6. 2.2.4-CS12.pdf

26
180 NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HỆ THỐNG THỐNG KÊ TẬP TRUNG Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Cơ sở 2012 Vụ Tổ chức Cán bộ ThS. Nguyễn Trí Duy MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành Thống kê có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc quản lý vĩ mô, dự báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngoài ra còn đảm bảo cung cấp thông tin thống kê cho các đối tƣợng dùng tin khác trong và ngoài nƣớc, đáp ứng công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, kinh doanh… Trong tiến trình đổi mới, tăng cƣờng hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng và phức tạp đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành Thống kê trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, ngày càng tăng về khối lƣợng và nhanh về thời gian. Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định Tổng cục Thống kê (ngành Thống kê) có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, công bố 350 chỉ tiêu cấp quốc gia, tăng 76 chỉ tiêu (tăng 28%) so với 274 chỉ tiêu đƣợc quy định trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ. ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.4-CS12

Transcript of 6. 2.2.4-CS12.pdf

Page 1: 6. 2.2.4-CS12.pdf

180

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HỆ THỐNG THỐNG KÊ TẬP TRUNG

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Cơ sở

2012

Vụ Tổ chức Cán bộ

ThS. Nguyễn Trí Duy

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngành Thống kê có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc cung cấp thông

tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của

Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong việc quản lý vĩ mô, dự báo tình hình, hoạch

định chiến lƣợc, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,

ngoài ra còn đảm bảo cung cấp thông tin thống kê cho các đối tƣợng dùng tin

khác trong và ngoài nƣớc, đáp ứng công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy,

kinh doanh…

Trong tiến trình đổi mới, tăng cƣờng hội nhập quốc tế và đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, kinh tế - xã hội phát triển nhanh

chóng và phức tạp đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành Thống kê trong

việc đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, ngày càng tăng về khối lƣợng và

nhanh về thời gian.

Ngày 2 tháng 6 năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số

43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định

Tổng cục Thống kê (ngành Thống kê) có nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, công

bố 350 chỉ tiêu cấp quốc gia, tăng 76 chỉ tiêu (tăng 28%) so với 274 chỉ tiêu

đƣợc quy định trong Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của

Thủ tƣớng Chính phủ.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.2.4-CS12

Page 2: 6. 2.2.4-CS12.pdf

181

Thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

đã ban hành Thông tƣ số 02/2001/TT-BKHĐT ngày 10/01/2012 quy định nội

dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống

chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Bao gồm 242 chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh,

80 chỉ tiêu thống kê cấp huyện và 27 chỉ tiêu thống kê cấp xã. Bên cạnh đó

ngành Thống kê còn chủ trì 32 cuộc điều tra, trong đó có 3 cuộc Tổng điều

tra, 8 cuộc điều tra toàn bộ và 21 cuộc điều tra chọn mẫu và tiến hành các

cuộc điều tra đột xuất phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành các cấp.

Với khối lƣợng công việc ngày càng tăng, trong khi biên chế đƣợc giao

là 6008 ngƣời đã giảm nhiều so với năm 1982 là 7156, năm 1984 là 7550

ngƣời và chất lƣợng còn yếu. Những hạn chế, bất cập này không thể giải

quyết triệt để trong ngắn hạn mà đòi hỏi phải xây dựng “Chiến lƣợc phát triển

ngành Thống kê Việt Nam”, lấy yếu tố con ngƣời giữ vai trò trung tâm của sự

phát triển và là cốt lõi để thực hiện các mục tiêu đề ra. Để thực hiện mục tiêu

phát triển ngành Thống kê, xét về lâu dài cần phải xây dựng chiến lƣợc phát

triển nguồn nhân lực ngành Thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

nhanh, kịp thời và chính xác. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu nội dung và giải

pháp phát triển nguồn nhân lực của Hệ thống thống kê tập trung đến năm

2020” là rất cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu trên.

Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp thống kê nhƣ thu thập, tổng hợp,

phân tổ, lập bảng thống kê… đã đƣợc đào tạo để phân tích thực trạng nhân

lực hiện có và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành

Thống kê.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu thống kê thực trạng nguồn nhân lực ngành Thống kê: điều

tra, tổng hợp, đánh giá hiện trạng về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực và

cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn nhằm

đánh giá cụ thể về nguồn nhân lực, những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ,

thách thức, những tồn tại và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp

phát triển thích hợp.

- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Thống kê; đề

xuất quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển nhân lực và các giải pháp

tổ chức thực hiện phát triển nguồn nhân lực.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Page 3: 6. 2.2.4-CS12.pdf

182

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Những ngƣời là công chức, viên chức ngành Thống kê.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong hệ thống

thống kê tập trung của ngành Thống kê.

Hệ thống tổ chức thống kê tập trung đƣợc tổ chức theo ngành dọc gồm

cơ quan thống kê Trung ƣơng và các cơ quan thống kê địa phƣơng hay gọi

chung là ngành Thống kê.

Đề tài không đề cập đến nguồn nhân lực làm công tác thống kê trong Hệ

thống thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án

nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trong các doanh nghiệp và

các tổ chức ngoài hệ thống thống kê nhà nƣớc.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề nêu ra, Đề tài sử dụng phƣơng pháp của thống

kê nhƣ: điều tra thống kê; các phƣơng pháp tổng hợp thống kê nhƣ: phƣơng

pháp phân tổ, bảng, đồ thị và một số phƣơng pháp thống kê khác.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có những đóng góp cụ thể sau:

- Phân tích làm rõ về lý luận và thực tiễn của nguồn nhân lực và việc

phát triển nguồn nhân lực ngành Thống kê hiện tại.

- Đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực thông qua số lƣợng, chất lƣợng, cơ

cấu nguồn nhân lực cũng nhƣ những hạn chế và các nguyên nhân tác động

đến phát triển nguồn nhân lực.

- Đánh giá những hạn chế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện

nay, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi

dƣỡng nguồn nhân lực ngành Thống kê nhằm đáp ứng đƣợc nhiệm vụ trong

điều kiện hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay.

- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực Hệ thống thống kê tập

trung đến năm 2020.

Đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các đề

án của Tổng cục Thống kê về tăng quy mô nguồn nhân lực; tăng kinh phí

Page 4: 6. 2.2.4-CS12.pdf

183

phục vụ cho chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; đổi mới phƣơng

thức tuyển dụng theo hƣớng thu hút đƣợc học sinh, sinh viên tốt nghiệp đúng

chuyên ngành thống kê vào làm việc trong ngành.

6. Kết cấu của Đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Đề tài gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực.

Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng nhân lực ngành Thống kê hiện nay.

Chƣơng 3. Đề xuất nội dung và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Hệ

thống Thống kê tập trung đến năm 2020.

CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự

phát triển đối với bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay một quốc gia nào. Do vậy,

các cơ quan, tổ chức hay các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến phát

triển nguồn nhân lực. Nhƣng phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện nhiều

biện pháp khác nhau trong đó có việc sử dụng một số phƣơng pháp phân tổ,

thống kê mô tả, đồ thị nhằm đánh giá nguồn nhân lực với các nội dụng nhƣ

giới tính, độ tuổi, số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, kết quả lao động… tuỳ theo

mục đích, yêu cầu mà việc đánh giá phải đáp ứng. Để việc đánh giá đƣợc

thực hiện một cách khoa học, chuẩn xác từ đó đƣa lại những kết quả tích cực

có thể dự kiến trƣớc, thì chúng ta cần nghiên cứu các khái niệm, quan điểm

của các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Dƣới đây Đề tài sẽ trình bầy những

thông tin khoa học xoay quanh chủ đề nêu trên:

1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Nhân lực là sức lực con ngƣời, nằm trong mỗi con ngƣời và làm cho con

ngƣời hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của

cơ thể con ngƣời và đến một mức độ nào đó, con ngƣời đủ điều kiện tham gia

vào quá trình lao động, con ngƣời có sức lao động.

