1.6. Mô hình hóa và mô phỏng quá trình tham gia trong quản ... fileVật nuôi và quản...

18
[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 128 (Nội dung gỡ băng) Xác định và quản lý rủi ro là một chủ đề trung tâm được khai triển bởi nhóm nghiên cứu Vật nuôi và quản lý rủi ro tích hợp (tên viết tắt tiếng Pháp là AGIRs). Tôi làm việc cùng với các chuyên gia thú y, nhân học, xã hội học và kinh tế học. Nhóm chúng tôi áp dụng góc nhìn đa ngành về quản lý rủi ro. Trong tham luận của mình, Vanessa Manceron có nói rằng rủi ro là một mắt xích bị khuyết trong chuỗi các quan hệ nguyên nhân-kết quả, ý này cũng đã được những người làm mô hình hóa sử dụng để giải thích cho các sự kiện thông qua một loạt các sự kiện khác bị kéo theo, đồng thời đưa vào khái niệm xác suất. Vanessa cũng đã nhấn mạnh rằng mối hiểm nguy không phải là lĩnh vực dành riêng cho các chuyên gia mà liên quan đến mọi chủ thể xã hội, và chị có bổ sung rằng các tham chiếu về văn hóa là những yếu tố quan trọng trong việc xác định rủi ro. Điều tôi ghi nhận được từ hai bài trình bày của Adrian Pop và Bruno Vindel là chúng ta phải đối mặt với những hệ thống rất phức tạp, rất khó có thể rút ra được các chuỗi quan hệ nguyên nhân-kết quả giản đơn. Vì vậy phải có những cách tiếp cận mới để mô tả các hệ thống đó. Cách tiếp cận mới cần có hai đặc điểm: được xây dựng trên cơ sở thực tế – trải nghiệm cụ thể từ một sự việc đã xảy ra, biết những gì đã có trong quá khứ – ; là phương pháp tiếp cận có tính cách tân – khi các sự việc không chắc chắn, các giá trị bị đem ra tranh cãi, và khi các thách thức là rất lớn, cần phải có một phương pháp mang tính đổi mới để tìm ra giải pháp, nhưng vẫn phải lưu ý là không có giải pháp nào mang tính phổ quát. Yves Le Bars đã đưa ra định nghĩa về rủi ro, theo đó, rủi ro xuất hiện khi có sự kết hợp giữa tai biến tự nhiên, vùng dễ bị tổn thương, tình trạng đối mặt nguy cơ và anh cũng nhắc đến sự cần thiết phải có phương pháp trong xây dựng chính sách công; từ bài trình bày của Jean-Philippe Fontenelle, chúng ta ghi nhận rằng các bản đồ phân bố rủi ro được trình bày có thể hiểu là những đề tài cần tranh luận. 1.6. Mô hình hóa và mô phỏng quá trình tham gia trong quản lý rủi ro dịch bệnh gia súc Raphaël Duboz – CIRAD

Transcript of 1.6. Mô hình hóa và mô phỏng quá trình tham gia trong quản ... fileVật nuôi và quản...

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD128

(Nội dung gỡ băng)

Xác định và quản lý rủi ro là một chủ đề trung tâm được khai triển bởi nhóm nghiên cứu Vật nuôi và quản lý rủi ro tích hợp (tên viết tắt tiếng Pháp là AGIRs). Tôi làm việc cùng với các chuyên gia thú y, nhân học, xã hội học và kinh tế học. Nhóm chúng tôi áp dụng góc nhìn đa ngành về quản lý rủi ro.

Trong tham luận của mình, Vanessa Manceron có nói rằng rủi ro là một mắt xích bị khuyết trong chuỗi các quan hệ nguyên nhân-kết quả, ý này cũng đã được những người làm mô hình hóa sử dụng để giải thích cho các sự kiện thông qua một loạt các sự kiện khác bị kéo theo, đồng thời đưa vào khái niệm xác suất. Vanessa cũng đã nhấn mạnh rằng mối hiểm nguy không phải là lĩnh vực dành riêng cho các chuyên gia mà liên quan đến mọi chủ thể xã hội, và chị có bổ sung rằng các tham chiếu về văn hóa là những yếu tố quan trọng trong việc xác định rủi ro.

Điều tôi ghi nhận được từ hai bài trình bày của Adrian Pop và Bruno Vindel là chúng

ta phải đối mặt với những hệ thống rất phức tạp, rất khó có thể rút ra được các chuỗi quan hệ nguyên nhân-kết quả giản đơn. Vì vậy phải có những cách tiếp cận mới để mô tả các hệ thống đó. Cách tiếp cận mới cần có hai đặc điểm: được xây dựng trên cơ sở thực tế – trải nghiệm cụ thể từ một sự việc đã xảy ra, biết những gì đã có trong quá khứ – ; là phương pháp tiếp cận có tính cách tân – khi các sự việc không chắc chắn, các giá trị bị đem ra tranh cãi, và khi các thách thức là rất lớn, cần phải có một phương pháp mang tính đổi mới để tìm ra giải pháp, nhưng vẫn phải lưu ý là không có giải pháp nào mang tính phổ quát.

