ȎẰǝǖ ǢǐǤ ǜỖǘ ǣǗƯƠǝǖ ǗǘỆǤ Ǜɚ ǜỘǣ ǗỆ …vốn và sử dụng nguồn...

13
Số 2 tháng10/2013 ĐẰNG SAU MỖI THƯƠNG HIỆU LÀ MỘT HỆ THỐNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ MỘT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC CỦA VINACHEM QUẢN TRỊ

Transcript of ȎẰǝǖ ǢǐǤ ǜỖǘ ǣǗƯƠǝǖ ǗǘỆǤ Ǜɚ ǜỘǣ ǗỆ …vốn và sử dụng nguồn...

Số 2 tháng10/2013

ĐẰNG SAUMỖI THƯƠNG HIỆULÀ MỘT HỆ THỐNG

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

LÀ MỘT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC CỦA VINACHEM

QUẢN TRỊ

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong soá naøy

4-13 CHínH SáCH quản lÝ nHà nướC

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

22-25 Ý tưởng - giải pHáp

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

26 tư vấn - Hỏi đáp

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

27 văn bản mới

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

13-21Chuyên đề năng suất Chất lượng trongngành Công nghiệp hÓA Chất

Số 2 tháng10/2013

ĐẰNG SAUMỖI THƯƠNG HIỆULÀ MỘT HỆ THỐNG

NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

LÀ MỘT NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC CỦA VINACHEM

QUẢN TRỊĐằng sau mỗi thương hiệu là một hệ thống quản trị

Sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp: Phònghơn chống

Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm làmột nội dung chiến lược của VINACHEM

PVFCCo: Nâng cao chất lượng sản phẩm

Đạm Hà Bắc: Khẳng định thương hiệu bằng chấtlượng sản phẩm

CASUMINA phát triển bền vững nhờ thay đổimạnh mẽ hệ thống quản lý

Công ty CP Ắc quy Tia Sáng: Liên tục cải tiếncông nghệ

Công ty CP Hóa chất Việt Trì: Phát triển côngnghệ và sản phẩm mới

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao:Những sáng kiến tiêu biểu

Số 2 tháng 10/2013

Chịu tráCh nhiệm nội dung

Ông nguyễn Đình hiệp

Vụ trưởng Vụ KHCN

Bà Đặng thị ngọc thu

Tổng biên tập Tạp chí Công Thương

Ban Biên tập

thS. phan Công hợp

thS. nguyễn duy hòa

thS. Kiều nguyễn Việt hà

hồ nga

tòa Soạn:

54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐT: 04.22202312

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 51/GP-XBBT

Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

cấp ngày 26/6/2013

In tại nhà in KHCN

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3 điểm tin

điểm tin 3

“Trong sản xuất, 1 kWh điện ở Việt Nam chỉ làmra được 0,8 USD, trong khi đó cũng 1 kWh điện ởNhật Bản, người ta làm ra 4,6 USD; ở Singapore là3,4 USD; ở Indonesia là 2,7 USD và ở Philipines là2,1 USD”. Đây là trích dẫn mà Công ty chuyên cungcấp dịch vụ chứng nhận và thử nghiệm TÜV NordViệt Nam đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy các hoạtđộng nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm,hàng hóa ngành Hóa chất” diễn ra vào 25/9/2013,do Bộ Công Thương chủ trì. Trích dẫn trên thể hiệnsự cấp thiết trong việc nâng cao năng suất và chấtlượng của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam,đặc biệt là ngành Hóa chất.

Hội thảo đã đưa ra thực trạng việc áp dụng cáchệ thống quản lý và sử dụng năng lượng trongngành Hóa chất. Bên cạnh đó, cung cấp cho cácdoanh nghiệp trong ngành Hóa chất những thôngtin cụ thể về quá trình triển khai Dự án “Nâng caonăng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa côngnghiệp”, cung cấp các giải pháp quản lý tiên tiến vàhiệu quả, các thông tin về việc ứng dụng khoa họckỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư nhằm tạo sự

chuyển dịch cơ bản từ năng suất, chất lượng thấpsang năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao,công nghệ có hàm lượng khoa học cao. Mà cụ thểlà giới thiệu các mô hình quản lý hiện đại (SBM,TPM, LEAN, KPIs…), công cụ cải tiến hiệu quả vàphù hợp…

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Chử Văn Nguyên -Trưởng ban Kỹ thuật Tập đoàn Hóa chất Việt Nam -nhấn mạnh: Việc thực hiện tại các doanh nghiệpcần có sự tham gia, vào cuộc tích cực của lãnh đạodoanh nghiệp, sự chủ động trong việc triển khaicác dự án. Doanh nghiệp cần xác định nâng caonăng suất và chất lượng là một chiến lược quantrọng; cần bố trí đủ các nguồn lực thích hợp. Nhànước đóng vai trò hỗ trợ, tuyên truyền, tạo điềukiện. Nếu còn có tâm lý trông chờ hoàn toàn vàosự tài trợ của Nhà nước thì sẽ khó thành công.

Ngoài ra, Hội thảo cũng thu hút được nhữngchia sẻ về kinh nghiệm cũng như những khó khăntrong việc triển khai các hệ thống quản lý, công cụcải tiến của các doanh nghiệp hóa chất.

VIệT Hà

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chứcHội nghị Ban điều hành chương trình Quốc

gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa họcvà Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết, những nămđầu tiên triển khai, cơ quan chức năng và địaphương mới tập trung xây dựng văn bản pháp lý đểtriển khai Chương trình. Trong Chương trình có 9 dựán, 8 dự án của 7 bộ ngành, và 1 dự án do các địaphương thực hiện. 3 năm qua, Chương trình đãđược triển khai thực chất. Bộ Khoa học và Côngnghệ và Ban Điều hành chương trình tổ chức Hộinghị lần này để đánh giá tình hình triển khaichương trình trong 3 năm vừa qua; nêu ra các vấnđề khó khăn, tồn tại và các giải pháp đề ra để thựchiện trong thời gian tới.

Hội nghị đã nghe báo cáo sơ kết 3 năm thực

hiện Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệpViệt Nam đến năm 2020”; báo cáo của Bộ CôngThương về tình hình thực hiện dự án “Nâng caonăng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngànhCông nghiệp”…

Sau 3 năm thực hiện Chương trình, đến nay có2 dự án “nền” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trìvà 2 dự án ngành của Công nghiệp và Nông nghiệpđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnhđó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã xem xét,thẩm định 42 dự án năng suất chất lượng địaphương như: An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Giang,Bến Tre, Bình Dương, Nam Định, Bình Thuận, VĩnhPhúc, Bắc Kạn, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang…Trong đó có 36 dự án năng suất chất lượng địaphương đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.