Nguồn nhân lực là chính là nguồn lực về con ngƣời và đƣợc xem xét ở

hai khía cạnh: Thứ nhất, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn

lực, nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con ngƣời, đó cũng là sự khác

nhau cơ bản giữa nguồn lực con ngƣời và các nguồn lực khác. Thứ hai,

Page 5: 6. 2.2.4-CS12.pdf

184

nguồn nhân lực đƣợc hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân con ngƣời.

Với tƣ cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là

nguồn lực con ngƣời có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho

xã hội đƣợc biểu hiện ra là số lƣợng và chất lƣợng nhất định tại một thời

điểm nhất định.

Ở dạng khái quát nhất, có thể hiểu nguồn nhân lực là một phạm trù dùng

để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cƣ, khả năng huy động tham gia vào quá

trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng nhƣ

trong tƣơng lai. Sức mạnh và khả năng đó đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng,

chất lƣợng và cơ cấu dân số, nhất là số lƣợng và chất lƣợng con ngƣời có đủ

điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội.

Như vậy, nguồn nhân lực hay nguồn nhân lực con người là tổng thể các

chỉ số phát triển con người mà con người có được nhờ sự trợ giúp của cộng

đồng xã hội và sự nổ lực của bản thân, là tổng thể số lượng dân và chất

lượng con người, là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống,

nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn và

tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy

động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰCTRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH THỐNG KÊ HIỆN NAY

2.1. Hệ thống tổ chức ngành Thống kê

2.1.1. Hệ thống tổ chức ngành Thống kê

Ngày 24/8/2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số

54/2010/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của ngành Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, theo đó ngành

Thống kê đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng

theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ quan

Tổng cục Thống kê ở Trung ƣơng gồm 16 đơn vị hành chính trực thuộc và 9

đơn vị sự nghiệp. Cơ quan Thống kê ở địa phƣờng gồm 63 Cục Thống kê ở

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Cục Thống kê cấp

tỉnh) trực thuộc ngành Thống kê và 698 Chi cục Thống kê ở các huyện, quận,

thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực

thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh.

Page 6: 6. 2.2.4-CS12.pdf

185

2.2. Đánh giá quy mô nhân lực ngành Thống kê

Trƣớc khi Luật công chức đƣợc ban hành, do quy định về khái niệm

công chức, viên chức chƣa rõ ràng nên số liệu báo cáo công chức, viên chức

từ năm 2001 đến nay chƣa thống nhất về cách xác định. Vì vậy khi tính số

lƣợng ngƣời có lẫn cả công chức và viên chức, có đơn vị tính cả lái xe, bảo

vệ và tạp vụ, ngƣời làm việc chờ thi tuyển lẫn cả vào báo cáo. Sự tính lẫn này

không phản ánhđƣợc quy mô, chất lƣợng của nhân lực ngành Thống kê. Theo

khái niệm về công chức, viên chức đã trình bầy thì công chức, viên chức

không bao gồm lái xe, bảo vệ, tạp vụ và ngƣời làm việc chờ thi tuyển.

Do khó khăn trong việc xác định số lƣợng công chức, viên chức có mặt đến

kỳ báo cáo và số công chức, viên chức vào thời điểm báo cáo hàng năm chƣa

phản ánh quy mô nhân lực, vì còn phụ thuộc vào số ngƣời nghỉ hƣu chƣa kịp bổ

sung. Vì vậy, để phản ánh quy mô nhân lực của ngành Thống kê Đề tài phân tích

biến động nhân lực qua biên chế đƣợc giao. Biên chế đƣợc giao là số ngƣời cần

thiết để thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Bảng 2.2 Quy mô nhân lực ngành Thống kê đƣợc giao

từ năm 2001 đến 2012

Năm

Quy mô

nhân lực

đƣợc giao

Lƣợng tăng

(giảm) tuyệt đối

liên hoàn δi

(ngƣời)

Tốc độ phát

triển liên

hoàn

ti(%)

Tốc độ tăng,

giảm liên

hoàn ai (%)

2001 5058

2002 5109 51 101.01 1.01

2003 5109 0 100.00 -

2004 5171 62 101.21 1.21

2005 5307 136 102.63 2.63

2006 5645 338 106.37 6.37

2007 5873 228 104.04 4.04

2008 6022 149 102.54 2.54

2009 6052 30 100.50 0.50

2010 5978 -74 98.78 (1.22)

2011 6008 30 100.50 0.50

2012 6433 425 107.07 7.07

Bình quân 125 102.21 2.21

Page 7: 6. 2.2.4-CS12.pdf

186

2.3. Đánh giá cơ cấu số lƣợng nguồn nhân lực ngành Thống kê

2.3.1 Cơ cấu số lượng nhân lực ngành Thống kê theo cấp hành chính

Ngành Thống kê là một trong số ít ngành có đội ngũ nhân lực lớn với

5631 ngƣời (tính đến ngày 31/5/2012) đang làm việc trong toàn hệ thống,

trong đó cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ƣơng có 272 ngƣời (chiếm

4,8% tổng số), cơ quan thống kê ở địa phƣơng có 5056 ngƣời (chiếm 89.9%).

Cơ quan thống kê ở địa phƣơng gồm có Cục Thống kê ở các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) trực thuộc

ngành Thống kê có 1909 ngƣời (chiếm 33.9%); Chi cục Thống kê ở các

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp

huyện) trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh có 3147 ngƣời, (chiếm 55.9%).

Bảng 2.3.1 Số lƣợng nhân lực ngành Thống kê theo cấp hành chính, 2012

Theo kết quả điều tra, số nhân lực năm 2001 của ngành Thống kê là

4296 ngƣời (chƣa tính số viên chức của hai trƣờng nghiệp vụ thống kê).

Nhƣ vậy, trong vòng 11 năm từ 2001 đến 2012, đội ngũ nhân lực của

ngành Thống kê đã tăng 1335 ngƣời, từ 4296 lên 5631 ngƣời (nếu trừ số

nhân lực của hai trƣờng nghiệp vụ là 135 ngƣời thì chỉ tăng 1200, từ

4296 lên 5496 ngƣời), tăng 31.1%. Trong đó Tổng cục Thống kêở Trung

ƣơng tăng từ 231 lên 272 ngƣời (tức tăng 41 ngƣời), tăng 17.7%; Cục

Thống kê và Chi cục tăng từ 4065 lên 5056 ngƣời (tức tăng 991 ngƣời),

tăng 24,4%.

STT Cấp hành chính Số lƣợng

(ngƣời)

% trong tổng

số (%)

1 Tổng cục Thống kê Trung

ƣơng 272 4,8

2 Cục Thống kê 1909 33,9

3 Chi Cục Thống kê 3147 55,9

4 Đơn vị sự nghiệp 303 5,4

Tổng số 5631 100,00

Page 8: 6. 2.2.4-CS12.pdf

187

2.3.2 Cơ cấu số lượng nhân lực các Cục Thống kê theo vùng kinh tế

Bảng 2.3.2.1 Số lƣợng nhân lực Cục Thống kê theo vùng, 2012

Nhân lực của ngành Thống kê phân bố theo vùng kinh tế cũng có sự

khác biệt, sự khác biệt phụ thuộc vào số Cục Thống kê trong một vùng

kinh tế. Vùng có số nhân lực đông nhất là Vùng Bắc Trung Bộ và duyên

hải miền Trung (BTB&DHMT) có 1216 nhân lực, chiếm 24.05% nhân

lực của ngành; vùng có số nhân lực ít nhất là Tây Nguyên có 392 nhân

lực, chỉ chiếm 7.75% nhân lực của ngành; các vùng còn lại nhƣ: vùng

Đồng bằng Sông Hồng có 1039 ngƣời, chiếm 20,55%; vùng Trung du và

miền núi phía Bắc có 993 ngƣời, chiếm 19,64%; vùng Đông Nam Bộ có

488 ngƣời, chiếm 9,65 %; vùng Đồng bằng Sông cửu Long có 928 ngƣời,

chiếm 18,35%.

