05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

16
47 ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN XÃ HƯNG HÒA, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Xuân Tùng, Đào Văn Tấn, Lê Xuân Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Đại hc Sư phm Hà Nội Vũ Mạnh Hùng Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Hải Phòng Abstract The mangroves in Hung Hoa commune, about 8 km from Vinh City to the east. The commune is in the suburb of Vinh City, Nghe An Province. The survey by our study group has help identify 145 plant species of 64 families. True mangroves include 12 species of 9 families. Angiospermae has 11 species belonging to 8 families; no species belongs to Monocotyledoneae class; only one representative species of Polypodiophyta is found. Despite the smallest number of the 3 main tree groups found here, the true mangrove group plays a vital role, accounting for a large area in the Lam river mouth. The most common species observed in the mangrove ecosytem here are Sonneratia caseolaris followed by Acanthus eberacteatis, A. Ilicifolius. A. Corniculatum growing dispersely mixed with the community of S. caseolaris - A. Ilicifolius. Other mangrove species namely R. stylosa, B. gymnorhiza, and K. obovata are rare in this area. S. caseolaris is a mangrove species that mainly helps with dyke protection at Lam river mouth. This area sees a total of 34 associate mangrove species of 16 families representing Angiospermae, of which Dicotyledoneae has 21 species of 11 families; Monocotyledoneae witnesses 13 species of 5 families. The trees migrating into the mangrove forest include 99 species of 39 families; this group of trees has the most abundant quantity in the study area with plant groups of Polypodiophyta (5 species of 4 families), Magnoliophyta with 94 species of 35 families, of which Dicotyledoneae has 67 species of 31 families; Monocotyledoneae has 27 species of 4 families. The migrant trees normally change in quantity with seasons and years. Our survey results show that the composition of this tree group is fairly diverse, possibly due to fresh water source from Lam river a favorable condition for the migration of these species into the mangrove forest. ĐẶT VN ĐỀ Hưng Hòa cách Thành phố Vinh khoảng 8 km về phía Đông, là một xã thuộc ngoại ô Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Vtrí địa lý: Phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh (ngăn cách bởi sông Lam); phía Đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía Tây Nam giáp phường Trường Thi, phường Bến Thủy (Thành phố Vinh). Toàn xã có diện tích 1.450 ha, với 1.664 hộ/6.810 nhân khẩu, sống rải rác trên 9 xóm (Thuận I, Thuận II, Hòa Lam, Phong Yên, Phong Phú, Phong Đăng, Phong Quang, Phong

Transcript of 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

Page 1: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

47

ĐA DẠNG SINH HỌC THẢM THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN

XÃ HƯNG HÒA, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Nguyễn Xuân Tùng, Đào Văn Tấn, Lê Xuân Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn,

Đại học Sư phạm Hà Nội

Vũ Mạnh Hùng

Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Hải Phòng

Abstract

The mangroves in Hung Hoa commune, about 8 km from Vinh City to the east. The commune

is in the suburb of Vinh City, Nghe An Province. The survey by our study group has help

identify 145 plant species of 64 families.

True mangroves include 12 species of 9 families. Angiospermae has 11 species belonging to 8

families; no species belongs to Monocotyledoneae class; only one representative species of

Polypodiophyta is found. Despite the smallest number of the 3 main tree groups found here, the

true mangrove group plays a vital role, accounting for a large area in the Lam river mouth.

The most common species observed in the mangrove ecosytem here are Sonneratia caseolaris

followed by Acanthus eberacteatis, A. Ilicifolius. A. Corniculatum growing dispersely mixed

with the community of S. caseolaris - A. Ilicifolius. Other mangrove species namely R. stylosa,

B. gymnorhiza, and K. obovata are rare in this area. S. caseolaris is a mangrove species that

mainly helps with dyke protection at Lam river mouth. This area sees a total of 34 associate

mangrove species of 16 families representing Angiospermae, of which Dicotyledoneae has 21

species of 11 families; Monocotyledoneae witnesses 13 species of 5 families.

