01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

11
01. Giám sát mọi nơi Nhà văn George Orwell đã đúng. Ông y chdđoán sai thi đim. Người ta nói rng hin nay có đến 32 máy quay CCTV (closed-circuit television camera an ninh) trong phm vi 180 m xung quanh căn nhà cũ ca Orwell ti s27B, phCanonbury Square phía Bc London. T ng cng có hơn 4 triu camera an ninh trên toàn nước Anh, tính trung bình c14 người dân thì có mt camera. Mt người Anh bình thường xut hin trên màn hình 300 ln mi ngày và xu hướng này đang dn hin hu nhng nơi khác. V ương quc Anh đang đứng trên tuyến đầu ca mt thế trn dch chuyn toàn cu vgiám sát và camera an ninh chmi là skhi đầu. T i V ương quc Anh, bt kai bbt gikhi btình nghi phm ti thì ADN ca người đó sđược đưa vào mt cơ sdliu và được lưu trvô thi hn, bt kngười đó có bkết án hay không. Trong năm 2009, chính phAnh đã cgng để được phê chun thành lp mt cơ sdliu khác nhm ghi chép li theo thi gian thc các liên lc đin tca mi cá nhân và chia scơ s1932 1949 1973 2005 2012 Một thế giới mới quả cảm (Brave new world) được xuất bản Một chín tám được xuất bản Máy quay an ninh đầu tiên xuất hiện ở Quảng trường Thời đại Hệ thống nhận diện biển số xe tự động được triển khai trên toàn nước Anh Các ứng dụng trên điện thoại thông minh cho trẻ em bí mật dò vị trí và thu thập hình ảnh MC THI GIAN

Transcript of 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

Page 1: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

01. Giám sát mọi nơi

Nhà văn George Orwell đã đúng. Ông ấy chỉ dự đoán sai thời điểm. Người ta nói rằng hiện nay có đến 32 máy quay CCTV (closed-circuit television – camera an ninh) trong phạm vi 180 m xung quanh căn nhà cũ của Orwell tại số 27B, phố Canonbury Square ở phía Bắc London. Tổng cộng có hơn 4 triệu camera an ninh trên toàn nước Anh, tính trung bình cứ 14 người dân thì có một camera. Một người Anh bình thường xuất hiện trên màn hình 300 lần mỗi ngày và xu hướng này đang dần hiện hữu ở những nơi khác.

Vương quốc Anh đang đứng trên tuyến đầu của một thế trận dịch chuyển toàn cầu về giám sát và camera an ninh chỉ mới là sự khởi đầu. Tại Vương quốc Anh, bất kỳ ai bị bắt giữ khi bị tình nghi phạm tội thì ADN của người đó sẽ được đưa vào một cơ sở dữ liệu và được lưu trữ vô thời hạn, bất kể người đó có bị kết án hay không. Trong năm 2009, chính phủ Anh đã cố gắng để được phê chuẩn thành lập một cơ sở dữ liệu khác nhằm ghi chép lại theo thời gian thực các liên lạc điện tử của mọi cá nhân và chia sẻ cơ sở

1932 1949 1973 2005 2012 2015 2019 2020 2025

Một thế giới mới quả cảm (Brave new world) được xuất bản

Một chín tám tư được xuất bản

Máy quay an ninh đầu tiên xuất hiện ở Quảng trường Thời đại

Hệ thống nhận diện biển số xe tự động được triển khai trên toàn nước Anh

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh cho trẻ em bí mật dò vị trí và thu thập hình ảnh

Bắt buộc lắp đặt “hộp đen” trong xe hơi tại Mỹ

Lắp máy phát hiện ý đồ xấu ở hầu hết các địa điểm công cộng

Hàng tỷ máy quay tí hon được lắp đặt ở khắp mọi nơi

Các chính phủ nắm giữ mẫu ADN của tất cả công dân của mình trên toàn thế giới

MỐC THỜI GIAN

Page 2: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

50 ý tưởng về tương lai 7

dữ liệu đó với 653 tổ chức của nước này. Đó có thể là các thư điện tử hằng ngày, các cuộc điện thoại, tìm kiếm Google và giao dịch thẻ tín dụng. Kế hoạch đó bị “cất vào ngăn kéo”, nhưng sau đó lại xuất hiện vào năm 2012 trong các đạo luật chống khủng bố mới; sự khác biệt thực sự duy nhất ở đây là thông tin sẽ được lưu trữ, ngay từ đầu, bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động và băng thông rộng.