Số nhân lực của các Cục Thống kê đƣợc phân bổ theo nhiệm vụ thu

thập thông tin kinh tế - xã hội của từng tỉnh, thành phố và diện tích của

từng tỉnh, đơn vị hành chính cấp quận, huyện của từng tỉnh... Nghiên cứu

sự phân bố nhân lực theo vùng cho phép ta xác định đƣợc số lƣợng nhân

lực cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc theo từng vùng và từng tỉnh.

STT Vùng

Số

lƣợng

(ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

1 Đồng bằng Sông Hồng 1039 20,55

2 Trung du và Miền núi Phía Bắc 993 19,64

3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền

Trung 1216 24,05

4 Tây Nguyên 392 7,75

5 Đông Nam Bộ 488 9,65

6 Đồng Bằng Sông cửu Long 928 18,35

Tổng số 5056 100,00

Page 9: 6. 2.2.4-CS12.pdf

188

Bảng 2.3.2.2 Tỷ lệ nhân lực các Cục Thống kê so với khối lƣợng công việc

qua một số chỉ tiêu. (nguồn số liệu Niên giám TCTK năm 2010)

Đơn vị: %

STT Vùng

Kinh tế

Tỷ lệ

nhân lực

Tỷ lệdiện

tích đất

Tỷ lệ số

doanh

nghiệp

Tỷ lệ

dân

số

Tỷ lệ

GDP

1 ĐBSH 20,5 6,4 32,0 22,8 24,4

2 TD&MNPB 19,6 28,8 4,2 12,9 6,6

3 BTB&DHMT 24,1 29,0 12,5 21,7 15,3

4 TN 7,8 16,5 2,7 6,0 3,7

5 ĐNB 9,7 7,1 40,7 17,0 33,3

6 ĐBSCL 18,4 12,3 7,9 19,7 16,8

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.00 100.0

Số nhân lực phân bố theo các vùng tƣơng ứngvới một số khối lƣợng

công việc nhƣ diện tích đất, số doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dân số, và

GDP chƣa đƣợc tƣơng xứng. Nhân lực vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm 9,7 %

nhƣng phải làm công tác thu thập thông tin kinh tế - xã hội rất lớn đƣợc biểu

hiện thông qua một số chỉ tiêu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với các vùng khác

nhƣ: tỷ lệ số doanh nghiệp chiếm tới 40,7% cao nhất cả nƣớc; tỷ lệ dân số

chiếm 17,0%; tỷ lệ GDP chiếm tới 33.3%. Nhân lực vùng Trung du và miền

núi phía Bắc chiếm tới 19,6% gấp đôi nhân lực vùng Đông Nam Bộ, nhƣng

một số chỉ tiêu thể hiện khối lƣợng công việc lại thấp hơn nhiều so với vùng

Đông Nam Bộ nhƣ: tỷ lệ số doanh nghiệp chỉ chiếm 4.2% (ít hơn 36,5% so

với vùng Đông Nam Bộ); tỷ lệ dân số chiếm 12.9% (ít hơn khoảng 4,1% so

với vùng Đông Nam Bộ); tỷ lệ GDP chỉ chiếm 6.6% (ít hơn khoảng 26,7%

so với vùng Đông Nam Bộ). Vùng Đồng bằng Sông cửu Long có tỷ lệ nhân

lực chiếm 18,4% tƣơng đối cao so với các vùng khác nhƣng một số chỉ tiêu

biểu hiện khối lƣợng công việc lại thấp hơn so với tỷ lệ nhân lực nhƣ: tỷ lệ

diện tích đất chiếm 12.3%, tỷ lệ số doanh nghiệp chiếm 7,9%, tỷ lệ dân số

chiếm 19.7%; tỷ lệ GDP chiếm 16,8 %.

Nhìn chung, số lƣợng nhân lực phân bố theo các vùng chƣa tƣơng xứng

với nhiệm vụ của từng vùng. Vùng có số nhân lực ít nhƣng phải làm công

việc nhiều, vùng có số nhân lực nhiều nhƣng công việc không lớn nhƣ những

Page 10: 6. 2.2.4-CS12.pdf

189

vùng khác. Để xác định số lƣợng nhân lực cho từng vùng, từng Cục Thống kê

phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, ta cần phải xác định nhiệm vụ cụ thể của từng

vị trí công tác cho phù hợp với đặc thù về kinh tế, địa lý, dân số, quy mô các

doanh nghiệp... của từng tỉnh. Ƣu tiên về số lƣợng nhân lực cho Cục Thống

kê có hoạt động thu thập thông tin lớn đƣợc biểu hiện qua một số chỉ tiêu của

tỉnh nhƣ: số doanh nghiệp, cơ sở kinh tế nhiều, tỷ lệ GDP lớn, dân số đông.

CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC HỆ THỐNG THỐNG KÊ TẬP TRUNG ĐẾN 2020

Để thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển nguồn nhân lực hệ thống thống kê

tập trung đến năm 2020 xin kiến nghị một số giải pháp nhƣ sau:

3.1. Về quan điểm

Thay đổi nhận thức về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực Thống kê.

Trƣớc hết trong ngành Thống kê phải thực sự có nhận thức đúng đắn và quan

tâm đầy đủ đến việc phát triển và sử dụng nguồn cán bộ Thống kê, luôn phải

coi đây là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển của ngành, từ đó có kế

hoạch tăng cƣờng về số lƣợng, có chính sách đãi ngộ, bồi dƣỡng và sử dụng

nguồn nhân lực Thống kê một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Cùng với đó

cần phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá rộng rãi về

yêu cầu phát triển của công tác Thống kê nói chung, nhân lực Thống kê nói

riêng, về vai trò ý nghĩa của thông tin đối với nhiệm vụ quản lý và đẩy mạnh

phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đến đông đảo quần chúng nhân dân,

đặc biệt là các đối tƣợng thƣờng xuyên sử dụng thông tin hoặc cung cấp số

liệu Thống kê.

- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của

Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn

đến năm 2030.

- Phát triển nhân lực thống kê phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bƣớc

đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hoà về cơ cấu độ tuổi trong

từng nhóm tuổi, cân đối về giới tính và trình độ đào tạo. Phát triển nhân lực

phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ

chuyên gia đầu ngành đặc biệt ƣu tiên những ngƣời học đúng chuyên ngành

Page 11: 6. 2.2.4-CS12.pdf

190

thống kê có năng lực. Trong từng thời kỳ nhất định, theo yêu cầu sự phát triển

của ngành đặc biệt sự đổi mới đồng bộ và gia tăng hệ thống chỉ tiêu thống kê

quốc gia và đặc điểm bối cảnh thống kê quốc tế, phải tập trung giải quyết

những vẫn đề cốt yếu có tác động quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực

và phát triển ngành Thống kê.

- Phát triển nguồn nhân lực thống kê phải bảo đảm tính thời đại, phải

gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế, kỹ năng làm việc của nhân lực thống

kê phải tiếp cận trình độ thống kê các nƣớc tiên tiến ở khu vực, một số mặt

tiếp cận trình độ các nƣớc tiên tiến trên thế giới.

- Phát triển nguồn nhân lực phải dựa vào tiềm lực kinh phí của ngành

và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn ngành.

Đẩy mạnh việc nâng cấp hệ thống trƣờng nghiệp vụ thống kê và phối hợp với

các cơ sở đào tạo thống kê trong việc phát triển nguồn nhân lực chuyên sâu về

thống kê.

