108 Xã hội học thế giới Xã h i h c, s 4 (136), 2016

10
108 Xã hi hc thế gii Xã hi hc, s4 (136), 2016 BN QUYN THUC VIN XÃ HI HC | ios.vass.gov.vn LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HI VÀ PHÂN BIT CÁC KHÁI NIM HÀNH VI, HÀNH ĐỘNG, HÀNH VI XÃ HỘI, HÀNH ĐỘNG XÃ HI, HOẠT ĐỘNG, TƢƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HXÃ HI VŨ HÀO QUANG * Tóm tt: Bài viết mô tsơ lược ngun gc lý thuyết xã hi hc vhành động xã hi và các tác gitiêu biu ca nó qua các thi knhư M, Weber, J. Dewey, G. Mead, E. Goffman, T. Parsons, N. Luhmann, H. Garfinkel, J. Harbermas, A. Giddens. Các nhà lý thuyết hành động xã hi và mt nhánh ca nó là thuyết tương tác biểu trưng, thuyết trao đổi và la chn hợp lý đều phân tích xã hi tcấp độ vi mô đến vĩ mô. Họ đều coi xã hi là kết qucủa các tương tác xã hội. Các dạng tương tác xã hội thhin các cấp độ khác nhau thai người đến rt nhiều người. Trên cơ sở điểm lun nhng lý thuyết hành động xã hi, bài viết này trình bày và phân tích các khái niệm cơ bản trong thuyết hành động xã hội để hình dung các nhà lý thuyết hành động xã hi lý gii mi quan hgia cá nhân - xã hi. Tkhóa: hành vi xã hội, hành động xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội. 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử xã hội học có hai dòng lý thuyết chủ đạo là lý thuyết xã hội học vi mô và vĩ mô . Tuy nhiên vào những năm 1950, Merton đã đƣa ra lý thuyết cấp trung mô có vai trò trung gian gia lý thuyết vi mô và vĩ mô (Merton, 1949: 39-53). Lý thuyết xã hi hc vi mô ti ếp cn nghiên cu xã hi dựa vào đơn vị phân tích cơ bản là hành vi xã hi hay hành động xã hi cá nhân cũng nhƣ tƣơng tác xã hội. Trên thc t ế gi ng dy và nghiên cu khoa hc, các khái niệm hành vi và hành động cũng nhƣ hành vi xã hội và hành động xã hội chƣa đƣợc phân bit rch ròi và rt dbnhm lẫn. Các hành động xã hội là đơn vị cơ sở để hình thành các quan hxã hi, t đó các tổ chc xã hi, các thi ết chế xã hội đƣợc thi ết lp. Vì thế vic nghiên cu, phân tích làm rõ các khái niệm hành vi, hành động, hành vi xã hội, hành động xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội là rất cn thi ết. Theo cách tiếp cn vi mô, nhà xã hi hc có thphân tích xã hi t cp nhnht đến ln nht, t cá nhân đến xã hội. Trong khi đó, thuyết vĩ mô coi xã hội là cái quyết định đối vi cá nhân, xã hi sinh ra cá nhân, cu trúc xã hi quyết định và có tính cƣỡng chế đối với hành động xã hi ca cá nhân. Bài viết này chđề cập đến cách ti ếp cn thnht, t ức là hành động xã hội là đơn vị cơ bản to ra xã hi. Nói cách khác, xã hi bao gm các loi hình t chức cũng nhƣ các * Học viện Báo chí và Truyên truyền.

Transcript of 108 Xã hội học thế giới Xã h i h c, s 4 (136), 2016

108 Xã hội học thế giới Xã hội học, số 4 (136), 2016

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM

HÀNH VI, HÀNH ĐỘNG, HÀNH VI XÃ HỘI, HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI,

HOẠT ĐỘNG, TƢƠNG TÁC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

VŨ HÀO QUANG*

Tóm tắt: Bài viết mô tả sơ lược nguồn gốc lý thuyết xã hội học về hành động xã hội

và các tác giả tiêu biểu của nó qua các thời kỳ như M, Weber, J. Dewey, G. Mead, E.

Goffman, T. Parsons, N. Luhmann, H. Garfinkel, J. Harbermas, A. Giddens. Các nhà lý

thuyết hành động xã hội và một nhánh của nó là thuyết tương tác biểu trưng, thuyết trao

đổi và lựa chọn hợp lý đều phân tích xã hội từ cấp độ vi mô đến vĩ mô. Họ đều coi xã hội

là kết quả của các tương tác xã hội. Các dạng tương tác xã hội thể hiện ở các cấp độ

khác nhau từ hai người đến rất nhiều người. Trên cơ sở điểm luận những lý thuyết hành

động xã hội, bài viết này trình bày và phân tích các khái niệm cơ bản trong thuyết hành

động xã hội để hình dung các nhà lý thuyết hành động xã hội lý giải mối quan hệ giữa cá

nhân - xã hội.

Từ khóa: hành vi xã hội, hành động xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội.

1. Đặt vấn đề

Trong lịch sử xã hội học có hai dòng lý thuyết chủ đạo là lý thuyết xã hội học vi mô

và vĩ mô. Tuy nhiên vào những năm 1950, Merton đã đƣa ra lý thuyết cấp trung mô có

vai trò trung gian giữa lý thuyết vi mô và vĩ mô (Merton, 1949: 39-53). Lý thuyết xã hội

học vi mô tiếp cận nghiên cứu xã hội dựa vào đơn vị phân tích cơ bản là hành vi xã hội

hay hành động xã hội cá nhân cũng nhƣ tƣơng tác xã hội. Trên thực tế giảng dạy và

nghiên cứu khoa học, các khái niệm hành vi và hành động cũng nhƣ hành vi xã hội và

hành động xã hội chƣa đƣợc phân biệt rạch ròi và rất dễ bị nhầm lẫn. Các hành động xã

hội là đơn vị cơ sở để hình thành các quan hệ xã hội, từ đó các tổ chức xã hội, các thiết

chế xã hội đƣợc thiết lập. Vì thế việc nghiên cứu, phân tích làm rõ các khái niệm hành vi,

hành động, hành vi xã hội, hành động xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội là rất cần

thiết. Theo cách tiếp cận vi mô, nhà xã hội học có thể phân tích xã hội từ cấp nhỏ nhất

đến lớn nhất, từ cá nhân đến xã hội. Trong khi đó, thuyết vĩ mô coi xã hội là cái quyết

định đối với cá nhân, xã hội sinh ra cá nhân, cấu trúc xã hội quyết định và có tính cƣỡng

chế đối với hành động xã hội của cá nhân.