The trees migrating into the mangrove forest include 99 species of 39 families; this group of

trees has the most abundant quantity in the study area with plant groups of Polypodiophyta (5

species of 4 families), Magnoliophyta with 94 species of 35 families, of which Dicotyledoneae

has 67 species of 31 families; Monocotyledoneae has 27 species of 4 families. The migrant trees

normally change in quantity with seasons and years. Our survey results show that the

composition of this tree group is fairly diverse, possibly due to fresh water source from Lam

river – a favorable condition for the migration of these species into the mangrove forest.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hưng Hòa cách Thành phố Vinh khoảng 8 km về phía Đông, là một xã thuộc ngoại ô Thành

phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Vị trí địa lý: Phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh (ngăn cách bởi sông Lam);

phía Đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía Tây Nam giáp phường Trường Thi, phường Bến

Thủy (Thành phố Vinh).

Toàn xã có diện tích 1.450 ha, với 1.664 hộ/6.810 nhân khẩu, sống rải rác trên 9 xóm

(Thuận I, Thuận II, Hòa Lam, Phong Yên, Phong Phú, Phong Đăng, Phong Quang, Phong

Page 2: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

48

Hảo và Khánh Hậu), dọc sông Lam và sông Rào Đưng, với 95% dân số là sản xuất nông

nghiệp, đất đai thường xuyên bị chua mặn do ảnh hưởng từ triều cường của 2 con sông này.

Hình 1. Bản đồ Thành phố Vinh Hình 2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hưng Hòa

Hưng Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn

từ mùa này sang mùa khác: nhiệt độ trung bình 24oC; nhiệt độ cao tuyệt đối 42

oC; độ ẩm

trung bình 85-90%.

Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha/năm.

Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 mm, thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Gió: có hai mùa gió đặc trưng: gió Tây Nam – gió khô, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Gió

Đông Bắc – mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Đặc điểm khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật phát triển. Đặc biệt, đất đai

thường xuyên bị chua mặn do ảnh hưởng từ triều cường của sông Lam và sông Rào Đưng, làm

cho hệ thực vật ngập mặn ở đây khá phát triển, hình thành nên những cánh rừng ngập mặn.

Rùng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái quan trọng, có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông

ven biển nhiệt đới, cung cấp nhiều lâm sản có giá trị, là nơi sống và ươm giống của nhiều loài

thủy sản, chim nước, chim di cư và một số động vật ở cạn như khỉ, cá sấu, lợn rừng, kỳ đà,

chồn...

Mặt sông Lam càng về xuôi càng trải rộng. Hai bên bờ, rừng bần bao bọc suốt tuyến đê 42. Sau

năm 1954, khi đắp đê 42 thì khu rừng ngập mặn bị chia làm 2 phần: phần trong đê, nhiều cánh

rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề để trồng lúa, trồng cói, làm đầm nuôi trồng thủy sản; phần

ngoài đê, hiện nay còn hơn 50 ha rừng bần già, có chiều dài 4 km, chiều rộng có chỗ đến 300

m, phía ngoài tiếp giáp sông Lam, phía trong giáp đê 42. Cây bần, chủ yếu là nguyên sinh,

chiếm tỷ lệ khoảng 85%, những cây còn lại là sú, vẹt, cây dây leo. Rừng bần còn có tên gọi là

Tràm Chim vì động vật ở đây chủ yếu là các loại chim như: cò, vạc, chèo bẻo, chim sâu, cu

gáy... Đến năm 1995 mới được đưa vào diện quản lý, bảo vệ.

Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ, rừng ngập mặn còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy

sản. Đây là một ngành đưa lại kinh tế cao và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Bên cạnh đó, rừng

ngập mặn còn có rất nhiều chức năng quan trọng như điều hòa nhiệt độ, hạn chế xói lở, xâm

Page 3: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

49

nhập mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân vùng cửa sông ven biển trước

sự tàn phá của gió bão, nước biển dâng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn là hệ sinh thái nhạy cảm

với tác động của con người và thiên nhiên.

Từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đa dạng thảm thực vật rừng ngập mặn xã Hưng

Hòa, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.

1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 30/5/2008 đến 5/6/2008. Khu vực nghiên cứu là phía

ngoài đê 42, thuộc địa phận xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh, Nghệ An.

Nghiên cứu đa dạng thực vật: do đặc thù về địa hình của rừng ngập mặn có chiều rộng là nhỏ

hơn 300 m, chiều dài khoảng 4 km, chúng tôi tiến hành thực hiện 2 tuyến khảo sát:

Tuyến 1: theo hướng từ mặt đê 42 ra phía sông Lam, tiến hành 14 tuyến khảo sát nhỏ

theo chiều dọc đê 42 hướng về Cửa Hội và theo mặt cắt vuông góc với đê ra sông Lam.

