2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật...

44
http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche S10 - ThHai, ngày 14/8/2017 PHÁT HÀNH HNG TUN - LƯU HÀNH NỘI BTRONG SNÀY Nng l, tt nhlut Trang 2 Singapore làm gì để có nhng giáo viên gii nht? Trang 11 Bảo đảm dung hòa gia phép vuavi llàngTrang 22 Mca xe bt cn gây chết người, bxlý sao? Trang 39 PHIÊN HP CA UBTVQH: Báo chí được d“tùy tng nội dung” Thay đổi cách tính lương hưu tnăm 2018 Trang 6 Trang 17 Điểm chuẩn sư phạm thp: Vì đâu nên nỗi? Trang 9 Chm dt dy chtrước khi vào lp 1, không được mrng mô hình VNEN nếu chưa đáp ứng yêu cu Trang 13 Đồng lot trin khai dch vtiếp nhn hsơ và trả kết qugii quyết TTHC qua bưu điện Trang 43 XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Transcript of 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật...

Page 1: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche http://binhduong.edu.vn/phapche Số 10 - Thứ Hai, ngày 14/8/2017

PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ

TRONG SỐ NÀY

Nặng lệ, tất nhẹ luật Trang 2

Singapore làm gì để

có những giáo viên

giỏi nhất? Trang 11

Bảo đảm dung hòa

giữa “phép vua” với

“lệ làng” Trang 22

Mở cửa xe bất cẩn

gây chết người, bị

xử lý sao? Trang 39

PHIÊN HỌP CỦA

UBTVQH: Báo chí

được dự “tùy

từng nội dung”

Thay đổi

cách tính

lương hưu

từ năm 2018

Trang 6 Trang 17

Điểm chuẩn sư phạm thấp:

Vì đâu nên nỗi? Trang 9

Chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1,

không được mở rộng mô hình VNEN

nếu chưa đáp ứng yêu cầu Trang 13

Đồng loạt triển

khai dịch vụ tiếp

nhận hồ sơ và trả

kết quả giải quyết

TTHC qua bưu

điện Trang 43

XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

Page 2: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÀO NGÀY MỚI

Nặng lệ, tất nhẹ luật

Sự cản trở xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính không ở đâu xa, chẳng phải vô hình mà nó

hiện hữu, ai cũng thấy, cũng kêu, cũng muốn xóa bỏ mà vẫn không được, đó là tình trạng “giấy phép

con” sinh sôi, nảy nở quá nhiều làm lu mờ cả “luật mẹ” và thực sự đã “cắm đinh” bên dưới thảm đỏ trong

môi trường đầu tư và kinh doanh. Người đứng đầu Chính phủ tỏ ra sốt ruột khi đề cập đến tình trạng

này, ông yêu cầu phải có những động thái dứt khoát và kịp thời khắc phục nó.

Ảnh minh họa

“Giấy phép mẹ” đẻ “giấy phép con” đến “vỡ kế hoạch” là tình trạng luật sinh ra lệ, ngược lại, cũng có

cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy định như vậy. Điển hình là

việc giáo viên khi xét danh hiệu thi đua hay đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải có “sáng kiến,

kinh nghiệm”.

Chỉ đến khi mới đây, có văn bản chính thức không yêu cầu nhất thiết phải có “sáng kiến kinh

nghiệm” nữa thì mới biết là cái quy định này chưa hề có trong một nghị định, thông tư nào chứ chưa nói

đến luật. Đơn giản, nó là kết quả của bệnh thành tích, sinh ra bởi người ta “quen lệ”, cứ thế mà làm. Mà

chẳng cứ trong ngành Giáo dục, cái “lệ” này khá thịnh hành trong bình xét thi đua, ví dụ, anh được

phong danh hiệu Chiến sỹ thi đua thì dứt khoát phải có sáng kiến gì đó trình bày trước cơ quan.

Vì thế, cái việc anh phải làm theo trách nhiệm thì hóa ra là sáng kiến. Chẳng hạn, ông lãnh đạo cơ

quan có “sáng kiến’ quản lý giờ giấc, không cho ai đi muộn về sớm cả, bà phụ trách công đoàn có “sáng

kiến” là thăm hỏi người ốm đau tiết kiệm và hiệu quả,...

Đôi khi, cái “lệ” quy định trong nội bộ, quy trình làm việc của cơ quan lại phá vỡ cái “đạo” của luật, ví

dụ như quy định cấp Giấy chứng tử trong một ngày thì việc hành dân đi lại đến mấy lần tất sẽ xảy ra, cốt

là trong thời hạn một ngày đó là “đúng quy trình” còn hẹn sáng, hẹn trưa, hẹn chiều đều được. Việc có

người chết thì chẳng nên như vậy, cần cấp ngay, đừng để người ta phải đi đến 2 lần.

Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh thực sự có một sáng kiến là đưa vào thí điểm việc không phải xin phép

xây dựng khi hộ cá thể làm nhà trong vùng đã có quy hoạch chi tiết. Chỉ cần bản vẽ thiết kế nhà ở đó

tuân thủ những tiêu chí của quy hoạch là được. Đây có thể được coi là động thái xóa bỏ dần những quy

định, thủ tục không phù hợp, làm chính quyền thân thiện với dân hơn, cán bộ bớt cớ để hành dân.

Cũng như việc không cần sáng kiến thì anh vẫn là một giáo viên tốt, hoàn thành nhiệm vụ, mỗi

ngành nên xem lại những cái “lệ” phi lý vẫn còn lưu hành và trở nên bắt buộc để bớt hình thức, thêm

thực chất và luật đi vào cuộc sống dễ dàng hơn!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

2

Page 3: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÀO NGÀY MỚI

Giáo viên mong bỏ thêm thủ tục gì?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký nghị định sửa đổi một số điều về đánh giá và phân loại cán

bộ, công chức, viên chức. Theo đó, giáo viên không cần phải có sáng kiến kinh nghiệm mới được xếp

loại hoàn thành nhiệm vụ như trước

Nhiều giáo viên cho rằng cần bỏ thêm nhiều thủ tục không cần thiết khác để tập trung tốt nhất cho

việc nâng cao chất lượng dạy học.

Vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà

Sáng kiến kinh nghiệm đã được bỏ, nhưng để đánh giá giáo viên vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà. Cụ

thể, các cuộc thi như giáo viên dạy giỏi, thanh tra chuyên môn, chuyên đề hằng năm rất mất thời gian

của giáo viên. Trong khi đánh giá giáo viên chỉ trong một hai tiết dạy, đa số là “diễn” thì chưa hợp lý.

Hay quy định trường nào không có giáo viên dạy giỏi cấp trường chào mừng ngày 20-11 sẽ mất thi

đua cũng quá bất hợp lý. Cách kiểm tra toàn diện giáo viên bằng cách dự giờ mỗi năm 6-7 tiết/giáo viên;

hay giáo viên phải dự giờ chéo cũng mất rất nhiều thời gian không cần thiết khi phải bỏ giờ dạy, bỏ lớp.

Mà thực tế nhiều trường lại đối phó bằng cách chỉ xét trên giấy để có thủ tục.

* Giáo viên NGUYỄN THỊ HỒNG (Trường Tiểu học Thị Trấn 2, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang)

Khổ với giáo án viết tay

Trong bộn bề công việc cho năm học mới, nỗi lo nhất cho giáo viên chính là soạn giáo án. Qua

thông tin tôi được biết hiện nay nhiều nơi giáo viên soạn giáo án thì phải... viết tay. Thật sự tôi thấy buồn

khi nghe tin này. Không biết lãnh đạo phòng giáo dục huyện X, tỉnh Y dựa trên cơ sở nào mà đề ra chủ

trương như vậy?

Tôi khẳng định chủ trương “giáo án phải viết tay” đi ngược xu thế. Đã hơn 30 năm giảng dạy bộ môn

lịch sử - giáo dục công dân ở trường THCS, tôi và nhiều đồng nghiệp đều thừa nhận soạn giáo án

không phải là điều quan trọng trong dạy học. Quan trọng là phương pháp và phương tiện dạy học trên

lớp. Nhờ có phương tiện trình chiếu mà học sinh có hình ảnh trực quan sinh động, phong phú, gây được

hứng thú học tập cho học sinh. Tiết học nhờ đó đem lại hiệu quả rõ ràng hơn dạy truyền thống “bảng

đen phấn trắng”.

Nếu không cho giáo viên sử dụng giáo án điện tử, đồng nghĩa không sử dụng luôn giáo án trình

chiếu là sự thụt lùi đáng tiếc. Dạy học là một nghệ thuật, mỗi giáo viên có phương pháp truyền thụ khác

nhau. Không nhất thiết phải bám vào giáo án, ngay cả sách giáo khoa cũng chỉ là tài liệu.

* Giáo viên NGUYỄN VĂN LỰC (Trường THCS Trinh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)

Giảm bớt các hội thi

Tôi là giáo viên trẻ của trường, nên hầu như các cuộc thi phong trào nhà trường đều cử tôi tham gia.

Thực sự nó làm tôi rất mệt mỏi vì mất nhiều thời gian nhưng lại không liên quan gì đến công việc

chuyên môn, từ hội thi văn nghệ các cấp đến các hội thi báo cáo viên giỏi, hội thi tuyên truyền viên pháp

luật, hội thi tuyên truyền phòng chống ma túy, hội thi về bảo vệ môi trường...

Đã đi thi thì trường nào cũng muốn đoạt giải. Mà muốn đoạt giải thì phải ôn luyện, tập luyện. Thế

nên giáo viên chúng tôi rất khổ. Thà khổ để công việc giảng dạy của mình tốt hơn, học sinh mình được

hưởng lợi nhiều hơn thì cũng ráng. Đằng này các hội thi hoàn toàn mang tính chất phong trào mà chúng

tôi phải thức khuya dậy sớm, thứ bảy, chủ nhật cũng phải vào trường tập luyện cùng nhau.

Đó là chưa kể những ngày chúng tôi đi thi thường diễn ra vào các ngày trong tuần. Mà như vậy thì

giáo viên phải nhờ bảo mẫu quản lớp giùm. Coi như những ngày đó học sinh chủ yếu làm bài tập thôi vì

cô giáo bận đi thi rồi.

* Giáo viên H.N. (một trường tiểu học ở TP.HCM)

3

Page 4: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÀO NGÀY MỚI

Ngán ngẩm, mệt mỏi dịp lễ

Giáo viên mầm non chúng tôi làm việc rất vất vả: quần quật từ khi bước chân vào trường đến khi

học sinh cuối cùng ra về. Nhưng ở trường chúng tôi học sinh về hết mà giáo viên vẫn chưa hết việc. Rất

nhiều ngày chúng tôi phải ở lại trường đến 18h, 19h làm đồ dùng dạy học, trang trí lớp học, trang trí sân

trường và cả làm những món quà nho nhỏ, xinh xinh tặng học sinh.

Đối với giáo viên, việc làm đồ dùng dạy học là đương nhiên, nhưng khổ nhất và bức xúc nhất là

những ngày lễ. Bản thân tôi rất ngán ngẩm và mệt mỏi khi đến những dịp Giáng sinh, Trung thu, ngày 8-

3, 20-11... Trong khi các trường bạn mua đồ đạc, vật dụng về trang trí trường lớp thì ở trường chúng tôi

tất cả giáo viên phải tự làm từ vật liệu phế thải rất mất thời gian.

Chưa hết, trường chúng tôi khá nổi tiếng nên ban giám hiệu nhà trường nghĩ ra nhiều cách để làm

vừa lòng phụ huynh. Tất cả những ngày lễ lớn nhỏ, sau khi tổ chức lễ hội xong thì mỗi học sinh đều phải

có một món quà mang về. Để tiết kiệm nên những món quà ấy phải do giáo viên... tự làm.

* Giáo viên T.N. (một trường mầm non ở quận trung tâm TP.HCM)

Tinh giảm hồ sơ, sổ sách, hội họp

Bãi bỏ sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên là cần thiết. Điều đó như một sự cởi trói vì nhiều sáng

kiến chỉ cất trong tủ. Bên cạnh đó, cần phải có sự tinh giảm hơn nữa các hồ sơ, sổ sách, hội họp... để

giáo viên nhẹ gánh và chỉ tập trung vào công tác chuyên môn là giảng dạy.

Hiện mỗi giáo viên phải có đầy đủ hồ sơ để phục vụ việc giảng dạy gồm: giáo án, sổ chủ nhiệm nếu

là giáo viên chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ họp tổ. Có trường yêu cầu phải có sổ tư liệu, kế hoạch giảng dạy,

phân phối chương trình... Hồ sơ giáo viên được lãnh đạo nhà trường kiểm tra, hoặc phân công các tổ

kiểm tra chéo lẫn nhau.

Đối với giáo án, giáo viên phải viết đầy đủ giáo án để cuối học kỳ 1, 2 nhà trường kiểm tra. Nếu giáo

viên dạy 3 khối thì phải có 3 giáo án khác nhau. Còn như tại trường, giáo viên ngoài soạn giáo án môn

vật lý thì phải soạn thêm giáo án môn công nghệ. Chỉ thống kê như vậy đã thấy một giáo viên phải gánh

rất nhiều sổ sách, giấy tờ ngoài việc soạn giáo án.

Hồ sơ sổ sách chỉ là hình thức nhưng chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên. Có giáo viên đi dự

họp đầy đủ, ghi chép về nhưng chắc gì họ thực hiện. Trong khi lại có giáo viên đi dự họp nhưng không

ghi sổ, về họ thực hiện nội dung cuộc họp. Nhưng vì vướng quy định nên lại phải đi mua sổ về chép để

đúng với quy định. Với giáo viên, cái quan trọng nhất là chất lượng dạy học. Còn những hồ sơ, giấy tờ

hình thức thì nên tiết giảm, dành thời gian đó cho chuyên môn, để nhẹ gánh cho họ.

* Thầy Lê Cư (tổ trưởng tổ vật lý - công nghệ Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng)

Không gây áp lực cho giáo viên

Kể từ ngày 15-9-2017, đội ngũ giáo viên không có sáng kiến kinh nghiệm vẫn được xếp loại hoàn

thành nhiệm vụ. Tinh thần của nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định về đánh giá

và phân loại cán bộ, công chức, viên chức vừa chính thức được ban hành có lẽ là tin vui với nhiều thầy

cô giáo trước thềm năm học mới.

Việc quy định bắt buộc phải có sáng kiến kinh nghiệm, nếu không sẽ không được xếp loại “hoàn

thành nhiệm vụ” trở lên như trước đây đã khiến nhiều thầy cô giáo phải chịu áp lực vì không phải ai

cũng có thể có sáng kiến, nhất lại là sáng kiến hằng năm. Qua thực tiễn, Bộ GD-ĐT nhận thấy rõ những

áp lực này đối với giáo viên nên đã có kiến nghị sửa đổi.

Quyết định bỏ tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm trong đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hằng năm chắc

hẳn được các nhà giáo đồng tình, ủng hộ. Sáng kiến trong giáo dục rất cần để thúc đẩy đổi mới, nâng

cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đó phải là những kinh nghiệm tốt, sáng tạo thực sự, chứ không phải

bắt giáo viên đăng ký thi đua, làm sáng kiến kinh nghiệm, gây áp lực nặng nề cho giáo viên.

4

Page 5: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÀO NGÀY MỚI

Ngoài ra, tôi đồng ý cần giảm thiểu tối đa các quy định về hồ sơ, sổ sách, hành chính, sự vụ, hội họp

không cần thiết, gây quá tải cho giáo viên. Cần dành nhiều thời gian hơn cho các thầy, cô giáo tập trung

vào nghiên cứu bài dạy, đổi mới phương pháp và quan tâm tới từng đối tượng học sinh để giúp các em

ngày một tiến bộ. Tuy nhiên, phải tiến hành rà soát, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng về các tác động này,

không thể chỉ nhìn nhận và điều chỉnh chính sách một cách cảm tính, nóng vội.

Nếu tình trạng trên có thật và đang làm ảnh hưởng nhiều đến công việc chuyên môn của giáo viên,

ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thì Bộ GD-ĐT sẽ xem xét và điều chỉnh phù hợp. Chất lượng giáo

dục luôn là mục tiêu quan trọng và chất lượng ấy chỉ được đảm bảo khi các thầy cô được tập trung thời

gian, công sức cho công việc chuyên môn của mình.

