ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

128
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Transcript of ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Page 1: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂNKINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG

ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Vĩnh Tường, Năm 2010

Page 2: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

- Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 14.189,98 ha gồm 3 thị trấn, thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và 26 xã, dân số tính đến ngày 31/12/2009 là 187.770 người, mật độ dân số 1.333 người/km2, cao hơn mật độ dân cư của Tỉnh (824 người/km2).

- Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan. Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) tăng từ 396.450 triệu đồng năm 2000 tăng lên 2.298.958 triệu đồng năm 2010, nhịp độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất đạt 19,2%/năm thời kỳ 2001 - 2010. Gía trị tăng thêm bình quân/người/năm ước đạt 15,6 triệu đồng năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản từ 66,9% năm 2000 xuống 31,2% năm 2010. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,1% năm 2000 lên 33,1% năm 2010, dịch vụ tăng từ 19,0% năm 2000 lên 35,7% năm 2010. Như vậy, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

- Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Bình quân thu nhập/người/năm còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tiến độ quy hoạch các khu công nghiệp tuy đã có chuyển biến tích cực song việc triển khai còn chậm; cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

- Năm 2006, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định phê duyệt (QĐ số 87/2006/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2006), trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội của cả nước, của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường đã có rất nhiều thay đổi, đặt ra cho huyện những cơ hội và thách thức mới.

-Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhanh hơn, thực hiện cho được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, việc nghiên cứu xây dựng dự án: “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và Tầm nhìn 2030" là cần thiết và cấp bách nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển một nền kinh tế xã hội có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2001 - 2010.- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội huyện giai đoạn 2011 - 2020

và tầm nhìn 2030 phù hợp với định hướng chung của tỉnh và có những bước đột phá UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 2

Page 3: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nhằm đưa nền kinh tế huyện phát triển nhanh, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây dựng các chương trình dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH- Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường là xây dựng những căn cứ khoa học, thực tiễn trên cơ sở hội nhập kinh tế Quốc tế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm qua làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, định hướng phát triển, các kế hoạch với các chương trình, dự án ưu tiên trọng điểm trong 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện, của từng ngành với các bước đi phù hợp trong từng giai đoạn (2011 - 2015; 2016 - 2020 và 2021 - 2030). Trên cơ sở công bố quy hoạch cũng nhằm cung cấp các thông tin cho các ngành, các cấp, các nhà đầu tư và nhân dân trong huyện hiểu rõ được tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, chiến lược phát triển những loại sản phẩm chính, những dự án cần ưu tiên đầu tư... để từ đó các ngành, các cấp, các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư... có cơ sở để tham gia đầu tư, hợp tác vào các lĩnh vực có ưu thế nhằm huy động tổng hợp nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp thống kê: Thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu

đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụng phương

pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA).- Phương pháp chuyên gia: Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành, của

địa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện.- Phương pháp phân tích dự báo: Được sử dụng để phân tích, đánh giá các

thông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất. - Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phần mềm máy tính, dự tính dự báo đã

được công nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để tính toán hiệu quả và chọn lựa phương án phát triển.

V. NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG DỰ ÁN- Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2009 của UBND

huyện Vĩnh Tường V/v phê duyệt kết quả chỉ định nhà thầu gói thầu tư vấn quy

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 3

Page 4: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 2332 /QĐ-UBND V/v phê duyệt đề cương dự toán “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá X về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.

- Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND ngày 11 tháng 05 năm 2007 về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 – 2010.

- Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Quy hoạch các ngành: Nông nghiệp, giao thông, xây dựng, du lịch, đô thị, quy hoạch các khu, cụm điểm công nghiệp, làng nghề... tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020.

- Các quy hoạch phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các dự án đã, đang và sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ XXIV và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến năm 2010.- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu

liên quan và dự báo trong tỉnh, huyện Vĩnh Tường và các huyện lân cận.

VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Về thời gian nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010, số liệu

2010 là số liệu ước.- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện, so sánh với tỉnh

Vĩnh Phúc, quy hoạch tính cho quy mô toàn huyện.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 4

Page 5: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG

I. CÁC NGUỒN NỘI LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆNVỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:

Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch.Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương.Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cả đường sông, đường sắt và đường bộ. Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt đường sông đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

VI.1.1. Địa hình, địa chất

- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.

- Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:Vùng thượng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng,

Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương,

Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 5

Page 6: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Vùng bãi gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

VI.1.2. Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết

Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:

Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60CNhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40CNhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70CĐộ ẩm không khí bình quân: 82%Độ ẩm cao nhất: 100%Độ ẩm thấp nhất: 47%Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552mm, với năm cao nhất là

2.106mm, năm thấp nhất là 1069mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85%-90% lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày.

VI.1.3. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện

1.3.1. Về chất thải rắnTổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện 60 tấn/ngày. Lượng

chất thải này phát sinh nhiều ở các xã, thị trấn có thu nhập cao, có kinh doanh dịch vụ thương mại, có cụm công nghiệp phát triển: Như Thị trấn Thổ Tang, tổng lượng rác thải khoảng 12 tấn/ngày, xã Đại Đồng tổng lượng rác thải khoảng 3 – 4 tấn/ngày...

Các nguồn phát sinh chất thải rắn khác từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, thân cây hoa màu trong quá trình phơi làm chất đốt không thu hết trong thu hoạch...); chất thải từ xưởng sản xuất gỗ, cơ khí... chất thải từ xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp; bệnh viện cũng phát sinh một lượng rác thải khá lớn.

Lượng chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện thải ra mỗi ngày khoảng 1.000 – 1.400 tấn/ngày. Lượng chất thải này mới chỉ được xử lý một phần thông qua việc xây dựng hầm biogas và ủ phân bón ruộng, phần còn lại đổ thải ra các cống rãnh hoặc hệ thống tiêu thoát nước thải trong khu vực.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 6

Page 7: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.3.2. Về nước thảiCác nguồn thải chính bao gồm: Nước thải từ sinh hoạt, nước thải từ chăn nuôi

trong khu dân cư, nước thải từ các xưởng sản xuất, xí nghiệp, nhà máy.Lượng nước thải sinh hoạt tính bình quân cho một người dân khoảng 50 – 80

lít/ngày. Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt của toàn huyện khoảng 9.630 – 15.408 m3/ngày. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 100 nhà hàng, quán ăn bình dân và các dịch vụ rửa xe với lượng nước thải tạo ra khoảng 200 – 250 m3/ngày.

Hầu hết nước thải chưa được xử lý, 90% lượng nước thải này đều đổ thải vào các ao hồ trong khu dân cư sau đó chảy ra sông Phan, sông Hồng, một phần ngấm xuống đất.

1.3.3. Về tiếng ồn và không khí

Qua mẫu phân tích nồng độ bụi và đo mức ồn tại một số điểm trên địa bàn huyện của Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng tháng 6/2007, kết quả cho thấy nồng độ bụi và mức ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tiếng ồn, bụi gây ra chủ yếu do quá trình sản xuất, hoạt động giao thông đi lại (xe máy, ô tô...), hoạt động vận chuyển các nguyên liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi...), ô nhiễm khói bụi do quá trình đun nấu, đốt rơm rạ sau thu hoạt và các hoạt động sản xuất khác...

VI.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và xã hội

1.4.1. Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tự nhiên 14.189,98ha đất gồm:

Đất Nông nghiệp: 9.208,15 ha.Đất phi nông nghiệp: 4.980,43 ha.Đất chưa sử dụng: 1,40 ha.

Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Có diện

tích 4.012 ha, chiếm 42% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2.666 ha, chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trung, Tân Cương... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh có diện tích 80 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 7

Page 8: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.4.2. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Lô và hệ thống

kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp. Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh

Tường khoảng 18 km, lưu lượng bình quân 3.730 m3/s, mực nước hàng năm lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù xa lớn, hàng năm bồi đắp cho hơn 100 ha đất ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.

Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 18 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Hiện có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung). Chất lượng giếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ion sắt cao.

1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.

Cát, sỏi: Có thể khai thác với khối lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên.

1.4.4. Tài nguyên nhân văn

Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số huyện Vĩnh Tường đến ngày 31/12/2009 là 189.165, với 48.376 hộ gia đình, mật độ dân số 1.333 người/km2. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 1,41%. Nhìn chung trình độ dân trí trong huyện tương đối cao, cả huyện được công nhận phổ cập tiểu học, số người trong độ tuổi lao động là 108.541 người chiếm 57,8 % tổng dân số toàn huyện.

Nhân dân Vĩnh Tường hiện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước và đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 8

Page 9: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

mạng cũng như xây dựng đất nước. Các di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Tường có thể nói là khá đặc sắc hơn các huyện, thị khác trong tỉnh. Thị trấn Thổ Tang là xã nổi tiếng cả miền bắc và cả nước về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản để Đảng, chính quyền lãnh đạo nhân dân vững bước tiến vào sự nghiệp CNH – HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

VII. CÁC NGUỒN NGOẠI LỰCDỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

VII.1.1. Thuận lợi

Do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vô cùng to lớn, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường:

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu với giá rẻ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra các mặt hàng với giá thành hạ.

Giúp mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của huyện, đồng thời tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới hiện đại và tiên tiến từ bên ngoài, đa dạng hoá được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp, chất lượng đầu vào tốt...sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển với việc sản xuất được những mặt hàng, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, đây là cơ hội để gia tăng xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào huyện; kích thích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư khi nhìn thấy cơ hội lợi nhuận; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lao động có tay nghề cao...

VII.1.2. Khó khăn, thách thức

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hàng hoá, dịch vụ của địa phương sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa. Do tác động của hội nhập hầu hết các mặt hàng trong nước phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh lớn do một số nguyên nhân sau:

Do quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý kém dẫn đến giá thành cao, chất lượng và hình thức mẫu mã kém nên dẫn đến yếu về khả năng cạnh tranh.

Lộ trình xoá bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ một số mặt hàng theo cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực sắp kết thúc sẽ làm cho hàng hoá không còn được bảo hộ như trước, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có kế hoạch chuẩn bị sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Khả năng tiếp cận thị trường và tạo lập nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định, cũng như chưa đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn và phát triển thị trường. Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập, UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 9

Page 10: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

đặc biệt là các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Là huyện cơ bản vẫn thuần nông, do đó hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu sẽ có nhiều khó khăn bất thường như thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản...

Những mặt hàng sản xuất của nước ta nói chung, của Vĩnh Tường nói riêng tương đối giống các nước ASEAN nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt trên thị trường Việt Nam, ASEAN và cả thị trường ngoài ASEAN.

DỰ BÁO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THU HÚT TỪ BÊN NGOÀI

Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Các nguồn vốn nước ngoài sẽ tiếp tục nhận được cho phát triển kinh tế xã hội của nước ta là: nguồn vốn tài trợ cho phát triển chính thức (ODA); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đây là những nguồn vốn mà với vị trí thuận lợi của huyện Vĩnh Tường có thể thu hút đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội.

PHẦN THỨ HAIĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

HUYỆN VĨNH TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

I. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾKẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ

HỘI

VII.1.3. Đánh giá về nhịp độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2010 nền kinh tế của huyện có những biến động theo hướng tích cực, nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 19,2%/năm. Giai đoạn 2006 -2010 huyện đã tận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 23,7%/năm, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất đạt 43,4%/năm, dịch vụ tăng 32,7%/năm, nông nghiệp - thuỷ sản tăng rất chậm đạt 1,4%/năm. GTSX ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởng cao là do xuất phát điểm của những ngành này thấp, sau khi có sự xuất hiện của các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh, và đầu tư xây dựng hạ tầng một số khu KTXH…tạo ra nhịp độ tăng trưởng khá nóng. Năm 2010 tổng GTSX toàn huyện Ước đạt 2.299 tỷ đồng (giá thực tế), gấp hơn 3 lần so với năm 2005.

Giai đoạn 2001 - 2010, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, được sự đầu tư quan tâm của tỉnh và cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, đời sống kinh tế - xã hội có những đổi thay rõ nét theo hướng đi lên.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 10

Page 11: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện (giá so sánh 1994)Đơn vị: triệu đồng, TĐ tăng: %

Hạng mục 2000 2005 Ước 2010Tốc độ tăng trưởng

2001 - 2005

2006 - 2010

2001 -2010

Tổng GTSX 396.450 793.066 2.298.958 14,9 23,7 19,2

- Nông nghiệp - thủy sản 273.534 409.604 438.011 8,4 1,4 4,8

- Công nghiệp – Xây dựng 58.800 144.678 876.555 19,7 43,4 31,0- Dịch vụ 64.116 238.784 984.392 30,1 32,7 31,4

Nguồn: QHTTKT- XH 2006, Phòng Tài chính – Kế hoạch 2010

VII.1.4. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thời kỳ 2001 - 2010 chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản. Cơ cấu GTSX năm 2000: Nông nghiệp - thuỷ sản 66,9%, công nghiệp - xây dựng 14,1%, dịch vụ 19,0%, năm 2010 tương ứng là: 31,2%; 33,1% và 35,7%.

Bảng 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)

Chỉ tiêu

2000 2005 2009 Ước 2010

Gía trịCơ cấu (%)

Gía trịCơ cấu (%)

Gía trịCơ cấu (%)

Gía trịCơ cấu (%)

Tổng GTSX (tr.đồng) 549.964 100,0 1.343.983 100,0 3.685.880 100,0 4.959.285 100,0

- Nông nghiệp, thuỷ sản 367.926 66,9 824.198 61,3 1.184.580 32,1 1.548.222 31,2

- Công nghiệp, x.dựng 77.545 14,1 241.391 18,0 1.275.291 34,6 1.639.158 33,1

- Dịch vụ 104.493 19,0 278.394 20,7 1.226.009 33,3 1.771.905 35,7

Nguồn: QHTTKT-XH 2006, Phòng Tài chính-Kế hoạch 2010.

VII.1.5. So sánh quy mô và nhịp độ tăng trưởng so với tỉnh Vĩnh Phúc

Dân số huyện Vĩnh Tường chiếm 19,6% dân số tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Tường sản xuất ra 8,2% giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Gía trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2010 của Vĩnh Tường thấp hơn nhiều so với trung bình toàn tỉnh. So với kinh tế toàn tỉnh Vĩnh Phúc thì Vĩnh Tường có tỷ trọng nông nghiệp cao, tỷ trọng công nghiệp thấp, có điểm xuất phát ở mức thấp của tỉnh.

Bảng 3. So sánh một số chỉ tiêu của Vĩnh Tường so với tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

STT Hạng mục ĐVT Vĩnh Tường Vĩnh Phúc1 Dân số Người 189.750 987.0002 Tăng trưởng GTSX (2006-2010) % 23,7 15,8

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 11

Page 12: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3 Cơ cấu kinh tế (GTSX) %- Nông nghiệp - thuỷ sản % 31,2 13,3- Công nghiệp - xây dựng % 33,1 58,3- Dịch vụ % 35,7 28,44 Tổng GTTT (giá thực tế) Tỷ đồng 1.830 29.4505 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 15,6 29,1

Nguồn: - Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ XXIV.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

VIII. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN

VIII.1.1. Tăng trưởng ngành nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản năm 2000 đạt 273.534 triệu đồng (giá so sánh 1994); năm 2010 ước đạt 438.011 triệu đồng, nhịp độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 ước đạt 4,8%/năm; trong đó thuỷ sản tăng 26,0%/năm, nông nghiệp tăng 3,0%/năm (trong nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng 1,8%/năm, chăn nuôi tăng 5,0%/năm, dịch vụ tăng 10,1%/năm). Giai đoạn 2006 – 2010 tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng đạt mức âm là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ đông – xuân 2006 – 2007 bị ngập lụt và mưa đá, vụ đông năm 2008 úng ngập toàn huyện…do đó sản lượng của các cây trồng bị suy giảm nghiêm trọng. Đó là nguyên nhân chính làm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng âm.

Bảng 4. Tăng trưởng ngành nông nghiệp (giá so sánh 1994) ĐVT: triệu đồng, cơ cấu %.

Chỉ tiêu 2000 2005 Ước 2010

TĐ tăng trưởng2001 - 2005

2006 - 2010

2001 - 2010

Gía trị sản xuất 273.534 409.604 438.011 8,4 1,4 4,81. Nông nghiệp 265.054 373.890 356.979 7,1 -0,9 3,0 - Trồng trọt 181.297 237.534 215.972 5,6 -1,9 1,8 - Chăn nuôi 78.986 125.360 128.512 9,7 0,5 5,0 - Dịch vụ NN 4.771 10.996 12.494 18,2 2,6 10,12. Thuỷ sản 8.480 35.714 85.412 33,3 19,1 26,0

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Tường

VIII.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thuỷ sản, giảm nông nghiệp. Năm 2000 nông nghiệp chiếm 96,9%, thuỷ sản 3,1%; năm 2010 các chỉ số cơ cấu

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 12

Page 13: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tương ứng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản là 88,5% và 11,5%. Nội bộ ngành nông nghiệp giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Bảng 5. Cơ cấu ngành nông nghiệp (giá thực tế)ĐVT:Giá trị: triệu đồng; Cơ cấu: %

Chỉ tiêu2000 2005 2010

Gía trị Cơ cấu (%) Gía trị Cơ cấu

(%) Gía trị Cơ cấu (%)

GTSX Nông nghiệp,thuỷ sản 367.926 100,0 824.198 100,00 1.548.222 100,00

1. Nông nghiệp 356.482 96,9 752.335 91,3 1.370.176 88,5

- Trồng trọt 242.765 68,1 418.298 55,6 637.132 46,5

- Chăn nuôi 106.945 30,0 313.724 41,7 678.237 49,5

- Dịch vụ 6.773 1,9 20.313 2,7 54.807 4,0

2. Thuỷ sản 11.443,6 3,1 71.863 8,7 178.046 11,5

Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Tường, QHTT KT - XH 2005

Cơ cấu GTSX trồng trọt trong nông nghiệp giảm từ 68,1% năm 2000 xuống còn 46,5% năm 2010. Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 30,0% năm 2000 lên 49,5% năm 2010. Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi biến động ít theo hướng tăng chăn nuôi gia súc, giảm chăn nuôi gia cầm.

Thuỷ sản: Năm 2000 cơ cấu chiếm 3,1% GTSX ngành nông nghiệp; năm 2010 tương ứng là 11,5%. Giai đoạn 2001 - 2010 giá trị sản xuất nuôi trồng và giá trị khai thác ổn định.

VIII.1.3. Thực trạng sản xuất các ngành

1.1.1. Trồng trọt

Ngành trồng trọt đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt tăng 1,8%/năm giai đoạn 2001 - 2010. GTSX ngành trồng trọt năm 2000 là 181.297 triệu đồng (giá so sánh 1994); 242.765 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt 215.972 triệu đồng (giá so sánh 1994); 637.132 triệu đồng (giá TT).

Cây lương thực: Cây lúa: Sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2010 ước đạt 86.995

tấn, trong đó thóc là 76.875 tấn, chiếm khoảng 85% tổng sản lượng lương thực toàn huyện. Bình quân lương thực đầu người năm 2010 ước đạt là 409 kg/người/năm. Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2010 ước đạt 12.500 ha chiếm tới 55,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Năng suất lúa tăng từ 51,25 tạ/ha năm 2001 lên 58,4 tạ/ha năm 2005 và 61,5 tạ/ha năm 2010. Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng các

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 13

Page 14: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ.

Cây ngô: Diện tích ngô giảm từ 3.407 ha năm 2001 xuống còn 2.300 ha năm 2010. Năng suất ngô tăng nhanh 38,3 tạ/ha năm 2001 lên 44,0 tạ/ha năm 2010 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất. Hiện nay diện tích ngô lai của huyện chiếm khoảng 98%.

Nhóm cây đậu, đỗ, rau: Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương không cạnh

tranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa. Năm 2001 diện tích đậu tương đạt 2.179 ha; sản lượng 2.842 tấn. Năm 2010 diện tích đậu tương đạt 3.500 ha, sản lượng đạt 6.125 tấn.

Cây rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 – 1.800 ha, Sản lượng rau các loại năm 2001 đạt 27.904 tấn, năm 2010 đạt 36.900 tấn.

Nhóm cây có củ, lấy bột: Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm từ

661 ha năm 2001 xuống còn 150 ha năm 2010. Cây lạc: Năm 2001 diện tích trồng 194 ha, sản lượng đạt 362 tấn; năm

2010 diện tích trồng đạt 550 ha, sản lượng đạt 1.823 tấn. Năm 2008 trung tâm khuyến nông Vĩnh Phúc vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường cho năng suất chất lượng cao. Đây là giống lạc mới lần đầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước.

Bảng 6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2001 - 2010

Đơn vị: DT ha, NS tạ/ha, SL tấn, TĐ tăng %

Cây trồng 2001 2005 2008 2009 Ước2010

TĐT2005-2010

1. Lúa             - Diện tích 12.771 12.742 12.715 12.871 12.500 -0,2 - Sản lượng 65.451 74.434 75.791 76.503 76.875 1,82. Ngô - Diện tích 3.407 3.110 4.240 1.169 2.300 -4,3 - Sản lượng 13.052 13.425 18.615 4.019 10.120 -2,83. Khoai lang - Diện tích 661 336 218 10,9 150 -15,2 - Sản lượng 7.132 4.413 2.334 70,6 17.250 10,34. Lạc

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 14

Page 15: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Diện tích 194 489 517 304 550 12,3 - Sản lượng 362 983 1.114 590 1.823 19,75. Đậu tương - Diện tích 2.179 3.408 2.594 866 3.500 5,4 - Sản lượng 2.842 5.752 4.296 1.438,9 6.125 8,96. Rau các loại - Diện tích 1.760 1.640 1.449 765,8 1.800 0,3 - Sản lượng 27.904 33.612 33.695 19.174 36.900 3,2

Nguồn: Niên giám thống kê, phòng nông nghiệp và PTNT 2009

1.3.1. Chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có sự phát triển, nhip độ tăng trưởng GTSX của ngành đạt 5,0% giai đoạn 2001– 2010. GTSX chăn nuôi năm 2010 đạt 678.237 triệu đồng (giá thực tế), chiếm 49,5% GTSX ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 554.443 tấn năm 2010.

Đàn trâu, bò, lợn: Giai đoạn 2001 – 2010 đàn trâu ổn định ở mức trên dưới 2000 con. Đàn bò tăng nhanh, từ 14.601 con năm 2001 lên 24.000 con năm 2010, trong đó tỷ lệ bò lai hiện nay là 97%, số lượng bò sữa đạt 1.100 con và có xu hướng tăng trong những năm qua do sự chỉ đạo đúng hướng tác động hiệu quả của thực hiện các dự án “bò thịt, bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc”; “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại các trang trại vừa và nhỏ” do tổ chức Jica – Nhật Bản hỗ trợ. Đàn lợn tăng từ 68.957 con năm 2001 lên 74.000 con năm 2010.

Gia cầm: Trong những năm qua có xu hướng giảm do bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, năm 2010 toàn huyện có 600 nghìn con giảm so với năm 2001 là 330,05 nghìn con. Hình thức chăn nuôi: hộ gia đình, quy mô nhỏ, có xu hướng phát triển thành quy mô vừa.

Bảng 7. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001- 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2008 2009 Ước 2010

TĐT (%)2001-2010

1. Đàn trâu Con 2.082 1.712 1.656 1.821 2.100 0,12. Đàn bò “ 14.601 27.414 22.686 21.412 24.000 5,7 Tr.đó: Bò sữa “ 230 459 729 954 1.100 19,0 Tỷ lệ bò lai % 38,0 79,2 90,5 94,93 97,0 11,03. Đàn lợn Con 68.957 74.337 69.937 74.885 77.000 1,2 Tr đó: + Lợn nái Con 9.520 10.263 10.436 9.203 9.300 -0,3 + Lợn thịt Con 59.397 63.948 59.370 65.538 66.650 1,34. Gia cầm 1.000Con 930,05 731,9 599,4 609,4 620,0 -4,45. SL thịt hơi XC Tấn- Trâu Tấn 33,6 56,1 73,2 90,6 112,56 14,4- Bò Tấn 133,1 342,7 619,0 795,8 1.010,4 25,3

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 15

Page 16: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Lợn Tấn 4.320 6.152 4.347 8.400 13.320 13,3- Gia cầm Tấn 1.290,0 779,6 437,9 400,0 540,0 -9,2

Nguồn: - Niên giám thống kê huyện 2009. - Phòng Nông nghiệp và PTNT 2009.

