3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa -...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 369 - 4947 THỨ BẢY, NGÀY 23/12/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Cơ quan nhà nước các cấp tiếp tục tăng cường công tác dân vận Chăm lo nhà ở cho mọi người TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Tên anh đã thành tên đất nước 6 Không gian hoa luôn là tâm điểm của Festival Hoa Đà Lạt. Ảnh: V.Trang Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trà và Tơ lụa Bảo Lộc 3 1 TUẦN CON SỐ Du khách đến Đà Lạt đã tăng từ 1,6 triệu lượt vào năm 2004 lên gần 5,9 triệu lượt vào năm 2017 sau 6 lần tổ chức Festival hoa. Nguồn: Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII Giáng sinh 5 Truyện ngắn: ĐỨC HẬU Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa TRANG 8 T rong những năm gần đây, nhất là sau khi triển khai thực hiện Kết luận 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp, việc quán triệt, tuyên truyền về công tác dân vận chính quyền gắn liền với triển khai thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã giúp cán bộ, công chức ở Lâm Đồng từ tỉnh đến cơ sở có nhận thức đúng đắn về công tác dân vận. Hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp ngày càng đi vào chiều sâu, đảm bảo công khai, dân chủ, hiệu quả, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không ngừng được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, được nâng cao nhận thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Thực hiện Kết luận 114-KL/TW, cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh tăng cường xây dựng và ban hành các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công vụ, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử; xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan gắn với thực hiện quy chế dân chủ, Luật cán bộ công chức, Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, công khai dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả”… Ký túc xá Đại học Đà Lạt. Ảnh: C.Thành

Transcript of 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa -...

Page 1: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 369 - 4947THỨ BẢY, NGÀY 23/12/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Cơ quan nhà nước các cấp tiếp tục tăng cường công tác dân vận

Chăm lo nhà ở cho mọi ngườiTRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Tên anh đã thànhtên đất nước

6

Không gian hoa luôn là tâm điểm của Festival Hoa Đà Lạt. Ảnh: V.Trang

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trà và Tơ lụa Bảo Lộc

3

1 TUẦN CON SỐ

Du khách đến Đà Lạt đã tăng từ 1,6 triệu lượt vào năm 2004 lên gần 5,9 triệu lượt vào năm 2017 sau 6 lần tổ chức Festival hoa.

Nguồn: Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII

Giáng sinh5Truyện ngắn:

ĐỨC HẬU

Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa

TRANG 8

Trong những năm gần đây, nhất là sau khi triển khai thực hiện Kết luận 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng khóa XI về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp, việc quán triệt, tuyên truyền về công tác dân vận chính quyền gắn liền với triển khai thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã giúp cán bộ, công chức ở Lâm Đồng từ tỉnh đến cơ sở có nhận thức đúng đắn về công tác dân vận. Hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp ngày càng đi vào chiều sâu, đảm bảo công khai, dân chủ, hiệu quả, phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không ngừng được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, được nâng cao nhận thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Thực hiện Kết luận 114-KL/TW, cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh tăng cường xây dựng và ban hành các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công vụ, tác phong làm việc, quy tắc ứng xử; xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan gắn với thực hiện quy chế dân chủ, Luật cán bộ công chức, Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, công khai dân chủ theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả”…

Ký túc xá Đại học Đà Lạt. Ảnh: C.Thành

Page 2: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

2 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Cơ quan nhà nước các cấp... TIẾP TRANG 1

Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm việc với huyện Đam Rông

... Tập thể UBND tỉnh bàn bạc, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động và phát huy tài năng, trí tuệ của cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chấn chỉnh đạo đức công vụ, văn hóa công sở, tác phong, lề lối làm việc trong quá trình thực thi công vụ được giao. Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng, Nhà nước về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo 3 loại hình tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tại xã, phường, thị trấn; tại các doanh nghiệp nhà nước. Việc thực hiện được gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và

những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… Qua đó, đã tạo chuyển biến mới về ý thức, trách nhiệm trong công tác dân vận và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ngoài ra, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; chủ tịch UBND các cấp phải thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình trong lãnh đạo triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành dân chủ; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện gắn với xây dựng Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức và đơn vị trong sạch, vững mạnh. Chỉ đạo tăng cường thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo thực hiện Quy chế; phê bình và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có hành vi sách nhiễu, phiền hà, xâm hại lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân. Việc thực hiện tinh giản biên chế cũng được chú trọng. Năm 2015 biên chế công chức hành chính giảm 89 người, đạt tỷ lệ 1,67%. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh không tăng thêm biên chế. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đã giảm 270 người so với tổng số lượng người làm việc năm 2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong tỉnh vẫn còn hạn chế, khó khăn cần sớm khắc phục. Trong đó, đáng lưu ý là: Công tác vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số cơ sở chưa thường xuyên. Việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế, chính sách của tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng chưa liên tục, chưa sát thực tế, chưa đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Một số đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác dân vận. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn nặng về hành chính, chưa coi trọng việc vận động, thuyết phục; thái độ, phong cách làm việc còn gây phiền hà cho nhân dân. Công tác nắm bắt và dự báo tình hình nhân dân, công tác thông tin, báo cáo về những vấn đề nảy sinh; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương chưa kịp thời, hiệu quả thấp, còn để vụ việc kéo dài, phức tạp.

LAN HỒ

Mới đây, ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội dẫn đoàn công tác đã có buổi làm việc với huyện Đam Rông về chính sách ổn định dân di cư tự do.

Báo cáo của UBND huyện cho thấy tình hình dân di cư tự do vào địa bàn huyện Đam Rông diễn biến phức tạp, đến nay toàn huyện hiện có hơn 1.076 hộ với 5.183 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số như: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái…di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống tại các tiểu khu thuộc rừng phòng hộ. Những hộ di cư tự do không có đất sản xuất, nhà ở, không có hộ khẩu, thiếu vốn dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy gây khó khăn cho huyện trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, với sự quan tâm của UBND tỉnh Lâm Đồng và các cấp, các ngành, huyện Đam Rông đến nay đã phê duyệt 4 điểm định canh, định cư tại các xã Rô Men, Phi Liêng và Liêng S’rônh với tổng mức đầu tư hơn 138 tỷ đồng và mới sắp xếp ổn định dân cư cho 456 hộ.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Đam Rông đã nêu lên một số kiến nghị như: Cơ quan có thẩm quyền cần cho chủ trương lập dự án quy hoạch xây dựng các điểm định canh, định cư để bố trí sắp xếp dân cư tại 3 điểm thuộc tiểu khu 179, 181 và khu vực Tây Sơn thuộc địa bàn xã Liêng S’rônh; phân bổ đủ nguồn vốn phê duyệt để hoàn thiện dự án sắp xếp ổn định dân cư tại điểm định canh, định cư Đạ M’pô, xã Liêng S’rônh; các cơ quan chức năng cần làm việc với các tỉnh miền núi phía Bắc quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình

trạng dân di cư tự do vào địa bàn huyện Đam Rông.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Giàng A Chu đã ghi nhận các ý kiến của các cơ quan chức năng, lãnh đạo huyện để tập hợp kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội về việc sắp xếp ổn định dân di cư tự do tại các tiểu khu trên địa bàn huyện Đam Rông. Đồng thời, mong muốn huyện cần tập trung ổn định tình hình dân di cư tự do, không để làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự; vận động người dân không phá rừng, lấn chiếm đất rừng, canh tác cây trồng trên diện tích hiện có để sinh sống.

Trước đó, ông ông Giàng A Chu cùng lãnh đạo huyện Đam Rông đã đến thăm và kiểm tra đời sống của bà con dân di cư tự do tại tiểu khu 179 thuộc địa bàn xã Liêng S’rônh.

VĂN TÂM

Trang bị kỹ năng viết tin, bài cho đội ngũ báo cáo viên công đoàn tỉnhNgày 20/12, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội

nghị tập huấn báo cáo viên công đoàn tỉnh quý IV năm 2017, với sự tham gia của đông đủ các báo cáo viên công đoàn tỉnh.

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Đạm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh

ủy, đã trang bị cho các báo cáo viên công đoàn tỉnh một số nội dung cơ bản về kỹ năng viết tin, bài cho báo chí và các trang website. Cụ thể, đó là một số thể loại báo chí như: Khái niệm về báo chí là gì? Mục tiêu của việc viết báo? Các khái niệm về tin, kỹ năng viết tin, yêu cầu

một bản tin; kỹ năng viết bài, cách thức triển khai một bài viết…

Cũng tại hội nghị lần này, đồng chí Nguyễn Thanh Đạm đã định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tuyên truyền trong thời gian tới.

N.MINH

Mỗi tháng sản xuất 3 tấn nấm linh chi đỏVới tổng số vốn đầu tư khoảng 10 tỷ

đồng, dự kiến từ quý 4/2018 trở đi, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu DSC Đức Trọng mỗi tháng thu hoạch 3 tấn nấm các loại (chủ yếu nấm linh chi đỏ) và chế biến 300 tấn sản phẩm rau, củ, quả tại xã Tà Hine của huyện này.

Đây là Dự án hoạt động 50 năm vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư trên tổng diện tích hơn 1,8 ha, trong đó gần 1,5 ha xây dựng công trình không có mái che; còn lại khoảng 0,3 ha xây dựng nhà nuôi trồng nấm, nhà chế biến nông sản, kho lạnh, nhà làm việc, nhà ăn, ở cho công nhân, hệ thống đường

giao thông nội bộ, thảm cỏ…Kế hoạch từ nay đến hết quý 3/2018,

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu DSC Đức Trọng hoàn thành các hồ sơ thủ tục liên quan, xây dựng và khánh thành các hạng mục đã được phê duyệt.

VŨ VĂN

Thành lập Trung tâm Giống và vật tư nông nghiệp Lâm ĐồngKể từ ngày 1/1/2018, Trung tâm Giống

và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng.

Trung tâm thành lập mới này trực thuộc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Lãnh đạo Trung tâm gồm 1 Giám đốc và không quá 2 Phó Giám đốc. 2 Phòng chuyên môn Hành chính - Tổng hợp và Phòng Kỹ thuật chuyển giao công nghệ; cùng 2 Trạm Thực nghiệm ở Đà Lạt và

Bảo Lộc. Trụ sở Trung tâm đặt tại địa bàn Phường 8, Đà Lạt.

Các chức năng chính được giao của Trung tâm như: hợp tác quốc tế, nghiên cứu, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

VŨ VĂN

Trên 40 tỷ đồng cung cấp phân bón trả chậm

Bảo Lâm có 86 người nhiễm HIVTrung tâm Y tế huyện Bảo Lâm cho

biết, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Bảo Lâm có 86 người nhiễm

HIV/AIDS. Theo ngành chức năng huyện Bảo

Lâm, để thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90, nghĩa là có 90% số người

biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV

được điều trị thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp và ổn định, tiến tới kết thúc dịch AIDS, Bảo

Lâm đã quyết liệt triển khai đồng bộ các dịch vụ từ dự phòng, chẩn đoán đến

chăm sóc, điều trị. Ngoài ra, Bảo Lâm còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận

động người dân thay đổi hành vi nguy hại và tự phòng tránh lây nhiễm HIV cũng

như nâng cao chất lượng điều trị đối với những bệnh nhân HIV. Đặc biệt, Bảo Lâm

có những nhóm “Đồng đẳng viên” hoạt động tích cực, nhằm giúp những người

nhiễm HIV tự tin hòa nhập với cuộc sống; đồng thời, tránh sự kỳ thị, phân biệt đối

xử với những người nhiễm HIV.TRỊNH CHU

Lâm Hà có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Lâm Hà vừa nâng tổng số 9/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 5

xã đạt chuẩn trước đó là Đông Thanh, Gia Lâm, Tân Văn, Đạ Đờn, Nam Hà và có

thêm 4 xã vừa hoàn thành 19/19 tiêu chí gồm: xã Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc

Thọ và Phú Sơn. Trong năm 2017, huyện Lâm Hà tiếp

tục triển khai các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn như: tái

canh trồng mới và ghép cải tạo hơn 1.320 ha cà phê, phát triển 185 ha dâu tằm chất

lượng cao, mở rộng 214 ha rau - hoa công nghệ cao, 170 ha mắc ca…Về vật nuôi, huyện Lâm Hà ổn định hơn 10.450 con

heo, 1.000 con bò sữa, duy trì 2 điểm thu mua trung bình 10.000 lít sữa/ngày.

Đến nay, huyện Lâm Hà đã tổ chức kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động 24 hợp

tác xã, 36 tổ hợp tác cùng 250 trang trại trồng trọt, chăn nuôi; ngoài ra còn có 23 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt

động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tổng diện tích sử dụng đất 944 ha,

góp phần giải quyết đáng kể việc làm và nâng thu nhập bình quân lao động nông

thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm. VŨ VĂN

Trong năm 2017, thông qua tổ chức hội nông dân các cấp, Công ty Cổ phần Phân

bón Bình Điền và Công ty Vệ sinh môi trường Đô thị Hà Nội đã cung cấp trên 8 ngàn tấn phân bón theo phương thức trả chậm cho nông dân. Công ty Bình Điền chuyên cung cấp phân vô cơ và Công ty

Vệ sinh môi trường Hà Nội chuyên cung cấp các loại phân hữu cơ vi sinh, tổng trị

giá lên tới trên 40 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Tường Vi - Phó Chủ tịch Hội Nông

dân tỉnh cho biết, nông dân được mua theo phương thức trả chậm, tín chấp qua

tổ chức hội, mua phân từ đầu vụ và trả tiền vào vụ thu hoạch. Đây là nguồn cung

phân bón uy tín, giúp nông dân được sử dụng nguồn phân đảm bảo chất lượng,

tránh thiệt hại do tình trạng phân giả, phân kém chất lượng trên thị trường.

D.Q

Page 3: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

3 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

BÍ THƯ THÀNH ỦY BẢO LỘC LÊ HOÀNG PHỤNG: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trà và Tơ lụa Bảo Lộc

HỮU SANG (thực hiện)

PV: Qua 4 lần Lễ hội Trà được tổ chức tại Bảo Lộc, những kết quả mà TP Bảo Lộc ghi nhận được là gì?

Ông Lê Hoàng Phụng: Lễ hội Văn hóa Trà diễn ra trên địa bàn TP Bảo Lộc và các vùng phụ cận đã góp phần phát triển và quảng bá Thương hiệu Trà B’Lao, giới thiệu những thành tựu của ngành Chè Bảo Lộc và Lâm Đồng. Theo ghi nhận, diện tích chè của Bảo Lộc và các vùng phụ cận vào khoảng 25.000 ha. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia phát triển vùng nguyên liệu và đầu tư cho công nghiệp chế biến nên ngành Chè Bảo Lộc ngày càng lớn mạnh. Từ năm 1940 đến nay, Trà B’Lao đã tạo dựng được uy tín cho riêng mình. Để phát huy giá trị thương hiệu này, TP Bảo Lộc tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được sự tín nhiệm của thương hiệu đối với khách hàng. Thời gian gần đây, giá trị xuất khẩu của ngành chè có giảm nhưng phẩm cấp hàng hóa thì đạt cao hơn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đang hướng đến chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước.

PV: Thưa ông! Việc đưa Tơ lụa Bảo Lộc song hành cùng Trà B’Lao trong Tuần Văn hóa lần này có ý nghĩa ra sao?