Bài viết này chỉ đề cập đến cách tiếp cận thứ nhất, tức là hành động xã hội là đơn vị

cơ bản tạo ra xã hội. Nói cách khác, xã hội bao gồm các loại hình tổ chức cũng nhƣ các

* Học viện Báo chí và Truyên truyền.

Vũ Hào Quang 109

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

thiết chế của nó đƣợc hình thành từ các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội là kết quả của

các tƣơng tác xã hội. Tƣơng tác xã hội là quá trình xã hội trong đó các hành động xã hội

giữa các cá nhân diễn ra. Lý thuyết hành động xã hội và các dạng lý thuyết khác cùng

dòng với nó (thuyết tƣơng tác biểu trƣng, trao đổi và lựa chọn hợp lí, thuyết thực hành xã

hội) đều đề cao tính chủ động, duy lí, sáng tạo, có ý nghĩa, có mục đích của chủ thể hành

động là, cơ sở nền tảng để tạo ra xã hội.

2. Những quan điểm chủ đạo trong thuyết hành động xã hội

Thuyết hành động xã hội coi đối tƣợng của xã hội học là hành động xã hội

(Marshall,1994: 4-5). Những ngƣời có cùng quan điểm này là những ngƣời theo trƣờng

phái Weber, xã hội học hiện tƣợng, phƣơng pháp luận thực hành, tƣơng tác biểu trƣng.

Theo John Scott, thuyết hành động xã hội có nguồn gốc từ thuyết kinh tế của Adam

Smith, Jeremy Bentham và James Mill. Theo các nhà kinh tế học nói trên, hành động của

con ngƣời là hành động dựa vào lợi ích cá nhân (self-interested actions). Họ cho rằng, cấu

trúc xã hội có thể xem xét qua hệ thống thị trƣờng và thƣơng mại, trong đó con ngƣời

theo đuổi mục đích cá nhân duy lý của mình. Cuối thế kỷ 19, ƣu thế của việc phân tích

quan hệ kinh tế đã thúc đẩy sự ra đời của các quan điểm về hành động duy lý và phi lý.

Các hình thức tồn tại của hành động nhƣ là phƣơng tiện thông qua đó cấu trúc xã hội

đƣợc xây dựng nên. Những nghiên cứu của Karl Marx đã vƣợt xa hơn những quan điểm

hạn hẹp ban đầu về hành động ngƣời của các nhà kinh tế. Ông cho rằng hành động của

con ngƣời có ý thức nên nó mang nhân tố sáng tạo. Con ngƣời hành động để tạo ra cấu

trúc xã hội, tuy nhiên cấu trúc xã hội lại có ý nghĩa quyết định đối với hành động ngƣời.

Cấu trúc xã hội phản ánh quan hệ xã hội cơ bản là quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất tƣ nhân

trong xã hội có giai cấp. Trong quan hệ sản xuất đó tất yếu dẫn đến tha hoá lao động do

quá trình chiếm đoạt giá trị thặng dƣ. Vì thế ý chí tự do của con ngƣời thúc đẩy nó thoát

khỏi quan hệ tha hoá lao động hay tha hoá giai cấp. Cuộc đấu tranh giai cấp vì thế mà

không thể tránh khỏi.

Quan điểm của Marx về hành động xã hội đã đƣợc Anthony Giddens sử dụng triệt

để trong thuyết cấu trúc hóa xã hội (structuration theory). Một trong những khái niệm cơ

bản của thuyết tái cấu trúc xã hội của Giddens là khái niệm hoạt động và cấu trúc xã hội.

Nhƣ vậy, chúng ta đã thấy, ngay từ thời kỳ đầu, lý thuyết có chung một nguồn gốc, nhƣng

hai tiếp cận của Max Weber và Karl Marx đã chia làm hai ngả. Weber coi hành động xã

hội là nền tảng tạo ra xã hội. Marx không hạ thấp vai trò của hoạt động thực tiễn nhƣng

nhấn mạnh vai trò của cấu trúc xã hội; cấu trúc hạ tầng quyết định cấu trúc thƣợng tầng.

Trong xã hội có cấu trúc giai cấp đối kháng, hành động lao động của ngƣời lao động bị

tha hóa vì nó nhận thức đƣợc rằng, nó bị lao động cƣỡng bức, lao động không vì nó,

không tự do, không sáng tạo. Tính mâu thuẫn giữa ý chí tự do (hành động sáng tạo) của

con ngƣời và cấu trúc xã hội luôn là chủ đề nghiên cứu lý thuyết hấp dẫn, nhiều tranh cãi

cho đến tận ngày nay.

Weber định nghĩa hành động xã hội nhƣ sau: Hành động xã hội là hành động của chủ

thể tƣơng quan với hành động của ngƣời khác và định hƣớng vào hành động của ngƣời đó

theo ý nghĩa chủ quan của mình về mục đích đã đƣợc dự tính từ trƣớc. Nói cách khác, hành

động xã hội là hành động có mục đích của chủ thể đã đƣợc cắt nghĩa rõ ràng về động cơ,

mục đích, phƣơng tiện trên cơ sở định hƣớng vào hành động của ngƣời khác và chờ đợi

Vũ Hào Quang 110

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

phản ứng đáp lại từ phía ngƣời đó. Hành động xã hội là loại hành động định hƣớng vào

hành vi quá khứ, hiện tại, và hành vi mong đợi (tƣơng lai gần) từ phía ngƣời khác (Weber,

1990: 625). Hành động xã hội luôn đƣợc thúc đẩy bởi một động cơ nào đó, nên chủ thể, để

hiểu hành động, phải hiểu động cơ, định hƣớng, mục đích, phƣơng tiện và khả năng dự báo

về sự phản ứng từ phía ngƣời khác. Hành động xã hội là loại hành vi cá nhân đƣợc cắt

nghĩa một cách chủ quan trên cơ sở tri thức, trải nghiệm, đạo đức và tình cảm của cá nhân.

