1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của...

179
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đến thắng lợi. Hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đây là sự nghiệp cách mạng vĩ đại, nhưng đầy khó khăn, thử thách. Trong sự nghiệp đó, Đảng cần phát huy vai trò của báo chí để báo chí tham gia, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính tự giác cách mạng của các tầng lớp nhân dân, tranh thủ thời cơ, khắc phục các nguy cơ, thật sự xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân. Báo chí nước ta hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí phải không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa X “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” yêu cầu phải đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Báo điện tử là loại hình báo chí mới, truyền tải thông tin trên các trang thông tin điện tử. Báo điện tử ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, với dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Đặc điểm nội bật nhất của báo điện tử là thông tin luôn được cập nhật và độc giả

Transcript of 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của...

Page 1: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việctuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và

nhân dân, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, đưa sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc đến thắng lợi. Hiện nay, Đảng và nhân dân ta đangthực hiện sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủnghĩa (XHCN). Đây là sự nghiệp cách mạng vĩ đại, nhưng đầy khó khăn, thửthách. Trong sự nghiệp đó, Đảng cần phát huy vai trò của báo chí để báo chítham gia, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính tự giác cáchmạng của các tầng lớp nhân dân, tranh thủ thời cơ, khắc phục các nguy cơ,thật sự xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân.

Báo chí nước ta hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củaNhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí phải không ngừngnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính tư tưởng, tính chânthật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí, gópphần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình

hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóaX “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” yêu cầu phảiđổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quảnlý nhà nước đối với hoạt động báo chí.

Báo điện tử là loại hình báo chí mới, truyền tải thông tin trên các trang

thông tin điện tử. Báo điện tử ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loạihình báo chí truyền thống, với dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tinnhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia.Đặc điểm nội bật nhất của báo điện tử là thông tin luôn được cập nhật và độc giả

Page 2: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

2

có thể đọc mọi lúc, mọi nơi, rất tiện lợi. Một đặc điểm quan trọng nữa của báođiện tử là tính tương tác rất cao với người viết, có thể tạo ra giao lưu với người đọcbằng nhiều hình thức khác nhau. Với những ưu điểm đó, báo điện tử ngày càng

trở nên gần gũi với cộng đồng, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội.Kể từ khi xuất hiện đến nay, hệ thống báo điện tử ở Việt Nam phát triển

khá nhanh và mạnh. Báo điện tử đã bám sát thực tiễn đời sống xã hội, thựchiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước,thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinhtế, xã hội trong nước và thế giới.

Ngày 22-7-2005, Ban Bí thư (BBT) Trung ương Đảng đã ban hành Chỉthị số 52-CT/TW “về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay”.Thực hiện Chỉ thị của BBT, Ban Tư tưởng - Văn hóa (TT-VH) Trung ương(nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đã có các văn bản hướng dẫn, Bộ Vănhóa - Thông tin đã ban hành các văn bản quản lý đối với báo điện tử. Các cơquan lãnh đạo và quản lý đã hình thành cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với cácbáo điện tử, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Cấp ủy, thủ trưởng cơquan chủ quản báo điện tử đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với cơquan báo điện tử của mình. Tuy nhiên, lãnh đạo báo điện tử vẫn là vấn đềmới, còn có sự lúng túng nhất định. Một số cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quanchủ quản và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ vị trí, tầm quantrọng của báo điện tử, cả mặt tích cực cũng như tác hại của nó, dẫn đến tình

trạng khắt khe hoặc dễ dãi, buông lỏng lãnh đạo, quản lý. Sự lãnh đạo, quảnlý báo điện tử của Đảng và Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển nhanhchóng, có phần phức tạp của loại hình báo chí này; thiếu các văn bản cần thiếtđể lãnh đạo, quản lý mạng internet nói chung, đối với báo điện tử nói riêng;

nhiều điều khoản trong Luật Báo chí đã tỏ ra lạc hậu, không theo kịp với sựphát triển của báo chí, nhất là với báo điện tử. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ,đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong chỉ đạo, quản lý về lĩnh vực này.

Page 3: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

3

Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay”, làm rõ thêm

những vấn đề lý luận và thực tiễn để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớihệ thống báo điện tử ở nước ta, thúc đẩy phát triển và phát huy mạnh mẽ vaitrò, tác dụng của loại hình báo chí tiện ích này có tính cấp thiết cả về lý luận và

thực tiễn.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục đíchTrên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của

Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp khả thinhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở ViệtNam đáp ứng yêu cầu công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Làm rõ vai trò, đặc điểm của báo điện tử và những vấn đề lý luận liên

quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam.- Đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở

Việt Nam, xác định rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm.- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo của Đảng đối với báo

điện tử ở Việt Nam.3.2. Phạm vi nghiên cứuĐề tài luận án chủ yếu khảo sát sự lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung

ương (Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ), Bộ Chính trị (BCT), (BBT),ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy lãnh đạo báo điện tử có số lượtngười truy cập lớn) đối với báo điện tử ở Việt Nam từ năm 1998 (từ khi có

Page 4: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

4

báo điện tử ở Việt Nam) đến nay. Các giải pháp luận án đề xuất có giá trị đếnnăm 2020.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luậnLuận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác tưtưởng, báo chí; về sự lãnh đạo, quản lý báo chí nói chung, báo điện tử nóiriêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố có liên quan đến đề tài.

4.2. Cơ sở thực tiễnCơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng hoạt động báo điện tử và sự

lãnh đạo đối với báo điện tử của cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương. Luận án

tham khảo các báo cáo, thống kê, tư liệu có liên quan.

4.3. Phương pháp nghiên cứu- Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin.

- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng kếtthực tiễn; khảo sát, thống kê; lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; quy nạpvà diễn dịch; chuyên gia; so sánh…

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án- Làm rõ đặc điểm của báo điện tử ở Việt Nam và quan niệm, nội dung,

phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam.

- Rút ra 5 bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp có tính khảthi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Namtrong giai đoạn hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu các cấp ủy, tổ chức

đảng tham khảo trong lãnh đạo báo điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả sự

Page 5: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

5

lãnh đạo và xây dựng báo điện tử ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ.

- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy và xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước ở Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,

kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.

Page 6: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

6

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Đề tài khoa học và sách

- Đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácthông tin đối ngoại của một số cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực ở nước tahiện nay - thực trạng và giải pháp” của Ban Tuyên giáo Trung ương [12] đã

làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chất lượng, hiệu quả công tác thông tinđối ngoại của các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực; chất lượng, hiệu quảcông tác thông tin đối ngoại của một số cơ quan thông tấn báo chí chủ lực ởnước ta với những thành tựu, hạn chế, những vấn đề đặt ra; nêu vị trí, vai tròvà những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đốingoại của các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực ở nước ta. Đề tài chỉ rõ,

trong các loại hình báo chí, báo điện tử có thuận lợi hơn cả trong việc đánhgiá chất lượng, hiệu quả báo chí đối ngoại. Thông qua việc phân tích dữ liệuchứa trong phai mã hóa (logfile) có thể biết được số lượng người truy cậphằng ngày, nước nào truy cập nhiều nhất, thời gian truy cập dài hay ngắn,chuyên mục nào được độc giả quan tâm. Báo điện tử nắm bắt được sự phảnhồi của người xem một cách nhanh nhất. Thông qua địa chỉ (IP) truy cập cóthể biết được phạm vi truy cập. Bên cạnh phạm vi của thông tin, tần suấtthông tin cũng là một tiêu chí quan trọng đóng góp vào hiệu quả của thông tinđối ngoại. Tiêu chí này có thể được thể hiện qua các kỳ phát hành của báo in,thời lượng các chương trình trên phát thanh và truyền hình, việc cập nhậtthông tin trên báo mạng… Thông tin phải được duy trì, bảo đảm sự ổn định,liên tục, không bị ngắt quãng.

Mặt khác, đề tài đề cập vai trò của báo chí trong việc đấu tranh chốnglại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống đối. Trong cả hai

Page 7: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

7

chiều thông tin đi và thông tin trở lại cho người Việt Nam, báo chí cung cấpnhững thông tin chọn lọc, đúng định hướng, giúp công chúng tin tưởng vào

đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, không bị dao động trước nhữngluận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Đề tài chỉ ra phương hướngvà các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đốingoại của một số cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực thời gian tới, nhất là giai

đoạn từ nay đến năm 2020: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước đối với các cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực; mở rộng và nâng

cao hiệu quả sự phối hợp hoạt động thông tin đối ngoại của các cơ quan thôngtấn, báo chí chủ lực; đa dạng hóa nội dung, hình thức hoạt động của các cơquan thông tấn, báo chí chủ lực; đổi mới cơ chế thông tin, bảo đảm tính nhanhnhạy, tính sắc bén, tính thuyết phục trong hoạt động thông tin đối ngoại củacác cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin;nâng cao bản lĩnh chính trị, chất lượng chuyên môn của cán bộ, phóng viên.

- Sách “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóaVIII về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”do Ban TT-VH Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà báo (HNB) ViệtNam phối hợp phát hành [19] đã khẳng định, báo chí là một bộ phận cấu thành

quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng - văn hóa (TT-VH) của Đảng; làmột trong những công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắp nền tảng tưtưởng chính trị của Đảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, cổ vũ, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, là chiếc cầu hữu nghị để Việt Nam mởrộng giao lưu, hội nhập với thế giới.

Cuốn sách cũng nêu, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí,Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạođối với công tác báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra nghị quyết,

Page 8: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

8

chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí và địnhhướng nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổchức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và

đảng viên trong cơ quan báo chí; lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội trongcơ quan báo chí. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối,quan điểm của Đảng về báo chí bằng chính sách, pháp luật trong quản lý hoạtđộng báo chí. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổimới đất nước, Đảng ta đã có bước chuyển quan trọng trong việc đổi mới tưduy, phong cách và phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí.

- Sách “Cơ sở lý luận báo chí” do PGS, TS Tạ Ngọc Tấn và TS ĐinhThế Huynh đồng chủ biên [113] đã đề cập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí (tính đảng, tính quần chúng, tínhchân thật); những quy định, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước về công tác báo chí. Cuốn sách đề cập báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúcthượng tầng, nó ra đời và phát triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Một mặt,báo chí được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ độngnhân dân; mặt khác, nó trở thành diễn đàn của mọi người về các lĩnh vực củađời sống. Không có một đảng phái, tổ chức kinh tế, xã hội nào không sử dụngbáo chí với tư cách một phương tiện thông tin để phục vụ các mục tiêu củamình.

Các tác giả chỉ ra phương pháp nghiên cứu lý luận báo chí, đặc biệt làphương pháp luận khoa học, sáng tạo dựa trên phép biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác - Lênin để tìm hiểu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước vềvấn đề báo chí. Ngoài ra, các tác giả cũng sơ bộ xem xét hệ thống tư liệu mangtính pháp lý của Việt Nam về báo chí.

- Sách “Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí Việt Namphát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới” do Ban Tuyên giáo Trung

ương biên soạn [13] đã đề cập vấn đề có tính quy luật đối với báo chí cáchmạng nước ta là báo chí luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

Page 9: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

9

nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân; báo chí luôn cần có sựlãnh đạo của Đảng, tăng cường công tác xây dựng Đảng và nâng cao vai trò

lãnh đạo của tổ chức đảng, ý thức trách nhiệm của đảng viên trong các cơ quanbáo chí. Các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và lãnh đạo các cơ quanbáo chí chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan báo chí hoạt động theođúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, tuân thủ nghiêm các quy địnhpháp luật của Nhà nước. Cuốn sách nêu một số yếu kém, khuyết điểm và

nguyên nhân dẫn đến yếu kém, khuyết điểm của một số cơ quan báo chí, nhưthiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chícách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củaNhà nước; xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin không trung thực, suy diễn chủquan, áp đặt vô lối, sa đà vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội mà xem

nhẹ việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến; khuynh hướngtư nhân hóa báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo; một số báo có vị tríquan trọng, nhưng chậm đổi mới và chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin.

Đồng thời, cuốn sách đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu có tínhtrước mắt và lâu dài nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà

nước đối với báo chí.

- Sách “Báo chí và dư luận xã hội” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủbiên [53] đã đề cập đến tính chất tương tác, đa phương tiện của báo điện tử,loại hình báo chí gắn với nhóm công chúng - đối tượng trẻ và giới trí thức -

cũng như những người có trình độ văn hóa cao, nhóm cư dân mạng. Những đặcđiểm của báo điện tử đã và đang đặt ra cho nhà báo - chủ thể hoạt động báo chí- nhiều yêu cầu không chỉ về nhận thức, quan điểm và thái độ hành nghề, mà

còn về phong cách sống, phong cách tác nghiệp và tích hợp đa kỹ năng cũngnhư tính trung thực, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác,sách nêu vai trò của báo chí trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác độngtới công chúng. Cuốn sách cũng nêu các đặc điểm nhận diện báo chí hiện đại;

Page 10: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

10

vấn đề công chúng - nhóm đối tượng của báo chí và cuối cùng là cơ chế tácđộng của báo chí.

- Sách “Báo mạng điện tử: những vấn đề cơ bản” do TS Nguyễn ThịTrường Giang chủ biên [65] đã nêu và làm rõ lịch sử ra đời, khái niệm báo điệntử, sự khác nhau giữa báo điện tử với trang thông tin điện tử; vai trò của báođiện tử trong đời sống xã hội. Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa côngnghệ và truyền thông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của cácloại hình báo chí truyền thống, đã đem lại những giá trị rất lớn cho xã hội, chongười dân. Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và

tiếp nhận thông tin. Sách cũng nêu đặc điểm của báo điện tử, trong đó có đềcập đến tính đa phương tiện của báo điện tử hiện nay - đây là ưu điểm vượt trộicủa báo điện tử so với các loại hình báo chí khác. Những thông tin bằng vănbản, hình ảnh, âm thanh cùng xuất hiện trên trang chủ của báo điện tử luôn tạora sự hấp dẫn, sống động đặc biệt đối với công chúng.

Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập về mô hình tòa soạn và quy trình

sản xuất thông tin của báo điện tử, những phẩm chất của nhà báo điện tử; nêu

cách viết, trình bày nội dung báo điện tử, đề xuất cách thiết kế, trình bày nộidung và cách viết cho báo điện tử.

- Sách “Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sựnghiệp đổi mới” do TS Nguyễn Thế Kỷ chủ biên [75] đã nêu quan niệm vềĐảng lãnh đạo công tác báo chí, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về báo chí, nội dung và cơ chế lãnh đạo củaĐảng đối với báo chí; mặt khác, sách nêu những thành tựu, ưu điểm, chỉ rahạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm công táclãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Cuốn sách đề cập đến vai trò của báo điệntử, mạng xã hội, các phương tiện truyền thông qua internet trên thế giới và ởViệt Nam, thực trạng báo điện tử ở nước ta hiện nay, bên cạnh thế mạnh và

ưu điểm cơ bản, một số báo điện tử còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốtchức năng TT-VH, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ.

Page 11: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

11

Tác giả cuốn sách cũng nêu hạn chế của báo điện tử và mạng xã hội ởViệt Nam: thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa,xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ. Cùng với những báo, tạp chí điệntử đã được cấp phép đúng luật, xuất hiện nhiều trang điện tử (Website) khôngphải là cơ quan báo chí, nhưng hoạt động và đăng tải thông tin như một cơquan báo chí, vi phạm Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác... Từ thựctrạng báo chí Việt Nam, tác giả nêu một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăngcường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo chí.

Các tác giả nhấn mạnh công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điệntử, trang tin điện tử và mạng xã hội trên internet, thúc đẩy đầu tư hạ tầng dịchvụ công nghệ thông tin, tạo ra những đơn vị tiên phong đủ mạnh để cạnh tranhchiếm lĩnh thị trường.

Từ thực trạng báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, tác giả nêu mộtsố nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lýcủa Đảng, Nhà nước đối với báo chí trong tình hình mới.

1.1.2. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ- Luận án “Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi

mới”, của Nguyễn Vũ Tiến [122] đã nêu về mặt lý luận, tác giả đã làm sáng

tỏ các quan niệm báo chí, quản lý báo chí, sự lãnh đạo, vị trí tầm quan trọngcủa công tác quản lý báo chí, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và của Đảng về báo chí Việt Nam. Về thực tiễn, tác giả đã phân

tích, đánh giá thực trạng báo chí và sự lãnh đạo báo chí của Đảng ở Việt Nam,nêu ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế và rút

ra một số kinh nghiệm, nêu lên những vấn đề đặt ra đối với việc lãnh đạo,quản lý báo chí trong thời kỳ đổi mới. Từ đó, tác giả nêu phương hướng và đềxuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở xác định rõ nộidung định hướng chính trị của Đảng đối với báo chí, cần xúc tiến xây dựngchiến lược truyền thông quốc gia với quan điểm và phương hướng chủ yếu,

Page 12: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

12

các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là các tổ chức đảng trong cơ quan báo chívà cơ quan chủ quản phải bảo đảm cơ quan báo chí của mình hoạt động đúngđịnh hướng chính trị của Đảng. Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống báo chí, tổchức tốt sự phối hợp giữa các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn

thể nhân dân trong việc lãnh đạo, quản lý và hỗ trợ báo chí; kiện toàn tổ chứcđảng trong cơ quan báo chí, tăng cường quản lý, đào tạo, bồi dưỡng các nhà

báo và cán bộ quản lý báo chí; tăng cường công tác kiểm tra của Đảng đối vớihoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí.

- Luận án “Tính hấp dẫn của báo đảng nước ta trong giai đoạn hiệnnay” của Nguyễn Văn Sinh [106] đã nêu khái niệm và làm sáng tỏ hấp dẫn và

tính hấp dẫn của báo chí nói chung và của báo đảng, chỉ rõ quan điểm báođảng, tính hấp dẫn của báo Đảng và vai trò của báo đảng trong thực tiễn cáchmạng Việt Nam; đưa ra tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của cả tờ báo đảng và

tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của một tác phẩm báo chí. Đồng thời, các tác giảnêu rõ vai trò của tập thể và cá nhân những người làm báo để nâng cao tính hấpdẫn của tờ báo và tác phẩm báo chí; khái quát thực trạng của báo đảng, đặc biệtlà chỉ ra những hạn chế, những bất cập của tính hấp dẫn ở các tờ báo đảng hiệnnay, làm cho bạn đọc chưa gắn bó, yêu thích các tờ báo đảng. Luận án đã làm

rõ những vấn đề mới về nhu cầu thông tin của công chúng bạn đọc đối với báođảng; những vấn đề đặt ra đối với tính hấp dẫn của báo đảng trong bối cảnhtoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự cạnhtranh thông tin của báo đảng hiện nay. Luận án đưa ra những giải pháp mangtính khả thi để nâng cao tính hấp dẫn của báo đảng trong giai đoạn hiện nay.

- Luận văn “Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai đối với báo chí tronggiai đoạn hiện nay” của Dương Thanh Tân [111] đã làm sáng tỏ khái niệm vềbáo chí, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, vị trí, vai trò, chức năng của báochí. Ngoài ra, tác giả đề cập phải làm gì để đổi mới nội dung, phương thức lãnh

đạo báo chí, những tiêu chí để lựa chọn con người làm báo đúng tôn chỉ, mụcđích, đúng quy ước đạo đức nhà báo, công tác quản lý hoạt động báo chí sao cho

Page 13: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

13

đúng luật pháp. Tác giả nêu rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về báo chí và sự lãnh đạo của Đảng đối với báochí. Trong phần thực tiễn, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng sự lãnh đạocủa Tỉnh ủy Đồng Nai đối với báo chí của tỉnh, nêu lên những kết quả đạt đượcvà những hạn chế, yếu kém, chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế yếu kém, rút ramột số kinh nghiệm và nêu lên một số vấn đề đặt ra trong quá trình lãnh đạo củaTỉnh ủy Đồng Nai đối với báo chí. Từ đó, tác giả nêu phương hướng và đề xuấtmột số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai đối vớibáo chí trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

- Luận văn “Phản biện xã hội của báo chí góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác tư tưởng” của Nguyễn Văn Minh [92] đã làm

sáng tỏ khái niệm phản biện xã hội của báo chí, công tác tư tưởng; các chứcnăng, nhiệm vụ, tính chất phản biện của báo chí. Về thực tiễn, tác giả đã phân

tích, đánh giá thực trạng phản biện xã hội của báo chí ở nước ta hiện nay,những kết quả đạt được và các hạn chế, yếu kém, chỉ ra những nguyên nhân

của kết quả, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém và rút ra một số kinh nghiệmtrong thực hiện phản biện xã hội báo chí hiện nay, từ đó tác giả nêu phươnghướng và các pháp giải pháp nhằm cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả củaphản biện báo chí đối với xã hội.

- Luận văn “Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử” của PhạmThị Hằng [69] đã nêu vai trò, vị trí, tầm quan trọng của báo điện tử trên các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phần lý luận, tác giả đã làm sáng tỏ kháiniệm về báo điện tử, chất lượng thông tin, làm sáng tỏ về thông tin báo chí nóichung và báo điện tử nói riêng. Trong phần thực tiễn, tác giả đã phân tích,

đánh giá thực trạng của việc thông tin trên báo điện tử hiện nay, nêu lên

những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, tìm ra các

nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém, rút ra một số kinh nghiệm của báo

điện tử trong thời đại thông tin toàn cầu. Tác giả đã nêu ra phương hướng và

những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin trên báo điện

Page 14: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

14

tử: tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử để tạo môi trườngpháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo điệntử, nâng cao hiệu quả hoạt động; tiếp tục rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạchhệ thống báo điện tử và phát triển báo điện tử; xác định tính hợp pháp, sự phù

hợp về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của các tờ báo điện tử; đẩymạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý điện tử để thựchiện tốt việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử; nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đội ngũ cán bộ phóng viên báo điện tử.Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, phóng viên ở các toà

soạn báo điện tử có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thôngtin của báo. Các cơ quan báo điện tử cần xây dựng quy chế tuyển dụng, đào

tạo, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, phóng viên,

nhân viên trong cơ quan mình; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động của các cơ quan báo điện tử.

- Luận văn “Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ởViệt Nam hiện nay” của Phí Thị Thanh Tâm [110], phần lý luận tác giả đã

làm sáng tỏ khái niệm báo chí, quản lý nhà nước về báo chí, vấn đề lý luận và

thực tiễn của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; quanniệm về quản lý nhà nước đối với báo chí và vị trí, vai trò và đặc điểm củaquản lý nhà nước đối với báo chí. Trong phần thực tiễn, tác giả đã phân tích,

đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ởViệt Nam hiện nay; những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những mặtcòn hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí hiện nay. Trên cơ sởđó, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụhàng đầu là phải thường xuyên rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiệnhệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí nhằm loại bỏ những quyđịnh pháp luật bị chồng chéo, mâu thuẫn nhau và lạc hậu, đồng thời ban hành

mới các văn bản pháp luật có chất lượng pháp lý cao có sức sống dài hơn.

Page 15: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

15

Đẩy mạnh cải cách bộ máy, cơ chế quản lý, đội ngũ cán bộ công chức để thựchiện tốt pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí; tăng cườngcông tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thanh tra, xử lý nghiêm vi phạmpháp luật trong hoạt động báo chí.

- Luận văn “Tính chủ động, kịp thời trong công tác chỉ đạo, định hướngnội dung thông tin báo chí” của Nguyễn Thị Mỹ Linh [82], phần lý luận củaluận văn, tác giả đã làm sáng tỏ các khái niệm lãnh đạo, báo chí, Đảng lãnh đạobáo chí, quản lý, nhà nước quản lý báo chí. Luận văn đề cập các nội dung Đảnglãnh đạo báo chí: Đảng định hướng chính trị tư tưởng cho báo chí; Đảng chủđộng, kịp thời cung cấp thông tin và định hướng thông tin cho báo chí, coi đâylà cách tốt nhất để định hướng và thông tin cho toàn Đảng và toàn xã hội; Đảnglãnh đạo, tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí. Ngoài ra, tác giả còn

đề cập đến việc Đảng chỉ đạo, định hướng nội dung thông tin báo chí trên các

lĩnh vực của đất nước, Nhà nước quản lý hoạt động của báo chí. Trong phầnthực tiễn, luận văn đã nêu và phân tích, đánh giá tình trạng công tác lãnh đạo,quản lý thông tin báo chí; những vấn đề đặt ra cho báo chí nước ta hiện naytrong việc nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tăng cường tính chủ động,kịp thời trong chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí. Luận văn nêu một số giảipháp chủ yếu: nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, địnhhướng nội dung thông tin báo chí; tăng cường các nguồn lực, phương tiện phụcvụ công tác chỉ đạo; định hướng thông tin báo chí.

1.1.3. Các bài báo khoa học trên tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo1.1.3.1. Các bài báo khoa học trên tạp chí, báo- TS Lưu Văn Kiền trong bài viết: “Báo chí - công cụ sắc bén của công

tác tư tưởng” [74] đã đề cập vị trí, vai trò của báo chí trong quá trình lãnh đạocách mạng của Đảng, đồng thời cũng chỉ ra phương hướng, mục tiêu cần thựchiện nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của báo chí trong từng thời kỳ,giai đoạn cách mạng xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ công tác tư tưởng và

dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn. Theo tác giả, định hướng tuyên

Page 16: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

16

truyền trong hoạt động báo chí là một khâu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạocủa Đảng, một yếu tố trong nội hàm Đảng lãnh đạo báo chí. Tác giả nêu một sốgiải pháp nhằm thực hiện việc định hướng thông tin, định hướng tuyên truyềntrong hoạt động báo chí đạt hiệu quả cao.

- Nông Đức Mạnh trong bài viết: “Phát triển nền báo chí cách mạng cóchất lượng cao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”[88] đã đánh giá, trong những năm đổi mới, báo chí đã đóng góp to lớn và

tích cực vào những thành tựu phát triển chung của đất nước. Đồng thời, tácgiả nêu nhiệm vụ trước mắt của báo chí là cần quán triệt sâu sắc hơn nữa quanđiểm chỉ đạo là phát triển đi đôi với quản lý để nâng cao chất lượng và hiệuquả của báo chí đối với xã hội. Phát triển báo chí cần bảo đảm cả số lượng,chất lượng nội dung, công nghệ, sự hợp lý về loại hình trong hệ thống, đápứng tốt nhất những yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,giải trí của nhân dân, phục vụ tích cực việc thực hiện đường lối và các chính

sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Báo chí phải tác động tích cựcvà có hiệu quả vào việc hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, khí phách con

người Việt Nam trong thời kỳ mới, hình thành dư luận xã hội lành mạnh gópphần cổ vũ sức mạnh toàn dân tộc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng…

- Trương Tấn Sang trong bài viết: Tiếp tục phát triển nền báo chí cách mạng,góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[105] đã đánh giá cao vai trò của báo chí, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảngvà Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của báo chí, coi trọng đội ngũ cán bộ báochí, quan tâm tới công tác lãnh đạo, quản lý báo chí để báo chí đóng góp tích cựcvào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Báo chí đã hoạt động đúng định hướngchính trị, đúng pháp luật, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận củaĐảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thểquần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng

Page 17: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

17

chính đáng của nhân dân đến với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểudương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tham gia tíchcực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống “diễn biến hòa bình”,góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng caolòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Tác giả chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của báo chí, đồng thời nêu

một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà

nước đối với hoạt động báo chí. Coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng caovai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, trách nhiệm của đảng viên, nhất là trách

nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí.Tăng cường và nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí…

- PGS, TS Tô Huy Rứa trong bài viết: “Phấn đấu để báo chí nước taphát triển đúng định hướng, mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới” [103]

đã đánh giá vị trí, vai trò, tác dụng to lớn của báo chí đối với xã hội; Đảng và

Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về lãnh đạo và

quản lý báo chí; đồng thời, khẳng định những thành tích, ưu điểm mà báo chí

đã đạt được - đây là yêu cầu quan trọng, vì thành tích, ưu điểm của báo chínước ta rất lớn, rất cơ bản; xác lập niềm tự hào chính đáng, quyết tâm phấnđấu cao hơn trong thời gian tới. Mặt khác và quan trọng hơn, phải đề cao tinhthần tự phê bình và phê bình, chỉ rõ những non kém, khuyết điểm, tìm ra

nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; từ đó, đề xuất hệ thống cácgiải pháp để khắc phục. Tác giả nhấn mạnh, cùng với tuân thủ pháp luật theotiêu chí đúng, sai, cơ quan báo chí do Ðảng và Nhà nước ta lãnh đạo, quản lýcòn có một tiêu chí khác không kém phần quan trọng là: nên hay không nên

đưa tin. Ðể thực hiện tiêu chí này rất cần nhãn quan chính trị đúng đắn, sựnhạy cảm và tinh thần trách nhiệm cao của người làm báo, nhất là cán bộ lãnh

đạo cơ quan báo chí.

Page 18: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

18

- GS, TS Nguyễn Phú Trọng trong bài viết: “Báo chí cách mạng ViệtNam ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại” [123] đã nêu vị trí, tầmquan trọng và những thành tựu, cống hiến của báo chí Việt Nam trong 85 nămqua. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của báo chí, trong đónhấn mạnh những biểu hiện “thương mại hóa”, xa rời tôn chỉ, mục đích, chạytheo thị hiếu tầm thường, đưa tin và viết bài theo kiểu giật gân, câu khách, thiếutrung thực, làm ảnh hưởng chung đến uy tín của báo chí nước ta. Qua đó, tác

giả nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của báo chí, đểbáo chí nước ta sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để làm tốt sứ mệnh cao cả là tiếngnói của Ðảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, đóng góp ngày

càng xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của Ðảng và dân tộc.- Nguyễn Công Dũng trong bài viết: “Vì sao cần tăng cường quản lý

báo điện tử?” [49] đã nêu tầm quan trọng của báo điện tử hiện nay, việc cungcấp nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thông tin nhanh, nhạy của báođiện tử, thực trạng công tác quản lý báo điện tử hiện nay. Sự phát triển củaloại hình báo điện tử, trang tin điện tử ở Việt Nam đã góp phần đa dạng hóacác nguồn thông tin, phương tiện chuyển tải thông tin đến độc giả. Bên cạnhđó, tác giả nêu một số hạn chế của báo điện tử cần khắc phục: chất lượngthông tin cả về nội dung và hình thức còn sơ suất, nhiều khi thiếu chính xác,thiếu khách quan; khuynh hướng “thương mại hóa”, lợi nhuận kinh tế thuầntúy, chạy theo thị hiếu tầm thường, khai thác đời tư cá nhân, những chuyệngiật gân, tiêu cực...; ít chú ý đến việc bồi dưỡng những nét đẹp về nhân cách,lối sống, phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt;buông lỏng tính định hướng dư luận, dẫn dắt quần chúng, làm “nóng” lênnhững vấn đề không đáng “nóng”; nhiều báo điện tử hoạt động xa rời tôn chỉ,mục đích, đối tượng phục vụ, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báochí cách mạng. Từ đó, tác giả chỉ ra những giải pháp nhằm tăng cường sựquản lý của Nhà nước đối với báo điện tử. Cần quy hoạch, định hướng sự pháttriển của hệ thống báo điện tử; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp

Page 19: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

19

luật để lãnh đạo, quản lý hệ thống báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng,

quản lý chặt chẽ việc đăng ký, cấp phép hoạt động báo điện tử; nâng caophẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghềnghiệp cho đội ngũ những người làm báo điện tử; lãnh đạo, quản lý tốt việcxây dựng và thực hiện quy trình làm báo điện tử một cách khoa học, hợp lý,bảo đảm chất lượng, tốc độ và độ chính xác của thông tin; nâng cao chấtlượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo mạng, xác định rõ và tuân thủđúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt chức năng tươngtác xã hội, quản lý chắt chẽ việc tuân thủ tôn chỉ, mục đích, quan tâm phát

triển hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinhnghiệm với các nước cớ báo điện tử phát triển.

- Đỗ Quý Doãn trong bài viết: “Thể chế hóa đường lối, quan điểm củaĐảng về báo chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của Nhà nước” [48]

đã đề cập thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, đồng thờinêu những kết quả đạt được và hạn chế của báo chí nước ta trong những nămqua. Tác giả đã nêu ba giải pháp nâng cao chất lượng công tác thể chế hóađường lối, quan điểm của Đảng về báo chí, xuất bản trong xây dựng chínhsách, pháp luật của Nhà nước. Trước hết, phải nói đến vai trò của đội ngũnhững người làm công tác xây dựng pháp luật, chính sách. Đội ngũ này phảiquán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực tư tưởng,lý luận nói chung, báo chí, xuất bản nói riêng. Thứ hai, tăng cường công tácphối hợp giữa các cơ quan tham gia xây dựng pháp luật, Quốc hội với cơquan tham mưu của Đảng để các loại văn bản quy phạm pháp luật về báo chí,xuất bản được ban hành bảo đảm tiến độ thời gian, không để xảy ra tình trạngvăn bản chỉ đạo của Đảng đã ban hành, nhưng không được thể chế hóa trongcác quy định của pháp luật hoặc không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Thứ ba, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho bộ phận tham mưu, xâydựng các văn bản của Đảng liên quan đến lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Page 20: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

20

- TS Nguyễn Thị Trường Giang trong bài viết, “Xu hướng phát triển báomạng điện tử ở Việt Nam” [66] đã đề cập đến internet và ưu thế của các loạihình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và

tiếp nhận thông tin. Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phươngtiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các

chương trình tương tác khác. Báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi khuônkhổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý, nên có khả năngtruyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từkhi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với nhữngthao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ,luôn sống 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đốitrong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trựctuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả vớinhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan

tâm, yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc khôngchỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Bài

viết cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệuquả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang trở thành

kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

Tác giả nhận định, những tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phátthanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triển vọngtrở thành những tờ báo mạng điện tử hàng đầu Việt Nam.

- ThS Nguyễn Minh Huế trong bài viết: “Nâng cao hiệu quả hoạt độngtương tác trên báo mạng điện tử” [72] đã nêu vị trí, vai trò của báo điện tửtrong điều kiện hiện nay, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động, làm rõ mộtsố đặc trưng của báo điện tử hiện nay, các tính năng của báo điện tử, nhất làtính tương tác. Hoạt động tương tác trên báo điện tử có vai trò quan trọng đốivới mỗi tòa soạn và đối với công chúng. Mặt khác, hiện nay, mỗi tờ báo luôndựa trên những thế mạnh riêng để khai thác, tận dụng những hoạt động tương

Page 21: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

21

tác điển hình, hiệu quả. Bài viết nêu những hạn chế trong việc khai thác hoặcchưa coi trọng tính tương tác của các tòa soạn. Một số báo điện tử chưa thểhiện rõ vai trò quản lý, tính định hướng thông tin trong các hoạt động tươngtác; đi sâu các chủ đề không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, tạodư luận xã hội xấu. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đưa báo điện tử cóthể tận dụng hơn nữa lợi thế của tính tương tác. Mỗi cơ quan báo điện tử cầnxây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, bộ phận này nắmtoàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng; các cơ quan báo điện tử khi thiếtkế, xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng tương tác với công chúng,như địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng, vị trí mục bình chọn, mụcthăm dò ý kiến... ; nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo

chí về vai trò của hoạt động tương tác trên báo điện tử; chú trọng nâng caotrình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- ThS Nguyễn Minh Huế trong bài viết: “Một số vấn đề đặt ra từ sựtương tác giữa mạng xã hội và báo chí” [71] đã nêu rõ sự tương tác giữamạng xã hội và báo chí, nhấn mạnh khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hộigóp phần quảng bá thông tin báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo

chí, đồng thời mạng xã hội là nơi tương tác giữa báo chí và công chúng. Bài

viết nêu một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữa mạng xã hội và báo chí,

khẳng định thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn không phải là báo chí, nên

cần thận trọng trong khai thác thông tin mạng xã hội, làm thế nào để tận dụngđược ưu thế của sự tương tác... Báo điện tử cần tăng cường hơn các phươngthức tạo sự tương tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi,đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí cũng như người viết. Mặt khác, bài

viết nêu tính năng của báo điện tử, nhất là tính tương tác của báo điện tử đã

mang đến sự liên kết mới và đa dạng, rộng lớn cho hàng trăm triệu thành viên

trên thế giới, tác động đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.- ThS Doãn Thị Thuận trong bài viết: “Thực trạng phát triển báo chí

điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay” [121] đã nêu thực trạng báo điện tử

Page 22: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

22

và mạng xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là vai trò của báo điện tử, những tácđộng tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội. Thực tiễn phát triển mạnh mẽcủa báo chí điện tử và các loại hình truyền thông mới trên internet trong hơnmột thập niên qua đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết trong lãnh đạo,quy hoạch, phát triển, quản lý. Tác giả đề cập đến vấn đề phát triển của báođiện tử và mạng xã hội hiện nay, nêu ra những vấn đề mới cần giải quyết trong

lãnh đạo, quy hoạch, phát triển, quản lý ở nước ta hiện nay. Các cơ quan chứcnăng cần nghiên cứu, đánh giá toàn diện thực trạng sự phát triển của các loạihình truyền thông trên internet, đặc biệt là hệ thống báo chí điện tử, trên cơ sởđó có những giải pháp để chủ động, khai thác, tận dụng triệt để những mặtmạnh, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của báo chí điện tử, mạngxã hội, các phương tiện truyền thông trên internet.

1.1.3.2. Các tham luận khoa học trong kỷ yếu hội thảo- PGS, TS Đinh Văn Hường trong bài viết: “Nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác báo chí truyền thông hiện nay - thực trạng và giải pháp” [73] đã

đề cập thực trạng công tác báo chí truyền thông hiện nay ở Việt Nam, chỉ ranhững khó khăn, thử thách, từ đó đề ra giải pháp khắc phục cho tốt hơn, chấtlượng và hiệu quả hơn của công tác báo chí truyền thông Việt Nam. Tiếp tụcquán triệt và triển khai thực hiện các quan điểm nhất quán của Đảng về báochí, Nghị quyết Trung ương năm khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và

báo chí trước yêu cầu mới”; báo chí phải hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật; có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả giữa cáccơ quan đảng, nhà nước, hội nhà báo (HNB) và các cơ quan chủ quan. Đặcbiệt, cơ quan chủ quản báo chí phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ và

quyền hạn của mình theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; coitrọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơquan báo chí; nâng cao tính chuyên nghiệp cho người làm báo; thực hiện tốtchế độ khen thưởng, kỷ luật để vừa ngăn chặn, cảnh báo, răn đe sai phạm, vừađộng viên, khuyến khích những người có năng lực làm báo.

Page 23: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

23

- PGS, TS Phạm Văn Chúc trong bài viết: “Góp phần quản lý và phát

huy tốt vai trò, tác dụng của truyền thông mạng” [45] đã đề cập vị trí, vai tròcủa hệ thống truyền thông đại chúng nói chung, các trang thông tin điện tử,nhật ký điện tử, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử, báo điện tử nói riêng.

Tác giả làm sáng tỏ tính đa năng, nhanh nhạy của truyền thông mạng, từ đó nêu

một số vấn đề có tính khái quát và bốn giải pháp nhằm quản lý và phát huy tốtvai trò tác dụng của truyền thông mạng trong giai đoạn hiện nay. Một là, chủđộng quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật của lĩnh vựctruyền thông mạng một cách hợp lý, cân đối trong tương quan với các lĩnh vựctruyền thông khác; hai là, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền trên

mạng, đặc biệt chú trọng đáp ứng yêu cầu về đấu tranh tư tưởng, cũng như cácnhu cầu ngày càng tăng về phản biện xã hội, trao đổi, thảo luận, diễn đàn; ba là,

khai thác hết và phát huy mạnh tiềm lực, năng lực cơ sở kỹ thuật – công nghệthông tin hiện có của các cơ quan thông tin mạng, nhất là mạng chủ lực, chínhthống trong hệ thống cơ quan thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng; bốn là, đào tạođội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên vừa mạnh về lý thuyết và thực hành

tin học, vừa giỏi về chuyên môn chuyên ngành và nghiệp vụ báo chí, vừa vữngvàng về lập trường, quan điểm, có tính nhạy cảm chính trị cao và tính chiến đấusắc bén.

- Lê Phúc Nguyên trong bài viết: “Nâng tầm trí tuệ, tăng cường sứcmạnh công tác tư tưởng, lý luận, báo chí” [95] đã nêu vai trò của công tác tưtưởng nói chung, báo chí nói riêng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả nêu ra những bài học kinhnghiệm, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ mà báo chí cần thực hiện trong thờigian tới: tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ươngnăm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; tăngcường công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; thực hiện nghiêm túc

quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộlãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí, biên tập viên; các cơ quan chủ quản

Page 24: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

24

báo chí phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu tráchnhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫnvà làm tốt công tác khen thưởng; sớm hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự củacơ quan quản lý báo chí, xuất bản.

- Đỗ Quý Doãn trong bài viết: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tácquản lý nhà nước thúc đẩy báo chí xuất bản không ngừng phát triển, xứngđáng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng” [47] đã

cho rằng vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước thúcđẩy báo chí xuất bản phát triển là góp phần tích cực vào việc nâng cao chấtlượng công tác tư tưởng trong tình hình mới. Tác giả cũng đánh giá, báo điệntử trên mạng internet đã góp phần quan trọng đưa thông tin Việt Nam ra vớibạn bè quốc tế và giúp bạn bè quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước, conngười và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam... Tác giả chỉ ra một số hạn chế, yếukém của báo chí, xuất bản, từ đó chỉ ra 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện đốivới công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản trong tình hình mới: tiếptục quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ươngnăm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; tăngcường vai trò quản lý nhà nước về báo chí, sớm ban hành các văn bản quyphạm pháp luật; thực hiện nghiêm quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và làm tốt công tác khen thưởng, và sớmhoàn chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự các cơ quan báo chí, xuất bản.

- Nguyễn Công Dũng trong bài viết: “Nâng cao tính định hướng tư tưởngcủa hệ thống báo điện tử hiện nay” [50] đã đề cập đến tính ưu việt của báo điệntử là cho phép mọi người tiếp cận và đọc không phụ thuộc vào không gian và

thời gian. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế, yếu điểm của báo điện tử. Để đảmbảo tính định hướng thông tin của hệ thống báo điện tử trong công tác lãnh đạo,quản lý, tác giả đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới: thườngxuyên, kịp thời có văn bản chỉ đạo, định hướng và hoàn thiện hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật để lãnh đạo, quản lý chặt chẽ hệ thống báo chí nói chung,

Page 25: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

25

báo điện tử nói riêng; nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo, đặc biệtlà tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo điện tử; lãnh đạo, quản lý tốt việcthực hiện quy trình làm báo điện tử, khắc phục xu hướng coi nhẹ chức năngchính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng; phát huy vai trò của các cơ quan quảnlý báo chí... trong định hướng chính trị - tư tưởng cho tờ báo.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI

- Vichto Aphanaxép trong cuốn sách: Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổngbí thư [1] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của của báo chí, nêu sự rađời của báo chí, vị trí, vai trò to lớn của báo chí trong các thể chế chính trị,trong xã hội, đó là khái niệm có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối, tácđộng của báo chí đối với đời sống xã hội. Cuốn sách đề cập và làm rõ hơnviệc các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí trong xử lý công việc, coi đó như làmột quyền lực để lãnh đạo kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả chỉ ra, ở nhiềunước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tamquyền phân lập của Môngtétxkiơ. Quyền lực nhà nước được phân bổ cho hệthống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập -

ngang bằng - chế ước lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyềnlực. Vì vậy, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lýbáo chí tự do và nó định hướng con đường đi cho báo chí trong quan hệ vớihệ thống chính trị.