Tuyến 2: di chuyển bằng tàu dọc theo dòng sông Lam về phía Cửa Hội.

Quan sát, ghi nhận và thu mẫu thành phần thực vật hiện diện dọc theo tuyến, sử dụng

máy định vị GPS để xác định toạ độ các điểm thu mẫu, các tọa độ vị trí thu mẫu được

số hóa trên bản đồ vệ tinh (Phụ lục 1, Hình 3).

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Theo phân loại của Phan Nguyên Hồng (1997); Võ Văn Chi và cs. (1997, 1999, 2000); Phạm

Hoàng Hộ (1993). Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận 145 loài, thuộc 64 họ thực vật (Phụ lục 1)

Các cây ngập mặn chủ yếu có 12 loài thuộc 9 họ. Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 11 loài,

thuộc 8 họ, không có loài nào thuộc lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae), chỉ có một đại diện

thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Mặc dù có số lượng ít nhất trong 3 nhóm cây chính ở

đây, nhưng nhóm cây ngập mặn thực sự đóng vai trò then chốt, chiếm diện tích lớn ở khu vực

cửa sông Lam. Loài phổ biến nhất trong hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây là Bần chua

(Sonneratia caseolaris), tiếp đến là Acanthus eberacteatis, A. Ilicifolius, A. Corniculatum, mọc

rải rác xen lẫn với các quần xã Bần chua – Ô rô. Các loài cây ngập mặn khác như R. Stylosa, B.

gymnorhiza, K. obovata rất hiếm gặp ở đây. Bần chua là cây ngập mặn chủ yếu bảo vệ các con

đê cửa sông Lam. Có tổng số 34 loài cây tham gia vào RNM, thuộc 16 họ, hoàn toàn là các đại

diện thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae), trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 21

loài, thuộc 11 họ; lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 13 loài, thuộc 5 họ.

Các cây di cư vào RNM gồm 99 loài thuộc 39 họ, đây là nhóm cây có số lượng phong phú nhất

trong khu vực nghiên cứu với các nhóm thực vật thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 5

loài, thuộc 4 họ, ngành Hạt kín (Magnoliophyta) có 94 loài, thuộc 35 họ, trong đó, lớp Hai lá

mầm (Dicotyledoneae) có 67 loài, thuộc 31 họ; lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 27

loài, thuộc 4 họ. Các cây di cư vào rừng ngập mặn thường có số lượng thay đổi theo mùa và

theo năm. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng thành phần nhóm cây này cũng khá đa

dạng, có lẽ do nguồn nước ngọt từ sông Lam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư của các

loài này vào khu vừng RNM.

Page 4: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

50

Hình 3. Vị trí tọa độ các địa điểm thu mẫu trên bản đồ vệ tinh

Page 5: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

51

Chúng tôi phân chia thực vật RNM ở đây thành 7 dạng sống: (i) thân bụi (B); (ii) thân cỏ (C);

(iii) thân gỗ (G): bao gồm các cây gỗ nhỏ, trung bình và lớn; (iv) thân leo, trườn, bò (L); (v)

thủy sinh (T); (vi) ký sinh (K); và (vii) dạng sống khác (H). Hai dạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất

là cây thân cỏ (63%) và cây thân bụi (16%) (Hình 4). Do đặc thù quần xã RNM ở đây chiếm

chủ yếu là bần chua, nên mặc dù chỉ chiếm 8% cây gỗ, nhưng nhóm cây này có vai trò quan

trọng nhất đối với việc ngăn ngừa thảm họa tự nhiên.

Bảng 2. Thống kê số lượng các loài, họ thực vật RNM xã Hưng Hòa, TP Vinh

Taxon Số họ Số loài

Ngành Dương xỉ (Pteridophyta) 5 6

Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) 59 139

Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) 50 99

Lớp Một lá Mầm (Monocotyledoneae) 9 40

Các kiểu quần xã thực vật

Nhìn chung, mặc dù với diện tích RNM ở Hưng Hòa là không lớn so với các huyện trong tỉnh

có RNM Nghệ An (Bảng 3), nhưng hệ thực vật trong vùng RNM xã Hưng Hòa là khá đa

dạng. Mặc dù khá đa dạng về thành phần loài nhưng các kiểu quần xã thực vật ở đây không

nhiều. Kiểu quần xã nổi bật nhất ở đây chính là quần xã Bần chua – Ô ô (S. caseolaris -

