1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng...

24
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Tchc Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 330- 390 triu phnmc các bnh VNĐSDD. Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triu phnđến khám vì viêm âm đạo, chiếm đến 28% sphnđến khám ti các phòng khám phkhoa. Vit Nam, tlmc bnh cao, chiếm 25-78,4%. VNĐSDD gây ra nhng khó chu, ảnh hưởng đến sc khoẻ, đời sng, khnăng lao động của người phn. Mt syếu tnguy cơ gây VNĐSDD đã được đề cp tới như thói quen vệ sinh sinh dc không hp lý, hiu biết vbnh còn hn chế, hành vi sc khe của người phn, yếu tmôi trường và xã hi, các yếu tvchăm sóc y tế không thường xuyên, tin snạo hút thai cũng có mối liên quan đến VNĐSDD. Các nghiên cứu về mô hình phòng chống VNĐSDD trên thế giới và Việt Nam cho thấy truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, khám và điều trị tích cực cũng như dự phòng VNĐSDD cho kết quả tốt. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cơ chế thị trường, nhiều khu công nghiệp đã hình thành và phát triển, thu hút hàng ngàn lao động, trong đó đa số là nữ, đặc biệt là các công ty may. Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu nào về thực trạng và phòng chống VNĐSDD trên nhóm đối tượng nữ công nhân làm việc tại các công ty may. Xuất phát từ thực tế đó đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014. 2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại một công ty may tỉnh Nghệ An năm 2015. 2. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu mt cách có hthng vthực trạng VNĐSDD và hiệu quả của các giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ VNĐSDD ở nữ công nhân may. Luận án đã cung cấp thông tin về thực trạng mắc VNĐSDD ở nữ công nhân may bao gồm tỷ lệ nhiễm một số tác nhân vi sinh vật gây bệnh VNĐSDD như Trichomonas, Candida, Bacterial vaginosis, Chlamydia trachomatisĐề tài cũng là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã đề xuất và đánh giá được hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phù hợp: truyền thông,

Transcript of 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng...

Page 1: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những

bệnh phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ

tuổi sinh đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 330-

390 triệu phụ nữ mắc các bệnh VNĐSDD. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng

10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo, chiếm đến 28% số phụ nữ đến

khám tại các phòng khám phụ khoa. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cao,

chiếm 25-78,4%. VNĐSDD gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sức

khoẻ, đời sống, khả năng lao động của người phụ nữ. Một số yếu tố nguy

cơ gây VNĐSDD đã được đề cập tới như thói quen vệ sinh sinh dục

không hợp lý, hiểu biết về bệnh còn hạn chế, hành vi sức khỏe của người

phụ nữ, yếu tố môi trường và xã hội, các yếu tố về chăm sóc y tế không

thường xuyên, tiền sử nạo hút thai cũng có mối liên quan đến VNĐSDD.

Các nghiên cứu về mô hình phòng chống VNĐSDD trên thế giới và Việt

Nam cho thấy truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, khám và

điều trị tích cực cũng như dự phòng VNĐSDD cho kết quả tốt.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cơ chế thị trường, nhiều

khu công nghiệp đã hình thành và phát triển, thu hút hàng ngàn lao động,

trong đó đa số là nữ, đặc biệt là các công ty may. Tuy nhiên, đến nay chưa

có đề tài nào nghiên cứu nào về thực trạng và phòng chống VNĐSDD trên

nhóm đối tượng nữ công nhân làm việc tại các công ty may. Xuất phát từ

thực tế đó đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường

sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh

Nghệ An năm 2014.

2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống

viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại một

công ty may tỉnh Nghệ An năm 2015.

2. Những đóng góp mới của luận án

Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về thực trạng

VNĐSDD và hiệu quả của các giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ

VNĐSDD ở nữ công nhân may. Luận án đã cung cấp thông tin về thực

trạng mắc VNĐSDD ở nữ công nhân may bao gồm tỷ lệ nhiễm một số

tác nhân vi sinh vật gây bệnh VNĐSDD như Trichomonas, Candida,

Bacterial vaginosis, Chlamydia trachomatis…

Đề tài cũng là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã đề xuất và đánh giá

được hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phù hợp: truyền thông,

Page 2: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

2

khám và điều trị kết hợp với tư vấn, đào tạo cán bộ y tế, cải thiện điều

kiện vệ sinh và nâng cao cam kết của lãnh đạo công ty may trong việc

nâng cao kiến thức, thực hành và giảm các VNĐSDD của nữ công nhân

may tại các khu công nghiệp.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học: luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt

ngang và can thiệp cộng đồng có đối chứng phù hợp với từng mục tiêu

nghiên cứu. Cỡ mẫu, chọn mẫu, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu định

lượng, định tính và phân tích số liệu phù hợp, đáng tin cậy, luận án đã

cung cấp thông tin về thực trạng VNĐSDD và chứng minh được hiệu

quả của các biện pháp can thiệp nhằm giảm VNĐSDD.

Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của luận án đã cung cấp bằng chứng về thực

trạng VNĐSDD, hiệu quả của các giải pháp can thiệp giảm VNĐSDD ở

nữ công nhân may, giúp cho việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách

nhằm nâng cao sức khỏe nữ công nhân may tại Nghệ An nói riêng và cho

các khu công nghiệp khác có công nhân nữ làm việc ở Việt Nam nói

chung.

4. Bố cục của luận án: luận án được trình bày trên 119 trang và được

chia ra: đặt vấn đề 3 trang; Chương 1: tổng quan 32 trang; Chương 2: đối

tượng và phương pháp nghiên cứu 22 trang; Chương 3: kết quả nghiên

cứu 28 trang; Chương 4: bàn luận 31 trang; Kết luận 02 trang, Kiến nghị:

1 trang. Luận án gồm 32 bảng, 6 biểu đồ, 02 sơ đồ. Phần phụ lục gồm

110 tài liệu tham khảo (54 tiếng Việt, 56 tiếng Anh) và các phụ lục khác.

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

Theo định nghĩa của TCYTTG, VNĐSDD là các viêm nhiễm tại cơ

quan sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường

tình dục (LTQĐTD) và viêm nhiễm khác không lây qua quan hệ tình dục

(QHTD). VNĐSDD là viêm nhiễm từ cổ tử cung (CTC) trở xuống, bao

gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm CTC. Tác nhân gây bệnh bao gồm:

vi khuẩn, vi rút và căn nguyên khác như Candida albicans, Trichomonas

vaginalis.

Có một số hình thái VNĐSDD có thể gặp như sau: viêm âm hộ, viêm

âm hộ-âm đạo do Candida albicans, viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm

hộ và âm đạo do Trichomonas vaginalis, viêm CTC.