Yves Le Bars đã đưa ra định nghĩa về rủi ro, theo đó, rủi ro xuất hiện khi có sự kết hợp giữa tai biến tự nhiên, vùng dễ bị tổn thương, tình trạng đối mặt nguy cơ và anh cũng nhắc đến sự cần thiết phải có phương pháp trong xây dựng chính sách công; từ bài trình bày của Jean-Philippe Fontenelle, chúng ta ghi nhận rằng các bản đồ phân bố rủi ro được trình bày có thể hiểu là những đề tài cần tranh luận.

1.6. Mô hình hóa và mô phỏng quá trình tham gia trong

quản lý rủi ro dịch bệnh gia súcRaphaël Duboz – CIRAD

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 129

hệ thống giám sát và kiểm dịch

Nguồn: Đơn vị nghiên cứu GREEN, CIRAD.

1hình

Rủi ro vệ sinh y tếR I RO D CH T

R i ro kinh tChi phí x l d ch b nhKhôi ph c l i àn (gia súc)M t n ng su tThi t h i v xu t kh u...

R i ro an ninh l ng th cThi u ngu n cung proteine ng v t

Các r i ro d ch bệnh

Xu t hi n và tái xu t hi nT l m c b nh và t l ch t gia súcPhát tán b nh ph m vi a ph ngLây nhi m sang ng i (r i ro t ng v t)

Nguồn: tác giả.

4Sơ đồ

Anh hãy mang ống nhòm, con bò thứ 17 bên trái phía cuối có vẻ có vấn đề !

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD130

Rủi ro vệ sinh y tế là rủi ro khi xuất hiện một bệnh mới, hoặc khi xuất hiện trở lại một bệnh đã ngầm hiện diện ở đó và quay trở lại vào một địa điểm hoặc thời điểm nhất định. Rủi ro vệ sinh y tế thường gắn với các trường hợp động vật bị bệnh hoặc chết, hoặc xuất hiện một bệnh dịch tại một quốc gia hoặc một địa phương. Chúng ta cũng đã nghe nói nhiều tới nguy cơ dịch bệnh do vi-rút truyền từ động vật sang người. Các rủi ro vệ sinh y tế đều dẫn tới hậu quả về kinh tế. Khi dịch bệnh xuất hiện ở một quốc gia thì quốc gia này sẽ giảm năng suất, thậm chí còn mất quyền xuất khẩu sản phẩm; ở những nước kém phát triển, rủi ro này chắc chắn sẽ đặt ra vấn đề thiếu protein động vật trong chế độ dinh dưỡng của người dân. Hậu quả của dịch bệnh vật nuôi có thể là rất lớn tùy theo tình

trạng nguy cơ nhiễm bệnh và mức độ dễ bị tổn thương của trang trại.

Hình ảnh trong sơ đồ này đặt ra vấn đề về quy mô tiếp cận: bệnh dịch có thể ở quy mô toàn cầu, hoặc địa phương, trong phạm vi một thành phố hoặc chỉ trong một trang trại (Xem hình 1).

Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đề cập việc thiết lập mạng lưới kiểm dịch, nội dung này có liên quan đến phần trình bày của chị Vanessa Manceron: một hệ thống giám sát cũng là một hệ thống xã hội được tổ chức có thứ bậc, một hệ thống các cơ quan chức trách, một hệ thống với những thông lệ, văn hóa và lịch sử (Xem sơ đồ 5).

hệ thống giám sát

Ng i nuôi

ChLò m

C a kh u

Các n v a ph ng

n v trung tâm

Unité Épidemiologique Local Intermédiaire Central

i mki m d ch

L c l ng

ki m d ch t i ch

H TH NG GIÁM SÁT KI M D CH

B. Dufour

P. Hendrikx

Nguồn: AGIRs.

5Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 131

Hệ thống giám sát và kiểm dịch bao gồm các trạm kiểm dịch hải quan, ở các lò mổ, chợ và trang trại chăn nuôi. Chuyên viên kiểm dịch có thể sẽ đến tận nơi để lấy mẫu, chất vấn, v.v. Thông tin kiểm dịch sẽ được chuyển đến trung tâm kiểm dịch vùng, bản thân chuyên viên của các trung tâm kiểm dịch vùng cũng có thể đến kiểm tra tại các trạm kiểm dịch cơ sở. Về nguyên tắc, thông tin được tập trung về một mối để phân tích và tổng hợp. Hệ thống tập hợp thông tin sau đó sẽ xử lý thông tin bằng các công cụ thống kê. Ngoài ra hệ thống cũng được tổ chức về phương diện thể chế vì đây là các vấn đề liên quan đến y tế công cộng do nhà nước quản lý.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi có đề xuất một phương pháp mà trước đó đã được một

ê-kíp nghiên cứu khác thuộc Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp (CIRAD) sử dụng, để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên. Nền tảng của phương pháp này là các nghiên cứu của chuyên gia kinh tế học Ostrom (2009), tác giả đã có những nghiên cứu về tài sản chung và áp dụng phương pháp tiếp cận với hai đặc điểm đã trình bày ở trên. Ý tưởng của chúng tôi là đưa đến cho các chủ thể khác nhau khả năng tham gia vào việc đề ra các giải pháp liên quan đến bản thân họ. Ở đây, chúng tôi giả định là các chủ thể cũng có thể mang lại sự đổi mới trong việc đề ra các giải pháp bởi vì tìm ra các giải pháp hiệu quả cũng chính là phục vụ cho lợi ích của bản thân họ.