Acanthus). Kiểu quần xã này chiếm diện tích trên 80% tổng số diện tích rừng ngập mặn. Kiểu

quần xã Bần chua – Ô rô có 3 tầng, tầng cây gỗ chính là Bần chua, có chiều cao trung bình

trên 5 m, tầng thấp hơn là cây bụi và cây thân cỏ. Tầng thấp hơn này chủ yếu là Ô rô

(Acanthus eberacteatis, A. ilicifolius) và rải rác một số Sú (A. corniculatum). Rất hiếm gặp

các cây ngập mặn khác trong kiểu quần xã này. Đôi khi có thể bắt gặp diện tích rất nhỏ các

quẩn thể Mắm biển (A. marina) trên đất cát, có độ mặn cao. Một kiểu quần xã điển hình thứ

hai ở đây là kiểu quần xã thực ven các bờ đầm đó là quần xã Ngọc nữ biển – Giá – Tra làm

chiếu (Clerodendron inerme – E. agallocha – H. tilliaceus). Đây là kiểu quần xã bao gồm các

loài cây thân gỗ nhỏ và cây bụi. Ở những khu vực có thủy triều lên xuống, có thể tìm thấy

Ráng biển (Acrosstichum aureum) phân bố ven các quần xã này. Các dạng cây ký sinh, thân

leo cũng khá phát triển trong kiểu hệ sinh thái này, đặc biệt ở những khu vực xa với cửa sông.

Kiểu quần xã thực vật trên đất trống ít ngập triều chủ yếu là các loài thuộc Một lá mầm thuộc

họ Poaceae, Cyperaceae. Đôi khi thấy Muống biển (Ipomaea pescarpae) phân bố trên các

kiểu quần xã này. Đây là kiểu quần xã có vai trò quan trọng trong việc giảm xói mòn đất ven

các bờ đê. Ngoài ra, có thể bắt gặp một số bãi cỏ trên các vùng đất trống, cao, ít ngập triều,

như Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ cáy (Sporobolus virginicus) và một số loài Cyperaceae.

Bảng 3. Diện tích rừng ngập mặn các huyện tỉnh Nghệ An

TT DT sử

dụng đất

Quỳnh Lưu

(ha)

Diện Châu

(ha)

Nghi Lộc

(ha)

Vinh

(ha)

Hưng

Nguyên (ha)

1 RNM 343,8 260 160 55,8 0

2 NTTS 803,5 187,9 104,5 93,15 110

(RNM: Rừng ngập mặn, NTTS: Nuôi trồng thủy sản)

Page 6: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

52

8%

16%

6%63%

3%1%3%

Thân gỗ

Thân bụi

Leo hoạc trườn

Thân cỏ

Thủy sinh

Kí sinh, bán kí sinh

Dạng khác

Hình 4. Dạng sống của các loài thực vật RNM ghi nhận ở xã Hưng Hòa

Chúng tôi chia các loài thực vật ở đây thành 7 nhóm công dụng khác nhau để phần nào góp

phần đánh giá, giá trị của thực vật RNM xã Hưng Hòa: (i) nhóm cây có giá trị về dược liệu;

(ii) nhóm cây cho gỗ, củi; (iii) nhóm cây ăn được; (iv) nhóm cây làm thức ăn cho gia súc; (v)

nhóm cây chắn sóng và bảo vệ; (vi) nhóm cây trồng làm cảnh; và (vii) nhóm cây công dụng

khác. Số lượng các loài theo nhóm công dụng được thống kê ở Bảng 4.

Bảng 4. Số lượng các loài theo các nhóm công dụng

TT Công dụng Số loài Tỷ lệ (%)

1 Nhóm cây làm thuốc 98 47,3

2 Nhóm cây cho gỗ củi 19 9,2

3 Nhóm cây ăn được 13 6,3

4 Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc 17 8,2

5 Nhóm cây bảo vệ đê, chắn sóng, gió, xói mòn đất 32 15,5

6 Nhóm cây trồng làm cảnh 6 2,9

7 Nhóm cây công dụng khác: nuôi ong lấy mật, làm đồ thủ

công mỹ nghệ... 22 10,6

Từ bản thống kê cho thấy tiềm năng các loài cây cho dược liệu là khá lớn, chúng tôi tổng hợp

được: có 98 (47,34%) loài trong số 145 loài cây ở đây có giá trị làm dược liệu. Bần chua, một

loài ưu thế trong rừng ngập mặn Hưng Hòa là cây có nhiều công dụng. Do đặc điểm là cây gỗ

Page 7: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

53

lớn, sinh trưởng nhanh có thể khai thác gỗ cho xây dựng, củi đun; hoa bần chua có thể dùng

để nuôi ong; quả bần chua có thể nấu canh ăn được; rễ bần chua có thể sử dụng làm đồ thủ

công, làm nút chai rượu vang, làm thành phần trong quả cầu lông; vỏ bần chua chứa nhiều

tanin.

