4- Nguyên Quoc Khanh

7
Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập của sinh viên là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo TS.Nguyễn Quốc Khánh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục đào tạo Việt Nam đã và đang đã có những thay đổi mạnh mẽ. Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ thống giáo dục Đại học và Cao đẳng ngày càng đa dạng. Lực lượng sinh viên được đào tạo ra, một số đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội. Song bên cạnh đó thực tế cũng cho thấy, một bộ phận sinh viên đã tốt nghiệp dù bằng cấp đạt loại khá trở lên vẫn chưa được doanh nghiệp, xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ thực tế. Lý do cho vấn đề này có nhiều, trong đó có lý do về sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh của Khoa Vận tải hàng không cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm của Học viện và của Khoa. II. NỘI DUNG 2.1 Sự cần thiết phải chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập. Tương tự như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính là dấu hiệu chỉ báo cơ bản, phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cần phải đạt được qua một khoá học. Đánh giá quá trình học tập phải được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh

description

Viet

Transcript of 4- Nguyên Quoc Khanh

Page 1: 4- Nguyên Quoc Khanh

Chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập của sinh viênlà cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo

TS.Nguyễn Quốc Khánh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục đào tạo Việt Nam đã và đang đã có những

thay đổi mạnh mẽ. Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ

thống giáo dục Đại học và Cao đẳng ngày càng đa dạng. Lực lượng sinh viên được đào tạo ra,

một số đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội. Song bên cạnh đó thực tế cũng cho

thấy, một bộ phận sinh viên đã tốt nghiệp dù bằng cấp đạt loại khá trở lên vẫn chưa được doanh

nghiệp, xã hội chấp nhận do không đủ năng lực để phục vụ được các nhiệm vụ thực tế. Lý do cho

vấn đề này có nhiều, trong đó có lý do về sự bất cập trong hệ thống đánh giá kết quả học tập. Sinh

viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh của Khoa Vận tải hàng không cũng không phải

là trường hợp ngoại lệ. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm của Học viện và của Khoa.

II. NỘI DUNG

2.1 Sự cần thiết phải chuẩn hoá hệ thống đánh giá kết quả học tập.

Tương tự như lợi nhuận trong kinh doanh, trong học tập điểm số chính là dấu hiệu chỉ báo

cơ bản, phản ánh kỹ năng kiến thức của một sinh viên cần phải đạt được qua một khoá học. Đánh

giá quá trình học tập phải được thể hiện thông qua bảng điểm của sinh viên và hệ thống chuẩn

mực dùng để xác định các điểm số đó. Một nền giáo dục tiến bộ cần phải có một hệ thống điểm

số đánh giá được chuẩn hoá, sao cho vừa có thể chuyển tải được hết mục đích của giáo dục, vừa

giúp xã hội đánh giá chính xác mức độ năng lực có ích của sinh viên, đồng thời có thể giúp người

học định hướng được mục tiêu và điều chỉnh được hành vi, để tự nâng cao kết quả học tập của

bản thân.

Điểm số tự thân nó cao hay thấp không phải là một vấn đề, mà vấn đề ở chổ mức độ cam

kết và ngưỡng chất lượng thực tế của hệ thống xác định nó. Mức độ cam kết và ngưỡng chất

lượng thực tế đạt được càng cao yêu cầu mức độ chuẩn hoá cần đạt được càng lớn, khả năng quốc

tế hoá của tổ chức giáo dục đó càng rộng. Trước yêu cầu hội nhập sâu, việc nhanh chóng hoàn

thiện một hệ thống đánh giá kết quả học tập chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu. Đối với các

trường Đại học và Cao Đẳng vấn đề này lại càng có tầm quan trọng đặc biệt hơn, vì đây là cái nôi

sản xuất phát triển tài năng cho xã hội.