- A.A. Grabennhicốp trong cuốn sách: Báo chí trong kinh tế thị trường[67] đã đề cập những đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị trường; nhữngphương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên

trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa ban biên tập và

độc giả - khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản báo; những thể loạibáo chí… Tác giả đề cập báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng

trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị - xã hội. HNB có tư cách là người tổchức sản xuất thông tin đại chúng. Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo

Page 26: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

26

chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên vấn đề là làm sao tìm được cho mình mộthướng đi thích hợp mà thôi. Báo chí cần trung thực, phản ánh một cách nhanhnhạy, chính xác và đặc biệt những người cầm bút phải hết sức phòng, tránh

trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc sống. Cuốn sách nêu tương đối chitiết, cụ thể và những kiến thức nghiệp vụ làm báo cơ bản, cần thiết, giúp chonhững nhà báo trẻ nhanh chóng hòa nhập trong tập thể tòa soạn và đi xa hơntrong nghề nghiệp của mình.

- M.I. Sotak trong cuốn sách: Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạođức [107] đã đề cập đến lĩnh vực báo chí thời sự, mối quan hệ giữa đạo đứcnhà báo trong nghề viết phóng sự. Tác giả cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữatính chuyên nghiệp cho nhà báo, đồng thời nêu vấn đề giáo dục đạo đức trongphóng viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc thực hiện quy định về đạođức nghề nghiệp. Cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghềnghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên.

Tác giả nhấn mạnh việc bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn phải pháthuy trách nhiệm để đưa tờ báo đi đúng hướng, trong đó vai trò của lãnh đạođơn vị báo chí trong việc định hướng quy trình tác nghiệp của phóng viên là

rất quan trọng- A.A. Chertưchơnưi trong cuốn sách: Các thể loại báo chí [39] đã nêu

và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình thành thể loại trong báo

chí, đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội dung chính của các thể loạibáo chí được phân chia theo tính chất của các thể loại tin, thể loại phân tích, thểloại chính luận - nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại được minh họa bằng nhiều bài

viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở Nga nhằm người đọc có thể hình

dung trực quan về diện mạo các thể loại báo chí một cách sắc nét.- E.P. Prokôrốp trong cuốn sách: Cơ sở lý luận báo chí [99] đã khái

quát về lý luận nghiệp vụ báo chí, đưa ra khái niệm về nghề nghiệp làm báo

và đặc thù của hoạt động báo chí. Cuốn sách được xem là “ý thức triết học”của hoạt động báo chí truyền thông, những nền tảng lý thuyết của cuốn sách

Page 27: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

27

sẽ là nền tảng chắc chắn cho các học phần lý thuyết lẫn chuyên ngành chuyên

sâu trong chương trình đào tạo của khoa Báo chí và Truyền thông. Việc xâydựng khối kiến thức cơ sở chuyên ngành không chỉ là công việc của ngườinghiên cứu.

- Bùi Phương Dung (Trung Quốc) trong cuốn sách: Công tác tuyên truyềntư tưởng trong thời kỳ mới [52] (Trần Khang và Lê Cự Lộc dịch) đã phân tích

khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công tác

tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí.

Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởngcủa Đảng là một phương tiện giáo dục, động viên quần chúng nhân dân và

mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là công khai rộng rãi, kịp thời, nhanhnhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào quần chúngnhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và biến thành hành động thực tế của quầnchúng; có thể phản ánh một cách rộng rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọngcủa quần chúng; có thể kịp thời truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trựctiếp tác động tới tư tưởng, hành vi và xu hướng chính trị của quần chúng,hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi íchcăn bản của mình. Tác giả nhấn mạnh, công tác tư tưởng, trong đó có báo chí,phải kịp thời tổng kết kinh nghiệm và rút ra từ thực tiễn những vấn đề đặt rađược cán bộ, quần chúng nhân dân quan tâm; vận dụng nhuần nhuyễn quanđiểm mácxít để đấu tranh một cách tích cực với các quan điểm sai lầm, giúpđông đảo cán bộ và quần chúng xây dựng, giữ vững nhận thức tư tưởng, lý luậnđúng đắn.

- Điền Trung Mẫn (Trung Quốc) trong bài viết: Bàn về đổi mới côngtác tư tưởng thời kỳ mới [89] đã đề cập vai trò quan trọng của báo chí trongcông cuộc xây dựng xã hội hài hòa, khẳng định báo chí là thế mạnh chính trịquan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hộitiến hành cải cách. Báo chí là một phần quan trọng của công cuộc xây dựngxã hội hài hòa XHCN. Trong điều kiện xã hội hiện nay, tăng cường và cải tiến

Page 28: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

28

công tác tư tưởng có lợi cho sự tăng cường sức sống cho xã hội, tăng cườngsức sáng tạo của toàn xã họi, tăng cường tính tích cực, tính chủ động, tínhsáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân để xây dựng một cuộc sống tốtđẹp. Tác giả cũng nêu rõ phương châm của báo chí là phải bám sát thực tế,bám sát quần chúng, bám sát cuộc sống, lắng nghe ý kiến của quần chúngnhân dân, cố gắng vận dụng nhiều hình thức và cần tăng cường cải tiến côngtác báo chí cho những người sống nay đây mai đó và đội ngũ nông dân rathành phố tìm việc làm, cho những công nhân thất nghiệp...

- Lý Diệu Bác (Trung Quốc) trong bài viết: Công tác tư tưởng cần tăngcường đổi mới và tính thời đại [2] đã cho rằng, công tác báo chí muốn giàu

tính đổi mới thì phải tạo dụng quan nhiệm mới, hình thành cơ chế mới, tiếnhành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức mới, tiến hành

đổi mới phương thức, cách làm.

Ở Trung Quốc, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, định hướngchính trị - tư tưởng đối với báo chí cũng hết sức chặt chẽ, vụ việc 13 tờ báođiện tử phải rút bài đăng về chế độ hộ khẩu và các tổng biên tập bị xử lý kỷ luậtgần đây là một điển hình. Thời gian gần đây, để ngăn chặn sự chống phá củacác nước phương Tây qua internet, đặc biệt là tác động vào ý thức hệ của thế hệtrẻ, Trung Quốc đưa ra “7 vạch đỏ” để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân thựchiện, gồm: đưa vào pháp luật để quản lý internet; bảo đảm quyền lợi hợp phápcủa công dân; kiên định xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc; chống tin giảtạo; bảo vệ lợi ích của Đảng và Nhà nước; bảo đảm an ninh trật tự xã hội; xâydựng đạo đức xã hội, lối sống văn hóa, truyền thống lịch sử. Đồng thời, Trung

Quốc đưa ra cách quản lý mới về internet: “Phát triển, vận dụng, quản lý”; đểthực hiện “6 chữ” trên, phải có ý thức về “vạch đỏ” nhằm kiểm soát và quản lýbảo đảm tự do đầy đủ hơn, đó là pháp luật, trong đó quản lý công nghệ thôngtin có bốn yêu cầu: máy chủ đặt trong nước; quản lý người dùng; tăng cườngquản lý các phần mềm, người sử dụng mạng xã hội phải đăng ký thật mới đượcphép dùng; quản lý internet như dùng “hai tay”, trong đó một tay phản bác các

Page 29: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

29

tin đồn làm tổn hại lợi ích chung, còn một tay tích cực phát triển mạng vớiphương châm lấy “xây” để “chống”.

Vấn đề quản lý báo chí ở các nước phương Tây chưa được nghiên cứucơ bản và có hệ thống, do quan niệm, tư duy về tự do báo chí ở các nước tưbản có nhiều điểm khác biệt so với ở Việt Nam. Theo một số chuyên đề giảngdạy, tập huấn báo chí của Trường Đại học báo chí Lin (Pháp) và Cơ quan Hợptác quốc tế Thụy Điển (SIDA) tổ chức tại Việt Nam với chủ đề “Đào tạo nângcao báo chí Việt Nam”, các chuyên gia đều khẳng định, báo chí trong xã hộitư bản vẫn hoạt động, phản ánh theo những giá trị và lợi ích cộng đồng. Côngtrình nghiên cứu của Trường đại học Caliphoócnia - Béckêlêy (một trongnhững trường có khoa báo chí mạnh của Mỹ về điều tra trên báo chí) cũngkhẳng định tính định hướng của báo chí một khi không giữ được tính độc lập,báo chí sẽ không còn là chỗ dựa của người dân, không bảo vệ được họ, bị saikhiến bởi các thế lực.

1.3. NHẬN XÉT CHUNG

Ở Việt Nam, mặc dù nước ta đã chính thức hòa mạng internet vào năm1997, đồng thời với việc có tờ báo điện tử đầu tiên ra đời cùng năm (tạp chíQuê hương điện tử), nhưng việc nghiên cứu lĩnh vực truyền thông mới mẻnày còn rất ít và hạn chế. Nhìn chung, mới chỉ có các đề tài, bài viết nghiên

cứu về báo chí nói chung, quản lý báo chí nói riêng. Có thể kể ra một số côngtrình nghiên cứu mang tính chất tổng kết thực tiễn lịch sử báo chí cách mạngViệt Nam suốt gần 90 năm qua có đề cập tới chủ đề quan trọng lãnh đạo củaĐảng đối với báo chí. Trong đó, đáng chú ý là công trình đề tài độc lập cấpNhà nước về “Lịch sử báo chí Việt Nam” (nghiệm thu năm 2007) do Ban TT-

VH Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) chủ trì và công trình đềtài cấp Ban về “Chỉ đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay” (2007-

2008) do Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì. Các công trình trên

đã nghiên cứu tổng quan tình hình phát triển của báo chí cách mạng Việt Namvà chỉ ra vấn đề có tính quy luật đối với báo chí cách mạng nước ta là báo chí

Page 30: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

30

luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là tiếng nói củaĐảng, Nhà nước và nhân dân; báo chí luôn cần có sự lãnh đạo của Đảng. Đặcbiệt, gần đây, đề tài “Đảng lãnh đạo báo chí” của tác giả Nguyễn Vũ Tiến(Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh) cũng đã nghiên cứu, chỉ ra vai trò, phương thức, biện pháp lãnh đạo báochí của Đảng. Ngày 19-6-2010, nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí cách mạngViệt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, HNB Việt Nam, Bộ Thông tin và

Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã phối hợp tổ chức Hội thảoquốc gia với chủ đề “Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên

nghiệp”. Hội thảo tiếp tục khẳng định báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nướcvà các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn rộng rãi của nhân dân, là một bộphận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Các cơ quantham mưu cho Đảng về công tác báo chí phải tích cực, chủ động, sắc bén, kịpthời trong việc định hướng tư tưởng, nhất là đối với những vấn đề quan trọng,phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin của báo chí; đưa đường lối, quanđiểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân và tâm

tư, nguyện vọng người dân đến với Đảng và Nhà nước.Riêng về lĩnh vực báo điện tử, ngày 22-7-2005, BBT đã ban hành Chỉ

thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.Sau đó, đã có nhiều hội thảo quán triệt và triển khai thực hiện do Ban TT-VH

Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) phối hợp với Bộ Văn hóa -

Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông - TT-TT) tổ chức. Đặc biệt,công trình “Tăng cường lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện để báo chí nước taphát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới” do Ban Tuyên giáo Trung

ương chủ trì (xuất bản năm 2007) đã đề cập nhiều đến việc lãnh đạo, quản lý,định hướng phát triển đối với báo điện tử, chỉ rõ những mục tiêu, giải pháp tổchức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Từ năm 2008, Bộ TT-TT thành lập CụcQuản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Cục này đã bước đầu cómột số nghiên cứu, tổng kết về thực trạng phát triển báo điện tử và tổng hợp

Page 31: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

31

tương đối sát một số nội dung liên quan đến định hướng chính trị, tư tưởngđối với báo điện tử, gắn liền với một số vụ việc nổi cộm phải xử lý. Đến nay,tuy Cục này chưa chủ trì một đề tài khoa học nào liên quan đến báo điện tử,nhưng đã có một số chuyên đề tổng kết thực trạng một số vụ việc đưa tin bàisai lệch, thiếu định hướng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháptăng cường quản lý, trong đó tập trung nhiều cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn

thiện các chế tài quản lý, nhất là các chế tài xử phạt.Các đề tài khoa học, các công trình nghiên cứu, bài viết được công bố

nêu trên đã nghiên cứu về báo chí và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí ởnhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, đạt được nhiều kết quả lý luận và

thực tiễn quan trọng. Tuy nhiên, đến nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiêncứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Tác giả luận án kế thừa, tiếpthu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giảcó liên quan để tiếp tục đi sâu nghiên cứu Đảng lãnh đạo đối với báo điện tử ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Page 32: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

32

Chương 2

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BÁO ĐIỆN TỬ -

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. KHÁI NIỆM, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦABÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1.1. Khái niệm báo điện tửTrên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối

với loại hình báo chí này.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, báo điện tử là loại báomà độc giả có thể đọc trên máy tính khi kết nối với đường truyền internet qua bộchia (modem) (dial-up hoặc ADSL) có dây hoặc không dây (Wi-Fi và WiMax).

Ngoài đọc báo với máy tính, người đọc có thể đọc tin với điện thoại di động,

máy tính bảng (iPad), điện thoại máy tính (iphone)... Báo điện tử là loại báo

được xuất bản bởi tòa soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điệnthoại di động, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Cũng theo Bách khoa

toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, internet (thuật ngữ được sử dụng từ năm1974) là một hệ thống thông tin liên quốc gia có thể được truy cập công cộnggồm các máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theophương thức nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thứcliên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) qua mạng truyền dẫn như cáp,cáp quang, sóng phát thanh. Mạng internet mang lại rất nhiều tiện ích chongười sử dụng ở mọi lĩnh vực, thông dụng nhất là hệ thống thư điện tử(Email), trò chuyện trực tuyến (Chat), truy tìm dữ liệu (Seach engine). Nhờ hệthống các trang Web liên kết với nhau (Wordl Wide Web - viết tắt là WWW),

internet chứa và dịch chuyển một lượng thông tin khổng lồ, hầu như không bịbất kỳ rào cản nào về không gian và thời gian trên trái đất. Vì lý do đó, trênthế giới hiện có hàng tỷ người sử dụng internet hoặc các sản phẩm củainternet. Tiện ích của internet đã khiến nó nhanh chóng được sử dụng phổ

Page 33: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

33

biến khắp thế giới. Một số nhà nghiên cứu đã định nghĩa, thời đại ngày nay là

thời đại internet và đề nghị dùng khái niệm này thay thế khái niệm toàn cầuhóa. Internet ngày nay được sử dụng phổ biến qua đường điện thoại, băngrộng, không dây, điện thoại di động.

Trên thế giới có nhiều tên gọi như: “online newspaper” (báo chí trênmạng, trực tuyến), e-journal (electronic journal - báo chí điện tử), “e-zine”(electronic magazine - tạp chí điện tử)…

Ở Việt Nam, báo điện tử gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạngđiện tử thuộc cơ quan báo in, như Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử, Quê

hương điện tử... Trong các bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuậtngữ “báo điện tử”. Trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 củaChính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ internet, Điều 12 ghi: “Dịch vụthông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồmdịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bảnphẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên

Internet” [41, tr.2].

Thuật ngữ “báo điện tử” được sử dụng trong Điều 3 Luật Báo chí năm1999. Theo định nghĩa tại Luật này, “báo điện tử là loại hình báo chí đượcthực hiện trên hệ thống máy tính” [84, tr.2]. Thuật ngữ báo điện tử đang đượcsử dụng được dịch từ các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến),“Internet Newspaper” (báo internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điệntử). Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi “báo điện tử”, “trang thông tin điện tử”,“báo mạng điện tử”, “báo mạng” (trong tương quan với cách gọi báo in, báo

nói, báo hình…); ít phổ biến hơn là cách gọi “báo internet”, “báo online” hay“báo trực tuyến”. Cách gọi “báo điện tử” đã được sử dụng trong nhiều vănbản pháp quy của Nhà nước và đã gần như được thừa nhận trong thực tế.

Báo điện tử là loại hình báo chí một loại hình báo chí được xây dựngdưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet.

Page 34: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

34

Báo điện tử là tờ báo của một tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nhấtđịnh, phải đăng ký và được chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nướctrước khi hoạt động; là hoạt động chính trị, phục vụ công tác tư tưởng, lợi íchcủa Tổ quốc, nhân dân; hoạt động theo Luật Báo chí. Báo điện tử cung cấpnguồn thông tin chính thống, mang tính định hướng, được kiểm duyệt, kiểmtra chặt chẽ trước khi đăng, góp phần quản lý xã hội. Đội ngũ sản xuất thôngtin trên báo điện tử là các nhà báo chuyên nghiệp.

Báo điện tử khác với mạng xã hội. Mạng xã hội của tổ chức xã hội,công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có thể được phép hoạt động hoặc không.Mạng xã hội - còn gọi là mạng xã hội ảo - là dịch vụ nối kết các thành viên

cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau (chủyếu vì mục đích riêng), không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hộicó những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blogvà xã hội. Mạng xã hội đề cập tới một tập hợp kết nối các thành viên với nhautrong một cộng đồng, còn báo điện tử đề cập đến hình thức sản xuất và phân

phối nội dung. Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo là các

thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Thông tin trên mạng xã hộikhông được xem là nguồn thông tin chính thống như báo điện tử, vì có thể cóthông tin có động cơ, mục đích không lành mạnh, thậm chí không có lợi choĐảng và Nhà nước. Đội ngũ sản xuất thông tin trên mạng xã hội là tổ chứchoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình.

Khi mới ra đời, hầu hết các báo điện tử là trang điện tử của báo in, chỉđưa tin bài từ báo in sang trang điện tử, tức là cánh tay nối dài của báo in. Gầnđây, những trang điện tử của báo in đã có sự thay đổi, không những đưa tinbài từ báo in sang, mà còn tổ chức khai thác, viết mới để đăng trên trang điệntử, được độc giả đón đọc nhiều hơn báo in. Những báo điện tử độc lập hoàn

toàn không phải là trang điện tử của báo in. Các báo điện tử này hoàn toàn

độc lập, tự chủ về việc tổ chức thực hiện tin bài để đăng trên báo.

Page 35: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

35

Báo điện tử là loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải bởi sự kếthợp của hai giải pháp là giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp truyềnthông. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, báo điện tử là loại hình truyền tảithông tin - gồm: tin tức, thông tin và quảng cáo (theo Wikipedia) trên mạngthông tin điện tử. Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo điện tửcũng được chia làm nhiều chuyên mục với ý nghĩa định hướng thu thập thôngtin cho độc giả. Số lượng chuyên mục phản ánh quy mô của trang báo; nộidung và hình thức phản ảnh tính chất đặc thù của trang báo.

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của báo điện tử ở Việt NamSự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin là tiền đề khoa học –

công nghệ cho sự ra đời của báo điện tử. Đến lượt mình, báo điện tử thúc đẩysự phát triển của công nghệ thông tin, làm thay đổi diện mạo báo chí ở nhiềuquốc gia. Tuy sự phát triển báo điện tử ở Việt Nam mới đạt mức trung bình

khá của khu vực Đông Nam Á và còn ở mức thấp của thế giới, nhưng sự pháttriển của nó đã mở ra những thuận lợi lớn cho quá trình hội nhập và phát

triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn.Tháng 10-1993, khoa Báo chí Trường đại học Florida (Mỹ) cho xuất

bản một trang tin điện tử đặc biệt trên mạng internet và coi đó là tờ báo điệntử đầu tiên trên thế giới. Tiếp theo, phiên bản điện tử của tạp chí Hotwiredchạy banner quảng cáo đầu tiên thu hút sự quan tâm của đông đảo côngchúng, mở đầu cho sự bùng nổ báo điện tử ở Mỹ và trên thế giới như thời báoLốt Ăngdơlét, báo Hoa Kỳ ngày nay, báo mới Niu Oóc…

Năm 1995, nhiều tờ báo ở châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet nhưbáo Trung Quốc hằng ngày, Utusan (Malaixia), Asahi Simbun (Nhật Bản),Kompát (Inđônêxia)… Đến giữa năm 1996, Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo điệntử, châu Âu có 169 tờ, châu Á có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, Ốxtrâylia có 20 tờ,châu Phi có 6 tờ. Kể từ năm 2000 các hãng thông tấn lớn như AFP, Roitơ…,các đài truyền hình như CNN, NBC…, các tờ báo như NewYork Newday, Bưuđiện Oasinhtơn… đều có tờ báo điện tử của mình và coi đó là phương tiện để

Page 36: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

36

phát triển thêm công chúng báo chí. Số báo điện tử tăng lên một cách nhanhchóng.

Thời kỳ đầu báo điện tử còn gặp một số rào cản như số lượng người cómáy tính còn ít, sự hạn chế trong khâu kỹ thuật, tâm lý người đọc còn e ngạitrong việc sử dụng máy móc… Nhưng, với sự phát triển nhanh chóng củainternet và những ưu điểm vượt trội của mình, báo điện tử đã trở thành một tiệních quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của internet và xã hội hiệnđại. Hiện nay, hầu hết các tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình lớn đều có mặttrên internet.

Ở Việt Nam, năm 1997, tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam ra đờilà tờ Tạp chí Quê hương điện tử. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người ViệtNam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày

06-02-1997, chính thức khai trương ngày 03-12-1997. Đối tượng phục vụ chủyếu của tạp chí này lúc đó là cộng đồng người Việt Nam định cư ở nướcngoài, người nước ngoài muốn có thông tin về Việt Nam và những ngườiquan tâm ở trong nước. Sau tạp chí Quê hương điện tử, vào năm 1999, hai tờbáo lớn của Việt Nam là Nhân Dân và Lao động cũng đưa trang điện tử lên

mạng. Những tờ báo điện tử ngay từ thuở sơ khai đã sớm khẳng định được vịthế, ưu điểm của mình. Từ thời điểm đó, cùng với các loại hình báo chí đã có

như báo in, báo nói (đài phát thanh), báo hình (đài truyền hình), làng báo ViệtNam có thêm một loại hình báo chí hiện đại khác - báo điện tử trên mạnginternet, tích hợp được cả ba loại hình báo chí đã có với rất nhiều tiện ích.

Nhận thấy thế mạnh của báo điện tử, ngay sau khi tạp chí Quê hươngđiện tử ra đời, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lầnlượt xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng internet. Năm 1998, báo điện tửVietnamnet ra đời; năm 1999, báo Nhân Dân điện tử ra đời, Đài Tiếng nói ViệtNam hòa mạng với tên miền http://vovnews.vn; năm 2000, Đài Truyền hình

Việt Nam phát hành trang tin điện tử. Hai năm 2003, 2004 là thời điểm “bùng

nổ” các tờ báo, trang tin điện tử ở Việt Nam. Những tờ báo in vốn đã rất có

Page 37: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

37

tiếng trong làng báo Việt Nam như Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Thanhniên, Tiền phong, Công an nhân dân... cũng cho ra đời trang tin điện tử trên

mạng internet. Tiếp đó là Website Đảng Cộng sản Việt Nam, ở dạng web tĩnh,đã đưa lên mạng một kho dữ liệu chính thống về Đảng Cộng sản Việt Nam và

hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đó là toàn bộ văn kiện của Trung ương Đảng(nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của BCT, BBT), văn bản của các banĐảng qua các thời kỳ. Cho đến nay, phần lớn các báo, tạp chí lớn của Trungương, các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đềucó thêm trang tin điện tử hoặc báo, tạp chí điện tử.

Đặc biệt, sự ra đời của các tờ báo điện tử độc lập đã tạo ra luồng giómới thúc đẩy báo điện tử Việt Nam phát triển. Theo báo cáo của Bộ TT-TT,

tính đến tháng 12-2013 cả nước có 92 báo, tạp chí điện tử (trong đó có 20 báo,tạp chí điện tử độc lập), số lượng trang tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báochí là 265.

Căn cứ tính chất, đặc trưng riêng, có thể chia báo điện tử ở nước ta ralàm hai loại. Loại thứ nhất là các báo, tạp chí điện tử - cánh tay nối dài củabáo in, tạp chí in, nằm trong một tòa soạn như: nhandan.org.vn (báo Nhân

Dân), quandoinhandan.org.vn (báo Quân đội nhân dân), tienphong.vn (báo

Tiền phong), anninhthudo.vn (báo An ninh Thủ đô), Vnagency.com.vn

(Thông tấn xã Việt Nam), vov.org.vn (Đài Tiếng nói Việt Nam)... Loại thứhai là các báo điện tử được cấp phép hoạt động độc lập như Báo điện tử ĐảngCộng sản Việt Nam, VnMedia, VnExpress, Vietnamnet, VTC News...

Cũng có thể chia báo điện tử theo hình thức tiếp cận của độc giả như: cácbáo điện tử thông dụng (Vietnamnet, VnExpress, tienphong.vn,

thanhnien.com.vn…) và các báo điện tử tự động cập nhật, tổng hợp tin tức từ cácbáo điện tử trực tuyến nổi tiếng của Việt Nam (mà không cần người biên tập nhưBaongay.com, Thegioitin.com, Baomoi.com…).

Qua gần 15 năm hình thành và phát triển, báo điện tử ở Việt Nam đã

khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng;

Page 38: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

38

các báo có nội dung đa dạng, phong phú, hình thức “bắt mắt”, thu hút hàng

triệu lượt người truy cập mỗi ngày, chứng tỏ đây là một phương tiện thông tinhiệu quả, hữu ích, đồng thời thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền,giáo dục.

2.1.3. Vị trí, vai trò của báo điện tử hiện nay ở Việt NamMột là, là một loại hình báo chí, nhưng là loại hình báo chí mới, báo

điện tử có vị trí, vai trò của báo chí nói chung và một số nét đặc thù. Nhiều ưuviệt của các loại hình báo chí đang hội tụ ở báo điện tử. Một số báo điện tửkhông chỉ có tác động xã hội lớn ở trong nước, mà còn có tầm ảnh hưởngquốc tế. Báo điện tử có chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và một sốchức năng riêng. Báo điện tử đã trở thành một loại hình báo chí phát triểnnhanh và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin đại chúng ởViệt Nam.

Hai là, báo điện tử đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến, tuyên

truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước,mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầuthông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tuy là một loại hình báo chí còn

mới mẻ trên mạng internet, thông tin tốt và thông tin xấu đan xen, đối tượngđọc báo có nhiều thay đổi, nhưng báo điện tử vẫn là một lực lượng trong độiquân xung kích trên lĩnh vực TT-VH của Đảng, cùng với báo in, phát thanh,truyền hình làm tốt nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và là diễnđàn tin cậy của nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới; góp phầnhoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đối nội, đối ngoại của Đảng và

Nhà nước; cổ vũ những điển hình tốt, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh tưtưởng, đấu tranh lý luận, chống âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” củacác thể lực thù địch; nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới; góp phầntăng cường ổn định chính trị, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã

hội; mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với bạn bè trên thế giới.

Page 39: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

39

Ba là, báo điện tử giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầuhưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ, nhất là cho thế hệ trẻ,góp phần vào việc phát hiện, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sángtạo những giá trị văn hóa mới, xây dựng con người Việt Nam hiện đại theo yêu

cầu của Nghị quyết Trung ương năm khóa VIII về phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển và xã hội hóa giáo dục, đồngthời phục vụ đời sống bình thường của một bộ phận dân cư khá đông đảo củanước ta.

Bốn là, các báo điện tử cũng góp phần quan trọng trong thông tin đốingoại. Phát huy thế mạnh có thể nhanh chóng tới mọi nơi trên thế giới với thờigian nhanh nhất, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của các thế lựcthù địch chống phá Việt Nam, các báo điện tử, nhất là các trang báo tiếng Anh,tiếng Pháp, tiếng Đức…, là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống “diễnbiến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng; kịp thời vạch trần những luận điệu xuyên

tạc, vu cáo của các thế lực thù địch bên ngoài và của những kẻ bất mãn, cơ hộitrong nước. Báo điện tử đang trở thành phương tiện thông tin đối ngoại quantrọng, có hiệu quả nhất so với các phương tiện thông tin khác và - trong tươnglai không xa - sẽ trở thành kênh thông tin chính trị đối nội, đối ngoại có vị trí

hàng đầu.

Năm là, một số đối tượng khác như sinh viên, cán bộ, các nhà nghiên

cứu thường xuyên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên báo điện tử để phục vụcho công việc học tập, nghiên cứu, sản xuất của mình. Nhờ có báo điện tử -

với các công cụ tìm kiếm hữu ích, nhanh, chính xác - người ta tiết kiệm đượcrất nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm qua sách, báo in, nâng cao năng suất laođộng trí óc cho người lao động. Các báo điện tử cũng thực hiện có hiệu quảcác dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại đi kèm, đóng vai trò giao lưu thươngmại quan trọng trong đời sống hiện đại.

Từ những lợi thế này, riêng về mặt thông tin chính trị - xã hội, các tờ báođiện tử trở thành một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc tuyên truyền

Page 40: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

40

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là món ăntinh thần không thể thiếu cho các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên..., trong đócó hơn bốn triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở xa Tổ quốc và ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài vốn rất thiếu thông tin về tình hình trong nước,mong muốn được giao lưu tình cảm với quê hương, người thân; những ngườinước ngoài muốn theo dõi tình hình đổi mới ở nước ta qua báo chí.

Các báo điện tử từng bước xây dựng các trang thông tin tiếng nướcngoài, chủ yếu là tiếng Anh như các báo: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam,Đảng Cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, VnExpress, Quê hương…

2.1.4. Đặc điểm của báo điện tử ở Việt Nam2.1.4.1. Đặc điểm chung của báo điện tửRa đời sau các loại hình báo chí khác, báo điện tử có đầy đủ những đặc

trưng cơ bản của báo in, báo nói, báo hình (đọc, nghe, nhìn hoặc thực hiệnđồng thời ba loại hình thông tin). Thêm vào đó, với sự trợ giúp của công nghệthông tin, báo điện tử có những đặc trưng hoàn toàn mới, nâng trình độ thôngtin lên một bước cao hơn rất nhiều. Do đặc điểm của loại hình thông tin trên

báo điện tử có khả năng truy cập bất cứ lúc nào, bằng nhiều loại phương tiệnnhư chữ, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh hoặc kết hợp các phươngtiện đó, nên tin trên báo điện tử thường nhanh, sinh động, phong phú, đượcbạn đọc hoan nghênh. Hiện nay, bạn đọc, nhất là giới trẻ, thường theo dõi

thông tin qua báo điện tử nhiều hơn qua báo in hoặc truyền hình, nhất là vớicác tin nóng (hot news) như tai nạn, bóng đá, ca nhạc, sự kiện nổi bật…

Với những ưu thế trên, báo điện tử có sự phát triển nhanh và mạnh ởnhiều quốc gia trên thế giới. Chính sự phát triển của báo điện tử cũng đã và

đang thúc đẩy sự chuyển đổi trong văn hóa đọc, nhất là đối với giới công chức,hằng ngày lên mạng đọc báo đã trở thành thói quen của một bộ phận không nhỏdân cư và số lượng bạn đọc ngày một tăng. Thậm chí, đã có ý kiến cho rằng, sựgia tăng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “khủng hoảng” củabáo in. Báo điện tử đã không những thu hút độc giả, mà còn thu hút cả các dịch

Page 41: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

41

vụ như quảng cáo, nhắn tin... vốn là nguồn thu lớn của báo in, đồng thời còn

cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác đang là thế mạnh của báo điện tử.Khác với báo điện tử, báo in, báo hình, báo nói cần có sự chứng kiến tại

hiện trường, viết bài, biên tập, lên trang, in ấn và gửi tới các cơ quan phát hànhbáo chí... Sự kiện trong báo in, báo hình, báo nói thường là sự kiện đã xảy ra,đã nguội hoặc thông báo dự kiến sự kiện sẽ xảy ra. Tính định kỳ đã chi phối rấtnhiều tính thời sự, nóng của thông tin. Hình thức chuyển tải của báo điện tử đadạng, phong phú và sinh động hơn các loại hình báo chí khác. Báo in chỉ chỉđơn thuần truyền tải bằng chữ và hình ảnh được tin trên giấy, báo hình chỉ cóhình ảnh và vai trò của lời nói, còn báo nói chỉ thông tin bằng lời nói. Mặtkhác, khả năng lưu trữ và dung lượng lưu trữ của báo in, báo hình, báo nói chỉcó mức độ và bị khống chế bởi không gian và thời gian.

Một là, về tính đa phương tiệnTính đa phương tiện của báo điện tử thể hiện qua văn bản (text), hình

ảnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh(audio), băng hình (video) và các chương trình tương tác (interactiveprograms). Hiện tại, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà khái niệm đaphương tiện được định nghĩa có điểm khác nhau.

Văn bản (text) là thành phần không thể thiếu của báo điện tử, mặc dù

những thành phần khác trong tính đa phương tiện có sức hấp dẫn và ưu điểmhơn. Nhìn vào tổng thể của một tờ báo điện tử thì văn bản vẫn chiếm phần lớndiện tích. Bản thân văn bản có khả năng truyền tải những nội dung thông tin,nó thường được dùng để thể hiện nội dung chính, dẫn dắt bài viết và được kếthợp với hình ảnh tĩnh, đồ họa để tăng tính hấp dẫn, chân thực của thông tin.Ngoài ra, văn bản còn được dùng để chú thích, bổ trợ, cung cấp, làm rõ nộidung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa... Bên cạnh đó, kích cỡ,màu sắc chữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính hấp dẫncủa văn bản.

Page 42: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

42

Video là một yếu tố quan trọng giúp báo điện tử vượt qua những loại báochí hiện có. Bản thân những đoạn video đã mang tính đa phương tiện, gồm cảhình ảnh và âm thanh, được kết hợp cả hình ảnh tĩnh và văn bản. Có thể nói,báo điện tử đã thể hiện được toàn bộ những phương tiện ưu việt nhất của cácloại hình báo chí. Thế mạnh của video trên báo điện tử là đem lại hình ảnh sốngđộng và chân thực, bởi đó là phương tiện tốt nhất để miêu tả hình ảnh động. Sựsinh động qua các hình ảnh được ghi lại với màu sắc chân thực có tác độngmạnh đến người tiếp nhận. Do đó, thông tin truyền tải đến công chúng hấp dẫnvà có tính thuyết phục cao.

Hình ảnh động (animation) trên báo điện tử thường được thể hiện quahai hình thức là trình diễn ảnh (slideshow) và hình ảnh động (animation). Hình

thức trình diễn ảnh gồm nhiều hình ảnh khác nhau được sắp xếp theo một ý đồnhất định. Tùy theo thiết kế của từng báo điện tử mà các trình diễn ảnh có tốcđộ chuyển ảnh, giao diện khác nhau. Bên cạnh ảnh động được thể hiện dướihình thức trình diễn, báo điện tử còn có khả năng tích hợp một sản phẩm ảnh

động khác. Đây là những hình ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều hình

ảnh tĩnh, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình. Những hình ảnh độngcó thể không sánh bằng một đoạn video, nhưng lại là điều mà báo in không có

được. Ngoài việc truyền tải nội dung các tác phẩm báo chí, hình ảnh động còn

được sử dụng rất phổ biến cho các quảng cáo dạng bảng, khung trên các báo

điện tử hiện nay.

Hình ảnh tĩnh (still image) bao gồm ảnh chụp và hình họa. Nó là thành

phần được dùng nhiều và đóng vai trò quan trọng vào thành công của tácphẩm cũng như sản phẩm báo điện tử. Một bức ảnh được chụp đúng khoảnhkhắc gắn liền với sự việc, sự kiện sẽ làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh nhữngthông tin quan trọng, có giá trị đôi khi gấp nhiều lần hình thức khác. Mặtkhác, thông qua hình ảnh, độc giả sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin. Sốlượng, kích cỡ, sắp xếp vị trí ảnh tùy thuộc vào từng bài báo, từng tờ báo và

Page 43: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

43

nó có ảnh hưởng đến độ nặng của của trang báo. Nó làm tốn thời gian truycập và giảm tốc độ tải về máy tính cá nhân của độc giả.

Đồ họa (graphic) là những hình được vẽ, thiết kế bằng các chương trình,

phần mềm đồ họa ứng dụng trên máy tính để mô tả, minh họa cho những chitiết, ý tưởng nào đó. Thông tin đồ họa thực chất là hình thức diễn đạt thông tinbằng đồ thị, biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ... Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt,thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chi tiết sắp xếp hài hòa có ý đồ vềnội dung và hình thức... Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tinnhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng. Dù trong bài báo có thể đưa ra các số liệu cụthể, song việc sử dụng đồ họa sẽ giúp cho độc giả thấy được sự biến thiên củasố liệu và dễ dàng nhận biết vấn đề mà tác giả bài viết đưa ra.

Âm thanh (audio) là một loại hình báo chí đã được sử dụng từ lâu,nhưng đến năm 1993, khi đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thếgiới, khả năng đưa âm thanh đến với độc giả thông qua những tờ báo điện tửmới chính thức được công nhận. Âm thanh là một trong những yếu tố đaphương tiện trên báo điện tử có tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn với ngườitiếp nhận thông tin bởi có sự xuất hiện của tiếng nói trong các sản phẩm báochí. Các tập tin âm thanh còn làm tăng sức thuyết phục, tính chính xác của cácsản phẩm báo điện tử, nhất là trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay

ghi âm lời nhân chứng. Đôi khi chỉ cần một đoạn audio dài vài phút cũng cótác dụng và hiệu quả thông tin hơn những bài viết bằng văn bản mà ở đó chưathể diễn đạt hết những điều nhà báo muốn truyền tải đến công chúng.

Những chương trình tương tác (interactive programs) chính là phươngtiện duy nhất chỉ có trên báo điện tử và thể hiện sự vượt trội của báo điện tử sovới tất cả các loại hình báo chí khác. Các chương trình tương tác trên báo điệntử ngày càng đa dạng, phong phú và thu hút được sự quan tâm của độc giả bởitính mới lạ và thú vị. Có thể kể đến những chương trình tương tác đang đượccác báo điện tử áp dụng ngày càng nhiều như giao lưu trực tuyến, trả lời trắcnghiệm...

Page 44: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

44

Trên một sản phẩm báo điện tử - theo nội dung và yêu cầu của từng tòa

soạn - việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau. Trong nhiềutrường hợp một thông tin có thể được truyền tải bằng nhiều phương tiện đểngười đọc tiếp cận và lựa chọn, nhưng trong nhiều trường hợp khác nhà báo sẽquyết định hình thức truyền tải nào là phù hợp với nội dung thông điệp. Qua đómà các sản phẩm báo điện tử ngày càng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của bạnđọc.

Có thể nói, đa phương tiện là một trong những ưu điểm vượt trội củabáo điện tử so với các loại hình báo chí khác. Những thông tin bằng văn bản,hình ảnh, âm thanh cùng xuất hiện trên trang chủ của báo điện tử luôn tạo rasự hấp dẫn, sống động đặc biệt đối với công chúng. Các báo điện tử ở ViệtNam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương tiện. Đó không phải là sựxuất hiện rời rạc, mà phải là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn bản, hình

ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ họa… trong một sản phẩm báo chí. Gần nhưngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng văn bản là những đoạn hình

ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽtạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Bên cạnh việc biên tập,sưu tầm, phát lại các chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang web

chia sẻ video, các tờ báo điện tử sẽ đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đaphương tiện của riêng mình. Khá nhiều trong số đó là những chương trình tin

tức, phóng sự mang tính chính trị, xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là nhữngthông tin giải trí (âm nhạc, phim truyện, giải trí...).

Hai là, tính tức thời và phi định kỳĐối với những người làm báo điện tử, áp lực về thời gian mạng và nhu

cầu tin tức của bạn đọc trên khắp toàn cầu thực sự là một thách thức, bởingười đọc lúc nào cũng có mặt trên internet, nơi này là ngày thì nơi khác lại làđêm và ngược lại. Hơn nữa, bạn đọc luôn đòi hỏi thông tin phải nhanh, mớivà nóng. Vì vậy, tính thời sự là một trong những tiêu chí mà bất kỳ tờ báo nào

cũng mong đạt tới. Các báo in muốn thông tin cho bạn đọc phải chờ tới số

Page 45: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

45

sau, nhật báo hoặc tuần báo. Còn đài phát thanh và truyền hình bị phụ thuộcvào khung giờ, thời lượng phát sóng và kỹ thuật. Trong khi đó, trên báo điệntử, bạn đọc gần như không phải chờ đợi. Bất kể thông tin diễn ra ở đâu, vào

thời gian nào, chỉ cần máy tính xách tay hoặc điện thoại di động nối mạng,các phần mềm phụ trợ thì khi sự kiện xảy ra phóng viên đều có thể cập nhậttin bài tức thì.

Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các báo điện tử khai thác tốiđa nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều này không

chỉ những tờ báo điện tử độc lập như: VnExpress, Vietnamnet, Dân trí,

VnMedia, điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam… mà các báo điện tử thuộc cơquan báo in, báo nói, báo hình cũng ngày càng quan tâm.

Báo điện tử vượt qua được các rào cản mà các loại hình báo chí khác

gặp phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo,thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lạiđơn giản, dễ dàng, nên có thể cập nhật, bổ sung bất kỳ lúc nào với số lượng làbao nhiêu. Chính vì vậy, trên báo điện tử, giới hạn cuối cùng của một bài hoặcmột tin chỉ là tạm thời và tương đối.

Ba là, tính tương tác caoTrước khi báo điện tử ra đời, tính tương tác trong hoạt động báo chí chỉ

đơn giản là sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, nhà báo với người tiếpnhận thông tin. Nhưng, sự xuất hiện của báo điện tử đã làm cho tương táctrong hoạt động báo chí được mở rộng, có nhiều hình thức và giảm đi nhữnghạn chế của các hình thức tương tác cũ. Đối với báo điện tử, nhờ sự hỗ trợ củacông nghệ cao, bạn đọc có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từngtin, bài báo, từng tác giả và tòa soạn bằng những thao tác hết sức đơn giản,thuận tiện. Tòa soạn gần như nhận được tức thời những ý kiến phản hồi và

quá trình xử lý, sàng lọc, lưu trữ, đăng tải phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sựhỗ trợ của máy tính và mạng internet. Cũng nhờ vào khả năng tương tác, báo

Page 46: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

46

điện tử thiết lập các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu giúp cho côngtác điều tra xã hội học trở nên rất đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.

Báo điện tử còn cho phép những đoạn video cũng có tính tương tác haichiều, kèm dữ liệu, có thể tra cứu. Độc giả báo điện tử xem lại, tra cứu nhữngnội dung tiếp theo và gửi sang điện thoại di động. Một trong những ưu điểmcủa tính tương tác trên báo điện tử là nhận sự phản hồi rất nhanh qua hệ thốngthư điện tử. Cùng với sự phát triển của công nghệ đa phương tiện, tương táctrên báo điện tử không chỉ dừng ở những dòng văn bản, mà còn có cả hình

ảnh, âm thanh, đồ họa..., tạo cho hình thức tương tác này có tính hấp dẫn cao.Các đặc điểm tương tác trên báo điện tử sẽ được tập trung khai thác vừa

nhằm giữ các độc giả trung thành, vừa kéo theo sự quan tâm của các độc giảmới. Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm... trong các trang báo, tờbáo sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các khối tintức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Các nhà báo sẽ coi việc trả lời thôngđiệp của độc giả như là thói quen hằng ngày, độc giả cũng cảm thấy hào hứnghơn trong việc phản hồi và cung cấp thông tin. Tờ báo lúc này không đơn thuầnlàm nhiệm vụ cung cấp thông tin, mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ độngtrong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào

những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tinmột cách tích cực.

Bốn là, tính không bị giới hạn về khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tinbởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chí

khác.