Có những chủ thể nào? Vai trò là gì? Xác định ra sao? Vị trí nào cho phương pháp mô hình hóa và mô phỏng?

Giám sát Ki m tra

D ch b nh

Nguồn: tác giả.

6Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD132

Làm thế nào để giúp xây dựng một phương pháp tiếp cận có thể bổ sung cho các phương pháp tiếp cận theo thứ bậc cổ điển, theo kiểu thể chế? Nhìn chung một hệ thống dịch tễ thường có ba bộ phận cấu thành – giám sát, kiểm tra và bản thân dịch bệnh có liên quan – mỗi một bộ phận này đều vô cùng phức tạp. Hệ thống giám sát là một hệ thống kinh tế xã hội phức hợp; kiểm tra là một hoạt động được thực hiện hoặc định kỳ hoặc lâu

dài – cần phải có một cơ cấu tổ chức, chi phí và hậu cần – và sự chuẩn bị trong công tác quản lý rủi ro; bệnh dịch là một loại vi-rút biến thể, lây nhiễm vào vật chủ trung gian và lan truyền giữa các vật chủ nhiễm bệnh, đây là một hiện tượng phức tạp, có sự tương tác giữa các cá thể mang bệnh và hệ sinh học (miễn dịch). Mỗi một thành tố đều có vai trò trong cả hệ thống.

Minsky (1965) đưa ra định nghĩa sau: « Đối với một người quan sát B, một vật A* là một mô hình A nếu B có thể trả lời các câu hỏi mình quan tâm về A bằng cách sử dụng A*». Định nghĩa này đưa ra một cái nhìn sáng rõ về mô hình và giúp hình dung việc mô hình hóa giống như một bộ tam – « Bộ tam Minsky » –

trong đó, người quan sát B ở vị trí trung tâm có một quan hệ nào đó với mô hình và với thực tiễn, là đối tượng được mô hình hóa. Việc mô hình hóa được đặt trong một hoạt động, một chu trình được gọi là chu trình mô hình hóa và mô phỏng.

Mô hình hóa cần có sự tham gia của cả ba bộ phận cấu thành « bộ tam Minsky »

Marvin L. Minsky

Quan h v i Mô hình

Quan h v i v t

MÔ HÌNH HÓA

V t A

Ng i quan sát B

Mô hình A*

Nguồn: Minsky, 1965 ; « Bộ tam Minsky » Bonté et al. 2012.

7Sơ đồ

Marvin L. Minsky

Quan h v i Mô hình

Quan h v i v t

MÔ HÌNH HÓA

V t A

Ng i quan sát B

Mô hình A*

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 133

Người ta luôn bắt đầu với một câu hỏi, một vấn đề đặt ra xoay quanh một đối tượng. Thường người ta đã có sẵn một số hiểu biết về đối tượng này. Sau đó người ta sẽ xây dựng một hình ảnh đại diện, một mô hình về đối tượng. Công cụ tin học cho phép mở rộng khả năng của chúng ta với các mô hình mô phỏng phản chiếu hoạt động được biểu diễn bằng mô hình. Các tính toán mô phỏng đó sẽ cho ra các kết quả, sau đó các kết quả sẽ được phân tích và cho ra các câu trả lời để từ đó xác định lại vấn đề. Hoạt động khoa học có một đặc thù là một câu trả lời luôn kéo theo một câu hỏi mới. Có thể lấy minh họa

cho điều này bằng bức tranh của M. C. Escher (1961) thể hiện một thác nước chảy mãi không ngừng, hoạt động khoa học cũng vậy, không bao giờ dừng lại. Mô hình không phải là một sản phẩm làm một lần là xong và bất biến qua thời gian.

Trí thông minh nhân tạo đã không thể tạo ra các máy móc thông minh. Chúng ta vẫn còn rất xa mới có thể tạo ra một chiếc máy có thể cảm nhận một thông tin và xử lý thông tin đó theo từng bối cảnh lịch sử, từng nền văn hóa và tạo ra một hình ảnh đại diện tương ứng với hình ảnh hiện diện trong trí não con người.

Chu trình mô hình hóa và mô phỏng

Nguồn: tác giả.

8Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD134

Ưu điểm của mô hình hóa quá trình tham gia là khi đưa nhiều chủ thể tham gia vào một quy trình, ta cũng đưa luôn cả quan điểm chủ quan, những trải nghiệm, câu chuyện của mỗi chủ thể vào trong quy trình đó. Chúng ta biết là một hình ảnh có thể được nhìn và hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo cách nhìn của mỗi người.