Do đó hành động xã hội bắt buộc phải có định hƣớng chủ quan của chủ thể hành động

hƣớng vào đối tác để cân nhắc, tính toán một cách hợp lí về mục đích và phƣơng tiện để đạt

mục đích trong tƣơng quan với việc lí giải mục đích, động cơ hành động của đối tác. Không

có đối tác (trực tiếp hay gián tiếp) thì hành động xã hội của cá nhân không thể diễn ra. Đó là

điều nhiều ngƣời nhầm lẫn giữa hành động xã hội và hành động thông thƣờng mà ngƣời ta

thƣờng gọi là hành động tâm lí, thuộc đối tƣợng nghiên cứu của tâm lí học.

Đối với Tâm lí học, hành động có cấu trúc bởi các cấu phần của chủ thể hành động

nhƣ: nhu cầu, động cơ, phƣơng tiện và mục đích hành động; những yếu tố bên ngoài nhƣ

hoàn cảnh hay điều kiện hành động; đối tƣợng của hành động là những gì làm thỏa mãn

nhu cầu cá nhân.

Trong khi đó, cấu trúc hành động xã hội bao gồm các cấu phần của chủ thể hành

động nhƣ: động cơ, phƣơng tiện, mục đích, định hƣớng hành động (cắt nghĩa một cách

chủ quan về mục đích, phƣơng tiện và dự đoán khả năng phản ứng đáp lại từ phía đối tác

và kết quả của hành động); đối tƣợng của hành động là ngƣời khác. Nhân tố thúc đẩy

hành động xã hội là động cơ, tức là mục đích của hành động đã đƣợc nhận thức.

Weber đƣa ra bốn loại hành động xã hội, đó là: hành động truyền thống, hành động

tình cảm, xúc cảm, hành động duy lý công cụ, hành động duy lý mục đích.

Hành động truyền thống là loại hành động diễn ra theo thói quen, phong tục, tập

quán xã hội, nó nhƣ là một sản phẩm của nền văn hoá.

Hành động tình cảm vận hành dựa trên sắc thái tình cảm, xúc cảm gắn với những

cảm xúc cụ thể của chủ thể khi hành động. Hành động này không phải hành động duy lý

nhƣ một số ngƣời nhầm tƣởng. Hai loại hành động truyền thống và tình cảm là đối tƣợng

nằm trung gian giữa khoa học Tâm lý và Xã hội học. Chỉ có hành động duy lý mục đích

và duy lý giá trị là thuần tuý thuộc đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học, và ông cho rằng

nó quan trọng hơn trong phân tích xã hội học. Hành động duy lý mục đích là loại hành

động mà chủ thể quan tâm tới tƣơng quan “phƣơng tiện - kết quả hành động”.

Hành động duy lý giá trị còn gọi là hành động đƣợc định hƣớng giá trị. Chủ thể

hành động đƣợc trang bị một hệ thống giá trị, khi nó hành động, các giá trị đó điều chỉnh

hành vi của chủ thể cho phù hợp với hệ thống giá trị của mình. Ví dụ: giúp ngƣời nghèo,

giúp đỡ ngƣời gặp hoạn nạn, khó khăn…

Thuyết hành động của Max Weber đƣợc các dòng lý thuyết phƣơng pháp luận thực

hành, thuyết tƣơng tác biểu trƣng, hiện tƣợng học tiếp thu và phát triển (Karpersen, 2000:

27). Trong khi đó, T. Parsons phân tích hành động xã hội trong thuyết cấu trúc chức năng

của mình với tƣ cách là hệ thống hành động trong mối quan hệ chức năng với hệ thống

văn hoá và hệ thống xã hội.

Theo Parsons, hành động cơ sở (unit act) liên quan tới chủ thể hành động (actor) và

phần định hƣớng hành động lẫn tình huống hành động. Việc phân tích hành động cơ sở có

Vũ Hào Quang 111

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

ý nghĩa lý thuyết đối với việc giải thích hành động của con ngƣời trong một khung cảnh

xã hội cụ thể. Parsons coi hệ thống xã hội bao gồm ba thành tố cơ bản là hệ thống hành

động, cá nhân và văn hóa. Trong đó hệ thống hành động là cơ sở nền tảng để xây dựng

lên hệ thống cá nhân và văn hóa. Trong khung phân tích hành động cơ sở của Parsons,

chúng ta thấy rõ vai trò của các cấu phần của hành động. Cấu phần thứ nhất là chủ thể

hành động; cấu phần thứ hai là định hƣớng theo quy chuẩn; cấu phần thứ 3 là tình huống

hành động. Trong phần tình huống hành động cần phân biệt hai bộ phận của tình huống.

Nói cách khác tình huống hành động đƣợc cấu trúc bởi hai thành phần có chức năng riêng

và đặc thù. Cấu phần thứ nhất của tình huống bao gồm những nhân tố có tính chất điều

kiện, thiếu nó hành động không thể diễn ra. Mặt khác, chủ thể hành động không thể thay

đổi đƣợc điều kiện đó. Những nhân tố điều kiện có thể bao gồm yếu tố di truyền sinh học,

điều kiện vật chất bắt buộc, không gian thời gian, hay các điều luật cho phép thực hiện

hành động. Cấu phần thứ hai là các nhân tố mà chủ thể hành động có thể thay đổi đƣợc.

Việc lựa chọn những nhân tố phù hợp theo suy nghĩ, đánh giá của chủ thể để hành động

diễn ra phù hợp với mục đích, kết quả hành động hay phƣơng tiện hành động đã đƣợc chủ

thể lựa chọn trong cấu phần định hƣớng có tính chất quy chuẩn. Hệ thống giá trị và chuẩn

mực xã hội có chức năng điều chỉnh hành vi của chủ thể hành động cho phù hợp với cái

chung tạo ra trật tự, sự đồng thuận xã hội. Các hệ thống hành động, xã hội hay văn hoá

luôn nằm trong mối quan hệ chức năng. Trong xã hội tổng thể có bốn tiểu hệ thống quan

trọng nhất là kinh tế, chính trị, xã hội (các cộng đồng xã hội) và văn hoá. Các tiểu hệ

thống này đều phải thực hiện những chức năng tƣơng ứng: thích ứng (A); đạt đích (G);

hợp nhất (I), duy trì khuôn mẫu (L) để đảm bảo sự tồn tại cân bằng của toàn hệ thống.