Trong chăn nuôi đang có xu thế giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư và tăng quy mô chăn nuôi trên hộ, xu thế chuyển dần chăn nuôi ra ngoài khu dân cư; tăng đáng kể các chỉ tiêu như: Tỷ lệ bò lai, số lượng đàn bò sữa, sản lượng sữa bò tươi hàng hoá, lợn nái ngoại, lợn thịt hướng nạc...

Công tác vệ sinh thú y được quan tâm, không để dịch bệnh tái phát và lây lan ra diện rộng.

Làm tốt công tác phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn huyện, làm tốt tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc, kiểm dịch, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch...

Khâu kiểm soát giết mổ hiện nay do các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đảm nhiệm, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu thụ chủ yếu nội huyện và 1 phần thị trường Vĩnh Yên, Hà Nội với mặt hàng tươi sống.

1.3.2. Thuỷ sản

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 ước đạt 1.540 ha, tăng so với năm 2001 là 821,6 ha. Toàn bộ diện tích tăng là do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôi trồng năm 2010 ước đạt là 5.200 tấn (tăng so với năm 2001 là 4.002,3 tấn).

- Nhìn chung, các hệ thống ao hồ của huyện được phân bổ rộng rãi nhưng giá trị của ngành thuỷ sản còn đạt thấp. Trong mấy năm gần đây huyện đã tập trung khai thác diện tích mặt nước các ao hồ lớn.

Bảng 8. Biến động sản xuất ngành thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2010

Hạng mục ĐVT 2001 2005 2008 2009 Ước 2010

TĐT GĐ 2001-2010

I. Diện tích NTTS Ha 718,4 1.135,5 1.410,0 1.579,2 1.605,0 8,8 - Trong đó cá " 717,7 1.072,3 1.402,4 1.579,2 1.520,0 8,5II. Sản lượng thuỷ sản 1. SLTS nuôi trồng Tấn  1.662 3.168,7 4.723,6 5.000,0 5.200,0 17,7 Trong đó: Cá “ 1.197,7 3.147,3 4.721,8 4.900,0 5.180,0 17,7  2. SLTS đánh bắt tự nhiên Tấn 590,3 3.014,6 329,1 500,0 600,0  0,2

Nguồn: Phòng thống kê Vĩnh Tường

1.3.3. Kinh tế trang trại

Nhìn chung, phát triển trang trại đã góp phần cải tạo các vùng đất trũng sản xuất kém hiệu quả thành các vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, không ngừng nâng cao

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 16

Page 17: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

giá trị sản xuất, thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Phát triển trang trại đã tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, KTTT còn mang tính tự phát chưa theo đúng quy hoạch. Trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật, tay nghề của chủ trang trại và người lao động trong trang trại còn hạn chế. Chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại chưa cao, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ bán tại chỗ, trong vùng dưới dạng thô và tươi sống, chưa qua chế biến. Do vậy, giá trị sản phẩm hàng hóa bán ra chưa được cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.

VIII.1.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp - thuỷ sản

1.4.1. Một số thành tựuCơ cấu cây trồng đang chuyển dịch theo hướng giảm diện tích cây lương thực,

tăng diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây làm thức ăn gia súc.Cơ cấu giống các loại có sự chuyển biến tích cực: Các giống cây trồng mới có

năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ. Trong đó, giống ngô lai mới chiếm 98% diện tích, bộ giống lúa chủ lực chỉ còn 5 – 6 giống ở mỗi vụ. Cơ bản trên đồng ruộng không còn giống lúa phẩm cấp thấp.

Chăn nuôi đã chuyển biến rõ rệt về phương thức sản xuất: Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tận dụng chuyển sang chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Trong đó, nổi bật nhất là chăn nuôi lợn. Tổng số lợn ngày càng tăng nhưng số hộ giảm. Nhiều hộ đã chuyển sang nuôi quy mô trang trại theo phương thức công nghiệp.

1.4.2. Tồn tại yếu kémSản xuất còn manh mún, mang tính tự phát, phạm vi nông hộ. Chất lượng

hàng hóa và sức cạnh tranh không cao, chưa có tổ chức, thiếu các hợp đồng tiêu thụ, chế biến. Do đó, sản xuất nhiều mặt hàng nông sản khi mở rộng quy mô đã gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Các cây có giá trị kinh tế cao như: Rau các loại, hoa, cây cảnh tốc độ phát triển còn chậm.

Chưa có các Doanh nghiệp đầu tư vào tiêu thụ và chế biến nông sản. Sản phẩm bán ra trên thị trường chủ yếu dưới dạng tươi sống, khi vào vụ thu hoạch rộ thường xảy ra tình trạng ế thừa, giá cả giảm mạnh gây thất thu cho nông dân.

Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn thấp kém và thiếu đồng bộ.Chưa có ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản. Các mô hình trình diễn

kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngư được nhân rộng ra chưa nhiều.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 17

Page 18: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG

VIII.1.5. Về tăng trưởng

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp – xây dựng đã có khởi sắc và phát triển khá, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 77.545 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt 1.639.158 triệu đồng (giá thực tế); nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 31%/năm đoạn 2001 - 2010.

VIII.1.6. Tình hình sản xuất công nghiệp

- Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Hiện nay, 29/29 xã, thị trấn trong huyện đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010.

- Với lợi thế về quy hoạch và phát triển giao thông, các xã phía Bắc và phía Nam của huyện đã quy hoạch phần lớn quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp, cụm Kinh tế – xã hội. Tổng diện tích quy hoạch là 521 ha. Trong đó: Cụm Công nghiệp Đồng Sóc – xã Vũ Di 50ha; Cụm Công nghiệp Yên Lập – Tân Tiến 115 ha; khu Công nghiệp Chấn Hưng 131 ha; KCN Vĩnh Tường 200 ha; KCN Vĩnh Thịnh 270 ha; Cụm Kinh tế - xã hội Đại Đồng 88,9 ha, Cụm Kinh tế - xã hội Tân Tiến 98 ha… các khu quy hoạch đã có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Đến hết năm 2008, UBND huyện đã thu hồi và giao gần 20ha đất cho các đơn vị để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, như: Công ty TNHH Thuốc bảo vệ thực vật Sài Gòn 1,99ha, Công ty TNHH Hoa Hồng 1,7ha; Công ty Sơn Trà 0,6 ha, Công ty Trần Hồng Quân 0,41ha, Doanh nghiệp tư nhân An Mỹ 0,5ha; Dự án kinh doanh xăng dầu của công ty Thành Linh 1,5ha; Công ty Hùng Vương 2,24ha; Công ty Việt Anh 8,58ha, Công ty TNHH may Việt Thiên 4ha…

Bảng 9. Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp

Tên sản phẩm ĐVT 2003 2005 2008 2009TĐT (%)

03-09- Cát sỏi 1000 m3 115 75 550 470 26,4- Lương thực xay xát Tấn 69.430 85.200 88.000 78.165 2,0- Bánh các loại ‘’ 300 705 1.800 2.033 37,6- Mỳ gạo khô ‘’ 341 600 1.500 1.750 31,3- Quần áo may sẵn 1000 cái 165 199 295 239 6,4- Gỗ sẻ các loại m3 1.025 3.500 16.150 21.000 65,4- Cửa Panô m2 3.000 6.580 33.000 32.140 48,5- Cánh cửa sổ m2 2.800 6.200 25.000 30.530 48,9- Cót Mọc m2 41.250 101.000 20.000 25.500 -7,7

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 18

Page 19: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Gạch nung 1000 viên 9.150 23.351 38.771 54.350 34,6- Ngói lợp 1000 viên 3.039 2.010 7.850 7.985 17,5- Cửa xếp + cửa hoa 1000 m2 4.800 23.508 46.023 26.518 33,0

- Gỗ đóng giường tủ bàn ghế m3 805 980 1.050 603 -4,7- Phôi thép các loại Tấn 1.350 1.100 533 397 -18,5

Nguồn: Phòng Thống kê 2009

Theo số liệu thống kê năm 2009 toàn huyện có 2.676 cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước với 6.450 lao động với giá trị sản xuất là 1.088.448 triệu đồng (giá thực tế). Trong số các nhóm ngành thuộc công nghiệp cá thể, có một số ngành đạt giá trị sản xuất lớn như sau:

Công nghiệp khai thác mỏ: Chủ yếu là công nghiệp khai thác cát, sỏi. Hiện có 6 cơ sở với 60 lao động.

Công nghiệp chế biến: Chế biến thực phẩm đồ uống: Hiện có 996 cơ sở và 1.245 lao động. Chế biến và sản xuất từ tre nứa: Hiện có 110 cơ sở và 595 lao động. Sản xuất chế biến trang phục: Hiện có 145 cơ sở và 310 lao động. Sản xuất gạch ngói: Hiện có 82 cơ sở với 615 lao động. Sản xuất sản phẩm từ kim loại: Hiện có 675 cơ sở với 1.625 lao động. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế: Hiện có 635 cơ sở với 1.750 lao động.

VIII.1.7. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là: Làng nghề Rèn Bàn Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà - xã Lý Nhân; Làng nghề mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An Tường; làng nghề đóng tàu Việt An; làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn. Lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tính đến hết năm 2009 có hơn 7.000 lao động. Trong đó, lao động tại các làng nghề khoảng 5.936 lao động. Thu nhập bình quân là 1,5 – 2,5 triệu đồng/1lao động/tháng.

Thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện như sau:

1.1.1. Làng nghề Rèn Bàn Mạch – xã Lý NhânTổng số hộ: 658hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 434 hộ (bằng 66%).Tổng số lao động là 1.630 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 1.215 lao

động (bằng 74,5%).Sản phẩm sản xuất chủ yếu là các nông cụ cầm tay như: Dao, liềm, cuốc,

xẻng, cào, kéo…

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 19

Page 20: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đến nay, trên địa bàn làng nghề có hơn 80 hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, số lượng cụ thể như: 72 máy búa, 09 máy cán thép, 12 máy đột dập, 02 máy tiện, 20 máy khoan và các loại máy móc khác…

Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng.

1.7.1. Làng nghề Mộc Vân Giang – xã Lý NhânTổng số hộ: 300 hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 215 hộ (bằng 65%).Tổng số lao động là 576 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 400 lao

động (bằng 69,5%).Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế…Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề khoảng 1,5 – 1,8 triệu

đồng/tháng

1.7.2. Làng nghề Mộc Vân Hà - xã Lý NhânTổng số hộ: 190 hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 137 hộ (bằng 72%).Tổng số lao động là 261 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 205 lao

động (bằng 78,4%).Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế…Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề khoảng 1,5 – 1,8 triệu

đồng/tháng

1.7.3. Làng nghề Mộc Bích Chu – xã An TườngTổng số hộ: 650hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 590 hộ (bằng 90%).Tổng số lao động là 1.250 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 1.090 lao

động (bằng 87%).Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế, đồ thờ…Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng

1.7.4. Làng nghề Mộc Thủ Độ – xã An TườngTổng số hộ: 290hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 250 hộ (bằng 86%).Tổng số lao động là 620 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 510 lao

động (bằng 82%).Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế, đồ thờ…Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng

1.7.5. Làng nghề Rắn Vĩnh SơnTổng số hộ: 1.295 hộ. Trong đó, hộ làm nghề là 800 hộ (bằng 61,77%).

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 20

Page 21: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tổng số lao động là 3.346 lao động. Trong đó, lao động làm nghề là 2.216 lao động (bằng 66,22%).

Các sản phẩm chủ yếu như: Rắn thương phẩm, rượu rắn, cao rắn, nọc rắn, da rắn…

Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 2-2,5 triệu đồng/tháng

1.7.6. Làng nghề cơ khí, vận tải đường thuỷ Việt An – Xã Việt XuânTổng số lao động trong độ tuổi: 360 người; Trong đó: Lao động làm nghề cơ

khí, vận tải 300 người (bằng 83%).Tổng số hộ: 158 hộ; Trong đó: Hộ làm nghề 135 hộ (bằng 85%).Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5-1,6 triệu đồng/tháng

VIII.1.8. Đánh giá chung về công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệpVĩnh Tường có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp; nhằm

phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, đầu tư có trọng điểm khai thác tốt về lao động và tài nguyên tạo việc làm nâng cao năng suất lao dộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 3 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là KCN Chấn Hưng (131ha), KCN Vĩnh Tường (200ha), KCN Vĩnh Thịnh (270ha); các KCN đã được phê duyệt là một cơ sở rất quan trọng để tăng sức hấp dẫn kêu gọi thu hút đầu tư các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường vào đầu tư trên địa bàn.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội được chú trọng, đã thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất. Trong đó, nổi lên là Cụm Công nghiệp Đồng Sóc – xã Vũ Di; Cụm kinh tế – xã hội Tân Tiến; Cụm kinh tế – xã hội Đại Đồng; Nhà máy gạch Việt Anh – xã Việt Xuân… Các địa điểm này đã có nhiều doanh nghiệp được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động, tạo nguồn thu đáng kể cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Về phát triển làng nghề, trong những năm qua, một số làng nghề như Mộc Bích Chu, Mộc Thủ Độ – xã An Tường; Mộc Vân Giang, Mộc Văn Hà - xã Lý Nhân; Rèn Lý Nhân; Rắn Vĩnh Sơn được quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, việc phát triển thêm các nghề mới đã tạo ra mạng lưới tiểu thủ công nghiệp đa dạng, rải đều ở các xã, thị trấn, giải quyết việc làm cho khoảng 5.936 lao động có thu nhập bình quân từ 1,5-2,5 triệu đồng/tháng.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề duy trì ở mức độ tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào huyện có công nghệ mới, tiên tiến để cải tiến mẫu mã sản phẩm, mở rộng sản xuất… do đó, một số mặt hàng đã cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu thụ tốt như mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, gạch ốp lát, quần áo may sẵn, nông cụ cầm tay…

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 21

Page 22: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, tăng trưởng đều và ở mức khá. Nhịp độ tăng trưởng GTSX toàn huyện 5 năm (2001-2005) bình quân đạt 14,9%, giai đoạn (2006 – 2010) ước đạt 23,7%, cả giai đoạn 2001 – 2010 ước đạt 19,2%.

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GTSX tăng từ 14,1% năm 2000 lên 33,1% năm 2010; dịch vụ tăng từ 19% năm 2000 lên 35,7% năm 2010; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 66,9% năm 2000 xuống còn 31,2% năm 2010. Như vậy, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động đang chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành công nghiệp – xây dựng còn bộc lộ những hạn chế sau: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng chưa

khai thác hết tiềm năng nội lực, tính bền vững còn thấp. Việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp tư nhân rất tích cực nhưng chưa đạt được kế hoạch đặt ra, các doanh nghiệp sau chuyển đổi vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, không theo kịp nhu cầu phát triển. Nhiều khu, cụm công nghiệp đã được hình thành nhưng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng triển khai chưa đảm bảo tiến độ; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tuy rất tích cực nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Lực lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; hệ thống đào tạo nghề chưa được đầu tư theo chiều sâu và đúng mức.

Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa được quan tâm; Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khó đáp ứng được đơn đặt hàng với số lượng lớn và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, thời gian giao hàng; Môi trường bị ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu; nước thải, chất thải rắn, khí độc thải ra không được xử lý.

VIII.1.9. Đánh giá tác động về kinh tế của việc chuyển đất lúa sang sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

1.1.1. Mặt tích cựcViệc chuyển một phần diện tích đất lúa phục vụ phát triển công nghiệp đã

mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với trồng lúa. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho phát triển công nghiệp là giá trị GDP/ha đất sử dụng. Kết quả tính toán trên một số tỉnh như sau:

Năm 2009, trên phạm vi toàn quốc, bình quân GDP/ha đất nông nghiệp (giá so sánh năm 1994) là 8,75 triệu đồng/ha, trong khi giá trị GDP/1ha đất sản xuất công

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 22

Page 23: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nghiệp bình quân đạt 1.731 triệu đồng/ha (cao gấp 198 lần so với sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Phúc: giá trị GDP/ha đất nông nghiệp chỉ đạt 16,06 triệu đồng, trong khi trong lĩnh vực CN đạt 3.041,5 triệu đồng (gấp 189 lần trồng lúa)

Tỉnh Thái Nguyên giá trị GDP/ha đất nông nghiệp là 12,06 triệu đồng, đối với lĩnh vực CN là 1.278,8 triệu đồng (gấp 106 lần trồng lúa)

Tỉnh Hưng yên giá trị GDP/ha đất tương ứng là 24,3 triệu đồng và 2.343,8 triệu đồng (gấp 96 lần so với trồng lúa).

Tỉnh Thanh Hoá giá trị GDP/ha đất tương ứng là 15,6 triệu đồng/ha và 1.904,7 triệu đồng, (gấp 122 lần so với trồng lúa).

Nếu xét đơn thuần về mặt kinh tế, việc sử dụng đất trong lĩnh vực công nghiêp, dịch vụ đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với lĩnh vực nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng…

1.9.1. Mặt hạn chế, tiêu cựcViệc lập quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị trên đất

nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng chưa hợp lý và chưa sát thực tế. Nhiều KCN, KCX xây dựng quy mô lớn, nhưng khả năng thu hút đầu tư chậm.

Nhiều diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất lúa nói riêng gần các KCN bị tác động của ô nhiễm môi trường (nước, khói bụi, ánh sáng...) làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh gia tăng, giảm năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi. Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, những diện tích lúa ở gần các KCN có khả năng bị giảm năng suất từ 15- 30% do khói, bụi làm cây quang hợp kém và ánh sáng điện ban đếm thu hút sâu bệnh đến gây hại nặng hơn.

Bảng 12. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trong lĩnh vực công nghiệp (GDP/ha đất - giá so sánh 1994)

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục 2000 2005 2009Tốc độ tăng GDP/ha (%)

2001 -2005

2006 - 2009

2001 -2009

1. Toàn quốc+ GDP/ha đất SXNN 6,62 8,27 8,75 4,55 1,42 3,15+ GDP/ha đất CN-XD-DV 1.334,0 1.384,0 1.731,0 0,74 5,75 2,942. Tỉnh Vĩnh Phúc+ GDP/ha đất SXNN 11,31 13,86 16,06 4,15 3,75 3,97+ GDP/ha đất CN-XD- DV 1.790,7 2.892,8 3.041,5 10,07 1,26 6,062. Tỉnh Thái Nguyên+ GDP/ha đất SXNN 9,32 11,76 12,06 4,76 0,63 2,90+ GDP/ha đất CN-XD- DV 494,7 1.121,9 1.278,8 17,79 3,32 11,123. Tỉnh Hưng Yên+ GDP/ha đất SXNN 6,3 18,3 24,3 23,77 7,34 16,18+ GDP/ha đất CN-XD- DV 1.696,7 2.582,6 2.343,8 8,76 -2,39 3,65

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 23

Page 24: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4. Tỉnh Thanh Hoá+ GDP/ha đất SXNN 12,6 14,8 15,6 3,27 1,32 2,40+ GDP/ha đất CN-XD- DV 657,7 1.996,4 1.904,7 24,86 -1,16 12,54

Nguồn: điều tra tại các tỉnh

DỊCH VỤ

VIII.1.10. Về tăng trưởng

Trong những năm qua ngành dịch vụ có xu hướng phát triển khá mạnh, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2000 là 64.116 triệu đồng (giá so sánh 1994), 104.493 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt 984.392 triệu đồng (giá so sánh 1994), 1.771.905 triệu đồng (gía thực tế); nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 31,4%/năm đoạn 2001 – 2010, chiếm 35,7 % tổng GTSX toàn ngành kinh tế của huyện.

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch khu trung tâm các xã, thị trấn xây dựng các chợ nông thôn, các điểm thương mại, nâng cấp hệ thống đường giao thông tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình lưu thông, trao đổi hàng hoá.

VIII.1.11. Hiện trạng phát triển thương mại

Toàn huyện hiện có 14 chợ các loại, trong đó xây dựng cố định 11 chợ, 3 chợ xây tạm lán trại. Có tổng số hộ kinh doanh ở chợ là: 1.606 hộ. Các chợ này chủ yếu là điểm trao đổi hàng hóa nông nghiệp, chăn nuôi của các hộ nông dân và nơi mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân do các hộ kinh doanh đáp ứng. Các chợ đa phần được xây dựng tạm nhà cấp 4, lán trại hiện nay đã xuống cấp không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh thương nghiệp, cần phải có chiến lược quy hoạch và đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn 2009 – 2020.

Siêu thị nhỏ có 1 điểm do hộ gia đình đầu tư kinh doanh tổng hợp các loại hàng hóa.

Các hộ mượn cửa hàng tại nhà sản xuất và kinh doanh bán buôn, bán lẻ gồm: Các loại cửa hàng bán buôn, bán lẻ gồm 03 loại chủ yếu.Tổng đại lý (các công ty, doanh nghiệp) phân phối cho các đại lý bán buôn và

bán lẻ (đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2).Kho bãi dành cho việc lưu trữ đóng gói, giao nhận hàng hóa chỉ mang tính

chất nhỏ lẻ trong các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh buôn bán.

VIII.1.12. Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải của huyện trong những năm qua phát triển nhanh chónh cả về khối lượng hàng hoá, hành khách và số phương tiện vận tải. Vận tải hàng hoá trên địa bàn huyện gồm: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 24

Page 25: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Năm 2000 doanh thu vận tải hàng hoá (vận tải đường bộ và vận tải đường sông) đạt 46.620 triệu đồng (giá thực tế), năm 2009 đạt 154.392 triệu đồng (giá thực tế). Doanh thu vận tải hành khách năm 2000 đạt 1.256 triệu đồng (giá thực tế), năm 2009 đạt 34.993 triệu đồng (giá thực tế).

Năm 2000 khối lượng vận chuyển hành khách đạt 378 nghìn người, năm 2009 đạt 1.350 nghìn người. Số lao động phục vụ dịch vụ vận tải toàn huyện là 1.338 người, trong đó phục vụ vận tải đường bộ là 798 người, phục vụ vận tải đường sông là 540 người. Nhìn chung hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.

VIII.1.13. Tài chính – tín dụng – ngân hàngDịch vụ ngân hàng phát triển khá, đã mở rộng nhiều hình thức huy động vốn,

cơ bản đáp ứng nhu cầu vay phát triển sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục phát triển. Hoạt động của ngân hàng đã bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chất lượng hoạt động của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Ngân hàng Công thương và các quỹ Tín dụng nhân dân được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, cho vay hộ học sinh, sinh viên, hộ đối tượng chính sách và thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước kích cầu tiêu dùng trong nhân dân. Tổng dư nợ của hai Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tăng từ 322 tỷ đồng năm 2005 lên 639 tỷ đồng năm 2010, Ngân hàng CSXH tăng dự nợi từ 32 tỷ đồng năm 2005 lên 180 tỷ đồng năm 2010.

Ngoài ra các loại hình như dịch vụ khác như: Hoạt động Bưu chính, viễn thông được duy trì và có bước phát triển đáng kể, đảm bảo thông suốt, kịp thời, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

VIII.1.14. Giao thông

1.14.1. Giao thông đường bộQuốc lộ: QL 2A phạm vi nằm trong địa phận huyện Vĩnh Tường dài 10,3km,

hiện tại đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. QL2C: Rải đá dăm láng nhựa và bê tông, đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Tường dài 11,7km.

Đường tỉnh: đường 304 (Tân Tiến – Thổ Tang – Yên Đồng) rải đá nhựa là 16km; bê tông xi măng là 1km. Đoạn qua địa bàn Vĩnh Tường dài 12 km. Đường tỉnh 309 (Đại Đồng – TT Vàng – Tam Quan) Tuyến dài 20km, đường cấp IV miền núi, rải BT nhựa. Đoạn qua địa bàn Vĩnh Tường dài 6,8 km. Đường tỉnh 305C (311 cũ) (Xuân Lôi – Việt Xuân) QL2A địa phận xã Việt Xuân Vĩnh Tường, tuyến dài 11km, đường cấp IV, rải đá nhựa. Đoạn qua địa bàn Vĩnh Tường dài 1,3 Km.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 25

Page 26: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đường huyện: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 77,1 km, kết cấu mặt đường rải đá nhựa và bê tông xi măng.