Page 3: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

3

1.2. Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

- Trên thế giới: theo báo cáo năm 2006, tại Hoa Kỳ, có khoảng 1 triệu

người ở tuổi vị thành niên và thanh niên tuổi từ 10-24 tuổi ở 33 bang đã

bị lậu, Chlamydia trachomatis hoặc giang mai. Một nghiên cứu tại Ấn Độ

(2004) có tới 61% phụ nữ có ít nhất một triệu chứng của VNĐSDD, viêm

âm đạo là 32%, viêm CTC là 21%. Tại Brazil (2007) cho thấy tỷ lệ hiện

mắc Trichomoniasis là 4,1%, Gonorrhoeae là 1,2%. Ở Trung Quốc, tỷ

lệ mắc VNĐSDD là 58,1%.

- Tại Việt Nam, VNĐSDD là một trong những bệnh rất hay gặp ở phụ

nữ. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ người biết về các bệnh này chỉ

chiếm dưới 60%, hiểu biết của các đối tượng về hậu quả và cách điều trị

bệnh NKĐSD/LTQĐTD còn yếu, phần lớn các nội dung liên quan tới

bệnh được đánh giá chỉ có tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng ở mức dưới

50%. Nghiên cứu trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Lê Thị Oanh

(2001) ở 5 vùng sinh thái cho thấy ở nội thành Hà Nội có 41,5% bị

VNĐSDD; vùng ngoại thành Hà Nội có tới 59,6% bị VNĐSDD; vùng

ven biển Thái Bình có 56,9% phụ nữ bị VNĐSDD; vùng chiêm trũng Hà

Nam có 58,4% phụ nữ bị VNĐSDD; vùng núi tỉnh Nghệ An, tỷ lệ phụ nữ

mắc VNĐSDD rất cao, chiếm 64,1%; vùng đồng bằng tỉnh Hải Dương,

có 52,0% phụ nữ bị VNĐSDD. Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thanh, tại

tỉnh Thái Bình (2013) cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD là 32,8%.

1.3. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

Có nhiều yếu tố liên quan đến VNĐSDD: tuổi, trình độ học vấn, nghề

nghiệp; kiến thức và kỹ năng thực hành, tiền sử sinh sản, nguồn nước

sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến

tình trạng VNĐSDD

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc thực

hiện thủ thuật y tế không vô khuẩn liên quan đến VNĐSDD như đặt

DCTC và phá thai.

Page 4: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

4

1.4. Các giải pháp can thiệp phòng chống viêm nhiễm đƣờng sinh

dục dƣới

Hiện nay đã có một số giải pháp can thiệp đã được áp dụng ở một số

quốc gia. Ở một số nước châu Phi, nơi dịch vụ điều trị các VNĐSDD còn

nghèo nàn và tỷ lệ mắc các VNĐSDD còn cao, mô hình can thiệp dựa

vào cộng đồng để hạ thấp các nhiễm khuẩn LTQĐTD, bao gồm nhiễm

HIV đã được thử nghiệm. Mô hình này gồm 4 hoạt động, đó là (1) đào

tạo nhân viên y tế về quản lý và xử trí các nhiễm khuẩn LTQĐTD theo

hội chứng như đề nghị của TCYTTG; (2) cung cấp thuốc hiệu quả và giá

thành phù hợp; (3) tạo thói quen thăm khám thường xuyên tại các cơ sở

y tế đối với khách hàng; (4) tổ chức các chiến dịch truyền thông ở nông

thôn để làm tăng tỷ lệ khám phụ khoa định kỳ trong cộng đồng.

Can thiệp thử nghiệm của Esere M. (2008) ở Nigeria trong nhóm vị

thành niên thông qua giải pháp truyền thông tại trường học cũng đã làm

giảm rõ các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh LTQĐTD ở nhóm này và đã

được đánh giá là thành công sau quá trình can thiệp. Tác giả đã đề nghị

đưa chương trình giáo dục tình dục vào trong giáo trình giảng dạy ở các

trường trung học phổ thông.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang (2013) trên đối

tượng là phụ nữ bán dâm tại Hà Nội đã áp dụng nhiều hình thức như:

truyền thông trực tiếp thông qua các lớp học, phát tài liệu truyền thông,

chiếu phim, truyền hình, tư vấn trực tiếp.

Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh (2014) tại một số quận huyện của

Hải Phòng cũng được coi là khá thành công về xây dựng và đánh giá

hiệu quả can thiệp bao gồm truyền thông liên tục tại cộng đồng và hỗ trợ

kỹ thuật cho các trạm y tế xã, nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực

hành của phụ nữ trong phòng chống bệnh VNĐSDD.

Khung lý thuyết nghiên cứu VNĐSDD được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Page 5: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

5

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

Thực hành dự

phòng

VNĐSDD

Khám phụ khoa

định kì, phát

hiện điều trị sớm

Kiến thức

về phòng

VNĐSDD

Điều kiện thực

hiện vệ sinh dự

phòng VNĐSDD

Truyền thông

GDSK

Cung cấp dịch vụ

CSSKSS cho phụ nữ

Tổ chức hệ thống vệ sinh

(nhà tắm, nhà vệ sinh, cung

cấp nước sạch)

Tăng cường áp dụng các

chính sách về CSSKSS

Các chính sách, quy

định về dự phòng

VNĐSDD

Viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

Page 6: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

6

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu định lƣợng: là những phụ nữ từ 18 - 49 tuổi, có

chồng, làm việc tại hai công ty may của tỉnh Nghệ An.

2.1.2. Nghiên cứu định tính: lãnh đạo công ty và lãnh đạo công

đoàn, quản đốc phân xưởng, công nhân nữ làm việc tại công ty.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại 2 công ty

may có quy mô lớn của tỉnh Nghệ An, được lựa chọn có chủ đích dựa

theo các điều kiện về quy mô đầu tư, các điều kiện về tự nhiên, xã

hội và kinh tế. Công ty may Nam Sung Vi Na, trụ sở tại xã Diễn

Hồng, huyện Diễn Châu và Công ty may Minh Anh-Kim Liên, có địa

chỉ ở Đường Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

2.3. Thời gian nghiên cứu: 4 năm (9/2013-6/2017).

2.4. Thiết kế nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu định lƣợng: bao gồm thiết kế nghiên cứu mô tả

cắt ngang cho mục tiêu 1 và thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng

có đối chứng cho mục tiêu 2.

2.4.2. Nghiên cứu định tính: bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận

nhóm và sử dụng thông tin sẵn có.