* Ông Nguyễn Đức Hữu (Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT)

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ,

công chức, viên chức.

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ,

công chức, viên chức.

Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục.

(Theo Tuổi trẻ Online)

5

Page 6: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

PHIÊN HỌP CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI:

Báo chí được dự “tùy từng nội dung”

Theo dự kiến, ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ họp phiên thứ 13 (diễn ra từ

ngày 10/8 -18/8) để thảo luận về một số dự án luật như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; Luật Quản lý nợ công, Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Thủy sản,

Luật Hành chính công, Luật Quốc phòng…

Ảnh minh họa

Cũng tại phiên họp này, dự kiến UBTVQH sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề:

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị; việc hướng

dẫn, kiểm tra, quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển gắn với giao

thông đô thị. Những vấn đề quan trọng khác cũng được UBTVQH cho ý kiến: việc điều chỉnh kế hoạch

vốn ngân sách trung ương của Chính phủ 2017; việc phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí còn lại của ngân

sách trung ương 2016, việc thực hiện pháp luật về cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn

2011-2016…

Trước đây, các cơ quan thông tấn báo chí được tham dự đưa tin những phiên họp của UBTVQH.

Tuy nhiên, từ phiên họp thứ 12 báo chí chỉ được tham dự 5 phút khai mạc và nhận thông cáo báo chí

sau mỗi buổi làm việc. Việc này đã gây không ít bất ngờ đối với những nhà báo, phóng viên đang được

phân công theo dõi và đưa tin về các hoạt động của Quốc hội.

Giải thích rõ hơn vấn đề này, hôm qua (9/8), Văn phòng Quốc hội đã phát đi thông báo chính thức

về việc tổ chức công tác báo chí các phiên họp UBTVQH. Theo đó, để tiếp tục tạo điều kiện đối với các

cơ quan thông tấn, báo chí tiếp cận, đưa tin về phiên họp UBTVQH theo đúng các quy định của pháp

luật; đồng thời, bảo đảm để các thành viên tham gia phiên họp UBTVQH được phát biểu, trao đổi, thảo

luận sâu các nội dung của phiên họp; trên cơ sở ý kiến của các thành viên UBTVQH, Văn phòng Quốc

hội thông báo về việc tổ chức công tác báo chí đưa tin các phiên họp UBTVQH như sau:

Tùy theo từng nội dung của phiên họp UBTVQH, Văn phòng Quốc hội sẽ tổ chức mời một số cơ

quan thông tấn, báo chí tham dự, đưa tin các nội dung họp công khai của UBTVQH phù hợp với tôn chỉ,

mục đích của các cơ quan thông tấn, báo chí và yêu cầu của công tác thông tin, tuyên truyền về phiên

họp UBTVQH. Các phóng viên báo chí khi được mời tham dự, đưa tin các nội dung họp công khai của

UBTVQH hội sẽ được tác nghiệp không quá 15 phút đầu giờ trong phòng họp của UBTVQH để lấy hình

ảnh, sau đó sẽ tập trung theo dõi nội dung phiên họp tại Trung tâm Báo chí.

Báo chí không tham dự các nội dung họp riêng của UBTVQH, Văn phòng Quốc hội sẽ gửi Thông

cáo báo chí về các nội dung họp riêng của UBTVQH tới các cơ quan thông tấn, báo chí.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

6

Page 7: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Phiên họp thứ 15, Thường trực HĐND tỉnh:

Xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng

Sáng 2/8, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã tổ chức phiên họp thứ 15. Tham dự có ông Trần

Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Huỳnh Thành Long, Ủy viên Ban Thường vụ

Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp lần thứ 15, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX

Tại phiên họp, các đại biểu đã xem xét, cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công năm 2018; điều chỉnh

chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Trung tâm lưu trữ tập trung tỉnh; tạm giao số lượng người làm việc

trong đơn vị sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo và Dạy nghề năm học 2017-2018; công tác chuẩn bị và tổ

chức kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa IX; kết quả hoạt động giám sát của Thường trực và các Ban HĐND

tỉnh Quý II, phương hướng, nhiệm vụ Quý III năm 2017; thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của

Thường trực HĐND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017 và một số dự

án đầu tư công trọng điểm trên địa bàn tỉnh; văn bản của Văn phòng HĐND tỉnh xin chủ trương của

Thường trực HĐND tỉnh về việc thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế

độ công tác phí, chế độ hội nghị (áp dụng cho đại biểu HĐND).

Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất dự kiến kế hoạch đầu tư công của tỉnh năm 2018

với nhu cầu vốn là trên 12,8 ngàn tỷ đồng; dự kiến bố trí vốn là trên 9,5 ngàn tỷ đồng.

Thống nhất việc tạm giao số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy

nghề năm học 2017-2018 là 22.865 người.

Thường trực HĐND tỉnh cũng đánh giá công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 4 được chỉ đạo sâu sát, thường

xuyên, đúng quy định pháp luật; công tác điều hành, tổ chức kỳ họp được thực hiện khoa học, linh hoạt,

đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, tập trung, đúng quy định pháp luật; công tác giám sát trong quý

II tuân thủ đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu đề ra…

(Theo Báo Bình Dương)

7

Page 8: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Thí sinh 3,6 điểm Toán vẫn đỗ Cao đẳng Sư phạm Toán

Ở Cao đẳng Sư phạm Thái Bình, Bắc Ninh..., nhiều thí sinh được 3-4 điểm môn Toán THPT quốc gia

vẫn trúng tuyển ngành Sư phạm cùng môn.

Cao đẳng Sư phạm Thái Bình có 192 thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, trong đó 18 em đỗ vào ngành Sư phạm Toán, Ngữ văn, Lịch sử... Có 6 em được tổng điểm ba môn dưới 15, tức mỗi môn chưa đến 5 điểm. Đặc biệt, 2 thí sinh đỗ ngành Sư phạm Lịch sử, nhưng điểm thi THPT quốc gia môn này chỉ được 2,5 và 3,5. Có trường hợp đỗ Sư phạm Toán, Sư phạm tiếng Anh nhưng điểm thi môn chuyên ngành là 3,6.

Điểm thi của một số thí sinh trúng tuyển vào Cao đẳng Sư phạm Thái Bình.

Tình trạng thí sinh có điểm thi môn chuyên ngành thấp vẫn trúng tuyển cũng diễn ra ở Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Trường này lấy chuẩn đầu vào phần lớn mã ngành là 9 điểm. Trong số 11 thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia ngành Sư phạm Toán, có 5 em được điểm thi môn Toán dao động 3,8-4,8; 8 em có điểm trung bình bài Khoa học tự nhiên (Hóa - Lý - Sinh) dưới 4,75. Hai thí sinh được 2,75 điểm thi THPT quốc gia môn Ngữ văn vẫn đỗ vào ngành Sư phạm Ngữ văn của trường.

Tại Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, 5 thí sinh được 2,8-3,6 điểm THPT quốc gia môn tiếng Anh đã trúng tuyển ngành Sư phạm tiếng Anh. Có em được 3,25 điểm môn Hóa và 4 điểm môn Sinh vẫn đỗ ngành Sư phạm Hóa học (Hóa - Sinh).

Thực trạng một số trường CĐSP lấy 3 điểm mỗi môn được xem là "thảm họa của giáo dục". Nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, GS.TS Đinh Quang Báo cho rằng "3 điểm mỗi môn đỗ ngành sư phạm là không thể chấp nhận". Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định "những ngành có điểm đầu vào thấp thì chất lượng giáo dục cũng thấp".

PGS Văn Như Cương cũng lo lắng khi nhìn điểm đầu vào ngành sư phạm năm nay thụt lùi. "Trước đây tuyển giáo viên vào trường chúng tôi không quan tâm điểm đầu vào đại học của ứng viên, nhưng chắc từ năm nay phải lưu ý tiêu chí này". PGS Cương nhắc lại câu danh ngôn: Một thầy thuốc tồi có thể giết chết vài bệnh nhân, một vị tướng tồi có thể giết chết một đạo quân, nhưng một thế hệ thầy giáo tồi sẽ làm hỏng cả một dân tộc, để nhấn mạnh hệ lụy từ việc tuyển sinh viên SP với đầu vào quá thấp.

Mùa tuyển sinh 2017, trừ hai đại học lớn là Sư phạm Hà Nội và Sư phạm TP HCM có điểm chuẩn cao, phần đông trường địa phương lấy điểm trúng tuyển ngành sư phạm bằng hoặc hơn một chút so với mức sàn 15,5 của Bộ Giáo dục. Đại học Hồng Đức (công lập, tỉnh Thanh Hoá) 10/10 ngành Sư phạm lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 15,5. Đại học Hùng Vương (công lập, tỉnh Phú Thọ) 8/10 ngành đào tạo sư phạm có điểm trúng tuyển 15,5.

Trường vùng miền có "thương hiệu" như Đại học Vinh (tỉnh Nghệ An), điểm chuẩn nhóm Sư phạm Tự nhiên (Toán, Tin, Vật lý, Hoá học) và Sư phạm Xã hội (Văn, Sử, Địa, Chính trị, Tiểu học, Quốc phòng an ninh) chỉ là 15,5, trừ Giáo dục tiểu học. Đại học Sư phạm Huế 10/15 mã ngành lấy bằng điểm sàn quy đổi. Sư phạm Thái Nguyên có 6/14 ngành lấy điểm chuẩn 15,5.

Các Cao đẳng Sư phạm ở địa phương, nhiều trường có mức trúng tuyển là 9-10 điểm, đã bao gồm điểm cộng. Như vậy, thí sinh chỉ cần được 3 điểm mỗi môn là trúng tuyển.

(Theo Báo điện tử VnExpress)

8

Page 9: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Điểm chuẩn sư phạm thấp: Vì đâu nên nỗi?

Dư luận cho rằng vì tỉnh nào cũng có trường sư phạm, trường nào cũng cố vơ vét sinh viên dẫn đến

điểm đầu vào thấp. Ngoài ra còn do lương giáo viên thấp và lãnh đạo ngành Bộ GD-ĐT chưa nhìn thẳng

vào thực tế...

Thí sinh và phụ huynh đến nhận giấy báo trúng tuyển tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 đối với các cơ sở ĐH, trường sư phạm diễn ra ngày 11/8,

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng không thể nói “điểm đầu vào sư phạm tụt dốc thảm

hại” vì có những trường sư phạm lấy điểm chuẩn cao, ngoài ra trong một trường sư phạm cũng có

những ngành điểm chuẩn rất cao.

Nhiều bạn đọc không đồng tình với nhận định của Bộ trưởng, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân

khiến điểm chuẩn sư phạm "chạm đáy".

Vì sao thí sinh "né" sư phạm?

Theo bạn đọc Lê Sơn, đầu vào sư phạm thấp là "theo quy luật tất yếu của thị trường". "Cái nào hấp

dẫn và có tương lai thì người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn. Nhìn vào thu nhập của giáo viên hiện nay

cũng như cơ hội việc làm thì có thể thấy rằng sư phạm không còn hấp dẫn học sinh như trước đây

nữa", bạn đọc này viết.

Cũng theo bạn đọc này, ngày nay các gia đình có điều kiện chi trả cho các sản phẩm giáo dục hơn

thì họ cũng sẽ tính đến việc đầu tư nhiều hơn: "Học xong ra trường các em sẽ làm gì, cơ hội tốt không,

thu nhập tốt không, kiếm việc dễ không và thay đổi việc thuận lợi không... đang đặt ra nhiều vấn đề mà

Bộ giáo dục không giải quyết hết được".

Trong khi đó bạn đọc luombhc@... lý giải: "Tôi đã công tác trên 30 năm, lên núi 5 năm mà nay lương

chỉ mới 9 triệu. Lương giáo viên mới ra trường chắc khoảng 3 triệu, đã vậy phải hợp đồng không vào

biên chế. Muốn có việc làm lại phải thi công chức chứ tấm bằng tốt nghiệp ra trường không ăn thua. Vậy

ai muốn vào sư phạm?".

Bạn đọc Nguyen Truc Phuong thì than vãn: "Cháu tui học cao đẳng sư phạm 3 năm, tốt nghiệp loại

khá, ra trường hơn 3 năm rồi mà chưa xin việc được việc kể cả ở xã heo hút trong vùng sâu. Nơi đâu

cũng bão hòa rồi. Bây giờ nó đi làm tiếp viên nhà hàng, khổ!!!".

Còn bạn đọc Nguyễn Anh Dân viết: "Ngày trước ở vùng Nam bộ chỉ có 2 trường đào tạo giáo viên

THPT là Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Trường Đại học Cần Thơ, số lượng tuyển vào lại rất hạn

chế nên số giáo viên ra trường có chất lượng cao và đều có nơi công tác.

Còn ngày nay, hầu như tỉnh nào cũng có trường đại học đào tạo giáo viên THPT. Nhiều trường

tuyển nhiều theo kiểu "vơ bèo vạt tép" nên chất lượng không có, số lượng ra trường mỗi năm gấp hàng

trăm lần số lượng nghỉ hưu nên thất nghiệp là lẽ đương nhiên. Vậy thì còn ai mong theo nghề giáo?".

9

Page 10: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Mong ngành giáo dục nhìn thẳng sự thật

Đối với nhận định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bạn đọc Trương Thanh Phong thắc mắc: "Bộ trưởng

nói bên cạnh một số trường sư phạm tuyển sinh đầu vào thấp vẫn có nhiều trường sư phạm có điểm

chuẩn cao. Vậy một số trường là bao nhiêu trường, nhiều trường là bao nhiêu trường?".

Cùng quan điểm, bạn đọc T.N.T. viết: "Đề nghị Bộ trưởng cho thống kê và thông tin ở các trang báo

để thấy rõ các trường sư phạm tuyển sinh như thế nào mà ông cho nhiều trường có điểm cao. Chắc Bộ

trưởng nói nhầm?! Đã thừa giáo viên phổ thông mà còn tuyển điểm thấp thì không biết đổi mới kiểu gì,

thưa Bộ trưởng?".

Bạn đọc Tre Làng cho rằng "có nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng mới có chính sách đúng". Còn

bạn đọc Nguyễn lo âu: "Đọc báo mấy ngày qua về ngành sư phạm, thực sự không thể không lo. Mong

các vị nhìn thẳng vào sự thật và điều chỉnh cho phù hợp. Mong lắm!".

"Các học sinh xuất sắc và có điều kiện đã không chọn ngành sư phạm từ lâu lắm rồi. Hãy nhìn nhận

thực tế để có hướng thay đổi hợp lý! Vấn đề này không chỉ một mình ngành giáo dục giải quyết được

mà cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội", bạn đọc Giáo Già nêu ý kiến.

Bạn đọc cũng đề nghị: "Nên tuyển đúng người tài, có chế độ đãi ngộ thật tốt cho ngành giáo dục từ

mầm non cho đến đại học, vì giáo dục là quốc sách" (bạn đọc Pham Kim Tu), "Giáo dục là nuôi dưỡng

cả một thế hệ, nên giáo viên cần phải được đào tạo ở những ngôi trường thực sự danh tiếng, và khi họ

học xong sẽ được sắp xếp việc làm... Hãy làm như trường công an và quân đội, có như thế nước nhà

mới mong phát triển" (bạn đọc Phạm Văn Toản)...

"Cần thay đổi cái căn bản của vấn đề, đó chính là đồng lương và chế độ đãi ngộ của nhà nước đối

với giáo viên. Khi đó điểm chuẩn ngành sư phạm tự động sẽ cao ngất trời và chất lượng giáo viên được

đào tạo ra khỏi phải bàn nữa!", bạn đọc Bảo Toàn đề xuất.

“Lương sư, hưng quốc”

Mùa tuyển sinh 2017, trong khi có ngành 30 điểm vẫn trượt thì một loạt trường ĐH đào tạo sư

phạm chỉ lấy mức điểm chuẩn giản dị bằng điểm sàn: 15,5 điểm.

Giật mình hơn, ở bậc CĐ đào tạo giáo viên dạy tiểu học và THCS, thí sinh chỉ cần đạt 9-10 điểm

là ung dung giành suất trúng tuyển. Có trường hợp vì cộng cả điểm ưu tiên, nên chỉ đạt 2-3

điểm/môn đã trở thành thầy giáo tương lai! “Đây là dấu hiệu rất xấu cho sự phát triển giáo dục. Thầy

giỏi mới có trò giỏi. Khởi điểm của người thầy chỉ ở mức điểm rất thấp như thế, sau này sẽ trao

truyền gì được cho thế hệ học sinh tương lai?” - GS Phạm Minh Hạc, chủ tịch Hội Cựu giáo chức

Việt Nam, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục, trăn trở.