Như vậy, có thể thay đổi định nghĩa của Minsky bằng cách đưa thêm một nhóm cá thể vào trong mô hình: « Đối với một nhóm quan sát B, một vật A* là mô hình của A nếu A* đồng thuận trong B để quản lý một vấn đề chung liên quan đến A ». Điều quan trọng là tất cả chủ thể phải thống nhất rằng A* là hình

ảnh đại diện của vật mà chúng ta quan tâm và cần phải giải quyết một vấn đề chung liên quan đến A, bằng cách sử dụng A*. Mô hình hóa vẫn là một mô hình gồm một bộ ba thành tố, nhưng có một điểm cần lưu ý, là một trong ba thành tố đó là một nhóm cá thể chứ không phải là một cá thể đơn lẻ nữa. Trong trường hợp này, vấn đề đặt ra là phải có một sự đồng thuận. Làm thế nào để đạt được sự đồng thuận trong một nhóm chủ thể với những cá thể rất khác nhau về nguồn gốc xã hội, lịch sử, vai trò, trình độ hiểu biết, lợi ích? Nghệ thuật mô hình hóa quá trình tham gia chính là làm sao đạt tới sự đồng thuận đó.

Cách tri giác và hiểu sự vật khác nhau, các mô hình khác nhau về thực tiễn

x

Nguồn: Ảnh lấy từ Internet. Tác giả.

9Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 135

Ý tưởng ở đây là để biết làm thế nào cải thiện được hiệu quả của công tác giám sát và kiểm dịch dịch cúm gia cầm ở một nước. Các chủ thể khác nhau được huy động để tham gia mô tả hoạt động của mình: chủ trang trại chăn nuôi, chủ trang trại bán công nghiệp, bác sĩ thú y địa phương, cán bộ nông lâm nghiệp của tỉnh, chuyên gia của Tổ chức

lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) và Trung tâm thú y quốc gia (National Animal Health Center) trong trường hợp của Lào.

Chúng tôi thu được thông tin qua bảng hỏi mở, bán định hướng, mục đích là để xây dựng một hình ảnh đại diện tại phòng nghiên cứu.

Xây dựng A* với các chủ thể b của hệ thống

Ng i nuôiCh trang tr i bán công nghi p

Bác s thú trong thôn

Cán b nông lâm nghi p huy n

Cán b nông lâm nghi p t nhFAOTrung tâm thú y qu c gia (NAHC)

T p hu n t i Lào

XÂY D NG A* V I CÁC CH TH C A H TH NG

Ví d v các lo i ch th

V n : Làm th nào c i thi n công tác giám sát và ki m d ch ?

C p tham gia th nh t :Yêu c u các ch th mô t h th ng

Nguồn: Bonté et al. 2012.

6Khung

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD136

Trong sơ đồ 10, chúng tôi sử dụng kỹ thuật mô hình hóa các chuỗi tương tác và phản hồi qua lại. Có ba thành tố xuất phát điểm: giám sát, kiểm dịch và dịch bệnh động vật. Ở đây, chúng ta có nhiều yếu tố nhỏ khác nhau tạo nên ba thành tố chính đó và chúng tôi xác định mối liên hệ giữa các thành tố: chẳng hạn, mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch tại các điểm chăn nuôi nhỏ lẻ có liên hệ như thế nào với tần suất giám sát? Câu trả lời thu được từ các bảng hỏi cho biết khi số lượng gà chết tăng lên, người nuôi sẽ tăng cường giám sát và có thể tự mình thực hiện một số biện pháp kiểm dịch: cách ly, bán hoặc điều trị.

Các cơ quan quản lý cũng tiếp nhận và chuyển thông tin lên các cấp cao hơn khi thấy số lượng gà bệnh tại một địa phương tăng lên, điều này sẽ dẫn tới việc mở rộng các biện pháp giám sát và kiểm dịch ở quy mô lớn hơn.

Các mũi tên kết thúc bằng một tam giác biểu diễn một sự ảnh hưởng tỷ lệ thuận của một biến số lên một biến số khác, tức là biến số đầu của mũi tên tăng lên sẽ dẫn đến biến số cuối mũi tên cũng tăng lên. Các mũi tên kết thúc bằng một đường tròn biểu diễn một sự ảnh hưởng tỷ lệ nghịch. Khi không có mũi tên có nghĩa là không có quan hệ gì giữa các biến số (Collineau and al., 2013). Việc biểu diễn bằng hình ảnh đại diện này cũng được các chủ thể công nhận là có giá trị. Các kỹ thuật tính toán cho phép chúng ta nói rằng nếu tăng cường kiểm dịch ở cấp địa phương, sẽ giảm được việc tăng cường giám sát và đồng thời cũng giảm được quy mô lây lan của bệnh dịch ở địa phương. Giả thiết có thể đưa ra ở đây là nếu người chăn nuôi được tuyên truyền về sự cần thiết phải áp dụng ngay lập tức các biện pháp kiểm dịch thì hậu quả về kinh tế sẽ giảm đi.