Đường liên xã: Do huyện quản lý gồm có tổng chiều dài 86.1km. Kết cấu mặt cơ bản được cứng hóa (đạt 76%), công trình trên đường có cầu và cống BTCT, cống gạch phục vụ tưới tiêu thuỷ lợi là chính.

Đường thôn, xóm: Toàn huyện có 26 xã, 3 thị trấn, hệ thống đường thôn xóm có tổng chiều dài trên 480km. Mặt đường được rải BTXM và lát gạch đạt 72%, còn lại là đất tự nhiên.

1.14.2. Giao thông đường thuỷ

Trên địa bàn huyên Vĩnh Tường có 2 tuyến sông. Một tuyến sông cấp II do Trung ương quản lý nằm trên biên giới giữa Vĩnh Phúc với Hà Tây và Phú Thọ là sông Hồng chỉ thông qua được các phương tiện vận tải có sức chở không quá 300 tấn. Một tuyến sông địa phương là sông Đáy thuộc loại sông nhỏ không có khả năng thông thuyền.

Bến Vĩnh Thịnh, được đầu tư xây dựng từ năm 2005 phục vụ giao thôn giữa vĩnh Phúc và Hà Tây.

Bến đò Cao Đại, Văn Hà hình thành dạng tự nhiên. Năng lực thông qua bến không đáng kể, thiết bị không có gì, hàng hoá thông qua bến chủ yếu là hàng nông sản, cát, sỏi.

1.14.3. Giao thông khácĐê: Đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn huyện dài 18 km có mặt đường rộng 4

– 4,5 m, đê tả sông Đáy chạy qua địa bàn huyện dài 9,8 km mặt rộng 5 m, đê Bối dài 16, 4 km mặt BTXM rộng 4 m.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy cắt ngang phía Tây Bắc của huyện với 2 ga hàng hóa là ga Hướng Lại và ga Bạch Hạc.

VIII.1.15. Hệ thống thuỷ lợi

1.1.1. Hệ thống tướiCông trình do công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn quản lý: Hầu

hết diện tích canh tác của huyện Vĩnh Tường được tưới của hệ thống kênh đập: Liễn Sơn, Trạm bơm Bạch Hạc, Trạm bơm Đại Định và trạm bơm Liễu Trì do công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn quản lý. Hiện trạng Công trình thủy lợi Liễn Sơn: Kênh chính dài 53km, phần đi

qua huyện Vĩnh Tường dài 15,22 km, các tuyến kênh chính đã được bê tông hóa mái trong bằng lát tấm bê tông, bờ kênh tả, hữu đắp đất, mái ngoài trồng cỏ, bờ kênh có đoạn còn gập ghềnh đi lại khó khăn.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 26

Page 27: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trạm bơm Bạch Hạc đã được nâng cấp, trạm bơm Đại Định hoạt động tốt, tuyến kênh chính hai trạm bơm này gồm kênh 6A dài 8,04 km, kênh 6B dài 15,26m, mái trong kênh đã được bê tông, mái ngoài trồng cỏ, bờ kênh đắp bằng đất.

Trạm bơm Liễu Trì: Hiện tại công trình được nâng cấp xây bổ sung trạm mới thuộc địa phận thôn An Lão xã Vĩnh Thịnh đang thi công nhà máy và đoạn kênh chính nối với kênh cũ.

Trạm bơm Vĩnh Sơn, kênh chính dài 2,21km, kênh đã được bê tông hóa mái trong, bờ kênh đáp đất, công trình đang hoạt động tốt.

Ngoài các trạm bơm trên, huyện Vĩnh Tường còn có 58 trạm bơm tưới, số tổ máy là 71 tổ, diện tích tưới thực tế 2.011 ha, tổng số chiều dài kênh chính trạm phụ trách 72,6km, chiều dài kênh nhánh 53,5km, hầu hết các trạm bơm vẫn hoạt động bình thường đảm bảo cấp đủ nước tưới. Một số trạm bơm đã được sửa chữa, nâng cấp như trạm bơm Lý Tam, Bùm Tum Thổ Tang và xây mới Cam Gía xã An Tường. Trạm bơm xuôi Hoàng Xá xã Vĩnh Thịnh.

Năm 2009, kênh mương huyện Vĩnh Tường bê tông hóa được khoảng 80.000m đạt 38,5% số kênh mương.

1.15.1. Hệ thống tiêu

Hệ thống tiêu Vĩnh Tường tiêu bằng động lực và tiêu tự chảy.Trạm bơm do công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Liễn Sơn quản lý: Gồm

trạm bơm Cao Đại Qtk = 20.000m3/h, lưu vực tiêu thiết kế 980 ha, hiện tại trạm hoạt động bình thường. Trạm bơm đồng trũng Vĩnh Sơn, bơm tiêu cho 60 ha, hiện tại vẫn hoạt động bình thường, Cao Đại có 2 trạm bơm tiêu nhỏ: Cao Xá, Đồng Đại Định.

Tiêu tự chảy: Kênh tiêu chính cho khu vực trong đồng huyện Vĩnh Tường là sông Phan dài khoảng 37 km, hiện tại dòng chảy sông bị bồi đắp nhiều đoạn bị thu hẹp, sông chưa được nạo vét, không đảm bảo mặt cắt tiêu úng. Các trục tiêu chính ra sông Phan đã được nạo vét khơi thông trong những năm qua như kênh – Nghĩa Hưng – Chấn Hưng - Đại Đồng, tuyến Nghĩa Hưng – Tân Tiến - Đại Đồng – Bình Dương – sông Phan, tuyến Cao Đại – Phú Thịnh – Tân Cương – Thổ Tang – Lũng Hoà, tuyến Tân Cương – Phú Thịnh – Thượng Trưng – Tuân Chính – Thị trấn Vĩnh Tường – Vũ Di – sông Phan... và nhiều tuyến nhỏ khác. Riêng vùng bãi đã được xây dựng tuyến kênh tiêu kết hợp tưới và nuôi trồng thuỷ sản vùng bãi, kênh là kênh đất đảm bảo tưới tiêu kết hợp, tổng chiều dài ước tính các kênh tiêu là 60.000m.

VIII.1.16. Mạng lưới điện

Nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ các trạm giảm áp trung gian:

Trạm trung gian Vĩnh Sơn: 35/10KV – 2 x 1800KVA.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 27

Page 28: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trạm trung gian Ngũ Kiên: 35/10KV – 2 x 1800KVA.Trạm trung gian Đạo Tú (Tam Dương): 35/10KV.Trạm trung gian Thổ Tang 110/10KV.Trạm 110KV đặt tại Thị trấn Thổ Tang có công suất 25MVA –

110/35/10(22)kV đã cơ bản xây dựng xong và đưa vào vận hành đáp ứng được nhu cầu cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn, khi quá tải lắp thêm máy 2 có công suất 63MVA; đến năm 2020 công suất trạm này là 2 x 63 MVA.

Vĩnh Tường là một huyện có hệ thống lưới điện khá phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc, các địa phương trong huyện đều có lưới điện cơ bản hoàn chỉnh, 100% các hộ được sử dụng điện. Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 394,7km đường dây hạ thế (0,4KV), số lượng đồng hồ đo điện là 48.257 chiếc và 88 trạm biến áp với tổng công suất là 23.710KVA. Toàn bộ lưới điện hạ thế được xây dựng từ những năm 1990 do HTX quản lý, trong thời gian gần 20 năm khai thác và sử dụng đã bộc lộ những bất cập, trong khi phụ tải ngày càng gia tăng thì nguồn quỹ khấu hao không đáp ứng được cho công tác sửa chữa lớn. Cụ thể, đường dây và trạm biến áp ít được cải tạo, nâng cấp; nhiều chủng loại dây dẫn được đưa vào vận hành, tiết diện dây dẫn khác nhau; việc đấu nối không đúng kỹ thuật; hệ thống tiếp địa không đảm bảo an toàn theo quy định; hệ thống xà, sứ nhiều chủng loại, kém chất lượng, cơ bản bị rạn nứt, vỡ sứ dẫn đến dò điện làm mất an toàn.

Bên cạnh đó, hệ thống đồng hồ đo điện không được kiểm định thường xuyên theo quy định, không đảm bảo độ chính xác… tổn thất điện năng cao, chất lượng điện không đảm bảo, nhiều địa phương, cuối nguồn điện vào những giờ cao điểm chỉ còn khoảng 80V; trạm biến áp không đủ công suất, đóng cắt liên tục, không đảm bảo cấp điện cho phụ tải.

VIII.1.17. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

1.1.1. Nước sạch

Hiện nay trên địa bàn huyện có 01 nhà máy (trạm xử lý nước sạch), công suất 2000 m3/ngày, đêm, phục vụ 8.000 dân. Các hộ dân còn lại dùng nước giếng khoan. Hiện có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung). Chất lượng giếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ion sắt cao.

1.17.1. Vệ sinh môi trường nông thôn

Làng nghề mộc Bích Chu, xã An Tường, nghề rèn xã Lý Nhân môi trường không khí ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, rõ rệt nhất là tiếng ồn và bụi bẩn. Hầu hết, các sản phẩm của các làng nghề đều được sản xuất từ các thiết bị máy móc như máy ép gạch, máy đục, máy khoan, máy mài… Những thanh âm của các loại máy này gây ra sự khó chịu lớn cho người dân.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 28

Page 29: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nồng độ bụi có nơi vượt 4 đến 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép, như ở cổng chợ Thổ Tang đo được 1,2 mg/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép 0,3 mg/m3. Bên cạnh đó, việc nuôi gia súc, chế biến lương thực, thực phẩm cũng đã gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở vùng nông thôn. Hiện nay, hầu hết các chuồng, trại chăn nuôi và xưởng chế biến được xây dựng rải rác ngay trong các khu dân cư, các chất phụ, phế thải trong chăn nuôi, chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ phân hủy tiềm gây ra sự ô nhiễm không khí ở những vùng này.

Với việc sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay đã làm cho môi trường đất ở nông thôn có dấu hiệu bị ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khi phân tích mẫu đất tại các huyện Vĩnh Tường đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 2,4D, loại thuốc trừ cỏ chứa Clo.

Làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường) các dịch vụ “ăn theo”nghề nuôi rắn gồm xe ôtô và công nông phục vụ vận chuyển. Ngoài ra, xã còn có 586 con trâu, 1.086 con lợn và 11.058 con gia cầm. Nguồn thải của các vật nuôi này xả trực tiếp ra môi trường, khiến các ao hồ quanh vùng đều có màu xanh thẫm và bốc mùi nồng nặc.

IX. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HOÁ - XÃ HỘIDÂN SỐ - LAO ĐỘNG

IX.1.1. Dân số

Dân số huyện Vĩnh Tường tính đến ngày 31/12/2009 là 187.770 người. Trong đó: Dân số nông thôn là 162.899 người chiếm 86,75 % dân số toàn huyện. Dân số thành thị là 24.871 người chiếm 13,25 % dân số toàn huyện. Dân số nam là 90.608 người, dân số nữ là 97.162 người.

Dân số hiện nay của huyện Vĩnh Tường chủ yếu là đồng bào Kinh. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, xã chương trình dân số KHHGĐ được đẩy mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 giảm nhanh.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2009 là 1.333 người/km2, song phân bố không đều, tập trung ở các xã có các ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển như Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lý Nhân. Các xã có mật độ dân thưa hơn như Cao Đại, Phú Đa.

IX.1.2. Lao động

Theo số liệu thống kê năm 2009: Số người trong độ tuổi lao động là 108.541 người chiếm 57,8% tổng dân số toàn huyện.

Theo báo cáo tổng kết của phòng lao động thương binh xã hội:Năm 2009 huyện đã có 11.730 lao động mới:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 29

Page 30: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số lao động đi làm xa là 12.707 lao động, trong đó: số lao động đi làm tỉnh ngoài là 12.684 lao động. Xuất khẩu lao động là 23 lao động.

Lao động được giải quyết việc làm tại chỗ 2.605 lao động, trong đó: Lao động tại huyện là 1.032 lao động (Công ty may Việt Thiên 612 người,

Công ty gạch men Việt Anh 250 người, Công ty cổ phần VLXD gạch Bồ Sao 170 người), các doanh nghiệp, công ty TNHH khác trên địa bàn: 400 người.

Lao động được tạo việc làm từ dự án cho vay vốn GQVL 1.173lao động.

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong quá trình phát triển công nghiệp thời kỳ tới.

GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Chất lượng Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Tường nhiều năm gần đây đã được khẳng định, luôn đạt thành tích dẫn đầu các huyện trong tỉnh về các mặt như: Thành tích, học sinh giỏi các môn văn hoá, học sinh năng khiếu thể dục tể thao, giáo dục toàn diện...Toàn huyện có 69 trường được công nhận chuẩn Quốc gia (chiếm 68,3% tổng số trường trong toàn huyện), trong đó: 20 trường mầm non (đạt tỷ lệ 64,5%); 30 trường tiểu học (đạt tỷ lệ 82,3%); 16 trường THCS (đạt tỷ lệ 46,7%); 03 trường THPT (đạt tỷ lệ 50%) và có 2 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

IX.1.3. Mạng lưới trường lớp - học sinh

1.3.1. Đối với mầm non (MN) Có 31 trường, 846 nhóm trẻ (72 nhóm trẻ tập thể) với 4358 cháu ra lớp, trong

đó tuyển mới là 2.570 cháu (tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ là 52,3%); có 312 lớp Mẫu giáo với 9.179/9.729 cháu ra lớp đạt tỷ lệ 94,3%, trong đó có 3.203 trẻ 5 tuổi ra lớp, đạt tỷ lệ 100%.

Số trẻ được học bán trú (kể cả nhóm trẻ gia đình): Nhà trẻ là 3.118/4.358 cháu, đạt 71,5%; Mộu giáo đạt 5.485/9.179 cháu, đạt 59,7%.

1.3.2. Cấp tiểu học (TH)

Có 537 lớp với 14.676 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 99,5%; 31 trường với 425 lớp và 11.772 học sinh được học 2 buổi/ngày (đạt tỷ lệ 80,3% so với số học sinh), đó đó có 112 lớp với 3.142 học sinh bán trú (chiếm tỷ lệ 26,7% so với số học sinh học 2 buổi/ngày); 22 trường có 100% học sinh bọc 2 buổi/ngày; 33 trường tổ chức cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học ngoại ngữ, 14 trường dạy tin học với 136 lớp và 3.706 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học; tổ chức dạy ngoại ngữ nâng cao cho 2 lớp tại trường TH TT Vĩnh Tường.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 30

Page 31: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.3.3. Cấp Trung học cơ sở (THCS)Có 30 trường, 350 lớp với 11.226 học sinh, trong đó tuyển mới 2757 học sinh

hoàn thành chương trình TH vào lớp 6 đạt 100%.Có 20 trường với 4.518 học sinh được học Tin học, đạt 39,7% so với tổng số

học sinh: 100% học sinh từ lớp 6 tới lớp 9 được học ngoại ngữ; tổ chức dạy ngoại ngữ nâng cao cho 2 lớp tai trường THSC Vĩnh Tường.

IX.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý

Tính đến tháng 5/2010, tổng số cán bộ, giáo viên trong toàn ngành là 2.080 người, trong đó: MN: 618 Người; TH: 662 người; THCS: 800 người. Tỷ lệ giáo viên trên lớp: MN 1,28; TH: 1,3; THCS: 2,24.

Chất lượng đội ngũ: Mầm non có 96,1 giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn

là 39,0%; cấp Tiểu học 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn là 86,7%; cấp THCS 92,4% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn 38,3%. Toàn ngành có 9 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Thạc sĩ.

Hiện nay có 200 cán bộ quản lý và giáo viên đang tiếp tục học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ và Trung cấp chính trị, trong đó có 07 người đang theo học cao học.

Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên là đảng viên trong toàn ngành đạt 51,8%, trong đó: MN 45,6%; TH 55,0% và THCS: 52,5%.

IX.1.5. Về cơ sở vật chất

Tính đến hết tháng 5/2010 toàn huyện có 312 phòng học cho lớp Mẫu giáo, 72 phòng học cho nhóm trẻ; 483 phòng học cho Tiểu học và 334 phòng học cho học sinh THCS. Trong đó phòng học kiên cố: MN 112 phòng, chiếm 31,8%; TH 390 phòng, chiếm 80,7%; THCS 315 phòng, chiếm 94,3%. Với số phòng hiện có đã cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học ở các nhà trường.

IX.1.6. Công tác phổ cập giáo dục các cấpViệc phổ cập một năm trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thực hiện tốt ở 100% xã, thị

trấn với tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là 100%; 100% các xã, thị trấn duy trì đạt các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

Công tác phổ cập Trung học đang được quan tâm và đẩy mạnh ở 100% các xã, thị trấn trong huyện, việc tiến hành phổ cập Trung học còn gặp khó khăn vì tỷ lệ đào tạo nghề cho học sinh tốt ngiệp THCS còn quá thấp: Tỷ lệ học sinh từ 15 đến 21 tuổi tốt nghiệp THCS vào học tại các trường THPT, bổ túc nghề THPT, THCN, dạy nghề là 10.710/14.167 đạt tỷ lệ 76,0% trong đó vào học THCN, Dạy nghề Là 554/14.167 đạt tỷ lệ 3,9%. (yêu cầu của tiêu chuẩn số học sinh vào học THCN là 15%, dạy nghề là 15%).

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 31

Page 32: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Thanh thiếu niên trong độ tuổi 18 đến 21 có bằng TN THPT, bổ túc nghề THPT, THCN, dạy nghề là 9.873/14.772 đạt tỷ lệ 67,0%, có bằng đào tạo nghề là 314/14.722 đạt tỷ lệ 2,0%. (yêu cầu chuẩn có bằng đào tạo nghề là 10%)

VĂN HOÁ , THÔNG TIN, THỂ THAO, TRUYỀN THANH

IX.1.7. Kết quả đạt đượcVăn hóa, thông tin, thể thao, truyền thanh đã có bước phát triển mới. Chủ

động xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án để phát triển Văn hóa – Thể thao, trong đó coi trọng tâm là cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, với các mục tiêu cụ thể về: Gia đình văn hóa (GĐVH), làng văn hóa (LVH), đơn vị văn hóa (ĐVVH). Toàn huyện hiện có 86,1% số hộ gia đình; 76,2 số thôn, làng; 97% số cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Công tác quy hoạch đất dành cho Thiết chế Văn hóa – Thể thao được triển khai ở 100% các xã, thị trấn. Huyện đã có cơ chế hỗ trợ nhăm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà văn hóa; sân vận động xã, thôn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được quan tâm đầu tư, tăng thêm về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng.

Từ năm 2006 – 2009, toàn huyện đã triển khai xây dựng thêm 13 nhà văn hóa xã, 50 nhà văn hóa thôn, 2 nhà văn hóa đa năng của làng văn hóa trọng điểm của tỉnh, 6 sân vận động xã, 8 thư viện xã; dự án Khu trung tâm thể thao của huyện đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2. Chỉ đạo thành công Đại hội điểm TDTT huyện Vĩnh Tường lần thứ III. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT quần chúng có bước phát triển.

Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa được thực hiện tốt với sự đóng góp hàng chục tỷ đồng của nhân dân; chương trình đào tạo, bồ dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ vượt trước 2 năm so với mục tiêu đề ra. Công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội thực hiện tốt trên tất cả các phương tiện thông tin.

IX.1.8. Du lịch

1.1.1. Du lịch sinh thái

Đầm Rưng, một hồ nước thiên nhiên rộng lớn nhất Vĩnh Tường. Với diện tích mặt nước gần 80ha, nằm ở địa phận 4 xã Tam Phúc, Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Phú Đa. Đầm Rưng nổi tiếng từ lâu gắn với các sinh hoạt văn hoá như: Hội Rưng, Bắt chạch trong chum, lễ hội đền Đức Ông, đền Đá Phú Đa… Đầm Rưng có vị trí địa lý đẹp, được tỉnh đưa vào chương trình phát triển du lịch Vĩnh Tường, gắn với chuỗi du lịch chung của tỉnh như: Khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, thác Mưa, thác Bay, núi Sáng và gắn với tour du lịch Hà Nội - Hà Tây.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 32

Page 33: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.8.1. Du lịch nhân vănHiện nay, trong toàn huyện còn 155 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 51

đình làng, 61 chùa, 18 đền, miếu, 7 nhà thờ công giáo, với những kiến trúc đa dạng và những di tích cổ hấp dẫn đầy ý nghĩa, trong đó có 18 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 33 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Nhiều ngôi đình, chùa ở Vĩnh Tường có giá trị đặc sắc về mặt nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chạm gỗ và đá dân gian. Tiêu biểu cho những công trình đó là: Đình Thổ Tang, đình Hoà Loan, đình Cam Giá, đình Vĩnh Sơn, đền Đuông, chùa Hoa Dương, đền Đá (Phú Đa)… Đặc biệt là đình Thổ Tang là công trình đạt đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ thế kỷ XVII-XVIII được nghi vào danh sách đỏ những công trình cần được đặc biệt giữ gìn bảo vệ.

Gắn liền với di tích là những lễ hội truyền thống, tiêu biểu như hội Đình làng Thổ Tang với hội thi dưa hấu, lễ hội đền Ngự Dội - xã Vĩnh Ninh, hội cướp bông, cướp mạ ở Đền Đuông - xã Bồ Sao, hội thi bắt chạch trong chum ở làng Văn Trưng - xã Tứ Trưng...

Vĩnh Tường còn là vùng quê có nhiều làng nghề truyền thống với những nghệ nhân tài hoa. Năm 2005 huyện Vĩnh Tường được UBND tỉnh công nhận 6 làng nghề truyền thống đó là làng nghề mộc Bích Chu, Thủ Độ (An Tường); Làng mộc Vân Giang, làng mộc Văn Hà, làng rèn Bàn Mạch (Lý Nhân), làng rắn Vĩnh Sơn. Các sản phẩm của làng nghề làm ra có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, chất lượng, mẫu mã ngày càng đẹp, đa dạng, phong phú, độ tinh xảo ngày càng cao. Sản phẩm của làng rắn Vĩnh Sơn, với những sản phẩm chế biến từ rắn bằng những phương pháp cổ truyền gồm các món ăn, các loại rượu rắn vừa ngon, vừa bổ.

IX.1.9. Đài truyền thanh truyền hìnhĐài truyền thanh Vĩnh Tường hiện có một máy phát sóng FM công suất

200W; 01 dàn ăng ten phi đơ với cột ăng ten cao 60m; 02 máy quay Camera; 01 máy ghi âm chuyên dụng và một số trang thiết bị kỹ thuật phụ trợ khác.

ở cấp cơ sở, 29/29 xã thị trấn thuộc địa bàn huyện đều có hệ thống truyền thanh quy mô toàn xã. Trong đó, có 05 xã truyền thanh không dây; 24 xã truyền thanh có dây với tổng công suất của các máy tăng âm là 13.500W, 97Km và 606 loa nén 25W mắc trên tuyến.

IX.1.10.Hệ thống thông tin - liên lạcMạng lưới bưu điện huyện có bưu điện trung tâm huyện Vĩnh Tường đặt tại

thị trấn Vĩnh Tường, phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế. Hệ thống bưu điện các xã có 24 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã.

Các dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm... bưu điện huyện đã tổ chức cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến người tiêu dùng như nhận, trả chuyển tiền nhanh, phát bưu phẩm, bưu kiện, lắp đặt máy điện thoại, bán các dịch vụ...

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 33

Page 34: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bưu điện tiếp tục mở rộng nâng cao chất lượng phục vụ và các dịch vụ bưu chính viễn thông, đến hết tháng 12/2009, đạt tỷ lệ 9 máy cố định/100 dân, 5 máy di động/100 dân.

Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành bưu điện huyện hoạt động có hiệu quả khả quan, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong huyện.