Mấy năm trước, khi tuyên bố cắt giảm chỉ tiêu một số ngành có dấu hiệu bão hòa như kế toán,

quản trị kinh doanh..., Bộ GD-ĐT chia sẻ đáng lẽ những báo động về dư thừa nhân lực phải được

phát ra từ chính các cơ quan quản lý và sử dụng nguồn lực đó, chứ không phải trách nhiệm của nơi

đào tạo. Cũng chính bởi lý lẽ này, nhiều người có niềm tin sư phạm sẽ không rơi vào khủng hoảng

vì ngành giáo dục nắm trong tay các trường sư phạm, rồi các sinh viên tốt nghiệp đi dạy lại chịu sự

quản lý chuyên môn từ Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, ít ai ngờ nhiều việc của ngành sư phạm lại đang “nằm ngoài tầm kiểm soát của chính

cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục”, như cách nói của người đứng đầu Trường ĐHSP Hà Nội.

“Đau đầu” nhất là việc tuyển dụng giáo viên ở địa phương hoàn toàn không do ngành giáo dục

quyết định. Độ “vênh” cả về điều tiết chỉ tiêu trong đào tạo lẫn đánh giá chuyên môn trong tuyển

dụng đang làm cho bức tranh ngành đào tạo giáo viên có phần thêm ảm đạm.

Những ngày này, có ai lại không ngẫm ngợi: Điều gì đã làm cho giáo dục trở nên hụt hẫng, mất

cảm hứng khi đầu vào của ngành sư phạm “rớt giá”? Chắc chắn tình cảnh long đong của đào tạo sư

phạm không chỉ xuất phát từ những tác động đơn thuần lựa chọn nghề nghiệp của HS hôm nay.

10

Page 11: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Nhiều năm qua, giáo dục bị sa vào những đổi mới chỉ nhằm tăng thêm các thủ tục, giấy tờ…

hành hạ giáo viên. Áp lực của một ngành vừa khó xin việc, thu nhập thấp, vừa không được xã hội

trọng vọng như trước khiến ngay cả những người trẻ có khát vọng cống hiến cũng chần chừ.

Có vị giáo già ngậm ngùi niềm cảm hứng cho giáo dục đã bị triệt tiêu lặng lẽ từ những năm qua

theo cách đó, và mới đây tiếp tục nhận thêm những “cú đấm bồi” như tuyên bố đẩy giáo viên ra khỏi

biên chế…

Chia sẻ về những băn khoăn của xã hội về ngành sư phạm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân

Nhạ cho rằng cần một cái nhìn căn cơ có chiều sâu, bình tĩnh xem xét cả một quá trình, chứ không

thể sốt ruột đòi chuyển biến ngay.

“Ai chả biết đào tạo sư phạm là máy cái, nhưng nhìn vào thì thấy rõ còn nhiều hạn chế từ chính

sách, tuyển dụng đến đãi ngộ… Nghị quyết trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã

đưa ra giải pháp, Bộ GD-ĐT cũng có giải pháp. Nhưng muốn khắc phục cần có thời gian…”. Có lẽ

người dân dù ồn ào, lo lắng trước điểm tuyển sinh sư phạm bất thường, nhưng vẫn thừa kiên nhẫn

chờ thêm thời gian cho câu trả lời của Bộ GD-ĐT.

“Lương sư, hưng quốc”, một đất nước có thực sự hùng mạnh hay không, cứ nhìn vào đội ngũ

nhà giáo của đất nước ấy thì sẽ rõ. Gánh vác trách nhiệm quan trọng để nâng tầm vóc giáo dục, hi

vọng Bộ GD-ĐT sẽ không thử thách sự kiên nhẫn của người dân quá một nhiệm kỳ của bộ trưởng…

(Theo Báo Tuổi trẻ Online)

Singapore làm gì để có những giáo viên giỏi nhất?

Những ngày qua, dư luận trong nước băn khoăn, lo lắng xung quanh điểm chuẩn đầu vào ngành sư

phạm tiếp tục “chạm đáy”. Ở các nước có nền giáo dục phát triển, chẳng hạn Singapore, sinh viên sư

phạm được tuyển ra sao?

Một em nhỏ đang lắp ráp mô hình máy bay trong lớp học ở Singapore. Ảnh minh họa

Để có đội ngũ nhà giáo có trình độ cao, Singapore tập trung vào vấn đề nòng cốt: đào tạo những

giáo viên giỏi và những nhà lãnh đạo giáo dục hiệu quả.

Thực tế cho thấy chính phủ Singapore không chờ đợi những tài năng đột biến xuất hiện, mà thực sự

từ giữa những năm 1980, họ đã phát triển một hệ thống toàn diện bao gồm từ việc tuyển chọn, đào tạo,

đãi ngộ và phát triển các giáo viên cũng như các nhà lãnh đạo trường học.

11

Page 12: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Chọn người học "xịn", yêu nghề

Theo trang Asia Society, Bộ giáo dục đào tạo Singapore đã cẩn thận tuyển chọn những giáo viên

tiềm năng từ 1/3 số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Mặc

dù thành tích học tập là yếu tố thiết yếu, nhưng một điều quan trọng không kém nữa ở những người

được tuyển chọn phải là sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy.

Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp tương đương 60%

lương của giáo viên chính thức. Tuy nhiên vì được hưởng quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ

tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm sau khi chính thức vào nghề.

Mọi giáo viên đều phải được đào tạo theo chương trình giảng dạy của Singapore tại Viện Giáo dục

Quốc gia ở Đại học công nghệ Nanyang. Tại đây, tùy theo khởi điểm đầu vào họ sẽ lấy bằng cử nhân

hay các học vị cao hơn. Viện Giáo dục Quốc gia cũng có mối liên hệ mật thiết với các trường bởi chính

tại các trường học cụ thể, những giáo viên cao cấp (master teacher) sẽ đóng vai trò dẫn dắt, chỉ bảo

thêm cho mọi giáo viên mới ra trường trong nhiều năm.

Chế độ đãi ngộ xứng đáng

Hàng năm Bộ GDĐT Singapore đều tiến hành kiểm tra mức lương khởi điểm của các ngành nghề

khác nhau, theo đó sẽ có điều chỉnh mức lương dành cho các giáo viên mới ra nghề để đảm bảo trong

mắt các tân cử nhân, nghề giáo cũng có sức hấp dẫn tương đương các ngành nghề khác.

Theo thời gian, mặc dù lương nhà giáo không tăng nhiều như lương các nghề khác, nhưng bù lại họ

được tiếp cận với nhiều cơ hội khác nhau để có thể nắm giữ những vai trò khác ngoài cương vị một nhà

giáo. Mỗi năm, các giáo viên được hưởng 100 giờ dành cho phát triển nghề nghiệp. Điều này được thực

hiện theo nhiều cách khác nhau. Hoặc là họ sẽ tham gia các khóa học tại Viện Giáo dục Quốc gia tập

trung vào một môn học nào đó hay kiến thức sư phạm, và cũng có thể giúp giáo viên có cơ hội lấy được

những bằng cấp cao hơn.

Phần lớn khoảng thời gian dành cho phát triển nghề nghiệp này được thực hiện ngay tại ngôi trường

mà giáo viên đó đang giảng dạy, và do chính các chuyên gia phát triển đội ngũ nhân lực của nhà trường

đảm nhiệm. Các chuyên gia đó có nhiệm vụ nhìn ra được những vấn đề tồn tại của trường, chẳng hạn

vấn đề học toán của một nhóm học sinh, hay giới thiệu các phương pháp giảng dạy mới… từ đó phát

triển nghề nghiệp cho các giáo viên.

Trường học nào cũng có một quỹ chuyên dùng để hỗ trợ phát triển cho giáo viên, trong đó có mở

rộng những góc nhìn mới về giáo dục cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho họ tới tham quan các mô

hình giáo dục hiệu quả của những nước khác. Năm 2010, Trung tâm giáo viên Singapore bắt đầu đi vào

hoạt động để khuyến khích các giáo viên tích cực chia sẻ những phương pháp giảng dạy tốt nhất.

Cũng giống như mọi ngành nghề khác ở Singapore, hàng năm ngành giáo dục nước này đều có

những phần thưởng tôn vinh cụ thể với các thành tựu, đóng góp xuất sắc của các nhà giáo cho sự

nghiệp giáo dục.

Nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp

Sau ba năm tham gia giảng dạy, các giáo viên sẽ được đánh giá thường niên để xem họ có tiềm

năng phát triển theo hướng nào trong số 3 lộ trình liên quan tới lĩnh vực của họ: trở thành giáo viên cao

cấp (tức là có thể chỉ dẫn cho những nhà giáo non kinh nghiệm hơn), các chuyên gia về chương trình

giảng dạy hay nghiên cứu, hoặc trở thành nhà lãnh đạo trường học.

Những giáo viên có tiềm năng phát triển thành các nhà lãnh đạo trường sẽ được chuyển tới nhóm

quản lý cấp trung và được đào tạo để có thể đảm nhiệm công việc trong vai trò mới. Người ta sẽ đánh

giá hiệu quả của các nhà quản lý cấp trung này để xem họ có tiềm năng trở thành các hiệu phó, và sau

này là hiệu trưởng hay không.

Ở mỗi giai đoạn đều có một loạt những kinh nghiệm và chương trình đào tạo cần phải trang bị cho

những người này để phục vụ cho công việc quản lý và thích ứng với sự chuyển đổi chuyên môn. Người

Singapore hiểu rất rõ, để có một nền giáo dục chất lượng cao và học sinh học tập xuất sắc, chắc chắn

họ phải có được các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả.

(Theo Báo Tuổi trẻ Online)

12

Page 13: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chấm dứt dạy chữ trước khi vào lớp 1, không được mở rộng

mô hình VNEN nếu chưa đáp ứng yêu cầu

Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai

nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, được tổ chức mới đây tại TP Việt Trì, Phú Thọ.

Ảnh minh họa

Đánh giá về bậc học tiểu học, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực,

nổi bật là có nhiều đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá học sinh. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bậc học tiểu học vẫn còn nhiều việc phải làm,

trong đó cần tập trung vào rà soát quy hoạch trường lớp và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Riêng về mô hình trường học mới VNEN, Bộ trưởng yêu cầu các sở GD&ĐT phải rà soát, nếu

trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai. Không được mở rộng nếu

chưa đáp ứng được yêu cầu về giáo viên, cơ sở vật chất theo phương pháp dạy/học mới này.

Trước tình trạng vẫn còn có nơi, có chỗ tổ chức dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1, Bộ trưởng yêu

cầu các địa phương chỉ đạo chấm dứt. Hiện Bộ đã có văn bản chỉ đạo chỉ được dạy, chuẩn bị cho trẻ

trước khi bước vào lớp 1 những kỹ năng làm quen với chữ cái, các hoạt động làm quen với môi trường

học.

Việc dạy thêm, học thêm, theo Bộ trưởng, cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh xảy ra tình

trạng dạy thêm kiến thức nâng cao hoặc biến tướng buổi thứ hai thành buổi học thêm trong các trường

học hai buổi một ngày.

Sau một năm triển khai Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư 30), Bộ trưởng

khẳng định công tác đánh giá học sinh tiểu học đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên nhiều nơi còn tình trạng

khen tràn lan, khen không phù hợp. Năm học tới, Vụ Giáo dục Tiểu học tiếp tục tổ chức tập huấn cho

giáo viên thực hiện tốt đánh giá học sinh theo Thông tư 22 và đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để

giảm tải cho giáo viên trong đánh giá học sinh.

Bộ trưởng nhấn mạnh “ở đâu còn bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, khen thưởng không phù

hợp, ảnh hưởng tới tinh thần nhân văn trong đánh giá học sinh tiểu học, giám đốc Sở Giáo dục ở đó

phải chịu trách nhiệm”.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

13

Page 14: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Giáo dục 4.0: Xu hướng tất yếu của giáo dục đại học tương lai

Sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ, đặt ra những yêu cầu

mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các trường đại học (ĐH) phải đổi mới cho phù hợp. Giáo dục 4.0

đang được xem là mô hình tất yếu của nền giáo dục trong tương lai để đáp ứng yêu cầu của cách mạng

công nghiệp (CMCN) 4.0.

GS.Gottfried Vossen, ĐH Munster (CHLB Đức) khẳng định, cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa, gắn kết các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển vượt trội các thành tựu khoa học-công nghệ

Đó là ý kiến của đa số các nhà khoa học đến từ các trường ĐH trong nước và thế giới như Đức,

Pháp, Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Anh… tại hội thảo “Giáo dục 4.0 - nền tảng giáo dục đại học

của thế kỷ 21” do ĐH Nguyễn Tất Thành (TPHCM) tổ chức ngày 20/7 tại TPHCM.

PGS.TS. Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cho rằng, CMCN 4.0 tác động tới

mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục. Theo đó, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

từ các trường ĐH sẽ đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới. Bởi vì, sự thay đổi “chóng

mặt” của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi giáo dục phải đem đến cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ

bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu của công việc luôn thay đổi

nhằm tránh nguy cơ bị đào thải.

Chính vì những điều trên, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích các trường ĐH triển khai đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo để hướng tới một nền giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế theo hướng đổi

mới phương pháp dạy học, thi và đánh giá; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; xây dựng

thương hiệu riêng của từng trường để thu hút người học và điều quan trọng nhất là đáp ứng được nhu

cầu ngày càng cao về nhân lực của xã hội.

Để đáp ứng được những thay đổi đó, các trường ĐH cần đặt ra câu hỏi làm thế nào để đổi mới

phương pháp giảng dạy, thay đổi chương trình đào tạo, ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin

(CNTT), đồng thời cần áp dụng mô hình nào, bắt đầu từ đâu. Hội thảo quốc tế “ĐH 4.0 - mô hình cho

giáo dục ĐH của thế kỷ 21” của ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ góp phần tìm câu trả lời cho những vấn đề

nêu trên, PGS.TS. Trần Anh Tuấn khẳng định.

Mô hình giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21

Theo xu thế của thời đại, tiến bộ CNTT làm xuất hiện những loại hình đào tạo mới như đào tạo trực

tuyến đại chúng MOOC, đào tạo online. Như vậy, những thách thức trên đòi hỏi các trường ĐH phải đẩy

mạnh nghiên cứu các công nghệ mới, mặt khác đổi mới mô hình đào tạo của mình cho phù hợp với yêu

cầu mới của thời đại.

Chia sẻ về vai trò và tác động của CMCN 4.0 đến xã hội và nền giáo dục ĐH, GS.Gottfried Vossen,

ĐH Munster (CHLB Đức) khẳng định, cuộc CMCN 4.0 đang lan tỏa, gắn kết các thành phần kinh tế, thúc

đẩy sự phát triển vượt trội các thành tựu khoa học-công nghệ. Nó tác động rất lớn đến nền kinh tế, có

thể thay đổi, làm triệt tiêu nhiều ngành nghề trong tương lai.

14

Page 15: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Ví dụ, trong lịch sử, với sự ra đời của điện thoại thông minh, nghề chụp ảnh gần như đã không còn

tồn tại. Hay với sức mạnh của internet, báo giấy là một trong những ngành có nguy cơ triệt tiêu. Mới đây

nhất là sự ra đời của dịch vụ Uber, Grab làm chao đảo taxi truyền thống, đã cho thấy những ngành nghề

truyền thống sẽ nhanh chóng bị mất đi trong xu thế phát triển của CMCN 4.0. “Như vậy, nền giáo dục,

trong đó giáo dục ĐH phải nhanh chóng có những thay đổi, đổi mới mô hình giảng dạy, đào tạo và

nghiên cứu thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực mới của xã hội”, GS. Gottfried Vossen khẳng

định.

