA NGÀY 31/12 hàng năm)

Ví dụ: Ông A có người em ruột (Nguyễn Thị C) đang học đại học và đang nuôi dưỡng người em này để đi học (Nuôi từ tháng 1/2015). Nếu trong năm chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi tính thuế TNCN. Thì muốn giảm trừ gia cho em trai thì phải đăng ký Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN theo TT92 chậm nhất là ngày 31/12 của năm phát sinh nuôn dưỡng. Xem mẫu

- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp

14

Page 15: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế. (Điểm C.2.4 Khoản 1 Điều 9 của TT111/2013)

Ví dụ: 2 vợ chồng có 1 người con đang học phổ thông. Khi tính thuế TNCN thì chỉ tính giảm trừ người phụ thuộc là con vào thu nhập của người chồng hoặc người vợ thôi mà không được tính giảm trừ con cho cả vợ và chồng

Trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH; BHYT; BHTN) tính từ lúc đóng cho đến 31/12 hàng năm (Lấy các khoản giảm trừ thực tế về bảo hiểm trên bảng lương 12 tháng cộng lại)

Trừ Quỹ hưu trí tự nguyện (nếu tự tham gia): không quá 12 triệu/năm (trong năm đóng lúc nào thì tính theo số thực chi từ lúc đóng nhưng không quá 1 triệu/tháng)

- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000 đồng/tháng, tương ứng với 9.600.000 đồng/năm thì mức được trừ khỏi thu nhập chịu thuế là 9.600.000 đồng/năm.

- Giả sử mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương ứng với 24.000.000 đồng/năm thì mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động được trừ là 12.000.000 đồng/năm.

Trừ cho các khoản đóng góp từ thiện theo quy định của Nhà nước (thường khoản này ít có)

Bước 3: Tính ra được thu nhập tính thuế cả nămThu nhập tính thuế cả năm bằng (Bước 1 trừ bước 2)

Nếu Âm thì xem như là Thu nhập tính thuế cả năm là số âm=> Không phải nộp thuế TNCN của cả năm

Nếu Dương thì lúc này thu nhập tính thuế bình quân 1 tháng =Thu nhập tính thuế cả năm/12 tháng

Bước 4: Xác định số thuế TNCN phải nộp bình quân 1 thángXác định số thuế TNCN phải nộp từng tháng bằng (=) thu nhập tính thuế bình quân tháng nhân với thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

15

Page 16: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Bước 5: Xác định được số thuế TNCN phải nộp của cả năm bằng (=) số thuế TNCN phải nộp từng tháng nhân (x) với 12 tháng.

Nếu số phải nộp cả năm theo quyết toán mà lớn hơn số đã tạm nộp trong năm thì Cá nhân phải nộp thêm thuế = Số phải nộp quyết toán cả năm – số thuế đã tạm nộp trong năm

Nếu số phải nộp cả năm theo quyết toán mà nhỏ hơn số đã tạm nộp trong năm thì Cá nhân nộp thừa. Vậy số thuế nộp thừa là=Số đã nộp trong năm –Số phải nộp cả năm=> Cá nhân được Công ty tự trích tiền ra trả khoản tiền nộp thừa cho người lao động (nếu người lao động này thuộc trường hợp ủy quyền cho Công ty quyết toán, còn nếu cá nhân tự quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế thì xin hoàn thuế trực tiếp với Cơ quan thuế hoặc bù trừ vào kỳ quyết toán năm tiếp theo nhưng phải làm Tồ khai quyết toán thuế năm).

Ví dụ: Sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân 108 triệu đồng và 2 người phụ thuộc 86,4 triệu đồng (3,6 triệu đồng × 2 người × 12 tháng), bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 20 triệu đồng. Ngoài ra, không có các khoản giảm trừ khác. Thu nhập tính thuế của ông A trong năm 2014 là 240 triệu (454.400.000-108.000.000-86.400.000-20.000.000)Trong đó: tháng 1: 29.400.000 (trong đó thu nhập từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng năm 2013 trả trong tháng 01/2014 là 12 triệu); tháng 2 nghỉ việc không có thu nhập; tháng 3 đến tháng 9: 45 triệu/tháng; tháng 10 nghỉ việc không có thu nhập, tháng 11, tháng 12: 55 triệu/tháng. Thuế TNCN của ông A được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế bình quân tháng là: 240 triệu đồng: 12 tháng = 20 triệu đồng/1tháng