Hệ thống hành động xã hội chung đƣợc T. Parsons miêu tả trong sáu cấp độ: (1)

Môi trƣờng hành động (môi trƣờng vật lý hữu cơ); (2) Tổ chức (hệ thống) hành vi; (3) Hệ

thống cá nhân; (4) Hệ thống xã hội; (5) Hệ thống văn hoá; (6) Môi trƣờng hành động

(Hiện thực xã hội). Các cấp độ hành động bậc thấp làm nguồn năng lƣợng nuôi dƣỡng cấp

độ cao hơn; các cấp độ cao kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của cấp độ thấp bằng thứ bậc

của hệ thống thông tin.

Ở cấp độ cá nhân, trong quá trình hành động, nó lựa chọn các định hƣớng đã có sẵn

trong cấu trúc xã hội. T. Parsons đƣa ra 5 cặp định hƣớng giá trị mà cá nhân với tƣ cách là

chủ thể hành động có quyền lựa chọn cho phù hợp với mục đích hành động của mình.

a. Cái phổ biến - cái đặc thù

b. Cái tập trung, cụ thể - cái phân tán, trừu tƣợng

c. Cái có sẵn, cái chế ƣớc - cái đạt tới, mục tiêu

d. Tình cảm trung tính, thờ ơ - tình cảm tích cực, chủ động

e. Cái tập thể - cái cá nhân, bản thân

Trên đây, chúng tôi trình bày quan điểm cơ bản của Weber và Parsons về thuyết

hành động xã hội. Các dòng lý thuyết hành động khác nhƣ thuyết hiện tƣợng học, phƣơng

pháp luận thực hành, thuyết tái cấu trúc xã hội v.v, không phải đối tƣợng nghiên cứu của

bài viết này. Dƣới đây, tôi tóm tắt vài nét chính về thuyết mục đích.

Thuyết mục đích cho rằng hành động của con ngƣời đƣợc chỉ đạo bởi nhân tố ý chí

hƣớng tới việc sử dụng các phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích có tính toán trƣớc trong

một tình huống cụ thể. Tức là, chủ thể ý thức đƣợc cấu trúc của tình huống hay hoàn cảnh

Vũ Hào Quang 112

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

nơi hành động diễn ra. Tuy nhiên, Weber chỉ chú ý tới thái độ của ngƣời khác và những

toan tính của các chủ thể trong quá trình hành động, hầu nhƣ không để ý đến hoàn cảnh

hay tình huống. Các nhà lý thuyết hiện đại cho rằng, những thuộc tính của tình huống có

những nhân tố cụ thể với tƣ cách là điều kiện để hành động diễn ra một cách ngẫu nhiên.

Chủ thể hành động với nhận thức của mình về bản thân cũng nhƣ tình huống của hành

động có thể dự đoán trƣớc đƣợc kết quả của hành động. Trong trƣờng hợp chủ thể không

đạt đƣợc mục đích, khi đó ngƣời ta nói tới sự không tƣơng thích giữa các yếu tố chủ quan

của chủ thể hành động nhƣ năng lực và yếu tố khách quan của tình huống hành động.

Niklas Luhmann phê phán thuyết hành động về sơ đồ “phƣơng tiện - mục đích” của

Weber. Theo Niklas Luhmann (1968), trong một thế giới tình huống phức tạp không thể

xác định chính xác kết quả của hành động tƣơng ứng với nhân tố cụ thể nào của tình

huống. Nói cách khác, có thể có nhiều nhân tố của tình huống hành động cùng tham gia

(với tƣ cách là điều kiện) vào quá trình tạo ra kết quả của hành động. Vì thế, chủ thể hành

động không thể phân tích một cách rõ ràng và chính xác các quan hệ của chủ thể với cấu

trúc phức tạp của tình huống (Turner, 2001: 272). Cũng tƣơng tự nhƣ Luhmann, Dewey

dựa trên quan điểm hiện tƣợng luận để phê phán thuyết mục đích về sơ đồ “Phƣơng

tiện/công cụ- kết quả/ mục đích”. Thuyết sáng tạo trong hành động của Dewey (1958) cho

rằng, kết quả của hành động thuộc thời hiện tại, nó thuộc về cấu trúc của tình huống chứ

không thuộc thời quá khứ nhƣ các nhà mục đích luận quan niệm. Trong quá trình thực

hiện hành động chủ thể hành động có tính sáng tạo chứ không phải là rập khuôn máy móc

theo mô hình duy lý. Dewey đƣa ra mô hình “kế hoạch hƣớng dẫn hành động đạt kết quả”

(end- in- view). Mục đích (đƣợc xem nhƣ là kết quả) không phải là một tập hợp bên ngoài

hành động thuộc về tình huống. Mục tiêu thực tế là kết quả của quá trình tƣơng tác giữa

phƣơng tiện và mục đích trong tƣ duy của chủ thể hành động. Tuy nhiên lúc khởi đầu của

hành động thì mục đích chỉ tồn tại trong nhận thức của chủ thể một cách mơ hồ, chƣa rõ

ràng. Mục đích trở nên rõ ràng khi chủ thể hành động thông hiểu chính xác về công cụ có

thể thực hiện việc chiếm lĩnh mục tiêu. Ví dụ: xạ thủ và tấm bia. Tấm bia là mục tiêu mà

ngƣời xạ thủ hƣớng tới. Khi hành động bắn kết thúc ta có đƣợc kết quả là bắn trúng bia

hay không, khi đó ta nói tới mục đích. Mục đích có thể thay đổi hoặc xuất hiện mục tiêu

mới trong quá trình hành động nếu có phƣơng tiện thực tế mới. Nhƣ vậy, việc đặt mục

tiêu trƣớc khi hành động sẽ không dự báo đƣợc chính xác kết quả của hành động. Các

thao tác nhận thức không diễn ra trƣớc hành động mà nó chỉ là khát vọng tiền phản xạ có

tác động kích hoạt trong tình huống hành động. Các khát vọng của mỗi cá nhân là khác

nhau và năng lực, tập tính, cách thức quan hệ xã hội cũng khác nhau, điều đó dẫn tới kết

quả hành động của mỗi cá nhân cũng khác nhau. Thế giới quanh ta không phải là bản sao

của thế giới nội tâm của con ngƣời mà nó là cái đƣợc cấu trúc bởi năng lực của con ngƣời

và kinh nghiệm hành động của nó. Thế giới tồn tại dƣới dạng hành động, chỉ trong hành