Thông tin được lưu trữ trên báo điện tử dưới dạng đĩa từ với dung lượnglớn, có thể chứa hàng trăm cuốn từ điển bách khoa toàn thư. Báo điện tử là mộtthư viện, ở đó lưu giữ dữ liệu đã có, đang có, nghĩa là người đọc không chỉđược xem các thông tin hiện tại, mà có thể quay ngược về quá khứ đọc nhữngthông tin họ quan tâm. Ngoài ra, thông qua các đường dẫn của báo điện tử cóthể liên kết và tạo ra nhiều lớp thông tin giúp báo điện tử thực sự là một kho

Page 47: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

47

lưu trữ thông tin khổng lồ, khoa học, phong phú, tiện lợi cho công chúng.Ngoài nhu cầu được thông tin, trên trang báo điện tử, công chúng có thể đượcthỏa mãn các nhu cầu dịch vụ, giải trí khác nhau như mua bán qua mạng,thưởng thức các chương trình văn hóa, nghệ thuật; thư từ, trao đổi với ngườithân... nên có sức hấp dẫn rất lớn.

Một ưu điểm không thể không nhắc đến của báo điện tử là do phát hành

trên mạng, báo điện tử đã hạ chi phí sản xuất xuống rất thấp, trong đó chi phíphát hành gần bằng “0”. Tính nhanh, phổ cập rộng, chi phí thấp là những lợithế góp phần để báo điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới hiệnnay. Để hoàn thiện sản phẩm báo đến tay bạn đọc, các loại hình báo chí khác

phải đầu tư nhiều kinh phí, dẫn đến giá thành cao; trong khi đó, để đọc báo điệntử, độc giả chỉ cần đầu tư một lần để mua máy tính, điện thoại di động, hoặcvào cửa hàng internet, bỏ ra một khoản kinh phí nhỏ là có thể được đọc các báođiện tử.

Khác với báo in, báo điện tử có khả năng liên tục đưa lên mạng nhữngthông tin mới với diện tích, thời lượng phát sóng không hạn chế; có thể sửachữa, bổ sung, thay đổi vị trí bài vở trên trang báo... ngay trên mạng, khắc phụchoàn toàn khoảng trống giữa thời điểm xảy ra sự kiện và thời điểm thông tin đếnvới bạn đọc do không còn bị phụ thuộc vào in ấn, phát hành như báo in. Cũng dotính đa phương tiện, báo điện tử có lợi thế hơn hẳn phát thanh, truyền hình ở chỗ:đối với một thông tin, người ta có thể tiếp nhận bằng cả đọc, nghe, nhìn từ mộtđến nhiều lần, không phụ thuộc vào đài phát.

Cấu tạo báo điện tử lập thể, nhiều tầng, nhiều lớp, đáp ứng nhu cầu đượcthông tin hết sức đa dạng. Trang báo điện tử đã trở thành một tổ hợp bao gồmcác tờ báo, tạp chí in; các chương trình phát thanh; các chương trình truyềnhình cùng một lúc đáp ứng nhu cầu đọc, nghe, nhìn của công chúng. Báo điệntử mở ra khả năng người truy cập có thể trực tiếp, tức thời tham gia vào việcbày tỏ thái độ, bình luận, cung cấp bổ sung thêm thông tin với toà soạn báo quacác hình thức toạ đàm, thảo luận trực tuyến, trao đổi với bạn đọc. Khả năng

Page 48: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

48

tương tác này là ưu điểm nổi bật của báo điện tử, nhiều người coi đó là thếmạnh quan trọng nhất và vì thế báo điện tử còn được gọi là báo mạng trựctuyến (online newspaper).

Về cách thức thông tin, báo điện tử không dài dòng, không cần quá nắnnót, chỉnh chu như báo chí truyền thống. Thông tin trên báo điện tử thườngđược gói gọn trong các “tít”, các “box”, các từ ngữ ngắn gọn. Văn phong củabáo mạng mang đặc tính đối thoại cao, trực tiếp hướng đến độc giả. Các mệnhđề đưa ra mang tính giả định và dành chỗ cho độc giả phản biện, không cứngnhắc, kinh viện như báo chí truyền thống. Với giao diện rộng, tốc độ đường

truyền nhanh, số người truy cập nhiều, các bài viết trên báo điện tử thường cóđộ nén thông tin rất cao. Mỗi bài viết từ xã luận, bình luận, chính luận, lý luậnchính trị, văn hóa, xã hội, văn học nghệ thuật đến phóng sự, thông tin… đềutoát lên tính khái quát cao, cô đọng, ngắn gọn, sáng rõ từ cách tiếp cận đến vănphong, cách thể hiện, trình bày nội dung. Thông tin cập nhật, “nóng hổi” tínhthời sự. Người đọc không những truy cập, lướt để điểm tin mà còn tải nội dungđó khi cần. Lợi thế này không có hoặc rất khó thực hiện ở báo viết, báo nói,báo hình.

Có thể nói, sự góp mặt của báo điện tử đã đem lại sự phong phú, hiện đạicho nền báo chí của nhân loại nói chung, báo chí nước ta nói riêng. Nhờ loạihình báo chí này, mấy năm gần đây, đồng bào ta ở nước ngoài cũng như bạn bè

quốc tế có thể nắm bắt thông tin, kịp thời về Việt Nam, phục vụ cho việc pháttriển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đốingoại.

2.1.4.2. Đặc điểm riêng của báo điện tử ở Việt NamMột là, về môi trường phát triển, định hướng nội dung, xu hướng phát

triển.

Theo quy luật vận động, phát triển của công nghệ thông tin và internet,

báo điện tử ở Việt Nam đang có điều kiện để bức phá và đi lên nhờ “đi tắt,đón đầu”. Theo đánh giá của Liên minh viễn thông thế giới (ITU), Việt Nam

Page 49: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

49

nằm trong tốp các nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới. Nếuxét về số lượng người sử dụng internet, Việt Nam xếp thứ 17 trong số 20nước có dân số internet đông nhất. Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sựthay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin của độc giả. Hiện tại, ngoài màn

hình máy vi tính, độc giả còn có thể tiếp nhận thông tin báo điện tử bằng cácthiết bị điện tử khác, ví dụ điện thoại di động, ipad, iphone. Theo số liệu củacác mạng di động, tổng thuê bao di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 120triệu. Như vậy, xu hướng phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả báo điện tửthông qua điện thoại di động là rất sáng sủa. Trên thực tế, đã có nhiều tờ báođiện tử cung cấp thông tin cho độc giả theo hướng này.

Người dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu CNXH, gắn bó vớiĐảng, có ý thức chính trị cao, quan tâm tới các vấn đề chính trị - xã hội, hamhọc, thích sáng tạo và có nhu cầu văn hóa tinh thần cao nên ủng hộ các địnhhướng chính trị - xã hội, khoa học, văn hóa trên báo điện tử. Xu thế phát triểncủa xã hội hiện đại trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đã chứng minhmột thực tế: nếu giữ vững tính định hướng chính trị - xã hội và văn hóa đúngbáo điện tử ở Việt Nam sẽ ngày càng lên ngôi, chiếm ưu thế ngày càng lớn

hơn so với các loại hình báo chí khác.

Trong thế giới thông tin của internet, đôi khi bạn đọc bị lạc lối, saiđường. Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thông tin sẽ là những yếutố níu giữ bạn đọc. Với lợi thế có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên

chuyên nghiệp, được tích lũy vốn sống và kinh nghiệm làm báo nhiều năm,vững vàng về chính trị, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhạy cảm, lạicộng thêm thương hiệu và uy tín lâu năm trong lòng độc giả, những tờ báođiện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang dầnkhẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo điện tử hàng

đầu Việt Nam. Để vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo không chỉ củangười Việt, một số báo điện tử ở Việt Nam: Nhân Dân điện tử, Thanh niên,

điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam… phải nhanh

Page 50: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

50

chóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài nhưtiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…

Hiện nay, hầu hết các tờ báo điện tử ở Việt Nam đều là những tờ báo đưathông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trongtương lai, sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khai thác chuyên sâu một lĩnhvực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một ngành nghề nhất định sẽ có thể làhướng đi mới. Hiện tại, báo in đã có rất nhiều tờ báo dạng này, nhưng thường làcác tạp chí hoặc các tờ báo xuất bản thưa kỳ. Thông tin chuyên sâu và được cậpnhật hằng ngày đang còn là thị trường bỏ ngỏ của báo điện tử ở Việt Nam.

Hai là, về cơ quan chủ quản, lực lượng làm báo và độc giả.Về cơ quan chủ quản, đây là những cơ quan có tính đặc thù nhất định, để

chỉ đạo cơ quan báo điện tử hoạt động, lãnh đạo cơ quan chủ quản phải là nhữngngười có năng lực, trình độ về chính trị, hiểu biết và giỏi về chuyên môn báo chí,

nhất là báo điện tử, để lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho tòa soạn báo điện tửhoạt động theo định hướng, đúng quy định của pháp luật, theo tôn chỉ, mục đích.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên giỏi về chuyên môn,

nghiệp vụ, nhất là trình độ khoa học công nghệ... nên họ có thể tác nghiệp ởmọi lúc, mọi nơi. Do làm việc chủ yếu qua máy tính, được các thiết bị này hỗtrợ, nên số cán bộ, nhân viên làm việc gián tiếp tại các tòa soạn báo điện tửgiảm nhiều so với các loại hình báo khác.

Về độc giả, không giống với các loại hình báo chí khác, để đọc được báođiện tử, độc giả xem qua các phương tiện: máy tính, điện thoại, ipad, iphoneđược kết nối internet. Độc giả có thể xem bất kỳ lúc nào và ở bất cứ nơi đâutrên thế giới. Hiện nay, rất nhiều độc giả (kể cả người Việt Nam và ngườinước ngoài) xem thông tin trên báo điện tử là chủ yếu (vì một số báo điện tửcó các trang tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha...), hằng ngày họ cóthể giành một khoảng thời gian nhất định để truy cập xem thông tin, lấy tưliệu (thậm chí không cần xem các loại báo chí khác, khi các báo đó cũng đưacác nội dung thông tin lên trang web của mình), đây là một thế mạnh của báo

Page 51: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

51

điện tử mà các loại hình báo chí khác không có được. Cách đọc báo giấy trựctuyến như đọc báo giấy thật, báo được quét (scan) thành các trang hình ảnh sắcnét như trang báo (báo Quang Minh, báo Mua bán, đọcbáo.com.vn…). Các báoquốc tế có phiên bản tiếng Việt (VOA News tiếng Việt, báo điện tử VOA củaHoa Kỳ bằng tiếng Việt, BBC Việt ngữ, báo điện tử BBC của Anh bằng tiếngViệt, báo điện tử RFA của Hoa Kỳ bằng tiếng Việt, báo KBS tiếng Việt).

Do báo điện tử có tính tương tác cao, chứa nhiều thông tin, bạn đọc có thểtruy cập mọi lúc, mọi nơi, giá thành rẻ, nên thu hút được lượng lớn độc giả truycập, nhất là thanh niên, học sinh sinh viên, cán bộ công chức, viên chức.

Ba là, về cơ sở kỹ thuật, công nghệCác thông tin trên báo điện tử luôn gắn liền với quá trình hội nhập kinh

tế toàn cầu. Thông tin kinh tế trong nước ra nước ngoài và thông tin kinh tế từnước ngoài vào trong nước là một bộ phận không tách rời của chính nền kinhtế trong thời đại bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ thông tin.Cũng còn nhiều dự đoán khác, nhưng tất cả có trở thành hiện thực lại tùy thuộcvào nhiều yếu tố. Đó là sự cải thiện về kỹ thuật, kết cấu hạ tầng gồm đườngtruyền, hệ thống thiết bị và công nghệ.

Ở nước ta, điều này còn hạn chế. Một số nhà cung cấp đường truyềninternet đang chạy theo số lượng thuê bao hơn là chất lượng. Vì vậy, việctruyền tải các chương trình “nặng” còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi bản thâncác tờ báo điện tử, đặc biệt là nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, lạikhông có đủ kinh phí để mua công nghệ, trang bị cho hệ thống máy móc đắttiền hoặc duy trì hoạt động… Ban lãnh đạo nhiều tờ báo điện tử chưa đánh giáhết sức ảnh hưởng và vai trò quan trọng của báo điện tử cũng như các tính năngưu việt của nó, nên chưa thực sự chú ý đầu tư cả về con người lẫn vật chất.

Sự phát triển của báo chí điện tử không chỉ là bước phát triển vượt bậccủa hội nhập và giao lưu công nghệ, mà còn tạo đà cho việc xã hội hóa thôngtin theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do thiếu đầu tư về kỹ thuật, công nghệ,nên số lượng báo điện tử mang tính chuyên nghiệp ở nước ta chưa nhiều, số

Page 52: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

52

báo, tạp chí hoạt động có hiệu quả còn ít. Điều này cắt nghĩa vì sao trên thếgiới, báo điện tử từ lâu đã trở thành một trong những kênh truyền thông rấtphổ biến và lợi hại thì ở Việt Nam, loại hình báo chí này còn khá “lép vế”.

Sự kết hợp giữa internet và báo chí là sự hòa nhập tất yếu trong thời kỳbùng nổ cách mạng thông tin. Thực tế những năm qua đã chứng minh, báo điệntử ở nước ta ngày càng nhiều về số lượng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, đadạng về hình thức. Trong tương lai, nhu cầu thông tin, hưởng thụ về văn hóa,khoa học trên các báo điện tử sẽ tăng đột biến, sự cạnh tranh giữa báo điện tửvới các loại hình báo chí khác, kể cả với truyền hình diễn ra ngày càng gay gắt.

2.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BÁO ĐIỆN TỬ - KHÁI

NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ VAI TRÒ

2.2.1. Khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tửNhận thức sâu sắc vai trò to lớn của báo chí, trong hơn 84 năm lãnh đạo

cách mạng, Đảng luôn coi trọng công tác tuyên truyền báo chí, coi báo chí làcông cụ sắc bén trong công tác tư tưởng của Đảng, là lực lượng xung kíchtrên mặt trận TT-VH. Về phần mình, bản thân báo chí cách mạng Việt Namđã luôn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đầy đủ các chứcnăng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng, xứng đáng là một nền báo chí tiến bộ,góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúccho nhân dân, văn minh cho xã hội, phấn đấu vì đất nước phồn vinh. Thực tếchứng minh, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là nhân tố quyết định đểbáo chí phát triển đúng hướng, phát huy vai trò của mình.

Là một loại hình báo chí, báo điện tử có ưu thế nổi trội trong hoạt độngthông tin, tuyên truyền; nhưng có những nét đặc thù trong tác nghiệp, đòi hỏiĐảng phải quan tâm lãnh đạo.

Lãnh đạo báo điện tử là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hoạtđộng lãnh đạo của Đảng, là một trong những hoạt động bảo đảm cho báo điệntử truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Page 53: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

53

nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, giá trị đạođức đúng đắn, xây dựng niềm tin và đạo đức, lối sống lành mạnh, tiến bộ, tạosự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tính chủ động sáng tạo của các tầng lớpnhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, vì

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với báo điện tử nhằm góp phần

xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng XHCN; động viên, cổ vũ tích cựcsáng tạo của toàn xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị củađất nước.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử là sự tác động về chínhtrị, tư tưởng, tổ chức của Đảng đối với báo điện tử và các cơ quan liên quannhằm định hướng sự phát triển và hoạt động của báo điện tử theo đúng chứcnăng, nhiệm vụ và vai trò của báo chí cách mạng.

Chủ thể lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử là BCHTƯ, trực tiếp và

thường xuyên là BCT, BBT trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổchức đảng, đảng viên trong các cơ quan quản lý, cơ quan báo điện tử và các cơquan tham mưu.

Đối tượng lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử trước hết là các cơquan báo điện tử (gồm đội ngũ cán bộ, phóng viên, người làm báo điện tử); cáccơ quan quản lý; các tổ chức, cơ quan có liên quan trong hệ thống chính trị, trựctiếp là tổ chức đảng và thủ trưởng cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báođiện tử và các cơ quan báo có báo điện tử.

Mục đích lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử là định hướng sự pháttriển, hoạt động của báo điện tử theo đúng và phục vụ đắc lực hoạt động lãnh

đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,góp phần nâng cao dân trí, phát triển đời sống tinh thần của xã hội; quảng báđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hình ảnh đất

Page 54: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

54

nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới; làm thất bại âm mưu “diễnbiến hòa bình” của các thế lực thù địch.

2.2.2. Nội dung Đảng lãnh đạo báo điện tử2.2.2.1. Đảng định hướng sự phát triển và nội dung hoạt động của báo

điện tửĐảng lãnh đạo báo điện tử không phải để hạn chế, trái lại để báo điện tử

thực hiện, hoàn thành tốt các chức năng của mình. Trong điều kiện Đảng cầmquyền, sự lãnh đạo của Đảng chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo điệntử hoạt động.

Là báo chí cách mạng, yêu cầu hàng đầu của báo chí nước ta là phải cólập trường chính trị vững vàng, có mục tiêu chính trị rõ ràng. Do đó, đường lối,chủ trương đúng đắn là nội dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đốivới báo điện tử. Đường lối đúng đắn của Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọngđối với báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử. Đường lối đúng đắn tự nóđã chứa đựng nội dung thông tin có sức sống và cách mạng của báo chí. Từđường lối, chủ trương đúng đắn, từng thời kỳ, Đảng định hướng cụ thể cho báođiện tử thông qua việc xác định các nhiệm vụ chính trị mà báo điện tử phảithực hiện. Đảng lãnh đạo báo điện tử toàn diện, nhưng chủ yếu là lãnh đạochính trị, bảo đảm cho báo điện tử không đi chệch đường lối chính trị củaĐảng, đóng góp tích cực vào việc thực hiện đường lối đó ngày một sáng tạo,phong phú, có hiệu quả hơn.

Đảng định hướng sự phát triển của báo điện tử về nội dung tuyên

truyền của báo điện tử, trong đó nội dung chính là cương lĩnh, đường lối, nghịquyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đối với báo chí cáchmạng, yêu cầu hàng đầu là phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có mụctiêu chính trị đúng đắn, rõ ràng. Do đó, đường lối, chủ trương đúng đắn củaĐảng là nội dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đối với báo điệntử. Đường lối của Đảng là hệ thống những quan điểm của Đảng liên quan tớicác vấn đề cơ bản nhất của một giai đoạn cách mạng, xác định những quan

Page 55: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

55

điểm, mục tiêu, phương hướng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, chỉ ra những độnglực, những hình thức, những phương tiện chủ yếu để đạt mục tiêu trong mộtthời kỳ nhất định. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng tự nó đã chứa đựng nhữngnội dung thông tin có sức sống và cách mạng cho báo điện tử; cán bộ, đảngviên và độc giả đón đọc báo chí để nắm và hiểu đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đường lối đúng đắn của Đảng cóý nghĩa cực kỳ to lớn đối với báo điện tử. Đường lối đúng đắn đã hàm chứanhững nội dung thông tin có sức sống, sức hấp dẫn, tính bổ ích cho báo chí;xã hội đón nhận thông tin từ báo điện tử để hiểu sâu sắc, đầy đủ, kịp thờiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thực tiễn cuộc sống, thực tiễn cách mạng luôn vận động, nảy sinh nhữngvấn đề mới mà không phải bao giờ Đảng cũng kịp thời nắm bắt, tổng kết để đềra chủ trương, nghị quyết sát hợp. Khi có những vấn đề mới phát sinh, báo điệntử cần có sự chỉ đạo định hướng của Trung ương và các cấp ủy đảng. Hơn nữa,báo điện tử còn có chức năng tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để Đảng ra quyết định, hướng dẫn dưluận theo hướng đúng đắn. Trong đường lối chung của Đảng bao hàm cả địnhhướng sự phát triển và nội dung hoạt động của báo chí, trong đó có báo điện tử.

Sự lãnh đạo của Đảng hướng báo điện tử trở thành một trong nhữngphương tiện luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và phục vụ đắc lực cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Báo cáochính trị của BCHTƯ khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI củaĐảng chỉ rõ: “Phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và

phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhândân và đất nước” [58, tr.225]. Việc nâng cao tính định hướng chính trị, tưtưởng của báo điện tử ngày càng cần thiết và càng gia tăng cùng với sự pháttriển của đời sống xã hội nói chung, sự phát triển của báo điện tử nói riêng.

Page 56: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

56

Khi báo điện tử chuẩn bị ra đời ở Việt Nam, với quan điểm quản lý đếnđâu, phát triển đến đó, Đảng đã chỉ đạo việc phát triển báo điện tử với quy môvà tốc độ vừa phải, để tạo thuận lợi cho việc quản lý. Ban đầu ra đời một sốbáo điện tử và trang Web với tốc độ phát triển vừa phải. Nhưng, sự vận độngvà phát triển, nhất là quá trình hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệthông tin và nhu cầu của tìm hiểu, nắm bắt thông tin, nhu cầu hưởng thụ vănhóa ngày càng cao của nhân dân, phục vụ đắc lực sự CNH, HĐH và hội nhậpquốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..., báo điện tử ở nước ta phát triển khánhanh. Trước tình hình đó, Đảng đã thay đổi quan điểm, lãnh đạo tạo điều

kiện cho báo điện tử phát triển theo định hướng của Đảng, quản lý của Nhà

nước, qua đó đã thúc đẩy báo điện tử ở Việt Nam phát triển số lượng ngày

càng nhiều, quy mô các báo ngày càng lớn hơn, một số cơ quan báo điện tửcho ra đời nhiều loại hình báo chí trên trang báo (báo in, báo hình, báo nói,

báo ảnh và nhiều tư liệu) phục vụ thị hiếu của độc giả.Trong điều kiện hội nhập quốc tế, Đảng lãnh đạo tốt báo điện tử trong

việc tuyên truyền mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại, tuyên truyền cho cánbộ, đảng viên, nhân dân trong nước quá trình xây dựng, phát triển của đất nước,về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củangành, địa phương, đồng thời tuyên truyền để kiều bào Việt Nam ở nước ngoài

và người nước ngoài hiểu đất nước, con người, truyền thống văn hóa Việt Nam,phục vụ sự phát triển của đất nước... Đảng tập trung lãnh đạo báo điện tử thựchiện tốt nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là gắn nhiệm vụ tuyên truyền chính trị vớituyên truyền kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giải trí...

2.2.2.2. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý

nhà nước đối với báo điện tử, tạo điều kiện cho báo điện tử phát triển đúngđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước

Từ quan điểm báo điện tử đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lýcủa Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, Đảng lãnh đạo Nhà

nước cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành nội dung quản lý nhà

Page 57: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

57

nước về báo chí, bảo đảm cho báo điện tử hoạt động theo đúng định hướngcủa Đảng.

Đảng lãnh đạo Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển báo điện tử. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo điện tử.Nhà nước xây dựng chế độ, chính sách về báo điện tử. Cơ quan nhà nước tổchức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo điện tử. Nhà nước đàotạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệpcho đội ngũ cán bộ báo điện tử. Nhà nước tổ chức, quản lý hoạt động khoa

học, công nghệ trong lĩnh vực báo điện tử. Bộ TT-TT cấp, thu hồi giấy phéphoạt động báo chí, thẻ nhà báo; quản lý hợp tác quốc tế, hoạt động của báođiện tử Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài

tại Việt Nam; kiểm tra, quản lý kho lưu chiểu báo điện tử. Nhà nước tổ chức,chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo điện tử.

Khoản c Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ghi:Các cơ quan nhà nước hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực

hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo điện tử và

việc chấp hành pháp luật về báo điện tử; thi hành các biện pháp ngănchặn hoạt động báo điện tử trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo,xử lý vi phạm trong hoạt động báo điện tử. Nhà nước có chính sách hỗtrợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển. Chính phủ quyđịnh cho phép cơ quan báo chí được tổ chức hoạt động kinh doanh phù

hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình... Nhà nước hỗ trợ ngân sáchđể báo chí đến với nhân dân các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chính phủ quyđịnh tổ chức và hoạt động của thanh tra báo chí” [84, tr.9].

Đối với việc chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử,Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước ban hành và hoàn chỉnh hệ thống chínhsách về báo điện tử, cụ thể là chính sách lương và phụ cấp của nhà báo, chính

Page 58: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

58

sách đầu tư, chính sách thuế... để tạo thành một hệ chính sách đồng bộ giúpcho báo điện tử vừa làm tròn vai trò công tác tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm“báo chí cũng là một ngành kinh tế”.

Cùng với những nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử được cụ thểhóa từ quan điểm của Đảng, Đảng cũng lãnh đạo xây dựng và tổ chức bộ máycác cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử: Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử. Bộ TT-TT chịu tráchnhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo điện tử. Các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình - có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theoquy định của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ TT-

TT để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về báo điện tử.2.2.2.3. Đảng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử, các cơ quan chủ

quản, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan thựchiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về báo điện tửViệc Đảng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử, cũng như lãnh đạo các cơ

quan chủ quản báo điện tử là một trong những nội dung quan trọng được Đảngthực hiện để các cơ quan này - trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình -

tổ chức thực hiện việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước về báo chí nói chung, báo điện nói riêng vào thực tiễn. Đảnglãnh đạo các cơ quan chủ quản cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các quy chế, quy định cụ thểvề vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với các báo điện tử.

Trong lãnh đạo các cơ quan nhà nước có một nội dung quan trọng làtạo lập và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các cấpHNB theo hướng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việctạo điều kiện để các cấp HNB Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Khi xây dựng

Page 59: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

59

chính sách, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến báo điệntử, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới các quyền và lợi íchhợp pháp của nhà báo, đến nhiệm vụ của HNB Việt Nam và các cấp hội, cáccơ quan nhà nước cần thông báo và tạo điều kiện để đại diện các cấp HNB cóliên quan tham gia. Các cơ quan nhà nước tạo điều kiện, đồng thời có tráchnhiệm yêu cầu các nhà báo và các cấp HNB chấp hành nghiêm chỉnh LuậtBáo chí. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm vi cho phép, các cơ quannhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho các cấp HNB để Hội có điềukiện tổ chức, động viên hội viên làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền vềcác chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, ngành, địa phương. Các cơquan nhà nước mời đại diện HNB tham gia các cuộc họp có các nội dung liên

quan đến báo điện tử và nhà báo; tham gia là thành viên chính thức trong cáctổ chức tư vấn có chức năng, nội dung hoạt động gắn liền với quyền và nghĩavụ của nhà báo; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật,thực hiện các chính sách, chế độ liên quan trực tiếp tới các quyền, lợi ích hợppháp và nghĩa vụ của nhà báo.

Đảng đoàn HNB phải làm tốt chức năng tham mưu, giúp Đảng lãnh đạoHội và báo giới thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách đốivới báo điện tử; về chủ trương, chức năng, nhiệm vụ của HNB, về đội ngũ cánbộ của Hội; tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước trong các cấp hội nhà báo và hoạt động báo chí cả nước.Đảng đoàn lãnh đạo Ban Chấp hành HNB làm tốt chức năng giáo dục

tư tưởng, củng cố tổ chức và đoàn kết nội bộ, động viên, giúp đỡ hội viên, đàotạo nhà báo trẻ, chăm sóc đời sống của các nhà báo...

2.2.2.4. Lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điện tử, đội ngũ phóng viên,

những người làm báo điện tử và xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạo của tổchức đảng, đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo điện tử

Page 60: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

60

Để báo điện tử phát triển, hoạt động đúng định hướng và thực hiện theochức năng, nhiệm vụ, Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng, các cơ quan chức năngphối hợp xây dựng hệ thống báo điện tử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Điđôi với lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điện tử, Đảng tập trung lãnh đạo củngcố, kiện toàn tổ chức đảng và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyển, đánh giá, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, phóng viên, những người làm báo

điện tử để họ thực sự là những người vững về chính trị, giỏi về chuyên môn,

là nòng cốt trong các cơ quan báo điện tử. Đặc biệt, Đảng lãnh đạo củng cố,kiện toàn, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảngtrong các cơ quan báo điện tử, để các tổ chức đảng là nhân tố lãnh đạo cán bộ,đảng viên, đội ngũ phóng viên và những người làm báo điện tử. Các cấp ủy cónhiều hoạt động chỉ đạo nhằm phát triển đảng viên trong cơ quan báo điện tử,

cũng như tạo điều kiện cho đội ngũ biên tập viên, phóng viên, những ngườilàm báo điện tử được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi côngviệc” [91, tr. 269], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt haykém” [91, tr. 273]. Trong quá trình đổi mới, xây dựng chỉnh đốn Đảng, nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, Đảng ta xác định đổi mới cán bộ lãnh

đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta cần phải nắm chắc đểthúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Đảng tập trung xây dựngđội ngũ cán bộ cơ quan báo điện tử, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý,vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trítuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với cán bộ, công chứccơ quan và nhân dân là vấn đề sống còn đối với cơ quan báo điện tử.

Hiện nay, về chuyên môn, nghiệp vụ, phần lớn cán bộ, phóng viên công

tác trong các cơ quan quản lý, cơ quan báo điện tử được đào tạo các chuyên

ngành khoa học xã hội, có kiến thức chuyên ngành, nhưng chưa học qua lý luậnchính trị và nghiệp vụ báo chí, nên khả năng tác nghiệp còn hạn chế; một số

Page 61: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

61

phóng viên học báo chí, nhưng không am hiểu kiến thức chuyên ngành, điềunày cũng ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện và chất lượng tin, bài.

Vì vậy, lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo và cán bộ quản lýbáo điện tử là nội dung rất quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng. Đảng chọncử cán bộ vào hệ thống trường chính trị để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý các báo. Các trường đại học thuộc Nhà nước quản lý tham gia đào tạonhà báo, song cán bộ lãnh đạo, quản lý các báo điện tử ở Việt Nam nhất thiếtphải được học tập, bồi dưỡng trong hệ thống trường của Đảng, có như thế mớicó đội ngũ cán bộ báo điện tử đồng bộ, có đủ phẩm chất chính trị và năng lựchoàn thành nhiệm vụ chiến sĩ cách mạng, giữ vai trò xung kích trên mặt trậnTT-VH của Đảng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý báo điện tử cũng phải am hiểu sâuđặc thù nghiệp vụ của báo điện tử, nắm vững những tác nghiệp cơ bản trong tổchức, hoạt động chuyên môn...

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong hệ thống báo chí nói chung, báo điệntử nói riêng là một trong những khâu quan trọng trong quá trình thực hiện sựlãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử; bởi đây là nền tảng của Đảng. Sựnghiệp đổi mới đặt ra yêu cầu ngày càng cao với các tổ chức cơ sở đảng báochí nói chung và các tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan báo điện tử nóiriêng. Tổ chức cơ sở đảng ở các cơ quan báo điện tử có nhiệm vụ lãnh đạo cánbộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên quán triệt đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò tích cực, chủ động đóng góp ýkiến vào việc xác định và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch công táccủa cơ quan, tham gia vào xây dựng tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, đấu tranhchống tiêu cực, kiểm tra đảng viên là tổng biên tập, phó tổng biên tập trongviệc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và tiến hành công tác tổ chức - cán bộ trong cơ quan.

Đảng lãnh đạo, nhưng không bao biện, làm thay công việc quản lý, điềuhành của cán bộ phụ trách cơ quan báo và cơ quan quản lý báo điện tử. Chonên, việc lựa chọn, bố trí đúng và quản lý đội ngũ cán bộ luôn là bài học lớn

Page 62: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

62

trong suốt tiến trình cách mạng. Đặc biệt, trên lĩnh vực báo chí, người phụ tráchcơ quan báo điện tử phải vừa có phẩm chất chính trị, nắm vững quan điểm củaĐảng, pháp luật của Nhà nước và có đạo đức nghề nghiệp báo chí cách mạng,vừa có trình độ, năng lực lãnh đạo, điều hành hoạt động thực tiễn, tinh thôngnghiệp vụ và có uy tín trong giới báo chí. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng vềsự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.

2.2.2.5. Đảng lãnh đạo, tổ chức sự phối hợp giữa các báo điện tử vớicác cơ quan báo chí, các loại hình, phương tiện thông tin

Đảng lãnh đạo, tổ chức sự phối hợp giữa các phương tiện thông tin đạichúng là lãnh đạo tạo lập sự phối hợp giữa các thiết chế xã hội, báo chí, xuấtbản, thông tấn trong việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin trên một quy môrộng lớn, trong đó các thiết chế này hoạt động với đặc tính chung là phổ biếnnhanh, thường xuyên thông tin đến với nhiều người trong xã hội. Xã hội càng

phát triển, nhu cầu phối hợp giữa các hoạt động văn hóa, thông tin, báo chícàng tăng, tạo nên tính đa dạng trong sự thống nhất, mang đến cho mọi ngườithông tin phong phú, sinh động, thiết thực, nhiều chiều, phù hợp với nhiều cấpđộ, đồng thời bảo đảm sự nhất quán về độ chính xác của thông tin phát ra, tránhtình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “nhiễu”hoặc trùng lắp thông tin. Trong lãnh đạo báo điện tử, Đảng có sự phân công,phân nhiệm giữa các cơ quan báo, những tin tức quan trọng được phát ra từmột nguồn chính thống. Đối với một số vấn đề tế nhị, nhạy cảm cần được cấpcó thẩm quyền xem xét về nội dung, liều lượng và cách thức đưa tin; các báođiện tử không tự ý đưa tin, nhất là đưa tin đơn giản theo các hãng thông tấn,báo chí nước ngoài.

Đảng lãnh đạo sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành

liên quan, các địa phương, các cộng tác viên của các báo tạo ra những cơ hội,điều kiện thuận lợi quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển cũng nhưkhẳng định thương hiệu của tờ báo điện tử trong hệ thống thống báo chí cáchmạng Việt Nam. Hiện nay, theo cơ chế hoạt động mới, các báo điện tử ở

Page 63: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

63

Trung ương tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan, ban, ngànhở Trung ương; đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủyđảng. Đó là nguồn động viên rất lớn với báo điện tử, là điều kiện rất quantrọng để các báo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy,trong lãnh đạo, quản lý báo điện tử, Đảng và Nhà nước cần coi trọng sự phốihợp, phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan báo điện tử, tạo cho báo điện tửnước ta vừa bảo đảm tính đa dạng, phong phú, vừa tuân thủ tính định hướng,tính thống nhất, tính nhân dân, cao hơn là tính đảng.

2.2.2.6. Đảng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình

hình thực hiện công cuộc đổi mới cho các cơ quan báo điện tửĐảng cung cấp các thông tin xác thực, toàn diện, cập nhật cần thiết cho

công tác tuyên truyền trên báo. Đây là yếu tố cần thiết, bởi nó chính là sứcsống của báo chí cách mạng. Được Đảng cung cấp thông tin, báo chí sẽ hoàn

thành tốt các chức năng thông tin và tham gia quản lý xã hội, bởi qua báo chí,quần chúng nhân dân biết được đúng “ý Đảng” từ đó nghe, tin và làm theo

Đảng, cũng như đóng góp ý kiến với Đảng, để Đảng với dân hòa chung một ý

chí, thống nhất trong hành động. Thiếu các thông tin chính thống do Đảngcung cấp, báo chí sẽ không nói lên đúng “tiếng nói của Đảng”, có thể chỉ đưacác tin tức vụn vặt, phiến diện, sai lệch.

Đối với công cụ công tác tư tưởng của Đảng, để báo điện tử hoàn thành

nhiệm vụ chính trị được giao, Đảng phải định hướng và thông tin những vấn đề,sự kiện quan trọng, cần thiết cho báo điện tử, coi việc định hướng và thông tin cho

báo điện tử là cách tốt nhất để định hướng và thông tin cho toàn Đảng, toàn xã hội.Đây cũng là cơ sở để báo điện tử bảo đảm tính đảng, tính chân thật, tính nhạy bénngay từ khâu đầu tiên. Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của BCT chỉ rõ:

“Thường xuyên phổ biến chủ trương, chỉ đạo định hướng. Cung cấp thông tin,thường kỳ kiểm điểm rút kinh nghiệm, biểu dương ưu điểm, xử lý kịp thời các viphạm luật pháp và định hướng tuyên truyền” [26, tr.4].

Page 64: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

64

Để báo điện tử làm tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, các cơ quanbáo điện tử và nhà báo phải là người được tiếp nhận thông tin kịp thời, đầyđủ, chính xác, có định hướng đầu tiên. Tin tức càng chính xác, kịp thời baonhiêu, việc xử lý thông tin càng thuận lợi bấy nhiêu. Tình hình thực tế càng

phức tạp, dư luận nhiều chiều, việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời chobáo càng có ý nghĩa quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vì, nhiều khithông tin chính thống đến muộn hơn những thông tin sai lạc sẽ mất tác dụngvà mất nhiều công sức mới giải tỏa được thông tin sai. Trong cung cấp thôngtin cho báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung, từ nhiều năm qua thường gặpmột số khó khăn, vướng mắc, nhất là các tin liên quan đến nội bộ tổ chức, cấpủy và cán bộ lãnh đạo, những yếu kém, bất cập, tiêu cực trong một số cơ quanđảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, địa phương, trong đó có nhữngđiều cần giữ bí mật, nhiều thông tin đưa ra công khai sẽ bất lợi, phải cân nhắcphạm vi và thời điểm công bố; lòng tin của nhân dân đối với một bộ phận cánbộ, đảng viên; mâu thuẫn, bất đồng trong nhân dân... Để báo điện tử có nhữngthông tin xác thực, đúng với bản chất sự việc, hiểu được đầy đủ các nguyên

nhân chủ quan, khách quan dẫn đến các thành tích hoặc khuyết điểm, biết nên

đưa tin gì, bình luận như thế nào cho đúng, không ai khác, chính là các cấp ủyđảng - cơ quan có thẩm quyền trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cungcấp thông tin cho báo chí.

Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, có tính định hướng chobáo điện tử là biện pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo củaĐảng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Mặt khác, các thông tinđa dạng, nhiều chiều từ báo điện tử, kể cả các phản biện xã hội mang tính khoahọc, xây dựng, góp phần làm cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcngày càng đúng đắn, sâu sát hơn với đời sống nhân dân, “ý Đảng” sẽ phù hợphơn với “lòng dân”. Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho báo điện tử hoạtđộng nghiệp vụ, Đảng cần cung cấp thông tin giải quyết các kiến nghị của báođiện tử về những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng.

Page 65: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

65

Có thể nói rằng, việc cung cấp thông tin toàn diện, chính xác, kịp thờicho báo điện tử là bảo đảm cho báo điện tử hoạt động vừa phong phú, đa dạng,vừa đúng định hướng chính trị trong mọi hoàn cảnh.

2.2.2.7. Đảng lãnh đạo bảo đảm kinh phí, phát triển cơ sở vật chất -

kỹ thuật, công nghệ cho báo điện tửTrên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, trong quá trình hình thành,

xây dựng và phát triển báo điện tử ở Việt Nam, các báo điện tử rất cần sựquan tâm lãnh đạo và giúp đỡ của các cấp ủy đảng.

Về kinh phí và cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với các báo trực thuộcTrung ương thì Văn phòng Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ TT-TT, Bộ Công an chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện cho báo điện tử hoạtđộng tốt nhất. Đối với các báo của bộ, ngành, cấp ủy, lãnh đạo ngành quan tâm,

chỉ đạo và tạo điều kiện để báo điện tử hoạt động có hiệu quả. Các báo điện tửcần được tạo điều kiện cấp vốn đầu tư cơ bản cho dự án công nghệ thông tin đểchuyển đổi công nghệ từ sử dụng dạng Web tĩnh sang sử dụng dạng Web động,kết hợp với công nghệ âm thanh, hình ảnh studio, video, nhằm từng bước pháthuy thế mạnh đa phương tiện của một tờ báo điện tử là tích hợp và tổng hợp cảba loại hình báo, phổ biến - báo in, báo nói, báo hình.

Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra đường lối, chủ trương phát triển cơsở vật chất - kỹ thuật cho báo điện tử. Ở địa phương, ngành, cấp ủy chỉ đạo chínhquyền, lãnh đạo việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, thành cơchế, chính sách cụ thể, tạo điều kiện về việc cấp kinh phí cho báo điện tử hoạtđộng, đồng thời đầu tư về cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, nhất là nhữngphương tiện hiện đại, đi đôi với việc tạo điều kiện về địa điểm, trụ sở làm việc.

Trong nội bộ Đảng, BBT chỉ đạo các cơ quan chức năng của Đảng, nhưVăn phòng Trung ương, văn phòng cấp ủy tham mưu xây dựng kế hoạch dựtoán, cấp kinh phí phục vụ hoạt động thường xuyên và đột xuất cho báo điện tửdo Đảng quản lý, đồng thời chỉ đạo các cơ quan này phối hợp với các cơ quan liênquan tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc của báo điện tử.

Page 66: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

66

2.2.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tửĐể lãnh đạo báo chí có hiệu quả, cùng với nội dung lãnh đạo đúng, các

cấp ủy và tổ chức đảng còn cần có phương thức lãnh đạo thích hợp. Phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo điện tử vừa tuân thủ phươngthức lãnh đạo chung của Đảng, vừa là những cách thức lãnh đạo cụ thể, phù

hợp với đặc trưng của đối tượng lãnh đạo.2.2.3.1. Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và định

hướng lớn đối với báo điện tửLãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị là phương thức quan trọng nhất trong

phương thức lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:“Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và

chủ trương lớn” [58, tr.88]. Trong điều kiện cầm quyền, các nghị quyết, chỉthị của Đảng là cơ sở để các cơ quan nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa thành

các chủ trương, kế hoạch, chính sách, luật pháp... Các nghị quyết, chỉ thị, kếtluận của Đảng về báo điện tử trở thành cơ sở để Nhà nước thể chế hóa, cụ thểhóa các quan điểm của Đảng nhằm thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quảnlý nhà nước đối với báo điện tử.

Việc Đảng đề ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận đề cập đến báo điện tử làthể hiện sự quan tâm lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Điều này có ý

nghĩa hết sức to lớn đối với đội ngũ những người làm báo điện tử, động viên,

cổ vũ họ tích cực thực hiện nhiệm vụ, để các cơ quan báo điện tử thực sự làtiếng nói của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của nhân dân.

Trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báo điện tử, điềuquan trọng là đánh giá kết quả lãnh đạo báo điện tử của Đảng và chất lượngchính trị, văn hóa và khoa học của báo điện tử trong thời gian trước đó, có kếtluận về tác dụng của các biện pháp, các công cụ đã áp dụng, trong đó cái gì

phù hợp, cái gì không phù hợp. Việc đánh giá cần chỉ ra trách nhiệm của cáccơ quan, các tổ chức, song đây không phải là mục đích chủ yếu, mà quan

trọng là rút ra được kinh nghiệm và đề ra phương hướng công tác mới phù

Page 67: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

67

hợp, tạo được tinh thần tin tưởng và cởi mở trong các cơ quan báo điện tử, tạođiều kiện cho báo điện tử phát triển mạnh mẽ và đúng định hướng.

Nghị quyết của Đảng định ra những yêu cầu, đòi hỏi báo điện tử phảinắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, cổ vũthành tựu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước; đồng thời, báo điện tử phảiphản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương những phongtrào thi đua yêu nước, tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng, chống thamnhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội và chống “diễn biến hòa bình”,góp phần tích cực vào thành tựu chung của đất nước; tăng cường sự lãnh đạocủa cấp ủy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo

điện tử.Khi Đảng đề ra nghị quyết, chỉ thị, kết luận đối với báo điện tử đúng, trúng

và kịp thời, các cấp ủy, ban, ngành, đoàn thể sẽ quán triệt, đồng thời xây dựng kếhoạch, chương trình hành động để cụ thể hóa nghị quyết ở đơn vị mình, trong đócó sự vận dụng cho phù hợp với tình hình, điều kiện của cơ quan, đơn vị.