Thuế thu nhập cá nhân 1 tháng là: 20% × 20 triệu đồng - 1,65 = 2,35 triệu đồng

Thuế thu nhập cá nhân năm 2014 là:2,35 triệu × 12 = 28,2 triệu đồng

6. Thủ tục hồ sơ quyết toán thuế TNCN

6.1. Hồ sơ khai quyết toán thuếTờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016 Ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính. Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cho cá nhân.Chú ý: Mẫu 05/QTT-TNCN  này thay thế cho mẫu 05/KK-TNCN theo Thông tư 156 có hiệu lực ngày 30/7/2015

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:

+ Tờ khai quyết toán thuế TNCN dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công cho cá nhân (mẫu số 05/QTT-TNCN).

+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần (mẫu số 05-1BK-QTT-TNCN) kê khai đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

16

Page 17: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn (mẫu số 05-2BK-QTT-TNCN) kê khai đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cá nhân không cư trú

+ Phụ lục bảng kê thông tin người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh (mẫu số 05-3BK-QTT-TNCN)

6.2. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN6. 2.1. Đối với tổ chức trả thu nhập

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức trả thu nhập như sau:

- Tổ chức trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.

6.2.2. Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toánTheo hướng dẫn tại điểm c.2.1, khoản 2, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT0BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và điểm b, khoản 4, Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính thì nơi nộp hồ sơ quyết toán của cá nhân cư trú có thu nhập nhập từ tiền lương, tiền công như sau:

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế trong năm thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Cục Thuế nơi cá nhân nộp hồ sơ khai thuế trong năm.- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện tự quyết toán thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:

+ Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó. +Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

Ví dụ 9: Trong năm 2014, Ông S có thu nhập từ 02 nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh và thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN năm 2014. Tháng 01 năm 2015, ông S chuyển ra Hà Nội làm việc tại Công ty A do Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm quản lý và cư trú tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ. Như vậy, Ông S nộp hồ sơ quyết toán tại:

Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm vì tháng 1/2015 Ông S đang làm việc tại Công ty A và đang tính giảm trừ giả cảnh tại Công ty A là nơi làm việc cuối cùng tại Quận Hoàn Kiếm.

17

Page 18: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Chi cục Thuế quận Tây Hồ nếu tại thời điểm tháng 1/2015 Ông S không tính giảm trừ gia cảnh tại công ty A. do đó, phải nộp hồ sơ quyết toán tại nơi cư trú là quận Tây Hồ.

+ Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

- Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú ( nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú ).

- Cá nhân trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).

7. HOÀN THUẾViệc hoàn thuế Thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:Việc hoàn thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế. Trường hợp 1: Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu thu nhập thực hiện quyết

toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế Việc bù trừ, hoàn thuế cho các cá nhân uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu

nhập quyết toán thay thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4283/BTC-TCT ngày 08/4/2010 của Bộ Tài chính Cụ thể nội dung CV như sau: Bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp; hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa theo quyết toán thuế như sau a. Theo quyết toán thuế chỉ có cá nhân nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa => Trường hợp này đề nghị tổ chức trả thu nhập ứng trước để hoàn thuế cho cá nhân và thực hiện quyết toán với NSNN sau.

b. Nếu tổng số thuế của các cá nhân nộp thừa lớn hơn tổng số thuế của các cá nhân nộp thiếu thì tổ chức trả thu nhập khấu trừ thuế của cá nhân nộp thiếu cộng với số tiền phải hoàn thuế từ ngân sách nhà nước để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa.=>Trường hợp này đề nghị tổ chức trả thu nhập ứng trước để hoàn thuế cho cá nhân và thực hiện quyết toán với NSNN sau

c. Nếu tổng số thuế của cá nhân nộp thừa bằng với tổng số thuế của cá nhân nộp thiếu thì tổ chức trả thu nhập khấu trừ số thuế của các cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho các cá nhân nộp thừa.

d. Nếu tổng số thuế của cá nhân nộp thiếu lớn hơn tổng số thuế của cá nhân nộp thừa thì tổ chức trả thu nhập khấu trừ số thuế của cá nhân nộp thiếu để hoàn trả cho

18

Page 19: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

cá nhân nộp thừa, số thuế đã khấu trừ còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn nộp thuế. e. Nếu theo quyết toán thuế chỉ có các cá nhân nộp thiếu thì tổ chức trả thu nhập khấu trừ số thuế thiếu của các cá nhân nộp thiếu và nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn nộp thuế.