Ông Lê Hoàng Phụng: Năm nay, ngoài trà thì Tuần Văn hóa còn gắn kết sản phẩm tơ lụa, gắn kết với Festival Hoa nên có thể khẳng định lần tổ chức này là bước tiếp theo trong quá trình quảng bá và phát huy thương hiệu, cũng như nhìn nhận, đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của hai sản phẩm chủ lực là trà và lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm là ngành sản xuất có thế mạnh của Bảo Lộc. Từ năm 1990 đến nay, Bảo Lộc luôn giữ vai trò trung tâm trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu lụa tơ tằm. Ngành lụa tơ tằm cũng đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất tập trung của các doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần hóa và đa dạng các thành phần kinh tế trong sản

Trao đổi với phóng viên Báo Lâm Đồng, ông Lê Hoàng Phụng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc khẳng định: Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa được tổ chức lần này là bước tiếp theo trong quá trình quảng bá và phát huy thương hiệu, cũng như nhìn nhận, đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hai sản phẩm chủ lực là trà và lụa tơ tằm.

xuất, kinh doanh. Hiện tại, có 23 doanh nghiệp và công ty sản xuất, chế biến lụa tơ tằm trên địa bàn TP Bảo Lộc với năng lực chế biến trên 1.600 tấn tơ và hơn 5,7 triệu mét lụa mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn như Viseri, Vietsilk, Đông Lâm… đã nâng cao năng lực và công nghệ theo hướng tự động hóa. Phần lớn tơ, lụa của Bảo Lộc đã được xuất khẩu sang nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản. Ngành dâu tằm tơ của Bảo Lộc cũng đã cung cấp sản phẩm tơ sợi, lụa tơ tằm cho các vùng sản xuất ươm tơ, dệt lụa truyền thống tại một số tỉnh phía Bắc.

PV: Đến hiện tại, Tơ lụa Bảo Lộc và Trà B’Lao là hai nhãn hiệu hàng hóa đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ Công thương đã cấp chứng nhận. Việc phát huy giá trị những thương hiệu này đã được thành phố Bảo Lộc triển khai như thế nào trong thời gian qua?

Ông Lê Hoàng Phụng: Đến nay, đã có 27 doanh nghiệp trà trên địa bàn Bảo Lộc và vùng phụ cận được cấp chứng nhận Thương hiệu Trà B’Lao. Và sắp tới, Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa cũng là dịp để công bố Thương hiệu Tơ lụa Bảo Lộc và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đủ điều kiện. Qua sự kiện này khẳng định Bảo Lộc có đủ năng lực cung cấp sản phẩm tơ lụa chất lượng cao cho thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Hoạt động quảng bá về ngành chè, ngành dâu tằm tơ thông qua Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa cũng là dịp giới thiệu các thành tựu của Bảo Lộc, của nông dân lao động

sản xuất, chế biến trà và tơ lụa và các nông sản khác. Lần này cũng sẽ có nhiều cuộc hội thảo về trà và tơ lụa với sự tham gia của các hiệp hội trên thế giới, châu Á và hiệp hội các nước có truyền thống sản xuất ngành hàng này như Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mianma… Thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tăng cường sự giao lưu, kết nối thương mại của các doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước, TP Bảo Lộc tiếp tục định hướng phát triển ngành chè, cà phê và tơ lụa theo hướng liên kết chuỗi sản phẩm, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp với thương mại, dịch vụ. Chính sự liên kết này sẽ góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất trà, tơ lụa của Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.

PV: Dường như nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng tới việc phát huy giá trị thương hiệu, quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Ông Lê Hoàng Phụng: Quá trình phát triển sản xuất với sản lượng và chất lượng đã được khẳng định và đã được xác định về xuất xứ hàng hóa trong các quan hệ giao dịch thương mại. Tuy nhiên, việc công nhận về chỉ dẫn địa lý và quảng bá thương hiệu thì chưa được thực hiện theo một trình tự gắn liền với quá trình phát triển sản xuất. Do đó, sau khi công bố chứng nhận thương hiệu, TP Bảo Lộc tiếp tục định hướng phát triển thương hiệu và giữ gìn uy tín thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm

và quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ để khẳng định đây là thương hiệu uy tín, chất lượng trong nhóm Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Trong quá trình phát triển, cả nhãn hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu xuất xứ hàng hóa luôn song hành. Một khi đã được chứng nhận thương hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy trình sản xuất đạt chuẩn về công nghệ, về quy trình chế biến, tạo được thương phẩm có chất lượng. Việc phát triển thương hiệu gắn liền với quá trình đánh giá, kiểm tra nhằm giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Trong quá trình tiêu dùng, các doanh nghiệp thừa nhận mặc nhiên Thương hiệu Trà B’Lao dựa vào sự đón nhận của người tiêu dùng, dựa vào sự khẳng định của thị trường chứ không riêng dựa vào giấy chứng nhận được cấp.

PV: Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều đang đứng trước những thách thức vì khan hiếm nguồn nguyên liệu, vậy đâu là giải pháp mà TP Bảo Lộc đặt ra, thưa ông?

Ông Lê Hoàng Phụng: Diện tích chè trên địa bàn TP Bảo Lộc giảm dần qua các năm đã đặt ra thách thức trong quan hệ phát triển. Cây chè đang chịu sự cạnh tranh của các loại cây trồng khác là nguyên nhân khiến diện tích bị thu hẹp. Tuy nhiên, với sự liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân - các tổ hợp tác đã tạo nên

sự gắn kết giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Nhiều vùng chè sản xuất tập trung của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định được xu hướng đó. Các doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu cũng đã gắn kết với người nông dân thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Đối với dâu tằm, Bảo Lộc có diện tích đất nông nghiệp không nhiều và diện tích để phát triển dâu tằm còn hạn chế nhưng năng lực chế biến lại tập trung tại đây. Điều này đặt ra yêu cầu cho Bảo Lộc liên kết vùng sản xuất thông qua các quan hệ hợp tác. Các doanh nghiệp chế biến tơ tằm tại Bảo Lộc đã liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các vùng trồng dâu, nuôi tằm trong toàn tỉnh. Việc này đã tạo được nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, giảm dần nhập nguyên liệu tơ, kén từ nước ngoài sang mở rộng trồng dâu, nuôi tằm tại những vùng có điều kiện để chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ.

PV: Tại Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa lần này, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Bảo Lộc đã hưởng ứng ra sao?

Ông Lê Hoàng Phụng: Qua các hoạt động quảng bá ở một số nơi về sản phẩm trà và tơ lụa thì các doanh nghiệp đều nhận thấy sản phẩm của Bảo Lộc có đủ khả năng cạnh tranh và quảng bá rộng khắp đến người tiêu dùng ở thị trường nội tiêu cũng như xuất khẩu. Do đó, việc tham gia của các doanh nghiệp vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm vừa thể hiện lòng tự hào đối với ngành nghề truyền thống của địa phương. Vì vậy, nhà nước chỉ thực hiện việc định hướng, còn doanh nghiệp tham gia là chính. Đặc biệt, Tuần Văn hóa lần này gắn với Festival Hoa với nhiều tua, tuyến du lịch qua Bảo Lộc và các vùng phụ cận là dịp để các doanh nghiệp Bảo Lộc giới thiệu thế mạnh của địa phương thông qua sản phẩm trà và tơ lụa.

PV: Kỳ vọng của TP Bảo Lộc qua Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa lần này là gì?

Ông Lê Hoàng Phụng: Mục tiêu chính là tạo điều kiện để các doanh nghiệp được tiếp cận và quảng bá, giới thiệu hai ngành sản xuất truyền thống có thế mạnh của Bảo Lộc và vùng phụ cận. Qua Tuần Văn hóa lần này, TP Bảo Lộc tiếp tục định hướng phát triển ngành sản xuất trà và tơ lụa được tiếp cận nguồn thông tin về sản xuất của khu vực và các nước có thế mạnh trên thế giới. Từ đó, có những thông tin đầy đủ để đánh giá xu hướng phát triển thị trường và hoạch định kế hoạch sản xuất dài hạn theo hướng phát triển bền vững, tạo sự gắn kết, nâng cao hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị.

PV: Xin chân trọng cảm ơn ông!

Ông Lê Hoàng Phụng.

Sản phẩm lụa tơ tằm của Công ty Hà Bảo (Bảo Lộc). Ảnh: H.Sang

Page 4: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

4 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘITruyện ngắn: ĐỨC HẬU

Đà Lạt về đêm. Những con đường đen sẫm miên man trên triền dốc, đồi

thông. Phố vắng, đèn đường lọc qua hơi sương mơ hồ như trong mộng. Chiếc taxi chở độc một hành khách thong thả chạy về phía ngoại vi thành phố. Đến chân một đồi thông thoai thoải xe dừng lại. Người khách độc hành bước xuống, chống ba toong chầm chậm lên đồi. Xung quanh vắng lặng, không có cửa hàng cửa hiệu, tiếng ồn ào xe cộ, chỉ có rừng thông và sương đêm. Trên gốc thông già treo một biển hiệu nhỏ có hàng chữ nét mảnh sáng mờ: Cung tơ chiều. Đó là tên quán bar quen thuộc tối tối người khách thường lui tới. Lối vào quán rải sỏi, có những dây đèn mắc trên cành thông mờ ảo. Không khí se lạnh và thanh khiết. Người khách dừng lại hít một hơi dài, trầm ngâm như lắng nghe hơi thở của rừng thông. Đoạn, ông chống ba toong đi vào ngôi nhà gỗ nho nhỏ yên tĩnh mờ ảo ánh đèn. Người khách mở cửa, đứng định thần một lát và bước về phía chiếc bàn quen thuộc gần cửa sổ. Trong quán có khoảng hơn hai chục khách ngồi thành từng nhóm, đang rì rầm trò chuyện. Ở đây không có rượu mạnh và đồ nhậu, không có tiếng nhạc xập xình, không ai nói cao giọng. Căn nhà nhỏ ốp gỗ sẫm màu không thắp điện, chỉ có ánh nến lung linh. Trên tường treo những cây đàn ghi-ta đã lên nước đen bóng. Ở thành phố du lịch phồn hoa có hàng trăm nhà hàng, khách sạn, quán bar náo nhiệt, tráng lệ với những tiếp viên xinh đẹp, biển quảng cáo điện tử rực rỡ, thì quán bar này như một cõi riêng của những người khách quen chọn lọc, những người muốn sống với thế giới tâm linh của riêng mình. Khách là những trí thức, văn nghệ sĩ và những doanh nhân, những Việt kiều. Ở đây không có gì để phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Dưới ánh nến, người ta uống cafe,

AN NHIÊN

Nhu cầu nhà ở xã hội caoGiám đốc Sở Xây dựng Lê

Quang Trung cho biết: Đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng có 2 dự án nhà ở cho công nhân ở Khu Công nghiệp Phú Hội và Khu Công nghiệp Lộc Sơn, đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp. Riêng nhà ở cho người có thu nhập thấp, đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức có thu nhập dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 dự án đầu tư, trong đó có 1 dự án đã hoàn thành việc bán cho các hộ, với 210 căn hộ (khu dân cư số 6 Trại Mát - P11), dự án số 32 Đào Duy Từ với 65 căn và dự án số 4 Huyền Trân Công Chúa 45 căn. Như vậy, trong 2 năm qua, tại tỉnh đã đầu tư được hơn 300 căn hộ cho người có thu nhập thấp, so với nhu cầu mà Sở Xây dựng khảo sát năm 2015 trên địa bàn TP Đà Lạt có trên 2.000 người lao động có nhu cầu về nhà ở.

Nguyên nhân dẫn đến khó khăn đầu tiên là các địa phương chưa dành được quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; thứ đến vốn hỗ trợ. Tại các huyện từ năm 2016 đã kêu gọi các nhà đầu tư giải quyết nhà ở xã hội, tuy nhiên, các nhà đầu tư sau khảo sát đánh giá khả năng đầu tư không hiệu quả, nên họ chuyển qua Đà Lạt mà Đà Lạt thiếu quỹ đất. Hiện nay, Sở Xây dựng yêu cầu TP Đà Lạt đang triển khai quy hoạch phân khu cho các khu vực trên địa bàn phải dành thêm quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội. Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại diện công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức Công đoàn năm 2017 mới đây, nhiều người lao động thắc mắc về việc khó tiếp cận nhà ở xã hội, về vấn đề này, ông Lê Quang Trung cho biết: Do nhu cầu cao trong khi quỹ nhà ở xã hội ít, buộc phải xét tiêu chuẩn từ cao nhất đến thấp. Sở Xây dựng kiến nghị các tổ chức tín dụng có gói ưu tiên hơn không chỉ cho nhà đầu tư mà đối với người mua nhà ở xã hội, hiện nay đối với các dự án đầu tư nhà ở xã hội mức cho vay của các tổ chức tín dụng thấp hơn 2% so với các dự án khác, vì vậy năm 2018 sẽ phát triển thêm dự án nữa góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động.

Những kết quả thực hiện Theo chỉ tiêu của Chương trình

phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là đạt được 11.701.210 m2 sàn với 10 loại hình nhà ở, cụ thể: Nhà ở thương mại 837.700 m2; nhà ở cho người có công với cách mạng 83.600 m2 (tương đương 3.500 hộ); nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị 200.000 m2; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo 245.660 m2 (khoảng 7.700 hộ); nhà ở công nhân tại khu và cụm công nghiệp 24.000 m2;

Chăm lo nhà ở cho mọi ngườiVấn đề nhà ở mang tính chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020 tỉ lệ diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26 m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 28,4 m2 sàn/người, khu vực nông thôn 24 m2 sàn/người; tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 75%, nhà ở bán kiên cố khoảng 25% và không còn nhà tạm.

nhà ở sinh viên, học sinh 103.400 m2; nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức 4.620 m2; nhà ở giáo viên 28.330 m2; nhà tái định cư 167.600 m2; nhà ở do người dân tự đầu tư 10.006.300 m2.

Đến năm 2016, kết quả toàn tỉnh đã thực hiện Chương trình phát triển nhà ở với tổng diện tích nhà ở đạt được là 6.127.130 m2 sàn. Dự kiến thực hiện trong năm 2017 là 1.261.090 m2 sàn và tiếp tục thực hiện giai đoạn 2018-2020 là 4.118.280 m2 sàn.

Tính đến năm 2016, toàn tỉnh đã thực hiện phát triển nhà ở thương mại 437.700 m2; nhà ở cho người có công với cách mạng 14.400 m2 (tương đương 288 hộ); nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị 104.000 m2; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 22.830 m2 (tương đương 617 hộ); nhà ở công nhân tại khu và cụm công nghiệp 9.600 m2; nhà ở cho sinh viên, học sinh 38.440 m2; nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức 2.030 m2; nhà ở cho giáo viên 12.730 m2; nhà tái định cư 89.000 m2; nhà ở do người dân tự đầu tư 5.394.400 m2.

Theo Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2013 số hộ cần hỗ trợ là 309 hộ và đã hỗ trợ nhà ở cho 288 hộ, với quy mô xây dựng từ 30 m2 - 110 m2/căn/hộ, còn 21 hộ chưa thực hiện do các nguyên nhân: một số đối tượng thụ hưởng đã được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác; không đủ điều kiện về đất đai; chuyển đi nơi khác hoặc đã mất.

Đồng thời, theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 3.500 hộ người có công với cách mạng chưa được hỗ trợ nhà ở. Tuy nhiên, năm 2017 qua công tác rà soát từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 610 hộ người có công với cách mạng chưa được hỗ trợ nhà ở, UBND tỉnh đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo, đề xuất Chính phủ cho thẩm tra, bổ sung và cấp hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương để tỉnh

Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ cho 610 hộ này trong thời gian tới, với quy mô xây dựng bình quân 50 m2/căn/hộ.