Mô hình hóa các chuỗi tương tác, phản hồi : « loop analysis »

Giám sát

Ki m tra

D ch b nh

XÂY D NG A* V I CÁC CH TH C A H TH NG

Ki m tra c p a ph ng

N l c giám sát

Quy mô b nh d ch

K t qu t ng t t i Lào, Campuchia và Thái Lan

Tác ng ng ng liên quan n c m nh n v r i ro !

Nguồn: Collineau et al., 2013.

10Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 137

Giới hạn của cách biểu diễn này cũng cần phải được tính toán, nhất là hiệu ứng ngưỡng giới hạn liên quan đến cảm nhận về rủi ro của các chủ thể: khi có bao nhiêu vật nuôi chết thì phải tăng cường các biện pháp giám sát ? Câu trả lời phụ thuộc vào cảm nhận rủi ro của mỗi chủ thể. Chúng tôi đã thực hiện cùng một nghiên cứu ở Campuchia và Thái Lan và có cùng kết luận: việc tăng cường kiểm dịch ở địa phương thường ở mức độ cao hơn so với việc tăng cường giám sát ở cấp độ quốc gia.

Mô hình hóa hệ thống (sơ đồ 11) là một cách để quan sát thế giới. Ta đặt ra các giới hạn để tìm hiểu những thành tố tương tác với nhau

và biến đổi qua thời gian như thế nào. Bản thân mỗi thành tố cũng lại có một tiểu hệ thống, bản thân mỗi tiểu hệ thống này cũng lại có các tiểu thành tố tương tác với nhau và cứ tương tự như vậy. Phương pháp tiếp cận mô hình hóa hệ thống nhằm đặt ra các giới hạn cho một một vấn đề nhất định và đưa vào đó các cấp độ nhỏ hệ thống nhỏ hơn, với độ chính xác chi tiết cao hơn (Zeigler et al., 2000).

Những nội dung này có thể cho ta một ý niệm cố định về automat, nhưng nếu mô phỏng một số lượng lớn các automat tương tác với nhau, ta sẽ có một mô hình đa tác tử.

Mô hình hóa hệ thống

C p t p trung +1

C p t p trung (mô hình hóa)

Xu t hi n

Các ràng bu c

MÔ HÌNH HÓA H TH NG

C p t p trung - 1

Nguồn: theo Drogoul, A. và B. Gaudou (2012), tác giả.

11Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD138

Sơ đồ 12 trình bày nhiều automat tương tác với nhau ở cấp độ tiêu điểm, tức là cấp độ mô hình hóa – chẳng hạn, mô hình các cá thể trong một hệ thống giám sát và kiểm dịch. Mô tả toàn bộ các cá thể, ta sẽ thấy trong mỗi cá thể đều có một cơ chế thể hiện hành vi (cấp độ tiêu điểm -1). Khi mô phỏng toàn bộ các automat này, các thuộc tính mới, mang tính tổng thể có thể xuất hiện. Kiểu mô hình hóa này thu được một thuộc tính của thực tiễn mà chúng ta quan tâm: sự xuất hiện của yếu tố mới.

Tôi đã nói tới khung mô hình hóa đồng hành, đây là một phương pháp mô hình hóa quá trình tham gia. Phương pháp này đòi hỏi phải hình dung các mô hình khác nữa và phải có sự biến đổi. Chúng ta đang ở ngay giữa phương pháp tiếp cận xây dựng trên cơ sở thực tế và có tính đổi mới, phương pháp này không thể bất biến qua thời gian. Ở đây, tôi xin nhắc đến nghiên cứu do Etienne (2010) làm chủ đề tài được xây dựng chỉ là mô hình thể hiện đúng vào thời điểm thực nghiệm. Điều thú vị ở đây là tiến trình xây dựng mô hình và việc chia sẻ kiến thức giữa các chủ thể khác nhau trong tiến trình đó.

Xuất phát điểm ở đây là hình ảnh đại diện mang tính cá nhân của hệ thống: mỗi cá thể có một thế giới quan, nhưng các chủ thể đều tồn tại trong cùng một thế giới. Mô hình hóa đồng hành sẽ tìm cách đưa ra một hình ảnh đại diện chung để tạo ra đối thoại, từ đó làm

thay đổi các hình ảnh đại diện của mỗi cá thể. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng đối với các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên; ta cũng có thể áp dụng cho các vấn đề liên quan đến y tế công cộng bằng cách coi sức khỏe công cộng là tài sản chung.

Mô hình hóa đồng hành (1)MÔ HÌNH HÓA H TR

H ng t i m t hình nh hình dung chung v h th ng cùng qu n l

…thay i hình dung c a các cá nhân?

T hình dung c a cá nhân t i…

…m t hình dung chung

Các bên liên quan

môi trườngnguồn lực

xã hội

môi trườngnguồn lựcxã hội

Nguồn: tác giả.

