11 bdg chinh tri - mai thi que

19
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ ThS. Mai Thị Quế TÓM TẮT Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành và thực thi nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực này và ngày càng nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội và đã trở thành những chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Bên cạnh những đóng góp của họ đã được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với nam giới, thì định kiến giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội và là một trong những rào cản phụ nữ tham gia đại biểu (hội đồng nhân dân, quốc hội) và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Sự thiếu hụt cán bộ nữ giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng khiến cho việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt. Do vậy, nâng cao nhận 1

Transcript of 11 bdg chinh tri - mai thi que

Page 1: 11  bdg chinh tri - mai thi que

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

ThS. Mai Thị Quế

TÓM TẮT

Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói

riêng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, chính

sách đã được ban hành và thực thi nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong

lĩnh vực này và ngày càng nhiều phụ nữ giữ những chức vụ quan trọng trong

các cơ quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội và đã trở thành những

chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Bên cạnh những

đóng góp của họ đã được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với

nam giới, thì định kiến giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội và là một

trong những rào cản phụ nữ tham gia đại biểu (hội đồng nhân dân, quốc hội) và

giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức. Sự thiếu hụt cán bộ nữ

giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý trong một số lĩnh vực quan trọng khiến cho

việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến khó

thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt. Do vậy, nâng cao nhận thức về bình

đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy

việc thực hiện bình đẳng giới hiện nay.

NỘI DUNG BÁO CÁO

Phụ nữ tham gia chính trị là rất quan trọng và cần thiết, họ không chỉ là

người đại diện cho các nhóm, các tầng lớp trong xã hội mà họ còn chiếm tỉ lệ

50% dân số. Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về cán bộ nữ, về bình

đẳng giới nhằm phát huy giá trị và vai trò của phụ nữ. Các chương trình hành

động, các văn bản pháp quy được ban hành nhằm cụ thể hóa những chủ trương,

chính sách của Đảng đã và đang đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ

1

Page 2: 11  bdg chinh tri - mai thi que

trong nhận thức và hành động. Nhờ thế, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực khác

nhau như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị được cải thiện1. Trong bài phát biểu

tại buổi tọa đàm “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” do Quỹ Phát

triển Phụ nữ Liên hợp Quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự

hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt

Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu

chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt

Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai

trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,

thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”2.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 đặt chỉ tiêu ít nhất

35% đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là nữ trong cuộc bầu cử năm

2016. Tuy nhiên, nữ chỉ chiếm 24% tổng số đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ

2011 - 2016, giảm gần 3% kể từ năm 20023. “Sự thiếu hụt cán bộ nữ trong một

số lĩnh vực quan trọng khiến việc hoạch định chính sách thiếu tiếng nói đại diện

của phụ nữ, dẫn đến khó thực hiện bình đẳng giới trên mọi mặt”- ý kiến phát

biểu của bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Ủy ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong cuộc tọa đàm cấp cao

nhằm thảo luận các giải pháp để tăng tỷ lệ nữ được bầu cử vào năm 2016 diễn

ra vào ngày 17/10/20154. Điều đó thể hiện vai trò và những đóng góp to lớn của

phụ nữ trong công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, những đóng góp của họ

có được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng so với nam giới hay không

vẫn còn là một câu hỏi lớn.

1. Nhận thức của người dân về việc phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu

(Hội đồng nhân dân, Quốc hội)

1 Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn2 Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và phát triển đất nước , http://www.haugiang.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende3 Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.4 Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn)

2

Page 3: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Nâng cao số lượng nữ giới trong các vị trí dân cử là một mục tiêu được

Đảng và chính phủ đặt ra, điều này được cụ thể qua Luật Bầu cử đại biểu Quốc

hội năm 2001, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 với điều

khoản quy định về việc bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng tham gia

Quốc hội và HĐND các cấp. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ

Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước đã đề ra mục tiêu "Phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và

Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%"5. Một nghiên cứu do Liên hợp

quốc thực hiện đã khẳng định rằng Việt Nam không thiếu những người phụ nữ

có đầy đủ các tiêu chuẩn cho các vị trí dân cử6 và trên thực tế, đã có nhiều phụ

nữ Việt Nam tham gia tranh cử và trở thành đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng

nhân dân… Cùng với sự gia tăng đội ngũ cán bộ nữ tham gia hoạt động chính

trị thì nhận thức của người dân khi phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu (Hội đồng

nhân dân, Quốc hội) cũng có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện

qua kết quả khảo sát như sau:

Bảng 1. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội)

Giá trị Tần số Tỷ lệRất tán thành 609 47.0

Tán thành 432 33.4

Thấy cũng được 229 17.7

Không tán thành 21 1.6

Rất không tán thành 4 .3

Tổng 1295 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

5 Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt trận, http://mattran.org.vn6

Pratibha Mehta (Điều phối viên thường trú của LHQ tại VN) Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?, http://vietnamnet.vn

3

Page 4: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Với câu hỏi “Cảm nhận của anh/chị khi một người phụ nữ tự đi ứng cử đại

biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội)?”, có đến 80.4% số người tham gia trả lời

“rất tán thành” và “tán thành”. Sự ủng hộ, tán thành khi phụ nữ trở thành đại

biểu Hội đồng nhân dân, Quốc hội không chỉ thể hiện thái độ cởi mở, tiến bộ

mà còn thể hiện niềm tin của người dân vào năng lực của phụ nữ. Đây là dấu

hiệu rất tích cực góp phần quan trọng đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng giới

nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng. Kết quả khảo sát

cho thấy, không có sự khác biệt rõ nét về thái độ này giữa nam và nữ.

Bảng 2. Cảm nhận của người dân khi phụ nữ tự đi ứng cử đại biểu (Hội đồng nhân dân, Quốc hội) phân theo giới tính

Giá trịGiới tính

Nam Nữ

Rất tán thành 48.3% 51.7%

Tán thành 48.8% 51.2%

Thấy cũng được 43.7% 56.3%

Không tán thành 71.4% 28.6%

Rất không tán thành 25.0% 75.0%

Tổng 48.0% 52.0%

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Số liệu bảng 2 cho thấy, tỉ lệ tán thành việc phụ nữ tự ứng cử đại biểu (Hội

đồng nhân dân, Quốc hội) của nam giới và nữ giới tham gia khảo sát là tương

đối ngang nhau cụ thể ở mức độ “rất tán thành” được 48.3% nam lựa chọn và

51.7% nữ lựa chọn, tương tự như vậy ở mức “tán thành” tỉ lệ nam lựa chọn là

48.8% và nữ là 51.2%. Tuy nhiên, ở lựa chọn “không tán thành” có sự khác biệt

khá lớn giữa nam và nữ tham gia khảo sát với tỉ lệ tương ứng là 71.4% và

28.6%. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh sự ủng hộ của đa số người dân thì vẫn

còn một bộ phận nam giới không thích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực chính trị.

Nhận thức, thái độ của người dân đối với việc nữ tham gia ứng cử đại biểu

4

Page 5: 11  bdg chinh tri - mai thi que

quốc hội được thể hiện rõ hơn qua kết quả thu được từ câu trả lời “Khi đi bầu

cử, nếu phải lựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và một ứng cử viên nữ có tài như

nhau, anh/chị sẽ bỏ phiếu cho ai?”

Bảng 3. Khi đi bầu cử, nếu phải lựa chọn giữa 1 ứng cử viên nam và một ứng cử viên nữ có tài như nhau, anh chị sẽ bỏ phiếu cho ai?