Đối với nhà ở cho người nghèo, theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2011-2020 thống kê có khoảng 7.700 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ nhà ở. Đến năm 2012 đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 448 hộ với quy mô xây dựng từ 35 m2 - 40 m2/căn/hộ. Bên cạnh đó, thực hiện Đề án của UBND tỉnh về hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua rà soát trên địa bàn tỉnh chỉ còn 2.148 hộ nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở; trong năm 2016 đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 169 hộ, số hộ còn lại tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ nhà ở trong các năm tới với quy mô xây dựng bình quân 37 m2/căn/hộ.

Kế hoạch đến năm 2020Mục tiêu chung đến năm 2020

tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh đạt 36,6 triệu m2 sàn, trong đó tổng diện tích nhà tăng thêm so với giai đoạn 2013 - 2016 là 5.379.370 m2. Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 26 m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 28,4 m2 sàn/người, khu vực nông thôn 24 m2 sàn/người. Tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 75%, nhà ở bán kiên cố khoảng 25%, không còn nhà tạm. Tỉ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt khoảng 10% tổng số nhà ở xây mới và tỉ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án phát triển nhà ở đô thị đạt khoảng 10%.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020 phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng như sau: Nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị đạt khoảng 96.000 m2 sàn với 1.300 căn (trong đó nhà ở xã hội để cho thuê chiếm 20%, tương đương 19.000 m2). Nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp đạt khoảng 14.400 m2 sàn, với 170 căn. Nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đạt khoảng 58.560 m2 sàn, tương đương 1.650 phòng ở. Nhà

Ký túc xá Đại học Đà Lạt.Ảnh: C.Thành

THEO DÒNG SỰ KIỆN

ở tái định cư đạt khoảng 78.600 m2 sàn với 785 căn. Nhà ở cho người có công cách mạng khoảng 30.500 m2 với 610 hộ. Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở khu vực nông thôn 73.220 m2 với 1.979 hộ.

Bên cạnh đó, mục tiêu xây dựng nhà ở công vụ từ nay đến 2020 khoảng 18.190 m2 với 180 căn; phát triển nhà ở thương mại đạt khoảng 398.000 m2 sàn, tương đương 2.500 căn; nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng đạt khoảng 4.611.900 m2 sàn.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh, diện tích đất để xây dựng nhà ở giai đoạn 2017-2020 là 847 ha, trong đó: nhà ở thương mại 34,6 ha; nhà ở cho người có thu nhập thấp khu vực đô thị 6 ha; nhà ở công vụ 0,32 ha; nhà ở cho giáo viên 5,14 ha; nhà ở cho công nhân 0,72 ha; nhà ở sinh viên 4,06 ha; nhà ở tái định cư 4,94 ha; nhà ở do người dân tự đầu tư xây dựng 791,36 ha.

“Tiệc sách” online và offline mừng Giáng sinh

Chào mừng Noel và năm mới 2018, Nhà Xuất bản Phụ Nữ tổ chức chương trình “Tiệc sách mừng Giáng sinh” với 2 chương trình có nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp độc giả có thêm lựa chọn quà tặng nhân dịp Giáng sinh và đầu năm mới.

Chương trình 1 mang tên “Tiệc sách online”, áp dụng đối với 50 combo sách thiếu nhi với mức chiết khấu hơn 40%, tặng kèm dịch vụ gói quà và thiệp mừng Giáng sinh, dành cho các độc giả đăng ký sớm nhất trên fanpage của Nhà Xuất bản Phụ Nữ tại địa chỉ http://www.facebook.com/nxbphunu.

Trong các gói combo sách đặc biệt, có thể kể đến bộ truyện kì ảo “Mộng giới

Oniria”, bộ sách tranh “Gia đình tớ” - mua bản quyền từ Pháp với những câu chuyện hài hước và tràn ngập yêu thương, bộ sách tranh “Dạy trẻ thói quen tốt” - mua bản quyền từ Nhật Bản, bộ “Pretty girls” (“Là con gái), mua bản quyền Hàn Quốc, chia sẻ nhiều thông tin có ích cho con gái tuổi dậy thì. Sách bán kèm dịch vụ gói quà và thiệp mừng Noel...

Chương trình 2 “Tiệc sách offline” với mức chiết khấu 35% sẽ dành cho các khách hàng tới mua trực tiếp tại các địa chỉ giới thiệu sách của Nhà Xuất bản Phụ Nữ cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình này áp dụng đến 31/12/2017.

Page 5: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

5 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Giáng sinh

một ly không?Thiếu phụ nghiêng đầu từ chối,

tay búng trên dây đàn, một hợp thứ êm đềm âm vang khắp phòng. Khách từ các bàn khác ngừng nói chuyện, hướng về phía họa sĩ và nữ chủ nhân. Thiếu phụ ngồi lặng phắc, rồi bất ngờ múa trên cần đàn, một dòng suối nhạc tuôn trào như nước chảy, mưa rơi. Cô cất giọng đầy truyền cảm:

Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông

Trời chợt nắng vườn đầy lá nonNgười lên tiếng hỏi người

có khôngNgười đi vắng về nơi bế bồng...Nhạc Trịnh đã được biểu diễn

nhiều năm trên nhiều sàn diễn trong nước và quốc tế, nhưng chưa ở đâu có không khí u hoài sâu lắng lạ lùng như ở đây. Chỉ có một cây ghi-ta gỗ với một hồn nhạc ngẫu hứng của người thiếu phụ hát giọng trầm khàn mà khiến cả căn phòng thành cõi nhớ. Người họa sĩ già ngồi lặng như đá, ly rượu nâng ngang mày. Tuổi thọ và sự nổi tiếng khiến ông cô đơn. Ông đang sống những ngày tháng phiêu diêu

thấy bứt rứt và xao động khi nhìn cô và nghe cô nói. Trí óc ông trở nên linh hoạt, ông lại là ông, lịch lãm và phong lưu trước người đẹp như thuở nào. Ông nói thân mật:

- Cảm ơn. Cô biết ta như thế nào?- Dạ thưa, biết Người qua người

thân. Con đến chào Người và muốn xin Người một điều.

Họa sĩ nói:- Ta chỉ còn tuổi già, có gì để

cho ai nữa đâu.Cô gái mỉm cười nhìn ông

thân thiết:- Dạ còn và còn rất lớn. Con

muốn được đến thăm Người.Họa sĩ ngạc nhiên nhìn cô gái.

Ông nói:- Thăm ta ư? Ta rất vui vì có

người trẻ tuổi đến thăm. Chỗ ta đang ở cách đây hơi xa.

- Dạ con biết rồi. Nếu Người cho phép, sáng mai con xin đến thăm.

Họa sĩ khẽ gật đầu trầm ngâm. Cô gái nói: “Con cảm ơn. Bây giờ con xin phép”. Cô gái chào họa sĩ và trở lại bàn cùng với các bạn. Lúc này thiếu phụ chủ quán đang múa ngón tay trên cần đàn và cất tiếng hát:

Người ngồi xuống xin mưa đầyTrên hai tay cơn đau dài Người nằm xuống nghe tiếng ruCuộc đời đó có bao nhiêu mà

hững hờ...Cuộc viếng thăm vẻ bí hiểm của

cô gái và tiếng hát trầm buồn của thiếu phụ khiến họa sĩ nôn nao như say. Ông đứng dậy, chống ba toong chầm chậm đi ra không chào từ biệt như mọi lần. Cả một trời sương và rừng thông Đà Lạt vây quanh ông.

* * * Họa sĩ Hoàng Bửu ở trong ngôi

biệt thự nhỏ giữa rừng thông. Đây là nhà sáng tác của một người bạn, thường được người Đà Lạt gọi là Vườn Tượng. Bạn ông là một nhà điêu khắc nổi tiếng, thời gian này đang về Sài Gòn. Xung quanh ngôi biệt thự, những cụm tượng đặt rải rác thấp thoáng sau các gốc thông, các khóm hoa. Buổi sáng, họa sĩ dậy sớm đi bộ trên đồi thông, trở về tập khí công khoảng nửa giờ rồi tắm nước nóng. Ông mặc quần áo chỉnh tề rồi leo con dốc nhỏ lên nhà sáng tác gọi một ly cà phê sữa, ăn một lát bánh mỳ. Lúc ông trở về đã thấy thiếu nữ tóc dài tối qua ngồi chờ trên ghế đá cạnh nhóm tượng đang thi công. Thiếu nữ đứng dậy đón họa sĩ bên chân dốc. Ánh nắng nhẹ của buổi sáng Đà Lạt lọt qua vòm lá thông nhỏ giọt trên tóc, trên bộ váy áo màu sáng của cô. Trông cô thật thanh tân, rực rỡ. Họa sĩ hơi giật mình vì dưới ánh sáng ban ngày, trông cô gái càng quen thộc. Cô gái nhún mình chào họa sĩ và nhẹ nhàng theo ông vào nhà. Họa sĩ chậm rãi pha trà trong bộ ấm đất nung đã lên nước đen bóng ông luôn mang theo bên mình nhiều năm nay. Ở đây người ta ít uống trà Bắc, nhưng họa sĩ không thể thiếu. Khi họa sĩ pha trà, cô gái quan sát căn phòng bề bộn những khung tranh, mẫu vẽ, giấy, bút, sách vở. Trên bàn viết và trên giá sách có mấy khung ảnh và tượng chân dung. Cô gái đứng bật dậy bước nhanh đến chỗ một kệ gỗ đặt ở đầu chiếc giường nhỏ...

giữa cõi thực và cõi mơ, vô thức và ý thức nhập nhòa biến ảo. Tối tối ông lui tới tửu quán này, để được sống với chính mình cùng lúc nhiều năm tháng tràn về như cơn lũ mùa xuân. Khi người thiếu phụ gẩy đàn và hát, ông thường nhìn thấy thời trai trẻ đầy khát khao sáng tạo và tình yêu. Ông không nghe từng nét nhạc, từng ca từ, mà thấy những tia nắng trong vườn xuân, những gương mặt, giọng nói tiếng cười và những nẻo đường thiên lý ông từng qua. Ông nhắm mắt như thiếp ngủ và thì thầm như nói với chính mình:

- Ta đã thấy, xin cảm ơn.Thiếu phụ gẩy đàn không hiểu

những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của họa sĩ, nhưng cô đã quen với cách ứng xử của ông. Vì vậy, dù rất khó tính, ít khi hát tặng khách, nhưng mỗi lần họa sĩ đến, cô đều hát cho ông nghe. Cô cảm thấy sau khi nhâm nhi mấy cốc vang và nghe cô hát, ông trở nên sảng khoái, hạnh phúc hơn. Khi họa sĩ lặng im chìm sâu vào tâm linh như thiền định, người thiếu phụ nhẹ nhàng đứng dậy đi

sang chào khách quen ở những bàn khác. Họ đề nghị cô hát, nhưng thiếu phụ khẽ mỉm cười lắc đầu. Nhiều người đến đây để được nghe cô hát nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng họ hiểu cô chỉ hát khi có cảm hứng nên không dám nài. Mỗi lần thiếu phụ nâng đàn lên hát, như là một nghi lễ. Chính vì vậy, du khách đến đây có một trường tâm lý riêng, những người khoe giàu sang, quen dùng tiền mua vui không thể đến đây lần thứ hai. Khách hôm nay có mấy người trẻ tuổi mới đến lần đầu. Họ đều có vẻ thanh lịch, sang trọng và trí thức. Trong số đó có một thiếu nữ tóc dài chải lật như cách trang điểm của các tiểu thư thành thị thời đầu thế kỷ trước. Từ lúc họa sĩ bước vào, cô đặc biệt chú ý đến ông. Cô chuyển ghế ngồi quay về phía ông và không rời mắt khỏi ông. Khi thiếu phụ gẩy đàn đến ngồi cùng bàn, cô khẽ hỏi:

- Thưa chị, em muốn đến chào họa sĩ Hoàng có được không?

- Được, thiếu phụ nói. Nhưng em phải biết, họa sĩ khó tính và hay mếch lòng lắm đó.

Cô gái nói:- Vâng, em biết. Em xin phép

mọi người.Cô gái đi về phía bàn họa sĩ.

Ông đang lim dim đôi mắt, không để ý đến xung quanh. Cô gái ngồi xuống ghế, chờ đợi. Họa sĩ chợt mở bừng mắt ngạc nhiên. Ông cảm thấy mùi hương tỏa ra từ cô gái, không hẳn mùi nước hoa hay mùi da mùi tóc. Có lẽ là mùi hương của thổi trẻ, mà sao quen thuộc lạ lùng. Ông chưa kịp hỏi, cô gái đã lên tiếng:

- Con chào họa sĩ. Con xin phép ngồi cùng người một lát được không ạ.

Họa sĩ chăm chú nhìn cô gái. Đôi mắt già nua của ông lúc này đầy vẻ tinh anh, tâm trí ông chợt bừng sáng. Họa sĩ mỉm cười làm động tác hài lòng và hỏi:

- Cô biết ta ư?Cô gái khẽ cúi đầu, nói nhẹ:- Thưa vâng, con biết tên tuổi

người từ lâu.Đối với họa sĩ điều đó không lạ.

Nhưng ông cảm thấy cô gái này có gì đó khác thường. Gương mặt, thần thái cô ta có gì quen quen. Ông

Minh họa: P.Nhân

XEM TIẾP TRANG 11

rượu vang và nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh không phát băng, đĩa và loa thùng, không có kỹ nữ hát show, mà do chính nữ chủ quán hát tặng khách. Không phải khi nào cũng hát và ai cũng được tặng. Chính vì vậy, quán Cung tơ chiều mang phong vị đặc biệt của văn hóa Đà Lạt. Chỉ những ai am hiểu Đà Lạt mới biết tìm đến đây.

Người khách đi taxi đến là một họa sĩ già nổi tiếng từ nửa thế kỷ trước. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được giới văn nghệ sĩ xem như một huyền thoại. Ông ngồi lặng lẽ nhìn qua cửa kính mờ sương, chậm rãi châm thuốc hút. Lát sau, một cô gái trẻ ăn mặc giản dị nhẹ nhàng đặt trên bàn nhỏ trước mặt họa sĩ một chai vang Đà Lạt ướp lạnh đã mở nút, một chiếc ly và một đĩa quả ô mai. Cô gái khẽ cúi chào và lui vào phòng trong. Họa sĩ bỏ mấy quả ô mai ướp muối vào ly, rót vang, rồi trang trọng cầm ly lắc khẽ và thong thả nhâm nhi. Khách ngồi ở các bàn khác rì rầm nói chuyện, vài người quay nhìn họa sĩ. Ông là vị khách đặc biệt, hầu như ở đây mọi người đều biết. Không khí vốn tĩnh lặng, nghe rõ tiếng nổ lách tách từ các ngọn nến màu hồng đang cháy sáng lung linh. Từ nhà trong, một thiếu phụ dáng đoan trang mặc bộ đồ màu sẫm cắt may tinh tế, tóc đen buông xõa ngang vai bước ra. Cô khẽ cúi chào khách ngồi quanh mấy chiếc bàn, đoạn cầm một cây ghi-ta đang treo trên vách gỗ, nhẹ nhàng đi về phía họa sĩ già.

- Kính chào họa sĩ, thiếu phụ nói.Họa sĩ nâng ly rượu vang làm

động tác chào lại, rồi khẽ ra hiệu mời thiếu phụ ngồi. Ông ôn tồn:

- Chào chủ quán. Có thể mời cô

Nhiều năm nay, “Chào” - chương trình nghệ thuật đặc sắc của VTV đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều khán giả truyền hình trong ngày đầu tiên của năm mới Dương lịch. Năm nay, “Chào 2018 - Giai điệu truyền cảm hứng” hy vọng sẽ trở thành nguồn cảm hứng đầu

tiên cho mỗi người trong năm mới 2018.

