2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp ... · Thng nầm...

42
[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 207 2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp cận dịch vụ công, việc làm và nhà ở Axel Demenet – nghiên cứu sinh tại IRD-DIAL, Danielle Labbé – Trường Đại học Montreal, Xavier Oudin – IRD-DIAL, Gwenn Pulliat – tư vấn, Mireille Razafindrakoto – IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL, Jean-Michel Wachsberger – Trường Đại học Lille 3-DIAL (Phần gỡ băng) Ngày học thứ nhất, thứ Năm ngày 24 Giới thiệu giảng viên và học viên (xem danh sách học viên tại phần cuối chương và phần tiểu sử giảng viên) [Xavier Oudin] Tôi rất vui khi thấy chủ đề nghiên cứu của các bạn rất đa dạng, vì vậy, các cuộc thảo luận trong lớp chuyên đề này chắc chắn sẽ rất phong phú. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các học viên là 33 nên chúng ta có thể hi vọng rằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu của các bạn là vững chắc. Điều đó sẽ rất có ích cho các cuộc thảo luận của chúng ta. [François Roubaud] Chúng tôi sẽ giới thiệu chương trình làm việc của tuần này. Triết lý của các Khóa học mùa hè Tam Đảo xoay quanh ba điểm chính: - phương pháp nghiên cứu: trong suốt quá trình diễn ra lớp học chuyên đề, chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt tới các bạn những nội dung về phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính để đánh giá được quy mô và quá trình phân tách không gian – xã hội; - yêu cầu tính đa ngành trong các nghiên cứu; - tương tác giữa giảng viên và học viên cũng như giữa các nhóm học viên mà chúng ta sẽ cùng lập ra trong lớp chuyên đề.

Transcript of 2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp ... · Thng nầm...

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 207

2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp cận

dịch vụ công, việc làm và nhà ởAxel Demenet – nghiên cứu sinh tại IRD-DIAL, Danielle Labbé –

Trường Đại học Montreal, Xavier Oudin – IRD-DIAL, Gwenn Pulliat – tư vấn, Mireille Razafindrakoto – IRD-DIAL, François Roubaud – IRD-DIAL,

Jean-Michel Wachsberger – Trường Đại học Lille 3-DIAL

(Phần gỡ băng)

Ngày học thứ nhất, thứ Năm ngày 24

Giới thiệu giảng viên và học viên (xem danh sách học viên tại phần cuối chương và phần tiểu sử giảng viên)

[Xavier Oudin]

Tôi rất vui khi thấy chủ đề nghiên cứu của các bạn rất đa dạng, vì vậy, các cuộc thảo luận trong lớp chuyên đề này chắc chắn sẽ rất phong phú. Bên cạnh đó, độ tuổi trung bình của các học viên là 33 nên chúng ta có thể hi vọng rằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong nghiên cứu của các

bạn là vững chắc. Điều đó sẽ rất có ích cho các cuộc thảo luận của chúng ta.

[François Roubaud]

Chúng tôi sẽ giới thiệu chương trình làm việc của tuần này. Triết lý của các Khóa học mùa hè Tam Đảo xoay quanh ba điểm chính:- phương pháp nghiên cứu: trong suốt quá

trình diễn ra lớp học chuyên đề, chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt tới các bạn những nội dung về phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính để đánh giá được quy mô và quá trình phân tách không gian – xã hội;

- yêu cầu tính đa ngành trong các nghiên cứu;

- tương tác giữa giảng viên và học viên cũng như giữa các nhóm học viên mà chúng ta sẽ cùng lập ra trong lớp chuyên đề.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD208

Trong tuần này, chúng ta sẽ đan xen các bài thuyết trình của giảng viên với phần trình bày bài tập của các nhóm.

Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau lập bốn nhóm rồi cùng nhau xác định chủ đề nghiên cứu cho mỗi nhóm.

Mỗi nhóm lựa chọn một chủ đề nghiên cứu liên quan tới chuyên đề chung của lớp học và phát triển nó. Các bước cần tiến hành cho bài tập nhóm như sau:- xác định chủ đề nghiên cứu;- đặt câu hỏi nghiên cứu;- xác định phương pháp điều tra cần thực

hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của bước cuối cùng, các bạn cần cùng nhau tập trung suy nghĩ cho bước đó. Bài tập của nhóm phải đưa ra kết quả là một bảng hỏi phù hợp cùng các câu hỏi nghiên cứu. Tập trung vào phương pháp nghiên cứu và cùng nhau xây dựng phương pháp nghiên cứu là cách tốt nhất để tìm ra cách tiếp cận chung, nhất là đối với một lớp chuyên đề tập trung nhiều các chuyên ngành như lớp chúng ta.

Trong quá trình diễn ra lớp học, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu xây dựng bảng hỏi và suy nghĩ về những khó khăn trong thực hiện điều tra ở một quy mô cụ thể: khu phố. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các định nghĩa khác nhau của khái niệm khu phố, cũng như các chỉ số khác nhau có thể sử dụng để xây dựng bảng hỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng bảng hỏi sẽ không cho phép ta trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Đối với một số câu hỏi, cần có hình thức điều tra khác. Mục tiêu của giai đoạn thứ ba là đề xuất được một bảng hỏi mà không cần thực hiện điều tra do thời gian có hạn.

Cuối cùng, chúng tôi đề nghị dành thời gian cho bài tổng kết. Trước khi đến được bài tổng kết, mỗi nhóm sẽ có nhiều lần giới thiệu tiến độ bài tập, giảng viên cũng như các nhóm khác sẽ đưa ra nhận xét để hỗ trợ các bạn trong quá trình xây dựng bảng hỏi. Sau đó, vào buổi sáng thứ ba tới, đại diện lớp chuyên đề này sẽ trình bày bài thu hoạch của nhóm trước toàn thể các học viên khác của khóa học.

Sau đây là chương trình của tuần: - buổi sáng nay, chúng ta sẽ lập nhóm. Có 2

tiêu chí chính: một là đặc điểm công việc, mỗi nhóm sẽ có đại diện của mỗi chuyên ngành khác nhau; mặt khác, tiêu chí về ngôn ngữ cũng sẽ giúp các bạn có thể giao tiếp được với nhau một cách hiệu quả. Trong ngày đầu tiên này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về bất bình đẳng không gian – xã hội trong các đô thị hiện đại. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta cũng sẽ dành một khoảng thời gian cho phần bài tập của các bạn. Hôm nay, chúng tôi yêu cầu các bạn sử dụng khoảng thời gian này để cùng nhau xác định vấn đề nghiên cứu mà các bạn muốn thực hiện;

- sáng thứ sáu sẽ được bắt đầu bằng phần giới thiệu chủ đề nghiên cứu của các nhóm. Đây sẽ là dịp để chúng tôi đưa ra những phản hồi đầu tiên đối với đề xuất của các nhóm. Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày các thách thức trong tiếp cận với dịch vụ công ở các khu đô thị tại bốn thành phố: Antananarivo ở Madagascar, Ouagadougou ở Burkina Faso, Rufisque ở Sénégal và Paris, Pháp;

− buổi sáng thứ bảy sẽ dành cho phần trình bày về thị trường lao động tại khu vực đô thị, tập trung vào các vấn đề liên quan tới sự phân tách nơi ở và tiếp cận thị trường lao động cũng như tới các chỉ số có thể dùng để đánh giá mức độ phân tách. Chúng ta

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 209

sẽ cùng nghiên cứu ba ví dụ: các «khu vực nhạy cảm» (ZUS) ở Pháp, tác động của phân tách nơi ở tại một khu vực ven đô thành phố Tel-Aviv (Israel) và sự không đồng nhất của các khu vực việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ví dụ trên sẽ cho phép đề cập tới cách thức xây dựng bảng hỏi định lượng;

− buổi học đầu tiên của ngày Chủ nhật sẽ dành cho phần trình bày bài tập của các nhóm. Để chuẩn bị cho phần này, chúng tôi yêu cầu học viên đọc các bài viết mà chúng tôi đã chuyển tới các bạn để tìm ra các khái niệm chính có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của các bạn. Buổi chiều, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các bước chính trong xây dựng bảng hỏi định tính với hai ví dụ minh họa: «dân trôi nổi» ở Hà Nội và quá trình thay đổi nơi ở của các hộ gia đình trong các khu «đô thị mới» (ĐTM). Trong phần trình bày này, chúng tôi sẽ trở lại các khái niệm chính về phân tách không gian – xã hội. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đề nghị mỗi nhóm cùng soạn ba câu hỏi định tính có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của nhóm, sau đó trình bày và giải thích các câu hỏi đó;

− buổi sáng thứ hai sẽ dành cho phần kỹ thuật chọn mẫu cần thiết để thực hiện điều tra sau đó là phần trình bày kết quả bài tập của các nhóm. Kỹ thuật chọn mẫu cho phép xác định «dân số đối tượng», đây là một giai đoạn không thể thiếu đối với mọi nghiên cứu ở quy mô khác nhau vì sẽ không thể hoặc quá tốn kém để có thể thực hiện hỏi toàn bộ dân cư trên một lãnh thổ nào đó. Phần trình bày kết quả bài tập của các nhóm sẽ cho phép chúng tôi có thể đưa ra bình luận về phần bài các bạn đã làm. Mục tiêu là để cả lớp có thể cùng nhau làm báo cáo tổng kết tại phiên toàn thể.

3.3.1. Bất bình đẳng và phân tách không gian – xã hội: định nghĩa, xác định và đo lường

[Jean-Michel Wachsberger]

Tại phiên toàn thể, tôi đã đề cập đến nhiều ví dụ về biểu hiện của phân tách không gian – xã hội. Dù khái niệm này khá rộng, vẫn cần lưu ý rằng nó được biểu hiện bằng nhiều cách: có thể là các dạng thức tổ chức đô thị hoặc không gian, ví dụ hiện tượng Gated Communities là các khu vực bị cách ly về mặt vật lý trong mạng lưới đô thị, có thể là cách ly về mặt dân cư, ví dụ phân tách do đặc điểm sắc tộc hoặc nghề nghiệp – xã hội. Phân tách không gian – xã hội có thể khác nhau tùy theo từng đô thị nên sẽ chính xác hơn khi ta xét bằng đơn vị đo lường của nó. Ví dụ, trong rất nhiều các đô thị ở Brasil, biểu hiện phân tách rất rõ ràng trong khi tại các đô thị ở Việt Nam, sự phân tách lại không rõ nét. Vì vậy, nếu chúng ta muốn nghiên cứu kỹ về phân tách không gian – xã hội, cần đặt ra ba câu hỏi sau: - ai / cái gì? Liệu sự phân tách không gian –

xã hội có liên quan tới toàn bộ dân cư hay chỉ liên quan tới một bộ phận dân cư cụ thể, xác định theo sắc tộc, văn hóa hay theo tầng lớp nghề nghiệp – xã hội? Câu hỏi này nhằm xác định đặc điểm của dân cư mà ta muốn quan sát và xem xét sự phân tách;

− ở đâu? Ta muốn quan sát phân tách trong một không gian hay một lãnh thổ. Để làm được điều đó cần xác định một quy mô tổng thể để quan sát. Cần phân định ranh giới các khu vực rồi làm so sánh giữa chúng, tức là xác định xem nghiên cứu ta định thực hiện có độ chính xác ở mức nào. «Ở đâu» là khái niệm đặc biệt quan trọng trong lớp học chuyên đề này, thông thường chúng ta sẽ nghiên cứu ở quy mô khu phố;

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD210

− như thế nào? Câu hỏi này đặt ra để xây dựng và lựa chọn các chỉ số đo mức độ phân tách không gian – xã hội.

Câu trả lời cho các câu hỏi phụ thuộc vào giả thiết mà ta đã đưa ra trước đó cũng như vào vấn đề nghiên cứu chung.

Định nghĩa và quan sát phân tách: khách quan và chủ quan

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu vấn đề sắc tộc như một ví dụ về phân tách. Ta cần làm sáng tỏ những khó khăn trong việc đo mức độ hiện tượng phân tách. Nếu phải đặt một câu hỏi để xác định nguồn gốc sắc tộc của cư dân, bạn đặt câu hỏi gì?

Phạm Thái Sơn

Ta có thể hỏi họ về gia đình, về môi trường văn hóa xã hội của họ.

Đỗ Phương Thúy

Ở Việt Nam, vấn đề này không phải là một vấn đề nhạy cảm nên ta có thể hỏi trực tiếp.

[Jean-Michel Wachsberger]

Câu trả lời cho vấn đề này ở mỗi nước là khác nhau; nếu đó không phải là vấn đề nhạy cảm, ta có thể hỏi trực tiếp. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần xem xét liệu việc đặt câu hỏi đó có cần và thiết thực cho nghiên cứu hay không. Hỏi một bộ phận dân cư về nguồn gốc là dân tộc thiểu số của họ cũng có nghĩa là ngầm gắn cho họ một định kiến về nguồn gốc sắc tộc của họ. Vì vậy, nhà nghiên cứu phải luôn thận trọng, tránh việc nghiên cứu của mình có thể gây tác động tới thực tế xã hội. Nhà nghiên cứu luôn cần đặt câu hỏi về sự cần thiết và tính xác đáng của các câu hỏi trong bảng hỏi.

Ở Peru, trong một cuộc điều tra về phân tách, câu hỏi về sắc tộc là nhạy cảm nên nhà nghiên cứu hỏi về ngôn ngữ mẹ đẻ để gián tiếp tìm hiểu nguồn gốc sắc tộc. Ở Pháp, câu hỏi này cũng khá nhạy cảm, người ta sẽ hỏi nơi sinh của cha mẹ. Ở Mỹ hay Canada, người ta có thể hỏi trực tiếp những vấn đề được coi là nhạy cảm ở các nước khác, ví dụ hỏi về chủng tộc: người Caucase, da đen, da trắng v.v...

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đặt câu hỏi cho vấn đề nghèo đói.

[François Roubaud]

Liên quan tới nghèo đói và những khó khăn của việc phân tách không gian – xã hội, các bạn có thể xác định một thước đo «khách quan» và 1 thước đo «chủ quan» của nghèo đói? Bạn sẽ dùng câu hỏi gì để xác định được vấn đề đó?

Mai Thị Thanh Hoa

Ta có thể đặt câu hỏi về mức thu nhập bình quân tính theo ngày.

[François Roubaud]

Đây là một ví dụ rất hay liên quan tới nghèo đói «khách quan» ! Ta đo mức thu nhập, hoặc mức tiêu dùng và ta xác lập một ngưỡng cho phép phân biệt những người nghèo với những người không nghèo. Vậy ta có thể quan sát vấn đề này trong quy mô đô thị hoặc theo từng khu phố, mức độ tập trung dân số giàu và nghèo bằng cách sử dụng chỉ số mức thu nhập tính theo ngày. Tuy nhiên, người ta đã công nhận rằng nghèo đói không chỉ được đo bằng thước đo thu nhập, những thước đo khác cũng được sử dụng: sức khỏe, giáo dục, cảm giác tự do, hạnh phúc v.v... Tồn tại nhiều thước đo khác nhau để xác định

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 211

nghèo «chủ quan», một câu hỏi có thể đặt ra đó là «bạn có cảm thấy mình nghèo?». Giả sử chúng tôi đặt câu hỏi này trong khi điều tra để nghiên cứu về phân bố của những người dân tự đánh giá một cách chủ quan là nghèo, sau đó chúng tôi so sánh với số dân được xếp loại nghèo một cách khách quan. Hai loại dân cư trong khu phố chúng tôi nghiên cứu đó có trùng khớp nhau không?