3.2. Xác định mục tiêu

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Chỉ ra đƣợc nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo

yêu cầu nguồn nhân lực thực hiện tốt việc cung cấp nhu cầu thông tin thống

kê về tình hình kinh tế - xã hội cho Đảng và nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân

có nhu cầu theo quy định của phát luật, đồng thời nêu ra các giải pháp phát

triển nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao theo chuẩn

khu vực và từng bƣớc tiến tới chuẩn thống kê quốc tế.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Tăng cường vị trí, chức năng ngành Thống kê thông qua hệ thống

các văn bản

Nghiên cứu trình Nhà nƣớc sửa đổi Luật Thống kê (Luật Thống kê

Việt Nam đã ban hành và đƣa vào sử dụng đến nay đƣợc gần 10 năm); bổ

sung và hoàn thiện các văn bản dƣới luật về tổ chức hoạt động Thống kê,

về tăng cƣờng đẩy mạnh nghiệp vụ Thống kê…, mở rộng hành lang pháp

lý để tạo điều kiện đảm bảo điều kiện vật chất, trƣớc hết là kinh phí và

biên chế nhân lực cho ngành Thống kê duy trì hoạt động và phát triển

ngày một tốt hơn.

Page 12: 6. 2.2.4-CS12.pdf

191

b. Hoàn thiện mô hình tổ chức

- Thành lập mới đơn vị có chức năng điều tra, thu thập số liệu cho các

cuộc điều tra, Tổng điều tra của ngành Thống kê; xây dựng đội ngũ điều tra

viên chuyên nghiệp trên khắp các địa bàn cả nƣớc; chuyên môn hoá công tác

điều tra thu thập thống tin thống kê; làm dịch vụ điều tra thống kê theo quy

định của nhà nƣớc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có yêu cầu.

- Xây dựng đội ngũ nhân lực tại các đơn vị chuyên môn hiện có theo

hƣớng chuyên gia trong từng lĩnh vực, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

về phân tích và dự báo thống kê để ngành Thống kê sớm có thêm chức năng

dự báo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên 2 trƣờng nghiệp vụ thống kê

nhằm đạt chuẩn để nâng cấp trƣờng Trung cấp Thống kê lên trƣờng Cao đẳng

Thống kê Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015 và lên Trƣờng Đại học Thống kê

Đồng Nai giai đoạn 2015 2020; nâng cấp trƣờng Cao đẳng Thống kê lên

thành trƣờng Đại học Thống kê giai đoạn 2012-2015. Mục tiêu đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ chuyên sâu về thống kê cho toàn hệ thống ngành dọc của

ngành trên địa bàn cả nƣớc và cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng, tinh

thông về nghiệp vụ thống kê ở các cấp bậc đào tạo cho xã hội.

- Xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công

tác thống kê trong hệ thống thống kê tập trung và đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ,

công chức theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức khác.

- Xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên về nghiệp vụ Thống kê có năng

lực tốt về chuyên môn và có khả năng giới thiệu truyền cảm của Tổng cục

Thống kê trên cơ sở xây dựng đội ngũ giảng viên củaViện Khoa học

Thống kê và đội ngũ công chức có kinh nghiệm ở các Vụ nghiệp vụ ở

Tổng cục, với các trƣờng Đại học và Hội Thống kê Việt Nam. Tăng cƣờng

đào tạo trong nƣớc và ngoài nƣớc cho đội ngũ đã đƣợc chọn làm giảng

viên để làm giảng viên.

c. Tăng cường số lượng nhân lực ngành Thống kê

Tăng số lƣợng nhân lực cho ngành Thống kê cần tập chung cho việc

tăng nhân lực cho các Cục Thống kê và Chi Cục Thống kê, còn đối với cơ

quan TCTK Trung ƣơng thì tập trung nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Đề xuất với Bộ Nội Vụ tăng số nhân lực nhƣ sau:

Page 13: 6. 2.2.4-CS12.pdf

192

- Đối với Phòng nghiệp vụ (hiện có 421 phòng) thuộc cơ quan Cục

Thống kê: Giai đoạn 2012 – 2015 tăng từ bình quân 5 lên 5,6 ngƣời/ 1 Phòng

nghiệp vụ thuộc CTK (không tính lãnh đạo, số phòng nghiệp vụ của 63 CTK

là 421), tức là tăng 421 ngƣời; Giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 5,6 lên 6

ngƣời/1 Phòng, tức tăng 168 ngƣời. Vậy tổng số nhân lực tăng giai đoạn

2012-2020 là 589 ngƣời cho các phòng nghiệp vụ tại cơ quan CTK.

- Đối với cấp Chi Cục Thống kê (hiên có 698 Chi Cục): Giai đoạn 2012 -

2015 tăng bình quân 5 lên 6 ngƣời /1 Chi Cục, tức tăng 689 ngƣời; Giai đoạn từ

2016-2020 tăng bình quân từ 6 lên 7,5 ngƣời/1 Chi Cục, tức tăng 1047

ngƣời.Vậy tổng số nhân lực tăng giai đoạn 2012-2020 là 1736 ngƣời cho cấp

Chi cục.

Nhƣ vậy, tổng số biên chế dự kiến tăng trong giai đoạn 2001-2015 là

1119 ngƣời; giai đoạn 2016-2020 là 1215 ngƣời theo Biểu 3.2.2.1 trên đây:

Phát triển về số lƣợng nhân lực có chú ý ƣu tiên số lƣợng nhân lực nhiều

hơn cho những vùng, tỉnh, thành phố có khối lƣợng lớn công việc đƣợc thông

qua nhiều hoạt động thống kê, đƣợc biển hiện qua những chỉ tiêu chủ yếu nhƣ

số lƣợng doanh nghiệp, số lƣợng cơ sở sản xuất kinh doanh, quy mô dân số,

diện tích, tỷ trọng GDP so với cả nƣớc…

d. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng tỷ lệ nhân lực có trình độ tƣơng ứng từ năm 2012 đến năm 2020

nhƣ sau: nhân lực có trình độ trên đại học tăng từ 1,5 % lên 5%, trong đó có

trên 30% chuyên ngành thống kê; có trình độ đại học từ 66,7% lên 70%,

trong đó 50 % đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành thống kê; có trình độ cao

đẳng từ 3,4% lên 10%, trong đó 80% đƣợc đào tạo chuyên ngành thống kê;

giảm tỷ lệ nhân lực có trình độ trung cấp từ 28,3% xuống còn 15% năm 2020,

trong đó có trên 80% đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành thống kê. 100% công

chức ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp không đúng chuyên

ngành thống kê đƣợc đào tạo bổ sung kiến thức thống kê.

e. Xây dựng cơ cấu ngạch công chức

Xây dựng cơ cấu ngạch công chứcđảm bảo khoảng đến năm 2015:

- Có khoảng 22 ngƣời, chiếm 0,3% (trong tổng số 7552 ngƣời) đạt

chuẩn ngạch thống kê viên cao cấp và tƣơng đƣơng (4 lãnh đạo, 16 đơn vị

hành chính, 2 thành phố lớn có 01 thống kê viên cao cấp;

Page 14: 6. 2.2.4-CS12.pdf

193

- Đến năm 2020 khoảng 35, chiếm 0,4% (trong tổng số 8767 ngƣời) đạt

chuẩn ngạch thống kê viên cao cấp và tƣơng đƣơng để đảm bảo mỗi một lĩnh

vực, 1 đơn vị thuộc Tổng cục và một số Cục Thống kê ở các tỉnh có thu ngân

sách lớn và 5 Cục Thống kê thành phố trực thuộc Trung ƣơng có 1 ngƣời và

100% cán bộ lãnh đạo Tổng cục đạt trình độ ở ngạch Thống kê viên cao cấp.