Ở một số nơi, người ta khai thác nhựa bần chua để làm mực in. Với hệ thống rễ thở phát triển

mạnh, bần chua là một loài giúp cho tăng tốc độ lắng đọng phù sa và hạn chế xói mòn của đất.

Một số loài có chứa chất kháng khuẩn như Ô rô, Cốc kèn.

3. KẾT LUẬN

Thảm thực vật rừng ngập mặn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh, Nghệ An khá đa dạng với tổng

số loài lên đến 145 loài, trong đó:

+ Cây ngập mặn chủ yếu có 12 loài thuộc 9 họ. Ngành Hạt kín (Angiospermae) có 11 loài,

thuộc 8 họ, không có loài nào thuộc lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae), chỉ có một đại

diện thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)

+ Cây tham gia vào RNM có tổng số 34 loài, thuộc 16 họ, hoàn toàn là các đại diện thuộc

ngành Hạt kín (Angiospermae) trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 21 loài thuộc

11 họ; lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) có 13 loài thuộc 5 họ.

+ Các cây di cư vào RNM gồm 99 loài thuộc 39 họ, đây là nhóm cây có số lượng phong phú

nhất trong khu vực nghiên cứu với các nhóm thực vật thuộc ngành Dương xỉ

(Polypodiophyta) có 5 loài thuộc 4 họ, ngành Hạt kín (Magnoliophyta) có 94 loài thuộc 35

họ, trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 67 loài, thuộc 31 họ; lớp Một lá mầm

(Monocotyledoneae) có 27 loài thuộc 4 họ.

+ Quần xã bần chua – ô rô (S. caseolaris – Acanthus), chiếm diện tích trên 80% tổng số diện

tích rừng ngập mặn, là quần xã chiếm ưu thế nhất.

+ Có 98 (47,34%) loài trong số 145 loài cây ở đây có giá trị làm dược liệu. Bần chua, loài

chiếm ưu thế trong rừng ngập mặn Hưng Hòa là cây có nhiều công dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hồng Ban. Hiện trạng rừng ngập mặn và xác định các loài thực vật trồng ở khu vực

cửa sông ven biển tỉnh Nghệ An. Khoa Dinh học, Đại học Vinh.

2. Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. 4 tập. NXB Giáo dục, Hà Nội

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. 3 tập. NXB Trẻ.

4. Phan Nguyên Hồng (Chủ biên), 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. UBND xã Hưng Hòa, 2007. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội năm 2007 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008.