Nguyễn Thị Thu Hà

Những khu phố nghèo chủ quan không nhất thiết sẽ trùng khớp với khu phố nghèo khách quan.

Lê Hồ Phong Linh

Nhiều khả năng là các khu phố đó sẽ khác nhau nhưng chúng cũng có thể trùng khớp. Điều đó phụ thuộc vào chỉ số mà nhà nghiên cứu sử dụng, thu nhập là một chỉ số «khách quan» và quan niệm về nghèo đói của người dân là một chỉ số «chủ quan».

[François Roubaud]

Đúng vậy, các khu phố có thể khác nhau nhưng cũng có thể trùng khớp. Điều quan trọng là các bạn bắt đầu phân biệt được các khái niệm chỉ số «khách quan» và chỉ số «chủ quan».

Trong một số khu phố nghèo, mạng lưới đoàn kết có thể rất vững chắc và người dân có thể cảm thấy không nghèo vì họ biết họ có thể dựa vào hàng xóm. Ngược lại, ở các khu phố giàu, người ta thường thấy sự đoàn kết là yếu. Quan trọng là chúng ta cần lưu ý rằng có tồn tại sự khác nhau giữa cái chúng ta đo lường được và cái được cảm nhận chủ quan.

Khu vực có phân tách: ranh giới giữa không gian được xác lập để nghiên cứu và không gian được cảm nhận theo chủ quan.

[Jean-Michel Wachsberger]

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu câu hỏi «Ở đâu». Sau khi giải quyết được vấn đề về các giới hạn, chúng ta cũng cần xác định quy mô không gian mà chúng ta muốn so sánh trong nghiên cứu. Kết quả sẽ thay đổi tùy theo chúng ta so sánh các không gian rộng hay hẹp. Phân tách sẽ càng tăng lên khi ta nghiên cứu các không gian càng nhỏ; khi chúng ta càng chia nhỏ không gian và nghiên cứu ở quy mô nhỏ, sự phân tách sẽ có nhiều khả năng bộc lộ hơn. Vấn đề phân chia không gian cũng có một logic riêng: chia không gian như thế nào? Theo không gian hành chính hay toán học – tức là chia nhỏ lãnh thổ thành các mảnh hình vuông, hay theo khu phố là các đơn vị được xác định theo quan niệm xã hội, văn hóa hoặc thói quen hằng ngày? Hãy mường tượng nghiên cứu mà bạn đang thực hiện không phụ thuộc vào các yếu tố vật chất và tài chính. Trong thế giới lý tưởng mà bạn không bị hạn chế bởi bất cứ điều gì thì bạn sẽ phân chia không gian theo cách nào và tại sao bạn làm như vậy?

Morgane Perset

Chúng tôi đã nghiên cứu các khu phố có nhà ở xã hội được xác định theo các tiêu chí hành chính. Trên thực địa, chúng tôi đã quan sát thấy rất nhiều sự chênh lêch. Tôi đã bắt đầu từ thực địa để xác định ra không gian nghiên cứu và không gian khu phố theo quan niệm của người dân.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD212

Nguyễn Tuấn Minh

Chúng ta có thể lấy mức độ đô thị hóa của các khu vực như là cơ sở để phân chia không gian nghiên cứu. Thông thường, ở trung tâm thành phố, mật độ dân cao và hạ tầng công cộng cũng tốt hơn, nhiều hơn so với các khu vực ngoại ô.

[Jean-Michel Wachsberger]

Nghiên cứu phân tách là so sánh giữa các khu vực, nên chúng ta có thể so sánh trung tâm thành phố với ngoại ô. Chúng ta cũng có thể sử dụng các đơn vị hành chính đã tồn tại sẵn – xã, huyện, quận – khi chúng ta đi xác định không gian nghiên cứu. Tuy nhiên, những đơn vị hành chính này không nhất thiết là lãnh thổ quen thuộc của người dân sống tại đó. Trong một số trường hợp, phân chia hành chính có thể trùng hợp với không gian sống của người dân. Nhưng ở những trường hợp khác, sự phân chia hành chính chỉ mang tính chất nhân tạo.

Một vấn đề khác nữa được đặt ra đó là khi ta đặt câu hỏi liệu người dân nghèo có tập trung ở trong một khu vực nhất định nào không? Rất có khả năng người nghèo tập trung đông tại các khu phố lớn. Đó là lý do tại sao ta có thể chia nhỏ một cách nhân tạo những đô thị có quy mô giống nhau. Ví dụ ở Pháp, có những không gian gọi là Đảo tập trung cho thông tin thống kê (IRIS), do Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (INSEE) lập ra, đó là những đơn vị lãnh thổ được phân chia đồng đều – 2000 dân. Cách phân chia này không thể dung hòa được giữa thực tế lãnh thổ và quan niệm của người dân về lãnh thổ nhưng lại là một công cụ hay để so sánh các đơn vị lãnh thổ đó với nhau. Khi ta sử dụng các phương pháp nghiên cứu thiên

về định tính, ta nhận thấy rằng khái niệm khu phố là một đơn vị địa lý thay đổi và mỗi người có thể gắn cho nó một ý nghĩa cũng như giới hạn khác nhau.

«Sử dụng tốt» các chỉ số đo mức độ tách biệt: từ đọc dữ liệu tới giải thích kết quả

Chúng ta hãy cùng đề cập tới vấn đề đo mức độ phân tách, nói cách khác là câu hỏi «Như thế nào?». Nhìn chung, ta có năm chỉ số phân tách chính (xem Khung 12).

Chúng ta hãy cũng phân tích ý nghĩa và tác dụng của ba trong số các chỉ số trên: chỉ số khác biệt, tương tác và chỉ số co cụm (độ tập trung trong không gian). Chúng ta cùng làm nhanh một bài tập trên cơ sở các số liệu của vùng Île-de-France (xem Biểu đồ 5).

Biểu đồ này cho thấy chỉ số khác biệt sắc tộc tính theo xã của vùng Paris cũng như biến đổi của nó qua nhiều thập kỷ. Các bạn hiểu như thế nào điểm đồ thị tại năm 1968 trên đường đồ thị biểu diễn số dân gốc Châu Phi khu vực cận Sahara?

Phạm Thái Sơn

Người nhập cư từ các nước châu Phi sống tập  trung hơn so với toàn bộ dân nhập cư còn lại.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy, nhưng bạn đã đi nhanh quá. Biểu đồ cho ta thấy gì về dân gốc Châu Phi khu vực cận Sahara năm 1968?

Nguyễn Thị Thu Hà

47% người gốc Phi phải di dời để đảm bảo sự phân bố đồng đều của dân cư trên các xã thuộc vùng Île-de-France.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 213

Nguồn: Massey và Denton (1988).

Năm loại chỉ số chính về mức độ phân tách12Khung

• Chỉsốvềbìnhđẳng(evenness): là chỉ số phân tách hoặc còn gọi là chỉ số khác biệt, là chênh lệch giữa một nhóm dân cư sống trong khu phố với tổng số dân cư (hoặc một nhóm dân cư khác) cùng sống trong khu phố đó. Đây cũng có thể được hiểu là tỉ lệ những người phải chuyển đi để đảm bảo sự phân bố đồng đều của dân số trong các khu phố khác nhau.

• Chỉsốtiếpxúc(exposure): là chỉ số về sự tách biệt hoặc tương tác, là kết quả so sánh giữa một nhóm dân nào đó trong mỗi khu phố so với tỉ lệ những người dân khác không cùng nhóm. Đây cũng có thể được hiểu là xác suất một người dân nào đó có tương tác với một người thuộc một nhóm dân cư khác trong khu phố của mình

• Chỉsốtậptrung(concentration): là sự chênh lệch giữa nhóm dân cư được nghiên cứu trong một đơn vị không gian với tổng số dân của nhóm đó trong toàn thành phố cũng như sự so sánh giữa đơn vị không gian đó với toàn thành phố. Chỉ số này dao động từ 0 đến 1. Chỉ số này cũng có thể được hiểu là tỉ lệ nhóm dân phải di dời để có được một mật độ dân đồng đều tại tất cả các đơn vị không gian.

• Chỉsốcocụm(mứcđộtậptrungtrongkhônggian-clustering): là số lượng dân trung bình trong một đơn vị không gian. Chỉ số tuyệt đối về độ tập trung trong không gian dao động từ 0 đến 1 cũng được hiểu là tỉ lệ một nhóm dân nào đó trong các vùng có độ tập trung dân cao.

• Chỉsốhướngtâm(centralization): là tỉ lệ của một nhóm dân sống tại khu vực trung tâm thành phố. Chỉ số hướng tâm tuyệt đối cũng được hiểu là phần dân cư của một nhóm phải di dời để nhận được một mật độ dân đồng đều tại trung tâm của khu vực đang nghiên cứu.

Chỉ số khác biệt về sắc tộc tại khu vực Paris

0.12

0.17

0.22

0.27

0.32

0.37

0.42

0.47

1968 1975 1982 1990 1999

!"#$%&'()&*+,-,#$'..'(( !+$'(/&()&/01+2( 1.+'3*4'(/'+($33$5#6+((1) Châu Phi c n Sahara

(1) (2)

(3)

(2) ông Nam Á (3) T p h p dân nh p c

Nguồn: Safi, 2009.

5Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD214

[Jean-Michel Wachsberger]

Chính xác. Có nhiều câu hỏi cần đặt ra trước một biểu đồ như thế này: Liệu ta có hiểu đúng nó không? Nó cho ta thấy điều gì? Và chúng ta có thể diễn giải nó như thế nào?

Biểu đồ này cho ta thấy rằng sự khác biệt của dân gốc Phi cận Sahara đã giảm đi theo thời gian, nói cách khác, số dân này được phân bố đồng đều hơn trên lãnh thổ vùng này. Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy sự phân tách của dân gốc Đông Nam Á, ban đầu là rất nhỏ nhưng sau đó duy trì theo thời gian và cuối cùng là rõ rệt hơn so với người dân gốc Phi cận Sahara. Cách giải thích này có được khi chúng ta đọc đồ thị theo chiều ngang – diễn biến theo thời gian – và chiều dọc – biểu diễn nguồn gốc của các nhóm dân. Trung bình, hai nhóm dân này có sự phân bố không đồng đều nhất so với các nhóm dân nhập cư còn lại.

Làm thế nào để có thể hạ thấp chỉ số khác biệt mà không cần phải có sự di dời của người dân?

Phạm Thái Sơn

Có thể có các nhóm dân thuộc các sắc tộc khác đến sống tại các xã này và khiến tỉ lệ người dân gốc Châu Phi cận Sahara giảm xuống.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy. Diễn biến của di cư khiến cho tỉ lệ dân gốc Phi cận Sahara vì thế giảm. Nói cách khác, sự phân bố đồng đều của năm 1968 khác với năm 1975 có thể được giải thích bằng nhiều yếu tố. Đô thị không phải là chu

trình khép kín. Dân cư luôn có sự thay đổi, theo thời gian đô thị lại đón nhận thêm cư dân mới, ví dụ người di cư đến từ các khu vực nông thôn. Hoặc dân số thay đổi tự nhiên do có người sinh ra và mất đi.

Vậy ta có thể nói gì về nhóm dân gốc Đông Nam Á?

Vũ Hoàng Đạt

Đường đồ thị ổn định hơn, sự phân tách không gian – xã hội của các nhóm dân gốc Đông Nam Á cao hơn so với nhóm dân gốc Phi cận Sahara kể từ sau năm 1975.

[François Roubaud]

Giả sử một thành phố gồm có ba khu phố khác nhau trong đó có các nhóm dân cư thuộc các sắc tộc khác nhau sinh sống: sắc tộc 1 là một nhóm dân nghèo, sắc tộc 2 là dân giàu.- Khu phố 1 có đặc điểm là khu phố khá khó

khăn vì đây là nơi sinh sống của 70% dân thuộc sắc tộc 1 và 30% dân sắc tộc 2.

- Khu phố 2 có đặc điểm cân bằng hơn, gần giống với một khu phố của « tầng lớp trung lưu » với 50% dân giàu và 30% dân nghèo.

- Khu phố 3 có đặc điểm là rất khó khăn, gần như một dạng « khu ổ chuột » vì nơi đây chỉ có dân thuộc sắc tộc 1 sinh sống.

Vì vậy đối với trường hợp khu phố 1, để khu phố này đạt mức chỉ số khác biệt trung bình, có nghĩa là gồm 50% dân thuộc sắc tộc 1 và 50% dân thuộc sắc tộc 2, thì cần di dời 20% dân cư của sắc tộc 1 đến chỗ khác, ví dụ đến khu phố 2. Tổng số phần trăm này sẽ cho ta chỉ số về sự khác biệt.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 215

So sánh sự tách biệt của các nhóm dân cư: tính tương đối của ngưỡng

[Jean-Michel Wachsberger]

Ta có thể định nghĩa sự phân tách như là sự phân chia của đô thị thành những khu vực khác nhau về mặt xã hội hoặc sắc tộc. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng một đô thị có sự phân tách khi tất cả các sắc tộc dân cư không phân bố đồng đều trên toàn thành phố mà tập trung ở một số khu phố nào đó. Tương tự như vậy, ta có thể nói rằng một nhóm dân cư có sự phân tách khi nhóm dân cư đó sống tập trung tại một số khu vực trong thành phố thay vì phân bố đều trên toàn thành phố. Các yếu tố này rất dễ nắm bắt nhưng thước đo sự phân tách không gian – xã hội thì phức tạp hơn. Trong phiên toàn thể, một đại biểu đã đặt ra câu hỏi liệu có tồn tại một «con số» của sự tách biệt không (có lượng hóa được)?

Đứng dưới góc độ xã hội học, kinh tế học và địa lý, đây chính là câu hỏi mà chúng ta quan tâm. Những chỉ số mà chúng tôi giới thiệu với các bạn ở đây thoạt đầu có thể khá trung lập so với câu hỏi này. Chỉ số khác biệt được hiểu là từ 0 (0%) đến 1 (100%) – 0 là không có phân tách; 1 là hoàn toàn phân tách. Từ giá trị nào thì ta có thể kết luận có sự phân tách? 30 %, 40 % hay 50 %? Liệu ta có thể đưa ra một ngưỡng mà dưới đó, ta có thể đánh giá sự phân tách là không đáng kể còn trên đó sự phân tách là đáng lưu ý? Với ví dụ về sự phân tách ở Paris, liệu ta có thể nói của nhóm dân cư gốc Đông Nam Á là có sự phân tách không?

Ly Sokrithea

Sự thay đổi từ năm 1968 đến năm 1999 cho thấy một sự gia tăng phân tách đáng kể.

Minh họa chỉ số khác biệt

70%

25%

5%

50%

50%0%

Q3 – r t nghèo

Q1 – nghèo

Q2 – t ng l p trung l u

20%

S c t c 1 – dân nghèo

S c t c 2 – dân giàu

Di d i dân c

Nguồn: các tác giả.

32Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD216

[Jean-Michel Wachsberger]

Các nhóm dân gốc Đông Nam Á đúng là có sự phân tách, nhất là so với các nhóm dân nhập cư khác. So sánh cho phép đánh giá mức độ phân tách của một nhóm dân. Chúng ta cũng ghi nhận đươc rằng sự phân tách của nhóm dân gốc Đông Nam Á kéo dài và có xu hướng ổn định trong khi đó sự phân tách ở các nhóm dân gốc Phi cận Sahara ngày càng giảm, từ 47% năm 1968 xuống 37% năm 1975. Các bạn có thể nói gì về mức độ phân tách của hai nhóm dân này trong giai đoạn 1968 – 1999?

Ly Sokrithea

Năm 1968, sự phân tách của các nhóm dân gốc Phi cận Sahara cao hơn so với mức độ phân tách nhóm dân gốc Đông Nam Á. Ngược lại, từ năm 1975 và nhất là vào năm 1999, chúng ta thấy rõ là nhóm dân gốc Đông Nam Á có sự phân tách cao hơn so với nhóm dân gốc Phi cận Sahara.

[Jean-Michel Wachsberger]

Sự thay đổi của đường đồ thị cho thấy có sự đảo ngược xu hướng và cần phải giải thích điều này. Chúng ta cần quan tâm xem liệu những người nhập cư gốc Đông Nam Á có phân tách hơn so với các nhóm dân khác không?

Nhân đây, tôi cũng xin mở ngoặc: có một vấn đề mang tính chính trị ở Pháp mà người ta gọi tên là «ngưỡng chấp nhận được». Thuật ngữ này chỉ mức mà người Pháp chấp nhận được đối với những người dân nhập cư, có nghĩa là  số người dân nhập cư trên một lãnh thổ nào đó, trên mức đó người dân Pháp có thể sẽ bộc lộ những hành vi mang tính bài ngoại và từ chối, điều này có thể dẫn đến việc người

dân sẽ bỏ phiếu cho đảng cực hữu. Nhưng trên thực tế, vấn đề này liên quan nhiều tới chính trị hơn là một thực tế xã hội. Theo tôi được biết, không có nghiên cứu xã hội nào xác định ra được một tỉ lệ mà trên mức đó sẽ có sự phân tách không gian – xã hội và tương tự, dưới mức đó sẽ không có phân tách không gian – xã hội đồng thời không có hệ quả nào của việc phân tách. Ví dụ này cho chúng ta thấy việc phân tách không gian-xã hội là một vấn đề tồn tại ở các mức độ khác nhau. Ngưỡng chấp nhận được là một khái niệm tương đối và chắc chắn là võ đoán. Cần tập trung vào hệ quả của phân tách không gian – xã hội, nhất là nghiên cứu tác động của nó khi nó có sự thay đổi.

Năm 1999, ta quan sát thấy chỉ số khác biệt đối với nhóm dân gốc Phi cận hoang mạc Sahara là 33% và gốc Đông Nam Á là 40%. Chênh lệch là 7. Các bạn nghĩ gì về mức độ chênh lệch này? Liệu ta có thể khẳng định rằng dân nhập cư gốc Đông Nam Á có sự phân tách lớn hơn rất nhiều, hay chỉ lớn hơn chút ít so với dân nhập cư gốc Phi cận Sahara?

Mục đích câu hỏi của tôi là để mời các bạn xem lại khái niệm ngưỡng, trên ngưỡng đó có thể có phân tách, dưới ngưỡng đó không có phân tách. Trên thực tế, khi bỏ qua vấn đề ngưỡng, sự phân tách chỉ đơn giản là việc một số nhóm dân nào đó đặc biệt tập trung trên một khu vực lãnh thổ nào đó của đô thị mà không phải là tại các khu vực khác. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chỉ là một cách để bớt đi một đơn vị đo lường sự phân tách không gian-xã hội. Để làm điều này, sau bài tập đầu tiên về chỉ số khác biệt, tôi đề nghị chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chỉ số tương tác và thực hiện một so sánh.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 217

Chỉ số tương tác là chỉ số tính xác suất một người dân có những đặc điểm nhất định – về giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp-xã hội, v.v…gặp một người khác có đặc điểm khác mình trong khu phố của mình. Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo hiểu đúng biểu đồ: giải thích giá trị 88% là đặc điểm của người nhập cư gốc Đông Nam Á năm 1968 như thế nào? Làm thế nào để nắm được diễn biến của sự phân tách?

Lê Hồ Phong Linh

Có nghĩa là năm 1968, xác suất một người nhập cư gốc Đông Nam Á có tương tác với với một người dân khác trong khu phố của mình là 88%. Mức độ tương tác giữa người dân nhập cư gốc Đông Nam Á và những người dân khác ở thời điểm năm 1968 là cao, sau đó giảm dần theo thời gian. Vì vậy, tôi nói rằng sự phân tách không gian – xã hội tăng lên khi xác suất tương tác giảm.

[Jean-Michel Wachsberger]

Bây giờ chúng ta hãy cùng so sánh các chỉ số tách biệt và chỉ số tương tác. Chỉ số thứ nhất cho biết sự phân tách ổn định ở một khoảng thời gian dài; ngược lại, chỉ số thứ 2 cho thấy sự phân tách tăng. Vậy ta hiểu thế nào về sự mâu thuẫn này? Làm thế nào để hiểu tương quan giữa các chỉ số này?

Morgane Perset

Chúng ta có thể đưa ra giả thiết rằng nhóm dân nhập cư gốc Đông Nam Á tập trung nhiều tại một số khu phố và trên thực tế họ có ít xác suất gặp những người dân khác.

[Jean-Michel Wachsberger]

Đúng vậy, một nhóm dân cư có đặc điểm giống nhau càng tập trung đông thì càng có ít chỗ cho những nhóm dân cư khác, từ đó xác suất tương tác càng thấp.

Chỉ số tương tác sắc tộc tại khu vực Paris

0.74

0.76

0.78

0.8

0.82

0.84

0.86

0.88

0.9

1968 1975 1982 1990 1999

Afrique Subsaharienne Asie du Sud-Est Ensemble des immigrés(1) Châu Phi c n Sahara (2) ông Nam Á (3)T p h p dân nh p c

(1)

(2)

(3)

Nguồn: Safi, 2009.

6Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD218

Hai chỉ số này không đo cùng một hiện tượng. Chỉ số khác biệt đo sự tách biệt không gian-xã hội trong cả quá trình và sự phân bố dân cư trên lãnh thổ trong khi chỉ số tương tác lại đo quá trình và tác động.

Hệ quả và tác động của sự phân tách không gian - xã hội

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về hệ quả và tác động có thể có của phân tách không gian - xã hội về mặt sắc tộc, nghề nghiệp-xã hội, mức thu nhập, v.v... Bạn có thể đề xuất một số hệ quả liên quan tới phân tách không gian - xã hội đối với nhóm dân nhập cư, đối với nhóm dân nghèo hoặc các nhóm dân khác nhưng cũng có thể là đối với toàn bộ xã hội? Các bạn nêu rõ các hệ quả tiêu cực cũng như tích cực để sau đó có thể tổng hợp nhiều tác động nhất có thể có của việc phân tách không gian - xã hội.

Nguyễn Thị Lành

Mức độ phân tách càng lớn thì càng khó tiếp cận với việc làm và trình độ học vấn càng thấp. Tôi lấy ví dụ về người dân tộc thiểu số Khor, vốn tập trung số đông ở quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Đàm Thị Đào

Phân tách xã hội có thể cho phép bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Roeungdeth Chanreasmey

Với tôi, ở Campuchia, phân tách không gian - xã hội đầu tiên là sự phân tách về sắc tộc và đó là một sự phân tách mang tính tích cực vì nó cho phép khẳng định bản sắc.

[Jean-Michel Wachsberger]

Sự tập trung dân nghèo trong một khu phố nghèo có thể gây hệ quả là sự xuất hiện một

vòng luẩn quẩn trong đó người dân không có đủ vốn xã hội và không tạo được mạng lưới tương hỗ vững chắc. Hiện tượng này có thể được thể hiện qua thuật ngữ « bẫy nghèo ».

[François Roubaud]

Tôi muốn nói thêm rằng mạng lưới hàng xóm có thể mang đến những hệ quả tích cực, thông qua viêc duy trì và chuyển giao bản sắc văn hóa hoặc thông qua thiết lập và phát triển mạng lưới tương hỗ.

Chúng ta hay cũng suy nghĩ đơn giản rằng khi tôi nghèo và sống trong một khu phố giàu, rất nhiều khả năng là tôi bị định kiến và điều kiện kinh tế - xã hội của tôi sẽ càng kém đi. Ngược lại, nếu tôi nghèo và sống cùng những người nghèo khác, rất có thể tôi thiết lập được mạng lưới tương hỗ và đoàn kết với những người sống quanh tôi. Qua mạng lưới xã hội, ta có thể xác định được những tác động tiêu cực và tích cực của phân tách không gian – xã hội. Lấy một ví dụ: giáo dục. Ta có xu hướng cho rằng con cái của những cư dân nghèo thường học kém và rằng khi họ sống co cụm thì xu hướng học kém lại càng rõ hơn. Nhưng liệu ta có thể xác định ra những hệ quả tích cực của việc sống tập trung này không?

Vũ Hoàng Đạt

Tôi nghĩ rằng hệ quả tích cực của phân tách không gian – xã hội đó là gia tăng thái độ tự tin trong nhóm. Khi người ta ở trong một nhóm với những cư dân có cùng hoàn cảnh, sẽ có thể có được sự tự tin của bản thân. Sự tự tin này có thể là một yếu tố thúc đẩy việc cố gắng học hành để đạt kết quả cao.

[François Roubaud]

Một cách trực tiếp hơn, sự tập trung của một số nhóm sắc tộc tại một số khu vực hay một

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 219

số trường học khiến người ta có thể dạy học bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của các nhóm đó, điều này giúp việc học được dễ dàng hơn. Người ta cũng có thể soạn chương trình giáo dục phù hợp hơn với trình độ của nhóm cư dân và như vậy giáo dục sẽ hiệu quả hơn.

Tóm tắt: những tác động của phân tách không gian - xã hội: lãnh thổ, khu vực và các cá nhân

[Jean-Michel Wachsberger]

Tôi muốn nhắc lại với các bạn ba loại tác động có thể có của sự phân tách không gian - xã hội: tác động liên quan tới đặc điểm lãnh thổ, tác động liên quan tới thành phần xã hội của lãnh thổ và tác động liên quan tới vốn xã hội.

Những tác động đầu tiên là các tác động liên quan tới đặc điểm lãnh thổ.

Ví dụ. Các nhóm dân nghèo của một số khu phố sống xa các dịch vụ công cộng và các khu vực có nhiều việc làm và đôi khi, những khu phố đó còn không tiếp cận được bằng các phương tiện giao thông công cộng. Bên cạnh các yếu tố liên quan tới khoảng cách và tiếp cận hạ tầng đô thị, cần thêm các yếu tố liên quan tới diện mạo của khu phố. Một số khu phố nghèo thường nằm ở các khu vực đặc biệt dễ bị rủi ro: ngập lụt, ô nhiễm. Kết hợp giữa khoảng cách và việc dễ gặp rủi ro thường dẫn đến những hệ quả tiêu cực về mặt sức khỏe, việc làm và giáo dục đối với dân cư.

Phân tách cũng có những hệ quả liên quan tới cấu trúc xã hội trên một lãnh thổ. Ta có thể nêu ra hiện tượng định kiến, tức là có một cái nhìn tiêu cực của một bộ phận xã hội đối với một khu vực lãnh thổ nào đó. Ví dụ ở Pháp, các khu chung cư cao tầng nằm ở ngoại ô các đô thị lớn nơi có tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao so với các khu vực khác, cư dân thường

bị định kiến về nơi ở của họ. Tóm lại, việc một người thuộc về một khu phố nào đó trong thành phố có thể làm hạn chế khả năng tiếp cận với việc làm, đồng thời cũng tác động không tốt đến kết quả học tập của người đó. Tuy nhiên, những hệ quả tiêu cực liên quan tới cấu trúc xã hội của lãnh thổ không phải không tạo ra những tác động tích cực. Sự tập trung cư dân có cùng đặc điểm tại cùng một khu vực có thể cho phép thực hiện chương trình giáo dục dành riêng cho cư dân đó. Tuy nhiên, nghiên cứu xã hội học về giáo dục cho thấy sự đa dạng xã hội của một tầng lớp dân cư có thể tạo thuận lợi cho trẻ em đạt kết quả cao hơn trong học tập và từ đó tăng cơ hội hòa nhập cho các em có nguồn gốc khó khăn. Cuối cùng, khi ta quan tâm tới cấu trúc xã hội của một khu vực và tới kết quả học tập của trẻ em ở đó, ta sẽ thấy cùng tồn tại hai hệ quả trái ngược nhau của sự phân tách.

Hệ quả thứ 3 của phân tách không gian – xã hội liên quan tới vốn xã hội. Ta thường phân biệt vốn xã hội tích cực, so sánh tương quan giữa các cá nhân với nhau – Bridging Capital –, với vốn xã hội tiêu cực dẫn tới sự khép kín – Bounded Solidarities. Ta cũng có thể đề cập đến các phân văn hóa (sous-culture) riêng của một khu phố, ví dụ phân văn hóa đói nghèo khiến một nhóm dân cư bị duy trì trong tình trạng đói nghèo – xem «bẫy nghèo đói». Phân văn hóa có thể dẫn đến việc xuất hiện các băng nhóm tội phạm vi phạm các trật tự xã hội đã được thiết lập. Ngược lại, nó cũng có thể mang đến những tác động tích cực: duy trì bản sắc văn hóa truyền thống, tăng cường sự tôn trọng từng cá nhân trong nhóm, thiết lập mạng lưới hỗ trợ và đoàn kết trong dân cư. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng khi người ta nghèo, sống trong các khu phố nghèo sẽ tốt hơn sống trong các khu phố giàu (Wachsberger, 2009b). Tuy vậy,

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD220

sự tương hỗ và tình đoàn kết không hẳn lúc nào cũng là hiển nhiên và ta cũng không thể mặc định cho rằng sự đồng nhất của một khu phố về mặt sắc tộc, văn hóa, thu nhập sẽ đương nhiên dẫn tới sự đoàn kết giữa các cư dân. Thông thường, trong các khu phố nghèo, sự mất an ninh thường rất rõ nét.

Để tổng kết lại, tôi muốn nhấn mạnh tới yếu tố cơ bản nhất của phân tách không gian – xã hội: sự phân tách, bản thân nó không tích cực cũng không tiêu cực. Chúng ta đã thấy rằng hệ quả của phân tách không gian – xã hội có thể theo hai chiều hướng, có nghĩa là làm giảm hoặc gia tăng bất bình đẳng xã hội và lãnh thổ, hoặc ngược lại đóng góp cải thiện điều kiện sống của một nhóm cư dân trên một lãnh thổ.

Các giảng viên nhắc lại các yêu cầu của bài tập nhóm:- xác định một nhóm cư dân cụ thể (người nghèo, thanh niên, người lao động trong lĩnh vực phi chính thức, người có trình độ học vấn thấp, v.v...);- lập giả thiết về các tác động của việc tập trung nhóm dân cư này trên một khu vực lãnh thổ;- xác định cơ chế và tiến trình qua đó các tác động này được bộc lộ.Mục đích chính của bài tập là chỉ ra rằng các tác động và hệ quả của phân tách không gian – xã hội không những rất khó dự đoán trước mà các kênh lan truyền qua đó chúng được bộc lộ cũng vô cùng phong phú và có thể diễn ra một cách song song, cạnh tranh với nhau hoặc tương hỗ cho nhau.