Theo GS. Leon Shyue-Liang Wang, ĐH Quốc gia Kaohsiung (Đài Loan, Trung Quốc), giáo dục 4.0 là

mô hình ứng dụng các tiến bộ CNTT để nâng cao hiệu quả cho việc đào tạo, giúp hoạt động dạy và học

diễn ra mọi nơi. Đặc biệt hơn là nó còn góp phần thay đổi tư duy và cách tiếp cận về mô hình ĐH. Trong

nền giáo dục 4.0, trường ĐH không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu, mà còn là trung tâm đổi mới sáng

tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang giá trị cho xã hội.

Cũng bàn về mô hình giáo dục 4.0, GS.TS. Vương Thanh Sơn đến từ ĐH British Columbia

(Canada), chuyên gia về lĩnh vực internet vạn vật (IOT) đánh giá, CMCN 4.0 hay IOT sẽ ảnh hưởng rất

lớn đến giáo dục ĐH trên 2 phương diện là về nội dung hay đề cương giảng dạy và về mô hình đào tạo,

nghiên cứu.

Trong đó, mô hình đào tạo mới sẽ theo hướng mở và thoáng, cởi bỏ giới hạn của không gian, thời

gian và môi trường học thuật. Vì vậy, các ĐH trên thế giới và nhất là các trường ĐH ở Việt Nam nói

riêng đều cần cải cách theo hướng ĐH 4.0 vì nhu cầu và tính cạnh tranh cao, gia tăng nhanh chóng theo

thời gian. Do đó, chỉ có mô hình giáo dục 4.0 mới là mô hình đào tạo phù hợp với cuộc CNCM 4.0 và sự

phát triển của xã hội trong tương lai - GS.TS. Vương Thanh Sơn và GS. Leon Shyue-Liang Wang khẳng

định.

Cần một mô hình thí điểm “ĐH 4.0”

Nhìn nhận hướng đi tất yếu này trong dòng chảy như vũ bão của cuộc CMCN 4.0, ĐH Nguyễn Tất

Thành đã xây dựng Đề án phát triển nhà trường theo “Mô hình giáo dục ĐH 4.0” trình Bộ GD&ĐT cũng

như đã làm việc với Bộ GD&ĐT bước đầu về mô hình này.

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để đẩy mạnh và phát triển mô hình giáo dục 4.0, trong thời

gian vừa qua nhà trường cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo trong nước và quốc tế về giáo dục 4.0,

cùng nhiều hoạt động thiết thực để triển khai áp dụng mô hình này.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đánh giá cao về đề án xây dựng mô hình giáo dục 4.0

của trường và đã chỉ đạo thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu phối hợp với nhà trường để triển khai

thí điểm mô hình.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt mô hình, ĐH Nguyễn Tất Thành đã triển khai xây dựng Trung tâm

công nghệ nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ cao, Trung tâm đào tạo công nghệ cao, Công

viên triển lãm khoa học tại khu công nghệ cao TPHCM… Đây sẽ là hệ sinh thái trường học bao gồm các

khoa đào tạo, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, trung tâm khởi nghiệp… nhằm giúp sinh viên và

giáo viên của trường tiệm cận mô hình giáo dục mới này.

Theo PGS.TS. Trần Anh Tuấn, việc ĐH Nguyễn Tất Thành tiên phong trong xây dựng đề án phát

triển ĐH theo mô hình giáo dục 4.0 đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của nhà trường là phát triển phù

hợp với xu hướng của thế giới và yêu cầu đào tạo nhân lực của đất nước cũng như của thế giới. Đặc

biệt, việc tổ chức hội thảo quốc tế lần đầu tiên này đã minh chứng cho sự quyết tâm của nhà trường

trong công cuộc đổi mới nền giáo dục ĐH theo định hướng của Đảng và Chính phủ.

Cũng từ đề án trình Chính phủ và Bộ GD&ĐT của ĐH Nguyễn Tất Thành về mô hình GD 4.0, Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Ngọc Nhạ đã chỉ đạo đưa vào nghiên cứu cấp Nhà nước đề tài nghiên cứu

ĐH 4.0 để xây dựng nền tảng khoa học cho chính sách giáo dục ĐH trong thời gian tới.

(Theo Báo điện tử Chính phủ)

15

Page 16: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

THỜI SỰ TỔNG HỢP

Khai trương Trang thông tin điện tử công bố bản án,

quyết định của tòa án

Ngày 18-7, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao tổ chức Lễ khai trương trang thông tin điện

tử (TTĐT) công bố bản án, quyết định của toà án.

Việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của tòa án nói chung và việc công khai bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng. Vì vậy, Tòa án

công bố các bản án, quyết định trên Cổng TTĐT của tòa án nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch

trong hoạt động của Tòa án... Trang TTĐT công bố bản án, quyết định của Tòa án có địa chỉ trên

internet https://congbobanan.toaan.gov.vn. Trang thông tin này cho phép công dân, cơ quan, tổ chức

thực hiện việc tìm kiếm, xem trực tiếp nội dung bản án, quyết định đã công bố.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc công bố các

bản án, quyết định của tòa án trên cổng TTĐT là một trong những hình thức thiết thực để các thẩm phán

chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong công tác xét xử; là hình thức hỗ trợ rất tốt cho

việc bồi dưỡng, đào tạo thẩm phán và hội thẩm. Đồng thời, giúp các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội

đồng nhân dân có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác giám sát hoạt động tư pháp thông qua việc tiếp

cận, nghiên cứu các bản án, quyết định của tòa án. Từ đó, có thể sẽ phát hiện được những điểm bất

cập, hạn chế trong hoạt động xét xử, hoặc quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh một số tình

huống cụ thể cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Phát biểu ý kiến tại lễ khai trương, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND tối

cao cho biết: Việc công bố các bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án được nhân

dân rất quan tâm và chờ đợi. Trong hơn một tuần sau khi trang TTĐT đi vào hoạt động, các thẩm phán

đã đăng tải được gần 700 bản án, quyết định và thu hút được hơn 103 nghìn lượt truy cập. Đồng chí

Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, lãnh đạo TAND các cấp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ các đơn vị chuyên

môn của TAND để bảo đảm hoạt động công bố bản án, quyết định trên trang TTĐT được thực hiện theo

đúng các quy định đã ban hành.

(Theo Báo Nhân dân)

Ra mắt Trang Thông tin điện tử tổng hợp phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều 8-8, tại Hà Nội, Cục Xây dựng phong trào (XDPT) toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)

Bộ Công an tổ chức Lễ ra mắt Trang Thông tin điện tử tổng hợp (ĐTTH) phong trào toàn dân bảo vệ

ANTQ và khánh thành Phòng Truyền thống XDPT toàn dân bảo vệ ANTQ.

Sau phần công bố Giấy phép thiết lập Trang Thông tin ĐTTH phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên

mạng, các đồng chí: Bộ trưởng Tô Lâm, Thứ trưởng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn cùng

các đại biểu đã nhấn nút khai trương đưa Trang Thông tin điện tử tổng hợp phong trào toàn dân bảo

ANTQ chính thức hoạt động trên Internet tại địa chỉ http://phongtraoantq.gov.vn từ ngày 8-8-2017.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh: Nhận thức rõ về vai trò quan trọng của

công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ ANTT và giáo dục truyền thống, trong những

năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã chỉ đạo, tổ chức xây dựng hệ thống báo chí,

tuyên truyền với đầy đủ các loại hình; xây dựng hệ thống các thiết chế văn hóa, bảo tàng, phòng truyền

thống trong toàn lực lượng CAND.

Hệ thống báo chí, tuyên truyền của lực lượng CAND đã góp phần tuyên truyền, định hướng các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Công an về

công tác đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân; phát

hiện cổ vũ những điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; đấu tranh chống các quan

điểm, tư tưởng sai trái, các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch và các hiện tượng tiêu

cực trong xã hội, góp phần xây dựng vững chắc ANTT, phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

(Theo Báo Công an nhân dân)

16

Page 17: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Thay đổi cách tính lương hưu từ năm 2018

Đây là thông tin được Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN đưa ra ngày 26.7 tại hội nghị cung cấp thông tin

định kỳ về BHXH và BHYT tháng 7.2017.

Cách tính lương hưu mới có thể ảnh hưởng hơn 32% số người nghỉ hưu

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông (BHXH VN), cho biết từ ngày

1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu theo quy định

tại khoản 2, điều 56, luật BHXH năm 2014.

Cụ thể, lương hưu của lao động (LĐ) nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng

hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17

năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ

20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Đối với LĐ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình

quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và

nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75% (nội dung này chỉ thay đổi đối với LĐ nữ vì trước năm

2018 cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%).

Như vậy, LĐ nữ đủ 55 tuổi nghỉ hưu, thay vì chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ

tối đa 75% như trước, từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75%.

Đối với LĐ nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có đủ 32

năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải

đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30

năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

Theo thống kê của BHXH VN, trong 4 năm trở lại đây, thời gian đóng BHXH bình quân của LĐ nam

là trên 32 năm, còn LĐ nữ là 29 năm; có khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần

khi nghỉ hưu. Đại diện BHXH VN nhận định với cách tính thay đổi trên, tác động tổng thể không lớn, có

thể ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là LĐ nghỉ hưu sớm).

(Theo Báo Thanh niên)

17

Page 18: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÍNH SÁCH NỔI BẬT

Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền

khai thác tài nguyên nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp

quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định có hiệu lực từ 1-9-2017.

Ảnh minh họa

Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (chủ

giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:

- Đối với khai thác nước mặt: Khai thác nước mặt để phát điện; khai thác nước mặt để phục vụ hoạt

động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.

- Đối với khai thác nước dưới đất: Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch

vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi; khai thác nước dưới đất

(trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ

tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20m3/ngày đêm trở lên.

Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định theo mục đích khai thác nước, có

giá trị từ 0,1 - 2%. Cụ thể, khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện mức thu 1%; khai thác nước

dùng cho kinh doanh, dịch vụ mức thu 2%; khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, trừ nước

làm mát máy, thiết bị, tạo hơi mức thu 1,5%. Khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su,

điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác; khai thác nước mặt, nước dưới đất để làm mát

máy, thiết bị, tạo hơi thì mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là 0,2%.

Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi

trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc là 0,1%.

(Theo Báo Bình Dương)

18

Page 19: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CHÍNH SÁCH MỚI

* CHÍNH PHỦ:

Viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ không cần phải có sáng kiến chuyên môn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên

chức. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/9/2017.

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP quy định, thời điểm đánh giá, phân loại CB,CC,VC được tiến hành

trong tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

Nghị định số 88/2017/NĐ-CP cũng sửa đổi tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành

nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo hướng bỏ yêu cầu phải đáp ứng tiêu chí: Có ít nhất 01 công

trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện

công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận. Như vậy, chỉ viên chức được

đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới phải đáp ứng tiêu chí về công trình khoa học, đề án,

đề tài hoặc sáng kiến như trên.

Phạt đến 2 triệu đồng nếu không khai báo động vật mắc bệnh

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2017/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực thú y, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2017.

Theo đó, phạt đến 2 triệu đồng với bất kỳ ai phát hiện hoặc biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc

bệnh hoặc chết do bệnh truyền nhiễm nhưng che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời đến

cơ quan thẩm quyền. Đối với hành vi vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi

trường sẽ tăng mức phạt lên đến 6 triệu đồng (hiện tại mức phạt tối đa là 3 triệu đồng). Đồng thời, giảm

mức phạt tối đa đối với hành vi không tiêm ngừa dại cho chó nuôi xuống còn 800 nghìn đồng thay vì

mức 3 triệu đồng như hiện hành, bổ sung quy định về mức phạt đối với hành vi không rọ mõm, không

xích giữ chó hoặc không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng từ 600 đến 800 nghìn đồng. Mức

phạt nêu trên quy định đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện; có cùng hành vi, mức phạt sẽ gấp

02 lần đối với tổ chức.

- Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Bộ Tài chính

* BỘ - NGÀNH:

- Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định

về phòng xử án.

- Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định

về quy chế tổ chức phiên tòa.

- Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số,

hướng dẫn cách tính điểm chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cập pháp luật và nội dung

về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Thông tư số 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư

55/2016/TT-BTC quy định nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công

tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

- Thông tư số 04/2017/TT-BNV ngày 17/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn điều chỉnh mức

trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/7/2017 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP và

111-HĐBT.

(Tổng hợp)

19

Page 20: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Tại sao cấm sử dụng sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

để khuyến mại?

Đây là vấn đề được các chuyên gia pháp luật đặt ra khi góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung

Nghị định 37/2006/NĐ-CP về hoạt động xúc tiến thương mại đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

rộng rãi.

Ảnh minh họa

Mọi sản phẩm đưa ra thị trường đều phải bảo đảm

Tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo, liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến

mại, Dự thảo bổ sung hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại, trong đó quy định “sữa

cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi và các hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật không được

sử dụng để khuyến mại”.

Theo các chuyên gia pháp luật của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tập hợp ý

kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, thì quy định này có nhiều điểm bất hợp lý. Thứ nhất, không rõ tại sao

lại cấm sử dụng sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi để khuyến mại?

VCCI phân tích, đối với những hàng hóa như rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, thuốc kê đơn

— là những loại hàng hóa tác động đến sức khỏe, tính mạng con người hoặc ảnh hưởng đến trật tự xã

hội, không khuyến khích tiêu thụ và/hoặc có sự kiểm soát chặt chẽ khi sử dụng, thì việc cấm sử dụng

dùng để khuyến mại là hợp lý, phù hợp với các chính sách đang áp dụng đối với các loại hàng hóa, sản

phẩm này.

Riêng đối với sữa cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi thì hoàn toàn khác, đây là một loại hàng hóa không

hạn chế tiêu dùng, không thuộc tính chất của các loại sản phẩm trên, do đó việc cấm đối với sản phẩm

này là chưa rõ về mục tiêu chính sách.

“Mặc dù đây là sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em, cần bảo đảm chất lượng và cách

thức sử dụng nghiêm ngặt nhưng mọi sản phẩm đưa ra thị trường, dù là bán hay khuyến mại, đều phải

bảo đảm các yêu cầu liên quan và đã được kiểm soát bởi các quy định khác rồi. Vì vậy, đề nghị Ban

soạn thảo bỏ loại sản phẩm này khỏi nhóm “không được sử dụng để khuyến mại”.

Trường hợp vẫn giữ, phải giải trình đầy đủ hơn về quy định cấm sản phẩm này” — văn bản của

VCCI gửi Bộ Công Thương nêu rõ.

20

Page 21: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp cũng yêu cầu hoặc liệt kê đầy đủ “Các hàng hóa, dịch vụ khác

theo quy định của pháp luật” hoặc dẫn chiếu tới các văn bản có quy định, nếu không đề nghị bỏ cụm từ

này, vì nói chung chung như thế chưa rõ về các loại hàng hóa, quy định có liên quan và sẽ khiến cho

thương nhân không nhận biết được đầy đủ các loại hàng hóa không được dùng khuyến mại.

Về tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại quy định tại khoản 10 Điều 1 Dự thảo sửa đổi

khoản 4 Điều 9 Nghị định 37, Dự thảo đưa ra hai phương án. Phương án 1: Tổng thời gian thực hiện

chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được

vượt quá 90 ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày. Phương

án 2: Bỏ khoản này.

Theo VCCI, Phương án 2 là hợp lý, vì bỏ quy định khống chế trần tổng thời gian thực hiện chương

trình khuyến mại sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Khi nào chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại?

Khoản 20 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 19 Nghị định 37 quy định về chấm dứt thực hiện chương

trình khuyến mại, theo đó:

“1. Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến

mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ

trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

2. Thương nhân thực hiện khuyến mại hết số lượng đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà

nước xác nhận về hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và đảm

bảo đầy đủ quyền lợi khách hàng đã tham gia chương trình”.

Liên quan đến ngoại lệ về bất khả kháng, vừa để thuận lợi cho doanh nghiệp vừa bảo vệ được lợi

ích người tiêu dùng, nhiều ý kiến cho rằng cần giữ quy định về việc phải thông báo công khai cho khách

hàng việc dừng/chấm dứt khuyến mại vì lý do bất khả kháng.

Còn về ngoại lệ mới “hết hàng khuyến mại”, quy định trên chưa giải quyết cho trường hợp, thương

nhân thực hiện khuyến mại sử dụng cả hai yếu tố thời gian và số lượng hàng khuyến mại, trong đó có

đưa ra điều kiện: khuyến mại sẽ chấm dứt khi một trong hai yếu tố thời gian hoặc số lượng hàng khuyến

mại đến trước.