Các nước châu Âu khác cũng không chậm chân hơn nước Anh. Chẳng hạn, nhóm Cố vấn về tương lai của Nội vụ châu Âu đã soạn thảo một văn bản đề xuất giám sát: “Mọi đồ vật mà cá nhân sử dụng, mọi giao dịch họ thực hiện và hầu hết mọi nơi mà họ đến”. Điều này bao gồm cả thông tin thuế, hồ sơ lao động, thông tin ngân hàng, việc sử dụng thẻ tín dụng, hồ sơ khám bệnh, lịch sử du lịch và thậm chí cả tư cách thành viên của các mạng xã hội. Trong khi đó, tại Ấn Độ, chính phủ đã triển khai một kế hoạch mười năm để tạo ra cơ sở dữ liệu nhân dạng lớn nhất thế giới. Về mặt lý thuyết, đây là một ý tưởng tốt đẹp vì nó sẽ giúp chính phủ cung cấp các dịch vụ thiết yếu, nhưng lịch sử lại chỉ ra rằng mục đích sử dụng những thông

“Trong lời tiên tri kiểu Huxley, không phải Anh Cả lựa chọn theo dõi chúng ta. Chính chúng ta lựa chọn dõi theo Anh Cả. Không cần phải có quản giáo, những cánh cổng hay Bộ Sự thật.”Neil Postman, nhà văn, nhà phê bình

1932 1949 1973 2005 2012 2015 2019 2020 2025

Một thế giới mới quả cảm (Brave new world) được xuất bản

Một chín tám tư được xuất bản

Máy quay an ninh đầu tiên xuất hiện ở Quảng trường Thời đại

Hệ thống nhận diện biển số xe tự động được triển khai trên toàn nước Anh

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh cho trẻ em bí mật dò vị trí và thu thập hình ảnh

Bắt buộc lắp đặt “hộp đen” trong xe hơi tại Mỹ

Lắp máy phát hiện ý đồ xấu ở hầu hết các địa điểm công cộng

Hàng tỷ máy quay tí hon được lắp đặt ở khắp mọi nơi

Các chính phủ nắm giữ mẫu ADN của tất cả công dân của mình trên toàn thế giới

Page 3: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

8 Richard Watson

tin ấy sẽ sinh sôi theo cấp số nhân, cùng với sự phát triển của ngành phân tích dữ liệu, và chính phủ sẽ thu được nhiều hơn đáng kể từ mối quan hệ đó so với người dân.

Những vật dụng tưởng như vô hại, như thẻ khách hàng thân

thiết của cửa hàng, lại là một hình thức giám sát cá nhân cơ bản dựa trên danh nghĩa tích điểm thưởng. Một công ty lớn tự hào thừa nhận sở hữu 40 terabyte thông tin về thói quen của 24 triệu khách hàng cá nhân.

Hướng tới tương lai

Vậy thì việc giám sát sẽ như thế nào trong tương lai? Thẻ RFID (nhận dạng bằng tần số vô tuyến) cho phép các hội đồng và cơ quan chức năng theo dõi việc sử dụng thùng rác của hộ gia đình, báo động cho họ khi những vật dụng không phù hợp bị bỏ vào thùng rác tái chế. Còn về camera an ninh, rất ít bằng chứng cho thấy chúng giúp giảm thiểu tội phạm. Thay vào đó, camera an ninh chỉ ghi lại hành động của những kẻ phạm tội, trấn an người dân đang tìm kiếm sự an toàn và quyền kiểm soát trong một thời đại đang trở nên bất ổn và phức tạp hơn.