Ngày học thứ 2, thứ 6 ngày 25

Buổi sáng bắt đầu bằng bài trình bày của các nhóm, giới thiệu chủ đề nghiên cứu của mà mỗi nhóm sẽ tiến hành trong suốt tuần: Nhóm 1: Dân tộc thiểu số và tiếp cận với việc làm.Nhóm 2: Công nhân nhập cư và tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.Nhóm 3: Tiếp cận với việc làm của thanh niên.Nhóm 4: Khó khăn trong tái định cư của người dân (thành phố Đà Nẵng).Mỗi nhóm trình bày một vấn đề nghiên cứu, giả thiết và phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Tiếp theo đó, các nhóm thảo luận với giảng viên để cụ thể hóa hơn vấn đề nghiên cứu và bổ sung thêm các ý tưởng. Những yêu cầu chính đã được đưa ra: cụ thể hóa các giả thiết, mở rộng chủ đề nghiên cứu đến thị trường lao động và những hệ quả có thể có của nghiên cứu; xác định rõ hơn khái niệm dân tộc thiểu số; xác định rõ những khó khăn trong việc định cư người dân.

3.3.2. Tiếp cận dịch vụ cơ bản ở thành phố

[Mireille Razafindrakoto]

Chúng ta sẽ cùng đề cập tới vấn đề tiếp cận dịch vụ công ở khu vực đô thị. Điều này sẽ cho phép chúng ta quay trở lại với vấn đề tác động kép của sự phân tách không gian – xã hội: tiếp cận dịch vụ công là một yếu tố của phân tách; phân tách không gian – xã hội gây ảnh hưởng tới việc tiếp cận dịch vụ công.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 221

Nguyên nhân khiến chúng tôi tập trung vào vấn đề tiếp cận với dịch vụ cơ bản ở thành thị là do hiện tượng mà chúng tôi gọi là «sự thiên vị thành thị» - thành thị thường được trang bị dịch vụ công thiết yếu tốt hơn so với các khu vực nông thôn.

Ở một số nước, tiếp cận với dịch vụ công ở thành thị không hẳn đã tốt hơn ở khu vực nông thôn, kể cả về mặt số lượng lẫn chất lượng (Vlahof và cộng sự, 2007). Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ tử vong trẻ em ở thành thị thấp hơn tại khu vực nông thôn, nhưng đó là do thu nhập tại thành thị cao hơn. Nếu cùng mức thu nhập, sẽ không còn tồn tại «sự thiên vị thành thị» nữa. Tuy nhiên, ta quan sát thấy là nhìn chung mức độ tập trung dịch vụ công cơ bản cũng như tập trung dân cư ở các thành phố là cao hơn. Để phân tích vấn đề này, chúng ta cần lưu ý: − phân phối dịch vụ công ở các khu vực khác

nhau trong thành phố. Sự phân phối này sẽ cho thấy những bất bình đẳng liên quan tới tính sẵn có của dịch vụ cũng như khoảng cách tới những dịch vụ đó, đặc biệt là khi ta phân biệt những khu phố giàu và nghèo với một số khu phố đặc biệt, ví dụ các khu ổ chuột, nơi người dân rất khó khăn trong đi lại – thường do thiếu an ninh – bên cạnh sự khan hiếm dịch vụ công;

− tốc độ đô thị hóa. Các đô thị ở các nước đang phát triển (ĐPT) ngày càng tiếp nhận nhiều người nhập cư, vì vậy có sự chênh lệch giữa nhu cầu của người dân và nguồn cung dịch vụ công;

− đặc điểm của các cá nhân và hộ gia đình. Khi ta quan tâm tới nhưng người «nghèo thành thị», ta thường nói đến những người

dân không được tiếp cận với dịch vụ công vì những khu phố nơi họ sống thường không có hạ tầng cơ sở và họ thì lại không có nguồn thu nhập đủ cao – hiệu ứng «khu phố nghèo» khi đó chồng lên «hiệu ứng thu nhập»;

Cũng cần thêm một hiện tượng mà các bạn chưa nêu ra khi trình bảy chủ đề nghiên cứu của mình: khái niệm sức khỏe và an sinh. Khi nói đến lập kế hoạch và quản lý đô thị, người ta thường nêu ra những thách thức về phát triển kinh tế xã hội. Nhưng điều quan trọng vẫn là phải tính đến yếu tố môi trường, nhất là tác động tới hình thái của đô thị cũng như hạ tầng công cộng (bao gồm cả các trung tâm giải trí, khoảng không gian xanh, v.v...) tới sức khỏe người dân. Phương pháp tiếp cận này cho phép xem xét các dịch vụ công một cách rộng hơn, như là các yếu tố an sinh cơ bản của người dân. Những vấn đề này tuy mới mẻ nhưng chúng đã khiến người ta phải chú trọng tới vấn đề «gánh nặng kép». Một mặt, dân cư nghèo thường phải đối mặt với các loại bệnh lây nhiễm do thiếu dịch vụ công, nhưng cũng là do điều kiện sống, thu nhập thấp, giáo dục kém; mặt khác, dân nghèo cũng bị mắc một số loại bệnh vốn trước đây chỉ tồn tại ở các nước gọi là «nước giàu» – ví dụ bệnh tim mạch – vì họ không được tiếp cận với hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí hoặc các khoảng không gian xanh cho phép họ có thể giảm thiểu đi sự căng thẳng trong cuộc sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Hồng Kông, tỉ lệ người tự tử ở các khu nhà không có khoảng không gian xanh cao hơn tại các khu nhà cũ thuộc các khu phố có không gian xanh (Burdett và cộng sự, 2011).

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD222

Chúng ta sẽ cùng nhau xét 4 ví dụ cụ thể minh họa cho những khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ công ở khu vực thành thị. Những ví dụ này chỉ cho chúng ta làm thế nào để xác định và đo lường những khó khăn này. Các ví dụ này liên quan tới bốn thành phố: - Antananarivo (Madagascar) nơi hiện tượng

phân cực trong các khu phố rất rõ nét và tồn tại một sự bất bình đẳng rất lớn về tiếp cận dịch vụ công;

- Ouagadougou (Burkina Faso) nơi hạ tầng y tế đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua;

- Rufisque (Sénégal) nơi người ta đã chứng minh được sự tác động trực tiếp của việc

tiếp cận với dịch vụ công lên tình trạng sức khỏe người dân;

- Paris (Pháp): nơi vấn đề tiếp cận được nghiên cứu không chỉ qua sự phân bố dịch vụ trong không gian địa lý mà còn qua cả hành vi của người dân.

Phân cực trong các khu phố, bất bình đẳng và sự mong đợi của người dân đối với dịch vụ công: Antananarivo

Các bạn có thể nói gì thoạt đầu khi nhìn bảng 10?

Antananarivo: phân cực trong các khu phố. Phân bổ các cá nhân theo khu phố thông qua mức độ giàu có

Thu nh p trung bình c a khu

ph

Thu nh p h gia ình theo n v

tiêu dùng

Khu ph thu c t phân v th

1 (nghèo)

Khu ph thu c t phân v th 2

Khu ph thu c t phân v th 3

Khu ph thu c t

phân v th 4 (giàu)

T ng Khu ph nghèo t p trung ông

ng i nghèo

Khu ph giàu t p trung ông

ng i giàu

t phân v th 1 47 31 15 8 100 34 0

t phân v th 2 42 26 18 14 100 36 1

t phân v th 3 30 28 24 17 100 26 4

t phân v th 4 14 22 22 42 100 10 17

T ng c ng 33 27 20 20 100 26 6

Giải thích: trong số những người thuộc tứ phân vị 1 (nghèo) có thu nhập theo đơn vị tiêu thụ, 47% sống trong khu phố nghèo (nghĩa là khu phố có thu nhập trung bình thuộc nhóm 25% những người nghèo nhất), và 8% sống trong khu phố giàu (có thu nhập trung bình nằm trong 25% những người giàu nhất). Những khu phố tập trung đông người nghèo (hoặc đông người giàu) có hệ số chênh lệch thấp hơn hệ số chênh lệch trung bình.Nguồn: Wachsberger (2009a).

10Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 223

Lê Hồ Phong Linh

Bảng này cho chúng ta thấy các mức độ về nghèo khó và giàu có ở các khu phố khác nhau của thành phố Antananarivo. Ví dụ, khu phố thuộc tứ phân vị thứ nhất là nơi tập trung các hộ gia đình nghèo – 47% - trong khi khu phố thuộc tứ phân vị thứ 4 là nơi tập trung các hộ gia đình giàu, có nghĩa là nằm trong tứ phân vị thứ 4 xét về đơn vị – 42%.

[Mireille Razafindrakoto]

Đúng vậy, trong số 25% những người nghèo nhất, tức là trong tứ phân vị thứ nhất, 47% sống trong các khu phố nghèo nhất và chỉ có 8% sống trong các khu phố giàu nhất. Ngược lại, đối với 25% những người giàu nhất, tức là tứ phân vị thứ 4, 42% sống trong các khu phố giàu, chỉ 14% sống trong các khu phố nghèo nhất. Người ta nói đến sự phân cực. Nhưng tôi biết thành phố này, tôi đảm bảo với các bạn rằng hiện tượng phân cực không bộc lộ một cách rõ ràng: loại điều tra này cho phép vượt qua sự quan sát đơn thuần hoặc điều tra bằng trực giác.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng bình luận phần thứ 2 của bảng, phần tập trung dân cư nghèo trong các khu phố nghèo và dân cư giàu trong các khu phố giàu.

Vũ Hoàng Đạt

Các khu phố càng nghèo thì sự chênh lệch thu nhập bên trong khu phố lại càng cao.

[Mireille Razafindrakoto]

Bảng này cũng cho ta thấy rằng trong các khu phố nghèo, có sự tập trung cao độ của dân cư nghèo. Ngược lại, trong các khu phố giàu, thu nhập đa dạng hơn. Trong các khu phố nghèo, mức độ tập trung các hộ gia đình nghèo là khá cao – 34% - trong khi ở các khu phố giàu, mức độ tập trung của các hộ giàu lại thấp – 17%. Tóm lại, trong những khu phố giàu có người nghèo sinh sống trong khi các khu phố nghèo là nơi chỉ tập trung dân cư nghèo.

Bên cạnh mức độ tập trung, còn có một hiện tượng khác nữa liên quan tới bất bình đẳng địa lý. Các khu phố nghèo thường nằm ở vùng ven đô hoặc khu vực thấp dưới chân đồi trung tâm của Antananarivo nơi những người dân giàu nhất sinh sống. Những khu phố «thấp» đó thường được trang bị hạ tầng kém hơn so với các khu phố trung tâm, kể cả về các cơ quan hành chính hay trường học. Những khu này cũng dễ bị ngập lụt.

Bảng 11 cho ta thấy đặc điểm các khu phố tính theo mức thu nhập trung bình, đo bằng cả các chỉ số «khách quan» – có điện, nước – và chỉ số «chủ quan» – đánh giá của người dân về mức độ vệ sinh cả khu phố nơi họ sống, mức độ hài lòng về giao thông công cộng hoặc dịch vụ y tế.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD224

Người nghèo ít được cung cấp hạ tầng cơ sở hơn so với người giàu: chỉ một nửa số người nghèo được tiếp cận với điện, 7% được cung cấp nước sạch trong các khu phố tập trung đông người nghèo; 97% số nhà ở trong các khu phố tập trung đông người giàu được cung cấp điện và 85% được cung cấp nước sạch. Sự bất bình đẳng được giải thích bằng

mức thu nhập của người dân nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất: còn tồn tại một vấn đề vật lý khác về hạ tầng và việc tiếp cận dịch vụ công, «hiệu ứng khu phố». Ngoài việc cho ta thông tin về hạ tầng cơ sở ở các khu phố khác nhau, bảng này còn cho phép đối chiếu thông tin «khách quan» với sự đánh giá chủ quan của cư dân.

Antananarivo: Đặc điểm khu phố theo mức độ thu nhập trung bình

Nguồn: op. cit. (2009a).

11Bảng

Tứ phân vị có thu nhập trung bình của khu phố

Tứ phân vị 1 (Q1)

Tứ phân vị 2

Tứ phân vị 3

Tứ phân vị 4 (Q4)

Q1 tập trung đông người nghèo

Q4 tập trung đông người giàu

Tổng

Điều kiện ở (% cá nhân được…)

Sử dụng điện 57 77 83 91 50 97 76

Sử dụng nước 8 18 36 53 7 85 28

Đánh giá của người dân (% cá nhân gặp những vấn đề về …)

Thiếu vệ sinh khu phố 39 26 18 17 42 6 30

Xa nơi làm việc 18 20 17 18 19 12 18

Xa trung tâm y tế 26 12 12 13 27 9 16

Xa trường học 15 9 10 12 15 9 12

% người dân không hài lòng về khu phố

Giao thông công cộng 24 15 8 2 25 9 15

Dịch vụ y tế 47 30 34 35 50 50 37

Trường học, cơ quan giáo dục

36 18 21 25 38 32 25

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 225

Khi ta hỏi những người dân về mức độ hài lòng của họ đối với dịch vụ y tế, ta nhận thấy rằng không có sự khác biệt lớn giữa những người dân nghèo và dân giàu. Vì vậy, tại các khu phố tập trung đông dân nghèo cũng như các khu phố nhiều dân giàu, mức độ hài lòng của người dân về các dịch vụ công là như nhau: 50%. Một nhận xét tương tự khác đối với trường học và các cơ sở đào tạo. Hiện tượng này có thể được giải thích bằng khái niệm «tiêu hao sở thích»: các nhóm dân cư chấp nhận những khó khăn của họ và giảm bớt mong đợi về một môi trường sống tốt

hơn với dịch vụ công tốt hơn. Những yếu tố này cho thấy cần lưu ý cả các thông tin «khách quan», ví dụ sự phân bố cơ sở hạ tầng và dịch vụ công về mặt địa lý, và các đánh giá «chủ quan» của cư dân.

Chính sách công và nguồn cung hạ tầng y tế: Ouagadougou

Lấy ví dụ về thành phố Ouagadougou nơi đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phân bổ hạ tầng y tế. Ví dụ này cho phép minh họa cụ thể tác động của chính sách y tế công tới người dân địa phương.

Ouagadougou. Phân bổ hạ tâng y tế

Theo các th i k chính: H t ng y t t n t i t tr c H t ng y t m i có Nh ng tr c chính

Các p ô th

ô th quy ho ch n m 1931

ô th quy ho ch n m 1961

ô th quy ho ch n m 1983

ô th quy ho ch n m 1998

ô th không quy ho ch n m 2003

Nguồn: Cadot và Harang (2006).

17Bản đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD226

Lê Hồ Phong Linh

Tốc độ đô thị hóa có vẻ diễn ra nhanh chóng, diện tích thành phố tăng gấp đôi trong vòng 70 năm. Một phần lớn hạ tầng y tế tồn tại từ trước năm 1961; người ta cũng thấy thiếu vắng hạ tầng y tế trong một số khu phố, nhất là những khu phố mới phát triển.

[Mireille Razafindrakoto]

Một khu vực «quy hoạch» là một khu vực người dân có thể sống được (bao gồm đường xá, cống, điện). Nhưng bản đồ không cung cấp thông tin về sự thay đổi theo thời gian của các khu vực không quy hoạch, bản đồ chỉ đưa ra thông tin vào năm 2003.- Cho đến những năm 1960, người ta vẫn

quan sát thấy một mức độ tập trung cao các hạ tầng y tế trong khu vực trung tâm thành phố thời thuộc địa.