12Sơ đồ

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 139

Hai công cụ được dùng chủ yếu để xây dựng hình ảnh đại diện chung cho hệ thống là mô phỏng và phân vai. Hệ thống A được các tác nhân B cảm nhận thông qua các trò chơi phân vai và/hoặc các mô phỏng trên máy tính, hai công cụ này đều biểu diễn mô hình A* của hệ thống A ở thời điểm thực hiện đóng vai hoặc mô phỏng. Việc đặt vào tình huống cụ thể theo hình thức đóng vai hoặc mô phỏng như vậy sẽ cho phép các chủ thể có thể thể hiện được các quyết định và hành động của mình trong hệ thống dưới dạng các nguyên tắc. Từ đó, các chủ thể sẽ tạo ra một hình ảnh đại diện chung cho cả hệ thống dưới dạng trò chơi hoặc mô phỏng.

Như đã trình bày ở trên. một chu trình mô hình hóa bắt đầu bằng một câu hỏi, một vấn đề. Chẳng hạn, làm thế nào để cải thiện hiệu quả giám sát và kiểm tra dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới ở cấp độ khu vực giữa Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia? Từ câu hỏi này, chúng ta sử dụng phương pháp mô hình hóa đồng hành và một trong các kỹ thuật của phương pháp này có tên là kỹ thuật Vấn đề Chủ thể Nguồn lực Các hoạt động/vận động và Sự tương tác (PARDI). Ta sẽ tổ chức các cuộc họp trong đó tất cả các chủ thể cùng tham gia xác định vấn đề – đâu là những hoạt động/vận động đang diễn ra trong các nguồn lực và giữa các chủ thể? có các quan hệ tương tác nào được thiết lập?

Mô hình hóa đồng hành (2)

MÔ HÌNH HÓA H TR

A A*

Trò ch i óng vai

Mô ph ng

B

M t hình dung chung th ng nh t

Nguồn: tác giả.

13Sơ đồ

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD140

Ở bản đồ 11, ta thấy những điểm quan tâm đối với tất cả các chủ thể có vị trí nằm ở nhiều  đường giới hạn khác nhau. Ta thấy những liên hệ giữa các thủ đô, điều này thể hiện nhu cầu liên lạc trong công tác quản lý các trường hợp khủng hoảng xảy ra trên phạm vi khu vực.

Ở đầu các đường màu xanh là điểm đặt các trạm kiểm dịch biên giới, công cụ này được xác định là phù hợp và hiệu quả để các chủ thể khác nhau có thể thực hiện công tác giám sát. Những đường này kết nối với nhiều điểm ở các thủ đô, biểu diễn đường vận chuyển hàng hóa, đây hoàn toàn có thể là một con đường phát tán bệnh dịch.

Mô hình hóa đồng hành (3)

Nguồn: tác giả.

11bản đồ

Mô hình hóa đồng hành (4)

Nguồn: tác giả.

17-18ảnh

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 141

Các chủ thể thảo luận xoay quanh một hình ảnh đại diện của hệ thống dựa trên một đồ họa đơn giản, hình đồ họa này sẽ được giải thích cho các chủ thể để các bên cùng có

một cách hiểu thống nhất. Sơ đồ này sau đó sẽ được một chuyên gia tin học biểu diễn lại  bằng một chương trình hoặc các thuật toán.

Chúng ta có các chủ thể, thời gian, những hành động đặc biệt và tương tác qua lại. Các chủ thể của hệ thống đã tự lập biểu đồ này trong một buổi làm việc, họ đã thống nhất ở một điểm là các chủ thể quan trọng trong hệ

thống ở các điểm biên giới chính là cảnh sát, khách qua lại, bác sĩ thú y, tiểu thương; vì vậy cần phải mô hình hóa hệ thống này ở biên giới hai nước để hiểu điều gì xảy ra trước khi đưa ra các nguyên tắc giám sát.

Mô hình hóa đồng hành (5)

Nguồn: tác giả.

6bảng

Áp d ng vào tình hu ng th c t

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD142

Ở đây chúng ta có mô phỏng một hệ thống gồm ba thành tố.

Phần phía trên là thành tố thứ nhất, bệnh dịch và tình hình một bệnh dịch nào đó với tổng số các ca mắc. Ta quan sát được tình hình khi có giám sát và kiểm tra (đường liền) và khi không có giám sát và kiểm tra (đường chấm). Một trong ba thành tố của hệ thống là tần suất lấy mẫu. Ở ba biểu đồ này, chúng ta có thể tranh luận về công tác giám sát và kiểm tra cần thực hiện để có thể hạn chế tối thiểu tổng số các ca nhiễm bệnh ở mức gần bằng không. Ta cũng có thể đưa thêm yếu tố chi phí để tính toán hiệu quả của hệ thống : nếu tôi tính toán được thiệt hại hoặc những lợi ích có thể thu được, tôi có thể biết được hệ thống của tôi hiệu quả hay không hiệu quả ở mức độ nào.

tài liệu tham khảo chọn lọc

BONTE, B., R. Duboz, J.P. Muller (2012), Modeling the Minsky triad: A Framework to Perform Reflexive M&S Studies. In the proceedings of the Winter Simulation Conference (ACM/IEEE), C. Laroque, J.  Himmelspach, R. Pasupathy, O. Rose, and A. M. Uhrmacher, eds. Berlin, Germany December 9-12.