2.5. Cỡ mẫu

Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng cho mục tiêu 1:

n = Z2

1-α/2 p(1-p)/d2

Trong đó: n: là cỡ mẫu nghiên cứu; p: tỷ lệ mắc VNĐSDD theo kết

quả của các nghiên cứu trước đây là 0,4 [50]; Z: là hệ số tin cậy tính

theo , chọn = 0,05 tra bảng ta có Z = 1,96; d: khoảng sai lệch

mong muốn là 3,2%. Cỡ mẫu của nghiên cứu theo tính toán là 901

Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng cho mục tiêu 2:

2

21

2

22111)2/1(

21)(

])1()1([)1(2[

pp

ppppZppZnn

Trong đó: n1: cỡ mẫu nghiên cứu trước can thiệp; n2: cỡ mẫu nghiên

cứu sau can thiệp; p1: tỷ lệ mắc VNĐSDD ở phụ nữ trong nhóm đối

chứng trước can thiệp. Theo kết quả điều tra cắt ngang của mục tiêu

1, p1 = 40,2%; p2: tỷ lệ mắc VNĐSDD ước tính ở phụ nữ trong nhóm

can thiệp sau can thiệp= 30% ; p =(p1 + p2)/2;Z1-/2: Hệ số tin cậy ở

Page 7: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

7

mức xác suất 95% (=1,96) ; z1-: Lực mẫu (= 90%). Cỡ mẫu nghiên

cứu tính được là 426 ở một công ty.

Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu 1 lãnh đạo công

ty, 1 lãnh đạo công đoàn, 2 quản đốc phân xưởng; thảo luận nhóm hai

cuộc, mỗi cuộc 10 công nhân ở một nhà máy.

2.6. Chọn mẫu:

- Cho mục tiêu 1: tổng số nữ công nhân may của 2 công ty đủ tiêu

chuẩn nghiên cứu là 931, do đó chúng tôi chọn toàn bộ số nữ công

nhân của hai công ty này vào nghiên cứu.

- Cho mục tiêu 2: chọn ngẫu nhiên 1 công ty để can thiệp và 1 công

ty để đối chứng. Kết quả là Công ty may Minh Anh – Kim Liên, thành

phố Vinh được chọn để triển khai các giải pháp can thiệp và Công ty Nam

Sung Vi Na được chọn làm đối chứng. Số nữ công nhân ở độ tuổi sinh đẻ

có chồng ở công ty Nam Sung Vi Na là 468 người và Công ty Minh Anh

– Kim Liên là 463 người. Để thuận tiện cho nghiên cứu, chúng tôi chọn

toàn bộ nữ công nhân của mỗi công ty.

2.7. Các biến số nghiên cứu

2.7.1. Nghiên cứu định lƣợng

- Đặc trưng cá nhân: tuổi; dân tộc; trình độ học vấn; tình trạng hôn

nhân; nguồn thông tin về sức khỏe.

- Tình trạng kinh tế hộ gia đình; loại nước sử dụng cho ăn uống/sinh

hoạt; tình trạng nhà tắm; tình trạng nhà vệ sinh.

- Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình .

- Kiến thức về bệnh VNĐSDD.

- Thực hành về phòng chống bệnh VNĐSDD.

- Thực trạng VNĐSDD về lâm sàng và xét nghiệm.

2.7.2. Nghiên cứu định tính: tình hình cơ cấu, tổ chức và số lượng

công nhân làm việc trong các bộ phận trong công ty; các chế độ

chính sách đối với người lao động nữ; điều kiện vệ sinh; công tác tổ

chức và các hoạt động của công ty trong CSSK của công nhân nữ,

đặc biệt về khám phụ khoa; những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các

bệnh VNĐSDD và đề xuất làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

2.8. Công cụ nghiên cứu: bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc; bảng

kiểm quan sát; phiếu khám lâm sàng; phiếu xét nghiệm; hướng dẫn

Page 8: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

8

phỏng vấn sâu; lược đồ thảo luận nhóm

2.9. Các hoạt động can thiệp: khám lâm sàng, xét nghiệm dịch âm

đạo và điều trị VNĐSDD kết hợp với tư vấn tại chỗ; truyền thông

giáo dục sức khỏe; đào tạo cán bộ y tế công ty; cải thiện điều kiện vệ

sinh.

2.10. Xử lý và phân tích số liệu: các số liệu điều tra được nhập và

xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm Epi-Info 6. 4 và SPSS 13.0.

Áp dụng các kỹ thuật phân tích đơn biến và đa biến, tính chỉ số hiệu

quả can thiệp.

2.11. Đạo đức trong nghiên cứu: nghiên cứu đã tuân thủ các nguyên

tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học: phụ nữ tham gia nghiên cứu

một cách tự nguyện, chăm sóc và bảo vệ đối tượng, giữ bí mật kết

quả nghiên cứu. Công ty đối chứng triển khai công tác CSSKSS

thường quy theo quy định của Bộ Y tế. Đề cương nghiên cứu được

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh

Dịch tễ Trung ương thông qua.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: tuổi trung bình

của các nữ công nhân may là 29,7±6,01 tuổi. Tỷ lệ nữ công nhân may

có trình độ học vấn là PTTH trở lên là cao nhất (82,1%). Đại đa số nữ

công nhân may hiện đang sống với chồng. Đại đa số nữ công nhân

may sống ở nông thôn chiếm trên 92%. Tỷ lệ nữ công nhân may sử

dụng nước hợp vệ sinh cho tắm giặt chiếm 53,2% và sử dụng nhà tiêu

hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 79,7%. Tỷ lệ nữ công nhân may được đánh

giá ở mức kinh tế trung bình là 74,6%. Tỷ lệ nữ công nhân may có 1-

2 con chiếm trên 67% và nữ công nhân may có tiền sử sẩy thai là

18,6%, nạo phá thai là 7,5%. Nữ công nhân may dùng các biện pháp

tránh thai chiếm tỷ lệ tương đối cao, trên 60%. Không có sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê về các đặc trưng trên của đối tượng nghiên cứu

giữa hai công ty, với p>0,05.

Page 9: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

9

3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD

3.2.1. Thực trạng viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới

3.2.1.1. Tỷ lệ VNĐSDD của đối tƣợng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc ít nhất một VNĐSDD của đối tượng nghiên

cứu (n=931)

Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ hiện mắc ít nhất một bệnh

VNĐSDD ở công nhân nữ hai khu công nghiệp may tỉnh Nghệ An

chiếm 40,2%.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD theo các vị trí viêm nhiễm

của đối tượng nghiên cứu (n=931) Tỷ lệ công nhân nữ mắc viêm lộ tuyến CTC chiếm tỷ lệ cao

nhất (35,8%), tiếp theo là viêm âm đạo đơn thuần (2,7%), viêm âm hộ đơn thuần (1,6%) và polip CTC (1,2%).