Page 8: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

54

Phụ lục 1. Vị trí tọa độ các điểm thu mẫu

Vị trí North East Vị trí North East

Đ1 18°40'40.56"N 105°45'53.00"E Đ19 18°41'55.19"N 105°45'19.38"E

Đ2 18°40'42.13"N 105°45'56.16"E Đ20 18°41'53.68"N 105°45'16.81"E

Đ3 18°40'43.11"N 105°45'54.27"E Đ21 18°41'60.00"N 105°45'21.00"E

Đ4 18°40'51.50"N 105°45'54.19"E Đ22 18°42'05.01"N 105°45'18.88"E

Đ5 18°40'55.02"N 105°45'57.36"E Đ24 18°42'03.50"N 105°45'15.55"E

Đ6 18°40'57.21"N 105°45'54.97"E Đ25 18°41'59.22"N 105°45'18.67"E

Đ7 18°41'14.27"N 105°45'49.00"E Đ26 18°41'58.40"N 105°45'15.34"E

Đ8 18°41'15.62"N 105°45'52.36"E Đ27 18°42'12.14"N 105°45'12.90"E

Đ9 18°41'16.71"N 105°45'50.13"E Đ28 18°42'13.27"N 105°45'14.86"E

Đ10 18°41'28.34"N 105°45'38.91"E Đ29 18°42'17.78"N 105°45'14.14"E

Đ11 18°41'32.33"N 105°45'42.53"E Đ30 18°42'19.04"N 105°45'11.38"E

Đ12 18°41'40.94"N 105°45'34.87"E Đ31 18°42'23.00"N 105°45'10.22"E

Đ13 18°41'38.22"N 105°45'26.30"E Đ32 18°42'14.59"N 105°45'11.90"E

Đ14 18°41'45.80"N 105°45'32.78"E Đ33 18°42'21.27"N 105°45'08.43"E

Đ15 18°41'48.07"N 105°45'17.07"E Đ34 18°42'18.01"N 105°45'10.14"E

Đ16 18°41'49.66"N 105°45'20.54"E Đ35 18°42'29.10"N 105°45'08.20"E

Đ17 18°41'51.43"N 105°45'24.35"E Đ36 18°42'27.64"N 105°45'06.30"E

Đ18 18°41'53.68"N 105°45'16.81"E Đ37 18°42'27.30"N 105°45'03.42"E

Phụ lục 2. Danh lục thực vật rừng ngập mặn xã Hưng Hòa, TP. Vinh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