Giá trị Tần số Tỷ lệ

Bỏ phiếu cho nam 157 13.8

Bỏ phiếu cho nữ 184 16.2

Bỏ ngẫu nhiên 793 69.9

Tổng 1134 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Kết quả thu được khá bất ngờ bởi tỉ lệ bỏ phiếu cho nam giới thấp hơn cho

nữ giới khi phải lựa chọn giữa một ứng cử viên nam và nữ có tài ngang nhau

với tỉ lệ tương ứng là 12.1% đối với nam và 14.2% đối với nữ. Tỉ lệ này có sự

chênh lệch không lớn nhưng đã khẳng định thêm một lần nữa về năng lực cũng

như những cố gắng của phụ nữ đã được người dân nhìn nhận một cách công

bằng, khách quan hơn. Trong thực tế, để trở thành một người lãnh đạo, quản lý

người phụ nữ phải cố gắng hơn nam giới rất nhiều bởi bên cạnh việc tham gia

lao động kiếm tiền như nam giới phụ nữ còn phải đảm nhiệm chủ yếu các công

việc gia đình, chăm sóc, dạy dỗ con cái… Hơn nữa, định kiến giới vẫn còn tồn

tại khá nặng nề trong xã hội, cách nhìn nhận về phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi

khuôn mẫu giới truyền thống, xã hội luôn ủng hộ nam giới trong lĩnh vực nghề

nghiệp và hướng đến làm lãnh đạo còn phụ nữ lại gắn với công việc của người

nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình… “trong nhận

thức, chúng ta thường tư duy theo khuôn mẫu - cái này thuộc về đàn ông, cái

kia của phụ nữ. Các khuôn mẫu xã hội luôn ủng hộ nam giới trong lĩnh vực

nghề nghiệp và hướng đến làm lãnh đạo, còn đối với nữ giới các khuôn mẫu lại

gắn họ với những phẩm chất của người nội trợ, chăm sóc người ốm, mẫn cảm.

5

Page 6: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Cách xem xét vấn đề của nam giới và nữ giới theo khuôn mẫu trên là một sự

duy trì bất bình đẳng trong nhận thức đối với nữ trí thức”. Nói về vấn đề này

Thạc sĩ Ung Thị Xuân Hương - Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho biết: “…

khi làm lãnh đạo, phụ nữ phải phấn đấu nhiều, vì người ta “soi” phụ nữ lắm.

Đàn ông được bổ nhiệm là bình thường, la lối cấp dưới cũng bình thường,

nhưng nữ lại bị xét nét, xăm soi rất kỹ” và đó cũng là ý kiến của bà Thu Nga:

“Thực tế khi bổ nhiệm hay phân công phân nhiệm, phụ nữ không được ưu tiên

và vẫn cạnh tranh công bằng như nam giới. Khi phụ nữ được bổ nhiệm thì bị

soi nhiều hơn các anh. Những phụ nữ  được bổ nhiệm là những người rất xuất

sắc...”7.

Như vậy, thông qua những ý kiến tán thành và lựa chọn phụ nữ làm đại

biểu hội đồng nhân dân, quốc hội đã cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của

người dân về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Điều này đồng nghĩa với

việc năng lực và những cố gắng của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Tuy

nhiên, vẫn còn tồn tại những quan niệm, suy nghĩ mang tính định kiến giới, điều

này cũng góp phần kìm hãm sự phát triển của phụ nữ khi tham gia chính trị. Để

khắc phục tình trạng này, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử và về bình đẳng giới trong

bầu cử để mỗi cử tri nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ đối với việc

thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và vì sự phát triển chung của

xã hội.