- Cùng với chế độ Thomas Sankara, những cơ sở này đã phát triển ra vùng ngoại ô thành phố.

- Từ những năm 1990 trở đi, có sự bùng nổ nguồn cung về hạ tầng y tế trong thành phố. Những người xây dựng là tư nhân, điều này không những đặt ra vấn đề về tiếp cận với y tế của người dân mà còn gây ra sự phân bố không đồng đều bởi các khu vực không được quy hoạch và khu ngoại ô đều không có các hạ tầng đó. Người ta cũng đồng thời quan sát thấy rằng hạ tầng y tế tư nhân tập trung hơn và nhiều hơn so với hạ tầng y tế công.

Tìm kiếm đầu tiên của khu vực tư nhân là nguồn cầu dịch vụ. Toàn bộ hạ tầng y tế tư nhân đều nằm gần các trung tâm đô thị nơi sinh sống của khá đông người dân giàu, nơi có hạ tầng giao thông công cộng và hòa nhập với phần còn lại của thành phố.

Tác động của đặc điểm khu phố (tiếp cận với điện, nước và vệ sinh môi trường) lên sức khỏe người dân: Rufisque

Trường hợp nghiên cứu này đặc biệt rất thú vị vì đây là một thành phố cảng cổ nằm gần Dakar, nơi có nhiều kênh rạch lộ thiên trước đây được dùng làm đường đi lại của người và hàng hóa. Ngày nay, thành phố này phải đối mặt với các vấn đề về vệ sinh môi trường. Một nhóm nghiên cứu đa ngành của IRD đã thực hiện nghiên cứu về tác động của chính sách y tế công lên sức khỏe của người dân trong từng khu phố, họ sử dụng chỉ số về vệ sinh (cung cấp nước sạch, thoát nước thải, xử lý rác sinh hoạt, mật độ dân số, loại hình nhà ở v.v...). Chỉ số vệ sinh nhà ở sau đó được đối chiếu với chỉ số tần suất khám bệnh tiêu chảy (xem Biểu đồ 7).

Những khu phố vệ sinh càng kém thì bệnh tiêu chảy càng cao – với một vài dao động theo mùa. Đối tượng dân cư dễ mắc bệnh nhất là các hộ dân không được tiếp cận với nước sạch – không có đường nước và bếp, nhà tắm hay nhà vệ sinh. Cuối cùng, thay vì ưu tiên một yếu tố này so với một yếu tố khác, ta cần kết hợp các yếu tố: tác động của bối cảnh (nơi ở) với thu nhập (mức độ nghèo khó).

Từ tiếp cận tới khả năng tiếp cận, tính sẵn có, khoảng cách và khả năng di chuyển: Paris

Đầu tiên, tôi muốn các bạn lưu ý đến tác dụng của cách phân chia hành chính tới các phân tích thay vì sử dụng chúng ngay (xem Bảng 12). Liệu sử dụng cách phân chia hành chính có hợp lý với nghiên cứu này? Chúng ta có thể hỏi xem người dân quan niệm thế nào là khu phố nơi họ sống; sau đó đối chiếu các số liệu «khách quan» - cách phân chia khu phố theo đơn vị hành chính – với các số liệu mang tính «chủ quan» – quan niệm của người dân

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 227

(xem Bảng 12). Khi ta muốn đo tác động của chính sách công trên quan điểm của những nhà làm chính sách, ta có thể sử dụng cách phân chia khu vực theo đơn vị hành chính. Ngược lại, ta sẽ làm như nào nếu muốn sử

dụng thước đo là quan niệm của người dân về giới hạn địa lý khu phố của họ? Một nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành tại Paris (Vallée và cộng sự, 2014). Các nhà nghiên cứu có trong tay dữ liệu hành chính về số lượng

Rufisque: Tỷ lệ trung bình tính theo mức độ vệ sinh nhà ở

Tác động theo năm và theo mùa

Sạch

M c trung bình

Không sạchTrun

g bì

nh

N m

Nguồn: Sy (2006).Ghi chú: SSCH mùa khô nóng; SP mùa mưa; SSF mùa khô lạnh.

7Biểu đồ

Ranh giới khu phố và những bất bình đẳng trong tiếp cận với các nguồn lực địa phương tại các khu dân cư ở Paris

Trong khu v c Paris

( n= 653)

T i Paris (n = 196)

Trong nh ng xã

l n (n = 157) Trong nh ng xã nh (n = 300)

Liên h gi a Paris và các

xã nh

S l ng trung bình các bác s a khoa trong khu ph … c xác nh t ph m vi c nh (= 367 m) 7.0 15.0 3.2 3.7 4

… c xác nh t khu ph theo quan ni m c a ng i dân 11.1 30.7 3.8 2.1 15

S l ng trung bình các nhà thu c trong khu ph … c xác nh t ph m vi c nh (= 367 m) 3.2 6.9 1.5 1.7 4 … c xác nh t khu ph theo quan ni m c a ng i dân 4.8 13.1 1.6 0.9 14

!

Nguồn: Vallée (2012).

12Bảng

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD228

bác sĩ và dược sĩ trên toàn bộ một khu dân cư của Paris, ngoài ra họ cũng có số liệu tính theo từng khu phố. Về mặt hành chính, các khu phố không bằng nhau, vì vậy người ta đã lấy trung bình để có thể thực hiện so sánh giữa các khu phố (367  m). Các nhà nghiên cứu tiến hành hỏi người dân về số lượng bác sĩ và dược sĩ có mặt trong khi phố của họ mà không đưa cho người được hỏi giới hạn về không gian của khu phố.

Nguyễn Thị Phương Yến

Nhìn chung, số lượng bác sĩ tính theo từng khu phố theo quan niệm của người dân cao hơn so với số lượng bác sĩ tính theo đơn vị khu phố hành chính. Theo quan niệm của người dân, khu phố của họ có thể lớn hơn so với khu phố theo phân chia hành chính.

[Mireille Razafindrakoto]

Khu phố khi là một «đơn vị hành chính» và khu phố «không gian sống» không nhất thiết trùng khớp với nhau. Ta cần tính đến quan niệm của người dân về ranh giới khu phố của họ đồng thời tính đến cả những hành vi của người dân đối với «hiệu ứng khu phố» và «hiệu ứng bối cảnh». Nghiên cứu đã tính tới phạm vi không gian hoạt động của người dân, tức là lãnh thổ hoạt động hằng ngày của họ, hay quan niệm của họ về khu phố của mình. Các nhà nghiên cứu có trong tay đặc điểm của dân cư (giáo dục, địa vị kinh tế - xã hội, văn hóa) và của khu phố (môi trường, các dịch vụ công đô thị). Phương pháp nghiên cứu cho phép chỉ ra rằng có tồn tại tác động của «hiệu ứng khu phố» lên hành vi của con người nhưng đồng thời hành vi của con người cũng quy định phạm vi khu phố. Một số hoạt động thường ngày của người dân thường tập trung trên một phạm vi khu phố

theo họ quan niệm. Điều hay trong nghiên cứu ở Paris đó là sự sẵn có của hạ tầng y tế trong các khu phố không phải là yếu tố giải thích việc tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế dự phòng. Sự sẵn có của hạ tầng y tế trong một khu phố có tác động tích cực tới hành vi của con người về mặt y tế dự phòng nhưng điều đó chỉ đúng với một số cư dân có các hoạt động trong khu phố của mình. Với những cư dân mà hoạt động hằng ngày diễn ra bên ngoài khu phố nơi họ sống thì không có tương quan giữa sự sẵn có của hạ tầng y tế với việc khám bệnh dự phòng của họ.

Vấn đề đi lại của người dân cũng rất quan trọng. Điều cần đánh giá là quan hệ giữa sự sẵn có của hạ tầng tại các khu phố đang nghiên cứu với hành vi đi lại của người dân, với khả năng đi lại và tiếp cận với các khu vực khác, hạ tầng khác của thành phố. Khi đó ta nói đến khái niệm loại trừ hoặc phân tách.

Ngày học thứ 3, thứ Bảy ngày 26

3.3.3. Bất bình đẳng trên thị trường lao động thành thị

[Xavier Oudin]

Chúng ta hãy cũng nhau tập trung tới các yếu tố có thể giúp giải thích bất bình đẳng trong việc làm tại khu vực thành thị: tiếp cận với việc làm, điều kiện làm việc, chuyển đổi công việc cũng như tương tác với đô thị, ví dụ những ràng buộc về chỗ ở hay quỹ đạo di cư. «Thuyết tín hiệu» (Tilly và cộng sự, 2001) cho biết người sử dụng lao động ít quan tâm tới học vấn và quá trình đào tạo của người tìm việc mà quan tâm nhiều hơn tới tiếng tăm của những trường nơi họ đã học. Lý thuyết này khi áp dụng lên một đô thị sẽ chỉ ra sự kỳ thị về nơi ở.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 229

Thị trường lao động: khái niệm, công cụ và tình trạng

Đô thị hóa diễn ra song song với hai hiện tượng chính của thị trường lao động tại các nước đang phát triển:- hiện tượng giảm tương đối việc làm thuộc

lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số việc làm;

- hiện tượng gia tăng dân số và tăng dân ở độ tuổi lao động.

Người ta thường chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích thị trường lao động. Phân tích này diễn ra ở nhiều mức độ: phân tích cấu trúc thị trường lao động – như sự phân bố việc làm trong các lĩnh vực –, phân tích điều kiện làm việc – ví dụ chất lượng việc làm và phân phối thu nhập – và cuối cùng, phân tích sự chuyển đổi. Những công cụ và khái niệm chính về thị trường lao động đầu tiên là dân số ở độ tuổi lao động và số dân ở độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó người ta lại phân biệt lực lượng lao động và dân số không thuộc lực lượng lao động

Dân số ở độ tuổi lao động bao gồm những người có việc làm – đang làm việc và những người thất nghiệp. Những người này là người lao động có khai báo và cả những người đã làm việc ít nhất một giờ trong một khoảng thời gian xác định nào đó (tuần trước hoặc tháng trước, tùy theo từng điều tra), cho dù hình thức thù lao cho công việc cả họ là như thế nào. ba tiêu chí dùng để xác định người thất nghiệp là: không có việc làm, sẵn sàng làm việc và đang tích cực tìm việc làm. Những người có việc làm thường được chia theo lĩnh vực hoạt động và theo vị thế công việc. Ngoài ra, người ta còn quan tâm tới khu vực hoạt động của người lao động, phân biệt khu vực công với khu vực tư nhân, khu vực doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp quốc doanh hay tư nhân. Cuối cùng, một trường hợp đặc biệt nữa là phân biệt khu vực kinh tế chính thức và khu vực phi chính thức.

Các yếu tố trên cho phép tính ra các chỉ số.

Nguồn: các tác giả.

Phương pháp tính các chỉ số kinh tế khác nhau13Khung

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: được sử dụng để tính mức độ hội nhập với thị trường lao động; lực lượng lao động (người ở độ tuổi lao động có việc làm + người thất nghiệp) / dân số ở độ tuổi lao động.Tỉ lệ việc làm: được sử dụng để đo khả năng tạo việc làm của một nền kinh tế; người có việc làm / dân số ở độ tuổi lao động.Tỉ lệ thất nghiệp: được sử dụng để đo lường hiệu suất của một nền kinh tế; người thất nghiệp/ lực lượng lao động.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD230

Ở độ tuổi 40, 95% dân số nông thôn làm việc trong khi ở khu vực thành thị tỉ lệ đó là gần 90%. Đường đồ thị đứt minh họa sự khác nhau giữa khu vực thành thị/nông thôn tính theo độ tuổi. Chênh lệch đối với lực lượng dân số trẻ được giải thích là do ở thành thị, thời gian người dân đi học thường dài hơn. Ta cũng thấy tỉ lệ không tham gia lực lượng lao động tăng cao ở dân số thành thị do thời gian đi học dài hơn.

Tỉ lệ thất nghiệp ẩn chứa một chiều kích liên quan tới chính sách bởi nó phản ánh hiệu suất của thị trường lao động và sự dễ dàng trong tiếp cận thị trường lao động. Tuy nhiên, cần có những điều chỉnh nhất định khi tiến hành nghiên cứu tại các nước đang phát triển, nơi

tỉ lệ khai báo thất nghiệp thường khá thấp và không tương đồng với thực tế xã hội – không có bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2013 ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp thành thị là 3,3%.

Khu vực hoạt động và loại công việc: ranh giới giữa chính thức và phi chính thức

Ở Việt Nam, cấu trúc thị trường lao động thành thị và nông thôn rất khác nhau. Khu vực nông thôn bao gồm 66% là nông dân và người làm nghề đánh bắt trong khi đó ở khu vực thành thị, tỉ lệ này là 13%. Thị trường lao động thành thị có đặc điểm là đa số người lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, có nhiều công nhân ở khu vực nông thôn hơn do các ngành công nghiệp được đặt chủ yếu ở khu vực này.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động thay đổi theo thời gian, giới tính, dân tộc, khu vực nông thôn hay thành thị.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo tuổi và theo khu vực địa lý ở Việt Nam

0

5

10

15

20

25

30

35

40

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59 61 63 65 67 69 71 73 75 77 79

Urban Rural Gap (right scale)(1)

(1)

(2)

(2)

Ages

%

Perc

enta

ge P

oint

Nguồn: các tác giả.

8Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 231

Trừ khu vực nông nghiệp, còn lại đại đa số người dân làm việc cho khu vực doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp hộ gia đình – không phải người làm công ăn lương. Nhà nước sử dụng 25% lao động ở khu vực thành thị. Mặc dù có mạng lưới các cơ quan hành chính trên khắp nơi, nhưng nhà nước chỉ sử dụng nhiều lao động ở thành thị. Cuối cùng, khu vực tư nhân gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chỉ sử dụng 25% lực lượng lao động thành thị.

[Axel Demenet]

Cải cách cơ bản các doanh nghiệp nhà nước State Owned Enterprise (SOE) diễn ra ở Trung Quốc vào cuối những năm 1990 là một bối cảnh hay để áp dụng cách phân chia khu vực lao động mà chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn, vì nó cho phép ta có thể đánh giá tác động của sự giảm đột ngột hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước tới thị trường lao động thành thị. Nhiều nghiên cứu (ví

dụ Xia và cộng sự, 2013) đã chỉ ra rằng việc giảm mạnh việc làm trong khu vực nhà nước đã kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập trên thị trường lao động thành thị cũng như sự khác biệt về thu nhập giữa những lao động làm việc cho nhà nước và lao động làm việc trong các khu vực khác. Xin nhắc lại là tất cả các yếu tố chúng tôi đã giới thiệu cho đến bây giờ cho phép nêu đặc điểm cấu trúc thị trường lao động nói chung, và của các khu vực đô thị nói riêng. Nếu bạn muốn nghiên cứu hai thị trường lao động khác nhau – hai khu phố, bạn có thể quan sát thấy tỉ lệ thất nghiệp bằng nhau nhưng chất lượng việc làm lại không giống nhau. Chất lượng việc làm là một thành tố cơ bản trong phân tích thị trường lao động. Thông thường, người lao động nêu ra mức lương như một chỉ số về sự hài lòng đối với công việc nhưng bên cạnh đó cũng còn các chỉ số khác. Văn phòng lao động quốc tế (BIT) đã đề xuất một loạt các chỉ số về chất lượng việc làm để đánh giá việc làm «tốt».