2.2.3.2. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua phát huy và vai trò quảnlý của Nhà nước

Trong điều kiện cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vựccủa đời sống xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước. Trong lĩnh vực báo chí nóichung, báo điện tử nói riêng, vai trò quản lý nhà nước đối với báo điện tử là rấtquan trọng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương củaĐảng thành luật, văn bản pháp quy, lập kế hoạch và kiểm tra công tác quản lýcủa các cơ quan nhà nước, để các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở đó chỉđạo, quản lý báo điện tử. Thông qua các tổ chức đảng, cơ quan tham mưu củamình và cán bộ, đảng viên trong cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử,Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với cơ quan quản lý báo điện tử. Để Nhà nướcthực hiện đầy đủ vai trò quản lý đối với báo điện tử cần có sự lãnh đạo, địnhhướng của Đảng; đồng thời, Đảng kiểm tra hoạt động của tổ chức đảng và đảng

Page 68: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

68

viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử. Do đó, Đảng phải đềra chủ trương, đường lối và lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủtrương, chính sách lớn của Đảng thành Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật,các chương trình, kế hoạch công tác của Nhà nước, quy định chức năng, nhiệmvụ và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử chỉ đạohoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đúng với chủ trương,đường lối của Đảng, qua đó phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện chỉđạo, quản lý đối với báo điện tử, đồng thời để báo điện tử hoạt động theo đúngđịnh hướng, chủ trương, đường lối của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật.

Chỉ thị số 22-CT/TW của BCT đã chỉ cụ thể hơn sự phối hợp giữa các cơquan trong việc lãnh đạo quản lý báo chí, Ban TT-VH Trung ương và Bộ Vănhóa - Thông tin dựa trên dự kiến quy hoạch tổng thể báo chí, xuất bản đến năm2000 và những năm tiếp theo để kiểm tra, xem xét cụ thể và chấn chỉnh kịp thờicác lệch lạc theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu thông tin của nhân dân trong thời kỳ mới, không để xảy ra tình

trạng tự phát.

Cùng với những nội dung quản lý nhà nước về báo chí nói chung, báođiện tử nói riêng được cụ thể hóa từ quan điểm của Đảng, Trung ương cũngxây dựng và tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về báo điện tử; Bộ TT-TT chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo điện tử.

Từ quan điểm báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ phápluật, Nhà nước cụ thể hóa thành nội dung quản lý nhà nước về báo điện tử,bảo đảm cho báo điện tử hoạt động theo đúng định hướng của Đảng.

2.2.3.3. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tổ chức, cánbộ, phóng viên, thông qua tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơquan báo điện tử, cơ quan tuyên giáo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản

Page 69: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

69

Nói tổ chức đảng trong các cơ quan báo điện tử và HNB là nói tới tổchức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong các cơ quan báo điện tử, tới cấp ủy đảngtrong các cấp HNB. Cùng với hệ thống quan điểm báo chí của Đảng, sự lãnh

đạo của Đảng đối với các vấn đề cụ thể, hằng ngày dựa vào chính các TCCSĐvà đảng viên trong cơ quan báo điện tử và trong các cấp HNB. Nếu không có

tổ chức đảng trong các cơ quan đó thì sự lãnh đạo của Đảng sẽ trở nên chung

chung, không có người trực tiếp thực hiện. Sự có mặt của tổ chức đảng trongcơ quan báo điện tử và các cấp HNB là điều kiện để Đảng triển khai sự lãnh

đạo trực tiếp, thường xuyên và kịp thời đối với cơ quan báo điện tử. Các tổchức này có điều kiện trực tiếp lĩnh hội quan điểm của Đảng, tham gia vào

quá trình hình thành các quyết định của cơ quan báo, tổ chức Hội trong hoạtđộng và công tác.

Mỗi báo điện tử có thật sự là báo chí cách mạng hay không, hoạt độngcó hiệu quả và đúng theo quan điểm, đường lối của Đảng hay không phụ thuộcphần lớn vào cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ quan báo đó. Do đó,Đảng phải không ngừng lãnh đạo các tổ chức đảng nâng cao năng lãnh đạo, sứcchiến đấu để các cấp ủy, tổ chức đảng trong các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơquan báo điện tử thực sự trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, các cấp ủy đảngphát huy sức mạnh của cán bộ, đảng viên; mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quanbáo điện tử phải thực sự là hạt nhân, gương mẫu trong các phong trào và thựchiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đảng lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan báo điện tử.Bố trí cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng tạicác tổ chức đảng, trong đó có tổ chức đảng ở báo điện tử. Vai trò lãnh đạo củaĐảng không chỉ thể hiện ở chỗ ra nghị quyết, chỉ thị, mà còn ở việc bố trínhững người nhận thức đúng, thông suốt và có khả năng chấp hành, thực hiệnnghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, có năng lực làm báo vào nhữngcương vị nhất định, nhất là những người đứng đầu cơ quan báo.

Page 70: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

70

Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng việc Đảng chỉ đạo thành lập tổ chứcđảng, giới thiệu cán bộ, đảng viên để bổ nhiệm vào các cơ quan báo điện tử,trong các cấp HNB, gắn quá trình thực hiện nghĩa vụ của công chức, viên

chức nhà nước, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, hội viên vớithực hiện nhiệm vụ của Đảng. TCCSĐ trong cơ quan báo điện tử có nhiệm vụlãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân viên quán triệt và tuyên truyền chủ trương,đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,phát huy vai trò tích cực, chủ động đóng góp ý kiến vào việc xác định và tổchức thực hiện kế hoạch công tác của cơ quan, tham gia kiện toàn xây dựng tổchức, cải tiến lề lối làm việc, đấu tranh chống tiêu cực, kiểm tra đảng viên là

tổng biên tập trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, phápluật và tiến hành công tác tổ chức, cán bộ trong cơ quan.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo thông qua tổchức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị,tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu” [58, tr.89].

Để lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, với đặc thù nghề nghiệp báo chí, nếukhông bố trí đúng người đứng đầu thì sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điệntử sẽ hạn chế. Nếu chỉ thông qua các cơ quan tham mưu, quản lý báo điện tửở Trung ương, ngành thì khó hoàn thành sự lãnh đạo của Đảng đối với báođiện tử. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng phải chăm lo đào tạo,bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo điện tử.

Đảng đoàn HNB Việt Nam do BBT quyết định thành lập và quy địnhchức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động. Đảng đoàn HNB lãnh đạo Ban Chấphành, Ban Thường vụ HNB làm tốt chức năng giáo dục tư tưởng chính trị,củng cố tổ chức và đoàn kết nội bộ, động viên, giúp đỡ tổ chức hội và hộiviên thực hiện nhiệm vụ chính trị; bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hộiviên; chăm lo đào tạo thế hệ nhà báo trẻ.

Page 71: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

71

Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử thông qua tổ chức đảng và

cán bộ, đảng viên trong cơ quan báo điện tử phải bảo đảm tính thường xuyên,

liên tục, sâu sát, kịp thời, hiệu quả.2.2.3.4. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tuyên truyền,

giáo dục, thuyết phục

Cùng với các phương thức lãnh đạo khác, Đảng luôn coi công tác tuyên

truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục là một trong những phương thức lãnh

đạo quan trọng của Đảng, được Đảng quan tâm, sử dụng. Công tác tuyên

truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục giúp các cấp ủy đảng, các bộ, ngành,

địa phương quán triệt, nắm bắt, hiểu và triển khai thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển báođiện tử, đồng thời giúp các tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quảnlý, phóng viên, những người làm báo, đặc biệt là độc giả của báo điện tử trongnước, cũng như ở nước ngoài hiểu và đồng thuận với chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc đánh giá sử dụng,truy cập và định hướng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về cơ chế, chính sáchđể phát triển báo điện tử.

Có những tin, bài, hình ảnh, clip có nội dung báo điện tử dự định đăng,nhưng cơ quan lãnh đạo xét thấy không nên đăng thì phải thuyết phục báođiện tử không đăng; ngược lại, có thể báo điện tử ngại đăng các tin, hình ảnh,đoạn băng chính trị vì sợ bị cho là khô cứng, không phù hợp với tôn chỉ, mụcđích, nhiệm vụ của cơ quan báo điện tử, cơ quan lãnh đạo đảng phải giảithích, thuyết phục để báo điện tử đăng...

Trong cơ quan báo điện tử có nhiều phóng viên, biên tập viên, kỹ thuậtviên, nhân viên không phải là đảng viên, nên cấp ủy đảng phải tuyên truyền,thuyết phục họ thực hiện những nhiệm vụ thực hiện chủ trương, đường lối củaĐảng, nghị quyết của tổ chức đảng, nhất là thực hiện nhiệm vụ viết, biên tậptin, bài có tính chất chính trị.

Page 72: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

72

2.2.3.5. Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng công tác kiểm tra, giám sátđối với các cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, tuyên giáo,

Hội Nhà báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tửLãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kiểm tra, giám sát

là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọngtrong công tác xây dựng Đảng. Việc kiểm tra, giám sát của Đảng được tiếnhành ngay từ quá trình xây dựng nghị quyết và trong quá trình tổ chức thựchiện các nghị quyết nhằm tăng tính đúng đắn, chính xác của chủ trương, đườnglối do Đảng đề ra. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủyvà tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, tuyên giáo, HNB, các cơ quan chủquản và cơ quan báo điện tử, Đảng phát huy những ưu điểm, thành tựu trong tổchức hoạt động của Đảng; phát hiện, uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm;tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, quađó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phầnvào việc củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí nóichung, báo điện tử nói riêng.

Do công tác kiểm tra, giám sát cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, nên

kiểm tra, giám sát không chỉ là khâu cuối cùng của lãnh đạo, mà nó còn xuyên

suốt từ đầu đến cuối toàn bộ quá trình lãnh đạo của Đảng. Với báo điện tử,Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên qua công tác kiểm tra,giám sát tập trung vào các nội dung quan trọng: kiểm tra, giám sát việc thựchiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về báo điện tử; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung chính trị,tư tưởng của cơ quan báo điện tử và nhà báo; kiểm tra, giám sát việc thực hiệncông tác tổ chức, cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo điệntử; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của cơ quan báo điện tử.Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với báo điện tử được tiến hành đồngbộ với thanh tra của Nhà nước, tạo sự thống nhất giữa lãnh đạo và quản lý,giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.

Page 73: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

73

Nghị quyết Trung ương năm khóa X khẳng định: “Tăng cường công táckiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng” [59, tr.75]. Xét cho cùng, công tác kiểmtra, giám sát của Đảng đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý báo điện tử ở ViệtNam và bản thân báo điện tử thực chất là việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảngsau khi Đảng đã có đường lối chính trị, hệ thống quan điểm và chủ trương đốivới báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Công tác kiểm tra, giám sát vừanhằm làm cho báo điện tử thực hiện tốt chức năng của mình, tránh được saiphạm, tạo điều kiện để báo điện tử hoàn thành tốt chức năng của mình, vừa đểcác cơ quan lãnh đạo, quản lý hoàn thiện năng lực lãnh đạo, quản lý của mình,

chứ không phải là “kiểm duyệt”, gây cản trở cho báo điện tử.Trong việc khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ

quan báo chí, Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của BBT yêu cầu:Cơ quan chỉ đạo và cơ quan quản lý báo chí tham gia giám sát,

thẩm định quy trình bổ nhiệm cán bộ. Cơ quan chủ quản báo chí trướckhi ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơquan báo chí theo thẩm quyền, phải trao đổi ý kiến bằng văn bản với cơquan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí [8, tr.6-7].

2.2.3.6. Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua sự gương mẫu, tráchnhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đảng viên trong cơquan báo điện tử

Trong các cơ quan báo điện tử hiện nay đều có cấp ủy đảng để trực tiếplãnh đạo toàn diện đối với cơ quan báo điện tử. Đảng lãnh đạo các cơ quanbáo điện tử thông qua tổ chức đảng trong cơ quan báo, nhưng việc mỗi cánbộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử nêu gương, thể hiện tính tiềnphong là cách thức cần thiết, thể hiện vai trò của người cán bộ, đảng viên củaĐảng trong mỗi cơ quan báo chí, được thể hiện trong từng việc làm, từng bài

viết và trong các phong trào do cơ quan phát động.

Page 74: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

74

Việc cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng nghiêm chỉnh chấp hành

cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên sẽ làm cho

công chức, viên chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã

hội nói chung, báo điện tử nói riêng noi theo. Có thể nói, nêu gương là phươngpháp đặc thù của Đảng đối với các báo điện tử, thể hiện rõ bản chất của đảngmácxít chân chính và sự trong sạch, vững vàng của Đảng ta.

Trong việc xử lý tin, bài cụ thể, sự nhạy cảm chính trị, sự tinh tế về nghiệpvụ báo chí rất quan trọng, thậm chí không sách vở, quy định nào chế định, hướngdẫn. Khi đó, vai trò của biên tập viên là đảng viên là không thể thay thế...

2.2.4. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử2.2.4.1. Đảng lãnh đạo để báo điện tử tuyên truyền, góp phần tích

cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước

Đường lối, chủ trương của Đảng phải được tuyên truyền để thực hiện,trong đó có sự đóng góp của các cơ quan báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng; mặt khác, chức năng của báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử, làtuyên truyền, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng lãnh đạobáo điện tử sẽ bảo đảm và góp phần tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đồng thời giúp báođiện tử thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng, báo điện tử sẽ không được địnhhướng đúng chức năng, nhiệm vụ, dễ dẫn đến lệch lạc, đồng thời đường lối,chủ trương của Đảng thiếu một kênh tuyên truyền đi vào cuộc sống. Thực tếcho thấy, ở đâu, đơn vị báo điện tử nào buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng dễdẫn đến chệch hướng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước.

Tuy đã có Nhà nước quản lý, báo điện tử vẫn cần có sự lãnh đạo củaĐảng. Bởi vì, đường lối, chủ trương của Đảng có nội dung rộng lớn, sâu sắc,

Page 75: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

75

quản lý nhà nước chỉ mới giúp báo chí có tham gia tuyên truyền đường lối củaĐảng. Đảng có lãnh đạo việc tuyên truyền đường lối của Đảng trên báo điệntử mới truyền tải đầy đủ, sâu sắc đường lối, chủ trương; những thành tựu và

hạn chế trong thực hiện đường lối của Đảng.2.2.4.2. Đảng lãnh đạo để báo điện tử tham gia trực tiếp vào công tác

xây dựng ĐảngTrong hoạt động tuyên truyền của mình, báo điện tử đề cập nhiều lĩnh

vực, nhiều vấn đề của cuộc sống. Có Đảng lãnh đạo, báo điện tử quan tâm đầyđủ, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,đồng thời thực hiện phương châm dựa vào dân để xây dựng Đảng. Mặt khác,báo điện tử có nhiều thế mạnh trong truyên truyền các vấn đề về xây dựngĐảng, như công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, cũng như các lĩnh vực: TT-VH,

tổ chức, cán bộ, dân vận, văn phòng cấp ủy... Báo điện tử vừa là kênh thông tin

của Đảng, Nhà nước, cũng vừa là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân, qua đóbáo điện tử chuyển tải những ý kiến góp ý của nhân dân tham gia các vấn đề vềxây dựng Đảng.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng khuyến khích các tầng lớp nhân dân, cácphương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo điện tử tích cực tham gia vào

công tác xây dựng Đảng, Đảng cung cấp các nghị quyết, văn bản hướng dẫn củaĐảng cho các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử, để các cơ quannày tổ chức quán triệt nội dung nghị quyết, văn bản cho đội ngũ cán bộ, phóngviên, biên tập viên, qua đó giúp cho họ và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân,những người là độc giả của báo điện tử hiểu, phản ánh những điểm chưa phùhợp về chủ trương, đường lối của Đảng, những điểm “ý Đảng” chưa hợp với“lòng dân”, để Đảng kịp thời bổ sung, hoàn thiện. Như vậy, báo điện tử gópphần tích cực vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng,đồng thời gốp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Việc cung cấp thông tin kịp thời cho báo điện tử nói riêng, báo chí nói

chung, nhất là việc giới thiệu các mô hình tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên

Page 76: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

76

tiêu biểu trong hoạt động thực tiễn, giúp cho vai trò, uy tín của Đảng ngày

được nâng lên, đồng thời cũng giúp cho báo tham gia tích cực vào công việccủa Đảng, qua đó, các cơ quan báo điện tử thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.

Một trong những nội dung mà Đảng lãnh đạo thực hiện để nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giúp cho Đảng ngày càng trong sạch vữngmạnh, là Đảng định hướng, phê phán các tập thể, cá nhân, nhất là các tổ chứcđảng, đảng viên có biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong

Đảng, những hành vi vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, những điều đảngviên không được làm... Đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời nhữngtập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, chốnglại những biểu hiện tiêu cực, hành vi sai trái.

2.2.4.3. Sự lãnh của Đảng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển củachính báo điện tử ở Việt Nam

Sự lãnh đạo của Đảng là nhu cầu nội tại của chính báo điện tử, vì nhờđó cấp ủy đảng giúp báo điện tử nắm vững và bám sát nhiệm vụ chính trị củaĐảng trong từng thời kỳ, những trọng tâm công tác chính của Đảng và Nhà

nước trong từng thời điểm. Đảng định hướng cho báo chí xử lý các vấn đề tưtưởng, lý luận, quan điểm mới phát sinh, nhất là khi có ý kiến khác nhau, bảođảm cho báo điện tử luôn có được lập trường chính trị đúng trong những tình

huống phức tạp của thực tiễn, khi có những luồng thông tin trái chiều, từ đóbáo điện tử thực hiện hoàn thành tốt chức năng công cụ tư tưởng của mình.

Nếu Đảng không định hướng kịp thời, báo chí sẽ dễ rơi vào lúng túng, thụđộng trong việc xử lý thông tin, thậm chí bị mất phương hướng, từ đó xa rờitôn chỉ, mục đích, mất dần bạn đọc, có thể bị độc giả phản đối.

Báo điện tử phát triển càng mạnh càng đòi hỏi tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng. Hiệu quả hoạt động báo điện tử phụ thuộc đáng kể vào sự lãnh đạocủa Đảng; xa rời sự lãnh đạo, chắc chắn báo điện tử sẽ không thể thực hiệnđược đầy đủ chức năng của mình.

Page 77: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

77

Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam là nhân tố quyếtđịnh để các cơ quan báo điện tử quán triệt và thực hiện đúng tính đảng, tínhnhân dân của báo chí cách mạng.

Tính đảng đòi hỏi báo chí cách mạng phải luôn đứng vững trên lậptrường của Đảng, đấu tranh kiên quyết chống các tư tưởng thù địch, phảnđộng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động, chống các hiện tượng tiêu

cực trong xã hội. Tính đảng trong báo điện tử được thể hiện trong mối quanhệ giữa báo chí với chính trị. Báo chí cách mạng dứt khoát phải trung thành

và thể hiện đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần thực hiện có hiệu quảđường lối, quan điểm đó trong thực tiễn cuộc sống. Trong điều kiện mở cửa,hội nhập quốc tế hiện nay, nếu báo điện tử chỉ cần thực hiện Luật Báo chí và

chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước mà không có sự lãnh đạo của cấpủy đảng thì báo chí có thể vẫn sa vào xu hướng thương mại hóa báo chí, chotư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí - những biểu hiện mà LuậtBáo chí và các quy định quản lý của Nhà nước khó có thể chế định hết. Sựlãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho báo điện tử luôn trungthành và phản ánh đúng, kịp thời quan điểm, đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng. Nếu buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, thì báo điện tử dễ xarời tính đảng, có thể chệch hướng chức năng, nhiệm vụ, thậm chí đi ngược lạiquan điểm, chủ trương của Đảng, có hại cho cách mạng, đất nước. Để báođiện tử có thể kịp thời tuyên truyền kế hoạch của ngành đến từng cán bộ, đảngviên, người dân, tất yếu cấp ủy đảng các ngành phải trực tiếp lãnh đạo báo chícủa mình.

Sự lãnh đạo của Đảng bảo đảm cho báo điện tử thực hiện đúng đắn tínhnhân dân. Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng, báo điện tử dễ chạy theo lợinhuận đơn thuần, không quan tâm đến những tâm tư, nguyện vọng, lợi íchchính đáng của nhân dân, theo đuôi quần chúng, nhất là trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường hiện nay. Tính nhân dân còn thể hiện ở nghệ thuật thể

Page 78: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

78

hiện của báo điện tử. Báo chí cách mạng phải phù hợp với trình độ hiểu biếtcủa quảng đại quần chúng nhân dân.

Có sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước sẽcùng tham gia cộng tác, phối hợp với các cơ quan báo điện tử. Sự chỉ đạo củaĐảng những năm qua đã có tác dụng rõ rệt đối với báo điện tử của đất nước,nhất là trong việc thúc đẩy, động viên các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành,

đoàn thể, từ trung ương đến cơ sở cùng nhiệt tình hưởng ứng tham gia cộngtác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, làm cho những thông tin trên

các lĩnh vực được báo chí của đất nước thường xuyên phản ánh kịp thời, từngbước đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghịquyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chính nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - thể hiện trước hết ởviệc đề ra chủ trương, nghị quyết kịp thời, sát tình hình cụ thể của đất nước -

mà báo điện tử ở Việt Nam có thể phát huy tốt những kết quả đã đạt được và

phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ những người làm báo, đóng góp trách nhiệm,tình cảm đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cả nước.

Báo điện tử là một loại hình báo chí mới, nhưng phát triển mạnh mẽ, cóảnh hưởng ngày càng sâu rộng, nếu lãnh đạo đúng thì báo điện tử sẽ phát triểntốt, phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; nếu báo điện tửkhông được lãnh đạo thường xuyên, kịp thời dễ dẫn đến sai phạm, hậu quả rấtkhó lường (như sự kiện “Cách mạng hoa nhài”, “Mùa xuân Ả rập”, bạo loạnđường phố ở Anh, phong trào chiếm phố Wall ở Mỹ và nhiều nước phươngTây). Do đó, lãnh đạo báo điện tử là nhiệm vụ mới, quan trọng của cấp ủy, tổchức đảng các cấp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Đảng vô sản phải có tờbáo của mình làm nhiệm vụ truyền bá tư tưởng XHCN cho quần chúng, thốngnhất về mặt tổ chức những người vô sản, góp phần đắc lực vào việc xây dựng

Page 79: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

79

và hoàn thiện đảng cộng sản. Sự liên hệ, gắn bó giữa báo chí cách mạng vớihoạt động và tổ chức đảng là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại, phát triển của báochí. Báo chí phải trở thành những cơ quan của các tổ chức đảng, là bộ phậncủa cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản do Đảng lãnh đạo, là bộphận khăng khít cho hoạt động có tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng.Nhà báo phải tham gia các tổ chức của Đảng và do Đảng lãnh đạo. Báo chí vôsản phải làm tốt vai trò người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể,người tổ chức tập thể. Để báo chí vô sản hoàn thành nhiệm vụ và vai trò củanó thì tất yếu Đảng phải lãnh đạo báo chí.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo quan điểm củachủ nghĩa Mác - Lênin về báo chí vô sản. Trong suốt quá trình đấu tranh và

trưởng thành của Đảng, Đảng luôn đặt báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, coibáo chí là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và của cách mạng. Báo chí vừa làtiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân. Sựlãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử không chỉ xuất phát từ yêu cầu củaĐảng mà còn là nhu cầu của báo điện tử. Được Đảng lãnh đạo báo điện tử sẽhoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Đảng lãnh đạo báo điện tử trước hết là xác định nội dung lãnh đạo củaĐảng một cách cụ thể, từ định hướng sự phát triển và nội dung hoạt động củabáo điện tử đến lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nướcđối với báo điện tử, tạo điều kiện cho báo điện tử phát triển đúng đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo các cơquan báo điện tử, các cơ quan chủ quản, HNB Việt Nam và các cơ quan chứcnăng có liên quan thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước về báo điện tử; lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điện tử, độingũ phóng viên, những người làm báo điện tử và xây dựng, phát huy vai tròlãnh đạo của tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo điện tử;lãnh đạo, tổ chức sự phối hợp giữa các báo điện tử với các cơ quan báo chí, cácloại hình, phương tiện thông tin; Đảng cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và

Page 80: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

80

kịp thời về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và tình hình thực hiện công cuộc đổi mới cho các cơ quan báo điện tử;lãnh đạo bảo đảm kinh phí, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ chobáo điện tử.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử là một nguyên tắc hàng đầu, bấtdi bất dịch. Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và

định hướng lớn đối với báo điện tử; lãnh đạo thông qua phát huy và vai trò quảnlý của Nhà nước; lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ, phóng viên, thông

qua tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo điện tử, cơ quantuyên giáo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản; lãnh đạo bằng công tác tuyên

truyền, giáo dục, thuyết phục; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát đối vớicác cấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, tuyên giáo, HNB, các cơquan chủ quản và cơ quan báo điện tử; lãnh đạo thông qua sự gương mẫu, tráchnhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đảng viên trong cơ quan báođiện tử.

Page 81: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

81

Chương 3

THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BÁO ĐIỆN TỬ

3.1. THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

3.1.1. Thành tựu3.1.1.1. Về quy mô, số lượng báo điện tửTheo Cục Báo chí và Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,

Bộ TT-TT, tính đến tháng 12-2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí, trong đó,báo in có 199, tạp chí 639; toàn quốc có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung

ương và tỉnh, thành phố, trên 500 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện,hàng nghìn trạm truyền thanh, truyền hình cấp xã. Trong lĩnh vực thông tinđiện tử, hiện cả nước có 92 báo, tạp chí điện tử (trong đó có 20 báo, tạp chíđiện tử độc lập), số lượng trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quanbáo chí là 265. Có 16 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, 98 nhà đăng ký tên

miền quốc tế và hơn 20 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ thuê máy chủ(hosting) tại Việt Nam. Hiện nay, internet nói chung, báo điện tử nói riêng đã

thu hút hàng trăm triệu người truy cập. Tính đến tháng 6 năm 2013, cả nướccó trên 32 triệu người sử dụng internet, tương ứng khoảng 35% dân số, đứngthứ tư trong khu vực Đông Nam Á, sau Xingapo - 75%, Malaixia - trên 62%,

Brunây - trên 55%. Chỉ tính 10 năm 2001-2011, số lượng người sử dụnginternet tăng trung bình 12%/năm. Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báođiện tử nối mạng internet cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí

trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyềntải, thu nhận thông tin của các cơ quan báo chí và công chúng của báo chí. Tuy

ra đời khá muộn, nhưng các báo điện tử ở nước ta đã thu hút sự chú ý ngày

càng tăng của công chúng. Theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ,lượng lượt truy cập bình quân mỗi ngày trên các báo điện tử là 1,5 triệu đến4,5 triệu lượt trên các báo điện tử ở Trung ương, 15.000 đến 20.000 lượt trên

Page 82: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

82

các báo địa phương. Dẫn đầu lượng lượt truy cập là các báo điện tử độc lập(Phụ lục 4).

Vừa qua, báo Tuổi trẻ điện tử đã tiến hành thăm dò 100 người đang họctập, làm việc và định cư ở Mỹ, Pháp, Italia, Malaixia, Thái Lan. Kết quả chothấy, 2/3 số người được hỏi có thói quen đọc báo điện tử Việt Nam hằngngày, 1/5 số người được hỏi cho biết từ 2 đến 3 ngày họ mới đọc báo điện tửViệt Nam một lần, tính chung 9-10 người được hỏi có sở thích đọc báo trongnước. Theo điều tra của báo VnExpress, số người vào mạng thường xuyên đểđọc báo điện tử dưới 34 tuổi chiếm 27,2%, trên 54 tuổi chiếm 18,5%, nữchiếm 47,6%.

Với sự lãnh đạo, định hướng của các cấp ủy đảng, trong những năm qua,các báo điện tử hoạt động cơ bản đúng tôn chỉ, mục đích, ngoài giới thiệu,tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước, các cơ quan báo điện tử đã giới thiệu với đông đảo công chúng nhiều tácphẩm báo chí, văn học, nghệ thuật có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thứcthể hiện; phục vụ kịp thời các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước và nhu cầuvăn hóa của nhân dân, các kỳ đại hội của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghịAPEC 14, Việt Nam gia nhập WTO; tổng kết thành tựu 20 năm đổi mới đấtnước, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và

đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016... tuyên truyền kỷniệm Ngày thành lập Đảng 3-2, Ngày thành lập nước 2-9, Ngày sinh Chủ tịchHồ Chí Minh 19-5, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7-5, giải phóng hoàn

toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4; phục vụ việc học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảngtheo tinh thần Nghị quyết Trung ương bốn khóa XI “Một số vấn đề cấp bách vềxây dựng Đảng hiện nay”; việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 và ban hành

Hiến pháp 2013…Các cơ quan báo điện tử tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

Page 83: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

83

của Nhà nước làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt sâu sắc và nhất trí caovới đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng được thể hiện trongcác văn kiện Đại hội và nghị quyết của các kỳ họp Trung ương Đảng, trongcác luật, nghị định của Nhà nước, trong các chương trình, nhiệm vụ công táccủa Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phản ánh tâm tư, nguyện vọngchính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điểnhình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộcđấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin,quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” trên nhiều lĩnh vực, nhất làtrên lĩnh vực TT-VH, của các thế lực phản động, thù địch; góp phần quantrọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhândân đối với sự nghiệp đổi mới; mở rộng giao lưu, hội nhập với bên ngoài.

Nhiều cơ quan báo điện tử xây dựng và kiên trì thực hiện những quy địnhmang tính nguyên tắc nhằm giữ vững tôn chỉ, mục đích; bảo đảm thông tintích cực, lành mạnh luôn chiếm tỷ lệ lớn; phát động và tổ chức nhiều phong

trào hành động cách mạng, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa,mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, báo điện tửđã có bước phát triển vượt bậc, cả về số lượng và chất lượng, từng báo điện tửđã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Các báo cập nhật được những sự kiện chínhtrị, kinh tế, xã hội…, xây dựng được kho tư liệu trên báo mạng với hàng trămnghìn trang tư liệu, tiện lợi cho việc tra cứu, nghiên cứu, học tập của đông đảocán bộ, đảng viên, các tầng lớp bạn đọc, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích,chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là đúng định hướng của Đảng, sự chỉ đạo củaNhà nước, góp phần quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng.

3.1.1.2. Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên

Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, độingũ nhà báo nước ta ngày càng hùng hậu, cả nước hiện có hơn 17.000 người

Page 84: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

84

làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệsĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn ngườikhác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếpthị, quảng cáo, phát hành, sống chủ yếu bằng dịch vụ nghề báo.

Trong thời kỳ đầu, cơ bản các báo điện tử mang tính chất một trang tin

điện tử. Tất cả cán bộ từ lãnh đạo đến biên tập viên, phóng viên, nhân viên kỹthuật đều kiêm nhiệm, từ các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các cơquan liên quan. Số cán bộ, biên tập viên, phóng viên chủ yếu làm nhiệm vụ khaithác, biên tập tin, bài từ các báo, tạp chí khác, cập nhật lên mạng. Ngoài ra, các

báo cũng cập nhật một số tin, bài viết mới, thể hiện bước đầu nội dung, bản sắcriêng.

Về đội ngũ cán bộ, nhìn chung, trong các báo điện tử, lượng cán bộ íthơn nhiều so với các báo, tạp chí in, vì đặc thù của loại hình và ưu thế kỹ thuật,các báo điện tử giảm được tối đa cán bộ hành chính (văn thư, đánh máy, lưutrữ, kế toán, tài vụ…). Do các phóng viên, biên tập viên công tác tại báo điện tửkhông chỉ có nghiệp vụ phóng viên, biên tập, mà còn phải thành thạo việc tácnghiệp trên mạng, là nhà báo biết thao tác trên mạng, nên số nhân viên phục vụxuất bản cũng giảm nhiều. Nếu ban đầu mỗi báo điện tử chỉ có khoảng 10-20

người, đến nay bình quân mỗi báo có khoảng 50-150 người. Nhờ đó, chấtlượng nguồn nhân lực được nâng cao, bộ máy tổ chức được bổ sung, phát triểntương đối hoàn chỉnh và dần trở nên ổn định bền vững. Ngoài ra, các báo điệntử cũng cơ cấu cán bộ biên tập kiêm nhiệm từ các ban, bộ, ngành ở Trung ươngvà đội ngũ cộng tác viên từ các cơ quan, địa phương.

Việc bố trí, sắp xếp trong các cơ quan báo như sau: cán bộ quản lýchiếm khoảng 15%, phục vụ văn phòng 25% và phóng viên, biên tập viên là

60%; biên chế cơ hữu khoảng 20-40% và lao động hợp đồng khoảng 60-80%

tổng số.Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi của một cơ quan báo điện

tử. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề

Page 85: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

85

nghiệp, năng lực lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tác nghiệp báochí của người lãnh đạo, của từng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên.

Thước đo đánh giá quan trọng nhất của chất lượng nguồn nhân lực là tờ báohoạt động thế nào, có uy tín trong xã hội không, có nhiều người cập nhậtkhông, có nhiều tác phẩm báo chí được xã hội hóa không.

Hiện nay, đa số các báo có trên 70% cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộbiên chế được tuyển dụng là đảng viên. Nhiều đồng chí có từ 20 năm tuổi đảngtrở lên, đã trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, quản lý từ cơ quan khác. Tất cảbáo điện tử độc lập đều có tổ chức đảng, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấpủy cấp trên. Do ý thức được vị trí và tầm quan trọng của báo điện tử, nên từlãnh đạo đến phóng viên, biên tập viên, nhân viên luôn ý thức được tráchnhiệm trước cấp ủy đảng, ngành, cơ quan quản lý, thể hiện được tính địnhhướng thông tin, định hướng xã hội của một cơ quan ngôn luận của Đảng, đoàn

thể của bộ, ngành.

Trong giai đoạn đầu, các báo điện tử ở Việt Nam cũng tuân theo nhữngquy luật của sự phát triển của một tập thể nói chung và cơ quan báo điện tử nóiriêng. Ở giai đoạn này, mọi thành viên vừa mới được tập hợp lại theo yêu cầucủa tổ chức, nguyện vọng của cá nhân và sự bố trí công việc của lãnh đạo. Tậpthể các báo có người lãnh đạo cứng rắn, kiên quyết, công tâm, có thể quyếtđoán ra mệnh lệnh bắt buộc các thành viên phải thực hiện yêu cầu để ổn định tổchức, đề cao kỷ luật, đưa tập thể vào nền nếp làm việc, bước đầu xây dựng khốiđại đoàn kết nhất trí trong tổ chức lao động và sinh hoạt.

Kết quả khảo sát cho thấy, các báo điện tử ở Việt Nam đã thể hiện rõ sựphát triển, ổn định, lành mạnh của một tập thể. Một là, sự thống nhất về mụcđích hoạt động, trên cơ sở đó gắn kết các thành viên với nhau, tạo nên một ýchí chung. Mục đích hoạt động của tập thể cơ quan báo dần trở thành mục đíchvà sự cố gắng theo đuổi của từng bộ phận cũng như của từng thành viên. Hai

là, sự thống nhất về các quan điểm đạo đức, chính trị, xã hội, bảo đảm sự thốngnhất trong cách nhìn nhận về các sự kiện, hiện tượng xảy ra, trên cơ sở đó có sự

Page 86: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

86

thống nhất trong cách đánh giá, nhận xét và phản ánh. Ba là, có sự lãnh đạo tậptrung thống nhất nhằm phối hợp, điều hòa các hoạt động, hướng hoạt động củaban biên tập, các bộ phận chuyên môn, các thành viên vào thực hiện nhiệm vụchung một cách có hiệu quả. Bốn là, có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh

thần trách nhiệm, xây dựng, tạo ra một bầu không khí tập thể thuận lợi, bảo đảmcuộc sống tinh thần thoải mái. Mối quan hệ tập thể như vậy không chỉ đơn giảnlà sự giúp đỡ lẫn nhau, mà đó còn là sự bắt buộc phải hiệp đồng phục vụ nhữngmục đích xã hội. Năm là, đã duy trì có hiệu quả những quy chế kỷ luật lao động,quan hệ công tác giúp tăng cường sự thống nhất của tập thể, bảo đảm sự phốihợp chặt chẽ một cách có ý thức trong các hoạt động xã hội của báo, giữ cho tậpthể ổn định, hoạt động hiệu quả và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

Tùy theo chuyên ngành được đào tạo, số cán bộ, phóng viên, biên tậpviên này đã được bố trí công tác trong các ban chuyên môn tương đối phù hợpvà bước đầu đã phát huy được năng lực, sở trường. Hiện nay, tổ chức hành

chính của các báo điện tử ở Việt Nam có cấu trúc hình chóp, đứng đầu là tổngbiên tập, các phó tổng biên tập và một số ủy viên ban biên tập; các banchuyên môn có trưởng ban và các phó trưởng ban, chịu trách nhiệm trước banbiên tập toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, các sinh

hoạt chính trị - tư tưởng, chấp hành kỷ luật, quy chế lao động của ban. Cấutrúc tổ chức như vậy cho phép các báo có thể thực hiện phối hợp, hợp tác chặtchẽ và hiệu quả cao giữa ban biên tập với các ban chuyên môn, giữa các

phóng viên, biên tập viên với nhau và với các cấp lãnh đạo.

Nhờ tổ chức nhân sự hợp lý, hoàn thiện có sự chỉ huy thống nhất, khoahọc của lãnh đạo, nên mọi mục tiêu nhiệm vụ công tác được thực hiện nghiêm

túc, mỗi cá nhân phóng viên, biên tập viên phát huy sở trường, năng lực, kinhnghiệm nghề nghiệp, thực hiện linh hoạt, năng động, sáng tạo nhiệm vụ đượcgiao, hiệu quả công việc cao, đem lại lợi ích cho tập thể, cho mỗi người, hơn nữamỗi người được thỏa mãn nhu cầu về tự khẳng định mình và tương lai phát triển.

Page 87: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

87

Kết quả khảo sát ở một số báo điện tử: Dân trí, VnExpress, Vietnamnet,

điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, điện tử Chính phủ, Nhân Dân điện tử, Tạpchí Cộng sản điện tử, Tạp chí Tuyên giáo điện tử… cho thấy, đội ngũ lãnh đạoban của các báo này luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, có tinh thầntrách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao; linh hoạt, khéo léo, có sự cân nhắckỹ càng khi phân công nhiệm vụ, đúng người, đúng việc. Tại một số báo, vaitrò lãnh đạo của cấp ủy, tập thể ban biên tập được đánh giá cao trong việc lãnh

đạo, điều hành công việc, tổ chức và sử dụng lao động, khẳng định tích cựcphẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn. Trong nhiều cơ quan báo điệntử, lãnh đạo ban biên tập đã xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chặt chẽ,các quy định nghiêm ngặt và thực hiện chế độ kỷ luật nghiêm minh, kiểm trathường xuyên công việc, nhờ đó các hoạt động lao động, sinh hoạt tập thể cónền nếp, quy củ. Nhiều lãnh đạo báo coi trọng nguyên tắc quản lý, tin cậy, tôntrọng, quý mến, đề cao những phẩm chất tích cực của phóng viên, biên tập viên

trong đơn vị, đối xử với họ như những người thân, nhờ đó tạo được không khíchân tình cởi mở, thoải mái trong việc thực hiện, tuân thủ kỷ luật nội quy, khắcphục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong quá trình vận hành bộ máy, đội ngũ lãnh đạo các báo cũng hiểurất rõ rằng, hoạt động báo chí là một công việc trí tuệ, sáng tạo, mỗi phóngviên, biên tập viên phải tự chịu trách nhiệm trước công việc, đó là chất lượng,số lượng, tiến độ thực hiện tin, bài của mình. Do vậy, việc tạo cho mỗi phóngviên, biên tập viên một không gian, một hành lang hoạt động thuận tiện, phù

hợp năng lực, sở trường và các phẩm chất nghề nghiệp riêng là rất cần thiết.Việc này tạo nên sự cởi mở, tin tưởng, thoải mái, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhauhoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Nhiều phóng viên, tuy không đượcđào tạo nghiệp vụ báo điện tử, nhưng bằng sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo,uốn nắn, động viên kịp thời của các cấp lãnh đạo và ý thức tự học đã vươn lêntrở thành những cây viết có triển vọng tốt, có khả năng độc lập tổ chức côngviệc và viết được nhiều tin, bài có chất lượng.

Page 88: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

88

Đối với phóng viên, biên tập viên ở các ban chuyên môn, theo thời gian,do sự thuyên chuyển, bổ sung mà thâm niên công tác, trình độ nghiệp vụ củahọ có khác nhau. Trong quá trình công tác, do sự phát triển không đồng đều, cónhững phóng viên, biên tập viên trở thành những người nhiều kinh nghiệm, tíchlũy được nhiều tri thức và vốn hiểu biết, mở rộng được nhiều quan hệ, có khảnăng phản ánh sự kiện, khái quát và hệ thống các vấn đề, trở thành nhữngphóng viên, biên tập viên chủ lực của các báo, có năng lực viết sâu, viết rộng,tạo nên những tin, bài mang tính thời sự cao, có tầm bao quát, có giá trị. Nhữngphóng viên mới vào nghề ít kinh nghiệm hoạt động thực tế, kiến thức nặng tínhsách vở, nhưng bù lại, họ là những người ham hiểu biết, năng động, nhiệt tình,

đó là những trợ thủ đắc lực làm những công việc cụ thể cho những biên tậpviên chủ chốt tại các ban chuyên môn. Nhờ biết sử dụng nguồn nhân lực mộtcách hợp lý của người lãnh đạo, sự đa dạng các lĩnh vực tri thức và nghiệp vụchuyên môn, sự chênh lệch về trình độ, kinh nghiệm viết tin, bài, sự khác biệtvề lứa tuổi, giới tính là sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau có hiệu quả.

3.1.1.3. Về trình độ công nghệVề hiện trạng quản lý, vận hành kỹ thuật, các báo đã được cung cấp

thêm các máy tính trạm và máy văn phòng phục vụ cho hoạt động của tòa soạnđược tốt hơn. Việc quản lý và vận hành hệ thống dễ dàng, thông suốt là do cảitiến được kết cấu hạ tầng mạng và đưa các máy chủ dịch vụ cũng như một sốphần mềm vào ứng dụng; việc bảo trì các máy móc cũng được nhanh chóng và

dễ dàng hơn.Trước đây số lượng tin, bài của các báo còn ít, bản thảo giấy vẫn chiếm

một khối lượng lớn, lượng giấy, mực in chiếm nhiều chi phí hoạt động của cáctòa soạn, máy in hoạt động liên tục dẫn đến hỏng hóc phải sửa chữa. Do phải inbài nên tốc độ lưu chuyển trong quy trình đọc duyệt tin, bài chậm, dẫn đếnviệc phát tin chậm, đây là điều khó chấp nhận khi làm báo điện tử.

Việc lưu trữ và tra cứu thông tin trên văn bản giấy khó khăn, mất nhiềuthời gian và chi phí, đôi khi còn bị thất lạc. Các công việc liên quan đến thống

Page 89: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

89

kê đều phải làm thủ công, với số lượng nhiều dẫn đến kết quả không chính xác.