COLLINEAU, L., R. DUBOZ, M. PAUL, M. PEYRE, F. GOUTARD, S. HOLL, F. ROGER (2013), Application of loop analysis for the qualitative assessment of surveillance and control in veterinary epidemiology. Emerging Themes in Epidemiology, 10:7.

DROGOUL, A et B. GAUDOU (2012), Méthodes informatiques de modélisation à base d’agents, in Lagrée St. (éd.) « L’eau dans tous

Mô hình hóa đồng hành (6)

Tuc : « Triad Under Control » ; Mô hình bệnh dịch bao gồm giám sát và kiểm soát.Nguồn: Bonté et al., (2012).

7bảng

H p ph n A*Phát tán trong m ng l i

Ts gn

Bi n ng c a d ch b nh

Quy mô m u giám sát

Tl Quy t nh, hành ng,

Tính n c m nh n v r i ro

Ts gn Quan sát

Bi n ng c a d ch b nh

Phán đoánH u qu c a các quy t nh và hành ng...

MÔ HÌNH HÓA H TR

Ki m tra

thời gian mô phỏng

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 143

ses états. Méthodes et pluridisciplinarité d’analyse », Collection Conférences & Séminaires, n. 8, AFD-EFEO.

ESCHER, M. C. (1961), Chute d’eau, Lithographie.

MINSKY, M. L. (1965), Matter, Mind and Models, in Proc. International Federation of Information Processing Congress, vol. 1, pp. 45-49.

OSTROM, E. (2009), A General Framework for Analyzing Sustainability of Social-Ecological Systems. Vol. 325 no. 5939 pp. 419-422 DOI: 10.1126/science.1172133.

ZEIGLER, B.P., H. Praehofer, T.G. Kim (2000), Theory of Modeling and Simulation: Integrating Discrete Event and Continuous Complex Dynamic Systems. Academic Press, 2000 - 510 p.

ETIENNE, M. (2010), La modélisation d’accompagnement: une démarche participative en appui au développement durable. Ouvrage collectif, Quae éditions, 367 p.

thảo luận…

Stéphane Lagrée

Những hệ thống cảnh báo bao gồm các công cụ dịch tễ cần thiết có được phát triển ở quy mô khu vực Đông Nam Á hay không?

Raphaël Duboz

Nhìn chung, hệ thống này được thực hiện ở phạm vi các quốc gia. Có nhiều tranh luận: trong trường hợp dịch bệnh xảy ra ở Thái Lan chẳng hạn thì các nước xung quanh được cảnh báo. Tuy nhiên vấn đề là phải biết được khi nào thì cần công bố dịch, vì các rủi ro và hệ quả về kinh tế liên quan đến quyền xuất khẩu chẳng hạn có thể là rất lớn.

Yves Le bars

Tôi đã làm việc cho một dự án hỗ trợ chính sách công; « Liệu có thể giảm được một nửa lượng thuốc trừ sâu sử dụng tại Pháp »? Nhiệm vụ của tôi là phải đảm bảo phối hợp làm việc hiệu quả giữa các chuyên gia, các bên và bộ ngành liên quan. Liệu có thể xây dựng một tầm nhìn chung trong bối cảnh có nhiều thách thức xung đột nhau như vậy? Có các quan điểm đối kháng, các lợi ích trái ngược nhau, chúng ta đã thấy điều này trong buổi tranh luận hôm qua với nông dân và những cán bộ môi trường. Khi vấn đề xã hội bị đẩy đến hình thức giống như một « cuộc chiến sống mái », rất khó có thể xây dựng được một tầm nhìn chung.

Raphaël Duboz

Từ đầu, phương pháp này được phát triển để giải quyết các xung đột.

Có nhiều thành công khi áp dụng phương pháp này tại Bhutan: ban đầu, nông dân có xung đột với nhau trong sử dụng nước tưới tiêu, một giải pháp quản lý chung đã được đưa ra; ở vùng Lubéron của Pháp, để giải quyết xung đột giữa người làm lâm nghiệp và người chăn nuôi, Viện Nghiên cứu Nông học Quốc gia (INRA) đã kết nối để các bên ngồi lại với nhau thảo luận, điều chưa từng xảy ra trước đó. Người đứng đầu dự án có vai trò chính yếu, nói chung mọi thứ đều phải đặt trên quan hệ con người với con người.