ĐL

đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án năng suất, chất lượng

Số 2 - 10/2013

thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ngànH Hóa CHất:

4

Số 2 - 10/2013

Chính sáCh quản lý nhà nướC

tích cực triển khai Chương trình

Theo nhận định của Thứ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ TrầnViệt Thanh, Chương trình 712 ra đờiđúng thời điểm các doanh nghiệpViệt Nam đang cần một động lựcđể chuyển mình từ giai đoạn pháttriển theo hướng tập trung đầu tưvốn và sử dụng nguồn lao động giárẻ sang giai đoạn phát triển vớicách thức quản lý hiệu quả hơn,ứng dụng tiến bộ khoa học và đổimới công nghệ mang lại giá trị giatăng cao hơn. Hàng hóa và dịch vụ“Made in Vietnam” đã và đang dầnlấy lại uy tín trên thị trường trongnước, nhưng việc cạnh tranh trênthị trường khu vực và quốc tế đòihỏi các doanh nghiệp phải xâydựng thương hiệu một cách bài

bản hơn và nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm, hàng hóathông qua chất lượng, giá cả vàtính đổi mới sáng tạo cao hơn nữa.Các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật,các phương thức quản lý tiên tiếncùng với đội ngũ nhân lực có kỹnăng và chất lượng là những điểmtựa quan trọng để các doanhnghiệp hội nhập thị trường quốc tếvà từng bước có mặt trong cácchuỗi cung ứng có sức cạnh tranhtoàn cầu.

Báo cáo của Tổng cục Đo lườngchất lượng cho thấy, ngay sau khiChương trình được phê duyệt, lãnhđạo Bộ Khoa học và Công nghệ đãtổ chức nhiều cuộc làm việc với lãnhđạo các bộ, lãnh đạo UBND các địaphương về việc xây dựng dự ánnăng suất chất lượng (NSCL) ngành,

địa phương. Bên cạnh đó, Ban điềuhành Chương trình cũng tổ chứcnhiều cuộc hội nghị, hội thảo, tậphuấn cho các địa phương, doanhnghiệp nhằm giới thiệu, chia sẻ kinhnghiệm đổi mới hệ thống quản trịdoanh nghiệp; tích hợp các mô hìnhquản lý, công cụ cải tiến NSCL, tối ưuhóa sử dụng nguồn lực…

Sau thời gian tích cực tuyêntruyền vận động, đến nay, 04 dự ánngành đã được Chính phủ phêduyệt là 02 dự án của Bộ Khoa họcvà Công nghệ chủ trì và 02 dự áncủa ngành Công nghiệp và Nôngnghiệp. Đồng thời, 36 địa phươngđã được UBND tỉnh, thành phốphê duyệt dự án NSCL cho thấyhoạt động NSCL đã có xu hướnglan tỏa và ảnh hưởng tới nhiềuhoạt động và đời sống kinh tế xã

là một hệ thống

Hồ NgA

Sau 3 năm triển khaiChương trình quốc gia“Nâng cao năng suất và chấtlượng sản phẩm, hàng hóacủa doanh nghiệp Việt Namđến năm 2020” theo Quyếtđịnh 712/QĐ-TTg ngày21/5/2010 của Thủ tướngChính phủ (Chương trình712), ngày 3-4/10/2013, BộKhoa học và Công nghệ đã tổchức sơ kết với sự tham dựcủa đông đủ các bộ, ngành,địa phương và doanh nghiệp.

Đằng sau mỗi thương hiệu

Thứ trưởng Trần Việt Thanh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: T.M

quản trị

5

Số 2 - 10/2013

Chính sáCh quản lý nhà nướC

hội trong cả nước. Ngoài các bộ, địa phương, khối

doanh nghiệp thực sự là đối tượngquan trọng của các dự án NSCL.Thời gian qua, các doanh nghiệptrong nước gặp nhiều khó khăntrong việc duy trì hoạt động và pháttriển doanh nghiệp vượt qua khủnghoảng. Do đó số lượng doanhnghiệp hưởng ứng và tham giaChương trình còn hạn chế. Tuy vậy,thông qua các hội thảo, tập huấn,các doanh nghiệp đã nhận thứcđược sự quan trọng và thiết thựccủa dự án và các giải pháp nâng caoNSCL. Ngoài các lợi ích kinh tế cóthể đo đếm được thông qua việcgiảm thiểu lãng phí trong sản xuất,tiết kiệm về nhân lực, thời gian,nguyên vật liệu, năng lượng… thìlợi ích mà doanh nghiệp dễ nhậnthấy và đánh giá cao đó là thôngqua việc tham gia các dự án cải tiếnNSCL, ý thức và kỹ năng của ngườilao động được nâng cao, tăngcường khả năng làm việc nhóm, kỹnăng tổng hợp, phân tích quá trình,phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật… Nhu cầu về cải tiến NSCL đãtrở thành nhu cầu tự thân củadoanh nghiệp. Việc áp dụng các giảipháp nâng cao NSCL đã góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động, chấtlượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụcủa doanh nghiệp, thỏa mãn ngàycàng tốt hơn nhu cầu của kháchhàng và cải thiện đáng kể hình ảnhcủa doanh nghiệp.

Tuy vậy, nhìn lại 3 năm triểnkhai có thể thấy tiến độ thực hiệnChương trình của các địa phươngcòn chậm, qui mô chưa tương xứng,mạng lưới nghiên cứu tại các địaphương chưa mạnh, kinh phí cònhạn chế. Mặt khác cần tăng cườngcông tác tuyên truyền cho cácdoanh nghiệp, lồng ghép các dự ánkhác nhau, tôn vinh các doanhnghiệp điển hình.

Doanh nghiệp cần chủ độngDự án có thành công hay không

là phụ thuộc vào doanh nghiệp,

doanh nghiệp có tham gia mộtcách tích cực và chủ động thì mớithay đổi được gốc của vấn đề. Đâylà ý kiến của bà Phạm Thu Giang –Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Công Thương sau một thờigian triển khai Dự án “Nâng caoNSCL sản phẩm, hàng hóa củangành Công nghiệp”. Bà Giang chobiết, phần lớn doanh nghiệp ViệtNam vẫn đang áp dụng công nghệcũ, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng,ảnh hưởng môi trường. Do đó, thựcsự cần đổi mới công nghệ để nângcao NSCL, tham gia chuỗi giá trịtoàn cầu, làm sao để nâng cao giátrị đóng góp của các yếu tố chấtlượng. Qua quá trình triển khai Dựán tới các doanh nghiệp, khó khănlớn nhất mà Dự án đang vướng phảilà doanh nghiệp chưa có tính chủđộng cao, vẫn trông chờ sự hỗ trợcủa Nhà nước, do đó hạn chế trongsự chủ động đầu tư kinh phí vàochương trình mặc dù nhận thức rõlợi ích của Dự án.