Do mất nhiều thời gian làm thủ công (như làm nhuận bút, quản lý công văn,thống kê tin, bài…) nên công tác chuyên môn của phóng viên, biên tập viên

chậm mà vẫn có thể sai sót. Rõ ràng, cần đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệvà hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là quan tâm đầu tư nâng cao trình độ công nghệcủa báo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hiện nay, các báo điện tử đã được quan tâm, tạo điều kiện mua sắm, bổsung trang thiết bị hiện đại phục vụ nhiệm vụ chuyên môn và hành chính, giúp

cho việc lãnh đạo, quản lý, nhất là giúp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên

thực hiện các nhiệm vụ trên thuận lợi hơn, ít sai sót hơn, đồng thời giảm nhânlực làm việc gián tiếp và giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện việcnâng cao số lượng, chất lượng tin, bài.

3.1.1.4. Về kinh phí, cơ sở vật chất – kỹ thuậtVề tài chính của các báo điện tử, do tính đặc thù của loại hình báo chí,

các báo điện tử hoạt động bằng nguồn kinh phí khác nhau: một số báo hoạt độngbằng nguồn ngân sách nhà nước cấp 100%, một số báo thực hiện hoạt động theođơn vị sự nghiệp có thu hoặc tự chủ kinh phí. Trong những năm qua, kinh phíđược cấp hoặc doanh thu hằng năm của các báo điện tử đều tăng, năm sau caohơn năm trước, cơ bản đáp ứng yêu cầu chi phí hoạt động thường xuyên. Ví dụ,báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - đơn vị hoạt động bằng 100% ngân sáchcấp - năm 2004 được cấp hơn 2 tỷ đồng, năm 2005 là 4,2 tỷ đồng, năm 2007 là10,63 tỷ đồng, năm 2011 là 12 tỷ đồng, năm 2012 là 12,7 tỷ đồng. Về vốn đầu tưcơ bản, năm 2006, báo được cấp hơn 1,2 tỷ đồng mua sắm trang, thiết bị côngnghệ thông tin; năm 2007, báo được cấp hơn 6,5 tỷ đồng phục vụ mua sắmtrang, thiết bị công nghệ thông tin và truyền hình internet; năm 2012, báo đượccấp gần 10 tỷ đồng để mua sắm trang, thiết bị công nghệ thông tin. Các khoảnchi này đã được giải ngân theo tiến độ và quy định, góp phần cải thiện trang thiếtbị và công nghệ phục vụ hoạt động công nghệ của báo.

Page 90: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

90

Con số trên cho thấy, nguồn kinh phí cấp cho báo điện tử Đảng Cộng sảnViệt Nam nói riêng, các báo điện tử nói chung đã liên tục tăng, góp phần đáp ứngnhu cầu chi thường xuyên, nhất là chi cho các hoạt động tác nghiệp như nhuậnbút, chuyên môn, nghiệp vụ khác, đặc biệt là chi mua sắm trang thiết bị, nângcấp hạ tầng công nghệ thông tin. Đến nay, mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu,song nguồn vốn chi thường xuyên thực sự đóng góp cho việc duy trì hoạt độngcủa mỗi báo. Nhìn chung, trong những năm qua, về cơ bản các báo điện tử đã

thực hiện đúng các quy định tài chính, bảo đảm không chi vượt mức ngân sách,hoặc chi vượt thu, không gây thất thoát, lãng phí ngân sách.

Về hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ bản hạ tầng mạng của các báođã được trang cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu. Cấu trúc hạ tầng mạng được xâydựng tốt, các lớp máy chia được phân lớp rõ ràng, bố trí hợp lý tránh việc thắt“nút cổ chai” trong mạng; các máy chủ được bố trí làm các máy chủ dịch vụ chiasẻ tài nguyên giúp cho hoạt động mạng được cải thiện, quản lý dễ dàng hơn. Vềthực trạng về phần mềm và hạ tầng kỹ thuật ở một số báo, hiện một số báo đã

mua bản Windows 2003 Server và Windows 2007 Server để cài đặt vào các máy

chủ. Điều này cũng chỉ giải quyết được một vấn đề nhỏ là bản quyền sản phẩmphần mềm cho máy chủ, còn toàn bộ các máy trạm tại tòa soạn vẫn chưa có bảnquyền. Các báo đã tự chủ mua sản phẩm diệt vi rút Bitdefender, Kaspersky hoặcBkv có bản quyền, vừa thay đổi được thói quen sử dụng phần mềm bất hợppháp, vừa bảo đảm được hệ thống mạng nội bộ phòng tránh vi rút.

Quá trình ra đời (từ năm 1997) và phát triển, xét trên mô hình tổ chức,chức năng, nhiệm vụ các cơ quan báo chí điện tử đã có bước phát triển nhanhchóng, mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình; tăng số lượng cơ quan báo chí;tăng chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ, truyền tải thông tin; tăng sốlượng, phạm vi phủ mạng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm

việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí, đặc biệt là ởnước ngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Page 91: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

91

Có thể khẳng định, báo điện tử ở Việt Nam đã bước đầu thể hiện và

phát huy tốt vai trò một cơ quan báo chí của Đảng, của ngành, đoàn thể; tuyên

truyền thông tin chính thống về quan điểm, đường lối, chính sách và hoạtđộng của Đảng, Nhà nước, ngành, đoàn thể góp phần định hướng xã hội và

làm tốt công tác tuyên truyền.

3.1.2. Hạn chế, khuyết điểmBên cạnh ưu điểm, báo điện tử của nước ta còn bộc lộ nhiều khuyết

điểm, yếu kém.3.1.2.1. Về quy mô, số lượng báo điện tửHiện nay, nước ta có 92 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 20 báo, tạp chí

điện tử độc lập, tuy nhiên các báo điện tử chưa được quan tâm, tạo điều kiệnđúng mức, cơ bản các báo có quy mô nhỏ và vừa phải, hầu hết các báo điện tửchưa tự chủ được toàn bộ hoạt động, từ kinh phí, cơ sở vật chất, máy chủ,nhất là hệ thống máy chủ liên quan đến an ninh, an toàn mạng.

Số lượng báo điện tử nhiều, nhưng chất lượng, cũng như số lượng tin,bài, hình ảnh của báo chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày cao của độc giả,nhiều báo đưa tin, bài lặp đi lặp lại, nội dung không nhiều, nhạt, thậm chíkhông đủ điều kiện để tổ chức viết mới, phải khai thác từ các báo, tạp chíkhác. Mặc dù số lượng báo điện tử nhiều, nhưng trong đó có ít báo cập nhậtnhững sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội..., xây dựng được kho tư liệu phục vụnhu cầu của độc giả. Nhiều báo điện tử bị nhắc nhở, đến mức phải đình bản,thậm chí đóng cửa, xử lý pháp luật, do hoạt động không đúng tôn chỉ, mụcđích, định hướng của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Việc xử lý các sai phạm trong hoạt động báo chí chưa được thực hiệnnghiêm túc, kịp thời, chưa áp dụng những chế tài đủ mạnh. Một số cơ quanchủ quản và cơ quan báo điện tử còn tiến hành công việc này một cách hình

thức, chiếu lệ, không kiên quyết và triệt để.Số nhà báo, người làm công tác trong lĩnh vực báo chí yếu kém đạo

đức, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi không còn là cá biệt. Thậm

Page 92: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

92

chí, đã xuất hiện “câu lạc bộ” hoặc nhóm nhà báo kết hợp với nhau để làm ăn,tung hô người này, “hạ bệ” người khác, “đánh hội đồng” các doanh nghiệp,cơ quan hay cá nhân nào đó vì ác ý hoặc vì vụ lợi. Chỉ thị 52-CT/TW củaBBT chỉ rõ:

Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học,tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếucân nhắc khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khikhai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếutầm thường, giật gân, câu khách. Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn

để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồitruỵ, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình trong nhân dân.

Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phảnđộng, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và

báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta [6, tr.1].

3.1.2.2. Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên

Trong những năm qua, các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo kiện toàn,

củng cố một bước tổ chức, bộ máy, là loại hình báo chí mới, đội ngũ phóngviên, biên tập viên của các tờ báo điện tử tuổi đời còn khá trẻ, khá nhiềungười trong số này đã tốt nghiệp khoa báo chí của các trường Đại học Khoahọc xã hội và nhân văn hoặc Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Một bộ phận khác được đào tạo tại các

trường ngoại ngữ, kỹ thuật, nên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, vitính, nhưng thiếu vốn sống và chưa có kinh nghiệm làm báo. Phần đông lãnh

đạo, biên tập viên, phóng viên các báo điện tử có thời gian làm báo viết trướckhi chuyển sang làm báo điện tử hoặc mới bước vào nghề làm báo. Chính vì

vậy, có nhiều báo điện tử có ít phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo. Sựkhác biệt này có thể không ảnh hưởng tới kỹ năng làm báo điện tử như khảnăng đưa tin nhanh, kỹ thuật trình bày trang, bởi đây là loại hình báo mới, hầu

Page 93: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

93

như chưa có kinh nghiệm, nhưng ảnh hưởng đến nhận thức, sự nhạy bénchính trị cũng như nghiệp vụ trong biên tập và quyết định đưa tin, bài lênmạng hay mắc sai sót về chính trị, định hướng thông tin. Chính tình trạng này

làm giảm động lực của những tờ báo, những nhà báo muốn tìm sự độc đáocho riêng mình.

Một số cơ quan báo điện tử còn tình trạng phóng viên, biên tập viên đốkỵ, những biểu hiện không lành mạnh, thiếu xây dựng, ảnh hưởng không tốtđến đoàn kết nội bộ. Một số phóng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếutrung thực trong tác nghiệp, đã có những trường hợp vi phạm nghiêm trọngđạo đức nghề nghiệp, như “đạo báo”, thông tin không đúng sự thật đến mứctổng biên tập phải quyết định kỷ luật với hình thức cao nhất là buộc thôi việc,Bộ TT-TT quyết định thu hồi thẻ nhà báo, thậm chí bị truy tố, xử lý hình sự.

Nhìn chung, năng lực chuyên môn của cán bộ, phóng viên của các báođiện tử cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Thực tế những năm qua, hằngngày mỗi báo cập nhật bình quân 150-250 tin, bài, trong đó khoảng 60-70%

lượng tin, bài là khai thác, biên tập từ báo, tạp chí hoặc liên kết với các báo,tạp chí khác. Điều đó cũng có nghĩa, ngoài số ít phóng viên đi thực tế tácnghiệp, còn lại phần lớn làm báo tại tòa soạn. Chính phương thức tác nghiệpbáo chí như vậy làm cho phần lớn phóng viên của báo ít có điều kiện cọ sátthực tiễn, ít có tác phẩm báo chí thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Là cơ quan báochí, nhưng người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm báo chí còn chiếm tỷ lệ thấp,chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi báo.

Vấn đề đang được quan tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt củacác báo điện tử được cấp phép hoạt động độc lập: trong số tổng biên tập, phótổng biên tập các báo điện tử chỉ có dưới 40% đã kinh qua hoạt động báo chí.

Tình trạng một số cán bộ, phóng viên các cơ quan báo điện tử, vănphòng đại diện ở các địa phương thiếu rèn luyện đạo đức, phẩm chất, vi phạmđạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật đang có chiều hướng giatăng. Vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh

Page 94: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

94

niên, HNB trong cơ quan báo điện tử chưa được đặt đúng vị trí, tác dụng hạnchế, giảm sút sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo.

Về công tác quản lý tòa soạn, khác rất nhiều so với những loại hình báo

chí khác, báo điện tử khá dễ dãi trong việc cho phép phóng viên, biên tập viên và

nhất là bạn đọc, cộng tác viên đưa ý kiến, tin, bài lên mạng. Điều này có thể phávỡ quy trình kiểm tra nội dung theo quy định của Luật Báo chí, trong đó chế tài

rất cụ thể về trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí (tổng biên tập, phó tổngbiên tập).

Hiện nay, các báo điện tử chủ yếu sử dụng phóng viên là hợp đồngngắn hạn có thời hạn. Nhìn chung, quyền lợi của họ còn hạn chế, thu nhậptheo hợp đồng, năng suất, chất lượng tin, bài cung cấp đăng lên các trang báo,phúc lợi và các chế độ đãi ngộ, khuyến khích vật chất khác chưa nhiều. So vớinhững báo viết, phát thanh, truyền hình lớn, mức thu nhập của họ ở mức trungbình, thậm chí còn thấp, việc gia hạn hợp đồng cho tới nay chủ yếu vẫn là hợp

đồng ngắn hạn. Nhìn chung, tâm lý công việc chưa ổn định luôn thường trựcđối với họ. Điều này một mặt, khuyến khích họ lao động tốt, luôn tiến bộ trongcông tác chuyên môn để được đánh giá, nhận xét tốt, giữ được quyền ký giahạn hợp đồng lao động và có được mức thu nhập cao hơn, nâng cao được nănglực công tác, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và các mối quan hệ xã

hội nghề nghiệp, giữ được cuộc sống ổn định.3.1.2.3. Về trình độ công nghệTrình độ và trang bị kỹ thuật của các báo điện tử nhìn chung đã có

bước phát triển nhanh, nhưng chưa theo kịp trình độ chung của thế giới. Thiếtkế báo còn lạc hậu, hình thức chưa đẹp. Tốc độ truy cập còn chậm. An ninhmạng chưa cao. Báo điện tử chưa thu hút được sự chú ý và để lại ấn tượng tốtcho bạn đọc. Trong những năm qua, những tờ báo có tên miền trong nước tuychưa gặp sự cố kỹ thuật lớn, song đã có báo bị tin tặc tấn công nhiều lần, tình

trạng truy cập chậm, mất mạng vẫn diễn ra. Có không ít tờ báo điện tử đã đầutư quá lớn vào công nghệ (thuê đường truyền, mua thiết bị máy chủ hiện đại,

Page 95: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

95

đắt tiền, máy cấu hình cao...), nhưng chất lượng tờ báo không tương xứng.Tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật, trang bị kỹ thuật lạc hậu khá rõ ở những tờbáo của các cơ quan báo. Năm 2011, báo Vietnamnet bị tin tặc tấn công làm tê

liệt, không hoạt động trong nhiều giờ, thậm chí nhiều tin, bài, giao diện củabáo còn bị sửa chữa về hình thức và nội dung. Vừa qua, báo Dân trí cũng bịtin tặc tấn công gây nghẽn mạng nhiều giờ, rất khó truy cập... Những yếukém, khuyết điểm trên thường bộc lộ tập trung ở một số báo điện tử đã đượccơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước nhắc nhở, phê bình

nhiều lần, nhất là trong các cuộc giao ban báo chí hằng tuần, nhưng chậmkhắc phục.

Một số báo điện tử trước đây là Website được xây dựng theo công nghệASP và Database SQL của hãng Microsoft. ASP là công nghệ cũ, hiện ít đượcsử dụng. Để thực hiện các yêu cầu về nội dung, lập trình trên nền ASP tiêu tốnnhiều thời gian và công sức so với các công nghệ mới khác như ASP.NET.Thực trạng quy trình cập nhật tin, bài của các báo điện tử vận hành theo quy

trình: toàn bộ phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo ban biên tập, kỹ thuật viên

phải làm việc tại tòa soạn hoặc ở một nơi nào đó. Quy trình phê duyệt tin, bài

được tiến hành từ việc soạn bản thảo đến phê duyệt và đưa lên mạng đều sửdụng trên mạng. Hệ thống đường truyền, chủ yếu sử dụng các đường ADSL kếtnối với internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ (Cục Bưu điện Trungương, FPT, VDC, Viettel).

Hiện nay, số lượng tin, bài (văn bản, video, hình ảnh và audio) của cácbáo rất lớn, do vậy một số thời điểm cập nhật tin, bài có thể chưa đáp ứng đượcyêu cầu. Ví dụ, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thuê máy chủ (hosting)ở VDC, được VDC Webhosting trên 01 máy chủ đồng thời chia sẻ tài nguyên

với chính trang báo www.vnn.vn của họ. Ngoài ra, VDC còn hỗ trợ 02 máychủ (01 sử dụng cho Video, Audio; 01 sử dụng cho Database và Security) đểhỗ trợ thêm cho báo. Toàn bộ hệ thống này do VDC quản lý. Trong tương lai,báo vẫn có thể tiếp tục duy trì hình thức này, tuy nhiên cũng cần có sự đầu tư

Page 96: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

96

hỗ trợ cao hơn mới có thể đảm bảo được nhiệm vụ, hoặc thiết lập một cơ chếmới theo hình thức thuê đặt máy chủ tại VDC.

Về hoạt động của các tòa soạn, số lượng người dùng ngày càng tăngkhiến cho hệ thống hiện tại vận hành chậm, gây khó khăn cho người dùng truy

cập và lấy thông tin. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác của tòa

soạn cũng như vai trò cung cấp thông tin của các báo. Hệ thống hiện tại đượcxây dựng trên nền công nghệ mã nguồn mở nên việc bảo đảm số lượng truy cậplớn, bảo mật hệ thống vẫn còn hạn chế. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho việcquản trị hệ thống khi bị tin tặc truy cập và sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của báolàm sai lệch thông tin.

3.1.2.4. Về kinh phí, cơ sở vật chất – kỹ thuậtĐiều đáng lưu ý là, hiện nay một số báo đang khó khăn về tài chính.

Kinh phí được cấp mới và thu từ các nguồn khác chỉ đáp ứng được nhữnghoạt động chính. Kinh phí bao cấp không thể đáp ứng được nhu cầu phát triểntrong hiện tại và trong tương lai của các báo (hầu hết các báo đều tăng vềnhân lực, lại thêm các trang tiếng nước ngoài và các chức năng khác, nhưtruyền hình internet, video clip, audio…). Mặt khác, trang thiết bị, máy móckỹ thuật – công nghệ thay đổi liên tục, giá thành tăng, do đó ảnh hưởng đếnviệc hoạt động của tòa soạn báo. Do nguồn thu của các báo khác nhau, nên

thu nhập của phóng viên các báo cũng khác. Hiện nay, thu nhập bình quân

của các báo khoảng 8 - 12 triệu/người/tháng.

Các báo điện tử được đầu tư trang bị các máy chủ không đồng bộ, dẫnđến việc sử dụng các ứng dụng một cách chắp vá, làm cho hệ thống vận hành

không ổn định. Mặt khác, các máy chủ này đã sử dụng được thời gian khá lâunên hiệu quả sử dụng thấp. Do đó, trong tương lai, cần trang bị thêm các máy

chủ đồng bộ, có cấu hình cao để cài đặt và vận hành hệ thống một cách hiệu quả.Nội dung thông tin của các báo điện tử không ngừng được mở rộng và

nâng cấp. Các chuyên mục ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, về

Page 97: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

97

mặt kỹ thuật, do không được đầu tư bài bản từ ban đầu, hạ tầng công nghệ củamột số báo trở nên lạc hậu, không theo được sự phát triển về mặt nội dung.

Khả năng mở rộng kém, do thiết kế ban đầu không tốt, nên tính mở rộngkhông cao. Các đơn vị đo (module) phát triển thêm mang tính chắp vá khôngđồng bộ. Cơ sở dữ liệu tin tức, thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu chưa tốt, mặc dù đã

sử dụng các chế độ chỉ số hóa (indexing), sử dụng tìm kiếm tự động hóa đoạn văn(fulltext engine) của Microsoft SQL nhưng hiệu quả sử dụng vẫn không cao, các

chức năng bị hạn chế và xử lý cơ sở dữ liệu (database) vẫn chậm.Cơ sở dữ liệu ảnh, âm thanh, phim chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Dữ liệu ảnh, âm thanh, phim, một phần nằm trong cơ sở dữ liệu, một phần làcác file lưu trữ bên ngoài.

Chưa có cơ sở dữ liệu dạng thư viện (kho thông tin dữ liệu về nhữngvấn đề quan trọng). Đây là dạng dữ liệu cực kỳ quan trọng, là một phần mụctiêu của báo điện tử ở Việt Nam.

Về hạ tầng và công nghệ (Webhosting tại ISP-VDC). Webhosting tạiVDC, FPT với hình thức thuê theo dung lượng, nên không kiểm soát đượcnhà cung cấp dịch vụ có thể hosting bao nhiêu các website khác trên cùng mộtmáy chủ với website của mỗi báo, dẫn đến phải chia sẻ sự phục vụ của máychủ làm ảnh hưởng lớn đến tốc độc truy cập, thậm chí không thể truy cập,nhất là với những mục lớn, quan trọng của báo như tư liệu văn kiện, hình ảnh,video clip...

Sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, thiết kế và phát triển phần mềmquản trị nội dung chắp vá, nên các báo điện tử không theo kịp sự phát triển hiệnnay. Do không phát triển phần quản trị, nên mọi thay đổi dù nhỏ nhất từ giaodiện đến thêm các chuyên trang, chuyên mục quảng cáo đều phải can thiệp trựctiếp vào phần mềm đã được đặt trên internet rất nguy hiểm về an ninh và phụthuộc nhiều vào nhà phát triển công nghệ. Phần video được thiết kế từ nhiềunăm, kết nối internet khi đó chủ yếu là kết nối tốc độ thấp, thiết kế độ phân giảirất thấp, màn hình hạn chế (174x140px) nên hình ảnh vừa nhỏ lại rất nhòe. Với

Page 98: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

98

tốc độ đường truyền internet hiện tại cần nâng cấp thiết bị để bạn đọc có thểxem với toàn màn hình máy tính mà tốc độ và chất lượng vẫn bảo đảm để đápứng yêu cầu của bạn đọc.

3.2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO BÁO ĐIỆN TỬ - THỰCTRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.2.1. Thực trạng Đảng lãnh đạo báo điện tử3.2.1.1. Ưu điểmVề nội dung lãnh đạoMột là, Đảng đã đề ra quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ để định hướng sự phát

triển và nội dung hoạt động của báo điện tử kịp thời, sát thực tế và yêu cầu đặtra.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ khi có Thôngbáo kết luận số 162-TB/TW của BCT khóa IX, Thông báo kết luận số 41-

TB/TW và Thông báo kết luận số 68-TB/TW của BCT khóa X, Kế hoạch 03-

KH/TW của BBT khóa X, Nghị quyết Trung ương năm khóa X “về công táctư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Chỉ thị số 52-CT/TW củaBBT “về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay” và một số vănkiện quan trọng khác của Đảng, các cấp ủy đảng đã lãnh đạo các cơ quan, đơnvị liên quan triển khai thực hiện nghị quyết, xây dựng chương trình, kế hoạchhành động, quan tâm, tạo điều kiện cho báo điện tử nói riêng, báo chí nói

chung hoạt động, phát triển, vì vậy, hoạt động báo điện tử có nhiều khởi sắcvà tiến bộ.

Báo điện tử là một loại hình báo chí hiện đại mới xuất hiện ở nước ta từnăm 1997, nhưng đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ, sôi động và có phầnphức tạp. Việc lãnh đạo, quản lý báo chí điện tử cần một cách nhìn mới, nănglực mới và đương nhiên, cần có những quy định mới của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của BBT nêu chủtrương của Đảng đối với báo điện tử:

Page 99: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

99

Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhànước đối với báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹthuật và công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân thực, phong phú về nộidung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tínhnghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởng quan trọng, sắc béncủa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [6, tr.2].

Đảng đã đề ra các chủ trương lãnh đạo báo chí của Đảng đúng đắn và

ngày càng cụ thể, sát và phù hợp hơn. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảngkhẳng định, các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản được quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo; chú trọng ngăn ngừa, khắc phục những lệch lạc, nhất là biểu hiện xarời tôn chỉ, mục đích. Ngoài nghị quyết của các Đại hội, Đảng còn ban hành

các nghị quyết, chỉ thị riêng về công tác báo điện tử. Các nghị quyết, chỉ thị,kết luận của BCHTƯ, BCT, BBT cũng đều có tác dụng chỉ đạo các cơ quanliên quan đến hoạt động báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung. Nhiều vấn đềthuộc về nghiệp vụ của các cơ quan này do Bộ TT-TT hoặc ngành chỉ đạo,quản lý theo sự lãnh đạo của BCT, BBT. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giúpcác cơ quan nhà nước tránh được sự chỉ đạo riêng rẽ, nặng về nghiệp vụ, khôngtạo nên sự phối hợp chung theo yêu cầu lãnh đạo của Đảng, hoặc là các cấpchính quyền bị cuốn hút vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà ít quan tâm tớiviệc lãnh đạo và hỗ trợ báo chí.

Bằng các văn bản, đặc biệt là các nghị quyết, chỉ thị, kết luận chuyên

đề đối với báo điện tử, BCHTƯ, BCT, BBT đã thực hiện sự lãnh đạo củaĐảng đối với báo điện tử ngày càng có hiệu quả. Bên cạnh đó, chính các nghịquyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báo điện tử đã hàm chứa tư tưởng, nộidung mà các báo điện tử có nghĩa vụ chuyển tải.

Hai là, lãnh đạo Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước

đối với báo điện tử, tạo điều kiện cho báo điện tử phát triển đúng chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Page 100: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

100

BCHTƯ, trực tiếp là BCT, BBT lãnh đạo các cơ quan tham mưu, cácban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệmphối hợp với Bộ TT-TT thực hiện quản lý nhà nước về báo điện tử theo cácđiều luật, quy định với tính cách là sự cụ thể hóa, cụ thể hóa các chủ trương,nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Bộ TT-TT là cơ quan cấp giấy phép hoạt độngbáo điện tử, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xinphép được hoạt động báo điện tử trước khi cấp giấy phép; Bộ TT-TT quy địnhmẫu hồ sơ, giấy phép, quy chế và hướng dẫn thủ tục xin, cấp giấy phép.

Để khắc phục tình trạng báo điện tử có thể thông tin thiếu chính xác, saisự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhânphẩm của cá nhân, Nhà nước cũng quy định cơ quan báo điện tử, tác giả phảiđăng lời cải chính, xin lỗi khi để sự việc xảy ra. Trong trường hợp có kết luậncủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan báo điện tử phải đăng kếtluận đó.

Ba là, Đảng đã lãnh đạo các cơ quan báo điện tử, các cơ quan chủ quản,HNB Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện chủ trương,đường lối, nghị quyết, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về báo điện tử.

Đã hình thành tổ chức thanh tra báo chí và thanh tra chuyên ngành thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo điện tử. Nội dung thanh tra baogồm: thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí; hướng dẫnkhiếu nại về hoạt động báo chí; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành

pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện chính sách, pháp luật về báo chí.Đối tượng thanh tra là các cơ quan báo điện tử, nhà báo và cá nhân. Cơ quanthanh tra kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quanbáo điện tử, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báochí; quyết định xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơquan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quáthẩm quyền...

Page 101: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

101

Cơ quan báo điện tử, cơ quan chủ quản báo điện tử, người đứng đầu cơquan báo điện tử, nhà báo, người hoạt động nghiệp vụ báo chí, tổ chức, cánhân có các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bốn là, lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điện tử, đội ngũ phóng viên,

những người làm báo điện tử và xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạo của tổchức đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ quan báo điện tử.

Đảng đã lãnh đạo các cơ quan chủ quản xác định, chỉ đạo việc thực hiệntôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của tờ báo, phạm vi phát hành, số lượng,thời gian, tần số, ngôn ngữ sử dụng của cơ quan báo điện tử được ghi tronggiấy phép; chỉ đạo cơ quan báo điện tử thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và

kế hoạch hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức tổng biên tập, phó tổngbiên tập báo điện tử, sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản với cơ quanquản lý nhà nước về báo điện tử; tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ; tạođiều kiện (kinh phí, trụ sở, trang thiết bị…) cho cơ quan báo điện tử hoạt độngvà kiểm tra hoạt động của các cơ quan này; chịu trách nhiệm trước pháp luậttrong phạm vi, quyền hạn của mình với các sai phạm của cơ quan báo điện tửtrực thuộc.

Trong giai đoạn hiện nay, báo điện tử là một trong những phương tiện,

công cụ tuyên truyền hữu hiệu, được các cấp ủy đảng, chính quyền sử dụng

trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài việc lãnh đạo các tổ chức đảng trong cơquan, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội chủđộng và tích cực tham gia thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về báo điện tử, Đảng còn lãnh đạo các tổ chức

khác, các tầng lớp nhân dân là bạn đọc của báo điện tử thực hiện nghị quyết,

chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo điện tử,

nhằm đưa báo điện tử trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng

Page 102: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

102

trong đời sống hằng ngày đối với cán bộ, đảng viên và công chúng; đồng thời,

để báo điện tử tiếp tục là công cụ, phương tiện tuyên truyền đắc lực chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các

tổ chức đảng, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên các

cơ quan báo chí được Nghị quyết Trung ương năm khóa X nhấn mạnh theohướng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡngphẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũnhững người làm báo. Đảng đã lãnh đạo thực hiện rà soát, đánh giá đội ngũ cánbộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên, kiên quyết đưa những ngườikhông đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi cơ quan báo điện tử. Thực hiện đúng cácquy định của Đảng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộlãnh đạo các cơ quan báo điện tử. Quản lý chặt chẽ các cơ quan đại diện, phóngviên thường trú ở các địa phương và ở nước ngoài; việc đào tạo phóng viên báo

chí ở nước ngoài và bằng tiền tài trợ của các tổ chức nước ngoài.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của BCT “vềtiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuấtbản”, trong đó có công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, các cấp ủy đã quan tâm

lãnh đạo việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tậpviên ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, kiên định về chínhtrị, tư tưởng và tinh thông về nghiệp vụ. Trong những năm qua, các báo điện tửđã chọn, cử nhiều cán bộ, phóng viên theo dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng tạiHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốcgia Hà Nội và Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với sự ra đời các loại hình báo điện tử là sự hình thành một độingũ nhà báo trẻ cùng với các nhà báo đi trước thực hiện công cuộc đổi mớibáo điện tử trên cả nước. Nhiều năm qua, nhờ có sự lãnh đạo trực tiếp của cáccấp ủy đảng, sự dìu dắt của các nhà báo trưởng thành, nhiều nhà báo trẻ được

Page 103: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

103

đào tạo cơ bản, bước đầu có kinh nghiệm được tăng cường, cho nên đội ngũngười làm báo điện tử đã có bước trưởng thành đáng kể, được đồng nghiệptrong cả nước coi là một lực lượng báo chí mạnh trong khu vực.

Năm là, lãnh đạo, tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan báo điện tử vớicác cơ quan báo chí, các loại hình, phương tiện thông tin.

Đảng đã lãnh đạo các cơ quan báo điện tử và các cơ quan quản lý, các cơquan thông tấn, báo chí... phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, định hướngbáo chí, tổ chức các cuộc giao ban báo chí giữa các cơ quan báo chí, cơ quanchủ quản và cơ quan quản lý báo điện tử; đặc biệt là lãnh đạo sự phối hợp chặtchẽ với các ban, bộ, ngành liên quan, như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-

TT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao... trong việcchỉ đạo, định hướng, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho báo điện tử, tránh tình

trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” hoặc trùng lắp thông tin. Đối vớinhững thông tin có tính nhạy cảm được Đảng chỉ đạo các cơ quan có thẩmquyền một cách sát, kịp thời việc cung cấp, đưa thông tin có liều lượng, nộidung thích hợp. Chỉ đạo việc phối hợp, phân công, phân nhiệm giữa các cơquan quản lý, cơ quan chủ quản với các báo điện tử, tạo điều kiện cho báo điệntử hoạt động một cách đa dạng, phong phú, đúng định hướng của Đảng, chỉđạo, quản lý của Nhà nước.

Sáu là, Đảng đã cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình

thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cho các cơ quan báo điện tử đượcthường xuyên, kịp thời.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là trong những năm gần đây,Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy và trực tiếp cung cấp cho báo điện tửthông tin, tư liệu về các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh,quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ,nhất là những thông tin về chủ trương, đường lối, định hướng lớn của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện công cuộc xây

Page 104: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

104

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc Đảng đã cung cấp thông tin trên các lĩnh vựcgóp phần quan trọng vào việc đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, nhất là cung cấpthông tin và chỉ đạo báo điện tử tích cực tham gia vào công tác đấu tranh vớinhững luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động, đặcbiệt là những vấn đề liên quan đến tự do, tôn giáo, nhân quyền, dân chủ. Điềunày đã tạo điều kiện cho báo điện tử thực hiện, hoàn thành tốt chức năng,nhiệm vụ của mình.

Có thể nói, trong những năm qua Đảng đã thực hiện cung cấp thông tincho báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng một cách kịp thời, chính xác, phầnlớn các cuộc cung cấp thông tin đều đáp ứng được những vấn đề báo điện tửquan tâm.

Bảy là, Đảng lãnh đạo bảo đảm kinh phí, phát triển cơ sở vật chất - kỹthuật, công nghệ cho báo điện tử.

Các cấp ủy đảng đã lãnh đạo các cơ quan chủ quản và các báo điện tử ởnước ta quan tâm, tạo điều kiện bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên,

cũng như những hoạt động đột xuất theo yêu cầu của Đảng và từng bước đổimới công nghệ thông tin, kỹ thuật hoạt động báo. Đi đôi với việc lãnh đạo cáccấp ủy, ban, bộ, ngành cấp, bảo đảm kinh phí, Đảng cũng lãnh đạo, quan tâmtạo điều kiện về địa điểm, trụ sở làm việc cho báo điện tử. Với quan điểmngày càng phát huy vai trò và trách nhiệm, tiếp tục đổi mới nâng cao chấtlượng và từng bước hiện đại hóa hoạt động báo điện tử nhằm đáp ứng kịp thờinhu cầu thông tin phong phú, đa dạng của nhân dân trong điều kiện phát triểnnhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, Đảng đã lãnh đạo trangbị các kỹ thuật hiện đại cho báo điện tử đã giúp đưa nhanh thông tin, hình

ảnh, âm thanh... có chất lượng đến với người đọc, người nghe, người xem.Nhờ ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ tin học tiên tiến, một số nộidung tuyên truyền của các báo đã truyền tin trực tiếp sự kiện đang diễn ratrong cả nước và thế giới đến với công chúng. Nhờ có sự lãnh đạo của cấp ủy,

Page 105: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

105

sự quan tâm đầu tư của chính quyền, đến nay các cơ quan báo điện tử ở ViệtNam đều trang bị vi tính gồm các máy móc, thiết bị nhập tin, dựng trang làm

hình, làm ảnh... để trình bày hoàn tất trước khi đưa tin và phát mạng. Cùng

các phương tiện làm việc khác như máy fax, điện thoại ghi âm, máy ghi âm cánhân, máy ảnh, máy ghi hình được tăng thêm về số lượng và chất lượng,100% phóng viên đã được trang bị máy tính, trang bị máy fax cá nhân có thểtrực tiếp làm việc với tòa soạn bằng đường fax hoặc đường thư điện tử. Cáccơ quan báo điện tử đều sử dụng hệ thống vi tính nội bộ (mạng LAN) đểchuyển dữ liệu, khai thác mạng internet, chuyển nội dung thông tin, chuyểnâm thanh, hình ảnh.

Về phương thức lãnh đạoMột là, trong việc Đảng lãnh đạo báo điện tử bằng các nghị quyết, chỉ thị,

kết luận và định hướng lớn.Trong những năm qua, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết

luận trực tiếp hoặc liên quan đến báo điện tử. Nghị quyết Đại hội lần thứ X và XI

của Đảng đều ghi rõ quan điểm của Đảng đối với báo chí nói chung, trong đó cóbáo điện tử; Nghị quyết Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luậnvà báo chí trước yêu cầu mới... Đặc biệt, ngày 22-7-2005, BBT ban hành Chỉ thịsố 58-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay. Đây là vănbản đầu tiên của Đảng chuyên về báo điện tử, được Đảng ban hành để lãnh đạo,định hướng đối với báo điện tử. Ngoài ra, trong các văn bản của Đảng cũng ítnhiều đề cập hoặc có liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử.

Đảng luôn coi các nghị quyết, chỉ thị, kết luận là công cụ chủ yếu đểthực hiện sự lãnh đạo đối với báo điện tử. Đảng yêu cầu các tổ chức, cơ quancủa Đảng, Nhà nước, đoàn thể căn cứ nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảngđể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đặt ra theo chức năng của từng cơ quan, tổchức. Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết cũng phảiđối chiếu với nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.

Page 106: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

106

Ngoài ra, Đảng lãnh đạo báo chí nói chung, trong đó có báo điện tửbằng các định hướng, cho ý kiến chỉ đạo thông qua các hội nghị báo chí, hộinghị giao ban, thậm chí bằng công văn trực tiếp gửi từng báo điện tử... để chỉđạo kịp thời các vấn đề nhạy cảm, có tính chính trị hoặc việc cụ thể, khôngchờ nghị quyết, chỉ thị, kết luận.

Hai là, Đảng đã lãnh đạo báo điện tử thông qua việc phát huy vai trò quảnlý của Nhà nước.

Những năm qua, Đảng đã lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóađường lối, chủ trương của Đảng thành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các

chương trình, kế hoạch công tác để phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với báođiện tử, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999; Chínhphủ đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành

nhiều chỉ thị, quyết định liên quan đến báo điện tử; để phục vụ cho công tác quảnlý nhà nước đối với báo điện tử; Bộ TT-TT và các bộ, ngành liên quan cũng đã

ban hành nhiều văn bản, như thông tư, quyết định liên quan đến công tác chỉ đạo,quản lý báo điện tử. Các kết quả này đã phát huy được vai trò quản lý nhà nước,đồng thời thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Ba là, lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tổ chức, cán bộ, phóngviên, những người làm báo điện tử, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các

cơ quan báo, hội nhà báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử.Đảng đã lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và

đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử. Trong những năm qua,Đảng đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, kiện toàn, củng cố tổ chức đảng trongcác cơ quan báo điện tử, đã cử nhiều cán bộ, đảng viên sang công tác và giữnhững vị trí quan trọng tại các cơ quan báo điện tử, cơ quan quản lý và cơ quanchủ quản báo điện tử. Đối với những báo điện tử chưa đủ điều kiện hoặc chưa cótổ chức đảng, cấp ủy cấp trên chỉ đạo việc xây dựng và tạo điều kiện để củng cố,phát huy vai trò lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử. Cáccấp ủy cơ quan báo điện tử thường xuyên được củng cố, kiện toàn; công tác xây

Page 107: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

107

dựng Đảng, phát triển đảng viên được quan tâm, hằng năm có hàng trăm đoànviên thanh niên và quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng. Nhìn chung, đảngviên trong các cơ quan báo điện tử là người gương mẫu, đi đầu trong các phongtrào và trong thực hiện nhiệm vụ, xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam.

Bốn là, việc Đảng lãnh đạo báo điện tử thông qua công tác tuyên truyền,giáo dục, thuyết phục.

Trong những năm qua, Đảng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáodục, thuyết phục đối với cấp ủy, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên,

phóng viên, những người làm báo điện tử và độc giả hiểu rõ và nắm chắc nộidung quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, chương trình, kế hoạch về báo điện tử, qua đó tạo được sự thống nhất vềtư tưởng. Sự thống nhất về tư tưởng là tiền đề cho sự thống nhất về hành động,góp phần khắc phục tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đây khôngnhững là phương thức để Đảng lãnh đạo báo điện tử, mà còn góp phần củng cốvà tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử hiện nay.

Năm là, lãnh đạo báo điện tử bằng công tác kiểm tra, giám sát đối với cáccấp ủy và tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước, cơ quan tuyên giáo, hội nhà

báo, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử.Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng đã xem xét, đánh giá chủ trương,

đường lối, nghị quyết được triển khai, thực hiện ở các cấp ủy, các cơ quan chủquan, cơ quan báo điện tử thực hiện ra sao, có đúng chức năng, nhiệm vụ và

quan điểm, đường lối của Đảng không. Hằng năm, mặc dù không trực tiếp tiếnhành kiểm tra, giám sát, nhưng BCHTƯ, BCT, BBT đã chỉ đạo cấp ủy trựcthuộc, các cơ quan tham mưu và các cơ quan chức năng (Ủy ban Kiểm traTrung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, Đảngủy Công an Trung ương, Đảng đoàn HNB Việt Nam...) tiến hành công tác

kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy cấp dưới, nhất là đối với những cơ quan báođiện tử, HNB, cơ quan chủ quản báo điện tử.

Page 108: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

108

Sáu là, Đảng đã lãnh đạo báo điện tử thông qua sự gương mẫu, tráchnhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cơquan báo điện tử.

Cán bộ, đảng viên nói chung, nhất là cán bộ, đảng viên đang sinh hoạttrong các cơ quan báo điện tử, đã nêu cao tinh thần tự chủ, gương mẫu, đi đầutrong các phong trào và thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt tính tự giác chấp hành

nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nội quy, quy định của cơ quan.

Cán bộ, đảng viên trong các cơ quan báo điện tử đã thực hiện hoàn thành

tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao đạo đức nghề nghiệp; tự giác rèn

luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của người làm báo.

Đa số đảng viên là phóng viên trong các cơ quan báo điện tử hành nghề trungthực, khách quan, tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền con người, bảo vệ bí mậtquốc gia, thực hiện quyền tự do báo chí, tự do hành nghề trong khuôn khổ phápluật và quy định của cơ quan; sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất trong sáng,không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi, xúc phạm nhân phẩm và lợi ích ngườikhác; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời tôntrọng các nền văn hóa khác và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người.

Trong tình hình hiện nay, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn khóaXI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với thực hiện Chỉthị 03-CT/TW của BCT về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảngviên, phóng viên, biên tập viên, góp phần củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo,sức chiến đấu của tổ chức đảng trong các báo điện tử, Đảng lãnh đạo các cấp ủyvà nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên là phóng viên, những người làm báo điện tửnêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác rèn luyện có bản lĩnh chính trị vững vàng,

nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,nâng cao trình độ chuyên môn, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào và thựchiện tốt nhiệm vụ của người làm báo, đồng thời tuyên truyền, vận động quần

Page 109: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

109

chúng nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước.

3.2.1.2. Hạn chế, khuyết điểmVề nội dung lãnh đạoMột là, báo điện tử ở nước ta đã trở thành một phương tiện thông tin quan

trọng trong lĩnh vực báo chí, nhưng Đảng chưa quan tâm kịp thời, đúng mức;việc đề ra quan điểm chỉ đạo, định hướng cho sự phát triển và hoạt động của báođiện tử chưa được thường xuyên và đáp ứng yêu cầu.

Trước khi có Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT về phát triển và quản lýbáo điện tử ở nước ta hiện nay, khuyết điểm, yếu kém rõ nhất là chủ trươngcủa Đảng về công tác báo điện tử chưa được thể chế hóa một cách đầy đủ,đồng bộ, kịp thời; tư duy lãnh đạo của Đảng đối với loại hình báo này chưađúng tầm, có mặt còn lúng túng, bất cập. Sự lãnh đạo trong thời kỳ này chủyếu là nêu những đường hướng chung chung, nhiều khi mang tính chủ quan,áp đặt; thiếu tính cụ thể, tính thuyết phục, thiếu những quyết sách cơ bản, lâudài. Đến nay, nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử đã định hình, rõ

về quan điểm, nhưng có vấn đề chưa cụ thể, còn chung chung.

Hai là, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong việc thực hiện chức

năng quản lý nhà nước đối với báo điện tử chưa được sát, thường xuyên, liên tục.

Việc Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành Hiếnpháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạchhành động chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Luật Báo chí được sửa đổi năm 1999,đến nay không phù hợp, bộc lộ những bất cập, hạn chế, khó điều chỉnh cáchoạt động ngày càng phong phú, sinh động, phức tạp của đời sống báo chí,nhất là với loại hình báo điện tử, nhưng chưa được sửa đổi. Các văn bảnhướng dẫn thực hiện Luật Báo chí vừa thiếu, vừa hạn chế hiệu lực, hiệu quả.Các cơ quan làm công tác tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước vềbáo điện tử, nhất là đội ngũ cán bộ được giao trực tiếp chỉ đạo, quản lý côngtác báo chí còn hạn chế, bất cập về tư duy, năng lực, trình độ; một bộ phận

Page 110: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

110

không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ phức tạp và nặngnề này. Trên thực tế, nhiều sai phạm của báo điện tử chậm được cơ quan chứcnăng của Nhà nước phát hiện, xử lý sai phạm không nghiêm.