2. Nhận thức của người dân về vai trò quản lý của nam giới và nữ

giới

Như đã trình bày ở trên, phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát

triển chung của xã hội. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các

lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ

quan, đơn vị, trong các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp… và nhiều người

đã trở thành những chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng

7 Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn

6

Page 7: 11  bdg chinh tri - mai thi que

động… Để tìm hiểu nhận thức của người dân người dân về vai trò và những

đóng góp của nữ giới như thế nào, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theo anh/chị, giữa

nam và nữ ai làm quản lý sẽ tốt hơn?”, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 4. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính

Giá trị Tần số Tỷ lệNam làm tốt hơn 525 67.0

Nữ làm tốt hơn 258 33.0

Tổng 783 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Trong số 783 người trả lời cho câu hỏi này, có tới 67% cho rằng “nam làm

quản lý sẽ tốt hơn nữ” và chỉ có 33% trả lời “nữ làm tốt hơn nam”. Số liệu trên

về mặt nào đó phản ánh đa số người dân thích nam giới làm quản lý hơn nữ

giới. Để giải thích cho vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi tại sao lại cho rằng

nam giới làm quản lý sẽ tốt hơn và ngược lại tại sao nữ làm quản lý tốt hơn. Kết

quả thu được như sau:

Lý do cho rằng “nam làm quản lý sẽ tốt hơn nữ” vì: nam có bản lĩnh hơn

có cách nhìn rộng hơn, bao quát hơn, năng nổ hơn, ít bị chi phối công việc gia

đình nên có nhiều thời gian tập trung vào công việc hơn; nam có sức khỏe tốt

hơn; nam ngoại giao tốt hơn và các mối quan hệ giao tiếp rộng rãi hơn; nam

quyết đoán hơn nữ; có cá tính, cương quyết, cứng rắn hơn trong giải quyết công

việc… Những nghiên cứu gần đây của Chương trình Nâng cao năng lực lãnh

đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

(EOWP) cho thấy điều đó: quan niệm cho rằng nam độc lập, mạnh mẽ, có năng

lực và ra quyết định tốt hơn; trong khi gắn nữ với việc sinh đẻ, chăm sóc con

cái, gia đình, ít có thời gian cho công việc và khả năng quản lý sẽ kém hơn nam

giới8.

8Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn/Xa-hoi/Nu-lanh-dao-nhu-la-mua-dong/34339.htv)

7

Page 8: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Trong khi đó, lý do trả lời “nữ làm quản lý tốt hơn nam” thì nhiều ý kiến

cho rằng: nữ biết cần kiệm, siêng năng, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, có tính kiên

quyết nhưng mềm dẻo, dịu dàng tâm lý, hòa đồng, khéo léo, biết tính toán…

Từ những lý do trên cho thấy rằng, nhận thức của không ít người dân hiện

nay vẫn còn xu hướng đồng nhất phẩm chất, năng lực của nữ giới với khuôn

mẫu của một người phụ nữ truyền thống như cần kiệm, siêng năng, dịu dàng,

khéo léo… còn với nam giới thì mạnh mẽ, quyết đoán, bản lĩnh… Qua đó cũng

cho thấy rằng, người dân nhận thức chưa thực sự đầy đủ về tầm quan trọng khi

lựa chọn người lãnh đạo, quản lý, việc lựa chọn còn mang tính cảm tính bởi

những lý do họ đưa ra còn thiên về khuôn mẫu giới truyền thống mà chưa đề

cao năng lực, phẩm chất của người lãnh đạo trong từng lĩnh vực khác nhau.

Các số liệu thu được cho thấy, có sự khác nhau về quan điểm này giữa nam

giới và nữ giới tham gia khảo sát.

Bảng 5. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo giới tính

Giá trịGiới tính

Nam Nữ

Nam làm tốt hơn 55.0% 45.0%

Nữ làm tốt hơn 45.7% 54.3%

Tổng 52.0% 48.0%

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Đối với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” được nam giới lựa chọn

với tỉ lệ cao hơn nữ tương ứng là 55% (nam) và 45% (nữ). Ngược lại, với quan

điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” lại được nữ giới lựa chọn với tỉ lệ cao hơn

nam tương ứng 54.3% và 45.7%.

Xét về yếu tố công việc, cũng cho thấy sự khác nhau khi nhận định về vấn đề này giữa những nhóm nam giới thuộc các nhóm công việc khác nhau.