Stéphane Cartier

Trong thực tế, đâu là những chỉ dẫn các chủ thể đã chọn để xác định những triệu chứng bệnh dịch và xác định một chẩn đoán bệnh toàn thể sắp hoặc đang tiến hành, và đâu là các tiêu chí xác định thành công hay thất bại của các chủ thể để dẫn tới thay đổi phương

[ ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD144

thức hành động? Các phương tiện được phân bổ như thế nào? Phương tiện kiểm tra của họ là gì, đặc biệt là họ muốn thực hiện kiểm tra riêng bởi chuyên gia trong ngành, ví dụ như chăn nuôi, hay là kiểm tra chung do cơ quan hành chính của chính phủ hoặc địa phương thực hiện?

Raphaël Duboz

Câu hỏi này bao hàm toàn bộ vấn đề liên quan đến mạng lưới giám sát. Tổ chức dịch tễ thế giới đưa ra các định nghĩa bệnh dịch khác nhau, các cơ quan thú y sẽ sử dụng các định nghĩa này để biết được loại bệnh xuất hiện thuộc loại nào. Sau đó, người chăn nuôi cũng có kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh riêng của họ, họ có thể không gọi tên bệnh giống nhau, có thể nhầm lẫn hai loại bệnh nhưng theo triệu chứng biểu hiện mà họ có thể xác định con vật nào bệnh con nào không. Có những tiêu chí khách quan liên quan đến tốc độ mắc bệnh và chết của các vật nuôi trong đàn, tuy nhiên, các quyết định đưa ra thường được cân nhắc về mặt chính trị.

Alexis Drogoul

Các phương pháp này dựa trên ý kiến đồng thuận giữa các cá nhân. Các mô hình thực hiện trên máy tính hoàn toàn có thể sử dụng để biểu diễn một xung đột, hoặc duy trì xung đột đó trong hệ thống.

Tôi cũng có cơ hội được tham gia vào dự án tại Bhutan, và tôi thấy không chắc chắn lắm để đạt được sự đồng thuận giữa các bên bởi vì giữa các chủ thể luôn có một bên có vai trò nổi trội hơn các bên còn lại, đó là chính phủ. Tôi đã tham gia vào mạng lưới ComMod (mô hình hóa đồng hành), và sau đó thì thấy không thiết tha lắm với phương pháp độc nhất này. Ta nhận thấy sức mạnh và sự ảnh

hưởng mà một mô hình và mô phỏng có thể có đối với những người tham gia mô phỏng. Kể từ thời điểm một hình ảnh đại diện, cho dù chưa phải là hình ảnh đại diện chung, có thể được tung ra – được thể hiện trong động thái của nó - đã đạt được một sức mạnh mà không một cá nhân nào có thể có được dù có nói nhiều đến đâu. Nếu hình ảnh đại diện ban đầu này được định hướng theo một mục tiêu nào đó, sẽ xuất hiện trò chơi ảnh hưởng, và phạm vi ảnh hưởng này sẽ lan rộng khi thực hiện mô phỏng. Từ đó ta đạt được một sự đồng thuận.

Raphaël Duboz

Tôi đồng ý với phân tích này của anh. Các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của phương pháp, đến việc một số chủ thể nắm quyền lực trong tay, đến việc điều khiển ít hay nhiều có chủ đích của các đối tượng được mạng lưới ComMod quan tâm nghiên cứu rất nghiêm túc. Nhìn chung, những người quan sát có mặt ở đây, trong và sau các cuộc họp để cảnh báo về các vấn đề về đạo đức mà việc áp dụng phương pháp mô hình hóa đồng hành có thể mắc phải.

patrick tallandier

Các chủ thể có khả năng làm chủ các phương pháp này đến đâu?

Raphaël Duboz

Ví dụ ở Senegal, bản thân các chủ thể đã tự xây dựng công cụ mô hình hóa cho hệ thống của riêng họ. Rõ ràng thì công cụ họ phát triển chưa hẳn theo đúng những gì cần có của phương pháp này, nhưng với họ, như thế cũng đủ để mô tả vấn đề chia sẻ nguồn nước ở địa phương. Việc lựa chọn công cụ là quan trọng vì nó có thể chuyển từ nhóm chủ thể này sang nhóm chủ thể khác để sử dụng.

[ ]Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / © AFD 145

Adrian pop

Anh buộc phải đưa ra các giả thiết về hành vi, các tương tác, các sự vận động có thể có, v.v. Trong kinh tế học, người ta quan tâm đặc biệt tới kết quả, tới sự thay đổi của các giả thiết đặt ra ban đầu. Anh có thực hiện các thử nghiệm về độ chính xác của các kết luận khi có sự thay đổi các giả thiết của các tác nhân đặt ra ban đầu hay không? Về lý thuyết thì việc biến đổi kịch bản có thể xảy ra là vô cùng, nhưng ít nhiều các kịch bản cũng phải chấp nhận

được. Tôi muốn biết là anh có phương pháp nào để đo mức độ xác thực của các kịch bản hay không?

Raphaël Duboz

Trong loại hình hoạt động này, chúng ta sử dụng mô phỏng. Bản thân các chủ thể cũng đặt ra các giả thiết ban đầu. Ta yêu cầu họ cho  chạy mô hình họ xây dựng để đánh giá độ chính xác của mô hình và hình ảnh đại diện.