Nhưng chính những giới hạn này cũng đang bị vượt mặt bởi những ý tưởng giống như từ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hơn là từ cửa hàng điện máy địa phương. Những sản phẩm sinh trắc học được sáng chế để sử dụng cùng với điện thoại di động và một ngày nào đó chúng ta có thể nhìn thấy hệ thống an ninh nhận dạng giọng nói, vân tay, vân bàn tay và mống mắt hiện diện ngay trong căn nhà của mình do nhu cầu củng cố an ninh cùng với sự giảm giá thành của những hình thức công nghệ trên. Kwikset, một công ty chuyên sản

“Sự riêng tư đã chết, chấp nhận đi.”Scott McNealy, CEO,

Sun Microsystems

Page 4: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

50 ý tưởng về tương lai 9

xuất khóa hàng đầu tại Mỹ, đã chế tạo ra một hệ thống an ninh nhận dạng vân tay dùng cho các hộ gia đình. Và bạn đừng nghĩ mình an toàn hơn khi ở nơi làm việc: 75% các công ty Mỹ giám sát thư điện tử của nhân viên và 30% theo dõi số lượt nhấn bàn phím và lượng thời gian nhân viên sử dụng máy tính. Giám sát hoạt động của nhân viên không phải là điều mới mẻ, nhưng nó ngày càng phổ biến nhờ vào những công nghệ kỹ thuật số giúp cho việc chụp, lưu trữ và tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.

Sản phẩm phụ khác của thời đại máy tính ít được để ý đến là điện thoại di động. Hầu hết điện thoại bây giờ đều có gắn camera, một ngày nào đó điện thoại di động sẽ được tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt. Điểm quan trọng nhất là con người ngày càng lựa chọn giao tiếp với nhau thông qua các giao diện số, vốn sẽ để lại một dấu vết số.

Họ biết, bạn biếtGiám sát ở mọi nơi thường được hiểu là camera an ninh chĩa thẳng vào mặt người dân và thực sự thì điều này hoàn toàn đúng, mặc dù trong tương lai camera an ninh sẽ bao gồm cả các loại được cài trên điện thoại di động cá nhân có chức năng nhận diện khuôn mặt. Vậy nên trong tương lai, nếu bạn đang nằm dài trên một bãi biển nào đó, một người lạ mặt có thể chĩa điện thoại về phía bạn, tìm ra bạn là ai và từ đó biết được nơi bạn làm việc. Nếu bạn đã cho người khác biết các kế hoạch làm việc sắp tới của mình thông qua mạng xã hội, những tên tội phạm có thể tiếp cận những thông tin đó và nói cho một kẻ khác tới viếng thăm và khoắng đồ nhà bạn.

Page 5: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

10 Richard Watson

Chẳng có gì là riêng tư

Hệ quả là hiện nay chúng ta có thể nhìn rất rõ những thứ mà trước đây không thể quan sát được. Chẳng hạn, chính phủ Anh đã lên kế hoạch kiểm soát tập trung các hồ sơ/dữ liệu của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia nhằm giúp các tổ chức dịch vụ xã hội giám sát được mọi trẻ em trong nước Anh. Trong tương lai, việc giám sát này có thể bao gồm cả việc theo dõi đồ chơi mà cha mẹ bỏ tiền ra mua hoặc lượng khẩu phần hoa quả mà một đứa trẻ ăn hằng ngày.

Tương tự như vậy, các công ty bảo hiểm một ngày nào đó có thể giám sát khách hàng của mình và từ chối chi trả tiền bảo hiểm cho họ dựa trên những hành vi đã quan sát được. Theo Narayanan Kulathuramaiyer, một chuyên gia trong lĩnh vực này, các công ty tham gia thu thập những dữ liệu như vậy đang bán chúng cho nhiều cơ quan của chính phủ: “Ở một mức độ mà bạn không thể tưởng tượng được.”

Sự riêng tư trong kỷ nguyên sốNếu bạn đang đi dạo với một chiếc điện thoại di động đang bật, bạn đang phát đi sự hiện diện của mình cho những người khác. Trong tương lai, điện thoại sẽ thay thế ví, nhật ký và rốt cuộc là cả chìa khóa nhà của bạn. Những thiết bị này vì thế sẽ thu thập một loạt thông tin số hữu dụng, cho phép các chính phủ và cơ quan hành pháp có được các mảnh ghép để tạo nên một bức tranh chuẩn xác về con người và suy nghĩ của bạn dựa trên hành trình địa lý, các mối quan hệ với người khác và thói quen mua sắm của bạn. Nhưng mọi chuyện không kết thúc ở đó. Thiết bị phát hiện ý đồ xấu cố gắng dự đoán các hành vi trong tương lai dựa trên ngôn ngữ cơ thể, đọc thân nhiệt từ xa và cử động của mắt. Những thiết bị này cũng như các hệ thống tự động nhận diện biển số xe và hệ thống nhận diện khuôn mặt trong đám đông đã được Bộ An ninh nội địa Mỹ sử dụng.