Phân phối việc làm tính theo các lĩnh vực lớn tại thành thị và nông thôn ở Việt Nam

Nông nghi p 13%

Công nghi p & xây d ng

32%

D ch v & th ng m i

55%

Thành th

Nông nghi p 66%

Công nghiệp& xây dựng

18%

D ch v & th ng m i

16%

Nông thôn

Nguồn: các tác giả.

33Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD232

Bây giờ, chúng ta hãy cùng chuyển sang khu vực phi chính thức. Ở Việt Nam, để có thể xác định một doanh nghiệp có thuộc khu vực không chính thức hay không, tiêu chí được sử dụng là đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng người ta cũng có thể xác định một việc làm có phi chính thức

hay không bằng các tiêu chí khác được công nhận trên thế giới. Theo các tiêu chí này, gần 13% người lao động trong khu vực nhà nước của Việt Nam năm 2009 được coi là có việc làm phi chính thức. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 50% người lao động nằm trong danh sách lao động phi chính thức.

Các chỉ số để định nghĩa một «việc làm tốt» theo BIT

5 tiêu chí có thể dùng để đánh giá một việc làm có thuộc lĩnh vực phi chính thức hay không

14

15

Khung

Khung

• Bảohiểmxãhội:bảohiểmxãhộichoviệclàmliênquantớitainạnlaođộng,nghỉthaisản hoặc bảo hiểm y tế.

• Thùlao:phải«xứngđáng»tùytheobốicảnh,caohơnsovớingưỡngnghèo,tínhgiờlàmviệc ngoài giờ và thưởng.

• Tínhổnđịnhcủacôngviệc:tiêuchínàyliênquantớicáchợpđồnglaođộngdàihạn,bảo vệ người lao động khỏi bị mất việc hoặc thất nghiệp kỹ thuật.

• Môitrườnglaođộng:côngviệcđóphảitôntrọngcáctiêuchuẩnvềvệsinhantoàn,không khiến người lao động phải đối mặt với nguy hiểm hoặc độc hại, không bị stress hoặc bạo hành tinh thần.

• Quyềncủangườilaođộng:tôntrọngBộluậtlaođộng,cókhảnăngthànhlậpnghiệpđoàn.

- không có hợp đồng bằng văn bản;- không có phiếu trả lương hằng tháng;- không có bảo hiểm;- công việc tạm bợ;- không được bảo vệ bằng các biện pháp bảo hộ hoặc thông qua nghiệp đoàn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 233

Phân biệt đối xử, sự dịch chuyển và tiếp cận với thị trường lao động

[Xavier Oudin]

Ở thành thị, sự dịch chuyển trong công việc là một trong những vấn đề trọng tâm. Về lý thuyết, thị trường lao động vận hành một cách hoàn hảo, có nghĩa là khi cung và cầu gặp nhau không có trở ngại nào. Sự dịch chuyển trong công việc là khi người lao động phải đi lại để thực hiện công việc: đi lại bên trong doanh nghiệp, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ khu vực này sang khu vực khác, từ nông thôn ra thành thị, v.v... Sự dịch chuyển được coi như một quá trình « tự nhiên » vì thị trường lao động luôn thay đổi. Về lý thuyết, sự di chuyển phải là hoàn hảo, tức là nó phải dẫn đến việc phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế và con người. Trên thực tế, những rào cản cho sự dịch chuyển tồn tại rất nhiều nên thị trường lao động không bảo giờ là thuần túy và hoàn hảo. Các học thuyết đều tìm cách nghiên cứu sự vận hành không hoàn hảo của thị trường lao động. Ví dụ lý thuyết về phân khúc thị trường lao động đã định nghĩa hai phân khúc: - phân khúc «trên»: những người lao động

có tay nghề cao và cơ động. Công việc ổn định, được bảo hiểm tốt, thù lao cao và có nhiều cơ hội cho sự nghiệp;

- phân khúc «dưới»: những người lao động tay nghề thấp, ít cơ động, họ ở trong tình trạng phụ thuộc vào công việc của mình.

Ở Việt Nam, phân khúc trên là phân khúc của những người công chức, làm việc cho các doanh nghiệp Nhà nước; phân khúc dưới là những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và những người lao động nhập cư.

Lấy ví dụ về lý thuyết «insiders-outsiders» của Lindbeck và Snower (1989) liên quan tới hành vi của người lao động. Những người ở bên trong (insiders) thường bảo vệ và giữ an toàn cho vị trí công việc của họ trên thị trường lao động bằng cách cản trở những người ở bên ngoài (outsiders).

Một ví dụ khác, những chi phí cho sự bất đối xứng thông tin – người sử dụng lao động không bao giờ biết trước được khả năng thực sự của ứng viên, vì vậy họ có rủi ro khi tuyển dụng. Sự bất đối xứng này cũng tồn tại đối với phía người lao động khi họ cũng không biết rõ về điều kiện làm việc, thực tế hợp đồng hoặc các mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp. Tóm lại, lý thuyết này nhấn mạnh đến khía cạnh khoảng cách so với trung tâm, không có các kênh tiếp cận với thông tin hoặc không giải mã được thông tin – «hiệu ứng khu phố». Điều này có thể được kiểm chứng tại các nước đang phát triển, nơi mạng lưới gia đình và xã hội cho phép tiếp cận với thông tin.

Những rào cản cho sự vận hành thông suốt của thị trường lao động chính là đặc thù kinh tế và thể chế. Ngoài ra, còn có những yếu tố liên quan tới chính trị, văn hóa, hiện tượng phân biệt đối xử.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD234

Biểu đồ này chỉ ra rằng ở Mỹ, người da trắng được trả lương cao hơn so với người da đen, người gốc châu Á được trả lương cao hơn người da trắng. Sự phân biệt thu nhập diễn ra ở hai khía cạnh: phân biệt theo sắc tộc và theo giới tính. Bạn sẽ quan sát thấy rằng sự phân biệt theo giới tính rõ nét hơn đối với những người lao động có thu nhập cao – người gốc châu Á – so với những người lao động có thu nhập thấp – cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha. Ngược lại, mức độ chênh lệch mà các dữ liệu không chỉ ra được là nam giới thường được giữ các vị trí lãnh đạo có thu nhập cao hơn nữ giới.

Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu phân khúc thị trường lao động tại các nước đang phát triển. Nhìn chung, người ta phân biệt thị trường lao động của lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lĩnh vực công nghiệp hiện đại hoặc hơn thế nữa, giữa khu vực chính thức với khu vực phi chính thức. Tất cả mọi so sánh này đều được sử dụng nhằm hiểu thị trường lao động tại các nước đang phát

triển. Khi đề cập tới nhiều lĩnh vực, có nghĩa là tồn tại những rào cản giữa các lĩnh vực khác nhau đó. Trình độ học vấn vẫn là một tiêu chí quyết định. Ví dụ, để làm việc tại Samsung, bạn phải có quá trình đào tạo tối thiểu là chín năm. Vì những rào cản này, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa khu vực kinh tế phi chính thức như một nơi «trú chân»: người lao động muốn làm việc trong khu vực chính thức nhưng không tiếp cận được. Khu vực kinh tế phi chính thức dễ tiếp cận hơn vì nó không đòi hỏi người lao động phải được qua đào tạo, cũng không đòi hỏi họ phải có vốn, tức là không có chi phí đầu vào.

Vậy những người dân nhập cư đến sống tại các thành phố liệu sẽ chỉ tập trung vào khu vực phi chính thức?

Nguyễn Tuấn Minh

Một số người lao động nhập cư đến với một công việc đã có, số khác tìm thấy việc làm trong khu vực chính thức.

Phân biệt thu nhập theo sắc tộc và giới tính ở Mỹ

M W M W M W M W M W

M W

Nguồn: Văn phòng thống kê Lao động (2008), http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=125998232

9Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 235

[Xavier Oudin]

Tất nhiên, đây là một định kiến cần phải xóa bỏ. Trong rất nhiều nhà máy, người lao động thuộc khu vực chính thức mặc dù họ là người nhập cư. Ta thường hay gắn khu vực phi chính thức với vấn người nhập cư nhưng thực ra ta không thể suy nghĩ đơn giản hóa đi như vậy. Những nhà nghiên cứu bác bỏ các phân tích nhị nguyên thì cho rằng ưu điểm của khu vực chính thức có thể không lớn đến vậy. Bạn có thể được hưởng bảo hiểm xã hội trong công việc của mình nhưng bạn phải tự đặt ra câu hỏi về chất lượng bảo hiểm. Ngược lại, người ta cũng không thể coi khu vực phi chính thức chỉ là nơi làm việc tự do và dễ dịch chuyển. Điều kiện làm việc đôi khi khắt khe và không bằng khu vực chính thức: hơn 99% người lao động trong khu vực chính thức có phiếu trả lương và 96% có các kỳ nghỉ phép; đối với khu vực phi chính thức, các con số này lần lượt là 27% và 11%. Cuối cùng, mức thu nhập trong khu vực phi chính thức là thấp hơn so với khu vực chính thức dù là tư nhân hay nhà nước.

Phân tách không gian – xã hội với việc làm ở khu vực thành thị: những cơ chế của «khoảng cách»

[Axel Demenet]

Các bạn hãy chỉ ra đâu là những yếu tố không gian của phân tách trong tiếp cận với việc làm?

Vũ Hoàng Đạt

Ở Ấn Độ, việc bạn sống trong một khu ổ chuột (slum) hoặc thuộc về một tầng lớp xã hội nào đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng tìm được việc làm của bạn.

[Axel Demenet]

Vị trí của một khu phố có thể có ảnh hưởng tới việc tiếp cận với việc làm. Nó gợi lên khái niệm về không gian không phù hợp – Spatial Mismatch (Kain, 1968) để mô tả sự không phù hợp về không gian giữa nơi cư trú và nơi làm việc. Mức độ tập trung của cơ hội việc làm trong một số khu vực nhất định (thường là trung tâm), cách xa nơi cư trú của người nghèo, dẫn tới kết quả là họ ít khả năng tiếp cận với việc làm. Lưu ý ta cũng có thể lập luận ngược lại: cũng bởi vì thu nhập thấp nên người lao động không có điều kiện để sống ở những khu vực có nhiều cơ hội việc làm.

Cụ thể hơn, có ba cơ chế lý giải sự phân tách không gian – xã hội đối với thị trường lao động:- chi phí đi lại cao gây ảnh hưởng tới việc tìm

kiếm việc làm lẫn khả năng có việc làm;- thiếu thông tin, tại một số khu phố nơi thị

trường lao động chủ yếu thuộc khu vực phi chính thức, rất khó để có thể tiếp cận với thông tin việc làm trong khu vực chính thức;

- đối với người sử dụng lao động, một số khu phố được coi như góp phần đẩy xa người lao động ra khỏi việc làm do định kiến là họ sống quá xa, hoặc sống trong những khu phố có những đặc điểm tiêu cực.

Những cơ chế này đều dựa trên khái niệm «khoảng cách» giữa cơ hội việc làm và người lao động, xét theo nghĩa rộng: không chỉ về mặt địa lý mà cả về phương diện kỹ năng, mạng lưới xã hội hoặc phân khúc việc làm.

Chính sách của các thành phố cũng đưa ra một số giải pháp (luật chống phân biệt đối xử, giao thông công cộng giá rẻ, lập văn phòng thông tin lao động, v.v...) và những giải pháp đó vận hành khá tốt.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD236

Sự phân tách không gian – xã hội tiềm ẩn này được mình họa bằng ba ví dụ tại ba nước khác nhau: một số khu đô thị nhạy cảm ở Pháp, các vùng ven đô ở Tel Aviv và một số khu dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh.

Kỳ thị lãnh thổ và phân biệt sắc tộc: các vùng đô thị nhạy cảm (ZUS) ở Pháp

Nước Pháp xác định các khu vực kém phát triển kinh tế là các khu vực được ưu tiên có các chính sách công. Các ZUS này được lựa

chọn theo các tiêu chí khác nhau trong đó phải kể đến: nhà ở xuống cấp kèm theo một số đặc điểm bất lợi khác (không tiếp cận được bằng phương tiện giao thông công cộng, dân cư nhạy cảm). Tại một số đô thị ở Pháp, những ZUS này có thể chiếm tới 50% tổng dân số - Marseille, Rennes, Toulouse, v.v... Có một cơ quan riêng quan sát các đô thị này và thực hiện so sách tỉ lệ thất nghiệp trung bình tại chính các khu vực đó và so với các khu vực khác.

Trong các khu vực này, thất nghiệp thường cao hơn so với các khu vực còn lại trên toàn lãnh thổ Pháp, mức độ chênh lệch có xu hướng tăng cao trong giai đoạn mười năm trở lại đây. Năm 2012, gần 25% dân số ở các ZUS thất nghiệp. Nguyên nhân do tác động của vị trí địa lý lẫn tác động của sắc tộc: người ta đã làm phép thử về sự phân biệt đối xử

trong việc làm (Cơ quan quan sát ZUS, báo cáo năm 2013) bằng cách gửi những hồ sơ xin việc giống nhau, chỉ trừ sự khác nhau ở mục « dân tộc » (nguồn gốc sắc tộc). Vài trăm hồ sơ xin việc đã được gửi cho các vị trí chạy bàn trong quán ăn và kế toán; họ của người xin việc đã được thay đổi: họ Pháp, họ Maroc, họ hỗn hợp.

Tỷ lệ thất nghiệp trong các ZUS và tại phân còn lại của nước Pháp

0

5

10

15

20

25

30

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Zus Hors Zus Năm

%

(1) ZUS (2) Ngoài ZUS

(1)

(2)

Nguồn: Bunel et al., 2013.

10Biểu đồ

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 237

Đối với công việc chạy bàn, tác động của nguồn gốc sắc tộc có tồn tại nhưng yếu; đối với vị trí kế toán đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, tác động của nguồn gốc dân tộc rõ nét hơn. Ngoài ra cũng có thể có tác động của vị trí địa lý đối với việc tiếp cận với việc làm, nó sẽ càng mạnh hơn khi kết hợp với nguồn gốc dân tộc và sự phân biệt đối xử tiềm ẩn trong tuyển dụng.

Những hiệu ứng xấu của phân tách nơi ở đối với giới tính: Tel-Aviv (Israël)

Các nghiên cứu của Semyonov và Epstein (1991) chỉ ra rằng tác động của phân tách có thể tăng lên. Trong hoàn cảnh các khu ngoại ô, nơi nguồn cung việc làm thấp, một người lao động phải chịu tốn kém hơn trong đi lại, đi xa hơn so với những người khác. Ở Israël, phụ nữ có xu hướng tự lựa chọn trước để tìm

những công việc gần nhà vì họ còn có các nghĩa vụ khác đối với gia đình. Nói cách khác, ta có thể quan sát ở đây các cơ chế phân tách theo cả hai yếu tố là nơi ở và theo giới tính.

Sự khác nhau về khả năng tiếp cận với việc làm: thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)

Ví dụ minh họa thứ 3 miêu tả các đặc điểm của việc làm tại các khu dân cư khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh. Ta quan sát thấy có sự khác nhau lớn về khả năng tiếp cận việc làm khi tính theo đơn vị điều tra nhỏ nhất: mỗi đơn vị gồm khoảng 100 hộ gia đình. Mục tiêu là để tìm ra sự biến động của các chỉ số ở các khu vực khác nhau; ở đây không phải là xác định vị trí địa lý của từng khu vực mà là quan sát sự biến động của các vị trí trên thị trường lao động ở quy mô nghiên cứu nhỏ.