PHÁT TRIỂN Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNGMạng lưới y tế trên địa bàn Huyện: có 1 bệnh viện Đa khoa, 2 phòng khám

khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng và 29 trạm y tế xã. Đạt bình quân 15 giường bệnh/1 vạn dân; số cán bộ y tế 143 người, trong đó bác sĩ có 25 người, đạt bình quân 5 bác sỹ/1 vạn dân. Bệnh viện đa khoa với các trang thiết bị khá hiện đại: máy chụp, chiếu XQ, trang thiết bị đầy đủ theo Bộ Y tế quy định, đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.

Đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở được kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2004 đến nay, đội ngũ cán bộ y tế trong huyện đã được bổ sung về số lượng, nâng lên về chất lượng, đặc biệt là tuyến xã: Năm 2004 có 113 cán bộ trong đó có 14 Bác sĩ, bình quân mỗi trạm có 3,9 cán bộ; đến đầu năm 2009 có 164 cán bộ, trong đó có 27 bác sĩ, bình quân mỗi trạm có 5,7 cán bộ; đến cuối năm 2009 sẽ có thêm 4 bác sĩ ra trường nâng tổng số bác sĩ hiện công tác tại các trạm y tế lên 31, trung bình có 1 bác sĩ/ 1trạm. Từ năm 2004 đến nay 100% trạm y tế được sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới; 29/29 trạm đã được xây dựng đủ phòng chức năng và có đủ các trang thiết bị đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Đến cuối năm 2007 toàn huyện có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã; vượt trước mục tiêu “Đề án xây dựng chuẩn QG y tế xã giai đoạn 2001 – 2010” 3 năm.

Công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở đã đạt kết quả tốt, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên rõ rệt đã góp phần giảm tải cho tuyến trên và giúp cho nhân dân giảm được khó khăn. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, nhân dân đang được hưởng các dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng. Công tác giám sát dịch được thực hiện chặt chẽ, phát hiện và dập dịch kịp thời, chế độ báo cáo dịch đầy đủ.

Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu về DS,GĐ-TE đạt hiệu quả thiết thực; nhiều xã đạt được chỉ tiêu về tỷ lệ sinh đã được giao tại các Hội nghị hành chính; song cũng có những xã, TT nhiều năm liền không đạt chỉ tiêu về giảm tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3.

AN NINH - QUỐC PHÒNG

IX.1.11.An ninh

Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Công tác giải quyết tình hình an ninh nông thôn luôn được quan tâm chỉ đạo. Hàng năm, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 34

Page 35: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

xã, thị trấn thực hiện tốt Nghị quyết số 09 của Chính Phủ và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; củng cố và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ…nên đã kiềm chế được sự gia tăng của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; năm 2008, huyện đã đạt mục tiêu 3 giảm về an toàn giao thông.

IX.1.12.Quốc phòng

Nền quốc phòng toàn dân được củng cố; công tác sẵn sàng chiến đấu, luyện tập, diễn tập phòng chống lụt bão, công tác giáo dục quốc phòng…được quan tâm chỉ đạo, kết quả hàng năm đều đạt khá, giỏi. Hàng năm huyện đều hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển gọi thanh niên nhập ngũ. BCH Quân sự huyện được Quân khu II kiểm tra toàn diện 5 năm (2003-2007) về công tác quân sự, quốc phòng và được xếp loại giỏi.X. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT LỢI THẾ, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH

THỨCNHỮNG THUẬN LỢI VÀ THỜI CƠ PHÁT TRIỂN

Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc bộ, có các tuyến giao thông đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua... Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có đất phù sa sông Hồng, sông Lô thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các KCN, bước đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư có tiềm năng vốn và công nghệ trong và ngoài nước.

Có lực lượng lao động khá dồi dào, trẻ, cần cù, sáng tạo, có truyền thống anh hùng, một bộ phận có nghề truyền thống phát triển dịch vụ phạm vi rộng lớn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây khá nhanh là tiền đề để phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨCĐời sống đại bộ phận dân cư, nhất là dân cư nông thôn nhiều khó khăn. Khu

vực dịch vụ phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chậm, chất lượng chưa cao; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp so toàn tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế khá nhưng chưa đủ để tạo ra sự bứt phá.

Công nghiệp, dịch vụ những năm gần đây tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút hết lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn; Hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn mới đạt khoảng 75%.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 35

Page 36: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Công tác bồi thường GPMB còn hết sức khó khăn không thể đảm bảo được tiến độ để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN.

Quá trình hội nhập nhanh và toàn diện tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt trong khi nội lực của huyện chưa mạnh; sức cạnh tranh còn thấp.

Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn với quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có chiến lược dài hạnh trong đầu tư, trình độ quản lý còn hạn chế, hiểu biết pháp luật chưa cao, nhiều hộ gia định kinh doanh với quy mô khá lớn nhưng không có kế hoạch phát tiênr thành doanh nghiệp để tận dụng những ưu đãi về chính sách.

Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm trên 76,5%; Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhiều nhưng chưa có cơ chế thu hút.

PHẦN THỨ BAQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN VĨNH TƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. BỐI CẢNH BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KTXH HUYỆN

BỐI CẢNH QUỐC TẾXu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế: với việc nước ta tham gia vào

các tổ chức khu vực như AFTA, APRC, đặc biệt là với việc gia nhập WTO tạo điều kiện cho nước ta có môi trường thuận lợi và điều kiện mở rộng các quan hệ hợp tác trên nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài và tiếp nhận vốn ODA. Để có thể tiếp tục nhận vốn ODA và thu hút vốn FDI trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cả về khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và các chính sách nhất quán.

Việt Nam chính thức tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực thi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các doanh nghiệp của huyện cũng như của cả nước đã và đang phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng cùng chủng loại của các nước ASEAN, Trung Quốc và cùng hướng đến những thị trường như Liên minh châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản...

Khoa học và công nghệ luôn đổi mới với tốc độ lớn, ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Theo đà phát triển nhanh của khoa học và công nghệ, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu của các ngành theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp và theo hướng kinh

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 36

Page 37: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tế trí thức nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Đối với nước ta phải luôn coi trọng việc nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực. Các hướng chủ yếu là tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là năng lực triển khai công nghệ, thích nghi, cải tiến và tiến tới tạo ra công nghệ mới; củng cố hệ thống nghiên cứu và triển khai, nâng cao mối liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo.

Hội nhập Quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hoá và dịch vụ. Cho đến nay Việt Nam có quan hệ thương mại hai chiều với khoảng trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng.

Hội nhập Quốc tế kéo theo việc mở cửa thị trường, hướng tới một sân chơi bình đẳng hơn, điều đó mang lại thách thức đối với công nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập các thị trường thế giới đồng thời cạnh tranh để khai thác thị trường trong nước, tham gia vào mạng lưới sản xuất, mạng lưới phân phối, mạng lưới công nghiệp toàn cầu và khu vực.

BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRONG TỈNH

X.1.1. Tác động của các quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc đến phát triển KTXH của huyện Vĩnh Tường

1.1.1. Định hướng phát triển Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố

cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 15-16%. Giai đoạn 2016 – 2020; 14-14,5%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hoá cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011- 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác định nền kinh tế sẽ chuyển dịch nhanh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và du lịch, cụ thể: Đến năm 2015, dự kiến cơ cấu kinh tế (giá thực tế) của tỉnh là: Nông,

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 37

Page 38: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

lâm nghiệp, thuỷ sản 6,5-7,0%; Công nghiệp - xây dựng 61,0-62,0%; dịch vụ 31,0-32,0%. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế (giá thực tế) là: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 3-3,5%; Công nghiệp - xây dựng 58,0-60,0%; dịch vụ 38-38,5%.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Tường cũng phải bám sát định hướng của tỉnh và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng các chỉ tiêu cho phù hợp.

Đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, văn hoá phát triển lành mạnh hiện đại nhưng vẫn vẫn huy được các nét đẹp truyền thống.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời gắn với củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

1.1.2. Định hướng các trục phát triển liên quan tới huyện Vĩnh TườngQuy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định các trục phát triển theo không gian lãnh thổ, trong đó có một số trục liên quan tới quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện Vĩnh Tường gồm: Xây dựng tuyến vành đai Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường. Khu công nghiệp thuộc xã Yên Bình huyện Vĩnh Tường 200ha. Phát triển kinh tế - xã hội dọc trục đường quốc lộ 2C. Khu công nghiệp Chấn Hưng, khu công nghiệp Vĩnh Thịnh nằm trong

danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và có chủ trương.

X.1.2. Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 10. Dự báo tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020(Phương án được lựa chọn)

TT Danh mục 2010 2015 2020I Tổng GDP (tỷ đ, giá so sánh 1994) 11517.00 23961.00 46123.001 Nông, lâm, thuỷ sản 1444.00 1753.00 2032.002 Công nghiệp – xây dựng 6806.00 15333.00 30567.003 Dịch vụ 3267.00 6876.00 13533.00II Tổng GDP (tỷ đ, giá thực tế) 29570.00 83537.00 172080.001 Nông, lâm, thuỷ sản 3980.00 6049.00 7111.002 Công nghiệp – xây dựng 17658.00 54415.00 104633.003 Dịch vụ 7932.00 23073.00 60336.00

IV Cơ cấu GDP (%, giá thực tế) 100.00 100.00 100.001 Nông, lâm, thuỷ sản 13.50 6,5 - 7,0 3,0-4,02 Công nghiệp – xây dựng 59.70 62,0 - 63,0 58,0-60,0

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 38

Page 39: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3 Dịch vụ 26.80 30,0 - 31,0 37,0

V Tăng trưởng GDP (%, giá ssánh 1994)

2011 - 2015

2016 - 2020 2011 – 2020

Tổng số 15.78 14.00 14.891 Nông, lâm, thuỷ sản 3.95 3.00 3.472 Công nghiệp – xây dựng 17.64 14.80 16.213 Dịch vụ 16.04 14.50 15.27

VI Vốn đầu tư (triệu USD) 2011 - 2015

2016 - 2020 2011 – 2020

Giá so sánh 1994 4751.00 8465.00 13217.00Giá 2008 7343.00 13083.00 20426.00

VII Dân số trung bình (ng.người) 1012.00 1125.00 1225.00VIII GDP/người (giá thực tế)      

Triệu đồng 29.20 74.30 140.50  USD 1658.00 3845.00 6636.00

(Nguồn: QH tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030)

X.1.3. Tác động của xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá

Chiến lược đô thị hoá, phát triển hệ thống các đô thị rải đều trên các vùng lãnh thổ trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phi nông nghiệp... là xu thế tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa của Vĩnh Tường nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung.

Đặc biệt sự phát triển của Vĩnh Phúc nằm trong mối quan hệ hợp tác toàn diện với cả nước, đặc biệt là với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Trung du miền núi phía Tây Bắc Bắc Bộ và hợp tác khu vực hành lang Côn Minh (Trung Quốc - Hà Nội - Hải Phòng).

Nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, những năm tới chiến lược phát triển của công nghiệp trong đó sự phát triển các khu, cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp chế tác cùng với sự phát triển mạnh của khu vực dịch vụ mà trong đó dịch vụ du lịch làm trọng tâm. Các ngành, lĩnh vực khác được phát triển theo hướng phải đảm bảo sự phát triển bền vững xoay quanh các ngành trọng tâm có kết hợp với các điều kiện đặc thù khác của ngành, lĩnh vực đó.

Thị trấn Vĩnh Tường: hiện tại là trung tâm hành chính của huyện, hướng phát triển sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong tương lai sau năm 2020 dự kiến sẽ nâng lên là đô thị loại III.

Thị trấn Thổ Tang: hiện tại là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía Đông Bắc, trong tương lai sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu khu công nghiệp, người dân lân cận.

Thị trấn Tứ Trưng: là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía nam và các xã vùng bãi, trong tương lai sẽ hình thành cụm công nghiệp Vĩnh

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 39

Page 40: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Thịnh, sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận.

Các thị trấn, thị tứ và cụm TTCN làng nghề sẽ là nhân tố thu hút một bộ phận đáng kể lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ và TTCN và góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và hiện đại hoá nông thôn.

X.1.4. Tác động của xu hướng hợp tác, cạnh tranh với các tỉnh trong vùng và liên vùng và vấn đề quy hoạch phát triển KTXH

1.1.1. Hợp tác giữa Vĩnh Tường với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các thành phố lớn trong vùng

Hà Nội, Hải Phòng, và các Thành phố, Thị xã trong vùng (Vĩnh Yên, Việt Trì, Thị xã Sơn Tây, Thị xã Phúc Yên) là thị trường lớn tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản của Vĩnh Phúc nói chung, huyện Vĩnh Tường nói riêng. Vĩnh Tường có khả năng cung cấp rau sạch, hợp tác cung cấp các sản phẩm chăn nuôi sạch (gà thả vườn, bò) chất lượng cao, sản phẩm thuỷ sản phù hợp với yêu cầu của thị trường của các đô thị lớn và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến nông sản. Lĩnh vực chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất gieo ươm hạt giống, vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm… giữa Vĩnh Tường và các địa phương này cũng có nhiều tiềm năng để phát triển.

Về công nghiệp – TTCN, xây dựng có thể phối hợp với các địa phương trong vùng quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xây dựng hệ thống giao thông liên vùng và các đô thị, trung tâm thương mại...

Ngoài ra, giữa Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, Hà Nội và các địa phương trong vùng có thể hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, cung cấp các dịch vụ y tế, khoa học và công nghiệp…

Vĩnh Tường cũng là nơi có thế mạnh trong liên kết phát triển du lịch với nhiều danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng mà Vĩnh Tường phải tính đến trong xây dựng phương án quy hoạch phát triển của mình.

1.4.1. Cạnh tranh giữa Vĩnh Tường và các địa phương khác trong tỉnh

Vĩnh Tường và các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận khác cùng sản xuất nhiều loại nông sản: lúa gạo, rau, hoa quả, thịt gia súc, gia cầm... do vậy cần có sự phối hợp trong việc mở rộng thị trường, xây dựng các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tránh cạnh tranh không lành mạnh, thừa năng lực chế biến.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 40

Page 41: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

XI. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘIQUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Định hướng phát triển KTXH huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 bảo đảm nguyên tắc bám sát các quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết Đảng bộ huyện Vĩnh Tường, trên cơ sở thực trạng phát triển KTXH của huyện giai đoạn 2001-2010. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 như sau:

Phát triển KTXH của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.

Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác, liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài.

Phát triển theo hướng CNH - HĐH hướng về xuất khẩu, trên cơ sở khai thác tối đa và hài hoà các nguồn lực của huyện, của tỉnh và của vùng. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt các ngành chủ đạo. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch của huyện, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chuẩn bị tiền đề tốt để phát triển nhanh hơn sau năm 2015.

Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Phát triển KTXH gắn với xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Gắn phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

XI.1.1. Mục tiêu tổng quátĐẩy mạnh sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, tập trung xây dựng huyện

phát triển nhanh theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp - thuỷ sản. Thu hút các nhà đầu tư các dự án phát triển KTXH trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt trong cơ cấu ngành

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 41

Page 42: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nông nghiệp, quy hoạch các vùng bãi, vùng thiếu nước để trồng cỏ và chăn nuôi bò sữa; đồng thời chú trọng phát triển CN, TTCN và dịch vụ.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao (phát huy truyền thống hiếu học của huyện Vĩnh Tường) nhằm đáp ứng tốt nhu cầu lao động của tỉnh và của vùng.

XI.1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Giai đoạn 2011 - 2015Phát triển kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 16,8%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 20,3%/năm, dịch vụ tăng 18,0%/năm.

Năm 2015 cơ cấu GTSX là: Nông nghiệp - thuỷ sản đạt 18,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 42,0%, dịch vụ đạt 39,5%.

Phát triển xã hội Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%, số hộ sử dụng

nước sạch đạt 85 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn khoảng 1,2%/năm, giảm tỷ suất sinh bình

quân hàng năm từ 0,1 – 0,30/00.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 0,5 – 1,0%, tiếp tục nâng cao mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 63% trong tổng số lao động, 80% lao động có việc làm ổn định trong tổng số lao động.

Mỗi xã có 1 bác sĩ, 1 - 2 nhân viên y tế.Bảo vệ môi trường: Chất lượng môi trường được đảm bảo.

Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 75 - 85% tuỳ từng tiểu vùng, chỉ số xanh đạt 10 - 15% ở tiểu vùng trung tâm đô thị và công nghiệp.

Xử lý tốt môi trường ở các khu, cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề nông thôn. Tất cả các dự án đầu tư phải có phương án về môi trường được cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.

1.2.2. Giai đoạn 2016 – 2020Phát triển kinh tế

Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 18,7%/năm. Trong đó: Ngành nông nghiệp - thuỷ sản

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 42

Page 43: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tăng 3,8%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 21,5%/năm, dịch vụ tăng 18,5%/năm.

Năm 2020 cơ cấu GTSX là: Nông nghiệp - thuỷ sản đạt 10,6%, Công nghiệp - xây dựng đạt 49,8%, dịch vụ đạt 39,6%,

Phát triển xã hội Số hộ sử dụng nước sạch đạt 95 %. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%/năm. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 75 % trong tổng số lao động, 90%

lao động có việc làm trong tổng số lao động. 5% số xã có 2 bác sĩ, 2 – 3 nhân viên y tế.

Bảo vệ môi trường: Tỷ lệ thu gom rác thải, xử lý hợp vệ sinh đạt 90 - 95% tuỳ từng tiểu vùng. Quản lý tốt môi trường để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1.2.3. Giai đoạn 2021 – 2030Phát triển kinh tế: Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện,

mục tiêu về nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 11,0%/năm. Năm 2030 cơ cấu giá trị sản xuất là: Nông nghiệp - thuỷ sản đạt 6,5%, công nghiệp - xây dựng đạt 55%, dịch vụ đạt 38,5%.

Về phát triển xã hội: Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,0%/năm 2030. Tỷ lệ lao động được qua đào tạo khoảng 85 - 95% trong tổng số lao động, 95% lao động có việc làm, nâng cao chất lượng lao động.

XII. LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Trên cơ sở tiếp cận từ xuất phát điểm hiện nay của huyện trong tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và vùng KTTĐ Bắc Bộ, từ tiềm năng phát triển của các ngành và lĩnh vực của huyện, từ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và nhu cầu phát triển nhanh để xây dựng huyện theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời từ quan điểm, tầm nhìn đến 2030 và mục tiêu phát triển, xác định các phương án phát triển phải đảm bảo phát triển bền vững, không đơn thuần chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh mà hết sức coi trọng chất lượng của sự tăng trưởng, phải tạo ra cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển văn hoá, xã hội huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Các phương án phát triển được tính toán trên cơ sở tăng trưởng kinh tế 2001 - 2010, kết quả mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, dựa trên các phương án tăng trưởng của Tỉnh và tiềm năng phát triển của Huyện, dựa trên tốc độ đầu tư của dự án KCN Chấn Hưng, Yên Bình, cụm công nghiệp Vũ Di...

Phương án này tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình so với tỉnh, nhịp độ tăng trưởng GTSX thời kỳ 2011 - 2015 đạt 16,8%/năm (nông nghiệp - thuỷ sản tăng UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 43

Page 44: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 20,3%/năm; dịch vụ tăng 18,0%/năm); thời kỳ 2016 - 2020 kinh tế tăng trưởng 18,7%/năm (nông nghiệp - thuỷ sản tăng 3,8%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 21,5%/năm, dịch vụ tăng 18,5%/năm), thời kỳ 2021 - 2030 kinh tế tăng trưởng 11,0%/năm (nông nghiệp - thuỷ sản tăng 3,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 12,0%/năm, dịch vụ tăng 10,5%/năm).

PHƯƠNG ÁN I

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp - xây dựng; dịch vụ, giảm dần nông nghiệp - thuỷ sản. Cơ cấu GTSX (giá TT) năm 2015: Nông nghiệp - thuỷ sản: 18,5%; công nghiệp - xây dựng: 42,0% và dịch vụ: 39,5%; năm 2020 tương ứng: 10,6%; 49,8% và 39,6%; năm 2030 tương ứng: 6,5%; 55,0% và 38,5%.

GTTT bình quân đầu người (giá thực tế) 2015 là 31,0 triệu đồng/người/năm, năm 2020 là 69 triệu đồng/người/năm và năm 2030 khoảng 191,5 triệu đồng/người/năm. Đây là phương án phấn đấu có khả năng thực thi của huyện đến 2015 và 2020 và tầm nhìn 2030.

Bảng 11. Tăng trưởng kinh tế theo Phương án I (PA chọn)Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2015 2020 2030

TĐ tăng BQ (%)2011

-2015

2016-

2020

2021-2030

1. Tổng GTSX (giá SS 1994) 2.298.958 5.001.239 11.761.447 33.345.695 16,8 18,7 11,0

- Nông nghiệp, thuỷ sản 438.011 540.638 651.468 901.356 4,3 3,8 3,3

- Công nghiệp, xây dựng 876.555 2.208.550 5.847.749 18.162.220 20,3 21,5 12,0

- Dịch vụ 984.392 2.252.050 5.262.230 14.282.119 18,0 18,5 10,5

2. Giá trị SX (giá thực tế) 4.959.285 10.937.440 26.002.693 87.116.447 17,1 18,9 12,9

- Nông nghiệp, thuỷ sản 1.548.222 2.023.464 2.759.330 5.662.569 5,5 6,4 7,5

- Công nghiệp, xây dựng 1.639.158 4.596.002 12.939.151 47.914.046 22,9 23,0 14,0

- Dịch vụ 1.771.905 4.317.973 10.304.212 33.539.832 19,5 19,0 12,5

3. Cơ cấu GTSX ( giá thực tế) 100,0 100,0 100,0 100,0      

- Nông nghiệp, thuỷ sản 31,2 18,5 10,6 6,5      

- Công nghiệp, xây dựng 33,1 42,0 49,8 55,0      

- Dịch vụ 35,7 39,5 39,6 38,5      

4. Tổng GTTT (giá SS 1994) 1.292.519 2.800.694 6.115.953 17.673.218 16,7 16,9 11,2

5. Tổng GTTT (giá thực tế) 2.949.408 6.249.133 14.681.608 45.545.945

- Nông nghiệp, thuỷ sản 916.547 1.142.185 1.403.056 1.979.149

- Công nghiệp, xây dựng 978.577 2.591.054 7.147.546 25.358.035

- Dịch vụ 1.054.283 2.515.893 6.131.006 18.208.761

6. Dân số (người) 189.750 201.400 212.740 237.840 1,20 1,10 1,12

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 44

Page 45: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

7. GTTT BQ/người (triệu đồng) 15,5 31,0 69,0 191,5  

Bảng 12. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội theo phương án IĐơn vị: triệu đồng (giá thực tế)

  2011-2015 2016-2020 2021-2030

Toàn bộ nền kinh tế 10.529.077 28.686.294 105.436.801

- Nông nghiệp, thuỷ sản 676.912 808.700 1.843.498

- Công nghiệp, xây dựng 5.321.174 15.947.722 63.736.710

- Dịch vụ 4.530.990 11.929.872 39.856.593

Chỉ số Icor cho giai đoạn 2011 – 2015 là nông nghiệp 3,0, công nghiệp xây dựng 3,3, dịch vụ 3,1, giai đoạn 2016 – 2020 tương ứng là 3,1; 3,5 và 3,3 và giai đoạn 2021 – 2030 là 3,2; 3,5 và 3,3.

Theo phương án này, để đảm bảo được mức tăng trưởng như trên, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 – 2015 cần khoảng 10.529 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 cần khoảng 28.686 tỷ đồng, thời kỳ 2021 - 2030 cần khoảng 105.436 tỷ đồng.