Page 6: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

50 ý tưởng về tương lai 11

Đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong năm 2002, Lầu Năm Góc đã tìm kiếm nguồn quỹ cho một chương trình mang tên Nhận thức thông tin toàn diện với mục tiêu là nhận diện “hành vi đáng nghi ngờ” bằng cách sử dụng các kỹ thuật tìm kiếm thông tin. Việc cấp vốn bị từ chối nhưng một số hạng mục của dự án vẫn tiếp tục được thực hiện. Có người cho rằng Vương quốc Anh, Trung Quốc, Pháp, Israel và Đức cũng đang tiến hành những chương trình tương tự.

Trên lý thuyết, đây có thể là một điều tốt đẹp và hầu hết mọi người dường như đều hào hứng từ bỏ chút ít tự do cá nhân để đổi lấy sự bảo đảm về an ninh chung. Tuy nhiên, các chính phủ thường sở hữu một bản thành tích tệ hại về việc giữ bí mật hồ sơ tài liệu. Khi mà một công nghệ mới được đưa vào thực tế, mục đích sử dụng của nó có xu hướng mở rộng ra.

Ý tưởng cô đọngAnh Cả đang theo dõi quý vị

Page 7: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

02. Nền dân chủ kỹ thuật số

“Chính phủ của dân và do dân”. Có thật sự là như vậy không? Nền dân chủ được thiết kế để đại diện cho ý kiến của dân. Nhưng nền dân chủ đã sớm biến thành cuộc dàn xếp do một nhóm vài nghìn người, từ những quan chức và cố vấn thất cử cho đến các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, điều khiển. Trừ phi có rất nhiều thời gian và tiền bạc nhàn rỗi, các cá nhân đơn độc hiếm khi có thể tranh luận hoặc chất vấn những người cầm quyền. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi.

Sự kết nối khắp chốn ngày nay cho phép ta hoàn toàn có thể hỏi ý kiến của nhiều người hơn với tần suất lớn hơn. Điều này không hẳn có nghĩa là các cuộc trưng cầu ý dân diễn ra liên tục, nhưng sự kết nối ấy thực sự uy hiếp tính hợp pháp của một số người tuyên bố mình đại diện cho nhân dân mà hành động. Suy cho cùng, nếu chính phủ của một quốc gia có thể kết nối ngay tức thì với người dân của mình, tại sao lại phải phiền toái với một mớ những kẻ trung gian chứ? (Ấn phím 1 rồi phím # nếu bạn

2011 2016 2018 2019 2020 2022 2023 2025

Các cử tri xác định những vấn đề ở địa phương thông qua các bản đồ của Google

Dòng tweet bất cẩn dẫn tới cú ngã ngựa của tổng thống Mỹ

Đánh giá tất cả các dịch vụ công theo kiểu đánh giá trên eBay

Các chính phủ chấm dứt việc sử dụng giấy mực vì lo ngại rò rỉ thông tin

Bỏ phiếu ngay trong cửa hàng McDonald’s (“Bạn có muốn một lá phiếu kèm khoai tây rán không?”)

Nhà sản xuất chương trình Nhân tố bí ẩn được mời làm cố vấn cho cuộc bầu cử nghị sĩ Nghị viện châu Âu

Lượt “Thích” trên Facebook được công nhận là lá phiếu bầu cử hợp pháp

Tất cả các quảng cáo chính trị đều nhắm đến từng cá nhân riêng biệt

MỐC THỜI GIAN

Page 8: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

50 ý tưởng về tương lai 13

đồng ý, phím 2 rồi phím # nếu bạn không đồng ý hoặc nếu bạn muốn nói chuyện với tư vấn viên, vui lòng chờ máy.)