Theo VFC, đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất chương trình đặc biệt đón chào năm mới, Chào 2018 gồm những ca khúc trong nước và quốc tế nổi tiếng được thể hiện bởi những ca sĩ tên tuổi nhất tại Việt Nam.

“Chào 2018” đặc sắc chào năm mớiĐiều đặc biệt là các ca khúc

đều được hòa âm phối khí hoàn toàn mới. Mỗi một màn trình diễn là một không gian nghệ thuật, khi giản dị, lúc hoành tráng, nhiều màu sắc…

Một điểm độc đáo nữa của “Chào 2018” là những câu chuyện truyền cảm hứng mà các phóng viên của VTV sẽ mang đến cho khán giả. Đó là câu chuyện về âm nhạc của tứ quái The Beatles tại Liverpool, là cuộc gặp gỡ đầy cảm xúc với một nghệ sỹ người Pháp gốc Việt tại Paris, hay câu chuyện tình yêu trong chuyến tàu định mệnh Titanic mà nhiều người dân New York vẫn nhắc đến…

“Chào 2018” được phát sóng vào 20h10 ngày 1/1/2018 trên kênh VTV1.TS tổng hợp (hanoimoi.com.vn

và baovanhoa.com.vn)

Page 6: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

6 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

NGUYỄN NGỌC PHÚ

Đất nước Việt Nam có một chiều dài lịch sử với bao cuộc chiến tranh chống giặc

ngoại xâm từ ngày dựng nước. Một đất nước mà nhà thơ Nam Hà đã viết: “Đất nước/ Bốn ngàn năm không nghỉ/ Những đạo quân song song cùng lịch sử/ Đi suốt thời gian/ Đi suốt không gian/ Sừng sững dưới trời anh dũng kiên gan”. Hình ảnh người lính là nhân vật trung tâm hiện lên với một vẻ đẹp lý tưởng tiếp nối truyền thống từ thế hệ này đến thế thệ khác: “Ta viết tiếp bài thơ báng súng/ Con lớn lên viết tiếp thay cha/ Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” (Hoàng Trung Thông).

Có một đặc điểm khá riêng biệt là ở nước ta nhiều vị tướng lĩnh anh hùng dân tộc đều mang trong mình tâm hồn của một thi nhân văn võ song toàn. Ta vẫn còn nghe vang vọng lời hịch cũng chính là lời thơ gắn bó giữa người lính và tướng lĩnh trong “Bình Ngô Đại cáo” của Trần Hưng Đạo: “Ta cùng các người sinh ra phải thời loạn lạc/ Lớn lên gặp buổi gian nan”… Sau khi thắng giặc ngoại xâm, thượng tướng Trần Quang Khải đã sảng khoái viết lên vần thơ mang khí phách hào hùng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu”. Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu, vị tổng tư lệnh tối cao lên đài quan sát mặt trận Đông Khê và đã viết những dòng thơ tô đậm sức mạnh với khí thế quyết chiến quyết thắng: “Chống gậy lên non xem trận địa/ Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây/ Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu/ Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy”. Thật lạ, đọc lại thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp thấy rất nhiều bài thơ hay sinh động viết về sự thiếu thốn vật chất trang bị của người lính nhưng lại vô cùng lạc quan, thân thiện và mộc mạc. Nhà thơ Tố Hữu ngày ấy cũng đầu quân vào bộ đội, cũng ba lô trên vai trong bài thơ “Cá nước” khi gặp anh bộ đội vượt đèo Nhe đã khắc họa ấm nồng biết bao: “Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh vàng nghệ/ Anh Vệ quốc quân ơi/ Sao mà yêu anh thế!”. Không yêu sao được khi những người lính ra đi từ những làng quê thôn mạc, ngấm trong mình bao nắng mưa ruộng đồng để hun đúc lòng yêu nước bắt đầu từ yêu những gì rất cụ thể mà người lính thi sĩ Hồng Nguyên trước khi mất còn để lại kiệt tác bài thơ “Nhớ”: “Tôi nhớ bờ tre gió lộng/ Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau” và: “Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa/ Trăng lên tập hợp hát om nhà”. Chỉ một chữ “om” thôi mà da diết biết bao mối tình quân dân. Những người đồng đội: “Gặp nhau hồi chưa biết chữ/ Quen nhau từ buổi “một hai”/ Súng bắn chưa quen quân sự mươi bài/ Lòng vẫn cười vui kháng chiến” khi họ bắt đầu gọi nhau là “đồng chí”. Hai tiếng gọi thân tình khi cùng chung đội

Tên anh đã thành tên đất nước

ngũ với điệp khúc ngân vang: “Vì nhân dân quên mình/ Vì nhân dân hy sinh” trong lời một bài hát khá phổ biến trong quân đội. Nhân dân chính là đất nước. Nhân dân chính là bắt đầu từ các địa danh miền xuôi, trung du, miền ngược. Họ đã tự giới thiệu mình thật hồn nhiên và tự hào: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” (Chính Hữu). Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà thơ Hữu Thỉnh có tứ thơ phát hiện khá hay về “Năm anh em trên một chiếc xe tăng/ Như năm ngón tay trên một bàn tay/ Đã ra trận là năm người như một”. Và khi sáp mặt với quân thù: “Một ý chí bay qua đầu ngọn súng/ Một niềm tin nghiến nát quân thù”. Tôi nghĩ có lẽ đây là một trong những tượng đài đẹp nhất sinh động và ấn tượng nhất về tình đồng chí đồng đội… Hình ảnh người chiến sĩ trong thơ có những nét khái quát hào hùng thì lại có những vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn khá tinh tế. Chính vẻ đẹp này đã tạo ra nét phẩm chất riêng của anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Từ những chiếc áo trấn thủ chăn bông, mũ nan thời chống Pháp đến mũ tai bèo, mái tăng chiếc võng thời chống Mỹ đều được hiện lên trong thơ. Lãng mạn và bay bổng biết bao khi người lính thi sĩ Nguyễn Duy đã ví mái tăng là “Bầu trời vuông”: “Sục sôi bom lửa chiến trường/ Tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng”. Chỉ có những người lính với tinh thần lạc quan vượt lên bao hiểm nguy ác liệt trong thơ Phạm Tiến Duật mới tinh tế nhận ra rằng: “Thế đấy ở chiến trường/ Nghe tiếng bom rất nhỏ”. Và những người lính xe vận tải trên đường Trường Sơn mới có cái tư thế: “Không có kính rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước/ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim…”.

Có một mảng thơ khá đặc sắc và phong phú khi viết về người lính

đó là thơ tình yêu: tình yêu lứa đôi của người chiến sỹ gắn với tình yêu đất nước. Đó là vẻ đẹp bình dị và cao cả của tình yêu riêng tư gắn với lý tưởng thiêng liêng cao đẹp. Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi là nỗi nhớ tâm tình muôn thủa nhưng được đặt trong khung cảnh chiến tranh với tâm thế lớn lao với bao khát khao cháy bỏng, bao nỗi niềm chan chứa: “Anh yêu em như anh yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần”. Người yêu - Em được trang trọng đặt ngang hàng đất nước để “Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Và có bao mối tình đã hóa thành một phần hình thể địa danh như “Núi đôi” (Vũ Cao). Còn đó một “Tây Tiến” của Quang Dũng với khí phách: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Những người lính thủ đô hào hoa lãng mạn mà hiên ngang khí phách. Lại có những người lính xuất thân từ nông thôn bình dị mà lạc quan trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên: “- Đằng nớ vợ chưa/ Đằng nớ!/ Tớ còn chờ độc lập/ Cả lũ cười vang bên ruộng bắp/ Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”. “Tình yêu của người lính biển” của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã bắt được nhuần nhị cái tứ “Biển một bên và em một bên”. Biển chính là hiện thân một phần máu thịt đất nước. Biển là nơi những người lính đang ngày đêm canh phòng bảo vệ trọn vẹn đảo tiền tiêu. Em là một phần máu thịt của đất liền của hậu phương thân yêu. Và: “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng/ Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng/ Biển một bên và em một bên”. Nhân lên từ tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước cao cả là những xao xuyến rất nhỏ và ngân rung lay động như “Trên đồi chốt nghe chim hót” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: “Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng/ Nghe lăn tăn những tiếng chim xuống hầm”. Hay trong thơ

Lê Thị Kim với bài “Gần lắm Trường Sa”: “Những người lính đảo tiền tiêu/ Chiều nay tiếng biển có kêu đầy hầm”. Tiếng chim vọng xuống và tiếng biển vọng lên đều là những tiếng vọng từ thẳm sâu của những nhịp đập trái tim nhạy cảm.

Người lính ra trận ai chẳng có những cuộc chia tay: “Con ra tiền tuyến xa xôi/ Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền” (Tố Hữu). Có những cuộc chia ly trên cánh đồng lúa trong thơ Trần Hữu Thung: “Em tiễn anh lên đường/ Chiếc xắc mây anh mang/ Em nách mo cơm nếp/ Lúa níu anh trật dép”. Chỉ một hình ảnh khá cụ thể và chọn lọc tiêu biểu: “Lúa níu anh trật dép” đã hàm chứa bao yêu thương gắn bó tâm tình gửi gắm tin cậy với người ra trận. Và còn có cả cuộc: “Chia ly màu đỏ” khá lý tưởng của nhà thơ Nguyễn Mỹ: “Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ/ Tươi như cánh nhạn lai hồng”. Một vẻ đẹp tươi sáng và nồng ấm của những gam màu thiên nhiên, của nắng, của hoa và màu áo đỏ của người yêu. Một tứ thơ độc đáo với sắc thơ ngời ngời sức sống, với cái màu đỏ đã theo anh đi suốt dọc chiến trường như thắp lửa trong tim ánh lên bao khát vọng: “Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy/ Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi/ Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người/ Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp/ Một làng xa giữa đêm gió rét/ Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi/ Như không hề có cuộc chia ly”. Đúng vậy, có thể chia ly cách xa về địa lý, về không gian nhưng không thể chia ly về khát khao lý tưởng niềm tin vào ngày chiến thắng. Và khi thắng trận trở về trong niềm hân hoan chào đón: “Anh về cối lại vang rừng/ Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân/ Anh về sáo lại ái ân/ Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca” (Tố Hữu). Chính anh đã giữ bình yên cuộc sống, đã truyền thêm sức sống cho thiên nhiên cảnh vật, con người. Đó cũng chính là một trong những cắt nghĩa về sức mạnh tinh thần lớn lao của người lính Việt Nam của anh “Bộ đội Cụ Hồ”.

Có một bài thơ viết về vị tướng,

HỒ SƠ TƯ LIỆU

NHỮNG ĐÒN SẤM SÉTSau thất bại nặng nề trong chiến

dịch mùa khô 1966-1967, Tổng thống Mỹ Giôn-sơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên chưa kể sự yểm trợ của trên 20 vạn quân Mỹ có mặt ở Thái Lan, Phi-lip-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân các nước đồng minh của Mỹ.

Về phía ta, để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích - tổng khởi nghĩa; chuẩn bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam.

Trước sức tiến công và công tác nghi binh của ta, tất cả các lực

người anh cả của quân đội ta - Đại tướng Võ Nguyễn Giáp của nhà thơ Anh Ngọc. Vị tướng họ Võ mà mang bút danh là “Anh Văn” mỗi khi sau chiến dịch đại thắng ông lại rải những nốt nhạc trên chiếc đàn Pianô đặt lặng lẽ ở góc phòng. Có khúc nhạc hào hùng lại có lúc thảng thốt những giọt đàn buồn khi ông nhớ về sự hy sinh của từng người lính. Nhà thơ Anh Ngọc viết: “Những đối thủ của ông đã chết từ lâu/ Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa/ Ông ngồi giữa thời gian vây bủa”. Và: “Ru giấc mơ của vị tướng già/ Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở/ Một chân ông đã đặt vào lịch sử/ Một chân còn vương vấn với mùa thu”. Ôi mùa thu, cái mùa thu lịch sử tháng Tám, mùa thu của một đời người với 34 chiến sỹ của Đội Tuyên truyền giải phóng quân đã thành người thiên cổ. Mùa thu lá rụng về cội đó là lá vàng (Lá vàng không chỉ màu vàng của lá cây mà là những lá vàng thật vàng ròng kim loại, vàng tinh chất) về cội nguồn đất nước. Viết đến đây tôi bỗng nhớ bức tranh sơn dầu “Chiều Tây Bắc” tuyệt đẹp của họa sỹ Phan Kế An vẽ đoàn quân giữa bao la núi trời mây chập chùng Tây Bắc đã tạo nên dáng hình rất thơ mộng như thơ Tố Hữu đã viết “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/ Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo/ Núi không đè nổi vai vươn tới/ Lá ngụy trang reo với gió đèo”. Những người lính đã tạc nên Dáng đứng Việt Nam trên đường băng Tân Sơn Nhất, một tượng đài sống vĩnh cửu trong lịch sử dân tộc lại là người lính: “Đầu súng trăng treo”. Chiến tranh và khát vọng hòa bình, người lính và tình yêu đất nước cứ hòa quyện vào nhau khi “Tên anh đã thành tên đất nước”…

Giữa mưa bom bão đạn là tình đồng đội, đồng chí. Ảnh: Tư liệu

Page 7: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

7 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Một biểu tượng sáng ngời về ý chí, sức mạnh quật cường của Việt Nam

lượng chủ lực của địch từ chuẩn bị phản công để giành quyền chủ động chiến trường phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ. Lực lượng địch bị căng kéo, kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên chiến trường bị đảo lộn, tạo ra sơ hở trong thế phòng ngự bị động của địch để ta triệt để khoét sâu. Để tiếp tục nghi binh, kéo căng lực lượng của địch, đẩy chúng tiếp tục bị động về chiến lược, ta và Lào mở chiến dịch Nậm Bạc ở Thượng Lào, chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, nhằm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao lực lượng và sinh lực địch tạo thế

cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy. Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi họ dồn toàn trí và lực lượng ra hướng Đường 9 - Khe Sanh và nhận định đây là chiến trường chính, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.

Đúng 0 giờ ngày 29/1/1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc), quân ta tiến công địch tại Sân bay Nha Trang (Khánh Hòa). Từ 0 giờ 30 phút ngày 30/1/1968 (đêm giao thừa

Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam), ta đồng loạt tấn công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị trấn Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), thị xã Plây Cu (Gia Lai), thành phố Quy Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An… Như vậy, cả dải đất miền Trung đã đồng loạt nổ súng tiến công.

Đêm 29 rạng ngày 30/1/1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn - Gia Định, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre, Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Biên Hòa, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang, Tuyên Đức… Tại Sài Gòn - Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh Mỹ - ngụy tại miền

Nam Việt Nam. Để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, Mỹ - ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều loại lực lượng tham gia. Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân, Sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh, Tòa Đại sứ Mỹ. Trận đánh Tòa Đại sứ Mỹ hơn 6 tiếng đồng hồ với 17 chiến sĩ biệt động của ta đương đầu với lực lượng quân cảnh, lính dù của Mỹ đã gây một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ. Đồng thời với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ từ các bàn đạp vùng ven, nhanh chóng tiến vào nội đô trên các hướng. Xung quanh Sài Gòn - Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An… cũng bị tiến công.

Bị tiến công đồng loạt, bất ngờ, địch lúc đầu choáng váng. Chúng dồn về mặt trận đô thị, bỏ ngỏ vùng nông thôn. Nắm thời cơ, lực

lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

Tiếp theo đợt I, chúng ta còn mở đợt tiến công mùa hè (đợt II) từ tháng 5/1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân đoàn đến trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đường giao thông thủy bộ của địch. Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17/8/1968, ta mở đợt tấn công thứ III. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự, chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã; 100 thị trấn, huyện lỵ, chi khu; 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn; 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ - ngụy. Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh.

