13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

10

Click here to load reader

Transcript of 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Page 1: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Tác động của thuế đối với kinh doanh cà phê Tại kỳ họp Hội đồng lần thứ 107 Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) diễn ra tại London từ ngày

26 đến 30 tháng 9 năm 2011, tài liệu “The effects of tariffs on the coffee trade” được các đại

biểu tham dự quan tâm. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy cần chuyển tải những nội dung chính

của tài liệu này để quý vị tham khảo, phục vụ họat động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thương vụ Việt Nam tại UK.

Phát triển bền vững thị trường cà phê toàn cẩu là một nguyên tắc cơ bản của Tổ

chức Cà phê Thế giới ICO. Vì vậy, rà soát các rào cản có khả năng xảy ra nhằm

đạt được nguyên tắc cơ bản là rất cần thiết trong họat động của ICO.

Tài liệu nghiên cứu dưới đây sẽ cung cấp một cách tóm tắt các loại thuế, dòng

thuế đã được áp dụng đối với mặt hàng cà phê do các nước thành viên ICO và

những đối tác liên quan cung cấp.

Cần lưu ý rằng các biểu thuế (mức thuế) ở các nước xuất khẩu thường cao hơn

các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, mức thuế ở các nước nhập khẩu có xu hướng

tăng bởi sản phẩn cà phê có chiều hướng được chế biến sâu hơn. Theo đó mức

thuế đối với cà phê hòa tan thường cao hơn cà phê hạt. Hậu quả là không

khuyến khích được sự phát triển công nghiệp chế biến tại các nước xuất khẩu.

Người ta có thể dễ nhận thấy mối quan hệ giữa độ lớn của các dòng thuế và mức

tiêu dùng tại các nước nhập khẩu. Mức tiêu dùng tại phần lớn các nước xuất

khẩu tương đối thấp dù khả năng khuyến mại lớn.

Tài liệu này sẽ phân tích tác động của các mức thuế, loại thuế có tác động tới

tiêu dùng cà phê ở cả nước xuất và nhập khẩu cà phê. Chúng ta cùng xem xét 2

nội dung sau:

1. Các biện pháp thuế và mức tiêu dùng ở các nước nhập khẩu

2. Các biện pháp thuế và mức tiêu dùng ở các nước xuất khẩu

1. Các biện pháp thuế và tiêu dùng ở các nước nhập khẩu

Hàng rào thuế

Đối với các nước thành viên WTO thì nguyên tắc cơ bản đối với thương mại

quốc tế là không có sự phân biệt đối xử, rằng các nước thành viên không

được hưởng những ưu đãi đặc biệt hoặc hàng hóa tiếp cận với một quốc gia

mà không theo cách tiếp cận chung đối với các thành viên khác. Về biểu

thuế, các nước nhập khẩu áp dụng chung một mức thuế được hiểu là mức

thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN). Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ đối với

nguyên tắc này đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) có mức thuế

thấp hơn hoặc mức thuế zero đối với một số sản phẩm lựa chọn có xuất xứ từ

các nước đang phát triển. Ngoại lệ này còn đựơc áp dụng đối với các nước

Page 2: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

kếm phát triển nhất (Least developed countries- LDCs). Các mức thuế đối

với sản phẩm cà phê theo 3 loại nói trên tại các nước nhập khẩu thể hiện tại

bảng 1. Lưu ý rằng Tunisia không áp dụng mức thuế GSP và Thổ Nhĩ Kỳ thì

chỉ áp dụng đối với cà phê hòa tan, không áp dụng đối với cà phê hạt xanh.

Bảng 1: Biểu thuế tại các nước nhập khẩu

Ngoài ra, các dòng thuế này có thể được nhượng bộ hơn nữa và các mức thuế

thay thế được hưởng thông qua các Hiệp định Thương mại khu vực

(Regional Trade Agreements- RTAs). Các hiệp định này gia tăng nhanh

chóng trong vòng 20 năm trở lại đây và hiện có khoảng 489 hiệp định (theo

tính tóan của WTO).