2.2 Thực trạng hệ thống đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học, cao đẳng

hiện nay

Page 2: 4- Nguyên Quoc Khanh

Xét về tiến trình xã hội hoá và quốc tế hoá, so với các nước trong khu vực và trên thế giới có

thể nói nền giáo dục nước ta vẫn còn khá non trẻ, những đổi mới cơ bản thực sự chỉ mới được

tiến hành trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong khi công nghệ đào tạo đang chuyển mình thì

cả một hệ thống cơ chế chính sách quản lý cũ có nơi lại thay đổi khá chậm rãi hoặc có nơi thay

đổi một cách tự phát. Hậu quả là có quá nhiều bất cập phát sinh, nổi cộm trong đó là vấn đề tuỳ

tiện trong cách đánh giá kết quả học tập. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi những bất

cập trên bắt đầu bám rễ vào quan niệm của những người trực tiếp giảng dạy, quản lý. Kết quả là

hệ thống điểm số đánh giá khác nhau không chỉ xảy ra ở cấp trường, cấp khoa, bộ môn, mà cả

giữa các giáo viên trong từng bộ môn. Trên bình diện xã hội nhiều trường có tên tuổi, có điểm số

tuyển sinh đầu vào cao nhưng lại có điểm số bình quân khá thấp, số sinh viên bị buộc thôi học

hàng năm chiếm tỷ lệ khá lớn, trong khi tình hình lại xảy ra ngược lại ở các trường mới hình

thành. Tình hình xảy ra tương tự ở giáo viên, sinh viên thường có mặt bằng điểm khá thấp ở

những giáo viên dày dạn kinh nghiệm, có học vị cao và ngược lại điểm số rất cao ở những người

mới vào nghề,… Nhưng điều đáng buồn nhất là cả hệ thống dựa trên tư duy là “tất cả phục vụ

cho người học” để rồi gần như tất cả đều đi đến một kết luận chung là “điểm số là chất lượng”,…

Kết quả “sinh viên điểm 10”, “lớp điểm 10” và “trường điểm 10” đã và đang trở thành xu

thế phổ biến, khiến xã hội phải nhìn bằng con mắt “bằng thật nhưng học giả”. Hệ quả của hiện

tượng “điểm ảo” đang làm phân hóa cả hệ thống điểm số đánh giá kết quả học tập xã hội theo

những chiều hướng trái ngược nhau, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tuyển dụng, tạo ra những

bất ổn trong công tác tổ chức cán bộ, tác động tiêu cực đến phong trào học tập của sinh viên ở các

trường.

Nguyên nhân xuất phát là do những bất cập trong chính sách quản lý giáo dục, đào tạo, hệ

thống cơ chế tổ chức thi cử lạc hậu chậm được đổi mới,… Chính sách xã hội hoá giáo dục cũng

góp phần làm các hoạt động giáo dục bị thị trường hoá, chất lượng tuyển sinh bị phân hoá mạnh

mẽ. Việc quản lý lỏng lẻo trong thi cử, chấm điểm, đánh giá,…. và bệnh chạy theo thành tích, đã

tạo thêm cơ hội cho chủ nghĩa thực dụng có đất phát triển, điểm số trở thành công cụ để tăng

thêm thu nhập, thành tích cho một số nhà giáo, một số trường. Kết quả mô hình học tủ, thi tủ, giới

hạn chương trình thi, ra đề tủ, đến phương pháp học tủ xuất hiện phổ biến, nhiều sinh viên tốt

nghiệp với điểm cao nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu thực tế, gây khó khăn cho việc tuyển

dụng và tốn kém chi phí để tái đào tạo.

2.3 Đề xuất đổi mới hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Vận tải Hàng

không

2.3.1 Đổi mới quan điểm trong quản lý chất lượng giáo dục

Page 3: 4- Nguyên Quoc Khanh

Để sinh viên ra trường thực sự có năng lực, việc đánh giá chất lượng đào tạo phải được

dựa trên các quan điểm sau đây:

- Việc đánh giá chất lượng đào tạo cần thỏa mãn được các nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân

lực của các doanh nghiệp và xã hội, từng bước đưa sản phẩm đào tạo trong nước hội nhập vào

nền giáo dục quốc tế.

- Xây dựng hệ thống đánh giá có tính bao quát cao, khoa học, thống nhất giữa các trường ở

trong nước, từng bước so sánh được với quốc tế. Phải đánh giá một cách toàn diện theo từng yếu

tố cấu thành năng lực làm việc của sinh viên sau khi ra trường chứ không chỉ dừng ở hai mức là

điểm quá trình và thi hết học phần. Trên cơ sở đó tuỳ theo yêu cầu của mỗi giai đoạn và đặc thù

riêng có, mỗi trường có thể được gia giảm thêm một biên độ hợp lý.

- Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức bên ngoài đánh giá xếp hạng chất lượng đào

tạo theo những thông số chuẩn mực trong nước và thế giới, làm cơ sở cho việc bình chọn của xã

hội.

2.3.2 Đề xuất giải pháp về xây dựng chuẩn đánh giá học phần cho Khoa Vận tải Học

viện Hàng không.

Để có thể đánh giá được chất lượng đào tạo một cách chính xác, khoa học cần phải thực

hiện rất nhiều việc, từ đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên cho đến cách thức đánh giá học phần. Những việc này không thể ngay một lúc thực hiện

ngay được mà cần có thời gian. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề xuất phương pháp đánh

giá chất lượng đào tạo có thể áp dụng ngay. Phương pháp đánh giá này tuy còn đơn giản nhưng

có thể giúp tăng thêm mức độ chính xác trong đánh giá năng lực của sinh viên vì được đánh giá

trên nhiều yếu tố cấu thành năng lực làm việc và nhờ vào sự chi tiết trong cơ cấu điểm nên có thể

giảm bớt được sự chênh lệch về điểm số giữa các giảng viên trên cùng một phọc phần.

Phương pháp này được thiết kế dựa trên tỷ lệ phần trăm các thành phần điểm và hình thức

đánh giá người học. Có thể tóm tắt theo bẳng dưới đây:

Bảng: Tỷ lệ phần trăm các thành phần điểm và các hình thức đánh giá người học

Thang điểm: 10

Hình thức KT

Nội dung đánh giá Thời điểmCông cụ KT Tỉ lệ

(%)

Bài tập 20

BT số 1Bài tập nghiệp vụ X Tuần 3 Bài tập nhỏ trên

lớp3

BT số nPhân tích một tình huống Tuần n Bài tập nhỏ trên

lớp3

Tiểu luận - Báo cáo 20

Page 4: 4- Nguyên Quoc Khanh

Sau mỗi buổi học người học được yêu cầu đọc và tìm hiểu về một đề tài, trong buổi học sau sẽ báo cáo trước lớp nội dung mình tìm hiểu được. Danh sách các đề tài:

1. Nghiệp vụ ….

Tuần 3, 5, 6, 7, 9, 11, 13,

14

Tiểu luận - Báo cáo

Kiểm tra giữa kỳ 20

Nội dung bao quát tất cả các chuẩn đầu ra quan trọng của môn học từ tuần 3-13.

Tuần 15 Bài kiểm tra trên lớp

Thi cuối kỳ 40

- Nội dung bao quát tất cả các chuẩn đầu ra quan trọng của môn học.

+ Thi vấn đáp, hoặc

+ Thi tự luận

+ Thi trắc nghiệm

- Thời gian thi từ 45 đến 75 phút tùy theo trắc nghiệm hay tự luận.

Các hình thức thi

Để rèn luyện cho sinh viên tính trung thực cần quy định rõ về đạo đức trong khoa học. Trước mắt có thể quy định các nội dung cơ bản nhất gồm:

- Các bài tập nhóm nếu phát hiện giống nhau, đạo văn sẽ cấm thi tất cả các thành viên

trong các nhóm.

- Sinh viên làm bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ nếu nhìn bài, sao chép bài của nhau sẽ bị trừ

100% số điểm

- Sinh viên thi hộ thì cả 2 người – thi hộ và nhở thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập hoặc bị đuổi

học.

III. KẾT LUẬN

Chuẩn hóa hệ thống đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường là một vấn đề

quan trọng và có tính xã hội rất cao. Quá trình hoàn thiện đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện

thích hợp và sự kiện toàn môi trường pháp lý. Mặc dù phương pháp đánh giá đề xuất nêu trên còn

rất đơn giản, song để thực hiện được đòi hỏi các giảng viên phải có khả năng làm việc cường độ

cao, có tinh thần đổi mới, tiếp cận thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng

mới. Giảng viên cũng phải thành thạo trong các kỹ năng giảng dạy từ cách tổ chức lớp học, bố trí

thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học viên thảo luận, dẫn đắt mạch thảo luận, nhận

xét, phản biện… Đồng thời sinh viên cũng phải nâng cao tính năng động, có tinh thần chủ động

trong học tập, tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy kiến thức. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không

thể. Nếu chúng ta quyết tâm thì cách đánh giá nêu trên hoàn toàn có thể khả thi.

Page 5: 4- Nguyên Quoc Khanh