Lý giải về điều này, ông NguyễnHữu Thái Hòa – Giám đốc chiến lượcTập đoàn FPT cho rằng, khách hàngchưa được coi trọng thực sự, bởikhông có sức ép của khách hàng thìkhông thể phát triển được. Nguyênnhân sâu xa của tình trạng này là dokhách hàng của ta còn dễ tính, đôikhi cả nể, hàng hóa có thể khôngđạt chất lượng, chậm tiến độ nhưngvì nhiều lý do vẫn chấp nhận, dẫnđến doanh nghiệp không cần phảicải tiến để thay đổi. Điều này là mộtthực tế, bởi những doanh nghiệplàm hàng xuất khẩu lại rất hào hứngáp dụng các hệ thống quản lý vàcông cụ cải tiến chất lượng để đạtNSCL cao hơn, mà Tổng công ty CPDệt may Hà Nội (HANOSIMEX) làmột ví dụ. Ông Dương Khuê – Tổnggiám đốc Tổng công ty cho biết, Tậpđoàn Dệt may Việt Nam đã có cuộckhảo sát và nhận thấy, doanhnghiệp nào có năng suất cao thìchất lượng cao, và ngược lại năngsuất thấp là chất lượng thấp. Do

chủ yếu làm hàng xuất khẩu, áp lựctừ khách hàng rất lớn nên cácdoanh nghiệp dệt may phải nângcao khả năng cạnh tranh, mà nhântố cốt lõi chính là NSCL. Chia sẻ từFPT và HANOSIMEX đều cho thấy,không nên để sản phẩm ra đến cuốicùng mới kiểm tra chất lượng, màcần đẩy việc kiểm soát chất lượnglên càng sớm càng tốt, phát hiệncàng sớm, càng giảm được hao phísai hỏng.

Tuy nhiên, trong mọi trườnghợp, ý chí người lãnh đạo doanhnghiệp vẫn là quan trọng nhất.Phần lớn các ý kiến đều đánh giá,lãnh đạo doanh nghiệp Việt Namnhiệt tình ban đầu và thiếu kiên trìvề sau, cộng thêm thiếu các côngcụ đánh giá nên chưa tạo đượcđộng lực thúc đẩy doanh nghiệptích cực đổi mới căn bản. Doanhnghiệp cần xác định mình là lá cờđầu, không thể trông chờ vào Nhànước có hỗ trợ mới làm thì tình hìnhmới có thể cải thiện.

địa phương cần tăng cườngđào tạo

Hầu hết các địa phương đã xâydựng dự án NSCL đều có ý kiến đềnghị Bộ Khoa học và Công nghệtăng cường tổ chức các khóa đàotạo, tập huấn, hội thảo về NSCL tạicác địa phương để tăng cường nănglực trong việc triển khai dự án, đồngthời để các địa phương có thể họchỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Theo ôngNguyễn Thành Hiển - Chi cục trưởngChi cục Tiêu chuẩn đo lường chấtlượng Bình Dương thì đa số doanhnghiệp lớn rất quan tâm đầu tư cảitiến NSCL, nhưng các doanh nghiệpnhỏ ý thức thấp, chưa quen làm việctheo nhóm, lại có tâm lý e ngại làmviệc với cơ quan quản lý nhà nước.Do đó, việc hỗ trợ địa phương xâydựng đội ngũ chuyên gia nòng cốtđể phục vụ tại chỗ các doanhnghiệp là rất quan trọng. Về vấn đềnày, Bộ Khoa học và Công nghệ chobiết, kế hoạch đào tạo chi tiết 2013-2014 đã được gửi tới các bộ, ngành,

6

Số 2 - 10/2013

Chính sáCh quản lý nhà nướC

Xuất phát từ thực tế này, ngày 5/8/2013, Bộ CôngThương đã ban hành Thông tư số 20/2013/TT-BCTquy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứngphó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Đây

là việc làm cần thiết nhằm đưa Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày5/3/2013 (Chỉ thị 03) của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộcsống, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và UBND các tỉnh, thànhphố phải tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóachất độc hại.

quá nhiều nguy cơVụ nổ ngày 28/2/2013 tại nhà chờ Bến xe Cần Thơ một lần

nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng mất cảnhgiác với an toàn hóa chất. Chỉ vì hai hành khách thiếu hiểubiết về an toàn hóa chất, an toàn cháy nổ đã mua và đựngcác loại hóa chất dễ gây cháy nổ (KClO3, bột than hoạt tính,lưu huỳnh, keo dán sắt) vào chung một túi ni lông khiến cáchóa chất này tương tác với nhau gây cháy nổ và làm 3 ngườibị thương. Không chỉ dân thường, ngay cả các doanh nghiệpsản xuất hàng ngày, hàng giờ phải sống chung với hóa chấtđộc hại cũng không tránh khỏi những hệ lụy. Hai vụ nổ hóachất MEKP (Methyl ethyl ketone peroxide) nghiêm trọng xảyra liên tiếp cách nhau chưa đầy một tháng tại Nhà máy Nhiệtđiện Hải Phòng hồi giữa năm 2010 đã khiến 2 công nhân ngườinước ngoài và 2 công nhân Việt Nam thiệt mạng, 5 người khácbị thương là một ví dụ rõ nét về tình trạng mất an toàn trongsử dụng hóa chất. Tương tự như vậy, do sơ xuất trong lúc lắpđặt hệ thống máng cào tại đường lò xây dựng cơ bản khu NamKhe Tam, phường Quang Hanh thuộc Công ty TNHH một thànhviên 86 (Tổng công ty Đông Bắc), vụ nổ khí metan đã xảy ra vàongày 2/7/2012 làm 4 công nhân tử vong tại chỗ…

Những vụ việc xảy ra hết sức đáng tiếc, gây thiệt hại vềngười và của, đồng thời để lại những nỗi ám ảnh, lo sợ về mộthiểm họa “bom” hóa chất lúc nào cũng lơ lửng trên đầu khiếnngười lao động không thể yên tâm làm việc. Trước tình hìnhnày, ngày 5/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thịsố 03/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và UBND các tỉnh,thành phố phải tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sựcố hóa chất độc hại.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ quy định: công tácphòng ngừa, ứng phó được tập trung vào 4 nội dung: Hoànthiện khung pháp lý; giám sát nghiêm việc thực hiện các quychuẩn kỹ thuật; tăng cường kiểm tra việc cấp phép; ứng phókịp thời khi có sự cố.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóachất ngày càng tăng, luôn kèm theo nguy cơ xảy racác sự cố đe dọa đến sức khỏe, tính mạng conngười, an ninh xã hội và môi trường do công tácquản lý hóa chất ở các cấp, các ngành, các địaphương chưa được quan tâm đúng mức.

ĐạI LIêN

địa phương. Các đơn vị chủ động đăng kýtham dự theo nhu cầu thực tế của mình. Cácvấn đề liên quan khác, các đơn vị có thể liênhệ với Trung tâm Năng suất Việt Nam để đượctrợ giúp.