ZUS và sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng,tiếp cận với việc làm

277

54

23

19

21

17

9

6

0 50 100 150 200 250 300

Người mang quốc tịch và tên Ma-rốc

người Pháp mang tên Ma-rốc

người mang họ Pháp, Ma-rốc + tên Pháp

dân Pháp “gốc”

Phục vụ bànKế toán

Tổng số người

Nguồn: Bunel và cộng sự, 2013.

11Biểu đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD238

Ở quy mô một đơn vị không gian nhỏ nhất trong thống kê, thành phố là một tập hợp rất nhiều các khu vực rất khác nhau trong vấn đề liên quan tới tiếp cận việc làm. Nếu tỉ lệ việc làm trong các khu vực này là 49%, sự biến động là đáng kể - thấp nhất là 29% và cao nhất là 89%. Đối với khu vực kinh tế phi chính thức, mức trung bình là 45%, mức thấp nhất là 0% và cao nhất là 83%.

Dẫn nhập phương pháp xây dựng bảng hỏi trong điều tra định lượng

Khi tiến hành điều tra, dù là điều tra định tính hay định lượng, luôn cần biết trước những loại thông tin mà ta muốn thu được. Trước khi xây dựng bảng hỏi phù hợp, cần phải có hiểu biết về nhóm dân cư mà ta nghiên cứu.

Đối với bảng hỏi định lượng thực hiện trên một mẫu điều tra lớn, ta dùng các câu hỏi đóng – cách thức trả lời được nêu ra trong các câu hỏi. Người được hỏi sẽ chọn câu trả lời. Để có thể xây dựng được một bảng hỏi định lượng hiệu quả, đầu tiên người ta dựa vào một bảng hỏi định tính: câu hỏi mở để có thể xác định được phạm vi những câu trả

lời có thể có. Thứ tự các câu trả lời cũng quan trọng vì người ta hay ưu tiên cho những câu trả lời đầu tiên – nếu ta yêu cầu một ai đó đánh giá mức sống của mình thì cần phải có sự điều chỉnh thích hợp trong số các câu trả lời để tránh câu trả lời «tầng lớp trung lưu» vì người được hỏi tự có quan niệm như vậy về bản thân. Tương tự như vậy, cách đặt câu hỏi cũng tùy vào loại phỏng vấn mà ta định tiến hành: phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, tự trả lời, v.v... Cách đặt câu hỏi phải đơn giản và người được hỏi có thể hiểu ngay được câu hỏi. Bảng hỏi phải cân bằng. Đặt một câu hỏi không tốt, một bảng hỏi quá dài sẽ khiến ta không thể thu được thông tin xác đáng. Một khó khăn khác nữa là việc xác định số dân cần điều tra.

Để xác định một người có thuộc lực lượng lao động có việc làm hay không, ta cần đặt bốn câu hỏi. Những câu hỏi này có hình «cây». Mục đích cuối cùng là làm sao lường trước được tất cả các tình huống có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn để lọc và không bỏ sót tất cả những đối tượng thuộc lực lượng lao động có việc làm qua bảng hỏi.

Quy mô phân tích và tính không đồng nhất trong tiếp cận việc làm: khu vực thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh

Obs Mean Std. Dev. Min Max

T l vi c làm 5272 .493 .0841 .296 .897

Khu v c phi chính th c (% vi c làm)

2598 .457 .185 0 .833

Khu v c chính th c 2598 .158 .144 0 .846

Dân t c thi u s (%) 5272 .0816 .176 0 .891

Nguồn: các tác giả.

13Bảng

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 239

Để xác định một người có được coi là thất nghiệp hay không, ta phải biết được người đó có hội tụ ba tiêu chí sau hay không: không có việc làm, sẵn sàng làm việc, tích cực tìm việc. Để hiểu ba tiêu chí này, ta cần phải chia nhỏ các câu hỏi.

Nguyễn Thị Lành

Làm thế nào để thử nghiệm (test) một bảng hỏi đã xây dựng?

[Axel Demenet]

Ta luôn phải thử nghiệm các câu hỏi cũng như cấu trúc của bảng hỏi đã lập trên một số hộ gia đình hoặc một số người nhất định mà ta đã chọn. Mục đích để kiểm tra xem liệu

bảng hỏi đã phù hợp chưa, có quá dài không và liệu người thực hiện điều tra có thu được thông tin mong muốn hay không.

Nguyễn Thị Lành

Ta cần thử nghiệm bảng hỏi trên bao nhiêu người? bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu doanh nghiệp?

[Axel Demenet]

Số lượng tùy thuộc vào quỹ thời gian bạn có, vào nguồn lực tài chính và con người, vào mức độ phức tạp của bảng hỏi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tính chất sáng tạo của bảng hỏi.

Bảng hỏi dạng «cây»: chia nhỏ câu hỏi để thu được thông tin

Q1. Trong vòng 7 ngày qua, b n có làm vi c gì có thu nhâp không ?

Q2. Trong vòng 7 ngày qua, b n có làm vi c cho gia ình ho c trong m t hoàn c nh nào ó mà không có thu nh p không ?

Q3. Dù không làm vi c trong vòng 7 ngày v a qua, nh ng b n có ti p t c nh n l ng t m t công vi c nào ó mà b n ã làm t tr c không ?

Q4. B n có m t công vi c hay m t ho t ng nào ó mà b n s quay l i làm sau m t th i gian t m ngh không ?

Ngi

c hi thu

c l c lng lao

ng có vi c làm

Ng i c h i không thu c l c l ng lao ng có vi c làm

KHÔNGGG

KHÔNG

KHÔNG

KHÔNG

Nguồn: các tác giả.

34Sơ đồ

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD240

Ngày học thứ 4, Chủ nhật ngày 27/7

Sau ba ngày học tập và trao đổi, các nhóm báo cáo những gì đã làm được trong nghiên cứu của mình.Nhóm 1: Phân tách không gian - xã hội và việc tiếp cận thị trường lao động: người dân tộc Chăm ở khu vực Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.Nhóm 2: Tác động của phân tách không gian - xã hội lên việc tiếp cận với dịch vụ trông trẻ đối với những người công nhân nhập cư khu Linh Trung, thành phố Hồ Chí Minh.Nhóm 3: Phân tách không gian - xã hội và tiếp cận với việc làm đầu tiên của thanh niên ở Phnom Penh (Campuchia).Nhóm 4: Tác động của việc tái định cư lên đối tượng dân cư phải di dời (Đà Nẵng).Ngoài phần bình luận cho bài tập của mỗi nhóm, các giảng viên cũng lưu ý cần nêu rõ giả thiết và câu hỏi nghiên cứu để phân biệt được đặc điểm cá nhân với «tác động của khu phố » và cần xây dựng một bảng hỏi thực tế.

3.3.4. Những khái niệm chính và khó khăn của phân tách nơi ở: bài đọc

Phần này do các giảng viên Danielle Labbé và Gwenn Pulliat phụ trách.Các bài viết cần đọc đã được phát cho lớp học ngay từ đầu – xem phần tài liệu tham khảo ở cuối chương. Các bài viết này cũng được đưa lên trang web www.tamdaoconf.com;

Mỗi nhóm được giao đọc một bài và sau đó giới thiệu lại các khái niệm nổi bật trong bài viết để làm rõ các dạng phân tách không gian – xã hội.Nhóm 1: Tác động của chính sách xóa bỏ phân tách tới sức khỏe người dân; bài nghiên cứu của Rebecca Cohen (2011).Nhóm 2: «Gated Communities» và hiện tượng tự phân tách; nghiên cứu của Edward J. Blakely và Mary Gail Snyder (1997).Nhóm 3: Tác động của phân tách nơi ở lên sức khỏe người dân; nghiên cứu của Emily Badger (2012).Nhóm 4: Tiến triển của các khu ổ chuột (favelas) ở Rio de Janeiro và hiện tượng xuống hạng; nghiên cứu của Janice Perlman (2007).

Danielle Labbé và Gwenn Pulliat tiếp tục trình bày bài giảng, lưu ý học viên về vấn đề quỹ đạo nơi ở và thói quen về nơi ở tại khu vực thành thị. Hai giảng viên cũng nhấn mạnh rằng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính bổ sung cho nhau. Điều tra định tính thực hiện trên cư dân trôi nổi ở thành phố Hồ Chí Minh và cư dân của các khu đô thị mới tại Hà Nội sẽ minh họa cho điều này. Cuối cùng, giảng viên trình bày phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Về những vấn đề vừa nêu trên, chúng tôi đề nghị quý vị tham khảo các kỷ yếu trước của Khóa học mùa hè, nhất là kỷ yếu năm 2010, phần lớp học chuyên đề về tính bổ sung của các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (Razafindrakoto và cộng sự., 2011).

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 241

Ngày học thứ 5, thứ Hai ngày 28/7

Lớp học chuyên đề thực hành phương pháp nghiên cứu đã được giới thiệu ngày hôm trước: mỗi nhóm trình bày lần thứ ba chủ đề nghiên cứu của nhóm trong đó nêu rõ việc thực hiện phỏng vấn định tính.

3.3.5. «Đối tượng dân cư nghiên cứu» và «chiến lược lấy mẫu» trong phương pháp điều tra định tính

[François Roubaud]

Chúng ta hãy cùng nghiên cứu vấn đề lấy mẫu trong điều tra định lượng, nói rộng hơn là phương pháp tiến hành điều tra. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các bước trong xây dựng một «chiến lược chọn mẫu» – «Sampling Strategy».

Xây dựng bảng hỏi trong khuôn khổ một nghiên cứu định lượng phải được làm đối với một đối tượng dân cư cụ thể: «đối tượng dân cư đích» (đối tượng dân cư nghiên cứu). Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, để đảm bảo tính khả thi của bảng hỏi, người ta không thể thực hiện điều tra tất cả các đối tượng dân cư đích đó. Ta phân biệt hai loại điều tra chính: − điều tra triệt để: toàn bộ một đối tượng cư

dân nào đó đều được hỏi – ví dụ mọi thành viên trong một doanh nghiệp, một ngôi

làng, một khu phố hay một nhóm cư dân đặc thù nào đó, như tất cả thanh niên từ 18 đến 25 tuổi;

− điều tra theo mẫu: chỉ một mẫu đại diện của cư dân đích được hỏi. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn loại điều tra này.

Trong điều tra theo mẫu, người ta lại phân ra thành hai loại nhỏ: - điều tra không ngẫu nhiên, nói cách khác là

điều tra «theo lựa chọn có lý do»: trong loại điều tra này, người ta tính các điều tra theo kiểu hiệu ứng «hòn tuyết lăn», thực hiện điều tra một người trong số nhóm cư dân, từ đó hỏi người này để lấy địa chỉ một người khác trong cùng nhóm cư dân đó v.v...; mặt khác, điều tra theo quota. Điều tra này đòi hỏi hiểu biết về đặc điểm về nhân khẩu và xã hội của nhóm cư dân (ví dụ nhóm cư dân gồm 25% là đàn ông ở độ tuổi 25 đến 30) để những đặc điểm đó được tôn trọng trong mẫu – tuy nhiên, chưa thể nói những đặc điểm đó mang tính dại diện cho tất cả tập hợp mẫu.

− điều tra ngẫu nhiên: là loại điều tra cần nhiều chi phí hơn, khó thực hiện hơn so với điều tra không ngẫu nhiên nhưng nó có nhiều ưu việt hơn. Chúng ta hãy cùng tập trung nghiên cứu loại điều tra này.

Ta luôn tìm cách tránh nhầm lẫn (thiên vị) và chính xác nhất (giảm thiểu sai số). Để đáp ứng được những yêu cầu này, ta có thể thực hiện điều tra giống như một bài thi bắn cung tên trong một lễ hội.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD242

Trong tình huống 1, các mũi tên được bắn tản mát, không theo hướng nào cụ thể nhưng thường được bắn xa trọng tâm: ở đây không có sự thiên vị, sai số là ngẫu nhiên nhưng tính chính xác của điều tra rất thấp.

Trong tình huống 2, các mũi tên tập trung hơn, chính xác hơn nhưng cũng vẫn xa trọng tâm: tính chính xác của điều tra cao hơn nhưng có sự thiên vị, và sai số mang tính hệ thống hơn. Cuối cùng, tình huống 3 là tình huống các mũi tên tập trung xung quanh trọng tâm: không có thiên vị, sai số là ngẫu nhiên và độ chính xác của điều tra cao.

Kế hoạch khảo sát, phương pháp lấy mẫu

Không có thiên v Sai s ng u nhiên

chính xác th p

Có thiên v Sai s h th ng

chính xác cao

Không có thiên v Sai s ng u nhiên

chính xác cao

Tình huống 1 Tình huống 2 Tình huống 3

Nguồn: các tác giả.

35Sơ đồ

Các dạng điều tra định lượng theo chiến lược lấy mẫu16Khung

Nguồn: các giảng viên.

1. Điều tra triệt để 2. Điều tra theo mẫu

- thống kê; - danh sách doanh nghiệp; - thư mục sinh viên;- đăng ký.

2A. Điều tra không ngẫu nhiên - lấy mẫu «mù»; - lấy mẫu hệ thống; - lấy mẫu kiểu «hòn tuyết lăn»; - lấy mẫu theo quota.

2B. Điều tra ngẫu nhiên- lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản;- lấy mẫu hệ thống;- lấy mẫu theo xác suất tỉ lệ thuận với

quy mô;- lấy mẫu phân tầng;- lấy mẫu chùm;- lấy mẫu nhiều cấp độ;- lấy mẫu nhiều giai đoạn.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 243

Điều tra định lượng đơn giản nhất và cổ điển nhất là thăm dò ngẫu nhiên đơn giản. Người ta xác định «cư dân đích» và lấy ra cùng một lúc một cách ngẫu nhiên một lượng «x». Sau đó, thực hiện hỏi nhóm cư dân đã chọn một cách ngẫu nhiên. Cách thứ hai là lấy mẫu hệ thống. Ta có một danh sách và ta lần lượt rút ra từ đó một số người, khoảng cách giữa những người được rút ra là bằng nhau – ví dụ trong danh sách có 100 người, tôi rút người số 3 sau đó cứ hết 7 người tôi lại rút một người. Cách thứ 3 là dạng điều tra định lượng tương ứng với điều tra theo xác suất tỉ lệ thuận với quy mô « cư dân đích ». Kỹ thuật điều tra này rất hay khi ta có các mẫu với kích cỡ khác nhau – trường hợp các khu phố có số dân khác nhau và ta có nguy cơ, nếu sử dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên, sẽ chọn nhiều người hơn ở những mẫu lớn so với ở các mẫu nhỏ. Một kỹ thuật khác nữa là lấy mẫu chùm (Cluster). Ta rút một cách ngẫu nhiên các nhóm người sau đó phỏng vấn đồng thời toàn bộ những người trong chùm mà ta đã rút ngẫu nhiên. Ưu điểm của kỹ thuật này là rút bớt được chi phí. Tuy nhiên, nếu tất cả các cá nhân trong một chùm giống nhau, điều tra sẽ không phản ánh được sự đa dạng của cư dân đích. Một kỹ thuật lấy mẫu khác nữa là chọn mẫu «phân tầng». Trong trường hợp lấy mẫu ngẫu nhiên, có nguy cơ là một phần của cư dân sẽ không có đại diện (ví dụ những người nam giới). Để tránh điều này, chọn mẫu phân tầng cho phép chia trước nhóm cư dân đích thành nhiều loại – ví dụ tách riêng nam giới và phụ nữ, người giàu và người nghèo, sau đó ta rút một số người nhất định, có ý nghĩa thống kê từ mỗi phân tầng đó. Đối với ví dụ đã nêu trên, chúng ta đảm bảo sẽ chọn được một số lượng mẫu «đủ» cả nam giới và nữ giới.