Biểu đồ 3.3. Phân bố một số tác nhân gây VNĐSDD (n=931)

Page 10: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

10

Trong số các tác nhân gây VNĐSDD thì căn nguyên chủ yếu là vi khuẩn (trừ lậu) chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp đến là căn nguyên do nấm Candida với tỷ lệ 16,6%, Chlamydia chiếm 2,5%, trùng roi chiếm 0,4% và thấp nhất là lậu chiếm 0,2%

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm các tác nhân theo các vị trí viêm nhiễm của đối tượng nghiên cứu

VNĐSDD

Candida n=155

Trichomonasn=4

G. vaginalis

n=276

Chlamydia n=23

SL % SL % SL % SL %

Viêm âm hộ n=13 1 7,7 0 0 1 7,7 1 7,7

Viêm âm đạo n=25 12 48,0 0 0 8 32,0 3 12,0

Lộ tuyến CTC n=333

55 16,5 1 0,3 112 33,6 12 3,6

Trong viêm âm đạo tác nhân gây viêm chủ yếu là Candida (48%), G. vaginalis (32%). Trong viêm lộ tuyến CTC, các tác nhân chính là G. vaginalis (33,6%), Candida (16,5%).

3.2.1.2. Kiến thức về bệnh VNĐSDD

Bảng 3.11. Kiến thức về các triệu chứng VNĐSDD (n=931)

Kiến thức về các triệu chứng của VNĐSDD

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Ngứa bộ phận sinh dục 622 66,8

Tiết dịch âm đạo 570 61,2

Đau bụng 118 12,7

Tiểu tiện đau buốt 59 6,3

Loét sùi bộ phận sinh dục 29 3,1

Tỷ lệ nữ công nhân may biết triệu chứng ngứa bộ phận sinh

dục là cao nhất (66,8%) và sau đó là tiết dịch âm đạo (61,2%). Tỷ lệ

nữ công nhân may biết các triệu chứng đau bụng thấp (12,7%) và

thấp nhất là loét sùi bộ phận sinh dục (3,1%).

Đa số ý kiến của chị em trong thảo luận nhóm đều không

quan tâm đến bệnh VNĐSDD ở nơi làm việc: “Lâu nay chúng em

không nghe nói và cũng không hiểu gì về những bệnh của phụ nữ làm

việc ở những công ty may như thế này. Thực sự chúng em chả quan

tâm nhiều lắm về vấn đề này. Nếu thấy bất thường hoặc khó chịu ở

bộ phận sinh dục thì thường chúng em cũng không đi khám mà chỉ tự

mua thuốc điều trị. ”(nữ công nhân may, 27 tuổi)

Page 11: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

11

Bảng 3.12. Kiến thức về lý do mắc các VNĐSDD (n=931)

Kiến thức về lý do mắc VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục 685 73,6

Không giữ vệ sinh khi quan hệ tình dục 303 32,5

Thiếu nước sạch 301 32,3

Vệ sinh kinh nguyệt kém 225 24,2

Có nhiều bạn tình 78 8,4

Tỷ lệ nữ công nhân may biết do không giữ vệ sinh bộ phận sinh

dục chiếm 73,6%. Tỷ lệ nữ công nhân may biết các lý do khác thấp như

thiếu nước sạch (32,3%), vệ sinh kinh nguyệt kém (24,2%), không giữ

vệ sinh khi quan hệ tình dục (32,5%) và có nhiều bạn tình (8,4%).

Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân gây VNĐSDD (n=931)

Kiến thức về tác nhân gây VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Vi khuẩn 436 46,8

Nấm 279 30

Vi rút 102 11

Khác 15 1,6

Không biết 288 30,9

Tỷ lệ nữ công nhân may biết tác nhân gây VNĐSDD do vi

khuẩn chiếm 46,8%, nấm (30%), vi rút (11%) và khác (1,6%).

Bảng 3.14. Kiến thức về cách dự phòng VNĐSDD (n=931)

Kiến thức về dự phòngVNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục 735 78,9

Sử dụng nước sạch 376 40,4

Giữ vệ sinh trong quan hệ tình dục 320 34,4

Giữ vệ sinh kinh nguyệt 252 27,1

Tắm rửa hàng ngày 224 24,1

Quan hệ tình dục chung thuỷ 115 12,4

Khám phụ khoa định kỳ 84 9

Sử dụng bao cao su 25 2,7

Điều trị cho cả vợ lẫn chồng khi mắc bệnh 21 2,3

Tỷ lệ nữ công nhân may biết về giữ vệ sinh bộ phận sinh dục là

khá cao (78,6%). Còn lại, biết về các cách dự phòng khác khá thấp.

Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy chị em cũng đã biết khá

rõ về cách vệ sinh thông thường để dự phòng các bệnh VNĐSDD:

“Theo em để dự phòng các bệnh đường sinh dục thì phải vệ sinh sạch

sẽ hàng ngày đặc biệt là khi hành kinh, tuy nhiên chúng em cũng rất

Page 12: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

12

muốn được hướng dẫn cụ thể hơn về các biện pháp phòng bệnh này.

” (Nữ công nhân may, 28 tuổi)

Để giúp dự phòng các bệnh VNĐSDD, chị em cũng đã có

một số ý kiến đề xuất “Chúng em đề nghị cần làm thêm nhà vệ sinh

để chúng em đỡ phải chờ và nên có thêm cán bộ y tế chuyên về bệnh

phụ nữ tại phòng y tế và nên có khám phụ khoa trong các đợt khám

sức khỏe định kì” (nữ công nhân may, 40 tuổi). “Chúng em cũng

mong muốn công ty có nhiều buổi nói chuyện và cung cấp thêm

thông tin về cách phòng chống những bệnh ở phụ nữ” (nữ công nhân

may 29 tuổi)

Bảng 3.15. Kiến thức về hậu quả VNĐSDD (n=931)

Kiến thức về hậu quả của

VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Gây vô sinh 427 45,9

Viêm vòi trứng 104 11,2

Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng 73 7,8

Lây bệnh cho chồng 62 6,7

Chửa ngoài tử cung 37 4

Tăng nguy cơ nhiễm HIV 27 2,9

Lây bệnh cho thai nhi 25 2,7

Không biết 106 11,4

Tỷ lệ nữ công nhân biết về hậu quả của VNĐSDD là rất thấp:

chửa ngoài tử cung (4%), lây bệnh cho thai nhi (2,7%), tăng nguy cơ

lây nhiễm HIV (2,9%) và lây bệnh cho chồng (6,7%).

3.2.1.3. Thực hành phòng chống bệnh VNĐSDD

Bảng 3. 16. Thực hành phòng chống VNĐSDD (n=931)

Thực hành phòng chống VNĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ

(%)

Thay băng vệ sinh 3 lần trở lên/ngày khi hành

kinh 849 91,2

Sử dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh 846 90,9

Rửa bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ

tình dục 756 81,2

Rửa bộ phần sinh dục từ trước ra sau 692 74,3

Rửa bộ phận sinh dục khi hành kinh 3 lần trở

lên/ngày 505 54,2

Rửa bộ phận sinh dục từ 3 lần trở lên/ngày 144 15,5

Page 13: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

13

Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành về cách rửa bộ phận

sinh dục hợp vệ sinh từ trước ra sau khá cao (74,3%). Các thực hành

khác khá thấp như rửa bộ phận sinh dục 3 lần trở lên/ngày (15,5%),

rửa bộ phận sinh dục khi hành kinh 3 lần trở lên /ngày (54,2%).

Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ % khám phụ khoa trong vòng 12 tháng qua

(n=931)

Tỷ lệ nữ công nhân may đã từng đi khám phụ khoa định kỳ

trong vòng 12 tháng trước khi nghiên cứu chỉ chiếm 40,6%.

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng VNĐSDD

3.2.2.1. Các chính sách và quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản

cho nữ công nhân ở hai công ty nghiên cứu

Hai công ty đã tuân thủ các quy định về chính sách chăm sóc

sức khỏe nói chung và chăm sóc SKSS nói riêng cho công nhân nữ

nói riêng. Tuy nhiên cả hai công ty đều chưa tổ chức khám phụ khoa

định kỳ cho nữ công nhân. Tỷ lệ nhà vệ sinh và nhà tắm còn thấp so

với số lượng công nhân đặc biệt ở công ty Minh Anh-Kim Liên.

Việc khám phụ khoa định kì là không được thực hiện ở các

công ty này mặc dù có khám sức khỏe định kì hàng năm: “Hàng năm

công ty đều mời đoàn tỉnh, huyện về khám sức khỏe theo quy định,

nhưng không được khám phụ khoa, chúng em chỉ đi khám phụ khoa ở

các cơ sở y tế khi có vấn đề khó chịu. Nhiều khi bận làm ca cũng

chẳng có thời gian đi khám” (Nữ công nhân may, 32 tuổi)

Mặc dù có nhà vệ sinh nhưng nhiều chị em phàn nàn về chất lượng

và số lượng của các công trình này: “Nhà vệ sinh còn bẩn, hôi và đọng

nước khó đi lắm ạ. Nhà vệ sinh chưa đủ, nhiều khi nghỉ trưa chúng em còn

phải đợi chờ lâu mới đi được. ” (Nữ công nhân may, 35 tuổi)

Page 14: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

14

3.2.2.2. Mối liên quan giữa tỷ lệ VNĐSDD và một số yếu tố Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiền sử sinh đẻ,

kiến thức, thực hành và VNĐSDD

Các yếu tố liên

quan

VNĐSDD

n (%)

OR đơn

biến

(95% CI)

OR đa biến

(95%CI)

Tuổi từ 25 trở lên

(n=744)

294 (39,5) 1,1

(0,83-1,58)

1,3

(1,06-1,93)

Không hiểu biết về sử

dụng nước sạch

(n=556)

220 (39,6) 1,0

(0,74-1,67

1,5

(1,12-3,25)

Không hiểu biết về

có nhiều bạn tình

dễ mắc bệnh

(n=78)

25 (32,1) 1,2

(0,98-1,35)

3,3

(1,25-6,02)

Không hiểu biết về

tác nhân gây bệnh

là vi khuẩn (n=495)

188 (37,9) 1,2

(0,93-1,58)

1,4

(1,02-2,06)

Không hiểu biết về

cần giữ vệ sinh

QHTD (n=611)

248 (40,6) 1,0

(0,91-1,13)

1,4

(1,11-3,25)

Khi đưa tất cả các biến số về các đặc trưng cá nhân,

tiền sử sinh đẻ, kiến thức, thực hành vào phân tích hồi qui đa

biến theo kỹ thuật phân tích Enter forward (loại trừ dần các yếu

tố không mang ý nghĩa thống kê), có 5 yếu tố làm gia tăng

nguy cơ VNĐSDD có ý nghĩa thống kê. Đó là các yếu tố tuổi

từ 25 trở lên, thiếu hiểu biết về sử dụng nước sạch, không hiểu

biết về có nhiều bạn tình dễ mắc bệnh, thiếu hiểu biết về tác

nhân gây bệnh và thiếu hiểu biết về vệ sinh trong QHTD.

Page 15: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

15

3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống VNĐSDD

3.3.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp

Bảng 3.23. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp tại công ty

can thiệp

Các giải pháp thực hiện Số lượng

1. Giải pháp khám và điều trị kết hợp với tư vấn

tại chỗ

- Lượt khám và tư vấn: (2 lần/đối tượng x 463

đối tượng) 926 lượt

- Đợt điều trị tại TYT cơ quan (1 đợt/người x

168 người ) 168 đợt

2. Giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông bằng vật liệu tuyên truyền:

- Số tờ rơi đã phát: (2 tờ/đối tượng x 463 đối

tượng) 926 tờ

- Số áp phích đã cấp: (50 tờ/đợt/2 đợt) 100 tờ

Truyền thông lồng ghép với hoạt động của Chi cục DS

tỉnh:

- Số đợt lồng ghép (3 đợt /12 tháng/công ty) 3 đợt/đơn vị

- Thời lượng thực hiện (90 phút/đợt x 3 đợt) 270 phút

Truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh tại

mỗi cơ quan

- Số lần truyền thông (2 lần/tuần x 4 tuần/tháng

x 12 tháng) 96 lần/ đơn vị

- Thời lượng thực hiện bình quân (8 phút/lần x

96 lần) 768 phút/đơn vị

3. Giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ chăm

sóc sức khỏe sinh sản tại khu cực can thiệp

Cải thiện điều kiện vệ sinh:

- Nhà vệ sinh:

trước CT: 25

sau CT: 65

- Nhà tắm:

trước CT: 3

sau CT: 7

Đào tạo cho cán bộ y tế công ty (1 đợt /3 tháng x 12

tháng) 4 đợt/đơn vị

Page 16: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

16

3.3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức

Bảng 3.25. Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số tác nhân

gây VNĐSDD

Biết tác

nhân gây

VNĐSDD

Nhóm đối chứng

(n=468)

Nhóm can thiệp

(n=463)

p

CT/ĐC

(sau

CT)

CS

HQ Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Nấm 126 (26,7) 197 (42,1)* 153 (33,0) 245 (52,9)* <0,05 2,6

Vi khuẩn 192 (41,0) 211 (45,1) 244 (52,7) 259 (55,9) <0,05 3,9

Vi rút 35 (7,5) 79 (16,9)* 67 (14,5) 149 (32,2)* <0,01 3,2

Khác 7 (1,5) 0 8 (1,6) 6 (1,3) - -

*Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm

Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về tác nhân gây bệnh

nấm, vi khuẩn và vi rút (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may

ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

Bảng 3.26. Hiệu quả nâng cao kiến thức về một số biện pháp

phòng chống VNĐSDD

Biết cách dự

phòng

VNĐSDD

Nhóm đối chứng

(n=468)

Nhóm can thiệp

(n=463)

p

CT/ĐC

(sau

CT)