Lưu ý các địa phương, doanh nghiệptrong quá trình triển khai các hệ thống quảnlý và công cụ cải tiến NSCL, ông ShaharumAshaari – Chuyên gia của Tổ chức Năng suấtchâu Á khẳng định, một hệ thống tồi thì dùngười làm có tốt đến mấy cũng không thểtốt lên được. Nhưng với một hệ thống tốt thìcông việc lặp đi lặp lại cũng không thể tốthơn được nếu không có sự thay đổi nhờ sựtrợ giúp của các công cụ cải tiến. Do đó, cầnlàm việc rất thông minh để có kết quả tốthơn. Muốn thế phải có số liệu khảo sát chínhxác thực tế tại doanh nghiệp, cần đo lườngđể biết ta đang ở đâu có đi đúng hướng haykhông. Ông Shaharum Ashaari đưa ra nhữngví dụ rất cụ thể, như: Một doanh nghiệp cầnsự tinh gọn để phục vụ khách hàng thì nênáp dụng mô hình sản xuất tinh gọn LEAN,bởi LEAN sử dụng 80% tư duy và 20% côngcụ. Ngược lại, doanh nghiệp cần tính thốngkê thì nên áp dụng mô hình quản trị kinhdoanh Lean SixSigma (LSS), bởi LSS sử dụng80% công cụ và 20% tư duy. Điều quantrọng là doanh nghiệp biết mình cần gì, thờiđiểm nào là phù hợp, thỏa mãn nhu cầu tốtnhất của khách hàng, đảm bảo sự kinhdoanh mang tính bền vững, tận dụng tối đacác chi phí, nguồn lực để với đầu vào vẫnnhư cũ mà thu được kết quả tốt hơn.

Nhìn lại 3 năm triển khai Chương trình712, có thể nhận thấy, vấn đề sống còn vớidoanh nghiệp chính là yếu tố NSCL, động lựcmới để tái cơ cấu kinh tế chính là NSCL. Trongthời gian tới, khi Việt Nam hội nhập ngàycàng mạnh mẽ hơn thì yếu tố NSCL càng trởnên cấp thiết hơn do chịu áp lực của đối tác,hội nhập. Và doanh nghiệp chính là ngườiquyết định con đường đi của mình.

Xin dẫn ra đây lời của bà Vũ Hồng Dân –Trưởng Phòng Tư vấn cải tiến năng suất,Trung tâm Năng suất Việt Nam để kết thúcbài viết này: “Đằng sau mỗi thương hiệu là mộthệ thống quản trị, không phải ngẫu nhiên màlà sự nỗ lực của nhiều thế hệ xây dựng hệ thốngđó. Phương pháp có nhưng thành công haykhông phụ thuộc rất nhiều vào ý chí và sự kiêntrì của chúng ta” n

7

Số 2 - 10/2013

Chính sáCh quản lý nhà nướC

Cũng tại Chỉ thị 03, Thủ tướng yêu cầu Bộ CôngThương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phươngvà các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin,tuyền truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm chocộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất,đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinhdoanh và sử dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóachất. Bộ Công Thương cũng phải tăng cường hướngdẫn, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sửdụng hóa chất đối với các doanh nghiệp và các tổ chức,cá nhân liên quan; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, banhành hoặc kiến nghị ban hành mới các văn bản về tăngcường quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sửdụng hóa chất nhằm chủ động phòng ngừa các sự cốhóa chất, cháy nổ xảy ra.

Cần chế tài mạnh hơnMặc dù vậy, Chỉ thị 03 ban hành đến nay đã mấy

tháng, song hầu hết các doanh nghiệp, tỉnh, thành vẫnrất lúng túng trong triển khai. Vì vậy, ngày 5/8/2013 vừaqua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy địnhvề Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cốhóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Thông tư này sẽhướng dẫn UBND các tỉnh, thành, doanh nghiệp, cánhân liên quan xây dựng được kế hoạch, biện pháp ứngphó, xử lý sự cố hóa chất hiệu quả nhất.

Theo Thông tư này, việc sản xuất, kinh doanh, cấtgiữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kếhoạch phòng ngừa sự cố hóa chất trong các trườnghợp sau: Cơ sở, dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, cấtgiữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơsở hóa chất và dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữhóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằngngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số26/2011/NĐ-CP (50.000 kilôgam (kg) 1,2-Dibrom etan;

01 kg 1,3-Propan sulton…); dự án hóa chất thay đổicông suất, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loạihóa chất với khối lượng tồn trữ tại một thời điểm lớnhơn hoặc bằng ngưỡng nêu trên; dự án hóa chất cóđồng thời hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóachất phải xây dựng Kế hoạch và hóa chất thuộc danhmục phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sựcố hóa chất.

Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phảiđược xây dựng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tưnày; trong đó, phải mô tả chi tiết các thông tin liên quanđến hoạt động dự án, cơ sở hóa chất; dự báo nguy cơxảy ra sự cố và Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồnnguy cơ sự cố hóa chất; dự báo tình huống xảy ra sự cốhóa chất và phương án ứng phó...

Nhận định về vai trò, ý nghĩa của Thông tư Quy địnhvề Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cốhóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, ông Phùng Hà,Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho biết,Thông tư này sẽ bao quát tất cả các hoạt động liên quanđến các khâu từ sản xuất, kinh doanh, lưu thông đến sửdụng hóa chất. “Đây là việc làm cần thiết nhằm đưa Chỉthị 03 của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống” - ôngPhùng Hà khẳng định.

Có thể nói, để các quy định về an toàn cháy nổ, rò rỉhóa chất được thực thi nghiêm túc rất cần phải có chếtài mạnh nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.Trước đấy, năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhvề quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạtđộng hóa chất. Tuy nhiên, cùng với thời gian, nhữngchế tài xử phạt của Nghị định này đã không còn phùhợp. Cụ thể như ở Điều 18, mức xử phạt cho hành vi viphạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kếhoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất ở mức caonhất mới chỉ là 40 triệu đồng. Trên thực tế, mức xử phạtnày vẫn còn nhẹ và chưa có tính răn đe đối với các hànhvi thiếu trách nhiệm dẫn tới cháy nổ, rò rỉ hóa chất, gâyra các thiệt hại lớn đối với sức khỏe, tính mạng ngườidân cũng như môi trường xung quanh. Chính vì vậy,cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật nhằmchấn chỉnh, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh, sửdụng hóa chất công nghiệp vào đúng vai trò, tầm quantrọng của nó, rất cần có một Nghị định mới mà trongđó, những quy định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong hoạt động hóa chất, phân bón, vật liệu nổ côngnghiệp sẽ áp mức phạt cao hơn so với mức quy địnhtrong Nghị định 90/2009/NĐ-CP n

Sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp

Phòng hơn chống

8

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

PV: Thưa ông, công tác quản lýnăng suất và chất lượng có ýnghĩa thế nào đối với chiếnlược phát triển của Vinachem?Ông Chử văn nguyên: Gần 45

năm xây dựng và phát triển, ngàynay Tập đoàn Công nghiệp Hoá chấtViệt Nam đã trở thành một tập đoànkinh tế lớn mạnh, liên tục hoànthành xuất sắc kế hoạch sản xuấtkinh doanh, đạt mức tăng trưởngbình quân cao trong giai đoạn 2006-2010. Giai đoạn 2011-2013 mặc dùảnh hưởng của suy thoái kinh tếtoàn cầu và những khó khăn củanền kinh tế đất nước, Tập đoàn vẫnđạt mức tăng trưởng cao. Năm 2012tăng trưởng đạt 7,5%, lợi nhuận đạt3.500 tỷ đồng…

Để có sự tăng trưởng bền vững,vấn đề có tầm quan trọng hàng đầulà năng suất và chất lượng sảnphẩm, hiệu quả sản xuất và sứccạnh tranh của hàng hóa phải đượcnâng cao.

Năng suất, chất lượng và chi phícó mối quan hệ chặt chẽ. Quản lýchất lượng tốt, dẫn đến năng suấtcao và chi phí giảm. Đó là những yếutố then chốt quyết định khả năngcạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của

các doanh nghiệp hóa chất trongVinachem. Quản lý năng suất và chấtlượng là một nội dung quan trọngtrong Chiến lược phát triển củaVinachem, phù hợp với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đấtnước là khai thác triệt để thế mạnhcác tài nguyên, chủ động đượcnguyên liệu đầu vào, hạn chế nhậpkhẩu nguyên liệu.

PV: Vậy, Vinachem và cácdoanh nghiệp thành viên ý thứcvề vấn đề này ra sao, thưa ông?Ông Chử văn nguyên: Các

doanh nghiệp Vinachem đã tăngcường đầu tư chiều sâu, đầu tư mớicác công nghệ tiên tiến, nhập khẩuthiết bị hiện đại. Các nhà máy mới đãvà đang triển khai xây dựng đều lựachọn các công nghệ tiên tiến nhất từcác nước công nghiệp phát triển,thông qua các hợp đồng chuyểngiao công nghệ. Trình độ đội ngũcán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật vàtay nghề của công nhân ngày càngđược nâng cao. Nhiều công nghệtiên tiến đã được tiếp nhận và khaithác có hiệu quả.

Các doanh nghiệp cũng đã chútrọng áp dụng các nhóm giải pháp

để giảm chi phí trên cơ sở cải tiếnquản lý và sử dụng vốn hiệu quả,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăngnăng suất lao động, giảm chi phí sảnxuất, giảm tỷ lệ sản phẩm hư, sửa, ổnđịnh qui trình sản xuất và tiêu chuẩnhóa sản xuất… nên đã có sự pháttriển nhanh chóng, thị phần ngàycàng mở rộng vững chắc và ổn định.

Tập đoàn cũng đã chỉ đạo xâydựng tiêu chuẩn cơ sở cho cácnguyên vật liệu và các sản phẩmchưa có TCVN, tiêu chuẩn ngành.Các đơn vị đã xây dựng xong bộ tiêuchuẩn cơ sở cho các sản phẩm vàcông bố tiêu chuẩn chất lượng hànghoá theo quy định. Một số công tyđã công bố hàng hóa phù hợp TCVNđối với một số sản phẩm. Bên cạnhđó, các đơn vị đã chú trọng đầu tưthêm trang thiết bị hiện đại để kiểmtra giám sát chất lượng sản phẩm.

Để có thể cạnh tranh với cáccông ty nước ngoài, bên cạnhviệc luôn bảo đảm chất lượng sảnphẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốctế; còn cần phải đầu tư xây dựngcác hệ thống quản lý chất lượng,quản lý môi trường đáp ứng cáctiêu chuẩn quốc tế. Được Tậpđoàn khuyến khích và hỗ trợ, đến

Với thông điệp “Xây dựng Vinachem thành Tập đoànkinh tế mạnh; có các tổ hợp công nghiệp hóa chất tập trungđược trang bị kỹ thuật - công nghệ tiên tiến...”, công tácquản lý năng suất và chất lượng rất được Tập đoàn và cácdoanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Hóachất Việt Nam (Vinachem) quan tâm thực hiện. Bản tinNăng suất và Chất lượng Công Thương có cuộc phỏng vấnông Chử Văn Nguyên, Trưởng ban Kỹ thuật Vinachem. Ông CHử Văn nguyên,

Trưởng ban Kỹ thuật Vinachem

TRẦN BẢN - MạNH ĐỨC (thực hiện)

nâng cao năng Suất và chất lượng Sản phẩm

là một nội dung chiến

9

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

nay hầu hết các đơn vị Vinachemđều đã xây dựng và áp dụng hệthống quản lý chất lượng theo ISO9001-2008. Nhiều công ty đangtriển khai xây dựng Hệ thống quảnlý môi trường ISO 14001 và Hệthống quản lý an toàn sức khỏenghề nghiệp OHSAS 18000… Ápdụng các công cụ cải tiến và kiểmsoát chất lượng như: Hoạch địnhchất lượng sản phẩm (APQP:Advanced Product Quality Planning);Quy trình phê duyệt sản xuất(PPAP:Production Part ApprovalProcess)… 5S, Kaizen.

Các đơn vị làm tốt công tác này làCông ty Phân đạm và Hóa chất HàBắc, Công ty Hóa chất cơ bản MiềnNam, Công ty CP PINACO, Công ty CPSupephotphat và Hóa chất LâmThao, Công ty CP Phân lân Ninh Bình,Công ty Phân lân nung chảy VănĐiển, Công ty CP Công nghiệp caosu Miền Nam (CASUMINA)…

Kết quả đạt được khi áp dụng cácnhóm giải pháp là rất rõ ràng, gópphần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các sản phẩm và hiệu quả sảnxuât nói chung.

Công ty CP Phân lân nung chảyVăn Điển đã giảm định mức tiêu haothan tại cửa lò, giảm định mức tiêuhao điện tại cửa lò. Chất lượng sảnphẩm nâng cao, tiêu thụ rộng khắptrong nước và đã xuất khẩu sangnhiều thị trường như: Nhật, HànQuốc, Úc, Malaixia, Đài Loan… HiệnCông ty đang tập trung nghiên cứusử dụng các nguyên nhiên liệu thaythế một phần quặng Apatit cục loại2, than cục, phụ gia… để tiếp tụcgiảm chi phí, hạ giá thành sản phẩmđáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại Công ty CP Supe phốt phát vàHoá chất Lâm Thao, sản phẩm supelân vê viên, sấy khô đã được xuấtsang Nhật Bản, New Zeland; Sản

phẩm lân nung chảy dạng hạt15¸17% P2O5 hữu hiệu, sấy khô,bước đầu xuất sang Hàn Quốc.