Một số hiệp định RTA về kinh doanh cà phê gồm Hiệp định Thương mại Tự

do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mexico và Mỹ; giữa EU và Châu Phi,

Caribbean và nhóm Thái Bình Dương là hiệp định đối tác kinh tế (EPAs); …

Page 3: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Bảng 1 cho thấy rằng các sản phẩm thô và chưa chế biến có mức thuế thấp

hơn các sản phẩm hoàn chỉnh. Các mức thuế này được hiểu là mức thuế bậc

thang, phần lớn được sử dụng bởi các nước nhập khẩu như một biện pháp

bảo hộ các ngành công nghịêp trong nước. Theo đó, cà phê thô có thể được

nhập khẩu ở mức thuế thấp hơn cà phê đã chế biến nhằm đảm bảo giá trị gia

tăng của sản phẩm trong nước. Tại EU chẳng hạn, cà phê hạt chưa lọc caffein

có thể nhập khẩu không thuế, trong khi cà phê hòa tan phải chịu mức thuế

9%. . Biểu đồ 1 cho thấy mức gia tăng các mức thuế tại từng thời kỳ của sản

phẩm.

Biểu đồ 1:

Sự gia tăng mức thuế đã tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu, làm ảnh

hưởng đến công nghiệp chế biến của họ cũng như phát triển xuất khẩu các

sản phẩm đa dạng. Mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này có thể tính

được thông qua công cụ “Độ ảnh hưởng của bảo hộ- Effective Rate of

Protection (ERP)”, xác định được mức ảnh hưởng của thuế đối với giá trị gia

tăng của mặt hàng đó. Đối với sản phẩm cà phê, cà phê hòa tan chằng hạn thì

có thể áp dụng công thức dưới đây tính tóan EFP.

T- Pg/Pr x t

ERP = ----------------------- x 100

1- Pg/Pr

Trong đó:

T= mưc thuế đối với cà phê hòa tan

t= mức thuế đối với cà phê xanh

Pg= đơn giá cà phê xanh

Pr= đơn giá cà phê hòa tan

Đối với trường hợp EU, biểu thức trên được tính như sau nếu ta sử dụng số

liệu của ICO.

- Mức thuế đối với cà phê hòa tan, chưa lọc caffein là 7.5% (T); với

cà phê hạt (xanh) chưa lọc caffein là 0% (t).

Page 4: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

- Giá trung bình năm 2010 với cà phê hạt (xanh) chưa lọc caffein là

127.5 US cents/lb (Pg); với cà phê hòa tan là 265.2 US cents/lb

(Pr).

Kết quả tính được là: ERP = 14.4%.

Kết quả cho thấy mức thuế đánh vào phần giá trị gia tăng của cà phê

hòa tan là 14.4% mặc dù thuế danh nghĩa chỉ có 7.5%.

Mặc dù bài toán trên chỉ là ví dụ điển hình, nhưng nói lên rằng mức thuế bậc

thang trong trường hợp với cà phê thương mại là làm lợi cho các nhà rang xay

tại các nước nhập khẩu hơn đối với các nước xuất khẩu. Quả thực, nếu nhìn vào

lượng xuất khẩu sang EU từ các nước xuất khẩu (biểu đồ 2) thì thấy rõ sự lấn át

(chiếm tới 96% ) xuất khẩu cà phê hạt so với cà phê thành phẩm.

Biểu đồ 2: Tổng xuất khẩu cà phê vào EU từ các nước xuất khẩu (lượng) - Cà phê hạt: 96%

- Cà phê hòa tan: 03%

- Rang xay: 01%

EU còn đưa ra cách tiếp cận ưu đãi thương mại cho nhiều nước xuất khẩu.

Ngoài ưu đãi thuế GSP, còn có nhiều hình thức giảm thuế thông qua các chương

trình như EBA với các mức miễn thuế, miễn thuế hạn ngạch cho 49 nước LDCs;

GSP+ cho phép mức thuế giảm bổ sung đối với các nước đang phát triển đáp

ứng một số tiêu chí về phát triển bền vững và quản lý tốt; các hiệp định thương

mại khu vực khác (RTA) như hiệp định đối tác kinh tế với các nước châu Mỹ,

Caribê, các hiệp định song phương với Mexico, Papua New Guinea. Các chương

trình này được áp dụng cho 37 nước xuất khẩu đang được hưởng thuế suất 0%

cho tất cả các sản phẩm cà phê nhập khẩu vào EU.

Page 5: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Mặc dù vậy, không phải tất cả các nước xuất khẩu đều được hưởng những ưu

đãi đó. Dưới đây là danh sách các nước không được hưởng thuế suất 0%.

Lưu ý rằng các nước này hiện vẫn đang được hưởng ưu đãi bởi GSP hơn là mức

MFN.