CS

HQ Trước CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Trước CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Dùng nước

sạch 208 (44,4) 210 (44,9) 168 (36,3) 274 (59,2)* <0,03 61,9

Giữ vệ sinh

kinh nguyệt 138 (29,5) 202 (43,2)* 114 (24,6) 264 (57,0)* <0,02 85,2

Vệ sinh tình

dục 163 (34,8) 175 (37,4) 157 (33,9) 229 (49,5)* <0,05 38,5

Chung thuỷ 64 (13,7) 145 (31,0)* 51 (11,0) 182 (39,3)* >0,05 130,9

Khám định

kỳ 49 (10,5) 167 (35,7)* 35 (7,6) 173 (37,4)* >0,05 152,1

Điều trị cả

vợ/chồng 6 (1,3) 75 (16,0)* 15 (3,2) 74 (16,0)* >0,05 730,7

Sử dụng BCS 12 (2,6) 62 (13,2)* 13 (2,8) 102 (22,0)* <0,05 278,0 *Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm

Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về cách dự phòng

VNĐSDD như dùng nước sạch, giữ vệ sinh kinh nguyệt, giữ vệ

sinh tình dục, sử dụng BCS (có ý nghĩa thống kê) của nữ công

nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

Page 17: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

17

Bảng 3.27. Hiệu quả quả nâng cao kiến thức về hậu quả của

VNĐSDD

Biết hậu

quả của

VNĐSDD

Nhóm đối chứng

(n=468)

Nhóm can thiệp

(n=463)

p

CT/ĐC

(sau

CT)

CS

HQ Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Vô sinh 164 (35,0) 263 (56,2)* 263 (56,8) 339 (73,2)* <0,02 31,6

Chửa ngoài

tử cung 13 (2,8) 76 (16,2)* 24 (5,2) 128 (27,6)* >0,05 47,8

Tăng nguy

cơ nhiễm

HIV

13 (2,8) 38 (8,1) 14 (3,0) 49 (10,6)* >0,05 64,0

Lây bệnh

cho chồng 40 (8,5) 93 (19,9)* 22 (4,8) 163 (35,2)* <0,01 499,2

Lây bệnh

cho thai nhi 13 (2,8) 55 (11,8)* 12 (2,6) 94 (20,3)* <0,05 359,3

*Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm Bảng trên cho thấy sự tăng kiến thức về hậu quả của VNĐSDD như

vô sinh, lây bệnh cho chồng, lây bệnh cho thai nhi (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

3.3.2. Hiệu quả nâng cao thực hành Bảng 3.28. Hiệu quả nâng cao thực hành về vệ sinh cá nhân phòng

các VNĐSDD

Thực hành

Nhóm đối chứng (n=468)

Nhóm can thiệp (n=463)

p CT/ĐC

(sau CT)

CS HQ Trƣớc CT

SL (%) Sau CT SL (%)

Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT SL (%)

Rửa BPSD - 1 lần - 2+

41 (8,7)

427 (91,3)

18 (3,8)

450 (96,2)

37 (8,0)

426 (92,0)

16 (3,5)

447 (96,5)

>0,05

0,5 Rửa BPSD từ trước ra sau

342 (73,1) 224

(47,9)* 350 (76,5) 300 (64,8) <0,04 19,1

Thay băng vệ sinh

- 2 lần - 3+

42 (9,8) 424 (90,2)

46 (13,9) 422 (86,1)

40 (8,6) 423 (91,4)

60 (13,0) 403(87,0)

>0,05

9,3 0,2

Vệ sinh trước QHTD

385 (82,3) 360 (76,9) 371

(80,10 354 (76,5) >0,05 2,1

Khám định kỳ 193 (41,2) 180 (22,4) 185 (40,0) 249(53,8)* <0,01 11,1

*Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm.

Page 18: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

18

Bảng trên cho thấy sự tăng thực hành phòng VNĐSDD như rửa bộ phận sinh dục từ trước ra sau, khám phụ khoa định kỳ (có ý nghĩa thống kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng.

3.3.3. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục

dƣới

Biểu đồ 3.6. Hiệu quả điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh

dục dưới Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD giảm từ

36,3% (trước can thiệp) xuống còn 4,4% (sau can thiệp), sự khác biệt

mang ý nghĩa thống kê với p<0,001. Sự thay đổi trong nhóm chứng

thấp và không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chỉ số hiệu quả can

thiệp giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng là 680%.

Bảng 3. 32. Hiệu quả điều trị các tác nhân gây bệnh

Vi sinh vật

Nhóm đối chứng

(n=468)

Nhóm can thiệp

(n=463) p

CT/ĐC

(sau CT) CSHQ

Trƣớc

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Trƣớc CT

SL (%)

Sau CT

SL (%)

Candida 75 (16,0) 60 (12,8) 80 (17,3) 43 (9,3)* >0,05 26,2

Trùng roi 2 (0,4) 1 (0,2) 2 (0,4) 1 (0,2) >0,05 -

Vi khuẩn 156 (33,3) 109 (23,3) 120 (25,9) 51 (11,0)* <0,01 27,4

Lậu 0 0 2 (0,4) 0 - -

Chlamydia 7 (1,5) 1 (0,2) 16 (3,5) 1 (0,2)* >0,05 7,6

*Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp ở từng nhóm

Bảng trên cho thấy, sự giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn (có ý nghĩa thống

kê) của nữ công nhân may ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng

(CSHQ là 27,4%).

Page 19: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

19

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD

4.1.1. Thực trạng viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc ít nhất một

VNĐSDD ở nữ công nhân chiếm 40,2%. Tỷ lệ nữ công nhân may có

các triệu chứng cơ năng trong VNĐSDD không cao: tỷ lệ có tiết dịch

âm đạo 29,1%, ngứa 25,6%, các triệu chứng khác thấp. Về triệu

chứng thực thể, tỷ lệ mắc viêm lộ tuyến CTC là 35,8%, cao hơn kết

quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Quang (7,9%) và của Nguyễn Duy

Ánh từ 11,3% đến 33,8% tùy thuộc độ tuổi, nghề nghiệp và kỹ năng

thực hành vệ sinh hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt. Giải thích cho

sự khác biệt này là: viêm lộ tuyến CTC triệu chứng âm thầm khó

phát hiện và chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa. Do thói quen tự

điều trị, tâm lý còn e ngại, ít chia sẻ tình trạng bệnh VNĐSDD là khá

phổ biến ở nữ công nhân. Ngoài ra, phải làm việc trong môi trường

áp lực công việc cao về tinh thần và thể chất, với thời gian làm việc

dài và công việc lao động vất vả đã khiến nữ công nhân thường tự

chăm lo cho sức khỏe của mình bằng cách tự điều trị. Đa phần các

doanh nghiệp khoán sản phẩm cho người lao động, việc dành thời

gian đi khám và điều trị có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Ngoài ra, tiêu chuẩn chẩn đoán cũng cần được xem xét.