CÁC LOÀI CÂY NGẬP MẶN CHỦ YẾU

PTERIDOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

Pteridaceae Họ Chân xỉ/Cỏ sẹo gà

1 Acrostichum aureum L. Ráng biển H

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

2 Acanthus eberacteatis Vahl. Ô rô C

Page 9: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

55

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

3 Acanthus ilicifolius L. Ô rô C

Aizoaceae Họ Rau đắng đất

4 Sesuvium portulacastrum L. Sam biển C

Avicenniaceae Họ Mắm

5 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển G

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

6 Excoecaria agallocha L. Giá G

Myrsinaceae Họ Đơn nem

7 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú G

Rhizophoraceae Họ Đước

8 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. Vẹt dù G

9 Kandelia obovata Sheue Liu &Yong Trang G

10 Rhizophora stylosa Griff. Đâng, Đước vòi G

Sonneratiaceae Họ Bần

11 Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua G

Meliaceae Họ Xoan

12 Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi G

CÁC LOÀI CÂY THAM GIA RỪNG NGẬP MẶN

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Annonaceae Họ Na

13 Annona glabra L. Na biển G

Apocynaceae Họ Trúc đào

14 Cerbera odollam Gaertn Mướp xác B

Asteraceae Họ Cúc

15 Pluchea pteropoda Hemsl. Sài hồ nam C

16 Pluchea indica (L.) Lees Cúc tần C

17 Wedelia biflora (L.) DC. Cúc hai hoa C

Chenopodiaceae Họ Rau muối

Page 10: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

56

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

18 Suaeda maritima (L.) Dum Rau muối biển C

Convovulaceae Họ Khoai lang

19 Ipomoea pes-caprae (L.) Br. Muống biển L

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

20 Sauropus bacciformis (L.) Airy-Shaw. Bồ ngót quả phì C

Fabaceae Họ Đậu

21 Alysicarpus vaginalis (L.) A.P.de Cand. Hàn the, đậu vẩy ốc C

22 Canavalia lineata (Thumb.) DC. Đậu đao biển L

23 Canavalia obtusifolia (L.) DC. Đậu cộ L

24 Derris trifoliata Lour. Cốc kèn L

25 Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Móc hùm L

Malvaceae Họ Bông

26 Hibiscus tiliaceus L. Tra G

27 Thespesisa populnea (L.) Soland ex.

Correa

Tra lâm vồ G

Myoporaceae Họ Bách sao

28 Myoporum bontoides A. Gray. Bách sao (chọ) B

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

29 Clerodendron inerme (L.) Gaertn. Vạng hôi, Ngọc nữ biển B

30 Premna integrifolia L. Vọng cách G

31 Vitex rotundifolia L. Quan âm B

32 Vitex trifolia L. var. Trifolia Từ bi ba lá B

Flagellariaceae Họ Mây nước

33 Flagellaris indica L. Mây nước B

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Amaryllidaceae Họ Náng

34 Crinum asiaticum L. Náng hoa trắng C

Cyperaceae Họ Cói

35 Cyperus malaccensis Lam. Cói, lác C

36 Cyperus radians Nees. ex Mey ex Nees Cỏ gấu đất cát C

Page 11: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

57

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

37 Cyperus stoloniferus Vahl. Củ gấu biển C

38 Cyperus tegetiformes Roxb. Lác gon C

39 Scirpus kimsonensis K.Khoi Cỏ ngạn C

Hydrocharitaceae Họ Thủy thảo

40 Halophila minor (Zoll.) Hartog. Cỏ xoan T

41 Halophila ovalis R.Br.Hook.f. Cỏ xoan nhỏ T

42 Hydrilla verticillata (L.f.) Royle Thuỷ thảo T

Pandanaceae Họ Dứa dại

43 Pandanus odoratissimus L. Dứa dại biển B

Poaceae Họ Lúa

44 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà C

45 Phragmitea karka (L.) Veldk.. Sậy C

46 Sporobolus virginicus (L.) Kunth Cỏ cáy C

CÂY DI CƯ VÀO RỪNG NGẬP MẶN

PTERIDOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ

Marsileaceae Họ Rau bợ

47 Marsilea quadrifolia L. Rau bợ T

Oleadraceae Họ Ráng lá chuối

48 Nephrolepis cordifolia (L.) C. Ráng xương rắn H

Schizeaceae Họ Bòng bong

49 Schizea dichotoma (L.) J.E Sm. Bòng bong H

50 Lygodium fl exuosum (L.) Sw. Bòng bong H

Dennstaedtiaceae Họ Ráng đăng tiết

51 Pteridum aquilinum (L.) Kuhn Ráng cánh to H

ANGIOSPERMAE NGÀNH HẠT KÍN

DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM

Acanthaceae Họ Ô rô

52 Ruellia tuberosa L. Quả nổ C

Aizoaceae Họ Rau đắng đất

Page 12: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

58

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

53 Glinus oppositifolius L.Dc. Rau đắng C

Amaranthaceae Họ Rau dền

54 Alternanthera sessilis L. DC. Rau rệu/ rau dệu/ dệu C

Apiaceae Họ Hoa tán

55 Amaranthus spinosus L. Dền gai C

56 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má C

Apocynaceae Họ Trúc đào

57 Nerium oleander L. Trúc đào B

Asclepiadaceae Họ Thiên lý

58 Calotropis gigantea (L.) Dryand Bồng bồng B

Asteraceae Họ Cúc

59 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn C

60 Bidens pilosa L. Đơn buốt C

61 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu C

62 Eclipta prostrata (L.) Hassk. Nhọ nồi C

63 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào C

64 Lactuca indica L. Bồ công anh C

65 Launaea sarmentosa (Willd.) Kuntzc Sa sâm Việt C