Công ty CP Cao su Đà Nẵng(DRC) sản phẩm đã đạt được cáctiêu chuẩn chất lượng: JIS (NhậtBản), DOS (Mỹ), EMARK (châu Âu),SNI (Indonesia). Sản phẩm săm lốpcủa CASUMINA đạt tiêu chuẩn chấtlượng TCVN (Việt Nam) - JIS (NhậtBản) - MS (Malaysia) - SNI (Indonesia)- ECE (châu Âu); tùy thuộc vào thịtrường xuất khẩu mà có các tiêuchuẩn chất lượng tương ứng. Vớicác tiêu chuẩn chất lượng quốc tế,sản phẩm DRC, CASUMINA có điềukiện cần để thâm nhập thị trườngquốc tế. Nhưng để tham gia vữngchắc thị trường quốc tế thì cần cóthêm điều kiện giá bán sản phẩmphải cạnh tranh. Để giải quyết vấnđề này, DRC, CASUMINA ngoàiviệc không ngừng nâng cao chấtlượng hiện đang tiếp tục các biệnpháp giảm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm.

Nhà máy Hóa chất Biên Hoà (CtyTNHH một thành viên Hóa chất cơbản miền Nam) và Công ty CP Hoáchất Việt Trì đầu tư công nghệ điệnphân xút-clo màng trao đổi ion(Membran). Việc áp dụng côngnghệ mới, hiện đại, thiết bị tiên tiến,chất lượng cao, điều khiển tự độngđã làm tăng năng lực sản xuất của2 nhà máy lên trên 50.000 tấn/nămvà tạo ra sản phẩm có chất lượngvượt trội (NaOH > 32%, HCl < 40ppm) giảm định mức tiêu haonguyên nhiên liệu.

PV: Thưa ông, rào cản lớn nhấtđối với công tác nâng caonăng suất và chất lượng ởVinachem là gì?Ông Chử văn nguyên: Hiện nay

vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân

làm ảnh hưởng đến năng suất, chấtlượng và chi phí sản xuất của cácdoanh nghiệp Vinachem. Đó là:

- Một số doanh nghiệp vẫn cònsử dụng các dây chuyền sản xuất cócông nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu,khiến tỷ lệ sử dụng nhân công cao,hiệu suất sử dụng năng lượng thấp.Một số dây chuyền sản xuất đãđược đầu tư thêm thiết bị nhưngvẫn trong tình trạng chắp vá hoặckhông đồng bộ. Trình độ côngnghệ và thiết bị hạn chế thườngkéo theo chất lượng sản phẩmthấp, kém sức cạnh tranh, làm chogiá bán thấp và kéo theo hiệu quảsản xuất thấp. Ngoài ra, do nhiềudây chuyền sản xuất không tậndụng triệt để được sản phẩm phụ,chất thải và năng lượng thải nên rấtlãng phí, giá thành sản xuất càngcao, đồng thời còn có thể gây ra ônhiễm môi trường.

- Một số dự án mặc dù đã đượcđầu tư mới hoàn toàn với công nghệvà thiết bị hiện đại, tiên tiến nhưngnhiều khi lại bị hạn chế về công suất,không tận dụng được ưu thế về quymô sản xuất để giảm giá thành. Cácdây chuyền sản xuất có quy mô sảnxuất nhỏ, không phát huy được hiệuquả về “quy mô sản xuất”, khiến sảnphẩm phải “gánh” chịu chi phí cao vềquản lý, hạ tầng cơ sở v.v...

- Gia tăng các chi phí liên quanđến chuyển đổi công nghệ sản xuất,di dời cơ sở sản xuất hoặc xử lý chấtthải, xử lý môi trường.

- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩnkỹ thuật, các hệ thống quản lý, môhình, công cụ cải tiến năng suất vàchất lượng còn thiếu và chưa đượcáp dụng rộng rãi.

- Nguồn nhân lực về năng suất vàchất lượng còn ít; Thiếu tổ chức, cánhân hoạt động chuyên nghiệp vềnăng suất và chất lượng sản phẩm

lược của vinachem

10 Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Số 2 - 10/2013

để có thể hình thành mạng lưới hỗtrợ các doanh nghiệp một cách hiệuquả, rộng khắp.

PV: Trong bối cảnh đó,Vinachem phải làm gì để nângcao năng suất và chất lượngsản phẩm hàng hóa, thưa ông?Ông Chử văn nguyên: Để khắc

phục những khó khăn tồn tại đã nóiở trên, các doanh nghiệp hóa chấttrong Vinachem đã và đang thựchiện các dự án cải tiến năng suất vàchất lượng, vì đó là cách tiếp cận khảthi và hiệu quả giúp loại bỏ mọi sựlãng phí, tìm kiếm các hoạt động đổimới và cải tiến liên tục để nâng caohiệu quả hoạt động và khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp. Đócũng là cơ sở để nâng cao thu nhập,tạo môi trường và điều kiện làm việctốt cho người lao động. Giúp nângcao chất lượng tăng trưởng thôngqua sử dụng một cách hiệu quả cácyếu tố đầu vào là “vốn” và “lao động”để gia tăng kết quả đầu ra.

Việc quản lý chi phí đã được địnhhướng rõ rệt, bằng giải pháp đi tìmcác lãng phí trong quá trình sảnxuất: những phế phẩm, phế liệu,những thao tác thừa, những dichuyển không phù hợp… để cóbiện pháp loại trừ chúng, từ đó chiphí được tiết giảm, chất lượng hệthống cũng sẽ được quản lý tốt hơn,

và năng suất cũng gia tăng theo. Đócũng là cơ sở để nâng cao thu nhập,tạo môi trường và điều kiện làm việctốt cho người lao động.

Mặc dù đã có nhiều cố gắngnhằm đạt mục tiêu nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm hànghóa trên cơ sở áp dụng các giảipháp quản lý, ứng dụng khoa học,đổi mới công nghệ, đầu tư nhằmtạo sự chuyển dịch cơ bản từ năngsuất, chất lượng thấp, giá trị giatăng thấp, công nghệ thấp sangnăng suất, chất lượng và giá trị giatăng cao, công nghệ có hàm lượngkhoa học cao, tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm, hàng hóa…nhưng các doanh nghiệp trongVinachem cũng vẫn rất cần có sựđịnh hướng, tạo điều kiện và hỗ trợmột cách đồng bộ, đặc biệt trongcác lĩnh vực:

- Hỗ trợ cho các hoạt động: tuyêntruyền, quảng bá; nghiên cứu, xâydựng mô hình điểm.