PHƯƠNG ÁN II

Phương án này được giả định là trong trường hợp có những đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của huyện nhờ huy động được nhiều nguồn lực hơn, thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. Về tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện có nhiều yếu tố thuận lợi cả ở huyện và Tỉnh. Môi trường sản xuất kinh doanh của huyện có nhiều thuận lợi, có khả năng thu hút được các tập đoàn lớn vào sản xuất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp… tạo bước phát triển rất mạnh mẽ ở cả khu, cụm, điểm công nghiệp, TTCN, các khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lễ hội, du lịch cuối tuần được đầu tư mạnh và phát huy hiệu quả. Đây là phương án rất tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để có thể thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Với phương án này nhịp độ tăng trưởng của huyện như sau:

Phương án này tăng trưởng với tốc độ cao, GTSX tăng 18,5%/năm thời kỳ 2011 – 2015 (nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,6%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 22,0%/năm, dịch vụ tăng 20,0%/năm), thời kỳ 2016 – 2020 kinh tế tăng trưởng 20,6%/năm (nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 23,0%/năm, dịch vụ tăng 21,0%/năm), thời kỳ 2021 – 2030 kinh tế tăng 13,4%/năm (nông nghiệp - thuỷ sản tăng 4,0%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 14,0%/năm, dịch vụ tăng 13,5%/năm).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng mạnh công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm nông nghiệp - thuỷ sản. Cơ cấu GTSX của huyện năm 2015 là: nông nghiệp - thuỷ sản 18,2%; công nghiệp - xây dựng 42,2%, dịch vụ 39,6%; năm 2020 tương ứng là 9,8%; 51,6%; 38,6%.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 45

Page 46: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 13. Tăng trưởng kinh tế theo phương án IIĐơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2010 2015 2020 2030TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

2021-2030

1. Tổng GTSX (giá SS 1994) 2.298.958 5.367.013 13.699.952 48.268.291 18,5 20,6 13,4 - Nông nghiệp - thuỷ sản 438.011 548.458 676.963 1.002.071 4,6 4,3 4,0 - Công nghiệp xây dựng 876.555 2.369.072 6.669.663 24.725.916 22,0 23,0 14,0

- Dịch vụ 984.392 2.449.482 6.353.326 22.540.304 20,0 21,0 13,5

2. Giá trị sản xuất (giá TT) 4.959.285 11.378.958 29.603.837 117.259.293 18,1 21,1 12,7

- Nông nghiệp, thuỷ sản 1.548.222 2.071.870 2.905.905 7.537.170 6,0 7,0 10,0

- Công nghiệp xây dựng 1.639.158 4.805.397 15.260.964 67.322.752 24,0 26,0 16,0

- Dịch vụ 1.771.905 4.501.691 11.436.968 42.399.371 20,5 20,5 14,0

3. Cơ cấu giá trị sx ( giá TT) 100,0 100,0 100,0 100,0      

- Nông nghiệp, thuỷ sản 31,2 18,2 9,8 6,4      

- Công nghiệp, xây dựng 33,1 42,2 51,6 57,4      

- Dch vụ 35,7 39,6 38,6 36,2      

4. Tổng GTTT (giá SS 1994) 1.292.519 3.005.527 7.260.975 25.099.511 18,4 19,3 13,2

5. Tổng GTTT (giá thực tế) 2.949.408 6.587.148 16.583.217 59.584.142      

- Nông nghiệp, thuỷ sản 916.547 1.153.157 1.437.043 2.147.717 4,7 4,5 4,1

- Công nghiệp, xây dựng 978.577 2.699.452 7.755.510 30.037.601 22,5 23,5 14,5

- Dịch vụ 1.054.283 2.734.540 7.390.663 27.398.824 21,0 22,0 14,0

6. Dân số (người) 189.750 201.400 212.740 237.840 1,20 1,10 1,12

7. GTTT BQ/người (1000đ) 15,5 32,7 78,0 250,5

Bảng 14. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội theo phương án IIĐơn vị: triệu đồng (giá thực tế)

  2011-2015 2016-2020 2021-2030

Toàn bộ nền kinh tế 11.597.509 33.941.459 146.288.405

- Nông nghiệp, thuỷ sản 709.828 880.048 2.274.157

- Công nghiệp, xây dựng 5.678.886 17.696.205 77.987.318

- Dịch vụ 5.208.795 15.365.207 66.026.930

Theo phương án này, để đảm bảo được mức tăng trưởng như trên, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, thời kỳ 2011 – 2015 cần khoảng 11.597 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 cần khoảng 33.941 tỷ đồng, thời kỳ 2021 - 2030 cần khoảng 146.288 tỷ đồng.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 46

Page 47: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Xuất phát từ những thành tựu đạt được của huyện trong những năm vừa qua, xu thế phát triển kinh tế của huyện và của sức dân trong những năm tới, trong 2 phương án đã trình bày ở trên ta thấy phương án 1 thể hiện được mức phấn đấu có nhiều yếu tố đảm bảo khả thi và thể hiện được những quan điểm, mục tiêu của quy hoạch huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với điều kiện như hiện nay huyện có thể thực hiện được, tuy nhiên với phương án này kinh tế tăng trưởng ở mức trung bình so với Tỉnh. Phương án 2 là phương án cao có tính đột phá, cần có những điều kiện phát triển đột biến. Đây là phương án dự phòng khi có các cơ hội thuận lợi và sẽ là phương án phấn đấu. Phương án I là phương án được lựa chọn để tính toán các chỉ tiêu quy hoạch cho các ngành.XIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ LỰC

ĐẾN 2020 NÔNG NGHIỆP

XIII.1.1. Quan điểm phát triển

Từ nay đến 2020 tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh, đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, do đó quan điểm phát triển là:

Phát triển sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hiện đại hoà nhập với CNH – HĐH chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chuyên canh và phát triển bền vững.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, bền vững chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề về đời sống và đáp ứng nhu cầu của nông dân, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, hộ nghèo vươn lên nhanh chóng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển mạnh kinh tế trang trại theo hướng đa canh, kinh tế hợp tác, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, đa dạng hoá hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ưu tiên sản xuất ra nhiều nông sản có chất lượng cao, an toàn phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng an toàn.

Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm có giá trị cao (bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc và gia cầm) theo quy mô trang trại xa khu dân cư, nuôi theo phương pháp công nghiệp đi đôi với các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển KTXH nông thôn mới, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ, lâu bền, có hiệu quả, đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 47

Page 48: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển sản xuất gắn liền với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho dân cư đô thị, khu công nghiệp.

XIII.1.2. Mục tiêu phát triểnNhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản tăng bình

quân 4,3%/năm giai đoạn 2011-2015; 3,8%/năm 2016 - 2020 và 3,3%/năm giai đoạn 2021-2030.

Giá trị sản xuất (giá SS 1994) nông nghiệp - thuỷ sản đạt 540,6 tỷ đồng năm 2015; đạt 651,4 tỷ đồng 2020 và 901,3 tỷ đồng 2030, đến năm 2030 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 728,9 tỷ đồng (trồng trọt 431,7 tỷ đồng, chăn nuôi 270,8 tỷ đồng, dịch vụ 26,4 tỷ đồng), thuỷ sản 172,4 tỷ đồng.

Bảng 15. Dự kiến tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp đến 2020 (Giá SS 1994)

ĐVT: GTSX: Triệu đồng

TT Hạng mục 2010 2015 2020 2030TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

2021-2030

  GTSX 438.011 540.638 651.468 901.356 4,30 3,80 3,30I N.nghiệp 356.978 436.221 525.645 728.948 4,09 3,80 3,401 Trồng trọt 215.972 262.763 315.107 431.772 4,00 3,70 3,20 2 Chăn nuôi 128.512 158.091 191.972 270.796 4,23 3,96 3,50 3 Dịch vụ 12.494 15.367 18.566 26.380 4,23 3,85 3,57 II Thuỷ sản 85.412 104.417 125.823 172.408 4,60 3,80 3,20

XIII.1.3. Định hướng và giải pháp phát triển các ngành hàng chính

1.1.1. Trồng trọt

1.3.1.1. Định hướngSản xuất lúa: Từ nay đến năm 2020 diện tích đất lúa có xu hướng giảm để

chuyển sang các mục đích khác, vì vậy cần tập trung thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong thâm canh cây lúa, để đạt năng suất bình quân 65,0 tạ/ha/năm. Xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao: Quy mô từ 1.000 – 1.200 ha, Sản

lượng 6.000 – 7.200 tấn lúa hàng hoá. Địa điểm: Xã Vĩnh Sơn, TT Thổ Tang, Lũng Hoà, Ngũ Kiên, Kim xá, Yên Bình, Bình Dương, Phú Đa, Cao Đại, Vĩnh Thịnh...

Thâm canh cao tại những vùng chủ động nước tưới bằng cách đưa những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng những tiến bộ về canh tác và bảo vệ thực vật: Thực hiện nguyên chủng hoá giống lúa với các giống có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với đất đai và sinh thái từng vùng; chủ động tưới, tiêu; làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 48

Page 49: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

theo phương pháp tổng hợp IPM; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh từ khâu gieo mạ, cấy đến bón phân cân đối, đảm bảo năng suất bình quân 63,5 tạ/ha vào năm 2015 và 65,0 tạ/ha vào năm 2020. Sản lượng đạt được năm 2015 khoảng 74.930 tấn và năm 2020 là 71.500 tấn.

Sản xuất ngô: Khuyến khích đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất để tăng nhanh năng suất và sản lượng ngô. Năng suất ngô đạt 45 tạ/ha năm 2015 và 47 tạ/ha năm 2020, sản lượng năm 2020 dự kiến 11.750 tấn. Xây dựng vùng chuyên canh ngô nếp bán quà quy mô 250 – 300 ha tại các xã: TT Thổ Tang, xã Đại Đồng, Vĩnh Sơn, Lũng Hoà, Bình Dương, Nghĩa Hưng, Chấn Hưng, Tân Tiến, Vũ Di, Tân Cương, Cao Đại, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Phú Đa.

Bảng 16. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến năm 2020

ĐVT: DT: ha, NS: tạ/ha, SL: tấn

TT Hạng mục 2010 2015 2020 2030TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

2021-2030

  SL LT có hạt 88.065 87.530 83.250 81.690 -0,1 -1,0 -0,21 Lúa               - Diện tích 12.500 11.800 11.000 10.700 -0,8 -1,4 -0,3 - Năng suất 61,5 63,5 65,0 67,0 0,6 0,5 0,3 - Sản lượng 76.875 74.930 71.500 71.690 0,0 -0,9 0,02 Ngô               - Diện tích 2.300 2.800 2.500 2.000 -1,4 -2,2 -2,2 - Năng suất 44,0 45 47 50 0,5 0,9 0,6 - Sản lượng 10.102 12.600 11.750 10.000 -0,9 -1,4 -1,63 Khoai lang               - Diện tích 150 40 50 30 -23,2 4,6 -5,0 - Năng suất 115 117 120 130 0,3 0,5 0,8 - Sản lượng 17.250 4.680 600 390 -23,0 -33,7 -4,24 Đậu tương               - Diện tích 3.500 3.000 2.800 2.500 -3,0 -1,4 -1,1 - Năng suất 17,5 20 22 25 2,7 1,9 1,3 - Sản lượng 6.125 6.000 7.040 6.250 -0,4 3,2 -1,25 Lạc               - Diện tích 550 560 600 800 0,4 1,4 2,9 - Năng suất 21,5 22 23 25 0,5 0,9 0,8 - Sản lượng 1.182,50 1.232 1.380 2.000 0,8 2,3 3,86 Rau các loại               - Diện tích 1.800 2.000 2.200 2.200 2,1 1,9 0,0 - Năng suất 205 210 220 230 0,5 0,9 0,4 - Sản lượng 36.900 42.000 48.000 50.600 2,6 2,7 0,57 Cỏ voi               - Diện tích 610 850 1.100 1.200 6,9 5,3 0,9

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 49

Page 50: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

8 Cây khác               - Diện tích khác 22.100 21.100 19.650 18.830 -0,9 -1,4 -0,4

Đậu tương: Sử dụng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận giống quốc gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đạt năng suất bình quân 20 - 22 tạ/ha, sản lượng đạt 7.040 tấn năm 2015 và 6.250 tấn năm 2020.

Lạc: Ổn định ở diện tích trên dưới 600 ha đến năm 2020, sử dụng giống mới và áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh để đưa năng suất bình quân 22 - 23 tạ/ha năm 2020, sản lượng dự kiến năm 2015 đạt 1.232 tấn, năm 2020 là 1.380 tấn.

Rau các loại: Thực hiện phát triển vành đai rau đậu thực phẩm ven đô thị; sản xuất rau chuyên canh và rau an toàn phục vụ thị trường khu công nghiệp tập trung trong huyện và thành phố Vĩnh Yên. Bố trí diện tích gieo trồng 2015 là 2.000ha và 2.200ha năm 2020 (trong đó diện tích rau an toàn khoảng 700 – 1000ha tại TT Thổ Tang, Đại Đồng, Vĩnh Sơn, Lũng Hoà, Bình Dương, Nghĩa Hưng, Chấn Hưng, Tân Tiến, Vũ Di, Tân Cương, Cao Đại...). Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất trồng cây khác sang trồng rau an toàn. Tăng cường đầu tư thâm canh rau an toàn theo các tiêu chí đã được Bộ NN ban hành. Sử dụng các giống có chất lượng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tiến bộ để đạt năng suất 210 - 220 tạ/ha/năm, sản lượng 2015 đạt 42.00 tấn, 2020 đạt 48.000 tấn. Xây dựng vùng sản xuất dưa hấu, cà chua quy mô 400 – 500ha tại xã Đại Đồng, TT Thổ Tang, Lũng Hoà, Vĩnh Ninh, Phú Đa.

1.3.1.2. Giải pháp thực hiệnVề đất đai: Tổ chức chuyển đổi dồn ghép ruộng đất, tạo ra các ô thửa ruộng

lớn, xoá bỏ tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tích tụ ruộng đất theo quy định của Luật đất đai. Hình thành các khu sản xuất hàng hoá tập trung, các vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu nông sản.

Về vốn: Huy động tất cả nguồn vốn như vốn tự có của dân, vay tín dụng, vay ưu đãi của Nhà nước theo các chương trình kinh tế, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo các chương trình.

Về cơ chế hỗ trợ: Tập trung hỗ trợ kết cấu hạ tầng đồng ruộng: Kênh mương, trạm bơm, đường điện, hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao kiến thức, xây dựng các mô hình trình diễn, trợ giá giống...

Về tiêu thụ nông sản: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng sản xuất và bao tiêu nông sản cho nông dân theo tinh thần Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, gắn bó lâu dài. Hạn chế đến mức tối đa tình trạng doanh nghiệp ép cấp, ép giá nông sản hoặc nông dân tự ý phá hợp đồng không bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nông dân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 50

Page 51: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Về khoa học công nghệ: Chú trọng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho nâng cao năng suất chất lượng nông sản, xây dựng các mô hình, tiến bộ kỹ thuật mới, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.

1.3.2. Chăn nuôi

1.3.2.1. Định hướngCải tạo giống đàn trâu địa phương để nâng cao chất lượng đàn trâu lai lấy thịt:

Dự kiến đến năm 2015 toàn huyện có 2.500 con và năm 2020 là 3.000 con, đến năm 2030 là 3.500 con. Sản lượng thịt hơi đạt 110 tấn năm 2015, đạt 133 tấn năm 2020 và 156 tấn năm 2030.

Đàn bò: Tập trung phát triển mạnh đàn bò thịt, bò sữa về số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa ở vùng bãi sông Hồng: An Tường, Vĩnh

Thịnh, Vĩnh Ninh, Phú Đa... Mở rộng diện tích trồng cỏ, đẩy mạnh việc chế biến thức ăn từ phụ phẩm

trong trồng trọt để phát triển đàn bò lai hướng thịt theo hướng tập trung thâm canh để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Đây là sản phẩm chăn nuôi chính có giá trị kinh tế cao để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Năm 2015 dự kiến 28 ngàn con, năm 2020 là 30 ngàn con và năm 2030 là 35 ngàn con. Về sản lượng thịt hơi: năm 2015 cung cấp 980 tấn thịt hơi, năm 2020 là 1.070 tấn thịt hơi và 2030 là 1.285 tấn thịt hơi.

Đối với đàn lợn: Phát triển chăn nuôi lợn thịt sử dụng các giống lợn lai, lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại 100 con trở lên. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, lợn, thực hiện tốt công tác phòng trừ

dịch bệnh và kiểm dịch vệ sinh thú y, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến theo tiêu chuẩn.

Đến năm 2015, tổng đàn lợn có 85.000 con; năm 2020 có 90.000 con, năm 2030 là 100.000 con. Tỷ lệ lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn (2015) và 90% (2020).

Hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung với các trang trại, khu chăn nuôi tập trung, đưa dần chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

Đối với đàn gia cầm: Tăng mạnh đàn gia cầm để phục vụ cho thị trường tiêu dùng và chế biến theo hướng an toàn sinh học, hỗ trợ vắcxin cúm gia cầm và thuốc khử tiêu độc, hướng dẫn quy trình chăn nuôi.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 51

Page 52: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển chăn nuôi gia cầm ở huyện để đáp ứng được nhu cầu thực phẩm tại chỗ, khách du lịch và cung cấp cho các khu công nghiệp, khu đô thị trong tỉnh, phương hướng phát triển chăn nuôi gia cầm theo định hướng chung của cả nước là sẽ phát triển mạnh theo hướng tập trung công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch khu chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư theo từng vùng để khống chế dịch bệnh, tạo môi trường sạch trong nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia cầm đạt 800 ngàn con, năm 2020 đạt

1 triệu con, năm 2030 là 1,5 triệu con. Tỷ lệ gà được giết mổ tập trung chiếm 45 - 50% tổng đàn xuất bán.

Bảng 17. Bố trí phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và định hướng 2030

Chỉ tiêu Đơn vị  2009 2010 2015 2020 2030

TĐ tăng BQ (%)2011-2015

2016-2020

2021-2030

1. Số lượng                  

Trâu Con 1.821 2.100 2.500 3.000 3.500 3,55 3,71 1,55

Bò Con 21.412 24.000 28.000 30.000 35.000 3,13 1,39 1,55

Lợn Con 74.885 74.000 85.000 90.000 100.000 2,81 1,15 1,06

Gia cầm 1000C 609 600 800 1.000 1.500 5,92 4,56 4,142. Sản lượng thịt hơi tấn 9.686,4 9.902,0 11.650,0 13.173,3 17.640,5 3,30 2,49 2,96

SL thịt trâu hơi tấn 90,6 92,0 110,0 133,0 156 3,64 3,87 1,61

SL thịt bò hơi tấn 795,8 810 980 1.070 1.285 3,88 1,78 1,84

SL thịt lợn hơi tấn 8.400 8.550 9.950 11.200 15.000 3,08 2,40 2,96

SL thịt gia cầm tấn 400 450 610 770 1.200 6,27 4,77 4,54

3. SL sữa bò tươi 1000L 1.800 2.000 3.000 4.500 6.000 8,45 8,45 2,92

1.3.2.2. Giải pháp thực hiệnLàm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về nền sản

xuất chăn nuôi hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giống vật nuôi, chuyển giao giống tốt cho sản xuất.

Quy hoạch đất đai phù hợp để trồng cây thức ăn chất lượng tốt, đủ số lượng cho đàn trâu, bò. Nhân rộng việc chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò trong mùa đông.

Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, thuỷ lợi...) cho loại hình trang trại chăn nuôi – thuỷ sản kết hợp.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 52

Page 53: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đầu tư xây dựng các khu sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.Chủ động thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi với những nội

dung quan trọng như vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi và tiêm phòng văcxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh chặt chẽ, làm tốt công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm. áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Đầu tư xây dựng 01 - 02 lò giết mổ tập trung sản xuất theo dây chuyền công nghiệp hiện đại.

1.3.3. Thuỷ sản

1.3.3.1. Mục tiêuPhát huy tiềm năng lợi thế sẵn có để tiếp tục mở rộng quy mô, diện tích và

đẩy nhanh tốc độ NTTS trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống của một bộ phận nhân dân.

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu dựa vào sức dân là chính, song phải có sự tác động về chính sách, vốn, tạo nguồn nhân lực...

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường mở rộng diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh, chú trọng các mặt hàng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.

1.3.3.2. Định hướngNuôi thuỷ sản quy mô hộ gia đình: Giúp đỡ từng bước để các nông hộ này

chuyển dần từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Nuôi cá theo mô hình canh tác VAC; VACR. Các chương trình tập huấn kỹ thuật gồm: kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh, quy mô nông hộ; sử dụng phân vô cơ để nuôi cá. Hệ thống nuôi ghép: kết hợp trắm cỏ + rô phi và các loài cá khác.

Thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chương trình 131 của Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá có năng suất, chất lượng (Rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, trắm đen, mè hoa, tôm càng xanh) để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá có năng suất, chất lượng (Rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, trắm đen, mè hoa, tôm càng xanh) để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nuôi cá ruộng: Đặc điểm tự nhiên của vùng này là thấp trũng, khó tiêu úng vào mùa mưa nên kết hợp sản xuất lúa - cá.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 53

Page 54: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 18. Dự kiến sản xuất thuỷ sản đến năm 2020 và mục tiêu đến 2030

Đơn vị: DT ha, SL tấn

TT Hạng mục 2010 2015 2020 2030

TĐ tăng BQ (%)2011-2015

2016-2020

2021-2030

1 Diện tích NTTS 1.530 1.650 1.900 2.000 1,5 2,86 0,51 2 Sản lượng TS 5.200 7.425 7.600 8.400 7,4 0,47 1,01

1.3.3.3. Giải pháp phát triểnCho phép chuyển đổi các diện tích đang sản xuất nông nghiệp hoặc đang sử

dụng ở mục đích khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ sản và được thẩm định dự án chặt chẽ.

Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, cần có hướng ưu tiên bố trí mặt bằng, vay vốn. Có chính sách hỗ trợ giá con giống, thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản và hỗ trợ khi NTTS gặp thiên tai, bệnh xảy ra.

Nguồn vốn cơ bản để phát triển thủy sản là vốn tự có của doanh nghiệp và các hộ dân. Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên vào lĩnh vực khoa học, sản xuất, nhập và trợ giá giống với đối tượng nuôi mới…

Các chủ đầu tư và các hộ dân tăng cường đầu tư để xây dựng CSHT đạt tiêu chuẩn đồng thời áp dụng đầy đủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao trong nuôi trồng thuỷ sản.

Tăng cường quan hệ với các Viện nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản để có đủ thông tin về kinh tế, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tiếp nhận các thành tựu khoa học về giống cũng như các kỹ thuật trong các loại hình nuôi trồng thuỷ sản khác nhau.

Bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ hiện đang công tác về giống cá lai, giống thuỷ sản mới, các kiến thức về khuyến ngư. Cần phải có chương trình đạo tạo cán bộ khuyến nông thủy sản từ 1 - 2 người/xã và cán bộ kỹ thuật về thủy sản ở cấp huyện đủ khả năng đảm đương công tác khuyến ngư cũng như lập kế hoạch, chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Khai thác thị trường trong huyện (chú trọng phục vụ khách du lịch), TP Vĩnh Yên là chính. Ngoài ra cần khai thác thị trường trong nước như Hà Nội để nâng cao giá trị sản phẩm tăng thu nhập cho người nuôi trồng thuỷ sản.

CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG

XIII.1.4. Quan điểm phát triểnQuy hoạch phát triển công nghiệp phải sử dụng tiết kiệm đất. Giải quyết tốt

các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 54

Page 55: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn 2030 gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Phát triển ngành công nghiệp theo hướng mở rộng về quy mô đi kèm với chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng hàm lượng công nghệ, lao động kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh bền vững trong quá trình hội nhập. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ cao tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng nguyên liệu trong nước và bảo vệ môi trường. Tiếp tục phát triển những ngành nghề hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống; Tập trung phát triển các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương như cơ khí, vật liệu xây dựng, dệt may,thực phẩm đồ uống.

Công nghiệp công nghệ cao: Phát triển tại Khu công nghiệp Chấn Hưng, Yên Bình, Vĩnh Thịnh, cụm công nghiệp Đồng Sóc – Vũ Di.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất để đảm bảo công nghiệp giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế huyện.

Khai thác triệt để các nguồn lực của huyện và thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành và xây dựng thương hiệu hàng hoá chủ động hội nhập quốc tế.

XIII.1.5. Mục tiêuPhấn đấu giá trị GTSX ngành công nghiệp - xây dựng đến năm 2015 là

2.208.550 triệu đồng (giá so sánh 1994); 4.596.002 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2020 là 5.847.749 triệu đồng (giá so sánh 1994); 12.939.151 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2030 là 18.162.220 triệu đồng (giá so sánh 1994), 47.914.046 triệu đồng (giá thực tế).