66 Sphaeranthus indicus Cóc mẵn C

67 Tridax procumbens L. Cỏ mui, Cúc mai C

Boraginaceae Họ Vòi voi

68 Heliotropium indicum L. Vòi voi C

Capparaceae Họ Màn màn

69 Cleome gynandra L. Màn màn trắng C

Casuarinaceae Họ Phi lao

70 Casuarina equisetifolia J. R. et J.G. Phi lao G

Ceratophyllaceae Họ Kim ngư

71 Ceratophyllum demersum L. Kim ngư, Rong đuôi chồn T

Chenopodiaceae Họ Rau muối

Page 13: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

59

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

72 Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun C

73 Chenopodium filifolium Smith L. Rau muối C

Combretaceae Họ Bàng

74 Quisqualis indica L. Dây giun C

Convovulaceae Họ Khoai lang

75 Ipomoea obscura L. Ker-Gawl Bìm bìm L

Cucurbitaceae Họ Bầu bí

76 Coccinia grandis (L.) Voigt Bát L

77 Zehneria indica Keyr. Chùm thẳng L

Cuscutaceae Họ Tơ hồng

78 Cuscuta chinensis Lam. Dây tơ hồng K

Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

79 Alchornea rugosa (Lour.) Muell-Arg. Bọ nẹt B

80 Glochidion velutinum Wight Bọt ếch B

81 Mallotus apelta (Lour.) Muell. -Arg. Bùm bụp B

82 Breynia fruticosa (L.) Hook. Bồ cu vẽ C

83 Euphorbia hirta L. Cỏ sữa lá lớn C

84 Euphorbia thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ C

85 Phyllanthus unrinaria L. Chó đẻ C

86 Ricinus communis L. Thầu dầu B

87 Microstachys chamaelea (L.) Esser. Thuốc lậu C

Fabaceae Họ Đậu

88 Crotalaria pallida Aiton. Sục sặc B

89 Cassia occidentalis L. Muồng lá khế B

90 Cassia tora L. Thảo quyết minh C

91 Mimosa pigra Mai dương B

92 Minosa pudica L. Xấu hổ C

Haloragaceae Họ Rong đuôi chồn

93 Myriophyllum dicoccum F. Muell. Rong xương cá T

Page 14: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

60

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

Goodeniaceae Họ Hếp

94 Scaevola taccada (Gaentn.) Robx Hếp B

Lamiaceae Họ Húng

95 Leonurus artemisia (Lour.) S.Y. Hu Ích mẫu C

96 Leucas ciliata Benth Bạch thiệt lông C

97 Prunella vulgalis L. Khô thảo C

Malvaceae Họ Bông

98 Abelmoschus moschatus (L.) Medik Vông vang C

99 Urena lobata L. Ké hoa đào C

100 Abutilon indicum (Torner) Sweet Cối xay B

101 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng C

102 Urena lobata L. Ké hoa đào B

Meliaceae Họ Xoan

103 Melia azedarach L. Xoan G

Oxalidaceae Họ Chua me

104 Oxalis corniculatum L. Chua me đất hoa vàng C

Polygonaceae Họ Rau răm

105 Polygonum barbatum L Nghể trắng C

106 Rumex maritimus L. Chút chít C

Portulacaceae Họ Rau sam

107 Portulaca oleracea L. Rau sam C

Rhamnaeceae Họ Táo ta

108 Zizyphus oenoplia(L.) Mill. Táo dại G

Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói

109 Scoparia ducis L. Cam thảo Nam C

Solanaceae Họ Cà

110 Datura metel L. Cà độc dược B

111 Physalis angulata L. Tầm bóp C

112 Solanum capsicoides Allioni Cà gai quả đỏ C

Page 15: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

61

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

113 Solanum torvum Swartz. Cà pháo dại C

Urticaceae Họ Gai

114 Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Bọ mắm C

Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

115 Lantana camara L. Thơm ổi, Ngũ sắc B

116 Phyla nodyflora (L.) Greene Dây lức C

117 Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl Cỏ đuôi chuột C

118 Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa C

MONOCOTYLEDONEAE LỚP MỘT LÁ MẦM

Commelinaceae Họ Thài lài

119 Commelina bengalensis L. Trai ấn C

Cyperaceae Họ Cói

120 Cyperus difformis L. Cỏ chao, Tò tỵ C

121 Cyperus distans I.F Cói bông cách, U du tha C

122 Cyperus involucratus Poiret. Thủy trúc C

123 Cyperus pygmaeus Rottb. Cói lùn C

124 Cyperus rotundus L. Hương phụ, Cỏ gấu C

125 Fimbristylis dichotoma (L.) Vahl Cỏ quăm nhân đôi C

126 Fimbrystilis ferruginca (L.) Vahl Cỏ lông, Mạo thư sét C

127 Kyllinga brevifolia Rottb. Cỏ bạc đầu C

Pandanaceae Họ Dứa dại

128 Pandanus tonkinensis Mart. Ex Stone Dứa dại B

129 Pandanus tectorius Parkins. Dứa gỗ B

Poaceae Họ Lúa

130 Axonopus compressus (Sw.) P. Beauv. Cỏ lá gừng C

131 Chloris barbata (L.) Sw. Cỏ mật lông C

132 Chrysopogon acicultus (Retz.) Trin Cỏ may C

133 Dactyloctenium aegyptiacum (L.) Willd. Cỏ chân gà C

134 Digitaria ciliaris(Retz.) Koel. Chân nhện C

Page 16: 05 DDSH thuc vat Vinh (NXTung).pdf

62

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống

135 Digitaria setigera Roth ex Roem &Sch Chân nhện tơ C

136 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu C

137 Eustachys tener (Presl) Cam. Lục mảnh C

138 Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh C

139 Ischaemum muticum L. Cỏ mồm trụi C

140 Panicum repens L. Cỏ gừng C

141 Paspalum commersonii Lamk. Cỏ trứng C

142 Paspalum paspaloides (Michx.) Scribn. Cỏ chác, San nớc C

143 Saccharum arundinaceum Retz Lau B

144 Setaria parviflora (Poir) Kuergelen Cỏ đuôi chồn C

145 Spinifex littoreus (Burm.f.) Merr. Cỏ lông chông C