- Các yếu tố tác động tới năngsuất và chất lượng trong điều kiệncủa nước ta tương đối đa dạng, nếukhông kết hợp tốt các yếu tố này thìhiệu quả của việc thúc đẩy nâng caonăng suất và chất lượng sẽ bị giảm.Do đó, để thúc đẩy nâng cao năngsuất và chất lượng tại doanh nghiệpmột cách hiệu quả cần sự phối hợpcủa nhiều bộ, ngành, nhiều chương

trình quốc gia khác. - Tăng cường sự phối hợp giữa

các ngành trong việc tạo cơ hội choviệc giảm chi phí đầu vào cho sảnxuất của doanh nghiệp, đặc biệt đốivới những nguyên nhiên liệu nhưđiện, than, nước và các dịch vụ nhưvận tải...

- Tập trung quản lý, phát triểnvùng nguyên liệu cho sản xuất hóachất, phân bón trong nước, đặc biệtlà nguồn nguyên liệu apatit, than,dầu khí, muối công nghiệp…

- Có chính sách khuyến khích ápdụng các giải pháp về công nghệnhằm cơ cấu lại sản xuất, giảm chiphí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Có chính sách phát triển nhữngnguồn lực cần thiết. Đào tạo nguồnnhân lực, đặc biệt là lao động cótrình độ cao, nhằm đáp ứng yêu cầucủa các ngành công nghệ cao. Đàotạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tưvấn về năng suất và chất lượng.

- Xây dựng và áp dụng hệ thốngtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cácchỉ tiêu, phương pháp đo lường,các hệ thống quản lý, mô hình,công cụ cải tiến năng suất và chấtlượng; xây dựng hệ thống tiêuchuẩn, quy chuẩn…

Vinachem cũng nhận thức đượcrằng trách nhiệm chính trong giảiquyết các vấn đề năng suất và chấtlượng phải thuộc về các doanhnghiệp. Việc thực hiện tại các doanhnghiệp cần có sự tham gia, vào cuộctích cực của lãnh đạo doanh nghiệp,sự chủ động trong việc triển khaicác dự án. Doanh nghiệp cần xácđịnh nâng cao năng suất và chấtlượng là một chiến lược quan trọng;cần bố trí đủ các nguồn lực thíchhợp mới có thể thực hiện thànhcông các chương trình cải tiến năngsuất, chất lượng. Nhà nước đóng vaitrò hỗ trợ, tuyên truyền, tạo điềukiện. Nếu còn có tâm lý trông chờhoàn toàn vào sự tài trợ của Nhànước thì sẽ khó thành công.

TCCT: Xin trân trọng cảm ơnông!

Tập đoàn Hóa chất Việt nam đã tham gia Hội chợ Thương mại Việt - Lào được tổ chứctại Thủ đô Viêng-chăn (Lào). Ảnh: T.M

11Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Số 2 - 10/2013

Ông Hoàng văn tại tổng giám đốc Công ty Cp

phân lân nung chảy văn điển: Các doanh nghiệp cần dựa vàosức mình chứ đừng chờ vào cácnguồn hỗ trợ

Công ty đã rất quan tâm đến việc làmthế nào để dung hòa giữa cung cấpcác sản phẩm có chất lượng tốt nhất

đến người tiêu dùng và vấn đề kinh doanh. Thờigian qua, chúng tôi tập trung nghiên cứu ứngdụng các biện pháp công nghệ tiên tiến, tìm hiểucác nguyên liệu đầu vào thay thế để đạt yêu cầucả về chất và lượng cho sản phẩm kết hợp với việctinh gọn bộ máy quản lý. Đặc biệt, để có nhữngcông nghệ ứng dụng thực tiễn nhất, chúng tôiđẩy mạnh các phong trào sáng kiến, sáng chế từchính các cán bộ công nhân tại Công ty. Ví dụ nhưsáng kiến từ hệ thống thu hồi bụi, với vốn đầu tưhơn 17 triệu đồng/hệ thống thì sau 25 ngày, chỉtính lượng bụi thu hồi, Công ty đã thu lại được 20triệu đồng và giảm được khoảng 98% lượng bụiô nhiễm tại xưởng. Nâng cao năng suất chấtlượng là vấn đề mà các doanh nghiệp cấp thiếtphải quan tâm, tuy nhiên, tôi nghĩ các doanhnghiệp cần dựa vào sức mình chứ đừng chờ vàocác nguồn hỗ trợ, chúng ta có thể làm rất nhiềuđiều, nếu có quyết tâm và tập trung thực hiệnbằng được. n

DIỄN ĐÀN

Ông nguyễn anh tuấn giám đốc trung tâm năng suất việt nam:

“…yếu tố quan trọng mà các doanhnghiệp không thể bỏ qua đó là“nâng cao năng lực quản lý”... ”

Có thể nói, điều đầu tiên cần phải nhắcđến giúp tăng năng suất chất lượng sảnphẩm đó chính là khai thác sử dụng vốn

và lao động một cách hiệu quả. Không ít doanhnghiệp ngày nay vướng vào việc “viết những gìđang làm, làm những gì đã viết”, tức là không cónhu cầu cải tiến hoạt động sản xuất mà chỉ dừng lạiở những tiến bộ kỹ thuật đã được viết sẵn. Điều đódẫn đến việc kìm hãm sự tăng trưởng. Vậy nên, yếutố quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏqua đó là “Nâng cao năng lực quản lý”. Trong đó baogồm áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến,cải tiến quá trình sản xuất và sau khi đã tinh gọn bộmáy thì đẩy mạnh việc sáng tạo, đổi mới, tập trungvào các dự án cải tiến. Đây là xu thế tất yếu nhằmthúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất chấtlượng cho các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanhnghiệp cần phải thực hiện khảo sát để biết mìnhđang cần gì từ đó mới quyết định mình phải làm gì.Doanh nghiệp chưa có hệ thống thì phải xây dựnghệ thống, còn doanh nghiệp đã có hệ thống thì sẽáp dụng các công cụ cải tiến để làm thay đổi, tiếntới nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. n

12

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Nhận thức được tầm quantrọng của việc nâng caochất lượng sản phẩm,trong những năm qua,

bên cạnh việc đầu tư trang thiết bịhiện đại, PVFCCo còn đẩy mạnh việcphát huy sáng kiến cải tiến ứngdụng vào sản xuất.

Chất lượng cao từ những sáng kiến

Trong giai đoạn 2005-2012,PVFCCo đã xét công nhận trên 500sáng kiến - hợp lý hóa sản xuất, cógiá trị làm lợi tính được bằng tiềnước khoảng 200 tỉ đồng. Nhưng lớnlao hơn ý nghĩa của con số ấn tượngnày, đó chính là tinh thần sáng tạolan tỏa đến từng cán bộ công nhânviên, là sức sống của một phongtrào sôi nổi đã góp phần quan trọngtrong việc vun đắp, nuôi dưỡng sựthành công của Nhà máy Đạm PhúMỹ và PVFCCo.