Ba là, Đảng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử, các cơ quan chủ quản,HNB Việt Nam và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo điện tử có

thời điểm không sát, thậm chí buông lỏng lãnh đạo.

Lãnh đạo các cơ quan báo điện tử thực hiện nhiệm vụ theo chức năng,nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích chưa thường xuyên, liên tục, nhất là hoạt độngtheo định hướng của Đảng, quản lý của Nhà nước... Tương tự, việc lãnh đạocác cơ quan chủ quản chưa sát, có những thời điểm buông lỏng, thậm chí lãnh

đạo mang tính hình thức, không thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, để một sốcơ quan chủ quan buông lỏng, thậm chí không chỉ đạo, quản lý đối với cơquan báo điện tử thuộc quyền; một số cơ quan chủ quản bổ nhiệm lãnh đạo cơquan báo điện tử không đúng quy định; không chịu trách nhiệm, không xử lýkhi cơ quan báo điện tử có sai phạm. Việc lãnh đạo đối với HNB chưa thường

xuyên, chặt chẽ, lãnh đạo các cơ quan tham mưu của Đảng phối hợp với HNBcó thời điểm hiệu quả không cao, dẫn đến việc quản lý hội viên chưa chặt chẽ,để xảy ra những sai phạm đáng tiếc.

Ban Tuyên giáo Trung ương (cơ quan tham mưu trực tiếp cho BCT, BBT)

chưa tham mưu kịp thời, sắc bén các chủ trương lớn liên quan đến lãnh đạo,quản lý báo điện tử trong cơ chế thị trường, trong điều kiện các thế lực thù địch,phản động triệt để sử dụng vũ khí thông tin báo điện tử, nhất là mạng xã hội, lợidụng chiêu bài tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng và Nhà nướcta một cách quyết liệt. Những nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo báođiện tử như công tác cán bộ, chủ trương phát triển báo điện tử, trong nhiềutrường hợp, Ban đều ở vào thế bị động, thiếu những quyết định mang tính chủđộng, chi phối sự việc.

Page 111: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

111

Bốn là, những năm qua, Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã

ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị, nhưng Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn

HNB Việt Nam, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, trực tiếp là Ban cán sự đảng Bộ TT-TT chưa tham mưu đắc lực đểthể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung, hoàn chỉnh chínhsách, pháp luật, tạo chế tài đủ mạnh để xử lý kịp thời, nghiêm túc các sai

phạm, chưa lãnh đạo kịp thời để làm hết trách nhiệm trong việc thực hiệnquản lý nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động báo điệntử chưa được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả còn

thấp. Mặt khác, vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy và đảng viên, nhất là cấpủy và đảng viên trong các cơ quan báo điện tử chưa được phát huy, thậm chínăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu giảm sút, một bộ phận phóng viên, nhữngngười làm báo điện tử là đảng viên suy thoái đạo đức.

Vai trò của Đảng đoàn và HNB Việt Nam trong việc tham gia công tácquản lý báo điện tử còn yếu, nặng về hình thức. Hội chưa làm tốt công tácgiáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, xử lý kịp thờihội viên sai phạm.

Năm là, Đảng lãnh đạo việc phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo,quản lý báo điện tử và cơ quan chủ quản thiếu chặt chẽ, rõ ràng.

Nhiều cấp ủy, cơ quan chủ quản chưa quan tâm chỉ đạo báo điện tử trựcthuộc, kể cả những nơi có sai phạm kéo dài. Đặc biệt là các ban, bộ, ngành

(Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, HNB

Việt Nam...) có những thời điểm chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo,quản lý, tạo điều kiện cho báo điện tử hoạt động và phát triển.

Việc chọn cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý về báo điện tử còn

chưa khoa học, hợp lý, nhiều cán bộ chưa đủ tầm, đủ bản lĩnh, đôi khi bị cơquan chi phối, thậm chí vô hiệu hóa.

Page 112: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

112

Sáu là, mặc dù đã thực hiện khá tốt việc cung cấp thông tin cho báo điệntử, nhưng có nhiều nội dung và thời điểm, Đảng chưa, thậm chí không cungcấp thông tin đầy đủ và kịp thời về các chủ trương mới của Đảng và thông tin

về tình hình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước cho các cơ quan báođiện tử. Cá biệt còn có cấp ủy cố tình cung cấp thông tin sai bản chất, sự thậtcho báo điện tử. Nhìn chung, Đảng chưa chủ động cung cấp những thông tinmà báo chí cần; trong nhiều trường hợp, các báo vẫn phải tìm đến cơ quan đảngđể hỏi, lấy thông tin.

Bảy là, bên cạnh đa số cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo bảo đảm kinhphí, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ cho báo điện tử hoạt động,nhưng vẫn còn một số cấp ủy chưa lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹthuật, đặc biệt là về công nghệ thông tin, trang thiết bị khoa học hiện đại phục vụnhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh phát triển thị trường định hướngXHCN, hội nhập sâu rộng quốc tế, khoa học - công nghệ trên thế giới khôngngừng phát triển. Trong khi đó nhiều cấp ủy không quan tâm lãnh đạo việcbảo đảm kinh phí để nâng cấp trang bị máy móc, những thiết bị công nghệhiện đại cho báo điện tử, đặc biệt là bảo đảm kinh phí cho hoạt động của báođiện tử, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luậnchính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo điện tửđể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Tình trạng chung hiện nay là phó mặccho cơ quan báo điện tử tự xoay xở để có kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiếtbị hoạt động, có để đạt xin hỗ trợ cũng chậm được giải quyết.

Về phương thức lãnh đạoMột là, việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và định hướng

đối với báo điện tử thời gian qua chưa được chú trọng thường xuyên, đúngmức.

Đến nay, Đảng mới ban hành được một văn kiện chính thức (Chỉ thị số52-CT/TW ngày 22-7-2005 của BBT về quản lý và phát triển báo điện tử ở

Page 113: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

113

nước ta hiện nay) đối với báo điện tử. Khi Đảng ban hành Chỉ thị số 52-

CT/TW, các cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy của các cơ quan quản lý, cơ quan báođiện tử đã chậm, thậm chí không tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình,

kế hoạch thực hiện Chỉ thị. Trên thực tế, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quannhà nước, đoàn thể đều phải vận dụng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về báochí nói chung để lãnh đạo đối với báo điện tử, nên có một số nội dung khôngsát với đặc thù của báo điện tử.

Hai là, có thời điểm Đảng chưa lãnh đạo quyết liệt các cơ quan nhànước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với báo điện tử.

Có lúc, có việc sự lãnh đạo của Đảng còn bị buông lỏng, hoặc có việcĐảng bao biện, làm thay vai trò quản lý nhà nước đối với báo điện tử, có

những nội dung thì khắt khe, có việc thì dễ dãi, chưa phát huy hết vai trò quảnlý nhà nước đối với báo điện tử. Có biểu hiện dường như Đảng ban hành nghịquyết, chỉ thị đối với báo chí là xong, không theo dõi các cơ quan nhà nước đã

thể chế hóa, cụ thể hóa chưa; cụ thể hóa có đủ và đúng chủ trương của Đảngkhông; việc tổ chức thực hiện ra sao;.v.v...

Tổ chức hệ thống báo điện tử hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, cồngkềnh, trùng lặp về nội dung, nặng về bao cấp, gây lãng phí, tốn kém, nhưngĐảng chưa lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấn chỉnh, sắp xếplại. Việc xử lý các sai phạm trong hoạt động của báo điện tử chưa có nhữngchế tài đủ mạnh. Nhiều cơ quan chủ quản và cơ quan báo điện tử còn tiến hành

công việc này một cách hình thức, chiếu lệ.Ba là, công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ trong các cơ

quan báo điện tử chưa được coi trọng đúng mức.Một số cấp cấp ủy, nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp của các TCCSĐ

báo điện tử, chưa quan tâm đúng mức công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo việcbố trí cán bộ quản lý chưa hợp lý, nhiều tổng biên tập, phó tổng biên tập chưađủ điều kiện về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, nhưng vấn được bổnhiệm; một số cấp ủy lãnh đạo thực hiện việc điều động cán bộ chưa đúng,

Page 114: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

114

chưa đầy đủ quy trình ở một số báo điện tử, dẫn đến sự nghi ngờ, đố kỵ, hiểukhông đúng về nhau, nội bộ mất đoàn kết, do đó nhiều cán bộ, đảng viên và

phóng viên xem nhẹ vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng.Việc khen thưởng, kỷ luật chưa được cấp ủy quan tâm chỉ đạo một cách

đúng mức, bài bản. Có những cán bộ quản lý vi phạm bị kỷ luật của cơ quanbáo này, nhưng sau đó được bổ nhiệm ở cơ quan báo điện tử khác. Việc bố trí,điều động cán bộ ở một số báo điện tử chưa khoa học, hợp lý. Nhiều phóngviên, biên tập viên và cả cán bộ quản lý được bố trí đảm nhiệm công việckhông đúng năng lực, sở trường, do đó hiệu quả thực hiện nhiệm vụ khôngcao, thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là, các cấp ủy và tổ chức đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội, cáccơ quan thông tin đại chúng chưa tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục,thuyết phục, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về báo điện tử để cán bộ, phóng viên báo điện tử thựchiện và nhân dân, độc giả, nhất là thế hệ trẻ, hiểu đúng và sử dụng báo điện tửtheo định hướng, có hiệu quả.

Còn không ít cấp ủy, cơ quan, đơn vị nhận thức về vai trò của báo điệntử chưa đầy đủ, nên chưa quan tâm, lãnh đạo cấp ủy cấp dưới, cán bộ, đảngviên, nhất là cấp ủy của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý và cơ quan báođiện tử thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, thậm chíkhông xem đây là một phương thức quan trọng của Đảng, dẫn đến bỏ mặchoặc “khoán trắng” cho các cơ quan chức năng làm công tác này.

Năm là, một số cấp ủy chưa coi trọng, thậm chí buông lỏng công táckiểm tra, giám sát đối với báo điện tử.

Hằng năm, các cấp ủy không xây dựng chương trình, kế hoạch kiểmtra, giám sát; nhiều cấp ủy có tiến hành kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu viphạm, việc lãnh đạo xử lý không nghiêm túc, không kịp thời, làm qua loa,

chiếu lệ... làm cho tính răn đe, ngăn ngừa sai phạm và tính giáo dục cho tổ

Page 115: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

115

chức đảng và đảng viên không cao. Cách thức kiểm tra chủ yếu vẫn là nghe

cơ sở báo cáo rồi nêu một số nhận xét, gợi ý chung chung.Sáu là, các cấp ủy đảng chưa coi các đảng viên trong cơ quan báo điện

tử là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận báo chí, là lực lượng nòng cốttrong cơ quan báo, nên chưa có cơ chế phát huy tối đa vai trò của họ. Trong khicác đảng viên tích cực chưa được phát huy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảngviên là phóng viên, những người làm báo điện tử chưa nêu cao tinh thần tráchnhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, bản lĩnh chính trị còn non yếu, vi phạmnguyên tắc, đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, dễ bị tác động của mặt trái cơ chếthị trường.

Những thiếu sót nêu trên thể hiện qua những hiện tượng, những khíacạnh khác nhau, thuộc trách nhiệm của các cơ quan báo điện tử, của một số nhà

báo, của các cơ quan chủ quản, nhưng cũng có phần trách nhiệm của Đảng,trước hết là các cấp ủy đảng ở cơ quan báo điện tử. Cần lưu ý rằng, các thiếusót nêu trên đã được chỉ ra nhiều lần, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu đểkhắc phục, hoặc có nhưng hiệu quả khắc phục còn thấp. Đó là những hạn chếcơ bản trong lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử thời gian qua.

3.2.2. Nguyên nhân

3.2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểmNguyên nhân chủ quanMột là, Đảng đã có nhận thức mới về đặc thù của báo điện tử và tầm quan

trọng, trách nhiệm lãnh đạo của mình đối với báo điện tử, thấy rõ được nhữngkhó khăn, phức tạp, đặc biệt là sự tác động của cơ chế thị trường và sự chốngphá quyết liệt của các thế lực thù địch. Đó là cơ sở để Đảng đề ra những nghịquyết, chỉ thị đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện, mở đường cho báo điện tử từngbước phát triển đúng định hướng và sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Hai là, Ban Tuyên giáo Trung ương duy trì thường xuyên và đột xuấtchế độ giao ban báo chí để chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn nội dung tuyên

truyền; thường xuyên tham mưu, hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát, biểu

Page 116: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

116

dương những gương tốt, việc tốt, uốn nắn các lệch lạc, khuyết điểm, đồng thờichỉ đạo, có ý kiến với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, kịp thời những saiphạm trong hoạt động báo chí, trong đó có báo điện tử.

Ba là, phần lớn các nhà báo làm việc trong các báo điện tử đã thể hiệnrõ trách nhiệm của người cầm bút, thực hiện tốt quy ước đạo đức báo chí,trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, bám sát định hướng chính trị củaĐảng.

Với sự lãnh đạo của các cấp ủy ở các cơ quan báo, HNB và nhiềungười làm báo luôn đề cao ý thức trách nhiệm, đã tìm tòi, sáng tạo làm cho

báo chí ngày càng khởi sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới củađất nước.

Bốn là, có sự phối hợp giữa các cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý và

các cơ quan liên quan.Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ TT-TT, Bộ Công an, Bộ Tài

chính, Bộ Ngoại giao, HNB Việt Nam được thực hiện thường xuyên, thống nhất,trên cơ sở bám sát quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà

nước. Sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo điện tử vớicơ quan chủ quản báo điện tử và các cơ quan, ban ngành trong việc định hướngvà cung cấp thông tin cho báo chí; trong công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật,xử lý vi phạm; sự cố gắng của các cơ quan được Đảng và Nhà nước trực tiếp ủyquyền và giao chỉ đạo, quản lý, tăng cường công tác quản lý, đồng thời tạo điềukiện cho báo điện tử phát triển; sự vươn lên của đội ngũ những người làm báo

điện tử trong mọi mặt từ trình độ quản lý, biên tập, tiếp thu và làm chủ khoa họckỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng để báo điện tử ngày

một phong phú, hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức.Nguyên nhân khách quan

Một là, sự phát triển của đất nước và đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về báo điện tử tạo ra cơ hội tốt cho báo điện tử.

Page 117: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

117

Những năm qua, đất nước ta có sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực:Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, vị thế nướcta đã được nâng lên trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Đảng đề ra nhiều chủtrương, đường lối, nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội để Nhà nước cụ thểhóa bằng những chính sách, pháp luật, trong đó có lĩnh vực báo chí, báo điện tửcũng được quan tâm, tạo điều kiện để phát triển.

Bên cạnh đó, sự phát triển lớn mạnh của báo chí nước ta nói chung,trong đó có báo điện tử với lực lượng cán bộ, phóng viên báo điện tử có phẩmchất chính trị vững vàng, đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quanbáo điện tử là yếu tố cơ bản bảo đảm cho việc thực hiện tốt quan điểm, đườnglối lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Hai là, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệthông tin đang có những bước phát triển nhanh.

Tốc độ truyền báo thông tin tăng mạnh, khiến các phương tiện truyềnthông đại chúng, nhất là báo điện tử, ngày càng tác động sâu đến mọi lĩnh vựcđời sống xã hội, trở thành một động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là độnglực thúc đẩy báo điện tử không ngừng cải tiến để phát triển.

Ba là, báo điện tử trên thế giới trong những năm qua liên tục có sự đổimới, phát triển nhanh, mạnh, thúc đẩy báo điện tử nước ta phải đổi mới.

Trên thế giới, với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin đã ảnhhưởng và tác động mạnh vào quá trình phát triển của mạng xã hội, đặc biệt làbáo điện tử, một số tờ báo lớn đã có sự thay đổi từ báo in là chủ yếu chuyểnsang báo điện tử là chính, như: BBC, CNN, VOA, Roitơ... Sự thay đổi và

không ngừng phát triển của các báo điện tử trên thế giới đã tác động và thúc

đẩy báo điện tử nước ta phải liên tục đổi mới.Bốn là, kinh tế thị trường đòi hỏi cấp ủy chỉ đạo báo điện tử không

ngừng vươn lên, chủ động, phát huy hết khả năng của mình.

Page 118: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

118

Để chất lượng tờ báo ngày một nâng cao, thông tin đa dạng hơn, phongphú hơn; hình thức tờ báo bắt mắt hơn; chất lượng văn hóa, khoa học ngày

một tăng, từ đó số lượng bạn đọc, truy cập cũng không ngừng tăng lên.

3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểmNguyên nhân chủ quanMột là, một số cấp ủy đảng chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng

của báo điện tử, cả mặt tích cực cũng như tác hại của nó, dẫn đến tình trạnghoặc khắt khe, cấm đoán, hoặc dễ dãi, buông lỏng chỉ đạo, quản lý.

Cùng với nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của một số cấpủy đảng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các cơ quan báo điệntử chưa nâng lên tương xứng với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cáchmạng mới. Cán bộ lãnh đạo, đảng viên đều nhận thức được vai trò to lớn, nhiềumặt của báo điện tử; tuy nhiên, nhận thức chung vẫn cho rằng, việc lãnh đạo,quản lý báo chí thuộc trách nhiệm của BCT, BBT, của các cơ quan tham mưu,giúp việc, mà chưa thấy hết trách nhiệm của mình. Từ nhận thức này, nhiều cấpủy cơ quan chủ quản không kiểm tra thủ trưởng cơ quan quản lý báo điện tửcủa cơ quan mình hoạt động như thế nào, tổ chức đảng trong cơ quan báo điệntử đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình chưa; các cán bộ, đảng viên khác cũngkhông theo dõi, hoạt động, đóng góp ý kiến với cơ quan báo điện tử...

Lãnh đạo sự phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý, cơ quanchủ quản trong quản lý báo điện tử có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, hiệu quảthấp. Một số thiếu sót do thiếu trách nhiệm, yếu về năng lực và quá tải tronggiải quyết công việc.

Hai là, năng lực, bản lĩnh, trách nhiệm của đội ngũ những người làm

báo, nhất là người đứng đầu cơ quan báo điện tử, còn bất cập, hạn chế.Ban biên tập, tổng biên tập cơ quan báo có vai trò hết sức quan trọng

trong việc tổ chức và điều hành bộ máy, nhìn nhận hiện thực đời sống, chọnlọc, xử lý để đưa thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạycảm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ

Page 119: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

119

lãnh đạo trong cơ quan báo điện tử thực hiện chưa tốt, thậm chí còn bộc lộnhững khuyết điểm, yếu kém. Một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo điện tử saukhi được bổ nhiệm vẫn tỏ ra non yếu về bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên

môn, năng lực quản lý, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.Ba là, công tác quản lý cán bộ, phóng viên còn nhiều yếu kém, bất cập.Ở những nơi thường xảy ra sai phạm đều có nguyên nhân tổng biên tập,

ban biên tập đề cao quyền hạn mà chưa coi trọng trách nhiệm chính trị; xa rờitôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, chạy theo lợi ích cục bộ; không tôntrọng tổ chức đảng, đoàn thể cơ quan, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý báo điệntử và cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản chưa làm hết trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật.

Lãnh đạo công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho những người làm

công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động trong lĩnh vực báo điện tử ở một số bộ,ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan báo điện tử chưa được coi trọng.

Bốn là, lãnh đạo báo điện tử là lĩnh vực mới, chưa được các cấp ủy tiếnhành sơ kết, tổng kết, đánh giá về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Mặc dù được ra đời và phát triển hơn 16 năm, nhưng đối với Việt Namvẫn là một lĩnh vực mới, Đảng mới ban hành một chỉ thị về báo điện tử (Chỉthị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của BBT), đến nay chưa có cấp ủy nào,

nhất là cấp ủy cấp trên trực tiếp và cấp ủy quản lý báo điện tử triển khai quántriệt, học tập Chỉ thị này của BBT đến cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên đồng thời cũng chưa tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá vềsự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Nguyên nhân khách quan

Một là, những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động quản lý báo điện tử,sự đa dạng, phong phú về thông tin và loại hình hoạt động của báo điện tử ảnhhưởng đến sự lãnh đạo của Đảng.

Là loại hình báo chí mới nên việc định hướng, quản lý hoạt động của báođiện tử gây lúng túng cho các cơ quan quản lý, nhiều vấn đề mới nảy sinh, quản lý

Page 120: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

120

như thế nào để vừa đúng quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, nhưng cũng tạo điều kiện cho báo điện tử hoạt động, pháttriển. Mặt khác, sự thay đổi của xã hội, cùng với sự phát triển của công nghệ thôngtin, sự đòi hỏi về nắm bắt thông tin của người dân, nhất là hoạt động của báo điệntử, càng đặt ra những yêu cầu mới đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Hai là, Đảng lãnh đạo báo điện tử trong điều kiện bùng nổ thông tin và

cạnh tranh thông tin diễn ra quyết liệt, phức tạp.Thời đại ngày nay là thời đại công nghệ thông tin, bùng nổ thông tin, có

rất nhiều thông tin ngay khi diễn ra đã được đăng trên báo điện tử bởi phóngviên, cộng tác viên, thậm chí chỉ cần cung cấp thông tin, dữ kiện là báo điện tửcó thể biên tập và đăng ngay. Cũng từ thông tin đa dạng, phong phú, dẫn đến sựcạnh tranh giữa các báo điện tử để nắm bắt thông tin đưa sớm nhất, đầy đủnhất... diễn ra quyết liệt và phức tạp, do đó ảnh hưởng, tác động đến sự lãnh đạocủa Đảng đối với báo điện tử. Một số cơ quan chức năng không chủ động, kịpthời cung cấp thông tin cho báo chí; báo chí phải tự tìm kiếm thông tin nên có

trường hợp thiếu sự chính xác do không có thông tin chính thống.Ba là, hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường, các cấp ủy đảng

đứng trước nhiều thách thức về bản lĩnh chính trị, trình độ yêu cầu mới.Đảng lãnh đạo báo điện tử là nội dung mới, nhất là trong điều kiện kinh tế

thị trường, rất nhiều vấn đề chi phối, tác động đến sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầuđòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, nghị quyết...đồng thời đặt ra cho các cấp ủy đảng nhiều thách thức về giữ vững, nâng cao bảnlĩnh chính trị. Mặt trái của quá trình toàn cầu hóa thông tin và truyền thông xã hội.

Bốn là, các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng báo điện tử gây tác động đếnsự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Hiện nay, các thế lực cơ hội, thù địch ra sức chống phá Đảng, Nhà nước,chúng dùng mọi thủ đoạn nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước,một trong những phương tiện được chúng sử dụng là lợi dụng mạng xã hội, báođiện tử, trong khi một số cán bộ, phóng viên, biên tập viên không vững về bản

Page 121: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

121

lĩnh chính trị, bị mua chuộc, dụ dỗ để đưa tin, bài, hình ảnh không đúng sự thậtđưa lên mạng, báo điện tử. Những vấn đề nêu trên gây nên những khó khăn

nhất định đối với sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Năm là, lãnh đạo báo điện tử có nhiều khó khăn so với lãnh đạo cácloại hình báo chí khác.

Báo điện tử là loại hình báo chí mới, không những chứa đựng cả báo hình –nói – viết, kho lưu giữ tài liệu, thông tin lớn, mà còn có tính tương tác thông tinnhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới lãnh thổ, đólà thách thức và ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

3.2.3. Một số kinh nghiệmQua thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của báo điện tử ở

nước ta thời gian qua, nhất là từ khi có Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT về pháttriển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, có thể rút ra một số kinhnghiệm sau:

Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử, tích cựcđổi mới sự lãnh đạo của Đảng, song không xa rời các nguyên tắc.

Đây là bài học kinh nghiệm cơ bản, hàng đầu trong đổi mới lãnh đạobáo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Bước vào cơ chế kinh tế thị trường,mở cửa với bên ngoài, nhất thiết không được xem nhẹ hoặc hạ thấp sự lãnh

đạo của Đảng. Trước hết, để quan điểm của Đảng về báo điện tử được nắmvững và quán triệt đầy đủ thì các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các

đoàn thể từ trung ương tới địa phương, trước hết là những cơ quan, đoàn thểtrung ương, trực tiếp là cơ quan chủ quản, các cán bộ làm công tác báo điệntử, phải nhận thức sâu sắc vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong sự nghiệp cáchmạng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thực hiện CNH, HĐH, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Nếu không lãnh đạo báo điện tử hoạt động theo định hướng,nguyên tắc của Đảng thì báo điện tử dễ xa rời bản chất báo chí cách mạng, dễbị tác động của cơ chế thị trường, chạy theo nhuận lợi và sẽ bị các thế lực thù

địch, phản động lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Lúc

Page 122: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

122

này cần thấm nhuần lời dạy của V.I. Lênin: “Báo chí phải trở thành các cơquan của các tổ chức đảng, các nhà văn, nhà báo nhất thiết phải tham gia vào

tổ chức đảng... và chịu trách nhiệm trước Đảng” [80, tr.26].

Trong quá trình đổi mới, bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quantrọng, khó tránh khỏi có những lệch lạc, do không quán triệt sâu sắc đường lối,nắm vững các quan điểm của Đảng, trong đó có trên lĩnh vực nhận thức tưtưởng chính trị. Có những kẻ từ nước ngoài công kích chúng ta không tự dobáo chí. Một số người hiểu một cách ngây thơ, mù quáng về “tự do báo chí”,“dân chủ vô giới hạn”, về “công khai không có vùng cấm” để rồi phủ nhận vaitrò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, phủ nhận những đóng góp to lớn củabáo chí cách mạng nước ta trong lịch sử. Vấn đề này từ lâu đã bị V.I. Lênin bác

bỏ thẳng thừng: “Tự do báo chí nào? Để làm gì? Cho giai cấp nào?” chúng tôikhông tin vào những cái tuyệt đối [80, tr.98]. Người vạch rõ: “Trong tất cả cácnước có bọn tư bản, tự do báo chí là tự do mua báo chí, tự do mua các nhà văn,tự do mua chuộc, tự do mua và chế tạo ra dư luận có lợi cho giai cấp tư sản”[80, tr.96]. Lời dạy đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự lãnh đạo củaĐảng đối với báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung - một lĩnh vực nhạycảm, tác động sâu rộng đến toàn xã hội và cả quan hệ quốc tế.

Đảng ta đã sớm nhận thấy tác hại từ những mặt trái và sai phạm của báođiện tử đem lại. Đảng luôn nắm vững quan điểm báo chí vô sản, vừa khắc phụcquan điểm bảo thủ, quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, đồng thời không xa rời nguyên

tắc: Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc hàng đầu, bất di bất dịch. Chính trongđiều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường và mở cửa, sựlãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử càng cần thiết hơn bao giờ hết. Xã hộicàng phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn. Với nội dung thông tincó định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo điện tử có khả nănghình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội phù hợp sự vận động củahiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo điện tử không chỉ là vũ khítư tưởng sắc bén, lợi hại, mà còn là người góp phần tích cực cổ động tập thể,

Page 123: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

123

người tổ chức tập thể. Điều này càng đúng trong thời đại bùng nổ thông tin nhưhiện nay.

Nói Đảng lãnh đạo báo điện tử cũng có nghĩa là khẳng định tráchnhiệm của Đảng là quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho báo điện tử pháttriển, đồng thời theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời các khuyết điểm nảy sinh.Mặc dù trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp đối với báo điện tử trước hết thuộc vềcơ quan chủ quản, thuộc về tổng biên tập, thuộc về tổ chức đảng và từng đảngviên tại nơi đó, song trách nhiệm chung vẫn thuộc về Đảng.

Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý củaNhà nước đối với báo điện tử theo một cơ chế rõ ràng.

Lãnh đạo và quản lý là hai công việc ít nhiều khác nhau, nhưng trongđiều kiện nước ta, chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như quản lýcủa Nhà nước bằng chính sách, pháp luật, vừa bảo đảm quyền tự do báo chí,quyền được tạo điều kiện và được bảo vệ khi hành nghề của nhà báo, thì lãnh

đạo là định hướng mục tiêu, đề ra nguyên tắc thực hiện mục tiêu và kiểm traviệc thực hiện những mục tiêu, nguyên tắc đó của cơ quan quản lý. Là Đảngcầm quyền, các tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng bộ, chi bộ)nằm ngay trong cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản, cơ quan báo điện tử,trong tổ chức HNB; Đảng cử người của mình vào các chức vụ quan trọngtrong bộ máy quản lý và cơ quan báo điện tử. Vì vậy, cả cơ quan lãnh đạo và

quản lý đều là các đảng viên của Đảng công tác tại đó; sự phối hợp chặt chẽgiữa lãnh đạo và quản lý - xét cho cùng - là từ mục tiêu chung, từ ý thứcđảng, từ các nguyên tắc tổ chức của Đảng và nhiệm vụ của đảng viên.

Tuy nhiên, cũng đã có tình trạng phối hợp chưa tốt giữa cơ quan chứcnăng của Đảng và cơ quan chức năng của Nhà nước trong quá trình lãnh đạo,quản lý báo điện tử. Cấp ủy chỉ đạo về nội dung, phương hướng tuyên truyềntrên báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng theo đường lối của Đảng, nhưngkhông trực tiếp tham gia bàn bạc và quyết định việc thực hiện luật pháp, vềphân phối ngân sách, nội dung, chương trình đào tạo nhà báo, chỉ tiêu, đối

Page 124: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

124

tượng tuyển sinh... Đặc biệt, khi tham gia xây dựng chế độ lương, nhuận bút,do không có sự phối hợp giữa cơ quan lãnh đạo và quản lý, nên bậc lươngphóng viên có nhiều điểm không phù hợp đã được kiến nghị nhiều lần, nhưngchưa được giải quyết. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một bộ phận không ítnhà báo xa rời “Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí”, gây tác hại xấu đếnuy tín báo điện tử, làm cho xã hội phiền lòng.

Ba là, phải lãnh đạo, quản lý báo điện tử theo phương pháp dân chủ,trên cơ sở luật pháp và phù hợp với đặc thù của loại hình báo điện tử.

Trong công cuộc đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừalà động lực của đổi mới. Đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới phương thức lãnh

đạo, quản lý đối với báo điện tử, theo phương pháp dân chủ là bài học lớn trongnâng cao hiệu quả lãnh đạo báo chí của Đảng. Mặt khác, dân chủ chỉ có thể thựchiện trên cơ sở pháp luật. Báo điện tử những năm gần đây đã thực sự khởi sắc,phát triển vượt bậc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử được dân chủ hóađã phát huy cao độ khả năng của báo chí theo Luật Báo chí. Báo điện tử không bịkiểm duyệt chi tiết trước khi phát mạng. Tổng biên tập được toàn quyền và tự chịutrách nhiệm về nội dung, hình thức của sản phẩm báo chí và các hoạt động của cơquan báo điện tử theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, Đảng cũng yêu cầu các sai phạm của cơ quan báo điện tử, củanhà báo, của cơ quan chủ quản báo điện tử và cơ quan quản lý nhà nước về báođiện tử phải được xử lý nghiêm theo đúng pháp luật, không được bao che, xử lýnội bộ. Việc này góp phần tăng cường kỷ cương, bảo đảm sự công bằng trong lĩnhvực báo chí - mặt không thể thiếu của dân chủ. Quản lý báo điện tử bằng phươngpháp dân chủ, trên cơ sở luật pháp chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi tìm ra và thực hành

các hình thức lãnh đạo, quản lý thật sự dân chủ, cởi mở, tôn trọng hoạt động nghềnghiệp của báo chí trong khuôn khổ pháp luật.

Bốn là, chọn đúng và quản lý chặt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báođiện tử.

Page 125: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

125

Đây là bài học về công tác cán bộ của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắcĐảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi vớiphát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệthống chính trị về công tác cán bộ. Vấn đề lựa chọn, bố trí và quản lý cán bộluôn là bài học lớn trong suốt tiến trình cách mạng, nhất là ở giai đoạn hiện nay,vì cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vậnmệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng.

Đối với báo điện tử - lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải có lậptrường, quan điểm vững vàng, nắm vững luật pháp, giỏi chuyên môn, nghiệpvụ và có uy tín trong giới - bài học này đặc biệt quan trọng.

Một số hạn chế, sai phạm của báo điện tử trong thời gian qua cónguyên nhân là việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cơ quan báo điện tửchưa được quan tâm đúng mức, đôi khi thiếu cân nhắc thận trọng. Mặc dù đã

có những quy định cụ thể về cán bộ, song một số cơ quan vẫn bổ nhiệm cánbộ lãnh đạo cơ quan báo điện tử chưa đúng tiêu chuẩn. Việc thay đổi, bổnhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập các báo điện tử không thực hiện đầy đủquy trình, không có sự thỏa thuận, hiệp y trước của các cơ quan quản lý báo. Đã

có những trường hợp lãnh đạo cơ quan chủ quản điều chuyển, bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức đối với tổng biên tập, phó tổng biên tập một cách thiếu cânnhắc, gây căng thẳng, bất bình trong nội bộ cơ quan báo.

Bài học quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ phụ trách báo, kiểm tra đội ngũnày thường xuyên và uốn nắn kịp thời sự lệch lạc của họ, kiên quyết xử lý cácsai phạm, khi cần thiết phải thay ngay... có ý nghĩa sâu sắc đối với công táclãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn ngừa và

uốn nắn kịp thời những lệch lạc, có biện pháp xử lý các sai phạm khi cần thiết.Đảng luôn nhận thức sâu sắc rằng, kiểm tra là một trong những chức

năng lãnh đạo của mình, không kiểm tra coi như không lãnh đạo, nên phải tăng

Page 126: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

126

cường công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trên các lĩnh vực, nhất là lĩnhvực hoạt động báo điện tử. Kiểm tra là để phát huy tối đa những mặt tích cực,ngăn ngừa và khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực, sai sót... của cơquan báo điện tử và sự lãnh đạo báo điện tử. Nếu không thường xuyên kiểmtra, chỉ đạo báo điện tử, kịp thời phát hiện và đấu tranh phòng chống tiêu cựccủa báo điện tử thì sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạocủa Đảng. Do vậy, Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã phân công

đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách khối, các đồng chíủy viên Trung ương lãnh đạo các cơ quan tham mưu, quản lý, tổ chức đảng cáccấp, đảng viên các TCCSĐ trong cơ quan báo chí nói chung, báo điện tử nóiriêng chịu trách nhiệm trước Trung ương lãnh đạo và điều hành xuyên suốt quátrình hoạt động của báo chí.

Giao ban báo chí hằng tuần là một cách thức kiểm tra có hiệu quả.Ngoài ra, Trung ương Đảng còn chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy bankiểm tra các cấp và Thanh tra Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát các cơquan báo, trong đó có báo điện tử, cả về hoạt động thông tin và công tác quảnlý cán bộ, phóng viên, biên tập viên quản lý tài chính, cơ sở vật chất, chấphành các quy định của Nhà nước.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Báo điện tử Việt Nam ra đời và phát triển đã có diện mạo mới. Cơ chếthị trường vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với báo điện tử. Dân chủ hóatrong Đảng và trong xã hội đòi hỏi báo điện tử phải bảo đảm vừa là tiếng nóicủa Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn để nhân dân trình bày ý kiến của mình,

là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. Việc mở cửa với bên ngoài

đặt ra với báo điện tử nhiều vấn đề, từ việc lựa chọn thông tin, chống “diễnbiến hòa bình” qua báo điện tử, hiện đại hóa công nghệ làm báo, đến giữ vữngbản sắc của báo chí cách mạng Việt Nam.

Page 127: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

127

Tác động của xã hội làm cho báo điện tử nước ta phát triển nhanh về sốlượng, nội dung, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng và có chất lượng.Những ưu điểm cơ bản đó là tiền đề để báo điện tử nước ta tiếp tục phát triểndưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng.

Thời kỳ mới cũng đánh dấu những đổi mới bước đầu trong sự lãnh đạocủa Đảng đối với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Sự đổi mới đóđược thể hiện bắt nguồn từ nhận thức mới của Đảng về vai trò của báo điệntử, báo điện tử từ chỗ là “công cụ tư tưởng sắc bén của Đảng” đến là tiếng nóicủa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, vừa là diễn đàn củanhân dân. Đảng kiên trì, tăng cường sự lãnh đạo, đồng thời đổi mới sự lãnh

đạo đối với báo chí một cách đúng mức, phù hợp với hoàn cảnh mới. Đảngnắm vững sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, đồng thời phát huy mạnh mẽ vaitrò của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, chú trọng nghiên cứu vấn đề nộidung, phương thức lãnh đạo đối với báo điện tử. Những thành tựu và bài họctừ các thành công trong đổi mới bước đầu sự lãnh đạo của Đảng đối với báođiện tử đã tạo cơ sở thuận lợi cho Đảng lãnh đạo đối với báo điện tử tronggiai đoạn tới.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, báo điện tử nước ta cũng bộc lộ nhữnghạn chế thiếu sót, nhất là về chất lượng báo điện tử, tình trạng “thương mạihóa” chưa được ngăn chặn, nội dung đăng chồng chéo... Một số tờ báo xa rờitôn chỉ, mục đích, một bộ phận phóng viên, những người làm báo điện tử viphạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hạn chế, thiếu sót đó đòi hỏi côngtác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cần được khắc phục và chú

trọng hơn.Thời gian qua, những thiếu sót, tiêu cực trong hoạt động của báo điện

tử và trong công tác lãnh đạo, quản lý báo điện tử đã được Đảng phát hiện,chỉ rõ, nhưng chưa có biện pháp uốn nắn hoặc có nhưng hiệu quả còn thấp làhạn chế cơ bản trong lãnh đạo đối với báo điện tử. Việc sắp xếp lại hệ thống

Page 128: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

128

báo điện tử chưa thật kiên quyết. Nhiều chế độ, chính sách đối với lĩnh vựcbáo điện tử chậm được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.

Đánh giá đúng thực trạng của báo điện tử và sự lãnh đạo của Đảng đốivới báo điện tử là cơ sở để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với báođiện tử trong thời kỳ mới. Đây là công việc quan trọng, giúp cho Đảng pháthuy các thành tựu, khắc phục các hạn chế, bất cập để nâng cao hơn nữa chấtlượng, hiệu quả lãnh đạo đối với báo điện tử.

Page 129: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

129

Chương 4PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢNVIỆT NAM ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020

4.1. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỤC TIÊU, PHƯƠNGHƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬTRONG NHỮNG NĂM TỚI

4.1.1. Dự báo các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đốivới báo điện tử

Một là, trong những năm tới, ở nước ta, báo điện tử sẽ phát triểnnhanh chóng và đa dạng về số lượng, công nghệ, phạm vi tác động đếncông chúng và những đòi hỏi của nhân dân đặt ra yêu cầu lãnh đạo báođiện tử phải đi trước một bước.

Trong kinh tế thị trường, mối quan hệ về cạnh tranh và hợp tác giữa cácbáo khá phức tạp, đôi khi là tế nhị. Các cơ quan báo điện tử được phân côngtheo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động. Việc hợptác, phối hợp kế hoạch, giúp đỡ nhau để làm tốt nhiệm vụ chung là rất cầnthiết, nhưng vì nhiều lý do có thể diễn ra tình trạng lấn sân khi không có điềukiện hiểu kỹ những sự kiện cần thiết. Những đề tài cần tuyên truyền ít đượcviết và đăng bài phản ánh, nhưng những chủ đề “ăn khách” thì nhiều báo đềcập, khai thác, bất chấp hệ quả thế nào. Rõ ràng, nếu không có sự phối hợp,hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở tôn chỉ, mục đích từng cơ quanbáo, có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, phát hành được nhiều sảnphẩm báo điện tử tới độc giả thì chính các báo tự làm mất uy tín củamình và của báo bạn trước công chúng. Tỷ lệ người dân truy cập internetngày càng tăng, đồng nghĩa với bạn đọc ngày càng quan tâm và đọc báođiện tử càng nhiều. Trước những mặt trái của cơ chế thị trường trong quátrình xây dựng đất nước, vấn đề Đảng lãnh đạo báo điện tử càng cần được

Page 130: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

130

thấm nhuần một cách tự giác và sâu sắc hơn theo tinh thần chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng.Đảng đã tích lũy được một số kinh nghiệm, định hình bước đầu nội

dung và phương thức lãnh đạo đối với báo điện tử. Nhà nước đã có các vănbản pháp lý, quy định, cơ chế quản lý cơ bản về quản lý báo điện tử. Nhưng,vấn đề đặt ra hiện nay là Đảng phải dự báo đúng xu hướng phát triển của báođiện tử để chủ động đề ra chủ trương lãnh đạo, định hướng.

Hai là, quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mớitrong hoạt động của báo điện tử.

Đảng ta xác định đường lối đối ngoại mở rộng quan hệ nhiều mặt vớicác nước, các tổ chức quốc tế. Thế giới hiện có hơn 2 tỷ người sử dụng báođiện tử, mạng internet. Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Pew(Mỹ), 45% số người được hỏi đã trả lời rằng họ dựa vào báo điện tử, rộng hơn

là mạng internet, để đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt trongcuộc đời.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triểnnhanh thì chủ trương mở cửa để thu hút vốn, công nghệ, khai thác trí tuệ và

kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nước là tất yếu. Theo dự báo, các báo điện tử và mạng internet trên

thế giới hiện chuyển tải khoảng 95% thông tin, còn báo in, báo hình chỉchuyển tải khoảng 5% thông tin, điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh, sức hấp dẫn,đáp ứng nhu cầu của báo điện tử đối với độc giả.

Hiện nay, nhiều người còn cho báo điện tử và internet là “quyền lực thứnăm”, trở thành một sức mạnh to lớn, vượt lên trên, ra bên ngoài các biệnpháp quản lý hành chính hay kỹ thuật của một quốc gia cụ thể. Điều đángquan tâm là, cái quyền lực ấy không chia đều cho các nước mà tập trung vào

một số nước lớn, thậm chí vài ba nước “cực lớn”.Ba là, Đảng và Nhà nước đã chuyển từ tư duy “lãnh đạo đến đâu, quản

lý đến đó” sang tư duy “lãnh đạo để phát triển, phát triển có lãnh đạo”.

Page 131: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

131

Khi mới mở cửa, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tư duy lãnh đạo lúcđó là “lãnh đạo đến đâu, phát triển đến đó”, nghĩa là cho phát triển theo khảnăng lãnh đạo của mình, để vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vì nó mới quá nên

chưa hình dung nó thế nào. Sau một thời gian vận hành, với sự phát triển nhanhchóng của báo điện tử và trong xu thế phát triển của internet thế giới, quanđiểm “quản lý đến đâu, phát triển đến đó” không còn phù hợp nữa, mặc dù là

rất cần thiết. Cần có bước đột phá trong tư duy quản lý. Do đó, ngày 23-8-2001

Chính phủ ban hành Nghị định số 55-NĐ/CP về quản lý, cung cấp và sử dụngdịch vụ internet, một bước phát triển mới trong nhận thức, trong tư duy lãnh

đạo, quản lý mà tư tưởng và quan điểm rất mới, ngược với giai đoạn đầu là“phát triển đến đâu, quản lý đến đó”, nghĩa là quản lý phải theo kịp sự pháttriển của đời sống, quản lý phải đi đôi với sự phát triển. Đây là bước tiến mớitrong tư duy, tạo điều kiện cho báo điện tử ở nước ta phát triển như hiện nay.

Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo hoạt động lãnh đạo báo điện tử của Đảngtrong những năm tới.