Về căn nguyên gây VNĐSDD, kết quả nghiên cứu của chúng tôi

cho thấy căn nguyên là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), tiếp

đến là nấm Candida với tỷ lệ 16,6%, Chlamydia chiếm 2,5%. Tỷ lệ

này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh với

kết quả Bacterial vaginosis (47,1%), Chlamydia trachomatis

(22,1%). Nghiên cứu của Phạm Thu Xanh nghiên cứu trên 804 phụ

nữ có chồng tuổi 15-49 tại Hải Phòng cho kết quả khác với chúng tôi

về trình tự tác nhân gây bệnh, tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm Candida là

19%, vi khuẩn là 17,8%, Chlamydia 12,1%. Sự khác biệt này là do

khác nhau về đối tượng nghiên cứu (đặc trưng cá nhân: nghề nghiệp,

Page 20: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

20

trình độ học vấn, kiến thức và thực hành vệ sinh, sinh dục và cá

nhân).

4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ VNĐSDD

Khi phân tích hồi qui đa biến, có 5 yếu tố làm gia tăng nguy cơ

VNĐSDD có ý nghĩa thống kê: đó là các yếu tố tuổi từ 25 trở lên,

thiếu hiểu biết về sử dụng nước sạch, không hiểu biết về có nhiều bạn

tình dễ mắc bệnh, thiếu hiểu biết về tác nhân gây bệnh và thiếu hiểu

biết về vệ sinh trong QHTD. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi

phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu trong và

ngoài nước ở mối liên quan mang ý nghĩa thống kê giữa tuổi và

VNĐSDD (tuổi càng cao càng mắc VNĐSDD nhiều hơn). Một số

nghiên cứu giải thích rằng những người hiểu biết về bệnh thì sẽ có thực

hành phòng chống bệnh tốt hơn, vận động người thân sống xung quanh

có thực hành phòng chống bệnh tốt hơn. Mặt khác những người hiểu

biết hơn về bệnh sẽ đi khám chữa bệnh sớm và điều trị dứt điểm và họ

lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng để khám chữa bệnh, tuân thủ chế

độ điều trị tốt hơn nên mắc bệnh ít hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của

Ngô Thị Đức Hạnh (2012), nghiên cứu về những đối tượng tương đối

thuần nhất là nữ cán bộ quân đội cho thấy không có mối liên quan giữa

kiến thức và mắc VNĐSDD. Hiểu biết cũng như thực hành về quan hệ

tình dục chung thuỷ một vợ một chồng cũng liên quan mật thiết đến

các biện pháp phòng chống bệnh VNĐSDD. Hành vi tình dục làm

tăng cơ hội tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh LTQĐTD. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, yếu tố hiểu biết về có nhiều bạn

tình thì có nguy cơ mắc VNĐSDD cao gấp 2,1 lần những người khác.

Điều này có thể giải thích là phụ nữ có nhiều bạn tình có điều kiện

QHTD nhiều hơn so với nhóm phụ nữ khác. Trong QHTD có thể điều

kiện vệ sinh sinh dục của bạn tình chưa tốt, dẫn đến cơ hội lây nhiễm

sang người phụ nữ và ngược lại.

4.2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống VNĐSDD

Qua một năm triển khai các hoạt động truyền thông, hiểu biết

của nữ công nhân may tăng lên rất đáng kể sau can thiệp và khác biệt

rất có ý nghĩa thống kê với nhóm đối chứng. Sau can thiệp, nhóm nữ

công nhân may ở nhóm can thiệp đều có hiểu biết về các biện pháp

Page 21: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

21

dự phòng như sử dụng nước sạch cho vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh

kinh nguyệt, vệ sinh khi QHTD và sử dụng BCS trong QHTD tăng

lên có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Đặc biệt trong nhóm

can thiệp, kiến thức của nữ công nhân may về sử dụng nước sạch, vệ

sinh kinh nguyệt, vệ sinh trong QHTD, chung thuỷ trong QHTD,

khám định kỳ, điều trị cho cả vợ lẫn chồng và sử dụng BCS trong

QHTD, hiểu biết về hậu quả vô sinh, lây bệnh cho chồng và lây bệnh

cho thai nhi tăng lên mang ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng.

Việc biết các triệu chứng gây bệnh sẽ giúp người phụ nữ sớm phát

hiện được bệnh, giúp họ có thể khám và điều trị kịp thời, mang lại

hiệu quả cao trong công tác phòng chống bệnh VNĐSDD.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đã có sự cải thiện trong thực

hành vệ sinh cá nhân phòng chống VNĐSDD. Sau can thiệp tỷ lệ nữ

công nhân may có thực hành đúng rửa bộ phận sinh dục từ trước ra

sau, sau khi vệ sinh tăng mang ý nghĩa thống kê so với nhóm đối

chứng. Hiệu quả giảm tỷ lệ mắc VNĐSDD trong kết quả nghiên cứu

của chúng tôi là rất rõ rệt (giảm từ 36,3% trước can thiệp xuống còn

4,4% sau can thiệp) trong khi đó, kết quả ở nhóm đối chứng tỷ lệ

VNĐSDD ít thay đổi (từ 44% xuống 40%). Đồng thời, có sự giảm

các triệu chứng viêm nhiễm âm hộ, viêm âm đạo, CTC, giảm tác

nhân gây bệnh và tăng hiệu quả điều trị.

Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang ở huyện nông thôn

miền núi tỉnh Thái Nguyên (năm 2015) cho rằng huy động cộng đồng

tham gia phòng chống bệnh VNĐSDD cho phụ nữ nông thôn là mô

hình dễ xây dựng, thực tiễn và đem lại hiệu quả tốt. Hiệu quả của mô

hình sau 2 năm can thiệp rất rõ ràng, tỷ lệ mắc VNĐSDD ở xã trước

can thiệp là 35,5%, sau can thiệp chỉ còn 12,5%;

Kết quả nghiên cứu của một tác giả ở Thượng Hải, Trung Quốc

(2007) về phòng chống các VNĐSDD ở phụ nữ có chồng trong độ

tuổi sinh đẻ đã được triển khai thông qua chiến lược TTGDSK nhằm

nâng cao kiến thức, thái độ và thúc đẩy các hành vi cá nhân đúng liên

quan với các VNĐSDD, cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức

hiểu biết về các VNĐSDD tăng 9 lần so với nhóm chứng, về hành vi

cá nhân đúng tăng hơn 1,6 lần và việc sử dụng bao cao su trong

Page 22: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

22

phòng chống các VNĐSDD tăng hơn 1,9 lần ở nhóm can thiệp so với

nhóm chứng; Tỷ lệ mắc các VNĐSDD ở nhóm can thiệp giảm

(7,45%) so với nhóm chứng (0,96%), có ý nghĩa thống kê.

Mô hình lồng ghép việc phòng chống VNĐSDD vào trong dịch vụ

KHHGĐ cùng với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng được

TCYTTG đề nghị. Ở một số quốc gia như Indonesia và ở Kenya cũng đã

thực hiện việc lồng ghép này, đó là kết hợp việc khám, chẩn đoán, điều trị

và tư vấn về VNĐSDD trong quá trình thực hiện công tác KHHGĐ làm

tăng hiệu quả công tác phòng chống các VNĐSDD.