động của con ngƣời thế giới mới tồn tại nguyên bản của nó. Nhận thức hƣớng tới bối cảnh

tình huống của cái mà con ngƣời nhận thức. Trong nhận thức của chúng ta, thế giới đƣợc

chia thành các phạm trù tiếp cận đƣợc - không tiếp cận đƣợc; quen thuộc - không; kiểm

soát đƣợc - không… Nói cách khác, thế giới đƣợc hình dung bởi những kỳ vọng về hành

động có liên quan. Chỉ khi mà những kỳ vọng về hành động có liên quan không diễn ra

trên thực tế, khi đó thế giới mới trở thành đối tƣợng bên ngoài. Tức là nhận thức của ta

Vũ Hào Quang 113

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

không kiểm soát đƣợc nó nữa. Trƣờng hợp này là ngoại lệ vì thông thƣờng thì nhận thức

của chúng ta về thế giới là quen thuộc và phù hợp.

Nếu nhƣ mục đích luận nhấn mạnh vào tính ngẫu nhiên của hành động trong một

tình huống xác định để dự báo kết quả hành động, thì thuyết phi mục đích lại nhấn mạnh

ý nghĩa hay vai trò của tình huống hành động. Hành động là cái ngẫu nhiên trong cấu trúc

tình huống; tình huống là cái cấu thành của hành động. Dietrich Bohler (1985) và

Jonathan Turner (2001: 274), khi phân tích mối quan hệ giữa chủ thể hành động và tình

huống, cho rằng, chủ thể đánh giá tình huống trong tƣơng quan với phƣơng tiện và hầu

nhƣ dự báo đƣợc kết quả hành động. Kế hoạch hay chƣơng trình hành động có thể bị thay

đổi hoặc cấu trúc lại nếu có sự mâu thuẫn với tình huống hành động.

Mặt khác, cần lƣu ý rằng, nếu nhƣ thuyết mục đích tập trung vào phân tích vai trò

của động cơ với tƣ cách là nguyên nhân của hành động và kế hoạch hành động nhƣ là kết

quả dự tính trƣớc của tiến trình hành động, thì thuyết phi mục đích nhấn mạnh vào điều

kiện hành động tức là nhân tố bên ngoài chủ thể hành động. Hành động có mục đích và có

ý nghĩa cùng với chƣơng trình hành động có tính độc lập của thuyết mục đích đã bị phê

phán bởi thuyết phi mục đích, kết quả của hành động cũng nhƣ động cơ với tƣ cách là

nguyên nhân sẽ không đạt đƣợc độ chân thực khi tình huống biến đổi và giá trị, chuẩn

mực không còn đóng vai trò kiểm soát, điều chỉnh hành động. Thuyết hành động kinh

điển dần đƣợc tách ra thành các nhánh lý thuyết duy lý về mục đích và phƣơng tiện, trong

khi đó thuyết hành động phi mục đích nhấn mạnh yếu tố hoàn cảnh. Tuy nhiên, một đại

diện thuyết phê phán thời Hậu hiện đại là J. Harbermas vừa đề cao tính duy lí, ý nghĩa của

hành động vừa coi bối cảnh xã hội, đặc biệt là truyền thông hậu tƣ bản, nhƣ một phần

quan trọng trong cấu trúc của hành động xã hội. Khác với M. Weber, J. Harbermas phân

ra bốn loại hành động thực tế nhƣ sau: (1) Hành động mục đích chiến thuật; (2) Hành

động điều tiết quy chuẩn; (3) Hành động đóng kịch; (4) Hành động truyền thông. Đối với

loại hành động truyền thông J. Harbermas lại chia nhỏ thành hành động duy lí mục đích

và hành động duy lí chiến lƣợc.

Một quan điểm khác bàn về hành động xã hội trong tƣơng quan với cấu trúc xã hội

đƣợc thể hiện rõ trong thuyết cấu trúc hóa của A. Giddens, trong đó ông đã coi hành động

của chủ thể vừa bị chi phối bởi nhân tố chủ quan vừa bị chi phối bởi nhân tố cấu trúc

(khách quan) và ông gọi nó là “hoạt động”.

3. Các khái niệm cơ bản

Thuyết hành động xã hội phân tích xã hội từ cấp độ nhỏ nhất là hai ngƣời đến toàn bộ

xã hội tổng thể. Các hành vi và hành động cá nhân là nhân tố đơn giản nhất thuộc cấp độ

phân tích tâm lý học, không phải nhiệm vụ chính của phân tích xã hội học, tuy nhiên nó lại là

khái niệm khởi thuỷ để phân tích xã hội vì nó có liên quan trực tiếp tới cấu trúc cá nhân.

Hành vi là một phản ứng xác định của cơ thể đối với các kích thích từ bên trong hay

bên ngoài và có thể đo lƣờng đƣợc (Gordall Marshall,1994: 27-28). John B. Watson

(1913) cho rằng, nghiên cứu nhận thức của cá nhân bằng phƣơng pháp tự kiểm tra, đánh

giá không thể đƣa ra những kết quả khách quan vì nó bị khúc xạ bởi lăng kính chủ quan.