EVậy, trường hợp sau khi tổ chức, cá nhân trả thu nhập bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156. - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92 và các bảng kê chi tiết sau:

+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần (mẫu số 05-1BK-QTT-TNCN)+ Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn (mẫu số 05-2BK-QTT-TNCN) + Phụ lục bảng kê thông tin người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh (mẫu số 05-3BK-TNCN)

- Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

Trường hợp 2: Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tự làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế đề nghị hoàn thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu “Tổng số thuế đề nghị hoàn” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT -TNCN khi quyết toán thuế.

8. Hướng dẫn kê khai quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công BẰNG HÌNH ẢNH MINH HỌA TRÊN HTKK

Các bạn download file excel thực hành tại trang web ketoanantam.com -> Tin bài -> Gõ tìm từ khóa Hướng dẫn lập tờ khai Quyết toán thuế TNCN từ tiền lương tiền công trên HTKK -> Kích vào kéo đến cuối bài viết để download file

Ví du: Công ty TNHH Thương Mại DVSX Thịnh Phát-TPC mã số thuế 3600252847. Địa chỉ 311-G16 Lương Định Của, Phường An Phú, Q2, TP.HCM. Người đại diện theo pháp luật là Nguyễn Văn Tốt. Có số liệu của cả năm 2015 (12 tháng) về tiền lương của nhân viên VĂN PHÒNG Công ty của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động dưới 3 tháng như sau:

19

Page 20: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Biết thông tin cụ thể của người phụ thuộc của con anh Rịu và anh Tốt như sau:

Trình tự để làm ra các cột trong bảng tổng hợp lương 12 tháng như sau: Bước 1: Các bạn lấy bảng lương 12 tháng trong năm file excel (để ra 12

tháng trong 12 sheet riêng biệt). Bước 2: Các bạn có 1 sheet tổng hợp của 12 tháng gồm các cột sau:

Tên nhân viên

Mã số thuế TNCN

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN

Tổng giàm trừ gia cảnh

Tổng giảm trừ BHXH, YT, TN

Thuế TNCN phải nộp

20

Page 21: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Để làm được các cột trên, các bạn sử dụng pivotable để làm, cụ thể làm như sau:

Một, chọn khối cơ sở dữ liệu như hình bên dưới (Từ đầu đến cuối cơ sỡ dữ liệu)

Hai, các bạn chọn Menu Insert/ Pivotable và chọn OK như hình bên dưới

Ba, Bạn chọn và thả vào Rowlabel các trường sau (Ma, Tên, MST), bạn chọn và thả vào Tổng Value (TNCT, Gia Canh, BH, Thue TNCN), nhớ là chọn công thức là hàm Sum và kết quả như sau:

21

Page 22: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Nếu bạn thấy giá trị Values là hàm Count thì ta chuyển sang hàm Sum lần lượt bằng cách như sau: Nhấp chuột phải ngay hàm Count -> Chọn Value Field Settings-> Chọn hàm Sum-> Nhấn OK

22

Page 23: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Ngoài bảng lương của nhân viên văn phòng, Công ty có công trình Cải tạo và nâng cấp thoát nước nên có thuê nhân viên thời vụ làm riêng cho công trình này, cụ thể bảng lương của nhân viên thời vụ của công trình trên như sau:

Yêu cầu: Các bạn hãy dựa vào bảng lương như đề bài cho (Gồm bảng lương của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và Bảng lương hợp đồng thời vụ), hãy tiến hành lập quyết toán thuế TNCN (Tờ khai 05/QTT-TNCN; Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN; 05-QTT-2BK-TNCN; 05-QTT-3BK-TNCN) và Lập văn bản ủy quyền quyết toán thuế TNCN (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành theo TT92) của những cá nhân mà có thu nhập tại 1 nơi và cuối năm làm văn bản ủy quyền cho Công ty quyết toán. Ngày lập tờ khai khai quyết toán thuế TNCN là 20/04/2016, Người ký Tờ khai Nguyễn Văn Tốt

Biết rằng: Trong hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì chỉ có anh Vang là làm việc 2 nơi trong năm nên không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho Cty, còn các anh, chị (Rịu, Tốt, Hà , Huy) đủ điều kiện để làm văn bản ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho công ty. Riêng Anh Vang thì các bạn cấp cho anh Vang 1 Giấy xác nhận thu nhập trong năm 2015 cho anh Vang để anh Vang tự quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế

23

Page 24: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Giải Bước 1:

Vào phần mềm HTKK bằng mã số thuế của công ty:

Lưu ý: Nhớ là muốn gõ được tiếng việt thì các bạn phải mở Vietkey hoặc unikey lên và chọn như hình bên dưới

Bước 2:Chọn tờ khai 05/QTT-TNCN như hình bên dưới

24

Page 25: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Bước 3:Chọn năm quyết toán thuế

Bước 4: Sau khi bấm vào bước 3 màn hình hiện ra 4 sheet (05-QTT-TNCN; 05-1BK-QTT-TNCN; 05-2BK-QTT-TNCN; 05-3BK-QTT-TNCN).

GIẢI THÍCH CÁC SHEETA> Giải thích Sheet 05-QTT-TNCN

05-QTT-TNCN là số liệu tự động nhảy lên từ 05-1BK-QTT-TNCN và 05-2BK-QTT-TNCN

Các bạn không phải điền bất cứ chỉ tiêu nào. Trong 05-QTT-TNCN có 2 phần mà các bạn cần quan tâm, xem Phần I và Phần II

25

Page 26: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Phần I: Nghĩa vụ, khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân, trả thu nhập

26

Page 27: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Phần này giống y hệt tờ khai tạm tính hàng quý hoặc hàng tháng (05/KK-TNCN) mà các bạn đang khấu trừ của người lao động và nộp cho Cơ quan nhà nước. Có nghĩa là nói đến nghĩa vụ khấu trừ thuế của Công ty trong năm có thực hiện hay không để nhà nước biết.

Vậy các bạn quan tâm chỉ tiêu 34 (chia nhỏ ra 35;36) là tổng số thuế TNCN mà Công ty đã khấu trừ của người lao động của tổng cộng 12 tháng hoặc 4 quý mà Công ty đã làm tờ khai 05/KK-TNCN để nộp cho nhà nước. Tức là chỉ tiêu 34 phải bằng tổng cộng số thuế TNCN đã tạm nộp 12 tháng hoặc 4 Quý của Tờ khai thuế TNCN

Ví dụ: Ta có bảng thống kê, kê khai tờ khai thuế hàng tháng mà công ty đã nộp cho Cơ quan thuế như sau:

Vậy chỉ tiêu 34 trên 05/QTT-TNCN phải bằng 12.500.000

Phần II:Nghĩa vụ quyết toán thay cho cá nhân

Tức phần này nó chỉ nhảy số liệu của những cá nhân nào mà ủy quyền cho Công ty quyết toán thay thuế TNCN cuối năm, cụ thể từng chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu 42: Tổng số cá nhân ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay: Chỉ tiêu này lấy từ cột Cá nhân ủy quyền quyết toán thay của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN (nếu chúng ta tick vào mấy người thì sẽ hiện thị ra mấy người bên chỉ tiêu 42 của Tờ khai 05/QTT-TNCN)Với ví dụ của bài này thì kết quả như sau:

Thì tự động nhảy qua chỉ tiêu 42 của Tờ khai 05-QTT-TNCN là 4 người như sau:

27

Page 28: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Chỉ tiêu 43:Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

Thể hiện số thuế TNCN mà cá nhân này đã tạm kê khai trong 12 tháng hoặc 4 quý trong năm trên tờ khai 05/KK-TNCN và số liệu này là nhảy tự động sau khi chúng ta khai vào chỉ tiêu cột 20 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN. Với ví dụ trên thì nhập vào cột số 20 trong phụ lục 05-1BK như sau:

Vậy chỉ tiêu 43 của 05-QTT-TNCN tự động lấy số liệu từ cột 20 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN nhảy qua. Với ví dụ của bài trên, thì kết quả như sau

Lưu ý: Chỉ tiêu 43 là 13.215.352 và số tổng cộng cột số 20 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN là 15.586.752 là do trong phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN có 1 người không ủy quyền quyết toán thuế TNCN (đó là anh VANG vố số thuế đã khấu trừ anh VANG là 2.371.400)

Chỉ tiêu 44:Tổng số thuế TNCN phải nộp

28

Page 29: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Thể hiện là tổng số thuế TNCN phải nộp khi áp dụng công thức quyết toán thuế TNCN. Số liệu này là tự động nhảy qua từ phụ lục 05-1BK tại cột số 22 (Cột số 22 này là phần mềm HTKK tự tính ra cho các bạn). Với ví dụ của bài này thì kết quả như sau:

Vậy chỉ tiêu 44 của 05-QTT-TNCN là tự động lấy số liệu từ cột 22 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN nhảy qua. Với ví dụ của bài trên thì kết quả như sau:

Chỉ tiêu 45: Tổng số thuế TNCN còn phải nộp ngân sách nhà nước

Thể hiện số thuế TNCN còn phải nộp số tiền còn lại (nộp thêm) sau khi quyết toán thuế TNCN của những bạn mà uỷ quyền cho Công ty quyết toán thay, nó lấy số tổng cộng chỉ tiêu 24 (Số còn phải nộp) trừ cho số tổng cộng của chỉ tiêu 23 (Số nộp thừa) trên phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN nếu dương thì nhảy lên chỉ tiêu 45 của Tờ khai 05/QTT-TNCN, nếu mà âm thì số liệu sẽ tự động nhảy qua chỉ tiêu 46 trên 05-QTT-TNCN

Với ví dụ của bài trên thì kết quả như sau:

29

Page 30: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Vậy chỉ tiêu 45 của 05-QTT-TNCN là tự động lấy số liệu từ cột 24 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN nhảy qua. Với ví dụ của bài trên thì kết quả như sau:

Chỉ tiêu 46: Tổng số thuế TNCN đã nộp thừa

Thể hiện số thuế TNCN mà số quyết toán cả năm nhỏ hơn số đã tạm nộp trong năm. Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNCN nộp thừa trong năm. Chỉ tiêu này là tự động nhảy số liệu từ phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN: lấy số tổng cộng chỉ tiêu 24 (Số còn phải nộp) trừ cho số tổng cộng của chỉ tiêu 23 (Số nộp thừa) của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN”. Nếu mà âm thì số liệu sẽ tự động nhảy qua cột 46 trên 05-QTT-TNCN

Với ví dụ của bài trên, thì kết quả như sau:

30

Page 31: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Vậy chỉ tiêu 46 của 05-QTT-TNCN là tự động lấy số liệu từ cột 23 của phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN nhảy qua. Với ví dụ của bài trên thì kết quả như sau:

=>Vậy trong trường hợp này là, nhân viên của Công ty nộp thừa thuế TNCN, công ty phải lấy tiền túi của công ty để trả cho người lao động mà ủy quyền cho Công ty quyết toán thay, và C ông ty sẽ bù trừ số thuế TNCN phải nộp cho kỳ sau hoặc xin hoàn thuế.

B> Giải thích Sheet 05-1BK-QTT-TNCNSheet này điền tất cả những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mà không phân biệt là có bị khấu trừ thuế hay không, cũng như không phân biệt trong năm đó người đó làm việc tại 1 nơi hay nhiều nơi. Hoặc đến thời điểm 31/12 hàng năm người đó có còn làm việc tại Công ty nữa hay không. Có 2 cách làm chỉ tiêu 05-1BK-QTT-TNCN

Cách 1: Chúng ta làm bằng excel để sau đó chúng ta tải lên phần mềm HTKK, cách lấy file excel như sau:

Cách 2: Chúng ta gõ trực tiếp những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trên phần mềm HTKK, nếu thêm dòng bấm F5 và xóa dòng bấm F6Dựa vào bảng tổng hợp lương 12 tháng của năm 2015 ta đã làm privotable như đã hướng dẫn ở trên ta tiến hành điền số liệu tưng cột tương ứng của các cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trờ lên vào phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN

31

Page 32: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Các chỉ tiêu được cụ thể như sau:

Cột 7: Họ và tên Các bạn điền tên nhân viên của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên vào đây

Cột 8: Mã số thuế Các bạn lấy MST TNCN của nhân viên để ghi vào đây

Với ví dụ bài này thì kết quả như sau:

32

Page 33: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 9: CMND/Hộ chiếu

Các bạn lấy CMND để ghi vào đây hoặc hộ chiếu, nếu không có cũng không sao vì phần mềm vẫn cho bạn ghi. Với ví dụ bài này thì CMND không cho nên không cần ghi vào

Lưu ý : Nhân viên phải có MST TNCN thì mới làm được phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN và chọn nút ủy quyền quyết toán thay thì phần mềm mới cho ghi, nếu không có thì HTKK báo lỗi khi bạn bấm nút ghi. Nếu mà không có MST TNCN nhưng không ủy quyền thì phần mềm vẫn cho ghi