- Số ngƣời đạt chuẩn ngạch thống kê viên chính và tƣơng đƣơng chiếm

50% đối với các đơn vị hành chính tại TCTKTW; tại các Cục Thống kê đảm

bảo mỗi một Phòng nghiệp vụ chuyên môn có 1 ngƣời và 100% lãnh đạo Cục

Thống kê đạt chuẩn ngạch thống kê viên chính và tƣơng đƣơng.

f. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, lãnh đạo

- Đến năm 2020, tổng số cán bộ, lãnh đạo của ngành khoảng hơn 2200,

trong đó số ngƣời có trình độ trên đại học sẽ tăng từ 54 ngƣời, chiếm 2,8%

lên khoảng trên 120 ngƣời, chiếm khoảng 5%, trong đó có trên 50% đƣợc đào

tạo đúng chuyên ngành về thống kê; số cán bộ, lãnh đạo còn lại chiếm 95%

trình độ đại học, trong đó có trên 50% đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành

thống kê; không bổ nhiệm cán bộ có trình độ trung cấp giữ chức vụ lãnh đạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn quy hoạch cán bộ, lãnh

đạo nhằm đạt đủ tiêu chuẩn về ngạch bậc, trình độ lý luận chính trị và các kỹ

năng về tin học, ngoại ngữ đối với từng chức danh bổ nhiệm. Cụ thể đến năm

2015 có khoảng gần 1000 ngƣời giữ chức vụ từ cấp Phó Trƣởng phòng trở

lên đến tuổi nghỉ hƣu, vì vậy sẽ có khoảng 1000 vị trí đƣợc bổ nhiệm mới

thay thế lãnh đạo đến tuổi nghỉ hƣu đối với các chức danh từ Phó trƣởng

Phòng đến chức danh Tổng cục trƣởng; từ năm 2015 đến 2020 có khoảng

trên 1100 ngƣời sẽ đƣợc bổ nhiệm mới thay thế lãnhđạo đến tuổi nghỉ hƣu

đối với các chức danh từ Phó trƣởng Phòng đến chức danh Tổng cục trƣởng.

- Tăng tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo từ 36,3% năm 2012 lên 50% năm 2020,

đặc biệt tăng dần tỷ lệ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo cấp Vụ trƣởng và tƣơng

đƣơng, Cục trƣởng và tƣơng đƣơng, hiện tỷ lệ này chỉ ở mức 17,3% và 12,7%.

g. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và nâng cao chất lượng tuyển dụng

nguồn nhân lực

Việc dự báo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực nhằm xây dựng chiến

lƣợc tạo nguồn và chủ động trong việc cân đối về cơ cấu trình độ trong ngành

Thống kê cũng nhƣ các CTK, các vùng; xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn

nhân lực mới tuyển. Căn cứ vào số biên chế hiện còn chƣa tuyển hết và số

Page 15: 6. 2.2.4-CS12.pdf

194

nhân lực thay thế nhân lực đến tuổi nghỉ hƣu ở nhóm tuổi từ 56-60 tuổi và

nhóm từ 51-55; căn cứ vào biên chế dự kiến tăng thì nhu cầu tuyển dụng

trong giai đoạn từ 2012-2020 cụ thể nhƣ sau:

Biểu 3.2.2.3 Đề xuất nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực giai đoạn 2012-2020

Đơn vi: người

Đơn vị

Biên

chế

đƣợc

giao

Số

hiện

đến

31/5/

2012

Số

biên

chế

cần

bổ

sung

Số biên chế

tăng giai

đoạn

Số ngƣời

nghỉ hƣu

Nhu cầu

tuyển dụng

2012

đến

2015

2016

đến

2020

2012

đến

2015

2015

đến

2020

2012

đến

2015

2015

đến

2020

TCTKTƢ 340 272 68 27 30 95 30

Các Cục

Thống kê 5725 5056 669 1119 1215 626 696 2414 1911

Đơn vị

sự nghiệp 368 303 65 - - 55 44 120 44

Tổng số 6433 5631 802 1119 1215 708 770 2629 1985

- Giai đoạn 2012-2015: nhu cầu tuyển dụng là 2629 ngƣời, chiếm hơn

46,7% số nhân lực hiện có.

- Giai đoạn 2016-2020: nhu cầu tuyển dụng là 1985 ngƣời, chiếm

35,3% số nhân lực hiện có.

- Cơ cấu tuyển dụng đảm bảo mục tiêu chất lƣợng nhân lực của ngành

Thống kê theo mục tiêu của chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực giai đoạn

2012-2020 nhƣ sau:

+ Đối với việc tuyển dụng tại cơ quan TCTK ở Trung ƣơng: 100% chỉ

tiêu có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 60% chỉ tiêu tuyển dụng dành cho

sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành thống kê.

+ Đối với việc tuyển dụng cho các CTK (gồm cả cơ quan Cục và Chi

Cục): 70% chỉ tiêu tuyển dụng có trình độ đại học trở lên, trong đó 70% chỉ

tiêu đại học dành cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thống kê; 15 % chỉ

tiêu có trình độ cao đẳng, trong đó 80% tốt nghiệp từ 2 trƣờng nghiệp vụ

thống kê; 15% chỉ tiêu có trình độ trung cấp, trong đó có 80% tốt nghiệp hệ

Page 16: 6. 2.2.4-CS12.pdf

195

trung cấp từ 2 trƣờng nghiệp vụ thống kê.

Trong quá trình thực hiện thì căn cứ vào cơ cấu trình độ của nhân lực

của từng CTK; nguồn cung học sinh, sinh viên tốt nghiệp để điều chỉnh tỷ lệ

trên đại học, cao đẳng, trung cấp cần tuyển cho phù hợp điều kiện thực tế về

nguồn nhân lực đầu vào tại các CTK. Nhƣng quan điểm thống nhất là ƣu tiên

nguồn nhân lực đƣợc đào tạo từ 2 trƣờng nghiệp vụ thống kê và các trƣờng

đại học có đào tạo chuyên ngành thống kê.

Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo vùng trong Bảng 3.2.2.4 dƣới

đây nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể theo từng

CTK, từng vùng.

Bảng 3.2.2.4 Đề xuất nhu cầu tuyển dụng của các Cục Thống kê chia theo vùng

Đơn vị: người

Vùng

Biên

chế

đƣợc

giao

Số

công

chức

hiện

31/5/2

012

Số

biên

chế

cần

bổ

sung

Số ngƣời

nghỉ hƣu

Số biên chế

tăng giai

đoạn

Nhu cầu

tuyển dụng

2012

đến

2015

2016

đến

2020

2012

đến

2015

2016

đến

2020

2012

đến

2015

2016

đến

2020

ĐBSH 1131 1039 92 146 95 205 224 443 319

TD&

MNPB 1136 993 143 129 165 230 244 502 409

BTB&

DHMT 1344 1216 128 145 162 265 293 538 455

TN 462 392 70 38 59 94 105 202 164

ĐNB 583 488 95 65 69 108 119 268 188

ĐBSCL 1069 928 141 103 146 217 230 461 376

Tổng số 5725 5056 669 626 696 1119 1215 2414 1911

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp đảm bảo tuyển dụng nguồn nhân lực có

chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm nhƣ tin học, viện nghiên

cứu thống kê, tạp chí thống kê; riêng đối với 2 trƣờng chất lƣợng giáo viên,

giảng viên có trình độ đại học, hệ chính quy, đạt học lực loại khá trở lên có

chuyên ngành đƣợc đào tạo phù hợp với môn dự kiến giảng dạy.

Page 17: 6. 2.2.4-CS12.pdf

196

h. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Đảm bảo kinh phí hàng năm khoảng trên 8 tỷ để thực hiện nhu cầu

đào tạo, nâng cao trình độ của nhân lực TCTK trong giai đoạn từ năm 2012-

2020 nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phát triển chất

lƣợng nguồn nhân lực TCTK hội nhập với trình độ nhân lực thông kê các

nƣớc phát triên. Mục tiêu, cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng nội dung đào tạo cho thống kê cấp xã, tập trung vào phƣơng

thức thu thập số liệu ban đầu và cách lập biểu để tổng hợp số liệu cấp xã;

- Xây dựng nội dung đào tạo nghiệp vụ thống kêở trình độ trung cấp,

cao đẳng, đại học và cấp chứng chỉ cho những ngƣời không học đúng chuyên

ngành thống kê thuộc TCTK và bên ngoài xã hội có nhu cầu bổ nhiệm vào

ngạch thống kê viên trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

- Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn các ngạch thống kê

nhƣ: nghiệp vụ công tác thống kê ở các ngạch thống kê viên chính, thống kê

viên trình độ đại học, cao đẳng, thống kê viên trình độ trung cấp.