Chỉ có thể nghiên cứu chính xác, khách quan bằng phƣơng pháp thực chứng, tức là đo đạc

các biến số tác động thông qua các phản ứng của cơ thể trƣớc những kính thích từ trong

hay ngoài. Cơ thể chứa đựng tổng hợp các phản ứng hay năng lực phản ứng trƣớc các

Vũ Hào Quang 114

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

kích thích. Nói cách khác, kích thích nào thì phản ứng nấy theo công thức SR. Trong

khoa học hành vi, ngƣời ta luôn nhắc tới phát kiến quan trọng của Pavlốp, nhà xã hội học

ngƣời Nga, về phản xạ có điều kiện. Những kết quả nghiên cứu mô hình SR của B.F.

Skiner trên chim bồ câu khẳng định các phản xạ có điều kiện hay các kích thích đƣợc

củng cố sẽ biến thành tập tính của động vật. Mối quan hệ của cơ thể (động vật) đối với

các loại kích thích qua tƣơng quan thƣởng - phạt đã đƣợc Pavlốp phát hiện trên thí

nghiệm với chó, đã đƣợc vận dụng để giải thích hành vi con ngƣời trong các thuyết hành

vi. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu giáo dục cũng nhƣ điều

chỉnh hành vi của con ngƣời. Tuy nhiên, thuyết hành vi chịu nhiều phê phán từ các nhà xã

hội học và tâm lý học xã hội, những ngƣời cho rằng, thuyết hành vi chỉ mô tả đƣợc nhƣng

cái mà con ngƣời đang làm chứ không mô tả đƣợc những cái mà con ngƣời đang nghĩ,

đang cảm giác. Mặc dù thuyết hành vi bị phê phán, các nhà tâm lý học xã hội và xã hội

học (G.H. Mead; G. Homans) vẫn sử dụng triệt để khái niệm hành vi với một cái tên mới

là hành vi xã hội trong lý thuyết xã hội của mình.

Hành vi xã hội đƣợc trình bày khá rõ ràng trong lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng của

H. Mead và thuyết trao đổi xã hội của G. Homans. Đối với H. Mead, hành vi xã hội đƣợc

hiểu là loại hành động có ý nghĩa và hƣớng vào ngƣời khác. Điều này biểu hiện rõ trong

khái niệm cái tôi (self) mà ông coi là phức hợp của cái tôi cá thể (I) và cái tôi xã hội (G.

Ritzer, 1996: 203-208).

Hành động (act) của con ngƣời trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu là kích thích.

Trong giai đoạn hành động này, hành vi của con ngƣời giống động vật tức là bị chi phối

bởi quan hệ SR. Tuy nhiên, con ngƣời không phản ứng ngay nhƣ động vật mà nó lƣu

trữ lại các kích thích đó để phân tích. Ví dụ: trạng thái đói kích thích con ngƣời muốn ăn

nhƣng nó chƣa ăn ngay lập tức. Giai đoạn hai là nhận thức. Trong giai đoạn này con

ngƣời khám phá nội dung của kích thích thông qua các giác quan và kinh nghiệm: nghe,

nhìn, sờ, ngửi v.v. Giai đoạn ba có tên thao tác hoá đối tƣợng. Khi đã nhận thức đƣợc đối

tƣợng bằng nhận thức và các giác quan, con ngƣời thao tác hoá các đối tƣợng đó bằng

cách kiểm tra lại các thông tin về đối tƣợng có phù hợp với sự hiểu biết của chủ thể về đối

tƣợng đó không; trì hoãn việc trả lời kích thích để kiểm tra độ chân thực của nhận thức.

Ví dụ: trông thấy cây nấm, hái nấm, quan sát hình thù và màu sắc cây nấm, nhớ lại những

hiểu biết về nấm, tìm sách hƣớng dẫn việc ăn nấm (G. Ritzer, 1996: 194-196). Trong giai

đoạn ba, con ngƣời đã sử dụng tƣ duy trừu tƣợng trên cơ sở của ngôn ngữ và văn hóa.

Giai đoạn bốn có tên hoàn thành hay thực hiện hành động trong một điều kiện hoàn cảnh

cụ thể. Tại giai đoạn này, hành động ăn cần trả lời câu hỏi ăn nhƣ thế nào và với ai. H.

Mead chỉ rõ việc thoả mãn cái đói của con ngƣời và con vật khác nhau. Con vật thoả mãn

cái đói bởi quy tắc thử và sai, con ngƣời nhờ có ý thức nên đã kiểm tra và tính toán kỹ các

giai đoạn của hành động nên nó chỉ hành động khi hiểu rõ về đối tƣợng và gắn với điều

kiện văn hóa xã hội cụ thể.

Theo Mead, hành động khác với hành động xã hội ở chỗ hành động chỉ liên quan

tới một cá nhân, trong khi hành động xã hội liên quan ít nhất từ hai cá nhân trở lên (G.

Ritzer, 1996: 197). Khái niệm hành động xã hội đƣợc coi là đơn vị nhỏ nhất trong quan

hệ xã hội. Từ khái niệm hành động xã hội, các nhà xã hội học lý giải các quan hệ cá nhân

và liên cá nhân trong nhóm và giữa các nhóm.

Vũ Hào Quang 115

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tƣơng tác xã hội là quá trình thực hiện các hành động xã hội giữa hai hay nhiều cá

nhân. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng nhấn mạnh vào ý nghĩa biểu trƣng trong tƣơng tác xã

hội. Để cắt nghĩa khái niệm tƣơng tác biểu trƣng, Mead đƣa ra khái niệm điệu bộ và các

biểu trƣng ý nghĩa.

Điệu bộ (gesture) là những cử chỉ của cơ thể thứ nhất có tác động nhƣ một kích

thích đặc thù gây ra phản ứng có tính phù hợp (xã hội) của cơ thể thứ hai. Điệu bộ có ở cả

động vật lẫn ở ngƣời. Tuy nhiên, vì con ngƣời có ý thức nên việc sử dụng điệu bộ phức

tạp hơn nhiều so với con vật. Điệu bộ là một dạng biểu trƣng của con ngƣời trong giao

tiếp xã hội. Điệu bộ có chức năng điều chỉnh những hành vi trong khung cảnh cụ thể có

liên quan đến hành vi hay thái độ của những ngƣời tham gia tƣơng tác (G.H. Mead,

1934/1962: 46). Ví dụ, ngƣời mẹ nhăn mặt khi đứa con của mình làm cái gì đó, điệu bộ

nhăn mặt thông báo cho đứa con biết là việc đó không nên làm vì mẹ nó không đồng ý.