Cột 10: Cá nhân ủy quyền quyết toán thay

Cột này , anh chị tick vào khi cá nhân nào có giấy ủy quyền cho công ty. Mà trường hợp nào cá nhân ủy quyền quyết toán thay thì các bạn xem phần lý thuyết bên trên

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

Cột 11:Tổng số

Cột này là lấy toàn bộ thu nhập chịu thuế TNCN của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên không phân biệt là cá nhân này có phải nộp thuế TNCN hay không?. Tổng thu nhập chịu thuế là lấy trên sheet lương tại cột tổng thu nhập tổng cộng 12 tháng mà chưa trừ BHXH, BHYT và BHTN và chưa trừ thuế TNCN

33

Page 34: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

Cột 12: Làm việc trong KTTTức là nếu các bạn mà trong 1 số khu kinh tế được nhà nước ưu đãI miễn giảm thuế TNCN (Ví dụ như khu kinh tế mở Chu Lai…) thì thuế TNCN của các bạn sẽ được giảm 50%. Thì lúc này các bạn điền số liệu cột 12 y hệt cột 11 (Tuy nhiên, có lúc các bạn điền số liệu nhỏ hơn) thì lúc này ngay lập tức cột 21 sẽ tự động nhảy số thuế TNCN được miễn giảm là 50% như hình cột 12 và cột 21

Lưu ý: Vậy chỉ có Công ty nào mà làm việc trong khu kinh tế mà được nhà nước ưu đãi thuế thì mới điền cột 12, ngoài ra công ty không nằm trong khu kinh tế được ưu đãi thuế thì không ghi vào cột 12

Cột 13: Theo hiệp định

Phần này thường dùng cho công ty có lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, nếu mà giữa nước đó và Việt Nam quy định trong hiệp định là khoản thu nhập của người lao động nước đó mà qua Việt Nam làm việc thì khoản thu nhập tại Việt Nam không phải chịu thuế TNCN một lần nữa.Với ví dụ bài này không có số liệu cột này

Cột 14: Số lượng người phụ thuộc tính giảm trừ

Số lượng người phụ thuộc tính giảm trừ thuế TNCN của mỗi người lao động

34

Page 35: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 15: Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh

Lấy số liệu của giảm trừ bản thân *12 tháng (không phân biệt trong năm có làm đủ 12 tháng hay không)+số người phụ thuộc* 3.600.000 /người* số tháng nuôi dưỡng(tính theo số tháng nuôi dưỡng thực tế từ lúc nuôi đến ngày 31/12 hàng năm)

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

Cột 16: Từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Số liệu ghi vào cột này là số tiền mà cá nhân đem đi từ thiện, nhân đạo, khuyến học nhưng phải theo quy định của Nhà nước. (Thường trong thực tế ít xảy ra trường hợp trên).

Cột 17: Bảo hiểm được trừ

Lấy số liệu của tổng cột các cột BHXH, BHYT, BHTN của 12 tháng trên bảng lương của từng nhân viên để ghi vào cột 17 cho từng người. (Nhớ là lấy đúng số tiền BHXH, YT, TN mà của từng người trên bảng lương cộng lại).

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

35

Page 36: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 18: Quỹ hữu trí tự nguyện

Là số tiền mà các nhân viên đã tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyên trong năm (nếu có) thì ghi vào đây cho từng người. Nhưng lưu ý là 1 người không quá 12 triệu/ năm. Trong thực tế cũng ít xảy ra trường hợp này

Với ví dụ trên thì cột số 18 này không có số liệu

Cột 19: Thu nhập tính thuế (Các bạn xem lại phần lý thuyết về công thức tính thu nhập tính thuế để rõ hơn)

Phần mềm tự động tính ra theo công thức mà các bạn đã học phần trên

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

Cột 20: Số thuế TNCN đã khấu trừ

Tức là lấy số thuế TNCN của từng nhân viên mà đã khấu trừ 12 tháng trong năm và đã kê khai trong tờ khai thuế TNCN hàng tháng hoặc hàng quý mẫu 05/KK-TNCN để nộp cho Cơ quan thuế. (Tức là trong Bảng lương các bạn lấy ra 12 bảng lương, cộng lại số thuế TNCN mà các bạn đã khấu trừ của từng nhân viên và ghi vào cột số 20 của từng người)