Bảng 2: Các nước xuất khẩu không được hưởng thuế suất ưu đãi

Thuế gián tiếp:

Ngoài thuế thuế hải quan, mức tiêu dùng cà phê tại các nước nhập khẩu còn phụ

thuộc vào thuế gián tiếp, đặc biệt là thuế VAT và thuế đánh vào một số mặt

hàng tiêu thụ nội địa. Thuế VTA rất khác nhau giữa các quốc gia, mặc dù một

vài nước có những ngoại lệ. Bảng 3 là các mức thuế VAT áp dụng cho cà phê

hòa tan chưa lọc caffein tại các nước nhập khẩu: Áo 10%, Bulgaria 20%, Đan

Mạch, Hungaria 25%, Estonia 20%, UK, Ireland, Malta, Cyprus 0%...

Bảng 3: Thuế VAT đối với cà phê rang xay tại các nước nhập khẩu

Page 6: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Tác động đối với phát triển thị trường cà phê

Mức tiêu dùng tại các nước nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và rất

khó xác định chính xác ảnh hưởng của mỗi mức thuế hoặc thuế.Ví dụ, Đan

Mạch có mức thuế VAT tương đối cao đối với cà phê (25%), nhưng thu nhập

đầu người đối với mức tiêu dùng của Đan Mạch cao gấp 3 lần UK- nước không

đánh thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ nội địa. Các yếu tố khác như văn hóa, xu

hướng tiêu dùng cũng là một tác động.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của các mức thuế khác nhau, thuế tiêu thụ và thuế nội địa

đánh vào cà phê tại các nước nhập khẩu thể hịên ngay ở giá bán lẻ cho nguời

tiêu dùng đối với cà phê hòa tan. Bảng dưới đây là giá bán lẻ, tổng tiêu dùng và

thu nhập đầu người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu trong thời gian từ 1975

đến 2010. Qua đó có thể thấy rằng giá bán lẻ phần nào có ảnh hưởng trực tiếp

đến mức tiêu dùng.

Biểu đồ 3 cho thấy mối quan hệ giữa giá bán lẻ và tiêu dùng đầu người tại 23

nước nhập khẩu năm 2010.

Page 7: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

2. Các biện pháp thuế và tiêu dùng tại các nước xuất khẩu

Tiêu dùng nội địa

Việc áp các sắc thuế đối với cà phê nhập khẩu còn tác động lên thị trường cà phê

tại các nước sản xuất. Mặc dù phần lớn mức xuất khẩu đều được dự tính trước

đối với các quốc gia không sản xuất cà phê và điều này tạo ra tác động qua lại

giữa các nước xuất khẩu với nhau và việc tái xuất khẩu từ các nước nhập khẩu

sang các nước xuất khẩu.

Mức tiêu dùng của các nước xuất khẩu đã tăng rất nhanh. Trong vòng 5 năm,

tổng cầu tiêu dùng đã tăng ở mức trung bình năm là 4.0%, chiếm khoảng 30.8%

tổng sản lượng năm 2010. Brazil là nước tiêu dùng lớn nhất trong số các nước

xuất khẩu, ở mức 19.1 triệu bao, bình quân tiêu dùng đầu người là 5.8kg/năm,

hy vọng sẽ vượt Mỹ là nước tiêu dùng lớn thứ hai thế giới sau EU.

Bảng 5:

Page 8: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Số liệu trên cho thấy mức tiêu dùng đầu người ở nhiều nước xuất khẩu vẫn ở

mức thấp: Ecuador 0.65kg/năm, Phillipines 0.69 kg/năm. Indonesia 0.86 kg,

Việt Nam 1.07 kg, Cuba 1.15, Mexico 1.21 kg…

2.2. Thuế đối với hàng nhập khẩu

Các hoạt động nhập khẩu có thể gây tác động đến sự phát triển của thị trường cà

phê tại các nước xuất khẩu. Như đã đề cập ở trên, phần lớn công đoạn rang xay

và chế biến được thực hiện ở các nước phát triển. Do vậy, để đáp ứng tiêu dùng

trong nước các nước xuất khẩu phải nhập khẩu cà phê thành phẩm. Bảng 7 là

các mức thuế đối với sản phẩm nhập khẩu tại một số nước. Việt Nam áp mức

thuế 16-20% đối với cà phê xanh, 35% đối với cà phê đã rang xay, 43% đối với

Page 9: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

cà phê hòa tan và 10% VAT đối với cà phê rang xay chưa lọc caffein. Tương tự

đối với Brazil là 10, 10, 16 và 13%; Colombia là 10-15, 15-20, 20 và 10%.