Bốn là, điều kiện hoạt động mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đầy thửthách, cam go đối với báo điện tử và những người làm báo điện tử, do vậy cầnnâng cao chất lượng, hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Việc nhận thức rõ những tác động nhiều mặt của kinh tế thị trường đốivới hoạt động báo điện tử là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm điềuchỉnh phương thức lãnh đạo và quản lý báo điện tử một cách sát hợp. Bản thânbáo điện tử hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu không tỉnh táo, có bản lĩnh dễtự phát thành những khuynh hướng, xu hướng “thương mại hóa”, xa rời tônchỉ, mục đích… Đó là chưa kể những mối đe dọa thường trực của các thế lựcphản động, thù địch với nhiều thủ đoạn thâm độc, lợi dụng sơ hở để tấn côngĐảng qua báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng (đặc biệt đối với báo điệntử và internet việc phát tán thông tin diễn ra rất nhanh, rộng khắp), thậm chínhiều cơ quan báo điện tử khi có cơ hội trở thành vũ khí tấn công Đảng, Nhà

nước và chế độ. Lịch sử chính quyền vô sản kể từ sau Cách mạng Tháng Mười

Page 132: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

132

Nga đến nay đã cho chúng ta bài học đắt giá, nếu buông lỏng vai trò lãnh đạocủa Đảng, báo chí lập tức bị kẻ thù chi phối, dần trở thành phương tiện, côngcụ của chúng, quay trở lại tấn công hệ thống chính trị do Đảng gây dựng.

Năm là, cuộc đấu tranh với các thế lực thù địch xuất hiện thêm nhữngphức tạp mới.

Từ tình hình quốc tế, khi mở cửa thường xuất hiện khuynh hướng ca ngợimột chiều, trông chờ vào bên ngoài, đề cao hợp tác tới mức lãng quên, xóa nhòa

ranh giới đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác với các lực lượng thù địch, mơ hồ,hoài nghi con đường đi lên CNXH. Thực tế cho thấy, chắc chắn không bao giờcó sự hợp tác tích cực và giúp đỡ vô tư từ các nước đế quốc đối với một nướcViệt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước khi “cách mạng hoa nhài” nổ ra và nhanh chóng bùng phát ở BắcPhi, Trung Đông; bạo loạn đường phố ở Anh; phong trào “chiếm phố Wall” ởMỹ và nhiều nước phương Tây, ít ai nghĩ báo điện tử, các trang mạng xã hội lạicó thể ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng đến an ninh, trật tự đến như vậy. Vấnđề đặt ra là làm gì, làm như thế nào với mặt trái của báo điện tử, các trangmạng xã hội.

Thống kê cho thấy, để thực hiện “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù

địch đã xây dựng và huy động triệt để sức mạnh của phương tiện thông tin đạichúng với nhiều đài phát thanh, nhà xuất bản, báo và tạp chí hải ngoại. Mỗingày, có hàng nghìn văn hóa phẩm đồi truỵ, phản động được tuồn vào trong

nước theo nhiều con đường khác nhau, nhất là qua hàng vạn địa chỉ internet và

vệ tinh thông tin, tác động trực tiếp vào đạo đức, lối sống, làm băng hoại tâmhồn, tình cảm của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ. Đây thực sự là mộtcuộc xâm lăng trên mặt trận TT-VH với sức công phá và sự hủy diệt khônlường. Vì vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử.

Với đặc điểm “không biên giới”, bên cạnh lợi thế gần như vô biên, thì

mặt trái, mặt tiêu cực của báo điện tử, internet cũng đặt ra yêu cầu và thách

thức cho công tác lãnh đạo, quản lý. Một số quốc gia đã dựng các “biên giới

Page 133: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

133

ảo” trên internet để kiểm soát “lãnh thổ” của mình. Chính sách quản lý báođiện tử, internet của Trung Quốc – nơi có khoảng 600 triệu người sử dụng, có

thể là một sự tham khảo cần thiết. Trung Quốc phát triển báo điện tử và mạnginternet nội địa nhằm nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh của người dân,chiếm lĩnh thị trường trong nước, tiến mạnh ra và cạnh tranh với bên ngoài.

Nhà nước Trung Quốc chủ trương lập những “tường lửa”, thậm chí ngăn chặntoàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại cho công chúng trongnước; sử dụng “quyền lực thứ năm” này để bảo vệ và xây dựng đất nước, mà

không giao nó vào tay các mạng nước ngoài. Tại Nga, mạng xã hội chủ yếu làcủa các công ty trong nước, Chính phủ Nga tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mạngxã hội từ nước ngoài.

4.1.2. Mục tiêu

Chỉ thị số 52-CT/TW nhấn mạnh: “Báo điện tử ở nước ta phải đượcphát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể vềkinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; đảm bảo an ninh, an toàn, kếthợp hài hòa với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện khác”[6, tr.2].

Với quan điểm “lãnh đạo, quản lý để thúc đẩy báo điện tử pháttriển”, từ nay đến năm 2020, Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống báo điệntử phát triển nhanh, vững chắc, có uy tín, có vị thế, tầm ảnh hưởng trongkhu vực và thế giới; phục vụ đắc lực sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước; đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội; phát huy quyền làm chủcủa nhân dân, bảo đảm an ninh mạng.

Mục tiêu tổng quát là: phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo ra bướcchuyển tích cực trong đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đốivới báo điện tử.

Mục tiêu cụ thể của việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điệntử từ nay đến năm 2015: một là, xây dựng hệ thống báo điện tử phát triểnnhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và

Page 134: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

134

quy hoạch tổng thể hệ thống báo chí; hai là, nâng cao chất lượng nội dung

thông tin trên báo điện tử nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhucầu thông tin của người dân; ba là, ngăn chặn các thế lực xấu lợi dụng xuyên

tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân và những giá trị văn hóa truyền thốngcủa đất nước và của nhân loại; bốn là, tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữadịch vụ trong nước và dịch vụ nước ngoài cung cấp cho báo điện tử; năm là,

bảo đảm an toàn an ninh mạng.

4.1.3. Phương hướngMột là, tiếp tục hoàn thiện quan điểm, bổ sung chủ trương lãnh đạo báo

điện tử.Trung ương Đảng đẩy mạnh việc đề ra đường lối, chủ trương, quan điểm

một cách kịp thời về báo điện tử, trực tiếp là BCT, BBT phải tăng cường hơnnữa việc nghiên cứu, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về báo điện tử,các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo điện tử. Trung ương Đảng - trựctiếp là BCT, BBT chỉ đạo các cơ quan tham mưu và cấp ủy trực thuộc (BanTuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Bộ TT-

TT, Đảng đoàn HNB Việt Nam, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Quânsự Trung ương...) tăng cường công tác tham mưu, hướng dẫn, xây dựng cácvăn kiện, tài liệu để BCT, BBT ban hành, lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báođiện tử, khắc phục cả khuynh hướng bao biện, làm thay và khuynh hướngbuông lỏng lãnh đạo đối với báo điện tử.

Quá trình đổi mới không ngừng cùng đất nước đòi hỏi phương thứclãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử phải thường xuyên đổi mới và nâng

cao chất lượng. Cùng với việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quy định... vềbáo điện tử, Đảng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước đẩy nhanh việc thểchế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các văn bản quyphạm pháp luật để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Page 135: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

135

Lãnh đạo thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc của Đảng về việcphân công, điều động, bố trí, cử cán bộ, đảng viên giữ những vị trí quan trọngtại các cơ quan báo điện tử, cơ quan quản lý và cơ quan chủ quản báo điện tử,đồng thời phát huy vai trò của họ. Hạn chế, khắc phục, tiến tới không để diễnra tình trạng Đảng bao biện, làm thay các cơ quan quản lý nhà nước về báođiện tử. Sớm nghiên cứu, tổng kết vấn đề phân công, phân cấp quản lý báođiện tử, trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy chế về vấn đề này,

giải quyết tốt mối quan hệ giữa các ngành, các cấp, tránh chồng chéo, lơilỏng. Nêu cao hơn nữa trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan chủ quảntheo quy định của pháp luật, tránh tình trạng xem nhẹ hoặc làm thay. Phân

công, phân nhiệm rõ ràng từ cơ quan cao nhất tới cơ sở mới tạo ra sức mạnhtổng hợp trong lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Cùng với đó là kiệntoàn, củng cố tổ chức đảng ở các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý báo điệntử và cơ quan báo điện tử, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu,phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại các cơ quan này, đồng thời,khắc phục, tiến tới xóa bỏ khuynh hướng buông lỏng lãnh đạo đối với báođiện tử.

Ba là, huy động sức mạnh tổng hợp và phát huy những nỗ lực của cáctổ chức và các cấp ủy đảng, các cơ quan tham mưu của Đảng trên lĩnh vựcTT-VH và các cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử.

Lãnh đạo báo chí là trách nhiệm chính trị của các cấp ủy đảng, trước hếtlà trách nhiệm của BCHTƯ Đảng, BCT, BBT, bởi đây là cơ quan lãnh đạo củaĐảng giữa hai kỳ Đại hội. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng để báođiện tử phát triển nhanh, mạnh, đi đầu trong việc thông tin, tuyên truyền đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kịp thời có cácquyết định quan trọng nhằm giúp cho báo điện tử hoạt động đúng hướng và có

hiệu quả.Trung ương Đảng - trực tiếp là BCT, BBT - phải huy động cho được

sức mạnh, trách nhiệm của tất cả tổ chức và cấp ủy đảng, của các cán bộ lãnh

Page 136: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

136

đạo đảng ở các cấp, các ngành vào lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử. Từng cấp ủyphải nắm chắc công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng độingũ những người trực tiếp làm công tác báo chí, trước hết là Tổng biên tậpbáo của địa phương. Đồng thời, cấp ủy phải chăm lo xây dựng và lãnh đạo hệthống quản lý báo điện tử của mình hoạt động có hiệu quả, có sự phân công,phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan tham gia quản lý.

Các cơ quan chủ quản thực hiện đầy đủ các chức năng như Luật Báo chíđã quy định; quản lý cơ quan báo điện tử của mình bằng các quy chế; thực hiệnkiểm tra, giám sát thường xuyên đối với tờ báo của cơ quan, đoàn thể mình.

Hình thành một hệ thống các quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa BanTuyên giáo Trung ương với Bộ TT-TT, có sự tham gia của HNB Việt Nam;giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản; giữa cơ quan chủ quảnvới ban biên tập các báo điện tử.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦAĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI BÁO ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạocơ quan nhà nước, đoàn thể, cán bộ, đảng viên đối với việc phát triển và

lãnh đạo, quản lý báo điện tửNhận thức của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước, đoàn thể, đảng

viên về báo điện tử là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện nộidung, yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử. Thực tế hiện nay, khôngít cấp ủy, cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ,đúng mức về vị trí, vai trò và tính đặc thù của báo điện tử, chỉ coi báo điện tử làmột trong những phương tiện tuyên truyền thuần túy, từ đó coi nhẹ công táclãnh đạo đối với báo điện tử. Từ nhận thức đầy đủ về báo điện tử của các cấpủy, lãnh đạo cơ quan nhà nước, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, nhân dân để khaithác tốt yếu tố “tâm lý đám đông” để định hướng dư luận, tạo kênh tuyên

truyền, giáo dục tích cực, hiệu quả đối với người sử dụng báo điện tử, nhất làđộc giả trẻ.

Page 137: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

137

Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT nhấn mạnh:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm không ngừngnâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảngviên và nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên về vị trí, tầmquan trọng và tính hai mặt của Internet và báo điện tử [6, tr.2].

Lãnh đạo báo điện tử là một nội dung quan trọng trong hoạt động lãnh

đạo báo chí và hoạt động lãnh đạo chung trên lĩnh vực tư tưởng của Đảng. Đểtăng cường, nâng cao chất lượng lãnh đạo báo điện tử, các cấp ủy đảng cầnquán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng và cụ thể hóa Nghị quyết Hộinghị Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trướcyêu cầu mới:

Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí phải đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng,của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹptrong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giớichiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội [59, tr.41- 42].

Thực tiễn và kinh nghiệm lịch sử cho thấy, việc xác định rõ nhiệm vụchính trị trong hoạt động báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng được thể hiệnqua sự lựa chọn các sự kiện hoặc các chi tiết trong sự kiện để thông tin. Sự lựachọn đó tùy thuộc vào tính chất và ý nghĩa của sự kiện, vào mục đích thông tinvà tất nhiên là vào quan điểm thái độ chính trị - xã hội của nhà báo. Khâu cuốicùng của sự lựa chọn thuộc về thao tác của người duyệt để đưa các tác phẩm,tin, bài vào trang báo. Ở đây, dù bất cứ một sự lựa chọn nào đều không đượctách rời nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy. Đảng lãnh đạo báo điện tử quantrọng nhất là thường xuyên tác động để các cơ quan này luôn chủ động đưa rakế hoạch, đề tài, nội dung thông tin đăng tải, rồi phân công các phóng viên,

biên tập viên thực hiện. Do đó, muốn mọi hoạt động báo điện tử luôn bảo đảmđịnh hướng chính trị - tư tưởng, cấp ủy cần thường xuyên tác động vào khâu

Page 138: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

138

xác định chủ đề, hướng vào nhiệm vụ chính trị của mình qua từng thời đoạnlãnh đạo nhất định.

Trong điều kiện hoạt động mới, nhất là những tác động tiêu cực của mặttrái kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí, vấn đề Đảng lãnh đạo báo điệntử càng phải được thấm nhuần một cách sâu sắc và tự giác. Cần chú ý phát triểnkinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế là môi trường cónhiều thuận lợi, nhưng cũng đầy thử thách đối với báo điện tử và những ngườilàm báo điện tử. Do vậy, cần đặc biệt đề cao hiệu quả và chất lượng của sự lãnh

đạo và quản lý báo điện tử. Việc nhận thức rõ những tác động nhiều mặt củakinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với hoạt động báo điện tử là một trongnhững yêu cầu đầu tiên nhằm điều chỉnh phương thức lãnh đạo và quản lý báođiện tử một cách sát hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, nếukhông tỉnh táo, bản lĩnh chính trị không vững, báo điện tử rất dễ tự phát, xa rờitôn chỉ, mục đích, chạy theo khuynh hướng “thương mại hóa”. Đó là chưa kể âmmưu thường trực của các thế lực thù địch lợi dụng sơ hở để chống phá Đảng,Nhà nước qua báo điện tử và internet, thậm chí nắm báo điện tử để khi có cơ hội,biến báo điện tử thành vũ khí tiến công Đảng, Nhà nước và chế độ. Thực tiễn sựsụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và một số nước Đông Âu đầu những năm 90của thế kỷ trước cho thấy, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chíđồng nghĩa với việc đặt báo chí trước nguy cơ bị kẻ địch chi phối, dần dần trởthành phương tiện của chúng quay trở lại tiến công hệ thống chính trị XHCNbằng các thủ đoạn bịa đặt, nói xấu, kích động dư luận, gây nên tình trạng mất ổnđịnh chính trị, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, rối loạn xã hội cuối cùng chính

báo chí đã góp phần vào quá trình làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và ĐôngÂu. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây cũng đã có bài học: một số tờ báo điệntử, một số cán bộ quản lý, phóng viên thiếu nhạy cảm và bản lĩnh chính trị đã

vấp phải những khuyết điểm nghiêm trọng trong xử lý tình huống, gây hậu quảnghiêm trọng về chính trị.

Page 139: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

139

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, lãnh đạo cơquan nhà nước, đoàn thể và cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy, lãnh đạo, đoàn

thể ở các cơ quan chủ quản, trực tiếp là cơ quan báo điện tử, về vị trí, sự cầnthiết phải tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử cần tổ chức hộinghị quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương; tổ chức tọa đàm để thảoluận các vấn đề liên quan; yêu cầu cấp ủy cơ quan chủ quản báo điện tử xâydựng, ban hành nghị quyết lãnh đạo báo điện tử của ngành, cơ quan mình.

Cần quán triệt sâu sắc quan điểm mang tính nguyên tắc đã được Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011) nhấn mạnh: “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự dosáng tạo của công dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồngbộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [58, tr.76]. Đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cấp ủy, cơ quan nhà nước, đoàn thể,cán bộ, đảng viên và nhân dân về chính trị, tư tưởng; nhận thức đúng, đầy đủvề vị trí, vai trò, xu thế phát triển tất yếu và tính hai mặt của báo điện tử để cósự thống nhất trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo việc khai thác, sử dụng báođiện tử một cách hiệu quả, tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thờinâng cao sức đề kháng và khả năng phản bác các thông tin và luận điệu tiêu

cực, độc hại. Cũng như các loại hình báo chí khác, báo điện tử “phải bảo đảmtính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng củahoạt động báo chí” [59, tr.42- 43].

Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT, lãnh đạo các cơ quan thammưu, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy chỉ đạo các cấp ủy trực thuộclàm tốt việc tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báođiện tử, coi đây là nhiệm vụ chính trị, một nội dung của công tác tư tưởng mà

báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng phải thể hiện hằng ngày, hằng giờtrên mặt báo. Các cấp ủy lãnh đạo báo điện tử của mình, tăng cường thông tinthông qua kênh báo điện tử để chuyển tải đến cán bộ, đảng viên và các tầng

Page 140: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

140

lớp nhân dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước; các nhiệm vụ về giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã

hội, củng cố an ninh, quốc phòng; về những chủ trương chăm lo các chính sáchxã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, cũng thông qua hệ thống này,

các cấp ủy nắm bắt được những thông tin phản hồi về những tâm tư, nguyệnvọng và những kinh nghiệm thực tiễn trong các tầng lớp nhân dân, nhằm gópphần bổ sung, hoàn thiện chủ trương và các nhiệm vụ chính trị của mình.

Cần tiếp tục khẳng định báo điện tử là tiếng nói của Đảng, của Nhà

nước, các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo điện tửđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuônkhổ pháp luật. Đồng thời, cần tiếp tục làm cho các cấp ủy nhận thức sâu sắcquan điểm tư tưởng, báo điện tử là người tuyên truyền tập thể, người cổ độngtập thể và người tổ chức tập thể.

4.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớibáo điện tử

Trên cơ sở đổi mới tư duy về báo điện tử, cần tập trung đổi mới cả nộidung và phương thức của Đảng đối với báo điện tử. Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữatính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng” [58, tr.256].

Cũng như các loại hình báo chí khác, hoạt động báo điện tử không ngừng vậnđộng và phát triển. Vì thế, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớibáo điện tử cũng phải luôn được đổi mới phù hợp với quá trình vận động và

phát triển đó. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những yếu kém,khuyết điểm trong nội dung, phương thức cần thực hiện một số nhiệm vụ cơbản sau:

Một là, về nội dung lãnh đạo, các cơ quan lãnh đạo báo điện tử phảichủ động trong việc định hướng chính trị, nhất là đối với những vấn đề quantrọng, phức tạp, nhạy cảm đối với lợi ích đất nước, cộng đồng và toàn xã hội.Trung ương và các cấp ủy đảng cung cấp kịp thời, toàn diện, đầy đủ quá trình

Page 141: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

141

vận động, phát triển của công cuộc đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi chobáo điện tử triển khai hoạt động tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ đượcgiao. BBT chỉ đạo Ban cán sự đảng Bộ TT-TT phối hợp với các bộ, ngành

liên quan rà soát, sắp xếp, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo điệntử. Tăng cường, bổ sung cán bộ, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chínhtrị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp,đồng thời tạo điều kiện về tài chính, về cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các báođiện tử có đủ năng lực làm chủ trận địa thông tin và tích cực tham gia địnhhướng và chi phối thông tin. Có các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tăngtính hấp dẫn, tăng lượng phát hành, khả năng chiếm lĩnh thị trường của báochí chủ lực. Sắp xếp, chấn chỉnh, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượngnội dung, nhất là chất lượng chính trị, văn hóa, kỷ luật thông tin.

Nội dung truyền tải trên mạng internet, nhất là báo điện tử, ngày càng

đa dạng khiến cho mặt trận TT-VH của nước ta mở rộng và phức tạp hơn sovới trước. Đã có nhiều quốc gia mất đi sự tự chủ, thậm chí là độc lập, tự chủ,khi để vũ khí tư tưởng tuột dần vào tay các thế lực cơ hội, phản động, thù

địch. Hơn bao giờ hết, những bài học trên thế giới yêu cầu chúng ta phải hành

động ngay, nhanh chóng và quyết liệt. Sự tác động đến TT-VH là sự tác độngsâu sắc nhất đến thế hệ trẻ, là sự tác động có tính chất sống còn với mệnh vậnquốc gia.

Trước khi chuẩn bị một chủ trương nào đó liên quan đến đông đảo nhândân, các cơ quan tham mưu của Đảng và các ngành có liên quan cần mời lãnh

đạo các cơ quan báo chí đến để phổ biến, bàn bạc, chuẩn bị tâm lý dư luận,tạo hình thái dư luận trước. Khi chủ trương được ban hành, thông qua báo chí

nói chung, báo điện tử nói riêng, Đảng tiếp tục định hướng dư luận, từng bướcmở rộng không gian dư luận sẽ tạo được sự đồng tình cao của nhân dân.

Các cấp ủy, cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức tốtviệc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về phát triển và tăng cường quản lý báo điện tử

Page 142: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

142

để nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, sử dụng báo điện tử theo hướng lành mạnh,tích cực. Đồng thời, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho báođiện tử thì hiệu quả lãnh đạo của Đảng chắc chắn sẽ cao hơn và nhất là nhờ cóthông tin đó hoạt động báo điện tử mới có cơ sở và đề ra phương hướng bámsát nhiệm vụ chính trị của Đảng, phản ánh đúng, phù hợp với thực tiễn, gópphần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và nhiệm vụ chính trị đó đi vào cuộc sống.Hai là, về phương thức lãnh đạo, bên cạnh nhiều chỉ thị, quy định quan

trọng đã ban hành, Đảng cần tiếp tục quan tâm, xem xét, bổ sung, điều chỉnh đểcó được hệ thống văn bản nghị quyết, chỉ thị, quy định có tính đồng bộ, đầy đủ,kịp thời, tạo cơ sở cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí.

Do báo điện tử nói riêng, báo chí nói chung có vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ quan trọng đối với việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nên đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với báo điện tử phải đổi mới việc triển khai quán triệt và thực hiệncác chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từngcấp có thẩm quyền cần quan tâm tổ chức quán triệt riêng cho đội ngũ cán bộ,đảng viên, phóng viên, biên tập viên, giúp họ nhận thức đầy đủ, sâu sắc, nắmchắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từđó bảo đảm đội ngũ những người làm báo điện tử vững vàng bản lĩnh chính trị,thể hiện đầy đủ, chính xác, hấp dẫn đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước trong các tác phẩm báo chí của mình.

Bên cạnh việc lãnh đạo trực tiếp một số cơ quan báo điện tử lớn, có tầmquan trọng đặc biệt về chính trị, như các báo: điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Tạp chí Cộng sản điện tử, Nhân Dân điệntử, VnExpress, Vietnamnet, Dân trí, VnMedia… việc lãnh đạo báo điện tử cầnkết hợp chặt chẽ với việc phát huy vai trò cơ quan chủ quản, tổ chức đảng trongcác cơ quan báo điện tử, các cấp HNB; lãnh đạo thực hiện công tác đào tạo, bồidưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các cơ quan chủ quan, cơ quan có

Page 143: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

143

báo điện tử và cơ quan báo điện tử; tiến hành công tác kiểm tra, giám sát củacác tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên trong báo điện tử; việc gương mẫu củacán bộ, đảng viên...

Để hoạt động báo điện tử luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng,Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan tham mưu của BCHTƯ Đảng, cáccấp ủy đảng phải thường xuyên cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịpthời cho báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Tổ chức nhiều hơn nữa cáccuộc đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy với các cơ quan báođiện tử nói riêng, báo chí nói chung. Đây là một phương thức lãnh đạo quantrọng của Đảng, vì những thông tin của Đảng là kênh thông tin chính thốngvừa có tác dụng thông tin cho hệ thống thông tin đại chúng, vừa thông tintrong Đảng và toàn xã hội, tạo cơ sở cho báo điện tử bảo đảm tính tư tưởng,tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng. Đồng thời, xâydựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức đảng, cánbộ, đảng viên, nhất là các cơ quan chủ quản, cơ quan báo điện tử nghiên cứu,quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, kết luận củaĐảng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; định kỳ báo cáo BCT,BBT những vẫn đề cần quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Về phương châm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cần kịp thời,nhưng phải bảo đảm tính thuyết phục, tránh áp đặt, mệnh lệnh nhằm đạt tới sựtuân thủ một cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo điện tử.

Để đạt được yêu cầu trên, cần tập trung khắc phục một số hạn chế, thiếusót đã và đang diễn ra, như tình trạng cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo “cầm tay chỉviệc”; hạn chế hoặc chưa quan tâm đúng mức đến công tác dự báo tình hình đểchủ động chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền; chậm cung cấp thông tincho báo chí; quan niệm một cách đơn giản về tính trung thực của báo chí; quanniệm xơ cứng về tôn chỉ, mục đích; thiếu nhất quán trong chỉ đạo, định hướngthông tin; trong một số trường hợp, một số cơ quan lãnh đạo có khuynh hướngáp đặt, mệnh lệnh, thiếu tính thuyết phục; cơ quan tham mưu chậm trễ trong việc

Page 144: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

144

tham mưu những chủ trương lớn liên quan đến hoạt động báo điện tử trong điềukiện kinh tế thị trường và trong bối cảnh các thế lực thù địch triệt để sử dụngcông cụ truyền thông chống phá Đảng, Nhà nước một cách quyết liệt; các cấp ủyđảng và tổ chức đảng tại cơ quan báo điện tử chưa làm tốt trách nhiệm và không

thể hiện đúng tầm vai trò của mình trong các cơ quan báo chí vốn được coi là các

cơ quan chính trị; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thườngxuyên; việc xác định trách nhiệm của cấp ủy đảng đối với khuyết điểm của cơquan báo điện tử còn chung chung, thiếu cụ thể, xử lý thiếu kiên quyết.

Các cấp ủy đảng lãnh đạo các cơ quan báo điện tử cần có kế hoạch nângcao chất lượng nội dung, hình thức, trình độ kỹ thuật, công nghệ đáp ứng ngày

càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4.2.3. Nâng cao năng lực và phát huy vai trò quản lý nhà nước đốivới báo điện tử

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, nhằmnâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo điệntử. Đi đôi với việc đẩy mạnh hoàn thiện và phát huy hiệu lực hệ thống phápluật, cần hoàn thiện cơ chế quản lý, phân công phân nhiệm rõ ràng giữa cáccơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về báo điện tử. Để quản lýtốt hoạt động báo điện tử, về cơ bản, phải dựa vào luật pháp và các quy địnhcó tính pháp lý; có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợidụng báo điện tử để thực hiện các mục đích xấu, vi phạm pháp luật và đạođức xã hội. Một hệ thống luật pháp với những chế tài, điều khoản phù hợp sẽgiúp cho công tác quản lý thuận lợi, chặt chẽ và bảo đảm yêu cầu nghiêm

khắc và công bằng. Hơn 10 năm qua, bên cạnh những nghị quyết, chỉ thị, quyđịnh về lãnh đạo báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử do Đảng banhành, Quốc hội cũng đã xây dựng và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành LuậtBáo chí (năm 1989); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí(năm 1999); Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi

Page 145: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

145

tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báochí… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã tạo cơ sở pháp lý chocông tác lãnh đạo, quản lý hoạt động báo điện tử. Chỉ thị số 52-CT/TW củaBBT về tăng cường quản lý báo chí điện tử chỉ rõ: “Nâng cao năng lực quảnlý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà

nước từ Trung ương đến địa phương” [6, tr.2].

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật và văn bảnquy phạm pháp luật liên quan báo điện tử cần nắm vững quan điểm, chủ trươngcủa Đảng: báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, là một bộ phận thuộc lĩnhvực sáng tạo văn hóa tinh thần, rất cần những “khoảng trống” cho sự sáng tạo.Trong lĩnh vực này, những quy định quá nguyên tắc cứng nhắc không nhữngkhông kích thích sáng tạo, mà còn triệt tiêu tài năng, ảnh hưởng động lực phấnđấu của nhà báo. Vấn đề là phải làm cho phóng viên thật sự thấm nhuần và

thực hiện một cách tự giác sứ mệnh cao cả của mình đối với cộng đồng, xã hộicũng như lợi ích của Đảng, của dân tộc. Do đó, nhiều nhà quản lý báo chí hiệnnay cho rằng, quản lý hoạt động báo điện tử không chỉ máy móc, căn cứ vào

pháp luật, mà còn cần đề cao tinh thần tự giác của các cơ quan, phóng viên báođiện tử.

Trước sức phát triển nhanh chóng, toàn diện của hệ thống báo chí và

báo điện tử, nhiều nội dung trong văn bản luật và các văn bản quy phạm phápluật hiện hành không theo kịp thực tiễn, trở nên lạc hậu; thậm chí một số nộidung, quy định không những không có tác dụng tích cực, mà còn cản trở sựphát triển của báo chí. Một số văn bản quy định về vấn đề hoạt động tài chính

của cơ quan báo chí chưa quan tâm tới việc xác định mô hình để xây dựng cơchế quản lý tài chính phù hợp; xác định mức thuế cho báo chí như doanhnghiệp, trong khi hoạt động báo chí trước hết và trên hết là hoạt động TT-VH;

áp dụng mức thuế chung mà không tính đến tính chất của các báo điện tử làtuyên truyền hay giải trí… Nội dung Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi,những văn bản dưới luật cơ bản phục vụ công tác quản lý báo điện tử cũng

Page 146: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

146

chưa tính đến khả năng xuất hiện của mô hình doanh nghiệp truyền thông và

cơ chế hoạt động nhằm bảo đảm tính chính trị và hiệu quả kinh tế của nó…Do vậy, vấn đề đặt ra là, để có một nền báo chí nói chung, trong đó có báođiện tử, phát triển không chỉ thực hiện tốt chức năng TT-VH, mà còn có nănglực tổ chức các hoạt động kinh tế hiệu quả, hệ thống văn bản pháp pháp luậtkhông những phải đủ, mà còn phải luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợpvới thực tiễn; việc xây dựng quy phạm pháp luật phải dựa trên các chủ trương,đường lối, nghị quyết, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để công tác quản lý nhà nước về báo điện tử thuận lợi và có hiệu quả,cần phải tiến hành một số công việc sau:

Một là, thống nhất quản lý nhà nước đối với báo điện tử trong cả nước.BBT chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ nghiên cứu, ban hành quy chế vềnhiệm vụ, quan hệ giữa cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước từ Trungương đến địa phương để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý củaNhà nước đối với các hoạt động báo điện tử, tránh sự chồng chéo trong phâncông, phân cấp, sơ hở và kém hiệu lực. Tạp lập sự phối hợp chặt chẽ, tích cựcgiữa cơ quan quản lý nhà nước về báo điện tử với cơ quan chủ quản trongviệc tăng cường hiệu lực công tác điều hành, quản lý báo điện tử.

Hai là, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ TT-TT, Bộ Công an, BộQuốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy chếphân công và phối hợp trong việc lãnh đạo, quản lý nội dung và cung cấpthông tin cho báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng. Bộ TT-TT bổ sung,hoàn thiện dự án xây dựng Trung tâm hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốcgia phục vụ công tác bảo đảm an toàn thông tin và công tác quản lý nội dungthông tin trên báo điện tử và mạng internet. Bộ TT-TT phối hợp với Bộ Côngan, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng quy định về quản lýthông tin, thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn báo điện tử nói riêng,

mạng internet nói chung. Đầu tư mua sắm và xây dựng hệ thống trang thiết bịan toàn phục vụ nghiên cứu, phân tích và phát triển báo điện tử.

Page 147: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

147

Ba là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan tham mưu, cấp ủytrực thuộc (các Ban cán sự đảng: Chính phủ, Bộ TT-TT, Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Đảng ủy Công an Trung ương...) tiến hành rà soát, sửa đổi, bổsung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả vănbản hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Chính phủ sớm ban hành các chếđộ, chính sách đối với báo điện tử; có ngân sách hỗ trợ việc cung cấp, lắp đặtcơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ cho báo điện tử ranước ngoài và đặc biệt là hỗ trợ máy móc, thiết bị để lắp đặt cho các vùng miềnnúi, hải đảo, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tạo môi trườngthuận lợi cho đơn vị cung cấp dịch vụ và việc thực thi pháp luật, có chính sáchhỗ trợ, giảm cước phí truy cập và miễn giảm các lệ phí cho doanh nghiệp và

người dùng khi lắp đặt và truy cập báo điện tử. Từng bước nâng cao khả năngcạnh tranh, tiến tới có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu người dùng báo điện tử đểthay thế các dịch vụ nước ngoài khi cần thiết.

Bốn là, Bộ TT-TT và cơ quan chủ quản báo điện tử cần kiểm tra, xử lýkịp thời, nghiêm minh các báo có sai phạm, xây dựng cơ chế kiểm tra hoạtđộng của các cơ quan báo điện tử trực thuộc. Ðối với các cơ quan báo điện tửthường xuyên mắc sai phạm, cơ quan chủ quản nên chỉ đạo kiểm điểm các cánhân có liên quan, xem xét lại quy trình tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định tin, bài,

đồng thời có kế hoạch điều chuyển công tác đối với lãnh đạo cơ quan báo điệntử không đủ khả năng lãnh đạo, quản lý cơ quan. Kịp thời chấn chỉnh tình trạngcơ quan báo điện tử xa rời tôn chỉ, mục đích, không tự giác chấp hành Luật Báochí.

Năm là, đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại chocác cơ quan chức năng (an ninh tư tưởng, an ninh mạng) trong việc kiểmduyệt nội dung, bảo mật thông tin trên các báo điện tử. Đầu tư mua sắm, xâydựng hệ thống giám sát các sự cố mạng. Hệ thống tự động thu thập thông tinsai phạm trên báo điện tử. Hệ thống hạn chế, tiếp cận nội dung thông tin trên

báo điện tử. Chuẩn hóa một số tiêu chí về hạ tầng của hệ thống báo điện tử

Page 148: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

148

như tên miền, dịch vụ lưu trữ...; đa dạng hóa khả năng lưu trữ thông tin chínhthức của báo điện tử, tạo khả năng liên kết, trao đổi thông tin thuận tiện,đường truyền tốt, kết nối truy cập nhanh. “Đảm bảo an ninh và an toàn mạng,ngăn chặn mọi âm mưu, hành động chống phá, gây rối của các thế lực thù

địch” [6, tr.4]. Đồng thời, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác an ninh

mạng, an toàn thông tin.

Sáu là, thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sứctự đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước tác động tiêu cực vềthông tin của báo điện tử.

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thứccủa cán bộ, đảng viên và nhân dân cần được tiến hành thường xuyên, rộngkhắp, trước hết là quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chínhquyền, đặc biệt là những người đứng đầu cấp ủy về tầm quan trọng của cuộcđấu tranh ngăn chặn thông tin xấu. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và

lâu dài, nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện, để mỗi người dân trở thành

bộ thông tin, trở thành người phản bác lại những thông tin xấu một cách cóhiệu quả c ho từng cá nhân và cả cộng cộng đồng. Do vậy, sớm xây dựng và

thực hiện kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đời sống, trình độ nhận thức và điều kiện thựctiễn của Việt Nam. Chú trọng kết hợp vai trò của gia đình với nhà trường, cáctổ chức đoàn thể nhằm hướng dẫn, nâng cao ý thức sử dụng thông tin trên báo

điện tử của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, từ đó tự bản thân biết chọn lọcnội dung, khai thác thông tin có lợi, loại bỏ những thông tin xấu, độc hại.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, toàn

bộ hoạt động của báo điện tử luôn đối mặt với nguy cơ tự phát, thoát ly sựquản lý của Nhà nước. Do vậy, lãnh đạo, quản lý báo điện tử phải đặc biệtquan tâm đến những đặc điểm của tình hình mới để phòng ngừa và hạn chế,tiêu cực. Bên cạnh đó, trong điều kiện thể chế chính trị XHCN ở nước ta chỉcó Đảng Cộng sản cầm quyền, cần đề phòng những khuynh hướng tiêu cực

Page 149: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

149

như: nhân danh sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước để hạn chếsức năng động, sáng tạo, tinh thần dân chủ của các cơ quan báo điện tử cũngnhư các cá nhân nhà báo; quản lý chặt chẽ để hạn chế về số lượng và lợi dụngdanh nghĩa quản lý để ngăn cản sự phát triển của báo điện tử.

4.2.4. Củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức đảng trong cơ quanbáo điện tử, của Hội Nhà báo đối với hội viên công tác ở các báo điện tử

Nghị quyết Trung ương năm khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báochí trước yêu cầu mới nhấn mạnh: “Coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảngtrong các cơ quan báo chí” [59, tr.50].

Coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo điện tử vữngmạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chăm lo công tác xây dựng Đảng,nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong cơ quan báođiện tử. Tập trung xây dựng tổ chức đảng báo điện tử thật sự trong sạch, vữngmạnh, xứng đáng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đề caotrách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo trong cơquan báo điện tử. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên

trong các cơ quan báo điện tử, cơ quan chủ quản, cơ quan chỉ đạo, quản lý báođiện tử về thi hành Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng trong hoạt động báođiện tử.

Điều 21 Điều lệ Đảng do Đại hội XI thông qua chỉ rõ: “Tổ chức cơ sởđảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trịở cơ sở” [63, tr.35]. TCCSĐ có nhiệm vụ: “Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong

sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắctập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng...” [63, tr.39].

Trong lãnh đạo báo chí, cùng với lãnh đạo thông qua và bằng TCCSĐ ởcác cơ quan báo chí, Đảng còn lãnh đạo thông qua Đảng đoàn HNB và Ban

cán sự đảng ở các cơ quan nhà nước. Đảng ta chỉ rõ:

Thành lập đảng đoàn ở các ban chấp hành Hội nhà báo Trung

ương và địa phương để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội

Page 150: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

150

Nhà báo. Đảng đoàn thông qua các đảng viên trong Ban Chấp hành và

trong Hội để phổ biến các chủ trương của Đảng, phát huy vai trò củaHội tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách thông tin - báo chí,

bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người làm báo, bồi dưỡng nâng caonghiệp vụ cho hội viên, phản ánh ý kiến của người làm báo ngoài đảnggóp ý kiến với Đảng, giúp các chi bộ đảng phát hiện và bồi dưỡngnhững tài năng mới có đủ tiêu chuẩn để thu hút vào Đảng [3, tr.7].

Để sự lãnh đạo chặt chẽ, cụ thể hơn, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17-

10-1997 của BCT quy định:

Lập ban cán sự đảng, ban biên tập ở các cơ quan báo chí, nhàxuất bản quan trọng; ở các nơi không lập ban cán sự đảng, ban biên tậpgiao trách nhiệm lãnh đạo cho cấp ủy hoặc chi bộ của cơ quan cùng vớikiện toàn tổ chức đảng là kiện toàn các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chícủa cấp ủy đảng và chính quyền [26, tr.8].

Để củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức đảng, cần thực hiện một sốnội dung sau:

Một là, các đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương(Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Quốchội, Đảng đoàn HNB Việt Nam, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảngBộ TT-TT, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương...) và các cơquan tham mưu của Đảng: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kiểm traTrung ương, Ban Tổ chức Trung ương... cần nêu cao trách nhiệm trước Đảng,chủ động đề ra các biện pháp cần thiết giúp BCT, BBT trong lãnh đạo và kiểmtra hoạt động của cơ quan báo chí, lãnh đạo tổ chức hội, ban biên tập báo, tạpchí xây dựng cơ quan báo vững mạnh, hoạt động năng động, đúng định hướng.

Hai là, xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, nhất là đồng chí bí thư cấp ủy và

thủ trưởng cơ quan báo điện tử có phẩm chất, bản lĩnh chính trị, phẩm chấtđạo đức, đủ năng lực cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước vào công việc thường xuyên; đủ khả năng giải quyết

Page 151: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

151

những vướng mắc hằng ngày. Bố trí bí thư cấp ủy, tổng biên tập báo điện tửthật sự tiêu biểu, có khả năng tập hợp và là trung tâm đoàn kết nội bộ.

Trong lựa chọn nhân sự cấp ủy báo điện tử, cần phát huy hơn nữa dânchủ trong nội bộ Đảng, trên cơ sở tiêu chuẩn, kiên quyết khắc phục tư tưởngcục bộ, bè phái...

Ba là, các cấp ủy đảng báo điện tử cần nâng cao chất lượng sinh hoạt,đổi mới phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc, bảo đảm sự thống nhất ý chívà hành động. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chếlàm việc; đấu tranh tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết thống nhấttrong cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ định kỳtheo quy định, chuẩn bị chu đáo nội dung và thông báo trước cho đảng viên

biết. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy, kết quả thực hiệnnhiệm vụ tháng trước, yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra và sự chỉ đạo của cấp ủycấp trên và tùy thuộc nội dung mà cấp ủy xem xét và lựa chọn hình thức sinhhoạt cho phù hợp, như: sinh hoạt công tác định kỳ, sinh hoạt học tập chính trị,sinh hoạt chuyên đề... Có thể vận dụng một hoặc kết hợp nhiều hình thức đểnâng cao chất lượng và tính phong phú, đa dạng của sinh hoạt đảng, tránh

nhàm chán, nhưng phải bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiếnđấu. Cấp ủy xác định và chọn một số nhiệm vụ cụ thể để thực hiện, như:những vấn đề về tư tưởng nổi lên mà cấp ủy cần tập trung lãnh đạo; nhữngnhiệm vụ chính trị trọng tâm, bức xúc trước mắt phải thực hiện; những giảipháp để xây dựng cấp ủy vững mạnh...

Bốn là, động viên và tổ chức cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên và

nhân viên báo điện tử tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của cấp ủyđảng và đảng viên công tác ở cơ quan báo điện tử. Tiếp tục triển khai thựchiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát động mạnh mẽ phong trào

quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên.

Tạo điều kiện cho đoàn thể chính trị - xã hội và phóng viên, biên tập viên,

nhân viên trong cơ quan báo điện tử tham gia giám sát các công việc và phẩm

Page 152: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

152

chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quảnlý, bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan báo điện tử; kịp thời phát hiện,đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Năm là, gắn công tác xây dựng tổ chức đảng báo điện tử trong sạch,vững mạnh với nhiệm vụ xây dựng cơ quan vững mạnh. Đổi mới, nâng caonăng lực cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ở cơ quan lànhiệm vụ trọng yếu của cấp ủy đảng báo điện tử.

Tập trung xây dựng, củng cố phát triển tổ chức đảng ở những đơn vịchưa có tổ chức đảng, nơi ít đảng viên... Cấp ủy đảng báo điện tử chú trọngcông tác phát triển đảng, trong đó, quan tâm công tác tạo nguồn phát triểnđảng viên. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tạo nguồn, chăm logiáo dục, bồi dưỡng quần chúng ưu tú trong các đoàn thể chính trị - xã hội,tích cực bồi dưỡng, giáo dục để quần chúng có nhận thức sâu sắc về Đảng, cóđộng cơ đúng đắn và tự nguyện phấn đấu vào Đảng.

Để xây dựng tổ chức đảng báo điện tử trong sạch, vững mạnh phảinâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với việc xây dựngphát triển cơ quan, lấy hiệu thực hiện nhiệm vụ chính trị vì lợi ích chung củaĐảng, của ngành, cơ quan để đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, chấtlượng lãnh đạo của cấp ủy và tiêu chuẩn để đánh giá tổ chức đảng các báođiện tử trong sạch, vững mạnh.