Với ví dụ của bài này, kết quả như sau:

Cột 21: Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong Khu kinh tế

Cột này là tự động nhảy về số thuế TNCN được miễn giảm, nếu chúng ta gõ số liệu vào cột 12. Với ví dụ của bài này không có số liệu này

36

Page 37: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 22: Tổng số thuế TNCN phải nộp

Cột này là số thuế TNCN quyết toán cả năm của từng nhân viên mà HTKK tự động tính ra (Chỉ khi nào chúng ta tick vào cột ủy quyền cho Công ty quyết toán thì cột 22 này mới có số liệu). Nó nói lên được số thuế TNCN phải nộp cả năm của từng cá nhân

Với ví dụ bài này thì kết quả như sau

Cột 23:Số thuế đã nộp thừa

Cột này là số thuế TNCN nộp thừa của từng nhân viên của cả năm (Cột này là HTKK tự động tính ra) bằng cách lấy cột 22 trừ cột 20 nếu âm thì ghi vào cột này (cột 23)

Với ví dụ bài này, thì kết quả như sau:

Cột 24: Số thuế còn phải nộp

Cột này là số thuế TNCN còn phải nộp của từng nhân viên của cả năm (Cột này là HTKK tự động tính ra) bằng cách lấy cột 22 trừ cột 20 nếu dương thì ghi vào cột này (cột 23)

37

Page 38: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Với ví dụ bài này, thì kết quả như sau:

C> Giải thích sheet 05-2BK-QTT-TNCN

Dùng để kê khai những hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng thử việc, hợp đồng dịch vụ, tư vấn của cá nhân, hoặc của cá nhân không cư trú mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt trong năm có bị khấu trừ thuế hay không?

Cách 1: Chúng ta làm bằng excel để sau đó chúng ta tải lên phần mềm HTKK, cách lấy file excel như sau:

Sau khi tải về các bạn điền dữ liệu vào mẫu -> sau đó lưu lại để tải lên phần mềm HTKK

38

Page 39: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Tiếp theo tải file lên như hình bên dưới (Lưu ý cần copy file ra desktop và đóng file lại trước khi import vào HTKK)

Cách 2: Chúng ta gõ trực tiếp những hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng thử việc, hợp đồng dịch vụ, tư vấn của cá nhân, hoặc của cá nhân không cư trú mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt trong năm có bị khấu trừ thuế hay không lên trên phần mềm HTKK, nếu thêm dòng bấm F5 và xóa dòng bấm F6Dựa vào bảng tổng hợp lương 12 tháng của năm 2015 ta đã làm privotable như đã hướng dẫn và bảng lương công trình ở trên ta tiến hành điền số liệu từng cột tương ứng của các cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên vào phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN

39

Page 40: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 7: Họ và tên

Các bạn điền số liệu của tên từng nhân viên mà có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng thử việc, hợp đồng dịch vụ, tư vấn của cá nhân, hoặc của cá nhân không cư trú mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt trong năm có bị khấu trừ thuế hay không lên

Cột 8,9: Mã số thuế và Số CMND:

2 cột này, chúng ta có thể điền 1 cột hoặc điền vào 2 cột thì khi bấm nút ghi phần mềm vẫn hiểu mà không báo lỗi

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

40

Page 41: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Cột 10: Cá nhân không cư trú

Cột này điền vào thường áp dụng cho lao động là người nước ngoài nếu không cư trú thì các bạn tick vào trong ô vuông. Với ví dụ bài này không có cá nhân không cư trú

Cột 11: Tổng số

Tổng thu nhập chịu thuế TNCN trong cả năm (12 tháng). Tức là chúng ta lấy ra những hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng thử việc nhưng nghỉ làm, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hoa hồng môi giới mà công ty trả tiền công thì ghi số tiền chưa trừ tiền thuế vào cột này (cột 11)

Với ví dụ trên thì kết quả như sau:

Cột 12: Trong đó Thu nhập chịu thuế từ phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc.... TNCT từ phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác của DN BH không thành lập tại Việt Nam cho người lao động

Ở bài này không có ta không điền

Cột 13: Thu nhập chịu thuế được giảm thuế làm tại KKT

Nếu mà công ty bạn tại khu kinh tế đang được ưu đãi miễn giảm thuế thì các bạn điền số liệu của cột 13 bằng với cột 11 thì số tiền miễn giảm thuế sẽ hiện ra cột 17