Được biết, trong những nămqua, giải pháp trọng tâm màPVFCCo đưa ra là từng bước xâydựng nguồn nhân lực chuyên sâukhoa học công nghệ của PVFCCo,góp phần mang lại hiệu quả caotrong hoạt động sản xuất kinhdoanh. Trong đó, Nhà máy Đạm PhúMỹ được xem là cái nôi sáng kiến,sáng tạo của PVFCCo. Điển hình nhưsáng kiến: “Bẻ cong Anchor lớp thứ2 trước khi lắp vào 10-R-2003” với giátrị làm lợi gần 8,8 tỉ đồng/năm, “Giảipháp duy trì Nhà máy vận hành antoàn, ổn định và hiệu quả khi mất

nước sông bổ sung thời gian dài” vớigiá trị làm lợi 6,1 tỉ đồng/năm; “Hợplý hóa vận hành nhằm nâng caohiệu quả kinh tế và an toàn thiết bịtổng hợp NH3, H2 xưởng Ammonia”với giá trị làm lợi 5 tỉ đồng/năm…Trong giai đoạn 2005-2012, PVFCCođã có trên 500 sáng kiến cải tiến kỹthuật, hợp lý hóa sản xuất làm lợikhoảng 200 tỉ đồng...

từng bước xây dựng nguồn nhân lực

Định hướng phát triển khoa họccông nghệ (KHCN) của PVFCCođược xây dựng trên cơ sở Chiếnlược phát triển của PVFCCo đếnnăm 2015 và định hướng đến năm2025 với mục tiêu tổng quát là: Pháttriển PVFCCo trở thành doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh phânbón hàng đầu trong nước; là mộttrong những nhà sản xuất, phânphối lớn của Việt Nam và lớn nhấttrong Tập đoàn Dầu khí quốc giaViệt Nam trong lĩnh vực hoá chấtchuyên dụng cho ngành dầu khí vàhoá chất nông nghiệp.

Do đó, Nhà máy sẽ tăng cườngcác hoạt động hợp tác nghiên cứu,triển khai về KHCN với các viện,trường và đơn vị nghiên cứu kháctrong và ngoài nước về các lĩnh vựcphù hợp, nhằm áp dụng kịp thờicác kết quả nghiên cứu, tiến bộkhoa học kỹ thuật mới vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh. Nhà máycòn áp dụng các chính sách hỗ trợ,khuyến khích CBCNV tham gia vào

phong trào nghiên cứu khoa học,sáng kiến cải tiến như: Trích lập vàquản lý hiệu quả Quỹ Phát triểnKHCN để hỗ trợ những dự án cótính ứng dụng cao; duy trì và đẩymạnh các hoạt động nghiên cứu, ápdụng sáng kiến - hợp lý hóa sảnxuất vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh và quản lý của PVFCCo…Hàng năm liên tục tổ chức hàngchục khóa đào tạo KHCN cho cánbộ, công nhân viên…

Với giải pháp trọng tâm là pháttriển nguồn nhân lực KHCN có chấtlượng cao cộng với những giảipháp tăng cường ứng dụng hệthống quản lý hiện đại trong vậnhành, bảo dưỡng, quản trị như việcvận hành hệ thống APC, RBI, ERP vàgần nhất là KPI, PVFCCo đã quản lýhiệu quả qui trình sản xuất, gópphần vào sự phát triển bền vữngcủa Tổng công ty n

pvFcco:

nâng caochất lượng sản Phẩm

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hoáchất Dầu khí (PVFCCo) luôn giữ ổn định và hiệu quả. Sản lượng sản xuất phân urê Đạm PhúMỹ đạt 438.049 tấn (đạt 57% kế hoạch năm 2013), sản lượng kinh doanh đạt hơn 463.861tấn (đạt 58%), doanh thu đạt 6.070 tỷ đồng (đạt 57%), nộp ngân sách 280 tỷ đồng (đạt 85%.

PM

PVFCCo đã vận hànhxuất sắc Nhà máy ĐạmPhú Mỹ 188 ngày vậnhành liên tục, và trở thànhnước thứ hai trên thế giớisau Ấn Độ trong lĩnh vựcnày. Tháng 5/2013, HaldorTopseo - nhà bản quyềncông nghệ sản xuất Amô-niac của Nhà máy ĐạmPhú Mỹ đã chính thức traogiấy chứng nhận xác lập kỷlục này.

13

Số 2 - 10/2013

Chuyên đề năng suất Chất lượng trong ngành Công nghiệp hÓA Chất

Với mục tiêu đó, ngay từ khimới thành lập, Công tyTNHH MTV Phân đạm vàHóa chất Hà Bắc đã luôn

đầu tư cả người và của cho sự việcnâng cao năng suất và chất lượngsản phẩm. Với hoạt động sản xuấtkinh doanh sản phẩm urê là chínhbên cạnh hai sản phẩm phụ là CO2lỏng và NH3 lỏng, hiện nay, Đạm HàBắc đã là một thương hiệu vữngmạnh trên thị trường. Để khẳngđịnh chất lượng và uy tín của sản

phẩm urê, trong nhiều năm quaCông ty luôn có quĩ phát triển khoahọc khoảng 100 tỷ đồng, thành lậpHội đồng quản lý sử dụng quĩ doTổng giám đốc làm chủ tịch, và cócơ chế quản lý sử dụng quĩ rõ ràng.Quĩ được sử dụng vào các mục đícháp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,nâng cao năng suất chất lượng cácsản phẩm. Đây chính là mục tiêuchiến lược lâu dài của Công ty đểđầu tư cho chất lượng sản phẩm.

Các thiết bị công nghệ tiên tiến

cũng được Công ty liên tục đầu tưđể nâng cao năng suất và chấtlượng urê. Trong năm 2011, Công tyđã đầu tư 110.000 USD lắp đặt 2 vòiphun tạo hạt urê nâng cao được độđồng đều hạt urê, kích thước hạt1,5-2,5mm đạt 90% (trước đây là70%), giảm bụi đỉnh tháp tạo hạturê từ 350 mg/m3 còn < 100 mg/m3.Công ty cũng đầu tư máy băng trụcvít cấp lạnh công đoạn 670 khoảngtrên 20 tỷ đồng, kết quả là cấp đủlượng lạnh cho công đoạn 670,

Đạm hà Bắc:

Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển và uy tíncủa các doanh nghiệp, với Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, đó còn làmục tiêu để khẳng định thương hiệu và góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

TRẦN BẢN

Bộ giải nhiệt của máy băng trục vít công đoạn 670 thay thế hệ thống lạnh 681 nhằm giảm định mức tiêu hao.

Khẳng Định thương hiệubằng chất lượng sản Phẩm