Từ các lý do trên, các chuyên gia từ VCCI đề xuất sửa đổi Điều 19 này theo hướng quy định lại như

sau: “Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến

mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ

các trường hợp quy định dưới đây:

1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước

thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng. 2. Thương nhân thực hiện khuyến mại hết số

lượng đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận về hàng hóa, dịch vụ khuyến mại

hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và đảm bảo đầy đủ quyền lợi khách hàng đã tham gia

chương trình”.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

21

Page 22: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC:

Bảo đảm dung hòa giữa “phép vua” với “lệ làng”

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện

USAID/GIG tổ chức Hội thảo tham vấn Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực

hiện hương ước, quy ước. Với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp

ý cho Dự thảo Quyết định để có một dự thảo tốt nhất trình Thủ tướng Chính phủ.

Toàn cảnh Hội thảo tham vấn về hương ước.

Hơn 109 nghìn bản hương ước, quy ước được phê duyệt

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) Đỗ Xuân Lân nêu rõ, ở nước ta, hương

ước, quy ước có từ thế kỷ 15, có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Đây là những quy phạm xã hội

chứa đựng các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận, tự nguyện xây dựng nên để

điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong

tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần duy trì trật tự

trong cộng đồng dân cư.

Từ vị trí, vai trò đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy định về xây dựng,

thực hiện hương ước, quy ước, tạo khung khổ pháp lý điều chỉnh khá toàn diện về xây dựng, thực hiện

hương ước, quy ước. Đến nay, việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đã đi vào ổn định, rộng khắp

trên cả nước. Trong số hơn 125 nghìn thôn, làng được rà soát, có gần 109,7 nghìn bản hương ước, quy

ước đã được phê duyệt (chiếm 87,7%); có gần 6,7 nghìn bản hương ước, quy ước đang trong quá trình

phê duyệt và hơn 3,2 nghìn bản hương ước, quy ước đang xây dựng. Hương ước, quy ước đã khẳng

định được vị trí, vai trò trong xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh, thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát

huy vai trò tự quản và xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng, thực hiện hương ước còn bộc lộ hạn

chế. Chẳng hạn, nội dung của nhiều bản hương ước, quy ước còn rập khuôn, máy móc, thiếu đặc thù;

có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hạn chế quyền con người, quyền công dân. Việc soạn thảo, thông qua,

phê duyệt hương ước, quy ước ở một số nơi chưa đúng trình tự, thủ tục, không đảm bảo dân chủ, tự

nguyện. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước chưa thường xuyên, kịp thời. Việc thực

hiện ở một số địa phương chưa thực sự nghiêm túc, nhiều hương ước, quy ước được xây dựng mang

tính phong trào, đảm bảo các tiêu chí bình xét thi đua, sau khi được xây dựng và phê duyệt không đi

vào cuộc sống…

22

Page 23: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu do pháp luật về xây dựng,

thực hiện hương ước, quy ước chưa hoàn thiện, còn mâu thuẫn, chồng chéo hoặc điều chỉnh chưa toàn

diện. Vì vậy, Bộ Tư pháp được giao chủ trì phối hợp với bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng

trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Theo giới thiệu của

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên về Dự thảo Quyết định, hương ước,

quy ước được xây dựng theo quy trình 4 bước gồm xin ý kiến người dân chủ trương xây dựng, UBND

cấp xã thành lập tổ soạn thảo, công nhận hương ước, quy ước... Nội dung của hương ước, quy ước sẽ

quy định mang tính định hướng về những nội dung gắn với các lĩnh vực của đời sống cộng đồng dân

cư. Việc xử lý hương ước, quy ước có 3 hình thức gồm tạm ngừng việc thực hiện, bãi bỏ và hủy bỏ...

Đặc biệt, liên quan đến việc cho phép áp dụng phạt tiền, phạt vật chất để xử lý những trường hợp vi

phạm quy định trong hương ước, quy ước, ông Nguyên hiện cho biết có 2 luồng ý kiến ủng hộ và phản

đối, còn quan điểm của Bộ Tư pháp là không cần thiết quy định nội dung này.

Trọng tâm vẫn là tuân thủ pháp luật

Góp ý vào nhiều điều khoản cụ thể, bà Trần Thị Hồng An (Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ) cho biết, về cơ

bản Bộ Nội vụ nhất trí với Tờ trình do Bộ Tư pháp xây dựng, nhất trí với phương án không cho phép

phạt tiền, vật chất trong hương ước, quy ước. Trước ý kiến đề nghị hạn chế hương ước, quy ước, bà

An quan niệm: Với tư cách là giá trị văn hóa thuộc về quy tắc cộng đồng, kể cả thừa nhận hay không

thừa nhận thì hương ước, quy ước vẫn tồn tại. Nếu muốn thúc đẩy hương ước, quy ước phát triển thì

Nhà nước có thể bảo đảm kinh phí, hỗ trợ cơ sở vật chất để tạo sự cộng hưởng. Còn chỉ khi nào hương

ước, quy ước có nội dung không đúng với quy định pháp luật, có nguy cơ lạc hậu… thì mới cần đến sự

xử lý của Nhà nước.

Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp TP Hà Nội) Vũ Thị Thanh Tú đánh giá,

hương ước, quy ước vốn đơn giản nhưng Dự thảo Quyết định dường như đang mang tính hành chính.

Bên cạnh đó, nếu quy định thẩm quyền của UBND cấp huyện trong xây dựng, thực hiện hương ước,

quy ước có khi lại làm thêm khuôn mẫu, không phù hợp với đặc tính của khu dân cư. “Quy trình xây

dựng, ban hành như với 1 văn bản quy phạm pháp luật từ soạn thảo, lấy ý kiến... liệu có phức tạp

không?” - bà Tú nêu vấn đề và kiến nghị phải đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của ngành Văn hóa bởi

hương ước, quy ước là góp phần xây dựng đời sống văn hóa dân cư.

Một cán bộ hưu trí tại Bắc Ninh dẫn chứng rất nhiều nội dung trong hương ước của các làng mà ông

được đọc như 23h không kèn trống, cúng tế không kéo dài, người đi đêm 11h30 phải có đèn… Từ đó,

ông cho rằng nếu không đưa vào được thì không quản lý dân được đâu, “chúng ta vẫn nói sống và làm

việc theo Hiến pháp và pháp luật, còn ở địa phương phải đưa được vào quy ước và hương ước. Rồi thì

lễ, rước, quản lý di tích lịch sử cũng có trong quy ước, hương ước của làng. Nếu không có hương ước,

quy ước lấy đâu tiền để trông nom” - ông chia sẻ và tâm niệm hương ước, quy ước “trọng tâm là khác

luật nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm sự dung hòa giữa phép vua với lệ làng”.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

23

Page 24: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Sẽ sửa đổi nhiều quy định về bảo lãnh nhà ở

hình thành trong tương lai

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư (TT) số

07/2015/TTNHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng, trong đó sửa đổi rõ rệt các nội dung

về bảo lãnh trong mua bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai.

Ảnh minh họa

Hình thức cam kết bảo lãnh mua nhà ở hình thành trong tương lai quy định tại khoản 2 Điều 12

TT07 được sửa đổi, theo đó cam kết bảo lãnh mua nhà ở hình thành trong tương lai chỉ thực hiện dưới

hình thức thư bảo lãnh, không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bảo lãnh.

Cách tính số dư phát hành cam kết bảo lãnh cho chủ đầu tư (Điều 12 khoản 3 TT07) được sửa đổi,

bổ sung trong điểm 8 khoản 3 Điều 1 của Dự thảo lần này, theo đó số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư

được xác định bằng số tiền bên mua, bên thuê mua đã ứng trước cho chủ đầu tư trước khi nhà ở được

bàn giao. Số dư giảm dần khi nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên mua chấm dứt theo quy định tại Điều 23

Thông tư này. Chủ đầu tư thông báo cho ngân hàng thương mại (NHTM) theo định kỳ không quá một

tháng một lần và tự chịu trách nhiệm trong việc thông báo chính xác số tiền và đúng thời hạn về việc đã

nhận số tiền ứng trước.

Về quy định tiêu chí lựa chọn NHTM đủ năng lực thực hiện bảo lãnh mua nhà ở trong tương lai

(khoản 1.d Điều 12 Thông tư 07), Dự thảo thông tư nêu rõ, NHTM đủ năng lực thực hiện bảo lãnh phải

là ngân hàng không bị kiểm soát đặc biệt, không trong giai đoạn bị sáp nhập, không bị hợp nhất theo

quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi thực hiện hoạt động bảo lãnh trong bán, cho thuê mua

nhà ở hình thành trong tương lai.

Danh sách NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh mua nhà ở hình thành trong tương lai do

Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.

Xét thấy trường hợp bảo lãnh thì chủ đầu tư chỉ cần tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10

Thông tư 07 và Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) năm 2014 (là điều kiện tiên quyết, đảm

bảo chủ đầu tư đã đủ điều kiện bán nhà theo quy định pháp luật, từ đó mới có cơ sở để NHTM bảo lãnh

cho chủ đầu tư để tiến hành bán nhà), vì thế dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 07 chỉ quy

định điều kiện đánh giá chủ đầu tư BĐS để xem xét cấp bảo lãnh: “Ngoài các điều kiện bảo lãnh quy

định tại Điều 10 Thông tư này, chủ đầu tư (bên được bảo lãnh) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về

bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh quy định tại Điều 55 Luật KDBĐS

năm 2014”.

24

Page 25: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL

Trình tự, thủ tục cấp bảo lãnh mua nhà ở hình thành trong tương lai vẫn được thực hiện tương tự

hướng dẫn tại mục 1.3 Công văn 9233/NHNNTD ngày 03/12/2015 của NHNN. Cụ thể: (1) NHTM và chủ

đầu tư ký kết Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai (thay vì Thỏa thuận cấp bảo lãnh như

quy định hiện hành); (2) Chủ đầu tư và người mua nhà ký Hợp đồng mua bán nhà; (3) NHTM phát hành

cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cho bên mua nhà.

Để phù hợp với Điều 56 Luật KDBĐS quy định bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng

trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng

bảo lãnh đã ký kết, do vậy, NHTM có thể bảo lãnh cả các khoản lãi, tiền phạt vi phạm hợp đồng nên dẫn

đến số tiền lớn hơn số tiền chủ đầu tư được phép ứng trước của bên mua, thuê mua nhà,

Dự thảo quy định, số tiền bảo lãnh cho một dự án nhà ở hình thành trong tương lai tối đa bằng tổng

số tiền chủ đầu tư được phép ứng trước của bên mua, thuê mua nhà trước khi nhà ở được bàn giao

theo quy định của pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung số tiền bảo lãnh bao gồm cả các khoản tiền

khác chủ đầu tư có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên mua khi đến thời hạn giao, nhận nhà đã cam kết

nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua.

Dự thảo cũng bổ sung quy định chuyển tiếp đối với tổ chức tín dụng (TCTD) bị ngừng thực hiện bảo

lãnh trong kinh doanh bất động sản do không còn đáp ứng điều kiện thực hiện bảo lãnh theo Điều 12

Thông tư (như trường hợp NH Đông Á, Xây dựng), theo đó các TCTD này vẫn phải tiếp tục thực hiện

các thỏa thuận, cam kết đã ký về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho đến khi nghĩa vụ bảo

lãnh chấm dứt. H

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

Thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu

bị tịch thu còn chất lượng

Mặt hàng thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng sẽ được thí điểm bán đấu giá để tiêu thụ

nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Đây là một trong những nội dung trong dự thảo quyết định quy định tiêu hủy và thí điểm bán đấu giá

thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu vừa được Bộ Tài chính công bố.

Cũng theo dự thảo này, việc đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng phải thực

hiện tại trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do UBND tỉnh, TP quyết định thành lập. Mặt hàng này sau khi

hoàn tất thủ tục đấu giá, doanh nghiệp trúng đấu giá được phép lựa chọn để tiêu thụ nội địa hoặc xuất

khẩu. Đối với thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu trước khi chuyển tiêu thụ nội địa, cơ quan chức năng

yêu cầu phải được dán tem ký hiệu đấu giá, ghi nhãn hàng hóa, nhãn sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại Việt

Nam và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, việc xuất khẩu chỉ cho phép thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế (bao gồm cửa khẩu

đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không) và cửa khẩu chính, không cho phép xuất

khẩu bằng đường bộ và đến các nước có chung đường biên giới đất liền.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

25

Page 26: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

KIM BÔI, HÒA BÌNH:

Hàng loạt sai phạm tại Phòng Giáo dục và Đào tạo

Thanh tra tỉnh Hòa Bình vừa có kết luận chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi.

Nhiều sai phạm

Thanh tra tỉnh Hòa Bình đã phát hiện hàng loạt sai phạm của Phòng này trong công tác quản lý, sử

dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) cấp cho giáo dục đào tạo, các trường và các khoản

thu, đóng góp của cha mẹ học sinh; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức (CCVC),

nhân viên giáo dục; quy mô trường, lớp học, biên chế và học sinh thuộc UBND huyện Kim Bôi quản lý,

giai đoạn 2015-2016.

Thực hiện phân công công tác đối với CCVC chưa đúng theo đề án vị trí việc làm. Có đến 48/48

trường hợp được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê

duyệt quy hoạch vị trí chức danh. Trong đó, bảng kê khai tài sản của người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

không ký vào từng trang theo quy định…

Về chính sách tiền lương, chế độ và đãi ngộ khác với CCVC Phòng GD&ĐT chi sai chế độ quy định

tiền phụ cấp chức vụ tổ trưởng chuyên môn các đơn vị trường học; chi sai chế độ tiền lương, phụ cấp

đối với giáo viên được cử đi học tập tại Philippines theo quy định.

Chưa căn cứ quy mô trường lớp, học sinh để đề nghị Phòng Nội vụ trình UBND huyện điều động số

giáo viên, nhân viên từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đặc biệt đối với giáo viên, nhân viên thừa từ các trường

thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn về các trường thuộc vùng thuận lợi để giảm

bớt kinh phí NSNN trong việc chi trả chế độ chính sách cho cán bộ, CCVC công tác ở vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việc lập, phân bổ, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách chưa đưa vào dự toán để cấp kinh phí chi

trả cho CCVC, nhân viên; xét duyệt quyết toán chưa đảm bảo dẫn đến việc Phòng GD&ĐT, một số đơn

vị trường học hạch toán sai nguồn kinh phí NSNN, chi thừa, chi thiếu, sai chế độ, vượt tiêu chuẩn trang

thiết bị làm việc. Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện Kim Bôi phân bổ dự toán chi

NSNN cho các trường học năm 2015-2016 để thực hiện chi khác chưa đảm bảo theo quy định (chiếm tỷ

lệ bình quân 3,56%/biên chế/năm).

Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí Nhà nước cấp chi tiêu nội bộ chưa đầy đủ nội dung theo quy

định; thanh toán thừa phụ cấp khu vực cho các đơn vị trường học chưa được giao tự chủ về tài chính

với số tiền gần 700 triệu đồng; hạch toán các nội dung chi nhiệm vụ chuyên môn giữa các cấp học chưa

đúng, chưa khớp với dự toán được giao; thiết lập một số chứng từ chi chưa chặt chẽ; thiếu đề xuất mua

sắm, sửa chữa của bộ phận chuyên môn; thiếu giấy đề nghị thanh toán với số tiền trên 176,7 triệu

đồng...

Kiểm tra 43 đơn vị trường học được giao tự chủ tài chính về việc quản lý, sử dụng kinh phí NSNN

đã phát hiện 21/43 đơn vị chi thừa, chi sai chế độ chính sách, số tiền gần 700 triệu đồng; 7/43 trường

học chi thiếu chế độ chính sách và 43/43 đơn vị áp dụng văn bản hết hiệu lực thi hành để xây dựng quy

chế chi tiêu nội bộ. Dẫn đến quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng chưa chi tiết trong các hoạt động tiếp

khách, hội nghị, công tác phí, chi phục vụ công tác chuyên môn và các nhiệm vụ khác của nhà trường,

chưa xây dựng được định mức thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, nhân viên. Hồ sơ, chứng

từ mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ chưa đảm bảo…

Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm

Thanh tra tỉnh Hòa Bình đề nghị thu hồi nộp NSNN số tiền hơn 1,3 tỷ đồng của các đơn vị nộp vào

tài khoản; Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện Kim Bôi cấp bù số tiền:

594.838.000đ, do chưa cấp kinh phí cho 11 đơn vị trường học, gồm: Phụ cấp khu vực 592.078.000đ;

phụ cấp trách nhiệm đối với nhân viên kế toán 2.760.000đ.