Trong tương lai, sự số hóa buộc các chính phủ sẽ phải lắng nghe người dân sâu sắc hơn vì sẽ có nhiều cử tri phổ thông có khả năng đưa ra, truyền tải và góp ý cho các chính sách hơn mà không cần đến tư cách thành viên của đảng ở địa phương hay những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, các chiến dịch truyền thông, các chiến dịch quảng cáo trên ti vi hay gửi thư trực tiếp. Tương tự như vậy, sẽ càng ngày càng có nhiều chính trị gia sử dụng các công cụ Web 2.0 để chạy quảng cáo trên YouTube, thu thập các khoản quyên góp nhỏ qua PayPal hoặc sử dụng điện thoại di động để tổ chức các cuộc đả kích tức thời chống lại đối thủ. Điều này cũng có nghĩa là việc bỏ phiếu trong siêu thị, trong các quán ăn McDonald's và trên xe buýt sẽ trở nên khả thi và thậm chí còn được khuyến khích trong tương lai.

2011 2016 2018 2019 2020 2022 2023 2025

Các cử tri xác định những vấn đề ở địa phương thông qua các bản đồ của Google

Dòng tweet bất cẩn dẫn tới cú ngã ngựa của tổng thống Mỹ

Đánh giá tất cả các dịch vụ công theo kiểu đánh giá trên eBay

Các chính phủ chấm dứt việc sử dụng giấy mực vì lo ngại rò rỉ thông tin

Bỏ phiếu ngay trong cửa hàng McDonald’s (“Bạn có muốn một lá phiếu kèm khoai tây rán không?”)

Nhà sản xuất chương trình Nhân tố bí ẩn được mời làm cố vấn cho cuộc bầu cử nghị sĩ Nghị viện châu Âu

Lượt “Thích” trên Facebook được công nhận là lá phiếu bầu cử hợp pháp

Tất cả các quảng cáo chính trị đều nhắm đến từng cá nhân riêng biệt

“Kỹ nghệ chính trị của thời đại công nghiệp đã không còn phù hợp với nền văn minh tiên tiến đang dần hình thành xung quanh chúng ta. Nền chính trị

hiện nay của chúng ta đã lỗi thời.”Alvin Toffler, tác giả của Cú sốc tương lai (Future Shock)

Page 9: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

14 Richard Watson

Mặt tích cực

Người ta hy vọng rằng những sự đổi mới như thế sẽ khiến chính trị trở nên thú vị hơn và các chính trị gia sẽ trung thực và đáng tin cậy hơn. Sẽ không còn thời của các phát ngôn được đưa ra trong những căn phòng chật hẹp “cấm ghi âm, ghi hình” với một niềm tin tuyệt đối rằng những phát ngôn đó không bị một nhóm phóng viên truyền hình ghi lại. Ngày nay, nhờ vào những thiết bị di động, truyền thông hiện hữu ở khắp nơi. Tức là chúng ta sẽ kiểm chứng được tính xác thực của những điều các chính trị gia đã hứa hẹn, đồng thời cảnh tỉnh những chính trị gia khác về bất kỳ sự thiếu trung thực nào; và đây là một tin rất đáng mừng. Từ bao đời nay, các chính trị gia luôn là những bậc thầy thao túng sự thật, còn các phương tiện truyền thông truyền thống, đặc biệt là vô tuyến truyền hình, thì cổ xúy cho việc này. Chính trị gia có thể lén lút giấu mình sau một hình ảnh đã được đánh bóng và các phát ngôn đã được biên soạn. Chuyện đó sẽ không xảy ra trong tương lai. Sự kết nối toàn cầu đòi hỏi tính xác thực tức thời và đẩy mạnh sự minh bạch toàn diện. Mọi người đều là giới truyền thông.

Như nhà hoạt động Khaled người Syria đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Financial Times: “Các chế độ chuyên chế tưởng rằng giới trẻ xa rời chính trị. Họ không biết rằng tự thân những người trẻ đã tự kết nối với nhau”.

Mạng Internet đã làm thay đổi đáng kể cuộc sống của chúng ta trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là khả năng tập hợp ý kiến tức thì của nó, một tiện ích rất lý tưởng cho tiến trình dân chủ. Hơn nữa, chẳng có lý nào việc tập hợp ý kiến trực tuyến lại bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Nếu cả thế giới được tiếp cận với các công cụ kỹ thuật số thì tại sao cả thế giới không thể bỏ phiếu cho những vấn đề quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu? Tại sao quyền năng mới được khai phá này bị giới hạn

Page 10: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

50 ý tưởng về tương lai 15

trong vấn đề chính trị của một quốc gia? Tại sao tất cả chúng ta không thể bầu ra Chủ tịch Liên minh châu Âu hay Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số mà mình có thể tiếp cận?