- Xây dựng một số nội dung đào tạo nghiệp vụ thống kê chuyên sâu để

đào tạo theo chuyên đề cho từng nhóm đối tƣợng nhằm nâng cao trình độ

chuyên môn trong từng lĩnh vực.

- Nghiên cứu xây dựng thống nhất nội dungđào tạo của 2 trƣờng nghiệp

vụ thống kê trong từng cấp đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn quy hoạch cán bộ, lãnh

đạo nhằm đạt đủ tiêu chuẩn về ngạch bậc, trình độ lý luận chính trị và các kỹ

năng về tin học, ngoại ngữ để bổ nhiệm khoảng 2100 ngƣời

- Đào tạo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp phòng, cấp Cục, cấp Vụ

mới đƣợc bổ nhiệm.

- Đến năm 2020 có 100% nhân lực sử dụng máy tính thành thạo phục

vụ công việc, trên 50% nhân lực tại TCTK sử dụng ngoại ngữ để làm việc

độc lập với chuyên gia nƣớc ngoài.

- Trong giai đoạn 2012 - 2015 cần chú trọng định hƣớng đào tạo nhân

lực trong nhóm tuổi dƣới 30 và từ 31-35 tuổi vì trong hai nhóm này tuổi công

tác còn dài, mới đƣợc tuyển dụng. Tỷ lệ nhân lực ở nhóm tuổi dƣới 30 có

Page 18: 6. 2.2.4-CS12.pdf

197

trình độ trung cấp chiếm 50% cao hơn nhiều so với các nhóm khác, tỷ lệ này

của TCTK là 24,3%; tỷ lệ cao đẳng là 11% cũng cao hơn tỷ lệ của các nhóm

khác, tỷ lệ này của TCTK là 5,6%. Vì vậy, nhu cầu học lên trình độ đại học

của 2 nhóm trẻ nhất này rất lớn. Việc xác định nhu cầu học nâng cao trình độ

của nhóm này mang yếu tố quyết định đến việc nâng cao trình độ nhân lực

của TCTK theo chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đến 2020. TCTK phải

có chiến lƣợc phối hợp với các trƣờng có chức năng về đào tạo hệ liên thông,

vừa học vừa làm chuyên ngành thống kê để tổ chức các lớp phân bổ theo

từng vùng cho nhu cầu của 2 nhóm này và số lƣợng tuyển dụng hệ trung cấp,

cao đẳng mới giai đoạn từ nay đến 2020.

Số lƣợng nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp ở hai nhóm tuổi trẻ

nhất chia theo từng vùng trong Bảng dƣới đây để làm cơ sở cho việc xác định

nhu cầu đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Thống kê.

- Ngành Thống kê cần định hƣớng để khoảng 80% số ngƣời đƣợc cử đi

học nâng cao trình độ đúng chuyên ngành thống kê từ đại học trở lên, xu

hƣớng tăng học loại hình đào tạo liên thông hệ chính quy từ trung cấp, cao

đẳng lên đại học để giảm bớt thời gian học.

- Tăng cƣờng quan hệ với các tổ chức quốc tế về thống kê và thống kê các

nƣớc nhằm trao đổi kinh nhiệm, học tập nâng cao trình độ thống kê. Đặc biệt

quan tâm đến đội ngũ giáo viên, giảng viên trong lĩnh vực tiếp cập với phƣơng

pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức mới thống kê trên thế giới từ những nƣớc có

trình độ phát triển cũng nhƣ các trƣờng có chất lƣợng đào tạo tốt trên thế giới về

thống kê.

i. Củng cố và tăng cường nhân lực thống kê ngoài hệ thống ngành dọc

- 100% ngƣời làm công tác thống kê cấp xã tham gia đào tạo nghiệp

vụ thống kê do các CTK hƣớng dẫn theo nội dung cơ quan TCTK Trung

ƣơng ban hành.

- Kiến nghị Chính phủ thay đổi chức danh thống kê – văn phòng thành

chức danh thống kê xã (có 1 ngƣời làm công tác thống kê cấp xã).

- Đào tạo và tổ chức thi cấp chứng chỉ thống kê để bổ nhiệm vào ngạch

thống kê đối với ngƣời làm công tác thống tại các bộ, ngành và địa phƣơng.

Page 19: 6. 2.2.4-CS12.pdf

198

3.3. Giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành

Thống kê

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đƣợc xây dựng trên cơ sở mục

tiêu, định hƣớng trong chiến lƣợc phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn

2012-2020 và tầm nhìn đến 2030. Để thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực

giai đoạn 2012-2020 thì cần tập trung những giải pháp sau:

3.3.1. Những giải pháp đột phá

a. Đổi mới nhận thức về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

- Quán triệt quan điểm con ngƣời là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất

trong sự phát triển và ổn định cơ quan, đơn vị. Tạo sự chuyển biến mạnh về

nhận thức ở các cấp lãnh đạo từ Trung ƣơng đến cấp Chi Cục và từng công

chức, viên chức về việc cần phải đổi mới triệt để và có tính cách mạng trong

tuyển dụng và đào tạo, sử dụng đề bạt cán bộ, lãnh đạo; về sự cần thiết phải

nâng cao thu thập và cải thiện điều kiện làm việc.

- Mỗi một đơn vị thuộc Cơ quan TCTK Trung ƣơng và các Cục Thống

kê phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lƣợc, kế

hoạch phát triển chung của mình.

- Sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực và kết

quả, hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý và hiện tƣợng quá coi trọng và đề

cao “Bằng cấp” một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực;

- Đào tạo phải gắn với yêu cầu vị trí việc làm, gắn với quy hoạch nguồn

các chức danh lãnh đạo. Cùng với chiến lƣợc phát triển nhân lực của từng

đơn vị trong Ngành.

b. Đổi mới căn bản quản lý về phát triển nguồn nhân lực

- Hoàn thiện hệ thống Biểu báo cáo về công tác tổ chức, cán bộ và

hƣớng dẫn các chỉ tiêu và phƣơng pháp tính các chỉ tiêu; xây dựng phần mềm

tin học để quản lý nguồn nhân lực; biên soạn niên giám thống kê về công

chức, viên chức nhằm phục vụ cho việc quản lý, nghiên cứu, phân tích chất

lƣợng nguồn nhân lực để xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực

trong từng giai đoạn.

- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng đối với

các Cục Thống kê nhằm đảo bảo cân đối về cơ cấu chất lƣợng, đặc biệt về

Page 20: 6. 2.2.4-CS12.pdf

199

nhân lực đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành thống kê và hƣớng công chức đi

học nâng cao trình độ từ trung cấp lên đại học cũng đúng nghề thống kê cho

sự phát triển của các Cục Thống kê.

- Đổi mới căn bản đối với 2 trƣờng nghiệp vụ thống kê trong việc

chuẩn hoá giáo trình thống nhất.

3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có

- Đào tạo có lựa chọn nhân lực để chuẩn bị thành lập mới đơn vị có

chức năng chuyên về điều tra thu thập thống kê, tham khảo tổ chức thống kê

của các nƣớc phát triển về phƣơng pháp tổ chức thu thập, điều tra thống kê.