Ở bài này không có ta không điền

Cột 14: Thu nhập chịu thuế được giảm thuế theo Hiệp ĐịnhNếu mà Công ty bạn có người nước ngoài mà theo hiệp định ký giữa Việt Nam và nước ngoài quy định là không được đánh thuế TNCN của người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam thì các bạn điền số liệu cột 14 bằng với số liệu cột 11, lúc này sẽ không phải nộp thuế

41

Page 42: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Ở bài này không có ta không điền

Cột 15: Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ

Tức là số thuế TNCN mà Công ty đã khấu trừ hàng tháng hoặc hàng quý của cả năm (nếu có) kê khai trong năm của tờ khai 02/TNCN thì các bạn điền vào cột này. Với bài này không có khấu trừ của cá nhân nào cả. Bởi vì các cá nhân mà công ty trả mỗi lần từ 2 triệu trở lên đều làm cam kết số 02/CK-TNCN của TT92/2015 là tổng thu nhập chịu thuế trong năm không vượt quá 9.000.000*12=108.000.000 (nếu có người phụ thuộc thì cộng thêm 3,6 triệu/người/tháng), theo biểu mẫu sau:

Cột 16: Số thuế từ phí mua BH nhân thọ, BH không bắt buộc khác của DN BH không thành lập tại Việt Nam cho người lao độngSố liệu này là tự động nhảy vào khi các bạn điền số liệu vào cột 12

Cột 17: Số thuế TNCN được giảm do làm việc tại khu kinh tế

Số liệu này là tự động nhảy vào khi các bạn điền số liệu vào cột 13

Lưu ý:Nếu trong năm mà chưa khấu trừ thuế TNCN do sai sót, thì khi quyết toán thuế TNCN các bạn khấu trừ và làm lại tờ khai thuế TNCN của tháng mà bị bỏ sót chưa khấu trừ

42

Page 43: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

D> Giải thích Sheet 05-3BK-QTT-TNCN

Sheet này để ghi tất cả những người phụ thuộc mà trong năm Công ty đã tính giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cho đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Cơ sở để ghi vào phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN là từ Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số TT92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính mà công ty đã đăng ký với cơ quan thuế trong năm

Với ví dụ của bài này, kết quả như sau:

43

Page 44: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

KẾT QUẢ CUỐI CÙNG SAU KHI LÀM TỜ KHAI 05/QTT-TNCN XONG NHƯ SAU:1. Tờ Khai 05/QTT-TNCN

44

Page 45: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

2. Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN

3. Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN

45

Page 46: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

4. Phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN

Lưu ý:

Sau khi các bạn làm xong Nhấn GHI thành công -> sau đó các bạn kết xuất file ra dạng XML để kê khai qua mạng, kết xuất file XML (NHỚ LÀ KHÔNG ĐỔI TÊN FILE) như sau:

46

Page 47: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

Tiếp theo, để kê khai qua mạng thì các bạn đọc tiếp bài “Hướng dẫn kê khai qua mạng dạng file XML” mà chúng tôi đã chia sẽ kỳ trước

Đồng thời lập 4 văn bản ủy quyền quyết toán thuế TNCN gửi cho Cty để lưu trữ khi thuế quyết toán thì xuất trình cho họ xem (Xem file đính kèm, File word)

Đồng thời lập 1 văn bản xác nhận thu nhận cho anh Vang để anh Vang tự quyết toán trực tiếp với cơ quan thuế (Xem file đính kèm, Filw Word)

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có 1 tài liệu bổ ích để học thực hành khai báo thuế. Chúc các bạn học tốt. Các bạn đón đọc những tài liệu liên quan đến thuế TNDN và thuế GTGT trong các bài viết tiếp theo nhé cũng như các bạn vào trang www.tuhocketoan.com để theo dõi 27 buổi bài viết bằng hỉnh ảnh minh họa của khóa học kế toán tổng hợp thực hành

Công Ty Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán Thuế An TâmĐịa chỉ: 243/9/5 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Tp.HCMĐiện thoại: (08) 62909310 – (08) 62909311 – 0933.72.3000 – 0988.72.3000-0914540423Website: www.antam.edu.vn – Email: [email protected]

47

Page 48: 6 - ketoanantam.comketoanantam.com/wp-content/...…  · Web viewcó trách nhiệm khai quyết toán thuế theo ... địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó ...

www.tuhocketoan.com www.ketoanantam.com

48