8

Page 9: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Bảng 6. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn theo công việc hiện nay9

Giá trị

Công việc

LĐTD LLVT Nội trợ Nông dân

CN/TM/

TTC<4

CN/TM/

TTC>4

NVVP CCVC LĐQL

Nam làm tốt hơn 59.3% 68.3% 57.9% 60.0% 64.4% 61.1% 72.1% 69.6% 61.9%

Nữ làm tốt hơn 40.7% 31.7% 42.1% 40.0% 35.6% 38.9% 27.9% 30.4% 38.1%

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Tỉ lệ đồng ý với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” cao nhất là nhóm

nhân viên văn phòng (72.1%), tiếp đến là nhóm công chức viên chức là 69.6%

tiếp theo là nhóm lực lượng vũ trang với tỉ lệ 68.3%. Trong khi đó đồng ý với

quan điểm “nữ làm quản lý tốt hơn nam” cao nhất thuộc về nhóm nội trợ với

42.1%, nhóm lao động tự do là 40.7% và nông dân là 40%.

Về trình độ học vấn, đối với nhóm có trình độ học vấn càng cao thì đồng ý

với quan điểm “nam làm quản lý tốt hơn nữ” chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại.

Bảng 7. Giữa nam và nữ ai làm quản lý tốt hơn phân theo trình độ học vấn

Giá trị

Trình độ học vấnTỉ lệ

chungTiểu học

Trung học cơ

sở

Trung học phổ thông

Trung cấp/ cao

đẳng

Đại học trở lên

Nam làm tốt hơn 55.6% 54.5% 65.2% 80.3% 73.7% 67.2%Nữ làm tốt hơn 44.4% 45.5% 34.8% 19.7% 26.3% 32.8%Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

9 Ghi chú: LĐTD: Lao động tự doLLVT: Lực lượng vũ trangCN/TM/TTC<4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công dưới bậc 4CN/TM/TTC>4: Công nhân, thợ máy, thợ thủ công trên bậc 4NVVP: Nhân viên văn phòngCCVC: Công chức, viên chứcLĐQL: Lãnh đạo, quản lý

9

Page 10: 11  bdg chinh tri - mai thi que

Nguồn: Kết quả khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM thực hiện tháng 12/2013

Cụ thể, đối với nhóm có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở tỉ lệ

đồng ý với quan điểm này tương ứng là 55.6% và 54.5% thì nhóm có trình độ

trung cấp/cao đẳng, đại học trở lên với tỉ lệ là 80.3% và 73.7%. Ngược lại, đối

với nhận định “nữ làm quản lý tốt hơn nam” nhóm có trình độ học vấn càng cao

thì tỉ lệ đồng ý với mệnh đề này càng giảm. Cụ thể, nhóm có trình độ trung

cấp/cao đẳng là 19.7%, đại học trở lên 26.3% trong khi nhóm có trình độ học

vấn tiểu học và trung học cơ sở có tỉ lệ tương ứng là 44.4% và 45.5%.

Như vậy, trong quản lý nam giới được đa số người dân đánh giá tốt hơn nữ

giới. Có sự khác nhau khi đánh giá về vấn đề này giữa nam và nữ tham gia khảo

sát, trong khi mẫu nam thiên về đánh giá nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới,

ngược lại mẫu nữ đánh giá nữ giới làm tốt công việc quản lý hơn nam giới.

Trình độ học vấn và công việc cũng ảnh hưởng đến quan điểm này. Những

nhóm có trình độ học vấn càng cao thì đồng ý với quan điểm “nam làm quản lý

sẽ tốt hơn” chiếm tỉ lệ càng cao.