Bài học kinh nghiệm được rút ra từ giải pháp can thiệp của chúng

tôi là: sự sẵn có của dịch vụ khám chữa bệnh VNĐSDD đã giúp làm

tăng khả năng tiếp cận của nữ công nhân may, nhờ cán bộ y tế của

phòng y tế công ty được đào tạo và sự phối hợp giữa phòng y tế và

trung tâm y tế huyện trong công tác khám, phát hiện và điều trị cũng

như dự phòng bệnh VNĐSDD. Công tác truyền thông giáo dục sức

khoẻ cho nữ công nhân đã giúp họ giảm bớt e ngại khi có nhu cầu tư

vấn hoặc khám chữa bệnh. Vai trò của lãnh đạo công ty được nâng

cao, tạo điều kiện cho nữ công nhân về thời gian cũng như điều kiện

chăm sóc sức khoẻ, khám phụ khoa định kỳ, cải thiện điều kiện vệ

sinh phụ nữ. Ngoài ra có sự tham gia tích cực của ngành y tế địa

phương, ban quản lý khu công nghiệp, liên đoàn lao động trong tác

bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đƣờng

sinh dục dƣới của nữ công nhân may ở hai công ty

- Tỷ lệ nữ công nhân may biết về cách giữ vệ sinh bộ phận sinh

dục dưới là khá cao (78,6%). Tỷ lệ nữ công nhân may có kiến thức về

biết các triệu chứng, lý do mắc, tác nhân gây bệnh, cách dự phòng

VNĐSDD và hậu quả khá thấp, dưới (32,5%). Đặc biệt kiến thức về

khám phụ khoa định kỳ là rất thấp (9%).

- Tỷ lệ nữ công nhân may có thực hành về dự phòng các bệnh

VNĐSDD khá cao: rửa bộ phận sinh dục hợp vệ sinh (74,3%), sử

dụng băng vệ sinh hợp vệ sinh khi hành kinh (90,9%), thay băng vệ

Page 23: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

23

sinh 3 lần/ngày khi hành kinh (91,2%) và rửa bộ phận sinh dục trước

và sau khi QHTD (81,2%). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ công nhân may đã

từng đi khám phụ khoa định kỳ trong vòng 12 tháng trước khi nghiên

cứu là tương đối thấp chỉ 40,6%.

- Các công ty chưa tổ chức khám phụ khoa định kì hàng năm cho

nữ công nhân. Số lượng công trình vệ sinh chưa phù hợp với số

lượng công nhân.

- Tỷ lệ mắc ít nhất một bệnh VNĐSDD ở công nhân nữ khu công

nghiệp may tỉnh Nghệ An khá cao, chiếm 40,2%, trong đó tỷ lệ mắc

viêm lộ tuyến CTC chiếm tỷ lệ cao nhất (35,8%), tiếp theo là viêm

âm đạo đơn thuần (2,7%), viêm âm hộ đơn thuần (1,6%). Tỷ lệ mắc

phối hợp các vị trí là rất thấp, dưới 2%.

- Căn nguyên chủ yếu gây VNĐSDD là vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao

nhất (29,6%), sau đó đến nấm Candida (16,6%), Chlamydia (2,5%),

trùng roi (0,4%) và thấp nhất là lậu (0,2%). Tỷ lệ nhiễm đồng thời

hơn 2 tác nhân trở lên rất thấp, dưới 2,4%.

- Có 5 yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc VNĐSDD, đó là: tuổi

từ 25 trở lên (OR=1,3;CI=1,06-1,93), thiếu hiểu biết về sử dụng nước

sạch (OR=1,5; CI=1,12-3,25), không hiểu biết về có nhiều bạn tình dễ

mắc bệnh (OR=2,1;CI=1,45-6,95), thiếu hiểu biết về tác nhân gây bệnh

(OR=1,4; CI=1,02-2,06) và thiếu hiểu biết về vệ sinh trong QHTD

(OR=1,4;CI=1,11-3,25).

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống VNĐSDD

Các giải pháp can thiệp có hiệu quả trong việc làm thay đổi có ý nghĩa

thống kê các chỉ số sau ở nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng:

- Tăng kiến thức về: dấu hiệu của VNĐSDD (tiết dịch âm đạo,

ngứa); tác nhân gây bệnh (nấm, vi khuẩn và vi rút); cách dự phòng

VNĐSDD (dùng nước sạch, giữ vệ sinh kinh nguyệt, giữ vệ sinh tình

dục, sử dụng BCS); hậu quả của VNĐSDD (vô sinh, lây bệnh cho

chồng, lây bệnh cho thai nhi).

- Tăng thực hành phòng VNĐSDD: rửa bộ phận sinh dục từ trước

ra sau; khám định kỳ các bệnh phụ khoa.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh VNĐSDD (từ 36,3% xuống còn 4,4%)

với chỉ số hiệu quả can thiệp là 680%. Giảm các triệu chứng: viêm

Page 24: 1. - nihe.org.vnnihe.org.vn/farm/nihe/2017/11/03/29300966-6e6d-436d-a968-2f00fa423...Những đóng góp mới của luận án ... đưa chương trình giáo dục tình dục vào

24

nhiễm tại âm hộ (ngứa, khí hư), viêm nhiễm tại âm đạo (dịch tiết âm

đạo hôi), viêm nhiễm tại CTC. Giảm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn từ 25,9%

xuống còn 11%.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với nữ công nhân:

- Nâng cao hiểu biết và thực hành phòng chống VNĐSDD, đặc biệt

là viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.

- Chủ động tham gia khám sức khỏe và khám phụ khoa định kỳ để

phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh VNĐSDD.

2. Đối với công ty may

- Tăng cường truyền thông về phòng chống VNĐSDD cho nữ công

nhân may. Nội dung truyền thông cần tập trung vào các vấn đề cốt lõi như:

dấu hiệu, tầm quan trọng phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tác nhân gây

bệnh, hậu quả và cách phòng chống VNĐSDD. Sử dụng các tài liệu và mô

hình truyền thông đã được triển khai trong nghiên cứu này.

- Tổ chức khám phụ khoa kết hợp với khám sức khỏe định kỳ nhằm

phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

- Tăng số lượng các công trình vệ sinh cho phù hợp với số lượng

công nhân để đảm bảo thuận lợi cho công nhân trong vệ sinh và

CSSKSS.

3. Đối với ngành y tế:

- Xây dựng các qui định và hướng dẫn chi tiết về CSSKSS trong

các doanh nghiệp có nhiều công nhân nữ làm việc.

- Tăng cường giám sát kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện các

hướng dẫn về CSSKSS cho các doanh nghiệp có nhiều công nhân nữ

làm việc.

4. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngành y tế

trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp can thiệp trong CSSKSS cho

nữ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.