Trường hợp cuối cùng là lấy mẫu theo nhiều cấp độ. Đây là kỹ thuật mà chúng ta sẽ quan

tâm hơn cả. Khi điều tra nhiều cấp độ, ta sẽ bắt đầu bằng rút ngẫu nhiên tại các khu vực địa lý khác nhau (khu phố, thành phố, vùng). Sau khi chọn, ta sẽ đếm trong từng khu vực toàn bộ số hộ gia đình ở đó và chọn ngẫu nhiên một số hộ gia đình ở mỗi khu vực địa lý. Vì ta chọn ngẫu nhiên trong các khu vực địa lý khác nhau của một lãnh thổ, ta chỉ nhận được một phần của toàn lãnh thổ. Điều này giải thích tại sao một số khu vực trên lãnh thổ lại không có thông tin: vì chúng không được chọn ngẫu nhiên trong giai đoạn đầu khi chọn mẫu theo nhiều cấp độ. Đối với chủ đề của lớp học chúng ta, chỉ điều tra theo kiểu lấy mẫu nhiều cấp độ mới cho phép chúng ta thu được dữ liệu trong không gian vì phương pháp này ngay từ đầu tiên đã lựa chọn một tập hợp các khu vực địa lý. Nếu chỉ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, ta sẽ gặp tình trạng chỉ có thể lấy được 1 hộ dân cho 1 khu phố và 10 hộ dân cho 1 khu phố khác. Một hộ dân cho 1 khu phố sẽ không đủ để rút ra đặc điểm của toàn bộ khu phố và sẽ không thể đủ để đánh giá mức độ phân tách.

Phần cuối của ngày được dành cho phần trình bày lần thứ 4 và lần cuối cùng của các nhóm và dành cho phần chuẩn bị bài thu hoạch của cả tuần, bài sẽ được trình bày trong phiên toàn thể diễn ra vào sáng ngày hôm sau.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD244

Tài liệu làm việc

Bảng các thuật ngữ chính trong thống kê lao động

Ví dụ về chỉ số tách biệt không gian – xã hội và cách giải thích

Điều tra về tách biệt, quy mô và ảnh hưởng của nó (Lima, 2013)

Bài đọc (www.tamdaoconf.com)

Almeida Vasconcelos (de), P. (2013) Processus et formes socio-spatiaux des villes  : une contribution au débat, in Ségrégation et fragmentation dans les métropoles : perspectives internationales, Carrel, M., P.  Cary et J.M. Wachsberger (dir.), Presses universitaires du Septentrion. (extrait tiré de chapitre)

Badger E. (2012) Living in Some Parts of Chicago  Can Take More Than a Decade Off Your Life. Invariably, the impact falls the hardest on low-income minorities.

http://www.citylab.com/housing/2012/08/living-some-parts-chicago-can-take-more-decade-your-life/2781/

Blakely E.J. et Gail Snyder M. (1997) Putting up the Gates.

http://www.nhi.org/online/issues/93/gates.html

Cohen R. (2011) The Impacts of Affordable Housing on Health: A Research Summary.

http:/www.nhc.org/media/files/Insights_HousingAndHealthBrief.pdf

Perlman J.E. (2007) Marginality from Myth to Reality – The favelas of Rio de Janeiro 1968-2005.

http:/www.advantronsample2.com/Marginality_from_Myth_to_Reality.pdf

Tài liệu tham khảo

ALMEIDA VASCONCELOS (de), P. (2013), «  Processus et formes socio-spatiaux des villes : une contribution au débat », in CARREL, M., P. CARY et J.M. WACHSBERGER (dir.), Ségrégation et fragmentation dans les métro poles : perspectives internationales, Presses Universitaires du Septentrion, Lille.

BACQUÉ, M.-H. et J.-P. LÉVY (2009), «  Ségrégation  », in STÉNÉ, J.-M. et H. MARCHAL, Traité sur la ville, PUF.

BADGER, E. (2012) “Living in Some Parts of Chicago Can Take More Than a Decade Off Your Life”, CityLab, août.

BLAKELY, E.J. et M-G. SNYDER (1997), “Putting up the Gates”, National Housing Institute.

BLINDER, A.S. (1973), “Wage Discrimination: Reduced Form and Structural Estimates”, The Journal of Human Resources, 8, no 4.

BUNEL, M., E. ENE, Y. L’HORTY et P. PETIT (2013), «  Effets de quartier, discrimination territoriale et accès à l’emploi - Les résultats d’un testing  », Observatoire des zones urbaines sensibles, Editions du CIV, Saint-Denis.

BURDETT, R., M. TAYLOR et A. KAASA (Eds.) (2011), “Cities, Health and Well-being”, LSE Cities, London School of Economics, Londres.

CADOT, E. et M. HARANG (2006), « Offre de soins et expansion urbaine, conséquences pour l’accès aux soins. L’exemple de Ouagadougou (Burkina Faso) », Espace population société, 2006/2-3.

CENTRAL POPULATION AND HOUSING CENSUS STEERING COMMITTEE (2010), “The 2009 Vietnam Population and Housing Census: Completed results”, Hanoi.

COHEN. R. (2011), “The Impacts of Affordable Housing on Health : A Research Summary”, Center for Housing Policy.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 245

CUSIN, F. (2012), « Le logement, facteur de sécurisation pour les classes moyennes fragilisées ? », Espaces et Sociétés, n°148-149.

DE MEL, S. D., J. MCKENZIE et C. WOODRUFF (2009), “Measuring Microenterprise Profits: Must We Ask How the Sausage is Made?”, Journal of Development Economics, 88(1).

DOERINGER, P.-B. et P. MICHAEL (1971), “Internal Labor Markets and Manpower Analysis”, Lexington Books, Lexington.

DOERINGER, P.B. et M.-J. PIORE (1971), Internal Labor Markets and Manpower Analysis, Lexington Books, Lexington.

DUNCAN, O.D. et B. DUNCAN (1955), “A Methodological Analysis of Segregation Indexes”, American Sociological Review, 41.

GASCHET, F. et J. LE GALLO (2009), « La dimension spatiale de la ségrégation », in GASCHET, F. et C. LACOUR, Métropolisation et ségrégation, Presses Universitaires de Bordeaux.

KAIN, J.F. (1968) “Housing Segregation, Negro Employment and Metropolitan Decentralization”, Quarterly Journal of Economics, 82(2).

LINDBECK, A. et D-J. SNOWER (1989), The Insider-Outsider Theory of Employment and Unemployment, MIT Press, Cambridge, MA.

MARPSAT, M. (1999), « Les apports récipro-ques  des méthodes quantitatives et qualitatives : le cas particulier des enquêtes sur les personnes sans domicile », Document de travail de l’INED, 79.

MASSEY, D.S. et N.A. DENTON (1988), “The Dimensions of Residential Segregation”, Social Forces, 67(2).

NAVEZ-BOUCHANINE, F. (2002), La frag-mentation en question : des villes entre fragmentation spatiale et fragmentation sociale ?, L’Harmattan, Paris.

NORDMAN, C.J., A.-S. ROBILLIARD et F. ROUBAUD (2013), “Decomposing Gender and Ethnic Earnings Gaps in Seven West African Cities”, in Urban Labour Market in Sub-Saharan Africa, Banque mondiale et AFD.

OAXACA, R.-L. (1973), “Male-Female Wage Differentials in Urban Labor Markets”, International Economic Review, 14, no 3.

PARIZOT, I., F. RAKOTOMANANA, M. RAZAFINDRAKOTO, F. ROUBAUD et J.M. WACHSBERGER (2005), « Santé, Inégalités et ruptures sociales à Antananarivo », DIAL/INSTAT/MADIO.

PERLMAN, J. (2007), “Marginality from Myth to Reality – The Favelas of Rio de Janeiro 1968-2005”.

RAZAFINDRAKOTO, M., J.-P. CLING, C. CULAS et F. ROUBAUD (2011), « Comment la transition économique est-elle vécue et perçue par la population ? Analyse de la complémentarité entre approches quantitative et qualitative », in LAGRÉE, S. (éditeur scientifique), Conférences & Sémi-naires, n° 2 AFD-ÉFEO.

SAFI, M. (2009), « La dimension spatiale de l’intégration : évolution de la ségrégation des populations immigrées en France entre 1968 et 1999 », Revue française de sociologie, 50(3).

SMYONOV, M. et N.L. EPSTEIN (1991), “Suburban Labor Markets, Urban Labor Markets and Gender Inequality in Earning”, Sociological Quarterly 32.

SY, I. (2006) « La gestion de la salubrité à Rufisque. Enjeux sanitaires et pratiques urbaines. », Thèse de doctorat de géo-graphie de la santé à l’Université Louis Pasteur de Strasbourg.

THIREAU, I. et H. LINSHAN (2002), « A l’ombre des commerces en bordure de route », Études Rurales, vol. 161-162.

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD246

TILLY, C., P. MOSS, J. KIRSCHENMAN et I.  KENNELLY (2001), Space as a Signal: How Employers perceive Neighbourhoods, in O’CONNOR, A., C. TILLY et L. BOBO (ed.), “Urban Inequality: Evidence From Four Cities”.

VALLÉE, J. (2012), « Pour une approche multiscalaire de l’accessibilité aux ressources de santé. Accessibilité dans le quartier et accessibilité dans la ville », Communication à l’INED, Journée « Quartier et santé », http://pole_suds.site.ined.fr/fichier/s_rubrique/20593/vallee.fr.pdf

VALLÉE, J., G. LE ROUX, B. CHAIX, Y. KESTENS et P. CHAUVIN (2014), “The ‘Constant Size Neighbourhood Trap’ in Accessibility and Health Studies”, Urban Studies, mars.

VLAHOV, D., N. FREUDENBERG, F. PROIETTI, D. OMPAD, A. QUINN, V. NANDI et S. GALEA (2007), “Urban as a Determinant of Health”, Journal of Urban Health, 84(1).

WACHSBERGER, J.M. (2013), « Portée et limite des indicateurs de fragmentation et de ségrégation », in CARREL, M., P. CARY et J.M. Wachsberger (dir.) Ségrégation et fragmentation dans les métropoles  : pers-pectives internationales, Presses Universi-taires du Septentrion, Lille.

WACHSBERGER, J.M. (2012), « Ségrégation et fragmentation socio-spatiale. L’épreuve de la mesure », Bulletin de méthodologie sociologique, n° 115.

WACHSBERGER, J.M. (2009a), L’intégration sociale hiérarchisée. L’exemple d’une métropole en développement : Antananarivo, EHESS, Paris, http://www.dial.ird.fr/media/ird-sites-d-unites-de-recherche/dial/documents/enseignement/thesejmw.pdf

WACHSBERGER J.M., (2009b), « Les quartiers pauvres à Antananarivo : trappe à pauvreté ou support des individus? », Autrepart, n° 51.

XIA SONG, L. et S. APPLETON (2014), “The Effects of the State Sector on Wage Inequality in Urban China: 1988–2007”, Journal of Chinese Economic and Business Studies, 12:1.

[ ]Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD 247

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Roeungdeth Chanreasmey

Học viện Công nghệ Campuchia Quản lý rủi ro - [email protected]

Đàm Thị Đào Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Quy hoach đô thị

Phát triển đô thị tai Hà Nội và Vientiane từ năm 2003

đến nay

[email protected]

Đỗ Phương Thúy

(học viên tư do)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI)

Đô thị hóa Giao thông đô thị [email protected]

Hoàng Thị Hải Yến

Khoa Luật, Đai học Huế Luật tư, luật dân sư Bình đẳng giới trong

tiếp cận nhà ở [email protected]

Lê Hồ Phong Linh

Đai học Mở TP. Hồ Chí Minh Phát triển bền vững Chất lượng cuộc sống,

nghèo đói, di cưlhphonglinh@gmail.

com

Lê Thị Mỹ HàViện Nghiên cứu

Phát triển TP. Hồ Chí Minh

Nhân học đô thịLao động và việc làm của người nhập cư tai đô thị

TP. Hồ Chí Minh

[email protected]

Lương Ngọc Thảo

Viện nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí

MinhNhân học đô thị Phát triển nhà ở xã hội

tai TP. Hồ Chí Minhngocthaoluong@

gmail.com

Ly Sokrithea Học viện Công nghệ Campuchia Quy hoach đô thị Quy hoach đô thị sokrithea016@gmail.

com

Mai Thị Thanh Hoa

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội Đà Nẵng

Kinh tế đô thịXây dưng mô hình chính quyền đô thị

Đà Nẵng

[email protected]

Nguyễn Tuấn Minh Viện Xã hội học Xã hội học đô thị và

Xã hội học kinh tếKinh tế phi chính thức

tai khu vưc đô thịnguyentuan-

[email protected]

Nguyễn Thị Kim Oanh

Đai học Ngoai thương

Hà NộiLuật Luật bảo vệ người

tiêu dùngkimoanhnt@ftu.

edu.vn

Nguyễn Thị Phương Yến

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Lịch sử, kinh tế, giới Giới, người nghèo đô thị phuongyen7@gmail.

comNguyễn Thị Thu Hương

(học viên tư do)

Quỹ Đầu tư phát triển Cần Thơ Tín dụng Tài chính ngthuhuong.1985@

gmail.com

Ny VichetĐai học Hoàng gia Luật và Khoa học

kinh tế Luật Asean [email protected]

Trần Thị Hồng Nhung

Đai học Sư pham Hà Nội Địa lý nhân văn Đô thị hóa và vấn đề

đói nghèo tai Việt Namtrannhungvnh@

gmail.comTrần Thị

Ngọc Trinh Đai học Cần Thơ Phát triển đô thị Đánh giá phát triển bền vững TP. Cần Thơ [email protected]

Morgane Perset (học viên tư do)

Trung tâm Dư báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI)

Đô thị hóa Đối tác công-tư, phát triển đô thị, di sản

[email protected]

Pham Thái Sơn Đai học Việt-Đức Phát triển đô thị Phát triển đô thị, nhà ở [email protected]

Danh sách học viên

[ ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD248

Họ và tên Cơ quan Lĩnh vực/ngành Đề tài nghiên cứu Email

Vũ Hoàng Đat Trung tâm Phân tích và Dư báo Kinh tế phát triển Sinh kế ở khu vưc đô thị

của Việt Nam [email protected]

Vũ Ngọc Thành

Trung tâm nghiên cứu đô thị

và phát triển (CEFURDS)

Lịch sử đô thị, phát triển đô thị

Quá trình hình thành và phát triển của các đô thị cổ Việt Nam, Đô thị hóa Sài Gòn thời Pháp thuộc

[email protected]

Vũ Văn Lưu

Chi cục Dân số - Kế hoach hóa Gia đình - Sở Y tế TP. Hồ Chí

Minh

Địa lý dân số, luậtTác động của di dân đến

quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh

[email protected]