(CÒN NỮA)TS (Biên soạn theo Tài liệu

của Ban TGTW)

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ; 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với 1,6 triệu dân.

PHAN THÀNH MINH

Thiêng liêng Tổ quốcKhi ta nghĩ về thiêng liêng Tổ quốcSáng rực nước non chí khí Lạc Hồng Khi ta nghĩ về hùng anh Tổ quốcXương trắng máu đào tô thắm núi sôngTiếp bước anh hào Tiếp bước tiền nhânLuận giặc cướp chỉ cần câu Sát Thát Đất nước gian lao dân tình khổ cựcHạt lúa căng phồng nước mắt mồ hôiChịu khó chịu thương đi trọn kiếp ngườiCày cấy ươm gieo gặt câu hò điệu víXay giã giần sàng nhặt lời chung thủyThương lắm quê ơi vất vả đói nghèoKhi ta nghĩ về đất nước thương yêuSáng rực máu tim hùng anh bất khuấtMột dải giang sơn Một trời thống nhất Xương trắng máu hồng thắm đỏ trang thơKhiêm tốn biết bao lòng vẫn mở cờLịch sử thăng trầm vẫn vút cao ngưỡng vọngBằng lòng đi lên từ gian lao cuộc sốngMỗi chặng đường sáng rỡ những mùa hoa

NGUYỄN TƯỜNG VĂN

Trước tàu không số (*)Từ nơi biển đảo trời mâyBến bờ khoảnh khắc giữa ngày vắng emThuyền xưa vận nước nổi chìmĐể giờ neo giữa trái tim Lạc HồngMưa sa gió táp biển ĐôngMiền Nam vẫy gọi sông Hồng xuất chinhĐêm thâu tiếp nối bình minhYên ba muôn dặm hải trình về đâuVượt qua sóng dữ dãi dầuHiểm nguy giông bão kẻ thù bủa vâyXông pha trận mạc bao ngàyTàu không số chọn nơi này, em ơi!

(*)Tàu chở vũ khí bằng đường biển tiếp tế chiến trường miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

Trong mắt trẻ con, thế giới không chỉ có 7 kỳ quanmà có đến hàng triệu kỳ quan lý thú cần khám phá.

Walt Streightiff

TẢN VĂN

VÕ ANH CƯƠNG

Tháng 11 chuẩn bị cho mùa mưa chấm dứt, trên cao nguyên lại bắt đầu mùa

khoai lang. Khoai lang là một loại thực phẩm dễ trồng, nó “dễ tính” đến nỗi ngọn khoai bò lan trên bất cứ mặt đất nào nên mới có tên đó.

Khoai trồng từng vồng là điều thường thấy, dưới cái vồng ấy khoai tượng củ, lớn lên để trở thành món ăn của con người. Ngoài việc trồng từng vồng, bây giờ khoai còn được... leo giàn, tôi chưa “mục sở thị” nhưng đã xem qua một chương trình truyền hình khoai lang tạo củ trong... không khí! Khí canh đang là khuynh hướng của ngành trồng trọt công nghệ cao nên khoai ra củ trong không khí cũng đâu có gì lạ?

Khoai lang gắn bó với người... nghèo, cái này chắc đúng với... hồi xưa! Hồi đó ở Đà Lạt người làm vườn thường dành đất trên giông để trồng khoai. Đến mùa khoai người ta dỡ khoai và chế biến. Nếu là khoai mật thì để đống chừng một tháng sau đó luộc rồi đem phơi để trở thành khoai lang dẻo, có người còn gọi là khoai gieo, chả biết vì sao? Thông thường khoai lang trắng năng suất cao, ăn bở nhưng kém ngọt... người ta xắt phơi khô để dành ghế cơm. Cơm ghế khoai lang sau này gọi là độn khoai để no cái bụng trong lúc gạo khan hiếm: hiếm vì chiến tranh xe không chở lên vùng cao được, hiếm vì thời bao cấp gạo bán theo khẩu, một khẩu vài ký/tháng mà thường là gạo... mục nên phải độn khoai để no lòng. Ăn độn riết rồi... ghiền, đến lúc gạo đã... dễ dàng, ăn bữa cơm trắng thấy nó... nhạt nhẽo làm sao!

Mùa khoai lang

Đó là chuyện xưa, chuyện nay khoai lang cũng lắm... nỗi niềm! Khoai lang không còn dành riêng cho người nghèo, mà nó dành cho tất cả mọi người với tư cách là một món ăn chơi, thậm chí khoai còn vào khách sạn, resort 5 sao. Khoai được các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết là rất tốt, giảm được huyết áp, ngừa ung thư, tốt tiêu hóa...

Khoai lang bây giờ còn góp phần... vọng ngoại nữa. Thật vậy, đọc báo mạng thấy có người bỏ ra bốn, năm trăm ngàn để mua 1 ký khoai lang xứ Hàn! Cái gì của... ngoại đều ngon,

tôi phải than “chán như con gián!”.Mùa này khoai đang ngon, tuần

rồi về Đà Lạt ghé chỗ mấy bà người Lạch mua khoai Tà Nung. Ban đầu định mua khoai lang mật, 1 ký hai chục ngàn đồng, sau phát hiện ra khoai lang tím, tôi bèn đổi ngay. Quả là màu tím... nhớ, màu tím tuyệt vời mà vị khoai lang tím cũng ngon đến... nhức cả chân răng!

Khoai lang tím giống Nhật trồng ở xã Tà Nung, Đà Lạt đó bạn ơi mà mỗi ký chỉ có hai chục ngàn.

Vậy nhé, ai ăn khoai Hàn cứ ăn còn tôi là... khoai lang tím Tà Nung!

Khoai lang tím. Nguồn: Internet

Lời hay - ý đẹp

Page 8: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

8 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

VIỆT QUỲNH

Quán không quá đẹp, bình dị thôi… Nhưng điều đặc biệt nhất của Cô Bông là

đưa mỗi người đến đó về lại tuổi thơ, cho chúng ta gặp lại những điều tưởng chừng đã bị quên lãng từ lâu.

Không đông đúc, không ồn ào, mấy bạn trẻ tới đây hình như chỉ để thầm thì cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của một thời đã xa.

Quán là căn nhà gỗ nhỏ xinh, mà chỉ cần đứng ngoài nhìn vào, thấy chiếc xe Honda cũ kỹ kiểu “hồi xưa ba từng đi” dựng ở hiên trước, thấy chiếc xe đạp mini gắn với tuổi học trò của bao người dựng kế bên, cảm giác như mình đang về nhà mình của mười mấy năm về trước. Cả cái bảng hiệu vẽ thủ công tên quán cũng đủ khiến nhiều người tự nhiên thấy thân thuộc lắm rồi.

Mỗi góc nhỏ của quán là một

Quán của tuổi thơQuán Cô Bông nhỏ xíu xiu, nép một góc khiêm tốn bên con đường Hoàng Diệu cũ. Ấy vậy mà hình như lúc nào tới đó cũng thấy có khách. Khách vô đó để gặp lại mấy viên bi ve, gói kẹo dẻo, xí muội,... hay cái tivi trắng đen đã cũ,... biết bao nhiêu thứ của ấu thơ đầy ắp trong tiệm cà phê bé xinh này.

mảnh ký ức, được trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất, như cây bút mực tím với lọ mực để sẵn trên bàn, cái bàn máy may của mẹ, mấy tấm hình ca sỹ, diễn viên thời

xa lắc xa lơ dán đầy trên tường, và cả mấy cuốn truyện tranh cũ thiệt cũ trên giá sách hay bộ đồ chơi điện tử... Ngay cả mấy bản nhạc từ thời ông bà cha mẹ, nay được phát

ra rè rè từ cái máy cát sét cũ, nghe cũng thấy thân thương hết sức.

Quán Cô Bông còn hay ho ở chỗ, chẳng hiểu anh chị chủ quán kiếm đâu ra mà có nguyên một thế giới đồ ăn vặt của “hồi xửa hồi xưa” được bỏ trong cái gác măng rê - cũng là món đồ của “hồi đó”, nên càng thấy thân thuộc và thú vị. Mấy bạn trẻ cứ vậy mà háo hức tìm đến đây để cùng tìm lại những hương vị tuổi thơ, của kẹo dẻo, của xí muội hay của mấy viên C...

Không gian quán nhỏ nên rất ấm cúng. Và cũng vì nhỏ nên quán có những nội qui để giữ sự ấm cúng và yên tĩnh đó, một cách nhẹ nhàng và dễ thương khiến khách chẳng thể phiền lòng. Nên lúc nào đến đây cũng rất dễ bắt gặp hình ảnh mấy bạn dù trẻ nhưng ngồi nói chuyện thầm thì, cười khe khẽ với nhau. Không có ồn ào nói cười huyên náo như cảnh thường thấy ở những quán cà phê hiện đại khác.

Có hôm còn bắt gặp mấy ông bố bà mẹ dẫn mấy đứa con nhỏ tới đây, chỉ cho lũ trẻ thấy từng vật dụng nhỏ rồi kể hồi xưa ba mẹ như thế này này,... Mấy lúc đó, thấy ánh mắt của 2 thế hệ đều lấp lánh và rạng ngời vì những điều không nói hết.

Khách tới đây phải đợi đồ uống hơi lâu. Bởi cũng là những món thông thường như các quán khác hay có, nhưng quán chỉ có 2 anh chị vừa pha chế vừa phục vụ, lại tỉ mẩn trong chế biến từng món trong mỗi ly nước sấu, nước mơ hay cà phê. Nhưng chẳng mấy khi có khách phàn nàn. Thêm nữa là mặc dù quán có Internet, nhưng đặt mật khẩu là “khongcowifi” (không có wifi) và viết sẵn lên tấm gỗ đặt lên bàn, như một sự thầm nhắc nhở mấy bạn khách tới đây rằng thay vì cắm cúi vào điện thoại, hãy cùng nhau nói chuyện, cùng nhau cười đùa, cùng nhau về lại tuổi thơ.

Cô bạn từ Sài Gòn lên, vào quán rồi cứ xuýt xoa: “A! Mấy cái này hồi xưa nhà mình cũng có!”. Vậy mà cứ ngẩn ngơ: “Sao Đà Lạt cái chi cũng dễ thương dữ vậy nè!”.

Đồ ăn vặt của tuổi thơ lại được bỏ trong cái gác măng giê - cũng là món đồ của “hồi đó”, nên càng thấy thân thuộc và thú vị. Ảnh: V.Q

Công nhân Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt đang chỉnh lại hoa. Ảnh: Phan Nhân

THANH DƯƠNG HỒNG

Nhìn lại 6 kỳ Festival Hoa Đà LạtHơn 10 năm qua, Festival Hoa

Đà Lạt trở thành sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc tế, “điểm nhấn” quan trọng để thành phố hoa và sản phẩm hoa của vùng đất lạnh được đông đảo bạn bè gần xa biết đến. Từ thành công của lần tổ chức đầu tiên (năm 2005), như lời hẹn, cứ hai năm một lần, Festival Hoa Đà Lạt lại về trong sự chờ đợi của công dân thành phố hoa và bạn bè trong, ngoài nước, Đà Lạt - “điểm hẹn” Festival Hoa!

Như quy luật, cứ sau mỗi kỳ Festival Hoa, Ban tổ chức đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm để lần tổ chức sau tốt hơn, đẹp hơn, phục vụ tốt hơn du khách; cũng theo đó, sản lượng và chất lượng hoa Đà Lạt ngày càng gia tăng, đẹp hơn và thu hút du khách ngày càng đông hơn.

Festival Hoa đầu tiên (từ ngày 10 - 18/12/2005), chủ đề: “Đà Lạt - Điểm hẹn muôn sắc hoa” với nhiều hoạt động: Diễu hành xe hoa; Hội chợ triển lãm hoa; Hội thảo quốc tế về hoa, Đêm hội Rượu vang, Đêm hội Tình yêu... Đêm khai mạc gây ấn tượng mạnh đối với du khách bằng sân khấu nổi trên mặt hồ Xuân Hương với màn biểu diễn truyền thuyết về tình yêu và hoa: Ngưu Lang - Chức Nữ, truyền thuyết LangBian, huyền thoại hồ Than Thở, huyền thoại hoa hồng… thu hút gần 100 ngàn du khách tham quan, thưởng lãm.

Khởi đầu là “Lễ hội Sắc hoa Đà Lạt” (tháng 12/2004), được xem là bước “tập dượt” để năm sau (2005) nâng tầm thành Festival Hoa. Và, từ đó đến nay, cứ 2 năm một lần, Festival Hoa Đà Lạt đều đặn được tổ chức. Đà Lạt đã trở thành “điểm hẹn ”Festival Hoa…

Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa

Festival Hoa lần thứ 2 (từ ngày 15 - 22/12/2007), chủ đề: “Hoa Đà Lạt - Tôi yêu bạn”, với 19 chương trình tôn vinh người trồng hoa và vẻ đẹp của trăm ngàn loài hoa Đà Lạt; tổ chức đám cưới hoa cho 114 cặp uyên ương nhân kỷ niệm 114 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; chung kết Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam; tôn vinh 12 nghệ nhân trồng hoa và 6 làng hoa truyền thống của Đà Lạt… Tại Festival Hoa này, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố 8 kỷ lục Việt Nam: Chiếc áo cưới dài nhất Việt Nam (dài 42 m); Bức ảnh cưới dài nhất Việt Nam (dài 78 m, chụp đám cưới tập thể 100

đôi uyên ương); Đoàn xe hoa đông nhất Việt Nam (40 chiếc đưa 85 cặp cô dâu chú rể từ TP Hồ Chí Minh về Đà Lạt thành hôn); Cặp đèn cưới Long Phụng lớn nhất Việt Nam (mỗi cây đèn cao 3,7 m, nặng 2,7 tấn); Phiến đá uyên ương có chữ ký cô dâu chú rể nhiều nhất Việt Nam (lưu chữ ký của 100 cặp cô dâu chú rể); Thùng rượu vang bằng gỗ lớn nhất Việt Nam (chứa 2.000 lít rượu); Cặp hộp trà song hỷ lớn nhất Việt Nam: (đường kính 1,99 m, chiều cao 3,6 m, nặng 120 kg); Buổi diễu hành có nhiều ông già Noel nhất Việt Nam (200 sinh viên hóa trang thành ông già Noel).

Festival Hoa lần thứ 3 (từ

1 - 4/1/2010), chủ đề: “Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa”. Festival Hoa lần này được Chính phủ đưa vào một trong những sự kiện tiêu biểu của Quốc gia chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; nhiều kỷ lục: đôi rồng hoa dài 108 m, cao 3 m, mỗi con dài 54 m, tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam; bình hoa khổng lồ chủ đề “Hồ Gươm” do 1.000 người dân Đà Lạt thực hiện… Đặc biệt, trong lễ khai mạc Festival Hoa 2010, Đà Lạt đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đà Lạt là “Thành phố Festival Hoa đầu tiên của Việt Nam”.

Festival Hoa lần thứ 4 (từ 30/12/2011 đến 3/1/2012), chủ

đề: “Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa”, với 21 chương trình đặc sắc. Điểm nhấn của Festival 2012 là “Không gian hoa đẹp” và lễ hội đường phố “Hoa và ánh sáng”. Festival Hoa Đà Lạt 2012 thu hút hơn 300 ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước tham dự.