- Đào tạo theo hƣớng chuyên sâu về kỹ năng phân tích và dự báo kinh

tế nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực về dự báo kinh tế cho cơ quan TCTK

Trung ƣơng.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân lực ngành Thống kê, trong đó

tập trung đào tạo nhân lực tại cơ quan TCTK trung ƣơng để đáp ứng yêu cầu

nghiên cứu học tập khảo sát tại nƣớc ngoài, hội nhập với thống kê thế giới.

- Xác định nhu cầu học lên đại học của công chức, viên chức có trình độ

trung cấp, cao đẳng trong toàn ngành. Căn cứ nhu cầu cơ quan TCTK Trung

ƣơng phối hợp với Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Tp. Hồ

Chí Minh trong việc đào tạo đối với công chức, viên chức muốn theo học lên đại

học theo từng vùng. Hạn chế tình trạng công chức, viên chức theo học trái

ngành nghề, gây lãng phí trong đào tạo, hiệu quả công tác sau khi học đại học

không cao.

- Phối hợp với nhà các trƣờng đại học có đào tạo về thống kê để biên

soạn chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê cấp xã; biên soạn chƣơng

trình đạo tạo thống kê đối với doanh nghiệp, ngƣời làm công tác thống kê tại

các bộ, ngành, các sở thuộc tỉnh. Đặc biệt xây dựng nội dung chƣơng trình

bồi dƣỡng nghiệp vụ thống kê để cấp chứng chỉ nghề thống kê ở các ngạch

thống kê theo hƣớng kết hợp lý thuyết và thực hành.

- Xây dựng, đề xuất với Bộ Nội vụƣu tiên những ngƣời học đúng

chuyên ngành thống kê thì không phải qua lớp đào tạo, bồi dƣỡng cấp chứng

chỉ. Ngƣời có trình độ đại học chuyên ngành thống kê thì không phải qua lớp

đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ thống kê ở ngạch thống kê viên và thống kê

Page 21: 6. 2.2.4-CS12.pdf

200

viên chính. Ngƣời có trình độ thạc sỹ thì không phải qua lớp đào tạo cấp

chứng chỉ nghiệp vụ thống kê ở ngạch thống kê viên cao cấp.

- Khuyến khích giáo viên 2 trƣờng nghiệp vụ thống kê nâng cao trình

độ lên thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành thống kê cùng với việc đầu từ xây dựng

cơ sở vật chất. Trang bị đủ về nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn và cơ sở hạ

tầng của trƣờng đạt chuẩn điều kiện để nâng lên đại học.

- Xây dựng cơ cấu ngạch thống kê theo hƣớng xác định mức độ và tính

chất công việc, vị trí công tác nhƣ sau:

+ Đối với cơ quan TCTK Trung ƣơng: một đơn vị nghiệp vụ chỉ cần

1 thống kê viên cao cấp và ½ nhân lực của đơn vị đạt chuẩn ở ngạch

thống kê viên.

+ Đối với các CTK: một phòng thống kê nghiệp vụ cần 1 thống kê viên

chính, ở CTK không xây dựng vị trí thống kê viên cao cấp, chỉ áp dụng đối

với 2 thành phố lớn.

- Xây dựng đề án thi nâng ngạch lên thống kê viên chính và thống kê viên

cao cấp theo hƣớng cạnh tranh, tạo điều kiện công bằng cho tất cả mọi ngƣời có

đủ yêu cầu trình độ của ngạch đều đƣợc tham dự thi nâng ngạch, xóa bỏ hình

thức thi nâng ngạch theo kiểu cử đi dự thi không có tính cạnh tranh.

- Tăng quy mô nhân lực để đáp ứng yêu cầu của khối lƣợng công việc.

Đề xuất với Bộ Nội Vụ nâng mức biên chế bình quân từ 4,5 lên 7,5 ngƣời /1

Chi Cục nhằm đảm bảo có 5 ngƣời phụ trách 5 nhóm công việc gồm: thống

kê nông nghiệp; thống kê công nghiệp, xây dựng, đầu tƣ, giao thông vận tải;

thống kê thƣơng mại, dịch vụ; thống kê văn hoá, xã hội…

- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo từng chức danh. Trên cơ

sở đó ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực trong nguồn quy hoạch để đảm bảo

khi bổ nhiệm có đầy đủ kỹ năng để quản lý điều hành, tránh tình trạng bổ

nhiệm rồi mới cử đi học để trả nợ, gây khó khăn trong công tác điều hành,

cán bộ sau khi bổ nhiệm cũng khó bố trí thời gian để đi học.

- Quan tâm đào tạo đội ngũ nhân lực làm công tác thống kê bộ, ngành,

tại các sở ban, ngành của tỉnh, thống kê cấp xã, thống kê doanh nghiệp.

- Bổ sung, sửa đổi Luật Thống kê: căn cứ vào quy mô của từng doanh

nghiệp để bố trí ngƣời làm công tác thống kê hoặc phụ trách công tác thống

Page 22: 6. 2.2.4-CS12.pdf

201

kê của doanh nghiệp.

3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào

Theo mục tiêu dự kiến tuyển dụng số lƣợng nhân lực cần bổ sung trong

giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020 là 5063 ngƣời lớn hơn cả số nhân lực hiện

có. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng nhân lực đầu vào có vai trò quan trọng,

mang tính quyết định trong việc phát triển nhân lực ngành Thống kê. Để thu

hút nhân lực có chất lƣợng, nâng cao tỷ lệ đƣợc đào tạo chính quy, ƣu tiên

nhân lực đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê thì:

- Công tác tuyên truyền cho tuyển dụng cần thông tin rộng dãi. Thông

tin tuyển dụng phải đƣợc sinh viên của các trƣờng kinh tế biết đến, đặc biệt

sinh viên của 4 trƣờng đại học có đào tạo về thống kê ở trình độ đại học và 2

trƣờng nghiệp vụ thống kê.

- Thay đổi cơ cấu về chỉ tiêu tuyển dụng theo hƣớng ƣu tiên những

ngƣời có chuyên ngành đào tạo về thống kê. Trong đó: 60% chỉ tiêu tuyển

dụng yêu cầu tốt nghiệp đúng chuyên ngành thống kê; 40% chỉ tiêu tuyển

dụng còn lại dành cho các chuyên ngành khác, nếu không tuyển hết chỉ tiêu

dành cho chuyên ngành thống kê thì đƣợc tuyển bổ sung tuyển thí sinh học

chuyên ngành khác.

- Thời điểm thông báo nhu cầu tuyển phải phù hợp nhằm thu hút sinh

viên mới tốt nghiệp ra trƣờng, thông thƣờng thời điểm thông báo vào tháng 6,

tháng 7 và thời gian thu hồ sơ vào tháng 8, 9 hàng năm.

- Làm tốt công tác tuyển dụng đƣợc nhân lực có chất lƣợng cao sẽ giảm

tải cho việc đào tạo và bồi dƣỡng, giảm áp lực về kinh phí đào tạo.

3.3.4 Đảm bảo vốn cho phát triển nguồn nhân lực

a. Dự báo nhu cầu vốn

Căn cứ vào nhu cầu phát triển nhân lực nói chung, quy mô đào tạo, sơ

bộ dự báo nhu cầu cho phát triển nhân lực giai đoạn 2012 – 2020 nhƣ sau:

Tổng số vốn đầu tƣ cho phát triển nhân lực (bao gồm bồi dƣỡng

nghiệp vụ thống kê ở các ngạch thống kê, lý luận chính trị, quản lý nhà

nƣớc, ngoại ngữ, tin học và học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nƣớc

và các chi phí khác danh cho phát triển nhân lực) cả giai đoạn 2012 -2020

Page 23: 6. 2.2.4-CS12.pdf

202

ƣớc tính khoảng 65 tỷ đồng. Trong đó thời kỳ 2012 - 2015 là 30 tỷ, giai

đoạn 2016 - 2020 là 35 tỷ.

b. Huy động các nguồn vốn đảm bảo cho yêu cầu phát triển nguồn

nhân lực

- Đề nghị nhà nƣớc tăng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực

hàng năm khoảng hơn 8 tỷ đồng. Hiện tại ngành Thống kê đƣợc cấp khoảng

hơn 3 tỷ đồng /1năm, số tiền này phải đào tạo bồi dƣỡng cho hơn 5 nghìn nhân

lực là quá ít. Về cơ bản, ngân sách nhà nƣớc vẫn là nguồn lực chủ yếu đóng

góp vào công cuộc phát triển nhân lực của ngành đến năm 2020 bên cạnh một

số nguồn lực khác.