26

Page 27: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP CHẾ GIÁO DỤC

Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi phải nộp lại số tiền gần 700 triệu đồng do chi thừa chế độ phục cấp

khu vực cho giáo viên, nhân viên các trường chưa thực hiện giao tự chủ về tài chính năm 2015-2016.

Thanh tra tỉnh Hòa Bình yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của

Hiệu trưởng, Kế toán 43 đơn vị trường học được giao tự chủ về tài chính trong việc chi sai, chi thừa, chi

thiếu chế độ, chính sách, chi vượt định mức, tiêu chuẩn; hồ sơ, chứng từ chỉ mua sắm hàng hóa, cải

tạo, sửa chữa các hạng mục vừa và nhỏ chưa đúng quy định. Chấm dứt việc sử dụng nguồn NSNN

vượt định mức tiêu chuẩn.

Kiểm điểm trách nhiệm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được giao phụ trách và nhân viên kế toán

trong việc huy động đóng góp của cha mẹ học sinh khi chưa được Phòng GD&ĐT phê duyệt kế hoạch

và dự trù kinh phí. Đồng thời, chỉ đạo các trường học chấm dứt thu các khoản huy động đóng góp của

cha, mẹ học sinh khi chưa được Phòng GD&ĐT huyện phê duyệt kế hoạch, dự trù kinh phí. Yêu cầu

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kim Bôi tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân trong

việc thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán chưa đảm bảo theo quy định, dẫn đến các tồn tại, khuyết

điểm nêu trên.

Phòng Nội vụ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc tham mưu cho Chủ tịch

UBND huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các đơn vị trường học, thành phần

hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chưa đảm bảo theo quy định.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

27

Page 28: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Tổng cục Đường bộ nói về biển giao thông lộn xộn

Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các địa phương rà soát, thay thế các biển báo không theo quy chuẩn.

Các biển cấm này sẽ được thay thế theo Quy chuẩn 41

Liên quan các biển cấm, biển chỉ dẫn giao thông theo Quy chuẩn 41/2016 gây tranh cãi, Bộ GTVT

vừa có Công văn 8484/BGTVT-KHCN yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành khẩn trương rà soát hệ thống

biển báo trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý để lập kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, thay thế

nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất, phù hợp với Quy chuẩn 41/2016.

Tổng cục Đường bộ cũng có văn bản trả lời Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) các mâu thuẫn về

định nghĩa ô tô tải, biển hướng dẫn, biển cấm, tín hiệu đèn vàng… theo Quy chuẩn 41 với các văn bản

pháp luật khác.

Định nghĩa xe tải 1,5 tấn là thống nhất

Theo Tổng cục Đường bộ, về định nghĩa “ô tô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe ba

bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg”

của Quy chuẩn 41 đã có từ năm 1984 và Quy chuẩn 41 chỉ giải thích rõ hơn quy định này. Quy chuẩn

41 là để phục vụ tổ chức giao thông.

Còn Nghị định 95/2009 mà Cục Kiểm tra văn bản nêu phân loại xe tải và ô tô con theo mục đích sử

dụng là để điều chỉnh về niên hạn xe.

“Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và khái niệm xe con

trong Quy chuẩn 41 là để phục vụ công tác phân luồng, tổ chức giao thông, không áp dụng trong các

quy định về thuế, đăng ký, đăng kiểm xe… Mục tiêu, mục đích của Quy chuẩn 41 là tổ chức giao thông

thuận lợi nhất…” - ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

lý giải.

Cũng theo ông Lăng, thực chất khái niệm về xe con (trong đó có một số xe chở hàng loại nhỏ) đã

được định nghĩa xuyên suốt từnăm 1984 và đã được áp dụng vào thực tiễn. Cạnh đó, Quy chuẩn

41/2016 làm rõ hơn về việc xác định loại xe theo giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan đăng kiểm,

tránh việc tranh cãi là xe chở hàng hay xe không hàng; nêu rõ là loại ô tô có khối lượng chuyên chở (xác

định theo giấy kiểm định)...

“Trong quá trình sửa đổi để ban hành Quy chuẩn 41, Bộ GTVT đã lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan,

đơn vị (kể cả các hiệp hội, Cục CSGT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Ban An toàn giao thông các địa

phương…) và đăng tải rộng rãi đều không có ý kiến về vấn đề này...” - ông Lăng nói.

28

Page 29: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Mục đích là hạn chế việc cấm xe tải nhỏ

Theo Tổng cục Đường bộ, quy định về xe tải theo trọng lượng là xuất phát từ thực tiễn tổ chức giao

thông và hạn chế cấm các loại xe kích cỡ nhỏ chở các mặt hàng nông sản, hàng hóa vào phố (thay cho

các loại xe xích lô, xe lam, xe tự chế… mất an toàn giao thông). Tuy nhiên, trong điều kiện đặc biệt ở

một số đô thị, mật độ giao thông quá đông, cần thiết phải điều tiết (như cấm taxi, một số loại xe chở

hàng nhỏ vào các khung giờ) và Quy chuẩn 41 có quy định về việc này.

“Khi đó thì phải sử dụng biển viết bằng chữ theo quy định tại Điều 46 của Quy chuẩn 41/2016 (chữ

trắng trên nền đỏ) và thẩm quyền là do UBND cấp tỉnh quyết định (theo quy định của Điều 37 Luật Giao

thông đường bộ (GTĐB)). Cách khác, tùy theo tình hình cụ thể mà các địa phương tổ chức giao thông

vàbố trí biển báo cho phù hợp...” - ông Vũ Ngọc Lăng nói.

Tín hiệu đèn vàng là theo Công ước Viên

Trước đó, Cục Kiểm tra văn bản đã kiến nghị Bộ GTVT xem lại về tín hiệu đèn vàng của Quy chuẩn

41 vì Luật GTĐB 2008 quy định: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi

quá vạch dừng thì được đi tiếp... Quy định của Quy chuẩn 41 trái với luật…

Về vấn đề này, Tổng cục cho là Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế 1968 (Công ước Viên) về

biển báo-tín hiệu đường bộ nên Bộ GTVT đã đưa khái niệm “đã tiến sát đến” của Công ước Viên vào

Quy chuẩn 41.

Theo ông Lăng, thực tiễn đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do việc lưỡng lự và dừng đột ngột đã

bị xe phía sau đâm vào (với xe tải lớn, vùng mùsát xe dễdẫn tới đâm vào các xe dừng đột ngột phía

trước). Quy định “đã tiến sát đến” sẽ an toàn hơn cho người tham gia giao thông.

“Các nội dung nêu trên không trái với Luật GTĐB, phù hợp với thực tiễn và Công ước Viên năm

1968 mà nước ta đã cam kết gia nhập theo nghị quyết của Chính phủ...” - ông Lăng nói.

Tiếp tục tranh cãi

Theo Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật (Cục

CSGT, Bộ Công an), đơn vị từng có văn bản chỉ ra nhiều điểm “vênh” của Quy chuẩn 41/2016 so

với các văn bản pháp luật hiện hành.

“Thực tế ít người am hiểu tường tận luật, thông tư… Họ đọc quy chuẩn thấy nói xe tải phải từ

1,5 tấn trở lên thì đương nhiên sẽ tranh cãi, gây khó khăn cho lực lượng CSGT” - Thượng tá Nhật

nói.

Về vấn đề đèn vàng, ông cũng cho lànếu áp theo Quy chuẩn 41/2016 “đã tiến sát” thì người

tham gia giao thông sẽ vin vào đó để phạm Luật GTĐB.

“Cục CSGT đã kiến nghị cần sửa đổi các nội dung của quy chuẩn sao cho thống nhất với các

văn bản quy phạm pháp luật khác, hoặc đề xuất sửa đổi cho phù hợp chứ không thể để mãi thế này

được” - Thượng tá Nhật nói.

. Một lãnh đạo CSGT Công an TP.HCM cũng cho là còn quá nhiều điểm chưa thống nhất giữa

quy chuẩn với luật, nghị định... “Vấn đề là cần sửa đổi, bổ sung các quy định để áp dụng thống nhất

với mục đích cuối cùng là tổ chức giao thông tốt nhất, an toàn nhất cho mọi người. Vấn đề này tại

hội nghị về giao thông tổ chức ở Tây Nguyên mấy tháng trước đã đặt ra rồi” - ông nói.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

29

Page 30: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Bán bánh mì, trà đá: Phạt một lần, sợ đến già

Sau khi phạt, phường còn phôtô quyết định xử phạt gửi tới khu phố để khu phố tiếp tục giám sát việc

thực hiện an toàn thực phẩm.

UBND phường, xã trên địa bàn TP kiên quyết xử phạt để dần đưa các điểm kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện đúng các quy định ATTP.

“Người kinh doanh thức ăn đường phố đa phần là dân nghèo nên phạt tiền sẽ ảnh hưởng tới thu

nhập của họ. Nếu họ vẫn cố tình không thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) thì UBND

phường, xã phải kiên quyết phạt tiền để họ thay đổi nhận thức, hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực

phẩm” - ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm thuộc Ban Quản lý

ATTP TP.HCM, nêu quan điểm.

Nhắc nhiều lần không xong là phạt!

Sau khi nhắc nhở nhiều lần, mới đây UBND phường 11, quận 3 (TP.HCM) đã ra quyết định phạt ông

NHT (bán nước đá) 750.000 đồng do không có giấy xác nhận kiến thức ATTP và giấy khám sức khỏe.

Tương tự, 400.000 đồng là số tiền mà UBND phường phạt ông ĐQL (bán cơm) do không có giấy xác

nhận kiến thức ATTP.

“Sau khi bị phạt, cả hai ông đều đã đăng ký học lớp tập huấn kiến thức ATTP do UBND phường tổ

chức. Ông T. còn tới Trung tâm Y tế dự phòng quận 3 để khám sức khỏe” - ông Phạm Mạnh Hùng,

Trưởng trạm Y tế phường 11 (đơn vị tham mưu và đề xuất UBND phường ra quyết định xử phạt), cho

biết. Cũng theo ông Hùng, từ đầu năm 2017 đến nay phường đã phạt năm cá nhân kinh doanh thực

phẩm đường phố không đảm bảo ATTP, điều đáng mừng là những người bị phạt này đều không tái

phạm.

Tại quận 11, ông Trần Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường 8, cho hay phường vừa ra quyết

định phạt bà PTBL (bán phở) và bà TQH (bán bánh mì) mỗi người 400.000 đồng do bảo quản thức ăn

thiếu an toàn. “Mặc dù đoàn kiểm tra ATTP của phường đã nhiều lần nhắc nhở nhưng bà L. vẫn không

che đậy bánh phở để tránh bụi, bà H. vẫn để bánh mì trong cần xé dưới đất. Nhắc miết không được,

UBND phường buộc phải xử phạt. Giờ cả hai bà đều có ý thức hơn, bánh mì và bánh phở đều được để

trong tủ kiếng tránh bụi, vệ sinh hơn rất nhiều. Việc bà L. và bà H. vi phạm, bị xử phạt cũng được thông

tin trong buổi họp của tổ dân phố nhằm tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, chấp hành các quy

định về ATTP” - ông Thanh nói.

30

Page 31: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG

Còn bà PTKP bán cơm ở phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, trước khi bị UBND phường xử

phạt 400.000 đồng đã bị đoàn kiểm tra ATTP của phường nhắc nhở ít nhất ba lần. “Chúng tôi luôn nhắc

hộ kinh doanh trước khi ra quyết định phạt tiền. Sau khi phạt, phường còn phôtô quyết định xử phạt gửi

tới khu phố nơi bà P. kinh doanh để khu phố tiếp tục giám sát việc thực hiện ATTP của bà” - ông

Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A, cho biết.

Tưởng chỉ nhắc ai dè phạt thiệt!

“Trước khi phạt tôi 400.000 đồng, đoàn kiểm tra ATTP phường Bình Hưng Hòa A cũng nhắc nhiều

lần việc bảo quản thức ăn nhưng tôi nghĩ họ sẽ không phạt, ngờ đâu họ phạt thiệt, lại còn thông báo đến

khu phố khiến tôi mắc cỡ gần chết. Giờ tôi đã thiết kế nắp đậy thức ăn để tránh bụi, ruồi nhặng” - bà

PTKP cười nói.

Còn ông NHT cũng “xót đứt ruột” khi bị UBND phường 11, quận 3 phạt 750.000 đồng. “Đó là tiền lời

tôi bán 3-4 ngày chứ ít gì. Nghĩ là phường chỉ nhắc chứ không phạt nên tôi chủ quan, chẳng dè vừa bị

phạt vừa bị bêu tên trong buổi họp tổ dân phố khiến tôi muốn độn thổ nên tôi đã khắc phục sai phạm

ngay. Bị phạt một lần tởn tới già, ông T. trải lòng.

Cũng theo ông T., chỉ khi đi tập huấn kiến thức ATTP ông mới biết đến những quy định buộc người

kinh doanh phải thực hiện để đảm bảo thực phẩm luôn an toàn, tránh xảy ra ngộ độc cho người sử

dụng. Cũng nhờ đi khám sức khỏe mà ông mới hay người kinh doanh thực phẩm không được mắc một

số bệnh có thể lây truyền vi khuẩn qua thực phẩm, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

TP.HCM hiện có trên 19.000 điểm kinh doanh thức ăn đường phố với gần 20.900 người trực tiếp

đứng bán. Theo phân cấp, các điểm này do UBND phường, xã quản lý và cũng có những quy định

liên quan đến ATTP.

Trước đây, với những điểm kinh doanh không đảm bảo điều kiện ATTP, hầu hết UBND phường,

xã chỉ nhắc nhở thì nay một số nơi đã mạnh tay phạt tiền. Đây sẽ là bước đệm để dần thay đổi toàn

diện loại hình kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn TP trong tương lai không xa.

Ông NGUYỄN ĐẠI NGỌC, P.TP Quản lý ngộ độc thực phẩm, BQL ATTP TP.HCM

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm đảm bảo ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: a)

Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm ATTP; không có dụng cụ che nắng,

mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại; sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn

gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định; sử dụng dụng

cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm ATTP; dùng tay tiếp xúc

trực tiếp với thức ăn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nước

không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm; sử dụng nguyên liệu để chế biến

thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn; sử dụng phụ gia

thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực

phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn; sử dụng bao gói chứa đựng thức

ăn không bảo đảm ATTP; kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường

phố không bảo đảm ATTP dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

(Trích Điều 22 Nghị định 178/2013

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

31

Page 32: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Một số kiến thức về khai sinh và báo tử

Luật Hộ tịch (có hiệu lực từ 1/1/2016) đi vào cuộc sống đã tạo những bước chuyển căn bản, người

dân được thuận lợi hơn khi đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên sau thời gian thi hành, cũng đã bộc lộ những

vướng mắc.

Ảnh minh họa

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi

hành Luật Hộ tịch, điều kiện đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn “… sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ

tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Tuy nhiên, trên thực tế đối với những trường hợp còn bản chính

giấy khai sinh nhưng giấy khai sinh đã quá cũ, rách, có một số giấy không có số, ngày tháng năm đăng

ký… nên không thể chứng thực được. Đối với những trường hợp đã mất bản chính nhưng còn sổ bộ do

theo quy định không được cấp lại bản chính và cũng không được đăng ký lại nên nhiều trường hợp khi

có liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài người dân gặp khó khăn. Ngoài ra, Nghị định

123/NĐ-CP quy định việc xác minh, kiểm tra việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương trước đây chỉ thực

hiện xác minh tại UBND cấp xã là chưa đảm bảo chặt chẽ vì theo quy định của các văn bản pháp luật hộ

tịch trước đây sổ bộ là sổ kép được lưu tại UBND xã và Phòng Tư pháp.