Để phát huy vai trò của HNB, cần thực hiện một số nội dung sau:Một là, tăng cường lãnh đạo, nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng, hiệu

quả hoạt động của HNB Việt Nam. HNB Việt Nam là tổ chức chính trị - xã

hội - nghề nghiệp của những người làm báo trong cả nước. Hội cần thực hiệntốt việc đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước đến với hội viên; động viên hội viên thực hiện hoàn thành

nhiệm vụ chính trị được giao; không ngừng vươn lên về chính trị, nghiệp vụ,đạo đức nghề nghiệp; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu

cực trong hoạt động báo chí; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng

Page 153: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

153

của hội viên. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vị trí, vai trò, chấtlượng hoạt động của Hội theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 21-8-2004

của Ban Bí thư “về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của HNBViệt Nam trong thời kỳ đổi mới” là một giải pháp quan trọng nhằm nâng caovai trò lãnh đạo của Đảng với báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng.

Hai là, HNB cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, tổ chức trao đổikinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và công tác quản lý báo điệntử với các báo điện tử lớn của nước ngoài cho hội viên. Tranh thủ sự giúp đỡquốc tế để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, hội viên,

đồng thời chống các ý đồ “diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực này. Tiến tới xâydựng các viện nghiên cứu khoa học báo điện tử, các bảo tàng báo điện tử phụcvụ cho hoạt động nghiệp vụ, giáo dục truyền thống và nâng cao hiểu biết củanhân dân về nghề báo và những người làm báo.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của HNB Việt Nam, góp phầngiáo dục ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo điệntử. HNB Việt Nam cần tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương thứchoạt động, tổ chức và điều hành các câu lạc bộ báo chí chuyên ngành của báochí nói chung, trong đó có báo điện tử, thu hút được nhiều hội viên báo điệntử tham gia. HNB Việt Nam tăng cường hơn nữa và phối hợp chặt chẽ vớiBan Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT trong việc tổ chức giao ban báo chíhằng tuần; xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật cho hoạt động báo điện tử;bảo vệ nhà báo; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các hội viên;

khen thưởng và phát triển hội viên báo điện tử.4.2.5. Đẩy mạnh quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ

cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo điện tử và phát huy vai trò đội ngũcán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan báo điện tử

Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phóng viên, biên tập viên,

nhân viên báo điện tử có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hoạt động báođiện tử. Cấp ủy đảng cơ quan báo điện tử cần lãnh đạo xây dựng quy chế tuyển

Page 154: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

154

dụng, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật trong cơ quan mình.

Vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới là ở việc xây dựngcho mỗi thành viên của các báo điện tử động cơ làm việc đúng đắn, ý thức tựgiác chấp hành kỷ luật lao động, quy chế sinh hoạt, xây dựng tập thể đoàn kết,các thành viên có mối quan hệ phát triển đa dạng, lành mạnh để ngoài công

việc chung, các thành viên tập thể còn trao đổi tình cảm, hiểu biết, cảm thông,chia sẻ, hợp tác với nhau trong cuộc sống. Người lãnh đạo hòa mình như mộtthành viên bình đẳng, tin cậy trong tập thể, đại diện cho các lợi ích tập thể và là

người điều hành các hoạt động tập thể. Ngược lại, tập thể cũng đòi hỏi cao ởngười lãnh đạo, quản lý về những phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lựccông tác chuyên môn vững vàng.

4.2.5.1. Để đẩy mạnh công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, phóng viên,

biên tập viên báo điện tử cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:Một là, lãnh đạo các cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ quan quản lý và cơ quan

báo điện tử tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơquan báo điện tử, cơ quan chủ quản báo điện tử, tập trung củng cố đội ngũ cánbộ quản lý, tổng biên tập và phó tổng biên tập.

Hai là, thực hiện công khai, dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ.Việc quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, bảo đảmcho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệmvụ trước mắt và lâu dài của báo điện tử. Tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ,phóng viên, biên tập viên báo điện tử một cách đồng bộ ở các cấp lãnh đạo theophương châm quy hoạch lãnh đạo cấp dưới làm căn cứ, cơ sở cho quy hoạchlãnh đạo cấp trên, quy hoạch lãnh đạo cấp trên là kết quả, động lực thúc đẩy và

tạo điều kiện thực hiện quy hoạch lãnh đạo cấp dưới, bảo đảm yêu cầu “động”và “mở”, khắc phục việc khép kín trong quy hoạch. Tiến hành công khai quy

hoạch sẽ tạo động lực, cơ sở có tính pháp để cấp ủy và người được quy hoạchphấn đấu, rèn luyện và trưởng thành; đồng thời, cũng tạo điều kiện để cán bộ,

Page 155: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

155

đảng viên, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo điện tử tham gia theo dõi, giám

sát kết quả phấn đấu rèn luyện của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đóng gópvào việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo định kỳ, ngăn ngừa những saiphạm, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Ba là, hằng năm và từng giai đoạn, cơ quan chủ quản và cơ quan báođiện tử cần tiến hành rà soát, đánh giá công tác quy hoạch, chuẩn bị, bổ sung độingũ kế cận các chức danh chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào các vịtrí quan trọng, nhất là cán bộ phụ trách khâu nội dung. Chú trọng quy hoạchnhững cán bộ, phóng viên, biên tập viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên

ngành, có năng lực công tác và chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt.Bốn là, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí làm việc ở cơ

quan báo điện tử; để căn cứ quy hoạch xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡngcán bộ nguồn trong chiến lược phát triển của báo điện tử. Làm được điều này

không chỉ chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ kế cận bảo đảm đầy đủ các tiêu

chí của người lãnh đạo, tránh tình trạng hụt hẫng, mà còn thông qua đó khuyếnkhích những người trong diện quy hoạch cố gắng phấn đấu để có thể đạt được kỳvọng của bản thân cũng như sự tin tưởng của tập thể.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Tậptrung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản vững vàng

về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳmới” [58, tr. 226]. Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT nhấn mạnh:

Tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơquan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí nói chung và báo điện tử nóiriêng, trước hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên

tập và phó tổng biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, phóng viên báo chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quảnlý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báođiện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ

Page 156: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

156

thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kiên quyết thay thế những ngườikhông đủ phẩm chất, năng lực [6, tr.3].

4.2.5.2. Để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ cánbộ, phóng viên, biên tập viên báo điện tử cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động tại các báo điện tửmột cách toàn diện: vững về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đápứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên và cả cán bộ làm công tác an ninh

mạng các cơ quan báo điện tử và các cơ quan chức năng có phẩm chất chính trịvững vàng, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ trong tình hình mới. Đối với đội ngũ phóng viên, nhân viên, cần cải cáchcông tác đào tạo từ bậc đào tạo đại học. Theo khảo sát ở một số báo điện tử, chỉkhoảng 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng nhu cầu ngay, nghĩalà có thể bắt tay ngay vào làm việc của một người phóng viên. Thực tế này cũngđược thể hiện ở một số báo điện tử, ngoài kiến thức nghiệp vụ báo chí, phóngviên rất cần được đào tạo chuyên ngành khoa học. Mặt khác, bản thân một sốphóng viên học chuyên ngành báo chí cũng chưa phải đã nắm vững nghiệp vụlàm báo.

Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, nghiệp vụquản lý cho cán bộ, đảng viên, phóng viên, nhân tập viên báo điện tử, bảođảm cho tất cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo điện tử đều được đào

tạo, bồi dưỡng. Mở các lớp bồi dưỡng cập nhật thông tin về từng lĩnh vực phù

hợp với lĩnh vực phóng viên được phân công đảm nhiệm.Đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo điện tử cần có kế hoạch

học tập, thường xuyên cập nhật kiến thức, đặc biệt về lý luận chính trị, coiđây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm.

Hai là, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Ban Tuyên giáo

Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ TT-TT, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí

Page 157: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

157

Minh, HNB Việt Nam và các ban, ngành có liên quan cần xây dựng, hoàn thiệnhệ thống giáo dục, đào tạo cán bộ báo chí; thống nhất nội dung giảng dạy; biên

soạn bộ lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, sách giáo khoa các môn học vềchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí nói chung, báo điệntử nói riêng; đào tạo, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.Tăng cường đào tạo cán bộ mới, đi đôi với đào tạo lại, bồi dưỡng các cán bộhiện đang giữ trách nhiệm quản lý ở các cơ quan báo điện tử. Để có một độingũ những người làm báo vừa có đạo đức, vừa nắm vững chuyên môn, nghiệpvụ, tức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, việc xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và

thường xuyên hợp lý là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ ra rằng, dù có theo họcbao nhiêu khóa, nhưng bản thân không chú trọng khâu tự đào tạo, tự học suốtđời thì khó có thể thành công. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tất cả mọi lĩnhvực từ chính trị đến kinh tế, quan hệ quốc tế, khoa học, công nghệ... có nhữngsự thay đổi, phát triển liên tục, nếu không tự học hỏi, tự cập nhật sẽ bị lạc hậu.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo điện tử phải là người biết phát

hiện vấn đề đặt ra cho cơ quan, từ đó tìm ra cách để giải quyết vấn đề, điều

quan trọng là tập hợp lực lượng để giải quyết vấn đề. Như vậy, lãnh đạokhông chỉ là nhận thức, mà còn là một khoa học, nghệ thuật. Cán bộ quản lýcơ quan báo có hai loại: một là, tuyển từ nơi khác về; hai là, trưởng thành tạichỗ. Nếu tuyển chọn từ nơi khác về, lãnh đạo cơ quan báo điện tử bắt buộcphải có đầy đủ các tiêu chí theo quy chế như trình độ lý luận chính trị, trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác, độ tuổi, đạo đức, lối sống và

quy trình bổ nhiệm. Ngoài ra, các cán bộ này cũng cần có một thời gian thửthách bằng chính công việc mà người đó sẽ đảm nhiệm trong tương lai, quađó đánh giá khả năng quản lý, khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người đó.

Bởi, đây là lĩnh vực thuộc khoa học quản lý, đặc biệt là quản lý con người làm

việc trong lĩnh vực báo chí, nhất là báo điện tử - lĩnh vực rất nhạy cảm. Vớicán bộ trưởng thành tại chỗ, phải tuyển chọn những người qua thực tế tỏ rõ có

năng lực làm báo, có trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu trong lối

Page 158: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

158

sống, có khả năng quy tụ, đoàn kết mọi người trong cơ quan vì sự nghiệpchung.

Phóng viên, biên tập viên, nhân viên cơ quan báo điện tử có nhữngmảng công việc khác nhau. Với phóng viên, cần lựa chọn những người có tốchất nhanh nhẹn, có khả năng “tác chiến” trong mọi điều kiện và khả năng

giao tiếp tốt. Với biên tập viên, cần lựa chọn những người nhạy bén về chínhtrị, không chỉ nắm vững lĩnh vực chuyên môn đảm trách, mà cần có thêm kiếnthức rộng trên nhiều lĩnh vực, có nghiệp vụ biên tập và đặc biệt có khả năng

sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thuần thục. Với người đảm nhiệm các công việckhác, cần căn cứ từng công việc cụ thể để đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn riêng.

Trước khi tuyển chọn chính thức phải có một thời gian thử việc, tùy theo nhu

cầu vị trí công việc cần tuyển để lựa chọn người thử việc. Khi tuyển chọn nên

ưu tiên phóng viên đã từng làm ở các báo điện tử, các trang thông tin điện tử,sau đó là các phóng viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn,

các khoa báo chí. Dù từ nguồn nào cũng đều phải thông qua kết quả thực tếthời gian thử việc để quyết định có tiếp nhận phóng viên đó hay không.

Cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo điện tử ở Việt Nam phải tuân thủcác quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trong các quy địnhđó, quy định tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phải được đặtlên hàng đầu. Người làm báo phải có tư tưởng, lập trường kiên định, nắm vữngquan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hóa, đối nội, đối ngoại... Phóng viên báo điện tử hành nghề trungthực, khách quan, tôn trọng sự thật.

Lao động báo chí là loại hình lao động đặc biệt có tính sáng tạo cao, làhoạt động chính trị - xã hội và văn hóa thông qua phương tiện thông tin đạichúng. Lao động báo chí đòi hỏi người làm báo có nhân cách đáp ứng đượcvới công việc thầm lặng, nhưng không kém phần cực nhọc. Quan điểm, lậptrường chính trị, thế giới quan là điểm xuất phát hình thành nhân cách nhà

Page 159: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

159

báo. Nhà báo cần hiểu biết cơ bản về những điều kiện của cuộc cách mạng doĐảng lãnh đạo, thấu hiểu các quan điểm, hình thức tiến hành đấu tranh; cótính trung thực và vững vàng, luôn hòa mình vào hàng ngũ những người chiếnsĩ cách mạng và đông đảo nhân dân lao động. Để làm tròn được trách nhiệmcao cả của mình, đội ngũ những người làm báo phải có lòng yêu nước, cónhận thức chính trị và mục tiêu, lý tưởng kiên định, có ý thức tổ chức kỷ luậtcao, có đạo đức, lối sống trong sáng, có nghiệp vụ tinh thông trong quá trình

lao động sáng tạo để góp phần có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Vì làm

báo là một nghề, hơn nữa là một nghề mang tính đặc thù, gắn bó chặt chẽ vớichính trị, là hoạt động chính trị, nên các nhà báo nhất thiết phải được đào tạovà thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ, hoàn thiện nhân cách. Đảngvà các cấp ủy đảng ở cơ quan báo chí phải quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và

phát huy năng lực của những người làm báo có phẩm chất chính trị tốt, có tài

năng và kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm thay thế những cán bộ yếukém, xử lý nghiêm đối với những cán bộ cố tình vi phạm luật pháp hoặc lợidụng báo chí để thực hiện mưu đồ lợi ích cá nhân.

4.2.5.3. Để phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên

công tác tại báo điện tử, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo cần thực hiệncác nội dung sau:

Một là, tăng cường trách nhiệm, năng lực của cơ quan chủ quản và

người đứng đầu cơ quan báo điện tử. Bố trí những người có đủ phẩm chất,năng lực, uy tín, trách nhiệm vào các vị trí quan trọng như tổng biên tập, phótổng biên tập, cán bộ đại diện cơ quan chủ quản chỉ đạo cơ quan báo điện tửthuộc quyền; tổng thư ký, thư ký tòa soạn, trưởng ban, trưởng phòng, trưởngchuyên trang, chuyên mục. Đề cao quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chủquản, trong quản lý cán bộ, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cơquan báo điện tử; việc xử lý cán bộ sai phạm.

Hai là, cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báođiện tử trong việc sử dụng và quản lý đội ngũ công tác viên. Bên cạnh đó, cán

Page 160: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

160

bộ chủ chốt báo điện tử nhất thiết phải có trình độ, kiến thức về lĩnh vực báođiện tử, tổng biên tập nhất thiết phải là đảng viên.

Ba là, đẩy mạnh việc trẻ hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơquan báo điện tử. Cần quy định thời gian một người giữ cương vị đứng đầu cơquan báo điện tử không quá hai nhiệm kỳ liên tục (mỗi nhiệm kỳ 5 năm).

4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với báođiện tử và cơ quan chủ quản báo điện tử

Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử thể hiện ở việc đề ra chủtrương, đường lối phát triển báo điện tử và kiểm tra, giám sát thực hiện chủtrương, đường lối đó. Mục đích kiểm tra, giám sát là làm cho chủ trương,đường lối, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về báo điện tử được thi hành

một cách đúng đắn và sáng tạo. Qua kiểm tra cần chỉ rõ các nghị quyết cóđược thi hành hay không, thi hành có đúng không, đúng đến mức nào; cơquan, tổ chức nào, cán bộ, đảng viên nào cố gắng, nghiêm túc, phát huy sáng

kiến, làm việc có hiệu quả và không có hiệu quả; trong thực hiện có gì vướngmắc; v.v... Việc kiểm tra chấp hành nghị quyết của Đảng nhằm đánh giánhững mặt đúng đắn, phù hợp của chủ trương, nghị quyết để tiếp tục pháthuy, cũng như những hạn chế để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh, đồng thời uốnnắn kịp thời những sai trái, lệch lạc của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và cơquan báo điện tử.

Đối tượng kiểm tra bao gồm các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên liên

quan đến hoạt động báo điện tử, nhất là cán bộ chủ chốt ở các cơ quan báođiện tử và cơ quan chủ quản báo điện tử. Nội dung cần kiểm tra, giám sát toàn

diện, trong đó đặc biệt chú ý kiểm tra nội dung chính trị, tư tưởng trong cácsản phẩm báo chí; ý thức trách nhiệm, năng lực và phẩm chất chính trị củacán bộ chủ chốt các cơ quan báo điện tử; phát hiện, bồi dưỡng và phát huy

những người làm báo có phẩm chất chính trị tốt và có tài năng; kiến nghị vớicác cơ quan có thẩm quyền thay đổi những cán bộ yếu kém, xử lý nghiêm đối

Page 161: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

161

với những cán bộ cố tình vi phạm luật pháp, hoặc lợi dụng báo để thực hiệnmưu đồ xấu.

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với báo điện tửvà cơ quan chủ quản báo điện tử cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với báođiện tử để tạo thế chủ động, kịp thời, tránh thụ động, chỉ kiểm tra, xử lý cácvụ việc vi phạm, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo côngtác kiểm tra, giám sát, phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng.Cán bộ tham gia đoàn kiểm tra, giám sát cơ quan chủ quan, cơ quan báo điệntử phải có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất và bản lĩnh. Hoạt động báođiện tử thuộc lĩnh vực tuyên giáo. Vì vậy, bên cạnh những nét chung như cáchoạt động khác của Đảng, cần có sự phong phú và tế nhị trong nội dung và

hình thức. Cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát phải có trí tuệ, có trình độvăn hóa đáp ứng yêu cầu, đặc điểm của hoạt động và quản lý báo điện tử.

Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ,khách quan, thận trọng và chặt chẽ. Giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải cótrọng tâm, trọng điểm, để tạo được sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và

hành động trong các cấp ủy báo điện tử, cơ quan chủ quản... về công tác kiểmtra, giám sát. Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước, các quy định về lĩnh vực báo chí nói chung, báo điện tửnói riêng. Đề cao tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên,

phóng viên, biên tập viên báo điện tử.Hai là, trong quá trình kiểm tra, giám sát không được né tránh, bao che

những cơ quan báo điện tử và cá nhân nhà báo vi phạm kỷ luật đảng và pháp luậtcủa Nhà nước, có những biểu hiện tiêu cực, có dư luận hoài nghi về phẩm chấtđạo đức. Đồng thời, trong điều kiện hiện nay, phải tỉnh táo bảo vệ công lý, lẽphải, không được lợi dụng kiểm tra, giám sát để làm ảnh hưởng xấu tới hoạtđộng của các cơ quan báo điện tử, tới tư tưởng của chính những người làm công

tác báo chí.

Page 162: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

162

Về phần mình, các cơ quan báo điện tử phải luôn cầu thị, phương châm“hoan nghênh bạn đọc góp ý phê bình báo” phải luôn được thực hiện trongthực tế, không hình thức. Tự phê bình và tiếp nhận phê bình vừa đúng với bảnchất của Đảng, vừa đúng với bản thân báo điện tử - phương tiện truyền thôngđại chúng. Báo điện tử phải đặt nhu cầu, đòi hỏi và ý kiến của đại đa số quầnchúng nhân dân lên trên hết.

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, kịp thời nêu gương cánbộ và tổ chức đảng làm tốt, giúp đỡ cán bộ, phóng viên, biên tập và tổ chứcđảng gặp khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thiếu sót, khuyếtđiểm của cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên, nhân viên báo điện tửvề phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện nhiệm vụ được giao. Mọivi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, nhất là đảng viên là cán bộ lãnh đạo,quản lý báo điện tử đều có nguyên nhân là do thiếu sự kiểm tra, giám sát và

đều có đánh giá chung là nếu được kiểm tra, giám sát sớm hơn, thường xuyên

hơn thì hậu quả vi phạm sẽ ít nghiêm trọng hơn và có thể sẽ không để xảy ravi phạm.

Ba là, công tác kiểm tra, giám sát đối với báo điện tử không chỉ là việcriêng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, mà còn là công việc của các cấp ủyđảng, của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ TT-TT và Đảngđoàn HNB Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ báochí hằng ngày, hằng giờ chịu sự tác động từ các tiêu cực xã hội. Đã có một sốnhà báo xa rời quy ước đạo đức báo chí, gây tác hại xấu đến uy tín báo chí, làm

cho xã hội bất bình. Để kịp thời ngăn chặn sự “xuống cấp”, suy thoái về đạođức của một số nhà báo đó, các cấp ủy đảng, các cơ quan chức năng phải tăngcường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các nhà báo là đảng viên. Khi

phát hiện dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy ướcvề đạo đức báo chí thì cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời để tránh chohọ rơi vào kết cục đáng tiếc.

Page 163: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

163

Kiểm tra, giám sát của Đảng phải gắn với thanh tra của Nhà nước và

kiểm tra của HNB Việt Nam, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nêu cao tính chủ động của tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Sự phốihợp chặt chẽ đó tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống kiểm tra của Đảng đối vớibáo điện tử, giúp cho báo điện tử ở Việt Nam vừa chủ động, sáng tạo tronghoạt động nghề nghiệp, vừa đi đúng hướng, từ đó làm tốt hơn vai trò công tác

tư tưởng của mình, đồng thời nó cũng tạo ra sự thống nhất giữa lãnh đạo và

quản lý, giữa định hướng chính trị và việc chấp hành các quy định cụ thể.Bốn là, các cơ quan chức năng của Đảng giúp cấp ủy kiểm tra báo điện tử

thông qua sinh hoạt, làm việc định kỳ với các đảng viên phụ trách ở cơ quan báođiện tử để nắm tình hình, kịp thời uốn nắn, xử lý các sai phạm. Nâng cao vai trò,

trách nhiệm, năng lực, hiệu lực của các cơ quan chủ quản và lãnh đạo các cơquan báo điện tử; có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu cơquan báo điện tử khi để xảy ra sai phạm về nội dung thông tin, nhất là nhữngsai phạm nghiêm trọng. Rà soát, củng cố, nâng cao hệ thống báo điện tử đã

có; tạm đình chỉ, hoặc chấm dứt hoạt động đối với báo điện tử yếu kém, cónhiều sai phạm về chính trị, chuyên môn.

Cần đổi mới nhận thức và cách thức triển khai công tác kiểm tra, giám sát

nhằm góp phần kịp thời phát hiện và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót khimới manh nha; phải đổi mới từ kiểm tra, giám sát các vụ việc tiêu cực đã xảy rahoặc có dấu hiệu vi phạm là chủ yếu sang chủ yếu là kiểm tra, giám sát nhằmngăn ngừa vi phạm.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đi đôi với động viên, khen thưởng kịp thờiđối với cơ quan báo điện tử và nhà báo có thành tích, có đóng góp xứng đángcho hoạt động báo điện tử, đồng thời, xử lý kịp thời các sai phạm, vi phạm tronghoạt động báo điện tử. Coi trọng kiểm tra, giám sát hoạt động của các văn phòng

đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo điện tử tại các địa phương.

Page 164: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

164

KẾT LUẬNSự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin tạo tiền đề khoa học –

công nghệ cho sự ra đời của internet, trong đó có báo điện tử. Đến lượt mình,

internet và báo điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin, làm

thay đổi diện mạo báo chí ở nhiều quốc gia. Sự phát triển báo điện tử ở ViệtNam mới đạt mức khá của khu vực Đông Nam Á và còn ở mức trung bình củathế giới, nhưng sự phát triển của nó đã mở ra những thuận lợi cho quá trình hộinhập, phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn. Tuy ra đời muộn,nhưng báo điện tử ở Việt Nam được quan tâm và phát triển nhanh, thu hút sựquan tâm ngày càng nhiều của công chúng và vì vậy ngày càng khẳng định vị tríquan trọng trong hệ thống báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần thấy rằng, tuyđược sự quan tâm chỉ đạo, quản lý, nhưng do đặc thù của loại hình thông tin này,

nên công tác lãnh đạo, quản lý đối với báo điện tử cũng đang đứng trước khôngít thách thức. Vấn đề đặt ra là, cần chủ động nghiên cứu ban hành nghị quyết, chỉthị của Đảng và tiến hành sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản quy phạm phápluật cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời nâng cao trình độ, bản lĩnh củangười làm báo và người quản lý báo điện tử cho ngang tầm với đòi hỏi của cuộcsống hiện đại.

Từ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước trong bốicảnh toàn cầu hóa, thông tin là sức mạnh, rõ ràng phải phát triển mạnh hơn nữabáo điện tử. Thực tế gần 30 năm đổi mới đã chứng minh, tuy có rất nhiều khókhăn, thách thức, nhưng hệ thống báo điện tử ở nước ta đã có bước phát triểnđúng hướng, ngày càng nhiều về số lượng, chất lượng nội dung và hình thứcngày càng phong phú, có thêm báo điện tử để phát triển, đồng thời nâng caotrình độ quản lý báo điện tử là hướng đi để báo chí tiếp tục đóng vai trò ngày

càng quan trọng trong sự CNH, HĐH đất nước.

Sự phát triển nhanh, mạnh của báo điện tử ở Việt Nam cho thấy sựnhanh nhạy của BCHTƯ Đảng, trực tiếp là BCT, BBT và các cơ quan hữu

Page 165: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

165

quan trong việc quyết định cho ra đời báo điện tử, một loại hình báo chí mớiđáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạotrực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cựctuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng,toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hầu hết báo điện tử giữ vững tính đảng,tính tư tưởng, tính nhân dân, tính chiến đấu, tính văn hóa; vừa kiên trì bảnchất của nền báo chí cách mạng, vừa nỗ lực vươn lên để theo kịp trình độ pháttriển của báo chí khu vực và thế giới, hiện đại về mô hình, tổ chức, phươngthức hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, chuyên môn, kỹthuật, công nghệ.

Cần tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí đi đôi với tăng cường lãnh

đạo, quản lý công tác báo chí đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình

hình mới. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo điện tử, cơ quan chủ quản và các

cơ quan báo điện tử cần bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của công tác báochí; tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới; phát hiện, biểudương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tham gia đấu tranh chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; kế thừa và phát huy

các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu, phát huy tinh hoa văn hóanhân loại.

Không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực, bản lĩnh, chất lượng, hiệu quảcông tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo điện tử; đổi mớinội dung, phương pháp, tư duy và phong cách lãnh đạo, quản lý báo điện tử,với phương châm “lãnh đạo, quản lý để báo điện tử phát triển”.

Về nội dung, các cấp ủy và các cơ quan tham mưu đã chủ động trongviệc định hướng chính trị, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp,nhạy cảm đối với lợi ích đất nước, cộng đồng và toàn xã hội; cung cấp kịp

Page 166: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

166

thời, toàn diện, đầy đủ quá trình vận động, phát triển của công cuộc đổi mớinhằm tạo điều kiện thuận lợi cho báo điện tử triển khai hoạt động tuyên

truyền.Về mặt phương châm lãnh đạo, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo

điện tử cần kịp thời nhưng phải bảo đảm tính thuyết phục, tránh áp đặt, mệnhlệnh nhằm đạt tới sự tuân thủ một cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo điệntử.

Về phương thức, bên cạnh nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định quantrọng mà Trung ương Đảng, trực tiếp là BCT, BBT đã ban hành, Đảng cầntiếp tục quan tâm, bổ sung, điều chỉnh để có được hệ thống văn bản nghịquyết, chỉ thị, quy định có tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, tạo cơ sở chính trịcho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo điện tử. Coi trọng việc xây dựng tổ chức

đảng trong cơ quan báo điện tử vững mạnh về mọi mặt; đề cao vai trò đảngviên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo; trên cơ sở đónâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích,chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo điện tử và quy ước đạo đức nhà báo.

Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ quanbáo điện tử, để báo điện tử thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, diễn đàn tin cậy của nhân dân.Hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển báo điện tử. Khẩn trương lập đề ánđổi mới, sắp xếp lại các cơ quan báo điện tử cả nước, của từng bộ, ngành,

đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lý, thiết thực, hiệu quả. Khôngngừng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quảnlý báo điện tử; đào tạo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo điện tử. Mởrộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo báo điện tử với cácnước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơquan chỉ đạo, quản lý báo điện tử và cơ quan chủ quản của báo điện tử; sựlãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơquan chủ quản với cơ quan báo điện tử. Nâng cao chất lượng nội dung, hình

Page 167: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

167

thức, khả năng chi phối thông tin của các báo điện tử chủ lực. Đầu tư thỏađáng cho hoạt động thông tin đối ngoại.

Kiên quyết đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch bằngviệc xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ nhà báo và chuyên gia giàu tâm

huyết, có kiến thức và kinh nghiệm, sử dụng các hình thức và phương tiệnphù hợp. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xâm nhập báo điện tử nước ta củacác thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài.

Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện hoạt động cho các cơquan báo điện tử.

Page 168: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Huy Ngọc (2007), “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trongtình hình hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 7, tr. 49-50.

2. Nguyễn Huy Ngọc (2011), “Mấy suy nghĩ góp phần nâng cao vai trò của báochí với sự nghiệp cách mạng”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 6, tr. 13-15.

3. Nguyễn Huy Ngọc (2011), “Một số kinh nghiệm về việc học tập và triểnkhai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Giáo dục lýluận, số 12, tr. 12-14.

4. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báochí”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, tr. 42-44.

5. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Vai trò lịch sử của báo chí cách mạng ViệtNam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr. 74-78.

6. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cáchmạng trong phát triển báo chí ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chínhtrị, số 10, tr. 27-31.

7. Nguyễn Huy Ngọc (2012), “Để báo điện tử ngày càng phát huy hiệu quả”,Tạp chí Tuyên giáo, số 12, tr. 43-46.

8. Nguyễn Huy Ngọc (2013), “Kinh nghiệm Đảng lãnh đạo báo chí trong giaiđoạn hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr. 72-76.

Page 169: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

169

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Víchto Aphanaxép (1995), Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.2. Lý Diệu Bác (2009), Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính

thời đại, Tạp chí Pháp chế Chính phủ (Trung Quốc), số 31.3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1990), Chỉ thị số 63-CT/TW về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí - xuất bản, ngày 25-7.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cườngsự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tácbáo chí, xuất bản, ngày 31-3.

5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 37-CT/TW về tiếp tục nângcao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thờikỳ đổi mới, ngày 18-3.

6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và

quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay, ngày 22-7.

7. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2007), Kế hoạch số 03-KH/TW một số biệnpháp cụ thể nhằm thực hiện Thông báo Kết luận số 68-TB/TW, ngày 09-5.

8. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 75-QĐ/TW về việc banhành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh

đạo cơ quan báo chí, ngày 21-8.

9. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Quyết định số 155-QĐ/TW ban hành

Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sựđảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Namvà các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báochí, ngày 23-4.

10. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Chỉ thị số 25-CT/TW về tăng cườngcông tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí, ngày 31-7.

Page 170: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

170

11. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Quyết định số 202-QĐ/TW quy địnhchế độ phối hợp và gắn kết công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cánbộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng, lýluận, báo chí, ngày 11-12.

12. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác thông tin đối ngoại của một số cơ quan thông tấn, báo chí chủ lực ởnước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

13. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạođiều kiện để báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc trongthời gian tới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

14. Ban Tuyên giáo Trung ương (2006), Văn bản pháp quy về báo chí - xuấtbản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Báo cáo tổng hợp đề án báo chí điệntử và các mạng xã hội.

16. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT, HNB Việt Nam (2014), Báo cáo

tổng kết công tác báo chí toàn quốc năm 2013, phương hướng nhiệmvụ năm 2014.

17. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1997), Hướng dẫn số 932-

HD/TTVH Hướng dẫn việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW

của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác báo chí,xuất bản, ngày 27-10.

18. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Tình hình báo chí, xuất bảnsau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW và một số phương hướng,giải pháp thực hiện chủ yếu (Báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hóaTrung ương), ngày 29-10.

19. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nhà

báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của BộChính trị (khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lýcông tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 171: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

171

20. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Mô hình mạng Báo điện tửĐảng Cộng sản Việt Nam.

22. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Mạng nội bộ và bố trí phânnhiệm các máy chủ.

23. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.24. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.25. Bộ Bưu chính - Viễn thông (2007), Quyết định số 823-QĐ/BBCVT về ban

hành Quy chế quản lý báo điện tử theo hướng tăng cường công tácquản lý báo điện tử nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế, nhược điểm củabáo điện tử, ngày 02-8.

26. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 22-CT/TW Tiếp tục đổi mới và tăng cườngsự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, ngày 17-10.

27. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát

triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa, ngày 17-10.

28. Bộ Chính trị (2004), Thông báo Kết luận số 162/TB-TW về một số biệnpháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay, ngày 01-12.

29. Bộ Chính trị (2006), Thông báo số 41-TB/TW Tiến hành sơ kết, đánh giánghiêm túc hai năm thực hiện Thông báo Kết luận số 162-TB/TW củaBộ Chính trị, ngày 11-10.

30. Bộ Chính trị (2007), Thông báo số 68-TB/TW về tiếp tục tăng cường sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, ngày 30-

3.

31. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành

Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Page 172: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

172

32. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT

ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí, ngày 02-12.

33. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT

hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóngviên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí, ngày 31-12.

34. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư số 21/2011/TT-BTTTT vềviệc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 13/2008/TT-

BTTTT, ngày 31-12-2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động củacơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quanbáo chí, ngày 13-7.

35. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT

quy định chi tiết việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí điện tử, Giấy

phép chuyên trang báo chí điện tử, ngày 01-11.

36. Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Báo cáo công tác quản lý nhà nước vềbáo chí - xuất bản qua 4 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của BộChính trị, ngày 31-10.

37. Bộ Văn hóa - Thông tin (2007), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Thôngbáo Kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăngcường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay, Hà Nội.

38. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ban

hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáobáo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của cơ quan, tổ chứcnước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài, ngày 21-11.

39. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, Nxb Thông tấn,Mátxcơva.

40. Chính phủ (1992), Nghị định số 133-NĐ/HĐBT quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí 1989, ngày 20-4.

41. Chính phủ (2001), Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và

sử dụng dịch vụ Internet, ngày 23-8.

Page 173: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

173

42. Chính phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí, ngày 26-

4.

43. Chính phủ (2008), Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sửdụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, ngày 28-8.

44. Chính phủ (2011), Nghị định số 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt viphạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, ngày 06-01.

45. Phạm Văn Chúc (2009), Góp phần quản lý và phát huy tốt vai trò, tác

dụng của truyền thông mạng, kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Hà Nội.

46. Phan Diễn (2001), “Hãy xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trên mặttrận tư tưởng - văn hóa của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 8.

47. Đỗ Quý Doãn (2009), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà

nước thúc đẩy báo chí xuất bản không ngừng phát triển, xứng đáng là vũkhí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, kỷ yếu Hội thảokhoa học Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Hà Nội.

48. Đỗ Quý Doãn (2010), “Thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng vềbáo chí, xuất bản thành chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Tạp chíCộng sản điện tử, ngày 17-6.

49. Nguyễn Công Dũng (2010), “Vì sao cần tăng cường quản lý báo điệntử?”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 07-7.

50. Nguyễn Công Dũng (2009), Nâng cao tính định hướng tư tưởng của hệthống báo điện tử hiện nay, kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Hà Nội.

51. Nguyễn Tấn Dũng (2007), “Đội ngũ nhà báo phải cố gắng hơn nữa, sángtạo hơn nữa để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của toàn

dân tộc”, Báo Nhân Dân, ngày 28-8.

52. Bùi Phương Dung (Trung Quốc) (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trongthời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 174: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

174

53. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao động.

54. Nguyễn Văn Dững (2009), “Cảnh giác với tự do báo chí”, Tạp chí Lý luậnchính trị, số 6.

55. Nguyễn Văn Dững (2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phê bình và tự phê

bình công khai trên báo chí, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày

21-6.

56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Hà Đăng (2012), “Báo chí là mặt trận, nhà báo là chiến sĩ”, Báo Nhân

Dân điện tử, ngày 21-6.

61. Hà Đăng (2003), “Nâng cao công tác báo chí của Đảng dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, số 6.

62. Nguyễn Khoa Điềm (2001), “Quán triệt sâu sắc hơn nữa các nội dungNghị quyết Đại hội IX của Đảng, đưa sự nghiệp báo chí, xuất bản tiếnlên một bước mới, một trình độ mới”, Tạp chí Cộng sản, số 6.

63. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.64. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.65. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử: những vấn đề cơ

bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.66. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), “Xu hướng phát triển của báo mạng

điện tử Việt Nam”, Báo điện tử Sóng Trẻ, ngày 16-6.

Page 175: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

175

67. A.A. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Thông

tấn, Mátxcơva.68. Đoàn Thế Hanh (2012), “Bác Hồ căn dặn những người làm báo cách

mạng”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 20-6.

69. Phạm Thị Hằng (2008), Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử,

Luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

70. Vũ Đình Hòe (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quảnlý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Nguyễn Minh Huế (2012), “Một số vấn đề đặt ra từ sự tương tác giữamạng xã hội và báo chí”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8.

72. Nguyễn Minh Huế (2012), “Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác trênbáo mạng điện tử”, Tạp chí Tuyên giáo, số 6.

73. Đinh Văn Hường (2009), Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chítruyền thông hiện nay - thực trạng và giải pháp, kỷ yếu Hội thảo khoahọc Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Hà Nội.

74. Lưu Văn Kiền (2001), “Báo chí - công cụ sắc bén của công tác tư tưởng”,Tạp chí Cộng sản, số 16.

75. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 nămtiến hành sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

76. Nguyễn Thế Kỷ (2012), “Quản lý, phát huy tốt vai trò của báo điện tử,trang thông tin điện tử và mạng xã hội trước yêu cầu mới”, Tạp chí Quốcphòng toàn dân điện tử, ngày 7-6.

77. Nguyễn Thế Kỷ (2006), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chítrước yêu cầu mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân điện tử, ngày 20-6.

78. Huy Lân (2012), “Cái tâm của người làm báo - niềm mong mỏi của độcgiả”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 18-6.

79. V.I. Lênin (1970), Toàn tập, tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.80. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.81. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Page 176: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

176

82. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2013), Tính chủ động, kịp thời trong công tác chỉđạo, định hướng nội dung thông tin báo chí, Luận văn thạc sĩ Báo chíhọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

83. Luật Báo chí (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.84. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.85. Hải Lý (2012), “Đề cao trách nhiệm, đạo đức người làm báo”, Báo Pháp

luật và xã hội điện tử, ngày 13-6.

86. C. Mác - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 1, Nxb Thông tấn, Mátxcơva.87. C. Mác - Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 33, Nxb Thông tấn,

Mátxcơva.88. Nông Đức Mạnh (2005), “Phát triển nền báo chí cách mạng có chất lượng

cao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”, Báo điệntử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 13-8.

89. Điền Trung Mẫn (2007), “Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới”,

Tạp chí Học tập và nghiên cứu lý luận (Trung Quốc), số 8.90. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.91. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.92. Nguyễn Văn Minh (2007), Phản biện xã hội của báo chí góp phần nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, Luận văn thạc sĩ Chínhtrị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

93. Đỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã

hội, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật.94. Minh Ngọc (2010), “Báo chí cách mạng Việt Nam năm 2010: chủ động,

tích cực, nhạnh bén, trách nhiệm”, Báo Hà Nội mới, ngày 06-5.

95. Lê Phúc Nguyên (2009), Nâng tầm trí tuệ, tăng cường sức mạnh công táctư tưởng, lý luận, báo chí, kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Hà Nội.

Page 177: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

177

96. Minh Nhật (2012), “Vai trò phản biện của báo chí là rất quan trọng”, Báo

mới điện tử, ngày 20-6.

97. Tô Phán (2012), “Đảng lãnh đạo báo chí trong giai đoạn hiện nay”, Báo

Hà Nội mới điện tử, ngày 22-10.

98. Deborah Potter (2007), Hướng dẫn nghề làm báo độc lập, Nxb Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội.99. E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.100. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam - tiểu luận và chân

dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.101. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Tuổi trẻ, số 6, Hà Nội.102. Tô Huy Rứa, (2007), “Để đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm

khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới vào

cuộc sống”, Báo Nhân Dân, ngày 04-9.

103. Tô Huy Rứa (2007), “Phấn đấu để báo chí nước ta phát triển đúng địnhhướng, mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới”, Tạp chí Cộng sảnđiện tử, ngày 15-01.

104. Tô Huy Rứa (2007), “Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báochí cách mạng nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 6.

105. Trương Tấn Sang (2007), “Tiếp tục phát triển nền báo chí cách mạng,góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước”, Báo Nhân Dân, ngày 21-6.

106. Nguyễn Văn Sinh (2012), Tính hấp dẫn của báo Đảng ở nước ta trong giaiđoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền.

107. M.I. Sotak (2003), Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức, Nxb

Thông tấn (Cộng hòa Liên bang Nga).

108. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luậnbáo chí truyền thông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

Page 178: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

178

109. Makcxim Kudnhexốp Irop Suvkunốp (2003), Cách điều khiển cuộcphỏng vấn, Nxb Thông tấn, Mátxcơva.

110. Phí Thị Thanh Tâm (2009), Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnhvực báo chí ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Nhà nước và pháp

luật, Đại học quốc gia Hà Nội.111. Dương Thanh Tân (2000), Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai đối với báo

chí trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chính trị học, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

112. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.113. Tạ Ngọc Tấn và Đinh Thế Huynh (2007), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.114. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội.115. Tạ Ngọc Tấn (2000), “70 năm Đảng lãnh đạo báo chí, những vấn đề

nóng hổi tính thời sự”, Tạp chí Cộng sản, số 6.

116. Hữu Thọ (2006), Mắt sáng, lòng trong, bút sắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.117. Hữu Thọ (2012), “Ngòi bút trách nhiệm”, Tạp chí Tuyên giáo, số 6.118. Vũ Duy Thông (2007), “Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6)

xã hội hóa hơn nữa để phát triển”, Báo điện tử Đảng Cộng sản ViệtNam, ngày 20-6.

119. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị 38/98/CT-TTg về tăng cường tráchnhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện để các HộiNhà báo Việt Nam hoạt động có hiệu quả, ngày 24-9.

120. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ban hành

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, ngày 28-5.

121. Doãn Thị Thuận (2012), “Thực trạng phát triển báo điện tử, mạng xã hộiở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, ngày 30-9.

Page 179: 1 MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t2014/05/04  · 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng

179

122. Nguyễn Vũ Tiến (2003), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thờikỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh.

123. Nguyễn Phú Trọng (2010), “Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớnmạnh, chuyên nghiệp và hiện đại”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 22-6.

124. Nguyễn Phú Trọng (2012), “Sức hấp dẫn của báo chí chính là nói đúng sựthật một cách thuyết phục”, Báo Sài Gòn giải phóng điện tử, ngày 10-6.

125. Văn phòng Chính phủ (2011), Công văn số 7568/VPCP-TH về việc ýkiến của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cung cấp thông tin chínhthống cho báo chí, ngày 27-10.

126. Lưu Hoàng Vân (2011), “Báo điện tử xu hướng của thời đại”, Báo điệntử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03-3.

127. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.128. Hồng Vinh (2006), “Một số vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, quản lý

báo chí trước yêu cầu mới”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày

21-6.

129. VNNIC (2013), Số người và tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng internet.130. Michel Voirol (2003), Hướng dẫn cách biên tập, Nxb Thông tấn,

Mátxcơva.

131. Dương Vũ (2004), “Báo chí tham gia quản lý xã hội”, Tạp chí Cộngsản, số 5.

132. Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) (2013), Báo cáo

tổng hợp báo chí một số nước trên thế giới.133. Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) (2014), Báo cáo

tổng hợp chất lượng báo điện tử năm 2013.