Thực tế, nhận thức, quan điểm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi cá

nhân, xuất phát từ đánh giá “nam giới làm quản lý tốt hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ

nổi trội, do vậy, ý kiến đánh giá “nam giới có khả năng thăng tiến trong công

việc cao hơn nữ giới” chiếm tỉ lệ cao hơn khá nhiều nhận định “nữ giới có khả

năng thăng tiến trong công việc cao hơn nam giới” với tỉ lệ tương ứng là 9.9%

và 2.3% và có tới 36.2% ý kiến người dân tham gia khảo sát cho rằng “phụ nữ

gặp khó khăn hơn nam giới trong công việc”. Khi nói về những khó khăn, thách

thức đối với nữ làm lãnh đạo, quản lý thì PGS.TS. Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng

Trường ĐH Luật TP.HCM đã phát biểu trong buổi tọa đàm “Khi nữ trí thức làm

công tác quản lý”, do Câu lạc bộ nữ trí thức tổ chức (2012): “…rào cản về tâm

lý, gia đình, nhận thức xã hội rất lớn làm phụ nữ khó tiến xa hơn trên con

đường làm lãnh đạo hay quản lý. Ngoài ra, khi phụ nữ lên làm lãnh đạo thì yêu

cầu đòi hỏi của xã hội đối với phụ nữ luôn cao hơn nam giới. Thách thức chồng

10

Page 11: 11  bdg chinh tri - mai thi que

chất thách thức khi người ta thường nói phụ nữ lãnh đạo thường thất bại về gia

đình vì thật khó để cân bằng ‘việc nhà - việc nước, bởi vậy có chị phải hy sinh

một trong hai thứ đó. Yêu cầu dành cho lãnh đạo nữ cũng rất cao vì cảm nhận

của nữ lãnh đạo luôn phải khẳng định mình để cho cấp dưới nghe mình. Thời

gian để khẳng định mình cũng lâu hơn. Khi nam làm lãnh đạo người ta cho là

đương nhiên và tuân thủ, nhưng nữ làm lãnh đạo thì nhân viên nam nữ đòi hỏi

nữ lãnh đạo phải hơn họ mấy cái đầu, họ mới phục. Từ đó lãnh đạo nữ phải nỗ

lực và quyết liệt, nên cũng dễ mang tiếng “bà này độc tài, phát xít lắm”10. Điều

đó làm hạn chế sự tham gia của nữ giới vào công việc lãnh đạo, quản lý. Để

khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong quản lý, lãnh đạo thì việc nâng

cao nhận thức của người dân nói chung và đặc biệt thay đổi nhận thức của

những người ra quyết định đối với việc bổ nhiệm phụ nữ vào các vị trí quan

trọng của cơ quan, đơn vị là thực sự cần thiết. Đồng thời, bản thân phụ nữ cũng

cần phải cố gắng vươn lên khẳng định bản thân và cân bằng giữa công việc gia

đình và việc ngoài xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.2. Minh An, Nữ lãnh đạo như lá mùa thu, (Nguồn: http://www.hanoitv.vn)3. Vũ Trọng Kim, Bình đẳng giới trong bầu cử: Phát huy vai trò của mặt

trận, http://mattran.org.vn4. Pratibha Mehta, Cơ hội nào vượt rào cản cho nữ đại biểu dân cử?,

http://vietnamnet.vn5. Đỗ Văn Nhân, Đề cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong các cơ quan nhà

nước hiện nay, http://www.tuyengiao.vn6. Lê Thị Linh Trang, Vị trí vai trò của phụ nữ trong xu hướng hội nhập và

phát triển đất nước, 7. Doãn Thị Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công

tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn8. Trần Thị Minh Đức, Định kiến và áp lực xã hội đối với nữ trí thức, Tạp

chí Tri thức trẻ, 24/08/2009.

10Doãn Thi Ngọc, Những thuận lợi và thách thức khi nữ trí thức làm công tác quản lý, http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/nhung-thuan-loi-va-thach-thuc-khi-nu-tri-thuc-lam-cong-tac-quan-ly

11

Page 12: 11  bdg chinh tri - mai thi que

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢThs. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác tại Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.

12

Page 13: 11  bdg chinh tri - mai thi que

ENGLISH

13