Festival Hoa lần thứ 5 (từ ngày 28/12/2013 đến 2/1/2014), chủ đề: “Tây Nguyên - Âm vang tiếng gọi đại ngàn”. Festival Hoa Đà Lạt 2014 là một trong chuỗi các sự kiện văn hóa quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại Tây Nguyên và Đà Lạt - Lâm Đồng chào mừng Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, công bố Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”…

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 6 (từ ngày 29/12/2015 - 4/1/2016), chủ đề: “Đà Lạt - Muôn màu sắc hoa”, gồm 9 chương trình chính thức và 16 chương trình hưởng ứng. Trong đêm khai mạc, Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên Hợp Quốc - UNESCO đã trao Bằng công nhận Khu Dự trữ sinh quyển LangBian là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam…

Hiệu quả từ Festival Hoa Đà Lạt Mục đích của Festival Hoa

nhằm tôn vinh giá trị của hoa và nghề trồng hoa truyền thống, nổi tiếng của Đà Lạt; qua đó, quảng bá và kêu gọi đầu tư, phát triển “thương hiệu hoa Đà Lạt”, thu hút khách tham quan, thúc đẩy du lịch phát triển...

XEM TIẾP TRANG 11

Page 9: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

9 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

HỒNG THẮM

Cô gái K’Ho với giấc mơ khởi nghiệpCô gái K’Ho Touneh Êmira

năm nay vừa tròn 21 tuổi, sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Đà Lạt để lại ấn tượng với người tiếp xúc bằng một phong thái tự tin, chững chạc. “Mình sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ mình đã rất vất vả để nuôi 5 đứa con học đại học. Kinh tế gia đình chủ yếu trông vào 5 sào đất trồng rau nên từ nhỏ, mình và các anh chị đã tranh thủ đi làm thuê tại các trang trại vào dịp hè để có tiền mua sách vở, quần áo. Từ đó, khi đứng trước những lựa chọn lớn trong cuộc đời, mình luôn nghĩ phải làm điều gì đó thật khác biệt”, Touneh Êmira bắt đầu câu chuyện của mình.

Êmira vừa hoàn thành xong các môn học và đang chuẩn bị bước vào kỳ thực tập - cơ hội để một lần nữa Êmira chứng tỏ được khả năng của bản thân và vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế, biến giấc mơ trở thành một nữ doanh nhân. Và mục tiêu mà Êmira đang hướng đến là làm giàu từ chính mảnh đất quê hương vì: Có lớn lên trên vất vả, nghèo khó thì mình mới hiểu và thương đồng bào mình còn nhiều khó khăn. Biết rằng ở những thành phố lớn sẽ

Sơn nữ với ước mơ doanh nhân “Nếu bạn muốn có được những thứ bạn chưa từng có thì bạn phải làm những việc bạn chưa từng làm vì kết quả luôn đi kèm với hành động. Và, thành công chỉ đến với những người có quyết tâm cao”, Touneh Êmira tâm niệm.

có nhiều cơ hội hơn, nhưng quê hương chính là nơi mình gắn bó và hiểu rõ nhất, vậy nên những bước đi đầu tiên của mình cũng phải đi từ nơi ấy.

Êmira cho biết, bản thân đã tham khảo nhiều thông tin và thấy rằng có rất nhiều nữ doanh nhân thành công trong sự nghiệp. Cô luôn tự đặt câu hỏi: Đã có rất nhiều người có thể bứt phá làm nên sự khác biệt thì tại sao mình lại không? Theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh là cách Êmira đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường ấy.

“Chẳng ai có thể hiểu mình

ngoài chính bản thân mình. Mình biết rõ ưu, nhược điểm của bản thân. Mỗi người có một bí quyết thành công riêng nên mình nghĩ cũng không thể hướng mình theo bất cứ khuôn mẫu nào. Cái chúng ta nhìn thấy chỉ là bề nổi của tảng băng chìm nên lựa chọn thế nào chỉ có bản thân mình khám phá và chọn lối đi mang dấu ấn của riêng mình”, Êmira tâm sự.

Không ngại thử tháchTouneh Êmira thử sức mình ở

nhiều lĩnh vực như MC, người mẫu, kinh doanh, nghề báo… bởi cô cho rằng chỉ như vậy mới

là cách đánh thức tiềm năng và xác định đâu là thế mạnh của mình. Cô được tin tưởng giao phó vai trò MC trong nhiều hoạt động ở trường và cũng đạt được thành tích ấn tượng như: Giải 3 MC tài năng Trường ĐH Đà Lạt; Top 25 Cuộc thi Người đẹp ảnh năm 2015 - 2016, lọt vào bán kết Cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2017…

“Bên cạnh việc trau dồi kiến thức thì tham gia hoạt động Đoàn, Hội cũng trang bị cho mình các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống… Mình cũng từng làm thêm khá nhiều công việc, mỗi

việc đem lại cho mình nhiều trải nghiệm khác nhau. Ví dụ như nghề báo cho mình cơ hội khám phá những miền đất mới, gặp gỡ những con người mới thì kinh doanh lại giúp mình cải thiện khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng… Qua đó giúp mình khám phá giới hạn của bản thân”, Êmira chia sẻ.

Tháng 7 vừa qua, cô gái 21 tuổi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Êmira cũng là nữ sinh dân tộc thiểu số duy nhất góp mặt trong đoàn đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng tham gia Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022).

Trên diễn đàn khởi nghiệp - việc làm tại Đại hội, Êmira gửi gắm những tâm tư nguyện vọng của thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng: “Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ nhưng lại không có môi trường, không có cơ hội để cống hiến cho xã hội. Mình kỳ vọng sẽ có những chính sách sâu sát hơn với thực tế, phù hợp với từng địa phương. Với vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn thì cần nhiều hỗ trợ hơn, đó là chính sách hỗ trợ vay vốn cho những bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp bởi ở quê mình, khởi nghiệp nông nghiệp quan trọng nhất vẫn là vốn”.

Dễ dàng nhận thấy ở cô gái trẻ sự tự tin và quyết đoán bởi những yếu tố đó quyết định 50% sự thành công trong nay mai.

Êmira mong muốn giúp người dân quê mình làm kinh tế, nâng cao đời sống. Ảnh: H.Thắm

ĐỨC TÚ

Ngày 10/11, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

về tội giết người đối với Hoàng Thanh Phương (sinh năm 1988, quê quán: Bình Thuận, tạm trú: Phường 4, TP Đà Lạt) và Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1993, trú tại: Phường 4, TP Đà Lạt) về tội Gây rối trật tự công cộng. Theo kết quả điều tra của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, khoảng 21h30’ ngày 1/7/2016, Phương đi xe máy đến quán ăn Thiết (Phường 2, TP Đà Lạt) để gặp bạn thì Cao Quang Chánh (trú: Phường 4, TP Đà Lạt) và Tý cho rằng Phương chạy xe nẹt pô gây ồn ào. Hai bên xảy ra cãi cọ, ẩu đả rồi dẫn đến cái chết của Chánh. Căn cứ vào các tài liệu điều tra, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Thanh Phương 7 năm tù, bị cáo Nguyễn Văn Tý 9 tháng tù.

Nếu tra trên “Google” với cụm từ “Nẹt pô” chỉ trong 0,44 giây đã cho 261.000 kết quả. Đa phần là những vụ án thương tâm rơi vào

Hệ quả từ nạn “nẹt pô” trong giới trẻKhông chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường, nhiều trường hợp thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy rồi nẹt pô (gắn pô xe cải tiến và tạo ra tiếng nổ lớn từ việc bóp côn, rồ ga) gây huyên náo cả vùng dẫn đến việc tranh cãi, ẩu đả, thậm chí xảy ra án mạng.

đối tượng thanh thiếu niên, ví dụ như: nẹt pô ra án mạng, hỗn chiến kinh hoàng sau tiếng nẹt pô, bị đâm chết vì nẹt pô vượt qua mặt, nẹt pô giữa đêm thanh niên bị đánh hội đồng…

Xe máy cũ nát, nếu không được trưng dụng để chở hàng hóa thì lập tức được các “tay chơi” độ chế để trở thành những chiếc xe kỳ quái trên đường. Có mặt tại một địa điểm sửa chữa xe máy trên

đường Phù Đổng Thiên Vương, ông chủ tiệm bảo rằng chỉ cần giao xe vào tay ông ta thì dù cũ nát đến mấy cũng phải “lột xác” thành những “chiến binh” đường phố. Chỉ tay vào chiếc xe bên cạnh, chủ tiệm bảo rằng chỉ mua có 1,5 triệu đồng, ngang với giá phế liệu nhưng đầu tư công sức vào thì bán được trên chục “củ” (triệu đồng -PV), khi nẹt pô thì “khạc” ra lửa. Hỏi chuyện một tay chơi xe Honda

67 khác, người này cho biết nhiều năm trước có mua lại của một sinh viên từ tỉnh khác đến đây trọ học. Ngày đó, giới chơi xe chưa tìm đến Honda 67 nên giá “rẻ như cho”, nhưng nhìn chung là xe đã cũ nát lắm rồi, phải “đập” hết để làm lại. Dẫu biết rằng phương tiện được sản xuất cách đây rất lâu, điều khiển những chiếc xe ấy có phần nguy hiểm nhưng không ít bạn trẻ vẫn chọn để ra đường bởi thấy khác biệt và thích thú, nhất là cảm giác tạo được sự chú ý mỗi khi về côn, rồ ga, nẹt pô.

Bạn N.T.H, sinh viên một trường trên địa bàn TP Đà Lạt chia sẻ: Nhiều lúc chúng em đi học về, thấy một tốp nữ sinh đi bộ là có nhiều thanh niên cho xe đi sát vào rồi bất ngờ rồ ga lên, nẹt pô. Ai nấy cũng phải giật mình, có người còn ngã quỵ ra đất, rồi họ chỉ cười trừ, cho xe chạy tiếp. Hay, bà Viên, một người dân sinh sống ở Phường 8 (TP Đà Lạt) tâm sự: Mình tuổi cao sức yếu, giấc ngủ không dễ gì đến được, thế mà đang yên giấc thì nghe thấy tiếng xe máy nẹt pô phải

giật mình choàng dậy, không hiểu xe cộ kiểu gì mà làm huyên náo cả một vùng.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Công an TP Đà Lạt phân tích: “Xe máy thay đổi hình dáng và không đảm bảo các tiêu chuẩn khi lưu thông trên đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông rất lớn, bởi hệ thống phanh, đèn, còi, lốp… không đảm bảo. Trên thực tế đã có không ít vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ loại phương tiện này. Dù vậy, hiện căn cứ để xử lý đối với xe gắn máy cũ nát khá phức tạp do loại phương tiện này không bắt buộc phải đăng kiểm định kỳ như ô tô. Trong năm 2016, chúng tôi đã xử lý 113 trường hợp xe gắn máy thay đổi hình dáng và không đảm bảo các tiêu chuẩn”.

Điều đáng nói, các vụ án liên quan đến nẹt pô hầu hết xảy ra trong thanh thiếu niên, chính vì vậy giới trẻ cần ý thức với những âm thanh chát chúa phát ra từ chiếc pô xe máy vô thức. Và, cần cẩn trọng về việc thay đổi hình dáng và tiêu chuẩn cho chiếc xe của mình để lưu thông an toàn cùng phương tiện được lựa chọn sử dụng.

Hàng trăm xe máy bị Công an TP Bảo Lộc thu giữ liên quan đến nẹt pô đua xe. Ảnh: Đức Tú

Page 10: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

10 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank.

PHÒNG BẠN ĐỌC

“Gánh cực mà đổ lên non, còng lưng mà chạy, cực còn theo sau…” - lời trần tình của anh nghe thật chua chát, nhưng phần nào đã nói lên được quãng đời cha con anh đã qua và hoàn cảnh của gia đình anh lúc này. Đó là anh Trần Văn Thắng (SN 1965), thường trú tại tổ dân phố Văn Tâm, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà một số phụ huynh trong tổ dân phố nơi anh Thắng sinh sống đã tin tưởng gửi con cho anh dạy kèm. Ban đầu anh chỉ dạy một hai cháu, sau “tiếng lành đồn xa”, các cháu học với anh Thắng đều tiến bộ nên nhiều phụ huynh đã tìm tới anh để gửi con. Lớp học của anh vì thế cũng đông hơn, vui hơn và anh cũng có nhiều hơn nguồn thu để trang trải sinh hoạt cho gia đình.

Anh Thắng cho biết, quê anh Bắc miền Trung, sau khi vợ chồng anh chia tay, anh đã dắt díu hai con thơ lên Lâm Đồng sinh sống. Vốn trong người đang mang lắm bệnh tật, nhất là bệnh hen suyễn, cứ trái gió trở trời là phát ho rũ rượi không làm gì được. Khi đến tổ dân phố Văn Tâm, ban đầu anh thuê nhà trọ trả tiền hàng tháng, nhưng rồi chủ trọ thấy hoàn cảnh của anh đã miễn luôn tiền nhà mà cho cha con anh ở nhờ.

Bà Bùi Thị Mên - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị trấn Đinh Văn cho biết, hoàn cảnh của cha con anh Thắng rất khó khăn, ruộng

vườn không có, sức khỏe lại yếu nên không làm được gì. Hội cũng đã vận động các cá nhân, tổ chức trên địa bàn giúp đỡ cho cha con anh nhưng cũng không đáng là bao. Qua Báo Lâm Đồng, rất mong quý nhà hảo tâm, bạn đọc gần xa quan tâm, mở rộng vòng tay nhân ái giúp đỡ cho cha con anh Thắng.

Được biết, anh Trần Văn Thắng hiện đang “gà trống nuôi con”, một mình chăm sóc hai con nhỏ, cháu lớn tên Trần Chí Tài đang học lớp 4 và cháu nhỏ Trần Chí Nhân đang học lớp 1 Trường Tiểu học Đinh Văn 1.

Anh Trần Văn Thắng.

Còng lưng mà chạy, cực còn theo sau…!

NGỌC NGÀ

“Đây là tiếng nói Việt Nam… Phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” đã

20 năm có lẻ, nhạc hiệu quen thuộc ấy của Đài Tiếng nói Việt Nam là âm thanh bắt đầu ngày mới của người đàn ông 47 tuổi Kơ Să Ha Jim. Anh làm nhiệm vụ tiếp sóng tại Trạm thu phát sóng Phát thanh - Truyền hình ở khu vực ba xã Đầm Ròn (huyện Đam Rông).

“Việc được làm nhiệm vụ nối sóng phát thanh truyền hình có lẽ là một bước ngoặt hạnh phúc của cuộc đời mình”, Ha Jim đã nói với chúng tôi như thế khi nhớ về quãng thời gian năm 1995, thời điểm anh bén duyên với nghiệp “nối sóng”.

Khi Đầm Ròn còn thuộc huyện Lạc Dương, đây là vùng lõm thông tin, là rốn nghèo của cả Nam Tây Nguyên. Khi ấy đưa máy móc vào “nối sóng” thông tin đến với bà con nhưng không có một ai đủ dũng cảm vượt qua được sự xa xôi, cách trở và khốn khó để về gắn bó với Đầm Ròn. Ha Jim - một trong những người con hiếm hoi của vùng đất này được đi học ở trường nội trú, gác lại bộ hồ sơ vừa hoàn thành để xét tuyển thiếu sinh quân, Ha Jim về làm nhiệm vụ nối sóng. “Khi ấy bố mình bảo “Thôi con gắng về làm việc, cho bà con mình nghe được sóng phát thanh, truyền hình để hiểu rõ được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biết cách làm ăn cho bớt đói, bớt nghèo” nên mình về nhận nhiệm vụ này và gắn bó suốt từ ngày đó đến nay” - Ha Jim nhớ lại.