Nhịp độ tăng trưởng GTSX bình quân/năm giai đoạn 2011 - 2015 là 20,3%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 21,5%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 là 12,0%/năm.

Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ GTSX chiếm 42,0% vào năm 2015; năm 2020 là 49,8% và năm 2030 là 55%.

Thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp - xây dựng trong toàn huyện là 2.500 người vào năm 2015; năm 2020 là 3.700 người.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 55

Page 56: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

XIII.1.6. Định hướng phát triển Hoàn thiện cụm công nghiệp Đồng Sóc xã Vũ Di 50 ha, khu công nghiệp Yên

Bình 200 ha, các ngành nghề ưu tiên chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đồ uống, dệt may, phụ tùng xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng.

Hoàn thiện khu công nghiệp Chấn Hưng với diện tích 131 ha, các ngành ưu tiên chủ yếu là công nghiệp là công nghiệp sản xuất chế tạo linh kiện điện tử, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị âm thanh điện tử, cassete cho ôtô, đầu DVD cho ôtô...

Xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Thịnh, cảng Vĩnh Thịnh; cụm công nghiệp Bình Dương để phát huy lợi thế của những địa phương tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng.

Tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch các làng nghề tập trung và đẩy nhanh việc lập dự án đầu tư xây dựng (Quy hoạch làng nghề Mộc Vân Giang, Văn Hà và mở rộng khu sản xuất tập trung làng nghề Rèn Lý Nhân, quy hoạch làng nghề cơ khí, vận tải đường thuỷ Việt An, - Việt Xuân).

Hoàn thiện công tác thành lập Hiệp hội làng nghề tại các địa phương có làng nghề truyền thống. Nghiên cứu để xây dựng các làng nghề mới. Tăng cường công tác đào tạo thợ thủ công tại các làng nghề với số lượng lớn, tập trung, đảm bảo toàn bộ thợ thủ công trong các làng nghề được đào tạo tay nghề.

Sản phẩm mang tính đặc thù (Rắn – Vĩnh Sơn) cần có đầu ra tiêu thụ sản phẩm theo đường chính ngạch. Hướng dẫn các làng nghề đăng ký thương hiệu và bảo vệ thương hiệu. Phát triển làng nghề gắn với quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Tiếp tục đề nghị UBND tỉnh công nhận những làng nghề truyền thống, làng nghề mới; công nhận nghệ nhân, thợ giỏi.

XIII.1.7. Giải pháp thực hiện

1.7.1. Giải pháp phát triển công nghiệp - TTCN

Tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, lập quy hoạch mới cụm công nghiệp Đồng Sóc xã Vũ Di, khu công nghiệp Yên Bình, khu công nghiệp Chấn Hưng và khu công nghiệp Vĩnh Thịnh. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp của huyện như giao thông, điện, cấp thoát nước.

Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất CN – TTCN, coi đây là bước đột phá để thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện, phát huy lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đồ uống, dệt may, phụ tùng xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng. Trước mắt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án trọng điểm về phát triển kinh tế của huyện... Tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác di dân, tái định cư đối với các hộ phải di dời theo quy hoạch để thu hút đầu tư. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn dạy nghề cho nhân dân đặc biệt là thanh niên nông thôn, giải quyết việc làm cho UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 56

Page 57: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

người lao động và các hộ mất đất sản xuất theo hướng chuyển đổi nghề nghiệp đảm bảo đời sống cho nhân dân phù hợp với điều kiện mới.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất CN – TTCN, ưu tiên đầu tư quy hoạch xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng gắn với vùng nguyên liệu, chú ý vào các mặt hàng như: sản xuất gạch, khai thác cát, sỏi, củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất để tạo sản phẩm đột phá của huyện về TTCN. Quan tâm phát triển các làng nghề, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp – TTCN và dịch vụ.

Khuyến khích việc xây dựng các đô thị, khu thương mại tập trung ở những địa bàn có điều kiện như: Thượng Trưng, Thổ Tang, Đại Đồng... thực hiện quy hoạch các thị trấn, thị tứ liền kề để đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá nông thôn.

Thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm tham mưu giúp lãnh đạo Huyện uỷ, Uỷ ban thẩm định dự án đầu tư, ưu tiên cho ngành công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và thu hút đầu tư đối với các dự án quy hoạch khu, cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội, làng nghề đã được phê duyệt.

Quan tâm đến hoạt động khuyến công, bố trí cán bộ khuyến công chuyên trách để đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công, tổng hợp và thẩm định các dự án khuyến công cơ sở.

Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển hợp lý các ngành nghề, phân bố phù hợp với các nguồn lực nhằm tạo điều kiện phát triển CN – TTCN trong huyện. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng việc đi lại, giao lưu và vận chuyển hàng hoá. Phát triển nguồn nhân lực gắn với cơ chế chính sách ưu đãi để tạo động lực cho CN – TTCN phát triển.

Tăng cường quảng bá, xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để nhận được những hướng dẫn hỗ trợ cần thiết. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực trong điều kiện hội nhập. Tích cực tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm để sản phẩm của làng nghề có điều kiện quảng bá, giới thiệu tới tất cả nhân dân trong và ngoài nước.

1.7.2. Giải pháp phát triển ngành nghề và làng nghề nông thônChỉ đạo hoàn thiện việc thành lập hiệp hội làng nghề ở tất cả các làng nghề

trong huyện.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 57

Page 58: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Giải pháp về đào tạo, kỹ thuật: tuỳ theo loại hình nghề ở các làng nghề để thuê chuyên gia giỏi, nghệ nhân về dạy nghề mới cho các hộ nông dân. Các xã, thị trấn, các cơ sở làng nghề cử cán bộ, nông dân tiêu biểu đi đào tạo, bồi dưỡng người làm quản lý và người có trình độ kỹ thuật cao về phục vụ cho phát triển ngành nghề và làng nghề. Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho những cá nhân, hộ gia đình tiên phong đi đầu trong việc học nghề có hướng phát triển mạnh và đưa nghề mới về cho nhân dân.

Giải pháp về vốn: huy động tối đa vốn tự có trong dân, tranh thủ các dự án, chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, của Trung ương để kết hợp xây dựng làng nghề mới. Về vốn tín dụng: tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân và cơ sở làng nghề nông thôn được vay vốn ở các tổ chức tín dụng, ưu tiên cho vay từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện.

Giải pháp về thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm: từng bước hình thành mạng lưới thông tin trong nông thôn để các hộ nông dân sản xuất ngành nghề và các cơ sở làng nghề nông thôn được tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả, quy cách và tiêu chuẩn sản phẩm. Giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề và hộ điển hình có nghề tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường trách nhiệm của UBND xã, thị trấn, các ngành chức năng để thực hiện quản lý nhà nước, cụ thể: Hàng năm xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai thực

hiện phát triển ngành nghề nông thôn ở địa phương. Thành lập ban chỉ đạo phát triển ngành nghề và làng nghề nông thôn từ

huyện đến xã, thị trấn. Các ngành liên quan bố trí cán bộ chỉ đạo, theo dõi về ngành nghề, làng

nghề nông thôn. Huyện ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa các ngành, đoàn thể liên

quan và UBND các xã, thị trấn trong việc chỉ đạo thực hiện dự án.PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

XIII.1.8. Quan điểm phát triển

Phát triển dịch vụ không những đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Phát triển dịch vụ tạo đòn bẩy phát triển sản xuất là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng và điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, văn hoá của địa phương cũng như các điều kiện và cơ hội sẽ xuất hiện trong tương lai. Vĩnh Tường xác định phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nhất là thương mại dịch vụ vận tải, du lịch sinh thái và văn hoá, tài chính tín dụng...

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 58

Page 59: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển dịch vụ của Vĩnh Tường gắn kết với sự phát triển của các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Phát triển dịch vụ luôn gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và trật tự an toàn xã hội.

XIII.1.9. Mục tiêu phát triểnGiá trị sản xuất (giá thực tế) ngành dịch vụ năm 2015 đạt 4.318,0 tỷ đồng,

chiếm 39,5% tổng GTSX của huyện, năm 2020 là 10.304,2 tỷ đồng, chiếm 39,6% và năm 2030 là 33.539,8 tỷ đồng, chiếm 38,5% trong cơ cấu GTSX toàn huyện.

Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,0%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 18,5%/năm, thời kỳ 2021 - 2030 là 10,5%/năm.

Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân huyện.

Xây dựng và tăng cường quản lý an ninh, trật tự và môi trường hệ thống chợ trên địa bàn huyện, tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông trao đổi hàng hoá.

XIII.1.10. Định hướng phát triển

1.1.1. Thương mạiTrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường, huyện đã

chú trọng tới các hoạt động thương mại – dịch vụ, coi đó là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Phát triển thương mại - dịch vụ gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp, du lịch nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đáp ứng tốt các nhiệm vụ cơ bản trong các cụm công nghiệp tập trung và các khu vực trung tâm khác, tạo môi trường thích hợp với sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt đời sống nhân dân.

Đối với các loại hình thương mại dịch vụ truyền thống như: bán xe có động cơ, xe mô tô, xe máy, bán buôn, bán lẻ các hàng hoá thiết yếu (xăng dầu, hàng may mặc, lương thực, thực phẩm...) quy hoạch phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Khuyến khích hình thành các đại lý phân phối lớn có đủ sức cung cấp cho toàn vùng, củng cố hệ thống thương mại, dịch vụ ở thị trấn, thị tứ đảm bảo bán sản phẩm công nghiệp và mua gom nông sản, mở rộng trao đổi hàng hoá trong và ngoài huyện, thiết lập kênh lưu thông hàng hoá thông suốt từ trung tâm huyện xuống các xã.

Khuyến khích các hộ gia đình kinh doanh có vốn lớn thành lập doanh nghiệp nhằm tận dụng tốt những ưu đãi về cơ chế chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn, nâng cao năng lực quản lý, đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và sử dụng nhiều lao động tại địa phương.

Đối với các loại hình thương mại, dịch vụ mới: Tập trung xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ như:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 59

Page 60: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Dịch vụ về xúc tiến thương mại, quảng cáo thương mại, khuyến mãi, trưng bày giới thiệu sản phẩm, thông tin thăm dò, dự báo thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng và các dịch vụ cho các hoạt động thương mại khác.

Dịch vụ trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác bán hàng hoá, đại lý thương mại...)

Phát huy thế mạnh của huyện là có các làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái Đầm Rưng, phát triển các dịch vụ, loại hình thương mại dịch vụ phục vụ du lịch nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ như: bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ...

Xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu làm cầu nối cho phát triển sản xuất như hệ thống kho, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống giao thông, hệ thống phân phối xăng dầu...

Hình thành trung tâm thương mại, dịch vụ gắn với các khu, cụm công nghiệp như: Chấn Hưng, thị trấn Thổ Tang, Vũ Di, thị trấn Vĩnh Tường... phát triển hệ thống phân phối kết hợp giữa truyền thống với hiện đại như siêu thị, các cửa hàng tự chọn...

Cải tạo và xây dựng mạng lưới chợ theo 3 hướng: nâng cấp chợ trung tâm khang trang và tương đối hiện đại, chuyển hoá thành các siêu thị bán buôn và bán lẻ, xây dựng mới chợ đầu mối khu vực. Thu hút các cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể vào chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Tại trung tâm các xã hoặc cụm xã, bên cạnh chợ cần quy tụ và bố trí các cửa hàng mua bán, các đại lý kinh doanh.

Chợ đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu buôn bán hàng hóa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, để phát triển hệ thống chợ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhân dân trên địa bàn, kế hoạch phát triển chợ đến năm 2015 như sau: Tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ

các hoạt động dịch vụ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong xã hội đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Bảo vệ môi trường tự nhiên, làm tốt công tác an toàn, an ninh trật tự xã hội đảm bảo cho hoạt động thương mại dịch vụ phát triển bền vững.

Xây dựng khu Thương mại - Đô thị Phúc Sơn Xây dựng Trung tâm Thương mại Thổ Tang. Mở rộng khu Thương mại – Dịch vụ Tứ Trưng. Xây dựng chợ đầu mối và Trung tâm Thương mại Tân Tiến.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 60

Page 61: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 19. Định hướng mạng lưới chợ (Chợ hiện có)

STT Tên chợ Địa điểm Diện tích (m2)

Giữ nguyên

Nâng cấp cải tạo

Hiện tại

2011-2015

Sau 2015

1 Chợ Thổ Tang Thị trấn Thổ Tang 14.000 x   X X

2 Chợ Rưng Xã Tứ Trưng 2.000 x   X  

3 Chợ Thượng Trưng Ngã tư Thượng Trưng 1.000 X  X  

4 Chợ Táo Xã Tuân Chính 7.200 X X  X

5 Chợ Quán Bồ Khu II –TT Vĩnh Tường 3.800 X X   

6 Chợ Đại Định Thôn Định xá-xã Cao Đại 600 X X    

7 Chợ Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Sơn 500 X X    

8 Chợ Điền Xã Bình Dương 2.000 X X    

9 Chợ Chục Xã Nghĩa Hưng 5.000 X   X  

10 Chợ Vân Xuân Thôn Chùa–xã Vân Xuân 600 X X    

11 Chợ Kiệu Phố Kiệu –xã Chấn Hưng 2.000 X   X  

12 Chợ Bồ Sao Xã Bồ Sao 5.006 X   X X

13 Chợ Chùa Xã Ngũ Kiên 4.000 X X    

14 Chợ Lý Nhân Thôn Bàn Mạch 400 X X    

Bảng 20. Định hướng mạng lưới chợ (Chợ xây mới)

STT Tên chợ Địa điểm

Diện tích (M2)

Thời gian xây dựng Quy Mô

Ghi chú2011-2015

Sau 2015

Loại I

Loại II

Loại III

1 Chợ đầu mối và TT thương mại

Xã Tân Tiến 2000.000 X X Tổng hợp

2 Chợ bồ Sao Xã Bồ Sao 6.000 X Tổng hợp

3 Chợ Thổ Tang Xã Thổ Tang 10.000 X Chuyên

doanh

4 Chợ Vũ Di Xã Vũ Di 800 X X

5 Chợ Kim Xá Xã Kim Xá 9.500 X X

6 Chợ Chùa Xã Đại Đồng 1.850 X X

7 Chợ Đường Xã Tân Cương 6.000 X X

8 Chợ Vôi Xã Vĩnh Thịnh 2.160 X X

9 Chợ Phú Đa Xã Phú Đa 3.800 X X

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 61

Page 62: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.10.1. Dịch vụ vận tảiPhát huy lợi thế và truyền thống trong thời gian tới Vĩnh Tường tiếp tục đẩy

mạnh phát triển dịch vụ vận tải, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ vận tải. Phát triển các loại hình dịch vụ vận tải như: Đường bộ, đường thủy đường sắt trong đó trước mắt ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải đường bộ và đường sông. Phát triển cả vận tải hàng hóa và hành khách nhưng ưu tiên trước hết cho vận tải hàng hóa.

Bảng 21. Dự báo khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2015 2020 2030TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

2021-2030

1. Tổng doanh thu vận tải hàng hoá

Tr.đồng 148.340 152.160 198.400 282.500 394.500 5,45 7,32 3,40

2. Hàng hoá                   - Vận chuyển 1000tấn 2.450 2.800 3.300 4.000 5.400 3,34 3,92 3,05

- Luân chuyển 1000T.km 140.000 160.000 270.000 390.000 580.000 11,03 7,63 4,053. Hành khách                   - Vận chuyển 1000hk 1.200 1.400 2.000 3.000 4.950 7,39 8,45 5,14

- Luân chuyển 1000hk/km 90.000 98.000 150.000 200.000 320.000 8,89 5,92 4,81

Trong lĩnh vực vận chuyển, ưu tiên phát triển các phương tiện vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ nhằm tạo thêm năng lực vận chuyển và lưu thông hàng hoá khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động này.

Dự kiến tổng doanh thu vận tải hàng hoá năm 2015 đạt 198,4 tỷ đồng, năm 2020 đạt 282,5 tỷ đồng, năm 2030 là 394,5 tỷ đồng.

1.10.2. Tài chính – Tín dụng – Ngân hàngMột trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển tài chính – ngân hàng – tín

dụng trong thời gian tới của Vĩnh Tường là đảm bảo khai thác tốt các nguồn vốn trong và ngoài huyện ngày càng lớn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 theo định hướng đã quy hoạch. Tài chính – ngân hàng - tín dụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và dân gửi tiền, vay tiền, hình thành thị trường vốn, thị trường chứng khoán,...Đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng, các loại hình bảo hiểm và các hình thức linh hoạt khác để huy động các nguồn vốn còn nhàn dỗi trong dân, thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

Để tăng thu ngân sách Vĩnh Tường sẽ chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp – TTCN – Thương mại – Dịch vụ. Trước mắt để tăng thu ngân sách sẽ phải quản lý tốt nguồn thu ngoài quốc doanh, các khoản thu phí, lệ phí, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu từ cấp quyền sử UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 62

Page 63: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

dụng đất. Thực hiện tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện thu – chi đúng luật ngân sách.

1.10.3. Các dịch vụ khácDu lịch: Vĩnh Tường phát triển du lịch trong sự kết hợp chung với du lịch của

toàn tỉnh Vĩnh Phúc và toàn vùng. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các điều kiện sẵn có, kết hợp với các ngành khác, khai thác tổng hợp các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, chủ yếu là du lịch sinh thái, văn hóa. Hình thành khu du lịch Đầm Rưng - Đền Phú Đa, Vực Sanh, tạo thành vùng du lịch sinh thái.

Ngoài ra, Vĩnh Tường sẽ phát triển các loại như: Dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin, quảng cáo, ...cũng như các loại dịch vụ phục vụ đời sống văn hóa tinh thần nhăm đáp ứng và góp phân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

XIII.1.11. Giải pháp phát triểnThực hiện tốt công tác tổ chức quản lý nhà nước về dịch vụ trên địa bàn. Xây

dựng và hình thành các trung tâm thương mại tại thị trấn Thổ Tang, Thượng Trưng làm đầu mối liên kết và cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn sản xuất và làm cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.

Nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, thực hiện văn minh thương mại tại các thị trấn, thị tứ bằng tổ chức các siêu thị và cửa hàng tự chọn... Xây dựng hai hình thức doanh nghiệp chủ lực (công ty xuất nhập khẩu và công ty thương mại) để áp dụng hình thức kinh doanh hiện đại.

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, quản lý chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu. Kiên quyết không nhập khẩu hàng hoá kém chất lượng làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng địa phương.

Tăng cường công tác tiếp thị xúc tiến thương mại, giảm giá thành các sản phẩm chủ lực của huyện nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá với các vùng trong tỉnh.Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh

tham gia thương mại, du lịch; đầu tư vốn để phát triển du lịch, Nhà nước quản lý quy hoạch và vệ sinh môi trường, kiến trúc... có chính sách - ưu đãi về thuế, về tài chính, về tiền thuế đất... để các tổ chức, cá nhân ổn định đầu tư và tổ chức sản xuất kinh doanh.

Phát triển các loại hình dịch vụ nhà hàng ăn uống, vận tải, bến bãi v.v... để phục vụ các khu, cụm công nghiệp và khách du lịch.

Gắn các loại hoạt động dịch vụ của huyện Vĩnh Tường với thành phố Vĩnh Yên, các huyện, trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp - TTCN trong vùng tạo thế mạnh về cung ứng các dịch vụ hàng hoá. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong các HTX nông nghiệp, các vùng nông thôn, chú trọng cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ, thu gom hàng hoá, sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 63

Page 64: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tăng cường công tác quản lý thị trường chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, tăng mức luân chuyển hàng hoá, tạo thị trường lành mạnh.

Quản lý có hiệu quả những bến xe trung tâm (thị trấn Vĩnh Tường, Tân Tiến), bãi đỗ xe tập trung (thị trấn Thổ Tang). Mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải có chất lượng cao.

Xây dựng cảng bốc xếp Vĩnh Thịnh (cảng bốc xếp nhỏ: Cao Đại, Việt Xuân). Điểm giao sông đáy, sông Hồng 30 nghìn tấn phương tiện do tư nhân làm với trên 10 xã chạy ven sông Hồng.

Tiếp tục đầu tư, phát triển và nâng cấp mạng lưới bưu chính nhằm đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc trên các mạng điện thoại di động, cố định và internet.

PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

XIII.1.12. Dự báo dân số, lao động

1.1.1. Phương hướng Dự báo tốc độ tăng dân số cả tăng tự nhiên cũng như cơ học (do thu hút nguồn

nhân lực đến làm việc ở các khu, cụm công nghiệp): Đến năm 2015 và 2020 theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và căn cứ vào những thành tựu đã đạt được về giảm tỷ lệ gia tăng dân số trong những năm qua, dự báo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 – 2015 là 1,2%, giai đoạn 2016 – 2020 là 1,1%, giai đoạn 2021 – 2030 là 1,0%, dân số của huyện (kể cả dân số tăng tự nhiên và dân số tăng cơ học do thu hút nguồn nhân lực đến làm việc ở khu công nghiệp) năm 2015 là 201.400 người, năm 2020 là 212.740 người và 2030 là 237.840 người.

Định hướng về công tác dân số và lao động Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ

tăng tự nhiên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức các kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo để đến năm 2020, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5 - 1%/năm trở lên, nâng mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo.

Phấn đấu mỗi năm có khoảng từ 2.500 đến 3.000 lao động có việc làm mới.Nguồn nhân lực: Dự kiến đến năm 2015 số người trong độ tuổi lao động của

huyện có 126.479 người, năm 2020 có 133.601 người, năm 2030 có 149.601 người, cùng với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, số lao động trong các ngành này cũng tăng, số người làm việc trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản giảm dần.

Bảng 22. Dự báo dân số, lao động huyện Vĩnh TườngChỉ tiêu Đơn 2009 2010 2015 2020 2030 TĐ tăng BQ (%)

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 64

Page 65: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

vị  2011-2015

2016-2020

2021-2030

Dân số trung bình Người 187.770 189.750 201.400 212.740 237.840 1,20 1,10 1,00

Tỷ lệ tăng DS tự nhiên % 1,27 1,26 1,20 1,10 1,12

Tổng số hộ Hộ 48.452 49.044 51.921 54.563 59.609 1,15 1,00 0,89

Số người trong độ tuổi LĐ Người 117.565 119.163 126.479 133.601 149.601 1,20 1,10 1,14

Về chất lượng nguồn lao động: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và hướng nghiệp cho người lao động bằng nhiều hình thức để tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2020 đạt trên khoảng 75% tổng số lao động, 90% lao động có việc làm, chú trọng đào tạo nhiều công nhân có tay nghề cao. Việc giải quyết việc làm theo 2 hướng (tại chỗ và xuất khẩu), trong đó giải quyết việc làm tại chỗ là chủ yếu.

1.12.1. Giải pháp thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm

Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác XĐGN, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác XĐGN, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm, tạo phong trào sâu rộng trong xã hội đối với công tác XĐGN.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá XĐGN, thực hiện mô hình liên thông lồng ghép giữa dạy nghề – tạo việc làm – xuất khẩu lao động để XĐGN bền vững.

Phát huy nguồn lực của địa phương, khuyến khích và mở rộng sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội trong chương trình XĐGN và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.

Tiếp tục thực hiện chương trình xoá nhà tạm dột nát, tổ chức cho vay vốn XĐGN, hướng dẫn cách làm ăn trong chương trình khuyến nông, lâm, ngư, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gắn mục tiêu XĐGN với các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển dịch vụ ở nông thôn, hỗ trợ điều kiện sản xuất cho hộ nghèo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã, thôn làm công tác XĐGN. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục – y tế cho người nghèo và mở rộng các dịch vụ sản xuất.

XIII.1.13. Phát triển giáo dục đào tạo

1.13.1. Định hướngVề mạng lưới trường lớp và giáo viên: Về cơ bản phải đáp ứng được nhu cầu

học tập của con em trong huyện, từ nay đến 2020 xây dựng thêm 1 trường mầm non ở trung tâm huyện, ở 1 số xã còn thiếu trường mầm non trung tâm.

Xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao ở các khu vực tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy – học trong toàn huyện; tiếp tục dạy và mở rộng mô

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 65

Page 66: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hình Ngoại ngữ (Tiếng Anh) nâng cao ở những trường TH và THCS có điều kiện trong huyện.