Loại điệu bộ có ý nghĩa chỉ có ở con ngƣời nhờ khả năng giao tiếp bằng lời và ý thức. Nói

cách khác, ngôn ngữ là loại điệu bộ có ý nghĩa. Ví dụ: khi ta nói từ chó, mèo thì ngƣời

nghe đã hình dung đƣợc ý nghĩa của từ đó. Biểu trƣng ý nghĩa là những gì mà chủ thể thứ

nhất phát ra đều đƣợc các chủ thể thứ hai hoặc thứ ba hiểu và cắt nghĩa tƣơng tự trong

giao tiếp. Trong quá trình tƣơng tác xã hội, các mối quan hệ xã hội đƣợc thiết lập. Con

ngƣời trong truyền thông hay giao tiếp thƣờng hình dung về vị trí của ngƣời khác để đóng

vai dựa trên các biểu trƣng ý nghĩa chung. Trong quá trình đóng vai, cá nhân nhận dạng

đƣợc chỗ đứng của mình trong quan hệ với ngƣời khác.

Emile Durkheim coi hành động xã hội nhƣ một thói quen xã hội phản ánh lối sống

tập thể biểu hiện rõ nét trong các nền văn hóa. Điều kiện văn hóa xã hội hình thành nên

cấu trúc và nội dung của hành động xã hội. Các tác giả khác nhƣ T. Parsons, Erving

Goffman, H. Garfinkel, P. Bourdieu, A. Giddens đều bị ảnh hƣởng quan niệm của E.

Durkheim về hành động xã hội nhƣ là một thói quen xã hội, một biểu hiện của lối sống

văn hóa hay ánh phản của tinh thần tập thể.

Trong khoa học xã hội (Tâm lý học, nhân chủng học và xã hội học), ngƣời ta phân

biệt ba cấp độ hành động của con ngƣời là hành vi, hành động, hành động xã hội (hoặc

hành vi xã hội). Trong đó, hành vi và hành động thuộc đối tƣợng nghiên cứu của tâm lí

học, còn hành động xã hội hay hành vi xã hội thuộc đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể vẽ ra một mô hình biến hoá hành động

theo thuyết hành động xã hội.

Hành vi => hành động => hành vi xã hội => hành động xã hội => tiếp xúc xã hội

=> tƣơng tác xã hội => tƣơng tác xã hội lặp lại => tƣơng tác xã hội phổ biến => tƣơng tác

xã hội đã đƣợc điều chỉnh => Quan hệ xã hội => Thiết chế xã hội; Tổ chức xã hội.

Chúng tôi mô tả vắn tắt sơ đồ biến hoá cấp độ hành động xã hội nhƣ sau:

Hành vi (behavior) tuân thủ quy tắc S R, tức là cứ có kích thích thì có phản ứng

phù hợp với tính chất của kích thích đó (Bryan.S Turner, 2006: 34). Trong quá trình thực

hiện hành vi, cơ thể không cần sử dụng tới nhận thức hay ý thức và ngƣời phân tích hành

vi không cần quan tâm đến vai trò của nhân tố ý thức.

Các nhà hành vi học định nghĩa hành vi nhƣ là động tác hay sự di chuyển cơ thể

(ngƣời, động vật). Hành vi là phản ứng của cơ thể đối với một kích thích nào đó.

Các nhà lý thuyết hành động định nghĩa hành động nhƣ sau: hành động (action) là

Vũ Hào Quang 116

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

sự vận động của con ngƣời có kèm theo ý nghĩa và mục đích nhất định. Nói theo ngôn

ngữ tiến hoá, hành động là loại hành vi có kèm theo ý nghĩa chủ quan của cá nhân để thực

hiện một mục đích nào đó. Tuy nhiên cấp độ phân tích hành động và ý nghĩa cũng nhƣ

mục đích của hành động thuộc phạm trù nghiên cứu của Tâm lý học.

Hành vi xã hội (social behaviors) là hành động có mục đích, có ý nghĩa và hƣớng

tới ngƣời khác (Gordall Marshall,1994: 27-28). Nhƣ vậy hành vi xã hội nằm ở cấp độ cao

và phức tạp hơn hành động cá nhân. Nếu một ngƣời thực hiện một hành động có ý nghĩa,

có mục đích nhƣng không liên quan đến ngƣời khác thì hành động đó không phải là hành

vi xã hội. Hành động xã hội là hành động có mục đích, có ý nghĩa trên cơ sở định hƣớng

một cách trực tiếp hay gián tiếp vào ngƣời khác và có tính toán cân nhắc tới phản ứng đáp

lại từ phía ngƣời đó.

Nhƣ đã nói, M. Weber định nghĩa hành động xã hội là hành động gắn với ý nghĩa

chủ quan của chủ thể và định hƣớng vào tƣơng quan hành động đáp lại của đối tác

(Weber: 602-603). Hành động xã hội là loại hành vi xã hội không những chỉ có ý nghĩa

chủ quan của chủ thể hành động có liên quan đến ngƣời khác mà còn có thêm một thuộc

tính nữa là chờ đợi sự phản ứng từ phía ngƣời khác theo cách cắt nghĩa, suy nghĩ của

chính chủ thể đó. Hành động xã hội có thể là loại hành động bên trong hay bên ngoài,

nhƣng nhất thiết nó phải có liên quan đến hành động quá khứ, hiện tại hay kỳ vọng vào

hành động đáp lại của đối tác hay những ngƣời khác (Weber: 625-627). Ví dụ: Mua hoa

tặng bạn gái nhân ngày sinh nhật. Ngƣời tặng hoa bạn gái chờ đợi sự vui vẻ hay nụ cƣời

cám ơn từ phía bạn gái của mình.

Sự khác nhau giữa hành động xã hội và hành vi xã hội chỉ phân biệt ở một điểm khá

tinh tế, hành vi xã hội không quan tâm tính toán, chờ đợi phản ứng đáp lại từ phía ngƣời

khác, trong khi hành động xã hội có sự chủ động chờ đợi khả năng phản ứng lại từ phía

ngƣời khác. Nhƣ vậy, chỉ khi nào nhà phân tích nghiên cứu động cơ hành động của chủ

thể cùng với ý nghĩa chủ quan của chủ thể đó về đối tác thì mới có thể phát hiện đƣợc đâu

là hành vi xã hội hay hành động xã hội.