Tâm trí Ha Jim không quên những ngày ngủ rừng canh máy móc, có mặt trong đoàn người kéo dây, leo trụ băng qua những ngọn núi, cánh rừng để thiết lập hệ thống truyền thanh có dây. Để rồi đến một ngày bà con Đầm Ròn ngỡ ngàng và vỡ òa khi được nghe: Đây là tiếng nói Việt Nam… Đó là những ngày mà đêm nào bà con 3 xã cũng quây quần ở sân trạm xem ti vi đến tận 12h đêm vẫn chưa muốn về.

Từ năm 1995 đến nay, dù lễ, tết hay

Người “đánh thức” Đầm RònHơn 20 năm, Kơ Să Ha Jim - người con dân tộc Cil vẫn miệt mài “nối sóng” vào nhịp sống người dân ở Đầm Ròn.

sóng, nhưng hơn nửa chặng đường Ha Jim chỉ ở có một mình trong trạm kể từ ngày Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện dời về khu trung tâm thị trấn. Anh cần mẫn miệt mài làm nhiệm vụ đánh thức Đầm Ròn mỗi sáng và hơn hết là “đánh thức” suy nghĩ của người Đầm Ròn mỗi ngày. Đồng chí Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạ Tông, phấn khởi nói rằng: Nhờ tiếp cận thông tin, bà con giờ đã biết gùi phân lên núi cho cây cà phê xanh lá trĩu quả, hệ thống thủy lợi vào ruộng đồng, biết cho trẻ đến trường; người già được chữa bệnh bằng thuốc tây y chứ không còn cái cảnh cúng tế xua đuổi ma quỷ…

Ha Jim hạnh phúc nói: “Chứng kiến bà con chăm chú nghe, xem chương trình về nông nghiệp, nhìn cuộc sống dần đổi thay mình vui lắm chứ. Càng vui càng thấy tự hào về công việc của mình”. “Ở đâu có loa bị sôi tiếng, rè tiếng người dân gọi “anh Jim ơi, sao cái loa nó bị hỏng rồi. Anh qua xem sửa giúp bà con với” là mình tới ngay. Bà con mình thật thà vậy, đã thích cái gì thì chung tình lắm nên có điện thoại, ti vi nhiều rồi họ vẫn thích nghe sóng phát thanh” - Ha Jim cho hay.

Mới đây con trai của Ha Jim đậu vào đại học cũng là khi có giấy gọi nghĩa vụ quân sự. Cũng như già GLê - cha anh đã từng khuyên Ha Jim hơn 20 năm về trước, thì nay Ha Jim khuyên con trai Rơ Ông Gia Thái “Tổ quốc gọi con cứ trả lời, lên đường làm nghĩa vụ quân sự, lúc trở về tiếp tục sự học vẫn chưa muộn”.

Con trai lên đường nhập ngũ, con gái là sinh viên Đại học Đà Lạt, người vợ vẫn tảo tần hôm sớm bên nương rẫy để Ha Jim yên tâm công tác. Có điều sáng nào cũng nghe câu “Đây là tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội...” nên Ha Jim luôn ấp ủ ước mơ một lần được đặt chân ra Hà Nội. “Nhưng nếu mình đi như vậy, ai nối sóng cho bà con”, Ha Jim trăn trở. Có lẽ cũng vì tấm lòng ấy mà bà con Đầm Ròn vẫn gọi trạm là: Đài Phát thanh của Ha Jim.

mưa bão Ha Jim cũng chưa một ngày rời trạm.

Cứ đúng ba khung giờ sáng 5h30 đến 7h, trưa từ 11h đến 12h30, chiều từ 16h30 đến 19h Ha Jim đều có mặt ở trạm để nối sóng. Tết đến Ha Jim phải trực nhiều hơn để bà con nghe được thư chúc Tết của Chủ tịch nước. Ha Jim tâm tình “Có nhiều ngày mưa bão mình trực ở trạm mà lòng như lửa đốt. Đợt bão 12 vừa rồi cũng vậy. Mình ở trạm mà thương vợ, thương con, lo cà phê rụng trái, lúa đổ ngã… nhưng mình vẫn phải làm nhiệm vụ, phải nối sóng để bà con nắm tình hình, biết cách ứng phó với thiên tai”.

Hơn hai mươi năm làm người gác

Ha Jim miệt mài “nối nhịp sóng” mỗi ngày. Ảnh: N.Ngà

Ngày 22/12, tại thành phố Bảo Lộc, một số doanh nghiệp tiêu biểu cho ngành tơ lụa Việt Nam sẽ chào hàng các sản phẩm của mình tại Trung tâm Văn hóa Thể thao và Vietnam Silk House (nhà lụa Việt Nam) tại khu công nghiệp ươm tơ dệt lụa Đại Lào, cách trung tâm thành phố 9 km. Số doanh nghiệp này gồm có các nhà máy và công ty đến từ TP Bảo Lộc và một số làng nghề truyền thống trong cả nước như: Hà Bảo Silk, Á Châu Silk, Bảo Lộc Silk, Nhật Minh Silk, Nam Đô Silk, Silky Vietnam, Thái Nam Silk, Toàn Thịnh Silk, Viseri, VietSilk, Đũi Nam Cao (làng nghề Thái Bình), Lụa Nha Xá (Hà Nam), Công ty thêu Minh Trang (Ninh Bình)... Các mặt hàng ngoài tơ lụa đóng theo cây còn có các thành phẩm khác như quần áo, giỏ xách, túi xách, tất, cà vạt, mền… được dệt theo tiêu chuẩn Tafta. “Sau cuộc triển lãm phục vụ cho lễ hội năm nay, Vietnam Silk House tại xã Đại Lào sẽ trở thành điểm dừng chân, mua sắm dành cho khách du lịch trong và ngoài nước với các sản phẩm lụa tơ tằm tự nhiên của Bảo Lộc và các làng nghề trong cả nước” - ông Đặng Tuấn Minh - Chủ doanh nghiệp Hà Bảo Silk (Bảo Lộc) kiêm điều hành Vietnam Silk House cho biết.

Triển lãm tơ lụa tại Vietnam Silk House nằm trong các hoạt động Tuần Văn hóa Trà và Tơ lụa Lâm Đồng với chủ đề Hương Trà Sắc Tơ. Đây cũng là lần đầu tiên Bảo Lộc đưa tơ lụa vào hoạt động của lễ hội và 15 nhà thiết kế trong nước như: Hà Duy, Xuân Hảo, Trần Thiện Khánh, Công Huân, Phương Thanh, Minh Hạnh... sẽ giới thiệu 30 Bộ sưu tập trên nền Lụa Việt Nam trong chương trình “Bảo Lộc ngày mới, óng ánh sắc tơ” diễn ra vào 20 giờ ngày 24/12 tại khu vực hồ Bảo Lộc.

TRẦN ĐẠI

Các sản phẩm từ tơ, lụa được trưng bày tại Vietnam Silk House.

Lụa Việt Nam “hội ngộ” tại B’Lao

Page 11: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

11 THỨ BẢY 23 - 12 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... Trên kệ là tượng chân dung một thiếu nữ đúc đồng tỷ lệ bằng người thật. Cô ngồi xuống bên giường ghé nhìn bức tượng, vẻ xúc động sâu sắc. Một lát, cô gái ngửng đầu lên nhìn họa sĩ, hai mắt đẫm lệ.

- Thưa Người, đây là mẹ con phải không?Họa sĩ bàng hoàng nhìn cô gái. Cô đến

bên bàn mở túi xách, đưa cho họa sĩ một tấm ảnh đen trắng ố màu thời gian. Họa sĩ già lập cập đeo cặp kính, run run cầm tấm ảnh. Ông thốt lên:

- Đây là Hường. Ta với nàng đã chụp bên thác Camly ngày ấy. Vậy cô là...

- Con là Lan Hương, con của mẹ Hường.Họa sĩ sững sờ không thốt nên lời. Hồi lâu

ông mới nói:- Hơn hai mươi nhăm năm rồi. Bây giờ

mẹ con ở đâu?- Mẹ con sống ở tận trời Tây. Con từ Ca-

ly mới về.Ngày ấy Hường đi họa sĩ có biết, nhưng

không được gặp nhau để từ biệt. Hơn nữa những người thân cả hai gia đình phong tỏa tin tức suốt bao năm nên ông không biết gì hơn. Bây giờ ông mới nhận ra nét quen thuộc của cô gái chính là hình bóng của Hường. Ông hỏi:

- Mẹ con có được hạnh phúc không?Cô gái ngẫm nghĩ hồi lâu rồi trả lời

rành rọt:- Nếu cho rằng được lựa chọn đường đời

theo ý mình và đi được tới cùng là hạnh phúc, thì có, Người ạ.

- Nghĩa là sao?Cô gái nhìn họa sĩ không rời. Cô đáp

trầm ngâm:- Mẹ con và mấy cô bác người Việt ở

Ca-ly quyên góp xây một ngôi chùa. Hàng ngày bà tụng kinh niệm Phật và ăn chay trường. Bà vẫn còn đẹp lắm...

Trời ơi, họa sĩ đâu có ngờ người con gái đã yêu ông bất chấp tuổi tác, bất chấp mọi cấm đoán của gia đình, xã hội, cháy rực như ngọn lửa muốn thiêu đốt cả ông và nàng, giờ đây đang ở cõi từ bi. Nàng là một trong những nữ sinh bạn của cháu gái ông, kém ông hơn bốn mươi tuổi. Cũng như nhiều người trẻ tuổi khác, nàng yêu nghệ thuật và xem ông như thần tượng. Điều đó đối với ông là chuyện thường tình, vì ông đã quen với sự hâm mộ của những người xung quanh đến mức không để ý chuyện đó nữa. Ngày ấy, cũng trên mảnh đất ngàn thông, ngàn hoa này, nàng theo ông đi sáng tác như tình ông cháu. Không hiểu do phong thủy Đà Lạt hay trời xui đất khiến, nàng đã yêu và thổ lộ

tình yêu với ông. Ông, một người trai Hà Nội con nhà danh giá, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, đã cưới vợ và đưa vợ con lên chiếc xe thổ mộ rong ruổi bao nhiêu năm trường, sinh tử với nghệ thuật. Cuộc đời lãng du đã đưa ông đến nhiều mối tình sóng gió, nhưng không cõi mơ nào làm ông quên đường về với bến bờ thực là người vợ tao khang và những người con của ông. Ông đã gặp những giai nhân tuyệt sắc, những hồng nhan tri kỷ hâm mộ tài năng và khí chất của ông. Nhưng trước tình cảm bộc phát mãnh liệt của Hường, một cô nữ sinh áo trắng, ông đã hoảng sợ. Ông bỏ dở chuyến đi sáng tác và đưa nàng trở lại Sài Gòn. Ông trở về Hà Nội, nhận được rất nhiều thư của nàng. Trong thư, nàng gọi ông là ông và xưng em, thổ lộ sự nhớ nhung mãnh liệt và nỗi buồn khổ của nàng. Ông nghĩ rằng qua thời gian, rồi tình cảm bồng bột tuổi trẻ sẽ qua thôi. Cuối năm ấy ông vào Sài Gòn, nàng biết và tìm đến thăm ông. Nàng đòi ông đưa lên Đà Lạt dịp lễ Giáng sinh, chỉ một lần ấy nữa thôi. Đà Lạt giáng sinh năm ấy, hoa phượng tím nở đầy trời. Phượng tím chỉ nở ở Đà Lạt, nó là đặc trưng ở thành phố ngàn hoa này. Chuyến đi ấy đã trở thành định mệnh. Ông không thể cưỡng lại tình cảm nồng cháy của tuổi trẻ và nàng đã trao gửi tất cả cho ông. Đêm ấy, nằm trong vòng tay ông, nàng nói rằng nàng vô cùng hạnh phúc. Gần sáng, nghĩ rằng nàng đang ngủ ngon, ông trở dậy hút thuốc. Bất ngờ nàng chui ra khỏi chăn, nói giọng tỉnh táo:

- Ông ơi, chúng mình cùng chết nhé. Em muốn được chết với ông.

Tưởng nàng nói trêu, ông mỉm cười ôm vai nàng. Nhưng khi thấy nàng mở túi xách bỏ ra một lọ thuốc, ông hiểu là nàng nói thật. Suốt đêm hôm ấy và buổi sáng hôm sau ông an ủi, thuyết phục nàng. Nàng mới mười tám tuổi, còn ông gấp ba tuổi nàng. Ông thấy mình thật là tội lỗi. Ông không có quyền yêu nàng, đây là tình yêu điên rồ nhất trong đời ông. Ông đã thuyết phục được nàng và đưa nàng trở lại Sài Gòn. Một linh cảm xấu khiến lòng ông nặng trĩu. Không biết rồi điều gì sẽ xảy ra, nhưng chắc chắn là rất nghiêm trọng. Ông biết đây là lần gặp nhau cuối cùng của hai người, vì ông không thể cho phép mình gặp lại nàng nữa. Như một kẻ tội đồ chạy trốn, sáng hôm sau ông lặng lẽ ra ga về Hà Nội. Nàng hiện ra trước mặt đúng lúc ông sắp đặt chân lên bậc toa tàu. Ông sững sờ vì quá bất ngờ, vì không

hiểu sao nàng biết ông ra đi. Nàng không hề rơi nước mắt bình tĩnh nói với ông:

- Em bị nhốt trong phòng, phải trèo cửa sổ trốn ra đây. Em biết ông sẽ làm như thế, vì ông là ông. Được sống cùng ông đêm giáng sinh là đời em mãn nguyện rồi. Mong ông hãy bảo trọng. Vĩnh biệt ông.

Nàng lên xích lô không hề quay đầu lại. Sau đấy là sự phản ứng dữ dội của gia đình nàng. Ông đã mất đi những người bạn, trong đó có cha nàng. Qua bạn bè, ông được biết gia đình đã đưa nàng sang Mỹ du học.

Đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước đất nước sau chiến tranh còn rất nghèo, việc xuất ngoại rất khó khăn. Nhưng gia đình nàng thuộc loại gia thế, lại có bà con thế lực bên đó bảo lãnh. Ông đắp tượng nàng theo trí nhớ và thuê thợ đúc đồng. Bây giờ người vợ tào khang đã mất, các con ông đều trưởng thành, có người cũng nổi tiếng trong giới của ông. Những lá thư và bức tượng của nàng luôn đi theo ông mỗi lần chuyển dịch chỗ ở. Nàng chỉ còn sống trong cõi nhớ của ông. Đúng lúc ông không ngờ nhất, thì tin nàng đến, mà người đưa tin lại là con gái nàng.

Cô gái trìu mến nhìn người họa sĩ già đang lặng đi vì xúc động. Cô hiểu ông đang nhớ về mẹ cô.

- Con về lần này du lịch hay thăm gia đình?

- Hai ngoại con đã mất, cô gái nói. Con tìm tài liệu làm luận văn doctor về văn hóa Việt. Con đã tìm ông ở Hà Nội, Sài Gòn. Người ta nói rằng ông đang ở Đà Lạt, con liền lên đây.

Họa sĩ ngượng ngùng hỏi:- Mẹ có bao giờ nhắc đến ta không?- Mẹ vẫn dõi theo ông. Những bài báo

đăng về triển lãm tranh của ông ở trong nước, nước ngoài mẹ đều cắt và cất giữ cẩn thận. Mẹ đã dạy con tiếng Việt và biết yêu văn hóa Việt.

Tưởng chỉ là tình cảm bồng bột tuổi trẻ, nào ngờ Hường đã yêu ông sâu nặng đến thế. Lưỡng lự hồi lâu, ông hỏi:

- Sang Mỹ, mẹ con đã kết hôn với bố con phải không?

Cô gái ngạc nhiên và trách móc nhìn ông:- Không, mẹ không còn người nào cả.