- Huy động các nguồn vốn nƣớc ngoài: Tăng cƣờng thu hút các nguồn

vốn nƣớc ngoài từ các tổ chức quốc (tổ chức JACA, SIDA..) và sử dụng có

hiệu quả từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức nƣớc ngoài để phát triển

nhân lực.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực.

- Tiếp tục xây dựng đề án xin bổ sung kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc,

kêu gọi vốn từ các tổ chức nƣớc ngoài.

- Hợp tác với các tổ chức thống kê trên thế giới và các cơ quan thống kê

các nƣớc, một số trƣờng đại học nƣớc ngoài để đào tạo nhân lực thống kê

(bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo bồi dƣỡng, đào tạo trong nƣớc và nƣớc

ngoài) từ đào tạo theo chứng chỉ, chuyên đề, từ đại học trở lên.

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với trƣờng, tổ chức có trình độ đào tạo về

thống kê hiện đại, tiên tiến để từng bƣớc tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào

tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của ngành.

- Hợp tác trong lĩnh vực chuyên gia tƣ vấn: bằng các hình thức đào tạo

tập trung và thực tế, khẩn trƣơng đào tạo đội ngũ chuyên gia tƣ vấn trong

trong lĩnh vực phân tích dự báo thống kê.

- Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia quản lý: mở rộng hợp tác

quốc tế để đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ trong diện quy hoạch các

chức danh lãnh đạo.

Page 24: 6. 2.2.4-CS12.pdf

203

KẾT LUẬN

Trong tiến trình đổi mới, tăng cƣờng hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, yêu cầu nhiệm vụ của ngành Thống kê

ngày càng cao, trong khi đội ngũ cán bộ, công chức thiếu hụt về số lƣợng và

chất lƣợng, tuyển dụng gặp khó khăn, sức hút của nghề thống kê không cao

đã đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng chiến lƣợc phát triển nhân lực thống kê

nhằm tăng cƣờng về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nhân lực để đáp ứng

đƣợc yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng về mặt số lƣợng và chất lƣợng và

thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2012-2020

và tầm nhìn đến 2025.

Để xây dựng chiến lƣợc phát triển nhân lực của ngành Thống kê phải có

phƣơng pháp đánh giá, phân tích cơ cấu, chất lƣợng nhân lực hiện nay nhằm

tìm ra những hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu để có hƣớng nâng cao chất lƣợng

nhân lực. Nắm bắt đƣợc yêu cầu này và khả năng điều kiện về kinh phí không

cho phép tổ chức điều tra thu thập về tình hình nhân lực. Vì vậy, số liệu sử

dụng trong Đề tài đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp khai thác hồ sơ hành chính

thông qua danh sách lý lịch trích ngang của công chức, viên chức trong toàn

ngành (số liệu công chức, viên chức đƣợc thu thập tính đến 31/5/2012). Đề tài

đã sử dụng các phƣơng pháp thống kê nhƣ: phân tổ, bảng, biểu... phân tích,

đánh giá chất lƣợng nhân lực theo số lƣợng, cơ cấu giới tính, nhóm tuổi, theo

vùng kinh tế và so sánh với kết quả điều tra toàn bộ công chức, viên chức của

ngành Thống kê năm 2001.

Các phƣơng pháp thống kê đơn giản nhƣng đã đƣợc sử dụng ở mức tốt

đa và rất hữu dụng trong việc phân tích, đánh giá và đề xuất xây dựng chiến

lƣợc phát triển nhân lực nhƣ:

- Phân tổ theo nhóm 5 tuổi của đội ngũ nhân lực để nắm bắt đƣợc

trình độ trong từng nhóm tuổi, sự thay đổi trình độ trong từng nhóm tuổi từ

đó xác định đƣợc nhu cầu đào tạo của từng nhóm, nhóm trẻ tuổi thƣờng theo

học những lớp nâng cao trình độ từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, đại học

lên thạc sỹ; nhóm tuổi 40-45, 46-50 là nhóm nhiều ngƣời làm lãnh đạo cần

đạo những kỹ năng quản lý nhƣ cao cấp lý luận chính trị, học quản lý nhà

nƣớc và chứng chỉ nghiệp vụ thống kê để thi nâng ngạch.

Page 25: 6. 2.2.4-CS12.pdf

204

- Việc phân tổ này, cũng cho phép ta xây dựng tháp tuổi nhân lực từ

đó xác định đƣợc số lƣợng ngƣời nghỉ hƣu sau 5 năm, 10 năm từ đó ta cũng

dễ dàng xây dựng đƣợc chiến lƣợc tuyển dụng nguồn nhân lực để thay thế; bổ

sung nguồn lãnh đạo thay thế lãnh đạo đến tuổi nghỉ hƣu.

- Phân tổ kết hợp giữa nhóm tuổi với trình độ và vùng miền cho phép

ta xác định đƣợc cơ cấu chất lƣợng hợp lý, cơ cấu ngạch từ đó xây dựng đƣợc

cơ cấu tuyển dụng.

- Phân tổ nhóm có trình độ trung cấp ở nhóm trẻ tuổi cho phép ta xác

định đƣợc nhu cầu học lên đại học để phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức

lớp đào tạo cho phù hợp...

- Kết hợp cùng phân tổ, là hệ thống bảng thống kê và đồ thị thống kê

góp phần lớn vào việc phân tích và đánh giá cơ cấu, chất lƣợng nhân lực.

Dựa trên những đánh giá chi tiết, Đề tài đã đề ra đƣợc những mục tiêu

cụ thể để thực hiện chiến lực phát triển nguồn nhân lực và những giải pháp cụ

thể nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn cụ thể.

Tuy nhiên, để góp phần vào việc cung cấp thông tin thống kê kịp thời,

chính xác, ngoài những ngƣời làm công tác thống kê trong hệ thống ngành

dọc thì phải kể đến những ngƣời làm công tác tại các tổ chức thống kê bộ,

ngành, thống kê sở, ban ngành thuộc tỉnh, thống kê cấp xã, thống kê doanh

nghiệp... Nhƣng trong điều kiện hiện tại, Đề tài mới chỉ nghiên cứu và xây

dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong phạm vị ngành Thống kê,

chƣa đủ điều kiện để thu thập, có sự đánh giá chi tiết về toàn bộ những ngƣời

làm công tác thống kê trong tất cả các lĩnh vực để xây dựng chiến lƣợc phát

triển nguồn nhân lực thống kê Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh Giáo trình kinh tế

nguồn nhân lực NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2009;

2. Tạ Ngọc Hải Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh

giá nguồn nhân lực, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Số 1+2. - tr. 65-69, 2008;

Page 26: 6. 2.2.4-CS12.pdf

205

3. PGS.TS Phan Công Nghĩa, Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế NXB Đại

học kinh tế quốc dân, 2007;

4. PGS.TS. Trần Ngọc Phác và PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, Giáo trình lý

thuyết thống kê NXB Thống kê, Hà Nội, 2006;

5. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Đại học kinh tế

quốc dân, 2010;

6. Thủ tƣớng Chính phủ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về

Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020,

2011;

7. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 18/4/2011 về Phê

duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, 2011;

8. Tổng cục Thống kê (bản thảo) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 20112020 và

tầm nhìn đến năm 2025, 2011;

9. Tổng cục Thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, 2011;