Theo Bộ Tư pháp, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định việc cấp lại

bản chính Giấy khai sinh, do đó, trường hợp cá nhân đã mất bản chính Giấy khai sinh hoặc còn bản

chính Giấy khai sinh nhưng đã quá cũ rách, không thể chứng thực được thì cá nhân có thể yêu cầu cơ

quan đăng ký hộ tịch cấp bản sao từ sổ gốc để sử dụng. Hiện tại, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực

chưa nhận được phản ánh về các trường hợp gặp khó khăn trong giao dịch với cơ quan có thẩm quyền

nước ngoài vì không có bản chính Giấy khai sinh. Do vậy, nếu có xảy ra trường hợp này, đề nghị Sở Tư

pháp phản ánh trực tiếp về Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực để Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực

phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao trao đổi với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhằm thống

nhất, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân Việt Nam theo đúng quy định pháp luật.

Đối với việc kiểm tra, xác minh việc lưu giữ Sổ hộ tịch, mặc dù theo quy định của các văn bản pháp

luật hộ tịch trước đây thì sổ bộ hộ tịch là sổ kép, nhưng sổ kép đó có nội dung thông tin đăng ký hộ tịch

thống nhất với nhau. Mặt khác, một trong các nguyên tắc đăng ký hộ tịch quan trọng là “Mỗi sự kiện hộ

tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền”, do vậy, quy định kiểm tra, xác

minh việc lưu giữ Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã là phù hợp. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp

xã không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch thì có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ Sổ hộ tịch tại

Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch “Người có trách nhiệm đi đăng ký khai

tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay thế giấy báo tử cho cơ quan

đăng ký hộ tịch”. Tuy nhiên, theo phản ánh của Sở Tư pháp Tây Ninh, hiện tại chưa có quy định cụ thể

về mẫu giấy báo tử dành cho cấp xã thực hiện nên phần nào cũng gây lúng túng.

32

Page 33: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y

tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan

đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Đồng thời, tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch, Thủ tướng Chính phủ

đã giao trách nhiệm cho Bộ Y tế xây dựng Thông tư hướng dẫn về việc cấp Giấy báo tử và mẫu giấy

báo tử. Do vậy, việc quy định biểu mẫu Giấy báo tử thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế; hiện tại, Bộ Y tế

cũng đang trong quá trình triển khai việc xây dựng Thông tư này.

Trước mắt, theo Bộ Tư pháp trong thời gian Bộ Y tế chưa ban hành Thông tư quy định về biểu mẫu

Giấy báo tử, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đã chỉ đạo

Sở Tư pháp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo hướng: Nếu người chết do già yếu tại

địa phương mình (nơi cư trú cuối cùng) thì căn cứ vào khai báo của những người thân thích để thực

hiện đăng ký khai tử và cấp Trích lục khai tử, không cần cấp Giấy báo tử. Nếu người đó chết tại địa

phương do ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thì phải có Biên bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan công

an xã.

Nếu người chết chết ở nơi không thuộc địa bàn cấp xã (nơi cư trú cuối cùng), thì Ủy ban nhân dân

cấp xã nơi người đó chết cấp Giấy báo tử, trong đó ghi rõ các thông tin: họ, chữ đệm, tên, năm sinh của

người chết; số định danh cá nhân của người chết (nếu có); nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày,

tháng, năm chết (theo Dương lịch); quốc tịch của người chết.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

33

Page 34: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Đốt xe vì bị CSGT xử phạt: Phạm ba tội!

Hành vi đốt xe khi bị lực lượng CSGT xử phạt có thể bị xử lý hình sự.

Khoảng 16 giờ 50 chiều 2-8, tại khu vực ngã tư Trường Chinh - Giải Phóng, tổ công tác Đội CSGT

số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phát hiện anh LVQ (30 tuổi, trú Hà Nội) điều khiển xe máy chở

hàng cồng kềnh nên ra hiệu lệnh dừng xe.

Đốt xe vì… bị phạt quá nhiều

Làm việc với cảnh sát, anh Q. không xuất trình được giấy đăng ký và bằng lái nên lực lượng chức

năng đã lập biên bản tạm giữ phương tiện. Sau khi ký vào biên bản vi phạm, Q. bỏ đi. Tuy nhiên,

khoảng 30 phút sau, khi xe tải chuyên dụng của lực lượng CSGT đến chở phương tiện vi phạm đi thì

người đàn ông bất ngờ tiến lại gần rồi châm lửa đốt xe của mình. CSGT đã khống chế Q., đồng thời sử

dụng các phương tiện tại chỗ để dập lửa. Q. bị đưa về trụ sở công an để làm rõ.

Giải thích lý do tự châm lửa đốt xe, Q. nói vì đã vi phạm giao thông nhiều lần và số tiền phải nộp

phạt nhiều hơn giá trị hiện tại của chiếc xe. Giấy tờ của phương tiện vẫn đang bị công an tạm giữ trong

lần vi phạm gần đây nhất.

Ngày 4-8, liên quan đến vụ việc, Trung tá Đỗ Xuân Trung, Trưởng Công an phường Phương Liệt

(Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết sau khi lấy lời khai ban đầu, hiện hồ sơ đã được chuyển lên Công an

quận Đống Đa tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.

Anh LVQ đốt chiếc xe của mình khi bị CSGT lập biên bản tạm giữ phương tiện

Người dân đừng manh động!

Một cán bộ Đội tuyên truyền Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay việc người vi phạm bất mãn, chống

đối khi bị dừng phương tiện để xử lý thường xuyên xảy ra trên địa bàn. Hình thức có thể là chửi bới,

lăng mạ, hành hung hoặc đốt xe như trường hợp cụ thể của LVQ.

“Hành động này cho thấy sự phản ứng tiêu cực. Nếu không đồng tình với việc xử phạt thì người vi

phạm hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo. Đốt xe không những gây thiệt hại tài sản cho chính mình

mà còn gây nguy hiểm cho người khác, vi phạm pháp luật” - vị này nói.

Theo cán bộ Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Hà Nội, đối với các trường hợp như trên,

trước tiên CSGT sẽ sử dụng biện pháp nghiệp vụ để khống chế đối tượng đồng thời dập tắt đám cháy,

sau đó bàn giao vụ việc cho công an phường sở tại giải quyết theo thẩm quyền.

34

Page 35: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT

Đại úy Lê Đình Nam, Đội trưởng Đội CSGT trật tự, phản ứng nhanh (Công an huyện Chương Mỹ,

Hà Nội), nhận định hành vi đốt xe nói trên có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, cơ quan chức năng sẽ tiến hành định giá tài sản chiếc xe để xác định mức độ thiệt hại.

Trường hợp đã bị lực lượng CSGT lập biên bản thì người đốt xe có thể phạm hai tội là gây rối trật tự

công cộng và chống người thi hành công vụ.

Nếu chiếc xe không phải chính chủ thì người đốt xe còn có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm

hư hỏng tài sản theo Điều 143 BLHS (khi tài sản bị hư hại được định giá có giá trị từ 2 triệu đồng trở

lên).

Theo LS Trần Tuấn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, việc đốt xe trước mặt CSGT sau khi có lệnh tạm

giữ phương tiện đã có dấu hiệu của hành vi cản trở người thi hành công vụ theo Nghị định 46/2016 về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt với mức phạt tiền từ 4

triệu đến 6 triệu đồng đối với cá nhân.

Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm nếu là người điều khiển phương tiện còn bị

áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Nếu việc đốt xe này nguy hiểm cho xã hội, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý hình

sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 BLHS, hình phạt cao nhất có thể lên đến bảy năm

tù.

Ngoài ra, trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh chiếc xe của Q. là mượn, thuê hoặc tài sản

chung thì hành vi đốt xe còn có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Trong mọi trường hợp, dù sai hay đúng, khi nhận được tín hiệu kiểm tra hành chính của lực

lượng thực thi công vụ thì mọi công dân phải chấp hành. Mọi hành vi chống đối đều có thể bị xem

xét dưới góc độ hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

LS Trần Tuấn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Đã từng có những vụ đốt xe tương tự

Đây không phải lần đầu tiên tình trạng người vi phạm đốt phương tiện vì bị CSGT xử lý diễn ra.

Trước đó, do phản ứng hoặc không đồng tình với mức phạt, nhiều chủ phương tiện đã tự ý gây ra

các vụ việc tương tự.

• Ngày 28-10-2016, NVH (33 tuổi, trú Nghĩa Hưng, Nam Định) bị lực lượng CSGT Công an TP

Phủ Lý xử phạt lỗi điều khiển xe máy sai làn đường trên quốc lộ 1A. Bị tổ CSGT ra tín hiệu dừng xe

vi phạm, người này đã nhận lỗi của mình. Tuy nhiên, sau một hồi xin không được, H. bắt đầu có

ngôn ngữ thiếu kiềm chế với tổ CSGT và tự tháo vòi xăng rồi bật lửa đốt chiếc xe máy của mình.

• Trước đó, sáng 11-1-2016, tổ công tác CSGT TP Thái Bình (Thái Bình) làm nhiệm vụ tại khu

vực ngã tư Lý Thường Kiệt thì phát hiện ông NVV (53 tuổi, trú TP Thái Bình) điều khiển xe máy

không bật đèn xi-nhan. Tổ công tác yêu cầu người này dừng xe để kiểm tra, sau đó tiến hành lập

biên bản. Thế nhưng sau một hồi xin công an bỏ qua nhưng bất thành, người đàn ông bất ngờ bật

lửa đốt xe của mình rồi bỏ đi.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

35

Page 36: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Để lòng tham soi vào

Một diễn biến thi hành án dân sự tại TP Hồ Chí Minh mà chất chứa bài học đạo lý, cách ứng xử của

con người.

Tòa án tuyên buộc 7 gia đình phải trả nhà cho chủ sở hữu sau khi được bồi thường việc họ đã bỏ ra

để tu sửa căn nhà trong thời gian họ ở. Không những thế, vợ chồng người chủ nhà còn tự nguyện hỗ

trợ thêm mỗi hộ 300 triệu đồng, tổng cộng là 2,1 tỷ để họ rời khỏi nhà mình. Tuy nhiên, do không đủ tiền

hỗ trợ nên 2 năm sau bản án mới được đưa ra thi hành thì lúc đó những người phải trả nhà yêu cầu

phải mua cho họ căn hộ thì họ mới chịu rời đi.

Cục THA tổ chức cưỡng chế và chủ nhà cũng không hỗ trợ nữa. Họ vẫn phải đi mà không được

nhận khoản tiền hỗ trợ nào, trừ 3 tháng tiền thuê nhà do người chủ được THA vận động mà chi cho họ.

Giá như họ chấp nhận tự nguyện thi hành án có phải là lối hành xử tốt đẹp cho cả hai bên không.

Gần đây, hay xảy ra tình trạng những chuyến bay bị chậm, có trường hợp đến 7,8 tiếng đồng hồ.

Những chuyến bay chậm đó, hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách là lẽ đương nhiên,

song việc bồi thường với các thủ tục rườm rà khiến nhiều người phải tốn công đi lại mà vẫn chưa nhận

được tiền làm xấu đi hình ảnh của hãng rất nhiều, đã có lời kêu gọi tẩy chay trên mạng xã hội.

Tương tự và phổ biến hơn, việc bồi thường nhà cửa, đất đai, hoa màu cho dân ở các dự án cần giải

phóng mặt bằng thường chậm trễ, bất công khiến dư luận bất bình, xã hội thiếu ổn định. Hoặc, có

trường hợp, cơ quan nhà nước mượn nhà dân mà hàng chục năm không trả, chủ nhà phải mất rất

nhiều công sức, thời gian để đi đòi. Những cái gì thuộc về của người khác thì phải trả lại với một sự biết

ơn chứ, gây khó dễ, không muốn bồi thường là cách hành xử thiếu văn hóa, gây bất bình và cả bất ổn

trong lòng xã hội.

Trong khi có những hành vi phản cảm xảy ra trong xã hội chúng ta thì xuất hiện không ít những cách

ứng xử văn hóa, hợp đạo lý, được lòng người. Mới đây nhất là trường hợp một cô nhân viên quán cà

phê ở Phú Yên nhặt được 37,5 triệu đồng khách để quên dưới gầm bàn, cô thông báo rộng rãi để tìm

người trả lại. Cô gái đó đã tốt nghiệp cao đẳng kế toán và chưa có việc làm, cô phụ bán quán cà phê với

lương tháng hơn 3 triệu đồng.

Các em nhỏ, cô nhân viên điện lực, người nghèo,... không tham của người khác, nhặt được thì đem

trả như một một lẽ tự nhiên phải thế, không vì được để khen ngợi hay trả công, đây chính là những

người vô danh duy trì đạo lý và làm đẹp thêm đời sống của chúng ta.

Chính vì những con người với cách hành xử như vậy như là đối trọng với những kẻ chỉ biết vơ vét

cho đầy túi tham để xã hội duy trì sự cân bằng những giá trị làm người, đó là đạo lý!

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

36

Page 37: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

GƯƠNG TỐT PHÁP LUẬT

Liều mình cứu người trong đám cháy

Không chỉ quên mình cứu cả một gia đình trong căn nhà cháy, ông Nguyễn Long, 60 tuổi, bảo vệ

dân phố, còn thường xuyên góp phần bảo vệ bình yên cho người dân.

Căn nhà bị cháy có cửa rất kiên cố, phải dùng nhiều sức lực mới phá được lỗ hổng chui vào (nay đã được chủ nhà hàn lại)

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày cứu bốn người trong một gia đình, đứa con nhỏ nhất mới đầy

tháng tuổi thoát khỏi đám cháy, ông Nguyễn Long, Phó ban Bảo vệ dân phố phường 14, quận 6

(TP.HCM), vẫn còn rùng mình. Lần ấy, sau khi lần lượt đưa hết bốn nạn nhân ra ngoài an toàn, ông bị

ngạt khói, ngất xỉu phải điều trị viêm phổi hơn một tuần tại bệnh viện, sức khỏe hiện giờ vẫn chưa hoàn

toàn bình phục.

Cứu người xong bị ngạt khói bất tỉnh

Ông Long kể hơn 10 giờ sáng hôm ấy, khi đang trực ban ở trụ sở công an phường, ông nhận được

tin báo căn nhà 101/48/7 Tân Hóa, quận 6 bị cháy. Không kịp mặc đồ bảo hộ, ông vội vàng mang theo

dụng cụ chữa cháy đến hiện trường. Do căn nhà được thuê trọ để làm nơi lắp ráp xe máy cũ nên chứa

nhiều dầu nhớt khiến lửa khói lan nhanh. Trong nhà có hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ, đứa lớn một

tuổi, đứa nhỏ mới đầy tháng không ngừng khóc, hoảng loạn ở trên gác. Cửa bị khóa trái nhưng không ai

dám xuống mở vì lửa cháy rừng rực bên dưới.

Nhận thấy tình thế cấp bách, ông Long dùng hết sức mình tạo một lỗ hổng trên cửa, đồng thời kêu

gọi các thanh niên gần đó dùng bình cứu hỏa để dập bớt lửa. Sau đó ông chui vào lỗ hổng, lần lên gác,

đưa hai cháu nhỏ xuống trước rồi chuyền qua lỗ hổng cho người bên ngoài đón. Tuy nhiên, khi ôm cháu

bé một tháng tuổi từ trên gác xuống thì ông trượt chân do cầu thang dính đầy dầu nhớt. “Lúc ấy tôi nghĩ

rất nhanh, thả cháu bé ra để bám cầu thang thì nguy hiểm cho cháu quá nên tôi ráng chịu đau, tì lưng

vào cầu thang trượt xuống, chấp nhận trật xương sống” - ông Long kể. Cứ như thế, đến khi đưa được

người cuối cùng là mẹ các cháu ra ngoài thì ông Long ngất xỉu, không biết gì nữa.

Nằm điều trị ở BV quận 6 ba ngày ông mới hồi tỉnh. Câu hỏi đầu tiên là tình hình của gia đình có nhà

bị cháy bây giờ ra sao. Khi biết cả bốn người đều bình yên ông mới thực sự yên tâm. “Từ ngày tôi ở

bệnh viện về sức khỏe có phần giảm sút, hơi thở có vẻ yếu hơn nhưng cứu một lúc được mấy mạng

người thì còn niềm vui nào hơn thế” - ông Long chia sẻ.