Con được hoài thai trong một đêm giáng sinh ở thành phố Đà Lạt này đó.

Họa sĩ già chết lặng, khuôn mặt nhăn nheo và đôi môi run run. Ông khuỵu xuống, ngồi bệt trên sàn, hai tay huơ lên trời và thốt lên:

- Trời, vậy con là con ta đấy ư?Cô gái cúi đầu không đáp. Đôi má trắng

trẻo của cô ướt đẫm hai hàng lệ. Cô nói âm thầm:

- Mẹ bảo nếu Người còn sống, mời Người sang Ca-ly để mẹ được gặp lại một lần nữa.

Họa sĩ Hoàng Bửu khó nhọc đứng dậy, đặt tay lên đầu cô gái đang khóc lặng lẽ.

- Ta già rồi, đã chín mươi tuổi rồi, con gái ạ. Bạn bè cùng lứa chỉ còn một người. Còn ngày nào ở đất nước, con hãy đến ở cùng ta được không?

Cô gái đứng dậy, cầm bàn tay nhăn nheo của họa sĩ, ngước đôi mắt ướt nhìn ông:

- Con còn một số việc phải làm, cũng đang ở với mấy người bạn. Nhưng con sẽ quay lại.

Cô gái muốn gọi ông là cha nhưng không thốt lên được. Ông vịn vai cô đưa cô qua khu vườn tượng xuống chân dốc Yên Thế. Ông dừng lại, đặt tay lên mái tóc xanh như mây của con gái, từ đôi mắt già nua, hai giọt lệ lăn trên khuôn mặt nhăn nheo. Ông nói:

- Ta có tội với mẹ con con. Mong hai người hãy tha thứ cho ta.

Cô gái hỏi:- Để mẹ con có một tình yêu đủ sống một

đời, để con được sinh ra làm người là có tội ư?

Họa sĩ sững sờ nhìn cô gái. Hạnh phúc và bất hạnh, tình yêu và tội lỗi phải chăng là lẽ riêng của mỗi số phận con người. Được sinh ra làm người quả là một hạnh phúc lớn lao, nhưng sống cho nên người còn khó khăn và lớn lao hơn. Hường thật kiên cường. Nàng một mình đi qua bao nhiêu gian truân với tình yêu như ngọn lửa giấu kín, một mình nuôi dạy con gái thành tiến sĩ. Lòng ông trào dâng một niềm hạnh phúc xót xa. Trí não già nua của ông ngân lên những âm thanh kỳ lạ, hay tiếng chuông nhà thờ xen lẫn tiếng chuông chùa Đà Lạt đang gióng giả báo ngày giáng sinh đã đến?

Cô gái chầm chậm đi xuống dốc. Xung quanh cô rừng thông và cỏ hoa thơm ngát, trên đầu cô những cây phượng Đà Lạt nở hoa rực rỡ như những áng mây tím bồng bềnh. Trong hồn cô vang lên câu hát của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ nhiều duyên nợ với cao nguyên này:

Tạ ơn hoa sáng thơm cho mẹTạ ơn chim chiều hát cho chaTrời đất kia có hay ta vềMột phố hồng một phố hư không...Cô dừng lại nhìn lên dốc. Họa sĩ già, cha

cô vẫn đứng nhìn theo.

Giáng sinh... TIẾP TRANG 5

... Có thể nói, qua 6 lần tổ chức Festival Hoa (và lần thứ 7 sẽ diễn ra từ ngày 23 - 27/12/2017), chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ các chương trình của Festival là HOA! Festival Hoa Đà Lạt đã để lại ấn tượng tốt trong tình cảm của nhân dân và du khách; tạo động lực mạnh mẽ để nghề trồng hoa và du lịch Đà Lạt phát triển vượt bậc. Có thể thấy, trước năm 2004, trên địa bàn Lâm Đồng (TP Đà Lạt và các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương) có khoảng 800 ha trồng hoa, sản lượng 600 triệu cành; đến năm 2010, diện tích hoa tăng lên 3.200 ha, sản lượng 1 tỷ cành/năm... Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 7.000 ha hoa, sản lượng đạt 2,35 tỷ cành (tăng 250 triệu cành so với năm 2013); trong đó, Đà Lạt chiếm 70% diện tích và chiếm 74% sản lượng hoa của tỉnh…

Cùng với mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng hoa, hơn 10 năm qua, Lâm Đồng chủ trương sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), là địa phương dẫn đầu cả nước áp dụng NNCNC với trên

50.000 ha đất sản xuất rau, hoa, chè, cà phê ứng dụng quy trình CNC. Năng suất, sản lượng và giá cả nhiều loại rau, hoa tăng rất cao; đặc biệt hoa cao cấp của Đà Lạt đạt từ 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm (cao gấp 1,9 lần)…

Cũng thông qua Festival Hoa, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tham quan, nghỉ dưỡng tăng dần đều từng năm (năm 2005: 1,6 triệu lượt khách; năm 2006: 1,8 triệu lượt; năm 2007: 2,2 triệu lượt; năm 2008: 2,3 triệu lượt; năm 2009: 2,5 triệu lượt; năm 2010: 3,1 triệu lượt… năm 2015: 5,1 lượt; năm 2016: 5,4 triệu lượt khách và chỉ trong 10 tháng đầu năm 2017, Đà Lạt thu hút trên 4.714.500 lượt khách tham quan (tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016); dự kiến những tháng cuối năm nay, lượng khách đến Đà Lạt sẽ còn tăng cao, bởi có nhiều sự kiện văn hóa diễn ra.

Festival Hoa đã và đang là “điểm hẹn” lý thú đối với du khách, điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hoa và du lịch Đà Lạt phát triển, vươn xa…

Đà Lạt “điểm hẹn”... TIẾP TRANG 8

Cây thông Giáng sinh vốn được xem là biểu tượng của các thành phố ở phương Tây mỗi dịp cuối năm.

Sự kỳ vĩ của những cây thông này là niềm tự hào của người dân thành phố, báo hiệu cho một năm mới tràn đầy sức sống.

Thế nhưng, giới chức ở thủ đô Rome của Italy - nơi vốn được mệnh danh là “Thành phố Vĩnh hằng” - lại đang rơi vào tình huống oái oăm chưa từng thấy.

Đó là cây thông của họ dù đã được lựa chọn rất kỹ lưỡng, giờ lại xơ xác và khó có thể “trụ vững” qua mùa Giáng sinh năm nay.

Cây thông Giáng sinh cao 21 m này đã được dựng lên tại Piazza Venezia - quảng trường lớn nhất ở Rome - ngày 8/12 vừa qua.

Chính quyền Rome đã phải chi 48.000 euro (khoảng 57.000 USD) để vận

chuyển cây thông này từ Dolomites ở miền Bắc Italy, nơi cây này được trồng, về thủ đô.

Thoạt đầu, cây thông khiến ai nấy đều phải ngước nhìn, trầm trồ ngưỡng mộ vẻ đẹp của nó. Thế nhưng chỉ một tuần sau đó, các tán cây bắt đầu rụng nhanh và càng lộ rõ hơn khi xung quanh nó là 600 quả bóng bạc trang trí đang phát sáng lung linh.

Các kết quả điều tra sơ bộ đăng trên tờ Il Messaggero cho thấy cây thông bị chết có thể là do đã không được bao bọc đúng cách trên đường vận chuyển.

Nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến để hồi sinh cây thông này, song vô ích. Giới chức Rome đang khá đau đầu tìm giải pháp thay thế khi Giáng sinh đang đến rất gần.

THEO TTXVN/VIETNAM+

Số phận đáng thương của cây thông Giáng sinh tại thành phố Rome

Page 12: 3 Đà Lạt “điểm hẹn” Festival Hoa - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201712/26873_BLD_cuoi_tuan_ngay_23.12.2017.pdf · môn, nghiệp vụ, được nâng cao

THỨ BẢY 23 - 12 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THỂ THAO

Đà Lạt một góc nhìn. Ảnh: V.Trang

VIẾT TRỌNG

Cả đời yêu thể thaoĐó là ông Nguyễn Chí Dũng,

người Đà Lạt, sinh năm 1928, năm nay đã 89 tuổi, hiện đang ở Phường 8, thành phố Đà Lạt, hiện là thành viên của Câu lạc bộ Bóng bàn Nguyễn Công Trứ, Phường 8, Đà Lạt, một người tự nhận là “cả đời thích thể thao”.

Chưa nói đến chuyện thể thao, cuộc đời ông là cả một câu chuyện dài cực kỳ thú vị, liên quan đến nhiều người, nhiều nơi ở Đà Lạt, đến thời cuộc đất nước trong suốt một chặng dài mà ông là người trực tiếp tham gia.

Ông từ thời trẻ đã tham gia kháng chiến tại Đà Lạt, năm 1954 theo các binh đoàn tập kết ra Bắc. Năm 1960, ông được cử vào Nam trở lại, quay về hoạt động bí mật ngay tại thành phố Đà Lạt. Ông nhiều lần bị thương trên mặt trận Lâm Đồng - Đà Lạt những năm sau đó và trong lần bị nặng nhất, ông lại được đưa ra Bắc để điều trị. Năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, ông về lại quê nhà Đà Lạt, công tác tại

Ở độ tuổi 89 như ông, rất nhiều người đã chỉ ngồi nhà xem tivi hay nếu có đến sân tập thì cũng chỉ ngồi nhìn mọi người thi đấu nhưng với ông có khác: ông vẫn tập luyện thể thao hằng ngày và còn đăng ký tham gia tranh tài ở giải cấp tỉnh.

Tỉnh Đội Lâm Đồng cho đến năm 1984 mới về hưu.

Là thương binh 4/4, gắn bó với quê hương Đà Lạt nên ông có thể kể những câu chuyện thú vị về thời kháng chiến hay những chuyện về hoạt động ngầm tại Đà Lạt trước năm 1975 mà chính ông là người trong cuộc hay trực tiếp chứng kiến. Có thể nói ông chính là một trong những chứng nhân lịch sử sống động của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng.

Ông hiện có 2 con trai làm việc nhà nước, 4 đứa cháu: “Ngày trước thì còn thỉnh thoảng trông cháu coi nhà; giờ lớn rồi, mọi việc giao lại cho con cháu tự lo, dành thời gian đi tập thể thao nâng cao sức khỏe cho bản thân” - ông cười.

Là người năng động, ông

bảo thời trẻ thích xe đạp, thích chạy bộ, thích bóng đá và bóng chuyền nhưng đâu có dịp được chơi nhiều. Mỗi khi có công việc thì thôi, không có việc ông lại ra ngoài trời vận động. Dù sau này là thương binh, sức khỏe giảm sút, nhưng hễ có thời gian ông lại tìm một môn thể thao phù hợp để chơi. Năm 74 tuổi được người quen giới thiệu ông mới đến với bóng bàn.

“Già rồi, ai mà không có bệnh, tôi cũng vậy, huyết áp, tim mạch, dãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp… Mỗi lần đi khám bệnh bác sỹ khuyên hạn chế đi lại nhưng ngồi nhà gò bó lắm, phải vận động, đi lại, tập thể dục thể thao thôi, có bệnh thì vận động ít cũng được” - ông nói.

Bóng bàn theo ông rất thích

Vẫn thi đấu thể thao khi 89 tuổi hợp với người lớn tuổi như ông: “Chơi trong nhà vì Đà Lạt mưa nhiều, để chơi môn này tay chân phải nhanh, phản xạ tốt, mắt cũng được rèn luyện vì nhìn theo bóng di chuyển”- ông chia sẻ.

Cùng đó, cũng một lẽ khác nữa là không khí sinh hoạt rất vui ở CLB Bóng bàn Nguyễn Công Trứ. CLB có người lớn, người trẻ nhưng tất cả đều hòa đồng như người trong nhà, đến đây tập luyện rất thoải mái nên ông thích đến, ngày nào không đến lại nhớ, lại có người gọi đến nhà hỏi thăm ông có đau yếu gì không mà không đi tập.

Chính vì vậy, trong nhiều năm nay, cứ mỗi sáng từ 9 - 11 giờ ông đi tập dưỡng sinh tại một câu lạc bộ người cao tuổi trong thành phố, chiều từ 2 - 4 giờ lại đến CLB Nguyễn Công Trứ để chơi bóng bàn, ngày nào cũng như ngày nào, trừ những lúc bận việc nhà không thể đi được.

Chính nhờ siêng năng vận động như thế nên ông phần nào đã hạn chế được bệnh tật cho bản thân mình. Như ông bảo, huyết áp dù cao nhưng ngày nào cũng uống thuốc định kỳ và tập dưỡng sinh nên khá ổn; chơi bóng bàn dù chân di chuyển không được nhiều nhưng tay chân thường xuyên vận động nên người khá linh hoạt.

Lần thứ tư dự giải Chính với tinh thần yêu thể

thao đó, nên dù tuổi cao, CLB Bóng bàn Nguyễn Công Trứ vẫn vận động ông tham gia Giải Bóng

bàn các nhà Quản lý và Trung cao tuổi toàn tỉnh 2017 tổ chức trong tháng 11 vừa qua tại Đà Lạt.

Thực ra với ông, đây đã lần thứ tư ông có mặt tại giải đấu này. Trong nhóm tuổi trên 60, độ tuổi cao nhất của giải trung cao tuổi này, ông phải thi đấu với rất nhiều tay vợt còn ít tuổi hơn ông rất nhiều. “Tôi tham gia vì phong trào chung, thắng thua không quan trọng, quan trọng là tinh thần thể thao, vì mọi người, đến đây chủ yếu để cổ vũ cho lớp trẻ thi đấu”- ông cười vui.

Nhưng chính sự có mặt của một VĐV 89 tuổi như ông đã mang lại một không khí hào hứng cho giải đấu lẫn cho CLB Nguyễn Công Trứ. Các trận đấu có ông các thành viên trong CLB và rất nhiều khán giả cổ vũ nhiệt thành.

“Đây là VĐV cao tuổi nhất trong những người đang sinh hoạt tại CLB chúng tôi hiện nay, cũng là thành viên cao tuổi nhất của CLB Nguyễn Công Trứ tại giải. Sự có mặt của ông tại CLB tạo động lực cho phong trào bóng bàn, làm gương cho nhiều người cùng tập luyện. Chúng tôi quí nhất là tinh thần thể thao của ông”- ông Nguyễn Văn Hải, Chủ nhiệm CLB Bóng bàn Nguyễn Công Trứ nhận xét.

Còn với ông Dũng, tham gia giải đơn giản cũng là một niềm vui. Khi nhận món quà kỷ niệm từ tay Ban tổ chức giải cho VĐV lớn tuổi nhất giải, ông đã tươi cười: “Sang năm 90 tuổi, còn sức khỏe tôi cũng sẽ tham dự tiếp”.

Góc ảnh đẹp

Vận động viên 89 tuổi Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: V.Trọng

Giải bóng chuyền viên chức, người lao động khối cơ quan và lực lượng vũ trang

Chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017) và 28 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2017), vừa qua Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Cát Tiên phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Liên đoàn Lao động huyện đã tổ chức giải bóng chuyền công nhân viên chức, người lao động khối

cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang năm 2017.

Tham gia giải năm nay có 9 đội bóng đến từ cơ quan lực lượng vũ trang và liên quân các công đoàn khối cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện.

Giải được chia thành 2 bảng đấu, thể thức: Thi đấu vòng tròn tính điểm chọn mỗi bảng 2 đội có thành tích cao nhất vào thi đấu vòng chung kết. HÀ AN

Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện và bà Nguyễn Thị Khánh Phương - Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện trao cờ lưu niệm cho các đội bóng.