Tiếp xúc xã hội là một cặp của hành động xã hội, một hình thức đầu tiên của tƣơng

tác xã hội. Tiếp xúc xã hội là loại tƣơng tác xã hội một lần hoặc hiếm gặp. Tiếp xúc xã

hội là loại hành động xã hội diễn ra giữa hai hoặc nhiều chủ thể (cá nhân) một lần hoặc

ngẫu nhiên. Ví dụ: Hai ngƣời tình cờ gặp nhau trên xe buýt, tán gẫu vài chuyện cho vui,

sau đó không gặp lại nhau nữa.

Tƣơng tác xã hội là loại tiếp xúc xã hội một cách thƣờng xuyên. Tƣơng tác xã hội

chỉ có thể xảy ra khi có ít nhất hai chủ thể hành động trở nên. Tƣơng tác xã hội lặp lại

(repeated interaction) là loại tƣơng tác không có kế hoạch, không chủ đích nhƣng nó vẫn

đƣợc lặp lại. Ví dụ: các thành viên trong gia đình thƣờng xuyên tƣơng tác với nhau nhƣng

không đặt ra một kế hoạch nào cụ thể.

Tƣơng tác thƣờng xuyên, phổ biến là loại tƣơng tác lặp lại và diễn ra thƣờng xuyên.

Ví dụ: tƣơng tác giữa cán bộ trong một cơ quan, tƣơng tác giữa các công nhân trong xí

nghiệp, nhà máy v.v.

Tƣơng tác xã hội có một thuộc tính quan trọng đó là việc các chủ thể sử dụng ý nghĩa

biểu trƣng. Biểu trƣng định nghĩa hay xác định các quan hệ xã hội, nếu thiếu biểu trƣng

hành động của chúng ta cũng chẳng hơn gì hành vi của động vật (sử dụng các điệu bộ).

Vũ Hào Quang 117

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN XÃ HỘI HỌC | ios.vass.gov.vn

Tƣơng tác đƣợc điều chỉnh là loại tƣơng tác thƣờng xuyên nhƣng đƣợc điều chỉnh

bởi những lý do nào đó để hình thành những mối liên hệ xã hội hay quan hệ xã hội có tính

chất riêng, đặc thù theo từng nhóm xã hội. Các loại tƣơng tác này đƣợc điều chỉnh bởi hệ

thống luật pháp, thói quen xã hội, truyền thống. Ví dụ: những cán bộ trong một cơ quan

tuân thủ quy chế làm việc, pháp luật của nhà nƣớc, nếu ngƣời nào vi phạm sẽ bị phạt theo

mức độ vi phạm.

Quan hệ xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở tƣơng tác xã hội (Turner, 2001: 88) đã

đƣợc điều chỉnh, tức là mối liên hệ giữa những thành viên thƣờng xuyên, đƣợc lặp đi lặp

lại thành đƣờng dây kết nối các chủ thể hành động lại với nhau, tạo nên quan hệ xã hội.

Quan hệ xã hội nhƣ là một hệ thống các tƣơng tác xã hội. Quan hệ xã hội là nơi các hành

động xã hội diễn ra thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại, nhờ đó mà nó hình thành các mô hình

quan hệ xã hội hay cấu trúc xã hội, các tổ chức xã hội, các thiết chế xã hội.

Thuyết hành động xã hội mà Weber đƣa ra vào những năm 1900 đã trở thành kinh điển

của các nghiên cứu theo thuyết mục đích. Theo thuyết mục đích, hành động xã hội là đối

tƣợng nghiên cứu của xã hội học. Thuyết hành động là nguồn cho các lý thuyết trao đổi, lựa

chọn hợp lý, thuyết tƣơng tác biểu trƣng, thuyết phƣơng pháp luận thực hành và đặc biệt là

thuyết hệ thống hành động của T. Parsons. Những khái niệm cơ bản của thuyết hành động

nhƣ: hành vi, hành động, hành vi xã hội, hành động xã hội, tƣơng tác xã hội và quan hệ xã hội

trở thành các thành phần của khung lý thuyết hành động trong phân tích xã hội cấp độ vi mô.

Tài liệu tham khảo

Coleman, J. 1990. Foundations of social theory. Cambridge, MA: Harvard University Press. Garfinkel, H.

1984. Studies in ethnomethodology. Polity Press, Cambridge.

Giddens. A. 1984. The constitution of society. Polity Press, Cambridge.

Giddens, A. 1991. Modernity and self-identity, Stanford University Press, Stanford.

Gordall Marshall. 1994. The Concise Oxford dictionary of sociology, Oxford university Press: 27-28.

Habermas, J. 1984/1987. Theory of communicative action. T. McCarthy (Trans.). Boston: Beacon Press.

Karpersen, Lars Bo. 2000. Anthony Giddens, an introduction to a social theorist, Blacwell Publishers.

Luhmann Niklas. 1968. The Notion of Purpose and the Rationality of Systems.

Mead, G.H. 1934/1962. Mind, self, and society. University of Chicago Press, Chicago.

Merton Robert K. 1949. On sociological theories of the middle range in the book: social theory and social

structure, Simon & Schuster, Free Press, NewYork.

Parsons, T. 1937. The structure of social action. Mc Graw Hill, New York.

Parsons, T., E.A. Shills. 1951. Toward a general theory of action, Harper, New York.

Ritzer, George. 1996. Modern Sociological Theory, McGraw Hill.

Ritzer, George. 2000. Contemporary sociological theory, McGraw Hill.

Scott, John. 2006. Social Theory: Central Issues in Sociology, SAGE Publications Ltd.

Turner, Bryan S. 2006. The Cambridge Dictionary of Sociology, Cambridge University Press.

Turner. Jonathan H. 2001. Handbook of Sociological Theory. Springer, New York.

Weber, Max. 1990. Weber tuyển tập. Nxb Tiến bộ Matxcơva, trang 625 (tiếng Nga).