Bảng 7:Biểu thuế nhập khẩu tại một số nước xuất khẩu

Như bảng 7, mức thuế tại các nước xuất khẩu thường cao hơn các nước nhập

khẩu. Biện pháp này có thể được sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước, nhưng

cũng hạn chế sự phát triển tiêu dùng nội địa. Thuế không chỉ làm tăng giá nhập

khẩu cà phê mà còn hạn chế khả năng của các nhà rang xay nội địa sản xuất sản

phẩm pha trộn và đa dạng chất lượng cà phê của họ.

Tái xuất khẩu từ các nước nhập khẩu sang các nước xuất khẩu được thể hiện

trong bảng 8 dưới đây. Các nước này đã tăng rất nhanh trong vòng 5 năm qua, ở

mức trung bình là 27.4% với khoảng 1.5 triệu bao trong năm 2010. Trong số đó,

phần lớn là cà phê hòa tan (82.8% tổng lượng), tương tự đối với cà phê rang xay

và cà phê hạt là 8.5% và 8.7%. Xét về độ lớn thì Brazil chưa phải là địa chỉ lớn

nhất cho việc tái xuất khẩu cà phê thành phẩm. Qua đó thấy rằng đã có một nền

công nghiệp cà phê hòa tan phát triển ở Brazil hơn các nước xuất khẩu khác.

Tái xuất khẩu sang Brazil là 17.500 bao/2010, Việt Nam là 54.822, Indonesia-

225.646, Philippines 630.153, Thái Lan 164 164, Mexico 184.013.

Bản thân các nước xuất khẩu cũng buôn bán với nhau. Lượng xuất khẩu giữa

các nước xuất khẩu cũng tăng nhanh ở mức 14.7%/ năm, đạt khoảng 4.4 triệu

bao năm 2010. Không giống tái xuất khẩu, buôn bán dạng này chủ yếu là cà phê

hạt (85.8%), cà phê hòa tan là 13.8% và rang xay là 0.4%.

Page 10: 13.3 tac dong thue cafe_tv anh va bac ai len

Kết luận

Mức thuế tại các nước nhập khẩu đã và đang giảm đáng kể thông qua các Hịêp

định đa phương, song phương và hiệp định khu vực và vì vậy, nhiều nước đang

phát triển được hưởng lợi do được miễn thuế đối với các thị trường lớn. Các quy

định ưu đãi không đựơc áp dụng một cách đồng nhất cho tất cả các nước mà chỉ

có một số nước được hưởng lợi hơn các nước khác đã tạo ra một hệ thống

thương mại không công bằng. Hơn thế nữa, mức thuế bậc thang đối với cà phê

rang xay rõ ràng là sự lo ngại đối với các nhà xuất khẩu vì nó triệt tiêu giá trị gia

tăng và bảo vệ công nghiệp trong nước tại các quốc gia tiêu thụ. Thuế suất cao

hơn đối với cà phê sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê không caffein hoặc

hòa tan làm tăng sự phụ thuộc vào xuất khẩu các sản phẩm thô bởi các nước

đang phát triển và cản trở sự đa dạng hóa sản phẩm.

Đối với các nước xuất khẩu, mức thuế nhập khẩu và các loại thuế đối với cà phê

nói chung là cao hơn. Các loại thuế này có thể làm hạn chế sự phát triển “thương

mại Nam-Nam” giữa các nhà sản xuất cà phê và làm giảm thị trường khả năng

đối với cà phê. Do mức tiêu dùng tương đối thấp tại các nước xuất khẩu, tiềm

năng phát triển thị trường nội địa, và giảm thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ thúc

đẩy tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, giảm thuế đối với cà phê hạt có thể thúc đẩy

công nghiệp cà phê nội địa bằng cách tăng tiện ích của cà phê pha trộn.

Tiêu dùng tại các nước nhập khẩu dường như không chịu ảnh hưởng mấy từ các

mức thuế và loại thuế áp dụng cho cà phê. Thị trường cà phê đã phát triển khả

quan và cà phê phần lớn bán với giá co giãn ở mức thấp. Tại các nước xuất

khẩu, mặc dù tiêu dùng nội địa thấp và thị trường kém phát triển nên mức thuế

vì vậy có thể sẽ có ảnh hưởng. Tiềm năng đẩy mạnh tiêu dùng nội địa tại các

nước xuất khẩu là rất lớn và điều này sẽ làm tăng khả năng thị trường cho công

nghiệp nội địa.