37

Page 38: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

GƯƠNG TỐT PHÁP LUẬT

Từng bị cướp đấm tét môi, gãy răng

Ông Long chia sẻ có lẽ từng là người lính bước qua lằn ranh sống chết không biết bao nhiêu lần trên

chiến trường Campuchia những năm 1979-1983 nên ông có được tố chất gan dạ, bình tĩnh khi đối mặt

với mọi khó khăn. Công việc mưu sinh thường nhật đã có lúc cuốn ông đi. Nhưng vì hiểu được những

khó khăn trong việc giữ gìn an ninh trật tự nên ông đã tự nguyện tham gia đội dân phòng tuần tra khu

phố.

Năm 2009, lực lượng dân phòng đổi tên thành bảo vệ dân phố. Nhờ năng nổ và nhiệt tình trong

công tác nên ông Long được tín nhiệm bầu làm phó ban. Hơn chục năm qua, ông đã cùng đồng nghiệp,

công an phường ngăn chặn nhiều vụ cướp giật, trộm cắp tài sản, giải quyết hàng trăm vụ tụ tập gây rối,

lấn chiếm lòng lề đường.

Trong một lần tuần tra trên đường Đặng Nguyên Cẩn và Tân Hóa, ông Long phát hiện một thanh

niên phóng nhanh vượt ẩu xô ngã cô gái trẻ rồi bỏ chạy. Sau khi đuổi kịp và buộc thanh niên nọ dừng

xe, không ngờ ông bị anh ta quay lại đấm vào mặt làm tét môi, gãy răng. Thấy vậy, người dân xung

quanh vội chạy lại hỗ trợ ông bắt giữ thanh niên kia và đưa ông đi cấp cứu vì máu chảy nhiều quá. “Chỉ

tính chạy theo kêu anh ta lại đền xe cho cô gái nhưng không ngờ bị đánh cho nằm Chợ Rẫy ba bữa” -

ông Long cười, tay sờ lên vết sẹo hằn trên mặt và cười lộ ra cái răng gãy năm nào.

Một lần khác, đang trên đường Tân Hòa Đông, ông phát hiện hai thanh niên xăm trổ đầy mình có

dấu hiệu khả nghi, liền bám theo. Đến ngã tư, hai thanh niên liều lĩnh giật điện thoại của hai cô gái, ông

tăng ga đuổi theo, khéo léo áp sát rồi đạp ngã xe hai tên cướp giật dù biết mình cũng sẽ ngã theo.

Xác định công việc của mình không mưu cầu gì hơn ngoài góp phần mang lại bình yên cho người

dân, phần thưởng lớn nhất Ông Long nhận được là tình cảm quý mến, sự tin tưởng của người dân nơi

đây. Câu chuyện làm ông nhớ mãi là một đêm mưa cách đây sáu năm về trước, trong khi đi tuần qua

cầu ông Buông, ông phát hiện một người đàn ông bị té xe nên đã hỏi địa chỉ nhà để đưa người ấy về…

Đến nay, Tết nào người đó cũng gửi quà cảm ơn đến gia đình ông.

Cũng như nhiều đêm khác, đêm nay ông Long lại tiếp tục thức, rong ruổi tuần tra trên những tuyến

đường để cho người dân bình yên chìm vào giấc ngủ…

Ông Long đã có nhiều đóng góp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tuyên truyền cho người

dân nắm rõ phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm và một số biện pháp phòng ngừa, tuyên

truyền về công tác phòng cháy chữa cháy, trật tự an toàn giao thông, xử lý lấn chiếm lòng lề

đường... Cạnh đó, ông cũng đã trực tiếp tham gia bắt được nhiều vụ trộm, phối hợp với công an

phường bắt nhiều đối tượng sử dụng ma túy, tham gia hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn

trong nhân dân, quên mình cứu người trong đám cháy.

Bà NGUYỄN THỊ HỒNG OANH, Phó Chủ tịch UBND phường 14, quận 6, TP.HCM

Với những thành tích như trên, ông Long đã nhận được nhiều giấy khen của Công an TP.HCM,

UBND quận, phường, UBND TP.HCM. Gần đây nhất (tháng 4-2017), ông đã được lãnh đạo phường

14, quận 6 trao tặng giấy khen do có hành động dũng cảm cứu người.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

38

Page 39: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Mở cửa xe bất cẩn gây chết người, bị xử lý sao?

Ảnh minh họa

Ngày 31-7, báo Pháp Luật TP.HCM có đăng thông tin “Mở cửa xe không quan sát, cô gái té tử vong”

phản ánh một vụ tai nạn chết người do tài xế ô tô mở cửa xe bất cẩn xảy ra tại khu vực chợ Lái Thiêu

(phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, Bình Dương).

Sau khi báo đăng, một số bạn đọc thắc mắc trong trường hợp mở cửa xe không quan sát dẫn đến

hậu quả chết người thì pháp luật xử lý như thế nào.

Luật sư TRỊNH NGỌC HOÀN VŨ, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết:

Không ai muốn mình rơi vào trường hợp là người gây tai nạn như người mở cửa ô tô nói trên. Tuy

nhiên, pháp luật vẫn có chế tài vì hậu quả chết người đã xảy ra. Theo điểm đ khoản 3 Điều 18 của Luật

Giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ “không mở

cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn”.

Việc mở cửa ô tô bất cẩn gây hậu quả chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi

phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tại Điều 202 BLHS.

Tùy hậu quả xảy ra mà pháp luật quy định mức chế tài khác nhau. Người nào điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính

mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác (làm chết một người; gây

tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi người trên 31%; gây thiệt hại tài

sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 500 triệu đồng...) thì bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo

không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Nếu làm chết từ ba người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật

của những người này trên 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên... thì được xem là gây hậu

quả đặc biệt nghiêm trọng, bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất

định từ một năm đến năm năm.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

39

Page 40: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, mức phạt thế nào?

Ảnh minh họa

Nguyễn Minh Tú (nguyenminhtupipi@...): Vừa qua cháu tôi ở quê mới lên TP.HCM đi làm, do

chưa quen đường cháu có chạy vào đường một chiều. CSGT ở chốt trực ngay ngã tư có thổi còi và yêu

cầu cháu tôi dừng lại. Do sợ và hoảng nên cháu tôi bỏ chạy luôn. Xin hỏi với việc bỏ chạy như vậy sẽ bị

xử phạt thế nào, mức phạt bao nhiêu?

- Luật sư Hồ Thị Phùng Hân, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Việc người điều khiển phương tiện

không chấp hành hiệu lệnh của CSGT sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Người

điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người

điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông thì có thể bị xử phạt như sau:

Tùy theo từng loại phương tiện khác nhau mà mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh

dừng xe của CSGT có thể khác nhau.

Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 46/2016, đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương

tự ô tô thì bị phạt tiền 1,2-2 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì

tước giấy phép lái xe 3-5 tháng.

Theo điểm m khoản 4 Điều 6 của nghị định này, đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe

máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy, mức phạt tiền sẽ là

300.000-400.000 đồng. Tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì tước giấy phép

lái xe 3-5 tháng.

(Theo Báo Pháp luật TP.HCM)

40

Page 41: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT

Đánh nhau, trộm cắp vặt… xử lý như thế nào?

Ngoài hình thức phạt tiền, người trộm cắp còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật

(tài sản trộm cắp) để trả lại cho người bị mất.

Ảnh minh họa

Chị Lý Thị Hoa (Ngã Năm – Sóc Trăng) hỏi: Đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đánh nhau,

trộm cắp vặt… bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) nhưng việc bồi thường,

khắc phục hậu quả thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm, tài sản bị mất…thì giải quyết như thế nào?

- Luật gia Bùi Đức Độ trả lời: Một trong những hành vi bị nghiêm cấm người có thẩm quyền đó là:

Không XPVPHC, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý

hành chính.

Người có hành vi vi phạm hành chính như đánh nhau, trộm cắp mà chưa đến mức phải bị truy cứu

trách nhiệm hình sự thì sẽ bị XPVPHC với hình thức phạt chính là phạt tiền.

Ngoài hình thức phạt tiền, người trộm cắp còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật

(tài sản trộm cắp) để trả lại cho người bị mất, tịch thu phương tiện VPHC; nếu tang vật đã bị tiêu hủy thì

buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật.

Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau, nếu người VPHC gây ra thiệt hại thì phải bồi

thường và việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, cho nên

người có thẩm quyền XPVPHC hoặc hòa giải viên ở cơ sở có thể giúp các bên thương lượng với nhau;

nếu thương lượng không thành thì người bị hại có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án để đòi bồi

thường thiệt hại về sức khỏe.

Đối với mỗi VPHC, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức VPHC có thể bị áp

dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điều, khoản mà Nghị định của

Chính phủ quy định về XPVPHC.

Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp không ra quyết định XPVPHC

theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHC.

Bà có thể tham khảo thêm ở Luật XLVPHC; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng

chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

41

Page 42: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG

Làm luật phạm luật

Quốc hội Mỹ vừa thông qua bộ luật mới với nội dung là những biện pháp mới trừng phạt Nga.

Ảnh minh họa

Bộ luật được cả lưỡng viện lập pháp của nước Mỹ thông qua với sự chống đối gần như không đáng

kể: 3 phiếu chống và 419 phiếu thuận ở Hạ viện, 98 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống ở Thượng

viện. Có thể thấy các nhà lập pháp ở Mỹ đồng tâm nhất trí như thế nào khi làm luật này.

Chỉ có điều chính luật ấy lại bị các đối tác của Mỹ coi là vi phạm luật pháp quốc tế, tức là các nhà

làm luật lại phạm luật. Chuyện nghe thật tưởng như đùa.

Nếu ở đây chỉ có riêng chuyện tư pháp và luật pháp thì sẽ chẳng thể xảy ra tình huống các nhà làm

luật lại phạm luật. Nhưng bộ luật mới này được Quốc hội Mỹ sử dụng phục vụ mục đích chính trị nên

mới có chuyện như thế.

Với luật này, Quốc hội Mỹ trừng phạt Nga, nhưng diện đối tượng bị trừng phạt lại còn là cả những

tập đoàn và công ty của nước khác hợp tác với Nga. Quốc hội nước này quyết sách gì đối với nước

khác vốn là chuyện riêng của quốc gia và chỉ động chạm đến quan hệ song phương.

Nhưng xử lý quan hệ song phương mà lại động chạm và ảnh hưởng đến lợi ích của nước thứ 3 thì

câu hỏi luôn được đặt ra là như thế phù hợp hay trái với luật pháp quốc tế? Trong vụ việc này, Quốc hội

Mỹ đã bất chấp cả luật pháp quốc tế.

Chuyện cụ thể thế này: Năng lượng là lĩnh vực đưa lại nhiều lợi nhuận cho Nga và vì thế bị Quốc hội

Mỹ tiến hành trừng phạt. Quốc hội Mỹ cho rằng như vậy sẽ khiến Nga bị thua thiệt nhiều nhất. Nga lại

hợp tác với nhiều tập đoàn ở các nước thành viên EU xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga

sang Tây Âu với tên gọi là North Stream II. Các tập đoàn này, không phải của Nga mà chỉ là đối tác của

Nga, giờ bị Quốc hội Mỹ trừng phạt.

Như thế đâu có khác gì “giận cá chém cả thớt” và phạm luật là rất rõ

(Theo Báo Pháp luật Việt Nam)

42

Page 43: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đồng loạt triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện

Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin - Truyền thông đã kết hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức khai

trương 70 điểm dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) qua bưu điện tại các

bưu cục và hệ thống bưu cục văn hóa cấp xã trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố. Dịch vụ này sẽ tạo

nhiều thuận lợi cho người dân, tổ chức trong việc làm hồ sơ, thủ tục...

Nhân viên Bưu điện tỉnh tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cho người dân tại Bưu cục TX.Dĩ An

Người dân hài lòng

Theo ghi nhận tại điểm khai trương Bưu cục TX.Dĩ An, ngay trong ngày khai trương 28-7, người dân

đã đến làm thủ tục theo đúng thành phần hồ sơ được niêm yết. Anh Trần Văn Phong, thực hiện hồ sơ

Phiếu lý lịch tư pháp cho hay: “Thay vì trước đây tôi phải lên Trung tâm Hành chính công làm thủ tục,

nhưng nay tôi làm tại Bưu điện Dĩ An, cách nhà tôi chỉ 1km, rất tiện lợi”. Anh Phong cho biết thêm, anh

rất hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên bưu điện, nhất là các hướng dẫn về thành phần hồ

sơ, lệ phí, mẫu biểu cho người dân.

Ngay trong ngày khai trương, tại điểm Bưu cục TX.Dĩ An đã có hàng chục người dân thực hiện các

thủ tục. Nhiều người dân bày tỏ sự hài lòng đối với dịch vụ này nhằm tạo tiện ích cho họ, giảm chi phí

và thời gian đi lai. Chị Trần Thị Mỹ, ngụ phường Dĩ An, TX.Thuận An cho biết, chị đến làm thủ tục đăng

ký thành lập doanh nghiệp. Chị Mỹ mong muốn, cách làm này cần phát huy để góp phần xây dựng bộ

máy chính quyền dân chủ, công khai minh bạch.

Theo Quyết định số 1593/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ

và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện giai đoạn 2017-2020, trong giai đoạn 1, đến ngày 31-12-

2017 triển khai tiếp nhận 90 thủ tục và trả 975 thủ tục qua bưu điện. Các thủ tục thuộc thẩm quyền giải

quyết của UBND tỉnh, cấp huyện và cấp xã, như: Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng

cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch; thủ tục đăng ký thành lập

doanh nghiệp; thủ tục khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ

môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản…

“Cánh tay nối dài”, hỗ trợ người dân

Việc triển khai dịch vụ tiếp nhận, trả hồ sơ qua bưu điện đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người

dân, cơ quan công quyền và toàn xã hội. Về phía người dân, giúp tiết kiệm được công sức, thời gian,

chi phí đi lại, chờ đợi. Về phía cơ quan công quyền, giúp giảm áp lực tại quầy một cửa, nâng cao năng

suất lao động và chuyên môn hóa nghiệp vụ cho cán bộ. Về phía xã hội, tiết kiệm được chi phí toàn xã

hội bởi tận dụng được mạng lưới bưu chính công ích vào quá trình cải cách TTHC của tỉnh, phù hợp với

xu thế chung trong sử dụng lao động thuộc biên chế Nhà nước, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần

gũi với người dân; hạn chế được phương tiện lưu thông trên đường, giảm thiểu được rủi ro tiềm ẩn về

giao thông.

43

Page 44: 2017 PHIÊN HỌP CỦA Thay đổi UBTVQH: cách tính Báo chí được ... · cái mà luật không quy định những hành xử theo lệ mãi lại cứ tưởng luật quy

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tel: (0274) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: [email protected] - [email protected]

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Ông Lê Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông, cho biết thực hiện Quyết định số

1593 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua

bưu điện giai đoạn 2017-2020, Sở Thông tin - Truyền thông mong muốn các nhân viên bưu điện thực

hiện bài bản, khoa học việc hướng dẫn cụ thể thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu biểu 90 TTHC áp dụng

trong giai đoạn 1 đến người dân, doanh nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nhân viên bưu điện

cần tỏ thái độ phục vụ thân thiện, vui vẻ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC

qua bưu điện đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Ông Võ Văn Tín, Giám đốc Bưu điện tỉnh, cho biết: “Chúng tôi nhận định trong giai đoạn đầu triển

khai dịch vụ sẽ gặp một số khó khăn, hạn chế. Đó là khi triển khai dịch vụ tiếp nhận qua bưu điện thì

một nhân viên bưu điện phải biết và thực hiện nhiều TTHC thuộc nhiều sở, ban, ngành, do đó không thể

tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm đồng hành cùng chính quyền trong cải cách

TTHC, chúng tôi sẽ tạo ra các công cụ để giúp nhân viên hạn chế sai sót và thao tác nhanh khi nhận hồ

sơ. Bưu điện tỉnh chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên bưu điện,

tạo sự hài lòng đối với người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ thông tin bài

bản cho 70 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ hành chính công nhằm hỗ trợ tối đa cho nhân viên trong

quá trình thao tác nhận hồ sơ”.

Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ

tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ

nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị.

Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục

hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ

email: [email protected]

(Theo Báo Bình Dương)

44