Hơn nữa, nguyên lý đó còn có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực chính trị. Trước kia, nếu muốn khiếu nại một nhà cung cấp năng lượng, một bệnh viện hay một cái máy thu phí đỗ xe, bạn có thể gọi điện tới bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc

“Một mối liên hệ đang chờ được tạo dựng giữa sự giảm sút mức độ tham gia dân chủ và sự bùng nổ

những phương thức truyền thông mới.”Robin Cook, cựu Ngoại trưởng và người đứng đầu Hạ viện Vương quốc Anh

Những cuộc nổi dậy di độngMùa Xuân Ả Rập có lẽ là một lời nhắc nhở kịp thời về việc điện thoại di động, và đặc biệt là mạng xã hội, có thể được sử dụng để truy cập và tuyên truyền các nguồn tin tức khác nhau, đồng thời phát động các cuộc biểu tình và bày tỏ sự bất đồng quan điểm nhanh chóng đến mức nào. Theo lý thuyết, điều này thể hiện một cuộc đấu tranh quyền lực giữa hệ thống phân cấp kiểm soát và ra lệnh cứng nhắc (ví dụ: chính phủ và các tổ chức nhà nước) với các mạng lưới linh động, thường không có lãnh đạo, của những người bình thường. Tại Trung Đông, nó đã diễn ra như một cuộc chiến giữa các chính thể chuyên chế, chống dân chủ và những người dân yêu chuộng tự do, nhưng không hẳn trường hợp nào cũng như vậy. Không có lý do gì mà một nền dân chủ không thể viện đến các phương tiện tương tự đã lật đổ một chính phủ được bầu cử hợp pháp và thay thế bằng một nhà độc tài dân túy.

Page 11: 01. Giám sát mọi nơi - Amazon Web Services

16 Richard Watson

thậm chí gửi thư cho CEO của công ty; nhưng tiếng nói của bạn vẫn lẻ loi và đơn độc. Bây giờ, bạn có thể tìm và tham gia với hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu người khác gặp vấn đề tương tự ở khắp nơi trên thế giới và cùng nhau gây sức ép thật sự lên doanh nghiệp đó. Việc này minh chứng cho một sự chuyển dịch quan trọng trong cán cân quyền lực từ các tổ chức sang phía những cá nhân. Và nó còn là biểu hiện của câu nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Sự liên kết chính trị

Liệu những bước phát triển này sẽ thay đổi bộ mặt chính trị? Chúng ta còn phải chờ xem, nhưng về lý thuyết thì mọi thứ có thể trở nên minh bạch hơn rất nhiều trong tương lai. Thực vậy, Web 2.0 là công cụ hoàn hảo để khích động chính trị bởi nó khuyến khích người ta tham gia đời sống chính trị và cho phép các cá nhân có cùng niềm tin chính trị tìm đến nhau để rồi sau đó khích động sự thay đổi. Công cụ này cũng cho phép các chính trị gia bỏ qua phương thức truyền thông truyền thống và tiến hành đối thoại trực tiếp với cử tri địa phương. Ít nhất thì lý thuyết là vậy. Trên thực tế, nhiều tổ chức truyền thông xã hội thuộc sở hữu của những tập đoàn lớn, nhiều tập đoàn cũng là chủ của các tờ báo, đài truyền hình và có khi của chính các chính trị gia. Hơn nữa, thay vì bị phương tiện truyền thông truyền thống phớt lờ, các cá nhân với những quan điểm độc đáo và không chính thống có thể bị sự bạo ngược của số đông trên mạng vùi dập.

Chúng ta đã và đang kết nối với tài khoản Twitter của nhiều tổng thống và có lẽ viễn cảnh bầu thủ tướng qua Facebook sẽ không còn quá xa xôi, đặc biệt là khi các chính trị gia muốn khuyến khích thế hệ trẻ tham gia bỏ phiếu. Thế nhưng sự kết nối có tác động cả hai chiều. Nếu chúng ta lắng nghe họ cẩn trọng hơn thì có thể họ cũng quan sát chúng ta kỹ lưỡng hơn.