Đến năm 2015 đạt 100% trường MN, TH, THCS, THPT đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó 50% trường TH đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2; 100% học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ngày (trong đó 50% học sinh được học bán trú).

Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập THPT, nâng cao chất lượng phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi, chất lượng phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.

Đến năm 2015: Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ phấn đấu 95% giáo viên TH; 60% giáo viên Mầm non; 60% giáo viên THCS và 20% giáo viên THPT có trình độ trên chuẩn. Mở lớp đại học tiếng Anh (tại chức) cho giáo viên THCS dạy các môn khoa học tự nhiên để phục vụ cho việc dạy – học môn tiếng Anh nâng cao ở cấp THCS.

1.13.2. Giải phápTiếp tục mở rộng diện tích đất trường học theo Nghị quyết 15/2007 ngày

24/7/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV.Tiếp tục mở rộng quy mô lớp học MN và THPT, để đáp ứng yêu cầu cao nhất

nhu cầu học tập của các cháu Mầm non và học sinh THPT.Kế hoạch xây dựng các trường trọng điểm quốc gia giai đoạn 2009 – 2015:

Xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, trang bị giáo dục cho các trường MN, TH, THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi... Xây dựng một hệ thống trường có chất lượng cao đảm bảo là hạt nhân của các cấp học tại các khu vực, có khả năng tạo điều kiện giúp đỡ các trường lân cận phát triển, góp phần cho giáo dục phát triển đồng đều trên toàn huyện.

Tiếp tục duy trì và mở rộng kế hoạch dạy thí điểm môn tiếng anh nâng cao tại trường TH TT Vĩnh Tường và THCS Vĩnh Tường (giai đoạn 2008 – 2013).

Tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp trong hoạt động của nhà trường, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi mọi tiêu cực và tệ nạn xã hội trong trường học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bộ máy quản lý giáo dục các cấp thông qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trẻ, có trình độ mới về quản lý, sử dụng các phương tiện, thiết bị thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục Tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện nghị quyết 90/CP ngày

21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 66

Page 67: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tập trung tuyên truyền sự nhận thức trong nhân dân về giáo dục. Tạo phong trào hoạt động sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức.

Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường xã hội lành mạnh.

Bảng 23. Kế hoạch xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao từ năm 2009 - 2015

Tỉnh ủy Trường Năm học1 Mầm non Liên Cơ 2009 – 2010, 2010 - 20112 Trường TH Thị trấn Vĩnh Tường 2009 – 2010, 2010 - 20113 Trường THCS Vĩnh Tường 2009 - 20104 Trường MN Ngũ Kiên 2009 - 20105 Trường TH Lũng Hoà 2009 - 20106 Trường THCS Vĩnh Thịnh I 2010 - 20117 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân 2010 - 20118 Trường THCS Thượng Trưng 2010 - 20119 Trường TH Thượng Trưng 2011-201210 Trường TH Nguyễn Viết Xuân 2011-201211 Trường THCS Chấn Hưng 2011-201212 Trường MN Vĩnh Thịnh 2011-201213 Trường MN TT Thổ Tang 2011-201214 Trường THCS Thổ Tang 2012 - 201315 Trường TH Chấn Hưng 2012 - 201316 MN Thượng Trưng 2012 - 201317 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân 2013 - 201418 Trường THCS Vĩnh Thịnh 2013 - 201419 Trường TH Nguyễn Thái Học I 2013 - 201420 Trường TH Lũng Hoà 2014 – 201521 Trường MN Lũng Hoà 2014 – 201522 Trường MN Chấn Hưng 2014 – 2015

XIII.1.14. Phát triển y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

1.1.1. Mục tiêu100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vacxin phòng bệnh, 100%

phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm phòng uốn ván. Duy trì và phát huy thành quả công tác tiêm chủng đã đạt được.

Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10,0 % vào năm 2015 và dưới 5,0 % vào năm 2020, 100% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn được chăm sóc.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 67

Page 68: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2015 bình quân 6 bác sỹ/1 vạn dân, 16 giường bệnh/1 vạn dân, mỗi trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sỹ và 2 – 3 nhân viên y tế, năm 2020 có 8 bác sỹ/1 vạn dân, 20 giường bệnh/1 vạn dân. Tăng tỷ lệ bác sỹ được đào tạo có trình độ đại học và sau đại học cho tuyến huyện.

Cơ bản thanh toán các bệnh tả, hàn, sốt rét.Đầu tư kinh phí đào tạo nâng cấp chuyên môn cho cán bộ trong việc khám

chữa bệnh.100% các tuyến y tế xã thị trấn có cán bộ quản lý dược được đào tạo với trình

độ tối thiểu tương đương với dược tá.

Bảng 24. Định hướng phát triển y tế đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị  2009 2010 2015 2020 2030TĐ tăng BQ (%)

2011-2015

2016-2020

2021-2030

Số giường bệnh Giường 270 273 322 425 714 3,35 5,72 5,31Số giường bệnh/vạn dân Giường 14,4 14,4 16,0 20,0 30,0 2,13 4,56 4,14Số bác sỹ/1 vạn dân Bác sỹ 5,0 5,0 6 8 13 3,7 5,9  5,0 Tổng số người khám chữa bệnh trong năm Lượt ng 578.900 560.000 624.000 650.000 680.000 2,19 0,82 0,45

Dân số Người 187.700 189.750 201.400 212.740 237.840 1,20 1,10 1,12

1.14.1. Giải phápTiếp tục nâng cấp bệnh viện đa khoa Vĩnh Tường.Nâng cấp bệnh viên theo chuyên khoa, chú trọng các khoa mũi nhọn như

ngoại, sản, nhi, cấp cứu. Mở rộng quy mô lên 240 giường bệnh với các trang thiết bị hiện đại.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩmMỗi trạm y tế cần 1 nhân viên chuyên trách về y học cổ truyền. Kiên cố hoá đồng thời đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã.

Từ năm 2011 trở đi, mỗi xã đầu tư 01 chiếc máy siêu âm.Xã hội hoá y tế: tiếp tục tăng đầu tư cho y tế, đẩy nhanh tiến độ phát triển và

nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, đổi mới chế độ viện phíThực hiện tốt 10 chuẩn y tế thôn bản, làm tốt công tác y tế cộng đồng. Đẩy

mạnh phong trào trồng, chế biến thuốc nam và tổ chức sản xuất chữa bệnh thông thường với thực hiện tốt phương châm đông tây y kết hợp trong việc khám chữa bệnh.

Tạo điều kiện để có các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành y tế tư nhân và dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân. Phát triển y tế tư nhân có kiểm soát nhằm đáp ứng

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 68

Page 69: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nhu cầu khám chữa bệnh của mọi tầng lớp nhân dân, mở rộng dịch vụ bảo hiểm y tế để tạo nguồn kinh phí chăm sóc tốt hơn cho mọi đối tượng.

Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động phục hồi chức năng, phòng chống các di chứng bệnh tật, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng cho các đối tượng chính sách, người cao tuổi.

Thực hiện tốt y đức, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong bệnh viện. Đổi mới cơ chế quản lý các dịch vụ y tế, phát triển và m rộng các phương thức bảo hiểm y tế tự nguyện, đảm bảo việc cung cấp tài chính từ ngân sách Nhà nước cho quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

Đảm bảo đủ cán bộ dược cho các đơn vị còn thiếu so với nhu cầu công tác, trước hết là thanh tra, dược bệnh viện, phòng Y tế, trung tâm y tế.

XIII.1.15. Nước sạch và vệ sinh môi trường

1.15.1. Định hướng và mục tiêu phát triển

1.15.1.1. Giai đoạn 2011 - 2015Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100%, số hộ sử dụng nước

sạch đạt 85 %.75 – 85% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, tuỳ theo

từng tiểu vùng.Xử lý tốt môi trường ở các cụm, điểm công nghiệp và các làng nghề nông

thôn. Tất cả các dự án đầu tư phải có phương án về môi trường được cơ quan chuyên môn thẩm định, đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.

Khai thác các hồ thuỷ lợi, thăm dò và thử mẫu nước để đánh giá cụ thể về chất lượng nước nguồn ở hồ này nhằm đưa ra các phương án cụ thể xử lý cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất.

Xây dựng khoảng 3-4 dự án cung cấp nước sạch và đến năm 2020 hoàn thành 2 – 3 dự án cấp nước với công suất 25 – 30 ngàn m3/ngày đêm ở khu vực trong huyện. Đồng thời chuẩn bị phương án cấp nước phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp. Tập trung xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã, thị trấn.

Bố trí các trạm bơm đẩy tại những nơi tập trung lưu lượng và có độ sâu chôn ống lớn, các trạm xử lý nước thải có thể mở rộng khả năng theo từng giai đoạn phát triển của vùng.

Lưới cung cấp và phân phối nước: mạng lưới đường ống dẫn nước từ các hồ về KCN – CB sẽ được khảo sát và thiết kế cụ thể trong giai đoạn lập dự án để đảm bảo đủ công suất cho KCN – CB và các khu vực đô thị dân cư, dịch vụ liên quan đến khu.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 69

Page 70: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hệ thống thoát nước: mạng lưới thoát nước thải cục bộ cho từng nhà máy, cơ sở sản xuất và dịch vụ sẽ được sử lý lắng đọng tại chỗ, sau đó kết nối với mạng lưới mương dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung để phân tách các loại kim loại nặng và hoá chất khác có trong nước trước khi thải vào môi trường. Quy mô và công suất nước thải của toàn KCN – CB sẽ được tính toán trong giai đoạn quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước thải khu.

Phát triển hệ thống xử lý bảo vệ môi trường: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải, thu gom nước thải đã qua xử lý ban đầu tại các nhà máy để xử lý triệt để, phân tách vô cơ, kim loại nặng và các chất độc hại. Dự kiến có 2 cụm nhà máy xử lý nước thải tại KCN - CB và cho khu đô

thị. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo phương thức “nghiên cứu tổng thể,

đầu tư phân kỳ” để đảm bảo kiểm soát, phân loại, xử lý, tái chế chất thải rắn.

Quy hoạch các trại chăn nuôi quy mô lớn ở xa khu dân cư, xử lý chất thải tránh ô nhiễm môi trường.

1.15.1.2. Giai đoạn 2016 - 2020Số hộ sử dụng nước sạch đạt 95 %.90 - 95% lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, tuỳ theo

từng tiểu vùng.Toàn bộ các hộ gia đình đều sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.Cơ bản đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư (đối với các hộ chăn nuôi quy mô

lớn); Toàn bộ số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải.Quản lý tốt môi trường để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1.15.2. Giải pháp phát triểnCấp nước sinh hoạt bằng các công trình cấp nước tập trung quy mô thôn, làng

là chính, thay thế dần các giếng khoan quy mô hộ gia đình; phương thức huy động vốn: nhà nước và nhân dân cùng đóng góp, khuyến khích tư nhân có điều kiện đầu tư xây dựng công trình nước sạch và có cơ chế cụ thể để tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực này.

Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch từng bước xã hội công tác cấp nước nông thôn. Bảo vệ tốt nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn.

Mỗi xã cần giành quỹ đất khoảng 5-10ha quy hoạch xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; xây dựng các CSHT tối thiểu như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống sử lý và thoát nước thải để người chăn nuôi có thể đấu thầu phát triển sản xuất.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 70

Page 71: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền nhằm vận động nhân dân sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới các công trình cấp nước, nhà vệ sinh, công trình chăn nuôi hợp vệ sinh. Giáo dục nâng cao nhân thức giúp người dân thay đổi hành vi vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông về kiến thức và kỹ năng vận động cộng đồng.

XIII.1.16. Định hướng phát triển văn hoá - thông tin

1.1.1. Phương hướng và một số mục tiêu cụ thểXây dựng đời sống văn hoá cơ sở:

Duy trì, nâng cao chất lượng xây dựng GĐVH, LVH, ĐVVH. Đến năm 2015 có 90% hộ GĐVH; 85% LVH; 98% ĐVVH.

100% xã, 70% thôn, làng, TDP có CLB văn hoá, thể thao, gia đình… hoạt động thường xuyên; bảo tồn tốt văn hoá dân gian truyền thống.

100% các thôn, làng, TDP làm tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước, hương ước.

Nâng cấp hệ thống NVH xã, thôn; bảo đảm 100% NVH xã, thôn được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phù hợp với tiêu chuẩn nông thôn mới thường xuyên hoạt động hiệu quả.

Xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao: Đối với các xã thị trấn đầu tư xây dựng thiết chế thể thao – văn hoá với quy

mô phù hợp để tổ chức các sự kiện chính trị lớn và tập luyện TDTT (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...).

100% xã, thị trấn có SVĐ xã; 50% thôn, làng, TDP xây dựng được SVĐ thôn, được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện cơ bản.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm văn hoá - Thể thao huyện Vĩnh Tường với diện tích đất 5 – 6 ha.

Đối với các thôn, Tổ dân phòng xây dựng nhà văn hoá cộng đồng nên gắn sân thể thao vui chơi 2 môn (bóng chuyền, cầu lông).

1.16.1. Du lịchTiềm năng phát triển du lịch của huyện Vĩnh Tường là rất lớn nhưng hầu hết

chưa được khai thác, ngành du lịch còn trong thời kỳ đầu sơ khai. Để phát huy tốt tiềm năng hiện có, xây dựng, phát triển du lịch Vĩnh Tường một cách bền vững đòi hỏi phải xác định được hướng đi phù hợp, cụ thể là:

Phát triển du lịch Vĩnh Tường trong sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và trong vùng. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tốt các điều kiện sẵn có, kết hợp với các ngành khai thác tổng hợp các điều kiện thuận lợi, lợi thế để phát triển du lịch chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và làng nghề

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 71

Page 72: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

truyền thống tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. Bước đầu phải tạo lập được các điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch.

Đầu tư, kêu gọi đầu tư cho khu văn hoá du lịch đầm Rưng đã được UBND tỉnh phê duyệt tạo ra điểm du lịch hấp nhất huyện Vĩnh Tường.

Từ nay đến 2015 huyện Vĩnh Tường phối hợp với ngành du lịch xây dựng hình thành tua du lịch di tích lịch sử và làng nghề với các điểm đến như: Đầm Rưng - Đền Đá Phú Đa - Đền thờ Liệt sỹ. Cụm đình chùa Thổ Tang – An Tường. Du lịch làng nghề: Rắn Vĩnh Sơn, Rèn Lý Nhân..., Trung tâm thương mại Thổ Tang...

Song song với việc tạo ra các điểm du lịch, Vĩnh Tường cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể các điểm du lịch của huyện nằm trong quy hoạch du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Triển khai quy hoạch chi tiết các cảnh quan thiên nhiên đã được quy hoạch tạo ra các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn để đầu tư, kêu gọi đầu tư. Đặc biệt là hoàn thiện quy hoạch làng nghề hiện có, đầu tư phát triển theo hướng công nghiệp dịch vụ và du lịch…

Từ nay đến 2020 tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch đã có khách tham quan và đầu tư phát triển các vùng sinh thái có lợi thế đã có trong quy hoạch; tổ chức phục hồi phát triển lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn phục vụ cho du lịch. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng.

Với lợi thế tiềm năng của huyện Vĩnh Tường về phát triển du lịch, được sự chỉ đạo đầu tư kịp thời của UBND tỉnh, sự giúp đỡ nhiệt tình cuả ngành du lịch Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường tin tưởng sẽ xây dựng được ngành du lịch phát triển trong những năm tới đây.

1.16.2. Định hướng phát triển sự nghiệp truyền thanh, truyền hìnhVề xây dựng hạ tầng truyền thanh, phấn đấu đến 2020 đạt 100% các xã, thị

trấn xây dựng được đài truyền thanh không dây.Về nội dung tuyên truyền:

Duy trì lịch phát sóng một tuần 6 buổi, mỗi buổi 30 phút phát sóng chương trình truyền thanh, truyền hình địa phương, thực hiện mỗi tuần 3 buổi phát sóng và diện phủ sóng đạt 95%.

Đổi mới hình thức và nội dung, nâng cao chất lượng bản tin thời sự, xây dựng thêm một số chuyên mục mới như Bạn của nhà nông, Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Công tác xây dựng Đảng...

Về cơ sở vật chất: Tỉnh và huyện đầu tư thiết bị: 4 máy camera kỹ thuật số, 1 bộ dựng truyền hình phi tuyến.

Về tổ chức cán bộ: phấn đấu năm 2015 có 75% cán bộ viên chức đạt trình độ đại học, còn lại từ trung cấp trở lên; năm 2020 đội ngũ cán bộ viên chức của Đài 90% có trình độ đại học về chuyên môn nghiệp vụ, 50% trình độ lý luận trung, cao cấp.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 72

Page 73: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.16.3. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

1.16.3.1. Bưu chínhPhát triển mạng lưới phục vụ bưu chính - phát hành báo chí: mở rộng nâng

cấp các điểm phục vụ sẵn có và phát triển thêm nhiều điểm phục vụ mới trên địa bàn, đặc biệt tại cụm công nghiệp.

Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, đặc biệt dịch vụ chuyển phát nhanh. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thông, áp dụng công nghệ mới phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội.

Củng cố các dịch vụ truyền thống, nâng cao dịch vụ mới (chuyển tiền nhanh, EMS, máy FAX cho các điểm xã thị trấn).

1.16.3.2. Viễn thông, công nghệ thông tinHệ thống viễn thông: chia theo các điểm nút thông tin phục vụ cho khu vực

dân cư quan trọng. Đầu tư mở rộng các điểm nút, các trạm BTS (trạm phát sóng di động).

Dự kiến đến 2015: mật độ điện thoại cố định và di động trên 80 máy/100 dân, năm 2020 là 100 - 120 máy/100 dân, tỷ lệ người truy cập internet 35 – 40%. Trang bị tổng đài theo nhu cầu sử dụng (trong vòng bán kính 3km), các tổng đài kết nối truyền dẫn bằng quang, khi có nhu cầu mở rộng số thuê bao chỉ cần mở rộng các vùng quang.

Tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo người sử dụng các kỹ thuật mới, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để phục vụ nhu cầu công việc.

Đến năm 2015: Phát triển truyền hình trên dải băng thông rộng (AIPB, IPTV), 1 hoặc 2 xã có 1 trạm viễn thông, tất cả các xã có trạm BTS. Cáp quang hoá đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

XIII.1.17. Phát triển mạng lưới giao thông

1.1.1. Đường quốc lộ, tỉnh lộGiai đoạn 2011 - 2015

Nâng cấp QL2C đoạn từ ngã tư TT Vĩnh Tường kéo dài đến bến phà Vĩnh Thịnh.

Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh ĐT304 tuyến từ ngã tư TT Vĩnh Tường kéo dài đến hết địa phận xã Tứ Trưng.

Nâng cấp Đê trung ương (Đê Tả sông Đáy) tuyến QL2A (Việt Xuân) - Hoàng Đan (TDương).

Nâng cấp Đê trung ương (Đê Tả sông Hồng tuyến QL2A (Việt Xuân) - dốc đê Đại Tự.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 73

Page 74: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nâng cấp Đê Trung Ương tuyến Cao Đại – Vĩnh Ninh.Giai đoạn 2016 – 2020

Nâng cấp tuyến Cao Đại – Thượng Trưng – Vũ Di – QL2C. Nâng cấp đường tỉnh ĐT309 tuyến Chấn Hưng - Chợ Vàng. Nâng cấp đường tình ĐT305C tuyến Việt Xuân – Phú Hậu. Nâng cấp tuyến TT Vĩnh Tường – Tuân Chính – An Tường.

Đến năm 2030 một số đoạn của QL2A được quy hoạch thành đường đô thị cấp I có mặt cắt 57m.

1.17.1. Đường huyện lộGiai đoạn 2011 – 2015: Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sau

Tuyến Yên Bình – Mai Nham. Tuyến Thượng Trưng – Tuân Chính. Tuyến TT Vĩnh Tường – Thượng Trưng – Cao Đại. Tuyến Thổ Tang – Bình Dương. Tuyến ĐT 304 - Đường vòng tránh (Bến xe Thổ Tang). Tuyến Thổ Tang – Thượng Trưng. Tuyến Thượng Trưng – Cao Đại.

Giai đoạn 2016 – 2020: Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến sau Tuyến Cao Đại – Thượng Trưng – Vũ Di – QL2C. Trục QL2C – Cụm KTXH Đại Đồng – Nghĩa Hưng - Đê Tả Đáy. Tuyến Bồ Sao - Lũng Hòa – Cụm kinh tế xã hội Tân Tiến Tuyến Ngũ Kiên – Phú Đa - Vĩnh Ninh Tuyến Tân Cương – Phú Thịnh. Tuyến Tứ Trưng - Đại Tự.

1.17.2. Đường liên xã và đường thôn, xómHoàn chỉnh, mở rộng và nâng cấp các trục đường liên xã, đường tới các trung

tâm xã. Dự kiến đến năm 2015 phấn đấu 100% đường liên xã, đường thôn, xóm được rải bê tông xi măng hoặc lát gạch.

1.17.3. Giao thông nội đồngDự kiến giai đoạn 2011 – 2015 đạt 60% đường nội đồng được rải bê tông, xi

măng.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 74

Page 75: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Dự kiến giai đoạn 2016 – 2020 đạt 100% đường nội đồng được rải bê tông, xi măng.

1.17.4. Các tuyến đường qui hoạch mớiTuyến Vũ Di - Bình Dương – Vĩnh Sơn - Đại Đồng – Tân Tiến - Nghĩa Hưng

Tuyến hình thành sẽ giảm tải lưu lượng xe cho ĐT304, tạo hành lang kinh tế xuyên suốt chiều Nam – Bắc của Huyện.

Tuyến chạy sát với đường sắt Hà Lào. Mục đích tạo quĩ đất phát triển công nghiệp

Tuyến từ Cụm KTXH Tân Tiến - Thượng Trưng - Tân Cương. Mục đích tạo quỹ đất phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

XIII.1.18. Phát triển hệ thống thuỷ lợi và đê điều

1.1.1. Phương hướngPhương hướng đến 2020:

Về kênh tưới hoàn chỉnh bê tông hoá toàn bộ các tuyến kênh tưới từ loại I, II, III, sửa chữa toàn bộ các hư hỏng công trình do thiên tai gây ra...

Về kênh tiêu: Thường xuyên tu sửa, nạo vét, nâng cấp, mở rộng các tuyến kênh chính đảm bảo tiêu thoát lũ nhất là hệ thống sông Phan.

Về công trình: Tu sửa nâng cấp toàn bộ các trạm bơm tưới, rà soát bỏ các trạm bơm xây dựng không có hiệu quả, quản lý vận hành trạm có hiệu quả.

Về đê điều: Kiên cố hoá mở rộng toàn bộ tuyến đê bối, đê TW đảm bảo phòng chống lụt bão và giao thông đi lại thuận tiện, xử lý chống sạt lở ven sông Hồng và sông Phó Đáy.

Tầm nhìn 2030: Về kênh tưới: cứng hoá mặt bờ kênh chính do công ty TNHH một thành

viên thuỷ lợi Liễn Sơn quản lý, tiến tới quản lý khai thác công trình có hiệu quả khoa học, đảm bảo tiết kiệm nước, giảm chi phí tiền điện bơm nước.

Về tiêu: kiên cố hoá các đoạn kênh tiêu chính, gắn với quy hoạch giao thông và quy hoạch khác, nhất là các đoạn kênh tiêu ven làng, khu phố, xử lý nguồn nước thải ra kênh.

Về đê điều: xử lý sự cố đê thường xuyên do tác động của thiên nhiên gây ra, kè kiên cố các đoạn đê xung yếu giáp sông đảm bảo chủ động PCBL.

1.18.1. Giải phápHệ thống kênh chính và kênh loại 1, loại 2 và các công trình đầu mối như đập

dâng nước, hồ chứa, đề điều đề nghị xin Trung ương, tỉnh đầu tư.Kênh nội đồng: Nhà nước đầu tư 70% (bằng vật tư vật liệu); nhân dân đóng

góp 30% vốn (chủ yếu công lao động). Trong đó nguồn ngân sách huyện hàng năm UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 75

Page 76: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

phải được ưu tiên đầu tư cho công tác thuỷ lợi. Huy động nguồn đóng góp của dân ngoài lao động, còn huy động bằng các nguồn khác.

Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các tổ chức khác có điều kiện đầu tư, tổ chức đấu thầu đầu tư...

Để quản lý tốt các công trình thuỷ lợi sau khi được đầu tư. UBND huyện giao cho phòng chức năng tham mưu về quản lý nhà nước, trung tâm thuỷ nông, quản lý và điều hành các công trình đầu mối và kênh chính, kênh loại 1, 2. UBND xã, thị trấn quản lý các công trình trong địa bàn xã và kênh loại 3 và mương nội đồng. Riêng các tuyến đê, UBND huyện giao cho UBND các xã có đê chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ.

XIII.1.19. Phát triển hệ thống điệnĐiện lực Vĩnh Phúc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án lưới điện

phân phối nông thôn (gọi tắt là Dự án RD) nhằm cải tạo, nâng cấp đường dây trung áp và trạm biến áp từ cấp điện áp 10KV lên 22KV.

Giai đoạn 2016 – 2020 xây dựng thêm một trạm 110KV Vĩnh Tường 2 công suất 40 MVA.

Triển khai nhanh Dự án điện nông thôn RE 2 mở rộng.Ngành điện tiếp tục có kế hoạch đầu tư các Trạm biến áp có công suất lớn để

san tải cho các trạm biến áp hiện có, hạn chế việc phải cắt điện luân phiên do quá tải.Lưới điện nông thôn: đã đầu tư cho 17 xã (bình quân mỗi xã 3 tỷ đồng), còn

lại 10 xã cần đầu tư khoảng 70 tỷ đồng cho nâng cấp lưới điện hạ thế ở nông thôn.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

XIII.1.20. Định hướng phát triển theo lãnh thổ

Các vùng sản xuất, các khu dân cư thành thị và nông thôn phát triển theo 3 tiểu vùng:

1.1.1. Tiểu vùng 1: Vùng cao

Vùng cao gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Đại Đồng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao diện tích 4.368,6ha, chiếm 30,8 diện tích tự nhiên của huyện. Đây là vùng đất phù sa của hệ thống sông phó Đáy. Tiểu vùng này sẽ tập trung phát triển kinh tế như sau:

Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp Chấn Hưng, cụm kinh tế – xã hội Tân Tiến – Thổ Tang.

Xây dựng hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp Yên Bình, cụm KTXH Đại Đồng.

Xây dựng và phát triển đô thị.Phát triển phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị...

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 76

Page 77: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển nông nghiệp nông thôn, tập trung phát triển các cây trồng vật nuôi như lúa, ngô, đậu tương, lạc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò.

1.20.1. Tiểu vùng 2: Vùng giữa

Vùng giữa gồm: 10 xã và 3 thị trấn: Lũng Hoà, thị trấn Thổ Tang, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Vân Xuân, Tam Phúc, Thị trấn Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Thị trấn Vĩnh Tường và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa có tổng diện tích là 7.011 ha chiếm 49,4% tổng diện tích toàn huyện, là vùng đất phù sa của hệ thống sông Hồng, có địa hình cao thấp không đều, xuất hiện lòng chảo nhỏ song nhìn chung theo hướng thấp dần từ Đông Bắc Tây Nam.

Xây dựng và phát triển thị trấn Vĩnh Tường thành trung tâm hành chính, chính trị, giáo dục, dịch vụ, văn hoá thể thao của cả huyện. Xây dựng chuỗi các thị trấn gồm: Thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng, thị trấn Thượng Trưng.

Phát triển nông nghiệp với các cây trồng vật nuôi chủ yếu như lúa, ngô, lạc, chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, thuỷ sản.

1.20.2. Tiểu vùng 3: Vùng Bãi

Vùng bãi gồm: 3 xã An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh và một phần diện tích các xã: Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân và Phú Đa có tổng diện tích là 2.801,12 ha chiếm 19,8% diện tích toàn huyện, địa hình tương đối bằng phẳng, xuất hiện dải đất cao xen kẽ với khu vực vùng trũng, nhìn chung theo hướng thấp dần từ tây sang đông.

Xây dựng cảng sông Vĩnh Thịnh, khu công nghiệp Vĩnh Thịnh.Phát triển dịch vụ nhất là dịch vụ vận tải.Các cây trồng vật nuôi chủ yếu là: Ngô, đậu tương, chăn nuôi bò thịt, bò sữa,

gia cầm.

XIII.1.21. Chương trình xây dựng nông thôn mớiTiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới, xác định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2011 – 2015.

Phát huy nội lực và huy động tối đa các nguồn lực của địa phương, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo, kết hợp với việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, của các tổ chức cá nhân và các khoản đóng góp của nhân dân để triển khai thực hiện chương trình.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 77

Page 78: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án đã triển khai thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2010, trên cơ sở đó rà soát, bổ sung, điều chỉnh xây dựng các chương trình, đề án phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015. Trước mắt là triển khai làm tốt công tác quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới cho tất cả các xã. Trên cơ sở quy hoạch, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, giao thông đồng ruộng, hệ thống thuỷ lợi, chợ nông thôn, nhất là chợ đầu mối tiêu thụ hàng hoá nông sản, xây dựng trường học, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia và các công trình phúc lợi công cộng, nâng cấp hệ thống lưới điện phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển hệ thống thông tin, viễn thông...

Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2020 có 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Xây dựng làng, xã văn hoá: Tuyên truyền vận động bước đầu làm thí điểm và nhân rộng việc người mất hoả táng.

XIII.1.22. Định hướng phát triển đô thị hoá

Trên cơ sở thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong kỳ quy hoạch; Hệ thống đô thị trong toàn huyện sẽ phát triển như sau:

Thị trấn Vĩnh Tường: Hiện tại là trung tâm hành chính của huyện, hướng phát triển sẽ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Sau năm 2020 nâng cấp thành thị xã Vĩnh Tường.

Thị trấn Thổ Tang: Hiện tại là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã phía Đông Bắc, trong tương lai sẽ có một số khu cụm công nghiệp ở lân cận, sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận.

Thị trấn Tứ Trưng: Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của các xã vùng bãi, trong tương lai sẽ hình thành Khu công nghiệp Vĩnh Thịnh, sẽ hình thành các khu dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân trong khu cụm công nghiệp, người dân lân cận.

Từ nay đến 2020, trên địa bàn huyện dự kiến sẽ hình thành thị trấn dịch vụ thương mại: Lũng Hoà, Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến, Vĩnh Thịnh. Thượng Trưng.

Dự kiến hình thành 5 thị tứ: Vĩnh Sơn, Vũ Di, Bình Dương, An Tường, đây là những tụ điểm có thế mạnh phát triển thương mại dịch vụ.

Xây dựng các khu đô thị mới: Khu đô thị sinh thái xã Bình Dương.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 78

Page 79: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Khu đô thị ở cụm kinh tế xã hội Tân Tiến. Khu đô thị Thượng Trưng. Khu đô thị ở thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Tứ Trưng.

XIV.DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2020 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

Quy hoạch bố trí phát triển khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đến 2020.Xây dựng vùng lúa chất lượng cao quy mô 1.000 – 1.200 ha tại các xã, thị trấn

trong huyện.Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn quy mô 700 – 1.000 ha tại các xã, thị trấn

trong huyện.PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG

Xây dựng cụm công nghiệp Đồng Sóc - xã Vũ Di quy mô 200ha.Xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 200haXây dựng khu công nghiệp Chấn Hưng 131ha.Dự án nâng cấp tuyến Vũ Di - Bình Dương – Vĩnh Sơn - Đại Đồng – Tân

Tiến - Nghĩa Hưng.Dự án nâng cấp tuyến chạy sát với đường sắt Hà Lào. Dự án xây dựng tuyến đường nối với đường vào KCN Tam Dương - đê tả

Sông Đáy. Dự án xây dựng tuyến đường từ Cụm KTXH Tân Tiến - Thượng Trưng - Tân

Cương. Dự án xây dựng tuyến đường tuyến ĐT304 - Đê Tả Sông Hồng. Dự án xây dựng tuyến đường tuyến QL2A - QL2. Xây dựng 3 – 4 dự án cấp nước sạch công suất 25 – 30 ngàn m3/ngày đêm.

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤXây dựng chợ Trung tâm thị trấn Vĩnh Tường.Xây dựng chợ đầu mối và Trung tâm thương mại Tân Tiến.Nâng cấp chợ Thổ Tang và các chợ truyền thống Xây dựng chợ tại các xã Vũ Di, Kim Xá, Đại Đồng, Tân Cương, Vĩnh Thịnh,

Phú Đa.Xây dựng khu văn hoá du lịch Đầm Rưng.Quan tâm đầu tư hỗ trợ các công trình di tích trọng điểm quốc gia xuống cấp.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 79

Page 80: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hoàn thành trung tâm văn hóa thể thao huyện.Tu bổ, tôn tạo Đền thờ Lê Thị Ngọc Trinh, Đền Ngự Dội, Xây dựng Quán thơ Hồ Xuân Hương, đền thờ Nguyễn Thái Học. Khu di tích

lịch sử Bác Hồ về thăm – xã Bình Dương. Đền thờ Liệt sỹ của huyện.GIÁO DỤC, Y TẾ

Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường ở các xã, thị trấn.Nâng cấp bệnh viện Đa khoa Vĩnh Tường, các Trung tâm y tế của huyện. Xây dựng đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành y tế.Tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm y tế tại các xã, thị trấn.

PHẦN THỨ TƯĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

I. GIẢI PHÁP VỐN ĐẦU TƯNHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu để có thể huy động được vốn đầu tư. Huy động các nguồn vốn đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán sơ bộ để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế như mức quy hoạch đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tư cần khoảng 10.529 tỷ đồng thời kỳ 2011 – 2015, 28.686 tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020 và 105.437 tỷ đồng thời kỳ 2021 – 2030. Nhu cầu vốn trên được tính toán từ góc độ vĩ mô và tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án ưu tiên thời kỳ quy hoạch, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và phát triển sản xuất.

Bảng 25. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hộiĐVT: Triệu đồng

Hạng mục  2011-2015 2016-2020 2021-2030

Toàn bộ nền kinh tế 10.529.077 28.686.294 105.436.801

- Nông nghiệp, thuỷ sản 676.912 808.700 1.843.498

- Công nghiệp, xây dựng 5.321.174 15.947.722 63.736.710

- Dịch vụ 4.530.990 11.929.872 39.856.593

Bảng 26. Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội tính theo ngànhĐVT: Triệu đồng

Hạng mục  2011-2015 2016-2020 2021-2030UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 80

Page 81: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tổng nhu cầu 10.529.077 28.686.294 105.436.801 Tỷ trọng 100,00 100,00 100,00

- Nông nghiệp, thuỷ sản 676.912 808.700 1.843.498 % so với tổng nhu cầu 6,43 2,82 1,75 - Công nghiệp, xây dựng 5.321.174 15.947.722 63.736.710 % so với tổng nhu cầu 50,54 55,59 60,45 - Dịch vụ 4.530.990 11.929.872 39.856.593 % so với tổng nhu cầu 43,03 41,59 37,80

Cơ cấu đầu tư được chuyển đổi theo hướng đầu tư có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và tạo các khâu đột phá cho các ngành kinh tế trong huyện. Định hướng đầu tư các ngành lĩnh vực sau:

Đầu tư cho nông nghiệp - thuỷ sản chỉ chiếm khoảng 2 - 7% tổng nguồn vốn.Đầu tư vào ngành công nghiệp – xây dựng để tăng năng lực sản xuất và khả

năng cạnh tranh của một số sản phẩm chiếm khoảng 51 - 60% tổng nguồn vốnĐầu tư cho ngành dịch vụ chiếm khoảng 38 - 43%

KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau:

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25 - 30% nhu cầu vốn đầu tư.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện...

Tăng cường hiệu quả công tác thu ngân sách địa phương để đảm bảo nguồn ngân sách cho đầu tư công tại địa phương để tạo cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội tốt, hấp dẫn được nhà đầu tư tham gia sản xuất, kinh doanh.

Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân đóng góp chiếm khoảng 25 - 30% cơ cấu vốn đầu tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nhất là ở các vùng nông thôn bằng cách tạo thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 81

Page 82: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến đáp ứng khoảng 20 - 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp khai thác, vật liệu xây dựng... đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.

Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bêtông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được Trung ương để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

Nguồn vốn được tạo ra từ cơ chế "thu hút nguồn lực từ quỹ đất” (lấy đô thị nuôi đô thị) dự kiến chiếm khoảng 20 - 25% tổng nhu cầu vốn đầu. Để huy động được nguồn vốn này cần xây dựng các cơ chế, chính sách, các dự án cụ thể và kiến nghị tỉnh cho phép thực hiện.

XV. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KINH TẾ

Khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nòng cốt hoặc hướng dẫn trong một số ngành và lĩnh vực. Đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.

Thực hiện các chính sách thông thoáng, hiệu quả về thủ tục hành chính đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả. Cơ chế một cửa, để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào huyện. Áp dụng một số chính sách thu hút đầu tư như BOT trong nước, áp dụng phương thức dùng quỹ đất đổi lấy kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị.

Ưu tiên, lựa chọn phát triển những ngành nghề, lĩnh vực theo đúng định hướng, mục tiêu.

Đền bù giải phóng mặt bằng: Phải có cơ chế phù hợp trong đền bù giải phóng mặt bằng, ưu tiên phát triển hạ tầng trên cơ sở có quy hoạch đô thị khoa học, hiện đại và đồng bộ.

XVI. GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG

Thành phố Vĩnh Yên, các huyện lân cận, các tỉnh miền núi Bắc Bộ là thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của huyện như vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ, sản phẩm may mặc, sản phẩm thuỷ sản. Cần củng cố và duy trì thị trường này, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường lên các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng.

Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 82

Page 83: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt tiêu thụ nông sản và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, kích thích sức mua của dân, nhất là vùng nông thôn.

Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng.

Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thị trường Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện trong tỉnh.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu.

Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.

Tăng cường quảng bá hình ảnh địa phương, tham gia liên kết với các địa phương khác trong và ngoài nước trong tổ chức các hội chợ, triển lãm, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại.

Đa dạng hoá các thị trường tiềm năng, tăng cường công tác dự báo thị trường để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế.

XVII.ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

Có các biện pháp gắn phát triển khoa học công nghệ với sản xuất, ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực khác như: quản lý, điều hành... không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chịu bệnh tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện. Đẩy mạnh sản xuất thức ăn gia súc và công tác thú y, bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản và tiểu thủ công nghiệp.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 83

Page 84: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

XVIII. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động đào tạo và sức khoẻ người lao động.

Đẩy mạnh đào tạo và có các chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật cho các ngành của huyện. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước.

Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp, có chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm.

Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng như giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp. Do vậy một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và xây dựng, đòi hỏi cần mở rộng hệ thống dạy nghề trên cơ sở tiềm năng phát triển của huyện. Đối với huyện Vĩnh Tường cần coi trọng đào tạo các chuyên ngành cơ khí, công nghiệp điện, thương mại và dịch vụ theo từng giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tập trung đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để lao động sớm có ngành nghề kinh doanh, giai đoạn tiếp theo hướng tới vừa đào tạo ngắn hạn vừa đào tạo dài hạn nâng cao tay nghề cho người lao động.

Có chế độ ưu tiên rõ ràng, thiết thực trong thu hút nhân tài, trên cơ sở đảm bảo cơ cấu thu hút một cách khoa học và cân đối giữa các ngành, lĩnh vực; ưu tiên người có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, có tay nghề, trình độ quản lý cao, người trong tỉnh ở bên ngoài trở về phát triển quê hương.

XIX. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCHCHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ trương phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất theo pháp luật.

Tập trung tích tụ đất phát triển nông nghiệp và dành đất cho công nghiệp. Tại những nơi sử dụng đất xây dựng công nghiệp và các công trình công cộng phải lấy vào đất lúa thì phải tiết kiệm và tìm biện pháp bù lại bằng tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng giá trị sản xuất trên ha đất nông nghiệp để đảm bảo sản lượng cho nhu cầu trong huyện, tận dụng triệt để quỹ đất cho phát triển nông nghiệp.

Thực hiện chính sách giao đất cho chủ đầu tư kinh doanh, thu cho ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, theo quy hoạch nhằm phát triển thêm đường giao thông, các khu đô thị mới, khu du lịch...

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 84

Page 85: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN

Cần có chính sách khuyến khích và thu hút người có tài, ưu tiên nhiều cho người thực sự có tài và lao động kỹ thuật từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn huyện, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực bằng cách gửi đi đào tạo, liên kết đào tạo.

Đặc biệt đối với đội ngũ công nhân viên chức nhà nước, trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hoá cán bộ, cần tạo điều kiện để cán bộ đương chức được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Có chính sách đào tạo lao động và đào tạo nghề sát thực hơn cho các doanh nghiệp, các trường dạy nghề phải phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo lao động, công nhân kỹ thuật thiết thực hơn.

Có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

XX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quy hoạch, UBND huyện giao cho các ban ngành có liên quan trong huyện khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch.

Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự chuyển đổi đất đai, ngành nghề, hiểu rõ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội để giảm bớt những mâu thuẫn nảy sinh.

Thực hiện công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, tuyên truyền, thu hút sự chú ý của nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch mặt bằng các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư tập trung...

XXI. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, việc phổ biến và triển khai thực hiện cần phải được quán triệt và thực hiện với chế độ giám sát thường xuyên

Sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động phát triển KTXH trên địa bàn huyện

Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện cần bảo đảm được chế độ báo cáo, phải được thông tin đầy đủ và thường xuyên về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiệnUỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 85

Page 86: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có được thông tin về việc triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo

HĐND các cấp đại diện cho dân thực hiện chức năng giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến cho UBND tổ chức quản lý thực hiện

UBND huyện tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền được giám sát thực hiện quy hoạch.

PHẦN THỨ NĂMTRIỂN VỌNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ

I. TRIỂN VỌNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

Nếu thực hiện được phương án tăng trưởng đã chọn thì KTXH huyện Vĩnh Tường có bước phát triển và thay đổi rõ rệt vị trí trong nền kinh tế tỉnh như sau:

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, ngang bằng với bình quân toàn tỉnh, 16,8%/năm 2011 – 2015; 18,7%/năm 2016 – 2020 và 11,0%/năm 2021 – 2030.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hợp lý theo hướng tăng công nghiệp - xây dựng, tăng dịch vụ, giảm nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 42,0% năm 2015; 49,8% năm 2020 và 55,0% năm 2030; tỷ trọng dịch vụ đạt 39,5% năm 2015, 39,6% năm 2020 và 38,5% năm 2030; tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 31,2% năm 2010 xuống 18,5% năm 2015, 10,6% năm 2020 và 6,5% năm 2030. Đến năm 2020 và 2030 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ; nông nghiệp - thuỷ sản.

Chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 60 - 65%, đến năm 2030 sẽ đạt tỷ lệ 70 - 82% lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên địa bàn.

GTTT bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2020 đạt 69 triệu đồng (bằng 50% bình quân toàn tỉnh) và năm 2030 đạt khoảng 191,5 triệu đồng, (bằng 70% bình quân toàn tỉnh).

Năng suất lao động toàn nền kinh tế và từng ngành không ngừng tăng lên, do kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại. Năng suất lao động công nghiệp (tính theo GTTT công nghiệp giá TT) năm 2020 đạt khoảng 60 - 70 triệu đồng, lao động trình độ cao chiếm khoảng 25 – 30% tổng lao động. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 100 – 110 triệu đồng năm 2020

Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, công trình công cộng, kiến trúc đô thị cải thiện rõ rệt theo hướng hiện đại. Khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hoá tinh thần giữa đô thị và nông thôn ít chênh lệch. Tỷ lệ dân số đô thị 2020 đạt 15 - 20% và 2030 trên 30%.UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 86

Page 87: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm ít nhất 1,5%/năm, tăng số hộ giàu, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Dân số nông thôn giảm dần, tăng dân số đô thị theo xu thế đô thị hoá. Lao động nông nghiệp giảm dần chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

Đến năm 2015 có 100% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, số hộ sử dụng nước sạch đạt 90%. Môi trường ở khu vực đô thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt.

XXII.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKẾT LUẬN

Huyện Vĩnh Tường có nhiều tiềm năng phát triển nền KTXH toàn diện. Điều kiện tự nhiên và thị trường cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Vĩnh Tường cũng có lợi thế về phát triển công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, lợi thế về du lịch, văn hoá. Những lợi thế trên cũng là những điều kiện tăng cường khả năng thu hút đầu tư cho huyện trong những năm tới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ du lịch. Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ giúp cho các cấp chính quyền chỉ đạo điều hành xây dựng huyện trở thành một thị xã văn minh, hiện đại và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện của địa phương và thích ứng với điều kiện thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; định hướng phát triển đến năm 2020 của các ngành nông nghiệp, công thương, hạ tầng kinh tế, văn hóa – thông tin, thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo, dân tộc – tôn giáo, nội vụ... Do đó quy hoạch vừa đảm bảo phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội chung của tỉnh, vừa đảm bảo phù hợp với thực tế của huyện, mang tính khả thi cao.

Tuy nhiên, cũng phải thấy Vĩnh Tường còn không ít khó khăn để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của mình một cách có hiệu quả. Trong giai đoạn 2010 - 2020 Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Tường cùng nhau phấn đấu vượt bậc, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của trên và nỗ lực thu hút đầu tư từ bên ngoài thì mới có thể đạt được các mục tiêu quy hoạch đề ra.

KIẾN NGHỈNH

Đề nghị Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 sớm thẩm định và trinh UBND Tỉnh phê duyệt quy hoạch để dự án được đưa vào tổ chức triển khai thực hiện.

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 87

Page 88: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Để giúp huyện có điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đề nghị Tỉnh và các ban, ngành Trung ương giúp huyện một số nội dung sau:

Đề nghị Tỉnh quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt (về cơ chế, chính sách, về vốn đầu tư...) cho huyện, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị để đạt được các tiêu chí đô thị loại III sau năm 2020.

Tiền sử dụng đất thu từ các Trung tâm đô thị phần ngân sách Tỉnh được hưởng được để lại 100% cho huyện để đầu tư cho các công trình thiết yếu.

Đề nghị cho triển khai các dự án ưu tiên nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới.

Đề nghị Tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V, tiếp tục hỗ trợ huyện xây dựng đường vào khu công nghiệp, mở rộng và nâng cấp các đường liên huyện, liên xã.

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với phát triển các khu công nghiệp để địa phương có căn cứ tổ chức triển khai phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn. Cho phép UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh được mời các công ty tư vấn giỏi, nhất là những công ty tư vấn nước ngoài có năng lực tham gia lập quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và các hạng mục công trình ngoài hàng rào có liên quan.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTXH Kinh tế xã hộiUBND Uỷ ban nhân dânCNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoáKTTĐ Kinh tế trọng điểmGTTT Gía trị tăng thêmGTT Gía thực tếNTTS Nuôi trồng thủy sảnVAC Vườn ao chuồngVACR Vườn ao chuồng ruộngXĐGN Xóa đói giảm nghèoGĐVH Gia đình văn hoáLVH Làng văn hoáĐVVH Đơn vị văn hoáNVH Nhà văn hoáTDP Tổ dân phòngTDTT Thể dục thể thaoGTSX Giá trị sản xuấtCNXD Công nghiệp, xây dung

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 88

Page 89: ĐẶT VẤN ĐỀ · Web viewTÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TMDV Thương mại dịch vụTTCN Tiểu thủ công nghiệpBTXM Bê tông xi măngBTCT Bê tông cốt thépKCN-CB Khu công nghiệp – Chế biếnPA Phương ánHTX Hợp tác xãSX Sản xuấtAPEC Hiệp hội các nước châu á - Thái bình dươngASEAN Hiệp hội các nước Đông nam áBNN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônĐBSH Đồng bằng sông hồngHTX Hợp tác xãKHKT Khoa học kỹ thuậtTBKT Tiến bộ kỹ thuậtQHTT Quy hoạch tổng thểWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH TƯỜNG Trang 89